Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

'

Người quốc gia là người đặt quyền lợi của tổ quốc và dân tộc lên bản vị tối thượng chứ không tranh quyền, đoạt lợi cho cá nhân, phe nhóm, đảng phái hay bầy đàn tôn giáo của ḿnh. 

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

 

Toàn cầu hoá và các giới bất măn mới

 

Joseph E. Stiglitz

 

Đỗ Kim Thêm dịch

.

Mười lăm năm trước, tôi đă viết một cuốn sách nhỏ tựa là “Toàn cầu hóa  và Các giới bất măn“, để mô tả sự phản đối ngày càng tăng ở các nước đang phát triển đối với các cải cách đang lan rộng khắp thế giới. Dường như có một điều bí ẩn: người dân ở các nước đang phát triển được biết rằng toàn cầu hóa sẽ làm tăng phúc lợi khắp nơi. Nếu thế, tại sao đă có rất nhiều người trở nên căm thù với trào lưu này?

Hiện nay, giới đối kháng toàn cầu hóa ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển đă có thêm được sự tham gia của hàng chục triệu người ở các nước tiên tiến. Các cuộc thăm ḍ dư luận, bao gồm cả một nghiên cứu nghiêm túc của Stanley Greenberg và các cộng sự viên tại Học Viện Roosevelt, cho thấy rằng thương mại là một trong những nguồn chính của sự bất măn đối với một phần lớn của người Mỹ. Các quan điểm tương tự cũng thể hiện ở châu Âu.

Các nhà lănh đạo chính trị của chúng ta - và một vài nhà kinh tế - nói sẽ làm cho tất cả mọi người được khá hơn mà sao lại bị chỉ trích thậm tệ như vậy?

Đôi khi có một câu trả lời mà người ta nghe được từ các nhà kinh tế theo trường phái tân tự do. Họ ủng hộ cho những chính sách này v́ mọi người   khá hơn. Họ không hiểu vấn đề. Bất măn là vấn đề cho các bác sĩ tâm thần, không phải cho các nhà kinh tế.

.

Nhưng dữ liệu về thu nhập cho thấy những người theo trường phái tân tự do có thể được hưởng lợi từ việc điều trị này. Phận lớn dân chúng ở các nước tiên tiến đă không hưởng lợi: ở Mỹ, 90 % đă phải chịu đựng t́nh trạng tŕ trệ về thu nhập trong một phần ba thế kỷ. Thu nhập b́nh quân của một nam công nhân toàn thời gian thực sự là thấp hơn trong t́nh trạng thực tế (sau khi điều chỉnh giá bị lạm phát) so với 42 năm trước đây. Trong tận cùng của bảng lương, tiền lương thực tế được so sánh bằng với lương cách đây 60 năm.

Các hiệu ứng của sự khó khăn kinh tế và chuyển dịch mà nhiều người Mỹ đang trải nghiệm thậm chí c̣n thể hiện rơ trong các thống kê y tế. Ví dụ như các nhà kinh tế Anne Case và Angus Deaton, người đoạt giải Nobel năm nay, đă chỉ ra rằng tuổi thọ dự liệu của người Mỹ trắng đang giảm.

Ở châu Âu mọi thứ đều khá hơn một chút - nhưng chỉ tốt hơn một chút thôi.

Trong một cuốn sách mới của Branko Milanovic về “T́nh trạng bất b́nh đẳng toàn cầu: Một khảo hướng mới cho thời đại toàn cầu hoá“, ông đem lại một số hiểu biết quan trọng, khi ông quan sát về những người thắng lớn và kẻ thua đậm tính theo thu nhập trong hai thập niên từ năm 1988 cho đến năm 2008. Trong số những người thắng lớn chiếm chung là 1%, họ là các nhà tài phiệt thế giới, nhưng cũng là tầng lớp trung lưu ở các nền kinh tế mới nổi. Trong số những người thua đậm - những người đă đạt được rất ít hoặc không có ǵ - là những người ở mức tận cùng và giới trung lưu và giới lao động tại các nước tiên tiến. Toàn cầu hóa không phải là lư do duy nhất, nhưng đó là một trong những lư do.

.

Theo giả định về các thị trường hoàn hảo (làm nền tảng cho hầu hết các phân tích kinh tế của chủ thuyết tân tự do) thương mại tự do làm quân b́nh hoá tiền lương của các công nhân không có tay nghề trên toàn thế giới. Thương mại hàng hóa là một thay thế cho các di chuyển của người dân. Hàng nhập từ Trung Quốc – các loại hàng đ̣i hỏi nhiều lao động phổ thông để sản xuất - làm giảm nhu cầu đối với lao động phổ thông ở châu Âu và Mỹ.

Lực lượng lao động này rất mạnh đến độ là nếu không có tính chi phí vận chuyển, và nếu Mỹ và châu Âu không có nguồn nào khác của lợi thế cạnh tranh, chẳng hạn như công nghệ, cuối cùng, chuyện xăy ra giống như là công nhân Trung Quốc tiếp tục di dân vào Mỹ và châu Âu cho đến khi mà sự khác biệt tiền lương được loại bỏ hoàn toàn. Khi giới cổ vũ cho kinh tế tân tự do không bao giờ quảng bá cho các hậu quả của phong trào tự do hóa thương mại, như họ tuyên bố - người ta có thể nói dối - rằng tất cả sẽ được hưởng lợi, đó là chuyện không ngạc nhiên.

Các lời hứa hẹn của chính giới hiện nay về toàn cầu hóa đă thất bại, chắc chắn nó làm giảm ḷng tin đối với toàn bộ chính giới hữu quyền. Khi các chính phủ cung ứng các gói cứu trợ hậu hĩ cho các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, trong khi đó họ lại để dân thường tự lo liệu cho bản thân, việc này làm cũng cố quan điểm cho rằng sự thất bại này không chỉ thuần là một vấn đề của các nhận định sai lầm trong kinh tế.

Tại Mỹ, thậm chí Đảng Cộng Ḥa trong Quốc hội chống đối việc hỗ trợ cho những người bị tổn thương trực tiếp do toàn cầu hóa gây ra. Nói tổng quát hơn, giới theo chủ thuyết tân tự do dường như lo lắng về tác dụng khích lệ sẽ gây bất lợi, họ đă phản đối các biện pháp phúc lợi nhằm lo bảo vệ cho những người thua cuộc.

Nhưng họ không thể có được điều này trong cả hai cách: nếu toàn cầu hóa là lợi ích lớn các thành viên của xă hội, th́ các biện pháp mạnh để bảo vệ xă hội phải được đặt ra. Các người ở Bắc Âu đă h́nh dung ra vấn đề từ lâu; biện pháp này là một phần của hợp đồng xă hội mà nó sẽ duy tŕ một xă hội cởi mở - mở cửa cho toàn cầu hóa và những thay đổi trong công nghệ. Giới theo thuyết tân tự do ở các nơi khác không nhận ra điều này - và hiện nay, trong cuộc bầu cử ở Mỹ và châu Âu, họ đang chịu sự trừng phạt.

.

Tất nhiên, toàn cầu hóa chỉ là một phần của những ǵ đang xảy ra; canh tân công nghệ là một phần khác. Nhưng tất cả sự cởi mở này và sự phá vỡ được suy đoán là làm cho chúng ta thịnh vượng hơn, và các nước tiên tiến có thể du nhập các chính sách để đảm bảo rằng các lợi ích được chia sẻ rộng răi.

Thay vào đó, họ thúc đẩy cho các chính sách nhằm tái cấu trúc thị trường trong những cách làm gia tăng t́nh trạng bất b́nh đẳng và làm suy yếu các thành qủa kinh tế trong tổng thể; tăng trưởng thực sự chậm lại khi các luật lệ của tṛ chơi được soạn thảo lại để làm thăng tiến các lợi ích của các ngân hàng và doanh nghiệp - những người giàu có và thế lực -  nhờ dựa vào các chi phí của tất cả mọi người khác. Khả năng thương thuyết của giới lao động bị suy yếu; ít nhất là ở Mỹ, luật cạnh tranh không theo kịp với thời đại; và pháp luật hiện hành đă không được chấp hành nghiêm chỉnh. Các biện pháp tài trợ tiếp tục phát triển nhanh chóng và cách quản lư doanh nghiệp trở nên tệ hại.

Hiện nay, trong cuốn sách gần đây của tôi: “Tu chỉnh các quy luật của nền Kinh tế Mỹ“, tôi có chỉ ra rằng các quy tắc của tṛ chơi cần phải được thay đổi một lần nữa - và điều này phải bao gồm các biện pháp để chế ngự trào lưu toàn cầu hóa. Hai hiệp ước mới và quy mô mà Tổng thống Barack Obama đang thúc đẩy - Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương giữa Mỹ và 11 quốc gia trong vành cung Thái B́nh Dương (TPP) và Đối tác Xuyên Đại Tây Dương về Thương mại và Hợp tác Đầu tư (TIPP) giữa Liên Âu và Mỹ - đang di chuyển theo chiều hướng sai lạc.

Thông điệp chính của tác phẩm “Toàn cầu hoá và Các giới bất măn“ là vấn đề không phải là toàn cầu hóa, nhưng tiến trỉnh này được quản lư như thế nào. Thật không may là việc quản lư không thay đổi. Mười lăm năm sau, các giới bất măn mới đă mang thông điệp tới tận quê hương ở các nước có nền kinh tế tiên tiến.

  ***

Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel về Kinh tế học, Giáo sư Đại học Columbia, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông là Phó Chủ tịch và Kinh tế Trưởng của Ngân hàng Thế giới. Tác phầm mới nhất là Rewriting the Rules of the American Economy

Nguyên tác: Globalization and its New Discontents

https://www.project-syndicate.org/commentary/globalization-new-discontents-by-joseph-e--stiglitz-2016-08

 

 

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 


 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

The Online Books Page

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten