Tháng 06-2012
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
OSS và Hồ Chí Minh -
Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật
Tác giả : Dixee R. Bartholomew - Feis
Dịch giả : Lương Lê Giang
Đại đội Việt Mỹ
Mặc dù vừa mới chỉ "phát hiện" ra Việt Minh vào đầu tháng Bảy nhưng Thomas và Défourneaux vẫn tin rằng họ sẽ làm việc với binh lính Pháp chứ không phải là du kích Việt Nam. Tuy nhiên, đến lúc đó sự kiên nhẫn của Patti đối với người Pháp đă tới mức giới hạn. Ông đi đến kết luận rằng sử dụng quân du kích của Hồ Chí Minh thực tế hơn chờ đợi người Pháp đạt được thoả hiệp chung nào đó với Mỹ. Khi Patti thăm đ̣ ư kiến Helliwell về kế hoạch sử dụng người của Hồ Chí Minh th́ Helliwell, do lo lắng về "những hậu quả chính trị" nên vẫn tiếp tục nói nước đôi. Song Patti đă chuẩn bị và căi lư rằng thuận lợi thực tế đơn giản là nặng kư hơn bất lợi. Ông chỉ rơ:
Nếu chúng ta sử dụng người của Hồ Chí Minh tại Chợ Chu chúng ta sẽ loại trừ được vấn đề khó khăn trong hành quân hoặc chuyên chở người Pháp đi 25 dặm đến biên giới, cộng với thêm 150 dặm đến Hà Nội. Trên những con đường ṃn xuyên rừng rậm hiện nay th́ khoảng cách thực tế sẽ lên tới 250 dặm và thời gian di chuyển phải mất mười tới mười lăm ngày. Những lư do quan trọng khác ủng hộ việc sử dụng căn cứ và người của Việt Minh cho hoạt động của chúng ta là chúng ta sẽ nhận được sự ủng hộ địa phương và địa thế ẩn nấp tuyệt vời.
Do đó, với sự chấp thuận của Helliwell, Patti đề nghị cho một nhóm nhỏ do một sĩ quan cao cấp của Mỹ chỉ huy nhảy dù xuống lănh thổ của Việt Minh. Đề nghị này được Hồ Chí Minh đồng ư. Khi phổ biến kế hoạch cho Đội Nai, Patti nói rơ về khuynh hướng chính trị của Việt Minh, thú thực họ là "người theo chủ nghĩa Mác" nhưng thêm rằng "mối quan tâm trực tiếp của họ là đánh đuổi Nhật". Mặc dù cuối tháng 6 trận đánh đẫm máu tại Okinawa đă kết thúc bằng chiến thắng của Mỹ, nhưng nỗi sợ hăi ám ảnh về sự xâm chiếm của Nhật vẫn hiện ra lù lù phía chân trời.
Chiến tranh thế giới thứ 2 c̣n lâu mới kết thúc. Cuộc tấn công chống Nhật tại miền Nam Trung Quốc, CARBONADO, vẫn trong giai đoạn lập kế hoạch, và như vậy cuộc chiến đấu chống Nhật tại Đông Dương, hay ít nhất là ngăn chặn chúng tăng cường lực lượng tại miền Nam Trung Quốc trong suốt thời kỳ CARBONADO dường như là bắt buộc. V́ thế, cho dù khuynh hướng lúc đầu là làm việc với người Pháp, nhưng Thomas cũng đồng ư với kế hoạch của Patti trong việc sử dụng người của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vẫn c̣n nhiều nghi ngờ, "Thomas quyết định tiến hành một cuộc thăm ḍ cá nhân về t́nh h́nh trước khi đưa đội của ḿnh đến với người Việt Nam hay người Pháp".
Trong vài ngày cuối cùng trước khi Thomas thâm nhập vào miền Bắc Việt Nam, Défourneaux đă trao đổi một loạt bức điện với sở chỉ huy tại Bách Sắc. Mặc dù mối quan hệ của Défourneaux trong cộng đồng người Pháp có thể chỉ đem lại thông tin hạn chế về Việt Minh, nhưng đến ngày 13 tháng 7, anh đă khám phá đủ để nhận ra sự quan trọng tiềm tàng của Việt Minh và anh thất vọng v́ bản thân không biết ǵ về nhóm này. Défourneaux gửi điện về Bách Sắc: "Có khả năng tiếp xúc với lănh đạo của Việt Minh… Tôi đang làm việc từ mọi góc độ để liên lạc với Việt Minh nhưng cần thêm thông tin. Bị bỏ lại trong bóng tối v́ lợi ích của Pete hăy cho tôi biết điều ǵ đó". Bức điện trả lời làm giảm bớt đôi chút lo lắng của anh nhưng lại thể hiện t́nh trạng thiếu thông tin nghiêm trọng giữa các kênh của OSS: "Chúng tôi không có thông tin ǵ về Việt Minh. Anh không bị bỏ lại trong bóng tối. Chúng tôi đă cho anh tất cả thông tin mà chúng tôi có".
Trong bức điện ngày 15 tháng 7 gửi về Bách Sắc, Défourneaux yêu cầu "những ư kiến của anh ta về FIC" phải được gửi tới Côn Minh. Trong khi đó tại Tĩnh Tây, lănh sự Pháp đă nói với Défourneaux rằng Hồ Chí Minh là cộng sản, "được Moskva đào tạo", "tàn nhẫn, thông minh và rất nguy hiểm". Mặc dù nhiều người khác nói về Việt Minh, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy bức điện của Défourneaux được chuyển tới cho Thomas, người dự định nhảy dù xuống Đông Dương vào ngày hôm sau.
Ngày 16 tháng 7, Thomas nhảy dù xuống khu vực lân cận làng Tân Trào (Kim Lũng) cùng hai thành viên người Mỹ trong đội của anh là Prunnier và Zielski. Ngoài ra c̣n có thêm 3 phái viên Pháp - một sĩ quan, trung uư Montfort, và hai "đại diện" của quân đội Pháp, trung sĩ Logos, một người Pháp lai Á và trung sĩ Phác, một người Việt. Trong số những người này, chỉ có Zielski đă từng nhảy dù trước đó; tuy nhiên, tất cả đă tiếp đất mà không bị thương. Trước sự thích thú của những người Việt Nam, Thomas, Zielski và Montfort cảm thấy hơi bị tổn thương ḷng tự trọng: cả ba đều đáp lên cây. Cán bộ Việt Minh đến đón họ đă nói đùa: "Có lẽ ở Mỹ không có loại cây to như cây đa ở đây".
"Uỷ ban đón tiếp" của Việt Minh đưa ba người xuống đất. "Mọi người thực sự hứng khởi", Thomas nhớ lại. "Chúng tôi vui mừng khi tất cả tiếp đất an toàn và lành lặn". Sau đó Thomas nhận được một "màn chào mừng" từ một đám đông anh ước đoán khoảng 200 người. Việt Minh được trang bị súng trường Pháp, vài khẩu Bren, vài khẩu tiểu liên Thompson, cacbin và tiểu liên Ten. Theo đánh giá của Thomas đây là "một uỷ ban đón tiếp rất ấn tượng". Cựu chiến binh Việt Minh Vũ Đ́nh Huỳnh nhớ lại là Thomas đă rất "sửng sốt" khi Việt Minh trả lại anh ta một nắm đô la bị rơi ra khi nhảy dù.
"Đúng là họ rất sừng sờ", Vũ Đ́nh Huỳnh viết, "tất cả bọn họ càng ngạc nhiên hơn khi biết sự hoàn trả này không phải của những người nguyên thuỷ cổ xưa không biết ǵ về giá trị tiền bạc, mà là từ lực lượng Kháng chiến biết nhiều ngoại ngữ và chắc chắn biết rơ giá trị của những ǵ đă rơi từ trên trời xuống". Sau đó Thomas được đề nghị đọc một bài "diễn văn chào mừng" ngắn chứa đựng ít "lời hoa mỹ". Anh nhớ nội dung là: "Tất cả chúng ta đang cùng nhau tiến hành cuộc đấu tranh chổng Nhật". Thomas gặp Tan và Phelan và được họ đưa cả nhóm về "ngôi nhà mới", được chuẩn bị đặc biệt dành cho những người Mỹ. Thomas viết:
Đầu tiên chúng tôi đi dưới lối đi có mái ṿm bằng tre bên trên có một biển hiệu "Chào mừng những người bạn Mỹ của chúng ta. " Sau đó chúng tôi gặp Mr. Ho (nguyên văn) nhà lănh đạo Đảng. Ông đă đón tiếp chúng tôi rất thân mật. Người ta đă mổ một con ḅ để tỏ ḷng trân trọng chúng tôi và tặng cho chúng tôi một thùng bia Hà Nội thu được sau cuộc tấn công bất ngờ vào một đoàn hộ tống Nhật. Chúng tôi đă đánh một giấc ngon lành trong căn lều tiện lợi bằng tre trung khu rừng trên một quả đồi.
Hơn hai tuần sau đó, Thomas đi thăm thú khu vực xung quanh trong khi chờ đợi những người c̣n lại của Đội Nai đến. Nhật kư của Thomas viết đầy những lời khen ngợi ḷng hiếu khách của Việt Minh. Ở mỗi ngôi làng anh đều được đón tiếp với trà và đồ ăn, những bài phát biểu và văn nghệ. Mặc dù Thomas không biết ǵ về nạn đói đă xảy ra tại Bắc Kỳ năm 1945 nhưng tính hào phóng của dân làng trong việc cung cấp cho anh nhiều đồ ăn như vậy nói lên phần nào thái độ quư trọng của những người nông dân dành cho người Mỹ và khả năng của Việt Minh trong thuyết phục người dân chia sẻ phần lương thực quư giá của họ.
Trong khi người Mỹ được đối xử "một cách long trọng" th́ những người Pháp đi cùng đoàn với Thomas lại không có may mắn đó. Mặc dù Thomas rơ ràng cảm thấy thoải mái với người Pháp, nhưng trước chuyến đi anh đă nhận được nhiều thư giới thiệu đầy mâu thuẫn về vai tṛ của những người Pháp tham gia Đội Nai. Patti đă khuyên Thomas không nên đưa họ đi cùng đến Đông Dương. Thực tế, Patti "đă cảnh báo" cả Davis lẫn Thomas "rằng khu vực đó thuộc quyền kiểm soát của Việt Minh và các nhân viên Pháp sẽ không được chào đón". Fenn và đặc vụ của GBT, Simon Yu, cũng cảnh báo về những nguy hiểm khi có người của Pháp trong một phái đoàn Mỹ đến Đông Dương. Trước khi rời khỏi Bách Sắc Thomas đă hỏi Yu về t́nh h́nh tại Đông Dương. Yu khuyên Thomas rằng đi tới Bắc Kỳ với bất kỳ người Pháp nào "cũng sẽ là thảm hoạ, v́ Việt Minh căm thù người Pháp, và điều này hoàn toàn không có lợi đối với họ". Sau đó Yu báo cáo cuộc trao đổi của ḿnh với Thomas cho Fenn tại tổng hành dinh GBT. Yu nói thêm rằng "một người bạn Pháp của anh ta thậm chí đă lâm vào t́nh huống này". Tiếp đó, Fenn gửi điện báo tin này cho Tan, nói rơ rằng "mặc dù Thomas dường như vẫn ổn, nhưng đội của anh ta là những người thân Pháp và làm việc với người An Nam thân Pháp, nếu Hồ Chí Minh nhận ra chúng ta đang hợp tác với những người như vậy, ông sẽ cắt đứt quan hệ với GBT". Hơn nữa, Fenn cũng khuyên Tan rằng nếu Thomas đến cùng người Pháp, th́ Tan nên "nắm chắc và nhờ bắt người Pháp v́ sự an toàn của chính họ".
T́nh huống này rơ ràng là khó hiểu đối với Thomas vốn đă trở nên thân thiết với nhiều người Pháp mà anh cùng cộng tác. Một người trong số đó, thư kư của Lănh sự Pháp, đă báo cáo là Thomas "rất sửng sốt" với những ǵ anh nghe thấy. Thomas thổ lộ với viên thư kư rằng "các quan chức địa phương đă nhắc lại với anh nhiều lần rằng nếu anh cố thâm nhập vào Đông Dương cùng người Pháp, th́ toàn bộ người dân Đông Dương sẽ đánh lại anh". Nhưng, dĩ nhiên, nhiều người bạn Pháp của Thomas lại có cách nh́n khác. Theo Patti, "Thomas đang bị những người Pháp trên chiến trường thuyết phục rằng chỉ có họ mới có thể được tin tưởng để cùng đánh Nhật, rằng "người An Nam" sẽ chỉ tàng trữ bất cứ loại vũ khí nào được cung cấp để đối đầu với Pháp". Căn cứ vào những lời khuyên mâu thuẫn như vậy, Thomas có lẽ không đáng trách v́ đă thu xếp đưa ít nhất một người Pháp - được cải trang giống như người Mỹ - người anh đă biết, tin tưởng và biết rơ khu vực này đi cùng anh tới những khu rừng vô danh ở Đông Dương. Thomas viết:
Tôi quyết định để một sĩ quan Pháp tên là Montfort cùng 2 người lính An Nam của anh ta nhảy dù cùng chúng tôi. Mục đích của việc đưa Montfort đi lần này là để xem liệu người Pháp có được chào đón hay không. Người Pháp không tín là họ không thể đi. Họ rất muốn đến đó. Họ muốn lấy lại thuộc địa. V́ vậy họ muốn đi cùng chúng tôi. Người Pháp lo rằng Montfort và hai người kia có thể bị bắn khi nhảy dù nếu trông họ giống lính Pháp. V́ vậy họ đối mũ sắt của Mỹ… Nhưng chúng tôi không cố lừa dối Hồ Chí Minh… Điều duy nhất chúng tôi đang cố làm là ngăn không để Montfort, Phác và Logos bị giết khi họ xuống mặt đất từ chuyến bay này.
Khi Thomas cùng ba "người Pháp" vừa chạm đất, họ bị phát hiện tức th́. Như Thomas chỉ rơ, Phác và Logos là "lính An Nam" rơ ràng thuộc đội quân thuộc địa Pháp, c̣n Montfort không nói được câu tiếng Anh nào. Hơn nữa, đặc điểm nhận dạng thực sự của họ bị vạch trần "gần như tức khắc" sau khi tiếp đất. Montfort bị một cán bộ Việt Minh, người đă phục vụ dưới quyền anh ta trong quân đội thuộc địa Pháp, nhận ra, Phác bị nhận diện trước tiên như một người ủng hộ Pháp và sau đó là "thành viên của một đảng thân Tầu, Việt Nam Quốc dân Đảng". Do đó, khi Thomas, Prunier và Zielski được hộ tống qua lối đi có mái ṿm bằng tre th́ ba người kia bị Việt Minh "quây chặt". Tan bước tới để giúp tháo gỡ t́nh h́nh. Nghĩ lại chuyện này, Fenn suy luận rằng chỉ v́ hành động "cải thiện t́nh thế của Tan" mà người Pháp được "đối xử thân t́nh".
Quay trở lại Côn Minh, Patti cũng phải giải quyết hậu quả của những người Pháp nhảy dù cùng Thomas. Sáng 17 tháng 7 một sĩ quan M.5 tới văn pḥng của Patti thông báo rằng trung uư Montfort và thiếu tá Thomas đă bị Việt Minh bắt giữ.
Đă được thông báo về cuộc nhảy dù thành công, Patti cố cam đoan một lần nữa với viên sĩ quan M.5 rằng tất cả đều ổn. Sau đó viên sĩ quan Pháp mới tiết lộ "với thái độ hơi lúng túng" rằng Montfort, Logos và Phác thực ra là đặc vụ của M.5 có một "nhiệm vụ quan trọng" là liên lạc với Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, anh ta thừa nhận với Patti, Montfort "được nguỵ trang giống như một sĩ quan Mỹ". Lo lắng cho sự an toàn của họ, viên sĩ quan Pháp nói rơ với Patti rằng M.5 hy vọng OSS "đảm bảo cho họ an toàn và trở về khu vực do Pháp kiểm soát với ít trở ngại nhất".
Mặc dù không biết ǵ về cuộc đối thoại của Patti tại Côn Minh nhưng Thomas chắc sẽ đồng t́nh với giải pháp này.
Trong bức điện ngắn gửi Davis tại sở chỉ huy Bách Sắc ngày 17 tháng 7, Thomas nói rơ: "Có lẽ tôi phải "loại bỏ" người Pháp". Hôm sau anh nói thêm: "Sau khi hội kiến nhà lănh đạo Đảng, Mr Hoe, (nguyên văn), điều tối cần thiết là phải "loại bỏ" tất cả (nhắc lại) tất cả người Pháp và người An Nam đến từ Bách Sắc. Tôi sẽ đưa Montfort, Phác và Logos quay lại sớm nhất bởi đường băng dành cho máy bay L-5 gần hoàn thành". Có lẽ Fenn đă tóm lược đúng t́nh h́nh. Ông kết luận: "Thomas sớm cân nhắc thời cơ và đă quyết định làm việc với Hồ Chí Minh hơn là với người Pháp". Thực tế của vấn đề hẳn là có vẻ đơn giản trong những khu rừng rậm của Bắc Kỳ: tất cả người Mỹ và Việt Minh được đối xử như những vị khách danh dự, và đương nhiên cán bộ Việt Minh có vẻ sẵn sàng, vui ḷng và có thể tham gia vào bất cứ sứ mạng chống Nhật nào mà Đồng Minh muốn họ tham gia. Tuy nhiên, rơ ràng là người Pháp không được chào đón. Mặc dù quyết định đưa Montfort, Phác và Logos quay về là hoàn toàn sáng suốt đối với Thomas căn cứ vào bối cảnh Việt Nam, nhưng báo cáo hoả tốc của anh là nguyên nhân của một loạt bức điện qua lại giữa Davis ở Bách Sắc và Wampler ở Côn Minh. Davis rất lo lắng về khả năng Thomas loại bỏ người Pháp mặc dù thừa nhận rằng v́ vị trí của ḿnh Thomas có "đủ tư cách nhất" để quyết định phối hợp với Đội Nai. Davis chất vấn Thomas bằng hàng loạt câu hỏi về độ chân thực trong những báo cáo về các hoạt động chống Nhật của Việt Minh và những lời họ khẳng định muốn có vũ khí chỉ để chống Nhật. Davis cũng tỏ rơ quan điểm khi thẳng thừng tuyên bố: "Tôi tin rằng những chiến binh đánh Nhật tốt nhất sẽ là người Pháp". Ông ta khuyên Thomas:
Hăy lưu ư rằng người Pháp sẽ vô cùng thất vọng nếu họ bị loại bỏ. Hăy lưu ư đến ư kiến và lời khuyên của Montfort. Người Pháp tin tưởng chắc chắn rằng chúng ta không thể đánh Nhật nếu sử dụng Việt Minh. Người Pháp tin nếu chúng ta nói với họ rằng chúng ta đến đây để đánh Nhật, rằng chúng ta sử dụng họ v́ chúng ta đă huấn luyện họ và biết họ là những chiến binh giỏi, th́ chúng ta sẽ nhận được sự hợp tác từ phía họ và ngài sẽ được đối xử như đại thủ lĩnh.
Davis c̣n thêm nghi ngờ sự chấp thuận t́nh h́nh của Thomas, ông ta đặt câu hỏi: "Có phải mọi người ở đó đang thổi phồng tầm quan trọng của mục tiêu cục bộ và khoảng thời gian để đi đến miền đất mới v́ những lư do ích kỷ hay không?". Thomas đă khẳng định trong bức điện ngày 17 tháng 7 rằng:
Có khá nhiều người được huấn luyện tốt ở đây. Giới thiệu mục tiêu mới cụ thể là tuyến đường Thái Nguyên, Cao Bằng. Bây giờ quan trọng hơn. Phái những người Mỹ c̣n lại sớm nhất. Khi sẵn sàng báo cho chúng tôi và chúng tôi sẽ gửi tin thời tiết. Gửi toàn bộ vũ khí và 1/3 phá huỷ. Xây dựng khu huấn luyện tại đây và căn cứ cố định khu vực thả dù gần Chợ Chu. Tôi sẽ ở đây cho tới khi có tin tức của các ngài về những vấn đề trên. Sẽ mất hai mươi ngày đi bộ từ đây tới căn cứ tiền tiêu đầu tiên của chúng ta.
Trái với yêu cầu của Thomas, Davis nói với Wampler rằng thay v́ cử đi ngay những người c̣n lại của Đội Nai th́ trên thực tế ông ta sẽ hoăn lại một thời gian nữa. Ngoài ra, Davis c̣n yêu cầu Thomas giữ thái độ không thiên vị với cả người Pháp và người Việt:
Tôi ra lệnh cho ngài tỉnh táo cho đến khi đạt được một quyết định. Ngài là chỉ huy cấp cao của Mỹ, khách quan, hoàn toàn chỉ quan tâm tới đánh Nhật. Nếu ngài muốn đánh Nhật và làm việc tốt th́ có thể gửi một đội khác cho họ. Phương tiện vật chất sẵn có dành cho ngài là không giới hạn. Ngài là đại diện được lựa chọn của một quốc gia rộng!ớn và hùng mạnh. Hăy cư xử tốt với các lănh đạo địa phương nhưng không luồn cúi. Sau khi xem xét tất cả các góc độ hăy gửi cho tôi những ư kiến, phương án và lư do đă được cân nhắc kỹ nhằm loại bỏ người Pháp và thay đổi sứ mạng này.
Tin chắc rằng làm việc với người Pháp là lựa chọn tốt nhất, Davis khuyên Thomas di chuyển đi tới "căn cứ tiền tiêu đầu tiên" gần Lạng Sơn và lạc quan dự đoán rằng "hiểu biết về đất nước và con người ở đó, người Pháp sẽ được giúp đỡ và có lẽ điều đó sẽ chứng minh rằng tại khu vực Thomas sẽ tới toán quân chủ lực Pháp sẽ được hoan nghênh". Davis báo tin cho Wampler rằng "Yêu cầu của Thomas về vũ khí và người Mỹ là quyết định vội vàng để hoạt động hướng tới mục đích mới mà không có người Pháp". Tuy nhiên, Wampler lại cởi mở hơn đối với việc sử dụng Việt Minh thay cho người Pháp, ông gửi điện cho Davis: Nếu ngài và Thomas quyết định rằng Việt Minh là người tốt, th́ tổng hành dinh cho phép các ngài tiến lên và sử dụng họ". Trên thực tế Wampler ám chỉ rằng Việt Minh có thể chứng minh thái độ sẵn sàng đánh Nhật của họ bằng cách tuân theo sự chỉ huy của Mỹ và tấn công mục tiêu chính: tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Mặc dù muốn cân nhắc lợi ích của việc tấn công tuyến đường bộ Thái Nguyên - Cao Bằng vào thời gian nào đó sau này, nhưng Wampler lặp lại rằng mục tiêu chính vẫn là ưu tiên hàng đầu v́ "chỉ thị toàn Mặt trận". Tuy nhiên, Wampler nhất trí với Thomas rằng Montfort, Logos và Phác nên được rút khỏi nhiệm vụ này. Wampler nói thêm ông mong nhận được "lư do chi tiết" của Thomas và một bản báo cáo đầy đủ về "những hội nghị mở rộng" với Hồ Chí Minh.
Dẫu vấn đề của ba "người Pháp" đă được giải quyết nhưng họ sẽ vẫn ở lại Việt Bắc trong hai tuần sau chuyến nhảy dù. Rơ ràng ngay từ đầu Montfort phải ra đi, nhưng t́nh trạng của Phác và Logos th́ mập mờ hơn. Thomas nhớ Hồ Chí Minh đă đề nghị cho phép hai người kia ở lại và gia nhập Việt Minh. Tuy nhiên, ông cũng biểu lộ thái độ nghi ngờ là người Pháp sẽ "giải thoát họ". "Sự thực là", Thomas kết luận, "người Pháp sẽ không làm vậy". Có lẽ thực tế là như thế. Cho rằng hai người lính kia là một phần trong "sứ mạng bí mật" của M.5 nên Montfort có thể miễn cưỡng miễn cho họ khỏi nhiệm vụ. Tuy nhiên, căn cứ vào t́nh h́nh, dường như không thể hy vọng rằng một lệnh cấm người Pháp không phải là lư do khiến họ từ chối gia nhập Việt Minh. Montfort là người Pháp duy nhất trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của Việt Minh, trong vùng lănh thổ bị Nhật chiếm đóng, thế mà từ nơi đó anh sắp sửa bị lưu đày không cố ư.
Nếu Phác và Logos chọn gia nhập Việt Minh và ở lại cùng họ, Montfort cũng khó có thể làm ǵ để ngăn cản được.
Patti báo cáo rằng Phác "đă nói với những cán bộ thẩm vấn người Việt là anh ta đi cùng Montfort với hy vọng Việt Minh sẽ cho anh ta ở lại và chiến đấu chống Nhật. Rơ ràng họ có cách giải thích khác nhau". Patti kết luận. "Và trung sĩ hay trung uư Phác đă bị giám sát chặt chẽ cho tới ngày ra đi". Phác chắc chắn không phải là lính bộ binh thuộc địa b́nh thường. Theo Sainteny, Phác là một trung uư trong quân đội Pháp đă rời Đông Dương cùng Alessandri sau cuộc đảo chính của Nhật. Sau khi đến Vân Nam, Phác đă liên lạc với vài thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng tại Côn Minh.
Ngay trước khi thực hiện nhiệm vụ cùng với Montfort, Phác đă thăm ḍ ư kiến Sainteny về ư định gặp Nguyễn Tường Tam, một văn sĩ Việt Nam và là thành viên của Quốc dân Đảng, trước kia đă tham gia giáo phái Cao Đài ngay từ khi mới thành lập năm 1939, nhưng năm 1945 lại là một thành viên quan trọng của Việt Nam Quốc dân Đảng. Mặc dù Sainteny không mấy chú tâm tới việc này nhưng ông ta cũng đồng ư về cuộc gặp và cho phép Phác tự do tiến hành những thoả thuận cần thiết. Xét về quyết tâm giành được sự công nhận đối với VNQDD tại M.5 của Phác, ḷng chân thành của anh ta thể hiện trong ước muốn gia nhập lực lượng của Hồ Chí Minh hẳn là phải bị nghi ngờ. Dựa vào nguồn tin của nhiều cán bộ Việt Minh hoạt động tại Côn Minh, Việt Minh có lẽ đă biết rơ thủ đoạn của Phác. Và v́ thế họ cũng có thể không muốn có trong hàng ngũ ḿnh một kẻ rơ ràng thân Pháp và thân Tầu như Phác.
Trung sĩ Logos ít bí ẩn hơn. Trong suốt hai tuần ở trong trại chờ ra đi, Logos kết bạn với Henry Prunier, một trong số những người Mỹ đă cùng nhảy dù xuống với anh ta. Sinh năm 1921 trong một gia đ́nh người Mỹ gốc Pháp, Prunier lớn lên tại Massachusetts, trước tiên theo học trung học cơ sở Thiên Chúa giáo và sau đó là trường cao đẳng Thiên Chúa giáo tại Worcester. Mặc dù gia nhập quân đội vào tháng 8 năm 1942 nhưng Prunier vẫn tiếp tục đi học cho tới khi được yêu cầu tại ngũ vào tháng 6 năm 1943. Sau khi đào tạo cơ bản, Prunier được phân công vào Khu vực Hải ngoại (Viễn Đông) và chương tŕnh học tiếng "An Nam" tại Đại học California, Berkeley. Anh tham gia chương tŕnh đào tạo đặc biệt của quân đội từ tháng 12 năm 1943 cho tới tháng 9 năm 1944. Trong khi ở Berkeley, OSS đă tuyển mộ anh. Cuối năm 1944 Prunier được đưa tới Washington để dự kỳ sát hạch đặc biệt và sau đó là chương tŕnh đào tạo thêm của OSS. Tháng 3 năm 1945 Prunier tới Côn Minh và tháng 5 được điều đến Đội Nai.
Mặc dù học tiếng Việt chỉ có chín tháng, nhưng đào tạo khá chuyên sâu nên Prunier có thể sử dụng những kỹ năng ngôn ngữ của ḿnh cho những giao tiếp cơ bản với bộ đội Việt Nam. V́ thế, Prunier có hai thuận lợi tại Bắc Kỳ: Anh có thể nói và hiểu được tiếng Việt đơn giản, và v́ đă lớn lên trong một gia đ́nh nói tiếng Pháp, Prunier nói tiếng Pháp khá trôi chảy. Sau chuyến nhảy dù xuống Kim Lũng ngày 16 tháng 7, Prunier và Logos trở nên "khá thân thiết". Vốn hiểu biết tiếng Việt và tiếng Pháp của Prunier cho phép hai người có nhiều "cuộc nói chuyện thú vị" về Việt Nam, chiến tranh, và người Mỹ. Logos đă hỏi, Prunier nhớ lại, "tại sao người Mỹ chúng tôi lại dính líu với cái nhóm phiến loạn được gọi là Việt Minh này". Prunier đă quả quyết với Logos rằng sứ mạng của Đội Nai "không phải là chính trị v́ chúng tôi chỉ là người lính và mục đích của chúng tôi cũng giống như Việt Minh là đuổi Nhật". Prunier cảm thấy buồn phải chứng kiến Logos ra đi, nhưng anh ít nói về vấn đề này. Hồ Chí Minh đă thể hiện thái độ rơ ràng đối với Montfort. Thomas đă đi đến quyết định rằng nhiệm vụ của anh sẽ được tạo điều kiện thuận lợi bởi sự ra đi của người Pháp, và vài ngày sau, chỉ huy của anh đă đồng t́nh. Để biểu thị sự hợp pháp và quyền kiểm soát khu vực của nhóm ḿnh, Hồ Chí Minh đă nói với Thomas: "người Pháp nghĩ chúng tôi là kẻ cướp. Nhưng để chứng tỏ với các ngài chúng tôi không phải loại người như vậy, chúng tôi sẽ đưa Montfort và hai người kia quay trở lại biên giới". Ngày 31 tháng 7, Montfort, Phác và Logos ra đi và gia nhập vào một nhóm hai mươi người Pháp tị nạn, "được tập trung lại dưới sự bảo trợ của AGAS" tại Tam Đảo, một khu nghỉ mát cách Thái Nguyên 16 dặm về phía tây nam và cách Hà Nội 28 dặm về phía tây bắc. Những người tị nạn đă chờ đợi AGAS đưa họ sang Trung Quốc kể từ cuộc tấn công của Việt Minh diễn ra ngày 16 tháng 7 năm 1945. Khi đó một nhóm Việt Minh đă tấn công một đồn binh Nhật tại Tam Đảo, một đồn nhỏ nằm trên đồi do 9 lính Nhật canh giữ. Bị áp đảo về quân số, Nhật bị đánh tan tác, bảy tên chết. Nguyễn Hữu Mùi, một thành viên của Việt Minh và cũng làm việc với Đội Nai, có trách nhiệm lớn trong quyết định tấn công Tam Đảo. Gần đây Nhật phát hiện ra hoạt động cách mạng của Nguyễn Hữu Mùi tại Vĩnh Yên nên anh phải chạy trốn về phía đồn binh Nhật, nơi anh tin rằng ḿnh sẽ có "cơ hội đánh Nhật". Một lần, Mùi phát hiện ra rằng nhiều đồng chí ḿnh có thái độ miễn cưỡng chiến đấu bởi v́ Nhật "có tất cả các loại vũ khí hiện đại, mà chúng tôi chỉ có súng trường và mỗi khẩu chỉ có mười viên đạn". Nguyễn Hữu Mùi viện lư rằng v́ bây giờ anh đă bị lộ và những người khác rồi sẽ cũng như vậy, và "nếu ta không chiến đấu chống lại chúng th́ chúng sẽ giết ta". Đội quân nhỏ này đă kêu gọi trung đội Hoàng Văn Thái ở gần đấy hỗ trợ, và lực lượng hỗn hợp này đă tổ chức chiến sĩ của họ, cắt đứt đường dây điện thoại, chặt cây để cản đường, và bao vây đồn địch. Mặc dù chỉ là một đóng góp nhỏ nhoi vào thất bại của Nhật, nhưng cuộc tấn công Tam Đảo chứng minh ư chí sẵn sàng đánh đuổi kẻ thù của Việt Minh khi cuộc chiến dường như có khả năng kết thúc có lợi cho họ - một trong những nguyên lư cơ bản của chiến tranh du kích. Donalđ Lancaster, một kư giả có mặt tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh, viết rằng Việt Minh "đă bộc lộ sự miễn cưỡng gánh chịu tổn thất hay gây ra những hành động trả thù bởi tấn công quân Nhật và hạn chế đóng góp của ḿnh vào thắng lợi của cuộc tấn công đồn Nhật ở Tam Đảo". Tuy nhiên, ngay cả Sainteny cũng phải thừa nhận những lợi ích tâm lư của chiến thắng nhỏ này đối với người Việt Nam, c̣n Nhật hết sức khó chịu, cay cú và chúng đă gửi điện về Tokyo, "những hành động của Việt Minh hiện nay mỗi lúc một trở nên trắng trợn. Chỉ vài ngày trước đă xảy ra một cuộc tẩn công bất ngờ quy mô lớn tại Tam Đảo do một nhóm người liên kết với phong trào này thực hiện".
Cuộc tấn công Tam Đảo cũng cho thấy nhận thức chính trị ngày càng tăng của Việt Minh và thực tế là họ không chống Pháp một cách bừa băi. Sau khi hạ được đồn binh yếu này, Việt Minh giải phóng "trại tập trung dân sự" của Nhật tại Tam Đảo. Nguyễn Kim Hùng nhớ rằng mục đích tấn công Tam Đảo "chỉ là để đánh Nhật và thu vũ khí", nhưng khi làm như vậy họ cũng giải thoát nhiều tù nhân người Pháp. Việt Minh sẵn sàng giúp đỡ "những người Pháp tiến bộ", những người mà Trần Trọng Trung đề cập đến "đa phần là giáo viên và học sinh của một trường học tại Hà Nội". "Mặc dù điều kiện sống của người dân địa phương rất thấp, và chúng tôi trải qua nhiều vất vả khó khăn", Trần Trọng Trung nhớ lại, "nhưng Hồ Chí Minh đă chỉ đạo cho chúng tôi làm mọi cách có thể để cải thiện điều kiện sống cho những người Pháp này". Maurice và Yvonne Bernard, hai giáo sư người Pháp sống tại Tam Đảo và ở trong số những người được Việt Minh quan tâm, đă đưa ra một bản tường tŕnh rất sống động về cuộc tấn công Tam Đảo và thời gian họ ở cùng Việt Minh. Trong một bức thư ngỏ gửi "những người bạn ở Hà Nội", họ đă cố gắng chữa lại những ǵ họ đă tin tưởng là những ấn tượng sai lầm nghiêm trọng về Việt Minh. Họ thẳng thắn tuyên bố: "Việt Minh không phải là những tên cướp biển và họ không căm thù người Pháp; họ chỉ căm ghét chủ nghĩa phát xít và mong muốn đưa đất nước họ thoát khỏi ách nô lệ của Nhật".
Căn cứ vào thái độ của Việt Minh đối với người Pháp th́ sau thắng lợi đó họ có thể dễ dàng bỏ mặc những kẻ thực dân cho Nhật trả thù. Tuy nhiên, "Việt Minh đă giúp đàn ông, phụ nữ và trẻ em Pháp đến nơi an toàn, chăm sóc họ cho tới khi máy bay Đồng Minh tới đón và đưa họ sang Trung Quốc", nhà sử học nổi tiếng Ellen Hammer kết luận.
Sự kiện Việt Minh "giải phóng" cho những dân thường Pháp thoát khỏi quân Nhật và giao họ cho người Mỹ chứng tỏ rằng vào đầu tháng 7 năm 1945, Việt Minh đă cố chứng minh rằng họ không đơn phương chống Pháp và nhận ra con đường đạt được sự chấp thuận của Mỹ là phải chiến đấu chống lại kẻ thù duy nhất của họ là Nhật trong khi đó phải đối xử nhân đạo với người Pháp. Mặc dù chính phủ Mỹ không hề biết ǵ về chiến thắng Tam Đảo, nhưng nó rất có ư nghĩa đối với những người lính trên bộ vào thời điểm đó, đặc biệt là Frank Tan, Dan Phelan và Allison Thomas. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng với chiến thắng này Việt Minh cũng thành công trong việc đưa được nhiều hơn người Pháp ra khỏi Việt Nam. Mặc dù AGAS đă bố trí máy bay đưa phụ nữ và trẻ em Pháp đi tản, nhưng Trung uư Montfort được Phác và Logos hộ tống, đă dẫn những nhóm tị nạn c̣n lại từ Tam Đảo đến biên giới và vào Trung Quốc. Ngày họ xuất phát, Thomas ghi trong nhật kư: "Quá tệ là họ buộc phải rời đi nhưng những người này không thích Pháp cũng gần bằng không thích Nhật". Như chính Thomas thừa nhận, khi tới Kim Lũng anh biết rất ít về cả Đông Dương thuộc Pháp lẫn Việt Minh: Tuy nhiên, thật hiển nhiên, anh nhanh chóng phát hiện ra thái độ của họ đối với người Pháp. Ḷng hiếu khách của Việt Minh và những cuộc nói chuyện với Tan và Phelan thuyết phục Thomas hơn nữa về khả năng tồn tại của các hoạt động liên minh giữa OSS và Việt Minh mà không có người Pháp. Trong suốt thời gian ở với Việt Minh, Thomas và Hồ Chí Minh thường xuyên nói chuyện với nhau - về chính trị, về sứ mạng quân sự của họ, và về "mối bất b́nh" của người Việt Nam đối với người Pháp. Hồ Chí Minh giải thích cho Thomas rằng ông "với tư cách cá nhân yêu mến nhiều người Pháp", nhưng "phần lớn những người lính của ông (nguyên văn) th́ lại không". Cũng như với Shaw, Fenn, Tan và Phelan, Hồ Chí Minh mô tả cho Thomas những hành vi tồi tệ nhất của người Pháp. Người Pháp giữ độc quyền về muối và rượu. Họ "bắt người dân phải mua thuốc phiện" và phải đóng các loại thuế cao; họ đă "bắn giết và xông hơi ngạt nhiều tù chính trị"; họ đă xây dựng nhiều "nhà tù hơn là trường học"; và họ đă tước đi của nhân dân Việt Nam những quyền tự do được xem là cơ bản trong đời sống của người Mỹ: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp. Tuy nhiên, thậm chí rất lâu sau chiến tranh, Thomas cương quyết khẳng định rằng lúc đó anh không hề biết Hồ Chí Minh là cộng sản:
Rơ ràng ông là người. rất hiểu biết và rất có giáo dục. Nhưng tôi nhớ tôi không hề biết ông là Cộng sản. Tôi không biết ông nói được tiếng Nga, tôi cũng không biết ông đă từng đến nước Nga… Tôi cảm thấy ông rất chân thành… ông dường như là một người quả quyết… Tôi c̣n nhớ rằng lúc đó tôi có mặt trong một sứ mạng chính. Đó là một sứ mạng quân sự thuần tuư. Tôi chỉ hơi nghi ngờ ông v́ binh sĩ của ông sử dụng kiểu chào bắt tay. Nhưng khi tôi nói chuyện đó với Dan Phelan và Frankie Tan th́ cả hai đều cảm thấy rơ ràng rằng Hồ Chí Minh không phải là một người Cộng sản giáo điều, rằng ông là một người yêu nước chân chính.
Dù mối quan hệ giữa OSS và GBT đă căng thẳng tới đỉnh điểm nhưng tại Việt Nam, Tan và Phelan, cũng như những người khác, vẫn ăn ư với nhau. Chỉ vài ngày sau khi Thomas đến, Tan đă gửi cho Fenn lúc đó đang ở Côn Minh một bức điện: "Thomas là một anh chàng tuyệt vời, rất có cảm t́nh với Việt Minh và đă gửi điện cho OSS đề nghị họ nên làm việc với Hồ Chí Minh chứ không phải với người Pháp". Trên thực tế, điều này là sự thật. Ngay sau khi có mặt, Thomas đă hỏi thẳng Hồ Chí Minh về định hướng chính trị của Việt Minh và ông đă quả quyết rằng thành phần của Việt Minh gồm rất nhiều các đảng phái chính trị khác nhau và Việt Minh "đang chiến đấu giành tự do và độc lập hoàn toàn cho Đông Dương từ tay tất cả các thế lực nước ngoài". Thomas nhớ lại, và "sau khi đă giành được tự do họ mới lo đến vấn đề chính trị".
Hồ Chí Minh đề cập một cách thận trọng đến vấn đề này: không phải là nói dối nhưng cũng không đưa ra toàn bộ sự thật. Trong báo cáo chính thức đầu tiên của Đội Nai gửi về Côn Minh, được viết chỉ một ngày sau khi có mặt, Thomas tuyên bố dứt khoát: "Hăy quên đi bóng ma Cộng sản. Việt Minh không phải là Cộng sản. Họ ủng hộ tự do và những cải cách thoát khỏi ách thống trị hà khắc của Pháp".
Tin rằng Hồ Chí Minh và Việt Minh chắc chắn thân Mỹ - Hồ Chí Minh nói với Thomas ông sẽ "vui ḷng chào đón 10 triệu người Mỹ" - Thomas chuẩn bị một loạt phương án hành động cho sứ mạng của Đội Nai. Anh báo cáo rằng Hồ Chí Minh được cho là có "ít nhất 3.000 người được vũ trang tại Bắc Kỳ", và rằng ông có thể cung cấp cho Thomas bao nhiêu trong số đó cũng được nếu anh cần. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đề nghị Thomas nên sử dụng "không quá 100 người". Ông nói thêm "nhiều người đă được huấn luyện đặc biệt dưới sự chỉ huy của một vị lănh đạo từng được Hải quân huấn luyện đánh du kích tại Trung Quốc".
Thomas cũng gửi đi phương án của Hồ Chí Minh chuyển mục tiêu hoạt động của Đội Nai tới tuyến đường bộ Thái Nguyên - Cao Bằng và liệt kê những lư do thay đổi dưới đây:
- Không quân đă cắt đứt giao thông trên tuyến đường bộ Hà Nội - Lạng Sơn.
- Tuyến đường này đă mất tầm quan trọng kể từ khi Nam Ninh bị chiếm. quân Nhật có lực lưọng mạnh hơn nhiều tại khu vực đó.
- Việt Minh chưa mạnh và chưa được vũ trang tại khu vực đó
- Quân Nhật liên tục sử dụng tuyến đường bộ Thái Nguyên - Bắc Cạn. Nhiều hơn so với tuyên Hà Nội - Lạng Sơn.
- Đây là khu vực tốt hơn cho công tác huấn luyện.
- Khu vực hiện nay hoàn toàn do Việt Minh kiểm soát. Không có sự xâm nhập của quân Nhật.
Khu vực này đang trở nên yên tĩnh và từ đây chúng ta có thể chuyển quân được huấn luyện về phía nam để hoạt động trên tuyến đường đi Lào Cai và cuối cùng là trên tuyến đường Hà Nội - Sài G̣n có ư nghĩa sống c̣n và quan trọng hơn nhiều, hoặc nếu cần th́ đưa quân được huấn luyện của chúng ta hoạt động trên tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn.
Như đă trở thành phong cách của ḿnh, trong một cơ sở hợp lư Hồ Chí Minh đă kết hợp chặt chẽ mọi yếu tố xác thực (Việt Minh hiển nhiên mạnh nhất trong căn cứ địa), những mối quan tâm đối với người Mỹ (khả năng phá vỡ tuyến đường sắt then chốt Hà Nội - Sài G̣n tại Việt Nam), và những chi tiết lợi ích đặc biệt đối với ông (triển vọng về việc huấn luyện kỹ lưỡng và trang bị cho các chiến sĩ của ông tại Việt Bắc). Cách phân tích của Hồ Chí Minh có ư nghĩa đối với Thomas, người đă đề xuất với Bách Sắc và Côn Minh rằng việc thay đổi nhiệm vụ của Đội Nai phải được thực hiện, rằng một "căn cứ tương đối ổn định" dành cho huấn luyện sẽ đặt tại Kim Lũng, và mục tiêu ban đầu bị hoăn lại cho tới khi Đội Nai hoàn thành công tác huấn luyện. Tonnesson b́nh luận: "Đáng ngạc nhiên hơn, Thomas đă đồng ư - với sự chấp thuận của cấp trên - hoạt động tạm thời trên tuyến liên lạc ít quan trọng về mặt chiến lược được Hồ Chí Minh ủng hộ. Do đó Thomas đă tŕ hoăn nhiệm vụ được chỉ thị thi hành, nhiệm vụ này là một phần quan trọng trong CARBONADO".
Thomas có thể đă bị ảnh hưởng trong việc ra quyết định bởi một báo cáo t́nh báo đề ngày 8 tháng 7 về sức mạnh của quân Nhật. Báo cáo này đă đánh giá 700 lính tại Thái Nguyên và 2.000 tại Cao Bằng, thêm vào đó là 2.500 lính tại ngôi làng ở Bắc Cạn - những con số đầy ư nghĩa đối với những người đang hy vọng được đánh Nhật. Ngoài ra, Thomas yêu cầu những phần c̣n lại của Đội Nai và Đội Mèo, gồm nhân viên y tế, vũ khí và trang thiết bị, phải được thả dù càng sớm càng tốt. Thậm chí anh c̣n gửi một tấm bản đồ vẽ tay mô tả lộ tŕnh chuyến bay tốt nhất và điểm thả dù để tránh "những khu vực do Nhật kiểm soát".
Thomas cũng đề nghị được cung cấp một số lượng lớn trang thiết bị hỗn hợp, gồm 10 khẩu M-3 có bộ giảm thanh ("tốt khi chiến đấu với lính gác và quân tiên phong Nhật"); 100 màn chống muỗi; 100 "bộ quần áo đă chiến xanh lá cây cỡ nhỏ, hay quần áo nguỵ trang trong rừng và mũ" (không có quần áo ka ki); 5 bộ bản đồ toàn thể Đông Dương, được xem là "yếu tố cần thiết" đối với các nhóm tuần tra và là "món quà cho các lănh đạo đảng và quân sự rất cần đến bản đồ"; "nhiều tạp chí ảnh (Tạp chí Life), sách báo"; muối ("những người dân địa phương rất thiếu muối"); và 10 chiếc đồng hồ "để làm quà cho các lănh đạo đảng và quân đội". Thomas đề nghị lấy những trang thiết bị cần thiết đó từ người Pháp.
Anh đề xuất, "Lấy lại trang thiết bị đă phát cho người Pháp, v́ chúng tôi cần tất cả những thứ đó (cả khẩu M-45 của tôi đă đưa cho Langlois)".
Tuy nhiên Thomas không biết rằng các trang thiết bị của Mỹ phát cho người Pháp ngày 11 tháng 6 dự kiến cho Đội Nai sử dụng đă bị thu hồi. Trung uư Défourneaux không may lại là người chuyển tin này chỉ vài ngày trước khi Thomas đưa ra đề xuất. Không may cho Défourneaux, anh đă tạo ra nhiều kẻ thù trong những người Pháp ở miền nam Trung Quốc. Trong khi làm việc và tṛ chuyện với binh lính Pháp, anh phát hiện ra họ "đă có kế hoạch quay lại thuộc địa, không cần phải đánh nhau nhiều với Nhật mà vẫn tái lập quyền kiểm soát trên một thế giới mà họ xem là của họ".
Cho rằng đây là nhiệm vụ của ḿnh, Défourneaux đă báo cáo lên cấp trên. Anh tin rằng thông tin sẽ dừng lại ở đó. Tuy nhiên, không lâu sau anh được lệnh hướng dẫn cho người Pháp để lấy lại trang thiết bị Mỹ đă phát cho họ.
Défourneaux nhớ lại t́nh huống hết sức khó chịu này:
Khi một nhóm sĩ quan quân đội Pháp từ từ vây quanh và đẩy tôi vào tường, tôi biết ḿnh đang ở trong t́nh thế rất mong manh. Tôi cố nói với họ rằng tôi không liên quan ǵ tới quyết định này, nhưng họ khó chịu bởi thực tế là trước đó tôi đă bội ước đối với họ. Họ thực sự tin rằng chỉ có tôi mới có thể báo cho Biệt đội Mỹ rằng mục đích chủ yếu của họ là giành lại thuộc địa… Thực tế là tôi là một sĩ quan Mỹ b́nh thường, nhưng với họ, tôi lại là người Pháp và là một kẻ phản bội.
Mặc dù quan hệ giữa Défourneaux với người Pháp rất căng thẳng, nhưng anh vẫn thất vọng khi nhận được tin của Thomas, theo đó người Pháp phải bị loại khỏi sứ mạng của Đội Nai. Mặc dù nghi ngờ động cơ của Pháp, anh vẫn cảm thấy động cơ của Việt Minh cũng không tốt ǵ hơn. Trên thực tế Défourneaux tin rằng không bên nào thực sự muốn đánh Nhật. Qua những cuộc tṛ chuyện với người Pháp, và thậm chí với vài người Trung Quốc trong vùng, anh đă h́nh thành một ư kiến tiêu cực về Việt Minh và cảm thấy rằng làm việc với họ sẽ là một sai lầm. Tuy nhiên, là một sĩ quan cấp dưới nên anh quyết định giữ ư kiến đó cho riêng ḿnh.
Défourneaux nhớ lại:
Tôi cảm thấy chúng tôi đang mắc phải một sai lầm lớn như sai lầm của người Pháp… Tôi có cảm giác rằng không có ai có thể giao thiệp thành công với Việt Minh. Họ sẽ không giữ lời hứa v́ mục đích chính của họ không phải là đánh đuổi Nhật ra khỏi FIC, mà là đ̣i hỏi nhiều vũ khí trong khả năng của họ và cố gắng kiểm soát Bắc Kỳ. Họ biết rằng không sớm th́ muộn Nhật sẽ rời khỏi Đông Dương, vậy th́ tại sao họ phải mạo hiểm cuộc sống v́ một kết quả nhăn tiền?
Không chú ư tới những cảm giác cá nhân, Défourneaux và các đồng dội quay trở lại Bách Sắc theo mệnh lệnh. Davis thông báo rằng Défourneaux cùng những người c̣n lại của Đội Nai, cũng như Đội Mèo, sẽ nhảy dù xuống Kim Lũng vào ngày 29 tháng 7. Davis đề nghị rằng căn cứ vào thái độ của Việt Minh đối với người Pháp, như được chứng minh bởi việc triệu hồi Montfort, anh nên cân nhắc đến một cái tên giả và nói rơ, với cái tên Pháp "Défourneaux" anh có thể vấp phải những khó khăn tương tự. Thế là Défourneaux trở thành Raymond Douglass. Đội dành cả ngày hôm sau để chuẩn bị những đồ dùng sẽ được thả dù cùng với họ. Sau những khó khăn trong việc t́m khu vực nhảy dù, Đội Nai và Đội Mèo nhảy xuống một nơi với họ là những khu rừng rậm xa lạ ở Bắc Việt Nam.
Hồ Chí Minh bị ốm nên không thể có mặt tại khu vực nhảy dù để chào đón họ, tuy nhiên ông vẫn cố gắng tranh thủ sự kiện họ đến nơi. Nằm trên giường bệnh, ông đề nghị nhân dân địa phương đến khoảng rừng thưa và chờ đợi những người Mỹ "rơi từ trên trời xuống". "Chúng tôi rất hồ nghi", một người dân địa phương nhớ lại, "nhưng v́ rất tin tưởng vào Bác Hồ, v́ thế chúng tôi đi. Chúng tôi chờ đợi gần hết ngày và không có chuyện ǵ xảy ra. Nhưng sau đó chúng tôi nh́n lên bầu trời và trên đó xuất hiện một chiếc máy bay, và rồi từ chiếc máy bay họ nhảy xuống. Mọi người phải nói rằng Bác Hồ quả là một bậc kỳ tài. Làm sao Bác có thể biết một việc như vậy sẽ xảy ra?". Dĩ nhiên Hồ Chí Minh biết rơ kế hoạch nhảy dù này. Thomas đă cho ông biết kế hoạch đồ bộ, và các cán bộ Việt Minh đă giúp bố trí khu vực nhảy dù với một dấu hiệu quan sát (h́nh chữ T màu trắng trên mặt đất) để hướng dẫn phi công. Tuy nhiên, sự sáng suốt là tất cả mọi thứ, và lại một lần nữa Hồ Chí Minh đă chứng minh ông làm chủ t́nh thế.
Khi các thành viên Đội Nai tiếp đất an toàn, họ được Tan, Phelan, Zielski và "Mr. Văn", bí danh của Vơ Nguyên Giáp, chào đón. Không một ai bị thương, và những người Mỹ một lần nữa lại được hộ tống đi trên lối đi dưới mái ṿm tre có khẩu hiệu "Chào đón những người bạn Mỹ của chúng ta". Cả đội không được gặp Thomas và Prunier cho tới đêm hôm sau; hai người Mỹ này lúc đó đi trinh sát vị trí pḥng thủ của Nhật tại Chợ Chu, nơi Thomas muốn lập kế hoạch tẩn công nhưng chiến tranh đă kết thúc trước khi anh có cơ hội làm điều đó. Mặc dù lấy làm lạ về sự vắng mặt của chỉ huy, cả đội cũng thấy nhẹ nhơm là cuối cùng họ đă đổ bộ đúng địa điểm, và họ nghỉ ngơi qua đêm. Bây giờ th́ Đội Nai "đă đến nơi theo kế hoạch, sẵn sàng và háo hức thực hiện nhiệm vụ". Défourneaux nhận thấy ḿnh đang nghĩ về "những nỗ lực lăng phí của chúng ta, chúng ta thiếu chỉ thị và lănh đạo.
Mặc dù Défourneaux và những thành viên khác trong đội đội che giấu nỗi oán giận về cái họ cho là thiếu sự lănh đạo, nhưng Thomas vẫn khá dửng dưng trước mối bất đồng nội bộ này. Vài ngày sau họ chuẩn bị bắt đầu nhiệm vụ huấn luyện của ḿnh, xếp gọn đồ quân nhu, chọn địa điểm huấn luyện, nơi ăn ở, và thăm chớp nhoáng những bản làng xung quanh, ở đó họ luôn được tiếp đón nồng hậu. Khi Đội Nai ổn định tại khu vực này th́ một số người khác lại ra đi. Đội Mèo của đại uư Holland khởi hành vào ngày 31 tháng 7 để thiết lập căn cứ tại khu vực khác. Và Tan rời khỏi Đông Dương trên một chiếc L-5 được gửi tới để đón ông.
(Ảnh tư liệu của Nguyễn Học chụp lại từ bản gốc)
(Ảnh tư liệu của Nguyễn Học chụp lại từ bản gốc)
Tan đă tŕ hoăn ngày ra đi trong chừng mực có thể, phớt lờ vô số lệnh triệu tập về Côn Minh của Gordon. Tuy nhiên, khi Đội Nai đă đến, Đội Mèo bắt đầu nhiệm vụ của ḿnh, và Phelan vẫn làm việc cho AGAS, Tan không c̣n lư do ǵ để ở lại Đông Dương. Ngoài ra, Tan và Hồ Chí Minh đă "thiết lập được một mạng lưới t́nh báo gồm các điệp viên người địa phương thay thế hoàn toàn mạng lưới của Pháp đă không c̣n tồn tại sau cuộc đảo chính của Nhật". Tan cũng cảm thấy buồn khi phải rời xa những con người mà ông đă coi như bạn bè tại Bắc Kỳ, đặc biệt là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh cũng lấy làm tiếc v́ sự ra đi của Tan. Tan nhớ lại câu nói cuối cùng của Hồ Chí Minh dành cho ông: "Ngài sẽ luôn có cơ hội để đến với thế giới và người Pháp cũng vậy. Nhưng bây giờ sự phối hợp của chúng ta đă kết thúc, tôi sẽ không có cơ hội đó". Tuy nhiên, lúc đó Tan đă không đánh giá hết những khó khăn mà Hồ Chí Minh sẽ sớm phải đối mặt. Mặc dù rất có thiện cảm với Hồ Chí Minh và Việt Minh, những người ông đă cùng làm việc, nhưng Tan cũng rất vui mừng khi được gặp lại bạn bè tại tổng hành dinh GBT.
Vui mừng v́ không biết ǵ về căng thẳng giữa Gordon và Fenn, bất b́nh của Gordon với những cuộc gặp gỡ Việt Minh của ḿnh, ngay lập tức Tan bắt đầu ca ngợi Hồ Chí Minh và Việt Minh. Gordon không có mặt tại trụ sở GBT khi Tan đến và Fenn cảnh báo anh "đừng khen ngợi (đối với Hồ Chí Ḿnh) khi gặp nhau". Fenn mô tả thiện cảm của Tan đối với Hồ Chí Minh là "không thể ḱm nén được", và Tan không hề có ư định ngăn những cảm xúc của ḿnh chỉ v́ Gordon. "Laurie sẽ phải đối mặt với sự thật", Tan tuyên bố. "Người Pháp tại Đông Dương coi như đă kết thúc. Khi chiến tranh chấm dứt Việt Minh chắc chắn sẽ nắm được chính quyền. Và lúc đó Hồ Chí Minh có thể làm được nhiều việc để giúp chúng ta!". Nhiều tháng sau, Tan vẫn thường xuyên nói về Hồ Chí Minh cùng nỗi khát khao giành độc lập của người Việt Nam, và có lẽ đó chính xác là những ǵ Hồ Chí Minh mong đợi. Trong một bức thư gửi Fenn, được viết trước chuyến trở về Côn Minh của Tan, Hồ Chí Minh giải thích: "Tôi muốn viết cho ngài một lá thư dài, thật dài để cảm ơn t́nh bạn của ngài. Không may tôi không thể viết được nhiều v́ ngay lúc này tôi không được khỏe (không ốm nặng đâu, ngài đừng lo?). Những ǵ tôi muốn nói th́ ngài Tan sẽ nói giúp tôi".
Mặc dù Tan đă nói nhiều, nhưng vào tháng 8 năm 1945 vẫn c̣n có đôi điều để nghe.
Khi tháng cuối cùng của chiến tranh bắt đầu, những người Mỹ ở Việt Nam không hề biết rằng Nhật sắp thất bại, đă ổn định cuộc sống cùng Việt Minh. Ngày 1 tháng 8, họ chứng kiến lễ khai trương "hội trường" mới được xây dựng của Việt Minh, với các bài phát biểu và kịch ngắn trào phúng chính trị, gồm một vở mô tả "Quân Nhật đang tàn phá đất nước họ" ra sao và một vở khác khắc hoạ việc giải cứu thành công một phi công Mỹ. Trong những ngày đầu ở doanh trại, các thành viên của Đội Nai đă gặp gỡ nhiều Việt Minh và một vài người dân ở khu vực xung quanh. Tuy nhiên, một người đáng quan tâm lại vắng mặt: Hồ Chí Minh. Hôm cả đội đổ bộ, Vơ Nguyên Giáp đă xin lỗi v́ sự vắng mặt của Hồ Chí Minh, ông nói với những người Mỹ mới đến là "chỉ huy" của họ bị ốm. Đến ngày 3 tháng 8, Hồ Chí Minh vẫn không xuất hiện. Một vài thành viên trong đội, gồm Défourneaux và Paul Hoagland, quyết định đi vào ngôi làng gần đó để gặp Hồ Chí Minh và xem ông có cần giúp đỡ ǵ không. Đă được người Pháp cảnh báo về người đàn ông "tàn nhẫn" và "nguy hiểm" này, Défourneaux rất ngạc nhiên về diện mạo của ông. Thay v́ một con người gớm guốc, Défourneaux chỉ thầy dường như đây là một người ốm yếu đang lơ lửng gần cái chết:
Nằm trong góc tối của căn pḥng là một bộ xương được bao phủ bởi làn da vàng khô. Một đôi mắt đờ đẫn nh́n chúng tôi chằm chằm. Người đó đang run nên giống như chiếc lá và rơ ràng đang bị sốt cao. Khi mắt đă bắt đầu quen với bóng tối tối nhận ra cḥm râu dài lởm chởm đang xoă xuồng từ một cái cằm nhọn… Hoagland nh́n qua nhanh và nói. "Người này không c̣n sống được bao lâu nữa".
Nhưng Hoagland đă sẵn sàng ứng phó.
Hoagland, sinh ra tại Romulus, New York, đă được đào tạo y sĩ tại Bệnh viện Willard trước Chiến tranh thế giới 2.
Anh cũng có vài năm kinh nghiệm làm lính cứu thương trên con tàu Thuỵ Điển Gripsholm. Hoagland được tuyển vào OSS năm 1942 và đến nhận công tác tại Đội Nai vào tháng 5 năm 1944. Sau khi khám qua cho bệnh nhân, Hoagland cho rằng ông đang bị bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh lỵ hay kết hợp của cả ba loại bệnh trên. Anh đưa cho ông thuốc kư ninh, sulfa và "những thuốc khác". Vài ngày sau Hoagland "điều trị cho ông theo định kỳ". Allison Thomas sau đó nhận xét rằng mặc dù trông Hồ Chí Minh "rất ốm yếu" nhưng anh vẫn không tin ông sẽ chết. Trong ṿng mười ngày, ông đă hồi phục được ít nhiều, đă có thể đứng lên và đi lại. Ngoài chăm sóc cho Hồ Chí Minh, Hoagland, người nói tiếng Pháp trôi chảy, c̣n huấn luyện cho Triệu Đức Quang thành một lính cứu thương. Không những trở thành "đội cứu thương cho nhóm binh sĩ Việt - Mỹ", Quang và Hoagland c̣n trở thành những người bạn tốt. Theo đề nghị của Hoagland về việc thử nấu vài món địa phương mà Hồ Chí Minh đă từng đề xuất với Thomas không nên cho những người Mỹ ăn, hai anh lính cứu thương "lén đi tới một ngôi làng dưới chân đồi để nấu nướng". "Lần đầu tiên chúng tôi trốn đi không có vấn đề ǵ Quang nhớ lại, "nhưng lần thứ hai v́ quá vội và cơm nấu chưa được chín nên chúng tôi bị bệnh tiêu chảy".
T́nh bạn nảy nở giữa Quang và Hoagland không phải là duy nhất. Trần Trọng Trung, 22 tuổi, và Henry (Hank) Prunier, Zi tuổi, cũng xây dựng được một t́nh bạn. Họ nói với nhau bằng tiếng Pháp và vốn tiếng Việt sơ đẳng của Prunier. Trung có rất nhiều câu hỏi cho Prunier, ví như Roosevelt là ai, và hai người đă dành nhiều thời gian để tṛ chuyện. Trung dạy cho Prunier "hát một khúc ballad quân hành", bài hát này sau đó trở thành quốc ca Việt Nam. Điều đó rơ ràng làm cho chàng trai Mỹ được nhiều người Việt Nam trong doanh trại quư trọng.
Trong sáu ngày đầu tháng 8, người Việt Nam và người Mỹ cùng nhau dựng trại huấn luyện. Trong khi người Việt tập trung dựng "những toà nhà" - thường không nhiều hơn bốn bức tường, một mái tranh và một cái nền - th́ người Mỹ tập trung vào nội thất của ngôi nhà mới. Họ làm vội những chiếc giường ngủ, bàn ghế và vách ngăn. Trong ṿng một tuần, trại huấn luyện gồm 3 doanh trại dành cho binh lính người Việt, một doanh trại dành cho lính OSS, một pḥng họp, một nhà bếp, một kho hàng, một trạm xá và "trụ sở" liên lạc, một trường bắn rộng 150 thước Anh(1), và một khu vực huấn luyện ngoài trời. Cuối băi huấn luyện có một cây cao được dùng làm cột treo cờ Việt Minh: một ngôi sao vàng ở giữa nền đỏ. Những tân binh trẻ người Việt tham gia huấn luyện quân sự (do người Mỹ huấn luyện) và huấn luyện chính trị (do Việt Minh huấn luyện) vui sướng được ở đó. Défourneaux nhớ rằng dường như các tân binh có vẻ rất vui đơn giản là "được ở cùng nhau mà không bị g̣ bó, được đàm đạo và học hỏi lẫn nhau". Từ nhóm 110 tân binh, chỉ huy của họ Đàm Quang Trung và Đội Nai chọn ra 40 người lính trẻ "nhiều triển vọng nhất" để bắt đầu huấn luyện ngay. Những tân binh, háo hức được làm việc cùng Đội Nai, đă được Hồ Chí Minh đặt tên chính thức là "Bộ đội Việt - Mỹ". loại trừ William Zielski luôn bận liên lạc điện đài với Bách Sắc và Côn Minh, tất cả các thành viên của Đội Nai đều tham gia huấn luyện cho người Việt. Thomas đă mang theo những cuốn giáo tŕnh huấn luyện của quân đội Mỹ hướng dẫn luyện tập và cách sử dụng vũ khí Mỹ và đợt huấn luyện bắt đầu ngày 9 tháng 8 - ba ngày sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Không hề biết ǵ về những sự kiện đang gây chấn động địch cầu, Đội Nai tiếp tục huấn luyện nhóm tân binh được lựa chọn của Việt Minh để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh du kích chống Nhật. Những tân binh trẻ được huấn luyện cách sử dụng súng cacbin M-1, súng tiểu liên Thompson, súng trường, bazoca, súng máy hạng nhẹ và Bren. Chương tŕnh huấn luyện gồm phép đạc tam giác, tập bắn và lau chùi vũ khí. Họ c̣n được hướng dẫn cách sử dụng súng cối và lựu đạn. Việc tập luyện tương đối căng thẳng từ ngày 9 cho đến 15 tháng 8, từ 5 giờ 30 sáng đến 5 giờ chiều. Ngày 10 tháng 8 họ nhận được một đợt thả đồ tiếp tế bổ sung vũ khí và đạn được để tiếp tục công tác huấn luyện tân binh. Chắc chắn Vơ Nguyên Giáp rất vui mừng với những khí tài bổ sung này.
Trang thiết bị được thả dù xuống Việt Bắc vào ba vị trí thả đồ tiếp tế của Đội Nai, kết hợp với "những loại vũ khí nhẹ do Việt Minh chế tạo tại những nhà máy quân khí đơn sơ của họ trong rừng" đă tạo thành một đội quân "được trang bị vũ khí đầy đủ gây ấn tượng cho những người dân nông thôn". Vơ Nguyên Giáp nhớ lại: nh́n thấy nhóm quân mới đứng trong hàng ngũ chỉnh tề và được trang bị súng trường mới cùng lưỡi lê sáng loáng khiến chúng tôi phấn khởi và tin tưởng". Người viết tiểu sử của Vơ Nguyên Giáp, Cecil Currey, nói thêm: "Ông Giáp đă kiểm tra cho chắc rằng những đơn vị trang bị mới của ông được càng nhiều người trông thấy càng tốt". cả Thomas và Défourneaux cũng bị ấn tượng với những đơn vị mới này. Cả hai đă ghi lại trong trong nhật kư của ḿnh tinh thần hăng hái và khả năng tiếp thu nhanh chóng hầu hết các kỹ năng quân sự của những người lính trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai đều không nh́n thấy tận mẳt toàn bộ giá trị của nhiệm vụ này. Trong khi Thomas đề nghị huấn luyện binh lính tại khu căn cứ và sau đó, "khi họ đă thành thạo" th́ tấn công Nhật tại những khu vực nguy hiểm hơn gần Thái Nguyên và Lạng Sơn, th́ trung uư Défourneaux không đồng ư với bản chất của cả huấn luyện lẫn giả thuyết huấn luyện Việt Minh tổng thể. Về bản chất huấn luyện anh viết:
Chúng tôi đang huấn luyện tân binh cho cuộc chiến tranh thông thường trong khi dự tính các hoạt động du kích. Nhân tố quan trọng nhất đối với một hoạt động du kích thành công là sự hiểu biết địa h́nh. Điều này chắc chắn không có trong phạm vi chuyên môn của chúng tôi. Những người mà chúng tôi đang huấn luyện có thể hoạt động khắp Đông Dương mà không sợ bị phát hiện như những người không phải là dân bản xứ. Là người phương Tây, chúng tôi không có cách nào thuyết phục người dân địa phương cầm lấy vũ khí và chống lại thế lực xâm lược… Tất cả những ǵ cần từ chúng ta là vũ khí, và huấn luyện cách sử dụng những loại vũ khí này.
Défourneaux thậm chí c̣n chỉ trích gay gắt hơn ư tưởng huấn luyện Việt Minh, những người anh tin là cộng sản khi so sánh cách chào kiểu nắm tay, bài hát ca ngợi và cách cư xử của họ với những ǵ tương tự của những người cộng sản Pháp mà anh đă thấy khi c̣n là một thanh niên lớn lên tại miền Đông nước Pháp:
Thật khó cho tôi khi làm theo ư tưỏng huấn luyện quân sự cơ bản cho một nhóm người bản xứ, những người nhờ mưu mẹo đă thoát khỏi sự chú ư của những chủ thuộc địa người Nhật và sống sót được… Nếu những người này được tổ chức thành những trung đội, đại đội chính qui và nhưng đơn vị cỡ tiểu đoàn th́ dù có thể, chúng tôi cũng không "việc ǵ phải dính vào việc xây dựng một lực lượng vũ trang cho mục đích chiến đấu chống Nhật".
Mặc dù nghi ngờ động cơ của họ, nhưng Défourneaux vẫn thú nhận rằng Việt Minh là những học viên quân sự giỏi và thậm chí chính Hồ Chí Minh cũng là một "người tài ăn nói, có phạm vi hiểu biết rộng". Với hầu hết những người khách Mỹ, Hồ Chí Minh chí ít cũng dành một phần thời gian để bàn luận về sự vượt quá giới hạn của Pháp tại Việt Nam và khát vọng giành tự do của người Việt. Ông nói với Défourneaux, cũng như với Thomas và Phelan, rằng thậm chí ông sẽ chấp nhận một "thời kỳ quá độ, trong đó Pháp sẽ hướng dẫn và cuối cùng sẽ chuyển giao trách nhiệm điều hành cho những người Đông Dương được lựa chọn".
Thomas cũng nhớ là Hồ Chí Minh đă đề cập tới một thời kỳ quá độ từ năm tới mười năm dưới sự hướng dẫn của Pháp. Thậm chí nhiều năm sau khi rời Việt Nam, Thomas vẫn nhớ lại sự quan tâm đặc biệt đối với những bức điện mà anh đă thay mặt ông gửi cho người Pháp gần như ngay sau khi anh đặt chân tới Kim Lũng. Ngày 17 tháng 7, Hồ Chí Minh đề nghị Thomas báo cho người Mỹ tại Côn Minh biết rằng ông sẵn sàng nói chuyện với một sĩ quan cấp cao của Pháp, ví dụ như tướng Sabattier. Patti mô tả nỗ lực này là khả năng nắm bắt "thời điểm thích hợp" của Hồ Chí Minh với hy vọng người Pháp sẽ thực sự bị ấn tượng bởi sự hiện diện của người Mỹ tại căn cứ của ông, qua đó phải có thái độ tôn trọng ông. Bản kiến nghị gồm năm điểm của Việt Minh yêu cầu người Pháp "tôn trọng tương lai chính trị của Đông Dương thuộc Pháp" với các điều khoản sau:
Một quốc hội sẽ được lựa chọn bằng phổ thông đầu phiếu. Đó sẽ là cơ quan lập pháp của đất nước. Một thống đốc người Pháp sẽ thực hiện trách nhiệm của tổng thống cho tới khi nền độc lập của chúng tôi được bảo đảm. Vị tổng thống này này sẽ lựa chọn nội các hoặc một nhóm cố vấn được quốc hội chấp thuận. Quyền lực rơ ràng của tất cả những cơ quan này có thể được định rơ trong tương lai.
Độc lập sẽ được trao cho đất nước này trong thời gian tối thiểu là 5 năm và tối đa là 10 năm. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước sẽ được trả lại cho nhân dân sau khi bồi thường ṣng phẳng cho những người hiện đang sở hữu chúng. Nưóc Pháp sẽ có lợí từ đặc quyền kinh tế.
Tất cả những quyền do Liên Hợp Quốc đă công bố sẽ được bảo đảm tại Đông Dương.
Cấm buôn bán thuốc phiện.
Trong chừng mực những ǵ Patti có thể xác định được lúc đó, thông điệp của Hồ Chí Minh không được người Pháp đáp lại. David Marr viết: "Người Pháp đă chuẩn bị trả lời hoà giải, dù là lấp lửng, nhưng lại không chuyển nó qua các kênh của OSS rơ ràng là để Sainteny đích thân trao cho Hồ Chí Minh. Nhưng thời gian dành cho hoà giải thời chiến đang nhanh chóng kết thúc. Ngày 6 tháng 8, những suy đoán trên cơ sở đó các nguyên tắc của chúng ta đang phát huy tác dụng đă bị đổ vỡ bởi trái bom nguyên tử tàn phá Hiroshima".
Tại doanh trại Đội Nai, tin tức về khả năng đầu hàng được gửi đến qua Dan Phelan. Phản ứng trong binh lính khá mâu thuẫn. Mặc dù rất phấn khích trước viễn cảnh được trở về nhà, nhưng họ cũng thất vọng v́ chiến tranh có thể kết thúc trước khi họ có cơ hội được đánh nhau trực tiếp với Nhật. Ngày 11 tháng 8, trung uư Défourneaux đă viết vào nhật kư: "Chúng tôi vẫn mong có trận đánh nào đó trước khi chiến tranh kết thúc?"
Défourneaux báo cáo rằng tất cả thành viên Đội Nai "đang làm việc khá tốt" trong mọi hoàn cảnh, ngoại trừ trung sĩ Vogt. Vogt không vui với nhiệm vụ huấn luyện của ḿnh và nói rơ với viên trung uư rằng anh ta "đă t́nh nguyện đi giết lính Nhật chứ không phải làm một trung sĩ huấn luyện". Tuy nhiên, Thomas lại rất vui khi nhận tin này. Trong nhật kư ngày 15 tháng 8 anh viết: "Hôm nay là một ngày vui. 9 giờ sáng nghe qua radio rằng những cuộc đàm phán về đầu hàng cuối cùng đă gần kết thúc". Niềm vui của viên thiếu tá dường như càng làm tăng thêm nỗi thất vọng của cả đội. "Ba tháng trước", Défourneaux nói, "tất cả đều muốn được chiến đấu với quân Nhật, nhưng bây giờ họ cảm thấy rằng vị thiếu tá đă sai lầm v́ không cho họ cơ hội". Khi t́nh cờ nghe được sự hoan hỷ của Thomas, binh lính "phẫn nộ về thái độ của anh khi những cơ hội chiến đấu của họ bị co lại". Khát vọng đánh nhau với Nhật này là một trong những đặc tính người Việt Nam ngưỡng mộ. David Marr kết luận: Người Việt Nam bị mê hoặc bởi những con người xa lạ này, những người rơi từ trên trời xuống với hàng tấn trang thiết bị của phương Tây, những người giữ được liên lạc đường dài với các nguồn quyền lực to lớn ở thế giới bên ngoài, thường khăng khăng đ̣i được cởi trần (hoàn toàn không giống thực dân Pháp có ư thức về ăn mặc) khi đi lại và cho thấy mọi biểu hiện về mong muốn được giết Nhật ngay khi chương tŕnh huấn luyện vừa kết thúc". Mặc dù sự đầu hàng của Nhật dường như đă diễn ra vào ngày 10 tháng 8, nhưng cả người Mỹ lẫn người Việt tại Việt Bắc đều không thể chắc chắn là chiến tranh thực sự kết thúc, v́ vậy công tác huấn luyện vẫn tiếp tục hơn bốn ngày sau. Nhưng ngay khi người Mỹ đang kết thúc cuộc chiến của họ, th́ Việt Minh lại đang sắp đặt những kế hoạch mới. Từ ngày 13 tới ngày 15 tháng 8, ICP, đảng lănh đạo chính trị của Việt Minh, tổ chức một "hội nghị chiến lược" tại một ngôi làng gần Tân Trào. Niềm phấn khởi lan truyền khắp nơi khi các phái đoàn từ xa như miền Nam, miền Trung, Lào và Thái Lan trên đường về Tân Trào, khi những cán bộ đă nhiều năm không gặp nhau t́m hiểu lại về nhau và khi tự do dường như sắp đến gần. Như một hoạt động bên lề hội nghị, các đại biểu được đưa tới những trại huấn luyện để chứng kiến công tác huấn luyện của Lực lượng Việt - Mỹ. Đối với hầu hết các đại biểu, các thành viên Đội Nai là những người Mỹ đầu tiên họ đă từng gặp. Mặc dù không xuất hiện vào lúc khai mạc hội nghị v́ bị ốm, nhưng lại một lần nữa Hồ Chí Minh lặng lẽ thể hiện quyền lực và những mối quan hệ của ông với người Mỹ. Nhà sử học Stein Tonnesson đă nhắc nhở về sự nhấn mạnh thái quá ảnh hưởng của sự hiện diện của Đội Nai tại Tân Trào và chỉ ra các nhân tố đưa Hồ Chí Minh đến với quyền lực tại Việt Nam - gồm danh tiếng đáng kể của ông trong một số đại biểu với tư cách là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc có nhiều tác phẩm, và cơ sở cách mạng - cái đă được Đảng gây dựng trong cả nước. Theo quan điểm của Tonnesson, sự hiện diện của người Mỹ chỉ có vai tṛ "làm tăng nhuệ khí" hơn là những thứ khác. Tuy nhiên, với tất cả các nhân tố hợp lại, và khi bế mạc hội nghị, ưu tiên của Hồ Chí Minh phát động "tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc" đă chiếm ưu thế.
Hôm sau, ngày 16 tháng 8, ban lănh đạo Việt Minh "triệu tập Đại Hội Quốc Dân tại Tân Trào". Đại hội đă thông qua quốc kỳ mới có một ngôi sao vàng trên nền đỏ và quốc ca mới. Ngày 15 tháng 8, khi hội nghị lần thứ nhất bế mạc th́ Thomas ăn mừng tin về sự đầu hàng "sắp diễn ra", anh và Vơ Nguyên Giáp quyết định hạ trại, đến gặp Hồ Chí Minh và tiến về Thái Nguyên. Ngay khi Thomas và Giáp tới trụ sở chính của Hồ Chí Minh th́ ông đến trên một chiếc cáng. Ông báo tin Nhật đă "đầu hàng vô điều kiện" vào buổi chiều.
Thomas phát những vũ khí Đội Nai đă sử dụng trong huấn luyện cho bộ đội Việt Minh và thông báo với cả học viên và những người Mỹ rằng họ có thể sẽ "ra đi" ngày hôm sau.
Đêm hôm đó những người Mỹ và người Việt liên hoan đến khuya. "Chúng tôi bắn pháo hiệu và pháo hoa trước các binh sĩ của ḿnh", Thomas ghi lại. "Tất cả mọi người cùng hét to "Hoan hô! Hoan hô!" Đêm nay chúng tôi là những chàng trai hạnh phúc. Chúng tôi sẽ có bộ dạng khá tệ khi lên đường sáng ngày mai. Trong lúc các binh sĩ ăn uống và hát ḥ, Triệu Đức Quang nói với những người Mỹ là anh đă coi họ như những người bạn. Những người bạn Mỹ của chúng ta giải thích rằng hoà b́nh đă đến và bây giờ tôi không phải đánh nhau nữa", anh nhớ lại. Nhưng", Triệu Đức Quang vội nói thêm, "quân Nhật vẫn c̣n có mặt trên đất nước tôi, và nước chúng tôi vẫn c̣n chiến tranh v́ thế chúng tôi vẫn phải tiếp tục chiến đấu". Khi Đội Nai và Lực lượng Việt - Mỹ ăn mừng chiến thắng của Đồng Minh, không ai trong số họ nhận ra là chẳng bao lâu họ sẽ được tham gia đánh Nhật.
Chú thích:
(1) một thước Anh bằng 0,914m.
8. Tiến về Hà Nội
Mặc dù đă được Davis truyền đạt tại Bách Sắc là "Hăy bám trụ cho tới khi nhận thêm mệnh lệnh", nhưng vào ngày 16 tháng 8, Đội Nai và Lực lượng Mỹ - Việt rời Tân Trào sau một "cuộc tiễn đưa trước các Đại biểu Quốc hội". Cả Thomas và Vơ Nguyên Giáp đều nóng ḷng lên đường về Thái Nguyên.
Vơ Nguyên Giáp nhớ đến t́nh trạng náo động tràn ngập những ngôi làng khi tin tức về sự đầu hàng của Nhật được loan báo. "Tôi nhận lệnh chuẩn bị chiến đấu từ uỷ Ban Trung ương", ông giải thích. Ngày 16 tháng 8, cùng Quân Giải phóng tôi rời Tân Trào để tấn công quân Nhật tại Thái Nguyên, thị xă đầu tiên được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của quân thù trên đường chúng tôi tiến về Hà Nội". Ban đầu Vơ Nguyên Giáp và Thomas chỉ huy các chiến sĩ trong thành phần một đơn vị vượt qua địa h́nh khó khăn giữa khu vực huấn luyện và đích đến. Tuy nhiên, sáng 17 tháng 8 và lần nữa vào ngày 18 tháng 8, đội quân chia ra thành hai nhóm cùng Vơ Nguyên Giáp, Thomas và một trung đội Việt Minh đi một đường và Défourneaux cùng những người c̣n lại - cả Mỹ lẫn Việt (do Đàm Quang Trung chỉ huy) - đi đường khác thẳng hơn tới Thái Nguyên. Mặc dù hai nhóm nhập lại vào cuối mỗi ngày, nhưng quyết định của Thomas không đi cùng quân của ḿnh mà đi cùng Vơ Nguyên Giáp càng làm tăng thêm thái độ chống đối của một vài thành viên trong Đội Nai.
Chuyến đi bốn ngày tới Thái Nguyên thật khó khăn; cả hai đội quân của Thomas và Défourneaux phải băng qua những con đường núi dốc đứng và lội qua những ḍng nước lũ, thường xuyên đi trong bùn lầy và mưa. Tuy nhiên, hàng đêm họ được lo cho chỗ ngủ khô ráo, sạch sẽ và bữa ăn nóng sốt.
Défourneaux nhớ là dọc theo đường đi, những người Mỹ được nhiều dân làng ṭ ṃ chào đón, vài người trong số dân làng c̣n cho họ bia và hoa quả. Mặc dù tuyến đường của Thomas cũng vất vả, cựu chiến binh Việt Minh Nguyễn Chính hồi tưởng lại những cuộc tṛ chuyện vui vẻ bằng tiếng Pháp "như chỗ bạn bè" với Thomas, về nụ cười của viên thiếu tá và câu trả lời "không vấn đề ǵ" khi anh chịu đựng những cơn mưa rào và khi lôi ra những con vắt xanh lè. Kinh nghiệm của Thomas khác một chút so với những người c̣n lại của Đội Nai, có lẽ v́ lộ tŕnh xen kẽ của anh. Chẳng những nhận được đồ tiếp tế từ những người nông dân, anh c̣n được chào đón bằng những nụ cười hân hoan, những tràng vỗ tay và tiếng ḥ reo "Hoan hô! Hoan hô!". Nhiều cán bộ địa phương đến chào mừng Thomas. Và Thomas theo tường tŕnh đă đáp lại:
Đây và lần đầu tiên chúng tôi đến đất nước của các bạn, nhưng đến lúc này chúng tôi có rất nhiều t́nh cảm và ận tượng tốt đẹp về vẻ đẹp của cảnh vật và con người của vùng đất này. Tôi hy vọng là sau này chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội hơn để đi thăm đất nước các bạn, Việt Nam, và đó hẳn là một niềm vui lớn. Nhưng bây giờ, cả các bạn và chúng tôi phải thực hiện nhiệm vụ chung trong cuộc chiến chống Nhật và chúng ta hăy cùng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ và chúng tôi hy vọng mối quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ sẽ tồn tại lâu dài.
Ngoài sự chào đón của người dân, Thomas c̣n nhớ đă nh́n thấy cờ Việt Minh trong những ngôi làng mà anh đi qua.
Anh kết luận rằng đây là một biểu hiện rơ ràng về sức mạnh của Việt Minh tại khu vực đó. Những lá cờ đó không chỉ vừa xuất hiện", Thomas suy luận. "Chúng phải được làm từ trước và cất giấu đi". Điều này dĩ nhiên là đúng. Dân làng đă được chuẩn bị rất tốt để đón những người Mỹ. "Một số cán bộ của chúng tôi đă nói chuyện với nhân dân", Trần Trọng Trung nói. "Nhiệm vụ của người dân địa phương là giữ bí mật và tổ chức các hoạt động an ninh, duy tŕ canh gác trong toàn bộ khu vực và tỏ ra thân thiện với người Mỹ".
Thomas bị ấn tượng bởi sự đón tiếp nồng ấm mà anh và Việt Minh đă nhận được trong chuyến đi. Cũng chính trong chuyến đi vất vả khó khăn tới Thái Nguyên này mà Thomas đă hiểu thêm về Vơ Nguyên Giáp:
Chuyến đi bộ xuyên qua những vùng đồi núi là khoảng thời gian tôi gần gũi nhất với Vơ Nguyên Giáp. Lúc đó tôi khoảng ba mươi tuổi, và ông có lẽ chỉ lớn hơn tôi ba tuổi. Có lúc ông kể cho tôi nghe rằng vợ và chị vợ của ông đă chết trong nhà tù của Pháp. Ông có t́nh cảm chống Pháp rất mạnh. Ông là người mạnh mẽ, không nghi ngờ ǵ nữa. Người Pháp gọi ông là núi lửa bị tuyết bao phủ. Ông luôn biết kiềm chế bản thân, và rơ ràng là rất thông minh và có giáo dục. Quân lính của ông tôn thờ ông. Tôi rất mến ông.
Khi t́nh bạn giữa Thomas với Vơ Nguyên Giáp phát triển, quan hệ của anh với Đội Nai lại càng xấu hơn. Sự thiếu quan tâm rơ ràng của Thomas đối với cấp lănh đạo tại tổng hành dinh càng làm cho các thành viên Đội Nai khó chịu. Ngày 19 tháng 8, sau gần hai ngày không liên lạc điện đài với Bách Sắc v́ trời mưa, Thomas nhận được một loạt bức điện gửi từ ngày 16, 17 và 18 tháng 8 ra lệnh cho anh không được chấp nhận bất cứ sự đầu hàng nào của Nhật trong khu vực, hoăn lại chuyến đi vất vả tới Hà Nội cho đến khi có lệnh, giữ lại tất cả các trang thiết bị, để những người Mỹ đi riêng và chỉ cho phép những người Việt dẫn đường được đi cùng. Ngoài ra, Davis ra lệnh cho Thomas phải có "biên nhận chính xác" trang thiết bị đă phát trong suốt khoá huấn luyện. Ngày 18 tháng 8 Thomas được tham vấn là Đội Nai cũng như Đội Mèo nên tiến về Hà Nội với trang thiết bị của OSS, sau đó chúng sẽ được xe tải đưa trở lại một căn cứ của Mỹ tại Trung Quốc. C̣n trang thiết bị hai đội không thể mang theo sẽ "được đi tản bằng đường hàng không" khi có thể.
Sáng 19 tháng 8, Thomas không tuân theo ba trong bốn mệnh lệnh đầu tiên: anh vẫn tiếp tục tiến về Hà Nội cùng một đội quân lớn của Việt Minh. Trước đó, ngày 15 tháng 8, sau khi nghe tin về sự đầu hàng của Nhật, Thomas đă chuyển giao phần lớn vũ khí của Mỹ được sử dụng trong khoá huấn luyện cho Lực lượng Việt - Mỹ. Điều khiến t́nh h́nh thậm chí trở nên xấu hơn là trước các đội viên Thomas tỏ ra không quan tâm đến việc anh không chấp hành mệnh lệnh của Bách Sắc.
Trong báo cáo về nhiệm vụ của Đội Nai, Thomas thú nhận là lệnh cấm chấp thuận bất cứ sự đầu hàng nào của Nhật "cực kỳ đáng thất vọng" đối với anh, "v́ tất cả chúng tôi đều cảm nhận rằng chúng tôi đă mạo hiểm cuộc sống của ḿnh khi đến đây và bây giờ khi đă gần đến đích th́ chúng tôi lại không được phép tham gia vào bữa tiệc thịnh soạn này.
Các thành viên Đội Nai cũng băn khoăn là Thomas sau khi quyết định giúp Việt Minh nắm quyền kiểm soát thị xă Thái Nguyên, dường như quan tâm đến lợi ích của Việt Minh nhiều hơn là quyền lợi của chính đồng đội ḿnh. Khi Đội Nai xuất phát từ trại quân ngoài trời vào ngày 19 tháng 8, Défourneaux không thể không để ư đến "lá cờ đỏ lớn dẫn đầu", ngoài ra, Défourneaux cũng rất bực tức v́ thiếu tá Thomas "vẫn phụ trách du kích quân", nhưng anh thậm chí c̣n giận dữ hơn khi thấy Vơ Nguyên Giáp "dường như có toàn quyền điều khiển cả vị chỉ huy của chúng tôi".
Défourneaux đă ghi lại những ấn tượng của ḿnh trong nhật kư ngày 19 tháng 8:
Ông ta mặc kệ tất cả chúng tôi. Ông ta không thèm nói với tôi lời nào, chỉ luôn cặp kè với ông Văn (Vơ Nguyên Giáp). Ông ta yêu cầu tôi chấp thuận chỉ sau khi đă quyết định làm việc ǵ đó. Ông ta kéo tôi sang một bên để giải thích cho tôi t́nh h́nh, thường là sai v́ ông ta không hiểu tiếng Pháp. Ông ta cố t́nh không tuân mệnh lệnh và khiến đội của ông ta thắc mắc (nguyên văn) về phần ḿnh liệu ông ta có (không) quan tâm tới điều ǵ. Tôi ở cùng nhưng người lính và không thể không nghe những cuộc nói chuyện của họ. Họ ghét ông ta, chính cá nhân tôi mỗi lúc một ghét ông ta hơn. Tôi cảm thấy ḿnh chỉ là một tay mơ, chẳng giống một sĩ quan chút nào.
Khoảng bảy giờ tối 19 tháng 8, Đội Nai dừng lại nghỉ đêm. Không nghỉ được, Thomas đă rời trại vào lúc bảy giờ rưỡi và "nhập" cùng các lănh đạo Việt Minh "để xem họ sẽ quyết định ǵ". Défourneaux và những người khác chăm chú lắng nghe cuộc tranh luận của viên thiếu tá với Việt Minh với sự lo âu ngày càng tăng. Défourneaux ghi lại những điều đă nghe thấy trong nhật kư của đội. Thomas đang, anh viết, "tổ chức cuộc tấn công vào Thái Nguyên". Ông ta "trao các trang thiết bị của đội", gồm "bộ đàm và ống nḥm" cho Việt Minh. Tôi nghe thấy ông ta ra lệnh cho các chỉ huy trung đội dự kiến lănh đạo cuộc tấn công", Défourneaux viết. "Mọi người và cả tôi không thể ngủ và thư giăn nổi".
Cựu chiến binh Việt Minh Nguyễn Chính cũng cảm thấy Thomas đóng một vai tṛ quan trọng trong việc tổ chức tấn công. "Kế hoạch sẵn sàng hành động được tạo ra bởi những người bạn Mỹ", Chính phát biểu, "đặc biệt là bản thân ngài Thomas". Nhật kư của Thomas không thể hiện rơ ràng sự tham gia của anh trong việc vạch kế hoạch, mặc dù anh nói rơ trong báo cáo chính thức rằng một phần lư do rời Tân Trào tới Thái Nguyên là để "xem xét những ǵ có thể làm được trong chiến đấu". Thomas cũng nói đến kế hoạch cho ngày hôm sau: "Kế hoạch là để một đội đến Dinh Thống đốc và buộc lính bảo vệ địa phương phải đầu hàng, người Mỹ sẽ tới nhà an toàn(1), và những binh sĩ c̣n lại sẽ bao vây các đồn Nhật".
Sáng sớm ngày 20 tháng 8, Đội Nai lại tiếp tục xuất phát. Tất cả người Mỹ, ngoại trừ Thomas, đi cùng ba mươi du kích Việt Minh, và như đă trở thành h́nh mẫu, lá cờ đỏ sao vàng lớn của Việt Minh vẫn dẫn đường. Đó là chuyến đi tương đối ngắn và dễ dàng - cuộc hành quân tới Thái Nguyên mất chỉ một tiếng đồng hồ - nhưng tất cả vừa thấy khó hiểu vừa không vui về quyết định ra đi sớm như vậy. Thành viên Đội Nai, Henry Prunier, nhớ lại là mặc dù chiến tranh đă kết thúc, nhưng "chúng tôi đi bộ tới Thái Nguyên vào lúc bốn giờ sáng như thể vẫn c̣n đang có chiến sự". Khi đến nơi, những người Mỹ đă rất ngạc nhiên khi thấy ánh đèn điện đường chiếu sáng trong một thị xă ở Việt Nam, họ cảm thấy bớt căng thẳng hơn và nhanh chóng được đưa tới "ngôi nhà an toàn", nơi họ thu xếp ngủ đẫy giấc như vẫn hằng ao ước.
Thomas và Vơ Nguyên Giáp xuất hành muộn hơn một tiếng so với Đội Nai và đến Thái Nguyên vào khoảng năm giờ sáng. Nơi họ dừng chân đầu tiên là toà thị chính thành phố.
Theo đúng quyết định chính sách của Đảng ngày 12 tháng 8 năm 1945, Vơ Nguyên Giáp đă gửi một tối hậu thư yêu cầu đầu hàng tới quân Nhật. Nhưng Nguyễn Chính nhớ là đă đánh máy và gửi đi hai bức tối hậu thư vào ngày hôm đó: một bức của Vơ Nguyên Giáp và một bức bằng tiếng Anh do Thomas kư. Những văn kiện này chắc chắn có ít tác dụng trong việc thuyết phục quân Nhật vốn đă ém quân rất kỹ giao nộp vũ khí cho Việt Minh. Tối hậu thư cho tất cả những thời điểm như vậy nh́n chung có nội dung như sau:
Hỡi các sĩ quan và bính lính Nhật.
Chính phủ Nhật đă đầu hàng Đồng Minh. Quân đội Nhật đang dần dần bí tước vũ khí ở tất cả các mặt trận. Trước khi quân Đồng Minh tiến đến Đông Dương, hăy giao nộp vũ khí cho Việt Minh và Quân đội Giải phóng Việt Nam. Bằng việc làm đó, các bạn sẽ không chí bảo vệ được mạng sống của ḿnh mà c̣n góp phần vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam. Thời khắc cuối cùng quyết định số phận của các bạn đă đến! Không nên do dự.
Cuộc đầu hàng, dĩ nhiên, không hề đơn giản. Quân Nhật "đang ở trong vị trí pḥng thủ cũ theo chuẩn mực của Pháp", Thomas nhớ lại, "và họ không định đầu hàng ngay lúc đó".
"Lời kêu gọi Khởi nghĩa" của Đảng ngày 12 tháng 8 đă tuyên bố đơn vị nào của quân Nhật không chịu đầu hàng th́ "phải bị tiêu diệt", và cuối cùng sáng hôm đó cuộc chiến giành Thái Nguyên bắt đầu.
Từ 6 giờ đến 6 giờ rưỡi sáng, chiến sự nổ ra giữa quân Nhật và Việt Minh. Tại ngôi nhà an toàn, Défourneaux và những người khác đều căng thẳng: "Chúng tôi không biết thiếu tá ở đâu, và chúng tôi chỉ có một ḿnh giữa hai địch thủ". Mặc dù những người lính không hài ḷng v́ không được làm những ǵ họ đă t́nh nguyện làm trong thời gian chiến tranh - đó là chiến đấu với quân Nhật - khi Chiến tranh thế giới 2 đă kết thúc, nhưng không một người Mỹ nào, có lẽ ngoài Thomas, muốn tham gia vào trận đánh này. Thomas gửi một bức điện về ngôi nhà an toàn, yêu cầu Défourneaux, Squires và Zielski cùng anh tham gia với Việt Minh. Mặc dù cả Squires và Zielski đều lên dường nhưng Défourneaux th́ không. "Tôi không muốn dính dáng tới bất kỳ những ǵ ông ta đang làm", Défourneaux nhớ lại, "và vào tiến tŕnh gây rối với tổng hành dinh".
Allison Thomas, đứng với những người lính thuộc quân đội của Vơ Nguyên Giáp vào ngày 20 tháng Tám năm 1945 chỉ trước khi tấn công vào Thái nguyên, sau đó bị một vài thành viên trong Đội Nai không bằng ḷng v́ lựa chọn hành quân cùng với những người Việt Nam chứ không đi cùng binh lính của ḿnh. Tuy nhiên, các cựu thành viên Việt Minh lại có những kỷ niệm đẹp về bản chất tốt của Thomas và t́nh bạn thú vị trong chuyến đi.
Ảnh: Những người lính của Lực lượng Việt-Mỹ, chủ yếu dược trang bị với những vũ khí thu được của Pháp trong đội ngũ trước trận đánh ở Thái Nguyên
Cuộc đọ súng rời rạc diễn ra suốt cả ngày. Tối hôm đó, Squires trở về ngôi nhà an toàn. Anh ta kể cho mọi người Thomas đă "giúp một tay" trong các cuộc thảo luận đầu hàng giữa Nhật và Việt Minh. Nhưng quân Nhật tin Thomas là người Pháp nên đă từ chối đầu hàng. Theo lời Squires, Thomas có vẻ khá kích động và cố chứng minh quốc tịch của ḿnh bằng cách đưa ra "thẻ căn cước, một viên đạn 38 ly, và một vài lá cờ Mỹ. Tuy nhiên, quân Nhật vẫn tiếp tục cho rằng Thomas là người Pháp - một kết luận hợp lư đúng thời điểm và địa điểm. Quân Nhật đă quen nh́n thấy binh lính người Việt dưới quyền chỉ huy của sĩ quan Pháp và không có lư do ǵ lại nghĩ rằng người Mỹ cộng tác với Việt Minh. Lúc đó, Squires kể, Thomas đă thú nhận rằng "lẽ ra ông ta không nên có mặt ở đó. Đối với Squires, Défourneaux và những người khác, cách cư xử của Thomas dường như không thể giải thích nổi. "Dường như", Défourneaux viết, "Ông ta đang phát điên… Khi nói, ông ta bắt đầu cười chẳng v́ lư do ǵ - một nụ cười tạo ra ấn tượng về sự điên đại của ông ta". Lo lắng và bực ḿnh, Défourneaux gửi cho viên thiếu tá một mẩu giấy đề nghị hăy "từ bỏ" Việt Minh và hăy "quan tâm tới đội của ḿnh".
Trong nhật kư, Thomas đă không hề ghi lại cuộc trao đổi giữa anh với quân Nhật. Nhưng anh đă nhận được lệnh là không được chấp thuận bất cứ sự đầu hàng nào của Nhật.
Trong những t́nh thế đó, sẽ là ngu ngốc nếu ghi chép những chi tiết này trong nhật kư chính thức. Thomas viết rằng "một sĩ quan liên lạc trong đội đă yêu cầu thông báo những ǵ đang xảy ra vào mọi thời điểm". Đầu giờ tối, 160 binh sĩ "Bảo an bản xứ" (quân đội Đông Dương dưới quyền chỉ huy của Nhật sau cuộc đảo chính tháng 3) đă đầu hàng Việt Minh. Tuy nhiên, quân Nhật vẫn không nhượng bộ. Lại lần nữa vào ngày 20 tháng 8, Défourneaux đặt câu hỏi về sự ổn định thần kinh của Thomas. Anh t́nh cờ nghe được Thomas "rơ ràng đang bàn bạc với Mr. Văn về việc tổ chức tấn công vào sáng hôm sau". Nhưng theo Défourneaux, Thomas không điều khiển cuộc họp lập kế hoạch "giống như việc một sĩ quan t́nh báo sẽ làm". Thay v́ thế, Défourneaux nhớ là đă nghe thấy giọng Thomas giống giọng "một đứa trẻ" đang chơi tṛ chơi chiến tranh hơn. T́nh thế này rơ ràng là duy nhất đối với Thomas. Mặc dù đă quen với việc chỉ huy lính trong thời kỳ chiến tranh, nhưng Thomas không quen chỉ huy những người lính Việt Nam thời hậu chiến. Bất cứ sự tham dự nào, dù ít hay nhiều, vào cuộc tấn công tại Thái Nguyên, về thực chất là không tuân theo mệnh lệnh. V́ vậy, Thomas có mọi lư do để phô bày tiếng cười lo lắng.
Ngày 21 tháng 8, Đội Nai lại lần nữa tách đội h́nh và nhiệm vụ, Thomas đi một đường và những người c̣n lại đi một nẻo. Défourneaux và Zielski đi t́m một ngôi nhà phù hợp hơn cho cả đội. Mặc dù nơi ở hiện tại cũng khá tốt nhưng quá nhỏ. Họ t́m được một nơi rộng răi và mất cả buổi sáng để chuyển chỗ. Đầu giờ chiều cuộc đấu súng lại tiếp tục. Vogt và Zielski ḅ ra ngoài nghe ngóng. Défourneaux và những người khác vẫn an toàn sau những bức tường. "Chiến tranh đang kết thúc", Défourneaux viết, "tại sao lúc này c̣n nắm lấy cơ hội chiến đấu nhỉ". Khi tiếng súng ngưng, Thomas quay trở về để kiểm tra binh lính. Thấy tất cả đều an toàn, theo tường tŕnh, anh khiến họ thích thú với những chuyện kể về cuộc tấn công và những câu chuyện "cười" của anh, như Défourneaux giận dữ phân loại, th́ "hết sức nhảm nhí".
Thomas trở lại với "bất cứ những ǵ" anh đang làm khiến Défourneaux và những người khác có ấn tượng rơ ràng là anh "vẫn đang hướng dẫn hoạt động của Việt Minh".
Vai tṛ của Thomas trong trận đánh có thể được giải thích hợp lư nhất bằng việc nghiên cứu lư do tấn công của Việt Minh. Stein Tonnesson viết, "Các cơ quan của Pháp tại Trung Quốc đă nhận được thông tin là Việt Minh dự định tiến hành tấn công vào một vị trí quan trọng của Nhật nhằm tạo cho nước Mỹ một lư do để giúp họ… Sau tất cả các khâu chuẩn bị, cả các chỉ huy Quân đội và cố vấn OSS có lẽ đă phải miễn cưỡng ra lệnh ngừng tấn công chỉ v́ Nhật đă đầu hàng".
Dựa vào mối quan hệ bắt đầu nảy nở với Mr.Giáp cũng như với Hồ Chí Minh, Thomas có thể đă cảm thấy mất ít mà lợi nhiều nhờ việc giúp lập kế hoạch tấn công. Mặc dù có thể không có vai tṛ chính thức trong giai đoạn này, nhưng Thomas có thể cố vấn cho những người bạn mới, và hănh diện về thành công của họ. Nhiều năm sau, khi bị chỉ trích về mối quan hệ với Vơ Nguyên Giáp, Thomas tự vệ. "Tôi thân thiết với ông ấy, và tại sao tôi lại không nên làm như vậy? Hơn hết, cả hai chúng tôi ở đó v́ có cùng mục đích: chiến đấu chống quân Nhật… Tôi việc ǵ phải t́m hiểu xem ông ấy có phải là đảng viên Cộng sản hay không. Chúng tôi cùng chống một kẻ thù chung". Mặc dù báo cáo chính thức của Thomas vào ngày 21 tháng 8 không nói đến sự tham gia của ḿnh ở mức độ nào, nhưng nhiều năm sau, Thomas thú nhận sự thực là anh đă giúp "một chút trong việc lập kế hoạch ở Thái Nguyên". Báo cáo năm 1945 của Thomas nói về sự tương đối gần gũi với Việt Minh của anh trong suốt cuộc tấn công và cũng cung cấp một bản kê khai chi tiết các loại vũ khí họ sở hữu tại Thái Nguyên:
Việt Minh quyết định mở một cuộc tấn công nhỏ để cho Nhật thấy sức mạnh của họ. Khoảng ba giờ chiều bỗng ầm ĩ cả lên. Việt Minh nă đạn trong khoảng mười phút với những khẩu súng trường của Pháp, súng máy Pháp, súng máy Nhật (đă tịch thu được trong các cuộc tấn công trước đó) súng tiểu liên và súng Bren của Anh (do Anh thả dù xuống cho quân Pháp ở đây), lựu đạn và những vũ khí mà chúng tôi đă trao cho họ gồm bazoca, M-1 và tiểu liên chống tăng HE. Tuy nhiên, quân Nhật đă pḥng thủ rất vững trong các công sự bê tông và không tin có tên lính nào bị thương vào lúc đó hay không. Những người dân thành phố thực sự bị ấn tượng bởi cuộc tấn công.
Những trận đánh lẻ tẻ giữa Nhật và Việt Minh tiếp tục vào các ngày 22, 23, 24 tháng 8. Ngày 22, Défourneaux gửi điện về Bách Sắc: "Chúng tôi đang ở Thái Nguyên. Thiếu tá đang ở vùng ngoại ô. Các đội viên c̣n lại vẫn ở giữa trung tâm thị xă. Trận chiến giữa Việt Minh và Nhật bắt đầu từ thứ Hai, ngày 20 tháng 8, và vẫn c̣n tiếp tục. Trên khắp các đường phố, họ đánh nhau cả ngày lẫn đêm". Ngày 23 tháng 8, Vơ Nguyên Giáp và "hai tiểu đội" h́nh như đă tiến về Hà Nội, nơi các sự kiện đang xảy ra rất nhanh. Dù vắng mặt ông, Việt Minh vẫn tấn công một số toà nhà, trong đó có các doanh trại Nhật. Mặc dù phần lớn các nguồn tin đều xác nhận là các sĩ quan quân đội Vơ Nguyên Giáp chỉ huy cuộc tấn công, nhưng Défourneaux tin rằng Thomas "chỉ huy các hoạt động này".
Việc Thomas có chỉ huy các hoạt động này hay không rơ ràng chỉ là suy đoán. Tuy nhiên, trong cuộc tấn công cuối cùng ngày 25 tháng 8, Việt Minh đă thu được nguồn cung cấp thực phẩm và vũ khí đáng kể từ tay quân Nhật, và Thomas đă ghi thành từng khoản có đính kèm vào báo cáo chính thức. Cuối cùng, vào buổi chiều, Nhật chấp thuận lệnh ngừng bắn. Binh lính Nhật sẽ được phép giữ vũ khí; tuy nhiên, họ sẽ bị giam giữ tại vị trí đóng quân và Việt Minh sẽ tiếp tế đồ ăn tới cho họ. Nhà sử học Douglas Pike mô tả trận chiến đấu ngắn ngủi tại Thái Nguyên này là đặc biệt quan trọng. "Ông Giáp chỉ huy lực lượng vũ trang mới trong trận đánh đầu tiên diễn ra ngày 16 tháng 8 năm 1945, cuộc tấn công xuất phát từ Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, đến thị xă Thái Nguyên", Pike viết, "đánh dấu sự nghiệp giải phóng của Việt Nam". Stein Tonnesson nhận xét tầm quan trọng của trận đánh tại Thái Nguyên trong lịch sử Việt Nam. Trận đánh được báo trước không gây ra thương vong ǵ. Tuy nhiên, cũng có vài tranh căi về những tổn thất về người. Thomas chứng nhận là 6 lính Nhật "chắc chắn" bị thiệt mạng và số lượng bị thương th́ nhiều hơn, nhưng con số chính xác "không được thẩm tra lại", ngoài ra, Thomas khẳng định có 3 bộ đội Việt Minh và 5 dân thường thiệt mạng, 11 bộ đội Việt Minh và 10 dân thường khác bị thương trong 6 ngày chiến sự.
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u
http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/