CHÍNH NGHĨA

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá

CHO ANH

KHÓC BẰNG

MẮT EM

 

 

 

Cho anh khóc bằng mắt Em,

Những mối t́nh Budapest..!

THƠ THANH TÂM TUYỀN

 

 

 

Tháng Ba 2006, Thi Sĩ THANH TÂM TUYỀN từ giă cơi đời. Nhà Thơ và gia đ́nh, đi HO sang Hoa Kỳ khoảng năm 1991, 1992, định cư ở thành phố Saint Paul, Minnesota. Ông thọ 70 tuổi. Tuổi Ta của ông là 71, ông sinh năm 1936.

Tôi vào Sài G̣n từ năm 1951 nên tôi không được biết nhiều chuyện Hà Nội, nhiều người Hà Nội trước năm 1954. Ở Sài G̣n từ bấy, tức từ năm 1951 đến năm 1975, là năm tôi mất Sài G̣n, tôi cũng có ít năm làm báo, viết truyện, nhưng thứ báo tôi làm nhân viên là thứ báo bà ba, tức thứ báo mà độc giả bỏ tiền mua, để đọc tiểu thuyết, đa số là những bà bận áo bà ba, những bà Việt Nam ít học, những nữ độc giả không bận áo dài, lại càng không mặc đầm robe sac, robe sung, mini dzuưp, minidzúp, truyện tôi viết là loại truyện phổ thông, truyện để người đọc giải trí, đọc cho đỡ buồn, không phải là loại văn cao cấp, lại càng không phải là thứ văn chương chân chính, quí tộc, nên tôi không được quen biết, giao du nhiều với quí ông văn chương quí phái thứ thiệt như Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền.

Thế nhưng sau khi Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền nổi tiếng là Thi sĩ, khi được gặp ông ở Sài G̣n, tôi thấy ông hơi quen quen. Tôi hỏi ông có phải năm 1950 ông học ở trường Văn Lang, lớp Đệ Ngũ ở Hà Nội không? Ông nói có, ở Hà Nội năm 1950 ông có học trường ấy, lớp ấy. Dzậy là ít nhất năm 1950, tôi có một năm được học cùng một lớp với Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền.

Thế rồi.. Ḍng đời trôi đi, nước chẩy dưới cầu, lá rơi xuống đất, mây bay ngang trời.. Công việc.. Thanh b́nh.. An ninh.. T́nh Yêu.. Vợ con .. Dâu biển.. Tai họa.. Oan khiên.. Tù đầy.. Đến những năm 1982, 1983 tôi được có bài viết đăng cùng với Thơ của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền trong một tác phẩm.

Văn phẩm đó là quyển Tắm Mát Ngọn Sông Đào, Nhà Lá Bối, Paris, ấn hành ở Paris năm 1982.

Tắm mát ngọn sông Đào lấy từ bài phong dao:

Muốn tắm mát th́ lên ngọn con sông Đào

Muốn ăn sim chín th́ vào rừng xanh.

Đôi tay anh vín đôi cành

Quả chín anh hái, quả xanh anh vồ.

Năm, sáu năm nay anh ăn ở Thành Hồ

Anh ra Bưu Điện lănh đồ em cho..

Trong Tắm Mát Ngọn Sông Đào có những bài viết của Nhà Văn Doăn Quốc Sĩ, truyện ngắn với những bút hiệu Hồ Khanh, Hành Khô, có Thơ của Thích Cao Đăng, bút hiệu của Thượng Tọa Thích Quảng Độ. Những năm 1978, 1979 Thượng Tọa nằm trong xà-lim Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu. Trong tù, Thượng Tọa làm thơ. Xin trích một bài:

Nói chuyện với Tử Thần.

Xà-lim trông hệt cái nhà mồ

Mỗi lần mở cửa tôi ra vô

Thấy như chôn rồi mà vẫn sống

Tử thần tôi sợ con cóc khô.

 

Tử thần nghe vậy bèn sửng cồ

Nửa đêm đập cửa, tôi mời dzô.

Sẵn có thước lào phèo mấy khói

Tử thần khoái trá cười hô hô.

 

Trong khi vui cùng tôi tṛ chuyện

Tử thần đắc ư nói huyên thiên:

Trần gian, địa ngục, ham chi nữa

Thôi hăy bay mau về cơi tiên!

 

- Tớ xem tướng cậu cũng hiền hiền

Mà sao thiên hạ sợ như điên

Mỗi lần thấy cậu ḷ ḍ tới

Chúng nó hè nhau bỏ tổ tiên!

 

- Ấy cũng bởi v́ chúng nó điên

Chứ anh thấy ta tướng rất hiền

Đứa nào “hết số” ta mới rớ,

Bảo chúng sống vui, đừng lo phiến!

 

- Tớ đây tuy có chút lo phiền

Nhưng tớ cũng chẳng ham cơi tiên

Trần gian, địa nguc,ỳ tớ cứ ở

Chẳng loạn, không cuồng, mặc lũ điên.

 

Người đời c̣n đắm mộng triền miên

Hạ tuần trăng đă dọi vào hiên.

Tử Thần bắt tay chào tạm biệt

Phóng ngựa ma trơi về hoàng tuyền.

 

Ḿnh tôi lặng lặng vào cơi Thiền

Lâng lâng tự tại cảnh vô biên

Bồ đề phiền năo đều không tịch

Niết bàn sinh tử vốn an nhiên.

 

Say

Không có ǵ hơn điếu thuốc lào

Sáng ra rít một khói vào, quay lơ.

Trông trời, trông đất tối mờ

Trông “ngợm” như lũ kiến ḅ dưới chân.

 

Tắm Mát Ngọn Sông Đào c̣n có Nhạc của Dương Hồng Ngọc, truyện của Con Trai Bà Cả Đọi, Yên Ba. Và Thơ của Trần Kha. Năm Tắm mát Ngọn Sông Đào được xuất bản ở Paris, Pháp Quốc, Thanh Tâm Tuyền c̣n ở trong nhà tù khổ sai ở miền Bắc. Những năm ấy bọn Công An Bắc Cộng đang hung hăn, hung hăng thẳng tay bắt, bỏ tù mút chỉ cà tha những người dám viết những bài tố cáo tội ác của chúng gửi ra nước ngoài. Tất cả những người Việt ở Sài G̣n dám viết ra nước ngoài thời ấy đều phải dùng bút hiệu rởm. Nhờ anh bạn Trần Tam Tiệp ở Paris gửi sách báoViệt ở hải ngoại về cho Dương Hùng Cư?ng, anh em chúng tôi ở Sài G̣n có và được tác phẩm Tắm Mát Ngọn Sông Đào. Khi đọc Tắm Mát, tôi không hỏi cũng biết người viết kư Hồ Khanh, Hành Khô là Doăn Quốc Sĩ, Thích Cao Đăng là Thượng Tọa Thích Quảng Độ, nhưng, tôi không đoán được Trần Kha là Thanh Tâm Tuyền.

Trần Kha là bút hiệu “rởm” của Thanh Tâm Tuyền.

Năm 1983, 1984.. Thanh Tâm Tuyền từ những trại tù khổ sai miền Bắc trở về mái nhà xưa. Tôi gặp lại Tuyền ở Sài G̣n. Hơn 10 năm sau tôi gặp lại Tuyền ở Virginia, Hoa Kỳ. Tuyền và gia đ́nh định cư ở Saint Paul, Minnesota. Chừng hai, ba năm Tuyền và vợ sang Virginia thăm bạn hữu một lần. Tuyền có nhiều bạn ở Virginia, trong số có Ngọc Dũng, Vĩnh Lộc, Đinh Cường, Phạm Chí Thành, Phạm Văn Thuyết. Mỗi lần Tuyền sang Virginia, tôi đều được gặp Tuyền. Có lần TT Tuyền nói Thơ Trần Kha trong Tắm Mắt Ngọn Sông Đào là thơ của Tuyền, nhưng Tuyền không gửi những bài thơ ấy sang Paris. Như đă kể, khi Tắm Mát được in ở Paris, Tuyền đang ở trong nhà tù khổ sai trên đất Bắc. Tuyền nói những bài thơ ấy do một người bạn tù của Tuyền được về, nhớ Thơ Tuyền, gửi đi.

Những năm 1983, 1984,sống mỏi ṃn trong địa ngục Thành Hồ, khi đọc Tắm Mát Ngọn Sông Đào, tôi chẳng thấy có bài nào hay, tôi lại không đọc kỹ những bài Thơ của Thích Cao Đăng, của Trần Kha. Thời gian qua.. Hai mươi năm có lẻ.. Hôm nay TT Tuyền qua đời. Sống an ninh, đầy đủ vật chất nhưng buồn sầu về tinh thần ở Kỳ Hoa Đất Trích, trước khi viết bài này về Thanh Tâm Tuyền, tôi t́m quyển Tắm Mát Sông Đào ra đọc Thơ Tuyền; tôi không viết đọc lại, tôi đọc lần đầu, thấy nhiều bài hay quá là hay..

Xin trích vài bài:

Long Giao

Tinh mơ xe đến Long Giao

Đón người đám cỏ tranh cao ven đường

Trông lên đồi núi mờ sương

Mây bay tất tưởi, mưa vương tần ngần

Tiêu điều sơ xác trại quân

Đất lầy bùn đỏ quánh chân ghê người

Ngổn ngang chiến cụ bỏ rơi

Xanh um bờ bụi, tả tơi lũy đồn

Nhà hoang vách trống gió luồn

Vắng tanh nỗi nhớ, dập dồn bóng vang

Ngả lưng trên đất mơ màng

Hé trời trôi giạt, ngỡ ngàng tấm thân.

 

Thuốc Lào

Ngồi chơi hút điếu thuốc lào

Tạm quên đi những gian lao ưu phiền

Điếu thông, đóm nỏ, thuốc êm

Hít vào sẽ thấy đảo điên đất trời

Bạn tù ơi, thuốc nạp rồi

RíÔt cho ṛn ră mê tơi cơi ḷng

Khonh chân, an tọa thong dong

Khói say khỏa lấp cả mong lẫn chờ

Kể chi vợ dại, con thơ

Kể chi chuyện cửa, chuyện nhà mai sau

Sá ǵ mấy cuộc biển dâu

Loay hoay chỉ tổ b?c đầu mà thôi

Hăm đi trà đượm chén mời

Long Giao c̣n thú tuyệt vời nào hơn.

 

Chiều cuối năm

qua xóm nghèo

Mưa bay lất phất, gió căm căm

Đương lầy trơn, nhà cửa tối tăm

Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc

Co ro đứng xem tù qua thôn

 

Vác bó cuốc nặng, bước loạng choạng

Về trong xây xẩm buổi tàn đông

Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa

Ảm đạm ḷng ta chiều cuối năm

 

Gửi Phan Lạc Phúc ở L.15

Nhớ bạn như ta nhớ thuốc lào

Gần nhưng cách trở biết là bao

Mấy năm không gặp nhau rồi nhỉ

Râu tóc long đong hẳn bạc phau.

 

Đằng ấy c̣n chăng nét tiếu ngạoá?

Tớ đây vẫn giữ vẻ tiêu dao

Mơ ngày xum hop nằm chung chiếu

Tán gẫu qua đêm như độ nào.

Tháng 9/ 1979

Tôi không thích loại Thơ không vần, không điệu gọi là Thơ Tự Do..

Tôi buồn khóc như buồn nôn

Tôi gọi tên tôi: Thanh Tâm Tuyền.. T

ôi không c̣n cô độc..

Đi.. đi.. Chúng ta đến công viên..

Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối..

Ôi.. môi em như mật đắng..

Có một chút Paris..

Để anh làm thi sĩ..

Tôi chỉ nhớ có thế và như thế về Thơ Thanh Tâm Tuyền, nhưng có hai câu Thơ của Thanh Tâm Tuyền:

Cho anh khóc bằng mắt Em

Những mối t́nh Budapest..

.. tôi đọc năm 1956, tôi nhớ măi không quên.

Năm 1956 nhân dân Hung-gia-lợi  (Hungary) chịu không c̣n nổi nữa gông cùm cộng sản, ghê tởm tận cùng v́ những tṛ ác độc, bẩn, đểu, hèn, chó má của bọn đảng viên cộng sản, vùng lên dành lại quyền làm người, quyền sống như một người. Họ đập phá gông cùm cộng sản, họ không chỉ biểu t́nh chống đối suông, họ dùng súng đạn, họ giết bọn công an Cộng.

Nhân dân Hung làm chủ thủ đô Budapest trong nhiều ngày. Bộ máy chính quyền cộng sản của bọn Hung Gian,ỳ Hung Cô Hồn, Hung Chó Đẻ, Hung Con Cầy, dựa vào sức mạnh của bọn Nga Cộng để đàn áp dân Hung, tan ră trong một sớm một chiều. Bọn đảng viên Hung cụp đuôi trốn như chó bị thiến.. Thế rồi thấy nguy hiểm bọn Nga Sô cho lính và chiến xa của chúng qua biên giới, vào Budapest tàn sát dân Hung nổi dậy..

Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp dă man.. Thế giới gọi là Tự Do, kể cả Hoa Kỳ, chỉ ủng hộ nhân dân Hung bằng lời. Chính phủ các quốc gia Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Canada.. lên tiếng phản đối Nga Xô xâm phạm chủ quyền nước hung, nhưng chỉ phản đối bằng mồm thế thôi. Bọn Nga Cộng mặc t́nh giết những người dân Hung nổi dậy.

Cuối cùng, một số người Hung bỏ nước ra đi. Họ đi đường bộ, qua biên giới, sang nước Áo, sống đời thất quốc, lưu vong. Hy vọng ngày về quê hương không c̣n cờ đỏ.

Và ở Sà́ G̣n, Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền làm Thơ thương khóc những người Hung yêu nhau phải xa cách nhau v́ tai họa cộng sản. Và tôi, năm ấy tôi 25 tuổi, tôi nhớ măi hai câu thơ của Thi sĩ :

Cho Anh khóc bằng mắt Em

Những mối t́nh Budapest..!

Những năm 1978, 1979, Thi sĩ, và tôi, cùng ở trong tù công sản, đôi khi nhớ đến cuộc khởi nghĩa chống Cộng bất thành của những người dân Hung Budapest năm 1956, tôi lại nhớ Thơ Thanh Tâm Tuyền, tôi thầm nói với Tuyền:

- Bi giờ th́ Anh được khóc bằng mắt của Anh, Anh không c̣n phải khóc nhờ mắt của những người Em Hung trong những mối t́nh Budapest.

Những năm xưa ấy, nhiều người trên thế giới coi việc nổi dậy đập phá gông cùm cộng sản của những người dân Hung năm 1956 là vô ích, là việc làm ngu dại, là tự đâm đầu vào cái chết lảng xẹt.. Những năm xưa ấy tôi ngu như ngỗng, tôi nghĩ rằng bọn cộng sản sẽ hoành hành trên thế giới sỉu sỉu là năm, bẩy trăm năm, không sao có thể chống được chúng, nói chi đến chuyện diệt chúng, người ta chỉ có thể đau khổ v́ chúng, người ta chỉ có thể chịu chết v́ bị chúng đọa đầy, bị chúng giết.

Nhưng rồi đến những năm 1988, 1989, 1990, bọn cộng sản nhục hơn những con chó ghẻ trên khắp thế giới. Bọn đảng viên cộng sản những nước Hung, Tiệp, Ba lan, Lỗ, Đức, Nga.. bị nhân dân những nước ấy nắm tóc, lôi cổ ra trước chợ, đánh cho mỗi thằng năm, bẩy cái bạt tai, nhổ vào mặt mỗi thng năm, bỹ băi nước bọt, đá cho mỗi thằng mây đá, đuổi đi. Tượng Thánh Tổ bọn Cộng là Lenin, Stalin bị kéo đổ, bị cưa đầu bỏ nằm trong băi rác, bên miệng cống ven đường.. Nhân dân các nước ấy dành lại quyền làm chủ đất nước, quyền làm người..

Những người Hung chết v́ chống bọn Cộng sản năm 1956 không chết vô ích. Họ chết để đồng bào của họ được sống đàng hoàng, họ chết để loài người thoát được tai họa cộng sản.Người Làm Thơ Thanh Tâm Tuyền ra đi lần cuối làm tôi nhớ lại lời Thơ Thi sĩ làm năm 1956. Năm xưa tôi mượn Thơ Tuyền để khóc thương những người Hung yêu nhau mà không được sống với nhau;

Cho Anh khóc bằng mắt Em

Những mối t́nh Budapest..

Năm nay, năm 2006, sống buồn ở xứ người, tôi nhắc lại trong tim hai câu Thơ Xưa ấy, nhưng không nhắc, không nhớ để thương những người Hung mà để mừng những người Hung nay đă được sống tự do, nhớ để khóc đồng bào tôi c̣n khổ cực, c̣n nhục nhă, nhục nhằn trong gông cùm cộng sản.

Tượng đồng, tượng đá, tượng xi-mo, tượng xi-măng những tên Ác Quỉ Đỏ Lenin, Stalin một thời tác quái trên thế giới đă bị kéo đổ, đầu bị cưa bỏ bên ống cống, xác bị kéo ra nằm băi rác, tượng Đảng viên Cộng sản Hồ Chí Manh nước Việt Nam rồi sẽ xác nằm băi rác, đầu che miệng cống. Tất nhiên chuyện sẽ xẩy ra như thế, không sao khác được.

Những văn nghệ sĩ Việt chết ở trong nước thật cô đơn, thật thương tâm, những văn nghệ sĩ Việt chết trong ngục tù cộng sản trong nước c̣n ngh́n lần thê thảm, những văn nghệ sĩ Việt từ trần ở Hoa Kỳ thường được tiễn đưa với đầy đủ lễ nghi. Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền ra đi, sẽ có rất nhiều người viết về Thi sĩ. Tôi không viết được ǵ nhiều nhưng trong khi tôi c̣n sống th́ hai câu Thơ Xưa của Thi sĩ vẫn c̣n ở cơi đời này

Cho Anh khóc bằng mắt Em

Những mối t́nh Budapest.

CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG