Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ. Báo Chí . RFI . RFA . Tác Giả . Chính Trị . Văn Nghệ . Khoa Học . Kỹ thuật . Mục Lục . Quảng Cáo . Photo . Photo 1. Tinh Hoa . Liên lạc

 

Một Trang Lịch Sử (tài liệu US Senate)

 

 

 

 

MINH THỊ

Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rõ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời. Vì mục đích chiến đấu chống kẻ thù chung là Cộng Sản nên nhận được bài cùng lập trường là chúng tôi tiếp sức phổ biến. Vì thế có những tác gỉa chúng tôi đăng bài nhưng chưa liên lạc được. Nếu tác gỉa nào cảm thấy không hài lòng xin liên lạc qua email, chúng tôi sẽ lấy bài của quý vị xuống trong vòng 48 tiếng. 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Trình A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biến Động Miền Trung

 

 

 

Tác Giả:  Liên Thành

 

 

Phần 12

 

285-336

 

***






LỜI KHAI CỦA HOÀNG KIM LOAN
Về những đối tượng hắn đã móc nối :

 



I- Đối Tượng Cảnh Sát Quốc Gia.


*1)- Thiếu tá Quân lực VNCH Lê Cảnh Thâm, Trưởng ty CSQG tỉnh Quảng Trị.
Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Quảng Trị 1966 đến sau Mậu thân 1968. Hiện tại là Chi Khu Phó Chi khu Hương Trà. Trước khi tôi bị bắt, đương sự đã có lệnh thuyên chuyển BTL/Tiền Phương Quân Đoàn I, phục vụ tại Trung Tâm Hành Quân.
Lê Cảnh Thâm có người anh ruột là Lê Cảnh Xuân tự là Nam Đen, “quân hàm” Thiếu Tá Quân Báo. Tôi móc nối Thâm hoạt động từ khi hắn còn là Trung Sĩ phục vụ tại phòng 2 Sư Đoàn. Sau đó hắn được chuyển qua cho cơ quan Quân Báo điều khiển. Qua tiền bạc của cơ quan Quân báo, hắn đút lót cho cấp chỉ huy, hắn được đề nghị gởi đi học khoá Sĩ Quan Đặc Biệt tại Nha Trang, ra truờng mang cấp Chuẩn úy. Đến 1966, nhờ thế lực hắn được đề cử đi làm Trưởng ty CSQG tại tỉnh Quảng Trị. Trong suốt thời gian này cơ quan Quân Báo hầu như không giao cho hắn một công tác đặc biệt nào, để hắn lún sâu, nằm yên. Cho đến tháng 2/1972 cơ quan Quân Báo cho người tiếp xúc với hắn và giao công tác, người tiếp xúc với hắn thời gian gần đây nhất, chính là Thiếu Tá Quân Báo Lê Cảnh Xuân tự Nam Đen, anh ruột hắn.
* 2)- Nguyễn văn Cán , quận trưởng Cảnh Sát .
(Commissioner).
Trưởng Ty CSQG Thị xã Huế, sau 1963 đến tháng 5-1966. Nguyễn văn Cán có người anh ruột quân hàm Đại Tá Quân Báo Côïng sản, em ruột lại là Thiếu Tá Tế, thuộc đơn vị Truyền tin Quân Đoàn I/ QLVNCH.
Nguyễn văn Cán được móc nối hoạt động qua quan hệ gia đình, hoạt động sau 1963, trực thuộc Cụm Tình báo Chiến Lược. Trước trận đánh Mậu Thân 1968, Tôi (HKLoan) đã trú ngụ tại nhà Quận Cán nhiều lần. Chính Phan Nam cán b¶ Thành u› viên ViŒt C¶ng cÛng Çã trú ngø nhiŠu lÀn tåi nhà QuỈn Cán.
* 3)- Đoàn Công Lập.
Trưởng Ty CSQG Thừa Thiên và Thị Xã Huế từ tháng 7/1966 đến 2/1968 sau Mậu Thân.
Đoàn Công Lập nguyên cán binh Trung Đoàn 95 chính quy Việt côïng, phục vụ tại đơn vị Quân Báo. Vào 1953, trong cuộc Hành Quân mang tên Camargue của quân đội Pháp, khai diễn tại vùng Vân Trình đến An Hội, từ sông Mỹ Chánh ra đến biển, vùng 'Dãy phố buồn hiu' [tên này do lính Pháp đặt], kéo dài đến Thanh Hương, Đồng Xuyên, Mỹ Xá, thuộc 2 quận Phong Điền và Quảng Điền nằm về phía Bắc Tỉnh Thừa Thiên.
Hai Trung Đoàn 101, và 95 chính quy Việt côïng bị tổn thất nặng nề, Đoàn công Lập ra đầu hàng với quân đội Pháp trong trận này tại vùng Thanh Hương. Sau 1954 trở về Huế sinh sống bình thường, nghề cuối cùng trước khi làm Trưởng Ty Cảnh Sát là phóng viên thể thao, tường trình các trận đấu banh tại Huế.
Trước 1963 theo chỉ thị của cơ quan, tôi (HKLoan) móc nối Đoàn Công Lập hoạt động trở lại. Đoàn Công Lập khôn ngoan, đã gia nhập một đảng chính trị nổi tiếng chống côïng để làm bình phong. Đến tháng 7/1966 được tiến cử làm Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên- Huế. Hoàng kim Loan nói tiếp:
- Tôi là cán bộ điều khiển của Đoàn Công Lập. Chúng tôi thiết lập 2 trạm liên lạc, một ở nội thành và một ở ngoại thành.
Trạm liên lạc nội thành: Nhà và cũng là văn phòng khám bệnh của Bác sĩ Hoàng Bá, nằm ngay đầu cầu Nam Giao, trên đường Phan Chu Trinh, quận 3 thành phố Huế. Bác sĩ Hoàng Bá là cơ sở đường dây nội thành.
Trạm liên lạc ngoại thành: Đặt tại vùng Cầu Lim, là Chùa. . . . Từ thành phố Huế đi lên qua khỏi Đàn Nam Giao, vừa qua khỏi Cầu Lim phía trái có con đường nhỏ, cuối đuờng này là ngôi chùa. Trụ trì chùa này là cơ sở đường dây ngoại thành.
Trong suốt thời gian gần hai năm Đoàn Công Lập làm Trưởng Ty, chúng tôi hầu như làm chủ ty Cảnh Sát. Qua Đoàn Công Lập, mọi hoạt động chìm, nỗi của Cảnh Sát chúng tôi đều biết trước, rõ ràng và tường tận.
Ngoài ra cơ quan chúng tôi đã có kế hoạch đẩy hắn xâm nhập vào cơ quan tình báo Hoa Kỳ và Toà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế, qua ngõ Văn phòng Cố Vấn CSĐB. Chúng tôi đã cung cấp cho Đoàn Công Lập một số tin tức có giá trị cao, như Nghị Quyết mới nhất của Trung Ương Đảng, báo chí và nhất là một số tài liệu quan trọng có giá trị, để hắn thường xuyên cung cấp cho Văn Phòng Cố Vấn CSĐB.
Đối với Toà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Huế, chúng tôi giao cho Đoàn Công Lập các tài liệu liên quan đến mọi hoạt động của Phật giáo Ấn Quang, Đảng phái Chính trị như : Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng, Cần Lao v.. v. . tóm lại là những tin tức tình báo và chính trị mà 2 cơ quan này cần, với mục đích để hắn mỗi ngày mỗi tiếp cận và tạo uy tín khả năng tình báo của hắn với 2 cơ quan trên. Hy vọng trong tương lai gần, Tình báo dân sự Hoa Kỳ sẽ tuyển mộ hắn.
Trong Mậu Thân 1968, nhiệm vụ chính của Đoàn Công Lập là chiếm giữ Đài phát thanh Huế hợp pháp, chờ đợi lực lượng Giải phóng kiểm soát toàn bộ thành phố Huế thì đài phát thanh sẽ phát đi lời kêu gọi của chính quyền cách mạng Thành phố Huế và những thông tin cần thiết.
Với 3 cơ sở Hoàng Kim Loan vừa khai báo, tôi yêu cầu hắn dừng ngang đó, để hắn có thì giờ viết lại.
Trong 3 cơ sở, chuyện về Quận Cán đã quá thời gian tính, sau Mậu Thân chính Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cho bắt quận Cán và giao cho Trung Tá Cường, Trưởng Ty An Ninh Quân đội Đà Nẵng. Trung tá Cường là 1 đại sư phụ trong ngành An Ninh Quân đội, ông hoạt động trong ngành tình báo, kể cả tình báo hải ngoại, từ lúc còn Trung úy trong thời Đệ I Côïng Hoà. Giữ chức vụ Trưởng Ty ANQĐ Đà Nẵng trong 11 năm, bản chất ngang tàng, không sợ trời mà cũng chẳng sợ đất, rất hợp với Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Thiếu Tướng Loan giao cho ông vụ Quận Cán là đúng người, đúng việc.
Trường hợp của Thiếu Tá Lê Cảnh Thâm và ông Đoàn Công Lập, việc đầu tiên sau lời khai của Hoàng Kim Loan, tôi yêu cầu Văn Phòng Cố Vấn CSĐB gởi 1 chuyên viên và máy đo sự thật ra Huế. Sau cuộc trắc nghiệm với máy đo sự thật xác nhận lời khai của HK Loan là đúng. **[ Máy đo sự thật là một loại máy đo dựa trên căn bản hoạt động của nhịp đập tim và hoạt động thần kinh não bộ của người bị đo, để ghi nhận sự biến đổi và phản ứng của hai bộ phận này. Người bị đo máy được hỏi những câu hỏi rất ngắn, gọn, một số là câu hỏi vu vơ, một số là những câu hỏi cần biết đương sự có nói dối hay không, và người bị hỏi chỉ trả lời: Có/Không, Yes/No. Ví dụ: Anh Tên là Loan phải không? Yes. - Anh có 2 con, 1 gái ,1 trai phải không? Yes. -Anh đặt chuyện để vu khống cho Ông Thâm, Cán và Lập phải không? Nếu hắn nói láo thì phản ứng tự nhiên để chống lại câu hỏi đó được phát hiện trên một biểu đồ hình Sin trong toán học, qua máy đo vì sự biến đổi của nhịp tim mà máy có thể ghi lại trên biểu đồ trong khoảng 1/ bao nhiêu ngàn giây đồng hồ.
Mặc dầu cho đến ngày nay, máy đo sự thật vẫn không đuợc chấp nhận có đủ tư cách pháp lý làm bằng chứng để buộc tội, nhưng các cơ quan Tình báo họ tin máy này còn hơn tin Tổng Thống của họ.
Bây giờ tôi đủ 3 dữ kiện để có thể hành động ngay mà không sợ lầm lẫn:
- Lời khai của HK Loan đã được thâu băng.
- Lời khai do chính hắn viết tay.
- Kết quả máy đo sự thật.
Tôi ký giấy bắt giữ Thiếu Tá Lê Cảnh Thâm, thẩm vấn sơ khởi trong vòng 24 giờ, sau đó giải giao đương sự cho Thiếu tá Truật, Trưởng Ty ANQĐ Thừa Thiên-Huế, “Tùy nghi”.
Tôi cho lệnh bắt giữ Bác Sĩ Hoàng Bá, và cơ sở trạm giao liên ở chùa gần Cầu Lim.
Riêng Ông Đoàn Công Lập, đây là một trường hợp rất khó cho tôi, mặc dầu ông hoạt động cho địch, nhưng dù sao ông cũng là ông Chief cũ của tôi trong 2 năm, khi ông thay Thiếu tá Phạm Khắc Đạt làm Trưởng ty, tôi vẫn là Phó Trưởng ty CSĐB, làm dưới quyền ông Lập, bây giờ nếu tôi ký lệnh bắt ông ta, tôi chẳng biết tôi là loại người gì? Lương tâm, tình cảm và nhiệm vụ, tôi phải chọn đường nào ?
Tôi hỏi ý kiến phụ tá của tôi Đại Úy Trương Công Ân, Trưởng Phòng CSĐB. Có thể nói trong BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, ngoài tôi ra, Ân là người xếp hàng thứ hai, khi trực diện đối đầu với đám giặc cỏ Việt côïng, chúng tôi chẳng bao giờ tương nhượng và lùi bước một ly tấc nào. Hắn đúng là Sĩ Cảnh Sát Đặc Biệt thứ thiệt, loại sĩ quan nòng cốt của Lực lượng CSQG.
Trả lời câu hỏi của tôi, hắn nói:
- Thường ngày đụng việc, nhất là đối với đám Việt côïng anh cứng ngắc, sao đối với chuyện này anh yếu xìu. Có gì đâu, tội hắn còn nặng hơn Việt côïng, Trưởng ty CSQG mà làm nội tuyến, nếu tôi là anh, tôi ký giấy bắt ngay. Hắn dứt câu, tôi thấy có tí hổ thẹn trong lòng, tôi nói để chống đỡ:
- Thì đó, vì mình là người quốc gia, nhiều khi tình cảm yếu đuối thật.
Cuối cùng tôi chọn giải pháp trình Bộ Tư Lệnh CSQG tại Sàigòn, xin BTL thụ lý vụ ông Đoàn công Lập, tôi nhẹ người, trút được gánh nặng ngàn cân.
Ngày hôm sau, 21-5-72 tôi tiếp tục nói chuyện với HK Loan, hắn khai tiếp những cơ sở nội tuyến của Tổng Cục 2 Quân Báo và Cụm TBCL trong các đơn vị quân lực VNCH, tôi chỉ nêu một số nhân vật điển hình như sau:

II- Đối tượng QLVNCH

* 1)- Thiếu tá Phan Huê
Thiếu Tá Phan Huê là Chỉ huy trưởng Quân Bưu Cục (KBC) tại Huế. Cán bộ tình báo Việt Côïng điều khiển Thiếu tá Huê chính là Hoàng Kim Loan. Công tác chính của Thiếu tá Huê là sao chép, chụp hình những thư từ và các tài liệu quan trọng được chuyển qua hệ thống KBC, và chuyển lại cho Hoàng Kim Loan.
* 2)- Một Cựu Thiếu Tuớng QLVNCH (xin được miễn đề cập danh tánh và chi tiết nọâi vụ)
Ông này bị cơ quan Quân Báo Việt côïng móc nối hoạt động từ khi còn mang cấp Tá. Cán bộ tình báo Việt côïng điều khiển là Đại Tá Quân Báo Việt Côïng Hà Văn Lâu.
* 3)- Một Trung Tướng Quân lực VNCH còn tại chức vào năm 1972 ( Xin được miễn nêu danh tánh và chi tiết nội vụ).
Cán bộ Tình Báo Việt côïng đầu tiên được lệnh của cơ quan Cục TBCL/VC điều tra sưu tập toàn bộ lý lịch để mở đầu mối xâm nhập, tổ chức ông Trung Tướng này, chính là hắn, HK Loan. Sau đó Hoàng Kim Loan được lệnh chuyển giao toàn bộ đầu mối xâm nhập này lại cho Cục TBCL tại Hà Nội điều khiển, hắn không còn biết thêm gì nữa.
Hắn vừa dứt lời khai, toàn thân tôi như có một luồng hơi lạnh chạy suốt từ chân đến đầu. Tôi ngồi yên bất động, nếu quả đúng, thật là một đại họa, một tai ương, bất hạnh quá lớn cho quốc gia, và cho tập thể Quân lực VNCH.
Tôi dừng cuộc thẩm vấn, để HK Loan viết lời khai, tôi trở về BCH gọi Ân, hai anh em cùng bàn soạn với nhau:
- Ân, mình phải cẩn thận hết sức, có thể hắn khai thật, nhưng cũng phải đề phòng, hắn là một con cáo già đã thành tinh đội lốt người trong giới Tình báo, hắn dùng mình để gây xáo trộn, lũng đoạn, nghi ngờ trong nội tình chính phủ, và cũng để hủy diệt mình. Bây giờ mình đi gặp chuyên viên đo máy sự thật yêu cầu họ soạn thảo thật nhiều và chi tiết các câu hỏi liên quan đến vụ này, yêu cầu đo máy chiều nay. Nếu mọi lời khai của hắn đúng, làm phiếu trình Thiếu Tướng Tư Lệnh, tôi không thể rời nhiệm sở lúc này, anh thay tôi, sáng mai lấy chuyến bay sớm nhất vào gặp Đại Tá trưởng khối CSĐB của anh, trình bày rõ ràng, để ông trình Thiếu Tướng Tư Lệnh, chuyện này ngoài tầm tay của mình.
Cuộc đo máy sự thật được thực hiện ngay chiều hôm đó và kéo dài khoảng gần 2 giờ. Kết quả chuyên viên cho biết lời khai của Hoàng Kim Loan thành thật.
* 4)- Một Nhân viên ngườì Việt Nam ( Xin được miễn nêu danh tánh) làm tại phòng Thông Tin Văn Hóa Hoa Kỳ tại Huế là tình báo viên của Cục Tình Báo Chiến Lược Việt Côïng. Khi HK Loan khai báo về người này, tôi được Văn Phòng Cố Vấn CSĐB yêu cầu giữ kín nội vụ.

III- Đối tượng Chính quyền.

* 1)- Cựu Trưởng Ty Nội An Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế. (Đương sự hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ, xin được miễn nêu danh tánh)
Tham gia kháng chiến, 1953 được bố trí ra đầu thú để hoạt động nằm vùng. Cán bộ điều khiển người này là Hoàng Kim Loan. Trước ngày ra đầu thú chính Hoàng Kim Loan đã tặng người này chiếc áo lạnh màu lục vì khi đó thời tiết quá lạnh vào tháng 2/1953.
Trong hệ thống chính quyền Tỉnh, về phương diện an ninh, Trưởng Ty Nội an Tỉnh được xếp vào hàng thứ 2, giữ nhiệm vụ quan trọng sau Trưởng ty Cảnh Sát.
Ngoài việc tiếp nhận tin tức về vấn đề an ninh do Cơ quan Cảnh sát, phòng 2 Tiểu khu, Ty An Ninh Quân đội, Ty Chiêu Hồi gởi đến trình vị Tỉnh Trưởng sở tại. Trưởng ty Nội An là tổng thư ký Hội đồng An ninh tỉnh, có nhiệm vụ nghiên cứu và đề nghị biện pháp trừng phạt, chế tài những tù nhân Cộng sản được ty Cảnh Sát đệ nạp đưa ra Hội đồng An ninh tỉnh xét xử. Thường thì đề nghị 6 tháng, 1 năm giam giữ, hoặc vì tình hình an ninh có thể giữ đến 2 năm và tái xét.
Trong Hội đồng An ninh Tỉnh, Trưởng ty Nội an có thể dùng quyền hạn giảm án tối đa cho những thành phần đó. Hoàng Kim Loan dùng y trong nhiệm vụ này, và ngoài ra, chuyển những tin tức quan trọng mà các cơ quan an ninh, tình báo gởi trình vị Tỉnh trưởng.
**[Hội đồng An Ninh Tỉnh gồm có: Chủ Tịch: Tỉnh Trưởng, Trưởng ty Cảnh Sát: phó chủ tịch, Trưởng ty nội an: Tổng Thư ký. Hội viên : Trưởng ty An Ninh Quân đội, Trưởng Phòng 2 Tiểu Khu, Trưởng Ty Chiêu Hồi]
Tôi ký lệnh bắt y. Khi thẩm vấn, y chối quanh không nhận, nhưng khi nhắc lại chiếc áo lạnh màu lục của nguời bạn tặng trong tháng 2-1953, khi hắn ra đầu thú, và sau đó tôi còn cho hắn nhìn thấy Hoàng Kim Loan bằng xương bằng thịt, người bạn năm xưa, và hiện tại là cán bộ điều khiển hắn. Hắn hết chối cãi.
* 2)- Viên tùy phái của Đại Tá Tỉnh Trưởng.
Công việc thường nhật của y là đi sớm về muộn, đóng mở cửa văn phòng Tỉnh trưởng, lau bàn quét bụi, trà nước cho khách, sắp xếp hồ sơ tại văn phòng Tỉnh trưởng.
Y phục vụ đến 3 đời Tỉnh trưởng:
Đaị Tá Phan Văn Khoa
Đại Tá Lê văn Thân
Đại tá Tôn Thất Khiên
Đến đời Đại Tá Tôn Thất Khiên thì hắn mới bị phát giác và bị bắt. Nhiệm vụ mà Hoàng kim Loan giao cho y là nghe lén tin tức và đánh cắp một số tài liệu quan trọng trong văn phòng Tỉnh truởng.
* 3)- Lê Quang Nguyện .
Nghị viên Hội Đồng Tỉnh Thừa Thiên. Lê quang Nguyện là cơ sở lâu đời mà Hoàng Kim Loan gài nằm vùng trong Phật giáo. Bị bắt cùng một lần với HK Loan.
* 4)- Nguyễn Khoa Phẩm .
Chủ Tịch Hội Đồng Tỉnh Thừa Thiên. Nguyễn Khoa Phẩm có người chị ruột là Nguyễn Khoa Diệu Hồng, Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Việt Nam tại Hà Nội, Nguyễn khoa Diệu Hồng là thành phần tín cẩn của Hồ chí Minh, được Hồ Chí Minh nhận làm “em nuôi ” (???!!!) .
Nguyễn khoa Phẩm là cơ sở nội thành của Hoàng Kim Loan, nằm trong tổ trí thức vận .

IV- Cơ sở Trí Thức Vận và Lực Lượng “Học Sinh Sinh Viên Giải Phóng”.

Cơ sở Trí vận và lực lượng “Học sinh, Sinh viên Giải Phóng” của HK Loan mà hắn kê khai, tôi có thể viết đến cả trăm trang giấy cũng không hết. Hầu hết những thành phần giáo sư, học sinh , sinh viên chủ chốt trong trong vụ Phật giáo tranh đấu Miền Trung vào năm 1966, đều là cơ sở trí vận và lực lượng học sinh sinh viên giải phóng của Hoàng Kim Loan. Những người này tôi đã đề cập đến trong các phần trước, tưởng không cần nhắc lại. Ngoài số cơ sở cũ đó, Hoàng Kim Loan bổ túc thêm những nhân vật sau đây:
* 1)- Giáo Sư Châu Trọng Ngô.
Ông là giáo sư toán lâu đời tại trường Quốc Học. Những thế hệ học trò Đệ nhất B (ban toán), từ những năm 57- 61, hầu như tất cả đều là học trò của thầy Châu Trọng Ngô, tôi cũng nằm trong số đó. Ông là giáo sư toán lâu đời tại trường Quốc Học mà cũng là cơ sở trí vận nằm vùng lâu đời của Hoàng Kim Loan. Ông có người em ruột bạn cùng lớp với tôi tại trường Quốc Học, tôi nhớ không lầm thì vào năm đệ nhị hay đệ nhất , tôi không còn gặp người bạn đó trong lớp nữa. Năm 1997 Đại sứ nước cộng hoà xã hội chủ nghiõa Việt Nam tại Thái Lan là Lê Mai. Đại Sứ Lê Mai chính là người bạn học đã vắng bóng mà tôi vừa đề cập, chính là em ruột của Giáo Sư Châu Trọng Ngô. Có lẽ khi vào bưng anh ta đã thay tên đổi họ để khỏi liên lụy đến gia đình.
Tôi và Đại Úy Ân đều tránh không gặp ông tại Trung tâm Thẩm vấn, vì cả hai chúng tôi đều là học trò ông. Trung úy Nguyễn thế Thông, Trung tâm trưởng trung tâm thẩm vấn đảm trách chuyện đó.
Chỉ 2 tuần sau kể từ ngày bị bắt, tôi ký giấy trả tự do cho ông theo lệnh BTL/ CSQG tại Sàigòn, vì Bộ Quốc gia Giáo Dục can thiệp với BTL Cảnh Sát. Tôi có thể viện nhiều lý do để không thả ông trong lúc đó, nhưng thôi, tình nghiõa thầy trò.


* 2)- Giáo Sư Lý Kiều.
Ông ta là cơ sở trí vận của Hoàng Kim Loan, nằm vùng lâu đời nhất từ năm 1954, mãi đến tháng 5-1972 mới bị bắt. Ông ta là bạn thân nhóm trí vận Tôn thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, cùng ở chung và sinh hoạt với nhau tại Liên Khu IV, tức vùng Nghệ An, Thanh Hóa, trước hiệp định Geneve. Sau năm 1954 vào Huế, sống nghề dạy học. Trước ngày bị bắt, ông là giáo sư tại trường Trung học Nguyễn Du, Huế.
Sau 1975, ông ra tranh cử chủ tịch Phường Thành Nội, nhưng thua phiếu một phu đạp xích lô, đây là nỗi đau của người trí thức đi lầm đường, có lẽ ông quên câu nói của Mao Trạch Đông : “Giá trị của đám trí thức còn thua giá trị một bãi phân”.
* 3)- Lý Văn Bút
Con trai Lý Kiều, cơ sở tình báo của cơ quan an ninh Tỉnh, Thị ủy Thừa Thiên-Huế. Cán bộ điều khiển là Nguyễn Mậu Huyên, tức Bảy Lanh thường được gọi là anh Bảy. Bảy Lanh là con nuôi chủ tiệm thuốc Bắc Thiên Tường ở đường Duy Tân, cạnh chợ An Cựu. Bảy Lanh là Trưởng ban An Ninh Tỉnh Thị ủy Thừa Thiên Huế. Bảy Lanh và cha nuôi hắn Thiên Tường là hung thủ bắn, giết và chôn sống hàng trăm đồng bào vô tội trong Quận 3 (Hữu Ngạn) vào Mậu thân 1968.
Lý văn Bút nguyên giáo sư bị gọi động viên, cấp bậc cuối cùng Trung úy QLVNCH, được biệt phái trở lại đi dạy tại trường Trung học Hàm Nghi- Huế.
Một câu chuyện liên quan đến hoạt động của Lý Văn Bút đã trải qua gần 37 năm, quá đủ thời gian tính để giải mật và cũng để giải tỏa nghi vấn cho đám giặc cỏ Việt côïng, bọn chúng tìm tòi mà vẫn không có đáp số đúng.
Vào đầu tháng 4-1970 cơ quan Tỉnh ủy Thừa Thiên phái một nữ cán bộ từ cơ quan ở vùng gần Tà Bạt, A Lưới, thuộc quận miền núi Nam Hòa, về Huế công tác và mua một ít vật dụng cho cơ quan, trong đó cần mua một máy đánh chữ. Người nữ cán bộ này tên là Nguyễn Thị Gái, sau nhiều ngày, Nguyễn thị Gái đến được làng Đình Môn, mặt tiền lăng Vua Gia Long, vượt nguồn tả sông Hương, qua làng Vỹ Dạ thuộc Nam Hòa, điểm hẹn là làng Gia Lê Thượng, thuộc quạân Hương Thủy, sẽ có giao liên nội thành đón vào thành phố.
Giao liên nội thành đến điểm hẹn đúng giờ và chở Nguyễn thị Gái bằng xe Honda vào thành phố. Người giao liên nội thành đó chính là Lý văn Bút, giáo sư trường Trung Học Hàm Nghi và cũng là Trung úy QLVNCH biệt phái.
Từ Dạ Lê Thượng vào thành phố Huế chỉ là một đoạn đường ngắn, nhưng trước khi vào thành phố lại có một trạm kiểm soát rất chặt chẽ của lực lượng CSQG/Thừa Thiên Huế, được tăng cường và phối hợp một số Quân Cảnh để kiểm soát cả dân sự và quân nhân, đó là trở ngại và là mối lo lớn của Lý văn Bút.
Nhưng Lý văn Bút không biết rằng có hai người còn lo hơn hắn, đó là tôi và Đại úy Trương Công Ân, Trưởng phòng CSĐB, mặc thường phục, cũng chở nhau bằng xe Honda chạy sau Lý Văn Bút để hộ tống cho Nguyễn Thị Gái, vì Nguyễn Thị Gái là cơ sở nằm vùng của chúng tôi. Cũng may, Lý văn Bút và Nguyễn thị Gái qua lọt trạm kiểm soát, nếu bị chận hỏi lôi thôi, thì một trong hai chúng tôi phải can thiệp ngầm để Nguyễn thị Gái khỏi bị bắt, như vậy có thể bại lộ công tác.
Sau mười ngày, Nguyễn thị Gái trở lên cơ quan với nhiều vật dụng trong đó có chiếc máy đánh chữ. Khoảng 2 tuần sau đó, những trận mưa bom liên tục trút xuống khu vực cơ quan Tỉnh ủy Thừa Thiên. Những đợt oanh tạc này đã gây thiệt hại nặng nề nhân mạng, và cơ sở cho Tỉnh ủy Thừa Thiên, nhưng ngược lại chúng tôi cũng bị thiệt hại : Nguyễn thị Gái cơ sở nằm vùng của chúng tôi đã hy sinh .
Địa điểm trú đóng của Tỉnh Ủy Thừa Thiên bị phát giác và và các phi cơ không lực HK oanh tạc rất chính xác, tại sao? Câu hỏi bao nhiêu năm mà bọn giặc cỏ Việt côïng vẫn thắc mắc, tìm hiểu, mà không bao giờ có giải đáp đúng, thì giờ đây là câu trả lời :
- Chiếc máy đánh chữ do chúng tôi cung cấp hiệu Oliver, một máy phát làn sóng lên thẳng được chuyên viên kỹ thuật ngoại quốc khéo léo đặt trong máy đánh chữ. Máy phát làn sóng lên thẳng này vận hành trên căn bản cũng giống như máy của các đơn vị biệt kích nhảy toán, hoặc các phi công thường dùng để định vị trí khi cấp cứu, chi tiết hơn thì tôi không rõ.
Khi tôi giao máy đánh chữ cho Nguyễn thị Gái và bí mật hộ tống Nguyễn thị Gái vào vùng Dạ Lê để trở lại mật khu, là lúc máy bay không thám của HK bắt đầu bao vùng theo dõi và ghi nhận làn sóng, sau đó là cuộc oanh kích dữ đội của không lực HK vào cơ quan Tỉnh Ủy Việt Côïng.

V- Đối tượng Học Sinh, Sinh Viên.

Chủ trương của Trung Ương Đảng Cộng sản Hà Nội, do Hoàng Kim Loan thực hiện, là dùng lực lượng Học Sinh, Sinh viên làm “Ngòi nổ” cho mọi cuộc dấy loạn, gây rối, bất ổn, xáo trộn chính trị tại miền Nam Việt Nam, và tạo những suy sụp, đổ vỡ nhiều cho chính phủ VNCH. Học sinh, Sinh viên là một trong những lực lượng chủ lực của mọi cuộc xách động biểu tình, lên đường xuống đường triền miên, xảy ra từ khi manh nha lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đến khi giựt xập nền Đệ I Côïng Hoà vào năm 1963, kéo dài cho đến cuộc nổi loạn miền Trung năm 1966 của Thích Trí Quang/Hoàng Kim Loan, và tiếp tục gây rối đến thời Đệ II Côïng Hoà, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, mà Huế là trung tâm điểm xuất phát.
Từ sau năm 1963, hằng tháng, hằng năm, hằng loạt các cuộc biểu tình lên đường, xuống đường, đình công bãi thị chống đối chính phủ, cái gì cũng chống, từ chống tàn dư “Mật vụ Nhu Diệm, dư đảng Cần lao”, “Đạo pháp lâm nguy”, chống chiến tranh, đuổi Mỹ về nước, chống Quân sự học đường, chống bầu cử độc diễn, và cuối cùng chống luôn cả 17 triệu dân miền Nam vì họ không chấp nhận chế độ Côïng sản.
Mọi cuộc biến động chính trị tại Huế trong thời gian này đều xuất phát từ Trung Tâm gây rối Từ Đàm, từ tiểu thương chợ Đông Ba, và từ đám cơ sở nội thành Học sinh, Sinh viên giải phóng, nằm trong Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Huế.
Tổng Hội Sinh viên Đại học Huế biến thành đấu trường gián điệp giữa Quốc gia và cộng sản, giữa Chính phủ và các phe nhóm đối lập, kẻ nào cầm nắm được Tổng hội SV kẻ đó có thể hướng dẫn một phần nào Tổng Hội SV đi theo con đường mình muốn. Hai lực lượng chính đối đầu nhau trong mục tiêu Tổng hội SV Đại học Huế:
1- Lực lượng địch gồm có:
- Tổng Cục 2 Quân Báo Cộng sản Hà Nội .
- Cục Tình Báo Chiến Lược Côïng Sản Hà Nội .
- Ban An ninh Quân khu Trị Thiên .
- Ban An ninh Tỉnh, Thị Ủy Huế, Điệp viên Vc, Trung
Tá Hoàng Kim Loan, và Thích Trí Quang.
2- Lực lượng ta gồm có:
- Phủ Đặc ủy Trung ương Tình Báo Việt Nam Côïng Hoà
-Cảnh Sát Quốc gia Thừa Thiên-Huế.
- An Ninh Quân đội .
- Đơn vị 101 Quân Báo tại Huế.
- Tình báo Dân sự Hoa Kỳ.
Mọi cơ quan tình báo của địch và ta đều có sách lược riêng để xâm nhập, cài người vào. Mục tiêu của cả hai phe Quốc, Côïng tại Đại Học Huế là Ban chấp Hành Tổng Hội Sinh viên, từ Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên đến phó chủ tịch, Tổng thứ ký và các thành viên trong ban chấp hành. Bên nào nắm được Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên, bên đó ở thế thượng phong.
Từ 1963 đến 1966, Hoàng Kim Loan và Thích Trí Quang chủ động mọi hoạt động của Tổng hội Sinh Viên Đại Học Huế. Từ chủ tịch Sinh Viên đến toàn bộ ban chấp hành Tổng hội Sinh Viên hầu hết là cơ sở nội thành Việt cộng và là người của Trí Quang, bọn họ chỉ huy đám sinh viên nòng cốt này, để phát động mọi cuộc gây rối loạn tại Huế. Điển hình là những sinh viên dưới đây :
- Nguyễn Đắc Xuân, Sv Sư phạm .
- Hoàng Phủ Ngọc Phan, Sv Y khoa .
- Nguyễn Thiết tức Hoàng Dung, Sv Luật Khoa .
- Phạm Thị Xuân Quế, Sv Y khoa .
- Tôn Thất Kỳ, Sv .
- Hoàng Văn Giàu, Sv.
- Phan Chánh Dinh tức Phan Duy Nhân, Sv .
- Bửu Chỉ , Sv .
- Nguyễn Hữu Châu Phan, Sv .
- Hoàng Thị Thọ, Nữ sinh Đồng Khánh .
- Trần Quang Long , Sv Sư Phạm .
- Võ Khuê, Sv Văn Khoa .
- Phạm Cần , Sv Y khoa .
- Trần văn Hoà, Sv Cao Đẳng Mỹ Thuật .
- Trần Minh Thảo , Sv Sư phạm .
- Trần Hoài, Sv Sư phạm .
- Hồ Cư, Sinh viên ban Sử địa .
Và quá nhiều. . . .
Biến động miền Trung 6-1966, một số trong đám này bị lực lượng CSQG/Thừa Thiên- Huế bắt giữ, một số khác chạy thoát lên mật khu, để rồi Mậu Thân 1968, bọn chúng trở vào Huế, trả mối hận xưa, bắn giết không nương tay hàng ngàn người dân Huế. Một số khác trong đám này bị bắt trong chiến dịch Bình Minh 5/1972, và đưa ra tạm giữ tại Côn Sơn.
Từ sau 1968 đến 1970, Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Đại Học Huế có một số sinh viên của chúng tôi lọt vào được, trong đó có 2 sinh viên là Sĩ Quan Cảnh Sát Đặc Biệt. Họ là 2 trong 8 Sĩ Quan Cảnh Sát vừa mới ra trường từ Học viện Cảnh Sát Quốc Gia, được thuyên chuyển ra Huế, bổ sung cho phòng CSĐB. Tôi chọn 2 sĩ quan này, dáng dấp thư sinh, một nguời đã có một chứng chỉ Đại học và người kia cũng đã học Đaị học được một năm. Từ sau buổi trình diện tại BCH, không còn ai biết họ là Sĩ quan CSĐB, ngoại trừ tôi và Đại Úy Ân. Họ thường gặp chúng tôi tại “nhà an toàn”, để trình báo công tác và nhận chỉ thị, họ đã trở thành sinh viên đại học Huế, hàng ngày chăm chỉ đến giảng đường đại học như mọi sinh viên khác, với khả năng chuyên môn được đào tạo kỹ lưỡng từ Học viện CSQG, lần hồi họ đã lọt vào được ban chấp hành tổng hội Sinh viên và giữ chức vụ quan trọng, vì thế chúng tôi nắm rất vững mọi hoạt động của đám sinh viên cơ sở nội thành, dưới quyền lãnh đạo của Trung tá Việt cộng Hoàng Kim Loan .

VI- Đối tượng Phật Giáo.

Viết lại những những gì đã xảy ra trong một thời điểm nhiễu loạn từ 6/1966 - 9/1972 của Huế và Phật giáo, mà trong đó tôi là người đã tham dự trực tiếp với chức vụ là Trưởng ty CSQG Thừa Thiên - Thị Xã Huế và cũng là người bắt và thẩm vấn tên Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan, thuộc Cục TBCL Cộng sản, uỷ viên Thành ủy Huế, không ngoài mục đích kể lại những sự thật cho những ai chưa biết và muốn biết, những gì đã xẩy ra cho Huế và Phật Giáo, mà đạo diễn là chính là bộ chính trị Trung ương đảng Cộng sản Hà Nội, và thi hành công tác đó là Thích Trí Quang và Hoàng Kim Loan.
Trong một khoảng thời gian khá dài, gần hai mươi năm cài người xâm nhập, nằm vùng trong hàng ngũ Phật giáo, dùng “Phật giáo làm ngọn cờ” gây ra bao cuộc bạo loạn chính trị cho chính quyền miền nam Việt Nam, để hổ trợ cho lực lượng quân sự của chúng trong kế hoạch xâm chiếm miền nam Việt Nam.
Có thể nói tín đồ Phật giáo ở Huế chiếm gần 2/3 dân số. Trước 1963, Phật giáo đồ tại Huế là một lực lượng thuần nhất, tổ chức chặt chẽ, hầu như không tham gia vào các sinh hoạt chính trị, mà chỉ lo việc tu đạo. Trong mọi gia đình ở Huế, ngoài bàn thờ tổ tiên ông bà, nhà nào cũng có bàn thờ Phật, các thầy đối với họ là những thần tượng, đạo đức tuyệt đối, lời các thầy dạy sao, tín đồ nghe theo không phản đối, không tranh luận. Đó chính là yếu huyệt mà Hoàng Kim Loan đánh vào. Hắn chỉ cần tuyển mộ, cầm nắm những nhân vật quan trọng trong tổ chức Phật giáo từ khuôn hội các xã, quận, lên đến Tỉnh Giáo hội, và một số Thượng Tọa, Đại Đức làm việc cho hắn là xem như hắn đã làm chủ cả lực lượng Phật giáo tại Huế.
Hoàng kim Loan đã khai những cơ sở bí mật của hắn trong Phật giáo tại Huế như sau :
- Thích Đôn Hậu.
Tên thật là Diệp Trương Thuần. Sinh ngày 16-2-1905 tức ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ. Sinh quán tại làng Xuân An, Tổng An Đồn, Phủ Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị.
Thân phụ là ông Diệp văn Kỷ, làm nghề lương y. Thân mẫu là bà Nguyễn thị Cựu. Bà mất năm Diệp Trương Thuần (Đôn Hậu) vừa 9 tuổi.
Xuất gia vào năm 19 tuổi, vào ngày 19-6-1923 (tức năm Quý Hợi) tại Chùa Tây Thiên, thuộc Quận Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên. Sư Phụ là ngài Tâm Tịnh.
- 1945 nhận chức trụ trì Chùa Linh Mụ.
- 1963 đứng trong hàng ngũ lãnh đạo phong trào tranh đấu lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nền Đệ I Cộng Hoà.
- 1964 thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thích Đôn Hậu được cử làm Chánh Đại Diện miền Vạn Hạnh.
- 1968 Mậu Thân, Thích Đôn Hậu được Cơ quan Thành ủy Việt cộng cử làm Phó Chủ tịch Liên minh các lực lượng Dân chủ và Hoà bình Việt Nam.
- Tháng1/1968 tham gia Mặt trận Giải phóng miền Nam, thoát ly lên mật khu và ra Hà Nội
- Tháng 6/1968 Ủy viên Hội Đồng Cố vấn Chính phủ Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam (Việt cộng).
- 1970 Ủy viên thường trực ban chấp hành hội Phật giáo Á châu vì Hòa Bình (một tổ chức của Cộng sản)
- 1976 đắc cử Đại biểu Quốc hội khoá VI nước Cộng hòa Xã hội chủ nghiã Việt Nam.
- Cũng trong năm 1976, giữ chức vụ Ủy viên đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam (một cơ quan ngoại vi của đảng Cộng sản Việt Nam).
Hoàng Kim Loan khai :
Thích Đôn Hậu là cơ sở Tôn giáo vận, được Hoàng Kim Loan tổ chức từ trước năm 1963.
Chùa Thiên Mụ là một trạm giao liên nội thành rất quan trọng của cơ quan Thành ủy Huế, trong suốt thời gian Thích Đôn Hậu trụ trì chùa này, cho đến Mậu Thân 1968, khi Thích Đôn Hậu thoát ly ra Bắc.
Theo Hoàng Kim Loan, nếu không có vụ Mậu Thân 1968, thì trong năm đó Thích Đôn Hậu cũng sẽ thoát ly ra Bắc, vì chính Hoàng Kim Loan đã nhận được chỉ thị chuẩn bị kế hoạch để đưa Thích Đôn Hậu rời khỏi Huế ra Hà Nội thì xảy ra biến cố Mậu Thân.
Sau 1975, Thích Đôn Hậu trở về lại Chùa Thiên Mụ và giữ chức Cố vấn Ban Chỉ Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (Phật giáo quốc doanh.)
Những ai còn chưa rõ ràng về Thích Đôn Hậu, xin vui lòng đọc bản tiểu sử của ông ta, tất sẽ có kết luận chính xác hơn ông ta là ai? Quốc Gia, hay Cộng Sản, là bậc tu hành, hay tên Việt cộng nằm vùng trong Phật giáo.
- Thich Trí Quang.
Sinh ngày 14 tháng 11 năm Quý Hợi, vào giờ Thìn, tức 31/12/1923. tại làng Diêm Điền, phía tây sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình.
Gia đình Phật Giáo, phụ thân Pháp danh Hồng Nhật, thân mẫu pháp danh Hồng Trí. Bà quê quán Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Thích Trí Quang xuất gia vào năm 1936, tại chùa Phổ Minh Tự, tỉnh Quảng Bình.
Sư phụ là Hồng Tuyên. Thọ giáo với Hoà Thượng Thích Trí Độ.
Pháp hiệu Trí Quang là do Hòa Thượng Thích Trí Độ đặt cho vào năm 1943.
Pháp danh Nhật Quang là do sư phụ Hồng Tuyên đặt cho cũng vào năm 1943
1947 tham gia lực lượng kháng chiến Việt Minh.
Thích Trí Quang có 4 anh em, tất cả đều nằm trong lực lượng du kích Việt Minh.
1- Phạm Quang tức Phạm văn Bồng, tức Thích Trí Quang
2- Phạm Minh
3- Phạm Chính.
4- Phạm Đại
Người thứ 3 bị tử trận trong cuộc đụng trận với quân đội Pháp khi Pháp đổ bộ lên Đồng Hới vào năm 1947.
1948 vào Huế, ngụ tại chùa Báo Quốc, chùa nằm dưới dốc Nam Giao.
Cư ngụ chính thức tại chùa Từ Đàm, từ trước 1963.
Đảng viên Cộng sản, gia nhập Đảng Cộng sản vào 1949. Người kết nạp là Nguyễn Hữu Thành tức Lành, tức Tôn Thất Lành tự Tố Hữu .
Lời khai của Hoàng kim Loan phù hợp với tiết lộ của Tố Hữu vào năm 2000 tại Hà Nội, chính y là người kết nạp Thích Trí Quang vào đảng Cộng sản, Tố Hữu cũng nói thêm : Sau 1963 Thích Trí Quang có ngỏ ý xin Trung Ương Đảng cho tạm nghỉ một thời gian để có thì giờ chấn chỉnh nội bộ Phật giáo Ấn Quang, nhưng lời yêu cầu đó không được Trung ương đảng chấp thuận.
Tố Hữu còn có nhận xét về Trí Quang: “Vào lúc đó uy tín và ảnh hưởng của ông Bồng [Trí Quang] đối với quần chúng nhất là tín đồ Phật giáo quá lớn, ông ta nghĩ không cần đảng nữa, ông ta muốn thiết lập một chế độ Giáo quyền tại miền Nam, mà trong đó ông đóng vai Quốc Phụ”.
Và lời khai của Hoàng Kim Loan cũng phù hợp với tài liệu của Sở Mật Thám Pháp, còn lưu giữ tại trung tâm Văn khố của BCH Cảnh Sát Thừa Thiên Huế:
Thích Trí Quang là cán bộ Cộng sản, là đảng viên Cộng sản.
Hoàng Kim Loan xác nhận hắn không phải là Cán Bộ điều khiển của Thích Trí Quang. Trước 1963 có thể cán bộ điều khiển của Thích Trí Quang là Thượng Tá Lê Câu, Chỉ huy trưởng màng lưới điệp báo từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam. Sau 1963, ai là cán bộ điều khiển Trí Quang thì Hoàng Kim Loan không rõ, hắn chỉ được lệnh phối hợp hành động với Thích Trí Quang trong vụ đảo chánh 1963, và vụ biến động Miền Trung vào tháng 6/1966.
- Nguyễn Khắc Từ, viên Bí Thư của Thích Trí Quang
Cũng theo Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan khai báo:
Cơ quan Tình Báo Chiến Lược của Cộng sản Hà Nội đã bố trí một nhân vật tình báo cao cấp của bọn chúng, bên cạnh Thích Trí Quang với vai trò là Bí Thư cho Thích Trí Quang, đó là tên Nguyễn Khắc Từ.
Nguyễn Khắc Từ được cơ quan Tình Báo Chiến Lược Việt Cộng giao nhiệm vụ :
1- Theo dõi và kiểm soát mọi hành động của Thích Trí Quang.
2- Cán bộ giao liên giữa Thích Trí Quang và Cụm Tình Báo Chiến lược Hà Nội .
3- Cán bộ Giao liên giữa Thích Trí Quang và Trung Tá Cộng Sản Hoàng Kim Loan.
4- Quan Sát, theo dõi, và thiết lập hồ sơ chuyển về cơ quan Tình Báo Chiến Lược những thành phần '' Tốt '' trong hàng Sĩ Quan [Phải là cấp Đại Úy trở lên] thuộc Sư Đoàn I Bộ Binh, để cơ quan này tuyển mộ hoạt động cho bọn chúng.
5- Công chức trong chính quyền VNCH tại Thừa Thiên Huế [ Phải là cấp Trưởng Ty trở lên].
6- Phân loại Sinh viên của Đại học Huế đang giữ chức vụ đại diện các phân khoa, và một số thành phần quan trọng trong Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Huế. Một số giáo sư Đại học và Trung học ở Huế.
Tất cả các đối tượng Quân đội, Công chức, Giáo sư, Sinh viên kể trên, đều tham gia và nằm trong các lực lượng dấy loạn miền Trung vào năm 1966 của Trí Quang và Trung Tá Cộng sản Hoàng Kim Loan.
7- Phân loại và thiết lập hồ sơ các thành phần Đại Đức, Thượng Tọa, của Phật giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh tại Huế.
8- Các thành phần chủ chốt của các khuôn hội Phật giáo từ cấp Quận trở lên.
Từ sau 1963 đến 1966, Nguyễn Khắc Từ với vai trò là Bí Thư của “Quốc Phụ” Thích Trí Quang, hắn trở thành nhân vật đầy quyền uy thứ 2 của Phật giáo Ấn Quang miền Trung. Trong thời gian này từ Tư Lệnh Quân Đoàn, Tư lệnh Sư Đoàn, đến hàng sĩ quan cấp Tá, các Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng, Trưởng Ty Cảnh Sát tại miền Trung, trong phong trào tranh đấu, muốn diện kiến Trí Quang để xin chút ân huệ, đều phải qua tay của Nguyễn Khắc Từ mới có kết quả.
Đối với hàng Phật giáo đồ tại miền Trung, hắn là một nhân vật biểu tượng gương mẫu của một người đạo đức tu hành, suốt đời hy sinh tranh đấu cho cho đạo pháp bị “lâm nguy”.
Thế nhưng, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phật giáo đồ tại Huế, quý Đại Đức, Thượng Tọa, các bậc tu hành chân chính, đã phải kinh hoàng khi thấy Nguyễn Khắc Từ lộ nguyên hình là tên Cán bộ Việt cộng cao cấp, và hắn là Phó Trưởng Ban Tôn Giáo của Mặt Trận Tổ Quốc thuộc Thành ủy Sài Gòn.
Nằm vùng quá lâu trong Phật giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh, là con rận Việt cộng nằm trong áo Cà Sa của quý thầy, hắn đã phân loại từng nhân vật, từ các Thượng Tọa, Đại Đức, đến các thành phần Trưởng các khuôn hội Phật giáo, các Huynh Trưởng Gia đình Phật tử của Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Bây giờ Nguyễn Khắc Từ nguyên là viên Bí thư và là cánh tay mặt của Thích Trí Quang, là Phó trưởng ban Tôn giáo của Mặt trận Tổ Quốc Thành ủy Sàigòn sau ngày 30/4/1975, thử hỏi Tăng Ni và Phật tử làm sao chịu nổi những đòn phép mà hắn và Đảng Cộng sản Việt Nam tung ra để tiêu diệt Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Nhớ lại vào tháng 6/1966, khi Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Lực Lượng CSQG Thừa Thiên-Huế dẹp loạn tranh đấu miền Trung của Thích Trí Quang, tôi đã bắt Nguyễn Khắc Từ.
Nguyễn Khắc Từ chắc hẳn ông vẫn còn nhớ rõ.
Tình báo Chiến Lược Cộng sản Việt Nam thả con rận độc Nguyễn Khắc Từ vào nằm trong áo cà sa của quý thầy trong bao nhiêu năm, cùng với Thích Trí Quang và Trung Tá Cộng Sản Tình Báo Chiến Lược Hoàng Kim Loan, để cầm nắm, lèo lái Phật giáo Việt Nam Thống Nhất theo ý muốn và mưu đồ của Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thế nhưng bọn chúng quên một điều:
Ở cõi đời này có luật thừa trừ – “Vỏ quýt dày, vẫn còn có móng tay nhọn” .
Con rận độc Nguyễn khắc Từ vào tháng 6/1966, cũng đã bị cấy vào người một chất “Sinh tử phù cực độc”. Nguyễn khắc Từ, chắc ông vẫn chưa quên ai là Cán Bộ Điều Khiển?
Hãy dừng tay lại ngay lập tức, Nguyễn Khắc Từ, tên phản bội, tên Việt Cộng nằm vùng trong Phật giáo. Đừng tưởng rằng sau 1975, chính phủ VNCH không còn nữa, Cảnh sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế đã bị xoá tên, thì chất độc Sinh tử phù sẽ không còn tác dụng. Lầm lớn rồi Nguyễn khắc Từ - Đồng ý, miền Nam đã không còn trong tay người Quốc Gia - Nước mất - Nhà tan, Thân phận lưu lạc - Chúng tôi những kẻ đã bị chôn, nhưng chưa chết, nếu tôi phá vỡ nguyên tắc, bạch hoá hồ sơ, thì chính ông là kẻ chưa chết, nhưng sẽ bị chôn, hậu quả như thế nào chắc ông hiểu rõ hơn tôi nhiều.
“Báo nhận hiểu và thi hành” đi ! Nguyễn Khắc Từ, tên Việt cộng nhơ nhớp, bẩn thỉu, hơn loài cầm thú.

- Thích Chánh Trực .
Xuất thân từ chùa Phật học Quảng Trị, thường được gọi là điệu Sung, hay chú tiểu Sung. Sau đó vào tu tại chùa Tường Vân. Ngôi chùa nằm phía sau đồi Quảng Tế. Ngôi chùa này chính là nơi tu đạo của Ngài Đại Lão Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, Giáo chủ Phật Giáo Việt Nam thống nhất.
Thích Chánh Trực có nét mặt và dáng dấp của một tên thảo khấu giang hồ, nhưng lại có tài ăn nói, hùng biện, thu hút quần chúng. Thích Chánh Trực là cánh tay mặt và là truyền nhân của Thích Trí Quang, cũng là cơ sở quan trọng của Hoàng Kim Loan, trong công tác Tôn Giáo Vận. Mọi cuộc biểu tình của Phật giáo tổ chức, chống đối chính quyền, hắn là nhân vật chính, hướng dẫn, sách động. Thích Chánh Trực là đảng viên Cộng sản do Hoàng Kim Loan kết nạp.
Hoàng Kim Loan còn khai, có một khoảng thời gian sau Mậu Thân, vì tình hình an ninh quá căng, trong thành phố Huế không còn là nơi an toàn cho hắn trú ẩn, vì lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế tổ chức hành quân Cảnh Sát liên miên, lùng soát bất chợt, Hoàng Kim Loan đã được Thích Chánh Trực đưa vào trú ngụ với y tại chùa Tường Vân, khoảng trên một năm. Hoàng Kim Loan phát giác Thích Chánh Trực đã có dan díu với một nữ tín đồ và có một đứa con trai với người này. Cũng theo Hoàng Kim Loan, bản chất tên này hung ác, dâm loạn, trẻ không tha, già không chừa, có một lần Hoàng Kim Loan bắt gặp hắn hành lạc với một nữ tín đồ ngay trong phòng của hắn, và chính Hoàng Kim Loan đã phê bình Chánh Trực làm như vậy là “thiếu đạo đức Cách mạng”, nhưng hắn vẫn chứng nào tật đó. Hắn thường ăn mặn, không ăn chay, thức ăn của hắn do các nữ tín đồ tình nhân đem đến chùa cho hắn, thường là đậu đen được hầm với thịt thái nhỏ, có trời mà biết được hắn ăn mặn.
- Thích Thiện Siêu .
Tên thật là Võ Trọng Tường, pháp danh Tâm Phật, hiệu Thiện Siêu.
Sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Dậu (1921), tại làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Thân phụ là ông Võ Trọng Giáng.
Thân mẫu là bà Dương Thị Viết.
Xuất gia năm 14 tuổi 1935, tu tại chùa Quan Thánh tức chùa Ông, gần chùa Diệu Đế thuộc Quận II (Quận Tả Ngạn) thành phố Huế. Sư phụ là thầy Mật Kế .
Thích Thiện Siêu đảng viên Cộng sản do Hoàng Kim Loan kết nạp.
Một trong những cơ sở quan trọng Tôn giáo vận của Hoàng Kim Loan. Hắn hoạt động chìm, có trách nhiệm nghiên cứu các đối tượng ở các khuôn hội Phật giáo, các Phật tử, cung cấp cho Hoàng Kim Loan để tổ chức, kết nạp. Sau 30/4/1975, Thích Thiện Siêu lộ nguyên hình là tên Cộng sản nằm vùng trong Phật Giáo :
- Từ tháng 4/1981, Thích Thiện Siêu được Trung ương đảng Cộng sản tiến cử làm dân biểu Quốc hội liên tiếp 3 khóa: Khóa 8, 9, 10.
- 1981 thành viên phái đoàn “Phật Giáo quốc doanh”
tham dự hội nghị tại Moscow.
- 1985 Trưởng đoàn Đại biểu thăm Liên Sô và Mông Cổ.
- 1989 tham dự Hội nghị Hoà Bình tại Mông Cổ.
- 1995 thành viên của Phái đoàn Quốc Hội Cộng sản Việt Nam tháp tùng với Chủ tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh thăm viếng các nước Đông Âu và Nghị viện Âu Châu.
- 1999 Đại diện Phật giáo quốc doanh sang thăm hữu nghị Phật giáo Trung cộng.
- Năm 2000 nhận lãnh Huân Chương Độc Lập hạng II do Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam trao tặng.
- Thích Như Ý
Thích Như Ý, trụ trì chùa Trà Am, cơ sở Tôn Giáo vận. Hoàng Kim Loan tổ chức và kết nạp y vào trước 1963. Chùa Trà Am cũng là trạm giao liên ngoại thành của cơ quan Thành ủy Huế. Huế có hằng trăm ngôi chùa, nhưng có thể nói không một ngôi chùa nào có cảnh trí thanh nhã bằng chùa Trà Am.
Nằm cách núi Ngự Bình khoảng bốn cây số đường bộ về hướng Nam, trong vùng Tứ Ngũ Tây thuộc quận Hương Thủy. Sau lưng chùa là những đồi thông, một giòng suối chảy ngang trước mặt chùa, muốn vào chùa phải đi qua chiếc cầu nhỏ bắc qua giòng suối, những tàn cây cổ thụ cả trăm năm phủ rợp bóng từ cổng chùa vào đến tận bên trong. Chùa chỉ có hai căn nhà mái ngói rêu phong, đó là khu chánh điện và nhà hậu trai, đâu đâu cũng đầy hoa thơm cỏ lạ, phảng phất mùi hương nhẹ nhàng. Nơi đây là một cảnh tiên trong cõi trần tục. Chùa Long Giáng của Khái Hưng trong Hồn Bướm Mơ Tiên cũng chỉ là một nét nhỏ của chùa Trà Am. Đã bước vào đây thì mọi phiền lụy trong cõi hồng trần đều rũ sạch, vậy mà tiếc thay, bọn Việt cộng lại dùng nơi đây làm trạm liên lạc, chuyển vận người và dụng cụ về mật khu, ra vào thành phố Huế, và vị sư trù trì là Thích Như Ý lại là cơ sở của Hoàng Kim Loan.
Lời khai của Hoàng Kim Loan làm tôi hồi tưởng lại, vào mùa hè năm 1970, tôi cũng đã vào ngôi chùa Trà Am bắt Thích Như Ý và đám cơ sở nội thành Việt cộng đang nhóm họp. Vụ này đã tạo cơn bão chính trị lớn tại thành phố Huế, hàng loạt biểu tình của Phật giáo phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo. Chuyện xảy ra như sau :
Vào khoảng cuối tháng 12/1969, nhiều lần cơ quan tình báo quân sự Hoa Kỳ CID tại Phú Bài thông báo cho tôi, tại tọa độ . . . có điện đài đang phát sóng. Dò trên bản đồ quân sự 1/100,000 thì đó là địa điểm của Chùa Trà Am.
Hai tháng sau đó, vào tháng 2/1970, qua viên Thiếu tá cố vấn chương trình Phụng Hoàng, CID chuyển cho tôi bốn tấm không ảnh chụp về đêm, phát giác một toán nhỏ 3 tên Việt cộng có vũ trang, xuất hiện phía sau nhà hậu trai của ngôi chùa. Ảnh chụp rất rõ ràng. Tôi bàn với Đại úy Trương Công Ân, trưởng phòng CSĐB, và sau đó chúng tôi đã thiết lập một trạm bí mật theo dõi, giám sát hàng ngày ngôi chùa này, chỉ ban ngày mà thôi, ban đêm toán theo dõi được rút về, vì đây là khu vực vùng D, vùng xôi đậu, có phần nguy hiểm cho toán theo dõi .
Chỉ không đầy 6 tuần lễ sau, chúng tôi phát giác có một số cơ sở nội thành Việt cộng, đang nằm trong mục tiêu theo dõi của chúng tôi đã lên hội họp tại đây vào những ngày thứ bảy hoặc chúa nhật, khi mà thiện nam tín nữ thăm viếng chùa đông đảo.
Trung tuần tháng 5/1970, cơ sở chúng tôi trong lực lượng Học sinh, Sinh viên Giải Phóng thành phố Huế, báo cho biết sẽ có phiên họp của đám cơ sở nội thành tại chùa Trà Am.
Vào 6 giờ 30 sáng ngày 19-5-1970, tôi đổ 2 trung đội CSDC và khoảng 20 CSĐB bao vây, chặn mặt sau ngôi chùa, tôi, Đại úy Ân, một số CSĐB và một trung đội CSDC tiến thẳng vào chùa bằng cổng chính. Có lẽ trong chùa đã biết, nên khi chúng tôi vừa vào đến sân, thì gặp ngay vị sư Thích Như Ý đang lơ đãng quét lá vàng vào ban sáng, có ý chặn chúng tôi lại ngay tại đó. Ông làm ra bộ ngạc nhiên cất giọng hỏi chúng tôi:
- Chào Đại úy, ông và anh em Cảnh Sát đi đâu sớm vậy mà sao lại lạc vào đây?
- Bạch Thầy, chúng con không đi lạc, chúng con đang hành quân Cảnh Sát ở vùng này.
- Bạch Thầy, con là Đại úy Liên thành, Trưởng ty Cảnh sát.
- Tôi biết, vội vàng chi, mời Đại úy và anh em vào hậu trai uống tí trà vào buổi sáng.
- Cám ơn Thầy, nhưng anh em đang làm việc.
Tôi đi thẳng vào ngay vấn đề :
- Thưa Thầy, chiều qua có một số thanh niên vào chùa, mãi đến tối không thấy trở ra, con muốn tìm kiếm đám này, vì họ là đám phá rối trị an, cơ sở Việt cộng.
Ông lạnh lùng nhìn tôi và nói:
- Đại úy Liên Thành, ông thấy đó, cảnh chùa vắng vẻ có ai đâu.
Tôi tự nói với mình: ''A di đà Phật, bậc tu hành sao còn nói láo''.
- Vâng, sân chùa vắng vẻ, chẳng có ai, nhưng con nghĩ họ ở trong chùa, vì thế con muốn thầy cho phép soát trong chùa.
- Ông Trưởng ty muốn lục soát chùa cũng được, nhưng ông Trưởng ty có giấy cho phép của Thượng Tọa chánh Đại Diện Phật giáo miền Vạn Hạnh hay không, nếu có thì ông Ty cứ tự nhiên, còn bằng không, thì ông Ty không thể vào lục soát được.
- Thưa Thầy, luật pháp quốc gia không có quy định nhân viên công lực khi thi hành phận sự phải xin phép một tôn giáo nào cả. Bây giờ không phải là năm 1966, CSQG/Thừa Thiên-Huế phải xin phép, tuân lệnh các thầy. Con xin phép Thầy chỉ là vấn đề lịch sự, không phải là thủ tục pháp lý.
Ông nhìn tôi và nặng lời:
- Ông Trưởng ty Liên Thành là con giòng cháu giống, cháu nội Kỳ Ngoại Hậu Cường Để sao lại chạy theo Thiệu Kỳ đàn áp Phật giáo?
- Con không còn nhớ mình là cháu nội của ai, chỉ biết giờ này là Trưởng ty Cảnh sát, đang thi hành phận sự của một nhân viên công lực, yêu cầu thầy đứng qua một bên đừng cản trở nhân viên công lực thi hành nhiệm vụ. Bốn nhân viên Cảnh sát, hai Đặc biệt, hai Dã chiến, vây ông ta vào giữa. Vừa ngay khi đó thì đơn vị bọc sau lưng chùa dẫn vào năm thiếu niên và một phụ nữ dáng dấp chưa đầy ba mươi tuổi. Trung đội trưởng CSDC có nhiệm vụ chặn phía sau chùa cho biết cả sáu người này từ trong chùa chạy ra thì bị bắt giữ ngay.
Tôi cho lệnh soát chùa, nhưng dặn anh em phải hết sức cẩn thận, mục đích lục soát là kiếm người và tìm điện đài, người đã bắt được rồi, nhưng điện đài thì thật khó, vì điện đài là một vật nhỏ, nếu không biết vị trí cất dấu chính xác thì khó mà tìm được.
Sau gần 45 phút tìm kiếm điện đài, chúng tôi đành bỏ cuộc, rời khỏi chùa Trà Am vào hồi 9 giờ sáng, ngày 19-5-1970 mang theo năm thanh niên một phụ nữ cùng thầy Thích Như Ý và một số tài liệu trong đó có một bản Nghị Quyết mới nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Hà Nội, (tôi không còn nhớ đó là bản Nghị quyết số mấy). Tổng cộng bảy người, tất cả bị bắt đem về Trung tâm thẩm vấn.
3 giờ chiều cùng ngày, ngày 19-5-1970, Phật Giáo bắt đầu biểu tình. Đoàn biểu tình rầm rộ kéo xuống trước Tòa Hành Chánh Tỉnh phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo và yêu cầu thả người. Tôi liền cho 3 trung đội CSDC tăng cường giữ an ninh Toà Hành Chánh Tỉnh, nhưng không cho lệnh giải tán đoàn biểu tình.
Tại Trung Tâm thẩm vấn, Trung Úy Hồ Lang, Trưởng cơ quan G-4 (Trung tâm thẩm vấn), cùng anh Trần Vững, Trưởng ban khai thác tin tức, không gặp khó khăn trong việc thẩm vấn và khai thác tin tức của năm thanh niên và người phụ nữ kia. Y thị nhìn nhận mục đích buổi họp tối hôm đó tại chùa Trà Am là để bố trí công tác cho năm cơ sở nội thành, thực hiện một số mục tiêu phá hoại bằng chất nổ tại một vài cơ sở quan trọng của chính quyền trong thành phố Huế, và đặt chất nổ tại 2 rạp chiếu bóng, đó là rạp Ciné Tân Tân ở đường Trần Hưng Đạo và rạp Ciné Châu Tinh, tại đường Chi Lăng quận II thành phố Huế.
Người đàn bà này có tên là Lê thị Út, cán bộ an ninh cơ quan Thành ủy Huế, đã chuyển vận một số chất nổ từ mật khu về chùa Trà Am, và đem cất dấu tại khu nghiõa trang dưới chân núi Ngự Bình, đợi sau khi y thị họp xong với năm thanh niên cơ sở nội thành này, y thị sẽ chỉ chỗ cất dấu chất nổ cho họ đến lấy và thi hành công tác phá hoại.
Đại úy Trương Công Ân, Trưởng phòng CSĐB, cùng với một toán CSĐB đi cùng y thị đến chỗ cất dấu chất nổ, đã tịch thu được một số lượng khoảng 6 kg chất nổ TNT, và 8 ngòi nổ chậm.
Riêng về phần thẩm vấn Thích Như Ý thật khó khăn. Hai chuyên viên lỗi lạc trong ngành thẩm vấn là Trung Úy Hồ Lang, Truởng cơ quan G-4 và anh Trần Vững, Trưởng ban khai thác tin tức, cũng đã phải nao núng. Bởi lẽ đầu tiên ông ta vẫn mặc y phục của vị tu hành Phật giáo, không chịu thay y phục của tù nhân, điều này đã tạo khó khăn về mặt tâm lý và tôn giáo không ít cho thẩm vấn viên.
Huế sau 1963, ngoài xã hội có bao nhiêu đảng phái chính trị, bao nhiêu tôn giáo, thì trong lực lượng CSQG Thừa Thiên Huế đều có bấy nhiêu, tỷ như :
Chi Bộ Cảnh sát Quốc Dân Đảng, Chi Bộ Cảnh sát Đại Việt Cách Mạng, Chi Bộ Cảnh sát Nhân Xã Đảng, Chi Bộ Cảnh sát Tân Đại Việt, và nhiều thứ Chi Bộ Cảnh sát của các đảng phái khác, thật kể không hết, cũng may là không có Chi bộ Cảnh sát đảng cộng sản, nếu có, thì BCH/ Cảnh sát Thừa Thiên-Huế đã trở thành Lực lượng Liên Minh Dân tộc, Hòa hợp, Hòa giải. Hoa Kỳ, cộng sản, và VNCH chẳng cần tốn thì giờ và bút mực ký hoà đàm Paris làm chi cho mệt. . .
Về tôn giáo thì có Cảnh sát Phật tử, Cảnh sát Công giáo v. v. . . đó là thực trạng đáng buồn trong BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế sau 1963. Thật khó khăn cho cho tôi trong việc chỉ huy và điều hành một lực lượng đông đảo trên 5000 nhân viên, có lẽ vì vậy mà chẳng ai muốn thay thế tôi trong chức vụ Trưởng Ty Cảnh sát Thừa Thiên-Huế, và cũng vì thế mà tôi phải ngồi lỳ trong 9 năm trời tại nhiệm sở này.
Không một thẩm vấn viên nào chịu phụ trách thẩm vấn Thích như Ý. Đưa người này thẩm vấn thì :
- Thưa ông Ty, em Phật tử, em không dám, xin ông Ty cử người khác.
Giao thẩm vấn viên khác phụ trách, cũng lại:
- Thưa ông Ty, em Công giáo, sợ mất lòng bên anh em Phật giáo. Tôi nổi giận:
- Ông nào cũng là Cảnh sát, cũng là nhân viên công lực, ăn lương chính phủ mà lại từ chối nhiệm vụ giao phó, tại sao lại đưa tôn giáo vào nơi này? Ông Công giáo sợ ông Phật giáo, Ông Phật giáo sợ một tên Việt cộng đội lốt tu hành. Được rồi, anh em không làm thì tôi làm.
Tôi thấy ngay trở ngại đầu tiên là tấm áo nâu sồng khoác trên người một kẻ đã lợi dụng màu áo nâu tu hành làm vỏ bọc, để hoạt động cho Cộng sản, nhưng lại có giá trị khơi động niềm tin tôn giáo và sự nể trọng các bậc tu hành trong lòng thẩm vấn viên. Vì vậy, phải tháo bỏ tấm áo này, thì nhân viên thẩm vấn mới khỏi lẫn lộn giữa đạo và đời, giữa vị chân tu và kẻ lợi dụng tôn giáo, hoạt động cho địch.
Tôi nói với trưởng cơ quan G-4, Trung Úy Hồ Lang ý nghĩ của tôi, và yêu cầu anh ta lấy áo tù, và tôi sẽ phụ trách chuyện này.
Tôi vào phòng thẩm vấn gặp Thích như Ý :
- Nơi này không phải là chùa Trà Am, mà là Trung tâm thẩm vấn, vì thế tôi yêu cầu ông thay áo quần can phạm, ông không bằng lòng tôi vẫn phải thay cho ông, đây là thủ tục bắt buộc.
Miệng nói, tôi tiến về phía ông với bộ áo quần trên tay. Ông ta có vẽ hoảng hốt:
- Tôi thay. . . tôi thay. . .
Tôi đã đoán đúng tâm lý của ông ta: Mặc dầu ông ta hoạt động cho Việt cộng, nhưng bản chất vẫn là một kẻ tu hành, không bao giờ để thân thể trần truồng trước mắt kẻ lạ, vì thế ông hốt hoảng tự động làm việc đó mà không cần đến tôi. Tôi bước ra khỏi phòng và chỉ năm, mười phút sau quay lại, ông ta đã thay xong, mặc bộ đồ đen.
Suốt đêm 19-5-1970, Tôi, Ân, trưởng cơ quan G-4 và Trần Vững, thay phiên nhau thẩm vấn ông ta, mãi gần trưa ngày hôm sau, đã quá mệt mỏi không chống nổi với chiến thuật xa luân chiến của chúng tôi, và sau khi cho ông xem lời khai của sáu cơ sở đã bị chúng tôi bắt trong chùa của ông, biết là khó chối cãi, khi đó ông mới bắt đầu khai rõ mọi hoạt động.
Tôi còn nhớ ông ta ăn nói thô bạo và tục tĩu còn hơn nhân vật sư Lỗ Trí Thâm trong truyện Thủy Hử của Trung Hoa. Trong đời tôi, đây là lần đầu, tôi nghe được những lời chửi rủa, văng tục từ miệng một kẻ tu hành, tôi ngạc nhiên và xấu hổ.
Ông ta lôi từ ông sơ, ông cố của tôi, từ Vua Gia Long, đến ông nội tôi là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ra chửi, ông ta ví mặt tôi và anh em thẩm vấn viên giống như cái đó. . . của đàn bà. Rủa sả chúng tôi là đồ mật thám, chó săn, chạy theo Thiệu, Kỳ đàn áp Phật giáo. Mỗi lần ông ta văng tục xong tôi lại hỏi ông:
- A di Đà Phật, ông chửi xong chưa? Sao tu hành mà ăn nói tục tĩu như vậy.
Đây là một câu chuyện thật về ông Như Ý, ngoài tôi, còn một số anh em thẩm vấn viên đã bị ông ta chửi, hiện định cư tại Hoa Kỳ chắc không quên chuyện đó.
Ngày 20-5-1970 lực lượng Phật giáo vẫn tiếp tục biểu tình phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo, và yêu cầu chính quyền thả người.
Cũng trong ngày này, tôi nhận được hai công điện khẩn cấp, một của Văn phòng Tư Lệnh CSQG, Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, và một của Đại Tá Trưởng Khối Cảnh Sát Đặc Đặc Biệt, yêu cầu tôi báo cáo tình hình và giải thích nội vụ bắt giữ Thích Như Ý.
Tôi đánh điện phúc trình nội vụ, tôi cũng đã tiên liệu trước, vụ này sẽ trở thành lớn chuyện, vì Thích Như Ý có liên hệ gia đình với Thượng Tọa Thích Trí Thủ, Tổng thư ký Viện Hóa Đạo tại Sàigòn.
Tôi suy nghĩ với tình hình này, nếu để lâu, nội vụ sẽ là cơ hội tốt cho cho nhóm cơ sở Việt cộng nằm vùng trong Phật giáo tạo ra biến động lớn, và sẽ gây nhiều phiền toái cho chính phủ và nhất là cho chúng tôi. Tôi họp với Ân và một số anh em Sĩ Quan trong ban tham mưu, đưa ra hai giải pháp để giải quyết:
1- Lập hồ sơ nội vụ thật nhanh để giải tòa, hoặc đưa ra Hội Đồng An Ninh Tỉnh với tội danh : Hoạt động cho Việt cộng và âm mưu phá rối trị an, và nếu cần họp báo công bố nội vụ.
2- Thương lượng, trao đổi trực tiếp, với Giáo Hội Phật giáo tại Huế. Anh em đều chọn giải pháp thứ hai. Tiên lễ, hậu binh. Thương lượng trước.
8 giờ tối ngày 21-5-1970, tôi lên chùa Linh Quang gặp Thượng Tọa Thích Mật Nguyện, với đầy đủ hồ sơ của Thích như Ý và đồng bọn. Chùa Linh Quang nằm trong khu vực Từ Đàm, phía sau lăng Cụ Phan Bội Châu.
Thượng Tọa Thích Mật Nguyện là một vị cao tăng đức hạnh, đối với Phật giáo đồ và ngay cả những người ngoại đạo, những ai đã gặp ông đều phải nể trọng, cung kính.
Năm 1968, khi Thích Đôn Hậu thoát ly ra Hà Nội, Thượng Tọa Thích Mật Nguyện được giáo hội đề cử vào chức Chánh Đại Diện Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất miền Vạn Hạnh thay thế Thích Đôn Hậu.
Là một vị lãnh đạo Phật Giáo Ấn Quang tại Miền Trung sau 1968, với tấm lòng từ bi, trong mọi tình huống gay cấn, khó khăn giữa giáo hội và chính quyền, Thượng Tọa vẫn luôn luôn chủ trương hoà giải, mặc dầu Thượng Tọa vẫn thường xuyên gặp áp lực nặng nề của những tín đồ quá khích và đám cơ sở Việt cộng nằm vùng trong giáo hội.
Tôi được Thượng Tọa tiếp tại nhà hậu trai, sau khi trình bày rõ ràng nội vụ, và để Thượng Tọa xem lời khai của Thích Như Ý và đồng bọn, cùng một số tin tức, tài liệu quan trọng trong đó có bốn tấm không ảnh. Tôi kết luận :
- Bạch Thầy, lời khai của họ đã rõ ràng, đủ yếu tố đưa họ ra Tòa, hoặc Hội đồng An ninh Tỉnh, và nếu cần con có thể mở cuộc họp báo để bạch hoá hồ sơ, công bố chi tiết nội vụ cho báo chí và đồng bào rõ đâu là sự thật.
Tôi hỏi Thượng Tọa Thích Mật Nguyện :
- Bạch thầy, cứ mỗi lần lực lượng CSQG/ThừaThiên-Huế phá vỡ một tổ chức Việt cộng và bắt giữ một số cơ sở nội thành của tổ chức đó, thì giáo hội tại Huế lại biểu tình chống đối và cho đó là hành động đàn áp Phật giáo, vậy những người biểu tình đó họ là ai? đang ở chiến tuyến nào? Bắc hay Nam vĩ tuyến 17 ?
Thượng tọa ngồi trầm ngâm suy nghĩ, cuối cùng ông nói với tôi:
- Con đã biết trong giáo hội tại Huế, người của bên kia cũng nhiều, khó mà kiểm soát được họ, nhưng thôi, Thầy không muốn đề cập đến chuyện này.
Các cuộc biểu tình vừa rồi, không phải giáo hội hành động, mà là một nhóm Phật giáo đồ, khi nghe tin chùa Trà Am bị lục soát và thầy Thích Như Ý bị chính quyền bắt, họ hấp tấp tự động tổ chức biểu tình phản đối, họ chẳng cần xin lệnh của giáo hội, chẳng có lệnh của Thầy, mọi chuyện có thể trở nên trầm trọng hơn, thôi thì mỗi bên nhường nhịn nhau một tí. Thầy sẽ cho họ biết rõ nội vụ và yêu cầu họ chấm dứt biểu tình. Phần con, cũng nên tha cho thầy Như Ý và mấy người đó đi, hoá giải tất cả.
- Bạch thầy, thật khó cho con, thầy Thích Như Ý và mấy người kia là cơ sở và cán bộ an ninh nội thành Việt cộng, họ đang mưu toan và đã có kế hoạch đặt chất nổ phá hoại, và giết hại dân lành, họ phải bị truy tố ra toà. Thượng toạ cắt ngang lời nói của tôi:
- Thôi được, mấy người kia là chuyện ngoài đời, thế tục, thầy không muốn nhúng tay vào, riêng thầy Thích Như Ý, con tha cho ông ta, con có muốn thầy đứng bảo lãnh cho thầy Như Ý không?
- Dạ, không dám, con chỉ có thể hứa với thầy và sẽ làm đúng lời hứa là thay vì đưa thầy Như Ý ra toà, con sẽ đưa ra Ủy Ban An ninh Tỉnh, với đề nghị thật nhẹ, nhưng 6 người kia con vẫn lập thủ tục giải toà, và lời hứa thứ hai là sẽ không tổ chức họp báo công bố nội vụ, nhưng với điều kiện sẽ không có cuộc biểu tình nào nữa vào ngày mai.
- Con yên tâm đi, thôi con về, xe để ở đâu? Con ra cửa sau, cẩn thận đừng để ai thấy, thiên hạ lại tung tin thầy có quan hệ với ông Liên Thành, với Mỹ. Ngoại trừ chuyện quan trọng, khẩn cấp, bình thường, con cứ nói thằng Bích lên gặp thầy là được rồi.
“Thằng Bích” là chú tiểu Bích, tu đạo tại chùa này, chùa Linh Quang, không biết từ hồi mấy tuổi, nhưng năm tôi học tiểu học trường Nam Giao, tôi đã chơi thân với chú tiểu Bích, vì gia đình tôi ở ngay trong vườn lăng Cụ Phan Bội Châu, chỉ cách chùa Linh Quang một con đường nhỏ, tôi thường vào chùa rủ hắn đi đánh bi với đám bạn trong xóm Từ Đàm - Linh Quang.
Hắn tu chưa lên được chức Đại đức thì giai nhân xuất hiện, người đẹp là em ruột của thầy Thích Mật Nguyện, hắn phải lòng người đẹp nên ốm tương tư, cuối cùng xin cởi áo tu, hoàn tục, và xin Thuợng Tọa Thích Mật Nguyện cưới nguời đẹp làm vợ, một mái lều tranh hai quả tim. . . chì cạnh chùa Linh Quang.
Năm 1966, khi tôi về Cảnh Sát thì gặp hắn chững chạc trong bộ cảnh sát sắc phục, tôi rút hắn về văn phòng tôi, thường đi với tôi trong mọi công tác. Hoàn tục đã lâu, nhưng chiếc đầu vẫn trọc lóc không một sợi tóc. Tôi thăng cấp tu hành cho hắn, thường gọi hắn là “Thượng Tọa Bích”, hắn chỉ nhăn răng cười mà không cự nự. Hắn là một gạch nối giữa tôi và Thượng Tọa Thích Mật Nguyện, trong những công việc cần dàn xếp giữa chính quyền và Giáo Hội.
Ngày 28-2-1975, khi Việt cộng chiếm Huế, Bích là chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia đầu tiên của lực lượng CSQG/Thừa Thiên-Huế, rút súng bắn vào đầu, tự sát ngay dốc Bến Ngự, cách chùa Linh Quang không xa.
Ngày nay cứ mỗi độ 30 tháng 4 về, anh em chúng tôi thường nhắc đến anh: Nguyễn Văn Bích với tấm chân tình, kính trọng một vị anh hùng liệt sĩ Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế. Xin cầu nguyện cho anh đời đời yên nghỉ ở cõi Niết Bàn, nơi mà anh đã chọn tìm đến từ thuở tuổi ấu thơ. Vĩnh biệt Nguyễn văn Bích . . . . . . “Thượng tọa Bích” .
Trở lại chuyện Thích Như Ý:
Ngày hôm sau, 22-5-1971, hồ sơ Thích Như Ý, và sáu người kia được chuyển qua Hội Đồng An ninh Tỉnh truy tố tội danh, với đề nghị:
- Thích như Ý : 3 tháng
- Sáu người kia: 2 năm tái xét
Cuộc biểu tình chấm dứt kể từ 10 giờ sáng ngày 22-5-1970. Tưởng mọi chuyện đã yên ổn, nhưng lại không bình yên. Ba ngày sau, 26-5-1970 khoảng 9 giờ sáng viên Cố vấn CSĐB gặp tôi:
-Đại úy Thành, ông gặp rắc rối rồi, một tí thôi.
Tôi ngạc nhiên hỏi ông ta:
-Chuyện gì xảy ra?
Ông ta nói:
-Nội trong ngày hôm nay, có thể là hai, hoặc ba giờ chiều, Thiếu Tuớng Phong, Tư Lệnh của ông, cùng với một phái đoàn cao cấp của chính phủ Sàigon sẽ gặp ông, để điều tra vụ chùa Trà Am.
Quả đúng như lời của viên cố vấn CSĐB, khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, điện thoại reo, đầu đây bên kia là giọng nói của Thiếu úy Chính, Trưởng Ban an ninh phi trường Phú Bài:
- Đại úy, em Thiếu úy Chính, Đại úy giữ máy, Thiếu tướng Tư lệnh muốn nói chuyện với Đại úy.
- Allo ! Thiếu tướng Tư lệnh đây Liên Thành. Thiếu Tướùng đang ở phòng khách của phi trường Phú Bài, em đem hết hồ sơ vụ chùa Trà Am xuống đây gặp Thiếu Tướng.
- Em nhận rõ Thiếu Tướng, xin Thiếu Tướng cho em khoảng 30 phút em sẽ trình diện Thiếu Tướng.
Hơn ba mươi phút sau tôi có mặt tại phòng khách danh dự phi trường Phú Bài. Mọi người đang đợi tôi trong phòng khách danh dự, gồm có:
- Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, Tư lệnh CSQG.
- Đại Tá Nguyễn Khắc Bình, Giám đốc Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
- Một Đại Tá thuộc Cục An ninh Quân đội (nếu tôi nhớ không lầm là Đại Tá Nhuận)
- 4 sĩ quan cao cấp của Khối CSĐB/ BTL.
Sau khi tôi chào Thiếu Tướng Tư Lệnh và các sĩ quan trong phái đoàn, Thiếu Tuớng Tư lệnh nói với tôi:
- Vì không có thì giờ, nên Thiếu Tướng gặp em ở đây, dịp khác Thiếu Tướng sẽ thăm BCH, bây giờ em trình bày cặn kẽ vụ chùa Trà Am cho Thiếu Tướng và phái đoàn rõ.
Tôi hiểu ngay đây là một cuộc điều tra, và thân phận của tôi chỉ là một hạt bụi nhỏ trong cơn lốc chính trị giữa hai luồng áp suất mạnh : Phật giáo và Chính phủ trung ương, vì Thích như Ý là anh ruột của Ngài Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Tổng thư Ký Viện Hoá Đạo Phật Giáo ÁÂn Quang tại Sàigòn.
Tôi bắt đầu trình bày từng chi tiết một, diễn biến vụ chùa Trà Am :
1- Khởi đầu, cơ quan Tình báo quân đội Hoa Kỳ (CID), ban kiểm thính, báo cho tôi biết có điện đài Việt cộng phát tuyến nhiều lần tại chùa Trà Am.
Sau đó CID lại chuyển tiếp cho tôi 4 bức không ảnh do phi cơ thám thính của CID chụp được, phát giác một toán 3 tên Việt cộng có võ trang đang đứng sau nhà hậu trai của Chùa Trà Am.
2- Tôi chỉ thị cho phòng CSĐB đặt trạm theo dõi gần chùa Trà Am, và sau đó khám phá một số cơ sở nội thành Việt cộng vào ra ngôi chùa. Số cơ sở này chúng tôi đã biết từ trước, vì hiện đang nằm trong một vài chiến dịch xâm nhập của phòng CSĐB.
3- Trước ngày 18-5-1970, nguồn tin nội tuyến từ trong lực lượng “Học Sinh, Sinh Viên, Giải Phóng thành Phố Huế” của Việt cộng báo tin: “Sẽ có một phiên họp quan trọng tại Chùa Trà Am vào tối ngày 18-5-1970”
4- Vào lúc 6 giờ 30 sáng ngày 19-5-1970, bao vây chùa Trà Am và bắt giữ một nữ cán bộ an ninh thành, tên Lê Thị Út, sáu cơ sở Việt cộng trong đó Thích Như Ý.
5- Sau khi thẩm vấn, tất cả người này đều nhìn nhận họ hoạt động cho cơ quan An ninh Thành Ủy Huế và mục đích của buổi họp này là lên kế hoạch, đặt chất nổ một vài địa điểm trong thành phố như : Ty Bưu Điện, Ty Ngân Khố, Toà Hành Chánh Tỉnh và 2 rạp chiếu bóng Tân Tân, và Châu Tinh.
6- Tang vật tịch thu được gồm có: một số tài liệu quan trọng, trong đó có bản Nghị Quyết mới nhất của Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó theo hướng dẫn của nữ cán bộ Lê Thị Út, thuộc cơ quan An Ninh Thành ủy Huế, Đại Úy Trương Công Ân, Trưởng phòng CSĐB đã tịch thâu được khoảng 6kg chất nổ TNT và 8 ngòi nổ chậm, tại vùng nghĩa trang gần núi Ngự Bình, mà y thị chuyển từ mật khu về Chùa Trà Am, và sau đó đem cất dấu tại địa điểm trên, chờ họp xong chỉ cho năm cơ sở kia đến lấy để thi hành công tác phá hoại.
Ngoài ra, vì khu chùa quá rộng không thể tìm được điện đài họ cất dấu ở đâu.
Trong khi tôi thuyết trình, một trong bốn sĩ quan BTL ngồi ghi chép, một người khác lâu lâu lại rờ vào tay nắm của chiếc cặp để cạnh ông ta, tôi mỉm cười nhìn ông, và ngưng thuyết trình, ghé vào tai ông ta nói nhỏ:
- Ông khỏi lo, tôi sẽ nói lớn hơn để ông thâu cho rõ.
Như một đứa trẻ ăn vụng bị bắt gặp, nét mặt ông ta thẹn thùng, vì bên trong chiếc cặp là một máy thâu băng. Không hiểu ông ta đã được huấn luyện bao nhiêu khoá tình báo, mà hành sự quá tệ.
Sau gần 30 phút trình bày nội vụ, tôi ngưng cuộc thuyết trình, và trình Thiếu Tướng Tư Lệnh, cùng phái đoàn hồ sơ liên hệ nội vụ gồm có:
a- Tin tức của cơ quan Quân Báo Hoa Kỳ (CID) về điện đài phát tuyến tại Trà Am.
b- Bốn tấm lớn không ảnh mà máy bay không thám CID chụp về đêm toán võ trang Việt cộng, tại sau nhà hậu trai chùa Trà Am.
c- Lời khai của Thích như Ý và đồng bọn.
d- Tài liệu mật đã tịch thu được trong đó có bản nghị quyết mới của Trung ương đảng Cộng sản.
e- Ảnh chụp tang vật: 6 kg chất nổ TNT và 8 ngòi nổ chậm
f- Bản báo cáo của cơ sở nằm vùng trong tổ chức Học sinh, Sinh viên Giải Phóng thành phố Huế về phiên họp sắp xảy ra tại chùa Trà Am.
g- Hồ sơ cá nhân của tình báo viên nằm vùng trong tổ chức Học sinh, sinh viên Giải phóng thành phố Huế . [Để bảo mật, và bảo vệ sinh mạng cho tình báo viên, tôi chỉ trình riêng hồ sơ này với Thiếu tướng Tư lệnh mà thôi, sau khi Thiếu Tướng xem xong, tôi lấy lại ngay, không để bất kỳ một ai trong phái đoàn được đọc hồ sơ này].
Tôi tiếp tục:
- Trình Thiếu Tướng và quý vị trong phái đoàn, số tang vật 6kg chất nổ TNT và 8 ngòøi nổ chậm tôi có mang theo xuống đây, hiện đang để ngoài xe, nếu quý vị muốn xem tôi đem vào.
- Không cần đâu Liên Thành, Thiếu Tướng muốn hỏi em một câu nữa:
- Tại sao Phật giáo ngưng biểu tình?
Tôi trình bày nội dung cuộc tiếp xúc của tôi với Ngài Hòa Thượng Thích Mật Nguyện, Chánh đại diện Phật giáo miền Trung, và kết luận:
- Hai bên cùng thuận với những điều kiện được nêu ra nên cuộc biểu tình chấm dứt.
Tôi hiểu phần trình bày của tôi đến đây đã quá đủ, và Thiếu Tướng Tư lệnh cũng cần bàn bạc riêng với phái đoàn, nên tôi xin phép Thiếu tướng Tư lệnh ra ngoài, hiểu ý tôi, ông gật đầu.
Rời phòng khách danh dự, đứng ngay cửa dành cho hành khách ra phi cơ, tôi ngước nhìn trời xanh, mây trắng, lòng thấy thanh thản, nhẹ nhàng như trút đi được bao nhọc nhằn căng thẳng đã gần cả tuần nay, khi đối đầu với vụ chùa Trà Am, và bây giờ với phái đoàn điều tra hỗn hợp : BTL/Cảnh Sát, Phủ Đặc ủy Trung Ương Tình Báo, Cục An Ninh Quân đội.
Tôi tự hỏi : Chẳng lẽ vụ này đụng chạm quá lớn, chính phủ phải cử phái đoàn điều tra hư thực? Chẳng lẽ mình hành động sai ?
Tôi không chủ quan, nhưng không tìm thấy chỗ nào sai. Bắt một kẻ độâi lốt tu hành hoạt động cho Việt cộng, một nữ cán bộ an ninh Thành Ủy Huế và 5 cơ sở của y thị, cùng tài liệu và chất nổ, lục soát một nơi có chỉ dấu Việt cộng đặt điện đài ngay tại chùa Trà Am, lực lượng CSQG/Thừa Thiên-Huế đã phá vỡ kế hoạch của bọn chúng đang mưu toan đặt chất nổ vào các cơ sở của chính quyền, và gài chất nổ giết hại dân chúng trong hai rạp chiếu bóng tại thành phố Huế.
Chúng tôi, lực lượng CSQG/Thừa Thiên-Huế đã làm đủ, và đúng trong trách nhiệm mà chính phủ giao phó:
- Duy trì luật pháp Quốc Gia, bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào.
Vậy sai ở chỗ nào, ở điểm nào, mà nếu đã không sai, thì sao lại có phái đoàn điều tra ?
Tôi tự hỏi mà vẫn không tìm ra đáp số đúng.
Mải suy nghĩ, thì ông chuyên viên thâu băng ra gặp tôi:
- Đại úy, Thiếu Tướng gặp anh, và ông ta tự giới thiệu:
- Tôi, Thiếu tá C. . . khối CSĐB/BTL. Đại úy Ân khá không? - Có lẽ ông Thiếu tá này muốn nói cho tôi biết ông ta là cấp trên của Ân trong khối CSĐB/BTL.
Nhìn dáng dấp và hành động vụng về của hắn khi thâu băng lén trong phòng họp, tôi thật tình không có cảm tình :
- Hân hạnh gặp Thiếu tá, Trương Công Ân là một nhân tài, một chuyên viên tình báo lỗi lạc, trong Khối CSĐB/BTL khó có người so sánh với Trương Công Ân.
Hắn không đến nỗi tối dạ không hiểu tôi đang nói móc hắn, hắn lảng sang chuyện khác:
- Mình vào kẻo Thiếu Tướng đợi.
Không khí trong phòng khách danh dự bây giờ có vẻ nhẹ nhàng hơn, không như lúc đầu, vừa thấy tôi Thiếu Tướng Tư lệnh nói ngay:
- Liên Thành, Thiếu Tướng và phái đoàn phải trở vào Saigòn bây giờ, vụ Trà Am, Thiếu tướng và phái đoàn đã hiểu rõ.
Tôi đưa Thiếu Tướng và phái đoàn ra phi cơ, trước khi bước lên phi cơ Thiếu tướng Tư lệnh nói với tôi:
- Huế khó lắm, em chu toàn công việc như vậy là tốt lắm rồi, gắng lên. Về ông Như Ý cũng nên nhẹ tay cho ông ta một phần nào.
Mọi người lần lượt bắt tay tôi bước lên máy bay, Đại Tá Nguyễn Khắc Bình siết mạnh tay tôi, tôi hiểu đó là cử chỉ biểu lộ sự thông cảm và thấu hiểu mà ông dành cho tôi, tôi nói vừa đủ để ông nghe: - Cám ơn Đại Tá.
Phi cơ cất cánh, để lại một làn khói trắng phía sau giữa bầu trời trong xanh, và cũng để lại trong lòng tôi những suy tư ưu phiền, mình đã hành động đúng hay sai ?
Tôi đi vào bên trong, vừa đi vừa suy nghĩ mông lung, mãi không để ý, một thân hình to lớn chặn ngay lối đi của tôi, nhìn lên, viên Cố vấn CSĐB đã đứng chắn trước mặt tôi từ hồi nào, một thoáng ngạc nhiên tôi hỏi anh ta: - Anh đến hồi nào?
- Chỉ sau Đại úy năm, mười phút.
- Làm gì?
- Tôi nhận lệnh xuống đây, tôi tưởng họ đã đem ông theo vào Sàigòn, cũng may họ giữ đúng lời.
- Tại sao?
- Có lẽ còn quá sớm để ông biết rõ chuyện này.
Dân ngoại giao, tình báo, thường hay nói nửa vời, hiểu sao thì hiểu, tôi cũng chẳng muốn hỏi thêm.
- Đại úy, tôi biết ông bây giờ vừa đói và mệt, mình vào Câu lạc bộ của Sư Đoàn USMC ăn một tí gì, sau đó tôi dẫn ông đi gặp bác sĩ khám bệnh cho ông.
- Đói và mệt thì có, nhưng bệnh thì không, như anh biết, vụ Trà Am, năm, sáu ngày nay tôi và một số anh em đã quá mệt.
Rời khỏi Câu lạc bộ của Sư Đoàn USMC tại căn cứ Phú Bài, tôi cùng viên cố vấn vào bệnh viện dã chiến.......
Khi tôi tỉnh dậy thấy mình đang ở trong một thế giới xa lạ, tưởng là nằm mơ, chung quanh tôi toàn là thương bệnh binh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, viên cố vấn CSĐB đã đứng cạnh giường tôi, tôi hỏi hắn:
- Sao tôi lại ở đây, đây là đâu, bao lâu rồi?
- Bệnh viện dã chiến của USMC, ông đã ở đây gần hai mươi bốn giờ.
Tôi giật mình nói với hắn:
- Thôi chết, vậy ai lo công việc ở BCH, anh em họ đâu biết tôi đi đâu.
- Ông khỏi lo, mọi việc tôi đã báo cho Đại úy Ân sau khi ông vào đây, không có chuyện gì quan trọng xảy ra trong hai mươi bốn giờ qua.
Tôi thắc mắc hỏi hắn:
- Nhưng tại sao lại bỏ tôi ngủ lâu như vậy?
Vẫn câu trả lời nửa vời:
- Tôi sẽ giải thích với ông sau.
Làm việc chung với những người này, những gì họ không muốn nói có cạy răng họ cũng không nói, thôi đành bỏ qua.
Ngoại trừ Đại úy Ân, chẳng một ai trong BCH biết đuợc tôi đã nằm bệnh viện dã chiến của USMC tại căn cứ Phú Bài gần một ngày một đêm.
Sáu năm sau, 1976 tôi gặp lại viên Cố vấn tại Hoa Kỳ, hỏi lại chuyện xưa thì hắn thong thả kể cho tôi nghe:
- Ngày đó họ có ý định gọi anh về Phú Bài và bắt giữ anh đem vào Sàigòn ngay để điều tra, và một trong bốn sĩ quan của BTL đi theo ông Tướng sẽ thay thế anh, nhưng sau khi nghe anh thuyết trình, họ thấy không có lý do nào để bắt anh, vì thế mà họ ra về tay không. Người giúp anh hôm đó chính là anh, chúng tôi rất lo cho anh, nhưng chỉ giúp anh một phần nào thôi. Còn việc anh vào nằm bệnh viện, thứ nhất là để anh phục hồi sức khoẻ, thứ hai là để bảo vệ anh, có vậy thôi. Tôi tạm dừng ngang đây vì chuyện hắn kể tôi không thể kiểm chứng làm sao biết đúng hay không.
***
Tiếp tục lời khai của Hoàng Kim Loan trong đối tượng Phật Giáo tại Huế.

- Thích Thiện Lạc và ngôi Chùa An Lăng.
Hoàng kim Loan khai : Chùa An Lăng là trạm giao liên quan trọng của cơ quan Thành Ủy Huế, và Thích Thiện Lạc trụ trì chùa này, là một trong những cơ sở nòng cốt của Hoàng Kim Loan. Thiện Lạc có 12 năm tuổi đảng, do chính hắn kết nạp Thiện Lạc vào đảng Cộng sản từ năm 1960. Dân chúng và tín đồ trong vùng An Lăng thường quen miệng gọi ông ta là Thầy Ngoạn.
Ngôi chùa An Lăng này nằm về phía tây Nam thành phố Huế, chỉ cách thành phố khoảng hai cây số, đối diện với trụ sở xã Thủy Phước, cách làng Phủ Cam khoảng một cây số và nằm gần lăng Vua Dục Đức và Vua Thành Thái tại làng An Lăng.
An Lăng là một xóm nhỏ cạnh núi Ngự Bình, nằm trên trục xâm nhập của cán bộ thành từ vùng Tứ Tây, Ngũ Tây về thành phố Huế.
Lời khai của Hoàng Kim Loan về ngôi chùa và ông thầy Ngoạn, đã phù hợp với tin tức và hành động của chúng tôi vào gần cuối tháng 12/1970 .
Vào ngày 17/12/1970, nguồn tin tình báo viên xâm nhập gởi về cho hay Thiếu Tá Việt cộng Nguyễn Đối, bí danh Thanh Bình, thuộc ban An Ninh Thành ủy Huế và một toán đặc công thành, sẽ về ém quân trong ngôi chùa này vào khuya ngày 23/12/1970, để tối hôm sau, vào đêm Noel 24/12/1970, lợi dụng hàng ngàn người đi xem đèn, xem máng cỏ Chúa Hài Đồng tại xóm đạo Phủ Cam, bọn chúng sẽ trà trộn vào đám đông và bất thần tung cuộc đột kích vào trụ sở xã Thủy Phước để tạo tiếng vang.
Tôi họp ban tham mưu soạn thảo kế hoạch hành quân phục kích ngay tại ngôi chùa An Lăng. Ưu tiên một là bắt sống tên Thiếu Tá Việt cộng An Ninh Thành ủy Huế Nguyễn Đối, nếu tình huống không thuận tiện thì tiêu diệt toàn bộ bọn chúng.
Cuộc phục kích này sẽ do tôi chỉ huy, với 9 nhân viên CSĐB. Họ là những quân nhân có kinh nghiệm hành quân tác chiến, là những đồng đội của tôi, đã theo tôi từ Nam Hoà biệt phái về CSQG từ 1966.
Tôi đích thân chỉ huy cuộc phục kích này vì 3 lý do:
1- Đây là cuộc phục kích ngay trong chùa, mà hậu quả có thể đụng chạm lớn đến tôn giáo, và nhất là niềm tin của Phật giáo đồ, hậu quả thật khó lường .
2- Tôi là Sĩ quan quân đội, đã từng là Đại đội trưởng tác chiến, ít nhiều thì tôi vẫn có kinh nghiệm về hành quân, phục kích, chạm địch, hơn anh em Sĩ quan Cảnh sát Quốc gia.
3- Đây là một trách nhiệm nặng nề, và có thể đụng chạm đến Phật giáo. Tôi là cấp chỉ huy, phải nhận lãnh mọi hậu quả về hành động này, tôi không muốn anh em thuộc cấp dính vào.
Đại úy Ân trưởng Phòng CSĐB, phái một nữ nhân viên thuộc Biệt Đội Thiên Nga và một nam nhân viên CSĐB, đóng vai cặp tình nhân viếng cảnh chùa, họ có nhiệm vụ quan sát tỉ mỉ và ghi nhớ về vẽ lại sơ đồ ngôi chùa từng chi tiết một, từ ngôi chánh điện, khu nhà trai, ngõ trước, cửa sau, tóm lại không bỏ sót một điểm nhỏ nào.
Tôi cũng họp với Cố vấn CSĐB, và viên Thiếu Tá Cố Vấn chương trình Phụng Hoàng, báo cho họ biết kế hoạch của tôi và yêu cầu họ nếu có thể được, cung cấp cho tôi một số không ảnh vùng chùa An Lăng, để tiện nghiên cứu, hướng và đường đột nhập vào chùa của tên Thiếu Tá Đối và đám đặc công của hắn, hầu tôi có thể đặt toán phục kích đúng hướng bọn chúng đi vào.
Bốn ngày sau, 21/12/1970, tôi đã có tấm họa đồ với đầy đủ chi tiết do Đại úy Ân cung cấp và 6 tấm không ảnh do cố vấn phòng CSĐB cung cấp. Như vậy đã quá đủ đồ nghề, dư sức chơi với đám giặc cỏ.
Sau khi nghiên cứu, tôi quyết định sẽ bố trí toán phục kích nằm về hướng Bắc của sân chùa, vì hướng Nam sân chùa là con đường mòn, nối liền từ cồn mả phía ngoài vào chùa, bọn Việt cộng sẽ dùng con đường này để đi vào, và như vậy, khi toán phục kích của chúng tôi nổ súng, thì đạn đạo sẽ đi từ hướng Bắc xuyên ngang sân chùa về hướng Nam không đụng vào chùa.
Đêm 23/12/1970, 19 giờ 10 lực lượng của chúng tôi đã sẵn sàng, chúng tôi có 3 tổ, mỗi tổ 3 nhân viên, theo kế hoạch bố trí hàng ngang, nằm về phía Bắc sân chùa, tôi ở tổ 1, nằm ở vị trí đầu của toán phục kich. Tất cả được trang bị M16, và không mang theo lựu đạn, vì địa thế hẹp không thể xử dụng, và có thể gây hư hại nặng cho chùa.
Lực lượng trừ bị có hai trung đội CSDC, và 20 CSĐB do Đại úy Tý, và Đại úy Ân chỉ huy, trực tại BCH sẵn sàng tiếp ứng khi tôi yêu cầu.
Khoảng gần 20 giờ 15 ngày 23/12/1970, chúng tôi xuất phát từ BCH.
Huế vào những ngày gần lễ Giáng Sinh trời thật lạnh, ai đã từng ở Huế mới thấm được cái lạnh của Huế, lạnh cắt da, lạnh luồn vào thân thể, mặc bao nhiêu áo cũng không đủ ấm. Đêm nay quá lạnh, lại có từng cơn mưa nhẹ, vì đi phục kích nên chúng tôi không một ai mặc áo mưa.
An Lăng là một xóm nghèo hầu như mọi nhà đều không có đèn điện, chỉ ánh đèn dầu le lói bên trong. Chúng tôi đổ quân cách ngôi chùa khoảng gần một cây số, len lỏi vào bóng đêm vắng lặng, chúng tôi tiến dần đến mục tiêu, thời gian di chuyển chỉ khoảng gần hai mươi phút. Nhìn đồng hồ dạ quang, bây giờ là 21 giờ 20, chúng tôi đã ở sát hông chùa. Ngôi chùa nằm im lìm trong bóng đêm, chỉ có hai ánh đèn nhỏ bên trong khu nhà hậu trai. Từng tổ một, chúng tôi âm thầm tiến vào vị trí phục kích. Tôi khom người nhẹ nhàng đến từng tổ kiểm soát và nhắc lại một lần chót, rất nhỏ:
- Tôi sẽ khai hỏa trước, địa thế quá chật, cẩn thận kẻo bắn lầm nhau. Không được ho, không được hút thuốc.
Tôi trở về tổ 1, tổ chúng tôi có bốn người, dưới cơn mưa, lạnh, ngồi sát vào nhau cho ấm và chờ đợi . . .
Mưa vẫn tiếp tục, thật lạnh, và bóng đêm dày đặc, thỉnh thoảng chúng tôi lại nghe tiếng chó sủa từ thôn xóm xa vọng lại. Im lặng và chờ đợi . . .
21 giờ 50 phút có tiếng động ở phía nhà hậu trai, cánh cửa bật mở, một người từ trong nhà hậu trai bước ra, tay cầm cây đèn dầu trên tay, ánh đèn dầu soi rõ mặt người đó, tôi giật mình : Ông Thầy Ngoạn ! Thầy Thích Thiện Lạc. Ông ta cầm cây đèn dầu đi một vòng chung quanh chùa rồi trở vào bên trong nhà hậu trai kép cửa lại.
22 giờ 30 phút, cánh cửa nhà hậu trai lại mở, lần này thầy cầm cây đèn đưa cao lên và đi ra sân chùa, tiến về phía Bắc sân chùa, chỉ cách chúng tôi một thân cây cổ thụ to lớn. Chúng tôi đang bố trí phía sau thân cây, sát bụi hoa bông cẩn, ông ta dừng lại để cây đèn xuống đất, vén áo cà sa, thoải mái tè vào gốc cây cổ thụ Mộc lan, tè xong ông lại cầm đèn trở lại nhà hậu trai khép cửa. Chúng tôi ngồi cứng người, nín thở, chỉ sợ ông ta phát giác, nhưng may ông ta không thấy chúng tôi.
23 giờ 10 phút, lần thứ 3, thầy Ngoạn lại mở cửa cầm đèn đi hai vòng quanh chùa, lại trở vào nhà hậu trai. Có lẽ đây là lần cảnh giới thứ ba của ông ta, và hai lần cầm đèn đi chung quanh chùa là dấu hiệu báo cho Việt cộng biết tình hình an toàn, bọn chúng có thể vào chùa.
Chúng tôi vẫn ngồi co mình chờ đợi. Tiếng chó bắt đầu sủa dồn cuối xóm An Lăng, từ hướng Nam, tôi nói nhỏ cho Trung sĩ Ánh sát tôi, chuyền cho các tổ sau chuẩn bị, có thể bọn Việt cộng sắp xuất hiện.
Khoảng mười phút sau, ba bóng người xuất hiện, ba tên Việt cộng tổ tiền sát. Bọn chúng mặc quần đùi, tay cầm súng tiểu liên AK di chuyển chậm và nhẹ nhàng không nghe tiếng động. Ba tên túa ra ba góc cuối sân chùa quan sát. Khoảng ba phút sau một tên đi lộn lại về lối đường mòn và biến mất trong bóng đêm.
Với kinh nghiệm trong đời lính tác chiến, chúng tôi hiểu tên đi ngược trở về là để báo cho toán sau biết tình hình, và hướng dẫn, hộ tống nhóm chính vào chùa.
Quả đúng như chúng tôi tiên liệu, khoảng 10 phút sau, 7 tên Việt cộng xuất hiện ngay cuối sân chùa. Rất nhanh, tôi nhẹ nhàng làm thủ lệnh cho Trung sĩ Ánh và tôi tác xạ vào mục tiêu 7 tên Việt cộng, 2 anh em kia trong toán tác xạ vào 2 tên đang đứng gác cuối sân chùa. Nhẹ nhàng mở khóa an toàn, một, hai, ba . . . Bốn loạt đạn M16 nổ chát chúa vào đám Việt cộng, hai tổ sau cũng rất nhanh đồng loạt khai hoả.