Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Một Quan Niệm Sai Lầm:
Chủ Nghĩa Xă Hội V́ Công Nhơn Lao Động
19/03/2016
Nguyễn Thị Cỏ May
Ngày nay, Pháp vẫn c̣n đảng cộng sản nhưng chỉ là cái xác ướp. Cái xác ướp đó, hôm 11 tháng 3 rồi, biết cử động, đưa Hội Gabriel Péri, một bộ phận ngoại vi của đảng cộng sản, đứng ra tổ chức hội thảo về một đề tài rất thời sự “Sau Đại hội đảng XII, gián đoạn hay tiếp tục?” nhằm yểm trợ đảng cộng sản Việt nam anh em ".
Hội thảo khá thành công v́ qui tụ được hơn trăm người tham dự gồm người Pháp tả phái, biết Việt nam v́ trên 60 tuổi, và ít học giả, kư giả về Việt nam và Á châu. Về phía người V́ệt nam, đều là Việt kiều yêu nước và sinh viên du học. Người Việt Quốc gia không tham gia có lẽ v́ tôn trọng qui ước bất thành văn “chổ nào có cộng sản, không có ta”?
Những người Việt nam có khả năng tham dự hội thảo một cách tích cực, như thảo luận, tŕnh bày quan điểm của ḿnh hay đem tới những thông tin thật về hiện t́nh xă hội chánh trị Việt nam bị chế độ bưng bít, dư luận pháp không biết, th́ lại có quan điểm khá bảo thủ “Nói chuyện với tụi nó chỉ vô ích thôi”.
Thế là cộng sản một ḿnh bao sân múa gậy vườn hoang! Người muốn tường thuật, cả với sự dè dặt tránh làm lợi cho cộng sản, cũng ngại v́ sợ không khéo bị chụp cho cái mủ thân cộng.
Thân phận đảng cộng sản pháp đă yên bề như vậy. Cùng cánh tả nhưng không cực tả, tức không phải cộng sản Đệ III Quốc tế, mà là Đảng Xă Hội Chủ nghĩa (Parti Socialiste), thuộc Đệ II Quốc tế, th́ nay cũng trên đà phá sản nhờ Ông Tổng thống “Binh thường” François Hollande cai trị cho tới nay c̣n giử được 17%, Thủ tướng Valls, 24% dân chúng tín nhiệm (OpinionWay thăm dó cho MetroNews và LCI, 13/3/216). Ông nhiều lần muốn cải tổ đường lối cai trị để cứu vảng nước Pháp thoát ra t́nh trạng khủng hoảng trầm trọng: công nợ quá sức chịu đựng, phát triển ở mức O, nạn thất nghiệp ngày càng cao, th́ bị đồng chí chống đối v́ thay đổi như vậy là hữu khuynh, là mất đường lối xă hội chủ nghĩa.
Không thể mất ư hê xă hội chủ nghĩa. Không thể mất đảng!
Tả cấp tiến, Tả hiện đại, là ta đây
Đây vẫn là điệp khúc quen thuộc của một số ít “đảng viên voi già” thỉnh thoảng cất tiếng hát để chống đối mọi khuynh hướng thay đổi để bảo vệ đảng, bảo vệ chủ nghĩa xă hội.
Hiện nay, những voi già lên tiếng, không phải chỉ để chống khuynh hướng “đổi mới” mà c̣n chuẩn bị dọn ḿnh làm ứng cử Tổng thống năm tới.
Chánh phủ Pháp đang đưa ra dự luật cải tổ luật Lao động là cơ hội cho những “đảng viên voi già” lên tiếng chống đối sự cải tổ. Theo họ phải trung thành với chủ nghĩa xă hội, tức bảo vệ người công nhơn lao động, bảo vệ chổ làm cho tới ngày hưu trí. Nhưng khi kêu gào chống đối sự cải tổ luật Lao động, họ lại không thấy chính họ trở thành kẻ thù của công nhơn lao động, chớ không phải là bạn của giới lao động.
Dự luật cải tổ nhằm cho phép xí ngh́ệp sự uyển chuyển thương lượng với nghiệp đoàn cùng tổ chức công v́ệc và cách thức làm việc có lợi cho cả hai bên. Dự luật đúng là một cuộc cách mạng xă hội thật sự hứa hẹn giải quyết nạn thất nghiệp trong những ngày tới.
Giử chặc chủ nghĩa xă hội, bảo vệ công nhơn việc làm bền vững, chống sa thải công nhơn khi xí ngh́ệp gặp khó khăn, thua lỗ, tưởng như vậy là người chí t́nh với công nhơn, chết sống với công nhơn. Họ không thấy đây là tư tưởng về kinh tế của thế kỷ đă qua, cái hiểu biết về thị trường lao động của trước thời toàn cầu hóa, hoàn toàn không hề biết thế giới đă thay đổi sâu xa. Và nhứt là nhiều nước đă thay đổi để giải quyết nạn thất nghiệp, đưa đất nước vào phát triển.
Họ cũng không thấy luật làm việc 35 giờ/tuần áp dụng ở Pháp từ năm 2000 đă triệt tiêu khả năng cạnh tranh của Pháp, cho tới nay vẫn c̣n làm cho nền kinh tế pháp chưa phục hồi được. Nhưng họ vẫn cho ḿnh mới là thứ xă hội chủ nghĩa thứ thiệt. Mới thật sự là bạn của những người lao động, những người cùng khổ.
Dự án cải tổ luật Lao động đang đưa ra thảo luận nhằm đưa thị trường lao động pháp hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay lại bị chống đối.
Hai nhà kinh tế học pháp, Pierre Cahuc và André Zylberberg, mô tả những cuộc thảo luận ở Pháp về giải quyết nạn thất ngh́ệp vẫn không tách rời quan ńệm sai lầm là chỉ nhằm bảo vệ v́ệc làm cho được vỉnh viển, mất một v́ệc làm dù trong trường hợp nào đi nữa cũng là một tai họa cực kỳ thảm hại, cần phải tránh cho bằng được, với bất kỳ giá nào. Nên luật lao động của Pháp hoàn toàn không nhằm bảo vệ công nhơn thất nghiệp.
Ở Pháp, chủ nhơn thôi vợ dễ hơn thôi công nhơn. Cũng do thành h́nh từ tư tưởng mác-xít, nghiệp đoàn ở Pháp, trong tranh đấu với chủ nhơn, lúc nào cũng thấy chủ nhơn là tư bản bốc lột mà công nhơn là nạn nhơn. Bảo vệ nạn nhơn th́ phải giết chủ nhơn.
Nghiệp đoàn và chánh trị cánh tả ở Pháp quên hẳn thực tế mới về một thị trường lao động không ngừng thay đổi. Mỗi ngày nếu có 10,000 việc làm mất th́ lập tức có 10,000 việc làm mới thay thế. V́ vậy, khi xí nghiệp đóng cửa hay sa thải công nhơn, con số thất nghiệp không phải thật sự nghiêm trọng. Chánh phủ thường không cần nắm rỏ vấn đề nên ban hành những chánh sách giải quyết nạn thất nghiệp sai lầm mang tính giai đọạn như tài trợ cho những hợp đồng lao động ngắn hạn, với mức lương tối thiểu hay chỉ 2/3 trên mức lương tối thiểu, rồi sau đó, lại quăng ra thị trường lao động thêm một số thanh niên thất nghiệp dài hạn. Đây mới chính là nguyên nhơn làm cho t́nh trạng thất nghiệp ở Pháp ngày càng gia tăng, đạt tỷ lệ cao nhứt Âu châu.
Dự luật mới đang thảo luận nhằm làm nhẹ luật lao động hiện hành. Bỡi sa thải công nhơn khó khăn và chi trả trợ cấp quá nặng th́ xí nghiệp không dám thay đổi và v́ vậy, cũng không tuyển thêm công nhơn khi cần trong giai đọan, mà đành giữ hoạt động ở chừng mực củ.
Vẫn giữ tư tưởng “tả là cấp tiến, là v́ công nhơn lao động”
Những nghiên cứu kinh tế hiện nay trên khắp thế giới đều dẫn tới củng kết luận về lao động và công nhơn giống nhau. Mọi chủ trương bảo vệ vững chắc việc làm đều dẫn tới ảnh hưởng hoàn toàn bất lợi cho chương tŕnh tạo công ăn việc làm. Trái lại, nó c̣n kéo dài t́nh trạng thất nghiệp của công nhơn v́ công nhơn không có được nhiều cơ hội t́m lại việc làm. Hậu quả tai hại là sản xuất suy kém, kinh tề quốc gia tê liệt. Phụ nữ và thanh niên lại càng khó t́m được việc làm hơn. Số thanh niên ở Pháp thất nghiệp cao hơn nhiều nước trong Liên Hiệp Âu châu (trên 15%).
Quan niệm bảo vệ công nhơn theo chủ nghĩa xă hội tạo ra ở Pháp một thị trường lao động phức tạp. Một bên, công nhơn có hợp đồng lao động vĩnh viễn, được nhiều thứ luật lao động bảo vệ chặc chẽ. Người công nhơn an tâm không sợ bị mất việc và cũng v́ vậy không bao giờ muốn thay đổi, cả khi có cơ hội tốt để thay đổi. Việc làm cố định, chổ ở cố định suốt đời. Bên cạnh đó, những công nhơn làm việc với hợp đồng có thời hạn, mức lương thường thấp v́ xí ngh́ệp muốn tránh hợp đồng vỉnh viễn. Số này ngày nay ở Pháp khá lớn, lên tới 85% nhơn công. Việc làm không an toàn, mức lương thấp, dẫn tới gia đ́nh và cả xă hội trong t́nh trạng bất ổn.
Những người cố bám chủ nghĩa xă hội nên không chịu nh́n thấy sự vận hành của thị trường lao động ngày nay đă thay đổi. Họ không thể hiểu qui luật kinh tế thị trường đang thực tế áp dụng ở khắp nơi trên thế giới. Chính nhờ tính linh động mà Huê kỳ đă sớm phục hồi kinh tế sau sự khủng hoảng vừa qua. Nhà kinh tế pháp được giải Nobel, ông Jean T́role, được cả thế giới hưởng ứng chủ thuyết phát triển của ông nhưng Chánh phủ Pháp hoàn toàn xa lạ với ông v́ ông không cùng phe xă hội chủ nghĩa, đă giải thích sự lợi hại của hợp đồng lao động vĩnh viễn “Xí nghiệp ngày nay không làm hợp đồng lao động vô thời hạn nữa v́ họ thấy khi công nhơn không c̣n khả năng sản xuất v́ không theo kịp đà tiến của kỹ thuật hoặc xí ngh́ệp mất khách hàng, họ không sa thải đươc v́ sự sa thải một công nhơn tốn kém quá lớn. Công nhơn pháp nên suy nghĩ về hậu quả xí ngh́ệp không tuyển người, nạn thất nghiệp chỉ có tăng chớ không giảm, suy nghĩ về chánh sách phát triển của Chánh phủ, về mô h́nh xă hội pháp, và suy nghĩ ngay cả về sự thiếu tự tin của đa số công nhơn với hợp đồng vỉnh viễn, không thể chủ động thay đổi xí nghiệp, và rất lo ngại cho tương lai của họ và của gia đ́nh”.
Bạn của công nhơn lao động?
Nghiệp đoàn công nhơn lao động tự cho ḿnh là bạn của công nhơn. Tranh đấu bảo vệ quyền lợi công nhơn. Dưới cái nh́n xă hội chủ nghĩa, có một trường hợp thất nghiệp là một sự hăm dọa cho người đang có việc làm. Nghiệp đoàn lo bảo vệ người đang làm việc thay v́ bảo vệ người thất nghiệp. Các chánh đảng, nhứt là cánh tả, hô hào bảo vệ quyền lợi công nhơn lao động mà phải là thành phần đang có việc làm v́ tính quan trọng của lá phiếu. Số công nhơn có việc làm đông hơn số thất nghiệp: họ gần 20 triệu trong lúc đó, số thất ngh́ệp chỉ có hơn 3, 5 triệu.
Nghiệp đoàn, chánh khách tả phái, tự cho ḿnh là bạn của công nhơn lao động, nhưng thật ra, họ hành động đúng là kẻ chống lại công nhơn lao động bởi chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi.
Tin mừng lớn!
Bà con đang thất nghiệp dài hạn ở nước phát triển như Pháp, Đức, Huê kỳ, muốn sớm có việc làm, nên qua Việt nam. Hiện là miền đất hứa. Thật vậy, thất ngh́ệp ở Việt nam có tỷ lệ thấp nhứt thế giời: 2, 31% ở năm rồi 2015 (theo VietStock)!
Và đảng cộng sản ở V́ệt nam, sau Đại hội XII, xác nhận kiên tŕ tiếp tục giữ con đường tiến lên chủ nghĩa xă hội. Để bảo vệ vững chắc công ăn việc làm cho nhân dân lao động.
Nguyễn Phú Trọng tiếp tục lănh đạo là sự chọn lựa sáng suốt đúng mặt để gởi vàng! Như vậy Trọng đâu có lú. Những kẻ chống Trọng trước đây hăy coi chừng Trọng sẽ ra tay xử lư đúng mức.
Nguyễn Thị Cỏ May
Khoảng Cách Giàu Nghèo Tại Mỹ
18/03/2016
Đoàn Hưng Quốc
Cứ mỗi dịp bầu cử th́ câu chuyện b́nh đẳng xă hội lại được mang ra làm đề tài tranh luận. Tuy nhiên đằng sau những lời tuyên bố hô hào của các ứng cử viên, có nhiều chỉ số cho thấy t́nh trạng chênh lệch giàu nghèo tại Mỹ hiện sâu sắc hơn bao giờ hết kể từ 100 năm nay theo biểu đồ h́nh chữ U: vào đầu thế kỷ 20 lợi tức của 1% người giàu nhất chiếm 18% sản lượng quốc gia, sau đó rơi xuống dưới 10%, nhưng đến đầu thế kỷ 21 tăng trở lại mức 24%. Tính đến năm 2011 th́ 1% các gia đ́nh kiểm soát 40% tài sản quốc gia.
Hiện tượng này trùng hợp với hai cuộc cách mạng kỹ thuật và mậu dịch ở đầu mỗi thế kỷ: các ngành đường sắt, luyện kim và ngân hàng tạo ra nhiều đại tài phiệt vào những năm 1900, cũng tựa như công nghệ điện toán và trào lưu toàn cầu hoá đang sinh ra những nhà tỷ phú giàu nhất thế giới hiện giờ.
Nói chung xă hội Hoa Kỳ rất ngưỡng mộ những nhân vật huyền thoại này v́ họ là các nhà tiên phong thể hiện tính sáng tạo của nước Mỹ: Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg… theo bước chân của Standford, Canergie… tài sản và sự nghiệp của họ do tài năng, trí tuệ và sự khôn ngoan trong thương trường mang lại.
Nhưng bên cạnh đó người Mỹ phẫn nộ v́ trong cuộc khủng hoảng 2008-09 dân chúng mất nhà mất việc th́ trắng tay; c̣n các vị chủ tịch ngân hàng, vốn trực tiếp chịu trách nhiệm do làm ăn cẩu thả hám lợi dẫn đến bong bóng địa ốc, nhưng đến khi bị đuổi th́ được lănh hàng chục triệu đô-la vốn được hợp đồng quy định. Việc nhà nước cứu vớt ngân hàng bằng các khoảng tiền thuế khổng lồ thu từ dân chúng tuy cần thiết để hệ thống tài chánh không bị sụp đổ, nhưng lại tạo ra h́nh ảnh rằng nền chính trị của Hoa Kỳ bị các tập đoàn tư bản khuynh đảo thay v́ bênh vực quyền lợi dân chúng.
Quả thật trong quốc gia nào cũng đều có t́nh trạng tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thế lực và đa số quần chúng. Nền dân chủ luôn cần sự tranh luận giữa các lập trường tả hữu, điển h́nh như hiện giờ khi ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân Chủ bà Hillary Clinton bị xem là quá thân cận với Wall Street nên bị đối thủ Bernie Sanders từ bên cánh dân chủ xă hội (social democrat) tấn công ráo riết.
Một hệ lụy khác của cuộc khủng hoảng 2008 khi Ngân hàng Trung ương in bạc bơm vào vực dậy nền kinh tế, số tiền này khiến giá địa ốc và chứng khoán tăng nhanh trong khi lương bổng không tăng. Kết quả là những ai đă có tài sản (nhà cửa và chứng khoán) tiếp tục giàu ra trong lúc lợi tức của dân đi làm ăn lương giậm chân tại chỗ trong suốt hơn 10 năm nay. Người Mỹ cho rằng lương không tăng v́ công ăn việc làm chạy ra ngoại quốc khi Trung Quốc và nhiều nước khác ép giá đồng bạc của họ để bán hàng sang Hoa Kỳ với giá rẻ. Nhưng v́ không thể bế quan tỏa cảng trong khung cảnh toàn cầu hoá nên dân Mỹ nay đ̣i hỏi có mậu dịch công bằng (fair trade) thay v́ mậu dịch tự do (free trade) nhằm ngăn chặn t́nh trạng chơi xấu, và dùng đây làm tiêu chuẩn hàng đầu cho Quốc Hội biểu quyết thông qua TPP hay không.
Khoảng cách giàu nghèo c̣n có thêm một nguyên nhân sâu xa khác tức là do t́nh trạng ít sinh sản ở các nước công nghiệp. Nói chung khi dân số giảm khiến năng suất lao động giảm, lương bổng không tăng; hậu quả là tài sản tích tụ ngày càng tăng trọng lượng khiến hố cách biệt giàu và nghèo ngày thêm sâu.
Thí dụ cho dễ hiểu: gia đ́nh A có 10 người con, mỗi người làm lương 10K, gia tài để lại căn nhà trị giá 100K nên khi chia ra th́ tài sản của mỗi người là 20K. Nhưng nếu gia đ́nh A chỉ có 2 người con th́ sau khi thừa kế tài sản của mỗi người là 60K. So với gia đ́nh B hàng xóm không để lại gia tài, dù con cái cũng làm lương 10K nhưng khoảng cách giàu nghèo giữa con cái của A và B chỉ là 2:1 trong trường hợp đầu, nhưng nhảy vọt lên 6:1 trong trường hợp thứ nh́.
Như vậy khi dân số giảm th́ tài năng và lương bổng không quan trọng bằng gốc gác gia đ́nh! Điều này trái với bản sắc của Hoa Kỳ vốn là nơi mà mọi người sinh ra đều có cơ hội ngang nhau. Người Mỹ không chống đối giàu nghèo, nhưng nếu chỉ có con cái nhà giàu đi học trường lớn, làm việc nắm các chức vụ quan trọng để rồi thế hệ kế tiếp lại giàu hơn nữa th́ Hoa Kỳ sẽ bị thiệt tḥi lớn do tài năng, sức sáng tạo và tính năng động của những tầng lớp c̣n lại không có cơ hội phát triển. Người Mỹ không thể chấp nhận t́nh trạng “Con vua th́ lại làm vua, con săi ở chùa lại quét lá đa”.
Cuối cùng, giai cấp trung lưu là nền tảng của dân chủ. Nếu xă hội không tạo ra cơ hội để giới trung lưu ngày càng đông, hay khi giới trung lưu cảm thấy bị bỏ rơi v́ mức sống không được cải tiến th́ bầu không khí chính trị dễ bị cực đoan hóa, mà tiêu biểu là kết quả các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Ḥa trong năm 2016.
Những bài toán kinh tế-chính trị-xă hội vô cùng phức tạp và khó giải quyết, nhưng tự việc nêu lên các vấn nạn để sau đó người dân dùng lá phiếu áp lực giới cầm quyền chính là thể hiện của sức sinh động và cuộc cách mạng trường kỳ trong nước Mỹ.
Chúng ta chưa chuẩn bị đi vào nền văn minh mới
Nguyễn Quang
Trước khi vấn đề nhân bản vô tính trở nên phổ biến trên b́nh diện sinh tồn của nhân loại cũng như ngược lại. Hiện nay vấn đề thụ tinh trong ống nghiệm như liệu pháp b́nh thường của những cặp vợ chồng vô sinh, nhưng nó không dừng ở đó, khi những người không thích lập gia đ́nh nhưng muốn có con, hay với nhiều lư do khác nhau… họ có mẫu số chung, cùng nhau vào ngân hàng tinh trùng. Trên nền tảng khoa học, từ những định đề thuần túy lư trí, thế giới này đều có thể xảy ra với những ǵ hữu thể suy tưởng và khả dĩ hành động trong phạm vi con người trên b́nh diện nhân loại học.
Nhà văn, nhà xă hội học… như trụ cột chống đỡ của xă hội, tiếng nói mở đường để con người cùng đi đường, chúng ta đă chắc điều này: những người cùng ḍng máu kết hôn với nhau và hệ lụy của di truyền bẩm sinh, những phát sinh của những chứng bệnh do cùng máu huyết cả về yếu tố tích cực cũng như bi quan. Bây giờ đă đến lúc không c̣n phải xem lại luật lệ về thụ tinh nhân tạo hay không khi mà có trường hợp tinh trùng của một người đă giúp sinh ra cả trăm đứa trẻ? Nếu lớn lên mà không biết th́ làm sao loại trừ khả năng chúng lập gia đ́nh với nhau? Nếu có cùng huyết thống mà lấy nhau và sinh con th́ tiềm năng có vấn đề về di truyền cao thấp ra sao? Những vấn đề đạo đức bắt đầu từ đây và hiện các Giáo hội chưa có luật cấm các Tu sĩ cho tinh trùng và nếu như có một Linh mục nào đó đă hiến tinh trùng th́ vấn đề con cái từ ống nghiệm của họ? Nhất là có nhiều Tu sĩ đẹp lăo, phúc hậu và có sự khả tín hơn về chất lượng của tinh trùng trong sự cảm nghiệm thuần túy thường nghiệm.
Ngay cả cái sướng, sự khoái lạc và đau khổ trên b́nh diện cá nhân cũng đặt lại, tôi có trách nhiệm với những dục vọng khả giác của tôi, hay đó chỉ c̣n là một vấn đề thuần túy thuộc nhu cầu sinh lư cá nhân như mọi sự bài tiết khác mà quan niệm Á Đông gọi tóm thâu trong cái tứ khoái.
Tất cả không c̣n vấn đề tại sao và sẽ về đâu nhưng là vấn đề trách nhiệm của toàn nhân loại, h́nh ảnh gia đ́nh chỉ c̣n là một chiều kích và cộng đồng xă hội nay xây dựng trên nền tảng các tế bào xă hội chỉ có người bố, thường là người mẹ. Khi gia đ́nh không c̣n được định nghĩa gồm cha mẹ, ông bà. Cái tế bào gia đ́nh đó đă đơn tính theo sự sinh sản vô tính. Nghĩa là gia đ́nh được định nghĩa lại không có người cha hay người mẹ.
Sự ra đời bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không c̣n là chuyện hiếm hoi - rơ ràng cần có trả lời cho những câu hỏi trên.
Do nhu cầu và quyền được biết của con cái nên đă t́m cách giải thích về nguồn gốc của ḿnh, nhiều người đă sinh ra từ ống nghiệm, nay họ cùng lập ra nhiều trang web, trong đó có trang web gọi là Donor Sibling Registry.
Ai muốn biết về cha sinh học hoặc ḿnh có anh chị em cùng cha khác mẹ hay không, có thể tham gia vào trang web. Kể từ khi mở trang web này, bà Wendy và Ryan đă giúp cho hàng ngàn người sinh ra từ cùng một người cha sinh học t́m đến với nhau, và trong một số trường hợp họ gặp được cả người cha đó nữa.
Một trong những người t́m được em cùng cha sinh học của ḿnh chính là Ryan, bà Wendy kể trong một tiểu luận trên mạng: Không có bút mực nào tả xiết cảm xúc của mọi người. Bà Wendy kể tiếp:.
Chưa đến điểm hẹn trong Central Park th́ chúng tôi đă nhận ra nhau rồi. Cứ như là đă biết nhau từ lâu.
Tôi bật khóc khi nh́n thấy nét mặt rạng rỡ của Ryan và Anna. Chúng là anh em không thể chối căi. Chúng có nhiều nét giống nhau lắm. Chúng tôi vô cùng biết ơn cha mẹ của Anna v́ đă không giấu con và giúp nó t́m ra Ryan. Hai gia đ́nh hàn huyên không rời nhau suốt hai ngày. Chưa gặp nhau bao giờ nhưng đă cảm thấy là trong gia đ́nh. Cái cảm giác t́m hiểu về gia đ́nh của ḿnh mới lạ làm sao.
Riêng tại Hoa Kỳ, hàng năm có hơn 30.000 trẻ ra đời bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Website của bà Wendy và Ryan nay có trên 21.000 người đăng kư, cha mẹ, bọn trẻ, và cả những người đă hiến tặng tinh trùng.Họ sống mọi nơi trên thế giới và có chừng 5.500 người t́m được những liên hệ máu mủ của ḿnh.
Về khía cạnh xă hội học, có hai trường phái ở đây khi nói về nhu cầu, hoặc quyền t́m biết nguồn gốc di truyền. Có cha mẹ không hề cho con cái biết nhưng càng ngày càng có nhiều người hành xử như mẹ của Ryan và mẹ của Anna – họ đi t́m nguồn gốc và nói cho chúng biết sự thật.
Vấn đề không c̣n là tiếng báo động tại các cuộc điều trần, đó là chúng ta không biết nhiều về những nguy cơ của việc hiến trứng, hiến tinh trùng, và thúc giục nhà chức trách cần phải can thiệp trong sự thoái thác trách nhiệm khi chưa t́m lối ra trên nền tảng của các cấu trúc cho loại xă hội mới này.
Hiện nay đa phần tại các nước không có luật lệ ǵ rơ ràng trong việc hiến tặng tinh trùng nên các ngân hàng tinh trùng có thể bán tinh trùng của một người cho nhiều phụ nữ.
Điều đó có nghĩa có những người đàn ông đă giúp thụ thai hàng chục, hàng trăm, hằng hà sa số các đứa trẻ mà không biết.
Thống kê của website Donor Sibling Registry cho thấy có 46 đứa trẻ có cùng một cha sinh học và đó chỉ mới là những đứa trẻ có đăng kư mà thôi.
Thường th́ người hiến tặng tinh trùng không muốn tiết lộ danh tính. Cha của những đứa bé ra đời bằng tinh trùng của họ chỉ mang một bí số.
Vấn đề cũng thật vô nghĩa khi những người lập luận cho dù người hiến tặng có muốn để lại danh tính và sẵn sàng gặp những đứa con chưa từng biết này th́ cũng khó mà có được quan hệ có ư nghĩa giữa hai bên.
Tại một số nước, như ở Anh, nay luật buộc người hiến tặng tinh trùng phải tiết lộ danh tính.
Vấn đề cũng không phải là sự lựa chọn của mỗi người để có t́m gặp cha, mẹ hoặc anh chị em sinh học của ḿnh hay không, nhưng sự việc là thiết lập mối quan hệ mới trong cộng đồng nhân loại khi mọi định nghĩa về gia đ́nh, quan hệ thân tộc đều phải thay đổi trong thời đại: công nghệ phục vụ con người, và ngược lại, con người bị tác động trở lại một cách mạnh mẽ có thể đưa đến sự biến đổi hẳn về chất để đi đến một nền văn minh dựa trên một nền tảng cùng đạo đức phù hợp với tinh thần nhân bản hoàn toàn khác trước nay.
Thật vậy, chúng ta đang ở trên nền tảng của một nền văn minh mới, thế nhưng mọi hành xử trong cách thế giải quyết của con người đều trên nền tảng của cái cũ, đó chính là lư do mới sinh ra mọi sự rối tung lên trong sự chuyển tiếp qua một nền văn minh khác. Một thực tế nhà không cần phải có trụ cột, một nền nông nghiệp không cần đất đai, con không cần phải cái, danh từ cha, mẹ, con cháu, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại… sẽ dần biến mất. Nhưng sẽ vẫn măi c̣n đó con người – một hữu thể trong tương quan với và mọi quan hệ được xác định lại trong một trật tự mới.
Nguyễn Quang
4 Tác Giả Viết Bài Khoa Học Nhắc “Đấng Sáng Tạo” Bị Gỡ
13/03/201600:00:00(Xem: 1277)
WASHINGTON – Có phải các nhà khoa học thế kỷ 16, 17 mới nói tới chuyện niềm tin vào Thượng Đế, nhưng bây giờ là xưa rồi: Các nhà khoa học của thế kỷ 21 không công nhận rằng có Thượng Đế, và do vậy một bài viết của 4 khoa học gia Trung Hoa đă bị một tạp chí khoa học gỡ bỏ, kèm với lời xin lỗi cộng đồng các nhà khoa học và độc giả.Báo Guardian tường tŕnh rằng bài viết đó thuộc dạng được duyệt xét bởi các nhà khoa học khác, nội dung viết về cấu trúc và kỹ năng của bàn tay con người, hơn một lần trong bài viết nhắc tới Creator (Đấng Sáng Tạo).
Đồng tác giả là Ming-Jin Liu, Cai-Hua Xiong, Le Xiong, và Xiao-Lin Huang có chỗ viết:
“Sự điều hợp bàn tay cho thấy sự huyền bí của phát minh của Đấng Sáng Tạo.”
Họ cũng viết rằng khả năng nắm giữ của bàn tay là “thiết kế thích hợp của Đấng Sáng Tạo để thực hiện nhiều việc hàng ngày trong một cách thỏai mái.”
Ngôn ngữ trong 2 câu vừa dẫn là ảnh hưởng từ những người mộ đạo tin có Thượng Đế, sau khi t́m lư luận đă chọn nhóm chữ “thiết kế thông minh” (intelligent design) để thay cho chữ Thượng Đế.
Khi ấn hành trong tạp chí PLoS ONE, bài viết của 4 tác giả trên bị chỉ trích v́ lấy khái niệm Đấng Sáng Tạo để giải thích. Nhiều nhà khoa học nêu thắc mắc về khả năng duyệt xét của ban chọn bài viết, và cho rằng bài viết dẫn ra Đấng Sáng Tạo như thế chỉ là một tṛ đùa.
Tap chí Nature nói rằng tạp chí PlosOne không phải là báo khoa học đầu tiên in một bài thiếu khoa học như thế.
Một tác giả trong nhóm trả lời rằng họ kém Anh văn, nên dùng nhầm chữ “Đấng Sáng Tạo,” trong khi lẽ ra nên dùng chữ “tự nhiên” (nature).
Một lời b́nh khác cho biết, nếu dùng chữ “tiến hóa” hẳn là thích hợp với giới khoa học hơn.
Cuối cùng, tạp chí Plos ONE hôm 3-3-2016 rút bài viết xuống, và đưa ra lời xin lỗi, bày tỏ quan ngại sâu sắc “về ngôn ngữ, cách tŕnh bày và lư luận khoa học” của bài viết.
Một số chuyên gia ngôn ngữ Trung Hoa đưa ra giải thích trên tạp chí The Chronicle of Higher Education rằng một chủ biên PlosONE là Renzhi Han, trước đó từng làm việc trong Hội Thánh Truyền Bá Phúc Âm Trung Hoa ở thành phố Iowa City.
Đức Phật Thích Ca đă không xác nhận 1 Thượng Đế ṭan năng hơn 2500 trước đây. Ngày nay các khoa học gia với đủ mọi phương pháp, dụng cụ tối tân (có thể đưa nhân loại lên Hỏa Tinh) cũng tin vào điều này. Hoan hô các khoa học gia thế kỷ 21 dùng lư trí chính xác thay v́ niềm tin hảo huyền
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
The Beatles. French Music . Nhạc Pháp . Dalida . Jaune. Ngọc Lan. Thanh Lan. Elvis Phương. Best English1
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures. Dancing Music. 2015
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Federation of Anerican Scientist
Người Việt Seatle