Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
KHI KHOA HỌC NH̀N THẤY ĐỨC PHẬT
Nhụy Nguyên
buddhism-and-scienceBầu trời chúng ta đang ngước nh́n, khoa học ước đếm có hàng tỉ ngôi sao. Mà trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ ngân hà. Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới. Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới. Trong vũ trụ lại có trùng trùng đại thiên thế giới như vậy. Người tu đạt toàn giác (Phật) tức câu thông với vũ trụ, thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ, rồi đem sự thấy biết đó nói lại với các cơi nước thấp thua. Phật do vậy có thể hiểu đồng nghĩa với vũ trụ. Để thấy rằng Phật không sáng tạo ra vũ trụ, không chế định ra luật nhân quả luân hồi, mà vũ trụ vốn thường hằng từ vô thỉ dù cho Phật có ra đời hay không.
buddhism_and_science_02Những khám phá vĩ đại của ngành khoa học vật lư lượng tử đem đối sánh với kinh điển nhà Phật đă phần nào hé lộ chân tướng vũ trụ trong con mắt và sự hiểu biết của loài người. Khám phá về đời sống thực vật, cũng vui ghét giận hờn trước thái độ đối xử của con người. Một kẻ cầm dao chặt cây, từ trường đo được méo xệch chứng tỏ cây đang run sợ. Cũng cầm dao song người ấy chỉ giả bộ, từ trường phẳng lặng cho thấy cây đi guốc trong bụng người. Rồi cùng thể “vô t́nh” với cây là nước; khoa học phát hiện nước có biểu cảm, có “kiến, văn, giác, tri”; nước hiểu sâu sắc ư nghĩ cũng như mọi ngôn ngữ trên hành tinh. Thậm chí cốc nước đặt ở Nhật, nếu một người ở Việt Nam quán tưởng yêu thương hay hờn giận một chiều, khi đem kết tinh, chụp lại sẽ cho ra h́nh ảnh đẹp như kim cương hay xấu như trái thối ứng với niệm của người đă quán đó; có nghĩa không gian bị xóa nḥa. Việc thu tần sóng giữa trời đất cũng phần nào biểu hiện không gian đă bị thu hẹp đến mức nào. Nếu thật có khoảng cách không gian, th́ trong một giây sao cách đại dương có thể bắt được sóng của nhau? Và nếu thời gian là thật tại sao những sự kiện xảy ra trong quá khứ, bằng phát minh khoa học thu được nó vẫn vẹn nguyên tồn lưu trong không gian mênh mông này.
Người ta từng tách mẹ con nhà hươu ra nhốt ở hai quốc gia xa lạ. Hễ mỗi lần đưa một hươu con ra bắn th́ từ trường của hươu mẹ (ở quốc gia khác) “rùng ḿnh”! Trong nhà Phật tuyệt đối không ủng hộ thí nghiệm trái đạo này, song qua đây cho thấy ư nghĩ/ư niệm của động vật nói chung đều trong một sát na trùm phủ khắp hành tinh. Chúng ta sẽ rơ hơn qua “câu chuyện” sau: Nước Mỹ từng có hai vệ tinh đặt ở bắc bán cầu và nam bán cầu để đo từ trường của trái đất. Một ngày tháng 9 năm 2001 bỗng từ trường của trái đất cong vênh. Những nhà khoa học trực tại đây chưa từng thấy hiện tượng đột biến này. Đến lúc những chiếc boeing đâm vào ṭa tháp đôi newyork gây ra đại họa thảm khốc, mới vỡ lẽ. Trong nhà Phật cũng có câu chuyện về một kẻ, do chuyên khởi niệm quái ác nên hễ đến trú ngụ nơi đâu th́ vùng ấy gặp thiên tai. Nay một nhóm người ít ỏi phát ư niệm cực xấu, nguy cơ làm hại nhiều người đă ảnh hưởng nghiêm trọng đến từ trường trái đất. Phật pháp từng nêu: sóng thần, động đất... cơ bản là do con người chiêu cảm nghiệp lực từ ḷng sân hận, đố kỵ, tham si, giết hại chúng sanh quá tàn ác, gây nên “băo từ”... Hiển nhiên, và hết sức khoa học, nhưng khoa học th́ vẫn chưa dễ tin sâu và chưa dễ lấy đó làm kim chỉ nam cho tương lai của quả địa cầu đang gồng ḿnh trụ thế.
Khi một cái ǵ đó quá cao, vượt ngoài sức tưởng tượng của con người th́ thường bị quy là mê tín... Khoa học không chứng minh được điều: kinh điển Phật giáo là "cổ tích"; mà sự thật đang tiến triển theo chiều ngược lại khiến kinh điển càng ngời sáng dẫu những câu chữ ấy được nói cách gần ba ngàn năm về trước. Cũng để thấy, tất thảy những ǵ Phật thuyết đều tơ hào không sai, và dĩ nhiên con người trong Tam giới sẽ có nguy cơ sa vào cảnh giới ác đạo một khi chấp chặt vào tri kiến thế gian.
Đạo Phật không hề có một chế định nào có tính ép buộc ai quy y, cũng không cản trở người quy y hoàn tục. Kinh điển là phác họa một cách chi tiết h́nh hài vũ trụ. “Tin th́ tin không tin th́ thôi” - đơn giản như một câu thơ vậy. Công việc không mệt mỏi của Bồ tát chúng là len lỏi vào các giai tầng xă hội thuyết giảng để làm hưng vượng giáo lư tối thượng, tiếp nối bổn hoài và huệ mạng của chư Phật. Nếu nhất nhất pháp chỉ có trong kinh điển là “bé cái nhầm”. Bồ tát cần thân ǵ để độ liền hóa hiện thân ấy. Một cao tăng từng ví, nếu Phật pháp là ngôi nhà ba tầng th́ tầng thứ nhất là Nho, tầng thứ hai là Đạo, tầng trên hết là Phật. Ai chưa vào được Phật giáo Đại thừa hăy học kỹ Nho, Đạo trước. Lăo Tử gần Phật nhất; Đạo ở mức thấp hơn nên dễ đứng vững trong kiến trúc thượng tầng xă hội. Cái "Không" (không là gọi cái bản thủy trời đất) trong Đạo Đức Kinh của Lăo Tử xem ra c̣n hạn chế so với Tánh Không hay “sắc tức thị không không tức thị sắc” trong Bát Nhă. Tuy xét đến cùng, Lăo Tử cũng là Bồ tát vô vi sanh tử rộng độ quần sanh. Một người tốt b́nh thường không chừng cũng là Phật “cải trang” trở lại nhân gian huống hồ đến bậc cao siêu như Lăo Tử. Nghe “lời than”: Ta có mối lo là có thân này, đủ biết ông này đang thay Phật biểu diễn. Thế mới thấm thía ư câu nói của một vị tổ sư trong Tịnh tông: Chỉ ta là phàm phu lè tè sát đất, cần bao dung khiêm ḥa đối đăi với tất cả vạn sự vạn vật th́ mới mong nhập vào ḍng thánh. Nếu ai đó nghĩ ta tốt th́ ta là người tốt, nếu nghĩ xấu th́ ngược lại... Trong mắt ta phải thật không có người xấu. Nếu A tàn nhẫn với B, th́ A mới là người đáng thương hơn, bởi A vô minh và nghiệp A nhận sẽ nặng bội phần. Hăy thương lấy A, phát ư niệm thanh tịnh về A; cho những ai tương đồng mê lầm sớm tiếp nhận Phật pháp nhiệm màu.
Dẫu rằng, điều nhiệm màu luôn khó tin. Ngay đến người học Phật cũng c̣n tồn nghi; nghi Phật giáo Đại thừa, nghi pháp môn Tịnh độ. Học Phật chưa thấm th́ mặt mũi như mèo sáng sớm. Thấm rồi lúc nào cũng vui. Buồn, người ta bảo học Phật khổ sở vậy theo làm ǵ (tội này ta phải gánh). Vui, mọi người nh́n vào sẽ bảo: ờ, học Phật quả lợi ích, nên theo… Mọi pháp Phật thuyết đều b́nh đẳng “vô hữu cao hạ”, tùy vào căn cơ từng người. Cùng bệnh cùng thuốc song không phải ai cũng lành là v́ vậy. Một trong những thông điệp căn cốt Phật đưa ra là: “Tất cả chúng sanh đều có đức tướng, trí huệ Như Lai, chỉ v́ vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc”. Hễ ai muốn thành Phật chỉ cần buông vọng tưởng và chấp trước, mà quan trọng nhất là vọng tưởng. Khoa học chứng minh, phần nhiều năng lượng con người tiêu hao bởi vọng tưởng. Một người nằm trên giường nghỉ ngơi mà đầu óc chồng chéo cuồng loạn với bao ư nghĩ (chưa cần nói đến ư nghĩ xấu) th́ năng lượng tiêu hao chẳng thua người bửa củi ngoài sân. Nhiều vọng tưởng cần phải ăn nhiều ăn bổ để bù lại sức, ít vọng tưởng th́ cơ thể cần chút cháo cũng khỏe mạnh minh mẫn; nhiều vị sư ăn ngày một muỗng cơm hay hạt mè chính là từ nguyên lư này. Vọng tưởng ít, điều dễ nhận thấy là đêm nằm vắng dần ác mộng, mơ mộng cái đẹp cũng thưa. Vọng tưởng có thể ví như bèo tấm trên mặt hồ (tâm). Bớt vọng tưởng, bèo (tạp niệm, giấc mộng) liền dăn ra tươi xanh, nước hồ nhờ vậy cũng bớt ô nhiễm.
Khoa học kiểm chứng vọng tưởng là kẻ thù tiêu hao năng lượng trong cơ thể người, lại không cách ǵ trừ diệt. Tịnh độ tông khuyên người niệm “A Di Đà Phật”. Bất kể lúc nào không vướng công việc buộc phải nghĩ suy, trong tâm đều vang lên câu hồng danh, một thời gian vọng tưởng tự khắc thưa bớt. Đây quả là điều kỳ diệu nhất trong những điều kỳ diệu. Tỉnh giác trong mọi lúc mọi nơi. Giả như Phật tử phải tham gia vào một cuộc vui. Giữa ồn ào náo nhiệt, Phật tử tùy duyên nâng ly “khai giới”, vẻ mặt cười nói ḥa đồng mà trong tâm th́ niệm “A Di Đà Phật” (niệm câu nào tai nghe rơ câu đó), vậy là thiền ngay trong cuộc thị phi nhơn ngă. Niệm Phật phải đến độ ví như nửa đêm tỉnh giấc, câu Phật hiệu tự nhiên vang lên; hoặc sáng ra choàng tỉnh tự hỏi: ủa, ai bật “máy niệm Phật” trong tâm ḿnh rồi nhỉ. Đó là biểu hiện người tu đă có công phu, toàn vọng đang dần quy chân, đạo lộ hướng về cơi màu nhiệm thật sự đă hé mở trong mê lộ của tâm.
*
Đạo Phật không phải triết học, càng không phải là một tôn giáo. Đạo Phật là tấm gương phản chiếu quy luật vận hành của vũ trụ nhân sinh vô cùng tận nên trong nó sẵn chứa điều huyền nhiệm và tầng triết học siêu việt. Nếu chẳng tính căn duyên những kiếp trước (như trường hợp người ngu dốt lại một ḷng theo Phật); nếu chỉ xét sở tri nhân thế, th́ đến như Albert Einstein với bộ óc thông tuệ tuyệt vời mới tin nổi lời Phật.
Nhiều bậc chân sư thời hiện đại đă rất bội phục việc khoa học phát hiện ra ư niệm tạo nên cảnh giới. Người nào ngày đêm với một ư nghĩ (ước muốn) thường trực, đến quay cuồng, quy luật hấp dẫn tự nhiên theo đó sẽ tạo nên những điều kiện phù hợp để người ấy nắm lấy mà kiến tạo tương lai. Dĩ nhiên điều này c̣n phụ thuộc vào phước đức, căn mạng từng người. Một nhà khoa học từng vẽ ngôi nhà mơ ước, rồi ông xếp nó vào hộp, thời gian cứ trôi và gia đ́nh ông chuyển đến nơi khác sinh sống. Một ngày sực nhớ bức vẽ, ông lấy ra xem bỗng giật ḿnh: ông đang sống trong ngôi nhà với h́nh dáng kể cả những sắp đặt nội thất giống y ngôi nhà mơ ước nhiều năm trước. Trong Phật pháp gọi là “duy tâm sở hiện”, hay “Phật do tâm sanh”. Càng đúng với ai đó trong cuộc sống luôn với ư nghĩ và hành động tham (nguy cơ tạo cho ḿnh cảnh giới ngạ quỷ ở kiếp sau), sân (nguy cơ tạo cảnh giới địa ngục), si (nguy cơ tạo cảnh giới súc sanh), v.v. Đáng lưu tâm: nguyên lư trên dễ đưa con người lệch đạo. Những mơ ước vật chất đa phần người đời mong đạt để phục vụ sự hưởng thụ, gần như là con đường ngắn nhất đưa đến khổ đau và cũng là con đường ngắn nhất đưa họ càng dấn thân càng lún sâu vào đất như ư một câu trong kinh Địa Tạng. Hôm nay nhà dột vách xiêu liền sốt sắng kiếm tiền sửa sang; hôm mai xe trục trặc liền nảy ư đổi cái mới, rồi tạm quên việc bố thí, tŕ giới... Những ước mong tầm thường nhiều khi vô t́nh khiến cho nguyện văng sanh lui xuống hàng thứ yếu mà người tu không hay. Vậy là “giấc mơ con” đè nát nguyện lực vĩ đại trong tầm tay. Người tu là người biết nương vào tự nhiên, hài ḥa cùng tự nhiên mà sống, không cầu ǵ ghê gớm ngoài nguyện chí thành văng sanh ngay đời này. Đó là chánh kiến. Mọi nguyện lực phải được gom/thay thế thành nguyện lực văng sanh. Như Ngài Ngẫu Ích Đại sư có dạy: “Được văng sanh hay không là do Tín - Nguyện, phẩm vị cao hay thấp là do công phu Tŕ Danh sâu hay cạn”. Ứớc muốn nào khiến nguyện văng sanh Tây phương Cực lạc thế giới phải xếp hàng đều là phá kiến, tàn hoại cái thân thể vô ngần quư giá chẳng dám mơ sẽ có lại ở kiếp sau.
Một ư niệm phát xuất liền bao trùm, châu biến tận hư không pháp giới. Một cá nhân với những ư niệm cực xấu hoặc cực tốt trong suốt cuộc đời đều có ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Mỗi cá thể không tách biệt mà có tác động nhất định đến “tính nết” của trái đất. Thế nên việc ta đóng cửa tha hồ làm việc xấu, tha hồ phát xuất ư nghĩ yêu ma quỷ quái, thật tai hại v́ nó tiếp thêm sức mạnh cho nghiệp chướng. Ngược lại, một người luôn với ư nghĩ thuần thiện, cao hơn là không cả nghĩ thiện nghĩ ác mà tâm ư chỉ một câu “A Di Đà Phật”, vậy đă góp công lớn cho sự an b́nh của trái đất; cá thể ấy dẫu quanh năm suốt tháng không giúp đỡ ai song đó là của quư/hiếm giữa trời đất rồi. Thói thường phân biệt người này tốt kẻ kia xấu, không hay nếu ta cứ nh́n sâu Phật tính trong mọi chúng sanh chẳng những họ mà chính ḿnh cũng mở lượng từ bi và ánh sáng tâm linh vi diệu rọi vào. Đây chính là điều khoa học cảm nhận được và khuyến cáo: Thay v́ chống chiến tranh hăy ủng hộ ḥa b́nh.
Trong các nghiệp, ư nghiệp nguy hiểm vô cùng. Ư nghĩ/ư niệm như những con mọt nghiền trong thớ gỗ; nh́n ngoài bóng bẩy trơn tru song khi phát hiện ra một chỗ hư, mới hay ḷng cột đă rỗng. Thân tâm ta cũng sẽ mục ruỗng bởi nghiệp ư. Tâm khởi những ư xấu là rơi vào trận đồ của ma. Giả như đến cả ư nghĩ thiện mà ta cứ "nhấm nháp" măi, thực ra đang bị nó xỏ mũi lôi vào mù mịt; ấy là bộ mặt của vọng tưởng; rồi đến phân biệt (ngon - dở, xấu - đẹp), chấp trước (nguy nhất là chấp ta (tâm) đồng nhất với thân). Pháp môn niệm Phật thù thắng ở cả phương diện đời thường đến giải thoát bởi, hễ nghiệp ư khởi lên th́ thay ngay vào từng chuỗi “A Di Đà Phật” sẽ là thần dược số một đặc trị phiền năo, tâm sẽ tự hướng đến những giá trị thanh cao thuần khiết.
Chuyên tâm niệm Phật, tâm sở thiện và bất thiện được quân b́nh, cao nữa th́ tâm sở bất thiện triệt diệt. Công phu vượt thắng, niệm thiện cũng vắng nốt; là thời điểm tâm bắt đầu trong lặng rồi phát huy công năng vi diệu. Tâm sáng thân sẽ ít bệnh, hoặc như gặp bệnh hiểm nghèo vẫn có thể tự chữa bằng sự việc “không biết” trong thân ḿnh có căn bệnh. Người niệm Phật chữa lành bệnh nan y kể không hết. Bác sĩ Ihaleakala Hewlen đă học được truyền thống tâm linh cổ xưa của thổ dân Hawaii chữa cho hầu hết người bệnh tâm thần bằng việc hướng vào nội tâm, đến nỗi bệnh viện nơi ông làm việc phải đóng cửa v́ không c̣n bệnh nhân. Nghĩa là bác sĩ không hề động chạm ǵ tới con bệnh mà chỉ quán thấy trong tâm, trong ư nghĩ của ḿnh người kia hoàn toàn không có bệnh... Theo lư Phật, bệnh ấy (hay tính xấu ác của đối tượng) chỉ là tập tánh huân tụ lâu dài chứ không phải bản tánh. “Tự tánh hằng thanh tịnh”. Chỉ cần trở lại “không” th́ dạng vọng tưởng kia biến mất. Bởi vậy một người có khối u, nếu lo lắng, tâm lư nặng nề khối u phát triển càng nhanh. Tập “quên” nó đi, sống v́ niềm vui của người khác, và tốt nhất là chuyên niệm Phật, khối u ít nhất không phát triển trong thời gian lâu hơn nhiều so với cách chữa trị theo Tây y lại tốn nhiều tiền bạc. Sở dĩ người ta quên hẳn căn bệnh bởi tâm họ pháp hỉ sung măn, vắng bặt vọng tưởng. Bệnh chỉ là sự ghé thăm của nghiệp thức, họ làm chủ được. Ḥa thượng Quảng Khâm về già có lần đau nặng. Ngài bảo thân này như ngôi nhà tranh đă ọp ẹp, muốn nhập Niết bàn rồi trở lại cơi nhân gian thay một cái nhà bê tông cốt thép chắc chắn hơn. Các đệ tử quây lại ngày đêm tha thiết “thỉnh Phật trụ thế”. Thương t́nh Ḥa thượng gật đầu, và thế là những ngày sau ngài khỏe khoắn như thường. Điều này chứng tỏ tâm tịnh sáng sẽ điều phục được thân. Chẳng những vậy tâm ấy c̣n điều khiển được cả tinh cầu... (Vấn đề này xin không đề cập thêm bởi dễ sa vào thần thông diệu dụng - điều thường khiến người tu có chút quả vị lạc trong ấm ma như Phật từng nhắc trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Cũng như một số nhà ngoại cảm nh́n thấu cảnh Thân trung ấm, bên cạnh cái tốt là để biết chết không phải hết, lại dễ khiến người đời hiểu sai lục đạo luân hồi khi thấy “họ” vẫn ở bên mồ chứ nào có đầu thai làm con ǵ. Thân trung ấm chỉ là một chút xíu trong vô biên cảnh giới Phật truyền giảng. Hiểu một nhầm thành “chư pháp thật tướng” th́ khác ǵ vống lên trăm ngh́n hỏi sao tam thế Phật không oan cho được!).
Những ǵ mà người trần mắt thịt như tôi tại thế gian chứng kiến là quá ư hạn hẹp; cho trên đầu ta không có ǵ lại càng thiển cận. Trong lúc nếu không tụt hậu về tri kiến, ta sẽ biết thế giới đă có nhiều công tŕnh khoa học nghiêm túc khẳng định thuyết luân hồi là đầy đủ căn cứ. Ngày xưa ai dám tin cả thư viện sách chứa gọn trong cái USB nhỏ hơn cả ngón tay. Vậy nên dè chừng lời trong kinh điển; đừng tưởng con người to lớn sẽ không thể chui vào thân kiến ở kiếp vị lai nếu lầm đường lạc lối. Và đừng tưởng con vi khuẩn nhỏ vậy, thể tánh của nó không chứa tam thiên đại thiên thế giới. Hăy xem khám phá khoa học sau: Tấm h́nh cắt đôi; đưa (một nửa) vào chiếc máy khoa học, vẫn thấy nguyên vẹn bức h́nh đó. Cắt tấm h́nh ra chục mảnh, lạ thay, mỗi mảnh như vậy vẫn đầy đủ h́nh tướng chụp ban đầu. Điều này làm sáng chói một câu trong kinh Hoa Nghiêm: "Nhất tức nhất thiết" (một là tất cả). Cá thể chúng sanh có Phật tính. Vậy cái toàn giác đă có trong mỗi phàm phu. Buông xuống vọng tưởng, “vọng tận hoàn nguyên”, phàm phu thành Phật. Như vậy phàm phu trong tâm ḿnh vốn dĩ là cả vũ trụ. Ấy chính là “tự tánh vốn trọn đủ” như Lục tổ Huệ Năng lúc chứng ngộ từng thốt lên.
Không học kinh điển nhà Phật nghiêm túc, nhất là không chọn lấy một Pháp môn mà rốt ráo thực hành đă khởi tâm bài bác ấy là vừa lội qua đầm lầy lại muốn ḍ ḷng đại dương.
Khi nhà thiên văn chụp được những thiên hà “h́nh xa luân”, “h́nh trụ”, “h́nh bầu dục”,… đúng như Phật tả về Hoa tạng thế giới th́ chính là kinh điển Phật giáo lấp lánh dưới ánh sáng khoa học. Khi những khám phá làm rúng động nhận thức của loài người đơn giản chỉ là vô t́nh minh tường một số lá cành trong rừng kinh điển vô giá, liệu có cần đặt ra vô vàn câu hỏi trước lúc ta tin lời Đức Phật.
N.N
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle