Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huỳnh Ngọc Chênh là ai?

 

-Bài 2-

 

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

 

Như quý độc giả đã đọc qua bài số 1, về Huỳnh Ngọc Chênh. Nhưng tiếc rằng, có người đã không hiểu, hay không muốn hiểu cho rõ ràng về những sự kiện mà người viết đã nêu ra: Huỳnh Ngọc Chênh đã viết bài: “Bất An” vào ngày 16 tháng tám năm 2012; nghĩa là cho đến thời điểm 2012, Huỳnh Ngọc Chênh đã sáu mươi tuổi rồi, chứ không còn là đứa trẻ. Như thế, mà Huỳnh Ngọc Chênh vẫn cố tình viết ra những điều hoàn toàn bịa đặt, không có thật,  mà người viết đã phân tích rõ ở bài số 1. Do đó, nên người viết tự thấy, cần phải nhắc lại nguyên văn như sau:

 

“Đêm ngủ ở quê, thường xuyên nghe tiếng đại bác ven rìa làng do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà Nẵng. Thỉnh thoảng cũng có vài quả đại bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc...”.

 

Thế nhưng, vẫn có người cố tình nhắm mắt, giả mù, nhằm để đánh lạc hướng của những vấn đề ấy. Vì thế, nên người viết phải đính kèm dưới đây là bài viết của tác giả trên Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, chứ không phải ở những trang nào khác, để mọi người biết được một Huỳnh Ngọc Chênh khi đã sáu mươi tuổi đời rồi, mà vẫn nói láo, thì chắc chắn bản chất nói láo ấy, vốn có là do từ bẩm sinh vậy. Kính mời quý vị hãy nhìn xem:

 

Huỳnh Ngọc Chênh. Đôi lời tâm sự lúc buồn vui. Thứ năm, ngày 16 tháng tám năm 2012” như dưới đây:

 

Thứ năm, ngày 16 tháng tám năm 2012

 

BẤT AN

 

Trước 75, ngay khi sống trong thời chiến, tôi vẫn luôn cảm thấy an lành. Những năm chiến tranh ác liệt ấy, gia đ́nh tôi tách ra làm hai. Ba tôi xuống thành phố, c̣n mẹ tôi vẫn ở lại quê bám trụ. Tôi đi đi về về cả hai nơi. Đêm ngủ ở quê, thường xuyên nghe tiếng đại bác nổ ven ŕa làng do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà Nẵng. Thỉnh thoảng cũng có vài quả đại bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc thế nhưng không hiểu v́ sao tôi vẫn không cảm thấy bất an. Đêm ngủ ở Đà Nẵng thỉnh thoảng lại nghe hú c̣i báo động có pháo kích của Việt Cộng bắn về thành phố, nhiều người phải chạy vào nấp dưới hầm, riêng tôi vẫn nằm tỉnh queo trên giường, không chút lo sợ.

 

Bây giờ sống trong ḥa b́nh, mà ḥa b́nh đă gần 40 năm rồi sao trong ḷng cứ thắc thỏm bất an. Do tuổi già ư? Không phải như vậy.

 

Làm sao mà yên ổn được khi bước ra đường phải lo sợ trước bao nhiêu điều hiểm nguy đang ŕnh rập. kẹt xe, khói bụi ô nhiễm, tai nạn giao thông, đinh tặc, cướp giật, va quẹt xe đưa đến bị hành hung, cây đổ, dây điện đứt, sụp hố cống.... Một ngày ở thành phố lớn như Sài G̣n, xảy ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn giao thông, bao nhiêu vụ cướp giật, hành hung, đâm chém...thấy tận mắt hoặc đọc báo, nghe đài mà oải cả người.

 

Hầu như mọi thứ thức ăn đều có nguy cơ chứa chất độc hại do dư lượng thuốc trừ sâu, dư lượng kháng sinh, do chất kích thích hoặc do làm ra gian dối. Không thể nào yên tâm với thức ăn ở các hàng quán. Cà phê hóa chất, phở ngâm formol, dầu ăn từ cống rănh, chế biến thức ăn bên cạnh nhà vệ sinh... Thực phẩm mua ở chợ về tự chế biến cũng hoàn toàn không yên tâm. Rau, giá, trái cây đầy rẫy chất kích thích cực độc (nhất là trái cây Trung cộng), cá th́ bị ướp hàn the, thịt th́ không kiểm định hoặc thịt bị dùng chất tăng trưởng độc hại. Bất an với món ăn ở hàng quán nhưng cũng không thể nào an tâm với bửa ăn tự nấu nướng ở nhà.

 

T́nh trạng ô nhiểm th́ kinh hồn. Đường xá th́ khí thải và bụi bẩn bay mù mịt, cống rănh và kênh rạch th́ đen ng̣m v́ chất thải bẩn. Rồi ô nhiểm âm thanh mới kinh hồn.

 

Trong công việc mưu sinh, bất an khắp mọi nơi. Vật giá liên tục leo thang, quá nhiều công ty nợ nần phá sản, chiếm dụng vốn và lừa đảo khắp mọi nơi. Khuyến măi lừa đảo, bán hàng đa cấp lừa đảo, thế chấp vay lừa đảo...Sụ bất an do suy thoái kinh tế làm người có vốn không dám bỏ tiền ra đâu tư, người làm công cứ thắc thỏm lo mất việc từng ngày.

 

Khi bị ngă bệnh, phải đến bệnh viện th́ người dân hoàn toàn không yên tâm. Chỗ nằm thiếu, phương tiện y tế lạc hậu, tay nghề cũng như lương tâm thấp kém của y bác sĩ có thể làm cho bệnh nhân không những không được cứu chữa thích đáng mà c̣n gây ra tử vong vô lư nữa. Biết bao nhiêu cái chết oan khiên được nêu ra và không được nêu ra do sự tắc trách của bệnh viện.

 

Hành chính th́ nhũng nhiễu, thường gây ra sự phiền hà cho dân để công chức ăn hối lộ thay v́ tận tụy phục vụ dân. Có việc đến cơ quan công quyền như thuế vụ, hải quan, nhà đất, ủy ban các cấp, công an...người dân phải khúm núm quỵ lụy và lo lót th́ sự việc mới trơn tru. Có lỗi bị tạm giữ trong đồn công an, người bị tạm giữ hoàn toàn không yên tâm. Chuyện bị chết trong đồn công an đă trở nên quá phổ biến.

 

Chuyện an ninh quốc pḥng th́ được nghe nói đă có đảng và nhà nước lo nhưng người dân hoàn toàn thấy bất an. Ngư dân ra khơi là bị Trung cộng đuổi bắt hoặc đâm ch́m tàu. Tàu chiến, tàu hải giám, tàu cá của Trung Cộng hầu như đă chiếm lĩnh toàn bộ biển Đông. Trong đất liền th́ chỗ nào, lănh vực nào cũng có mặt người Tàu.

 

Cơ quan chức năng và ban bệ rất nhiều, người dân phải è lưng ra đóng thuế để nuôi một bộ máy nhà nước vô cùng cồng kềnh, nhưng bộ máy ấy hoàn toàn không làm cho người dân an tâm.Bất ngờ đau ốm không dễ dàng có xe cấp cứu đến, bị cướp bóc trấn lột không dễ ǵ gọi được công an. Thức ăn nhiểm bẩn hầu như không có cơ quan nào quan tâm....Người dân cảm thấy bị bơ vơ đơn độc giữa cuộc đời.

 

Một nhà nước yếu kém, bất lực và vô trách nhiệm  như vậy mà sao vẫn tồn tại lâu vậy nhỉ? Đây có lẽ là nỗi bất an lớn nhất mà người dân phải mang nặng trong ḷng.

 

***********

 

 

Trở lại với những lời do chính Huỳnh Ngọc Chênh đã viết. Nếu những dòng ấy, mà Huỳnh Ngọc Chênh đã viết ra lúc còn ở tuổi thiếu niên, hoặc kể cả lúc đang “phản chiến - tranh đấu chống Mỹ” cùng với Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt... ở trong cái “Đại Học Vạn Hạnh” do Chỉ huy trưởng Thích Minh Châu, và Chỉ huy phó Đoàn Viết Hoạt, thì có thể “biện minh” dù bằng những lời lẽ ngụy biện. Còn những dòng này là do một ông già Huỳnh Ngọc Chênh đã sáu mươi tuổi viết ra, thì rõ ràng là cố tình bịa đặt, cố tình nói láo. Bởi vì không hề có cái chuyện “thường xuyên nghe tiếng đại bác nổ ven bìa làng do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà Nẵng”. Những điều này, đã cho thấy Huỳnh Ngọc Chênh nói Láo chẳng khác gì Thích Nhất Hạnh và Võ Văn Ái trong cuốn Ngụy thư: “Hoa sen trong biển lửa”, cũng như Nguyễn Đan Quế và Đoàn Viết Hoạt với “gần ba mươi năm tù, bị tra tấn, biệt giam” vậy. Mà điều rất rõ ràng như mọi người đã thấy, những tên “phản chiến” này, đa số đều xuất thân từ cái “lò đào tạo” của Ấn Quang -Vạn Hạnh cả; và bây giờ, thì đảng Cộng sản Hà Nội đã cho Huỳnh Ngọc Chênh được hoàn toàn tự do viết bài trên hệ thống Internet, rồi lên máy bay từ phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn sang Paris, được tự do gặp gỡ tất cả những “tổ chức tranh đấu” và người viết đã được biết vào ngày Chúa nhật tới đây nữa... Trong số đó, có Nguyễn Khanh của “Đài Á Châu tự do”, để nói chuyện “muốn bỏ điều 4 Hiến pháp”.

 

Ngày 16 tháng 5 năm 2012, Huỳnh Ngọc Chênh đã kể lại những chuyện “Trước 1975, gia đình tôi tách làm hai. Ba tôi xuống thành phố, còn mẹ tôi vẫn ở lại quê bám trụ. Tôi đi đi về về cả hai nơi”.

 

Chỉ chừng ấy thôi,  thì người viết đã hiểu tất cả. Bởi vì, chính người viết đã từng chứng kiến những trường hợp “bám trụ” giống như gia đình của Huỳnh Ngọc Chênh. Xin kể lại như sau:

 

Vào những năm tháng trước năm 1975, ở các nơi, dù ở những nơi thôn quê, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đều có thành lập những Khu Định Cư, để tiếp đón những đồng bào đã bỏ nhà cửa ruộng vườn để tỵ nạn Cộng sản. Tại Đà Nẵng có các khu định cư như An Ḥa, gần ngă ba Huế, khu định cư Ḥa Cầm, khu định cư quận Ba, Đà Nẵng. Và ở mỗi Khu Định Cư để đồng bào ở tạm. Sau đó, mỗi gia đình được cấp bốn mươi tấm tôn (tôles) để cất nhà ở, được nhận xi-măng để xây giếng nước uống, được cấp tiền ăn trong sáu tháng, tính theo nhân khẩu, trong Tờ Khai Gia Đình, mỗi người được cấp bốn ngàn đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa.

 

Ngoài ra, đồng bào được phát các loại hạt giống như, bắp, đậu, rau cải... để gieo trồng làm thức ăn. Và cứ hai tháng một lần, đồng bào đến các nhà của đại bài gạo, để nhận cũng tính theo nhân khẩu, nhưng người viết nghĩ chắc đã bị chính quyền địa phương ăn xén, nên mỗi người chỉ nhận có hai ký gạo. Ngoài ra, c̣n được cấp phát cả bột sữa và bột ḿ. Còn tại nhà của các ông Ấp trưởng, thì mỗi gia đình chỉ nhận được một ký mắm, một lít dầu ăn, một lít dầu hỏa, và hai mét vải mà thôi.

 

Mặc dù như thế, nhưng đồng bào không đến nỗi phải bị đói khát, vì họ đã dùng số tiền bốn ngàn đồng mỗi người đã nhận lúc ban đầu, nếu gia đình càng đông người, thì số tiền càng khá nhiều, để làm vốn mà buôn bán sinh lợi về sau.

 

Như thế, tại sao có những người như gia đình của Huỳnh Ngọc Chênh lại quyết định “bám trụ” ở chung với Việt cộng?

 

Xin thưa, vì đã từng bị du kích Việt cộng bắt, đã ở trong vùng đất của Việt cộng kiểm soát, nên đã biết rất rõ ràng: Tất cả những người đã “bám trụ” như gia đình của Huỳnh Ngọc Chênh, họ đều là những gia đình có liên hệ với Việt cộng như:

 

1 - Họ có con cái theo Việt cộng, nên phải ở lại để tiếp tế cho con cái của họ, bằng cách thường xuyên “đi đi về về cả hai nơi” để mua lương thực như gạo, muối, mắm; đặc biệt và quý nhất là bột ngọt, Việt cộng gọi là “mì chính”, để trộn vào muối ăn cơm, và cũng làm “thuốc” cầm máu khi rắc vào những vết thương nhẹ nữa.

 

2- Họ được Việt cộng cung cấp tiền bạc để cả gia đình sống một cách đầy đủ, con cái được ở vùng Quốc Gia ăn học, để lớn lên tiếp tục làm Cộng sản. Họ không cần phải lao động mưu sinh, để họ cứ thường xuyên “đi đi về về cả hai nơi” để lấy tin tức, thăm dò những nơi đóng quân của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa rồi báo cáo cho Việt cộng, hoặc sẽ nhận của Việt cộng những loại chất nổ như TNT, lưu đạn... rồi đem xuống thành phố để gài vào những trường học, nhà thương, những khu phố chợ, đặc biệt là những Khu Định Cư, để giết chết đồng bào vô tội.

 

3 - Ngoài ra, có một số người được Việt cộng cấp vốn và cho về thành phố, xây dựng nhà cửa, để mở các cửa hàng buôn bán làm giàu, để giữa vợ chồng con cái của họ cứ thường xuyên “đi đi về về cả hai nơi”, mà cung cấp cho Việt cộng những tin tức cần thiết. Và, chính những nơi ấy, là những nơi đã từng nuôi giấu những đặc công Cộng sản và vũ khí dưới những chiếc hầm bí mật. Tại thành phố Đà Nẵng, sau ngày 30/4/1975, nhiều người đã biết có một số căn nhà là của Việt cộng như đã kể, trong đó, có căn nhà số 29 đường Nguyễn Trãi, tại ngã ba Ông Ích Khiêm, gần chùa Pháp Lâm, chùa “Tỉnh giáo hội PGVNTN Quảng Nam-Đà Nẵng”, (thường được gọi là “chùa Tỉnh Hội) ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, thuộc phường Hải Châu 2, Đà Nẵng, là nhà “của Năm Thông” là một tay Việt cộng...

 

Và cũng từ những gia đình cứ  “đi đi về về cả hai nơi” ấy, mà một thời đã có mặt những “Sĩ quan quân báo - cán bộ cao cấp” của đảng cộng sản Hà Nội, được ăn ở, hoạt động ngay trong thành phố Đà Nẵng như: “Đại tá Võ Bá Huân, Đại tá Nguyễn Văn Cam, Trung tá Hoàng Quốc Dân... Hồ Nghinh, sau này là “Ủy viên Bộ chính trị” Hà Kỳ Ngộ, bí thư Thành bộ (CS) Đà Nẵng...

 

Những “Sĩ quan quân báo - cán bộ cao cấp” của VC này đã bị các chiến sĩ Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa bắt trong cuộc “Tổng công kích” Tết Mậu Thân, 1968. Nhưng sau đó, những con cọp này, đã được thả về rừng...

 

Huỳnh Ngọc Chênh đã từng “đi đi về cả hai nơi”, thì có lẽ cũng biết đấy. Nhưng nếu Huỳnh Ngọc Chênh vẫn giả đui, giả điếc, thì người viết vẫn phải sẽ trình bày cùng quý độc giả trong bài kế tiếp.

 

 

Paris, 21/3/2013

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: