Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

 

 

 

Chủ Nhiệm Tuần Báo Chính Nghĩa Kim Âu và Nhà Văn Phan Nhật Nam tại Ramada Plaza Hotel, Garden Grove, Cali 

(Jan 4 - 2007) >>>>>>>>

 

 

THÁNG TƯ ĐIẾM NHỤC

 

 

LÊ PHÀM NHÂN 

 

 

 

 

Vài nét về cuộc chiến Việt Nam.  

 

Trong thế kỷ thứ 20, ngoài hai trận đệ nhất và đệ nhị thế chiến ra, cuộc chiến Việt Nam được thế giới nh́n vào như là một cuộc chiến có tầm cỡ quốc tế to lớn, c̣n hơn cả trận chiến Triều Tiên, với nhiều quốc gia can dự hơn, với thời gian lâu dài hơn, và với nhiều cuộc hội nghị quốc tế được nhóm họp hơn... Nhưng các đặc điểm đó không phải là những điều muốn bàn thảo ở đâỵ. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ xin tóm lược qua các giai đoạn chính, để đi đến kết cuộc của nó, ít nhất là kết cuộc của một giai đoạn nữa, trong cuộc chiến c̣n dài, trong cao trào đấu tranh cho tự do dân chủ của ṇi giống Việt.  

Đệ nhị thế chiến chấm dứt mùa xuân năm 1945, bên trời Âu quân đội phát xít bị liên quân Nga, Mỹ và Anh nghiền nát, lănh thổ Đức bị chiếm đóng. Phía Đông Nam Á và Thái B́nh Dương, quân phiệt Nhật đầu hàng vô điều kiện, bộ đội phù tang bị giải giới. Từ năm 1946 đến 1948, các nhân vật đầu xỏ của phát xít Đức và quân phiệt Nhật bị đưa ra các ṭa án quốc tế để xét xử về các tội phạm chiến tranh tầy trời, với những bản án nghiêm khắc, tương xứng với tội trạng.  

V́ nhu cầu chính trị và kinh tế, Pháp vội vă đưa quân trở lại chiếm đóng thuộc địa Đông Dương, tạo lư do chính đáng để Nga và Tầu cộng nhào vô yểm trợ mọi mặt cho Hồ Chí Minh và bè lũ cướp quyền cai trị Việt Nam. Chiêu bài tuyên-truyền chính-trị rất là xôm tụ, hấp dẫn, đối với giới trẻ, c̣n thi vị nữa là đằng khác : đánh đuổi ngoại xâm, dành lại độc lập (!)  

Lịch sử cận đại đă phơi bày rơ ràng, đó chỉ là màn đầu của nghĩa vụ quốc tế bành trướng chủ nghĩa vô sản, mà giặc Hồ đă được ủy nhiệm phải thi hành, để đánh đổi lấy việc được giúp đỡ cho cướp đoạt quyền hành. Sau này, khi việt cộng đă cưỡng chiếm trọn lănh thổ h́nh chữ S rồi, đất nước và nhân dân Việt Nam phải trả nợ như thế nào, mỗi một người Việt trong thế hệ c̣n hít thở hôm nay, kể cả việt cộng, đều là một nhân chứng lịch sử. Việt Nam đă độc lập ra sao ? Người dân Việt đă có tự do chưa, mặc dù hiện nay đang nằm dưới quyền cai trị của chính tập đoàn người Việt ngày trước đă lớn tiếng hô hào dành lại độc lập tự do, để b́nh đẳng giai cấp, để nhân dân làm chủ ?  

Cho đến giữa thập niên 1950, mẫu quốc Đại Pháp đă hoàn toàn kiệt quệ, v́ kinh tế lụn bại, không yểm trợ nỗi cho đoàn quân viễn chinh mang cờ tam-tài đi đàn áp các phong trào nổi dậy ở Đông Dương và ở Bắc Phi (Maroc, Algérie). Căn cứ Điện Biên Phủ phía nam tỉnh Lai Châu, gần sát biên giới Phong Saly, tỉnh cực bắc nước Lào, bị biển người cộng quân tràn ngập năm 1954. Do sự sắp xếp và đồng thuận của Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Tàu, ngày 20 tháng 7 năm đó, nước Việt Nam bị chia đôi theo lằn ranh sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17. Gần cả triệu người Việt sinh trưởng trên đất Bắc, đă bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để di cư vào nam lánh nạn cộng sản…. Ông Ngô Đ́nh Diệm được vị Hồng Y Mỹ Francis Spellman giúp đỡ, vận động chính quyền Hoa Kỳ yểm trợ, đưa về miền nam VN để thành lập chính phủ. Ông Diệm đă lập tức mở cuộc trưng cầu dân ư, truất phế vua Bảo Đại, lập nên nền Đệ Nhất Cộng Ḥa ở miền nam. Năm 1956, cuộc tổng tuyển cử để thống nhất bắc nam đă không xảy ra. Thay vào đó, là cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở ngoài bắc, chính-sách là của đảng nhập-cảng từ Trung cộng, đồ-tể thi hành là Trường Chinh : vợ chồng tố cáo nhau, con cháu đấu tố chửi bới đánh đập cha mẹ ông bà...  

Miền Nam tương đối được thái b́nh an lạc cho đến cuối thập niên đó. Nhưng rồi năm 1959, trung ương đảng bộ cộng sản Hà Nội ra nghi.-quyết, thành lập "mặt trận giải phóng" để thôn tính miền nam. Cuối năm 1960, cộng quân chiếm quận lỵ Sông Bé thuộc tỉnh Phước Long, công bố cương lĩnh, ra mắt Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, với ban tham mưu tŕnh làng gồm các khoa bảng trí ngủ, cách mạng tài tử, kháng chiến lăng mạn Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh tấn Phát, Dướng Quỳnh Hoa…. Về mặt quân sự, CS Hà Nội cho nâng tầm hoạt động đánh phá từ giai đoạn du-kích-chiến (với du kích, giao liên) lên giai đoạn vâ.n động-chiến (với các đơn vị lên đến cấp tiểu đoàn chủ lực tỉnh, trung đoàn chủ lực miền), mở đầu cho các trận đánh như Ấp Bắc, Đồng Xoài, B́nh Giả, Phước Tân….  

Đệ Nhất Cộng Ḥa của miền Nam bắt đầu có dấu vết suy yếu rạn nứt. Những ưu điểm của cá nhân cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, như thanh liêm, tinh thần quốc gia cao độ, v.v... không c̣n khỏa lấp nỗi những khuyết điểm của chính cá nhân ông ta, như cai trị cứng nhắc, suy tôn, xem nội các, quân đội và dân chúng như con cháu….. Tệ hại hơn nữa, là những hành động thiển cận, phá hoại nền cộng ḥa son trẻ tại miền Nam của vợ chồng ông Ngô Đ́nh Nhu ở trung ương và ở hải ngoại, bàn tay sắt của lănh chúa vô học Ngô Đ́nh Cẩn ở miền Trung. Giọt nước làm tràn đầy ly nước, đưa đến sự cáo chung của nhà Ngô, là những hành động phong kiến và tham-sân-si của nhà tu mà ḷng-trần-c̣n-tơ-vương-khanh-tướng Ngô Đ́nh Thục... Vụ cờ Phật giáo bùng nổ lớn, cán bộ cao cấp cộng sản xâm nhập trà trộn, đổ dầu vào lửa. Hậu phương miền Nam nát bét. Cái chết thảm của hai anh em ông Diệm Nhu mở đầu cho một giai đoạn nhiễu nhương mới tại miền Nam vừa yên ổn được vài năm: giai đoạn múa may quay cuồng của một số các ông tướng….  

H́nh ảnh thảm tử của hai anh em ông Diệm Nhu, do bàn tay vấy máu của chính các tướng tá "con nuôi " ông Diệm ngày trước, đă trở thành mối ám ảnh chính trong tâm trí các ông tướng cầm quyền. Hiếm hoi lắm mới thấy một đôi trường hợp trọng trách được trao phó đúng vào tay những người tài trí đức độ, hay có kinh nghiệm cùng thành tích. C̣n thường th́ các ông tướng cầm quyền chỉ xử dụng nhân-sự họ hàng thân thích trung thành, để bảo vệ chế độ, pḥng khi có đảo chánh hay chỉnh lư ! Bảo vệ chế độ đă trở nên ưu tiên hàng đầu, c̣n nguyên tắc lănh đạo chỉ huy để xây dựng chính phủ và quân lực, nhằm hữu hiệu hóa công cuộc chống cộng, đă bị hạ xuống hàng thứ yếu !  

Tuần tự các tướng "Big Minh", rồi đến tướng râu dê Nguyễn Khánh, rồi chỉnh lư, rồi đảo chánh, rối lại chỉnh lư…. cho đến khi hai tướng Thiệu Kỳ đứng ra lập nên nền Đệ Nhị Cộng Ḥa. CS Hà Nội bèn chụp lấy cơ hội, nâng cường độ chiến sự, từ giai đoạn vận động chiến, lên giai đoạn trận địa chiến, với sự tham dự của các đại đơn vị từ cấp sư đoàn trở lên. Mở màn cho giai đoạn này, sư đoàn 325-B chính quy Bắc việt tham chiến lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, với trận côn đồn đả viện mùa xuân năm 1965 tại trại Lực lượng Đặc biệt Đức Cơ phía tây nam tỉnh Kontum, chỉ cách biên giới tỉnh Ratanakiri của Miên có 10 cây số. Chiến đoàn 2 Nhảy Dù của Quân Lực Miền Nam được không vận lên biên giới để giải tỏa áp lực. Sư đoàn 325-B cộng quân, ban ngày rút lui về bên kia đất Miên an toàn, để chỉnh bị, tản thương, tiếp tế, bổ sung. Đêm đến, tung 2 trung đoàn (6 tiểu đoàn) sang đồn Đức Cơ để xa luân chiến với 2 tiểu đoàn 3 và 8 Nhảy Dù. Sau 3 tuần lễ đánh vùi, quân Nhảy Dù miền Nam giữ vững được trận tuyến. Sư đoàn 325-B phải di chuyển khỏi vùng trận địa, v́ thiệt hại nặng nề, không c̣n khả năng phóng các mũi tấn kích. Chiến lợi phẩm bắt được trên trận địa cho thấy, ngay từ trận đầu tay của giai đoạn trận địa chiến, quân chính quy Bắc việt đă được trang bị tối tân hơn quân lực miền Nam : họ đă xử dụng tiểu liên tối tân AK-47, súng chống cơ giới B-40, đại liên 12.8 ly, súng pḥng không 37 ly v.v... trong khi Nhảy Dù miền Nam vẫn c̣n dùng súng trường M-1, súng carbine, chế tạo từ trước Đệ nhị thế chiến !  

Phía Hoa Kỳ th́, v́ nhu cầu chính trị chiến lược đường dài, đă tiền hậu bất nhất trong việc lèo lái cuộc chiến ở Việt Nam, ṭa nhà trắng cứ vài năm lại thay thầy đổi chủ một lần. Tốn kém tiền bạc xương máu trên chiến trường, bất ổn chính trị tại hậu phương, người Mỹ đă đơn phương quyết định ào ạt đổ quân vào Việt Nam, hy vọng t́m kiếm một ưu thế quân sự nhanh chóng, hầu có thể đáp ứng thuận lợi cho các nhu cầu chính trị của đảng cầm quyền. Việc đổ quân ào ạt vào Việt Nam này, đă được người Pháp nh́n thấy và nhận hiểu như là hệ luận tất nhiên của việc Hoa Kỳ không cho phóng pháo cơ B-29 can thiệp trước đây, để cho Điện Biên Phủ thất thủ, hầu hất cẳng và thay thế Pháp kiểm soát Đông Dương. Từ thái độ thân thiện, tri ân người lính Mỹ đă đánh đuổi quân Đức ra khỏi lănh thổ Pháp năm 1945, người Pháp đă đổi sang thái độ thù nghịch khinh bỉ Mỹ. Chưa đủ, người Pháp c̣n giận cá chém thớt, hết ḷng hỗ trợ Lê Đức Thọ và Nguyễn Thị B́nh, gây rất nhiều phương hại cho công cuộc chiến đấu tự vệ của miền Nam Việt Nam.  

Mặc cho ṭa Bạch Ốc nôn nóng, mặc cho Ngũ Giác Đài thôi thúc, quân lực Mỹ chưa hề có kinh nghiệm cáng đáng một cuộc chiến tranh phi quy ước, người lính GI chưa hề nếm mùi chiến tranh không giới tuyến, ngơ ngác trước địch quân "vô h́nh", chả có quân phục ! Mỹ bận rộn ở Việt Nam, nên đă lơi tay trong việc yểm trợ Do Thái tại vùng trời Ả Rập thù nghịch. Tháng 10 năm 1973, nhân ngày thánh lễ Yom Kipur của Do Thái Giáo, với sự trợ giúp của Syria và Jordan, Ai Cập đă bất thần đưa không quân và thiết giáp tấn công sâu vào lănh thổ Do Thái, đạt được yếu tố bất ngờ, và gây thiệt hại đáng kể cho Do Thái để rửa mối nhục của "cuộc chiến 6 ngày" trên sa mạc Sinai ngày trước. Ngoại Trưởng Kissinger của Hoa Kỳ là người Mỹ gốc Do Thái, đă có thêm một lư do nữa để hiệp lực với tên côn đồ Lê Đức Thọ, cộc cằn hằn học ép dinh Độc Lập phải đặt bút kư vào thoả hiệp ngưng bắn ở Paris. Kissinger lập được đại công với mẫu quốc Do Thái, kéo Mỹ ra khỏi sân khấu Đông Dương, để Do Thái lại được ưu tiên yểm trợ... Lê Đức Thọ th́ ngông nghênh hung hăn như một tay anh chị chợ Cầu Muối.  

Mỹ hí hửng rút lui trong danh dự (!), kéo theo các yểm trợ sinh tử cần thiết cho chiến trường đang sôi động ngặt nghèo. Cộng quân được Liên Sô tăng cường đại pháo tầm dài 130 ly, 152 ly, chiến xa T-54, hỏa tiễn địa - địa SA-2, hỏa tiễn địa không SA-7. Từ cuối năm 1973, thế giới nói chung, Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội nói riêng, đều đă biết rơ số phận của miền Nam Việt Nam, số phận của con cá đang nằm trên thớt, với những điều khoản vô lư, chỉ có từ bị thương cho đến chết của hiệp định Ba Lê ! Trong cái ngặt nghèo vô vọng đó, tội nghiệp cho người lính chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, vẫn chặt tay súng cạn đạn, đưa áo trận mong manh ra trước hỏa lực hùng hậu của toàn khối cộng trên thế giới, đang được lệnh của Điện Cẩm Linh dồn hết vào để đẩy mạnh cho Hà Nội dứt điểm... Cuối tháng 4 năm 1975, việc ǵ phải xảy ra, đă xảy ra. Viên tướng Tùy viên Quân sự của ṭa đại sứ Anh nhận xét : "không ai nghĩ rằng quân lực miền nam có thể cầm cự được đến 6 tháng. Nhưng họ đă kéo dài được đến hai ba năm... "

 

Đón gió trở cờ  

Sau ngày tan đàn xảy nghé 30 tháng 4 năm 1975, gần 3 triệu người Việt đă bất chấp hiểm nghèo, t́m mọi cách ra đi để lánh nạn cộng sản. Đàn chim Việt ĺa tổ này đă tản mác đi khắp bốn phương trời, và hiện đang sống rải rác trên nhiều chục quốc gia khắp hoàn vũ. Hàng năm, mỗi độ tháng tư về, người Việt chối bỏ cộng sản, người Việt nạn nhân của cộng sản, đều tự t́m đến nhau hàn huyên, sinh hoạt. Tháng tư được họ gọi là tháng tư đen. Và ngày 30 tháng 4 được gọi là Ngày Quốc Hận. Sau thời gian vài năm bi-bô cái mốt mán về thành, việt cộng đă sáng mắt ra, nh́n thấy vai tṛ quan trọng và nhiều ư nghĩa của khối người Việt ở hải ngoạị Và cộng sản đă thôi gọi đàn chim viễn xứ là Việt kiều phản động nữa, thay vào đó bằng 4 chữ Việt kiều Yêu Nước!

Qua những nhiễu nhương đă triền miên giáng xuống đầu dân tộc Việt, tiếng mẹ Việt Nam đă có nhiều đổi thay, không phải thay đổi theo hướng đẹp đẽ, mà chỉ là những đổi thay méo mó, ghê tởm. Ví dụ như, mỗi lần nghe cộng sản nói đến hai chữ yêu nước, th́ ai cũng nổi da gà, v́ mọi người đều nghĩ đến hành động bán nước cho chủ thuyết ngoại lai vô sản quốc tế, để đánh đổi lấy việc được giúp đỡ tranh cướp quyền hành. Ví dụ như, mỗi lần nghe cộng sản nói đến hai chữ "nhân dân", là người ta rùng ḿnh nghĩ đến những bàn tay vấy máu của đấu tố cải cách ruộng đất, của công an trị, của những màn chém giết thủ tiêu dân chúng kinh hoàng trong đấu tranh giai cấp để tiến đến vô sản chuyên chính !. Ví dụ như, mỗi khi nghe đến hai chữ giải phóng, là người ta nghĩ đến bọn cách mạng tài tử, kháng chiến lăng mạn Nguyễn Hữu Thọ, Dương Quỳnh Hoa, Huỳnh tấn Phát. Gần đây hơn nữa, khi nghe đến hai chữ kháng chiến, là người ta... khiến chán, nghĩ đến ḍng họ Hoàng Cơ gian manh bịp bợm, ăn cướp tiền của đồng bào yểm trợ cho ấp-ủ chống cộng, bỏ túi lập cơ sở kinh tài, để rồi bây giờ quay lại thành lập băng đảng, làm cai thầu, cáng đáng những dịch vụ mà đảng không thể đưa công-an đội nón cối mang dép râu ra xứ người tự làm lấy, trong mưu toan "quản lư đời em" của gần 3 triệu người Việt ở hải ngoại….  

Chỉ vài năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những tên khoa bảng trí ngủ, no cơm ấm cật làm chính trị đón gió, đă tụ tập nhau ở một biệt thự sang trọng tại vịnh Cựu Kim Sơn, để vừa đón mừng tên phản tỉnh cuội Bùi Tín, vừa ướm thử màn trở cờ đầu tiên : gọi tháng tư là tháng tư xanh, thay v́ ngày quốc hận hay tháng tư đen.

Chuyện cắc kè đổi màu này không thành, v́ phản ứng đích đáng của người Việt nạn nhân cộng sản ở vùng vịnh. Bọn tiên phuông trở cờ cụp tai lỉnh mất. Cho đến năm ngoái đây, trung-ương đảng bộ cộng sản Hà Nội đă đích thân ra nghị quyết số 36, để đối phó với khúc ruột ngàn dậm, cái tên mới mà Phạm Thế Duyệt, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc việt cộng đă gọi khối người Việt hải ngoại, khi cụng ly sâm banh thết đăi tên trở cờ thứ hai : ông con cầu tự leo me trèo sấu Nguyễn Cao Kỳ …. Bây giờ đă có tiền muôn bạc tỉ trong tay, có tài trợ chỉ đạo, nên khi câu loại cá đón gió nào, th́ cộng sản ném ra loại mồi đó. Cho nên gần hai năm nay, dịch đón gió lại bỗng dưng được mùa. Sách báo và tin tức Việt ngữ trên các mạng lưới đă nói rất nhiều về các tên đón gió trở cờ này, ở đây chỉ xin ghi lại vài trường hợp đặc biệt, điển h́nh cho thuật xử dụng xảo ngôn để tung hỏa mù...

Trước hết là ở trong quốc nội. Con người trở cờ tiêu biểu nhất ở bên trong, là Nguyễn Đan Quế. Cuối thế kỷ thứ 20, trong một chuyến công tác Đông Nam Á, bà ngoại trưởng Madeleine Albright của Bill Clinton có dừng lại Hà Nội ngày 25 tháng 8 năm 1999. Ông Quế được việt cộng dàn xếp cho tiếp xúc với phóng viên Reuter, và ông ta tuyên bố : "Tại Việt Nam, chúng tôi muốn đoàn kết lại toàn thể dân chúng, và quên đi những chia rẽ trước kia giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc gia. Chúng tôi muốn gạt bỏ ra một bên chủ nghĩa cộng sản của quá khứ, để mở ra một con đường mới …. " - Ông Quế lúc bấy giờ đang thân cá chậu chim lồng, mà cứ vờ vỉn như là ở Việt Nam đă có quyền tự do ăn nói rồi vậỵ CS đă cho các thông tấn xă quốc tế vào xiếc từ lâu, chúng ta chưa ai quên những bản tin của đài BBC trong tháng 4 đen ! Ông Quế và việt công có thể tạo được hỏa mù với họ, chứ không che mắt được người ḿnh. Cần phải nói thêm là, tháng 4 năm 75, ông Quế đă ở lại, nhưng không được trọng dụng như Tony Nguyễn Xuân Oánh, mà lại được gởi đi nằm ấp v́ ăn nói bất măn. Nếm đủ mùi tân khổ rồi, ông Quế muốn đổi gió cho đỡ tấm thân già, nên thở ra mùi đón gió. Và vẹm đă đạo diễn cho ông trở cờ. Nói vậy, có oan uổng cho ông Quế hay không ? Ông đang ở tù, nhất là ở tù cộng sản, ai cho cóc tự do mở miệng ? Và nhất là làm sao có thể tự đi gặp phóng viên Reuter ? Người Việt Nam, biết việt cộng, ai cũng rơ cái tṛ này !  

Tiếp đến là chuyện đón gió trở cờ ở hải ngoại. Nhiều lắm. Như chó tháng bảy trong hai năm gần đâỵ Tiêu biểu nhất, phải kể trường hợp Lê Xuân Khoa, thuộc "Nhóm Nghiên cứu Quốc tế " của Đại Học John Hopkins ở Hoa Thịnh Đốn. Ông Khoa viết : "Sau khi đă gạn lọc lập trường chính trị của đôi bên để xác định bản chất thật sự của nó trong lịch sử, cuộc chiến 1955-1975 phải được gọi là một cuộc nội chiến, đồng thời là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm ".

Chiến tranh ủy nhiệm ? Vấn đề nào cũng có thể được nh́n vào từ nhiều góc độ khác nhau. Ở đây, hăy thử nh́n từ góc nh́n đơn giản nhất : nếu nói chiến tranh ủy-nhiệm, th́ chỉ đúng được có phân nửa, phân nửa về hướng cộng sản Bắc việt. Cả hai miền nam bắc đều có nhận viện trợ, nhất là quân viện. Nhận giúp đỡ, tất phải có điều kiện. Những điều kiện do Mỹ áp đặt lên miền Nam, chỉ giới hạn trong phương thức điều hành cuộc chiến, nhằm cố đạt đến một thành quả giới hạn rơ rệt, là ngăn chặn làn sóng đỏ, tức là chỉ pḥng thủ, tức là chiến tranh tự vệ... C̣n đối với Hồ Chí Minh và đám đồ tể, th́ điều được ủy nhiệm lại là nghĩa vụ bành trướng, để tiến nhanh tiến mạnh lên vô sản quốc tế chuyên chính, đưa tổ-quốc Việt Nam ra làm một con chốt thí trên bàn cờ chiến tranh lạnh !  

Bây giờ hăy nói đến hai chữ nội chiến. Trên đây, chúng tôi đă cố gắng tóm lược hầu quư vị câu chuyện cuộc chiến mười ngàn ngày, cô đọng lại trên một hai trang báo, theo nhăn quan của những năm tháng trực tiếp can dự vào cuộc chiến.

Xin thử hỏi : chủ thuyết Mác Lê từ đâu đến, nó có phát sinh ra ở giải đất h́nh chữ S hay không ? Xin hỏi : phương sách đấu tố trong cuộc cải cách ruộng đất năm 1956 ở đâu mà ra ? Có phải do Trường Chinh tự dựng lên không, hay là do đảng cộng sản Đông dương rập khuôn theo đàn anh tầu cộng ?

Xin hỏi : Tṛ công nông (biểu tượng là búa liềm), tṛ đấu tranh giai cấp đẫm máu từ đâu mà có ? Có phải từ anh cả Liên Sô hay không ? Nội chiến là nội chiến làm sao ? Không ai bênh bỏ ǵ các ông lănh tụ, nhất là lănh tụ đỏ. Nhưng đọc chử nghĩa của ông Lê Xuân Khoa, đầu óc tôi bỗng dưng đi hoang. Tôi chợt nhớ đến câu nói để đời của Mao Xếnh Xáng : "trí thức không bằng cục phân "  

Một lần khác, Lê Xuân Khoa lại phát biểu : "Ḥa hợp ḥa giải là con đường duy nhất... Trong quốc nội đă tỏ nhiều thiện chí, nhưng hải ngoại chưa đáp ứng tương xứng ". Sao ông Khoa không dám dọn về ở Việt Nam, để đáp ứng tương xứng, để khai thông con đường cứu nước ? Sao ông chỉ thậm thà thậm thụt ngoài này, chơi tṛ dám đốc dám xúỉ. Có phải là v́ ông đă nghe việt cộng nói toặc móng heo rằng : "Trong nước bây giờ hoàn toàn tự do, làm ǵ cũng được, nhưng không được làm... chính tri.. Làm chính trị, phải dưới sự chỉ đạo sáng suốt của đảng " ? Công an tại các phi trường ở quốc nội đều nói... "không được làm chính tri.." Ngoài này, tướng phường chèo Lê Minh Đảo cũng hô hào... không làm chính trị ! Đa nguyên đấy chăng ? Tự do kiểu nào vậy ? Ông Khoa giống ông con cầu tự ở chỗ trở cờ, nhưng khác ở phần đón gió. Ông không đón gió từ lăng Ba Đ́nh, mà đón gió từ Washington, từ Boston... uốn lưỡi trở cờ để có "job" trong các tổ chức thiên tả to lớn và tiền rừng bạc biển ở Hoa Kỳ, một đồng thủ phạm đă khai sanh ra tháng tư đen ...

Bây giờ, xin nói về một kiểu đón gió trở cờ khác nữa, kiểu con thoi, đi đi về về giữa hải ngoại và quốc nội. Đó là trường hợp của sư ông Thích Nhất Hạnh. Báo chí cộng sản vừa rầm rộ đăng h́nh ông thầy hướng dẫn đông đảo đệ tử về Việt Nam, đi đâu cũng kè kè có bà văi Chân Không, chẳng rời một bước ! Trước khi lên đường, ông Nhất Hạnh c̣n bày tṛ triết lư. Đây, hăy thử nghe ông giảng về thuyết "tuệ giác tương tức" (interbeing/interêtre) : "Muốn có tuệ giác tương tức, chỉ cần nh́n vào rổ rau xanh mà ta vừa hái vào. Nh́n thật sâu, ta sẽ thấy trong rau có mặt trời, có đám mây, có phân rác, có người làm vườn, có hàng vạn yếu tố khác. Rau không thể một ḿnh mà tự có mặt, mà phải cùng có mặt với mặt trời, với đám mây…. Lấy mặt trời ra khỏi rổ rau, th́ rổ rau biến mất…". Khá lắm. Hỏa mù đỉnh cao trí tuệ ! Mới nghe th́ thật là siêu, gẫm lại cho kỹ, là chiêu c̣ mồi !  

Hăy thử áp dụng triết lư huề vốn này vào trường hợp của chính ông thầy : "Hăy nh́n thật sâu vào đảng, ta thấy có thầy, có chuyện trở về, có thuyết pháp ŕnh rang, như là VN đang có tự do tôn giáo thật vậỵ Thầy không thể tự ḿnh mà có được. Lấy đảng ra khỏi thầy, th́ chuyện về nước tự do thuyết pháp sẽ biến mất, th́ thầy cũng biến luôn !". Có đúng vậy không, thưa thầy Bất Hạnh ?

Trong khoảng hai năm nay, tập đoàn cầm quyền độc tài đảng trị Hà Nội đang bị nhiều cơ-quan tổ-chức trên thế giới khiền nặng v́ giam-cầm tù chính trị và đàn áp tôn giáo. Tṛ c̣ mồi của thầy không qua mắt được ai, cứ để yên cho thầy tha hồ mà tuệ giác tương tức! Có lo chăng, là lo cho các bà văi ni cô đi theo thầy. Đúng vậy, không phải bôi bác thầy đâu. Đây, hăy nghe thầy hăm hở đ̣i ôm ráo, không chừa một ai : "Tôi ôm được cả những người cộng sản và những người công giáo, tôi không thể chỉ ôm Phật Tử và người chống cộng. Tôi muốn ôm lấy và thương yêu tất cả mọi người, không chừa ai…". Từ từ thôi chớ thầy ! Thầy tôi coi bộ kinh kệ chân chỉ hạt bột quá, không có th́ giờ xem tin tức, nên không hay chuyện Michael Jackson mới có bị tố xào khô mà đă phải vác chiếu ra ṭa…. Đạo nào cũng răn người ăn hiền ở lành, tu nhân tích đức, và đạo nào cũng diệt quỷ trừ ma. C̣n ông đạo này, chẳng những khoe ḿnh ôm và thương yêu cộng sản, lại c̣n đ̣i ôm và... xương yêu tuốt nuốt, không chừa một ai.

Khiếp quá ! Chỉ có hai cách hiểu - Một : ông thầy là super đạo, là Chúa, là Phật. Hai : ông là … đạo dụ ! Điều thứ nhất, khó mà có được trên cơi đời ô trọc này. Chỉ c̣n lại điều thứ hai, ông rơ ràng đang diễn tṛ dụ, nhưng dụ... ba xu quá!  

Ba trường hợp đón gió trở cờ trên đây, cứ tạm gọi là thượng vàng. C̣n hạ cám, th́ nhiều lắm. Vui nhất là có một số anh chị xếp hàng nối đuôi nghênh đón tên văn công vẹm Trần văn Thủy khi hắn sang Hoa Kỳ công tác cho nghị quyết 36. Thủy là cán bộ tuyên truyền, được gởi đi học điện ảnh tại Liên Sô trước kia, về nước được cho làm phim tài liệu đi chiếu tuyên truyền, và năm ngoái được cho ra nước ngoài công tác, dưới sự bảo trợ của Kewin Bowen, giám đốc trung tâm William Joiner của đại học Boston, Massachusetts, trong dự án : "Nghiên Cứu về Tiến Tŕnh Tái Xây Dựng Diện mạo và Quê hương của Người Việt ở nước ngoài "(!). Mới nghe qua cái tên dự án, đă thấy bực cái... ḿnh! Những thành tích trên "résumé " này, được chính Thủy liệt kê trong cuốn sách "Nếu Đi Hết Biển" của hắn phát hành sau đó, để hù các em út mầm non ngoài này. Mồi câu của Thủy là mồi "danh", cho cá phổng mũi, đi tầu bay giấy, nhưng mồi này nhậy không kém chi mồi màu xanh lá cây mà bắc bộ phủ thường dùng để câu các loại cá khác. Được cho danh sách trước, Thủy bèn liên lạc một số anh chị phe ta ngoài này, người th́ hắn khen là ng̣i bút sâu sắc, kẻ lại được hắn tâng là "nhà zăng" có tư tưởng tiến bộ (!). Thế là phe ta lên tận mây xanh, sắp hàng chờ đón quới nhân. Vẹm Thủy "interview" bằng giọng trịch thượng cha chú, và phe ta riu ríu khai hết tâm cang cùng gia phả. Liền sau đó, tên văn công đểu cáng bèn tương lên hết trong cuốn Nếu Đi Hết Biển. Thôi th́ anh này đưa, chị kia đón, chú này làm tài xế, cậu nọ xum xoe vác va li. Rơ là đẹp mặt nở màỵ Cá nào chưa thịt, th́ vẹm c̣n giữ kín, chứ ḷng tong cá chốt th́ xong việc rồi, là "dump" hết. Chơi với vẹm, đừng có than. Cứ thắp hương, cầu cơ mời hồn cố LS Nguyễn Hữu Thọ về mà hỏi thử, th́ rơ...  

Xuân thu nhị kỳ, mỗi năm tháng tư đều trở về. Tháng tư năm nay trở lại, với nhiều nét đặc biệt, chỉ xin nêu lên đây đôi nét tiểu biểu. Một là nó đánh dấu đúng 30 năm, kể từ ngày cả hai miền Nam-Bắc VN rơi vào tay độc tài đảng tri.. Thật là đại bất hạnh cho dân tộc Việt, v́ từ sau khi cộng sản quốc tế tan ră, hầu hết các dân tộc từng điêu linh khác đă trở lại được con đường tự do dân chủ. Nét đặc biệt kế tiếp, là sự chộn rộn chào rào kiểu chó tháng bảy của các màn đón gió trở cờ vừa nêu trên đây, đang bùng mạnh lên v́ ngọn gió nghị quyết 36 từ lăng Ba Đ́nh thổi ra.

Một nét đặc biệt nữa của 30 tháng 4 năm nay, là những nỗ lực ráo riết của cái gọi là "đảng Việt tân (!!)" tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.  

Băng đảng cai thầu này đang giật dây cho các nhóm ngoại vi cuội và phịa, cố tổ chức một cuộc tuần hành "Freedom March to Capitol Hill" đến tiền đ́nh ṭa nhà quốc hội Mỹ đúng vào ngày 30 tháng 4, với mánh thầu một công đôi việc. Một là : cố tŕnh làng với một vài tay dân biểu nghị sĩ nào đó trong băng "bạn của Hà Nội" (John Kerry, Ted Kennedy...) rằng th́ là "đảng vịt tiềm tôi đại diện cho người Mỹ gốc Việt đấy" (!). Hai là : khoe với lăng Ba Đ́nh rằng, "đảng tôi đă đáp ứng nghị quyết 36 của đồng chí thủ trưởng đấy nhé, đă đổi ngày 30 tháng 4 quốc hận của đám chống cộng ngoan cố, thành ngày "Freedom March" đến quốc hội Mỹ rồi đó!! " - Vải thưa không che được mắt lính. Mánh mung này, cộng đồng và các hội đoàn người Việt ở Hoa Thịnh Đốn đều đă thấy rơ, và chửi như tát nước. Bí quá, lũ băng đảng cai thầu vịt tiềm bèn trớ đi, đổi cái tên ngày tự do ban đầu, thành ngày... tranh đấu cho tự do !

Vẫn không xong, đồng bào vẫn phạng tới tấp. Tên nhô con tḥ ḷ nhiều mặt Đoàn Hữu Định phải bỏ của chạy lấy người, vừa rút tên ra khỏi ban tổ chức, vừa phủ nhận liên hệ với băng đảng vịt tiềm ! Anh em kaki ở vùng Hoa Thịnh Đốn ai cũng biết rơ tông-tích và tuồng tṛ của tên múa rối này. Vờ vỉn rút ra cho đỡ bớt cà chua trứng thối, nhưng hắn lại xoay qua tổ chức lễ truy điệu, truy điệu vào giờ cà phe sáng ngày 30, mà lại truy điệu ở bức tường đá đen Vietnam War Memorial của Mỹ ! Tại sao hấp tấp, gượng ép và miễn cưỡng ? Có phải lục súc tranh công để lọt vào mắt xanh của anh bạn đồng minh đă hí hửng rút lui trong danh dự trước kia. Và cũng để nhân tiện sau đó, lại sẽ kéo nhau ra tăng cường nhân số cho "show" tuần hành của vịt tiềm ?!  

Ba mươi năm trước, người Việt nạn nhân của cộng sản đă tận mắt chứng kiến những cái chết thảm thương, những mất mát đau buồn, v́ "công an ba mươi ", v́ sóng gió biển đông, v́ hải tặc Thái lan. Họ gọi tháng tư là tháng tư đen, là chuyện đương nhiên, có chi để bọn đón gió trở cờ phải kêu là… chống cộng ngoan cố, quá khích ? Ba mươi năm trước, người Việt từ bỏ cộng sản ra đi, v́ cả hai miền Na-Bắc VN rơi vào quốc nạn độc tài đảng trị, cả thế giới năm châu đều rơ như vậy. Nếu họ có gọi ngày 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận, là chuyện không sai, có chi để lũ c̣ mồi phải oang-oắc lên là... chống cộng lạc hậu, là cản trở con đường cứu nước dựng nước ? Bọn độc tài công-an-trị và tay sai đang dùng 36 kiểu lư sự cùn, 72 cách hỏa mù lung lạc, để thực thi nghị quyết 36, với xuẩn vọng cố tiến lên "quản lư đời em" của khối hải ngoại. C̣n khuya ! Để hóa giải cái mê hồn trận này, cứ kéo vẹm về với thực tế, bằng một đôi câu hỏi đơn giản và cụ thể nhất : Bây giờ đă đúng 30 năm qua rồi, phải chăng trong nước vẫn c̣n độc tài đảng trị ? Phải chăng "nhà nước" vẫn đang xài tṛ công-an-trị ? Lưỡi không xương ngh́n đường lắc léo, trả lời sao đây ?  

Khối mấy triệu người Việt ở hải ngoại đă mục kích, đă học hỏi và tham gia vào các sinh hoạt thực sự có tiến bộ, có dân chủ ở xứ người. Con em người Việt hải ngoại cũng đă lớn lên, được trau dồi, được đào tạo nên người, trong sinh hoạt có dân chủ, tự do và tiến bô….

Trước hiện t́nh đất nước, khối người Việt hải ngoại nên có thái độ nào ? Nên đi cổ xúy cho người khác về, nên gởi con em ḿnh về, để chui vào cái rọ "tự do dưới sự chỉ đạo sáng suốt của đảng", hay là nên thẳng thắn nói lên sự thật, để phụ lực với các cao trào đấu tranh đ̣i tự do cho dân tộc Việt ?

Hỏi, tức là đă trả lời rồi vậy !

Không thể có chuyện nghịch lư ngược đời, đi ngược lại trào lưu tiến hóa của nhân loại.

Sau ba thập niên lưu lạc, tháng tư năm nay trở về, người nạn nhân cộng sản ở nước ngoài vẫn gọi là Tháng Tư Đen, người Việt từ bỏ cộng sản ra đi, vẫn gọi ngày 30 tháng này, là Ngày Quốc Hận. Nếu muốn gọi ngày này bằng một cái tên khác, th́ chắc chắn không phải là Tháng Tư Xanh, càng không phải là Ngày Tự Do, hay tuần hành cho Tự Do, mà chỉ có một tên gọi duy nhất là phù hợp, là phải người đúng của : nên gọi là Tháng Tư Điếm Nhục, điếm nhục cho bọn độc tài đảng trị, điếm nhục cho lũ c̣ mồi và cai thầu táng tận lương tâm!  

 

 

Lê Phàm Nhân.  

 

Tháng 4/2005

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng