Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ. Báo Chí . RFI . RFA . Tác Giả . Chính Trị . Văn Nghệ . Khoa Học . Kỹ thuật . Mục Lục . Quảng Cáo . Groups . Photo 1. Tinh Hoa . Liên lạc
MINH THỊ
Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời. V́ mục đích chiến đấu chống kẻ thù chung là Cộng Sản nên nhận được bài cùng lập trường là chúng tôi tiếp sức phổ biến. V́ thế có những tác gỉa chúng tôi đăng bài nhưng chưa liên lạc được. Nếu tác gỉa nào cảm thấy không hài ḷng xin liên lạc qua email, chúng tôi sẽ lấy bài của quư vị xuống trong ṿng 48 tiếng.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Biến Động Miền Trung
Tác Giả: Liên Thành
Phần 5
tiếp tục phần hai câu chuyện Mậu Thân .
Tương quan lực lượng quân sự giữa ta và địch :
Là một sĩ quan ở cấp bậc nhỏ trong quân lực VNCH, tôi không đủ
khả năng nói nhiều và chi tiết về vấn đề quân sự, chỉ xin tóm
tắt ngắn gọn mà thôi.
1- Lực lượng quân sự Việt Cộng.
Mặt trận Huế do Bộ tư lệnh Quân khu Trị-Thiên chỉ huy và điều
động. Trong thời gian xảy ra trận đánh Huế, Bộ tư lệânh của bọn
chúng đóng tại làng La Chữ, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, nằm
về phía Tây-Bắc thành phố Huế khoảng 10km đường chim bay.
Tư Lệnh Quân khu Trị-Thiên : Thiếu Tướng Trần văn Quang. (Thiếu
tướng Trần văn Quang nguyên là Phái khiển của Cục T́nh Báo Chiến
lược Hà Nội. Trước 1963 y là thường vụ Tỉnh đảng Bộ Tỉnh Quảng
Trị, sau đó được cử phụ trách mạng lưới điệp báo từ Quảng Trị
đến Phan Thiết và Cao nguyên Trung phần. Trần văn Quang đă bị
Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung bắt trước năm 1963, Sau “Cách
Mạng 1963”, Hội đồng Quân nhân Cách Mạng đă thả một số cán bộ
t́nh báo cao cấp và quan trọng của Hà Nội bị Đoàn CTĐB miền
Trung bắt giữ, trong đó có Trần văn Quang)
- Lực lượng Việt cộng trước giờ tấn công Huế.
Tư lệnh chiến trường Huế : Đại Tá Lê Minh (theo hồ sơ lư lịch là
Lê Tư Minh)
Tư lệnh phó : Nam Long
Chính Ủy: Lê Chưởng
Tham mưu trưởng: Đặng Kính.
Tổng cộng lực lượng chính quy tấn công Huế trên 4200 quân, gồm
có:
-Trung đoàn 9 thuộc Sư đoàn 309, gồm có 4 Tiểu đoàn
-Trung đoàn 6 thuộc Sư đoàn 324B tăng cường, và một số các Tiểu
đoàn pháo, các Đại đội Trinh sát, Đặc công. Nếu tính lực lượng
du kích của các huyện, các cơ sở nội, ngoại, thành phố Huế, tổng
số tham chiến của Việt cộng khoảng trên 10,000 người.
- Tuyến xuất phát của lực lượng Việt cộng tấn công Huế.
Hầu hết đại đơn vị của Việt cộng trước ngày tấn công Huế đều tập
trung tại phía Tây thành phố Huế, cũng là phía Tây của quận lỵ
Nam Hoà, tại các vùng: Khe Trai, Động Chuối, Thượng nguồn sông
Bồ, sông Tả Trạch.
Hướng tiến quân được chia làm hai hướng, lấy thượng nguồn và
gịng sông Hương làm giới hạn.
Cánh 1- Đột nhập quận Thành Nội và quận Tả ngạn (Quận II) di
chuyển theo tả ngạn sông Hương, đột nhập vùng phía Tây-Bắc quận
lỵ Hương Trà, sau đó vào thành nội và quận Tả ngạn.
Lực lượng của cánh 1 là Trung đoàn 6, các Tiểu đoàn đặc công,
pháo cối và các đội Biệt động thành, du kích thuộc huyện đội
Hương Trà, do Lê Quang Mầu tức Đấu, tức Nguyễn Trọng Đấu [quê ở
huyện Hương Trà] chỉ huy.
- Mục tiêu:
Bộ tư lệnh Sư đoàn I BB, khu An Ḥa, cửa Chánh Tây, sân bay Tây
Lộc, cửa Hữu, cửa Thượng Tứ, khu Đông Ba, khu Kỳ Đài, khu Đại
Nội, Cầu Bạch Hổ, khu Kim Long, khu Gia Hội, Kẻ Vạn, Văn Thánh.
Cánh 2- Di chuyển theo hữu ngạn sông Hương vượt sông tại vùng
Đ́nh Môn (vùng gần lăng Vua Gia Long) qua ngă Tứ Ngũ Tây, Tam
Thai, An Cựu, một trục khác từ Định Môn qua làng Châu Chữ, vùng
lăng vua Khải Định, thuộc quận Nam Ḥa, băng qua Chín Hầm, đột
nhập quận Hữu Ngạn ( Quận III) thành phố Huế.
Lực lượng của cánh 2 gồm có:
- Trung đoàn 9 của Sư đoàn 309, Trung đoàn 5, tăng cường 1 Tiểu
đoàn pháo, hai Tiểu đoàn Đặc công, Biệt động, và các đơn vị Du
kích của hai huyện Hương Thủy, Phú Vang, Thân Trọng Một chỉ huy.
[Thân Trọng Một quê ở Lương Quán, Nguyệt Biều thuộc huyện Hương
Thủy]. Chính ủy là Nguyễn Vạn.
- Mục Tiêu:
Căn cứ Trung đoàn 7 Thiết giáp ở Tam Thai, Khu Công binh Nam
Giao, khu cầu Kho Rèn, Ngă Sáu, Đài truyền h́nh, MAC-V, khách
sạn Hương Giang, Ty sắc Tộc ở cầu Nam Giao, Ṭa Hành Chánh Tỉnh,
Lao Thừa Phủ, Ga Huế, đồn Quân Cụ, đồn Vận Tải, Bộ Chỉ huy Tiểu
Khu Thừa Thiên, Quân Trấn Huế và BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế.
- Hướng rút quân, tháo chạy của lực lượng Việt cộng khi thua
trận tại Huế:
Sau 22 ngày tấn công và bị thảm bại, từ ngày 23/2/68 đến ngày
25/2/1968, từ thành phố Huế, lực lượng Việt cộng tháo chạy bằng
hai hướng:
- Cánh bắc của Trung đoàn 6 và lực lượng phụ thuộc.
Từ nội thành Huế bọn chúng chạy về hướng Chợ Thông, Chùa Linh
Mụ, Triều Sơn Tây, La Chữ, tức vùng phía Tây và Tây-Bắc quận lỵ
Hương Trà.
- Cánh nam của Trung đoàn 9, Trung đoàn 5, và lực lượng phụ
thuộc.
Từ nội thành rút xuống vùng Băi Dâu, vượt sông vùng Cồn Hến,
sang Phú Vang, chạy về hướng quận lỵ Phú Thứ, quận lỵ Hương Thủy
chạy lên hướng Tây, vùng rừng núi Nam Hoà.
***
2 - Quân lực VNCH trước giờ Việt cộng tấn công Huế
Tư lệnh chiến trường Huế :
-Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng
Lực lượng gồm có:
-Sư đoàn I BB với 3 trung đoàn: 1, 2, 3 .
-Hai đại đội biệt lập: Đại Đội Trinh Sát, Đại đội Hắc Báo.
-Hai Tiểu đoàn Pháo Binh.
-Một Trung đoàn Thiết giáp.
-Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù.
-Các Liên đội Địa phương quân , Nghiơa quân và lực lượng -CSQG
Thừa Thiên-Huế
-Quân lực Hoa Kỳ.
Sư đoàn 101 Nhảy dù
Sư đoàn I Không kỵ, và một phần của Sư đoàn 1 Thủy Quân Lục
Chiến.
Những ngày cận Tết, báo chí, đài phát thanh, đài truyền h́nh
quốc gia, đài địa phương đều loan tin Việt Nam Cộng Hoà, Hoa Kỳ,
và Hà Nội thoả hiệp ngưng chiến 3 ngày vào dịp Tết, trên toàn
cơi lănh thổ miền Nam Việt nam.
Tại Huế, dân chúng đón nhận tin 3 ngày hưu chiến với nỗi hân
hoan, vui mừng. Đă từ lâu lắm rồi, hằng ngày, hằng đêm, dân Huế
sống trong lo sợ kinh hoàng của hằng loạt đạn pháo kích Việt
cộng pháo vào thành phố, của tiếng đại bác đêm đêm từ phía Tây
vùng rừng núi Nam Ḥa vọng về, của hằng loạt chấn động sấm rền,
đến độ tức ngực từ pháo đài bay B52 trải thảm, của hải pháo từ
hạm đội bắn vào, của ánh hoả châu soi sáng bầu trời phía Bắc,
của những tin buồn chồng, con, vừa tử trận từ những chiến trường
ở nơi xa Huế, ở chốn gần Huế, và của những chiếc xe GMC chở quan
tài người lính chiến phủ cờ vừa chết trận đêm qua, u buồn di
chuyển ngang qua thành phố. Quả t́nh dân Huế đă chịu đựng quá
mức trong cuộc chiến dài thê lương bất tận này.
Ba ngày hưu chiến, ba ngày ḥa b́nh đến với Huế tuy ngắn ngủi,
tạm gác nỗi gian truân, tạm quên đi những ngày khói lửa chiến
tranh tàn khốc, dân chúng vui mừng kéo nhau đi sắm tết. Kể từ
sau ngày 23 tháng chạp, ngày cúng lễ đưa ông Táo, Huế tưng bừng
náo nhiệt, từ sáng tinh mơ, sương mù chưa tan, từ vùng nương rẫy
chùa Tường Vân, Nam Giao, hằng đoàn người quảy gánh với hoa cúc
vàng, hoa thược dược đủ màu sắc, đổ về khu chợ hoa ở góc cầu
Tràng Tiền, đối diện với nhà sách Ưng Hạ. Người đi mua hoa quá
đông, cơ chừng chen chân không lọt, chợ Đông Ba cả hàng chục
ngàn nguời đi sắm Tết, khu phố chính đường Trần Hưng Đạo mới
chín, mười giờ sáng đă đông nghẹt người đi mua hàng, đi sắm Tết.
Và đám tài tử, giai nhân, học tṛ tinh ma Quốc Học, Đồng Khánh,
lao xao trong đám nguời đông đảo trên đường phố Trần Hưng Đạo,
không mua sắm, nhưng chỉ để đi “nghể”, danh từ này chỉ có những
trai, những gái xứ Huế mới hiểu được - Không hiểu đă từ bao thế
hệ đàn anh, của học tṛ Quốc Học, Đồng Khánh truyền lại cho đàn
em, nghe rất Huế và rất đại nhà quê, đi “nghể” là đi nh́n gái
đẹp, là đi nh́n giai nhân để rồi đêm về thao thức không ngủ
được, ôm mối t́nh câm.
Thế nhưng, một đôi ngày yên b́nh của xứ Huế đă trôi qua rất
nhanh, quá nhanh - Những người vừa đi dạo phố mua sắm Tết ngày
hôm qua, những ngày tới, họ sẽ là những thây ma nằm gục chết
khắp cùng trong thành phố Huế, v́ bầy quỷ đỏ, thần chết đă đến,
và đang đứng ngay cửa ngơ của Huế, ngay cửa của mỗi nhà dân lành
vô tội.
Hồ và Chính trị bộ đảng Cộng sản Việt Nam đă bội ước hưu chiến,
xua quân tấn công Huế, đem bầy quỷ đỏ và tử thần tràn vào Huế,
tàn sát dân Huế không chút nương tay. Cửa địa ngục đă mở, địa
ngục có thật tại Huế trong những ngày xuân năm Mậu Thân 1968.
Chiều 30 Tết, tôi c̣n nhớ vào khoảng 4 giờ chiều, ông Trưởng ty
Đoàn công Lập gọi tôi đến gặp ông ta tại tư thất của ông nằm
trên đường Lê Thánh Tôn, cạnh tư dinh của Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư
đoàn I. Tại đây, ông Trưởng Ty và viên Đệ nhị tham vụ ṭa Tổng
lănh sự Mỹ tại Huế đang ngồi trong bàn ăn, với tấm bản đồ quân
sự tỷ lệ 1/100,000 vùng Thừa Thiên-Huế. Ông Lập chỉ vào bản đồ
vùng quận Nam Hoà nói với tôi:
- Tôi vừa nhận được tin tức, đêm hôm nay sẽ có một toán Việt
cộâng đột nhập vào vùng này, Ông phó đem một đơn vị CSDC lên
vùng này phục kích, làm ăn xem được ǵ hay không?
Tôi cười nh́n ông Lập và viên đệ nhị Tham vụ ṭa Tổng Lănh sự Mỹ
[viên đệ nhị Tham vụ này nói tiếng Việt giọng Bắc rất rành rẽ]
- Vâng, được ông Trưởng ty, tôi là lính, chuyện này là nghề của
tôi mà .
Nh́n vào bản đồ, vùng ông Lập vừa chỉ là làng Châu Chữ, nằm cạnh
lăng Khải Định, sau lưng quận đường Nam Ḥa khoảng 5Km .
Đă nhiều tháng nay, chúng tôi đang theo ông Lập rất sát, v́ đă
có một số dữ kiện nghi ông ta là kẻ nội gian, nay trận đánh Mậu
Thân đă gần kề, lực lượng địch đă áp sát thành phố, ông ta lệnh
cho tôi đi phục kích, tôi nghĩ rất nhanh trong đầu, phải chăng
ông ta muốn diệt ḿnh trước. Nếu đúng th́ quả thật ông ta đă lầm
lớn, bởi v́ đưa tôi đi phục kích ở Nam Hoà có khác chi thả cọp
về rừng, v́ đầu đời binh nghiệp của tôi, tôi hoạt động vùng này
khoảng bốn, năm, năm. Tôi nhớ rành mạch từng địa điểm, từng ngọn
cây, cụm cỏ ở vùng rừng núi Nam Ḥa, cọp trở lại rừng xưa đâu có
chi trở ngại.
Chiều ba mươi Tết, trời mùa đông tối rất nhanh, khoảng 6 giờ
chiều, tôi và 6 đồng đội của tôi, những quân nhân ưu tú tôi đem
họ theo từ Nam Ḥa về biệt phái Ty Cảnh sát vào năm 1966, chúng
tôi đă có mặt tại Quận, Chi Khu Nam Hoà. Tôi gặp Thiếu Tá Hoàng
Phúc Hiệt, Quận Trưởng kiêm Chi khu trưởng Chi khu Nam Ḥa, để
xác nhận có quân bạn trong vùng hay không và cũng để xin phép
ông vào vùng.
Thiếu tá Hiệt bảo tôi:
- Tôi không có đơn vị nào trong vùng này, vùng này ban đêm không
an ninh, ông Phó Ty cẩn thận. Anh cần tôi sẽ cho một trung đội
Nghĩa Quân đi với anh không?
- Không cần lắm Thiếu tá, Thiếu tá cho phép tôi vào tần số nội
bộ của Chi Khu, có ǵ tôi sẽ gọi xin yểm trợ.
Rời khỏi Quận, Chi Khu Nam Ḥa, chúng tôi đậu xe ở chợ Tuần, bảy
thầy tṛ lủi vào bóng đêm dày đặc. Tôi như con thú bị nhốt trong
chuồng đă lâu, nay được thả lại rừng xưa, không sợ, mà c̣n có
chút thích thú trong ḷng, đă hơn hai năm kể từ 1966 về Cảnh
sát, nay mới có dịp đi phục kích với lính.
Lần theo đường ṃn qua khỏi thôn Kim Sơn, chúng tôi có mặt ngoài
b́a làng Châu Chữ khoảng gần 8 giờ tối. Với bảy người chúng tôi
chia làm 2 tổ : Tôi ở tổ 1 với trung sĩ Trọc, Ánh, Thêm. Tổ 2
Thượng sĩ Bái, Trung sĩ Bằng, Cử. Chọn một địa thế cao bên này
ḍng khe Trẹm chảy cạnh b́a làng, bố trí xong tôi bàn nhỏ với
anh em:
Ḿnh không có tin tức chính xác, tin là của ông Lập , ḿnh đâu
tin được, thành ra chỉ ở chỗ này thôi không dại ǵ lủi vào trong
làng, ở đây ḿnh dễ quan sát hơn, khi rút tổ 2 mở đường.
Chúng tôi ngồi im lặng chờ đợi, khoảng hơn một giờ sau, tôi định
nói nhỏ với anh em: ḿnh rút, th́ Trung Sĩ Ánh kê tai tôi nói
nhỏ:
- Ôn ơi tụi hắn đông quá.
Trong bóng đêm lờ mờ bên kia bờ khe, dọc theo đường ṃn b́a
làng, bọn Việt cộng đang di chuyển, tin của Ông Lập đúng mà sai,
không phải một toán Việt cộng, mà một đoàn dài Việt cộng đang di
chuyển. Con mồi trước mặt ngon lành như vậy, nhưng chúng tôi
đành ngồi im lặng, giờ này mới thấy “im lặng là vàng” thật đúng,
bởi v́ chúng tôi đều hiểu rơ chỉ cần một tiếng động, bọn chúng
khám phá ra chúng tôi, sẽ không tránh khỏi phải nổ súng, mà phần
thiệt hại chắc chắn về phía chúng tôi. Bảy thầy tṛ làm sao địch
nổi với một bầy Việt cộng quá đông như vậy được, dại ǵ “Châu
chấu đá voi”.
Khoảng gần một giờ, toán Việt cộng cuối cùng bịt đường mới ra
khỏi làng Châu Chữ, đi về hướng Chín Hầm. Chúng tôi ước lượng ít
nhất cũng là một tiểu đoàn .
Chúng tôi rời địa điểm phục kích về lại chợ Tuần, gọi máy báo
cho Thiếu tá Quận trưởng biết tin trên, đồng thời cũng báo cho
ông ta biết chúng tôi rời khỏi vùng phục kích.
Trên đường từ Nam Ḥa về lại thành phố Huế, câu hỏi cứ măi vẩn
vơ trong đầu tôi:
- Chẳng lẽ Ông Lập muốn dùng kẻ địch trừ khử ḿnh để bớt đi một
chướng ngại vật cho ông? - Cũng đă quá nửa đêm chúng tôi mới về
đến BCH tỉnh.
Sáng ngày mồng một Tết Mậu Thân, vào khoảng 8 giờ sáng, tôi gặp
ông Trưởng ty Đoàn công Lập tại BCH Tỉnh, báo cho ông ta biết vụ
phục kích hồi đêm, ông ta chẳng có phản ứng ǵ chỉ hỏi tôi :
- Sao anh không nổ súng?
- Nếu hồi đêm tôi nổ súng th́ sáng này đâu gặp ông Trưởng Ty
được nữa .
Trong suốt ngày mồng một Tết, dân chúng Huế đă vui hưởng được
một ngày thanh b́nh trọn vẹn. Mọi người đi thăm viếng nhau đầu
năm, chúc nhau may mắn an lành, các chùa rộn rịp khách thập
phương hái lộc đầu năm, cúng bái cầu nguyện cho một năm mới b́nh
yên tốt đẹp. Nhưng lời nguyện cầu có lẽ không được thần linh
chứng giám, Huế phải trải qua một kiếp nạn, thần linh cũng đành
bó tay không cứu nổi, kiếp nạn làm sao giải trừ.
Khoảng 11 giờ trưa ngày mồng một Tết, hai Trưởng tổ của Toán
t́nh báo I-67 là Nguyễn bá Sơn và Phùng Tự gặp tôi tại nhà an
toàn, cả hai đều ghi nhận những tin tức rất bi quan, hay nói
đúng ra là giờ hấp hối của Huế:
- Các nguồn tin nội tuyến mà họ đă tiếp xúc cho biết các đơn vị
chính quy cũng như địa phương của Quân khu Trị Thiên đă tiến sát
Huế và hiện đang ém quân ở vùng phía bắc Hương Trà, vùng cận sơn
Thôn La Chữ, và vùng phía Tây quận lỵ Hương Thủy tiếp giáp với
quận Hữu Ngạn thành phố Huế.
Hai trưởng tổ này cũng cho biết thêm, các cơ sở nội tuyến cho
biết sẽ có cuộc tấn công lớn vào Huế đêm nay. Từ trước đến nay
tin tức của Toán T́nh báo I-67 rất đúng, v́ họ phụ trách các
chiến dịch xâm nhập ở cấp cao trong hàng ngũ địch.
Tôi làm phiếu tŕnh và giao tận tay ông Trưởng Ty Đoàn Công Lập
tin tức vừa ghi nhận trên. Tôi cũng đề nghị ông Trưởng Ty lên
đài phát thanh Huế kêu gọi nhân viên các cấp khẩn cấp trở về đơn
vị ứng chiến, nhưng lời đề nghị vẫn không được ông ta chấp thuận
cũng với lư do:
'' T́nh h́nh chưa có ǵ trầm trọng, làm như vậy sẽ gây xáo trộn
và hoang mang cho đồng bào Huế''. Tôi đành chịu thua!!!
Khoảng 2giờ30 chiều ngày mồng một Tết, tôi họp khẩn cấp với phái
bộ T́nh Báo dân sự của lực lượng đồng minh Hoa Kỳ, toàn bộ phận
của họ đă rời khỏi Huế, chỉ c̣n lại hai nhân viên. Họ cũng như
tôi, cũng nhận được nguồn tin có giá trị cao :
Việt Cộng sẽ tấn công Huế đêm nay.
Chúng tôi thảo kế hoạch hổ trợ nhau khi Việt cộâng tấn công. Để
tiện liên lạc, họ trang bị cho toán an ninh cận vệ của tôi một
máy truyền tin C-25, một máy truyền tin nội bộ của họ, và bắt
đầu trực máy 100%.
4 giờ chiều cùng ngày, tôi họp với anh Nguyễn văn Xuân, Trưởng
ban Hoạt Vụ [Sau này danh xưng là G-2], tôi yêu cầu anh ta bằng
mọi cách, bằng mọi phương tiện, kêu gọi anh em CSĐB trở về ngay
đơn vị, chuẩn bị ứng phó t́nh h́nh, anh Xuân trả lời tôi:
- Thưa ông Phó, ông Ty không cho lệnh cấm trại, ḿnh làm như vậy
có quá đáng không?
- Không c̣n kịp nữa đâu anh Xuân, ông Ty không cho lệnh cấm
trại, đó là quyền của ông ta, tôi là người chỉ huy trực tiếp lực
lượng CSĐB, tôi cho lệnh lực lượng CSĐB cấm trại cũng đúng vậy.
Đă quá muộn rồi, anh gắng gọi anh em, được chừng nào hay chừng
đó, tôi chịu trách nhiệm chuyện này.
6 giờ chiều ngày mồng một Tết Mậu Thân Huế vẫn b́nh yên. . .
6 giờ 30 chiều, gia đ́nh tôi đă rời khỏi nhà, đến trú ngụ một
nơi an toàn khác, tôi yên tâm không c̣n lo đến an ninh của gia
đ́nh nữa.
7 giờ chiều Huế vẫn b́nh yên . . .
Huế vào mùa đông trời tối rất nhanh, mới 7 giờ chiều trời đă tối
hẳn, đèn đường đă bật sáng từ hồi nào, tôi bắt đầu đi tuần tiễu
và kiểm soát các đơn vị Cảnh Sát trong thành phố và các nút chận
ra vào thành phố, do lực lượng Cảnh sát đảm trách. Với hai xe
tuần tiễu gồm 12 thầy tṛ, chúng tôi áo giáp, nón sắt, súng đạn
đầy đủ, ở tư thế sẵn sàng. Chúng tôi đi từ quận 3 sang quận 2,
quận 1, và sau đó chạy dọc theo ṿng đai thành phố, kiểm soát
các nút chận.
Phải nói rơ một sự thật, để giải toả những thắc mắc:
Tại sao khi Việt cộng bắt đầu nổ súng tấn công, bọn chúng vào
Huế như chỗ không người ?
V́ thành phố và ṿng đai an ninh thành phố hầu như đă bỏ trống.
Nhiều nút chận ra vào thành phố đă bỏ trống, những nơi khác th́
chỉ một vài anh em Cảnh Sát đứng co ro trong cơn gió lạnh của
buổi tối mùa đông.
1 giờ khuya ngày mồng hai Tết Mậu Thân, Huế vẫn c̣n b́nh yên.
Tôi đi kiểm soát lần thứ hai ṿng đai thành phố và ba quận 1, 2,
3. Tôi từ đường Duy Tân, Cầu Tràng Tiền, sang qua đường Trần
Hưng Đạo, xuống Chi Lăng, đi qua đường Trung Bộ, lên Bạch Đằng,
qua ngơ Chi Lăng, bọc lên Phan Bội Châu, chạy thẳng lên đường
Thống Nhất, ra trạm kiểm soát An Ḥa, trở lại ṿng về Quận 3,
theo đường Lê Lợi ngang qua Ṭa hành Chánh Tỉnh, trường Đồng
Khánh, Quốc Học, dinh Tỉnh Trưởng, đến ngă tư trường Luật và Toà
Đại Biểu Chính Phủ th́ Trung Sĩ Thêm tài xế định rẽ sang đường
Nguyễn Huệ chạy về hướng An Cựu, tôi nói với Trung sĩ Thêm:
- Ḿnh chạy thẳng đường Lam Sơn lên vùng Nam Giao, Từ Đàm, bọc
sau làng Phủ Cam rồi về.
Thượng Sĩ Bái ngồi sau tôi nói ngay:
- Không được đâu ông, nguy hiểm lắm, nếu đêm nay bọn chúng tấn
công th́ giờ này bọn chúng đă có mặt trên vùng đó rồi, chỉ cần
hai quả B40 là hai xe của ḿnh xong ngay.
Hai xe tuần tiễu của tôi đă chạy đến gần cầu Nam Giao nên tôi
nói với Thượng Sĩ Bái:
- Đúng, nhưng đă lỡ rồi ḿnh chạy luôn.
[Sau này khi nghĩ lại mới thấy nhận xét và lời khuyên của Thượng
sĩ Bái quá đúng. Đêm hôm đó khi chạy qua vùng Từ Đàm và sau lưng
làng Phủ Cam, th́ lực lượng Việt cộng đă có mặt và bố trí tại đó
rồi, nhưng v́ chưa đến giờ tấn công, sợ bị lộ nên khi xe tuần
tiễu chúng tôi chạy qua bọn súng không nổ súng, bằng không th́
12 anh em chúng tôi là những kẻ đầu tiên đă ngă ngục trong Mậu
Thân 1968.]
2giờ 30 sáng ngày mồng hai Tết Mậu Thân Huế vẫn b́nh yên . . .
trong cơn hấp hối.
Huế giờ này thật sự đă đi vào giấc ngủ yên lành của đêm hưu
chiến, từ trong ḷng phố Huế ra đến ngoại ô, vùng giáp ranh quận
Hương Trà, qua đến vùng Bến Ngự, Nam Giao, Từ Đàm, Phủ Cam không
c̣n ánh đèn nhà, cảnh vật thật im lặng, mọi nhà, mọi người, có
lẽ đă đang trong giấc ngủ êm đềm.
Ba phút sau, đúng 2 giờ 33 phút, rạng sáng ngày mồng Hai Tết Mậu
Thân 1968, Huế không c̣n b́nh yên. Tử thần đă đến, cửa địa ngục
đă mở, ác quỷ Hồ chí Minh xuất hiện.
Sau loạt đạn pháo vào Sân bay Tây Lộc, vào BTL/Sư Đoàn I Bộ
Binh, vào Quận 3, đúng 2 giờ 33 phút, rạng ngày mồng hai Tết Mậu
Thân, lực lượng Việt cộng tràn vào Huế.
- Cánh 1: Nguyễn Trọng Đấu chỉ huy, gồm Trung Đoàn 6, với các
tiểu đoàn cơ hữu cùng những đơn vị tăng cường như : Trinh sát,
Biệt động Thành, đơn vị súng cối, du kích của quận Hương trà
tăng cường v. .v. . tấn công Quận I và II.
Cánh 2 : Thân Trọng Một chỉ huy, gồm Trung đoàn 9, Trung đoàn 5,
cùng các đơn vị Biệt động thành, Trinh sát, các đơn vị súng cối
cùng với du kích Phú Vang, Hương Thủy, tấn công Quận III.
Tổng côïng quân số cánh 1 và 2 là 10,000 quân, trong đó có 4,200
chính quy.
Tại Quận III (Quận Hữu ngạn) và vùng giáp ranh.
Súng nổ khắp mọi hướng, khắp mọi bề, hằng loạt, hằng tràng, cả
một bầu trời Huế là lửa đạn và tiếng súng nổ. Súng nổ từ Nam
Giao, Từ Đàm, về Bến Ngự, từ toà Đại Biểu về Toà Hành Chánh, từ
Tiểâu Khu, Quân Trấn, qua BCH Cảnh Sát, từ vùng cầu số 7 sang An
Cựu, đến ḍng Chúa Cứu Thế, Cầu Kho Rèn, Phú Cam.
Tại Quận II (Quận Tả ngạn) và vùng giáp ranh.
Súng nổ từ khắp toàn quận II, Chi Lăng, Băi Dâu, Tiên Nộn, Gia
Hội, Hàng Bè, Bạch Đằng, Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, Thương
Bạc, Ngọ Môn, An Ḥa, Kim Long.
Tại Quận I:
Khu Kỳ Đài, Tây Lộc, Hoà B́nh, Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Thành, Mai
Thúc Loan, Nguyễn Hiệu, các cửa ra vào Thành Nội, và BTL/Sư đoàn
I BB.
Mọi đồn bót, căn cứ quân sự của VNCH đều bị địch tấn công :
BTL/Sư đoàn IBB - Tiểu Khu Thừa Thiên - Quân Trấn Huế - BCH/CSQG
Thừa Thiên-Huế - Đồn Công Binh Nam Giao - Đồn Vận tải An Cựu -
Thiết đoàn 7 Thiết Giáp - Đồn Quân Cụ.......
Dân Huế giật bắn người thức dậy :
'' Đang hưu chiến sao súng nổ nhiều ri''?
Nhưng khi hé mở cửa nh́n ngoài đường, ngoài sân, sau vườn, thấy
toàn dép râu và súng AK, thôi rồi ....Việt cộng!
Súng vẫn tiếp tục nổ và bây giờ th́ dân chúng đă rơ, Việt cọâng
đang tấn công Huế. Nỗi sợ đă lên tột đỉnh.
Từ 2giờ 33 phút đến gần 6 giờ sáng rạng ngày mồng hai Tết, Việt
cộng đă dồn mọi nổ lực để dứt điểm Huế.
Tại Mang Cá, nơi đặt BTL/ Sư Đoàn I Bộ binh, bọn chúng đă mở
nhiều đợt tấn công, nhưng mọi nỗ lực của bọn chúng đều bị lực
lượng pḥng thủ dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư
đoàn Ngô Quang Trưởng đẩy lui.
Bọn chúng đă nghĩ rằng, có thể tạo được yếu tố bất ngờ, thế
nhưng bọn chúng đă lầm, không bao giờ bọn chúng có thể tạo được
yếu tố bất ngờ với vị danh tướng này được, trước Tết và trong
những giờ hưu chiến, Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng hằng đêm ông
đều ngủ tại BTL/Sư đoàn.
Tuy nhiên ngoài phạm vi BTL/Sư đoàn, các nơi khác trong Quận I
và các cửa ra vào nội thành, đă bị lực lượng Việt cộng tràn
ngập, chiếm giữ, và ngay cả khu Kỳ Đài.
Tại Quận III, nơi đặt BCH Tiểu khu, Quân trấn, BCH/CSQG và BCH
Phái bộ quân sự Hoa Kỳ, trong khoảng từ 2giờ 33 phút sáng cho
đến 6 giờ sáng, lực lượng Việt cộâng đă hơn ba lần tấn công
BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, nhưng đều bị chúng tôi đẩy lui, cả ba
lần bọn chúng đă vào tận cửa chính, nhưng không chiếm được BCH.
Lực lượng Cảnh Sát đă không thể dùng súng, mà chỉ dùng lựu đạn,
chúng tôi có được lợi thế hơn bọn chúng, chúng tôi bố trí từ các
cửa sổ của lầu một và lầu hai, tung lựu đạn vào các toán đặc
công xung phong vào ngay cột cờ và cửa chính của BCH. Tuy nhiên
trong ba đợt tấn công, lực lượng Cảnh sát chúng tôi đă có 14
chiến sĩ Cảnh Sát hy sinh, một số lớn bị thương nặng, nhẹ. Thi
thể những kẻ tử thương đă phải tạm chôn tại trong khuôn viên của
BCH, sau khi t́nh h́nh ổn định họ mới được cải táng .
Tại BCH Tiểu khu Thừa Thiên và Quân Trấn Huế cũng vậy, cũng ba
đợt tấn công, nhưng quân trú pḥng đă phản công mănh liệt, sau
ba đợt tấn công bọn chúng không chiếm được nên tạm thời rút lui.
Riêng MAC-V, nơi BCH của phái bộ quân sự Hoa kỳ trú đóng, từ
2giờ 33 phút ngày mồng hai Tết cho đến ngày mồng 7 Tết, không
một lực lượng nào của Việt cộng tấn công cơ quan này, không một
viên đạn nào của Việt cộng bắn vào. Lực lượng Hoa kỳ pḥng thủ
án binh bất động, Việt cộng không tấn công họ, và chính họ khi
nh́n thấy những cán binh Việt cộng chạy ngang qua, họ không hề
nổ súng, một vài binh sĩ Hoa kỳ đồn trú c̣n vẫy tay: Helo! thật
là khó hiểu. . .
Lực lượng Hoa Kỳ hoàn toàn án binh bất động trong 7 ngày đầu
Việt cộng tấn công Huế.
Theo suy nghĩ của cá nhân tôi :
Việt cộng không dám tấn công lực lượng HK v́ sợ vi phạm thoả
hiệp hưu chiến giữa bọn chúng và HK, mà bọn chúng và HK đă thoả
hiệp trước đó, v́ nếu VC vi phạm, Quân lực HK phản ứng th́ hậu
quả sẽ vô cùng bất lợi cho chúng về cả hai phương diện quân sự
và dư luận quốc tế, nhất là đối với báo chí Mỹ, những kẻ đang hổ
trợ cuộc xâm lăng của bọn chúng. C̣n về phiá HK, v́ tôn trọng
thoả hiệp ngưng chiến với Việt cộng, nên đă không có phản ứng,
hành động, trước cuộc tấn công của VC vào Huế trong những ngày
đang c̣n thời gian hưu chiến.
Đây chỉ là suy luận của cá nhân tôi, đúng hay sai, xin bạn đọc
miễn thứ cho.
***
Ba cơ quan quân sự và an ninh Việt-Mỹ đóng sát nhau. Bộ chỉ huy
Tiểu Khu Thừa Thiên, MAC-V, và BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế. Đặc biệt
cổng chính của bộ chỉ huy MAC-V đối diện với cổng chính của
BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, chỉ cách nhau mặt đường Trần Cao Vân,
và lưng của BCH Tiểu khu Thừa Thiên đối diện với cổng chính cơ
quan MAC-V.
Trong đêm mồng hai Tết, Việt cộng vẫn tiếp tục tấn công BCH/Tiểu
Khu và BCH/ Cảnh Sát, trong khi đó th́ MAC-V vẫn tắt đèn im lặng
như không có chuyện ǵ xảy ra. Nhưng một quả đạn M79 từ BCH Cảnh
Sát bắn qua nổ ngay sân của BCH/ MAC-V, tưởng rằng bị Việt cộng
tấn công, lập tức MACV báo động và hai chiếc xe tăng lớn lù lù
từ trong ra án ngữ ngay cổng chính MAC-V, cũng là cổng chính của
BCH/Cảnh Sát, từ giờ đó Việt cộng không c̣n tấn công vào
BCH/Cảnh Sát nữa.
Viên chỉ huy Cảnh sát nào đó (?) đă bắn quả đạn M79 qua MAC-V
quả thật thông minh, anh ta đă lôi được hai xe tăng của Mỹ ra án
ngữ BCH/Cảnh sát, nếu không chưa chắc lực lượng Cảnh sát đă giữ
nổi Bộ chỉ huy v́ đạn và lựu đạn cũng đă cạn, và số anh em Cảnh
sát, phần bị tử thương, bị thương nặng, nhẹ cũng đă khá đông.
Cũng phải nói rơ thêm một điều, ngay giờ phút đầu tiên Việt Cộng
tấn công, Trung Tá Phan văn Khoa, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu
Trưởng Tiểu khu Thừa Thiên, đă không có mặt tại Trung tâm Hành
Quân Tiểu khu, để điều động lực lượng phản công. Ông bị kẹt tại
dinh Tỉnh trưởng. May mắn ông đă trốn thoát được và vào trú ẩn
tại bệnh viện Trung ương Huế và nhờ một vị nữ tu Công giáo che
chở, măi đến ngày mồng 7 Tết ông mới thoát được và về BCH Tiểu
khu.
V́ thế người chỉ huy và điều động lực lượng phản công là Thiếu
Tá Nguyễn Văn Tố, Tham mưu trưởng Tiểu khu Thừa Thiên.
Ngay từ giờ đầu Việt cộâng tấn công Huế, trên hệ thống truyền
tin của Trung Tâm Hành Quân Tiểu khu, chỉ độc nhất giọng nói của
Thiếu Tá Nguyễn văn Tố điều động và ra lệnh các đơn vị trực
thuộc phản công, trong suốt 26 ngày, bất cứ khi nào tôi vào tần
số của TTHQ Tiểu khu cũng gặp ông. Có thể nói trong những giờ
phút nguy nan đó, Tiểu khu Trưởng vắng mặt, Thiếu tá Bào, Tiểu
khu Phó bị thương nặng ngay từ đầu, Thiếu Tá Nguyễn văn Tố, Tham
mưu trưởng thay thế chỉ huy đơn vị một cách xuất sắc - Ông thật
sự là một cấp chỉ huy ngoại hạng, can đảm, b́nh tĩnh, đẩy lui
mọi cuộc tấn công của địch vào Tiểu khu Thừa Thiên. Cũng cần
phải nói thêm, Trung Tâm Hành Quân của Tiểu Khu đă bị Việt cộng
bắn sập, gây hư hại nặng ngay đợt tấn công đầu tiên của bọn
chúng.
Không những thế mà đến ngày mồng 7 Tết, khi lực lượng Hoa Kỳ
nhảy vào trận đánh giải toả áp lực địch tại vùng Quận 3 Thị xă
Huế, ông là người phản đối lối đánh cầm chừng của quân lực Hoa
Kỳ : Sáng Café thuốc lá xong, xuất phát, chiều lại rút về. Chính
ông đă to tiếng với viên Đại tá Cố Vấn Mỹ, cuối cùng ông xử dụng
hai Đại đội Địa Phương Quân được Thiếu Tá Nguyễn Văn Tăng, Quận
trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Hương Thủy tăng phái làm nỗ lực
chính, được yểm trợ bởi một đơn vị TQLC Hoa Kỳ, cùng với 2 xe
tăng của họ, lực lượng của Thiếu Tá Nguyễn văn Tố đă giải tỏa
vùng Bệnh viện trung ương Huế, lên đến Toà Đại biểu dọc đường
Nguyễn Huệ về đến An Cựu.
Sau Mậu Thân, ông được Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng thăng cấp
đặc cách Trung Tá tại mặt trận, và trao tặng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc
Huân Chương, kèm ADBT nhành dương liễu .