MINH THỊ

 

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎֎֎

֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Secret Army Secret War

֎ CIA Giải mật

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù CT

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP

֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học  

 

 

♣♣♣♣♣♣

 

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008

֎ 10-2008 ֎ 11.2008 ֎ 11-2008

֎ 12-2008 ֎ 01-2009 ֎ 02-2009

֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009

֎ 09-2009 ֎ 10-2009 ֎ 11-2009

֎ 12-2009 ֎ 01-2010 ֎ 03-2010

֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010

֎ 10-2010 ֎ 11-2010 ֎ 12-2010

֎ 01-2011 ֎ 02-2011 ֎ 03-2011

֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011

֎ 10-2011 ֎ 11-2011 ֎ 12-2011

֎ 01-2012 ֎ 06-2012 ֎ 12-2012

֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014

֎ 03-2015 ֎ 04-2015 ֎ 05-2015

֎ 12-2015 ֎ 01-2016 ֎ 02-2016

֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016

֎ 12-2016 ֎ 01-2017 ֎ 02-2017

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửChính NghĩaTinh HoaKim ÂuCongress US HouseVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

v White House v National Archives v

v Federal Register v Congressional Record

v USA Government v Congressional Record

v Associated Press v Commieblaster

v Reuter News v Real Clear Politics  

v MediaMatters v C-SPAN vNational Pri Project

v Videos Library v Judicial Watch v

v New World Order v Illuminatti News   

v New Max v CNSv Daily Storm v

v Observe v American Progress  v

v The Guardian v Political Insider v

v Ramussen Report  v Wikileaks  v

v The Online Books Page v Breibart

v American Free Press v Politico Mag

v National Public Radio v Foreign Trade

v National Review - Public Broacast v

v Federation of Anerican Scientist v

v Propublica v Inter Investigate v CBS

v ACLU Ten  v CNBC v Fox News v

v CNN  v FoxAtlanta v Gateway

v Indonesian News v Philippine News v

v Nghiên Cứu Quốc Tế  v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao  v Tự Điển Bách Khoa VN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v

v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển  v Hợp Lưu

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican?

v Roman Catholic  

v Khoa HọcTV  v Sai Gon Echo v

v Viễn Đông v Người Việt v

v Việt Báo  v Việt List  v Xây Dựngv

v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu

v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv

v Việt Tribune v Saigon Times USA v

v Người Việt Seatle v Cali Today v

v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v

v Nam Úcv DĐ Người Dân

v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv

v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v

vLao Động vThanh Niên vTiền Phong

v Tấm Gương

vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới  v Đỉnh Sóng

vChúng Ta  v Eurasia  v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ

v Nguyễn Tấn Dũng v Ba Sàm

v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh v TPBVNCH v1GĐ/1TPB v Bia Miệng ♣♣

   

Tản mạn chung quanh cuốn "Linh mục Trần Lục"

 

 

 

 

Tác giả: Nam Nguyễn viết lúc 14/10/2015

 

Kính Chiếu Yêu: Nhắc lại một "tấm gương" để nhắn gửi với những kẻ cực đoan trong Giáo hội Công giáo Việt Nam rằng: Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng

 

 

Chân dung tên quạ đen phản quốc Trần Lục

 

 

Linh mục Trần Lục (tức Cụ Sáu), người theo quân xâm lăng Pháp tiêu diệt chiến khu Ba Đ́nh của anh hùng Đinh Công Tráng, nhưng mỉa mai thay lại là "danh nhân anh tài không những của Giáo hội Công giáo mà c̣n của dân tộc Việt Nam chúng ta" (LM Trần Quí Thiện), "danh nhân không những trong nước Việt Nam mà c̣n cả ngoài nước" (Đức Ông Trần văn Khả) ,"đức độ và tài ba", "LM Trần Lục là một vĩ nhân của lịch sử hiện đại" (ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh), "gương chung cổ cho người cả nước đời đời soi chung" (ông Vũ Huy Bá).

                                                --oOo--

 

Trong buổi hầu chuyện duy nhất với Bác Hoàng Xuân Hăn lúc tôi vừa mới chân ướt chân ráo đến Paris, Bác có cho biết lư do Bác luôn luôn nặng ḷng với quê hương là v́ Bác nghiên cứu Sử. Càng biết nhiều về những biến cố đă xảy ra trên quê hương, và càng biết rơ dân tộc ta đă đối trị với những biến cố đó như thế nào, Bác lại càng thấy gắn bó thiết tha với con người và đất nước Việt Nam. Bác c̣n dặn thêm là phải đan bện hiểu biết Sử học với hiểu biết Văn hóa và Địa lư để tạo thành thế chân vạc Văn-Sử-Địa th́ kiến thức mới vững vàng và tấm ḷng mới sắt son. Tôi luôn luôn ghi nhớ lời căn dặn đó của Bác trong quá tŕnh nghiên cứu và viết lách nghiệp dư của ḿnh.

 

Lời căn dặn nầy lại càng thúc bách hơn vào tháng Mười năm nay, khi một người bạn gửi tặng cuốn "Linh Mục Trần Lục – Thực Chất Con Người và Sự Nghiệp" do hai ông Bùi Kha và Trần Chung Ngọc viết, tạp chí Giao Điểm xuất bản. Nội dung cuốn sách không có ǵ mới mẻ đối với chúng tôi, những người quan tâm đến lănh vực nghiên cứu Sử Việt Nam, nhất là từ lúc văn khố Pháp ở Aix-en-Provence công khai hóa các sử liệu cho dân chúng tự do tham khảo. Chuyện ông cha Trần Lục nầy, ai đọc Sử kỹ càng mà chẳng biết. Ngay từ lúc c̣n học Chu Văn An ở Sài G̣n trước 1975, "Trần Lục" đă là một đề tài thảo luận sôi nổi (và suưt đi đến đấm đá) giữa đám học sinh chúng tôi và những người bạn học sinh Công Giáo ở trường … Trần Lục. Chúng tôi, lúc đó, có rất ít sử liệu và không trả lời được một luận cứ chẳng dính líu ǵ đến chủ đề thảo luận, nhưng họ cũng cứ dùng để phản bác: "Nếu đă gọi Linh Mục là người theo Tây phản quốc th́ tại sao Chính phủ, bộ Quốc gia Giáo dục, và toàn thể trí thức Việt Nam không ai phản đối việc đặt tên ngôi trường Trần Lục của chúng tôi. Dễ cả nước mù hết hay sao?".

 

Phải sau 1975, ra đến nước ngoài và được tự do tiếp cận với nhiều nguồn thông tin gốc, tôi mới trả lời được câu hỏi "cả nước có mù hay không" đó. Và buồn cho nền giáo dục miền Nam, nơi tôi đă thâu nhận kiến thức Trung học, năm phút ! Buồn cho một thủ đô miền Nam, vừa có hai tên đường Phan Đ́nh Phùng và Đinh Công Tráng, lại vừa có tên trường của chính kẻ đă đắc lực góp công giúp Tây tiêu diệt hai vị anh hùng chống xâm lăng nầy: Trần Lục!

 

Từ chuyện cũ của Miền Nam đó, bây giờ chuyện hải ngoại cũng lại giống y chang, nổi cộm lên ray rứt cả trong đầu lẫn trong tim.

 

Một người đă hướng dẫn và cung cấp cho quân xâm lược 150 tay súng Công giáo để đánh chiếm thành lũy Ninh B́nh của nước ta, một người đă huy động 5.000 giáo dân Việt Nam giúp Tây tiêu diệt chiến khu Ba Đ́nh của anh hùng Đinh Công Tráng, một người đă từng bị lănh tụ chống xâm lăng Phan Đ́nh Phùng đè ra hỏi tội và đánh đ̣n công khai, một người đă từng được quân xâm lăng Pháp tưởng thưởng công lao bằng hai Bắc Đẩu Bội Tinh, một người như thế mà lại được cộng đồng chức sắc và trí thức Công giáo hải ngoại, cho đến giờ nầy, vẫn c̣n ồn ào "nâng" lên thành anh tài của Việt Nam và vĩ nhân của thế giới, th́ làm sao lư giải được hiện tượng chua xót và … quái đản nầy?

 

Trước hết điểm mặt xem ai nâng Trần Lục lên: Hội Truyền thống Giáo phận Phát Diệm, Đức ông Trần Ngọc Thụ (Rome), các LM Nguyễn Thái B́nh, Trần Phúc Vị, Trần Phúc Nhân (ba vị nầy từ Việt Nam qua), LM Nguyễn Gia Đệ (Canada), LM Trần Quư Thiện, hai Đức ông, 3 Linh Mục, cùng với ông Lê Hữu Mục và 5 trí thức giáo sư Công giáo (đồng tác giả trong một cuốn sách dày 640 trang để vinh danh và ca tụng LM Trần Lục) , ông Vũ Quang Ninh và ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh, hai nhân sĩ Công giáo tại Mỹ, …như thế cũng tạm đủ để kết luận tính đại diện cho quan điểm Sử học và Văn hóa của toàn bộ Giáo hội Công giáo Việt Nam về con người Trần Lục rồi. Vả lại, cho đến giờ nầy, không thấy một cuốn sách nào của người Công giáo viết "khác", lại càng chẳng thấy một người Công giáo Việt Nam nào lên tiếng "phản đối" các vị nầy, kể cả những chuyên viên viết lách Công giáo lúc nào cũng sẳn sàng đ̣i "dạy Sử" cho cả nước như các ông "tiến sĩ" Cao Thế Dung, ông Tú Gàn thẩm phán Nguyễn Cần và ông cựu Nghị sĩ đao to búa lớn Nguyễn văn Chức.

 

Bây giờ hăy xem họ nâng ông Cha Trần Lục nầy lên đến độ cao nào: "danh nhân anh tài không những của Giáo hội Công giáo mà c̣n của dân tộc Việt Nam chúng ta" (LM Trần Quí Thiện), "danh nhân không những trong nước Việt Nam mà c̣n cả ngoài nước" (Đức Ông Trần văn Khả), "đức độ và tài ba", "LM Trần Lục là một vĩ nhân của lịch sử hiện đại" (ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh), "gương chung cổ cho người cả nước đời đời soi chung" (ông Vũ Huy Bá), …và nhiều lời tâng bốc mà chính những anh hùng liệt nữ nước ta như các bà Trưng bà Triệu, và các vị Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học cũng không sánh bằng.

 

Nhưng Cụ Sáu Trần Lục ơi ! "Danh" ǵ cũng không thay được cái danh dâng người và súng cho quân xâm lược, "Đức" ǵ cũng không thay được cái đức bị cụ Phan đánh cho ba roi, "Tài" ǵ cũng không thay được cái tài huy động Giáo dân tiêu diệt chiến lũy của nghĩa quân Ba Đ́nh, "Gương" ǵ cũng không thay được cái gương cúi đầu nhận Bắc Đẩu Bội Tinh của giặc.

 

Thế mà nào là Đức ông , nào là Linh Mục, nào là Giáo dân trí thức cứ đội Cụ Sáu lên đến chín tầng mây. Quái đản thật! Cụ làm vĩ nhân của Công giáo, nhất là Công giáo Việt Nam, th́ đúngquá rồi, nhưng họ c̣n muốn Cụ làm vĩ nhân của cả dân tộc Việt Nam và cả nhân loại nữa th́ Cụ có chịu không!

 

Tôi bèn kết hợp người "nâng", cách "nâng", và đối tượng được "nâng" lại với nhau trong một phương tŕnh, và giật ḿnh t́m ra được đáp án cho hiện tượng quái đản nói trên: Cứ người Công giáo làm th́ Công giáo Việt Nam phải nhắm mắt mà khen. Bất chấp chuyện làm có xấu mấy chăng nữa ! Họ không lư đến sự thật, và cũng chẳng cần đắn đo xem có xúc phạm đến dân tộc hay không. T́nh cảm tôn giáo của người Công giáo Việt Nam mạnh hơn liên đới của họ với đất nước Việt Nam, và áp đảo hẵn một chút lương thiện trí thức nào đó c̣n sót lại của tinh thần đại học mà họ đă tiếp thu. Họ chỉ có một tiêu chuẩn để đánh giá: Có lợi hay có hại cho Công giáo ?Cho nên, để có lợi cho Công giáo, họ đă lạy Trần Lục th́ làm sao mà thờ Đinh Công Tráng và Phan Đ́nh Phùng được, v́ có điều nầy th́ không thể có điều kia!

 

Đáp án nầy không chỉ giải thích riêng "vụ" Trần Lục, mà c̣n làm sáng tỏ thêm ứng xử văn hóa và đánh giá lịch sử (lúc đầu có vẽ khó hiểu) của họ qua những trường hợp rơ ràng không chối cải được khi họ chạy tội cho những đồng đạo Pétrus Trương Vĩnh Kư, Nguyễn Bá Ṭng, Lê Hữu Từ, Nguyễn Trường Tộ, Alexandre de Rhodes, … hay khi họ phản ứng hằn học với các phong trào yêu nước chống xâm lăng của Văn Thân, Cần Vương, và các vua chúa triều Nguyễn. Điều thê thảm và bất hạnh cho chính họ (và một phần rất nhỏ cho dân tộc Việt Nam) là ứng xử tâm lư đó đă trở thành vận động có tính quy luật trong tâm thức tôn giáo của người Công giáo Việt Nam. Họ muốn thành thật cưỡng chống cũng không được! Ta muốn hết sức giúp họ giải hoặc th́ bị họ xem như kẻ thù!

 

Hăy lấy vụ ông Ngô Đ́nh Diệm như một trường hợp cụ thể và điển h́nh để khảo sát: "Chuyện" chỉ mới xảy ra chưa đến 40 năm, tài liệu khả tín và nhân chứng sống c̣n đó, đầy đủ và rơ ràng. Chỉ riêng ở Pháp (là quốc gia dính dự ít đến biến cố nầy), tài liệu gốc và tác phẩm Sử có đăng kư tại Thư viện trong vùng Paris mà thôi cũng đă gần 200 tài liệu. Từ mười năm nay tôi đă để tâm đọc hết và thấy tuyệt đại đa số đều đi đến một kết luận rằng đó là một chế độ thất bại về mặt quản trị quốc gia và tồi tệ về mặt đạo đức luân lư, chỉ trừ một số rất ít sách t́m cách chống đỡ, bào chữa, lại c̣n vinh danh chế độ nầy! Tác giả số sách rất ít đó, dĩ nhiên, là Linh mục và giáo dân (Pháp và Việt). V́ ông Diệm là Công giáo, nên Linh mục và giáo dân (và chỉ họ mà thôi) cứ ḅ dài ra mà tung hô. Rất đơn giản!

 

Ở Mỹ, th́ sự tương phản đó c̣n đậm nét hơn. Cho nên tôi vẫn thắc mắc tự hỏi không biết các "bộ óc chiến lược" của người Công giáo ở đâu mà không thấy rằng càng ngụy biện bào chữa th́ tội bán nước của Giáo hội càng bị phát hiện nhiều thêm, càng tô son trét phấn cho cái gọi là "tinh thần Ngô Đ́nh Diệm" th́ chân tướng phi dân tộc của tinh thần đó càng bị phát lộ. Và kéo theo nó, như vụ Trần Lục, những phản bác giúp cả nước thấy rơ thêm lịch sử h́nh thành đen tối của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Đúng là cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng !

 

Do đó mà câu hỏi vẫn c̣n nguyên vẹn, và câu trả lời vẫn là có cái ǵ không ổn trong tư duy và t́nh cảm của người Công giáo Việt Nam. Tại sao chỉ người Công giáo lại có loại ứng xử quái đản rất đậm nét, đều khắp và có tính quy luật như thế ? Và tại sao khi thêm thuộc tính "Việt Nam" vào đặc tính "Công giáo" của họ, th́ cường độ đậm nét, đều khắp và có tính quy luật nầy lại gia tăng lên gấp bội?

 

V́ vậy mà những nóc nhà thờ bắt chước một cách thô kệch dáng uốn cong của kiến trúc mái chùa, những buổi lễ đạo có áo thụng xanh khăn chít đỏ màu mè cho ra vẽ dân tộc … mà người Công giáo Việt Nam bày đặt dàn dựng, thực chất chỉ là lớp phấn son kệch cởm nhằm tự dối ḿnh và đánh lừa người. Tại v́ bên dưới dáng mái cong và bên trong lớp áo thụng đó mà vẫn c̣n giới chức sắc và lớp trí thức lạy thờ và vinh danh những loại Việt gian như Trần Lục, th́ căn tính nô lệ ngoại bang và truyền thống theo đạo bán nước của Giáo Hội làm sao gột bỏ được.

 

Con đường trở về với dân tộc thật là dễ dàng mà cũng thật lắm chông gai ! Dễ v́ trẻ mục đồng lên năm ê a mấy câu hát ca dao của thôn dă Việt Nam cũng làm được, nhưng khó v́ đă đội năm ba cái mũ Hồng Y của Vatican, mang trong người hai ba cái bằng thần học Tây phương, th́ muôn đời cũng không mở mắt được.

 

Cho nên Bác Hăn ơi, hiểu Sử đă thật là khó. Nhưng ứng xử theo những ǵ ḿnh đă học, th́ đối với một số người Việt Nam mất gốc xa nguồn lại có truyền thống làm tay sai cho giặc, thật không phải dễ thưa Bác.

 

Nguyễn Ngọc Quỳ

 

 

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử 00:54 29/03/2012

Linh mục Trần Lục là một anh tài, một vĩ nhân ? - (Bùi Kha) 

Tản mạn chung quanh cuốn "LM Trần Lục" (Nguyễn Ngọc Quỳ) (TG&DT)

 

- Bằng những đóng góp quá lớn lao cho chính phủ thực dân như thế, nên Linh mục Trần Lục được chính phủ Pháp trao tặng hai Bắc Đẩu Bội tinh loại cao cấp và được toàn quyền Decoux đại diện bộ máy thực dân đế quốc Pháp kính cẩn nghiêng ḿnh trước mộ Trần Lục năm 1940.

 

 

1. Những ca tụng

 

Ngày 17-7-1999 tại thành phố Santa Ana, Orange County, bang California Hoa Kỳ, Hội Truyền Thống Giáo Phận Phát Diệm Nam California tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày Linh mục Trần Lục (1825-1899) qua đời. Buổi lễ được tổ chức trọng thể. Theo báo Vận Hội Mới th́ có những vị chức sắc cao cấp của giáo hội từ La Mă đến, từ Việt Nam qua và từ Gia Na Đại về. Theo thứ tự, đức ông Trần Ngọc Thụ (từ La Mă), Linh mục Nguyễn Thái B́nh, Linh mục Trần Phúc Vị, Linh Mục Trần Phúc Nhân (ba vị từ Việt Nam qua) và Linh Mục Nguyễn Gia Đệ từ Canada v.v... Điều đó cho thấy buổi lễ kỷ niệm và vinh danh cố Linh Mục Trần Lục có tầm vóc quốc tế và trọng thể đến chừng nào. 

Sau ngày lễ, đài Little Saigon nghe được từ Houston Texas, Hoa Kỳ lúc 7:45 sáng ngày 19-7-99, một nhân sĩ Ki Tô, ông Vũ Quang Ninh, cũng không tiếc lời ca ngợi cụ Sáu Trần Lục. Nhiều báo Việt Ngữ đă đăng một số bài viết để ca tụng Linh mục Trần Lục (cũng có biệt  danh là Cụ Sáu Trần Lục). Ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh với bài “Phát Diệm ngày xưa” đăng trên tuần báo Việt Nam Tự Do (ngày 22-7-1999) cho thấy:nhờ “đức độ và tài ba” nên cụ Sáu được vua Tự Đức cử giữ chức Trấp An và vua Đồng Khánh bổ nhiệm làm khâm sai Tuyên phủ sứ với trọng trách là an dân ba tỉnh Thanh Nghệ Tỉnh. 

Nhật Báo Người Việt (26-7-1999) tại Orange County (Quận Cam) và báo Làng ở Sacramento California (số tháng 7-1999) đăng bài “Tưởng Niệm Một Vị Anh Tài: Cụ Sáu Trần Lục” của Linh Mục Trần Quí Thiện với những lời lẽ tôn vinh bằng đoạn mở đầu như sau: 

“Có những người chết đi nhưng thế giới không bao giờ quên được họ, v́ đời sống họ đă ảnh hưởng tới xă hội này nhiều quá! Thân thế và sự nghiệp họ được truyền tụng từ thế hệ này qua thế hệ khác và không bớt phần vinh quang rực rỡ! Hành động và ngôn ngữ họ đă trở thành khuôn vàng thước ngọc cho hậu thế tâm niệm và noi gương bắt chước. Họ là ai?... 

Xin thưa đó là những vị Anh Hùng Dân Tộc đă vào sinh ra tử chiến thắng ngoại xâm, giữ ǵn bờ cơi giang sơn trong quá tŕnh dựng nước và cứu nước”. 

Sau khi định nghĩa thế nào là những vị Anh Hùng Dân tộc, Linh mục Trần Quí Thiện viết tiếp: “Ngày 6 tháng 7 năm 1999 vừa qua là lễ giỗ 100 năm ngày qua đời của Linh mục Trần Lục, thường gọi là “Cụ Sáu” một danh nhân anh tài không những của giáo hội Công giáo mà c̣n của dân tộc Việt Nam chúng ta”. 

Trước đó, vào tháng 7 năm 1996, nhóm của Linh mục Nguyễn Gia Đệ ở Gia Nă Đại (Canada) có xuất bản một cuốn sách dày 640 trang với tựa đề Trần Lục, có 22 tác giả gồm các Linh mục và con chiên có học thức. Hầu hết các tác giả của cuốn sách nầy đă xuyên tạc lịch sử với mục đích để ca tụng Linh mục Trần Lục, không những là một “vĩ nhân” của đất nước Việt Nam mà c̣n cả nhân loại nữa. Tuy nhiên, nhiều tác giả lúc say mê biện bạch để ca tụng Linh mục Trần Lục lên tột trời xanh, đă để lộ những chứng tích cho thấy vị linh mục nầy là một đại ân nhân của chính phủ thực dân Pháp. Và ông Sơn Diệm, Vũ Ngọc Anh, một trí thức Ki Tô, qua bài ca tụng Linh mục Trần Lục nói trên cũng tiết lộ: Cụ Sáu có đem Giáo dân đi giúp Pháp đánh chiến lũy Ba Đ́nh, nhưng bào chữa răng v́ sự “bất đắc dĩ”. Như thế ông Sơn Diệm đă vô t́nh tố cáo Linh mục Trần Lục là một tên Việt gian bán nước. 

Nói gọn, qua nhiều bài của các tác giả viết trên báo trong sách và băng cassette th́ Linh mục Trần Lục là một người yêu nước thương dân, chống đối sự tàn ác của quân Pháp, là người có công xây nhà thờ Phát Diệm và sáng tác nhiều bài thơ vè giá trị. V́ thế, những danh từ Anh Tài và Vĩ Nhân được các tác giả và Giáo hội dùng để xưng tụng Linh mục Trần Lục. 

Bài viết nầy sẽ xử dụng những sử liệu chính xác để t́m hiểu Linh mục Trần Lục là Một Vị “Anh Tài” và “Vĩ Nhân” chỗ nào”? 

Người viết không dùng các tài liệu thuộc loại “cha hát con khen” mà tài liệu của chính các linh mục, của con chiên và các sử gia chân chính không bị vướng mắc bởi t́nh cảm khác tôn giáo, để xác định con người thực của Linh mục Trần Lục. 

 

2. T́nh h́nh xă hội thời Trần Lục

 

Để hiểu rơ thêm tâm chất và hành động của Linh mục Trần Lục chúng ta nên t́m hiểu tổng quát t́nh trạng xă hội thời ông. Linh mục Trần Lục sinh năm 1825. Lúc quân Pháp và Tây Ban Nha lần đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 1-9-1858 th́ ông đă được 33 tuổi. Ngày 17-1-1859 Pháp chiếm Sài g̣n. Tháng 6-1862 hiệp ước Nhâm tuất ra đời. Việt Nam nhường cho Pháp ba tỉnh: Gia định, Định Tường, Biên Ḥa và thừa nhận Ki Tô được tự do truyền đạo. Hiệp ước 1867, Việt Nam nhường thêm cho Pháp ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An giang và Hà Tiên. Như thế toàn xứ Nam Kỳ đều hoàn toàn bị Pháp đô hộ. 

Ngày 20-11-1874 quân Pháp chiếm thành Hà Nội. Hiệp ước 1874 ra đời, Bắc Kỳ trở thành xứ bảo hộ của Pháp. Ngày 16-7-1883 vua Tự Đức mất, thọ 55 tuổi, sau 36 năm làm vua. Người kế vị là Dục Đức làm vua được 3 ngày th́ bị truất phế và Hiệp Ḥa lên ngôi (27-7-1883). Ngày 30-11-1883 Hiệp Ḥa bị truất phế và Kiếm Phúc lên ngôi mới 15 tuổi. Ngày 26-7-1884 vua Kiến Phúc mất, Ưng Lịch 12 tuổi lên làm vua hiệu là Hàm Nghi. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885 sau cuộc tấn công các đồn của Pháp ở Huế bị thất bại, vua Hàm Nghi cùng triều đ́nh chạy trốn ra Tân Sở Quảng Trị rồi truyền hịch kêu gọi toàn dân vũ trang chống Pháp. 

Ngày 29-9-1885, Chánh Mông, con nuôi cuối cùng của Vua Tự Đức 23 tuổi, thân hành đến sứ quán Pháp (ở Huế) gặp tướng De Courcy để xin lên làm vua niên hiệu là Đồng Khánh (1885-1889). Tư cách nhục nhả của Đồng Khánh được tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ, cựu viên chức ngoại giao làm việc khắp các tổng vụ trong bộ Ngoại Giao Pháp, mô tả như sau: 

“Tại Huế, với nhà vua mới nầy, công việc của các nhà chức trách Pháp trở nên rất nhẹ nhàng: Viện Cơ Mật, do một quan chức Pháp chủ tọa, và Đồng Khánh không ngớt bộc lộ những dấu hiệu phục tùng nô lệ của ḿnh đối với kẻ chiếm đóng. 

Ngày Đồng Khánh nhận lễ thụ phong từ tay tướng De Courcy, trong buổi yết kiến từ biệt, Nhà “Vua mới” phong cho De Courcy tước “Đại Quận Công, Người Bảo Hộ Vương Quốc”. Vài tháng sau, ngày 23-2-1886, Đồng Khánh chuẩn y hiệp ước bảo hộ năm 1884. 

“Trước những điều kiện thuận lợi như thế, viên phụ tá của tướng De Courcy, là tướng Prudhomme, luôn luôn tạo ra những cơ hội mới để chứng minh sự quy phục của vua Đồng Khánh đối với chính quyền chiếm đóng; ông ta hy vọng, bằng cách đó, khai thác được tác dụng tâm lư đối với người Việt Nam do những dấu hiệu kiêng nể đối với những kẻ đại diện của Pháp, do những buổi dạo chơi, mà bên cạnh nhà Vua luôn luôn có một linh mục Công giáo Việt Nam đi kèm, là cha Hoằng (Nguyễn Hoằng, BK) được Pháp đặt bên cạnh nhà vua để “phục vụ” nhà vua làm thông dịch viên, và chắc chắn là để do thám cả nhà vua, khi cần...(Nguyễn Xuân Thọ trong cuốn Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897, trang 403).

Sử gia Nguyễn Sinh Duy trong cuốn Phong Trào Nghĩa Hội Quảng Nam, xuất bản tại Đà Nẵng, 1996, trang 340, viết: 

“... Sau khi Hàm Nghi lên ngôi rồi đi kháng chiến, Chánh Mông sang ṭa khâm sứ Pháp xin De Courcy để tên đại tướng giặc thương t́nh cho hai đội lính Pháp hộ tống sang thành nội làm lễ đăng quang lên ngôi hoàng đế, đặt ra niên hiệu Đồng Khánh th́ ông vua bù nh́n nầy được sự cố vấn của Trương Vĩnh Kư và Linh mục Nguyễn Hoàng (Chức Ngự tiền hành nhân) hợp cùng tay sai đắc lực Pháp như Nguyễn Hữu Độ, Phan Liêm... ra sức dùng mồi danh lợi kêu gọi nghĩa quân...” 

 

Đồng Khánh là một ông vua bù nh́n, sống bê tha trụy lạc, đă đem tổ quốc hiến dâng cho giặc Pháp. Ông làm vua được 4 năm, sau một trận nôn mửa ra máu đen, cơn hấp hối kéo dài 10 ngày rồi chết (28-1-1889). Ngày 1-2-1889 con trai của Dục Đức là Bửu Lân mới 10 tuổi được chọn lên làm vua dưới niên hiệu là Thành Thái (1889-1907). 

 

Tóm lược đôi điều về các ông vua cuối triều Nguyễn để chúng ta thấy nội t́nh của triều đ́nh Việt Nam thời bấy giờ. Có người chỉ làm vua được ba ngày rồi bị truất phế. Đất nước nhiễu nhương, làm vua nhưng tất cả quyền hành đều nằm trong tay người Pháp và linh mục Công Giáo Việt Nam, ngay cả vua Tự Đức cũng phải nhượng bộ nhiều điều kiện mà Pháp đ̣i hỏi. Trước t́nh trạng ấy giới sĩ phu và quần chúng Việt Nam phản ứng như thế nào? 

 

3. Phản ứng của Nhân Dân Việt Nam đối với cuộc xâm lăng của Pháp. 

 

Hiệp ước 1862 mà triều đ́nh vua Tự Đức kư với Pháp và Tây Ban Nha làm cho dân chúng Nam Kỳ bất măn. Các đặc phái viên toàn quyền của vua Tự Đức là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bị dân coi là “Kẻ phản quốc” và Triều đ́nh bị phê phán là “coi thường dân": “Phan, Lâm măi quốc, triều đ́nh khi dân”. (Nuyễn Xuân Thọ tr. 81).

 

Sự uất hận của dân miền Nam đối với việc triều đ́nh nhượng bộ Pháp có thể được t́m thấy qua mấy vần thơ: 

 

“Tan nhà căm nỗi câu ly hận,

Cắt đất thương thay cuộc giảng ḥa.

Gió bụi đôi phen xiêu ngăcỏ

Ngậm cười hết nói nỗi quan ta”...

(NXT, trang 81). 

 

Cuộc kháng chiến mănh liệt của dân miền Nam được các nhân vật tên tuổi và uy tín lănh đạo như Huyện Toại, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa Huân... 

 

Tại Huế, sau những ḥa ước kư với Pháp, óc thực dân và xâm lược của quân đội viễn chinh Pháp ngày càng gia tăng khủng khiếp. Tại Bắc kỳ giới chức Việt Nam không chịu công nhận hiệp ước do Nguyễn Trọng Hiệp kư. V́ thế, “Một phong trào kháng chiến có tính cách quốc gia và dân tộc được tổ chức. Sau 1883, Tôn Thất Thuyết (quan phụ chính đại thần, BK) đă quyết định triều đ́nh sẽ rút vào một thành tŕ được dựng lên trong vùng núi, hàng chục ngàn công nhân đă bắt đầu công cuộc xây dựng từ tháng 8 năm đó. “Thủ Đô Mới” tại Tân Sở, trong tỉnh Quảng Trị, đồng thời các kho lúa, gạo cũng được tổ chức trong miền Thượng Du”. 

 

“...Tháng 4, 1884, triều đ́nh Huế cho dựng lại tại  tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An những trại quân quan trọng và ra lệnh cho các quan tỉnh, phủ, huyện tổ chức việc ra binh chốngPháp”. (Luận án tiến sĩ của Cao Huy Thuần, bản dịch tiếng Viêt: Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp và Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam, trang 359 và 360). 

 

4. Nguyên nhân Pháp và Tây Ban Nha chiếm Việt Nam 

 

Ngược ḍng lịch sử để thấy việc truyền đạo của Giáo hội La Mă, đi song hành hay đi trước chủ nghĩa thực dân Tây phương, bắt nguồn từ sắc lệnh của Giáo hoàng Alexandre VI năm 1493. Theo đó, giáo hoàng nầy chia thế giới làm hai phần cho Bồ Đào Nha và Tây Ba Nha và buộc họ đi chiếm thuộc địa để truyền đạo. 

Năm 1627, Linh Mục Alexandre de Rhodes đến Việt Nam truyền giáo, và Linh mục nầy là người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam năm (Xin xem cuốn Divers Voyages et Mission trang 78 & 79, tác giả chính là Linh mục A de Rhodes cho biết như thế chứ không ai khác. Bản dịch tiếng việt của Hồng Nhuệ: “Hành Tŕnh và Truyền Giáo” trang 263 và 264. Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo xuất bản, TP Hồ Chí Minh 1994). 

Tổng giám mục Bonnechose

Hơn 200 năm sau (năm 1855) các giáo sĩ Pháp trực tiếp và tích cựcvận động Pháp chiếm Việt Nam là Tổng giám mục Bonnechose ở Rouen, Linh mục Huc cựu đại diện của Giáo hoàng ở Trung Quốc, Giám mục Pellerin, đại diện Giáo hoàng ở Bắc Nam Kỳ. Tháng 11, 1857 Giám mục Pellerin đến La Mă và được Giáo Hoàng Pie IX tán thành các vận động của phái bộ truyền giáo (Cao Huy Thuần, Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp và Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam, trang 59 & 61). Ngày 1.9.1858 Pháp đổ bộ Đà Nẵng. 

 

Để vấn đề được vô tư hơn, tôi trích dẫn một số văn thư và ư kiến của các nhà truyền giáo, của các viên chức Pháp và các sử gia ngoại quốc để độc giả thấy mối giây chằng chịt, tủi nhục và đau thương của dân tộc Việt trong giai đoạn Linh mục Trần Lục trưởng thành. 

 

5. Kế hoạch xâm lăng và đồng hóa

 

a.- Linh mục Legrand de la Liraye,đề nghị: “Theo thần, chiến tranh là cách duy nhất để đạt kết quả nghiêm chỉnh tại nước đó... phải đánh gấp ở Bắc Kỳ, Huế và Đà Nẵng cùng lúc, nếu được th́ lật đổ chính phủ...” (CHT, SĐD, trang 65).

 

b.- Văn thư ngày 30-4-1864, Đô đốc La Grandière viết cho viên Thượng Thư của họ: “Chúng ta cần các nhà truyền đạo...đổi đạo nghĩa là đồng hóa dễ dàng dân chúng nhờ sự giúp đỡ của các sư huynh, các trường đạo và các Bà Sơ”.

 

(Chúng ta cần các nhà truyền giáo, ... chuyển đổi, có nghĩa là phải nói, đồng hóa dễ dàng hơn nếu những người với sự giúp đỡ của các anh em của Christian Trường học và tôn giáo: Thư Kho Hai Ngoai of Pháp, 30 (6 ) 10. Dẫn theo hop CHT, trang 205 bản tiếng Pháp). 

 

c.- Đô đốc Bonard ở Nam Kỳ tŕnh bày với viên Thượng thư của ông:

 

“Truyền bá đạo Thiên Chúa nhất định là cách chắc chắn nhất để lôi kéo dân chúng hoàn toàn theo chúng ta. Trong sáu tỉnh (ở Nam Kỳ, BK), việc truyền bá này do các trường dạy trẻ thực hiện... Trường học sẽ là cơ hội tốt để chúng ta đồng hóa hoàn toàn dân tộc nầy...”

 

( "Sự lây lan của Công giáo chắc chắn là cách an toàn nhất để có một người hoàn toàn đối với chúng tôi. Lây lan này trong les sáu tỉnh sẽ được thực hiện bởi các em học sinh ... Trường sẽ là một cơ hội tuyệt vời để đồng hóa hoàn toàn này người ... "Trích trong bản tường tŕnh về t́nh h́nh Chính trị out Nam Kỳ of Aubaret Phú tá of Đô Đốc Bonart, Thư Pháp Kho, CHT, SĐD trang 207). 

 

6. Ư kiến và vai tṛ của giáo sĩ và giáo dân đối với cuộc xâm lăng của Pháp

 

 

a.- Ư kiến của Giám mục Puginier, địa phận Bắc Kỳ.

 

Một văn thư gởi cho Bộ Hải Quân và Thuộc Địa trong thời gian từ tháng 3.1884 đến tháng 3.1887, Puginier cố chứng minh rằng Bắc Kỳ xứng đáng với sự hy sinh của Pháp:“Đây là một xứ cung cấp rất nhiều tài nguyên to lớn...Bắc kỳ sẽ mở cho Pháp con đường lưu thông dễ dàng để mang sản phẩm sang Lào và Tây Trung Hoa... “Bắc Kỳ là một dân tộc rất đáng chú ư, và có thể biến thành bạn nếu chúng ta biết đào tạo, lănh đạo và cai trị”.

 

 

“Bắc Kỳ đă cống hiến một lực lượng mạnh mẽ và đă thành bạn bè rồi: thật vậy, nó có 400.000 ngàn con chiên đă cho thấy ḷng hy sinh cùng cảm t́nh của họ đối với Pháp”.

 

 

(... "Tonkin đă cung cấp một người bạn yếu tố mạnh mẽ: nó có, trên thực tế, 400 NGÀN Kitô hữu" những người đă đưa ra bằng chứng về ḷng sùng kính và yêu mến của họ đối với Pháp "(CHT SĐD trang 412).

 

 

“ Tôi xin xác định rằng khi nào Bắc Kỳ thành Thiên Chúa giáo th́ nó cũng sẽ thành một nước Pháp nhỏ, hoàn toàn giống như các đảo Philippines đă thành một nước Tây Ban Nha nhỏ”.

 

 

( "J" (CHT, trang 421) cho biết thời điểm Bắc Bộ trở thành một Kitô hữu, ông sẽ trở thành ít nhất Pháp ở vùng Viễn Đông, cũng giống như quần đảo Philippine là một Tây Ban Nha nhỏ".

 

 

b.- Các người truyền giáo trước đây cũng như hiện nay, thường hô hoán rằng các vua quan nhà Nguyễn cấm đạo, giết giáo sĩ và hà khắc con chiên, nhưng thực tế th́ v́ con chiên Việt Nam đă có những hành động chống lại Tổ Quốc. Sau đây là ư kiến của Đô Đốc Page trong văn thư ngày 14-12 và 25-12-1859 cho thấy như sau:

 

 

Sau khi “đi khắp nước thấy nhiều, nghe nhiều” cuối cùng Đô đốc Page công nhận lư lẽ vững chắc của triều đ́nh Huế, chính ông cũng bực ḿnh về thái độ của các nhà truyền đạo và con chiên của họ:

 

 

Thật vậy, trong lúc dân chúng hoảng hốt chạy trốn khi quân Pháp kéo đến và tổ chức vũ trang tự vệ, ở nơi đông dân th́ 3000 tín đồ Gia Tô đi theo Pháp và xin được đưa vô Sài g̣n là nơi mà Page đă dựng lên một thị trấn. “Tôi ngạc nhiên biết bao? Khi hôm sau các nhà truyền giáo đến nói với tôi, rằng các con chiên An Nam không tuân theo một quyền lực vô đạo, họ nói như thế. Sao! Họ cũng không muốn có cảnh sát để chận đứng trộm cướp du đảng, cướp bóc thành phố? Và tôi rất hổ thẹn khi thú nhận với Ngài rằng Giáo Hội Gia Tô tại An Nam đă ngạo nghễ đi rao giảng các nguyên lư đó: Ngoài ra không người Việt Nam theo Gia Tô nào ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, ông vua Việt Nam không theo đạo, không phải là vua của họ. Chắc bây giờ Ngài đă hiểu tại sao vua, quan đă coi các nhà truyền giáo là kẻ thù?” 

Nguyên văn tiếng Pháp: 

Sau "nhiều đi các nước, nhiều quan sát, lắng nghe rất nhiều, Đô đốc trang cuối cùng nhận ra giá trị của các đối số của Chính phủ Huế, ḿnh đă bị sốc bởi thái độ của các nhà truyền giáo và Thiên chúa giáo của họ. 

Thật vậy, trong khi dân bỏ chạy trong sợ hăi ở cách tiếp cận của quân Pháp và lực lượng dân quân vũ trang đă được tổ chức nơi có một trung tâm dân cư, 3.000 người Công giáo tăng mạnh đối với người Pháp và yêu cầu được đưa trở lại Sài G̣n Trang đă tạo ra một đô thị. "Ngạc nhiên của tôi là ǵ? Khi vào ngày hôm sau các nhà truyền giáo đến với tôi tuyên bố rằng annamits Christian không thể tuân theo một cơ quan ngoại giáo là lời của họ. Cái ǵ! Thậm chí không cho cảnh sát thành phố? Để ngăn chặn kẻ trộm, người lang thang đến thành phố để cướp bóc? Và tôi thấy xấu hổ khi thừa nhận Execellence của bạn rằng những nguyên tắc này được đánh giá cao xưng bởi các hiệp hội Công giáo Trường Sơn ... "Hơn nữa, không một người Việt Nam Công giáo ngập ngừng hỏi để enriler như một người lính dưới draupeau Pháp, Vua ngoại đạo Việt Nam không phải là vua của họ. "Kính thưa lẽ maintemant hiểu làm thế nào nhà vua và các quan lại trông nhà truyền giáo Công giáo như kẻ thù? (Depeche Đô đốc Page, 14-12 và Quỹ 25-12-1859. Lưu trữ Quốc gia, Hải quân BB 777 (CHT, trang 128 & 129). 

7. Linh Mục Trần Lục: Anh tài, vĩ nhân 

Bối cảnh lịch sử nêu trên, nh́n từ các góc độ khác nhau, cụ Sáu Linh mục Trần Lục đă làm ǵ để được giáo hội của ông ca tụng là “bậc vĩ nhân” là “anh tài” không riêng cho giáo hội mà c̣n cả dân tộc Việt Nam nữa! 

Những mỹ từ Anh Tài, Vỹ Nhân được giáo hội Ki Tô và con chiên trí thức tặng cho Linh mục Trần Lục, và những phẩm hàm của bốn đời vua Triều Nguyễn tặng cho ông có một giá trị nào không, xin mời độc giả t́m hiểu các hành động của Linh mục Trần Lục qua các sử liệu sau đây. 

 

 

 

Sử liệu 1: 

Dẫn 5000 giáo dân giúp Pháp đánh lủy Ba Đ́nh của Đinh Công Tráng.

 Linh mục Trần Tam Tĩnh, viện Sĩ Hàn Lâm Viện Hoàng gia Canada, giáo sư đại học Laval Canada là tác giả cuốn Dieu et Cesar (Thập Giá và Lưỡi Gươm), La Mă 19-5-1975, do nhà xuất bản Sudestasie, Paris 10-1978, trang 41 và 42 tường thuật như sau: 

“Cho tới ngày chết, 25-4-1892 Giám mục Puyginiê chẳng bỏ qua ngày nào mà không hoạt động để củng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ hàng chục điệp văn và bản tin t́nh báo mang chữ kư của ông trong văn khố của Bộ Thuộc địa. Và một phần nhờ ở các bản tin đó mà quân Pháp đă đập tan cuộc kháng chiến vũ trang của người Việt. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đă xảy ra tại Ba Đ́nh, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ có thành, đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm “b́nh định” cứ điểm này, quân Pháp đă gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của trung tá Metxanhgie (Metzinger). Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đẩy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để t́m hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, v́ có một sĩ quan trẻ, đại úy Giôphơrơ (Joffre sau này là thống chế Pháp trong chiến tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc b́nh định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đă nhận phép lành của Giám mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 giáo dân. Ba Đ́nh đă thất thủ. 

Thật đau ḷng cho một sử gia người Việt Nam Công giáo khi phải nhắc lại những năm tháng ấy, thấy quân đội Pháp hành quân “b́nh định” chỉ được nghỉ ngơi trong các làng giáo:“Sau một cuộc hành quân mệt ră rời, quân lính của ta kiệt sức v́ thiếu ăn, mà tiến vào một làng người lương th́ thường chỉ được ăn đạn. Nhưng nếu gặp được một làng người giáo th́ trẻ con chạy ra đón đường và kêu ầm lên: Công giáo, công giáo đây! để quân chúng ta biết rằng chẳng có ǵ phải sợ ở đó, rồi dân làng đem chuối, trứng, gà ra chiêu đăi. Sự khác biệt thật rơ ràng và là điều đáng ghi nhớ nhỉ?” Những gịng trên đây chẳng phải do một bàn tay Cộng Sản ghi lại, mà là do một tu sĩ ḍng Tên đă say sưa thích thú về thái độ của người có đạo Kitô lúc đó nghĩ rằng bổn phận của họ là phải hợp tác (với Pháp) v́ ḿnh là người Công giáo”. (F, Rouvier, Loin du Pays, Paris 1896, tr.103-104)”. 

Để tránh hành động chạy tội và đổ thừa cho “Cộng Sản”, sử gia Linh Mục Trần Tam Tỉnh nói rơ ông lấy sử liệu từ một tu sĩ ḍng Tên F. Rouvier, trong cuốn Loin du Pays, Paris 1896 trang 103-104. 

Nguyên văn tiếng Pháp: 

Cho đến khi ông qua đời ngày 25 tháng 4 năm 1892, Giám mục Puginier đă không ở lại một ngày không làm việc để củng cố vị trí của Pháp ở nước nuôi của ḿnh. Nó giữ hàng chục ghi chú và thông tin có chữ kư của ḿnh trong tài liệu lưu trữ của Bộ Thuộc Địa. Và một phần nhờ vào thông tin của ḿnh, người Pháp đă có thể đè bẹp sự kháng cự vũ trang của người Việt Nam. Cuộc kháng chiến dữ dội nhất đă được tiến hành ở Ba Đ́nh, Thanh Hóa do Đinh Công Tráng. Nó có lẽ là một ngôi làng kiên cố với một chiếc thắt lưng tre, tường, hào và giao thông hào chuẩn bị chuyên nghiệp. Tinh thần của các máy bay chiến đấu là rất cao. Đối với "b́nh định" người Pháp đă gửi một lực lượng 2.250 binh sĩ, 25 súng, 4 pháo hạm dưới sự chỉ huy của Đại tá Metzinger. Vụ tấn công của ngày 18 tháng mười hai năm 1886 đă bị từ chối. Người Pháp đă phải cố gắng vây một chiến thuật mới. Heureusemet cho họ, một sĩ quan trẻ, Đại úy Joffre (sau này là Nguyên soái nổi tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất). Nghĩ để t́m kiếm sự giúp đỡ của Cha Trần Lục, giáo xứ Phát Diệm linh mục và phó vương cho b́nh định các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây Giám mục Puginier với phước lành đă đến cứu hộ của thực dân Pháp với 5.000 Kitô hữu. Và Ba Đ́nh đă được thực hiện. 

Nó là ouloureux cho một nhà sử học Công giáo Việt Nam nhớ lại những năm tháng khi quân đội Pháp "b́nh định" có thể t́m thấy nghỉ ngơi duy nhất trong làng Công giáo "Khi sau một cuộc hành tàn phá, những người lính của chúng tôi, kiệt sức bởi thiếu máu, đến một ngôi làng ngoại đạo họ có thường chào đón bởi tiếng súng nổ. Nhưng Đó có phải là một ngôi làng Christian họ đi qua? Những đứa trẻ chạy đến trước mặt họ, la hét ầm ĩ: "catholica, catholica" để làm cho họ hiểu rằng họ không có ǵ để sợ hăi, dân làng cung cấp cho họ, chuối, trứng và gà. Sự khác biệt là đáng kể và đáng được chú ư, phải không?". Những ḍng này không được viết bởi một người cộng sản, nhưng bởi một Jesuit vui mừng với thái độ của người Kitô hữu người nghĩ rằng nó làm nhiệm vụ của họ là nhân viên v́ họ là người Công giáo (F. Rouvier,  Viễn đất nước, Paris 1896 p ,103-104). 

 

 

 

Sử liệu2: 

Sử gia Đào Trinh Nhất trong cuốn Phan Đ́nh Phùng, nhà lănh đạo 10 năm kháng chiến 1886-1895 ở Nghệ Tĩnh,Tân Việt xuất bản, 31-1-1957, Nam phần Việt Nam, trang 19 và 20 tường thuật như sau: 

“Bởi vậy, khi làm Tri phủ Yên Khánh ở Ninh B́nh, thấy một ông cố đạo bản xứ hay ỷ thế tôn giáo, hà hiếp lương dân, cụ Phan (tức là Phan Đ́nh Phùng, BK) không kiêng nể ngần ngại ǵ, cứ việc hô lính đè cổ giáo sĩ đó xuống hỏi tội và đánh thẳng tay. 

Giáo sĩ bị trận đ̣n ấy là cụ Trần Lục, tục gọi là cụ Sáu, mấy năm sau nhờ thế lực Pháp mà được triều đ́nh phong làm Tuyên phủ sứ có oai quyền lừng lẫy một lúc ở vùng Phát Diệm Ninh B́nh, ai cũng phải sợ. Người ta nói ông có cái đức giết người như rạ, không kém ǵ Tôn Thất Thuyết. 

Cụ Phan đánh một ông cố đạo là đánh kẻ có tội hà hiếp người, chớ không phải bày tỏ thâm ư ghét đạo Thiên Chúa”. 

Sử liệu 3: 

Lăng Nhân Phùng Tất Đắc là một nhà văn hóa lớn hiện sống tại Luân Đôn, trong cuốn Những Trận Đánh Pháp, từ Hàm Nghi đến Nguyễn Thái Học. Bản in lại tại Houston, Texas, Hoa Kỳ 1987, trang 20 viết như sau: 

“Phan (Phan Đ́nh Phùng, BK) đỗ cử nhân khoa Bính Tư (1876), năm 33 tuổi; năm sau, đỗ tiến sĩ đ́nh nguyên (khoa Đinh Sửu, Tự Đức 30, 1877). Sơ bổ tri phủ Yên Khánh, Ninh B́nh, ở đây, ông thấy Linh mục Trần Lục hay ỷ thế hiếp dân, nên nhân một vụ lộng quyền, ông cho lính nọc Linh mục ra đánh. V́ thế phải gọi về kinh. Tự Đức 31 (1878) ông được sung chức ngự sử Đô Sát Viện”.

 

Cũng cuốn sách nầy trang 42 tường thuật:

 

“Đạo quân đánh Ba Đ́nh gần 50 viên tướng Pháp và 2.250 quân. Đại tá Brissaud đứng tổng chỉ huy lập đại bản doanh ở Thuận Đào, dưới trướng có tham mưu D'Amade, Masson, đại tá Diguet chỉ huy quân Lê Dương, đại tá Steltz chỉ huy pháo binh, có đại úy Puts trợ lực. Mặt Bắc đại tá Doods đóng tại Nghi Vinh, mặt Nam đại tá Metzinger đóng tại Xa Liễn, đại úy Joffre (Joffre sau nầy làm thống chế), chỉ huy Công binh, phó quân lương Chaumont giữ việc quản trị, bác sĩ Velledary và Perrin đứng đầu y tế. Trên mặt sông, xung quanh thành, 4 chiến hạm chực sẵn do trung úy Thusnine, Surcouf, le Prieur và Dantin chỉ huy. Các giáo đoàn Phát Diệm, Kẻ Sở, Điền Hộ, Bồ Xuyên cung cho quân Pháp 5.000 giáo dân để đào hầm vận lương” (Cha xứ Phát Diệm lúc nầy là Linh Mục Trần Lục, BK). 

 

Sử liệu 4: 

Trong cuốn Đại Nam Thực Lục Chính Biên, bằng chữ Hán, 38 tập: Đây là các văn bản của Triều Nguyễn được đúc kết do Thượng Thư Bộ Học làm chủ biên, Viện Sử Học Hà Nội dịch ra tiếng Việt. (Hà Nội: 1962-1978). Trong tập 36:43 và tập 36:90 có những chi tiết tóm lược sau đây: 

“Độ (Nguyễn Hữu Độ, Tổng Đốc Hà Nội là nhạc phụ của vua Đồng Khánh, BK)cũng giữ liên hệ chặt chẽ với các giáo mục bản xứ, đặc biệt là Trần Lục (Trần Hữu Triêm), người cai quản giáo phận Phát Diệm, nằm giữ ranhgiới hai tỉnh Ninh B́nh và Thanh Hóa. Từ năm 1883, Trần Lục công khai ngă theo Pháp. Theo sử quan nhà Nguyễn: Y mộ nhiều giáo dân và hàng ngàn tên vô lại, nhiều lần ra chận bắt dịch phu để cướp lấy công văn. Các quan trú quân đều phải qua đường Phủ Nho quan mà đệ công văn về (Huế)” (VI 36:43) “Trần Lục cũng hằng lui tới dinh sứ Pháp kêu xin tư xét” việc truy đánh dân đạo Ki Tô ở Thanh Hóa, khiến tháng 2 năm Giáp Tuất (3.1884) nhóm Tổng đốc Thanh Hóa Tôn Thất Tường và Tri phủ Thiệu Hóa là Nguyễn Đĩnh bị cách chức, thuộc hạ bị giết”. “Tháng 3 năm Bính Tuất (4-1884) Độ c̣n đề cử Trần Lục làm Tuyên phủ sứ Thanh Hóa, hàm Tham tri Bộ Lễ, lo việc đánh dẹp quân Cần Vương v́ họ đạo của Lục nằm giữa ranh giới Ninh B́nh và Thanh Hóa” (VI, 37:143).

(Vũ Ngự Chiêu, trong cuốn “Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945). Tập I: Đại Nam mất tựchủ, 1858-1884,Văn hóa xuất bản, Houston, 1999, trang 343 và 361). 

 

Sử liệu 5: 

Trong cuốn Le Tonkin de 1872 à 1886, histoire et politique, Paris 1910, trang 203, 209-14, Jean Dupuis, tường thuật chi tiết sau đây: 

Ngày 5-12-1873 Linh mục Trần Lục hướng dẫn Chuẩn Úy Hautefeuille chiếm thành Ninh B́nh không tốn một viên đạn. Trần Lục c̣n tuyển mộ thêm được 150 lính để giúp ông Chuẩn úy này bảo vệ an ninh.(Vũ Ngự Chiêu, SĐD, trang 225).

 

Sử liệu 6:

 

Trong cuốn Histoire d’un Prêtre Tonkinoirs: Le baron de Phát Diệm, tác giả là Giám mục Olichon, Paris, Bloud et Gay, 1931, trang 140, viết như sau: 

“Ở Bắc Việt, Linh mục Triêm (Nguyễn Hữu Triêm: Trần Lục, BK) tổ chức miền Công Giáo Phát Diệm và cọng tác với chính quyền bảo hộ” (Pháp). (Dẫn theo Nguyễn Thế Anh, Thạc Sĩ Sử Học, Trưởng ban Sử Học Đại Học Văn Khoa Sài G̣n, trong cuốn Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ, Lửa Thiêng xuất bản, Sài G̣n, 1970, trang 121). 

Qua sáu sử liệu trích dẫn ở trên chúng ta thấy cụ sáu Trần Lục một Anh Tài, một Vĩ Nhân của giáo hội Gia Tô có các hành động như sau: 

Dẫn năm ngàn giáo dân đi giúp quân thực dân Pháp. Có cái đức giết người nhiều như rạ. Mộ nhiều giáo dân và hàng ngàn tên vô lại nhiều lần đón đường cướp công văn của triều đ́nh để dâng cho Pháp. Giúp Chuẩn úy Pháp chiếm thành Ninh B́nh Bắc Việt. Lạm quyền và hà hiếp dân chúng. Cọng tác với thực dân Pháp. 

Các sử liệu liệt kể tội trạng của Linh mục Trần Lục nêu trên có đáng tin cậy hay không? Hay do những người khác tín ngưỡng hoặc ganh tị bịa đặt để gán cho “Đức” cha Trần Lục? 

Có lẽ quí độc giả đều đồng rằng các tài liệu trên không những chính xác mà c̣n thiếu quá nhiều, v́ công lao của “bậc vĩ nhân” Trần Lục phục vụ cho Thực dân Pháp không phải chỉ có giản dị thô thiển như thế mà được đế quốc Pháp tặng thưởng! Thật vậy, trong lúc hăng say ca tụng bậc “anh tài” Trần Lục, đức ông Trần Ngọc Thụ (ở La Mă) cho biết chính phủ Pháp đă tặng cho ông Linh mục Trần Lục “Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh” của Pháp năm 1884, và “Tứ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh năm 1899” (theo cuốn Trần Lục đă dẫn, trang 18). 

Công lao to lớn của Linh mục Trần Lục đối với thực dân Pháp cũng được Pháp ghi nhận trong buổi lễ tại nhà thờ Phát Diệm năm 1940. Theo cuốn “Autour des Fetes du 3 Decembre 1940 à Phát Diệm”. (Chung quanh đại lễ ngày 3.12.1940 ở Phát Diệm). Tập sách có hai phần chữ Pháp và chữ Việt, mang số M1040 của Tổng Thư Viện Quốc Gia nói về đại lễ tấn phong Giám mục Phan Đ́nh Phùng (trùng tên với nhà ái quốc kháng chiến Phan Đ́nh Phùng, BK) và lễ gắn Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh cho Giám mục Nguyễn Bá Ṭng. Sách do nhà in Ngô Tử Hạ ấn hành và do Chánh phó Giám mục, Linh mục và các giáo dân địa phận Phát Diệm chủ trương. Trong đó có đoạn mô tả như sau: 

“Một phút yên lặng: quan toàn quyền kính điếu một vị anh hùng, một vị quốc công vang danh bốn bể (Trần Lục, BK) quan Toàn Quyền Decoux cảm xúc ái t́nh. Ngài cảm động hơn nữa khi nghĩ tới cụ Trần Lục là vị phúc tinh đă đem lại sự ḥa b́nh thân thiện cho dân tộc Pháp - Nam... 

...Quan Toàn Quyền đưa cặp mắt đầy cảm động ngó xung quanh lũ con dân chằng chịt như nêm cối, bao nhiêu con mắt đổ dồn về ngài... 

...Đức cha Nguyễn Bá Ṭng đọc diễn văn bày tỏ ḷng cảm ơn chính phủ, tỏ ḷng trung thành con dân Việt Nam đối với Mẫu Quốc. (Dẫn theo Toan Ánh trong cuốn Hội Hè Đ́nh Đám).

 

Đọc đoạn văn trên chúng ta thấy mấy điểm: 

* Lũ con dân (công giáo) chằng chịt vô số kể như nêm cối đổ mắt sung sướng nh́n về tên thực dân Decoux v́ được làm con dân hiếu thảo của nó, của Petain và của thực dân Pháp.  

* Linh mục Trần Lục là một vị phúc tinh, một vị anh hùng của Decoux và của nước Pháp nên đại diện chính phủ Pháp kính cẩn nghiêng ḿnh trước mộ của Trần Lục. 

* Cha Nguyễn Bá Ṭng đọc diễn văn bày tỏ ḷng biết ơn chính phủ thực dân Pháp, tỏ ḷng trung thành con dân Việt Nam đối với Mẫu Quốc (Pháp). Như vậy Giám mục Nguyễn Bá Ṭng tự tố cáo ḿnh là người Việt gian, một kẻ bán nước, kẻ có tội với dân tộc chứ làm ǵ có đức mà xưng là “Đức Cha”. 

* Phát Diệm được xem là thủ đô tinh thần của Công giáo Việt Nam nhưng, rất nhiều người, từ trên xuống dưới từ cha cố đến con chiên lại hớn hở vui mừng nguyện trung thành với mẫu quốc thực dân Pháp!  Quả là hết đường phê phán! 

 

Cha Nguyễn Bá Ṭng mang tội thiếm xưng lúc dùng chữ “Con dân Việt Nam...” Có lẽ nên viết là “Dân công giáo Việt Nam nguyện trung thành với Mẫu Quốc thực dân Pháp”. Ngay  cả nói như vậy cũng vẫn c̣n thiếm xưng, cha Ṭng không có quyền vơ đủa cả nắm như thế. V́ có nhiều con chiên theo đạo nhưng họ vẫn trung thành với tổ quốc Việt Nam chứ không bán nước như cha Ṭng. 

Thế là đă quá rơ, nếu không có công lao giết quá nhiều người Việt Nam yêu nước chống lại thực dân Pháp, không có công to lớn giúp Pháp chiếm Bắc Kỳ, giúp Pháp b́nh định các nơi chiếm đóng v.v.. th́ vô cớ mà chính phủ thực dân Pháp tặng, không những chỉ một mà, đến hai huy chương thuộc loại cao cấp nhất của Pháp, và toàn quyền Decoux thay mặt thống chế Petain của Pháp và thay mặt nước Pháp kính cẩn nghiêng ḿnh trước ngôi mộ của Linh mục Trần Lục. 

Chúng ta cũng cần biết thêm rằng lối tổ chức của Ki Tô giáo là một lối tổ chức theo đẳng cấp như nhà binh, và như các chính phủ độc tài: người dưới phải phục ṭng lệnh của cấp trên. Do đó, kế hoạch của Giám mục Gauthier và Giám mục Puginier địa phận Bắc Kỳ là biến Bắc Kỳ trở thành một nước Pháp nhỏ và biến dân Việt Nam trở thành người Pháp hết như tôi đă dẫn chứng ở đoạn trước. Xem thế th́ hai huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh và Decoux nghiêng ḿnh trước mộ Trần Lục có lẽ vẫn c̣n quá ít! 

Đoạn trích dẫn ở trước, đức ông Trần Ngọc Thụ cũng cho biết “với sự chấp thuận của giám mục địa phận” nên Trần Lục mới nhận chức Trấp An của vua Tự Đức. Giám mục địa phận lúc đó là Puginier, một tên thực dân cuồng nhiệt và có nhiều sáng kiến độc ác. Như thế rơ ràng quan thầy của Trần Lục là Puginier: thầy sao th́ tṛ phải vậy. 

 

8.- Một người hung hăn hơn cả những tay hung hăn gian ác thực dân Pháp chính hiệu, nhưng tại sao bốn đời vua nhà Nguyễn lại phong phẩm hàm chức tước cho Linh mục Trần Lục?  

 

Theo sử gia Đào Trinh Nhất trong sử liệu 2 dẫn ở trên chúng ta thấy “Trần Lục tục gọi là Cụ Sáu, mấy năm sau nhờ thế lực Pháp mà được triều đ́nh phong làm Tuyên Phủ Sứ có oai quyền lừng lẫy một lúc ở Phát Diệm - Ninh B́nh, ai cũng phải sợ”. 

Tài liệu 3 của nhà văn hóa Lăng Nhân Phùng Tất Đắc cho biết Linh Mục Trần Lục bị Cụ Phan đánh vào khoảng năm 1878. Từ đó, chúng ta có thể  biết là triều đ́nh vua Tự Đức v́ áp lực của Pháp mà phong cho Trần Lục làm “Tuyên Phủ Sứ” vào thời gian sau khi Pháp đánh Đà Nẵng năm 1858, chiếm toàn bộ Nam Kỳ năm 1867, chiếm Bắc Kỳ năm 1874. Do đó, vua Tự Đức, trong cái thế không thể làm khác, không những bị áp lực của Pháp để phải cho Trần Lục chức tước mà c̣n nhượng bộ nhiều vấn đề trọng đại và tai hại cho quốc gia hơn nữa. Nhưng biết làm cách nào khác hơn trước thế lực của kẻ mạnh. 

C̣n thời vua Đồng Khánh, Thành Thái và Khải Định th́ chủ quyền quốc gia không c̣n thể thống ǵ nữa, chính quyền thực dân Pháp và các cố đạo muốn làm ǵ muốn chức ǵ và bao nhiêu chẳng được. Thật vậy, đọc lại đoạn sử liệu của tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ và sử gia Nguyễn Sinh Duy ở phía trước chúng ta thấy Đồng Khánh thân hành đến dinh của tướng De Courcy ở tả ngạn sông Hương, để xin được làm vua. De Courty c̣n cắt đặt Linh mục Nguyễn Hoằng kèm sát ông vua tay sai nầy để lấy tin tức và qua Nguyễn Hoằng De Courcy ra lệnh cho Đồng Khánh phải làm những ǵ mà Pháp muốn. Chúng ta cũng nên biết thêm rằng chính Linh mục Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều và Nguyễn Tường Tộ cùng đi với Giám mục t́nh báo Gauthier (Cha Hậu) đến đón quân Pháp tại cửa Mành Đà nẵng năm 1858, và Nguyễn Hoằng cũng được ông vua bù nh́n Đồng Khánh cho chức Hường Lô Tự Khanh kiêm Tham Biện Viện Cơ Mật thay v́ bị xử án v́ đến đón giặc tại Đà Nẵng năm 1858. 

Theo tài liệu 4, dẫn ở trên, th́ Nguyễn Hữu Độ, Tổng đốc Hà Nội, là nhạc phụ của Đồng Khánh, đă liên kết với các giáo mục bản xứ, đặc biệt là Trần Lục và đề nghị cho ông Linh mục nầy làm Tuyên phủ sứ Thanh Hóa hàm Tham tri Bộ lễ, lo việc đánh dẹp quân Cần Vương.  

Như thế, qua sử liệu cho thấy, cuối đời Tự Đức, Việt Nam đă mất chủ quyền hoàn toàn. Vua Tự Đức bị áp lực Pháp để không những phải phong chức Trấp An cho Linh mục Trần Lục mà c̣n kư nhiều ḥa ước nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi vô cùng tai hại cho quốc gia. Cuối triều Nguyễn chỉ có vua Tự Đức (một phần nào), vua Hàm Nghi và vua Duy Tân là được dân tộc Việt Nam mến mộ c̣n Đồng Khánh th́ đi xin tướng De Courcy để làm vua. Thành Thái lúc làm vua mới có 10 tuổi, quyền hành do Nguyễn Hữu Độ nắm giữ. Năm 1914 Thành Thái viết thư tay gởi cho toàn quyền Đông Dương có đoạn “trăm lạy quan lớn xin quan lớn làm cái ơn mọn nầy cho tôi với...” (1). C̣n Khải Định bị Cụ Phan Chu Trinh trách cứ: “Tôn bậy quân quyền, lạm hành thưởng phạt...” (2). Hoàn cảnh vua Tự Đức như vậy, tư cách Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định như thế, việc Linh mục Trần Lục có chức tước, phẩm hàm do ba ông vua bù nh́n tay sai cho Pháp trao tặng, có một giá trị nào để khoe chăng?

 

Bậc thức giả và những ai cảm thấy nhục quốc thể cũng là cái nhục của chính ḿnh, có nên hănh diên và khoe khoang một cách đắc ư về các ân huệ do tay sai, bù nh́n và thực dân Pháp trao tặng?

 

9.- Công Tŕnh Xây Dựng Nhà Thờ và văn hoá 

 

Các bài báo và một số sách của người Ki Tô c̣n ca tụng Linh mục Trần Lục với công tŕnh kiến trúc quần thể nhà thờ Phát Diêm. H́nh như hầu hết các nhà thờ của đạo Kitô ở Việt Nam đều xây theo lối thẳng đứng như ṇng súng và nhọn hoắt như thanh gươm, đứng lạc lơng kiêu ngạo giữa một nền văn hóa hài ḥa khác biệt của Á đông. Nhưng nh́n bức h́nh chụp Phương đ́nh và các tháp nhà thờ in trong mấy trang đầu của cuốn Trần Lục, tôi đồng ư rằng lối kiến trúc nhà thờ Phát Diệm kiểu Á Đông với mái cong h́nh long phụng quả thật là một sáng kiến đáng ca ngợi, là một điểm son mà Linh mục Trần Lục nên được sử sách đề cao. Tuy nhiên, chúng ta cũng lấy làm thắc mắc rằng đất của quần thể nhà thờ Phát Diệm có được tậu măi hợp pháp không? Hay là dựa vào khí giới thực dân để chiếm đoạt đất đai của con dân Việt Nam mà làm nhà thờ? Phí tổn xây cất trong 34 năm để hoàn thành là bao nhiêu? C̣n dân tại Phát Diệm quá nghèo tiền đâu mà đóng góp? Ai đài thọ? Với mục đích ǵ? Phải chăng đây cũng là một phần trong kế hoạch mà Giám mục Gauthier và Giám mục Puginier chủ trương: “Tôi quả quyết rằng khi nào Bắc Kỳ trở thành Công Giáo, th́ nó cũng trở thành một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông” (J'affirme que du moment où le Tonkin deviendra chretien, il deviendra aussi la petite France de l'Extrême Orient). 

Như thế, nhà thờ Phát Diệm, cũng như bao nhiêu nhà thờ xây cất trên đất nước Việt Nam thời bấy giờ, là nơi để biến người Việt Nam thành người Công Giáo nghĩa là trở thành người Pháp. Đó là chưa kể các nhà thờ lúc bấy giờ cũng là căn cứ của những giáo sĩ làm gián điệp cho quân xâm lăng núp bóng tôn giáo. Thật vậy, nhà thờ Kim Long Huế là chỗ ở của Giám mục t́nh báo Croc, nhà thờ Phát Diệm một thời là chỗ trú ngụ của ông Giám mục gián điệp Gauthier (thầy của Nguyễn Trường Tộ) ở trong đó để đến họp mật với ông trung tá hải quân Senez được phái ra Bắc năm 1872, để nghiên cứu t́nh h́nh và lấy tin tức cho một cuộc chiếm cứ Bắc Việt. 

Công tŕnh văn hóa: Qua tác phẩm các bài ca vè của ông, tôi xin nhường sự phê phán cho các nhà thơ. Riêng ông Nguyễn Chấn (Charlie Nguyễn) một trí thức lâu đời theo Ki Tô giáo nhận định như sau: 

“...Huấn Tự Ca của cha Trần Lục vùng quê tôi gọi là “vè cụ Sáu”. Cha Trần Lục là người có công xây dựng một kỳ công kiến trúc là nhà thờ bằng đá ở Phát Diệm, nhưng đồng thời Ngài cũng là người giúp quân Pháp tiêu diệt những người Việt Nam yêu nước. Thi ca của cha Trần Lục rất nổi tiếng trong miền quê tôi nhưng tôi ngạc nhiên không thấy văn học sử nhắc tới. Có  lẽ v́ nó thuộc loại quá rẻ tiền không   đáng bàn”.(Nguyễn Chấn, “Sau Nhiều Năm Khủng Hoảng Đức Tin”, in trong cuốn “Tại Sao Không Theo Đạo Chúa”, tập 2, Houston, Texas Hoa Kỳ, 1998, trang 4). 

 

10.- Tóm lược 

 

Trong thời kỳ đất nước ngă nghiêng bị thực dân Pháp đô hộ, toàn dân chống Pháp để giành độc lập cho nước nhà th́ Linh mục Trần Lục trong giai đoạn nầy vào độ tuổi trên 30, đă không đóng góp ǵ cho công cuộc giải phóng quê hương. Trái lại ông đi tu để làm Linh mục. Làm Linh mục trong giai đoạn nầy rất có lợi cho chủ nghĩa thực dân và đế quốc Pháp v́ người Pháp mà không có tín đồ Ki Tô  th́ cũng như con “cua bị bẻ găy hết càng” như Giám mục Puginier đă nói. 

Puginier là một Giám mục thực dân thâm độc và gian ác, ông muốn biến Bắc kỳ trở thành một nước Pháp nhỏ và biến dân Việt Nam trở thành người Pháp. Hệ thống quyền lực của đạo Ki Tô La Mă là hệ thống độc tài tổ chức như lối nhà binh: Giáo hoàng ra sắc lệnh chia thế giới và buộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đi truyền đạo. Các Linh mục Giám mục như Alexandre de Rhodes, Retord, Gauthier, Puginier… được lênh của Giáo hoàng vận động Pháp chiếm Việt Nam. Linh mục Trần Lục là tay dưới của Giám mục Puginier th́ phải theo lệnh của ông Giám mục nầy, chứ không thề làm khác được. 

 

V́ thế qua các sử liệu chính xác như trên, Linh mục Trần Lục có các tội đối với dân tộc Việt như sau: 

 

1.- Dẫn 5000 (năm ngàn) Giáo dân đi ủng hộ Pháp để đánh phá căn cứ Ba Đ́nh của nhà anh hùng yêu nước Đinh Công Tráng.

 

2.-  Giúp chuẩn Úy Hautefeuille chiếm thành Ninh B́nh. 

 

3.- Có cái “Đức” giết người như rạ, ỷ quyền thế để hà hiếp dân nên bị Cụ Phan Đ́nh Phùng cho lính nọc xuống đất để đánh. 

 

4.- Tuyển mộ giáo dân và các tên vô lại đón đường cướp công văn của triều đ́nh để dâng cho Pháp. 

 

5.- Giúp các Linh mục và Giám mục người Pháp đặc biệt là Giám mục Gauthier và Puginier để biến Bắc kư thành một nước Pháp nhỏ và biến dân Việt Nam trở thành người Pháp. 

 

6.- Cộng tác với chính quyền thực dân Pháp để cai trị và đô hộ nước ta. 

 

7.- Xây dựng nhà thờ Phát Diệm thời bấy giờ, ngoài vấn đề tín ngưỡng c̣n dùng để làm trụ sở cho việc biến dân Việt Nam trở thành người Pháp và là chỗ trú ẩn của các chức sắc Ki Tô làm gián điệp. Do đó, trước cổng nhà thờ Phát Diệm có cái tượng người lính Pháp làm bằng đá đứng gác cổng. [Theo cuốn Hà Nội Today, tác giả Virginia Gift, Ebory Inc. Maryland, USA, 1993] (3). 

 

Bằng những đóng góp quá lớn lao cho chính phủ thực dân như thế, nên Linh mục Trần Lục được chính phủ Pháp trao tặng hai Bắc Đẩu Bội tinh loại cao cấp và được toàn quyền Decoux đại diện bộ máy thực dân đế quốc Pháp kính cẩn nghiêng ḿnh trước mộ Trần Lục năm 1940. 

Nhằm tăng cường thêm khả năng và sức mạnh cho Linh mục Trần Lục trong chương tŕnh chống lại các phong trào kháng Pháp và đồng hóa dân tộc Việt, chính phủ Pháp ép buộc (và) các ông vua bù nh́n cuối thời nhà Nguyễn trao tặng chức tước và phẩm hàm cho Linh mục Trần Lục. 

Có thể nói, chỉ cần dẫn một trong những sử liệu nêu trên, hoặc xem hành động Decoux “Kính cẩn nghiêng ḿnh trước mộ Trần Lục”, hoặc việc chính phủ Thực Dân Pháp tặng Bảo Quốc Huân Chương cho Trần Lục cũng đủ chứng cớ để nói dứt khoát rằng Linh mục Trần Lục là một tên Đại Việt Gian có tội lớn với quốc gia dân tộc. Thế mà những người trí thức và giáo hội Công Giáo Việt Nam gọi Linh mục Trần Lục là một “Anh Tài”, một “Vĩ Nhân” không những của giáo hội mà c̣n đối với dân tộc chúng ta và cả nhân loại nữa. Một sự lộng ngôn quá đáng, một sự bóp méo lịch sử ngang tàng và một sự nhục mạ giống ṇi trắng trợn. Tôi xin nhường sự phê phán nầy cho các độc giả và sử gia. 

 

BÙI KHA

 

B́nh luận (2)

Không sai. Đây quả thật là đạo của “đức tin” và “quên ḿnh trong sự vâng phục”. Đức tin, trong chừng mực   nào đó, rất hữu ích cho đời sống tâm linh, miễn là nó không dẫn đến việc “xóa sổ”, “hủy diệt”, “phỉ báng”,   “chà đạp”   văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.   Lịch sử cho thấy Giáo hội công giáo La Mă đă liên kết một cách chặt chẽ với các thế lực thực dân & đế quốc như “bóng với h́nh” trong công cuộc xâm lăng thuộc địa, dùng thần quyền để lấn át thế quyền, dùng thế quyền để phục vụ thần quyền.   V́ không hiểu rơ bản chất của các thế lực này, đồng bào công giáo VN vô t́nh đă tiếp tay, dọn đường cho Thực dân Pháp đô hộ nước ta   và như vậy họ cũng là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân. Mong rằng mọi người VN trong và ngoài nước, kể cả các đồng bào công giáo VN nên học bài học lịch sử đầy máu và nước mắt này và đừng bao giờ, tuyệt đối đừng bao giờ, để lịch sử như thế phải tái diễn. Luôn luôn đặt quyền lợi tổ quốc & dân tộc lên trên hết tất cả chủ nghĩa.

Nathan Nguyen ( 08/04/2012 12:47:37)

Bàn luận nhiều về đạo Công giáo hay Tin lành Việt Nam là mất thêm th́ giờ vô ích. Nên hiểu thế nầy có lẻ đúng:Những tên gọi là danh nhân Công giáo th́ có các đặc tính "tuyệt vời:-Giúp đế quốc Pháp để mở rộng ṿng chiếm đóng như ông Nguyễn Trường Tộ,- Cùng với Linh mục, Giám mục Pháp đến cữa mành sơn Đà nẵng làm reo để Pháp đánh Huế cho chóng dứt điểm. Đó là một trong những hành động yêu nước của Nguyễn Trường Tộ,- Dẫn 5 ngàn giáo dân giúp thực dân Pháp phá tan chiến Lũy ba đ́nh của anh hùng ái quốc Đinh Công Tráng. Đó là vĩ nhân Trần Lục.- Có cái đức giết người như rạ. Đó là đức cha Trần Lục, người mà các đám Linh muc56 Giám mục ca tụng có ai nói năng ǵ đâu?-Cho giáo dân đón đường cướp công văn của Triều đ́nh đem nộp cho Pháp. Tên nó là Trần Lục.Trương Vĩnh Kư th́ viết thư kêu gọi Pháp đánh chiếm Việt Nam.Danh nhân của Công Giáo là như thế đó mà cũng được Chương Thâu, Trần Hữu Tá, Mai Thị Huyền, Nguyễn Thái Hợp ca tụng th́ có chết ai đâu? Các nhà văn hóa và sử học có thấy ai lên tiếng đâu? ngoại trừ nhà XB Văn Học và TT Nghiên Cứu Quốc học của ông Mai Quốc Liên.

Nguyễn Lam Sơn. HN ( 01/04/2012 13:19:43)

 

 

 


SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎ Foreign Trade

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days  ֎ USA Census

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

Your name:


Your email:


Your comments: