Chuyện của một ngôi trường
Hà Việt Hùng
Khóa sinh trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam
Xế trưa ngày 29 tháng Tư, 1975, theo lệnh Chỉ Huy Trưởng, toàn thể Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam[1] di chuyển ra bến tàu, gần trung tâm huấn luyện Cảnh Sát Quốc Gia ở Cát Lở, cách ngă tư Bến Đ́nh khoảng một cây số để lên tàu di tản. Từ Trường, tôi đi bộ qua đường Lê Lợi, về nhà ở trại Cô Giang, Phường Thắng Tam. Tôi chỉ kịp trao đổi với mẹ tôi vài lời. Năm đó mẹ tôi đă 55 tuổi, người ốm yếu, c̣n tôi là SQ trẻ, chưa lập gia đ́nh. Sau khi bị thương lần thứ hai tại Trà Ôn, tôi nhận giấy thuyên chuyển về Trường TSQVN. Tại đây, tôi tạm thời được sắp xếp dạy Anh Văn, khi vết thương ở chân trái chưa lành.
– Mẹ chuẩn bị nhanh lên. Ḿnh phải đi ngay bây giờ.
– Đi đâu? Mẹ tôi hỏi.
– Ḿnh theo Trường ra tầu, đi Phú Quốc hay Guam, rồi sau qua Mỹ.
– Qua Mỹ lạnh lắm. Mẹ không chịu nổi đâu.
Nghe mẹ hỏi, tôi trả lời đại như vậy. Sự thực đầu óc tôi đang khô đặc, quưnh quáng, đợi Chỉ Huy Trưởng quyết định, chứ c̣n biết đi đâu. Đó là mẩu đối thoại ngắn gọn giữa hai mẹ con tôi. Sau khi mẹ tôi xếp vội vài bộ quần áo bỏ vào vali, tôi cột chặt vào sau chiếc Honda Dame. Xong, tôi lấy cây Carbin trong tủ, đeo vào vai, đội nón sắt, dắt xe ra khỏi nhà sau khi đă khóa cửa cẩn thận, rồi chở mẹ tôi nhập vào đoàn người chạy ra bến tàu.
Bên ngoài, dọc theo con đường dẫn ra bến tàu, khoảng gần 400 em TSQ[2] di chuyển chỉnh tề, cộng với các gia đ́nh binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan nối đuôi nhau. Một số nhà dân ở hai bên đường, thấy chúng tôi di chuyển, đă hiếu kỳ ra đứng nh́n theo. Chỉ Huy Trưởng ngồi trên xe díp có tài xế lái, dẫn đầu “đoàn quân”. Có vài người đi xe gắn máy. C̣n lại đều đi bộ. Chỉ Huy Trưởng lúc bấy giờ là Trung Tá Ngô Văn Dzoanh, người đă thay thế Đại Tá Hồ Nhựt Quan (Cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 9) cách đó hơn một năm.
Tôi chở mẹ tôi chạy chậm, khoảng gần cuối đoàn người. Không ai nói với ai một lời. Tôi để ư, không thấy một vị Sĩ quan quen biết nào ở Ban Văn Hóa cả. Lúc đó, tôi không nhớ đầu óc ḿnh đă suy nghĩ ǵ. Khi đến gần Rạnh Dừa, bỗng nhiên đoàn người dừng lại, nhốn nháo. Tôi không thấy Trung Tá Ngô Văn Dzoanh đâu. Nghe nói ông đang nói chuyện với các sĩ quan chỉ huy một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đang chiếm giữ bến tàu.
Đến khi có lệnh tất cả mọi người phải quay về Trường, tôi cũng về theo. Có người cho là t́nh trạng bến tàu lúc bấy giờ có thể không được an ninh. Nếu Trường TSQ lên tàu, sẽ tạo ra một t́nh trạng hết sức lộn xộn, chậm trễ. Việt Cộng từ phiá Bà Rịa có thể pháo kích lên tàu bất cứ lúc nào. Tôi kể lại chuyện này với tất cả sự dè dặt, v́ sự thực, tôi không được nghe nội dung câu chuyện giữa các sĩ quan TQLC và Trung Tá Ngô văn Dzoanh. Ngoài ra, v́ đi gần cuối, tôi không hề thấy một người lính hay Sĩ quan TQLC nào, cũng chưa thấy chiếc tàu của Hải Quân đâu cả, và cũng không biết nó mang tên ǵ.
Thế là đoàn người quay đầu lại, di chuyển về Trường trong nỗi thất vọng.
Về đến nhà, thấy cửa nẻo vẫn được khóa kỹ lưỡng. Tôi dắt xe vào nhà với cái vali đằng sau, nói mẹ tôi chờ, rồi đi bộ qua Trường.
Ngay trước cột cờ, khoảng gần 400 em TSQ mặc đồ vàng, đă nghiêm chỉnh xếp hàng đôi từ nhỏ đến lớn, lặng lẽ chờ đợi.
Tôi đứng cạnh Pḥng Sĩ Quan Trực gần cổng ngoài cùng với một số người khác. Thấy loáng thoáng có Thiếu tá Nguyễn Văn Thương, Trưởng Khối Quân Huấn; Đại Úy Hoàng, Liên Đoàn Trưởng LĐ /TSQ; Đại Úy Lê Viết Đắc, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ Hùng Vương; Trung Úy Lê Văn (?) Tuất, An Ninh; Chuẩn Úy Hà Văn Cúc, An Ninh; Chuẩn Úy Lâm A Mạ, Chuẩn Úy Khôi… Nếu tôi không lầm, các Sĩ quan này đều là Cựu TSQ (AET). Xin mở một dấu ngoặc ở đây. Khoảng tháng 1, 1975 Trung Úy Tuất là Đại Đội Trưởng Đ Đ Tác Chiến của trường TSQ. Tôi là Trung Đội Trưởng TĐ 1, Chuẩn Úy Mạ là TĐT/TĐ 2, và một C/U (quên tên) là TĐT/TĐ3. Cứ cách 3 đêm, các TĐ thay phiên nhau lên ngọn núi phía sau trường TSQ, gần đài vi ba, nằm trực chiến.
Lúc bấy giờ Trung Tá Ngô Văn Dzoanh không ngồi trong văn pḥng của ông. Ông đứng phía trước Pḥng Sĩ Quan Trực. Tôi được biết Trường có kế hoạch di tản ra hạm đội, và đang chờ trực thăng đáp xuống.
Tôi nghĩ đến mẹ tôi đang chờ ở Trại Cô Giang, nhưng tôi đă tự trấn an ḿnh ngay. Nhà tôi ở trong Trại Cô Giang, căn số 2, dăy thứ nhất, đối diện với Trường, chỉ cách bề ngang đường Lê Lợi. Nếu gần đến lượt, tôi chạy về đưa mẹ tôi qua Trường, cũng vẫn c̣n kịp lên trực thăng.
Khoảng một tiếng sau, một chiếc trực thăng đáp xuống sân Trường. Sáu hay bảy em TSQ nhỏ đứng đầu bước lên. Sau đó, tôi thấy có một người đàn ông Mỹ. Trước đó tôi đă gặp ông này vài lần, nhưng không nhớ ở đâu. H́nh như ông ta là Kỹ Sư Cố Vấn. Ông ta leo lên cùng với cô vợ người Việt Nam và đứa con gái nhỏ. Tôi c̣n thấy hai ông Trung Sĩ Chỉnh và Ngộ (con trai bà giáo Thảo sản xuất và bán mắm ruốc nổi tiếng ở VT) nữa. Hai người này là Hạ Sĩ Quan An Ninh, không biết họ từ đâu chạy ra chỗ trực thăng đang đậu, rồi leo lên. Tôi thấy tất cả đều im lặng.
Lúc đó, tôi không nhận thấy ḿnh ngây thơ, khờ khạo. Thử làm một bài tính đơn giản. Mỗi chuyến trực thăng có thể chở được 20 người ngồi cả trên sàn. Cộng chung các em TSQ với các cán bộ nhà Trường và gia đ́nh họ, tối thiểu khoảng 7-8 trăm người. Nếu chỉ có một chiếc trực thăng, để chở hết, phải mất 40 chuyến. Không ai biết tàu đang đậu ở đâu ngoài khơi, nhưng thử ước lượng mỗi chuyến mất độ 30 phút cho thời gian bay đi, bay về, lên, xuống. Vậy là, phải mất 20 tiếng! Một chuyện không thể nào thực hiện được khi Cộng quân đă tới Bà Rịa.
Ngay sau đó trực thăng bay đi. Chúng tôi im lặng chờ chuyến thứ hai đáp xuống.
Chúng tôi cứ đứng chờ như thế đến 2-3 tiếng. Sau cùng, Trung Tá Ngô Văn Dzoanh xuất hiện. Ông buồn bă xem đồng hồ, rồi nói với những người đang đứng trước Pḥng Sĩ Quan Trực:
– Đến giờ phút này moi hoàn toàn thất vọng rồi. Trực thăng không xuống nữa đâu. Thôi, các toi hăy về nhà tự lo cho gia đ́nh.
Ông chỉ nói có bấy nhiêu. V́ đứng gần ông nên tôi nghe rất rơ. Dường như tiếng nói của ông bị đứt đoạn, uất ức, nghẹn ngào. Có vài em TSQ đứng gần đấy, thấy chúng tôi tan hàng, đă khóc theo. T́nh cảnh này có thể ví như một đàn gà. Đàn gà con đang đi theo mẹ, nhởn nhơ bắt sâu, bỗng từ trên trời xuất hiện một bầy diều hâu hung ác. Đàn gà con chạy vội núp vào cánh mẹ. Bầy diều hâu bay xà xuống. Đàn gà náo loạn, tan tác.
Tôi về nhà. Trại Cô Giang vắng ngắt. Nhà bà y tá bên phải và nhà Thiếu Úy Ḥa bên trái đóng chặt cửa. Không biết họ có ở trong nhà không. Một lúc sau tôi thấy Đại Úy Trần Đ́nh Ân, Trưởng Ban Văn Hóa[3], mặc quân phục, đội mũ bê rê màu xanh đậm, chở vợ bằng xe Suzuki chạy ra đường cái, ngang qua nhà tôi. Vợ chồng Đ/U Ân thấy tôi đang đứng trước cửa nhà, không nói ǵ, chỉ có ánh mắt, nhưng khi ấy tôi lại không hiểu được. Tôi biết họ đang vội.
Gần như Trại Cô Giang không c̣n ai. Tôi bàn với mẹ tôi chạy tới tá túc nhà anh An ở khu chợ mới, Phường Thắng Nh́. Bà cô ruột của anh An là bạn thân của mẹ tôi khi c̣n đi học ngày nhỏ. Bỗng nhiên, Thiếu Úy Từ Hữu Mỹ[4] bước qua nhà tôi. Th/U Mỹ ở cách nhà tôi vài căn. Gia đ́nh của Th/U Mỹ ở Chương Thiện, mới lấy vợ được vài tháng. Quê vợ ở B́nh Dương. Hai người bị kẹt lại Vũng Tàu. Th/U Mỹ ngỏ ư “xin” đi theo tôi v́ không biết đi đâu cả. Có thể ngày mai Việt Cộng sẽ tới đây.
Một lần nữa, tôi lại khóa cửa nhà. Tôi chở mẹ tôi bằng xe Honda Dame, Th/U Mỹ chở vợ bằng xe đạp mini chạy bên cạnh. Cả hai chúng tôi vẫn mặc bộ đồ trận và “lon lá” đầy đủ. Ra đến đường, một em TSQ chặn tôi lại. Em đưa cho tôi trái lựu đạn M26.
– Thầy giữ “cái này” xài.
Có thể em là TSQ lớp 11 hay 12. V́ thời giờ gấp rút, tôi không kịp hỏi tên em, chỉ nhớ là đă cám ơn. Tôi biết khi chúng tôi đi rồi, em lại quay về Trường, v́ c̣n biết đi đâu.
Lúc đó chúng tôi được trang bị gần như đầy đủ: quân phục tác chiến, nón sắt, súng carbin, băng đạn, thẻ bài. Riêng tôi c̣n có thêm trái lựu đạn trước ngực.
Chúng tôi chạy xe dọc theo con đường phía bên ngoài, song song với Trường TSQ. Trường nằm bên phải, buồn bă, lạnh lùng. Ngang khu Liên Đoàn, tôi c̣n thấy vài ba bộ đồ vàng lảng vảng ở ngoài hành lang, hay dưới cột cờ. Không biết các em đang làm ǵ. Thôi nhé, vĩnh biệt các em. V́ vận nước đổi thay, thầy tṛ chúng ta phải chia tay nhau. Chúng tôi đă làm bổn phận, mặc dù chưa xong, của những người thầy đối với các em, nhưng chúng tôi đă không chu tất bổn phận của những người mẹ. Chúng tôi biết, những thứ các em thực sự cần có lúc bấy giờ là mái ấm gia đ́nh, ở đó tràn ngập t́nh thương yêu của những người mẹ, người cha hay người anh, người chị.
Khu Văn Hoá vắng ngắt. Kiến trúc có hai cầu thang bằng đá và xi măng ở hai bên. Có những lớp học ở tầng dưới và ở trên lầu. Có những giáo sư đă cùng dạy học với tôi ở đó. Đại Úy Nguyễn Văn Thi (về từ Vơ Bị Đàlạt, dậy Toán), Trung Úy Trần Trị Chi, Trung Úy Nguyễn Văn Minh, Trung Úy Lê Văn (?) Thiện (dậy Vạn Vật), Trung Úy Lâm Quang Đạt (dậy Pháp Văn), Thiếu Úy Phạm Quang Tuyên (dậy Anh Văn), Thiếu Úy Phạm Việt Hùng (dậy Văn), Thiếu Úy La Hoa Hùng (dậy Toán), Thiếu Úy Trần Quang (?) Huy (dậy Triết), và một vài người nữa mới thuyên chuyển về tôi không kịp biết tên. Ở trường TSQ, chúng tôi quen gọi các Sĩ Quan Văn Hoá là Giáo Sư, phần lớn những người này đều tốt nghiệp Đại học, và có nhiều người dậy cả ở trường tư Vùng Tầu.
Đối diện với Trường TSQ, có một dăy tường dài màu trắng. Ở đó, bây giờ tôi c̣n thấy viết một câu nói nổi tiếng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng tin những ǵ Cộng Sản nói. Hăy nh́n kỹ những ǵ Cộng Sản làm.” Vào giờ phút ấy, tôi vẫn c̣n thấy câu nói đó rất đúng; nó như một thách đố, nhưng lại nghẹn ngào, uất hận.
Trên đường, chúng tôi thấy mọi nhà đều đóng cửa. Phố xá vắng lặng như chiều 30 Tết. Không một người qua lại.
Chúng tôi rẽ trái để tới nhà anh An ở khu chợ mới, Phường Thắng Nh́, vào khoảng 4 giờ chiều. Cửa đóng kín. Tôi gơ cửa. Bất ngờ thấy chúng tôi tới, anh An lo sợ ra mặt. Chắc anh không muốn có chuyện ǵ phiền phức đến gia đ́nh ḿnh. Nhưng chị An không nói ǵ.
Nh́n thấy chúng tôi đùm đề súng đạn, anh An cuống lên:
– Trời ơi, đến giờ này mà các chú c̣n súng đạn như thế này. “Chúng nó” tới sát bên rồi.
Rồi quay qua thằng cháu, anh giục:
– Khánh. Mày mang những thứ này vứt qua hàng rào. Nhanh lên.
Khánh là lính Nhảy Dù từ Vùng 1, Vùng 2 mới di tản về.
Chúng tôi lặng lẽ cởi bỏ súng đạn, kể cả thẻ bài, đưa cho Khánh. Khánh đi ra phía sau, vứt những thứ đó qua bên kia hàng rào. Chúng tôi vào nhà, lột được cái áo, nhưng chưa kịp thay. Hai đứa c̣n mặc quần lính trận. Lúc đó Việt Cộng đă tới sát bên. Chúng tràn ngập khu nghĩa địa cách nhà anh An chỉ vài trăm thước. Không có tiếng súng nào.
Chúng tôi ngồi trong nhà, chờ xem động tĩnh. Đêm đó, đầu óc tôi căng thẳng, không sao ngủ được. Măi gần sáng tôi mới thiếp đi.
Sáng sớm hôm sau, 30 tháng Tư, tôi choàng tỉnh dậy v́ có những tiếng động ở bên ngoài. Từ trong nhà, tôi nh́n qua lỗ khóa. Khoảng một tiểu đội Việt Cộng đang đứng lố nhố trước cửa nhà anh An, chỉ cách tôi 4-5 thước, qua một cánh cửa gỗ. Chúng đang x́ xào bàn tán những ǵ tôi nghe không rơ. Tôi nh́n thấy những chiếc nón cối bạc màu, những đôi dép râu bao quanh những đôi chân cáu bẩn, và những đôi giầy vải màu nâu bạc phếch. Nào là vũ khí, máy truyền tin. Cạnh chỗ chúng đang đứng, có một miếng gỗ đóng xơ xài trên cái cột, với hàng chữ nguệch ngoạc “TÙ HÀNG BINH ĐI LỐI NÀY”, và ở dưới có một h́nh mũi tên chỉ về hướng đài vi ba, Phường Thắng Tam. Ngoài ra, c̣n có một tấm bảng khác với hàng chữ “HÀNG SỐNG, CHỐNG CHẾT” được đóng ngay đó.
Đến khoảng 8 giờ sáng, tôi lại nh́n qua lỗ khóa một lần nữa. Rơ mồn một. Bọn Việt Cộng vẫn c̣n đứng lố nhố trước cửa nhà anh An. Vài phút sau, tôi không c̣n tin vào mắt ḿnh được nữa. Tay Nhiều[5], Nghị viên (NV) Thành phố Vũng Tàu được một tên đệ tử c̣n trẻ chở tới bằng xe Honda 67 màu đen. Cả hai đều mặc áo trắng. Tên trẻ tuổi đeo băng đỏ ở cánh tay. Chiếc xe dừng lại, được chống càng nghiêng qua một bên, NV Nhiều bước xuống, nét mặt nghiêm trọng, nói chuyện với tên Việt Cộng đeo K.54, h́nh như là cấp chỉ huy. NV Nhiều nói ǵ với tên Việt Cộng, tôi nghe không rơ, chỉ thấy tên Việt Cộng nh́n NV Nhiều, thỉnh thoảng lại gật gù. Tôi đoán họ đă gặp và “thông tin” với nhau vài lần rồi, v́ khi tôi thấy, hai người có vẻ biết nhau từ trước.
Tôi bàng hoàng, tự nhiên cảm thấy lạnh người. Tôi ngoắc Th/U Từ Hữu Mỹ lại, nói nhỏ:
– Thằng cha Nhiều là Việt Cộng Nằm Vùng. Vậy mà lâu nay tụi ḿnh không biết.
– Đâu, tôi coi?
Th/U Mỹ nh́n qua lỗ khoá một chập, rồi quay qua tôi:
– Đ.M. Anh tính sao?
Th/U Mỹ chửi thề nho nhỏ, không nói ǵ thêm. Tôi cũng im lặng. Thực ra, ngay lúc đó tôi không cảm thấy sợ hăi chút nào. Tôi chỉ thấy hoang mang. Sự việc xảy ra quá sức bất ngờ, ngoài sự tưởng tượng của ḿnh. Tại sao giờ này thằng cha Nhiều c̣n đứng kia? Anh ta là NV Thành Phố cơ mà? Tại sao anh ta không di tản? Anh ta không muốn đi, hay không đi được? Anh ta định làm ǵ? Chuyện ǵ đă xảy ra cho Đại Tá Thị Trưởng Vũ Duy Tạo? Nếu NV Nhiều biết có Th/U Mỹ và tôi đang đứng phiá sau cánh cửa này, quan sát anh ta qua lỗ khóa, không biết anh ta sẽ phản ứng ra sao, anh ta có “báo cáo cán bộ” có hai tên “Sĩ quan ngụy” đang ở sau cánh cửa, và không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra cho hai chúng tôi. Hàng trăm câu hỏi cứ xoáy trong đầu tôi lúc bấy giờ.
Khi tôi mới thuyên chuyển về Trường TSQ, NV Nhiều c̣n là Trung Úy, dạy Toán. Tôi chưa có dịp nào nói chuyện trực tiếp với anh ta, ngoài trừ vài lần gặp anh ta trên đường dẫn vào khu Văn Hoá, cả hai cười cười, gật đầu. Anh ta thân với Đại Úy Hồ Công Tâm[6], Cựu Trưởng Ban Văn Hoá. Về sau, anh ta ra ứng cử chức vụ NV Thành Phố. Đ/U Tâm nhờ nhóm Sĩ Quan trẻ chúng tôi vận động cho anh ta. Chính tôi đă cầm cả trăm cái business cards của anh ta, đi giới thiệu với mọi người quen biết, nào là ở tư gia, ở quán cà phê, ở tiệm cơm…những nơi bọn chúng tôi hay la cà, tán gẫu. Kết quả, anh ta đắc cử một cách vẻ vang. H́nh như anh ta có số phiếu cao thứ nh́. Sau vụ này, chúng tôi vẫn không có được một lời cám ơn, một cái bắt tay, hay một ly cà phê. Mấy tháng sau, anh ta xin giải ngũ. Cuộc sống huy hoàng, thảnh thơi và quyền lực của một Nghị viên Thành phố bắt đầu. Mấy gia đ́nh giầu và tai mắt ở Vũng Tàu, có con gái lớn, vồn vă anh ta ra mặt. Anh ta dựa dẫm Đại Tá Vũ Duy Tạo. Có lần anh ta theo Đại Tá Tạo đi “tham quan” Trường TSQ, không quên dắt theo mấy cô ả mặc áo dài. Tội nghiệp, lần đó cả Trường TSQ phải đứng dàn chào. Tôi biết anh ta muốn lợi dụng những dịp này để “lấy le” với chúng tôi. Chỉ có vậy thôi.
Vậy mà bây giờ anh ta đứng kia, áo sơ mi trắng, bộ điệu khúm núm, xum xoe, không đúng phong độ hay tư cách của một Nghị viên tí nào.
Tôi chán ngán quay vào. Tôi nói với anh An là tôi và Th/U Mỹ thấy NV Nhiều đứng ngoài đường, đang “báo cáo” với tên chỉ huy VC. Anh An có vẻ ngao ngán.
Trưa hôm đó, tôi chở mẹ tôi về lại Trại Cô Giang. Cửa đằng trước vẫn có ổ khoá nằm đấy, nhưng cửa sau đă bị ai đó phá hỏng và bên trong bị xáo trộn, một ít đồ bị mất. Nhưng không có ǵ quan trọng cả. Những ngày tháng sắp tới, nào biết cuộc đời sẽ trôi giạt về đâu, vậy th́, có ǵ để tiếc nuối đâu. Tôi chỉ thấy chán ngán và chấp nhận.
Tôi nh́n qua Trường TSQ, tất cả đều vắng vẻ, lạnh lùng, ngoại trừ cái cổng sắt to lớn bị hư hại. Đó là dấu tích của trái đạn B.40 do Việt Cộng bắn vào khi tấn công Trường, và đó cũng là trận chiến đơn độc, trận thử lửa đầu tiên, nhưng rất hào hùng của các em TSQ bé nhỏ, c̣n trong độ tuổi thơ ngây. Trận đánh này đă xảy ra từ buổi sáng đến buổi trưa ngày 30 tháng Tư khi tôi đang ở nhà anh An ở Phường Thắng Nh́ [7].
Cũng trưa hôm đó, qua làn sóng Đài Phát Thanh Saigon, TT Dương Văn Minh ban lệnh đầu hàng. Thế là hết.
Sáng ngày 1 tháng Năm, tôi ra “tŕnh diện” sơ khởi ở Phường Thắng Tam. Tŕnh diện xong, tôi xách xe Honda chạy lung tung quanh Vũng Tàu như một người mất trí.
Buổi tối hôm đó, tôi lại buồn t́nh xách xe chạy ra băi trước. Đang đứng nh́n ra biển, tôi gặp Đại Úy Hoàng, Cán bộ Liên Đoàn Trưởng TSQ. Hai chúng tôi nh́n nhau, chỉ nhè nhẹ lắc đầu, không nói ǵ với nhau cả. Có vài chiếc tàu neo ở ngoài khơi, thật xa, thật xa.
Vài ngày sau, từ Trại Cô Giang, tôi nh́n thấy những chiếc xe tải quân đội Molotova chạy vào trường TSQ, chất đầy đồ đạc và giường sắt (loại giường của quân đội Mỹ), chở về đâu không biết. Trường TSQ có khoảng 2 ngàn chiếc giường như vậy, để cho các em TSQ sử dụng. Những chiếc xe Molotova chạy ra chạy vào nhiều chuyến để chở “chiến lợi phẩm”. Lúc đó, không c̣n một em TSQ nào trong Trường. Chỉ cần nửa ngày, trường TSQ đă được “dọn” sạch sẽ. “Tàn dư Mỹ Ngụy” được phân tán nhanh chóng, có thể ra cả tới miền Bắc.
Mấy ngày sau, tôi gặp Chuẩn Úy Lâm A Mạ (AET) mua cuốc xẻng ở tiệm làm đồ sắt của anh An ở ngă tư Bến Đ́nh. Ch/U Mạ đang chuẩn bị cho những ngày tháng mới và những công việc mới. C̣n Chuẩn Úy Khôi (cũng là AET) đang chăm sóc cái quán Mưa Rừng với bà vợ thứ hai ở gần Trường TSQ.
Qua ngày hôm sau, có hai ba tên Việt Cộng, đội nón cối, vác AK đến nhà tôi, “ra lệnh” tôi chỉ được ở trong Trại Cô Giang vài ngày nữa, rồi phải dọn đi, trả nhà cho “Cách mạng”.
Sau khi nghe tin Cầu Cỏ May đă được sửa lại, Th/U Mỹ và vợ đă từ giă mẹ con tôi về B́nh Dương, gửi lại chiếc xe đạp mini. Hai hôm sau, bà mẹ vợ đă đến lấy về.
Trại Cô Giang ngày càng vắng vẻ. Tôi chần chừ ít ngày nữa. Sau cùng, mướn một chiếc xe tải nhỏ, dọn về Sàig̣n. Tôi đưa mẹ tôi về “tạm giữ” căn biệt thự nhỏ trong Cư xá Phủ Tổng Thống cạnh cầu Sàig̣n. Căn biệt thự này làm chưa xong. Nền nhà chưa được lót gạch. Cửa sổ chưa có, ngay cả cửa chính cũng chưa có khoá. Sân vườn toang hoác. Chồng của bà chị họ tôi là Đ/U Nha sĩ Phủ Tổng Thống, mua đất ở đây xây biệt thự. Xây chưa xong, Việt Cộng ập tới. Trong khi tôi và mẹ tôi không có chỗ trú ngụ, nên nhận làm “quản gia” thật đúng lúc.
Căn biệt thự tôi ở gần ngă tư. Bên trái là biệt thự của một Trung Tá Nha Quân Pháp (quên tên). Đối diện có một ngôi chùa nhỏ. Khoảng một trung đội VC đóng trong ngôi chùa này. Chúng đặt trạm gác, kiểm soát người qua lại. Trong căn biệt thự “không có cửa nẻo”, tôi vội vă đốt hết mọi giấy tờ và h́nh ảnh. Chỉ giữ lại cái Thẻ Sinh Viên Luật Khoa năm I có hiện lực đến cuối năm. Không ngờ đó lại là bùa hộ mạng của tôi.
Từ bên chùa, sáng nào cũng có 3-4 tên qua nhà tôi chơi. Chúng cứ nghĩ tôi là sinh viên. Mấy ngày đầu tôi pha cà phê mời tụi nó uống “xă giao”. Tụi nó cứ khua tay “thôi, thôi”. Nhưng vẫn uống t́ t́. Mấy ngày sau tụi nó “quen mui, thấy mùi…” qua nhà tôi hoài, nhưng tôi lại hết cà phê, hết sữa. Tụi nó quay qua hỏi muợn tôi chiếc Honda Dame chạy chơi quanh cư xá. Một hai lần sau tôi cũng kiếm cách từ chối, nói là hết xăng.
Ông anh tôi c̣n xây cái pḥng vệ sinh đằng sau sân đậu xe. Pḥng vệ sinh cũng chưa có cửa. Buổi sáng vài ba đứa nhăn nhó chạy vội qua nhà tôi, làm tùm lum. Mẹ tôi lại phải vất vả kỳ cọ, đến nỗi bà phải viết lên tường hàng chữ “người lịch sự nhớ dội nước”. Có đứa qua nhà tôi quát “Thím nói ai?”. Mẹ tôi tỉnh bơ trả lời “Nói người nào bất lịch sự đó.”
Sau 2-3 lần “tẽn ṭ”, đến cuối tháng Sáu, 1975, tôi từ giă mẹ tôi, lên đường “đi học”. V́ lỡ tŕnh diện ở Vũng Tàu nên tôi phải ra đấy để đợi “đi học”, mặc dù tôi đă về Sàig̣n. Thoạt đầu, tôi được đưa đến Long Thành, ở trong doanh trại của một đơn vị Công Binh cũ, cách Suối Tre khoảng một tiếng đi bộ. Tại đây, tôi lại bị kinh ngạc một lần nữa khi gặp NV Nhiều. Chắc hẳn anh ta đă bị Việt Cộng “sa thải”, không c̣n được tin dùng nữa. Khi trái chanh đă được vắt kiệt, bây giờ chỉ c̣n việc vứt vào thùng rác, không thương tiếc.
Lần đầu gặp tôi tại đây, có lẽ thấy tôi quen quen, anh ta nhe răng cười. Tôi phớt lờ. Tôi nhớ chỉ gặp anh ta 2-3 lần, v́ ở hai C khác nhau. Rồi sau đó, qua những lần chuyển trại, không biết anh ta ra sao, về đâu.
Cuối năm 1993, tôi và gia đ́nh qua Mỹ theo diện HO. Một hôm đi khám răng ở LB, ông bố cô Nha sĩ, kiếm mối cho con, đến chở gia đ́nh tôi, sau khi biết tôi ở trường TSQ, hỏi tôi có biết NV Nhiều không. Ông nói ông là anh em cột chèo với NV Nhiều, hiện NV Nhiều cũng đang ở L.B. cùng với bà vợ Nha Sĩ (?). Tôi giật ḿnh và quá sức ngạc nhiên. Vậy là anh ta đă sang Mỹ sớm hơn ai hết. Không biết anh ta đă bị “ở tù” bao lâu? Không biết anh ta sang Mỹ theo diện ǵ? (HO, ODP, vượt biên, con lai, hay bảo lănh). Ông ta nói với NV Nhiều là tôi và gia đ́nh mới qua, và nói là NV Nhiều sẽ ra mừng chúng tôi. Hôm sau, ông ta nói với tôi là NV Nhiều xin lỗi, v́ bận việc, không đến mừng gia đ́nh tôi được. Tôi chắc chắn không bao giờ NV Nhiều muốn (hay dám) giáp mặt bất cứ ai ở Trường TSQ cũ, v́ tự nhiên cứ thấy lương tâm ḿnh hổ thẹn, mặc dù vẫn tưởng việc làm của ḿnh không ai biết. Nhưng anh ta phải biết là dưới gầm trời này, không có chuyện ǵ bí mật cả, nhất là khi ḿnh có tội. Tôi định kể chuyện cho ông ta nghe, nhưng lại thôi.
Mấy năm sau, một lần vô t́nh tôi gặp NV Nhiều ở VVH. Trong khi chờ “ông thầy” massage tới, anh ta lấy sách ra đọc ngay bên cạnh tôi. Có thể anh ta không nhận ra tôi (?). Tôi hỏi anh ta có c̣n nhớ ai ở Trường TSQ không, c̣n nhớ Đ/U Hồ Công Tâm không. Anh ta lắc đầu, trả lời yếu ớt: “Tôi quên rồi”.
Đă gần 40 năm trôi qua, chúng ta vẫn không thể quên được ngày Cộng quân cướp miền Nam, không thể quên được ngày chúng ta phải chịu nhận sự trả thù cay độc của chúng ở những trại tù, trong Nam cũng như ngoài Bắc. Có những chuyện dường như mới xảy ra ngày hôm qua, ngày hôm nay, hay mới tức thời. Làm sao quên được. Bây giờ, có những đêm ngủ, chúng ta c̣n bị những cơn ác mộng ám ảnh, có khi vẫn thảng thốt ngồi dậy, nh́n quanh, căm phẫn, bàng hoàng.
Tuyệt nhiên tôi không có một hiềm khích hay tư thù cá nhân nào đối với NV Nhiều. Nhưng xét ra, anh ta đă bôi lọ thanh danh cao quư của người lính Việt Nam Cộng Ḥa, đă “đâm sau lưng các chiến sĩ”, đă “ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản”, đă cúi đầu làm tay sai chỉ điểm cho bọn Việt Cộng khi chúng xua quân cưỡng chiếm miền Nam. Có thể anh ta là Việt Cộng nằm vùng, và cũng có thể anh ta chỉ là thứ 30 tháng Tư tép riu đón gió trở cờ. Sau khi cháy nhà, đă có những con chuột xấu xí ra mặt. Những con chuột đă làm náo loạn, và gây kinh hoàng cho mọi người một thời gian lâu dài.
Những kẻ phản bội, nhất là phản bội tổ quốc, vẫn thường có nhiều thủ đoạn tráo trở, lừa bịp, luồn cúi, hèn hạ. Phải nói ra để nhận diện, tẩy chay.
Đă gần 40 năm qua, tôi định không kể chuyện này. Nhưng nếu vậy, lịch sử dân tộc sẽ mất đi sự công bằng. Trong khi bao nhiêu người con thân yêu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đă hy sinh mạng sống của ḿnh để bảo vệ chính nghĩa tự do trên từng tấc đất, có kẻ đă lợi dụng, sống ích kỷ, phè phỡn, bon chen, lúc nào cũng muốn đè đầu đè cổ người khác. Đến khi đất nước gặp nạn, những kẻ đó lại đang tâm làm ngơ, phủi tay, phản bội, và trốn chạy trước hơn ai hết. Phải nói ra để lương tâm được ngủ yên, mặc dù đă quá muộn màng.
Hà Việt Hùng
Chú thích:
[1] Sau khi Trường TSQ Cao Nguyên (Pleiku) sát nhập vào Trường TSQ Vũng Tàu, trường này đổi tên là Trường TSQ Việt Nam. Khi tôi thuyên chuyển về đây cuối năm 1973, Trường đă có tên này rồi.
[2] B́nh thường, quân số TSQ vào khoảng 1400-1500. Trước tháng Tư 1975, Trường đă cấp giấy phép cho trên 1000 em có gia đ́nh ở Sàig̣n và các vùng phụ cận, Vùng 3 và Vùng 4 được về nhà.
[3] Đ/U Ân thay thế Đ/U Hồ Công Tâm khoảng gần một năm trước đó. Vợ ông là chị bà con bên ngoại của tôi.
[4] Th/U Mỹ trước dạy Anh Văn ở Khối Văn Hoá, sau đổi qua Khối Quân Sự.
[5] Đă đổi tên (TG).
[6] Sau năm 1983, tôi gặp ông Tâm ở Sàig̣n, ông nói “ông không thích Mỹ”. Trước 75, ông đă du học Mỹ 2 lần do Quân đội gửi đi. Nếu muốn đi, ông đă đi vào ngày 30 tháng Tư, 75. Sau đó tôi không có dịp gặp ông nữa.
[7] Trận đánh này đă được hai Cựu TSQ Lớp 12 Nguyễn Anh Dũng và Lâm A Sáng thuật lại trong “Trận chiến bi hùng cuối cùng của TSQ Vũng Tàu 1975” in trong cuốn Những Trận Đánh Không Tên Trong Quân Sử (Việt Nam 2003).
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám