Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

Lâm Văn Bé –

 

Ferguson : biểu tượng của nạn kỳ thị chủng tộc có hệ thống ở Mỹ

 

 

 

 

Cảnh sát da trắng bắn thiếu niên da đen ở Ferguson

 

 

Ngày 9 tháng 8 năm 2014, Michael Brown, một thiếu niên da đen 18 tuổi bị Darren Wilson, một cảnh sát da trắng bắn 6 phát chết trên đường phố ở Ferguson, ngoại ô của thị trấn Saint-Louis thuộc tiểu bang Missouri. Cảnh sát viên Wilson khai là Brown, vóc dáng to lớn đă tấn công ông và định cướp súng của ông, c̣n người bạn của Brown tên là Dorian Johnson có mặt lúc đó phản bác, cho biết lúc bị bắn, Brown không có khí giới và đă giơ hai tay đầu hàng. Trước khi chận xét Brown, cảnh sát được báo cáo là có một thiếu niên ăn cắp cigare trong một tiêm bán ruợu. Ferguson là một thị trấn nhỏ có khoảng 21.000 dân mà 67% là da đen. Nhân viên công quyền, từ ông thị trưởng đến cảnh sát viên đại đa số là người da trắng (trong số 57 cảnh sát chỉ có 3 người da đen).

Ngày 24 tháng 11, sau 3 tháng hội họp, hỏi cung gần 30 người, Bồi Thẩm Đoàn (Grand Jury) ra phán quyết không truy tố cảnh sát viên Darren Wilson.Theo Anne-Marie Capomaccio, phóng viên của đài RFI có mặt tại chỗ, khi phán quyết được công bố, «cư dân Ferguson đă sững sờ…Cuộc biểu t́nh phản đối ôn hoà lúc ban đầu đă nhanh chóng biến thành bạo loạn sau đó tại Ferguson và lan ra 120 thành phố tại nước Mỹ ». Tổng Thống Obama vừa muốn trấn an dân chúng, nhưng lại vừa muốn đứng về phía đồng chủng người da đen. Một mặt, ông yêu cầu người biểu t́nh không được bạo động và cảnh sát phải có thái độ «kềm chế », mặt khác, ông tuyên bố « Ferguson không phải là vấn đề riêng của Ferguson mà là của nước Mỹ ».

 

 

 

 

Những h́nh thái của kỳ thị

« Vấn đề của nước Mỹ » mà Tổng Thống Obama nêu lên là nạn kỳ thị có hệ thống (discrimination systémique = systemic discrimination) mà người Mỹ da đen đă phải cam chịu dai dẳng từ bao thế kỷ qua mặc dầu chiến tranh Nam Bắc đă chấm dứt, Abraham Lincoln, người Tổng Thống cấp tiến và Martin Luther King, người tranh đấu cho nhân quyền da đen đă ngả gục dưới ṇng súng của những người kỳ thị.

Thông thường, kỳ thị có thể biểu hiện qua 3 h́nh thái :

– Kỳ thị trực tiếp : là sự phân biệt đối xử của một cá nhân, một tập thể với một cá nhân, hay một tập thể khác, tạo nên những thiệt hại về vật chất, tinh thần, phẩm giá …mà lư do là vấn đề chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng t́nh dục (LGBT : lesbian, gay, bisexual, transgender), tuổi tác, vvv….Kỳ thị trực tiếp có thể là hành động tự phát của cá nhân hay được sự hỗ trợ của một tập thể quyền lực. Loại kỳ thị nầy thường bị luật pháp trừng phạt v́ dễ nhận diện.

– Kỳ thị gián tiếp : là kỳ thị ngầm, hậu quả của một chánh sách, phương thức, luật lệ, cách tổ chức… trông có vẻ hợp lư, công b́nh, nhưng ngầm chứa những thiệt hại vô t́nh hay cố ư cho đối tượng bị kỳ thị. Thí dụ : Một công ty quyết định cho con của nhân viên cấp chỉ huy (staff) được ưu tiên thu nhận làm việc mùa hè. Quyết định nầy là một kỳ thị gián tiếp v́ đa số cấp chỉ huy là người da trắng, con của những nhân viên sắc tộc ít có cơ may được hưởng quyền lợi nầy. Một thí dụ khác : Sở Địa ốc phân phối nhà xă hội cho cư dân theo những tiêu chuẩn rất minh bạch, công b́nh, nhưng trong giá tiền mướn nhà có cung cấp bửa ăn trưa theo thực đơn của người Tây phương. Như vậy, một cách gián tiếp, người sắc tộc bị kỳ thị v́ đa số không ăn được (hay không thích) thức ăn của người Tây phương.

– Kỳ thị có hệ thống: là loại kỳ thị phát xuất từ những định chế, chính sách, cơ cấu đă tồn tại từ lâu, và mặc dù có những thay đổi, nhưng xă hội gồm những nhóm đa số quyền lực không muốn tuân hành hay tuân hành không trọn vẹn khiến cho những nhóm thiểu số, yếu kém, tiếp tục bị dồn nén trong bất công, bất b́nh đẳng, Chế dộ kỳ thị chủng tộc apartheid ở Nam Phi, chế độ đẳng cấp (caste) ở Án Đô là điển h́nh của sự kỳ thị có hệ thống. Trong phạm vi nhỏ hẹp hơn có thể kể sự kỳ thị có hệ thống trong việc tuyển chọn những ứng viên thường trú y khoa (résidence), giai đoạn cuối cùng để có thể hành nghề bác sĩ (tổng quát và chuyên khoa). Tại Québec, các di dân tốt nghiệp từ các đaị học y khoa ngoài Canada và Hoa Kỳ khó có thể t́m được một chỗ thường trú tại 4 trường đại học y khoa ở đây, cho dù họ tốt nghiệp từ các đại học lớn trên thế giới, có nhiều kinh nghiệm hành nghề trước khi nhập cư Québec và đă được Hiệp Hội Y sĩ (Collège des médecins du Québec) chấp nhận văn bằng tương đương. Năm 2007, tất cả các bác sĩ tốt nghiệp từ 4 trường Y khoa đều có một chỗ thường trú trong khi 2/3 bác sĩ tốt nghiệp ở các nước khác không t́m được chỗ. Những bác sĩ di dân nầy khiếu nại với Ủy Ban Bảo vệ Nhân Quyền Québec (Commission đes droits de la personne et de la jeunesse du Québec).

Sau khi điều tra, Ủy Ban đă xác nhận vào năm 2010 là các đại học y khoa và Hiệp Hội Y sĩ đă áp dụng chính sách kỳ thị có hệ thống đối với các bác sĩ di dân v́ những lư do sau đây :

* Hội đồng tuyển chọn ứng viên thiên vị đối với các ứng viên nói tiếng Pháp và người trẻ tuổi, không quan tâm đến kinh nghiệm và khả năng của các bác sĩ di dân so với ứng viên tốt nghiệp từ các đại học địa phương.

* Tiêu chuẩn «công tŕnh nghiên cứu» bất công đối với bác sĩ di dân v́ các bác sĩ địa phương được trợ cấp (subvention) trong khi làm nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn «gián đoạn hành nghề» bất công v́ người di dân phải chờ đợi thời gian dài để làm thủ tục nhập cư, cứu xét bằng cấp, và chờ quyết định của Ủy Ban tuyển chọn, điều mà người bác sĩ di dân không trách nhiệm để bị gián đoạn nghề nghiệp.

* Hội đồng tuyển chọn không có đại diện của nhóm bác sĩ di dân…

Những lư do mà Ủy Ban nêu lên thực sự chỉ là những lư do nhận thấy được, tiềm ẩn cái lư do sâu kín là chánh sách bảo thủ nghiệp đoàn (corporatisme) không muốn có bác sĩ được đào tạo ở ngoại quốc. Đó là chánh sách kỳ thị có hệ thống trong y giới.

 

 

 

Kỳ thị chủng tộc có hệ thống đối với người Mỹ da đen

Người Mỹ da đen đa số là gốc Phi châu, nhưng c̣n có thêm người gốc Jamaïcains, Nigériens, Éthiopiens, Antilles, vv… nhưng đen gốc nào cũng bị kỳ thị.

Sau khi nội chiến Nam Bắc chấm dứt (1865), một số tu chính hiến pháp được ban hành nhằm băi bỏ chính sách nô lệ và kỳ thị da đen : điều 13, (năm 1860, băi bỏ chế độ nô lệ, lư do bùng nổ chiến tranh Nam Bắc) ; điều 14 (năm 1868, người da đen được b́nh đẳng trước pháp luật), điều 15 (năm 1870, người da đen được ứng cử, bỏ phiếu). Tuy nhiên, các tiểu bang vẫn tiếp tục kỳ thị người da đen, đối xử với người da đen như công dân hạng nh́ với các đạo luật Jim Crow. Các đạo luật Jim Crow lại được Ṭa Án Tối Cao xác nhận trong một vụ án năm 1896 với chủ thuyết «Phân biệt nhưng bằng nhau» (Separate but equal). Đó là một biện luận gian dối để duy tŕ chế độ kỳ thị v́ bằng nhau sao được khi trên cùng một xe bus, dân da trắng ngồi phía trước c̣n dân da đen bị dồn ngồi đứng chen chúc phía sau.

Cần chú thích thêm là năm 2013, John Logan, GS xă hội học ở đại học Brown lại sử dụng cụm từ có ẩn ư kỳ thị nầy trong cái tựa của quyển sách nghiên cứu của ông liên quan đến 6 sắc tộc Á châu ở Mỹ trong đó có VN : Separatate but Equal : Asian Nationalities in the US. Như vậy, cái tâm thức kỳ thị chủng tộc không nhất thiết chỉ đối với dân da đen. Tất cả các sắc tộc không phải là da trắng đều bị dân da trắng, ở các tầng lớp xă hội khác nhau, kỳ thị với những mức độ và cách thức khác nhau.

image001Chú thích : Jim Crow không phải là tên người mà lấy từ bài hát Jump Jim Crow của Thomas Darmouth Rice. Khi tŕnh diễn, tác giả bôi đen mặt và tay, h́nh ảnh của dân nô lệ da đen. Các luật lệ Jim Crow được ban hành tại các tiểu bang miền Nam từ 1876 đến năm 1964.

Jim Crow không phải chỉ là các luật lệ nghiêm khắc, bất công nhắm vào người da đen mà c̣n là những phép tắc mà người da đen phải tuân theo gọi là Điều lệ đen (black codes). Để củng cố chế độ Jim Crow, Thiên chúa giáo cũng rao giảng rằng người da trắng là dân được Chúa chọn (Chosen People), c̣n người da đen th́ phải chịu đày ải, phải làm nô lệ. Các nhà nghiên cứu về sọ năo, về tông giống (cranilogoists, phrenologists, eugenicists), và cả những nhà xă hội học theo Thuyết tiến hoá Darwin (Darwinisme) cũng yểm trợ cho thuyết chủng tộc nầy cho rằng người da đen bẩm sinh là thấp kém hơn người da trắng về mặt tri thức và văn hoá. Những chính trị gia chủ trương phân chủng cũng tung ra những bài diễn văn về hiểm hoạ của hôn nhân đen trắng, cho người da đen hội nhập vào ḍng chính của xă hội Hoa kỳ. Các nhà báo cũng thường gọi người da đen bằng các danh từ miệt thị như niggers, coons, darkies.

image002Ngoài luật pháp, chế độ Jim Crows được biểu hiện trong các phép tắc (Black codes), cách ứng xử giữa người da đen với người da trắng đại loại như :

– Người đàn ông da đen không được phép đưa tay ra trước cho người da trắng bắt, v́ làm như vậy là có có ẩn ư là b́nh đẳng với người da trắng. Một người đàn ông da đen không được quyền bắt hay chạm vào bất cứ một phần nào cơ thể của người phụ nữ da trắng, v́ làm như vậy có ư bất chính, có thể bị kết tội hiếp dâm.

– Người da đen không được ăn chung với người da trắng. Nếu phải ăn chung với nhau, người da trắng phải được phục vụ trước, và phải có một vật ngăn cách với người da đen.

– Trong mọi trường hợp. người đàn ông da đen không đuợc t́nh nguyện mồi lửa cho người phụ nữ da trắng hút thuốc , cử chỉ này ngụ ư sự thân mật giữa hai người, điều mà người da đen không xứng đáng.

– Người da đen không được bày tỏ sự âu yếm với nhau lộ liễu ở nơi công cộng, nhất là việc trai gái hôn nhau, v́ hành vi này xúc phạm người da trắng.

– Người da trắng không dùng những từ xưng hô lịch sự có ư nghĩa kính trọng với người da đen, chẳng hạn như Mr, Mrs, Miss, Sir (thưa ông), Madam (thưa bà) mà chỉ được gọi bằng tên (first name). Trái lại, người da đen phải dùng từ xưng hô lịch sự với người da trắng và không được gọi người da trắng bằng tên.

– Nếu một người da đen đi xe do một người da trắng lái, người da đen phải ngồi ghế sau, hay phần sau của xe tải (truck).

 

Ngoài những «black code» cho người da đen như trên, tại mỗi tiểu bang đều có những luật lệ kỳ thị. thí dụ như :

– An táng. Nghĩa địa người da trắng không được chôn người da đen (Georgia)

– Xe bus. Chỗ bán vé, chỗ đợi riêng biệt cho người da trắng và da đen. Trên xe, người da đen phải ngồi khu riêng biệt phía sau (Alabama)

– Giáo dục. Trường học cho trẻ con da trắng và da đen phải riêng biệt (Florida).

– Thư viện : Pḥng đọc sách cho da đen và da trắng riêng biệt trong thư viện (North Carolina)

– Trường học nào thu nhận học sinh tiểu học, trung học, đại học người da đen chung với người da trắng, người trách nhiệm phạm tội tiểu h́nh và bị trả tiền phạt (Oklahoma)

– Y tế : Không ai có quyền đ̣i hỏi nữ y tá da trắng làm việc trong khu vực hay pḥng bịnh có người da đen (Alabama)

– Nhà tù : Nhà tù da trắng và da đen phải riêng biệt (Mississipi). Trại cải tạo thanh thiếu niên da trắng và da đen phải riêng biệt (Kentucky).

(What was Jim Crown / Daniel Pilgrim , 2010 ; www.ferris.edu/jimcrown/whatJ. htm)

Luật pháp và phép ứng xử Jim Crow được củng cố nhờ bạo lực. Người da đen nào vi phạm phép tắc Jim Crow có thể bị mất nhà, mất việc, thậm chí mất mạng. Người da trắng có thể hành hung người da đen mà luật pháp không can thiệp. Người da đen gần như không thể trông cậy vào luật pháp để chống lại những bạo hành này v́ toàn bộ hệ thống luật pháp đều nằm trong tay người da trắng : từ cảnh sát, biện lư, thẩm phán, bồi thẩm đoàn, đến cả viên chức trại tù. Bạo hành là khí cụ của chế độ Jim Crow, là một phương pháp khống chế xă hội. H́nh thức bạo hành cực đoan nhất của xă hội Jim Crow là lynching (hành h́nh treo cổ).

 

 

 

Năm 1955, một phụ nữ da đen tên Rosa Parks bị bắt và bị đưa ra ṭa v́ không nhường chỗ cho một người da trắng trên một chuyến xe bus ở Montgomery (tiểu bang Alabama). Vụ án là khởi điểm cho một cuộc tranh đấu đ̣i hỏi nhân quyền mà sau một thế kỷ người da đen phải sống trong nhục nhă, kỳ thị. Dưới sự lănh đạo của mục sư da đen Martin Luther King, phong trào phản đối bất bạo động bùng nổ khắp nước Mỹ. Với chính sách kỳ thị sắt máu của George Wallace, Thống đốc của Alabama, tiểu bang có nhiều người da đen, phong trào biến thành bạo động và người da đen bị đàn áp thẳng tay. Tháng 4 năm 1963, tại thành phố Birmingham (Alabama), 2500 người da đen bị bắt do lịnh của người cảnh sát trưởng da trắng cực kỳ kỳ thị tên Eugene Conner, 35 nhà thờ da đen bị đốt, nhiều người bị chết cháy. Tháng 5, đài truyền h́nh chiếu những cảnh đàn áp dă man : các cảnh sát da trắng to lớn, hung hăn dùng dùi cui hay bá súng đánh đập các phụ nữ với sự hỗ trợ của các con chó săn cắn xé quần áo, trẻ con bị xe ṿi rồng quật nước ngă lăn. Ngày 28 tháng 8, 1963, Martin Luther King cùng với 250 000 người da đen và da trắng diễn hành ở Washington, đọc một bài diễn văn lịch sử : I have a dream

«Một trăm năm trước đây, một người Mỹ vĩ đại mà giờ đây chúng ta đứng dưới bóng của ông, đă kư một bản Tuyên ngôn giải phóng. Tuyên ngôn lịch sử này đă trở thành ngọn đuốc hy vọng cho hàng triệu nô lệ da đen, những người bị thiêu đốt trong ngọn lửa của sự bất công. Nó đến như vầng thái dương chấm dứt đêm dài tăm tối. Nhưng một trăm năm sau, chúng ta lại đang phải đối mặt với một sự thật bi kịch khác, người da đen vẫn chưa được tự do. Một trăm năm sau, cuộc sống của người da đen vẫn bị kéo lê bởi xiềng xích của sự ngăn cách và cùm gông của nạn kỳ thị. Một trăm năm sau, người da đen vẫn đang phải sống trên hoang đảo nghèo đói giữa biển cả phồn vinh. Một trăm năm sau, người da đen vẫn tiều tụy lang thang nơi góc phố tối tăm trên đất Mỹ, chỉ thấy chính họ là kẻ lưu vong trên ngay mảnh đất quê hương ḿnh…

Có những người đang hỏi bạn, “Rồi chừng nào bạn mới yên ḷng?”, Chúng ta sẽ không bao giờ thấy yên ḷng khi mà ta không thể t́m được một nơi trú ngụ trong một nhà nghỉ bên đường hay tại một khách sạn trong thành phố sau chuyến đi mơi mệt. Chúng ta chưa thể yên ḷng chừng nào sự di chuyển của một người da đen vẫn đơn giản chỉ là từ một khu ghetto nhỏ sang một khu ghetto lớn hơn. Chúng ta chưa thể yên ḷng chừng nào một người Negro ở Mississipi c̣n chưa được quyền đi bầu cử, khi một người da đen ở New York c̣n tin rằng anh ta chẳng có ǵ để đi bầu. Không, không, chúng ta không yên ḷng, và chúng ta sẽ chưa thể yên ḷng cho tới ngày công lư được tuôn tràn như ḍng thác, và công bằng sẽ như một ḍng sông cuộn chảy…

Tôi biết có những bạn tới đây vượt qua những nỗi khổ đau, gian nan thử thách. Có những bạn mới vừa ra khỏi xà lim. Có những bạn đến từ những nơi mà cuộc t́m kiếm tự do của bạn bị chà đạp bởi sự ngược đăi cuồng bạo và bị cản trở bởi sự tàn bạo của cảnh sát. Các bạn đă trở thành những người kỳ cựu về chịu đựng khổ đau. Tiếp tục tiến lên với niềm tin rằng sự thống khổ oan ức là cứu thế.

Trở về Mississippi, trở về Alabama, trở về Georgia, trở về Louisiana, trở về với những khu nhà ổ chuột ở các thành phố phía bắc của chúng ta, chúng ta tin rằng bằng cách nào đó t́nh trạng này có thể và sẽ đươc thay đổi…

Hôm nay, tôi muốn nói với các bạn rằng, dù hiện tại có muôn vàn khó khăn, tôi vẫn luôn mang trong ḿnh một giấc mơ. Đó là một giấc mơ bắt nguồn từ giấc mơ nước Mỹ. Giấc mơ của tôi là một ngày kia, trên những ngọn đồi ở Georgia, những đứa con của những người nô lệ và những đứa con của những người chủ nô trước đây sẽ cùng ngồi bên chiếc bàn thân thiện của t́nh anh em.

Trong giấc mơ của tôi, một ngày kia, tiểu bang Mississippi, một hoang mạc ngột ngạt trong bầu không khí của bất công và kỳ thị, sẽ biến thành một ốc đảo của tự do và công bằng. Trong giấc mơ của tôi, 4 đứa con tôi tới một ngày sẽ được sống trong một đất nước mà ở đó giá trị của chúng được đánh giá bởi chính ư chí, nghị lực cá nhân, chớ không phải bằng màu da.

Với niềm tin ấy, chúng ta sẽ có thể đập nát núi tuyệt vọng thành những viên đá hi vọng. Với niềm tin ấy, chúng ta sẽ biến những tiếng kêu bất ḥa trong ḷng dân tộc thành bản giao hưởng êm ái của t́nh đoàn kết anh em. Với niềm tin ấy, chúng ta sẽ cùng sát cánh bên nhau, cùng nguyện cầu, cùng chiến đấu, cùng vào nhà lao, cùng đứng lên v́ tự do, v́ chúng ta biết rơ một ngày kia chúng ta sẽ tự do….

Ngưng trích.(soha.vn).

 

Bài diễn văn nầy được lan truyền khắp thế giới như một bản án giáng trên đầu một nước Mỹ tự do. Sau nầy, các nhà phê b́nh văn học và chính trị xếp bài diễn văn vào hàng đầu trong 100 bải diễn văn hay nhứt của thế kỷ 20. Năm 1964, Martin Luther King được giải Nobel Ḥa B́nh

Trước phản ứng lên án chính sách kỳ thị của người dân trong nước và thế giới, năm 1964, Quốc Hội Hoa Kỳ, dưới thời Tổng Thống Kennedy, với sự đồng thuận của 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hoà ban hành Đạo Luật Dân Quyền (the Civil Rights Act of 1964) làm vô hiệu các đạo luật kỳ thị Jim Crow.

Tuy có ba tu chính án hiến pháp, tuy có đạo luật nhân quyền, nhưng nước Mỹ đă sống trong nhiều thế kỷ với chánh sách nô lệ và kỳ thị chủng tộc làm sao có thể bôi xoá được hoàn toàn chỉ trong 50 năm tính từ năm 1964 đến ngày có vụ Ferguson. Nạn kỳ thị chủng tộc có hệ thống c̣n hiện rơ trong hệ thống luật h́nh sự và quyền hành của cảnh sát.

Kỳ thị người da đen trong luật h́nh sự và quyền hành của cảnh sát

            – Theo báo cáo của Human Rights Watch năm 2008, mặc dù số người phạm pháp da đen và da trắng về tiêu thụ và buôn bán ma túy xấp xỉ ngang nhau, số người Mỹ da đen bị bắt chiếm 37% mặc dù người Mỹ da đen chỉ có 13% toàn thể dân số. Một cách tổng quát, tỉ lệ người da đen bị bắt về ma túy cao gấp 11 lần người da trắng.

– Người da đen và Latino bị cảnh sát bắt dừng lại để xét ḥi nhiều hơn người da trắng. Tại New York, số người da màu (da đen+Latino) chiếm khoảng phân nửa dân số, nhưng số bị bắt dừng lại để xét hỏi lên đến 85%. Hiện tượng nầy cũng xảy ra khắp nước Mỹ.

– Khi bị bắt, người da đen bị giam ngay trong khi chờ ra ṭa nhiều hơn người da trắng.

– Các nghi phạm da đen thường bị loại ra khỏi thể thức định tội bởi Bồi Thẩm đoàn (Jury). Các bồi thẩm viên, tuy luật pháp ngăn cấm việc chọn lựa theo sắc tộc, nhưng tại nhiều nơi, bằng nhiều thủ thuật, người da đen không có hay ít có trong Bồi Thẩm đoàn.

– Những vụ xét xử trước Ṭa án đối với người da đen rất hiếm, chỉ từ 3-5% vụ án h́nh sự được xử trước Ṭa, phần lớn người da đen bị kết án theo thủ tục nhận tội dù là vô tội, bởi khi ra ṭa, họ biết là họ sẽ bị kết án nặng hơn dân da trắng. Theo báo cáo của Ủy Ban Kết Án Liên Bang (US Sentence Commission) vào tháng 3/2010, tội phạm da đen bị cầm tù 10% lâu hơn tội phạm da trắng cùng một tội, và hai phần ba tù chung thân khổ sai ở Hoa Kỳ không phải là người da trắng.

– Theo báo cáo của Bộ Tư Pháp Liên Bang, đối với một người đàn ông sinh năm 2001, cơ hội vào tù là 32% đối với người da đen, 17% đối với người Latino và chỉ 6% đối với người da trắng. Mặc dù Hoa Kỳ chỉ có 5% dân số trên thế giới, năm 2009, số tù nhân của Hoa Kỳ lên đến 1.6 triệu người (1.4 M tù tiểu bang và 200 000 tù liên bang) chiếm 25% số tù nhân trên thế giới. Tỉ lệ số tù nhân da đen là kỷ lục theo ABC News. Theo nghiên cứu của Sage Publication, số tù nhân đàn ông Mỹ tính trên 100 000 người vào năm 2009 như sau : da trắng : 487 người, Latino : 1193 người, da đen 3119 người. Số tù nhân da đen gấp 6.5 lần tù nhân da trắng

– Khi ra tù, người da đen tiếp tục bị xă hội kỳ thị. Một nghiên cứu của GS Devah Pager của Đại học Wisconsin cho biết 17% cựu tù nhân da trắng kiếm được việc làm trong khi tỉ lệ nầy chỉ có 5% với người da đen.

Sources : 1- Fourteen examples of systemic racism in the US criminal /Bill Quinley, July 26, 2010 CommonDream.org; 2- Racial discrimination in Criminal Justice System. Table 3.1. Sage Publication.

 

Các vụ bạo loạn chủng tộc quan trọng tại Mỹ

Ferguson không phải là vụ bạo loạn đầu tiên và chắc hẳn không phải là lần cuối cùng liên quan đến vấn đề chủng tộc ở Mỹ. Nguyên nhân chính yếu thường là sự phân biệt đối xử bất công của cảnh sát và ṭa án đối với người da đen. Sau đây là một số cuộc nội loạn lớn liên quan đến vấn đề nầy :

– Từ 11 đến 17 tháng 4 năm 1965 : 34 người chết, 4000 người bị bắt . thiệt hại 40 triệu. Lư do : Một cảnh sát viên da trắng vô cớ bắt một thanh niên da đen Marquette Frye nhân một cuộc kiểm soát lưu thông ở Los Angeles.

– Từ 12 đến 17 tháng 7 năm 1967 : 26 người chết, 1500 bị thương. Lư do : Hai cảnh sát da trắng xô xát với một tài xế taxi da đen.

-Từ 23 đến 28 tháng 7 năm 1967 : 83 người chết, 2000 bị thương, bạo loạn tại 128 thành phố ở các tiểu bang Caroline du Nord, Tennessee, Maryland. Lư do : Lục soát khu da đen ở đường số 12 ở Detroit.

– Từ 4 đến 11 tháng 4 năm 1968 : 46 người chết, 2600 bị thương, bạo loạn tại 125 thành phố ở Chicago, Boston. Newark, Cincinatti…Lư do : Mục sư da đen Martin Luther King bị ám sát ở Memphis ngày 4 tháng 4.

– Từ 17 đế 20 tháng 5 nnăm 1980 : 18 người chết, 300 bị thương trong khu da đen Liberty City ở Miami. Lư do : 4 cảnh sát da trắng được tha bổng sau khi bắn chết một người da đen vượt đèn đỏ.

– 30 tháng 4 đến 2 tháng 5 1992 : 59 người chết, 2328 bị thương, nhiều phố xá bị đốt cháy trong các cuộc bạo loạn ở Los Angeles, San Francisco, Atlanta, New York…Lư do : 4 cảnh sát da trắng dă đánh đập một cách dă man một thanh niên da đen tên Ronald King ở Los Angeles một năm trước (3 tháng 3 năm 1991) được ṭa án không kết án.

– Từ 09 đến 13 tháng 4 năm 2001 : 70 bị thương ở Cincinatti. Lư do : Timothy Thomas, một thanh niên da đen bị cảnh sát da đen rượt bắn.

 

Những yếu tố chính trong vấn đề kỳ thị chủng tộc người da đen

Cảnh sát Mỹ có một cung cách độc đoán, hung bạo, được quân sự hóa

Quyền lực cảnh sát có bản chất lịch sử, bởi lẽ sau khi nội chiến Nam Bắc chấm dứt, cảnh sát thay quân đội để bảo đảm việc an ninh cho dân da trắng và đàn áp những người da đen không tuân hành các luật lệ của người da trắng áp đặt. Đa số các cảnh sát viên ở các tiểu bang miền Nam là người theo Ku Klux Klan. Cung cách hung bạo, quyền hành tuyệt đối khi tiếp xử với người dân theo kiểu sherif không thay đổi từ hai thế kỷ qua dù xă hội và luật pháp Mỹ đă tiến dần đến chỗ dân chủ hóa.

Cảnh sát được trang bị nhiều loại vơ khí tối tân để tự bảo vệ và đàn áp, kể cả sử dụng xe thiết giáp và quân đội trong các cuộc xung đột mà chính quyền xem như bạo loạn (émeute). Sự lạm dụng quyền lực của cảnh sát làm tăng thêm sự bất măn và thù nghịch của người dân da đen mỗi khi có tranh chấp. Quyền hành cảnh sát tại mỗi tiểu bang khác nhau, càng khác hơn nhiều với cảnh sát liên bang (FBI) có quyền hành không biên giới nhất là từ sau biến cố 9/11.

Cảnh sát Mỹ thường có nhiều định kiến xấu về người da đen

Người da đen, đặc biệt thanh thiếu niên, thường bị người da trắng, kể cả các sắc tộc khác, có những định kiến về hành động phạm pháp (ăn cắp, ăn cướp, mua bán cần sa ma túy, măi dâm, hành hung, giết người…). Ngay cả Tổng Thống Obama cũng đă thú nhận là trước khi làm Thượng nghị sĩ, khi đi mua sắm ở các siêu thị, ông ta cũng bị theo dơi v́ định kiến nầy. Hậu quả là người da đen bị kiểm soát lư lịch thường xuyên. Thí dụ : thống kê cho biết trong năm 2012, tại New York, số người da đen bị kiểm soát đến 284 230 lần trong khi người da trắng chỉ bị có 50 366 lần. Điều cần lưu ư là dân số người da trắng tại đây đông hơn da đen (da trắng : 33%, da đen : 23%) (Ferguson, produit d’une longue histoire de brutalités policières. Le Monde, 21/08/2014).

Thiếu niên da đen thường bị tưởng lầm là người đă thành niên

Bởi lẽ vóc dáng to lớn, ăn nói ồn ào, trẻ con vị thành niên da đen thường bị cảnh sát đoán lầm tuổi, phỏng định chúng là người đă thành niên nên có cách đối xử như với người thành niên. Khi bị khám xét, bị bắt hay bị cầm tù, nhiều trẻ vị thành niên bị đưa ra trước ṭa án người thành niên. Theo một nghiên cứu của Social Psychological Association, sai suất trung b́nh trẻ con da đen bị tăng tuổi lên đến 4.5 năm và tỉ lệ trẻ phạm pháp da đen tự tử cao hơn gấp 8 lần so với vị thanh niên da trắng. Hiện tượng cảnh sát bắn vô trách nhiệm thiếu niên biểu lộ rơ trong vụ bắn Tamir Rice, một thiếu niên da đen 12 tuổi trong một công viên ở Cleveland (Ohio) ngày 22 tháng 11 năm 2014 trong cùng thời gian cuộc khủng hoảng vụ Ferguson. Tamir Rice chơi với một khẩu súng giả, làm bộ nhắm vào một khách bộ hành trong công viên. Được một người dân thông báo, một chiếc xe cảnh sát ào đến, đứa trẻ vô tư từ trong nhà nghỉ (kiosque) tiến đến xe cảnh sát, tay sờ vào dây nịt như muốn t́m một vật ǵ, cảnh sát nổ súng. Đứa trẻ da đen 12 tuổi chết với một khẩu súng giả.

 

 

Cảnh sát sợ bị bắn nên bắn trước

Hoa kỳ là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỉ lệ số người có súng. Năm 2010, với một dân số 310 triệu dân, Hoa kỳ có 300 triệu súng cầm tay lưu hành. Quyền có súng là một quyền hiến định, dùng súng để tự vệ hay giải quyết các tranh chấp đă trở thành một thứ văn hóa Mỹ. Hàng năm, số người chết v́ súng tương đương với số người chết v́ tai nạn giao thông (thí dụ như năm 2009, chết v́ súng : 31 300 người, v́ tai nạn giao thông: 34 400)

Bởi lẽ người phạm pháp hay nghi phạm đa số là người da đen, cảnh sát sợ bị bắn nên cảnh sát phải ra tay bắn trước để tự vệ, đó là lư do tại sao người da đen bị cảnh sát da trắng bắn nhiều. Luật tự vệ rất rộng răi với cảnh sát. Khi viết đến ḍng nầy, 2 cảnh sát viên bị bắn ở New York. Đó là một biến cố lớn khiến Phó Tổng Thống phải đến dự đám tang. Trước đó và chắc chắn sau đó, cảnh sát bắn người dân vô tội th́ người nhà cứ đem về chôn, chẳng nhân viên công quyền nào đến an ủi.

Người da đen vừa là nạn nhân vừa là tác nhân của kỳ thị chủng tộc

T́nh trạng chậm tiến của ngươi Mỹ da đen hiện nay là hậu quả của chính sách nô lệ, sách nhiểu, bạc đăi của người da trắng từ nhiều thế kỷ qua. Cuộc giải phóng, b́nh đẳng hóa người da đen chỉ là tuyên ngôn, ước vọng. Sống trong những điều kiện bất công, yếu kém và bạo lực, họ chống lại bất công, cố gắng vượt ra t́nh trạng hèn kém bằng bạo lực. Họ vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân của kỳ thị. Đó là cái ṿng lẩn quẩn, hệ lụy của nguyên nhân và hậu quả. Vài con số thống kê sau đây cho thấy t́nh trạng yếu kém của người da đen trong chế độ kỳ thị có hệ thống.

            –   Về lợi tức

Trong thập niên 50, số người da đen nhận các loại trợ cấp xă hội chưa đến 25%. Năm 2009, theo US Census Bureau, số người da đen nhận các loại trợ cấp lên đến hơn 70%. Một cách chi tiết như sau : 11.5% nhận phụ cấp nhà ở, 13% nhận trợ cấp xă hội (TANF cash assistance), 25.1% nhận tem phiếu thực phẩm (food stamps), 39.4% nhận bảo hiểm Medicaid.

Nói chung, tỉ lệ người nghèo da đen lên đến 28.1%, so với trung b́nh cả nước Mỹ là 15%. Với các gia đ́nh có mẹ mà không có cha (famille monoparentale), tỉ lệ nghèo lên đế 47.5%. Thất nghiệp nhiều (trung b́nh gấp 2 lần người da trắng), lương bỗng thấp (lợi tức trung b́nh một người da đen là 18 102 $ trong khi người da trắng là 27 319$), trợ cấp xă hội là phương tiện sinh sống duy nhứt cho người da đen. Họ sống co cụm thành ghetto, nuôi dưỡng tinh thần bạc nhược, lười biếng, hận thù người da trắng.

Nhiều nhà xă hội học đă kết án chính sách xă hội của Tổng Thống Johnson là nguyên nhân đẩy người da đen đến t́nh trạng tồi tệ như ngày nay. Trong thập niên 70, TT Johnson đă đưa ra các chánh sách Great Society (Đại Xă) và Fight Against Poverty (Chống Nghèo) bằng các loại trợ cấp với mục đích giúp người nghèo thoát ra cảnh nghèo,nhưng chánh sách nầy có hậu quả ngược là đưa đến sự lạm dụng, tinh thần lười biếng, kéo dài trạng thái chậm tiến của người da đen. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền h́nh, nhiều phụ nữ da đen đă thản nhiên trả lời : I don’t need a job, I already get a check (finance.townhall.com ; Nov.19, 2014)

– Về xă hội

Tuy là người Mỹ, người da đen thường kết hôn với người da đen. Theo US Census Bureau 2010, 89% đàn ông da đen kết hôn với phụ nữ da đen, chỉ có 9% đàn ông da đen kết hôn với phụ nữ da trắng. Gia đ́nh người da đen rất lỏng lẻo về đạo đức, giáo dục và các nguyên tắc ứng xử xă hội. Tỉ lệ gia đ́nh người da đen có mẹ mà không có cha cao nhất nước. Trong thập niên 50, tỉ lệ gia đ́nh người da đen loại nầy là 18%. Năm 2012, tỉ lệ nầy tăng lên đến 70%, thậm chí đến 80% tại các khu vực có đông người da đen ở Detroit. Đó là lư do căn bản giải thích t́nh trạng thiếu nhi phạm pháp da đen cao nhứt nước. Đa số trẻ con da đen là con hoang, không có cha và mẹ săn sóc, giáo dục. Thử tưởng tượng trong một gia đ́nh, 3-4 đứa trẻ sống nheo nhóc ấu đả, tranh giành nhau v́ con của những người cha khác nhau mà người mẹ th́ thường vắng nhà v́ sinh kế, bỏ mặc các đứa trẻ tự kiếm sống bằng mọi phương tiện, kể cả tội ác. Trẻ con da đen ăn cắp, thanh thiếu niên ăn cướp, hút sách, buôn bán cần sa ma túy không phải là định kiến, mà là sự thật.

Trung b́nh, mỗi năm có hơn 7000 người da đen bị giết và hơn 90% là do chính người da đen giết lẫn nhau. Dân da đen chỉ chiếm 13% dân số, nhưng hơn 50% số người bị giết hàng năm là người da đen và gần 40% dân số trong các nhà tù là người da đen.

Theo thống kê từ 1976 đến 2011 có 279 384 án mạng của người da đen, nhiều hơn gấp 8 lần tổng số tất cả người Mỹ da đen bị chết trong các cuộc chiến tranh trên thế giới trong thời gian nầy (Đại Hàn : 7243), VN (8 200), các nước khác (18 500). (Black must confront reality / Walter E. Williams townhall.com , August 27, 2014).

– Về học lực

Học lực của người da đen kém xa các sắc tộc khác về số năm học và khả năng trí tuệ. Không đề cập đến chỉ số QI dựa vào ADN, điều mà đa số các nhà sinh học phản đối, môi trường sống ghetto, thiếu giáo dục gia đ́nh, thiếu dinh dưỡng đă đưa đến t́nh trạng đa số trẻ con người da đen có tŕnh độ hiểu biết thấp hơn trẻ con da trắng. Trung b́nh một học sinh da đen lớp 12 chỉ có tŕnh độ hiểu biết về toán ngang với một học sinh da trắng lớp 6, và về tŕnh độ viết văn chỉ bằng với một học sinh da trắng lớp 8. Học lực kém, thiếu năng động trong việc làm, thiếu tinh thần giao hảo tốt, đó là những yếu tố khiến tỉ lệ thất nghiệp người da đen rất cao, đặc biệt với giới trẻ. Càng thất nghiệp, càng làm loạn, càng bị bắn. !!!

 

Kết luận

Người Mỹ da đen đang làm cho nước Mỹ bận rộn : một ông Tổng Thống tuột dốc sắp măn nhiệm kỳ, một bịnh nhân Ebola đưa nước Mỹ lên cơn sốt tưởng chừng như dịch Ebola đến với khắp mọi nhà và gần đây, tháng nào cũng có một hai vụ cảnh sát da trắng bắn người da đen vô tội mà không bị kết tội. Dân Mỹ xuống đường, một vài quốc gia nổi tiếng kỳ thị chủng tộc như Đức, Pháp, kể cả một quốc gia không biết ǵ về nhân quyền là Việt Nam cũng lên giọng đạo đức giả chỉ trích Mỹ. V́ ganh đua, trả thù, đó cũng là một thứ kỳ thị.

Kỳ thị là bản chất của con người bởi nói theo nhà Phật, con người chất chứa dục vọng, tham sân si, nguồn gốc của phân chia, kỳ thị. Trừ loại kỳ thị cực đoan đưa đến chiến tranh diệt chủng là tội ác nhân loại cần dẫn độ ra Ṭa án Quốc tế Nhân quyền La Haye, kỳ thị thường là sự tương tác giữa hai phía, có khi đối tượng bị kỳ thị hay có cảm tưởng bị kỳ thị chính là tác nhân của sự kỳ thị. Nói cho cùng, khi bị đánh th́ phải la (hay phải đở, phải đập lại), khi bị bịnh th́ phải kiếm thầy thuốc. Nếu bịnh nhẹ th́ mau khỏi, bịnh nặng th́ trầm kha, bịnh ác tính th́ đành chịu. Chánh sách kỳ thị chủng tộc có hệ thống của Mỹ thuộc về loại bịnh nặng hay ác tính.

 

Lâm Văn Bé

Noël 2014

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng