Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Đọc Lưu Á Châu để hiểu thêm một vài vấn đề về Trung Quốc.
Cuộc chiến Việt Nam 1979
VŨ HỒNG NGỰ
Lưu Á Châu là Trung tướng Không quân của Trung Quốc, Chính ủy Đại học Quốc Pḥng Trung Quốc. Tại căn cứ Không quân Côn Minh - Vân Nam, Lưu Á Châu đă có một bài phát biểu có nhiều điểm làm cho người ta chú ư. Đọc bài phát biểu đó, chúng ta có thể nhận thức sâu thêm, hiểu kỹ hơn một vài vấn đề lâu nay chúng ta vẫn để tâm t́m hiểu và hiểu cái “cách” của Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.
V̀ SAO TRUNG QUỐC ĐÁNH VIỆT NAM NĂM 1979?
Sau khi nói về “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”; “đây không chỉ là giấc mơ mà đă trở thành niềm tin vững chắc của tôi”, “tôi rất yêu quư quân đội chúng ta, 15 tuổi, tôi nhập ngũ, đến nay đă 34 năm trong quân đội; tôi đă cống hiến cả tuổi thanh xuân và sẽ cống hiến cả đời ḿnh cho quân đội”, ông ta nói về việc “quân đội Trung Quốc đă hai lần phát huy vai tṛ chính trị quan trọng”.
Một lần là sóng gió chính trị 4/6 (sự kiện quân đội giải tán biểu t́nh tại Thiên An Môn 4/6/1989). “Có thể nói, không giải quyết vấn đề “4/6”, không có cục diện phát triển phồn vinh của Trung Quốc ngày hôm nay; không có quân đội, vấn đề ngày “4/6” sẽ không giải quyết, cũng không thể có 13 năm huy hoàng”. Thiên An Môn là chuyện của Trung Quốc, c̣n đây là chuyện liên quan đến Việt Nam chúng ta. “Một lần khác là cuộc chiến tự vệ chống Việt Nam năm 1979 và cuộc chiến “Lưỡng Sơn” sau này (cuộc chiến “Lăo Sơn” và “Giả Âm Sơn” theo cách gọi của Trung Quốc, tức cuộc lấn chiếm của Trung Quốc ở khu vực điểm cao 1509 huyện Vị Xuyên và Núi Bạc, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, Việt Nam - N.D). Đặc biệt là cuộc chiến tự vệ đánh trả Việt Nam năm 1979, nhiều đồng chí chưa nhận thức được ư nghĩa của cuộc chiến này.
Khi đó, có người nói: chúng ta đánh nhau với người Việt Nam, hiện nay, những người hy sinh là liệt sĩ, sau khi quan hệ hai nước trở lại tốt đẹp, họ sẽ là ǵ? Tôi trả lời: “Vẫn là liệt sĩ!”. V́ sao? Chúng ta phải nh́n nhận cuộc chiến này từ góc độ chính trị. Ư nghĩa của cuộc chiến này nằm bên ngoài cuộc chiến. Cuộc chiến này của đồng chí Đặng Tiểu B́nh là đánh để hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là người Mỹ.
Sau khi Đặng Tiểu B́nh trở lại cầm quyền vào năm 1978, tháng 1/1979, ông thăm Mỹ, tháng 2/1979 đánh Việt Nam. Về chính trị, cuộc chiến này không thể không đánh. V́ sao? Sau khi Đặng Tiểu B́nh trở lại nắm quyền, chương tŕnh cải cách mở cửa của Trung Quốc đă được ông vạch sẵn, muốn thực hiện chương tŕnh này phải xác lập quyền lực tuyệt đối trong nội bộ Đảng. Phải đánh một trận. Khi đó, “bè lũ bốn tên” vừa bị đập tan, những người có tư tưởng cực tả trong nội bộ Đảng c̣n rất đông, họ vừa chống lại Đặng Tiểu B́nh, vừa phản đối lại đường lối và chính sách của ông. Muốn cải cách phải có quyền lực. Biện pháp xác định quyền lực nhanh nhất là gây chiến tranh. Lưu Dụ (?) cũng làm như vậy. Khi đó, rất nhiều người phản đối chiến tranh, cho rằng Quân Giải phóng vừa trải qua “cách mạng văn hóa”, không thể đánh trận được. Tuy nhiên, Đặng Tiểu B́nh rất quyết đoán, dẹp mọi tranh căi, chỉ huy Quân Giải phóng ào ạt vượt qua biên giới vào ngày 17/2. Thứ hai là người Mỹ, ư nghĩa của việc này cũng rất lớn.
Đến nay, Đặng Tiểu B́nh đă xa chúng ta được 5 năm, nhưng tôi cũng luôn cảm thấy ông ở cạnh bên chúng ta. Lư Hiến Trung (Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Không quân Bắc Kinh) nói: “Mao Trạch Đông của chúng ta, càng ngẫm càng thấy vĩ đại”. Thời gian càng lùi xa, sự vĩ đại của Đặng Tiểu B́nh càng khiến chúng ta cảm nhận rơ ràng hơn. Ông chuyển hướng cả đất nước Trung Quốc chúng ta. Các đồng chí thấy đấy, cuộc chiến này xảy ra năm 1979.
Trung tướng Lưu Á Châu. Nguồn: Shanghaiist.com.
Năm 1975, sau khi hao binh tổn tướng, người Mỹ cuống cuồng tháo chạy khỏi Việt Nam. Đặng Tiểu B́nh nói, tôi dạy cho Việt Nam một bài học. Khi đó, Việt Nam đang theo ai? Đang theo Liên Xô. Đặng Tiểu B́nh tấn công. Cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam vào lúc đó của Đặng Tiểu B́nh thực sự đă đưa Trung Quốc ra khỏi cái gọi là phe xă hội chủ nghĩa của Liên Xô. Khi ấy, nhiều nước Đông Âu không hài ḷng, nói rằng một nước xă hội chủ nghĩa lại đánh một nước xă hội chủ nghĩa khác. Khi đó, Đặng Tiểu B́nh đă thấy rơ không cần thứ chủ nghĩa xă hội ấy của họ. Kết quả như thế nào? Chủ nghĩa xă hội giả hiệu đă chết yểu.
Vào năm 1989, tất cả các nước xă hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ hàng loạt. Ngay cả Liên Xô cũng tan ră. 10 năm trước đó, Đặng Tiểu B́nh đă nhận ra vấn đề này, dùng chiến tranh để vạch rơ ranh giới với các nước xă hội chủ nghĩa. Đặng Tiểu B́nh, thật là một kỳ tài! Vừa rồi, tôi nói gây ra cuộc chiến tranh này v́ người Mỹ, chính là trả hận cho người Mỹ. Có bằng chứng không? Có đấy. Ngày hôm trước rời Nhà Trắng th́ ngày hôm sau, Đặng Tiểu B́nh bắt đầu đánh Việt Nam. V́ sao có thể giúp Mỹ hả giận? Bởi v́, người Mỹ vừa tháo chạy nhục nhă khỏi Việt Nam. Chúng ta sao lại giúp người Mỹ hả giận? Thực ra không phải v́ Mỹ, mà là v́ chúng ta, v́ cải cách mở cửa. Trung Quốc không thể cải cách mở cửa mà không có viện trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Nhờ cuộc chiến này, Mỹ đă ồ ạt viện trợ kinh tế, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc.
Tuần trăng mật giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài đến mười năm, đến ngày 4/6/1989 mới tạm lắng. Cuộc chiến này đem lại cho Trung Quốc những ǵ? Đó là một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây là thành công vĩ đại. Thậm chí có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc chính là từ cuộc chiến tranh này. Với ư nghĩa đó, cống hiến của quân đội Trung Quốc đối với công cuộc cải cách mở cửa thật to lớn vô cùng” (1).
Người Việt Nam chúng ta cũng nên biết về chuyện nội bộ của quân đội Trung Quốc, từ cách nh́n của người chỉ huy cao cấp, đă nhuốm màu “quan phương”, nhưng cũng có t́nh tiết lư thú; làm ta hiểu rơ thêm thực chất của cuộc chiến tranh mà ông Lưu gọi là “tự vệ”! (Trung Quốc đánh Việt Nam từ lệnh của Đặng Tiểu B́nh là do ông nói ra, chứ Việt Nam có đánh Trung Quốc trước đâu!).
TÂM LƯ QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC - NH̀N TỪ ÔNG LƯU
Khi đó, tôi đến thăm bộ đội tham gia chiến đấu, để lại ấn tượng rất sâu đậm đối với tôi. Khi ấy, cải cách mở cửa đă bắt đầu, đặc biệt là khi tác chiến ở “Lưỡng Sơn”, hậu phương vẫn ca hát nhảy múa trong thanh b́nh. Các cán bộ chiến sĩ không những phải đối mặt với thử thách sinh tử, mà đều có gánh nặng cuộc sống. Đặc biệt là cán bộ cơ sở, hầu hết gia đ́nh đều rất khó khăn. Lúc đó, tôi đến viếng một chính trị viên đại đội của Quân đoàn 14, anh ta đă hy sinh. Vợ anh ta gặp tôi, nói rằng, trước khi ra trận, chồng chị vẫn c̣n nợ tiền, khi phát lương tháng cuối cùng trước khi ra trận, trừ hết các khoản nợ, chỉ c̣n 5 xu tiền lương trong túi. Cuối cùng, cô ấy đưa cho tôi xem bản kê di vật, chỉ c̣n đúng 5 xu. Tôi thấy thật xót xa.
Có một chiến sĩ gia đ́nh nghèo đói, di chúc của họ thật đầy máu và nước mắt. Trong di chúc của một chiến sĩ, có đoạn, nếu tôi chết, mong công xă hăy cho gia đ́nh tôi một con ḅ. Có người khác viết, nếu tôi chết, hăy cởi bộ quân phục của tôi đem về quê, anh em nhà tôi không có quần áo để mặc. Xem những trang viết này thật là xót xa.
Tinh thần của các binh sĩ vĩ đại như núi Thái Sơn. Từ hậu phương đến tiền tuyến, tôi thấy sự chênh lệch quá lớn, không thể nói lên lời! Không chỉ là cuộc sống mà c̣n những cái khác. Chẳng hạn, tôi đă từng điều tra bộ đội tham chiến ở bốn quân đoàn, những cán bộ có vợ chưa cưới th́ 100% đều từ hôn, không có trường hợp ngoại lệ. Tôi xem thư đoạn tuyệt hôn nhân của một cô gái, viết cũng rất có lư: “Anh hy sinh không c̣n không sao, nếu anh bị thương mất chân mất tay, chúng ta sẽ biết sống ra sao?”. Đây cũng là thực tế. Một chính trị viên phó đại đội ở quân đoàn 27 dẫn đầu đội xung kích tấn công một ngọn núi, bị hy sinh, cả đội xung kích có 30 người th́ hy sinh 20.
Sau khi trở về, đại đội tập hợp những người sống sót trong toàn đại đội điểm danh, thi thể của chính trị viên phó đại đội và hai mươi mấy chiến sĩ đặt trên một sân phơi của dân. Vào lúc đó, thư của vợ chưa cưới chính trị viên phó cũng vừa gửi đến. Thư ǵ vậy? Thư cắt đứt quan hệ hôn nhân. Trước mặt những người sống sót và trước thi thể những người đă hy sinh trong đó có chính trị viên phó, đại đội trưởng đă đọc bức thư ấy, các chiến sĩ toàn đơn vị ai cũng đầm đ́a nước mắt. Tôi luôn thấm thía khung cảnh khi ấy và tâm trạng của họ. Ánh sáng nhân tính vào thời điểm ấy mới rực sáng nhất. Khi bước vào chiến đấu rất hiếm thấy lời nói hùng hồn. Thật sự có thể làm rung động ḷng người th́ tuyệt đối không thể tràng giang đại hải, càng không thể là đạo lư suông. Trầm tĩnh có sức mạnh lớn hơn nhiều so với ồn ào náo động.
Tôi đi qua một đơn vị chuẩn bị bước vào chiến đấu, tâm trạng háo hức trước khi tham chiến của bộ đội như miêu tả trong tiểu thuyết, trên phim ảnh, truyền h́nh… tất cả đều chỉ là sự phóng đại. Trước khi tác chiến, một vùng bộ đội đóng quân tĩnh lặng như tờ. Cán bộ chỉ huy đều ẩn nấp ở nơi rất xa. Khi thời b́nh, số cán bộ chỉ huy này rất khí phách hào hùng. Có một cán bộ cho đến nay vẫn c̣n duy tŕ quan hệ với tôi. Khi đó tôi là cán bộ cấp Tiểu đoàn phó, anh là Sư đoàn trưởng. Anh gặp tôi, nói một cách khí phách: “Tôi có 3 suy nghĩ, cậu hăy viết thành sách cho tôi! Thứ nhất, tôi muốn làm George Smith Patton Jr của Trung Quốc; thứ hai, binh sĩ được coi là ǵ? Binh sĩ chính là những con số Ả rập; thứ 3, tôi mong mỏi được đánh trận. Đánh một trận thăng một cấp”.
Chính v́ mấy câu nói đó, tôi đă không tha thứ cho anh ấy. Anh ấy không có thiện cảm với chiến sĩ. Thời b́nh, nếu Đại đội trưởng, người chỉ huy có quan hệ tốt với chiến sĩ, th́ có thể đoàn kết thành một tập thể vững mạnh, nhưng nếu có chút mâu thuẫn, chắc chắn sẽ dẫn đến t́nh trạng mỗi người một phách. Tuy nhiên, khi chiến tranh nổ ra, cán bộ, chiến sĩ cũng sẽ sẵn sàng xông pha không chùn bước.
Các bạn đều biết tôi từng viết một tác phẩm có tiêu đề Vương Nhân Tiên. Tác phẩm này đă gây tiếng vang rất lớn. Vương Nhân Tiên là Phó Tham mưu Đại đội thuộc Sư đoàn 14, Quân đoàn 14, người Côn Minh, thuộc ḍng dơi con em cán bộ. Trước chiến tranh, Vương Nhân Tiên từng bị xử lư do vi phạm kỷ luật, sau này hy sinh. Có người cho rằng anh ấy không phải là anh hùng, nhưng tôi cho rằng anh ấy là anh hùng, hơn thế nữa c̣n là anh hùng đích thực.
Quân đoàn trưởng Quân đoàn 14 khi đó, xxx từng nói: “Nghe nói Lưu Á Châu muốn viết về Vương Nhân Tiên? Quân đoàn 14 có nhiều nhân vật anh hùng như vậy sao không viết, lại đi viết về một người như vậy?”. Người khác đem chuyện này kể với tôi, tôi chỉ bĩu môi một cách khinh thường. Hugo từng nói, trong chủ nghĩa anh hùng đích thực tuyệt đối có một chủ nghĩa nhân đạo đích thực tuyệt đối. Rủi ro của Vương Nhân Tiên chính là điển h́nh của chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời cũng là điển h́nh của chủ nghĩa anh hùng.
Vương Nhân Tiên vốn yêu một cô bạn gái tại Côn Minh, nhưng khi quân đội di chuyển đến Lăo Sơn, cô bạn gái này đă cắt đứt quan hệ với Vương Nhân Tiên. Sau khi quân đội tiến vào khu vực Lăo Sơn, đóng quân tại một địa phương gọi là Lạc Thủy Động. Vương Nhân Tiên và một số cán bộ khác ở trong một gia đ́nh nông dân người Miêu. Nữ chủ nhà là một cô gái dân tộc Miêu rất xinh đẹp, vừa kết hôn không lâu, có một đứa con mới sinh. Tính cách của cô gái này tràn đầy nhiệt huyết, rắn rỏi khí khái. Đa phần các cô gái dân tộc thiểu số đều có đặc điểm chung như vậy. Không giống với các cô gái dân tộc Hán, không dám yêu cũng không dám oán hận. Dân tộc Hán là một dân tộc không có t́nh yêu nhất. Dù dân tộc Hán có dân số đông nhất trên thế giới, nhưng họ không có t́nh yêu. Ở nước ngoài v́ t́nh yêu có thể gây chiến tranh, Trung Quốc có thể không? Ngô Tam Quế được coi là nam nhi dám chiến đấu v́ t́nh yêu, lại vẫn bị cho là Hán gian.
Cô gái Miêu. Tranh của Jin Ming Lee.
Cô gái người Miêu ở Lạc Thủy Động sau khi nh́n thấy Vương Nhân Tiên đẹp trai, phong độ, cao 1m82. Nghe nói trên khuôn mặt anh ấy luôn mỉm cười, ban đầu Vương Nhân Tiên không hề để ư tới cô ta. Phụ nữ nông thôn mà, gia cảnh rất nghèo. Mặc dù, lớn lên rất xinh đẹp, nhưng đă là người có con. Trước khi bộ đội lên Lăo Sơn, cô gái người Miêu đă rót nước vào b́nh cho tất cả các chiến sĩ đóng quân tại nhà cô và cố ư cho thêm đường vào b́nh của Vương Nhân Tiên, đường cho vào nhiều đến mức ngọt như mật ong.
Buổi tối, cô gái người Miêu bế con đến pḥng của Vương Nhân Tiên. Cô đă hành động một cách tự nhiên nhất trước mặt Vương Nhân Tiên: cởi áo cho con bú. Hai người cứ ngồi với nhau như vậy trong căn pḥng. Vương Nhân Tiên ra sức rít thuốc. Anh ấy đang cố gắng ḱm chế. Nhưng cuối cùng không ḱm chế nổi. V́ sao không thể? Điều này là có lư do, lư do đó chính là ngày mai bộ đội phải lên Lăo Sơn. Chuyến đi này có thể anh ấy muốn “ghi danh”. Anh ấy là người đàn ông có tâm huyết, chính trực, chưa từng quan hệ với phụ nữ. Anh khẳng định, nghĩ lại chuyện đó anh vẫn không đành ḷng. Đây là lẽ hết sức thường t́nh của con người.
Khi đó, hai người đă quan hệ trong chuồng heo. Ngày thứ 2, t́nh h́nh đột nhiên thay đổi, các cuộc tiến công đă bị hoăn lại. Kế hoạch tác chiến bị tŕ hoăn, v́ vậy t́nh yêu của họ đă đến một cách tự nhiên như vậy. Bất cứ việc ǵ đều giống nhau, đă có một lần th́ sẽ có một trăm lần. Trong những ngày đó, bất cứ nơi đâu của Lạc Thủy Động đều lưu lại những h́nh ảnh yêu thương của họ. Tuy nhiên, số lần quan hệ trong chuồng heo cũng tương đối nhiều. Vương Nhân Tiên sau mỗi lần làm chuyện đó đều hút thuốc, hết điếu này đến điếu khác, thật là nguy hiểm. Cô gái Miêu rất hạnh phúc, đă hát ngay tại chuồng heo. Một cô gái thật có cá tính!
Sau này, người chồng của cô đă phát hiện ra, hỏi cô đă quan hệ với ai, cô không nói, cuối cùng chồng cô đă báo cáo vụ việc lên đơn vị. Tập đoàn quân 14 cảm thấy đây là một sự việc hết sức nghiêm trọng, phá hoại kỷ luật quần chúng. Quân đoàn trưởng Quân đoàn 14 xxx ra lệnh xử nghiêm. Quân đội đă triệu tập tất cả các cán bộ và binh lính đóng gần nhà cô gái Miêu, xếp thành hàng, gọi cho cô gái đến nhận mặt. Cô gái người Miêu thật cương nghị, hôm đó tôi cảm thấy c̣n phải cung kính nể phục. Cô bước tới phía trước Vương Nhân Tiên, chỉ tay nói: “Chính là anh ấy” rồi lại nói một câu ǵ đó, tôi nghe không hết, nhưng ư nói là tôi thích anh ấy, tôi yêu anh ấy. Trưởng ban Bảo vệ nói: “Tôi đă sớm đoán được là Vương Nhân Tiên. Tôi đă nh́n thấy đầu thuốc lá cao cấp có ở khắp nơi trong chuồng heo. Mùi thơm của những đầu thuốc này chỉ có anh ta hút”.
Vương Nhân Tiên bị kỷ luật và giáng cấp từ Phó Đại đội xuống cấp Trung đội. Ngày tấn công Lăo Sơn, Trung đoàn điều Vương Nhân Tiên lên tuyến đầu. Ngày 12/7, một sư đoàn của Việt Nam và quân ta đă xảy ra một cuộc chiến giằng co quyết liệt tại khu vực Lăo Sơn. Pháo bắn suốt ngày đêm. V́ Lạc Thủy Động cách tuyến đầu rất gần, có thể nh́n thấy một vùng trời rực lửa đạn bom. Cô gái người Miêu cứ ngồi ở đầu thôn, ngóng về phía Lăo Sơn. Người chồng đă đánh cô, xuống tay rất nặng. Đầu và mồm đều bị chảy máu, làm cô bất động. Vương Nhân Tiên đang chiến đấu tại điểm cao nhất của mặt trận. Anh là tham mưu pháo binh, đă kịp thời báo cáo hàng ngh́n t́nh huống cho pháo binh tuyến sau. Hỏa lực pháo binh của quân ta dài như tầm mắt, dội lên đầu kẻ địch.
Tháng 8, tôi leo lên Lăo Sơn, nh́n xuống phía dưới, vẫn c̣n nh́n thấy cảnh thây xác. Đó đều là xác quân địch bị bắn chết trong cuộc chiến “12/7”. Sau này, quân địch phát hiện trên địa phương này có căn cứ, đă tập trung hỏa lực đánh vào đây. Vương Nhân Tiên đă hy sinh. Đồng đội của anh ấy nói rằng, khi chết, anh đang dựa vào một gốc cây và cứ đứng chết như vậy. Sau khi bộ đội rút đi, vẫn đi qua Lạc Thủy Động. Cô gái người Miêu đứng ở đầu thôn, t́m từng người, từng người một. Các sĩ quan binh lính đi ngang qua cô, họ đều cúi đầu, giống như đă phạm một lỗi lầm. Họ đă thay đổi quan điểm về Vương Nhân Tiên và khi đó đă có một tâm trạng hoàn toàn thay đổi.
Cuối cùng, cô gái cũng biết Vương Nhân Tiên đă hy sinh. Bạn xem cô gái đó sẽ làm ǵ? Cô đă bán tài sản trong nhà lấy tiền mặt, mua hai tút thuốc lá đầu lọc tương đối cao cấp, đến trước mộ của Vương Nhân Tiên, bóc toàn bộ hai tút thuốc, rồi châm lửa từng điếu từng điếu một, cắm lên mộ. Trên mộ đă cắm đầy thuốc. Khi đó, tôi nghe thấy hết sức cảm động.
Năm 1984, khi tôi đến Lăo Sơn th́ mộ của Vương Nhân Tiên đă được xây rồi. Ban đầu, trong quân đội không ghi công cho Vương Nhân Tiên, sau này, do yêu cầu mạnh mẽ của các nhà văn như chúng tôi, Vương Nhân Tiên đă được ghi công, đại để được ghi công hạng nhất. Khi đó, tôi đi t́m bia mộ tại nghĩa trang liệt sĩ và tôi đă t́m thấy. Tôi đă học theo cách của cô gái người Miêu, bóc một bao thuốc lá, đốt từng điếu và cắm lên mộ anh. Khi đó, tôi là Phó Tiểu đoàn Ban Liên lạc Không quân.
Năm 1999, tức 15 năm sau đó, tôi đảm nhiệm cương vị Chủ nhiệm Chính trị Không quân Bắc Kinh, tôi lại cùng một vài đồng chí Trưởng ban như Vương Xuân Ba, Lưu Phan đă đến nghĩa trang liệt sĩ Ma Lật Pha. Lăo Sơn vẫn xanh tươi như xưa. Lần đó, tôi chỉ mang rượu, thuốc lá từ Bắc Kinh, trước mộ Vương Nhân Tiên tôi đă rót rượu và châm thuốc mời anh. Tôi và các đồng chí đi cùng đều không cầm được nước mắt. Họ nói, Chủ nhiệm vẫn c̣n t́nh cảm sâu đậm với vùng đất này quá! Sau khi tôi đến công tác tại Không quân Thành Đô, tạm thời tôi vẫn chưa đi. Đương nhiên tôi muốn đi. Bia mộ ngàn năm vẫn biết nói. Khu vực Ma Lật Pha có vài ngh́n ngôi mộ, đến gần mỗi ngôi mộ là đến gần một linh hồn. Đến gần nghĩa trang liệt sĩ Ma Lật Pha, những toan tính đời thường trong đầu không c̣n tồn tại nữa (2).
Trung Quốc là cả một thế giới rộng lớn, nên việc t́m hiểu là không dễ. Từ trước, đối với cuộc chiến xâm lược Việt Nam 1979, chúng ta mới nghe câu nói của Đặng Tiểu B́nh: “đánh để dạy cho Việt Nam một bài học”. Nhưng lần này, Lưu Á Châu, một vị tướng trong hàng ngũ cao cấp của Trung Quốc tiết lộ cho ta biết thêm: Trung Quốc đánh Việt Nam là để cho “Mỹ xem”, v́ Mỹ vừa mới thua Việt Nam 1975, c̣n căm tức Việt Nam, đánh để “trả hận” cho người Mỹ; từ đó có được viện trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ: “Nhờ cuộc chiến này, Mỹ đă ồ ạt viện trợ kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc”…
Trung Quốc đánh Việt Nam cũng c̣n là để Đặng “xác lập quyền lực tuyệt đối trong nội bộ Đảng”, mà “biện pháp xác định quyền lực nhanh nhất là gây chiến tranh”…
Như vậy là, chúng ta đọc rơ nguyên nhân vị kỷ, vị lợi, nước lớn bá quyền… của Đặng, của Trung Quốc, dùng Việt Nam như là “phương tiện” để đánh mà thực hiện mưu đồ bên trong và bên ngoài. Đó là một cuộc chiến phi nghĩa. “Trung Quốc bao giờ cũng là Trung Quốc”, một nhà chiến lược của ta nói thế. Từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh…, Trung Quốc đều thực hiện chính sách “khai biên”, “cùng binh độc vũ”… đối với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Nói như Lưu Á Châu, đây là cuộc chiến “phản kích tự vệ”, th́ nào Việt Nam có đánh trước, có khiêu khích quân sự ǵ Trung Quốc đâu mà gọi là “phản kích” và “tự vệ”.
Nghe từ miệng một viên tướng Trung Quốc nói ra sự thật, điều đó thật có ư nghĩa! Giờ đây, quan hệ Trung - Việt đă mở sang một trang mới, hai bên cùng gác lại quá khứ để hướng tới một tương lai ḥa b́nh, ổn định, cùng nhau phát triển, không dùng vũ lực…; nhắc lại việc này chẳng qua là do Lưu tướng quân nói toạc ra.
Khi mà mục đích cuộc chiến tranh là phi nghĩa, phi nhân th́ t́nh h́nh quân đội đi đánh là thế nào? Ta hăy cứ lắng nghe Lưu tướng quân tỏ ḷng yêu mến quân sĩ ông ta, đề cao họ, thương tiếc họ…, đừng lấy thế làm bực ḿnh! Làm tướng, ông ta phải nghĩ như thế, hành động như thế, đó là việc của ông ta; kể cả việc ông ta chọn một “anh hùng tiêu biểu” Vương Nhân Tiên hủ hóa với cô gái Mèo trong chuồng heo, cũng là việc thể hiện cái đầu “tự do”, “cấp tiến”… của ông ta, ta nên biết, nhưng không b́nh luận.
Cái mà ta nên biết, cần biết, là t́nh h́nh quân đội Trung Quốc, đối phương của ta lúc ấy. Họ bị đẩy đi đánh Việt Nam, trong khi ở hậu phương, ở nhà, gia đ́nh họ lâm cảnh nghèo đói khốn khổ: “Trong di chúc của một chiến sĩ, có đoạn, nếu tôi chết, mong công xă hăy cho gia đ́nh tôi một con ḅ. Có người khác viết, nếu tôi chết, hăy cởi bỏ bộ quân phục tôi đem về quê, anh em nhà tôi không có quần áo để mặc”…, “tôi đă từng điều tra bộ đội tham chiến ở bốn quân đoàn, những cán bộ có vợ chưa cưới th́ 100% đều từ hôn, không có trường hợp ngoại lệ. Tôi xem thư đoạn tuyệt hôn nhân của một cô gái, viết cũng rất có lư “anh hy sinh không c̣n không sao, nếu anh bị thương mất chân mất tay, chúng ta sẽ biết sống ra sao”…, “một chính trị viên phó đại đội ở quân đoàn 27 dẫn đầu đội xung kích tấn công một ngọn núi, bị hy sinh… Vào lúc đó, thư của vợ chính trị viên phó cũng vừa gởi đến. Thư ǵ vậy? Thư cắt đứt quan hệ hôn nhân…”.
Đọc những chuyện như vậy, chúng ta là những người đă trải qua một cuộc chiến dài 30 năm chống Pháp rồi chống Mỹ, chúng ta nhận ra tức khắc một điều là khi một quân đội đi xâm lược, th́ t́nh trạng của họ, tâm trạng của họ, t́nh cảnh của họ phải là như thế. Hăy nghe những điều ấy từ miệng tướng Lưu Á Châu và chớ nóng nảy bực tức khi ông ta ca ngợi quân đội của ông ta. Làm thế nào khác được? Ông ta đă nói ra một sự thật về cuộc chiến, nói ra một cách tương đối chân thật, ông ta có bản lĩnh đấy! Đừng đ̣i hỏi ở ông ta nhiều hơn.
Sau đây, mời các bạn nghe tiếp lời Lưu tướng quân.
“… Kẻ thống trị của các triều đại trước kia thực hiện chính sách ngu dân. Tuy tư tưởng của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo là không giống nhau, nhưng về mặt chủ nghĩa chống trí thức hoặc chủ nghĩa ngu dân đều như nhau. Chính v́ vậy, tôn giáo mới giành được sự coi trọng của giới thống trị. Dưới sự tấn công đồng thời của những kiểu văn hóa tôn giáo này và chính sách ngu dân của kẻ thống trị, người Trung Quốc đă h́nh thành quần thể như ngày nay.
Vạn Lư Trường Thành. Ảnh: Steve Webel.
Sở trường giỏi nhất của người Trung Quốc là ca tụng công đức, thứ hai là cáo giác, thứ ba là thủ đoạn, cuối cùng là khôn ngoan giữ ḿnh. Người Măn Thanh thống trị Trung Quốc là thành công nhất. Họ đă hiểu sâu được đặc trưng quan trường của người Trung Quốc: dốc ḷng trung thành với cá nhân, chứ không dốc ḷng trung thành với đất nước. Ai có lợi cho ḿnh th́ ḿnh theo người đó.
Người Măn Châu đă thống trị ba dân tộc Hán, Mông, Tạng của Trung Quốc, họ đă nhằm vào từng đặc điểm khác nhau, sử dụng mánh khóe khác nhau: người Tây Tạng tín ngưỡng Phật giáo, triều đ́nh nhà Thanh liền phỏng theo kiểu dáng của Tây Tạng để sửa đền chùa ở Thừa Đức, đón Lạtma đến kinh thành để làm ông lớn; c̣n người Mông Cổ rất nhanh nhẹn dũng cảm, nhà Thanh liền sử dụng biện pháp hôn nhân, gả con gái vua (công chúa) cho vương công Mông Cổ. Điều này có nghĩa là anh sinh con trai, cũng là cháu ngoại của tôi.
Đối với người Hán, họ dùng khoa cử. Người Hán có tật xấu là thích làm quan. Chỉ cần cho anh làm quan, giống như cho chó một cục xương là cúi đầu cụp tai, bảo ǵ nghe nấy. Hồi tôi c̣n học ở Mỹ, thầy hướng dẫn của tôi ở trường đại học Stanford chuyên nghiên cứu về Mao Trạch Đông đă làm được 31 sự kiện:
(1) năm 1921 vào Đảng, (2) năm 1925 chuyển sang theo nông dân, (3) từ năm 1923-1927 gia nhập Quốc Dân Đảng, (4) năm 1928 thành lập căn cứ địa ở nông thôn, (5) khu Xô-viết Giang Tây, (6) sự kiện Phú Điền, (7) cuộc vạn lư trường chinh năm 1935, (8) hội nghị Tuân Nghĩa, (9) tranh giành quyền lănh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc với Trương Quốc Đào, (10) năm 1937 hợp tác với Quốc Dân Đảng, (11) kết hôn với Giang Thanh, (12) chỉnh đốn tác phong ở Diên An, (13) Đại hội VII nêu cao tư tưởng Mao Trạch Đông, (14) giành được chính quyền trên cả nước, (15) tiến hành cải cách ruộng đất, (16) năm 1950 tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên, (17) sự kiện Cao Cương, (18) Tam phản ngũ phản (hai phong trào trong thời gian cuối 1951 đến tháng 10/1952. Tam phản: chống tham ô, lăng phí và quan liêu; Ngũ phản: trong ngành công thương nghiệp tư doanh chống hối lộ, trốn thuế và lậu thuế, lấy cắp tài sản nhà nước, làm ăn gian dối, đánh cắp t́nh báo kinh tế), (19) công tư hợp doanh và hợp tác xă nông thôn, (20) chống cánh hữu, (21) đại nhảy vọt, (22) hội nghị Lư Sơn, (23) quan hệ với Liên Xô tan vỡ, (24) chuẩn bị đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, (25) phát động cuộc Đại Cách mạng văn hóa, (26) giúp Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, (27) xác định Lâm Bưu là người kế vị, (28) kết thúc thời kỳ băng giá với Mỹ, (29) nâng đỡ “bè lũ bốn tên”, (30) đánh đổ Đặng Tiểu B́nh, (31) bố trí Hoa Quốc Phong làm người kế vị.
Tôi đă nghiên cứu tỉ mỉ 31 sự kiện này, tôi phát hiện trong đó có 20 sự kiện có liên quan đến việc hủy hoại tinh thần và đạo đức của con người. Dưới đây tôi có gạch mấy đầu ḍng: đến năm 1966 cuối cùng Mao Trạch Đông đă phát động cuộc “Đại Cách mạng văn hóa” chưa từng có trong lịch sử, làm cho nền kinh tế Trung Quốc đi đến bên bờ của sự sụp đổ, càng làm cho tố chất đạo đức của nhân dân cả nước hạ thấp xuống mức đáng sợ, đất nước ta đă có vài lần rơi vào t́nh cảnh muôn đời không thể khôi phục được. Tinh thần, là cái gốc lập mệnh của một con người, là cái gốc thể hiện sự mạnh mẽ của một dân tộc, là cái gốc sinh tồn của một quốc gia. Có thể cái ǵ cũng không có, nhưng không thể không có tinh thần.
Cách đây không lâu, khi đến Sư đoàn 33 Không quân, tôi có đến thăm trại tập trung Tra Tử Động. Rất nhiều liệt sĩ như chị Giang đă hy sinh ở đó. Khi ấy, nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa đă thành lập. Chị Giang ở trong tù c̣n thêu lá cờ đỏ năm sao. V́ chị ấy không biết h́nh dáng của lá cờ đỏ năm sao, nên chị đă thêu một ngôi sao to ở chính giữa, bốn góc mỗi góc một ngôi sao nhỏ. Khi Quốc Dân Đảng chuẩn bị bắt đầu một cuộc tàn sát, th́ Quân Giải Phóng đă tiến gần Bách Thị Dịch. Đội quân du kích Hoa Danh Sơn đă nối được liên lạc với Quân đoàn 47. Đội du kích nói: các anh mau đi đi, ở Bạch Công Quản và trại tập trung Tra Tư Động sắp hành quyết tù nhân chính trị rồi.
Kết quả là Quân Giải Phóng cho rằng, các thành viên của đội du kích Hoa Doanh Sơn là lừa đảo, có thể quân địch đang cài bẫy, nên họ không hành động. Kết quả, cuộc tàn sát được bắt đầu. Các liệt sĩ hiên ngang đi đến cái chết. Có người nói, thật đáng tiếc, họ không được thấy một Trung Quốc mới, mục tiêu họ đang đấu tranh sắp trở thành hiện thực, thế mà họ không được nh́n thấy. Tôi nói bạn nhầm rồi. Tận đáy ḷng mà nói, chính họ mới là người vô cùng hạnh phúc, v́ khi đó tín ngưỡng trong ḷng sắp thành hiện thực, ở cái thời điểm đó họ chết đi không phải là một sự đau khổ, mà là một niềm hạnh phúc.
Sự đau khổ thực sự là những người đó sống lại, nh́n thấy công cuộc xây dựng đất nước Cộng ḥa Nhân dân, sau đó cuộc chống cánh hữu, tam phản ngũ phản, “Cách mạng văn hóa”, những người v́ Đảng mà hiến trọn cuộc đời ḿnh rồi lại bị hành hạ đến chết đi sống lại, mới là đau khổ nhất. Muốn chết, mà không chết nổi, muốn sống, cũng không xong. Cuối cùng mất đi niềm tin và tín ngưỡng, giống như đồ bị thịt. Đảng viên Cộng sản mất đi tín ngưỡng như thế nào? Bạn hăy nh́n những tham quan ô lại của thời này sẽ rơ. Đảng viên Cộng sản có tín ngưỡng như thế nào? Bạn hăy nh́n vào chị Giang hay Hứa Hiểu Hiên th́ sẽ biết.
Tăm tre mà đâm vào đầu ngón tay, sẽ đau đớn không chịu nổi. Thế mà ư chí của họ vẫn như gang thép. Thế nhưng, tham quan hiện nay ai ai cũng sợ chết. Quan càng to, càng sợ chết, khi Thứ trưởng Bộ Công an Lư Kỷ Châu bị bắt khí thế oai phong ngất trời, nói: “Nếu tôi có vấn đề, một nửa số người của Bộ chính trị cũng đáng tội chết!”. Đến khi thật sự chuẩn bị tử h́nh, ông ta quỳ xuống đất xin tha thứ: “Hăy cho tôi một con đường”.
Hồ Trường Thanh (phó Tỉnh trưởng tỉnh Giang Tây) sắp chết đến nơi c̣n nói, tôi có thể viết chữ, các anh giữ tôi lại, tôi viết chữ cho các anh. Anh không phải là Nhan Chân Khanh (709-785, nhà thư pháp hàng đầu của Trung Quốc, vị quan thái thú trung thành của đời Đường), dù anh là Nhan Chân Khanh th́ anh cũng bị giết. Trong cuộc nổi loạn An Sử chẳng phải là Nhan Chân Khanh cũng bị giết hay sao? Anh c̣n than văn ǵ nữa. Nh́n lại những tên lưu manh anh chị ở địa phương đó, bao gồm một số người “x x x”, nh́n chúng đều rất “ngoan cố”.
Ở Quư Châu hành quyết một phạm nhân, trước khi áp giải phạm nhân đến trường bắn, cảnh sát phải buộc ống quần của anh ta lại, tại sao phải buộc ống quần chứ, v́ sợ anh ta bức bí quá cho ra quần. Anh ta nói, thật nực cười, buộc ống quần của tôi làm ǵ chứ? Khi bắn v́ sợ bắn trượt nên đă dùng phấn vẽ ṿng tṛn trên lưng của anh ta. Một viên đạn được bắn đi, tưởng anh ta gục ngă rồi. Nhưng anh ta vẫn sống và mắng một câu, “x x x”, bắn cũng không bắn chuẩn. Lại bắn một viên nữa, anh ta lại mắng, thật ngu xuẩn. Bắn liền 5 viên mới chết. Làm cho tay của chiến sĩ cảnh sát đă run lên. Bạn hăy nh́n chiến sĩ cảnh sát của chúng ta, v́ rất sợ người khác nhận ra, nên mặt đeo khẩu trang, kính đen, bắn xong bị mấy người xúm lại, vội vàng lên xe, nhanh chóng rời khỏi trường bắn.
Tôi là người kế thừa, cũng là người phê phán văn hóa Trung Hoa. Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hóa Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hóa Trung Hoa. Hiện nay, tôi trước tiên là người phê phán văn hóa Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa. Lịch sử phương Tây là một bộ sử sửa cái xấu, cái sai thành cái tốt, cái đúng. Lịch sử Trung Quốc lại là một bộ sử sửa cái tốt, cái đúng thành cái xấu, cái sai.
Thời Cổ đại, phương Tây cái ǵ cũng cấm, chỉ không cấm bản năng con người. Người phương Tây dám thể hiện bản thân, tức là dám thể hiện tư tưởng của ḿnh và c̣n dám phô bày thân xác lơa lồ của ḿnh. Trung Quốc chỉ biết che đậy và che đậy tư tưởng của ḿnh. Phương Tây đả kích mặt đen tối của ḿnh do đó t́m được ánh sáng, tư tưởng của họ đang bay bổng. Chúng ta ca ngợi sự quang minh của ḿnh, kết quả mang đến hàng ngh́n năm u ám. Hegel từng nói: “Trung Quốc không có triết học”. Tôi cho rằng, mấy ngh́n năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Những nhà tư tưởng tôi nói là Hegel, Socrates, Plato, các nhà tư tưởng này đă đóng góp to lớn đến tiến tŕnh văn minh của nhân loại.
Lăo Đam (tức Lăo Tử), bạn nói xem ông ấy có phải là nhà tư tưởng không? Chỉ dựa vào Đạo đức kinh với 5000 chữ là có thể làm nhà tư tưởng ư? C̣n chưa nói đến là Đạo đức kinh có vấn đề. Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Con cháu chúng ta xem xét ông thế nào? Đánh giá tác phẩm của ông ra sao? Các tác phẩm của Khổng Tử chưa từng cung cấp cho nội tâm người Trung Quốc một hệ thống giá trị có thể chống lại quyền lực thế tục, cái mà ông cung cấp chỉ là tất cả những ǵ xoay quanh quyền lực.
Lăo Tử - tranh thủy mặc. Nguồn: nipic.com.
Nếu Nho học là một tôn giáo th́ đó là ngụy tôn giáo; nếu là tín ngưỡng th́ ngụy tín ngưỡng; nếu là triết học th́ là triết học của xă hội quan trường hóa. Xét từ ư nghĩa này, Nho học có tội với người Trung Quốc. Trung Quốc không thể có nhà tư tưởng, chỉ có các nhà mưu lược. Xă hội Trung Quốc là một xă hội binh pháp, dân tộc chúng ta chỉ tôn sùng các nhà mưu lược. Một Gia Cát Lượng bị người phản phúc chẳng mấy thành công trong sự nghiệp lại được người ta kỷ niệm nhiều lần. Ông ấy bụng dạ kém khoáng đạt, cách dùng người không thích hợp. Có tư liệu cho thấy Gia Cát Lượng cũng là kẻ lộng quyền. Nhưng chính con người như thế đă được cất nhắc lên tầm cao phát sợ, đây cũng là một sự khắc họa tâm hồn dân tộc ta. Dưới h́nh thái xă hội thế này, có ba loại hành vi thịnh hành ở Trung Quốc.
1. Thuật ngụy biện. Con trai tôi năm nay thi vào khoa báo chí của một trường đại học. Khoa này là một khoa báo chí tốt nhất của Trung Quốc. Tôi bảo con trai: mang giáo tŕnh cho bố xem. Sau khi xem xong tôi bảo thứ này không đáng đọc. Trong giáo tŕnh có một suy luận, thế này: Trung Quốc đă phát minh ra thuốc nổ. Sau khi thuốc nổ truyền tới châu Âu đă phá tan dinh lũy phong kiến châu Âu thời Trung cổ. Thật nực cười. Thuốc nổ anh phát minh ra đă phá tan dinh lũy phong kiến của người ta, thế sao dinh lũy của anh lại không bị phá vỡ? Ngược lại, càng chắc hơn?
2. Xă hội mưu lược là một xă hội mang tính hướng nội. Tôi đă từng nghiên cứu kỹ sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc: Trung Quốc về cơ bản mềm mỏng trong các công việc quốc tế, nhưng lại cứng rắn với các sự việc trong nước. Mỹ th́ ngược lại, cứng rắn với các công việc quốc tế, mềm dẻo với công việc trong nước. Tôi không nhớ rơ ḿnh đă đề cập vấn đề này trong cuốn sách nào của tôi, có lẽ là cuốn Đánh giá nguy hiểm tác chiến với Đài Loan và kết luận thế này: chuyện này là do khác biệt về văn hóa. Văn hóa Trung Quốc có tính chất khép kín, kín đáo, hướng nội. Văn hóa Mỹ th́ mở cửa, hướng ngoại. Tư tưởng thống nhất cũng là tư tưởng kiểu hướng nội. Điều này giải thích nguyên nhân v́ sao chúng ta là bầy cừu trước những kẻ xâm lược nước ngoài, nhưng lại là lang sói trước đồng bào của ḿnh. Gần một trăm lính Nhật là đủ để áp giải 50.000 tù binh của quân Quốc Dân Đảng tới Yến Tử Cơ (địa danh thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) xử bắn. Chưa nói đến phản kháng, ngay đến dũng khí bỏ chạy các tù binh này cũng chẳng có.
Trong chiến dịch Lai Vu của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chỉ trong ba ngày quân đội chúng ta đă tiêu diệt được 56.000 người. Sau chiến tranh, Vương Huy Vũ oán thán: 50.000 cái đầu lợn để quân cộng sản bắt, ba ngày cũng bắt không hết. “C̣n người Trung Quốc muốn đánh người Trung Quốc th́ mới gọi là dũng mănh”.
3. Hành vi hèn kém. Sự hèn kém về tinh thần ắt sẽ đem lại sự hèn kém trong hành vi. Một sự việc có thể thử thách tŕnh độ đạo đức của dân tộc Trung Quốc chính là việc Mỹ xảy ra “sự kiện 11/9”. Sự kiện này tuy không làm thay đổi thế giới, nhưng đă làm thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới sau này rất khó trở lại như trước sự kiện này. Khi xảy ra “sự kiện 11/9” ít nhất trong một khoảng thời gian sau đó Trung Quốc bị bao phủ bởi một làn không khí không lành mạnh.
Tối ngày 12/9, các sinh viên của Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa khua chiêng gơ trống. Tôi bảo đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc chưa lọt vào ṿng sau mà, phải đến ngày 7/10 đội Trung Quốc mới đấu trận cuối cùng với các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, nếu thắng sẽ lọt vào danh sách dự Word Cup. Một lát sau tôi mới biết các sinh viên Trung Quốc đang chúc mừng việc Ṭa tháp đôi của Mỹ bị đánh sập.
Khi ấy có một đoàn nhà báo Trung Quốc đang ở thăm Mỹ, khi thấy ṭa nhà trung tâm thương mại thế giới bị đánh bom, các thành viên trong đoàn nhà báo này không cầm ḷng đă vỗ tay. Đây là một dạng ngấm của văn hóa, điều này không thể trách họ, bọn họ đă không kiềm chế bản thân. Kết quả là họ bị (Chính phủ Mỹ - N.D) tuyên bố măi măi là những người không được hoan nghênh ở Mỹ. Hồi ấy, tôi đang ở Không quân Bắc Kinh, mấy ngày đó nếu có binh sĩ đến thăm tôi, gặp ai tôi cũng hỏi quan điểm của họ về “sự kiện 11/9”. Nhiều người nói: đánh bom hay lắm. Sau này tôi nói đây là một t́nh trạng rất đáng buồn.
Tôi đang suy nghĩ: thật đáng sợ khi người ta ca ngợi khủng bố. Trung Quốc thoát thai từ nền văn hóa giáo dục Trung Hoa, trước hết thờ ơ coi khinh sinh mạng của chính ḿnh, từ đó mới có thái độ coi tính mạng của người khác như tṛ đùa của trẻ con. Bản thân không có quyền quư trọng sinh mạng ḿnh, cũng không cho người khác cái quyền ấy. Tâm trạng “khán giả” (người Trung Quốc xem hành h́nh người Trung Quốc) năm xưa từng bị Lỗ Tấn hồi trẻ phê phán chính là được tôi luyện như vậy đấy. Người Trung Quốc xem cảnh giết người khác, không ai không vui mừng phấn khởi. Giai cấp thống trị cố ư đem người ta ra giết tại nơi đông người. Kẻ bị thống trị th́ hưởng thụ tại nơi đông người cái cảm giác khoái chá của kẻ thống trị. Nhất là khi xử tử bằng kiểu tùng xẻo, kéo dài ba ngày, người xem đông ngh́n nghịt. Cả đến những chủ sạp hàng nhỏ cũng bày hàng ra bán tại đấy. Đao phủ c̣n bán bánh màn thầu dính máu.
Trung Quốc ngày nay không có tục tùng xẻo nữa. Nhưng xử án nơi đông người cũng là sự mở rộng tập quán đó. Người nước ta năm nào đi xem giết 6 nhà chí sĩ của Đàm Tự Đồng (người lănh đạo phong trào Duy Tân cuối đời Thanh bị tử h́nh- N.D) như đi trẩy hội. Với những người như thế, trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (Chiến tranh Trung - Nhật năm 1894), ta sao mà không mất Đài Loan. Chúng ta là con cháu của những người như thế, nếu lại như cha ông ḿnh th́ làm sao mà giải phóng được Đài Loan.
Cần nh́n nhận nước Mỹ một cách khách quan toàn diện. Nước Mỹ là một quốc gia như thế nào? Nhớ lại hồi trẻ từng nghe một câu nói h́nh dung thành phố Niu Yoóc (New York): Cái tốt nhất trên thế giới và cái xấu nhất trên thế giới cộng lại với nhau th́ là Niu Yoóc. Dùng câu đó để h́nh dung nước Mỹ ngày nay có thích hợp hay không? Thế hệ quân nhân chúng ta, những quân nhân đảm nhiệm niềm hy vọng tương lai của tổ quốc, vừa không nên làm “phái thân Mỹ”, cũng chẳng thể làm “phái chống Mỹ” một cách đơn giản, mà nên làm “phái hiểu Mỹ” chín chắn. Hiểu địch th́ mới chiến thắng được kẻ địch. Đánh giá thấp đối thủ tức là đánh giá thấp chính ḿnh.
Thác Bạt Đạo (vị vua giỏi thời Nam - Bắc Triều - N.D) đổi tên nước của Nhu Nhiên (thủ lĩnh nước Hăn của Mông Cổ - N.D) thành “Nhu Nhu” (loài ḍi bọ), nhưng chính ông lại bị con ḍi bọ ấy đánh bại. Như thế, ông chẳng bằng con sâu bọ nữa kia. Mỹ không muốn Trung Quốc hùng mạnh, hoàn toàn cũng như Trung Quốc không muốn Mỹ xưng bá. Mối quan hệ Trung - Mỹ có xung đột nhưng cũng có lợi ích chung nhất định. Làm thế nào hóa giải xung đột, phát triển lợi ích chung là việc các nhà ngoại giao Trung Quốc hiện nay nên cố gắng làm.
Trung Quốc muốn phát triển th́ không thể cắt đứt sự đi lại với thế giới. Thế giới hiện nay là đơn cực, chỉ khi nào Mỹ suy sụp mới có thể xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta vừa không thể cắt quan hệ với Mỹ lại vừa không thể có nhiều kỳ vọng về Mỹ. Hiện nay mà đối đầu với Mỹ th́ chưa phải là cơ hội thích hợp nhất. Lợi ích quốc gia nên măi măi là nguyên tắc cao nhất cho hành động của chúng ta. Chúng ta cần kiên nhẫn; nhẫn nại không phải là mềm yếu, chỉ có khuất phục mới là mềm yếu. Dĩ nhiên Mỹ không từ bỏ dă tâm tiêu diệt chủ nghĩa xă hội, không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc phát triển đi lên. Nhưng cần nhớ cho kỹ: khi đấu tranh với đối thủ, nhất định phải làm cho đối thủ của anh nh́n thấy t́nh h́nh họ không muốn thấy nhất.
Người Mỹ muốn người Trung Quốc nội chiến; chúng ta quả thật nội chiến rồi. Họ không trùm chăn mà cười đến nôn ruột mới là điều lạ. Lẽ đương nhiên cứ “Nằm gai nếm mật, giấu ḿnh chờ thời ” cũng không được. Là một nước lớn, Trung Quốc có thể làm theo cách như một vơ hiệp thời xưa ẩn vào núi sâu khổ luyện vơ công, chờ khi vơ nghệ cao cường rồi mới tái xuất quyết thắng kẻ địch chăng? Với số dân và tài nguyên của Trung Quốc, đặc biệt là với nền văn hóa của ḿnh, Trung Quốc không thể lớn mạnh như nước Mỹ được, huống chi Mỹ cũng chẳng dừng lại, mà đang tiến lên. Dù sao, Mao Trạch Đông nói vẫn chí lư: “Đánh vẫn cứ đánh, đàm vẫn chứ đàm, ḥa vẫn cứ ḥa”. Con người cần khôn ngoan tài trí, đấu tranh ngoại giao lại càng cần khôn ngoan. Phải dắt mũi người ta chứ đừng bị người ta dắt.
Ư của đồng chí Đặng Tiểu B́nh là Trung Quốc nhất định phải bước cùng nhịp với văn minh thế giới, không thể xa rời văn minh thế giới. Trong sự kiện 11/9 trừ một số quốc gia cá biệt, một bộ phận dân Trung Quốc (chứ không phải là chính phủ) đă tỏ ra ḿnh ở cách nền văn minh ḍng chính của thế giới một khoảng cách xa nhất. Khi cần đấu tranh th́ một tấc cũng không nhường. “Sùng bái Mỹ” là không đúng, “thân Mỹ” không đúng,“ghét Mỹ” cũng không đúng. Chính phủ và chính khách Mỹ vừa giống dân chúng Mỹ lại vừa không giống. Bạn cần phải có trí tuệ cao để phân biệt họ.
New York. Ảnh: Eric J. Tilford.
Trong quá khứ, v́ để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật Bản, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xă hội Trung Quốc. Hai nước Trung - Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ trải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải lấy tấm ḷng đạo đức để b́nh xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói, đối với Nhật Bản - một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta mà không chịu nhận sai lầm, vậy mà chúng ta vẫn thường xuyên nói hai nước “phải đời đời, kiếp kiếp hữu nghị với nhau”. Nhân dân Mỹ giúp ta đánh bại Nhật Bản, chúng ta có lư do ǵ để thù hận?
4. Điều thật sự đáng sợ ở Mỹ là ǵ? Tuy Mỹ có lực lượng quân đội mạnh nhất, khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng điều này không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng h́nh của Mỹ bay qua bay lại Trung Quốc rất tự do, nhưng điều này không có ǵ đáng sợ. Điều đáng sợ không phải là thứ này.
Chính nhà nước tư bản chủ nghĩa thối nát, suy tàn ấy lại đă lănh đạo một cuộc khoa học kĩ thuật mới nhất trên thế giới vào những năm 90 thế kỉ XX. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào cái lúc cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Mỹ là nước do rất nhiều người không yêu tổ quốc ḿnh tạo nên, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Lúc đó, rất nhiều nhà lănh đạo vừa mắng chửi Mỹ, vừa cho con cái sang Mỹ. Điều này có sự tương phản rất lớn!
Nói một thôi, một hồi, nhưng điều đáng sợ ở Mỹ là ở đâu? Bản thân tôi cảm thấy có 3 điểm: Một là, không thể coi thường thể chế anh tài của Mỹ. Chế độ cán bộ, cơ chế tranh cử của Mỹ có thể đảm bảo chắc chắn các nhà quyết sách đều là anh tài. Bi kịch của nhà nước Trung Quốc chúng ta là lớn ở cấp nhà nước, nhỏ ở cấp đơn vị, trong đa số t́nh h́nh người có tư tưởng th́ không có quyền quyết sách, người có quyền quyết sách th́ không có tư tưởng, có đầu óc th́ không có địa vị, có địa vị th́ không có đầu óc. Nước Mỹ ngược lại hẳn, cơ chế h́nh tháp của họ đưa những anh tài lên. V́ thế, thứ nhất họ không mắc sai lầm, mắc sai lầm, họ có thể nhanh chóng sửa sai. C̣n chúng ta th́ mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, nếu mắc sai lầm th́ rất khó sửa sai.
Mỹ dùng Đài Loan nhỏ bé để kiềm chế Trung Quốc đúng nửa thế kỷ. Nước cờ họ đi thật linh hoạt, thần kỳ! Một Đài Loan làm thay đổi t́nh h́nh chính trị quốc tế Đông Á. Điều khiến tôi lo ngại nhất là khung chiến lược phát triển của Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ v́ Đài Loan mà thay đổi. Hiện nay, đối với một dân tộc hùng mạnh, tầm quan trọng của lănh thổ giảm mạnh, đă chuyển từ việc theo đuổi lănh thổ sang theo đuổi sức mạnh quốc gia. Người Mỹ đều không có nhu cầu lănh thổ đối với bất kỳ nước nào. Mỹ chẳng quan tâm đến lănh thổ, tất cả những ǵ mà họ làm trong thế kỷ 20 là tạo danh thế, tại sao gọi là tạo danh thế? Ngoài kinh tế hùng mạnh ra, chính là ḷng dân chứ c̣n ǵ nữa! Có được ḷng dân th́ nhà nước mới có sức hội tụ, lănh thổ bị mất rồi có thể lấy lại được; không có ḷng dân th́ có thể khẳng định rằng lănh thổ mà chúng ta có sẽ bị mất.
Có nhà lănh đạo quốc gia chỉ nh́n một cách thiển cận, c̣n Mỹ luôn luôn có cách nh́n xa trông rộng. Chính v́ thế, sau khi kết thúc cuộc Đại chiến thế giới thứ Hai, mỗi lần xảy ra sự việc mang tính toàn cầu quan trọng, vị thế của Mỹ đều được tăng lên. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi, th́ có thể mất hết mọi con bài chiến lược. Tôi nhiều lần nói trọng tâm chiến lược của Mỹ không thể chuyển sang châu Á, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ nh́n thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về khoa học kỹ thuật và trang bị vũ khí giữa hai nước, mà chưa nh́n thấy sự mất cân bằng về chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao nghiêm trọng hơn, so với sự lạc hậu về trang bị.
Ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ hoặc là có biện pháp mà không có ranh giới, hoặc là có chi tiết mà không có toàn cục. Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Ápganixtan trong ṿng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng giảm đi. Xem ra chúng ta đă giành được một số lợi ích trước mắt từ vụ 11/9, song các lợi ích đó không quá 1-2 năm có thể mất đi. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu quân sự. Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xă hội, biến thành cái gọi là nhà nước “dân chủ”. Nga, Mông Cổ, Cadắcxtan đều đă thay đổi, cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phi-líp-pin, Inđônêxia v.v…, đối với Trung Quốc, những đe dọa này c̣n ghê gớm hơn mối đe dọa về quân sự. Đe dọa về quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, c̣n việc bị cái gọi là các nhà nước “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.
Hai là, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, c̣n tại Mỹ sáng sớm các đường phố lớn, ngơ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hóa khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết. Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ, tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thỏa măn về tâm lư. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước ḿnh ngoài phố.
Đới Húc (Đại tá không quân, người viết nhiều chuyên mục quân sự, chính trị) nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của ḿnh th́ anh c̣n có lư do ǵ đi đốt quốc gia ấy nữa? Ba là, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai họa ập xuống, thể xác ngă xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp nạn, thể xác chưa ngă mà linh hồn đă đầu hàng.
Trong vụ 11/9, có xảy ra 3 sự việc đều có thể khiến chúng ta qua đó nh́n thấy sức mạnh của người Mỹ. Thứ nhất, sau khi phần trên ṭa nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, t́nh thế ngàn cân treo sợi tóc, khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, t́nh h́nh không rối loạn lắm. Người ta đi xuống, lính cứu hỏa xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước, thậm chí c̣n nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không mạnh mẽ tới mức nhất định th́ dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn b́nh tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân th́ cũng gần là thánh nhân.
Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người Arập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người Arập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người Arập cũng bị tấn công. Vào lúc đó, có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người Arập hoặc đến các khu người Arập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo. Đây là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta th́ từ xưa đă có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa sau khi Đặng Ngải chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức đă giết sạch già, trẻ, gái, trai gia đ́nh Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.
Ṭa tháp đôi của Mỹ bị tấn công ngày 11/9/2001.
Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đó hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. V́ lúc đó họ đă biết tin ṭa Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố. Cho dù trong t́nh h́nh ấy, họ c̣n làm một chuyện thế này: quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút giữa sự sống và cái chết ấy, họ cũng không áp đặt ư chí của ḿnh lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ư, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là ǵ? Đây chính là dân chủ. Quan niệm dân chủ đă thấm vào sinh mạng, vào máu và xương cốt của họ. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh th́ ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới th́ ai có thể thống trị thế giới.
Tôi thường có ư nghĩ quái lạ như thế này: Những vũ khí và khoa học kỹ thuật tối tân nhất và lực lượng vũ trang mạnh nhất trên thế giới đều nằm trong tay những người như thế là rất thích hợp. Đương nhiên là tốt hơn nằm trong tay người Nhật, người Libi, người Irắc. Cho dù nằm trong tay chúng ta th́ chúng ta có thể làm ǵ, điều đó cũng chưa thể biết. Nước Mỹ, quốc gia có rất nhiều kinh nghiệm thành công, đáng để chúng ta tham khảo học tập.
Nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm bắt nội hàm thực sự của nó. Không thể chỉ xem cái nhỏ, mà phải xem cái lớn. Có một câu nói hay: thường bàn luận về khuyết điểm của nhân loại, bạn là một nhà tư tưởng.
Hôm nay, giảng cho các bạn hơn ba giờ đồng hồ, mục đích của tôi và mục đích của tôi đang theo đuổi là sự giải phóng nhân loại. Tôi tin tưởng, hôm nay, tôi đến giảng bài cho các bạn, thà là tôi quen các bạn, c̣n hơn là các bạn quen tôi. Tôi rất rộng lượng, và muốn truyền đạt tất cả những ǵ tôi biết cho các bạn. Trước mắt các bạn, tôi giải bày hết tâm tư của tôi. Đặc biệt, ở phần cuối tôi có nói về cách nh́n nhận của tôi đối với phương Tây và Mỹ, nhưng không hề rời khỏi chủ đề chính của buổi nói chuyện hôm nay. Có hai điều tôi cần bổ sung thêm một chút, thứ nhất, tôi là một kẻ chủ nghĩa dân tộc thuần túy. Tất cả những ǵ tôi nói, đều muốn tốt cho đất nước, cho dân tộc của ḿnh. Trong bất ḱ hoàn cảnh nào, tôi đều lấy lợi ích của dân tộc làm lợi ích cao nhất. V́ lợi ích đó mà tôi có thể đầu rơi máu đổ, thịt nát xương tan…” (*)
***
Khi nói về Trung Quốc, trong thế so sánh với Mỹ và phương Tây, Lưu tướng quân đă có những thể nghiệm và những phát hiện thú vị. Nhưng dù sao, đó mới chỉ là những thể nghiệm và phát hiện cá nhân trên một chủ đề lớn, một chủ đề triết học - khoa học - xă hội học - văn hóa… vượt khỏi tầm văn hóa của một vị tướng Không quân!
Trên đại thể, ông Lưu có chỗ đúng dễ thấy. Nền văn minh phương Tây - Mỹ mà ông ta học tập, tiếp nhận có nhiều khác biệt, ưu điểm so với văn minh Trung Quốc. V́ sao th́ cũng dễ giải thích: đó là một nền văn minh hiện đại, công nghiệp, hậu công nghiệp… đă h́nh thành từ nhiều thế kỷ, nhất là từ thời Phục Hưng, khi mà chủ nghĩa nhân văn thời đại đó chiến thắng và phát triển qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Con người phương Tây, con người Mỹ… là chủ nhân và là sản phẩm của nền văn minh đó. Họ đă đi trước Trung Quốc bao nhiêu thế kỷ! Khi đó Trung Quốc c̣n ch́m trong đêm đen của phong kiến - Trung cổ bạo tàn, với phương thức sản xuất châu Á lạc hậu, với sự thống trị “người ăn thịt người” như Lỗ Tấn nói (mà Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc cũng nhận xét về t́nh trạng đó của bè lũ thống trị: “Họ nhai xé thịt người ngọt xớt như đường”). Rồi Trung Quốc bị các đế quốc - tư bản phương Tây và Nhật Bản tước đoạt, xâm chiếm… Trung Quốc giải phóng chưa lâu, từ năm 1949 đến năm 1966 (hơn 20 năm) đă phải trải qua bao tai ương, mà tai ương thảm khốc nhất chính là cách mạng văn hóa, đưa Trung Quốc đến bờ vực của sự sụp đổ.
Cải cách - mở cửa cứu nguy Trung Quốc, làm Trung Quốc phát triển vượt bậc, với một tốc độ nóng, nhưng nền kinh tế phát triển ấy không bền vững mà xă hội chứa bao nhiêu nguy cơ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào như chúng ta biết: tham nhũng, phân cực, tàn phá môi trường,… Trung Quốc vẫn c̣n là nước đang phát triển chứ chưa thể gia nhập các nước phát triển, mặc dù tính tổng sản lượng th́ cao. Do đó, có người gọi Trung Quốc là nước có chủ nghĩa tư bản Khổng giáo, là nước có công xưởng của thế giới và rất giỏi chế tạo hàng giả. Văn hóa, con người Trung Quốc có đi lên, nhưng một khoảng thời gian ngắn như thế, với bao sức ép của hiện thời và của quá khứ, nó làm thế nào đi kịp phương Tây?
Nhưng nói như ông Lưu th́ hơi quá. Cần phải công bằng, dù ta hiểu rằng, ông Lưu chính là phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan, ông ta muốn tiến lên nên bực bội, phẫn chí, mắng mỏ,… cả dân tộc, đồng bào ḿnh. Cần hiểu ông ta. Ông ta không hiểu lắm lịch sử tư tưởng - văn hóa đất nước ḿnh, nhiều cái nói theo phương Tây.
Chẳng hạn, ông nói: “Hegel từng nói: “Trung Quốc không có triết học”. Tôi cho rằng, mấy ngàn năm nay, Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Những nhà tư tưởng tôi nói là Hegel, Socrates, Plato, các nhà tư tưởng này đă đóng góp to lớn đến tiến tŕnh văn minh của nhân loại. Lăo Đam (tức Lăo Tử), bạn nói xem ông ấy có phải là nhà tư tưởng không? Chỉ dựa vào Đạo đức kinh với 5000 chữ là có thể làm nhà tư tưởng ư? C̣n chưa nói đến là Đạo đức kinh có vấn đề. Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Con cháu chúng ta xem xét ông thế nào? Đánh giá tác phẩm của ông ra sao? Các tác phẩm của Khổng Tử chưa từng cung cấp cho nội tâm người Trung Quốc một hệ thống giá trị có thể chống lại quyền lực thế tục, cái mà ông cung cấp chỉ là tất cả những ǵ xoay quanh quyền lực. Nếu Nho học là một tôn giáo th́ đó là ngụy tôn giáo; nếu là tín ngưỡng th́ ngụy tín ngưỡng; nếu là triết học th́ là triết học của xă hội quan trường hóa. Xét từ ư nghĩa này, Nho học có tội với người Trung Quốc. Trung Quốc không thể có nhà tư tưởng, chỉ có các nhà mưu lược…”.
Nói như thế là gần như phủ định sạch trơn di sản văn hóa - triết học vĩ đại Cổ đại Trung Hoa, một trong những nền văn minh xán lạn nhất của thời Cổ đại của nhân loại. Cần phải có quan điểm lịch sử. Lăo Tử chính là một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà biện chứng vĩ đại, mà ngày nay chính phương Tây đang đánh giá rất cao và đang nghiên cứu. Khổng Tử cũng vậy. Ông đề xướng nhân, ái nhân, thân dân, “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (cái ǵ ḿnh không muốn th́ đừng làm cho người); Mạnh Tử chủ trương nghĩa. Nhân nghĩa là một tư tưởng vĩ đại, nếu biết vận dụng tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận, ca ngợi các mặt tinh hoa trong tư tưởng Khổng Tử. Nguyễn Trăi, nhà tư tưởng - văn hóa lỗi lạc của Việt Nam thời xưa, người tự xưng là “nhà nho”, “chương cú nho hèn”… đă kế thừa cái tinh hoa Nho giáo ấy vào thực tiễn chiến đấu của dân tộc mà làm nên sự nghiệp vĩ đại.
Vậy ăn thua là ở chỗ diệu dụng. Giai cấp phong kiến thống trị Trung Hoa chỉ lợi dụng tinh thần “trung quân”, “khắc kỷ phục lễ” của Nho để “ngu dân” và thống trị Trung Hoa, kéo lùi Trung Hoa lại, để Tây phương vượt lên, chứ đă từng có thời Trung Quốc đă đi trước phương Tây. Chẳng hạn, văn hóa - văn học thời Đường được nhiều nhà nghiên cứu lớn đánh giá là thời Phục Hưng Trung Hoa, đi trước Phục Hưng phương Tây 7, 8 thế kỷ, cái thời đă phát hiện ra một chủ nghĩa nhân văn lớn, sâu thẳm mà trung tâm là con người… Đỗ Phủ, Hàn Dũ, do đó… tuy là nhà thơ nhưng cũng là những nhà tư tưởng vĩ đại.
Chuyện này là chuyện dài. Nhưng ca ngợi Mỹ, phương Tây, “miệt thị” dân tộc ḿnh một chút, trong đó dĩ nhiên có nhiều cái đúng, Lưu tướng quân muốn một cuộc cải cách, thay đổi thể chế, theo phương Tây, theo Mỹ; nhưng đó là chuyện lớn phải bàn dài, bàn nhiều.
V.H.N trích b́nh
(*)
Bản dịch của TTXVN.
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle
Văn Hóa Nghệ An