Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

PHƯỚC LONG :

Niềm đau chưa dứt!

 

(Bài trích đăng từ Đặc San GĐ81/BCND số 3 ngày 1 tháng 7 /2001)

 http://www.quocgiahanhchanh.com/baucumy_dongduong.htm

 

 

"Chiến trường Phước Long có quá nhiều nguy hiểm so với chiến trường B́nh Long, An Lộc năm 1972. Nhiệm vụ của chúng ta vào Phước Long là để giữ vững tỉnh lỵ này khỏi rơi vào tay Cộng quân. Chúng ta tới đó là để tử thủ và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta phải thi hành sứ mệnh này để không hổ danh người hùng 81 An Lộc với hai câu thơ đă đi vào huyền sử:

"An Lộc địa sử ghi chiến tích,

Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân."

 

 

 

 

Đó là lời nhắn nhủ cuối cùng của Đại Tá Huấn trước khi xuất quân.

 

 Cuộc chiến đă qua hơn 26 năm, một phần tư thế kỷ. Giờ đây hồi tưởng lại, tất cả những chiến sĩ QLVNCH vẫn không quên được một niềm đau chưa dưt!

 

 Những ngaỳ cuối năm 1974, LĐ 81/BCND có mặt tại chiến trường Nuí Bà Đen, Tây Ninh, hành quân để giải toả áp lực của Cộng quân trong vùng, v́ trên đỉnh nuí có đài tiếp vận truyền tin của nhiều đơn vị. Những toán Thám sát BCD xâm nhập vào những hang động trên núi để thăm ḍ và đẩy lui địch ra khoỉ những công sự chiến đấu kiên cố mà không quân và pháo binh đă không tiêu diệt nổi.

 

 Nhiệm vụ thám sát và tiêu diệt địch đang tiến triển tốt đẹp. Đêm 01/01/75, ở BCH/HQ tại căn cứ Trảng Lớn, Tây Ninh, trong khi mọi người đang làm việc, hoặc nghỉ ngơi dưỡng sức, bỗng có điện thoại khẩn cấp cho Đại tá Huấn, nh́n sắc mặt khẩn trương của vị Chỉ Huy Trưởng, chúng tôi đoán ngay là có chuyện ǵ rất quan trọng. Sau khi buông điện thoại,phongkhong12.jpg (28741 bytes)Đại tá tiến lại nơi các sĩ quan đang tề tựu và chậm răi ra lệnh cho sĩ quan ban 3 : " ngày mai, bằng mọi giá phaỉ rút tất cả các toán đang ở trong núi về vùng an toàn, chúng ta sẽ tham dự một chiến trường mới". Mọi người đều tá hỏa v́ việc phối trí gài sâu các toán Thám sát vào những hang động hiểm trở nằm sâu trong núi đă là một việc cực kỳ khó khăn, mà bây giờ lại phải khẩn cấp đem các toán về an toàn, tránh không đụng độ với địch quân lại càng khó hơn. Nhưng rốát cuộc, lệnh của Đại tá CHT cũng đă được hoàn bị một cách tốt đẹp, và cũng may đă không bị một tổn thất nào.

 Chiều 02/01/1975, tất cả các toán Thám Sát BCD và Bộ Chỉ Huy được trực thăng vận bằng Chinook từ Tây Ninh về căn cứ HQ Suối Máu tại Biên Ḥa. (chỉ để lại một Biệt Đội để giúp trấn thủ Tây Ninh). Sau khi được nghỉ ngơi khoảng một giờ, mọi người phải ra sân tập họp để làm lễ xuất quân đầu tiên của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật : Trung Tá Vũ Xuân Thông được bổ nhiệm chức Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật, Chỉ Huy Phó là Thiếu Tá Nguyễn Sơn, riêng tôi là Trưởng Ban Quân Y Hành Quân. Sau khi Đại tá CHT Liên Đoàn 81 duyệt qua hàng quân và bắt tay từng người, chúng tôi vào pḥng HQ để được ban 2 & 3 thuyết tŕnh về t́nh h́nh tại chiến trường. Bản đồ Phước Long hiện ra, đây là chiến trường mới, thử thách mới của người chiến sĩ Biệt Cách Nhẩy Dù .

 

  Thiếu tá Thọ (ban 3) thuyết tŕnh về t́nh h́nh tại Phước Long, trên bản đồ chúng tôi thấy những dấu chấm màu đỏ của địch quân nhiều hơn những dấu chấm màu xanh của các đơn vị bạn. Phước Long đang bị bao vây! Nuí Bà Rá mất hẳn, Phước Long từng phút hấp hối đang trông chờ những người lính Biệt Cách nhẩy vào ṿng chiến để tiếp cứu.

 

  Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật gồm : một Biệt đội đặc huấn với khẩu 90 ly không giật, Biệt đội 1 và Biệt đội 4 (tất cả khoảng 300 chiến sĩ tinh nhuệ BCD). Nếu t́nh h́nh đ̣i hỏi th́ sau 10 ngày, toàn bộ Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù sẽ vào Phước Long để thực hiện một trận đánh ngoạn mục như tại An Lộc năm 1972.

 

 Trở về Ban Quân Y, sau khi phân phối thuốc men cho các y tá trưởng Biệt Đội, tôi cảm thấy thật b́nh thản v́ mọi việc đă sẵn sàng để sáng mai lên đường. Số tiền thưởng 10,000 cho ban quân y tôi giao lại cho anh em ra Biên Ḥa thoải mái, riêng tôi t́m về thăm người anh, tại đây tôi thấy tờ Điện Tín phát hành cách đó vài ngày với tựa đề lớn nơi trang nhất : "Cộng quân đang bao vây tỉnh Phước Long, cách tỉnh 70 m. T́nh h́nh Phước Long quá nguy ngập."

 

 5 giờ sáng ngày 3/01/75, từng hàng xe GMC chở chúng tôi ra phi trường Long B́nh. Cả BCH/HQ Biên Ḥa tiễn đưa chúng tôi với hai ngón tay h́nh chữ V giơ cao chúc mừng chiến thắng. Nhưng phải đợi măi tới 2 giờ chiều trực thăng  trực thăng mới cất cánh  trực chỉ Phước Long. Khoảng hơn một giờ sau, chúng tôi đă có mặt trên vùng trời Phước Long. Từ thân tàu, tôi nh́n thấy nhiều cụm khói trắng lỗ chỗ dưới đất, Cộng quân đang đổ mưa pháo vào Phước Long. Rồi bỗng nhiên không hiểu v́ lư do ǵ, tất cả trực thăng đều quay đầu trở về, tôi đoán có lẽ v́ pḥng không của địch quá mạnh, nên không thể đổ quân được! Chúng tôi được đưa trở lại phi trường Long B́nh để chờ đợi. Đêm đó, anh em 81 chúng tôi cố t́m sự thanh thản bên những ly cà phê và suy tưởng đến cuộc chiến tàn khốc trước mặt.

 

 

 Sáng sớm hôm sau, ngày 4/01/75, từng đoàn trực thăng đáp xuống đậu tại phi trường, nhưng chờ hoài chẳng thấy lệnh lạc ǵ để bốc chúng tôi vào Phước Long. Măi cho đến gần trưa, chúng tôi thấy một số sĩ quan cấp tướng, cấp tá đến noí chuyện cùng các phi công trực thăng, họ cố gắng thuyết phục phi hành đoàn thi hành lệnh đổ quân, mặc dù hỏa lực pḥng không của địch tại vùng đổ quân rất mạnh.

 

 Khoảng 11 giờ trưa, trực thăng cất cánh. Các chiến sĩ 81 BCND lên đường tiến vào tử địa Phước Long. Cuộc đổ quân được chia làm hai đợt : Đợt 1 do Tr/tá Thông chỉ huy gồm BCH và Biệt đội 4. Đợt 2 do Th/tá Nguyễn Sơn chỉ huy cùng với Biệt đội 1.

 

 Cuộc đổ quân đợt đầu an toàn, chúng tôi được trực thăng vận về hướng Đông cầu Đak-Lung, bố trí đội h́nh và tiến vào tỉnh, Tr/tá Thông được BCH tỉnh đưa xe jeep ra đón, c̣n chúng tôi thận trọng tiến bước. Khi dừng chân tại đồn Cảnh Sát Dă Chiến, anh em Cảnh Sát rất vui mừng v́ họ đă trông đợi đơn vị của "Người t́nh không chân dung" đă mấy hôm nay. Sự có mặt của anh em BCD khiến tinh thần của họ lên rất cao.

 

 Tiếng trực thăng từ xa vọng tới, cuộc đổ quân đợt hai đang tiếp diễn, nhưng đă không được may mắn như đợt đầu. Th/tá Nguyễn Sơn và Biệt đội 1 được lănh no pháo, c/u Lâm Ngọc Bảo bị thương nặng (Lâm Ngọc Bảo hiện ở Pháp). Máy truyền tin liên tục gọi QY đến. Pháo không ngừng nghỉ! Rồi bỗng nhiên ngưng bặt, rồi tiếng xích sắt ken két vang lên, tôi hỏi viên Tr/úy CSDC là có phải xe tăng không? Anh ta nói : "từ lúc cuộc chiến mở màn, chưa có xe tăng nào vào tỉnh". Tiếng xích sắt nghiến trên đường nghe càng lúc càng gần, anh em 81 tại đồn CSDC la lớn "Xe tăng tới". M72 dương lên để tác xạ, và 4 chiếc T54 lù lù xuất hiện. M72 thi nhau nổ, nhưng xe tăng chỉ khựng lại và rồi lại từ từ tiến tới (Cộng quân đă học được bài học ở An Lộc, nên chúng đă biến cải xe tăng với những bửng chắn đạn M72 dầy hơn), ṇng đại bác hướng về phía chúng tôi khạc đạn. Mọi người phân tán, chạy xuống cầu Đak-Lung, dân chúng cũng ùn ùn chạy theo ! Đạn 57 trực xạ từ Núi Bà Rá bắn trên đầu, trên trời những chiếc F5 thả bom loạn xạ, rồi pḥng không nổ đầy trời tạo nên những cụm bông trắng dị kỳ.

 

 Cộng quân đă tung xe tăng vào chiến trường Phước Long đúng vào thời điểm mà LĐ 81/BCND tiến vào trận địa chắc không phải là một điều ngẫu nhiên. Sau đợt xe tăng lên công phá, địch lại pháo hàng loạt không ngừng nghỉ vào tỉnh lỵ nhỏ bé này, mọi phương tiện đều bị tê liệt như phi trường, pháo binh, và thiết vận xa. Tất cả đều nằm bất động dưới cơn mưa pháo của cộng quân.

 

 Sau khi rút về hướng cầu Đak-Lung, chúng tôi bắt liên lạc lại được với BCH/CT, và bắt đầu tiến trở lại dinh tỉnh trưởng. Đoạn đường thật ngắn mà đầy rẫy những hiểm nguy! Chúng tôi phải chạy đua với đạn pháo của địch! Cuối cùng gặp lại được Tr/tá Thông và Đ/úy Thứ. Ban Quân Y được chỉ định cho một căn hầm ch́m nằm kế dinh Tỉnh Trưởng để làm pḥng Quân Y dă chiến. Anh em BCD bị thương khá nhiều ở đợt đổ quân thứ hai, và nhất là sau lần quần thảo với T54 . Thương binh được chuyển tới hầm Quân Y liên tục khiến chúng tôi làm việc không xuể.

 

 Chiến trận mỗi lúc càng khốc liệt, chiều ngày hôm đó (4/01/75), 4 chiếc T54 và đặc công Cộng Sản lại mở cuộc tấn công vào dinh Tỉnh Trưởng. Anh em BCD quần thảo với địch thật anh dũng, một số đặc công CS từ xe tăng nhẩy xuống giao thông hào đă bị Tr/tá Thông thảy cho vài trái lựu đạn diệt gọn, một chiếc T54 bị bắn gẫy gọng, được 3 chiếc kia kéo đi khi rút lui. Trong trận này, anh em Đặc Huấn BCD bị thương nhiều! Hầm quân Y chật cả thương binh, chỉ khâu vết thương được xử dụng tối đa, dự trù được dùng cho 10 ngày, nhưng giờ phút này không c̣n lấy một sợi! Trong t́nh h́nh khẩn cấp, tôi ra lệnh cho Th/sĩ Dân, y tá trưởng, dùng dây điện thoại để thay chỉ khâu, miễn sao là cầm máu được vết thương, và sau đó dùng Penicilline để tránh nhiễm trùng.

 

 Vừa có mặt tại Phước Long chưa được trọn ngày mà anh em BCD đă phải quần thảo với xe tăng và đặc công của địch tới hai lần. M72 bắn đă gần hết, thuốc men của Quân Y chẳng c̣n là bao so với nhu cầu! Xin tiếp viện, nhưng phải chờ lệnh!

 

 Màn đêm vừa buông xuống, Đ/úy Thứ xuống hầm Quân Y nói nhỏ với tôi: "Tr/tá Thông ra lệnh sửa soạn rút quân, ban Quân Y và Biệt Đội Đặc Huấn rút theo một hướng, c̣n Biệt Đội 1 và 4 rút theo hướng khác". Tôi liền tập họp y tá và các thương binh, ai đi được th́ ráng đi, c̣n ai bị thương nặng th́ sẽ được cáng theo. Dân chúng ở trong hầm thấy tôi tập họp anh em 81, họ nghi là chúng tôi sẽ bỏ rơi họ, nên khóc lóc, năn nỉ để cho họ được cùng đi. Tôi phải cố trấn an mọi người, rồi cũng êm. Mọi người hồi hộp chờ động tĩnh, và lệnh triệt thoái, nhưng rồi đêm cũng chậm chạp trôi qua một cách yên tĩnh đáng ngờ vực.

 

 5 giờ sáng ngày 5/01/75, mặt trời chưa kịp ló dạng th́ đă ầm ầm, từng loạt pháo rót vào khu ṭa Tỉnh Trưởng, pháo liên tục làm không ai ngóc đầu lên nổi, cơn mưa pháo không ngừng nghỉ suốt ngày cho tới tối, nhưng không thấy tăng và bộ binh của địch tấn công. Rồi màn đêm lại buông xuống một cách nặng nề, hầm Quân Y được tổ chức canh pḥng cẩn mật để đề pḥng sự đột kích của đặc công địch, chỉ cần vài trái lựu đạn thảy vào là chết cả đám! Tôi thường xuyên liên lạc với BCH/CT để theo dơi t́nh h́nh và lệnh rút quân, nhưng Đ/úy Thứ cho biết là vẫn chưa có ǵ thay đổi. Thêm một đêm thức trắng canh pḥng, căn hầm nhỏ hẹp sực nức mùi tử khí, xác những chiến binh BCD đă hy sinh nằm bất động lạnh lùng. (đa số chết v́ bị thương trong trận chiến với xe tăng của địch, bị mất quá nhiều máu).

 

 Phước Long hấp hối, đang chờ tăng viện!

 

 Ngày 6/01/75, tờ mờ sáng, Cộng quân đă nă hằng loạt pháo vào khu tỉnh lỵ, tôi nghe rơ tiếng de’part của đạn pháo, nên chắc là Cộng quân đă đến rất gần. Mưa pháo rơi liên tục khoảng vài tiếng đồng hồ, rồi tự nhiên ngưng bặt, rồi tiếng ken két của xích sắt xe tăng tiến lên. Mọi người gh́m chặt tay súng ở vị thế chiến đấu, chợt Đ/úy Thứ chạy vào hầm Quân Y thông báo là có lệnh rút quân. Một cảnh hỗn loạn diễn ra tại hầm Quân Y, v́ dân chúng gào khóc, níu kéo đ̣i đi theo chúng tôi, thêm vào đó, một số anh em ở các đơn vị khác không có cấp chỉ huy chạy loạn xạ làm mồi cho đạn pháo đang nổ liên hồi chung quanh ṭa Tỉnh, lớp chết, lớp bị thương trước cửa hầm Quân Y, thật là bi đát!

 

  Sau khi rút ra khỏi dinh Tỉnh Trưởng, Tr/tá Thông cố gắng tập họp anh em 81 lại, mong mở trận phản công chiếm lại ṭa Tỉnh Trưởng, nhưng thất bại! Trên trời, F5 vần vũ dội bom, chung quanh dinh Tỉnh Trưởng đă thấy xuất hiện nhiều bóng Cộng quân. Thế là hết! Phước Long sau bao ngày hấp hối chờ đợi viện binh, đă lịm chết lúc 9 giờ sáng ngày 6/01/75.

 

Phước Long thất thủ!

 

 Rời khỏi dinh Tỉnh Trưởng, Tr/tá Thông hướng dẫn anh em 81 rút lui theo khe thông thủy tiến đến bờ sông. Nhiều anh em của các đơn vị bạn cũng chạy theo với hy vọng rút lui được an toàn. Máu nhuộm đỏ cả khúc sông! Bên này quân ta cố phá ṿng vây, bên kia Cộng quân xả súng để ngăn chặn đường rút lui. Hạ sĩ Đ́nh, y tá, nhiều lần giúp tôi qua sông nhưng không được. Tôi vẫn nhớ lời Đ́nh nói với tôi: " Thôi ông thầy ở lại t́m đường khác mà rút, c̣n em phải ráng qua sông để theo kịp Trung tá. Nếu thoát được, em sẽ về báo tin với gia đ́nh của ông thầy"

 

  Màn đêm buông xuống thật nhanh, nh́n lại phía sau, Phước Long là một biển lửa, không quân đă dội bom hủy diệt tỉnh lỵ cùng với Cộng quân. Đêm đó, 6/01/75, tôi và một số anh em 81 bị bắt!

 

 

 Cuộc đời tù binh bắt đầu!

 

  Sau nhiều ngày di chuyển bằng đường bộ, Cộng quân đưa đoàn tù binh tới trại giam tại Lộc Ninh (tỉnh lỵ đă bị cộng sản chiếm năm 1972). Trại tù là nơi giam giữ các sĩ quan thuộc đủ mọi quân binh chủng, từ phó tỉnh trưởng, chánh văn pḥng, tham mưu trưởng của tiểu khu Phước Long, đến chi khu trưởng Đồng Xoài, Bố Đức. Ngoài ra c̣n có sĩ quan BCH tiểu đoàn 1/7 (SĐ5BB), Trinh sát 18 (SĐ18BB), Trinh sát 25 (SĐ25BB). Riêng LĐ81BCD gồm có tôi, Ch/úy Cấp (truyền tin), Tr/úy Đức (ban 3), Th/úy Lịch, Th/úy Long, Ch/úy Bảo (BĐ1), Ch/úy Linh (BĐ4).

 

 Đối với tù binh bị bắt tại Phước Long, cộng quân đă khai thác anh em BCD tối đa. Riêng tôi, qua các lần bị thẩm vấn, tôi không khai ǵ cả v́ không muốn làm thiệt hại đến đơn vị. Tôi chỉ nhất mực nói là một sĩ quan Quân Y, được cục Quân Y tăng phái cho LĐ 81, tôi không biết ǵ về đặc lệnh truyền tin, cơ cấu và sơ đồ tổ chức của đơn vị Biệt Cách Dù. Có lẽ v́ biết là không khai thác được ǵ, nên ngày 18/3/75 Cộng sản đă chuyển tôi, Ch/úy Bảo (bị thương nặng), Ch/úy Linh ra Bắc giam giữ. C̣n Ch/úy Cấp, Th/úy Lịch, Tr/úy Đức, Th/úy Long bị giữ lại ở miền Nam để tiếp tục bị khai thác.

 

  Đoạn đường dài áp tải tù binh Phước Long từ Nam ra Bắc qua ngơ đường ṃn HCM thật đầy gian nan khốn cực! Ban ngày tạm dừng chân trong rừng sâu, ban đêm được chở bằng xe Molotova xuyên qua các trục lộ đường ṃn. V́ sợ chúng tôi bỏ trốn, nên cộng quân đă xiềng nơi cổ chân mỗi người bằng một dây xích lớn, và cứ 4 người lại bị khóa dính chùm bằng một ổ khóa.

 

   Đường ṃn HCM xuyên qua Kampuchea và Lào, con đường ṃn nhỏ hẹp giữa rừng già trùng trùng, điệp điệp phủ ngập bụi mù, từng đoàn quân Cộng sản Bắc Việt lũ lượt tiến vào Nam cùng với cơ giới nặng, xe tăng, trọng pháo và hỏa tiễn SAM. Đoàn tù binh bị giải qua địa phận Khe Sanh, rẽ vào thị xă Đông Hà (Quảng Trị), nơi mà Cộng quân đă chiếm giữ từ năm 1972. Mùa Xuân nơi vùng địa đầu giới tuyến trời giá rét mưa phùn. Trong thời gian chờ qua cầu Hiền Lương (sông Bến Hải), các bà mẹ già Quảng Trị mời chúng tôi mua bánh! Tôi thầm nghĩ, Quảng Trị đă rơi vào tay giặc từ 3 năm nay rồi, mà sao mẹ già Việt Nam vẫn c̣n nghèo khổ cơ cực, run rẩy trong chiếc áo tơi đi bán dạo từng miếng bánh như vậy?! Mẹ hăy thông cảm cho chúng con, thân tù làm sao có tiền mua bánh giúp mẹ! Mẹ hăy nh́n kỹ dưới chân chúng con để thấy những xiềng xích của một đời tù binh tủi nhục.

 

Xe bắt đầu tiến qua cầu Hiền lương, nh́n bức ảnh lớn của HCM được treo trên cầu đang đưa tay vẫy chào với hàng chữ lớn "Không ǵ quí hơn độc lập Tự Do". Thế là hết! Tự Do đă mất! Người chiến binh QLVNCH sa cơ thất thế đang bước vào chốn ngục tù đắng cay của một chuỗi ngày dài tăm tối!

 

 Qua khỏi vĩ tuyến 17 là địa phận Vĩnh Linh (Đồng Hới), ổ khoá lớn xiềng chung 4 người được Cộng sản tháo ra để bắt chúng tôi phải đi bộ. Với xiềng xích nơi chân, chúng tôi được giong đi dưới làn mưa đá của dân chúng và trẻ nít đứng dọc bên đường! Đây là một đ̣n phủ đầu thâm độc đă được dàn cảnh cốt để làm nhục những chiến sĩ quốc gia. Con đường dài tủi nhục dẫn đến Vinh (Nghệ An), chúng tôi được xe lửa chở đến ga Hàng Cỏ (Hà Nội). Trong khi chờ đợi di chuyển tới nơi lưu đầy rừng thiêng nước độc Yên Bái, chúng tôi lại phải lănh chịu thêm một màn sỉ nhục của người dân miền Bắc bằng gậy gộc và những màn đấm đá hận thù!

 

  Chiều tối ngày 8/4/75, chúng tôi đến nơi lưu đầy, một trại giam ở sâu trong rừng cách thị xă Yên Bái khoảng 20km. Xiềng xích dính liền nơi chân trong suốt đoạn đường từ Nam ra Bắc dài hơn 3 tuần lễ được Cộng sản tháo ra. Tù binh bị bắt tại Phước Long được nhốt chung với các anh em chiến sĩ bị bắt ở Hạ Lào trong cuộc hành quân 719. Tại đây tôi gặp Đ/tá Thọ (Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù) và nhiều anh em khác.

 

 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam thất thủ, QLVNCH bị bức tử một cách tức tưởi! Nhân dân miền Nam Việt Nam nằm trong sự thống trị bạo tàn của cộng sản, riêng các chiến sĩ oai hùng ngày xưa phải gánh chịu những tăm tối ngục tù! Rồi những năm tháng dài tăm tối qua đi, những người tù "cải tạo" được lần lượt thả về, và đưa đi định cư tại Hoa Kỳ hoặc đến các nước Tự Do để xây dựng lại cuộc sống.

 

 Hôm nay, hít thở không khí tự do nơi đất nước tạm dung, hồi tưởng lại quá khứ, chiến trường Phước Long, kiếp lưu đầy tù tội nơi lam sơn chướng khí Việt Bắc, những ngày đói khát không có lấy một chén cơm cho đủ no để chống với cái lạnh cắt da, cô đơn không người thăm hỏi, và biết bao muôn vàn những cay đắng tủi hờn trút đổ thù hận trên người chiến sĩ Quốc Gia sa cơ thất thế. 26 năm đă trôi qua từ ngày Phước Long, tỉnh lỵ đầu tiên của miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản trong một chuỗi ngày khắc nghiệt của tháng Tư năm 1975 khi người chiến sĩ QLVNCH đă phải đơn độc chiến đấu trong một hoàn cảnh khó khăn khi phải đương đầu với một guồng máy chiến tranh của thế giới Cộng Sản, và khi các bạn Đồng Minh đă quay lưng trở cờ! Ngày 6/01/75, Phước Long thất thủ khởi đầu một trang sử đau thương cho những người yêu chuộng Tự Do, cho nhân dân Việt Nam!

 

Phước Long măi măi vẫn là một niềm đau chưa dứt trong tim tôi nói riêng, và trong ḷng những chiến binh kiêu hùng của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhẩy Dù.

 

 January 2001.

 Đàm hữu Phước

 Sĩ quan Quân Y

 BCH/CT, LĐ81BCND

Ngày 5 tháng 1/1975, vào lúc 8 giờ sáng, Không Quân VNCH thực hiện 60 phi vụ chiến thuật để yểm trợ cho cho kế hoạch h́nh thành một băi đáp trực thăng tại phía đông tỉnh lỵ để Liên đoàn 81 Biệt kích Dù đổ bộ. Chín giờ sáng ngày 5 tháng 1/1975, một đại đội Biệt Kích Dù đầu tiên đổ bộ an toàn. Ngay sau khi đổ bộ xong, th́ lực lượng tiếp ứng và tiểu khu bắt đầu liên lạc với nhau được ngay. Đến 11 giờ phi cơ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ thứ hai và bộ chỉ huy dự trù sẽ trực thăng vận xuống phía Bắc khu hành chánh tỉnh. Khi hoàn tất cuộc đổ bộ vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, hơn 250 binh sĩ Biệt Kích Dù bị lọt vào ổ phục kích của pháo binh Cộng quân. Rất may chỉ có khoảng hai tiểu đội bị tổn thất. Nhiều trực thăng bị trúng đạn nhưng phi hành đoàn đă cố gắng thoát ra khỏi vùng hỏa lực pḥng không của Cộng quân.

 

Từ ngày 17 tháng 12/1974 đến cuối tháng 12/1974, Cộng quân gia tăng áp lực quanh tỉnh lỵ Phước Long. Phi trường bị pháo kích liên tục gây khó khăn cho việc tiếp tế bằng không vận. Đêm 30 tháng 12/1974. Cộng quân huy động Sư Đoàn 7 chính quy CSBV và Sư Đoàn 3 tân lập thuộc Bộ Chỉ Huy Miền, cộng thêm một trung đoàn thiết giáp và một trung đoàn pháo binh tấn công vào Phước B́nh. Cộng quân tiến sát đến hàng rào pḥng thủ của các đơn vị Việt Nam Cộng Ḥa. Trận đánh kéo dài suốt đêm và qua chiều hôm sau mới tạm lắng. Quân trú pḥng gồm một tiểu đoàn Bộ Binh và lực lượng Địa phương quân của chi khu Phước B́nh phải rút lui lập pḥng tuyến mới quanh phi trường.

Trận tấn công của Cộng quân vào tỉnh lỵ Phước Long bắt đầu vào 7 giờ sáng ngày 1 tháng 1/1975 khi một thành phần Cộng quân có xe tăng yểm trợ tiến vào phía nam tỉnh lỵ Phước Long, nhưng khi đến chân đồi gần tỉnh lỵ th́ bị khựng lại trước sự chống trả quyết liệt của quân trú pḥng. Cùng vào thời gian này, Cộng quân bao vây khu vực núi Bà Rá bất chấp các đợt không pháo và xạ kích của Không Quân VNCH bắn chận tối đa. Sau khi chiếm được núi Bà Rá, Cộng quân cho thiết lập ngay đài quan sát pháo binh và sử dụng súng 130 ly bắn ngay vào trung tâm tỉnh lỵ. Tám khẩu đại bác 105 ly và 4 khẩu 155 ly của Việt Nam Cộng Ḥa đặt trong tiểu khu Phước Long bị trúng đạn.

Trong suốt ngày 2 tháng 1/1975, lực lượng trú pḥng Việt Nam Cộng Ḥa chiến đấu quyết liệt và gây tổn thất nặng cho địch quân, 15 xe tăng của quân Bắc Việt bị bắn cháy. Đến 18 giờ cùng ngày th́ trạm liên lạc đặt trên đỉnh núi Bà Rá bị Cộng quân chiếm do đó sự liên lạc viễn thông với thị xă bị mất hẳn.

 

TƯỚNG DƯ QUỐC ĐỐNG VÀ CUỘC HỌP QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN PHƯỚC LONG

 

Cũng trong ngày 2 tháng 1/1975, một cuộc họp khẩn cấp do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa được tổ chức tại Dinh Độc Lập. Theo lời kể của Đại Tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi kư, th́ thành phần tham dự cuộc họp có: Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang (phụ tá quân sự Tổng Thống), Trung Tướng Trần Văn Minh (tư lệnh Không Quân), Trung Tướng Đồng Văn Khuyên (tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu), và Trung Tướng Dư Quốc Đống. Đề tài được nêu ra trong cuộc họp là nên tăng cường lực lượng để giữ Phước Long hay không. Nếu phải tiếp cứu Phước Long th́ phải điều động thêm bao nhiêu quân và phải yểm trợ như thế nào.

Đại Tướng Cao Văn Viên kể lại rằng: tại cuộc họp, với chức danh là tư lệnh Quân Đoàn 3 và Quân khu 3, Trung Tướng Đống nhận định rằng Quân Đoàn 3 cần ít nhất một sư đoàn Bộ Binh hay một sư đoàn Nhảy Dù để giải vây cho Phước Long. Kế hoạch của tướng Đống là mở cuộc hành quân tiếp cứu bằng trực thăng vận để đưa sư đoàn tiếp ứng này vào tỉnh lỵ Phước Long từ hướng phía tây và phải được sự yểm trợ tối đa bằng Không Quân chiến thuật và tiếp vận đạn dược. Sau đó Trung Tướng Đống xin Tổng thống Thiệu cho từ chức v́ ông cho rằng ông không có khả năng thay đổi t́nh h́nh tại Quân Khu 3 sau ba tháng giữ chức vụ này.

Trung Tướng Dư Quốc Đống được Tổng Thống Thiệu cử giữ chức tư lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu 3 từ tháng 10/1974, thay thế Trung Tướng Phạm Quốc Thuần được hoán nhiệm chức vụ để giữ chức chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ quan Nha Trang mà tướng Đống đảm nhiệm từ năm 1973. Trước 1973, từ năm 1964 đến năm 1972, tướng Đống là tư lệnh binh chủng Nhảy Dù.

Theo các thông báo về thăng thưởng và bổ nhiệm các sĩ quan cao cấp được Bộ Quốc Pḥng VNCH phổ biến trên các bản tin của Thông Tấn Xă Việt Nam và các nhật báo, Trung Tá Dư Quốc Đống được mang cấp đại tá vào giữa tháng 9/1964 ngay sau khi được cử giữ chức Quyền Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù thay thế Thiếu Tướng Cao Văn Viên được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn. Tháng 11/1964, ông được đặc cách thăng chuẩn tướng, chính thức giữ chức tư lệnh binh chủng Nhảy Dù vào ngày 19 tháng 12/1964. Ngày Quân Lực 19 tháng 6/1966, ông được thăng thiếu tướng, và đến giữa năm 1970, được thăng trung tướng.

Trở lại với cuộc họp tại Dinh Độc Lập, sau lời tŕnh bày của tư lệnh Quân Đoàn 3, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bác bỏ lời xin từ chức của tướng Đống và lo lắng hơn nữa về kế hoạch tăng cường lực lượng để giữ Phước Long. Kế hoạch này được xem xét rất kỹ lưỡng nhưng cuối cùng bị băi bỏ v́ bộ Tổng Tham Mưu không c̣n đơn vị tổng trừ bị trong tay. Cuối cùng việc giải vây cho Phước Long được bộ Tổng Tham Mưu giao cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 trực tiếp đảm trách với lực lượng và khả năng sẵn có trong tay.

Quân Đoàn 3 được tăng cường Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù với nhiệm vụ là lực lượng xung kích. Trong khi Trung Tướng Đống và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tiến hành kế hoạch hành quân giải cứu Phước Long, th́ tại tỉnh lỵ, vào ngày 3 tháng 1/1975, Cộng quân tăng cường áp lực quanh ṿng đai pḥng thủ ở phía nam. Tuyến pḥng ngự của quân đội VNCH tại Phước Long chỉ c̣n thu hẹp ở chợ, khu hành chánh tỉnh và phi trường dành cho L-19. Tất cả các đạn bác của quân trú pḥng đều bị hư hại, không c̣n tác xạ được do hơn 2 ngàn trái pháo của Cộng quân đă rót vào khu ṭa hành chánh và bộ chỉ huy tiểu khu. Hơn 20 tấn đạn dược được tiếp tế thả dù ngay phía bắc tiểu khu nhưng v́ Cộng quân pháo kích liên tục nên việc thu hồi số đạn tiếp tế này vô cùng khó khăn.

 

Tháng 1 năm 1975, h́nh chụp tại phi trường Biên Ḥa. Các binh sĩ thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đang chuẩn bị cho cuộc hành quân trực thăng vận vào giải tỏa Phước Long (h́nh ảnh: TIME/LIFE, The End of the Line).

Ngày 4 tháng 1/1975, Cộng quân gia tăng các đợt pháo kích vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Trung Tá Tiểu Khu Phó bị tử thương ngay tại chỗ. Trung Tá Chi Khu Trưởng Phước B́nh bị thương nặng. Cùng lúc đó, xe tăng của Cộng quân xuất hiện từ hai hướng Tây và Nam thị xă. Liên lạc giữa bộ chỉ huy Tiểu khu và Quân Đoàn 3 bị đứt quăng nhiều lần và sau khi trung tâm hành quân bị phá hủy th́ hệ thống liên lạc viễn liên chỉ c̣n một tần số vô tuyến.

Ngày 5 tháng 1/1975, vào lúc 8 giờ sáng, Không Quân VNCH thực hiện 60 phi vụ chiến thuật để yểm trợ cho cho kế hoạch h́nh thành một băi đáp trực thăng tại phía đông tỉnh lỵ để Liên đoàn 81 Biệt kích Dù đổ bộ. Chín giờ sáng ngày 5 tháng 1/1975, một đại đội Biệt Kích Dù đầu tiên đổ bộ an toàn. Ngay sau khi đổ bộ xong, th́ lực lượng tiếp ứng và tiểu khu bắt đầu liên lạc với nhau được ngay. Đến 11 giờ phi cơ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ thứ hai và bộ chỉ huy dự trù sẽ trực thăng vận xuống phía Bắc khu hành chánh tỉnh.

Khi hoàn tất cuộc đổ bộ vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, hơn 250 binh sĩ Biệt Kích Dù bị lọt vào ổ phục kích của pháo binh Cộng quân. Rất may chỉ có khoảng hai tiểu đội bị tổn thất. Nhiều trực thăng bị trúng đạn nhưng phi hành đoàn đă cố gắng thoát ra khỏi vùng hỏa lực pḥng không của Cộng quân. Tuy nhiên v́ địch pháo dữ dội nên Không quân không thể tải thương được như đă dự trù. Trong thế cài răng lược, xe tăng Cộng quân phá vỡ vị trí pḥng ngự của Địa Phương Quân tại kho tiếp vận và từ đó tấn công vào thị xă. Đặc công Bắc Việt tùng thiết liền trở lui đặt chướng ngại vật để chận đường trong khi chiến xa của Cộng quân vẫn tiến về dinh tỉnh trưởng, bây giờ là bộ chỉ huy hành quân tiểu khu và bộ chỉ huy đơn vị tăng viện vừa mới đến.

Cộng quân bị đẩy lùi khi các chiến binh Biệt Cách Dù bắt đầu phản công để tái chiếm từng vị trí một, đặc biệt là kho tiếp vận. Mặc dù chiến binh Biệt Cách Dù chiến đấu vô cùng dũng cảm, nhưng do áp lực Cộng quân quá nặng, nên không chiếm lại được các vị trí trọng yếu. Lúc ấy Biệt Cách Dù bị thiệt hại gần nửa quân số.

Trận chiến trở nên kịch liệt hơn khi chiến xa địch kéo đến tăng cường, chiến binh Biệt Cách Dù sử dụng loại vũ khí phóng hỏa tiễn M-72 và đại bác không giật để bắn trả. Đến cuối ngày hôm đó, Bộ Chỉ Huy Biệt Cách Dù báo cáo cho Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 3 về t́nh h́nh trận chiến. T́nh h́nh vô cùng nguy kịch không giống như những ǵ tiểu khu đă báo cáo trước đó. Tuyến pḥng thủ của Địa Phương Quân bị vỡ khi chiến xa địch kéo đến. Thấy vậy, vị sĩ quan chỉ huy Biệt Cách Dù quyết định lập hàng rào quanh dinh tỉnh trưởng và ṭa hành chánh.

Suốt đêm đó hơn 1,000 trái đại bác của địch rót vào khu vực này và khu vực chợ. Qua 9 giờ sáng ngày 6 tháng 1, bộ đội Cộng quân có xe tăng yểm trợ lại mở trận tấn công tiếp. Giao tranh kéo dài suốt ngày. Đến 23 giờ, liên lạc với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu bị mất nhưng Biệt cách Dù vẫn c̣n giữ vững vị trí. Đến 12 giờ đêm, lực lượng Biệt Cách Dù lặng lẽ phân tán mỏng ra khỏi thị xă.

Sau khi Phước Long thất thủ, Trung Tướng Dư Quốc Đống xin từ chức và được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận. Tổng Thống đă cử Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, chỉ huy trưởng binh chủng Thiết Giáp, cựu tư lệnh Quân Đoàn 2/Quân Khu 2 (từ tháng 5/1972 đến tháng 10/1974), thay thế tướng Đống trong chức vụ tư lệnh Quân đoàn 3/Quân Khu 3.

 

Vương Hồng Anh

 

 

NHỮNG ĐIỀU VÔ LƯ TRONG TRẬN PHƯỚC LONG

 

 

 

Lực Lượng Đặc Biệt, LL ưu tú của QLVNCH, đây chính là những ng nằm gai nếm mật ở những trại LLĐB dài suốt biên giới phía Tây của NVN, giáp với Lào, Kampuchia để ngăn chặn quân xâm lăng từ Bắc qua dăy Trường Sơn xâm nhập vào Nam VN. LLĐB c̣n gọi là Biệt Kích, tiền thân của đơn vị vẻ vang nhất QLVNCH là Biệt Cách Dù Liên Đoàn 81 sau khi Mỹ rút khỏi VN năm 1973

 

NHỮNG ĐIỀU VÔ LƯ TRONG TRẬN PHƯỚC LONG

 

Bùi Anh Trinh

 

*Nhà Trắng nói rằng : Tổng thống Pho không có ư vi phạm những điều cấm chỉ của Quốc hội về việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam” ( Hồi kư của Tướng CSVN Hoàng Văn Thái trang 161). Tổng thống Mỹ Ford nói câu này sau khi Phước Long bị chiếm vào ngày 6-1-1975. Nghĩa là từ ngày này Mỹ sẽ phủi tay đối với công cuộc chiến đấu của Quân đội VNCH.

 

Ngay sau khi nhận được tin, Lê Duẩn chỉ thị cho Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái lên kế hoạch tiến chiếm miền Nam : “Một tháng sau chiến thắng Phước Long, ngày 5 tháng 2, anh Văn Tiến Dũng lên đường vào Tây Nguyên” ( Hoàng Văn Thái, trang 172).

 

*( Trích sách Giải Mă Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Năm 1975, ngày 10-1, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt danh hiệu cho tỉnh Phước Long là “Phước Long Thương Khó”. ( Trước đó vào năm 1972 ông ta đặt tên cho Tỉnh B́nh Long là “B́nh Long Anh Dũng”, tỉnh Kontum là “Kontum Kiêu Hùng, Tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên là “Trị Thiên Vùng Dậy” ). Có nghĩa là Tổng thống Thiệu bỏ luôn tỉnh Phước Long chứ không có ư định tái chiếm trở lại như năm 1972. Đơn giản chỉ v́ lúc đó ông ta đang toan tính bỏ luôn Vùng 1 và Vùng 2 nếu Tổng thống Ford quyết định không can thiệp sau khi Phước Long rơi vào tay quân Cọng sản.

 

* Chú giải : Mới đầu Tướng CSVN Lê Đức Anh sử dụng 2 trung đoàn của Sư đoàn 3 chiếm dễ dàng 2 quận Đức Phong và Bố Đức. Đây là hai trung đoàn chủ lực Miền của quân đội GPMN, tiếng là Sư đoàn 3 nhưng thực sự chỉ có 2 trung đoàn. Sau đó không thấy phía VNCH có phản ứng cho nên Hà Nội ra lệnh cho Quân đoàn 4 của Tướng Hoàng Cầm nhảy vào cuộc. ( Tự truyện của Tướng Lê Đức Anh do Khuất Biên Ḥa ghi ).

 

Tướng Cầm đă điều động cả 3 sư đoàn và 1 trung đoàn đặc công ( tổng cộng 27 tiểu đoàn ) để đạt được chiến thắng. Trong khi đó lực lượng pḥng thủ của Phước Long chỉ có 5 tiểu đoàn Địa phương quân, mà đă có 2 tiểu đoàn tự tan ră ngay ngày đầu và 1 tiểu đoàn tan ră trong ngày thứ hai.

 

Lê Duẩn và Tướng CSVN Trần Văn Trà chưng hửng

 

Theo Tướng Cao Văn Viên trong The Final Collapse : Để đối phó với lực lượng tấn công hơn 3 sư đoàn của CSVN, Bộ Tổng tham mưu và BTL Quân đoàn 3 VNCH chỉ gởi vào chiến trường 1 tiểu đoàn bộ binh vào ngày thứ hai của trận chiến. Và đến ngày thứ 25, sau khi quân CSVN dùng xe tăng tấn công vào thị xă Phước Long th́ Bộ TTM gởi thêm 2 đại đội Biệt kích dù.

 

Đây là một điều hoàn toàn không hiểu nổi đối với các nhà quân sự học. Ngoại trừ ngay từ đầu Tướng Thiệu và Tướng Viên đă quyết định bỏ thí Phước Long.

 

Về phía CSVN lại càng khó hiểu hơn : Để đối phó với lực lượng gồm 1 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn ĐPQ của VNCH mà hơn 3 sư đoàn quân CSVN phải đánh suốt 25 ngày đêm mới giành được chiến thắng…? Đây cũng là một điều vô lư nhưng sau này được Tướng CSVN Trần Văn Trà giải thích trong hồi kư “Kết Thúc Cuộc Chiến Trận 30 năm” :

 

Bổng một hôm trong lúc đang họp, một đồng chí trong Cục tác chiến đưa đến và đọc một bức điện từ chiến trường báo cáo rằng “ V́ địch đă tăng viện được Lữ 81 Biệt kích dù vào thị xă, chúng đă cố thủ nên chúng tôi tạm cho dẫn bộ đội ra chấn chỉnh để nghiên cứu đánh lại”

 

Tôi sửng sốt, không tin. Tôi ngồi gần như đối diện với anh Ba ( Lê Duẩn ), khi nghe đọc xong, anh nh́n thẳng vào tôi có ư hỏi tại sao vậy. Trước đây, khi xin được đánh Phước Long và được sử dụng một ít pháo lớn và xe tăng, tôi đă khẳng định với anh Ba rằng ta đánh chắc thắng và địch không thể tăng viện được. Nay nếu đánh không nổi tỉnh lỵ Phước Long th́ mọi việc đánh giá khác của tôi sẽ khó mà tin được là đúng. Tŕnh độ tác chiến của quân chủ lực ta ở Miền Đông rơ ràng chứng tỏ c̣n thấp kém ( trang 189 ).

 

Thực ra lực lượng tăng viện của Biệt cách 81 không phải là một lữ đoàn ( 16 đại đội ) mà chỉ có hai đại đội khoảng 250 người ( Tài liệu The Final Collapse của Tướng Cao Văn Viên ). Hai đại đội đủ khiến cho 3 sư đoàn CSVN phải rút ra ngoài. Vậy th́ chỉ cần 4 đại đội hay 6 đại đội là dư sức giữ được Phước Long với sự yểm trợ tối đa của Pháo binh và Không quân.

 

Trước đó hồi kư của tướng CSVN Trần Văn Trà cho thấy chủ trương của Trung ương cục vào cuối năm 1974 : “Năm 1975 không đánh lớn, chỉ lo phá b́nh định ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở Miền Đông, chủ lực không đánh lớn, B.2 định đánh Đồng Xoài, Phước Long nhưng Bộ không đồng ư”.

 

Sau đó Trần Văn Trà cùng Phạm Hùng ra Hà Nội để gặp Lê Duẫn để bàn kế hoạch trong năm 1975. Trong khi Hùng và Trà đang c̣n ở Hà Nội th́ ở trong Nam Lê Đức Anh cho quân chiếm hai quận Đôn Luân và Bố Đức mà không tốn hao công sức ( thực ra là do hai tiểu đoàn người Thượng làm phản ).

 

Nghe được tin đó Trà thuyết phục Duẩn cho phép đánh Phước Long với toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 4 CSVN. Không ngờ chỉ cần 2 đại đội Biệt cách mà 3 sư đoàn của Tướng Hoàng Cầm suưt thất bại ( Quân số 1 sư đoàn khoảng từ 8.000 đến 10.000 người trong khi 1 đại đội khoảng trên dưới 100 người ).

 

Nếu lúc đó người chỉ huy chiến trường là Tướng Phạm Quốc Thuần th́ 3 sư đoàn của Tướng Trà sẽ bị đánh tan như năm 1972 mà chỉ cần điều tới Phước Long 1 thiết đoàn chiến xa. Mặc dầu 1975 VNCH không c̣n B.52, nhưng phía CSVN cũng không khá ǵ hơn, họ không c̣n đạn đại bác, không c̣n vũ khí chống tăng và chống máy bay ( Hồi kư của tướng CSVN Hoàng Văn Thái ). Tướng Thuần sẽ điều ít nhất 10 tiểu đoàn trong số 33 tiểu đoàn chủ lực của Quân đoàn 3, hoặc tệ lắm th́ cũng là 16 đại đội của Liên đoàn Biệt cách 81.

 

Thái độ khó hiểu của Tướng Cao Văn Viên

 

Phản ứng của Tướng Dư Quốc Đống và Tướng Cao Văn Viên đă khiến cho Tướng CSVN Lê Đức Anh có một quyết định làm thay đổi hẳn số phận của VNCH : “ Sau 4 ngày chiến đấu… … Thấy quân địch không có phản ứng ǵ lớn, ông Anh hội ư trong Bộ chỉ huy Miền, quyết định tấn công đợt 3, tiêu diệt khu vực pḥng thủ cuối cùng, giải phóng Phước Long ( Khuất Biên Ḥa, Đại tướng Lê Đức Anh, trang 136 ).

 

Ngày nay lục lại hồ sơ trận Phước Long th́ rơ ràng Phước Long thất thủ do Tướng Dư Quốc Đống và Tướng Cao văn Viên đă án binh bất động cho quân CSVN tha hồ tiến chiếm. Và rồi kết quả mất Phước long đă khiến Hà Nội quyết định đánh Ban Mê Thuột.

 

Theo như hồi kư của Tướng Cao Văn Viên th́ Tướng Đống quá tệ; ông ta xin thêm Sư đoàn Dù, chứng tỏ ông chẳng biết ǵ về tầm quan trọng của sư đoàn dù đang trấn ải ngoài vùng giới tuyến. Sau khi bị từ chối Sư đoàn Dù th́ ông đ̣i 1 sư đoàn bộ binh nào khác, nếu không có th́ ông từ chức. Trong khi đó ông chớ hề điều động được 3 sư đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn chiến xa và 3 liên đoàn BĐQ mà ông đang nắm trong tay, ông chỉ ngắt ra được mỗi một tiểu đoàn trong số 33 tiểu đoàn chính quy của Quân đoàn.

 

Sự thực không thể như vậy, đặt giả dụ Tướng Đống không có khả năng nhưng dưới ông c̣n có Tướng Tư lệnh phó Nguyễn Văn Hiếu và ban tham mưu Quân đoàn. Nhưng tướng Hiếu là một ông tướng xuất sắc, chính ông là người làm nên chiến thắng Pleime năm 1965, lúc đó ông là Đại tá Tham mưu trưởng Quân Khu 2.

 

Ngoài ra c̣n có Tướng Cao Văn Viên và Bộ Tổng tham mưu đang đứng đằng sau. ( Theo hồi kư của Đại tá Phạm Bá Hoa th́ Tướng Đống là đàn em thân tín của Tướng Viên, chắc chắn Tướng Đống đă có cầu cứu với Tướng Viên nhưng Tướng Viên làm lơ ). Chỉ có một cách giải thích duy nhất là Tướng Thiệu và Tướng Viên muốn bỏ Phước Long cho nên chẳng những không giúp đỡ Tướng Đống mà thậm chí c̣n tỏ thái độ lơ là khiến cho ông đ̣i từ chức.

 

Việc Tướng Thiệu không chấp nhận cho Tướng Đống từ chức chứng tỏ rằng lỗi không phải nơi Tướng Đống. Chẳng qua là Tướng Đống không hiểu ư của Tướng Thiệu và Tướng Viên mà thôi. Có như vậy mới thấy Đại sứ Martin đẩy tướng Thuần ra khỏi vị trí Tư lệnh Quân đoàn 3 là có âm mưu.

 

Nếu là Tướng Thuần th́ Tướng Thiệu và Tướng Viên không qua mắt được ông ta. Dĩ nhiên là 2 trung đoàn CSVN của Tướng Lê Đức Anh sẽ bị đánh tan tại Bù Na và Bù Đăng. Lúc đó Hà Nội sẽ không chỉ thị Quân đoàn 4 CSVN của Tướng Hoàng Cầm nhảy vào cuộc. Và như thế Phước Long sẽ không mất và trận Ban Mê Thuột sẽ không xảy ra.

 

Nhưng giữa Tướng Thiệu và tướng Viên th́ ai là người chủ trương bỏ thí Phước Long? Hồi kư của Tướng Viên cho thấy Tướng Thiệu quyết định không tiếp ứng cho Phước Long sau khi nghe thuyết giải của Tướng Viên trong buổi họp tại dinh Độc Lập vào ngày 2-1-1975, tức là ngày thứ 22 sau khi trận đánh xảy ra và chỉ c̣n 4 ngày nữa là kết thúc.

 

Như vậy có thể hiểu là ngay từ đầu cho tới ngày thứ 22 mọi tin tức về t́nh h́nh Phước Long đến tai Tổng thống Thiệu như hằng ngàn trận lẻ tẻ khác trên toàn quốc cho nên ông không để ư. Chỉ đến khi xe tăng CSVN xuất hiện và tràn vào thành phố, báo chi loan tin từng giờ th́ Tổng thống Thiệu mới hay.

 

Nhưng khi ông hay được th́ Tướng Cao Văn Viên cho ông biết là : (1) Quân trừ bị của Bộ TTM không c̣n ( Tướng Viên quên mất là ông c̣n Liên đoàn 81 Biệt cách nhảy dù và Liên đoàn 7 BĐQ ). (2) Hai sư đoàn trực thuộc Quân đoàn 3 là Sư đoàn 18 và Sư đoàn 25 Bộ binh mắc pḥng thủ Tây Ninh ( Tướng Viên quên mất là Tướng Đống c̣n Sư đoàn 5 Bộ binh và 1 Liên đoàn Biệt Động quân trừ bị ). (3) Không c̣n trực thăng chở quân và đại bác. (4) Nếu điều động máy bay không vận cho Phước Long th́ sẽ bị tổn thất, làm giảm khả năng vận chuyển của Không quân VNCH về sau này ( Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 107-108 ).

 

Sự lư giải của Tướng Viên vô t́nh cho thấy chỉ có một ḿnh ông quyết định bỏ Phước Long chứ không phải là do Tướng Thiệu. Tướng Thiệu chỉ hay biết sau khi t́nh h́nh không c̣n cứu văn được nữa.

 

Thái độ im lặng của Tướng Nguyễn Văn Hiếu

 

Trong khi đó có một người thấy rơ những điều lư giải của Tướng Viên là vô lư. Đó là Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn 3; ông biết rơ Tướng Đống dư sức ngắt bớt quân đang pḥng thủ Tây Ninh ( 2 sư đoàn ) để kéo sang Phước Long, ông biết rơ Quân đoàn 3 đang c̣n 1 Liên đoàn BĐQ trừ bị và Bộ TTM c̣n 1 Liên đoàn Biệt cách làm trừ bị, ông cũng biết rơ máy bay tiếp tế cho Phước Long có nhiều điểm tiếp tế an toàn và nhiều cách thả dù tiếp tế an toàn, chuyện tổn thất lực lượng phi cơ vận chuyển là điều chưa chắc sẽ xảy ra, nghĩa là chưa thử mà đă co ṿi.

 

*( Tướng Hiếu nổi danh từ khi ông c̣n làm Tham mưu trưởng Quân khu 2 với chiến thắng Pleime. Năm 1973 ông với tướng Phạm Quốc Thuần được Tướng Thiệu cắt cử làm trụ chống nhà của Quân đoàn 3 nhưng tháng 11 năm 1974 Đại sứ HK Martin buộc Tướng Thiệu đổi tướng Thuần đi khỏi Quân đoàn 3 để đưa tướng Đống là đàn em thân cận của tướng Viên vào thế. ( CIA and The Generals ).

 

Cuốn sách “Why Pleime” của Tướng Hiếu là một bằng chứng cho thấy ông là một tướng tài, Ông nổi tiếng thông minh, thanh liêm và trực tính. Cho nên ông không thể nào gục đầu im lặng trước những lệnh điều động trái khoáy, phi lư của Tướng Viên. Sau này em trai Tướng Hiếu cho rằng cái chết của Tướng Hiếu có nhiều “bí ẩn”. Vậy nếu Tướng Hiếu chết v́ quốc gia đại sự th́ chuyện không tán đồng lệnh lui binh của Bộ TTM, hoặc lên tiếng báo động dịch làm phản của cựu Biệt kích Thượng là những giả thuyết đáng lưu ư ).

 

BÙI ANH TRINH

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng