Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Treo cờ hay không treo cờ - Chính trị và Đại Học

 

 

 

Anh Chị Thụ Nhân rất quí mến,

 

Mấy hôm nay, trên Diễn Đàn có đặt lại vần đề treo cờ và chào cờ. Đây là vấn đề hết sức tế nhị, có thể gây nhiều ngộ nhận đau buồn và những thương tổn đến t́nh thân hữu Thụ Nhân cao quí của gia đ́nh VDH Dalat chúng ta. Tôi mong muốn được góp ư với tất cả tinh thần khiêm tốn, khách quan, vô tư và khoa học để kiếm t́m một giải phàp thỏa đáng cho vấn đề.

 

Trong phiên họp đầu tiên để thành lập BTC DHTNTG 2010, có hai Anh đă yêu cầu tôi phải đặt vấn đề DH này có chào cờ hay không chào cờ VÀNG. Theo các Anh đây là vấn đề tiên quyết, cần phải minh định một cách rơ ràng và công khai ngay từ đầu, để mọi người biết mà quyết định tham dự DH hay không?

 

Tôi chỉ nhă nhặn trả lời là tôi không thể bàn thảo vấn đề này hôm nay, v́ đơn giản là nó không được ghi vào chương tŕnh nghị sự mà chúng tôi đă thông báo từ trước. Tuy nhiên, tôi sẽ trả lời một cách đầy đủ và công khai trong phiên họp kỳ tới.

 

Sau đó tôi lại có công việc phải đi Trung Quốc, Đại Hàn và Nhật Bản. Trong hành tŕnh về Úc, tôi có ghé lại Saig̣n. Một Anh trong Ban Tổ Chức Ngày Về Trường Mẹ trong năm 2005, có nhắn với người thân của tôi. Anh muốn gặp tôi để góp ư về Chương Tŕnh DHTNTG 2010. Tôi đồng ư gặp Anh ấy..

 

Trong buổi gặp gở này, có 4 điểm chính mà anh đă tŕnh bày với tôi:

 

1.     Trong năm 2005 BTC Ngày Về Trường Mẹ. đă phải cố gắng hết sức thuyết phục với Ông Đức là Hiệu Trưởng Trường DH Dalat lúc bấy giờ chấp nhận vấn đề là không chào và treo cờ Đỏ trong ngày Khai Mac, để tôn trọng tinh thần Tự Trị Đại Học và tránh làm thương tổn đến Anh chị Thụ Nhân ờ hải ngọai về tham dự. và trong thưc tế BTC đă thực hiện điều vô cùng khó khăn đó trong DH năm 2005 tại Việt Nam. Tôi thành thực kính phục Ông Đức, Hiệu Trửong Trường DH Dalat, anh Thành, anh Long và chị Quỳnh Mai, các người này, đang sống trong một chế độ độc tài toàn trị như CS Việt Nam, mà đă duy tŕ được tinh thần tự trị Đai Học, là đă không có chào cờ và treo cờ trong ngày Lễ này.

 

2.     Theo Anh, chính quyến VN hiện nay bề ngoài luôn nói đến Ḥa Hợp Ḥa Giải Dân Tôc, luôn áp dụng một chính sách cởi mở, hợp t́nh hợp lư cho mọi người. Nhưng thực tế không phải như vậy, nếu các bạn ở hăi ngoại mà thực sự tin như vậy th́ chưa hiểu ǵ cả về bản chất của người CS VN.

 

3.     C̣n về tinh thần chống Cộng và yêu chuộng tự do dân chủ, chính bản thân Anh cũng như đa số các Anh Chị thuộc các khóa đầu của Viện DH Dalạt, đều đă bị cầm tù hơn 8 năm trong các trại hoc tập cải tạo, và chính thân phụ của anh cũng đă chết trong lao tù CS. Cho nên, tinh thần yêu chuộng tư do dân chủ và hoài niệm về VNCH là những t́nh cảm thiêng liêng, cao quí và sâu đậm nhất trong tâm hồn các Anh. Nhưng hoàn cảnh đă không cho phép các Anh được bộc lộ.

 

4.     Và sau hết anh cũng nghĩ rằng tinh cảm Thụ Nhân mà chúng ta đă có từ trường mẹ là những gia sản quí giá và tươi đẹp nhất mà Anh Chị muốn suốt đời ǵn giữ và mong được dịp hội ngộ trong những kỳ DH để chia xẽ và ôn lại những t́nh cảm diệu vợi đó. Để kết luận, Anh để nghi với tôi, không tôi không nền làm lể chào cờ, và nếu đươc, không treo cờ nữa th́ càng dễ dàng cho Anh Chi Thụ nhân VN. Tôi chỉ dám hứa với Anh ấy, tôi sẽ hết sức thận trọng để chọn một giải pháp nào, để các Anh Chị Thụ Nhân VN tham dự DH mà không gặp phải nhiều phiền phức với chính quyền CS.

 

Trong khi đó, khi tôi về Úc, cũng có những ư kiến ngược lại bảo tôi rằng, tại sao đa số những hội đoàn, các tổ chức của Cộng Đồng Ngườii Việt khắp nơi trên thế giới, trong các cuộc họp mặt đều treo cờ VÀNG, sao chúng ta lại không treo?

 

Một chị khác bảo tôi  ḿnh là Người Việt Tị Nan, cờ Vàng là “Identity” của ḿnh. Bất cứ giá nào ḿnh cũng phải treo nó trong DH của ḿnh.

 

Một anh khác bảo rằng,  trừơng DH Luật ở Saig̣n trước đây, đă tổ chức DH vừa rồi ở Texas, không những đă treo cờ mà c̣n ra một tuyên cáo chính trị lên án chế độ CS nữa… C̣n ḿnh chỉ treo một lá cờ mà Anh lại không làm…

 

Riêng cá nhân tôi, tôi suy nghĩ rất nhiều, Anh Chi Thu Nhân là những người dù sao cũng có chút học thức và hiểu biết, không thể thấy người khác làm rồi ḿnh làm theo, th́ không được. Ai cũng hiểu rằng mỗi một đoàn thể có một truyền thống, một tôn chỉ, một lề lối sinh hoạt riêng.. Do đó, chúng ta cần phải t́m hiểu vấn đề đến nơi đến chốn. Theo tôi, vấn đề chỉ được giải quyết thỏa đáng sau khi chúng ta nghiên cứu và t́m hiểu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ phương diện lư thuyết đến thực hành, từ truyền thống đến luận lư, từ luật pháp đến thực tiển và tinh cảm.

 

Do đó, trước hết, tôi trở về để t́m hiểu những nguyên tắc chỉ đạo mà VDH Dalat chúng ta đă tùng áp dụng từ trước 1975

 

Đó là tinh thần tự trị Đại Học, (autonomous university), có thể nói đây là quan điểm đặc thù nhất và cũng là quan diểm đáng kính nhất của các Dại Học Tây Phương mà Cố Viện Trưởng Lập đă theo đuỗi. Cha Lập đă nói: Chúng tôi quan niệm rằng Đại Học phải đứng ngoài và phải đứng trên mọi khuynh hướng Chính Trị, đảng phái, phải tách biệt khỏi những chi phối về tôn giáo, bè nhóm, phải thoát ra ngoài những dị biệt về sắc tộc, màu da, không bóp nghẹt những khuynh hướng tư tưởng, hệ thống triết học và quan điểm nghệ thuật khác biệt hay đối lập với minh.

 

Trong thực tế, những đại học ở Úc như Monash, nơi tôi đă theo học và các đai học khác như Melbourne, RMIT (Úc), Oxford (Anh), Cornell, Harvard, Michigan…(Hoa Kỳ) là nhưng nơi tôi đă cơ hôi giảng dạy hay thực hiện những công trinh nghiên cứu, đều theo đuổi những nguyên tắc cao đẹp này.

 

Và trong thực tế, từ sau niên học 2004 những Đại học ở Úc, như Viện DH Công Giáo (ACU), Monash, Melbourne và RMIT trong những buổi lễ trang trọng nhất như lể cấp phát Văn Bằng Tốt Nghiệp cho sinh viên hằng năm. Tôi chỉ thấy khi khởi đầu buồi lễ là cuộc diễn hành của Hội Đồng Viện, rồi tới Hội Đồng Các Phân Khoa, dẫn đầu Hội Đồng Viện là Ông Viện Trưởng (Chancellor), kế đến là một thành viên trong HD Viện vác một Ấn Tín lớn của Viện đặt lên một cái giá gổ rất trang trong giữa sân khấu, để biểu lộ họ là những viên chức có đủ thẩm quyền, chính thống và hợp pháp của Viện DH, để cấp phát văn bằng cho sinh viên tốt nghiệp, mà tôi không c̣n thấy treo cờ và chào quốc kỳ nữa.

 

Tại sao vậy? Chắc chắn không phải các DH ở Úc đă bán rẽ linh hồn v́ tiền bạc của sinh viên ở các quốc gia CS. Hay v́ các DH Úc đă khiếp nhược trước sức manh quân sự của các quốc gia CS Á Châu như Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam… mà không dám chào quốc kỳ nữa. Hay là các Ban Giảng Huấn của các DH ở Úc không c̣n yêu nước nữa, họ đă quên hết cội nguồn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, nên đă không treo cờ Úc trong những dịp lễ quan trọng nhất của họ…?

 

Phải giải thich như thế nào về sự kiện này? Phải chăng bây giờ là kỹ nguyên của Toàn Cầu Hóa, các DH Úc tiếp nhận nhiều sinh viên tại các quốc gia có nguổn gốc văn hóa, thể chế chính trị, sắc tộc và tôn giáo khác nhau…như Ấn Độ, Trung Quốc, Bắc Hàn, Nam Hàn, Việt Nam, Tân Gia Ba, Mă Lai Á, Nam Dương, Nhật Bản, Sri Lanca, A Phú Hản, Hồi quốc, Thái Lan, Miến Điện…

 

Trong buồi lễ long trọng của Ngày Tốt Nghiệp, các giới chức DH Úc muốn chứng tỏ cho các du sinh viên của trường họ thấy rằng, họ luôn trung thành với truyền thống Tự Trị Đại Học. Đó là DH phải đứng trên và đứng ngoài mọi khuynh hướng Chính Trị, đảng phái, phải tách biệt khỏi những chi phối về tôn giáo, bè nhóm, phải thoát ra ngoài những dị biệt về sắc tộc, màu da…

 

Và quan trọng hơn hết như một giới chức của một Đại học Úc đă nói với tôi, là DH Úc muốn thể hiện một ư chí rơ rệt nhất là chúng tôi không muốn sử dụng quốc ca hay quốc kỳ của Úc, như biểu tượng của truyển thống văn minh & thể chế chính trị của Úc áp đặt lên trên quan điểm văn hóa và những định chế chính trị khác biệt của những sinh viên đang theo học tại viện. Đồng thời, chúng tôi tôn trọng những hệ tư tưởng khác biệt, chúng tôi khoan ḥa và bao dung với những tư duy đối nghịch…

 

Trên đây là quan điểm của các DH ở Úc mà tôi đă theo học và đă có một thởi giảng dạy tại đây. Trong những năm gần đây, tôi không c̣n cơ hội sinh hoạt tại các đại học Anh và Mỹ nữa, nên không biết nghi thức trong các buổi lễ tốt nghiệp có thay đổi? Nhưng theo tôi, khuynh hướng của DH Úc cũng chỉ là quan điểm chung của các Đại học trên thế giới trước sự phát triển của khuynh hướng Toàn Ṭan Cầu Hóa của nhân loại ngày nay?

 

Bản Chất - Đại Học và Chính Trị

 

Nhiều khi chúng ta nói về chính trị, sinh hoạt chính trị, nhưng chúng ta lại không quan tâm đến những thuật ngữ va những kiến thức chuyên môn trong khoa Chính Trị Học. Như anh chị đều biết, trong nền chính trị dân chủ Tây Phương chính yếu là sinh hoạt chính đảng (political party)? Theo định nghĩa thông thường trong khoa chính trị học, chính đảng là một tập họp gồm những người có chung một quan điểm, một lập trường chính trị, có sinh hoạt thường xuyên, với kỹ luật nghiêm minh và mục tiêu tối hậu của họ là dùng tất cả những phương tiện hợp pháp trong thể chế dân chủ để chiếm doạt cho bằng được chính quyền,  để đem áp dụng những chính sách mà chính đảng của họ cho là tốt đẹp nhất để phát triển quốc gia. Chính v́ muc tiêu này và thưởng phải tranh đấu quyết liệt và gay go với các chính đảng khác để tranh đọat chính quyền, nên các đảng viên phải kiên định một lập trường và chỉ có một lập trường duy nhất trong một chính đảng và đối với bên ngoài, họ phải thuyết phục được sự chấp nhận của đa số cử tri để họ có thể nắm được chính quyền.  Trong sinh hoạt chính trị, khi không t́m được sự đồng thuận bằng cách thuyết phục, các nhóm áp lực (pressure group) thường áp dụng các biện pháp như tẩy chay không tham gia (boycott). vận động quần chúng gây áp lực, gởi thỉnh nguyệnn thư (petition), biểu t́nh (demonstration), đ́nh công (strike) để đạt mục đích của ḿnh. C̣n các chính đảng , khi không đủ đa số để thành lập chính quyến họ có thể dùng những lơi lộc vật chất để mua chuộc các dân biểu. Đó là trường hợp của bà thủ tướng Úc Gillard trong kỳ bầu cử cuối năm vừa qua, v́ không đủ đa số dân biểu trong quốc hội để lập chính phủ, Bà đă phải hứa hẹn dành gần 100(?) triệu Úc kim trong ngân sách Liên Bang, xây một bệnh viện cho đơn vị bầu cử của ông  dân biểu đôc lậpAndrew Wilkie tại Tasmania, nhằm thuyết phục  ông này đứng về phe đảng Lao Động, để bà Gilliard có thể làm Thủ Tướng.  Hay sử dụng cả những thủ đọan, đôi khi không chính đáng, để chiếm được đa số phiều lên năm chính quyền.

 

Đặc điểm của những cuộc tranh luận  trong chính trị là tranh thủ cho được đồng thuận của người khác, phải áp đặt quan điểm của ḿnh lên quan điểm của người khác. Và nếu cuối cùng, người khác không đồng ư với ḿnh, người đó trở thành người đối lập với ḿnh theo định nghĩa chuyên môn của chính trị học và cũng có thể gọi những người đó là đối thủ hay kẻ thù theo nghĩa xă hội thông thường. Rồi từ đó, các chính khách thường t́m kiếm những từ ngữ khiếm nhă nhất, xấu xa nhất để bêu xấu và lên án những người bất đồng chính kiến với ḿnh. Đó là đối với những người ngoài đảng của họ, c̣n trong nội bộ của họ, các đảng viên trước khi gia nhập đảng, phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với đảng của họ, cho nên một đảng viên bất đồng chính kiến với đảng, họ sẽ bị coi là kẻ phản bội hay là kẻ phản đảng (defector), họ sẽ bị kỹ luật rất nặng nề.. Do đó, khi đă bất dồng chính kiến với đảng, đảng viên chỉ c̣n cách là từ nhiệm hay từ chức và bỏ đảng, nếu không làm như vậy cũng  sẽ bị đảng khai trừ

 

Ví thế cho nên trong sinh hoạt chính trị, đăc biệt trong nghị trường, người ta thường tranh luận, không phải muốn kiếm t́m, sự thật,  lẽ phải hay hợp lư mà ta tranh cải chỉ v́ muốn t́m sự đồng thuận của người khác về lập trường của chính đảng của họ mà thôi. Mà lập trường chính trị thường bằt nguồn từ những quyền lợi vật chất của các phe nhóm hậu thuẫn cho chính đảng. Chính v́ quyền lợi nên những cuộc tranh luận ở nghị trường rất gay gắt, nên  thường người ta không tiếc lời chưởi nhau mà đôi khi c̣n ẩu đă với nhau nữa…

 

Ngược lại, trong sinh hoạt Đại Học th́ khác hẳn, người ta thảo luận học hỏi để kiếm t́m sự thật, lẻ phải, sự hơp lư hay những phát minh và phát kiến mới lạ. Cho nên việc học hỏi thảo luận trong đại học  là một diễn tŕnh miên viễn của của nhân loại, nó chỉ chấm dứt khi con người bị tiêu diệt..và trong những cuộc thảo luận này, việc khác biệt tư tưởng, suy luận là điều tất yếu phải xăy ra, không thể tránh khỏi. Và giới trí thức đều quan niệm rằng, sự bất đồng ư kiến này là yếu tố tích cực và lành mạnh trong diễn trinh khám phá sự thật, kiến thức mới trong mọi ngành khoa học tự nhiên cũng như nhân văn. V́ những cuộc tranh luận này không bắt nguồn từ quyền lợi riêng tư của một phe nhóm nào và việc thuyết phục người khác phải đồng thuận  với quan điểm của ḿnh  không phải là mục tiêu cuối cùng như những cuộc tranh luận về chính trị. V́ thế, việc thảo luận luôn luôn ḥa nhă, lễ độ và chân thành tôn trong ư kiến khác biệt hay những tư duy đối nghịch với ḿnh. Tôi c̣n nhớ, khi tôi c̣n sinh hoạt ờ Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á của Đại Học Monash, hằng tuần tôi đă có những buổi hội luận với những chuyên gia của gần 10 quốc gia khác nhau và sau này khi tôi làm việc ở phân khoa Quốc Tế Học (Department of  International Studies) của Đại học RMIT, thường có chuyên gia của  gần 20 quốc gia tham dự . Chuyện khác biệt là chuyện thường xuyên và tất yếu. Nhưng ở những nơi này, thật sự tôi đă t́m thấy những vị thầy  và những đồng nghiệp điềm đạm, ḥa nhă, khiêm tốn, chân t́nh, hết ḷng v́ công việc, đáng kính về đạo đức và hết sức đáng phục trong lănh vực nghiên cứu và chuyên môn…

 

Điều khác biệt giữ những cuộc tranh luận trong sinh hoạt chính trị và đại học khác nhau ở chỗ, trong sinh hoạt nghị trường, người ta tranh luận để mưu t́m sự đồng thuận để thi hành những chính sách đem lại lợi ích cho một phe nhóm, có tính cục bộ địa phương hay cho quốc gia dân tộc trong đoản kỳ mà thôi.. trong sinh hoạt chính trị, quyền lợi vật chất được coi trọng, không có sự thủy chung, không có t́nh bạn chân thật. Trong khi đó, sinh hoạt ở đại học th́ hoàn toàn khác hẳn, người ta không quan tâm về sự đồng thuận của người khác, đôi khi, sự khác biệt ư kiến lại là điều tốt, để giúp cho họ t́m kiếm được sự thật, lẽ phải và những kiến thức mới lạ, có tính phổ quát, đem lại lợi ích không những cho đất nước mà cho cả nhân loại trong trường kỳ.

 

Nếu sự thành đạt của một chính trị gia là chức vụ cao trong chính quyền, nghĩa là thiên về những giá trị vật chất, th́ một nhà trí thức thành đạt được đánh giá trên những công tŕnh nghiên cứu, những phát minh và phát kiến của họ, nghĩa là những giá trị có tính cách tinh thần và trí thức.

 

Tóm lại, mục tiêu của Đại Học thường có tính cách phổ quát, cao quí và dài hạn hơn là mục tiêu chính trị. Do đó, người xưa đă nói

 

Một thầy thuốc dở, chỉ giết chết một vài bệnh nhân,

Một nhà chính trị tồi, chỉ giết chết một thế hệ

Nhưng một nhà giáo dục tồi sẽ giết chết muôn ngàn thế hệ

 

Từ những suy luận này, ta thấy rơ nếu để chính trị can thiệp vào đại học sẽ làm mất đi tinh thần tự do thảo luận, khách quan, vô tư cùng khoa học, tự do nhận định và phê phán, để theo đuổi những công tŕnh nghiên cứu một cách nghiêm túc và hiệu quả… Một cách tổng quan, ngày nay trên thế giới, chỉ có những quốc gia CS là sử dụng chính trị để ức chế Đại học khiến cho Đại học mất đi sinh khí, năng lực hoạt động và nghiên cứu để phát triển,  khiến nền giáo dục quốc gia phải tụt hậu, để rồi đi dến chổ phá sản. .. Đó là trường hợp giáo dục tại VN ngày nay. Đó là kinh nghiệm thật đau thương rơ rệt nhất cho mỗi người VN chúng ta. Tại sao, Anh chị Thụ Nhân của chúng ta, có một số đông, đang sống ở các quốc gia có nền dân chủ tân tiến, có một truyền thống và sinh hoat đại học thật cao quí và tiến bộ, lại có một số ít người, không biết v́ vô t́nh hay cố ư, muốn đem những quan niệm lạc hậu, lỗi thời, độc đoán, phản tri thức nhất của CS là dùng chính trị hóa Đại học,  đưa chính trị vào một hiệp hội thuần túy Đại học như Hội Thụ Nhân chúng ta.

 

Phương Diện Luật Pháp

 

Trờ cờ VÀNG, phải chăng là vi phạm luật pháp? Thật vậy, khi tổ chức Đại Hội TNTG 2010, chúng tôi phải đăng kư giấy phép với Bộ Tư Pháp Victoria như là một Hội Công Ích (Non profit Association Incorporation), và điều kiện lập hội là chúng tôi phải chấp nhận cho mọi người tham gia, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, ngôn ngữ, sắc tộc…

 

Nếu bây giờ, khi tổ chức DH chúng tôi treo cờ VÀNG nghĩa là chúng tôi chỉ cho những người tị nạn CS tham dự và từ chối  không cho những người khác chính kiến tham dự... Thật vậy, ngày nay thành phần cựu sinh viên và các thầy cô Viện Đại học Dalạt ngày xưa tham dự, không chỉ có những người thuộc thành phần tị nạn CS ở hải ngoại, mà c̣n có những thành phần cựu sinh viên của Viện du học trước năm 1975, họ thuộc thành phần phản chiến trước đây và bây giờ họ có khuynh hướng hăy xếp lại hận thù trong quá khứ, nh́n về tương lại để cùng nhau xây dựng lại đất nước… Rơ ràng về phương diện các nhân, tôi hoàn toàn không đồng ư với lập trường của họ, nhưng vế phương diện nguyên tắc và tổ chức, tôi không thể phủ nhận họ. Ngoài ra, c̣n có những Anh chị Thu Nhân, đang sống VN, họ là những người rất lo sợ khi nh́n thấy lá cờ Vàng xuất hiện trong DH, v́ lư do an toàn của họ, khi trở lại với gia đ́nh và cũng có một thiểu số rất ít thực sự theo CS, mặc dù giờ này họ đă nhận thấy sai lầm nhưng không thể quay đầu lại được như Anh Nguyễn Thài Lĩnh chẵng hạn…, nếu thôi không lầm. Hơn nữa, nếu ngày trước, Cha Lập, cố Viện Trưởng của chúng ta, v́ lập trường Đại Học phải đứng trên và đứng ngoài chính trị … Cha đă chấp nhận cho những người CS nằm vùng theo học và khi những người này bị cảnh sát ruồng bố, Cha đă bảo thầy Nguyễn Khắc Dương chứa chấp họ và cho tiền họ, để họ có đủ phương tiện trốn thoát..

 

Th́, ngày nay, chúng ta đang sống ở những quốc gia dân chủ, chúng ta không nên từ bỏ truyền thống cao quư đó của Dại Học là biết tôn trọng những khuynh hướng khác biệt và không bóp chết những tư tưởng đối nghịch.

 

Thêm vào đó, nếu BTC chúng tôi treo VÀNG, nghĩa là hàm ư, Đại Hội này chỉ có những cựu giáo chức và Sinh viên Viện DH Dalạt tị nạn CS tham dự mà thôi. Như vậy, chính chúng tôi đă vi phạm ngay những điều đă kết ước khi xin giấy phép thành lập Hội Công ích . Đó là nguyên tắc phải chấp nhận cho mọi người tham gia, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, ngôn ngữ, sắc tộc…

 

Đến đây, chắc có một vài anh chị sẽ đặt câu hỏi tại sao phải xin giấy phép làm chi cho rắc rối cuộc đời? Các hội đoàn khác, các hội ái hữu khác… cũng tổ chức Đại Hội hà rầm đâu có cần xin giấy phép?

 

Trong thực tế ở Úc, cũng có những hội đoàn tổ chức DH mà không cần giấy phép. Nhưng tôi không biết, những ngừoi tổ chức đó có gặp rắc rối ǵ với Sở Thuế Vụ Liên Bang sau này? Nhưng riêng cá nhân chúng tôi nghĩ rằng khi sống trong một thể chế Dân Chủ Pháp Trị, chúng ta cần phải biết thượng tôn Pháp luật. Hơn nữa,  công việc tổ chức DH cấn phải có tinh cách pháp nhân, mới có thể thực hiện được một vài dịch vụ thiết yếu để đảm bảo quyền lợi của thành viên tham dự DH. Và chúng tôi đă phải đăng kư giấy phép như một Hội Công Ích v́ những lư do sau đây:

 

1.     Trước hết, cần phải có tư cách pháp nhân, để có thể chính thức can thiệp với các Ṭa Đại Sứ và Tổng Lănh Sự Úc ở hải ngoại, nhất là ờ VN, để khi anh chị Thụ Nhân ở các quốc gia khác gặp trở ngại trong việc xin Chiếu Khán Nhập Cảnh vào Úc, chúng tôi có đủ tư cách pháp lư để yêu cầu họ giải quyết.

 

2.     V́ quyền lợi của Anh chị tham dự DH, khi đăng kư như một Hội Công Ích, BTC phải theo đúng thủ tục kế toán pháp định của Úc trong mọi chi tiêu và cuối năm tài chánh chúng tôi phải tŕnh số sách cho cơ quan  Consumers Affairs,  đại diện cho Bộ Tư Pháp Victoria,  kiểm nhận. Điều này bảo đảm rằng tiền Anh chị đóng góp cho BTC đă được chi tiêu là chính đáng và hợp pháp.

 

3.     Như là một Hội Công Ích, chúng tôi có thể xin những ngân khoản tài trợ cho những hoạt động văn hóa và giáo dục của Hội, như việc tổ chức Đêm Nhạc Thính Pḥng…hay Đêm Nhạc Chia Tay. Nhưng rất tiếc trong kỳ DHTNTG 2010 vừa qua. BTC đă không thể nhận được các khoản trợ cấp này, v́ chúng tôi đă được bàn giao nhiệm vụ quá trể, vào cuối tháng 4. 2010. Trong khi các khoản tài trợ từ chính quyền Liên Bang và Tiểu Bang đă khóa sổ vào ngày 31. 3 hằng năm.

 

4.     Về phương diện thuế vụ, BTC sẽ khỏi phải trả thuế GST, nếu tổng số chi tiêu dưới A$150,000.00 và khỏi phải trả thuế lợi tức cuối năm.  Điều này giúp cho cá nhân chúng tôi cũng như Anh chi trong BTC khỏi gặp những rắc rối với Sở Thuế Vụ Liên Bang về sau này.

 

Trên đây là những lập luận tôi đă tŕnh bày trong phiên họp thứ 2 của BTC DHTNTG 2010 tại Úc Châu. May mắn cho tôi hôm đó, tôi đă nhận đựoc sự đồng thuận nhiệt t́nh và vui vẻ của mọi thành viên tham dự, không có ư kiến khác biệt. Từ đó, vấn đề chào cờ và treo cờ không c̣n đặt ra nữa.

 

Và điểm đặc biệt tất cả đều đồng ư từ nay, các Dai hội Thụ Nhân trong tương lai không   nên đặt vấn đề chính trị vào Đại học, để làm phiền BTC các đại hội nữa. Tuy nhiên, tôi xin phép anh Chị trong BTC ở Melbourne được phép treo cờ năm 2010, để chia xẻ áp lực tương đối nặng cho Anh chị ở Sydney. Tất cả lại đồng ư cho tôi được tự quyền quyết định. Nhưng đến phiên họp cuối cùng, khi phân công mựơn cờ để cắm trên diễn đàn của Đại Học Melbourne , chị Phong Lan (K1), ủy viên ngoại vụ, người giúp đở tôi rất nhiều trong công việc ngoại giao vơi các quan chính quyền Liên Bang cũng như Tiểu Bang và các công việc tế nhị khác, góp ư với tôi rằng, tại sao tôi lại giữ lời hứa treo cờ với một vài anh chi ờ Sydney, đây là công việc tập thể, mà tuyệt đại đa số ờ đây đồng ư không treo cờ.. Do dó tôi quyết định không treo cờ v́ đó là ư kiến hợp lư.

 

Ở Sydney, tôi rất cảm ơn Anh Khiêm (k1) và chị Sophie Hiếu đă làm một quyết định rất tế nhị, v́ chúng tôi đồng ư không đưa chính trị vào sinh hoạt Dại học, nếu chúng tôi treo cờ Vàng một ḿnh như vậy, chúng tôi lại mâu thuẩn với chính ḿnh. Anh chị Khiêm đă quyết định thật khôn ngoan là treo cả cờ Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Nhật Bản, Canada, Tân Tây Lan, cờ Thụ Nhân và cờ Vàng  nghĩa là những quốc gia có phái đoàn Thụ Nhân đến tham dự, khiến cho Đại hội không c̣n mang ư nghĩa chính trị cục bộ của một Nhóm Người Việt  tị nạn CS nữa, mà mang ư nghĩa của một đại hội có tính cách thế giới, phổ quát và đa diện hơn,  gồm nhiều công dân của nhiều quốc gia mang các định chế chính trị và nền văn hóa khác nhau, rất phù hợp với chủ trương Đa Văn Hóa của Úc. Đây là điều rất hay, v́ nếu có kẻ nào phá hoại khiếu nại với Bộ Tư Pháp Victoria, chúng tôi cũng có đầy đủ lư lẽ để trả lời.

 

Đó là quan điểm treo cờ hay không treo cờ trong DHTNTG 2010 đă được giải quyết một cách thỏa đáng, mà tất cà BTC cũng như tất cả mọi thành viên tham dự đều hài ḷng và vui vẽ.

 

Tuy nhiên, gần đây có một số quí Thầy và quí Anh Chị muốn đặt lại vấn đề này, tôi xin góp ư vói các bài nhận định đó trên b́nh diện tinh cảm và lư luận.

 

Về phương diện tinh cảm.

 

1.     Như chị Khánh Thọ và chị Mai Tâm, Đại khái, 2 Chị đă viết tôi cảm thấy buồn buồn và thiếu vắng một điều ǵ đó, khi không thấy lá cờ Vàng được treo lên trong ngày DH. Thục sự tôi cũng có những cảm xúc như Chị. Tôi c̣n nhớ rất rơ, sau sau 6 năm sống dưới chế độ khắc nghiệt của CS, tôi trốn thoát khỏi VN, lần đầu tiên đến đảo KUKU, thuộc Nam Dương, tôi được nh́n lại lá cờ VÀNG, tâm hồn tôi đă dâng lên một cảm xúc nghẹn ngào, một niềm vui khó tả như tôi đă t́m lại được một báu vật đă bị đánh mất từ lâu và niềm hy vọng dâng tràn là từ nay tôi sẽ được sống trong những xă hội biết tôn trọng nhân phẩm và t́nh người.  Và ngày thứ Hai kế tiếp, tôi được tham dự buổi thượng kỳ, bản quốc ca VNCH được mọi người cùng đồng ca, tôi cảm thấy một xúc động khôn cùng, tôi cố gắng không khóc nhưng nước mắt vẫn chảy dài trên má. Và giờ này, sau hơn 30 năm sống trên quê người, mỗi lần nghe đến bài quốc ca VNCH ngày xưa, niềm xúc cảm đó vẫn nguyên vẹn như ngày nào, không một chút đổi thay, nhưng niềm đau uất nghẹn khi nghĩ đến những người thân yêu trong gia đ́nh của tôi và những bạn hữu ngày nào đă phải chết tức tưởi để bảo vệ màu cờ này, tôi không c̣n khóc được nữa, và nỗi đau đă biến thành những giọt lệ máu, rĩ ra đau buốt từ con tim già nua và đầy khổ hận của tôi. Thưa chị Khánh Thọ, Chị Mai Tâm, Chị Hồng Cúc, Anh Của, Chị Bích Thủy và có thể nhiều Anh chị khác nữa… tôi không nhớ hết tên. Tôi cũng đă có những xúc cảm sâu sắc như các Anh chị về quốc kỳ và quốc ca.. Nhưng về phương diện lư lẽ, khi tổ chức DH tôi phải theo những truyển thống cao quư của Đại học, là phải tôn trọng quan điểm của người khác, dù họ là thiểu số, chúng ta không thề lấy xúc động t́nh cảm của chúng ta áp đặt lên ḷng tin và tư duy của người khác, và  Đại Hội TNTG 2012 tại Paris là cuộc hội ngộ của những người muốn t́m về khung trời đại học thanh b́nh và hoa mộng của một thời đă mất, cùng với tất cả lư tưởng cao quí của nó, chứ không phải là một cuộc hội thảo chính trị hay một cuộc họp mặt của cộng đổng người Việt tị nạn CS

 

Một  vài lư luận.

 

Anh Tâm, trong bài viết 3 điều khó hiểu của Anh, Anh có  chuyển lên trang Mạng bức h́nh ngày lễ tốt nghiệp năm 1965, trong đó có treo lá cờ VÀNG, và theo anh th́ ngày nay DHTNTG 2012, cũng phải treo cờ như vậy, v́ đó là truyền thống của trường Mẹ mà chúng ta nên theo.

 

Tôi nghĩ cách tŕnh bày như vậy là Anh hiểu sai lạc ư nghĩa của Cha Viện Trưởng lúc đó. Cha treo cờ không phải v́ ư nghĩa vật chất của nó, là một mănh vải VÀNG có 3 sọc đỏ, Cha dă treo cờ đó v́ Cha yêu quí và tôn trọng những giá trị mà lá cờ đó là biểu tượng. Đó là lư tưởng Độc Lập, Tự Do và Dân Chủ, trong đó có tinh thần Tự Trị Đại Học mà Cha đă quyết tâm theo đuổi, đó là lập trường Đại Học phải đứng trên và đứng ngoài chính trị. Hay nói khác đi là đảng phái chính trị và chính quyền phải đi ra khỏi khuôn viên Đại Học Dalạt, để DH Dalat thực sự là một diễn đàn của mọi khuynh hướng, tư tưởng, lập trường khác biệt trong đó giáo sư và sinh viên có tự do theo đuổi những công trinh nghiên cứu một vô tư, khách quan, công bằng và khoa học mà không sợ ai ức chế, áp dặt, làm khó dễ hay bắt bớ v́ những phát biểu ư kiến của ḿnh.

 

Thật vậy, Viện DH Dalat là một DH Công Giáo, mà trong đó có những giáo sư công khai phê phán những học thuyết Xă hội Công Giáo mà không bao giờ bị Cha phiền hà cả, rối cũng có những Giáo sư phê b́nh dự luật gia đ́nh của Bà Ngô Đinh Nhu là không phù hơp với truyền thống của xă hội VN, mà chính quyền cũng không thể làm khó dễ vị giáo sư đó.

 

Ngoài ra, quyền hạn của chính quyến h́nh như phải ngừng ngoài ngưỡng cổng của DH Dalat, thật vậy cảnh sát chưa bao giờ dám xin phép để vào khám xét Đại Học Xá của Viện cả, và  khi muốn bắt những sinh viên CS nằm vùng hay các sinh viên biểu t́nh chống đối chính phủ, Cảnh sát phải đợi các sinh viên đó ra ngoài khuôn viên DH với dám bắt. Đó là những điểm son đáng kính của tinh thần tự trị DH. Lư tưởng mà Cha Lập muốn theo đuổi là đưa chính trị ra khỏi đại học trong khi đó anh chủ trương đem cờ VÀNG vào đại hội Thụ Nhân 2012 nghĩa là đem chính trị vào Đại học. Đó là 2 quan niệm hoàn toàn trái ngược và mâu thuẩn với nhau. Giả mà Cha Lập có thể sống dậy, có lẽ Cha phải khóc ṛng v́ lối diễn nghĩa lệch lạc của Anh.

 

Thưa các thầy Quư, thầy Bích và thầy Hoàng Cơ Long. Thật sự, từ trứoc tới giờ tôi rất quí mến quí Thầy. Thầy Quư đặc biệt đă có thành tich viết báo để bảo vệ chính nghĩa quốc gia, lên án CS đă bị kiện ra ṭa, nghe thầy lại như vậy, tôi rất cảm kích và ngưởng mộ thầy, nếu tôi biết được lúc vụ kiện đang xăy ra, chắc chắn, tôi cũng sẽ góp tiền trong quĩ hỗ trợ pháp lư để giúp Thầy có phưong tiện ra ṭa. C̣n với Thầy Bich, tôi rất khâm phục Thầy về những bài viết và những bài thuyết tŕnh của Thầy ở Đại Học Texas trước đây về chiến tranh VN, dù biết rằng Thầy đă hoạt động trong Đảng Đại Việt Quan Lại của ông Bùi Diễm, Cố Bác sĩ Đặng Văn Sung.. Về Thầy Ḥang cơ Long. tôi thật ngạc nhiên, khi nghe thầy nói thầy là giảng sư của Viện, v́ khi tôi t́m hồ sơ Viện DH Dalat, tôi chỉ thấy có tên luật sư Hoàng Huân Long. Sau khi t́m hiểu, tôi mới biết rắng thầy đă gia nhập Mặt Trận Kháng Chiến của Cố Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, và để có chức vụ cao cấp trong Mật Trận, nên thầy đă phải đổi tên cho giống với tên của lănh tụ Mặt Trận. Điều này làm tôi hơi sững sờ…nhưng tôi vẫn giữ được ḷng kính mến Thầy, v́ tôi nghĩ dù sao Thầy cũng là những người hết ḷng cho công cuộc chống Cộng để quang phục quê hương..

 

Thực tế, tôi chưa bao giờ học một giảng khóa nào của quí thầy cả, và khi quí thầy vào làm giảng sư thỉnh giảng của Viện, tôi cũng đă là giảng sư cơ hữu của cơ sở giáo dục này rồi, nhưng tôi luôn quí trọng quí Thầy và gọi quí Thầy bằng Thầy. Nếu quí Thầy dừng lại ờ những hoạt chính trị này của quí Thầy, có lẽ măi măi tôi vẫn giữ được những t́nh cảm quí mến và kinh trọng đó đối với quí Thầy. Tuy nhiên, trong mấy ngày vừa qua tôi cảm thấy rất buồn về quí Thầy, không biết v́ quyền lợi của đảng, v́ ư muốn riêng tư, hay v́ không phân biệt rơ được bản chất của chính trị và đại học hay v́ một động lực nào khác nữa mà tôi không biết. Quí thầy đă muốn đưa việc treo cờ vào đại hội Thụ Nhân 2012, nghĩa là muốn đưa chính trị vào một hiệp hội hoàn toàn có tinh cách Đại học. và đặc biệt hơn nữa, khi không t́m được sự đồng thuận của BTC, th́ quí thầy đă ngần ngại dùng các kỷ thuật tuyên truyền chính trị như từ chức, tẩy chay không tham dự, dùng lời lẽ tuyên truyền kêu gọi quần chúng làm áp lực. gởi thỉnh nguyện thư, nặng lời với BTC như gọi họ là trẻ con… nhằm bắt buộc BTC phải đồng thuận với ḿnh bằng mọi giá. Theo tôi, đó là những hành vi thiếu hiểu biết, thiếu trí thức mà chúng ta không nên có trong sinh hoạt đại học.

 

Thưa Quí Thầy, như Thầy Quư đă viết, chúng ta đă bỏ tất cả khi trốn thoát chế độ CS, chỉ mang theo lư tưởng Tự Do nhưng  chúng tôi khi ra đi c̣n mang theo một món nợ tinh thần mà những ngừoi thân yêu trong gia đ́nh và bạn hữu thân thiết của chúng tôi, những ngừoi này không những đă yêu quí, đă tranh đấu, không những trong nghị trường, trên các diễn đàn, trên báo chí, mà họ c̣n có can đảm đem chính mạng sống của ḿnh để bảo vệ cho lư tưởng mà họ theo đuổi. Đó là lư tưởng Độc Lập, Tự do và Dân Chủ. Do đó, khi ra hải ngọai chúng tôi, phải thực hiện nguyên vọng mà họ đă phú thác cho chúng tôi, là chúng tôi chống đối tới cùng chủ nghĩa CS độc tài, nhưng chúng tôi cũng không thể chấp nhận những người nhân danh chống CS, để áp dặt quan điểm, lập trường của họ lên trên chính kiến, tư duy của chúng tôi.

 

Trong những ngày vừa qua,một số Anh chị đă chuyển lên các Diên Đàn Thụ Nhân những bài viết treo cờ Vàng và ư nghĩa của nó. Tôi công nhận những bài viết này có ư nghĩa và giá trị. Nhưng giá trị của nó chỉ có trên binh diện chính trị, anh chị đọc lại sẽ thấy rằng những từ ngữ, ư tưởng, cách lập luận đều là những kỹ thuật tuyên truyền chính trị, bắt buộc ngừoi khác phảỉ chấp nhận quan điểm của họ… Nó không phải là những bài viết có tính cách vô tư, khách quan và khoa học trong thái độ ḥa nhă, hiểu biết để mời gọi người khác đối thoại để t́m giải pháp cho vấn đề, trong môi trường đại học.

 

Theo kỹ thuật tuyên truyền, anh chị đă gởi thật nhiều, để tạo áp lực quần chúng lên trên BTC DHTNTG Paris. Tôi nghĩ đó là một sai lầm đáng tiếc nhất, v́ anh chị đă làm những điều tiêu cực nhất của lănh vực chính trị để phá nát tinh thần đại học cao quí. Thật vậy, trong chính trị người ta lấy đa số để áp đảo thiểu số, nhưng trên b́nh diện trí thức đại học, chỉ có sự thật và lẽ phải mới thuyết phục được người khác.

 

Tôi phải nghiêng ḿnh kính phục một số quí Thầy và một số anh chị, v́ vô t́nh hay cố ư, đă mang chính trị vào đại học, và đă dùng một kỷ thuật chiến tranh tâm lư rất nhuần nhuyễn, chỉ trong ṿng 3 tuần lễ đă gây ra biết bao nhiêu là chia rẽ, xóa trộn và mâu thuẫn và cuối cùng đă có thể phá nát đựơc những chân t́nh thắm thiết nhất trong gia đinh Thụ Nhân mà Cha Lập khổ công gầy dựng suốt 12 năm dài.

 

Tiếp đến, chúng tôi nghĩ lá cờ Vàng là biểu tượng của Độc Lập, Tự do và Dân chủ, kêu gọi những người chống CS hay thương yêu đoàn kết để khôi phục quê hương đă mất, chứ đừng sử dụng lá Cờ Vàng như là đầu mối của sự hận thù và chia rẽ.

 

Tóm lại,  tất cả chúng ta trong tập thể gia đ́nh Thụ Nhân, đều trến dưới 60 tuổi rồi, và từ ngày rời trường Mẹ, chúng ta tản mác khắp nơi, mỗi người đă theo đuổi một ngành nghề, một lập trường, một quan điểm riêng biệt. Cứ 2 năm lại về gặp nhau một lần, chúng ta hay cởi bỏ những hành trang tinh thần như quan điểm, chính kiến khác biệt bên ngoải ngưỡng cửa Dại hội, để chúng ta cùng bước vào không khí trong lành của đại học ngày xưa, chúng ta mở rộng tâm hồn, mở rộng ṿng tay thân ái để đón chào nhau với những chân t́nh nồng ấm và thắm thiết nhất, để t́m lại những kỷ niệm thật tươi đẹp của một thời đă mất.

 

Phạm Văn Lưu

 

--

 

Phamvanluu

 

http://daihoithunhan2010.webs.com/

 

TỪ MẬT ƯỚC ĐÀ LẠT 2005

TỚI ĐẠI HỘI THỤ NHÂN MELBOURNE 2010

VÀ PARIS 2012

 

lạm bàn với Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Lưu

 

Trong những bài chống việc biểu dương Cờ Vàng tại Đại hội Thụ Nhân Paris 2012, bài của Giáo sư Phạm Văn Lưu “Treo cờ hay không treo cờ - Chính trị và Đại học” phát tán ngày 5 tháng 4, là bài làm tôi thích đọc nhất, v́ đây là lần đầu tiên tôi không nghe nhai lại sáo ngữ. Không những thích thú, bài viết tiết lộ 3 điều bất ngờ:

 

1. Bỏ Cờ Vàng tại Paris năm 2012 là mật ước giữa Gs Lưu và Gs Đức, “Hiệu trưởng” Trường Đại học Đà Lạt vào năm 2005

2. Gs Lưu bàn về tự trị đại học mà không hiểu nó là cái ǵ

3. Gs Lưu cho rằng treo Cờ Vàng là vi phạm luật pháp

 

Ngày hôm sau (6.4) Tiến sĩ Lê Đ́nh Thông tuyên bố từ chức Trưởng BTC Đại hội Thụ Nhân Paris 2012. Lư do muôn thuở, “các ư kiến chỉ tập trung vào vấn đề chính trị, gây nhiều bất ḥa trong đại gia đ́nh Thụ Nhân”, gián tiếp đổ lỗi cho những anh chị em đ̣i treo Cờ Vàng.

Nhưng vấn đề then chốt gây chia rẽ hay đoàn kết chưa được giải quyết.

V́ vậy một lần nữa, tôi lại phải lên tiếng, nói về 3 bất ngờ kể trên.

 

1)    MỘT CUỘC ĐI ĐÊM TỪ NĂM 2005 ĐỂ CHUẨN BỊ CHO NĂM 2012

 

Gs Lưu cho biết ông và ông Đức (“hiệu trưởng” đương thời của Trường Đại Học Đà Lạt) bàn nhau để làm sao Đại hội Thụ Nhân tại Úc 2010 sẽ không treo Cờ Vàng. Bù lại ông Đức sẽ không treo Cờ Đỏ trong Đại hội 2005 tại Đà Lạt.

 

Gs Lưu viết nguyên văn, “Anh [Đức] để nghi với tôi không nên làm lể chào cờ, và nếu đươc, không treo cờ nữa th́ càng dễ dàng cho Anh Chi Thụ nhân VN. Tôi chỉ dám hứa với Anh ấy, tôi sẽ hết sức thận trọng để chọn một giải pháp nào, để các Anh Chị Thụ Nhân VN tham dự DH mà không gặp phải nhiều phiền phức với chính quyền CS”

 

Cuộc đi đêm tại Việt Nam năm 2005 nhằm bỏ Cờ Vàng trong Đại Hội TN 2010 tại Melbourne, đă thành công. Năm nay, ông Đức đă chết, nhưng mật ước vẫn được ông Lưu vận động thi hành tại Paris năm 2012.

 

- Mật ước được lập ra nhân dịp mà Gs Lưu gọi là “Ngày Về Trường Mẹ” năm 2005 tại Đà Lạt.

 

Theo tôi, nếu hiểu Alma Mater là Viện Đại Học Đà Lạt trước 75, th́ Đại hội CSV Đà Lạt năm 2005 không phải là một “Ngày về Trường Mẹ”. Điều này, bao nhiêu anh chị em CSV đă nói; anh Trần Văn Lương (cũng là tiến sĩ nhưng không bao giờ khoe) đă viết trong thư trả lời Gs Lưu, nhưng dường như vẫn có người không chịu phân biệt. Tôi phải nói theo kiểu khác cho dễ hiểu: Dù đội tên ǵ đi nữa, ĐH CSV 2005 chỉ là một cuộc “tham quan chỗ học cũ của Việt kiều”. Nó không khác chi tôi trở về B́nh Thạnh, Sài G̣n, xem cái nhà cũ của tôi nay thành quán lẩu lươn. Dù tôi ngồi ăn lẩu trong căn nhà cũ của tôi, nhưng không thể nói là “về nhà” ḿnh được. Công lao “hết sức thuyết phục” BTC không treo Cờ Đỏ là một việc thừa thăi.

 

-  Gs Lưu phản bạn khi công khai hóa những lời ông Đức phê b́nh chế độ?

 

Để chứng minh “Hiệu trưởng” Đức  là người chống cộng, Gs Lưu tiết lộ những lời phê b́nh chế độ của ông Đức trong cuộc mật đàm 2005, như “toàn trị”, “thân phụ bị CS giết”, đừng tin chính sách ḥa hợp ḥa giải của Cộng sản. Đổi lại ông Lưu thuyết phục được ông Đức bỏ Cờ Đỏ!

 

Trong xă hội VN ngày nay có nhiều “diện” phê b́nh:

 

* Chửi đổng: khá tự do, để cho dân xả xúp-bắp, khỏi mất công xây nhà thương điên. Trước đây Hồ Chí Minh c̣n được chừa ra trong lời chửi mắng, bây giờ người dân chửi “vô tư”. Công an nghe thấy cũng lờ đi.

* Chửi c̣ mồi: để thăm ḍ dân t́nh và truy t́m “thành phần phản động thực”.  Đây là những thợ chửi có môn bài.

* Phê b́nh rung rinh Đảng: những lời phê b́nh nhắm vào Đảng, dù đúng 100% cũng là cớ để bị khép tội phản quốc, mưu toan lật đổ chế độ (khung h́nh phạt là tử h́nh). Trường hợp mới nhất là vụ án Ls Cù Huy Hà Vũ.

 

Không biết những lời ông Hiệu trưởng Đức “tâm sự” với Gs Lưu thuộc “diện” nào. Nếu thuộc diện một th́ Gs Lưu chả nên lấy đó làm nền tảng cho lư luận sợ hăi treo Cờ Vàng, v́ treo Cờ Vàng chỉ là chửi đổng. C̣n nếu thuộc diện ba th́, dù ông Đức chết rồi, Gs Lưu vẫn phản bạn khi tiết lộ như thế.  Trong chế độ “hồng hơn chuyên”, một “hiệu trưởng” dám bỏ Cờ Đỏ để tiếp “Việt Kiều” và phê b́nh chế độ, phải là một thợ chửi có môn bài, mới không chết bệnh. Nếu không, ông Đức thuộc diện thứ ba, không chết cũng chung số phận với Ls họ Cù? Buồn cười là có người vẫn “thành thực kính phục” đồng chí Đức và kết ước tráo cờ.

 

Giao kèo tráo cờ đă được Chủ tịch Thụ Nhân Âu Châu Phạm Trọng Khoát gián tiếp nhắc lại trong thư đề ngày 6.4. Sau khi phiền trách những anh chị đ̣i treo Cờ Vàng là “chính trị, đâm thọc”, và tiếp tục không rút lại quyết định bỏ Cờ Vàng, Anh Khoát viết: “Chúng tôi cũng khẳng định là không một ai trong chúng ta đ̣i hỏi phải treo lá cờ Việt Nam mà đang được Quốc tế Công pháp công nhận”. Bằng lời này và lá thư kết án, anh Phạm Trọng Khoát đă khẳng định 3 điều: một, Cờ Đỏ mới là cờ hợp pháp của Việt Nam; hai, nội dung mật ước Lưu-Đức (các anh đừng treo Cờ Vàng, chúng tôi sẽ không đ̣i treo Cờ Đỏ) đang được áp dụng tại Paris. Ba, ai chống lại mật ước này là làm chính trị! 

 

Mục tiêu tối hậu của mật ước 2005: Đổi một ngày bỏ Cờ Đỏ trong Trường Đại học Đà Lạt lấy suốt đời bỏ Cờ Vàng trong ḷng cựu sinh viên ở hải ngoại. Dù những người này sống chẳng bao lâu nữa, một ngày cũng là suốt đời.

 

2)    TỰ TRỊ ĐẠI HỌC VÀ CHÍNH TRỊ

 

Gs Lưu dành phần chính yếu để lư luận về tự trị đại học và chính trị. Lẽ ra tôi không nên làm phí th́ giờ của đồng môn để bàn về một lạc đề (điểm a dưới đây). Đă lạc đề, mà c̣n không hiểu chính cái đề lầm (điểm b). 

 

a. LẠC ĐỀ: Chúng ta đang bàn về cựu sinh viên. Gs Lưu bàn về  đại học.

 

“ĐẠI HỌC” là một định chế giáo dục và nghiên cứu

“TẬP THỂ CỰU SINH VIÊN” (alumni) là một hội đoàn thân hữu.

 

Sự nhầm lẫn này của Giáo sư Lưu là căn bản của tất cả nhầm lẫn khi không treo Cờ Vàng. NẾU có đại học nào không treo cờ quốc gia của họ, th́ một hội cựu sinh viên không trái tinh thần đại học chút nào khi họ treo cờ quốc gia trong các dịp lễ hội, quy tụ. Vấn đề của những người tị nạn Việt Nam là họ mất nước, chứ không phải vấn đề chính đáng của việc treo cờ. Cũng vậy, vấn đề của cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt là họ mất trường mẹ, chứ không phải nên treo hay không nên treo.

 

Giả thiết nếu có đại học không treo cờ đă xảy ra tại Úc (như Gs Lưu nói, và tôi tin). Nhưng Viện ĐH Đà Lạt trước 75 có treo Cờ Vàng (xin coi trang sau), và Trường ĐH Đà Lạt sau 75 có treo Cờ Đỏ.

 

V́ mất trường, mất nước, nên mới đặt vấn đề treo Cờ Vàng hay không. Theo Gs Nguyễn Kim Quư, “chào/treo Cờ Vàng là một bổn phận đương nhiên, không phải một lựa chọn”. Rất nhiều giáo sư và cựu sinh viên tán đồng quan điểm này.

 

Tại sao có người không tán thành? Một tiến sĩ hay một người thất học, nếu không mang nỗi đau ḷng mất nước, và đạo lư biết ơn, sẽ không hiểu được nghĩa vụ tinh thần tṛn méo như thế nào đâu.

 

Đó là hố cách biệt giữa hai bên. Và đó là điều tự nhiên – qua cơn băo táp, bước chân lên bờ, mỗi người có một thái độ đối với con thuyền.

 

b. Thuyết giảng về “tự trị đại học” mà không biết nó là cái ǵ.

 

Gs Nguyễn Kim Quư nói Gs Phạm Văn Lưu “lên lớp”, quả không sai chút nào. Đáng tiếc là Gs Lưu không thuộc “giáo án”. Ông lầm lẫn nguyên tắc tự trị đại học với một trường đại học tự trị. Điều này Tiến sĩ Trần Văn Lương đă vạch ra rơ ràng trong bài phân tích viết trước đây.  

 

Tự Gs Lưu không đưa định nghĩa, hay ít nhất mô tả tự trị đại học là ǵ. Thay vào đó, ông lạm dẫn lời Lm cố Viện trưởng “Chúng tôi quan niệm rằng Đại Học phải đứng ngoài và phải đứng trên mọi khuynh hướng Chính Trị, đảng phái, phải tách biệt khỏi những chi phối về tôn giáo, bè nhóm, phải thoát ra ngoài những dị biệt về sắc tộc, màu da, không bóp nghẹt những khuynh hướng tư tưởng, hệ thống triết học và quan điểm nghệ thuật khác biệt hay đối lập với minh”

 

- Xin loại ra trong câu phát biểu trên những nét lạ không thuộc về Lm Nguyễn Văn Lập: Chữ “chúng tôi” kênh kiệu không quen thuộc trên miệng Nhà Giáo dục khả kính (nhưng quen thuộc trên ngôn ngữ Tiến sĩ Lê Đ́nh Thông, xem thư ngày 27.03.11). Cách viết hoa tùy tiện, không phải của một nhà văn hóa cẩn trọng như Cha Lập. Lời văn “khẩn trương” xa lạ so với giọng điềm tĩnh cố hữu của Cha Lập. Nhưng chúng ta tạm tin đại khái nội dung trên có thể là lời của Cha Lập. Nhưng chắc chắn không bao giờ đó là định nghĩa của Ngài về tự trị đại học. Một vị viện trưởng đại học không bao giờ ngớ ngẩn như vậy.

 

- Tự trị đại học, là thế này: quyền độc lập về tổ chức và quản trị, có ngân sách và tài chánh tự trị, tự do tuyển dụng ban giảng huấn, tự do thu nhận sinh viên, tự quyết định học tŕnh đào tạo và đường lối nghiên cứu.

 

- “Không được dùng đại học làm môi trường chính trị đảng phái”, họa chăng là một truyền thống, một quy tắc bất thành văn, ở một số đại học. Nó không phải là một nguyên tắc nằm trong nguyên tắc tự trị đại học. Trong thực tế, truyền thống này bị chà đạp rất nhiều, trước hết và nhiều nhất là tại Việt Nam, kể cả Trường Đại học Đà Lạt (sau 75). Mật ước Lưu-Đức 2005 là thí dụ hùng hồn việc mua bán chính trị trong trường đại học.

 

- Đại học đứng ngoài (không đứng trên) các đảng phái. Nhưng không bao giờ đại học đứng trên quốc gia. Một đại học đứng ngoài xă hội và trên quốc gia, là một xác khô, mất gốc (y như những sinh viên của nó). Như vậy không đại học nào có thể “phi chính trị” được. Nếu đại học phi chính trị theo kiểu Gs Lưu, Ts Thông và Chủ tịch Khoát, th́ khi quốc gia có tổng động viên, các vị có thể nhảy vào đại học để trốn lính (nhớ treo bảng “vùng phi chính trị”, hoặc “vùng phi quân sự”)

 

- Đi quân dịch, đi bầu, đóng thuế là hành vi chính trị. Người dân trong vùng xôi đậu vừa đóng thuế cho Việt Cộng vừa đóng thuế cho Quốc Gia, là miễn cưỡng nhưng vẫn là hành vi chính trị. Gs Lưu không treo Cờ Vàng tại Melbourne, là ông làm chính trị 100%, không phải hành vi miễn cưỡng, mà có tính toán, có giao ước với đối tác chính trị.

 

-  Anh Trần Văn Lương (cũng là tiến sĩ, nhưng chưa bao giờ khoe bằng) đặt một câu hỏi: “Tại sao khi chúng tôi ủng hộ việc treo cờ th́ bị gọi là làm chính trị mà khi một số người khác đ̣i bỏ lá cờ th́ lại là không?”

 

Câu hỏi đơn giản như vậy mà bên kia không trả lời. Xem ra những lời giăi bày của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Giáo sư Nguyễn Kim Quư, chị Trần Thị Diệu Tâm, chị Lê Khánh Thọ, anh Huỳnh Văn Của, anh Phạm Ngọc Quỳnh, chị Hồng Cúc Tôn Thất... và hằng trăm vị thức giả bên ngoài “thấy chuyện bất b́nh” nói lời phải quấy, đều bị đóng dấu “chọc phá”. Không lắng nghe là một đặc tính chung của những người bỏ cờ. Họ vừa hô hào đoàn kết và đóng góp ư kiến, nhưng ai nói ngược ư là họ viết lại “tôi không quen anh, xin bỏ tên tôi ra khỏi maillist của anh”.

 

Trong những người từ bên ngoài, có tiếng nói của Bác sĩ Trần Văn Tích, một thầy thuốc tài ba khả kính và một nhà văn học uyên bác. Nếu phe bỏ cờ vẫn bịt tai trước vị này và các giáo sư của ḿnh, tôi nghi là phải có động lực nào đó mạnh hơn lư trí và lương tâm, đứng đàng sau các đồng môn xưa của tôi.

 

 

Trên đây là h́nh một cuộc lễ tốt nghiệp tại Viện Đại học Đà Lạt với cờ Quốc gia mọi nơi, kể cả trên vai người tân khoa. Tôi thắc mắc tân khoa Thông, Lưu và Khoát có nhân danh phi chính trị gỡ gù và tua mũ vất đi không?

 

c. Mưu đồ ghê gớm nhất: Gây mặc cảm tự ti cho người yêu nước lành mạnh

 

Thoạt tiên, câu “tinh thần đại học, phi chính trị” được lập đi lập lại hoài như con vẹt, ta có thể nghĩ là v́ những người chủ trương bỏ cờ, kiệm lời, hay lúng túng về lư luận.

Sau phân tích kỹ, nhất là nh́n toàn bộ trong liên hệ với mật ước tráo cờ, ta thấy nói như vẹt không phải do lúng túng. Ngược lại, đó là một sách lược, một chiến dịch rất qui mô muốn tạo một h́nh ảnh xấu xa về người tôn vinh Cờ Vàng. Họ vẽ người cầm cờ như người vô học (hay “có chút học thức”, lời Gs Lưu), “dân xuống đường”, “bọn quá khích”. Anh Phạm Trọng Khoát (thư 4.6) viết đó là những người “ghen ghét oán hờn”. “Phạm pháp” (xin xem đoạn 3 bên dưới).

Ngược lại, họ vẽ người trí thức là người không cầm cái ǵ cả -- kể cả tư cách tị nạn chính trị. Trí thức đứng trên chính trị, một siêu nhân!

 

Nhưng rồi chúng ta chờ xem – người hôm nay không cầm Cờ Vàng, sẽ tới lúc nh́n lại thấy trên tay lá Cờ Đỏ.

 

3)    “TREO CỜ VÀNG PHẢI CHĂNG LÀ VI PHẠM LUẬT PHÁP?”

 

Giáo sư Phạm Văn Lưu hỏi thế, và tự trả lời: “Thật vậy, khi tổ chức Đại Hội TNTG 2010, chúng tôi phải đăng kư giấy phép với Bộ Tư Pháp Victoria như là một Hội Công Ích (Non profit Association Incorporation), và điều kiện lập hội là chúng tôi phải chấp nhận cho mọi người tham gia, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, ngôn ngữ, sắc tộc...Nếu bây giờ, khi tổ chức DH chúng tôi treo cờ VÀNG nghĩa là chúng tôi chỉ cho những người tị nạn CS tham dự và từ chối  không cho những người khác chính kiến tham dự”

Phải trích dài, xin lỗi, để khỏi cắt ư của tác giả.

Lại thêm một vụ bể “giáo án” nữa! Nhưng tôi khỏi cần nói lư thuyết, đôi khi dư thừa cho các bậc khoa bảng. Chỉ xin đưa hai thí dụ:

 

- Hội Cựu Chiến binh Pháp là một hội theo quy chế hội đoàn vô vị lợi. Hội này gồm các hội viên đă tham gia đủ thứ chiến tranh, chiến tranh Đông Dương, Đệ II Thế chiến, Algerie. Xin Gs Lưu cho biết hội này có chính trị không? Nếu không th́ một tên SS hay nazist xin gia nhập, Gs là hội trưởng, ông có cho phép tên này gia nhập không? Nó bảo phải cho nó ghi danh v́ hội phi chính trị, Gs trả lời làm sao?

 

- Hội Hồng Thập Tự là một hội vô vị lợi, nhưng có phi chính trị không? Ông cứ ngưng lại và trả lời thẳng thắn, đừng sợ tôi gài bẫy. Nhá, HHTT  phi chính trị 100%. Nhưng tại sao Khối Ả-rập lại không chịu lá cờ nền trắng chữ thập đỏ? Hội cũng có tôn chỉ là “without any discrimination based on nationality, race, sex, religious beliefs, class or political opinions”.  Nhưng đố Giáo sư biết tại sao Khối Ả-rập đ̣i thay chữ thập đỏ bằng vành trăng đỏ, mà HTT Quốc tế “chịu” nhượng bộ? Rơ ràng là một đ̣i hỏi chính trị (v́ khối nhá). Đó là v́ h́nh ảnh thập tự (dù nguyên thủy mang tính trung lập Thụy sĩ, chứ không phải Thánh giá Cơ đốc giáo) làm người Hồi giáo dị ứng. Họ có quyền đưa căn tính của ḿnh vào hội. Nếu giải thích “hội vô vị lợi” kiểu Giáo sư th́ không có 2 lá cờ trong một hội uy tín cao như thế.

Then chốt nằm ở chỗ nào? Thưa ở chữ “discrimination”.  Cấm kỳ thị, chứ không thể cấm chính kiến. Giáo sư sai lầm v́ không hiểu điểm cỏn con này. Hội Cựu Chiến binh KHÔNG cho phép tên nazist vào hội v́ nó khác chính kiến!

 

Tôi rất ngại móc việc treo hay không treo Cờ Vàng vào Nghị quyết 36 của Trung ương Đảng CSVN, nhưng có sự trùng hơp, ít nhất trong việc gọi các sinh hoạt của thành phần yêu nước lành mạnh là chính trị hóa. Họ làm lơ và có thể là tiếp tay với phong trào trồng cần sa tại Canada, Anh Quốc, Bắc Âu, nhưng không ngần ngại gọi  những người cầm Cờ Vàng là phạm pháp.

 

Kết luận:

 

Từ pháp lư tới luận lư và “khoa học” hay “khiêm tốn” (như hứa hẹn của Gs Lưu), không có điều ǵ cho thấy nên bỏ Cờ Vàng cả. Thực tế cũng không cho phép bỏ Cờ Vàng, bởi v́ – cũng theo ư kiến Gs Lưu – “không nên thấy ai làm th́ làm theo” – không nên theo Mỹ 2008, Úc 2010. Mà Paris 2012 nên theo ḿnh, theo t́nh theo lư.

Đừng để nguyên tắc “nhất định không đặt vấn đề treo cờ” trở thành “tiền lệ Paris”. Bởi v́ tiền lệ này, ở giai đoạn đầu là không treo Cờ Vàng nhưng chắc chắn sẽ tới giai đoạn treo Cờ Đỏ cũng “ça va”. Lúc đó anh chị căi “phi chính trị” cũng quá muộn.

Thấy câu hỏi của Tiến sĩ Trần Văn Lương nêu ra b́nh dân dể hiểu, tôi bị cám dỗ nhắc lại, đặc biệt với các vị tiến sĩ khác:

 

“Tại sao khi chúng tôi ủng hộ việc treo cờ th́ bị gọi là làm chính trị mà khi một số người khác đ̣i bỏ lá cờ th́ lại là không?”

 

Chẳng cần bằng cấp cao, chỉ cần thật với ḷng ḿnh, b́nh tâm suy nghĩ, là có câu trả lời. Càng nhiều bằng cấp, mà thiếu lương tri, càng thẹn giấy in, nói chi tới lá Cờ Vàng trên cao.

 

Ngô Thanh Tâm

(Thụ Nhân triết)

 

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: