Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Cha đẻ chương tŕnh ‘H.O.’ không dùng chữ ‘H.O.’

Monday, March 01, 2010 9:35:41 AM

 

Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt

 

 

Ông Robert Funseth, nhà ngoại giao Hoa Kỳ được coi là cha đẻ??!! của chương tŕnh định cư cho cựu tù nhân chính trị Việt Nam, giật ḿnh ngạc nhiên khi được hỏi, “Ông có biết người Việt chúng tôi gọi chương tŕnh đó là ‘H.O.’ không?”

 

Chuyện đó xảy ra cách đây 5 năm, khi tôi phỏng vấn ông Funseth nhân dịp 30 năm ngày 30 tháng 4. Rất tiếc là bài phỏng vấn viết không kịp ngày 30 tháng 4, rồi sau đó nhiều bài vở khác chen vô rồi rốt cuộc không viết được.

 

Ông Funseth suốt một đời phục vụ trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Khi tôi t́m tới ông th́ ông đă về hưu, mà vẫn c̣n sinh hoạt nhiều trong ngành mà ông yêu quư. Ông là Thống Đốc Danh Dự (Honorary Governor) của hội các nhà ngoại giao về hưu - DACOR: Diplomatic and Consular Officers, Retired.

 

Tuổi đời của ông dính liền với thời kỳ chiến tranh Việt Nam, và sự nghiệp ngoại giao của ông cũng liên quan rất nhiều tới chiến tranh Việt Nam. Ông cho biết ngay trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông có mặt trong pḥng điều hành trực tiếp của Bộ Ngoại Giao và chứng kiến đại sứ, phụ tá ngoại trưởng Philip Habib ra lệnh bắt Đại Sứ Graham Martin phải rời khỏi Sài G̣n.

 

Cả nhóm các nhà ngoại giao chuyên nghiệp này đều đau buồn với kết cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông Funseth nói “Ông Habib qua đời với một nỗi đau trong tim” (nguyên văn: “He died with a broken heart”). Lư do Đại Sứ Graham chần chừ không chịu đi, theo ông Funseth, là v́ ông Martin muốn ở lại cho tới khi công tác di tản đă hoàn tất.

 

Và riêng ông Funseth, ông nói “Niềm ân hận nhất của tôi là chúng ta đă bỏ rơi chiến hữu.” Là một cựu chiến binh, ông Funseth nói, “Trong quân đội, chúng tôi có nguyên tắc là không bỏ đồng đội mà chạy”.

 

Chính v́ nỗi ưu tư đó mà ông Funseth bắt tay vào việc khi bà Khúc Minh Thơ vận động nhờ ông giúp cho các cựu sĩ quan, công chức Việt Nam Cộng Ḥa đang bị cầm tù trong các trại học tập cải tạo.

 

Ông nói, “Tôi thấy đây là một dịp để nước Mỹ có thể giúp các đồng minh cũ.” Ông vận động Tổng Thống Reagan và Quốc Hội cũng như thương thuyết với phía Việt Nam để người tù chính trị được trở thành một trong những diện được tham gia chương tŕnh ODP đang có sẵn.

 

Chương tŕnh ODP (ra đi có trật tự - Orderly Departure Program) là một giải pháp của Hoa Kỳ để nhận người tỵ nạn Việt Nam. Chương tŕnh ODP được lập ra với những diện được định cư như đoàn tụ gia đ́nh, con lai, cựu nhân viên công sở Mỹ, v.v.

 

Ông Funseth đă vận động để chương tŕnh ODP có thêm một diện định cư nữa, là diện cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam.

 

Diện cựu tù cải tạo trong chương tŕnh ODP chính là cái mà người Việt Nam gọi là “diện H.O.” Nhưng ông Funseth th́ không gọi vậy.

 

Khi tôi hỏi, “Ông có biết người Việt chúng tôi gọi chương tŕnh đó là ‘H.O.’ không?” th́ ông trả lời, “Ủa vậy hả? Tại sao vậy?”

 

Tôi giải thích, và ông trả lời, “Không, trong hết các chương tŕnh định cư của Hoa Kỳ, theo tôi biết không có cái ǵ gọi là vậy hết.” Ông nói thêm, “Có một diện gọi là ‘humanitarian parole’ nhưng diện đó không dùng cho người định cư mà chỉ dùng cho một số người v́ lư do ǵ đó cần vào Mỹ trong thời gian ngắn.”

 

Đối với ông Funseth, “diện định cư của người cựu tù nhân chính trị là một diện trong chương tŕnh ODP.” Tôi cũng nhận thấy ông Funseth luôn luôn dùng chữ “tù nhân chính trị” (political prisoners) để gọi người tù cải tạo.

 

Vậy chữ “H.O.” ở đâu ra? Có tác giả cho rằng khi người cựu tù cải tạo đi nộp đơn xin xuất cảnh qua diện này, phía Sở Ngoại Vụ đánh số hồ sơ bắt đầu bằng chữ “H.” Hồ sơ số 5987, chẳng hạn, sẽ mang số “H05987” trong đó có số không (số zero) dẫn đầu. Nhưng người nộp đơn lại đọc số không thành chữ O và từ đó đẻ ra huyền thoại “humanitarian operation” là một chữ mà theo ông Funseth, không có trong vụ này.

 

‘Hát Ô,’ tiếng lóng thành tiếng ḷng

 

 

 

Chữ “H.O.” do đâu mà ra? Chữ “O” này thật ra là chữ số zero! Danh sách phía Việt Nam cung cấp từ H01, H02, H03... đến H09 là hết chữ số 0 đứng trước các con số. Từ H10 trở đi th́ dĩ nhiên biến mất số 0 này! H10, H11, H20 v.v... Không ai viết là “H zero 10” cả, mà chỉ viết H mười (H10). Như tôi thuộc danh sách H11 chứ không phải H011. V́ sự hạn hẹp của mục góp ư này, tôi không thể gửi lên đây cái danh sách này nhưng chắc chắn 100% là như thế!

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng