Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Duyên Anh

 

Sàig̣n ngày dài nhất

 

 

 

 

 

XÁC T-54 BÊN KIA CẦU THỊ NGHÈ

 

"Lính văn nghệ đang chơi nhau dữ dội ở cầu Thị Nghè". Tôi biết rơ những người lính ấy. Họ là nhà báo vô danh, là kép cải lương thứ yếu, là ca sĩ tân nhạc hạng xoàng. Họ c̣n là thanh niên Chợ Lớn, thanh niên con nhà giàu sợ hăi chiến trường, được ẩn thân ở Cục Tâm lư chiến dưới sự "bảo trợ" của tướng bà Cao văn Viên. Hai hạng người dưới, lương quân đội lĩnh xong phải cộng thêm tiền gia đ́nh nộp cho người bảo trợ hàng tháng, chưa kể khoản tiền nặng ra mắt và được chấp thuận bảo trợ. Lính văn nghệ cơ hữu của Cục tâm lư chiến chỉ có bổn phận canh gác giữ an ninh cho Cục ngày và đêm. Sự canh gác mang tính cách tŕnh diễn, dù đă học 9 tuần quân sự ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Ṿng đai an ninh của Cục bé nhỏ. Đă có lực lượng bảo vệ an ninh của Cục an ninh quân đội, của Đài phát thanh Sài g̣n lo giùm hết. Vậy bên đây cầu Thị Nghè, kế sát Cục, là nơi lính văn nghệ canh gác ban đêm để bảo vệ Đài phát thanh quân đội, ṭa soạn nhật báo Tiền Tuyến, văn pḥng của các quan văn nghệ... Nói ra hơi buồn, lính văn nghệ gác cầu, chỉ nhằm tŕnh diễn tinh thần kiểng và tạo oai phong cho các quan tâm lư chiến chơi x́-phé, mạt chược những đêm trực.

Truyện kể về những người lính văn nghệ gác cầu Thị Nghè sáng 30-4-1975 như sau: Xe tăng cộng sản vào thành phố Sài g̣n để vô Dinh Độc Lập bằng hai ngả. Ngả thứ nhất: Từ ngă tư xa lộ Hàng Xanh, T-54 của cộng sản chia đôi. Không nhiều ǵ đâu. Có 10 chiếc thôi. 5 chiếc rẽ phải vô Hàng Xanh, qua đường Bạch Đằng, qua đường Chi Lăng, Vơ Tánh Phú Nhuận, bọc lên đường Cách Mạng, Công Lư. 5 chiếc rẽ trái vô Thị Nghè, qua cầu, qua đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua đường Thống Nhất. Chiếc thứ nhất bị lính văn nghệ chặn đánh ở bên kia cầu. Với súng M- 16, lính văn nghệ đă nhắm T-54 mà khạc đạn. Lúc ấy, 10 giờ 45 phút, sau lệnh đầu hàng của Dương văn Minh 15 phút. Lính văn nghệ đă gây cảm hứng cho quần chúng. Sự phẫn nộ nổi lửa, nhiệt t́nh và ḷng tự phụ của tuổi trẻ Thị Nghè bốc phừng phừng. Bất chấp cái chết, thanh niên Thi Nghè đă viết những trang sử đấu tranh mới bằng những chai xăng châm lửa ném tới tấp vào T-54 của kẻ thù. Lửa cháy trên nóc T-54. Lửa cháy dưới T-54. Lửa cháy xích T-54. Lửa cháy đàng trước T-54. Lửa cháy đàng sau T-54. Lửa Thị Nghè bất khuất. Lửa Thị Nghè của Sài g̣n. Ngọn lửa tiên phong của cuộc chiến đấu mới. Chiếc T-54 dẫn đầu đứng khựng. Nó bất động. Năm người bộ đội xe tăng, công cụ tội nghiệp của cộng sản, đă chết thảm dính chùm trong một sợi xích khốn kiếp. Đă chết mà không biết ḿnh bị mê hoặc:

Năm ngón tay trên một bàn tay

Như năm người con cùng một mẹ

Năm ngón tay trên một bàn tay

Không xa rời nhau

Như năm người con cùng một mẹ

Năm người bộ đội trong xe tăng

Như năm ngón tay trên một bàn tay

Như năm người con cùng một mẹ

Không xa rời nhau

Sống bên nhau và chết bên nhau°

Một chiếc T-54 bị bốc cháy. Là thừa thắp sáng cuộc chiến đấu mới. Là thừa mở mắt thế giới đui mù. Bốn chiếc sau phải dừng lại, ngơ ngác. Kẻ thù hoảng sợ. Nó hung hăn khạc đạn. Nó trấn áp. Nó vất vả qua cầu Thị Nghè. Hà Nội phải hiểu họ không có đại thắng. Bởi v́, theo Ngô Khởi, chiếm được đất mà không chiếm nổi ḷng người th́ không bao giờ chiến thắng cả. Xác chiếc T-54 nằm nhục nhă bên kia cầu Thị Nghè trọn ngày 30-4 và những ngày kế tiếp là biểu tượng bất hủ của lịch sử ṇi giống và của quân sử Việt Nam cộng ḥa.

Tôi nhớ đă xem một phim, h́nh như tên phim là El Alamein do Frederick Stafford thủ vai đại úy quân đội ư, diễn tả một trận đánh tuyệt vọng giữa đám quân đồn trú ở sa mạc Phi Châu với đạo quân xe tăng của tướng Montgomery lừng danh Anh Quốc. Tăng của tướng Montgomery đă phơi xác lớp lớp. Và rồi, kẻ chiến thắng đă nghiêng ḿnh kính cẩn chào tinh thần chiến đấu quả cảm tới phút chót của kẻ chiến bại. Người cộng sản, chắc chắn, thiếu sự hào sảng đó. Và, tôi c̣n thấy, thiếu cả những trang sách vinh tôn những người lính văn nghệ đă chết hay vẫn sống đă hạ chiếc T-54 của cộng sản bên kia cầu Thị Nghè buổi trưa ngày 30-4-1975 của những ông quan văn nghệ tự cho ḿnh sống hùng trong ngục tù cộng sản rồi thoát ra ngoại quốc. Tôi cố t́m ở hồi kư dầy cộm của họ. Chẳng thấy ǵ ngoài sự kể khổ, lên án cộng sản man rợ và phô diễn cung cách sống bần tiện của ḿnh.

 

 

Chương 6

 

Chuông điện thoại reo. 11 giờ 40 phút. Tôi nhấc máy:

- Phạm Lê Phan đây.

- Sao?

- Xong rồi. Tao đă giao Cục cho họ. Tốt đẹp cả. Tự nghĩ ḿnh chỉ là thượng sĩ nên tao không đủ tư cách làm Hoàng Diệu. Tao về. Thôi nhé!

Phạm Lê Phan đă về. Tôi rủ Côn ra đường. Vỉa hè nhà tôi, vỉa hè bên kia phố đă ngổn ngang mũ sắt, mũ vải, giầy vớ, ba lô, súng đạn. Không ai thèm lượm nhặt. Không ai nỡ lượm nhặt. Vợ tôi và ba đứa con cũng mở cổng ra đường. Khi nh́n quân trang, quân dụng, vơ khí của quân đội ta xép lớp trên vỉa hè, vợ tôi ̣a lên khóc. Các con tôi khóc theo. Những tiếng khóc, những giọt nước mắt muộn màng. Tại sao người ta chỉ biết khóc vào hoàng hôn? Cảnh tượng bây giờ, đă thay đổi chút chút. Tôi thấy có nhiều người đeo băng vải đỏ ở cánh tay phải. A, những người này tôi đều biết. Họ ở dưới chợ Xóm Lách. Họ đă là nhân dân tự vệ chọc chó, hái trộm khế nhà tôi và gây phiền nhiễu cho dân lương thiện. Họ đă là những tên sống cù bơ, cù bất ngoài ṿng pháp luật. Họ đă là ông thợ may hiền lành, bà chạp phô dễ tính. Họ đeo băng đỏ chờ đợi hoan hô cách mạng, hoan hô quân giải phóng. Họ thuộc sư đoàn 304 tân lập° . 11 giờ 45 phút, xe tăng cộng sản thị uy trên đường Công Lư. Nó tiến vào thành phố theo ngả Hàng Xanh, Bạch Đằng, Chi Lăng, Vơ Tánh, rồi rẽ sang Cách Mạng, qua cầu Công Lư. Nó ngang qua nhà tôi. Năm chiếc. T-54 treo hoa ny-lông phía trước. Nóc xe đầy nhóc lính 304 phất lia lịa cờ đỏ sao vàng và cờ trên đỏ, dưới xanh, giữa sao vàng. Bên hông xe đeo ṭng teng lồng gà, lồng vịt. Hẳn là tăng cộng sản đă dừng lại để nhận quà của "nhân dân" và để lính 304 leo lên... giải phóng Sài g̣n. Gà và vịt cũng hănh diện tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh!

Những người đeo băng đỏ dơ cao tay, hét lớn "Hoan hô bộ đội giải phóng". Tôi có thể làm chứng nhân rất trung thực cái phút giây buồn bă này. "Nhân dân" đă không hoan hô theo. "Nhân dân" đứng trố mắt nh́n. "Nhân dân" suy nghĩ ǵ khi họ gặp xe tăng cộng sản, tôi không biết. Nhưng tôi đọc từ trong ánh mắt của họ một nỗi bẽ bàng. Chính nỗi bẽ bàng đó đă giữ t́nh nghĩa Việt Nam nguyên vẹn. Và Sài g̣n không hề có đấu tranh giai cấp Xe tăng đi qua một lát th́ mô-lô-tô-va và GMC Trung quốc tiến vào. Bộ đội miền Bắc đội nón cối. Quân giải phóng đội mũ tai bèo. Tất cả đứng trên xe cười thỏa măn, vẫy tay rối rít. "Nhân dân" vẫy tay chào theo phép lịch sự. Tuyệt nhiên, "nhân dân" không hoan hô, dù c̣ mồi cách mạng 304 đă lấn xuống đường hô những khẩu, hiệu chào mừng quân giải phóng. Không c̣n cách mạng "diễn binh" nữa, "nhân dân" tản mạn về nhà ḿnh. Đường phố nổi bật lính sư đoàn 304 đeo băng đỏ.

Tôi bảo vợ tôi đưa các con vào nhà, đóng cổng, khóa kỹ rồi rủ Đặng Xuân Côn đi bộ lên Sài g̣n.

-Ông thấy ǵ?

- Thấy ǵ?

-Tôi sợ biển máu của nhân dân, không sợ biển máu của cộng sản. Rất may, nhân dân không thích biển máu.

- Sẽ không có biển máu.

-Phải, biển máu sẽ là đại dương nước mắt.

Dọc vỉa hè số lẻ đường Công Lư, chúng tôi rảo bước. Tôi không thấy đi, thấy khát. Quân trang, quân dụng, vơ khí từng đống, từng đống trên vỉa hè. Tôi đă no nghẹn ngào. Mười tuổi, tôi đi đếm xác đồng bào tôi chết đi tháng ba năm ất Dậu, 1945. Cái thị xă Thái B́nh nhỏ bé của tôi, xác chết đói cùng khắp. Gầm cầu. Xó chợ. Vỉa hè... Tôi đă nh́n đồng bào tôi chết từ từ. Tôi đă nh́n người mẹ chết, đứa bé nhay vú mẹ một lúc rồi chết theo. Hồi đó, tôi chỉ biết sợ hăi, thương xót mà chưa vỡ lẽ đau đớn. Những người bạn thơ ấu của tôi như Côn, như Luyến đă cố gắng làm những ǵ ḿnh có thể làm được để cứu đói Và chúng tôi, đă đi ăn mày xin cơm cứu đói. Hôm nay, 30-4-1975, ba mươi năm sau, 40 tuổi, tôi lại nh́n quần áo, nón mũ, súng đạn của quân đội nước tôi nằm ngổn ngang, chất đống trên vỉa hè Sài g̣n. Tôi đă vỡ lẽ đau đớn. Nón mũ, giầy vớ, quần áo của quân đội tôi yêu dấu, cơ hồ xác chết đói năm 1945. Đời tôi sao lại phải chứng kiến nhiều thảm cảnh thế? Nước mắt ṛng ṛng, hai chúng tôi bước nhanh.

- Long, cuộc chiến đấu chống cộng sản của dân tộc ta thật sự bắt đầu từ năm nào?

- 1951.

- Tại sao?

- V́ cuối 1950, cộng sản quy định thành phần, giai cấp Quốc gia bị loại bỏ khỏi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập, tự do.

- Như thế, dân tộc ta đă chống cộng sản 24 năm. Bốn năm chống cộng sản với Pháp th́ mất nửa tổ quốc. Hai mươi năm chống cộng sản với Mỹ th́ mất cả tổ quốc và nuốt nhục.

- Chúng ta có thể xin cơm cứu đói 1945 mà không thể cất dấu xác chết 1975.

- Chúng ta làm ǵ?

- Làm ǵ? Lúc năy, Phạm Lê Phan nói nó không đủ tư cách làm Hoàng Diệu nên nó về nhà nó. Ông muốn làm ǵ? Trong một biến cố lịch sử nào đó, có những người cần chết và những người cần sống. Chúng ta không có cả hai. Chúng ta chỉ có những kẻ sợ chết, cho nên, chúng ta thiếu sự chết cho sự sống.

-Mày nghĩ sao, nếu Trần văn Hương không chịu "hy sinh" cho Dương văn Minh?

- Có thể có đánh đấm.

- Rồi sao?

- Ông ta sẽ sống như Dương văn Minh thôi.

- Nếu mày là Dương văn Minh?

Những kẻ như Nguyễn văn Thiệu, Dương văn Minh, ngoài tham vọng quyền bính c̣n tham vọng đi vào lịch sử. Dương văn Minh đă có cơ hội duy nhất đi vào lịch sử, nhưng ông ta t́nh nguyện khước từ. Từ một tên lính của thực dân Pháp, nhờ sự chuyển mùa của đất nước khan hiếm tài năng, ông ta trở thành tướng lănh của chế độ Ngô Đ́nh Diệm, trở thành người anh hùng của các chiến dịch tiêu trừ loạn quân B́nh Xuyên, Ḥa Hảo... Tên lính Xuân tóc đỏ của quân đội, đáng lẽ, đứng ở đó là đẹp rồi. ông ta không chịu. ông ta nhúc nhích v́ ngỡ ḿnh là Nasser. ông ta bị d́u vào tội ác thoán nghịch. Và Dương văn Minh thỏa chí Quốc trưởng. Triều đ́nh của Dương văn Minh thật phù du. Tên vũ biền không thích truy nă thân phận ḿnh, ông ta tưởng ông ta có... đế mạng. Bị tước đoạt quyền bính, bị đuổi khỏi đất nước, Dương văn Minh cựa quậy quay về giành bằng được tước vị tổng thống. ông ta thỏa măn. Thánh nhân thường đăi kẻ khù khờ. Thánh nhân đăi thêm đứa ngu dốt. Đất nước phải có đến thứ Dương văn Minh gánh vác, kể như đất nước tàn tạ. Dương văn Minh, trong diễn văn nhận chức vụ Tổng thống, biết nói về Trằn văn Hương: "Thầy đă hy sinh nhiều rồi" mà không biết ông ta đă già rồi và ngôi vị tổng thống ngáp ruồi vào giờ thứ hai mươi lăm của ông ta là cáo phó tuyệt vời bế mạc cuộc đời ḿnh. Dương văn Minh chỉ cách biên giới lịch sử một sợi tóc: Nếu Dương văn Minh không ngu, lệnh đầu hàng của ông ta sẽ như thế này: "Đồng bào thân mến... Tôi, Dương văn Minh, tổng thống nước Việt Nam cộng ḥa kiêm Tổng tư lệnh quân lực Việt Nam cộng ḥa, tưởng đă đem những ngày cuối cùng của đời tôi chuyển vần lại vận mệnh của đất nước vào thời kỳ nghiêm trọng nhất của lịch sử, nhưng suy nghĩ lại, tôi thấy không đủ tài năng, e rằng xương máu của đồng bào đổ thêm vô ích. Vậy tôi tuyên bố đầu hàng cộng sản và xin đem cái chết của tôi để tạ tội cùng đồng bào, cùng chiến hữu, cùng tổ quốc..." Và Dương văn Minh tự sát ngay tại chỗ, ngay sau khi tuyên bố đầu hàng. Phát súng Minh tự bắn vào đầu ông ta cả nước sẽ được nghe trên vô tuyến truyền thanh, cả thế giới được nghe. Và đó là cái chết cần thiết cho cái sống. Dương văn Minh bất trí. ông ta không nên làm hàng tướng, v́ sự sống của ông ta vô tích sự.°

- Không có so sánh hay "nếu" quái đản ấy. Dương văn Minh là tên lính tẩy chưa vỡ lẽ sống chết.

Hai chúng tôi vẫn cắm cúi bước. Lính của sư đoàn 304 xuất hiện khắp đường phố Sài g̣n. Triết lư sống cỏ đuôi chó mà Lư Cẩm Dương đề cập trong cuốn Mạ nháy và chế độ mới đang là cái mốt ở đây. Nhưng cỏ đuôi chó mới chỉ mọc ngoài đường phố và là thứ cỏ dân giả. Những con tḥ ḷ trí thức chờ đợi quay. Góc độ c̣n tùy hoàn cảnh. Không thể thiếu cỏ đuôi chó vương giả. Mỗi biến cố lịch sử, chúng ta lại thấy ḷi mặt một hạng người không ra cái giống người. Cái hạng người này sáng tạo thứ nhân sinh quan đốn mạt. Chỉ cần cái miệng hét lớn. Họ đă hoan hô Ngô Đ́nh Diệm truất phế Bảo Đại. Họ đă hoan hô hụt Nguyễn Chánh Thi đảo chính Ngô Đ́nh Diệm. Họ đă hoan hô Dương văn Minh tàn sát Ngô Đ́nh Diệm. Họ đă hoan hô Nguyễn văn Thiệu loại bỏ Nguyễn cao Kỳ. Họ đă hoan hô hụt cộng sản tổng tấn công Mậu Thân. Trí thức cả đấy. Bây giờ, họ chuẩn bị hoan hô cách mạng "đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào"...

Sư đoàn 304 tự đảm trách việc hướng dẫn lưu thông đường phố, bảo vệ an ninh, trật tự công cộng. Cách mạng vô sản thường ồn ào nhờ cỏ đuôi chó. Tôi nghĩ, cỏ đuôi chó đă mọc khắp vỉa hè Sài g̣n. Chúng tôi đă đến Dinh Độc Lập. Lá cờ Mặt trận giải phóng miền Nam đă thay thế cờ vàng ba sọc đỏ. Nó không phất phới bay theo khí thế giải phóng. Nó rũ rượi trong ngày thiếu nắng, thiếu gió. Chiếc xe tăng thứ nhất theo ngả Thị Nghè, Hồng Thập Tự, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thống Nhất đă vào khuôn viên Dinh Độc tập ngon lành. Cổng mở rộng sẵn. Không hề bị T-54 ủi sập như báo chí cộng sản tường thuật. Sư đoàn 304 đông đầy hai bên cổng dinh. Dân chúng đứng xa ngó vào. Lác đác ở vườn sao hai bên đường, vài người đứng nh́n về phía sau nhà thờ Đức Bà. Ở phố Hàn Thuyên nhỏ hẹp, dân chúng thập tḥ ngoài cửa. Cộng sản vào Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút.

Chúng tôi băng sang nhà thờ Đức Bà. Một người quen vỗ vai tôi, nói nhỏ:

- Cách đây nửa tiếng, quân ta nghênh giặc ở sau lưng nhà thờ.

- Quân ta?

- Một trung đội nhẩy dù quyết tử.

- Có diệt được chiếc T-54 nào?

- Không.

- Đánh đấm ra sao?

- Đánh lấy chết. Chết vinh. Tôi vừa mới khô nước mắt. Trung đội nhẩy dù chết hết. Giặc cũng chết bộn. Xác quân ta và xác giặc đă được mang đi. Chiến trường đă rửa sạch vết máu. Ông ra mà xem, đường c̣n ướt mèm.

- Ngoại quốc có quay phim?

- Họ tới không kịp. Chỉ quay T-54 vào Dinh Độc Lập. Tôi ngỡ chúng ta đă bất hạnh cả đến phút chót.

- Tại sao?

- Bọn kư giả ngoại quốc chỉ quay những cảnh có lợi cho cộng sản.

Đặng Xuân Côn và tôi lần ra phía sau nhà thờ Đức Bà. Quả thật, một khúc đường Thống Nhất cạnh vườn sao c̣n ướt mèm. Cộng sản đă hiện diện khắp cơ cấu quốc gia. Bọn nằm vùng chỉ đợi thời cơ hành động. Chúng đă kịp thời đưa xe ṿi rồng tới tải xác chết, rửa đường. Đề chứng minh với thế giới rằng, quân đội ta tan hàng bệ rạc, cộng sản vào Sài g̣n như vào chỗ không người.

- Côn.

- Hả?

- Ai sẽ viết trận đánh này? Ai sẽ vinh tôn lính nhẩy dù, lính Việt Nam cộng ḥa? Ai biết ngọn ngành trận đánh mà viết? Chắc chắn, phải có vài trang tiểu thuyết. Ai sẽ viết những trang này? Tôi đă là bạn của lính nhẩy dù. Nguyễn Minh Tiến, Hà Huyền Chi, Hoàng Ngọc Liến, Vũ Khắc Niệm, Phạm Huy Sảnh... Bạn tôi cả đấy, lính nhẩy dù cả đấy.

- Vậy mày cần sống.

- Phải, dù sống hèn.

NHỮNG THIÊN THẦN MŨ ĐỎ CỦA CHƯƠNG C̉M, DZŨNG ĐAKAO, BỒN LỪA, HƯNG MẬP

Một vài trang nhỏ mọn dưới đây trích từ truyện tuổi thơ Nhánh cỏ mộng mơ của tôi viết năm 1985 ở Paris mà nhà xuất bản Nam á Paris đă phát hành. Tôi không muốn thế hệ con cháu tôi quên trận đánh danh dự này. Và tôi, tự cho ḿnh c̣n thiếu nhiều thành thật khi vinh tôn những người lính mũ đỏ. Vậy nên để tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên, đôn hậu bày tỏ hết ḷng ngưỡng mộ lính quốc gia bằng những rung động thuần khiết, nguyên khối của các em. Với riêng tôi, vài trang truyện nhỏ mọn này nằm trong ư nghĩ: Sự thật nói ra không ai tin, th́ nó biến thành tiểu thuyết. Lịch sử bỏ quên th́ vẫn c̣n dă sử, huyền sử...

Hai chiếc xe cam-nhông từ đâu không rơ, chạy tới đậu ngay chỗ bùng binh, sau nhà thờ Đức Bà. Lính trên xe nhẩy hết xuống. Dzũng Đakao vui mừng:

-Lính nhẩy dù!

Bốn ông nhóc đứng dậy, tiến sát ra lề đường. Những thiên thần mũ đỏ c̣n nguyên vẹn là thiên thần. Vị đại úy chỉ huy rất trẻ, mai vàng rực rỡ trên cổ áo. ông cằm cây gậy nhỏ, say mê nh́n quốc kỳ ủ rũ trên nóc Dinh Độc Lập. Rồi ông xoay lưng lại, quan sát phía Phủ Thủ Tướng. ông hơi cúi đầu giây lát. Đoạn, ông ngó thằng chiến hữu của ḿnh, dơng dạc nói:

- Lần cuối cùng, tôi nhắc nhở anh em: Dương văn Minh đă đầu hàng. Nhiệm vụ của anh em chấm dứt. Ai muốn về nhà cứ thản nhiên về. Anh em không nợ nần ǵ tổ quốc nữa.

Những người lính nhẩy dù đứng nghiêm, đồng loạt trả lời:

-Chúng tôi ở lại chiến đấu với đại úy. V́ danh dự của người lính.

Đại úy dơ tay chào:

-Cám ơn anh em. Chúng ta chuẩn bị nghênh địch.

Dzũng Đakao, Chương c̣m, Hưng mập, Bồn lừa phóng tới ôm chặt lấy vị đại úy.

- Thưa chú, tên chú là ǵ? Chương c̣m hỏi.

Vị đại úy xoa đầu bốn ông nhóc, giọng cảm động:

-Lính nhẩy dù. Mà cháu hỏi tên chú làm chi?

Chương c̣m nắm tay vị đại úy:

- Mai này, tên chú sẽ thay tên đại lộ Thống Nhất.

-Chú tin không?

Vị đại úy chớp mắt:

- Chú tin, thế hệ các cháu phải làm lại lịch sử, phải xóa bỏ dấu tích ô nhục hôm nay.

Dzũng Đakao nói:

-Chúng cháu đặt tên chú cho con đường này. Chú cho biết tên chú đi.

Vị đại úy vỗ nhẹ vai Dzũng Đakao:

-Tên chú gắn liền với lính nhẩy dù. Lính nhẩy dù là tên chú. Các cháu nhớ đặt tên đại lộ này là đại lộ Mũ Đỏ nhé? Bây giờ chạy thật nhanh về nhà. Sắp nổ súng.

Bồn lừa hỏi:

- Cháu có thể giúp chú việc ǵ?

Vị đại úy lắc đầu:

- Các cháu đă giúp chú rồi, đă làm tăng ư nghĩa chiến đấu của chú, đă sưởi ấm ḷng chú. Chú không c̣n cô đơn nữa. Nào chạy lẹ, các cháu yêu dấu...

Bốn ông nhóc co cẳng chạy. Nhưng chúng không chạy về nhà, mà núp dưới gốc cây đầu đường Alexandre de Rhôdes. Phía bên kia, đường Hàn Thuyên, dân chúng cũng đang lấp ló dưới những gốc cây sao. Nhiều người vào nhà thờ Đức Bà để xem chiến tranh qua kẽ hở của mấy khung cửa bên hông. Nhiều người tụ tập ở sân Bưu Điện. Xe tăng cộng sản, từ xa lộ Biên Ḥa, vô Sài g̣n hai lối Lối thứ nhất: Hàng Xanh, qua Gia Định, qua đường Chi Lăng, đường Vơ Tánh đến Tổng Tham Mưu, rẽ trái qua đường Cách Mạng, qua cầu Công Lư. Rồi chạy thị uy khắp phố Sài g̣n. Mười hai giờ trưa, xe tăng vô lối này đă xuất hiện. Lối thứ hai: Thị Nghè, qua cầu Thị Nghè (bị chặn đánh). Măi gần bốn giờ mới lại qua cầu Thị Nghè, qua Hồng Thập Tự rẽ trái, qua Nguyễn Bỉnh Khiêm, rẽ phải, qua Thống Nhất để vào Dinh Độc Lập.

- Xe tăng cộng sản rét rồi.

- Bọn điên ấy không rét đâu.

-Bao giờ chúng đến?

-Cứ từ từ.

Vị đại úy đứng ngạo nghễ giữa đại lộ Thống Nhất, khẩu Colt của ông trễ xuống bên đùi. Lính của ông đứng sau những thân cây sao với tư thế sẵn sàng khạc đạn..

-Chú ấy oai quá.

- Cứ như shérif đợi bọn cướp.

- Tao hồi hộp thấy mồ.

- Im lặng.

-Thằng nào chạy ra, ngó xuống Sở Thú xem chúng nó vô chưa?

- Tao.

- Để Bồn lừa đi. Mày mập chạy đâu nổi, Hưng.

Bồn lừa cắm cổ chạy ra đường Thống Nhất. Nó chạy vào ngay, hổn hển:

- Rồi, rồi, sắp tới!

Tiếng xe tăng nghiến xích sắt trên đường nhựa nghe rơ dần rồi sôi sục trong tâm hồn bốn ông nhóc. Như chính ḿnh tham dự trận đánh, Dzũng Đakao hét:

- Nó kia ḱa.

Chiếc xe tăng dẫn đầu đă đến bùng binh. Nó có vẻ làm bộ làm tich. Nó có vẻ khinh khi, ngạo mạn. Đằng sau nó, đám bộ đội nón cối, dép râu ngụy trang cành lá trông dễ ghét. Chúng ôm súng AK ḷ ṃ bước y hệt chúng diễn tṛ khỉ. Vị đại úy đâu rồi? Chiếc xe tăng thứ hai lừ lừ ḅ ở cửa Bộ Tư Pháp. Một phát súng nổ. Lính nhẩy dù xuất hiện. Không thèm nấp. không thèm nằm, lính nhẩy dù đứng thẳng, bước tới, chắc tay súng, nhằm xe tăng và kẻ thù nhả đạn xối xả. Vị đại úy đó, thần tượng của Dzũng Đakao, Chương c̣m đó, sát cánh chiến hữu, phóng nhiệt t́nh và danh dự vào trận chiến cuối cùng. Để trả lời thế giới: Chúng tôi không đầu hàng. Bọn Mỹ và bọn tướng phường chèo khiếp nhược đầu hàng. Lính Việt Nam không biết đầu hàng. Chiến trường kết thúc mau lẹ. Vị đại úy và hơn ba mươi người lính nhẩy dù gục chết trên đại lộ Thống Nhất. Máu của họ, máu Việt Nam anh dũng, bất khuất đă thấm đỏ đường lịch sử tháng 4. Lính nhẩy dù, tại sao anh không chạy trốn ở phi trường, ở ṭa đại sứ Mỹ, ở bờ sông? Tổ quốc đă cho anh cái ǵ? Dân tộc đă cho anh cái ǵ? Ngôi sao nào trên cầu vai anh, trên mũ anh? Bảo quốc huân chương nào, Bắc đẩu bội tinh nào trước ngực anh?

-Thế là xe tăng nó vào Dinh Độc Lập!

Bốn ông nhóc, nước mắt đầm đ́a, thằng nọ nh́n thằng kia mếu máo.

Xe tăng nghiến lên xác chết của lính nhẩy dù. Chúng nó thù hận cả xác chết. Bọn bộ đội phân tán, bao quanh khu vườn sao. Dzũng Đakao và Chương c̣m muốn tới vuốt mắt vị đại úy và những người lính cũng không được. Chương c̣m thầm th́:

- Vâng, mai này, đại lộ này sẽ mang tên Mũ Đỏ và chỗ các chú chết sẽ là Đài Tưởng Niệm Anh Hùng. Cháu hứa, các cháu hứa...

(Trích truyện dài Nhánh cỏ mộng mơ)

           

 

truyện dài

 

Duyên Anh

Sàig̣n ngày dài nhất

 

 

Chương 7

 

Tôi không hiểu, trong Dinh Độc Lập, Dương văn Minh và bọn hàng thần lơ láo đến mức độ nào trước ống kính xấc xược của bọn phóng viên cộng sản và trước những câu hạch hỏi hỗn láo của bộ đội giải phóng cấp tá. Họ có nghe những tiếng súng danh dự, trách nhiệm, tổ quốc của lính văn nghệ diệt T-54 ở cầu Thị Nghè, của lính nhẩy dù cách cổng Dinh Độc Lập chẳng bao xa? Chúng tôi vào trung tâm thành phố. Dân chúng đang bu kín công viên dựng hai người chiến sĩ thủy quân lục chiến Việt Nam họng súng nhắm thằng vào Hạ Viện. Những chiếc loa gắn trên cây cao đă oang oang giọng nói mới chào mừng giải phóng miền Nam. Bài hát Tiến vào Sài g̣n ta quét sạch giặc thù muốn rung chuyển thành phố. Nhưng trời vẫn thiếu nắng. Cộng sản đă tiếp thu Đài phát thanh, Bưu điện... Giọng nói cầy cáo của Lư Quư Chung và ca khúc Nối ṿng tay lớn không c̣n nữa.

Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá. ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đă tự sát ở đây Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền h́nh Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đ́a. Những người không khóc th́ mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lởi hoan hô bộ đội giải phóng.

Trung tá Long đă chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài g̣n là Tổng trấn Sài g̣n đă đào ngũ. Tướng giữ thành Sài g̣n là Đô trưởng Sài g̣n đă đào ngũ. Tướng giữ thành Sài g̣n là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đă đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trạng lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi kư chiến đấu của những con người tự nhởn sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một ḍng nào viết về cái chết tuyệt vời của trung tá Cảnh sát tên Long. Cộng sản đă chẳng ngu dại phong anh hùng, liệt sĩ cho quốc gia. Họ độc quyền anh hùng, liệt sĩ. Ở những cuộc đấu thầu anh hùng, liệt sĩ quốc gia tại hải ngoại, chưa thấy một nén tâm hương tưởng mộ trung tá Long. Có lẽ, liệt sĩ đích thật không lăi lớn bằng liệt sĩ giả vờ thế th́ thời đại chúng ta đang sống là cái thời đại ǵ nhỉ? Nó không chịu, không thích vinh tôn cái thật, đă đành, nó c̣n nhởn ch́m cái thật và vấy bẩn lên cái thật một cách thô bạo, ẩn ư và lạnh lùng. Khi cái thật bị nhận ch́m, bị vấy bẩn, cái giả nổi bật, sáng giá và chói lọi, thơm tho. Như vậy, mọi giá trị về tinh thần, về đạo nghĩa bị nhởn ch́m theo. Rốt cuộc, bọn giả h́nh sống với cái giả của chúng, huyễn hoặc mọi người bằng cái giả với bạo lực của quyền uy hợp pháp và cả quyền uy ảo tưởng hậu thuẫn. Và người công chính thụ động, buông xuôi. Cuối cùng, con cháu chúng ta sẽ chỉ biết liệt sĩ đất sét, anh hùng gian dối, vĩ nhân phường tuồng.

Tôi muốn biểu dương trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài g̣n. ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu trung tá Long đă thấm xuống ḷng đất mẹ. Cái chết của trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng th́, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ. Chúng ta hănh diện làm người Việt Nam lưu vong v́ chúng ta c̣n trung tá Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc.

- Tôi chứng kiến tự phút đầu.

- Ông nói sao?

- Tôi nh́n rơ ông ta rút súng bắn vào thái dương ḿnh.

- Thật chứ?

- Đáng lẽ tôi phải nói dối.

- Tại sao?

- V́ nói thật lúc này không có lợi.

Tôi nghe hai người Sài g̣n nói chuyện. Và tôi được nghe "Huyền sử một người mang tên Long" do một trong hai người kể. Truyện như vầy: 10 giờ 30, Dương văn Minh đọc lệnh đầu hàng, quân đội và cảnh sát tuân lệnh Tổng thống, lột quần áo, giầy vớ, nón mũ, vất súng đạn bỏ chạy về nhà ḿnh hay nhà thân nhân của ḿnh. Một ḿnh trung tá Long không lột chiến bào, không phi tang tích huân chương, không liệng súng đạn. Trung tá Long từ nơi nào đến, chẳng ai rơ. ông xuất hiện ở công viên trước Hạ Viện hồi 12 giờ. Ngồi trên ghế đá, ông ta trầm ngâm hút thuốc. Rồi ông ta nh́n trước, nh́n sau, ngó ngang, ngó dọc. Rồi ông ta đưa tay ôm lấy đầu, cúi thấp. Khi ấy, Sài g̣n đă ồn ào tiếng hoan hô cộng sản giải phóng. Bất chợt, ông ta đứng dậy, chậm răi bước gần chân tượng đài. Trung tá Long đứng thẳng. ông ta ngẩng mặt. Thản nhiên, ông ta rút khẩu Colt, kê họng súng vào thái dương ḿnh bóp c̣. Tiếng đạn nổ trùm lấp tiếng hoan hô cộng sản. Trung tá Long đổ rạp.

- Đó, diễn tiến cái chết của trung tá Long.

- Ông có mặt ở đây trước lúc trung tá Long xuất hiện?

- Phải. Tôi tuyệt vọng, không thiết về nhà nữa.

- Rồi sao?

- Dân chúng bu quanh xác trung tá Long. Cộng sản chưa có th́ giờ kéo xác ông ta đi. Phóng viên truyền h́nh Pháp thu cảnh này kỹ lắm. Chỉ tiếc họ đă không thu được cái oai phong lẫm liệt của trung tá Long. Họ đến quá chậm và họ chỉ quay phim một xác chết. ông hăy nh́n cho kỹ. Trung tá Long tuẫn tiết cùng chiến bào, cùng cấp bậc, cùng tên ḿnh.

Tôi đă nh́n kỹ. Lịch sử của chúng ta đă có những vị anh hùng chỉ có tên mà không có họ. Như Đô đốc Tuyết, Đô đốc Long... Hôm nay, chúng ta có thêm trung tá Long. Những ai sẽ viết lịch sử? Và liệu sử gia đời sau có soi tỏ niềm u ẩn của Trung tá Long chảy máu mắt nh́n quê hương lạc vào tay quân thù mà bất lực cứu quê hương, mà chỉ c̣n biết đem cái chết tạ tội quê hương, dân tộc. Đă hàng tỉ tỉ chữ viết về những chuyện khốn nạn, viết về những tên khốn kiếp, viết về những sự việc khốn cùng. Ḍng chữ nào đă viết về Trung tá Long? Người ta đă viết cả pho sách dày cộm để nguyền rủa xác chết. Người ta cũng đă viết cả pho sách dầy cộm để suy tôn xác sống. Người ta ồn ào. Người ta vo ve. Ḍng chữ nào đă viết về Trung tá Long? Ai đă làm công việc sưu tầm lư lịch đầy đủ của vị liệt sĩ đích thực này? Than ôi, lịch sử đă hóa thành huyền sử. Cho nên người ta nh́n quốc kỳ mà không cảm giác linh hồn tổ quốc phấp phới bay. Chúng ta đang bị sống trong cái thời đại của những ông tướng đào ngũ, của những ông tổng trưởng đào nhiệm không hề biết xấu hổ. Thời đại của chúng ta c̣n đ̣i đoạn ở chỗ, kẻ sĩ và kẻ vô lại đồng hóa trong "lư tưởng" nguyền rủa xác chết và suy tôn xác sống.

Xưa, Hàm Nghi 8 tuổi, hỏi cận thần:

- Tay bẩn lấy ǵ rửa?

Cận thần đáp:

- Nước.

Hàm Nghi hỏi thêm:

- Nước bẩn lấy ǵ rửa?

Cận thần ngơ ngác:

- Tâu bệ hạ, thần không hiểu.

Hàm Nghi nói:

- Nước bẩn lấy máu mà rửa!

Trung tá Long đă lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính nhẩy dù đă lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính văn nghệ đă lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Những kẻ tạo ra ô nhục 30-4 lấy ǵ nhỉ? Họ đang cầm ca, cầm đĩa xếp hàng ngửa tay lấy cơm, lấy nước ở đảo Guam. Biết đâu chẳng xẩy ra tranh cơm như tranh quyền bính. Và biết đâu chẳng bị ông quân cảnh Mỹ đen tặng một vài cái tát xiếc! Những kẻ này vẫn thừa thăi vô liêm sỉ để họp bàn, hiến kết cứu nước. Lịch sử lại thêm vài phụ trang chó đẻ.

Giải phóng quân đă đổ đầy trước thềm Hạ Viện. Cỏ đuôi chó hoan hô tưng bừng. Dân chúng chiêm ngưỡng Trung tá Long tản mạn. Trung tá Long nằm nguyên chỗ ông ngă rạp cho máu rửa nhục Sài g̣n. Giă từ liệt sĩ! Vĩnh quyết liệt sĩ. Xin hăy phù hộ tôi kéo dài cuộc sống hèn để có ngày được viết vài ḍng về Trung tá.

Đặng Xuân Côn và tôi qua Hạ Viện. ở đây, chỉ có bộ đội của Mặt trận giải phóng miền Nam mà người ta quen gọi là quân giải phóng. Quân giải phóng mặc quần áo bà ba, quấn khăn rằn, đội mũ tai bèo, chân mang giép râu. Nhiều người mặc quần xà lỏn. Bộ đội miền Bắc mặc đồng phục, đội nón cối, mang giép râu luôn. Quân giải phóng treo cờ Mặt trận, thay thế cờ vàng ba sọc đỏ. Khi lá cờ của Việt Nam cộng ḥa bị vất xuống, cỏ đuôi chó bày tỏ ḷng căm hờn Mỹ-ngụy, xúm nhau giành giật, xé nát. Có đứa dẵm dí dưới chân ḿnh. Có đứa quấn quanh hạ bộ. Bây giờ, tôi đă nhận diện cỏ đuôi chó. Chúng nó là sinh viên ồn ào xuống đường tranh đấu năm xưa. Chúng nó là mấy thằng kư giả thân cộng sản. Chúng nó cách mạng hơn cách mạng. Chúng nó giải phóng hơn giải phóng. Truyền h́nh Tây Đức thu hết cảnh tượng này. Cỏ đuôi chó ôm quân giải phóng hôn hít thắm thiết, đưa thuốc lá mời mọc vồn vă, chuyện tṛ thân mật. Tôi cố gắng quan sát và chỉ quan sát giải phóng quân.

Trên thềm Hạ Viện, một gă giải phóng quân béo tṛn trùng trục. Anh ta để ria. Mặt mày nở nang, phấn khởi. Mặc quần xà lỏn, chân đất, anh ta đeo hai giây đạn tréo trước ngực như Django. Chưa đủ, anh lính giải phóng máng hai khẩu Colt trễ xuống gần đầu gối. Trông anh ta hề như Fernando Sanchoz. Đó là h́nh ảnh người lính giải phóng không đội mũ tai bèo. Rơ ràng một thứ thảo khấu. Giải phóng quân vào thành phố c̣n đeo lá cây ngụy trang. Tôi nh́n những quả đạn B-40, B-41, những quả đạn này đă thụt sập nhiều nhà cửa, đă sát hại vô số lương dân hồi Mậu Thân. Người Sài g̣n chưa quên một đám tang tập thể. Những chiếc quan tài khiêng qua khắp đường phố. Lúc này, người Sài g̣n đứng đây, ngẩn ngơ nh́n cỏ đuôi chó "ôm hôn thắm thiết" những kẻ đă âm mưu giết ḿnh.

Tôi vừa hiểu tại sao hôm nay Sài g̣n không có nắng. Nếu tôi có thể có mặt ở khắp đầu đường, góc phố, xó chợ, gầm cầu Sài g̣n hôm nay? Không ai có thể có cái có thể này. Tự nhiên, tôi cảm giác ḿnh được an ủi v́ đă được sống với Sài g̣n từng phút giây buồn bă của Sài g̣n 30-4. Tự nhiên, tôi cảm giác trời đất cũng chia xẻ nỗi buồn Sài g̣n. Có tiếng la hét ở công viên nơi Trung tá Long tuẫn tiết. Chúng tôi chạy sang, đứng trước cửa Sài g̣n ngân hàng.

Một nhánh cỏ đuôi chó, tên lính sư đoàn 304, leo lên tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam. Nó buộc hai sợi giây cáp vào cổ hai pho tượng. Nó siết chặt, kỹ lưỡng. Nó dùng cái búa bổ mạnh trên đầu pho tượng cao nhất. Cỏ đuôi chó hồ hởi phấn khởi reo ḥ. Ống kính điện ảnh của cộng sản thu kỹ cảnh này, cảnh mà họ đă dàn cảnh. Phóng viên truyền h́nh Pháp, Mỹ, Đức, Nhật... quay không tiếc phim. Phía dưới, cỏ đuôi chó, búa dài, búa ngắn chuẩn bị đập phá tượng đài. Xác Trung tá Long đă được kéo lết ra xa. Vũng máu bất khuất của ông chưa kịp khô. Khi tên cỏ đuôi chó ở trên tụt xuống, cỏ đuôi chó ở dưới xúm nhau lại đập nát chân hai pho tượng Cộng sản thuyết minh là "nhân dân Sài g̣n đă biểu lộ ḷng căm thù Mỹ-ngụy cao độ." Rồi tất cả cỏ đuôi chó kéo hai sợi giây cáp Pho tượng thủy quân lục chiến từ từ ngă rạp. Cỏ đuôi chó vỗ tay, hoan hô cộng sản. Truyền h́nh Pháp diễn giải: "Biểu tượng của miền Nam sụp đổ."

Vỗ vai tôi, Côn nói:

- Đi chỗ khác, Long.

Tôi hỏi:

- Đi đâu?

- Đi đâu không có cảnh ô nhục này.

- Phải ở đây mà nghiến răng nuốt nhục.

Tôi không biết đă có người lính thủy quân lục chiến nào chứng kiến cảnh tượng này. Tôi cũng không biết ông tướng Lê Nguyên Khang, ông tướng Bùi Thế Lân đă xem những thước phim giật đổ tượng đài thủy quân lục chiến mũi súng nhắm thảng Hạ Viện chưa. Rất bất b́nh với tượng đài khi người ta dựng lên. Thủy quân lục chiến, những người lính của dân tộc, của tổ quốc, của quê hương như tất cả lính của các binh chủng khác, đă bị bọn ngu xuẩn nịnh bợ chế độ quân phiệt độc tài dùng làm b́nh phong đe dọa lập pháp, chế ngự dân sự. Tại sao họng súng nhắm thằng Hạ Viện? Lúc này, 16 giờ thiếu 10 phút, đứng ngắm hai pho tượng ngă gục, nứt vỡ, tôi quên bất b́nh cũ. Và cứ tưởng những nhát búa bổ xuống đầu pho tượng là những nhát búa bổ xuống đầu ḿnh.

- Đă có những ông tướng đào ngũ nuốt nhục giùm mày bên Mỹ.

- Bọn bất tri vong quốc hận ấy nuốt ǵ? Chúng nó đă nuốt máu xương của lính, chúng sẽ tiếp tục nuốt tiền bán xương máu lính.

Lảng chuyện, Côn hỏi tôi:

- Trong Dinh Độc Lập có ǵ lạ?

Tôi dịu giọng:

- Có ǵ lạ? Tôi đang muốn biết đây...

HÀNG THẦN VÀ HÀNG THẦN BẤT ĐẮC DĨ

Cuốn phim tài liệu của cộng sản nhan đề Tháng 5, những khuôn mặt do Đỗ Chu° viết lời thuyết minh, chiếu ở các rạp Sài g̣n ngay trong tháng 6-1975 đă khiến dân Sài g̣n buồn nôn. Nó mở ra bằng cảnh trống vắng của pḥng họp của Hội đồng An ninh Quốc gia trong Dinh Độc Lập. Nó vào bằng cảnh triều đ́nh Dương văn Minh quy hàng. Rồi nó bung ra những xóm lao động tăm tối trước tháng 4-1975. Nó giới thiệu đầy đủ khuôn mặt cỏ đuôi chó buổi sáng một tháng 5-1975. Những chủ báo nào vác cờ đỏ sao vàng. Những nhà văn nào căng khẩu hiệu chào mừng cách mạng... Mẩu bài này chỉ viết về những khuôn mặt hàng thần bất đắc dĩ.

Khuôn mặt thứ nhất là tiến sĩ Nguyễn văn Hảo, phó Thủ tướng đặc trách Kinh tế, Tài chính kiêm Tổng trưởng Canh nông của nội các Trần Thiện Khiêm. Tiến sĩ Nguyễn văn Hảo đă mất hết chức tước từ khi Nguyễn văn Thiệu thoái vị, nhường ngôi cho thầy giáo Trần văn Hương. Nội các Nguyễn Bá Cẩn không có tiến sĩ Hảo. Nội các Vũ văn Mẫu không có tiến sĩ Hảo. ông tiến sĩ họ Nguyễn đă quá xa "chính quyền" bằng hai đời... Tổng thống. Tại sao ông ta lại có mặt trong đám hàng thần lơ láo ở Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975?

Truyện kể rằng, tiến sĩ kinh tế Nguyễn văn Hảo và thống đốc ngân hàng Lê Quang Uyển đem bầu đoàn thê tử leo lên nóc ngân hàng Việt Nam Thương Tín, đường Hàm Nghi, từ sáng 29-4. Đây là điểm hẹn của người Mỹ. Tiến sĩ Hảo và thống đốc Uyển tin chắc người Mỹ không thể, không nỡ bỏ rơi hai ông. Hai ông kiên nhẫn chờ đợi. Sáng qua, trưa tới, tối đến... Trực thăng Mỹ vẫn chưa đến. Sao không thấy em lại? Tiến sĩ Hảo và thống đốc Uyển chơi một đêm không ngủ trên nóc ngân hàng Việt Nam Thương Tín. 9 giờ ngày 30-4, biết chính xác bị người Mỹ cho đi tầu suốt, hai ông dắt díu bầu đoàn thê tử xuống đường. Thống đốc Lê Quang Quyền về nhà lo sợ biển máu. Rồi ông tŕnh diện học tập cải tạo. Trại cuối cùng của ông là Hàm Tân Z30D. ở đây, thống đốc Uyển đă nổi tiếng là người phá kỷ lục ăn thịt chuột. Ông ăn đủ các loại chuột. Chẳng hiểu sự ăn chuột có giúp ông soi sáng nghĩa đời hôm nay, khi ông hiển vinh tại Kuweit? Tiến sĩ Nguyễn văn Hảo không về. ông bảo bà Cao thị Nguyệt về căn nhà đầu đường Miche, gần nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi và bà vợ nhỏ về căn nhà đường Yên Đổ. C̣n ông tiến sĩ Hảo chạy vô Dinh Độc Lập làm hàng thần lơ láo.

Mưu của tiến sĩ Hảo rất cao. ông sẽ thoát biển máu v́ quốc tế chứng kiến ông "hàng" ở Dinh Độc Lập. Cộng sản khó thủ tiêu ông ta. Có thể, cộng sản c̣n đánh giá cao cái thiện chí... hàng của tiến sĩ Hảo. Y trang. Tiến sĩ Hảo, nhờ khuôn mặt nghiêm túc trong những thước phim Tháng 5, những khuôn mặt mà sau 30-4 lại phom phom mặc sơ-mi hoa ḥe hoa sói lái DS-19 chạy rông trên nỗi quằn quại của Sài g̣n. ông ta tiếp tục chơi ten-nít ở sân quần vợt Duy Tân, Hồng Thập Tự. Rồi ông ta ra Bắc tham quan và nghiên cứu t́nh h́nh kinh tế xă hội chủ nghĩa. Rồi cùng tiến sĩ Nguyễn Xuân Oanh, ông ta giúp Vơ văn Kiệt "mở bung kinh tế" thành phố Hồ Chí Minh. Rồi ông ta leo lên Air France... di tản - cũng có thể gọi là tỵ nạn chính trị - và được phép mang theo cả trăm chiếc áo dài thêu sẵn làm vốn lưu vong.

Hàng thần lơ láo "tỵ nạn chính trị" bên Pháp có Dương văn Minh, Nguyễn văn Hảo. Dương văn Minh c̣n biểu diễn xé giấy thông hành qua cửa phi trường Tân Sơn Nhất do cộng sản cấp phát khi máy bay của Air France sắp đáp xuống Charles de Gaulle! Nguyễn văn Hảo th́ tiết lộ Nguyễn văn Thiệu đă ăn cắp vàng của quốc gia mang theo. Tự nhiên, hàng thần lơ láo đổi màu như kỳ nhông, biến thành những người yêu nước chống cộng. Nguyễn văn Hảo t́nh nguyện làm hàng thần lơ láo th́ được, v́ ông ta đă từng là phó thủ tướng. Nhưng nghị sĩ Nguyễn văn Huyền sao cũng cam đành làm hàng thần? Ông ta do dân bầu. Dân đâu có hàng giặc. Dân đâu có thua trận. Nghị sĩ Huyền ḿnh hạc vóc mai không thể leo lên hàng rào phi trường Tân Sơn Nhất được. Ông ta trở về. Thay v́ đợi số phận ḿnh ch́m trong biển máu hay đem tấm thân già tạ ḷng cử tri, ông ta vẫn tham sinh bon chen vào đám hàng thần. Rồi ông ta cũng đă chết già, chết bệnh. Cái chết của ông không để lại một ư nghĩa sống nào cho đời sống kế tiếp. Rốt cuộc, những vạt nắng óng lên trong hoàng hôn của lịch sử hiu hắt Sài g̣n chỉ là máu lính văn nghệ cầu Thị Nghè, máu lính nhẩy dù đại lộ Thống Nhất, máu Trung tá cảnh sát Long dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam.

truyện dài

 

Duyên Anh

Sàig̣n ngày dài nhất

 

 

Chương 8

 

17 giờ. Đường phố Sài g̣n ngập đầy bộ đội miền Bắc nón cối và giải phóng quân mũ tai bèo và cỏ đuôi chó. Cỏ đuôi chó mỗi lúc một đông thêm! Chắc ăn rồi, chắc ăn lắm rồi, lính sư đoàn 304 gây khí thế cách mạng. Xe tăng của cộng sản, trước sau chỉ có mười chiếc, nghiến xích sắt thị uy khắp đường phố Sài g̣n. Xe tăng thị uy xong đến mô-lô-tô-va Liên xô và GMC Trung Quốc. Máy phóng thanh oang oang bài ca Giải phóng miền Nam của Lưu Hữu Phước.

Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước

Giết lũ đế quốc

Phá tan bè lũ bán nước

Ôi xương tan máu rơi

Ḷng hận thù ngút trời

-------

Vùng lên nhân dân Việt Nam anh hùng

Vùng lên xông pha vượt qua băo bùng

Thề cứu lấy nước nhà

Thề Chiến đấu tới cùng

Cầm gươm ôm súng xông tới

Vận nước đă tới rồi

B́nh minh chiếu khắp nơi

Nguyền xây non nước vững yên muôn đời...

Và bài ca Tiến về Sài g̣n:

Tiến về Sài g̣n

ta quét sạch giặc thù

Tiến về Sài g̣n

ta giải phóng thành đô °...

Cỏ đuôi chó hát theo. V́ hai bài hát lải nhải hoài nên cỏ đuôi chó thuộc ḷng. Tôi nhớ lại: Hoạt cảnh này đă ba lần tôi được chứng kiến trong đời. Lần thứ nhất, buổi chiều 19-8-1945, năm tôi lên mười. Và tôi đă diễn tả thật trung thực trong cuốn Con Thúy, cuốn sách đă đưa tôi vào nhà tù cộng sản để chịu đựng những hệ lụy tự khai. Lần thứ hai, buổi sáng giữa tháng 7-1954. Một thị xă được giải phóng. Bộ đội cộng sản tiến vô thong thả. Cỏ đuôi chó mọc nhanh, tung hô những khẩu hiệu nịnh bợ. Bài hát thuộc nhanh của cỏ đuôi chó hồi ấy là bài Bàn tay chúng ta:

Hoan hô bàn tay anh Komsomol

đă khơi ḍng Volga đông.

đă khơi nguồn hạnh phúc cho toàn dân..

Hoan hô bàn tay anh bạn Trung Hoa

chắn sông Hoài

ngăn đau thương

nước không về toàn dân no ấm

Raymondielle ngăn xe cho ngừng máu rơi

ngăn chiến tranh cho đời huy hoàng

ta nhớ ghi tên người tươi sáng

bàn tay anh đem về thêm bông

bàn tay anh đem về thêm lúa

bàn tay ta băng miền thương xót

dắt d́u nhau tiến lên...

Hoạt cảnh giải phóng lần hai, tôi đă viết ở cuốn Vẻ buồn tỉnh lỵ chưa kịp xuất bản và bản thảo đă bị tich thu. Hôm nay, lần thứ ba, tôi biết thêm hoạt cảnh giải phóng 1975. Ba mươi năm. Vẫn thế. Vẫn thế ở mỗi biến động lịch sử trên quê hương tôi. Nếu cái vẫn thế c̣n làm cho tôi xúc động là, ngay cả tâm hồn cỏ đuôi chó, đă không dấy lên giông băo thù hận khi họ được khích lệ tuyết hận bừa băi. Có phải t́nh nghĩa Việt Nam măi măi chế ngự chủ nghĩa cộng sản. Sài g̣n chỉ bị cộng sản và cỏ đuôi chó quấy rầy ngoài phố. Sài g̣n không hề bị cỏ đuôi chó đập phá nhà cửa, giết người. Cộng sản không dám ra mặt hành động. Cộng sản bất lực thủ đoạn châm lửa phẫn nộ cho người Sài g̣n sát hại người Sài g̣n. Không có bạo động đổ máu vô lư cho hợp lư khi cộng sản vào Sài g̣n. Đừng bao giờ nghĩ cộng sản nhân đạo. Mà nên hiểu miền Nam nhân bản, Sài g̣n nhân bản không chấp thuận tàn sát theo ư cộng sản hay theo ư của bất cứ một chủ nghĩa phi nhân nào: Lịch sử nào sẽ ghi chép chính xác? Thứ lịch sử gian dối của Mỹ và Tây phương thân cộng đă toa rập cộng sản, đă giả vờ quên t́nh nghĩa Việt Nam mà đề cao sự khoan dung, đạo lư cộng sản khi cộng sản xuất hiện ở Sài g̣n. Đạo lư làm người của cộng sản đă thể hiện rơ nét ở Huế vụ Mậu Thân. Nó sẽ thể hiện rơ nét hơn, sẽ "phanh thây uống máu quân thù', sẽ "cờ in máu chiến thắng" ở Sài g̣n 30-4-75 nếu người Sài g̣n muốn. Nhưng người Sài g̣n không muốn, cả cỏ đuôi chó đáng ghét cũng không muốn, cộng sản đành thúc thủ. Để được tiếng nhân đạo. Cộng sản nói nhân đạo như tư bản nói nhân đạo, c̣n đốn mạt hơn cả đĩ điếm, ma cô giảng giải luân lư. Người ta cố t́nh quên rằng, chỉ cần mảy may lương tâm, cộng sản hết là cộng sản. Và người ta nên sáng suốt, nên thức tỉnh nhớ ràng, cái vỏ ngoài của cộng sản giống hệt áo thầy tu chân chính, những lời cộng sản nói hay hơn Chúa nói, Phật nói. Cộng sản quán triệt bí kíp "một thời im lặng và một thời lên tiếng" ở bất cứ không gian nào. Cộng sản xúi dục người quốc gia lăng nhục người quốc gia, chia rẽ người quốc gia rồi hô hào đoàn kết. Cộng sản nằm vùng, cộng sản hải ngoại c̣n tinh vi đến độ biết ẩn thân thật lâu, dám sống nghèo hèn, cố t́nh phô bày tác phong đạo đức, tŕnh diễn đạm bạc, khuất thân ḥa hoăn với những kẻ chống cộng dữ dội nhất. Để trở thành biểu tượng gương mẫu của người quốc gia chống cộng. Và, sau hết, đ̣n muôn thuở nằm trong bản chất cộng sản: T́m mọi cách hạ bệ uy tín các tài năng của quốc gia để vô hiệu hóa sự chống cộng sản của các tài năng này; công khai đề cao tài năng của quốc gia trên các cơ quan truyền thông cộng sản để cô lập các tài năng này với quần chúng thù ghét cộng sản.

Sài g̣n động bên ngoài, tĩnh bên trong - cái tĩnh lo âu Cái động đă tôn vinh cái tĩnh. Đă không có "đấu tranh giai cấp" t́nh nguyện, tự nguyện và... tự học tập như cộng sản mong muốn. Điều đó đă "giải phóng" biển máu đe dọa của Mỹ và biển máu toan tính của cộng sản. Chúng tôi thả xuống chợ Bến Thành. Ngạc nhiên vô cùng, tôi thấy, ở các đầu đường, góc phố, người ta đă bán cờ đỏ sao vàng và cờ trên đỏ, dưới xanh, giữa sao vàng. Cờ may ở đâu nhanh thế? Vải của chúng ta nhập cảng cả đấy Chúng ta đă có những thằng bán thuốc âu Mỹ cho kẻ thù, bán súng đạn cho kẻ thù, chúng ta c̣n những thằng sản xuất cờ cho kẻ thù nữa. Cờ bán đắt như tôm tươi Kẻ hân hoan chào mừng cộng sản mua cờ, kẻ sợ hăi cộng sản cũng mua cờ. Những người bán cờ trúng mối lớn. Con buôn biết cách khai thác... cách mạng vô sản! Đă nhiều nhà treo hai mầu cờ, hai thứ cờ. Tôi thấm mệt:

- Về chứ, Côn?

- Tao nghĩ mày nên đi quan sát thêm.

- Không đủ sức. Chỗ nào ở Sài g̣n chiều nay cũng giống chỗ nào thôi.

Chúng tôi trở lại. Ṭa Đô Sảnh đă treo cờ kẻ thù. Công viên trước Hạ Viện đă hết náo động. Xác chết của Trung tá Long đă được kéo đi vất ở xó xỉnh nào. Pho tượng thủy quân lục chiến Mỹ đổ rạp nằm úp xuống đất. Chẳng thể diễn tả nỗi ngập ngùi. Chúng tôi cắm cúi bước qua nhà thờ Đức Bà. Giáo đường đóng cửa kín mít. Bưu Điện đă treo hai thứ cờ và giải phóng quân kè kè AK canh gác. Trong khuôn viên Dinh Độc Lập, "nhân dân" đông đầy. Cánh cổng dinh mở rộng, "nhân dân" tự do ra vào, tự do chạy nhẩy, tự do la hét. Và đó là chiêu thức giải phóng đánh đúng tâm huyệt bầy cừu. Người ta có một sự so sánh giản dị: Nguyễn văn Liệu phong tỏa Dinh Độc Lập, cách mạng giải phóng Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập, cái triều đ́nh của những tên cầy cáo, rồi sẽ có một Hồ sơ đầy đủ về nó như một thâm cung cố sử. Thiệu cấm dân lai văng quanh Dinh. Cộng sản mở bung cho dân vào Dinh. Sư mị dân của cộng sản, ít nhất, đă làm trí thức Lư Chánh Trung bồi hồi, cảm động mà rên rỉ "xin được nhận Hồ chủ tich làm Bác". Tôi không thích nh́n cái Dinh ấy. Nó mang tên Độc Lập. Không, nó phải mang tên Nô Lệ. Nhưng không thích nh́n Dinh... Nô Lệ - c̣n nô lệ dài dài - tôi lại phải nh́n cách mạng tuyết hận danh nhân Trương Vĩnh Kư. ở cuối vườn sao góc phố Duy Tân - Thống Nhất, đối diện với hăng xe Peugeot, pho tượng Trương Vĩnh Kư đă bị giật sập. Trương Vĩnh Kư có tội ǵ với cách mạng vô sản? Kẻ thừa thăi công lao với nền văn hóa Việt Nam, kẻ tiên phong mở đường văn chương quốc ngữ cũng là kẻ thù của cộng sản ư? Người ta sẽ được trả lời ngay khi nghe bài hát này:

Ta là người nông dân

mặc áo lính

chiến đấu v́ giai cấp bị áp bức

từ bốn ngh́n năm° ...

Từ bốn ngh́n năm đă có... cộng sản. Và các nhà nghiên cứu mác xít bảo là cộng sản nguyên thủy. Hùng Vương là kẻ thù của giai cấp vô sản. Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lư Thường Kiệt... đều là kẻ thù của giai cấp vô sản cả. Địa chủ Lê Lợi đă bóc lột giai cấp nông dân kỹ nhất? Thế th́ Trương Vĩnh Kư, người đă tích cực đóng góp vào công cuộc làm thăng hoa chữ quốc ngữ để, từ chữ quốc ngữ, cộng sản Việt Nam xử dụng như vơ khí tư tưởng mà truyền bá chủ nghĩa của ḿnh, có bị thù hận là... "lô gích" rồi. Với cộng sản Việt Nam, tổ tiên của họ là Karl Marx, là Freiderich Engels, là Lénine... Họ rất nên vô ơn tiền nhân và rất nên thù hận tiền nhân tự bốn ngh́n năm. Họ là quắc tế. Họ phủ nhận quốc gia. Những kẻ thân cộng sản làm dáng, những kẻ theo cộng sản ở hải ngoại nghĩ ǵ về "giai cấp bị áp bức từ bốn ngh́n năm"? Pho tượng Trương Vĩnh Kư bị giật sập nằm úp mặt xuống đất vườn sao. Cuốn sách trên tay ông chưa bị đập nát. Tôi mở mắt ngắm pho tượng. Nước mắt tôi ứa ra. Tôi lại nghĩ đến thân phận những nhà văn chống đối tư tưởng mác xít hai mươi năm Sài g̣n tự do. Và, hôm nay, khi ngồi viết những gịng chữ này ở thị trấn lrvine của Orange County thuộc tiểu bang California, tôi c̣n nghĩ đến thân phận những kẻ làm tay sai cho cộng sản Việt Nam trong lănh vực chữ nghĩa và nghệ thuật. Họ có hiểu v́ lư do ǵ Trương Vĩnh Kư cũng bị xóa bỏ. Và họ, họ là cái thứ ǵ, giá trị bao nhiêu để hy vọng tồn tại.

18 giờ 30. Chúng tôi có mặt ở ngă tư Hiền Vương - công Lư. Quân trang, quân dụng, vơ khí vẫn xếp đống ngổn ngang trên vỉa hè. Súng đạn sẵn sàng, thừa mứa, tha hồ lượm mà bắn giết nhau vô tội vạ. Nhưng, người Sài g̣n không giết người Sài g̣n. Nhiều thanh niên biết xử dụng M16 đă lượm súng, bắn chỉ thiên vung vít. Bắn cho hả giận. Bắn cho quên nỗi nhục. Bắn rồi liệng súng, nước mắt ṛng ṛng. Thành phố rền vang tiếng đạn nổ chỉ thiên...Chúng tôi thản nhiên đi. Lúc này, vẫn c̣n nhiều người lính trên đường chạy về nhà ḿnh. Tôi nhận ra những kẻ chiến bại bất đắc dĩ và tội nghiệp ấy, v́ họ ḿnh trần, quần xà lỏn, chân đất. Làm sao tôi biết chia xẻ tâm sự uất nghẹn của người lính quốc gia đường chiều 30-4? Những trang sách nào của những ông đại tá, trung tá của Cục tâm lư chiến "không chịu đứng chung đẳng cấp xă hội và văn học nghệ thuật" với người khác đă soi tỏ tâm sự uất nghẹn này? Bầy hạc gỗ của vua Vệ, bọn ư gẩy bút cùn chỉ đủ khả năng xướng họa thơ con cóc và vấy bẩn thiên hạ th́ làm nổi tṛ trống ǵ mà cũng hiệu hiệu khẩu khí ôm mối thù nặng ngh́n cân? Cho nên, chúng ta có hơn một ngh́n trang "Việt Nam máu lửa quê hương tôi", gần một ngh́n trang "Hồ sơ dinh Độc Lập", vẫn c̣n thiếu một trang viết về người lính buông súng, lột bỏ quân phục chạy về nhà ḿnh tức tưởi, phẫn nộ và lo âu. Chưa bao giờ tôi thấm thía thơ Đặng Trần Côn bằng lúc này:

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

Mặt chinh phu trăng rơi rơi soi

Chinh phu, tử sĩ mấy người

Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn...

NHỮNG TỬ SĨ KHÔNG CẦN AI GỌI HỒN

Xe tăng cộng sản từ Long Khánh qua Gia Kiệm, Hố Nai định ra xa lộ Biên Ḥa đă bị chặn đánh tại Tam Hiệp trước lệnh đầu hàng của Dương văn Minh. "Chiến lũy Tam Hiệp", phải coi như thế, được sáng tạo bởi một số lính nhẩy dù, lính thủy quân lục chiến mà đại đơn vị đă tan hàng từ đêm 29-4. Họ phối hợp cùng nhân dân tự vệ và dân chúng Tam Hiệp, dùng máy cầy ủi đất đắp mô ụ nghênh địch. Mẩu chuyện này nghe kể và xem những thước phim của đài truyền h́nh Pháp ghi lại.

Trận chiến thật ngắn ngủi nhưng rất anh dũng. Không cần hỏa tiễn Tow của Mỹ viện trợ, không cần không lực Hoa Kỳ yểm trợ. Lúc ấy, người Mỹ đă "cút", ông đại sứ Martin cũng cuốn cờ sao xọc leo lên trực thăng bay ra hạm đội số 7. Thế giới nên công b́nh ghi nhận rằng, Mỹ đă "cút", ngụy đă "nhào", chỉ c̣n quân dân miền Nam chiến đấu chống cộng sản xâm lăng. Xe tăng cộng sản phải dừng lại. Chúng nổi giận bắn thẳng vào chiến lũy. Đạn của T-54 khạc tới tấp, khạc không thương xót. Quân dân ta chống trả kịch liệt. Những em nhỏ trên 10 tuổi bám sát các anh lính để được sai bảo. Một em trúng đạn giặc, máu me đầy mặt. Hai anh lính d́u em vào chỗ an toàn, băng bó cho em. Em bé khóc. Khuôn mặt hai anh lính ưu tư. Một h́nh ảnh đẹp nhất, nhân bản nhất của lính quốc gia. Cuộc chiến vẫn tiếp tục. Những người lính mà tướng lănh đă bỏ trốn phóng lên phía trước. Đạn thù bắn như mưa. Lính của ta gục ngă trên những vũng máu danh dự, trách nhiệm, tổ quốc. Họ chết hết. Họ yên ḷng v́ họ thật sự biết họ chết v́ tổ quốc, v́ dân tộc. Trận chiến kết thúc mau lẹ. Xe tăng cộng sản nghiến lên xác lính của ta, nghiến lên xác của dân ta, san bằng mô ụ.

Chúng ngạo nghễ ḅ ra xa lộ và tiến vào Sài g̣n. Bất ngờ, đến cây cầu nhỏ gần nhà máy xi măng Hà Tiên, xe tăng cộng sản bị lính chi khu Thủ Đức chặn đánh thêm. Súng phóng lựu đạn, súng mọc chê, súng đại liên của lính chi khu dũng cảm đă bắn cháy một T 54. Chiến trận cũng không thể kéo dài. Cộng sản làm chủ t́nh h́nh và kết thúc lẹ. Chúng khẩn trương chạy vô thành phố.

Những người lính nhẩy dù, thủy quân lục chiến và chi khu Thủ Đức đă hy sinh vào buổi sáng 30-4. Họ không cần ai mạc mặt, gọi hồn cả... truyện dài

 

Duyên Anh

Sàig̣n ngày dài nhất

 

 

Chương 9

 

19 giờ. Bóng tối trùm thành phố. Đèn đường chưa lên. Đạn vẫn nhằm ông Trời mà bắn. Tôi đi trong cái âm u của Sài g̣n lịm chết. H́nh tưởng một nghĩa địa hoang vắng? Sài g̣n ở đó. Tiếng đạn bắn chỉ thiên cơ hồ tiếng nứt vỡ của hàng triệu trái tim. Rồi tiếng đạn ngưng hẳn. Dân chúng bỏ chạy tán loạn. Bộ đội miền Bắc và quân giải phóng xuất hiện trên các vỉa hè. Mạnh phe nào phe ấy nhặt nhạnh "chiến lợi phẩm". Bộ đội miền Bắc chú trọng quân trang, quân dụng nhiều hơn vơ khí. Chắc chắn, họ thèm quân trang, quân dụng của lính ta. Họ liệng "chiến lợi phẩm" lên mô-lô-tô-va. Quân giải phóng chú trọng vũ khí. Họ thu lượm vội vàng và phương tiện chuyên chở là xe ba bánh đạp và gắn máy. Đường phố, lúc này, đầy người. Chỉ c̣n xe quân sự của cộng sản qua lại Cộng sản nằm vùng đă sách động quần chúng xuống đường làm mùa vui giải phóng. Tôi thấy dọc phố Công Lư, cờ mới đă treo nhiều. Quả thực, tôi không nhận ra mầu cờ nữa. V́ bóng tối. V́ mắt tôi mờ. Tai tôi cũng đă điếc, chẳng thể nghe nổi tiếng hoan hô xem chừng đă cuồng nhiệt. Nhạc cộng sản muốn lấp vùng trời Sài g̣n.

Hăy chọc mắt tôi mù

để khỏi nh́n người Babylone

Hăy đâm thủng tai tôi

để khỏi nghe nhạc Babylone

Hăy cắt lưỡi tôi

để khỏi hát nhạc Babylone...

Tôi không nhớ rơ có phải là Thánh vịnh trong Cựu ước. Mười tuổi, tôi đă nghe:

Nhanh bước nhanh nhi đồng

theo cờ đỏ sao vàng...

Mười chín tuổi tôi đă nghe:

Quê hương chúng ta

xanh ngát cánh đồng bao la

Noi gương Trung quốc, Liên xô ta xây cuộc đời

Quê hương chúng ta

toàn dân trường kỳ kháng chiến

Tiến bước dưới cờ Malenkov vinh quang

Bốn mươi tuổi, tôi lại nghe:

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Lời Bác nay thành chiến thắng huy hoàng

Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông

Ba mươi năm dân chủ cộng ḥa kháng chiến đă thành công

Việt Nam

Hồ Chí Minh

Việt Nam

Hồ Chí Minh...

Lần thứ nhất, nghe nhạc, tôi c̣n bé. Lần thứ hai, nghe nhạc cộng sản, tôi bỏ vào Sài g̣n. Lần thứ ba tôi mắc kẹt lại Sài g̣n để bị nghe nhạc cộng sản. Mà không dám đâm thủng lỗ tai! Ai đă dám đâm thủng lỗ tai? Ai đă dám cắt lưỡi? Có lẽ, người ta đang lột lưỡi để hát nhạc kẻ thù cho ngọt ngào.° Tôi nghĩ kẻ viết Thánh vịnh hay Thánh thi đă không chọc mắt ḿnh, đâm thủng tai ḿnh, cắt lưỡi ḿnh. Tôi th́ không đủ can đảm đó. Mà tôi cần sáng mắt, thính tai. Chưa hiểu số phận ḿnh ra sao trong biển máu, nhưng tôi cứ mơ mộng những tác phẩm lớn của đồng nghiệp của tôi về một Sài g̣n, ngày dài nhất

- Long ạ!..

- Ǵ?

- Hay là mày để tao về nhà trước xem có chuyện ǵ xẩy ra không đă.

- Chuyện ǵ?

Tôi nói tiếp:

- Nếu xảy ra chuyện ǵ, tôi sống vô ích.

Đặng Xuân Côn gạt đi:

- Mày có ích lắm. Ít ra, xuất bản trọn bộ Vẻ buồn tỉnh lỵ.

-Tôi và ông cùng về.

- Suy nghĩ kỹ đi.

-Tôi vững tin.

- Cộng sản?

- Không. Người Sài g̣n không thích biển máu. Người vô sản Sài g̣n không thích biển máu. Người Sài g̣n sẽ khước từ học tập căm thù. ông thấy rồi đó, chưa có villa nào trên đường Công Lư bị người vô sản hay là nhân dân xông vào đập phá, cướp của, giết người. Ngay cả cái bảng "coi chừng chó dữ" cũng vẫn c̣n nguyên vẹn. Đó là một dấu hiệu, ông hiểu chứ?

-Sao?

- Sài g̣n vẫn là Sài g̣n. Chúng ta không mất Sài g̣n bởi v́ Sài g̣n chế ngự mọi thù hận. Bằng thù hận, mọi sự đổ vỡ. Sự đổ vỡ thê thảm nhất là đổ vỡ t́nh người. C̣n chế độ vỡ đổ, chả nghĩa lư ǵ cả. Thù hận đạp đổ tất cả nhưng thù hận không xây dựng lại tất cả những ǵ nó đạp đổ. Thù hận không chinh phục nổi ḷng người.

- Mày sẽ viết về cái đó?

- Tôi đă viết từ lâu. Tư tưởng của tôi đă gây nhiều hệ lụy cho tôi, sẽ c̣n gây nhiều nữa, nếu tôi sống sót sau cơn hồng thủy 30-4.

- Mày phải sống sót.

- Cám ơn ông, tôi mong được sống sót.

Hai chúng tôi đi sát bên nhau, như thuở mười tuổi, chúng tôi đă đi sát bên nhau trong buổi tối thị xă miền Bắc đầy xác chết đói.

- Long!

- Để tao về trước.

-Tôi đi đâu?

- Mày ghé sang Tân Định xem có "bắt" được vài chai Cognac không.

- Rồi sao?

- Tao đợi mày ở cổng. Hễ không thấy tao, mày vù lẹ.

- Vù đâu?

- Long Xuyên.

- Tôi đi mua rượu và tôi cứ về, dù ông không đợi tôi ngoài cổng.

Chúng tôi chia tay. Vỉa hè Tân Định không c̣n những đống quân trang, quân dụng, vơ khí nữa. Mà thay bằng những lái buôn cờ. Nhà máy nào sản xuất cờ cộng sản nhanh thế? Cờ đảng, cờ "tổ quốc", cờ mặt trận. Chắc chắn Chợ Lớn đă "chế tạo" từ lâu. Dân chúng sợ hăi cộng sản, chen chúc nhau mua cờ mới. Tôi cố t́nh quan sát những người mua cờ. Khuôn mặt người nào, người nấy ủ ê. Cảnh tượng này không lọt vào ống kính điện ảnh cộng sản đă đành, c̣n không lọt vào ống kính điện ảnh Tây phương. Tại sao vậy? Dễ hiểu thôi, Tây phương luôn luôn mù. Có thể, họ c̣n giả vờ mù đề không thích nh́n một người đàn bà mà chồng "thua trận" đang nằm rên rỉ trong pḥng kín ở nhà, phải ra phố xếp hàng mua cờ của kẻ chiến thắng? Tôi không biết vợ con tôi đă "sắm" cờ mới và nhà tôi đă treo cờ mới chưa?

19 giờ 30. Thành phố lên đèn. Đèn phố giúp tôi nh́n rơ một thay đổi mới của Sài g̣n, 9 tiếng đồng hồ sau lệnh đầu hàng. Sự sang trọng của Sài g̣n đă vội vàng dấu biến. Dân chúng ra đường ăn mặc tiều tụy. Đàn bà, con gái không áo dài, không son phấn, không sơn móng tay hoặc là đă rửa móng tay sơn. Nhiều bà, nhiều cô sợ hăi móng tay dài nhọn hoắt là lười biếng lao động, sẽ bị dùng ḱm rút đi, đă nhanh nhẹn cắt móng tay. Đàn ông con trai, áo bỏ ngoài quần, lê giép Nhật made in Chợ Lớn. Xe Honda hết lạng bay bướm. Xe đạp chạy êm đềm. Khu Tân Định nhẫy nhụa những bài ca cách mạng tiết ra từ những cái loa gắn chung quanh chợ. Nhưng mà những kẻ gây khí thế cách mạng ồn ào, những kẻ cách mạng hơn cách mạng, vẫn chỉ là cỏ đuôi chó và sư đoàn 304. Rất lẹ, cỏ đuôi chó đă kết hợp thành những đội ngũ vác cờ, mang khẩu hiệu diễn hành.

- Long, Long....

Tôi ngó vào tiệm ḿ cạnh rạp Kinh Thành. Người vừa gọi tên cúng cơm của tôi là Thế Phong, tác giả Nửa đường đi xuống, một trong những phản đồ của Văn Nghệ chủ quan viễn kiến môn phái Nguyễn Đức Quỳnh. Thế Phong vẫy tay ra dáng bí mật. Tôi bước vô tiệm.

- May c̣n tiệm chú Ba mở cửa. Thế Phong nói.

Tôi ngồi xuống ghê. Thế Phong mời mọc:

- Ăn một tô nhé?

Tôi gật đầu. Cần thiết ăn một tô ḿ vịt trước khi bị ném vào biển máu. Tôi cũng thấm đói rồi.

- Mày không lọt lưới à? Mỹ bỏ rơi à?

- Ừ. C̣n mày?

- Xêm xêm. Tao "đào ngữ' từ đêm qua. Tụi nó pháo kích khiếp quá, không vào "sở" được.

Trung sĩ văn nghệ không quân Thế Phong vẫn thích khôi hài. Tác giả Tôi đi dân vệ Mỹ nhấp ngụm bia:

- Mày đi đâu qua đây?.

- Xem Sài g̣n đổi cờ và định ghé mua rượu về uống đợi chết.

- Không chết đâu.

-Tại sao?

- Không có biển máu nhưng chúng ta sẽ chết dần chết ṃn, chết như cây cỏ, chết chẳng ai thèm biết.

- Nửa đường đi xuống!

- Đi xuống địa ngục.

- Vậy đó. Bố Quỳnh đă không sai.

- Nhưng mày th́ là phản đồ Văn Nghệ chủ quan viễn kiến.

- Đồng ư. Bố Quỳnh đă tiên đoán Sài g̣n sẽ bị đổi thành Hochiminhgrad.

-Tao cũng tiên đoán, sau ông Quỳnh.

-Trong Sa mạc tuổi trẻ?

- Đúng. Tao đă viết, rồi sẽ có ngày, bừng mắt dậy, chúng ta thấy cờ đỏ sao vàng treo trên nóc Việt Nam quốc tự, trên nóc chùa ấn Quang, trên nóc Hạ Viện, trên nóc nhà thờ Đức Bà...

-Tiếc rằng ông Quỳnh không c̣n sống.

Nguyễn Đức Quỳnh, nhà văn, nhà lập thuyết, kiện tướng của nhóm Hàn Thuyên, đồng chí đệ tứ quốc tế của Trương Tửu. Cuộc đời bôn ba hải ngoại của ông không thua ǵ Hồ Chí Minh. Kiến thức của ông th́ Hồ Chí Minh khó mà sánh nổi. Nhưng ông là con người thiếu may mắn với lịch sử. Rốt cuộc, tác giả những Thằng Ḱnh, Thằng cu So, Con Phượng cam đành sống những ngày c̣n lại ở miền Nam với bút hiệu Hoài Đồng Vọng và lập Đàm trường chủ trương nền văn nghệ chủ quan viễn kiến. Những khuôn mặt văn nghệ lớn của hai mươi năm văn nghệ Sài g̣n đều đă ghé Đàm trường. ông có thiện ư giúp những người văn nghệ trẻ tiến xa. Và ông đă cho họ mang hia bẩy dặm. Thế Phong là người được ông ví như Marxime Gorki. Đáng lẽ, Thế Phong phải kiên nhẫn học hỏi và cố gắng sáng tạo cho bằng Gorki. Th́ anh ta lại đem cái kỳ vọng của Nguyễn Đức Quỳnh nơi anh ta làm một sự tự măn. Anh ta công kích vung vít. Cuối cùng, anh ta công kích luôn cả ông Nguyễn Đức Quỳnh.

- Bây giờ mày mới thương ông Quỳnh?

Thế Phong gật đầu, đôi mắt chớp nhanh:

- Tài của tao bất cập ư ông ấy. Ông Quỳnh là phù thủy cự phách mà tạo chỉ là âm binh hạng tồi. Tất cả bị tẩu hỏa nhập ma.

-Trừ một tên.

- Đứa nào.

- Lư Đại Nguyên.

- A, đúng đấy. Nó khá đủ mọi nghĩa, mọi mặt.

Thế Phong nằng nặc đ̣i trả tiền ḿ, tiền bia. Lúc chia tay tôi, anh ta nói một câu buồn bă:

- Tao và mày không biết thằng nào về đất trước. Vậy vĩnh biệt mày, Duyên Anh?

Dứt câu, Thế Phong bước nhanh. Anh ta khuất vào đám đông hoan hô giải phóng. Tưởng chừng người bạn văn nghệ của tôi đi vào cơi chết, tôi nghe ḷng tôi những tiếng rạn nứt hăi hùng. Đứng ngẩn ngơ cả mấy phút tôi mới lết đi. Tôi đi đâu trong nỗi khôn cùng tịch mịch của đất nước tôi? Thế mà tôi vẫn cứ đi, tôi cứ đi. Đường phố đă đông nghẹt người. Xe cộ không chạy nổi. Người và cờ. Tự nhiên, trời lất phất mưa. Tôi chợt nhớ mấy câu thơ của Trần Dần:

Tôi đi không thấy phố, thấy nhà

chỉ thấy mưa sa

trên nền cờ đỏ

Mấy câu thơ này rất hợp với tâm trạng của tôi chiều 30 tháng 4. Tôi đi, không thấy ǵ cả, ngoài cờ đỏ sao vàng, cờ trên đỏ dưới xanh giữa sao vàng dưới ánh đèn hiu hắt và trong bụi mưa ảm đạm. Tôi đi, không nghe thấy ǵ cả, ngoài tiếng hoan hô cách mạng điên cuồng. Tôi đi giữa cảnh đổi đời oan nghiệt. Ai đă đi như tôi? Ai đă thấy như tôi? Ai đă nghe như tôi? Nếu người ta đă thấy đă nghe như tôi, người ta sẽ thay đổi hẳn nhân sinh quan khi người ta thoát biển máu, luân lạc phương trời nào đó ngoài nước Việt Nam. Nhưng người ta không thấy, không nghe như tôi đă thấy, đă nghe. Nên cái nhân sinh quan đáng lẽ cần phải được hủy diệt th́ nó.lại rực rỡ ánh sáng bần tiện. Và dưới ánh sáng bần tiện ấy, những người tưởng ḿnh hạnh phúc đă trở thành những kẻ bất hạnh nhất. Bất hạnh và nhỏ bé thêm. Đó là những con người không dám thoát ly cái quan niệm sống ích kỷ, thủ lợi, hám hư danh, đố kỵ, gian dối... Ngay cả một số người bị kẹt lại Sài g̣n, đă thấy, đă nghe như tôi - những người văn nghệ và tự nhận ḿnh văn nghệ - cũng vẫn loay hoay trong cái nhân sinh quan cũ, thứ nhân sinh quan trải trên chiếu rách ăn mày. Và, hôm nay, trốn thoát sang Hoa Kỳ, họ vẫn thi triển nhân sinh quan hôi hám cũ và cộng thêm tính chất lưu manh họ tiếp thu của cộng sản Nếu Như văn úy là tên đă biết khai thác cái miệng của ḿnh để thành dân biểu to mồm - tuy rất rỗng và ngu dốt - của chế độ Nguyễn văn Thiệu th́, ít ra, sau nó, khối kẻ đă làm sáng danh nó bằng cái miệng lớn hơn khỏa lấp thiên hạ. Để phô diễn "tài năng" chính trị, văn hóa. H́nh như, ít ai suy nghĩ về hai tiếng đổi đời của cộng sản. Vậy th́ một ḿnh tôi đi...

Không thấy phố, thấy nhà

chỉ thấy mưa sa

trên nền cờ đỏ...

Rồi tôi cũng mua được hai chai Courvoisier. Trên đường về nhà, bất ngờ tôi gặp Phan Kim Thịnh, chủ nhiệm tạp chí Văn Học. Xuất thân của ông chủ nhiệm họ Phan từ chân tùy phái của tạp chí Quê Hương. Tạp chí Quê Hương do ông Nguyễn Cao Hách đứng tên chủ nhiệm, quy tụ nhiều trí thức khoa bảng khuất thân chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Tạp chí Quê Hương nhận tài trợ của Sở nghiên cứu chính trị. Phan Kim Thịnh là mật vụ thứ yếu của Sở nghiên cứu chính trị được biệt phái "nằm" ở Quê Hương, giữ chức loong toong khiêm tốn để theo rơi sinh hoạt của ṭa soạn Quê Hương. Thời ông Diệm, các nhật báo đều có người của Sở nghiên cứu chính trị "nằm" cả. Các "người" này, đa số là nhà văn, nhà báo có danh. Do đó, dưới chế độ ông Diệm không có nạn "tự ư đục bỏ" và "tịch thu bừa băi". Riêng tạp chí Quê Hương, Sở nghiên cứu chính trị đă tỏ ra khôn ngoan, chỉ "cài" chân tùy phái sai vặt. Khoảng năm 1962, tùy phái Phan Kim Thịnh rầm rộ quảng cáo tạp chí Văn Học do ông ta làm chủ nhiệm. Xuất bản báo có nghị định của nhà nước vào thời kỳ này rất khó. Phan Kim Thịnh đă "vượt" khó, v́ là người của Sở nghiên cứu chính trị. Với chủ bút Dương Kiền, mấy số đầu Văn Học thật giá trị. Về sau, Dương Kiền thành luật sư, bỏ chức chủ bút. Văn Học xuống dốc từ chế độ Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ. Năm 1968, Phan Kim Thịnh sang Gia Định làm phụ tá cho c̣ Tùy ở Ty cảnh sát. Tạp chí Văn Học ra số đực, số cái.

Phan Kim Thịnh luôn luôn để lộ sự hèn mọn của ḿnh khi ông ta tiếp xúc với các nhà văn, nhà báo. Bà cụ thân sinh của ông quét dọn sân trường Régina Mundi. Ông thân sinh của ông bán h́nh Chúa, tượng Chúa, sâu chuỗi, sách kinh ở cửa nhà thờ Đức Bà. ông ta sống như những người cần cù làm ăn và ai cũng hiểu ông ta là mật vụ trốn lính. Bất ngờ, tối nay, tôi gặp chủ nhiệm Văn Học trên vỉa hè Hai Bà Trưng. ông ta mặc bộ quần áo xuềnh xoàng, chân diện giép râu, đầu đội nón tai bèo, vai đeo cái xặc cột vải Phan Kim Thịnh vỗ vai tôi:

- Đi đâu đấy, ông Duyên Anh?

Tôi không trả lời mà hỏi:

- Thay đổi lẹ thế?

Phan Kim Thịnh cười:

- Rồi sẽ thay đổi hết.,

Nh́n hai chai rượu kẹp nách tôi, ông ta nói:

- Uống tiêu sầu à?

Tôi đáp:

- Uống mừng cách mạng.

Tôi hất đầu:

- Mua mũ và giép ở đâu vậy?

Phan Kim Thịnh nhún vai:

- Ông về nhà ông uống rượu đi. Nhớ đừng say sưa. Sáng mai gặp nhau ở Trung tâm Văn Bút.

- Tôi sợ khó gặp ông.

- Tại sao?

- V́ tôi sắp bị liệng vào biển máu.

- Ai bảo thế?

- Mỹ.

- Mỹ cút rồi. Cách mạng đại xá, đại đại xá. Tôi quả quyết không một nhà văn, nhà báo nào bị trả nợ máu cả. Rồi Huy Cận sẽ đến tận nhà ông t́m ông.

- Ông lấy tư cách ǵ mà quả quyết?

- A, à... Khó nói lắm. Thôi, chia tay nhé!

Phan Kim Thịnh rảo bước. Tôi ngơ ngác. Chưa bao giờ tôi đánh giá Phan Kim Thịnh là một tên nằm vùng. Trời ơi, chúng ta đă có Phan Kim Thịnh nằm ở Sở nghiên cứu chính trị và Huỳnh văn Trọng nằm ở Dinh Độc Lập?

 

 

CHÂN DUNG MỘT TÊN NẰM VÙNG THƯỢNG THẶNG

 

Vũ Hạnh là một tên nằm vùng bị cháy. V́ cả nước đều rơ. Chỉ riêng linh mục Thanh Lăng không thèm rơ, không thích rơ nên ông ta mới cứu Vũ Hạnh ra khỏi Tổng nha cảnh sát quốc gia, cam kết với ông Nguyễn văn Thiệu và cho Vũ Hạnh làm việc tại Trung tâm Văn Bút Việt Nam, đường Đoàn thị Điểm. Trước khi bị cháy, Vũ Hạnh hoạt động ra sao?

Nó chỉ viết truyện đường rừng. Từ Mùa xuân trên đỉnh non cao đến Lửa rừng của nó, toàn là truyện vô tội vạ Nó tinh quái, biết ngụy trang bằng cách miêu tả những nhân vật vô sản của nó như hạng người bần tiện. Chưa hề thấy Vũ Hạnh đề cao một nhân vật vô sản chính thống nào trong sách của nó cả. Đi từng bước, Vũ Hạnh viết ngôi trường đi xuống rồi Con chó liêm sỉ, nó hơi hơi lộ văn chương hiện thực xă hội chủ nghĩa nhưng không mấy ai chú ư. V́ nó viết không hấp dẫn, ít người đọc nó. Vũ Hạnh không có tài lôi cuốn độc giả. Hà Nội đă sai lầm xử dụng nó và tưởng nó có thể thao túng văn nghệ Sài g̣n. Thất bại sáng tác, Hà Nội chỉ thị Vũ Hạnh phê b́nh văn học. Nó dùng tạp chí Bách Khoa, phê b́nh văn nghệ với bút hiệu Phương Thảo. Cô Phương Thảo dịch sách Người Việt cao quư của nhà văn Y đại lợi. Rơ ràng dụng ư đạo đức dân tộc của nó. Nó đă thành công ngay khi nó phê b́nh một bà vợ ông chủ đồn điền ở Blao hám danh nhà văn. Bà này (tôi quên tên rồi) xuất bản tập truyện ngắn. Bất hạnh cho bà ta là có một truyện "thuổng" nguyên con của Vũ Hạnh. Cô Phương Thảo khám phá ra. Bà nhà văn chủ đồn điền đành "cáo lỗi". Từ đó, văn học Việt Nam mất một tài năng. V́ bà nhà văn "đạo văn ' không bao giờ viết nữa. Tất cả những bài phê b́nh văn nghệ của Vũ Hạnh đều đặt nặng vấn đề đạo đức văn chương, thứ đạo đức giả h́nh mác xít. Vũ Hạnh nhắm đối tượng mà phê b́nh.

Những năm 65, 66, 67, là những năm cực thịnh của nhật báo Sống và Chu Tử. Báo Sống chống cộng rất hỗn và rất ngoạn mục. Báo Sống nhiều độc giả nhất nước. Báo Sống lố bịch hóa lănh tụ cộng sản. Báo Sống bảo "Hồ chủ tịch làm thơ như cục kít". Đảng cộng sản điên lên, chỉ thị cho Vũ Hạnh nhằm những điềm vô luân trong tiểu thuyết của Chu Tử mà đánh. Vũ Hạnh đánh luôn Lê Xuyên về phương diện dâm đăng. Đảng cộng sản lầm lẫn tai hại. Là đụng vào... báo phiệt, đụng vào thần tượng. Kết quả, Vũ Hạnh bị cháy, hết dở tṛ, kéo theo sự lộ h́nh của Lương thịt chó nằm ở Đài phát thanh Sài g̣n và hai tờ báo thân cộng bị đóng cửa.

Thái Bạch là tên nằm vùng bị cháy. Ít ai dám nghĩ Thái Bạch nằm vùng, trừ ông tướng Nguyễn Ngọc Loan. Cảnh sát đặc biệt bắt nhốt Thái Bạch. Chủ nhiệm nhật báo Xây Dựng là linh mục (lại linh mục?) Nguyễn Quang Lăm xin ông tướng Loan thả Thái Bạch ra. Ông tướng Loan nể t́nh linh mục Lăm bèn thả Thái Bạch ra.

Ít ai dám nghĩ Thái Bạch nằm vùng. Tại sao thế? V́ vóc dáng và diện mạo của nó như con gà mái ướt. Nó mặc quần ống thấp ống cao, môi dề ra, mắt lơ láo. Nó "chuyên trị" ca dao miền Nam và luận cổ suy kim. Tôi làm việc chung với nó khá lâu ở toà soạn Xây Dựng mà cũng không biết nó nằm vùng. Ngày nó bị bắt, tôi tưởng nó bị bắt oan. Ngày nó được tha, tôi ngồi ăn ở quán Ngọc Hương, đường Gia Long, thấy nó thất thểu trên vỉa hè.

Tôi gọi nó lại:

- Thái Bạch!

Nó vào quán.

- Anh đi đâu vậy?

- Đi đ̣i tiền nhuận bút.

- Ăn uống cái ǵ đă.

- Tôi phải đi ngay, v́ nó thất hẹn ba lần rồi, lần này bảo trả nhưng bắt đến đúng giờ.

- Bao nhiêu?

- Có tám trăm.

Thái Bạch nghèo nàn và thường tỏ ra hèn hạ.

- Ngồi xuống ăn một đĩa bánh cuốn, rồi tôi tặng anh một ngàn.

 

Thái Bạch ngoan ngoăn ăn bánh cuốn, ngoan ngoăn nhận một ngàn. Sau 30-4 một tuần lễ, văn nghệ sĩ phải đăng kư địa chỉ ở Ṭa đại sứ Đại Hàn, đường Nguyễn Du. Tôi gặp Thái Bạch đeo súng lục, ngời bàn giấy oai vệ lắm. Nó đă quên đĩa bánh cuốn và ngàn bạc của tôi. Nó không c̣n tỏ ra hèn hạ nữa. Nó đă là... cách mạng! Bấy giờ tôi mới biết nó nằm vùng.

 

Những thằng nằm vùng lơa lồ như Thế Nguyên, Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn, không có ǵ đáng nguy hiểm cả. V́ chúng nó chỉ biết đi về một phía và húc đầu vào một phía. Thằng nằm vùng tôi sắp kể là thằng nằm vùng thượng thặng. Nó là biểu tượng của bọn cộng sản nằm vùng nên tôi không nêu đích danh. Có thể, nó vừa mới ăn phở với bạn ở California, vừa uống bia với bạn ở Stuttgart, vừa nhâm nhi cà phê với bạn ở Paris. Cũng có thể, nó vừa phẫn nộ, rất phẫn nộ chuyện bạn bị chụp mũ cộng sản và xui bạn nộp đơn kiện kẻ chụp mũ bạn. Và, rất có thể, nó đang điều khiển một cơ sở truyền thông chửi cộng sản vung xích chó. Tại sao kỳ vậy? A, xin bạn nhớ giùm câu này "Cứu cánh biện minh cho phương tiện". Đó là bí kíp... nằm vùng?

 

Thằng nằm vùng này, ta tạm đặt tên nó là Biểu Tượng, hành tung bí mật lắm. Biểu Tượng không thèm biết trường Bộ Binh Thủ Đức, dù nó tốt nghiệp đại học. Người ta mơ hồ hiểu rằng nó làm việc cho CIA. Hôm nay, ta gặp nó ra vào Juspao, ngày mai, ta gặp nó lởn vởn trong sân Usis. Khi nó tới Ấn Quang, khi nó lui Việt Nam quốc tự Buổi sáng nó ở báo đối lập, buổi chiều nó ở báo thân chính quyền. Nó quen với linh mục Hoàng Quỳnh, quen luôn thượng toạ Trí Quang. Sinh hoạt phát triển học đường, nó dính một tí. Du ca nó dính một tí. Phong trào bài trừ tham nhũng, nó dính một tí. Nó giao du đủ mặt nghệ sĩ lớn, nhỏ, đủ ngành sáng tác, tŕnh diễn. Chẳng ai biết chỗ làm cố định của nó và lương bổng của nó. Bề ngoài, nó sống giản dị, không mất ḷng ai, không hề tham vọng làm lớn. Nó thường ngồi đấu láo với Phạm Xuân Ẩn, Ngô Công Đức, Vơ Long Triều và cả Cao Dao, Chu Tử, Mặc Thu, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hạnh...

 

Biểu Tượng chống Mỹ, chống Cộng hơn bất cứ ai chống Mỹ, chống Cộng. Đạo đức của nó vút lên Bắc đẩu. Tinh thần dân tộc của nó nặng như Thái sơn. Nó hoan hô tất cả những người chống Cộng quá khích, cổ vơ Mặt trận kháng chiến HCM, khích lệ người quốc gia chụp mũ cộng sản lên đầu người quốc gia rồi xui kẻ bị chụp mũ kiện cáo. Đ̣n kiện ép-phê mạnh. Người quốc gia hết dám tố cáo cộng sản. Đ̣n chụp mũ cũng ép-phê mạnh. Hai tiếng cộng sản bị vô hiệu hóa. Riết rồi cộng sản chính cống và quốc gia bị chụp mũ cộng sản b́nh đẵng và hóa nhàm. Biểu Tượng rất ngại chức vụ. Nó sợ chường mặt. Nó khoái làm con bài chưa chia, con bài c̣n nằm trong bó bài bầy bán ở tiệm chạp phô. Nếu Biểu Tượng nuôi tham vọng th́ tham vọng của nó là quy tụ các danh sĩ dưới trướng nó. Nó sẽ ban phát cơ hội tiến thân rồi đẩy danh sĩ vào quỹ đạo của nó.

 

Như Thái Bạch chỉ nói về ca dao miền Nam, chỉ luận cổ suy kim; như Vũ Hạnh chỉ viết truyện đường rừng, chỉ phê b́nh đạo đức văn chương; như Thế Nguyên chỉ đặt vấn đề lương thiện của người cầm bút, Biểu Tượng khoái viết về Nguyễn Du, Nguyễn Trăi y hệt cộng sản Hà Nội hăng say ca ngợi Nguyễn Trăi, Nguyễn Du, làm như là quốc gia không biết đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du, Nguyễn Trăi. Có kẻ nói: Cộng sản bốc Nguyễn Trăi lên chín tầng mây, thiếu một điều quật mả Nguyễn Trăi, dựng ngài đứng dậy, thấy tay trái ngài cầm Gia huấn ca, tay phải ngài cầm Lê-nin toàn tập! Biểu Tượng ca ngợi Nguyễn Trái, Nguyễn Du theo "chỉ đạo" của cộng sản. Nó dân tộc quá. Ai bảo nó cộng sản nằm vùng, nó sẽ kiện. Hoặc nó lôi CIA ra hù.

 

Này anh Biểu Tượng và các anh Biểu Tượng?

Người quốc gia không mù, không điếc, không câm và không biết sợ hăi. Trần Dần đă viết:

 

Tôi chửa khi nào quên táo bạo

Chửa khi nào quên hát, quên đau

 

Chúng tôi cũng thế. Sở dĩ tôi chưa đánh anh là v́ anh chưa dở tṛ cụ thể. Vậy đó. Anh đừng quên chúng tôi đă nhận diện anh.

 

  1. Sài G̣n Ngày Dài Nhất

  2. Sài G̣n Ngày Dài Nhất

  3. Sài G̣n Ngày Dài Nhất

  4. Sài G̣n Ngày Dài Nhất

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng