Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Tổng Thống Hillary R. Clinton?

 

12/04/2016

Vũ Linh

 

 

 

 

Tổng Thống Hillary R. Clinton?

...bà Hillary đă không được hậu thuẫn mạnh của khối cử tri DC tại các tiểu bang theo DC...

 

Cột báo này đă bàn qua kịch bản TT Donald J. Trump, bây giờ ta xét kịch bản TT Hillary R. Clinton. Nhiều người nghĩ bà Hillary sẽ hạ bất cứ ứng viên nào của CH đưa ra, kể cả ông to mồm Trump, và sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống tháng Hai năm tới. Có chắc không? Nhiều triển vọng, nhưng không có ǵ chắc chắn cả.

 

Bà Hillary thực sự không có đối thủ trong nội bộ đảng DC cho dù bị cụ Sanders làm phiền, do đó sẽ là ứng viên của DC, nhưng thắng được ứng viên CH hay không lại là chuyện khác. Hầu hết các chuyên gia và truyền thông đều tin bà có hy vọng 7 thắng 3 thua, hay 6 thắng 4 thua là tệ nhất, tuy cũng trầy da tróc vẩy mới thắng chứ không phải ngồi du thuyền tà tà vào Nhà Trắng đâu.

 

Con đường vào Nhà Trắng của bà Hillary đầy chông gai, khó gấp ngàn lần con đường của TNS Obama năm 2008. Những khó khăn đó đến từ mọi hướng, từ chính sách đến con người, từ cánh tả đến phe hữu, … Ta thử duyệt xét lại xem những chông gai của bà Hillary.

 

Trước khi nh́n vào tin xấu, ta liếc qua … tin tốt.

 

Bà Hillary là một chính khách cực kỳ thông minh, đến độ xảo quyệt (dĩ nhiên ngu ngơ không thể xảo quyệt được!), tràn đầy kinh nghiệm chính trị so với bất cứ đối thủ CH nào, và thực tế mà nói, nếu chỉ nh́n vào khả năng “kinh bang tế thế”, phải nh́n nhận bà hơn xa tất cả mấy đối thủ của bà từ trong nội bộ DC cho đến phe CH. Đồng thời bà cũng là người có tham vọng cực kỳ lớn, sẵn sàng làm hay nói bất cứ chuyện ǵ, dùng bất cứ thủ đoạn hay mánh mung ǵ để làm bà tổng thống đầu tiên của Mỹ. Bà cũng đang được hậu thuẫn mạnh của cả guồng máy của đảng khi hầu hết cấp lănh đạo đảng DC, từ dân biểu đến nghị sĩ, cấp tiểu bang cũng như liên bang, và thống đốc, đều ủng hộ bà mạnh mẽ.

 

Về quá khứ của bà, tin tốt th́ ít, chuyện xấu nhiều… vô kể!

 

Bà Hillary nhẩy vào chính trị rất trẻ, từ ngày trung học. Xuất thân từ gia đ́nh bảo thủ, bà t́nh nguyện đi vận động tranh cử cho ứng viên bảo thủ cực đoan nhất của CH là Barry Goldwater, chống lại TT Johnson. Khi đó cũng là lúc bà chống cộng kịch liệt, hô hào thả bom VC không nương tay. Sau khi ông Goldwater bị thua đậm, bà nhẩy rào. Bốn năm sau, chạy qua phe DC, ủng hộ ứng viên phản chiến nặng là Eugene McCarthy chống TT Johnson và ứng viên kế vị ông là PTT Hubert Humphrey. Ông Humphrey thua Nixon nặng.

 

Thời Nixon, bà Hillary đi học luật rồi làm luật sư. Khi TT Nixon bị quốc hội truy xét về vụ Watergate, bà Hillary làm việc cho khối luật sư DC tại Thượng Viện, thu góp hồ sơ để đàn hạch TT Nixon.

 

Chính v́ cái tham vọng cực lớn của bà, mà bà đă bị dính dáng vào không biết bao nhiêu x́-căng-đan, tai tiếng, ngay từ những ngày đầu tại Arkansas, nơi bà làm đệ nhất phu nhân khá lâu. Những loại x́-căng-đan mà bất cứ một chính khách nào yếu bóng viá hơn cũng đă ngă qụy từ lâu rồi. Rồi bà cũng nếm rất nhiều mùi thất bại chính trị trong thời các TT Clinton và Obama.

 

Một điều chắc chắn sẽ xẩy ra nếu bà Hillary là ứng viên DC: tất cả những x́-căn-đan, thất bại của bà hay của ông chồng, sẽ được mang ra chiên xào lại rất kỹ, bất kể ứng viên CH là ai, nhưng đặc biệt sẽ bị lên chảo cho đến cháy khét lẹt nếu ông Trump là ứng viên CH.

 

Trước hết, ta duyệt qua vài x́-căng-đan chính, không thể nêu lên hết được v́ quá nhiều. Cả chục cuốn sách đă viết về những chuyện này rồi, trong khuôn khổ bài báo này, ta chỉ cần tóm gọn vài chuyện lớn thôi.

 

WHITEWATER

 

Khi ông Clinton đắc cử Thống Đốc trẻ nhất lịch sử Arkansas, tương lai của ông thật huy hoàng. Nhưng chức th́ to mà lương thống đốc rất nhỏ, do đó bà Hillary phải đi làm, làm luật sư cho một văn pḥng luật tại Arkansas. Phải nói cho ngay, cặp bài trùng trẻ này rất xuất sắc, có thể làm luật sư cho những văn pḥng lớn tại Nữu Ước hay Hoa Thịnh Đốn với mức lương lớn gấp bội. Nhưng họ không làm v́ chính trị là đam mê của họ. 

V́ không giàu lắm, nên bị dụ dỗ đầu tư vào một dự án điạ ốc lớn kiếm chút tiền. Hùn hạp mua đất tại một vùng rất đẹp xa lắc giữa đồng không mông quạnh, hy vọng xây nhà nghỉ mát cho những nhà giàu chạy ra nghỉ ngơi cuối tuần hay khi về hưu. Vụ đầu tư đổ vỡ, lỗ nặng, mất tiền to. Nhưng trước đó, có không biết bao nhiêu chuyện lem nhem dính dáng vào, đến độ một công tố đặc biệt đă được bổ nhiệm để điều tra. Từ việc Thống đốc Clinton mượn tiền một ngân hàng để đầu tư vào dự án trong những điều kiện đặc miễn, đến giả mạo giấy tờ. Ngân hàng cũng là khách đặc biệt của văn pḥng luật sư của bà Hillary, do đó giữa ba phiá, ngân hàng, văn pḥng luật, và phủ thống đốc, đă có những dàn xếp, trao đổi qua lại rất mờ ám. Rồi ngân hàng phá sản, bị đóng cửa và truy tố ra ṭa v́ lem nhem cho vay mượn mờ ám. 

Cuộc điều tra kéo dài cả mấy năm, suốt thời ông Clinton làm tổng thống. Khó khăn lớn nhất là không ai chịu hợp tác, khai báo chuyện ǵ hết, trong khi phần lớn hồ sơ liên hệ bất ngờ... bị mất một mớ, quan trọng nhất là tập hồ sơ biên lai tiền ngân hàng trả cho bà Hillary, và thư từ trao đổi giữa ngân hàng và bà. Sau khi điều tra chấm dứt th́ nguyên tập hồ sơ xuất hiện lại như một phép lạ, khi thư kư của bà Hillary khai báo thấy nguyên tập hồ sơ nằm ch́nh ́nh trên một cái bàn trong Ṭa Bạch Ốc. Cho đến nay, vẫn chưa có ai giải thích tại sao mất và xuất hiện lại như thế nào, ai làm chuyện này. Trong vụ Whitewater, ôb Clinton không bị truy tố chuyện ǵ cả, nhưng bà đối tác chính bị lănh án tù v́ bất hợp tác không khai ǵ hết. TT Clinton sau đó ân xá bà này.

 

BENGHAZI

 

Khi bà Hillary làm Ngoại Trưởng, một tổ chức con rơi của Al Qaeda tại Libya đột kích ṭa lănh sự Mỹ và trụ sở CIA tại Benghazi, giết chết đại sứ Mỹ và ba cận vệ, bắn phá và đốt tan cả hai cơ sở. Chính quyền Obama do bà Hillary dẫn đầu, mới đầu đổ lỗi cho một nhóm quần chúng nổi giận v́ một khúc phim YouTube xúc phạm đến Tiên Tri Mohamed do một anh Ai Cập làm tại Mỹ. Măi mấy tuần sau mới chịu nh́n nhận đây là độc kích quy mô có kế hoạch của khủng bố. Trong số các emails được công bố gần đây, có một cái của bà Hillary gửi một ngày sau khi toà lănh sự bị tấn công, báo cho cô con gái biết là “khủng bố vừa đánh toà lănh sự”, tức là ngay từ đầu bà đă biết đây là khủng bố đột kích chứ không phải biểu t́nh tự phát của dân chúng trong khi trước báo chí vẫn khẳng định v́ cuốn phim. 

Bà Hillary cũng bị chỉ trích đă không đáp ứng yêu cầu của đại sứ muốn tăng cường pḥng vệ cho các cơ sở Mỹ tại Libya, cũng như đă không đáp ứng cầu cứu của đại sứ khi đang bị tấn công. Lực lượng tiếp cứu khẩn cấp của quân lực Mỹ đóng tại Ư được lệnh án binh bất động trong khi cuộc tấn công kéo dài cả mấy tiếng đồng hồ. 

Nội vụ c̣n đang bị Hạ Viện điều tra. Kết quả có thể được công bố bất cứ lúc nào, tùy khối dân biểu CH đang kiểm soát Hạ Viện.

 

QUỸ CLINTON FOUNDATION

 

Sau khi rời Nhà Trắng, ôb Clinton lập ra Quỹ Clinton Foundation, trên nguyên tắc để thu góp tiền làm chuyện phước thiện trên khắp thế giới. Quỹ này mau chóng nhận được bạc triệu, tính cho đến nay đă xấp xỉ hai tỷ đô. Tuyệt đại đa số những số tiền thu được đều đến từ những lănh tụ hoặc là khét tiếng tham nhũng, hay là nổi tiếng độc tài tàn bạo của các tiểu quốc nghèo mạt rệp như Haiti, Nigeria, Congo, Kazhakstan,... Câu hỏi là tại sao những lănh tụ này không giúp dân ḿnh một cách trực tiếp mà lại mất công gửi tiền cho ông cựu tổng thống Mỹ, nhất là khi bà vợ Hillary đang làm ngoại trưởng và lại có nhiều hy vọng làm tổng thống luôn. 

Chỉ có những đệ tử trung kiên nhất mới không chịu nh́n nhận đó là h́nh thức “phong b́” cổ điển nhất. Tham nhũng “Made in USA”. Bạc triệu, bạc tỷ, không xài bạc cắc.

 

HỆ THỐNG EMAIL RIÊNG

 

Bà Hillary khi làm Ngoại Trưởng, cho lập hệ thống email cá nhân ngay trong nhà ḿnh, mà không sử dụng hệ thống chính thức của Bộ Ngoại Giao, vừa vi phạm luật hành chánh áp dụng cho tất cả nhân viên Nhà Nước, vừa tạo cơ hội cho các tin bí mật về chính sách đối ngoại bị lộ dễ dàng. Khi măn nhiệm, bà in cỡ 50.000 bức thư email gửi lại cho Bộ Ngoại Giao, khẳng định đó là toàn bộ các emails liên hệ đến công việc. Rồi tự tiện xóa hết các email khác, không ai biết là bao nhiêu, và trong đó có ǵ.

 

Bà Hillary biện minh các thông tin trao đổi đều không có tính cách mật quan trọng, và tất cả các ngoại trưởng trước bà đều sử dụng email riêng. Không hoàn toàn đúng sự thật. Cả ngàn emails của bà giao nộp đă bị Bộ Ngoại Giao xác nhận là có tính cách mật, nhiều tin tối mật, trong khi các vị tiền nhiệm thỉnh thoảng có gửi emails qua hộp thư cá nhân, nhưng không ai gửi cả 50.000 cái (hay cả trăm ngàn cái, ai biết được?) như bà Hillary, và cũng không ai đặt hệ thống riêng trong nhà ḿnh. Bà Hillary phạm tội là điều khó chối căi và FBI đang điều tra.

 

Dù vậy, có nhiều triển vọng chính quyền Obama sẽ áp lực FBI nhận ch́m vụ này v́ hậu quả chính trị quá lớn, có thể khiến bà Hillary bị truy tố và phải rút lui khỏi cuộc tranh cử tổng thống. Dĩ nhiên nếu bị FBI truy tố th́ vấn đề khỏi cần bàn thêm v́ bà sẽ không thể ra tranh cử nữa, mà có ra th́ cũng không thể đắc cử. Trường hợp này xẩy ra th́ DC sẽ đau đầu nặng v́ không ai biết sẽ phải làm ǵ cho ổn. Không chừng ta sẽ thấy cụ phó Biden xuất hiện lại v́ DC không thể để cụ xă nghiă của thế kỷ trước ra đại diện.

 

Trên đây chỉ là vài x́-căng-đan lớn nhất liên quan trực tiếp đến bà Hillary, c̣n nhiều vụ mang danh là filesgate (bà ra lệnh lấy hồ sơ cá nhân của gần 1,000 viên chức CH cho bà tham khảo), travelgate (bà sa thải toàn bộ nhân viên văn pḥng du lịch của Ṭa Bạch Ốc để trao job cho một bà bạn), Fostergate (người hợp tác thân tín nhất của bà tự sát), giftgate (bà dọn ra khỏi Nhà Trắng mang theo đồ đạc, tranh ảnh, dĩa chén trị giá cả mấy trăm ngàn đô), cattlegate (bà đầu tư hợp đồng kỳ hạn mua ḅ, bỏ ra $1,000, mười tháng sau đẻ ra $100,000)..., không kể những chuyện khác của ông chồng như vụ cô Monica. Hậu quả gộp lại là h́nh ảnh của một chính khách xảo quyệt, nói láo và mánh mung đủ kiểu, miễn sao thực hiện được ư nguyện làm nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ. Hơn 60% dân Mỹ cho bà Hillary là người không lương thiện và không đáng tin.

 

Chuyện tất nhiên là khi đối đầu với ứng viên CH, th́ tất cả những vụ này sẽ bị khui ra lại. Nhất là khi đối thủ là ông Thiên Lôi Trump.

 

Đó là chuyện tương lai. Trong hiện tại, khó khăn của bà Hillary đến từ những tấn công của ông Sanders. Mặc dù ông này hầu như vô vọng, nhưng cũng đă phạng bà nhiều đ̣n đau điếng, di hại luôn đến cuộc tranh cử của bà với ứng viên CH sau này.

 

Ông Sanders tuyệt đối tránh không nhắc đến những vụ x́-căng-đan nêu trên, mà chỉ chú trọng vào một điểm chính: đó là những quan hệ đặc biệt của bà Hillary với giới tài phiệt Wall Street đang thao túng chính trường Mỹ. Điển h́nh là những h́nh thức “phong b́” kiểu trả bạc triệu qua màn kịch hai ba trăm ngàn đô một bài diễn văn chưa tới một tiếng đồng hồ. Bà nói ǵ với giới tài phiệt là điều bí mật v́ bà từ chối không công bố các bài diễn văn, nhưng ai cũng hiểu chắc chắn nội dung khác xa những tấn công tài phiệt bà ḥ hét trong khi đi vận động bầu cử. Chẳng lẽ Goldman Sachs trả bà 300.000 đô để bà đến ngân hàng đó sỉ vả họ?

 

Thông điệp của ông Sanders đang có tiếng vang lớn, được sự ủng hộ nhiệt liệt của giới trí thức cấp tiến trẻ, tức là khối cử tri quan trọng nhất của TT Obama trước đây. Bây giờ khối này nhất tề đứng trong hàng ngũ ông Sanders chỉ trích bà Hillary. Theo những thăm ḍ mới nhất, ít nhất là một phần ba khối cử tri này sẽ nằm nhà ngủ không đi bầu cho bà Hillary nếu bà đắc cử làm đại diện cho DC.

 

Ông Sanders cũng đă ép bà Hillary phải chạy về phiá cực tả để chống đỡ quan điểm thiên tả của ông. Sau này, nếu đắc cử làm đại diện cho DC ra chống với CH, bà sẽ gặp nhiều khó khăn giải thích quan điểm thiên tả của bà với khối cử tri độc lập có quan điểm ôn hoà.

 

Cộng vào những khó khăn trên là vai tṛ của bà Hillary trong chính quyền Obama, đặc biệt là trong các quan hệ ngoại thương. Việc TT Obama và bà ngoại trưởng Hillary cổ vơ cho các hiệp ước thương mại quốc tế như NAFTA (bắc Mỹ, do TT Clinton ban hành) và TPP (Liên Thái B́nh Dương) bị coi như nguyên nhân đưa đến cạnh tranh từ ngoài nước làm suy yếu kinh tế Mỹ, nâng cao tỷ lệ thất nghiệp. Khối thợ thuyền lao động, lực lượng cử tri cốt cán của đảng DC đang “đào ngũ” bỏ đảng DC để chạy ào ào qua ông Trump, là người chỉ trích các hiệp ước này mạnh nhất và đang hứa sẽ xé bỏ hết.

 

Có lẽ đây mới đúng là mối đe dọa lớn nhất cho bà Hillary. Mất khối cử tri thợ thuyền này, và mất khối cử tri cấp tiến trẻ, bà Hillary chỉ c̣n trông cậy vào khối cử tri da màu thiểu số như da đen, da nâu, và da vàng. Ngay cả phụ nữ nói chung, cũng không ủng hộ bà. Gần 60% các bà có ấn tượng không tốt –unfavorable opinion- với bà.

 

Một chỉ dấu đáng ngại nữa của bà Hillary: cho đến nay, bà thắng tại nhiều tiểu bang hơn ông Sanders, nhưng phần lớn các tiểu bang bà thắng lại là những tiểu bang miền nam, thành đồng của CH mà bà không có hy vọng thắng trong cuộc bầu tháng Mười Một. Trong khi đó, tại những tiểu bang xôi đậu hay những tiểu bang DC sẽ thắng th́ ông Sanders hạ bà nặng, như tại Michigan, Minnesota, Colorado, Wisconsin... Có nghiă là cho đến nay, bà Hillary đă không được hậu thuẫn mạnh của khối cử tri DC tại những tiểu bang theo DC, giúp cho CH có hy vọng chen chân vào.

 

Chưa hết, bà Hillary lại gặp phải một nguy cơ mới là... ông chồng. TT Clinton trước đây nổi tiếng là người có tài ăn nói vô địch, nhưng gần đây, không biết có phải v́ lớn tuổi hơi lẩm cẩm hay không, mà lại ăn nói rất hồ đồ. Hoặc giả là có ngụ ư rơ ràng.

 

Trước hết, trong một bài diễn văn khoe tài của bà vợ, ông bảo đảm bà Hillary sẽ có đầy đủ khả năng mang nước Mỹ ra khỏi cảnh tệ hại của 8 năm qua mà TT Clinton gọi là “the last awful 8 years”. Sau câu tuyên bố này, bàn về những khó khăn của Âu Châu, TT Clinton cho rằng đây là hậu quả của việc Âu Châu nhận di dân từ Trung Đông. Đây chính là lập luận chống di dân của ông Trump, trái ngược với chính sách phủ dụ và kêu gọi nhận di dân Trung Đông của TT Obama. Rồi mới đây, TT Clinton cho rằng thế giới đang tan ră –falling apart-. Cho dù TT Clinton không hề nêu đích danh TT Obama, nhưng ai cũng hiểu ông đang nói đến ai.

 

Những câu tuyên bố nẩy lửa của TT Clinton đă gây nhức đầu không ít cho truyền thông, cho dù ban tham mưu của bà Hillary gân cổ cải chính. Nếu TT Clinton nói hớ một lần th́ là lỡ miệng, nói hớ liên tục th́ phải có ngụ ư. Và cái ngụ ư đó chỉ có thể là phe Clinton đang muốn kéo về lại một số cử tri DC bất măn với TT Obama đang chạy qua ông Trump.

 

Rồi lại đến chuyện bà Hillary không có nghệ thuật “dẻo lưỡi” và thường hay nói hớ.

 

Câu nói hớ mới nhất: được hỏi về “nhân quyền của bào thai”, bà đă dùng những danh từ như “những người chưa ra đời” (unborn people) và “trẻ em” (child), khiến cho cả hai phe cấp tiến và bảo thủ đều nhẩy dựng lên đả kích. Phe cấp tiến chưa bao giờ nh́n nhận bào thai là “người” hay “trẻ em”, trong khi phe bảo thủ nêu vấn đề đă là “người” và “trẻ em” th́ phải có nhân quyền và không thể phá thai, tức là giết.

 

Quư độc giả cũng thấy rơ là kẻ viết này c̣n chưa đề cập đến chuyện bà Hillary là một chính khách thời cơ thay đổi lập trường như chong chóng (theo phe cực hữu Goldwater rồi chạy qua cực tả McCarthy, biểu quyết đánh Iraq rồi chống, chống hôn nhân đồng tính rồi ủng hộ, nhận cả trăm triệu tiền của Wall Street rồi quay qua hứa sẽ truy diệt tài phiệt, cổ vơ cho TPP rồi chống,...). Hai phần ba cử tri cũng cho bà thuộc tập đoàn cai trị hiện hữu –establishment- đang bị cả nước nổi loạn chống lại.

 

Nói tóm lại, bà Hillary là một trong những ứng viên yếu nhất mà đảng DC đă đưa ra từ mấy chục năm nay. Vừa quá nhiều hành trang, vừa không có khả năng vận động thu hút người nghe.

 

Ấy vậy mà bà Hillary vẫn là ứng viên có nhiều triển vọng đắc cử tổng thống nhất. Chỉ v́ một số lớn dân Mỹ muốn đột phá, bầu một phụ nữ lần đầu tiên làm tổng thống, và quan trọng hơn nữa, v́ phe CH c̣n yếu và tệ hơn nhiều. Nhiều cử tri vào pḥng phiếu, sẽ phải … bịt mũi để bỏ phiếu cho bà v́ không c̣n lựa chọn nào khác. (10-04-16)

 

 

Tổng Thống Hillary R. Clinton – Phần 2

19/04/201600:00:00

Vũ Linh

 

 

Tổng Thống Hillary R. Clinton – Phần 2

...Bà Hillary sẽ thắng nhờ hậu thuẫn mạnh của khối dân thiểu số...

 

Như đă bàn qua tuần rồi, bà Hillary Clinton dù gặp khó khăn tầy trời, dù là một ứng viên với đầy hành trang, và kém cỏi trong nghệ thuật vận động, nhưng cuối cùng th́ vẫn là ứng viên với nhiều hy vọng vào Nhà Trắng nhất, chỉ v́ các ứng viên CH quá tệ. Trong ba ứng viên c̣n lại, người nghiêm chỉnh, có tư cách nhất cũng là người luôn về chót, có vẻ như vô vọng nhưng vẫn ngoan cố, bám víu. Hai ông đứng đầu th́ không quá khích cũng hơi mát dây. Chẳng ông nào là đối thủ của bà Hillary. Trừ phi bà bị FBI truy tố, th́ chỉ có... trời đỡ cho bà, hay… TT Obama đỡ bằng cách ngăn chặn FBI, hay ân xá bà ngay, như TT Ford đă ân xá TT Nixon.

 

Việc bà Hillary bị FBI truy tố hơi xa vời. Ta hăy tưởng tượng như bà sẽ không bị truy tố và hiên ngang bước vào Nhà Trắng, rồi thử nghĩ xa hơn, chuyện ǵ sẽ xẩy ra.

 

Trước tiên, phải nói ngay cả nước Mỹ, nhất là khối DC và các bà, sẽ khua chiêng trống tới đinh tai nhức óc v́ đảng DC lại một lần nữa làm lịch sử với một phụ nữ lần đầu tiên làm tổng thống, sau khi đă đi vào lịch sử với một ông da đen đầu tiên vào Nhà Trắng. Giỏi dở không cần biết, cũng như ông tổng thống da đen đầu tiên cũng vậy, giỏi dở ǵ cũng hoan hô như thường.

 

Chỉ có vài rắc rối nhỏ là … không biết phải gọi ông chồng là ǵ? Tiếng Mỹ rắc rối: First Husband? First Gentleman? Tiếng Việt dễ hơn: Đệ Nhất Phu Quân. Cũng không biết phải trao cho Đệ Nhất Phu Quân trách nhiệm ǵ? Làm sao cho ông có việc ǵ đó để làm để khỏi có thời giờ lén đi lăng nhăng rước họa về nhà trong khi bà vợ bù đầu với chuyện quốc sự?

 

Đảng CH sẽ bối rối, tổ chức hội thảo, tranh căi, nghiên cứu đủ kiểu để t́m hiểu làm sao lại có thể thua một ứng viên yếu như bà Hillary, làm sao một chính đảng lớn với nhiều nhân tài, tên tuổi và uy tín lớn như vậy mà lại có thể bị một thiểu số cực đoan quá khích cưỡng chiếm, đưa vào thảm hoạ. Làm sao kiểm soát hay kềm chế được sự thao túng của khối cử tri cực hữu, cũng cuồng tín không thua... Hồi giáo cực đoan mấy. Rồi phải chuẩn bị cho cuộc tranh cử năm 2020, cho dù hy vọng hạ bà Hillary năm đó sẽ rất mong manh. Trừ phi bà quá tệ, quá già yếu, c̣n không th́ dân Mỹ sẽ không sa thải bà tổng thống đầu tiên sau mới có một nhiệm kỳ. Đó là chuyện nh́n xa.

 

Nh́n gần th́ cấp lănh đạo, nhất là khối lập pháp, cũng sẽ phải hội họp, bàn thảo t́m kế hoặch đối phó với một tổng thống cấp tiến nữa, ít nhất là trong bốn năm tới. Mà bây giờ t́nh trạng sẽ khó khăn hơn nhiều khi mà Tối Cao Pháp Viện sẽ ngả hẳn qua bên cấp tiến, tức là những luật lệ hiện hành và tương lai sẽ bị diễn giải và áp đặt theo chiều hướng cấp tiến. Cho dù CH hiện giờ ngâm tôm vụ đề cử tân thẩm phán, một khi bà Hillary lên nắm quyền th́ cũng hết tŕ hoăn được. Rồi sau đó, có nhiều triển vọng TT cấp tiến Hillary sẽ có dịp đề cử từ một đến ba thẩm phán TCPV nữa.

 

Tùy theo kết quả bầu cử, nếu CH mất thế đa số tại cả hai viện quốc hội th́ rất có thể ta sẽ thấy những cải cách sâu rộng nhất, có thể biến thể đảng CH vĩnh viễn, để thoát ra khỏi thế một đảng thiểu số tuyệt đối, mất kiểm soát hết cả ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp.

 

Trong nội bộ CH sẽ xẩy ra đại chiến giữa hai khối bảo thủ cực đoan và bảo thủ ôn hoà, chưa biết bên nào thắng. Biết đâu chừng đảng CH sẽ bị vỡ đôi.

 

Đây không phải lần đầu tiên một chính đảng bị khủng hoảng căn tính nặng như vậy. Cả hai chính đảng đều đă trải qua những chu kỳ thăng trầm đổi đời.

 

Mới đây nhất, thập niên 60, chính sách cấp tiến cực đoan của TT Kennedy và nhất là TT Johnson đă đưa đảng DC vào khủng hoảng đổi đời. Đảng DC mất trọn vẹn và vĩnh viễn (ít nhất là cho đến nay, nửa thế kỷ sau) toàn thể khối các tiểu bang miền nam. Và DC đă phải chịu CH thống trị 12 năm qua hai nhiệm kỳ của TT Reagan và một nhiệm kỳ của TT Bush cha. Nếu không có ông Ross Perot phá đám th́ TT Bush đă tái đắc cử, tức là DC bị cho ra rià 16 năm. Ngay cả khi TT Clinton nắm quyền, đảng DC của ông cũng khác rất xa đảng DC của Kennedy và Johnson khi ông tuyên bố “thời đại của Nhà Nước vú em đă cáo chung”.

 

Phải đợi đến những cuộc chiến dai dẳng Afghanistan và Iraq, và khủng hoảng gia cư toàn diện dưới thời TT Bush con khiến cho dân Mỹ bực ḿnh chuyển hướng th́ DC và khuynh hướng cấp tiến mới phục hưng lại được dưới TT Obama.

 

Có thể nói là khuynh hướng bảo thủ đă thống trị chính trường Mỹ trong 7 nhiệm kỳ tổng thống, từ Reagan tới Bush con, tức là 28 năm trời. Ở đây, các sử gia đă nhận thấy yếu tố quan trọng nhất của chuyển hướng chính trị qua bảo thủ này là hậu quả của các chính sách cấp tiến cực đoan của các TT Kennedy và Johnson, đồng thời cũng phản ánh sự thành công của TT bảo thủ Reagan.

 

Sự thắng cử của bà Hillary sẽ xác nhận sự chuyển hướng qua cấp tiến mới chỉ bắt đầu dưới TT Obama, c̣n quá sớm để dân Mỹ trở về khuynh hướng bảo thủ lại.

 

Như vậy ta có thể trông chờ ǵ ở bà TT Hillary Rodham Clinton?

 

Trên căn bản, chế độ Hillary (kẻ viết sẽ dùng tên Hillary thay v́ tên Clinton để tránh hiểu lầm với TT Bill Clinton) sẽ là một sự tiếp nối của chế độ Obama, tuy cũng sẽ có nhiều thay đổi quan trọng.

 

Bà Hillary sẽ thắng nhờ hậu thuẫn mạnh của khối dân thiểu số, từ da đen đến da nâu và da vàng (kể cả khối dân tỵ nạn Việt), cũng như của các khối thiểu số khác như phụ nữ, đồng tính, … Và nhất là của khối dân nghèo nhất, lănh Medicaid. Đây là những khối cử tri nồng cốt của phe cấp tiến.

 

V́ mắc nợ nặng với những khối đó, TT Hillary sẽ phải có chính sách đối nội nghiêng về phiá cấp tiến nặng hơn và xa hơn TT Obama nữa.

 

Trước hết, nội các của bà Hillary sẽ có nhiều phụ nữ và dân các khối thiểu số hơn. TT Hillary đă hứa sẽ tranh đấu mạnh hơn cho việc tăng lương phụ nữ cho bằng nam giới mặc dù một nghiên cứu mới nhất cho thấy ngay trong Quỹ Clinton Foundation của bà, với trách nhiệm ngang nhau, trung b́nh nữ giới lănh lưỡng 38% ít hơn nam giới. Bà sẽ t́m cách nâng đỡ các khối dân thiểu số hơn. Ngay cả việc bà tuyển lựa phó tổng thống đứng chung liên danh với bà cũng đă có nhiều dự đoán trong chiều hướng này. Ngôi sao nổi bật có triển vọng đứng cùng liên danh nhất hiện nay là Bộ Trưởng Gia Cư Julian Castro, gốc Mễ, mới 41 tuổi.

 

Bà Hillary sẽ tiếp tục hô hào tăng trợ cấp đủ loại, chi trả bằng cách tăng thuế… nhà giàu, trong khi bà hiểu rất rơ là khó có cách nào tăng thuế mấy ông bạn Wall Street của bà, là những người đă đóng góp bạc triệu cho bà thành tổng thống. Bà Hillary là người thông minh, hiểu rất rơ ràng hô hào và hứa hẹn là một chuyện, làm được hay không là chuyện khác. Hứa để có phiếu th́ cứ hứa, không làm được th́ chỉ đổ thừa lên đối lập, “the party of NO”, theo gương TT Obama là xong. Rồi nhờ truyền thông ḍng chính phụ họa tiếp. Mà tăng trợ cấp trong khi không tăng được thuế th́ chỉ có nghiă là chính sách của TT Obama tái bản: nước Mỹ tiếp tục ngụp lặn trong thâm thủng ngân sách và công nợ chồng chất.

 

V́ bà Hillary trên căn bản là một chính khách đầy tham vọng và thời cơ, ta có thể bảo đảm những khó khăn, nguy cơ lủng lỗ của các quỹ trợ cấp an sinh, Social Security hay Medicare, sẽ không được giải quyết dưới thời bà TT Hillary. Bà sẽ không có cái can đảm trực diện vấn đề v́ sợ mất phiếu cử tri. Công bằng mà nói, bà Hillary không phải là chính khách duy nhất không dám đụng đến cục than đỏ này. Cho dù ai cũng biết trong ṿng 20-30 năm nữa những quỹ an sinh này sẽ có thể xập tiệm, nhưng không ai dám đụng đến v́ tất cả mọi giải pháp đều sẽ mất ḷng dân, như tăng tuổi hưu ên tới 70, tăng thuế an sinh (social security tax), v.v…, mà mất ḷng dân trong cái xứ của bầu bán tự do này có nghiă là mất job cho các chính khách.

 

Bà Hillary sẽ tiếp tục con đường “phải đạo chính trị” của thời Obama. Bảo vệ và ca tụng các khối “thiểu số bị đối xử chưa công bằng” như khối đồng tính, chuyển giới,... Xu hướng hợp thời trang là lấy người đồng tính, chứ lấy người khác giới có lẽ sẽ trở thành một tục lệ hủ lậu, kém văn minh. Trong khung cảnh này, hàng loạt luật lệ về các vấn đề an sinh, tài chánh, quyền lợi với con cái, di chúc, thừa kế,... sẽ phải được tu chính để giúp bảo vệ những thiểu số này. Và như đă nói qua, bà Hillary sẽ cần phải nhờ nặng vào một Tối Cao Pháp Viện cấp tiến.

 

Obamacare trên thực tế là Hillarycare v́ nền móng của Obamacare thực sự là những đề nghị của bà Hillary ngay từ đầu chứ không phải của TT Obama. Trái lại, ứng viên Obama trong những năm 2007-08 đă từng kịch liệt đả kích bà Hillary, nhất là trong vấn đề ép buộc tất cả mọi người đều phải mua bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị phạt nặng. Khi đó, ứng viên Obama đả kích bà Hillary về “giải pháp cấp tiến quá cực đoan” này, nhưng sau khi đắc cử th́ TT Obama đă đưa ra Obamacare phần lớn dựa trên ư kiến của bà Hillary.

 

Do đó, ta có thể tin Obamacare sẽ được khoác cái áo mới Hillarycare, củng cố và bành trướng xa hơn, chẳng hạn như trợ cấp tiền mua bảo hiểm có thể sẽ được gia tăng, các hăng bảo hiểm sẽ bị bắt buộc phải nâng cấp, gia tăng bảo hiểm trong nhiều trường hợp hơn, và chi trả cho các nhà thương, bác sĩ nhiều hơn. Với kết quả là Hillarycare sẽ có lợi hơn cho giới nghèo nhất, nhưng sẽ là một gánh nặng lớn hơn nữa cho giới trung lưu nửa nạc nửa mỡ, không đủ nghèo để được trợ cấp và không đủ giàu để chi trả chi phí y tế nặng hơn. Các cụ lănh Medicare cũng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi khi phần trả góp của ḿnh sẽ phải tăng để chia xẻ gánh nặng y tế với Nhà Nước.

 

V́ bà Hillary lệ thuộc ngày càng nặng vào khối dân thiểu số trong đó có dân gốc Nam Mỹ, bà Hillary sẽ bị ép buộc phải có quyết định mạnh hơn để giải quyết vấn nạn di dân ở lậu tại Mỹ, theo chiều hướng dễ dăi việc hợp thức hoá t́nh trạng của họ, bảo đảm đảng DC sẽ lănh phiếu của khối này trong 100 năm tới.

 

Có hai vấn đề rất quan trọng đối với khối cấp tiến là việc điạ cầu đang bị hâm nóng và môi trường sạch. TT Obama nói nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu trong chuyện này. Đây có thể là những điểm TT Hillary muốn nhấn mạnh hơn v́ mục đích để lại dấu ấn lâu dài, nhưng khó biết bà sẽ làm được ǵ sau khi đă nhận bạc triệu của các đại công ty không chấp nhận những luật lệ quá gắt gao về môi trường.

 

Đối ngoại, bà sẽ mạnh tay hơn ông tổng thống Nobel Ḥa B́nh, v́ nhu cầu trước mắt là phải chứng minh nữ giới không có nghiă là yếu đuối và sợ các đối thủ quốc tế, thua ông Putin, ông Tập, hay cậu ấm Ủn. Bà Hillary đă công khai viết sách chê TT Obama yếu đuối trong các can thiệp của Mỹ tại Trung Đông, đặc biệt là tại Syria khi không tích cực giúp quân chống đối TT Assad, tại Iraq khi rút quân quá vội, và trong cuộc chiến chống ISIS khi phản ứng quá chậm và quá yếu trước sự lớn mạnh của ISIS. Cái mặc cảm đó sẽ là yếu tố quan trọng nhất chi phối chính sách đối ngoại của bà Hillary và ta có thể tin tưởng TT Hillary sẽ không chịu lép vế, “lănh đạo từ phiá sau”.

 

Ta không nên quên bà Hillary là người đă ép ông tổng thống hơi nhát gan Obama, để ông này miễn cưỡng tham gia vào cuộc chiến lật đổ TT Khaddafi của Libya. Ở đây, phải nói trách nhiệm biến Libya thành một băi chiến trường bầy nhầy như hiện nay đúng là lỗi của bà Hillary và hai ba bà cấp tiến hạng nặng khác chung quanh TT Obama. TT Obama mới đây đă nhận định can dự vào Libya đă là sai lầm lớn nhất của ông. Phe CH sẽ không quên khai thác “sai lầm” này.

 

TT Hillary sẽ có chính sách đối ngoại có tính cách công nhiều hơn, sẵn sàng can thiệp vào chuyện thiên hạ nhiều hơn. Bảo đảm TT Hillary sẽ không nhận được giải Nobel Ḥa B́nh.

 

Có thể ta sẽ thấy một TT Hillary uyển chuyển hơn TT Obama, có thể hợp tác thân thiện hơn với Putin để hạ hoả các ḷ lửa Trung Đông, hợp sức truy diệt ISIS nói riêng và khủng bố Hồi giáo cuồng tín nói chung.

 

TT Hillary cũng như TT Obama, sẽ khó có thể ra quyết định mang lính ào ạt qua đánh ISIS, trong khi ai cũng biết nếu không mang lính Mỹ qua đánh mạnh mà chỉ thả bom lai rai theo như sách lược hiện nay của TT Obama th́ sẽ không thể nào truy diệt được ISIS. Một nghiên cứu mới nhất của Ngũ Giác Đài cho biết phải cần đến 50.000 lính tác chiến Mỹ mới diệt ISIS được. Sách lược vuốt ve xin lỗi Hồi giáo của TT Obama cũng đă được chứng minh hoàn toàn vô ích. Đồng minh Âu Châu không thể c̣n tin cậy được v́ họ đang kiệt quệ v́ nhiều vấn nạn khổng lồ, từ kinh tế khó khăn đe dọa sự sống c̣n của cả Liên Hiệp Âu Châu, đến khủng hoảng di dân Trung Đông đang gây ra những xáo trộn vĩ đại về chính trị, xă hội, kinh tế, và văn hoá. Chỉ c̣n một cách duy nhất là Mỹ hợp tác chặt chẽ hơn với TT Putin, và huy động sự tiếp sức mạnh hơn từ các đại cường Trung Đông như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, và Ai Cập.

 

V́ khối Hồi giáo là thiểu số rất nhỏ tại Mỹ, ít cử tri, tức là không có tiếng nói mạnh trong chính trường Mỹ, cũng như sau khi nh́n vào khủng hoảng di dân Trung Đông bên Âu Châu và sự thành công lớn của ông Trump trong khối dân Mỹ da trắng nhờ đả kích khối dân Hồi, bà Hillary có lẽ sẽ thận trọng hơn TT Obama trong việc nhận di dân Trung Đông vào Mỹ. Một chính sách thận trọng đối với di dân Hồi giáo Trung Đông cũng sẽ giúp dân Mỹ dễ chấp nhận khối di dân gốc La-tinh hơn, thay v́ một sách lược bao đồng mở cửa toang hoang cho cả hai khối của TT Obama chỉ khiến dân Mỹ hoảng sợ hơn, đă giúp ông Trump khai thác triệt để.

 

Để kéo lực lượng thợ thuyền về lại phiá DC, bà Hillary khi tranh cử đă phải công khai chống đối thỏa ước thương mại Liên Thái B́nh Dương, TPP, mà chính bà đă tiếp sức vẽ ra khi c̣n làm Ngoại Trưởng. Sau khi đắc cử, TT Hillary sẽ phải cố t́m ra giải pháp trung dung, không xé bỏ mà cũng không giữ nguyên trạng. Có thể bà sẽ tu chính vài điểm rồi khua chiêng trống là thoả hiệp mới sẽ bảo đảm quyền lợi của thợ thuyền Mỹ, bất kể có đúng như vậy hay không.

 

Khác với một TT Trump không cần biết ǵ về những chuyện nhân quyền và dân quyền trên thế giới, TT Hillary sẽ chú tâm nhiều hơn vào các vấn đề này, nhất là quyền lợi của phụ nữ. Sẽ áp lực tương đối mạnh hơn với các xứ nổi tiếng độc tài như Trung Cộng, VC, và vài xứ Nam Mỹ và Phi Châu. Nhưng không ai rơ bà sẽ làm được ǵ ngoài chuyện đánh vơ miệng và thỉnh thoảng mở cửa đón nhận vài anh chị đối kháng Tàu hay Việt. TT Hillary cũng sẽ khó ăn khó nói tại khá nhiều xứ, sau khi Quỹ Clinton Foundation đă nhận bạc triệu của mấy ông lănh đạo độc tài của mấy xứ này.

 

Trước những tranh chấp trong vùng Biển Đông, TT Hillary sẽ tiếp tục chính sách “chuyển trục có cũng như không” của TT Obama, đu giây giữa TC và các nước trong vùng như Phi Luật Tân, Đài Loan, VN, Mă Lai. Nhưng cũng như TT Obama, sẽ không có chuyện Mỹ can thiệp bằng quân sự nếu chiến tranh cục bộ xẩy ra trong vùng, ngoại trừ trường hợp xa vời là TC đổ bộ lính vào Phi, là nước duy nhất có liên minh quân sự với Mỹ. Dù vậy cũng không ai nghĩ sẽ có đại chiến ngay cả trong vùng, mà chỉ là loại đụng chạm lằng nhằng, ḥ hét rồi hội nghị đủ cấp.

 

Nói chung, TT Hillary đối nội sẽ thiên tả hơn cả TT Obama, trong khi sẽ mạnh tay can thiệp vào chuyện thế giới hơn vị tiền nhiệm, có thể sẽ đánh khủng bố mạnh hơn nhiều. Chính trị Mỹ sẽ phân hoá hơn nữa, và thiên hạ mất niềm tin vào Nhà Nước nhiều hơn nữa. Năm 1974, chỉ có khoảng 40% dân Mỹ nghi ngờ TT Nixon nói láo mà các dân biểu và nghị sĩ CH đă bị cử tri áp lực đến độ không thể bênh TT Nixon được nữa, khiến TT Nixon phải từ chức. Bây giờ một chính khách với hơn 60% dân cho là không thành thật và không đáng tin tưởng lại là ứng viên tổng thống sáng giá, nhiều hy vọng nhất. Thế mới nói thời thế đă thay đổi nhiều. (17-04-16)

 

Vũ Linh

 

Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten