MINH THỊ
DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử
֎֎֎֎֎֎֎
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ 03-2017 ֎ 04-2017 ֎ 05-2017
v White House v National Archives v
v Federal Register v Congressional Record
v USA Government v Congressional Record
v Associated Press v Commieblaster
v Reuter News v Real Clear Politics
v MediaMatters v C-SPAN v.
v Videos Library v Judicial Watch v
v New World Order v Illuminatti News
v New Max v CNSv Daily Storm v
v Observe v American Progress v
v The Guardian v Political Insider v
v Ramussen Report v Wikileaks v
v The Online Books Page v Breibart
v American Free Press v Politico Mag
v National Review - Public Broacast v
v Federation of Anerican Scientist v
v Propublica v Inter Investigate v
v ACLU Ten v CNBC v Fox News v
v CNN v FoxAtlanta v Gateway
v Indonesian News v Philippine News v
v Nghiên Cứu Quốc Tế v Nghiên Cứu Biển Đông
v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia
v Học Viện Ngoại Giao v Tự Điển Bách Khoa VN
v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân
v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v
v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến
v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển v Hợp Lưu
v Khoa HọcTV v Sai Gon Echo v
v Viễn Đông v Người Việt v
v Việt Báo v Việt List v Xây Dựngv
v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu
v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv
v Việt Tribune v Saigon Times USA v
v Người Việt Seatle v Cali Today v
v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v
v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv
v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v
vLao Động vThanh Niên vTiền Phong
vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới v Đỉnh Sóng
vChúng Ta v Eurasia v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ
v
Văn Học v
Điện Ảnh
v
Cám Ơn Anh
v
TPBVNCH
v1GĐ/1TPB
v
Bia Miệng
Từ các bài học lịch sử Henry Kissinger đă khuyên
Donald J. Trump nên phác hoạ chính sách đối ngoại như thế nào?
Niall Ferguson
Đỗ Kim Thêm dịch
Kissinger và Ferguson; Nguồn h́nh: Internet
Tóm lược:
Khi vận động tranh cử, Donald J. Trump không có một chính sách đối ngoại thống nhất hay quy mô, nhưng các bài diễn văn và các cuộc phỏng vấn càng gieo rắc hoang mang hơn cho công luận.
Khi nhậm chức, Trump thừa hưởng một di sản tệ hại của Obama: mối quan hệ Hoa-Mỹ suy vi; Obama giao quyền bá chủ khu vực Trung Đông cho Iran; uy tín Mỹ ở châu Á và Đông Âu sút giảm, v́ chính sách chuyển trục không thành h́nh, Hungary và Ba Lan đi lệch chiều hướng của Obama, Mỹ bất động khi Nga xâm chiếm Ukraina và sáp nhập Crimea.
Bối cảnh thế giới chia theo mô h́nh Châu Âu, Hồi giáo, Trung Quốc, và Mỹ đang suy tàn; trật tự hậu chiến củ không c̣n. Sau vụ Brexit, châu Âu gặp khủng hoảng nặng nề và tương lai c̣n lệ thuộc vào kết quả bầu cử vào năm 2017. Quan hệ giửa Nga và phương Tây là không c̣n thân thiện khi Trung Quốc trỗi dậy. An ninh toàn cầu bị đe doạ và bất ổn khu vực rất dể bùng nổi. Quan trọng nhất là một cuộc chiến khu vực có thể tàn phá nhiều hơn là xung đột giữa các quốc gia.
Việc Mỹ mở cửa cho Trung Quốc thuộc về quá khứ và thời đại của Tập Cận B́nh không phải là thời đại của Mao Trạch Đông, Trump không nên gây hấn với Trung Quốc về vấn đề thương mại hoặc biển Đông mà t́m cách thảo luận toàn diện để theo đuổi một chính sách đồng tiến hóa. Trung Quốc chỉ gây chiến tranh khu vực khi có tranh chấp lănh thổ và tương quan quyền lực thay đổi gây lợi cho l ân bang, nhưng Hải quân Trung Quốc sẽ bị tổn thương nặng khi đương đầu với Hải quân Việt Nam tại biển Đông.
V́ Nga hiện nay của Putin không phải là Liên bang Xô viết và Mỹ không thể mang Nga vào trong một hệ thống quốc tế trọng pháp bằng cách chuyển hoá, nên Trump phải giải quyết bằng thương thảo và cảm thông.
Trump nên tạo quan hệ tốt hơn với cả Moscow và Bắc Kinh. Cả ba hăy t́m cách giáng cấp cho châu Âu không c̣n là khối cường quốc, khi cấu trúc của Liên Âu quá quan liêu và không có thực lực quân sự để đe dọa. Sau Brexit, Vương quốc Anh nên trực tiếp tham gia Thoả ước Tự do Mậu dịch trong khối Bắc Đại Tây Dương (NAFTA). Pháp cũng nên noi theo.
Ḥa b́nh ở Syria là khả thi khi phân chia các địa phương như tổng, huyện và có giám sát quốc tế. An ninh khu vực có triển vọng khi tiềm năng quân sự của Iran được khống chế, giống như Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, v́ Iran là một mối đe dọa mới về chiến tranh hạt nhân.
Trump nên theo chính sách đối ngoại của Theodore Roosevelt, đó là dựa trên lợi ích quốc gia, tăng cường lực lượng quân sự, và quân b́nh quyền lực. Thế giới hiện nay được điều hành bằng các cường quốc khu vực với những người lănh đạo bản lĩnh. Nếu lợi ích của Mỹ bị va chạm, Mỹ có nghĩa vụ đem sức mạnh ra để chiếm ưu thế. Khi không có hỗ trợ bằng vũ lực th́ đạo đức giả gây ác c̣n hơn là khi so với bạo lực mà không có đạo đức.
Trong bối cảnh mới, Khu vực Đại Bắc Bán Cầu sẽ phát triển mạnh; Đức và Nhật sẽ thua thiệt v́ không c̣n các đặc lợi như sau Thế chiến II; các nước Brazil, Ấn Độ và Nam Phi cũng như nhiều quốc gia nhỏ hơn đă hưởng lợi trong thời đại toàn cầu hóa, nay cũng chịu thiệt;trào lưu dân túy sẽ lan rộng hơn gây ảnh hưởng đên hoạt động của năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cuối cùng,Trump nên nới lỏng việc hợp tác Mỹ - Hoa - Nga (ND).
***
Bối cảnh mới, chính sách mới
Mười ngày sau cuộc bầu cử của Donald J. Trump là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, không có ǵ là ít nhiều chắc chắn về chiều hướng trong chính sách đối ngoại của ông sẽ thực hiện, nhưng có nhiều suy đoán, mà phần lớn là của các người cảnh báo - dựa trên những điều mà ông Trump đă nói trong các bài diễn văn và các cuộc phỏng vấn.
Tuy nhiên, nếu có một vài Tổng thống căn cứ chính sách đối ngoại của ḿnh khá chặt chẽ vào các lời hô hào lúc tranh cử, có một vài vị từ bỏ toàn bộ các chính sách của các bậc tiền nhiệm. Và thực vậy, trong thực tế, nếu có thể nói là một vài người có một cái ǵ đó thống nhất trong học thuyết về chính sách đối ngoại, nhưng ít có một chiến lược quy mô hơn. Kinh nghiệm cũng cho thấy rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Trump sẽ phụ thuộc việc thương thảo tốt đẹp về vấn đề ai sẽ nhận các trọng trách như là Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc pḥng, Cố vấn An ninh Quốc gia và ai là người thắng trong cuộc đấu tranh Liên Bộ mà chắc chắn sẽ xảy ra sau đó: đó là cuộc chiến dành ưu quyền trong guồng máy hành chánh, tiếp cận thường xuyên với Tổng thống và ṛ rỉ cho giới truyền thông.
Thay v́ suy đoán về các vấn đề của buổi giao thời như vậy, hiện nay là lúc để t́m hiểu về những lựa chọn chiến lược nào của Trump để xem là đối lại các mức độ rộng răi nhất, mà thực tế là khả chấp, đó là ư kiến xây dựng hơn. Trong bối cảnh này, thật là hữu ích khi có một chiến lược gia uy tín nhất c̣n đang sinh tiền và là người có kinh nghiệm hành sự của đất nước đă tŕnh bày một số quan điểm của ḿnh. Henry Kissinger, sau khi xác nhận không ủng hộ cho một ứng cử viên tổng thống nào, nhưng ông đă gặp cả hai trong các chiến dịch vận động tranh cử của họ, ư kiến của Kissinger đáng được quan tâm.
Tất nhiên, không chắc ǵ Tổng thống mới đắc cử hoặc toán công tác an ninh quốc gia của ông chú ư đến các quan điểm của Kissinger. Đó cũng là chuyện thiếu thận trọng khi cho rằng Tổng thống tân cử không xem một cách nghiêm túc về những quan điểm thường xuyên tuyên bố của ḿnh, và những quan điểm này là không phù hợp quá đặc biệt với những quan điểm của Kissinger. Nhưng lời khuyên của Kissinger đang được t́m kiếm, và các giới chức trong nội các tương lai có thể tuân thủ các ư kiến này hơn là không. V́ thế, không có lư do ǵ để cho rằng chính quyền c̣n phôi thai gắn bó với một học thuyết chiến lược cụ thể mà sau đó họ có thể không theo đuổi.
Di sản tệ hại của Obama
Chúng ta hăy bắt đầu với cảnh quan địa chính trị mà Trump thừa hưởng từ người tiền nhiệm. Trong cuốn sách mới nhất về Trật tự Thế giới (2014), Kissinger lập luận là thế giới bấp bênh đang bước vào trong một t́nh trạng quốc tế là vô chính phủ. Điều này không chỉ v́ sự thay đổi trong thực tế của t́nh trạng quân b́nh quyền lực từ phương Tây sang phương Đông, mà c̣n v́ tính chính thống của trật tự thế giới hậu chiến đang bị thách thức. Bốn viễn kiến đang cạnh tranh nhau của một trật tự cho thế giới - Châu Âu theo mô h́nh (trọng pháp, ND) Westphalia, Hồi giáo, Trung Quốc, và Mỹ, tất cả ở trong giai đoạn biến thái khác nhau, nếu không nói là đang suy tàn.
Do đó, tính chính thống đích thực vốn dĩ đă có sẳn mà không theo một viễn kiến nào. Các đặc tính mới nỗi của việc rối loạn trong thế giới mới là sự h́nh thành các "khối khu vực" mà nó không phù hợp với các thế giới quan.1 Ông lo ngại là các khối khu vực này có nhiều khả năng va chạm nhau trong một cách đang leo thang: "Một cuộc đấu tranh giữa các khu vực có thể tàn phá nhiều hơn là cuộc xung đột giữa các quốc gia.“2
Có nhiều người cho rằng thế giới đă vượt qua triển vọng của cuộc chiến tranh theo hệ thống qui mô, ngược lại, Kissinger lập luận là bối cảnh toàn cầu hiện nay rất dễ bốc cháy. Có một t́nh trạng căng thẳng sâu xa giữa toàn cầu hóa kinh tế và sự kiên tŕ về mặt chính trị của các quốc gia, mà cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đă thể hiện. Thứ hai, chúng ta đang chấp nhận việc phổ biến vũ khí hạt nhân vượt ra các khối trong thời Chiến tranh Lạnh. “Chúng ta cũng có những lĩnh vực mới của chiến pháp thuộc không gian mạng, một phiên bản mới của trạng thái tự nhiên theo quan điểm của Hobbes"3. Ở đây và trong cuộc phỏng vấn gần đây dành cho Jeffrey Goldberg, cũng như trong các thảo luận riêng tư với người viết tiểu sử của ông 4, Kissinger đă phác hoạ ra bốn kịch bản mà ông coi như là chất xúc tác có khả năng nhất cho một cuộc xung đột có quy mô lớn:
một t́nh trạng tệ hại trong mối quan hệ Hoa-Mỹ, theo đó hai nước lọt vào cái gọi là "Bẩy Thucydides" mà lịch sử cho thấy mọi cường quốc đang có ưu thế và cường quốc đang trổi dậy thách thức nhau;
một sự suy sụp về mối quan hệ giữa Nga và phương Tây, dựa trên t́nh trạng không hiểu nhau và có thể được thực hiện bằng cách do:
một sự sụp đổ của những ǵ c̣n lại của quyền lực cứng của châu Âu và / hoặc ư muốn sử dụng nó, v́ do sự bất lực của các nhà lănh đạo châu Âu hiện nay, khi họ chấp nhận một nền ngoại giao mà không thể đe dọa khả tín bằng vũ lực, mà chỉ làm cho t́nh h́nh căng thẳng; và / hoặc
dưới mắt của các quốc gia Ả Rập và Israel, có một sự leo thang xung đột ở Trung Đông, v́ chính quyền Obama đang sẵn sàng giao quyền bá chủ khu vực cho Iran, một đất nước vẫn c̣n mang tinh thần cách mạng.
Trong khi không có một chiến lược thống nhất của nước Mỹ, một mối đe dọa hay sự kết hợp của các mối đe dọa này biến các rối loạn thành một đám cháy lớn cực kỳ tác hại.
Trong khi châu Á ngày càng biến theo tinh thần (trọng pháp, ND) "Westphalia", Hoa Kỳ có thể được kỳ vọng là sẽ đóng vai tṛ cân bằng, nhưng trong cùng một lúc Hoa Kỳ là
đồng minh của Nhật Bản và đối tác của Trung Quốc - một t́nh trạng có thể so sánh với t́nh trạng của Bismarck khi ông đưa ra một liên minh với Áo mà nó làm cân bằng do một hiệp ước với Nga. Nghịch lư thay, t́nh trạng mơ hồ này tạo uyển chuyển cho quân b́nh ở châu Âu, đó là chuyện rơ nét. Và từ bỏ các kết ước này v́ nhân danh sự minh bạch, nó khởi đầu cho một loạt các cuộc đối đầu ngày càng tăng, mà đỉnh cao là Thế chiến thứ I. 5
Trong tác phẩm Trật tự Thế giới, Kissinger không nói rơ là của chính sách của chính quyền "chuyển trục về châu Á" đă sớm thất bại là lập lại các sai lầm do các nhà lănh đạo của Đức sau thời Bismarck; ông không cần đề cập đến.
Kissinger tŕnh bày rơ hơn đối với vấn đề Trung Đông, ông dứt khoát bác bỏ các lập luận của chính Obama đề ra trong một bài báo đăng trên the New Yorker vào tháng 1 năm 2014. Obama đoan chắc với David Remnick rằng mục tiêu của ông là để đạt được sự cân bằng lưc lượng giữa hai tông phái Sunni và Shia.6 Phản đối của Kissinger là "Mỹ có thể hoàn th ành vai tṛ của ḿnh chỉ có trên cơ sở của sự tham gia, không phải là chuyện rút lui"7. Trong thực tế, Obama đă kết hợp những lời lẽ trong lư thuyết của Wilson với một chiến lược triệt thoái mà thúc đẩy chủ yếu là do ông cân nhắc về chính trị quốc nội.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Jeffrey Goldberg, Kissinger tŕnh bày rơ hơn. Khi ông nói, lúc tham khảo về quyết định sinh tử của Obama không can thiệp vào Syria khi Assad đă vượt qua "đường đỏ" là sử dụng vũ khí hóa học, quyết định sử dụng lực lượng quân sự "không phải là một thỏa hiệp giữa các lực lượng tranh đấu trong nước." Dù lư luận của Obama về những nỗ lực để đạt được một trạng thái cân bằng mới giữa hai tông phái Sunni và Shi'a là ǵ đi nửa, th́ Tổng thống đă "tạo ra ấn tượng - và trong thực tế - của việc triệt thoái chiến lược của Mỹ trong khu vực."
Thương thảo với Iran chỉ đơn giản là tạo thuận lợi cho Iran v́ hủy bỏ các biện pháp phong toả mà không đ̣i hỏi Iran phải cắt bớt "chính sách đối ngoại thuộc về đế quốc và thánh chiến" trong khu vực: "Giả định rằng một cuộc đàm phán chuyền về vũ khí sẽ tạo ra một bước đột phá về mặt tâm lư trong lối suy nghĩ của họ không phản ánh 2.000 năm kinh nghiệm đế quốc của Iran." Tuổi cao không làm giảm khả năng của Kissinger để hiểu sâu trong tâm trí của các chính khách khác. Kissinger nhận xét một cách chua chát
"Suy nghĩ riêng của Obama có vẻ không phải là một phần trong tiến tŕnh chính trị, nhưng theo một cách riêng tư, đó là một hiện tượng độc đáo với một khả năng chuyên biệt. Như ông định nghĩa trách nhiệm của ḿnh, đó là để giữ cho các yếu tố vô cảm của người Mỹ từ các vấn đề chưa được giải quyết trên thế giới . . . . Khi chính quyền tin rằng cũng có những xu hướng toàn cầu đang chuyển động theo hướng thuận lợi cho các giá trị của chúng ta, các nghĩa vụ thuộc về chiến lược quá lớn của Hoa Kỳ trở thành cách né tránh trong cách mà không thể tránh khỏi . . . . Nhưng tầm nh́n của ông về chiều hướng lịch sử tạo ra một . . . chính sách thụ động . . . Ông tự hào nhất là về những điều mà ông ngăn chặn các việc xảy ra . . . Một quan điễm khác của một chính khách có tầm vóc có thể là nên tập trung đến một mức độ lớn hơn trong việc định h́nh cho lịch sử chứ không phải là né tránh cản trở do lịch sử.8
Do đó, Donald Trump bước vào Pḥng Bầu dục với một lợi thế bị đánh giá thấp. Chính sách đối ngoại của Obama đă thất bại, rơ ràng nhất là ở Trung Đông, đó là Syria nơi đổ nát c̣n âm ỉ - không kể đến Iraq và Libya, nó minh chứng cho sự ngây thơ cơ bản trong phương cách của Obama, nó đánh dấu bằng bài diễn văn đọc tại Cairo vào năm 2009. Tổng thống tin rằng ông đă có một chiến lược khéo léo để thiết lập một t́nh trạng cân bằng địa chính trị giữa hai tông phái Sunni và Shi'a. Nhưng bằng cách đối xử với các đồng minh Á rạp của Mỹ với thái độ khinh thị, trong khi cắt giảm thỏa thuận hạt nhân với Iran tạo cho Tehran được tự do để tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm trên toàn khu vực, Obama đă không đạt được ḥa b́nh nhưng tạo ra một phần h́nh về xung đột và chạy đua vũ trang, mà có thể là hạt nhân, đáng sợ.
Đồng thời, Obama đă cho phép Nga lần đầu tiên trở thành một cường quốc ở Trung Đông kể từ khi Kissinger buộc Liên Xô ra khỏi Ai Cập trong giai đoạn 1972-1979. Số người chết trong cuộc chiến Syria hiện lên đến khoảng chừng nửa triệu; ai biết con số người chết sẽ tăng lên bao nhiêu từ bây giờ cho đến ngày tựu chức?
Trong khi đó, trào lưu khủng bố toàn cầu đă tăng trong thời Obama. Trong ṿng 16 năm qua, năm tồi tệ nhất đối với khủng bố là năm 2014, với 93 quốc gia bị tấn công và 32.765 người thiệt mạng. Năm 2015 là điều tồi tệ thứ hai, với 29.376 người chết. Năm ngoái, bốn nhóm Hồi giáo cực đoan chịu trách nhiệm cho 74% của tất cả các trường hợp tử vong do các nhóm khủng bố là ISIS, Boko Haram, Taliban và al-Qaeda.9
Trong bối cảnh này, các lời tuyên bố của Tổng thống cho là thành công chống lại những ǵ ông nôm na gọi là "chủ nghĩa cực đoan bạo lực" là vô lư. Phần lớn các sĩ nhục đă dồn lại cho Donald Trump trong những xảy diễn của thời gian qua. Trong bài diễn văn về chính sách đối ngoại vào ngày 15 tháng Tám về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và sự thất bại của chính quyền Obama để đánh bại trào lưu này có nhiều điều đúng nhưng lại tường thuật không đầy đủ.10
"Học thuyết Obama" cũng đă thất bại ở châu Âu, bất chấp sự đe dọa của Tổng thống, cử tri người Anh đầu phiếu để ra khỏi Liên Âu; gần đây ông đă ca ngợi các lănh đạo Đức; thứ nhất là một cuộc khủng hoảng tài chính không nhất thiết bị kéo dài ở các nước thuộc ngoại vi của châu Âu; và thứ hai, một trào lượng tác hại đến vấn đề chủ yếu của người di dân, một số nhưng không phải là tất cả những người tị nạn đến từ trong khu vực mà châu Âu đă can thiệp cũng đủ làm trầm trọng thêm cho sự bất ổn của châu Âu.
Tổng thống cũng đă thất bại ở Đông Âu, nơi không chỉ đă Ukraina bị xâm chiếm và Crimea bị sáp nhập, nhưng cũng ở Hungary và hiện nay Ba Lan đă chọn cách đi lệch từ "chiều hướng tự do của lịch sử" của Tổng thống. Cuối cùng, chính sách đối ngoại của Obama đă thất bại ở châu Á, nơi chính sách chuyển trục đầy tự phụ không c̣n lại ǵ. Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tháng Ba, Tổng thống đă khoe là: "Nếu bạn nh́n chúng tôi đă hoạt động trong vùng biển Đông như thế nào, chúng tôi đă có thể huy động hầu hết châu Á để cô lập Trung Quốc trong những cách gây ngạc nhiên Trung Quốc, nói một cách thẳng thắn, và chúng ta phục vụ lợi ích cho chúng ta rất nhiều trong việc tăng cường các liên minh của chúng ta. "11
Rodrigo Duterte, Tổng thống mới của Philippines, dường như đă không nhận được loại giác thư này. Trong tháng Mười, ông đă đến Đại Sảnh Nhân dân của Bắc Kinh để thông báo "tách rời khỏi Hoa Kỳ."
Nội dung các khuyến nghị của Kissinger
Tất cả điều này có nghĩa là chỉ bằng cách thay đổi chính sách đối ngoại của Obama, Tổng thống Trump có khả năng đạt được ít nhất một số thành công. Vấn đề là Trump nên làm ǵ một cách chính xác cho sự thay đổi này?
Về chiến thắng của Trump Kissinger phân tích là "một phần lớn đó là phản ứng của giới trung lưu người Mỹ trước các tấn công vào các giá trị của họ do các giới khoa bảng và trí thức gây ra." Như vậy, đó là một cơ hội để đóng lại hoặc ít nhất là thu hẹp "khoảng cách giữa nhận thức của công chúng về vai tṛ của chính sách đối ngoại của Mỹ và nhận thức của tầng lớp thượng lưu." Tuy nhiên, có những mối nguy hiểm hiện tại rơ ràng. Các nhóm khủng bố có thể t́m cách khiêu khích một Tổng thống thiếu kinh nghiệm và bốc đồng tạo ra một phản ứng thái quá. Các đất nước không thân thiện đă mua được thời gian của họ, chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ trước khi họ tạo ra các động thái tiếp theo.
Nói cách khác, Trump có thể chỉ cần có một vài tháng để thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại đầu tiên của ông. Giữa hiện tại và tương lai, Trump cần không chỉ bổ dụng nhân viên cho chính phủ, nhưng để phác hoạ một số loại khung chiến lược, mà không cần đặt vấn đề khủng hoảng sẽ gây hại cho khung này một cách nhanh chóng thành các loại tự do cho tất cả thể chế mà theo sau đó là ngày 9/11, khi (như bây giờ chúng ta biết) từ cảnh đổ nát của đôi tháp (World Trade Center, ND), Phó Tổng thống và Bộ trưởng Quốc pḥng đă khởi động thành công một cuộc xâm lược của Iraq; đó là một hành vi can thiệp quy mô không tác dụng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: một dự án mật thuộc đế quốc (như một số người trong chúng ta dự đoán chính xác tại thời điểm đó) với công chúng Mỹ thiếu sự quan tâm hoặc chú ư để theo đuổi một kết cuộc thành công. 12
Các khuyến nghị của Kissinger dành cho Trump có thể được tóm tắt như sau:
Đừng gây đối đầu với Trung Quốc, cho dù là về vấn đề thương mại hoặc là vùng biển Đông. Thay vào đó, t́m cách "thảo luận toàn diện" và nhắm mục tiêu để theo đuổi một chính sách đối thoại và "đồng tiến hóa" như ông đă đề nghị trong tác phẩm Trật tự Thế giới. Kissinger thăm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh khá thường xuyên. Khi Kissinger nói rằng Tập xem "việc đối đầu là quá nguy hiểm" và cho rằng "các quốc gia đối địch phải trở thành đối tác và hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi," ông nói với tư cách là người có thẩm quyền.
Theo Kissinger, các vấn đề mà người Hoa muốn hỏi vị tân Tổng thống như sau: "Nếu chúng tôi là ông, chúng tôi có thể cố gắng ngăn chận sự trỗi dậy của ông không. Ông có t́m cách ngăn chặn chúng tôi không? Nếu ông không làm như vậy, thế giới sẽ như thế nào khi cả hai chúng ta đều hùng mạnh, như chúng ta mong đạt được? "Trump cần phải có câu trả lời cho những câu hỏi này. Như Kissinger đă nói nhiều lần, đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc, một giải pháp tương ứng là cùng nhau nói chuyện quá khứ cho đến khi họ vấp ngă vào năm 1914 tại Thái B́nh Dương, không đề cập đến các vấn đề thuộc không gian mạng.
Đứng trước một nước Nga sau thời đế quốc đang bị tổn thương và suy yếu, sự công nhận mà Putin khao khát là công nhận Nga là “một cường quốc b́nh đẳng không phải là một nước cầu cạnh trong một một hệ thống theo khái niệm của nước Mỹ.“ Thông điệp Kissinger dành cho Trump có tầm cở cao độ để thu hút được trực giác của ông: "Mang nước Nga vào trong một hệ thống quốc tế bằng cách chuyển hoá là chuyện không thể. Việc này đ̣i hỏi phải giải quyết bằng thương thảo nhưng cũng bằng cảm thông."
Kissinger lập luận là các thỏa thuận chủ yếu sẽ biến Ukraine thành "một nhịp cầu giữa khối NATO và Nga chứ không phải là một tiền đồn của cả hai bên", như Phần Lan hay Áo trong thời Chiến tranh Lạnh, "thoát khỏi mọi ứng xử trong các mối quan hệ chính trị và kinh tế của riêng ḿnh, bao gồm cả Châu Âu và Nga, nhưng không phải là thành viên trong bất kỳ liên minh an ninh hay quân sự nào "
Một nước Ukraine phi liên kết như thế cũng sẽ cần phải được phân quyền, tăng quyền tự trị trong các vùng phía Đông c̣n đang tranh chấp, nơi đă có xung đột dai dẳng kể từ khi các phong trào hoạt động ly khai đă nhận được sự ủng hộ của Nga ngay sau khi sát nhập bán đảo Crimean. Việc thay thế cho một thỏa thuận như vậy là chúng ta có thể sử dụng quá mức các ưu thế về tài chính và quân sự của chúng ta một cách vô t́nh, biến nước Nga sau thời Putin thành một phiên bản rộng hơn của Nam Tư, "tàn phá bởi cuộc xung đột kéo dài từ St Petersburg đến Vladivostok."
Hăy xem việc đầu phiếu Brexit như một cơ hội để định hướng cho những người châu Âu lục địa thoát khỏi cách suy nghĩ hướng nội một cách quan liêu và mang họ trở lại một tinh thần trách nhiệm thuộc về chiến lược. ("Chúng ta đang nói về các vấn đề chiến thuật trong khi họ đang trong tiến tŕnh từ bỏ bản chất của . . . những ǵ mà họ đă thể hiện trong suốt lịch sử.")
4. Hăy tạo ḥa b́nh ở Syria không như chúng ta đă thực hiện ḥa b́nh ở Nam Tư củ gần hai mươi năm trước đây. Hiện nay, Kissinger đề nghị một phân chia Syria thành từng địa phương như tổng, huyện tương tự như việc liên bang hoá của Bosnia theo các hiệp định Dayton và Washington, với một lối thoát ngằn cho Assad, kéo dài khoảng một năm, phân chia Syria thành từng địa phương như tổng, huyện, tất cả đặt dưới sự giám sát của các cường quốc có quan tâm. Iran phải được khống chế, cũng giống như Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, bởi v́ Iran đặt ra một mối đe dọa tương tự, Iran hoạt động như một quốc gia trong thời đế quốc và c̣n mang chính nghĩa cách mạng.
Nhưng nên giử thỏa thuận với Iran v́ từ bỏ thoả thuận này hiện nay "sẽ làm cho Iran thoát khỏi những cưỡng chế nhiều hơn là làm cho Hoa Kỳ có tự do." Và cuối cùng tận dụng lợi thế của các liên kết mới t́m thấy với các nước Á Rập với Israel, mặc dù trong ngấm ngầm nhưng là để chống Iran và chống ISIS có được một loại hoà đàm mới do khối Ả bảo trợ mà nó có thể "cải thiện c ác sinh hoạt của những người dân Palestine đến mức tối đa nếu có thể được, có lẽ bao gồm cả tương tự như chủ quyền. . . đó là, quyển tư trị trong thực tế mà không cần có một cấu trúc thượng tầng nặng về pháp lư."
Có thể là có một mô h́nh về vai tṛ cho tân Tổng thống, ông có nên chú ư lời khuyên của Kissinger không? Không ngạc nhiên ǵ khi Kissinger và Goldberg nói tới một thương thảo về Richard Nixon. Tuy nhiên, đối với đức tính của Nixon, ông ta là một chiến lược gia, bối cảnh của năm 2017 dường như không đủ giống như năm 1969 để cho một suy luận tương tự sử dụng được. Khi so sánh với Việt Nam, hiện nay, quân đội của Hoa Kỳ đang tham gia vào chỉ một vài cuộc xung đột, và hiếm khi ở các vai tṛ ở tuyến đầu. Việc mở cửa cho Trung Quốc là việc nằm trong quá khứ, không thuộc về tương lai; những ǵ đang thuộc vấn đề hiện nay là một việc có thể đang khép lại. Tập không phải là Mao.
Tương tự như vậy, Nga của Putin không phải là Liên bang Xô viết, trong đó chỉ có bảy năm trước khi Nixon nhậm chức, Liên Xô đă triển khai tên lửa hạt nhân tới tận Cuba và tiếp tục kích động cuộc cách mạng hoàn vũ trên toàn thế giới trong suốt những năm 1970. Châu Âu không bị phân chia như trong năm 1969, quân đội của Liên Xô vẫn c̣n các trên đường phố ở thành phố Prague. Và Trung Đông đă biến đổi triệt để, không nhất thiết bởi sự nổi lên của các trào lưu cực đoan thuộc hai tông phái Shi'i và Sunni, một lực lượng hùng mạnh tiềm tàng hơn chủ nghĩa dân tộc Ả Rập hay Iran đă từng có trước đây. Với gần nửa thế kỷ trôi qua, có lẽ Quneitra, là nơi trên biên giới giữa Israel-Syria, là điểm cố định trong khu vực.
Giải pháp mới theo Theodore Roosevelt
Nếu không là Nixon, th́ ai sẽ là một khuôn mẩu đóng vai tṛ chiến lược cho Donald Trump? Mặc dù tên của Roosevelt đă không thể hiện trong cuộc phỏng vấn của Kissinger dành cho Goldberg, có một câu trả lời rơ ràng, trong tác phẩm kinh điển tổng hợp của vị cựu Ngoại trưởng: Diplomacy (Ngoại Giao) xác định rơ. Câu trả lời đó là Theodore Roosevelt, một phản đề của Woodrow Wilson, người mà Kissinger không thích.
Kissinger đă viết: "Roosevelt bắt đầu từ tiền đề rằng Hoa Kỳ là một cường quốc giống như bất kỳ cường quốc nào khác, không phải là một sự tái sinh đặc biệt của đức hạnh. Nếu lợi ích của Hoa Kỳ va chạm với quyền lợi của các nước khác, Mỹ có nghĩa vụ đem sức mạnh của ḿnh ra để chiếm ưu thế."13 Roosevelt đă không xây dựng một bức tường dọc theo biên giới Mỹ - Mexico, nhưng ông đă phác hoạ các" hệ luận "đôi với học thuyết của Monroe, trong đó khẳng định quyền hành sử của Hoa Kỳ", tuy nhiên một cách miễn cưỡng, trong trường hợp trắng trợn. . . làm sai trái hoặc bất lực. . . trong một quyền lực cảnh sát quốc tế ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribean.
Nguyên tắc trở thành cơ sở cho các can thiệp ở Haiti, Colombia, Cộng ḥa Dominica và Cuba và cho việc mua lại lănh thổ mà trong đó kênh đào Panama được xây dựng: một trong những dự án thuộc về cơ sở hạ tầng quan trọng trong những năm đầu của thập niên 1900.
Hơn nữa, Roosevelt đă xem thường các khuôn mẩu tự do như giải trừ quân bị đa phương và an ninh tập thể, nhiệt t́nh không chỉ của Woodrow Wilson nhưng là của William Jennings Bryan, ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân Chủ bị ba lần đánh bại:
Roosevelt viết: Tôi coi thái độ tin tưởng của Wilson-Bryan về các hoà ước tuyệt vời, những lời hứa bất khả thi, tất cả các loại giấy lộn mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào một quân đội mạnh là ghê tởm. Đối với một quốc gia và cho thế giới, điều chắc chắn là tốt hơn hơn khi có được một truyên thống của Đại đế Frederick và Bismarck về các chính sách đối ngoại, hơn là khi có một thái độ như Bryan hoặc Bryan-Wilson về một thái độ quốc gia thường trực. . . . Khi không có hỗ trợ bằng vũ lực th́ liêm chính giả tạo làm nhiểu việc ác và thậm chí c̣n gây nhiều hơn khi so với bạo lực mà không có liêm chính.14
Đối với Roosevelt, nguyên tắc của Đức Hồng Y Richelieu là: "Trong các vấn đề của đất nước,người có quyền lực thường có lư, và người yếu có thể chỉ có khó khăn khi giữ được cho ḿnh không bị sai lầm theo ư kiến đa số của thế giới." Ông thông cảm với Nhật Bản khi Nhật tấn công Nga vào năm 1904. ông đă nhượng bộ trong việc chiếm đóng của Nhật Bản tại Hàn Quốc bốn năm sau. Đối với Roosevelt quy luật thực sự duy nhất của địa chính trị là sự cân bằng quyền lực, và ông thích thú với cơ hội để đóng vai tṛ một nhà thương thảo để nắm quyền.
V́ vậy, tại Oyster Bay, quê nhà của Roosevelt, Nga và Nhật Bản đă bắt đầu các cuộc hoà đàm mà đỉnh điểm là Ḥa ước Portsmouth (1905), một hiệp ước nhằm hạn chế các chiếm đoạt từ thắng lợi của Nhật Bản và tái thiết t́nh trạng quân b́nh ở vùng Viễn Đông. Khi chiến tranh bùng nổ ở châu Âu vào năm 1914, Roosevelt lúc đầu ngần ngại theo phía nào, nhưng sau đó đă kết luận là chiến thắng của Đức sẽ gây đe dọa nghiêm trọng hơn đối với Hoa Kỳ hơn là chiến thắng của Anh, v́ "trong ṿng một hoặc hai năm" một nước Đức chiến thắng "sẽ đ̣i lấy vị thế thống trị ở Nam và Trung Mỹ." 15
Đối với Roosevelt cũng vậy, mối gắn bó văn hóa giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh không phải là không quan trọng. Ḷng hối tiếc duy nhất của ông là đồng bào người Mỹ của ông- họ là những người chống đối lời kêu gọi của ông trong việc tăng cường vũ trang để chống lại mối đe dọa của Đức - họ không thể toàn tâm toàn ư là hiếu chiến, giống như những người anh em trong Cựu Thế giới của họ. “Dân tộc của chúng tôi thiển cận, và họ không hiểu các vấn đề quốc tế", ông than phiền với Rudyard Kipling, tiểu thuyết gia và thi sĩ người Anh trong Thế chiến. "Đồng bào của ông đă thiển cận, nhưng họ không thiển cận như đồng bào của chúng tôi trong các vấn đề này. . . . Nhờ khoảng cách rộng của đại dương, dân tộc của chúng tôi tin rằng họ không có ǵ để lo sợ. . . và họ không có trách nhiệm . . . " 16
Tóm lại, Theodore Roosevelt ủng hộ một chính sách đối ngoại của nước Mỹ mà đă chắc chắn dựa trên lợi ích quốc gia, sự tăng cường lực lượng quân sự, và quân b́nh quyền lực. Ông nói với một người bạn: "Nếu tôi phải lựa chọn giữa một chính sách sắt máu và một chính sách mềm yếu, tôi chọn chính sách sắt máu. Chính sách này là tốt hơn không chỉ cho dân tộc nhưng về lâu dài cho thế giới. "17 Hội Quốc Liên của Wilson nhắc nhở ông của truyện ngụ ngôn Aesop "về cách các con chó sói và cừu non đă đồng ư không đánh nhau, và làm thế nào con cừu là một sự đảm bảo thành tín để đuổi chó săn đi, và rồi ngay sau đó bị chó sói ăn. "18
Cách áp dụng giải pháp của Theodore Roosevelt
Có lẽ có một điểm chung duy nhất giữa Roosevelt và Kissinger với Barack Obama là cả ba đoạt giải Nobel Ḥa b́nh - mà tất nhiên người ta nói nhiều về Ủy ban Nobel hơn là về ḥa b́nh.
Như vậy, theo các nguyên tắc của Roosevelt, chúng ta có thể kỳ vọng là Tổng thống Trump theo đuổi chiến lược quan trọng nào? Giống như Theodore Roosevelt, điều rơ ràng là Trump không c̣n quan niệm về một trật tự quốc tế dựa trên khái niệm như Wilson về an ninh tập thể, và đuợc bảo chứng ngầm của Hoa Kỳ một cách quá đắc giá. Thay vào đó, giống như Roosevelt, Trump muốn một thế giới được điều hành bằng các cường quốc khu vực với những người lănh đạo bản lĩnh, tất cả họ đều hiểu rằng bất kỳ trật tự quốc tế lâu dài nào cũng phải được dựa trên sự cân bằng quyền lực.
Tóm lại, Trump vốn dĩ đă hiểu biết nhiều hơn những ǵ mà Trump có hiểu biết cùng chung với Roosevelt. Kissinger viết về Roosevelt: "Đối với ông ta, sinh hoạt quốc tế có nghĩa là cuộc đấu tranh, và theo lư thuyết của Darwin về sự tồn tại dành cho người biết thích nghi nhất là một lời hướng dẫn tốt hơn cho lịch sử hơn là đạo đức cá nhân. Theo quan điểm của Roosevelt, tính thuần phục được thừa hưởng trong trái đất chỉ nếu khi họ đă mạnh mẽ. Đối với Roosevelt, Mỹ không phải là một nguyên nhân, nhưng là một cường quốc có tiềm tàng vĩ đại nhất. "Điều đó có vẻ quen thuộc.
Kissinger lập luận: "Trong một thế giới được quy định theo quyền lực, Roosevelt tin rằng luật tự nhiên của sự vật đă phản ánh được trong khái niệm "vùng ảnh hưởng", trong đó nó đặt ra ảnh hưởng quan trọng đối với các khu vực rộng lớn dành cho các cường quốc riêng biệt." Độc giả sẽ nhận thấy rằng đây chính là một loại thế giới một cách rơ ràng - mà theo Kissinger - hiện nay chúng ta đang ở vào trong một thời điểm c̣n hơn vào thế kỷ sau nhiệm kỳ của Tổng thống Roosevelt.
Dĩ nhiên, cách áp dụng bóng bẩy về trường hợp loại suy tương tự này sẽ bao hàm một chính sách chuyển hướng về Nhật Bản để chống Nga ở châu Á, và hướng tới Vương quốc Anh và Pháp để chống Đức ở châu Âu. Tuy nhiên, nó không quan tâm đến những thay đổi lớn trong cán cân quyền lực đă xảy ra trong hàng trăm năm qua xen giửa. Để h́nh dung ra chiến lược của Roosevelt cho năm 2017 chúng ta cần xét đến một loạt các liên kết khả dĩ khác nhau.
Khi tôi suy nghĩ về các lựa chọn của Trump ngay sau cuộc bầu cử, tôi thử nghiệm ra các suy nghĩ sau đây. Ngược lại tất cả những kỳ vọng, điều ǵ xảy ra nếu Trump quyết định t́m kiếm các mối quan hệ tốt hơn với cả Moscow và Bắc Kinh? Điều này sẽ kết hợp cả hai khuynh hướng thân Nga của Trump với lập luận của Kissinger cho một chính sách mới trong mối quan hệ đối tác với Trung Quốc. Theo lư thuyết, việc sắp xếp như vậy có thể đạt được nếu Trump chỉ tham gia với Trung Quốc về mặt thương mại như kịch bản giả vờ (đó là những ǵ nhiều người Hoa có ảnh hưởng mong đợi Trump thực hiện).19
Điều này cũng là nhất quán trước quan điểm cứng rắn đối với chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, nó đă là một đặc điểm của chiến dịch tranh cử Trump, đối vấn đề này ba cường quốc đang cùng chia sẻ mối quan tâm - mỗi một có thiểu số Hồi giáo đang lớn mạnh đáng lo ngại -. Và điều này có thể là nhất quán với việc tái lập trật tự ở Trung Đông mà nó tái lập chế độ củ của các vị vua và những nhà độc tài trong thế giới Ả Rập và củng cố Israel, tất làm cho Iran chịu thiệt hại, mà không có lư do lịch sử nào để mong đợi ḷng trung thành của Nga, ít hơn nhiều của Trung Quốc.
Như một hệ quả tất yếu, ba cường quốc có thể thỏa thuận về việc giáng cấp cho châu Âu không c̣n là quy chế như một cường quốc, tận dụng lợi thế không phải chỉ việc đầu phiếu Brexit, nhưng mà c̣n từ các đặc điểm hướng nội và phân hoá trong nền chính trị châu Âu. Đối vối Trump, một cách có thể để làm được điều này là đề nghị thay thế cho Hiệp định Tự do Mậu dịch (NAFTA) trong quy mô nḥ thành một NAFTA với quy mô lớn" Thoả ước Tự do Mậu dịch trong khối Bắc Đại Tây Dương, trong đó sẽ mang lại cho Vương quốc Anh trực tiếp vào một khu vực Anh - Đại Tây Dương hậu châu Âu trong khi đồng thời giử lời cam kết lúc tranh cử của Trump chống Mexico (mặc dù không phải chống Canada).
Đồng thời, Trump có thể gây áp lực đối với các thành viên khác của khối NATO một cách khả tín để tăng ngân sách quốc pḥng của họ mà hiện nay xem là quá lố bịch. Cuối cùng, Trump và Putin có thể làm việc với nhau để giúp phe theo chủ nghĩa dân túy trong lục địa như Marine Le Pen để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2017. Như Roosevelt đă nói vào năm 1906: "Pháp nên hợp tác với chúng ta và Anh phải ở trong khu vực của chúng ta và trong sự kết hợp của chúng ta. Đó là sự liên kết vững chắc về mặt kinh tế và chính trị."
Một đặc điểm nổi bật của một chiến lược như vậy là năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ cuối cùng bị kiểm soát hoăc là do giới người theo chủ nghĩa dân túy hay độc tài, giả dụ như Le Pen bằng cách nào đó có thể được giúp đỡ trên vượt qua đường lối chống lại Liên minh Cộng hoà Pháp. Như vậy, có thể các định chế an ninh tập thể theo nguyên tắc Wilson kết thúc việc phục vụ lợi ích cho các cường quốc như không bao giờ có như trước đây: sự trả thù tối hậu của một chính sách thực tiển theo nghiă của Realpolitik.
Điều hiển nhiên là các nơi c̣n lại của thế giới sẽ là phe thua cuộc của một việc cộng quản của các đại cường như vậy. Nhật Bản và Đức sẽ là phe thua cuộc lớn nhất, giống như họ đă là phe hưởng lợi lớn nhất trong một kiến trúc quốc tế hậu chiến, nó được thiết kế đồng thời để vừa giải giới, hạn chế và vừa làm giàu cho họ - mặc dù Kissinger kiên quyết thúc giục cho chính quyền mới để áp dụng phương sách của Bismarck đối với Nhật Bản, duy tŕ cam kết của nước Mỹ để tự bảo vệ mặc dù có mối quan hệ đối tác mới với Trung Quốc, đồng thời khuyến khích Đức là trong tương lai nên ở lại châu Âu chứ không theo chủ nghĩa dân tộc.
Việc dàn xếp ba bên mới gồm có Mỹ - Hoa - Nga sẽ được nới lỏng hơn so với Liên minh của Áo, Phổ và Nga sau thời Napoleon, nhưng giống như các bậc tiền nhiệm của họ trong hai thế kỷ trước, giới theo chủ thuyết tự do sẽ tố cáo dàn xếp này như là một Liên minh của những người theo trào lưu dân tuư và độc tài, không quan tâm đến nhân quyền và luật quốc tế. Các nhà cai trị chuyên chế khác sẽ vui mừng; các nhà đối lập của họ sẽ thấy tự ḿnh chưa hoàn thành công việc không chỉ v́ thiếu hỗ trợ của phương Tây, nhưng c̣n bị trầm trọng hơn, v́ các hé lộ qua t́nh báo trên không gian mạng. Cũng như về các điều kiện kinh tế, Khu vực Thịnh vuọng Chung thuộc Đại Bắc Bán Cầu sẽ phát triển mạnh mà các nước thuộc khối BRICS -Brazil, Ấn Độ và Nam Phi- phải chịu thiệt hại, cũng như nhiều quốc gia nhỏ hơn đă được hưởng lợi lớn trong thời đại toàn cầu hóa.
Đối với các quốc gia trong vùng Baltic, điều này sẽ là một sự chuyển hướng đầy tai hoạ cho các biến động. Cộng ḥa Ireland cũng vậy, sẽ t́m ra vị thế của ḿnh - một ḥn đảo thuộc châu Âu trong một đại dương Anh - Mỹ bất ngờ bị bỏ rơi. Việc này sẽ làm xấu đi cho Mexico, càng tệ hơn cho Ukraine. Nhưng đối với toàn thế thế giới, nó ít nhất là một thứ tự của các loại. Và không có cuộc chiến tranh thế giới có thể sẽ bùng nổ trong sự bảo vệ này.
Các trở ngại chính
Điều ǵ có thể cản trở giải pháp của Roosevelt như vậy trong vấn đề mà Kissinger nhận ra trước những vấn đề mà Tổng thống tân cử Trump đang đối mặt?
Một sự phản đối hiển nhiên có thể là sự kết hợp của Hoa Kỳ, Nga, và Trung Quốc, cũng như Anh và Pháp là không có tiền lệ, nhưng điều đó là rơ ràng vô nghĩa: Liên minh đă thắng trong thế chiến II là chuyện chính xác.
Một cản trở thứ hai có thể là một liên minh như vậy là không bền vững trong sự vắng mặt của một nước Đức và Nhật Bản gây hấn. Tuy nhiên, thời Chiến tranh Lạnh đă không bắt đầu cho măi đến năm 1948 và những người Cộng sản đă không nắm quyền ở Trung Quốc cho đến một năm sau đó: Cho đến điểm này, nhiều người suy nghĩ thuần lư đă hy vọng việc duy tŕ một liên minh trong thời chiến. Thật vậy, đó đă là ư định của Franklin Roosevelt khi ông dự kiến các thành viên thường trực của HĐBA là "bốn cảnh sát viên " (cộng với Pháp). Ông đánh giá thấp về tính gian manh của Stalin và sự bất lực của Tưởng Giới Thạch.
Một cản trở thứ ba có thể là Nga và Trung Quốc, cả hai có biên giới chung dài 2.600 dặm, sớm hay muộn ǵ họ lại tranh căi nhau, như họ đă gây nhau trong những năm cuối của thập niên 1960. Có lẽ, nhưng dù với rạng nức nào đi nửa mà ta có thể dự đoán từ dự án "Nhất Đái, Nhất Lộ" của Trung Quốc, một chiến lược tăng trưởng kinh tế hướng về khu vực Trung Á, tuy nhiên nó vẫn chưa trở thành hiện thực
Chúng ta hăy xét đến các phản luận nhiều hợp lư hơn. Đầu tiên, chính quyền Trump cam kết tăng ngân sách quốc pḥng, đảo ngược các cắt giảm, và xây hàng trăm tàu mới để tuẩn cảnh tại vùng Tây Thái B́nh Dương. Các lực di động trong phạm vi của Hải quân Hoa Kỳ sẽ leo thang quyền tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông, và thách thức các yêu sách của Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trump có thể lựa chọn để cùng giải quyết xem đó là một phần trong đấu thuật ngầm về quyền Anh của ḿnh với Bắc Kinh. Đây sẽ là một cơ hội bằng vàng cho chính phủ Nhật Bản để khai thác việc khai mở lập trường bài Hoa của Trump.
Từ quan điểm của Thủ tướng Shinzo Abe - như của các tất cả các nhà lănh đạo thế giới để đảm bảo nhanh nhất về một cuộc họp với Tổng thống mới đắc cử - một trăm ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống Trump là giai đoạn ngắn trong đó Abe không chỉ được Trump tái khẳng định liên minh Mỹ - Nhật, nhưng có lẽ cũng để hỗ trợ việc tu chỉnh hiến pháp mà Abe muốn, kết thúc việc từ bỏ chiến tranh của Nhật Bản. Hồi đầu năm nay, Bắc Kinh đă vạch ra một "đường đỏ" của riêng ḿnh khi Bắc Kinh đe dọa trả đủa nếu tàu của Nhật Bản tham gia với Mỹ trong quyền tự do hoạt động hàng hải.
Tuy nhiên, các điểm yếu trong lập luận này là Trung Quốc sẽ là không khôn ngoan khi dám đâm liều về một cuộc chiến tranh hải quân với Hoa Kỳ, hoặc thậm chí với một ḿnh Nhật Bản. Các hạm đội Trung Quốc không có khả năng chiến thắng trong một cuộc chiến tranh như vậy. Thật vậy, một và chỉ một hàng không mẫu hạm của Quân đội Nhân dân Giải phóng được cho là dễ bị tổn thương ngay cả đối với khả năng hải quân của Việt Nam. Về mặt lịch sử, trong mọi trường hợp, Trung Quốc có xu hướng sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lănh thổ chỉ khi nào Trung Quốc thấy một sự thay đổi trong cán cân lực lượng có lợi cho đối phương. Đó không phải là trường hợp hiện nay.
Ngược lại, với cái chết của dự án về Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP) của chính quyền Obama và triển vọng cải thiện dự án về Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RGEP) do Trung Quốc hậu thuẫn, hiện nay trào lưu kinh tế đang chuyển hướng về phiá Trung Quốc. Một cuộc đấu về hải quân, ngay cả khi nó đă không kết thúc để làm nhục cho Trung Quốc, có thể không hoàn thiện công việc đă được thực hiện gần đây để hoà giải với các nước như Philippines và Hàn Quốc. Trong mọi trường hợp, chiến lược của Bắc Kinh không phải là xây dựng Biển Đông theo như một phiên bản của Jutland. Người Hoa đang tập trung đầu tư của họ không phải trên các loại tàu chủ yếu nhưng thay vào đó tập trung cho hệ thống Anti-Access / Area Denial (A2/AD) và không gian mạng. Vào thời điểm thích hợp, các hảng không mẫu hạm hùng mạnh của Hải quân Hoa Kỳ sẽ dễ bị tổn thương trong các cuộc không tập bằng tên lửa của Trung Quốc, đặc biệt là nếu Hải quân Hoa Kỳ cố hoạt động trong hoặc gần vùng lảnh hải của Trung Quốc.
Lư do khả dĩ duy nhất mà Tập sẽ liều tham gia một cuộc thách thức hải quân nếu ông được thuyết phục rằng đó là cần thiết để củng cố tính hợp pháp của các nhà nước độc đảng đang đối mặt với t́nh trạng tăng trưởng xuống dốc nặng nề. Hai cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử của Cộng ḥa Nhân dân - Hàn Quốc và Việt Nam - sau đó giúp cho các nhà lănh đạo của Đảng củng cố quyền lực quốc nội, ngay cả khi kết quả quân sự là không thoả măn. Tuy nhiên, thậm chí cho phép có những thách thức đối mặt với nền kinh tế của Trung Quốc ngày càng nhiều, điều có vẻ đáng nghi ngờ là t́nh h́nh chính trị trong nước hay xă hội có thể đủ tê haị vào năm 2017 để biện minh cho những ǵ sẽ là một canh bạc đáng giá cho Kaiser Wilhelm II của năm 1914 tại Đức - và các nhà lănh đạo Trung Quốc đủ biết lịch sử phương Tây để nhớ lại nó đă kết thúc như thế nào
Có một loạt các phản đối sâu xa hơn liên quan đến t́nh h́nh ở châu Âu. Trump thích Putin và có vẻ lănh đạm tân cùng đối vối Liên Âu và khối NATO. Nhưng cái ǵ xảy ra nếu Putin vượt quá lố? Một động thái sai lầm rơ ràng sẽ là một cuộc xâm lăng giống như t́nh trạng Ukraine vào một trong các quốc gia vùng Baltic. Liệu Trump có thể cưỡng lại sự phản đối kịch liệt từ các cơ quan định h́nh các chính sách đối ngoại trên cả hai bờ Đại Tây Dương không, khi họ thúc giục ông viện dẫn Điều 5 của Hiệp ước Washington?
Tương tự như vậy, Trump ủng hộ Brexit và cũng có thể tưởng tượng được rằng Trump đề xuất cho Vương quốc Anh một hiệp định thương mại. Tuy nhiên, một vấn đề chủ yếu với một kịch bản "lớn" cho NAFTA là một cuộc ly hôn ở Anh với Liên Âu là khó kết thúc và có thể không bao giờ được hoàn toàn kết thúc. Thật vậy, việc này thậm chí c̣n chưa bắt đầu, trong ư nghĩa là Điều 50 của Hiệp ước Lisbon chưa được khởi động, và thậm chí sau đó các điều khoản của Brexit có thể sẽ phải mất ít nhất hai năm để giải quyết. Có vẻ như không có ǵ chắc là Theresa May (người điều hành trở thành Thủ tướng mặc dù chống đối Brexit một cách lưng chừng) sẽ dám liều lĩnh vi phạm các nghĩa vụ hiệp ước hiện tại của Anh, như Nigel Farage có thể dám làm.
Cuối cùng, chúng ta hăy xét đến các vấn đề tiềm tàng của một chiến lược theo Roosevelt ở Trung Đông và Bắc Phi. Một đường lối cứng rắn hơn đối với Iran tạo ra một số ư nghĩa: Trump có thể và nên đe dọa trả đủa bằng quân sự nếu Iran tiếp tục vi phạm các điều khoản của thỏa thuận về hạt nhân, ví dụ bằng cách tiến hành các vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo và duy tŕ nhiều hơn mà thỏa uớc cho phép. Tuy nhiên, sự thất bại sắp tới của ISIS ở Iraq có thể mở ra một lần nữa các lực lượng ly tâm mà từ lâu đă đe dọa làm đất nước Iraq ra nhiều mảnh. Iran sẽ là nuóc được hưởng lợi, như thường lệ.
Hơn nữa, chính quyền Trump sẽ sớm phải đối mặt với một số lựa chọn phức tạp đối với vấn đề người Kurd, họ đă làm được nhiều trong việc nặng nhọc để bứng gốc rể ISIS. Liệu Trump có hỗ trợ cho các phe phái khác nhau của người Kurd trong khu vực, có lẽ đến mức thừa nhận một nước Kurdistan độc lập không? Nếu được như vậy, rất khó để nh́n thấy bất kỳ một tương lai nào cho các mối quan hệ giữa Washington và Ankara. Điều này có thể loại trừ các loại giải quyết cuộc xung đột Syria mà Kissinger đă dự kiến, v́ Thỗ Nhĩ Kỳ phải là một thành viên để giải quyết.
Tuy nhiên, những phản đối này cũng có thể là không quan tâm đến một thực tế lịch sử nền tảng. T́nh bạn hiện nay giữa Putin và Recep Tayyip Erdoğan dường như khó có thể trở thành một đặc điểm thường trực của địa chính trị của khu vực; nó giống như một cuộc hôn nhân chỉ v́ mục đích thuận tiện, tiện ích trong hôn nhân này sẽ không c̣n khi Donald Trump đặt chân vào khu vực của Moscow. Sau rốt, sự ḱnh địch dai dẳng nhất trong trong vùng Trung Đông rộng lớn là giữa người Nga và người Thổ. Và Thổ Nhĩ Kỳ là phe thua cuộc rơ ràng trong sự thỏa hiệp của Mỹ-Nga.
Điều đó sẽ ít bi thảm hơn. Đă từ lâu, Erdoğan đă bày tỏ quan tâm làm thành viên của khối Liên Âu, trong khi đó ông vẫn đang làm xói ṃn di sản thế tục của Atatürk, làm suy yếu giới lănh đạo quân sự của đất nước, và đẩy Thỗ theo chiều hướng chính trị Hồi giáo. Tuy nhiên, sự kỳ vọng của ông ta nhằm hướng tới một cường quốc khu vực gọi là Ottoman tân trào đă gây ra phần lớn những nghi ngờ trong khối Ả Rập, trong khi quyền lực nội địa của ông phụ thuộc vào việc đàn áp tự do ngôn luận tự do và sự thanh trừng hàng loạt quần chúng của khu vực công. Không phải là thành viên trong tương lai của nhóm người có bản lĩnh, Erdogan trông giống như một người yếu thế của trật tự mới.
Khi tôi đang biên tập, các chức vụ quan trọng trong toán công tác vê an ninh quốc gia của Donald Trump chỉ mới bắt đầu tuyển dụng. Những ǵ chúng ta biết về suy nghĩ trong chiến lược của Tổng thống tân cử phần lớn chỉ là những bài diễn văn và các cuộc phỏng vấn. Hầu hết những ǵ tôi tŕnh bày ở đây tất nhiên là suy đoán. Tuy nhiên, tôi tin rằng một chính sách đối ngoại mới của nước Mỹ - nếu không nói là một trật tự của thế giới mới - đang phác hoạ. Trong sáng tác của Henry Kissinger, không phải chỉ được báo trước trong gần đây, và không phải là mới gần đây; nó cũng tiềm ẩn trong một kết hợp hiện đại của địa chính trị. Và ông Trump không cần nh́n sâu xa hơn Theodore Roosevelt cho một mô h́nh về vai tṛ tương đồng.
Một ngày nào đó, bài diển văn ngày 15 tháng 8 của Trump có thể được xem là bản thảo đầu tiên của học thuyết của Trump. Với lời từ biệt rơ ràng về một "thời kỳ xây dựng quốc gia" và tuyên bố ư định "ngăn chặn sự lan rộng của Hồi giáo cực đoan" trong bài phát biểu, Trump đă minh thị đưa ra một sự tương đồng giữa vấn đề và những đe doạ trong thế kỷ XX do chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản gây ra. Ông tuyên bố:"Cuộc chiến sẽ không giới hạn ở việc chống ISIS", chúng ta sẽ giết chết al-Qaeda, và chúng tôi sẽ t́m cách cắt tài trợ cho Hamas và Hizballah do Iran hậu thuẫn." Và Trump đă nói rơ với người mà ông dự định chiến đấu trong cuộc chiến này:
Chúng ta không thể luôn chọn các bạn của chúng ta, nhưng chúng ta không bao giờ thất baị trong việc nhận ra các kẻ thù của chúng ta. . . . Chúng ta sẽ cùng nhau làm việc với các bạn của chúng ta ở Trung Đông, gồm cả đồng minh vĩ đại nhất của chúng ta, đó là Israel. Chúng ta sẽ hợp tác với Abdullah, Hoàng đế của Jordan, và Sisi, Tổng thống của Ai Cập, và tất cả những người khác thừa nhận ư thức hệ của cái chết phải được dập tắt. Chúng ta cũng sẽ làm việc chặt chẽ với khối NATO về sứ mệnh mới này. Tôi đă từng nói rằng khối NATO đă lỗi thời v́ nó thất bại để đối chọi với trào lưu khủng bố; V́ các nhận xét của tôi, họ đă thay đổi chính sách của họ. . . . Tôi cũng tin rằng chúng ta có thể t́m thấy một nền tảng chung với Nga trong cuộc chiến chống lại ISIS. Họ cũng có nhiều dự phần trong kết quả tại Syria, và đă có những trận đánh riêng với phong trào khủng bố Hồi giáo.20
Hiện nay, Tổng thống đắc cử Trump đă bị hầu như tất cả những người Mỹ tự do ghét bỏ. Tuy nhiên, vào tháng 8, Trump đă cam kết rằng chính quyền của ông sẽ "lên tiếng chống lại sự áp bức của phụ nữ, người đồng tính và những người có đức tin khác" dưới danh nghĩa Hồi giáo. Trong khi chính quyền Obama đă bác bỏ những người ủng hộ cải cách Hồi giáo, Trump cam kết "làm bạn với tất cả các nhà cải cách Hồi giáo hoà dịu ở Trung Đông, và t́m cách khuếch đại tiếng nói của họ. Điều này bao gồm việc lên tiếng nói chống lại hành động khủng khiếp của việc giết người v́ danh dự, "một trong những hành động đầu tiên của tôi với tư cách là Tổng thống" là thiết lập. . . Một Ủy ban Hồi giáo Cấp tiến sẽ bao gồm những tiếng nói cải cách trong cộng đồng Hồi giáo ".21
Lời tuyên bố của Trump rằng "chúng ta chỉ nên tiếp nhận vào đất nước cho những người chia sẻ những giá trị của chúng ta và tôn trọng dân chúng " - chúng ta đang kiểm soát những người muốn thành người nhập cư v́ những liên hệ của họ không chỉ với nhóm khủng bố mà c̣n với một nền chính trị theo Hồi giáo như một ư thức hệ mà nó cổ vũ cho luật sharia (Hồi giáo ) và tất cả những luật khác phù hợp với họ - việc kiểm soát này hoàn toàn phù hợp với các biện pháp mà Hoa Kỳ đă và tiếp tục thực hiện để loại trừ các Cộng sản ra khỏi lănh thổ. Đó chính là cách rơ ràng mà Theodore Roosevelt đă nói khi các loạn quân vô chính phủ đặt ra mối đe doạ đối với các giá trị của nước Mỹ. Sau cùng, Roosevelt đă trở thành Tổng thống chỉ v́ Leon Czolgosz, kẻ chủ trương vô chính phủ, đă ám sát Tổng thống William McKinley vào tháng 9 năm 1901 và chính Roosevelt đă tránh được vụ ám sát vào năm 1912 trong đường tơ kẻ tóc. Ông không tỏ ra dè dặt trong lời kết án không chỉ đối với những kẻ khủng bố mà c̣n về ư thức hệ đă truyền cảm hứng cho họ:
Những lời giaó huấn của các người tự nhận ḿnh là vô chính phủ, và có thể cũng là do những phát biểu thiếu thận trọng của những người diển thuyết loanh quanh và trước báo chí công cộng, họ gây thu hút những kẻ có tinh thần u tối ác độc tham lam, ghen tị và hận thù. Gió được gieo bởi những người rao giảng các học thuyết như vậy, và họ không thể thoát khỏi phần trách nhiệm của họ đối với cơn lốc được gặt. . . . Người ủng hộ chủ trương vô chính phủ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, dưới bất kỳ h́nh thức nào hay thời thượng nào, hoặc người xin lỗi cho những người vô chính phủ và hành động của họ, về mặt đạo đức tự làm cho họ trở thành ṭng phạm với kẻ sát nhân trong hành động.22
Ông kêu gọi làm luật loại trừ và trục xuất luật những người theo chủ trương vô chính phủ - luật này được Quốc hội thông qua và phê chuẩn thành luật vào tháng 3 năm 1903. Ngày nay, khi nói tới chủ nghĩa vô chính phủ chúng ta nên đọc là giới Hồi giáo cực đoan.
Trong bài diễn văn tŕnh bày ở St. Louis vào tháng 5 năm 1916, Roosevelt đă tổng kết quan điểm của ông về nhập cư bằng ngôn ngữ c̣n vang dội cho đến ngày nay, một thế kỷ sau đó. Ông tuyên bố:"Nếu người Mỹ có những thứ khả năng thích hợp trong người, tôi không lo động đến ngón tay của tôi cho dù người đó là người Do Thái hay ngoại giáo, Công giáo hay Tin lành. Nhưng trừ khi nào những người nhập cư trở thành một người Mỹ thành tín và không có ǵ khác, nếu không, th́ người ấy không c̣n chỗ ở đất nước này, và người ấy sẽ rời khỏi nơi này càng sớm càng tốt. Roosevelt nói "Mục tiêu trong lời tuyên bố của Rosevelt là thói quen trong thời chiến để nhấn mạnh đến các bản sắc và ḷng trung thành mà người ta suy đoán là có phân hoá của "người Mỹ gốc Ireland" và "người Mỹ gốc Đức". Bối cảnh khác nhau, nhưng vấn đề được xem như là có liên quan đến hiện nay, khi các người Hồi giáo khẳng định là người Hồi giáo Hoa Kỳ phải trung thành nhiều hơn đối với tôn giáo của họ, nếu không phải đấng giáo chủ.23
Roosevelt nói: "Nhiệm vụ của chúng ta là đối với Hoa Kỳ. Nhiệm vụ này phải hạn chế chúng ta. . . chủ yếu là khi đối xử với các quốc gia khác nên theo cách đối xử như phục vụ lợi ích cho Hoa Kỳ. Các cố gắng để giữ. . . một nửa phần thuộc về quyền công dân, với ḷng trung thành bị phân hoá, phân chia giữa sự cống hiến cho đất nuóc mà họ sinh ra và con cái của họ cư ngụ và đất mà tổ tiên của họ đă đến. . . là chắc chắn tạo ra tinh thần cay đắng, thành kiến và không thích giữa các cơ chế quy mô của công dân của chúng ta.24
Nếu đó là tinh thần làm tác động cho chính quyền của cho Trump, th́ trật tự mới sẽ không quá mới, hay cũng không tệ như nhiều người sợ hăi.
***
Naill Ferguson, Giáo sư Sử học Đại học Harvard, Chuyên gia Cao cấp Đại học Stanford. Ông là một trong những nhà sử học nổi danh nhất hiện nay Tác phẩm mới nhất là Kissinger, 1923-1968: The Idealist, Penguin Random House UK, 2015.
Nguyên tác: BÀI HỌC TỪ New World Order Lịch Sử- Donald Trump của - Thật là một chiến lược Kissinger lấy cảm hứng từ có thể trông như thế nào.
Tựa đề chính và các tiểu tựa bản dịch là của nguời dịch
http://www.the-american-interest.com/2016/11/21/donald-trumps-new-world-order/
***
1. Kissinger, Trật Tự Thế Giới (Penguin Press, 2014), p. 93f.
2. Ibid., P. 371.
3. Ibid, tr 340, 347, 368...
4. Xem Niall Ferguson, Kissinger, 1923-1968: Những Lư Tưởng (New York: Penguin Press, 2016).
5. Kissinger, Trật Tự Thế Giới, p. 233.
6. David Remnick, “đi khoảng cách: Một và Off the Road với Barack Obama,” New Yorker, January 27, 2014.
7. Kissinger, Trật Tự Thế Giới, p. 169.
8. Jeffrey Goldberg, “ Thế giới Chaos và Trật tự thế giới: Cuộc tṛ chuyện với Henry Kissinger ,” The Atlantic, ngày 10 tháng 11 năm 2016.
9. Viện Kinh tế và Ḥa b́nh, khủng bố Index toàn cầu (2016), p. 4.
10 “Full Transcript của Donald Trump Chính sách đối ngoại Speech,” August 15, 2016.
11. Jeffrey Goldberg, “ Các ông Obama thuyết ,” The Atlantic, tháng Tư năm 2016, 89.
12. Niall Ferguson, Colossus: Sự thăng trầm của đế quốc Mỹ (New York: Penguin Press, 2004).
13. Henry Kissinger, Ngoại giao (New York: Simon & Schuster 2011), 42.
14. . Ibid, 43.
15. . Ibid, 46.
16. . Ibid, 47.
17. . Ibid, 48f.
18. Ibid., 59.
19. Eric Li, “Làm thế nào Trump Is Good đối với Trung Quốc”, tờ New York Times, 14 tháng 11, năm 2016.
20. “Full Transcript của Donald Trump Chính sách đối ngoại Speech,” August 15, 2016.
21. ibid.
22. Theodore Roosevelt, “Đầu tiên nhắn hàng năm lên Quốc hội”, ngày 03 tháng mười hai năm 1901, Thông điệp và giấy tờ của Chủ tịch, vol. XIV.
23. Theodore Roosevelt, “Mỹ cho người Mỹ,” trong Đảng Progressive: Ghi lại của nó, từ tháng giêng đến tháng 7 năm 1916, np
24. Ibid, 59..
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence
of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử