MINH THỊ

 

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎֎֎

֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Secret Army Secret War

֎ CIA Giải mật

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù CT

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP

֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học  

 

 

♣♣♣♣♣♣

 

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008

֎ 10-2008 ֎ 11.2008 ֎ 11-2008

֎ 12-2008 ֎ 01-2009 ֎ 02-2009

֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009

֎ 09-2009 ֎ 10-2009 ֎ 11-2009

֎ 12-2009 ֎ 01-2010 ֎ 03-2010

֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010

֎ 10-2010 ֎ 11-2010 ֎ 12-2010

֎ 01-2011 ֎ 02-2011 ֎ 03-2011

֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011

֎ 10-2011 ֎ 11-2011 ֎ 12-2011

֎ 01-2012 ֎ 06-2012 ֎ 12-2012

֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014

֎ 03-2015 ֎ 04-2015 ֎ 05-2015

֎ 12-2015 ֎ 01-2016 ֎ 02-2016

֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016

֎ 12-2016 ֎ 01-2017 ֎ 02-2017

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác  PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaUS CongressUS HouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFARFISBSTác GỉaVideosFederal RegisterUS Library

 

 

 

 

 

v White House v National Archives v

v Federal Register v Congressional Record

v USA Government v Congressional Record

v Associated Press v Commieblaster

v Reuter News v Real Clear Politics  

v MediaMatters v C-SPAN v.CBS

v Videos Library v Judicial Watch v

v New World Order v Illuminatti News   

v New Max v CNSv Daily Storm v

v Observe v American Progress  v

v The Guardian v Political Insider v

v Ramussen Report  v Wikileaks  v

v The Online Books Page v Breibart

v American Free Press v Politico Mag

v National Public Radio v

v National Review - Public Broacast v

v Federation of Anerican Scientist v

v Propublica v Inter Investigate v

v ACLU Ten  v CNBC v Fox News v

v CNN  v FoxAtlanta v Gateway

v Indonesian News v Philippine News v

v Nghiên Cứu Quốc Tế  v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao  v Tự Điển Bách Khoa VN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v

v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển  v

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican?

v Roman Catholic  

v Khoa HọcTV  v Sai Gon Echo v

v Viễn Đông v Người Việt v

v Việt Báo  v Việt List  v Xây Dựngv

v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu

v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv

v Việt Tribune v Saigon Times USA v

v Người Việt Seatle v Cali Today v

v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v

v Nam Úcv DĐ Người Dân

v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv

v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v

vLao Động vThanh Niên vTiền Phong

v Tấm Gương

vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới  v Đỉnh Sóng

vChúng Ta  v Eurasia  v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ

v Nguyễn Tấn Dũng v Ba Sàm

v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh v TPBVNCH v1GĐ/1TPB v Bia Miệng ♣♣

    

Một sự thật khác về trận hải chiến Hoàng Sa

 http://www.tiengchimviet.com/2013/01/mot-su-that-khac-ve-tran-hai-chien.html

 

 

 

 

 

Từ ngày trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra đến nay, tôi vẫn giữ im lặng, không viết ra những điều mắt thấy tai nghe những ǵ xẩy ra trong trận chiến, v́ nghĩ rằng trận chiến Hoàng Sa là một thất bại v́ đă không giữ được đảo Hoàng Sa. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong lịch sử th́ chúng tôi đă không làm nên được tích sự ǵ, v́ vậy tôi cảm thấy hổ thẹn khi phải viết ra. 

 Nhưng nay đă có nhiều người viết về trận Hoàng Sa, trong đó có Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận chiến, và Trung úy Hải quân Đào Dân thuộc HQ-16. Nay lại có thêm Hải quân Trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng HQ-4 viết một cuốn sách nói về trận chiến Hoàng Sa. Trong các bài viết cũng như cuốn sách đó, mỗi người nói một cách, không ai giống ai. Nếu ai chỉ đọc một bài thôi th́ có thể tin đó là thật, nhưng nếu người đọc tinh ư th́ vẫn có thể t́m thấy một vài chi tiết chứng tỏ người viết thiếu thành thật hay nói vu vơ phô trương nhiều hơn những ǵ cần nói. C̣n nếu đọc hết tất cả các bài viết th́ sẽ thấy người nói hươu kẻ nói vượn, chẳng biết tin ai. Người đọc sẽ đánh giá thấp Hải quân Việt Nam cộng ḥa và sẽ thắc mắc không biết trận chiến Hoàng Sa thật sự như thế nào. 

 Chính v́ lư do này mà tôi phải lên tiếng. Tôi biết trong Hải Quân có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải Quân, c̣n nói thật th́ họ cho là làm mất mặt Hải Quân. V́ vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất măn v́ bài viết của tôi, không những bất măn mà tệ hơn, c̣n lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đă chết trong trận Hoàng Sa.

 Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng tá, úy, hạ sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có tŕnh độ cao kẻ tŕnh độ thấp, do đó xin qúi vị không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nh́n nhận sự thật Việt Nam cộng ḥa sụp đổ chính v́ cấp lănh đạo và những người có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội. 

 Trước khi vào bài, tôi xin nêu lên vài ư kiến về bài viết của Trung Úy Đào Dân v́ ông ta cùng ở trên HQ-16 với tôi. Những ǵ xẩy ra trên HQ-16, Trung úy Dân viết có thể đúng nhưng chưa chắc đă thấy hết mọi chuyện xẩy ra trên HQ-16 v́ ông chỉ ở một vị trí nào đó trên chiến hạm chứ không thể có mặt ở trên khắp mọi nơi, ngoài ra ông c̣n phải lo làm phận sự của ông chứ không thể ngồi không mà quan sát trận chiến. 

 Những ǵ ông viết về HQ-4, HQ-5 và HQ-10 là hoàn toàn không đúng sự thật. Chính tôi là người chỉ huy HQ-16 mà cũng không biết những hoạt động của HQ 4, HQ-5 làm sao ông Dân biết được? 

 Tôi nghĩ là ông Dân muốn viết về trận chiến Hoàng Sa mà ông có tham dự, nhưng khi muốn viết cho đầy đủ, ông phải nói đến các chiến hạm khác mà ông không biết hoạt động của các chiến hạm này nên phải tưởng tượng ra hoặc dựa vào phần nào bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc mà bài viết của Đại tá Ngạc th́ hoàn toàn sai sự thật (tôi sẽ đề cập sau), điều này chắc chắn ông Dân cũng biết nên ông dễ dàng phóng bút theo mà không dám nói sự thật. 

 Ông Dân nói Trung cộng đặt đài quan sát trên đảo, xây dựng doanh trại, và toán người nhái đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra báo cáo là có cả một tiểu đoàn quân Trung cộng trú đóng, là không đúng sự thật. Chỉ có một dẫy nhà gỗ đang xây cất dở dang. C̣n người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo. 

 Ông Dân viết :Ạ “Khi chúng tôi được lệnh tiến về phía đảo, HQ-10 h́nh như có vẻ chần chừ v́ khoảng cách giữa chúng tôi ngày càng xa và Hạm trưởng HQ 16 đă nhiều lần thúc dục HQ-10 phải chạy sát nhau hơn”. Đây là chuyện không có. Sự thực, trong trận chiến HQ-16 tiến một hướng, HQ-10 tiến hướng khác để vào ḷng chảo quần đảo Hoàng Sa chứ không tiến cùng một hướng. Từ đầu đến cuối trận chiến, HQ-10 đă làm đúng những ǵ tôi nói với Hạm trưởng HQ-10 tối hôm 18 tháng 1, 1974 trước ngày khai chiến 19 tháng 1, 1974. 

 Ông Dân nói việc các chiến hạm hải hành tập đội để phô trương lực lượng là hoàn toàn không có. Đă đi đánh trận mà c̣n phô trương lực lượng th́ không c̣n ǵ ngớ ngẩn bằng. 

 Ông Dân nói HQ-4 dùng mũi tàu để ủi tàu Trung cộng ra xa đảo Hoàng Sa là chuyện không đúng sự thật và cũng không thể nào làm như vậy được. Cũng như phóng đồ kế hoạch điều quân của ông Dân cho thấy HQ-4 và HQ-5 tiến vào ḷng chảo để tác chiến cũng là không thật nữa. Hướng tiến quân của HQ-4, HQ-5 vào ḷng chảo chính là hướng tiến quân của HQ-10. Ông Dân đưa thêm HQ-4, HQ 5 vào cho đủ bộ thành trật lất. Sự thật HQ-4 và HQ-5 chỉ ở ṿng ngoài chứ không tham dự trận chiến trong ḷng chảo. 

 Nếu HQ-4, HQ-5 có mặt trong ḷng chảo th́ khi HQ-16 và HQ-10 bị trúng đạn th́ HQ-4 và HQ-5 làm ǵ th́ không thấy ông Dân nói đến!

 

 Trên đây là các điểm tôi muốn đính chính về bài viết của Trung úy Đào Dân.

 Và sau đây là những ǵ xẩy ra trong trận chiến mà tôi đă chứng kiến.

 Trước khi nói đến trận đánh, tôi xin sơ lược về quần đảo Hoàng Sa.

 

 Quần đảo Hoàng Sa (gọi chung là Paracels) cách bờ biển Đà Nẵng 180 hải lư về phía đông. Như qúi vị thấy trong bản đồ, quần đảo Hoàng Sa gồm một số đảo ghi trong bản đồ quây quần nhau làm thành một ḷng chảo, mà muốn vào bên trong ḷng chảo đó phải theo hai lộ tŕnh mà chúng tôi thường gọi là cái “pass”. Một cái ở giữa đảo Hoàng Sa và đảo Cam Tuyền. Cái kia ở giữa băi đá ngầm Antelope và đảo Quang Ḥa. 

 Bản đồ này tỷ lệ xích quá nhỏ nên các đảo chỉ bằng lóng tay hay chỉ là những dấu chấm. Quần đảo Hoàng Sa không chỉ có bấy nhiêu đảo trong bản đồ mà c̣n một số đảo khác nữa nằm rải rác ở phía đông bắc. Những đảo trong bản đồ là những đảo tận cùng phía nam của quần đảo Hoàng Sa. Nh́n vào bản đồ, qúi vị thấy các đảo rời nhau, có khoảng trống ở giữa, nhưng tầu bè không chạy qua được v́ đá ngầm và san hô ở dưới mặt nước, chỉ ra vào ḷng chảo bằng hai cái “pass” tôi nói ở trên. 

 Quần đảo Hoàng Sa có đảo lài, có đảo cao nhưng cũng chỉ cao hơn mặt biển chừng vài chục thước. Các đảo phần nhiều trơ trụi, hiếm có cây cao, toàn đá lởm chởm, chỗ cao chỗ thấp, ít có nơi bằng phẳng. Gần bờ th́ có đá ngầm, san hô. Hết đá ngầm, san hô th́ biển rất sâu. Đáy biển cũng có đá nên neo tầu không an toàn. Quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa không thể lập căn cứ hải quân được v́ không có chỗ ẩn núp cho tàu bè, chỉ có thể lập căn cứ trên đảo mà thôi.

  Tất cả các đảo đều không có nước ngọt, trừ đảo Hoàng Sa mà chúng tôi thường gọi là “đảo khí tượng” v́ có đài khí tượng do người Pháp thiết lập và sau này luôn luôn có nhân viên khí tượng Việt Nam làm việc cho đến ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra. Người Pháp xây một hồ chứa nước bên trong nhà, có các máng xối hứng nước mưa chuyền vào bên trong hồ chứa để dùng cho cả năm.

  Trên đảo Hoàng Sa mấy năm đầu tiên có một Trung đội Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ. Về sau v́ nhu cầu chiến trận, Thủy Quân Lục Chiến phải rời đảo và được thay thế bởi Địa Phương Quân của tiểu khu Quảng Nam. Họ phải ở trên đảo Hoàng Sa v́ chỉ đảo này mới có nước ngọt. Thủy Quân Lục chiến hay Địa Phương quân đều được trang bị xuồng cao su để di chuyển quanh các đảo mà kiểm soát. 

 Sau khi biết tổng quát vị trí các đảo, qúi độc giả có thể theo dơi diễn tiến trận chiến Hoàng Sa sau đây. 

 Tôi cũng xin thưa trước là những ǵ xẩy ra tôi không nhớ chính xác giờ giấc, chỉ pḥng chừng. Nhưng những sự kiện th́ xác thực. Ngày giờ và sự kiện xẩy ra đều có ghi trong “Nhật kư hải hành” và “Nhật kư chiến hạm” nhưng nay không có để tham khảo.

  Ngày 15 tháng 1, 1974 tàu tôi – HQ-16 – được lệnh ra công tác đảo Hoàng Sa, chở theo một cố vấn Mỹ và một Thiếu tá Bộ binh thuộc Quân đoàn I (mà nay tôi không c̣n nhớ tên).

  Tàu khởi hành tối ngày 15 tháng 1, 1974 và đến Hoàng Sa sáng ngày 16 tháng 1, 1974. Khi đến nơi, Địa phương quân trên đảo thấy tàu đă lái xuồng ra đón viên Thiếu tá Bộ binh lên đảo. Trong khi chờ đợi để đưa Thiếu tá Bộ binh về lại Đà Nẵng, tôi vận chuyển tầu rời đảo Hoàng Sa ra biển, thả trôi tàu gần đảo Quang Hoà. Tôi lấy ống nḥm nh́n lên các đảo chung quanh để ngắm nh́n phong cảnh và tiêu khiển th́ giờ.

Khi nh́n lên đảo Quang Hoà th́ thấy có một dẫy nhà sườn gỗ c̣n đang xây cất dở dang, chỉ có sàn nhà, chưa có mái. Tôi thấy lạ, liền gọi máy về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải (BTL/HQ/VIZH) hỏi th́ nơi đây hỏi lại tôi là có biết người nào trên đó không ? Tôi trả lời chỉ thấy bốn, năm người di chuyển tới lui nơi dẫy nhà đang xây cất chứ không thể biết là ai. Họ ăn mặc thường dân, có người ở trần, nhưng có nhà xây cất th́ chắc là người ngoại quốc mà không ai khác hơn là Trung cộng, v́ cách đảo Quang Hoà chừng 20 hải lư về phía đông bắc có căn cứ của Trung cộng, cũng nằm trong quần đảo Hoàng Sa. 

 HQ-16 vẫn thả trôi tàu để chờ Thiếu tá Bộ Binh và chờ lệnh từ Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.

  · Trưa ngày 16 tháng 1, 1974 : Một chiến hạm Trung cộng xuất hiện trong vùng.

 · Tối ngày 17 tháng 1, 1974 : Bộ Tư lệnh Hải quân gởi ra một toán người nhái do HQ-4 chở ra. Toán người nhái này rời HQ-4 bằng xuồng cao su để lên HQ 16.

 · Sáng ngày 18 tháng 1, 1974 : HQ-5 và HQ-10 có mặt ở khu vực Hoàng Sa. Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc (khoá 5) ở trên HQ-5 là người chỉ huy cuộc chiến.

 

 HQ-5 do Trung tá Phạm Trọng Quỳnh (khoá 11) chỉ huy. 

 HQ-16 do tôi (Trung tá Lê Văn Thự) (khoá 10) chỉ huy. 

 HQ-4 do Trung tá Vũ Hữu San (khoá 11) chỉ huy. 

 HQ-10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà (khoá 12) chỉ huy.

 

 Khoảng 10 giờ sáng ngày 18 tháng 1, 1974 Đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh cho tôi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa sau đó cho toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hoà và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Vĩnh Lạc.

 

 Sau khi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, tôi vận chuyển HQ-16 bên trong ḷng chảo để đến gần đảo Quang Ḥa đổ bộ toán người nhái lên đảo th́ một tàu Trung cộng xuất hiện, cản trước mũi, không cho tàu tôi tiến gần đến đảo (xin xem h́nh 1). 

 Tôi phải ngưng máy, vận chuyển để tránh đụng tầu. Nhưng cả hai tàu cũng cọ vào nhau làm dẹp một số trụ căng dây an toàn chung quanh tàu Trung cộng và làm rác bè nổi của tàu Trung cộng. Nhờ xáp lại gần, tôi thấy tàu Trung cộng số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tương đương với súng 76.2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12.7 của tàu tôi. Tàu Trung cộng nhỏ hơn tàu tôi nhưng vận chuyển nhanh nhẹn hơn. 

 Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc những ǵ xẩy ra. Sau đó tôi lái tàu ra khỏi ḷng chảo và đổ bộ toán người nhái vào mặt ngoài biển (mặt nam) của đảo Quang Hoà và chiều ngày 18 tháng 1, 1974.

  HQ-16 chỉ ở cách xa bờ một, hai hải lư rồi người nhái thả xuồng cao su có trang bị máy mà chạy vào bờ chứ HQ-16 không thể vào sát bờ được v́ đá ngầm và san hô. Toán người nhái rời tàu chừng non một tiếng th́ gọi máy báo cáo là ở trong bờ bắn ra. Tôi hỏi người liên lạc máy là có thấy người ở trên bờ không và các anh đă lên được bờ chưa ? Họ trả lời là đang lội nước ngang ống chân, c̣n chừng vài chục thước nữa mới tới bờ. Họ cũng cho biết là không thấy người trên bờ. 

Vài phút sau th́ nghe báo cáo là một thiếu úy người nhái bị bắn chết. Họ xin rút lui v́ không thể vào bờ an toàn được. Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc và xin cho người nhái rút lui. Toán người nhái đă trở về lại HQ-16. 

 Chiều ngày 18 tháng 1, 1974, khoảng 6 giờ, Đại tá Ngạc gọi máy cho tôi và ra lệnh cho tôi chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán người nhái lên đảo Quang Hoà. Sau khi Đại tá Ngạc ra lệnh này xong, th́ từ đó về sau tôi không c̣n nghe lệnh lạc ǵ thêm từ Đại tá Ngạc nữa.

 Đến tối ngày 18 tháng 1, 1974 máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung cộng phá rối tần số, không liên lạc được. Tôi không thể gọi Đại tá Ngạc, HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải. Tôi chỉ liên lạc được với HQ-10 bằng máy PRC-45 là loại máy truyền tin xách tay, chỉ liên lạc được trong ṿng 10 hải lư. 

 Sau khi nhận lệnh, tôi nghĩ chỉ c̣n cách đổ bộ toán người nhái vào ban đêm mới may ra lên được đảo, nhưng chưa chắc toán người nhái đă vào trót lọt được v́ có thể tàu Trung cộng theo dơi và liên lạc chỉ điểm cho người của họ trên đảo canh chừng để bắn khi người nhái vào bờ. Ngoài ra thức ăn, nước uống không có, làm sao toán người nhái có thể hoạt động lâu hơn một ngày được, và ít nhất cũng phải có một tiểu đội hay trung đội Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ gần bờ yểm trợ cho toán người nhái khi họ rút lui nếu bị phát hiện hay khi gặp lực lượng địch mạnh hơn. V́ thế, muốn thi hành lệnh của Đại tá Ngạc, tôi nghĩ chỉ c̣n cách là phải tiêu diệt tàu Trung cộng trước rồi mới tính chuyện đổ bộ người nhái lên đảo sau. 

 Lúc này phía Trung cộng xuất hiện thêm hai chiếc tàu nữa cùng loại với chiếc đă có trước. 

 Tôi gọi Thiếu tá Thà HQ-10 và nói ư định của tôi : Đêm nay HQ-16 và HQ-10 ra thật xa đảo, làm tối chiến hạm (không cho ánh sáng lọt ra ngoài) để tàu Trung cộng không biết chúng tôi ở đâu. Sáng mai (19 tháng 1, 1974) sẽ tiến vào ḷng chảo. HQ-16 vào cái “pass” gần đảo Hoàng Sa, HQ-10 vào cái “pass” gần đảo Quang Ḥa (xin xem h́nh 2).

 

 Tôi cũng nói với Thiếu tá Thà là anh cũng như tôi, phải cố gắng hết sức ḿnh. Nếu một trong hai đứa mà loạng quạng, chỉ c̣n lại một, th́ bọn chúng (ba chiếc tàu Trung cộng) xúm lại, ḿnh không thể nào chống nổi.

 

Đêm hôm đó (18 tháng 1, 1974) khoảng nửa đêm, tôi tập họp thủy thủ đoàn HQ-16 để thông báo ngày mai sẽ tiến vào đánh tàu Trung cộng. Tôi cũng nói với Thủy thủ đoàn là tất cả mọi người phải can đảm, cố gắng hết sức ḿnh, ai làm phần việc của ḿnh cũng phải nhanh nhẹn, chính xác mới mong thắng và sống c̣n. Nhất là các ổ súng và toán pḥng tai phải lo chuẩn bị trước, xem xét lại súng ống, đạn dược phải mang từ hầm đạn lên để sẵn ở các ụ súng. Ống nước cứu hỏa phải trải sẵn ra. Máy bôm nước phải sẵn sàng.

 

 Sáng ngày 19 tháng 1, 1974, HQ-16 và HQ-10 tiến vào ḷng chảo như dự định. Tôi gọi máy cho Thiếu tá Thà và nói là chừng nào thấy tôi khai hỏa là phải khai hỏa theo liền.

 

 Khi HQ-16 và HQ-10 vừa qua khỏi hai cái “pass” và vừa tầm súng, tôi quay ngang tàu HQ-16 đưa phía hữu hạm của HQ-16 hướng về ba tàu Trung cộng. Mục đích của tôi là để tận dụng tất cả súng từ mũi ra sau lái (xin xem h́nh 2). Nếu hướng mũi tàu về phía tầu Trung cộng th́ chỉ sử dụng được hỏa lực ở phía trước mũi thôi. Với lợi thế sử dụng tối đa hỏa lực nhưng cũng có cái bất lợi là hứng đạn của địch nhiều hơn. Nhưng v́ tôi đánh phủ đầu tàu Trung cộng nên phải sử dụng tối đa hỏa lực. So với tàu Trung cộng, tàu tôi có đủ loại súng tàu Trung cộng có, ngoài ra c̣n có thêm khẩu 127 ly mà tàu Trung cộng không có. HQ-10 chỉ có hỏa lực ngang bằng tàu Trung cộng.

 

 Khi đang tiến vào ḷng chảo, tôi đă mừng thầm khi thấy ba tàu Trung cộng đều ở trong ḷng chảo, tức là những mục tiêu tốt cho HQ-16 và HQ-10 tác xạ. Nếu chúng ở rải rác, chiếc trong chiếc ngoài ḷng chảo th́ tôi cũng chưa biết tính sao v́ tàu Trung cộng tuy nhỏ nhưng linh động hơn, nếu chúng ra ngoài biển th́ khó bắn trúng hơn v́ nó nhỏ và chạy nhanh, c̣n tàu tôi lại là mục tiêu tốt cho tàu Trung cộng v́ to con nhưng nặng nề, chậm chạp nên dễ lănh đạn hơn. Nhưng nay th́ cả ba tàu địch bị vây trong ḷng chảo v́ hai cái “pass” đă bị HQ-16 và HQ-10 chặn rồi.

 

 Khi đă ở đúng vị trí và vị thế dự định (xin xem h́nh 2), HQ-16 cách HQ-10 chừng một hải lư, và hai tầu HQ-16 và HQ-10 cách ba tàu Trung cộng từ 3 đến 4 hải lư, tôi ra lệnh lần chót : Các ổ súng phải luôn luôn theo dơi mục tiêu, mục tiêu nào thuận lợi th́ bắn mục tiêu đó. Sau khi hỏi tất cả các ổ súng đă sẵn sàng chưa, tôi ra lệnh khai hỏa.

 

 HQ-16 và HQ-10 đứng yên một chỗ (có muốn di động cũng không được v́ chật hẹp) c̣n ba tàu Trung cộng di chuyển loanh quanh sát ṿng cung ḷng chảo gần đảo Duy Mộng và bắn trả chúng tôi.

 

 Tôi hy vọng trong 5, 10 phút là triệt hạ được tàu Trung cộng v́ khai hỏa trước và xử dụng tối đa hỏa lực trong khi tàu Trung cộng bị tấn công bất ngờ v́ ngày hôm trước, tàu tôi bị họ chặn, tôi bỏ đi mà không có ǵ xẩy ra nên họ không ngờ rằng tôi sẽ tấn công họ.

 

Mười phút trôi qua mà chưa thấy tàu Trung cộng hề hấn ǵ, tôi bắt đầu sốt ruột, trong khi đó tôi nghe tiếng lách tách, lép bép trên trời như tiếng pháo bông, giữa tàu tôi và HQ-10 và về phía HQ-10 nhiều hơn. Tôi nghĩ chắc là đạn thời chỉnh tức là đạn tự động nổ mà không cần chạm mục tiêu. Trận chiến vẫn tiếp tục. Chừng khoảng phút thứ 20 hay 30, tôi thấy một tàu Trung cộng bốc khói, một tàu khác có lẽ bị trúng đạn làm hư hệ thống tay lái nên tàu cứ xoay quanh như gà trống chạy ḷng ṿng trước khi đạp mái.

 

 Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nḥm nh́n sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng b́nh CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện ǵ xẩy ra trên HQ-10 v́ không nghe báo cáo ǵ thêm. Tôi đoán chừng v́ Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đă nhẩy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi b́nh thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.

 

Sau đó hầm máy hữu HQ-16 báo cáo trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Nước tràn vào tàu. Trung sĩ điện khí Xuân bị thương. Nhân viên cứu hỏa t́m cách bít lỗ thủng. Chừng vài phút sau, tàu bắt đầu nghiêng. Hầm máy báo cáo lỗ thủng bít không được v́ nước vào quá mạnh, chỗ thủng nằm trong kẹt không có chỗ cho nhân viên cứu hỏa xử dụng đà chống để chặn tấm bố và tấm gỗ bít lỗ thủng. Nước ngập đến đầu gối. Tôi ra lệnh nếu không bít được lỗ thủng th́ đóng nắp hầm máy lại đừng cho nước tràn ra khỏi hầm máy. (Tôi nhớ hầm máy hữu trúng đạn mà trong bài viết của ông Dân th́ lại viết là hầm máy tả !).

 

Tàu chỉ c̣n một máy tả và một máy điện, pḥng vô tuyến liên lạc truyền tin b gián đoạn v́ mất điện. Nhận thấy t́nh thế không thể tiếp tục chiến đấu được nữa, tôi vận chuyển tầu quay trở ra theo cái “pass” để rời ḷng chảo.

 

 Tàu mỗi lúc một nghiêng thêm (trên 10o) và chỉ c̣n một máy nên vận chuyển rất khó khăn. Hầm máy hữu báo cáo nhân viên phải rời hầm máy v́ tàu sắp ch́m.

 

 Thấy độ nghiêng của tàu đến mức gần hết độ an toàn, có thể tàu sẽ lật nên tôi ra lệnh : Toàn thể nhân viên vào nhiệm sở đào thoát v́ sợ họ không c̣n th́ giờ đào thoát kịp. Ra lệnh xong, tôi nắm lấy tay lái tiếp tục lái thay cho nhân viên ra nhiệm sở.

 

Trong khi tôi đang lái th́ Đại úy Hiệp, cơ khí trưởng, chạy lên đài chỉ huy, nói với tôi : “V́ sao Hạm trưởng cho nhiệm sở đào thoát ? Tôi đang ráng làm cân bằng tàu”. Tôi nói là tàu mỗi lúc một nghiêng thêm, không biết sẽ lật ch́m lúc nào nên phải chuẩn bị đào thoát.

 

 Lúc này tàu nghiêng đă đến độ băo ḥa (không nghiêng thêm nữa) v́ nước đă vào đầy hầm máy. Tôi cho giải tán nhiệm sở đào thoát và vào lại nhiệm sở tác chiến. Lúc này ở đài chỉ huy có Trung úy Đoàn Viết Ất, tôi nói với Trung út Ất : “Tàu nghiêng như thế này, khó mà lái ra biển an toàn được, chắc tôi phải ủi tàu vào đảo khí tượng (đảo Hoàng Sa) để cố thủ và chờ HQ-4, HQ-5 tiếp viện”.

 

Trung úy Ất nói với tôi : “Xin Hạm trưởng đừng ủi tàu vào đảo khí tượng. Ḿnh sẽ bị Trung cộng bắt làm tù binh. Làm tù binh Trung cộng th́ kể như chết rục xương trong tù, không c̣n thấy cha mẹ, vợ con, quê hương xứ sở. Xim Hạm trưởng cứ lái ra biển. Tàu có ch́m th́ đào thoát vẫn c̣n cơ may sống sót. Nếu chết th́ chết trên biển vẫn sướng hơn”.

 

Bây giờ viết lại câu nói này của Trung úy Ất, tôi vẫn c̣n xúc động đến chảy nước mắt. Nghe Trung úy Ất nói, tôi suy nghĩ thêm : Nếu tôi cứ ủi vào đảo khí tượng th́ cũng không thể nào ủi sát vào bờ được v́ gần bờ đá ngầm rất nhiều. Nếu ủi, tàu sẽ mắc cạn, lườn tàu sẽ bị đá ngầm rạch nát, nước sẽ vào thêm, tàu sẽ hoàn toàn tê liệt mà thủy thủ đoàn cũng không thể nào lên đảo được. Do đó tôi tiếp tục lái tàu ra khỏi “pass”, đồng thời ra lệnh nhân viên hướng súng về đằng sau và về phía quần đảo Hoàng Sa canh chừng tàu Trung cộng truy kích theo.

 

 Khi rời Hoàng Sa, tôi hết sức ân hận đă bỏ lại trên đảo một toán nhân viên 8 người do Trung úy Liêm chỉ huy khi có lệnh đưa nhân viên lên giữ đảo. Trung úy Liêm và toán nhân viên sau đó đă mạo hiểm vượt biển bằng bè v́ không muốn Trung cộng bắt làm tù binh. Sau hơn mười ngày lênh đênh trên biển, bè trôi về tận ngoài khơi Qui Nhơn, được ngư phủ cứu và được đưa vào bệnh viện Qui Nhơn cấp cứu. Họ vượt biển mà không chuẩn bị thức ăn nước uống nên Hạ sĩ Quản kho Nguyễn Văn Duyên đă chết v́ kiệt sức khi đưa vào Qui Nhơn.

 

 Ra khỏi “pass”, tôi hướng tàu về Đà Nẵng, lúc này khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 19 tháng 1, 1974. Tàu chỉ c̣n một máy và nghiêng nên chạy chậm. Khi trời bắt đầu tối, tàu cách Hoàng Sa chừng 15 hải lư. Lúc này tôi mới thở ra nhẹ nhơm v́ chắc tàu Trung cộng cũng bị thương tích cả người lẫn tàu nên không truy kích tàu tôi.

 

 Bây giờ mối lo khác lại đến với tôi là tàu có thể lật ch́m bất cứ lúc nào nếu có sóng chếch xuôi rất dễ làm tàu lật. Tôi cho nhân viên chuẩn bị các bè nổi, xem xét lại cách xử dụng để khi hữu sự th́ làm cho nhanh chứ khi tàu lật th́ không có th́ giờ mà ṃ mẫm.

 

 Lúc này hệ thống truyền tin vừa được sửa chữa xong. Nhân viên vô tuyến báo cáo t́nh trạng chiến hạm về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải nhưng không thấy HQ-5, HQ-4 lên tiếng.

 

 Một tin làm bàng hoàng mọi người trên chiến hạm là Trung sĩ Điện khí Xuân trút hơi thở cuối cùng v́ vết thương quá nặng mà không được săn sóc đúng mức.

 

Đại úy Hiệp mang họa đồ chiến hạm các khoang hầm trên tàu lên đài chỉ huy và cho tôi biết đă làm cân bằng tàu bằng cách bơm nước và dầu từ hầm này sang hầm khác và dồn về phía tả hạm, nhưng tàu cũng không bớt nghiêng bao nhiêu. Đại úy Hiệp nói : “Bây giờ chỉ c̣n cách bơm xả nước ngọt và dầu ra biển may ra mới làm tàu bớt nghiêng”. Xả nước ngọt và dầu ra biển th́ tôi rất ngại mà cũng không biết chắc là khi xả xong th́ t́nh trạng có khá hơn không hay lại tệ hơn v́ phải biết trọng tâm con tàu trước và sau khi xả nằm ở đâu rồi mới dám làm.

 

 Học môn lư thuyết thuyền bè trong trường Hải quân nhưng ra trường lâu ngày và gặp lúc hữu sự, lại không c̣n nhớ cách tính trọng tâm con tàu nên tôi không dám bảo Đại úy Hiệp làm và giữ nguyên t́nh trạng như vậy mà chạy về Đà Nẵng. Cũng may nhờ biển rất êm nên không có ǵ xẩy ra.

 

 Sáng 20 tháng 1, 1974 khoảng 7 – 8 giờ, tàu vào vịnh Tiên Sa Đà Nẵng nhưng tôi không vận chuyển cặp cầu được. Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải phải xin tàu ḍng từ Ty Thương Cảng Đà Nẵng, kẹp ngang hông HQ-16 mà cặp cầu quân cảng Đà Nẵng.

 

 Cặp cầu xong, Thủy xưởng Đà Nẵng sang bơm dầu, nước ngọt ra, làm nhẹ tàu cho tàu nổi lên rồi t́m cách bít tạm lỗ thủng dưới nước (do người nhái lặn xuống nước mà bít, tôi nhớ như vậy không biết có đúng không ?). Sau đó bơm nước ngập hầm máy ra và hàn lại lỗ thủng ở hầm máy.

 

 Ngày hôm sau, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải xin toán tháo gỡ đạn dược từ Quân Đoàn I sang để tháo gỡ viên đạn c̣n nằm lại trên tàu. Viên đạn được bắn ṿng cầu, rơi xuống nước gần HQ-16, do tốc độ của viên đạn nên khi xuống nước gặp sức cản của nước, viên đạn không đi thẳng xuống nước mà bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tầu HQ-16 dưới mặt nước. Viên đạn vẫn c̣n tốc độ di chuyển, xướt qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó. May là viên đạn không nổ, chứ nổ th́ HQ-16 có thể ch́m tại chỗ !

 

Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết là viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.

 

 Sau khi sửa chữa xong, sơn phết lại, làm sạch sẽ, chiến hạm HQ-16 được lệnh về Sài G̣n làm lễ tiếp đón chiến hạm trở về từ Hoàng Sa. Phần thượng tầng kiến trúc của chiến hạm bị lỗ chỗ các lỗ thủng do đạn 40 ly và 20 ly bắn vào vẫn để y nguyên, mục đích cho dân chúng Sài G̣n ai ṭ ṃ muốn xem chiến hạm dự trận Hoàng Sa về ra sao, khi lên tàu xem sẽ thấy được dấu tích c̣n để lại trên tàu. Tàu cặp cầu B ở bến Bạch Đằng.

 

 Trong buổi lễ tiếp đón, tôi cùng 4 – 5 nhân viên được Tư lệnh Hải quân gắn huy chương. Sau buổi lễ dân Sài g̣n được lên xem tàu. Và phóng viên BBC là ông Tôn Thất Kỳ phỏng vấn tôi. Ông hỏi tôi có thấy máy bay phản lực Trung cộng dự chiến trong trận Hoàng Sa không ? Tôi trả lời là tôi không thấy.

 

 Ngày hôm sau, Khối Chiến Tranh Chính trị Bộ Tư Lệnh Hải Quân (lúc đó Đại tá Trần Văn Triết làm Trưởng khối th́ phải), phái một thiếu úy hay trung úy (mà tôi không nhớ tên hay cấp bậc), xuống HQ-16. Anh ta nói với tôi : “Tại sao Hạm trưởng trả lời phỏng vấn đài BBC là không thấy phản lực cơ Trung cộng ?”.

 

Tôi trả lời vị sĩ quan đó : “Anh về nói lại trên Bộ Tư Lệnh là tôi không thấy nên tôi trả lời không có. Nếu Bộ Tư Lệnh muốn tôi nói th́ phải báo trước cho tôi biết”.

 

Tôi nghĩ nguồn tin này do Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải quân nên Bộ Tư Lệnh Hải quân muốn tôi trả lời phỏng vấn cho phù hợp với nguồn tin. Cũng như Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân : HQ-16 và HQ-10 mất tích.

 

 Lúc HQ-16 về Sài G̣n, tôi nghe nói lại (không biết có đúng không) là khi nhận được tin HQ-16, HQ-10 mất tích, Đại tá Vơ Sum, Trưởng khối Truyền tin Hải quân, đă dùng con lắc (một loại dụng cụ cảm ứng) để xem thử HQ-16 c̣n hay mất. Tôi không nghe nói kết qủa của việc dùng con lắc này.

 

 Sau khi tŕnh bầy chi tiết những ǵ xẩy ra trong trận Hoàng Sa, tôi xin nêu lên những nhận xét của tôi về trận chiến này :

 

 1.- Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dơi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều xử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 lại không xung trận.

 

 Lúc trước, Sở Pḥng vệ Duyên Hải ở Đà Nẵng có loại tàu PT chuyên đi bắn phá phía bắc vĩ tuyến 17 là loại chiến hạm thích hợp với trận chiến Hoàng Sa. Nhưng tôi nghe nói Hoa Kỳ đă thu hồi lại loại tàu này khi họ rút quân khỏi Việt Nam, trước ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra.

 

 2.- Không có kế hoạch hành quân. Kể từ khi có mặt ở Hoàng Sa, tôi chỉ biết một lệnh duy nhất từ Đại tá Ngạc qua máy âm thoại, chỉ định tôi chỉ huy HQ-10 và có nhiệm vụ phải đổ bộ toán người nhái, mà trong bài viết của ông, ông gọi là Biệt Đội Hải Kích, lên đảo Quang Ḥa bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra tôi không biết ǵ về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ.

 

Gần đây, đọc bài “Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc, tôi mới biết là ông chia 4 chiến hạm thành hai phân đoàn :

 

 · Phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5 (đại tá Ngạc ở trên HQ-5), do Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy là nỗ lực chính.

 · Phân đoàn II gồm HQ-16 và HQ-10 do Hạm trưởng HQ-16 chỉ huy là nỗ lực phụ.

 

Nội việc chỉ định Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy phân đoàn I là sai nguyên tắc chỉ huy, v́ Đại tá Ngạc ở trên HQ-5, như vậy th́ Hạm trưởng HQ-4 (Trung tá Vũ Hữu San) chỉ huy luôn cả Đại tá Ngạc sao? Đại tá Ngạc là người chỉ huy trận chiến th́ phải kiêm luôn chỉ huy Phân đoàn I mới đúng. Suốt trận chiến, HQ-4 và HQ-5 làm ǵ tôi không được biết. Và cho đến lúc rời Hoàng Sa về Đà Nẵng, tôi chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 đâu.

 

 Sau trận chiến, tôi thấy phải đổi lại Phân đoàn I (gồm HQ-4 và HQ-5) là nỗ lực phụ. Phân đoàn II (gồm HQ-16 và HQ-10) là nỗ lực chính mới đúng v́ Phân đoàn II trực chiến với tàu Trung cộng trong ḷng chảo trong khi Phân đoàn I chỉ ở bên ngoài “wait and see”. Và v́ qúa lo sợ Trung cộng nên tin chắc thế nào Phân đoàn II cũng bị đánh ch́m, Đại tá Ngạc mới ra lệnh HQ-5 bắn vào ḷng chảo 5 – 7 phát trước khi rút lui. Tôi không trách HQ-4 và HQ-5 v́ họ chịu sự điều động của Đại tá Ngạc.

 

 V́ không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung cộng phá rối không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế.

 

3.- Muốn thanh toán quân Trung cộng trên đảo (tôi nghĩ không nhiều chừng 1 tiểu đội) mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 người th́ khó mà thành công. Phải có 1, 2 tiểu đội Thủy Quân Lục Chiến tăng cường yểm trợ mới được. Cần thêm xuồng cao su để đổ bộ quân, tiếp tế lương thực nước uống và vật dụng.

 

 4.- Ra lệnh đưa quân lên giữ đảo mà không cung cấp lương thực, nước uống đầy đủ. Thủy thủ đoàn không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ, chỉ có súng cá nhân và một ít đạn bắn chừng nửa tiếng là hết, làm sao giữ được đảo. Nếu chiến hạm bận tác chiến hay bị thiệt hại th́ số quân nhân đưa lên đảo phải bị bỏ rơi như trường hợp HQ-16. Đúng là lệnh lạc kiểu mang con bỏ chợ. Phải có kế hoạch đưa bộ binh hay Thủy quân Lục chiến giữ đảo và phải có kế hoạch tiếp tế.

 

5.- Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương th́ khó mà sống sót.

 

 6.- Trận chiến Hoàng Sa rất giản dị, chẳng có chiến thuật ǵ rắc rối, phức tạp cả. Tôi chỉ khai thác sơ hở của ba chiến hạm Trung cộng tập trung một chỗ trong ḷng chảo để tấn công. Nếu thủy thủ đoàn HQ-16 và HQ-10 có kinh nghiệm tác xạ, HQ-16 không bị trúng đạn của HQ-5 và Hạm trưởng HQ-10 không bị thương th́ chắc chắn ba tàu Trung cộng phải bị đánh ch́m. Tôi c̣n nghi vấn về Hạm trưởng HQ-10 bị thương là do đạn thời chỉnh của Trung cộng hay của HQ-5, HQ-4 ?

 

 7.- Sau trận chiến, Bộ Tư Lệnh Hải Quân hay ít nữa là Bộ Tư Lệnh Hạm đội cần có một buổi hội gồm các cấp chỉ huy các đơn vị tham dự trận chiến để mỗi người tŕnh bầy những hoạt động của đơn vị ḿnh, nói lên những nhận xét để rút kinh nghiệm học hỏi, cùng những đề nghị nếu được áp dụng th́ trận chiến sẽ có kết qủa tốt hơn để mọi người cùng thảo luận. Đằng này mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn.

 

 Bài viết của tôi đến đây xem như đă tŕnh bầy xong trận chiến Hoàng Sa, nhưng cũng xin nối tiếp thêm về bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Hà Văn Ngạc.

 

 Toàn bài viết của Đại tá Ngạc từ đầu đến cuối là sai sự thật. Những điều ông nói khó mà kiểm chứng. Chỉ những người ở trên HQ-16, HQ-5, HQ-4 và HQ-10 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra. Tôi chỉ nêu lên một số chi tiết mà tôi thấy vô lư hoặc có liên hệ đến tôi mà sai sự thật.

 

 Ông viết : “Bất thần về phía đông vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa chừng 8 đến 10 hải lư, xuất hiện một chiến hạm của Trung cộng loại có trang bị mỗi bên một giàn phóng kép hoả tiễn loại hải – hải đang tiến vào vùng giao tranh”. Cách xa chừng 8 đến 10 hải lư khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn. Chỉ tưởng tượng thôi!

 

 Sau đó cũng chẳng thấy ông nói chiến hạm Trung cộng này làm ǵ. Ngoài ra, ông c̣n lo sợ cả phản lực cơ và tiềm thủy đĩnh Trung cộng. V́ quá lo sợ nên không c̣n tinh thần để chiến đấu nữa ! Ông Ngạc viết : “Khoảng 7:00 sáng ngày 20 tháng 1, 1974 th́ hai chiến hạm Phân đoàn I về tới căn cứ an toàn. Tuần dương hạm HQ-16 cũng đă về bến trước đó ít lâu…”. Sự thực, sáng ngày 20 tháng 11, 1974, HQ-16 về đến quân cảng Đà Nẵng và sau đó chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 ở Đà Nẵng. Chỉ một ḿnh tôi lên tŕnh diện Tư Lệnh Phó Hải Quân trong Pḥng hội của Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải để trả lời những câu hỏi liên quan đến tổn thất giữa địch và ta trong trận chiến.

 

 Ông Ngạc viết : “Sau khi di tản các chiến sĩ thương vong và tử vong lên căn cứ th́ chỉ có ba vị Đô đốc cùng Hải Quân Đại tá Nguyễn Viết Tân, Chỉ huy trưởng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải lên Tuần dương hạm HQ-5 và vào pḥng Hạm trưởng để dự cuộc thuyết tŕnh về trận đánh. Ba vị Hạm trưởng (HQ-5, HQ-16 và HQ-4 – ghi chú của người viết) đều có mặt để tŕnh bầy chi tiết về chiến hạm của ḿnh v.v…”.

 

Tôi (Hạm trưởng HQ-16) đâu có mặt trên HQ-5 như Đại tá Ngạc viết.

 

 Trong bài của ông có viết HQ-4, HQ-5 bị trúng đạn, thiệt hại khá nhiều, định chạy về Subic Bay Phi Luật Tân để xin Hoa Kỳ sửa chữa. Sao không chạy về Sài g̣n cho gần mà lại chạy sang Subic Bay đă xa mà chắc ǵ Hoa Kỳ chịu sửa chữa.

 

 Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. V́ thế cho nên chỉ một ḿnh HQ-16 được tiếp đón ở Sài G̣n và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5.

 

 Trong bài viết “Biển Đông Dậy Sóng” của ông Trần B́nh Nam, có câu : “Đại tá Ngạc biết có một cái ǵ đó sau lưng trận đánh nên đă dè dặt đôi lời trước khi viết rằng vân vân…”. Cái ǵ sau lưng đó, nay được ông Trần B́nh Nam nói ra : Đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger mà nội dung ghi lại trong cuốn hồi kư chính trị “Years of Upheaval” và được ông Trần B́nh Nam trích ra trong bài viết của ông ta. Đại khái là Hoa Kỳ bắt tay với Trung cộng để chống lại Nga sô và qua một vài câu dẫn chứng, ông Trần B́nh Nam kết luận có lẽ có sự thoả thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam cộng ḥa.

 

 Ông Trần B́nh Nam viết : “Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ bộ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels và vân vân…”.

 

Phần tiếp theo của đoạn này chỉ dựa vào những chi tiết sai sự thật trong bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc. Như trước ngày trận chiến xẩy ra, quân Trung cộng đă chịu rời đảo mà họ đă chiếm khi có quân từ các chiến hạm Việt Nam đổ bộ chiếm lại đảo (Trung cộng chỉ chiếm một đảo duy nhất là đảo Quang Ḥa. C̣n quân từ các chiến hạm chỉ đổ bộ lên các đảo không có quân Trung cộng như Ạ đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc. Toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Ḥa nhưng bị bắn phải rút ra – lời người viết).

 

 Những điều ông Trần B́nh Nam viết chỉ là những phỏng đoán, chẳng có ǵ chứng tỏ được Hoa Kỳ ngầm thoả thuận cho Trung quốc chiếm Hoàng Sa. Ngược lại, theo nhận xét của tôi, khi dự trận chiến Hoàng Sa, tôi thấy Trung cộng rất dè dặt trong việc xâm chiếm Hoàng Sa. Trước sau họ chỉ đưa ra vỏn vẹn có ba chiến hạm không thuộc loại tối tân, có thể v́ họ ngần ngại có sự can thiệp của Hoa Kỳ. Họ không đưa ra một lực lượng hùng hậu để đánh chiếm Hoàng Sa v́ sợ nếu Hoa Kỳ phản ứng th́ sẽ thành lớn chuyện khó xử. Ngoài ra họ c̣n sợ dư luận thế giới nữa.

 

 Ông Trần B́nh Nam nói, nhờ Hoa Kỳ can thiệp nên Trung cộng đă nhanh chóng trao trả (qua ngả Hồng Kông) số quân nhân và dân chính trên đảo Hoàng Sa cùng một số ít thủy thủ đoàn của HQ-10 c̣n sống sót. Tôi không chắc có phải do Hoa Kỳ can thiệp không. Theo tôi, Trung cộng đă chiếm được đảo Hoàng Sa rồi th́ sá ǵ mấy chục mạng người mà không trao trả. Giữ để làm ǵ ? Không cần Hoa Kỳ can thiệp họ cũng tự động dàn xếp để trao trả, vừa được tiếng nhân đạo vừa xoa dịu sự công phẫn của dân chúng Miền Nam Việt Nam và có thể của cả dư luận thế giới nữa.

 

 Có sự bắt tay giữa Hoa Kỳ và Trung cộng để hai bên rảnh tay chống lại Nga sô nhưng không chắc có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung cộng chiếm Hoàng Sa. Có thể một trong những lư do Trung cộng chiếm Hoàng Sa là để thăm ḍ mức độ hợp tác giữa Hoa Kỳ cà Trung cộng sau khi đă ngầm bắt tay nhau. Trung cộng chỉ cần đưa tới Hoàng Sa ba chiến hạm để thăm ḍ vừa Hoa Kỳ vừa Việt Nam cộng ḥa.

 

 Nếu Việt Nam cộng ḥa sợ oai hùm của anh khổng lồ mà tháo lui th́ họ không c̣n ǵ mong đợi hơn nữa. C̣n nếu VNCH tận lực bảo vệ và đánh thắng th́ họ sẽ chờ lúc khác, chắc cũng không lâu, nếu Hoa Kỳ không tỏ thái độ trong lần này. C̣n giả thử nếu có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung cộng chiếm Hoàng Sa đi nữa th́ con dân nước Việt chúng ta có đánh hay không ?

 

 Nếu có ai hỏi Đại tá Ngạc hay ông Trần B́nh Nam là những người thức thời, nh́n xa hiểu rộng, th́ tôi chắc hai người này sẽ dơng dạc công khai tuyên bố : “phải đánh”. C̣n đánh như thế nào, đồng tâm hiệp lực mà đánh hay đánh chiếu lệ, nửa nạc nửa mỡ, xem đồng đội như vật hy sinh, th́ cái đó không phải là chuyện công khai…

 

Lê Văn Thự

 

Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa

 (Trích báo Thời Luận – Los Angeles – 3/2004)

Hải Chiến Hoàng Sa -

Hạm Trưởng HQ-16 Trả Lời Dứt Điểm Các Lời Chỉ Trích

Lê Văn Thự

http://sachhiem.net/LICHSU/L/LevanThu01.php

 

 

  07-Feb-2014

 

LTS: Chuyện dài hải chiến ở Hoàng Sa năm 1974 có vẻ như càng ngày càng mở ra nhiều mê lộ. Nhưng ít nhất nó chứng minh được rằng các vị chỉ huy của VNCH không hề nắm vững t́nh thế, rằng quân đội miền Nam không làm chủ được chính ḿnh. Những lời nói thật, như bài thứ nhất của cựu hạm trưởng tàu HQ-16 Lê văn Thự đă lật tẩy những người đă t́m cách tự tạo hào quang cho ḿnh mấy chục năm qua. Và đương nhiên, lư lẽ của sự thật lúc nào cũng vững chắc hơn những lư luận để bảo vệ cho cái ǵ khác hơn sự thật. Bài thứ hai của cựu Trung Tá Lê Văn Thự được chép sau đây là bài trả lời dứt điểm các phản hồi đó. Nói theo tựa đề của trang doi-mat.vn, "Thuyền trưởng HQ16 bẻ găy các lời chỉ trích của đồng đội." Khi đăng bài này, trang mạng Hoangsa.org cũng nhận định: Sau khi có nhiều ư kiến phản đối, ông Lê Văn Thự đă đăng tiếp bài viết thứ 2 (SH: 1/6/04) cũng trên Calitoday để đưa ra lập luận phản bác. Sau khi bài thứ 2 này được đăng, cho đến nay mặc dù đă qua thời gian khá lâu (SH: từ 1/6/04 đến 1-12-2007), những người trong cuộc vẫn chưa thêm ư kiến nào khả dĩ để bác bỏ được những ǵ ông Thự đă viết trước đó. (SH)

 

 

 

HQ-16 được đón tiếp tại Sài G̣n

 

Lời ṭa soạn: Trong thời gian qua, calitoday.com có đăng bài "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa" của ông Lê văn Thự. Nhiều ư kiến đă tham gia bàn luận, đồng ư cũng có và phản đối cũng có. Nay, Cali Today vưà nhận được bài trả lời của ông Lê văn Thự. Xin trân trọng giới thiệu với qúy độc giả trong nỗ lực t́m kiếm sự thật cho lịch sử VN.

 

-- oo0oo --

 

Calitoday, 1/6/04

 

Lê Văn Thự

Kính qúi độc giả,

Sau khi bài viết "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa" của tôi được đưa lên website Calitoday, nhiều độc giả góp ư trên mạng này, trong đó đồng ư cũng có mà chỉ trích cũng có. Tôi nghĩ đó là chuyện thường t́nh, nhưng tôi cũng xin phép được trả lời một vài độc giả đă buộc tội tôi, trong số này có cựu Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn là người trong cuộc - ông Toàn có mặt trên HQ5 là chiến hạm đă dự trận Hoàng Sa - và ông Hoàng văn Tâm mà tôi chắc cũng là một cựu HQ tuy ông không nói ra.

Những ư kiến của hai ông này nếu tôi không trả lời th́ có thể gây ảnh hưởng sai lạc hay tạo nghi vấn nơi độc giả khi đọc bài viết cuả tôi. Trước khi trả lời thẳng vào những điểm ông Toàn và ông Tâm chỉ trích tôi, tôi xin nói rộng ra một chút về những ǵ liên quan đến trận chiến Hoàng Sa để quí độc giả hiểu rơ vấn đề hơn.

 

(SH: Những lời phản hồi sau đây do trang nhà http://www.doi-mat.vn/ chụp lại)

 

http://2.bp.blogspot.com/-D6L4bhgaWm4/UuVRyrxrv0I/AAAAAAAAIQA/Ua94jsQLF9I/s1600/Comment_Le-Van-Thu.jpg

 

 1. Trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra cách đây 30 năm ở giữa biển khơi nên không ai có thể biết để kiểm chứng những ǵ tôi hay các người khác có dự trận hải chiến Hoàng Sa viết ra, ngoại trừ những người trong cuộc. Nhưng những người trong cuộc một số hoặc v́ không đủ điều kiện hoặc v́ ngại ngùng không muốn lên tiếng để nói lên sự thật, một số khác th́ v́ lư do này hay lư do khác lại muốn che dấu sự thật bằng cách nói khác đi, do đó nếu độc giả chỉ đọc một vài ư kiến nêu lên trong mục góp ư của mạng này th́ khó mà biết đâu là sự thật.

Muốn biết rơ về trận hải chiến Hoàng Sa phải t́m đọc tất cả các bài viết liên hệ rồi phân tích, so sánh mới may ra thấy được đâu là sự thật. Chưa kể là phải sưu tầm thêm tài liệu của Bộ Tư Lệnh Hải Quân VN Cộng Ḥa (BTL/HQ/VNCH) cũng như từ phía Trung Cộng có liên quan đến trận hải chiến Hoàng Sa. Công việc này đ̣i hỏi chuyên môn và chỉ dành cho những nhà nghiên cứu.

Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 tôi nghĩ là một thất bại trước mắt mọi người trong nước lúc đó (trong cũng như ngoài Hải Quân) v́ đă không giữ được đảo Hoàng Sa, chứ không phải là một chiến thắng như một số người trong Hải Quân đang huênh hoang lúc này ở hải ngoại. Dân chúng Miền Nam th́ rộng lượng chấp nhận thất bại v́ cho rằng VN Cộng Ḥa qúa yếu so vơí Trung Quốc nên dư luận qua báo chí thời đó không hề chỉ trích hay lên án Hải Quân VN đă để mất Hoàng Sa, c̣n trong nội bộ Hải Quân tôi đoán đa số cảm thấy không có ǵ để hănh diện, không thỏa măn và nghi ngờ tinh thần chiến đấu của các cấp chỉ huy trong trận chiến Hoàng Sa mặc dầu họ không biết sự thật như thế nào.

 

2.  Tôi xin trích đoạn từ bài viết "Tường Thuật Trận Hải Chiến Hoàng Sa" của Đại Tá Hà văn Ngạc (page 21 of 33) để quí độc giả thấy phản ứng của vị Tư Lệnh Hải Quân VNCH đối với cấp chỉ huy trận chiến Hoàng Sa.

Đại Tá Ngạc viết: "Vào khoảng 01:00 giờ trưa (ngày 19/1/74), hai chiến hạm HQ4 và HQ5 đă cách Hoàng Sa chừng 10 hải lư, trời nắng và quang đăng. Tư Lệnh HQ đích thân ra lệnh cho cả hai chiến hạm trở lại Hoàng Sa và đánh ch́m nếu cần, tôi nhận được giọng nói của Đô Đốc. Lệnh được thi hành nghiêm chỉnh ngay tức khắc. Sau khi liên lạc vô tuyến siêu tần số được điều ḥa trở lại th́ mọi báo cáo chi tiết về tổn thất và t́nh trạng lúc bấy giờ của hai chiến hạm được chuyển đầy đủ. Trên Tuần Dương Hạm HQ5 tôi cũng được thông báo về Tuần Dương Hạm HQ16 được Tuần Dương Hạm HQ6 tới hộ tống về Căn Cứ Hải Quân Đà Nẳng.

Đến khoảng 2:30 chiều , khi cả hai chiến hạm đang trở về Hoàng Sa, quá ngang Ḥn Tri Tôn, nghĩa là cách đảo Hoàng Sa chừng 1 giờ rưỡi hải hành nữa (tức là cách Hoàng Sa chừng 22 hải lư nếu chạy với vận tốc 15 hải lư/giờ:ghi chú của người viết) th́ hai chiến hạm được phản lệnh trở về Đà Nẳng."

Tại sao Tư Lệnh Hải Quân(TLHQ) đích thân ra lệnh cho cả hai chiến hạm HQ4 và HQ5 quay trở lại Hoàng Sa?

Tôi đoán là TLHQ sau khi nghe Đại Tá Ngạc báo cáo có phản lực cơ và chiến hạm trang bị hỏa tiễn của Trung Cộng xuất hiện để có lư do rút lui, đă không tin những ǵ Đại Tá Ngạc báo cáo nên mơí bắt Đại Tá Ngạc quay trở lại Hoàng Sa.

Nhưng tại sao một giờ rưỡi sau, TLHQ lại ra phản lệnh cho phép Đại Tá Ngạc và HQ4, HQ5 trở về Đà Nẳng?

Tôi đoán là v́ TLHQ cảm thấy bất lực trước một cấp chỉ huy tỏ ra tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ ở giữa biển mà ông không thể nào kiểm soát được. Nếu đă sợ mà rút lui th́ khi bắt quay trở lại: hoặc Đại Tá Ngạc có thể cho HQ4, HQ5 lềnh bềnh giữa biển mà vẫn báo cáo là đang tiến về Hoàng Sa như trích đoạn bài viết của Đại Tá Ngạc ở trên cho thấy lúc 1:00 giờ cách Hoàng Sa 10 hải lư; lúc 2:30 giờ lại cách Hoàng Sa 22 Hải lư. Như vậy là đi thụt lùi chứ đâu có tiến về Hoàng Sa như Đại Tá Ngạc viết? Có thể vị trí thật sự của HQ4, HQ5 ở các thời điểm nêu trong bài viết của Đại Tá Ngạc c̣n ở xa đảo Hoàng Sa hơn nữa - hoặc Đại Tá Ngạc viện dẫn lư do trở ngại kỹ thuật (như HQ4 hay HQ5 hư máy chánh chẳng hạn) để không thể thi hành lệnh được nữa.

 

C̣n nếu có ra lệnh bắt đánh đến ch́m th́ Đại Tá Ngạc và HQ4, HQ5 cũng không thể thắng được địch. Không có tinh thần chiến đấu th́ làm sao thắng? Do đó theo suy đoán của tôi, TLHQ nghĩ rằng tốt hơn là cho họ trở về để đỡ tổn thất thêm hai chiến hạm mà chẳng mang lại lợi ích ǵ.

3.  Sau trận chiến Hoàng Sa, BTL/HQ/VNCH có báo cáo lên Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội VN Cộng Ḥa (BTTM/QĐ/VNCH) th́ tôi chắc BTL/HQ ở trong cái thế phải che dấu sự thật và phải báo cáo là cả 4 chiến hạm (HQ4, HQ5, HQ10, và HQ16) đă tận lực chiến đấu và chiến hạm nào cũng bị thiệt hại không nhiều th́ ít, riêng HQ10 bị ch́m. Hải Quân VNCH đă nỗ lực bảo vệ Hoàng Sa nhưng không thể thắng được một địch quân hùng hậu và tối tân hơn.

C̣n nếu báo cáo HQ4, HQ5 vô sự th́ có êm xuôi không? Sau trận chiến tôi nghe nói BTL/HQ có thành lập ủy Ban Điều Tra trận chiến Hoàng Sa (do HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê điều khiển th́ phải) nhưng tôi chưa bao giờ được ai hỏi một câu hỏi nào!

Tôi nghĩ BTL/HQ muốn che dấu sự thật nên khi phóng viên đài BBC phỏng vấn, hỏi tôi có phản lực cơ Trung Cộng xuất hiện trong trận chiến không? Tôi trả lời không có th́ ngày hôm sau BTL/HQ phái một sĩ quan xuống HQ16 chỉnh tôi về câu trả lời của tôi.

Tuy BTL/HQ che dấu sự thật nhưng trong nội bộ Hải Quân, BTL/HQ đă đánh giá đúng thành tích chiến đấu của các đơn vị dự trận Hoàng Sa khi chỉ tiếp đón và ban huy chương cho một ḿnh Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ16.

Cũng chính v́ sự che dấu này mà mọi chuyện không rơ trắng đen nên bây giờ ra hải ngoại, ai muốn viết sao về trận Hoàng Sa cũng được, kể cả viết sai sự thật, miễn người viết đề cao Hải Quân.

4.  Sau khi tŕnh bày những nhận xét của tôi về t́nh h́nh bên ngoài và bên trong Hải Quân đối với trận chiến Hoàng Sa vào thời điểm đó; tôi xin trả lời những điểm ông cựu HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn chỉ trích tôi.

Trước hết tôi xin trích đoạn bài viết của Đ/Tá Ngạc (page 10 of 33) nói về nhiệm vụ của Thiếu Tá Toàn như sau:

"...Ngoài ra vị Tư Lệnh HQ Vùng (Vùng I Duyên Hải ) c̣n tăng phái cho tôi HQ Thiếu Tá Toàn (ghi chú của Trần Đỗ Cẩm: HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn, Khóa 11 SQHQ/Nha Trang) mà tôi chưa biết khả năng nên trong suốt thời gian tăng phái tôi chỉ trao nhiệm vụ giữ liên lạc với các Bộ Tư Lệnh cho vị sĩ quan nàỵ"

Ông Toàn được tăng phái cho Đ/Tá Ngạc chứ không phục vụ trên HQ5 như ông ta nói. Ông Toàn viết trong mục góp ư của Calitoday.com ngày Apr.20,2004:

"...tôi là một trong các nhân viên trên chiến hạm HQ5 bị thương tích và tôi được biết với các tài liệu c̣n lưu giữ tại Hoa Kỳ bởi các giới chức Hải Quân VN liên hệ đến cuộc chiến, cho biết HQ4, HQ5 bị đạn từ hơn 30 đến 50 vết đạn lớn, không kể rất nhiều vết đạn nhỏ khác, kết quả này do tài liệu của Hải Quân Công Xưởng VNCH kiểm chứng thiệt hại các chiến hạm sau trận chiến..."

Ông Toàn nói ông bị thương nhưng ông có được chiến thương bội tinh không? Mà bất cứ quân nhân nào dự trận bị thương cũng đương nhiên được cấp. Lúc c̣n ở trong nước, tôi và có lẽ nhiều HQ khác không nghe nhân viên HQ4, HQ5 bị thương hay chết trong trận Hoàng Sa cũng như HQ4, HQ5 bị trúng đạn như ông nói. Nếu có th́ tại sao HQ4, HQ5 không được tiếp đón và ban huy chương mà chỉ một ḿnh HQ16 được thôi?

Ông Toàn cũng biết là sau khi bài viết "Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa" của tôi đăng trên Thời Luận trong đó có nói HQ4, HQ5 chẳng bị trầy một vết sơn nào cả th́ Hội Đồng Hải Sử (HĐHS) gồm hai vị cựu Đại Tá HQ đă lên tiếng chỉ trích tôi y hệt ông Toàn chỉ trích và c̣n nói thêm là một trong hai vị Đại Tá có mang theo ra hải ngoại đầy đủ phúc tŕnh của BTL/HQ lên BTTM về trận Hoàng Sa cũng như phúc tŕnh kiểm chứng thiệt hại của Hải Quân Công Xưởng về HQ4, HQ5, nhưng khi một số cựu HQ yêu cầu HĐHS công bố tài liệu để mọi người được biết th́ HĐHS vẫn giữ im lặng!

Như vậy sự kiện ông Toàn bị thương, HQ4, HQ5 bị thiệt hại không có ǵ chứng minh cả.

Nếu ông Toàn có nêu tên vài ba người trên HQ5 đă chứng kiến ông Toàn bị thương th́ tôi cũng khó mà kiểm chứng được mấy người đó có thuộc thủy thủ đoàn của HQ5 không? Ngay cả 3 chiến sĩ hy sinh thuộc HQ5 được nói đến trong "Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa" của Trần Đỗ Cẩm và Vũ Hữu San (trang 248) gồm 1 Thiếu úy và 2 Hạ sĩ quan nhưng cũng không rơ tên họ của họ, trong khi tác giả cuốn sách này chuẩn bị tài liệu để viết từ năm 1990 (trang 16 sách đă dẫn) mà vẫn chưa t́m được danh tánh của 3 người này!

Một chi tiết nữa mà ông Toàn cũng biết là Hạm Trưởng HQ5 - HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh - hiện ở San Jose- CA, được rất nhiều cựu HQ góp ư về "Tuyển Tập Hải Sử" yêu cầu lên tiếng về trận chiến Hoàng Sa, nhưng Trung Tá Quỳnh vẫn giữ im lặng, chỉ cho biết, qua Trung Tá Trần Quang Thiệu bạn cùng khóa, trận Hoàng Sa là một thất bại, không có ǵ hănh diện để lên tiếng.

 

5.  Tiếp theo là phần trả lời ông Tuấn Nguyễn.

 

Ông Tuấn viết: "Viết sự thật là 1 chuyện nên làm. Tuy nhiên nay Đại Tá Ngạc đă ra người thiên cổ th́ làm sao mở miệng được. Tại sao không lên tiếng khi Đại Tá Ngạc c̣n sống???".

Không phải tôi chờ Đại Tá Ngạc ra người thiên cổ rồi mới viết bài "STVTHCHS". Tôi không biết Đại Tá Ngạc có viết bài về trận Hoàng Sa. Chỉ khi ông Vũ Hữu San quảng cáo ra mắt sách về trận Hoàng Sa trên báo, tôi mới có ư định viết bài về trận Hoàng Sạ Trong khi nói chuyện với người bạn cùng khóa là HQ Trung Tá Vơ Hữu Danh tôi mới được cho biết có bài viết về trận Hoàng Sa của Đại Tá Ngạc và Trung Úy Đào Dân và Trung Tá Danh đă cung cấp các bài viết đó cho tôi.

Tôi chỉ đề cập đến Đại Tá Ngạc khi thấy những điều ông nói liên quan đến HQ16 mà sai sự thật.

Những điều này cũng có liên quan đến HQ4, HQ5 dưới quyền điều động của Đại Tá Ngạc. Nếu ông không c̣n sống th́ Hạm Trưởng HQ4, HQ5 có thể lên tiếng thay cho ông. Cũng như hai vị Đại Tá trong HĐHS cũng đă lên tiếng thay cho Đại Tá Ngạc khi buộc tội tôi "vạch áo cho người xem lưng và nói xấu đồng đội", để không chịu tu sửa "Tuyển Tập Hải Sử" phần viết về trận chiến Hoàng Sa.

Hai vị này cũng nói là HQ4, HQ5 bị trúng đạn trong trận Hoàng Sa nhưng lại không chịu công bố tài liệu chứng minh!

Tôi chỉ nói sự thật và nói những cái sai của Đ/Tá Ngạc chứ không nói xấu ông ta.

Đại Tá Ngạc không c̣n sống nhưng có nhiều người lên tiếng thay cho ông trong đó có cả ông Toàn, ông Tâm và ông Tuấn.

 

6.  Sau cùng là phần trả lời ông Hoàng Văn Tâm.

Ông Tâm nói tôi có 3 điểm sai lầm sau đây:

1. "Chính tác giả (Lê văn Thự) tiết lộ không biết ǵ về hoạt động tác chiến của HQ4, HQ5 vậy mà dám đề tựa bài là: "Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa"... Ngoài ra ông c̣n cho biết ông mất liên lạc với CHT Hành quân là Đại Tá Ngạc vậy mà ông dám phê b́nh bài tường thuật trận đánh của Đại Tá Ngạc là hoàn toàn sai".

Thật sự tôi không hay biết ǵ về hoạt động của HQ4, HQ5 từ ngày 18/1/74 đến ngày 19/1/74. Trong khi HQ16 di chuyển ra vào ḷng chảo quần đảo Hoàng Sa trong 2 ngày đó, tôi không thấy HQ4, HQ5 trong tầm nh́n của tôi.

Trong trận chiến ngày 19/1/74, bài viết của ông Ngạc cũng như của ông San đều nói là HQ4, HQ5 chỉ cách đảo Quang Ḥa 4 đến 5 hải lư mà sao tôi không thấy được? Tôi đoán là họ ở cách xa từ 8, 9 hải lư trở lên, và phải quan sát thật kỹ may ra mới thấy được hoặc không thể thấy được v́ quá xa.

Tôi nói sự thật những ǵ xảy ra trong trận chiến và đính chính những điều ông Ngạc viết saị Ông Tâm đọc lại bài viết của tôi sẽ thấy tôi nêu rơ từng điểm một ông Ngạc viết sai.

Tôi không biết hoạt động của HQ4, HQ5 nhưng tôi biết chắc là họ không tham chiến v́ họ ở rất xa trận chiến. Đó là sự thật.

2. Ông Tâm viết: "Thú nhận không biết hoạt động của HQ4, HQ5 vậy mà ông viết như đinh đóng cột: "Sự thật HQ4, HQ5 chẳng bị trầy 1 mảnh sơn nào cả. Cả Hải Quân đều biết... Nếu HQ4, HQ5 không bị trầy 1 mảnh sơn nào th́ sao lại được Tuyên Dương Công Trạng trước Quân Đội?... Trong khi đó HQ4, HQ5 phải ứng chiến với 8 tàu TC c̣n lại để chúng không thể tập trung tiêu diệt tàu ông. T́nh thế như vậy HQ4, HQ5 chắc chắn cũng phải mang đầy thương tích và tàu ông có bị 1 viên đạn lạc th́ cũng chuyện thường. Nếu không xui xẻo bị trái đạn này th́ tàu ông cũng đâu có trầy 1 mảnh sơn nào ?"

Nếu HQ4, HQ5 mang đầy thương tích kể cả người chết th́ chắc chắn HQ4, HQ5 phải được Tuyên Dương Công Trạng. Nhưng sự thật HQ4, HQ5 không có mặt trong lễ tiếp đón chiến hạm trở về từ Hoàng Sa mà chỉ có một ḿnh HQ16 được tiếp đón và gắn huy chương. Sự kiện này xảy ra ở bến Bạch Đằng trước sự chứng kiến của bao nhiêu người trong và ng̣ai HQ và diễn ra ngay trước BTL/HQ, chứ đâu phải xảy ra giữa biển khơi không ai thấy? Ông Tâm có nằm mơ không đây?

Ngoài ông Tâm ra, c̣n có ông Chu Bá Yến khóa 11 (cấp bậc Thiêú Tá hay Trung Tá HQ tôi không rơ) cũng gửi e-mail trong nội bộ HQ kèm theo 1 tấm h́nh TLHQ đang gắn huy chương cho một HSQ và nói đó là tấm h́nh TLHQ đang tuyên dương HQ4.

Cựu HQ Thiếu Tá Phạm Đ́nh San đă trả lời bằng e-mail như sau: "...để tránh sự nghi ngờ là h́nh đă được ghép bằng kỹ thuật điện toán..., xin anh cho trích 1 đoạn phóng sự của báo Lướt Sóng Đặc Biệt đă nói về buổi lễ cùng danh tánh 1 vài nhân viên của HQ4 được gắn huy chương th́ tốt hơn nữa...".

Tôi xin thêm là tấm h́nh có thể không ghép nhưng không phải là h́nh tuyên dương cho trận Hoàng Sa. Sau đó ông Yến trả lời là tấm h́nh này được "scan" từ trong quyển "Lướt Sóng-Tiếng nói của HQ-Số Đặc Biệt Chiến Thắng Hoàng Sa" mà không viện dẫn thêm được điều ǵ nữa để chứng minh tấm h́nh là thật chẳng hạn như trích dẫn bài viết trong tờ Lướt Sóng.

Buổi lễ tiếp đón một ḿnh HQ16 diễn ra trước mắt bá quan mà nay ông Yến, ông Tâm cố nói lấy được là HQ4 được Tuyên Dương Công Trạng th́ tôi hết c̣n ư kiến. Thế cho nên trận chiến Hoàng Sa xảy ra giữa biển khơi khuất mắt mọi người nên những người trong cuộc thiếu tự trọng lại háo danh tha hồ nói theo ư họ bất chấp sự thật.

Đây là một dẫn chứng khác cho thấy người trong cuộc nói sai sự thật (không đánh mà nói có đánh) nhưng lại ḷi đuôi ra: trong sách "Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa"(TLHCHS) của Trần Đỗ Cẩm và Vũ Hữu San trang 111 có câu: "Hai đánh một, chẳng chột cũng què" chăng. Chúng ta phục vụ trên HQ4 ngày đó đều biết rằng sau hải chiến, chúng ta vẫn tiếp tục công tác tại vùng Duyên Hải Đà Nẵng không hề hấn ǵ." (tức là không bị thiệt hại, không về Sài G̣n dự lễ tiếp đón và tuyên dương: ghi chú của người viết).

Ông Tâm nói HQ4 phải ứng chiến với 8 tàu TC. Xin ông Tâm đọc các phần trích dẫn sau đây trước khi nói. Sách "TLHCHS" của TDC và VHS (trang 67 từ ḍng 18) viết:

"Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ vào tàu địch, hai khẩu đại bác 76,2 ly đă chuẩn bị từ lâu, khai hỏa chính xác trúng ngay tàu địch lúc đó nằm trong khoảng cách 1,600 yards. Chỉ trong ṿng vài phút đầu tiên, chiếc Kronstadt 271 là soái hạm của hải đội Trung Cộng đă bị bắn cháy không c̣n khả năng tác chiến. Có nguồn tin nói rằng chiếc tàu này sau đó phát nổ và đă bị ch́m."

Trang 68 (sách đă dẫn) từ ḍng 5 viết: "Mục tiêu của HQ5 là chiếc Kronstadt mang số 274 mặc dầu chống trả mănh liệt nhưng bị hư hại nặng v́ trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly nên bị loại ra khỏi ṿng chiến ...Tuy nhiên bị trúng đạn quá nặng, chiết Kronstadt này bắt buộc phải ủi vô bờ san hô phía Nam đảo Quang Ḥa để tránh bị ch́m."

Như vậy là 2 chiến hạm Kronstadt bị loại ra khỏi ṿng chiến, c̣n lại 6 chiến hạm Trung Cộng đi đâu mà tôi không thấy trong trận chiến. Nếu có 6 chiến hạm đó th́ chúng phải tiếp cứu các chiến hạm Trung Cộng khác bị thiệt hại trong ḷng chảo quần đảo Hoàng Sa hay truy kích và đánh ch́m HQ16, HQ4, HQ5 để trả thù chứ?

Chưa kể các Phi Tiễn đĩnh loại Komar cuả địch đang trên đường tiếp viện. Loại Komar này chạy rất nhanh và sắp đến đảo Quang Ḥa v́ trang 68 (sách đă dẫn) viết: "...Trung Tá San cho biết cũng trong lúc đó, các chiến hạm VNCH quan sát thấy (không có HQ16 trong các chiến hạm này: ghi chú của người viết) có bốn lượn sóng lớn trắng xóa đang tiến từ hướng Đông Bắc với vận tốc rất nhanh và có tin các phi tiễn của địch đang trên đường tiếp viện."

HQ16 lúc đó như con gà què, lê lết rời Hoàng Sa sau cùng th́ phải thấy các chiến hạm Trung Cộng đó chứ, và nếu có chúng th́ HQ16 đă bị đánh ch́m rồi!

Trong bài "Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa" (TTTHCLSHS) của Đại Tá Ngạc (page 18 of 33) lại viết:

"...Nhưng chẳng may, HQ4 báo cáo bị trở ngại tác xạ ngay từ phút đầu tiên và phải chờ sửa chữạ Việc này đă làm đảo các dự tính của tôi và làm tôi bối rối. Sau vài phút chiến hạm này xin bắn thử và kết qủa vẫn bị trở ngại và cần tiếp tục sửa chữa thêm, nhưng tôi vẫn c̣n chút hy vọng. Khu trục hạm HQ4 vài phút sau lại xin tác xạ thử lần thứ ba nhưng vẫn không có kết quả..."

Như vậy ông Tâm thấy HQ4 có hạ được chiếc Kronstadt 271 không? Và có ứng chiến được 8 tàu Trung cộng không? Hay Đại Tá Ngạc nói sai? Hay hai ông TDC và VHS nói sai? Hay tất cả các ông đó đều sai?(cả ba đều xạo và dóc tổ)

3. Điểm thứ 3, Ông Tâm viết: "Cuối bài viết, sau những suy luận vớ vẫn, ông gán cho Đại Tá Ngạc và b́nh luận gia Trần B́nh Nam cái quyết định do ông nghĩ ra, để ông đưa ra một hàm ư nhục mạ các cấp chỉ huy HQVNCH trong trận HS."

Bài viết của tôi có đề cập đến bài "Biển Đông Dậy Sóng"(BDDS) của ông Trần B́nh Nam. Tôi rất tiếc là tôi đă không trích đầy đủ để dẫn chứng điều ông Trần B́nh Nam nói: là có lẽ có sự thỏa thuận ngầm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Nay tôi không c̣n giữ bài "BĐDS" nữa nên không trích ở đây được để ông Tâm thấy. Bây giờ tôi trích nguyên văn từ bài "TTTHCLSHS" của Đại Tá Ngạc (page 29 of 33) để ông Tâm thấy:

"...HQ Đại Tá Đỗ Kiểm, tham mưu phó hành quân tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân c̣n đặc biệt cho tôi hay là có chiến hạm bạn (là Hoa Kỳ:ghi chú của người viết) ở gần, nhưng với sự hiểu biết của tôi, tôi không có một chút tin tưởng ǵ vào đồng minh này kể từ tháng 2 năm 1972 khi Hoa Kỳ và Trung Cộng đă chấm dứt sự thù nghịch nên Hải Quân họ sẽ không một lư do ǵ lại tham dự vào việc hỗ trợ Hải Quân VN trong vụ tranh chấp về lănh thổ. Họa chăng họ có thể cứu vớt những người sống sót nếu các chiến hạm VN lâm nạn. Nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc t́m kiếm những nhân viên từ Hộ Tống hạm HQ10 và các toán đổ bộ lên trấn giử các đảo đă đào thoát để trở về đất liền, chúng ta không nhận thấy một hành động nhân đạo nào từ phiá đồng minh kể cả của phi cơ không tuần...".

Cũng trang 29 of 33 sách đă dẫn viết:

"...Một suy luận nữa là có thể trận hải chiến là một cuộc điều chỉnh sự nhượng quyền chiếm giữ từ một nhược tiểu đến một cường quốc theo một chiến lược hoàn cầu mà vài cường quốc đă ngầm thỏa thuận trước..."

Đại Tá Ngạc tuy không nói thẳng ra là Trung quốc quá mạnh (với phi tiễn đỉnh, với phản lực cơ, với tiềm thủy đỉnh) và đă có sự nhượng quyền giữa hai cường quốc nên Hải Quân VN Cộng Hoà có đánh cũng không thắng được (nếu không muốn nói là vô ích), nhưng những ư tưỏng này bàng bạc trong bài viết của Đại Tá Ngạc và cũng là lư do biện bạch cho sự rút lui của Đ/Tá Ngạc.

Không biết ông Tâm có thấy không nhưng nếu độc giả đọc bài "TTTHCLSHS" của Đại Tá Ngạc th́ chắc sẽ thấy.

Chính v́ bị ám ảnh bởi các ư tưởng này nên Đại Tá Ngạc quá lo sợ mà không dám đánh. Nội việc trên đường trở về Đà Nẳng mà c̣n sợ tiềm thủy đĩnh Trung Cộng phục kích th́ c̣n đâu tinh thần để chiến đấu ?

Chính v́ sợ mà Đại Tá Ngạc chỉ để cho HQ16 và HQ10 đánh cho lấy có (theo ư nghĩ của Đại Tá Ngạc) rồi cùng HQ4, HQ5 rút lui.

Phần sau cùng bài viết "STVTHCHS" của tôi chủ ư muốn nói là nếu cấp chỉ huy trận chiến và các đơn vị tham chiến đồng tâm hiệp lực mà đánh th́ Hoàng Sa đă không mất lúc đó. C̣n chuyện ǵ sẽ xảy ra trong tương lai nơi đảo Hoàng Sa th́ tôi không thể biết được.

7.  Trong phần đầu của bài "STVTHCHS", tôi có nói muốn biết rơ trận Hải Chiến Hoàng Sa, những nhà nghiên cứu cần phải truy tầm tài liệu cả về phiá Trung Cộng nữa.

Hai ông TĐC và VHS đă làm công việc đó. Từ trang 102 đến trang 115 sách "TLHCHS" của TĐC và VHS nói về các website Trung Cộng mà nội dung đề cập đến HQ4. Các website này viết bằng Hoa ngữ và được trích dịch sang Anh ngữ nhưng khi đọc tôi thấy lủng củng, sai văn phạm và rất khó hiểu. Tôi chỉ đoán chừng thôi.

Tôi chắc các website này nếu có, cũng không nói lên sự thật v́ Trung Cộng cách nay 30 năm là một nước độc tài sắt máu và cho đến bây giờ chính quyền Trung Cộng vẫn c̣n bắt giam những ai khác chính kiến, đ̣i tự do dân chủ hay chỉ trích chính quyền.

Trận Hải Chiến Hoàng Sa lại liên quan đến Quân Đội nhân dân Trung Quốc tức là thuộc loại bí mật Quốc Pḥng th́ ai trong nước họ dám lên tiếng đề cao kẻ địch là HQ4 như sách "TLHCHS" đă khoa trương?

Nếu đề cao kẻ địch chẳng được lợi ích ǵ mà c̣n mang họa vào thân th́ có ai điên khùng để làm việc đó không?

 

Sự thật đọc mấy đoạn website trích dẫn trong "TLHCHS", tôi chẳng thấy họ đề cao ǵ đến HQ4 cả.

Các website Trung Cộng nói về trận chiến Hoàng Sa nếu có, th́ chỉ là do sự dàn dựng của chính quyền Trung Cộng mà thôi. Mục đích là để nói với thế giới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ. Họ có dân ở đó, có cả một đội ngư thuyền ở đó và Hải Quân VNCH đă đến khiêu khích, đe dọa ngư dân, ủi và làm hư hại ngư thuyền của họ, cũng như xâm chiếm đảo của họ như một vài website đă trích dẫn trong sách "TLHCHS" của TĐC và VHS nói.

Trong bài "STVTHCHS" và bài trả lời này của tôi, tôi luôn luôn khẳng định HQ4, HQ5 không trực chiến với tàu Trung Cộng, họ chỉ ở bên ngoài "wait and see" rồi rút lui, nhưng tại sao Trung Cộng lại biết HQ4 và nói đến HQ4 trong website ?

Cái đó là v́ Trung Cộng có bắt và đem về Trung Quốc một số quân nhân của HQ10 c̣n sống sót gồm sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ và một Trung úy cùng một số nhân viên thuộc HQ4 đưa lên giữ đảo.

Trung Cộng đă điều tra để lấy tin tức từ nhóm quân nhân này nên mới biết rơ tên và chi tiết của từng chiến hạm VN cũng như cấp chỉ huy VN trong trận chiến.

Trong bốn chiến hạm VN th́ Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4 là tối tân nhất do đó Trung Cộng mới nói đánh cho HQ4 tơi bời hoa lá th́ mới oai hùng, (như website trích trong "TLHCHS" nói) chứ đánh với các chiến hạm tầm thường như HQ16, HQ10 th́ đâu có ǵ oai phong. Trung Cộng đă cường điệu khi nói như vậy và HQ4 cũng dựa vào đó để cường điệu theo, chứ tối tân nhất mà chịu nhận là không đánh đấm ǵ cả th́ coi sao được?

Sau khi trả lời rất chi tiết những góp ư của ba độc giả nêu trên và đề cập đến tính bất khả tín của tài liệu do BTL/HQ VN Cộng Ḥa và Trung Cộng đưa ra nếu có, tôi nghĩ là bài trả lời của tôi đă quá đủ, kể cả cho những thắc mắc chưa được nêu lên.

Tôi xin cám ơn Calitoday đă đăng bài "STVTHCHS" cũng như bài trả lời độc giả này của tôi.

 

Kính,

 

Lê Văn Thự

Calitoday, 1/6/04

 

Nguồn :

 

- http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=2445&page=2

- http://www.doi-mat.vn/2014/01/Le-Van-Thu-phan-bac.html#axzz2sgmaJ8Di 

 

Những bài về Trường Sa & Hoàng Sa đăng trong sachhiem.net --- >

 

http://sachhiem.net/LICHSU/H/HoangSa_list.php

 

Việt Nam Cộng Ḥa

Dâng Đảo Hoàng Sa Cho Trung Cộng

Đặng Văn Hoa

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuD/DangvHoa.php

http://sachhiem.net/LICHSU/H/HoangSa_list.php

 

 

 


SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

Your name:


Your email:


Your comments: