Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài Tham Khảo: Con Người Phải Biết Chắt Lọc, Chọn Lựa V́ Trong Cái Đúng Có Phần Sai, Trong Cái Sai Có Phần Đúng. Phần Đúng Là Kiến Thức, Phần Sai Là Quan Điểm.

 

 

TẢN MẠN VỀ CHỐNG CỘNG !!

 

Trần Chung Ngọc

 

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts004.php

 

 

30  tháng 5, 2007

 

 

Kể từ ngày tôi “tự cưỡng bách di tản” khỏi Saigon vào mấy ngày cuối tháng 4, 1975, nay đă hơn 30 năm sống trên đất Mỹ.   Cuộc chiến Việt Nam đă đưa đẩy nhiều người đến những số phận không ai muốn.  Nhưng dù muốn hay không, với bản năng sinh tồn, con người vẫn phải tiếp tục sống, và tự chọn cho ḿnh một lối sống.

 

Hơn 30 năm sống trên đất Mỹ nhưng lối sống của tôi chẳng phải là lối sống Mỹ, mà cũng chẳng phải là lối sống Việt..  Không xem football, không xem “soap” trên TV, không ăn gà tây nhân dịp lễ người Da Đỏ “không tạ ơn”, không la cà quán rượu, không ly dị [không Mỹ]; không hút thuốc lá, không uống rượu, chưa từng đặt chân đến những buổi nhạc hội ca vũ, chưa từng dự một cuộc biểu t́nh nào, chưa từng bỏ tiền ra mua Thúy Nga Paris, và không chống Cộng [không Việt], và từ năm 1985, sau khi đọc vài cuốn sách về cách nuôi súc vật và gia cầm ở Mỹ, đến nay đă 21 năm, chưa từng có một miếng thịt nào, bất kể là thịt ǵ, c̣n đi vào trong người. 

 

 Hơn 30 năm sống xa quê hương nhưng bù lại cả một khung trời thế giới đă mở rộng trước mắt.  Thật vậy, nhờ “hồng ân thiên chúa” nên tôi đă có dịp đi tham quan, ngoài gần khắp nước Mỹ, khá nhiều nơi trên thế giới: Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Tây Âu, Đông Âu, Bắc Âu.  Nhưng riêng đối với tôi, điều bù đắp hơn hết là tôi có cơ hội đọc rất nhiều sách về chiến tranh Việt Nam, về Ki Tô Giáo cũng như về Phật Giáo.  Điều này đă khiến tư duy của tôi thay đổi trên nhiều phương diện.

 

Về Ki Tô Giáo, sau khi đọc một số sách nghiên cứu về Ki Tô Giáo trong ṿng 200 năm gần đây của một số vị lănh đạo cũng như một số học giả trong Ki Tô Giáo, cùng những khám phá trong vũ trụ học, sinh học, sinh hóa học, di truyền học v..v.., cuối cùng tôi khám phá ra rằng, chẳng làm ǵ có Thiên Chúa để mà có “hồng ân thiên chúa”, đúng như Richard Dawkins đă nhận định trong cuốn sách mới xuất bản của ông, “The God Delusion”: Thiên Chúa chỉ là một ảo tưởng, ảo tưởng của những người tin là Thiên Chúa thực sự hiện hữu..

 

Về Phật Giáo, tôi nghĩ có lẽ tôi đă tu từ nhiều kiếp trước nên nay tôi mới có thể có một cuộc sống như vậy, và tôi tin rằng thuyết “duyên sinh” cộng với thuyết “nghiệp báo” của nhà Phật là cách giải thích hợp lư nhất về những thiên sai vạn biệt trên thế giới.

 

 C̣n về chiến tranh Việt Nam, tôi đă viết một bài nhan đề “Chiến Tranh Nh́n Từ Một Phía: Phía Của Không Phía”.

 

Có người cho rằng đă mang danh là một người “di cư tị nạn CS” th́ tất nhiên phải tham gia việc chống Cộng ở hải ngoại.  Không hẳn vậy, tuyệt đại đa số thầm lặng không muốn dính dáng đến những hoạt động chống Cộng trong những vùng “gió tanh mưa máu” [mượn từ của Tú Gàn] rải rác ở ngoại quốc, các vùng Bolsa, San Jose ở California và vùng Sydney ở Úc là những vùng nổi tiếng nhất. Tôi không thuộc đa số thầm lặng trên mà lại thuộc thiểu số không thầm lặng.  Không thầm lặng trước những hành động chống Cộng làm nhục lây đến những người Việt Quốc Gia chân chính.  Tôi không có nói chỉ để mà nói, mà v́ những lư do sau đây.

 

 1)  Hiện Tượng Chụp Mũ Cộng Sản Bừa Băi.

 

Có một sự kiện khá ngộ nghĩnh trên một số trang nhà hải ngoại là bất cứ ư kiến nào, của bất cứ ai, mà không thuộc loại Chống Cộng Cực Đoan hay Chống Cộng Cuồng Điên [CCCĐ], hay Chống Cộng Chết Bỏ [CCCB], hay Chống Cộng Cho Chúa [CCCC], hoặc là đụng đến Ki Tô Giáo dù rằng chỉ là những sự thật, được dẫn chứng đàng hoàng từ những tài liệu do chính những học giả Tây phương trong Ki Tô Giáo viết, th́ y như rằng ư kiến đó bị một số người có vẻ như thiếu moron ở trong óc chụp mũ đó là của Cộng Sản, nằm trong chính sách chống Thiên Chúa Giáo [Thiên Chúa ở đây nên hiểu là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, một trong số hàng trăm Thiên Chúa khác nhau trên thế giới], nếu sự thực ở trên cơi đời này có một Thiên Chúa như người Ki Tô thường tin, và những người viết ra những sự thực về Ki Tô Giáo đương nhiên phải là tay sai của Cộng Sản Việt Nam.  Hiện nay, Cộng Sản có chống Thiên Chúa Giáo hay không, đó là một câu hỏi lớn (a big question).

 

Ôn cố tri tân.  Nếu ngày xưa [xin đọc Peter de Rosa, Vicars of Christ, trang 48], Giáo hoàng Stephen VII khai quật xác chết của Giáo hoàng tiền nhiệm, Formosous, đă chết trước đó 9 tháng, cho mặc áo mũ cân đai của giáo hoàng, đặt ngồi trên ngai ở điện Lateran, rồi đích thân tố khổ một xác chết, th́ ngày nay, những người thuộc giới CCCĐ, CCCB, CCCC, vẫn khai quật cái xác chết của CS, để mà tố khổ, tuy rằng những người Công Giáo Việt Nam vẫn ca tụng công ơn của Đức Thánh Cha của họ [John Paul II] đă cùng với TT Mỹ Ronald Reagan khai tử CS từ năm 1989, và hi vọng là tiếp theo, Đức Thánh Cha của họ sẽ “giải phóng quê hương chúng con”.. Nhưng quê hương chúng con đă được giải phóng từ năm 1954 và sau đó, 1975, và Giáo hoàng John Paul II chưa kịp “giải phóng” cái “quê hương đă được giải phóng”, giải phóng khỏi ách thực dân, giải phóng khỏi mưu đồ Công Giáo hóa Việt Nam của các con chiên của Ngài, th́ Ngài đă đi chuyến tàu suốt về chầu Chúa nơi Thiên Đường (mù), nơi mà chính Ngài đă phủ nhận sự hiện hữu.  V́ vậy, một bạn trẻ đă viết trên Đàn Chim Việt: “CS chết rồi nhưng chưa chôn”.  Thật vậy, chúng ta thử về Việt Nam xem có c̣n cái ǵ là CS không?  Tất nhiên chỉ c̣n trên h́nh thức và sách vở.  Bởi v́ nếu thực sự c̣n là Cộng sản Mao hay Cộng sản Xít-Ta-Lin th́ chẳng làm ǵ c̣n các “nhà dân chủ” ngày ngày liên lạc với những tổ chức chống Việt Nam ở Hải Ngoại, ra tuyên ngôn nọ kia, lập hội lập hè v..v..

 

Điều này không lấy ǵ làm lạ. Khai thác tâm cảnh thù hận Quốc-Cộng của một thiểu số ở hải ngoại, thế lực đen, alias Công Giáo, một tôn giáo có mối thù truyền kiếp với CS, đă nắm hầu hết những phương tiện truyền thông ở hải ngoại, và vô cùng tích cực trong việc xử dụng hai thứ vũ khí mà Công Giáo thường dùng: vu khống và gây thù hận, khi Công Giáo không c̣n khả năng xử dụng thanh gươm và bó củi như trong thời Trung Cổ, đúng như John Remsburg đă nhận định trong cuốn “False Claims”. Bất cứ người nào nói đụng đến Công Giáo, dù tất cả chỉ là sự thật, cũng đều bị họ vu khống chụp cho cái mũ “chống Công Giáo” cộng với “làm tay sai cho Cộng Sản” để gây thù hận đối với những tín đồ Công Giáo và đối với những người chống Cộng.  Họ làm như chống Công Giáo là một điều cấm kỵ, không được phép làm, hay là một việc vô đạo đức v́ đă vạch ra những điều vô đạo đức trong Công Giáo, tuy rằng những nghiên cứu lịch sử về Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng, đă là những điều rất thông thường và tràn ngập trong thế giới Âu, Mỹ..

 

Bất cứ người nào không đồng ư với những hành động chống Cộng một cách thiếu tŕnh độ văn hóa, giáo dục, và cuồng tín như họ cũng đều bị họ vu khống cho là Cộng Sản qua những cụm từ đă trở thành lố bịch: “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”, “ăn cháo đá bát”, “đón gió trở cờ”, “mong được ăn cơm thừa canh cặn của CS”, “làm tay sai cho CS”, “nịnh bợ CS”.  Nhưng có một điều mà ai cũng thấy rơ, đó là, những người đi chụp mũ vu khống người khác là Cộng Sản không bao giờ đưa ra bất cứ một chứng cớ nào, cũng như không bao giờ nói rơ những lư do nào đă khiến cho cá nhân bị chụp mũ đó đi “làm tay sai cho CS”, hay đi “nịnh bợ CS” trong thời buổi này.  V́ danh?  Danh ǵ?  V́ lợi? Lợi ǵ?  V́ chức tước?  Chức tước ǵ?   Có thực tế không?  Có thích hợp với tuổi tác, địa vị, t́nh trạng kinh tế gia đ́nh của người bị vu khống không?  Lẽ dĩ nhiên những người đi buôn nón cối và đi buôn thù hận này không bao giờ cần để ư đến những chi tiết quan trọng này.  Đối với họ, sự lương thiện trí thức không phải là vấn đề đáng để ư, v́ bản tính của họ đă thuộc loại bất lương rồi, chủ đích của họ chỉ cần gây thù hận là đủ.  

 

Một sự kiện khá ngộ nghĩnh khác là dân chống Cộng hải ngoại thường có thái độ “độc tôn”, cho nên bất cứ ai không chống Cộng theo ư ta cũng là Cộng Sản cả.  Bởi vậy mới có cảnh tượng bát nháo, hội đoàn này chụp mũ hội đoàn kia là Cộng Sản, cá nhân này chụp mũ cá nhân kia là Cộng Sản, Công giáo chụp mũ Phật Giáo là Cộng Sản để chạy tội bán nước, và người ngoại đạo cũng lên án Công Giáo là Cộng Sản, hay ít ra cũng là thân Cộng, v́ những thủ đoạn chính trị nhơ bẩn “stoop to conquer” của Vatican v..v…

 

 Tại sao vậy?  V́ sống ở trên những đất nước tự do nhất thế giới mà những kẻ trên chưa bao giờ đọc đến câu: “Tôi không chấp nhận những điều anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền của anh nói như vậy.” (I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it), mà theo một tác giả trên Internet, thực ra là của Beatrice Hall, bí danh là S.G. Tallentyre, nói năm 1907, câu mà người ta thường lầm lẫn cho là của Voltaire. [???] 

 

Cái mũ “Cộng Sản” đă được xử dụng như là một vũ khí để giữ độc quyền ăn nói và bịt miệng những người không đồng quan điểm với ḿnh, nhưng càng ngày càng trở nên lố bịch v́ ngày nay mọi người đều coi nó như một tṛ hề chính trị của những kẻ hạ căn, cho nên không gây nên một tác dụng nào.

 

Cộng Sản bất chiến tự nhiên thành, v́ bỗng nhiên càng ngày càng có nhiều đồng minh: cá nhân, hội đoàn, Phật giáo, Công giáo, và đặc biệt, theo một vài bạn trẻ trên trang nhà Đàn Chim Việt, những nhân vật nổi danh như Giám Mục Peter de Rosa, tác giả cuốn Những Đại Diện Của Chúa Ki-Tô: Cái Mặt Đen Tối Của Những Triều Chính Giáo Hoàng (Vicars of Christ: The Dark Side of The Papacy); Giám Mục John Shelby Spong, tác giả cuốn Tại Sai Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Th́ Chết (Why Christianity Must Change or Die);  Helen Ellerbe, tác giả cuốn Cái Mặt Đen Tối Của Ki Tô Giáo (The Dark Side of Christianity); Douglas Lockhart, tác giả cuốn Cái Mặt Đen Tối Của Thượng Đế [Của Ki Tô Giáo] (The Dark Side of God); và hàng trăm tác giả khác gồm các bậc lănh đạo trong Ki Tô Giáo, các giáo sư đại học, chuyên gia về tôn giáo trong thế giới Tây Phương, chỉ v́ những nhân vật này cũng “chống Ki Tô Giáo” v́ đă viết ra những sự thật về Ki Tô Giáo, do đó là… “thành viên của Giao Điểm”.  Nếu chúng ta có dịp ghé qua trang nhà Đàn Chim Việt, chúng ta sẽ thấy “Giao Điểm” đă trở thành cái mũ để đội lên đầu bất cứ người nào không cùng ư kiến chống Cộng, hay nói ra vài sự thực về Công Giáo, hay trích dẫn tài liệu từ Giao Điểm, dù rằng Giao Điểm không hề biết những người này là ai.  Tôi đă đích thân hỏi Giao Điểm và các thân hữu Giao Điểm có ai viết trên Đàn Chim Việt không.  Ai cũng cười và trả lời Đàn Chim Việt không phải là chỗ để họ viết bài hay góp ư kiến trên đó.  

 

Nói đến hai chữ “Giao Điểm” th́ cũng có nhiều chuyện đáng nói.  Thứ nhất, chỉ nghe thấy tên “Giao Điểm” là có nhiều người phát dị ứng, uất nghẹn nhưng không thể nói ra thành lời, v́ nói thế nào cũng kẹt. Hơn 30 đầu sách Giao Điểm xuất bản không hề nhận được sự phản bác nào, trừ vài điều phê b́nh lặt vặt, lạc lơng, vô giá trị về cuốn “Đối Thoại Với Giáo Hoàng…” của vài con chiên nghiện đạo bênh vực “Đức Thánh Cha” như Nguyễn Văn Chức, Đỗ Mạnh Tri và một trí thức dỏm viết theo đơn đặt hàng: Dương Ngọc Dũng. Tại sao vậy?  V́ tất đều là những tác phẩm nghiên cứu với đầy đủ tài liệu bất khả phủ bác.  Không phủ bác được đành phải dùng vài cái mũ “chống tôn giáo” hay “chia rẽ tôn giáo”.  Thật là lạ lùng và khó hiểu, ở thế giới Tây phương, cái nôi của Ki Tô Giáo, tràn ngập những sách viết về Ki Tô giáo, chỉ trích Ki Tô giáo, phân tích Ki Tô giáo v..v.. th́ không có vấn đề.  Nhưng nếu người Việt Nam nào mà xử dụng cùng những nguồn tài liệu của Tây phương về Ki Tô giáo như trên th́ y như rằng là có tội  “chống tôn giáo” hay “chia rẽ tôn giáo”.  Chẳng có lẽ người Việt Nam chưa đủ tŕnh độ để chấp nhận những sự kiện lịch sử về tôn giáo hay sao?  Chẳng có lẽ chúng ta cứ phải tiếp tục nhốt người dân vào trong ṿng tăm tối về tôn giáo v́ sợ mất t́nh đoàn kết tôn giáo hay sao. Người ta chỉ thấy cái lợi trước mắt mà quên cái hại sau lưng. Đoàn kết tôn giáo chỉ có thể thực hiện khi người dân biết rơ về mỗi tôn giáo và tự ḿnh định cho ḿnh một hướng đi tâm linh thích hợp trong tinh thần khoan nhượng của các xă hội đa tôn giáo tân tiến. Người ta c̣n tự bảo vệ bằng luận điệu tôn giáo nào cũng dạy làm điều lành tránh điều ác.  Đúng vậy, nhưng ngoài cái gọi là “làm điều lành tránh điều ác” có c̣n cái ǵ khác nữa không, hay tất cả chỉ có thế?  Có ai đă đọc kỹ các Kinh sách của các tôn giáo chưa, và có ai đă đọc kỹ lịch sử truyền bá của các tôn giáo chưa?  Có ǵ giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?

 

Thứ nh́, có một số người chống Cộng cho rằng Giao Điểm là “cánh tay nối dài của CS” ở hải ngoại, tuy rằng một trong những người sáng lập tổ chức Giao Điểm, anh Hồng Quang, cách đây ít năm, khi về Việt Nam đă hơn một lần được Công An ưu ái mời lên “làm việc” v́ cho rằng Giao Điểm có mục đích chính trị nào đó.  Nhưng dần dần Giao Điểm đă chứng tỏ là theo đúng chủ trương đặt ra: Trừ Tà [Giải hoặc], Hiển Chánh [Chấn Hưng Phật Giáo], Độ Sinh [Làm việc từ thiện] cho nên ngày nay Giao Điểm tạm gọi là dễ thở đối với Nhà Nước.  Mặt khác, họ chỉ nói lên vậy thôi để gây thù hận chứ tuyệt đối họ không biết ǵ về tổ chức Giao Điểm cũng như những người cộng tác với Giao Điểm, và nhất là họ không bao giờ dám lên tiếng thảo luận về các lập luận trong các chủ đề mà Giao Điểm viết lên, bởi v́, như trên đă nói, tất cả những bài viết trên Giao Điểm đều thuộc loại nghiên cứu với đầy đủ tài liệu dẫn chứng.

 

 Thứ ba, có một số Phật tử cho rằng Giao Điểm là nhóm Phật tử quá khích v́ viết ra những sự thực về Công giáo tuy rằng những người đóng góp trí tuệ cho Giao Điểm không phải tất cả đều là Phật tử, và không có một tác giả nào trên Giao Điểm nhân danh Phật Tử hay Phật Giáo để viết về những sự thực lịch sử về Công Giáo, hay về thời sự, chính trị v..v….

Tất cả đều chỉ là những nghiên cứu trí thức trong lănh vực học thuật với đầy đủ tài liệu dẫn chứng, nằm trong chủ trương “giải hoặc” và mở mang kiến thức của người dân, một điều vô cùng cần thiết trong thời đại mới.  Những Phật tử này c̣n khuyên rằng Giao Điểm nên thể hiện đức từ bi của Đạo Phật, chỉ nên ngồi hít vào thở ra cho thoải mái tâm thân, và chỉ nên dùng “ái ngữ” dù rằng ái ngữ nhiều khi chỉ có tính cách mị dân, che dấu hay sai sự thật.  Khi dẫn chứng một tài liệu tiếng ngoại quốc th́ phải dịch cho sát nghĩa, không thể dịch sai để phù hợp với chủ trương dùng “ái ngữ”.  Đây là vấn đề lương thiện trí thức trong lănh vực học thuật.

 

 Thứ tư, có người nhờ uy tín, tiền, và t́nh của Giao Điểm nên cũng tạo được đôi chút tiếng tăm, nhưng rồi lại muốn chiếm Giao Điểm làm của riêng để lái Giao Điểm đi sang đường khác, tự tung tự tác đi nghịch lại với chủ trương của Giao Điểm, rồi trở mặt coi bạn thành thù, đem tâm thù ghét và đả kích, xuyên tạc Giao Điểm bằng những loại văn chưa từng có trên Giao Điểm.  Nhưng thật là khôi hài, chỉ v́ cái tiếng và uy tín của Giao Điểm, nên vẫn phải bám vào hai chữ “Giao Điểm” để câu độc giả cho những mục đích riêng tư. Nhưng giới độc giả tất nhiên biết rơ Giao Điểm nào là Giao Điểm chính gốc, và Giao Điểm nào là “Ngụy Giao Điểm.” Giao Điểm mua được một kinh nghiệm đắt giá: đành mang chút tai tiếng, và để cho t́nh, tiền của thân hữu suôi theo chiều gió.  Ḷng người thật là khó lường.

 

 Và thứ năm, cá nhân tôi tuy không nằm trong tổ chức Giao Điểm, nhưng không hẳn là nằm ngoài theo nghĩa tôi vẫn góp bài cho Giao Điểm, dĩ nhiên v́ có thiện cảm với chủ trương của Giao Điểm.  Tôi có thiện cảm với Giao Điểm v́ Giao Điểm là một trong những diễn đàn truyền thông hiếm hoi ở hải ngoại dám đăng những bài, dám xuất bản những sách mà không có nơi nào khác dám làm.  Chẳng phải là những bài viết thuộc loại nghiên cứu trên Giao Điểm không có giá trị mà v́ nhiều cơ quan truyền thông khác, v́ lư do kinh tế, v́ sợ mất nồi cơm, sợ mất quảng cáo, sợ bị đánh phá, nên chỉ ủng hộ ngầm mà không ra mặt ủng hộ Giao Điểm.  Nhưng mỗi ngày có vài trăm người đă vào đọc trong Giao Điểm chính gốc, giaodiemonline.com, con số này không phải là nhiều, nhưng thành phần độc giả chọn lọc, trong Giao Điểm không có chửi lộn, không để cho những hạng người thiếu trí tuệ và giáo dục với những lời văn tục tĩu tham gia.

 

 Có một chuyện ngộ nghĩnh khác là, sau khi chụp mũ CS, có người đặt câu hỏi, một câu rất ngớ ngẩn, là tại sao những người mà họ chụp mũ là thân Cộng không về Việt Nam sống với Cộng Sản.  Chỉ có kẻ đần độn mới đặt một câu hỏi xâm phạm vào đời tư của người khác như vậy, nhất là khi đặt trên một giả định vu vơ là họ thân Cộng Sản mà không đưa ra bất cớ một bằng chứng nào. Hỏi như vậy th́ tốt hơn là nên hỏi 7 triệu người Công Giáo Việt Nam, những người mê mẩn làm nô lệ cho Vatican, nhất nhất đều tuân theo lệnh của Vatican, sao không sang Vatican mà ở, ở đó có “Đức Thánh Cha” là đại diện của Chúa trên trần, có rất nhiều “Cha cũng như Chúa thứ hai”, cho nên chắc chắn là đường lên thiên đường gần hơn và mau hơn là ở Việt Nam. Riêng tôi, nếu có ai hỏi vậy th́ tôi sẽ trả lời:  Tôi muốn sống ở đâu là quyền của tôi, đâu có phải việc của các người mà xía vào chuyện này.  Hơn nữa, ở Mỹ tôi mới có đủ tự do, đủ tài liệu để “chống Công Giáo”, “chống Mỹ”, như các người thường vu khống, và nhất là, “chống những người như các người.”

 

 2)  Những Cảnh Chống Cộng Vô Trí Ở Hải Ngoại.

 

  Tôi có thể nói rằng chính những cảnh chống Cộng bát nháo, thấp kém, vô trí tuệ ở hải ngoại đă làm tôi không thể đứng chung hàng ngũ với những người thuộc loại [CCCĐ] hay [CCCB] hay [CCCC] mà phần lớn thuộc thế lực đen, chống Cộng với tâm cảnh cuồng tín tôn giáo.  Điều khôi hài nhất là mấy ông linh mục ở bên nhà, sống trong một định chế tôn giáo thần trị (theocracy) phi dân chủ, phi nhân quyền v..v.., chỉ có quyền “Ṭa Thánh có đánh r…. cũng khen thơm”, hay quyền “hôn nhẫn hôn chân đức thánh cha” v..v.., thế mà lại họp bè họp đảng tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Đang cam tâm tự nguyện sống trong cảnh nô lệ, dù là nô lệ tâm linh, mà lại đi tranh đấu cho nhân quyền th́ thật là điều không tưởng.  Trong thời Ngô Đ́nh Diệm chẳng thấy ông Linh Mục nào đ̣i đa nguyên, đa đảng hay dân chủ, nhân quyền.  Tại sao?  V́ các Ngài c̣n đang hưởng ơn mưa móc của một đầy tớ Chúa, ở địa vị các lănh chúa, hối mại quyền thế, độc quyền buôn lậu và bóc lột, cướp đất của dân, và kiếm linh hồn cho Chúa.

 

 Sau đây là một số hành động thiếu tŕnh độ văn hóa, giáo dục những người nhân danh chống Cộng.  Một nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết cũng làm cho các người ùn ùn kéo đến Chùa biểu t́nh phản đối.  Một đoàn tŕnh diễn văn nghệ, hay một cuộc triển lăm tranh ảnh cũng làm cho các người ra công biểu t́nh la ó chửi rủa ngăn chận hành hung những người đi coi.  Một vị sư sang chữa bệnh cũng làm cho các người xông xáo vào Chùa thốt ra những lời hỗn hào vô lễ.  Một vài chương tŕnh TV tiếp vận từ bên nhà cũng làm cho các người biểu t́nh phản đối, đ̣i xóa bỏ.  Các người cho rằng một nghệ sĩ, một vài màn tŕnh diễn văn nghệ cổ truyền, một vài vị sư sang chữa bệnh, một vài bức tranh, một vài chương tŕnh TV ở bên nhà v..v.. có thể làm cho lư tưởng quốc gia của các người, những người đă chạy bán sống bán chết khỏi Cộng Sản, bị chao đảo.  Và c̣n nhiều nữa, làm sao kể ra cho hết.  Như vậy, các người đă coi người Việt tỵ nạn toàn như các người, sợ bóng sợ gió ảnh hưởng của một nghệ sĩ, của một ông sư, của một chương tŕnh TV v..v. từ trong nước ra.  Các người đă làm nhục những người quốc gia chân chính như đa số thầm lặng v́ không muốn dây với hạng người như các người.

 

 Phản ứng của đa số thầm lặng ra sao?  Họ vẫn kéo đến Chùa nghe ca sĩ Bạch Tuyết.  Họ vẫn kéo đến nghe các tu sĩ Phật Giáo thuyết Pháp.  Họ vẫn đi coi các chương tŕnh văn nghệ do các nghệ sĩ bên nhà sang tŕnh diễn. Họ vẫn xem trực tiếp những chương tŕnh TV từ Việt Nam. Họ vẫn đi xem triển lăm.  Họ làm tất cả những điều này bất kể những sự phản đối hung hăng của các người.   Vậy những sự phản đối, những hành động chống Cộng ấu trĩ của các người có tác dụng ǵ trong cộng đồng?  Các người hăy vắt tay lên trán suy nghĩ xem người quốc gia như các người có làm cái ǵ để vinh danh người Việt Quốc Gia hay chỉ làm nhục thêm họ v́ những hành động chống Cộng vô lối của các người mà đă nhiều lần làm cho báo chí Mỹ phải lên tiếng dè bỉu.   Các người áp dụng y chang sách lược của Công Giáo: cấm tín đồ không được đọc thánh kinh, không được đọc sách báo nào giáo hội không chấp thuận, không được đọc sách…Giao Điểm, sợ tín đồ mất ḷng tin.  Nhưng sự bất lương của các người là chống Cộng theo chính sách lưỡng chuẩn:  Sư Phật Giáo từ Việt Nam sang th́ chống phá, ngược lại mấy ông đầy tớ Chúa rầm rập từ Việt Nam sang quyên tiền, cấm treo cờ vàng ba sọc đỏ trong nhà thờ, th́ các người im thin thít.  Đó là quan niệm về tự do, nhân quyền, đa nguyên đa đảng của các người đấy.  Thật là xấu hổ.  Thử hỏi, nếu các người lên cầm quyền, th́ quan niệm về tự do, nhân quyền, đa nguyên đa đảng của các người sẽ đi xuống đâu, và đất nước sẽ trở nên thế nào?  Nhưng lịch sử khó có thể tái diễn với một Ngô Đ́nh Diệm thứ hai và một lũ quạ đen nhân danh tôn giáo để mà tự tung tự tác, hà hiếp, bóc lột người dân

 

3.  Hiện Tượng Chống Cộng Bằng Chiến Thuật “Mách Bu” Của Trần Ích Tắc:

 

 Trên trang nhà Chuyển Luân, tháng 11, 2006, có bài “Chuyện Xưa, Chuyện Nay” của Quảng Thiện, trong đó có câu: “Yêu nước vốn là bổn phận thiêng liêng của bất cứ người dân của một dân tộc nào. V́ yêu nước nên giả sử có một cách nh́n, một chính kiến, một chính sách khác đối lập với Nhà Nước cũng là  chuyện b́nh thường. Tuy nhiên yêu nước kiểu Trần Ích Tắc yêu cầu ngoại bang can thiệp vào nước ḿnh là một hành động không yêu nước chút nào, nếu không nói đó là hành động phản quốc.”  Ngoài ra cũng c̣n bài 'Vọng ngoại tắc ngu' của Trần Đ́nh Hoàng  cũng nói lên cùng một ư tưởng.  Thảm thay, ở hải ngoại không thiếu ǵ những Trần Ích Tắc thời đại như vậy.  Sau đây xin đơn cử vài sự kiện đậm mùi Trần Ích Tắc.

 

Những điều hoang tưởng vọng ngoại như “Cha đă tiên phong góp phần giải phóng quê hương Cha, và tiếp đến sẽ là quê hương chúng con” (Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, trang 11), hoặc “Ủy ban Nhân Quyền Quốc Tế cho rằng...” hay “Tổ Chức Ân Xá Hoa Kỳ tố cáo rằng..”, “Dư luận cả thế giới và nhất là Quốc Hội Mỹ đều tập trung xoáy vào điểm...” , hay ca tụng “Nghị Quyết của Hạ Viện Mỹ”, “Luật về tự do tôn giáo thế giới của Mỹ” v..v.. để ép Việt Nam, đều nói lên “ḷng yêu nước” của Trần Ích Tắc, đồng thời tỏ rơ sự yếu kém của những tổ chức tranh đấu hải ngoại, tự ḿnh không thể làm nên tṛ trống ǵ, cứ phải dựa hơi những tổ chức, cơ quan ngoại quốc mà thực chất chẳng có ảnh hưởng ǵ trên quốc tế, nhất là đối với các nước Á Đông.

 

 Người ta đă tin tưởng vào vài lời nói đăi bôi của vài nghị sĩ, dân biểu Mỹ cần kiếm phiếu, hay vài cái nghị quyết chỉ có giá trị trên mặt giấy tờ của Hạ Viện Mỹ, hay đạo luật về tự do tôn giáo thế giới (The International Religious Freedom Act) của Quốc hội Mỹ, làm như Mỹ  có toàn quyền thay đổi bộ mặt chính trị ở Việt Nam bằng nghị quyết và đạo luật của Mỹ.  Kết quả ra sao, chúng ta đă thấy rơ.  Chẳng có ai buồn quan tâm đến thực chất của những nghị quyết hay đạo luật về tự  do tôn giáo của Mỹ là như thế nào.  Riêng về đạo luật về tự do tôn giáo th́ Giáo sư luật tại đại học Emory, Abdullahi Ahmed An-Na'im, đă phê b́nh như sau: "Nhiều người nhớ lại những lời hoa mỹ thiên Ki Tô trước đây và tin rằng Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến sự hỗ trợ các thừa sai Mỹ ở ngoại quốc." (Emory University law professor Abdullahi Ahmed An-Na'im says many remember the early pro-Christian rhetoric and believe the United States is only interested in aiding American missionaries abroad.), và J. Paul Martin, Giám đốc trung tâm nghiên cứu nhân quyền tại đại học Columbia c̣n đi xa hơn nữa.  Ông nói: "Ở các nước như Nga sô, Pháp, Bỉ, và Đức, nhiều người coi đạo luật về tự do tôn giáo của quốc hội Hoa Kỳ là một phần của chủ nghĩa đế quốc rộng lớn hơn của Mỹ" (J. Paul Martin, executive director of Columbia University's Center for the study of Human Rights, goes further.  In such countries as Russia, France, Belgium, and Germany, he says, many see Congress' action as "part of a larger American imperialism".)  Nhưng người Việt chống Cộng lại coi đạo luật này như là một khuôn vàng thước ngọc có ảnh hưởng đến t́nh trạng tôn giáo ở Việt Nam, hay nói đúng hơn, có ảnh hưởng đến vài vị lănh đạo tôn giáo chống chính quyền ở Việt Nam.

 

Người ta cũng c̣n tin tưởng ở hiệu quả của cái nghị quyết số 1481 mà nội dung là "Về sự cần thiết lên án của quốc tế đối với tội ác của các chế độ cộng sản độc tài" của một số nghị viên trong Quốc hội Âu Châu đưa ra, số nghị viên này quên cả sự cần thiết lên án cái lịch sử đầy những tội ác vô tiền khoáng hậu của Âu Châu đối với nhân loại. Theo Christopher Caldwell th́ cái gọi là Quốc Hội Âu Châu, có tổng hành dinh ở Strasbourg, thường bị chế nhạo là “một tiệm phát ngôn vô hiệu quả và là nhà hưu trí cho những chính trị gia không bao giờ có thể được bầu vào trong quốc hội ở những quốc gia của họ.” [The European Union's 25-country parliament, which sits in Strasbourg, is often ridiculed as a feckless talking shop and a retirement home for politicians who could never get elected to their national parliaments.]

 

Vô thượng thiên tài “mách bu” là Vơ Văn Ái:  Chuyên viên ngụy tạo văn kiện, thông tin giả từ trong nước theo đơn đặt hàng của NED để tŕnh chủ và thế giới,  từ đó kiếm được gần trăm ngàn đô-la mỗi năm từ ông chủ NED.  Những Trần Ích Tắc thời đại cũng c̣n thành lập phái đoàn nọ kia đến xin với Thủ Tướng Úc John Howard và Tổng Thống Bush của Mỹ để làm áp lực với Nhà Nước khi đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC.  Nhưng kết quả ra sao th́ ai cũng biết.  Bush và Howard không coi các Trần Ích Tắc vào đâu, và đặc biệt, Mỹ đă bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách những nước cần quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo. Bây giờ họ bèn quay ra lên án Bush là đă phản bội, không ủng hộ họ, không làm theo ư họ, mà không hiểu rằng kẻ phản bội [quốc gia của họ] chính là họ, chứ không phải là Bush.  Họ tự coi ḿnh là những nhân vật quan trọng mà không hiểu rằng Bush không hề coi họ là cái ǵ.  Thật vậy, họ có cái ǵ? trí tuệ, uy tín, hậu thuẫn của quần chúng? v..v.. đáng để cho Bush phải quan tâm đến.  Thật ra th́ Mỹ có bỏ hay không bỏ cũng chẳng nhằm nḥ ǵ, v́ đáng quan tâm hay không đáng quan tâm th́ Mỹ cũng chỉ lập danh sách đó với tính cách giai đoạn chính trị và kinh tế mà thôi. Những người chống Cộng cực đoan hầu như đều có đầu óc của những con ḅ mộng Tây Ban Nha, cứ thấy màu đỏ là húc, chẳng c̣n biết trời đất nào nữa.  Khi ngoại trưởng Condoleezza Rice tuyên bố một câu có ư khen tặng sự tiến bộ của Việt Nam là “Bắc Hàn và Myanmar nên thay đổi, lấy Việt Nam làm một bài học  mà bắt chước” th́ những người Việt Nam có tinh thần dân tộc đều thấy đó làm niềm hănh diện.  Nhưng đối với những người chống Cộng đến chiều th́ lại khác, họ lên án bà Rice là thiển cận.  Họ không biết rằng Bắc Hàn c̣n đóng kín không mở cửa đi vào cộng đồng thế giới như Việt Nam (Hội Nghị APEC đă chứng tỏ như vậy), và Myanmar là một chế độ quân phiệt, xă hội hỗn loạn, không ổn định như Việt Nam. Họ thất vọng v́ bà Rice không lên án Cộng Sản Việt Nam như họ mong muốn. Họ chống Cộng với quan điểm rất thiển cận: sự tự do của một số người chống đối chính quyền là sự tự do của cả dân tộc, và vài chức sắc tôn giáo chính là tôn giáo.  C̣n nữa, những nhà dân chủ đến Ṭa Đại Sứ Mỹ uống sâm banh không có một khái niệm nào về chính trị của Mỹ, cứ tưởng Mỹ gọi ḿnh đến cho uống sâm banh là hết ḷng ủng hộ sát cánh với ḿnh trong cuộc đấu tranh cho dân chủ của ḿnh, không biết rằng Mỹ chỉ dùng ḿnh như cái bàn đạp trong những cuộc thương thuyết về kinh tế với Việt Nam.  Kinh nghiệm Mỹ dùng Diệm Thiệu khi xưa không làm mở mắt những người vẫn c̣n thích đi làm đầy tớ.

 

V́ không hiểu rơ tinh thần dân tộc của người dân Việt Nam, không nghiên cứu về thực chất của vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, không biết rằng Mỹ cũng là nước vi phạm nhân quyền vào bậc nhất trong cộng đồng quốc tế, không thuộc lịch sử Việt Nam, yếu kém về chính trị, và không  rơ chính sách đối ngoại của Mỹ v..v.. cho nên tới bây giờ mà vẫn c̣n những tổ chức chính trị, lực lượng tôn giáo đi “mách bu” mong rằng “bu” sẽ can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Thật là đáng buồn.  Thử nghĩ xem Việt Nam có người nào tôn sùng những thứ người như Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống?  Những Trần Ích Tắc thời đại không những thiếu hiểu biết về chính trường quốc tế, lại cũng không biết rằng đă từ lâu Á Đông không chấp nhận quan niệm về nhân quyền của Tây phương, v́ ngoài những bất đồng về văn hóa, xă hội, nhân sinh v..v.. giữa những nền văn minh khác nhau, Á Đông c̣n coi sách lược lưỡng chuẩn (double standard) về nhân quyền của Tây phương như là một sự áp đặt để đạt những mục đích kinh tế, tôn giáo.  Tây phương, với bản chất đế quốc, chưa bao giờ tôn trọng nhân quyền ở các nơi khác trên thế giới.  Noam Chomsky, một học giả lừng danh của Mỹ, đă viết rơ:

 

“Thật ra chính sách ngoại giao của Mỹ là đặt căn bản trên nguyên tắc không liên quan ǵ đến nhân quyền, mà là liên quan nhiều đến sự tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho ngoại thương” (James Speck, Editor, The Chomsky Reader, p. 331:  U.S. foreign policy is in fact based on the principle that human rights are irrelevant, but that improving the climate for foreign business operations is highly relevant.)

 

 Mơ tưởng ở sự hữu hiệu của chiến thuật “mách bu”, giới chống Cộng bây giờ mới ngă ngửa người ra thất vọng, và các nhà b́nh luận nổi tiếng là b́nh luận láo trên các diễn đàn truyền thông hải ngoại, đă quay ra b́nh luận tiêu cực về chuyến đi Việt Nam của ông Bush.  Trước kinh nghiệm này, không hiểu họ đă chịu mở mắt ra chưa hay vẫn c̣n hi vọng vào Hạ Viện Mỹ, Dân Biểu Mỹ, Quốc Hội Mỹ, Quốc Hội Âu Châu hay vào vài cái nghị quyết, đạo luật ấm ớ mà thực chất chẳng có tác dụng là bao nhiêu.

 

Bây giờ tôi xin sang đến vấn đề cá nhân: chống hay không chống Cộng?  Tôi không ngần ngại mà khẳng định một điều: “Tôi không chống Cộng”.  Tại sao?  Tôi có bổn phận phải giải thích cho bất cứ ai là tại sao không?  Tuyệt đối là không.  Nhưng đă viết về chống hay không chống th́ có lẽ tôi cũng nên có vài nhận xét về chủ đề này.  Trước hết, chúng ta cần phải nhận rơ một điều: “không chống Cộng” và “là Cộng” là hai điều hoàn toàn khác nhau.  Hai chữ “Cộng Sản” thực ra chỉ là cái mũ của những người không đủ khả năng thảo luận trên các chủ đề, hoặc không thể chấp nhận những quan điểm khác với quan điểm chống Cộng của ḿnh.

 

Như trên đă nói, ở Mỹ trong mấy chục năm, tôi đă có cơ hội đọc rất nhiều sách về cuộc chiến tranh Việt Nam, về Phật Giáo, và về Ki Tô Giáo, và điều này đă làm tôi thay đổi tư duy rất nhiều về thực chất của cuộc chiến cũng như thực chất của hai tôn giáo lớn ở Việt Nam: Phật Giáo và Công Giáo.

 

 Thứ nhất, về cuộc chiến chống Pháp trở lại Đông Dương th́ không có ǵ đáng nói, v́ cuộc chiến đó hầu như là của toàn dân, trừ số người đă phục vụ cho Pháp, trong đó có tôi, v́ hoàn cảnh đă đưa đẩy tôi phải nhập trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, và sau đó phục vụ trong quân đội Quốc Gia, dưới cái dù của quân đội Pháp, và sau này, trong QLVNCH..  Có đáng nói hay không là kết quả đă đưa đến Hiệp Định Genève.

 

Một luận điệu bóp méo lịch sử thường thấy ở hải ngoại là: “Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam”, hay “Cộng sản xâm lược miền Nam”. Những lời nói vô trí này đặt trên giả định là hai miền Nam Bắc là hai quốc gia riêng biệt, độc lập. Muốn biết những luận điệu này có khớp hay không, chúng ta cần trở lại vài điều khoản chính yếu trong Hiệp Định Genève.  Hiệp định Genève có hai phần: phần “Thỏa Hiệp” và phần “Tuyên Ngôn cuối cùng” [Final Declaration]

 

Phần “Thỏa Hiệp...”, gồm 47 điều khoản, được kư kết giữa Tướng Pháp Henri Delteil, Quyền Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương, và ông Tạ Quang Bửu, Thứ Trưởng Quốc Pḥng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.  Có vài điều khoản chính như sau:

 

Điều khoản 1 (Article 1) nói về sự thiết lập “một đường ranh giới quân sự tạm thời” (A provisional military demarcation line) [Vĩ tuyến 17] để quân đội hai bên rút quân về: Lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc, và lực lượng Liên Hiệp Pháp (French Union) ở phía Nam làn ranh giới.

 

Điều khoản 8 ấn định quyền kiểm soát hành chánh ở phía Bắc Vĩ Tuyến 17 thuộc Việt Minh và ở phía Nam thuộc Pháp (Civil administration in the regroupment zone to the North of the 17th parallel was to be in the hands of the Vietminh, and the area to the South of the parallel was to be in the hands of the French)

 

 Điều khoản 14, đoạn (a) [Article 14, Paragraph (a)] viết rơ: “Trong khi chờ đợi cuộc Tổng Tuyển Cử để Thống Nhất Việt Nam, quyền hành chánh dân sự trong mỗi vùng rút quân nằm trong tay các phe có quân đội rút quân (nghĩa là Pháp và Việt Minh) theo tinh thần của bản Thỏa Hiệp.”  (Pending the general elections which will bring about the Unification of Vietnam, the conduct of civil administration in each regrouping zone shall be in the hands of the party whose forces are to be regrouped there in virtue of the present Agreement).

 

Bản “Tuyên Ngôn...” gồm 13 đoạn, liên quan đến cả Cambod và Lào, có một đoạn đáng để ư:

 

Đoạn (6) [Paragraph (6)] nguyên văn như sau:

 

 “Hội Nghị nhận thức rằng mục đích chính yếu của Thỏa Hiệp về Việt Nam là dàn xếp những vấn đề quân sự trên quan điểm chấm dứt những đối nghịch quân sự và rằng ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY  ĐẤT ĐAI .  Hội Nghị bày tỏ sự tin tưởng là thi hành những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn này và trong Thỏa Hiệp ngưng chiến sẽ tạo nên căn bản cần thiết để trong tương lai gần đạt tới một sự dàn xếp chính trị ở Việt Nam”

 

 (The Conference recognizes that the essential purpose of the Agreement relating to Vietnam is to settle military questions with a view to ending hostilities and that THE MILITARY DEMARCATION LINE IS PROVISIONAL AND SHOULD NOT IN ANY WAY BE INTERPRETED AS CONSTITUING A POLITICAL OR TERITORIAL BOUNDARY.  The Conference expresses its conviction that the execution of the provisions set out in the present Declaration and in the Agrrement on the cessation of hostilities creates the necessary basis for the achievement in the near future of a political settlement in Vietnam.)

 

Qua những văn kiện lịch sử này, chúng ta thấy rơ là “Việt Nam Quốc Gia” vốn nằm dưới cái dù của Pháp, và phải thi hành Hiệp định Genève dưới cái dù của Pháp.  Nhưng khi Mỹ, dùng cường quyền thắng công lư, nhảy vào thay thế Pháp, đưa con cờ “Công Giáo chống Cộng” Ngô Đ́nh Diệm về [Xin đọc bài “Vài Nét Về “Cụ Diệm” trên giaodiemonline.com], dựng lên miền Nam, sống v́ viện trợ Mỹ, chịu sự sai khiến của Mỹ, chạy làng không chịu thi hành cuộc Tổng Tuyển Cử vào năm 1956, và cưỡng ép người dân phải chấp nhận một sự phân chia hai miền độc lập, phản bội điều khoản: “ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY  ĐẤT ĐAI”  trong Hiệp định Genève.  Đây là những sự kiện lịch sử.  Ai có thể phủ bác được xin lên tiếng.

 

 Nói tóm lại, không làm ǵ có chuyện chia nước Việt Nam thành hai miền độc lập về chính trị và quân sự.  Huyền thoại về một miền Nam độc lập như một quốc gia riêng biệt chỉ là sản phẩm do Mỹ dùng cường quyền thắng công lư tạo ra về sau, tuy trong bản Tuyên Ngôn Đơn Phương (Unilateral Declaration) của Mỹ về Hội Nghị Genève, Mỹ không bao giờ nói đến “Nam” hay “Bắc” mà chỉ nói đến một nước Việt Nam (Kahin & Lewis:  Nowhere in its unilateral declaration did the US speak of a “South” or “North” Vietnam.  Every reference of the American representative was to a SINGLE VIETNAM.).  Ngoài ra Mỹ cũng đă hứa sẽ không đe dọa hoặc can thiệp bằng vơ lực vào việc thống nhất đất nước qua cuộc Tổng Tuyển Cử năm 1956.   Thật vậy, Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, Walter Bedell Smith xác định trong bản Tuyên Ngôn tại Washington D.C. như sau:

 

  “Trong trường hợp những quốc gia nay bị chia đôi ngoài ư muốn, chúng ta sẽ tiếp tục t́m kiếm giải pháp thống nhất qua bầu cử tự do, giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm là bầu cử được thi hành nghiêm chỉnh” và “Hoa Kỳ sẽ tự kiềm chế, không đe dọa hay dùng vơ lực để phá những sự Thỏa Hiệp”

 

 (In the case of nations divided against their will, we shall continue to seek to achieve unity through free elections, supervised by the United Nations to ensure that they are conducted fairly...  The US will refrain from the threat or the use of force to disturb them)

 

Trong cuốn The United States In Vietnam: An Analysis In Depth Of The History Of America’s Involvement In Vietnam, hai Giáo sư đại học Cornell, George McTurnan Kahin và John W. Lewis, viết, trang 59:

 

 “Tuy Hoa Kỳ nói rằng “sẽ tự kiềm chế, không đe dọa hay dùng vơ lực để phá những sự Thỏa Hiệp” nhưng điều hiển nhiên chúng ta thấy ngay sau đó là Hoa Kỳ đă sửa soạn dùng mọi phương cách khác để ủng hộ chế độ Saigon [do Mỹ  dựng lên] trong việc không tôn trọng những điều khoản trong Thỏa Hiệp”

 

 (Though the US said it would “refrain from the threat or the use of force to disturb” the agreements, it soon become evident that it was prepared to use every other means to back up the Saigon regime in its departure from their central provisions).

 

 [Tưởng chúng ta không nên quên là ngay từ sau Hiệp Định đ́nh chiến 1954, Mỹ đă gửi Lansdale ra ngoài Bắc để  phá hoại, tuyên truyền, và cổ vơ giáo dân Công giáo di cư vào Nam làm hậu thuẫn cho Ngô Đ́nh Diệm với những khẩu hiệu như “Chúa đă vào Nam” và “Đức Mẹ đă bỏ miền Bắc vào Nam” v..v.. để dụ đám giáo dân thấp kém.  V́ vậy hơn 800 ngàn Giáo dân Công Giáo đă ào ào kéo vào Nam, không buồn để ư đến chuyện những khẩu hiệu lố bịch trên đă chứng tỏ là nếu tin như vậy th́ thành ra Ông Mác đă đuổi Chúa và Đức Mẹ chạy từ Bắc vào Nam, tuy rằng Chúa và Đức Mẹ đều là những bậc toàn năng, toàn trí, quyền phép vô cùng, làm ǵ cũng được, cùng lúc chứng minh tŕnh độ và ư thức tôn giáo của giáo dân Công giáo Việt Nam.  Thật là tội nghiệp cho đầu óc của họ.]

 

Hăy để tâm suy nghĩ một chút.  Việt Minh động viên người dân, tốn bao xương máu trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cuối cùng đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt nền đô hộ của thực dân Pháp, thu hồi độc lập cho đất nước, phải chăng chỉ để chia nước Việt Nam thành hai miền riêng biệt, để cho miền Nam trù phú thóc gạo, lâm, ngư sản thuộc quyền những kẻ không hề có một công trạng ǵ với đất nước như Ngô Đ́nh Diệm, một người thuộc ḍng họ Tam Đại Việt Gian như Giáo sư sử Nguyễn Mạnh Quang đă chứng minh, và nằm yên trong vài Trường Ḍng Công Giáo ở ngoại quốc trong khi đa số người dân đang kháng chiến chống Pháp và một số nhỏ hơn đang chiến đấu cho cái mà họ tin là lư tưởng quốc gia? 

 

Nếu không tin ở giải pháp chính trị để tiết kiệm xương máu người dân thay v́ theo đuổi giải pháp quân sự, là đất nước sẽ thống nhất qua cuộc Tổng Tuyển Cử vào năm 1956 theo quy định của Hiệp định Genève th́ Việt Minh có chịu kư Hiệp định Genève không khi đang thắng thế.  Thống nhất đất nước là mục tiêu tối hậu không thể thay đổi của Việt Minh và rất hợp với ḷng dân, với truyền thống dân tộc, và xóa bỏ chính sách chia Việt Nam làm ba Kỳ để trị của Pháp..  Nhưng Mỹ đă v́ những quan niệm chính trị sai lầm về chính trị nên đă dùng miền Nam làm tiền đồn chống Cộng cho Mỹ, vi phạm Hiệp định Genève, và đưa Việt Nam vào một cuộc chiến tàn khốc vô ích v́ kết cục không thay đổi:  Việt Nam vẫn đi đến thống nhất dù bắt buộc phải dùng đến giải pháp quân sự.  Người Đại Hàn rất ngưỡng mộ Việt Nam v́ họ không biết đường nào để đi đến thống nhất đất nước của họ, tuy muốn.

 

Tôi vẫn thường thắc mắc:  “Miền Nam có hơn một triệu quân, một thời cộng với hơn nửa triệu quân Mỹ, với đầy đủ vũ khí, đạn dược, và có ưu thế tuyệt đối về máy bay, xe tăng, tàu chiến, B52, và cả thuốc khai quang Agent Orange để cho Việt Cộng không c̣n chỗ ẩn núp v..v.. nhưng tại sao vẫn không thắng nổi đối phương để rồi Mỹ phải t́m cách Việt Nam hóa cuộc chiến, “rút lui trong danh dự”, và cuối cùng Việt Cộng vẫn “cưỡng chiếm” được miền Nam?  Vậy ngoài yếu tố quân sự, những yếu tố nào đă quyết định cuộc chiến?  Phải chăng là ḷng yêu nước?  Chính Nghĩa?  Hợp với ḷng dân và được dân ủng hộ?  Ư chí chiến đấu của binh sĩ?  Khả năng chỉ huy của các cấp lănh đạo?  Và c̣n ǵ nữa?  Vậy luận cứ “Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam” ở hải ngoại có một giá trị trí thức nào không hay chỉ là nói để mà nói mà không biết ḿnh nói cái ǵ.

 

Chuyện Mỹ “rút lui trong danh dự” ra khỏi miền Nam, kéo theo sự sụp đổ của miền Nam, nh́n qua lăng kính lịch sử th́ không lấy ǵ làm lạ.  Tại sao?  V́ bản chất cuộc chiến hậu Genève ở Việt Nam là cuộc chiến chống xâm lăng và thống nhất đất nước, và Việt Nam có truyền thống chống xâm lăng rất kiên tŕ và chịu đựng mọi hi sinh.  Nhưng mà ai xâm lăng?  Chúng ta hăy đọc vài tài liệu của Mỹ trong số hàng trăm tài liệu khác:

 

 Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255, viết:  Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lư tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm,  sự xâm lăng của Mỹ. (In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.); và John Carlos Rowe and Rick Berg viết trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), cũng viết, trang 28-29: Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”…Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đă tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương. (As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population (but far fewer “opinion leaders”) still regarded the war as “fundamentally wrong and immoral,’ not merely “a mistake”..  In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

 

 Bây giờ chúng ta hăy nh́n vào những con số tổn thất trong cuộc chiến do Mỹ gây nên v́ chính trị sai lầm như nhiều chính khách và học giả Mỹ đă thú nhận và nhận định.

 

- Mỹ:  Chết 57,702; bị thương 313,616, cộng với hơn 1,000 chết không phải do chiến trận.

 

- Nam Việt Nam:  Chết 185,528; bị thương 499,026.

 

- Bắc Việt:  Chết 924,048; số bị thương ước tính ít nhất gấp đôi.

 

- Cả hai miền:  415,000 thường dân chết; 936,000 bị thương.

 

- Trên 10 triệu tấn bom đă thả xuống Việt Nam, Cam bốt, và Lào (vào khoảng gấp hơn 2 lần tấn bom mọi phe dùng trong đệ nhị Thế Chiến.)

 

- Mỹ cũng đă trải trên đất nước Việt Nam 76,954,806 lít hóa chất trong đó có 49,268,937 lít

 

 chất độc màu da cam (Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam Và Cuộc Chiến Việt Nam,

 

     Giao Điểm 2005, trang 52).

 

  Chúng ta hăy tự đặt cho ḿnh một câu hỏi, với những con số tổn thất như vậy, bên nào bị nặng hơn, và nếu cần phải thù hận th́ bên nào sẽ thù hận hơn.  Nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ thấy những thái độ thù hận một chiều, đúng ra là ngược chiều, từ phía những người quốc gia ở hải ngoại.  Có vẻ như những người đi buôn thù hận này nghĩ rằng, những người bên phía CS không phải là người, không có cha mẹ, vợ chồng con cái, bạn bè thân thuộc v..v.. nên những mất mát tổn thất của họ không đáng kể, chỉ có những tổn thất của phía chúng ta mới đáng để thù hận.  Có vẻ như những người chống Cộng một chiều này nghĩ rằng trong cuộc chiến chỉ có CS là ác, c̣n QG hay Mỹ th́ không.  Họ lầm to, họ không biết ǵ về những hành động đối với dân, với kẻ thù của người lính Quốc Gia cũng như của người lính Mỹ.

 

Cộng Sản có Đặng Thùy Trâm.  Chúng ta có ai?  Chúng ta đă thua CS về quân sự, nay chúng ta lại thua về t́nh người, v́ ở trong nước, dư luận có luận điệu thù hận phe quốc gia thật là hiếm hoi.  Nhưng cũng may, những tổ chức CCCĐ, CCCB, CCCC ở ngoại quốc chung quy chỉ là những tổ chức của đám người hoặc mất gốc, hoặc đă phi dân tộc th́ thể nào cũng phản bội dân tộc, đang nắm những phương tiện truyền thông ở hải ngoại nhưng thiếu khả năng, thiếu trí tuệ và giáo dục, nên chỉ có thể đưa ra những hành động chống Cộng phi lư làm nhục lây đến cả cộng đồng người Việt di cư như rủ nhau đi biểu t́nh chống phá Expo, triển lăm tranh ảnh, văn nghệ của Việt Nam, chống phá phái đoàn các em học sinh về Việt Nam nghiên cứu trao đổi văn hóa v..v...  Tuyệt đại đa số người Việt di cư đă bỏ lại đàng sau quá khứ, hướng về tương lai của dân tộc, bằng chứng là mỗi năm có hàng trăm ngàn “Việt kiều” về thăm quê hương, trong số đó không thiếu ǵ những người khi xưa đă giữ những chức vị cao cấp ở miền Nam.

 

 Phải chăng v́ vậy mà, Phật Giáo, vốn là tôn giáo của dân tộc, đang sửa soạn đi một bước đi ngoạn mục đầy t́nh người, đầy tinh thần Phật Giáo, đầy tinh thần dân tộc, mà đáng lẽ chính quyền Việt Nam đă phải thực hiện từ lâu rồi:  Phối hợp Phật Giáo trong và ngoài nước, trong tương lai gần, Phật Giáo Việt Nam sẽ tổ chức ba Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan, một tại Sài G̣n, một tại Huế và một tại Hà Nội, để cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đă từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đă qua đời hay c̣n tại thế. Các Đại Trai Đàn này có tên là Thủy Lục Giải Oan B́nh Đẳng Cứu Bạt Trai Đàn. Oan khổ là tất cả những bất hạnh xảy ra ngoài ư muốn và không đáng xảy ra.

 

 Quan điểm của Phật Giáo về việc tổ chức Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan được tŕnh bày qua vài đoạn sau trong bản Phổ Cáo Cùng Đồng Bào trong Và Ngoài Nước:

 

  “Quư đồng bào và liệt vị Phật tử chắc cũng thấy như chúng tôi rằng muốn có một tương lai cho đất nước và quê hương, chúng ta phải có khả năng nắm tay nhau cùng đi trong t́nh huynh đệ và nghĩa đồng bào. Điều này chỉ có thể thực hiện một khi ta chấp nhận được nhau và tha thứ cho nhau, và v́ thế chữa lành thương tích trong ḷng người, nói lên được niềm đau nỗi khổ và những oan khuất lâu nay là một điều thiết yếu.  Đại Trai Đàn Chẩn tế Giải Oan là để làm công việc ấy. Tại Đại Trai Đàn, chúng ta tới với nhau, nh́n nhận nhau như anh chị em ruột thịt một nhà, chúng ta cầu nguyện cho tất cả những người thân đă từng chết đi một cách oan ức…Ta sẽ có dịp khóc cho tất cả các đồng bào và thân nhân xấu số của ta …Đồng bào ta từ giới lăo trượng đến giới trung niên và thiếu niên, ai cũng có tâm yêu nước thương ṇi, ai cũng ao ước đấu tranh cho nền độc lập, tự do, thống nhất và ḥa b́nh cho đất nước; nhưng khi đất nước bị đặt vào một hoàn cảnh khó xử, nhiều người trong chúng ta đă phải đối đầu với nhau và trở nên nạn nhân của một cuộc đấu tranh khắc nghiệt và lâu dài. Nhiều người trong chúng ta đă phải trải qua những hoàn cảnh cực kỳ bi thương, thê thảm, đọa đày, nỗi oan ức chưa bao giờ được biết tới... Nay đất nước đă được thống nhất, ḥa b́nh đă được tái lập, chúng ta có dịp trở về với nhau, nắm tay nhau, chấp nhận nhau để cùng cầu nguyện cho nhau, cho những người đă khuất và những người c̣n đang tiếp tục gánh chịu oan nghiệt, và để tất cả cùng có cơ hội chữa lành những vết thương rướm máu lâu ngày chưa lành. Các Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan là một trong những h́nh thức thực tập chữa trị thương tích, nối kết lại t́nh đồng bào ruột thịt, và làm vơi đi những oan khổ uất ức đă được chứa chất lâu nay.

 

 Chúng tôi biết, tổ chức những Đại Trai Đàn như vậy không phải là một chuyện dễ. Sẽ có những người đồng bào không đồng ư với công việc này. Có thể v́ đă từng bị mất mát khổ đau và thiệt tḥi quá nhiều trong quá khứ hoặc v́ c̣n sợ hăi không dám nh́n nhận nỗi đau thương vẫn c̣n chôn kín ở đáy ḷng ḿnh và ở đáy ḷng những người đồng bào ḿnh, cho nên các vị ấy chưa mở trái tim của ḿnh ra được. Tuy nhiên, trái tim của đại đa số đồng bào ta hiện tại đă mở ra trên chiều hướng tha thứ, chấp nhận; hầu hết đều ước ao có cơ hội chữa lành những thương tích rướm máu c̣n lại trong tâm hồn. V́ nhận thấy được điều đó nên chúng tôi đă dám đứng ra làm công việc Phật sự này.”

 

 Vậy đến bao giờ số người nhỏ nhoi, sống với dĩ văng, nuôi dưỡng thù hận, đi ngược thời gian mới có thể mở được trái tim ra, mở để mà thấy kéo dài sự thù hận là một điều phi lư, v́ tất cả chúng ta đều là nạn nhân của một cuộc chiến không ai muốn, là nạn nhân của một hoàn cảnh lịch sử về chính trị và xă hội của một nước nhỏ, một hoàn cảnh đă vượt ra khỏi ṿng kiểm soát của quốc gia chúng ta, v́ các cường quốc đă dùng cường quyền thắng công lư để can thiệp vào chuyện nội bộ của nước ta, và bỏ đi tâm cảnh “mách bu”, trông ngóng ở sự can thiệp của nước ngoài vào chủ quyền Việt Nam..   Những bài tường tŕnh về các chuyến về quê của nhiều tác giả, đặc biệt là của Lư Thái Xuân, Nguyễn Mạnh Quang gần đây, cho thấy đất nước đă khác xưa và mở mang tiến bộ rất nhiều về mọi mặt, kể cả về mặt t́nh người, trái hẳn với những h́nh ảnh đen tối mà nhiều báo chí hay diễn đàn truyền thông ở hải ngoại thường mô tả.  Những người về thăm quê, mấy trăm ngàn người một năm, tất nhiên phải thấy rơ t́nh trạng đất nước ngày nay ra sao.  Ai có thể lừa dối họ bằng những luận điệu xuyên tạc bịa đặt vô căn cứ.

 

   31 năm qua rồi, ngày nay, hơn 60% người dân Việt Nam sinh sau 1975, tại sao chúng ta cứ c̣n đầu độc lớp trẻ bằng những hận thù của lớp trước.  Ra công xuyên tạc, mạ lỵ những người lănh đạo đảng Cộng Sản bằng những ngôn từ hạ cấp không làm thay đổi được một sự kiện lịch sử là chính người Cộng Sản đă thành công huy động được dân chúng đánh đuổi thực dân Pháp và rồi thực hiện được thống nhất đất nước, phù hợp với sự mong ước của tuyệt đại đa số người dân Việt. Ai không muốn cho đất nước thống nhất, Trung Nam Bắc là một, xin hăy lên tiếng. Hay là chỉ có thể thống nhất dưới bóng đen của cây thánh giá?  Có chăng chỉ là bọn người vẫn cho rằng “Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam” hay sống trong tâm cảnh “Cha đă tiên phong góp phần giải phóng quê hương Cha, và tiếp đến sẽ là quê hương chúng con”.  Thật là tội nghiệp cho những loại đầu óc như vậy của họ.

 

 

Vọng ngoại tắc ngu

Trần Đ́nh Hoàng

Năm ngoái khi hai đảng chính trị Lao Động và Tự Do ở Úc bàn căi về vấn đề Iraq, ông đại sứ Mỹ nhảy vào tuyên bố dăm ba câu mang tính phê phán chính sách của đảng Lao Động, lập tức các chính trị gia Úc đă lớn tiếng yêu cầu Mỹ không được can thiệp vào nội t́nh chính trị của Úc.

Hôm 6/12/06 vừa qua một nhóm nhỏ thượng nghị sĩ 'gà mờ' của Úc đă kư vào bản kêu gọi Việt Nam tôn trọng dân chủ nhân quyền. Hành động của nhóm thượng nghị sĩ này là một sự can thiệp trịch thượng vào nội bộ chính trị của Việt Nam. Chúng ta phải hỏi họ lấy tư cách ǵ để can thiệp vào nội t́nh Việt Nam? Họ có tôn trọng nhân quyền không khi cha ông họ gửi quân theo quân Mỹ sang giết phá ở Việt Nam? Đúng là nói mà không coi trước xem sau.

Các thượng nghị sĩ tham dự vào tṛ hề đó nên nhớ rằng Úc tuy giàu có nhưng không phải là một cường quốc, và càng không phải là một đối thủ quân sự của Việt Nam. Họ cũng nên nhớ rằng không có Việt Nam ủng hộ th́ nước Úc vẫn chưa thể ngồi vào bàn hội nghị APEC. Hành động của họ chẳng những vô ơn mà c̣n thể hiện sự ấu trĩ trong suy nghĩ của họ.

Chính phủ Việt Nam đă có công văn chính thức phản đối hành động can thiệp chính trị của nhóm thượng nghị sĩ Úc. Thật ra, Việt Nam chẳng cần phản đối cũng được, v́ hành động này chẳng làm ảnh hưởng ǵ đến mối quan hệ giữa hai nước.  Hơn nữa, các thượng nghị sĩ Úc này chẳng có quyền hạn ǵ và họ không phải là người được dân cử. Việt Nam có thể cảnh cáo họ rằng không nên tham dự vào những tṛ hề do nhóm người Việt phản quốc bày ra.

Điều đáng chú ư là tṛ hề dân chủ trên được đạo diễn bởi một nhóm người Việt trong công ty “Cộng đồng người Việt ở Úc châu”. Tất nhiên, đây là một tổ chức chống phá Việt Nam núp dưới danh nghĩa “cộng đồng” để hưởng tiền trợ cấp từ chính phủ Úc. Hành động của nhóm này chỉ có thể mô tả bằng bốn chữ: Việt gian phản quốc. Chỉ có những tên phản quốc mới khúm núm quỳ lạy để được vài người nước ngoài đoái hoài ban cho một vài chữ kư. Họ không c̣n biết ḷng trung thành của ḿnh hướng về đâu. Ông bà ta có câu "cáo chết ba năm c̣n quay đầu về núi",  há chăng nhân sinh mà không biết trân quư danh dự đất nước ḿnh, để phải 'mời' người ngoại bang can thiệp?  Dẫu rằng họ có thù hằn giới lănh đạo của Việt nam đến đâu (nhưng kỳ thực họ chẳng có lư do ǵ), th́ cũng không một người Việt nam có lương tri nào chấp nhận chuyện "cơng rắn cắn gà nhà" ấy được.

Khi công văn của chính phủ Việt Nam được vài thượng nghị sĩ tiết lộ ra ngoài, những tên Việt gian phản quốc la lối om x̣m trên đài phát thanh rằng chính phủ Việt Nam can thiệp vào Quốc hội Úc, chê bai rằng cộng sản Việt Nam không biết “ở xứ tự do Quốc hội Úc muốn làm ǵ th́ làm”. Đúng là nói mà không biết ngượng, không biết xấu hổ. Chỉ có những kẻ sống quá thấp mới không biết tự do và danh dự quốc gia là ǵ. Xin thưa rằng “tự do” ở đây là tự do phát biểu có trách nhiệm, chứ không phải tự do xuyên tạc. Xin thưa rằng v́ danh dự, Việt Nam hoàn toàn có quyền nói cho Úc biết rằng: không được can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Phát biểu của phía Việt Nam là tiếng nói của người biết tôn trọng danh dự quốc gia.

Ông bà ta từng có câu “Vọng ngoại tắc ngu, bạo động tắc tử” – theo ngoại bang là ngu, dùng bạo lực là chết. Cụ Phan Chu Trinh trong khi ở Côn Đảo cũng triển khai ư đó: “Chưa có tư cách quốc gia, dẫu có nhờ cậy sức nước ngoài chỉ diễn cái tṛ ‘đổi chủ làm đầy tớ lần thứ hai’.” Câu nói của cụ vẫn c̣n tính thời sự cho những hạng Việt gian phản quốc. Những tên phản quốc này, nếu c̣n chút liêm sỉ Việt Nam, nên dán câu nói của cụ Phan Chu Trinh lên đầu và tu thân tích đức để hy vọng làm những người Việt Nam tử tế.

Chuyện Việt Nam phải để người Việt Nam giải quyết!

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: