MINH THỊ
Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi t́m tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đă đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xă hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đă đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
Bob Dylan và những chuyện chung quanh giải Nobel văn chương 2016
Thế Quân
Đến giờ, người ta vẫn không cho biết lư do tại sao Bob Dylan giữ im lặng rất lâu trước việc ông được tặng giải Nobel văn chương khiến cho Hàn Lâm Viện Thụy Điển bực tức, phê b́nh ông là “kiêu ngạo” và “bất lịch sự”. Sự im lặng khó hiểu này đồng thời cũng khiến cho tờ New York Times nhảy vào cuộc. Trong bài viết mang tựa đề “Ư nghĩa của việc im lặng của Bob Dylan” (The Meaning of Bob Dylan’s Silence),[1]Adam Kirsch cho rằng có vẻ như Dylan muốn theo bước chân của Sartre khi triết gia này từ khước nhận giải Nobel năm 1964. Sartre khẳng định, nhà văn phải từ chối cho phép ḿnh biến thành một tượng đài (institution), ngay cả khi điều này diễn ra trong những trường hợp đáng vinh dự nhất. Trở thành một người đoạt giải Nobel, có nghĩa là cho phép “người ta” định nghĩa ḿnh là ai, là trở thành một sự vật và một khuôn mặt công cộng hơn là một cá nhân tự do. Cùng một ư, Dylan đă từng tuyên bố rằng ông “không c̣n muốn viết cho người ta nữa” mà chỉ muốn “viết từ thôi thúc bên trong tôi.” (write from inside me). Đi xa hơn cả Sartre, nếu tiếp tục im lặng như một sự khước từ, Dylan chứng tỏ rằng ông là một người thực sự tự do, về triết lư cũng như về mặt nghệ thuật, theo Adam Kirsch.
Nhưng rồi, cuối cùng, hôm 29/10/2016, Bob Dylan đă chính thức lên tiếng chấp nhận giải. Trong một cuộc điện đàm với Sara Danius, thư kư thường trực của Hàn Lâm Viện Thụy Điển (HLV) và hiện là giáo sư văn chương tại đại học Stockholm, Dylan cho biết ông rất vinh dự nhận được giải và tin này khiến ông cảm động không nói nên lời. Ông cho biết là ông sẽ tham dự buổi lễ trao giải. “Thật là kỳ diệu. Ai mà chẳng mơ một điều như thế này,” Dylan nói với phóng viên tờ Daily Telegraph.
Trong lời loan báo giải hôm 13/10, HLV ca ngợi rằng Dylan “đă sáng tạo ra những diễn đạt thi ca mới mẻ nằm trong truyền thống ca khúc vĩ đại của Hoa Kỳ.” Để minh chứng cho nhận định đó, Sara Danius đă so sánh tác phẩm của Dylan với những nhà thơ cổ Hy lạp như Homer và Sappho. “Dylan là nhà thơ vĩ đại trong truyền thống nói tiếng Anh. Nếu ta nh́n ngược trở lại 2.500 năm trước đây, ta sẽ gặp Homer và Sappho, thơ của họ viết ra là để được lắng nghe, là để được tŕnh diễn, thường là đi kèm với nhạc cụ - cùng một cách như Bob Dylan.” Mặc dầu Dylan không được sắp xếp trong hàng ngũ những nhà văn nhà thơ, nhưng với một số lượng lớn những tác phẩm sáng tạo của ông trong năm thập niên, ông “luôn luôn tái tạo chính ḿnh.” Không những thế, ông “là một mẫu mực tuyệt vời, một mẫu mực độc đáo,” theo Danius. Như thế, có một liên hệ sâu xa giữa thơ ca, văn chương và âm nhạc. Hơn nữa, bản chất văn chương của ca từ vốn đă được thừa nhận từ năm 1913 khi HLVtrao giải cho người viết ca từ và là nhà thơ Rabindranath Tagore của Ấn Độ.
Quyết định khá bất ngờ của HLV đă gây ra tranh căi trong giới học thuật toàn thế giới: tác phẩm của Dylan có đáng được xem là văn chương hay không?
Một số nhà văn nổi tiếng như Stephen King, Joyce Carol Oates và Salman Rushdie gọi Dylan là “người thừa kế xuất sắc của truyền thống thi ca, đó là một chọn lựa xứng đáng.” Nhà thơ Tod Marshall, cũng như Danius, cho rằng âm nhạc và thi ca đă từng pha trộn với nhau từ thời xa xưa. Những bài thơ của Homer và những khúc truyện-thơ (ballad) của thi ca tiếng Anh lúc khởi đầu thường được đọc lớn tiếng và đi kèm theo âm nhạc. V́ thế chả có ǵ là lạ khi xem ca từ là một h́nh thức nào đó của thơ. Nhiều ca khúc cũng sử dụng ngôn ngữ cô đọng, ẩn dụ, có nhịp điệu kết hợp thành một cái ǵ khuấy động tâm hồn và mang tính cách văn chương. Đi xa hơn, Billy Collins, nhà thơ quốc gia Hoa Kỳ, xem Dylan xứng đáng được thừa nhận như một nhà thơ. “Bob Dylan nằm trong số hai phần trăm những người viết ca khúc mà cái hay của ca từ nằm ngay trong ngôn ngữ của chúng mà không cần đến nhạc cụ và có một giọng điệu rất riêng. Tôi cho rằng ca từ của ông xứng đáng được xem là thơ.”[2]
Những người tán đồng việc trao giải cho rằng Dylan thường cho điểm xuyết những ám dụ văn chương vào ca từ của ḿnh. Không những thế, ông cũng từng trích dẫn thơ của của Arthur Rimbaud, Paul Verlaine và Ezra Pound vào ca từ. Ngoài ra, ông c̣n làm thơ. Năm 1971, ông cho xuất bản Tarantula (1971), một tập thơ xuôi, viết theo kiểu ḍng ư thức như của Jack Kerouac, William S. Burroughs, hayAllen Ginsberg. Tuyển tập “The Oxford Book of American Poetry” (2006) có ca khúc “Desolation Row” và nhà xuất bản “Cambridge University Press” phát hành tập “Cambridge Companion to Bob Dylan” (2009) củng cố thêm tên tuổi của ông như một người viết văn (literary stylist). Giáo sư Seamus Perry, đại học Oxford, cho rằng, “Hơn bất cứ ai, ông là nhà thơ vĩ đại của thời đại chúng ta”. Ca từ của ông vừa có tính cá nhân vừa tính nhân loại, vừa giận dỗi vừa hài hước lại vừa dịu dàng; ông là “chính ḿnh một cách toàn hảo.”
Nhưng một số người khác cho rằng dù hay ho đến mức nào đi nữa, ca khúc là ca khúc, không thể “nâng lên” cùng hàng với văn chương. Văn chương phải là cái ǵ sâu lắng, gợi cảm, đa diện và đa nghĩa. Chữ nghĩa văn chương phải truyền đạt được những ư nghĩa sâu xa của cơi nhân sinh. Do đó, thành tựu của Dylan, dù có chứa ít nhiều chất văn chương chăng nữa, cũng không ngang bằng với thành tựu của những nhà văn khác, như Phillip Roth, Marilynn Robinson, Joyce Carol Oates, Haruki Murakami (Nhật) hay Ngugi wa Thiong'o (Kenya), vốn được dư luận xem là những người đứng trong pḥng chờ giải Nobel văn chương từ lâu. Chính v́ thế mà nhà văn Rabih Alameddine không tiếc lời phê phán cung cách chọn lựa của Hàn Lâm Viện. Ông so sánh việc tặng giải lần này cho Dylan cũng như trước đây tặng cho Winston Churchill giải văn chương 1953 là một điều “ngu xuẩn”. Nhà văn Pháp Pierre Assouline gốc Ma rốc th́ cho rằng đó là một điều “khinh thường các nhà văn”. Nhà văn Thụy Điển Karl Ove Knausgaard tỏ ra khiêm nhường hơn: đồng ư với ủy ban về việc mở rộng giải cho những thể loại văn chương khác. Nhưng xếp Dylan “cùng hạng với Thomas Pynchon, Philip Roth, Cormac McCarthy làm cho tôi khó mà chấp nhận nó.”
Chưa nghe Dylan chính thức phát biểu ư kiến của ḿnh về các tranh căi. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc Danius so sánh ông với Homer và Sappho, Dylan trả lời: “Tôi cũng nghĩ như thế, về phương diện nào đó”. Theo ông, một số ca khúc như Blind Willie, The Ballad of Hollis Brown, Joey, A Hard Rain, Hurricane…chắc chắn là có tính cách thi ca. Tuy nhiên, ông cho rằng ông không xứng đáng với sự so sánh đó; giá trị của chúng ông để cho người khác phán xét. “Tôi không có ư kiến về tác phẩm của ḿnh,” ông cho biết.
Dylan là một nghệ sĩ đa dạng, đa năng. Ngoài viết ca khúc, ông c̣n là một họa sĩ, một diễn viên, một người viết kịch bản. Có người gọi Dylan là một “poet laureate of the rock era” (nhà thơ đoạt giải của kỷ nguyên nhạc rock). Là một người viết nhạc cổ điển, dân ca và các ca khúc phản kháng như Blowin’ in the Wind,The Times They Are a-Changin hay Like a Rolling Stone, vân vân, nhạc của ông đă nói lên tiếng nói cho cả một thế hệ trong những năm 1960 đầy xáo trộn và tạo nên động lực cho phong trào dân quyền. Ảnh hưởng của ông tiếp tục thâm nhập xuyên qua nhạc rock, nhạc pop và dân ca ngày nay. Phát biểu về động lực sáng tác, ông cho biết khi viết ca khúc thường ta phải có một độ xúc cảm nào đó. “Ta phải biết rơ là tại sao ḿnh lại viết, viết cho ai và viết về cái ǵ,” theo ông. Ông cũng nối kết ca khúc của ḿnh với hội họa và điêu khắc. Làm việc ǵ cũng phải dụng công và mất thời gian. “Ta phải viết hàng trăm ca khúc không ra ǵ trước khi có viết được một ca khúc nghe được.” Và phải hy sinh đi những điều khác. Cũng như những nghệ sĩ khác, khi sáng tác, ông rất cô đơn, chỉ tự ḿnh đối diện với chính ḿnh.
Nói đến sự liên hệ giữa ca khúc và văn chương trong sự nghiệp của Bob Dylan, khiến ta nhớ đến Phạm Duy và nhất là Trịnh Công Sơn, người được một vài tờ báo nổi tiếng của Hoa Kỳ như New York Times, Washington Post xem là một “Bob Dylan của Việt Nam.”[3]. Khác với hầu hết các nhạc sĩ VN khác, ca từ trong nhạc Phạm Duy và Trịnh Công Sơn có thể tách riêng khỏi nhạc, tự tồn tại một ḿnh. Ngoài giá trị về "lời nhạc" (lời để hát), chúng có thể được nghiên cứu như những văn bản về mặt văn học. Nghĩa là, chúng ta vẫn có thể nghiên cứu chúng một cách riêng biệt mà không cần lưu tâm đến nhạc. Chính v́ thế, hầu hết những bài viết về Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, ngoài một số đánh giá thuần túy về phương diện âm nhạc, đều được viết dưới dạng phê b́nh hay nhận định văn học. Rơ ràng là khi sáng tác, Phạm Duy cũng như Trịnh Công Sơn quan tâm đến tính diễn tả của lời y như nhạc.
Nhưng dù sao, không thể xem ca từ của hai nhạc sĩ này giống với thơ của những nhà thơ khác, Tô Thùy Yên hay Thanh Tâm Tuyền, chẳng hạn. Lại càng không có thể so sánh chúng với truyện ngắn hay truyện dài. Ca từ, dù đầy chất thơ, vẫn là lời để ca, để phụ họa với cái chủ đạo là nhạc. Trong lúc đó, thơ hay văn, chủ yếu là chữ và nghĩa. Nghệ thuật viết văn và thơ là nghệ thuật cấu tạo nội dung dựa trên h́nh thức chữ và cái cách mà nó biểu hiện hiện thực bên ngoài. Trong thực tế, viết như một ca từ hoàn toàn khác, có thể là rất khác với sáng tác một bài thơ hay một truyện ngắn và lại càng khác xa việc viết một truyện dài. Và do đó, hát một bài nhạc th́ khác hẳn với đọc/ngâm một bài thơ hay đọc một truyện. Đó là điều rất hiển nhiên. Nhưng một mặt khác, được sự hỗ trợ của âm thanh, ca từ thường dễ phổ biến hơn và có tác động mạnh đến óc cảm thụ của quần chúng; do đó, rất dễ bị thương mại hóa.
Cũng thế, đối với Bob Dylan. Tuy nhiên, giải Nobel được thưởng cho một người v́ sự nghiệp cả đời của họ, chứ không chỉ dựa trên một tác phẩm nào đó. Bob Dylan xứng đáng nhận được một giải như thế, v́ những đóng góp của ông trong 50 năm, từ việc sáng tác – về ca từ cũng như về âm nhạc - xuyên qua nhiều chủ đề và phong cách khác nhau. Rơ ràng, đó là một sự nghiệp văn hóa lớn, ngoại hạng, không thua bất cứ một nhà văn, hay nhà thơ nổi danh nào khác. Thực ra, trong quá tŕnh chọn lựa hơn một thế kỷ qua, HLV đă từng trao giải cho những tác giả mà tác phẩm của họ không/hay rất ít gắn liền với cái mà ta vẫn thường hiểu về bộ môn văn chương. Chẳng hạn khi trao giải cho Winston Churchill vào năm 1953, HLV cho rằng Churchill là bậc thầy khi viết sử cũng như tài hùng biện của ông nhằm bênh vực những giá trị nhân bản cao quư. Trao giải cho Jean-Paul Sartre năm 1964, HLV nhận định rằng Sartre là nhà văn mà các tác phẩm “giàu có về tư tưởng và đầy tinh thần tự do và đ̣i hỏi chân lư,” không lưu ư ǵ đến thành tựu của Sartre là thành tựu của một triết gia. Mới đây nhất, Nobel văn chương năm 2015 dành cho Svetlana Alexievich là một tác giả mà toàn bộ tác phẩm đều thuộc lănh vực báo chí và phi hư-cấu. Có thể là HLV muốn mở rộng biên giới của nghệ thuật viết lách nói chung, chứ chẳng phải là “tái định nghĩa” (re-define) văn chương như một số người quan niệm. V́ thực ra, họ chẳng có thẩm quyền ǵ trong lănh vực này.
Trong bài viết “Ư nghĩa của việc im lặng của Bob Dylan” đề cập ở đầu bài, Adam Kirsch nêu lên một cái nh́n khác. Ông cho rằng khi chọn trao giải cho Dylan, HLV muốn nói một điều khác: sỉ nhục những nhà văn Hoa Kỳ vốn đă từng được đề cử giải nhiều năm qua. Gần ¼ thế kỷ, kể từ khi Morrison đoạt giải Nobel văn chương năm 1993, HLV làm như thể văn chương Hoa Kỳ không hiện hữu. Họ cho rằng văn chương Hoa Kỳ, theo cách hiểu truyền thống, chưa đủ giá trị. “Âu Châu vẫn c̣n là trung tâm của thế giới văn chương, chứ không phải Hoa Kỳ,” theo Horace Engdahl, thư kư thường trực của HLV trong một cuộc phỏng vấn với “The Associated Press” năm 2008. V́ nhà văn Hoa Kỳ quá thiên về xu hướng văn hóa đại chúng của họ. Xu hướng đó “quá cô lập, quá hẹp ḥi”, “không thể hiện đủ và không thực sự tham dự vào cuộc đối thoại văn chương lớn lao. Do bị hạn chế v́ sự ngu dốt.”[4] Nếu đúng như thế, phải chăng HLV tạo thêm một tai tiếng mới?
Từ ngày thành lập đến nay, việc chọn và trao giải Nobel văn chương vốn đă gây ra nhiều tranh căi và ngộ nhận. Ở các giải khác, các thành tích nêu ra để tặng tương đối rơ ràng, giản dị, cụ thể; tự bằng chứng đưa ra là có đủ sức thuyết phục và bịt miệng bất cứ ai ưa điều rắc rối. Văn chương, trái lại, không có biên giới rơ ràng giữa hay và dở, giữa giá trị và vô giá trị – hơn nữa, cái hơn, kém giữa các tác phẩm có giá trị hầu như không có tiêu chuẩn nào phân định rơ ràng. Bởi vậy, việc b́nh chọn và công bố giải diễn ra theo một lịch tŕnh đặc biệt riêng. Ngày công bố giải bao giờ cũng được giữ bí mật cho đến giờ phút cuối cùng. Đối với các thành viên của HLV, im lặng được xem là quy luật vàng.
Kjell Espmark, ông Hàn và là tác giả của “Le prix Nobel” nhận xét rằng HLV “gồm một nhóm người có tài năng và học vấn nhưng thiếu hẳn đầu óc thụ cảm với cái mà chúng ta hôm nay gọi là tài sản phong phú của văn chương thời đại chúng ta.” Như nhiều nhà phê b́nh đă nhận xét, không có một, nhưng có nhiều giải Nobel, khởi đi từ hậu quả của một chuỗi những xu hướng không ngừng thay đổi tùy theo cá tính của vị chủ tịch Viện cũng như khả năng cảm thụ của các ông Hàn – của những người tự cho là ḿnh thừa kế đúng tinh thần của Nobel. Do lầm lẫn và do những giới hạn tự nhiên của con người, qua hơn một thế kỷ, ngoài vô số điều đáng trân trọng, không thiếu những chuyện đáng tiếc xảy ra khiến cho nhiều nhà văn tầm cỡ trên thế giới bị gạt tên như Marcel Proust, James Joyce, Jorge Borges, André Malraux, vân vân. Trong lúc, có tác giả đoạt giải lại chẳng gây nên ấn tượng ǵ đặc biệt. Năm 1995, ông Jérome Lindon, giám đốc nhà xuất bản Minuit, người đứng ra xuất bản tác phẩm của nhà văn đoạt giải Claude Simon, thú nhận, cuốn “L’Acacia”, tác phẩm đưa Simon lên đài vinh quang, khó khăn lắm mới bán được ... 600 cuốn một năm, trên toàn thế giới!
Bị phê b́nh, chỉ trích từ nhiều phía, rốt cuộc, mười mấy ông Hàn quyết định biến HLV thành một cái ǵ tương tự như một “Câu lạc bộ gia đ́nh” (Cercle de famille). Mỗi lần chấm dứt họp, cả nhóm thường rút về một cái quán rất cũ thuộc một khu hẻo lánh, cổ kính của Stockhom để tránh mọi thăm chừng, ḍm ngó của đủ hạng người tạo nên sự nghi kỵ lẫn nhau. Nhưng thế mà nào đâu có yên. Các ông Hàn, do lư do này hay lư do khác, vẫn không tránh được những bất ḥa, có khi đưa đến thảm kịch. Số là có lần, ông Hàn Harry Martinson được giải (1974), chia cùng với một nhà văn Thụy Điển khác là Eyvind Johnson. Bị báo chí và dư luận phê b́nh dữ dội, vài năm sau đó, ông Hàn này dùng một cây kéo mổ bụng tự sát. Lần khác, sau vụ nhà văn Salman Rushdie bị giáo chủ Hồi giáo lên án tử h́nh v́ đă xúc phạm đến Hồi giáo qua tác phẩm “Satanic Verses”, nhiều ông Hàn quyết định rời Viện v́ cho rằng Viện đă không đứng lên bảo vệ nhà văn này trong việc sáng tác tự do. Một số ông Hàn khác có lúc không chịu đi họp v́ bất ḥa với bạn đồng viện hoặc v́ nhà văn mà ḿnh giới thiệu và ủng hộ không được các bạn đồng viện khác xem xét đến. Vân vân và vân vân.
*
Dẫu sao, Bob Dylan đoạt giải Nobel. Chuyện đă rồi!
Để tránh gây thêm ngộ nhận, có lẽ cách hay nhất là HLV nên mở rộng giải bằng cách đổi tên giải làm sao cho nó bao quát hơn và gồm nhiều thể loại hơn, Nobel Văn Học Nghệ Thuật chẳng hạn. Không có lư ǵ chỉ có văn chương mới là quan trọng, c̣n các h́nh thức nghệ thuật khác th́ đành đứng ngoài chơi, để mỗi lần trao giải cho một người viết nào không phải nhà văn nhà thơ th́ t́m cách lư luận ṿng vo tam quốc, biện giải kiểu này kiểu nọ?
Để chấm dứt bản tin này, có lẽ cũng nên biết qua ca từ của Dylan qua một trong những ca khúc nổi tiếng của ông: Blowin' in The Wind. Ca khúc do một người bạn tôi, dịch giả Trần Ngọc Cư, dịch và đi trên trang mạng Talawas cách đây 9 năm:[5]
Blowin' in The Wind
How many roads must a man walk down
Before you call him a man?
How many seas must a white dove sail
Before she sleeps in the sand?
Yes, 'n' how many times must the cannon balls fly
Before they're forever banned?
The answer, my friend, is blowin' in the wind,
The answer is blowin' in the wind.
Yes, 'n' how many years can a mountain exist
Before it's washed to the sea?
Yes, 'n' how many years can some people exist
Before they're allowed to be free?
Yes, 'n' how many times can a man turn his head,
Pretending he just doesn't see?
The answer, my friend, is blowin' in the wind,
The answer is blowin' in the wind.
Yes, 'n' how many times must a man look up
Before he can see the sky?
Yes, 'n' how many ears must one man have
Before he can hear people cry?
Yes, 'n' how many deaths will it take till he knows
That too many people have died?
The answer, my friend, is blowin' in the wind,
The answer is blowin' in the wind.
Thoảng bay theo gió
(bản dịch của Trần Ngọc Cư)
Bao nhiêu nẻo đường một kẻ ngược xuôi
Trước khi bạn mới gọi nó là người?
Bao nhiêu biển khơi bồ câu sải cánh
Trước khi về nằm trong cát ngủ vùi?
Phải bao nhiêu lần tên bay đạn bắn
Trước khi vũ khí bị cấm đời đời?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.
Phải bao nhiêu năm ḥn núi ù ĺ
Trước khi núi kia bị trôi xuống biển?
Phải bao nhiêu năm người ta hiện diện
Trước khi được làm những kẻ tự do?
Biết bao nhiêu lần một người ngoảnh mặt
Giả vờ như là không thấy không nghe?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.
Phải bao nhiêu lần một kẻ ngó lên
Mới nh́n thấy ra bầu trời xanh thắm?
Bao nhiêu lỗ tai một người phải sắm
Mới nghe được là có tiếng kêu than?
Bao nhiêu mạng người phải chịu thác oan
Hắn mới hiểu ra quá nhiều người chết?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.
Ca từ đầy chất thơ, mang tính cách nhân sinh và triết học. Một bài thơ hay. Bản dịch cũng sát nghĩa và hay không kém. Nghe ca từ đó lồng trong nhạc lại càng hay hơn. Đó là Bob Dylan.
Hy vọng rằng bài diễn văn nhận giải của Dylan sẽ là một ca khúc do chính ông hát lên trong buổi lễ.
Tại sao không?
11/2016
Chú thích:
[1] Adam Kirsch, The Meaning of Bob Dylan’s Silence
http://www.nytimes.com/2016/10/26/opinion/the-meaning-of-bob-dylans-silence.html?_r=0
Có thể xem bản dịch bài viết này trên Đàn Chim Việt: Tại sao Bob Dylan im lặng trước Nobel?
http://www.danchimviet.info/archives/105468/tai-sao-bob-dylan-im-lang-truoc-nobel/2016/10
2 Bob Dylan's Nobel Prize award presents opportunity to reflect on literature
http://westhawaiitoday.com/news/nation-world-news/bob-dylan-wins-nobel-prize-redefining-boundaries-literature
3 Washington Post April 3, 2001
https://www.washingtonpost.com/archive/local/2001/04/03/vietnamese-songwriter-trinh-cong-son-dies/4566885c-b359-4a2e-945b-e3f5591bc614/
New York Times April 5, 2001
http://www.nytimes.com/2001/04/05/world/trinh-cong-son-62-stirred-vietnam-with-war-protest-songs.html
4 Xem thêm Charles Mcgrathoct, Lost in Translation? A Swede’s Snub of U.S. Lit
http://www.nytimes.com/2008/10/05/weekinreview/05mcgrath.html
5 Trần Ngọc Cư, Talawas 23/8/2007. Xem: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10783&rb=0206
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Society of Professional Journalists: Code of Ethics download
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
03-2016
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh
Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
National Review - Public Broacast
Federation of Anerican Scientist
Học Viện Ngoại Giao
Người Việt Seatle