Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
4 điểm khác biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân
(Nguồn: Internet)
Từ xưa đến nay, cổ nhân thường dạy, đối với “kẻ tiểu nhân” th́ nên tránh xa và học làm người quân tử. Vậy làm thế nào để biết được đâu là “kẻ tiểu nhân”? Hăy dựa vào 4 điểm khác biệt của họ với “người quân tử” dưới đây.
Thế nào là người quân tử? Miêu tả về phong thái của người quân tử, trong “Luận ngữ”, Khổng Tử viết: “Vọng chi nghiễm nhiên, tức chi dă ôn, thính kỳ ngôn dă lệ.” Ư nói trông xa thấy trang nghiêm, đến gần thấy ôn ḥa, nghe lời nói thấy trang trọng nghiêm túc. Về cách làm việc của người quân tử, Mạnh Tử viết, người quân tử gặp người có quyền thế th́ không xu nịnh, gặp người mạnh th́ không sợ, gặp người yếu hơn ḿnh th́ không bắt nạt, tôn kính người lớn tuổi, che chở người nhỏ tuổi. Họ nghiêm túc đứng đắn, khoan dung, bác ái, quang minh và cả đời luôn chú trọng tu dưỡng phẩm chất đạo đức. C̣n kẻ tiểu nhân th́ hoàn toàn trái ngược lại.
Khái quát lại, nhân cách của người quân tử thể hiện trên 4 điểm: “3 hổ thẹn”, “3 không”, “3 lo” và “3 sợ”. 4 điểm này chính là tiêu chuẩn của người quân tử, đồng thời cũng là 4 điểm khác biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân.
1. Người quân tử nói chuyện có “3 hổ thẹn”
Khổng Tử nói: “Thị vu quân tử hữu tam khiên: Ngôn vị cập chi nhi ngôn vị chi táo, ngôn cập chi nhi bất ngôn vị chi ẩn, vị kiến nhan sắc nhi ngôn vị chi cổ”. Ư nói, khi nói chuyện với người quân tử dễ phạm phải 3 khuyết điểm: Chưa đến lượt nói mà đă nói là “nôn nóng, hấp tấp”. Đến lúc nói mà lại không nói là “che giấu, lấp liếm”. Chưa nh́n thấy sắc mặt người nghe mà đă nói, là “mù quáng”.
Người chưa đến lượt đă nói là biểu hiện của người nóng vội, nóng ḷng muốn thể hiện ḿnh, sợ bị người khác xem thường, hoàn toàn là biểu hiện của người nông cạn và xốc nổi. Ngoài ra, hành vi này cũng rất thất lễ, nói lên rằng người này không được giáo dưỡng.
Đến lượt nói mà lại không nói là một biểu hiện khác của cực đoan, không chỉ là hành vi thất lễ mà trong ḷng c̣n nhất định có chỗ che giấu, cho nên dối trá. Có một số người không nói là do ngượng ngùng, e ngại, điều này cũng không nên bởi v́ người quân tử là quang minh chính đại. Nếu là điều quang minh, chân chính th́ có ǵ là không dám nói?
Nghiêm trọng nhất là chưa nh́n thấy sắc mặt người nghe đă nói. Có những điều liên quan đến việc riêng tư của người khác, chạm vào nỗi đau của người khác, phạm vào điều kiêng kỵ của người khác mà lại không để ư cứ tùy tiện nói ra. Điều này không chỉ là thất lễ, nông cạn, không có giáo dưỡng mà c̣n có quan hệ trực tiếp đến vấn đề phẩm cách. Bởi v́ người không để ư nét mặt người khác mà tùy tiện nói là người chỉ để ư đến sự sảng khoái vui vẻ của bản thân ḿnh, không để ư đến cảm nhận của người khác, làm tổn thương người khác. Đương nhiên cũng có người là do tính cách ngay thẳng, bộc trực mà hành xử như vậy. Nhưng xúc phạm người khác là vô tâm và cách ngay thẳng như vậy cũng không phải là hành vi của người quân tử.
2. Người quân tử làm việc có “3 không”
“Quân tử bất vọng động, động tất hữu đạo”. Người quân tử không hành động mù quáng, làm bừa. Họ làm ǵ cũng đều có đạo lư. Người quân tử chân chính đối với bản thân vô cùng nghiêm khắc, đây là một loại “tự giới luật” bản thân. “Không làm xằng làm bậy” chính là không tùy tiện, trong tâm họ luôn có nguyên tắc và đường giới hạn của ḿnh. Đây được gọi là phẩm đức, phẩm đức này cũng chính là đạo trong ḷng người quân tử. Kẻ tiểu nhân tính toán cái ǵ, làm cái ǵ cũng tùy tiện, không bao giờ biết đến phẩm đức và nguyên tắc, giới hạn.
“Quân tử bất cẩu cầu, cầu tất hữu nghĩa”. Người quân tử không mưu cầu tùy tiện, mưu cầu điều ǵ cũng đều nghĩa. Người quân tử biết biết rơ về nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rơ về lợi. Người quân tử coi trọng tiền tài của cải nhưng nhận phải đúng đạo lư. Người quân tử làm việc ǵ th́ đầu tiên cũng cân nhắc đến đạo nghĩa. Điều hợp với đạo nghĩa, có thể nhận th́ sẽ nhận, c̣n không hợp đạo nghĩa th́ không liếc mắt nh́n qua. Điều này cũng là thể hiện của tấm ḷng độ lượng, phóng khoáng, thứ không phải của ḿnh th́ nhất định không truy cầu. V́ thế mà trong tâm người quân tử luôn rộng răi, khoáng đạt, quang minh lỗi lạc. Kẻ tiểu nhân coi trọng lợi ích, của cải tiền bạc, chỉ cần có thể đạt được lợi ích họ sẵn sàng đổi tất cả.
“Quân tử bất hư hành, hành tất hữu chính”. Mỗi lời nói, cử động của người quân tử đều sẽ không tùy tiện, phàm là làm việc ǵ cũng đặt ḿnh vào hoàn cảnh người khác để cân nhắc 3 điều: Việc này có chính đáng không? Có tổn hại đến lợi ích của người khác không? Có xúc phạm đến người khác không? Nghĩ thông suốt 3 điều này, họ mới bắt đầu làm.
3. Người quân tử tu thân có “3 lo”
Trong “Lễ kư” viết: “Quân tử hữu tam hoạn: Vị chi văn, hoạn phất đắc văn dă; kư văn chi, hoạn phất đắc học dă; kư học chi, hoạn phất năng hành dă.” Ư nói, người quân tử có “3 lo lắng”: Những kiến thức và đạo lư mà bản thân chưa được nghe qua, th́ lo lắng không thể nghe thấy. Đă nghe thấy rồi th́ lo lắng không thể học được. Đă học được rồi lại lo lắng không thể làm được.
“Không nghe thấy, không học được, không làm được” là “3 lo lắng” của người quân tử. Người quân tử luôn lo lắng trong ḷng rằng, c̣n bao nhiêu đạo lư mà ḿnh chưa nghe thấy, chưa học được và làm được. V́ vậy, khi được người khác khen ngợi, họ vẫn thấy hổ thẹn và khiêm tốn, đây thực sự là thành tâm phát ra chứ không phải họ cố t́nh tạo ra. Cũng chính bởi vậy nên họ mới luôn mong muốn tu dưỡng hơn nữa. Kẻ tiểu nhân th́ hoàn toàn ngược lại.
4. Người quân tử lập đức có “3 sợ”
Trong “luận ngữ”, Khổng Tử viết: “Quân tử hữu tam úy: Úy thiên mệnh, úy đại nhân, úy thánh nhân chi ngôn.” Ư nói rằng, người quân tử kính sợ luật lệ của trời đất, kính nể lời nói của người đức cao vọng trọng và bậc thánh nhân. Đằng sau sự “kính nể, sợ” này là tâm thái khiêm tốn, nhún nhường.
Người quân tử luôn cố gắng hành theo chuẩn tắc của trời đất, noi theo và học tập nhân cách của người đức cao vọng trọng, bậc thánh nhân. Chính v́ biết “kính sợ” nên người quân tử luôn cố gắng tu dưỡng và phát triển bản thân để đạt đến cảnh giới cao hơn.
Nói về kẻ tiểu nhân, Khổng Tử viết: “Tiểu nhân bất tri thiên mệnh nhi bất úy dă, hiệp đại nhân, vũ thánh nhân chi ngôn.” Tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, khinh mạn bậc đại nhân, coi thường lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân mặc dù tri thức hạn hẹp nhưng lại cho ḿnh là tài giỏi hơn người, chỉ trích lời nói của bậc thánh hiền.
Người xưa dạy: Trong cuộc sống, phải học được “rời xa” tiểu nhân, tận lực làm người quân tử.
Phật dạy 7 cách bố thí chẳng tốn đồng nào cũng làm được
Một người chẳng có ǵ cũng có thể bố thí theo cách này mà vẫn có được may mắn cả đời...
Chuyện kể rằng có người nghèo nọ, do làm việc ǵ cũng không thành công, sinh ḷng uất ức liền chạy đến khóc than với Đức Phật: “Duyên cớ làm sao mà con làm việc ǵ cũng không thành ạ?”
Đức Phật trả lời: “Đó là v́ con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
Người kia đáp: “Nhưng con nghèo khó như vậy, tiền ḿnh c̣n không có th́ biết bố thí cho ai!”
Đức Phật mới từ tốn dạy: “Một người cho dù hoàn toàn không có ǵ, vẫn có thể cho người khác 7 thứ”.
Bố thí không chỉ là cho tiền theo quan niệm của nhiều người.
7 cách bố thí Đức Phật nói chính là:
1. Nhan thí – cho nét mặt:
Dù không có ǵ nhưng ai cũng có nụ cười, thái độ niềm nở, đều có thể đem cho
những người mà ḿnh gặp hàng ngày.
2. Ngôn thí – cho lời nói:
Lời nói chẳng mất tiền mua, lúc nào chúng ta cũng có thể lựa lời nói những điều
ấm áp, khuyến khích người khác, khiến họ cảm thấy được an ủi, vỗ về.
3. Tâm thí – cho tấm ḷng:
Tấm ḷng cũng chẳng tốn đồng nào, chỉ cần có cái tâm rộng mở, đối xử với mọi
người chân thành, trung thực, thế cũng là đă cho đi rất nhiều rồi.
4. Nhăn thí – cho ánh mắt:
Dùng cái nh́n thiện ư, khuyến khích có thể khiến một ngày của ai đó trở nên tốt
đẹp hơn. Không phải bạn cũng từng ít nhất một lần cảm thấy phấn chấn hơn chỉ với
một ánh mắt sao?
5. Thân thí – cho hành động:
Những hành động nhân ái, giúp đỡ người khác đôi khi c̣n giá trị hơn cả tiền bạc.
6. Tọa thí – cho chỗ ngồi:
Khi đi tàu, xe hay thuyền, hăy nhường chỗ ngồi của ḿnh cho người cần.
7. Pḥng thí – cho nơi ở:
Pḥng ở c̣n trống, không dùng đến có thể cho người khác vào nghỉ ngơi.
Theo lời Đức Phật, bố thí có rất nhiều cách, nhưng quan trọng nhất vẫn là có chân t́nh và cái tâm lương thiện, th́ dù là bất cứ ai, sang hay hèn, đều có thể làm được. Những người vẫn đang hàng ngày đi làm kiếm tiền nuôi gia đ́nh, thực chất cũng là một dạng bố thí. Không nên hiểu bố thí theo nghĩa thương hại tiêu cực, mà bố thí ở đây nghĩa là cho đi, cho những cái ḿnh có cho ai cần nó.
Nhiều người hay than thở sao ḿnh cố gắng quá nhiều mà vận may chẳng đến, nghèo vẫn hoàn nghèo. Theo cái nh́n nhà Phật, nếu bạn cứ nghĩ ḿnh đang làm thân trâu ngựa, phải trả nợ cho ai, th́ chính là đang ôm bụng khí oán giận, cả đời không hết khổ. C̣n nếu nghĩ là đang bố thí, cho đi, th́ sẽ cảm thấy ấm áp, thoải mái yên lành. Yên lành rồi mới có thể giác ngộ mà thành công.
Tương tự, việc nhà cửa vất vả, muôn vàn lo toan, nếu cứ nghĩ đó là trách nhiệm, nghĩa vụ sẽ chỉ thêm mệt mỏi; nhưng nếu nghĩ đó là đang bố thí trong gia đ́nh, đang cho đi để những người ḿnh yêu thương được vui vẻ, th́ sẽ thấy đó là việc làm tự do tự tại, dễ chịu, vui vẻ. Bố thí, có thể trước mắt chưa thấy quyền lợi ǵ, nhưng quả của nó sớm muộn rồi cũng đến.
Vậy đấy, b́nh thường bạn cứ nghĩ bố thí là phải cho tiền ai đó nghèo khổ, phải
đến trước cổng chùa phổ độ chúng sinh, bỏ tiền vào ḥm công đức. Nhưng thực tế,
đó mới chỉ là một mặt của vấn đề. Bố thí bằng tiền bạc chỉ là một phần nhỏ, chứ
chưa “tới”, chưa “đủ”.
Biết bố thí và tạo phước cho người, th́ cả hai đều có đức.
20 đại tu dưỡng lớn nhất đời người
(Nguồn: Internet)
Mọi người đều hy vọng bản thân ḿnh là một người có tu dưỡng. Vậy tu dưỡng lớn nhất của đời người là ǵ? Dưới đây là 20 đại tu dưỡng lớn nhất đời người, ai cũng nên học hỏi để tự tu dưỡng bản thân ḿnh.
1. Tu dưỡng lớn nhất của đời người là khoan dung, tha thứ
Mọi người đều hy vọng bản thân ḿnh là một người có tu dưỡng. Vậy tu dưỡng lớn nhất của đời người là ǵ? Chính là khoan dung, tha thứ. Có câu nói: “Nghiêm dĩ luật dĩ, khoan dĩ đăi nhân” ư nói, lấy nghiêm khắc làm kỉ luật cho bản thân ḿnh và lấy khoan dung rộng lượng để đối xử với mọi người. Chúng ta đối đăi với người cần phải khoan hồng độ lượng, cần phải bao dung. Cho dù người khác đối đăi chúng ta tốt hay không tốt, chúng ta đều có thể bao dung họ. Đây mới là tu dưỡng lớn nhất của đời người.
2. Thu hoạch lớn nhất của đời người là biết đủ, biết hài ḷng.
Mỗi người đều hy vọng bản thân ḿnh có tiền bạc, nhà cửa, đạt thành tựu, và có nhiều thu hoạch. Vậy cái ǵ là thu hoạch lớn nhất đời người? Đó chính là cần có khả năng biết đủ, biết thỏa măn. Nếu một người không thấy đủ, không thấy thỏa măn th́ cho dù có ngủ tại thiên đường cũng sẽ cảm thấy như đang ở địa ngục. Nếu một người biết đủ, biết hài ḷng th́ họ sẽ thấy cho dù ở nơi tồi tệ như địa ngục cũng sẽ thấy như ở thiên đường. Cho nên biết đủ là thu hoạch lớn nhất của đời người.
3. Sở hữu lớn nhất của đời người là cảm ơn
Người nào là giàu có nhất? Người nào là nghèo khổ nhất? Người nghèo là luôn muốn thu được từ người khác. Người giàu luôn mang trong ḿnh ḷng biết ơn, thời thời khắc khắc muốn giúp đỡ người khác. Cho nên, một người có thể cảm ơn, quư trọng phúc th́ người ấy là người sở hữu lớn nhất cuộc sống.
4. Mỹ đức lớn nhất của đời người là từ bi
Mỹ đức lớn nhất của con người không phải là ở lớn lên có được dung mạo thật xinh đẹp, cũng không phải có thật nhiều của cải, rất nhiều tài năng, mỹ đức lớn nhất của đời người là từ bi. Cho nên, đời người thà rằng không có tài cán, không có học vấn, nhưng không thể không có từ bi. Ḷng từ bi mới là mỹ đức chân chính.
5. Niềm vui lớn nhất của đời người là pháp lạc
Nhiều người thường mong t́m kiếm niềm vui bằng những thứ ở bên ngoài ḿnh. Ví dụ như nghe được một câu khen ngợi th́ vui mừng nửa ngày. Nhưng những hoan hỷ vui mừng này chỉ thoáng chốc là đă qua đi. Nhiều người hy vọng đạt được niềm vui từ những đồng tiền, nhưng tiền tài cũng như nước chảy, thoáng chốc là dùng hết. Nhiều người hy vọng đạt được niềm vui trong những chuyến du lịch đó đây, nhưng những chuyến đi dù dài th́ cũng chỉ nháy mắt một cái là qua đi, niềm vui cũng sẽ biến mất. Chỉ có một loại niềm vui là vĩnh hằng, đó chính là Pháp lạc. Pháp lạc chính là niềm vui của tri thức, của tu hành, của quan điểm, là niềm vui vĩnh hằng, vĩnh viễn không bị tiêu tan đi mất.
6. Tâm bệnh lớn nhất của đời người là ích kỷ
Thân thể con người vốn là bằng xương bằng máu thịt. Cho nên thân thể sẽ khó tránh khỏi già nua, bệnh tật và cái chết. Kỳ thực tâm bệnh trên tâm lư càng lớn hơn, vậy tâm bệnh trên tâm lư là ǵ? Đó chính là ích kỷ. Con người bởi v́ ích kỷ nên tấm ḷng không rộng mở, tâm không đại lượng, khó có thể đạt thành tựu, không thể thăng hoa bản thân. Cho nên, một người ngoài việc phải chú ư giữ ǵn sức khỏe ra th́ c̣n cần phải chữa khỏi tâm bệnh “ích kỷ” của bản thân ḿnh.
7. Sai lầm lớn nhất của đời người là tà kiến
Một người nếu như phạm sai lầm, mà sai lầm ấy là sai lầm về sự tính th́ c̣n có thể sửa chữa. C̣n nếu như trên nhận thức có độ sai lệch (tà kiến) và tư tưởng có sự sai lầm th́ đó chính là sai lầm lớn nhất của đời người. Không những không biết tự quy chính lại bản thân, mà c̣n luôn tự cho ḿnh là đúng. Đây là căn bệnh mà trong xă hội hiện đại ngày nay rất nhiều người dễ dàng phạm phải. Điều này thật sự là rất đáng sợ!
8. Phiền năo lớn nhất của đời người là dục vọng, mong muốn
Có người nói: Thế giới chứa đựng đầy rẫy những ưu lo khổ năo, bởi v́ vốn dĩ mỗi người đều phải đối mặt và đi băng xuyên qua thế giới này, không có ai là ngoại lệ, v́ thế nó chứa đầy phiền năo và thống khổ. Ví như chúng ta đối với dục vọng về tiền tài, sắc đẹp, ăn uống, dục vọng đối quyền lực và địa vị th́ đều mong muốn đạt được. V́ thế khi những dục vọng này phát sinh, mà lại không cách nào đạt được thỏa măn th́ sẽ cảm thấy phiền năo. Cho nên, phiền năo lớn nhất của đời người chính là dục vọng.
9. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính ḿnh
Mọi người thường coi những người đối xử không tốt với ḿnh là kẻ thù của ḿnh. Kỳ thực, kẻ thù của ḿnh không phải là người khác mà là chính bản thân ḿnh. Bởi kẻ thù từ bên ngoài th́ sẽ dễ nhận biết, dễ pḥng bị, ngược lại là chính ḿnh không dễ nhận thức được chính ḿnh, không dễ hiểu rơ, không dễ khống chế và xử lư. Chúng ta thường không cấm đoán được những ham muốn của bản thân và không hóa giải được tính t́nh sự oán hận trong ḷng ḿnh. Thế là chúng ta trở thành kẻ thù của bản thân ḿnh.
10. Bi thương lớn nhất của đời người là vô tri (không có tri thức)
Bi thương lớn nhất của đời người không phải là không có tiền, không có thế lực, cũng không phải là không có địa vị, hay không có nghề nghiệp…Bi thương lớn nhất của đời người là vô tri, không hiểu lư, không nh́n nhận rơ chân tướng của thế gian, không thể nh́n nhận rơ quan hệ của ḿnh và người, không thể thấy hết nhân duyên và nhân quả của thế gian. Đây chính là bi thương lớn nhất của đời người.
11. Thất bại lớn nhất của đời người là sự ngạo mạn
Cái gọi là “Khiêm thụ ích, măn chiêu tổn”, nghĩa là: khiêm nhường sẽ nhận được lợi ích mà tự măn th́ bị mất đi, một người nếu như tự cao tự đại, th́ cho dù đi tới bất cứ đâu cũng đều không nhận được sự chào đón của người khác. Cho nên thất bại lớn nhất của đời người là ngạo mạn.
12. Oán trách là sự vô tri lớn nhất của đời người
Vô tri chính là không hiểu biết, không hiểu lư. Bởi v́ không hiểu lư, cho nên khi gặp điều không như ư liền oán trời trách người, oán ông trời không phù hộ, oán con người thế gian không giúp đỡ. Đối với bạn bè và người thân, họ hàng thân quyến th́ lại càng oán hận hơn. Thậm chí khi phiền năo v́ oán hận c̣n nổi nóng quẳng bàn ném ghế, ném cả chén trà. Đây chính là vô tri lớn nhất của đời người. Họ đă không tự trách bản ḿnh, mà đi oán trời trách người, oán người thân, bạn bè.
13. Sai lầm lớn nhất của đời người là xâm phạm
Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là xâm phạm, xâm phạm tài phú và tính mạng của người khác.
14. Khốn nhiễu lớn nhất của đời người là thị phi
Có người nói: Nơi nào có con người th́ liền có thị phi. Thị phi khiến chúng ta cảm thấy khổ năo khôn nguôi. Chúng ta cần làm được: không để tai nghe thị phi, không lan truyền thị phi. Đời người ngắn ngủi, cần ǵ phải tranh đấu tới lui, chỉ tăng thêm phiền năo mà thôi!
15. Hy vọng lớn nhất của đời người là b́nh an
Tài phú, danh lợi là mưu cầu của mọi người. Nhưng nếu có được danh lợi, tài phú, mà lại mất đi sự b́nh an, cuộc sông như vậy sẽ không có hy vọng, không có ư nghĩa. Cho nên, hy vọng lớn nhất của đời người là, b́nh an chính là một loại phúc.
16. Dũng khí lớn nhất của đời người chính là nhận sai
Con người cần có dũng khí. Dũng khí không phải là đánh nhau với người khác, cũng không phải là tranh chấp, so đo với người khác. Mà dũng khí lớn nhất chính là tự mình nhận sai, cảm thấy bản thân không nên nói câu nói như vậy, không nên làm việc như vậy, không nên làm cản trở người khác. Người có dũng khí là một người mà có thể sám hối nhận sai lầm.
Dũng khí lớn nhất cuả đời người là tự ḿnh nhận sai.
17. Nguồn năng lượng lớn nhất của đời người là tín ngưỡng
Chúng ta thường nói cần phải khai phát nguồn năng lượng. Năng lượng không nhất định chỉ là khoáng sản ở trong lòng núi, hay châu báu dưới đáy biển, cũng không nhất định là khí đốt, khí thiên nhiên, năng lượng mặt trời. Nguồn năng lượng lớn nhất của đời người chính là tín ngưỡng. Bởi vì bên trong tín ngưỡng có ẩn chứa tài phú, công đức và kho tàng.
18. Phát tâm lớn nhất của đời người chính là lợi ích chúng sinh
Chúng ta thường nghe nói rằng các lăo hòa thượng và đồ đệ của Phật giáo cần phải v́ người phát tâm. Vậy rốt cuộc phát tâm là gì? Cần phát thiện tâm, hảo tâm, cũng chính là lợi ích đại chúng. Ví như, chúng ta nói một câu có lợi ích đối với mọi người, làm một việc có lợi ích đối với mọi người, dùng lợi ích đại chúng làm chủ.
19. Tiền vốn lớn nhất của đời người là tôn nghiêm
Con người sở dĩ có thể làm người đó chính là v́ có sự tôn nghiêm. Cho nên, cho dù có thể hy sinh nhiều thứ nhưng vẫn cần bảo lưu giữ lại một chút tôn nghiêm cho ḿnh.
20. Lo âu lớn nhất của đời người là sống – chết
Sống – chết là hai việc đại sự lớn nhất trong cuộc đời con người, nó cũng là nỗi lo âu lớn nhất của đời người. Sinh thời mưu đồ tranh danh đoạt lợi, “người lừa ta gạt” Một khi lâm vào cảnh vô thường tiến đến th́ lại sợ sự nghiệp, t́nh yêu, tài phú đều sẽ chớp mắt mà biến thành không. Cho nên, cho dù là sinh thời hay tử thời th́ lúc nào cũng có đủ loại lo lắng ở trong ḷng.
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
The Beatles. French Music . Nhạc Pháp . Dalida . Jaune. Ngọc Lan. Thanh Lan. Elvis Phương. Best English1
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures. Dancing Music. 2015
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Federation of American Scientist
Người Việt Seatle