MINH THỊ
NGƯỜI QUỐC GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.
NGƯỜI QUỐC GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
v White House v National Archives v
v Federal Register v Congressional Record
v USA Government v Congressional Record
v Associated Press v Commieblaster
v Reuter News v Real Clear Politics
v MediaMatters v C-SPAN v.CBS
v Videos Library v Judicial Watch v
v New World Order v Illuminatti News
v New Max v CNSv Daily Storm v
v Observe v American Progress v
v The Guardian v Political Insider v
v Ramussen Report v Wikileaks v
v The Online Books Page v Breibart
v American Free Press v Politico Mag
v National Review - Public Broacast v
v Federation of Anerican Scientist v
v Propublica v Inter Investigate v
v ACLU Ten v CNBC v Fox News v
v CNN v FoxAtlanta v Gateway
v Indonesian News v Philippine News v
v Nghiên Cứu Quốc Tế v Nghiên Cứu Biển Đông
v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia
v Học Viện Ngoại Giao v Tự Điển Bách Khoa VN
v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân
v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v
v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến
v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển v
v Khoa HọcTV v Sai Gon Echo v
v Viễn Đông v Người Việt v
v Việt Báo v Việt List v Xây Dựngv
v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu
v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv
v Việt Tribune v Saigon Times USA v
v Người Việt Seatle v Cali Today v
v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v
v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv
v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v
vLao Động vThanh Niên vTiền Phong
vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới v Đỉnh Sóng
vChúng Ta v Eurasia v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ
v
Văn Học v
Điện Ảnh
v
Cám Ơn Anh
v
TPBVNCH
v1GĐ/1TPB
v
Bia Miệng
Thơ Lục Bát
Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau:
2 4 6
bằng trắc bằng
2 4 6 8
bằng trắc bằng bằng
Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần b́nh nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.
Thôn đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Nguyễn Bính
Bỗng dưng buồn bă không gian
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nh́n thu mới về.
Huy Cận
Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:
1. Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.
Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.
Nguyễn Du
2. Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau:
Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
Thơ Song Thất Lục Bát
Đây cũng là một thể thơ đặc thù của VN, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đă được viết trong thể thơ này. Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 b́nh, 7 trắc; trong câu thất dưới, tiếng thứ 3 là b́nh, 5 trắc, 7 b́nh. Hai câu lục bát th́ theo luật thường lệ.
Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với tiếng 5 của câu thất tiếp theo. Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần b́nh. Do đó, tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng.
3 5 7
trắc/bằng bằng trắc
3 5 7
bằng trắc bằng
Chàng tuổi trẻ vốn gịng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đă quyết chẳng dung giặc trời.
Chí làm trai dặm ngh́n da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giă nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.
Đặng Trần Côn
Thơ Bốn Chữ
Nếu tiếng thứ 2 bằng th́ tiếng thứ 4 trắc; ngược lại, tiếng thứ 2 trắc th́ tiếng thứ 4 bằng.
2 4
trắc bằng
2 4
bằng trắc
Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không theo luật đó.
Cách gieo vần
1. Vần tiếp (ít dùng)
Lính đóng ven rừng
Giữa mùa nóng nực
Uống cạn hố nước
Thấy toàn đầu lâu
Thịt rữa đi đâu
C̣n xương trắng nhỡn
Trần Đức Uyển
2. Vần tréo
Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày
Nhă Ca
Người từ trăm năm
Về ngang sông rộng
Ta ngoắc ṃn tay
Trùng trùng gió lộng
Nguyễn Tất Nhiên
3. Vần ôm
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
Phạm Thiên Thư
4. Vần ba tiếng (ít dùng)
Sao biếc đầy trời
Sầu trông viễn khơi
Đêm mờ im lặng
Nh́n hạt sương rơi
Khổng Dương
Em là ánh trăng
Vừa biếc vừa xanh
Em là giấc mộng
Đêm xuân của anh
Huyền Kiêu
Thơ Năm Chữ
Cũng giống như thơ bốn chữ: nếu tiếng thứ 2 trắc th́ tiếng thứ 4 bằng, hay ngược lại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không phải vậy.
Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương
Nguyễn Nhược Pháp
Cách gieo vần
1. Vần tréo
Hôm nọ em biếng học
Khiến cho anh bất b́nh,
Khẽ đánh em cái thước
Vào bàn tay xinh xinh
Nguyễn Xuân Huy
Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều c̣n phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê
Hàn Mặc Tử
2. Vần ôm
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Lưu Trọng Lư
3. Vần ba tiếng bằng
Tuyết rơi mong manh buồn
Ga Lyon đèn vàng
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng.
Cung Trầm Tưởng
Đưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Phất phơ đời sương gió
Hồn ḿnh gần nhau chưa?
Nguyễn Tất Nhiên
Thơ Sáu Chữ
Cách gieo vần
1. Vần tréo
Quê hương là ǵ hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là ǵ hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Đỗ Trung Quân
2. Vần ôm
Xuân hồng có chàng tới hỏi:
-- Em thơ, chị đẹp em đâu?
-- Chị tôi tóc xơa ngang đầu
Đi bắt bướm vàng ngoài nội
Huyền Kiêu
Nếu bước chân ngà có mỏi
Xin em tựa sát ḷng anh
Ta đi vào tận rừng xanh
Vớt cánh vông vàng bên suối
Đinh Hùng
Thơ Bảy Chữ
Trong thơ bảy chữ, vần những tiếng 1, 3 và 5 không kể. Tiếng 2, 4 và 6 có thể phân tích như sau:
2 4 6
bằng trắc bằng
2 4 6
trắc bằng trắc
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
Xuân Diệu
Nhiều khi không lại như thế:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Hàn Mặc Tử
Cách gieo vần
1. Vần tréo (thường dùng)
Nhiều khi trong thi đoạn bốn câu, chỉ cần hai tiếng b́nh ở cuối câu hai và bốn vần với nhau, hai tiếng trắc cuối câu một và ba không cần:
Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
Một hôm trận gió t́nh yêu lại:
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.
Huy Cận
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đă v́ ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
Tô Thùy Yên
2. Vần ba tiếng bằng (thường dùng)
Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như ḷng,
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.
Huy Cận
Dĩ văng nào xanh như mắt em?
Chao ôi! Màu tóc rợn từng đêm!
Hàng mi khuê các ch́m sương phủ
Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm.
Đinh Hùng
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba V́
Quang Dũng
Thơ Tám Chữ
Thể thơ này không có quy luật nhất định, có nghĩa là vần điệu tự do hơn. Thường th́ trong câu ở cuối có tiếng trắc th́ tiếng 3 trắc, tiếng 5 và 6 bằng; ở cuối có tiếng bằng th́ tiếng 3 bằng, tiếng 5 và 6 trắc. Nhưng nhiều lúc cũng không như thế.
Cách gieo vần
1. Vần tiếp
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ;
Nếu trót đi, em hăy gắng quay về,
T́nh mất vui lúc đă vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi c̣n dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho ngh́n sau... lơ lửng... với ngh́n xưa...
Hồ Dzếnh
2. Vần tréo
Hai đứa kéo nhau chạy vào mộng mị
Giờ tắt thở nằm trên băi hư vô
Bầy ngựa chứng hàng thùy dương vó băo
Gió đưa trăng lăn vào đá tiếng ru
Tô Thùy Yên
Em sẽ chết với mảnh hồn trống đó
Chúa đứng đón em ở cửa thiên đường
Con trả chúa trái tim hồng lăng mạn
Dưới thế gian con dại dột cho chàng
Trần Mộng Tú
3. Vần ôm
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
Sợ thư t́nh không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.
Nguyên Sa
Không có em, chắc ngày mai anh chết
Anh sẽ buồn, sẽ kết tội trần gian
Nắng sẽ phôi pha, hoa sẽ úa tàn
Cây thành phố hai hàng giăng nước mắt
Vũ Thành
Muốn cho thơ tám tiếng thêm âm điệu, một số nhà thơ thường vần tiếng 8 câu trên với tiếng 5 hay 6 câu dưới:
Sàn gác trọ những tâm hồn băo nổi
Những hào hùng, uất hận gối lên nhau
Cao Tần
I. Vần trong thơ
Vần bằng : là những chữ không có dấu hoặc mang dấu bằng
Vần trắc: là những chữ mang dấu sắc, hỏi, ngă, nặng
Đă làm thơ là phải gieo vần, không có vần th́ dù hay đến mấy cũng không thể gọi là thơ được . Những chữ có cách viết và cách phát âm tương tự nhau th́ gọi là vần . Ví dụ như : hoa-ḥa , mây-bầy , hương-thường , đời - người v.v.v.
II. Cách gieo vần trong thơ bẩy chữ
1. Cách thứ nhất :Trong khổ thơ gồm 4 câu, gieo vần ở cuối câu 1,2, 4
Ví dụ :
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
Chú ư : theo cách gieo vần này, chữ cuối câu 1,2,4 là vần bằng và chữ cuối câu 3 là vần trắc .
2. Cách thứ hai : Gieo vần ôm - Chữ cuối câu 1 vần với câu 4, chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 3
Ví dụ :
Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Pḥng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi
3. Cách thứ ba : Gieo vần chéo
Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4
Ví dụ :
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Chú ư : để câu thơ được nhịp nhàng, ở chữ 2,4,6 của câu thơ, nên gieo vần bằng, trắc, bằng hoặc trắc, bằng, trắc
Ví dụ
bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B
sương bạc làm thinh khuya nín thở T-B-T
Cách gieo vần trong một khổ thơ
Sau khi đă gieo vần bằng trắc nhịp nhàng ở mỗi câu thơ, bạn cần chú ư đến kết hợp vần của 4 câu thơ trong cả khổ thơ .
1.Cách thứ nhất :
Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu
Câu 1 :B-T-B
Câu 2 :T-B-T
Câu 3: T-B-T
Câu 4 : B-T-B
Ví dụ :
Bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B
Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề T-B-T
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở T-B-T
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê B-T-B
2. Cách thứ hai :
Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu
Câu 1 :T-B-T
Câu 2 :B-T-B
Câu 3: B-T-B
Câu 4 : T-B-T
Ví dụ :
phơ phất ngoài hiên, dáng liễu hoa T-B-T
sương sa man mác gió xuân tà B-T-B
cảnh khuya gợi nỗi niềm xa xứ B-T-B
ánh nguyệt soi lầu chỉ bóng ta T-B-T
III. Cách gieo vần trong thơ lục bát
Khác với thơ bẩy chữ, thơ lục bát gieo vần ở cuối câu lục và ở chữ thứ 6 của câu bát theo luật như sau :
-Chữ cuối câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát , chữ cuối câu bát vần với chữ cuối câu lục tiếp theo, cứ như thế tiếp tục .
ví dụ :
Khúc đâu Tư mă Phượng cầu,
Nghe ra như oán như sầu phải chăng !
Kê Khang này khúc Quảng lăng,
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân
- các chữ thứ 2,4,6 của câu lục phải là bằng, trắc, bằng
Ví dụ : Trong như tiếng hạc bay qua B-T-B
-Các chữ thứ 2,4,6,8 của câu bát phải là bằng, trắc, bằng, bằng
ví dụ : đục như tiếng suối mới sa nửa vời B-T-B-B
Cách Làm Thơ Tám Chữ
. Trong một câu, nên có sự cân bằng giữa số lượng các vần bằng và vần trắc ví dụ Bằng /Trắc = 3/5 hay ngược lại . Vần bằng trắc cũng nên xen kẽ đều đặn để câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng . Gieo vần th́ có nhiều cách, đệ có thể theo các cách tương tự như gieo vần thơ 7 chữ như sau :
1. Gieo vần ôm :
- Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 4, cuối câu 2 vần với cuối câu 3 .
Ví dụ :
Ngươi ám ảnh hương thơm bằng ánh sáng
Ru màu êm, mà gọi thức ḷng ngây
Trăng, nguồn sương làm ướt cả gió hây
Trăng, vơng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng
2. Gieo vần chéo :
Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, và/hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4
Ví dụ
Tạo hóa hỡi ! Hăy trả tôi về Chiêm Quốc !
Hăy đem tôi xa lánh cơi trần gian !
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt !
Muôn vui tươi nhắc măi vẻ điêu tàn
Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về ! Hè đừng gieo ánh lửa
Thu thôi sang ! Đông thôi lại năo ḷng tôi
3. Chữ cuối câu 1 vần với chữ 5 hay 6 câu 2 , chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3 và vần với chữ 5 hay 6 câu 4
Ví dụ :
cơi thiên tiên kiều diễm ngàn ảo ảnh
điện nguy nga tỏa muôn ánh pha lê
thuyền Từ Thức bồng bềnh tới bến mê
rồi ngơ ngẩn khi trở về hiện thực
Chú ư : bằng vần với bằng, trắc vần với trắc . Bằng không bao giờ vần với trắc . Ví dụ :lồng không vần với lộng
Nếu làm thơ nhiều đoạn, chữ cuối câu 4 của đoạn trước luôn vần với chữ cuối câu 1 của đoạn sau
Ví dụ :
Làm thi sĩ , nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,
Hay chia sẻ bởi trăm t́nh yêu mến
Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là b́nh thu hợp trí muôn hương;
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương,
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc
--------------------------------------------------------------------------------
THẤT NGÔN BÁT CÚ
Thất ngôn bát cú (7 tiếng 8 câu) là thể cơ bản của thơ Đường luật.
Về Vần: Trong 7 tiếng 8 câu th́ tiếng cuối câu một và các câu chẳn vần với nhau (vần chân và độc vận). Vần chủ yếu là vần bằng; cũng có vần trắc nhưng ít gặp hơn.
Về Luật: Có sự luân phiên bằng-trắc tạo nên nhịp cơ bản: 2-2-3 trong mỗi câu thơ. Phổ biến là luật bằng - vần bằng: tiếng thứ hai và tiếng thứ bảy ở câu một là bằng.
Sơ đồ như sau:
1 bB tT tBB (vần)
2 tT bB tTB (vần)
3 tT bB bTT
4 bB tT tBB (vần)
5 bB tT bBT
6 tT bB tTB (vần)
7 tT bB bTT
8 bB tT tBB (vần)
Chú ư: nhất, tam, ngũ bất luận
nhị, tứ, lục phân minh
Ví dụ:
Hà Nam Tức Sự
Hà Nam danh giá nhất ông c̣,
Trông thấy ai ai chẳng dám ho.
Hai mái trống tung đành chịu dột,
Tám giờ chuông đánh phải nằm co.
Người quên mất thẻ âu trời căi,
Chó chạy ra đường có chủ lo.
Ngớ ngẩn đi xia may vớ được,
Phen này ắt hẳn kiếm ăn to.
Trần Tế Xương
Tức Sự: cảm hứng trước những sự trông thấy. Thơ tức sự là một lối thơ nhân thấy một việc ǵ mà làm ra.
Cũng có thể có luật trắc - vần bằng: tiếng thứ hai của câu một là trắc và tiếng thứ bảy ở câu một là bằng.
Ví dụ:
Hội Tây
Ḱa hội thăng b́nh tiếng pháo reo,
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
Bà quan tênh nghếch xem bơi trăi,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ tṛ vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.
Nguyễn Khuyên
Về Niêm: Tức là sự liên hệ về âm luật giữa hai câu thơ chẳn và lẻ đi liền nhau: tiếng thứ hai của hai câu đó phải cùng bằng hoặc cùng trắc. Phải đúng niêm ở hai câu 2-3, 4-5, 6-7, và 8-1.
Về Bố Cục: Bài thơ thất ngôn bát cú phải được cấu tạo thành bốn phần như sau:
1- Đề:
Hai câu đầu gồm có:
- Phá đề (câu 1): mở vào bài
- Thừa đề (câu 2): nối với phá đề chuẩn bị chuyển tiếp sang phần sau.
2- Thực:
Hai câu tiếp:
- Giải thích đầu đề, bắt đầu vào thân bài.
3- Luận:
Hai câu tiếp:
- Bàn luận vào đầu đề, đi sâu vào thân bài.
- Bốn câu thực và luận yêu cầu phải đối nhau theo từng cặp.
4- Kết:
Hai câu cuối:
- Gói chủ đề lại và phát biểu tư tưởng, t́nh cảm của nhà thơ.
Nh́n chung, xét cả về vần, niêm, luật và bố cục, bài thơ thất ngôn bát cú là một kết cấu hoàn chỉnh, cô đúc, nhưng quá chặt chẽ và g̣ bó.
ST
Được sửa bởi TongGiang ngày Sun 02 Dec 2012, 22:52; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Đi xuống
TongGiang
h́nh đại diện
Tổng số bài gửi : 181
Registration date : 17/11/2012
Bài gửiTiêu đề: Re: Cách Gieo Vần Và cac Loại Thể Thơ Sun 02 Dec 2012, 22:52
Một Quan Niệm Về Làm Thơ
Làm sao làm thơ hở
Em hỏi, anh giật ḿnh
Văn thơ tự hồn sinh
Bao nhiêu là mọi cách
Đọc qua bao nhiêu sách
Nghiên cứu bao bài thơ
Đơn giản thật không ngờ
Có từ bao thế kỷ
Với ngôn từ b́nh dị
Chẳng lạ kỳ cao xa
Biểu hiện tâm hồn ta
Hướng về chân thiện mỹ
Muôn người tất muôn ư
Thơ văn là cá nhân
Diễn tả xa với gần
Đúng ḷng ḿnh là đạt
Nguyên Đỗ
Cách Gieo Vần Và cac Loại Thể Thơ
Luật Làm Thơ
Thơ Lục Bát
Lục bát là thể thơ thông dụng nhất, v́ cách gieo vần tương đối đơn giản.
Lục = sáu chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng
Bát = tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng
x B x T x B (v1)
x B x T x B (v1) x B (v2)
x B x T x B (v2)
x B x T x B (v2) x B (v3)
Thơ Thất Ngôn (hay c̣n gọi Tứ Tuyệt)
Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:
Bốn câu được chia thành hai cặp:
Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc)
Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng)
Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ư, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh c̣n chữ thứ 4 th́ ngược lại theo đúng luật thơ.
Thơ Bát Ngôn (thơ 8 chữ)
Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi ḍng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều v́ không bị luật thơ g̣ bó như những thể loại khác:
Câu đầu tiên của bài thơ th́ có thể tự do mà làm, v́ không phải theo khuôn khổ nào hết.
Câu hai và ba th́ chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.
Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu th́ sẽ hay hơn.
V́ Bát ngôn không có quá g̣ bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.
Thơ Tứ Ngôn (thơ 4 chữ)
Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi v́ luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi.
Nếu chữ thứ 2 là bằng th́ chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc th́ chữ thư 4 là bằng.
Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn c̣n một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng.
Cách gieo vần tiếp
x B x T (v1)
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x T x B (v2)
Cách gieo vần tréo
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x B x T (v1)
x T x B (v2)
Cách gieo vần ba tiếng
x B x T (v1)
x T x B (v1)
x B x T (tự do)
x T x B (v2)
Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ)
Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng th́ chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.
Cách gieo vần ôm
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v2)
x T x B x (v1)
Cách gieo vần tréo
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
Thơ Đường
Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng v́ lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đă phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường.
Thơ Đường c̣n được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc).
cặp 1: gồm câu một và câu tám
cặp 2: gồm câu hai và câu ba
cặp 3: gồm câu bốn và câu năm
cặp 4: gồm câu sáu và câu bảy
Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc).
Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) th́ bài thơ sẽ theo luật như sau:
câu 1: x T x B x T b (vần)
câu 2: x B x T x B b (vần)
câu 3: x B x T x B t
câu 4: x T x B x T b (vần)
câu 5: x T x B x T t
câu 6: x B x T x B b (vần)
câu 7: x B x T x B t
câu 8: x T x B x T b (vần)
Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) th́ bài thơ sẽ theo luật như sau:
câu 1: x B x T x B b (vần)
câu 2: x T x B x T b (vần)
câu 3: x T x B x T t
câu 4: x B x T x B b (vần)
câu 5: x B x T x B t
câu 6: x T x B x T b (vần)
câu 7: x T x B x T t
câu 8: x B x T x B b (vần)
Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi v́ hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ (noun) đối danh từ, động từ (verb) đối động từ, tính từ (adjective) đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ư đối Ư.
Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ư thơ của ḿnh.
(ST)
Note:
Chủ ư để viết nên 1 bài thơ là để diễn tả cảm xúc, dùng từ ngữ mà diễn đạt tâm ư của người làm thơ, nhiều khi quá g̣ bó trong luật thơ có thể sẽ mất đi cái hứng làm thơ, v́ vậy, nếu bài thơ khi đọc lên nghe êm dịu, xuôi tai, diễn tả được ư tứ và cảm xúc của tác giả th́ không cần theo đúng luật thơ cũng có thể là 1 bài thơ hay phải không các bạn.
UTTHUONG
C̉N BÀI NÀY LÀ DO HOAMOCLAN....
Các thể loại thơ thông thường: Thể Lục Bát, Biến Thể Lục Bát, Thể Song Thất Lục Bát, Thể Thất Ngôn/Bảy Chữ (Thơ Cũ), Thể Thất Ngôn/Bảy Chữ (Thơ Mới), và Thể Thơ Tám Chữ.
Thể Lục Bát
Thơ Lục Bát, c̣n được gọi là thơ "Sáu Tám", v́ câu đi trước có 6 chữ, c̣n câu đi sau có 8 chữ. Cứ thế mà lập lại hoài cho tới khi nào tác giả muốn ngưng bài thơ. Thông thường, bài thơ Lục Bát dừng lại ở câu 8.
1. Cách Gieo Vần-Chữ cuối của câu trên (tức câu 6) phải vần với chữ thứ sáu của câu dưới (tức câu 8). Cứ mỗi hai câu th́ đổi vần, và bao giờ cũng gieo vần bằng (c̣n gọi là bằng hoặc b́nh, tức có dấu huyền hoặc không dấu). Kư hiệu của bằng là B. Đặc biệt chữ thứ tư của câu 6 và câu 8 và chữ thứ bảy của câu 8 luôn luôn được gieo ở vần trắc hay trắc (tức có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngă, hoặc dấu nặng). Kư hiệu của trắc là T. Chữ thứ sáu của câu 8 được gọi là yêu vận (vần lưng chừng câu), và chữ thứ 8 của câu tám được gọi là cước vận (vần cuối câu). Vận hay vần là tiếng đồng thanh với nhau. Gieo vần th́ phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: ḥn, non, ṃn, con... Nếu gieo vần mưa với mây th́ bị lạc vận. C̣n nếu gieo vần không hiệp với nhau th́ gọi là cưỡng vận. Ví dụ: tin đi với tiên.
2. Luật Bằng Trắc-Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B là Bằng, T là Trắc, V là Vần.
Câu 6: B B T T B B
Câu 8: B B T T B B T B
Ví dụ:
Câu 6: Trăm năm | trong cơi | người ta
Câu 8: Chữ tài | chữ mệnh | khéo là | ghét nhau
Câu 6: Trải qua | một cuộc | bể dâu
Câu 8: Những điều | trông thấy | mà đau | đớn ḷng
(Kiều)
Ghi chú: Chữ là và đau là yêu vận (tức là vần đặt ở trong câu); chữ nhau và ḷng là cước vận (tức là vần đặt ở cuối câu). Chữ thứ 6 của câu 6 (ta) hiệp vận (V) với chữ thứ 6 của câu 8 (là), chữ thứ 8 (nhau) của câu 8 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (dâu) của câu 6, chữ thứ 6 (dâu) của câu 6 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (đau) của câu 8.
Biệt lệ-Tuy luật bằng trắc đă qui định như ở trên, nhưng những chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 nếu không theo đúng luật th́ cũng không sao. Cái biệt lệ ấy được gọi là "nhất, tam, ngũ bất luận", có nghĩa là chữ thứ 1, chữ thứ 3 và chữ thứ 5 không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật. C̣n các chữ thứ 2, chữ thứ 4, và chữ thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật (phân minh), do câu "nh́, tứ, lục phân minh".
Ví dụ:
Trăm năm trong cơi người ta (Kiều)
(Ghi chú: chữ thứ 3 (trong) đáng lẽ thuộc vần Trắc, nhưng lại đổi thành vần Bằng).
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều)
(Ghi chú: chữ thứ 1 (Chữ) và thứ 5 (khéo) đáng lẽ thuộc vần Bằng, nhưng lại đổi thành vần Trắc).
3. Thanh-Thanh gồm có Trầm B́nh Thanh và Phù B́nh Thanh. Trầm B́nh Thanh là những tiếng hay chữ có dấu huyền. Ví dụ: là, ḷng, pḥng... Phù B́nh Thanh là những tiếng hay chữ không có dấu. Ví dụ: nhau, đau, mau... Trong câu 8, hai chữ thứ 6 và thứ 8 luôn luôn ở vần Bằng, nhưng không được có cùng một thanh. Có như thế, âm điệu mới êm ái và dễ nghe. Nếu chữ thứ 6 thuộc Phù B́nh Thanh th́ chữ thứ 8 phải thuộc Trầm B́nh Thanh, và ngược lại.
Ví dụ:
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
(Ghi chú: là thuộc Trầm B́nh Thanh, nhau thuộc Phù B́nh Thanh).
Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng.
(Ghi chú: đau thuộc Phù B́nh Thanh, ḷng thuộc Trầm B́nh Thanh).
4. Phá Luật-Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp người làm thơ thích phá luật ở chữ thứ hai câu 6, thay v́ vần bằng th́ lại đổi ra vần trắc; c̣n chữ thứ tư th́ có khi đổi thành vần bằng thay v́ vần trắc như thường lệ. Câu 6 cũng được ngắt ra làm hai vế.
Ví dụ: Mai cốt cách | tuyết tinh thần (B T T T B
Mỗi người | một vẻ | mười phân | vẹn mười (T B T T B B T
(Kiều)
Đau đớn thay | phận đàn bà (B T B T B
(Kiều)
Khi tựa gối | khi cúi đầu (B T T B T
(Kiều)
Đồ tế nhuyễn | của riêng tây (B T T T B
Sạch sành sanh vét | cho đầy túi tham (T B B T B B T
(Kiều)
Biến Thể Lục Bát
Biến Thể Lục Bát là thể văn biến đổi ở cách gieo vần.
Ví dụ:
Câu 6: Vừa ra đến chợ một khi
Câu 8: Thấy rồng che phủ tứ vi một người
Câu 6: Nguyên nàng số lư nghề ṇi
Câu 8: Dưới đất trên trời thuộc hết mọi phương (T T B B T T B
(Truyện Lư Công )
Chú thích: Câu tám thứ hai vừa phá luật vừa biến thể. Chữ thứ tư (trời) của câu 8 lại vần với chữ thứ sáu (ṇi) của câu 6.
Hoặc:
Câu 6: Khoan khoan chân bước bên đường
Câu 8: Thấy chàng họ Lư ngồi đương ăn mày
Câu 6: Đầu thời đội nón cỏ may
Câu 8: Mặt vơ ḿnh gầy cầm sách giờ lâu (T T B B B T B
(Truyện Lư Công)
Chú thích: Câu tám thứ hai vừa phá luật vừa biến thể. Chữ thứ tư (gầy) của câu 8 lại vần với chữ thứ sáu (may) của câu 6.
Trên đây là một số niêm luật căn bản của thơ Lục Bát. Làm thơ Lục Bát tuy dễ mà khó. Cái khó là ở cách gieo vần, làm sao đừng cho bị lạc vận hoặc cưỡng vận. Một bài thơ hay mà bị lạc vận hoặc cưỡng vận th́ sẽ làm hỏng cả bài thơ, cũng giống như một con sâu làm hỏng cả nồi canh ngon vậy!
Người viết sẽ nêu một vài ví dụ điển h́nh để bạn thấy những khuyết điểm nho nhỏ mà người làm thơ không để ư tới, có thể v́ chưa nắm vững niêm luật hoặc cũng có thể v́ coi thường niêm luật. Sự không hiệp vận ấy gọi là cưỡng vận hay ép vận (tin đi với tiên) và lạc vận (mưa đi với mây).
(Ghi Chú: Về Vần hay Vận, xin xem một bài viết riêng về Thanh, Bằng Trắc và Vần của cùng tác giả sẽ cống hiến các bạn trong một dịp khác.)
Ví dụ:
Nhớ xuân lửa đạn rừng đồi
Nhớ đêm không ngủ cuối trời Việt Nam
Bây giờ mượn chút thời gian
Chia cho hiện tại để làm quà Xuân
Chú thích:
đồi đi với trời là Cưỡng vận (đồi với trời thuộc Vần Thông,1 chỉ hợp về Thanh chứ không hợp về Âm).
Nam đi với gian là Lạc vận (Nam và gian không thuộc Vần Chính 2 và Vần Thông).
gian đi với làm là Lạc vận (gian và làm không thuộc Vần Chính và Vần Thông).
Nhớ mi quầng biệt Quỳnh Côi
Nhớ hương bồ kết nhớ người mẹ quê
Chú thích:
Côi đi với người là Lạc vận (Côi và người không thuộc Vần Chính và Vần Thông).
Nhớ em phụng phịu: trời mưa
Giao thừa chẳng được vui đùa với nhau
Chú thích:
Mưa đi với đùa là Cưỡng vận (mưa và đùa thuộc Vần Thông, chỉ hợp về Thanh chứ không hợp về Âm).
Có người hôm ấy chải đầu
Vô t́nh tóc cứ bay vào vai ta
Chú thích:
đầu đi với vào là Lạc vận (đầu và vào không thuộc Vần Chính và Vần Thông).
Ly cà phê Mỹ nhạt hơn
Nhưng đầy chất đắng trong hồn tha hương
Chú thích:
hơn đi với hồn là Cưỡng vận (hơn và hồn thuộc Vần Thông, chỉ hợp về Thanh chứ không hợp về Âm).
Vẫn không gian ấy băo bùng
Hay mồ hôi tưới trên thung lũng cằn
Bây giờ ngồi giữa thế gian
So giây ướm thử mấy gam giao mùa
Chú thích:
cằn đi với gian là Lạc vận (cằn và gian không thuộc Vần Chính và Vần Thông).
gian đi với gam là Lạc vận (gian và gam không thuộc Vần Chính và Vần Thông).
Gió thơm từ thuở hoàng hôn
Theo chân ánh sáng về ôm ngang trời
Chú thích:
hôn đi với ôm là Lạc vận (hôn và ôm không thuộc Vần Chính và Vần Thông).
Rừng Xuân hoa lá êm đềm
Có người thơ thẩn đi t́m phong lan
Chú thích:
đềm đi với t́m là Lạc vận (đềm và t́m không thuộc Vần Chính và Vần Thông).
1 Vần Thông là những vần chỉ hợp nhau về thanh, c̣n âm th́ tương tự chớ không hợp hẳn.
2 Vần Chính là những vần mà cả thanh lẫn âm đều hợp nhau.
----------------------------------------------------------------------------------
Sưu tầm từ: http://www.aulacfoundation.org/tho_luc_bat.htm#totop
BÀI NÀY CỦA BĂNG THANH
CÁCH LÀM THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ
(Thơ Đường Luật)
Thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Tổng cộng có 56 chữ.
Về cách phối âm, hay luật bằng trắc giữa các câu, ta chỉ nói các thanh Bằng-Trắc của các chữ đứng thứ 2-4-6 trong 1 câu (theo quy tắc Nhất-tam-ngũ bất luận, nhị-tứ-lục phân minh). Các tiếng 2-4-6 trong cùng 1 câu theo thứ tự luật bằng trắc có thể là B - T - B hay có thể là T - B - T.
Ví dụ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông B - T - B
Nuôi đủ năm con với một chồng T - B - T
Đôi khi trong câu đầu tiên của bài thơ cũng có thể làm theo thứ tự B - B - T, cũng có thể xem đó là luật phối thanh của câu T - B - T. Ví dụ:
Một đèo, một đèo, lại một đèo B - B - T
Về cách gieo vần trong thơ: Vần trong thơ là những tiếng đọc giống nhau hay những tiếng đọc gần giống nhau như cùng một vần, hay là vần gần giống nhau mhư sông-chồng, tà-hoa.... Các vần giống nhau trong thơ Đường luật mang thanh bằng, và được đặt ở cuối mỗi câu thơ. Có thể gieo vần vào các tiếng cuối của các câu 1-2-4-6-8, hay có thể là 2-4-6-8, và các vần phải vần với nhau rơ ràng,các tiếng cuối câu 3-5-7 c̣n lại phải mang thanh trắc, các cao nhân thời xưa thường hay gieo vần vào các tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Ví dụ:
Sóc phong suy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn, ḱnh khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng
Quan hà Bách nhị do thiên thiết
Hào kiệt công danh thử địa tằng
Văn sự hồi đầu ta dĩ hĩ
Lâm lưu phủ cảnh ư nan thăng
(Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trăi)
Trong khi gieo vần thường các cao nhan cũng chú ư đối thanh trong thơ, thường có 2 cách đối thanh, đó là đối thanh huyền (H) và thanh ngang (N) trong các vần được gieo. Ở bài thơ ví dụ trên ta thấy lăng-Đằng-tằng-tằng-thăng theo thứ tự N-H-H-H-N. C̣n cách đối kách là xen kẽ thanh huyền và thanh ngang với nhau. Ví dụ như bài Qua đèo ngang của bà huyện Thanh Quan.
Phép đối trong thơ thất ngôn bát cú, là đối giữa các câu 3-4, 5-6. Các câu này đối lại nhau như các câu đối thời xưa. Rơ nhất là về các câu trong bài Qua đèo Ngang. Về bố cục th́ bài thơ được chia làm 4 mỗi phần có 2 câu:
Câu 1-2 là hai câu đề: Mở ra vấn đề về bài thơ
Câu 3-4 là hai câu thực: Giải thích về vẫn đề
Câu 5-6 là hai câu luận: Bàn luận về vấn đề
Câu 7-8 là hai câu kết: Kết luận lại vấn đề
http://tialia.com/showthread.php?threadid=12321
I CÁCH LÀM THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú. Về gieo vần th́ có 3 cách:
Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)
Ví dụ:
Thân em vừa trắng lại vừa tṛn
Bảy nổi ba ch́m với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm ḷng son
Cách này thường được các cao nhân thời xưa xử dụng nhiều nhất.
Gieo vần chéo: vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc). Ví dụ:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Cách này thường được Hồ Chí Minh sử dụng.
Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3. Ví dụ:
Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Pḥng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi
Cách này ít người sử dụng.
Nói chung thơ này giống với thơ thất ngôn bát cú.
I CÁCH LÀM THƠ NGŨ NGÔN
Thơ ngũ ngôn Đường luật cũng giống thơ thất ngôn Đường luật, hoàn toàn giống về niêm, về cách gieo vần, nhưng về bắng trắc th́ chỉ có 2 tiếng 2-4 nên theo thứ tự B-T hay là T-B, cứ như thế.
Ví dụ:
Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái b́nh nghi nổ lực
Vạn cổ thử giang san.
CÁCH NGẮT NHỊP THƠ
Đọc thơ phải đúng cách, đó là đọc đúng cách ngắt nhịp trong thơ để có thể cảm nhận hết được những ư tứ của tá gỉ trong thơ.
Cách ngắt nhịp thường gặp trong thơ thất ngôn Đường luật là nhịp chắn: nhịp 2/2/3 hay c̣n gọi là nhịp 4-3.Ví dụ:
Một đèo / một đèo / lại một đèo
Nhưng đôi khi cũng có thể làm nhịp 3-4 theo dụng ư tác giả.
Cách ngắt nhịp thơ ngũ ngôn theo nhịp 2/3.
Cách ngắt nhịp giúp ta hiểu rơ thơ hơn, cảm nhận hết ư tứ thơ.
Trên đây chỉ là những hiểu biết sơ sài của tôi về thơ Đường luật, post lên đây với mong muốn mọi nguời hăy sửa chữa những chỗ sai sót và bổ sung chỗ thiếu sót giúp cho chúng ta có thể hiểu thêm về một thể thơ nổi tiếng từ thời xa xưa đến nay. Mong các bạn giúp đỡ. Cảm ơn.
Phép đối và câu đối
SONG THẤT LỤC BÁT
Song Thất Lục Bát . Có 4 câu : hai câu đầu 7 chữ, câu thứ ba 6 chữ, câu cuối 8 chữ
Luật Bằng trắc :
Luật :
x = Không qui luật ( Bằng hoặc Trắc cũng được )
B = Bằng ( là những chữ không dấu hoặc có dấu huyền )
T = Trắc ( là những chữ có dấu Sắc, Hỏi , Ngă , Nặng )T1= Vần Trắc ......T1 ( chữ thứ 7 ) của câu 1 phải vần với T1 ( chữ thứ 5 ) của câu 2 B2= Vần Bằng .....Chữ thứ 7 của câu 2 ..vần với chữ thứ 6 cuả câu 3 ......Chữ thứ 6 của câu 4 vần với chữ thứ 6 của câu 3
Vần
Chữ thứ 5 của câu 2 ( tháng ) vần với chữ thứ 7 của câu 1( ngán )
Chữ cuối cùng của câu 3 ( ca ) vần với chữ cuối của câu 2 ( qua )
Chữ thứ 6 của câu 4 ( xa ) vần với chữ cuối của câu 3 ( ca )
Note : Câu 3 và câu 4 làm theo thể thơ Lục Bát
Âm Khúc :
Chia từng câu thành những khúc nhỏ ..... trong Song Thất Lục Bát chia câu số 1 thành hai khúc và dùng lời thơ để nhấn mạnh từng khúc :
Câu 1 :
Đông đă đến / bao mùa ngao ngán
Câu 2 :
Nhớ thương người, / bao tháng năm qua
Câu 3 :
Phổ cầm / khúc tuyệt / t́nh ca
Câu 4 :
Nhỏ gịng / máu thắm / xót xa / đoạn trường
SONG THẤT LỤC BÁT
Cũng như LỤC BÁT, SONG THẤT LỤC BÁT thường được dùng trong những truyện thơ, và là thể loại thứ hai của hai thể thơ "chính tông" trong Việt văn.
Song Thất Lục Bát là loại thơ mở đầu bằng hai câu THẤT, rồi tiếp đến hai câu LỤC BÁT, tạo thành một KHỔ với ư từ trọn vẹn. (có nghĩa là trong 4 câu phải trọn vẹn một ư)
Câu THẤT trên (câu số 1), tiếng thứ 3 là chữ TRẮC, tiếng thứ 5 là chữ BẰNG, và tiếng thứ 7 là chữ TRẮc và VẦN.
Câu Thất dưới (câu số 2), tiếng thứ 3 là chữ BẰNG, tiếng thứ 5 là chữ TRẮC và VẦN với tiếng thứ 7 của câu trên, tiếng thứ 7 là chữ BẰNG và VẦN.
***Song Thất Lục Bát không giống như Thất Ngôn Luật theo lối
Hán văn, v́ luật BẰNG TRẮC được áp dụng trong Song Thất ở
chữ thứ 3, thứ 5, mà trong Thất Ngôn Luật th́ chữ thứ 3 và
chữ thứ 5 lại có thể theo lệ BẤT LUẬN.
Sau hai câu Thất là hai câu Lục Bát, theo luật của Lục Bát...chữ cuối của câu LỤC vần với chữ thứ 7 của câu THẤT thứ nh́):
ĐIỀU NGOẠI LỆ: Thông thường chữ thứ 3 của câu Thất(1) là chữ TRẮC, nhưng trong trường hợp không có đối ở câu dưới, th́ chữ thứ 3 của câu Thất trên có thể là chữ BẰNG. :
Nguồn : http://www.camranhtinhnho.com/HLTSongThatLucBat.htm
Luật Làm Thơ
VDN Sưu Tầm
http://nmchau.club.fr/forum/viewtopic.php?t=8
Phần I
Những Dạng Thơ Đặc Biệt
1-Họa Vận
Một người làm một bài xướng lên,một người nữa làm bài khác họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng,c̣n ư nghĩa hoặc phụ theo cho rộng,hoặc trái hẳn lại ( phản đề ) :
Hỏi Ả Bán Chiếu
Xướng :
Ả ở đâu nay bán chiếu gon ?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay c̣n ?
Xuân thu nay độ bao nhiêu tuổi ?
Đă có chồng chưa được mấy con ?
Nguyễn Trăi
Họa :
Tôi ở Tây hồ bán chiế u gon .
Nỗi chi ông hỏi hết hay c̣n ?
Xuân thu tuổi mới trăng c̣n lẻ ,
Chồng c̣n chưa có,có chi con !
Nguyễn thị Lộ
2-Thủ nhất thanh ( nhất đồng )
Từ đứng đầu 8 câu đều giống nhau
Tám Mừng
Mừng đón xuân về,muôn sắc hoa,
Mừng xuân,xuân mới ,mới thêm ra.
Mừng nghe nhựa sống,như c̣n trẻ,
Mừng thấy đời tươi,chửa muốn già.
Mừng khỏe đôi chân,đi đứng vững,
Mừng tinh cặp mắt ngắm nh́n xa.
Mừng nhau tuổi Thọ tăng tăng măi,
Mừng được trường xuân hưởng thái ḥa.
1986 Lạc Nam
3-Song điệp
Tất cả 8 câu đều có 2 điệp từ :
Chuyện Đời
Vất vất vơ vơ ,cũng nực cười,
Căm căm cúi cúi có hơn ai .
Nay c̣n chị chị anh anh đó ,
Mai đă ông ông mụ mụ rồi.
Có có không không,lo hết kiếp
Khôn khôn dại dại,chết xong đời.
Chi bằng láo láo lơ lơ vậy,
Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi.
Nguyễn Công Trứ ?
Nguyễn Thượng Hiền ?
4-Song điệp độc vận
Tất cả 8 câu đều có 1 từ và chỉ có 1 vần
Xuân Và Thơ
Xuân tự ngàn xưa, bạn với Thơ
T́nh Xuân là cả vạn lời Thơ
Đẹp duyên hoa bút, Xuân ngời sắc
Rộn khúc Xuân thiều, nhạc ánh Thơ.
Xuân vắng,oanh hờn,dầu dáng liễu
Xuân về hương tỏa ngát lời Thơ
Xuân nương,thi sĩ,đôi người ngọc,
Dệt mộng ngày Xuân,lộng ư Thơ
Lạc Nam
5-Dĩ đề vi thủ
Lấy 8 từ đầu để mở đầu cho 8 câu thơ
Gửi Bạn
Nhất sinh tôi bác biết nhau rồi,
Định đoạt hơn thua phó mặc trời .
Chúng mải công danh , ky cóp chạy,
Ta nh́n mây nước nhẹ nhàng trôi.
Theo quan,ngán bấy câu chè lá !
Về xă ,buồn thay cảnh thịt xôi.
Lê gậy theo trăng vào quán trọ,
Ninh trà,nạp thuốc ,chuốc nhau chơi.
Quả Ngôn
Chú thích
Lê Ninh (. - 1886) hiệu là Mệnh Khang người Hà Tĩnh .Hợp
với quân Phan đ́nh Phùng ở Hương Sỏn chống lại Pháp.
6-Dĩ đề vi vận
Lấy đầu đề làm vần
Không Chồng Trông Bông Lông
Xướng :
Bực ǵ bằng gái chực pḥng không
Tơ tưởng v́ chưng một tấm chồng,
Trên gác rồng mây ngao ngán nhẽ,
Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông.
Mua vui lắm lúc cười cười gượng,
Giả dại nhiều khi nói nói bông.
Mới biết có chồng như có cánh,
Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông.
Nguyễn Khuyến
Họa Vận :
Phật rằng sắc sắc không không ,
Sắc sắc không không khó chất chồng.
Ân oán,nhiều người c̣n có ngóng,
Trải oan,lắm kẻ vẫn chờ trông.
Thế gian,nhân quả nhanh như bóng,
Cơi Phật,nhân duyên nhẹ tựa bông.
Xuân đến hoa xuân tươi đẹp măi,
Luân hồi ra khỏi,hết bông lông.
Cổ Lai Hy
Quán Thơ Xóm Sâu Ḅ
7-Toán thi
Cả bài câu nào cũng có từ chỉ con số
Bói Số
Ruột rối ḅng bong, một lá thuyền
Ngổn ngang trăm mối vẫn y nguyên
Người đi ngh́n dặm c̣n thêm nhớ
Kẻ ở muôn năm vẫn lẻ duyên
Mớ hoảng, có kêu thời cũng hăo
Ức thầm, dẫu khóc chỉ thêm huyền
Vạn người , ai kẻ chung tâm sự
Hăy triệu giùm tôi chú đỗ quyên
Bùi Tiến
8-Liên hoàn
Thể thơ có nhiều đoạn ,câu cuối của đoạn trên được chuyển thành câu đầu của đoạn dưới
Thi Lấy Được
Anh Phán nhà ta biết cóc ǵ
Kỳ thi Tham biện cũng ra thi,
Nhất th́ anh đỗ,nh́ anh trượt,
Chẳng đậu khoa này,khoa khác đi.
Chẳng đậu khoa này,khoa khác đi.
Nam nhi chi chí,há lo ǵ,
Một,hai,ba,bốn,năm năm trượt
Nhẵn mặt quan trường,chẳng thẹn chi.
Nhẵn mặt quan trường,chẳng thẹn chi.
Trượt thi,thi trượt,vẫn gan ĺ.
. . . .
Tú Mỡ
Lính Tập Vinh Qui
Chú đội qua Tây thắng trận về,
Cả nhà đón rước thật mừng ghê !
Ông già,bà lăo gồm hai cụ,
Vợ giảnh,con ngoan đủ mọi bề,(1)
Nảy ngực mề đay tiền bạc chói,
Rạng ḿnh khố đỏ áo vàng xuê.
Giang sơn mày mặt càng tươi tốt,
Bộ cất tay lên,ngó cũng nghề .(2)
Bộ cất tay lên ngó cũng nghề,
Miệng cười tróm trém,húi râu dê.(3)
Xông pha trăm trận từng hăm hở
Gánh vác hai vai ghẹo nặng nề !(4)
Mở mặt Tiên Rồng ḍng Đại Việt,
Nổi danh hùng hổ cơi Âu tê(5)
Trong t́nh cảnh nọ dầu không vẻ,
Văng vẳng dường nghe tiếng ắc-đê !(6)
N.V.H
Chú thích
1-Vợ đẹp ( tiếng Nghệ)
2-Có vẻ tay nghề
3-Bộ râu xén như râu dê
4-Dù công việc có nặng đến đâu cũng không sợ (tiếng Nghệ)
5-Âu Tây.chữ tây,âm Hán có khi đọc là tê
6-Phiên âm chữ Pháp :un,deux.Tiếng hô đi đều của lính tập.
9-Liên hoàn thuận nghịch vận
Thể thơ như trên ,nhưng bài thứ 2 viết ngược vần lại với bài thứ nhất
Xem Núi Non Bộ
Non nhân,nước trí,điểu muông hiền,
Núi giả mà in dáng tự nhiên.
Một vũng xinh xinh ,vươn một ngọn,
Hai cầu nho nhỏ,vắt hai triền.
Thuyền ngư lướt suối dong miền tục,
Cánh hạc trườn mây bổng cơi tiên.
Đối cảnh tâm tư dường nhẹ nhơm,
Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền.
Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền.
Bàn đá say cờ đôi lăo tiên,
Lă vọng buông câu vờn sóng nước,
Phật đài mở lối lượn ven triền.
Sỏn thanh thủy tú,hồn u nhă,
Sắc lộng hương nùng ,khí hạo nhiên.
Phong cảnh tạo h́nh như giới thiệu
Chủ nhân đây cũng bậc nhân hiền.
Lạc Nam
10-Ô thước kiều
Thể thơ liên hoàn như trên,nhưng lấy 2 từ cuối,hoặc nhắc lại 2,3 từ nào đó ở câu cuối của bài trên để mở đầu cho câu 1 của bài dưới
Chống Tôn Thọ Tường
Lung lay ḷng sắt đă mang nhơ,
Chẳng xét phận ḿnh khéo nói vơ.
Người trí mang lo danh chẳng chói,
Đứa ngu luống sợ tuổi không chờ.
Bài ḥa đă sẵn in tay thợ,
Cuộc đánh hơn thua giống nước cờ.
Chưa trả thù nhà,đền nợ nước,
Dám đâu mắt lấp với tai ngơ
Tai ngơ sao đặng lúc tan tành,
Luống biết trách người,chẳng trách ḿnh.
Đến thế c̣n khoe đàng đạo nghĩa,
Như vầy cũng gọi kẻ trâm anh.
Biển khơi vụng tính dung thuyền nhỏ,
Chuông nặng to gan buộc chỉ mành.
Thân có,ắt danh tua phải có,
Khuyên người ái trọng cái thân danh.
Thân danh chẳng kể,thật thằng hoang,
Đốt sáp nên tro lụy chẳng màng.
Hai cửa trâm anh xô sấp ngửa,
Một nhà danh giá xóa tan hoang.
Con buôn khấp khởi chưa từng ngọc,
Người khó xăng xăng mới gặp vàng.
Thương kẻ đ̣ng văn nên phải nhắc.
Dễ đâu ta dám tiếng khoe khoang.
Phan Văn Trị ( 1830-1910)
11-Tập danh
a-Trong mỗi câu có danh từ gắn với đề tài
Mừng Ông Lăo Hàng Thịt Ăn Thượng Thọ.
Nay tiết mừng ông mới Bảy mươi,
Cổ hy(1) chưa dễ mấy lăm người.
Răng long nhưng hăy c̣n tinh mắt
Đầu bạc nhưng mà chửa tắc tai.
Bè bạn bày vai kèo (2)chén Lư(3)
Cháu con dưới gối múa sân Lai.(4)
Xưa nay vẫn giữ ḷng chân thực
chữ đức giả xương máu để đời.
Nguyễn Khuyến
Chú thích
1-Do câu " nhân sinh thất thập cổ lai hy " ,ngựi ta sinh ra sống được 70 tuổi,xưa nay rất hiếm có
2-Rót rượu mời người khác uống
3-Chén rượu của Lư Bạch ,nhà thơ uống rượu nổi tiếng
4-Lăo Lai,người nước Sở đời Xuân Thu,tuổi đă ngoài 70 c̣n
cha mẹ, giả cách khóc như trẻ con để làm cho cha mẹ vui
b-Mỗi câu thơ có 1 từ chỉ bộ phận trong thân thể con người
Học Tṛ
Dài lưng tốn vải lại ăn no,
Nghĩ ngán cho thân phận học tṛ.
Thù nước,thù vua, ngay mặt chịu,
Công sưu,công ích,cắm đầu lo !
Vẫn giương mắt ếch mà ra quáng,
C̣n ngậm lông mèo chả sợ ho !
Nói đến chuyện đời tai điếc đặc,
Rung đùi,chỉ nghĩ " tám đùi " to !
Nh́ Mỹ
Chú thích
Ngậm lông mèo : ngậm bút chữ nho
Tám đùi :văn xưa gọi là " bát cổ "dịch là tám vế,vế đồng nghĩa với đùi.
12-Tính danh
Câu nào cũng có từ chỉ nhân danh hay địa danh Giống như Điển Thi,câu nào cũng dẫn 1 điển ở bên Tàu.Xưa kia các cụ đồ nho chuộng lắm v́ như thế các cụ mới chịu cho là có học,rộng kiến thức.
Lỗi Thề
Vùi oan bạc mệnh sóng Tiền Đường (1)
Ngọn đuốc Chiêm Thành(2) rở nhớ thương.
Chắp cánh đẹp ǵ câu Thất Tịch (3)
Ôm cầm say măi gái Tầm Dương(4)
Lỗi thề Chung Tử (5) sầu tri kỷ
Hoen mái Tây hiên (6) lệ đoạn trường
Hồ Hán (7) ngậm ngùi mây cách biệt
Ngân Hà ( mưa gió nẻo cầu sương.
Toại Khang
Chú thích
1: Kiều trầm ḿnh ở sông Tiền Đường
2- Công chúa Huyền Trân phải sang lấy vua Chiêm Thành
3- Đường Minh Hoàng -Dương Quư Phi đêm 7 tháng 7 âm lịch thề cùng nhau "sống làm vợ chồng chết là chim liền cánh cây liền cành "
4-Bạch Cư Dị,văn hào đời Đường,đêm đậu thuyền ở sông Tầm
làm bài Tỳ Bà Hành cho ca nữ hát
5-Chung Tử Kỳ -Bá Nha là 2 bạn tri âm.Bá Nha gảy đàn,Tử Kỳ biết Bá Nha nghĩ ǵ.Tử Kỳ chết,Bá Nha đập đàn đi,không gảy nữa.
6-Trương Quân Thụy-Thôi Oanh Oanh t́nh tự dưới mái Tây hiên
7-Chiêu Quân nhà Ha&N sang cống Hồ
8-Ngưu Lang-Chức nữ đùng 2 bên sông Ngân Hà nhớ nhau khóc
thành mưa ngâu trong thábg 7 Âm lịch
13-Sắc thái
Câu nào cũng có từ chỉ màu sắc
Chiều Nổi Mầu Thu
Trời thu bóng ác rực mầu vang,
Trườn trượt vào lưng dặng núi vàng.
Cánh nhạn chiều tà sương lót trắng
Cḥm mây mưa nhạt khói mờ lam.
Lầu thu thoát nắng nâng rèm tía,
Vườn vắng c̣n đây nở đóa vàng.
Nếu chẳng vương t́m hoa súng tím,
Th́ đâu được ngắm nguyệt da cam
Toại Khang
14-Thủ vĩ ngâm
Thể thơ trong đó câu đầu và câu cuối giống nhau
Khoe Lười
Anh em chớ bảo ta lười,
Làm việc cho hay phải thức thời.
Xuân hăy c̣n chơi cho phỉ chí,
Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi.
Thu sang cảm nguyệt c̣n ngâm vịnh,
Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi.
Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu,
Anh em chớ bảo ta lười .
Tú Mỡ
Đèn Kéo Quân
Lúng túng trong ṿng mấy đứa đen,
Nhờ khi đỏ lửa mới hay hèn.
Nghênh ngang vơng giá phô đồ giấy,
Đủng đỉnh dù che nép bóng đèn.
Thằng trước thằng sau liền gót chạy,
Anh trên anh dưới vểnh râu lên.
Này ai say tỉnh nh́n xem thử,
Lúng túng trong ṿng mấy đứa đen .
Khuyết Danh
15-Triệt hạ
Từ cuối của mỗi câu thơ để bỏ lửng làm cho câu thơ chưa trọn nghĩa,khiến người đọc phải nghĩ ra
Gái Hồng Nhan
Thấy gái hồng nha bỗng chốc mà . . .
Hơi thăm cô ấy chửa hay đà . . .
H́nh dung yểu điệu in như thể . . .
Diện mạo phương phi ngó tưởng là . . .
Ăn mặc ra tuồng người ở chốn . . .
Nói năng phải lẽ giống con nhà . . .
Ước ǵ ta được mà ta để . . .
Ta để đem về để nữa ta . . .
Nguyễn Quư Tân
16-Yết hậu
Các câu trên đủ từ cả,riêng câu cuối cùng chỉ có 1 từ
Rượu Say Nhè
Sống ở nhân gian,đánh chén cay,
Trăm năm ngày thác ,gi" be đầy.
Diêm vương phán hỏi " Ai đó " ?
Say ! "
Sống ở nhân gian đánh chén khè ,
Trăm năm ngày thác,gi" đầy be.
Diêm vương phán hỏi " Ai đó " ?
Nhè ! "
Phạm Thái biệt hiệu Chiêu Ly
17-Áp cú
Từ cuối của câu trước trở thành từ đầu của câu sau
Sang Canh
Năm nảo năm nao cũng ước lành
Lành,c̣n mong hết ? đón sang canh
Canh trời thắc thỏm phương xin lộc
Lộc nước lăm le khách vít cành.
Cành lá đêm qua dù thiếu nụ
Nụ đào xuân hé đẹp hơn tranh,
Tranh đời mới lại màu hoa gấm
Gấm vóc sơn hà lộng sắc xanh.
Toại Khang
Chừa Rượu
Những lúc say sưa, cũng muốn chừa,
Muốn chừa, nhưng tỉnh lại hay ưa,
Hay ưa nên nỗi không chừa được,
Chừa được, nhưng mà cũng chẳng chừa.
Nguyễn Khuyến
(Sưu Tầm)
Sưu Tầm ở đây
http://nmchau.club.fr/forum/viewtopic.php?t=8
18-Chơi chữ
Thể thơ chơi chữ rất phong phú và hứng thú .Chỉ xin liệt kê ra đây vài bài mẫu :
a-Chơi theo vần A B C . . .
Muốn Quy Thuyền
A Di Đà Phật muốn quy thuyền,
B bết ḷng tham hăy cứ nguyên.
C xích cho gần nơi cửa tịnh,
Đ đầu nguyện dứt mối trần duyên.
Thảo Am
Dở Dang
E không thoát khỏi xa niềm tục,
F gượng rồi ra cũng hăo huyền.
T tái trần duyên tu chẳng trọn,
Y thời cũng trả,bát không quyên .
Bùi Tiến
Quán Thơ Xóm Sâu Ḅ
b-Chơi theo các dấu : Huyền - Sắc - Nặng - Hỏi
Huyền diệu trông lên cửa đạo thuyền,
Sắc không khôn rơ thấu căn nguyên
Nặng nề nghiệp chướng e chưa hết,
Hỏi mấy ai đà có thiện duyên .
Thảo Am
c-Các từ trong bài thơ đều dùng một phụ âm hay nguyên âm
Chuyện Cô Cháu
Cô chẳng cho con cả chén chè
Cô cho chút chút,chán cô chưa.
Chè c̣n,cô cất cho chua cả,
Con cũng chê,mà chó cũng chê
Bùi Tiến
Quán Thơ Xóm Sâu Ḅ
Chớ chớ,cháu cô chỉ chănh cḥe,
Cháo chè chi chiết chán chường chưa !
Chén chè cô cúng cho chùa cả,
Cầu cháu cùng cô chồng chẳng chê !
Mai Ninh
Quán Thơ Xóm Sâu Ḅ
d-Ư của các từ , cụm từ, câu thơ đều phải hiểu theo nghĩa bóng, điển . . .
Thể thơ chơi chữ này thú vị và bất ngờ nhất v́ có khi người đọc nghĩ ra những ư mà chính tác giả cũng không nghĩ ra.
Tắm Trong Tù
Vùng vẫy ḿnh trong bể nước đầy
Hết kỳ lại cọ,chẳng rời tay
Ông Tây cứ bảo ḿnh yêu nước,
Ừ,chẳng yêu sao lại thế này ?
Nhượng Tống
Chú thích : Lệ nhà tù,một tuần mới cho tắm một lần,nên mỗi khi tắm,phạm nhân vùng vẫy kỳ cọ trong bể nước cho bằng đă.
Ghẹo Sư nữ
Ôm tiu cắp mơ ngủ kho kho,
Gió thổi mùng thiền mát mẻ cô,
Cánh cửa từ bi gài lỏng khóa,
Nén hương tế độ đốt đầy ḷ.
Cá khe lắng kệ đầu ngơ ngác ,
Chim suối nghe kinh cổ gật gù.
Nhắn với chúng sinh ḷng muốn độ,
Đêm đêm thường niệm chữ nam vô !
Nguyễn Khuyến ?
Mai Thế Quư ?
19-Kỵ đề
Thể thơ trong đó tất cả 8 câu đều không có từ nào chỉ đề tài
mà vẫn thể hiện đầy đủ yêu cầu của đề tài
Chưa sưu tầm ra bài mẫu
20-Bát điệp
Thể thơ trong đó tất cả 8 câu đều có lồng vào 1 hoặc 2 từ giống nhau.
Gái Muộn Chồng
Ai giám thương đâu gái có chồng
Thương v́ một nỗi chực pḥng không.
Thương con quốc đực kêu mùa hạ
Thương cái bèo non giạt biển đông
Thương vợ chồng Ngâu duyên chểnh mảng,
Thương cha mẹ nhện số long đong.
Cái thương quân tử thương là thế,
Có giám thương đâu gái muộn chồng.
Khuyết Danh
C̣n Chơi
Ai đă hay đâu tớ chán đời
Đời chưa chán tớ,tớ c̣n chơi.
Chơi cho thật chán,cho đời chán,
Đời chán nhau thời tớ sẽ thôi.
* Nói thế,can ǵ tớ đă thôi ?
Đời đương có tớ,tớ c̣n chơi.
Người ta chơi đă già đời cả
Như tớ năm nay mới nửa đời.
Tản Đà
Chú thích
* Trong câu 5 Tản Đà không có dùng từ đời
Nếu ta thay từ " can ǵ " bằng " đời nào " câu 5 thành :
Nói thế ,đời nào tớ đă thôi
Th́ bài thơ thuộc thể Bát điệp.
21-Liên ngâm
Thể thơ trong đó 2 hoặc nhiều người làm chung một bài thơ lần lượt nhau mỗi người 1 hoặc 2 câu
Cảnh Tây Hồ
Bài này do bà Liễu Hạnh cùng ông Phùng Khắc Khoan ,1 ông họ Lư,1 ông họ Ngô chơi thuyền ở Hồ Tây liên ngâm :
Liễu
Hồ Tây riêng chiếm một bầu trời
Lư
Bát ngát tứ mùa rộng mắt coi.
Cỗi ngọc xanh xanh làng phía cạnh,
Phùng
Trâu vàng biêng biếc nước vàng khơi.
Che mưa nhà lợp vài gian cỏ
Ngô
Chèo gió ai bơi một chiếc chài
Giậu thủng chó đua đàn sủa tiếng
. . . . . . . . . . . .
Phùng
Đông hết thành xuân chửa thấy mai.
Thú cảnh yên hà sang dễ đọ
Ngô
Sóng ḷng trần tục dạ đầy vơi.
Xe săn Vị Thủy tha hồ hỏi
Lư
Thuyền tới Đào nguyên mặc sức bơi.
Chuông sớm dục thanh ḷng Phật đó
Liễu
Trăng tṛn soi bóng một tiên thôi.
( Nguyên văn chữ Hán Truyện Liễu Chúa-Phan Kế Bính dịch nôm
trong Việt Hán văn khảo )
22-Hạn Vận
Người ra đề cho vần nào ta phải dùng vần ấy .
Thể thơ này khác với thể Họa Vận v́ không có bài xướng để dựa theo mà họa ,hơn thế nữa,ta phải :
* Tả ư thơ theo đầu đề
* Dùng 5 vần hạn định ( trong 8 câu )
Đầu Đề :
Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không,ai dám dở mùng chun vô ?
5 Vần hạn định : xô,cô,vô,ô,rô.
( Cuộc thi thơ do học giả Phan Kế Bính tổ chức )
Bài thơ sát với đầu đề ,hạ đúng 5 vần hạn định ,được giải nhất mà tác giả lại là một nhà sư chân tu ! :
Nào phải là ai dám giục xô
Thuận t́nh truớc hết tự nơi cô
Có cho mới dám trao dùi đánh
Không hẹn nào ai đẩy cửa vô ?
Mảng sướng kể ǵ thân lễ nghĩa
Ham vui quên hết chuyện dâm ô
Thói hư thuần,thước xưa c̣n lạc
Đừng học làm chi gióng nhảy rô !
23-Phú Đắc
Giải thích và phát triển ư của một câu ca dao hay một câu thơ bằng một bài thơ ,nhưng nội dung phải phù hợp với sự việc đó.
Già C̣n Muốn Lấy Chồng
Phú Đắc :
Bà già đă bảy mươi tư,
Ngồi trong cửa sổ gửi thư kén chồng
Đă trót sinh ra kiếp má đào,
Bảy mươi tư tuổi có là bao ?
Xuân xanh xấp xỉ hàng răng rụng
Ngày vắng ân cần mảnh giấy trao.
chữ nhất nhi chung đành đă vậy (1)
Câu tam bất hiếu nữa làm sao (2)
May mà lấy được ông chồng trẻ
Họa có sinh ra được chút nào ?
Nguyễn Khuyến
Chú thích
1-Nhất nhi chung : chỉ có một chồng cho đến trọn đời.
2-Tam bất hiếu :Theo thuyết Khổng Mạnh có câu " Băt hiếu h"u
tam ,vô hậu vĩ đại " Nghĩa là tội bất hiếu có 3 điều,không có
con trai nối dơi là tội to nhất .
Thách Vần
Phú Đắc :
Tối um um,trống điểm thùm,
Dáng lum khum,có lẽ hùm !
Quán tùm hum !
Giời hôm như mực cỏ xanh um,
Kẽm trống đâu đây bước đánh thùm,
Ven núi chẳng nề cao với thấp,
Qua cầu đếch biết thẳng hay khum.
Đường mây,ngọn gió,đôi đàn vạc,
Móng đá chân sim,một dấu hùm.
Sực thức đêm khuya thương kẻ lạnh,
Màn,chăn,đệm ấm hủm hùm hum.
Lê Lượng Thể
Biệt hiệu Thảo Trang
24-Láy Thơ
Thể thơ trong đó hoặc ở đầu câu,ở giữa câu hay ở cuối câu đều có từ láy-Láy có 3 loại :
a-Láy từ : Từ đùng trước được láy lại toàn bộ ở từ sau : ngời ngời-xinh xinh-ngà ngà-ngoan ngoăn . . .
b-Láy âm :Bộ phận phụ âm đàu của từ trước được láy lại ởbộ phận phụ âm của từ sau : khó khăn-đỡ đần . . .
c-Láy vần : Bộ phận vần của từ trước được láy lại ở bộ phận vần của từ sau : bồn chồn-lẩm cẩm-cheo leo . . .
d-Láy có 3 thể :
* Láy đôi : canh cánh-tà tà -lăm le . . .
Láy âm đôi
Quan Khánh
Đứng tréo trông theo cảnh hắt heo,
Đường đi thiên thẹo,quán cheo leo
Lợp lều quán cỏ tranh xơ xác
Xỏ kẽ kèo tre đót khẳng khiu.
Ba chạc cạy xanh h́nh uốn éo
Một ḍng nước biết cảnh leo teo.
Thú vui quên cả niềm lo lắng
Ḱa cái diều nó lộn lèo !
Hồ Xuân Hương
* Láy ba : Sạch sành sanh-dửng dừng dưng - sát sàn sạt . . .
Láy vần ba - Vĩ Tam Thanh
Ngẫu Hứng
Tiếng gà bên gối tẻ tè te,
Bóng ác trông lên hé hẻ hè.
Cây một chồi cao von vót vót,
Hoa năm sắc nở lóe ḷe loe.
Chim t́nh bè lứa kia ḱa kịa,
Ong, nhĩa vua tôi nhé nhẻ nhè.
Danh lợi mặc người ti tí tị,
Ngủ trưa chửa dậy khỏe kḥe khoe.
Vô Danh
* Láy tư : Trùng trùng điệp điệp-lúng ta lúng túng-hớt hơ hớt hải-áo áo quần quần . . .
Hạ Long Tức Cảnh
Trùng trùng điệp điệp núi chon von,
Ảo ảo mơ mơ thế trận hồn ,
Lớp lớp hàng hàng ḥn Bái Tử,
Non non nước nước một ḷng son.
Tùng Linh
Quán Thơ Xóm Sâu Ḅ
25-Lái Thơ
Thể thơ có những cụm từ đôi được lái thành cụm từ đôi khác ( hoặc cụm từ ba ,nhưng rất ít ),như trong câu :
Con cá đối nằm trong cối đá
Hoặc trong cảnh Trạng Quỳnh ngồi bờ ao chơi đá bèo làm cho bà Quận Chúa phải đỏ mặt.
Muốn Quy Thuyền
Cầu đạo cần chi phải cạo đầu ,
Dầu lai dưa muối cũng dài lâu .
Na bường bát tới nương bà văi,
Dầu săi không tu cũng giải sầu .
Thảo Am
Nhắn Bạn
Nhắc bạn những thương t́nh nhạn bắc,
Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông.
Đêm thâu tiếng dế đâu thêm măi,
Cười ngả nghiêng cho mệt cả người.
Thảo Am
26-Cô nhạn xuất quần
Thể thơ trong đó vần câu đầu làm khác hẳn ,không giống mấy vần dưới
Tiến Sĩ Giấy :
Khéo chú hoa man khéo vẽ tṛ ,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu ..
Mày râu vẻ mặt vang trong nước ,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu ?
Bán tiếng , mua danh thây lũ tre ?
Bản vàng , bia đá vẫn ngh́n thu .
Hỏi ai muốn ước cho con cháu ?
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu .
Nguyễn Khuyến
27-Cô nhạn nhập quần
Thể thơ trong đó mấy vần trên đi với nhau ,chỉ có vần dưới
làm khác hẳn đi
Cái Bùng Binh *
Chỉ biết tiền thôi có biết ǵ ,
Xác to mà bụng tỉ t́ ti .
Chành bành ra rứa đeo ăn măi ,
Đút nhét vô hoài chẳng nói chi .
Làm tướng đời mô c̣n tiếng lại , **
Để quân trẻ nhỏ cứ thu đi . ***
Ngày đêm lúc lắc coi chừng đă ,
Chừng đă đầy thời phải đập nghe !
Khuyết Danh
* Bùng binh là một thứ b́nh làm bằng đất sét , trẻ con trong Nam thường dùng để bỏ dành tiền , như kiểu lợn ngoài Bắc .
** Thành ngữ gọi : đại tướng bùng binh .
*** Trẻ con có bùng binh thường thu giấu kín đáo
28-Liên Châu
Thể thơ tràng thiên dùng nguyên một vần mà câu nào cũng có vần
Chưa sưu tầm ra bài mẫu
29-Vấn nghi
Câu thơ nào cũng theo thể hỏi,nên sau mỗi câu đều đặt được dấu hỏi cả.
Vấn Nguyệt
Trải mấy thu nay vẫn hăy c̣n ?
Cớ sao khi khuyết lại khi tṛn ?
H"i con Ngọc-thỏ đà bao tuổi ?
Chớ chị Hằng-nga đă mấy con ?
DĐêm thẳm cớ chi soi gác tía ?
Ngày xanh c̣n thẹn với vừng son ?
Năm canh lơ lửng chờ ai đó ?
Hay có t́nh riêng với nước non ?
Vô Danh
30-Thuận nghịch độc
( hồi văn )
Thể thơ khi đọc xuôi là 1 bài thơ,mà đọc ngược cũng là 1 bài thơ .Thể thơ này đ̣i hỏi công phu ghép từ thật khéo và phải làm theo đúng luật bằng trắc để có thể đọc xuôi ,đọc ngược đều có nghĩa ,câu thơ chải chuốt không khổ đọc
Cảnh Tây Hồ
Đọc xuôi
Đây vui thực lạ cảnh Tây Hồ !
Trước tự trời kia khéo vẽ đồ.
Mây lẫn nước xanh màu tỏ ngọc,
Nguyệt lồng hoa thắm vẻ in châu
Cây la tán rợp từng cao thấp,
Sóng gợn cầm tâu nhịp nhỏ to.
Bày khéo thú vui non nước đủ,
Tây Hồ giá ấy dễ đâu so !
Khuyết Danh
Đọc ngược
So đâu dễ ấy giá Hồ Tây ?
Đủ nước non vui thú khéo bày.
To nhỏ nhịp tâu cầm gợn sóng,
Thấp cao từng rợp tán la cây.
Châu in vẻ thắm ,hoa lồng nguyệt,
Ngọc tỏ màu xanh ,nước lẫn mây.
Đồ vẽ khéo kia trời tự trước,
Hồ Tây cảnh lạ thực vui đây !
Khuyết Danh
Xuân Hứng
Đọc xuôi
Thi đàn tế liễu lộng hoa hài
( Hán )
Khách bộ tùy sương ấn bích đài
Kỳ cục đă thanh phong giáp trận
Tửu hồ khuynh bạch tuyết ḥa bôi !
Sơ liêm thấu nguyệt hương hung trúc,
Tuyết án lăng hoa vị áp mai
Phi phất thảo am đầu tĩnh điếm
U t́nh cố năi thuộc quyên ai !
Khuyết Danh
Đọc ngược theo phiên âm chữ nôm :
Ai quen thuộc ấy có t́nh ư ?
Điếm tĩnh đầu am cỏ phất phơ
Mai ép mùi hoa lùng án tuyết
Trúc lồng hương nguyệt thấu rèm thưa
Chén ḥa tuyết trắng nghiêng hồ rượu
Trận giáp phong thanh đánh cuộc cờ
Rêu biếc in sương theo bước khách
Hài hoa lỏng lẻo tới đàn thơ.
Khuyết Danh
31-Phá cách
Thơ làm thất niêm có dụng ư
Trèo Đèo Ba Dội
Một đèo,một đèo,lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ hoét tùm hum nóc,
Kẽ đá xanh ŕ lún phún rêu.
Lắt léo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đ́a lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mơi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Hồ xuân Hương
Chú thích
Bài thất ngôn bát cú này làm theo thể b́nh,vần b́nh Nhưng không theo niêm luật ( xem đối chiếu Phần Hai )
Phần II
Đón Xem
Mấy Điều Kỵ Trong Thơ
Phép làm thơ ,có mấy điều tối kỵ không nên phạm đến :
1-Thất luật
những từ đáng Bằng mà làm ra Trắc hoặc đáng Trắc mà làm ra Bằng
2-Thất niêm
Câu trên đang theo luật Bằng mà câu dưới sang luật Trắc hoặc câu trên đang theo luật Trắc mà câu dưới làm sang luật Bằng
3-Lạc vận
Đang theo vần này mà gieo sang vần khác, như như vần trên là trời mà vần dưới là mây th́ gọi là lạc vận
4-Xuất vận
Người ta đă hạn định cho những cho những vần ǵ,mà ḿnh dùng vần khác,th́ gọi là xuất vận.
5-Trùng vận
Câu trên đă dùng một vần ,câu dưới lại dùng dùng như thế nữa th́ gọi là trùng vận.
6-Cưỡng áp
Các vần gieo ép uổng, không được hiệp lắm
7-Khổ độc
Trong một bài thất ngôn,chữ thứ ba các câu chẵn,trong một bài ngũ ngôn,chữ thứ nhất các câu chẵn đáng là từ bằng mà làm ra từ trắc
8-Phong yêu hạc tất
Trong thơ thất ngôn,từ thứ tư và tứ thứ bảy,trong thơ ngũ ngôn,từ thứ hai và từ thứ năm nếu trùng một âm
9-Đối không chỉnh
Khi những từ trong bài thơ phải đối nhau mà từ nặng từ nhẹ không được cân
10-Trùng từ hay trùng ư
Từ hay ư đă dùng rồi mà lại c̣n dùng nữa.
* Tài liệu tham khảo
1- Việt Nam Văn Học Sử Yếu , Dương Quảng Hàm , nxb Bộ Quốc Gia Giáo Dục, 1962
2- Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên , Phạm Thế Ngũ ,nxb , Quốc Học Tùng Thư,1965
3- Nam Thi Hợp Tuyển, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, nxb Bốn Phương, 1952
4-T́m Hiểu Các Thể Thơ, Lạc Nam ,nxb Văn Học-Hà NộI , 1996
5-Khảo Luận Về Thơ , Lam Giang, nxb Đồng Nai, 1994
6-Thơ Văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu giới thiệu , nxb Văn Học-Hà Nội ,1971
7-Thơ Văn Trào Phúng Việt Nam Từ Thế Kỷ 13 Đến 1945, Vũ Ngọc Khánh Biên soạn, nxb Văn Học-Hà Nội , 1974
8-Thơ Văn Yêu Nước (1858-1900) , Chu Thiên ,nxb Văn Học - Hà Nội , 1970
9-Chơi chữ , Lăng Nhân, nxb nam Chi Tùng Thư, 1961
10-Việt Nam Găm Hoa ,Hương-Giang Thái Văn Kiểm, nxb Làng Văn-Canada,1997
11-Người Ham Chơi, Hoàng Phủ Ngọc Tường , nxb Thuận Hóa ,1998
http://nmchau.club.fr/forum/viewtopic.php?t=8
THƠ VIỆT NAM
Thơ Việt Nam khác với Thơ của Tàu (Trung Hoa) ở điểm:
- Thơ Việt Nam vừa có cước vận vừa có yêu vận.
- Thơ của Tàu chỉ có cước vận mà không có yêu vận.
Thơ Việt Nam chính tông có 2 thể:
- Thơ Lục Bát.
- Thơ Song Thất Lục Bát.
1. THƠ LỤC BÁT
Lục là 6, Bát là 8.
Thơ lục bát là thể thơ khởi đầu bằng một câu 6 chữ rồi câu kế tiếp là 8 chữ. Và cứ liên tục như vậy hoài cho đến hết bài thơ.
Bài thơ lục bát muốn dài ngắn bao nhiêu câu cũng được, không hạn định số câu. Nhưng khởi đầu phải là câu 6 chữ và cuối cùng phải là câu 8 chữ.
Luật của thơ Lục Bát được định như sau:
b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B - t - B
Bằng viết tắt là b - B
Trắc viết tắt là t - T
b và t nhỏ (không viết hoa) th́ Bằng hay Trắc ǵ cũng được.
B và T lớn (viết hoa) bắt buộc phải giữ đúng luật Bằng Trắc như đă định.
Chúng ta có thể nhớ luật bằng trắc của thơ lục bát như sau:
Tiếng thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát không cần giữ đúng luật Bằng, Trắc.
Tiếng thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát bắt buộc phải giữ đúng luật Bằng.
Tiếng thứ 4 của câu Lục và câu Bát bắt buộc phải giữ đúng luật Trắc.
Vần: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của câu 6 phải vần với tiếng thứ 6 của câu 8, rồi tiếng thứ 8 của câu 8 phải vần với tiếng thứ 6 của câu 6 kế tiếp theo sau. Và cứ tiếp tục tuần tự như vậy hoài cho tới hết bài thơ.
Thí dụ như 4 câu thơ sau đây:
Ta cùng uống nước sông Tương
Trông nhau chẳng thấy nhớ thương dạt dào
Chập chờn trong giấc chiêm bao
Đôi nơi cách trở kiếp nào mới nguôi
GHI CHÚ QUAN TRỌNG:
Trong thơ lục bát, nếu tiếng thứ 6 của câu bát là KHÔNG DẤU th́ tiếng thứ 8 (cũng của câu bát) phải là DẤU HUYỀN.
Ngược lại, nếu tiếng thứ 6 của câu bát là DẤU HUYỀN th́ tiếng thứ 8 (cũng của câu bát) phải là KHÔNG DẤU.
(ĐÓ LÀ LUẬT BẮT BUỘC)
Thanh
Thanh là những tiếng phát ra nghe được khi chúng ta nói hoặc đọc.
Thanh có 2 loại:
- Thanh Bằng.
- Thanh Trắc.
Thanh bằng là những tiếng không dấu và những tiếng có dấu huyền. Thí dụ: ăn, đi, nằm, ngồi ...
Thanh trắc là những tiếng có dấu sắc, hỏi, ngă, nặng. Thí dụ: nói, đứng, đỏ, lửa, diễm, nhuyễn, lạnh, nguội ...
Vần
Vần là những tiếng khi phát âm nghe cùng âm hưởng với nhau. Vần được tính từ nguyên âm đầu tiên của một từ (bỏ phụ âm đầu ra không tính).
Chúng ta có thể khái niệm vần là những từ same sound và same spelling.
Thí dụ:
Thương, trường, sương, đường, vương ...
Sinh, đ́nh, minh, t́nh, chinh ...
2. THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
Song thất lục bát:
Song = 2, thất = 7, lục = 6, bát = 8.
Song thất lục bát là thể thơ mà hai câu đầu 7 chữ, gọi là Song thất.
Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là lục bát.
Thơ song thất lục bát là bài thơ khởi đầu bằng hai câu 7 chữ, rồi tới câu 6 chữ kế tiếp là câu 8 chữ. Rồi trở lại hai câu 7 chữ tiếp theo câu 6 chữ cuối cùng là câu 8 chữ. Cứ luân phiên như vậy hoài cho tới khi chấm dứt bài thơ.
Cũng như thơ lục bát, thơ song thất lục bát dài ngắn bao nhiêu cũng được, không hạn định số câu, nhưng bắt buộc phải khởi đầu bằng hai câu 7 chữ rồi liền theo hai câu lục bát cuối cùng.
BẢNG LUẬT:
b - t - T - b - B - t - T
t - b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B - t - B
Ghi chú:
- Chữ B và T (lớn) bắt buộc phải giữ đúng luật bằng trắc.
- Chữ b và t (nhỏ) muốn bằng hay trắc ǵ cũng được (không cần phải giữ đúng luật).
Cách gieo vần:
- Tiếng cuối của câu thất đầu là thanh trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là thanh trắc
- Tiếng cuối của câu thất kế thanh bằng phải vần với tiếng cuối của câu lục cũng là thanh bằng.
- Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát (đều là thanh bằng).
- Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo (đều là thanh bằng), và cứ như vậy mà tiếp tục làm hoài dài bao nhiêu cũng được.
Bài thơ thí dụ để minh hoạ:
Sầu chia cách nụ cười tắt lịm
Hoa lục b́nh nở tím ven sông
Thuyền ai lơ lửng xuôi ḍng
Hoàng hôn buông xuống cơi ḷng quạnh hiu
Con sông vắng bóng chiều hiu hắt
Nhịp cầu tre ai bắc đong đưa
Quê nghèo nắng nhạt mưa thưa
Hàng cau thương nhớ bóng dừa vấn vương
Hoàng Thứ Lang
MỘT SỐ THỂ THƠ VIỆT NAM
1. Thơ Lục Bát
– Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau: 2 4 6 – bằng trắc bằng ; 2 4 6 8 – bằng trắc bằng bằng.
– Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần b́nh nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.
Ví dụ
Thôn đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Nguyễn Bính
Bỗng dưng buồn bă không gian
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nh́n thu mới về.
Huy Cận
– Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:
Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.
Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.
( Nguyễn Du )
Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau:
Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
2. Thơ Song Thất Lục Bát
– Đây cũng là một thể thơ đặc thù của VN, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đă được viết trong thể thơ này. Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 b́nh, 7 trắc; trong câu thất dưới, tiếng thứ 3 là b́nh, 5 trắc, 7 b́nh. Hai câu lục bát th́ theo luật thường lệ.
– Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với tiếng 5 của câu thất tiếp theo. Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần b́nh. Do đó, tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng.
3 5 7 – trắc/bằng bằng trắc ; 3 5 7 -bằng trắc bằng
Chàng tuổi trẻ vốn gịng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đă quyết chẳng dung giặc trời.
Chí làm trai dặm ngh́n da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giă nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.
( Đặng Trần Côn )
3. Thơ Bốn Chữ
– Nếu tiếng thứ 2 bằng th́ tiếng thứ 4 trắc; ngược lại, tiếng thứ 2 trắc th́ tiếng thứ 4 bằng.
2 4 – trắc bằng ; 2 4 bằng trắc
– Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không theo luật đó.
Cách gieo vần
1. Vần tiếp (ít dùng)
Lính đóng ven rừng
Giữa mùa nóng nực
Uống cạn hố nước
Thấy toàn đầu lâu
Thịt rữa đi đâu
C̣n xương trắng nhỡn
( Trần Đức Uyển )
2. Vần tréo
Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày
( Nhă Ca )
Người từ trăm năm
Về ngang sông rộng
Ta ngoắc ṃn tay
Trùng trùng gió lộng
( Nguyễn Tất Nhiên )
3. Vần ôm
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
( Phạm Thiên Thư )
4. Vần ba tiếng (ít dùng)
Sao biếc đầy trời
Sầu trông viễn khơi
Đêm mờ im lặng
Nh́n hạt sương rơi
( Khổng Dương )
Em là ánh trăng
Vừa biếc vừa xanh
Em là giấc mộng
Đêm xuân của anh
( Huyền Kiêu )
4. Thơ Năm Chữ ( Ngũ ngôn)
– Cũng giống như thơ bốn chữ: nếu tiếng thứ 2 trắc th́ tiếng thứ 4 bằng, hay ngược lại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không phải vậy.
Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương
( Nguyễn Nhược Pháp )
Cách gieo vần
1. Vần tréo
Hôm nọ em biếng học
Khiến cho anh bất b́nh,
Khẽ đánh em cái thước
Vào bàn tay xinh xinh
( Nguyễn Xuân Huy )
Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều c̣n phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê
( Hàn Mặc Tử )
2. Vần ôm
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
( Lưu Trọng Lư )
3. Vần ba tiếng bằng
Tuyết rơi mong manh buồn
Ga Lyon đèn vàng
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng.
( Cung Trầm Tưởng )
Đưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Phất phơ đời sương gió
Hồn ḿnh gần nhau chưa?
( Nguyễn Tất Nhiên )
5. Thơ Sáu Chữ
Cách gieo vần
1. Vần tréo
Quê hương là ǵ hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là ǵ hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
( Đỗ Trung Quân )
2. Vần ôm
Xuân hồng có chàng tới hỏi:
— Em thơ, chị đẹp em đâu?
— Chị tôi tóc xơa ngang đầu
Đi bắt bướm vàng ngoài nội
( Huyền Kiêu )
Nếu bước chân ngà có mỏi
Xin em tựa sát ḷng anh
Ta đi vào tận rừng xanh
Vớt cánh vông vàng bên suối
( Đinh Hùng )
6. Thơ Bảy Chữ ( Thất ngôn)
Trong thơ bảy chữ, vần những tiếng 1, 3 và 5 không kể. Tiếng 2, 4 và 6 có thể phân tích như sau:
2 4 6 -bằng trắc bằng ; 2 4 6 – trắc bằng trắc
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
( Xuân Diệu )
– Nhiều khi không lại như thế:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
( Hàn Mặc Tử )
Cách gieo vần
1. Vần tréo (thường dùng)
– Nhiều khi trong thi đoạn bốn câu, chỉ cần hai tiếng b́nh ở cuối câu hai và bốn vần với nhau, hai tiếng trắc cuối câu một và ba không cần:
Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
Một hôm trận gió t́nh yêu lại:
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.
( Huy Cận )
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đă v́ ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
( Tô Thùy Yên )
2. Vần ba tiếng bằng (thường dùng)
Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như ḷng,
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.
( Huy Cận )
Dĩ văng nào xanh như mắt em?
Chao ôi! Màu tóc rợn từng đêm!
Hàng mi khuê các ch́m sương phủ
Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm.
( Đinh Hùng )
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba V́
( Quang Dũng )
7. Thơ tám chữ (bát ngôn)
– Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi ḍng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều v́ không bị luật thơ g̣ bó như những thể loại khác:
– Câu đầu tiên của bài thơ th́ có thể tự do mà làm, v́ không phải theo khuôn khổ nào hết.
– Câu hai và ba th́ chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.
– Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu th́ sẽ hay hơn.
– V́ Bát ngôn không có quá g̣ bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.
8. Thơ tự do
8.1-Về mặt h́nh thức:
-Số chữ trong mỗi câu không hạn định : ít nhất một từ, và nhiều th́ có thể trên một chục từ.
-Số câu cũng không hạn định, và không chia ra thành khổ 4 câu như cũ nữa
-Không có những khái niệm về Niêm , Luật, Đối .
-Về Vần : cũng không có một luật lệ cố định nào.
8.2-Về mặt nội dung
– Thường có nhiều âm thanh, h́nh tượng, màu sắc đa dạng và phong phú, biểu thị bởi những cách dùng từ hết sức mới lạ, mang tính cách tân, không hàm chứa những h́nh ảnh cũ kỹ sáo ṃn, như trăng vàng, hồ thu, giọt sầu, Tương giang, Dịch thuỷ ….nữa. Thậm chí những từ chỉ những vật thể b́nh thường hay tầm thường của cuộc đời (gốc cây, ḥn sỏi,….), những sinh vật bé bỏng, li ti, gớm ghiếc (theo quan điểm cũ) như ruồi, nhện gián, nhặng …. cũng thấy sử dụng, miêu tả thường xuyên
– Thường có những khái niệm trừu tượng, siêu thực , hoang tưởng, phi vật thể, đôi khi quái dị, đan xen vào nhau thay thế cho những h́nh tượng cụ thể quen thuộc cũ
– Lời kết đôi khi, hoặc thường khi được bỏ ngỏ, không tṛn trịa, có đầu có đuôi như thơ cũ. Để tuỳ người đọc muốn kết luận ra sao th́ ra, hoặc h́nh dung tiếp theo hướng nào cũng được cả.
– Ư thơ th́ hết sức đa dạng, không g̣ gẫm trong bất cứ một khuôn khổ nào, một cách phối trí cố định nào. Nhưng đa phần đều đề cập đến những vấn đề cốt lơi của nhân sinh, của kiếp người. Cũng vẫn trăn trở đi t́m lời giải đáp cho những câu hỏi muôn thuở : Người là ai ? Từ đâu đến ? Sẽ về đâu ? Sống ở đời này để làm ǵ ? Cơi cực lạc, an b́nh ở chốn nào ? Đi đường nào để t́m về những cội nguồn hoan lạc ấy ? Người cư xử với người như thế nào cho phải cách ? Quan hệ giữa vô biên và bản ngă là thứ quan hệ ǵ ? Có hay không có mối quan hệ ấy ? Và thật ra th́ có vô biên hay không ? v.v….
Những chủ đề cao siêu như vậy, cách thể hiện lại khác thường, nên Thơ Tự Do thường được hiểu một cách đơn giản và sai lầm như là một loại thơ rối rắm, tối nghĩa, khó tiếp thu, khó nhận thức, khó cảm thụ, khó đọc, và khó nhớ. Thật ra th́ không phải như vậy !
Đường luật
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường, Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh cổ thể (cổ phong), từ, thơ Đường luật đă phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của thể loại và lan tỏa ra nhiều quốc gia lân bang với tư cách thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Hoa nói chung. Thơ Đường luật c̣n được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách luật ấy.
Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về h́nh thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.
Mục lục [ẩn]
1 Thơ Đường luật tại một số quốc gia
1.1 Việt Nam
1.2 Nhật Bản
2 Luật
2.1 Đối âm (Luật bằng trắc)
2.2 Đối ư
3 Niêm
4 Vần
5 Bố cục
6 Một số dạng thơ
6.1 Thất ngôn bát cú
6.1.1 Nguồn gốc thể thơ
6.1.2 Các quy tắc
6.1.3 Các biệt thể của thể thơ
6.1.4 Đánh giá
6.2 Thất ngôn tứ tuyệt
6.3 Ngũ ngôn tứ tuyệt
6.4 Ngũ ngôn bát cú
6.5 Yết hậu
7 Xem thêm
8 Liên kết ngoài
9 Ghi chú
10 Liên kết ngoài
Thơ Đường luật tại một số quốc gia[sửa | sửa mă nguồn]
Việt Nam[sửa | sửa mă nguồn]
V́ văn chương chính thống, giáo dục và hệ thống khoa cử thời trung đại đều sử dụng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đă sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán trong đó có thơ theo luật Đường.
Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt.
Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, số người trong nước làm luật thi đă bị giảm đi đáng kể.
Nhật Bản[sửa | sửa mă nguồn]
Khoảng thế kỷ thứ 5 chữ Hán truyền từ Trung Hoa tới Nhật. Năm 593 thái tử Shotoku (Thánh Đức) nhiếp chính, đă ban hiến pháp “Thập thất điều”, gửi nhiều phái đoàn sang nhà Đường du học. Năm 710 Nữ hoàng Genmei thiên đô về Nara, đặt tên là Heijo-kyo (B́nh Thành Kinh). Năm 794 Thiên hoàng Kammu thiên đô về Heian và lập kinh đô (Heian-kyo, B́nh An Kinh). Đây là thời kỳ người Nhật mô phỏng Trung Hoa thời nhà Đường toàn diện từ kiến trúc đô thành (theo mô h́nh kinh đô Tràng An nhà Đường và thành Lạc Dương triều Bắc Ngụy) đến nghi thức, văn hóa, và thời kỳ này kéo dài ít nhất tính đến thời điểm Nhật Bản ngừng phái sứ giả sang giao lưu với đại lục năm 894. Thơ văn chữ Hán trở thành văn học cửa công và đồng nghĩa với sinh hoạt cung đ́nh.
Thành tựu đáng chú ư đầu tiên của người Nhật đối với thể loại thơ Đường luật có thể kể đến Kaifuso (Hoài phong tảo, 751). Thi tập này bao gồm gồm 120 bài thơ chữ Hán, quy tụ các nhà thơ tiêu biểu từ hoàng đế, thành viên của hoàng tộc, quư tộc, tăng lữ cho đến những Hoa kiều nhập quốc tịch Nhật. Sáng tác đa phần được thực hiện từ thế kỷ 7 và 8, và h́nh thức thơ chủ yếu là thơ ngũ ngôn, tứ tuyệt, bát cú.
Luật[sửa | sửa mă nguồn]
Điều căn bản của luật thơ Đường luật là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ư, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ư. Nhưng làm được như thế th́ rất khó, v́ vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).
Đối âm (Luật bằng trắc)[sửa | sửa mă nguồn]
Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngă, nặng. Có người chia thành sáu thanh trắc trong đó dấu sắc (') và dấu nặng (.) chia thành mỗi tiếng có hai thanh trắc nhập và trắc khứ.
Nếu chữ thứ hai của câu đầu tiên dùng thanh bằng th́ gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc th́ gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, đồng thời chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng th́ chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường luật mà không theo quy định này th́ được gọi "thất luật".
Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau v́ đều là thanh trắc c̣n chữ "Ngang" là thanh bằng th́ đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.
Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, th́ luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:
1. Luật vần bằng
Thất ngôn tứ tuyệt
Câu số Vần Ví dụ: Mời trầu1 của Hồ Xuân Hương
1 B T B B Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
2 T B T B Này của Xuân Hương mới quệt rồi
3 T B T T Có phải duyên nhau th́ thắm lại
4 B T B B Đừng xanh như lá, bạc như vôi
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Thất ngôn bát cú
Câu số Vần Ví dụ: Thương vợ1 của Trần Tế Xương
1 B T B B Quanh năm buôn bán ở mom sông
2 T B T B Nuôi đủ năm con với một chồng
3 T B T T Lặn lội thân c̣ khi quăng vắng
4 B T B B Eo sèo mặt nước buổi đ̣ đông.
5 B T B T Một duyên hai nợ âu đành phận
6 T B T B Năm nắng mười mưa dám quản công.
7 T B T T Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
số 8 B T B B Có chồng hờ hững cũng như không!
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
2. Luật vần trắc
Thất ngôn tứ tuyệt
Câu số Vần Ví dụ: Phong Kiều dạ bạc (楓橋夜泊)
của Trương Kế (张继 Zhang J́) Phiên âm Hán-Việt
1 T B T B Moonset Wu Ti bầu trời sương Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên
2 B T B B Jiang Feng cá nổ súng vào giấc ngủ u sầu Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
3 B T B T Chùa Hàn Sơn ở Tô Châu bên ngoài thành phố Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
4 T B T B chuông nửa đêm để hành khách Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà (chuyển thể thành lục bát):
Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây băi sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Thất ngôn bát cú
Câu số Vần Ví dụ: Nhớ bạn phương trời1 của Trần Tế Xương
1 T B T B Ta nhớ người xa cách núi sông
2 B T B B Người xa, xa lắm nhớ ta không
3 B T B T Sao đương vui vẻ ra buồn bă!
4 T B T B Vừa mới quen nhau đă lạ lùng
5 T B T T Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
6 B T B B Khi riêng, riêng cả đến t́nh chung
7 B T B T Tương tư lọ phải là trai gái,
số 8 T B T B Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Đối ư[sửa | sửa mă nguồn]
Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ư nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau th́ bị gọi "thất đối".
Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà,2
"Lom khom" đối với "lác đác" (h́nh thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa h́nh), song nếu nối h́nh ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" th́ v́ một câu diễn tả về cảnh động, c̣n một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ư là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.
Nhị tứ lục phân minh (Câu 2,4,6 phải đối ư)
Niêm[sửa | sửa mă nguồn]
Các câu trong một bài thơ Đường luật giống nhau về luật th́ được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nh́ trong cả hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm th́ bài đó bị gọi là "thất niêm".
Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường luật chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:
câu 1 niêm với câu 8
câu 2 niêm với câu 3
câu 4 niêm với câu 5
câu 6 niêm với câu 7
Chẳng hạn với luật vần bằng:
- B - T - BB
- TB - TB
- T - B - TT
- B - T - BB
- BT - BT
- TB - TB
- T - B - TT
- B - T - BB
Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Vần[sửa | sửa mă nguồn]
Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường luật chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường luật mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần th́ được gọi "thất vần".
Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường luật dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.
Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" v́ chỉ phát âm gần giống nhau.
Bố cục[sửa | sửa mă nguồn]
Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. "Đề" gồm 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ư để đi vào phần sau. "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rơ ư đầu bài. "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, b́nh luận 2 câu thực. "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ư toàn bài, trong đó câu số 7 là câu "thúc" (hay "chuyển") và câu cuối là "hợp". Có người cho rằng Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực tŕnh bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao
Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ g̣ bó khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ t́nh cảm ư chí, ngâm vịnh, xướng họa... Và trong tất cả các kỳ thi xưa đều bắt thí sinh phải làm.
Tại quê hương của Đường thi cũng là nơi mà phong trào tập cổ, sáng tác thơ Đường luật rầm rộ nhất, lư luận thi pháp thơ Đường luật Trung Quốc không có khái niệm Đề, Thực, Luận, Kết mà thay bằng khái niệm đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên, nói ngắn gọn bằng tổ hợp bốn từ Khởi (khai), Thừa, Chuyển, Hợp. Tuy nhiên cách phân chia này cũng không khác ǵ cách phân Đề, Thực, Luận, Kết về mặt ư nghĩa.
Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2-4-2 cho bài thơ thất ngôn bát cú. Theo đó quan niệm này đứng ở góc độ không gian-thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, c̣n bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật.
Cũng cần nhắc đến quan điểm "Cảnh-T́nh" của Kim Thánh Thán khi chia bài thất ngôn bát cú thành hai phần đều nhau, theo đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về t́nh.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố t́m quy luật chung về bố cục để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu đă có từ thời Minh mạt Thanh sơ ở Trung Hoa, quan điểm bám sát và tuân thủ cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài. Một ví dụ là bài thơ hết sức nổi tiếng Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được phân tách theo bố cục 1/6, hoặc bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể bố cục 6/1 hoặc 1/5/1.
Một số dạng thơ[sửa | sửa mă nguồn]
Thất ngôn bát cú[sửa | sửa mă nguồn]
Nguồn gốc thể thơ[sửa | sửa mă nguồn]
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rơ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
Các quy tắc[sửa | sửa mă nguồn]
Dàn ư: Thông thường chia làm 4 phần: #Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ư cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ư của phá đề để chuyển vào thân bài); Thực (câu 3 – 4): C̣n gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rơ ư chính của đầu bài;;Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ư đề bài; Kết (hai câu cuối): Kết thúc ư toàn bài.
Vần: Thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ư: đối tương hỗ hay đối tương phản.
Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định: Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh.
Chẳng hạn bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu viết theo luật bằng
Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
__________B ____T______ B___B
Câu 2: Chạy mỏi chân th́ hăy ở tù,
___________T ______B ____T_B
Câu 3: Đă khách không nhà trong bốn biển,
__________T_________B_______T__T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
___________B ____T _____B___B
Bài thơ viết Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan theo luật trắc:
Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
___________T______ B _______T__B
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
_________B ______T ____B___B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
___________B _______T _____B__T
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
___________T _____B ______T___B
Các biệt thể của thể thơ[sửa | sửa mă nguồn]
Trong quá tŕnh sử dụng, các nhà thơ đă sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
Tiệt hạ: ư, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
Ví dụ: Giải cờ thế
Gặp thế cờ hay muốn phá th́...
'Điều quân khiển tướng chẳng qua v́...
Trùng trùng trận cuộc song nh́n lại...
Điệp điệp quan binh nhưng nghĩ đi...
Ư chậm chí bền nên có lúc...
Trí nhanh nước sáng vẫn đôi khi...
Thú vui nhàn nhă dường như lắm...
Mất ngủ mà sao thật lạ kỳ...
(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)
Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
Vĩ tam thanh: cuối mỗi câu có từ láy ba
Ví dụ: Luyện cờ
Suốt ngày ôm sách cửa cừa cưa
Thua mấy th́ thua chứa chửa chừa
Kỹ quá nên đành sương sướng sượng
Sơ nhiều chả trách đửa đừa đưa
Thế ḥa sao cứ đàu đau đáu
Nước thắng can chi bứa bửa bừa
Cứ gắng, việc đời nan nán nản'
Biết bao gương sáng xửa xừa xưa
(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)
Đánh giá[sửa | sửa mă nguồn]
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đă sử dụng thể thơ Đường luật đă để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá tŕnh sử dụng đă dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
Thất ngôn tứ tuyệt[sửa | sửa mă nguồn]
Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này nó sẽ thành một bài thơ "bốn câu ba vần" mà Nguyễn Du đă nhắc trong truyện Kiều.
Ví dụ: bài thơ sau của Quách Tấn
Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm
Trông chừng bến cũ biệt mù tăm
Cảm thương chiếc lá bay theo gió
Riêng nhớ t́nh xưa ghé đến thăm
Từ trong cuộc sống vốn náo nhiệt
Trông ra thiên hạ chẳng ai hơn
Cảm mến một t́nh thân vĩnh cửu
Riêng một nỗi ḷng gió đưa trăng
Trăng rằm nghe tiếng bạn ta nói
Trong lúc sương tàn dế im hơi
Tỉnh ra th́ cũng trời đă rạng
Mong nhớ một ngày biệt mù tăm
Ngũ ngôn tứ tuyệt[sửa | sửa mă nguồn]
Thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ c̣n lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.
Ví dụ: từ bài trên mà thành
Thuyền đưa khách thuận dằm
Bến cũ biệt mù tăm
Chiếc lá bay theo gió
T́nh xưa ghé đến thăm
*
Trăng rằm nghe tiếng bạn ta nói
Trong lúc sương tàn dế im hơi
Tỉnh ra th́ cũng trời đă rạng
Mong nhớ một ngày biệt mù tăm
Ngũ ngôn bát cú[sửa | sửa mă nguồn]
Cũng là từ bài thất ngôn bát cú bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu mà thành, luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ c̣n lại vẫn giữ nguyên.
Yết hậu[sửa | sửa mă nguồn]
Yết Hậu3 (yết: nghỉ; hậu: sau) là lối thơ có ba câu trên đủ chữ, c̣n câu cuối cùng chỉ có một chữ.
Ví dụ: bài Lươn
Cứ nghĩ rằng ḿnh ngắn,
Ai ngờ cũng dài đường.
Thế mà c̣n chê trạch:
Lươn!
Vô Danh
Ví dụ: Cha con đánh cờ
Ánh nắng vừa nghiêng ngọn trúc già
Cha con vui vẻ bày cờ ra
Đồng xanh gió mát trà thơm ngát
- Ha!
Không - Một! Xưa nay ai chả lầm
- Ván này...Thôi! Hết! Chốt xuyên tâm
Lâng lâng quư tử ngâm thơ luật
R...ầ...m!
Trước ngơ chỏng chơ tướng sĩ bồ
Ngoài sân cao thủ khóc nhi nhô
- Nín ngay! sắp lại cho tao gỡ!
- Dzô!
Nắng đă khuất dần phía núi xa
Cơm canh lên khói đợi trong nhà
Dưới thềm xe ngựa c̣n rầm rộ
- Chà!
Trường Văn Nguyễn Phước Thắng
Các Thể Thơ Phổ Thông (bài sưu tầm)
Không biết tên tác giả * đăng lúc 03:32:13 PM, Jun 19, 2010 * Số lần xem: 18842
H́nh ảnh
# 1
* Tôi sưu tầm một số bài viết về các thể thơ để giúp các anh, chị tham khảo thêm... và hy vọng sẽ có những bài thơ hay và không mắc phải những lỗi cơ bản của thi ca .....
ht
********
Toàn Văn Bài Viết Về Khái Niệm Và Quy Luật Làm Thơ :
Các Thể Thơ Phổ Thông
A. Khái niệm và qui luật làm thơ:
Mục đích tối cao của luật thơ là giúp cho ta phương tiện sáng tạo âm điệu một cách dễ dàng. Nhưng tuân theo luật thơ một cách ngoan cố th́ sẽ làm cho tác phẩm có lúc bị miễn cưỡng, khô cứng mất đi cái hồn của thơ.
Cho nên ngoài luật thơ th́ người làm thơ phải có hứng thú có ngoại vật cảm kích và phải có tính t́nh, có chân tâm như thế khi làm thơ tư tưởng mới không bi lạc đi nơi khác.
Dưới đây là môt số luật thơ cơ bản:
1. ÂM
+. Nguyên âm: gốc của một chữ hay nhiều chữ
- a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i,……
- oa, ua, ưa, ue, uê, uy, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, …
+. Phụ âm: những chữ khác nguyên âm
- b, c, d, g, h, l, m, n, p, q, r…
- ch, gh, kh, th, nh, ng, ....
2. THANH
+. Thanh Bằng: gồm các chữ không dấu và có dấu huyền
+. Thanh Trắc: gồm các chữ có dấu sắc, hỏi, ngă và nặng
3. VẦN : là hai chữ có cùng âm và cùng thanh
4. VẬN: là cách gieo vần trong câu, có một số cách gieo vần như sau:
+. Cước vận : là cách gieo vần ở cuối câu
+. Yêu vận : là cách gieo vần ở giữa câu
+. Liên vận : là cách gieo vần ở hai câu đi liền nhau
+. Cách vận : là cách gieo vần ở hai câu cách nhau
+. Chính vận : là vần mà hai chữ hoàn toàn giống nhau về âm
+. Cưỡng vận : là vần mà hai chữ có âm tương tự nhau
+. Liên châu vận: là cách gieo vần nối liền nhau như chuỗi hạt châu
5. ĐIỆU
+. Điệu là nhịp, là tiết tấu, là âm tiết.
+. Thi điệu lấy câu làm âm tiết, câu lại có âm tiết của câu, gọi là cú điệu. Mỗi cú điệu gồm nhiều âm tiết, tức nhiều nhịp.
B. Một số thể loại thơ thường gặp
I.Thơ Bốn Chữ
Thơ bốn chữ là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi v́ luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ hai và chữ thứ tư trong câu mà thôi.
Nếu chữ thứ hai là bằng th́ chữ thứ tư là trắc và ngược lại nếu chữ thứ hai là trắc th́ chữ thư tư là bằng.
Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm ba loại thường được gọi là cách gieo vần ba tiếng, cách gieo vần tréo và cách gieo vần ôm.Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không tuân theo luật đó.
Cách gieo vần
1.Vần ba tiếng (ít dùng)
Sao biếc đầy trời
Sầu trông viễn khơi
Đêm mờ im lặng
Nh́n hạt sương rơi
2. Vần tréo
Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày
3. Vần ôm
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
II.Thơ Năm Chữ (Ngũ ngôn cổ thể trường thiên)
Thơ ngũ ngôn có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 ḍng thơ.
Cũng giống như thơ bốn chữ: nếu chữ thứ hai trong cầu là bằng th́ chữ thứ tư là trắc và ngược lại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không phải vậy. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo
Thí dụ: Gieo Vần ôm:
Em có nghe hay chăng
Lá thu đang vẫy gọi
Rừng thu đang đón mời
Em về vơi hoang vắng
Thí dụ: Gieo vần tréo
Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm ngóng nhạn về
Mây chiều c̣n phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê…
III. Thơ Sáu Chữ
Cách gieo vần của thể thơ này được chia làm hai loại: gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo c̣n luật bằng trắc th́ chưa thấy được áp dụng theo bất cứ quy định nào.
Thí dụ: Vần ôm
Nếu ngày mai em có tới
Mang cho anh đám mây xanh
Và một cơn gió trong lành
Làm hành trang anh đi tới
Thí dụ: Vần tréo
Quê Hương là ǵ hả mẹ ?
Mà Cô Giáo dạy phải yêu
Quê hương là ǵ hả mẹ ?
Mài ai đi cũng nhớ nhiều
(Huyền Kiêu)
IV. Thơ Cổ Song Tứ Lục Bát
Hai câu đầu là bốn chữ, câu thứ ba là sáu chữ và câu cuối là tám chữ theo luật như sau:
Đoạn một
x B x T(v)
x T x B(v)
x B x T x B(v)
x B x T x B(v) T B(v*)
đoạn hai:
x B x T(v*)
x T x B(v)
x B x T x B(v)
x B x T x B(v) T B(v)
Nếu như bắt đầu câu thứ nhất là T B T th́ câu 4 chữ thứ hai phải là B T B, nhưng câu thu' ba thứ tư đều là B T B như b́nh thường
Thí dụ:
Ḷng như tơ RỐI
Mặn đắng bờ MÔI
Mất nhau ta mất thiệt RỒI
C̣n đây nỗi khổ ḿnh TÔI hận L̉NG*
Tâm c̣n giao ĐỘNG*
Ḷng c̣n Măi MONG
Bóng h́nh vẫn giữ trong L̉NG
Người ơi có thấu lệ ĐONG nhạt NH̉A*
V. Song Thất Lục Bát
Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việt nam ta, cho nên luật thơ không g̣ bó theo các kiểu thơ khác .
Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ được xắp theo luật bằng trắc như sau:
x x x x B x T(v) x = tự do
x x B x T(v) x B(v) B = thanh bằng
x B x T x B(v) T = thanh trắc
x B x T x B(v) T B(v) v = vần với nhau
Đây là luật thơ trong một đoạn, để có thể nối thêm đoạn nữa th́ có thể theo luật sau:
Câu thứ thư của đọan một: x B x T x B(v) T B(v)
Câu thứ nhất đoạn hai: x x x x B(v) x T(v)
Hoặc
Câu thứ thư của đọan một: x B x T x B(v) T B(v)
Câu thứ nhất đoạn hai: x x B(v) x x x T(v)
Thí dụ: (các chữ viết HOA là vần với nhau, các chữ có thêm (*) là nối liền hai đoạn)
Thủa trời đất nổi cơn gió BỤI
Khách má hồng nhiều NỖI truân CHUYÊN
Xanh kia thăm thẳm từng TRÊN
Nào ai gây dựng cho NÊN nỗi NÀY *
Trống Trường Thành lung LAY * bóng NGUYỆT
Khói Cam Tuyền mời MỊT khúc MÂY
Chín tầng gươm báu trao TAY
Nửa đêm truyền Hịch đợi NGÀY xuất CHINH*
Nhịp thơ và sự khác biệt với thơ thất ngôn Tàu:
Một số người cho rằng Song Thất Lục Bát là đứa con lai – Hai câu Đường Luật đi trước (Song Thất) là phần Tàu, hai câu Lục Bát đi sau, là phần Ta...
Suy nghĩ này có nhiều người phản đối... đối với họ Song Thất Lục Bát là của Việt Nam hoàn toàn...
Thật vậy, nhịp điệu của thơ Tàu khác với thơ Ta
1. Hăy để ư hai câu thơ Đường Luật:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa
(Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Nhịp của thơ là 2-2-3, 2-2-3
Bước tới / Đèo Ngang / bóng xế tà
Cỏ cây / chen lá / đá chen hoa
2. Hăy để ư đến hai câu Song Thất
Chàng tuổi trẻ vốn ḍng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
(Chinh Phụ Ngâm – Đoàn Thị Điểm)
Nhịp của thơ là 3-2-2, 3-2-2
Chàng tuổi trẻ / vốn ḍng / hào kiệt
Xếp bút nghiên / theo việc / đao cung
VI. Lục Bát Liên Hoàn
Lục Bát là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Đôi khi cũng có trường hợp kết thúc bằng câu lục để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay hầu đạt tính cách đột ngột.
Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, v́ cách làm và gieo vần tương đối đơn giản.
Lục= sáu chữ --- chữ thứ 2 Bằng, thứ 4 Trắc, thứ 6 Bằng
Bát= tám chữ --- chữ thu 2 Bằng, thứ 4 Trắc, thứ 6 Bằng, thứ 8 Bằng
Trong thơ lục bát, chữ thứ sáu của câu Lục, vần với chữ thứ sáu của câu Bát. Chữ thứ tám của câu Bát vần với chữ thứ sáu của câu Lục kế tiếp và cứ theo quy luật đó cho đến hết bài thơ. (Chữ thứ 6 và thứ 8 của câu bát nên thay đổi, hễ chữ này không dấu th́ chữ kia có dấu hyền hay ngược lại ).
Ngồi chờ hết cả đêm nay x B x T x B(v)
Chỉ mong anh được xuân này b́nh yên x B x T x B(v) x B(v)
Cớ sao anh lại không lên x B x T x B(v)
Vô t́nh anh lại bỏ quên tim này x B x T x B(v) x B(v)
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ
1.Chữ thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu
Người nách (T) thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi
(Nguyễn Du)
2.Chữ cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó chữ 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát
Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa (T) không mềm bằng gối (T) tay em
Hoặc
Con c̣ mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
VII. Đường Luật ( Thất ngôn bát cú )
Bài viết đầu đă có nói đến tuy nhiên tôi thấy bài này khá hay, có thể nêu thêm để bổ sung cho ư của bài viết trên nên tiếp tục đăng vào đây, thông cảm nha !
Thơ Đường được bắt đầu từ bên trung hoa, thời Nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng v́ lẽ đó nên các quan trong chiều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thời nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đă phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là Thơ Đường.
1. Thơ đường có 2 loại : chính cách và thiên cách
*Chính cách : là những bài thơ mà tác giả tuân thủ triệt để thanh Bằng - Trắc quy định của từng câu
Thể thơ đường luât chính cách được chia làm hai loại
- Trắc thể chính cách
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà ( T B T )
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa ( B T B )
Lom khom dưới núi, tiều vài chú ( B T B )
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà ( T B T )
Nhớ nước đau ḷng con quốc quốc ( T B T )
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ( B T B )
Dừng chân đứng lại: trời non nước ( B T B )
Một mảnh t́nh riêng: ta với ta ( T B T )
(Bà Huyện Thanh Quan)
- Bằng thể chính cách
Quanh năm buôn bán ở nom sông ( B T B )
Nuôi đủ năm con với một chồng ( T B T )
Lặn lội thân c̣ khi quăng vắng ( T B T )
Eo sèo mặt nước buổi đ̣ đông ( B T B )
Một duyên hai nợ âu đành phận ( B T B )
Năm nắng mười mưa dám quản công ( T B T )
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, ( T B T )
Có chồng hờ hững cũng như không ( B T B )
(Tú Xương)
*Thiên cách : là những bài thơ mà tác giả áp dụng luật " Nhất tam ngũ bất luận".
_ Nhưng từ trước đến giờ không mấy ai theo một cách triệt để. Luật " Bất Luận" luôn luôn được áp dụng, không nhiều th́ ít.
Giá trị của Luật Bất Luận là làm cho ng̣i bút của thi nhân được thêm phần phóng túng.
2. Bố Cục Của Thơ Đường Luật
Trong thơ Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó:
Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề.
Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rơ ràng
Câu 5 và 6 là Luận, dùng để bàn luận cho rộng nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4
Câu 7 và 8 là Kết, kết luận ư của bài thơ
Những chữ cuối của câu số 1, 2, 4, 6, và 8 là những chữ mang vần trong bài thơ và thuờng th́ mang thanh BẰNG và bắt buộc phải vần với nhau theo cùng một âm, những chữ này có thể mang thanh Trắc, nhưng chưa bao giờ thấy cả.
Những chữ cuối của những câu 3, 5,và 7 mang thanh Trắc và không phải vần với nhau (nếu chữ cuối của những câu 1, 2, 4, 6, và 8 là thanh Trắc th́ có lẽ chữ cuối của những câu này mang thanh Bằng)
Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi Chính cách cũng chỉ áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu mà thôi.
Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi v́ hai câu này được gọi là hai câu Thực và hai câu năm và câu sáu là hai câu Luận, hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, Danh Từ đối Danh Từ, Động Từ đối Động Từ, Tính Từ đối Tính Từ, quan trọng hơn cả là hai câu 5,6 phải đối ư với hai câu 3,4 hoặc bổ sung cho ư của câu 3,4 .
Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể Hoạ Thơ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những chữ mang Vần của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên ( thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ư thơ của ḿnh.
VIII. Bát Ngôn
Bài viết đầu đă có nói đến tuy nhiên tôi thấy bài này khá hay, có thể nêu thêm để bổ sung cho ư của bài viết trên nên tiếp tục đăng vào đây, thông cảm nha !
Thơ bát ngôn ( tám chữ ) thường làm theo lối liên vận hoặc cách vận.
- Liên vận: câu đầu thường không bắt vần, từ câu hai trở đi mới cặp vần. Cứ hai câu bằng rồi đến hai câu trắc hay ngược lại. Cách chia thành từng đoạn 4 câu trong thể liên vận chỉ là h́nh thức v́ câu đầu đoạn sau vẫn cần vần với câu cuối đoạn trước.
Thôi th́ gió mang niềm riêng đi cất
Để từng ngày tiếp nối những sầu vương
Cuối cuộc đời chào biệt thú đau thương
Tan muôn ngă theo mây ngàn, gió nhé!
- Cách vận: câu lẻ vần với câu lẻ và câu chẳn vần với câu chẳn. Như vậy một đoạn 4 câu cần hai vần, nhưng ngược lại các đoạn không cần nối vần với nhaụ.
Em không đến, làm sao ta biết được
Đời sống này, hạnh phúc có hay không?
Mưa đă đến, cọng cỏ xanh mọng nước
Riêng trời ta, mây xám vẫn mênh mông
Một biến dạng của thơ tám chữ cách vận là trong 1 đoạn 4 câu chỉ cần câu 4 vần với câu 2; c̣n hai câu lẻ mang vần trắc là đủ.
V́ bát ngôn không có quá g̣ bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn. chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.
Thí dụ :
Mùa xuân về đang đón những bước em
Chút hờ hững vẫn đong đầy trên lá
Con bướm vàng cánh vờn bay hối hả
Bóng lung linh trong những giọt sương mềm
Trong một câu, nên có sự cân bằng giữa số lượng các vần bằng và vần trắc ví dụ Bằng /Trắc = 3/5 hay ngược lại . Vần bằng trắc cũng nên xen kẽ đều đặn để câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng . Gieo vần th́ có nhiều cách.
1. Gieo vần ôm :
- Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 4, cuối câu 2 vần với cuối câu 3 .
Thí dụ :
Ngươi ám ảnh hương thơm bằng ánh sáng
Ru màu êm, mà gọi thức ḷng ngây
Trăng, nguồn sương làm ướt cả gió hây
Trăng, vơng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng
2. Gieo vần chéo :
Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, và/hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4.
Thí dụ:
Tạo hóa hỡi ! Hăy trả tôi về Chiêm Quốc !
Hăy đem tôi xa lánh cơi trần gian!
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt !
Muôn vui tươi nhắc măi vẻ điêu tàn
Chú ư : bằng vần với bằng, trắc vần với trắc . Bằng không bao giờ vần với trắc . Ví dụ :lồng không vần với lộng
Nếu làm thơ nhiều đoạn, chữ cuối câu 4 của đoạn trước luôn vần với chữ cuối câu 1 của đoạn sau
Thí dụ :
Làm thi sĩ , nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,
Hay chia sẻ bởi trăm t́nh yêu mến
Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là b́nh thu hợp trí muôn hương;
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương,
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc
IX. HaiKu
Hai-Ku có nguồn gốc từ nhật, qua các thời đại dần dần len lỏi vào nền văn hóa Viêt Nam. Hiện nay loại thơ nay cũng được các nước tây phương như, Anh, Pháp, Mỹ tiếp nhận.
Về h́nh thức th́ Hai-Ku gồm ba câu và 17 âm. Ba câu được chia ra thành 5,7,5 câu năm, câu bảy, và câu năm. Không biết người Nhật viết làm sao ( no speak Japanese ) nhưng khi làm thử trong tiếng việt nguyenvq rút ra rằng có thể để cho chữ cuối của mỗi câu vần với nhau sẽ làm bài Hai-ku của bạn đọc xuôi tai hơn.
Thí dụ:
Sinh ra từ bụi cát
Đến hôm nay ta c̣n phiêu bạt
Bao giờ hết hoang mang
Trên đây là một bài Hai-Ku hoàn chỉnh, Hai-ku không cần dài v́ chỉ là một quan niệm hoặc một ư tưởng nhỏ viết nên mà thôi. Tuy nhiên Hai-Ku được xếp vào thể thơ có ư nghĩa sâu sắc trong nền thơ văn Nhật Bản. Theo người Nhật, Hai-Ku dùng để diễn tả bốn mùa trong năm, không nhất thiết phải dùng từ ngữ về các mùa, nhưng có thể dùng h́nh ảnh, biểu tượng như: Tuyết cho mùa đông, hoa cho mùa xuân,,, vân vân.
Thí dụ:
Hoa tuyết c̣n rơi đều
Trắng ngần một cơi hồn rong rêu
Và đêm nay ta nhớ
C. Một số Điều Kỵ Trong Thơ
1-Thất luật
Những từ đáng Bằng mà làm ra Trắc hoặc đáng Trắc mà làm ra Bằng
2-Thất niêm
Câu trên đang theo luật Bằng mà câu dưới sang luật Trắc hoặc câu trên đang theo luật Trắc mà câu dưới làm sang luật Bằng
3-Lạc vận
Đang theo vần này mà gieo sang vần khác, như vần trên là trời mà vần dưới là mây th́ gọi là lạc vận
4-Xuất vận
Người ta đă hạn định cho những cho những vần ǵ, mà ḿnh dùng vần khác,th́ gọi là xuất vận.
5-Trùng vận
Câu trên đă dùng một vần, câu dưới lại dùng như thế nữa th́ gọi là trùng vận.
6-Cưỡng áp
Các vần gieo ép uổng, không được hợp lắm
7-Khổ độc
Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu chẵn, trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu chẵn đáng là từ bằng mà làm ra từ trắc
8-Phong yêu hạc tất
Trong thơ thất ngôn, từ thứ tư và tứ thứ bảy, trong thơ ngũ ngôn, từ thứ hai và từ thứ năm nếu trùng một âm.
9-Đối không chỉnh
Khi những từ trong bài thơ phải đối nhau mà từ nặng từ nhẹ không được cân.
10-Trùng từ hay trùng ư
Từ hay ư đă dùng rồi mà lại c̣n dùng nữa.
D. Tài liệu tham khảo
.
*Luật Thơ Mới, Nguyễn Đ́nh Tuyến
*Tiếng Việt Tuyệt Vời, Đỗ Quang Vinh
* Luật Thơ, Phạm Doanh (datviet.com)
* nonsong.org
* Thi Pháp Thơ Đường ( Quách Tấn )
*Việt Nam Văn Học Sử Yếu , Dương Quảng Hàm , nxb Bộ Quốc Gia Giáo Dục, 1962
* Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên , Phạm Thế Ngũ ,nxb , Quốc Học Tùng Thư,1965
*Nam Thi Hợp Tuyển, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, nxb Bốn Phương, 1952
*T́m Hiểu Các Thể Thơ, Lạc Nam ,nxb Văn Học-Hà NộI , 1996
*Khảo Luận Về Thơ , Lam Giang, nxb Đồng Nai, 1994
*Thơ Văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu giới thiệu , nxb Văn Học-Hà Nội ,1971
*Thơ Văn Trào Phúng Việt Nam Từ Thế Kỷ 13 Đến 1945, Vũ Ngọc Khánh Biên soạn, nxb Văn Học-Hà Nội , 1974
*Thơ Văn Yêu Nước (1858-1900) , Chu Thiên ,nxb Văn Học - Hà Nội , 1970
*Chơi chữ , Lăng Nhân, nxb nam Chi Tùng Thư, 1961
*Việt Nam Gam Hoa ,Hương-Giang Thái Văn Kiểm, nxb Làng Văn-Canada,1997
*Người Ham Chơi, Hoàng Phủ Ngọc Tường , nxb Thuận Hóa ,1998
Sưu Tầm
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence
of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn ֎ Một Trang Lịch Sử
֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos
֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử Video ֎ Secret Army Secret War Video
֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy
֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem
֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản
֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF
֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam
֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives
֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển
֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery
֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
֎ Bách Việt ֎ Lược Sử Thích Ca ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn
֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download
֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress
֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge
֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt
֎ Top 10 Crime Rates ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act
֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS
֎ Richest of The World ֎ Truman Committee ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎
֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days
֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars
֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA
֎ VietUni ֎ Funny National Days ֎ 1DayNotes
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.