US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh

Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

  Bài Tham Khảo

20-9-2013

 

Kinh Dương Vương - ông là ai?

 

 

Trần Trọng Dương

 

 

 

Như trong bài viết trước1, chúng tôi đă nhận định Đại Việt sử kư toàn thư (Toàn thư) - bộ sử quan trọng nhất của Việt Nam đề cập những sự kiện từ khởi thủy cho đến thế kỷ XVII - là một tư liệu được biên soạn trên tư duy đa nguyên “văn - sử - triết” của thời Trung Đại. Trong đó, bộ sử này đă sưu tập nhiều huyền thoại dân gian của đời sau để bù đắp cho những khuyết thiếu của sử liệu. Ở bài này, chúng tôi tiếp tục làm rơ hơn nhận định trên thông qua việc phân tích một nhân vật vốn được coi là thủy tổ của người Việt và nước Việt nhưng cứ liệu lại cho thấy chỉ là ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc.

 

Kinh Dương Vương và tín ngưỡng thờ Kinh Dương Vương

Theo như cách tŕnh bày ở Kỷ Hồng Bàng thị trong Toàn thư, Kinh Dương Vương tên là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông, vị vua khai sáng ra nước Xích Quỷ (quỷ đỏ). V́ thế Kinh Dương Vương được Ngô Sĩ Liên coi như vị thủy tổ đầu tiên của người Việt và nước Việt. Chẳng những thế, Kinh Dương Vương c̣n lấy con gái của Động Đ́nh Quân tên là Thần Long để sinh ra Sùng Lăm, tức Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau lấy Âu Cơ - con gái của Đế Lai, sinh ra trăm con trai, 50 con lên rừng, 50 con xuống bể. Vị con trưởng được nối ngôi cha, phong là Hùng Vương. Sử gia Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV b́nh luận đoạn này như sau: “Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đă gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?”2.

Kể từ sau Ngô Sĩ Liên, phần lớn các bộ lịch sử Việt Nam đều công nhận Kinh Dương vương là thủy tổ của nước Việt. Ví dụ như sách Thiên Nam minh giám (thế kỷ XVII) mở đầu như sau:

 

“1- Tượng mảng xưa sách trời đă định,

Phân cơi bờ xuống thánh sửa sang,

Nước Nam từ chúa Kinh Dương,

Tày nhường phải đạo mở mang phải th́.

5- Tới Lạc Long nối v́ cửu ngũ,

Thói nhưng nhưng no đủ đều vui,

Âu Cơ gặp gỡ kết đôi,

Trổ sinh một bọc trăm trai khác thường.

Xưng Hùng Vương cha truyền con nối,

10- Mười tám đời một mối xa thư,

Cành vàng lá ngọc xởn xơ,

Nước xưng một hiệu năm dư hai ngh́n”.3

 

Đến thế kỷ XVII, Kinh Dương Vương đă chính thức được văn hóa dân gian đưa vào thờ làm vị thủy tổ trong đền ở thôn Á Lữ, xă Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (ngày nay). Năm 1840, đền cho dựng bia đá “Kinh Dương Vương lăng”. Năm 1940, đời vua Bảo Đại, đền làm thêm hai đại tự “Nam Tổ miếu” và “Thần truyền thánh kế“. Năm 2000, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về thăm đền và để lại bút tích gợi ư tỉnh Bắc Ninh có đề xuất lên Trung ương nâng cấp cơ sở thờ tự của tổ tiên. Năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đến thăm đền và để lại những lời kỷ niệm sâu sắc về cội nguồn dân tộc4. Năm 2012, NXB Văn hóa dân tộc ấn hành cuốn Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương của các tác giả Trần Quốc Thịnh, Đỗ Văn Sơn, Biện Xuân Phẩm, tập hợp các tư liệu từ Toàn thư, Lĩnh Nam chích quái, Thủy Kinh chú… và từ các truyền thuyết, văn bia, thần phả, thần tích cũng như công tŕnh nghiên cứu, tham luận của các học giả.

Ngày 25/2/2013, tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ hội kỷ niệm 4892 năm Đức thủy tổ khai sinh mở nước. Đến dự lễ khai hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và lănh đạo một số Bộ, ngành. Sau lễ dâng hương, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương. Theo quy hoạch đă được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, dự án có tổng diện tích gần 40ha, gồm không gian bảo tồn di tích, không gian phát huy giá trị di tích, không gian quản lư và dịch vụ phụ trợ, với nguồn vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng5.

 

Từ nhân vật của truyện truyền kỳ Trung Hoa?

Tuy nhiên, như ngay ở đầu bài viết, chúng tôi có ư nghi vấn, Kinh Dương Vương chưa chắc đă là nhân vật lịch sử có thật. Chứng cớ nào đề chúng tôi có thể đi đến nghi ngờ như vậy?

Chứng cứ nằm ngay trong Toàn thư, sau khi viết về lai lịch, cuộc đời của Kinh Dương Vương, Ngô Sĩ Liên đă viết: “Xét Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đ́nh Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đ́nh Quân. Thế th́ Kinh Xuyên và Động Đ́nh đời đời làm thông gia với nhau đă từ lâu rồi”.6

Chúng ta c̣n thấy chuyện này được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (thế kỷ XIV?)7, rồi sau đó lại được sao chép nguyên vẹn vào trong thần tích của Mẫu Thoải tại Tuyên Quang8.

Cần nhắc lại ở đây ghi chép về nguồn Đường kỷ của Ngô Sĩ Liên là một gợi ư hữu ích cho những người nghiên cứu các đời sau. Từ gợi ư đó, một số học giả đă t́m ra cả chục văn bản văn học Trung Quốc chép câu chuyện này. Lần xa hơn nữa, các học giả đều thống nhất cho rằng, truyện Kinh Dương Vương có sự sao chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị truyện (柳毅傳) do Lư Triều Uy sáng tác vào đời Đường9. Truyện có thể tóm tắt như sau: Liễu Nghị là một nho sinh thi trượt, trên đường gặp một thiếu phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy. Người phụ nữ ấy nói rằng ḿnh là con gái của Long Vương ở hồ Động Đ́nh, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên, nhưng bị bạc đăi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha để báo t́nh cảnh của ḿnh. Liễu Nghị đem thư xuống Long cung. Em trai Long Vương là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên, cứu cháu về, rồi định gả cho Liễu Nghị. Nghị từ chối, xin về, được Long vương ban cho nhiều vàng bạc châu báu. Sau Liễu Nghị lấy vợ, lần nào lấy xong vợ cũng chết. Con gái Long Vương thấy vậy bèn nhớ lại duyên cũ, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái xinh đẹp mà lấy Liễu Nghị làm chồng. Sau hai vợ chồng đều thành tiên10.

 

Liễu Nghị truyện được coi là một truyện truyền kỳ sớm nhất của Trung Quốc. Từ cuối đời Đường, truyện đă được lưu hành rộng răi trong dân gian. Đến thời Tống, truyện được Thượng Trọng Hiền chuyển thể sang kịch bản tạp kịch với tên “Động Đ́nh hồ Liễu Nghị truyền thư”11. Liễu Nghị trở thành tích truyện rất được ưa thích trong văn hóa diễn xướng của người Trung Quốc. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng ra đời, như nhà Tống có “Liễu Nghị đại thánh nhạc”; nhà Kim có “Liễu Nghị truyền thư”; triều Nguyên có “Liễu Nghị Động Đ́nh long nữ”; thời Minh Thanh có “Quất bồ kư”, “Long tiêu kư”, “Long cao kư”, “Thẩn trung lâu”, “Thừa long giai thoại”12. Trong đó, cho đến nay, “Liễu Nghị truyền thư” (c̣n có tên “Thủy tinh cung”, “Liễu Nghị kỳ duyên”) vẫn được người Trung Quốc coi như là một kịch mục kinh điển của hư kịch Trung Hoa. Từ năm 1952, vở kịch đă nhiều lần được dàn dựng bởi các đạo diễn khác nhau, số lần tŕnh diễn hiện chưa thể thống kê hết được13. Không những thế, tích truyện này c̣n trở thành đề tài làm tranh khắc ván và thư họa truyền thống (thủy mặc). Ngày 17/7/2004, Bưu cục Quốc gia Trung Quốc đă phát hành bộ tem “Dân gian truyền thuyết - Liễu Nghị truyền thư”, gồm bốn con tem với bốn hoạt cảnh: “Long nữ gửi thư”, “Thư gửi Động Đ́nh”, “Cốt nhục đoàn tụ”, và “Nghĩa trọng t́nh thâm”14.

 

Những nhận định của sử gia đời sau

Đến đây có thể nhận định về nguồn gốc của các mô-típ, các nhân vật, cũng như địa danh trong truyện Kinh Dương Vương được chép trong Toàn thư. Ngô Sĩ Liên đă t́nh cờ đem một số chi tiết của truyện Liễu Nghị để ghép với các huyền thoại khác như Lạc Long Quân - Âu Cơ, và coi đó như nguồn gốc khởi đầu cho sự xuất hiện của Hùng Vương - triều đại mà người Việt ngày nay coi như lịch sử đích thực của ḿnh.

Các nhà Nho Việt Nam trong nhiều thế kỷ hẳn phải biết đến một tác phẩm có ảnh hưởng lớn như truyện Liễu Nghị. Bằng chứng là nhà thơ nổi tiếng Thái Thuận (Tiến sĩ 1475) cũng đă sáng tác bài thơ “Liễu Nghị truyền thư”. Nhưng đó là chuyện của văn học.

C̣n với tư cách người viết sử, không ít sử gia thời Trung Đại đă phản đối cách lắp ghép của Ngô Sĩ Liên. Đầu tiên, phải kể đến những nhận định của Ngô Th́ Sĩ trong Đại Việt sử kí Tiền biên. Ông viết: “Nay xét phần Ngoại kỉ chép: Năm Nhâm Tuất th́ bắt đầu Giáp Tí là năm nào? Ghi chép tên húy Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân sao riêng lược bỏ Hùng Vương? Thời Ngũ Đế trở về trước th́ chưa từng gọi là vương. Xích Quỷ là tên nào, mà lại để làm tên nước. Một loạt hoang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi. Cái lỗi ấy lại tại kẻ hiếu sự thấy trong Liễu Nghị truyền thư. Trong truyện nói con gái vua Động Đ́nh gả cho con thứ của Kinh Xuyên Vương, tưởng càn Kinh Xuyên là Kinh Dương. Đă có vợ chồng th́ có cha con, vua tôi, nhân đó mà thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua, nhà làm sử theo đó mà chọn dùng, và cho đó là sự thực. Phàm những chuyện lấy từ Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, cũng như Bắc sử lấy ở Kinh Nam Hoa và thiên Hồng Liệt đấy.”15

 

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1856 - 1883) viết: “Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong ‘Kỉ họ Hồng Bàng, vốn từ thời Thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với Liễu Nghị truyện của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ”16. Chuẩn tâu những lời của sử quan, vua Tự Đức đă nhận định đây là những “câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và kiên quyết loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng Vương, để “cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi”17.

Qua những tŕnh bày ở trên, độc giả đă phần nào mường tượng ra con đường thu nhận biến đổi tích truyện từ truyện Liễu Nghị đến truyện Kinh Dương. Đây sẽ là những tư liệu thú vị để nghiên cứu về tiếp xúc văn học văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa. Đồng thời cũng là “mẫu sử liệu” thú vị cho giới nghiên cứu khám nghiệm và giám định.

Đến đây, chúng tôi xin mượn lời của giáo sư Liam Christopher Kelley (Đại học Hawaii) để kết thúc bài viết này: Trải qua nhiều thế kỷ, những truyền thống mà họ [các sử gia] sáng tạo đă trở thành cái tự nhiên thứ hai (second nature). Thực tế, trong nửa thế kỷ qua, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thống được sáng tạo ấy (invented traditions) đă và đang trở thành những sự thực không thể thay đổi18

----

1 Đinh Bộ Lĩnh: Huyền thoại và lịch sử (Tia Sáng số 16, ngày 20/08/2013)  

2 Chính Ḥa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử kư toàn thư. Nội các quan bản. Bản khắc in. Bản dịch. 1998. Tập 1. Ngô Đức Thọ dịch chú, Hà Văn Tấn hiệu đính. NXB Khoa học Xă hội. Hà Nội. tr.131-133.

3 Trịnh thị. (1624-1657). Thiên Nam minh giám. tr.4a. (Thư viện Khoa học Xă hội TP Hồ Chí Minh, kư hiệu HNv.006) trang 1a. Tham khảo phần phiên khảo của Hoàng Thị Ngọ, (1994). NXB Văn học. Hà Nội.

4 Thọ B́nh - Bá Kiên. Đầu năm thăm lăng Kinh Dương Vương (ông nội vua Hùng). Theo tienphong.vn

5 Việt Cường. Bắc Ninh khai hội Kinh Dương Vương. [vtv.vn]

6 Chính Ḥa thứ 18 (1697). Toàn thư. sđd. tr 133

7 Trần Thế Pháp. (XIV?). Lĩnh Nam chích quái. kư hiệu. A.1200 (Viện nghiên cứu Hán Nôm), tr.4a-4b.

8 Nguyễn Thanh Tùng. Giao lưu tiếp biến văn hoá Trung - Việt trong lịch sử: khảo sát sự tiếp nhận tích truyện Liễu Nghị truyền thư ở Việt Nam thời trung đại.

M. Durrand. 1959. Technique et Pantheon des médiems Vietnamien. BEFEO. Vol.XLV, Paris. [chuyển dẫn Ngô Đức Thịnh. 2009. Đạo mẫu Việt Nam. (Tập 1) NXB Tôn giáo. Hà Nội. tr.63- 64.

9 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Tái bản 2000. Trung Quốc văn học đại từ điển (thượng). Thượng Hải từ thư xuất bản xă. Thượng Hải. tr.277.

10 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr.409.

Bản dịch tiếng Việt có thể tham khảo: Lí Triều Uy, Liễu Nghị truyện, Xuân Huy dịch, in trong “Tuyển dịch một số truyện truyền ḱ ưu tú thời Đường Tống”, Tạp chí Hán Nôm, 1990. – Số 2 (9). - Tr.90-109.

11 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr. 831.

12 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr. 831.

13 Quư vị có thể copy chữ Hán “柳毅传书” xem các trích đoạn vở kịch này trên [www.youtube.com]

14 [www.fhstamp.com]

15 Ngô Th́ Sĩ (soạn), Ngô Th́ Nhậm (tu đính). 1800 (khắc in). Đại Việt sử kư tiền biên. Bắc Thành học đường tàng bản. Kư hiệu A2/2-7. Lê Văn Bảy, Dương Thị The, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Thoa (dịch), Lê Duy Chưởng (hiệu đính). NXB KHXH.H.1997. tr.40.

16 Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển I, Thư viện Quốc gia Hà Nội, kí hiệu: R.591, tờ 4a- 5b.

17 Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), sđd.: R.591, tờ 9b-10a.

18 Liam C. Kelley. The Biography of the Hồng Bàng Clan as a Medieval Vietnamese Invented Tradition. Journal of Vietnamese Studies Vol. 7, No. 2 (Summer 2012), p. 122.

 

Tôi khẳng định Kinh Dương vương là thủy tổ người Việt Nam

Hà Văn Thùy

 

Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2013 5:53 AM

Lời người viết: Dăm năm trước, để phản bác ư tưởng “Từ những dấu vết ngữ pháp Việt trong cổ thư Trung Hoa có thể nhận ra tiếng Việt là cội nguồn của ngôn ngữ Hán” của GS. Lê Mạnh Thát, ông Trần Trọng Dương có bài “Lâu đài cất bằng hơi nước.” Là người có sử dụng tư liệu của học giả họ Lê cho bài viết “Tiếng Việt chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán,” tôi có bài “Lâu đài trên mây hay dự cảm sáng suốt” nói lại. Ông Trần Trọng Dương đáp lại bằng bài “Một lần và lần cuối thưa chuyện với ông Hà Văn Thùy,” Khi biết tác giả là Thạc sĩ Hán Nôm rất trẻ, tôi nhận ra ḿnh dại.

Mấy năm nay, với nguồn tư liệu dồi dào, tôi không chỉ khẳng định “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa” mà c̣n phát hiện “Giáp cốt văn là sản phẩm của người Việt.” Đọc một số bài của Tiến sĩ Trần Trọng Dương mới đây, tôi mừng nhận ra một khuôn mặt mới, sắc sảo.

Tuy nhiên, với bài viết đang chấn động dân cư mạng và gây hoang mang cho bạn đọc này, tôi buộc phải lên tiếng, dù có dại thêm một lần.

Trong bài viết “Kinh Dương Vương – ngài lài ai?”* đăng trên tạp chí Tia sáng, Tiến sĩ Trần Trọng Dương cho rằng: “(Kinh Dương Vương) chỉ là ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc.” Bài viết dẫn nhiều tài liệu tham khảo với chứng lư chặt chẽ, khiến cho những học giả Hán Nôm dù với ḷng tự hào dân tộc tràn ứ cũng khó ḷng phản bác. Chắc chắn không ít người sẽ tin theo tác giả!

Tuy nhiên, chỉ trong câu ngắn dẫn trên, sự nông cạn hàm hồ của vị tiến sĩ đă bộc lộ. Thứ nhất, tuy xuất hiện lần đầu trong Đường kỷ nhưng câu chuyện về Liễu Nghị không phải là sáng tác của đời Đường mà là một truyền thuyết dân gian. Truyền thuyết, như ta biết, là “ánh xạ của những sự kiện có ư nghĩa lớn của quá khứ, được ghi lại trong kư ức cộng đồng rồi lưu truyền trong dân gian.” Cố nhiên, trong khi được kể lại qua truyền miệng, truyền thuyết sẽ có những dị bản với sai khác ít nhiều về tên nhân vật, về địa danh hoặc một số t́nh tiết… Tới lúc nào đó, người ta sử dụng nó vào những mục đích khác nhau: nhà văn chế tác thành tiểu thuyết truyền kỳ, người viết sử liên kết với những chi tiết khác để phục dựng sự kiện xảy ra trong quá khứ.

Tại sao Tiến sĩ không nói “Ngô Sĩ Liên lấy từ truyền thuyết dân gian” mà lại nói lấy từ tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc? Giữa truyền thuyết dân gian và tiểu thuyết truyền kỳ khác nhau một trời một vực. Sự dẫn sai nguồn, lập lờ này làm mất tính chính danh của sử gia, làm giảm ḷng tin vào sử sách.

Càng hàm hồ hơn khi tác giả cho truyện Kinh Dương Vương vào cùng một bị “tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc!” Phải chăng truyền thuyết đó của Trung Quốc? Sai lầm chết người! Có lẽ nào tác giả không biết rằng vùng Ngũ Lĩnh vốn là Xích Quỷ, Văn Lang của người Việt? Cho tới đời Tam Quốc, nơi này vẫn chưa là đất Hán. Có chuyện rằng, để đánh Lưu Bị, Tào Tháo nhờ Hứa Tịnh do thám t́nh h́nh nước Thục. Trong thư gửi Tào Tháo, Hứa Tịnh viết rằng: ông đă đi từ Hội Kế (Cối Kê - Hàn Châu ngày nay), qua Giao Châu, Đông Âu, Mân Việt, cả vạn dặm mà không thấy đất Hán.

(从会稽南至交州,经历东瓯、闽越之国,行经万里,不见汉地” – Từ Hội Kế nam chí Giao Châu, kinh lịch Đông Âu, Mân Việt chi quốc, hành kinh vạn lư, bất kiến Hán địa.) Như vậy, tuy thuộc Hán nhưng suốt vùng Giang Nam vẫn là đất Việt! Thập niên 1950, sau khi làm chủ Trung Hoa, nhà cầm quyền Trung Quốc phải bỏ nhiều công sức đồng hóa khối dân Việt ở đây v́ họ vẫn theo phong tục và nói tiếng Việt. Chỉ tới sau năm 1958, tiếng phổ thông mới được dùng rộng răi. Vậy th́ dân cư Trung Quốc khu vực này, nói đúng ra, phải gọi là người Trung Quốc gốc Việt! Người hiểu thực trạng này sẽ không nói những truyền thuyết đó là tiểu thuyết truyền kỳ Trung Hoa! Ngay những tác giả đời Đường biên thành tiểu thuyết cũng chính là người Việt!

Sự lầm lẫn tai hại này khiến thế giới mạng hoang mang, thậm chí có vị tiến sĩ đă viết trên blog của ḿnh: “c̣n măi về sau thờ một ông vua giả có nguồn gốc Tàu!”

Cũng có sự thực là, truyền thuyết trên không tồn tại đơn độc mà có liên hệ với những sự kiện khác. Đó là châu Kinh, châu Dương trên lưu vực Dương Tử, hai địa danh Việt từ xa xưa. Ai dám chắc không có mối quan hệ nào giữa vùng đất Kinh, Dương với danh xưng Kinh Dương Vương? Các bậc vua chúa, công hầu thường lấy đất đặt tên hiệu. Đó c̣n là truyền thuyết về Thần Nông hơn 3000 năm TCN. C̣n là câu ca Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nuớc trong Nguồn chảy ra… Điều này có nghĩa, câu chuyện về con gái Động Đ́nh Quân không phải xuất hiện thời Đường hay Tần Hán mà xa hơn nữa, ở thời xa thẳm của tiền sử. Nhà tiểu thuyết không cần nhưng người làm sử phải biết kết nối những điều tưởng như rời rạc, riêng rẽ ấy ngơ hầu phục nguyên gương mặt đă khuất của lịch sử. Từ những dị bản truyền thuyết khác nhau, nhà tiểu thuyết dùng tên Kinh Xuyên. Trong khi, nhà sử học chọn tên Kinh Dương Vương.

Bài viết cũng lộ ra chỗ yếu chết người, lộ ra “gót chân Achile” trong luận thuyết của Tiến sĩ Trần Trọng Dương. Là người biết đọc chữ Hán, ông Trần Trọng Dương đưa tất cả những tài liệu chữ Hán liên quan lên bàn nghị sự rồi cả quyết, những ǵ ở ngoài cổ thư Trung Hoa đều không có giá trị!

Xin thưa, không phải cổ thư Trung Hoa là tất cả lịch sử! Cổ thư, chỉ ghi chép sự kiện từ thời Tần Hán về sau. V́ vậy, dù đọc tới nát 24 bộ quốc sử (nhị thập tứ sử) th́ người Trung Quốc cũng không biết tổ tiên họ là ai, tiếng nói của họ từ đâu ra, chữ viết của họ do đâu mà có! Tuy “Hoa Viết đồng chủng đồng văn, ” do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, cố thư Trung Hoa có thể soi sáng cho nhiều sự kiện của sử Việt, th́ cũng chỉ từ sau thời Tần Hán thôi! Bắt cổ thư trả lời mọi câu hỏi của sử Việt khác nào bắt dê đực đẻ?! Tham vọng dùng thư tịch Trung Hoa giải quyết triệt để vấn đề Kinh Dương Vương chỉ là chuyện leo cây t́m cá!

Chỉ có thể khám phá sự thật bằng hệ quy chiếu khác: t́m tới tận cùng cội nguồn tộc Việt!

Bằng ba cuốn sách: T́m lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn Học 2007), Hành tŕnh t́m lại cội nguồn (Văn Học, 2008), T́m cội nguồn qua di truyền học (Văn Học, 2011) cùng nhiều bài viết khác, chúng tôi đă chứng minh rằng, để đi tới con người hôm nay, tổ tiên ta đă kinh qua hai thời kỳ. Kết hợp những phát hiện di truyền học lấy AND từ chính máu huyết chúng ta với tư liệu khảo cổ học, cổ nhân chủng học, văn hóa học của người Việt, chúng tôi chứng minh được rằng, 40.000 năm trước, người Việt cổ Australoid từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Khoảng 7000 năm trước, tại văn hóa Hà Mẫu Độ vùng cửa sông Chiết Giang diễn ra sự gặp gỡ ḥa huyết giữa người Việt Australoid và người Mongoloid săn bắn hái lượm có mặt ở đây từ trước, sinh ra chủng người mới Mongoloid phương Nam. Đó chính là người Việt hiện đại, tổ tiên xa của chúng ta. Lớp người Việt mới này tăng nhanh số lượng và tới khoảng 5000 năm TCN trở thành chủ nhân của vùng Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc. Sơn Đông có núi Thái Sơn, là nơi ra đời của những vị tổ huyền thoại của người Việt: Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. C̣n Hà Nam nơi có con sông ngày nay mang tên Hán Thùy, nhưng trước đó, người Dương Việt chủ nhân gọi là sông Nguồn. Đồng bằng ph́ nhiêu do sông Nguồn sinh ra có tên là Trong Nguồn. Tại đây diễn ra sự kiện Kinh Dương Vương được phong làm vua nước Xích Quỷ năm 2879 TCN rồi chuyện Đế Lai làm vua phương Bắc, Lạc Long Quân làm vua phương Nam.

Do đất đai trù phú, nên Trong Nguồn thường xuyên bị những bộ lạc du mục Mông Cổ ở phía bắc Hoàng Hà nḥm ngó, cướp phá. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ mở trận công kích lớn vào Trác Lộc bên bờ nam Hoàng Hà, đánh tan liên quân Việt của Đế Lai và Lạc Long Quân. Đế lai tử trận, Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt vùng quê Núi Thái, Sông Nguồn dùng thuyền theo Hoàng Hà ra biển rồi đổ bộ vào Rào Rum - Ngàn Hống đất Việt. Cùng ngôn ngữ và gần gũi về chủng tộc, người Việt bản địa mở ḷng đón tiếp những người mới rồi chung tay xây dựng nước Văn Lang. Văn Lang với kinh đô Hạc Trắng là ǵ nếu không phải chính là Xích Quỷ được dời đô và thay quốc hiệu? Cũng lúc này, người Việt mang gen Mogoloid phương Nam trong đoàn di tản ḥa huyết với người bản địa Australoid, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, mà thủ lĩnh là Hùng Vương, cụ tổ trực tiếp của chúng ta hôm nay, cùng câu ca:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra

Người Mông Cổ vào chiếm Trong Nguồn, ḥa huyết với người Việt bản địa, sinh ra người Hoa Hạ. Do người Việt quá đông nên sau vài ba thế hệ, người Hoa Hạ cũng chuyển hóa thành người Việt mang gen Mongoloid phương Nam. Ư thức được nguồn gốc của ḿnh, các đế vương Trung Hoa sau này coi Trong Nguồn là đất phát tích của họ và hướng về Thái Sơn thờ tự rất tôn kính. Đến thời Đường, sông Nguồn (tiếng Việt c̣n đọc là Ḥn, Hớn, Hán) chuyển thành Hán Thùy, c̣n đồng bằng Trong Nguồn được gọi là Trung Nguyên. V́ vậy, hơn 2000 năm chúng ta không t́m ra quê gốc!

Cũng phải kể tới sự kiện khác: trận Trác Lộc! Truyền thuyết cùng cổ thư Trung Hoa cho rằng, Hoàng Đế và Viêm Đế (Thần Nông) là anh em trong cùng một bộ lạc do Viêm Đế lănh đạo. Hoàng Đế mạnh lên, đánh bại Viêm Đế ở Phản Tuyền, giữ vị trí thống lĩnh. Viêm Đế chấp nhận vai tṛ phụ thuộc. Nhưng rồi Si Vưu, người của Viêm Đế nổi loạn. Hoàng Đế buộc phải tiêu diệt Si Vưu ở Trác Lộc.

Đấy thực ra chỉ là uyển ngữ lịch sử v́ mục đích chính trị, giống như sau này người ta chế tác ra chuyện Hùng Duệ Vương nhường ngôi cho Thục Phán rồi Thục Phán thề tôn thờ các vua Hùng mà quên đi những dấu tích của cuộc chiến khốc liệt khắp vùng Việt Tŕ, Phú Thọ! Trong con mắt nhà quân sự, hai đội quân của cùng một bộ lạc chỉ có thể tranh chấp vị trí chiến lược đông dân, kinh tế trù phú chứ không khi nào kéo ra bờ sông đánh nhau. Mặc khác, nếu trong cùng bộ lạc, trận chiến sẽ không thể huy động quân số đông và diễn ra ác liệt đến thế! Trên bờ nam Hoàng Hà, Trác Lộc thực sự là trận chiến sống c̣n giữa kẻ xâm lăng phương bắc và người quyết tâm giữ đất phương nam! Cổ thư Trung Hoa xác nhận sự thật này. Trong cuốn Kỳ môn độn giáp đại toàn thư có câu: Tích nhật Hoàng Đế chiến Si Vưu/ Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu (Ngày xưa Hoàng Đế đánh Si Vưu, trận Trác Lộc đến nay c̣n chưa dứt). Cũng phải phân định điều này: Thần Nông sống trước 3000 năm TCN nên không thể cùng tranh chấp với Hoàng Đế là kẻ sau ḿnh hàng trăm năm!

Với quy mô như thế của trận Trác Lộc, cho thấy, cuộc chiến năm 2698 TCN bên bờ Hoàng Hà chỉ có thể là cuộc chiến giữa hai nhà nước hay liên minh bộ lạc hùng mạnh. Cổ thư Trung Hoa cho biết, bên Mông Cổ là liên minh các bộ lạc, do Hiên Viên lănh đạo mà không cho biết lực lượng của Si Vưu ra sao. Nhưng từ lực lượng của Hiên Viên, ta cũng biết lực lượng của Si Vưu không nhỏ. Lực lượng đó chỉ có thể có nơi những nhà nước hay liên minh bộ lạc mạnh. Từ cuộc di tản theo sông Hoàng Hà của Lạc Long Quân (vết tích c̣n lại trong Ngọc phả Hùng Vương) vào thời điểm này, có thể thấy trận Trác Lộc có sự liên minh giữa hai nhà nước của Đế Lai và Lạc Long Quân. Điều này c̣n chứng tỏ, thời điểm ra đời của nước Xích Quỷ năm 2879 TCN là có cơ sở!

Cũng phải nói tới sự kiện này: cậu bé làng Dóng! Lịch sử chưa bao giờ ghi nhận vào đời Hùng vương có chuyện giặc Ân xâm lăng nước ta. Vua Bàn Canh không thể vượt chặng đường quá xa xôi, băng qua sông lớn Trường Giang, mạo hiểm đương đầu với sự chống trả của những quốc gia Bách Việt để tới nước ta. Nhưng v́ sao có chuyện cậu bé làng Dóng? Đó chính là ánh xạ của sự kiện, sau khi xâm lăng vùng đất Ân ở Hà Nam, nhà Ân Thương tiếp tục đánh người Việt, mở rộng địa bàn. Người Việt chống trả quyết liệt nhưng rồi dần dần thua cuộc. Một bộ phận người Việt từ đây chạy về Việt Nam, quê gốc của ḿnh, mang theo h́nh tượng đẹp nhất của cuộc kháng chiến rồi phục dựng trên đất Việt truyện Thánh Dóng với những địa danh Bắc Ninh!

Từ phân tích trên, ta thấy rằng, sử gia Ngô Sĩ Liên đă kết nối tài t́nh câu chuyện ghi trong Đường Kỷ với những chi tiết mảnh vụn rời rạc của lịch sử để phục dựng giai đoạn quan trọng thiết yếu trong lịch sử tộc Việt. Nhờ khám phá chính xác của ông, năm sáu trăm năm nay, chúng ta có được định hướng con đường t́m lại cội nguồn để không biến thành đám trôi sông lạc chợ. Tuy nhiên, do thời gian xa xôi, chứng lư lại mong manh, nên không khỏi có những ngờ vực. Những người thiển nghĩ cho đó là chuyện “ma trâu thần rắn” hay “chỉ là ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên”… cũng không lạ!

Nay, nhờ phát hiện mới của khoa học nhân loại, chúng ta đă phục dựng lại diện mạo thực của lịch sử. Thật đáng mừng là những phát hiện khoa học hôm nay đă chứng minh dự cảm thiên tài của người xưa: Kinh Dương Vương là vị thủy tổ đích thực của tộc Việt!

Vừa mới xuất hiện, bài viết của Tiến sĩ Trần Trọng Dương đă lan nhanh như nước lũ trên mạng toàn cầu. Trên một vài trang mạng cho thấy bài viết đă gây sốc mạnh. Nhiều người hoang mang mất ḷng tin vào điều thiêng liêng nhất của dân tộc, vào cái hấp lực cuối cùng gắn kết người Việt với nhau. Chắc chắn không phải là mong muốn của nhà nghiên cứu nhưng vô h́nh trung, đây là đ̣n “giải thiêng” nặng nề nhất đánh vào ḷng tự hào, vào khối đoàn kết dân tộc!

Tuy nhiên, rất may là, tới nay, nhờ tri thức của khoa học nhân loại chúng tôi đă đi t́m tới tận cùng quá khứ dân tộc Việt, khám phá chính xác hành tŕnh mà tổ tiên chúng ta đi suốt 70.000 năm qua cho tới hôm nay. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phát biểu của Tiến sĩ Trần Trọng Dương là hoàn toàn sai lầm.

Bằng sự vững tin ở những chứng lư khoa học không thể phản bác, chúng tôi xin một lần nữa khẳng định: KINH DƯƠNG VƯƠNG LÀ THỦY TỔ CỦA NGƯỜI VIỆT!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 9 năm 2013

HVT

 

THỦY TỔ NGƯỜI VIỆT THỰC SỰ Ở ĐÂU?

Hà Văn Thùy

 

  Từ lâu, tôi tâm niệm sẽ làm một khảo cứu nghiêm túc xác định nơi sinh thành của thủy tổ người Việt nhưng v́ chưa đủ duyên nên chưa thành. Nay xin được trả món nợ.

T́m ra chính xác tổ tiên người Việt là việc vô cùng khó v́ thế mà suốt 2000 năm qua, dù bỏ bao công sức và tâm trí, chúng ta vẫn đi t́m trong vô vọng. Nh́n lại cuộc t́m kiếm trong quá khứ, ta thấy, cả người xưa, cả hôm nay chỉ có tư liệu từ thời điểm quá gần, khoảng 2000 năm trở lại. Với một ngưỡng thời gian như vậy, không cho phép có cái nh́n xa hơn!

Sự thực là, muốn biết tổ tiên 5000 năm trước là ai, chỉ có thể đi tới tận cùng lịch sử, để biết con người đầu tiên xuất hiện trên đất Việt là ai?

 

1.    Khởi đầu từ lịch sử

Rất nhiều người tin rằng nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương ra đời năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Nhưng nếu hỏi: từ đâu có con số đó th́ không ai trả lời được! Con số ấy tồn tại như một niềm tin, như cái mốc “quy ước” mà người Việt bám vào để tạo dựng cội nguồn. Dẫu biết rằng niềm tin không đủ làm nên lịch sử th́ cũng không ai nỡ cật vấn cái niềm tin ấy! Bởi lẽ, sau cật vấn là sự sụp đổ! Rồi cả Đế Minh cháu ba đời Thần Nông nữa, lấy ǵ làm chắc? Mà sao người Trung Hoa cũng tự nhận là con cháu Thần Nông? Những hoài nghi ấy, nếu không hóa giải được th́ mọi chuyện bàn về tổ tiên chỉ là câu chuyện phiếm! V́ vậy, muốn t́m chính xác tổ tiên, cần phải đi xa hơn cái cột mốc 2879. May mắn là sang thế kỷ này, khoa học thực sự giúp soi sáng cội nguồn.

Thưa rằng, không phải chỉ từ những mẩu xương và những ḥn đá – hiện vật khảo cổ – mà chính từ vết tích được lưu giữ trong máu của toàn dân châu Á, một nhóm nhà khoa học gốc Hán của nhiều đại học nước Mỹ, vào năm 1998 phát hiện rằng: 70.000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ đặt chân tới nước ta. Sau khi chung sống 30.000 năm trên đất Việt Nam, người Việt đă đi lên khai phá Trung Hoa. Từ Ḥa B́nh, tổ tiên chúng ta mang chiếc ŕu, chiếc việt đá mới lên nam Dương Tử và gọi ḿnh bằng danh xưng đầy tự hào NGƯỜI VIỆT với tư cách chủ nhân chiếc việt đá mới, công cụ ưu việt của loài người thời đó (Việt bộ Qua -). 20.000 năm trước, tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây, tổ tiên chúng ta làm ra đồ gốm sớm nhất thế giới và 12400 năm cách nay trồng ra hạt lúa đầu tiên của loài người. Lúc này tổ tiên ta tự gọi ḿnh là NGƯỜI VIỆT, chủ nhân cây lúa (Việt bộ Mễ -)! Rồi từ đây, người Việt mang cây lúa, cây kê, con gà, con chó làm nên văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, văn hóa Hà Mẫu Độ 7000 năm trước… Theo đà Bắc tiến, người Việt vượt Dương Tử lên lưu vực Hoàng Hà, xây dựng nền nông nghiệp trồng kê trên cao nguyên Hoàng Thổ. Tại đây, người Việt ḥa huyết với người sống du mục trên đồng cỏ bờ Bắc, sinh ra chủng người Việt mới, sau này được khoa học gọi là chủng Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều suốt từ Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc. Một con sông dài 1500 km từ Thiểm Tây tới Hà Nam, đổ vào Dương Tử ở Vũ Hán, được đặt tên là sông Nguồn. Cùng với chi lưu của nó là Sông Đen, tạo nên đồng bằng Trong Nguồn, là trung tâm lớn của người Việt, nối với Thái Sơn. Đấy là nơi phát tích của người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam.

Vào khoảng 4000 năm TCN, người Việt chiếm hơn 60% nhân số thế giới và xây dựng ở Đông Á nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Để có được thành quả như vậy, dân cư trên Hoa lục phải chung lưng đấu cật trị thủy hai ḍng sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử. Từ những dấu vết mong manh trong truyền thuyết, ta nhận ra, thời gian này người Việt luôn phải đối mặt với những cuộc xâm lăng của người du mục phương Bắc. Trong điều kiện như vậy, những thị tộc phải liên minh với nhau, vừa để trị thủy vừa chống trả quân xâm lăng. Cuộc liên minh dưới sự lănh đạo của những thị tộc lớn mạnh do những vị anh hùng bán thần dẫn dắt. Một cách tự nhiên, nhà nước nguyên thủy ra đời. Đó là nhà nước phương Đông, khác với nhà nước theo định nghĩa kinh điển phương Tây, sản sinh từ chiếm hữu nô lệ và thặng dư lương thực. Điều kiện cho nhà nước nguyên thủy phương Đông ra đời càng thuận lợi hơn khi toàn bộ dân cư khu vực lúc đó cùng cội nguồn, văn hóa và tiếng nói. Kinh Dịch viết “Phục Hy thị một, Thần Nông thị xuất” có lẽ là mô tả thời kỳ này. Truyền thuyết cho hay, vua thần Phục Hy xuất hiện khoảng 4400 năm TCN. Tiếp theo là Thần Nông khoảng 3080 năm TCN. Truyền thuyết nói Đế Minh, cháu đời thứ ba của Thần Nông, chia đất, phong vương cho con là Đế Nghi và Kinh Dương Vương, lập nước Xích Quỷ năm 2879 TCN… Trong bối cảnh như vậy, ta thấy, dù không biết xuất xứ từ đâu nhưng cái mốc thời gian ra đời nước Xích Quỷ là hợp lư. Một câu hỏi cần được nêu ra: phải chăng có điều ǵ đó sâu thẳm trong kư ức mà tổ tiên ta ghi nhớ được một cách tường minh? Từ nhiều tư liệu, có thể suy ra, thời kỳ này trên lục địa Đông Á có ba nhà nước: Thần Nông Bắc của Đế Lai thuộc lưu vực Hoàng Hà, Thần Nông Nam (Xích Quỷ) thuộc lưu vực Dương Tử tới Việt Nam và quốc gia Ba Thục ở phía Tây, gồm vùng Ba Thục qua Thái Lan và Miến Điện.

Thời gian này, cuộc tranh chấp giữa hai bờ Hoàng Hà trở nên khốc liệt mà bằng chứng là trận Phản Tuyền. Truyền thuyết Trung Hoa nói Hoàng Đế và Viêm Đế là hai thị tộc anh em, lúc đầu Viêm Đế đứng chủ. Sau đó Hoàng Đế mạnh lên, đánh thắng Viêm Đế ở Phản Tuyền, chiếm ngôi thống soái. Viêm Đế chấp nhận vai tṛ phụ thuộc. Đây chỉ là uyển ngữ do người Hoa Hạ bày đặt để che lấp cuộc xâm lăng và đưa Hoàng Đế lên ngang hàng Viêm Đế! Thuyết này càng không đúng, v́ Hoàng Đế xuất hiện năm 2698 TCN, sau Thần Nông Viêm Đế hơn 300 năm nên không thể có chuyện Hoàng Đế đánh nhau với Viêm Đế. Ta có thể h́nh dung, chỉ h́nh dung thôi v́ không bao giờ t́m ra chứng cứ xác thực, rằng trước t́nh thế nguy cấp sau trận Phản Tuyền, Đế Lai liên minh với Lạc Long Quân cùng chống giặc. Nhưng tại trận Trác Lộc năm 2698 TCN, quân Việt thất bại. Đế Lai tử trận, (sau này v́ căm hờn Đế Lai, người Hoa Hạ gọi ông là Si Vưu với nghĩa xấu), Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân vùng Núi Thái-Trong Nguồn dùng thuyền xuôi Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống xứ Nghệ. Gợi cho tôi ư tưởng này là đoạn chép trong Ngọc phả Hùng Vương: “Đoàn người từ biển vào. Họ rất hiền lành tốt bụng, đă giúp dân nhiều việc tốt. Dân bầu người giỏi nhất trong số họ làm vua, hiệu là Hùng Vương, lúc đầu đóng đô ở Rào Rum-Ngàn Hống, sau chuyển lên vùng Ao Việt.” Chính cái niên đại xảy ra trận Trác Lộc 2698 TCN cũng giúp cho thời điểm năm 2879 lập nước Xích Quỷ trở nên khả tín. Nó cho thấy, một điều hợp lư là những quốc gia của người Việt đă có trước cuộc xâm lăng, v́ chỉ như vậy mới phù hợp với lịch sử.

Về Việt Nam, người Núi Thái-Trong Nguồn ḥa huyết với người Việt bản địa da đen Australoid, sinh ra người Mongoloid phương Nam Phùng Nguyên. Việc khảo cổ học phát hiện di cốt người Mongoloid phương Nam tại văn hóa Phùng Nguyên khoảng 4500 năm TCN là bằng chứng xác nhận cuộc di cư này.

Nếu những điều tŕnh bày trên chưa hài ḷng quư vị th́ xin dùng chứng lư theo lối quy nạp sau:

Khoa học xác định mă di truyền của người Việt hôm nay thuộc chủng Mongoloid phương Nam. V́ vậy, nếu là thủy tổ của dân tộc Việt, các ngài Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân… cũng phải là người Mongoloid phương Nam. Khảo sát 70 sọ cổ phát hiện ở nước ta, cổ nhân chủng học cho biết: “Suốt Thời Đá Mới, chủng Australoid là dân cư duy nhất sống trên đất nước ta cũng như toàn Đông Nam Á. Sang Thời Kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư khu vực…” Như vậy, Lạc Long Quân không phải người bản địa mà là người từ nơi khác di cư tới. Lạc Long Quân là người từ xa tới th́ cố nhiên, Kinh Dương Vương, Thần Nông rồi Phục Hy cũng không thể được sinh ra trên đất Việt!

Một câu hỏi: họ xuất xứ từ đâu? Như phân tích ở trên, người Mongoloid phương Nam xuất hiện tại văn hóa Ngưỡng Thiều. Lẽ đương nhiên, họ chỉ có thể từ đây xuống. Di ngôn của tổ tiên “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra,” giúp ta nhận biết, là từ Núi Thái-Trong Nguồn các vị di cư tới Việt Nam.

Như vậy, có hai giai đoạn h́nh thành người Việt: giai đoạn đầu, người Australoid từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Tại Núi Thái-Trong Nguồn, khoảng 7000 năm trước, người Việt hỗn ḥa với người Mông Cổ phương Bắc, sinh ra chủng người Việt mới mang mă di truyền Mongoloid phương Nam, đó là tổ tiên của các vị Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân. Khoảng năm 2698 TCN, do thua trận Trác Lộc, người của Lạc Long Quân chạy xuống Việt Nam, lai giống với người Việt tại chỗ, sinh ra người văn hóa Phùng Nguyên, tổ tiên trực tiếp của chúng ta.

Vào nam Hoàng Hà, người Mông Cổ chiếm đất và dân Việt, lập vương triều Hoàng Đế. Họ ḥa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ, được coi là tổ tiên người Trung Hoa. Như vậy, người Hoa Hạ là con cháu của Hoàng Đế và cũng là con cháu của Viêm Đế.

Nhận được ưu thế từ hai nền văn minh, người Hoa Hạ trở nên lớp người ưu tú của các vương triều Hoàng Đế, góp phần quan trọng làm nên thời Hoàng Kim của văn hóa phương Đông. Nhưng sau thời Chiến quốc, với sự bành trướng của nhà Tần, nhà Hán người Việt th́ người Hoa Hạ bị đồng hóa, tan biến trong cộng đồng Việt đông đảo. Hoa Hạ chỉ c̣n là một danh xưng, bị các vương triều Trung Hoa chiếm dụng làm phương tiện thống trị các tộc người khác.

Người Hoa đổi đồng bằng Trong Nguồn thành Trung Nguyên. Sông nguồn thành sông Ḥn, sông Hớn rồi thành Hán Thủy. Sông Đen thành Đan Giang. Do mất đất mất tên nên hơn 2000 năm nay, người Việt ngơ ngác không biết Trong Nguồn là đâu?!

 

1.    Quá tŕnh h́nh thành di tích, tài liệu về cội nguồn tổ tiên trên đất Việt.

2.    Quá tŕnh h́nh thành

Lớp di dân đầu tiên đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống. Theo đà xâm lăng của kẻ thù, nhiều thế hệ người Núi Thái-Trong Nguồn di cư tiếp, tiến vào những khoảng đất cao của đồng bằng sông Hồng vừa được tạo lập là Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh… Chạy giặc, bỏ quê hương tới nơi xa lạ là nỗi đau của người biệt xứ. Có thể, sau hàng vạn năm cách biệt, người Núi Thái-Trong Nguồn không thể ngờ rằng nơi dung dưỡng ḿnh hôm nay lại là đất gốc của tổ tiên xưa. V́ vậy, mặc cảm mất nước luôn nặng nề, dai dẳng. Hướng về nguồn cội là nỗi khắc khoải khôn nguôi. Nỗi nhớ thương đă kết đọng thành câu ca Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra. Có lẽ câu ca lúc đầu chỉ là nỗi ḷng của người dân mất nước vọng cố hương nhưng rồi nó thành tấm bia ghi nguồn cội để muôn đời con cháu t́m về. Không dừng lại đó, những người tâm huyết nhất, theo tục xưa, đắp những ngôi mộ gió để từ xa bái vọng tổ tiên Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Kinh Dương Vương… Đó là công việc mà ngày nay người dân đảo Lư Sơn vẫn làm để không quên người không trở về! Khi khá giả hơn, những ngôi đền thờ được dựng lên. Khi có chữ, những vị lăo thành lục trong trí nhớ những ǵ “được nghe ông bà kể” về tổ tiên xưa, ghi thành tộc phả, ngọc phả. Sự thật được “thêm mắm dặm muối” cùng những yếu tố huyền ảo để thêm phần linh thiêng, cao cả và đáng tin. Đọc một số thần phả, ngọc phả do Đại học sĩ Nguyễn Bính chép, tôi bất giác nghĩ tới chuyện “chạy di tích” thời nay. Lâu ngày mới về quê, gặp dịp làng xă đ́nh đám rước “Bằng công nhận di tích”. Thấy trên giấy vinh danh một vị c̣n văn tế ở đ́nh tế vị thần khác, tôi hỏi ông chú họ, đầu tṛ câu chuyện này. Gạn hỏi măi, ông thú thực: “Lúc đầu viết theo thần tích ông thánh trong đ́nh. Nhưng mấy ông văn hóa tỉnh nói: “Tra măi không thấy ông nào tên như vậy để làm giúp các bác. Chỉ có ông trạng X hơi gần với hồ sơ của các vị. Nếu đồng ư th́ chúng tôi giúp.” Anh tính, mất bao nhiêu tiền rồi chả nhẽ xôi hỏng bỏng không, đành gật đầu chấp nhận cho họ làm!” Phải chăng, ngày trước, cũng nghe ông bà kể lại, rồi với thứ chữ Nho của thày đồ quê, các vị tiên chỉ trong làng mang đơn lên phủ cậy quan. Sau khi nhận đồng lớn đồng nhỏ vi thiềng, quan phủ đưa hồ sơ lên triều đ́nh. Rồi dựa vào văn bản của địa phương, Đại học sĩ Nguyễn Bính sáng tác hàng loạt ngọc phả, như người vẽ truyền thần. Đó là cái chắc, chỉ có điều ngờ là không biết đại học sĩ có nhận tiền thù lao như hôm nay không?

Hàng trăm năm qua đi, đám hậu sinh chúng ta có tất cả: những ngôi mộ cổ, những ngôi đền với những pho tượng sơn son thiếp vàng linh thiêng mà cha ông từng đời đời tế tự. Những thần phả, ngọc phả chữ Nho với giấy bản xỉn màu thời gian, gáy ṃn, góc vẹt, loáng thoáng lỗ mọt… Và hơn cả là tấm ḷng chúng ta hướng về tổ tiên cộng với sự ganh đua của những họ tộc tranh nhau xem họ nào xuất hiện sớm nhất? Thế rồi, với tiền của bá tánh, tiền thuế dân nhận từ dự án, những nấm mộ, những ngôi đền được phục dựng khang trang hoành tráng, cùng với những hội thảo trưng ra vô vàn “bằng chứng lịch sử”…

 

2.    Đôi lời nhận định

Người viết bài này có lúc hăm hở theo dơi những “phát hiện mới” với hy vọng t́m được dấu vết khả tín của tổ tiên. Nhưng rồi sớm thất vọng! Cổ Lôi Ngọc Phả chỉ mới ra đời vài trăm năm ghi Phục Hy, Thần Nông vùng Phong Châu làm sao có thể phản bác Kinh Dịch 2500 năm trước viết “Phục Hy thị một, thần Nông thị xuất”? Mấy ngôi đền Phục Hy, Thần Nông… trên đất Phong Châu làm sao phủ định bài vị các ngài được thờ trên lăng mộ ở Thái Sơn? Làm sao có thể tin Phục Hy họ Nguyễn, trong khi cả truyền thuyết lẫn cổ thư đều ghi rơ: Phục Hy thị, Thần Nông thị, Hồng Bàng thị… “Thị” cũng là họ, nhưng đấy là họ theo mẹ của thời mẫu hệ. Qua mẫu hệ hàng ngh́n năm mới sang phụ hệ, để “tính” – cách gọi họ theo ḍng cha ra đời! Thời đó, con người chỉ được đánh dấu bằng một từ duy nhất chỉ tên hoặc thêm tước “đế” phía trước như Đế Minh, Đế Nghi… Vậy th́ làm sao có ông Phục Hy tên là Nguyễn Thận? Làm sao tin những bức tượng sơn son thiếp vàng ḷe loẹt trong đền là Phục Hy, Kinh Dương Vương khi trang phục trên người các ngài là của quan lại triều Minh, triều Thanh?! V́ sao sống cách nhau nhiều ngh́n năm mà các vị tổ lại tụ họp trong khoảnh đất hẹp vậy? V́ sao, chỉ là tổ người Việt mà truyền thuyết về các vị lan ra rộng khắp từ Quảng Đông tới Ba Thục? Chỉ là tổ của người Việt với lănh thổ từ Bắc Bộ tới miền Trung mà sao lại có đền thờ Kinh Dương Vương trên Ngũ Lĩnh? Nhiều, nhiều lắm những câu hỏi không thể trả lời!

Khi không trả lời được những thắc mắc trên, trong trí tôi nảy sinh câu hỏi: V́ sao lại có sự t́nh như vậy? Phải rất lâu sau, cùng với sự trưởng thành của nhận thức, tôi ngộ ra, những ngôi mộ được đắp, những ngôi đền được xây chỉ là việc thu nhỏ một lịch sử từng diễn ra trên địa bàn rộng lớn. Đó chỉ là sự sa bàn hóa một thực tế lịch sử vĩ đại! Tôi bỗng hiểu và thông cảm với tiền nhân. Từ kư ức và tâm nguyện của ḿnh, các vị đă tạo những mộ gió, những ngôi đền bái vọng. Tấm ḷng thành của bao kiếp người đă tạo nên một tín ngưỡng dân gian vô cùng nhân văn nhớ về nguồn cội, thờ kính tổ tiên… Nhưng rồi đám cháu con không hiểu cha ông, u mê biến tín ngưỡng dân gian trở thành chính sử, để tự sướng và lừa thiên hạ th́ đă là tai họa!

Những người chủ trương việc này nghĩ rằng ḿnh đă sáng suốt, khám phá lại lịch sử là v́ dân tộc, v́ kính ngưỡng tổ tiên. Không ai phủ nhận nhiệt huyết, tấm ḷng của họ. Nhưng thực tế cuộc sống đă bày ra trước mắt: yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau!

Trước hết, là xuyên tạc lịch sử:

Do chủ quan, do ít hiểu biết, họ không hiểu rằng, giang sơn xưa của tổ tiên Việt là khoảng trời, khoảng đất mênh mông toàn cơi Đông Á. Từng hàng chục ngh́n năm thống lĩnh hai con sông Đông Á (Hoàng Hà, Dương Tử) và xây dựng trên đó nền văn hóa kỳ vĩ. Việc quy tập,” co cụm tổ tiên về dải đất hẹp Phong Châu chính là phủ định cả cội nguồn lẫn giang sơn vĩ đại của giống ṇi! Đó chính là cái tội chối bỏ lịch sử, cũng đồng thời chối bỏ nguồn cội!

Không chỉ vậy, khi làm việc này, họ tự tước đi của ḿnh vũ khí mạnh mẽ chống lại những mưu toan xuyên tạc sử Việt. Họ từng biết, người Trung Hoa có cuốn sách “Thông sử thế giới vạn năm” hơn 5000 trang, phủ định toàn bộ lịch sử Việt Nam với những ḍng ngạo mạn: “Khoảng 2000 năm TCN, bán đảo Đông Dương bước vào thời kỳ đồ Đá Mới… 1000 năm TCN, những bộ lạc cư trú quanh vùng sông Hồng Hà bắt đầu định cư..” Họ cũng biết, ông giáo sư người Mỹ Liam Kelley chống báng tới cùng sự hiện hữu của Kinh Dương Vương. Ông ta chỉ coi thủy tổ tộc Việt là do đám trí thức Hán hóa thời Trung đại dựa vào cổ thư Trung Hoa bịa tạc ra. Một trong những lư cứ khiến ông ta nghĩ vậy, chính là ở chỗ, truyền thuyết về Kinh Dương Vương phổ biến khắp Trung Hoa. Nếu cứ theo “sa bàn” như quư vị hoạch định hôm nay th́ làm sao phản bác được vị giáo sư thông thái nọ? Nhưng nếu nắm được lịch sử trọn vẹn của tổ tiên th́ ta có thể nói, chính chứng cứ ông học giả người Mỹ đưa ra đă chống lại ông ta! Đó là do, cộng đồng Việt vốn là khối thống nhất trên toàn Đông Á, cùng chung máu mủ, ngôn ngữ và văn hóa. Từ thời Chiến quốc, bị tan đàn xẻ nghé, người Việt mang theo truyền thuyết nguồn đi khắp nơi…

1.    Kết luận

Có một thời tăm tối, chúng ta được cổ thư Trung Hoa và những vị thầy Tây dạy rằng, người từ Trung Hoa xuống đồng hóa dân Annam mông muội. Dân Việt là lũ Tàu lai. Tất cả văn hóa Việt là sự bắt chước Trung Hoa chưa trọn vẹn. Người Việt không có chữ, phải mượn chữ Trung Hoa, tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Hán… Hàng ngh́n năm ta tin như thế!

Trong cái thời tăm tối ấy, chúng ta t́m mọi cách “thoát Trung” bằng việc viết ra lịch sử riêng của ḿnh. Trong đó có những ư tưởng “quy tụ” tổ tiên về đất Phong Châu để tạo ra một cội nguồn, một lịch sử độc lập với phương Bắc. Ư tưởng như vậy được nuôi bởi bằng chứng là những ngôi mộ, ngôi đền, những cuốn ngọc phả… khiến không ít người tin v́ có nguồn cội “thoát Trung”!

Nhưng sang thế kỷ này, nhờ khám phá khoa học, ta biết rằng, lịch sử đă diễn ra theo con đường ngược lại: tổ tiên ta từ xa xưa đi lên khai phá Trung Hoa và xây dựng trên toàn bộ Đông Á một nền văn hóa vĩ đại! Không những tiếng Việt, chữ Việt là chủ thể tạo nên tiếng nói và chữ viết Trung Hoa mà nền văn hóa Trung Hoa cũng được xây dựng trên nền tảng văn hóa Việt! Chính đó là cơ sở của ư tưởng từ lâu in sâu trong tâm cảm dân Việt: Trong khi các nhánh khác bị Hán hóa th́ người Lạc Việt ở Việt Nam vẫn giữ được giang sơn, đất hương hỏa cuối cùng của tổ tiên.

V́ vậy, trong những “đồ án phục dựng lịch sử Việt” ra đời lâu nay th́ việc sa bàn hóa, quy tập tổ tiên về đất Phong Châu là sai lầm tai hại nhất. Trong khi những phương án khác chỉ là những ư tưởng trên giấy th́ “đồ án” này tác động sâu rộng không chỉ tới lịch sử, tâm linh mà tới cả cuộc sống dân tộc.

Theo thiển ư, nếu như có ngôi mộ nào sớm nhất của tổ tiên Mongoloid trên đất Việt th́ chỉ có thể là mộ Lạc Long Quân ở Rào Rum-Ngàn Hống hay tại kinh đô Ao Việt!

Đáng buồn và đáng sợ là, những người “quy tập” tổ tiên về đất Phong Châu không ngờ rằng ḿnh đang làm cái việc nguy hại tham bát bỏ mâm. Trong khi hất đi cái mâm thật, không chỉ đầy của cải quư giá mà c̣n có cả văn tự ghi quyền sở hữu giang sơn vĩ đại của tổ tiên xưa th́ quư vị ôm lấy cái bát ảo! Cái mâm quẳng đi rồi, một khi cái bát được chứng minh là giả, không hiểu quư vị tính sao?!

 

Sài G̣n, Vu Lan năm Giáp Ngọ

 

 

  

 

 

 

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: