Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

NẾU KHÔNG HỢP TÁC ĐƯỢC TH̀ ĐỪNG GÂY RỐI, ĐÁNH PHÁ

http://www.chinhnghia.com/hoptachaydanhpha.asp 

ĐÁNH PHÁ TƯỢNG ĐÀI: VIỆT CỘNG HAY TÂM THẦN?

http://www.chinhnghia.com/phatuongdaivietconghaytam%20than.asp 

Khó Vừa Ḷng Người

http://www.chinhnghia.com/khovualongnguoi.asp 

Những Kẻ Đánh Phá Tượng Đài

http://www.chinhnghia.com/nhungkedanhphatuongdai.asp 

THƯ NGỎ 26/8/2012

http://www.chinhnghia.com/thungo26082012.asp 

Đoàn Lữ Hành Cứ Đi

http://www.chinhnghia.com/doanluhanhcudi.asp 

Dốt Mà Lắm Chuyện

http://www.chinhnghia.com/dotconlamchuyen.asp

 

 

Người Không Bỏ Cuộc

 

 

 

ALEX HALEY

 

NGUYỄN MINH TÂM chuyển ngữ

 

 

 

 

 

·Alex Haley là một nhà văn nổi tiếng, được giải thưởng Pulizer với Tác phẩm “Roots”- “T́m Về Cội Nguồn”. Ông cộng tác thường xuyên với nguyệt san Reader’s Digest trong suốt 40 năm. Ông qua đời năm 1992 hưởng thọ 70 tuổi.

 

·Truyện ngắn của ông: “The Man Who Wouldn’t Quit” mô tả về người em trai của ông tên là George Haley, một cựu quân nhân được học bổng theo học Luật ở University of Arkansas, một tiểu bang miền Nam. Chàng sinh viên Da Đen 24 tuổi, George Haley bị các sinh viên Da Trắng trong trường kỳ thị, trù dập một cách tàn nhẫn. Nhưng với thái độ hiền lành hoà nhă, ḷng độ lượng khoan dung, và sự khích lệ của gia đ́nh, George Haley đă thắng được sự thù ghét, đố kỵ của sinh viên Da Trắng trong trường. Truyện ngắn của Alex Haley đăng lần đầu trên Reader’s Digest vào tháng Ba năm 1963, và trở thành một áng văn cổ điển. Số báo tháng 9 năm 2012 nguyệt san Reader’s Digest đăng lại truyện này.  

 

VỚI GIỌNG NÓI NHỎ VỬA ĐỦ NGHE,ông khoa trưởng giải thích cho người sinh viên luật tương lai về thái độ cử xử anh ta nên làm để tránh rắc rối cho anh. “Tôi đă cho sửa lại một căn pḥng ở basement (tầng dưới mặt đường) để anh dùng trong khoảng thời gian chờ đợi giữa các lớp học. Anh chớ nên đi lang thang trong khuôn viên nhà trường. Thư viện sẽ gửi sách xuống pḥng để anh ngồi nghiên cứu. Anh nên mang theo bánh ḿ sandwich ăn trưa trong pḥng. Lúc nào anh cũng phải đến trường, và ra về, theo lối sau, lối đi tôi vẽ đậm trên bản đồ này.”

 

Ông khoa trưởng không hề có một thái độ thù ghét ǵ đối với người thanh niên trẻ này. Chính ông và một số giáo sư trong hội đồng khoa, cùng với hội đồng quản trị nhà trường đă kư giấy nhận anh George Haley, 24 tuổi, vào học tại trường đại học Luật Khoa Arkansas. Nhưng lúc đó là thời năm 1949, chàng thanh niên trẻ tuổi là một cựu quân nhân, đơn vị Không Quân của Binh Chủng Lục quân, và anh là một người Da Đen. Ông khoa trưởng nhấn mạnh nguyên tắc chính để người sinh viên Da Đen này tránh không bị đánh đập, hành hung là hăy sống tách biệt tối đa với các sinh viên khác ở trong trường.

 

Anh George cảm thấy lo sợ trước kế hoạch về cách sống người ta phác hoạ, dặn ḍ anh phải làm theo. Lẽ ra anh nên vào học trường Luật Harvard, v́ ở đó anh sẽ không phải sống lén lút như một kẻ hèn hạ. Nhưng chuyện đă lỡ rồi, anh tự ư chọn theo học ở đây th́ đành phải theo vậy.

 

Cha của anh đă quyết định việc anh theo học ở đây qua lá thư ông cụ gửi cho anh. Thời gian c̣n học semester (học kỳ hơn ba tháng) cuối trong trường Moorehouse College ở Atlanta, anh nhận được lá thư của cha anh. Ông cụ viết: “T́nh trạng phân biệt mầu da (segregation) sẽ không bao giờ chấm dứt cho đến khi nào chúng talàm được những việc phi thường. Ông thống đốc tiểu bang Arkansas và các viên chức cao cấp trong ngành giáo dục quyết định sẽ thử âm thầm áp dụng chính sách hội nhập (integration) ở trường đại học. Con cần phải học thật giỏi, đạt được thành tích xuất sắc, và giữ thái độ hoà nhă, kiềm hăm sự nóng giận. Cha biết Arkansas có một trường Luật giỏi nhất ở miền Nam. Cha có thể thu xếp cho con được nhận vào học nếu con chấp nhận những khó khăn, và thử thách cha vừa kể cho con nghe.”

 

George dành tất cả yêu thương và kính trọng tuyệt đối với cha của anh. Ông cụ là một giáo sư đại học, và là một trong những nhà tiền phong về giáo dục người Da Đen. Anh chấp nhận thử thách đó.

 

Ngày đầu tiên đến trường, anh vội vàng đi ngay xuống căn pḥng dưới basement, để miếng sandwich trên bàn, và chạy lên lầu trên, đi vào lớp học. Anh bỗng thấy ḿnh đang đứng giữa một rừng người, toàn là những khuôn mặt Da Trắng. Tất cả những người này h́nh như đang trố mắt nh́n anh. Trong cái nh́n của họ bao gồm sự kinh ngạc, không tin vào ǵ họ trông thấy, sau đó, cái nh́n ấy biến thành sự nghẹn ngào, và tức giận như muốn nổ tung. Cả căn pḥng lớn như một hội trường dành cho sinh viên ngồi nghe diễn thuyết x́ xầm những tiếng bàn luận, nói chuyện nho nhỏ, nhưng khi anh bước hẳn vào trong cửa căn pḥng, bỗng nhiên tất cả đểu im lặng, một sự lặng thinh tuyệt đối. Anh ngó dáo dác t́m chỗ ngồi. Chỗ ngồi của anh ở bên góc pḥng hội, giữa các sinh viên và người diễn giả. Khi bài giảng bắt đầu, anh ráng tập trung tâm trí để nghe những ǵ giáo sư đang nói, nhưng thái độ đố kỵ, thù ghét của những người ngồi trong pḥng thấm dần vào tri thức của anh, khiến cho đầu óc của anh bị đông cứng lại, không thể tiếp thu được ǵ cả.

 

Sang đến ngày thứ hai, anh được các sinh viên cùng lớp đón tiếp bằng những lời thoá mạ cay độc, và lời hăm hoạ dữ dằn. Ví dụ như: “Ê thằng mọi đen (nigger), mày làm ǵ ở đây?”, hay lời chửi rủa: “Ê thằng mọi, cút về Phi châu đi.”. Anh ráng nhắm mắt làm ngơ, và vẫn tiếp tục bước đi trong dáng điệu tự tin tối thiểu.

 

Những sinh viên trong trường bèn nghĩ ra kiểu mới để hành hạ anh.Buổi sáng sớm, khi anh vừa đến căn pḥng của ḿnh ở dưới basement, anh nhận được những lời hăm doạ, lời chửi rủa tục tĩu đút dưới khe cửa. Những lần đi từ trường về nhà trọ ở dưới phố là những chuyến đi hồi hộp, nín thở, anh sợ có thể bị tấn công bất ngờ. Một buổi trưa, ngay tại ngă tư dưới phố, một chiếc xe hơi chở đầy sinh viên, chạy rề rề đến gần anh, mấy sinh viên trong xe dơ tay ngoắc anh. Khi anh đi đến gần xe để xem họ cần nóí ǵ với anh, th́ ngay lập tức, người lái xe rồ máy xe vọt đi, làm cho anh chới với, suưt ngă dập mặt xuống đất. Tai anh nghe văng vẳng tiếng cười ngạo mạn của những người trên xe, với câu nói hết sức ác độc: “Ê thằng người vượn, sao mày không đi bằng bốn chân?”.

 

Căn pḥng dưới basementcủa anh ở gần văn pḥng Tập San Nghiên Cứu Luật Pháp, tên là Law Review. Đây là tập san chuyên ngành, chỉ đăng những bài nghiên cứu xuất sắc, và do 12 sinh viên năm cuối, học giỏi, đứng đầu lớp chọn lựa, hiệu đính. Anh nghe nói những sinh viên làm trong tập san cũng không ưa ǵ anh, nhưng anh lại phải dùng chung nhà vệ sinh với họ. Một buổi trưa anh về pḥng, thấy cửa pḥng bị mở tung, và anh đụng mặt phải một bịch nước tiểu, đựng trong bao giấy, treo ngay cửa. Sau vụ này, anh được ban giảng huấn nhà trường cho một chià khoá riêng để dùng nhà vệ sinh chung với họ. Nhưng anh từ chối lấy ch́a khoá. Thay vào đó, anh chấp nhận nhịn đi tiểu suốt cả ngày, anh t́m chỗ khác để dùng nhà vệ sinh.

 

Anh bắt đầu lo ngại rằng thái độ tiêu cực chấp nhận để người ta đối xử tệ bạc với ḿnh có thể làm anh mất đi hào khí của một người đàn ông. Anh tự hỏi anh có nên thù ghét, và phản ứng quyết liệt trước những hành vi bỉ ổi họ của họ hay không? Anh nêu vấn đề này trong những lá thư anh hỏi ư kiến cha anh, và người anh. Anh cảm thấy khó chịu, bứt rứt khi cầm bút viết những lá thư dài, đau đớn này. Cha của anh trả lời thơ của anh: “Con phải luôn luôn nhớ rằng bọn họ đối xử với con như vậy xuất phát từ một nỗi lo sợ. Họ sợ v́ sự hiện diện của con tại trường đại học sẽ làm cho họ bị tổn thương, hay việc giáo dục và cơ hội thành công của họ bị suy giảm. Con hăy ráng kiên nhẫn nhịn họ đi. Cho họ cơ hội hiểu thêm về con, và để họ biết rằng con không phải là mối đe doạ đối với họ.”.

 

Ngay sau ngày anh nhận được lá thư của cha, George trông thấy một sợi dây tḥng lọng dùng để treo cổ, để trong căn pḥng của anh ở basement.

 

Người anh trai của anh viết lá thư: “Anh biết thật là khó khăn cho em khi phải sống trong hoàn cảnh bị trù dập như vậy, nhưng em hăy nhớ rằng những người thân của em lúc nào cũng ở bên em, hỗ trợ cho em, và cầu nguyện cho em.” George đọc lá thơ của anh với nụ cười méo mó, chán nản. Anh thắc mắc không hiểu người anh trai của ḿnh nghĩ sao khi thấy chính những người Da Đen trong thành phố cũng t́m cách tránh mặt anh. Họ biết anh đang ở cái thế đu giây, rất khó khăn, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể nổ tung thành một vụ bạo động chết người. Vài người Da Đen tỏ ư thương anh, khích lệ anh. Một ông phó tế trong nhà thờ cho anh một đồng đô la nhầu nát, để giúp anh trả tiền điện. Ông nói: “Bác đi làm ca đêm, tối nào bác cũng thấy cháu học rất khuya, đèn học c̣n thắp sáng trong pḥng cháu. Cháu hăy cầm lấy đồng bạc này của bác để trả tiền điện.”

 

Mặc dù học gạo rất khuya, song George chỉ vừa đủ điểm đậu trong kỳ thicủa semester đầu. Khó khăn cho George là ngồi trong lớp học nghe giảng, nhưng anh không thể nào suy nghĩ được v́ bị chi trí bởi những người xung quanh. Thần kinh của anh bi căng thẳng v́ những cái nh́n xoi mói, thù hận của những người này. V́ vậy, sang đến semester thứ hai, anh đổi cách học. Khi vào lớp, anh dùng phương pháp tốc kư anh học được hồi c̣n ở trong Không Quân, cứ cắm cúi ghi chép tất cả những lời giảng của giáo sư một cách máy móc, không cần suy nghĩ. Đến tối, khi đầu óc anh thanh thản, không c̣n bị chi phối bởi thái độ hiếp đáp của những người xung quanh, anh mới lấy bài ghi chép ra học lại. Anh học cho đến khi nào anh thuộc ḷng bài giảng của giáo sư mới thôi.

 

Vào khoảng cuối năm học đầu, George bị sụt mất 28 pound v́ học khuya. Anh vào pḥng thi với thân thể mệt lử, cả về tinh thần lẫn thể xác. Anh cố gắng làm bài thi, anh nghĩ nhờ ơn trên anh đă làm xong hết bài thi mà không bị ngất xỉu. Anh định bụng anh sẽ bị đánh rớt, v́ không hiểu ḿnh làm bài có đúng hay không. Anh ráng hết sức khi trả lời câu hỏi của bài thi, bây giờ th́ anh có thể thơ thới ra khỏi pḥng thi, chẳng cần biết đậu hay rớt, cũng mặc kệ thôi. Anh tự nhủ: Có những người Da Đen làm được những việc anh chịu thua không làm nổi, có những người Da Đen khác mạnh hơn và thông minh hơn anh.

 

Buổi trưa ngày công bố điểm thi, anh vào căn pḥng của anh ở basement, ngồi phịch xuống ghế và gục mặt lên bàn, hồi hộp lo âu không biếtđiểm thi của ḿnh sẽ ra sao. Bỗng nhiên có tiếng gơ cửa, anh lên tiếng trả lời: “Xin mời vào!” Anh không thể tin được những ǵ anh thấy trước mắt, bốn người sinh viên cùng lớp ùa vào pḥng anh, mỉm cười với anh. Một người lên tiếng nói: “Điểm thi vừa được niêm yết ra ngoài, và anh là người có điểm cao nhất lớp, điểm A. Chúng tôi muốn đến báo tin vui này cho anh.” Sau đó, với một chút ngượng ngùng, hổ thẹn, họ cùng nhau rút lui ra khỏi pḥng anh.

 

Trong vài phút đầu, anh hết sức kinh ngạc về kết quả thi, nhưngrồi một loạt những cảm xúc khác nhau ào ạt xâm chiếm hồn anh. Quan trọng nhất là anh cảm thấynhẹ nhàng khoan khoái, trút được nỗi lo âu là anh sẽ không phải báo tin thi hỏng cho cha anh và những người bạn thân thiết của anh.

 

Sang đến semester sau, khi George trở lại học ở trường Luật Arkansas, những lá thơ nặc danh mang tính chất kỳ thị, hiếp đáp, giảm đi rất nhiều. Sinh viên trong trường bắt đầu tỏ ra bái phục, ghen tức, hơi ngán anh v́ anh học giỏi qúa. Nhưng họ vẫn tiếp tục nh́n anh như một con thú lạ ngoài sở thú.

 

Rồi một hôm anh nhận được thư mời dự “Buổi họp ngày Chủ Nhật về Quan Hệ Sắc Tộc, Mầu Da.” Thơ mời mang chữ kư của Tổng Thư Kư của Hiệp Hội Sinh Viên trong Hội Thánh Westminster Presbyterian. Phản ứng đầu tiên của anh là tức giận khi nhận được thư mời. Anh ruả thầm trong bụng: Họ đối xử với ḿnh tệ quá, c̣n ǵ để mà thảo luận? Những kẻ có ḷng tốt trong Hội Thánh này ở đâu từ bấy lâu nay khi ḿnh bị trù dập, hiếp đáp? Cay đắng cho t́nh đời, anh xé nát thư mời và vứt nó vào sọt rác. Nhưng đêm hôm đó, anh cứ trằn trọc suy nghĩ măi, không hiểu thái độ tức giận của anh, từ chối lời mời, có đúng hay không. Sáng dậy, anh ráng viết lá thư phúc đáp, chấp nhận đến tham dự buổi thảo luận về quan hệ sắc tộc, mầu da.

 

Tại nhà thờ của hội thánh, anh gặp những thanh niên nam nữ trẻ tuổi tuổi, áo quần tề chỉnh, lúc nào cũng có sẵn nụ cười nở trên môi, đưa tay chào đón anh. Cuối cùng, người chủ tịch hiệp hội sinh viên Hội Thánh Tin Lành đứng lên giới thiệu anh George lên diễn đàn.Anh ta nói: “Chúng tôi hy vọng anh Haley sẽ nói cho chúng ta biết là sinh viên con cái Chúa chúng ta nên cư xử như thế nào trong quan hệ sắc tộc, mầu da.”

 

Anh George đứng dậy, lạnh lùng bước lên bục nói chuyện. Những lời giới thiệu vừa rồi làm bùng nổ những cảm xúc mănh liệt trong ḷng anh. Anh quên bẵng những lời văn từ tốn, chau chuốt anh đă soạn sẵn. Anh bung ra những lời nộ khí xuất phát tự trong ḷng: “Các bạn hỏi tôi các bạn phải làm ǵ ư? Có giỏi cứ nói thẳng vào mặt tôi đi.”

 

Sau đó, tất cả những ǵ anh bị đè nén từ bấy lâu nay, được anh diễn đạt bằng lời nói trong buổi đăng đàn nói chuyện lần này. Anh nói với họ rằng họ sẽ nghĩ sao khi ḿnh bị đối xử như một kẻ thù ngay trên đất nước của ḿnh. Họ nghĩ sao khi họ bị khủng bố tinh thần không phải v́ họ phạm tội mà chỉ v́ mầu da của họ. Họnghĩ sao khi những lời giảng của Thiên Chuá về thương yêu, nhân ái đều không có giá trị ǵ cả trong thế giới thực tế ngoài đời. Cuối cùng, anh thú nhận: “Tôi bắt đầu cảm thấy oán hận. Tôi cố hết sức để chống lại sự hận thù giữa loài người với nhau, nhưng tôi thất bại, tôi đành chịu thua.” Nước mắt anh chảy ràn ruạ, anh lảo đảo đứng không vững v́ xúc động, anh vội t́m chiếc ghế để ngổi xuống.

 

Sau một vài giây yên lặng bao phủ hội trường, kế tiếp là những tiếng hoan hô vang dội, những lời chúc mừng về bài nói chuyện đầy xúc động của anh. Măi cho đến khi anh chủ tịch hội sinh viên Tin Lành phải dùng cái búa gỗ gơ nhiều lần trên bục giảng để văn hồi trật tự. Anh George được tất cả mọi người bầu làm thành viên của Hiệp Hội Sinh Viên Tin Lành. Từ đó về sau, cuối tuần anh thường đến sinh hoạt trong nhóm sinh viên Tin Lành tại Westminster House. Anh rất thích không khí thân mật bạn bè của nhóm sinh viên Tin Lành.

 

Vài dấu hiệu phá tan t́nh trạng băng giá bắt đều ló dạng tại khuôn viên trường đại học. Một vài người bạn cùng lớp với George rón rén lại gần làm quen với anh, và mời anh thảo luận bài vở với họ. Một lần anh nghe thoáng trong nhóm học đang thảo luận với nhau về một điểm pháp lư, một người trong họ nói: “Chỗ này chúng ta hiểu chưa rơ, ḿnh xuống Pḥng Noose Room để hỏi Haley nhờ hắn xem sao.” Anh nghĩ đây là dịp để anh trả đũa. Nhưng ngay sau đó anh mỉm cười. Theo anh, điều quan trọng nhất là làm họ thay đổi thái độ.

 

Vào khoảng thời gian cuối năm thứ hai, một sinh viên năm chót ngỏ lời mời anh viết bài cho Tập San Nghiên Cứu Law Review. Theo thông lệ chỉ những sinh viên xuất sắc mới được mời viết cho Tập San Nghiên Cứu. Anh George cảm thấy hănh diện khi được họ mời cộng tác.

 

Măi cho đến khi anh lên năm thứ ba, tức là năm cuối, anh mới dám quyết định đi xuống cafeteria nhà trường để ăn trưa. V́ là năm cuối, anh muốn thả lỏng, không cần cảnh giác, khép nép, quá đáng như trước nữa. Nhưng chính tại sân trường, anh nếm mùi đau khổ về cuộc đời hơn là chuyện học hành.

 

Trong lúc anh đang đứng xếp hàng chờ lấy thức ăn, các sinh viên khác cũng đứng xếp hàng theo hai chiều, một chiều vô, một chiều ra với thức ăn trên tay. Trong lúc anh đang cầm trên tay khay thức ăn, với nĩa muỗm và đầy thức ăn trên dĩa. Bỗng dưng ba sinh viên to lớn đứng gần đó lên tiếng, nói thật to: “Ê thằng mọi đen, mày muốn lại đây ngồi ăn với bọn tao không?”

 

Chúng thúc cùi chỏ, gỉa vờ xô đẩy nhau để làm đổ khay thức ăn của anh. Muỗm, nĩa, và đĩa thức ăn rơi xuống đất vỡ tan tành. Trong lúc George cuí xuống thu nhặt thức ăn, mắt anh hằn học tức giận nh́n mấy tên Da Trắng cố t́nh hành hạ anh. Lần đầu tiên anh phải nói lớn tiếng, hét vào mặt chúng: “Ê mấy thằng mất dạy. Chúng mày không phải trẻ con mà làm cái tṛ nham nhở đó.” Cả bọn cùng nh́n lại anh với thái độ hăm doạ.

 

Quá xúc động v́ tức giận, George bỏ hết thức ăn rơi xuống đất vào thùng rác, lấy thức ăn mới, và đi đến một bàn trống ngồi ăn một ḿnh. Anh cúi gục đầu nuốt giận trong lúc ngồi ăn. Bỗng dưng một sinh viên có cái đầu sói, lưa thưa vài sợi tóc đến bàn anh, đặt khay thức ăn của anh ta xuống bàn, và cất giọng chậm răi nói: “Tên tôi là Miller Williams, anh bạn cho phép tôi ngồi cạnh được không?’ Anh George gật đầu. Bây giờ hai người trở thành trung tâm điểm gây sự chú ư của mọi người xung quanh. Thái độ khiêu khích bây giờ được hướng về phía người sinh viên Da Trắng ngồi cạnh anh George. Họ nh́n về Williams với thái độ hằn học, nguyền rủa: “Mẹ kiếp cái thằng mê tụi mọi đen.”

 

Anh Miller Williams, tỉnh bơ không thèm để ư đến cái đám người đó. Anh ta tiếp tục nói chuyện với George: “Tôi sinh ra ở Hoxie, Arkansas, tôi từng sống khá lâu ở miền Nam. Nhưng tôi nghĩ những ǵ đang xảy ra ở đây là không đúng, và tôi chọn thái độ bênh vực cho anh.”

 

Chiều hôm đó, anh Williams rủ thêm vài người bạn xuống pḥng của George để tán gẫu, bàn chuyện phiếm với nhau. Họ thi nhau đặt câu hỏi với George về người Da Đen. Ví dụ họ hỏi: “Có phải người Da Đen các anh lúc nào cũng thủ dao trong người phải không?” George bèn móc hết túi quần cho họ xem, chẳng có ǵ trong đó cả. Họ lại hỏi: “Bao lâu người Da Đen các anh mới tắm rửa một lần?” George trả lời: “Chúng tôi tắm rửa mỗi ngày.” Có người c̣n hỏi: “Có phải hầu hết bọn đàn ông Da Đen các anh thấy gái Da Trắng là thèm rỏ dăi?” George lấy trong ví cho họ xem h́nh một cô gái Da Đen rất đẹp, bạn gái của anh ở dưới quê nhà.

 

Sau lần chuyện văn này, anh viết thư cho người anh trai: “Muốn cải thiện quan hệ giữa hai mầu da, theo em, có đến 50% kết quả là nhờ vào nói chuyện với nhau, để thông cảm hiểu nhau hơn. Hiện nay, em có thể nóí chuyện với một vài người bạn Da Trắng. Em nhận thấy rằng, xuất phát từ những niềm tin sai lầm xấu xa khiến cho người ta có thành kiến với nhau. Em thấy rơ một số bạn của em hết sức vất vả khi họ phải thay đổi cái nh́n về em, chỉ cần họ nh́n em như một con người b́nh thường cũng khó khăn cho họ lắm.”

 

T́nh h́nh ngày càng tốt đẹp thêm, năm học cuối cùng ở trường Luật là một chiến thắng vinh quang cho cả anh George cũng như những người bạn Da Trắng của anh. Anh George được người ta đối xử tử tế hơn, các bạn Da Trắng không c̣n có cái nh́n thành kiến về người Da Đen. Khi một sinh viên Da Trắng đến làm thân với anh, và nói: “Tôi có viết cho anh một lá thư xin lỗi.” Georgebèn ch́a tay rabắt tay người bạn Da Trắng này, và xin anh ta hăy xí xoá quên đi chuyện cũ. Khi một người bạn Da Trắng mời anh điếu thuốc, mặc dù không biết hút thuốc lá, song George vẫn bập bập hút vài hơi để bạn anh được vui ḷng.

 

George được chính thức chỉ định là một người viết trong tập san nghiên cứu Law Review. Những bài nghiên cứu của anh rất công phu, có giá trị, được gỉải thưởng của Tổ Hợp Luật Gia ở Arkansas. Bài viết thắng giải của anh sau đó lại được dùng làm bài nghiên cứu đại diện cho trường đại học đi dự tranh gỉai toàn quốc. Ban giáo sư chọn anh làm Luật Sư Biện Hộ trong những vụ tranh luận thực tập, và tất cả các đồng nghiệp viết trong Tập San Nghiên Cứu Law Review chọn anh là Chủ Bút chuyên viết lời b́nh nghị. Đây là một chức vụ hết sức quan trọng, chỉ người này mới có quyền chọn lựa bài nào cho đăng trên tập san.

 

Thế rồi chương tŕnh học Luật của anh cũng đến giai đoạn hoàn tất, và anh cảm thấy măn nguyện v́ ḿnh làm được gần hết những mục tiêu trong đời ḿnh. Nhưng rồi bóng ma kỳ thị một lần nữa lại hiện ra. Chẳng qua là v́ hàng năm, theo thông lệ, những cựu sinh viên xuất sắc thường được ban giáo sư của trường mời trở về trường dự dạ tiệc, đặc biệt là họ muốn vinh danh những người từng viết bài nghiên cứu cho Tập San Law Review. Với mối lo sợ về nạn kỳ thị đè nặng trong ḷng, chiều hôm đó, khi anh George đến khách sạn dự tiệc, gặp lại bạn bè cũ, nhưng trong ḷng anh tê tái, lo âu.

 

Thức ăn được dọn ra, nhưng miệng anh nhạt nhẽo, không cảm thấy mùi vị ǵ cả. Sau đó đến lúc đọc diễn văn. Ông khoa trưởng trường Luật Robert A. Leftar, lên tiếng ngỏ lời chào đón các cựu sinh viên quanh trở về trường, và đặc biệt là những người từng cộng tác trong ban biên tập tờ Tập San Law Review. Rất nhiều tên tuổi được đọc lên, tưởng như dài vô tận, anh George cảm thấy nụ cười muốn tắt ngúm trên môi.

 

Ông Khoa trưởng Leflar nói tiếp: “Người trai trẻ tôi sắp giới thiệu cùng quí vị cần phải, và xứng đáng, được sự kính nể đặc biệt của tất cả quí vị hiện diện tại đây, hơn bất cứ một ai khác trong trường Luật chúng ta.”

 

Mười một cái ghế hàng đầu được xô nhẹ sang phía sau, để cho mười một ngườiđứng thẳng lên. Họ là những người từng làm chủ bút tập san Law Review. Sau khi đứng nghiêm chỉnh, họ cùng hướng tia mắt nh́n về phía anh George vỗ tay nồng nhiệt. Kế tiếp theo, tất cả các giáo sư trong trường cùng đứng dậy vỗ tay tán thưởng, chúc mừng anh George. Cuối cùng th́ chính những cựu sinh viên, những luật sư, thẩm phán có mặt trong bữa tiệc, kể cả một số chính khách ở Miệt Dưới Miền Nam (Deep South, nặng đầu óc kỳ thị) cũng đứng thẳng người lên, dành cho anh George sự đón tiếp cực kỳ long trọng. Họ nói thật to: “Mời anh đứng ra đọc diễn từ.” Anh Geroge Haley xô ghế, đứng dậy, tiến lên máy vi âm. Anh xúc động quá, nói không nên lời, anh ứa nước mắt v́ cảm động. Phải chăng đó là bài diễn văn chân thành tự đáy ḷng anh.

 

 

 

Ngày nay, mười năm sau, ông George Haley trở thành một luật sư khả kính của Kansas City, tiểu bang Kansas. Ngoài ra, ông cũng từng làm Phụ tá Luật sư thành phố từ năm 1955. Ông c̣n là người bảo trợ quan trọng nhất của Hội Thánh Tin Lành, và giúp nhiều tiểu thương Da Đen gây dựng sự nghiệp. Ông cũng kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Đảng Cộng Hoà của tiểu bang Kansas.

 

Khoảng hơn chục người bạn cũ tại trường Luật ngày xưa vẫn c̣n là bạn thân của anh George, nhưng có lẽ cảm động nhất là mối giao t́nh thân thiết giữa anh và Miller Williams, người sinh viên Da Trắng can đảm đến ngồi cạnh anh ở caferia ngày xưa. Cách đây vài năm, anh Williams gọi điện thoại báo tin cho biết bây giờ anh là Giáo sư Anh Văn ở trường đại học Louisiana State University, hai vợ chồng mới sanh được cháu gái đầu ḷng. Anh ngỏ lời với George: “Vợ chồng tôi mới sanh cháu Lucy, chúng tôi có ư muốn nhờ anh nhận lời làm cha đỡ đầu cho cháu, không hiểu anh có vui ḷng nhận lời hay không?”

 

Lời yêu cầu của anh Williams càng khiến cho t́nh bạn giữa hai người thêm bền chặt lâu dài. Anh George thấm thía hiểu rằng cuộc chiến đấu trường kỳ dai dẳng của anh đă được đền bù thích đáng. Anh biết ngay từ đầu là lời dạy của cha anh thật là chí lư, khi ông cụ nói: “Con hăy kiên nhẫn, tạo cho họ cơ hội hiểu biết về con.”

 

Phần tôi, tôi cũng biết rơ điều này. Bởi v́ tôi là anh của George.

 

Ghi chú:Thật khó có người nào không ưa ông George Haley cho được. Ở tuổi 87, ông vẫn c̣n khoẻ mạnh, cường tráng, với nụ cười hiền lành lúc nào cũng nở sẵn trên môi. Ông có nhiều chuyện dí dỏm để kể cho bạn nghe, và hằng hà vô số chuyện đời trong kinh nghiệm sống của ông với tư cách một luật gia dầy kinh nghiệm. Có một thời gian, ông từng làm Đại sứ Hoa Kỳ tại nước Gambia. Trên tường căn nhà ông ở với bà Doris, vợ ông, tại Silver Spring, Maryland, trưng đầy nhữngbức h́nh đánh dấu thành tích cuộc đời làm việc của ông. Hai ông bà sống hạnh phúc với nhau 59 năm. Trong những tấm ảnh này, có tấm h́nh ông chụp chung với Mục sư Martin Luther King Jr. Hai người từng là bạn thân với nhau từ thuở hàn vi cho đến ngày Mục sư King bị giết. Tại văn pḥng Luật, ở tư gia của ông, ông Haley nhớ lại thuở thiếu thời ông là một trong những sinh viên Luật Da Đen đầu tiên ở miền Nam. Ông bị trù dập, hiếp đáp chỉ v́ mầu da. Điều này làm ông đau đớn lắm. Nhưng ư chí ông mạnh hơn sự đau đớn ấy, và không để cho sự kỳ thị thắng được ông. Ông nói thật: “Tôi chẳng hề sự kỳ thị chút nào cả.” Có lẽ đó là sức mạnh phi thường tiểm ẩn trong một con người hết sức đặc biệt như ông.-Ghi chú thêm của David Noonan.

 

-Nguồn Reader’s Digest tháng 9/2012.

 

 

 

 


 

 

 

 

 

http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u

http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: