Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Thiền sư Vạn Hạnh với lịch sử Việt Nam

 

 

Thiền sư Vạn Hạnh, người đă cùng Lư Thái Tổ khai sáng kinh đô Thăng Long, suốt đời tận tụy với sự nghiệp “Hộ quốc an dân”, và từng được xưng tán là “Chống gậy thiền trấn giữ kinh vua” một thời! 

 

Sự nghiệp của thiền sư vạn hạnh

 

Thiền sư Vạn Hạnh là một vị cao tăng, đắc đạo. Ngài có thể biết được sự hưng thịnh của đất nước theo ḍng lịch sử thuận theo duyên nghiệp chúng sinh. Sư sống trong bối cảnh vua Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) đang nắm giữ đất nước. Vua Lê Ngọa Triều là một vị vua chỉ biết ăn chơi,không lo cho dân, cho nước làm cho dân chúng phải lầm than. Thiền Sư Vạn Hạnh với tinh thần “ từ bi” mong sao đất nước được ḥa b́nh, nhân dân an cư lạc nghiệp. Ngài luôn luôn canh cánh ước vọng đó trong ḷng. Để thay đổi vận mệnh của đất nước, không v́ hơn là phải đổi ngôi vua. Lúc này Ngài có một người con nuôi là Lư Công Uẩn đang giữ chức vụ Điện tiền chỉ huy sứ của triều Lê. Thiền sư đă vận động quần thần trong triều suy tôn Lư Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra nhà Lư. Và về sau, cũng chính Thiền sư đă tham mưu cho Lư Thái Tổ trong việc dời đô, từ kinh đô Hoa Lư về Thăng Long, nơi đất an b́nh để tính kế muôn đời cho con cháu. Ngày rằm tháng Năm năm Thuận Thiên thứ 16 (1025), khi công hạnh đă viên măn, Thiền sư gọi đồ chúng lại dặn ḍ, đọc bài kệ rồi thị tịch. Vua Lư Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lư đến làm lễ Trà tỳ, thỉnh xá lợi của ngài về thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh).

 

Cảm mộ đức hạnh của Thiền sư, về sau, vua Lư Nhân Tông (1072-1127) có bài kệ truy tán rằng:

 

“Vạn Hạnh dung tam tế

Chân phù cổ sấm cơ

Hương quan danh Cổ Pháp

Trụ tích trấn vương kỳ”.

 

Nghĩa là:

 

“Vạn Hạnh thông ba cơi

Thật hợp lời sấm xưa

Quê hương tên Cổ Pháp

Chống gậy trấn kinh vua”.

 

Thiền sư Vạn Hạnh, người đă cùng Lư Thái Tổ khai sáng kinh đô Thăng Long, suốt đời tận tụy với sự nghiệp “Hộ quốc an dân”, và từng được xưng tán là “Chống  gậy thiền trấn giữ kinh vua” một thời...![3] Ngài có công lớn, là đạo diễn xây dựng nên vương triều nhà Lư, là tiền đề cho các triều đại sau, phát triển rực rỡ, nhất là triều đại nhà Trần.

 

Thiền Sư Vạn Hạnh là một tu sĩ, nên sự nghiệp của ngài là “Trí Tuệ”, cái dụng của trí tuệ đó đă tác động vào cuộc đời tạo nên sự nghiệp lớn lao là thành lập củng cố và phát triển một vương triều vàng son của đất nước ta thời phong kiến.

 

Sơ Lược sự h́nh thành Triều Lư cùng Thiền Sư Vạn Hạnh

 

Sơ lược tiểu sử thiền sư Vạn Hạnh

 

Thiền sư Vạn Hạnh người làng Cổ Pháp, phủ Thiên Đức (nay là làng Đại đ́nh, xă Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh), họ Nguyễn, không rơ tên tục là ǵ. Ngài sinh vào khoảng năm 932. Gia đ́nh Ngài có truyền thống thờ Phật. Từ thuở nhỏ ngài đă rất thông minh, học khắp tam giáo và khảo cứu nhiều kinh luận nhà Phật. Năm 21 tuổi, ngài xuất gia cùng với Định Huệ Thiền sư, theo học với ngài Thiền ông, tức là đời pháp thứ bảy của thiền phái T́ Ni Đa Lưu Chi. Sau Thiền ông tịch rồi, ngài chuyên tu tập pháp “Tổng tŕ Tam-ma-địa”, mỗi khi nói câu ǵ cũng lạ thường, người đời đều cho ông nói là những câu sấm. Thời vua Lê Đại Hành c̣n tại thế, hoàng đế hết ḷng tôn kính, thường mời ngài đến hỏi về việc quân.

 

Niên hiệu Thiên Phúc năm thứ nhất (980), nước Trung Hoa sai Hậu Nhân Bửu đem quân qua đánh nước ta, khi giặc đóng quân ở núi Cương Giáp Lăng, vua Đại Hành mời Thiền sư đến hỏi: “Quân ta thắng bại thế nào?” Ngài tâu: “Chỉ trong bảy ngày th́ giặc tất lui”. Sau quả nhiên y như lời ngài đă nói, ngoài ra ngài c̣n rất giỏi về sấm ngữ và độn số, vua Lê Đại Hành và quần thần rất tôn kính, thán phục.

 

Năm Thuận Thiên thứ 9 (l018), vào ngày rằm tháng 5 năm Mậu ngọ (30-06-1018), ngài không đau ốm ǵ mà tịch, thọ 80 tuổi. Vua Lư Thái Tổ và các đệ tử rước ngài lên đài hỏa táng rồi thâu hài cốt xây tháp để thờ.

 

Trước khi tịch ngài để lại bài kệ rằng :

 

“Thân như điển ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc Xuân vinh Thu hựu khô

Nhâm vận thịnh suy vô bế uư

Thịnh suy như lệ thảo đầu phô”

 

 

Vai Tṛ Của Thiền Sư Vạn Hạnh Trong Sự Nghiệp Cứu Quốc

 

Tư tưởng của thiền sư Vạn Hạnh là chiến lược, thao lược trong việc kiến lập triều đại nhà Lư.

 

- Tư tưởng tu tập của thiền sư Vạn Hạnh

 

Thiền sư Vạn Hạnh thông cả ba luồng tư tưởng: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Ngài là một học giả của Nho và Đạo giáo, là hành giả của Phật giáo.

 

Tư tưởng chính của thiền sư là tu theo pháp “Tổng tŕ tam muội”. Ngài chuyên nghiên cứu sâu về tư tưởng bồ tát Long Thọ với tinh thần của “Trung Luận”. Thiền sư Vạn Hạnh tư duy và luôn đặt ra các mối hoài nghi các vấn đề, rồi tư duy t́m cách khả thi nhất để giải quyết vấn đề đó. Pháp môn “Tổng tŕ tam ma địa” đỉnh cao là đạt đến Tam muội (Chánh định), đí đến đắc đạo.

 

Thiền sư Vạn Hạnh thừa kế ḍng thiền Tỳ Ni đa Lưu Chi, ḍng thiền này chủ yếu lấy tinh thần kinh “Tượng đầu tăng xá “ làm yếu chỉ nghiên cứu và tu tập. Tinh thần trụ nới vô trụ. Tư tưởng này giống như tinh thần của Lục tổ Huệ Năng trong kinh “Pháp Bảo Đàn”, với tinh thần “Vô niệm làm tâm, vô tướng làm thể, vô trụ làm gốc”.

 

Từ tinh thần trụ nới vô trụ đó nên sau khi đưa Lư Công Uẩn lên ngôi vua, ngài đă bỏ tất cả về ở ẩn tu hành, không tham gia chính trị, tuy tinh thần yêu nước vẫn không phai nhạt. Đây cũng là hành động của những bật kỳ tài trong thiên hạ như: Quí Liêu giúp Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc, Trương Lương giúp Lưu Bang đánh thắng Hạng Vơ lập nên Hán triều, Nguyễn Trăi giúp Lê Lợi thắng quân Minh, các ngài đều từ bỏ công danh trở về qui ẩn.

 

- Chuẩn bị nhân tài cho một triều đại mới

 

Triều đại nhà Lê suy vong, thiền sư là người suy tư nhất, bởi v́ ngài cũng ủng hộ nhà Lê. Thiền sư là người cầm cán giật dây cho cuộc cách mạng thay ngôi đổi chủ. Bất cứ cuộc cách mạng nào cũng phải chuẩn bị nhân tài, ngài đă chọn Lư Công Uẩn bởi v́ ư thức hệ của nước ta là Phật giáo, nên không thể chọn thành phần khác. Tinh thần này đă có từ khi nhà Lê nắm chính quyền. Lư Công Uẩn cũng là người do thiền sư nuôi và đào tạo. Lư Công Uẩn là người hoàn toàn thỏa măn hai yêu cầu trên, là người có thể giúp dân thoát khỏi đau khổ dưới triều nhà lê. Nguyện vọng nhân dân và giới Phật giáo cần có một vị vua mới, đem chánh pháp vào đời và giúp dân chúng thoát khỏi khổ đau. Việt Nam sử kư toàn thư đă nói Lư Công Uẩn là người khác thường.

 

Thiền sư Vạn Hạnh là một nhân vật vô cùng quan trọng trong việc kiến lập và xây dựng vương triều nhà Lư, có thể nói Ngài là linh hồn của thời đại. Có thể tóm tắt trong những nội dung sau

 

Thiền sư Vạn Hạnh là bậc chân tu, giác ngộ.

 

Thiền sư Vạn Hạnh đă thành tựu trong pháp môn tư duy tu tập Tam ma địa, và ngài đă đắc đạo trong pháp môn chánh định này. Bằng chứng là ngài có thể hiểu biết được quá khứ vị lại, đă ra sấm ngữ báo trước những điều sắp xảy ra. Đặc biệt ngài là vị sư am tường Phật giáo, lănh hội được lời Phật dạy, xem phú quí công danh như bèo mây. Thể hiện trong tinh thần bài kệ trước khi ngài thị tịch:

 

“Thân như điển ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc Xuân vinh Thu hựu khô

Nhâm vận thịnh suy vô bế uư

Thịnh suy như lệ thảo đầu phô”.

 

Thiền sư Vạn Hạnh là người khai sáng triều đại nhà Lư.

 

Một đời tu thân, đắc đạo, Thiền sư Vạn Hạnh thực sự là “kiến trúc sư” cho Lư Công Uẩn trong cả cuộc sống và sự nghiệp vinh quang. Khi Lư Công Uẩn đă lên ngôi vua, nhà sư vẫn khuyên răn với lời lẽ thật cảm động: “Tôi đă hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hăy chết để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là sự may mắn muôn năm mới gặp một lần”.

 

Thiền sư triển khai tinh thần mang đạo vào đời.

 

Tuy thiền sư là người tu hành nhưng vẫn giúp nhà vua tư vấn chính sự, nhưng không màng công danh, không hưởng bất cứ quyền lợi nào, đây là tinh thần mang đạo vào đời nhưng không bị đời làm ô nhiễm.

 

Tư tưởng thiền sư Vạn Hạnh là tư tưởng đặc thù của Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

 

Vị vua thứ ba triều lư đă tặng cho thiền sư danh hiệu “Chống gậy thiền trấn giữ kinh đô” đă nói rơ điều này.

 

Ghi tạc công đức của sư tổ Vạn Hạnh, nhân dân Bắc Ninh và các tín đồ phật tử đă tạc tượng nhà sư bằng đá, đặt trên đỉnh núi cao. Vầng trán cao, sống mũi thẳng, nét môi kiên nghị, cả khối tượng Thiền sư Vạn Hạnh toát lên vẻ khoan ḥa mà vẫn uy nghi, thông thái.

 

Trong những tháng năm biến loạn đầu thế kỷ X, Thiền sư Vạn Hạnh ngồi một ḿnh bên ḍng Tiêu Tương, đă kiên tâm gác nỗi đau riêng để lo nỗi đau chung, cho muôn dân được b́nh yên, no ấm theo đúng giáo lư của đạo Phật - “Phật tại Tâm”. Ông mất mà ḷng vẫn chưa nguôi luôn canh cánh việc dân việc nước. Trong nhà Tổ c̣n lưu giữ được bức tượng cao 50cm, tạc ông trong tư thế tay để trên đầu hổ và để trong khán thờ. Công đức của ông được hậu thế muôn đời ghi nhớ, danh thơm muôn thuở.

 

Thích Trí Huệ (trích lược trong đề tài: Vai tṛ của thiền sư Vạn Hạnh trong việc kiến lập và xây dựng vương triều nhà Lư)

 

Skcs.vn (sưu tầm).

 

 

HÀNH TRẠNG ĐỨC VẠN HẠNH THIỀN SƯ

 

 

LÊ ANH MINH

 

 

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư là Tổ đời thứ mười hai ḍng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinītaruci). Ngài vốn là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, phủ Thiên Đức (nay là thôn Đại Đ́nh, xă Tân Hồng, thị xă Từ Sơn, Bắc Ninh).

Có sách ghi ngài họ Lư, hoặc họ Nguyễn, nhưng không biết tên thật. Năm sinh, năm mất của ngài đều chưa rơ; có sách ghi ?-1018; hoặc ghi 938-1025...

Ngài thông minh khác thường, học thông Tam Giáo, bách gia chư tử, coi thường công danh phú quư.

Năm hai mươi mốt tuổi, ngài xuất gia ở chùa Lục Tổ, cùng với Định Huệ học đạo nơi Thiền Ông. Chùa Lục Tổ nay ở làng Đ́nh Bảng, thị xă Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ngài siêng năng học tập không biết mệt. Sau khi Thiền Ông mất, ngài chuyên tu tập pháp tổng tŕ tam muội (1) nên có thần thông; nói ra điều ǵ th́ thiên hạ đều cho là lời sấm (có tính tiên tri). Vua Lê Đại Hành (trị v́ 980-1005) rất tôn kính Thiền Sư.

Năm 980 nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem quân xâm lược nước Nam, đóng quân ở g̣ Tử Cương, núi Giáp Lăng. Vua mời ngài đến hỏi t́nh h́nh sẽ thắng bại thế nào. Thiền Sư bảo trong khoảng từ ba tới bảy ngày th́ giặc phải lui. Kết cục quả đúng như thế.

Vua Lê muốn chinh phạt Chiêm Thành, nhưng c̣n trù trừ v́ muốn hội ư triều thần; Thiền Sư bèn khuyên mau tiến quân. Vua nghe theo và toàn thắng.

Có kẻ gian là Đỗ Ngân muốn ám hại Thiền Sư. Ngài đoán biết, nên gửi cho y một bài kệ:

Thổ Mộc tương sinh Cấn bạn Kim

Vị hà mưu ngă uẩn linh khâm?

Đương th́ ngũ khẩu thu tâm tuyệt

Trực chí vị lai bất hận tâm.

?

.

(Thổ và Mộc sinh ra nhau, Cấn đứng liền với Kim,

Cớ sao lại chất chứa trong ḷng mưu mô hại ta?

Lúc bấy giờ ḷng ta buồn bă vô cùng,

Nhưng về sau th́ chẳng c̣n để bụng oán giận.)

Ngô Đức Thọ dịch thơ:

Thổ Mộc sinh ra Cấn cạnh Câm (Kim)

Thù ta toan định sẵn mưu ngầm

Tăng này biết chuyện ḷng buồn dứt

Cả đến mai sau chẳng oán thầm.

Câu đầu bài thơ là cách chiết tự họ tên Đỗ Ngân:

Thổ + Mộc là Đỗ .

Cấn + Kim là Ngân .

Thấy Thiền Sư biết rơ âm mưu rồi, lại c̣n nêu đích danh tánh, nên Đỗ Ngân sợ hăi, không dám hăm hại ngài nữa.

Vua Lê Long Đĩnh (trị v́ 1005-1009) làm nhiều tội ác tàn độc, dân chúng oán hận. Lư Công Uẩn lúc ấy c̣n giữ chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ 左親衛殿前指 揮使.(2) Bấy giờ nhiều điềm lạ xuất hiện các nơi.

Thiền Sư phân tích lư giải các điềm lạ này, và cho rằng đó là điềm nhà Lê sắp đổ, nhà Lư lên thay. Ngài yết bảng ở các ngả đường:

.

Tật lê trầm Bắc thủy

Lư tử thụ Nam thiên

Tứ phương qua can tĩnh

Bát biểu hạ b́nh yên.

(Cây tật lê ch́m xuống biển Bắc

Cây mận mọc lên ở trời Nam

[Ấy là lúc] bốn phương dứt binh lửa

Tám cơi mừng chúc cảnh thái b́nh.)

Ngô Đức Thọ dịch thơ:

Tật lê ch́m biển Bắc

Cây lư mọc trời Nam

Bốn phương binh đao lặng

Tám hướng chúc b́nh an.

Câu đầu nói tật lê để ám chỉ triều Lê sẽ mất (ch́m xuống biển); lại nói biển Bắc v́ tật lê là một loại thuốc Bắc (tức cây thuốc Trung Quốc).(3)

Câu sau nói lư tử 李子 là cây mận, để ám chỉ người họ Lư , tức Lư Công Uẩn sẽ thay nhà Lê làm vua phương Nam (Nam thiên: trời Nam).

Lại có sách chép rằng vào năm 1009 cây gạo cổ kính làng Diên Uẩn bị sét đánh. Tại chỗ sét đánh trên thân cây hiện ra tám câu sấm, tương truyền do Thiền Sư Vạn Hạnh sắp đặt để dọn đường cho Lư Công Uẩn lên ngôi vua. Hai câu 3-4 của bài sấm là:

Ḥa đao mộc lạc 禾刀木落 (Lúa đao gỗ rụng)

Thập bát tử thành 十八子成 (Mười tám con thành)

Câu 3: Ḥa + đao + mộc là Lê (trái lê). Lạc là rụng mất. Lê đồng âm với Lê (họ Lê, nhà Lê), ám chỉ nhà Tiền Lê sẽ mất ngôi vua.

Câu 4: Thập + bát + tử là Lư . Thành là thành tựu, thành công. Ư nói Lư Công Uẩn sẽ lên làm vua.

Sau này Lư Công Uẩn lên ngôi, tức vua Lư Thái Tổ (trị v́ 1010-1028). Vua tôn Vạn Hạnh làm Quốc Sư.

Ngày rằm tháng 5 niên hiệu Thuận Thiên thứ chín đời Lư Thái Tổ (30-6-1018), Quốc Sư gọi đệ tử lại dặn ḍ, đọc bài kệ rồi viên tịch:

.

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

(Người đời như tia chớp, có rồi lại không

Như cây cối, mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo

Mặc cho vận đời dù thịnh hay suy, đừng sợ hăi

V́ sự thịnh suy [mong manh] như sương đeo ngọn cỏ.)

Ngô Tất Tố (1894-1954) dịch thơ:

Thân như bóng chớp, có rồi không

Cây cối xuân tươi, thu năo nùng

Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hăi

Ḱa ḱa ngọn cỏ giọt sương đông.

Vua Lư Thái Tổ cùng triều thần làm lễ trà tỳ (hỏa táng), rồi cung thỉnh xá lợi của Thiền Sư thờ phụng tại chùa Tiêu.

Ngày 15-5 âm lịch hàng năm tại chùa Tiêu đều tổ chức lễ giỗ Quốc Sư Vạn Hạnh.

Cất ở lưng chừng núi Tiêu cây cối u tịch, ngày nay chùa Tiêu (Thiên Tâm Tự) thuộc xă Tương Giang, thị xă Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

 

Nằm trên tuyến quốc lộ 1A cũ (nay là tỉnh lộ 295B) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, xă Tương Giang ở về phía Đông Bắc thị xă Từ Sơn, cách Hà Nội hai mươi hai cây số về phía Đông Bắc, cách thành phố Bắc Ninh chín cây số về phía Tây Nam.

 

Trong chùa Tiêu ngày nay có đắp tượng Quốc Sư cầm tích trượng, mô phỏng theo bài kệ vua Lư Nhân Tông (trị v́ 1072-1127) truy tặng Quốc Sư:

Vạn Hạnh dung tam tế

Chân phù cổ sấm ky (cơ)

Hương quan danh Cổ Pháp

Trụ tích trấn vương kỳ.

Ngô Đức Thọ dịch thơ:

Vạn Hạnh thông ba cơi

Lời sư nghiệm sấm thi

Từ làng quê Cổ Pháp

Chống gậy trấn kinh kỳ.

LÊ ANH MINH

06-4-2014

(Trích Vạn Hạnh Thiền Sư Xưa Và Nay,

sắp ấn tống trong quư Ba năm 2014)

(1) Tổng tŕ tam muội (tam ma địa): Tổng tŕ nắm giữ được tất cả, không để cho rơi rụng. Tam muội hay tam ma địa (samādhi) là trạng thái cực tĩnh lặng, tâm không bị tán loạn.

(2) Hữu Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ là Nguyễn Đê, con trưởng của Định Quốc Công Nguyễn Bặc.

(3) Tật lê hay bạch tật lê 白蒺藜, tật lê trắng (danh pháp Latin: fructus tribuli; tiếng Anh: caltrop fruit, puncture-vine fruit, tribulus) là một loại cây thuốc Trung Quốc, trị bệnh nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, kinh nguyệt không đều, đau mắt đỏ, ngứa ngoài da, bạch biến.

(Chinese individual herbs, fructus tribuli, treats headache, vertigo, dizziness, irregular menstruation, red and painful eyes, itching skin lesions and vitiligo.)

www.americandragon.com/Individualherbsupdate/Bai(Ci)JiLi.html

 

 

Thiền sư Vạn Hạnh – Vị Quốc sư tài ba lỗi lạc

 

 

Thật tuyệt vời! Chỉ với một bài sấm vỏn vẹn bốn mươi chữ mà có sức mạnh bằng cả đoàn quân, đánh đổ được một vương triều. Trong bốn ngàn năm lịch sử của nước ta chỉ có hai người “buôn vua” thành công như Lă Bất Vi thời Chiến quốc (TQ). Đó là sư Vạn Hạnh và Trần Thủ Độ (2). Họ là hai trong những nhà chánh trị lỗi lạc của nước ta.

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng cùng con trai Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại (979) triều đ́nh tôn pḥ Đinh Toàn lên ngôi mới 6 tuổi. Quan Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm phụ chính phó vương. Vài tháng sau, nhà Tống đưa hơn 3 vạn quân thuỷ bộ chia làm hai đường tiến sang xâm lược nước ta t́nh thế rất nguy cấp. Lê Hoàn bèn sai đại tướng quân Phạm Cự Lương đem quân chống cự. Trước khi ra mặt trận, Cự Lượng cùng các tướng sĩ kéo thẳng vào điện kim loan nói với quần thần: “Thưởng kẻ có công, giết kẻ không theo mệnh lệnh là phép hành binh. Nay chúa thượng c̣n thơ ấu, chúng ta dốc sức liều chết chống kẻ địch bên ngoài, dù có lập được chút công th́ ai biết cho. Chi bằng trước hăy tôn thập đạo tướng quân làm thiên tử rồi sau sẽ ra quân”. Các tưóng sĩ đều tung hô vạn tuế, Dương thái hậu bèn trao áo long cổn cho Lê Hoàn lên ngôi vua tức Đại Hành hoàng đế.

 

Ba mươi năm sau (1009) Lê Long Đỉnh chết, con nối dơi là Sạ c̣n nhỏ, đáng lẽ triều đ́nh tôn pḥ Sạ lên ngôi vua mới đúng đạo quân thần. Nhưng, quan Chi hậu Đào Cam Mộc lại họp bàn với quần thần: “Nay (đối với nhà Lê) ức triệu người đă khác ḷng, thần dân đều ĺa ư, mọi người chán ghét sự hà khắc bạo ngược của tiên đế, không muốn theo về vua nối ḍng và đều có ư suy tôn Thân vệ(1). Nếu không nhân dịp nầy cùng suy tôn thân vệ làm thiên tử phút chốc xảy ra tai biến th́ liệu chúng ta có giữ được đầu không”. Bá quan không ai dám có ư kiến ǵ bèn đem việc nầy tâu lên bà thái hậu, bà thái hậu bèn mời Lư Công Uẩn lên ngôi vua tức vua Thái Tổ, gầy dựng nên cơ nghiệp nhà Lư.

 

Hai cuộc thay ngôi đổi chủ giữa họ Đinh họ Lê và họ Lê họ Lư về t́nh tiết tương đối giống nhau nhưng về nguyên nhân th́ hoàn toàn khác nhau. Nếu việc trước xuất phát từ cái hoạ xâm lăng của quân Tống th́ việc sau lại bắt nguồn từ một bài “sấm kư”. Nếu việc trước do vị đại tướng quân cầm đầu th́ việc sau người chủ mưu là một nhà sư trong tay không tên quân, không tấc sắt! Sự việc như sau.

 

Lê Long Đỉnh là đứa con hư của vua Lê Đại Hành, là đứa em ngỗ nghịch của thái tử Lê Long Việt. Sau khi giết anh chiếm ngôi, Long Đỉnh trở thành tên hôn quân vô đạo, ác như Kiệt, Trụ ngày xưa, lấy rượu gái và chém giết làm vui. Nhân dân oán ghét, căm thù cùng cực những mong sớm có vị anh hùng nào đó đứng lên đánh đổ. Triều đ́nh cũng lắm người chán ngán, bất măn một ông vua bệnh hoạn ngông cuồng, muốn phế truất đi nhưng chưa t́m được minh chủ.

 

Vào một đêm mưa to gió lớn tại làng Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, sét đánh trúng cây gạo cổ thụ. Vài hôm sau, người làng phát hiện trong vết sét đánh có chữ rằng :”thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh, hoà đao mộc lạc, thập bát tử thành, Đông A nhập địa, mộc dị tái sinh, chấn cung hiện nhật, đoài cung ẩn tinh, lục thất niên gian, thiên hạ thái b́nh” (tạm dịch : gốc cây thăm thẳm, ngọn cây xanh xanh, hạt hoà đao rụng, mười tám hạt thành, Đông A vào đất, cây khác lại sanh, phương đông mặt trời mọc, phương tây sao ẩn ḿnh, trong sáu bảy năm, thiên hạ thái b́nh).

 

Hay tin có chuyện lạ, sư Vạn Hạnh bèn đến xem rồi dùng phép chiết tự và đồng âm trong chữ Hán, phân tích, giải nghĩa cặn kẽ những ẩn tự trong từng câu từng chữ của bài sấm kư đại khái như sau: Gốc cây chỉ vua, gốc yếu tức vua yếu, ngọn cây chỉ bề tôi, ngọn xanh tức bề tôi mạnh, Họ Lê sắp mất (ba chữ hoà đao mộc ghép lại là chữ Lê), họ Lư sẽ thành (ba chữ thập bát tử ghép lại là chữ Lư). Phương đông vua xuất hiện, phương tây dân chúng mất, trong sáu bảy năm, thiên hạ thái b́nh. Bài sấm kư và lời bàn tinh thông, sâu sắc, rơ ràng của sư nhanh chóng lan truyền khắp trong thành ngoài nội, mọi người đều hân hoan đón chờ và có ư hướng vào Lư Công Uẩn chính là vị minh quân mà thần nhân đă mách trước cho họ biết.

 

Thấy mọi người đều một ḷng như vậy, sư Vạn Hạnh bèn đem việc ấy nói khích Lư Công Uẩn: “Gần đây, cứ suy lời sấm th́ họ Lư đáng nổi lên. Nay họ Lư trong nước có ai nhân từ khoan thứ rất được ḷng người như thân vệ, binh quyền trong tay, làm chủ muôn hộ, nếu bỏ thân vệ c̣n ai đương nổi”. Lư Công Uẩn thích lắm nhưng vẫn c̣n dè dặt, sợ sự việc bại lộ sẽ mang hoạ bèn cho người giấu sư Vạn Hạnh ở Tiên Sơn. Bài sấm c̣n tác động mạnh đến triều thần, nhiều người theo về với Công Uẩn để hưởng lợi sau nầy, trong đó quan trọng nhất là quan Chi hậu Đào Cam Mộc. Chính ông là người ủng hộ mạnh mẽ việc đưa Công Uẩn lên ngôi vua sau khi Lê Long Đỉnh chết.

 

Thật ra trời không viết ǵ, nói ǵ cả. Đó chẳng qua là sản phẩm của…sư Vạn Hạnh hay nói đúng hơn sư là tác giả bài sấm trên.

 

Sư Vạn Hạnh ( ? – 1025) họ Nguyễn, không rơ tên tục là ǵ, người châu Cổ Pháp, cùng quê với vua Lư Thái Tổ, tu tại chùa Lục Tổ ở Tiên Sơn. Sư chẳng những tinh thông Phật học c̣n giỏi cả Nho học, Đạo học. Có chí lớn và kiến thức hơn người, nhiều kinh nghiệm sống ở đời và chốn quan trường. Biết tính toán, tiên đoán được việc trước việc sau, việc nào thành, việc nào bại. Hồi thời vua Lê Đại Hành sư là “cố vấn” về chính trị, quân sự của vua, có công lớn trong công cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta năm 981 và đánh bại quân Chiêm Thành quấy phá vùng biên giới phía nam, rất được vua tin dùng. Khi nhận nuôi dạy Lư Công Uẩn, sư khen : “Cậu bé nầy không phải người tầm thường, sau này lớn lên chắc sẽ giải quyết được nhiều việc khó, làm bậc vua sáng suốt trong thiên hạ”. Nói theo dân gian th́ Lư Công Uẩn có “chơn mạng đế vương” nên sư âm thầm ôm tài thao lược pḥ tá nghiệp vương. Để làm được việc nầy, sư đă tận tâm dạy dỗ Công Uẩn như vị sư phó dạy dỗ thái tử khi thái tử c̣n ở cung tiềm để. Sư đă không phí công, hấp thụ được tinh hoa của những điều đă học từ sư phụ, Công Uẩn trở thành người khảng khái, có chí khí hơn người. Lại lớn lên nơi cửa Phật, ông c̣n là người đức độ, khoan từ nhân thứ, bao dung độ lượng, được triều thần và nhân dân kính phục, nễ trọng xứng đáng làm bậc đế vương. Long Đỉnh là tên hung tàn bạo ngược c̣n khen Công Uẩn th́ huống ǵ ai?

 

Sư Vạn Hạnh rất hài ḷng với người đệ tử nhưng sư vẫn phải ôm ấp cái mộng to lớn trong ḷng đến trên 20 năm mà vẫn chưa thực hiện được. Bởi v́, thời vua Đại Hành, Công Uẩn c̣n bé và là thời thịnh trị. Sang thời Long Việt, dù các hoàng tử đánh nhau tranh giành ngôi vua gây cuộc hỗn loạn kéo dài 8 tháng trời nhưng sư vẫn chưa cho đó là cơ hội ra tay v́ thế lực của họ c̣n khá mạnh. Đến thời Long Đỉnh, sư đoán sớm muộn ǵ nhà Lê cũng mất, ngặt v́ chẳng có biến cố nào trọng đại ngoại trừ những cuộc nổi loan nhỏ của vài thân vương và của người Man đều bị Long Đỉnh đánh tan. Giao thiệp với nhà Tống cũng rất tốt! Đến khi hay tin chuyện sét đánh vào cây gạo, sư Vạn Hạnh mới thở phào nhẹ nhơm và biết thời cơ đă đến bèn chớp lấy và hành động ngay.

 

Nắm bắt được tâm lư của quần chúng và bá quan trong triều chán ghét Long Đĩnh, khát khao chờ đợi vị minh quân như con thơ chờ sữa mẹ, nắng hạn chờ mưa rào. Làng Diên Uẩn lại là quê hương của Lư Công Uẩn nên sư lén đến viết bài sấm vào vết sét đánh nhằm kích động ḷng người. Để bài sấm có thêm sức mạnh và sức thuyết phục cao sư c̣n chỉ cho Công Uẩn và mọi người biết vị vua tương lai là ai (phương đông vua xuất hiện. Làng Diên Uẩn nằm chếch về phía đông kinh đô Hoa Lư) Đây cũng là nguyên nhân Đào Cam Mộc chỉ pḥ tá Công Uẩn chứ không phải ai khác. Ông ta nói với Công Uẩn, sau khi Long Đỉnh chết : “Người trong nước đều biết họ Lư đáng nổi lên, lời sấm đă hiện ra, đó là cái hoạ không thể che giấu nổi, chuyển hoạ thành phúc chỉ một sớm một chiều. Đây là lúc trời trao mệnh và người hưởng ứng theo thân vệ c̣n ngờ ǵ nữa”.

 

Cái mưu của sư Vạn Hạnh rất hoàn hảo cũng rất mạo hiểm như cái kế “không thành” của Khổng Minh thời Tam quốc (TQ). Mạo hiểm ở chỗ sau khi biết chuyện xảy ra ở làng Diên Uẩn, Long Đỉnh rất lo sợ, ngầm sai thủ hạ t́m người họ Lư giết đi nhưng lại “bỏ sót” Công Uẩn ở sát bên ḿnh!? Nếu Long Đỉnh mạnh mẽ, cương quyết chắc chắn Công Uẩn sẽ bị hoạ sát thân!

 

Tuy nhiên, khi bày ra việc viết bài sấm trong vết sét đánh trên cây gạo, sư Vạn Hạnh biết rất rơ tâm lư của Long Đỉnh như Khổng Minh biết rất rơ bản tính của Tư Mă Ư mới dám bày ra kế “Không thành”. Là ông vua hung tàn bạo ngược nhưng xét kỹ Long Đĩnh chỉ tàn bạo với anh em trong nhà, với dân chúng, tử tội và tù binh người Man. Những việc róc mía trên đầu nhà sư, đánh tù binh người Man thật đau cho chúng kêu tên vua cha ra chửi…hoặc những cách giết người không giống ai như quấn rơm quanh tên tử tội rồi đốt, bắt trèo lên cây cao rồi chặt gốc cho ngả, nhốt vào cũi d́m xuống sông…đều là những việc làm mang tính thù vặt, liếng khỉ của một tên tiểu nhân bệnh hoạn, láu cá, không có chí khí. Trong khi đó Công Uẩn là quan to, binh quyền nắm trong  tay, được triều thần và dân chúng hậu thuẩn tạo thành bức tường rào, tấm lá chắn vững chắc bao quanh nên Long Đỉnh không dám hạ thủ chứ không phải ông ta “bỏ sót”.

 

Thật tuyệt vời! Chỉ với một bài sấm vỏn vẹn bốn mươi chữ mà có sức mạnh bằng cả đoàn quân, đánh đổ được một vương triều. Trong bốn ngàn năm lịch sử của nước ta chỉ có hai người “buôn vua” thành công như Lă Bất Vi thời Chiến quốc (TQ). Đó là sư Vạn Hạnh và Trần Thủ Độ (2). Họ là hai trong những nhà chánh trị lỗi lạc của nước ta. Có thể nói không có sư Vạn Hạnh và Trần Thủ Độ sẽ không có vua Lư Thái Tổ và vua Trần Thái Tông. Không có vua Lư Thái Tổ và vua Trần Thái Tông sẽ không có một thời đại hoàng kim của quân dân Đại Việt, nhiều lần đánh bại các đoàn quân xâm lược Tống, Nguyên và Chiêm Thành.

 

Sau khi lên ngôi, vua Lư Thái Tổ phong sư Vạn Hạnh làm Quốc sư, làm “cố vấn” cho vua như hồi thờ vua Lê Đại Hành. Sư chẳng những là người tài ba lỗi lạc trong giới thiền mà c̣n cả trong chánh trị, quân sự, văn hoá…Nhờ ảnh hưởng và sự dạy dỗ của  Sư, vua Lư Thái Tổ đă thừa thời mở vận, có đức độ và tầm nh́n xa rộng, lấy ḷng nhân hậu trị nước an dân, truyền ngôi lâu dài tạo nên thời thịnh trị. Sư  thường hay làm thơ, tương truyền lời thơ của sư phát ra đều là lời sấm. Sư thường đọc cho các đệ tử nghe bài thơ:

 

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhâm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

 (Thân người như ánh chớp có như không. Muôn cây xuân tươi tốt thu héo khô. Mặc vận thịnh suy đừng lo sợ. Vận thịnh suy cũng như hạt sương trên đầu cỏ mà thôi).

 

Vào mùa thu tháng 8 năm Ất Sửu (1025) sư Vạn Hạnh hoá thân về cơi niết bàn. Vua Lư Thái Tổ đích thân về chùa Lục tổ viếng tang, lập đàn siêu độ cho sư và cấp dân hộ làm người coi chùa, mỗi năm hai người. Vua Lư Nhân Tông khen sư bằng bài thơ:

 

Vạn Hạnh dung tam tế

Chân phù cổ sấm ky

Hương quan danh Cổ Pháp

Trụ tích trấn vương kỳ

 (Vạn Hạnh thông ba kiếp, phục hợp cổ sấm thi, quê hương châu Cổ Pháp, cắm gậy trấn kinh kỳ). *

 

 

 

(Bài kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội)

 

TRƯƠNG HOÀNG MINH

 

----------------

 

(1) Chức quan của Công Uẩn : Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ

 

(2)  Việc Trần Cảnh vào cung hầu hạ Lư Chiêu Hoàng,  được se duyên chồng vợ cùng Chiêu Hoàng, được

 

Chiêu Hoàng nhường ngôi là cái mưu của TTĐ

 

*   Sách tham khảo : Đại việt sử kư tiền biên của Ngô Th́ Sĩ (NXB.KHXH – 1997)

 

THIỀN SƯ VẠN HẠNH VÀ BÀI THƠ THỊ ĐỆ TỬ

 

Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đ́nh Bảng, thị xă Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai ḍng Thiền Nam phương T́ Ni Đa Lưu Chi. Ông học thông tam giáo (Nho - Phật - Đạo), từng nhiệt thành giúp vua Lê Đại Hành chống ngoại xâm, dựng xây đất nước, sau lại khuông pḥ Lư Công Uẩn lên ngôi nên rất được kính trọng. Theo sách Thiền uyển tập anh (1337), ông c̣n để lại một số bài thơ, trong đó đặc biệt có bài Thị đệ tử (Bảo đệ tử) - nhan đề do người đời sau đặt. Sách Thiền uyển tập anh chép rơ: "Ngày 15 tháng 5 năm Thuận Thiên thứ 9 (1018), sư không bệnh, gọi tăng chúng đến đọc bài kệ:

 

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.

Nhậm vận thịnh suy vô bố uư,

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

 

          Dịch nghĩa:

 

                             Đời người như bóng chớp, có rồi không,

                             Vạn thứ cây mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo.

                             Đạt đến thông hiểu rồi th́ sự thịnh suy không sợ hăi,

                             Thịnh suy chẳng qua như giọt sương treo đầu ngọn cỏ.

 

          Ngô Tất Tố dịch thơ:

 

Thân như bóng chớp, có rồi không,

Cây cối xuân tươi, thu năo nùng.

Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hăi,

Ḱa ḱa ngọn cỏ giọt sương đông.

 

Sư lại bảo các đệ tử: "Các ngươi muốn đi đâu? Ta không lấy chỗ trụ mà trụ, cũng chẳng dựa chỗ vô trụ mà trụ"... Một lát sau sư qua đời. Vua cùng các quan dân làm lễ hỏa táng, xây tháp chứa xá lỵ để đèn hương phụng thờ"...

 

Đến với bài thơ, trước hết cần đặt thi phẩm này trong toàn cảnh kiểu truyện tiểu sử  thiền sư, trong văn cảnh nhà sư làm ngay trước khi qua đời và tính chất một bài thơ - thi tụng - thơ Thiền - kệ thị tịch... Trên hết, đây là bài kệ do Vạn Hạnh đọc trước khi qui tịch và được Thiền sư giải thích rơ thêm về bản chất sự tồn tại cái bản ngă "không lấy chỗ trụ mà trụ", "chẳng lấy chỗ vô trụ mà trụ"... Xét cho cùng, Phật giáo cũng chỉ là một cách nh́n, một cách h́nh dung về đời người và thế giới con người với tất cả những tham - sân - si - ái - ố - hỷ - nộ, b́nh đẳng cùng quan niệm và những cách giải thích khác nhau của tất cả các ḍng phái triết học và tôn giáo khác trên cơi đời này.

 

Bài thơ mở đầu bằng sự khẳng định Thân như điện ảnh hữu hoàn vô (Đời người như bóng chớp, có rồi không). Dịch chữ THÂN là "đời người" cho dễ hiểu nhưng mới đúng theo lẽ phải thông thường mà chưa hẳn đă sát nghĩa. Trong bản chất, "thân" là biểu thị của thân nghiệp, sắc tướng, pháp tướng, hiển lộ bằng h́nh hài con người. Nhưng cái thân con người đă đến từ đâu, do đâu mà có và rồi sẽ đi về đâu? Khoa học hiện đại đă minh chứng thân xác con người chiếm khoảng 95% là nước (H20). Trước khi ra đời, con người có chín tháng mười ngày nằm trong bụng mẹ, trước đó là do những chủng tử gien XX (ở mẹ) và XY (ở cha) hợp thành. Trước nữa th́ ở đâu? Chính là ở trong rau cỏ, nước, không khí hội hợp thành; rồi xa hơn nữa có cội nguồn từ ông bà, cụ kỵ, tổ tiên... Đứa bé được sinh ra với vài ba kư. Nó lớn lên bằng sữa mẹ. Rồi tập ăn sam, rồi nhờ gạo, khoai, sắn, ḿ tôm, cải bắp, su hào, rau muống, mồng tơi, rau đay... mà thành người lớn. Vậy bản quyền cái thân xác con người năm bảy chục kư với những nước là nước và cộng hưởng từ rau cỏ kia sẽ thuộc về đâu? C̣n có cái "bản ngă" nào ẩn náu đằng những sau hợp chất thân xác của nước và rau cỏ kia?

 

 

Cái "thân" con người tồn tại trên cơi đời này chỉ như điệnvà ảnh, như ảnhcủa điện, như bóng chớp, hiện hữu rồi qua đi. Chữ điện ảnhđến nay vẫn được dùng để chỉ ngành nghệ thuật thứ bảy(gọi nôm na là chớp bóng, chiếu bóng, chiếu phim). Cái "thân" con người đang hữu (có) rồi tất yếu sẽ đến ngày trở về vô(không). Nhưng theo quan niệm của Phật giáo và theo Thiền sư Vạn Hạnh, cái "thân" con người không phải từ hữutuần tựđi đến vô mà là hoàn vô, trở về vô, về cơi hư vô - về với "Tây phương cực lạc", "hạc giá vân du", "thiên thu vĩnh quyết"...

 

          Có thể h́nh dung cuộc sống đời người và sự tồn tại cái "thân" con người theo một sơ đồ đơn giản:

 

                   ... ... ... A --- --- --- B --- --- --- C ... ... ...

 

Muôn kiếp con người có tự cơi vô thủy vô chung, từ quá khứ vô cùng (α) cho đến thời khắc sinh ra ở điểm A, cứ cho là thượng thọ đến 80 tuổi, tồn tại trong 80 năm trên cơi đời yêu dấu, rồi tạ từ cuộc sống ở điểm C và lại được trở về với cơi vị lai - vô cùng - vô chung vô thủy (α). Thế là trọn vẹn một kiếp con người.

 

Đời người hữu sinh hữu tử, có sinh tất có tử. Thế th́ sau khi hân hạnh được sinh ra làm kiếp con người, mỗi ngày ta sống đây cũng tức là đang mất đi, đang xa dần điểm A, tóc ngày một bạc phai, mắt ngày một mờ, chân ngày một chậm. Mỗi ngày ta sống đây tức là đang thêm một ngày tiến dần về điểm C, quĩ tháng năm dần thu hẹp, "miếng da ḅ" thời gian dần khép lại.

 

Xin h́nh dung tiếp, nếu một người hưởng thọ 80 tuổi, tương đương từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối, thế th́ năm tṛn 40 tuổi anh ta đă đứng bóng, chính Ngọ, đúng 12 giờ trưa. C̣n sau đó là sang chiều, xế chiều, xế bóng. Cảm giác buổi chiều thường hiu hắt, bâng khuâng, qua nhanh hơn, thương hơn: Tà tà bóng ngả về tây (Nguyễn Du), Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều (Xuân Diệu), Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng chiều (Tố Hữu)... Từ nay xin không ai nhắc đến tuổi, chỉ cần hỏi: "Thưa anh, mấy giờ rồi ạ?". 

 

Nên hiểu rằng Phật giáo và Thiền sư Vạn Hạnh thấu triệt bản chất giới hạn sự tồn tại của thân kiếp con người nhưng tuyệt nhiên không quan niệm cuộc đời là hư vô, hư ảo, vô nghĩa. Trong thực chất, việc Thiền sư nhấn mạnh sự thật Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô (Vạn thứ cây mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo) chính là nhằm chỉ rơ chân lư và qui luật tồn tại của thế giới hữu h́nh muôn kiếp chúng sinh. Đời người có những tháng năm tuổi trẻ th́ rồi sẽ đến ngày già nua, da mồi tóc bạc. Từ cuối chặng đường đời, chính Nguyễn Trăi cũng từng tiếc nuối "Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên"và nhắc nhở kẻ hậu sinh: "Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc - Đầu bạc xưa rày có thuở xanh" (Thơ tiếc cảnh)... Đời người cũng như muôn vật, có doanh th́ có hư, có trưởng th́ có tiêu, có thừa th́ có trừ, có thăng th́ có giáng... Qui luật đời người là "sinh, lăo, bệnh, tử", điều ǵ đến sẽ đến, có ǵ mà lo sợ

 

Trước thực tại về cái hữu cái vô, cái c̣n cái mất, cái được cái không, Thiền sư Vạn Hạnh đề cao khả năng nhận thức và nắm bắt qui luật sự sống: Nhậm vận thịnh suy vô bố uư (Đạt đến thông hiểu rồi th́ sự thịnh suy không sợ hăi). Con người khi đă đạt đến tŕnh độ "nhậm vận" tức là đă đạt ngộ, đạt tới vô cầu vô kỷ, thấu suốt trước sau, không ǵ làm cho bất ngờ, sợ hăi. Người "nhậm vận" hiểu rơ thời vận, qui luật cuộc đời và biết rơ ngay cả những thăng trầm số phận cũng chính là một phần tất yếu của sự sống.

 

Câu chuyện Tái Ông thất mă không chỉ nói lên tính tương đối của sự may rủi mà c̣n đem đến một phương thức xử thế và niềm an ủi lớn lao. Bản thân sự thịnh - suy có thể là hiện thực tất yếu nhưng thái độ "thông hiểu", chủ động trước thịnh - suy cũng giữ vai tṛ vô cùng quan trọng. Do đó người "nhậm vận" thắng không kiêu, bại không nản, không nịnh trên, không nạt dưới. Bậc đạt đạo có thể vô bố úy, không sợ thịnh, không sợ suy, tự chủ được cả khi suy cũng như khi hưng thịnh. Ngược trở lại, người đời quá "sợ suy" mà chưa biết đến "sợ thịnh"! Trong Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều từng cảnh tỉnh: Bả vinh hoa lừa gă công khanh... Bừng con mắt dậy thấy ḿnh tay không!... Với tinh thần "nhậm vận", dường như Thiền sư Vạn Hạnh đă cập bến bờ giác ngộ, vượt lên hai chiều suy - thịnh, thịnh - suy...

 

Đến câu kết Thịnh suy như lộ thảo đầu phô (Thịnh suy chẳng qua như giọt sương treo đầu ngọn cỏ), Thiền sư Vạn Hạnh không chỉ diễn giải bản chất thịnh suy giống như giọt sương trên đầu ngọn cỏ mà c̣n đặt sự thịnh suy trong quá tŕnh biến đổi, từ phía cuối con đường, phía bên kia cuộc đời, phía sau của thực tại hôm nay. Nói khác đi, Thiền sư đặt ḿnh ở điểm nh́n chung cuộc, kết cuộc, đặt ḿnh vào cơi hư vô mà soi nh́n lại đời người và tháng năm quá khứ. Tất cả đời người và sự thịnh suy đều như giọt sương, sẽ tan đi trên đầu ngọn cỏ, tan đi dưới ánh ban mai, tan đi trước thời gian. Trong cuộc đời dài rộng chừng tám mươi năm, con người trải qua biết bao những sự thịnh suy lớn nhỏ khác nhau. Sự thịnh - suy nho nhỏ th́ như một lần bốc thăm được cái quạt thanh lư, hai lần thăng lương sớm, ba lần cảm gió, năm lần trượt xổ số hai trăm triệu, một lần mất xe máy...; sự thịnh - suy lớn th́ như một lần lấy vợ, một lần xây nhà ba tầng, một lần ngoi lên chức phó tổng, một lần đi Pháp, một lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, v.v... Nhưng sự hưng thịnh nào rồi cũng qua, khó khăn nào rồi cũng qua, nỗi buồn nào rồi cũng dứt: Ai nắm tay được suốt ngày, Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, Bảy mươi chửa què chớ khoe làm tốt, Cười người hôm trước hôm sau người cười... Nếu biết vậy? Th́ chính Thiền sư Vạn Hạnh đă tổng kết, chỉ rơ cái kết cục tất yếu để mỗi con người an nhiên hơn trước mọi sự thịnh suy trong hôm nay để đến ngày mai không bao giờ phải ân hận, tiếc nuối. 

 

Theo Thiền sư Vạn Hạnh, khi c̣n có tấm thân và được làm một bóng chớp, làm một giọt sương treo trên đầu ngọn cỏ giữa cơi đời này, con người cần phải biết quí từng phút từng giây. Thời gian rồi sẽ qua đi, đối diện với mọi lẽ thịnh suy, con người càng cần biết làm chủ chính ḿnh, đạt đến "nhậm vận", an nhiên tự tại trước mọi thăng trầm thế sự. Sống một ngày là lăi một ngày. Sống một ngày là thêm niềm vui và hạnh phúc. Có thể đó là thông điệp Thiền sư Vạn Hạnh gửi đến mọi chúng sinh trên cơi đời này...

 

 

Hà Nội, 1990-2008

          Nguyễn Hữu Sơn

          Viện Văn học

          20 Lư Thái Tổ, Hà Nội.

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of American Scientist

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten