Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB Radio

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHÔNG LÀM CÁC ĐIỀU ÁC,

 

LÀM CÁC VIỆC LÀNH

 

 

 

 

 

 

 

Một giai thoại Thiền có liên quan đến thi hào Bạch Cư Dị, một nhà thơ danh tiếng và một vị sư Phật giáo có biệt danh là Ô Sào về một bài kệ tiêu biểu, nói lên những điều cốt tủy của nhà Phật. Thời nhà Đường bên Trung Quốc là một thời đại cực thịnh về văn chương thơ phú. Trong số tác giả có những đại thi hào mà quư vị có lẽ cũng đă thưởng thức các tác phẩm của họ như Lư Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, vân vân.  Bạch Cư Dị, tự là Lạc Thiên, đậu tiến sĩ năm mới 27 tuổi, tính t́nh phóng khoáng, cương trực, nên những khi bàn bạc việc nước trong triều, ông thường làm phật ḷng vua và các quan, đă thế, mỗi khi thấy có việc oan khuất là xen vào giúp đỡ, đem ḷng ngay thẳng để can gián vua mỗi khi thấy vua sai lầm. Ông thường nói thẳng những điều ông thấy cần phải nói, cho nên v́ thế mà có nhiều kẻ thù hăm hại, xàm tấu, khiến cho đường công danh cứ bị thăng trầm, có lần bị đầy ra tận Giang Châu làm chức quan tư mă.

Thời gian này đă khiến ông tức cảnh sinh thơ.

 

Trong một đêm trăng nằm trên thuyền nơi bến Tầm Dương, vẳng nghe tiếng đàn tỳ bà vọng lại, hỏi ra mới biết khúc đàn buồn mênh mông vọng ra từ chiếc thuyền đậu gần bên, được gẩy lên từ ngón tay điêu luyện của một kỹ nữ nổi danh xuân sắc một thời, nay về già đành trôi qua ngày tháng bên người chồng lái buôn ham tiền bạc hơn nghệ thuật, quanh năm bôn ba xa xôi, để nàng buồn bă nơi bến sông nhớ về quá khứ. Nhà thơ chạnh nghĩ tới hoàn cảnh ḿnh bị giáng chức đầy ra nơi quê mùa hẻo lánh, tối ngày chỉ nghe tiếng chim kêu vượn hú, c̣n đâu những cảnh "khi xem hoa nở khi chờ trăng lên" khi xưa, cùng bằng hữu đàn ca thơ phú nơi Đế kinh ngày nào! Chạnh nghĩ tới nỗi niềm hiu quạnh nơi người, nơi ḿnh, nhà thơ cảm tác bài Tỳ Bà Hành mà mỗi ḍng, mỗi câu đều gợi lên nỗi buồn mang mang day dứt, len lén đi sâu vào ḷng người, rất được giới văn nghệ Việt Nam thưởng thức. Trong một buổi dạo chơi, Bạch Cư Dị, lúc đó đang làm chức quan Thứ Sử, đi ngang qua một cây đại thụ, thấy vắt vẻo trên cành cao là một vị tăng ngồi trong cái ṿm giống như cái tổ chim. Vị tăng này có biệt danh là Ô Sào thiền sư , ô sào nghĩa là cái tổ quạ. Thấy lạ, Bạch Cư Dị ngẩng lên hỏi: - Sao Sư ngồi chỗ chênh vênh nguy hiểm thế? Ô Sào thiền sư nói vọng xuống: - Chỗ đại quan ngồi c̣n nguy hiểm hơn. Quan Thứ Sử nh́n lại chiếc kiệu của ḿnh đang ngồi, ngạc nhiên:  -  Chỗ tôi đang ngồi có ǵ đáng ngại đâu? -  Thưa, chỗ của đại quan là ở dưới vua mà trên các quan và trăm họ, vua thương th́ quần thần ghét, được ḷng dân th́ mất ḷng vua. Tính mạng của đại quan cùng thân quyến đều lệ thuộc vào ḷng yêu ghét của vua, sự tật đố tỵ hiềm của bạn bè.  Một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi của thiên hạ th́ làm sao b́ được với sự cứng chắc của cội cây này,  phải không ạ?  Nhà thơ nghe vị thiền sư nói th́ lẩm nhẩm gật đầu rồi lại cất tiếng hỏi: - Sư nói cũng có lư, vậy Sư có thể dùng một câu ngắn gọn mà tóm tắt được tinh hoa của Phật pháp chăng?  Thiền sư Ô Sào thủng thẳng:

 

Không làm các điều ác

Vâng làm các việc lành

Thanh tịnh hoá tâm ư

 Đó là lời Phật dạy.  

 

 

Bạch Cư Dị trả lời:-  Những lời ấy th́ đứa con nít lên ba cũng nói được. Thiền sư mỉm cười: - Tuy con nít lên ba nói được nhưng ông lăo tám mươi chưa chắc làm được đâu ạ.

 

Sau này Bạch Cư Dị thường tới lui đàm đạo với các tu sĩ Phật giáo, tự xưng là Hương Sơn cư sĩ, từng thổ lộ tâm sự với bằng hữu là :"Tâm tôi nhàn nhă nơi nhà Phật, chân tôi ngao du chốn Lăo Trang".  Như thế, giáo lư của nhà Phật có thể tóm gọn trong ba mục tiêu tu hành như sau:

 

Thứ nhất là chấm dứt tạo tác các việc xấu ác.

 

Thứ hai là siêng năng tận tụy làm các việc lành thiện .

 

Thứ ba là hành tŕ các pháp môn tu để cho tâm thức được đạt tới cảnh giới thanh tịnh tịch tĩnh.

 

  

Chấm dứt làm các việc xấu ác và siêng làm các việc tốt lành là mục tiêu của hầu hết các tôn giáo và luôn cả các nền giáo dục, các chính phủ của các quốc gia trên trên giới, chuyện đó th́ ai cũng đồng ư rồi. Duy có sự phân biệt thế nào là xấu ác và thế nào là tốt lành th́ các tôn giáo và các quốc gia trên thế giới lại có một số ư kiến khác nhau, tùy theo các nền văn hóa khác nhau, có những điều mà ở thời buổi này, tôn giáo này, xă hội này cho là điều lành th́ ở thời buổi khác, tôn giáo khác và xă hội khác lại cho là điều xấu ác.  Thí dụ một phụ nữ sống tại một quốc gia nào đó bên Trung Đông chẳng may bị cưỡng hiếp, đối với các nước Tây Phương, người đàn ông gây nên thảm kịch sẽ bị kết án nặng nề. Nhưng theo quan điểm của người dân tại nước Trung Đông này th́ nạn nhân lại có thể bị buộc tội là v́ đă "không giữ ǵn cẩn thận bản thân để đến nỗi chuyện xấu xảy ra"! Hoặc ở một số quốc gia Tây Phương th́ dù người đàn bà ngoại t́nh đang bị đưa ra toà xin án lệnh ly dị vẫn không bị buộc tội, trái lại, ở xứ một số quốc gia Trung Đông th́ người đàn bà ngoại t́nh sẽ bị tội tử h́nh. Trong khi đó th́ về vấn đề đa thê, hiện nay trên thế giới vẫn c̣n một số quốc gia cho là hợp lư, th́ trong khi đó tại một số quốc gia Tây Phương th́ đa thê lại là hành vi phạm pháp. Cho nên định nghĩa tốt xấu trong thế gian cũng chỉ tương đối mà thôi. 

 

Theo quan điểm của nhà Phật th́ nội dung của Năm Giới cấm đă phân biệt rơ ràng ra thế nào là tốt lành và xấu ác. Giữ ǵn không vi phạm, sống một cuộc đời chân thật, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không bị mê muội v́ các chất men say và cần sa, ma túy, không điêu ngoa dối trá, nói lời thêu dệt, nói lời thô tục, chửi mắng người khác, v.v… là đă tránh được vấn đề làm điều xấu ác. Trong bản kinh ngắn khi đức Phật dạy các hoàng tử Kalama, Ngài đă định nghĩa rơ ràng về những điều ǵ là điều lành (thiện) và những điều ǵ là điều không lành (bất thiện), như sau: "Hành động ǵ có hại cho ḿnh, có hại cho người, có hại cho cả hai, bị người trí chỉ trích, nếu chấp nhận và thực hiện sẽ đem lại tâm khổ sở, tâm ưu phiền, hành động như vậy là hành động bất thiện, và chúng ta phải loại bỏ hành động ấy. Hành động ǵ không có hại cho ḿnh, không có hại cho người, không có hại cho cả hai, được người trí tán thán, nếu chấp nhận và thực hiện sẽ đem lại tâm an lạc, tâm hoan hỷ.  Hành động như vậy là hành động thiện và chúng ta phải thực hành". 

 

Như thế, đối với đạo Phật, có thể nói, tiêu chuẩn để xác định lành thiện hay xấu ác căn cứ vào hai yếu tố là hạnh phúc và khổ đau.  Hành động đem lại hạnh phúc cho chúng sinh là lành thiện và hành động gây khổ đau cho chúng sinh là xấu ác. Việc làm nào có lợi ích cho ḿnh và cho người là lành thiện.  Trái lại, nếu chỉ đem lại hạnh phúc cho cá nhân ḿnh mà gây khổ đau cho chúng sinh khác là xấu ác. Là Phật tử, đi theo ngọn đuốc soi đường của đức Phật th́ chúng ta phải triệt để thực hành lời dạy của Ngài, phải tránh gây khổ đau cho chúng sinh.  Tôn trọng và bảo vệ sự sống của mọi loài hữu t́nh chúng sinh là việc lành thiện. Ngược lại, không tôn trọng và không bảo vệ sự sống của các loài hữu t́nh chúng sinh là việc xấu ác. Chúng ta đă bàn về phần "tu là chuyển nghiệp", chuyển từ những hành động xấu ác tạo ra nghiệp xấu sang qua hành động lành thiện tạo ra nghiệp lành. Giai đoạn tu hành này có mục tiêu đào tạo nên những con người tốt lành để cùng sống chung với mọi người trong gia đ́nh, xă hội, ngơ hầu cùng nhau xây dựng nếp sống lành mạnh trong một thế giới an vui, ḥa b́nh, ổn định của đời sống tương đối tại thế gian.  

 

Đạo Phật không ngưng lại ở đây. Điều cốt tủy mà đức Phật muốn trao truyền lại cho chúng ta nằm ở giai đoạn thứ ba, giai đoạn "Tự tịnh kỳ ư ", tự ḿnh thanh lọc tâm ư cho nó hoàn toàn tịch tịnh, trong sáng, vượt lên trên cả Thiện và Ác, vượt ra khỏi ṿng luân hồi quanh co trong sáu nẻo nơi tam giới. Trong kinh Pháp Cú, đức Phật dạy chúng ta phải vượt lên phạm trù đối đăi thiện ác như:

 

"Người sống ở đời này

Không nhiễm cả thiện ác

 Không sầu, sạch không bụi

 Ta gọi [là] Bà La Môn." 

 Ai vượt qua thiện ác

 Chuyên sống đời Phạm Hạnh

 Sống thẩm sát ở đời

 Mới xứng danh Tỳ Kheo" . 

 

Tại sao phải vượt lên trên cả Thiện và Ác?

 

Tại v́ hành động thiện tạo ra thiện nghiệp, hành động ác tạo ra ác nghiệp, cả hai đều gây nhân tái sinh để hưởng phước báo tốt hoặc chịu quả báo xấu, cũng như sợi dây xích dù có bằng vàng th́ cũng trói buộc chúng ta mà thôi. C̣n có hành động là vọng tâm c̣n bay nhẩy, ḍng suy nghĩ c̣n miên man không dừng, ṿng luân hồi c̣n tùy theo nghiệp thiện ác mà trôi lăn miên viễn. Chúng ta đă trôi lăn như thế từ vô lượng kiếp, chưa bao giờ có ai đánh thức, bảo cho biết là chúng ta có thể tỉnh lại. Nhưng từ sự Giác Ngộ của đức Phật, Ngài đă cho chúng ta biết rằng chúng ta không phải chỉ là những con người nhỏ bé với cả một cuộc đời bươi chải buồn nhiều hơn vui này mà chúng ta có thể trở lại được Tự Tánh của ta, hiển lộ được Trí Tuệ Bát Nhă, đạt được cảnh giới an lạc thanh tịnh miên viễn, chấm dứt mọi khổ năo, giác ngộ như Phật.

 

Lịch sử của đạo Phật đă nêu lên rằng có rất nhiều các vị tu chứng, bừng tỉnh như đức Phật, hóa giải được cái vọng tâm suy nghĩ liên miên bất tận như vượn như ngựa, hoát nhiên hiển lộ được Tự Tánh, bản tâm chân thật, chấm dứt mọi khổ năo. Trong cuốn Tạng Thư Sống Chết, thiền sư Sogyal Rinpoche viết về điều này như sau: "Khi ta nói Phật, ta tự nhiên nghĩ đến thái tử xứ Ấn Gotama Siddhartha đạt giác ngộ vào thế kỷ thứ sáu trước tây lịch, người đă giảng dạy con đường tâm linh mà hàng triệu người khắp Á châu noi theo, ngày nay gọi là Phật giáo. Tuy nhiên danh từ Buddha có một ư nghĩa sâu xa hơn nhiều. Nó có nghĩa là một con người, bất cứ người nào, đă hoàn toàn thức dậy từ giấc ngủ vô minh và mở mang tiềm năng trí tuệ bao la của ḿnh. Một đức Phật là một người đă chấm dứt đau khổ và bất măn, đă t́m ra một niềm b́nh an, hạnh phúc dài lâu bất tận.

 

Nhưng đối với nhiều người trong thời đại hoài nghi này, th́ trạng thái ấy có vẻ như một điều huyễn hoặc, mộng mị, hay một sự thành tựu hoàn toàn vượt ngoài tầm chúng ta. Điều quan trọng nên nhớ là, đức Phật đă từng là một con người như bạn và tôi. Ngài chưa từng tuyên bố là thần thánh ǵ cả, ngài chỉ biết ngài có Phật tánh, hạt giống của giác ngộ, và mọi người cũng đều có. Phật tánh là quyền sống của mọi chúng sinh, và tôi thường nói rằng Phật tánh nơi chúng ta cũng tốt như Phật tánh nơi bất cứ đức Phật nào. Đấy là tin lành mà đức Phật mang lại cho chúng ta từ khi ngài giác ngộ tại Bồ Đề tràng, nơi mà nhiều người sau đă t́m thấy nguồn cảm hứng thiêng liêng. Thông điệp của ngài đem lại cho ta một hy vọng tràn trề. Nhờ luyện tập, chúng ta cũng có thể đạt đến sự tỉnh thức. Nếu điều này không đúng, th́ vô số người từ xưa cho đến ngày nay đă không giác ngộ. Tương truyền khi Phật mới đạt giác ngộ, điều duy nhất ngài muốn làm là chỉ cho tất cả chúng ta Tự Tánh của tâm, san sẻ cho ta những ǵ ngài đă trực ngộ. Nhưng ngài cũng thấy, -- với nỗi đau buồn và ḷng bi mẫn bao la-- rằng thật khó mà làm cho chúng ta hiểu được. V́ mặc dù ta cũng có Tự Tánh của tâm như Phật, chúng ta không nhận ra nó được v́ nó bị gói kín, bao trùm trong những cái tâm thông thường phàm tục của ta. Hăy tưởng tượng một cái b́nh trống. Khoảng không trong b́nh cũng giống hệt như khoảng không bên ngoài. Chỉ có những bức thành mong manh của cái b́nh đă ngăn cách không gian bên trong với bên ngoài. Tâm Phật trong ta bị vây kín trong những bức thành của tâm thông tục. Nhưng khi ta giác ngộ, th́ cũng giống như cái b́nh vỡ tan thành mảnh vụn. Khoảng không gian "bên trong" liền tan ḥa ngay vào không gian "bên ngoài" . Cả hai trở thành một: Ngay lúc đó và tại chỗ đó, ta trực nhận được rằng chúng chưa từng bao giờ có sự ngăn cách hay sai khác; chúng vẫn luôn luôn là một."

 

GIỚI KHÔNG SÁT SINH

 

Trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp, Đức Phật đă để lại rất nhiều kinh điển, nhưng nội dung tất cả đều không ngoài ba điều:

 

- một là không làm các điều ác, 

 - hai là siêng làm các việc lành 

 - ba là tự ngưng dứt ḍng vọng tưởng liên tục của ư thức.

 

(chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ư), trong đó về hai điều đầu tiên -- không làm các điều ác và siêng làm các việc lành --, hai điều này thâu gồm hầu hết giới luật của nhà Phật. Trên ư nghĩa cơ bản, giới được đặt trên nền tảng từ bi thương xót đến tất cả muôn loài chúng sinh, không làm những ǵ có hại cho ḿnh, cho chúng sinh, hoặc hại cả hai, và về ba phương diện thân, khẩu, ư th́ phải tích cực làm mọi việc để đem lại hạnh phúc, an lạc cho ḿnh và cho chúng sinh.  Sự sống vô cùng quư giá, nên Đức Thế Tôn luôn luôn tôn trọng sự sống, bất cứ sự sống nào, từ sự sống của côn trùng cho đến sự sống của cỏ cây.  Kinh sách dạy rằng Ngài không đổ các đồ ăn dư thừa của ḿnh trên băi cỏ xanh hay trong nước có các loài côn trùng nhỏ.  Do vậy, đức Phật khuyên chúng ta không nên sát sanh v́ rằng mọi chúng sanh hữu t́nh đều sợ chết và xem sự sống là điều quư báu nhất trên đời. Ngài tuyên thuyết giới thứ nhất như sau: “Người Phật tử không được hoặc tự ḿnh giết, hoặc bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết, vân vân, phàm tất cả các loài hữu t́nh có mạng sống, đều không được cố ư giết chúng.”

 

Đối tượng chúng sinh trong giới cấm thứ nhất của đạo Phật là hữu t́nh chúng sinh, tức là những chúng sinh có hệ thần kinh, có t́nh cảm, biết cảm giác, biết đau đớn và vui sướng.. Chúng sinh ấy bao gồm từ người cho tới các loài động vật trên bộ, trên không và dưới nước, từ những con vật lớn như voi tượng, như cá ông cho đến các con vật nhỏ bé như kiến, như sâu trùng. Từ quan điểm nơi mỗi cá thể chúng sinh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật nên có đặc tính b́nh đẳng, do đó người Phật tử chúng ta không những không thể sát hại chúng sinh mà c̣n phải tôn trọng và bảo vệ chúng sinh dù là loài vật v́ chúng cũng có quyền sống, có quyền được chia sẻ môi sinh trên trái đất, nơi mà con người đang ở. Bản chất của chúng sinh, dù loài nào, cũng đều ham sống sợ chết. Giết hại chúng sinh tức là gây cho chúng sinh sự đau đớn về thân thể và sự tuyệt vọng khi ḷng ham sống bị đe dọa và xâm phạm. Hơn nữa, cái chết của một chúng sinh luôn luôn đồng nghĩa với sự chia ĺa thân quyến. Khi một chúng sinh bị đe dọa đến mạng sống, chúng cũng có những phản ứng tự vệ, ít nhất là phát ra những nỗi oán hờn thù hận đến những ai định tâm sát hại chúng. Tại sao chúng ta làm đau đớn hay hủy hoại mạng sống của chúng trong khi chúng ta muốn sống và không muốn ai hành hạ chúng ta?  Hoà Thượng Thích Thiện Hoa nói về giới không sát sanh như sau: “Đạo Phật khuyên chúng ta không nên sát hại chúng sinh v́ bốn lư do:

 

(1) Tôn trọng sự công bằng. - Chúng ta coi sanh mạng ḿnh là quư, là một của báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại, là ḿnh chống trả triệt để bảo vệ sanh mạng. Ḿnh đă biết quư trong thân mạng ḿnh, tại sao lại muốn chà đạp sanh mạng người? Suy rộng ra, các loài vật cũng biết quư trọng mạng chúng. Như một con ḅ hay một con heo sắp bị đập đầu, thọc huyết, ta thấy sự phản kháng mănh liệt, sự đau thương cùng cực của chúng, bằng những tiếng kêu gào, những cái dăy dụa mong thoát chết! Theo lẽ công b́nh, đ́ều ta không muốn ai làm cho ta, th́ ta cũng đừng làm cho người khác, hay loài khác. Phật dạy: "Ai ai cũng sợ gươm dao, ai ai cũng sợ sự chết. Vậy nên lấy ḷng ḿnh suy ḷng người, chớ giết! Chớ bảo giết!".

 

(2) Tôn trọng Phật tánh b́nh đẳng. - Chúng ta mỗi loài tuy thân h́nh khác nhau, mà vẫn đồng một Phật tánh. Phật tánh đă b́nh đẳng th́ không thể viện lư do ǵ để nói rằng Phật tánh ở người giá trị hơn ở vật, ở giai cấp này màu da này gía trị hơn giai cấp kia màu da kia.

 

(3) Nuôi dưỡng ḷng từ bi. - Ḷng từ bi của Đức Phật xem mọi loài như con, nên Ngài không đồng ư cho đệ tử Ngài sát hại sanh vật, bất cứ trong trường hợp nào. Bởi v́ đem tâm giết hại sanh mạng hay nhẫn  tâm vô cớ giết một con vật, tính bạo ác không kém giết một con người. Nhẫn tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải dăy dụa, rên siết, quằn quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi thở cuối cùng, là tự giết ḷng từ bi của ḿnh, là bóp chết cái mầm thương yêu rất quư báu trong tâm hồn chúng ta. Đức Khổng Tử có dạy: "Văn kỳ thanh bất nhẫn kiến kỳ thực, kiến kỳ sanh bất nhẫn kiến kỳ tử". (nghĩa là nghe tiếng kêu la của con vật, không nỡ ăn thịt nó; thấy nó sống không đành thấy nó chết). Như vậy người có tâm từ bi hay ḷng nhân đều không nỡ giết hại người hay loài vật.

 

(4) Tránh nhân quả báo ứng oán thù. - Khi ta giết một người hay một con vật th́ sự oán hận của họ tràn trề khó dập tắt được. Họ v́ cô thế, v́ yếu sức nên bị ta giết hại. Trong khi ấy, họ ôm ḷng căm hận, chờ gặp dịp báo thù, hay con cái thân nhân họ sẽ báo thù lại. Cứ thế mỗi ngày ta đều gieo căm hờn cho người và vật, tích lũy lâu ngày, khối oan gia ấy to hơn sức ta, chừng ấy ta bị nó sát hại lại. Càng tạo nghiệp sát, càng lao ḿnh vào đau khổ. Phật dạy: "Người thường sanh tâm sát hại, càng tăng trưởng nghiệp khổ,, măi xoay vần trong sanh tử, không có ngày ra khỏi" (Kinh Lăng Già).

 

V́ những lư do trên, Đức Phật cấm Phật tử không giết hại. Không giết hại, sẽ có những điểm lợi ích sau đây:

 

a) Về phương diện cá nhân. - Một người không tàn nhẫn sát nhân, hại vật, không độc ác làm đổ máu, không lóc da, xẻ thịt, chặt đầu, thắt cổ, th́ trong ḷng không bứt rứt, hối hận, thân tâm được nhẹ nhàng, thơ thới, giấc ngủ được an lành, nét mặt được hiền ḥa, trong sáng.

 

b) Về phương diện xă hội. - Nếu tất cả nhân loại trên thế giới này đều giữ đúng giới thứ nhất của Phật dạy , th́ chiến tranh sẽ không có, cho nên Tổ xưa có dạy:

 

''Hết thảy chúng sanh không nghiệp giết, 

 Mười phương nào có nổi đao binh. 

 Mỗi nhà, mỗi chốn đều tu Thiện. 

 Lo ǵ thiên hạ chẳng thái b́nh. ''

 

Căn cứ vào đời sống gương mẫu của đức Phật, chúng ta hiểu rằng khi đặt ra giới cấm không sát sinh này, Phật không chỉ giới hạn vào việc tôn trọng và bảo vệ sự sống của con người, mà c̣n là tôn trọng và bảo vệ sự sống của tất cả mọi sinh vật. Ngay cả đến cỏ cây hoa lá, dù không phải là hữu t́nh chúng sinh, không có t́nh cảm khổ vui, Ngài cũng dạy rằng nên tôn trọng, không tàn phá bừa băi. Đó là thói quen tốt của người Phật tử, không sử dụng bạo lực. Từ sự giác ngộ lại được bản thể chân tâm, đức Phật đă thấy tất cả chúng sinh hữu t́nh đều trải qua những ṿng sinh tử luân hồi và thấy rơ những mối liên hệ với nhau qua nhiều dạng thể khác nhau. Bây giờ một số chúng sinh đang sống dưới h́nh thức những con vật thấp kém nhưng trước đây họ có thể đă mang dạng thể con người. V́ ḷng từ bi vô bờ bến Ngài không muốn chúng ta ăn thịt lẫn nhau nên Ngài đă ban hành giới cấm đầu tiên là giới không sát sanh.  Ngài nói: "Tất cả chúng sinh v́ tâm tưởng khác nhau, do vậy có sự xoay vần trong các loài".  Ngài nói rơ thêm "Hữu t́nh luân hồi thọ sanh trong sáu đường như bánh xe quay không có đầu mối trước sau, hoặc làm cha mẹ, hoặc làm con cái, đời đời kiếp kiếp mang ân lẫn nhau ..." Nói về giới không sát sanh này, Ngài Trần Thái Tông, vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, cũng đă viết trong Khóa Hư Lục như sau:  "Phàm các loài sinh từ trứng, thai, ẩm, hóa, tính vẫn đồng, thấy nghe hiểu biết đâu khác. Chỉ do tạo nghiệp kết oán, nên thọ tên khác hiệu khác. Ngày trước vốn loài người, nay sanh đàn giống khác nhau. Hoặc là bạn bè, hoặc là anh em. Thay đổi áo xiêm đai mũ, biến làm mai vẩy cánh lông. Vợ quên chồng, chồng quên vợ, con trái cha, cha trái con. Đă thấy đổi đầu khác mặt, lôi về mổ bụng chặt chân. Luống lo tham sống sợ chết, lại không một lời kêu đau khổ. Ngươi giết nó, nó giết ngươi, hắn ăn mày, mày ăn lại hắn, hằng không ngày dứt, măi tạo oan trái. Kiếp kiếp trả nhau, đời đời thù nhau.  Người quay đầu liền đến quê nhà, kẻ phóng tâm hằng ch́m địa ngục. Sách Nho dạy: "Thi ân bố đức". Kinh Đạo dạy: "Ái vật hiếu sanh". Phật ngăn cấm sát là giữ giới, ngươi phải để ư tuân hành chớ phạm".

 

Đây là Ngài căn cứ theo quy luật nhân quả để nhắc nhở chúng ta nên cẩn thận trong mọi hành vi bao gồm thân làm, miệng nói và ư thức suy tư mà đạo Phật gọi là ba nghiệp thân khẩu ư. Nghiệp là hành động sẽ đưa đến kết quả tốt hay xấu. Do đó nếu chúng ta làm những điều xấu ác th́ chúng ta sẽ bị quả xấu mà thường hay gọi là nghiệp báo. Theo quan điểm của nhà Phật th́ những tai họa, tật nguyền hay h́nh dáng của chúng sanh mà ngày nay chúng ta thấy khác nhau đều có nguyên nhân nếu không xẩy ra trong đời hiện tại th́ cũng đă được tạo ra trong khoảng thời gian của vô lượng kiếp quá khứ. Do sức mạnh của nghiệp, nghiệp lực thúc đẩy những hành động thiện hay bất thiện đă tồn trữ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ đó hiện hành, tạo ra những kết quả mà ngày nay chúng ta đang gặp. Nói tóm lại, sát sanh nghĩa là giết hại, dùng bạo lực chấm dứt sự sống của những sinh vật cũng thiết tha muốn sống như ḿnh. Nếu đă khởi tâm muốn giết đưa tới thực hiện th́ tất cả các hành động sát sanh, bất luận loại nào, tuy có nặng nhẹ khác nhau, cũng đều phạm tội sát sanh.

 

Tại Hoa Kỳ, người ta ước lượng hàng năm có đến 135 triệu súc vật và 3 tỷ gia cầm bị giết để cung cấp thịt làm thực phẩm cho dân chúng. Trong khi mọi người vui vẻ thưởng thức các món ăn khoái khẩu, có mấy ai liên tưởng đến số lượng khổng lồ các loài động vật đang bị giết chết một cách thảm thương trong các ḷ sát sanh chăng? Đôi khi người ta c̣n nhẫn tâm đùa cợt trên sự chết chóc một cách thích thú và vô tư lự. Điển h́nh là danh hề Ronold Mac Donald, trong một chương tŕnh truyền h́nh thương mại, đă khôi hài với đám trẻ con rằng: "Các em có biết hamburger xuất xứ từ đâu không? Chúng được trồng ở vườn Hamburger đấy!" Vâng, vườn hamburger đó chính là ḷ sát sinh.  Đến ḷ sát sinh, người ta có cảm tưởng như bước chân tới một thứ địa ngục đầy mùi tử khí. Tiếng kêu la thất thanh của những con vật bị đập đầu, bị điện giật hay là bị bắn cũng đều là những cảnh hăi hùng mà bất cứ ai có chút từ tâm đều không thể chịu đựng nổi. Sau đó người ta treo gị những con vật lên để đưa chúng vào dây chuyền cạo lông mổ bụng lôi ruột gan phèo phổi để rửa ráy rồi tới giai đoạn chuyển chúng vào các nhà máy sản xuất thực phẩm. 

 

Một hôm nọ, nhà vô địch quần vợt Peter Burwash đến thăm một ḷ sát sanh. Khi ra về ông đă không thể giữ nổi sự yên lặng ẩn nhẫn mà phải dàn trải nỗi bi thương trong ḷng ḿnh lên một cuốn sách có tên là “A Vegetarian Primer”, có đoạn ông viết như sau: ". . . Tôi là người đă chơi hockey với hết sức b́nh sanh của ḿnh. Tôi cũng đă từng vùng vẫy và dọc ngang trên các sân quần vợt trong những trận thư hùng. Tôi không phải là loại người yếu đuối. Nhưng trước cảnh tượng mà tôi đă chứng kiến tại ḷ sát sanh, tôi cảm thấy kinh khiếp và ḷng ḿnh mềm yếu v́ nỗi sót sa thương hại". "Khi rời khỏi ḷ sát sanh, với nỗi niềm đau sót và sự tội nghiêp dày ṿ lương tâm. Tôi thầm nhủ sẽ không bao giờ có đủ can đảm sát hại một con vật dầu lớn hay nhỏ. Tôi hiểu rằng có những nhân vật lỗi lạc trên thế giới họp nhau để bàn căi về các vấn đề vật lư, kinh tế và môi sinh. Cũng có một số người có quan điểm tán đồng với chủ thuyết ăn chay. Song điều làm cho tôi chọn con đường chay tịnh không phải v́ chạy theo chủ thuyết này hay chủ thuyết nọ mà chính v́ mắt tôi đă chứng kiến những cung cách dă man tồi tệ mà con người đă đem ra đối xử với các loài vật không phương tự vệ".

 

Nhà văn Larry Gallagher đă bỏ ra một tháng trời ṛng ră làm việc trong một ḷ sát sinh viết rằng: "Khi cái đầu con ḅ vừa mới xuất hiện dưới ánh sáng của sàn giết là nó đă lănh ngay một phát đạn phóng thẳng vào trán khiến cho con vật chết sững, -- chết sững chỉ với một viên đạn độc nhất  bằng thép! "Chết sững" là từ ngữ thích hợp để mô tả nét kinh hoàng biểu lộ trên khuôn mặt con vật tội nghiệp, với đôi mắt và cái miệng mở lớn tê dại, hai hàm răng nghiến chặt vào chiếc lưỡi thè lè ra ngoài -- nét biểu lộ mà, nếu là người, sẽ là câu hỏi: "Sao lại có thể tới nông nỗi này?" Tôi choáng người trước cảnh tượng bi thương đó và phải cố dùng răng cắn vào lưỡi để nén ḍng nước mắt cứ muốn tuôn trào ra". Có một số người tưởng rằng sự ăn chay của đạo Phật cũng giống như của một số tôn giáo khác, ăn chay v́ lư do tín ngưỡng, thí dụ không ăn thịt heo, thịt ḅ, v.v…., nhưng vẫn ăn thịt các loài chúng sinh khác, hoặc chỉ ăn chay một số ngày trong tháng để cầu xin ǵ đó, giống như một sự đổi chác với thần linh. Không, không phải vậy, đạo Phật ăn chay v́ ḷng từ bi, v́ để Bảo Vệ Quyền Sống, không những chỉ Quyền Sống của Loài Người (Human Rights), mà cả Quyền Sống của Loài Vật (Animal Rights) nữa, theo đúng với tâm nguyện từ bi b́nh đẳng của đức Bổn Sư Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

 

 

VÔ THƯỜNG

 

“Cuộc đời th́ vô thường, đầy bất trắc, sự sống chỉ có mặt ngay trong giây phút hiện tại”. Nếu chúng ta nh́n kỹ lại bản thân th́ sẽ thấy là dường như chúng ta ít khi thực sự sống ngay trong giây phút hiện tại, mà thường để tâm trí hồi tưởng về những việc trong quá khứ hoặc suy nghĩ, tính toán tới những chuyện sẽ xảy ra trong tương lai. Trong khi đó, đối với những người và việc trước mặt, ngay trong hiện tại, th́ lại lơ là, thấy như phơn phớt ẩn hiện trước mắt, chứ chúng ta không chú tâm, không sống hết ḿnh với giây phút hiện tại. Đôi khi người đối diện chúng ta nói, nhưng chúng ta th́ lại c̣n đang mải nghĩ về những vấn đề nào đó của riêng ḿnh, nên chỉ nghe thấy tiếng ồn ào mơ hồ mà không hiểu họ nói ǵ, đến nỗi chính người đối thoại phải hỏi: “Ủa, đang nghĩ ǵ thế, có nghe tôi nói không vậy?”. Đó là t́nh trạng “sống say, chết mộng”, không “thực sự sống”. Đức Phật là vị giác ngộ. Đạo Phật là đạo Giác Ngộ. 

 

Giác ngộ cái ǵ? Giác ngộ chính con người thật, bộ mặt thật từ ngàn đời trước khi chúng ta trôi lăn vào ḍng sông sinh tử, bị làn sóng tâm ư thức lôi cuốn, nhận ch́m vào ṿng vô minh tham ái sinh diệt, tạo ra cái thế giới hiện tượng tương đối này, nó vốn là cái ǵ? Nhà Phật quan niệm rằng giác ngộ được nguồn gốc của kiếp nhân sinh rồi th́ ḿnh tự giải thoát ra khỏi được sự ràng buộc của mê vọng, của ṿng luân hồi sinh tử. Muốn thế, người hành giả phải hoàn toàn thanh tịnh hóa được tâm ḿnh, chấm dứt mọi suy nghĩ mông lung, tâm viên ư mă. Mục tiêu tối hậu là giác ngộ giải thoát hoàn toàn, nhưng giáo lư nhà Phật đă chia con đường lớn ra thành từng giai đoạn nhỏ để mọi người, tùy theo hoàn cảnh, cơ duyên, đều có thể tự ḿnh đạt được từng bước giải thoát trong đời sống hằng ngày. Những bước giải thoát nho nhỏ này chính là sự thực tập trong ngày, dành đôi chút th́ giờ để “sống trong giây phút hiện tại”. Đó chính là những giây phút mà tâm trí con người thoát ra khỏi sự o ép căng thẳng v́ những sự suy nghĩ triền miên về quá khứ và tương lai. Những nỗi thống khổ của kiếp người có thể chia đại cương ra thành hai nhóm, thân khổ và tâm khổ. Nghèo đói, bệnh tật, vân vân, là thân khổ. Buồn rầu ghen tức, tiếc nuối, lo sợ, vân vân, là tâm khổ. Nhưng thường th́ hai loại khổ này liên đới với nhau, thân khổ th́ tâm cũng thấy khổ. Tuy nhiên, người mải chạy theo mê vọng quá th́ sẽ có thể bị những nỗi khổ mà lẽ ra không đáng bị khổ, thí dụ nghèo đói, thất nghiệp th́ lo sợ ngày mai không có cơm ăn. Nhưng nếu không nghèo đói, mà lại vẫn quá lo sợ về một tương lai sẽ nghèo đói, rồi từ đó nẩy sinh ra những sự quá lố, keo kiệt, bon chen, bần tiện khiến cho tâm trí bị o ép, không được giải thoát ngay cả những khi có thể sống thanh thản th́ thật là đáng tiếc.

 

Nhà Phật theo con đường trung đạo. Mỗi Phật tử đều có thể áp dụng giáo lư nhà Phật vào hai giai đoạn tu tập, giai đoạn thứ nhất là ứng dụng giáo lư vào đời sống tương đối để đem lại niềm an lạc và giải thoát cho ḿnh và cho xă hội và giai đoạn thứ hai là giai đoạn tu tập để giác ngộ giải thoát triệt để, gọi là Toàn Giác. Trong đời sống thường nhật th́ ứng dụng hai quy tắc “Không làm những điều xấu ác” và ”Siêng làm những việc tốt lành”, thực hiện được những điều này, người Phật tử tin chắc sẽ được hưởng quả báo tốt lành. Nếu đă làm toàn những điều tốt lành mà vẫn gặp những điều xấu th́ người Phật tử biết rằng họ đang phải trả những món nợ cũ, những ân oán trong quá khứ mà họ đă tạo.  Và một con đường thứ hai dành cho những người muốn hoàn toàn giác ngộ, giải thoát, th́ bản thân người hành giả phải tự ḿnh thanh tịnh hóa tâm, chấm dứt ḍng suy nghĩ miên man che mờ Chân Tâm, để Trí Tuệ Bát Nhă, cũng c̣n gọi là Phật Tánh, hoặc Chân Tâm, hiển lộ. Đối với nhà Phật th́ “quá khứ qua rồi, tương lai chưa đến”, sự sống của chúng ta chính ở ngay giây phút hiện tại này. Nhà Phật đă ví sự sống của mỗi sinh vật tiếp giáp với cuộc đời cũng như cái bánh xe lăn trên mặt đất, nó chỉ tiếp cận ngay tại khúc cong ngắn ngủi của cái bánh xe đúng vào lúc lăn trên đất mà thôi. Cũng như mỗi sinh vật đều chỉ “sống thật” ngay tại cái hơi đang hít vào và thở ra, hơi thở trước th́ đă chấm dứt, hơi thở sau th́ chưa xuất hiện -- và có thể sẽ không bao giờ xuất hiện, nếu đương sự thở ra mà không hít vào nữa, th́ cuộc đời đă chấm dứt rồi. Cho nên chỉ có giây phút hiện tại là quan trọng mà thôi.

 

Do đó, đức Phật dạy rất nhiều pháp môn để cho đệ tử nhà Phật tu tập, ngơ hầu đạt được khả năng nhận biết được khi tâm ư thức của ḿnh hoạt động miên man, lăng xăng, nhảy nhót từ chuyện này qua chuyện khác, từ quá khứ chạy qua tương lai, như con vượn chuyền cành, như con ngựa lồng phi nước đại. Nhận biết được để mà lập tức chấm dứt ḍng thường lưu suy tưởng, đem tâm trở về hiện tại, đó là những pháp môn tu như Quán Niệm Hơi Thở, Tứ Niệm Xứ, Thiền Tông, Thiền Minh Sát Tuệ, Niệm Phật, vân vân . . .

 

Trong bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả, đức Phật dạy:

 

Quá khứ không truy t́m  

Tương lai không ước vọng.

 Quá khứ đă đoạn tận,  

 Tương lai lại chưa đến,  

 Chỉ có pháp hiện tại

 Tuệ quán chính ở đây.

 Không động, không rung chuyển

 Biết vậy, nên tu tập,  

 Hôm nay nhiệt tâm làm,  

 Ai biết chết ngày mai?

 Không ai điều đ́nh được,  

 Với đại quân thần chết,  

 Trú như vậy nhiệt tâm,  

 Đêm ngày không mệt mỏi,  

 Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,  

 Bậc an tịnh, trầm lặng.

 

Mải mê với quá khứ và tương lai, chúng ta quên mất hiện tại. Cũng như câu chuyện ẩn dụ về một người bị cọp đuổi, anh ta phóng ḿnh chạy, không kịp coi trước coi sau, lọt ngay xuống một cái giếng khô bỏ hoang. May thay, anh quơ tay chụp vội được cái rễ cây cổ thụ tḥng xuống thành giếng. Bám chặt rễ cây, anh nh́n lên miệng giếng, thất kinh hồn vía khi thấy hai con chuột trắng và đen đang gặm rễ cây. Trong lúc tuyệt vọng, anh nh́n thấy một chùm nho đong đưa trước mặt. Vừa đói vừa khát, chùm nho đối với anh bây giờ chính là nguồn tiếp nối sự sống, anh vươn cổ tới gặm một trái, ôi mới ngon ngọt mát mẻ làm sao!  Có nhiều lối giải thích câu chuyện và pháp môn Tổ Sư Thiền cũng dùng câu chuyện này làm một công án. Nhưng nếu giải thích theo tinh thần đề tài kỳ này: “Cuộc đời th́ vô thường, đầy bất trắc, sự sống chỉ có mặt ngay trong giây phút hiện tại” th́ rơ ràng đối với anh chàng này, nghĩ về quá khứ giầu sang hoặc tương lai huy hoàng đều không ích lợi ǵ nữa, chỉ có quả nho trong hiện tại là giúp cho anh sống c̣n mà thôi. Cọp rượt dụ cho những bươi chải trong cuộc đời, lọt xuống giếng dụ cho những hiểm nguy mà con người thường gặp, chuột trắng và đen dụ cho ngày và đêm cứ lẳng lặng gặm ṃn dần đời sống của kiếp nhân sinh và cái rễ cây sẽ bị gặm đứt bất cứ lúc nào là dụ cho vô thường đến bất chợt, không ai có thể biết trước. Cuộc đời th́ vô thường, không có ǵ là bảo đảm chắc chắn cho tương lai, tai họa do thiên nhiên giáng xuống ít người biết trước, và ngay như có biết trước cũng ít người thoát khỏi bị ảnh hưởng.

Vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, trong số gần hai trăm ngàn nạn nhân sóng thần bên Á Châu, có biết bao nhiêu người ra đi không về, chết tức tủi trong buổi sáng hôm đó, để lại cho thân nhân niềm tiếc nuối khôn nguôi v́ bản thân đă “mải mê suy nghĩ về quá khứ và tương lai”, không ngẩng lên nh́n người thân của ḿnh, nở một nụ cười thân ái chia tay, dù là chia tay một lát hay là chia tay lần cuối cùng, vĩnh viễn. Không riêng nhà Phật nói về vô thường, văn hào Pháp Alexandre Dumas cũng căn dặn: “Mỗi ngày nên nghĩ đến sự chết một lần”. Để làm ǵ? Để nhắc chúng ta về lẽ vô thường. Trong đời sống tương đối, không có cái ǵ vĩnh cửu, tất cả đều trong ṿng “sinh, trụ, dị, diệt”, có nghĩa là mỗi sự vật đều xuất hiện, có mặt một thời gian, biến đổi dần, rồi chấm dứt, hoặc là chết, hoặc là tan vỡ. Đôi khi, có những sự vật không kịp đi đủ chu kỳ, sự chết hoặc tan vỡ đến bất th́nh ĺnh, quá mau, khiến cho không ai biết trước được thời điểm biến mất của nó. Vậy mà chúng ta lăng quên đi, cứ tưởng rằng những người thân kia sẽ hiện hữu măi măi với chúng ta, cho nên chúng ta không tiếc những phút giây hiện tại, có thể là những giây phút cuối cùng trong cuộc đời mà họ và chúng ta có nhau. Chúng ta lơ là, không "sống thực sự " với họ trong lúc c̣n có thể, để rồi đây nếu chẳng may vô thường ập đến, th́ lúc đó chúng ta có tiếc nuối cũng đă quá muộn màng.

Vậy th́ hôm 26 tháng 12 năm 2004 đó, trong khi cuộc đời của cả thế giới đang trôi chảy, một ngày như mọi ngày, thản nhiên b́nh lặng, người nào việc nấy, th́ bỗng nhiên thiên tai giáng xuống, trong ṿng giây lát, một cơn sóng lớn như trái núi bằng nước ầm ầm đánh ập vào một miền bờ biển Á Châu, đập tan cả một vùng nhà cửa mênh mông vốn là vùng nghỉ mát trù phú, giết chết trên hai trăm ngàn người. Một bài báo kể lại: "Hai tuần lễ trước, phần lớn chúng ta không hề biết đến từ ngữ tsunami có nghĩa là ǵ, cứ tưởng nó cũng có nghĩa hiền lành như là sushi hoặc tempura. Nhưng vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, cả thế giới mới biết cái nghĩa thật sự kinh hoàng của nó, là nhà tan cửa nát, người và vật suốt một giải bờ biển châu Á chết trong ṿng giây phút. Từ một mẩu phim video tài tử được chiếu trên màn ảnh Internet, chúng ta thấy cảnh mọi người đứng trên bờ biển vui vẻ ngắm núi nước cuồn cuộn đánh vào bờ, chỉ có vài người nhận ra được sự nguy hiểm. Nhưng đă quá trễ, núi sóng trườn lên ḿnh họ, phăng phăng cuốn đi tất cả, từ lâu đài dinh thự cho đến xe cộ, làm tan nát biết bao nhiêu gia đ́nh, bao nhiêu cộng đồng, h́nh ảnh đau thương của những nạn nhân gây xúc động đến tận đáy ḷng của mọi người trên thế giới. Tai nạn xảy ra chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, vừa bằng thời gian uống một chén trà.

Vào cái ngày định mạng đó,, Tilly Smith – một cháu bé gái 10 tuổi người Anh – đang đứng trên bờ biển Maikhao thuộc tỉnh Phuket, Thái Lan. Cả gia đ́nh cháu đang vui vẻ thưởng thức cảnh sóng ngoài khơi cuồn cuồn nhồi và khởi sự bung ra. Những người lớn thấy lạ th́ chăm chú nh́n một cách ṭ ṃ. Nhưng cháu Tilly th́ sợ điếng đến tê dại cả người, hét lên thất thanh:- Chúng ta phải chạy ra khỏi bờ biển ngay lập tức, mẹ ơi, con sợ rằng đây sẽ là tsunami! Đám người lớn ngẩn ra tỏ vẻ không hiểu cho đến khi Tilly hét thêm một từ ngữ thần diệu ngắn gọn: - Một cơn sóng lớn khủng khiếp! Lời cảnh báo của em được truyền đi như lửa cháy rừng. Trong giây phút, cả băi biển bỗng vắng ngắt. Nhờ thế, vùng Maikhao trở thành một trong số rất ít nơi thoát được cảnh người chết hoặc thương tích nặng nề. Mẹ cô bé kể lại: “Nghe con tôi la thất thanh, tôi chạy vắt gị lên cổ đến tối đa để thoát ra khỏi băi biển, một mạch về khách sạn, phóng vội lên lầu v́ nghĩ rằng nơi đó an toàn. Mấy phút sau, sóng biển đánh thốc vào ngay băi biển đó và xóa tan tất cả mọi thứ trên đường sóng thần lướt qua. Thật là một quang cảnh kinh hoàng và tôi rất hănh diện rằng con gái tôi đă biết để mà báo nguy cho mọi người. Cũng là t́nh cờ may mắn mà  Tilly có dịp biết được đó là tsunami. V́ chaùu vừa mới được học về động đất ngay trước khi đi du lịch, kiến thức c̣n nóng hổi trong đầu, em đă cứu được biết bao nhiêu người"..

Trên đây là một trong số hiếm hoi những người chạy thoát lưỡi hái của tử thần. Ngoài ra, những hoàn cảnh thương tâm làm tê điếng ḷng người th́ đầy dẫy, xuất hiện ngay trong buổi sáng ngày hôm sau, 27 tháng 12 năm 2004, khi ánh mặt trời ló dạng th́ cũng là lúc sự thật kinh hoàng phơi bày trước mắt. Đó đây, những người mẹ thất thần đi t́m con, lật lên từng cái xác, từng cái xác mà khi ḍng nước rút lui đă bỏ lại trên băi cát. Tiếng những người mẹ khóc gào thảm thiết, đó đây c̣n văng vẳng: - Con ơi, con ơi, con đâu rồi, con ơi, ... Và những gương mặt chai đá tuyệt vọng của những người cha nhẫn nại ṃ mẫm trong những đống xác đă trương ph́nh, mùi hôi xông lên nồng nặc để t́m đứa con thân yêu bé nhỏ từ nay xa cách ngàn đời. Không ai dám nh́n vào đôi mắt bi thương tuyệt vọng của những người mẹ, những người cha tội nghiệp. Trên màn ảnh Internet, h́nh cháu bé Sophia Michl mặt mũi xây xát, trầy trụa với cái nh́n không hồn, ở dưới là lời ghi chú: Cháu bé trong h́nh không c̣n nhớ bất cứ điều ǵ, chỉ nói một câu duy nhất "Cháu muốn cha mẹ". Sau này, nhờ tấm h́nh, bạn của cha cháu t́m tới lănh cháu về, nhưng cha mẹ cháu đă ĺa bỏ cháu vĩnh viễn, không bao giờ c̣n trở lại như niềm mơ ước của cháu. Cũng đến từ nước Đức xa xôi như cháu Sophia Michl, cháu bé Tom 4 tuổi được đưa trở về Frankfurt để gặp lại ông bà. Cha cháu đă mất tích nhưng mẹ cháu c̣n sống với đầy vết thương cả thể xác và tâm hồn. Ít nhất, cháu Tom c̣n đỡ khổ hơn Sophia, c̣n niềm hy vọng có ngày gặp lại mẹ cháu.

Trong một ngôi chùa ở Batapola, Tích Lan, cháu Sujeewa Samarasingha, một cháu bé có cha mẹ, gia đ́nh khá giả, có nhà cao cửa rộng, có quần áo đẹp đẽ, bỗng nhiên một buổi sớm mai, cháu mất tất cả, trở thành một trẻ mồ côi, được các nhà sư Phật giáo đem về sống tạm trong chùa, được nuôi bằng ḷng hảo tâm của các thí chủ bố thí vật thực. Cháu kể lại: -  Tất cả gia đ́nh cháu đều biến mất hết, nhà cửa bị phá xập, quần áo bị cuốn đi. Chúng cháu buồn quá  ...Cháu Sanga, 12 tuổi, tiếp lời:-  Khi nước đánh vào, cháu sợ quá, chỉ c̣n biết chạy một mạch. Tất cả những ǵ trong nhà cháu đều đă bị cuốn đi hết sạch ... Bốn chục cháu chen chúc trong một pḥng, những đứa bé này tuy bất hạnh nhưng cũng c̣n chưa đến nỗi xuống tận đáy địa ngục. Rất nhiều cháu bé khác đă rơi vào những t́nh trạng khốn khổ hơn. Trong tai nạn sóng thần này, trẻ em thật là đáng thương. Những cháu nhỏ th́ v́ chạy chậm nên bị nước cuốn, trông những cái xác nhỏ xíu trương phềnh nằm c̣ng queo trên băi biển để gia đ́nh nhận diện, nếu Trời có mắt th́ cũng phải nhỏ xuống giọt lệ thương cảm. Về trường hợp những cháu sống sót nhưng đă mất hết cha me, nếu may mắn th́ gặp được các nhà hảo tâm hoặc nhân viên những cơ sở từ thiện lượm về cho tạm trú để chờ ổn định. C̣n một số không may, bị những kẻ bất lương nhặt được, đem về các nơi xa xôi nuôi để làm nô lệ. Trong vùng đất thiên tai giáng xuống tróc tận gốc như vậy, khó có thể biết cháu nào đă chết trong biển nước và cháu nào đă bị cuốn vào những vũng lầy tội ác của xă hội. V́ tuổi c̣n nhỏ, các cháu sẽ không thể làm ǵ để tự cứu, rồi một mai thời gian qua đi, kư ức mơ hồ của các cháu sẽ xóa sạch nguồn gốc vốn hiền lành lương thiện, mà chỉ c̣n biết cái xă hội đen, nơi các cháu lớn lên. Cha mẹ các cháu th́ đă qua đời trong tai nạn, không c̣n cơ hội để cứu những đứa con thân yêu ra khỏi chốn bùn lầy. Nhà Phật có lời khuyên như sau:

 

Ngày hôm nay đă qua đi

Mạng sống đă thu ngắn lại

 Như cá trong chậu thủy tinh

 Dưới đáy có một lỗ nhỏ

 Mỗi ngày rơi một giọt nước

 Sống tối đa một trăm năm

 Nhưng vô thường bỗng đến thăm  

 Cái chậu vỡ thành từng mảnh

 Con cá giẫy giụa dưới đất

 Rồi mắt nhắm lại, im ĺm.

 

Đại chúng,

 

Hăy nhớ đời người lâu nhất

Cũng chỉ một trăm năm thôi

 Nhưng nếu vô thường đến gấp

 Th́ cuộc đời chấm dứt ngay

 Cơ duyên gặp được Phật pháp

 Hăy nên tu tập đêm ngày

 Như lửa cháy đầu, tinh tấn

 Một đời giải thoát mới hay

 

 

 

 

Ban Biên Tập TV Hoa Sen

 

 


 


 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: