Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
T́m hiểu Kinh Thánh :
PHẦN I :
T̀M HIỂU Kinh Thánh : -Khác nhau giữa Cựu Ước và Tân Ước -Đức Tin tôn giáo và Đức Tin theo tri thức luận.
Lời nói đầu : Kinh Thánh Ki-Tô-giáo, cả Cựu Ước và Tân Ước chứa nhiều Dụ ngôn và Ẩn dụ cùng một số lời đôi khi khó hiểu. Nơi đây, người viết chỉ xin t́m hiểu và giải thích một số thôi, nhằm tập trung tŕnh bày « Lẽ Tiến Hóa » nơi phần III sách nầy. Những giải thích nầy, một phần có thể ngược lại với đôi giải thích trước nay của Thần Học Ki-Tô-giáo ; rất mong được các vị Tu sĩ và các nhà trí thức nghiên cứu về Ki-Tô-giáo chỉ giáo cho những sai lầm, những ấu trĩ, lệch lạc nhưng xin qui d́u vào « Lẽ Tiến Hóa » mà Kinh Thánh cùng lời Chúa Jésus đề cập, điều trước nay chưa mấy được để ư..
Các Kinh Thánh được dùng trong tập nầy gồm : 1) Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, tiếng Việt, Thánh Kinh của Hội Mỹ Quốc, Nữu Ước, 2) La Bible , traduit des Textes originaux hébreu et grec par Louis Segond, Nouvelle Édition de Genève 1979, bản tiếng Pháp, 3) Les Saintes Ecritures, traduction du monde nouveau, bản tiếng Pháp, New World Bible Translation Committee, New York 01/06/1984, 4) La Bible des peuples, bản tiếng Pháp do Bernard Hurault và Louis Hurault, dịch từ các nguyên bản tiếng Do Thái và Hy Lap, nhà sách Arthème Fayard, 1998. [Trong quyển ‘La BIble des Peuples’, có những sách : Tobie (sách viết bỡi Tobie, một người ở phía Bắc xứ Palestine, bị đày qua Assyrie), Judith ‘sách viết bỡi Judith, một thế kỷ trước Jésus (Judith có nghĩa là ngựi đàn bà Do Thái), sách Baruch, viết vào thế kỷ cuối trước Jésus, được viết bỡi các Cộng đồng Do Thái sống ngoài xứ Palestine, sách ‘La Sagesse de Salomon’, được viết bỡi một người Do Thái sống nơi đất Hy Lạp, viết tại Ai Cập trong những năm 80 và 50 trước Jésus, sách ‘la Sagesse de Ben-Sirac’ (Siracide), viết bỡi người con của Sirac. Năm sách nầy được gọi là ‘deutérocanonique’ ,tức ‘những sách thứ yếu’, chỉ được công nhận qua các bản dịch của nhóm Septante và Nghi Hội Trente. Những sáxh nầy , các hệ phái Tin Lành giáo cho là ‘ngụy thư’ (apocryphe)] 5) Le Nouveau Testament, Société biblique francaise, 2003, 6) Kinh Thánh (Tân Ước) tiếng Việt và tiếng Anh, bản nhuận chánh, Hội Ghi-Đê-Ôn quốc tế (published by The British & Foreign Society for the Gideons International, 1975), 7) Thánh Kinh Tân Ước, bản diễn ư, Lời Hằng Sống xuất bản 1987 (dùng trong Chương Tŕnh Niềm Tin – Hagen, West Germany).
Qua các bản Kinh Thánh được dịch sang Pháp ngữ, Anh ngữ, Việt ngữ, có đôi đoạn khác nhau về từ ngữ cùng một số luận giải có khác nhau giữa các dịch giả và biên khảo, nhưng người viết không chú trọng nhiều vế các điều đó. Người viết chỉ viết bằng cảm nhận nhiều hơn. Dĩ nhiên, phải cần đọc nhiều Kinh Thánh tiếng Araméen, Hy Lạp, Do Thái,…nhưng người viết không có những bản Kinh Thánh đó cũng như không đủ ngoại ngữ, cổ ngữ để đọc.
I.- Một số điểm khác nhau giữa Cựu Ước và Tân Ước : Về ‘Cựu Ước’, chúng tôi chỉ chú ư một số ẩn dụ. Về các Phúc Âm qua qua bốn Tin Lành của Mathieu, Marc, Lucas và Jean, có những sự việc được nhắc lại đầy đù (như những phép lạ của Chúa Jésus), nhưng cũng nhiều sự việc có nơi Tin Lành nầy mà không có nơi Tin Lành kia. Chúng tôi chú ư đến lời Jésus nhiều hơn. Giữa Cựu Ước (các sách của Môi-Se viết) và Tân Ước, chúng tôi nhận ra một số khác biệt như sau :
-Nếu Môi-Se là nhà Cách mạng của dân tộc Do Thái và Thượng Đế nơi Cựu Ước chỉ riêng cho người Do Thái, th́, theo chúng tôi, Jésus là nhà Cách mạng về mặt tư tưởng và Thượng Đế nơi các bản Tân Ước, qua lời Jésus, là Thượng Đế chung cho vạn hữu, chung cho cả loài người. -Nếu Môi-Se chú trọng giải cứu dân Do Thái thoát khỏi những trầm luân, khổ nạn, tiến đến đoàn kết dân Do Thái hầu xây dựng một nuớc Do Thái vững mạnh nếu biết tuân theo ‘luật pháp’ của Đức Chúa Trời th́ Jésus nhận ra thực chất của cuộc sống thế gian để hướng dẫn nhân sinh tự giải thoát ḿnh khỏi đau khổ, tội lỗi theo chương tŕnh của Thượng Đế vạch ra cho loài người. -Nếu Thượng Đế nơi Cựu Ước là Thượng Đế của ‘luập pháp’ chuyên chế, độc đoán, luôn luôn can thiệp vào hành động của con người bằng quyền uy, mệnh lệnh th́ Thượng Đế nơi các bản Tân Ước là Thượng Đế của Ân điển, Lẽ Thật, của T́nh thương, của Bác ái và Công b́nh.. - Môi Se chú trọng vào lịch sử dân tộc Do Thái th́ Jésus lại chú trọng đến diễn tiến tiến hóa của nhân sinh. Diễn tiến Tiến hóa đó là chương tŕnh Thượng Đế đă vạch ra cho loài người và được sự hướng dẫn của Thượng Đế qua vận hành của Ngài từ khởi thủy đến hồi chung cục trong suốt diễn tŕnh Tiến hóa của cơi hiện tuợng. Diên trình Tiến hóa của cõi Hiện tượng được nói qua câu : « Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là thứ nhứt và sau chót, là đầu và là rốt » (Khải Huyền : Kết luận-13). - Trong Cựu Ước, Thượng Đế được gọi bằng danh xưng Jéhovah th́ trong các Tân Ước, Jésus goi là Đức Chúa Trời hoặc Cha ta ở trên trời và tự xem ḿnh chỉ là đứa con truyền rao ư của Cha cho thế gian. Gọi Thượng Đế hay Đức Chúa Trời là ‘Cha ta’, không có nghĩa Jésus ‘hữu ngă hóa’ hay ‘nhân ảnh hóa’ Thượng Đế mà chỉ dùng một h́nh ảnh thân mật cho con người dễ tin thôi. (Cũng như người Việt chúng ta gọi ‘đất nước, Tổ quốc’ là ‘Mẹ Việt Nam’, có thể ám chỉ mẹ Âu Cơ theo truyền thuyết hay là người ‘Mẹ chung của dân tộc’ từ khởi thủy lập quốc đến nay và măi măi về sau). - Trong Cựu Ước, Do Thái được gọi là ‘Dân tộc được chọn’ và xứ Do Thái được gọi là ‘Miền Đất Hứa’ th́ trong Tân Ước, qua bốn bản Phúc Âm, Jésus không lần nào gọi nhu thế. Có theo, theo người viết, vì điều nầy nên Do Thái giáo lúc bấy giờ không nhận Jésus là đấng Messie và đã tìm cách hại Chúa Jésus.
Jésus không hoàn toàn đi ngược lại quan điểm nơi Cựu Ước tức truyền thống tín ngưỡng của người Do Thái nhưng mở rộng hơn và cải sửa khá nhiều những khe khắt cùng tính cách nghiêm nhặt, độc đoán của Thượng Đế nơi Cựu Ước để dành Tự Do cho con nguời. V́ thế, theo chúng tôi, Thượng Đế, qua lời Jésus, không hoàn toàn do Đức Tin thuần túy mà c̣n là vị Thượng Đế của T́nh và Lư. Chúng tôi hiểu Thượng Đế trên cả hai phương diện đó nên phát hiện Lẽ Đạo và ḍng Tiến hóa của nhân sinh và vạn hữu qua cả Cựu Ước lẫn Tân Ước.
II.- Jésus : con người và cuộc sống : * Jésus : con người của quần chúng, của những dân tộc khốn khổ, đau thương : Qua bốn bản Phúc Âm, ta thấy Jésus thuộc hàng dân giả, con nhà lao động, sinh ra và lớn lên trong lạnh lẽo, khốn cùng, vừa lọt lòng đã phải tỵ nạn, đến ‘tam thập nhi lập’ mới bắt đầu rao giảng Lẽ Đạo để phải nhận bao thảm họa. Biết môn đồ phản mình vẫn không tránh né, ngăn cản môn đồ chống lại kẻ đến bắt mình, biết sẽ phải chết vẫn nhận chịu,…Với tất cả những hổ đau, nhục nhã và nhận cái chết đau thương, Jésus quả là kẻ ‘tuẩn nạn’ cho lý tưởng mình. Jésus sống chẳng khác người bình thường, cũng chịu đau, chịu khổ, chịư áp bức, bất công, bị mắng chửi, phĩ nhổ,…Jésus dấn thân vào đời bằng tất cả hùng tâm, hùng chi, mục đích chỉ để giác ngộ chúng sanh, nhất là tầng lớp cầm quyền, tầng lớp được ưu đãi trong xã hội đã gây ra bao oan khốc cho đời. Jésus đến với mọi tầng lớp người nghèo nàn, khốn khó, an ủi, chia xẻ, đem đến cho họ niềm tin, sức sống. Số đông người bình dân khốn khổ tin vào Đạo của Jésus, có thể trước tiên do xót thương, cảm phục và kính nể cuộc sống đầy đau thương, khổ nạn của Ngài, sau đó tin tưởng vào giáo lư cứu chuộc tội lỗi thế gian của Ngài. Với cuộc sống đó, Jésus gần gũi với quần chúng bình dân khổ cực, với những dân tộc mà lịch sử phải trải chịu bao trầm luân, đổ nát vì bao tội lỗi của người đời.
Một điều người viết xin thêm dù đang c̣n là nghi vấn: « Suốt 17 năm vắng bóng tại Do Thái (từ 12 tuổi đến gần 30 tuổi), Jésus đă ‘chu du’ qua nhiều nước , đă rao giảng đạo, đă dừng lại khá lâu nơi Kabul (Afghanistan), Bénarès, Juggernaut, Rajagriha, Kapilavastu (Ấn Đô) rồi qua Lhasa, Ladhakh (Tây Tạng) ». Trong cuộc hành tŕnh đó, ngoài việc rao giảng Đạo ḿnh, người viết nghĩ, có thể Jésus đă tiếp xúc và ảnh hưởng Đạo giáo phương Đông, nhất là Phật giáo nên đă kết hợp tư tưởng cả Đông và Tây. Jésus, theo người viết, hẳn đă cải sửa một số điều đă được tiếp thu để tư tưởng bao trùm cả hai mặt Đức tin và tồn tại. Lối lập ngôn của Jésus, qua các bản Tân Ước phần nào cũng ‘ẩn mật’ như cách lập ngôn của Đức Phật và đối chiếu giáo lư hai Ngài, chúng ta thấy nhiều điều, nhiều lời rất giống nhau Do đó, người viết nhận thấy rằng Lẽ Đạo, theo Jésus, kết hợp cả phần Tín ngưỡng Tâm Linh (Đức Tin tôn giáo) cùng phần ‘Tri thức luận’ (épistémologie) nên mọi giảng giải Lẽ Đạo của Ngài vừa tâm linh vừa thực tiễn(điều nầy được nói rơ nơi Chương : ‘Thiên Chúa Ba Ngôi).
Nơi đây, chúng tôi không mấy để ư đến nhưng sự kiện lịch sử, địa chất học, khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ học. Cũng không mấy để ư đến những huyền thoại như Mẹ Maria đồng trinh, Jésus làm nhiều phép lạ, …Điều cốt yếu chúng tôi đi t́m là những ‘ẩn ngữ’ qua các ẩn dụ và dụ ngôn cùng những ‘thông điệp’ nơi lời Jésus mang ư nghĩa ǵ đối với nhân sinh qua những lời đơn giản nhưng kỳ bí, ngược ngạo, nhiều khi mâu thuẫn nhau..Những phát hiện, khám phá của các nghành Sử học, Địa chất, khảo cổ,…cần thiết để soi sáng thêm một số sự kiện ngày trước, nhưng, theo chúng tôi không mấy ảnh hưởng đến ư nghĩa của lời Jésus. Mẹ Maria đồng trinh hay không, Chúa Jésus có anh, chị em hay không, chúa Jésus có vợ con hay không,…, những sự việc nầy nếu giúp cho các nhà văn, nhà báo, nhà phim ảnh xây dựng nên những tác phẫm, những công tŕnh nào đó hấp dẫn, th́, với chúng tôi, không v́ thế mà làm sai lạc ư nghĩa cùng thông điệp mà Jésus muốn trao đến cho con người và loài người. Cũng như, với người Việt Nam, Rồng và Tiên không có thực nhưng câu chuyện Rồng Tiên là có thực v́ đă được kề, được truyền tụng trước nay. Vấn đề chính là t́m hiểu cái ư nghĩa, cái ‘thông điệp’ mà câu truyện dựa vào những sự kiện không có thực muốn trao gởi cho dân tộc Việt Nam. Cũng thế, khi viết về Phật giáo (nơi phần II), chúng tôi không để ư đến sự việc đức Thích Ca vừa sinh ra đă đi trên bảy ṭa sen, tay chỉ Trời, tay chỉ Đất và bảo : ‘Thiên thượng, Thiên hạ, duy ngă độc tôn’. Điều chúng tôi chú ư là ‘giáo lư’ của Đức Phật.
Gần đây, khi viết sách nầy, lúc đọc đôi tác phẫm của một số nhà khoa học như Albert Jacquard, Deepak Chopra chúng tôi vui mừng được thấy ư kiến trên của chúng tôi phần nào trùng hợp với ư kiến các nhà khoa học nầy. Chẳng hạn, A. Jacquard bảo rằng : ‘Nhân vật Moise, sự việc ông leo lên đồi Sinai, việc ông gặp Thượng Đế có thực hay không có thực, điều quan trọng là nội dung ’10 điều răn’. « Ngươi chớ giêt người », đấy là điều cần ghi nhớ ; mọi động biến khác chung quanh sự nhận qui điều đức lư đó như đoạn nói về bụi gai bốc cháy mà không tắt, chỉ là những chi tiết của dàn cảnh sân khấu » (4) Một điều xin thưa ngay : ‘Người viết chúng tôi tin có một uyên nguyên -thường được gọi là Thượng Đế hoặc một danh xưng nào khác theo các Tôn giáo khác hay theo Khoa học- ‘sáng tạo’ nên mọi thứ hiện hữu. Nhưng Đức Tin của chúng tôi không là Đức Tin hoàn toàn tôn giáo, không là Đức tin được mặc khải mà c̣n là Đức Tin mang chở trí tuệ’. Do đó, t́m hiểu Thượng Đế, t́m hiểu Kinh Thánh , chúng tôi phát hiện ra Lẽ Đạo và ḍng tiến hóa của vạn hữu và nhân sinh, điều mà Đức Tin Tôn giáo lâu nay không đề cập. Chúng tôi không mấy đồng ư lời Jean Bottéro, nhà nghiên cứu văn minh xứ Assyrie, khi ông bảo : ‘Tôi không cần thiết đến một vị Thượng Đế mà tôi hiểu’ (5)
Rất có thể, chúng tôi sẽ gặp rất nhiều phản bác của giới Thần học cùng giới trí thức đă nghiên cứu về các Tôn giáo. Chúng tôi cung kính và sẵn sàng đón nhận những phản bác đó.
Chúng tôi quan niệm một ‘Thượng Đế vào đời’, chủ tŕ cuộc diễn biến sinh hóa của nhân sinh và vạn hữu theo quyền năng, thánh ư của Ngài chứ không phải một Thượng Đế để chi chiêm ngưỡng, tuân phục theo một Đức Tin có tính cách ‘ơn riêng’ của Ngài và mong được Ngài cứu rỗi không biết vào lúc nào, trong lúc cơi nhân sinh mải miết ch́m đắm trong nhầy nhụa, khổ đau. Vũ trụ hiện tượng đă có từ hàng hàng tỷ năm rồi và loài người –sáng tạo sau cùng của Thượng Đế- đă hiện tiền trong vũ trụ hiện tượng đó cả hàng triệu năm rồi. Vũ trụ hiện tượng luôn biến đổi vô thường ; cuộc sống mỗi người và cuộc đời chung nhân loại mải miết khổ đau trong cơi vô thường đó cùng gây khổ đau cho nhau. Chỉ với Đức Tin thuần Tôn giáo, chúng ta và cả loài ngựi sẽ ‘thụ động’ trước mọi biến thiên của vũ trụ và của cuộc đời và cũng không giải thích được diễn tiến nhân sinh. Cứ xem một lời răn của Thượng Đế trong ‘Thập giới’ (le décalogue) : ‘Ngươi chớ giết người’ (Tu ne tueras point- Xuất Ê-Díp-Tô : 2O-13), thế mà qua lịch sử , tín đồ Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành giáo và Hồi giáo chẳng đă giết người và giết hại lẫn nhau sao ? Và đến nay cũng đă ‘phải giết’ người khác, giết lẫn nhau v́ để bảo vệ Tổ quốc, Tôn giáo ḿnh hoặc v́ lư do nầy nọ (6). Tại sao lớp người có Đức Tin vào Ngài lại mải miết không tuân theo lời Ngài ? Thế đến bao giờ Thượng Đế ‘cứu rỗi’ sự việc nầy. và bằng cách nào ?
Một điều nghĩ ra cũng nên lưu ư. Hầu như mọi Đạo giáo như Khổng, Lăo (ở Trung Hoa), cả khoa Chiêm Tinh học của Zarathoustra ở Iran và các tôn giáo lớn : Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Phật gíáo, Ki-Tô giáo, Hồi giáo trên hơn ba ngh́n năm đến nay, đều phát xuất từ Châu Á trước khi lan tràn sang Châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi. Tại sao riêng châu Á mới là chiếc nôi của Đạo giáo, Tôn giáo ? Có phải v́ châu Á là lục địa mênh mông nhất, vùng thâm sâu, u mật, huyền bí nên dễ ‘kết tinh’ các ư niệm siêu h́nh ? Mục đích của Tôn giáo là ‘cứu đời’, là độ sinh linh thoát ṿng đau khổ, thế sao châu Á măi măi đói nghèo, ly loạn, cho măi đến cuối thế kỷ XIX, một số quốc gia, dân tộc mới bắt đầu vươn lên, thoát cảnh bần hàn lúc tiếp xúc với văn minh phương Tây chứ không hẳn do nơi các Đạo giáo của ḿnh? Điều nầy có ư nghĩa ǵ chăng ? (7) Một điều khác nữa : Bà-La-Môn giáo (hay Ấn Độ giáo), đến nay đă trên 3500 năm, Do Thái Giáo từ Moise đến nay đă trên 3.300 năm, Phật giáo với Đức Thích Ca đă trên 2500 năm, Ki-Tô-giáo với Jésus đă hơn 2000 năm, Hồi Giáo với Tiên tri Mohamet đă trên 1500 năm, số tín đồ mỗi Tôn giáo trên cả tỷ người (ngoại trừ Do Thái giáo ít hơn), thế mà chính ngay tại nơi các Ngài đản sinh, quôc gia và dân tộc các nơi đó vẫn lầm than, cơ cực, loạn ly và cuộc cờ thế giới vẫn và càng ngày càng nhầy nhụa, điêu linh nào có được giải thoát, cứu rỗi cho đâu ! Như vậy, phải chăng giáo lư của quí Ngài chẳng ích lợi ǵ cho cuộc sống thế gian ?
Thêm một điều nữa, người viết thấy cần nêu ra. Qua Cựu Ước, dân Do Thái là ‘dân được Thượng Đế chọn’ (peuple élu) và đất Do Thái –rơ hơn là vùng Canaan- được gọi là ‘miền Đất Hứa’ (terre promise). (xem Sáng Thế Kư : 12-1, 2 và 15 : 18, 19,20, ; 17-8). Có phải đấy chỉ là dụng ư của Moise để đoàn kết dân Do Thái vừa để thoát khỏi mọi khổ nạn, đồng thời tiến đến xây dựng một quốc gia Do Thái vững mạnh, hùng cường ? Nhưng chính Moise, người đă được Thượng Đế chọn để dắt dẫn dân Do Thái, đă chết, không về đến vùng đất hứa đó và suốt dọc dài lịch sử, dân Do Thái phải trầm luân, xa rời vùng đất được Thượng Đế chọn. Và sau nầy, 13 thế kỷ sau ngày Moise qua đời, Jésus, vị Giáo chủ Ki-Tô giáo , cũng là người Do Thái, lại bảo : ‘’Ta cũng nói cùng các ngươi, có nhiều người từ đông phương, tây phương sẽ đến, ngồi đồng bàn với Áp-Ra-Ham, Y-Sac và Gia-Cốp trong nước thiên đàng. Nhưng các con bổn quốc sẽ bị liệng ra chốn tối tăm ở ngoài, tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng’’ (Ma : 8-11, 12). Lời Jésus vừa trích, nên hiểu thế nào ? Tại sao, ‘các con bổn quốc’ tức dân Do Thái, dân tộc được ‘Thượng Đế chọn’ lai không vào được nước Thiên đàng mà lại ‘bị liệng ra chốn tối tăm ở ngoài, tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng’ ? Phải chăng do v́ dân Do Thái đă không tuân phục luật pháp của Thượng Đế nên phải chịu đựng cảnh nầy ? Lời Chúa Jésus phải chăng tiên tri về cảnh dân Do Thái bi đế quốc La Mă tàn sát rồi lâm cảnh tản mạn (diaspora) khắp nơi trên thế giới ? Sau gần 2000 năm tản lạc (kể từ năm 135 sau Công Nguyên), năm 1948 được Liên Hiệp Quốc cho trở về thành lập Quốc gia và trưởng thành lớn mạnh dù dân ít, đất nghèo giữa ‘biển người’ của khối Ả Rập. Nhưng cả Palestine, cả khối Ả Rập không nh́n nhận dù thế giới, đặc biệt Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc cố dàn xếp sự nh́n nhận quốc gia Do Thái đồng thời với việc thành lập quốc gia Palestine. Sự việc chưa ngă ngũ ra sao, trong lúc đó, Iran, xứ Hồi giáo đang phát triển, trở thành mối nguy cho thế giới, lại ‘cương quyết’ đ̣i xóa sổ dân tộc cùng quốc gia Do Thái trên bản đồ thế giới. Đến nay, đã trên 60 năm (kể từ 1948), cuộc chiến giữa Do Thái và Palestine (đôi lúc có cả sự tham gia của khối Ả Rập) vẫn còn tiếp diễn mãi. Vùng Gaza là nơi xảy ra liên miên những đụng độ giữa hai bên. Lời Moise trong Sáng Thế Kư, cùng lời trích trên của Chúa Jésus, phải chăng chỉ nói riêng về Do Thái hay là một linh cảm, một lời ‘tiên tri’ nào đó mượn dân tộc Do Thái để nói đến một sự kiện nào xa xôi sẽ xảy đến cho toàn thể loài người ?. Moise là nhà Cách Mạng của dân Do Thái muốn cứu vớt dân tộc ông thoát mọi trầm luân và tạo lập một quốc gia Do Thái hùng cường nên ‘dựng’ nên hai sự việc ‘dân được chon’ và ‘Miền đất hứa’ trên chăng ? Jésus, qua các bản Phúc Âm không nhắc đến hai sự việc nầy mà c̣n luôn luôn vạch ra thói giả h́nh nơi đức tin của người Do Thái dưới sự ‘lănh đạo’ của các Thầy Tế lễ và các Thầy Thông giáo Do Thái giáo. Lời Chúa Jésus được trích trên cùng lời nói có vẻ bí hiểm ‘Đến ngày phán xét, nữ hoàng nam phương sẽ đứng dậy với ḍng dơi nầy mà lên án nó…’’ (Ma : 12-42) liệu chỉ nói riêng về dân tộc Do Thái hay cho chung cả loài người ? Những điều nầy, hầu như Thần học Do Thái và Ki-Tô giáo chưa hề nêu ra.
Vậy, chỉ với Đức Tin tôn giáo -hiểu như lâu nay- liệu có ‘cứu rỗi’ được nhân loại nầy chăng. ? Những diễn giảng của chúng tôi về Lẽ Đạo và diễn tiến tiến hóa của nhân sinh và vạn hữu, qua tác phẫm nầy, chúng tôi nghĩ có thể giúp kết hợp được cả hai Đức Tin -Đức Tin tôn giáo và Đức Tin do trí tuệ- làm một, kết hợp ‘Thượng Đế của trái tim’ (le Dieu du cœur) và ‘Thượng Đế của trí tuệ’ (le Dieu de l’esprit) thành một thể thống nhất v́ riêng Thượng Đế của trái tim hay của trí tuệ không thôi, không thể dựng xây được cảnh giới Thiên đàng nơi cơi thế (8). Không thể lý luận về Đức Tin, đúng vậy nhưng có thể lư luận về đối tượng của Đức Tin cùng những việc làm, những sự việc phát xuất từ Đức Tin. Đức Tin càng được soi sáng bỡi trí tuệ th́ Đức Tin càng vững, người viết chúng tôi nghĩ thế. Đức Tin thuộc phạm trù tín ngưỡng siêu h́nh nhưng không phải siêu h́nh mà không thể không được soi sáng bằng luận lư v́ nếu Đức Tin là do một mặc khải, một ‘ơn gọi’ của Thượng Đế th́ lư trí luận lư cũng là một ‘phú bẫm’ của Ngài cho con người (do con người đã hái ăn ‘trái tri thức’ nơi Cây Sự Sống). Kết hợp như thế, cơ sở nơi diễn tiến nhân sinh, chúng tôi phát hiện ra những ‘ẩn mật’ nơi Kinh Thánh và nơi lời Chúa Jésus (cùng lời Đức Phật) và xin hân hạnh được tŕnh bày cùng bạn đọc. __________________
PHẦN 1
CHƯƠNG I CÂY SỰ SỐNG và TRÁI TRI THỨC –
Sống, Sự Sống : vấn đề tiên thiên, huyền nhiệm Cuộc Sống - Cuộc Đời Vườn Địa Đàng - Nước Thiên Đàng Ư nghĩa Hiện hữu - Sống gởi – Thác về Sống - Biết – Đau khổ - Tiến Hóa
‘Tôi nghĩ rằng ư nghĩa của sự sống là cấp thiết nhất trong mọi vấn đề’ (Je juge donc que le sens de la vie est la plus pressante des questions ) Albert Camus (Le Mythe de Sisyphe)
Ẩn dụ đầu tiên nơi Kinh Thánh (phần Cựu Ước) là Cây Sự Sống.
Sách Sáng Thế (Genèse) của Môi-Se viết :’’Giê-hô-va Đức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt, và trái th́ ăn ngon ; giữa vườn lại có cây sự sống cùng cây biết điều thiện và điều ác’’ (STK :2-9). ‘’Giê-hô-va Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn E-den để trồng và giữ vườn . Rồi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán dạy rằng : Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn ; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác, th́ chớ hề ăn đến ; v́ một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết’’(STK : 2-15,16,17. - Thánh Kinh Hội Mỹ Quốc, Nữu Ước - ‘Ainsi Jéhovah Dieu fit pousser du sol tout arbre désirable à la vue et bon pour la nourriture, et aussi l’arbre de vie au milieu du jardin, et l’arbre de la connaissance du bon et du mauvais’ – ‘Alors, Jéhovah Dieu prit l’homme et l’installa dans le jardin d’Eden pour le cultiver et pour en prendre soin. Et Jéhovah Dieu imposa aussi à l’homme cet ordre : De tout arbre du jardin, tu pourras manger à satiété. Mais pour ce qui de l’arbre de la connaissance du bon et du mauvais, tu ne devras pas en manger, car le jour où tu en mangeras, tu mourras à coup sur –Les Saintes Ecritures, Traduction du monde nouveau : 2 : 9, 15,16,17 – sđd). . Sau khi Adam và Eva nghe lời dụ dỗ của Rắn đă hái ăn trái cấm, Đức Chúa Trời đuổi cả hai khỏi vườn Địa Đàng, Sách Sáng Thế viết ’’Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng : Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đă thành một bực như chúng ta ; vậy bây giờ, ta hăy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng. Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn E-den đặng cày cấy đất là nơi có người ra. Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn E-den các thần chê-ru-bin với gươm lưỡi chói ḷa, để giữ con đường đi đến cây sự sống’’ (STK : 3-22,23,24 – ‘Ensuite Jéhovah Dieu dit : Voici que l’homme est devenu comme l’un de nous en connaissant le bon et le mauvais, et maintenant, afin qu’il n’avance pas sa main et ne prenne aussi [du fruit] de l’arbre de vie, et ne mange, et ne vive pour des temps indéfinis…..Sur quoi Jéhovah Dieu le fit sortir du jardin d’Eden pour cultiver le sol d’où il avait été pris. Et ainsi il chassa l’homme et posta à l’orient du jardin d’Eden les chérubins et la lame flamboyante qui tournait sans arrêt pour garder le chemin de l’arbre de vie’ – 3 :22,23,24, Les Saintes Ecritures, sđd)..
Qua hai đoạn trên, nơi vườn Eden, Thượng Đế trồng hai loai cây : Cây Sự Sống và Cây biết điều thiện điều ác, chăng ? Cả hai cây đều được trồng ở giữa vườn. Sau khi đuổi loài người ra khỏi vườn, Thượng Đế đặt các thần Chérubins ở phía đông vườn để giữ con đường đi đến Cây Sự Sống, không cho con người đến hái trái Cây đó.
Hai đoạn trên nêu ra năm thắc mắc : 1) Thực sự có hai Cây hay chỉ một Cây nhưng mang hai tên khác nhau : Cây Sự Sống (arbre de vie) và Cây Biết điều thiện, điều ác được gọi là Cây Tri Thức (arbre de connaissance). Cần để ư đoạn ‘cũng hái trái Cây Sự Sống’ (qu’il n’avance pas sa main et ne prenne aussi [du fruit] de l’arbre de vie), không rơ Kinh Thánh viết bằng tiếng Do Thái, tiếng Araméen hay Hy Lạp như thế nào, nếu căn cứ vào đoạn dich tiếng Việt và tiếng Pháp trên th́ có thể có cả hai loại cây khác nhau: Cây Sự Sống và Cây Tri Thức. Từ ‘cũng’ nơi đây có ư bảo ‘loài người sẽ hái ăn trái của Cây Sự Sống như đă hái ăn trái Cây Tri Thức’ vậy. Như thế, loài người mới chỉ ăn ‘trái’ của Cây Tri Thức chứ chưa ăn được ‘trái’ của Cây Sự Sống. Hiểu như thế th́ quả có hai thứ cây hoàn toàn không liên hệ với nhau.và sự ‘Sống đời đời’ cùng ‘Sự Sống bị giới hạn bỡi cái Chết’ do cái Biết phân biệt Thiện, Ác không có chút tương quan nào. Vậy lúc, đuổi Adam, Eva ra khỏi vườn, Thượng Đế chỉ cho thần Chérubins canh Cây Sự Sông, c̣n Cây biết điều Thiện, điều Ác có c̣n chăng hay bị Thượng Đế hủy đi ? Điều nầy, sách ‘Sáng Thế’ không nói. Và nếu quả có hai Cây khác nhau th́ vấn đề ‘Tiến hóa’ như chúng tôi nghĩ, không có cơ sở để nêu ra.
2) Loài người chỉ mới ăn được trái của Cây Tri Thức nên biết phân biệt điều Thiện, điều Ác và ‘loài người đă thành một bực như chúng ta’ (xem đoạn trích trên - Bản tiếng Pháp viết :’Voici l’homme est devenu comme l’un de nous, pour la connaissance du bien et du mal – La Bible, traduit des textes originaux hébreu et grec par Louis Segond, Nouvelle edition de Genève 1979). Điều nầy, phải chăng ám chỉ tri thức con người càng ngày càng tiến triển đến mức có thể ngang tầm ‘một bực như chúng ta’ về phân biệt điều Thiện và điều Ác. Câu nầy phải chăng phù hợp với quan điểm một số nhà khoa học như nhà khoa học Michio Kaku, khi nói đến những thành tựu lớn lao của Khoa học trong thế kỷ qua và trong thế kỷ tới, đă viết : ‘Chúng ta cuối cùng đă đạt được khả năng khả dĩ thần thánh để vận dụng cuộc sống hầu như tùy thích’’ (1). Và qua các bản Tân Ước, Chúa Jésus đă tiên đoán (hay ‘tiên tri’) những thành quả lớn lao của tri thức loài người về mặt khoa học, khi bảo : ‘Kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, kẻ khó khăn được nghe giảng Tin Lành’ (Ma : 11 : 5,). Tuy biết phân biệt điều thiện, điều ác ‘ngang một bực như chúng ta’ nhưng loài người chưa ăn được trái của Cây Sự Sống nên không thể sống đời đời như Thượng Đế. Do đó, Thượng Đế mới đặt thần Chérubins canh gác con đường, không cho loài người đến với Cây Sự Sông hầu hái trái Cây Sự Sống mà ăn..
Trước nay, các trước tác về Ki-Tô giáo chỉ nói có một Cây thôi, thường gọi là Cây Tri Thức hoặc cho rằng ‘Cây Sự Sống’ và ‘Cây Tri Thức’ chỉ là một. Người viết chúng tôi nghĩ chỉ có một Cây duy nhất, đấy là Cây Sự Sống (arbre de vie) và Trái của Cây Sự Sống được gọi là Trái Tri Thức (fruit de connaissance), c̣n gọi là Trái Cấm.. Thiết nghĩ, hiểu như vậy có thể đúng với lời trong Sáng Thế kư và phù hợp với các quan điểm trước nay, xem đấy là ẩn dụ đầu tiên trong Kinh Thánh. Hiểu như thế, chúng tôi nhận ra mối tương quan giữa ‘Sống’ và ‘Biết’ để từ đó nói đến Tiến hóa.
3) Cây được trồng tại giữa vườn Eden, có nghĩa là tại Trung tâm Vườn. Theo các huyền thoại về Cây (xem dưới), có thể xem Cây đó là được trồng nơi trung tâm vũ trụ, tượng trưng cho Trục Vũ Trụ..V́ Sự Sống là vấn đề tiên thiên nhất, trung tâm nhất, căn bản nhất, ưu tiên nhất, cần thiết nhất cho tất cả mọi thứ trong vũ trụ hiện tượng nầy.
4) Thượng Đế cắt thần Chérubins đứng gác ở phía đông khu vườn chứ không ở phía Tây, phía Nam hay phía Bắc của khu vườn, không rơ dụng ư như thế nào. Người viết liên hệ với sự việc ‘khi Chúa Jésus sinh ra, có ba nhà thông thái thấy một ngôi sao hiện ra ở phương Đông, hướng dẫn họ đến nơi Chúa sinh’ (Ma : 2-2) để giải thích điểm nầy.(xem phần sau : Ngôi Sao phương Đông, Nữ Hoàng phương Nam)
5) Ăn được trái tri thức, loài người biết phân biệt điều thiện, điều ác, trở thành ‘một bực như chúng ta’. Cần chú ư nhóm từ ‘một bực như chúng ta’ (comme l’un de nous). Từ ‘chúng ta’ ám chỉ ǵ ? Dĩ nhiên, không phải là Thượng Đế v́ Thượng Đế chỉ Một, một ‘Thượng Đế Một’ (Dieu Un). Môi-Se đă ‘lầm lẫn’ viết như trên hay có dụng ư ǵ ? Điều nầy, Thần học Ki-Tô giáo không đề cập. Qua đoạn văn, Thượng Đế đang tự nói với ḿnh ở ngôi thứ nhất số ít, sao lại bỗng dưng chuyển sang ngôi thứ nhất số nhiều (chúng ta) ? Đoạn tiếng Việt ‘loài người đă thành một bực như chúng ta’ so ra không đúng với đoạn tiếng Pháp ‘l’homme est devenu comme l’un de nous’. Đoạn tiếng Pháp nầy, theo người viết, nên dịch sang tiếng Việt là ‘con người (hay loài người) trở thành như một trong chúng ta’. Từ ‘một bực’ có thể hiểu là ‘ngang tầm, ngang tŕnh độ với’. C̣n ‘như một trong chúng ta’ th́ có nghĩa ‘giống với một ‘kẻ’ trong chúng ta’. Cái rắc rối ở nơi chữ ‘chúng ta’. Người viết chưa hiểu ra sao. Trong tác phẫm ‘Avant le Big-Bang,…’, Ricard Sunder có giải thích nhưng liên hệ đến ‘vũ trụ siêu h́nh’(cosmos métaphysique) và ‘vũ trụ vật lư’ (cosmos physique), và nhóm từ ‘một bực như chúng ta’ được ông hiểu như là ‘một Thượng Đế bị phân chia thành ma quỉ’ (comme un Dieu divisé en diables,) và ‘vũ trụ là sản phẫm của một biện chứng của Thượng Đế và của Ma quỉ, nghĩa là của biểu tượng và những biểu tượng ma quỷ hay, như người ta muốn nói là biện chứng của sự đơn nhất và sự phân chia’ (2). Người viết cũng chưa hiểu ư của Môi-Se khi viết như trên. Biết đâu Môi-Se viết vội vàng hoặc viết khác mà sau nầy Kinh Thánh không ghi lại đúng chăng, điều nầy kể ra không mấy quan trọng. Điều quan trọng là ẩn dụ Cây Sự Sống và Trái Tri Thức.
Trước khi t́m hiểu ẩn dụ Cây Sự Sống, xin nói đến :’Sống’, ‘Sự Sống’, tiếp theo là ‘Cuộc sống, cuộc đời’.
A.- SỐNG, SỰ SỐNG - CUỘC SỐNG, CUỘC ĐỜI :
‘SỐNG’, ‘SỰ SỐNG’ : Chưa một định nghĩa nào rơ ràng. Mọi định nghĩa trong các Tự Điển hầu như chỉ nói đến những hiện tượng cho biết « có Sự Sống’ hơn là nói rơ ‘Sự Sống là ǵ’ ? ». Các hiện tượng đó, theo Khoa học, gồm : sự tự nuôi dưỡng (nuitrition), sự thâu hóa (assimiliation), sự tăng trưởng (croissance), sự thích ứng hay thích nghi (adaptation) và sư sinh sản (reproduction). Hiểu như thế là hoàn toàn về mặt Sinh-Vật lư và ứng dụng vào từng cá thể trong một dạng tồn tại nào có cấu trúc h́nh thể tức một h́nh hài, thân xác (cây cối, côn trùng, súc vật, con người).. B́nh thường, ta hiểu ‘Sống’ là tấm thân xác của chúng ta cùng những khả năng chứa đựng nơi nó đang hoạt động : thở, ăn, uống, mặc, ở, nói năng, bài tiết, đi lại, cử động, cảm giác, t́nh cảm, nghĩ suy,..giao du, tiếp xúc,…. Khi tất cả những hoạt động đó, trước tiên là hơi thở, không c̣n th́ là ‘Chết’. Hiểu như thế, Sự Sống chỉ có nơi những ‘Vật sống’(les vivants), c̣n những vật, những thứ được gọi là vô t́nh, vô tri, những dạng tồn tại không cấu trúc h́nh thể (ánh sáng , không khí, màu sắc, lửa, gió,…) cùng những dạng tồn tại gọi là ‘vô cơ’ như đất đá, kim loại, th́ không ‘sống’, không có ‘sự sống’ mặc dù chúng vẫn Hiện hữu với thế giới, chăng ?.
Tiếng Việt phân biệt ‘SỐNG’ (động từ) , ‘SỰ SỐNG’ và ‘CUỘC SỐNG’, CUỘC ĐỜI’ (danh từ). Không rơ tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp có những từ nào phân biệt rơ ràng như thế không ?.
‘SỐNG’ trước tiên là Hiện Hữu. Theo đó, ‘SỰ SỐNG’ trước tiên là Sự Hiện Hữu.
‘Hiện Hữu’ là ‘tự hiện bày’, ‘tự tŕnh xuất ḿnh ra’ (se présenter) để ‘hiện diện’, để ‘có mặt’ với thế giới trong hai môi trường thiên nhiên và đồng loại. Môi trường thiên nhiên gồm tất cả mọi thứ trong vũ trụ hiện tượng nầy. Môi trường đồng loại, thường gọi là môi trường xă hội tức môi trường giữa các hiện thể cùng giống loại với ḿnh ; nói về loài người th́ là ‘môi trường giữa người với người’ mà Nguyễn Du gọi là ‘cơi người ta’. Kỷ niệm Sinh nhựt là kỷ niệm ngày ta hiện tiền với thế giới, nói lên niềm vui của môi trường đồng loại, thấy ta hiện diện cùng mọi người (trước tiên là gia đ́nh). Kỷ niệm ngày chết (Tử nhật) là kỷ niệm ngày ta không c̣n hiện diện với thế giới, nói lên niềm buồn thương thấy ta không c̣n ‘có mặt’ cùng với môi trường đồng loại. Theo Bà Hannah Arendt th́ : ‘Sồng’ đồng nghĩa với ‘hiện hữu giữa mọi người’ và ‘Chết’ đồng nghĩa với ‘không c̣n hiện hữu giữa mọi người’. (3) ‘Hiện hữu’, tiếng Pháp thường dùng là ‘exister’. Lư thuyết Hiện sinh hiểu ‘exister’ là ‘Tồn tại’ theo tiền đề của Sartre : ‘Tồn tại có trước Tính thể’ (l’existence précède l’essence). Người viết hiểu ‘tồn tại’ là thời gian hiện hữu của con người hay của một hiện thể nào trong cơi vũ trụ hiện tượng, kể từ lúc được ‘sinh ra’ (hiện hữu) đến lúc mất đi (không c̣n hiện hữu trong cả hai môi trường thiên nhiên và đồng loại).Từ ‘hiện hữu’ hay ‘Sống’, theo tiếng Pháp, được hiểu là ‘être’ . Từ ‘être’ trong tiếng Pháp, về mặt Triết lư, khá khó hiểu, tùy theo cách viết hoa (Être) hay viết thường (être), tùy theo cách dùng theo danh từ (l’être, un être, les êtres) hay ‘động từ (être, être soi, être homme,..),…Người viết quan niệm ‘có hiện hữu’ mới ‘tồn tại’, nghĩa là phải ‘être’ đă rồi mới ‘exister’..
Với những dạng tồn tại có cấu trúc h́nh thể, Hiện hữu trước tiên là hiện hữu qua một h́nh hài thân xác (tấm thân) như cây cỏ, súc vật, con người, nhà cửa, vật dụng, đường sá, máy móc,… , với những yêu cầu bản nhiên của ‘cấu trúc thân xác’ thể hiện qua những ‘hiện tượng sống’ nói trên (4) : Với những dạng tồn tại không có cấu trúc h́nh thể (ánh sáng, không khí, gió, lửa,..), hiện hữu của chúng thể hiện qua những đặc điểm riêng biệt của chúng, biến đổi do tác động qua lại giữa chúng với các dạng tồn tại khác trong không gian, thời gian (không khí nóng lạnh, nước bốc hơi,…) và cũng đến một lúc nào đó phải ‘chết’ (như ánh sáng mặt trời sẽ tắt khi nhiệt lượng mặt trời cô đọng đến một độ nào đó khiến mặt trời bị nổ tung ; nước sông sẽ cạn khô v́ hạn hán,…).
Dù không định nghĩa được -vả cũng chẳng cần phải định nghĩa- tất cả chúng ta –xin nói về con người, dân tộc, nhân loại- đều đă sống, đương sống, sẽ sống theo cách thế nào đó, tất cả đều lo cho Sự Sống, đều phải sống và ham muốn được sống. (Chính sự ‘ham sống’ nầy đã tạo nên ‘tham ái’, điều mà Phật giáo cho là nguyên nhân của khổ đau ; muốn khỏi khổ đau thì phải đoạn diệt tham ái, liệu như thế có nghĩa là ‘đoạn diệt’ sự sống chăng ?).
‘Sống’ là một thứ tự nhiên –Sau nầy, ta gọi Quyền Sống- mà mỗi cá nhân cùng cộng đồng xă hội luôn lo lắng, ǵn giữ, chăm sóc cùng đ̣i hỏi môi trường đồng loại phải tôn trọng, bảo vệ và phát triển để hiện hữu được dễ dàng, dài lâu. Không có sự Sống, Không Sống th́ chẳng có vấn đề nào được đặt ra. Trong vở kịch Hamlet (năm 1602), Shakespeare đă để nhân vật Hamlet phân vân tự hỏi : « Sống hay không sống, đấy là vấn đề » (5) . André Malraux đă viết « Một cuộc sống chẳng đáng giá gi nhưng không có ǵ đáng giá bằng một cuộc sống » (6) . Trong tác phẫm Le Mythe de Sisyphe (huyền thoại Sisyphe), Albert Camus nêu ra vấn đề ‘Tự Tử’ (le suicide), cho đấy là vấn đề quan trọng của Triết lư và điều gấp rút nhất của mọi vấn đề là t́m xem ‘liệu cuộc sống có xứng đáng hay không xứng đáng với nỗi khổ nhọc đă sống’ (7) Bên Đông Phương, Đức Khổng đă bảo « Đức lớn của Trời Đất là lo cho sự sống » (Thiên Địa đại đức viết sinh) nhưng Ngài không nói rơ Trời Đất lo cho Sự Sống ra sao. Sách Sáng Thế nói rơ điều nầy. Đối với các loài thú vật ‘phàm giống nào có sự sống th́ ta ban cho mọi thứ cỏ xanh đặng dùng làm đồ ăn’ (STK : 1-30). Với loài người, Thượng Đế ban cho ngoài ‘mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất và các loài sanh cây sanh quả có hột giống ; ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi’ (STK :1-29), c̣n cho loài nguời ‘hăy làm cho đất phục tùng, hăy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất’ (STK :1-28). Tóm lại Thượng Đế lo cho sự sống của loài người bằng cho ‘thức ăn’ tức lương thực gồm tất cả mọi ‘vật sống’ trên mặt đất nầy. V́ thế, loài người là loại ‘tạp ăn’ nhất trong tất cả mọi loài.
Trước nay, tất cả Tôn giáo, Thần học, Triết học, Khoa học, Kinh tế, Chính trị, Văn học Nghệ thuật,….chỉ nói đến ‘Con người’ (l’homme) để từ Con Người nói đến cuộc sống con người, chứ chưa hề nói đến ‘Sự Sống’. Theo người viết chúng tôi, vấn đề huyền nhiệm, huyền bí nhất là ‘Sự Sống’ chứ chưa hẳn là vấn đề ‘Con Người’. ‘Sự Sống’ có truớc con người (sự sống của cây cỏ, thú vật) và con người sinh ra là để ‘Sống’. Con người trước nay được quan niệm là ’’hữu thể lư trí, hữu thể tín ngưỡng, hữu thể t́nh cảm, hữu thể xă hội, hữu thể kinh tế, hữu thể chính trị, hữu thể tương giao, hữu thể cho ngày mai,…’’ nhưng dấy chỉ là những đặc điểm, những tính chất của con người, thể hiện hoạt động của con người trong hai môi trường thiên nhiên và xă hội có khác với các giới loại khác chứ chưa giải thích thế nào là Sống, thế nào là Sự Sống. Do đó, Sống, Sự Sống là một vấn đề huyền nhiệm.(un mystère, une énigme). Và v́ là huyền nhiệm, không thể nào giải thích nên ta chỉ có thể hiểu qua những hiện tượng của Sự Sống thôi. V́ thế, ta chỉ nói đến Sống, Sự Sống nơi các loài gọi là sinh vật, c̣n các loài khác không có cấu trúc h́nh thể, các loài được gọi là vô t́nh, vô cơ th́ không Sống, không có Sự Sống. Dĩ nhiên, v́ không thể giải thích thế nào là Sống, Sự Sống nên phải mượn qua Cuộc sống của con người để hiểu ; điều nầy đúng thôi. Từ đó, đề cập đến ‘giá trị con người’ cùng sự Sống của con người qua sinh hoạt của con người về đủ mọi phương diện.
Tập sách nầy không làm công việc giải thích Sống hay Sự Sống mà chỉ nhằm nói lên diễn tŕnh Sống của loài người qua các dạng thức Sống từ thưở sơ khai đến nay và trong thời gian tới.
Sống, Sự Sống, đấy là vấn đề tiên thiên, có trước mọi vấn đề khác, làm nẩy sinh vô số vấn đề khác, một vấn đề như nhiên, không thể tránh. Những câu hỏi ‘Sống là ǵ ? Tại sao sống ?’ không thể trả lời. Chỉ biết người nào, dân tộc nào, cả nhân loại đều phải sống, muốn sống, kéo dài sự sống dù gian nan, khổ cực đến mấy. Cái bản năng hay ư chí ham sống đó khiến tất cả đều lo sợ cái Chết. ‘Sống’ là vấn đề căn bản trước tiên của muôn vật. Riêng con người lại luôn luôn tra vấn về nó, luôn luôn đi t́m ‘Ư nghĩa của sự sống’ (le sens de la vie). Rồi từ đó, bao vấn nạn lại đến với tri thức con người : ‘Có Tôi không ?, Tôi là ai ? Tôi từ đâu đến ? Tôi đi về đâu ? Tôi phải làm ǵ ? Tôi phải sống ra sao ?..Từ những câu hỏi đó, con người băn khoăn đi t́m Nguồn gốc, ư nghĩa và cứu cánh của sự sống, của con người, của vũ trụ. Đạo học, Tôn giáo, Triết học chủ tâm đi t́m cái Nguyên nhân đầu tiên và cuối cùng tức cái Nguồn gốc, cái Chung cục cùng cái Ư nghĩa của sự Sống. Khoa Học, v́ không để ư đến ‘Ư nghĩa’ nên cho rằng ‘Sống, cuộc Sống, cuộc Đời’ cùng lịch sử và Tiến Hóa chung quy chỉ là những diễn tŕnh mù quáng (aveugle) theo một thứ ‘phi tất định’ (indéterminisme), một ‘ngẫu nhiên’ (le hasard) nên không giải đáp được những tư lự, băn khoăn siêu h́nh của con người. Trong lúc, Đạo Học, Tôn giáo, Triết học luôn đi t́m Căn Nguyên, Ư nghĩa và Cứu Cánh, thiên về thuyết ‘Tất Định’ (Déterminisme) được xem như là ‘hiển nhiên’ hay một ‘giả định’ tất yếu của Luận lư, khó ḷng chứng minh, thử nghiệm.
Sống, Sự Sống của con người thể hiện qua Cuộc sống, Cuộc đời của từng người, từng dân tộc, và của chung nhân loại qua quá tŕnh thời gian.
Cuộc Sống là chuổi dài các dạng hiên hữu nối tiếp nhau của từng cá thể trong chủng loại từ ngày sinh ra đến ngày chết trong hai môi trường thiên nhiên và xă hội. Tất cả những sự việc, cảnh ngộ, tính chất, trạng thái, ư nghĩ, t́nh cảm, hành động, thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ,…(mạnh, yêu, vui, buồn, mừng giận, đói nghèo, sung túc, yêu thương, ghét bỏ, hoạn nạn, rủi ro, thành công, thất bại,…) dù do ta hay do bên ngoài đến với ta, dù ta tự nguyện hay bị cưỡng bức, dù đem lại điều hay, cái lợi, vui mừng, hạnh phúc, thành công tiếng tốt hay gây cho ta bất trắc, hoạn nạn, rủi ro, khổ buồn, thất bại, nhục nhă, sầu đau,… ; dù là ǵ, dù ra sao, dù thế nào, mỗi sự việc như thế là một ‘dạng hiện hữu’, một biểu hiện ‘sự sống’ của ta trong cuộc đời và cũng là một thể hiện của cuộc đời đến với ta trong từng phút giây hiện hữu. Mỗi sự việc như thế là một ‘trạng thái hiện hữu’ của ta, tất cả những trạng thái hiện hữu đó kết thành Cuộc Sống của ta qua quá tŕnh thời gian nơi không gian ta sống. Cuộc Đời là chuổi dài kết tập tất cả các dạng hiện hữu của môi trường đồng loại qua từng giai kỳ hiện hữu của toàn thể chủng loại trên toàn thể địa cầu hay giới hạn nơi một cộng đồng nào đó (đoàn thể, dân tộc, quốc gia) nơi từng địa bàn sinh hoạt của cộng đồng đó. Tất cả các trạng thái hiện hữu của môi trường đồng loại (hoà binh, an lac, ly loạn chiến tranh, lạc hậu, chậm tiến, tiến bộ, văn minh, áp bức, bóc lột, nghèo nàn, sung măn, chia rẻ, đoàn kết,…) cùng mọi trạng thái của môi trường thiên nhiên (lạnh, nóng, gió, băo, lụt lội, hạn hán, …) tạo nên Cuộc Đời đón nhận tác động của từng cá thể, đồng thời tác động vào cuộc sống cá thể để cả hai hoặc gây trắc trở cho nhau hoặc kết hợp với nhau cùng đưa dẫn cuộc sống và cuộc đời sang từng trạng thái hiện hữu mới.
Cuộc sống thuộc từng cá thể ; cuộc đời là cuộc sống chung của chủng loại. Hai bên tương tác nhau. V́ thế, Sống là từng cách biểu hiện của cuộc đời nơi ta cùng lúc là thể hiên của ta vào cuộc đời.
Cuộc Sống, Cuộc Đời quan hệ nhau khăn khít. Cuộc sống từng cá thể hay của từng tập thể nhỏ ảnh hưởng vào cuộc đời giúp Cuộc Đời tốt đẹp, phát triển, thăng tiến (những thành tựu mặt nầy mặt no đem lại thuận lợi cho cuộc sống cộng đồng), ngược lại cũng gây cho cuộc đời tao loạn, bất an, đổ vỡ (những ư đồ, hành động ‘lợi kỷ hại nhân’). Cuộc Đời có thể tạo điều kiện thuận tiện cho Cuộc Sống cá thể (đoàn kết, hợp tác, khuyến khích, nâng đỡ,…) nhưng cũng thường gây trở ngại, cản ngăn cuộc Sống cá thể, ngăn cản Tự do của cá thể. Cuộc đời cũng là trường loại bỏ, đào thải những hành động bất lương của cá thể, bất lương v́ làm hại đến cuộc sống cộng đồng. Cuộc đấu tranh giữa người và người tức giữa cuộc sống và cuộc đời nói lên mối quan hê hữu cơ giữa hai bên. Vấn đề Thiện, Ác từ đó được đặt ra. Do cuộc đấu tranh giữa người và người nầy tức giữa Cuộc Sống, Cuộc Đời mà ‘Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau’ (Truyện Kiều, câu 2) . Cuộc Sống và Cuộc Đời luôn tranh chấp, chống đối để qua cuộc tranh chấp triền miên đó, cuối cùng dẫn về thời điểm ‘Chữ Tài chữ Mệnh dồi dào cả hai’(Truyện Kiều, câu 3246) có nghĩa Cuộc Sống, Cuộc Đời hoà hợp, cái Nghiệp của mỗi người (biệt nghiệp, cá nghiệp) và của Chủng loại (Cộng nghiệp, Tội Tổ Tông) cùng lúc được giải tỏa. Cảnh sống sẽ là Nước Thiên Đàng hay Hữu Dư Niết Bàn (cảnh giới A-Di-Đà hay Đại Viên Cảnh theo Phật giáo) , cảnh sống đời đời tốt đẹp, điều Nguyễn Du đă bảo : ‘Duyên xưa đầy đặn, phúc sau dồi dào’ (truyện Kiều, câu 2724) để ‘Ngàn năm dằng dặc, quan giai lần lần’ (Truyện Kiều, câu 3236 ).
Mục đích sống của con người là đi t́m hạnh phúc, nghĩa là tránh đau khổ bằng cách tạo lập mọi điều kiện thuận lợi, dễ dàng để tồn tại, phát triển và tiếp nối hiện hữu của ḿnh được phong phú, đầy đủ và dài lâu. Đấy là qui luật tự nhiên của bất kỳ hiện thể nào, thể hiện nơi cuộc tranh đấu mưu sinh thường ngày.
Hạnh phúc, hiểu một cách đơn sơ, giản dị nhất là sự ‘an lạc, có nghĩa là ‘b́nh an và vui vẻ (paix et joie). ‘B́nh an’, trước tiên là thể xác lành mạnh, sức khỏe, không bịnh tật, không bị tai nạn, không bị áp chế, bóc lột sức lực, không phải lao đao, nhọc nhằn khiến tấm thân phải bị quằn quại, đớn đau., ‘Vui vẻ’ là sự b́nh an về mặt tâm hồn, về tinh thần trong môi trường đồng loại : không bị tước đoạt mọi điều kiện sống, không bị ức hiếp, xem thường, xem khinh, không bị đối xử tàn nhẫn để không bị đau đớn về thể xác, cũng không bị đánh giá là công cụ, là tha dụng cho kẻ khác. Vừa được luôn luôn sức khỏe về mặt thể xác, vừa luôn luôn vui vẻ trong cuộc sống chung giữa môi trường đồng loại, đấy là quan niệm hạnh phúc thông thường mà ai cũng mong muốn. Nhưng rồi, cuộc sống, cuộc đời không đáp ứng cho ta cái yêu cầu đơn sơ đó. Môi trường thiên nhiên cùng môi trường đồng loại luôn luôn ‘phá đổ’ cái hạnh phúc giản dị nầy. Cạnh tranh xă hội cùng mọi thứ tiến bộ, văn minh do tri thức con người đă ‘đa diện hóa’ cái hạnh phúc thông thường trên qua nhiều mặt : của cải, tiền nong, địa vị, chức vụ, quyền uy, danh tiếng để chạy theo sở thích và hưởng lạc ; từ đó, càng đi t́m hạnh phúc lại càng dấn ḿnh vào đau khổ. Rốt cuộc, ‘sống là khổ, đời là bể khổ’ như lời Phật đă nói và diễn tŕnh lịch sử nhân sinh là chuổi dài khổ năo từ ngày con người được sinh ra đến nay và tiếp diễn măi măi. Cái hạnh phúc được ‘an lạc’ đơn sơ đó không t́m được . Môi trường đồng loại càng lúc càng đưa cái ‘hạnh phúc’ giản dị nầy qua nhiều ngă ngách, qua nhiều quan điểm khác nhau., theo từng ư nghĩa khác nhau .
Tùy quan niệm hạnh phúc mà mỗi người hướng dẫn cuộc sống ḿnh theo một ư nghĩa nào đó hoặc hạn hẹp, gần gũi hoặc cao cả, lâu dài. Do từ mục đích và ư nghĩa đó, mỗi người phát triển cái Biết, đề ra phương pháp, qui hoạch, sắp xếp, t́m kiếm mọi phương tiện, điều kiện thuận lợi, thích hợp với khả năng, nhu cầu và sở thích của ḿnh và với mọi điều kiện bao quanh để thực hiện con đường ḿnh đă nhắm. Nhưng rồi, tuổi già xế bóng, lúc sắp gần kề mồ huyệt lạnh, lại thấy ‘cuộc sống ḿnh vô nghĩa’ hay chưa trọn vẹn ư nghĩa để mong được sống thêm hầu trọn vẹn ư nghĩa cuộc sống ḿnh. Một người già ân hận đă không trọn t́nh, trọn nghĩa, không trọn trách nhiệm với cha mẹ, vợ con. Một Khổng Tử tiếc không sống lâu thêm để nghiên cứu, t́m hiểu Kinh Dịch. Một A. Einstein, môt J. Robert Oppeihnemer đă ân hận công tŕnh khoa học của ḿnh gây thảm họa cho nhân sinh (trong việc chế bom nguyên tử)., không kể đến bao người ân hận về cuộc sống vô vị, tội lỗi của ḿnh.…Đấy là tâm trạng chung của lớp tuổi về già hoặc của những ai sau bao thất bại, gảy đổ, buồn đau, đâm ra chán chường cuộc sống, thấy cuộc sống ḿnh và cả cuộc đời chỉ là ảo hóa, phù du, lẩn quẩn trong một tiết điệu hao ṃn tê tái : sinh ra, lớn lên, làm việc, học hành, lấy vợ, lấy chồng, sinh con, đẻ cái, hoạt động mưu sinh hay dấn ḿnh cho lư tưởng, vui phút chốc, buồn triền miên, thành công ngắn ngủi, thất bại năo nề, sướng khổ, buồn đau liên tục,…rồi bệnh hoạn, già nua và…chết ; từ đời ông tằng, ông cố, ông tổ đến cha mẹ, con cháu, chắt chít,…, cuộc sống ai rồi cũng thế, nào có ư nghĩa, ư vị, sinh thú ǵ cho cam ! Do đó mà đôi triết gia hiện sinh nói dến nỗi ‘kinh hoàng hiên hữu’ (angoisse d’existence) và con người là một ‘đam mê vô ích’ (une passion inutile), ‘’Lịch sử một cuộc sống, dẫu thế nào, cũng là lịch sử một thất bại’’(8) Thời đại đổi thay, ḷng người đổi khác, thời gian trôi qua xóa nhoà tất cả, cái c̣n lại nơi tâm tư mỗi người là ‘nỗi buồn tại thế’, ‘nỗi buồn hiện hữu’ (tức nỗi buồn về cuộc sống ḿnh) của chúng sinh lăng đăng, xa gần, quanh quẩn, không nguôi. Từ đó nẩy sinh cái đạo tu tiên, xuất thế, phóng dật, tiêu dao, nhàn tản, vô vi,… Một Tản Đà, mộng lớn, mộng con không thành, ngậm ngùi than thở : -Đời đáng chán hay không đáng chán Cất chén quỳnh riêng hỏi bạn tri âm !. Một Nguyễn Văn Ái bi quan: -Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió Rốt cuộc cùng trong bể thảm thôi !
Thấy cuộc sống ḿnh vô nghĩa nên cũng thấy cuộc đời vô nghĩa. Cuộc đời, như nói trên, là cuộc sống chung của đồng loại hay của cả chủng loại người. Cuộc sống mỗi người không thể biệt lập với cuộc đời. Ta đi trong ḍng đời. Cuộc đời đưa dẫn ta đi. Nhưng cuộc đời không hoàn toàn ở ngoài ta. Ta có dự phần vào cuộc đời v́ mỗi tác động của ta vào cuộc đời tạo nên từng dạng sống của ta. Nếu không phản ứng dù thuận hay nghịch với cuộc đời , không dự phần tác động vào nó bằng ư chí và năng lực của ta th́ ta không tạo được cuộc sống cho ta. Mỗi người là một ‘Hữu tại thế’ (être dans le monde) nghĩa là hiện hữu của ta trong Hiện hữu của cuộc đời, của thế giới. ‘Hữu tại thế’, trước tiên là ‘hữu cho ḿnh’ v́, nếu không thế, ta không thể hữu cho kẻ khác. Ta hữu cho ta để hữu cho kẻ khác và kẻ khác cũng thế, nếu không xă hội để làm ǵ và cần thiết ǵ phải tổ chức thành xă hội. Kẻ chết không c̣n hữu cho ta mà hữu cho cuộc đời. Ta là kẻ vừa hữu cho kẻ chết vừa hữu cho người bây giờ và người mai sau để từ đó hữu cho cuộc đời như bao kẻ đă chết. Nhưng ‘hữu’ cho kẻ khác (sống cho kẻ khác) cũng là cách thế ‘hữu cho ḿnh’. Mối tương quan kỳ lạ đó chỉ định tính cánh ‘Hữu tại thế’ (être dans le monde) của con người và nói lên mối liên tục lịch sử giữa các thế hệ.
Nhưng Cuộc Sống cá thể là từng ‘thực tại ngắn ngủi, phù du’, trong lúc Cuộc Đời lại là một ‘Thực tại miên viễn dở dang’ v́ chủng loại luôn được tiếp nối qua cái Sống và cái Chết của từng thế hệ hiện thể. Cuộc sống không có ư nghĩa trong hạn kỳ ‘nhân sinh bách tuế vi kỳ’ nhưng cuộc đời tự nó có một ư nghĩa v́ Đời không là cuộc sống từng cá thể rời rạc mà là tổng hoà mọi cuộc sống cá thể qua quá tŕnh thời gian ; đấy là diễn tiến của hiện hữu thế gian, của nhân loại nói chung. Do đó, mọi thành tựu, đóng góp do cái Biết, cái Làm của cá thể đươc lưu giữ, tích lũy nơi cuộc Đời, dần dần qua từng kỷ nguyên sinh hóa, dẫn về cái Biết toàn bích, viên dung, cái Biết của Cây Sự Sống. Và khi đă đạt được cái Biết của Cây Sự Sống th́ không c̣n phân biệt nữa, không c̣n vấn đề Thiện, Ác, không c̣n tranh chấp giữa cuộc đời và cuộc sống, không c̣n ‘nỗi buồn hiện hữu’ lăng đăng vây quanh. V́ thế, cái ‘vô nghĩa’ của cuộc sống mỗi người lại là điều kiện cho cái ư nghĩa chung của cuộc đời thị hiện. Cái cố gắng làm cho cuộc sống ḿnh có ư nghĩa theo cách thế nào đó, chính là phần đóng góp của cá thể để ư nghĩa cuộc đời chung hiển lộ. Cái ‘ư nghĩa của cuộc đời chung’ hay ‘ư nghĩa chung của cuộc đời’ chính là ‘Ư nghĩa tại thế, ư nghĩa hiện hữu’ tức ‘Ư nghĩa Sự Sống’ thể hiện qua ḍng Tiến hóa của nhân sinh.
B.- Qua những trích dẫn trên trong sách ‘Sáng Thế Kư’, ta nêu câu hỏi : ‘Tại sao dùng h́nh ảnh CÂY và TRÁI CÂY để tượng trưng cho SỰ SỐNG và cho TRI THỨC ?
CÂY SỰ SỐNG’ là Cây mang chở Sự Sống, hàm chứa Sự Sống, cây tượng trưng cho Sự Sống. Cây là một cấu trúc h́nh thể (tấm h́nh hài thân xác). Không có cấu trúc h́nh thể th́ không có Sự Sống, dù cấu trúc vật thể đó vô cùng bé nhỏ như một vi khuẩn, một vi trần (từ Phật giáo) hay khổng lồ như một tinh tú, một dảy thiên hà. Với các dạng tồn tại không cấu trúc h́nh thể (ánh sáng, lửa, nước, không khí,…) sự sống thể hiện qua các đặc điểm riêng biệt của chúng tác động với nhau và vào mọi hiện thể khác. Chúng ta –con người- sống là qua tấm thân xác của chúng ta. Nếu không có thân xác, chúng ta không sống, không hiện hữu nữa. Triết gia Merleau Ponty đă bảo : ‘Tôi là tấm thân của tôi’ (je suis mon corps). V́ thế, sát hại tấm thân xác là làm mất biến sự sống nơi ta, là tiêu diệt sự hiện hữu của ta. Thế Thượng Đế có ‘sống’ chăng ? Ta không thể h́nh dung sự sống của Thượng Đế như thế nào. Thượng Đế không mang một cấu trúc h́nh thể nào cũng như không mang chở những đặc điểm riêng biệt nào nên Sự Sống của Thượng Đế không thể h́nh dung như sự sống của mọi vật thể trong cơi hiện tượng. Trạng thái hiện hữu của Thượng Đế là trạng thái ‘Không’, một hiện hữu ‘Không trong Không’, do đó Thượng Đế bảo với Môi-Se nơi đồi Si-nai rằng ‘Ta là Tự hữu, Hằng hữu’. (xem thêm nơi phần : Sáng Tạo và Tội Tổ Tông).
CÂY, như ta biết, có gốc, có ngọn, có sinh sôi nẩy nở và TRÁI CÂY là kết quả của một quá tŕnh sinh trưởng để tiếp nối liên tục. H́nh ảnh CÂY và TRÁI CÂY tượng trưng cho SỰ SỐNG có khởi nguyên, có tận cùng nhưng lại được tiếp nối măi măi nên sự sống không chấm dứt. Đấy là sự sống của chủng loại, sự sống vô tận qua sự tiếp nối của từng thế hệ hiện thể trong chủng loại đó thuộc từng dạng tồn tại. Cuộc sống hữu hạn của từng hiên thể (trung b́nh 100 năm, nói về con người) là từng ‘Thực tại phù du hoàn tất’ trong lúc suộc sống của chủng loại, của từng dạng tồn tại là một ‘Thực tại miên viễn dở dang’ (réalité toujours inachevée) v́ luôn luôn được tiếp nối, nếu không v́ một lư do nào đó do bên ngoài hay do tự ḿnh phải bị tiêu diệt. Loài Khủng Long bị tiêu diệt cách đây 65.000 năm v́ tai nạn thiên nhiên, cùng tai nạn có thể đưa đến t́nh trạng một số chim trời, cá tôm, thú vật sẽ bị ‘diệt chủng’ hiện nay là nỗi lo ngại của một số nhà vạn vật và sinh thái học. Sự ‘tiếp nối’ (continuité, một trong những yếu tính của từng dạng tồn tại) chính là sự tiếp tục của cá thể được chuyển vào cho chủng loại. V́ thế, cái hữu hạn của cá thể mang chứa nơi ḿnh cái vô hạn của chủng loại. Cái RIÊNG nằm trong cái CHUNG, cái CÁ THỂ nằm trong cái TỔNG THỂ. Chỉ là Cá thể khi nào cái cá thể đó biểu hiện một tổng thể được chứa đựng nơi nó ; và tổng thể chỉ là tổng thể khi nào được biểu hiện nơi từng cá thể, qua cá thể mà thị hiện. Nếu không như thế th́ cá thể chỉ là ‘từng cái một’ riêng lẻ và tổng thể sẽ chỉ là tổng số được dùng về mặt tính toán thôi. Hiểu như thế, chủng loại người (nhân loại) không là tổng số người trên địa cầu. Chủng loại người hay nhân loại là cái trạng thái người chung nhất nơi mọi con người cá thể. Cá thể hiện hữu trong chủng loại và là h́nh ảnh của chủng loại đối chiếu với các chủng loại khác’ (9). Sự Sống của chủng loại không là hành tŕnh quy tử mà luôn luôn được tiếp nối qua cái chết của từng thế hệ hiện thể (cá nhân, tập đoàn) trong chủng loại. Lịch sử chủng loại được cấu tạo qua từng cái sống và cái chết của từng thế hệ hiện thể trong chủng loại đó’ (10). Mượn h́nh ảnh CÂY, Kinh Thánh muốn nói lên Sự Sống miên viễn, trường tồn của từng chủng loại trong vạn hữu -nơi đây giới hạn nơi phạm vi nhân sinh- qua từng quá tŕnh sinh trưởng mà động cơ của quá tŕnh sinh hóa đó là TRI THỨC tức cái BIẾT.
Ta nêu thêm câu hỏi : Hiểu như thế, Sự Sống chỉ có nơi những Vật Sống tức Sinh Vật, c̣n những dạng tồn tại khác được gọi là Vô Cơ th́ không có sự Sống sao ? Khoa học chỉ mới chú ư đến những hiện tượng của sự Sống cùng diễn tiến của sự sống nơi từng chủng loại sinh vật chứ chưa nh́n ra rằng ‘SỰ SỐNG’ là yếu tính của mọi sự mọi vật và là động cơ của Tiến Hóa không riêng nơi chủng loại người mà chung cho cả vạn hữu và cái BIẾT không chỉ có nơi sinh vật mà cả cho các loài được gọi là Vô Cơ. Đă hiện hữu là đă có Sự Sống và mặc nhiên đă hàm chứa cái Biết. Trên b́nh diện Đạo Học, những loài vô t́nh, vô tri như đất đá, mặt trời, mặt trăng, tinh tú hay đến cả chiếc bàn, chiếc ghế, ngôi nhà, con đường, máy móc do con người tạo ra cũng có Sự Sống của chúng và cùng đều hàm chứa cái Biết nhưng v́ cái Biết nơi chúng c̣n trong trạng thái ẩn tàng (en puissance) do các loài đó c̣n thụ động đón nhận những tác động bên ngoài chứ chưa tự thân vận động do cái Biết chưa thể đi vào năng động (en activité). Một ngọn núi, một ḍng sông, một dăy thiên hà, một con đường, một xí nghiệp kỹ nghệ, một chiếc bàn, chiếc ghế, một máy móc, cả một từ, một ngữ nào đó cũng đều trải qua một quá tŕnh ‘sống’ tức hiện hữu từ lúc sinh ra đến lúc bị tan ră, tiêu hủy, nghĩa là ‘chết’ nhưng tất cả không ư thức được diễn tŕnh hiện hữu của chúng, không ‘làm chủ’ được ḍng diễn tiến hiện hữu đó mà do tác động của bên ngoài khiến chúng biến đổi nay thế nầy, mai thế nọ cho đến lúc bị hủy diệt, không c̣n hiện hữu nữa. Thêm nữa, những vật vô tri đó không cùng dạng ‘tồn tại người’ như ta nên ta không nhận ra cái Sống và cái Biết nơi chúng. (xem thêm nơi các phần sau). Cái Biết nơi Sinh vật, đặc biệt nơi con người, vừa vận động tự thân vừa tác động vào bên ngoài nên làm chuyển biến môi trường sinh sống bên ngoài và ngay nơi tự thân ḿnh do đó dẫn về Tiến hóa cho từng chủng loại. Chỉ riêng Tôn giáo, theo người viết, mới nói đến cái Sống và cái Biết của những dạng tồn tại vô cơ như đất đá, kim loại hoặc những dạng không có cấu trúc h́nh thể như nước, lửa, ánh sáng,…Nhưng tôn giáo chi nói tổng quát, công nhận có Sự Sống của các loại vô tình, vô tri chứ không thể nào tìm hiểu Sự Sống cùng thể hiện Sự Sống của những dạng tồn tại nầy ra sao. Điều nầy, tông phái Duy Thức nhà Phật đă nói ‘Nhất thiết duy Tâm tạo, Vạn pháp duy Thức biến’ đề cập đến lẽ ‘Chân Như duyên khởi’ và ‘Nhân Duyên sinh’ nhưng chưa nói rơ về Tiến hóa.
Đi xa hơn, CÂY « h́nh ảnh biểu tượng cho Sự Sống luôn luôn biến hóa, luôn hướng về trời cao, nói lên tính cách tượng trưng cho chiều thẳng đứng như cái Cây trong họa phẫm của Léonard de Vinci. Ngoài ra, Cây c̣n dùng tượng trưng cho tính chất chu kỷ của ḍng Tiến hóa của vũ trụ : chết và sống lại ; lá cây gợi ra ư niệm chu kỳ, chết và sống làm lá cây rơi rụng rồi lại lại được phủ trùm mỗi năm bỡi những nguồn lá mới. CÂY là mối thông giao giữa ba cấp bực của vũ trụ : phần dưới đất, bằng rể cây đi sâu vào ḷng đất ; phần trên mặt trái đất bỡi thân cây và những cành nhánh đầu tiên ; phần trên cao bỡi những cánh nhánh trên cao và bỡi đỉnh cây được cuốn hút bỡi ánh sáng trời cao…Cây tập họp tất cả mọi thành phần : nước chảy bên trong với nhựa cây, đất tích lũy nơi thân cây bỡi rể cây, không khí nuôi sống lá cây, lửa phát sinh từ sự cọ xát của cây. V́ rể cây đâm sâu vào đất và nhánh cây mọc cao vào bầu trời nên CÂY được tất cả xem như biểu tượng mọi liên hệ giữa đất và trời. Theo ư đó, Cây mang tính cách trung tâm của mọi vật đến nỗi « Cây của Vũ trụ » đồng nghĩa với « Trục vũ trụ ». Bỡi tính cách trục trung tâm đó, Cây cũng là con đường đi lên từ đó những ai từ thế giới hữu h́nh t́m đến thế giới vô h́nh đều thông qua nó » (11) . Chính do quan niệm nầy mà trong tín ngưỡng nhiều dân tộc, ta thấy h́nh ảnh cây Sồi (chêne) của dân tộc Celtes, cây Điền ma (tilleul) của người Đức, cây Tần b́ (frêne) của người Bắc Âu, cây Ô-liu (olivier) của miền Trung Đông Hồi giáo, cây Phong (bouleau) và cây Lạc diệp tùng (mélèze) vùng Tây Bá Lợi Á. Ở Trung Hoa, có cây Kien-Mou mọc giữa trung tâm vũ trụ. Với người Chiites ḍng hồi giáo theo tập tục ismaélien (chủ trương Hư vô tuyết đối ) th́ Cây được nuôi dưỡng bỡi đất và nưóc và vượt khỏi tầng trời thứ bảy, tượng trưng cho Hakikat có nghĩa trạng thái chân phúc, nơi đó, kẻ mộ đạo thần bí vượt qua tính cách nhị nguyên của thế giới biểu kiến, tiếp xúc với Thực Tại tối hậu (Réalité suprême), với cái Nhất Thể nguyên sơ (l’Unité originelle) để đồng nhập với Thượng Đế. Ở Ấn Độ, cây Bồ Đề, nơi Phật Thích Ca đắc đạo tượng trưng cho Cây Vũ Trụ và Cây Sự Sống. H́nh ảnh CÂY tượng trưng cho Vũ Trụ, cho Sự Sống c̣n được kể đến nơi nhiều dân tộc, nơi nhiều tín ngưỡng ngày trước. được nhiều nhà nghiên cứu, học giả nói đến như Mircea Eliade, H. de Lubac, Gilbert Durand, K. Jung và nhiều người nữa. C̣n nhiều ‘huyền thoại’ về CÂY như CÂY không mọc thẳng đứng mà ‘mọc lộn ngược’, rể đâm vào bầu trời, ngọn cây đâm vào đất nói lên ‘sự sáng tạo là hành tŕnh từ Trời cao đến với thế gian’ như trong Kinh Rig-Veda và Kinh Katha-Upanishad (12) Trong Sáng Thế Kư, cái Cây đó không mang riêng một tên nào cả như cây Táo, cây Lê, cây Sồi mà được gọi chung là CÂY SỰ SỐNG. Trái sinh ra từ Cây đó được gọi là TRÁI TRI THỨC tức TRÁI CỦA SỰ BIẾT. (13) Tri thức ǵ ? Biết ǵ ? Sách Sáng Thế nói rơ : BIẾT PHÂN BIỆT ĐIỀU THIỆN, ĐIỀU ÁC. có nghĩa phân biệt được phải, trái, nên, hư, đúng, sai, tốt, xấu,…Hai từ ‘Thiện’ và ‘Ác’ nơi dây dùng để chỉ hai mặt đối lập (antagonismes bipolaires) của cùng một sự kiện, một hiện tượng, thường dùng qua hình ảnh ảnh vị thần Janus trong thần thoại Hy Lạp, vị thần có hai khuôn mặt trái ngược nhau : một trẻ, một gìà, hoặc ‘bề sấp’, bề ngữa’ của một đồng tiền.
Căn cứ vào đâu phân biệt được Thiện, Ác ? Căn cứ vào Sự Sống. Thứ ǵ, điều ǵ phục vụ Sự Sống, phát triển Sự Sống đều là Thiện ; cái ǵ hủy diệt sự sống, làm bại hoại, tan ră sự sống th́ là Ác. Sự Sống chẳng là cái ǵ đáng quí nhất sao ? Có người nào không chăm sóc, lo toan, bảo vệ và phong phú cuộc sống của ḿnh về mọi mặt ?. Cuôc « Tranh đấu mưu sinh » (the struggle for life) trong Lư Thuyết Tiến Hóa của Darwin, chẳng đă chứng minh loài vật nào có đủ khả năng ‘biết’ thích ứng với những điều kiện sống mới th́ tồn tại, tăng trưởng ; ngược lại là bị ngưng lại, thoái hóa hoặc bị tiêu diệt. Từ đó Darwin nêu ra sự « Tuyển trạch tự nhiên » (la Sélection naturelle) được xem là vấn đề căn bản của Tiến hóa.
CÂY SỰ SỐNG biểu tượng cho toàn thề cái Sống. Trái Tri Thức chỉ là một bộ phận sinh ra từ Cây Sự Sống, nói lên một điều kiện tất yếu của Sự Sống. Tri thức con người trước nay luôn hướng về Tuyệt đối, nghĩa là hướng đến cái Chung cùng, cái Vô hạn, và đă đi t́m từ cái Hữu hạn đến cái Vô hạn .Khoa học đă đi từ cái riêng lẻ đến cái tổng quát, chung cùng, và ngày nay đang khuynh hướng đi từ cái hữu h́nh, hữu hoại đến cái vô h́nh, vô hoại . Theo đó, Cây Sự Sống tượng trưng cho cái Chung cùng, cái vô hạn, cái hằng hữu tổng quát bao trùm hết mọi thứ. Trái Cấm hay Trái Tri Thức là cái hữu hạn, cái riêng lẻ. Sự Sống th́ vô cùng, bao trùm đủ mọi phương diện mà cái Biết (tri thức) chỉ là một phần của Sự Sống, một trong những điều kiện tất yếu của Sự Sống.
Ông Bà Adam, Eva, trước khi ăn trái cấm, sống hồn nhiên, vô tư, sống rong chơi, không hề suy nghĩ, lo lắng ǵ. Sự Biết chưa đến với cả hai. Họ không ư thức phân biệt nầy nọ. . Nơi Vườn Địa Đàng, tất cả mọi của cải đều đầy đủ, con người không bận tâm phải đem năng lực ḿnh ra để kiếm t́m v́ cuộc sống rất đơn sơ, không nhiều nhu cầu, không ư thức ǵ về ‘Sống’ hay ‘không sống’, nên cũng chẳng để ư ǵ đến sở thích, do đó không để ư ǵ đến vấn đề ‘Thiện-Ác’. Sau khi ăn trái Cấm tức trái Tri Thức, sự Biết đến với họ : biết ḿnh trần truồng, biết sợ Thượng Đế, biết đói, biết lạnh, biết nóng,…tóm lại là biết đau khổ. Thế rồi, buồn đau, khổ lụy của cuộc sống thế gian dồn dập đổ đến với hai người, với ḍng dơi của Thủy tổ loài người khi Đức Chúa Trời đuổi cả hai ra khỏi Vườn Địa Đàng (vườn E-đen). Cuộc sống của họ cũng như của loài người không c̣n trường tại, an nhiên, thong dong như trước mà phải luôn luôn tranh đấu để có cái ăn cùng thỏa măn bao nhiêu nhu cầu khác của cuộc sống và cuộc sống bị giới hạn bỡi cái chết.
Nơi vườn Địa đàng, Adam, Eva chưa có cái Biết nên không phân biệt Thiện Ác vả nơi đây cũng không có vấn đề Thiện Ác. Chỉ khi ăn Trái Cấm, con người mới phân biệt Thiện Ác và Vườn Địa đàng biến thành cơi Thế gian –cơi người ta- dẫy đầy đau khổ do sự Biết phân biệt Thiện Ác đó. Nên nhớ : khi chưa ăn trái tri thức, Eva và Adam không biết ḿnh trần truồng, không hổ thẹn ǵ về sự trần truồng đó. Lúc ăn xong trái trí thức, mới biết và hổ thẹn về sự lơa lồ của ḿnh ‘bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân’ (STK : 3 :7). (14). Đạo học Đông phương từng quan niệm ‘nguyên sơ chẳng có Thiện và Ác’ ; Thiện và Ác chỉ có nơi cơi Tục đế do cái ‘Tâm sai biệt’của con người, do cái Biết của con người mà nẩy sinh để cả hai ‘Thiện và Ác’ làm ‘nền’ cho nhau nơi cuộc sống mỗi người cũng như nơi cuộc đời chung của xă hội nhân loại. Cần để ư : ‘Vườn Địa đàng’ chỉ là ẩn dụ nói lên cảnh sống không có ư thức phân biệt, cảnh sống mà con người không nghĩ ǵ đến vấn đề sống chết, vấn đề phải tạo của cải để sống.
Sự việc Đức Chúa Trời cắt thần Chérubin canh giữ Cây Sự Sống, không cho Adam, Eva đến đấy nữa, ngụ ư bảo rằng đă vào thế gian (môi trường có trở trường – milieu résistant) th́ phải trải qua quá tŕnh sinh hóa, đắm ḿnh vào đau khổ, tội lỗi do cái Biết, mới có thể trở về với Nguồn Cội uyên nguyên. Cây Sự Sống vẫn c̣n đấy. Đức Chúa Trời không chặt, không hủy phá nhưng Cây không c̣n ra Trái của Sự Biết nữa, v́ trái nầy đă bị Thủy Tổ loài người đánh cắp hay đă được chuyển vào cho loài người cho đến ngày ‘Trái của Sự Biết’ trở về nguyên sơ với Cây Sự Sống, lúc bấy giờ không c̣n phân biệt Thiện Ác hay không c̣n vấn đề Thiện Ác nữa. Điều nầy được nói rơ trong sách Khải Huyền lúc ‘Thượng Đế làm mới lại hết thảy muôn vật’ (Khải Huyền : 21-5) và lúc bấy giờ những người công chính sẽ lại được đến với Cây Sự Sống : ‘Phước thay cho những kẻ giặt áo ḿnh đặng có phép đến nơi cây sự sống’ (Khải Huyền : 22-14).
Hiểu theo Triết Lư Hữu Thể (Philosophie de l’Être, Ontologie) hay Đạo Học, th́ Vườn Địa Đàng là Cơi Vô Phân Biệt, cơi miền ‘không trở trường’ (milieu non résistant) , cơi Sống mà cái ‘Hữu-Tự-Hữu’ (l’Être) và cái ‘Hữu-Hiện-Hữu’ (l’Existence) cùng thời và không tác động lẫn nhau do chưa có Không gian, Thời gian, chưa có những tác động qua lại giữa các sự vật. Adam và Eva là hai yếu tố ‘Âm-Dương’ ; sự việc ăn trái Cấm là hành động tha hóa đầu tiên tạo nên mối tương tác giữa hai yếu tố ‘Âm-Dương’ để sinh thành các dạng tồn tại và trần gian (hay thế gian, cơi Tục đế tức môi trường ‘có trở trường’) dẫy đầy biến đổi để tất cả măi măi luân chuyển trong ṿng ‘SINH-TRỤ-DỊ-DIỆT’, trong cái lẽ ‘TỬ-SINH’ cho đến thời điểm chấm dứt diễn tŕnh ‘NHÂN-QUẢ’, tức thời điểm Chung Cục của ḍng Tiến Hóa của chủng loại, không c̣n bị chi phối bỡi Không gian, Thời gian dù Không gian, Thời gian vẫn c̣n có đấy. Đấy là lúc Trái Tri Thức trở về với nguyên sơ Cây Sự Sống, không c̣n gây đau khổ cho con người và chủng loại người. Thượng Đế cắt thần Chérubin để ‘giữ con đường đi đến Cây Sự Sống’ (STK, trích trên) có nghĩa không cho con người đạt được ngay Sự Sống đời đời mà phải qua quá tŕnh biến hóa để Tiến hóa do cái Biết cho đến lúc cái Biết đó hoàn toàn viên dung, vô ngại mới đạt được cái Sống toàn bích đời đời. Sự hướng về Sự Sống đời đời tạo nên Đức Tin và là quyền Tự Do của con người có chịu hướng về đấy hay không. Nhưng trên ḍng Tiến hóa đó, tự thân mỗi con người cá thể không thể đạt được v́ diễn tŕnh sống trong ṿng hiện hữu của từng cá thể là ‘diễn tŕnh quy tử’, là một ‘thực tại phù du hoàn tất’ (réalité éphémère achevée, trung b́nh 100 năm). Sự Sống đời đời chỉ do Chủng loại đạt được qua quá tŕnh Tiến Hóa và lúc bấy giờ mỗi cá thể cùng toàn thể chủng loại sẽ cùng hưởng được Sự Sống Đời Đời. Đấy là ư nghĩa và Cứu Cánh của Tiến Hóa. Điều nầy, Phật giáo đă nói đến qua cặp phạm trù ‘Biệt nghiệp - Cộng nghiệp’ nhưng lâu nay chưa được khai triển về mặt Tiến Hóa.
Về mặt cá thể, người Việt Nam chúng ta, cũng như đôi dân tộc Đông phương quan niệm ‘Sống gởi, thác về’ (Sinh kư, tử quy) để nói về Sống và Chết. ‘Sống là gởi’ có nghĩa sự sống qua tấm h́nh hài thân xác nơi thế gian chỉ là thời gian hiện hữu tạm bợ, ngắn ngủi ; dẫy đầy đau khổ, cơi thế gian chỉ là cơi tạm, cơi ‘giả hữu’, chỉ là một thứ quán trọ qua đường. ‘Chết là về’, có nghĩa về với nguồn cội, về với cảnh sống yên b́nh thường tại, cảnh sống đời đời, về với Tự tánh, Tự thể, Tính thể, với cái ‘bản lai đồng’ của vạn hữu thưở nguyên khai, nói theo Kinh Thánh là ‘trở về với nước Đức Chúa Trời’. Tại sao thế ? Chúng ta biết tấm h́nh hài thân xác tức cấu trúc vật thể của sinh vật không thể tồn tại lâu dài, bất biến v́ tác động của không gian, thời gian nơi ṿng hiện tượng sẽ làm biến đổi, hao ṃn, hủy hoại, tan ră. Khi chết đi, tất cả những thành phần cấu tạo nên thể xác con người lại trở về trạng thái sơ nguyên của chúng, nói theo khoa học là trở về với trạng thái những ‘vi tử sơ khai’ (particules élémentaires) để rồi chúng sẽ kết hợp với bao nhiêu vi tử khác, tạo nên cấu trúc h́nh hài khác như thưở đầu sinh thành vũ trụ hiện tượng. Nhưng phần Tâm linh tức cái Tâm, cái Thánh linh hay linh hồn nơi mỗi người v́ không là kết hợp của các vi tử vật chất nên lại ‘trở về’ hoà nhập với trạng thái sơ nguyên ban đầu tức trạng thái Chân Không, trạng thái của Thượng Đế, trạng thái của Đạo Thể nguyên sơ., ‘sống đời đời’ trong trạng thái sơ nguyên đó. Do đó, một số người cho rằng ‘chết là giải thoát’, là đi vào một thế giới khác thường hằng an lạc, b́nh yên. Trang Tử đă ‘gơ bồn mà ca’ chứ không khóc vợ hay ai đó đă chết. Cao Bá Quát, sau chuổi dài sống với thế gian, nh́n bao đổ vỡ tang thương của cuộc sống minh, rốt cuộc nhận ra ‘’Tấm thân ngoại vật là tiên trên đời’’ (tấm thân ngoại vật là tấm thân không do kết cấu vật chất, không chú trọng vào cuộc sống vật chất). Và đám ma, đám táng thường tổ chức rềnh rang, ca hát như vui mừng được tiễn người quá cố về nơi vĩnh hằng, về cơi sống đời đời an lạc. Trong các lời ‘chia buồn’ với thân nhân có người khuất núi, ta thường viết : ‘’Cầu chúc hương hồn ông, bà,… được phiêu diêu nơi miền cực lạc’’ hay ‘’được an b́nh nơi nước Chúa, nơi cơi vĩnh hằng’’. Ta cầu chúc ‘hương hồn’ tức phần Tâm linh chứ không cầu chúc phần thể xác của người chết. ’Phiêu diêu nơi miền cực lạc’ có nghĩa là ‘tiêu dao, phiêu bồng, phiêu hốt, vô sở trụ’ nơi trạng thái sống hoàn toàn hạnh phúc, không c̣n phải hệ lụy bỡi tấm thân vật chất nơi thế gian. Cầu chúc hương hồn người chết được ‘về nơi nước Chúa’ cũng cùng ư nghĩa đó, tức là được ‘sống đời đời’, không c̣n bị chi phối bỡi ‘luân hồi nghiệp báo’, không c̣n bị trong ṿng ‘nhân duyên sinh’, không c̣n bị ràng buộc bỡi qui luật ‘nhân quả’ như thời c̣n tại thế. Cuộc sống nơi cơi hiện tượng quay tṛn trong ‘bánh xe pháp luân’ sẽ đến một lúc tách rời ṿng tṛn bánh xe, như một mũi tên phóng vào vô cùng, phần nào, theo người viết, giống như một vệ tinh bắn lên quay tṛn theo quỷ đạo một hành tinh rồi tách ra khỏi ṿng tṛn (hay ṿng thuẫn) của quỷ đạo hành tinh đó để lao vút vào không gian vô tận (15) . Nhưng con người, mỗi người, khi chết đi, có thực sự được ‘phiêu diêu nơi miền cực lạc’ đó, có nghĩa thực sự thoát được ṿng ‘luân hồi nghiệp báo’ hay không là lại do từ cuộc sống nơi trần thế nầy có biết giải trừ cái ‘Biết phân biệt’ hay không để khỏi phải đầu thai’ vào một dạng hiện hữu thấp hay cao hơn trong ba cơi, theo Phật giáo.
Qua h́nh ảnh ẩn dụ trên, ta thấy đau khổ của cuộc sống phát sinh từ sự Biết. Trái Cấm, trái của sự Biết nằm trên Cây Sự Sống. Nhưng cái BIẾT một khi c̣n nằm trên CÂY SỰ SỐNG th́ là cái BIẾT hoàn mỹ, cái BIẾT trọn vẹn, cái BIẾT toàn Thiện, cái BIẾT không có Vô minh nào che cản. Đấy là cái Trí Huệ Bát Nhă (nói theo từ nhà Phật), cái Biết của người lớn hơn Salomon. C̣n cái Biết một khi tách rời Cây Sự Sống th́ là cái Biết phiến diện, cái Biết phân biệt, cái Biết không toàn bích, cái Biết bị lệ thuộc vào cấu trúc xác thân với tất cả những nhu cầu của nó do cái Tính Thể hay Tự Thể bị chi phối bỡi cái Tự Ngă hay cái Phàm ngă sắc tướng, nói theo nhà Phật. Như vậy, Cây Sự Sống tiêu biểu cho Sự Sống đích thực và Vườn Địa Đàng là cơi Sống (hay Trạng thái Sống) đích thực, hằng hữu. Sự Sống của con người và Chủng loại, một khi không có cái Biết toàn hảo, cái Biết vô phân biệt th́ chỉ là cái Sống giả tạm, phù du, biến đổi vô thường và cơi sống là thế gian, trần gian dẫy đầy bất trắc. Vườn Địa Đàng, môi trường ‘không trở trường’ của cái ‘Biết không phân biệt’ trở thành cơi thế gian tức môi trường ‘có trở trường’ với cái ‘Biết phân biệt’. Giáo lý của đức Thích Ca, qua Kinh điển, nhằm hướng dẫn ta đến cái ‘Biết’ viên dung, toàn bích đó, cái ‘Biết’ được gọi là cái ‘Trí huệ Bát nhã’, cái Biết ‘Viên giác’ tròn đầy.
‘Cây Sự Sống’ tượng trưng Sự Sống. Nhưng không thể ư thức về Sự Sống v́ Sự Sống là cái ǵ như nhiên, đương nhiên. B́nh thường, chúng ta có để ư t́m hiểu thế nào là Sống đâu ? Hoặc có t́m hiểu th́ cũng lại mô tả Sự Sống qua những hiện tượng của Nó : ‘’tôi đang sống’ nghĩa là tôi đang thở, đang ăn uống, đang đi lại, đang hoạt động, nói năng, v.v…’’, chỉ khi nào những hiện tượng đó chấm dứt th́ là ‘không sống nữa’ nghĩa là ‘chết’.
Sống và Biết. Theo Kinh Thánh (sách Sáng Thế), Trái Cấm tức Trái của sự Biết nằm trên Cây Sự Sống nên Sống là mặc nhiên Biết hay ‘Sống và Biết’ là hai sự việc không tách rời nhau. Nhưng, như đă nói, cái Biết nơi Cây Sự Sống là cái Biết toàn hảo, c̣n cái Biết nơi Trái Tri Thức chỉ là một phần của cái Biết nơi Cây Sự Sống, cái Biết chưa đầy đủ, chưa trọn vẹn. Biết tạo nên đau khổ một khi tách rời Cây Sự Sống. Nơi Vườn Địa Đàng, con người chưa có Sự Biết (cái Biết phân biệt) nên Sống trường tại, an nhiên, không biết đau khổ và cũng không gây khổ cho nhau, cũng không có sự Chết. Chỉ khi con người bị Thượng Đế đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng, phải sống trong Cơi Thế gian để lo cho cuộc sống ḿnh.th́ cái Biết phân biệt mới tạo khổ cho con người và sau một thời gian phải Chết.
Cuộc sống ở trần gian đ̣i hỏi phải Biết v́ trong môi trường có trở trường (tức Vũ trụ Hiện tượng gồm cả môi trường thiên nhiên và môi trường đồng loại tức môi trường xă hội) th́ con người mới cần đến Sự Biết. Chính cái Biết nầy tạo nên đau khổ. Giả thiết ta sống mà không biết, sống hoàn toàn vô tri, chắc hẳn ta không hề đau khổ hoặc không đau khổ bao nhiêu. Người tiền sử cũng như một số bộ tộc cổ sơ c̣n sót đến ngày nay đau khổ v́ môi trường thiên nhiên chứ không mấy đau khổ v́ môi trường xă hội. Họ chưa biết ǵ đến chuyện ăn ngon, mặc đẹp, ở sang,.chưa biết cạnh tranh hơn thua giữa nhau,…. như con người ‘văn minh’ nên đau khổ của cuộc sống họ rất giới hạn. Nhưng rồi, tiến tŕnh nhân hóa cùng sự sống bắt buộc phải kếp tập thành xă hội (do nhu cầu ‘hợp tác với nhau’ mà sinh ra ‘cạnh tranh nhau’ – coopérer pour rivaliser) dần dần bắt buộc con người phải biết, phát triển cái biết, từ đó cuộc sống tiện nghi, hạnh phúc hơn nhưng cũng từ đó đau khổ càng thêm nhiều, càng thúc giục cái Biết nẩy nở hầu thắng vượt đau khổ. Ở cơi tục đế nhị nguyên nầy, tức môi trường có trở trường, cái sống đi đôi với cái biết. Không biết th́ không sống, tùy theo biết nhiều hay biết ít mà sống thế nầy hay thế nọ, tùy theo mức độ biết hoặc theo từng loại biết mà sống cao hay sống thấp hay sống theo mức độ và loại biết của ḿnh. Chính cái Biết khiến mỗi người hay mỗi Cộng đồng xă hội tạo nên một ‘Cách thế sống’, một ‘lối sống’ (facon de vivre, style de vie) nào đó có thể giống nhau hay khác nhau từng mức độ, từng phương thức.Từ đó, đau khổ nhiều hay đau khổ ít, khác nhau về tính chất, số lượng, mức độ. Lịch sử loài người, lịch sử mỗi người, chung quy là lịch sử của cái Biết và của đau khổ. Tất cả Kinh điển, sách báo từ ngày xửa ngày xưa đến nay chẳng là lời rên rỉ, than van, miêu tả đau khổ của cuộc sống, cuộc đời qua những biến cố, những gảy đổ, tang thương của hiện hữu ? Đức Phật bảo ‘Đời là bể khổ’. Karl Jaspers, triết gia Đức bảo :’Thất bại chỉ có với tồn sinh’ (L’échec n’est que pour l’existence) ; nhà văn Pháp Raymond Queneau cũng bảo : ‘Lịch sử là môn học về nỗi bất hạnh của loài người’ (16) Nguồn gốc Sự Sống đến nay vẫn chưa t́m ra. Các bộ môn Khoa học : Sinh hoc, Sinh Hóa học, Thưc vật học, Động vật học, Di truyền học, … đến nay có thể mô tả hiện tượng sống chứ chưa hẳn xác định nguồn gốc cùng định nghĩa được Sự Sống. Sự Sống, theo Khoa học, được xem như khởi đi từ Tế bào. H́nh hài thân xác của tất cả ‘Vật sống’ (corps vivants) đều được cấu tạo bỡi vô số tế bào được sắp xếp theo một trật tự nào đó tạo nên sinh hoạt của cơ thể về tất cả mọi mặt. Thân thể con người, trung b́nh gồm hàng mươi ngh́n tỷ tế bào, không kể các loại vi trùng cũng là tế bào trong thân thể. Có hàng trăm loại tế bào khác nhau trong cơ thể con người. Tế bào được cấu tạo bỡi Protéines (đăn bạch tinh) ; Protéines được cấu tạo bỡi Acides aminés ; acides aminés được cấu tạo bỡi những nguyên tử hyt-rô, oc-xy, a-zôt, cac-bon, lưu huỳnh. Kết cấu của tế bào vô cùng phức tạp, tế vi và chức năng của nó cũng vô cùng phức tạp. Nếu nguyên tử được xem là ‘viên gạch’ nền tảng của vật chất th́ tế bào là viên gạch nền tảng của sự kiện cấu tạo nên Sự Sống. Nh́n chung có thể nói rằng vật chất là do các nguyên tử li ti tạo nên mà những nguyên tử nầy lại do bao nhiêu vi tử càng nhỏ bé hơn nữa rồi kết hợp nhau thành phân tử và tiếp tục tiến sang những dạng cao hơn, th́ cơ thể sinh vật được cấu tạo bằng sự kết hợp vô số tế bào vi ti, bắt đầu từ những vi tử để thành một cơ cấu vi thể (organisation corpusculaire) theo một trật tự tế vi nào đó cho đến lúc hoàn thành một cơ cấu hoàn thiên để phát sinh sự sống. Tổng quát, có thể nói rằng : Cái được gọi là vật sống, có sự sống được cấu tạo bỡi những đơn vị căn bản, tột cùng nhỏ bé được gọi là tế bào vốn mang chở một cơ cấu hóa học phức tạp, kết hợp với nhau để h́nh thành một cơ cấu thân xác có khả năng thâu hóa, tự nuôi dưỡng bằng mọi chất liệu bên ngoài và tự sinh sản. Cái cơ cấu thân xác đó là chỗ tựa, là chỗ cư trú của phần tâm linh nơi sinh vật. Xin không đi sâu vào vấn đề nầy v́ vô cùng rắc rối, dông dài , vả kiến thức khoa học của người viết chẳng bao nhiêu nên diễn tả khó ḷng thông suốt. Hơn nữa, khoa học chỉ t́m ra và mô tả những tính chất cùng mọi biểu hiện của sự sống chứ không mấy lưu tâm đến ư nghĩa cùng cứu cánh của sự sống. Chỉ bằng ḷng với những nhận thức khoa học không thôi, ta sẽ nghĩ rằng cuộc sông, vô nghĩa, cuộc đời vô nghĩa, tiến hóa vô nghĩa. Tất cả đều là những diễn tŕnh mù quáng. Trong lúc, con người luôn luôn tự hỏi : do đâu có sự sống, tại sao sống, sống là ǵ, thế nào là sống, sống để làm ǵ,… ? Những câu hỏi đó không thể trả lời hoàn toàn bằng kiến thức nơi các môn học tự nhiên mà phần nào bằng những kiến thức về các môn học khác gọi là nhân văn, trong đó triết lư, tôn giáo, thần học, đạo học góp phần đáng kể dù mọi điều nêu ra khó ḷng chứng minh, kiểm chứng..
Theo các Tôn giáo độc thần, Sự Sống cũng như sự hiện hữu của mọi sụ mọi vật do Đấng Sáng Tạo thường gọi là Thượng Đế, là Hóa Công (démiurge) qua nhiều danh xưng tùy theo mỗi Tôn giáo (YHVH, Jéhovah, Allah, Brahma,…) tạo nên. Theo Đạo Học và một số Triết thuyết khác, Sự Sống phát sinh do từ một Yếu tố uyên nguyên sơ thủy nào đó được gọi là ‘Vô’, là ‘Chân Không’, là ‘Thể Tính Như Lai’, là ‘Ngôi Lời’ (theo Tin Lành St Jean), hay ‘Hữu Thể Căn nguyên nền tảng’ (l’Être fondamental), người viết gọi chung là ‘Đạo Thể’. (Être).
‘Đạo Thể’ vốn vô h́nh, vô sắc, vô thanh, vốn ‘nguyên sơ tự hữu’, không thể dùng bất cứ một cách thức nào để có thể h́nh dung, nhận biết nên không thể đặt vấn đề : Thượng Đế hay Đạo Thể là ai, là ǵ ?. ‘Đạo Thể’ do một tác động tự thân nhiệm mật (Khoa học không nh́n nhận điều nầy) đă ‘tự đối tượng hóa’, ‘tự sắc tướng hóa’, ‘tự vật chất hóa’ hay ‘tự tha hóa’, ‘tự vong thân’ ḿnh để phát sinh cơi Vũ trụ hiện tượng bao gồm mọi thứ hiện hữu muôn h́nh muôn dạng khác nhau. Sự hiện hữu của tất cả mọi vật, mọi sự khác nhau tạo nên không gian ; những tác động qua lại liên tục giữa các thứ hiện hữu đó tạo nên thời gian (17) . Không gian, thời gian cùng xuất hiện một lần từ khi bắt đầu có vũ trụ hiện tượng. Mỗi hiện thể (étant tức mỗi vật dù to nhỏ, lớn bé, dù có h́nh tướng hay không) đều mang chở nơi ḿnh một ‘không gian, thời gian bên trong ḿnh’ và hiện hữu trong một ‘thời gian không gian bên ngoài ḿnh’. (các sự vật bên ngoài ḿnh gồm thiên nhiên và đồng loại). Tác động giữa hai thứ ‘Không gian, Thời gian bên trong và bên ngoài’ đó tạo ra mọi biến đổi nơi vũ trụ hiện tuợng.và nơi từng hiện thể. Mọi biến đổi chỉ là biến đổi của Không gian qua quá tŕnh thời gian. Nói theo Richard Sunder : ‘thời gian chính là bản thể của không gian’ (18) . Mỗi biến đổi đó gây nên đau khổ cho cuộc sống từng hiện thể cá thể và cho chung môi trường hiện hữu của tất cả cá thể (tức cuộc sống chung của chủng loại tức xă hội hay cuộc đời). Con người –xin nói riêng về con người- không thể thoát ra mọi biến đổi liên tục đó nên dùng cái ‘Biết’ để hoặc thích ứng ‘không thời gian bên trong ḿnh với ‘không, thời gian bên ngoài’, hoặc cải biến ‘không gian thời gian bên ngoài thích ứng với không gian, thời gian bên trong’ ḿnh. Do hai thứ ‘Không gian thời gian bên trong và bên ngoài’ đó mà trước nay, nh́n chung có hai Loại Biết : cái Biết Làm (le Savoir faire) và cái Biết Sống (le Savoir être) được thể hiện qua cái ‘Biết sống chung’ (le savoir vivre ensemble). Cái ‘Biết Làm’ do trí thông minh của từng người hay tập thể nhỏ nhằm thắng vượt mọi trở ngại thiên nhiên và xă hội để nâng cao, phát triển cuộc sống cá thể, do đó tạo nên tiến bộ, văn minh. Cái ‘Biết Sống Chung’ nhằm tạo lập cuộc sống xă hội hài hoà êm đẹp càng lúc càng thăng hoa, do đó tạo nên Văn hóa. Hai cái Biết đó tuy cần thiết nhau nhưng thường gây trắc trở cho nhau –nói theo Nguyễn Du là : ‘chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau’- (19) . Cả hai cái Biết đó vừa tranh chấp vừa tương hợp, đun đẩy nhau dẫn về Tiến hóa. (20)
C.- Sống, Biết, Đau khổ :
Cuộc sống cá thể và cuộc đời (cuộc sống chung) đau khổ, tội lỗi đều do từ cái Biết. Theo sách Sáng Thế: ‘’Do muốn biết điều thiện, điều ác như Đức Chúa Trời mà Eva và Adam đă nghe lời dụ dộ của Satan (con rắn) hái ăn trái tri thức để phải bị Thượng Đế đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng rồi triền miên đau khổ v́ phải lo cho sự sống của ḿnh’’. Sách ‘Truyền Đạo’ (Cựu Ước) đă viết : ‘’..V́ nếu sự khôn ngoan nhiều, sự phiền năo cũng nhiều. ; ai thêm sự tri thức ắt thêm sự đau đớn’’ (Truyền Đạo : 1-18). Lão Tử cũng bảo : ‘’Tuê ̣ trí xuất, hữu đại ngụy’’ ( ‘Trí tuệ nẩy sinh thì có dối trá’ - Đạo Đức Kinh, chương XVIII)
Biết, Biết, Biết ! Biết bao cái Biết : cái Biết của cảm giác, cái Biết của con tim, cái Biết của lư trí, cái Biết do nội cảm, cái Biết do ngoại quan. Tất cả đều là Biết. Ḷng dục cũng là một cái Biết dù là do trí tuệ hay do bản năng. Biết tạo ra đau khổ, ấy mà ai cũng muốn biết. Sống là phải biết dù biết ở dạng nào. Mọi công tŕnh t́m ṭi, nghiên cứu, mọi loại trường học đều nhằm mục đích săn t́m, trau giồi cái Biết, biết nhiều, biết rộng, biết sâu, biết đúng,… để ứng dụng vào cuộc sống, vào trường đời. Bất cứ trường học nào cũng là nơi ‘làm cho biết’ (faire savoir) theo một loại Biết nào đó. Ca dao Việt Nam đă từng nói : ‘’Khó đi mẹ dẫn con đi, Con đi trường học mẹ đi trường đời’’. Con người dùng cái Biết để tạo hạnh phúc, có nghĩa hủy diệt đau khổ, dùng chính vũ khí của đau khổ để tiêu hủy nó nhưng thực sự không làm nổi, v́ đau khổ gắn liền với cuộc sống ; mỗi cái Biết phá bỏ được đau khổ nầy th́ lại làm phát sinh một hay nhiều đau khổ mới khác. Cái đau khổ của cuộc sống từng cá thể do từ cái đau khổ của từng chủng loại trong cơi hiện hữu, đồng thời gia tăng cái đau khổ của chủng loại trong cuộc đời chung. Mỗi hiện thể phải gánh chịu đau khổ từ hai mặt : đau khổ do cuộc đời chung (không thời gian bên ngoài) và đau khổ do chính cuộc sống riêng ḿnh (không thời gian bên trong ḿnh). Đau khổ do chính từ sự sống hay cuộc đời chung của chủng loại là Tội Tổ Tông, là Cộng nghiệp ; đau khổ do từng cuộc sống từng cá thể trong cuộc đời chung là Biệt nghiệp, Tự nghiệp, Cá nghiệp.
Sống đ̣i hỏi phải Biết mà càng biết càng đau khổ và tạo ra đau khổ. Cứ xem cuộc sống mỗi người từ bé đến lớn, cuộc sống nhân loại từ hồng hoang, mông muội đến nay, cái Biết đă tạo đau khổ cho ḿnh và cho người bao nhiêu, dù rằng cái Biết là điều kiện và động lực của Tiến bộ, Văn minh. Tiến bộ, Văn minh trở thành một thứ thần linh ám ảnh, khích động con người triền miên đi t́m cái Biết mỗi ngày cao hơn, nhằm mục đích giải trừ đau khổ nhưng lại gây nên những đau khổ mới ở dạng cao hơn. Muốn không đau khổ th́ phải diệt cái Biết nhưng diệt cái Biết là diệt cái Sống. Điều nầy không ai làm v́ ai cũng muốn sống, ham sống , và dù cá nhân nào đó có thể làm (tự tử) th́ cả chủng loại không thể nào làm được
Cái Biết nằm trong cái Sống và Biết là để Sống. Điều nầy, Thánh Kinh Ki-Tô-giáo (Tin Lành theo St Jean) đă nói : -Trong Ngài có sự Sống, sự Sống là sự Sáng của loài người (Jn :1-4) -Sự Sáng soi trong tối tăm mà tối tăm chẳng tiếp nhận (Jn :1-5) Sự Sống ở nơi Ngài (Thượng Đế). Thượng Đế chuyển sự Sống đó cho mọi vật, đặc biệt cho con người và ‘Sự Sống trở thành sự Sáng của loài người’. Sự Sáng nơi loài người chính là sự Biết nhưng Sự Biết nơi đây là cái Biết của Thánh Linh, của Tâm chứ không phải cái Biết của tri thức phân biệt. ‘Sự Sáng soi trong tối tăm’ có nghĩa cái Biết phá vỡ cái trạng thái mờ mịt của vũ trụ cùng cái tối tăm, ngu dốt của con người. Tối tăm không chấp nhận sự Sáng v́ vô minh dày đặc phát xuất từ ba nguyên nhân : -Vũ trụ bao la, huyền nhiệm, cái Biết của con người không thể nào giải tỏa được hết mọi bí mật, huyền nhiệm đó của vũ trụ. Mỗi cái Biết giúp khám phá được huyền nhiệm nào lại đẻ ra một ‘vô minh’ mới để con người lại bị khích động phải biết thêm, biết nữa. Bao nhà khoa học đă nói đến giới hạn của cái Biết của con người trước bao ‘vô minh’, bao huyền nhiệm của vũ trụ và nhân sinh. Thuyết Big-Bang nói đến vụ nổ đầu tiên để sinh thành vũ trụ cách đây trên 13 tỷ năm, tuy được đa số nhà Vật lư công nhận nhưng vẫn có người cho rằng đấy chỉ mới là ‘một Big-Bang’ (un Big-Bang) chứ chưa là cái ‘Big-Bang’ nguyên thủy (le Big-Bang) v́ cho rằng có thể có nhiều Big-Bang trước đó. Đến nay, tri thức con người hay loài người đă phát triển đến cùng độ nhưng vẫn chưa vượt qua được ‘bức tường Planck’ (le mur de Planck), nghia là chưa t́m ra được thời điểm Zéro tức khởi nguyên (Origine) của vũ trụ. Để tóm lược, xin mượn lời nhà Thiên Thể Vật lư học Trịnh Xuân Thuận : «Với tôi, con đường của tri thức là một lối đi mà mức đến cứ lùi xa măi mỗi khi con người đến gần - cái bộ óc hữu hạn của chúng ta không bao giờ có thể tóm bắt được hết cái vô hạn của vũ trụ » (21) -Theo Phật giáo, Vô minh phát xuất từ quan niệm cho rằng sự vật cùng con người có một tự thể bất biến, một cái ‘ngă’ thường tồn, không rơ rằng cái đó chỉ là do ‘nhân duyên sinh’ tạo nên. V́ quan niệm như thế nên không nh́n ra tính cách vô thường của vạn hữu, của vũ trụ. Từ đó, ta măi bám víu vào những cái ta cho là ‘bất biến’, là ‘chắc thật’ trong lúc chúng chỉ là ‘ảo giác’, là hư huyễn (maya). Cái ta gọi là ‘hạnh phúc’ như của cải, quyền uy, danh lợi, tăm tiếng,…là nhũng cái không có thực, không thực có v́ nay có mai không, nay c̣n mai mất. Bám chặt vào những cái đó là tạo khổ cho ḿnh, cho người. Cái ‘Tự tánh’, ‘pháp tánh’ không chính là sự vật, sự việc tự nó có v́ sự vật, sự việc không tồn đọng vĩnh cửu mà chính chúng đang ‘biến đổi’, đang luân lưu, đang trôi chảy, đang thay đổi. Ngay tấm thân của ta cũng là do ‘nhân duyên sinh’ mà tứ đại kết hợp nhưng cũng tan ră nay mai chứ không bất biến. Không nh́n ra ‘ḍng chảy’ đó của vạn hữu, của thiên nhiên là cái nh́n sai lầm. Cái nh́n sai lầm nầy, Phật giáo gọi là vô minh. Do cái nh́n sai lầm đó nên ta bám chặt vào tấm thân phàm ngă của ta, cúc cung tận tụy lo cho nó trong lúc chính nó cũng luôn biến đổi trong ḍng chảy của không gian, thời gian. V́ nghĩ rằng tấm thân ta là cái chắc thật, trường tồn nên mọi hành động, việc làm của ta dù thuộc ‘thân, khẩu, ư’ luôn lẩn quẩn trong một ṿng ‘luân hồi’, nhân quả không bao giờ dứt. Mỗi ư nghĩ sinh ra một ư nghĩ khác, mỗi việc làm phát sinh một việc làm khác, mỗi lời nói đưa đến một lời nói khác, mỗi hành động đưa đến một hành động khác,..chuổi xích đó tiếp diễn không ngừng và ta luôn tạo ‘nghiệp’ cho ta để măi đắm ch́m trong ṿng ‘sinh tử luân hồi’, không thể giải thoát ta khỏi ṿng ‘nhân quả’. -Thêm vào đó, mỗi hiện thể do từ cái tự ngă cấu trúc sắc tướng của ḿnh lại tạo ra vô minh cho ḿnh và cho xă hội. Những ‘tham, sân, si’ phát xuất từ tấm thân ngũ uẩn trong ṿng tương tác của vạn pháp đưa dẫn mỗi người vào ṿng tăm tối, làm lu mờ cái Phật tính, Phật tâm, cái Thánh Linh nơi ḿnh, gây đau khổ cho ḿnh và cho kẻ khác, nhiều ít do mức độ của những vọng tâm, vọng niệm, vọng ngôn, vọng động của người đó tác động lại chính người đó và tác động đến bên ngoài. Nhà Phật gọi nguyên nhân phát sinh loại đau khổ nây là do ḷng Dục nơi con người. Ḷng Dục là ḷng luyến ái, ham muốn mọi thứ cần thiết phục vụ tấm thân phàm ngă của ta. Trong mọi thứ Dục , cái Dục nguy hiểm nhất, theo người viết, điều Đức Phật muốn nhấn mạnh, và chính Chúa Jésus nói rơ ràng nhất, chính là cái Dục Tư hữu và Chiếm hữu. Chính cái Dục Tư hữu, Chiếm hữu đă dẫn dắt mọi cái Dục khác vào vô minh. T́nh yêu cũng là một cái Dục, tự nó không xấu, theo người viết, nhưng khi đưa đến chiếm hữu dù được hay không, là đă tạo khổ và làm tan biến ư nghĩa cùng giá trị tốt đẹp của yêu thương. V́ muốn chiếm hữu người yêu cho riêng ḿnh nên ta luôn ganh ghét, đố kỵ, thù oán những ai được người ḿnh yêu chiếu cố, gần gũi, thân mật, đến cả t́m cách hăm hại hoặc ngay cả phá hoại hạnh phúc của người ḿnh yêu. Đi ‘tu’ để đạt được chánh quả, để đạt được Niết Bàn, để thành Phật hay để đón được Tin Lành (vào cảnh giới Thiên Đàng) cũng là một thứ ‘Dục’, một thứ dục vô cùng tốt đẹp nhưng một khi ‘chiếm hữu’ xen vào để sinh ra ‘cuồng tín’, chiếm hữu Thượng Đế, Phật, Chúa cho riêng ḿnh, xem mọi tín ngưỡng khác là ‘ngoại đạo’, là sai lầm th́ ‘ḷng Dục tín ngưỡng’ kia trở thành tai hại v́ đưa dẫn ta vào vô minh. Bao chiến tranh tôn giáo, bao kỳ thị, tranh chấp về Tôn giáo trước nay đă biến ‘ḷng dục tín ngưởng’ tốt đẹp trở thành nguy hại. Chính ḷng dục Tư hữu, Chiếm hữu là nguyên nhân gây điên đảo, khổ đau cho cuộc sống, cuộc đời, nhưng khốn nỗi, đấy lại là động cơ tạo nên Tiến bộ, Văn minh và đưa dẫn về Tiến hóa. Đức Phật đã nói điều nầy nhưng chưa thật rõ ràng. Jésus, qua nhiều lời và đôi dụ ngôn chú trọng đến vấn đề nầy rõ hơn.
Sự Sáng, sự Biết của con người không thể giải tỏa hết vô minh. Phải có sự Sáng của ‘Người lớn hơn Salomon’ tức cái Sáng của Thượng Đế -nói theo Thánh Kinh- mới phá vỡ được hết Vô minh, nghĩa là mới thấy được cái ‘Chân lư cuối cùng, toàn bích’ của vũ trụ và nhân sinh. Con người chỉ đạt đến cái Sáng đó của Thượng Đế khi đă đến tận cùng đau khổ, không phải cái đau khổ của riêng từng người mà là của toàn chủng loại do cái Biết được tích lũy qua bao thế hệ nối tiếp nhau trên diễn tŕnh Tiến hóa. Và khi đến tận cùng đau khổ của chủng loại th́ chủng loại mới giải trừ được Tội Tổ Tông hay Cộng Nghiệp của chủng loại để đạt được cảnh sống chân như thánh thiện, không c̣n khổ đau cũng như không gây khổ đau cho nhau và lúc đó, mỗi người cùng nhân loại mới đạt được cái Sống đời đời. Điều ầy được xem là một qui luật của tiến hóa, sẽ được nói rõ trong chương ‘Nghiệp’ của nhà Phật .
Đau khổ lớn dần theo cái Biết. Cái Biết giải tỏa được đau khổ nầy th́ lại tạo ra một thứ đau khổ mới ỏ dạng cao hơn. Chẳng hạn khi t́m ra được ‘chất đốt’ (nhiên liệu), con người thoát được đau khổ v́ tối tăm, lạnh lẽo nhưng lại rơi vào cái khổ mới : làm sao cho có nhiên liệu, khai thác nhiên liệu, tích trử nhiên liệu. Sự ‘mất nhiên liệu’ ngày nay chắc sẽ khiến ta đau khổ gấp mấy lần hơn so với lúc chưa t́m ra nhiên liệu. Cũng thế, ngày nay, ta quen viết lách bằng máy điện toán (computer, ordinateur), rủi ro máy bị hư, hẳn ta rất khó chịu, khó ḷng quay về với cách viết bằng tay hay bằng máy đánh chữ cơ khí (machine mécanique). Trong cuộc sống xă hội, cái Biết đưa đến cạnh tranh, giành giựt, chiếm hữu của nhau về mọi mặt, không chỉ về lợi nhuận, lợi quyền, về địa vị, tiếng tăm mà cả về t́nh yêu, về tín ngưỡng. Cái Biết tạo ra nhiều thứ tốt đẹp cho cuộc sống (những tiện nghi, những nguồn năng lượng mới, thuốc men,…) nhưng đồng thời cũng gây ra bao tai hại cho cuộc đời để mỗi cá nhân quằn quại măi trong khổ đau v́ phải t́m mọi cách đấu tranh lo cho sự sống của ḿnh.
Nhưng cuộc sống con người bị hạn chế bỡi cái chết nên không một ai đạt được cái Sáng, cái Biết của Thượng Đế. Do đó, cái Sáng, cái Biết của từng người, của từng thế hệ được trao lại cho chủng loại, được tích lũy qua tiến tŕnh lịch sử v́ cuộc sống chủng loại (cuộc đời) không là hành trinh quy tử như từng cá thể. Đến lúc cái Biết của con người đạt được cái Biết của Thượng Đế là ‘Trái tri thức trở về nguyên sơ với Cây Sự Sống’ th́ không c̣n phân biệt Thiện Ác nữa v́ không c̣n ǵ là Thiện, không c̣n ǵ là Ác. Cuộc đời hay cảnh sống của nhân loại lúc bây giở sẽ là ‘Đại viên cảnh’, là ‘Nước Thiên Đàng’ do nhân loại tạo dựng cho ḿnh qua suốt dọc dài gây khổ lụy cho nhau v́ cái Biết phân biệt. ‘Đại viên cảnh’ hay ‘Nước Thiên Đàng’ là h́nh ảnh ẩn dụ nói đến một trạng thái hiện hữu mới, trạng thái con người thoát ly được (hay không c̣n bị chi phối bỡi) ‘động vật tính’ nơi minh để không c̣n phải quằn quại v́ khổ đau, bi lụy. Nói theo nhà Phật th́ ‘Đại Viên Cảnh’ hay ‘Nước Thiên Đàng’ là cảnh sống không c̣n bị chi phối bỡi Không gian, Thời gian, không c̣n bị ràng buộc bỡi ‘Nhân Quả’, cái Cảnh giới ‘phi hiện tượng’..
Cái Biết tạo ra phân biệt v́ có Biết, ta mới thấy cái khác nhau giữa mọi sự mọi vật nghĩa là ta có so sánh, đối chiếu giữa cái nầy cái nọ, giữa cái của ta, trong ta, nơi ta với cái của người, nơi người, ngoài ta cùng bao nhiêu thứ khác thuộc không gian, thời gian bên ngoài ta. Adam và Eva nơi Vườn Địa Đàng không Biết ǵ cả v́ chưa có cái Biết tức không có ‘cái nh́n sai biệt’ giữa nhau, giữa ḿnh với các hiện thể bao quanh, chưa nhận ra cái ‘Có’ nơi ḿnh và cái ‘Có’ của bên ngoài ; tóm lại, chưa ư thức ǵ về sự Hữu, nói theo Triết học là chưa có sự phân ly Chủ-Khách nơi ḿnh. Lúc ăn xong ‘Trái của sự Biết’, cái Biết bỗng nhiên đến với Ông Bà để rồi tiếp tục biết thêm, biết măi qua bao thế hệ chủng loại người và đau khổ theo đấy lớn dần theo cái Biết để phát sinh đấu tranh, hầu giải trừ đau khổ nhưng để làm khổ ḿnh và khổ nhau theo từng dạng thức và mức độ mới lớn hơn. Sự việc Thượng Đế bảo Adam đặt tên cho các loài vật là bước đầu để ‘cái Biết không phân biệt’ đi vào cái ‘Biết phân biệt’. Adam, Eva bị đuổi ra khỏi vườn Địa đàng có nghĩa bị rơi vào ṿng đau khổ. Vườn Địa đàng biến thành cơi Thế gian tức từ ‘môi trường không trở trường’ chuyển sang ‘môi trường có trở trường’. Trước sau, Ông Bà vẫn ở ngôi vườn đó, chứ có đi đến một xứ sở nào khác đâu, nhưng trước là ‘xứ sở vô phân biệt’ v́ chưa có cái Biết và sau đấy là cơi trần gian đau khổ do từ bắt đầu có cái Biết phân biệt. Vườn Địa Đàng là ẩn dụ nói lên cái ‘trạng thái sống vô phân biệt’ từ nguyên sơ, cuộc sống chưa có sự Biết tham dự. Một khi sự Biết nẩy sinh là bắt đầu có cuộc sống phân biệt để triền miên rơi vào đau khổ trong cơi sắc giới.
Đă biết rồi th́ chỉ có biết thêm, biết măi cho đến khi cái Biết trở thành viên túc, cái Biết phân biệt trở thành cái Biết vô phân biệt, cái Biết của Cây Sự Sống. Đến bấy giờ, con người và cuộc sống nó không c̣n trong trạng thái ‘nhị nguyên’ nữa và cơi sống sẽ là ‘nước Thiên Đàng’ hay ‘cơi Niết Bàn’ hằng cửu tức cũng cơi Địa Đàng trước đây nhưng ơ mức độ cao hơn v́ nơi vườn Địa Đàng trước đấy, con người chưa có cái Biết trong lúc nơi Nước Thiên Đàng, con người đă có cái Biết nhưng là cái Biết toàn bích, viên dung, cái Biết của trạng thái ‘Chủ thể tự tại’ và ‘đối tượng hiện hữu’ là Một. Vườn Địa Đàng, Nước Thiên Đàng , cả hai chỉ là h́nh ảnh ẩn dụ cùng nói về cơi hiện hữu thế gian thôi nhưng diễn tả hai trạng thái sống ở hai mức độ khác nhau, trạng thái sau cao hơn trạng thái trước : trước là ‘Vườn’, nay là ‘Nước’ ; trước là ‘trên mặt đất’, nay là ‘trên trời’. Nếu giải thích hoàn toàn bằng Đức Tin tôn giáo th́ ta sẽ ngạc nhiên tại sao loài người bị Thượng Đế trừng phạt đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng, thế rồi qua quá tŕnh tội lỗi, lúc Đức Chúa Trời tái lâm cứu rỗi, Ngài không đưa con người về lại Quê hương cũ là Vườn Địa Đàng mà lại đưa đến một Quê hương khác tốt đẹp hơn nhiều tức Nước Thiên Đàng ? Chả lẽ Thượng Đế ‘thưởng công’ cho tội lỗi loài người sao ?
Từ Vườn Địa Đàng chưa có cái Biết phân biệt sang cơi thế gian với cái Biệt phân biệt để luôn phải quằn quại trong khổ đau, tiến đến Nước Thiên Đàng với cái biết viên túc, tṛn đầy (cái biết Viên giác, cái Biết Ba-La-mật, theo Phật giáo) thoát mọi đau khổ, đấy là diễn tŕnh tiến hóa của từng chủng loại, đặc biệt của nhân sinh. Nguồn gốc của đau khổ là sự tha hóa của Thượng Đế hay của Đạo Thể từ ‘Hữu-Tự-Hữu’ sang ‘Hữu-Hiện-Hữu (trái tri thức tách rời Cây Sự Sống),; căn cơ của Đau khổ là sự Sống qua tấm h́nh hài thân xác (hay qua các đặc điểm riêng biệt của các dạng tồn tại không có cấu trúc h́nh thể), động cơ của Đau khổ là cái Biết.
‘Sống - Biết – Đau khổ’ , trong cơi hiện hữu, cái ‘bộ ba’ nầy vừa lẫn vào trong nhau, tác động lẫn nhau, vừa là ‘nhân’ là ‘quả’ cho nhau. Sống phải Biết, Biết tạo ra Đau khổ, Đau khổ là ‘chất’ của Sống và là nguồn kích thích cho Biết. Đến lúc nào Sống mới hết đau khổ, cái Biết mới viên giác, tṛn đầy ? Điều nầy, theo Thánh Kinh, phải đợi lúc Thượng Đế tái lâm, làm cuộc phán xét cuối cùng. (cũng là một ‘ẩn dụ’, xin được đề cập trong những phần sau).
Qua h́nh ảnh ẩn dụ ‘Cây Sự Sống’ và ‘Trái Tri Thức’, Thánh Kinh (Cựu Ước) đă nêu ra vấn nạn về Sự Sống nơi cơi thế gian, được xem là nguồn gốc đau khổ cùng diễn tŕnh đau khổ qua cái Biết phân biệt của con người. Ẩn dụ « Cây Sự Sống » và « Trái Tri Thức » nầy đưa ta đến ba nhận định căn bản sau đây : 1) Sống, Sự Sống là như nhiên, tất nhiên, tất định của tất cả mọi sự, mọi vật trong vũ trụ hiện tượng. Đă hiện hữu, dù có cấu trúc h́nh thể hay không, đều phải sống theo một cách thế sống, một lối sống nào đó. Sinh ra là để Sống. 2) Có Sống là có Biết, đ̣i hỏi phải Biết. Nhưng cái Biết nơi cơi hiện hữu là cái Biết phân biệt do đó tạo nên đau khổ. Cái Biết phân biệt nơi từng người (cuộc sống) và nơi chủng loại (cuộc đời) được tích lũy qua quá tŕnh thời gian, qua bao thế hệ để dẫn về Cái Biết Viên túc, tṛn đầy của Cây Sự Sống, từ đó, con người và chủng loại mới có được sự sống đời đời. 3) Do Sống và Biết mà có Tiến hóa. Từ cái Biết phân biệt Thiện, Ác nơi cơi thế gian dẫn về cái Biết của Cây Sự Sống không c̣n Thiện, Ác ; từ sự sống bị giới hạn bỡi cái Chết dẫn về sự sống đời đời, đấy là diễn tŕnh, ư nghĩa và cứu cánh của Tiến hóa của từng chủng loại nơi cơi thế gian.
Các nhà Thần học cũng như bao bao thức giả từng nghiên cứu, giảng giải Kinh Thánh cùng lời Jésus dù tán dương hay chống đối, chưa để ư phân tích ẩn dụ nầy nên không để ư đến Lẽ Tiến Hóa nơi Kinh Thánh và nơi lời Jésus. Vô vàn Kinh điển Phật giáo cùng bao luận giảng của các Bồ Tát, Tăng Ni, phần lớn chú ư phần Tri Thức luận hoặc Tu chứng nội tâm nên cũng chưa mấy để ư đến Lẽ Tiến hóa của nhân sinh qua lời của Đức Thích Ca.
Chú thích : Phần ‘Lời nói đầu’ : 1 : Xin xem ‘The Lost Years of Jésus’ của Bà Elizabeth Clare Prophet, -Documentary evidence of Jésus’17-year journey to the East’- , do Summit University Press xuất bản. Theo thư cảm ơn ((acknowledgment) các người cộng tác của Bà, ghi là ‘The Western Schamballa, All Saints Day, 1984). - (xin xem thêm nơi phần ‘Ngôi Sao phương Đông, Nữ hoàng phương Nam’). 2 : A. Jacquard : bác sĩ và là nhà Di truyền học Pháp, giáo sư Đại học Lugano (Thụy Sĩ), qua đời năm 2013., 3 : Dêpak Chopra : bác sĩ và giáo sư Y khoa Đại học Boston,: tác phẫm : ‘’How to know God. The Soul’s Journey into the Mystery of Mysteries’’ của Deepak Chopra– bản dich Pháp ngữ ‘Comment connaître Dieu’ của Nikou Tridon, nxb Rocher, Paris 2001 – Trong tác phẫm nầy, giáo sư Bác sĩ Deepak Chopra nói rơ đă chịu ba nguồn ảnh hưởng là Tôn giáo, Vật lư lượng tử {physique quantique} và các khoa Thần kinh học {neurosciences} ), 4 : « Que le personnage nommé Moise ait ou non existé, qu’il soit ou non monté en haut du mont Sinai, qu’il y ait ou non rencontré Dieu, ce qui importe est le contenu des ‘Tables de la Loi’. ‘Tu ne tueras pas’ est ce qui doit être retenu ; les péripéties qui ont entouré l’adoption de cette règle de vie, tel l’épisode spectaculaire du buisson qui brule sans se consumer, ne sont que des détails de la mise en scène – A. Jacquard : Dieu ?, trang 86). 5 : Je n’ai aucun besoin d’un dieu que je comprends – Xem ‘La plus belle histoire de Dieu’, édts. du Seuil, Paris 1997, trang 46). 6 : cuộc tàn sát giữa người Thiên Chúa giáo và Hồi giáo trong các cuộc Thập Tự chinh (8 lần cả thảy) ; cuộc chiến Israel-Palestine từ 1948 đến nay; cuộc chiến giữa tín đồ Tin Lành và Thiên Chúa giáo tại Pháp trước đây, tại Bắc Ái Nhĩ Lan đến nay mới tạm được lắng dịu ; cuộc chiến tại Irak ; sự giết nhau giữa người Hồi giáo thuộc hệ phái Sunni và Shites, giữa người Hồi giáo Hamas và Fatah ở Palestine ; những khủng bố của các nhóm Hồi giáo quá khích ; không kể những cuộc tấn công của người Hồi giáo tàn sát người Thiên Chúa giáo và Phật giáo tại đôi nơi ở Nam Dương và Thái Lan gần đây). 7 :xin xem phần nào nơi chương : ‘Ngôi Sao phương Đông, Nữ Hoàng phương Nam’). 8 : người Ki-Tô giáo thường bảo ‘Đức Tin không cần lư luận. Lư luận sẽ làm mất Đức Tin. Cứ Tin vào Chúa, cầu nguyện Chúa là đủ. Chúa đă sinh ra ta th́ Chúa luôn quan pḥng ta,…’. Nếu chỉ giản dị như thế th́ cần ǵ phải học, phải nghe giảng Giáo lư, cần ǵ các tu sĩ và trí thức nghiên cứu, viết bao sách về Thần học, về Triết lư. Chả lẽ có một ‘Đạo Chúa dân gian’ và một ‘Đạo Chúa trí thức’ sao ? Không thể lý luận về Đức Tin, đúng vậy nhưng có thể lư luận về đối tượng của Đức Tin cùng những việc làm, những sự việc phát xuất từ Đức Tin. Đức Tin càng được soi sáng bỡi trí tuệ th́ Đức Tin càng vững, người viết nghĩ thế)
Chú thích : phần ‘Cây Sự Sống’ và ‘Trái Tri Thức’ : 1 : ‘Nous allons finalement acquérir la capacité quasi divine de manipuler la vie presque à notre guise’ – Micho Kaku : ‘Visions, How Science will revolutionize the 21st Century’ -bản tiếng Pháp : ‘Visions, Comment la Science va révolutionner le XXIè siècle’ của Gilles Minot, édts. Albin Michel, Paris 1999, trang 27). 2 : ‘l’idée que le cosmos fut le produit d’une dialectique de Diev et du Diable, c’est-à-dire du symbole et des diaboles ou, si l’on préfère, de l’unicité et de la division’ – ‘Avant Le Big-Bang, sđd, trang 52). 3 : ‘’C’est ainsi que la langue des Romains, qui furent sans doute le peuple le plus politique que l’on connaisse, employait comme synonymes les mots’vivre’ et ‘être parmi les hommes’ (inter homines esse) ou ‘mourir’ et ‘cesser d’être parmi les hommes’(inter homines esse desinere) : Hannah Arendt : ‘The Human condition’, bản dịch tiếng Pháp của Georges Fradier, : ‘La condition de l’Homme moderne’, ,nxb Calman Lévy, Paris,1961 & 1983, trang 42)] 4 : những dạng tồn tại như bàn ghế, nhà cửa, đường sá, máy móc,…, dù không có những hiện tượng sống như cây cối, súc vật, con người nhưng vẫn bị tác động bỡi những dạng tồn tại khác để chịu mọi biến chuyển, đổi thay qua quá tŕnh thời gian. V́ có cấu trúc h́nh thể nên những dạng tồn tại nầy phải nhận chịu cái ‘chết’ (‘hữu h́nh hữu hoại’) theo qui luật ‘sinh, trụ, hoại, diêt’). 5 : ‘To be or not to be, that is the question – Vivre ou ne pas vivre, telle est la question’) 6 : Une vie ne vaut rien mais rien ne vaut une vie) 7 : Juger que la vie vaut ou ne vaut pas la peine d’être vécu, c’est répondre à la question fondamentale de la philosophie). 8 : L’histoire d’une vie, quelle qu’elle soit, est l’histoire d’un échec – J.P. Sartre : L’Être et le Néant). 9- ‘Hành trinh vào Nhất Thể - Tội Tổ Tông, trang 218) 10- Tội Tổ Tông, trang 224). 11 :- Xem ‘Dictionnaire des Symboles’ – Jean Chevalier và Alain Gheerbrant, édts Laffont/Jupiter, Paris 1982, trang 62). 12 : xem Dict. des Symboles, sđd). 13 : Trái Tri thức hay Trái Cấm nầy được gọi theo nhiều danh xưng khác nhau : người Hy Lạp cho đấy là trái Vả (figue), người Ư cho là trái Cam (orange), nhiều người khác cho là trái Nho (raisin) hay trái Anh đào (cerise). Do từ tiếng La-tinh ‘pomum’ có nghĩa là ‘trái’ nên đọc trại ra là ‘trái bôm’ hay ‘trái táo’ (pomme) - L’Histoire du monde, tome I, Larousse 1993, trang 139). 14 : Có thể nào sự việc ‘may mặc’ đă khởi đi từ sự việc nầy để con người tránh phô trương bộ phận sinh dục của ḿnh. Vậy, những phim Porno, những tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca, nhạc họa mô tả những bộ phận sinh dục nam nữ cùng đề cao mọi cách ‘làm t́nh’ cuồng bạo dù nhân danh giáo dục, thẫm mỹ, tựu trung chỉ nhằm kích thích cái ‘động vật tính’ nơi con người, nhằm mục đích kinh doanh, làm tiền, hoàn toàn trái ngược với nỗi ‘hổ thẹn’ của thủy tổ loài người). 15 : sự việc tưởng tượng nầy không ngờ lại trùng hợp với trường hợp Vệ tinh Voyager I của Hôa Kỳ đă tách rời quỷ đạo quanh Thái Dương Hệ để bay vào vô cùng - người viết đọc được nơi các tạp chí Science et Vie, không c̣n nhớ số nào) 16 : R. Queneau : L’Histoire est la science du malheur des hommes).. 17 : Cặp phạm trù ‘Không gian - Thời gian’ vô cùng rắc rối, bao trùm hết mọi thứ hiện hữu cùng mọi hoạt động hiện hữu nơi thế giới hiện tượng.. Cặp phạm trù nầy được hiểu theo nhiều cách theo từng bộ môn học. Thời gian có trước không gian hay không gian có trước thời gian hoặc cả hai cùng có một lúc ? Thật khó ḷng xác định. Không gian, Thời gian là ‘thực tại’ tự nó, độc lập với ư thức con người hay cũng chỉ là ‘biểu hiện’ của ư thức con người ? Người viết, qua cảm nhận riêng ḿnh, xin được hiểu giản dị như sau : Không gian trước tiên, chỉ những ǵ có h́nh thể, kích thước, trương độ, khối lượng, trọng lượng, màu sắc, hương vị, chuyển động,…như thân xác con người, cây cối, súc vật, con đường, ngôi nhà, sợi tóc, quả tim, tinh tú, ngân hà,..Bao trùm hết mọi ‘không gian nơi từng vật thể’ đó là cả một Không gian lớn rộng, trống rỗng, không rơ biên độ ra sao, ta có thể h́nh dung như một h́nh cầu ôm ấp tất cả những vật thể bên trong. Nhiều nhà Khoa học cho rằng ‘không gian hữu hạn nhưng không biên giới’ (espace fini mais sans limites), điều nầy người viết chưa lănh hội được. Thời gian xuất hiện cùng lúc với không gian, do yếu tính tất yếu của không gian là chuyển động, tương tác nhau. Các không gian tác động lẫn nhau, cuốn hút nhau (attraction) để các không gian luôn được duy tŕ trong một trật tự. V́ thế, sự chuyển dịch của không gian (cuốn hút, va chạm, xô đẩy,…) cùng vận tốc (vitesse) chuyển dịch giữa các không gian định ra thời gian. Thời gian làm ‘biến đổi’ không gian do sự cuốn hút, xô đẩy va chạm, nói chung là do sự tương tác giữa các không gian mà không gian thay đổi kích thước, trương độ, khối lượng, trương nở hay co rút, rút ngắn hay kéo dài khoảng cách giữa nhau. Do đó, Không gian định ra thời gian và thơi gian làm biến đổi không gian. Trước kia, người xưa dùng không gian đo thời gian như trồng một chiếc trụ để xem bóng cây trụ dài ngắn mà ước tính ra thời gian : giờ Tí, giời Th́n, giờ Ngọ,…Về sau, sự dùng không gian đo thời gian không chính xác nên người ta chế ra đồng hồ, ra lịch. Ngày nay, ta thường nói ‘một giờ đường, mươi giờ bay’ là bao gồm cả khoảng cách cùng vận tốc và thời lượng từ nơi từ nơi nầy đến nơi kia. Không gian, Thời gian không thể tách rời, Albert Einstein quan niệm ‘Không gian, Thời gian bốn thứ nguyên’ (continum espace-temps à quatre dimensions). Thời gian, chiều thứ tư của không gian rất khó hiểu, làm thay đổi quan điểm ‘không thời gian’ trước đây. Ngày nay, nhiều nhà khoa học nói đến vũ trụ 11 chiều (4 chiều ta đă biết, c̣n 7 chiều kia vô h́nh ; nhà khoa học Ba Lan Théodore Kaluza nói đến chiều thứ năm.của vũ trụ). Lư thuyết ‘Không gian cao cấp’ hay ‘Siêu Thượng Không gian’ (hyperspace) nói đến những ‘vũ trụ đa bội’ (mondes multiples), ‘vũ trụ song song’ (mondes parallèles), từ đó vấn đề ‘không gian-thời gian’ có khác với quan điểm hiện nay chăng ? Người ta cũng nói đến việc ‘đi ngược thời gian’, tái tạo lại nguồn gốc vũ trụ, nói đến cuộc du hành qua thơi gian ; với khám phá về ‘hang trùng ‘ (wormhole), thời gian đi khác nhau ; ‘hang trùng không chỉ nối hai điểm xa trong không gian mà c̣n nối liền tương lai vào quá khứ’ và ‘trong vật lư của miệng hang trùng, hiện tượng ‘vô nhân quả’ (acausal effects) xảy ra thường xuyên’ (xem Michio Kaku : Hyperspace, bản dịch tiếng Việt : ‘Siêu Thượng Không Gian’ của Trà Nguyễn, dịch giả chỉ tự đóng thành 5 cuốn, không phát hành, trang 38). Khoa học c̣n mải miết khám phá, cập phạm trù ‘không gian-thời gian’ trở thành vấn đề quan trọng chủ yếu cho mọi khám phái, giải thích vũ trụ. Người ta phân biệt nhiều loại Không gian, Thời gian : Không gian, Thời gian vũ trụ hay Vật lư (espace-temps cosmique, physique), Không Thời gian tâm lư, Không thời gian xă hội, Không thời gian tuyến tính (linéaire), Không thời gian chu kỳ (cyclique), Không thời gian chủ quan (subjective), khách quan (objective),.…. Người ta cũng quan niệm Thời gian là ‘mũi tên’ luôn luôn phóng tới trước, không phản hồi (irréversible). Dĩ nhiên, Thời gian không quy hồi nhưng chính Không gian lại khiến Thời gian quy hồi, phản phục, theo ư người viết. Chẳng han, vào mùa Xuân, trời trong, mây sáng, hoa nở,…, cứ thế, mỗi lần những hiện tượng không gian đó xảy ra, người ta biết là Mùa Xuân lại về. Nếu căn cứ trên ḍng chảy (écoulement) của Thời gian th́ mùa Xuân năm qua không thể là mùa Xuân năm nay nhưng căn cứ trên các hiện tượng không gian, th́ mùa Xuân năm trước cũng chính là mùa Xuân năm nay. Có lẽ, do đó mà người ta quan niệm về sự ‘tuần hoàn’ của thiên nhiên, vạn vật, về tính cách chu kỳ (cyclique) của thời gian qua không gian. Sự phân chia ‘quá khứ, hiện tại, tương lai’ nơi cơi hiện tượng được xác định qua vị trí của một vật thể, hiện thể, sự kiện (không gian) qua ḍng chuyển dịch của thời gian. Không một vật thể, không một hiện tượng, một sự việc nào nơi cơi hiện tượng thoát ra khỏi cặp phạm trù ‘không gian-thời gian’. Một âm thanh, chẳng hạn có một không gian do cường độ, tần số của nó bao trùm một không gian quanh nó và thời gian của nó là âm hưởng của nó tác động vào các sự vật khác. Mỗi hiện thể vừa trong một Không gian, thời gian bên ngoài vừa có một không gian, thời gian bên trong ḿnh. Không gian, Thời gian bên ngoài hiện thể là hai môi trường thiên nhiên và đồng loại. Không gian, Thời gian bên trong mỗi hiện thể là cấu trúc thân xác bao gồm hết mọi bộ phận cấu tạo nên nó cùng vận hành của các bộ phận đó định ra sự sống. Người ta quan niệm một ‘không gian vô biên’ và một thời gian vô hạn’ , điều nầy xin dành cho khoa học. Người ta cũng nói đến ‘Thời gian vĩnh cửu’ (éternel, éternité) đối với ‘thời gian hữu hạn’ (temps limité, temporel) và tính cách ‘Thời tính’ (temporalité) của thời gian. Người viết chưa hiểu thế nào là Thời tính theo Khoa Hiện tượng luận cùng quan điểm của Sartre, của Heidegger. ‘Thời tính’, nh́n chung là tính cách thời gian liên hệ với tâm thức (conscience) con người, vấn đề khá khó hiểu, xin chưa thể đi sâu. Khoảng cách dài ngắn của thời gian thể hiện nơi không gian, theo người viết, được gọi là ‘thời lượng’ hay ‘kỳ gian’ (durée). Khi bảo ‘cuộc sống con người trung b́nh trăm năm’, có nghĩa ‘kỳ gian sống của con người là 100 năm từ khi sinh ra đến lúc chết. Cái ‘thời lượng’ hay ‘kỳ gian’ ngắn nhất, theo Phật giáo, được gọi là ‘sát na’, giống như ‘nanoseconde’ (một phần tỷ giây) trong Vật lư học hoặc có thể ngắn hơn nữa, thường dùng chỉ về hiện tượng tâm linh. ’Thời điểm’ là sự xuất hiện của không gian, thời gian trong một lúc nhất định nào đó làm khởi điểm cho sự xuất hiện không gian, thời gian kế tiếp. ‘Thời trục’ (temps axial), theo Karl Jaspers có thể là lúc xuất hiện một Thánh nhân, Vĩ nhân hay một lư thuyết nào đó làm ‘đảo lộn’ mọi quan điểm trước nay để mở ra một quan điểm mới mẻ chi phối cả cảnh sống của thế gian như sự xuất hiện của Phật Thích Ca và giáo lư của Ngài, làm thay đổi mọi quan niệm đă có về vũ trụ, về con người. Phỏng theo đó, ta cũng có thể nói sự phát minh hay xuất hiện một công trình, một sự việc nào đó của con nguời làm thay đổi cả quan niệm cùng trạng thái sinh hoạt của nhân loại cũng có thể xem là một ‘thời trục’, chẳng hạn sự phát hiện và sử dụng năng lượng ‘điên lực’ làm thay đổi cả cuộc sống, đem lại những tiến bộ, văn minh về mọi mặt. Sự việc phát minh ra máy Điện toán cùng Internet cũng có thể xem là ‘thời trục’ v́ đưa nhân loại vào một ‘trí năng cộng đồng’ (intelligence collective), một ‘xă hội tri thức’ (société du savoir) v́ tất cả hầu như đều được ‘kết nối’ (connecter) vào nhau chứ không c̣n là những tri thức rời rạc của từng cá nhân. Sự vận hành của Không gian qua thời gian được gọi là ‘hành tŕnh’. Cuộc sống là hành tŕnh với bắt từng không gian mới qua quá tŕnh thời gian. Trong sách nầy, người viết phân biệt hai thứ ‘Không gian’ và ‘Thời gian’, cơ sở nơi Lẽ Đạo và ḍng tiến hóa của nhân sinh : một ‘không gian vô sở tại’ tức có khắp mọi nơi mà không trụ nhất định nơi một thứ nào., một thứ ‘thời gian vô sở trụ’ hay ‘thời gian không thay đổi’ được gọi là ‘Thời thể’ (temps de l’Être) lúc nào cũng miên viễn là hiện tại (présentement présent), đối chiếu với ‘thời sử’ (temps de l’histoire) tức thời gian nơi vũ trụ hiện tượng có ‘quá khú, hiện tại, tương lai’. Vận hành của hai thứ Không gian, Thời gian vô sở tại và vô sở trụ nầy, người viết gọi là ‘Sử lịch’ (chemin de l’Être), trong lúc vận hành của Không gian, thời gian nơi vũ trụ hiện tượng, được gọi là ‘Lịch sử’ (chemin de l’histoire). Tính cách cận lập, gùn ghè của hai thứ Không gian, Thời gian đó định ra Sử tính (historial, historalité) của diễn tiến tiến hóa của vạn hữu và mỗi con người là một ‘tự tính lịch sử’ (sujet historial). Trên đây chỉ là ‘cảm nhận’ của người viết theo hiểu biết non kém của ḿnh thôi.]. 18 : ‘le temps est la substance même de l’espace’, xem ‘Avant le Big-Bang’ của Richard Sunder, sđd, trang 22). 19 : Tài : cái Biết Làm, cai khả năng từng người lo cho cuộc sống cá thể; nhà Phật gọi là Biệt nghiệp ; Mệnh : cái biết sống chung của Xă hội tức cuộc đời, nhà Phật gọi là Cộng nghiệp – xin xem phần sau). 20 : Hai cái ‘Biết Làm’ và ‘Biết Sống’ được diễn giảng nhiều hơn nơi các phần sau). 21 : Pour moi, le chemin de la connaissance est une piste dont le poteau d’arrivée ne cesse de s’éloigner au fur et à mesure que l’on s’en approche – Je crois que notre cerveau fini ne pourra jamais appréhender l’infini de l’univers – Xem ‘Trinh Xuân Thuận : un astrophysicien’ (entretiens avec Jacques Vaulthier), nxb Beauchesne – Fayard, 1992, trang 52).
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle