Chuyện dài Iraq...

Những khó khăn trong giải pháp quân sự 

(LÊN MẠNG Thứ sáu 26, Tháng Giêng 2007)

 

Liệu Tướng David Petraeus sẽ thành công với chiến lược đôn quân đi ngược lại với binh thư chống du kích chiến do chính ông đề ra?

 

Mai Loan

 

 

 

Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Bush tŕnh làng kế sách mới liên quan đến cuộc chiến tại Iraq, với chi tiết được nhiều người chú ư và bàn căi là việc tăng cường thêm khoảng 21,500 quân vào chiến trường, th́ cái trọng điểm của nó - nhằm tái lập an ninh tại thủ đô Baghdad - đă gặp ngay sự kháng cự mạnh mẽ, không phải từ các chính trị gia đối lập ở Quốc Hội Mỹ, mà chính là từ phía những nhân vật cầm quyền tại Iraq. Trớ trêu thay lần này kế hoạch của ông Bush lại tuỳ thuộc vào khả năng và thực tâm của những thành phần này, nhiều hơn là vào tài ba và sức mạnh của những đoàn quân tinh nhuệ của Hoa Kỳ.

 

Tờ nhật báo New York Times, trong một bài viết tổng hợp từ ba kư giả John Burns, Sabrina Tavernise và Marc Santora được đăng trong số đề ngày 15-01-2007, đă tường thuật khá chi tiết về những đụng chạm nội bộ báo hiệu cho nhiều khó khăn sắp tới của giải pháp quân sự. Thật vậy, các tướng lănh Mỹ tư lệnh ở chiến trường đă phải ráo riết họp bàn với các sĩ quan chỉ huy của quân đội Iraq để có thể biến đổi những sách lược đề ra từ Hoa Thịnh Đốn thành những chương tŕnh hành động cụ thể và khả thi tại mặt trận ở Iraq, trong bối cảnh đa số dân chúng Mỹ cũng như các vị dân biểu và nghị sĩ tại Quốc Hội đều tỏ ra bi quan về xác suất thành công rất mong manh. Thậm chí có nhiều người c̣n chỉ trích hay chống đối mạnh mẽ, như trường hợp của nghị sĩ Chuck Hagel, với lời tuyên bố nẩy lửa: "Đây là một chính sách đối ngoại sai lầm nặng nề nhất kể từ sau cuộc chiến Việt Nam." Ông Hagel không phải là một chính trị gia thuộc phe ôn hoà hay phản chiến, ông là người thuộc đảng Cộng Hoà, một nghị sĩ bảo thủ kỳ cựu của tiểu bang Nebraska, từng là một cựu chiến binh giống như ông McCain đă từng đổ máu tại chiến trường Việt Nam, nên những người hiếu chiến như PTT Dick Cheney (trốn lính qua cách xin hoăn dịch đến 5 lần) hay TT Bush (lính kiểng thời chiến tranh Việt Nam) không thể chụp cho ông cái mũ hèn nhát hay chủ bại.

 

Nhiều dấu hiệu sơ khởi cho thấy những khó khăn khá nhức đầu cho các vị chỉ huy của Hoa Kỳ, từ việc tranh luận về hệ thống điều hành giữa hai quân đội phối hợp cho đến việc phác thảo những chiến dịch hành quân nhằm bảo đảm cho sự an ninh của người lính Mỹ trong những vùng nguy hiểm nhất tại thủ đô Baghdad. Và nhiều người lo sợ rằng những khó khăn đó có thể sẽ làm hỏng kế hoạch ngay từ trong trứng nước.

 

Điều lo ngại đầu tiên đối với phía Mỹ là họ phải hợp tác với một chính quyền trung ương ở Baghdad, mà đa số trong nội các thuộc về phe Shiite, vẫn c̣n mang nặng tinh thần phe phái và giáo điều. Việc này sẽ khiến cho kế hoạch dẹp tan các thành phần cực đoan cả Sunni lẫn Shiite có thể gặp nhiều trở ngại. Một sĩ quan Mỹ tham dự trong những cuộc họp song phương đă phải tả oán: "Chúng ta (Hoa Kỳ) đang thực hiện một chiến lược nhằm khuyến khích một chính quyền (Iraq) phải mạnh dạn hơn. Mà cái chính quyền đó lại chính là một phần của vấn đề gây khốn khó cho chúng ta."

 

Giữa lúc nhiều người Hoa Kỳ c̣n đang nghi ngờ về thực tâm của chính quyền trung ương ở Iraq muốn dẹp trừ các toán dân quân Shiite quá khích th́ những vận động ngấm ngầm trong việc đề cử một vị tướng lănh Iraq chỉ huy cho chiến dịch ở Bagdgdad càng khiến cho sự nghi ngại gia tăng hơn. Mặc những hoài nghi từ phía các tướng lănh Mỹ, thủ tướng Nouri al-Maliki đă lựa chọn Trung tướng Aboud Qanbar, một người gốc Shiite ở miền nam Iraq mà phía Hoa Kỳ gần như không nắm rơ được lư lịch cũng như thành tích, làm vị chỉ huy cao cấp nhất để phối hợp cùng với Thiếu tướng Joseph Fil Jr. của Hoa Kỳ trong bộ chỉ huy hỗn hợp cho kế hoạch tiến công kỳ này.

 

Đối với người Hoa Kỳ nói chung, và quân đội Hoa Kỳ nói riêng, thường quen với tinh thần tự kiêu và lề lối độc quyền chủ động trong những công tác phối hợp hay liên minh, quan niệm cùng song hành hợp tác, tức là cùng bàn thảo với đồng minh trước khi lấy quyết định chung, là một khái niệm gần như xa lạ hoặc chẳng bao giờ được áp dụng. Giống như câu ngạn ngữ của những ông huấn luyện viên thể thao quen ra lệnh thường nói mỗi khi cần bàn đến việc thực hiện kế hoạch chung: "Hoặc là làm theo ư tôi, hoặc là đi ra (xa lộ) ngồi chơi!" (Doing it my way, or the highway.) Chính v́ thế mà người dân cũng như chính phủ Mỹ thường không mấy khi mặn ṃi ǵ lắm đến những tổ chức hay định chế quốc tế mà trong đó mọi thành viên đều phải tuân phục theo quyết định chung của đa số. Trong các định chế lớn như Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ phải có quyền phủ quyết hoặc nắm quyền quyết định trong ban lănh đạo tối cao như Ngân Hàng Thế Giới hoặc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Hoặc như trong khối NATO, hệ thống pḥng thủ của Liên Minh các Nước Bắc Đại Tây Dương, vị tư lệnh tối cao bao giờ cũng phải là một tướng lănh của Mỹ. Trong trường hợp không được những đặc quyền to lớn như vậy, Hoa Kỳ nhất định không chịu tham gia, như trường hợp của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế để xử các vụ án chống lại nhân loại mà hầu hết tất cả các quốc gia khác đều tham gia.

 

Tuy nhiên trong vụ sa lầy hiện nay tại Iraq, chính quyền Bush đă lỡ mắc quai khi tuyên bố rằng Iraq là một nước có chủ quyền thực sự để không muốn bị mang tiếng là đă đem quân đi chiếm xứ người. V́ lư do đó nên trong những năm qua, chính quyền Bush thường t́m nhiều cách để đánh bóng cho h́nh ảnh tự quyết của người dân Iraq như các vụ đi bầu để lập quốc hội và chính phủ, cho dù là trong thực tế quân đội Mỹ nắm toàn quyền kiểm soát trên toàn lănh thổ Iraq, cũng như đă áp lực ngầm cho các phe phái cùng ngồi lại với nhau, và lựa chọn ra một nhân vật làm thủ tướng được Hoa Kỳ chấp thuận. Và dĩ nhiên, việc quân đội và lực lượng an ninh người Iraq đều do Hoa Kỳ tài trợ vũ khí cũng đủ chứng tỏ sự giới hạn trong cái gọi là chủ quyền tự quyết của Iraq. Nhưng trong nhiều trường hợp, chính quyền Iraq cũng thừa cơ bắt bí, nhân danh quyền tự quyết để đưa ra một số những tuyên bố hay đ̣i hỏi gây khó chịu không ít cho Hoa Kỳ.

 

Đó là những trường hợp như khi ông Maliki phủ nhận, vào tháng 10 vừa qua, những lời nói của các viên chức Mỹ nói rằng chính phủ Iraq đă đồng ư với những đề nghị của Mỹ cho một lịch tŕnh tái lập an ninh. Rồi đến tháng sau, ông cũng đ̣i bày tỏ chủ quyền một lần nữa khi yêu cầu Hoa Kỳ phải tháo bỏ các hàng rào kẽm gai cũng như các đồn kiểm tra mà quân đội Mỹ đă dựng lên tại Sadr City khi truy t́m một quân nhân Mỹ mất tích tại thủ đô Baghdad. Rồi đến những ngày cuối năm 2006, ông cũng hành xử chủ quyền quốc gia của ḿnh bằng cách ra lệnh treo cổ ngay nhà độc tài Saddam Hussein, chỉ vài giờ sau khi quân đội Mỹ trao lại tù nhân này cho phía Iraq, cho dù rằng phía Hoa Kỳ chợt nhận ra những hậu quả bất lợi của quyết định này nên đă yêu cầu ông tạm đ́nh hoăn thêm một thời gian nữa.

 

Trở về với kế hoạch đôn quân để tiến công lần này, hiện nay vai tṛ quyết định của ông Maliki trong chiến dịch dẹp tan quân phiến loạn và các nhóm vũ trang quá khích vẫn chưa được định h́nh hay thoả thuận rơ, mặc dù đây là điều mà phía Iraq đă đ̣i hỏi từ lâu. Trên lư thuyết, với cương vị là thủ tướng tức là tổng tư lệnh quân đội của Iraq, ông Maliki sẽ ra lệnh trực tiếp cho Tướng Aboud Qanbar, chỉ huy chiến dịch tái lập an ninh tại Baghdad. Nhưng những cuộc tranh luận kéo dài giữa hai bên đă đi đến một sự thoả thuận mà theo đó Tướng Qanbar sẽ nhận lệnh từ một uỷ ban tối cao, gồm có ông Maliki, hai vị tổng trưởng nội vụ và quốc pḥng, cố vấn an ninh quốc gia Iraq là al-Rubaie và vị tướng tư lệnh Mỹ tại Iraq. Phía Hoa Kỳ cũng đ̣i hỏi được những nhượng bộ khác từ phía Iraq bằng cách đề cử hai sĩ quan Iraq cao cấp khác mà quân đội Mỹ tin tưởng vào chức vụ chỉ huy phó cho Tướng Qanbar. Tuy thế, cơ cấu điều hành và lănh đạo cho bộ tham mưu của chiến dịch tiến công lần này, với một bộ chỉ huy hỗn hợp Mỹ - Iraq vẫn c̣n nhiều lấn cấn cũng như dễ gây ra những va chạm khó xử. Một sĩ quan Mỹ tham dự trong những cuộc họp song phương đă cho rằng những vụ thoả thuận này có thể khó hiện thực và đi ngược lại với nguyên tắc chỉ huy theo hệ thống quân giai rơ ràng trong quân đội, tức là chỉ có nhận lệnh (từ cấp trên) hoặc ban lệnh (xuống cấp dưới) để thi hành một nhiệm vụ. Khái niệm "bàn thảo" trong hệ thống chỉ huy gần như không bao giờ xảy ra trong quân đội, giống như câu phê b́nh của vị sĩ quan Mỹ này: "Trong quân đội không có định nghĩa rơ ràng thế nào là hai người lính cùng "hợp tác" ('partnered').

 

Trong bài diễn văn đọc vào tối ngày 10 tháng Giêng vừa qua, TT Bush đă biện minh rằng các vị tướng lănh tại chiến trường đă duyệt xét lại chiến lược mới của ông để biết chắc rằng những lỗi lầm trong quá khứ đă được nghiên cứu để khắc phục. Và sau đó họ đă báo cáo lại rằng kế hoạch mới này có thể thành công. Song song với kế hoạch tái thiết đất nước với các chương tŕnh viện trợ kinh tế với kinh phí gần 1,2 tỷ Mỹ-kim để trợ giúp cho người dân Iraq trong lănh vực dân sinh, lần này Hoa Kỳ sẽ bổ sung thêm khoảng 21,500 quân nhân tăng cường vào chiến trường, tuần tự diễn ra trong những tháng ngày sắp tới. Lực lượng này gồm có 5 trung đoàn Lục Quân (mỗi trung đoàn có khoảng 3,500 quân nhân) đổ vào thủ đô Baghdad và một lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến từ Trại Lejeune, North Carolina (khoảng 4000 quân) tăng cường lên mặt trận ở tỉnh Anbar, nằm về phía tây Iraq, nơi thường được coi như là cứ địa của phiến quân gốc Sunni. Trong các toán quân tăng cường đến Baghdad, một trung đoàn của Sư Đoàn 82 Nhảy Dù từ Kuwait tiến lên sẽ là thành phần tăng phái sớm nhất. Và bốn trung đoàn c̣n lại (lấy từ các Sư Đoàn 1, 2 và 3 Bộ Binh) từ các trại ở Kansas, Washington và Georgia sẽ lần lượt lên đường mỗi tháng thêm một trung đoàn.

 

Xin mở một dấu ngoặc ở đây về thành phần và quân số của các toán quân Mỹ được loan báo trước là sẽ được thảy vào chiến trường. Đây là một chi tiết khá lư thú nói lên tính chất đặc thù về sức mạnh của một quốc gia dân chủ thực sự (khi người dân làm chủ chứ không phải đảng hay nhà nước ở các quốc gia độc tài và cộng sản), tuy rằng nó cũng bộc lộ một trong những sở đoản của nó. Đó là khi người dân, qua các phương tiện truyền thông, được t́m hiểu để biết đến gần như mọi diễn tiến và sinh hoạt quan trọng của chính phủ mà không sợ bị che giấu bằng những luận điệu giả trá được nguỵ biện bằng chiêu bài bí mật quốc gia. Lấy thí dụ như về đề tài chiến tranh, một chủ đề coi như rất quan trọng v́ liên can đến sinh mạng của nhiều người dân. Tại Hoa Kỳ, người dân được biết khi nào th́ quốc gia họ tuyên chiến (qua quyết định của các vị dân cử ở Quốc Hội chứ không phải đặc quyền của tổng thống) cũng như cái giá mà họ phải trả (bằng tiền thuế và số người phải nhập trận) để họ dễ có quyết định chín chắn. Xuyên qua các cuộc điều trần ở Quốc Hội, người dân có thể biết được kế hoạch cũng như phương cách điều hành của chính phủ (chiến lược, chiến thuật, quân số v.v.) để đánh giá về mức độ hữu hiệu cũng như xác suất thành công, đồng thời cũng là dịp để kiểm điểm lại thành tích đă qua hoặc phê phán những lỗi lầm hay sai trái.

 

Thử nh́n lại cuộc chiến Nam-Bắc tại Việt Nam cách đây hơn 30 năm th́ thấy rơ sự khác biệt. Tại miền Bắc, đa số người dân dĩ nhiên không biết rơ chi tiết v́ sống dưới một chế độ độc tài đóng kín, cho dù nhiều người chỉ biết rằng nếu bị bắt đi bộ đội ("đi B") để lên đường "giải phóng miền Nam" như lời tuyên truyền th́ nhiều phần là không có ngày về như đúng với câu ngạn ngữ "sinh Bắc, tử Nam". Nhưng ngay cả tại miền Nam, dưới chính thể dân chủ tự do (dù giới hạn) của Việt Nam Cộng Hoà, người dân, cũng như các chính trị gia dân cử, và ngay cả những người lính tham dự vào cuộc chiến cũng không biết ǵ nhiều về những quyết định quan trọng này để có thể nói lên tiếng nói và quyết định của ḿnh. Trong những trận đánh lớn như các chiến dịch hành quân sang Cam Bốt hay Hạ Lào, đến ngay như cả nhiều sĩ quan và binh sĩ tham chiến cũng c̣n không nắm rơ được về lực lượng của mỗi bên th́ nói ǵ đến người dân trong nước. Tổn thất to lớn về nhân mạng trong các trận chiến khốc liệt đó hoặc như trong dịp Mùa Hè Đỏ Lửa không bao giờ được tường thuật trung thực và đầy đủ. Hàng ngày người ta chỉ nghe những lời nói thông tin cũng sặc mùi tuyên truyền rẻ tiền theo kiểu "quân ta đánh lớn thắng lớn, đánh nhỏ thắng nhỏ." Báo chí trong nước thời đó phần đông cũng không nắm rơ t́nh h́nh và trong nhiều trường hợp cũng không dám tường thuật nhiều chi tiết có thể gây bất lợi v́ vẫn c̣n sợ áp lực của luật kiểm duyệt có thể đóng cửa các tờ báo dễ dàng, kèm theo với lời đe doạ là sẽ truy tố nhà báo ra toà với tội danh vi phạm "Điều luật 28 về an ninh quốc gia". Chả trách nào mà đa số người dân đều thích nghe lén và tin theo các đài truyền thanh ngoại quốc như BBC và VOA.

 

Trong bối cảnh ngày nay với sự thông tin mau lẹ của hệ thống truyền thông suốt 24 tiếng trong ngày cũng như phương tiện tân kỳ của Internet, dĩ nhiên những ǵ người dân trong nội địa Hoa Kỳ biết đến cũng được loan truyền nhanh chóng đến khắp các hang cùng ngơ hẻm trên thế giới. V́ thế cho nên các chiến lược, chiến thuật cũng như quân dụng, quân số Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến cũng được phe địch biết rơ. Điều này có thể được coi như là một nhược điểm v́ trong chiến tranh, yếu tố bất ngờ cũng như che mắt địch thủ đôi khi rất cần thiết. Nhưng nếu muốn dấu kín cho đối phương không được biết, th́ chính quyền cũng phải dấu luôn với cả người dân của chính ḿnh. Đó là một cái giá mà đa số người dân tại Hoa Kỳ ngày nay không c̣n chấp nhận nữa v́ kinh nghiệm đă dạy cho họ biết là một chính quyền không thành thật (như biến cố Watergate đă chứng minh) thường hay khai thác khe hở này để lấn quyền và lạm quyền. Chính v́ lẽ đó mà đa số chấp nhận vai tṛ của ngành truyền thông đưa ra những thông tin trung thực và cần thiết tuy xấu xa hay bất lợi, cho dù trong đoản kỳ và v́ quyền lợi cục bộ, điều này có thể không được chính quyền đương nhiệm ưa thích. Đây cũng là một lời giải thích v́ sao kẻ viết bài này có được nhiều thông tin quan trọng và hữu ích (qua báo chí Mỹ) và cũng xin đóng ngoặc tại đây để trở về với nội dung chính.

 

Nhưng giờ đây những kẻ lạc quan đến gần như hoang tưởng như các ông Bush và Cheney cũng phải nh́n nhận đến một thực tại đầy đen tối tại Iraq và hết c̣n dám đưa ra những lời hứa hẹn viển vông. Và một lần nữa người dân cũng được chứng kiến vị nguyên thủ quốc gia đă thiếu thành thật khi đi ngược lại với những ǵ ḿnh đă nhiều lần mạnh mẽ xác nhận trước đây. Thật ra th́ việc một lănh tụ thay đổi lập trường tự nó cũng không phải là một cái tội đáng chê trách v́ c̣n tuỳ thuộc nhiều yếu tố thay đổi cần thích nghi và trên đời này không phải cái ǵ cũng là bất biến. Nhưng những người ủng hộ hết ḿnh cho ông Bush, và chính cá nhân ông cũng thích tận hưởng điều này, thường đánh bóng cho h́nh ảnh cương quyết, "trước sau như một", không chao đảo lập trường và đề cao đó là một đức tính cần thiết và hiếm quư cho một vị lănh tụ lèo lái đất nước trong cơn nguy biến. Họ c̣n tấn công mạnh mẽ những thái độ suy nghĩ cân đo hay thay đổi lập trường theo t́nh thế v.v... và gọi một cách xách mé là "lật lọng" (flip-flop) như đă chỉ trích một cách chế giễu h́nh ảnh của ông John Kerry. Cũng chính v́ cái h́nh ảnh về đức tính "cương quyết" đó đă được đánh bóng quá độ nên mới khiến cho TT Bush và bộ tham mưu cũng tự giam vào cái tháp ngà hoang tưởng của ḿnh, không bao giờ chịu nh́n nhận những sai lầm trong những năm qua, như đă được miêu tả một cách đầy đủ trong cuốn sách bestseller State of Denial của nhà báo Bob Woodward.

 

Trong chiến lược mới lần này, TT Bush cũng đă chứng tỏ cho mọi người thấy là ông đă đi ngược lại với những ǵ mà ông đă hô hào trước đây. Thật vậy, từ trước tới nay ông vẫn thường nói rằng những quyết định về quân số cần thiết tại chiến trường là do các vị tướng tư lệnh ở mặt trận quyết định v́ đó là sở trường và trách nhiệm chuyên môn của họ. Ngay cả trong một buổi nói chuyện riêng với ban chủ biên của tờ Washington Post vào tháng trước, ông cũng c̣n xác nhận nguyên tắc này: "Điều quan trọng là chúng ta cần phải tin tưởng vào ư kiến của các vị tướng lănh chỉ huy quân đội trong những kế hoạch quân sự. Tôi hoàn toàn chấp hành theo nguyên tắc này." Thế nhưng lần này ông đă đi ngược lại với những ư kiến của họ. Đại tướng John Abizaid, Tư lệnh Vùng Miền Trung (Central Command) trong một cuộc điều trần trước Quốc Hội hồi tháng 10 vừa qua đă nói rằng việc tăng thêm khoảng 20,000 quân Mỹ vào Iraq chỉ có cải thiện t́nh h́nh an ninh "một cách tạm thời" (temporary effect). Nhưng nó lại càng kéo dài thêm thời gian quân đội Iraq cứ phải lệ thuộc vào quân đội Mỹ, và trong trường kỳ việc đôn quân này sẽ tạo thêm áp lực cho quân lính Mỹ vốn đă phải chịu đựng khá nhiều tại chiến trường này. Riêng Đại tướng George Casey, tư lệnh liên quân trên chiến trường Iraq, th́ cũng không hào hứng ǵ về chuyện đổ thêm quân; và ông c̣n bị bộ tham mưu của ông Bush gần đây chê trách là chỉ chú tâm vào việc chuyển giao quyền hành và trọng trách giữ an ninh lại cho quân đội Iraq để cho quân đội Mỹ có thể tính đến chuyện rút lui. Ông Casey cũng từng nh́n nhận rằng chính sự có mặt của lính Mỹ tại Iraq đă là động lực khiến cho những phần tử quá khích tiếp tục lao vào cuộc chiến. Gần đây, nhờ ở sự chống đối mạnh mẽ trên diễn đàn quốc hội cũng như kết quả bầu cử vào cuối tháng 11 vừa qua, nên một số tướng lănh đă không ngần ngại nói lên quan niệm của ḿnh về một giải pháp chính trị thay v́ quân sự để giải quyết vấn đề Iraq. Từ ngữ "chiến thắng" đă gần như biến mất khi nói về Iraq mà người ta chỉ chú trọng đến việc đi t́m một giải đáp ổn thoả tránh cho t́nh trạng tại Iraq tồi tệ hơn nhưng đồng thời cũng không gây thêm thiệt hại cho quân đội Mỹ, vốn đă bị căng cứng v́ chịu đựng một cuộc chiến bất quy ước và bắt đầu có nhiều dấu hiệu mỏi mệt v́ bị liên tiếp đẩy trở lại chiến trường nhiều lần.

 

Điều này đă khiến cho TT Bush và bộ tham mưu của ông rất nản ḷng v́ lúc nào họ cũng vẫn c̣n tin tưởng vào một giấc mơ chiến thắng, nên việc thay đổi chiến lược để rút lui sẽ được coi như là một lời thú nhận gián tiếp là đă thất bại trong chính sách, một điều tối kỵ mà các ông Bush - Cheney không bao giờ muốn nh́n nhận. Cái phao cuối cùng cho họ đă đến với những lời đốc thúc của hai người là Frederick Kagan, một giáo sư trẻ về chiến lược tại Trường Vơ Bị Lục Quân West Point và là một thành viên của Viện nghiên cứu bảo thủ American Enterprise Institute, và Jack Keane, đại tướng hồi hưu và từng là cựu phó tư lệnh Lục quân Mỹ. Một viên chức tham dự trong những cuộc họp ở Bạch Cung gần đây xin được giấu tên để được kể trung thực cho biết rằng để cổ động cho giải pháp tăng quân, ông cựu đại tướng Keane đă nói với TT Bush: "Với cương vị là tổng tư lệnh quân đội, ông không thể để cho những người khác xía mồm vào để phê phán rằng ông không thể tăng thêm quân được nữa." Ngụ ư của lời khích tướng gián tiếp này là TT Bush mới là người có toàn quyết định về chính sách tăng quân hay không chứ không phải là các vị tướng lănh chỉ huy. Kế hoạch của hai ông Kagan và Keane cho rằng t́nh h́nh bất an tại Baghdad đă khiến cho chính quyền Maliki cũng phải bó tay không dám theo đuổi một giải pháp chính trị cứng rắn. Nhưng nếu Hoa Kỳ quyết chí dồn quân làm một cú tấn công mạnh để dẹp luôn tất cả những thành phần gây rối, trong đó có cả lực lượng dân quân Shiite của giáo sĩ Moktada al-Sadr, điều này có thể giúp cho chính quyền trung ương ở Iraq tạo được uy thế, quân đội Iraq thêm tự tin để từ đó quân đội Mỹ mới có thể tính đến chuyện rút lui.

 

Trong một cuộc nói chuyện với tuần san Newsweek mới đây, Tướng Keane cho biết rằng khi ông đến thanh sát mặt trận Iraq vào tháng 6 năm 2003 với cương vị là Tư Lệnh Phó Lục Quân, ông đă thấy rơ là Lục quân Mỹ không được chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc du kích chiến kéo dài. Ông kể lại một cách thẳng thừng, tuy có hơi tục tằn: "Tôi đến Iraq vào tháng 6, làm một ṿng thanh sát và biết rằng cái điệu này là chúng ta bốc c-t rồi" (we were in deep s-t). Tuy nhiên, lúc đó ông lại sửa soạn về hưu nên không thể làm ǵ hơn, dù rằng rất áy náy và bực tức. Tướng Keane cũng chê trách Tướng Tommy Franks, tư lệnh đầu tiên của chiến dịch tấn công Iraq, là đă không chú ư đến giai đoạn b́nh định và tái thiết nên mới để cho t́nh h́nh trở nên trầm trọng hơn. Trong các kế hoạch hành quân của Lục Quân Mỹ, các vị sĩ quan cao cấp đều thấy rơ là giai đoạn tiến công lúc ban đầu sẽ không khó khăn v́ với lợi thế vượt trội, thành công chớp nhoáng để đè bẹp đối phương không phải là chuyện khó. Điều đáng lo ngại hơn xảy ra sau đó, tức là trong một thời gian dài phải chiếm đóng để giữ ǵn an ninh cho giai đoạn b́nh định và tái thiết, sẽ có nhiều rủi ro hơn cho một đạo quân bộ binh cồng kềnh và không quen thuộc với công tác dân vận này. Cựu đại tướng Anthony Zinni, Tư lệnh Central Command trước khi cuộc chiến Iraq nổ ra vào năm 2003, tóm tắt về những khó khăn đó như sau: "Cái khó cho chúng ta là: một khi đă bước chân vào Iraq là chúng ta sẽ phải hứng trọn một xă hội băng hoại." Ngụ ư là sẽ phải đối đầu với nhiều thử thách và trọng trách. Nhưng người kế nhiệm ông là Tướng Franks th́ gần như hoàn toàn không đả động ǵ đến kế hoạch hậu chiến. Nghị sĩ Carl Levin, phó chủ tịch Uỷ Ban Quốc Pḥng tại Thượng Viện kể lại rằng trong một cuộc điều trần, khi bị hỏi là tại sao lại không chú trọng đến giai đoạn hậu chiến (postwar planning), Tướng Franks đă trả lời rằng ông được sếp dân sự của ông (tổng trưởng Rumsfeld) dặn rằng "cút ra chỗ khác chơi, đừng có xía vô làm chi" (stay the hell out of it).

 

Trong kế hoạch chống lại phiến quân tại Iraq, chiến lược mà quân đội Mỹ áp dụng có thể được gọi là "vết dầu loang": tức là dẹp tan được địch quân trong một vùng đất, rồi thiết lập các chương tŕnh b́nh định và tái thiết khu này, để rồi từ đósẽ phát triển và lan dần đến những vùng kế cận. Những chiến thuật này chỉ có thể thành công tại những vùng đất nhỏ giúp cho quân đội Mỹ có thể kiểm soát dễ dàng các con đường ra vào của cư dân cũng như dễ hợp tác với các vị trưởng lăo trong vùng. Đó là trường hợp đă xảy ra tại Tal Afar, một thành phố nhỏ ở phía bắc Iraq mà quân đội Mỹ đă áp dụng chiến lược "dẹp loạn, giữ vững an ninh, và b́nh định" (clear, hold, and build) cách đây 18 tháng. Thế nhưng Tal Afar không thể so sánh được với thủ đô Baghdad, một thành phố đông dân với khoảng 6 triệu người sinh sống lẫn lộn giữa nhiều giáo phái khác nhau nên chiến thuật này cũng không dễ dàng đem ra áp dụng.

 

Theo lời Tướng Keane th́ trong quá khứ, quân đội Mỹ cũng như lực lượng an ninh Iraq chỉ thực hiện được giai đoạn đầu của chiến lược, tức là mở các cuộc hành quân quy mô để tiễu trừ hay dẹp tan cho bằng được các toán phiến quân trong nhiều vùng ở thủ đô Baghdad. Thế nhưng quân đội Mỹ không đủ quân số để có thể ở lại đóng quân tại chỗ, và quân đội Iraq th́ chưa đủ khả năng để có thể tự ḿnh giữ vững an ninh các vùng này, và v́ thế chưa thể nào nói đến chuyện b́nh định tại những vùng đó. Nhưng lần này, với sự tăng cường của khoảng 5 trung đoàn lục quân Mỹ, phối hợp cùng với 18 trung đoàn quân đội và cảnh sát Iraq, kèm theo với tiêu lệnh hành quân mới sẵn sàng tiêu diệt tất cả các lực lượng dân quân quá khích gốc Shiite, Tướng Keane tin rằng lực lượng liên minh sẽ có đủ quân số để giữ vững an ninh sau khi diệt trừ được hết quân phiến loạn, và từ đó sẽ giúp cho các chương tŕnh tái thiết và b́nh định (do đó mới có kế hoạch tăng cường khoảng 1,2 tỷ Mỹ-kim viện trợ kinh tế đi kèm). Tướng Keane cho rằng nếu như kế hoạch này được áp dụng vào mùa hè năm 2003 th́ có lẽ giờ này Hoa Kỳ không phải rơi vào t́nh trạng khó khăn như ngày nay. Dẫu sao đi nữa, th́ ông Keane cũng tin rằng chưa quá trễ, và Hoa Kỳ vẫn c̣n có thể thay đổi được t́nh thế, nếu như nhất quyết tăng quân và kiên tŕ đeo đuổi chiến lược mới. Trong kế hoạch mà hai ông Keane và Kagan dự kiến, phải cần đến khoảng 30,000 quân và tối thiểu phải kéo dài thời gian trong ṿng 18 tháng trở lên.

 

Tuy nhiên, Bộ Tổng Tham Mưu không thể nào t́m đâu thêm con số tăng quân to lớn một cách mau chóng v́ phần đông các lực lượng quân nhân hiện dịch hay trừ bị hoặc Vệ binh Quốc gia đều đă phải tham chiến cật lực trong thời gian qua. Một số lớn đă phải bị đưa trở lại chiến trường Iraq đến lần thứ hai hay thứ ba. Theo nguyên tắc của quân đội Hoa Kỳ, mỗi một chiến sĩ trừ bị hay thuộc Vệ binh Quốc gia sau khi bị động viên để lên đường phục vụ tại chiến trường Iraq trong một năm th́ sau đó phải được hoán chuyển về hậu cứ và nghỉ ngơi trong một thời gian dài (5 hay 6 năm) trước khi bị trưng dụng trở lại. Riêng các quân nhân hiện dịch th́ sau một ṿng phục vụ một năm tại Iraq th́ được quyền hoán chuyển về nội địa trong một thời gian từ 12 đến 24 tháng trước khi bị kêu lên đường trở lại. Trong gần bốn năm qua, v́ cuộc chiến tại Iraq kéo dài quá sự tính toán lạc quan lúc ban đầu của những nhà lănh tụ ở Ngũ Giác Đài và Toà Bạch Ốc, nên khá nhiều quân nhân đă liên tiếp bị trưng dụng để trở ra chiến trường Iraq trong nhiều lần, gây tác động xấu về mặt tinh thần cũng như góp phần vào sự tụt dốc về mức ủng hộ của quần chúng Mỹ. V́ lẽ đó mà Toà Bạch Ốc đành phải chấp nhận một con số nhỏ hơn, khoảng 21,500 người, và cũng chỉ được tăng viện một cách cầm chừng, kéo dài trong bốn tháng.

 

Người được giao trọng trách thi hành chiến lược mới này là Trung tướng David Petraeus, được bổ nhiệm để thay thế cho Đại tướng George Casey trong chức vụ tư lệnh liên quân tại Iraq. Đây không phải là một nhân vật xa lạ ǵ với chiến trường Iraq. Khi cuộc chiến nổ ra vào năm 2003, ông c̣n đeo lon thiếu tướng, tư lệnh Sư đoàn 101 Nhảy Dù, đặc trách vùng Mosul nằm về phía bắc Iraq. Lần thứ hai ông trở lại vùng này là để đảm nhiệm chức vụ chỉ huy chương tŕnh huấn luyện cho toàn thể quân đội Iraq, với cấp bậc cao hơn, cổ áo đeo ba sao. Sau đó ông trở về hậu cứ ở Hoa Kỳ với một trách nhiệm khác là soạn thảo lại tài liệu binh pháp mới cho quân đội Mỹ để đối đầu trong một cuộc chiến chống du kích. Ông là đồng tác giả với Đại tướng James Amos của Thuỷ Quân Lục Chiến của tập binh thư (field manual) dày 282 trang (FM 3-24) có tựa đề là "Chống Du Kích Chiến" vừa mới phát hành vào tháng 12 năm 2006, và được dùng làm tài liệu học tập mới nhất cho các sĩ quan Mỹ. Ông Petraeus được coi như là một khuôn mặt sáng giá đầy triển vọng, một sĩ quan tài ba, văn vơ song toàn với văn bằng tiến sĩ của trường Đại học nổi tiếng Princeton. Trong tập binh thư mới này, có đề ra nhiều điều khá lư thú, đi ngược lại với những ǵ mà người ta thường hiểu về những chiến thuật của một đạo quân hùng mạnh với vũ khí tối tân đè bẹp địch quân. Lỗi lầm đầu tiên của quân đội, binh thư ghi rơ, là "quá nhấn mạnh đến việc giết hay bắt giữ địch quân thay v́ chú trọng đến việc bảo vệ an ninh và tiếp xúc làm quen với người dân địa phương." Sai lầm đó, trớ trêu thay, lại chính là công tác mà quân đội Mỹ đă áp dụng từ ngày đổ bộ vào Iraq và cuộc du kích chiến của phiến quân bắt đầu khởi sự bằng những vụ đặt ḿn nội hoá. Và dường như những lănh tụ dân sự tại Ngũ Giác Đài và Toà Bạch Ốc cũng thường thích nhấn mạnh ở điểm này. Chẳng thế mà TT Bush đă từng thách thức một cách ngạo nghễ rằng "Có giỏi th́ ra đây!" (Bring them on) đối với các thành phần phiến quân, và ông PTT Cheney th́ gọi đó là những thành phần mạt lộ (dead-enders) đang trên đường giẫy chết v́ sẽ bị quân đội Mỹ tiêu diệt.

 

Tuy nhiên cũng theo binh pháp mới của Tướng Petraeus th́ đạo quân chiếm đóng phải có một lực lượng ở tỉ lệ 1 quân lính cho 50 người dân th́ mới đủ sức đảm đương được một công tác khó khăn và trường kỳ, đ̣i hỏi sự nhẫn nại, như trường hợp lực lượng NATO đă sử dụng khi tiến vào Kosovo năm 1999. Nếu so với một nước Iraq khoảng 25 triệu dân th́ một lực lượng an ninh phải có khoảng trên dưới 600,000 quân. Vào thời điểm khai chiến năm 2003, liên minh do Mỹ lănh đạo tổng cộng gồm 200,000 quân. Và giờ đây đă tụt xuống c̣n khoảng 150,000 quân. Nếu cộng thêm với con số của lực lượng quân đội và cảnh sát Iraq th́ cũng chỉ tổng cộng được hơn 470,000 người, ấy là chưa kể đến thực chất của quân đội và cảnh sát Iraq, gồm khá nhiều thành phần lính ma, lính ô hợp, trung thành với giáo phái ḿnh hơn là với quốc gia Iraq, sẵn sàng đào ngũ gặp lúc khó khăn hoặc làm nội tuyến. Điều này cho thấy sự bất tài to lớn nhưng rất ngoan cố và ngạo mạn v́ tự ái cá nhân của ông Rumsfeld, lúc nào cũng khư khư giữ vững ư định dùng một lực lượng quân số nhỏ để bảo vệ cho niềm tin của ḿnh về một đạo quân nhỏ nhưng cơ động và lanh lẹ. Riêng thủ đô Baghdad có khoảng gần 6 triệu dân th́ con số quân lính liên minh Mỹ và Iraq phải lên tới 120,000 người. Mà hiện nay, lực lượng lính Mỹ trú đóng tại Baghdad chỉ vào khoảng 15,000 người. Nếu cộng thêm với 17,500 quân tăng phái th́ cũng chưa đủ để đảm đương trọng trách mới, ấy là c̣n phải lệ thuộc vào sự dấn thân tích cực của chính quyền Maliki cũng như khả năng của quân đội Iraq. Hơn nữa, điều kiện thiết yếu cho cuộc chiến chống du kích quân là phải có tính nhẫn nại, không thể mong mỏi kết quả thành tựu nhanh chóng v́ yếu tố tranh thủ nhân tâm rất quan trọng đ̣i hỏi nhiều thời gian, đó là chưa kể trong thời gian qua, có lẽ quân đội Mỹ đă đánh mất hết những thiện cảm c̣n sót lại với người dân Iraq.

 

Trong một cuộc tranh luận trên tờ The New Republic về sự thành công của một giải pháp tiến công, ông Lawrence Korb, cựu thứ trưởng quốc pḥng dưới thời TT Reagan và hiện nay là một phân tích gia của Viện nghiên cứu Center for American Progress, đă tŕnh bày khá đầy đủ để giải thích v́ sao chiến lược mới về đôn quân này sẽ khó thành công:

 

* Thứ nhất, quân đội Mỹ không thể nào bảo vệ an ninh cho người dân Iraq v́ sự có mặt của lính Mỹ tự nó đă là cái nam châm thu hút bạo động. Các toán lính Mỹ đi tuần tiễu trên đường phố hay đồn trú trong các cḥi canh rải rác trên nhiều khu phố sẽ là cái đích cho các toán phiến quân nhắm tới để tấn công. Để bảo vệ mạng sống, lính Mỹ bắt buộc phải trả đũa, dựa vào hoả lực hùng hậu của ḿnh, và như thế tất nhiên sẽ gây ra tổn hại cho người dân cư ngụ trong vùng phải sống giữa hai lằn đạn. Và rồi t́nh h́nh an ninh lại càng trở nên tồi tệ hơn.

 

* Kế đến, quân đội Mỹ vốn đă không được huấn luyện những kỹ năng và sinh ngữ cũng như kiến thức về văn hoá để có thể ứng phố trong một cuộc nội chiến. Họ chỉ được huấn luyện cho một cuộc chiến quy ước, biết định h́nh đối phương và dùng hoả lực hùng hậu để tiêu diệt mau chóng. Mà giả sử như mỗi người lính Mỹ đều biết tiếng Ả Rập cũng như biết phân biệt ai là người Sunni hay Shiite th́ cũng rất khó để ổn định được một nước to lớn như Iraq. Trong cuộc nội chiến tại Bắc Ái Nhĩ Lan vào năm 1972 giữa hai khối dân theo Công Giáo và Tin Lành, quân đội Anh Quốc đă phải tung vào 43,000 quân để mong dẹp tan sự xung đột đẫm máu này. Mặc dù nói cùng một ngôn ngữ, chia sẻ cùng một văn hoá, và hoạt động trong một vùng đất quen thuộc, thế nhưng cuối cùng quân đội Anh cũng đành thất bại, và sự có mặt của họ lại c̣n khiến cho t́nh h́nh bạo loạn càng trầm trọng hơn. Nếu so sánh Bắc Ái Nhĩ Lan với Iraq, Hoa Kỳ cần phải có một lực lượng khoảng 750,000 quân mới tương đương với 43,000 quân Anh!

 

* Hơn nữa, kế hoạch đôn quân chỉ tổ đẩy lực lượng bộ binh Mỹ đi gần đến chỗ "đứt giây" (breaking point). Chính quyền Bush quyết định tăng khoảng 21,500 quân chỉ v́ khả năng đến mức đó. Thế nhưng giải pháp này cùng đè nặng áp lực rất nhiều lên những người lính v́ nó đ̣i hỏi việc gia hạn thêm thời gian trú đóng của những toán quân đang có mặt, đồng thời rút ngắn lại thời gian dưỡng quân ở hậu cứ để đẩy các lực lượng trở lại chiến trường Iraq sớm hơn.

 

* Cộng vào đó, những lực lượng của quân đội Mỹ c̣n lại không đóng quân tại hai chiến trường Iraq hay A Phú Hăn thực sự đă không c̣n ở trong t́nh trạng "sẵn sàng ứng chiến" bởi lư do đơn giản là quân cụ và vũ khí bị thiếu thốn hoặc không khiển dụng được. Hai chiến trường này đă lôi kéo hầu hết tất cả các thứ quân xa như xe tăng, Humvees, dụng cụ truyền tin v.v... Một số lớn đ̣i hỏi phải được bảo tŕ và thay thế. V́ lẽ đó, những đơn vị c̣n lại đă không có đủ điều kiện để được huấn luyện cho đúng nghĩa, tương tự như một thứ tập trận mà dùng súng giả. Việc tiếp tục đôn quân vào Iraq sẽ c̣n khiến cho t́nh trạng thiếu thốn này nghiêm trọng hơn.

 

Theo ông Korb, một chiến lược đôn quân vào thời điểm này không những sẽ khiến cho con số quân nhân Mỹ tiếp tục gia tăng mà c̣n có cơ nguy làm giảm tiềm năng của quân đội Mỹ giữa lúc mà Hoa Kỳ c̣n phải lo đối phó với nhiều hiểm hoạ khác như tại Bắc Hàn, Phi Châu (Darfur và Somalia), và sau cùng nó cũng lại càng khiến cho quân đội Iraq tiếp tục ỷ lại vào quân đội Mỹ giữa lúc mà Hoa Kỳ càng mong muốn có sự tách rời.

 

Trung tướng Petraeus là một vị sĩ quan ưu tú, có nhiều sáng kiến độc đáo để thích nghi với những khó khăn hay nghịch cảnh. Có thể ông tự tin là ḿnh sẽ khắc phục được trở ngại nan giải lần này cho dù là ông đă thấy trước cái xác suất thành công rất mong manh nếu dựa theo binh pháp do chính ông đề xướng. Có thể là ông cũng có một đức tính tốt, nhưng cũng là một nhược điểm của một người quân nhân cho dù đă lên đến cấp tướng, đó là lúc nào cũng phải tuân lệnh cấp chỉ huy dân sự, cho dù biết rằng họ hoàn toàn lầm lạc. Điều này có lẽ giải thích v́ sao cựu đại tướng Colin Powell, lúc làm ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu của TT Bush, đă không dám lên tiếng mạnh mẽ cản ngăn những sự sai lầm mà phải đợi đến sau này mới dám lên tiếng. Phải chăng cũng chính v́ đức tính tuân lệnh cấp trên mà cựu đại tướng Eric Shinseki, tuy t́nh cờ buột miệng trả lời một nghị sĩ trong một cuộc điều trần tại Thượng Viện rằng có lẽ cần đến vài trăm ngàn quân để lo b́nh định Iraq, nhưng sau đó lại không dám mạnh miệng khuyến cáo TT Bush trong những cuộc họp nội bộ trước khi cuộc chiến nổ ra? Và phải chăng cũng v́ đức tính đó mà Đại tướng Abizaid, người đă từng báo động rằng Hoa Kỳ cần phải có một đạo quân khoảng 40,000 người Iraq để giúp lo giữ ǵn an ninh, nhưng rồi lại không dám lên tiếng phản đối khi chính quyền Bush ra lệnh cho Toàn quyền Paul Bremer giải tán quân đội Iraq?

 

Sau cùng, cho dù chiến lược hay binh thư mới của Tướng Petraeus có hoàn bị đến đâu đi chăng nữa, th́ t́nh h́nh trên chiến trường có thể thay đổi ra ngoài dự trù của ông cũng như của nhiều chiến lược gia khác. Chẳng thế mà người ta thường hay chỉ trích là các ông tướng thường chỉ biết đánh giặc với kiến thức áp dụng cho những cuộc chiến đă qua. Một trong những sĩ quan phụ tá góp phần vào việc soạn thảo binh thư mới này đă tâm t́nh với nhà báo Michael Hirsh của tờ Newsweek, sau khi yêu cầu được giấu tên v́ không muốn làm phật ḷng cấp trên về quan niệm riêng với một nhận xét khá lư thú. Ông nói: "Âu cũng là chuyện éo le nực cười. Chúng tôi vừa mới hoàn thành xong tài liệu binh thư mới cho kế hoạch chống du kích chiến đúng lúc mà t́nh h́nh tại Iraq dường như sẽ lâm vào cảnh nội chiến. Mà hiện nay th́ chúng ta chưa có một chiến lược nào để đương đầu với t́nh huống đó."

 

Chuyện thất bại không phải chỉ là những lời nói tiên đoán bừa băi của những anh nhà báo thích phóng bút. Mà bởi v́ những khó khăn chồng chất đă thấy trước nhưng chưa t́m được giải pháp khả tín.

 

Âu cũng là điều đáng lo.

 

Mai Loan

Houston, Texas 22-01-2007

 

Chú thích:

 

H́nh Trung tướng David Petraeus, tân tư lệnh liên quân tại chiến trường Iraq.

 

 

 

 

 

 

CHÍNH NGHĨA 

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá