Sự Triệt Thoái Của Mỹ Trước Viễn Ảnh Thế Chiến III
Nguyên văn bài báo Backing Into World War III (1) của tác giả Robert Kagan đăng trên foreignpolicy.com ngày 06 tháng 02, 2017. Robert Kagan là senior fellow tại Brookings Institution và c̣n là tác giả của quyển The World America Made.
Trần Trung Tín chuyển ngữ
***
Nước Mỹ phải kiểm tra sức mạnh đang lên và cứng rắn của Nga và Trung Hoa trước khi quá trễ. Chấp nhận những đ̣i hỏi về lănh vực ảnh hưởng là phương thức của thảm họa.
Hăy nghĩ về hai đường thẳng tiêu biểu cho khuynh hướng nổi bật trên thế giới ngày nay. Đường thẳng thứ nhất tiêu biểu cho khuynh hướng của tham vọng và chính sách chủ động hoạt động (activism) ngày càng tăng của hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng (revisionist powers) là Nga và Trung Hoa. Đường thẳng thứ hai tiêu biểu cho khuynh hướng đang suy thoái của sự tự tin, năng lực, và ư chí của thế giới dân chủ, và nhất là của Hoa Kỳ, để giữ vững vị trí ưu thế trên trường quốc tế từ năm 1945. Khi hai đường thẳng này đến gần nhau hơn, khi ư chí và năng lực để duy tŕ trật tự thế giới hiện nay của Hoa Kỳ và đồng minh đang suy thoái gặp đúng ngay sự khao khát và năng lực ngày càng gia tăng của những cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng, th́ lúc đó chúng ta sẽ đạt đến thời điểm mà trật tự hiện hành sẽ sụp đổ và thế giới rơi vào một giai đoạn tàn bạo vô chính phủ, như đă xẩy ra ba lần trong hai thế kỷ qua. Tổn phí của sự suy bại đó, tính theo mạng sống và của cải, tính theo tự do bị mất mát và hy vọng đă tan vỡ, sẽ rất là kinh hoàng.
Người Mỹ có khuynh hướng xem sự ổn định căn bản của trật tự quốc tế là chuyện đương nhiên, ngay cả khi than phiền về gánh nặng mà Hoa Kỳ phải cưu mang để bảo toàn sự ổn định đó. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy trật tự thế giới cũng bị sụp đổ, và khi xẩy ra th́ thường là bất ngờ, nhanh chóng và hung bạo. Cuối thế kỷ 18 là cao điểm của Thời kỳ Khai sáng (Enlightenment) ở Âu châu, trước khi lục địa này đột ngột rớt xuống vực thẳm của Chiến tranh Napoleon. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, những đầu óc thông minh nhất của thế giới tiên đoán xung đột của quyền lực to lớn sẽ chấm dứt khi những cuộc cách mạng về truyền thông và giao thông nối kết kinh tế và con người lại gần nhau hơn. Nhưng cuộc chiến tranh khốc hại nhất trong lịch sử đă xảy đến bốn năm sau đó. Sự b́nh yên rơ nét của những năm hậu chiến trong thập niên 1920s đă trở thành những năm bị khủng hoảng trong thập niên 1930s và rồi là một thế chiến khác. Ngày nay chúng ta đang chính xác đứng ở đâu trong kịch bản cổ điển, c̣n bao xa th́ hai đường thẳng tiêu biểu cho hai khuynh hướng ghi nhận bên trên sẽ gặp nhau tại giao điểm, và vẫn luôn như tự thuở nào, đó là những ǵ hoàn toàn không ai biết được. C̣n ba năm nữa sẽ đến cuộc khủng hoảng toàn cầu, hay 15 năm? Tuy nhiên, chúng ta đang ở đâu đó trên con đường này, và đó là điều không thể lầm lẫn.
Và trong khi c̣n quá sớm để biết chính sách của Donald Trump sẽ có ảnh hưởng ǵ lên những khuynh hướng này, những dấu hiệu ban đầu cho thấy chính quyền mới có nhiều phần sẽ đưa chúng ta đến khủng hoảng nhanh hơn thay v́ làm chậm hoặc làm ngược lại khuynh hướng này. Càng nhượng bộ Nga th́ chỉ có thể khuyến khích thêm Vladimir Putin và cứng rắn nói chuyện với Trung Hoa sẽ có thể đưa Bắc Kinh đến chỗ thử nghiệm quyết tâm về quân sự của chính quyền mới. Việc tổng thống có sẵn sàng cho một cuộc đối đầu như vậy hay không th́ đó là điều hoàn toàn không rơ rệt. Trong thời điểm này, dường như ông ta không suy nghĩ nhiều về những hậu quả trong tương lai của xảo biện (rhetoric) và những hành động của ông.
Trung Hoa và Nga là điển h́nh của các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng. Mặc dù so với quá khứ, hiện nay cả hai hưởng được một nền an ninh tốt đẹp hơn từ các cường quốc bên ngoài, phần Nga th́ từ kẻ thù truyền thống ở phía tây, phần Trung Hoa th́ từ kẻ thù truyền thống ở phía đông, nhưng Nga và Tàu vẫn không hài ḷng với sự sắp xếp của quyền lực toàn cầu như hiện nay. Cả hai đều t́m cách khôi phục lại ưu thế bá chủ mà họ đă có thời nắm giữ trong các khu vực tương ứng của họ. Đối với Trung Hoa, có nghĩa là sự ngự trị Đông Á, với các nước như Nhật Bản, Nam Hàn và các quốc gia Đông Nam Á tuân phục theo ư muốn của Bắc Kinh và hành động theo khuôn khổ của các ưu tiên chiến lược, kinh tế và chính trị của Trung Hoa. Điều đó gồm luôn việc ảnh hưởng của Mỹ phải bị thu hẹp lại về phía đông Thái B́nh Dương, lùi lại phia sau quần đảo Hawaii. Đối với Nga, điều đó có nghĩa là có ảnh hưởng bá chủ ở Trung Âu và Đông Âu, và Trung Á, mà Moscow theo truyền thống xem đó là một phần của đế quốc của họ hoặc một phần của phạm vi ảnh hưởng của họ. Cả Bắc Kinh và Moscow đều t́m cách sửa đổi lại điều mà họ cho là một sự phân bố quyền lực, ảnh hưởng và danh dự không công bằng trong trật tự thế giới do Hoa Kỳ lănh đạo sau thế chiến. Là chế độ độc tài, cả hai đều cảm thấy bị đe dọa bởi những quốc gia dân chủ nắm ưu thế trong hệ thống quốc tế và bởi các nền dân chủ ngay trên biên giới của họ. Cả hai đều xem Hoa Kỳ là chướng ngại chính đối với tham vọng của họ, và v́ vậy họ đều t́m cách làm suy yếu trật tự an ninh quốc tế do Hoa Kỳ lănh đạo vốn đang đứng cản đường không để họ đạt được điều mà họ xem là vận mạng chân chính (rightful destinies) của họ.
C̣n tốt đẹp trong khi c̣n tồn tại
Cho đến gần đây, Nga và Trung Hoa đă đối diện với những trở ngại đáng kể, gần như không thể vượt qua, để đạt được các mục tiêu của họ. Trở ngại chính là sức mạnh và sự mạch lạc của chính trật tự quốc tế và người đứng trụ nâng đỡ và bảo vệ nó. Hệ thống các liên minh chính trị và quân sự do Hoa Kỳ lănh đạo, đặc biệt ở hai khu vực quan yếu tại Âu châu và Đông Á, đă đưa ra cho Trung Hoa và Nga những ǵ mà Dean Acheson từng gọi là "hiện trạng của sức mạnh" (situations of strength)(2) vốn đ̣i hỏi họ phải thận trọng khi theo đuổi tham vọng, và, từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, để làm tŕ hoăn lại các nỗ lực nghiêm trọng nhằm làm rối loạn hệ thống quốc tế.
Hệ thống quốc tế đó đă kiểm tra tham vọng của họ theo cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực. Trong kỷ nguyên mà người Mỹ dẫn đầu, Trung Hoa và Nga đă tham dự và phần lớn đă là những kẻ thừa hưởng những lợi nhuận từ hệ thống kinh tế quốc tế cởi mở mà Hoa Kỳ đă tạo ra và giúp duy tŕ; ngày nào hệ thống đó c̣n hoạt động, họ vẫn được hưởng lợi nhiều trong hệ thống đó hơn là thách thức và lật đổ nó. Tuy nhiên, các khía cạnh chính trị và chiến lược của trật tự này đă gây thiệt hại cho họ. Sự tăng trưởng và sống động của chính quyền dân chủ qua hai thập niên theo sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Xô Viết đă gây ra một mối đe dọa liên tục đối với khả năng của các nhà cai trị ở Bắc Kinh và Moscow để duy tŕ được sự kiểm soát, và kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, họ đă coi mọi tiến bộ của các thể chế dân chủ - đặc biệt là sự lan rộng về mặt địa lư của các nền dân chủ tự do gần biên giới của họ - như là mối đe dọa cho sự sống c̣n của họ. Đó là v́ lư do rất rơ rệt: Quyền lực độc tài kể từ những ngày của Klemens von Metternich luôn luôn lo sợ sự lan truyền của chủ nghĩa tự do. Sự tồn tại của các nền dân chủ ngay trên biên giới của ho, luồng thông tin tự do toàn cầu mà họ không thể kiểm soát, sự nối kết nguy hiểm giữa chủ nghĩa thị trường tự do của tư bản và tự do chính trị - tất cả đều đưa mối đe dọa đến cho các nhà cai trị (mà sự tồn vong của họ) bị lệ thuộc vào việc kềm giữ được các lực lượng bất măn ở các quốc gia của họ. Tính cách hợp pháp của luật tắc cai trị của họ bị liên tục thách thức bởi trật tự dân chủ do Hoa Kỳ ủng hộ v́ vậy đă nghiễm nhiên làm cho các quốc gia này trở nên thù địch với trật tự đó và cả với Hoa Kỳ. Nhưng, cho đến lúc gần đây, sự vượt trội lên của các lực lượng trong nước và quốc tế đă khuyến cáo họ không nên trực tiếp đối đầu với các trật tự đó. Các nhà cai trị người Tàu đă phải lo lắng về những ǵ mà một cuộc đối đầu không thành công với Hoa Kỳ có thể làm nguy hại đến tính cách hợp pháp của họ tại Trung Hoa. Ngay cả Putin cũng chỉ gơ vào những cánh cửa mở, như ở Syria, một nơi mà Hoa Kỳ đă phản ứng một cách thụ động trước những thăm ḍ của ông ta. Ông đă thận trọng hơn khi đương đầu với sự chống đối của Hoa Kỳ và Âu châu, dù chỉ là hạn chế, như ở Ukraine.
Ràng buộc lớn nhất cho tham vọng của Trung Hoa và Nga nằm nơi sức mạnh quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ và các đồng minh Âu và Á. Mặc dù càng ngày càng mạnh, Trung Hoa đă phải cân nhắc đến việc đương đầu với sức mạnh quân sự và kinh tế của siêu cường thế giới và một số cường quốc khu vực đáng gờm được nối kết bởi liên minh hay bởi lợi ích chiến lược chung - gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Nam Hàn cũng như nhỏ hơn nhưng vẫn có lực như Việt Nam và Úc. Nga đă phải đối diện với Hoa Kỳ và các đồng minh của NATO. Khi hợp nhất, những liên minh do Hoa Kỳ lănh đạo tạo ra một thách thức đáng gờm cho một cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng mà vốn chỉ có thể trông cậy vào một vài đồng minh để được trợ giúp. Ngay cả khi đạt được chiến thắng trong cuộc xung đột, chẳng hạn như áp đặt sự chiếm đóng quân sự lên Đài Loan hoặc sau một cuộc đụng độ hải quân tại Biển Đông hoặc Biển Đông Trung Hoa, về lâu dài Trung Hoa sẽ phải đối phó với năng lực sản xuất kỹ nghệ của một số quốc gia giầu nhất và có kỹ thuật tân tiến nhất thế giới được kết hợp lại và Trung Hoa sẽ phải đương đầu với việc bị ngăn chận không cho tiếp cận (access) với các thị trường nước ngoài vốn là nơi mà nền kinh tế của Trung Hoa bị phụ thuộc. Một nước Nga yếu hơn, với một dân số sút giảm và nền kinh tế bị lệ thuộc vào dầu khí, sẽ đối diện với một thách thức c̣n lớn hơn nữa.
Trong nhiều thập niên, vị thế toàn cầu mạnh mẽ của Hoa Kỳ và đồng minh đă làm nản ḷng bất kỳ thách thức nghiêm trọng nào. Chừng nào Hoa Kỳ vẫn c̣n được cảm nhận là một đồng minh đáng tin cậy, th́ các nhà lănh đạo Tàu và Nga vẫn sợ rằng những chuyển động gây hấn của họ sẽ có phản úng ngược và có thể hạ bệ chế độ của họ. Đây là những ǵ mà nhà khoa học chính trị William Wohlforth có lần mô tả như là sự ổn định cố hữu của một trật tự đơn cực (stability of the unipolar order)(3): Khi các cường quốc bất măn trong khu vực t́m cách thách thức hiện trạng, thời các nước láng giềng bị báo động của họ sẽ quay sang siêu cường Mỹ xa xôi để nhờ ngăn chận lại tham vọng của họ. Và điều đó đă có kết quả tốt. Hoa Kỳ tiến bước lên, và Nga và Trung Hoa phần lớn đă lùi lại - hoặc lùi lại ngay cả trước khi Hoa Kỳ có hành động.
Phải đối diện với những trở ngại này, chọn lựa tốt nhất của hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng luôn luôn là hy vọng hoặc, nếu có thể, làm suy yếu trật tự thế giới do Hoa Kỳ hỗ trợ từ bên trong, hoặc bằng cách tách Hoa Kỳ ra khỏi đồng minh hoặc bằng cách tạo nghi ngờ về sự cam kết của Hoa Kỳ và từ đó khuyến khích các đồng minh và đối tác để họ từ bỏ sự bảo vệ chiến lược của trật tự thế giới tự do và mưu t́m một chỗ đứng dung ḥa với những kẻ đang thách thức.
V́ vậy hệ thống hiện tại không chỉ tùy thuộc vào sức mạnh của Hoa Kỳ mà c̣n vào sự mạch lạc và thống nhất ngay trái tim của thế giới dân chủ. Hoa Kỳ phải đóng vai người bảo đảm chính cho trật tự đó, đặc biệt là trong lănh vực quân sự và chiến lược, nhưng phần cốt lơi về tư tưởng và kinh tế của trật tự này - các nền dân chủ của Âu châu và Đông Á và Thái B́nh Dương - cũng phải được duy tŕ một cách tương đối lành mạnh và tự tin.
Trong những năm gần đây, cả hai trụ cột nói trên đều bị lung lay.
Trật tự dân chủ đă suy yếu và rạn nứt nơi cốt lơi. Các điều kiện kinh tế khó
khăn, sự hồi phục chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bộ lạc (tribalism - hàm ư nói
đặt nặng lên bản sắc văn hoá hoặc sắc tộc - cultural or ethnic identity - TTT),
sự lănh đạo chính trị yếu ớt và bấp bênh (uncertain) và các đảng chính trị ḍng
chính bị bất động (unresponsive), và một kỷ nguyên mới của truyền thông có vẻ
như củng cố thêm chứ không phải là làm yếu đi chủ nghĩa bộ lạc đă cùng nhau tạo
ra một cuộc khủng hoảng về sự tự tin không phải chỉ ở các nền dân chủ mà c̣n ở
những ǵ có thể được gọi là dự án khai sáng tự do. Dự án đó đă đề cao các nguyên
tắc phổ cập về các quyền cá nhân và nhân loại chung để đứng lên trên những khác
biệt về sắc tộc (ethnic), chủng tộc (racial), tôn giáo, quốc gia hoặc bộ lạc. Dự
án đó đă nh́n vào sự lệ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng để tạo lợi ích
chung vượt qua biên giới và đến tới sự thành lập các tổ chức quốc tế để san bằng
khác biệt và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các quốc gia. Thay vào
đó, thập niên vừa qua đă nh́n thấy sự trỗi dậy của chủ nghĩa bộ lạc và chủ
nghĩa dân tộc, càng ngày càng tập trung vào Kẻ khác (Other) trong tất cả các xă
hội, và sự mất ḷng tin vào chính quyền, trong hệ thống tư bản và trong nền dân
chủ. Chúng ta đang chứng kiến phần đối nghịch lại của "kết thúc của lịch sử"
của Francis Fukuyama. Lịch sử đang quay lại phục hận và với nó tất cả những khía
cạnh tối tăm của linh hồn con người, gồm luôn, đối với nhiều người, khát vọng
lâu năm muốn có được một nhà lănh đạo mạnh mẽ để đưa ra hướng dẫn vững chăi tại
một thời điểm của lẫn lộn (confusion) và không mạch lạc.
Thời Kỳ Đen Tối 2.0
Cuộc khủng hoảng này của dự án khai sáng có thể là điều không tránh được, một hiện tượng tái diễn được sản sinh bởi những sai sót sẵn có trong cả chủ nghĩa tư bản và dân chủ. Trong thập niên 1930s, khủng hoảng kinh tế và chủ nghĩa quốc gia trỗi dậy đă đưa nhiều người đến chỗ hoài nghi về việc liệu chế độ dân chủ hay chủ nghĩa tư bản có thích hợp hơn so với các chọn lựa khác như chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản hay không. Và không phải ngẫu nhiên mà cuộc khủng hoảng của ḷng tin vào chủ nghĩa tự do đă được đi kèm với sự đổ vỡ tức thời của trật tự chiến lược. Tiếp đến, câu hỏi là liệu Hoa Kỳ, vốn là quyền lực bên ngoài, có sẽ bước vào và ra tay cứu vớt hoặc tái tạo một trật tự mà Anh và Pháp không c̣n khả năng hoặc thiện chí để duy tŕ. Hiện giờ, câu hỏi đặt ra là liệu Hoa Kỳ có thiện chí tiếp tục duy tŕ trật tự mà họ đă tạo ra và trật tự này hoàn toàn lệ thuộc vào sức mạnh của Hoa Kỳ hay liệu người Mỹ có chuẩn bị để chấp nhận rủi ro - nếu họ ngay cả hiểu được (ư nghĩa của) rủi ro - của việc để cho trật tự đó đổ nhào gây ra hỗn loạn và xung đột.
Thiện chí đó từ khá lâu nay đă bị nghi ngờ, từ trước cuộc bầu cử của Trump và ngay cả trước cuộc bầu cử của Barack Obama. Trong một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, càng ngày người Mỹ đă càng tự hỏi tại sao họ lại phải nhận chịu một trách nhiệm khác thường và ngoại khổ (outsized) để bảo vệ trật tự thế giới trong khi quyền lợi của chính họ không phải lúc nào cũng được phục vụ rơ ràng - và khi Hoa Kỳ dường như phải gánh chịu tất cả mọi hy sinh th́ trong khi đó những người khác lại hưởng lợi. Có rất ít người c̣n nhớ những lư do tại sao Hoa Kỳ lại đảm nhận vai tṛ bất thường này sau hai cuộc thế chiến tàn khốc của thế kỷ 20. Thế hệ millennial (sinh ra trong khoảng 1982 and 2004 - TTT) sinh ra sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc khó có thể hiểu được sự quan trọng lâu bền của các cấu trúc chính trị, kinh tế và an ninh được h́nh thành sau Thế Chiến II. Họ cũng không được học nhiều về sự quan trọng này trong các sách giáo khoa ở trung học và đại học vốn bị ám ảnh với ghi chú về những điều xấu xa và "chủ nghĩa đế quốc" Mỹ. Cả hai cuộc khủng hoảng ở tiền bán thế kỷ 20 và giải pháp của nó vào năm 1945 đều bị lăng quên. Hậu quả là sự kiên nhẫn của công chúng Mỹ đối với những khó khăn và chi phí gắn liền với việc đóng một vai tṛ trên toàn cầu này đă bị bào ṃn. Trong khi các cuộc chiến không thành công và tốn kém trước đây, ở Triều Tiên năm 1950 và Việt Nam trong thập niên 1960s và 1970s, và những suy thoái kinh tế trước đó, như khủng hoảng năng lượng và sự “suy thoái kinh tế" (“stagflation”) tồi tệ vào những năm giữa cho đến cuối thập niên 1970s, đă không có làm cho người Mỹ chống lại việc sự tham gia trên toàn cầu, nhưng những cuộc chiến tranh không thành công tại Iraq và Afghanistan và khủng hoảng tài chính năm 2008 đă làm được việc đó.
Obama theo đuổi một cách phưong sách (approach) mâu thuẫn với sự tham gia toàn cầu, nhưng chiến lược cốt lơi của ông là cắt giảm (retrenchment). Trong những hành động và tuyên bố của ḿnh, ông đă chỉ trích và bác bỏ chiến lược trước đây của Hoa Kỳ và tô đậm thêm vào tâm trạng của quốc gia đang muốn Hoa Kỳ giữ một vai tṛ ít tích cực hơn trên thế giới và có những định nghĩa hạn hẹp hơn nhiều về quyền lợi của Hoa Kỳ. Chính quyền của Tổng thống Obama đă phản ứng trước những thất bại của chính quyền George W. Bush tại Iraq và Afghanistan không phải bằng cách khôi phục sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ mà bằng cách giảm bớt các sức mạnh và ảnh hưởng này. Mặc dù chính quyền đă hứa hẹn "tái cân bằng" chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Á châu và Thái B́nh Dương, trong thực tế điều đó có nghĩa là cắt giảm cam kết toàn cầu và nhượng bộ các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng với giá phải trả là sự an ninh của các đồng minh.
Những nỗ lực của chính quyền để "khởi động lại" (reset) mối quan hệ với Nga đă đánh một cú đầu tiên trúng ngay vào danh tiếng của Mỹ như là một đồng minh đáng tin cậy. Xẩy đến sau cuộc xâm lăng của Nga vào Georgia, điều đó có vẻ như là một tưởng thưởng cho sự xâm lược của Moscow. Việc "khởi động lại" cũng xảy đến với sự thiệt hại của đồng minh Hoa Kỳ ở Trung Âu, v́ các chương tŕnh hợp tác quân sự với Ba Lan và Cộng ḥa Czech đă bị bỏ rơi để làm Kremlin hài ḷng. Hơn thế nữa, nỗ lực nhượng bộ được đưa ra đúng lúc chính sách của Nga nhắm tới Tây phương đang cứng rắn thêm - đó là chưa đề cập ǵ đến các chính sách của Putin đàn áp nhân dân của ông ta. Không làm ǵ có chuyện "khởi động lại" sẽ đưa đến một cung cách hành xử tốt đẹp hơn của Nga, mà điều đó chỉ khuyến khích Putin lấn tới mạnh hơn. Rồi đến 2014, phản ứng yếu kém của Tây phương đối với cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và việc chiếm giữ Crimea, mặc dù khá hơn phản ứng thiếu máu của chính quyền Bush đối với cuộc xâm chiếm Georgia (Âu châu và Mỹ tối thiểu cũng đă ra lệnh trừng phạt Nga sau cuộc xâm lăng Ukraine), vẫn tỏ cho thấy sự miễn cưỡng của chính quyền Hoa Kỳ để buộc Nga lùi trở lại lănh vực quan tâm đă công bố. Obama, thực ra, đă công khai thừa nhận vị trí đặc quyền của Nga ở Ukraine ngay cả khi Hoa Kỳ và Âu châu t́m cách bảo vệ chủ quyền của quốc gia đó. Tại Syria, về mặt thực hành, chính quyền Hoa Kỳ đă mời Nga can thiệp qua sự thụ động của Washington, và chắc chắn là đă không làm ǵ để làm nản ḷng Nga, do đó đă làm mạnh thêm ấn tượng về một nước Mỹ đang triệt thoái ra khỏi Trung Đông (một ấn tượng mà ngay tự ban đầu đă được tạo ra bởi sự rút quân không cần thiết và không khôn ngoan khi đem tất cả quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Iraq). Những hành động kế tiếp của Nga làm gia tăng làn sóng tị nạn từ Syria sang Âu châu cũng không đem lại một phản ứng nào của Mỹ, bất chấp những thiệt hại rơ rệt của những làn sóng tị nạn này gây ra cho các tổ chức dân chủ ở Âu châu. Tín hiệu gửi ra bởi chính quyền Obama là không có điều ǵ trong các điều này thực sự là vấn đề của Hoa Kỳ.
Ở Đông Á, chính quyền Obama đă làm suy yếu các nỗ lực đúng ra
đáng được khen ngợi nhằm khẳng định quyền lợi và ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Cái gọi
là "trục" (“pivot”) đă chứng tỏ phần lớn chỉ là xảo biện (rhetoric). Chi tiêu
quốc pḥng không đầy đủ đă ngăn cản những gia tăng cần thiết của sự hiện diện
quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực một cách có ư nghĩa, và chính quyền đă để cho
một bộ phận kinh tế quan yếu, the Trans-Pacific Partnership (TPP- Đối tác xuyên
Thái B́nh Dương) bị chết nơi Quốc hội, chính yếu là nạn nhân của phe chống đối
ngay trong đảng của ông. Trục này cũng bị thương tổn bởi cảm nhận chung về sự
rút lui và cắt giảm của Hoa Kỳ, lại được khuyến khích bằng cả những lời xảo biện
của tổng thống và bởi những chính sách của chính quyền, đặc biệt ở Trung Đông.
Việc rút quân Mỹ ra khỏi Iraq một cách non yểu, không cần thiết và tốn kém về
mặt chiến lược, theo sau là thỏa thuận nhân nhượng Iran về chương tŕnh hạt
nhân, và rồi với sự thất bại không giữ được lời đe dọa sử dụng vũ lực chống lại
Tổng thống Syria, đă được lưu ư trên khắp thế giới. Mặc dù chính quyền của Tổng
thống Obama nhấn mạnh rằng chiến lược của Mỹ nên hướng về Á châu, các đồng minh
của Hoa Kỳ bị bỏ mặc phân vân về giá trị của sự cam kết của Hoa Kỳ sẽ ra sao một
khi đối diện với sự thách thức của Trung Hoa. Chính quyền của Tổng thống Obama
đă sai lầm khi tưởng tượng rằng họ có thể cắt giảm ngân sách trên toàn cầu trong
khi trấn an các đồng minh ở Á châu rằng Hoa Kỳ vẫn c̣n là một đối tác đáng tin
cậy.
Thiên nhiên kinh sợ khoảng chân không
Trong khi đó, ảnh hưởng đặt lên hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng đă khuyến khích họ có thêm nhiều nỗ lực muốn thay đổi nữa. Ở những năm mới đây, cả hai cường quốc này đều tích cực hơn trong việc thách thức trật tự hiện có, và lư do là càng ngày càng có nhiều cảm nhận là Hoa Kỳ đang mất đi cả ư chí và khả năng duy tŕ trật tự đó. Ảnh hưởng tâm lư và chính trị của cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq tại Hoa Kỳ, vốn đă làm suy yếu sự ủng hộ cho việc can dự của Mỹ trên toàn cầu, đă mở ra một khoảng trống.
Vẫn có một huyền thoại rất phổ biến trong các chế độ dân chủ tự do là chấp nhận những đ̣i hỏi của các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng là có thể làm dịu đi những căng thẳng. Theo cách lư luận đó, th́ việc cắt giảm, thu hẹp của Mỹ hẳn phải làm giảm đi căng thẳng và tranh đua. Đáng tiếc là chuyện ngược lại thường hay xảy ra hơn. Càng cảm thấy an toàn, các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng càng có nhiều tham vọng mưu t́m sự thay đổi hệ thống để họ có lợi thế hơn bởi v́ họ sẽ ít gặp phải chống đối hơn. Nh́n vào cả Trung Hoa và Nga th́ có thể thấy: Trong hai thế kỷ qua không bao giờ họ hưởng được một sự an ninh lớn lao hơn và không bị tấn công từ bên ngoài như ngày nay. Tuy nhiên, cả hai vẫn không hài ḷng và ngày càng trở nên hung hăng trong việc tạo sức ép lên những ǵ mà họ cảm nhận sẽ đem lại lợi thế cho họ trong một hệ thống mà Hoa Kỳ không c̣n đưa ra những đối kháng nhiều như trước đây.
Sự khác biệt chính của hai cường quốc này, cho tới nay, nằm ở nơi các phương pháp của họ. Giữa hai nước, Trung Hoa đến nay vẫn cẩn thận, cảnh giác và kiên nhẫn hơn, họ mưu t́m ảnh hưởng ưu tiên dựa trên sức mạnh kinh tế to lớn của họ và sức mạnh quân sự đang tăng triển chính yếu được dùng làm nguồn lực tạo ra sự e dè cho đối phương và đe dọa kẻ yếu thế trong khu vực. Mặc dù các hành động ở Biển Đông mang tính chất quân sự, với các mục tiêu chiến lược, Trung Hoa đă chưa đến mức phải tận dụng vũ lực. Và trong khi cho đến nay Bắc Kinh đă rất cảnh giác trong việc sử dụng lực lượng quân đội, nhưng sẽ là một sai lầm khi cho rằng Trung Hoa sẽ tiếp tục thể hiện sự kiềm chế như vậy trong tương lai - có thể là tương lai gần. Với khả năng quân sự đang gia tăng, những cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng luôn luôn sử dụng những khả năng đó một khi họ tin rằng những quyền lợi thu được có giá trị nhiều hơn các rủi ro và tổn phí. Nếu người Tàu cảm nhận được sự cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh và vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực đang trở nên yếu kém hoặc khả năng chu toàn những cam kết đó đang suy thoái, th́ người Tàu sẽ nghiêng nhiều về việc nỗ lực sử dụng sức mạnh đó để đạt được mục tiêu của họ. Khi hai đường thẳng tiêu biểu cho tham vọng của Nga-Tàu và sự suy thoái của Hoa Kỳ và đồng minh tiến lại gần nhau hơn, th́ đây là nơi cuộc khủng hoảng đầu tiên có thể xẩy ra.
Bản đồ 9 gạch của Trung Hoa
Đến nay, Nga c̣n hung hăng hơn nhiều. Họ xâm lăng hai quốc gia láng giềng - Georgia vào năm 2008 và Ukraine vào năm 2014 - và trong cả hai trường hợp đă lấy đi một phần quan trọng của lănh thổ của hai quốc gia có chủ quyền này. Với cường độ mà theo đó Hoa Kỳ và đồng minh ắt đă phản ứng lại trước những hành động như vậy như trong suốt bốn thập niên của Chiến tranh Lạnh, th́ việc tương đối thiếu phản ứng của Hoa Kỳ và đồng minh hẳn đă gửi ra một tín hiệu đáng kể cho Kremlin - và cả tới cho những người khác trên thế giới. Moscow sau đó gửi đi những lực lượng đáng kể vào Syria. Họ đă dùng ưu thế của họ trên thị trường năng lượng tại Âu châu làm vũ khí. Họ đă sử dụng chiến tranh không gian mạng nhắm vào các quốc gia láng giềng. Họ đă tham gia vào chiến tranh thông tin sâu rộng ở một quy mô toàn cầu.
Bản đồ Nga xâm lăng Ukraine, 2014
Gần đây hơn, chính quyền Nga đă dàn trải một vũ khí mà người Tàu hoặc chưa có hoặc đă không muốn dùng - đó là khả năng can thiệp trực tiếp vào các quá tŕnh bầu cử của các quốc gia Tây phương, để tạo ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và nói một cách tổng quát là để làm hệ thống dân chủ bị mất tín nhiệm. Nga tài trợ các đảng b́nh dân (populist) cánh hữu ở khắp Âu châu, kể cả ở Pháp; dùng những phương tiện truyền thông để yểm trợ các ứng viên được ưa chuộng và tấn công người khác; đă phổ biến "tin giả" để gây ảnh hưởng đến các cử tri, gần đây nhất, trong cuộc trưng cầu ư kiến của Ư; và đă hacked những thông tin riêng tư để làm bẽ mặt những người mà họ muốn đánh bại. Năm ngoái, lần đầu tiên Nga sử dụng vũ khí mạnh mẽ này để chống lại Hoa Kỳ, can thiệp nặng nề đến quá tŕnh bầu cử của Mỹ.
Tính theo bất cứ định mức đo lường nào th́ Nga vẫn là kẻ yếu kém hơn, nhưng cho tới nay họ đă thành công hơn Trung Hoa trong việc hoàn thành mục tiêu chia rẽ và làm Tây phương rối loạn. Sự can thiệp của Nga vào các hệ thống chính trị dân chủ Tây phương, chiến tranh thông tin và vai tṛ của Nga trong việc tạo ra ḍng người tị nạn gia tăng từ Syria sang Âu châu đă góp phần xóa đi sự tin tưởng của người Âu châu vào hệ thống chính trị và các chính đảng lâu đời. Sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria, ngược hẳn với sự thụ động của Mỹ, đă làm cho những nghi ngờ về sức mạnh của Mỹ đang hiện diện trong khu vực trở nên tệ hại hơn. Măi cho đến lúc gần đây, Bắc Kinh đă thành công nhiều nhất trong việc thúc đẩy các đồng minh Hoa Kỳ di chuyển đến gần Hoa Kỳ hơn v́ họ lo ngại về sức mạnh của Trung Hoa đang gia tăng - nhưng điều đó có thể thay đổi rất nhanh, đặc biệt là nếu Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đi trên quỹ đạo hiện tại. Có nhiều dấu hiệu cho thấy các cường quốc khu vực đang tính toán lại: Các quốc gia Đông Á đang lượng định các hiệp định thương mại trong khu vực mà không cần phải có Hoa Kỳ hoặc, trong trường hợp của Phi Luật Tân, đang tích cực tán tỉnh Trung Hoa, trong khi một số quốc gia ở Đông và Trung Âu đang di chuyển đến gần Nga hơn, cả về mặt chiến lược và ư thức hệ. Chúng ta có thể sẽ sớm phải đối diện với một t́nh thế mà cả hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng này hành động hung hăng, gồm luôn các biện pháp quân sự, đưa đến những thách thức cao độ cho sự an ninh của Mỹ và toàn cầu cùng một lúc tại cả hai khu vực.
Một quốc gia có thể thiếu được (The dispensable nation)
Tất cả những điều này xảy đến khi người Mỹ tiếp tục cho thấy sự miễn cưỡng của ḿnh trong việc duy tŕ trật tự thế giới mà họ tạo ra sau Thế Chiến thứ Hai. Donald Trump không phải là gương mặt chính trị duy nhất trong mùa bầu cử vừa qua đứng ra kêu gọi để có một định nghĩa hạn hẹp hơn nhiều về quyền lợi của Mỹ và giảm bớt gánh nặng của sự lănh đạo toàn cầu của Mỹ. Cả Tổng thống Obama và Bernie Sanders đều đă tŕnh ra một phiên bản của "America First." Ứng cử viên thường hay nói về vai tṛ toàn cầu "không thể thiếu được" (“indispensable”) của Hoa Kỳ đă bị thua, và ngay cả Hillary Clinton cũng cảm thấy bị buộc phải ném bỏ sự ủng hộ trước đây của bà dành cho Trans-Pacific Partnership. Tối thiểu nhất, cần nên có sự nghi ngờ về thiện chí của công chúng Mỹ trong việc tiếp tục hỗ trợ cấu trúc liên minh quốc tế, khước từ các đ̣i hỏi về phạm vi ảnh hưởng và quyền bá chủ khu vực của các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng, và duy tŕ các chuẩn mực (norms) về dân chủ và tự do trong hệ thống quốc tế.
Vào thời điểm khi sự tranh giành ảnh hưởng của các đại cường đang gia tăng, th́ định nghĩa thu hẹp lại về quyền lợi (interest) của Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy mạnh thêm sự trở lại của bất ổn và những xung đột của những thời kỳ trước. Sự yếu kém nơi cốt lơi của thế giới dân chủ và việc Hoa Kỳ đang từ bỏ trách nhiệm toàn cầu đă khuyến khích các cường quốc bất măn muốn thay đổi nguyên trạng trở nên hung hăng hơn. Kết quả là điều đó đă xói ṃn thêm vào sự tự tin của thế giới dân chủ và ư chí đề kháng. Lịch sử cho thấy rằng đây là một ṿng xoắn đi xuống mà từ đó sẽ rất khó có thể hồi phục, vắng đi một sự thay đổi khá thảm năo dĩ nhiên do bởi Hoa Kỳ.
Sự thay đổi đó có thể đến quá trễ. Trong thập niên 1920s, không phải thập niên 1930s, các cường quốc dân chủ đă lấy những quyết định quan trọng nhất và chết người nhất. Sự tỉnh mộng của người Mỹ sau Thế Chiến thứ Nhất đă đưa họ đến chỗ bác bỏ việc đóng một vai tṛ chiến lược trong việc bảo tồn ḥa b́nh ở Âu và Á châu, mặc dù chỉ có Mỹ là quốc gia duy nhất đủ mạnh để đóng vai tṛ đó. Sự rút quân của Hoa Kỳ đă giúp làm xói ṃn ư chí của Anh và Pháp và khuyến khích Đức ở Âu châu và Nhật Bản ở Á châu có những hành động hung hăng ngày càng gia tăng để đạt được sự thống trị trong khu vực. Hầu hết người Mỹ đều tin rằng không có ǵ xảy ra ở Âu hay Á châu có thể ảnh hưởng đến an ninh của họ. Phải cần đến Thế Chiến thứ Hai mới thuyết phục được họ rằng đó là một sai lầm. Việc "trở lại b́nh thường" (“return to normalcy”)(4) của cuộc bầu cử năm 1920 có vẻ an toàn và vô hại (innocent) vào thời điểm đó, nhưng các chính sách ích kỷ được cường quốc mạnh nhất thế giới theo đuổi trong thập niên kế tiếp đă giúp tạo ra thảm họa của thập niên 1930s. Đến khi khủng hoảng bắt đầu nổ ra, th́ đă quá muộn để có thể tránh không phải trả một giá quá đắt cho một xung đột toàn cầu.
Trong những thời điểm như vậy, luôn luôn có ước muốn tin rằng việc tranh đua địa lư chính trị có thể được giải quyết bằng các nỗ lực hợp tác và tương nhượng. Ư tưởng, gần đây được đề nghị(5) bởi Niall Ferguson, cho rằng thế giới có thể được cùng cai trị bởi Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa không phải là một điều mới. Những căn chung cư (condominiums) như vậy đă được đề nghị và thử nghiệm trong mọi thời đại khi các quốc gia đang nắm giữ quyền lực ưu thế trong hệ thống quốc tế t́m cách chận đứng những thách thức của các cường quốc bất măn muốn thay đổi nguyên trạng. Điều đó hiếm khi làm được. Không dễ dàng làm vừa ḷng các cường quốc đang muốn thay đổi nguyên trạng này ngoại trừ việc hoàn toàn đầu hàng. Phạm vi ảnh hưởng của họ không bao giờ đủ lớn để thỏa măn niềm tự hào hoặc nhu cầu bành trướng an ninh của họ. Thực ra, việc bành trướng của họ tạo ra sự mất an ninh v́ làm cho các lân bang hăi sợ và đưa các lân bang đến chỗ hợp lại với nhau để chống lại sức mạnh đang lên. Quyền lực no đủ(6) mà Otto von Bismarck nói đến rất là hiếm. Các nhà lănh đạo Đức sau ông cũng đă không thỏa măn ngay cả khi Đức đă hùng mạnh nhất ở Âu châu. Trong những nỗ lực để tiến mạnh hơn, họ đă sản sinh ra các liên minh chống lại họ, làm cho sự sợ hăi bị "bao vây" của họ trở thành lời tiên tri chính xác.
Cho một inch, họ sẽ lấy một dặm
Đây là một đặc điểm chung của những quyền lực đang vươn lên - hành động của họ gây ra sự mất an ninh mà họ tuyên bố là muốn giải quyết. Họ đưa ra những phàn nàn chống lại trật tự hiện có (cả Đức và Nhật Bản đều coi ḿnh là những quốc gia "have-not" - "không-có"), nhưng không thể thỏa măn được những phàn nàn của họ một khi trật tự hiện thời vẫn được duy tŕ. Với họ, những nhượng bộ vừa phải (marginal concessions) không bao giờ đủ, nhưng những cường quốc hiện đang nắm giữ trật tự sẽ không đưa ra những nhượng bộ vượt quá khỏi mức vừa phải trừ khi họ bị bắt buộc phải làm do bởi lực ép của một sức mạnh siêu đẳng hơn.
Nhật Bản, một quốc gia đau khổ v́ "không-có" ("have-not") trong thập niên 1930s, đă không thỏa măn được chính họ sau khi chiếm lấy Măn Châu (Manchuria) vào năm 1931.
Bản đồ đế quốc Nhật và Măn Châu trước Thế Chiến II
Đức, nạn nhân đau khổ của Ḥa ước Versailles, đă không thỏa măn được chính họ bằng cách đưa người Đức trong vùng Sudetenland (của Tiệp Khắc) trở về "nguồn". Họ c̣n đ̣i hỏi nhiều hơn nữa, và họ không thể thuyết phục được những quyền lực dân chủ để cho họ những ǵ họ muốn mà không cần phải dùng đến chiến tranh để giải quyết.
Bản đồ Đức sáp nhập Sudetenland, 1938
Đem các lănh vực ảnh hưởng biếu không cho các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng không phải là công thức cho ḥa b́nh và yên ổn mà đúng hơn đó là một lời mời cho một xung đột không thể tránh khỏi. Phạm vi ảnh hưởng lịch sử của Nga không chấm dứt ở Ukraine. Nó chỉ bắt đầu ở Ukraine. Nó kéo dài sang đến các quốc gia vùng Baltic, đến Balkans, và đến trung tâm của Trung Âu. Và trong phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga, các quốc gia khác không được hưởng quyền tự trị hoặc ngay cả chủ quyền. Không có một Ba Lan độc lập dưới Đế quốc Nga hoặc Liên Xô. Đối với Trung Hoa để đạt được tầm ảnh hưởng mong muốn của ḿnh ở Đông Á sẽ có nghĩa là, khi chọn lựa, họ có thể khóa lại khu vực đi đến Hoa Kỳ, không chỉ thuần túy về mặt quân sự mà c̣n về mặt chính trị và kinh tế nữa.
Dĩ nhiên Trung Hoa chắc chắn sẽ áp đặt thẩm quyền to lớn trong khu vực của ḿnh, cũng giống như Nga. Hoa Kỳ không thể và không nên ngăn cản Trung Hoa trở thành một cường quốc kinh tế. Cũng không nên mong ước Nga sụp đổ. Hoa Kỳ thậm chí nên chào đón sự cạnh tranh ở một mặt nào đó. Các cường quốc hùng mạnh cạnh tranh trên nhiều mặt - kinh tế, hệ tư tưởng, và chính trị, cũng như quân sự. Cạnh tranh trong hầu hết các lănh vực là điều cần thiết và ngay cả lành mạnh. Trong một trật tự tự do, Trung Hoa có thể cạnh tranh về mặt kinh tế và thành công với Hoa Kỳ; Nga có thể thăng tiến trong một trật tự kinh tế quốc tế được duy tŕ bởi hệ thống dân chủ, ngay cả khi quốc gia này tự nó không phải là dân chủ.
Nhưng tranh đua về quân sự và chiến lược th́ khác. T́nh h́nh an ninh ràng buộc mọi thứ. Vẫn c̣n là điều đúng, kể từ Thế Chiến II cho đến nay, chỉ có Hoa Kỳ mới có năng lực và những ưu thế đặc thù về mặt địa lư để cung ứng sự an ninh và ổn định tương đối cho toàn cầu. Không có sự quân b́nh ổn định của quyền lực nào ở Âu hoặc Á châu mà không cần đến sự hiện diện của Hoa Kỳ. Và trong khi chúng ta vẫn có thể nói về "quyền lực mềm" (“soft power”) và "sức mạnh thông minh" (“smart power”), chúng đă và sẽ luôn luôn chỉ có một giá trị giới hạn khi phải đương đầu với sức mạnh thuần túy quân sự. Cả trong tất cả các lạm bàn (loose talk) về sự suy thoái của Mỹ, th́ lănh vực quân sự cũng chính là nơi những ưu thế của Hoa Kỳ vẫn rơ nét nhất. Ngay như khi đứng trong sân sau của các cường quốc khác, Hoa Kỳ vẫn duy tŕ một khả năng, cùng với các đồng minh hùng mạnh, để làm nản ḷng những thách thức đặt ra cho một trật tự trong lănh vực an ninh. Nhưng nếu Hoa Kỳ không có thiện chí đứng ra để duy tŕ sự cân bằng này ở các vùng đất xa xôi trên thế giới, hệ thống an ninh đó sẽ bị thương tổn dưới sự đua tranh quân sự không hạn chế của các cường quốc khu vực. Một phần của thiện chí đó đ̣i hỏi một chi tiêu quốc pḥng tương xứng với vai tṛ toàn cầu của Mỹ.
Việc Hoa Kỳ chấp nhận sự quay lại các lănh vực ảnh hưởng sẽ không làm dịu đi các vùng biển quốc tế. Điều đó chỉ đưa thế giới trở lại t́nh trạng như lúc cuối thế kỷ 19, với các cường quốc chạm trán nhau v́ những lănh vực quyền lợi của họ bị chồng chéo và đụng chạm. Những điều kiện bất ổn, vô trật tự này đă là vùng đất màu mỡ cho hai thế chiến tàn khốc vào tiền bán thế kỷ 20. Sự sụp đổ của trật tự thế giới (đă được h́nh thành) bởi một Anh quốc chiếm ưu thế trên các đại dương, sự rối loạn của một thăng bằng không thoải mái (uneasy balance) của quyền lực trên lục địa Âu châu khi một nước Đức hùng mạnh thống nhất thành h́nh, và sự vươn lên của một sức mạnh Nhật Bản ở Đông Á, tất cả đă góp phần tạo ra môi trường quốc tế rất căng thẳng trong đó các cường quốc bất măn đă nắm lấy cơ hội để theo đuổi tham vọng của họ trước sự vắng mặt của bất cứ một cường quốc hoặc liên minh quyền lực nào để kiểm tra họ. Kết quả là trên toàn cầu đă có một tai họa và chết chóc chưa từng có trong lịch sử, đến một mức độ kinh hoàng chỉ có trong huyền thoại (epic). Quả là cả một thành đạt to lớn khi trật tự thế giới đă được đặt dưới sự lănh đạo của Hoa Kỳ trong 70 năm kể từ khi Thế Chiến II kết thúc, những tranh đua loại này đă bị kiểm soát và đă tránh được những xung đột giữa các cường quốc. Sẽ là cả một sự xấu hổ nếu người Mỹ phá hủy cái mà họ đă tạo ra - và không phải v́ không c̣n khả năng duy tŕ được mà chỉ v́ họ đă quyết định ngưng không làm.
Trần Trung Tín chuyển
ngữ - 27//3/17
URLs của bài báo & tài liệu mà tác giả Robert Kagan trích dẫn:
https://foreignpolicy.com/2017/02/06/backing-into-world-war-iii-russia-china-trump-obama/
https://books.google.com/books?id=8Jf32GR7t3IC&pg=PA270&lpg=PA270&dq=situations+of+strength+acheson&source=bl&ots=b2yP-QUV2k&sig=zaRDSsb-QF0HwwQ5ZdUwzkAJYOY&hl=en&sa=X&ved=0ahUKEwin5oL9vuHRAhVEKiYKHaJABRoQ6AEIJjAD#v=onepage&q=situations% 20of% 20strength% 20acheson & f = false
http://www.mitpressjournals.org/doi/abs/10.1162/016228899560031?journalCode=isec#.WIrP5mQrLdc
http://www.americanyawp.com/reader/22-the-new-era/warren-g-harding-and-the-return-to-normalcy-1920/
http://www.americanyawp.com/reader/22-the-new-era/warren-g-harding-and-the-return-to-normalcy-1920/
http://germanhistorydocs.ghi-dc.org/sub_document.cfm?document_id=1853
Bản đồ người dịch t́m được qua Google:
http://www.rfa.org/english/commentaries/line-07162015121333.html [Bản đồ 9 gạch của Trung Hoa]
http://hbkoplowitz.com/494/ [Bản đồ Nga xâm lăng Ukraine, 2014]
http://www.dcstamps.com/wp-content/uploads/2015/07/CHI-Manchukuo-Map.png [Bản đồ đế quốc Nhật và Măn Châu trước Thế Chiến II]
https://www.ushmm.org/wlc/en/media_nm.php?ModuleId=10005688&MediaId=2735 [Bản đồ Đức sáp nhập Sudetenland, 1938]
NOTE: Dịch giả Trần Trung Tín là cộng tác viên thường trực của đặc san Lâm Viên online tại www.dslamvien.com.
Bạn Không Phải Yêu Nước Mỹ ◘ Con Đường Vào Ṭa Bạch Ốc ◘ Thịt Lợn ◘ Sư Thật Về Obama ◘
Sắc Lệnh Di Trú Của Obama 2014 ◘ Abraham Lincoln Người Giải Phóng Nộ Lệ Mỹ
Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Không Được Nói Chuyện Chính Trị ◘ Mỹ: Một Đất Nước Thất Bại ◘
Học Luật Mỹ Qua Sắc Lệnh Cấm Nhập Cảnh ◘ Vụ Sư Đoàn 3 Lui Quân ◘
Trở Lại Hồ Sơ Ngũ Phụng Tề Phi ◘ Ngũ Phụng Bay Về Đâu ◘ Tương Lai Của Đảng Dân Chủ Vũ Linh ◘
Một Góc Huế Xưa Thanh Vân ◘ KGB Và Phương Pháp Chế Ngự Mới ◘ Sự Thật Việc Pháp Giúp Nguyễn Ánh ◘
Xă Hội Cần Cái Nh́n Trung Thực ◘ Những Bài Học Gà ◘ Bàn Về "Vu" Và "Vu Thuật" ◘
Đạo Thơ- Đạo Văn: Chủ Tịch Hội Nhà Văn VC ◘ Hoa Ngày Tết Thạch Lam ◘ Thỏa Hiệp Paris Về Khí Hậu Thay Đổi Trù
Những Việt Kiều Pháp Bị Thân Nhân Việt Nam Chặt Đầu Lột Da Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
V́ Sao Gia Long Trả Thù Tàn Khốc Nhà Tây Sơn Vơ Hương An ◘ Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ Huỳnh Ai Tông
Những Ngày Tới Trông Đợi Ǵ Vũ Linh ◘ Những Điều Cần Biết Về Cell Phone Sưu Tầm ◘ Tổng Thống Của Ai
Chung Cuộc Của Nhật Tiến bài 4: Sự Hiện Diện Của Công Luận Nguyễn Tà Cúc ◘
Những Người Thích Mang Nhục. Kim Âu ◘ Trói Vào Tự Do ◘ Anh Lùn Cạnh Nhà Thờ Đức Bà Viên Linh
Văn Phong Mất Gà Của Nhà Văn Bùi Nhật Tiến Nguyễn Tà Cúc ◘
Nhật Tiến: Nhà Văn Tuổi Thơ Hay Đặc Công Văn Hóa? Tổng Hợp
Nhật Tiến "Nhà Văn Tuổi Thơ Trước 1975" Thành "Chiến Sĩ Xung Kích VHVC" Hữu Nguyên
Chung Cuộc Của Nhật Tiến Bài 3 Nguyễn Tà Cúc ◘ Cờ Vàng - Cờ Đỏ Huy Phương ◘
Đề Từ Theo Kiểu Nguyễn Quốc Khải Trần Văn Tích ◘ Hai Lá Cờ Chuyện Muôn Năm Cũ Trần Văn Tích
Lại chuyện Cờ Đỏ Cờ Vàng Nguyễn Quốc Khải ◘ Không C̣n Cái Nhục Nào Hơn Người Lính Ǵa Oregon
Tô Tần Trương Nghi: Biện Sĩ Thời Chiến Quốc ◘ Tướng Nguyễn Ngọc Loan Và Mậu Thân Khói lửa
Donald Trump, Quan Hệ Mỹ Trung và Tương Lai Việt Nam ◘ Thành Qủa Obama Obama Care Vũ Linh
Nặc Nô Hoàng Lan Chi: Sinh Vô Gia Cư - Tử Vô Địa Táng Kim Âu
Sư Kiện Nhân Văn Giai Phẩm...◘ Những Con Rối Vơ Bị và Tập Thể Chiến Sĩ ◘
Một Nét Hào Hùng Của GIang Hồ Lục Tỉnh Nguyễn Thị Cỏ May
Obama Thành Qủa Kinh Tế Vũ Linh ◘
Sài G̣n! Ngày Dài Nhất Duyên Anh ◘ Trại Tập Trung Duyên Anh ◘ Hồi Kư Về Nhà Tù Của Duyên Anh Duyên Anh
Việt Nam 25 Năm Sau Đổi Mới Cao Hồng ◘ Về Văn Học Việt Nam Thời Đổi Mới Lă Nguyên
Thảo luận với ông Nguyễn văn Trung về vấn đề truyện Kiều Trần văn Ǵau
Đặt lại vấn đề truyện Kiều hay phê b́nh phê b́nh văn học Nguyễn văn Trung
Mikhail Gorbachev: Phản bội trên đỉnh Olympus ◘ Về một người làm thơ vừa ra đi: Bùi Bảo Trúc Nguyễn Mạnh Trinh
Vũ Hạnh Chim Cút Hoạt Đầu Văn Nghệ Vương Trùng Dương ◘ Kư Gỉa Nằm Vùng Tạ Quang Khôi
Văn Học và Chính Trị Nguyễn Văn Lục ◘ Nhà Văn Dũng Cảm Nhật Tiến Công Tử Hà Đông ◘
Từ Giải khăn sô cho Huế của Nhă Ca đến Mourning Headband for Hue. Nguyễn Tà Cúc ◘
Đọc "Nếu Đi Hết Biển" Công Tử Hà Đông ◘ Đọc "Nếu Đi Hết Biển" Đinh Từ Thức ◘
Đọc "Nếu Đi Hết Biển" Trần Nghi Hoàng ◘ Như Có Booc Hồ Ở Bolsa Street Công Tử Hà Đông
Đọc ..Viết và ..Hỏi... Theo Chỉ Đạo Trần Văn Tích ◘ Obama Thành Công - Thất Bại Vũ Linh ◘
Qua Đất Cũ Triệu Đà Phạm Trọng Chánh ◘ Các Siêu Cường Trong Chiến Tranh Mạng Thy Trang
Mấy Việt Kiều Đầu Tiên Nguyễn Dư ◘ Câu Chuyện Đêm Giáng Sinh Thanh Vân
Chung Cuộc Của Nhật Tiến Bài 2.. Nguyễn Tà Cúc ◘ Nhật Tiến: như chú ếch sau ngày thay máu Viên Linh
Trump Ra Tay Vũ Linh ◘ 2017 Trump Sẽ "đánh"Trung Cộng? Người Xứ Bưởi ◘
Vô Đạo Đức Qua DI Truyền Học Trần Đăng Hồng Ph D ◘
Ḍng Dư Lệ: PCT Nhật Tiến trong bối cảnh TTVB&Hội Viên Thiên Tả Nguyễn Tà Cúc ◘
Nhật Tiến: Chung Cuộc Của Một Nhà Văn Du Hành Trong Cơn Chiêm Bao Nguyễn Tà Cúc
Nhật Tiến Trả Lời Phỏng Vấn Về Hợp Lưu Nguyễn Tà Cúc/Nhật Tiến ◘ Gă Bán Tơ Nguyễn Tà Cúc ◘
Hiện Tượng Đạo Văn Kỳ Qúai Kim Âu ◘ Gởi Bọn Gian Nhân Hiệp Đảng Kim Âu ◘
"XuânTóc Đỏ" Của Văn Học Miền Nam Nguyễn Tà Cúc ◘ Khi Các Nhà Văn Nói Dối Nguyễn Tà Cúc
Thư Ngỏ Gởi Nhà Văn Ngô Thế Vinh Nguyễn Tà Cúc ◘
Một vài vấn đề liên quan đến lược sử Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Nguyễn Tà Cúc ◘
Từ Lăng mạ dư luận đến Khủng bố văn nghệ. Nguyễn Tà Cúc ◘
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence
of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Society of Professional Journalists: Code of Ethics download
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử
֎֎֎֎֎֎֎
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ 03-2017 ֎ 04-2017 ֎ 05-2017
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Diễn Đàn ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Sports֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Đà Lạt ֎ Video/TV ֎ Lottery֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa
v White House v National Archives v
v Federal Register v Congressional Record
v Associated Press v Congressional Record
v Reuter News v Real Clear Politics
v MediaMatters v C-SPAN v.
v Videos Library v Judicial Watch v
v New World Order v Illuminatti News
v New Max v CNSv Daily Storm v
v Observe v American Progress v
v The Guardian v Political Insider v
v Ramussen Report v Wikileaks v
v The Online Books Page v Breibart
v American Free Press v Politico Mag
v National Review - Public Broacast v
v Federation of Anerican Scientist v
v Propublica v Inter Investigate v
v ACLU Ten v CNBC v Fox News v
v CNN v FoxAtlanta v Gateway
v Indonesian News v Philippine News v
v Nghiên Cứu Quốc Tế v Nghiên Cứu Biển Đông
v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia
v Học Viện Ngoại Giao v Tự Điển Bách Khoa VN
v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân
v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v
v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến
v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển v
v Khoa HọcTV v Sai Gon Echo v
v Viễn Đông v Người Việt v
v Việt Báo v Việt List v Xây Dựngv
v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu
v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv
v Việt Tribune v Saigon Times USA v
v Người Việt Seatle v Cali Today v
v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v
v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv
v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v
vLao Động vThanh Niên vTiền Phong
vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới v Đỉnh Sóng
vChúng Ta v Eurasia v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ
v
Văn Học v
Điện Ảnh
v
Cám Ơn Anh
v
TPBVNCH
v1GĐ/1TPB
v
Bia Miệng