MINH THỊ

 

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG CON NGƯỜI, XĂ HỘI VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM CƯỜNG THỊNH PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

 

֎֎֎֎֎֎֎

 

֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP

֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

 

     ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008

֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009

֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009

֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010

֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010

֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011

֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011

֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012

֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015

֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016

֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016

֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017

֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017

֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017 ֎ 12-2017

 

 

 

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù CT

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác  PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaUS CongressUS HouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFARFISBSTác GỉaVideosFederal RegisterUS Library

 

 

 

 

 

v WhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

v Federal Register vCongr Record vCBO

v US Gov vCongressional Record vPBS

v C-SPAN v VideosLibrary vNational Pri Project

v JudicialWatch vReuter vAP vWorld Tribune 

v RealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

v MediaMattersvSourceIntelvFRUSvIntelnews

v GlobalSecvGlobalIntelvEnergyvArchive

v NationalReviewv Hill v Dailly vStateNation

v Infowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

v MediaBiasFactCheck vFactReport vPolitiFact

v MediaFactCheck v FactCheck v Snopes

v OpenSecret v SunlightFoundation vVeteran

v New World Order vIlluminatti News vGlobalElite   

v New Max v CNSv Daily Storm v ForeignPolicy

v Observe v American Progress vFair vCity

v Guardian vPolitical Insider vLaw vMedia

v RamussenvWikileaksvFederalistvHistory

v The Online Books vBreibart vInterceipt

v AmericanFreePress vPoliticoMagvAtlantic

v National Public Radio vForeignTrade vSlate  

v CNBC vFoxvFoxAtl vOAN vCBS vCNN

v Federation of American Scientist v Millenium

v Propublica vInter Investigate vIntelligent Media  

v Russia Newsv Tass Defense vRussia Militaty

v Science&Technology vACLU Ten v Gateway  

v Open Culture v Syndicate v Capital Research

v Nghiên Cứu Quốc Tế v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao v Tự Điển BKVN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử

v Dấu Hiệu Thời Đại v Văn Hiến v Sách Hiếm   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển v Hợp Lưu

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican? v Roman Catholic

v Khoa HọcTV v Đại Kỷ Nguyên v Đỉnh Sóng

v Viễn Đông v Người Việt v Việt Báo v Quán Văn

v Việt Thức v Việt List  v Việt Mỹ v Xây Dựng

v Phi Dũng v Hoa Vô Ưu v ChúngTa v Eurasia

v Việt Tribune v Saigon Times USA v Thơ Trẻ

v NVSeatle v CaliToday v NVR v QHQT

v Dân Việtv Việt Luận v Nam Úcv DĐ Người Dân

v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv

v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v Tấm Gương

v Lao Động vThanh Niên vTiền Phong

v Sai Gon Echo v Sài G̣n v Thế Giới 

v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ v Ng T Dũng v Ba Sàm

v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh

v TPB v1GĐ/1TPB v

 

Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại

 

SOCIAL SCIENCES

 

 

 

 

Chủ nghĩa chứng thực

 

Các triết gia thuộc trào lưu chủ nghĩa duy khoa học chủ trương xây dựng triết học theo mô h́nh các “khoa học thực chứng". Theo họ, triết học không nên nghiên cứu những vấn đề như bản chất của sự vật, các qui luật chung của thế giới…mà đi t́m phương pháp khoa học có hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất mới là nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu triết học.

 

Chúng ta đều biết, trong xă hội tư sản hiện đại, một mặt đang tồn tại cuộc khủng hoảng xă hội trầm trọng, nhưng mặt khác, khoa học tự nhiên lại có sự tiến bộ to lớn. Đứng trước mâu thuẫn đó, một số nhà triết học cảm thấy bó tay không có cách ǵ giải quyết. Về mặt lư luận, họ chán ghét loại triết học thuần tuư tư biện, cho rằng loại triết học này căn bản không thể góp phần giải quyết những vấn đề xă hội đặt ra. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên lại đưa đến cho họ niềm hy vọng và chỗ dựa tinh thần mới. V́ vậy, họ chuyển hướng nghiên cứu triết học từ phương diện thế giới quan sang phương diện phương pháp luận của khoa học. Một loạt trường phái và phong trào được gọi là chủ nghĩa duy khoa học đă ra đời trong hoàn cảnh đó.

 

Ngoài bối cảnh xă hội, c̣n một nguyên nhân nữa xuất phát từ đặc điểm của khoa học tự nhiên hiện đại. Sự phát triển nhanh chóng của nhiều môn khoa học mới, sự phân công trong nội bộ khoa học ngày càng tỉ mỉ hơn, sự ứng dụng rộng răi toán học và logíc toán, việc khoa học ngày càng đi sâu hơn vào kết cấu vật chất, vai tṛ của mô h́nh và kết cấu của lư luận tăng lên…tất cả những điều đó đ̣i hỏi các môn khoa học thực chứng không những phải nghiên cứu những nội dung cụ thể mà c̣n phải nghiên cứu những vấn đề chung của khoa học, đặc biệt là vấn đề phương pháp luận nhận thức của khoa học. Chủ nghĩa duy khoa học dựa vào yêu cầu mới đó trong khoa học tự nhiên hiện đại để đưa ra các quan điểm triết học thực chứng của ḿnh.

 

Trong các trường phái theo chủ nghĩa duy khoa học, trường phái có ảnh hưởng lớn và lâu nhất là chủ nghĩa thực chứng.

 

Chủ nghĩa thực chứng là h́nh thức hiện đại của con người duy lư. Người khởi xướng là Ô. Côngtơ (O.Comte) 1806 - 1873 và được phát triển bởi những đại biểu nổi tiếng khác là H.Spenxơ (H.Spencer) 1820 - 1903, Gi.S.Milơ (J.S.Mill). Giai đoạn này gọi là con người O.Comte.

 

Chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm là h́nh thức thứ hai của chủ nghĩa thực chứng vào cuối thế kỷ XIX với các đại biểu EmaKhơ (E.Mach) 1839 - 1916, và G.A-Vênariút (R.A venarius) 1843 - 1896, ra đời trong khung cảnh của cuộc khủng hoảng vật lư.

 

Chủ nghĩa thực chứng mới là h́nh thức thứ ba của chủ nghĩa thực chứng. Đây là h́nh thức ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và phát triển cao vào những năm 50 của thế kỷ XX.

 

Chủ nghĩa thực chứng có rất nhiều chi phái: chủ nghĩa nguyên tử lôgíc, triết học phân tích, triết học ngôn ngữ học và triết học ngôn ngữ thường ngày, chủ nghĩa thực chứng lôgíc và trường phái chủ nghĩa duy lư mới.

 

Quan điểm chung của chủ nghĩa thực chứng cho rằng: chỉ có các sự kiện hoặc sự kiện mới là “cái thực chứng": Không thừa nhận bất cứ cái ǵ ngoài hiện tượng, không thừa nhận bản chất sự vật. Trường phái muốn lẩn tránh vấn đề cơ bản của triết học, muốn loại trừ thế giới quan ra khỏi triết học truyền thống. Người khởi xướng Comte cho rằng: Triết học phải lấy các sự vật “thực chứng" làm “căn cứ”.

 

Sự phát triển của khoa học tự nhiên đă tác động mạnh đến phương thức tư duy truyền thống. Các phương pháp toán học, phương pháp lôgíc toán trở thành phương pháp đặc biệt quan trọng trong khoa học tự nhiên. Tuyệt đối hóa điều đó, các nhà triết học nhiệm vụ của triết học là nghiên cứu các phương pháp - đó là nội dung chủ yếu của triết học. Thậm chí, có nhà triết học c̣n cho rằng: việc toán học hoá, lôgíc hóa học triết học mới là lối thoát của triết học hiện đại.

 

Chủ nghĩa nguyên tử lôgíc ra đời từ 1920 với đại biểu là Rútxen (B. Russell), L.Vitghentainơ (L.Witgenstein) cho rằng yếu tố cấu tạo nên tự nhiên không phải là sự vật vật chất mà là những đơn vị lôgíc, tức là những phán đoán trên cơ sở tri giác. Rútxen muốn xóa bỏ sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: cho rằng tinh thần và vật chất chỉ là hai h́nh thức của chủ nghĩa kinh nghiệm, tài liệu chủ quan là kinh nghiệm trực tiếp, tài liệu khách quan là kinh nghiệm gián tiếp. Chủ nghĩa nguyên tử lôgíc qui đối tượng và nhiệm vụ của triết học chỉ là sự phân tích ngôn ngữ khoa học bằng cách lợi dụng những thành tựu của lôgíc kư hiệu, cũng được gọi là “lôgíc toán”. Coi đó là cơ sở sáng tạo ra ngôn ngữ nhân tạo đảm bảo sự nhất trí giữa cấu trúc cú pháp của mệnh đề và h́nh thức lôgíc của nó.

 

Triết học phân tích ngôn ngữ học hay triết học ngôn ngữ do Vitghentainơ và G. Murơ đề xướng theo chủ nghĩa nguyên tử lôgíc từ năm 1950 lại phát triển mạnh mẽ nhất là ở Anh.

 

Trường phái này không chỉ chú ư tới “Ngôn ngữ khoa học" được xây dựng một cách nhân tạo mà c̣n chú ư tới “Ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ hàng ngày”. Trong ngôn ngữ hàng ngày xuất hiện nhiều sự lộn xộn được nhà thực chứng so sánh với bệnh tâm thần. Để đảm bảo sự thống nhất về ngôn ngữ để đạt tới sự trong sáng, trước hết phải triệt để loại trừ mọi vấn đề triết học. Mọi nguyên tắc của triết học ngôn ngữ đều dựa trên căn cứ ngôn ngữ, chứ không có cơ sở khách quan, đều tiến hành theo đường lối duy tâm chủ quan và bất khả tri. Ở đây, ngôn ngữ không những tách khỏi tư duy mà cả hai đều tách khỏi hiện thực khách quan.

 

Chủ nghĩa thực chứng lôgíc và triết học phân tích là những môn phái đưa chủ nghĩa thực chứng mới vào thời kỳ thịnh trị nhất của nó và cũng là thời kỳ phân ră không tránh khỏi của nó.

 

“Trường phái Viên” là trung tâm phát triển chủ nghĩa thực chứng lôgíc với những thành viên nổi tiếng như R.Cácnáp, Ô Nâyrát, từ đó chủ nghĩa thực chứng được truyền sang các nước châu Âu, đặc biệt là Đức, Anh.

 

Từ những năm 50, triết học phân tích nổi lên ở Mỹ và Anh, đặc biệt ở Mỹ, v́ một số nhà triết học ở châu Âu đă di cư sang Mỹ. Tại Mỹ đă diễn ra sự hoà nhập chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa thực chứng lôgíc…

 

Điểm nổi bật là các nhà triết học trường phái này phủ nhận các vấn đề được nghiên cứu trong triết học truyền thống. Các náp cho rằng: toàn bộ triết học truyền thống là vô nghĩa v́ triết học này đă qui định cho ḿnh một nhiệm vụ không thể thực hiện được. Đó là việc đặt ra nhiệm vụ: phát triển và h́nh thành một loại tri thức không có liên quan ǵ tới khoa học kinh nghiệm. Họ sử dụng thành quả của toán học, đặc biệt là lôgíc toán qui tất cả tri thức thành mệnh đề để có thể dùng lôgíc toán để biểu thị, từ đó chỉ rơ triết học chỉ c̣n có một nhiệm vụ phân tích tất cả mọi mệnh đề khoa học dựa trên các tài liệu thực chứng.

 

Phái triết học ngôn ngữ thường ngày xuất hiện ở Mỹ mà đại biểu là các giáo sư ở Oxpho nên gọi là trường phái Oxpho. Họ phê phán các khái niệm của ngôn ngữ tự nhiên là mơ hồ, không rơ ràng, chính xác. Trường phái nhấn mạnh tính phong phú của khái niệm và phân biệt tỷ mỉ giữa các khái niệm trong ngôn ngữ tự nhiên. Họ nhấn mạnh chức năng của khái niệm có thể hoàn thành, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Mặc dù có sự hợp lư nhất định, nhưng quan điểm này quá cường điệu hoá tác dụng phân tích của ngôn ngữ, từ đó phủ nhận ư nghĩa thế giới quan của triết học.

 

Các trường phái triết học khoa học có ảnh hưởng lớn đến triết học phương Tây với các đại biểu Pốp pơ, Cun, Lacatốt …quan điểm của họ có điểm chung là đều chống chủ nghĩa thực chứng lôgíc. Họ cho rằng khoa học tiến bộ thông qua con đường cách mạng trong tri thức, do đó phải phân tích lịch sử khoa học theo trạng thái động, thông qua giải quyết mâu thuẫn.

 

Pốp pơ muốn thực hiện lôgíc của nghiên cứu khoa học tức lôgíc phát minh chứ không chỉ phân tích lôgíc đă h́nh thành, đă có sẵn, đă thuộc về quá khứ. Ông muốn thực hiện lôgíc phát minh đó bằng thử nghiệm và loại bỏ sai lầm nhằm phân tích tri thức, lư luận với tính cách là phủ nhận những lư luận trước đó. Đối tượng của lôgíc phát minh là tiền đề và phản đề. Quá tŕnh thay thế các lư luận đó trở thành quá tŕnh “tăng trưởng” tri thức. Để giải thích cơ chế của sự tăng trưởng, ông sử dụng khái niệm “phương pháp phê phán”, nhưng phê phán chỉ đơn thuần là sự phản tư của nhà nghiên cứu, kêu gọi phát huy năng lực của chủ thể nhận thức. Pốp pơ xem phương pháp lịch sử là phương pháp nghèo nàn, kém hiệu quả, mặc dù quan điểm của Pốp pơ có điểm hợp lư nhưng mắc tính phiến diện duy tâm.

 

Trường phái lịch sử, gọi như vậy v́ nó thực hiện nguyên tắc tái tạo lịch sử, xem xét chủ thể tham gia khoa học theo quan điểm tiến hoá lịch sử.

 

Cun (1922) đề xướng lư luận về “hệ chuẩn” tức lư luận, phương pháp khoa học của một xă hội khoa học bao gồm những nhà khoa học được tập hợp bởi một “niềm tin”. Lịch sử khoa học sự nối tiếp hệ chuẩn chỉ là sự thay thế của cái tốt hơn so với cái đă có để giải quyết những khó khăn mà nó phải đương đầu. Ông cho rằng hệ chuẩn của khoa học chỉ là qui ước do niềm tin chung của xă hội khoa học tạo nên chứ không là một “chân lư tự nhiên" tuyệt đối. V́ vậy, Cun đă ngả sang triết học phi duy lư và chủ nghĩa duy tâm trong triết học của khoa học.

 

Những đại biểu sau này: Phâyraben (Ferabend-P) đă đưa trường phái lịch sử đến đỉnh cao. Phê phán lư luận triết học của khoa học trước đây, nhất là chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc và đề xướng “chủ nghĩa hỗn loạn” và “phương pháp luận đa nguyên”. Ông cho rằng con đường đi vào khoa học không thể là con đường giáo điều, duy nhất độc đoán, mà là “hỗn loạn”, “đa nguyên”, là “thế nào cũng được, kể cả con đường t́m về quá khứ”…

 

Lao đơn (Laudan) tiếp tục trường phái lịch sử, phê phán triết học của Cun và Lacatốt đề xuất lư luận về “truyền thống nghiên cứu”. Đó là quá tŕnh tiến hoá, phát triển của khoa học, có những bước thăng trầm, phồn vinh, lụn bại và diệt vong.

 

Tóm lại, chủ nghĩa thực chứng có công đi sâu nghiên cứu và tiếp thu những thành quả nổi bật trong toán học và khoa học tự nhiên hiện đại, đề xuất ra quan điểm của ḿnh và đạt được những yếu tố tích cực nhất định. Nhưng trào lưu triết học này có mâu thuẫn không khắc phục được: do muốn phá vỡ một số công thức triết học truyền thống, nó đă đi đến chỗ phủ nhận ư nghĩa thế giới quan của triết học, từ đó đi đến phủ định bản thân triết học. V́ vậy, chủ nghĩa thực chứng, cũng như chủ nghĩa duy lư không thể mở ra con đường mới cho triết học.

 

Chủ nghĩa hiện sinh

 

Chủ nghĩa hiện sinh ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và phát triển hoàn chỉnh, đạt đến đỉnh cao trong chùm triết học phi lư hiện đại trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Ảnh hưởng của nó khá rộng, đặc biệt là ở Đức và Pháp.

 

Chủ nghĩa hiện sinh ra đời là do hai nguyên nhân trực tiếp sau đây:

 

Nguyên nhân thứ nhất là từ mâu thuẫn của xă hội tư bản. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chạy theo lợi nhuận tối đa đă đẩy con người vào t́nh trạng tha hoá, cùng cực lấy đi của họ cái vị trí làm người đích thực. Điều đó đă đẩy con người vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong đời sống tinh thần. Nhiều luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh cùng với phong trào hiện sinh thể hiện sự nổi loạn từ trong ḷng xă hội tư bản nhằm nên án nó, chống lại nó, kêu gọi con người phải tự cứu lấy ḿnh. Nhưng dựa vào cái ǵ để tự cứu ḿnh và cứu xă hội th́ họ chưa rơ.

 

Nguyên nhân thứ hai là phản ứng trước việc các nước phương Tây tuyệt đối hoá vai tṛ của khoa học, sùng bái kỹ thuật, đă hạ thấp, bỏ rơi con người hoặc chỉ quan tâm đến mặt vật chất và lư trí của con người mà xem nhẹ mặt tâm hồn, đời sống t́nh cảm của họ. Triết học duy lư đă từng có vai tṛ tích cực nhất định trong việc làm cho các nước phương Tây đạt được những thành tựu vượt bậc trong việc chinh phục tự nhiên bằng khoa học, công nghệ hiện đại. Đồng thời, khoa học kỹ thuật cũng bắt con người gánh chịu hậu quả ngày càng nặng nề về môi sinh, xă hội, văn hóa, sức khỏe. Một xă hội phương Tây giàu có về vật chất lại nghèo nàn về văn hóa, tinh thần; lại suy thoái nhanh về văn hóa, đạo đức. Các nhà triết học hiện sinh hoàn toàn có lư khi họ kịch liệt phê phán sự tuyệt đối hoá vai tṛ của lư trí, của khoa học, khi họ vạch rơ sự thiếu hụt tính nhân đạo trong chính nền tảng của văn minh phương Tây. Nhưng họ mắc sai lầm khi chỉ thừa nhận vai tṛ của cảm giác, của cảm xúc cá nhân, tức là ngả sang phía chủ quan phi duy lư.

 

Chủ nghĩa hiện sinh chỉ trở thành triết học khi nó kế thừa di sản của quá khứ để lại để xây dựng nên học thuyết của ḿnh. Người ta thường kể tới Xôcrát, thánh Ôguưtxtanh, Pascal, Đềcáttơ, Cantơ, Phíchtơ, Nitse. Nhưng tiền bối trực tiếp chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là Nít se và Huxéclơ.

 

Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học rất phức tạp. Quan điểm của những đại bỉểu của triết học này thường có sự khác nhau rất lớn. Ngoài sự phân biệt về quốc gia như chủ nghĩa hiện sinh của Đức, chủ nghĩa hiện sinh của Pháp và chủ nghĩa hiện sinh của Mỹ, c̣n có thể phân biệt chủ nghĩa hiện sinh theo thái độ đối với tôn giáo như chủ nghĩa hiện sinh vô thần và chủ nghĩa hiện sinh hữu thần. Trên những vấn đề chính trị to lớn, giữa những nhà triết học hiện sinh cũng có những khác biệt lớn. Nhưng tất cả những người theo chủ nghĩa hiện sinh đều coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của ḿnh, đều coi hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể hiện tâm lư có tính chất phi lư tính của cá nhân.

 

Về mặt bản thể luận, chủ nghĩa hiện sinh phản đối chủ nghĩa thực chứng định thủ tiêu bản thể luận, coi triết học chỉ c̣n là nhận thức luận và phương pháp luận thuần tuư. Chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh việc nghiên cứu bản thể luận nhưng cho rằng khuyết điểm căn bản của triết học truyền thống không phải là đă nghiên cứu bản thể luận mà là phương hướng nghiên cứu không đúng, không giải thích được đúng đắn với hiện sinh. Bởi v́, hiện sinh có trước bản chất. Xáctơrơ giải thích điều này như sau: Thế nào là hiện sinh có trước bản chất? Điều đó có nghĩa là con người hiện hữu trước, tự nổi lên trong thế giới, và sau đó nó mới được định nghĩa. Con người, nếu nó không định nghĩa được, đó là v́ nó không là cái ǵ cả. Con người không phải là cái ǵ khác ngoài cái mà nó thể hiện ra.

 

Các nhà hiện sinh phân biệt hai khái niệm hữu thể và hiện hữu (hiện sinh). Hữu thể là khái niệm chỉ một cái ǵ đó (một vật, một người) đang tồn tại, đang có mặt, nhưng chưa là một cái ǵ đó cụ thể cả, chưa có diện mạo, chưa có cá tính. Đó là một tồn tại chưa sống đích thực, vô hồn, tức là chưa hiện hữu. C̣n hiện hữu là một khái niệm chỉ một cái ǵ đó không những là đang có mặt (tồn tại) mà c̣n là đang được sống đích thực với diện mạo riêng.

 

Do đó hiện sinh không phải là giới tự nhiên hoặc sự vật, mà là con người. Bởi v́ chỉ có con người mới có thể hiểu được sự tồn tại của bản thân và của sự vật khác, chỉ có con người mới có hiện sinh. Hiện sinh của con người không phải là sự tồn tại lịch sử cụ thể của họ trong những quan hệ xă hội, mà là sự tồn tại tinh thần của nhân vị. Chỉ có xuất phát từ sự tồn tại tinh thầncủa nhân vị mới có thể lư giải ư nghĩa toàn bộ thế giới. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của triết học là phân tích về mặt bản thể luận đối với hiện sinh, tức là mô tả sự tồn tại bản chất của con người trong hoạt động ư thức phi duy lư của các cá nhân. Đó mới là bản thể luận duy nhất đúng. Thực chất đây là bản thể luận duy tâm chủ quan.

 

Về mặt nhận thức luận, do đă coi vấn đề bản thể luận trung tâm của triết học là sự cảm thụ chủ quan và thái độ ứng xử của cá nhân nên chủ nghĩa hiện sinh không chú trọng nghiên cứu nhận thức khoa học. Trái lại chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, những tri thức thu được bằng khoa học dựa trên lư tính là hư ảo. Người ta càng dựa vào lư tính và khoa học th́ càng khiến ḿnh bị chi phối, từ đó bị tha hoá. Theo họ để đạt đến hiện sinh chân chính th́ chỉ có thể dựa vào trực giác phi lư tính. Chỉ có trong cuộc sống đau khổ, cô đơn, tuyệt vọng, sợ hăi… con người mới có thể trực tiếp cảm nhận được sự tồn tại của ḿnh. Như vậy, nhận thức luận của chủ nghĩa hiện sinh là nhận thức duy tâm chủ quan phi duy lư.

 

Về luân lư, chủ nghĩa hiện sinh phản đối mọi h́nh thức quyết định luận trong đạo đức, phủ nhận sự tồn tại phổ biến của những nguyên tắc đạo đức.

 

Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, tự do là bản chất của sự hiện sinh của cá nhân con người, nó không phục tùng Thượng đế hoặc bất cứ quyền uy nào, cũng không chịu sự ràng buộc của bất cứ tính tất yếu khách quan nào, nó là sự tuyệt đối. Giá trị hiện sinh của cá nhân được thể hiện trong sự lựa chọn tự do của cá nhân. Chủ nghĩa hiện sinh c̣n đặt tự do của cá nhân đối chọi với tự do của cá nhân khác. Tự do của cá nhân không bị g̣ bó bởi người khác và bởi bất kỳ lực lượng xă hội nào. Như vậy, quan điểm về tự do của chủ nghĩa hiện sinh là quan điểm của chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

 

Về quan điểm lịch sử xă hội, chủ nghĩa hiện sinh xuất phát từ tự do cá nhân tuyệt đối, cho rằng chỉ có cá nhân mới là hiện sinh chân thực, xă hội chỉ là một phương thức hiện sinh của cá nhân, hơn nữa là phương thức hiện sinh không chân thực. Bởi v́ khi giữa xă hội và cá nhân có liên hệ chặt chẽ th́ sự tồn tại của cá nhân sẽ không c̣n là cá nhân thực sự mà là cá nhân bị đối tượng hoá, bị mất cá tính do bị ràng buộc với người khác và với xă hội, là cá nhân bị tập thể, xă hội và người khác lấn át. Do đó, tồn tại xă hội đă bóp chết hiện sinh chân chính của ḿnh, con người cần thoát khỏi sự ràng buộc của những người khác và của xă hội. Xă hội chính là sản vật tha hoá của con người, bản thân nó không phải là cái tồn tại khách quan, tự thân phát triển theo qui luật, mà chỉ là một mớ ngẫu nhiên những con người bị tha hoá. Động lực phát triển của lịch sử tất nhiên cũng không nằm trong bản thân xă hội mà do sự hiện sinh của cá nhân quyết định. Do đó, cần t́m tiến tŕnh và đặc điểm của lịch sử ở thế giới bên trong cá nhân con người.

 

Chủ nghĩa hiện sinh c̣n cho rằng, lịch sử không thể nhận thức được. Theo họ, lịch sử chẳng qua là sự biểu hiện ra bên ngoài của tồn tại của con người, mà sự tồn tại của con người là không thể biết được. V́ chúng ta không hiểu biết quá khứ, cũng không hiểu biết tương lai, cho nên, chúng ta không thể thực sự hiểu được hiện tại. Cho nên, đối với con người th́ lịch sử xă hội măi măi chỉ là một vùng đen tối. Lịch sử xă hội đă không thể biết th́ đứng trước xă hội con người tất nhiên cảm thấy yếu đuối, bất lực.

 

Theo chủ nghĩa hiện sinh, một mặt lịch sử xă hội là sự tha hóa của tồn tại cá nhân, nên bản thân nó không có tính thực tại khách quan; mặt khác con người lại bị nô dịch bởi sức mạnh của những cái mà họ sáng tạo ra, đó là sức mạnh tha hóa. Hơn nữa, mọi sự cố gắng của con người để thoát khỏi sự nô dịch đó đều tấn công vô ích, đều bị thất bại. Do đó, lịch sử loài người chỉ là một bi kịch không có kết thúc. Vậy con người làm thế nào để giải thoát khỏi sức mạnh tha hoá và bi kịch của họ? Chủ nghĩa hiện sinh nhận định rằng không thể dựa vào khoa học và lư tính hay bất cứ cái ǵ khác mà chỉ có thể tự cứu ḿnh bằng những hành động tự phát, mạo hiểm hoặc chờ mong sự giải thoát ở các lực lượng tôn giáo thần bí. Đó là con đường bế tắc mà chủ nghĩa hiện sinh chỉ ra cho con người.

 

Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng của con người trước t́nh trạng bất ổn về xă hội trong thời kỳ khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa tư bản như lo sợ chiến tranh, không tin vào khoa học, đau khổ, phiền năo, tuyệt vọng v́ thế nó có ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng răi đối với thế giới phương Tây.

 

Từ cuối những năm 60 đầu những năm 70 đến nay, khi mà chủ nghĩa tư bản đi vào thời kỳ tương đối ổn định, th́ vai tṛ của chủ nghĩa hiện sinh bắt đầu mờ nhạt và bị thay thế bởi các triết học khác. Nhưng v́ chủ nghĩa tư bản không có cách nào căn bản thoát khỏi các mâu thuẫn xă hội vốn có của nó, nên chủ nghĩa hiện sinh tuy đă suy thoái nhưng những tư tưởng của nó tiếp tục có ảnh hưởng trong khoa học nhân văn, triết học và khoa học xă hội ở nhiều nước phương Tây. Giải pháp của chủ nghĩa hiện sinh đối với các vấn đề xă hội về cơ bản là tiêu cực. Nhưng các nhà hiện sinh đă đóng vai tṛ tích cực khi họ đặt ra và đề cao nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề về bản chất con người, về sự tôn vinh các giá trị con người, về tự do cá nhân, về sự tha hoá do sự thống trị của kỹ thuật…cũng như việc họ thức tỉnh mọi người phải trăn trở về ư nghĩa của cuộc sống và về các hiện tượng bất hợp lư trong xă hội tư bản hiện đại.

 

Chủ nghĩa Freud

 

Chủ nghĩa Freud do (Sigmund Freud) 1856 - 1936 khởi xướng. Từ quan sát, phân tích tâm lư người bệnh, Freud đă phát hiện ra những hiện tượng tâm lư quan trọng sau đây: vô thức xuất hiện ở tầng sâu ư thức. Trung gian giữa vô thức và ư thức là tiềm thức. Phát minh lớn này của Phơrớt không tách rời với chủ nghĩa phi duy lư của Nitse. Từ những khám phá trên, những dữ liệu trên mà Freud xây dựng thành những lư thuyết mà quan trọng nhất là lư thuyết về bản năng. Lư thuyết của Freud có ư nghĩa thế giới quan và nhân sinh quan triết học, có ảnh hưởng rộng lớn đến các trường phái của chủ nghĩa nhân bản ở phương Tây. Chủ nghĩa Freud h́nh thành vào đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn phát triển sâu sắc.

 

Lư luận về vô thức là bộ phận quan trọng trong hệ thống phân tích tâm lư đầu tiên của Freud. Ông chia quá tŕnh tâm lư của con người thành ba bậc: ư thức, tiềm thức và vô thức. Sự suy nghĩ của con người thường tiến hành giữa trạng thái vô thức và ư thức. Ư thức là tâm lư nhận biết của con người. Thí dụ, một người nói với ḿnh rằng trời sắp mưa, phải mau mau về nhà th́ suy nghĩ đó tiến hành trong trạng thái ư thức, tuân theo những h́nh thức lôgíc. C̣n vô thức là hiện tượng tâm lư nằm ngoài phạm vi của lư trí, do bản năng, thói quen và dục vọng của con người gây ra. Hoạt động tâm lư này tiến hành theo nguyên tắc khoái cảm, tức là do t́nh cảm và dục vọng chi phối, không bị hạn chế về thời gian, không gian và quy tắc lôgíc của lư trí. Con người thường suy nghĩ trong t́nh trạng vô thức như vô cớ bực bội.

 

Tiềm, thức là yếu tố trung gian, ở giữa ư thức và vô thức, hoạt động theo nguyên tắc của tính hiện thực. Freud cho rằng trong vô thức ẩn giấu những xung đột bản năng, phải thông qua sự lựa chọn và phê chuẩn của “tiềm thức” mới có thể trở thành ư thức. Theo ông, ư thức không phải là thực chất của hoạt động tâm lư mà chỉ là một thuộc tính không ổn định của hoạt động tâm lư. Vô thức mới là căn cứ của hành vi con người. Phơrớt nhấn mạnh tác dụng quan trọng của vô thức đối với hành vi con người. Ông phân tích những hành vi vô thức thường ngày như nói nhịu, viết sai, quên lăng, đưa nhầm, lấy nhầm, đánh mất,…và cho rằng nguyên nhân tâm lư của những hành vi đó chính là kết quả của những ước vọng bị dồn nén.

 

Phơrớt có cống hiến quan trọng trong việc đề xuất và nghiên cứu vai tṛ của vô thức trong hệ thống phân tích tâm lư nhưng ông sai lầm là đă khuyếch đại tác dụng của vô thức đối với hành vi của con người, không đánh giá đúng vai tṛ của ư thức và các điều kiện xă hội.

 

Trong lư luận về nhân cách, Freud đưa ra ba khái niệm “cái ấy”, “cái tôi” và “cái siêu tôi”. Theo ông, ‘cái ấy” chính là sự thể hiện của libido (tính dục), bản năng đầu tiên có từ lúc con người sinh ra. Nó là nguồn năng lượng tâm lư đ̣i hỏi bộc lộ ra và đ̣i hỏi được thoả măn một cách mănh liệt. Nó là kết cấu phi lư tính, chỉ tuân theo nguyên tắc khoái cảm. “Cái tôi” là hệ thống ư thức, là cái đứng giữa “cái ấy” và thế giới bên ngoài, hoạt động theo nhu cầu của thế giới bên ngoài, điều tiết sự xung đột giữa “cái ấy” và thế giới bên ngoài. “Cái siêu tôi” là đại diện của xă hội, của lư tưởng và của cả uy thế bên ngoài trong tâm lư con người. Nó được tạo thành bởi những chuẩn mực xă hội, những qui tắc luân lư và những giới luật tôn giáo. “Cái siêu tôi” khuyến khích cuộc đấu tranh giữa “cái tôi” và “cái ấy”. Freud cho rằng, trạng thái tâm lư của b́nh thường là người giữ được sự cân bằng giữa ba cái: “cái ấy”, “cái tôi” và “cái siêu tôi”. Những người mắc bệnh tinh thần thường là do mối quan hệ cân bằng giữa ba cái đó bị phá hoại.

 

Thuyết tính dục cũng là nội dung quan trọng trong hệ thống phân tích tâm lư của chủ nghĩa Freud. Freud cho rằng trong mọi xung động bản năng của cái ấy th́ bản năng tính dục là hạt nhân, là cơ sở của hành vi con người. Tính dục ông nói ở đây có nghĩa rộng, gồm mọi loại khoái cảm. Freud cho rằng tính dục là xung đột vĩnh hằng, ngay cả khi bị ư thức và tiền ư thức áp chế nó vẫn t́m cách bộc lộ ra, có khi bằng hệ thống nguỵ trang xâm nhập vào hệ thống ư thức. Do đó về tâm lư thường có hiện tượng nằm mơ, nói nhịu và những bệnh tinh thần khác. Ông giải thích: “khát vọng vô thức lợi dụng sự nới lỏng của ư thức vào ban đêm để ùa vào trong ư thức bằng giấc mơ. Sự đề kháng lại t́nh trạng dồn nén của cái tôi cũng không phải là đă bị thủ tiêu trong suốt giấc ngủ”. Do đó, giấc mơ là “một sự thoả hiệp h́nh thành giữa yêu cầu của một bản năng bị dồn nén với sự kháng cự lại của một sức mạnh kiểm duyệt trong cái tôi” (Sigmund Freud: Đời tôi và phân tâm học, 1925). Theo ông, nguyên nhân của sự nhiều loại bệnh tinh thần là do bản năng tính dục bị đè nén.

 

Phơrớt đề ra phương pháp chữa bệnh tinh thần gọi là “phương pháp giải thoát tinh thần”. Ông cho nằm mơ là một biểu hiện của tính dục, là khởi điểm tốt nhất của tư do liên tưởng. Theo ông, một từ, một con số, một tên người hoặc một sự việc hiện ra trong giấc mơ đều không phải là vô cớ, mà là một sự thể hiện hoặc sự thoả măn một nguyện vọng nào đó. Do đó, thông qua tự do liên tưởng và tự phân tích có thể biết được điều bí mật trong nội tâm để chữa khỏi bệnh tinh thần. Phơrớt mở rộng lư luận và phương pháp đó sang các lĩnh vực khác để giải thích các hiện tượng xă hội. Ông cho rằng văn hóa nghệ thuật của nhân loại không có quan hệ ǵ với điều kiện sinh hoạt vật chất của xă hội mà bắt nguồn từ bản năng tính dục bị áp chế. Chẳng hạn như bức tranh vẽ nàng “Monalisa” của Lêôna Đơ Vinxi (Leonardo de Vinci) là sự thể hiện bằng nghệ thuật nụ cười quyến rũ của Catơrina, người mẹ đă mất của ông. Qua sự tái hiện đó, Lêôna Đơ Vinxi đă thoả măn được ḷng thương nhớ t́nh yêu dưỡng dục đối với người mẹ thời niên thiếu. Phơrớt c̣n cho rằng mẹ của Lêôna Đơ Vinxi sớm khêu gợi tính dục của con, chính sự khêu gợi đó đă đưa đến t́nh cảm say sưa sáng tác của Lêôna Đơ Vinxi.

 

Phơrớt coi bản năng tính dục của con người là cơ sở duy nhất cho các hoạt động của con người. Điều đó không đúng. Mác nói: “Cố nhiên là ăn uống, sinh con đẻ cái…cũng là những chức năng thực sự có tính người. Nhưng nếu bị tách một cách khó hiểu ra khỏi phần c̣n lại của phạm vi hoạt động của con người và do đó mà biến thành những mục đích cuối cùng và duy nhất th́ những chức năng ấy mang tính chất súc vật”1. Đúng vậy, không thể tách rời tính xă hội, tách rời phương thức sản xuất của xă hội để bàn về hành vi của con người một cách tŕu tượng kể cả hành vi tính dục. Quan điểm trên của Freud dù nh́n từ góc độ sinh lư học hay xă hội học đều không thể đứng vững được.

 

Chủ nghĩa Freud đến nay vẫn là một học thuyết có ảnh hưởng rộng trên thế giới, không những trở thành một trường phái phổ biến nhất của tâm lư học hiện đại - trường phái tâm lư học nhân bản, mà c̣n là nguồn gốc làm nảy sinh nhiều trào lưu triết học phương Tây hiện đại. Những vấn đề ông nêu lên trong đời sống tinh thần của nhân loại như: ngoài ư thức ra phải chăng c̣n có lĩnh vực vô thức? liệu có thể đem vô thức qui vào xung đột của bản năng tính dục? có thể xem vô thức là cái cốt lơi và động lực tâm lư căn bản của hoạt động chủ nghĩa được không? Có thể dùng bản năng tính dục để giải thích đời sống và sự phát triển của lịch sử nhân loại được không? Đó là những vấn đề tranh luận trong triết học và tâm lư học, vừa có liên quan đến nguyên nhân và phương pháp chữa trị bệnh tinh thần, lại có liên quan đến tâm lư học, đến quan điểm lịch sử.

 

Phân tâm học Freud lấy lư luận vô thức và lư luận về tính dục làm hạt nhân đă vượt qua phạm vi nghiên cứu của tâm lư học truyền thống, bổ sung những kiến thức quan trọng vào chỗ trống trong tâm lư học, nên có giá trị lư luận và ảnh hưởng lớn đến tâm lư học, tâm thần học, dân tộc học, nghệ thuật nửa đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa Phơrớt không phải là một học thuyết triết học theo nghĩa đầy đủ của nó nhưng nó có một tiềm năng thế giới quan và phương pháp luận đáng kể. Điều đó có liên quan trước hết đến sự thấu hiểu đặc biệt của Phơrớt về con người và văn hóa. Là một nhà khoa học, Phơrớt tiếp thu truyền thống duy vật của khoa học tự nhiên cổ điển và của thuyết tiến hoá. Tuy nhiên, trong thế giới quan triết học của ông bộc lộ những yếu tố duy tâm khi ông đem sinh vật hoá những cái thuộc về loài người, đem tâm lư hoá những cái thuộc về xă hội và tuyệt đối hoá cái tâm lư trong đời sống của con người. Có thể xem đó cũng là những sai lầm của chủ nghĩa Phơrớt. V́ quá nhấn mạnh đến bản năng tính dục nên ông đă bị nhiều người phản đối, trong đó có cả học tṛ của ông.

 

Chủ nghĩa Tôma mới

 

Tôma ở Akinô (1224 - 1274) là tu sĩ thuộc ḍng tu Đômicanh ở Italia, là nhà triết học kinh viện quan trọng nhất của châu Âu thời trung cổ. Ông đă vận dụng triết học Arixtốt để luận chứng về tín ngưỡng của đạo Thiên chúa. Triết học Thiên chúa giáo của ông được gọi là chủ nghĩa Tôma.

 

Vào cuối thế kỷ XIX, một h́nh thái mới của triết học Thiên chúa giáo đă xuất hiện ở phương Tây. Bắt nguồn từ học thuyết của thánh Tôma ở Akinô hệ thống triết học tôn giáo này lấy chúa làm ṇng cốt, lấy đức tin làm tiền đề, lấy thần học làm căn cứ, và gọi là chủ nghĩa Tôma mới.

 

Trong hơn nửa thế kỷ, kể từ cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa Tôma mới đă t́m cánh điều ḥa với đức tin, khoa học với thần học, kinh nghiệm với siêu nghiệm, loài người với chúa, tính người với tính thần thánh, cá nhân với xă hội, cá nhân với nhà nước…mưu toan xây dựng một hệ thống lư luận phổ quát lấy Chúa làm trung tâm. Cộng đồng Vaticăng II (1062 - 1965) căn cứ theo phương châm hiện đại hoá việc tuyên truyền đạo Thiên chúa, đă không c̣n coi chủ nghĩa Tôma mới là triết học quan phương duy nhất, nhưng chủ nghĩa Tôma mới vẫn tiếp tục thâm nhập vào mọi lĩnh vực. Dưới nhiều h́nh thức, nó kết hợp với các trường phái triết học khác tạo ra một triết học Thiên chúa giáo có h́nh thái mới, thích ứng với đặc điểm thời đại.

 

Chủ nghĩa Tôma mới cũng giống như chủ nghĩa Tôma thời trung cổ, vẫn lấy chúa làm nguyên tắc tối cao, làm điểm xuất phát và điểm kết của mọi sự vật. Chỗ khác nhau giữa hai chủ nghĩa đó là: để thích ứng với nhu cầu thời đại, chủ nghĩa Tôma mới đă thừa nhận ở mức độ nhất định, vai tṛ của khoa học đă đi sâu hơn vào nhận thức luận và triết học tự nhiên để luận chứng cho sự nhất trí giữa tri thức và đức tin, khoa học và thần học.

 

Về nhận thức luận: trong sự phân tích đối với tri thức, chủ nghĩa Tôma mới một mặt thừa nhận tính khách quan của nhận thức và tính đúng đắn của các phán đoán khoa học, mặt khác lại mưu toan dùng nguyên tắc tương đồng để loại suy để từ chỗ thừa nhận bản thể của thế giới hiện thực mà xác nhận bản thể của Chúa. V́ bản thể do Chúa sáng tạo ra ắt phải chứng minh cho bản thể của Chúa nên trong sự tồn tại hữu hạn của thế giới hiện thực phải có phần của sự tồn tại vô hạn của Chúa. Từ đó rút ra kết luận là tri thức lư tính phù hợp với đức tín của con người.

 

Về triết học tự nhiên: Chủ nghĩa Tôma mới quả quyết rằng, các khoa học tự nhiên khi nghiên cứu thế giới vật chất tất nhiên phải đề cập đến các vấn đề triết học như kết cấu và nguồn gốc của vật chất…do đó phải lấy học thuyết về h́nh thức và vật chất của Arixtốt làm cơ sở lư luận cho triết học tự nhiên. Dựa vào đó chủ nghĩa Tôma mới lập luận rằng, bất kể vật thể nào cũng đều do h́nh thức và vật chất cấu thành. Vật chất là bản nguyên hoàn toàn thụ động, là khả năng; h́nh thức là chủ động, là hiện thực, bản thân vật chất không có tính qui định nó là một cái phi tồn tại v́ từ khả năng đến hiện thực không thể thực hiện được do bản thân vật chất. Vật chất không thể tồn tại độc lập, nó cần có h́nh thức mới giành được tính qui định của nó, mới thực hiện được sự tồn tại của nó. Chính nhờ h́nh thức nên mới xuất hiện tính đa dạng của phương thức tồn tại của vật chất. Triết học tự nhiên lấy h́nh thức tồn tại phổ quát, vĩnh viễn của thế giới vật chất làm đối tượng nghiên cứu, th́ đó cũng chính là đối tượng của đức tin của thần học. Bởi v́ chúa là h́nh thức tối cao, là h́nh thức của các h́nh thức cho nên việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên là quá tŕnh không ngừng phát hiện ra Chúa, khẳng định Chúa và phủ nhận Chúa. Vậy là khoa học và thần học dă hợp tác rất hoà thuận để phát hiện và chứng minh sự tồn tại vĩnh hằng của Chúa.

 

Về lư luận chính trị xă hội: Chủ nghĩa Tôma mới phủ nhận sự tồn tại của các giai cấp, chủ trương thuyết tính người tŕu tượng, coi trần thế là tạm thời, cuộc sống tương lai mới là vĩnh hằng. Chủ nghĩa Tôma mới chú ư đến sự kết hợp với thời đại mới, biết nắm lấy những vấn đề bức xúc của xă hội để tôn giáo có thể phát huy vai tṛ của tôn giáo trong thời đại mới. Họ cho rằng xă hội hiện nay đang đứng trước những vấn đề nghiêm trọng: khoa học và kỹ thuật tuy rất phát triển, nhưng đồng thời lại đặt ra nhiều vấn đề xă hội phức tạp, khó giải quyết thậm chí đưa đến những tai hoạ huỷ diệt cả nhân loại. Bản thân khoa học, kỹ thuật không đủ đảm bảo sự tiến bộ và hạnh phúc của nhân loại. Khi con người ra sức chinh phục thế giới tự nhiên th́ họ mất đi ư thức về cuộc sống và t́nh yêu đối với Chúa. Sự băng hoại về đạo đức đă trực tiếp uy hiếp cuộc sống con người. Để cứu lấy nhân loại, người ta phải nhờ đến đức tin, đến chúa. Đồng thời, để cho con người có thể thấm nhuần những giá trị chân chính, cần phải xây dựng chủ nghĩa nhân đạo lấy Chúa làm trung tâm. Con người phải liên hệ với Chúa th́ mới có thể được tôn kính và được hưởng ḷng yêu thương.

 

Như vậy, chủ nghĩa Tôma mới đă sử dụng những mâu thuẫn có thực trong xă hội của chủ nghĩa tư bản hiện đại để tuyên truyền cho Chúa, đề cao vai tṛ của đức tin tôn giáo.

 

Về đạo đức học: Chủ nghĩa Tôma mới khác với trào lưu phi duy lư trong đạo đức ở chỗ nó khoác áo “lư tính”, tuyên bố rằng đức tin và lư tính là nhất trí, thần học và khoa học là nhất trí. Hệ thống lư luận đạo đức của chủ nghĩa Tôma mới dựa trên cơ sở đó. Quy tắc đạo đức cao nhất là quy tắc “vĩnh hằng” của Chúa. Ư muốn của Chúa vĩnh viễn qui định nội dung của luật đạo đức. Cho nên việc nhận thức đạo đức không thể chỉ dựa vào luận chứng của lư tính mà c̣n cần phải dựa vào đức tin, bởi v́, thiếu đức tin tôn giáo th́ không thể lĩnh hội được các qui tắc đạo đức mà Chúa ban bố.

 

Trong quá tŕnh “hiện đại hoá” các khái niệm tôn giáo, những đại biểu của chủ nghĩa Tôma mới tỏ ra chiếu cố cả nhu cầu sinh hoạt hiện thực của con người lẫn hạnh phúc của họ ở thế giới bên kia, cả sự hưởng thụ vật chất lẫn tri thức khoa học và tinh thần, mưu toan làm cho ư chí của Chúa và tự do của con người hoà điệu với nhau. Họ thừa nhận linh hồn và thể xác của con người là “một thể thống nhất", phản đối việc đem đối lập đời sống vật chất với đời sống tinh thần, nhưng lại coi linh hồn và đời sống tinh thần của con người là tiền đề và là nhân tố quyết định sự tồn tại của con người. Họ lập luận rằng mục đích cao nhất của hoạt động của con người và ư nghĩa cuộc sống của con người là hướng đến cái “thiện cao nhất”, tức là đức tin vào Chúa, nhờ đó mà giành được hạnh phúc vĩnh hằng. Việc đi t́m hạnh phúc trong đời sống vật chất là căn nguyên của những tội lỗi mà con người mắc phải.

 

Trong việc lựa chọn hành vi đạo đức, những người theo chủ nghĩa Tôma mới cũng làm ra vẻ khác với tất cả mọi lư thuyết về số mệnh tôn giáo, nhấn mạnh sự tư do tuyệt đối của ư chí, cho rằng ư chí không chịu “sự trói buộc của bất cứ một đối tượng hữu hạn nào”. Một khi nó thoát khỏi bất cứ “sự cưỡng chế bên ngoài” nào, th́ nó cũng thoát khỏi “ tính tất yếu dưới bất cứ một h́nh thức nào”. Nhưng cái ư chí tự do là biểu hiện của ân huệ của Chúa. Nó chỉ có thể làm cho con người tiếp cận được với Chúa.

 

Những nhà lư luận của chủ nghĩa Tôma mới nhận định rằng, trong xă hội hiện thực,việc tự do làm thoả măn dục vọng và nhu cầu vật chất của cá nhân là nguyên nhân chính của mọi tội ác. Những cá nhân với tư cách là “thực thể tinh thần”, là tương thông với Chúa th́ cá nhân đó cao hơn xă hội. Từ đó, họ đề ra chủ nghĩa cá nhân tôn giáo “mỗi người v́ bản thân ḿnh, thượng đế v́ mọi người", và công kích “chủ nghĩa tập thể” là “tước đoạt tự do tâm linh của con người". Nó qui sự đối lập giữa cá nhân với xă hội hiện nay cho lỗi lầm của chủ nghĩa duy vật, của thuyết vô thần.

 

Chủ nghĩa thực dụng

 

Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái triết học phương Tây hiện đại đề cao kinh nghiệm và hiệu quả, ra đời vào cuối thế kỷ XIX ở nước Mỹ. Giữa các đại biểu chủ yếu của chủ nghĩa thực dụng, tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng nh́n chung triết học của họ đều giới hạn trong phạm vi kinh nghiệm, coi tri thức là công cụ để thích ứng với hoàn cảnh, coi chân lư là cái có ích. Chủ nghĩa thực dụng thể hiện một cách nổi bật phương thức tư duy và phương thức hành động v́ mục đích t́m kiếm lợi nhuận của xă hội Mỹ. V́ vậy, nó trở thành một trong những trường phái triết học có ảnh hưởng lớn nhất ở nước Mỹ từ đầu thế kỷ XX đến gần đây.

 

Chủ nghĩa thực dụng, với tư cách là một trường phái triết học, đă ra đời trong các năm 1871 - 1874, khi câu lạc bộ siêu h́nh học ở trường Đại học Cambrit (của bang Masahuset ở Hoa kỳ) được thành lập. Đó là một học hội học thuật do một số giáo viên của trường đó tổ chức ra. Người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là Piếcxơ và trong số những thành viên của nó, người sau đó trở thành một trong những đại biểu chủ yếu là Giêmxơ.

 

Nguyên tắc căn bản trong phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng là lấy hiệu quả, công dụng làm tiêu chuẩn. So với các trường phái triết học phương Tây khác, chủ nghĩa thực dụng đă phản ánh trực tiếp hơn lợi ích và nhu cầu thức tế của giai cấp tư sản, nên nó đă gây ảnh hưởng tương đối rộng lớn trong xă hội phương Tây. Một đặc điểm làm cho chủ nghĩa thực dụng khác với triết học truyền thống là nó đi vào triết học từ phương pháp. Người đại biểu chủ yếu của nó có lúc đă quy triết học chỉ c̣n là vấn đề phương pháp, tuyên bố chủ nghĩa thực dụng không phải là lư luận triết học có hệ thống, mà chỉ là lư luận về phương pháp.

 

Sau những năm 40 của thế kỷ XX, địa vị chủ đạo của chủ nghĩa thực dụng trong triết học Mỹ đă được thay thế bằng các trường phái triết học mới nổi lên ở châu Âu và được truyền bá vào nước Mỹ.

 

Về nhận thức luận: Chủ nghĩa thực dụng nói đến một phương thức tư duy đó không xem xét khái niệm ở bản thân khái niệm mà đi sâu nghiên cứu xem khi được sử dụng th́ nó sản sinh ra hậu quả ǵ. Khái niệm và lư luận không phải là sự giải đáp về thế giới. Muốn phân biệt ư nghĩa và giá trị của nó th́ không phải là xem nó có phản ánh đúng thực tế khách quan hay không mà là xem hiệu quả có thể kiểm nghiệm được khi nó ứng dụng vào thực tế. Các cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học truyền thống được coi là các cuộc đấu tranh có tính chất siêu h́nh, chẳng có ư nghĩa ǵ. Bởi v́, theo cách nh́n của chủ nghĩa thực dụng, th́ thế giới mà con người có kinh nghiệm thực tế về nó đều giống nhau. Lấy hiệu quả thực tế mà xét th́ dù thế giới là vật chất hay là tinh thần cũng chẳng có sự khác biệt ǵ. Nếu xuất phát từ hiệu quả để khẳng định giá trị của tôn giáo và khoa học th́ niềm tin khoa học và tín ngưỡng tôn giáo đều có giá trị thiết thực v́ cả hai đều là công cụ để đạt đến mục đích của đời sống của con người.

 

Chủ nghĩa thực dụng phê phán triết học truyền thống là đă tách rời chủ thể nhận thức, tức là tách rời người có kinh nghiệm, với đối tượng được nhận thức trong kinh nghiệm, tức là tách tinh thần và vật chất thành hai cái không cùng một lĩnh vực. Nó sử dụng khái niệm “kinh nghiệm” để lẩn tránh vấn đề cơ bản của triết học. Đối với người theo chủ nghĩa thực dụng th́ “kinh nghiệm" không có tính chủ quan, cũng không có tính khách quan mà là “kinh nghiệm thuần tuư” hoặc “kinh nghiệm nguyên thủy”. Kinh nghiệm là một khái niệm có hai nghĩa: nó bao gồm mọi cái thuộc về ư thức chủ quan, nhưng nó cũng bao gồm mọi cái về sự vật, sự kiện khách quan. Bản thân nó không có sự khác biệt và đối lập về nguyên tắc giữa chủ quan và khách quan. Kinh nghiệm là có tính “nguyên thuỷ”, vật chất và tinh thần đều là sản phẩm của việc tiến hành sự phản tỉnh đối với kinh nghiệm nguyên thuỷ. Chủ thể và đối tượng, kinh nghiệm và tự nhiên đều là hai mặt khác nhau trong một chỉnh thể kinh nghiệm thống nhất, chúng không thể thoát ly khỏi kinh nghiệm mà tồn tại độc lập được.

 

Việc chủ nghĩa thực dụng dùng hiệu quả của kinh nghiệm để thẩm định tất cả là nhằm phủ định thế giới bên ngoài và qui luật khách quan, về thực chất là đi theo con đường kinh nghiệm luận duy tâm của Bécơli, song về h́nh thức có một số điểm khác biệt sau đây:

 

+ Dùng quan điểm tâm lư học hoặc sinh học để giải thích kinh nghiệm. Kinh nghiệm không phải là tri thức, không phải là sự phản ánh của bộ óc con người đối với thế giới bên ngoài, mà là một hoạt động tâm lư nào đó thích ứng với hoàn cảnh.

 

+ Cường điệu tính năng động chủ quan của kinh nghiệm Điâuy nhận định rằng, hoạt động thích ứng với hoàn cảnh của con người khác với động vật thích ứng một cách tiêu cực với thiên nhiên. Con người dựa vào ư chí và trí tuệ của ḿnh làm cho hoàn cảnh phát sinh sự thay đổi có lợi cho đời sống con người. Cho nên kinh nghiệm được h́nh thành ở con người là do tác động lẫn nhau của con người và hoàn cảnh.

 

Chủ nghĩa thực dụng, khi cường điệu tính năng động của kinh nghiệm đă thủ tiêu cơ sở khách quan của kinh nghiệm. Họ nhận định rằng đối tượng của kinh nghiệm là do ư chí sáng tạo ra, bản thân kinh nghiệm là cái ở vào trạng thái hỗn độn. Trong hoạt động kinh nghiệm con người tập trung sự chú ư của ḿnh vào những kinh nghiệm thích hợp với mục đích, hứng thú với nguyện vọng của ḿnh, hơn nữa làm cho những bộ phận kinh nghiệm đó được cố định, gán cho nó cái địa vị độc lập của “khách thể”. Cho nên, khách thể, đối tượng chỉ là một bộ phận mà ư chí tách ra từ trong kinh nghiệm, c̣n chủ thể của kinh nghiệm chẳng qua chỉ là ư chí, mục đích, hứng thú, tâm t́nh… chi phối hoạt động kinh nghiệm trong kinh nghiệm mà thôi.

 

Như vậy, chủ nghĩa thực dụng đă tuyệt đối hoá tác dụng của ư chí con người nên rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy ư chí.

 

Quan niệm về chân lư của chủ nghĩa thực dụng: lư luận về chân lư của chủ nghĩa thực dụng có quan hệ mật thiết với kinh nghiệm luận của nó. Lư luận này cho rằng tư duy của con người chỉ là một cách thức của kinh nghiệm, là hành vi thích ứng và chức năng phản ứng của con người. Nó không đưa lại một h́nh ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Giêm xơ lập luận rằng, chân lư không phải là bản sao chép sự vật khách quan, nó chỉ là mối quan hệ giữa các kinh nghiệm với nhau. Ông cho rằng một quan niệm chỉ cần có thể đem các quan niệm cũ và mới liên hệ với nhau, đem lại cho con người lợi ích cụ thể và hiệu quả thoả măn th́ nó là chân lư. Muốn xét một quan niệm có phải là chân lư hay không, th́ không cần phải xem nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không mà phải xem nó có đem lại hiệu quả hữu dụng hay không. Như vậy, hữu dụng và vô dụng đă trở thành tiêu chuẩn để ông ta phân biệt chân lư với sai lầm. “Hữu dụng là chân lư” đó là quan điểm căn bản của Giêmxơ về chân lư.

 

Quan niệm của Điâuy coi chân lư là công cụ, về thực chất nhất trí với quan điểm của Giêm xơ về chân lư. Điâuy nhận định rằng tính chân lư của quan niệm, khái niệm, lư luận…không phải là ở chỗ chúng có phù hợp với thực tế khách quan hay không mà là ở chỗ chúng có gánh vác được một cách hiện hữu nhiệm vụ làm công cụ cho hành vi của con người hay không. Nếu một quan niệm hoặc một lư luận giúp mọi người loại trừ được khó khăn và đau khổ trong việc thích ứng với hoàn cảnh, hoàn thành nhiệm vụ một cách thuận lợi th́ chúng có thể tin cậy được, chúng là hiện hữu, là thực. Nếu chúng không giải quyết được hỗn loạn, khó khăn th́ chúng là giả. Khi khẳng định lư luận, tư tưởng…chỉ là công cụ cho hành động của con người, Điâuy đă loại trừ nội dung thực tại khách quan của “công cụ” đó, xem chúng chỉ là những giả thuyết chờ được chứng minh, mà những giả thuyết đó lại do con người tuỳ ư lựa chọn căn cứ vào chỗ chúng có thuận tiện, có ít tốn sức cho ḿnh hay không; chỉ cần chúng có tác dụng thoả măn mục đích mà họ dự định th́ có thể tuyên bố chúng là chân lư được chứng thực, nếu ngược lại chúng là sai lầm.

 

Quan niệm về chân lư của chủ nghĩa thực dụng không những là chủ quan, mà c̣n có khuynh hướng tương đối chủ nghĩa rơ rệt. Những người theo chủ nghĩa thực dụng lập luận rằng, chân lư là cái thoả măn nhất mà con người cảm nhận được trong một thời điểm hoặc trong một trường hợp cụ thể. Do con người th́ có nhiều hứng thú, lợi ích khác nhau, cho nên có các loại chân lư tuỳ theo các nhu cầu được tạo ra bởi các hứng thú và lợi ích khác nhau. Một quan niệm có ích cho đời sống con người hay không, có đưa lại hiệu quả thoả măn cho con người hay không là tuỳ theo từng người, từng thời gian, địa điểm khác nhau.

 

Chủ nghĩa thực dụng đă cường điệu tính cụ thể và tính tương đối của chân lư đến chỗ tách rời tính cụ thể và tính tương đối của chân lư với tính phổ biến và tính tuyệt đối của nó: phủ định chân lư khách quan là sự thống nhất của tính phổ biến với tính cụ thể, tính tuyệt đối với tính tương đối; v́ vậy quan điểm này đă rơi vào chủ nghĩa tương đối, rớt cuộc đi đến chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa bất khả tri. Theo triết học này, trên thế giới không có cái ǵ là ổn định, tất yếu, có qui luật cả. Nhận thức của con người và cả chân lư cũng không có một ư nghĩa ổn định, tất yếu nào cả. Toàn bộ thế giới là một hệ thống luôn bị động, không ổn định, con người không thể nắm bắt được.

 

Phân tích quá tŕnh lịch sử diễn biến phức tạp của sự phân hoá và tích hợp của triết học phương Tây hiện đại, chúng ta có thể nêu lên mấy nhận xét sau đây:

 

Một là, triết học này có ư đồ vượt lên trên sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trào lưu chủ nghĩa duy khoa học nhấn mạnh việc chống “siêu h́nh”, trào lưu chủ nghĩa nhân bản nhấn mạnh việc chống “nhất nguyên luận”, đều là nhằm phủ nhận vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của triết học. Trong khi đó họ lại coi những vấn đề như: lôgíc khoa học, phương pháp luận khoa học, ư nghĩa kết cấu của ngôn ngữ, vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, cả những vấn đề t́nh cảm, ư chí của con người…mới là những vấn đề trung tâm của triết học. Họ tuyên bố chống cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm và coi triết học của họ là “toàn diện nhất”, “công bằng nhất”, “mới nhất”. Trên thực tế bằng cách này hay cách khác họ vẫn không tránh khỏi giải đáp một cách duy tâm về vấn đề cơ bản của triết học.

 

Trào lưu nhân bản chủ nghĩa, mặc dù lấy chủ nghĩa là trung tâm của sự phân tích triết học, nhưng một khi đă coi những thuộc tính tinh thần của cá nhân như ư chí, t́nh cảm, vô thức, bản năng…là bản chất của con người và là nguồn gốc của thế giới th́ hiển nhiên cũng là duy tâm. Chủ nghĩa nhân bản phi duy lư cũng trực tiếp phủ nhận việc con người có thể nhận thức được qui luật khách quan bằng lư tính, cho rằng lư trí chỉ đạt đến hiện tượng, c̣n trực giác thần bí mới đạt đến bản chất. Thực chất đó là khuynh hướng bất khả tri.

 

Đương nhiên, trong tư tưởng và luận điểm của một số nhà triết học phương Tây hiện đại cũng có nhân tố và khuynh hướng duy vật. Nhưng điều đó không hề làm thay đổi đặc điểm cơ bản nói trên.

 

Tuy nhiên, cả hai trào lưu lớn trong triết học phương Tây hiện đại đă coi trọng nghiên cứu nhiều vấn đề mới về con người; đă khái quát về mặt triết học một số thành quả của khoa học tự nhiên, và có những khám phá có giá trị nhất định đối với quá tŕnh nhận thức khoa học. Chúng ta có thể thừa kế có chọn lọc, có phê phán những thành quả đó.

 

Hai là, phê phán và từ bỏ chủ nghĩa lư tính cực đoan, siêu h́nh của triết học (phương Tây, truyền thống) để chuyển mạnh sang thế giới đời sống hiện thực với hai loại chủ đề nổi bật: con người và khoa học. Khuynh hướng thế tục hoá một khuynh hướng tích cực và đúng đắn. Điều đó giải thích v́ sao nhiều học thuyết triết học phương Tây có ảnh hưởng rộng răi và mạnh mẽ trong đông đảo quần chúng b́nh thường, vốn không thành thạo về mặt lư luận triết học.

 

Ba là, triết học, cùng với các trào lưu tư tưởng phương Tây sớm đi vào các vấn đề toàn cầu và dự đoán tương lai nhân loại, đưa ra được những dự báo có giá trị.

 

Thí dụ thứ nhất: vấn đề mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật và con người. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ư nghĩa ǵ đối với cuộc sống con người? Chủ nghĩa tư bản rốt cuộc có tiền đồ hay không? Tiền đồ của nhân loại rốt cuộc sẽ ra sao? Trào lưu nhân bản chủ nghĩa hiện đại khi luận giải vấn đề này, có lúc đă phát hiện đúng một số nhược điểm của chủ nghĩa kỹ trị và triết học duy lư, đă vạch ra những mâu thuẫn, khủng hoảng, nhất là hiện tượng tha hóa mới của xă hội phương Tây hiện đại. Nhưng họ lại giải thích mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là do sự dồn nén của xă hội với bản tính của cá nhân con người do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và đời sống vật chất được nâng cao mang lại. Điều đó rơ ràng là sai lầm.

 

Thí dụ thứ hai: vấn đề làm thế nào từ tầm cao của triết học vạch ra được bản tính của khoa học và các qui luật phát triển của nó. Triết học về khoa học trong triết học phương Tây hiện đại đă có công đặt ra và xử lư một loạt các vấn đề có quan hệ biện chứng với nhau, như sự phát kiến khoa học và chứng minh khoa học; lư luận khoa học và hoạt động khoa học; những nhân tố bên trong của khoa học và những điều kiện bên ngoài của khoa học, sự phát triển b́nh thường của khoa học và bước thay đổi cách mạng của nó; phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử… Nhưng do các nhà triết học về khoa học ở phương Tây bị hạn chế ở lập trường duy tâm và thiếu sự tự giác vận dụng phép biện chứng, cho nên họ đă không thành công trong việc tổng kết và khái quát một cách đúng đắn những qui luật phát triển của khoa học hiện đại.

 

Tóm lại, các trào lưu triết học hiện đại, ngoài Mác xít này đă phản ánh được một số vấn đề mới của thời đại hiện nay, đă có những t́m ṭi, hơn nữa c̣n đạt được một số thành quả nhận thức nhất định. Nhưng do sự hạn chế về lập trường chính trị giai cấp, do thế giới quan duy tâm và phương pháp siêu h́nh, họ vẫn không đưa ra được câu trả lời khoa học cho các vấn đề đó, càng không thể chỉ ra phương hướng tiến lên cho nhân loại.

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Politics of Southeast Asia ֎ Bên Gịng Lịch Sử

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

Your name:


Your email:


Your comments: