Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Làng tôi ăn Tết

 

Trà Lũ

 

 

Chưa năm nào làng An Lạc chúng tôi bàn về cỗ tết nhiều như năm nay. Bàn luận nhiều là v́ làng tôi có thói quen năm con nào th́ nhậu thịt con đó. Năm con gà th́ món chính là món gà, năm con dê th́ món chính là món dê. Năm nay là năm con khỉ, chẳng lẽ làng ăn thịt khỉ sao. Chỉ nguyên việc nghĩ đến thịt khỉ là mấy bà mấy cô đă co rúm người lại rồi. Người sẽ quyết định về món cỗ tết năm con khỉ này là ông Từ Ḥe, một nhân vật quan trọng nhưng hiện ở miền tây Canada. Các cụ c̣n nhớ ông Từ Ḥe không? Cái ông mà trước 1975 đă làm lung lay tinh thần một anh chính ủy VC, sau 1975 anh này mở mắt và đă cùng ông vượt biển tỵ nạn. Ông đến Canada trước, anh này tới sau. V́ họ đă kết nghĩa anh em, thề sống chết có nhau, nên ông Từ Ḥe đă sang miền tây sống với vợ chồng chú em. Ông là một trong số những người đă lập ra làng An Lạc này nên ông yêu làng vô cùng. Khi ra đi, ông thề là mỗi năm ông sẽ về vào dịp tết. Và ông đă giữ lời thề. Ông Từ Ḥe và ông ODP là hai nhân vật cao tuổi và nhiều chữ nghĩa trong làng. Họp làng mà có hai ông th́ vui hết biết, cuộc họp kéo dài miên man bất tận. Phe các bà th́ ai cũng mê hai ‘niên trưởng’ này.

 

Năm nay ông Từ Ḥe đă về làng đúng hẹn, đúng ngày cúng ông Táo về trời. Và điều làm dân làng ngạc nhiên hết sức là ông dựng được ngay cây nêu ở giữa sân trước nhà cụ Chánh. Cây nêu là một cây tre già có chuông khánh treo trên ngọn, rất đỗi VN. Gốc cây nêu là bàn thờ thổ thần ông Địa. Hỏi ông kiếm các vật liệu này từ đâu ra mà lẹ vậy, ông chỉ cười hà hà. Hóa ra ông có nhiều bạn già ở đây và ông đă nhờ họ mua từ trước.

 

Dân làng nghe tin ông Từ Ḥe về làng th́ ai cũng vội vă đến chào ông ngay. Ông có thói quen ở nhà Cụ Chánh tiên chỉ cho tới ngày hạ nêu. Bữa ăn tối hôm nay là do Cụ Chánh thết, với sự tiếp tay của Chị Ba Biên Ḥa. Bao nhiêu món quê hương đă được bày ra, và bao nhiêu chuyện tết ở quê hương đă được kể lại. Dân làng vừa ăn vừa nói chuyện vừa cười. Sung sướng hết mức.

 

Đề tài chuyện cười bữa nay là đề tài con khỉ, năm khỉ mà. Ông Từ Ḥe được mời kể đầu tiên. Cụ Chánh tuyên bố đây là cỗ tết nên mọi người được tự do, không phải kiêng kỵ ǵ cả. Thế là ông Từ Ḥe kể ngay chuyện khỉ. Rằng trong một lớp tiểu học kia các em bé mới bắt đầu học làm bài luận. Bữa đó cô giáo ra đề bài là em hăy tả một con vật trong nhà em. Tṛ Tèo đă viết:

– Bố em có một con mèo, nhưng em chưa trông thấy nó v́ chỉ nghe mẹ em nói thế, chừng nào em trông thấy nó th́ em mới tả được.

 

Cô giáo hỏi: Mẹ em nói làm sao? Tṛ Tèo đáp:

– Thưa mẹ em hay nói với bố em rằng: Tôi biết ông có một con mèo ở sở.

Tuần sau cô giáo bắt cả lớp làm lại bài luận này v́ ai cũng lạc đề. Tṛ Tèo lại viết: Nhà em sắp có một con chó, v́ mẹ em hỏi bố em: Hôm qua anh đi phố với con chó nào thế?

Thằng bạn T‎‎ư ngồi bên th́ viết như sau: Nhà em có một con khỉ. Hôm qua khi em đang ngồi học th́ thấy một cô má đỏ môi hồng đậu xe trước nhà, bố em chạy vội ra rồi nói với cô ta: Con khỉ c̣n ở nhà, chưa đi chợ.

 

Mấy bà mấy cô nghe xong chuyện này có cười nhưng đều nói: Chuyện của Bác có ‎ ư khinh đàn bà chúng tôi quá, v́ toàn gọi đàn bà chúng tôi là mèo, là chó, là khỉ.

Nghe các bà kêu như vậy th́ anh John bèn nhảy vào cứu ông Từ Ḥe. Năm khỉ tôi cũng xin kể một chuyện về khỉ, chuyện này không dám xúc phạm ǵ tới các bà hết nha. Rằng trong các địa chỉ điện thư th́ phải có cái dấu @ . Cái dấu @ này không có một tên quốc tế, mỗi nước gọi tên khác nhau, như

 

– Tiếng VN gọi @ là chữ A c̣ng

– Tiếng Anh gọi @ là ‘AT’

– Tiếng Đại Hàn gọi @ là con ốc

– Tiếng Phần Lan gọi @ là chữ A đuôi mèo

– Tiếng Na Uy gọi @ là chữ A đuôi heo

– Tiếng Đức gọi @ là chữ A đuôi khỉ

– Tiếng Ḥa Lan gọi @ là Chữ A dái con khỉ

 

Cả làng phá ra cười rũ rượi v́ cái tên VN và tên tiếng Anh thực thà và trong sạch quá, c̣n cái tên Ḥa Lan nhiều ấn tượng và dễ sợ quá. Hóa ra lâu nay chúng ta vẫn mó dế Bác Khỉ ư?

Cô Tôn Nữ nêu câu hỏi: Năm nay là năm con khỉ, bưu điện các nước thường phát hành tem có h́nh Ngài Tôn Ngộ Không. Tại sao lại in h́nh này? Bồ chữ ODP lên tiếng trả lời ngay: Tôn Ngộ Không là cháu chắt ông thần khỉ bên Ấn Độ tên là Hanuman. Tề Thiên Đại Thánh họ Tôn tài giỏi bao nhiêu th́ thần Hanuman tài giỏi gấp mười. Nhiều nhà biên khảo đă cho rằng tác giả cuốn Tây Du K‎ư đă lấy hứng từ truyện thần Hanuman của Ấn Độ để vẽ ra Tôn Ngộ Không bên Tàu.

Và Ông ODP kết luận: Tôi thấy xưa nay chuyện nào dính tới họ Khỉ đều có những mối t́nh lâm ly say đắm và đều rất hay. Tây Du K‎ư‎ là một, Hanuman là hai, King Kong là ba.

Cô Tôn Nữ nghe tới tên King Kong một cái th́ mắt sáng lên. Ngày c̣n bé, em có xem phim King Kong nổi tiếng nhưng nay th́ quên mất rồi, xin Bác kể chuyện King Kong. Nhân ngày tết năm Thân, mọi người đều thích nghe chuyện khỉ, ông ODP kể ngay:

– King Kong là tên một dă nhân họ nhà Khỉ đă yêu một cô gái tóc vàng. Dă nhân này v́ hung dữ nên đă bị người ta bắt và chích thuốc mê rồi đem về nhốt ở New York. Khi tỉnh thuốc mê, dă nhân không thấy người yêu bên cạnh nên đă nổi điên rồi tàn phá New York. Sức tàn phá kinh hoàng, chính quyền phải dùng khí giới nặng mới bắn hạ được. King Kong từ mái nhà chọc trời New York rơi xuống đất, hấp hối nhưng mắt mở trừng trừng, măi tới khi người t́nh tóc vàng chạy tới. Nàng khóc nức nở. Nước mắt nàng nhỏ xuống mới làm King Kong nhắm được mắt. Ôi t́nh yêu quả là ghê gớm.

Cụ bà B.95 lên tiếng: Năm khỉ nghe các chuyện khỉ như vậy là đủ rồi, bây giờ xin chuyện cười ngày tết nào. Anh John đâu ?

Anh John vâng lời cụ ngay: Tôi xin kể câu chuyện vừa đọc trên báo Anh Văn: Trên một chuyến tàu du lịch, có một chàng trai lên boong hóng mát. Anh thấy một bà già đang đứng hóng gió, hai tay bà giữ chặt cái mũ đội trên đầu, cái váy phía dưới bị gió thổi tung lên. Anh ta liền tới gần và nói nhỏ: Thưa bà, gió thổi mạnh làm lộ hết khu rừng của bà. Bà già vừa cười vừa trả lời: Cám ơn cậu đă lưu ‎ư‎ tôi, nhưng tôi phải dùng cả hai tay để giữ chặt cái mũ mới mua này. Mũ này đắt và qu‎‎ư lắm, c̣n khu rừng th́ đó là rừng già, nó đă già 80 năm tuổi, tôi chả cần lo ǵ cho nó nữa !

 

Làng vỗ tay khen hay. Chuyện Canada có khác. Anh John lại kể tiếp:

– Nhân vừa nhắc tới cái váy, tôi xin kể tiếp một chuyện nữa về cái váy. Rằng trong một lớp học kia bà giáo dạy các cô nữ sinh đang lớn biết cách tránh được hay chống lại được nạn bị cưỡng hiếp. Giảng bài xong, bà giáo mới hỏi một cô tóc vàng mắt xanh rằng: Ví dụ em đang đi bộ trên một con đường vắng mà gặp một tên giang hồ định tấn công cưỡng hiếp em th́ em phải làm sao? Cô gái nghĩ một chập rồi trả lời: Em sẽ vén váy lên rồi bảo tên đó kéo quần hắn xuống. Cả lớp ồ lên một tiếng lớn v́ bà giáo cũng như các bạn học đều vô cùng ngạc nhiên sao lại có việc tự hiến dâng như vậy. Cô gái giải thích: Nếu gặp một tên giang hồ thứ dữ như thế này th́ chắc chắn em chạy không kịp, do đó em mới nghĩ ra cái kế hoăn binh là làm cho hắn tưởng bở nên sẵn sàng cởi quần ra. Lúc hắn vừa kéo quần xuống tới chân th́ đúng lúc đó em vùng lên chạy thật nhanh, tên kia c̣n lúng túng v́ cái quần c̣n vướng ở chân nên chạy bắt em không kịp. Em lại vừa chạy vừa la th́ chắc chắn tên kia teo ṿi và phải chạy trốn ngay.

Các cụ có thấy cô gái Canada này thông minh không cơ?

 

Làng lại vỗ tay khen hay nữa. Anh John xin hết chuyện cái váy. Ông Từ Ḥe lên tiếng:

– Thưa Anh John, cả năm nay không gặp nên tôi vừa nhớ anh vừa có rất nhiều thắc mắc muốn hỏi Anh. Anh đă thông thạo tiếng Việt như thế này th́ theo anh, điều nào trong tiếng Việt làm anh thích thú nhất ? Anh John trả lời:

– Điều làm tôi thú vị nhất là tiếng VN có dấu sắc huyền hỏi ngă nặng xếp theo thanh bằng và thanh trắc. Luật bằng trắc này đă làm cho thơ lục bát của VN độc đáo và hay tuyệt vời.

Ông Từ Ḥe xin anh chứng minh. Anh John đáp ngay:

– Thơ lục bát th́ ai cũng biết cả rồi, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một chứng minh hùng hồn.Tôi xin nói chút xíu về cái dấu sắc dấu huyền thôi nha, như thế này: Bao giờ các xuất văn nghệ cũng phải có một người dẫn chương tŕnh mà ta quen gọi là MC. Ngày xưa Saigon có hai MC nổi tiếng là Ngọc Phu và La Thoại Tân. Theo lối thông thường khi giới thiệu một ca sĩ hát th́ người MC ưa lên giọng vào chữ cuối, ví dụ: Kính thưa qu‎ư vị, đây ca sĩ Thanh Thúy, ca sĩ Duy Khánh. Chữ Thúy chữ Khánh được nhấn mạnh và nói rất lớn. Thật may là tên hai ca sĩ này mang dấu sắc ở chữ cuối: Thúy và Khánh. Nhưng anh MC sẽ kẹt to nếu phải giới thiệu tên ca sĩ mà không có dấu sắc ở chữ cuối, như Thái Thanh, Hoàng Oanh, Thái Ḥa, Ngọc Hạ. Nếu cứ giữ cái điệu lên giọng cao ở chữ cuối th́ các ca sĩ nổi tiếng trên sẽ hóa ra Thái Thánh, Hoàng Oánh, Thái Hóa, Ngọc Há. Và nữ ca sĩ La Sương Sương hóa ra ca sĩ ‘La Sướng Sướng’!

Ôi cái dấu sắc dấu huyền này đă làm khổ bao nhiêu MC ngày xưa. Chưa hết.

Ngoài MC ra, cái dấu sắc dấu huyền c̣n làm khổ rất nhiều nhạc sĩ sáng tác. Chẳng hạn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi sáng tác bài Cuối cùng cho một cuộc t́nh, câu mở đầu là Ừ thôi em về và câu kết là Sầu thôi xuống đây. V́ nốt nhạc đi lên cao nên lời ca hóa thành ‘Ừ thối em về… Sầu thối xuống đầy’. Cuộc t́nh đang thơm sao lại hóa thối?

Trên đây là ví dụ bài hát ở ngoài đời. Tôi c̣n biết một bài hát trong nhà thờ cũng rơi vào hoàn cảnh buồn cười này. Đó là một bài ca nổi tiếng trong lễ cưới, thường hát ở phần kết lễ. Lời ca là Tạ ơn Chúa ban cho có đôi, ‎ư‎ nói chúng con xin tạ ơn Chúa đă ban cho chúng con thành đôi vợ chồng. Nốt nhạc lên cao nên làm cho lời ca biến nghĩa, nó hóa ra ‘Tạ ơn Chúa bán chó có đôi’. Sao lại bán chó ở nhà thờ?

Nghe đến đây cả làng đều cười ầm lên và gật gù đồng ‎ư. Anh John nói tiếp: Thưa bác Từ Ḥe, đó mới là điều thứ nhất tôi thích trong tiếng Việt, điều thứ hai tôi thích là câu đối trong tiếng VN. Câu trên gọi là thách đối và câu dưới th́ đối lại câu trên, chọi nhau cả âm cả ‎ư, cả nghĩa cả lời. Người ra câu thách đối đă giỏi, mà người đáp lại c̣n giỏi hơn, vừa phải thông minh vừa phải lanh trí. Ví dụ th́ nhiều lắm.

Nghe đến đây th́ hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân sợ anh John nói quá vắn tắt nên thưa liền: Nhiều lắm nhưng cũng xin anh ít câu điển h́nh. Mục này hấp dẫn xin anh đừng vắn tắt nha. Anh John liền đọc một hơi như anh đă có sẵn trong bụng: Điều này dễ mà, câu đối câu đáp có khắp nơi mà. Chẳng hạn:

Miệng nhà quan có gang có thép

Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm

….

Cô Hồng cởi áo cô hồng trần

Thày K‎ư‎ lột quần thầy kư lục

Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay không ngơng

Con có cha như nhà có nóc, con không cha như ṇng nọc đứt đuôi

Chiều ba mươi, nợ réo tít mù, đạp thằng Bần ra cửa

Sáng mồng một, rượu say túy lúy, bồng ông Phúc vào nhà

Đọc một hơi dài rồi anh John như hụt hơi. Anh bảo về các câu đối hay th́ nhiều lắm, hai cô mở các sách giáo khoa tiếng Việt th́ thấy vô vàn. Nhưng cho đến nay, theo tôi biết c̣n một số câu thách đối, tức là chỉ mới có câu thứ nhất chứ chưa có câu đối lại, như

– Da trắng vỗ b́ bạch

– Gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi?

– Ông Cả Cần cần chi có cả

– Nồi ba ba đă chín

– Sắc hỏi Huyền ngă nặng không?

Điều thứ ba mà tôi thích là tiếng Việt có kiểu nói quanh, nói A nhưng ai cũng hiểu là nói B. Năm ngoái nhân tết Con Dê, tôi được đi nhậu với một số bạn bè VN. Trong bữa nhậu tôi nghe được hai câu mà tôi thích măi, như sau:

– Thịt dê bổ dưỡng cả thằng lớn lẫn ‘thằng nhỏ’

– Con đó mặt mũi đẹp quá, chỉ không biết ‘hàng họ’nó ra sao.

Nghe hai tiếng ‘thằng nhỏ’ và ‘hàng họ’ th́ ai cũng hiểu chỉ cái ǵ rồi. Riêng tiếng ‘thằng nhỏ’, tiếng Anh cũng bắt chước tiếng VN, gọi nó là john henri, không viết hoa. Tôi chơi với nhiều bạn Bắc Kỳ, th́ họ cho biết những người ghét CS thường gọi ‘thằng nhỏ’ là Bác Hồ, Cụ Hồ.

Một năm hai thước vải thô, lấy ǵ che kín Cụ Hồ em ơi

Chỗ của thằng nhỏ th́ gọi là chiến khu, cụ Hồ ở chiến khu mà. Chỗ của ‘hàng họ’ gọi là tam giác hồng, tôi chưa thấy có tiếng nước nào đẹp hơn, tiếng Anh gọi là vùng bikini nghe tầm thường quá. Mới đây tôi đọc cuốn sách Saigon Năm Xưa của Cụ Vương Hồng Sển, rất hay. Đặc biệt cái đoạn cụ viết về một bà bạn VN tên là V.A. ở Paris. Chả biết cụ và bà ấy đă trao đổi những cái ǵ về văn chương, chỉ biết cụ khen rằng bà ấy viết về cái đẹp và cái duyên của cô con gái hay tuyệt vời như vầy:

 

Hai quả núi vàng pha núm tuyết

Một khe hang ngọc nức mùi hương

Cụ Sển tỏ ra rất thích hai câu này v́ cụ kể xong th́ kết luận: Chỉ nhiêu ấy thôi cũng đủ khuynh gia bại sản! Cụ là một học giả chuyên về khảo cổ mà đă khen lời tả hai núi vàng ở trên, một hang ngọc ở dưới là đúng là hay th́ lời khen này phải có giá trị lắm.

Ông Từ Ḥe được anh John vừa kể chuyện vừa b́nh luận th́ thích quá. Ông xin được hỏi anh John một câu nữa là vào dịp tết, người VN ưa treo ba bức tranh dân gian cổ. Anh có biết ba bức tranh này không ?

Anh John đáp ngay:

– Biết chứ. Nhà tôi có ba bức tranh tết này mà. Đó là tranh vẽ con heo mẹ với một đàn con, bức thứ hai cũng là tranh vẽ con gà mẹ với một đàn con. Hai bức này có ‎‎ư nói: chúc bạn đông con nhiều cháu. Riêng bức thứ ba là bức vẽ cảnh hái dừa. Tôi không hiểu rơ ‎‎ư tác giả. Tranh vẽ một anh con trai đang ở trên cây dừa hái trái, dưới gốc cây có hai em bé và một chị đàn bà, chị này vén váy lên như chờ hứng hai trái dừa mà anh con trai sắp thả xuống. Ông Từ Ḥe cười hề hề: Cái hay không phải là toàn cảnh bức tranh, mà là ở cái chỗ chị gái vén váy lên hứng. Vén lên th́ hở ra khu tam giác hồng, khe hang ngọc, anh con trai tay đă cầm hai trái dừa mà hồn trí bỗng lên mây, anh quên bỏ dừa xuống v́ anh lạc vào mê hồn trận mất rồi. Ha Ha. Tranh này là lời chúc phe liền ông được hạnh phúc quanh năm như vậy.

Ông ODP góp thêm ‎ư: Xin phục lời giải của bạn. Xưa nay xem tranh mà tôi đâu có hiểu thâm ‎ư‎ của cổ nhân. Nhưng thôi, chuyện anh con trai hái dừa đang bị bủn rủn chân tay v́ được bất ngờ chiêm ngưỡng hang ngọc sẽ dài bất tận, xin ngưng đề tài này để tôi được bàn sang chuyện khác. Nhân nghe anh vừa nói tới lời chúc th́ tôi cũng xin góp đôi điều về đề này. Phe liền ông th́ thường được chúc quanh năm mạnh như con gà trống và con cọp, nhiều ông thích lắm và ao ước được như vậy. Tôi th́ không bao giờ ao ước được như chú gà trống và chú cọp. Tại sao ư ? Thưa v́ chú gà trống làm t́nh dở ẹc. Bạn thử nghĩ coi, mỗi buổi sáng chú trống điểm mặt các chị mái từ trong chuồng bước ra. Chị nào cũng được chú yêu một phút là xong. Yêu vợ mà chỉ yêu trong một phút th́ yêu làm ǵ! Chú cọp cũng vậy, sách ghi rằng họ nhà cọp mạnh đến độ một ngày anh cọp có thể yêu vợ tới 40 lần. Mỗi lần cũng lâu chừng 1 phút. Yêu như thế gọi là yêu sao.

 

Nói đến đây th́ ông ODP ngưng lại dể nhấp một miếng trà. Thấy làng ai cũng chăm chú lắng nghe, ông luận tiếp: Cụ đông y Vơ Văn Vân nổi tiếng ở Saigon năm xưa, sau một thời gian quảng cáo Tam Tinh Hải Cẩu Bổ Thận Hoàn, cụ thấy lời quảng cáo quen tai đă hóa nhàm, cụ bèn viết thêm chữ ‘mănh hổ’ vào cho nó mạnh mẽ hơn, thuốc kích dương của cụ có tên là Tam Tinh Hải Cẩu Mănh Hổ Bổ Thận Hoàn. Vừa hải cẩu vừa mănh hổ chung sức lại th́ sẽ mạnh biết chừng nào! Tôi chỉ mê có hải cẩu chứ mănh hổ trong lănh vực này th́ xổ toẹt, tôi không mê chút nào. Mấy năm trước đây tôi thấy Canada cho bắt giết hải cẩu rất nhiều để lấy bộ da xuất cảng, chỉ lấy da mà thôi, c̣n bao nhiêu thứ quư khác như món ngầu pín th́ vất đi hết. Bởi vậy dân làng chúng ta đă lên tiếng mời Cụ Vơ Văn Vân đến Canada để chế lại thuốc tam tinh ngày xưa. Đây mới là tam tinh hải cẩu thứ thiệt, mạnh hơn Viagara gấp bội, chứ ngày xưa ở Saigon làm ǵ cụ có nhiều ‘món ấy’ của hải cẩu mà bào chế. Nhưng không thấy cụ trả lời ǵ. Tiếc quá.

Trở về điều thú vị số một của anh John trên đây, tiếng VN có kiểu nói ṿng ṿng, nói chữ A nhưng ai cũng hiểu là chữ B. Về mặt này, tôi thích nhất chữ ‘Tác’ của cụ Nguyễn Bính, quả là hay:

 

Sáng tác hay là tối tác đây

Tối tác không đủ, tác ban ngày

Xem ra sáng tác không bằng tối

Tối tác ông ơi, sướng thế này

 

Thấy không khí vui quá nên anh H.O. xin góp thêm ‎ chuyện: Rằng nhân bàn đến chuyện ‘tối tác’, câu hỏi đặt ra là hai vợ chồng trước khi lâm trận có cần phải trao đổi nói với nhau ǵ không. Tôi quen một bà gốc nhà quê ở Saigon năm xưa. Bà lấy một anh lính Mỹ nên năm 1975 bà đem được cả nhà sang Mỹ. Ông bà Mỹ Việt này sống rất hạnh phúc. Một bữa vợ chồng tôi đến thăm, chúng tôi nói đủ mọi chuyện vui. Thấy cái vốn Anh Văn của bà rất ít nên vợ tôi mới đánh bạo hỏi: Tiếng Mỹ của chị không giỏi, vậy chuyện chăn gối có ǵ trục trặc không ? Bà ta trả lời ngon ơ:

– Trời ơi, chuyện đó dễ quá mà. Nó không cần Anh văn. Cứ tắt đèn đi là tới bến liền.

Nghe câu này xong th́ tôi phục Cụ Ngô Tất Tố qúa sức. Ngày xưa cụ viết cuốn Tắt Đèn, trong đó cụ tả chị Dậu nhà nghèo phải đi ở cho một nhà giàu. Chắc chị cũng khá hấp dẫn nên một đêm kia ông chủ ṃ xuống bếp chỗ chị đang ngủ. Chị Dậu sợ quá bèn chắp tay ‘Con lậy cụ, con là phận tôi tớ’. Cụ chủ nhà gạt phắt đi, cụ nói một câu lịch sử để đời: ‘Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh!’ Cụ Tố bảo tắt đèn là xong, Bà Việt xồn xồn trên đây đâu có đọc sách cụ Tố mà cũng biết trả lời y chang và ngon ơ ‘Tắt đèn là tới bến liền!’

H́nh như trước đây tôi có bàn về câu nói nổi tiếng này. Tôi có đem câu này ra hỏi các nhà thông thái bạn của tôi rằng phải dịch thế nào ra Anh văn. Mấy nhà thông thái đều lắc đầu bảo rằng tiếng Anh nói A là chỉ có A chứ không có thêm nghĩa B, trong khi cái câu nổi tiếng ấy th́ vừa chỉ A vừa chỉ cả B, nó vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng, và cái nghĩa bóng này mới thật là thâm thúy. Các nhà thông thái mà lắc đầu th́ tôi c̣n biết dịch làm sao được nữa.

Mấy năm trước tôi cũng quen một bà VN tỵ nạn. Bà này tuổi cũng xồn xồn và nổi tiếng là ăn nói bạo. Bà nghe tôi kể chuyện này th́ cười hi hi. Bà bảo câu đó dịch dễ ợt. Câu đó nên dịch thế này: No light, number one same same number ten. Các cụ nghe câu này th́ có thấy khiếp và phục cái bà xồn xồn không. Hay quá chứ, tếu quá chứ và đúng quá chứ. Cụ nào có lời dịch hay hơn xin cho tôi biết nha.

Làng tôi đang cười ngả nghiêng th́ Chị Ba Biên Ḥa và Cụ B.95 từ bếp bưng ra hai khay tráng miệng. Cụ bảo lúc năy ăn xong món chính mà chưa có món tráng miệng. Đây là hai món mà nhà bếp chúng tôi làm theo ‎ư‎ bác Từ Ḥe. Các cụ có biết đây là hai món ǵ không ? Thưa, hai món rất đỗi Việt Nam và rất đỗi b́nh dân. Khay thứ nhất là món xôi nếp đậu xanh và xôi lạc đậu phọng, khay thứ hai là món chè đậu đỏ. Chị Ba thưa với cả làng: Ngày tết nên chúng ta hăy ăn đậu xanh và đậu lạc, để mọi sự trong năm mới này đều được xanh tốt và hoan lạc, và ăn với chè đậu đỏ để mọi sự hanh thông nhiều vận đỏ. Ư nhà bếp chúng tôi là thế, c̣n lời chúc tết cả làng, lời chính thức th́ xin mời Cụ Chánh tiên chỉ.

Không ngờ tiệc năm mới của làng tôi, v́ có thêm ông Từ Ḥe nên đă miên man bất tận. Không có món xôi chè này th́ chắc dân làng c̣n vui cười đến sáng. Mọi người vừa ăn xôi chè vừa vỗ tay chờ nghe cụ Chánh. Bữa nay cụ là chủ nhà thấy dân làng vui cười hạnh phúc th́ cụ thích lắm. Cụ bảo lúc năy bà con đă nhắc tới bác Hồ làm cụ nhớ tới một giai thoại cụ nghe đă lâu nhưng vẫn không hề quên. Cụ xin kể để góp vui vào bữa ăn tết hạnh phúc và đáng nhớ này.

 

Chuyện có thực v́ do cháu cụ là người trong cuộc kể. Trước 1975 nó là đại úy Nhảy Dù trong quân đội VNCH, nó bị tù cải tạo bảy năm. Nó kể trong trại tù ở Vĩnh Phú có linh mục tuyên úy Trần Thanh Cao cũng bị tù. Ông Cha này rất giỏi nhạc và có nhiều máu tếu. Ông được bầu làm trưởng ban nhạc của các tù nhân. Thằng cháu v́ quen cha Cao từ trước nên cha kéo nó về ban nhạc cho bớt phải đi lao động. Lần đó ban nhạc của cha Cao được lệnh chuẩn bị hát mấy bài để đón tiếp phái đoàn trung ương sắp đến. Thằng cháu được cho vào ban hợp ca. Tiếng nó ngang phè phè, nhưng Cha bảo không sao, v́ chỉ được ăn sắn với hút thuốc lào mà hát được như vậy là giỏi lắm rồi. Bài hát ca ngợi Bác Hồ sống trong hang Pác Pó. Bài ca có 4 bè, nó ở trong bè trầm. Mỗi bè tập riêng. Bữa đó trại trưởng đến kiểm tra. Trại trưởng nghe bè của nó hát một chập rồi nhăn mặt:

 

– Các anh bôi bác Cách Mạng phải không? Tên của Bác vô vàn kính yêu thế mà các anh dám hát là Hồ Hô Hố, ô Hô ô Hô… th́ nà nếu náo thật.

Nhạc trưởng Cao phân trần nhưng hắn gạt đi.

– Bỏ! Bỏ tất! Bè với không bè!

Người cười to nhất và gật gù sung sướng nhất là ba cựu tù nhân Từ Ḥe, ODP và H.O. Để cho dân làng vui cười một chập rồi Cụ Chánh tiên chỉ lên tiếng:

– Làng ta đă sinh hoạt bao nhiêu năm nay, lúc nào cũng đầy tiếng cười. Cái tâm có an có lạc th́ mới cười được như vậy. Lăo xin chúc mọi người trong làng An Lạc này: năm mới an vui hơn và hoan lạc hơn nữa.

 

Trà Lũ

 

LTS: Tác giả Trà Lũ đă nh́n thấy tiếng cười là biểu hiệu của hạnh phúc, laughter is the

best medicine, một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ, nên ông đă sưu tầm và viết ra bộ

chuyện cười gồm 4 cuốn mang tên Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập. Có hơn 1800

chuyện cười. Đây là một món quà đầy ‎ư‎ nghĩa để tặng chính ḿnh và tặng thân nhân

trong dịp lễ tết. Giá 85 Mỹ kim hay 85 Gia kim.

Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng