US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh
Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Đọc hồi kư
TRẢ TA SÔNG NÚI
Phạm Văn Liễu
LƯỚI TRỜI LỒNG LỘNG
Lưới người, kẻ gian tà có thể thoát,
Nhưng lưới Trời, không thể nào thoát nổi.
HOÀNG CƠ MINH CHẾT MẤT XÁC.
Từ sau ngày 29 tháng 12 năm 1984, Hoàng Cơ Minh, với tư cách Chủ tịch Mặt Trận, (không do ai bầu hoặc đề cử ) đồng thời cũng là Chủ tịch Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc (chưa bao giờ được thành lập) kư quyết định số 037/ HĐKCTQ giải nhiệm ông Trần Trung Sơn (Phạm văn Liễu), Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, Minh mất hết sự tin yêu của mọi giới đồng bào, lẩn trốn chiến hữu, lẩn trốn đồng bào, lẩn trốn dư luận, một thời đă kỳ vọng ông như một lănh tụ sáng giá tại hải ngoại.
Minh thường sống tại Hawaii hay Nhật Bản.
Do sự bầy mưu, hiến kế của cặp bài trùng Nguyễn Xuân Nghĩa và Hoàng Cơ Định, Minh trở lại Thái Lan, cố làm sao tạo ra một tiếng vang, chứng tỏ cho dư luận thấy là Minh vẫn chỉ huy chiến đấu ở quốc nội. Phải tạo được tiếng vang dội ngược về hải ngoại th́ Hoàng Cơ Định mới có lư do tiếp tục moi hầu bao của chiến hữu và đồng bào.
V́ áp lực của Ṭa đại sứ Cộng Sản VN ở Vọng các (Bangkok), Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội Thái Lan có ư định giải tán căn cứ của ông Minh, tại tỉnh Ubon Ratchathani, có khoảng từ 40 tới 50 người, vũ khí phần lớn là súng trường M1, một ít lựu đạn, do Tướng hồi hưu Sutsai cung cấp với giá cắt cổ.
Ông Minh chạy đôn chạy đáo t́m mọi cách liên lạc, bắt mối với các Tướng lănh Thái, đặc biệt là Tướng phụ trách biên thùy miền Nam và Tướng quân khu Ubon. Tháng 7 năm 1987, Bộ Tổng Tư Lệnh quân lực Thái ra quyết định dời căn cứ của ông Minh lên vùng Bắc, trấn đóng tại Mukdahan, giữa Ubon Ratchathani và Nakhon Phanom. Từ Nakhon Phanom đi lên hướng Bắc, theo dọc biên giới sẽ tới thị trấn Nong Khai, bên kia sông Mékong là Vien tiane (Vạn Tượng) của vương quốc Lào. Từ Nong Khai theo lộ 13 xuống phía Nam dẫn tới thị trấn Udon Thani.
Tháng 8 năm 1987, ông Minh cho lệnh chuyển trại lên miền Bắc, lộ tŕnh bám sát biên giới Thái Lào. Thời gian này, không c̣n những cấp chỉ huy nhiều kinh nghiệm chiến trường rừng núi, như đại tá Dương văn Tư, trung tá Lê Hồng. Chung quanh ông Minh toàn những thuộc hạ thân tín chưa bao giờ tham dự chiến trận trong rừng như Nguyễn trọng Hùng, sĩ quan pḥng 7, Trần thiện Khải, sĩ quan hải quân, Vơ Hoàng, một thanh niên hăng say, nhiệt huyết, nhưng chỉ biết cầm bút, chưa lần nào cầm súng.
Ngô Chí Dũng, con chim đầu đàn của tổ chức Người Việt Tư Do cũng không c̣n nữa.
Hoàng Cơ Minh có tật thích được tôn sùng cá nhân và có tính hiếu sát, đă từng hạ lệnh xử tử 18 kháng chiến quân Mặt Trận tại khu chiến.
Trong chuyến dời căn cứ lên miền Bắc, đích thân ông cựu phó đề đốc hải quân chỉ huy cuộc hành quân chuyển trại, xuyên qua rừng núi biên thùy Thái Lào. Không biết ông Minh có lưu tâm đề pḥng trong số kháng chiến quân đi theo ông có nhiều người bất măn v́ ông đă hạ sát anh em, bằng hữu của họ. Manh nha trả thù cho anh em, bằng hữu và lo ngại cho chính bản thân họ, mấy người này trốn khỏi hàng ngũ, đi báo cho quân Pathet Lào trấn đóng trong vùng. Quân Pathet Lào tuy không tinh nhuệ, nhưng được trang bị vũ khí, đạn dược đầy đủ, quen thuộc vùng chúng trấn đóng, bao vây toán quân do ông cựu Tư lệnh lực lượng thủy bộ chỉ huy.
Cuộc nổ súng giữa hai bên xẩy ra, vang dội núi rừng. Kháng chiến quân lần lượt ngă gục, ông Minh và mấy người thân cận cũng không thoát khỏi cái chết. Một số kháng chiến quân bị địch bắt hay đầu hàng. Tất cả người chết về phía Mặt Trận được chôn vùi sơ sài ngay tại chỗ. Quân Pathet Lào không hay biết là trong số người chết có chủ tịch Hoàng Cơ Minh, lănh tụ kháng chiến Việt Nam. Pathet Lào báo cáo cho CSVN về cuộc chạm súng ở Hạ Lào và giao những tù hàng binh cho CSVN. Sau khi khai thác tù hàng binh Mặt Trận, CSVN mới biết là Chủ tịch Hoàng Cơ Minh đă tử trận, xác được chôn chung với kháng chiến quân chết trận. Chúng bắt tù hàng binh quay lại chiến trường chỉ nơi chôn xác Hoàmg Cơ Minh. V́ xác đă được chôn cả tháng trước đây, nên khi bới lên để chụp h́nh, một bên mặt đă bị nát.
Tháng 10, 1987, đài phát thanh và báo chí Lào loan tải bản tin chiến sự là đă tiêu diệt lực lượng Hoàng Cơ Minh. Tháng 12, 1987, báo Nhân Dân của đảng CSVN và báo Quân Đội Nhân Dân chính thức loan tin về phiên ṭa xử các kháng chiến quân bị bắt trong cuộc chạm súng tại Nam Lào và loan tải chi tiết về cái chết của chủ tịch Mặt Trận Hoàng Cơ Minh kèm theo h́nh ảnh.
Hai tờ báo, một của đảng, một của Quân đội Nhân dân đă ra liền 3 số báo, tường thuật chi tiết, rơ ràng trận đánh ở Nam Lào, cái chết của Hoàng Cơ Minh.
Tuy nhiên, ở hải ngoại, bọn đầu lĩnh kế thừa Mặt Trận nhất quyết không nh́n nhận là Hoàng Cơ Minh đă chết.
Dư luận ở hải ngoại rất nôn nao khi được tin Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh và nhiều chiến sĩ thân thương đă hy sinh trên chiến trường Lào cho chính nghĩa. Tất cả đều mong đợi Tổng vụ hải ngoại chính thức công bố tin này, sẽ làm lễ truy điệu và vinh danh những người con yêu đă nằm xuống cho công cuộc giải phóng Việt Nam. Nhưng viện vào lư do không công bố tổn thất nhân sự có ảnh hưởng tới tinh thần toàn bộ cơ sở của Mặt Trận, bọn đầu lĩnh nhất quyết tuyên bố :
- “Chủ tịch Hoàng Cơ Minh vẫn c̣n sống và vẫn lănh đạo công cuộc kháng chiến tại quốc nội.”.
Thậm chí, trong những số báo Kháng Chiến ra hàng tháng, ông vụ trưởng vụ Tuyên Vận vẫn c̣n viết và cho đăng những tin tức tưởng tượng như là lực lượng kháng chiến dưới quyền lănh đạo của chiến hữu Hoàng Cơ Minh đă chiếm hết xă này tới quận nọ, nơi nào cũng đặt ủy ban kháng quản, sau khi tiêu diệt hết các ủy ban xă, ủy ban quận của Cộng Sản.
Đồng bào hải ngoại đọc những loại tin “tức ḿnh” này, rất khâm phục cặp bài trùng Hoàng Cơ Định - Nguyễn Xuân Nghĩa với hai bộ óc có trí tưởng tượng tuyệt vời của một tiến sĩ hóa học tốt nghiệp tại Pháp và một chuyên viên kinh tài tốt nghiệp trường Cao Đẳng Thương Mại tại Paris.
Không xác nhận hay phủ nhận mọi tin tức đưa ra từ kẻ thù để bảo mật thực lực. Đây là bài học 4 không bắt đoàn viên học thuộc ḷng:
- “Không nghe, không thấy, không biết và không nói “cóp nhặt của cộng sản.
Dư luận thương cho ông Minh đă anh dũng hy sinh trên chiến trường Nam Lào, dư luận sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm của ông Minh đă không có tín nghĩa, đă gian tham tiền bạc, đă lừa dối chiến hữu, đă lường gạt đồng bào.
Trường hợp, chính những người anh em ruột thịt và những tay chân thủ túc của ông Minh ở hải ngoại lên tiếng về cái chết thảm khốc của ông Minh, đồng bào và nhất là các chiến sĩ hải quân sẽ làm lễ truy điệu, vinh danh cựu phó đề đốc và các kháng chiến quân đă vị quốc vong thân.
Mặt Trận và gia đ́nh gịng họ Hoàng Cơ sẽ lấy lại được uy tín một dạo đă lên tới tuyệt đỉnh và đă tắt lịm v́ những tai tiếng xấu xa.
Trường hợp ông Minh thật quả chưa chết mà báo chí đảng và quân đội nhân dân bịa ra cái chết của ông Minh đăng liên tiếp trong 3 ngày, trường hợp không ra hải ngoại như đi chợ thời trước đây, ông Minh t́m cách lên tiếng với những phương tiện truyền thông hiện đại (như kiểu thâu tiếng và h́nh vào băng video của tên trùm khủng bố OSAMA BIN LADEN xứ A Phú Hăn bây giờ) , th́ đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ c̣n cách bôi tro trát trấu lên mặt, đâu c̣n dám ṭi mặt mo ra với thế giới bên ngoài. Nhưng ông Minh không làm được v́ ông đă thực sự chết ở Nam Lào.
Dư luận thương cho ông Minh, nhưng thấy thái độ úp mở, dối trá, bất nhân của những đầu lĩnh Mặt Trận, dư luận phê phán những tên này cố t́nh che dấu tin tức để tẩu tán tài sản, nếu tuyên bố thực sự ông Minh và toàn bộ kháng chiến quân đă chết, bị bắt hay đầu hàng, tức là Mặt Trận quốc nội không c̣n ai nữa làm sao mà tiếp tục quyên tiền.
SỰ THỰC VỀ CÁI CHẾT CỦA PHÓ ĐỀ ĐỐC HOÀNG CƠ MINH.
Tháng 2 năm 1999, các ông Bùi Bỉnh Bân và Hồ Anh Tuấn tố giác với dư luận Nam California, Mặt Trận là Mafia, khống chế các đoàn thể, t́m mọi cách xen lấn vào các cộng đồng người Việt hải ngoại để phá hoại, đưa người của Mặt Trận vào các vị thế lănh đạo, dùng tiền bạc mua chuộc và thao túng. Mặt Trận giật giây giới trẻ, dụ dỗ giới trẻ hăng say và đầy nhiệt huyết vào một tổ chức ngoại vi lấy tên là Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu.
Cũng do sáng kiến của Nguyễn Xuân Nghĩa, Mặt Trận lập ra hai tổ chức ngoại vi :
1/ Tổ chức Liên Minh Việt Nam Tự Do trao cho ông Nguyễn Tư Mô, giáo sư đại học Nha Khoa làm chủ tịch. Giáo sư Mô là người mà ông Hoàng Cơ Minh đă nhiều lần tính đem thay thế cụ Phạm Ngọc Lũy trong vai tṛ chủ tịch PTQGYTKC.
2/ Hội Chuyên Gia Việt Nam, lôi cuốn những chuyên viên trẻ nhẹ dạ, trao cho kỹ sư Vũ Quư Kỳ, cư ngụ tại Atlanta, Georgia, chạy theo ông Minh cuối tháng 12 năm 1984. Rất nhiều bạn trẻ đă tham gia hoạt động tích cực với hoài băo đem tuổi thanh xuân hiến dâng cho quê hương. Lư tưởng của họ rất cao đẹp, suy tư của họ rất trong sáng, thẳng thắn, tinh thần của họ rất mănh liệt. Nhưng đáng tiếc họ đă bị lừa, và bị lừa một cách hèn hạ, nhục nhă. Dư luận cho là hầu hết các thành viên của “Hội Chuyên Gia Việt Nam” đâu có biết rơ thân thế của vị chủ tịch của họ, ông Vũ Quư Kỳ, người đă từng là tay chân thân tín trong nhiều năm trời của ông Tướng tham nhũng, trùm buôn lậu, cánh tay đắc lực của Tonton Nguyễn văn Thiệu. Họ có biết đâu họ đang bị khai thác nhiệt huyết và năng lực quư giá nhằm phục vụ quyền lợi riêng tư của Mặt Trận . Các bạn trẻ trong “Hội Chuyên Gia Việt Nam” bị bọn người tham tàn, xảo quyệt mượn danh nghĩa các bạn, các chuyên viên trẻ và tài năng, để xây dựng đất nước. . .với cộng sản, để nói với cộng sản Hà nội rằng có chúng tôi đây, có Mặt Trận đây! Chúng tôi sẵn sàng xóa bỏ hận thù để cùng quư ông bắt tay xây dựng đất nước, phục vụ đồng bào, đưa đất nước theo kịp đà văn minh của thế giới.
Thời gian này, anh em Hoàng Cơ Long, Hoàng Cơ Định rút vào bóng tối, đưa các cháu gọi bằng cậu, con ông bà Đỗ Thúc Vịnh, Hoàng Thị An (chị ruột của Minh, Long,Định ) như Đỗ Hoàng Ư, Đỗ Hoàng Phiệt ở Houston, Texas, Đỗ Hoàng Điềm đại diện Măït Trận tại miền Nam California.
Cũng trong thời gian này, Nguyễn Xuân Nghĩa cóp nhặt theo đường lối của đảng cộng sản, đảng là ṇng cốt, tuyển chọn những người chỉ biết có đảng, đảng là trên hết, ṿng ngoài là Mặt Trận, như Mặt Trận Việt Minh. Nghĩa thành lập đảng Việt Tân làm ṇng cốt cho MTQGTNGPVN. Hành động này làm cho nhiều đoàn viên Mặt Trận bất măn v́ không được tuyển chọn vào đảng Việt Tân với hai thủ lănh mới là Hoàng Cơ Định và Nguyễn Xuân Nghĩa.
Giữa tháng 4 năm 1999, luật sư trẻ tuổi Hoàng Duy Hùng cư ngụ tại Houston, Texas phổ biến tài liệu: “Sự thật về cái chết của Phó đề đốc Hoàng cơ Minh”. Luật sư Hoàng Duy Hùng cả quyết là ông Hoàng Cơ Minh đă chết tại Nam Lào vào tháng 8 năm 1987. Luật sư Hùng chỉ trích nặng nề Mặt Trận mưu toan những ư đồ đen tối, khi vẫn nhất quyết ông Hoàng Cơ Minh c̣n sống và vẫn lănh đạo kháng chiến trong quốc nội. Luật sư Hùng c̣n cáo buộc Mặt Trận là một tổ chức buôn lậu, “buôn xương bán máu “ các chiến sĩ, tội đồ của dân tộc. Mặt Trận trong nước đă hoàn toàn tan ră sau cái chết của ông Hoàng Cơ Minh, lănh đạo Mặt Trận ở hải ngoại là những con người bất xứng.
Năm 1987, luật sư Hoàng Duy Hùng gia nhập Đại Việt Cách Mạng của ông Hà Thúc Kư, năm 1991, về nước hoạt động bị Việt cộng bắt. Nhờ chính phủ Hoa Kỳ can thiệp, năm 1993, ông được chính quyền cộng sản trả tự do.
Trong thời gian bị giam giữ, ông Hùng đă được những bạn đồng tù nguyên là các tù hàng binh của Mặt Trận kể cho ông nghe về cái chết của ông Hoàng Cơ Minh.
Luật sư Hoàng Duy Hùng được sự liên kết của nhóm ông Nguyên Khôi, bà Đoan Trang ở San José, Bắc California, nhóm ông Hồ Anh Tuấn ở Orange County, Nam California, nhóm cựu đại tá Trương như Phùng ở Houston, Texas, lập ra “diễn đàn công luận” thách thức Mặt Trận đối chất. Dĩ nhiên là Mặt Trận tránh né việc công khai đối chất này, v́ biết rơ là phần thua sẽ về phía ḿnh, thủ lănh Hoàng Cơ Minh đă thực sự bỏ thây tại Nam Lào.
Luật sư Hùng xuất bản một cuốn sách về cái chết của Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh, tựa đề “Lột mặt nạ MTQGTNGPVN” phổ biến rộng răi trong khối người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, làm sáng tỏ dư luận về sự dối trá, gian giảo, lừa bịp của bọn đầu lĩnh Mặt Trận.
Nhân dịp Tết Trung Thu, Cộng Đồng Việt Nam ở Houston tổ chức cuộc rước đèn cho các em thiếu nhi. Bọn đầu mục Mặt Trận lợi dụng cơ hội, tới phát không lồng đèn “thiếu nhi đi chân đất, đội nón cối, với ngôi sao dẫn đầu” cùng khẩu hiệu “v́ các cháu thiếu nhi, toàn dân ta kháng chiến”. Mặt Trận tuyên bố, câu nói đó là của chủ tịch Hoàng Cơ Minh. Nhưng các đoàn thể và người Việt tại Houston th́ cho câu nói đó của Hồ Chí Minh, lên tiếng phản đối, tố cáo trước dư luận Mặt Trận làm tay sai cho cộng sản và phá thối cộng đồng, làm nhục cả đến trẻ em.
Báo chí ở Houston dă viết:
- “Cái Nghiệp của ông Hoàng Cơ Minh thật là nặng. Đă chết thảm, chết không toàn thây, chết mất xác, chết thật đau đớn, và sau khi chết hương hồn vẫn không yên. Nhà Phật thường dùng chữ Nghiệp để giải thích cho những điều bất hạnh gặp trong đời. Một bầy đầu lĩnh bất tài, vô tướng, có tiền trong tay cũng chỉ múa may quay cuồng, bắng nhắng như một lũ phường tuồng, đi thực hiện lồng đèn nêu cao chính nghĩa cộng sản thay v́ chính nghĩa quốc gia. Thật là tiền ngập đến cổ, muốn nuốt cho trôi cũng phải có một khả năng tối thiểu. Khả năng này, nhóm lănh đạo Mặt Trận hiện nay, thật là thiếu vắng.
Trăm, bia đá cũng ṃn,
Ngàn năm, bia miệng vẫn c̣n trơ trơ.
Không hiểu v́ nguyên do nào măi đến giữa năm 2001, bọn đầu lĩnh Mặt Trận chính thức khai tử cho phó đề đốc Hoàng Cơ Minh cùng số kháng chiến quân đă tử trận.
Nhà báo Nguyên Thanh bên Úc Đại Lợi, trong bài Chuyện Dông Dài với tựa đề :
Việt Cộng cứu Mặt Trận
Hay
Mặt Trận cứu Việt Cộng
Bài viết mở đầu bằng hai câu thơ:
Anh linh Liệt Sĩ hỏi Hoàng Cơ . . .
Định bịp dân ta tới bao giờ ?
Băng nhóm Tội Đồ Dân Tộc Mặt Trận Hoàng Cơ Định sau khi tŕnh diễn một màn xác nhận “Muộn màng sau mười bốn năm gian dối để rửa tiền” sự tử trận của Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh cùng vài Liệt sĩ, đă bị mọi người nguyền rủa thậm tệ.
Ông bác sĩ “chiến hữu” Đặng Vũ Chấn là một cán bộ cao cấp trong “Băng Đảng” được cử qua Úc để thanh minh thanh nga, cứu nguy băng đảng.
Nhà báo Nguyên Thanh viết:
- Chúng tôi không thắc mắc về chuyện có kháng chiến hay không có kháng chiến. Chúng tôi chỉ thắc mắc về những nghĩa binh c̣n đang bị nhốt trong lao tù cộng sản, về mấy ngôi mộ không tên trong chiến khu, về cái chết không minh bạch của Trung Tá Lê Hồng, về sự mất tích của kháng chiến quân thứ thiệt Ngô Chí Dũng.
Đừng dùng sự lừa bịp để che đậy điều gian dối.
Sự bưng bít về cái chết của thủ lănh, của chính anh ruột của ḿnh từ năm 1987 mà măi cho tới năm nay, 2001, mới “ậm ừ truy điệu” cho qua chuyện, là một thái độ hết sức Tắc Trách và Vô Lương Tâm. Sự gian dối này kéo dài 14 năm. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết Âm lịch, báo Kháng chiến lại có Thư chúc Tết đồng bào của chủ tịch Hoàng Cơ Minh (bản văn giả mạo này, dư luận biết rất rơ là thiên tài Tuyên Vận đă sáng tạo ra). Hành động ấy, liệu có thể gọi là Hành Động Lường Gạt Đại Quy Mô trải rộng toàn cầu không? Hành Động khinh khi sự hiểu biết của người dân Việt hải ngoại không? Nếu không gọi là Lường Gạt th́ gọi bằng chữ nghĩa ǵ? Ngây thơ ư ???
Vậy sau khi chính thức công nhận cái chết của người lănh đạo tối cao của tổ chức, Mặt Trận nghĩ ǵ về câu hỏi:
- “Ai là tác giả của các lá thư chúc Tết đồng bào ??????”.
Ma quỷ đâu có viết được, phải là người, vậy người đó là ai ??????
Với chính sách bốn không, (không biết, không nghe, không thấy, không nói), Mặt Trận cứ câm miệng hến, theo đúng câu ngạn ngữ :
Lời nói là bạc, Im lặng là vàng.
Mặt Trận chỉ thích vàng thôi !!!
Đây là chủ trương của nhóm đầu lĩnh Mặt Trận hiện nay, trường kỳ, bất di bất dịch.
VỤ ÁN TRỐN THUẾ CỦA CÔNG TY NAKAMURA.
Ngày 22 tháng 4 năm 1991, cảnh sát thành phố San José, Bắc California đă câu lưu Hoàng cơ Định, vợ Định, (Phan Thị Hà) cùng ba bộ hạ Nguyễn Kim Hườn, Nguyễn Tấn Bính và Phan Duy Cần. Năm bị cáo trên sẽ bị xét xử 26 điều khoản về các tội âm mưu (conspiracy), khai gian thuế (false statement on tax return), trốn thuế (tax evasion), và không khai thuế (failure to file tax return).
Bản cáo trạng do một Đại Bồi Thẩm Đoàn (Grand Jury) biểu quyết nhằm truy tố :
1/ Định Cơ Hoàng, aka Dean Nakamura, Vu Quang, Phan vu Quang,
2/ Hà Phan Hoang,
3/ Binh Tan Nguyen, aka Le van Nam,
4/ Huon Kim Nguyen, aka Steven Nakashima,
5/ Can duy Phan, aka James Masuda,
về các tội danh: âm mưu (conspiracy), khai gian thuế (false statement on tax return), trốn thuế (tax evasion), không khai thuế (failure to file tax return).
Tổng cộng là 26 tội danh.
Với số tiền bạc lường gạt được của chiến hữu và đồng bào cùng tiền lợi tức của các cơ sở kinh tài, bọn đầu lănh Mặt Trận đem ra bảo lănh số tiền thế chân rất cao, lo việc tại ngoại cho những kẻ bị bắt giữ trong vụ án trốn thuế. Tuy nhiên, theo thông luật, ṭa án đă bắt bọn người này phải nộp sổ thông hành, để không trốn đi ra nước ngoài được, nhất là Nhật Bản, v́ mấy người này đều lấy tên Nhật. Gian manh nữa là Hoàng Cơ Định, trong thời gian tại ngoại lập ra Quỹ Công Lư, kêu gọi chiến hữu và đồng bào đóng góp tài chánh trang trải tiền thuê mướn luật sư biện hộ. Dư luận nặng nề chỉ trích Hoàng Cơ Định là con người vô liêm sỉ, đă gian tham, lại trốn thuế, nay lại lập ra quỹ công lư để moi tiền những người nhẹ dạ hay bị đe dọa. Thành thử, cũng không thâu được bao nhiêu.
Đồng tiền đâm toạc tờ giấy, án lệnh truy tố bọn người gian dối được hủy bỏ ngày 15 tháng sáu năm 1966.
Tuy nhiên, ṭa án lương tâm và công luận c̣n tồn tại măi măi. H́nh ảnh 5 nhà lănh tụ Mặt Trận bị c̣ng tay và đẩy lên xe cây, đồng bào San José khó có thể quên.
VỤ MẶT TRẬN KIỆN BÁO CHÍ.
Đầu năm 1994, tôi nhận được điện thoại của anh Vũ Ngự Chiêu, tức nhà văn Nguyên Vũ, giám đốc nhà xuất bản và phát hành Văn Hóa, yêu cầu tôi ra làm chứng cho vụ ba đầu lĩnh Mặt Trận, Hoàng Cơ Định, Nguyễn Xuân Nghĩa và Trần Xuân Ninh kiện nhà văn Nguyên Vũ, giám đốc nhà xuất bản Đa Nguyên, đă cho in và phát hành cuốn hồi kư chính trị Mặt Trận, những sự thực chưa hề được kể của nhà văn Cao Thế Dung năm 1992. Suy nghĩ một lúc, tôi nhận lời, anh Vũ Ngự Chiêu là bạn tôi, t́nh thân như ruột thịt, Nguyên Vũ hay Chính Đạo là nhà văn có nhiều tác phẩm và bài phân tách chính trị, tôi ưa thích .
Những ngày kế tiếp, tôi nhận được điện thoại của ông Cao Thế Dung, tác giả cuốn hồi kư chính trị Mặt Trận, những bí mật chưa hề tiết lộ về Mặt Trận Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh và đặc biệt là tổ chức K 9, cũng yêu cầu tôi ra làm chứng cho vụ ông bị nhóm ba đầu lĩnh Mặt Trận kiện .
Tôi đă nhận lời ra làm chứng cho nhà văn Nguyên Vũ, tôi không chần chừ nhận lời. Ông Cao thế Dung, tôi đă biết từ ngày ở Saigon, qua Hoa Kỳ, ông là chiến hữu trong Mặt Trận. Thêm nữa, ông là nhà văn và nhà báo can đảm, không sợ bạo lực, viết lên những sai trái, nhem nhuốc, gian giảo của Mặt Trận.
Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, chủ báo Văn Nghệ Tiền Phong (VNTP) cũng gọi cho tôi yêu cầu tôi ra làm chứng về vụ ông bị ba người đầu lĩnh Mặt Trận thưa ra ṭa, v́ báo VNTP đă cho đăng tải những bài viết của Lê Kính Dân “Ai giết vợ chồng kư giả Lê Triết”, Lê Bằng Phong và Chu Tri Lục viết khen tặng và phụ họa bài của Lê kính Dân.
Tôi nhận lời yêu cầu của ông Nguyễn Thanh Hoàng, ông Hoàng với tôi quen biết nhau từ ngày tôi theo học trên trường Vơ Bị Dalat năm 1952, và những ngày sau khi ông làm chủ những tờ báo Ngôn Luận, Văn Nghệ Tiền Phong ở Saigon, kể cả thời gian tỵ nạn qua Hoa Kỳ, ông Hoàng với tôi vẫn là bạn có giao hảo tốt.
Ngoài sự quen biết và t́nh bằng hữu, tôi nhận lời yêu cầu của cả ba người, ra làm chứng là v́ chính nghĩa, v́ công đạo, v́ công lư, tôi không muốn thấy nhóm đầu lĩnh Mặt Trận hiện nay mang tiền bạc phi nghĩa ra, định làm hại ba người trong giới văn bút, báo chí.
Ngày 13 tháng 5 năm 1994, Luật sư Kleven, thầy căi cho phe nguyên đơn, có Hoàng Cơ Định đi theo đến Austin, Texax, lấy lời khai của tôi, nhân chứng cho phía bị cáo.
Tôi trưng ra những tài liệu chứng minh Hoàng Cơ Định là một con người sảo trá, gian manh, bạo tàn. Trước đó, tôi tra cứu tự điển dịch mấy chữ nhận xét về anh em họ Hoàng Cơ, như bịp bợm, dối trá, lường gạt, phản bội, v.v. . .ra tiếng Anh cho đúng. Tưởng tôi có tài liệu thành văn, luật sư Kleven đ̣i xem và ghi vào biên bản.
Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng cho biết đă nhờ một luật sư Mỹ biện hộ, tên là Richard D. Givens ở Redwood City. Nhà văn Nguyên Vũ cho biết đă nhờ được luật sư Nguyễn Tâm có văn pḥng tại San Jose, biện hộ, chỉ có ông Cao Thế Dung lấy lư do nghèo nàn, không có tiền thuê mướn luật sư, được ṭa cho tự biện hộ.
Phiên ṭa chính thức bắt đầu từ ngày 5 tháng 12 năm 1994 tại ṭa Thượng Thẩm hạt Santa Clara ngay trung tâm thành phố San José.
Ngày 12 tháng 12 năm 1994, tôi đáp máy bay qua San José, tới phi trường được Nguyên Vũ và cựu chiến hữu Vũ hữu Dũng đă chờ sẵn, đưa tôi về nhà anh Dũng. Chiêu cũng ở đó, sau này có thêm Cao Thế Dung tới. Tội nghiệp anh chị Dũng đă phải thu xếp việc ăn ngủ cho ba chúng tôi, lại phải lo la-de (beer) cho nhà văn Cao Thế Dung.
Nguyên Vũ tŕnh bầy là giai đoạn đầu của phiên ṭa hộ. Phiên ṭa do ông Thẩm phán Joseph F. Biafore, Jr. điều hợp. Nguyên Vũ cười nói:
- “Anh biết không, việc xét xử vai tṛ xă hội của các nguyên đơn mới thật quan trọng, v́ nó quyết định phần nào kết quả vụ án. Trong các vụ án hộ hay dân sự (civil), luật pháp Mỹ có những điều khoản khác nhau tùy theo “vai tṛ xă hội” của nguyên đơn . Nếu nguyên đơn là thường dân (private citizen) họ được luật pháp bảo vệ rất kỹ. Nhưng nếu phe nguyên đơn là người của đám đông hay nhân vật cộng đồng (pubic figures), họ phải chấp nhận sự chỉ trích của giới báo chí và dư luận. Ngày 7 tháng 12, 1994, sau nhiều ngày tranh căi của hai phía luật sư, thẩm phán Biafore phán quyết các nguyên đơn là người của đám đông. Ngược lại, phía bị cáo không được nhắc nhở ǵ đến vụ án trốn thuế của vợ chồng Hoàng Cơ Định và thuộc hạ. Tiếp đến là việc lựa chọn 12 vị bồi thẩm chính thức và 2 dự khuyết cũng thật gay cấn, phải mất 2, 3 ngày mới xong.”.
Tuy nhiên, Nguyên Vũ khẳng định, thế nào phía bị cáo cũng thắng kiện.
Nguyên Vũ và tôi hàn huyên đủ mọi chuyện về phiên ṭa, phe nguyên đơn, phe bị cáo, điểm mạnh, điểm yếu của hai phe. Nguyên Vũ nhấn mạnh về trường hợp Cao Thế Dung. Điểm yếu nhất của ông Dung là không có luật sư, phải tự biện hộ, Anh ngữ giới hạn, phải dùng thông dịch viên. Ông Dung ăn nói lưu loát, nhưng nhiều khi đi quá trớn v́ hăng say, tuy nhiên khiêm tốn, nhă nhặn, gây được cảm t́nh của Bồi thẩm đoàn. Luật sư Nguyễn Hữu Liêm được phe bị cáo mời biện hộ cho ông Dung, nhưng luật sư Liêm chỉ nhận sẽ thủ vai tṛ “cố vấn”.
Phe nguyên đơn, Hoàng Cơ Định nhất thời tưởng là mạnh. Thái độ kiêu căng, ngạo mạn, mặt trơ, trán bóng, lúc nào cũng vênh lên, cậu ấm con quan, kẻ cả ta đây, tốt nghiệp tiến sĩ từ bên Pháp, lắm tiền nhiều bạc, dù tiền bạc toàn là thứ phi nghĩa, tham lam, gian giảo, làm mất cảm t́nh của Bồi thẩm đoàn.
Tôi lắng nghe Nguyên Vũ tŕnh bầy, tôi có ư kiến:
- “Ba bị cáo, Cao Thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng và Nguyên Vũ như ba tay chèo trên một con thuyền nhỏ trong cơn sóng gió, không những phải vững tay chèo, không sợ sệt, không rối trí, không nản ḷng, mà c̣n phải liên kết chặt chẽ, chung sức, ba người như một. Nếu có một người nhảy ra khỏi thuyền, thuyền sẽ đắm, cả ba người sẽ đắm theo thuyền. Vậy phải liệu trông nhau, bảo nhau, giúp nhau, b́nh tĩnh, chịu đựng, trí óc lúc nào cũng giữ cho tỉnh táo, sáng suốt. Anh nghĩ Nguyên Vũ thừa biết những điều anh vừa nói, anh tin vào Nguyên Vũ thừa nghị lực và khả năng để thực hiện việc giữ cho con thuyền khỏi đắm.”.
Tôi cũng có ư kiến về sự thông cảm, kết hợp giữa hai luật sư, Richard Givens và Nguyễn Tâm. Hai vị luật sư, một Mỹ, một Việt, phải hướng dẫn khéo léo các bị đơn, các nhân chứng, cung khai ở ṭa, kẻ nâng, người đỡ, né chỗ mạnh, t́m chỗ yếu, chỗ sơ hở của phe nguyên đơn mà khai thác triệt để.
Nói tóm lại, việc thắng bại cho phiên ṭa là do ở sự đoàn kết một ḷng của ba bị cáo và sư liên kết, phối hợp giữa hai luật sư.
Tôi đề nghị Nguyên Vũ bàn với luật sư Nguyễn Tâm triệu tập một phiên họp đông đủ có mặt cả bị cáo, chứng nhân và luật sư vào ngày chủ nhật ngay tại văn pḥng luật sư Tâm, để thông qua những điểm cốt yếu, vai tṛ của từng người, chiến lược và chiến thuật áp dụng để đi tới toàn thắng. Trong buổi họp, tôi đề nghị, sau mỗi buổi ṭa, ba bị cáo tới nhà anh Vũ Hữu Dũng họp, để khai thác những ưu khuyết điểm của từng người phía ḿnh và những ưu khuyết điểm phía nguyên đơn, ngày hôm sau, ra đ̣n cho thật đúng.
Bên phía nguyên đơn đưa ra hai nhân chứng, An Nguyễn tức Nguyễn Kiển Thiện Ân, hồi c̣n ở Saigon, làm Thứ Trưởng của chính phủ Nguyễn Văn Lộc (1967-1968), qua Hoa Kỳ làm thông dịch viên các ṭa án hạt Santa Clara. Ông Nguyễn Ngọc Bích, khai trước ṭa, du học tại Mỹ năm 1956, tốt nghiệp đại học Princeton, về nước làm viện trưởng đại học Mékong từ 1972-1975.
Cá nhân tôi biết ông Bích nhiều, cùng với anh em ông là các ông Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn ngọc Phách, Nguyễn Ngọc Nhạ, v.v. . .Tôi không hiểu tại sao ông Bích lại nhận lời ra làm chứng cho phía nguyên đơn.
Bên bị đơn, thoạt đầu, Nguyễn Thanh Hoàng mời ông Hoàng Xuân Yên, tức kư giả Hoàng Xuyên, nhưng ông Yên từ chối không nhận. Ông Nguyễn Đạt Thịnh từ Hawaii bay qua San José làm nhân chứng theo lời mời của nhà văn Nguyên Vũ, nhưng sau Nguyên Vũ quyết định chỉ đưa ông chủ báo Diều Hâu lên bục nhân chứng nếu cần.
Rốt cuộc, có Vũ Hữu Dũng, cựu trung tá Nguyễn Xuân Phác, (một thời làm chủ báo Dân Tộc, Dân Việt và rồi Người Việt Bắc Cali. Ông là người đầu tiên đă công bố những gian lận, tham tàn của Hoàng Cơ Minh và anh em, gịng họ) và tôi là nhân chứng của phía bị đơn.
Tôi không thể nêu ra đây, trong cuốn sách này, tất cả chi tiết phiên ṭa, như cuốn “Một ngày có. . . 26 giờ “, bút kư của Nguyên Vũ về vụ án lịch sử Báo Chí Hạ Đo Ván Mật Trận. . . Kháng Chiến William Nakamura, dầy 300 trang, và cuốn “Mặt Trận kiện Báo Chí”, tường thuật của Trần Củng Sơn diễn tiến từng ngày về phiên ṭa Mặt Trận Kiện Báo Chí vào cuối năm 1994, dầy hơn 200 trang, v́ đây chỉ là một chương, trong tập 3 cuốn hồi kư Trả Ta Sông Núi khoảng 30 trang giấy. Tôi chỉ viết những chuyện “ái, ố, hỷ, nộ” đă xẩy ra trong phiên ṭa.
Người đặc biệt trong số 3 bị đơn, nhà văn Cao Thế Dung đă là một minh tinh sáng chói trong suốt phiên ṭa:
1/ Ông Dung đă tŕnh diện trước thẩm phán và các bồi thẩm h́nh ảnh một nhà văn trên 60 tuổi, nghèo đến độ không có tiền mướn luật sư, khiêm tốn và lịch sự, nhưng đủ can đảm đương đầu với thứ móng vuốt vô h́nh của bạo lực, gian trá và lươn lẹo, đương đầu với mănh lực của kim ngân.
2/ Ông Dung nổi bật với hai điểm trong bài diễn văn, ông nói với giọng từ tốn, khiêm cung, nhưng rất đanh thép, cao giọng, khi hai lần chỉ thẳng vào ba nguyên đơn “Mặt Trận là ba người này, ba người này là Mặt Trận.”.
Hay nhất là mỗi lần đến lượt ông được kêu lên trả lời hoặc cung khai, ông bước ra vái ông thẩm phán, vái bồi thẩm đoàn, vái luôn cả các bạn bè, thân hữu ngồi dưới ghế thính giả. Thái độ của ông Dung gây xúc động và cảm t́nh của bồi thẩm đoàn.
3/ Phía nguyên đơn, luật sư Kleven, dụng tâm đánh mạnh vào điểm nghi ngờ ông Dung không có bằng tiến sĩ (PhD hay được gọi là Doctor) mà dám nói là có.
Ông Dung trả lời về điểm này rất vui, ông nói thưở nhỏ, nhà nghèo, không đủ tiền cho ông đi học, ông phải đi chăn trâu độ nhật, tối về tự học dưới ánh trăng hay ánh lửa bếp. Ông cố học đỗ bằng tiểu học. Luật sư Kleven đánh tiếp:
- “Ông Dung, ông cho chúng tôi biết, ông có bằng trung học không?”.
Họ Cao không trả lời thẳng vào câu hỏi, nói:
- “Sau khi tôi đỗ tiểu học, bố mẹ tôi lần lượt qua đời, tôi phải qua ở nhờ bà cô tôi. Bà bảo tôi, cháu đă có bằng tiểu học, cháu nên cố học lấy bằng thành chung (trung học), cô sẽ cố làm nuôi cháu ăn học. Tôi học trung học ở trường phủ (nhà quê).
Cứ mỗi lần ông nói về việc học hành của ông trong sự nghèo nàn của gia đ́nh, ông lại chỉ vào mặt Hoàng Cơ Định và Hoàng Cơ Long nói :
- “Tôi đâu có được học hành ở những trường to lớn trên thành phố như những người này. Ông cha chúng trước kia làm quan tham nhũng, hối lộ, giúp giặc Pháp dẹp những phong trào kháng chiến, nhiều tiền bạc nuôi chúng ăn học trong sự cao sang, giầu có, trường to, trường tốt.”.
Luật sư Kleven nhiều lần giơ tay “objection !” (phản đối), nhưng quan ṭa vẫn cho tiếp tục.
Ông Dung tiếp tục kể :
- “Tôi cố gắng học, đỗ cả hai bằng tú tài. Bà cô tôi bảo, cháu học được lắm, người ta học đỗ cử nhân, cháu nên cố gắng học lấy bằng cử nhân.”.
Nghe lời bà cô, tôi học tiếp cũng trong sự nghèo nàn, chật vật về cuộc sống nương tựa bà cô tôi. Tôi đỗ bằng cử nhân. Ông lại quay về phía anh em họ Hoàng Cơ, nói gay gắt như ở trên. Luật sư Kleven giơ tay “objection”, ông ṭa cho tiếp tục. (Tôi nghĩ ông thẩm phán muốn t́m hiểu vấn đề giáo dục của Việt Nam như thế nào, nên mỗi lần luật sư nguyên đơn giơ tay “objection”, ông vẫn tiếp tục cho ông Dung nói tiếp.)
Luật sư Kleven hỏi:
- “Ông Dung, ông cho chúng tôi biết, ông có bằng tiến sĩ không?, Trường nào và năm nào?”.
Ông Dung không trả lời thẳng vào câu hỏi, ông nói ṿng quanh:
- “Sau khi tôi đậu bằng cử nhân, tôi vừa đi dậy học vừa tiếp tục học lấy tiến sĩ. Tôi đâu có cha ông làm quan, tham nhũng, vơ vét tiền bạc của dân nghèo, thăng quan tiến chức v́ làm bầy tôi hữu hiệu cho giặc Pháp xâm chiếm và cai trị nước Việt Nam, để được gửi đi học tận bên Pháp như bọn người này”.
Ông Dung vừa nói vừa chỉ vào Hoàng Cơ Định. Luật sư Kleven giơ tay “objection”, ông ṭa vẫn cho ông Dung tiếp tục.
Luật sư Kleven:
- “Ông Dung, ông không trả lời câu hỏi của tôi, chúng tôi muốn biết, ông có bằng tiến sĩ không? Trường nào cấp bằng cho ông ? “.
Họ Cao ṿng vo tam quốc, trả lời:
- “Tôi có đậu bằng tiến sĩ, tôi không theo học trường đại học nào ở Hoa Kỳ, tôi cũng không học ở bên Pháp như tên này”, ông lại chỉ vào Hoàng Cơ Định Luật sư Kleven không nén được sự sốt ruột, lên tiếng:
- “Ông Dung (Mr. Dung, đáng lẽ phải kêu ông Dung là Dr. Cao), ông nói, ông có bằng tiến sĩ bên Pháp, ông cho biết trường nào?”.
Ông Dung lại ṿng vo trả lời:
- “Tôi học bên Pháp, nhưng tôi không qua Pháp như tên này (lại chỉ vào Hoàng Cơ Định), tôi học par correspondant (hàm thụ). Anh em, thân hữu ngồi dưới ghế thính giả lo quá, không hiểu ông Dung trả lời ra sao. Luật sư Kleven:
- “Ông Dung, tôi chỉ hỏi ông tốt nghiệp tiến sĩ trường nào?”.
Họ Cao trả lời vẫn với giọng ẫm ờ :
- “À, tôi tốt ngiệp tiến sĩ tại một trường ở Paris, trường “Ecole Universelle de Paris “. V́ tôi học hàm thụ, nên nhà trường gửi bằng qua đường bưu điện tới cho tôi. Tôi nhận được bằng, nghĩ đến công ơn của bà cô tôi, đă mất, tôi đem tấm bằng ra mộ bà cô tôi, cúng vái, khấn khứa xong, tôi bật lửa đốt tấm bằng cho cô tôi ở dưới suối vàng biết là tôi đă đậu tiến sĩ.”.
Cả ṭa, kể cả ông thẩm phán, các bồi thẩm và thính giả, như coi một cuốn phim hay, nín cười không nổi.
Buổi tối, tôi bàn với Vũ hữu Dũng và Nguyên Vũ, trêu chọc Cao Thế Dung một tí cho vui. Khi chị Dũng dọn cơm ra, tôi yêu cầu chị lấy hai lon la de Budweiser để thưởng ông Dung, bữa nay diễn xuất quá hay ở ṭa. Tôi lại nói:
- “Kỳ này về, tôi sẽ làm một cuốn phim bộ, ông Dung thủ vai chính, như một hiệp sĩ, mặc quần áo toàn mầu trắng, đầu chít khăn tang trắng, trên lưng đeo thanh bảo kiếm, tay mặt cầm tấm bằng, vai trái đeo một bị lon Budweiser. Khi ra tới mộ bà cô, hiệp sĩ họ Cao để các thứ đeo trên người xuống trước ngôi mộ, đoạn lấy lửa đốt tấm bằng, miệng khấn vái, hôm nay cháu ra thăm mộ cô, cháu đốt mảnh bằng tiến sĩ, để dưới suối vàng cô biết là cháu đă đỗ bằng tiến sĩ, như lúc sanh tiền cô vẫn mong đợi. Khấn vái xong, Cao tráng sĩ rút thanh kiếm ra khỏi vỏ, múa mấy đường kiếm, vừa múa vừa ca :
- “Ta tráng sĩ họ Cao hề, gặp thời nhiễu nhương hề. Ta không sợ bạo lực hề, ta không sợ mănh lực kim ngân hề. Ta tráng sĩ họ Cao hề. Quyết dẹp tan bọn gian tà hề. Quét sạch nhiễu nhương trong cộng đồng hề. Cho đồng bào sống yên vui hề.
Múa xong bài kiếm, ca hết bài ca, tráng sĩ họ Cao ngồi xếp ṿng tṛn trước mộ bà cô, lấy ra một miếng thịt ḅ khô, mở la de ra nhậu.
Khi uống xong sáu lon la de, tráng sĩ họ Cao lại đeo bảo kiếm trên vai, đứng lên vái mấy vái, rồi lên đường hành hiệp.”.
Vũ Hữu Dũng và Nguyên Vũ vỗ tay tán thưởng, phàn nàn không được đóng chung với Cao Thế Dung trong cuốn phim. C̣n họ Cao tuy vui trong bụng, nhưng nhăn mặt lắc đầu nói:
- “Anh Bảy trêu đàn em quá, em khai là ra mộ bà cô đốt bằng là có chủ đích, em muốn bảo chúng nó rằng “bằng cái mả mẹ tụi bay”.
Luật sư Kleven bên nguyên đơn, hết truy ông Cao Thế Dung về bằng cấp không được, ông truy qua là ông Dung có tham gia Mặt Trận hay không? (theo phía nguyên đơn khẳng định với ông là ông Dung chưa bao giờ tham gia Mặt Trận, ông Dung có mặt trong các buổi họp của Ban Chấp Hành TVHN là do ông Tổng vụ Trưởng dẫn đến.)
Một buổi ṭa, luật sư Kleven chất vấn :
- “Ông Dung, ông cho chúng tôi biết ông có tham gia Mặt Trận không?”. (lưu ư là luật sư Kleven luôn kêu ông Dung là Mr. Cao, không lần nào ông kêu là Dr. Cao). Ông Dung được anh em căn dặn là khi luật sư hỏi, cứ b́nh tĩnh suy nghĩ cho kỹ càng rồi hăy trả lời, không nên hấp tấp, vội vàng.
Chúng tôi nghĩ tiếng Anh của ông đủ để nghe biết luật sư chất vấn ǵ cũng như trả lời, nhưng ông Dung đă yêu cầu được một thông dịch viên giúp. Bà Tô Hà là thông dịch viên hữu thệ được ṭa mời tới giúp ông Dung. Khi thấy luật sư Kleven hỏi về việc ông Dung có là thành viên của Mặt Trận hay không, anh em mừng quá, ông Dung chỉ việc xuất tŕnh tờ quyết định của Tổng vụ Trưởng Trần Trung Sơn kư và đóng dấu, cho ông Dung làm Chủ nhiệm Ủy Ban Chính Trị của Tổng vụ hải ngoại là bên nguyên đơn trắng mắt. Không hiểu ông Dung nghe bà Tô Hà dịch sao, ông ngẩn mặt suy nghĩ, và trả lời dơng dạc “không” (no). Anh em ngồi dưới hàng ghế thính giả nhăn mặt, lắc đầu, không hiểu sao ông Dung lại trả lời “không”.
May là đúng lúc đó ông Thẩm phán ra hiệu nghỉ trưa, chiều họp tiếp.
Trong bữa cơm trưa, anh em hỏi ông Dung, ông nghĩ sao, mà lại trả lời “không”.
Ông Dung nhăn nhó nói :
- “Tôi nghĩ họ đặt bẫy tôi, tôi nghe bà thông dịch viên dịch lại, tôi tưởng họ hỏi tôi là tôi có tham gia Mặt Trận Giải Phóng không, (Mặt Trận Giải Phóng do cộng sản Hànội lập ra), v́ vậy tôi trả lời không.
Giận quá, tôi nói :
- “Thế tiếng Anh của ông cũng không nghe hiểu là họ hỏi ǵ sao?.”.
Buổi chiều, ông Dung xin được xuất tŕnh bản quyết định và xin sửa lại cho đúng.
Thế là hai điểm mà luật sư Kleven xoáy vào ông Dung để chứng minh là ông Dung nói dối, man trá trước ṭa, nếu như vậy th́ cuốn Mặt Trận và những bài viết trên báo VNTP, ông Dung cũng đă dối trá, viết không có chứng cớ, gieo vạ cho ba nguyên đơn. Chỉ cần hạ một ông Dung là kéo theo cả ba bị đơn thua kiện.
Cả hai điểm, ông Dung đều qua được.
Bây giờ, đến lượt những chuyện hỷ, nộ phía nguyên đơn.
Khi luật sư Richard Givens hỏi Hoàng Cơ Định:
Hỏi : Mặt trận có vào sổ bộ (tức đăng kư, register) không?
Đáp : Không !
Hỏi : Mặt trận có giữ sổ sách quyên góp tiền không ?
Đáp : Không !
Hỏi : Mặt trận có đóng thuế không ?
Đáp : Không !
Phản ứng của Bồi thẩm đoàn, một bồi thẩm đoàn hầu như chưa biết ǵ về Mạt Trận và sinh hoạt cộng đồng Việt Nam, sau mấy câu đối đáp này rơ ràng bất lợi cho Hoàng Cơ Định và phía nguyên đơn.
Ba tiếng trả lời “No” khô gọn, chẳng một chút ngại ngùng, ngượng ngập của Hoàng Cơ Định bộc lộ bản chất con người bạo ngược, tham tàn và sự lường gạt có tính toán của anh em họ Hoàng Cơ.
Một buổi ṭa khác, khi luật sư Nguyễn Tâm xin tŕnh ṭa chứng liệu (exhibit) một xấp h́nh, trong đó có một tấm h́nh chụp mấy ngày sau khi Hoàng Cơ Minh chết ở Hạ Lào hơn 7 năm trước.
Luật sư Tâm từ tốn yêu cầu Hoàng Cơ Định lật tới h́nh thi hài của ông Minh, cao giọng hỏi:
- “Ông Hoàng Cơ Định, ông có nhận ra ai trong h́nh đó không?”.
Hoàng Cơ Định chỉ liếc mắt qua tấm h́nh, thản nhiên đáp:
- “Không”.
Thật là bất nhân, bất nghĩa, táng tận lương tâm, một người vẫn cho ḿnh là con gịng, cháu giống, được nuôi ăn học, đỗ đạt đến cấp tiến sĩ Pháp, nỡ đang tâm không nh́n nhận tấm h́nh thi hài của chính người anh ruột ḿnh.
Luật sư Tâm không chịu tha, ông hỏi Hoàng Cơ Định về cái chết của Hoàng Cơ Minh :
Định trả lời :
- “Tôi tin rằng anh tôi vẫn c̣n sống.”.
Nguyên đơn thứ hai, y sĩ Trần xuân Ninh, sinh ngày 4-10-1936 tại Hànội, tốt nghiệp y khoa vào năm 1963. Sau khi miền Nam mất, ông Ninh đi cải tạo 2 năm, qua Hoa-Kỳ năm 1979, tạm cư tại Hayward, Bắc California, hành nghề tại Chicago. Theo ông Ninh, người con trai độc nhất của vợ chồng ông bị chết thảm trên đường vượt biển t́m tự do, lư do đó, ông rất thâm thù cộng sản. Ông gia nhập Mặt Trận năm 1984.
Qua sự hướng dẫn của luật sư Kleven, với lối tŕnh bày lưu loát, hoạt bát, ông Ninh đă tự tạo cho ḿnh h́nh ảnh một vị y sĩ tận tâm về chức nghiệp, yêu thương đồng bào, ṇi giống, quyết tâm lật đổ bạo quyền cộng sản, mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân. Cách diễn xuất của ông Ninh cùng với sự nể v́ đối với giới y sĩ, ông Ninh phần nào đă gây được thiện cảm của Bồi thẩm đoàn. Ông Ninh chủ trương chiến dịch chống kinh tài cộng sản và cấm du lịch Việt Nam. Dư luận trên Chicago cho rằng y sĩ Ninh đă cho đàn em đốt nhà một người Việt tên Lâm Tôn chống lại lệnh cấm, đă về thăm quê hương.
Luật sư Givens hỏi :
Hỏi : Ông Ninh, ông biết chuyện ǵ xẩy ra cho ông Lâm Tôn sau chuyến đi về Việt Nam không?
Đáp : Ông ta bị vợ ly dị.
Hỏi : Ông biết việc có người đốt nhà ông Lâm Tôn không?
Đáp : Tôi chỉ biết nhà ông Lâm Tôn bị cháy.
Luật sư Nguyễn Tâm chất vấn ông Ninh về cái chết của Hoàng Cơ Minh. Bằng chứng của phía bị đơn số 258, tức hồ sơ h́nh ảnh về Mặt Trận được trao cho ông Ninh. Chỉ vào tấm h́nh chụp thi hài ông Minh, luật sư Tâm hỏi :
Hỏi : Y sĩ Ninh, xin cho biết ông có nhận ra ai trong tấm h́nh đó không ?
Đáp : Không.
Hỏi : Theo ông, ông Hoàng Cơ Minh c̣n sống hay đă chết ?
Đáp : Tôi nghĩ rằng ông Minh c̣n sống. (ông Ninh không dám quả quyết mà nói tôi nghĩ rằng).
Nguyên đơn thứ ba được mời lên bục nhân chứng là ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tức Nguyễn Đông Sơn. Dư luận toàn thể người Việt tỵ nạn cộng sản kết tội ông là nằm vùng cho cộng sản, được gài vào Mặt Trận để phá hoại. Nhiều người c̣n cho là chính ông Nghĩa đă mật báo cho cộng sản biết đường lối chuyển trại của ông Minh, phục kích để tiêu diệt ông Minh và các kháng chiến quân. Ông Nghĩa đă rời Mặt Trận trước khi xẩy ra vụ án thuế khóa, ông đă cộng tác với cơ quan an ninh của Hoa-Kỳ, nên đă không bị câu lưu cùng với năm đầu lĩnh của Mặt Trăn tại hải ngoại.
Ông Nghĩa giữ thái độ ḥa nhă với phía bị đơn.
Dưới sự hướng dẫn của luật sư Kleven, ông Nghĩa khai, sinh ngày 11-11-1944 tại Hànội. Cha là Nguyễn văn Hiếu, kỹ sư công chánh, anh em thúc bá ruột với Nguyễn Văn Linh tức Mười Cúc, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam từ 1986 tới 1991.
Ông Nghĩa tốt nghiệp trường Cao đẳng thương mại tại Paris, với bằng HEC (Hautes Etudes Commerciales).
Ra hải ngoại ông Nghĩa tham gia Mặt Trận từ tháng 6 1984 với chức Vụ Trưởng vụ Tuyên Vận. Luật sư Nguyễn Tâm chất vấn ông Nghĩa về việc tại sao không phải đi cải tạo như các công chức cao cấp khác trong chính quyền miền Nam. Ai là tác giả bài viết kư tên Nguyễn Xuân Nghĩa trên một tạp chí cộng sản chiến dịch chống kinh tài cộng sản và du lịch Việt Nam.
Luật sư Tâm lại xoáy vào việc sống, chết của Hoàng Cơ Minh. Nh́n vào tấm h́nh Hoàng Cơ Minh một lúc, ông Nghĩa ấp úng nói:
- “Tôi không biết ai trong tấm h́nh.”.
Trả lời câu hỏi, Hoàng Cơ Minh c̣n sống hay đă chết, ông Nghĩa đáp:
- “Tôi không biết .” (I don’t know).
Khi luật sư Tâm vặn hỏi, tại sao trước đây ông tuyên bố ông Hoàng Cơ Minh c̣n sống. Ông Nghĩa đáp:
- “V́ ngày ấy, tôi c̣n ở trong Mặt Trận.”.
Không biết ông Nghĩa có dụng ư ǵ khi trả lời như trên. Câu nói này chứng tỏ sự gian dối của các đầu lĩnh Mặt Trận. Sự kiện này khiến Hoàng Cơ Định và Trần Xuân Ninh không dấu được sự bất măn. Phía bị đơn cũng không che dấu được sự vui mừng, tin tưởng sẽ nắm phần thắng.
Phải nh́n nhận là những nhân chứng phe bị đơn, từ Vũ hữu Dũng, tới tôi và Nguyễn Xuân Phác đă làm tṛn trách nhiệm. Nhất là anh Nguyễn Xuân Phác đă nhấn mạnh y sĩ Ninh là con người có hai bộ mặt, y sĩ Ninh giống hệt như y sĩ Jekyll và ông Hyde trong một cuốn phim. Có lúc ông ta rất dễ thương, là một y sĩ tài giỏi. Nhưng có lúc ông ta lạnh lùng, tính toán, cực đoan, có khả năng làm bất cứ ǵ để đạt mục tiêu.
Ông Phác cũng khai trước ṭa, sau những loạt bài chỉ trích Mặt Trận, ṭa báo của ông bị đập phá, cá nhân ông bi đe dọa. Với sự hướng dẫn của luật sư Tâm, ông Phác khai thêm là tờ báo Dân Việt của ông phải đóng cửa v́ các cơ sở thương mại sợ móng vuốt của Mặt Trận, rút hết quảng cáo.
BẠO LỰC ĐI VÀO T̉A.
Buổi ṭa nào cũng có hai ba nhân viên FBI và thám tử Zwemke tới tham dự . Ngày 21 –12- 1994, ṭa vẫn họp như thường lệ. Hôm nay, có lẽ Hoàng Cơ Định nghĩ là phía nguyên đơn nắm chắc phần thắng vụ kiện nên động viên đại lực lượng đến ṭa để làm áp lực và biểu dương khí thế đấu tranh. Đoàn viên Mặt Trận ngồi kín cả phía bên nguyên đơn, tràn qua cả phía bị đơn.
Phiên ṭa buổi sáng vừa tan, Bồi thẩm đoàn c̣n đang lục tục rời pḥng xử, nhân viên FBI và cảnh sát vừa bước ra khỏi hành lang, ông Cao thế Dung rời chỗ ngồi bước về phía tôi. Nhanh như cắt, Đoàn trọng Thê, K 9, chạy lao tới phía tôi đang đứng, dơ tay dí vào ngực tôi, dáng điệu hung bạo và sừng sộ, gằn giọng nói với tôi:
- “Sao anh không mang theo Nguyễn Bích Mạc mà anh mang mấy con dogs này tới đây?
Tôi điềm nhiên, dịu dàng trả lời Thê ngắn gọn, kẻ cả. Trực giác thấy điều ǵ bất thường, bị đơn Cao Thế Dung nh́n nhanh về phía Hoàng Cơ Định th́ bắt gặp đôi mắt đầy căm thù, c̣n Hoàng Cơ Long đôi mắt long lên ṣng sọc.
V́ đây là trong Ṭa, tôn trọng luật pháp, tôi kêu cảnh sát can thiệp, Thê, Long bước nhanh ra khỏi pḥng xử. Định chối căi không có ra lệnh. Bà Thụy Giao, chủ báo Xây Dựng đă mô tả rất đầy đủ trên mặt báo về cái tṛ vũ phu, bạo lực, coi thường pháp luật, của Mặt Trận, đă đặt tên cho họ qua tựa đề “Chứng nào tật ấy.”.
Ngày cuối của phiên ṭa kéo dài đằng đẳng 14 ngày. Phía nguyên đơn kéo nhau đến ṭa đông, thật đông. Cả hai phía, đơn và bị sẽ đọc bài biện hộ cuối cùng.
Luật sư Givens, Cao thế Dung (tự biện hộ), và luật sư Nguyễn Tâm, lần lượt đọc bài biện hộ cuối cùng. Luật sư Givens khẳng định trên thực tế, cả ba nguyên đơn không có danh thơm ǵ mà mất, họ chỉ là những kẻ xấu, gây ra đủ mọi tội ác trong cộng đồng người Việt, họ chỉ có xú danh.
Các bị đơn cũng không hề “cẩu thả” hay “ác ư” mà thực sự tin tưởng những điều đă viết hay phổ biến. Cao thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng không hề viết sai sự thực.
Luật sư Givens đ̣i bên nguyên đơn phải đưa ra bằng chứng, phải chứng minh v́ ba bài báo viết sai, cố t́nh vu oan, phỉ báng, khiến các nguyên đơn bị mất danh tiếng, đau ốm, sầu khổ. Thế nhưng, không những các nguyên đơn không trưng ra được bằng chứng là ba bài báo hoàn toàn sai, là cố t́nh vu oan, giáng họa làm hại nguyên đơn, cả ba nguyên đơn đâu có đau ốm, sầu khổ, v́ không trưng ra được một giấy tờ hay hóa đơn đi khám bác sĩ. Nữ kư giả Thụy Giao tường thuật rất trung thực y như bản văn (transcript) của Ṭa.
Ông Cao thế Dung, trong bài biện hộ, có câu nói đi vào lịch sử cộng đồng hải ngoại, “Sự thực là người biện hộ cho tôi, công lư là quan ṭa của tôi”. (Truth is my defense, justice is my judge). Ông Dung kết thúc bằng một câu làm cho không khí pḥng xử bớt căng thẳng: “Merry Christmas and Happy New Year “.
Bài diễn văn biện hộ của luật sư Nguyễn Tâm rất xuất sắc. Ông ôn tồn tŕnh bày thảm cảnh của cộng đồng người Việt phải sống dưới móng vuốt, áp lực đen của Mặt Trận, như đám mây đen che phủ kín, không thấy ánh mặt Trời. Các bị đơn là những người can đảm đứng lên dùng bút mực xuyên thủng đám mây đen đó.
Ông Tâm mong rằng Bồi thẩm đoàn có một biểu quyết lịch sử, xác định các bị đơn không phạm lỗi ǵ.
Gần 5 giờ chiều, thẩm phán Biafore yêu cầu các vị Bồi thẩm vào pḥng kín. Bản phán quyết (verdict) được thẩm phán Biafore trao cho bà Lục sự.
Bà lục sự cao giọng tuyên đọc:
- “Các bị đơn, Cao thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng và Nguyên Vũ đều được xác định là “không hề có một lời nào sai trái”. (did not make any false statement) về phe nguyên đơn.
Bà lục sự hắng giọng đọc to: “Số phiếu là 11 trên 1.”.
Như vậy, phiên ṭa kết thúc với kết quả như mọi người mong đợi, đó là thế tất thắng của công lư, chính nghĩa thắng hung tàn.
Nhưng c̣n những cái chết đầy nghi vấn của kư giả Đạm Phong ở Houston, của một nhân viên ṭa báo VNTP trong vùng Virginia, cuộc ám sát hụt ông Cao Thế Dung ở Maryland, và luật sư Nguyễn văn Chức ở Houston, tiếp là vụ thảm sát vợ chồng kư giả Lê Triết, mà cơ quan an ninh đang ráo riết truy tầm thủ phạm, với đầy đủ bằng chứng rơ rệt, truy tố về h́nh tội. Dư luận cộng đồng người Việt hải ngoại cầu mong Lưới Trời Lồng Lộng không cho bọn hèn hạ, tham tàn trốn thoát, làm sạch sẽ, quang đăng khí Trời cộng đồng.
Trên máy bay về lại Austin, Texas, tôi nghĩ đến ông Hoàng Cơ Minh, tôi thấy ái ngại, thương tâm.
Mở cuốn 2, Hồi Kư Một Đời Người của cụ Phạm Ngọc Lũy, tôi mang theo để coi lại những điều giữa ông Hoàng Cơ Minh và cụ Lũy, có thể dùng trong phiên ṭa, tôi mở đến đoạn cụ Lũy phỏng vấn ông Trần Minh Công, sau sự sụp đổ của Mặt Trận.
Ông Công đă kết luận cuộc phỏng vấn :
1/ Làm việc nước mà đầu óc và ḷng dạ không lớn, sẽ không làm được.
2/ Cho dù một tổ chức có to lớn và thành công đến đâu mà lănh đạo dở cũng sẽ thất bại.
Tôi cho rằng đó là một bài học tốt cho các bạn trẻ sau này. Bài học này cũng đă gây cho tôi nhiều cay đắng và phiền muộn.
Tôi rất thông cảm với ư kiến của anh Trần Minh Công, tôi cám ơn anh Công đă nêu lên những ư kiến xác đáng, thâm tâm tôi cũng nghĩ đúng như anh.
Quay lại chuyện ông Hoàng cơ Minh, cựu phó đề đốc Hải Quân, tôi mường tượng ra một h́nh ảnh: Ông cựu phó đề đốc đă tạo ra một con tầu ma, con tầu bằng giấy mà những gia đ́nh đặt ở hàng mă, cúng rồi đem đốt. Con tầu ma không bao giờ được hạ ïthủy. Trên con tầu, ông Minh có khoảng 40 - 50 tay chèo, toàn là những thanh niên, trai tráng nhiệt thành. Con tầu ma, khi được những tay chèo hay thủy thủ đoàn khiêng đến một nơi khác, gặp lửa, chiếc tầu bị cháy, hạm trưởng tới thủy thủ đoàn đều bị chết gần hết, ngoài những người nhanh chân nhẩy ra ngoài, nhưng cũng bị phỏng nặng .
“Cửu long giang, chưa qua mà vĩnh biệt
Chốn biên thùy, ấp ủ nỗi ḷng đau.”
. . . . . . . . . . .
Phạm Văn Liễu
Hồi kư Trả Ta Sông Núi
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/
Dec2015