US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
VỀ NGÀY SINH HOẠT QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN Ở ĐỨC, 13-12-2014.
Bút kư của Nhật-Phong
Ngày Thứ Sáu 12-12-2014, phái đoàn Trung Ương Đại Việt Cách Mạng Đảng gồm các Đ/c Nguyễn Lư Tưởng, Nguyễn Đức Cung, Mai-Anh, Nguyễn Minh Chính và Hương-Anh, rời Strasbourg từ 6giờ 30 sáng để lên đường đi Berlin xuyên qua một lộ tŕnh dài 570 km. Trời giá lạnh và nhiều đoạn đường đă có tuyết rơi từ đêm trước. Tất cả các hành lư đều chất lên xe v́ sẽ không c̣n trở lại Strasbourg nữa, mà sẽ đến Ginsheim-Gustavsburg đón anh Nguyễn Quư-Sơn là một thành viên của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại trên đường đi Berlin. Tại nhà anh Sơn, mọi người sẽ đem theo hành trang gọn nhẹ để ngủ đêm tại Berlin, nhà Bác Sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Tị Nạn CS tại CHLB Đức, trong khi tham dự các cuộc biểu t́nh trước Ṭa Đại sứ CSVN tại Berlin, cuộc biểu t́nh tại Brandenburger Tor và cuộc hội luận tại Nhà thờ St. Aloysius của Linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà.
Tám giờ rưỡi sáng, xe đỗ tại kế hông nhà anh Nguyễn Quư Sơn và chủ nhân đă có mặt đón đoàn, mau mắn giúp đưa hộ hành lư vào nhà. Chị Thu, vợ anh Sơn đi xem lễ tại một nhà thờ Đức trong vùng nên không có mặt ở nhà. Sau khi tṛ chuyện và ăn sáng chút đỉnh, khoảng 9 giờ 30 sáng xe bắt đầu lại lăn bánh trực chỉ Berlin. Trời vẫn mù mù với tầng mây thấp và giá lạnh. Tôi giở cuốn kinh thần vụ đọc kinh sáng trong khi anh Nguyễn Lư Tưởng lẩm nhẩm lần hạt, c̣n Mai-Anh check lại các e-mails trong chiếc điện thoại xinh xắn. Xe dừng lại sau gần hai giờ để mọi người giải quyết vệ sinh cá nhân, rồi lại chuyển bánh. Câu chuyện trao đổi trên xe thay đổi tiết mục, chủ đề liên tục từ kinh tế, chính trị sang các sinh hoạt của cộng đồng, để rồi theo cùng với bóng tối của hoàng hôn, xe chúng tôi cũng tới được địa chỉ của nhà bà bác sĩ Mỹ Lâm ở thành phố Berlin, vào chiều thứ sáu 12-12-2014.
Phu quân của Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm ra đón chúng tôi tận ngoài xe trong khi Bà BS cũng đi làm vừa về tới nhà. Trong câu chuyện, tôi nhận thấy bà bác sĩ Mỹ Lâm tỏ ra có kiến thức, chịu khó đọc sách và cũng biết nhà bà là nơi đón tiếp hầu hết các khuôn mặt đấu tranh như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Phạm Thị Hoài, Đỗ Thị Minh Hạnh v.v… Pḥng khách ở phía trong là nơi bày biện mấy tủ sách lớn trong đó thấy đủ các loại sách Việt, Anh, Đức, kể cả sách chữ Hán. Hôm nay nhà bà BS Mỹ Lâm cũng là nơi dừng chân của một số cán bộ của Đại Việt Cách Mạng Đảng trên con đường phối hợp các công tác đấu tranh trong thời điểm cuối năm 2014 này. Bà Mỹ Lâm cho biết Đỗ Thị Minh Hạnh cũng vừa đến Đức trong tháng trước, có trú tại nhà bà, là một trong những nạn nhân của chế độ bạo quyền VN. Đỗ Thị Minh Hạnh sinh hoạt trong Liên Đoàn Lao Động Việt, được phép đi thăm mẹ bệnh nặng ở Áo. Chính quyền VN muốn Minh-Hạnh đi ra và ở hẳn lại nước ngoài nhưng cô này không chịu. Trong thời gian bị chính quyền VN bắt trước đây, Đỗ Thị Minh Hạnh đă bị đánh đập, tra tấn nhưng cô không chịu khuất phục. Nhân cuộc viếng thăm nước Đức lần đó, Đỗ Thị Minh Hạnh đă được một số giới chức trong chính quyền Đức đón tiếp, giúp đỡ chí t́nh và hỗ trợ cho con đường tranh đấu của cô. Bà bác sĩ Mỹ Lâm cũng tỏ ra rất thán phục lập trường đấu tranh của Đỗ Thị Mỹ Hạnh và coi cô là một trong những hy vọng của tuổi trẻ VN trên con đường đấu tranh xây dựng tự do, dân chủ ở quê nhà.
Cũng trong câu chuyện, bà bác sĩ Mỹ Lâm cho biết có những đồng bào Việt Nam gốc ở Đông Đức cũng gọi điện thoại đến xin có mặt trong cuộc biểu t́nh ngày mai mục đích là để xin bà một giấy giới thiệu cho được dễ dàng trong một số dịch vụ v́ sinh kế. Nhân đề cập tới con đường đấu tranh trong lịch sử của Đại Việt Cách Mạng Đảng, bà bác sĩ Mỹ Lâm thắc mắc nên đă hỏi chúng tôi v́ sao lại có ba đảng kỳ? Anh Nguyễn Lư Tưởng đă nói về việc giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến ở trong nước năm 1968 và Liên Minh Dân Chủ ở hải ngoại sau năm 1975 cũng là những h́nh thức “khai tử” Tân Đại Việt. Anh Nguyễn Đức Cung đi thẳng vào câu hỏi với những giải thích cặn kẽ khởi đi từ năm 1939 khi thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đảng trưởng Trương Tử Anh đă đưa ra một mẫu đảng kỳ đó là nền đỏ, ṿng tṛn xanh bao quanh ngôi sao trắng năm cánh. Năm 1945, khi Đại Việt Quốc Dân Đảng kết hợp với Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Dân Chính Đảng, Đại Việt Duy Dân Đảng để làm thành Mặt Trận Quốc Dân Đảng th́ Trương Tử Anh được bầu làm Chủ Tịch mặt trận chính trị này và lá cờ nền đỏ ṿng xanh sao trắng của Đại Việt Quốc Dân Đảng trở thành đảng kỳ của Mặt Trận. Về sau khi Mặt Trận tan vỡ, các đảng phái rút vào bí mật, anh em Việt Nam Quốc Dân Đảng cứ tiếp tục sử dụng lá cờ nền đỏ ṿng xanh sao trắng làm đảng kỳ riêng của ḿnh. Năm 1950, để tránh việc Việt Nam Quốc Dân Đảng tiếp tục sử dụng đảng kỳ cũ, các cơ sở Đại Việt Quốc Dân Đảng họp đại hội và sửa đổi lại đảng kỳ bằng cách thêm một lằn vàng nghệ trên lá đảng kỳ cũ. Trong đại hội thành lập Đại Việt Cách Mạng Đảng ngày 25-12-1965 tại Sài G̣n, Đại hội quyết định bỏ đi một vạch đỏ ở phần dưới lá đảng kỳ thành ra đảng kỳ trên là vạch ngang đỏ, dưới là vạch ngang vàng, giữa hai vạch ngang đỏ và vạch ngang vàng có ṿng tṛn xanh và ngôi sao trắng. Như vậy là có ba đảng kỳ: đảng kỳ năm 1939, đảng kỳ năm 1950, đảng kỳ năm 1965.
Qua trao đổi câu chuyện trong lúc sơ ngộ, bà bác sĩ Mỹ Lâm cho biết Bác sĩ Trần Văn Tích ở Bonn đi xe lửa đến tham dự cuộc biểu t́nh trưa mai trước Ṭa đại sứ CSVN tại Berlin và tối đến sẽ xin ghé lại tạm trú qua đêm tại nhà BS Mỹ Lâm để có dịp đàm đạo với phái đoàn của Đại Việt Cách Mạng Đảng, đặc biệt muốn tiếp cận một số vấn đề về sử học với Giáo sư Nguyễn Đức Cung. Âu cũng là duyên kỳ ngộ bởi v́ BS Trần Văn Tích vốn là một nhà văn nổi tiếng của VNCH trước năm 1975, đă từng có nhiều bài viết mang tính cách “bút chiến” với Giáo sư Nguyễn Đức Cung trong năm 2006 trên một tờ báo y học của giới y sĩ VN ở Canada.
Trước khi đến Đức, chúng tôi có ḍ hỏi t́nh h́nh và được biết tinh thần Cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản ở đây rất rơ ràng, minh bạch, không nhập nhằng hay chao đảo, ngả nghiêng. Con số người Việt tị nạn CS ở đây tuy ít nhưng đầy quả cảm, dứt khoát.
Bầu trời của thành phố Berlin hôm nay (ngày 13-12) tuy vẫn một mầu ch́ nhưng cũng không lạnh lắm và cái rét ở đây chưa đủ mănh lực để thách thức chúng tôi là những người mang nợ với non sông đến từ miền xa phải chật vật đối phó. Ṭa đại sứ CSVN vẫn cửa đóng then cài với lá cờ rũ mầu đỏ như biệt lập buồn bă trong một khu phố hạng hai theo như nhận định của một vài anh em. Khi chúng tôi xuống xe th́ đông đảo đồng bào trẻ có, già có và đủ các giới tính đă tập trung trước ngôi nhà ba tầng treo lá cờ đỏ. Hàng trăm lá cờ màu vàng ba sọc đỏ tung bay trong gió với tiếng hô vang động. Ban tổ chức với người MC trẻ tuổi tên là Trịnh Đỗ Tôn Vinh đă khởi đầu chương tŕnh qua nghi thức chào quốc kỳ Đức Quốc cùng với quốc kỳ VNCH và phút mặc niệm. Kế đó bà bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm được mời phát biểu ư kiến nói về ư nghĩa trọng đại dịp kỉ niệm 66 năm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Mặc dù chế độ Cộng Sản VN cố giả điếc làm ngơ qua dáng dấp ù ĺ của chúng với h́nh ảnh một ṭa đại sứ kín cổng cao tường, mũ ni che tai, th́ tiếng nói nhân quyền phải được phát ngôn tại đây, xé toạc màng nhĩ của chúng, lọt sâu vào tâm thức của một hạng người c̣n mông muội trong bộ máy cầm quyền tham tàn “hèn với giặc, ác với dân”.
Một số diễn giả được mời phát biểu ư kiến trong đó có cụ Nguyễn Đ́nh Tâm (91 tuổi), Giáo sư Nguyễn Đức Cung, đại diện cho phái đoàn của Đại Việt Cách Mạng Đảng. Giáo sư Nguyễn Đức Cung đă nhấn mạnh rằng với chế độ CS không bao giờ có nhân quyền. Nhân quyền luôn luôn đi đôi với dân chủ, với tự do. Nhân quyền đối lập với đảng quyền. Tiếng nói nhân quyền là tiếng nói của lương tâm. Một số nhà trí thức ngày nay trong số có giáo sư Yoshiharu Tsuboi, dạy ở Đại Học Paris 7, bây giờ vẫn c̣n mơ màng không biết Hồ Chí Minh là Cộng Sản hay Cộng Ḥa trong khi nhân dân, quần chúng VN lại thấu rơ lai lịch, tông tích, và mọi hành vi, thủ đoạn ác ôn của “bác”. Theo Ban Tổ chức cho biết “trong đoàn biểu t́nh cũng có một số người trẻ tuổi đến từ vùng Đông Đức cũ xin đến được cầm cờ vàng để cùng hô to khẩu hiệu đồng ḷng với chúng ta.” Cử chỉ này nói lên tinh thần nhập cuộc của những tâm hồn yêu nước giữa một vài cá biệt không đáng kể.
Hai tiếng đồng hồ sau, đoàn biểu t́nh lên xe di chuyển đến quảng trường trước Brandenburger Tor, một biểu tượng của toàn nước Đức, gần ṭa đại sứ Hoa Kỳ, với con số người tham dự đông hẳn lên ngập tràn khí thế. Nghi thức khai mạc được cử hành long trọng trong bầu không khí đứng đắn trang nghiêm. Quảng trường Brandenburger Tor là địa điểm trung tâm của Berlin nơi đă từng diễn ra các sự kiện lịch sử. Tại đây, đoàn biểu t́nh đă tiếp cận với vô số khách thập phương dạo chơi xung qunh di tích lịch sử của nước Đức. Các tham dự viên trong đoàn biểu t́nh đă chủ động tiếp cận với quần chúng bằng tiếng Đức, tiếnh Anh và cả tiếng Pháp để tŕnh bày về những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Một cây thông vĩ đại với hàng ngh́n bóng đèn thắp sáng giữa trời đêm lung linh mầu sắc tô điểm cho cảnh trí hùng vĩ mà Ban Tổ Chức đă khéo chọn cho cuộc biểu t́nh về nhân quyền năm này càng có ư nghĩa hơn giữa quảng trường rộng răi này. Bên phải quảng trường nổi bật lên mấy băng-rôn và biểu ngữ ghi bằng chữ Đức và chữ Hoa của một nhóm người thuộc môn pháp Pháp Luân Công tập họp lại để phản đối chính sách đàn áp những người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Trung Cộng. Môn phái Pháp Luân Công chủ trương “Chân Thiện Nhẫn” đă bị chính quyền Trung Cộng đàn áp mănh liệt ở Trung Hoa trong nhiều thập kỷ. Chúng ta đă có thêm bạn đồng minh giữa bầu trời nước Đức tự do và văn minh để tranh đấu cho nhân quyền. Được biết trong số những người Việt tham dự cuộc biểu t́nh buổi trưa và buổi chiều hôm nay do Liên Hội người Việt tị nạn CS ở CHLB Đức tổ chức, có rất nhiều người từ xa đến, và đi bằng nhiều phương tiện di chuyển, thuộc nhiều đoàn thể chính trị, đảng phái, tôn giáo. Tấm ḷng thành v́ đất nước đă đưa họ đến với nhau.
Sau phần sinh hoạt ngoài trời đoàn biểu t́nh lại lục tục cùng nhau di chuyển về Hội trường nhà thờ St. Aloysius để bắt đầu phần cầu nguyện của các tôn giáo cho quốc thái dân an, hội luận với khách mời và văn nghệ chủ đề cho quê hương. Những anh chị em trong phái đoàn Trung ương của Đại Việt Cách Mạng Đảng cùng nhiều người khác đă được mời dùng cơm tối trước, tranh thủ dự thánh lễ Chúa nhật III Mùa Vọng ở nhà thờ kế cận hội trường, do một linh mục người Đức chủ lễ để được an tâm thoải mái tham dự chương tŕnh kế tiếp. Được biết dưới sự lănh đạo tinh thần của cha xứ Linh Mục Antôn Đỗ Ngọc Hà và vị đại diện Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Gia Berlin, ông Lê Phú Cường, Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức đă nhiều lần nhận được sự hỗ trợ quư báu trong nhiều phương diện trên hành tŕnh đấu tranh dân chủ. Ngày sinh hoạt Quốc Tế Nhân Quyền 13.12.2014 do Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức tổ chức cũng không nằm ngoài thông lệ này.
Sau nghi thức khai mạc và nghi lễ cầu nguyện tôn giáo trang trọng do Niên trường Nguyễn Đ́nh Tâm và Linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà đảm nhiệm là phần thắp nến cho quê hương dưới sự điều hợp của ông Nguyễn Văn Rị, thủ quỹ Liên Hội, và giọng ca tha thiết của Thy Kim trong bài Đêm Nguyện Cầu.
Tiếp theo phần nghi thức tâm linh rất cảm động này, người dẫn chương tŕnh, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Liên Hội, đă đưa mọi người sang phần hội luận. Mở đầu là phần tŕnh bày của Liên Minh Các Hội Đoàn Nạn Nhân Bạo Quyền Cộng Sản tại Berlin (Union der Opferverbande kommunistischer Gewaltherrschaft, viết tắt là UOKG) do BS Hoàng Thị Mỹ Lâm giới thiệu. Diễn giả của UOKG là ông Florian Kresse đă tŕnh bày về những hậu quả của chế độ độc tài Cộng Sản. UOKG đă can thiệp để những nạn nhân bị tù đày hành hạ trái phép dưới thời Cộng sản được đền bù vật chất và tinh thần. Bà Anita Gossler cũng lên tŕnh bày về một dự án vận động xây tượng đài Tang Chứng Tội Ác Cộng Sản tại trung tâm Berlin.
Sau đó là phần tŕnh bày và trao đổi quan điểm với các khách mời từ Hoa Kỳ là Giáo sư Nguyễn Lư Tưởng, và thân hữu của ông là Giáo sư Nguyễn Đức Cung và bà Nguyễn Mai Anh dưới sự điều hành của Bác sĩ Trần Văn Tích, Chủ Tịch Danh Dự Liên Hội. Cuộc hội luận đi vào phần sôi nổi với bài thuyết tŕnh ngắn gọn khoảng 15 phút của Giáo sư Nguyễn Lư Tưởng, Chủ Tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng với đề tài: “Sự cần thiết phải có một cuộc cách mạng dân chủ tại Việt Nam” gồm những điểm chính như sau:
1.- Dân chủ và Nhân quyền thường đi đôi với nhau. Không có dân chủ th́ không có nhân quyền.
2.- Khát vọng Dân chủ là khát vọng của toàn thể dân tộc Việt nam.
3.- Điều kiện tiên quyết để có đoàn kết dân tộc là đ̣i hỏi CSVN phải thực hiện các quyền tự do dân chủ cho dân: Tự do tôn giáo; tự do tư tưởng và ngôn luận; tự do chính trị đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập; tôn trọng quyền tư hữu của người dân, trả lại các tài sản cho giáo hội.
4.- Năm 2013 là năm cao trào đ̣i bỏ điều 4 hiến pháp lên cao nhất. Chế độ CS đă bị xóa bỏ ở nước Nga và Đông Âu th́ không có lư do ǵ tồn tại ở VN.
Tiếp đến, Giáo sư Nguyễn Đức Cung, Thành viên Hội Đồng Lănh Đạo Trung Ương Đại Việt Cách Mạng Đảng, đă nhắc lại những sự kiện lịch sử có liên quan đến sự h́nh thành và phát triển của các chính đảng quốc gia từ 1939 đến 1975, các thủ đoạn bịp bợm của Hồ Chí Minh khi xây dựng hai tổ chức chính trị ngoại vi nhằm đánh lừa các tầng lớp trí thức dân chủ, tiểu tư sản Việt Nam, đó là hai đảng Dân Chủ của Nguyễn Xiển và đảng Xă hội của Nghiêm Xuân Yêm vốn là công cụ của đảng Cộng Sản Đông Dương. Bác sĩ Trần Văn Tích, đă nghiêm chỉnh điều hành cuộc hội luận, chuyển đạt các câu hỏi.
Trước đây, theo Giáo sư Nguyễn Đức Cung, sinh hoạt các chính đảng quốc gia phải tuyệt đối giữ bí mật để tránh sự lùng bắt của mật thám Pháp, hay công an Việt Minh và các thế lực thù địch, nên có nhiều sự hiểu lầm đă xảy ra cho những người hoạt động đảng phái. Các chính đảng quốc gia không được người ngoại quốc hỗ trợ và chính quyền trong nước cưu mang, bị mang tiếng là “xôi thịt”, “bè phái” v.v… V́ “vô tri bất mộ”, quần chúng tiếp tục bị đầu độc bởi một số báo chí về sinh hoạt đảng phái trong khi từ năm 1930, Hồ Chí Minh đă liên tục nhận được tiền trợ cấp của Liên Xô, Trung Cộng, nhất là trong thời gian có các cuộc chiến tranh.
Một vị nữ khán giả lớn tuổi đă nêu câu hỏi: “Làm sao chúng tôi gia nhập tổ chức Đại Việt của các ông được khi mà các ông không có một địa chỉ rơ ràng?” Giáo sư Nguyễn Đức Cung đă minh thị rằng nguyên tắc phân cách và bí mật là hai nguyên tắc chúng tôi, một cán bộ cách mạng luôn luôn phải tuân hành triệt để. Thời gian tiếp xúc sẽ cho biết dần dà tương quan giữa chúng tôi với quư vị và tuân thủ hai nguyên tắc phân cách và bí mật chính là bảo vệ an ninh cho quư vị và cũng là cho chúng tôi. Giáo sư Nguyễn Đức Cung cũng đă tế nhị nêu ra một vấn đề đó là niềm tin của đồng bào VN tại hải ngoại đă bị xói ṃn sau việc làm của một vài tổ chức chính trị khiến người dân mất tin tưởng. Một vị tham dự viên nêu câu hỏi : “Làm thế nào để lấy lại niềm tin của đồng bào hải ngoại ?”
Giáo sư Nguyễn Đức Cung trả lời: “Cách đây mấy hôm, tôi có đọc cuốn tiểu thuyết “Người Vái Tứ Phương” của nhà văn nổi tiếng của Việt Nam Cộng Ḥa là nhà văn Doăn Quốc Sĩ trong đó có một câu viết đại ư rằng: “Tất cả mọi giao t́nh đều phải được đặt căn bản trên chân t́nh.” Mọi người Việt ở hải ngoại phải lấy chân t́nh mà đối xử với nhau th́ niềm tin của đồng bào mới được phục hồi.” Hội trường đă nhiều lần vỗ tay khi nghe diễn giả của Đại Việt Cách Mạng tŕnh bày quan điểm của ḿnh.
Sau đó, ông Lê Văn Yên, đại diện Phong Trào Giáo Dân Hải Ngoại, Cơ sở Tống Viết Bường, cũng đă lên tŕnh bày ngắn gọn về cuốn sách”Chính Đề Việt Nam” đang được xuất bản. Cuối cùng là phần văn nghệ mệnh danh “Đêm Không Ngủ Cho Quê Hương” do Phó Chủ Tịch Nội Vụ, ông Phạm Công Hoàng đảm trách với sự góp mặt của Ca sĩ Thy Kim và các nghệ sĩ vượt trội trong Ca Đoàn Thánh Gia Berlin cũng như các nghệ sĩ nghiệp dư đến từ mọi miền nước Đức, nóng rực hào khí đấu tranh.
Ngày sinh hoạt Quốc Tế Nhân Quyền 2014 do Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại Cộng Ḥa Liên Bang Đức kết thúc với sự đồng lao cộng khổ của các tổ chức, các thành viên, chính đảng và hiệp hội ghi nhận qua các phương danh như sau:
1.- Linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà
2.- Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Gia Berlin
3.- Phái đoàn Trung Ương Đại Việt Cách Mạng Đảng (GS Nguyễn Lư Tưởng)
4.- Đại diện Đảng Việt Tân.
5.- Phong Trào Giáo Dân Hải Ngoại, Cơ sở Tống Viết Bường
6.- Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải ngoại tại Đức Quốc
7.- Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại Odenwald
8.- Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại Koln
9.- Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại Frankfurt
10.- Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại Hamburg
11.- Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Munchen
12.- Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Monchengladbach
13.- Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Bremen
14.- Hội Người Việt Tỵ Nạn Miền Trung Âu Châu
15.- Khối Tinh Thần Ngô Đ́nh Diệm
16.- Hội Người Việt Cao Niên Munchen
17.- Hội Người Việt Cao Niên Frankfurt
18.- Hội Phụ Nữ Văn Hóa VN tại Frankfurt
19.- Ủy Ban Liên Lạc Cộng Đồng
20.- Các thân hào nhân sĩ tại Berlin, Frankfurt, Koln, Oberhausen, Mannheim…
Cuộc hội thảo chắc chắn kém thành công nếu không có sự giúp đỡ sốt sắng về ẩm thực của anh Nguyễn Ngôn Toàn và một số thân hữu để tất cả các người tham dự có một bữa ăn tốt nóng sốt và ngon miệng. Ngoài ra, anh Nguyễn Ngôn Toàn, cựu quân nhân Sư đoàn 25 Bộ binh đă kêu gọi ḷng hảo tâm để quyên góp giúp đỡ Thương Phế Binh trong nước và ông Nguyễn Văn Rị cũng tŕnh bày về bệnh dịch Ebola đang hoành hành tại Phi Châu nơi mà cơ sở Cap Anamur vẫn tiếp tục hoạt động âm thầm và đang rất cần sự hỗ trợ về tài chánh. Hai đợt quyên tiền trong đêm đă đạt được những số tiền nhỏ nhưng đầy ắp t́nh thương và nhân ái.
Một biến cố xảy ra giữa lúc hội thảo là hung tin TS Ernst Albrecht, ân nhân của người Việt tị nạn CS tại nước Đức vừa qua đời ngay hôm đó. Tin này làm cả hội trường sững sốt và xúc động. Lập tức tất cả những người hiện diện trong hội trường đều đă đứng lên mặc niệm vị cựu thống đốc tiểu bang Niedersachsen khả kính. Nhờ quyết tâm và ḷng nhân ái của ông mà nước Đức vào năm 1978 và những năm sau đó đă mở rộng cửa đó nhận tổng cộng khoảng 40,000 dân Việt Nam tị nạn Cộng Sản từ các trại tị nạn Á Châu.
Sau hết chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự sốt sắng giới thiệu các diễn giả Nguyễn Lư Tưởng, Nguyễn Đức Cung và bà Nguyễn Mai-Anh của ông Nguyễn Minh Chính, Hội trưởng Hội Người Việt Tỵ Nạn Miền Trung Âu Châu và ông Lê Văn Yên, đại diên Phong Trào Giáo Dân Hải Ngoại Cơ Sở Tống Viết Bường Đức Quốc, để đóng góp thêm mầu sắc cho đêm hội luận về Nhân quyền, Dân chủ.
Mọi người như lưu luyến không muốn ra về mặc dù đêm đă khuya. Chúng tôi về tới căn nhà tiện nghi và ấm cúng của Bác Sĩ Mỹ-Lâm đúng 1 giờ đêm sau một ngày biểu t́nh, di chuyển lại biểu t́nh, di chuyển rồi hội luận, tất cả cho vấn đề nhân quyền trên quê hương Việt Nam.
Nhật-Phong, Philadelphia 20-12-2014
(Tham khảo thêm bản tin của BS Mỹ-Lâm)
Những người lính một thời bị lăng quên - Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures
http://www.sos.state.tx.us/corp/forms_boc.shtml
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/
http://huongduongtxd.com/internet_links.html