US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TRẦN HUYỀN SÂM
Simone de Beauvoir:
nhục cảm thân thể và đối thoại triết học
Bàn về Simone de Beauvoir (1908-1986) để học tập cái nhân vị đàn bà của con người này ư? Không đâu. Chuyện khó. Beauvoir là một người đàn bà ngoại cỡ. Ngoại cỡ về tư tưởng nữ quyền. Ngoại cỡ về t́nh yêu và khoái lạc. Đàn bà trên cơi đời này khó ai có thể đạt đến tầm vóc của bà. Tuy nhiên, thái độ hiện sinh của Beauvoir là bài học cho bất kỳ phụ nữ nào muốn vươn đến sự tự do, xác lập một vị thế tự chủ trong cuộc sống.
H́nh như cho đến nay, chưa một triết gia nào luận giải về các thuộc tính của phụ nữ sâu sắc và thú vị như Beauvoir. Một số nhà phê b́nh nữ quyền hậu cấu trúc có thể phê phán sự mâu thuẫn trong tư tưởng hiện sinh của Beauvoir, nhưng không thể phủ nhận rằng, Le Deuxième sexe /Giới thứ hai là nền tảng căn bản để họ xác lập lối viết nữ giới, nhất là lối viết thân thể{1].
Ở đây, xin được đề cập đến yếu tố nhục cảm / sensualité trong Thư t́nh gửi Nelson Algren. Đây là một phương diện thuộc về lối viết nữ giới/l’É criture femme của Beauvoir, cũng là một phần trong tư tưởng nữ quyền của bà. Dựa trên thư tín và thái độ hiện sinh trong t́nh yêu, chúng ta có thể "thiết lập" một cuộc đối thoại triết học giữa Beauvoir với triết gia Nietzsche về luận thuyết đàn bà.
1. Nhục cảm thân thể và khoái lạc qua thư t́nh gửi Nelson Algren
Khoái lạc - từ tôi dùng ở trên không thuần túy để chỉ khoái lạc thân xác. Nó được hiểu như là cái nhân vị đàn bà được hiển lộ trên nhiều phương diện của cuộc sống, trong đó t́nh yêu là yếu tố căn bản. Sống để viết, hay viết để sống. Cả hai đều đúng với Beauvoir. Chốn t́nh trường phong phú, sôi nổi như thế giới văn chương của bà. Bao nhiêu cuộc t́nh đi qua, chỉ bà và quỉ thần mới biết được. Nhưng hai người đàn ông ảnh hưởng sâu đậm nhất đến Beauvoir, đó là triết gia hiện sinh J.P. Sartre (1905-1980) và nhà văn Nelson Algren (1909-1981). Sartre là người bạn đời tri kỷ, c̣n Nelson là t́nh nhân say mê. Sartre tôn trọng trí tuệ, thấu hiểu tâm hồn của Beauvoir. Bên Sartre, Beauvoir có thể hiện thực hóa tư tưởng hiện sinh: bản chất của con người là tự do. Nhưng Nelson mới là người đánh thức những đam mê khoái lạc - cái nhân vị đàn bà của Beauvoir.
Vậy Nelson Algren là ai? Là một nhà văn Mỹ, gốc Do thái, sống tại Chicago. Nổi tiếng với tiểu thuyết L'Homme au bras d'or, 1950. Một tác phẩm được chuyển thể thành phim và tác động sâu xa đến đời sống văn hóa Mỹ. Phần lớn, tác phẩm của Nelson phản ánh hiện thực đen tối của nhân dân Mỹ trong khoảng thời gian trước/ sau Thế chiến thứ hai. Cao to, đẹp trai, thích quyền Anh. Sống đam mê và chết trong khốn cùng, túng quẫn. Một người đàn ông có những đặc tính phù hợp với tư tưởng hiện sinh của Beauvoir[2].
Đó là cú sốc ái t́nh vào năm 1947, khi Beauvoir đến Mỹ, thuyết giảng cho sinh viên các trường đại học. Mười sáu năm trời ṛng ră, kể từ khi hai người gặp nhau (1947-1964), Beauvoir đă viết những bức thư t́nh nồng nàn, say mê. Trên 300. Con số không nhỏ cho một cuộc t́nh. Sau khi chết, con gái nuôi của bà là Silvie Le Bon de Beauvoir đă dịch sang tiếng Pháp, với tựa đề: Lettres à Nelson Algren: un amour transatlantique, Paris, Gallimard, 1997/ Thư gửi Nelson, một t́nh yêu xuyên Đại Tây dương[3]. Cuốn sách đă trở thành đề tài bàn luận sôi nổi của công chúng Paris. Thậm chí, họ xem đây như một thể loại thư tín đặc biệt, có giá trị về mặt giới tính, tiểu sử và văn học.
Sự xa cách về không gian, sự khác biệt về văn hóa, đặc biệt là sức hấp dẫn thân xác đă cuốn hút Beauvoir một cách kỳ lạ. Một cuộc tṛ chuyện, yêu đương, thậm chí faire l’amour/ làm t́nh bằng thư đă diễn ra hằng ngày. Đây là thời điểm, Beauvoir ở vào tuổi nồng nàn nhất của người đàn bà: 39 đến 45 - độ đam mê của khoái lạc, theo các nhà t́nh dục học. Beauvoir yêu bằng tất cả tâm hồn và niềm đam mê thân xác. Không có ǵ đáng sợ hơn, khi một người đàn bà bộc lộ những khát khao t́nh dục bị ẩn ức. Beauvoir đă viết bằng hơi thở, bằng cảm giác thân thể, như cách nói của Hélène Cixous: lối viết thân xác. Khoảng cách Paris và Chicago là cả một đại dương. Họ chỉ gặp nhau trong những khoảnh khắc ngắn ngủi. V́ vậy, lại càng dồn nén, khát khao hơn: "Em sẽ làm t́nh với anh mười lần trong một đêm và ban ngày cũng vậy, cho đến khi em mệt ră rời" (tr. 345). Một nỗi khắc khoải trong đớn đau: "Em đă khóc, v́ yêu anh và thiếu vắng anh; em đă nói với anh trong đêm dài; Xin anh đừng đi, hăy ở lại với em, hăy nói với em, như anh làm điều đó trong đêm tối và ánh sáng" (tr. 300).
Tính chất nhục cảm là yếu tố nổi bật nhất trong lối viết thư t́nh của Simone de Beauvoir. Người đọc bắt gặp tràn lan những h́nh ảnh thiên về cảm giác thân thể: nh́n ngắm, sờ mó, đụng chạm, nếm. Thậm chí, tác giả Suzanne Roy đă thực hiện một đề tài khoa học để khảo sát tính chất này (xem Sensualité et épistolarité dans lettres à Neson Algren de Simone de Beauvoir/ Nhục cảm và thư tín trong Thư gửi Nelson Algren của Simone Beauvoir[4]. Ở đó, tác giả chứng minh rằng, nhục cảm thân thể là chủ đề chính đối với Beauvoir. Những nơi chốn mà đôi t́nh nhân đă đi qua, đặc biệt là không gian ân ái trong khuê pḥng, đă được Beauvoir lưu giữ lại bằng cảm giác thân thể: "Đến chết, em vẫn c̣n nhớ, giây phút, khi em vừa đặt vali xuống, và em đă nằm gọn trong cánh tay siết chặt của anh” (tr. 75); "Hăy cảm nhận thân thể của em, trong cánh tay anh" (tr. 295); "Em nhớ lại tất cả... lần đầu tiên, ngày chủ nhật, khi mà thân thể của chúng ta ḥa quyện vào nhau" (tr. 216).
Đối tượng của ham muốn thân xác đă hiển lộ trước trang giấy, khiến cho chủ thể/ hành động viết thư luôn cảm nhận được niềm khoái lạc hân hoan. Beauvoir đă hơn một lần, thổ lộ về cảm giác khoái sướng trong trạng thái viết thư t́nh gửi Nelson: "Em cảm nhận được t́nh yêu, bởi anh ở trong từng đốt ngón tay của em, khi em viết cho anh". Bất kể nơi đâu, là quán café Flore, hay trong căn pḥng ở phố Bucherie, bất kể lúc nào, là những chuyến du lịch hay giảng dạy, người t́nh Nelson đều hiển hiện trong Beauvoir cùng với trạng thái khoái cảm đó[5].
2. Hiển lộ khoái cảm t́nh yêu bằng luận đề triết học
Có thể nói, sự bất lực trong niềm giao hoan đă khiến người đàn bà dồi dào t́nh dục này chuyển hóa vào tác phẩm. Viết, như một sự nếm trải giới tính, một niềm cảm nhận thân xác. Tính từ 1947 đến 1954, là khoảng thời gian Beauvoir viết nhiều nhất. Người t́nh Nelson Algren đă đi vào sáng tác của Beauvoir trên cả phương diện triết học lẫn văn học. Tiểu thuyết Các vị quan/ Les Mandarins - tác phẩm đoạt giải Goncourt 1954, đưa Simone de Beauvoir lên thành một tên tuổi lớn trên văn đàn Pháp thập niên 60 ở Pháp (Đánh bạt cuốn Đập chắn Thái b́nh dương, khiến nữ tiểu thuyết gia M. Duras rất hậm hực). Chủ đề trung tâm là thế hệ trí thức dấn thân ở Pháp, sau Thế chiến thứ hai. Nhân vật Lewis Brogan chính là nguyên mẫu người t́nh Nelson Algren ngoài đời.
Tuy nhiên, ảnh hưởng quan trọng nhất của Nelson đối với Beauvoir, phải kể đến công tŕnh triết học nổi tiếng Le Deuxième sexe/ Giới thứ hai, 1949. Tác phẩm phát hành đến con số kỷ lục: 22.000 bản trong tuần ra mắt đầu tiên. Tư tưởng nữ quyền tiến bộ/ nổi loạn đă khiến giáo hội Rome phải dè chừng. Đó là cuốn đặt nền tảng căn bản cho phong trào nữ quyền trên thế giới. Nó như một cơn sóng mạnh mẽ, cuốn phăng mọi luật lệ của chế độ nam quyền. Với luận điểm "Chúng ta sinh ra không phải là đàn bà: chúng ta trở thành đàn bà/ On ne nait pas femme: on le devient" (Le Deuxième sexe, tr. 285). Nghĩa là, đàn bà sinh ra, không phải đă mang những nhược điểm yếu kém, mà là do sự định kiến và áp đặt của chế độ nam quyền đă khiến họ trở thành như vậy.
Nếu không trải qua những giây phút si mê với người t́nh nước Mỹ, Beauvoir không thể viết phần "Người phụ nữ si t́nh" trong Giới thứ hai sâu sắc, nhiệt huyết đến vậy. Viết bằng tiếng nói từ trái tim, từ sự say mê điên cuồng trong t́nh yêu. Người ta có thể bắt gặp những ư tưởng, câu chữ trong Giới thứ hai qua thư t́nh gửi Nelson. Các thuộc tính say mê của một người đàn bà si t́nh đă được Simone de Beauvoir chuyển hóa vào tác phẩm dưới dạng những luận đề triết học. Trong đó, có những luận đề đối thoại với phân tâm học Freud và triết gia Nietzsche, nhằm biện minh cho tinh thần tự do của người phụ nữ.
Tất nhiên, công tŕnh này là kết quả của cả một quá tŕnh nghiên cứu triết học, sinh học, tâm lư và lịch sử về số phận nữ giới. Trước khi gặp Nelson Algren, Beauvoir đă khởi thảo và nung nấu tác phẩm vĩ đại này. Jean Paul Sartre là người ảnh hưởng có tính quyết định đối với tư tưởng triết học hiện sinh của Beauvoir trong Le Deuxième sexe.
3. Khước từ hôn nhân, hay là chính sự đối thoại với Nietzsche về luận thuyết đàn bà?
Thiết nghĩ, sự say mê, điên khùng trong t́nh yêu, không có ǵ lạ. Giới nghệ sĩ Paris không thiếu những cuộc t́nh gây scandal. Khi người ta lâm vào ái t́nh, tất cả đều trở nên điên rồ. Những triết gia uyên bác, lại càng điên rồ hơn. Và đời người sẽ mất đi sự thú vị, nếu không có những khoảnh khắc điên rồ đó. Nó vô lư lẽ. Miễn luận bàn. Như Beauvoir viết trong một bài báo, có tựa đề: V́ sao người ta si t́nh? Điều đáng bất ngờ ở đây là: phản ứng của Beauvoir trước lời cầu hôn của Nelson. Khi Nelson đề xuất cùng nhau chung sống ở Chicago, Beauvoir đă lưỡng lự, và rồi từ chối. Rơ ràng, dù say mê đến đâu, nữ triết gia vẫn trung thành với lư thuyết hiện sinh của ḿnh: tự do không hôn nhân. Ở điều này, có lẽ, Sartre hiểu tận cùng Beauvoir hơn người t́nh nước Mỹ.
Có thể nói, việc khước từ hôn nhân với Nelson Algren, cũng như "bản cam kết" với bạn đời Jean Paul Sartre, bộc lộ rơ thái độ hiện sinh của Beauvoir[6]. Khi phụ nữ xác lập một địa vị xă hội, và tự đứng trên đôi chân của ḿnh, họ sẽ không là một "vật thể" phụ thuộc như kết luận của các triết gia. Đó cũng là một phương thức đối thoại với triết gia Nietzsche về luận thuyết đàn bà. Vấn đề này đă được Beauvoir luận giải rơ trong Giới thứ hai, qua chương Người phụ nữ si t́nh.
Nietzsche cho rằng, có sự khác biệt căn bản trong t́nh yêu giữa hai giới. Đàn bà tôn thờ t́nh yêu như một tín ngưỡng. Khi yêu, họ thường đồng nhất hóa nhân cách của ḿnh với đàn ông: tôn thờ, phụng sự và lệ thuộc. Đàn ông là một chủ thể tối thượng, đàn bà là một yếu tố phụ thuộc vào chủ thể tối thượng đó. Nếu tách rời đàn ông, bản ngă của đàn bà không được thừa nhận. Nietzsche kết luận, đó là một qui luật tự nhiên, được rút ra từ đặc tính giới[7]. Quan điểm này của Nietzsche có cội nguồn từ chế độ nam quyền, và nó ảnh hưởng thâm căn cố đế vào đời sống tinh thần của người phụ nữ.
Chúng ta thừa nhận sự uyên bác của triết gia Nietzsche khi luận giải về tính siêu việt của con người. Nietzsche là người đầu tiên dám đặt con người đứng cao hơn thượng đế, với lời tuyên bố nổi tiếng: Thượng đế đă chết. Tuy nhiên, không thể chối căi rằng, quan điểm của Nietzsche về phụ nữ rất cực đoan. Điều này, không loại trừ xuất phát từ căn nguyên: v́ thất t́nh, nên Nietzsche rất căm hận đàn bà. Một số nhà nghiên cứu về Nietzsche cho rằng, cũng nhờ thất t́nh, triết gia này đă giam ḿnh trong pḥng để viết những kiệt tác nổi tiếng. Luận điểm về đàn bà của Nietzsche nảy sinh trong điều kiện đó. Chẳng khác nào Hitler, tuyệt vọng v́ bị đánh trượt trong kỳ thi vào trường Mỹ thuật ở Áo, để rồi, dấn thân vào con đường binh nghiệp, và nương ḿnh vào luận thuyết siêu nhân của Nietzsche, kích động sự điên khùng của dân tộc Đức, làm dấy lên vụ thảm sát Do Thái - một thảm họa kinh hoàng trong lịch sử loài người.
Simone de Beauvoir phản đối luận điểm trên của triết gia Nietzsche. Bà cho rằng, đó là một luận thuyết lừa mị đàn bà. Sự khác biệt mà Nietzsche đưa ra là do xă hội quan niệm và áp đặt lên người phụ nữ. Si t́nh là thuộc tính của con người. Ham mê khoái lạc hay thất t́nh, cũng là thuộc tính chung của cả hai giới đàn ông và đàn bà. Sự phụ thuộc của đàn bà đối với đàn ông trong t́nh yêu/hôn nhân, thậm chí ham muốn thân xác là do hệ lụy về kinh tế và địa vị xă hội. Một người phụ nữ có thể “bứt ra” sự ràng buộc đó, nếu có một địa vị xă hội đồng đẳng với nam giới.
Simone de Beauvoir đặt ra vấn đề: v́ sao sau mỗi cuộc t́nh, người đàn bà vẫn không thể dứt khỏi sự cám dỗ thân xác của đàn ông? Theo bà, một mặt, là do đặc tính giới: khi đàn bà bắt đầu, là lúc đàn ông kết thúc. Trong giao hoan, khi người đàn bà c̣n đắm ch́m vào niềm khoái cảm thân xác, th́ đàn ông lại không c̣n ham muốn nữa, v́ đă được thỏa măn. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thất vọng tràn trề của những người đàn bà si t́nh: huyễn tưởng t́m một người t́nh tuyệt đối. Tuy nhiên, sâu xa hơn, cám dỗ ham muốn đó đă buộc chặt họ vào người đàn ông, là do, họ phải lệ thuộc thân phận của ḿnh. Sau mỗi cuộc t́nh, họ cảm thấy tuyệt vọng, và gần như chấm dứt sự sống, khi bị người đàn ông "phế truất". Sự đảm bảo hạnh phúc lớn nhất của kết cục t́nh yêu, đó chính là hôn nhân. Dù hôn nhân là địa ngục, hay thiên đường, th́ đó vẫn là sự bảo kê về mặt danh dự và địa vị xă hội cho một người phụ nữ.
Simone de Beauvoir cho rằng, đó vừa là thế yếu, vừa là sự "ngu dốt" của phụ nữ. Thân xác của đàn bà, phải thuộc về đàn bà. Một người đàn bà thông minh, tự chủ, họ có thể vượt lên bản thân để quyết định cuộc sống riêng của ḿnh. Sự b́nh đẳng giới là con đường giải phóng phụ nữ, thoát khỏi sự lệ thuộc đàn ông (Xem phần: Tiến tới giải phóng phụ nữ, tập II).
Bản thân của Beauvoir là một minh chứng thuyết phục cho luận thuyết của bà về nữ giới. Nếu Nietzsche chứng kiến được cuộc sống tự do, với tất cả sự sinh động trong t́nh yêu, sự say mê trong nghệ thuật, sự uyên bác trong khoa học của Beauvoir, triết gia này hiển nhiên phải thừa nhận sự sai lầm của ḿnh về luận thuyết đàn bà. Bằng chính cuộc đời, với cái nhân vị tự do của người phụ nữ, Beauvoir đă khẳng định trên ba phương diện:
Thứ nhất, về văn học, một người phụ nữ, có thể tự do cầm bút để thực hiện những đam mê sáng tạo nghệ thuật. Các tác phẩm L’ Invitée (1943), Tous les hommes sont mortels (1946), Les Mandaris (1954), Les Belles images (1966), La Femmes rompue (1967), Quand prime le spirituel (1979)... đă cho thấy năng lực nghệ thuật của Beavoir. Giải thưởng Goncourt đă thuộc về Beauvoir - một giải thưởng danh giá nhất ở Pháp, và càng danh giá hơn đối với phụ nữ vào thời điểm bấy giờ - 1954.
Thứ hai, về triết học, Beauvoir là phụ nữ đầu tiên, cho đàn ông thấy rơ rằng, họ đă lầm trong nhận định: triết học là lĩnh vực độc tôn của đàn ông. Rằng, đó là một loại h́nh khoa học thiên về tư duy logic, không phù hợp với tư duy cảm tính của phụ nữ. Và như chúng ta biết, để "lật tẩy" cách nh́n cực đoan này, Simon de Beauvoir đă tham gia kỳ thi và đỗ nh́ tại đại học Sorbonne, chỉ đứng sau Jean Paul Sartre. Vào thời điểm đó, năm 1929, Beauvoir là người phụ nữ nhận học vị thạc sĩ đầu tiên ở Pháp. Sau sự kiện này, đàn ông Paris, mà trước hết nhà triết học hiện sinh Sartre rất nể phục. Sartre luôn xem Beauvoir là một nhà triết học ngang bằng, hiểu và có khả năng đối thoại với ḿnh trên mọi phương diện.
Thứ ba, về phương diện chính trị, Beauvoir là một trí thức dấn thân và đấu tranh hết ḿnh cho tinh thần tự do của nhân loại. Beauvoir hoạt động sôi nổi trong phong trào chính trị - xă hội thập niên 60. Bà đă từng cùng sinh viên xuống đường, tham gia biểu t́nh chống chiến tranh ở Algérie và Việt Nam. Hoạt động của họ đă tác động căn bản đến chính quyền Pháp vào thời bấy giờ. Không phải đơn giản mà tên Beauvoir được đặt cho một chiếc cầu trên sông Seine. Vinh dự này chỉ dành cho những vĩ nhân của nước Pháp.
Những viện dẫn trên của tôi, không chỉ chứng minh là triết gia Nietzsche đă lầm trong luận thuyết đàn bà, mà c̣n - ở một mức độ nhất định - bộc lộ một cách tiếp cận tư tưởng hiện sinh của Beauvoir. H́nh như, ở Việt Nam, chúng ta chỉ nh́n nhận cái nhân vị đàn bà của Beauvoir trên phương diện t́nh yêu, tự do, mà chưa thấy hết được con người xă hội - đa diện của nữ triết gia đặc biệt này?
Tư tưởng hiện sinh của Simone de Beauvoir dù mặt này, mặt khác, c̣n phải đặt lại vấn đề. Nhưng, một khi, nữ quyền là nhân quyền con người, th́ Beauvoir luôn đúng ở mọi nền văn hóa, mọi thời đại. Ở vào thời điểm hôm nay, có thể khẳng định rằng, Beauvoir là người đặt ra các giả thiết về sự tồn tại của loài người. Khi mà những giá trị hôn nhân bị lung lay, biến động, th́ Simone de Beauvoir là một hiện tượng có tính tiên tri.
T.H.S
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/