Ngô Đ́nh Nhu 

 

CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM

 

  (Tùng Phong dịch)

 

2

Phần I

 

NHẬN ĐỊNH VỀ THẾ GIỚI

Lĩnh vực chính trị

 

 

 

Hiện nay trong lĩnh vực chính trị, thế giới chia làm hai khối rơ rệt: một bên là khối Tự Do, một bên là khối Cộng Sản.

 

Mặc dầu gần đây, có xảy ra một mặt những cuộc tranh chấp đôi khi lên đến một cao độ đáng chú ư giữa các quốc gia trong khối Cộng Sản,.cũng như trong khối Tự Do, một mặt khác nhiều thoả ước có tính cách chính trị, văn hoá, khoa học hay kinh tế đă được kư kết giữa những quốc gia thuộc khối khác nhau, sự phân biệt trên vẫn c̣n giữ nguyên giá trị. Lư do của t́nh trạng đó là sự khác biệt giữa hai khối do hai quan niệm khác nhau về phương pháp lănh đạo.

 

Hai bên đều tuyên bố mục đích tối hậu của ḿnh là mưu hạnh phúc cho nhân dân. Tuy nhiên, để đạt mục đích đó, khối Tự Do chủ trương khắc phục cho được sự tự ư tham gia của quần chúng vào công cuộc xây dựng hạnh phúc đó. Trái lại khối Cộng Sản chủ trương một sự tham gia cưỡng bách. Hai quan niệm đều có ưu và khuyết điểm. Sự chọn lựa một trong hai quan niệm trên không căn cứ trên các ưu và khuyết điểm ấy mà lại do những hoàn cảnh lịch sử, mà chúng ta sẽ thấy.

 

Nay chỉ cần biết rằng sự khác biệt giữa hai quan niệm ấy đă dẫn dắt đến các sự khác biệt về lư thuyết chính trị, về bộ máy chính phủ, về hệ thống kinh tế và về quyền sở hữu.

 

Lĩnh vực văn hoá

 

Bây giờ nếu chúng ta đứng vào lĩnh vực văn hoá th́ nhận thấy thế giới lại chia ra làm nhiều khối hơn. Trước tiên là khối Âu Mỹ gồm các nước ở Âu Châu, kể cả Nga Xô và các nước Đông Âu thuộc Nga. Các nước ở Bắc và Nam Mỹ và những quốc gia do người Âu lập ra ở Úc Châu, Tân Tây Lan và Nam Phi. Khối này gồm các nước thuộc vào xă hội Tây Phương thừa hưởng văn hoá Hy Lạp và La Mă khi xưa và văn hoá Gia Tô sau này.

 

Khối thứ hai gồm các quốc gia Ả Rập ở từ vùng cận Đông đến Hồi Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Soudan, Ai Cập và các quốc gia Bắc Phi Châu. Khối này lập thành xă hội Hồi Giáo thừa hưởng văn hoá Hồi Giáo.

 

Khối thứ ba gồm các quốc gia ở phía Đông Đại lục Âu Á: Nhật Bổn, Đại Hàn, Trung Hoa và Việt Nam, lập thành xă hội Đông Á thừa hưởng văn hoá xưa của Trung Hoa.

 

Khối thứ tư gồm Ấn Độ và – ngoài các nước nhỏ phụ cận phía Bắc Ấn Độ ¬– Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Mă Lai và Nam Dương, lập thành xă hội Ấn Độ thừa hưởng văn hoá Ấn Độ.

Và sau hết khối Hắc Phi gồm các quốc gia mới xuất hiện ở Phi Châu, lập thành xă hội Hắc Phi có một văn hoá phôi thai.

 

Lĩnh vực khoa học kỹ thuật

 

Bây giờ nếu chúng ta đứng vào lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, th́ chúng ta lại nhận thấy các khối chính trị văn hoá nói trên tự nhiên biến mất, và lại hiện ra một hiện trạng thống nhất bất ngờ. Tất cả các quốc gia trên đều theo đuổi một khoa học – khoa học Tây phương, đều áp dụng một kỹ thuật – kỹ thuật Tây phương, dù kỹ thuật đó thuộc về lĩnh vực chính trị, hay quân sự, hay giáo dục, hay sản xuất, hay kinh tế, hay kỹ nghệ, hay vận tải và giao thông. 

V́ những lư do ǵ mà tuỳ theo lĩnh vực, thế giới khi th́ hợp thành một khối, khi lại chia ra nhiều khối?  

Các sự kiện lịch sử dưới đây sẽ giải thích rơ h́nh trạng mới xem qua phức tạp đó.

 

Văn minh Tây phương chinh phục thế giới

 

Trở ngược lại ḍng lịch sử và nh́n vào bản đồ thế giới vào khoảng thế kỷ XIV, thời kỳ mà các phương tiện giao thông c̣n nghèo nàn, th́ chúng ta nhận thấy rằng cách đây không quá 600 năm các xă hội mà chúng ta đă phân biệt trên kia trong lĩnh vực văn hoá đă có. Chẳng những thế, lúc bấy giờ ranh giới giữa các xă hội trên lĩnh vực văn hoá lại cũng là ranh giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và kỹ thuật. 

Nhưng sau đó, văn minh Tây phương thoát khỏi thời kỳ phôi thai và phát triển một cách hùng mạnh. Nền văn minh này tự tạo cho ḿnh một sinh lực dồi dào nhờ thừa hưởng được văn hoá Hy Lạp và La Mă xây dựng trên những căn bản lư trí chính xác và nhờ ở kinh Thánh Gia Tô gieo cho quần chúng một đức tin mănh liệt. 

Nhờ đó, người Tây phương t́m được nhiều phát minh khoa học và sáng chế được nhiều kỹ thuật khả dĩ giúp cho họ vượt biển và chinh phục nhiều đất đai mới. Lúc đầu họ chiếm những vùng dân cư thưa và lạc hậu ở Nam và Bắc Mỹ lập thành những quốc gia mới theo kiểu Âu Châu. 

Nhưng lần lần theo đà phát triển càng ngày càng mănh liệt và càng ngày càng nhanh của xă hội Tây phương, người Tây phương khắc phục được nhiều kỹ thuật mới lạ khả dĩ đặt vào trong tay họ những mănh lực vật chất không xă hội nào đương đầu nổi. Và vào thế kỷ 16 họ đă bắt đầu chinh phục xă hội Hồi Giáo lân cận. Thế kỷ 17 và 18 chứng kiến sự thất bại của các quốc gia trong xă hội Ấn Độ và thế kỷ 19 đến lượt các quốc gia trong xă hội Đông Á. Đến thế kỷ 20 văn minh Tây phương đă hoàn toàn chinh phục thế giới và nhờ đó mang lại cho các dân tộc Tây phương một nền thịnh vượng chưa từng thấy. Tất cả các quốc gia ngoài xă hội Tây phương đều bị biến thành thuộc địa hay bán thuộc địa. Chỉ trừ một vài dân tộc như Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bổn v́ nhờ đă sớm nhận định được bí quyết thành công của người Tây phương là ưu thế của họ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Những nước này đă “Duy Tân” kịp thời, khắc phục những kỹ thuật của Tây phương để chẳng những tự vệ đối với sự tấn công của Tây phương mà lại c̣n, cũng như các nước trong xă hội Tây phương, mang lại cho dân tộc của họ một mức sống dồi dào hơn.

 

Tất cả các nước khác như Việt Nam đều phải chịu mang ách nô lệ, và cũng như Việt Nam, đă mất một cơ hội thứ nhất để xây dựng cho dân tộc ḿnh một quốc gia hùng cường và để mang lại hạnh phúc cho đời sống của quần chúng.

 

Ngày nay t́nh trạng thống nhất của thế giới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có hai ư nghĩa.

 

1. Văn minh Tây phương đă chinh phục thế giới, và đă chinh phục bằng khoa học kỹ thuật.

2. Các quốc gia nào muốn tồn tại đều phải khắc phục khoa học Tây phương và kỹ thuật Tây phương.

 

Nhưng muốn khắc phục được khoa học Tây phương và kỹ thuật Tây phương, trước tiên phải khắc phục lối suy luận của Tây phương đặt trên căn bản chính xác về lư trí. Và sau đó khắc phục những tập quán trong đời sống hằng ngày khả dĩ nuôi dưỡng và duy tŕ lối suy luận trên. Nếu chỉ hấp thụ khoa học và kỹ thuật không, th́ không sáng tác được. Mà không sáng tác được khi người Tây phương tiếp tục sáng tác là mối đe doạ của Tây phương vẫn c̣n măi. 

V́ vậy cho nên, ngày nay trên thế giới vấn đề Tây phương hoá là một vấn đề thiết yếu cho các quốc gia muốn tồn tại, mặc dầu Tây phương hoá theo kiểu khối Tự Do hay Tây phương hoá theo kiểu khối Cộng Sản.

 

Và đó cũng là một vấn đề thiết yếu cho nước Việt Nam.

 

Sau này chúng ta sẽ xem vấn đề Tây phương hoá là như thế nào, và việc Tây phương hoá có hại đến tinh thần dân tộc không.

 

Vấn đề Cộng Sản

 

Từ đầu của thế kỷ XX, lư thuyết Cộng Sản đă làm chấn động xă hội Tây phương. Sau đó lư thuyết Cộng Sản đă trụ đóng và phát triển ở Nga. Và ngày nay lư thuyết Cộng Sản đang hoành hành ở Á Châu và đang đe doạ Nam Mỹ. Nhưng ở mỗi nơi lư thuyết Cộng Sản được tiếp nhận bởi những lư do khác nhau và được giải thích theo một lối thích nghi với hoàn cảnh địa phương. Cộng Sản ở Âu Châu khác Cộng Sản ở Nga. Cộng Sản ở Nga khác Cộng Sản ở Tàu, nhưng ba nơi đều là Cộng Sản. Các sự kiện lịch sử dưới đây sẽ giải thích vẻ phức tạp mới xem qua đó.

 

Cộng Sản ở Tây phương

 

Khoa học và kỹ thuật của Tây phương đă phát triển theo một đà càng ngày càng nhanh, v́ thế cho nên nhiều lúc đă vấp phải sức thụ động của các cơ cấu xă hội lúc nào cũng tiến hoá chậm hơn. Trong các thời kỳ đó sự xung đột bộc lộ bằng những xáo trộn xă hội.

 

 

Cuối thế kỷ XIX, Tây phương phát minh những kỹ thuật sản xuất kỹ nghệ.

 

Lúc đầu những lực lượng sản xuất mới đó chưa được điều khiển hoàn bị, đă gây ra nhiều cuộc đảo lộn trong một xă hội thủ công nghệ. Đa số thợ thủ công bị phá sản và trở thành thợ thuyền vô sản, trong khi những máy móc sản xuất tối tân tập trung tư bản vào tay một thiểu số. Sự quân b́nh trong việc phân phối tài sản của xă hội thủ công nghệ cũ đă bị đổ vỡ và đại đa số dân chúng thợ thuyền phải sống một đời vô cùng cực khổ. 

Karl Max, triết học gia và kinh tế gia, người Đức gốc Do Thái, sống ở Anh, nhận thấy rằng tất cả các tệ đoan lúc bấy giờ do ở chỗ các cơ cấu của xă hội Tây phương không c̣n thích nghi với những lực lượng sản xuất mới do các phát minh kỹ thuật mang đến. Do đó Karl Max đề nghị một kiểu xă hội mới xây dựng trên những căn bản mới để cho phù hợp với các phương tiện sản xuất mới. Ông chủ trương thành lập xă hội mới bằng một cuộc cách mạng toàn diện. 

Như vậy, ở Tây phương, thuyết Cộng Sản là một phương thuốc của Tây phương đề nghị để chữa căn bệnh cho xă hội Tây phương trong một giai đoạn phát triển cam go. 

Về sau các nhà lănh đạo Tây phương lại t́m được nhiều phương thuốc khác, nhờ đó mà xă hội Tây phương chẳng những trở nên lành mạnh mà c̣n phát triển mạnh bạo hơn, như chúng ta thấy ngày nay. Do đó mà hiện nay, thuyết Cộng Sản đă mất rất nhiều sinh lực trong xă hội Tây phương và trong một ngày gần đây sẽ không c̣n nữa.

 

Cộng Sản ở Nga

 

Trong xă hội Tây phương, Nga là một dân tộc Slave ở trên ranh giới giữa Âu và Á, chịu ảnh hưởng Á châu rất nhiều bởi các cuộc chinh phục như của Thành Cát Tư Hăn và của Attila. Các nước ở Tây Âu lại thuộc giống Latin hay là Saxon. Sự hai bên cùng theo đạo Gia Tô đáng lư ra phải giúp cho sự sum họp, lại trở thành thêm một yếu tố chia rẽ sau khi giáo hội Gia Tô đă vỡ ra thành hai giáo hội, một giáo hội Đông trong đó có Nga và một giáo hội Tây ở La Mă. 

V́ lư do trên mà trong lịch sử giữa Nga và Tây Âu có một cuộc tranh chấp không ngừng, hiện nay vẫn đang tiếp diễn. Cuộc tranh chấp lúc trầm lúc bổng. Tây Âu thắng nhờ kỹ thuật tiến bộ hơn. Lúc nào Nga hấp thụ được kỹ thuật Tây phương th́ lại giữ phần thắng nhờ khối dân đông và đất rộng. Tây phương lại phát minh những kỹ thuật mới và lại thắng, và cứ như thế tấn tuồng lại tái diễn. 

Vào cuối thế kỷ XIX, khi Tây phương, ngoài đă chinh phục thế giới nhưng trong lại gặp phải những trở lực xă hội tạo hoàn cảnh cho thuyết Cộng Sản bành trướng, th́ Nga ở vào một thời kỳ yếu thế v́ kém về kỹ thuật. Các nhà lănh đạo Nga, theo chiến thuật cổ truyền, đang nỗ lực hấp thụ các kỹ thuật mới của Tây phương. Nhưng lần này ngoài các kỹ thuật vật chất họ lại thâu nhận thêm thuyết Cộng Sản. V́ hai lư do: 

1. Họ muốn gấp rút bắt kịp Tây Âu bằng cách tổ chức trước Tây phương một xă hội mới thích nghi với các phương tiện sản xuất mới như Marx đă đề nghị.

2. Nếu nước Nga trở nên thành tŕ của thuyết Cộng Sản, th́ sự bành trướng của thuyết Cộng Sản trong các nước Tây Âu sẽ biến các Đảng Cộng Sản của các quốc gia nầy thành những đồng minh nội tuyến trong ḷng địch, rất quư báu cho Nga trong cuộc tranh chấp hằng mấy thế kỷ với Tây Âu.

 

Như vậy, chuyển từ Tây Âu sang Nga thuyết Cộng Sản đă nghiễm nhiên từ một phương thuốc được đề nghị cho xă hội Tây phương, biến thành vừa là một phương tiện giúp cho sự phát triển của Nga vừa là một khí giới sắc bén giúp Nga đánh bại kẻ thù.

Dầu sao sự tranh chấp vẫn là một sự tranh chấp nội bộ giữa các quốc gia trong xă hội Tây phương. 

Sở dĩ Nga đă đưa cuộc tranh chấp ấy lên thành một cuộc tranh chấp quốc tế chỉ v́ kẻ thù Tây Âu lúc bấy giờ đă bủa vây lưới kinh tế của họ trên khắp thế giới. 

Và cũng v́ để tạo cho họ vây cánh trên khắp thế giới mà các nhà lănh đạo Nga Xô đă hô hào các lănh tụ các quốc gia bị chinh phục làm thuộc địa hay bán thuộc địa gia nhập vào hàng ngũ Cộng Sản. 

Như vậy thuyết Cộng Sản đối với Nga chỉ là một phương tiện và ngày nào mục đích đă đạt được, phương tiện sẽ không c̣n giá trị nữa. 

Ngày nay, mục đích đă đạt, Nga đă thắng nhờ khắc phục được kỹ thuật Tây Âu và nhờ khối dân đông và đất rộng của ḿnh. Các biến cố hiện tại ở Âu Mỹ chứng tỏ rằng Nga sắp đến lúc bỏ phương tiện Cộng Sản và trở về với xă hội Tây phương. 

Những sự tiếp xúc của toà thánh La Mă với các lănh tụ giáo hội Nga là một trong những cố gắng để đưa Nga Xô về xă hội Tây phương. 

Và ngày đó sự tranh chấp quyết liệt giữa Cộng Sản và Tư Bản, như ngày nay, sẽ tự tiêu và nhường chỗ cho một cuộc tranh chấp khác quyết liệt hơn hiện nay đă bắt đầu thành h́nh giữa khối Trung Cộng và khối Âu Mỹ.

 

Cộng Sản ở Á Châu

 

Trong hệ thống giá trị truyền thống của hai nền văn minh Á Châu: văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa, không có một điểm nào có thể làm mầm cho một thuyết tàn bạo như thuyết Cộng Sản nảy nở được. 

Sở dĩ ngày nay thuyết Cộng Sản hoành hành được ở Á Châu là v́ chính Tây phương đă tạo hoàn cảnh cho nó nẩy nở và chính Tây phương đă đưa nó vào. Sau khi thảm bại trước lực lượng chinh phục của Tây phương, các quốc gia ở Á Châu đều lần lượt bị biến thành thuộc địa hay bán thuộc địa. Tinh thần bất khuất của dân tộc khiến các lănh tụ vẫn tiếp tục một cuộc tranh đấu vô hy vọng. Bởi v́, để đương đầu với những lực lượng xâm lăng hùng hậu của Tây phương bủa lưới khắp chiến trường thế giới, chúng ta chỉ có thể đưa ra để nghênh chiến những lực lượng kém kỹ thuật trong một chiến trường giới hạn trong từng quốc gia. Sự thất bại đă cầm chắc nếu chúng ta không có những đồng minh đồng sức với kẻ thù. 

V́ nhận định như vậy cho nên các lănh tụ cách mạng thức thời đều hưởng ứng lời kêu gọi của Nga Xô. Sự đồng minh với Nga Xô sẽ mang lại cho họ:

 

1. Những phương tiện xứng đáng để đánh bật kẻ thù ra khỏi lănh thổ.

2. Một kiểu mẫu và những phương pháp phát triển quốc gia khi đă phục hồi độc lập.

 

Như vậy sang Á Châu thuyết Cộng Sản chỉ c̣n là một phương tiện để đánh kẻ xâm lăng và một phương pháp phát triển.

 

Cho tới đây những nhà lănh đạo chủ trương theo Cộng Sản c̣n có lư vững chắc. Nhưng sau đó họ hoàn toàn lầm lẫn nếu họ say mê mà tôn thờ thuyết Cộng Sản như là một chân lư, và quên rằng:

 

1. Nga Xô chỉ xem thuyết Cộng Sản là một phương tiện và chỉ có giá trị là một phương tiện.

2. Phương pháp Cộng Sản áp dụng ở Nga mặc dầu đă đưa đến kết quả, nhưng không phải v́ vậy mà có thể áp dụng một cách hữu hiệu cho mọi quốc gia.

 

Mao Trạch Đông đă nh́n thấy rơ hai điểm trên đây. Sự khác biệt giữa các phương pháp Cộng Sản ở Nga và ở Tàu là một bằng cớ. Cộng Sản ở Việt Nam cũng nằm trong khuôn khổ tŕnh bày trên đây.

 

 

 

Phần II

 

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM

TRONG KHUNG CẢNH THẾ GIỚI VỪA TR̀NH BÀY

 

Theo như đă tŕnh bày trên đây th́ vị trí quốc tế hiện tại của Việt Nam do các điểm dưới đây minh định:

 

1.- Việt Nam là một nước nhỏ và kém mở mang.

2.- Theo truyền thống văn hoá, Việt Nam thuộc vào xă hội Đông Á.

3.- Việt Nam thuộc vào khối các nước Á Châu vừa thoát khỏi ách thực dân đế quốc.

4.- Việt Nam đang cần phải Tây phương hoá như tất cả các nước không thuộc khối Tây phương để: một là tồn tại, bảo vệ độc lập; hai là để phát triển đời sống kinh tế hầu xây dựng hạnh phúc cho nhân dân.

 

Bốn điểm trên đây minh định vị trí của nước chúng ta trong thế giới ngày nay vừa trong lĩnh vực địa dư vừa trong lĩnh vực tiến hoá chung của nhân loại. V́ vậy cho nên, cùng với những điều kiện nội bộ riêng cho Việt Nam mà chúng ta sẽ thấy sau này, các điểm này chi phối mọi đường lối chính trị của chúng ta trong ít lắm là vài thế kỷ.

 

Do đó, việc phân tích, từng điểm một, bốn điểm trên đây là một việc thiết yếu.

 

Việt Nam là một nước nhỏ và kém mở mang

 

Mục đích của những trang nhận định này không phải để sách động quần chúng, nên không phải chỗ để ca ngợi sự nghiệp mấy ngàn năm văn hiến của tổ tiên chúng ta, và cũng không phải chỗ để cho chúng ta hănh diện với những trang sử oanh liệt của người xưa. Những người có trách nhiệm với tiền đồ dân tộc không thể tự ru ngủ trên dĩ văng, mặc dầu dĩ văng đó thật có là anh hùng đi nữa.

 

Trái lại, một nhận định khách quan rất cần thiết cho những người lănh đạo, nếu họ muốn tránh những sơ xuất có hại cho tương lai của một dân tộc. Tự ti mặc cảm khi nh́n thấy nước nhà yếu và kém không phải là tâm trạng của những kẻ quật cường. 

Trên quan điểm đó chúng ta phải nh́n nhận rằng trong thế giới ngày nay nước chúng ta là một nước nhỏ và dân tộc chúng ta là một dân tộc kém mở mang. Chẳng những thế, trong suốt mấy ngh́n năm lịch sử, chưa lúc nào dân tộc chúng ta đă đạt lên được mức một văn minh chiếu sáng. V́ vậy chúng ta c̣n ở vào t́nh trạng thụ hưởng hơn là t́nh trạng góp phần vào văn minh nhân loại. Tuy nhiên, dĩ văng của chúng ta cho phép chúng ta tin rằng dân tộc có một năng lực tiềm tàng khả dĩ trong một tương lai rất ngắn đưa chúng ta thoát khỏi t́nh trạng thứ nhất để vào t́nh trạng thứ hai. Đó là mục đích và lư do của cuộc tranh đấu hiện tại của chúng ta. Bởi v́ theo luật quân b́nh, người thụ hưởng bao giờ cũng đứng sau người đóng góp, và trong thực tế mức sống của người thụ hưởng phải kém mức sống của người đóng góp. Và tranh đấu để thoát khỏi t́nh trạng kém mở mang có nghĩa là vừa tranh thủ một mức sống cao hơn cho dân tộc, và cũng có nghĩa là sẵn sàng lănh trách nhiệm đóng góp vào văn minh thế giới.

 

Như vậy đối với chúng ta nỗ lực để thoát khỏi t́nh trạng kém mở mang có thể h́nh dung bằng một sự cố gắng để vượt qua lằn mức ranh giới giữa t́nh trạng thụ hưởng và t́nh trạng đóng góp.

 

So sánh với các nước kỹ nghệ mở mang ngày nay, nước Việt Nam chúng ta nhó v́ đất đai không rộng, dân số ít và thiên sản không phong phú. So sánh với các khối kinh tế vĩ đại như Nga Xô, Trung Cộng, Ấn Độ, Mỹ quốc và khối Âu Châu đang thành h́nh, chúng ta lại c̣n không đáng kể vào đâu nữa. 

Trên phương diện quân sự, những kỹ thuật nguyên tử tối tân với sức tàn phá mănh liệt có thể làm giảm đi yếu tố đông dân và tức nhiên số lượng quân đội cao không c̣n ảnh hưởng nặng nề trên sự thắng bại. Tuy nhiên, lên đến một mức độ nào đó, ví dụ lên đến khối dân số Trung Cộng, yếu tố dân đông vẫn c̣n là một yếu tố đáng kể.

 

V́ vậy mà trong trường hợp của chúng ta, nếu chúng ta khắc phục được những kỹ thuật nguyên tử, th́ cái hoạ xâm lăng đối với chúng ta chỉ có giảm chứ không có chấm dứt.

 

Trên phương diện kinh tế, yếu tố đông dân đối với kỹ thuật sản xuất đại quy mô của cơ khí là một yếu tố quyết định. Dân càng đông thị trường càng mạnh. Có một mức tiêu thụ tối thiểu trong mỗi ngành kỹ nghệ, dưới mức đó sự sản xuất kỹ nghệ không thể thực hiện với các điều kiện thuận lợi. Nhưng thị trường tiêu thụ càng lớn lại là một động cơ thúc đẩy kỹ nghệ càng nảy nở, càng trưởng thành, càng phát triển v́ giá sản xuất càng nhẹ và mức lời càng lớn. Đó là lư do tranh giành thị trường trong thế kỷ vừa qua và hiện nay. Như vậy nếu dân số ta ít th́ điều kiện nảy nở của kỹ nghệ chúng ta rất kém và sự cạnh tranh với khối kinh tế bên ngoài là một điều mà chúng ta không thể đương đầu nổi.

 

Trên phương diện văn hoá, việc dân số ít là một trở lực to tát. Ngôn ngữ của chúng ta chỉ được một thiểu số sử dụng. Những sáng tác bằng Việt ngữ, ví dụ mà thật sự có giá trị thế giới đi nữa th́ không có mấy người biết đến giá trị đó v́ chuyển ngữ của chúng ta không được nhiều người biết. Chỉ nghĩ đến việc một tác phẩm bằng Anh ngữ hay Hoa ngữ có thể phổ biến ngay cho khắp thế giới th́ đủ thấy cái mănh lực của sự đông dân như thế nào. Trong một khối người to lớn như vậy có thể trao đổi tư tưởng với nhau chỉ v́ chuyển ngữ của họ được nhiều người sử dụng. Dân tộc chúng ta chỉ v́ dân số ít, phải ở ngoài ṿng tư tưởng trên trừ ra một số người biết ngoại ngữ.

 

Dân số ít lại c̣n là một trở lực trong công cuộc phát triển như chúng ta sẽ thấy dưới đây.

 

Trong khuôn khổ thế giới ngày nay, một dân tộc kém mở mang là một dân tộc có một t́nh trạng ứng vào các điều kiện dưới đây:

 

1. Thiếu kỹ thuật và phương tiện kỹ thuật sản xuất.

2. Do đó lợi tức quốc gia thấp kém.

3. Do đó mức sống của toàn dân thấp và thiếu.

4. Sự mưu sống hằng ngày chiếm hết thời gian và năng lực, đời sống văn hoá không mở mang.

5. Sự sáng tác kém giá trị và sự góp phần vào văn minh của nhân loại không có.

 

Tŕnh bày như trên đây, ta nhận thấy rằng điều kiện thứ nhất là nguyên nhân của điều kiện thứ hai và cả hai là nguyên nhân của điều kiện thứ ba và ba điều kiện đầu lại là nguyên nhân của điều kiện thứ tư, vân vân. Và như vậy nguyên nhân chính và trước tiên của sự kém mở mang là thiếu kỹ thuật và thiếu phương tiện kỹ thuật sản xuất. Nhưng muốn có đủ kỹ thuật, nghĩa là máy móc sản xuất th́ phải có được một tŕnh độ văn hoá khá cao cho toàn dân, và phải có lợi tức dồi dào để mua dụng cụ máy móc.

 

Như thế các điều kiện ảnh hưởng tương phối nhau làm thành một cái ṿng lẩn quẩn. Đưa dân tộc lên đường phát triển có nghĩa là bẻ gẫy cái ṿng luẩn quẩn đó. V́ thế cho nên các phương pháp phát triển đề nghị hay mang ra thực hiện ngày nay trong các nước trên thế giới, kể cả phương pháp Cộng Sản, chung quy chỉ là một phương pháp bẻ găy cái ṿng lẩn quẩn nói trên. Và dưới đây chúng ta sẽ có dịp trở lại, một cách chi tiết hơn, vấn đề cốt yếu này. Nay chỉ nhận xét thêm là các điều kiện trên cho chúng ta thấy rằng, công cuộc phát triển không phải là một công tŕnh mà một nhóm người hay một thiểu số có thể thực hiện được. Chỉ toàn dân hay là đại đa số cùng quyết tâm đứng lên mới có thế đạt đến kết quả. Đây là một yếu tố quyết định, nó sẽ chi phối nặng nề các sự lựa chọn đường lối sau này.

 

Điều thứ hai cần phải nêu lên là cái vốn duy nhất có thể dùng ngay được của các nước kém mở mang là công nhân. V́ vậy mà dân số đông lại là một lợi khí cho công cuộc phát triển, theo một phương pháp lao công cưỡng bách. Yếu tố này cũng là quyết định đối với sự lựa chọn đường lối sau này.

 

Việt Nam thuộc xă hội Đông Á

 

Xă hội Đông Á gồm có các nước Đài Loan, Nhật Bổn, Triều Tiên và Việt Nam bao quanh đại lục Trung Hoa.

 

Trong hơn sáu ngàn năm lịch sử, các quốc gia trong xă hội này đều đă tiến hoá từ nền văn minh phát sinh trong đất Hán và lấy Hán tự làm nền tảng và phương tiện cho sự phát triển trong các lĩnh vực.

 

Cuộc xâm lăng của Tây phương gây ra nhiều sự thay đổi, bởi v́ đứng trước hiểm hoạ chung phản ứng của mỗi dân tộc mỗi khác. Do đó mỗi dân tộc, tuỳ theo sự nắm được hay không những cơ hội đưa đến cho ḿnh, đă đi theo những con đường càng ngày càng khác nhau, dẫn dắt đến sự cách biệt mà chúng ta nhận thấy ngày nay. 

Trước thời kỳ đó, tất cả các quốc gia trong xă hội Đông Á kể trên đều tin tưởng và bảo vệ những giá trị như nhau trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá và tôn giáo. Tất cả đều áp dụng chính trị quân chủ chuyên chế. Tất cả đều thừa nhận như là một di sản chung các sáng tác bằng Hán văn. Nền mỹ thuật của tất cả các quốc gia đều phát triển theo những tiêu chuẩn chung. Tất cả các quốc gia đều tin tưởng vào Phật giáo và Lăo giáo, lấy giáo điều của Khổng Mạnh làm mực thước cấu tạo xă hội.

 

Nguyên nhân của t́nh trạng lúc bấy giờ, chia làm nguyên nhân địa dư và nguyên nhân lịch sử. Trong một thời kỳ mà phương tiện giao thông nghèo nàn, việc giáp ranh với nhau là một yếu tố đè nặng lên sự bang giao của hai nước. Dân tộc chúng ta đă rút nhiều kinh nghiệm xương máu về t́nh trạng ấy. Ngày nay nhiều phát minh khoa học có làm cho vạn lư và trùng dương cách biệt không c̣n là những trở lực không vượt nổi như khi xưa. Tuy nhiên ảnh hưởng sự lân cận giữa các quốc gia, nếu có giảm đi vẫn c̣n là một yếu tố quan trọng trong sự giao hảo giữa hai nước. Và trong sự chọn lựa đường lối của chúng ta sau này, sự chúng ta ở sát nách Trung Hoa là một yếu tố vô cùng thiết yếu.

Ngoài những nguyên nhân địa dư như trên, nhiều sự kiện lịch sử đă cấu tạo những dây liên hệ giữa Trung Hoa và các quốc gia cùng trong một xă hội Đông Á, như chúng ta đă thấy ở trên. Với thời gian, các dây liên hệ về tôn giáo, văn hoá và xă hội đă ăn sâu vào tiềm thức của các dân tộc cùng một xă hội. V́ thế cho nên không có một lầm lẫn nào to tát cho bằng sự tin tưởng rằng trong một vài thế hệ hay một vài thế kỷ có thể thay đổi được tất cả tư tưởng của một dân tộc. Nói một cách khác nếu mỗi người Việt Nam đều đồng một ư chí không muốn ḿnh thuộc vào xă hội Đông Á nữa, th́ chúng ta cũng không thực hiện ư chí đó được, v́ bởi ư thức thuộc vào xă hội Đông Á đă ăn sâu vào các tế bào của chúng ta và thoát khỏi tầm chủ động của lư trí chúng ta. Đó là trường hợp tất cả chúng ta đều cùng một ư chí, huống hồ là nếu chỉ có một nhóm người quyết tâm làm việc đó và nhất quyết cưỡng bách mọi người phải theo họ, lại càng là một trù tính không căn bản và không tương lai. 

Nhiều phúc tŕnh thí nghiệm khoa học đă xác nhận rằng các cuộc tẩy năo có thể cùng lắm là thay đổi thành kiến chúng ta được chớ không di chuyển được bản chất của chúng ta. Hơn thế nữa, nếu bằng một phép nhiệm mầu ǵ chúng ta có thể cắt được nước Việt Nam tách ra khỏi Châu Á và mang đặt nó cùng với cả dân tộc chúng ta vào một nơi khác của địa cầu th́ chúng ta cũng sẽ suy nghĩ và phản ứng như những người trong xă hội Đông Á. 

Trên đây chúng ta đă có đề cập đến việc Tây phương hoá, là một điều khẩn yếu cho chúng ta. Nay chúng ta vừa thấy rằng dầu có muốn đi nữa chúng ta cũng không thể thoát ra khỏi khung cảnh h́nh thức và vô h́nh của xă hội Đông Á. Như vậy việc Tây phương hoá và việc thuộc vào xă hội Đông Á có mâu thuẫn nhau không?

 

Muốn trả lời được câu hỏi này một cách tường tận, ta cần biết trước tiên Tây phương hoá là như thế nào, nội dung của một phần dưới đây.

 

Nay ta cứ nhận rằng việc Tây phương hoá là việc thâu nhận các kỹ thuật, lối suy luận và nhiều tập quán của Âu Mỹ, không làm cho chúng ta mất được bản chất của dân tộc. Như vậy việc mâu thuẫn nêu trên sẽ là không có. Một nhận xét khác càng thuyết minh cho lời nói quả quyết này. Các dân tộc ở xă hội Tây phương đều sử dụng một kỹ thuật và tôn sùng một khoa học như nhau. Tất cả đều có một lối suy luận lấy sự chính xác của lư trí làm nền tảng. Và tất cả đều sống trong một khuôn khổ ngăn nắp và minh triết như nhau – sự sinh sống và ăn mặc đều như nhau – thế mà họ vẫn khác nhau ở trong các sáng tác. Như vậy là bản chất dân tộc họ vẫn giữ. Bản chất dân tộc của chúng ta sẽ bộc lộ ra trong các sáng tạo của chúng ta, khi nào mà chúng ta đă chủ động được các phương tiện và phương pháp sáng tạo của Tây phương. Và đây là mục đích chính của công cuộc Tây phương hoá mà chúng ta đang theo đuổi. 

Biết như thế rồi chúng ta mới thấy rằng trong công cuộc Tây phương hoá chúng ta cần phải dốc hết nỗ lực vào công cuộc ấy, không e dè, không rụt rè, không ngần ngại. Biết như thế rồi chúng ta mới thấy tính cách vô ích của sự nơm nớp lo sợ mất quốc hồn và quốc tuư của một lớp người trước đây ngồi mà căi nhau năm này qua tháng nọ xem phải duy tân đến mức nào. Họ thật là những người ngồi nhà mà bàn việc lên tàu xuống xe phải đứng ngồi làm sao. 

Biết như thế rồi chúng ta lại thấy tính cách không thực tế của một nhóm người chủ trương thay đổi tư tưởng của một dân tộc bằng những phương pháp độc ác và tàn bạo áp dụng cho vài thế hệ. Sự họ thất bại sẽ dĩ nhiên. Nhưng tai hại họ sẽ lưu lại cho dân tộc, như chúng ta sẽ thấy sau này, không biết bao giờ mới gỡ hết.

 

Việt Nam thuộc vào khối các nước Á Châu vừa thoát khỏi ách thống trị thực dân đế quốc

 

Bắt đầu từ thế kỷ thứ X, các cường quốc trong xă hội Tây phương mới phôi thai. Dưới sự thúc đẩy của hoàn cảnh và những biến cố lịch sử phát sinh ra do sự lân cận với xă hội Hồi Giáo, đang thời cường thịnh, các quốc gia mới đă nỗ lực t́m mọi lối thoát khỏi ṿng vây càng ngày càng siết chặt của các đội binh hùng mạnh của các nhà lănh đạo Ả Rập. 

Từ ngày thoát thai từ trong sự sụp đổ của văn minh Hy Lạp và La Mă, lần đầu tiên xă hội Tây phương đụng phải một thử thách vô cùng quan trọng và quyết định sự mất c̣n cho nền văn minh vừa chớm nở. Nhưng cùng trong dịp này xă hội Tây phương tỏ ra xứng đáng với di sản lư trí thừa hưởng của văn minh Hy Lạp - La Mă và sinh lực dồi dào mà giáo lư Gia Tô hun đúc trong nhiều thế kỷ.  

Sức mạnh phi thường của tín ngưỡng đă nuôi dưỡng và duy tŕ những nỗ lực cần thiết một cách liên tục trong nhiều thế kỷ. Mặt khác sự chính xác về lư trí đă hướng dẫn hữu hiệu cái khối sinh lực to tát trên vào ṿng hữu ích và hiệu quả. Nhờ vậy mà xă hội Tây phương chẳng những đă chiến thắng lần ấy, mà sau này c̣n vượt nhiều trở lực để chiếm được ưu thế như chúng ta mục kích ngày nay. 

Nhờ những yếu tố trên, người Tây phương đă phát minh nhiều kỹ thuật tối tân, cải thiện không ngừng phát minh cũ, rèn luyện những khí giới lư trí ngày càng tinh vi để bảo đảm cho những phát minh tương lai. Sinh lực dồi dào của tín ngưỡng đă giúp cho họ áp dụng các phát minh trên đến một mức độ ngày càng lên cao, trong một tầm rộng lớn càng ngày càng bành trướng. Và trong sự vùng lên đó, xă hội Tây phương đă chẳng những bẻ găy ṿng vây của xă hội Hồi Giáo đang dồn họ vào phía Tây của đại lục Âu Châu, lại c̣n chinh phục được thế giới như chúng ta đều biết.

 

Nguồn gốc của các đế quốc Tây phương là do sự kiện trên đẻ ra. Để thoát khỏi sự bao vây của xă hội Hồi Giáo, người Tây phương đă chế ngự được các kỹ thuật vượt biển và mang những khí giới mà một nền kỹ thuật tân tiến đă trang bị cho họ để đi chinh phục các dân tộc kém hơn về kỹ thuật.

 

Trước tiên, Y Pha Nho và Bồ Đào Nha hướng đạo cuộc chinh phục. Sau đó Anh, Pháp, Hoà Lan, Bỉ đă nối chân và thay thế hai cường quốc tiền phong khi hai nước này đă mệt mỏi và suy nhược. Lần lượt các quốc gia trên thế giới không phải thuộc vào xă hội Tây phương đều bị tấn công, chiến bại, chiếm đóng và chinh phục. Tuỳ hoàn cảnh và tuỳ mănh độ cuộc kháng chiến, các dân tộc bị chinh phục hoặc bị tiêu diệt và đất đai bị biến thành đất đai của người chinh phục như ở Nam và Bắc Mỹ, Úc Châu, Tân Tây Lan, Nam Phi, hoặc biến làm thuộc quốc như Thái Lan, các nước Cận Đông hay bán thuộc địa như Trung Hoa, hay thuộc địa như Việt Nam. Và hậu quả lưu lại cho các dân tộc bị chinh phục cũng tuỳ theo hoàn cảnh riêng mà nhiều hay ít tai hại.

 

Ngày nay vấn đề không thành cho những dân tộc đă bị tiêu diệt. Các nước đă bị làm bán thuộc địa hoặc thuộc địa, khi cởi được ách rồi c̣n phải lănh chịu những hậu quả tuy có khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh địa phương nhưng đều giống nhau v́ bị chi phối bởi những sự kiện lịch sử chung. Các hậu quả lại khác nhau, tuỳ theo chế độ đế quốc đă phải chịu đựng.

 

Hai kiểu đế quốc

 

Trong thời kỳ cường thịnh nhất của đế quốc chủ nghĩa, các quốc gia không thuộc vào xă hội Tây phương đều bị thống trị trực tiếp hay gián tiếp bởi hai loại đế quốc:

 

1. Đế quốc kiểu người Anh.

2. Đế quốc kiểu người Pháp, Hoà Lan và Bỉ.

 

Chủ trương đế quốc của người Anh rất rơ rệt. Họ chia các lănh thổ làm hai loại: loại chiếm đóng di dân và loại chiếm đóng khai thác. Đối với loại chiếm đóng di dân th́ họ dồn thiểu số người bản xứ vào một nơi và dần dần sự tranh sống tự nhiên sẽ đào thải. Kẻ chinh phục chiếm lấy đất đai và lập thành những quốc gia mới, như ở Bắc Mỹ và Úc Châu. Nam Mỹ tuy không thuộc người Anh nhưng lại thuộc vào một chủ trương tương tự. 

Đối với loại chiếm đóng khai thác th́ chính sách của Anh lại hoàn toàn trái ngược. Họ rút kinh nghiệm sự chiến bại của họ ở Bắc Mỹ – lúc người Mỹ hiện nay đánh đuổi người Anh và giành độc lập, và cho rằng nếu họ không loại được người bản xứ th́ sớm muộn ǵ họ cũng phải có ngày trả lại độc lập cho dân bản xứ. Quan niệm trên dẫn dắt đến một chính sách dài hạn. V́ đoán trước có ngày họ phải ra đi nên, để lưu lại được cảm t́nh với dân bản xứ, họ đă thật t́nh đào tạo một lớp người có đủ khả năng để sau này thay thế họ. Đây là một đặc điểm căn bản của chủ nghĩa đế quốc Anh đă được chứng minh là rất khôn ngoan và hiệu quả. 

Đế quốc kiểu người Pháp, Hoà Lan và Bỉ ngược lại không rơ rệt giữa hai thái độ trên. Nếu nhiều điều kiện hợp lại không cho phép họ chủ trương chiếm đóng di dân, th́ đồng thời họ cũng không nghĩ đến ngày phải trả độc lập lại cho dân bản xứ. Các sự kiện xảy ra sau thế giới Đại Chiến thứ Hai trong các thuộc địa Anh và trong các thuộc địa Pháp, Hoà Lan và Bỉ, đều bắt nguồn từ sự khác nhau của hai chính sách nói trên. Bởi v́ không nghĩ đến ngày phải rời khỏi thuộc địa nên người Pháp, Bỉ và Hoà Lan không có đào tạo lớp người thay thế họ. V́ vậy cho nên, khác với các cựu thuộc địa Anh, các cựu thuộc địa Pháp, Hoà Lan và Bỉ, sau độc lập rồi, đều trải qua nhiều xáo trộn mănh liệt, chỉ v́ thiếu người có khả năng để thay thế các người ngoại quốc, mà điều khiển guồng máy quốc gia. Trên đây là một nhược điểm vô cùng quan trọng mà Việt Nam chúng ta phải mang chịu.

 

Hậu quả

 

Nếu sự chúng ta thiếu người lănh đạo ở trong lĩnh vực chính trị là do một nguyên nhân không thể tránh được, phát sinh từ sự mâu thuẫn tự nhiên phải có giữa những người muốn chinh phục một dân tộc và những người chống lại sự chinh phục đó, th́, trái lại, sự thiếu người lănh đạo ở mọi ngành chuyên môn và mọi cấp bậc trong guồng máy quốc gia lại là hậu quả của một chính sách đế quốc riêng biệt của người Pháp, Hoà Lan và Bỉ. 

Thi hành đúng theo chủ nghĩa đế quốc của họ, chủ trương người Pháp không bao giờ muốn, và cũng không bao giờ thực hiện, việc đào tạo những người bản xứ có đủ khả năng để làm những công việc mà người Pháp đang làm và để, trong tương lai, thay thế họ. Thoảng như có những người bản xứ, nhờ những nỗ lực riêng, mà thâu thập được một sự đào tạo lư thuyết ngang hàng với các nhân viên cao cấp của họ, th́ không bao giờ người Pháp lại giúp cho những người này những hoàn cảnh thuận lợi để họ có thể thâu thập những kinh nghiệm lănh đạo cần thiết. Và bởi v́ những kinh nghiệm lănh đạo thực tế như vậy mới đào tạo được những người lănh đạo xứng danh, nên ngày nay khi chúng ta đă giành được độc lập rồi th́ chúng ta không đủ người để điều khiển guồng máy các quốc gia. Trong khi đó chúng ta chẳng những cần người để cho guồng máy chạy đều, mà hơn nữa, v́ những hoàn cảnh như chúng ta sẽ thấy dưới đây, chúng ta rất cần người để cho máy chạy hết tốc độ.

 

Thiểu số người trước kia đă được người Pháp dùng làm cộng sự viên trong nhiều năm, ngày nay với các kinh nghiệm đă thâu nhập được, không thể thay thế người Pháp trong nhiệm vụ của những người này hay sao?

 

Không thể được, v́, trừ ra một số hết sức ít, với khả năng vượt hẳn mức thường, đă bẻ gẫy được ṿng ḱm hăm của người Pháp để tự học hỏi thêm đến tŕnh độ chế ngự được ngành hoạt động của ḿnh, c̣n lại là những người mang nặng các khuyết điểm dưới đây:

 

1. Những kiến thức và kinh nghiệm của họ đều rời rạc và vặt vănh. Họ không có óc tổng hợp để đặt những kinh nghiệm và kiến thức vụn vặt kia vào một hệ thống chung hầu nhận thấy sự liên hệ giữa các kinh nghiệm, và t́m thấy các nguyên tắc chung chi phối các trường hợp đặc biệt mà họ thường gặp phải. V́ vậy mà hành động của họ chỉ có hiệu quả trong các trách nhiệm sơ đẳng. Vượt lên quá tầm một ít là sự thất bại đến ngay v́ như câu tục ngữ thường nói, họ không nh́n thấy rừng mà chỉ nh́n thấy t́m gốc cây. “Phụ trách từng gốc cây th́ được, nhưng không phụ trách toàn thể khu rừng được”. Do đó những người này không làm sao vượt khỏi phạm vi nhỏ hẹp trong đó lâu nay họ vẫn quen làm việc để lên đến tầm quan trọng cần có khi sự việc không c̣n liên quan đến một lĩnh vực nhỏ nữa mà đă liên quan đến vận mạng của một quốc gia. Nếu giao cho họ những trách nhiệm quốc gia, đương nhiên họ sẽ làm giảm giá trách nhiệm đó bằng cách đưa nó tuột xuống ngang hàng một trách nhiệm khu vực nhỏ hẹp, tương xứng với quan niệm nhỏ hẹp đă ăn sâu vào cân năo của họ. Với một lối nh́n như vậy và với sự bất lực quan niệm các vấn đề một cách rộng lớn tương xứng với nhu cầu của hoàn cảnh, sự thất bại của họ cũng đă cầm chắc. Đằng này ngoài khuyết điểm ấy họ c̣n mang nặng nhiều điều hư hỏng khác.

 

2. Người Pháp đă chủ tâm đào luyện, cho những người họ dùng, những kiến thức và khả năng tương xứng với công dụng mà họ đ̣i hỏi. Ngoài ra, hoạt động và sinh sống nhiều năm trong không khí và tập quán mà người Pháp cố t́nh tạo ra cho những người đă được họ đặt vào một công dụng nhất định, những người này lần lần đă tự tạo một tâm lư vô trách nhiệm. Làm việc chỉ v́ sợ h́nh phạt chớ không phải v́ tự thấy trách nhiệm phải làm cho được việc. Tâm lư kém trưởng thành của người làm tay sai đó chính là người Pháp, lợi dụng t́nh thế hỗn loạn trong xă hội của chúng ta do chính sự chinh phục của họ gây nên, đă tạo ra cho lớp người được họ rèn luyện để làm công cụ và sau này, v́ hoàn cảnh đương nhiên trở thành lớp người tai mắt trong xă hội chúng ta.

 

Xưa kia, khuôn khổ Khổng Mạnh của chúng ta, tuy đă thất bại trong nhiều lĩnh vực, nhưng ít ra đă đào luyện được lớp người thấm nhuần đạo người quân tử: có tâm lư của người trưởng thành và tinh thần trách nhiệm của người thọ lănh sứ mạng. Tất cả các truyền thống tốt đẹp đó đă sụp đổ cùng một lúc với uy quyền chính trị của xă hội Việt Nam. Thiết tưởng, nếu người Pháp đă có một thái độ “không chen vào”, th́ nội sự chiến bại của xă hội Việt Nam trước một kẻ xâm lăng có một nền văn minh hùng mạnh hơn cũng đủ mang đến sự sụp đổ của những giá trị cổ truyền. Đằng này, chính họ với chủ nghĩa đế quốc mà họ chủ trương, đă thúc đẩy sự sụp đổ nói trên để phục vụ quyền lợi chính trị của họ. 

Và tâm lư hiện tại của số người mà chúng ta sẽ đề cập đến trên đây vừa là hậu quả đương nhiên của một hoàn cảnh lịch sử vừa là kết quả của một chính sách vô cùng tai hại cho dân tộc. 

Trách nhiệm giao phó cho số người này phải tương xứng với “Tâm lư người đi thuyền” của họ. Xưa nay đă quen lối không bao giờ chịu chú trọng đến hướng đi và số phận của con thuyền, th́ không thể nào phụ trách được việc lèo, lái và buồm, máy của con thuyền. Trách nhiệm này phải giao cho số người đă tự tạo tâm lư thuyền trưởng, trong khi chờ đợi chúng ta đào tạo lớp người mới có những đức tính mà nhiệm vụ đ̣i hỏi.

 

3. Xưa kia, dưới thời quân chủ chuyên chế, guồng máy quốc gia xây dựng trên chế độ quan trường và chế độ này lại lấy cái học khoa cử làm nền tảng. Xét trong lịch sử của Việt Nam, cũng như của Trung Hoa, guồng máy quan trường đă qua nhiều thời kỳ thịnh vượng và để lại nhiều thành tích xứng đáng. 

Sở dĩ như thế được là v́, chế độ quan trường, tuy tự nó hàm nhiều tệ đoan cố hữu, nhưng một khi nằm vào trong khuôn khổ quân chủ chuyên chế đă bị sự chế ngự tự nhiên và tương phối của những bộ phận khác trong cơ cấu quốc gia, nên các tệ đoan đương nhiên bị hạn chế và không bành trướng được, cũng như mỗi bánh xe trong một bộ máy đồng hồ đều được sự chế ngự tương phối của các bánh xe chung quanh, nên tất cả đều chuyển động đồng thời và điều hoà. Nhưng tất cả t́nh trạng mực thước đó đều mất nếu chúng ta tách rời một bánh xe ra ngoài. 

Trường hợp của chế độ quan trường của chúng ta cũng tương tự như vậy. Khi c̣n là một bộ phận của chế độ quân chủ chuyên chế, những cái tệ đoan của quan trường không phát triển được nhờ quyền hành rất rộng và h́nh phạt cấp thời của nhà vua. Khi người Pháp đến, chế độ quan trường được giữ lại, v́ một sự tính toán khôn khéo, nhưng không c̣n có những sự chế ngự tự nhiên như xưa nữa. Các nhược điểm của quan trường đương nhiên nẩy nở và sự tham nhũng và hà hiếp dân chúng đă lên đến mức độ tột cùng. Người Pháp không có lư do ǵ mà tẩy trừ t́nh trạng đó, v́ chủ trương của họ là để cho những người họ dùng không được ḷng dân chúng. Và làm lợi cho dân chúng không phải là mối lo âu của chế độ thực dân.

 

V́ vậy cho nên, tinh cách quan liêu, phục tùng hèn hạ kẻ trên, và hà hiếp khinh miệt kẻ dưới là nhược điểm không thể cởi bỏ được của lớp người tai mắt trong thời kỳ thực dân. Trong khi đó, như chúng ta sẽ thấy sau này, công cuộc phát triển dân tộc của chúng ta trong giai đoạn này, đ̣i hỏi ở những người có trách nhiệm phải có đủ khả năng đến với dân, đi với dân huy động được đại quần chúng, lâu nay bị mê man trong giấc ngủ yên thân, để đưa họ dấn thân mạnh bạo và nhanh chóng vào con đường tiến bộ.

 

Sau này chúng ta sẽ thấy rơ công cuộc phát triển dân tộc có nghĩa là thực hiện những mục tiêu ǵ. Nay cần biết rằng, phát triển dân tộc là một công cuộc hết sức khích động cho người tham dự nhưng đ̣i hỏi thật nhiều cố gắng liên tục và những hy sinh lớn lao. V́ vậy mà đại quần chúng sẽ chóng mỏi mệt và chán ngán. Nếu những người có trách nhiệm không thương mến nhân dân và không xem nhân dân là trọng, th́ không làm sao mà nhân dân bằng ḷng chịu đựng mệt mỏi và hy sinh để cùng tiến bước với người dẫn đạo. Những biện pháp độc tài và cưỡng bách nếu có áp dụng được th́ những hiệu quả nhất thời không thể bồi đắp được những hậu quả tai hại lâu dài vừa cho người áp dụng được vừa cho người phải chịu đựng.

 

Sau này chúng ta sẽ phân biệt sự mị dân với sự hướng dẫn dân vào một kỷ luật chung, điều kiện thiết yếu để nắm thắng lợi trong công cuộc phát triển. V́ vậy mà nếu người có trách nhiệm không huy động được dân chúng, th́ sự thất bại nắm chắc trong tay. Và cố nhiên những người huy động được dân chúng không phải là những người hà hiếp và khinh miệt họ cũng không phải là những người nịnh bợ và sợ sệt họ.

 

Tóm lại cho đoạn này chúng ta thấy rằng, chính sách đế quốc kiểu Pháp, Hoà Lan và Bỉ đă lưu lại cho các dân tộc bị trị một hậu quả rất là tai hại: Sau khi độc lập rồi, sự thiếu người lănh đạo trong các ngành là một trở lực vô cùng to tát cho công cuộc phát triển dân tộc.

 

Nhưng đó không phải là hậu quả duy nhất. Xem lại lịch sử của các công cuộc chinh phục của Tây phương, chúng ta nhận thấy rằng khi bị tấn công, các dân tộc đều ư thức ngay t́nh thế nghiêm trọng và sự cần thiết phải vận dụng lực lượng quốc gia để đương đầu với một thử thách quyết định sự sống c̣n của tập thể. Bản năng sinh tồn đă đánh thức ngay khả năng tự vệ đối với một vật ngoại lai toan xâm nhập vào nội bộ cơ thể.

 

Nhiều loại phản ứng

 

Nhưng nếu ư thức nguy cơ và sự phản ứng tự vệ đều có như nhau, th́ trái lại, tính chất của sự phản ứng, cường độ của sự phản ứng, và hậu quả của sự phản ứng khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, tuỳ theo khả năng của người lănh đạo trong các lúc quyết liệt ấy, tuỳ theo tinh thần của dân chúng lúc bị tấn công, tuỳ theo phương tiện vận dụng được và tuỳ theo tŕnh độ dân trí của dân tộc lúc bị tấn công.

 

Cố nhiên là sự nghiệp và hành động của một dân tộc, mặc dầu do một số người quyết định trong một thời gian nhất định, nhưng cũng do nhiều hoàn cảnh và yếu tố chi phối. Nhưng xét theo kết quả của sự phản ứng của từng dân tộc, chúng ta có thể chia các nước đă phải đón chịu sự tấn công ghê gớm của Tây phương ra làm bốn loại.

 

Trước hết có những dân tộc như dân tộc Nhật Bổn, phản ứng có hiệu quả, chặn đứng được sự tấn công, bảo vệ được nền độc lập, và nắm được cơ hội để tự cường lên đến mức ngang hàng với các cường quốc Âu Mỹ.

 

Kế đó những dân tộc như dân tộc Trung Hoa, phản ứng không có hiệu quả, chiến bại trước sự tấn công, nhưng v́ hoàn cảnh chính trị lúc bấy giờ, trong trường hợp của Trung Hoa và Thái Lan, th́ đúng là sự mâu thuẫn giữa các cường quốc chinh phục nên độc lập tuy bị sứt mẻ, nhưng chủ quyền vẫn được bảo tồn. Tuy nhiên, nước nhà cũng bị đặt vào t́nh trạng bán thuộc địa, do đó không tự cường nổi mà phải kéo dài t́nh trạng thấp kém để chờ cơ hội mới.

 

Sau đó có những dân tộc như dân tộc Việt Nam và Nam Dương phản ứng không hiệu quả, chiến bại trước sự tấn công, độc lập bị mất, chủ quyền bị sụp đổ, nước nhà bị biến thành thuộc địa, thống trị bởi ngoại quốc. Việc lỡ cơ hội đối với chúng ta chẳng những có nghĩa là kéo dài t́nh trạng thấp kém lại c̣n mang ách nô lệ vào thân. Muốn nắm bắt cơ hội mới, trước tiên chúng ta cần phải tranh giành độc lập.

 

Sau hết có những dân tộc như các bộ lạc Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ, phản ứng không hiệu quả, chiến bại trước sự tấn công, độc lập bị mất, chủ quyền bị sụp đổ, nước nhà bị thôn tính và dân tộc bị đồng hoá.

 

Đối với các dân tộc sau này, vấn đề không c̣n nữa và trong lịch sử họ chỉ c̣n để lại cái vết mỏng manh của một sự đi qua, đôi khi đánh dấu bằng những phế tích của vài đền đài. Nếu ngày nay, chúng ta lấy làm may mắn mà thấy rằng số phận ác nghiệt trên không phải là số phận của chúng ta, th́ chúng ta không nên quên rằng, nhân loại ngày nay c̣n xa lắm mới tiến được đến mức để cho, đương nhiên, số phận ác nghiệt trên không phải là số phận của những dân tộc nhỏ bé như dân tộc của chúng ta. Trong tŕnh độ tiến hoá của nhân loại ngày nay, sự một dân tộc nhỏ như chúng ta tránh được hay không số phận khốn khổ ấy tuỳ thuộc ở sự nỗ lực tranh đấu của chúng ta. Và chính điểm này sẽ đè nặng lên sự lựa chọn đường lối của chúng ta sau này.

 

Phản ứng của Nhật Bản

 

Nước Nhật đă phản ứng như thế nào để đạt những kết quả mà chúng ta mục kích ngày nay?

 

Trước hết dân tộc Nhật có được cái vận may là trong thời kỳ mà vận mạng của quốc gia Nhật, như của các quốc gia khác trong xă hội Đông Á, như chỉ mành treo chuông, việc mất c̣n chỉ trong ly tấc, được có một lớp người lănh đạo cực kỳ sáng suốt. Họ nhận thấy ngay con đường sáng của dân tộc. Những người này, trong một giai đoạn quyết liệt đă cởi bỏ được cho quốc gia tính tự phụ cổ truyền, và có đủ can đảm nh́n các biến cố với con mắt thiết thực. Nhờ vậy nên, trái với các quốc gia đồng thuyền khác, khư khư quấn cả ḿnh và đầu một cách mù quáng trong lớp áo kiêu căng, quốc gia Nhật ư thức được ba điều tối quan trọng:

 

1. Lực lượng xâm lăng hơn hẳn lực lượng kháng chiến quốc gia về kỹ thuật tổ chức và kỹ thuật vơ trang.

2. Muốn chống lại nổi lực lượng xâm lăng và lâm thời thắng họ, chỉ có cách duy nhất là chế ngự được kỹ thuật tinh xảo của địch thủ.

3. Mâu thuẫn nội bộ giữa các cường quốc trong mặt trận xâm lăng của Tây phương là cơ hội duy nhất để bảo vệ nền độc lập và phát triển dân tộc.

 

Óc sáng suốt và phi thường của những nhà lănh đạo Nhật Bản lúc ấy đă cấp thời t́m ra, ngay khi dân tộc gặp phải nguy cơ trên lần đầu tiên, những biện pháp ứng phó duy nhất có hiệu quả mà như chúng ta đă thấy ở trên, các nhà lănh đạo Nga đă t́m ra và áp dụng sau nhiều thế kỷ chiến đấu với các cường quốc Tây Âu. Học kỹ thuật của địch thủ để thắng địch thủ, chế ngự kỹ thuật của địch thủ để thắng địch thủ.

 

Các sự kiện trên đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng duy tân của Nhật thời Minh Trị. Những kỹ thuật của Tây phương trong mọi lĩnh vực được phân tích học hỏi và áp dụng triệt để. Nhu cầu cấp thời đă đặt ưu tiên cho lĩnh vực quân sự và chính trị. Lề lối lănh đạo cổ truyền theo chế độ quân chủ chuyên chế của xă hội Đông Á đă nhường chỗ cho lư thuyết chính trị của Tây phương. Quân đội tập hợp và vơ trang theo thời xưa đă biến thành một quân lực hùng hậu tổ chức vơ trang theo Tây phương.

 

Sau đó các phương pháp sản xuất kinh tế được duy tân. Chuyên viên Tây phương tấp nập, v́ quyền lợi cá nhân quyến rũ và nhất là v́ mâu thuẫn chính trị giữa các cường quốc chinh phục.

 

Nhờ sáng suốt các nhà lănh đạo Nhật Bản đă nắm ngay được cơ hội. Một trăm năm sau một cơ hội tương tự mới trở lại lần thứ nh́ cho các dân tộc bị chinh phục như dân tộc Việt Nam. Và nhờ nắm được cơ hội ngay lần đó nên họ đă thành công trong công việc đưa dân tộc Nhật lên hàng tiến bộ như chúng ta thấy ngày nay.

 

Và cố nhiên là những dân tộc nào lỡ cơ hội thứ nhất, như trên đă tŕnh bày, đều c̣n nằm vào t́nh trạng như chúng ta ngày nay. Và cơ hội thứ nh́ sau Thế Giới Đại Chiến lần thứ hai, một trăm năm sau như chúng ta sẽ thấy dưới đây. Và vấn đề hiện tại cho chúng ta là liệu lần này có nắm lấy được cơ hội không?

 

Nước Nhật đă thành công trong công cuộc Tây phương hoá để chống lại người Tây phương. Độc lập vẫn c̣n, chủ quyền vẫn nguyên, người Nhật cũng như người Nga đă hoàn toàn chủ động công cuộc Tây phương hoá của họ. V́ vậy cho nên, không lúc nào có sự gián đoạn trong việc diễn tiến của lịch sử của họ. Điều này tối quan trọng như chúng ta sẽ thấy dưới đây.

 

Nói một cách đại khái, một nền văn minh là một toàn bộ gồm những giá trị làm tiêu chuẩn trong các lĩnh vực của đời sống: kỹ thuật, chính trị, văn hoá, xă hội và nghệ thuật.

 

Trong cái toàn bộ đó, các giá trị quân b́nh lẫn nhau gây nên một trạng thái điều hoà. Nếu trạng thái điều hoà động tiến th́ nền văn minh đang hồi phát triển. Nếu trạng thái điều hoà tĩnh chỉ, nền văn minh đến lúc suy đồi. Mất một yếu tố quân b́nh, hay bị một phần tử ngoại lai xâm nhập, trạng thái điều hoà sẽ mất và nền văn minh liên hệ sẽ bị đặt vào một t́nh trạng báo động nguy hiểm. Nếu những phần tử của xă hội liên hệ không ư thức và phản ứng kịp thời, và mất chủ động con thuyền chung th́ nền văn minh sẽ sụp đổ và tan ră, các giá trị tiêu chuẩn đều bị phá sản. Trái lại nếu những phần tử của xă hội liên hệ ư thức kịp thời nguy cơ đưa đến và phản ứng hiệu quả, vẫn nắm được chủ động con thuyền, th́ sẽ chế ngự được các cuộc xáo động và đưa nền văn minh đến một trạng thái điều hoà mới.

 

Tất cả các dân tộc như dân tộc Nhật, khi bị sự tấn công của Tây phương, phản ứng hiệu quả bằng cách chế ngự kỹ thuật Tây phương để làm khí giới chống lại Tây phương, đă thành công trong công cuộc bảo vệ độc lập và phát triển dân tộc Nhưng kỹ thuật Tây phương là một vật ngoại lai được nhập cảng vào trạng thái điều hoà của nền văn minh Nhật. Và v́ vậy cho nên sự thâu nhận kỹ thuật Tây phương làm mất trạng thái điều hoà nói trên và gây cho xă hội Nhật nhiều chấn động đe doạ các giá trị tiêu chuẩn cổ truyền. Nhưng giữa hai thái độ: một là bảo vệ sự tồn tại của dân tộc với cái giá phải trả là chịu đựng những chấn động do một vật ngoại lai gây nên, hai là bảo vệ sự thuần tuư của trạng thái điều hoà của nền văn minh cũ, việc lựa chọn không thành vấn đề. Bởi v́ những người muốn bảo vệ sự thuần tuư của trạng thái điều hoà cũ chắc chắn là sẽ không có phương tiện để làm việc đó, và như vậy chỉ dẫn dắt dân tộc đến chỗ nô lệ và cùng khốn như dân tộc Việt Nam.

 

Trí sáng suốt của các nhà lănh đạo Nhật Bản đă dạy họ phải chọn thái độ thứ nhất. Tuy nhiên mặc dù họ thành công trên một phương diện, phương diện phát triển, nhưng họ phải đương đầu với các chấn động do một vật ngoại lai là kỹ thuật Tây phương đă mang đến cho xă hội Nhật. Chúng ta càng quan niệm rơ rệt hơn sự phá hoại của các chấn động trên nếu chúng ta ư thức rằng kỹ thuật Tây phương không thể tách rời ra khỏi toàn bộ nền văn minh Tây phương. Kỹ thuật Tây phương là một bộ phận của toàn bộ trên. Nếu thâu nhận kỹ thuật Tây phương rồi, th́ sớm muộn ǵ cũng phải thâu nhận lối suy luận của Tây phương để chế ngự và phát triển kỹ thuật kia. Thâu nhận lối suy luận của Tây phương th́ lại lần hồi thâu nhận lối sống của Tây phương, vân vân. Nghĩa là, tưởng rằng thâu nhận xong kỹ thuật Tây phương để chống Tây Phương là rồi việc, là một lỗi lầm lớn. Bởi v́ kỹ thuật Tây Phương mở cửa, nhưng sau kỹ thuật, lần hồi các phần tử của toàn bộ văn minh Tây phương sẽ lần lần do cửa đă mở xâm nhập. Và sự thật th́ chính là tất cả văn minh Tây phương chớ không riêng ǵ kỹ thuật Tây phương đă gây cuộc chấn động trong trạng thái điều hoà của các xă hội đă mở cửa đón kỹ thuật Tây phương để t́m đường sống.

 

Như vậy dù chúng ta có mở cửa hay không mở cửa để đón kỹ thuật Tây phương vào, th́ sớm muộn ǵ văn minh Tây phương cũng sẽ vào nội bộ ta mà gây cuộc chấn động. Chỉ có khác một điều là, nếu chúng ta không mở cửa th́ chúng ta sẽ chết ngay dưới sự tấn công khốc liệt của các lực lượng Tây phương, và chúng ta không c̣n chủ động được con thuyền của chúng ta nữa, như trường hợp Việt Nam.

 

Nếu chúng ta mở cửa th́ ít ra, mặc dầu tất cả sóng gió, nhưng chúng ta vẫn chủ động con thuyền của chúng ta để có thể đưa nó được đến một trạng thái điều hoà mới. Đó là trường hợp của Nhật Bản, trong khi và sau khi duy tân xă hội Nhật trải qua nhiều cuộc chấn động dữ dội mà ảnh hưởng ngày nay vẫn c̣n.

 

Nếp sống mới nằm chồng lên nếp sống cũ, văn minh cũ đă hết tiến, nhưng trạng thái điều hoà của văn minh mới vẫn chưa ổn định. Nhưng mặc dấu tất cả khuyết điểm đó, mặc dầu tất cả các cuộc chấn động phát sinh từ cuộc chiến đấu giữa hai nền văn minh, xă hội Nhật không bao giờ bị gián đoạn trong sự lănh đạo và lúc nào dân tộc Nhật cũng chủ động con thuyền của họ. Chỉ một điều kiện này cũng đủ để bảo đảm cho tương lai.

 

Phản ứng Trung Hoa và Thái Lan

 

Nay nếu chúng ta so sánh trường hợp của Trung Hoa và Thái Lan với trường hợp Nhật Bản, các ư tưởng trên đây càng được xác nhận.

 

Trung Hoa và Thái Lan cũng bị sự tấn công của Tây phương như Nhật Bản. Nhưng các nhà lănh đạo lại lựa chọn thái độ thứ hai, như đă nói trên kia, nghĩa là bảo vệ trạng thái điều hoà của nền văn minh cũ. Chỉ nhờ mâu thuẫn chính trị giữa các cường quốc nên hai quốc gia trên, sau khi chiến bại, không bị chinh phục, và biến làm thuộc địa như Việt Nam. Tuy nhiên, chủ quyền đă sứt mẻ, họ không c̣n hoàn toàn chủ động con thuyền, không chủ động được công cuộc phát triển. Chính v́ ư thức dùng kỹ thuật Tây phương để chống Tây phương và lâm thời thắng Tây phương chưa chín mùi trong năo người lănh đạo, nên cơ hội phát triển đă bỏ lỡ. Các mâu thuẫn chính trị giữa các cường quốc Tây phương một khi đă ngăn cản được sự chinh phục thật sự lănh thổ của họ, không được lợi dụng để phát triển dân tộc như ở Nhật.

 

V́ vậy mà dân tộc Trung Hoa và dân tộc Thái Lan vẫn nằm trong t́nh trạng chậm tiến, cho đến ngày cơ hội thứ hai đưa đến, như ta đă thấy trên kia. Ngày nay Trung Hoa đă nắm được cơ hội thứ hai và đang mạnh bạo phát triển, Tây phương hoá theo kiểu Cộng Sản. Nhưng cho đến ngày giờ này chưa có triệu chứng ǵ cho chúng ta thấy rằng Thái Lan đă nắm được cơ hội.

 

Trở lại thời gian một trăm năm giữa hai cơ hội, dân tộc Trung Hoa và Thái Lan vẫn ở trong t́nh trạng bi đát của những nước bị biến thành bán thuộc địa. Công cuộc Tây phương hoá, trong thời kỳ đó, hai quốc gia trên không được tự ư ḿnh đặt thành một công cuộc quốc gia, nhưng họ vẫn không tránh được, v́ không làm sao kháng cự nổi trước sự tấn công mănh liệt của kỹ thuật Tây phương. Chỉ khác với trường hợp Nhật Bản ở chỗ là công cuộc Tây phương hoá không được hướng dẫn và không được chủ động. Những cuộc duy tân hỗn loạn càng mang đến những chấn động kinh khủng trong xă hội, mà lại không có một cố gắng nào để chủ động con thuyền hầu đưa nó đến một trạng thái điều hoà mới.

 

Tất cả những xáo trộn trong xă hội Trung Hoa và Thái Lan trong thời kỳ trên đều phát sinh từ các sự kiện trên đây. Duy chỉ có một sự kiện c̣n ít nhiều khả năng thuyên giảm tính cách trầm trọng của t́nh trạng trên, là chủ quyền trong hai quốc gia trên không hoàn toàn mất nên xă hội của họ không bị tan ră và không hề bị gián đoạn trong sự lănh đạo. Vấn đề lănh đạo quốc gia vẫn được chuyền tay nhau từ thế hệ trước sang thế hệ sau.

 

Phản ứng của Việt Nam

 

Đối với Việt Nam sự kiện chót này lại cũng không có nữa. V́ vậy mà t́nh trạng của Việt Nam trong thời kỳ qua và ngay bây giờ c̣n trầm trọng hơn t́nh trạng của Trung Hoa và của Thái Lan nhiều.

 

Sau cuộc chiến bại, nước Việt Nam bị chiếm làm thuộc địa. Chủ quyền bị mất hẳn, việc lèo lái con thuyền của chúng ta không c̣n ở trong tay của chúng ta nữa. Và sự kiện ấy đă xảy ra, v́, trong một giai đoạn quyết liệt của lịch sử dân tộc, chúng ta đă gặp phải một lớp người lănh đạo thiếu sáng suốt và thiếu thiết thực, kiêu căng và không thức thời, không chịu phóng tầm mắt mà nh́n vào vấn đề thiết thực của dân tộc, tự giam hăm trí óc trong những quan niệm chật hẹp về quyền bính và triều đại.

 

Những khuyết điểm đó đă dẫn dắt đến sự lỡ cơ hội phát triển cho dân tộc lần thứ nhất. Hơn thế nữa, việc lỡ cơ hội đối với chúng ta khốc hại bội phần hơn là đối với Trung Hoa và Thái Lan. Trong một trăm năm lệ thuộc, xă hội của chúng ta tan ră và công cuộc lănh đạo quốc gia đă bị đứt đoạn. Dầu nhà Nguyễn có công khai thác đất đai rộng lớn gấp mấy lần phần đất mà Nguyễn Triều lúc nào cũng lấy làm tự hào đă góp phần vào di sản quốc gia, th́ họ cũng không bù đắp được lỗi lầm về lănh đạo trong một giai đoạn quyết liệt của dân tộc như chúng ta đă thấy trên đây.

 

Sau này các sử gia của chúng ta làm việc theo kỹ thuật khoa học, tất nhiên sẽ t́m thấy những chi tiết và nhận thấy rơ hơn trường hợp không tha thứ được của nhà Nguyễn khi phạm vào những lỗi lầm to tát lưu lại hậu quả tàn khốc cho dân tộc.

 

Việc tai hại thứ nhất cho chúng ta ở chỗ là chính lúc nền văn minh của chúng ta phải đương đầu với những cuộc chấn động do những phần tử ngoại lai gây nên trong xă hội chúng ta, lại là lúc mà chúng ta không c̣n chủ động vận mạng của chúng ta được nữa.

 

Xă hội Nhật Bản khi gặp phải hoàn cảnh đó, đă may mắn được đặt dưới sự lănh đạo của một lớp người vừa cực kỳ sáng suốt, vừa đủ chủ quyền và thừa phương tiện để nắm vững con thuyền quốc gia. Thế mà, xă hội Nhật vẫn bị xáo trộn đến tận nền tảng và phải bỏ trạng thái điều hoà của văn minh cũ để t́m một trạng thái điều hoà mới, như chúng ta đă biết.

 

Trái lại, dân tộc chúng ta, trong cơn băo tố lại không người lèo lái. Lớp người lănh đạo trước đă biến mất trong cơn chiến bại. Các lớp người kế tiếp bị kẻ chinh phục tiêu diệt. Trong khi đó, theo chân người chiến thắng, văn minh mới ồ ạt đưa đến gây ra một cuộc duy tân hỗn độn, không lề lối không mục đích. Những giá trị tiêu chuẩn cổ truyền cùng với sự chiến bại của dân tộc, bị phá sản và khinh miệt. Trong khi đó những giá trị tiêu chuẩn mới chưa có, xă hội không giá trị tiêu chuẩn như con thuyền trôi dạt, không phương hướng và không sinh lực.

 

T́nh trạng này là nguyên nhân duy nhất cho tất cả các quái tượng đă hiện ra trong suốt thời gian gần một trăm năm mà chúng ta, khi nh́n thấy, phải vừa đau đớn vừa tủi nhục. Xă hội chia làm hai khối: một bên cố gắng bảo vệ lấy các giá trị cổ truyền đă chết thành thây ma, một bên duy tân nhưng không biết duy tân để làm ǵ, và cũng không biết duy tân theo hướng nào, chỉ bắt chước cử chỉ như khỉ và lời nói như sáo. Hai bên tân, cựu khinh miệt nhau, thật là một hiện tượng rơ rệt của một xă hội đang tan ră.

 

T́nh trạng càng trở nên bi thảm khi chính phủ “mới” với sự ủng hộ của kẻ xâm lăng đă thắng phái “cũ”. Các giá trị cũ, tuy đă chết như cây khô v́ không người vun tưới, nhưng đó là những tiêu chuẩn giá trị thật, có thời đă đào tạo được những thế hệ người gồm nhiều đức tính cao cả. Với sự sụp đổ của những giá trị đó, tiết tháo và tính khí của người xưa cũng mất luôn. Lớp người “mới”, lại không biết duy tân để làm ǵ ngoài sự hưởng thụ vật chất, không có sáng tạo, không có những biểu lộ chứng minh cho sinh lực của một xă hội. Có lẽ không bao giờ dân tộc chúng ta đă xuống đến thấp như vậy và chưa bao giờ chúng ta đă đến gần chỗ diệt vong như vậy. Ngược lại, chính v́ đă vượt qua được những bước tuyệt vọng như vậy, mà chúng ta lại càng tin tưởng vào sinh khí của dân tộc.

 

Hậu quả tai hại nhất mà thời kỳ Tây thuộc đă để lại cho chúng ta là sự tan ră của xă hội Việt Nam và sự gián đoạn trong việc lănh đạo quốc gia. Cũng như chủ nghĩa đế quốc kiểu Pháp đă để lại cho chúng ta một hậu quả tai hại không kém: lớp người tai mắt trong xă hội thời Pháp không thể dùng vào các nhiệm vụ lănh đạo được.

 

So sánh như trên đây, trường hợp của Nhật và Trung Hoa với trường hợp của chúng ta, chúng ta mới ư thức sung măn tính cách vô cùng trầm trọng của t́nh trạng nguy ngập mà xă hội chúng ta đang lâm vào. Tất cả ba dân tộc đều ở trong xă hội Đông Á, cùng một văn minh, cùng một giá trị truyền thống, đă cùng, trong một lúc, gặp phải một nguy cơ chung.

 

Nhưng dân tộc Nhật đă phản ứng kịp thời, chiến thắng, bảo tồn độc lập, giữ nguyên chủ quyền, nắm được ngay cơ hội thứ nhất để phát triển dân tộc. Sự lănh đạo quốc gia không bị gián đoạn, công cuộc duy tân được hướng dẫn và các giá trị tiêu chuẩn truyền thống không bị phá sản. Nhờ vậy nên xă hội Nhật vẫn tiến liên tục, chế ngự được các cuộc chấn động do những giá trị ngoại lai gây nên sau khi xâm nhập vào trạng thái điều hoà của nền văn minh cũ. Xă hội Nhật chỉ có bị bắt buộc phải bỏ trạng thái điều hoà cũ để t́m một trạng thái điều hoà mới.

 

Dân tộc Trung Hoa không phản ứng kịp thời, chiến bại, độc lập được bảo tồn không phải nhờ ở nỗ lực chủ động mà nhờ ở ngoại cảnh. Chủ quyền bị sứt mẻ, nên mặc dầu sự lănh đạo quốc gia không bị gián đoạn, công cuộc duy tân không được hướng dẫn, các giá trị truyền thống bị phá sản, nắm không được cơ hội thứ nhất để phát triển dân tộc. V́ vậy cho nên, không chế ngự được các cuộc chấn động do những giá trị ngoại lai gây nên sau khi xâm nhập vào trạng thái điều hoà của nền văn minh cũ. Xă hội Trung Hoa tuy không tiến triển liên tục, nhưng nhờ chủ quyền không mất nên không bị tan ră. Ngày nay, Trung Hoa đă nắm được cơ hội thứ hai và đang dốc hết nỗ lực của dân tộc để thực hiện công cuộc phát triển và duy tân mà nước Nhật đă làm xong. Và cố nhiên Trung Hoa cũng sẽ bỏ trạng thái điều hoà cũ để t́m một trạng thái điều hoà mới. Nhưng công cuộc ấy sẽ thực hiện từ một xă hội không bị tan ră và với một sự lănh đạo không hề bị gián đoạn.

 

Dân tộc Việt Nam không phản ứng kịp thời, chiến bại, độc lập bị mất, nước nhà biến thành thuộc địa, chủ quyền hoàn toàn mất, chẳng những không nắm được cơ hội thứ nhất để phát triển dân tộc, lại hoàn toàn bất lực đối với một công cuộc duy tân bắt buộc, không hướng dẫn và hỗn độn. Các giá trị truyền thống bị phá sản. Hoàn toàn bất lực trước các cuộc chấn động do những giá trị ngoại lai gây nên sau khi xâm nhập vào trạng thái điều hoà của nền văn minh cũ. V́ không gặp trở lực nên các cuộc chấn động mặc t́nh hoành hành phá hoại xă hội đến tan ră. Sự hoàn toàn mất chủ quyền lại gây sự gián đoạn trong việc lănh đạo quốc gia. Ngày nay chưa có ǵ bảo đảm là chúng ta đă nắm được cơ hội thứ hai để thực hiện công cuộc phát triển dân tộc. Giả sử chúng ta có nắm được th́ công cuộc phát triển và duy tân sẽ thực hiện từ một xă hội đă tan ră và với một sự lănh đạo quốc gia đă bị gián đoạn.

 

Hai hoàn cảnh này là hai điều kiện vô cùng nghiêm khắc đối với chúng ta, nếu chúng ta nắm được cơ hội thứ hai. Và thế nào là nắm bắt được và thế nào là không nắm được cơ hội, chúng ta sẽ trả lời rơ ràng các câu hỏi đó sau này.

 

Giờ đây chúng ta t́m hiểu v́ sao mà hai hoàn cảnh trên là hai điều kiện vô cùng nghiêm khắc đối với chúng ta khi chúng ta bắt tay vào công cuộc phát triển dân tộc và công cuộc Tây phương hoá.

 

(c̣n tiếp)

 

Tùng Phong Lê Văn Đồng

 

 

 

 

* Trang Chủ

* Kim Âu

* Báo Chí

* Quảng Cáo

* Tác Giả

* Mục Lục

* Pháp Lư

* Cộng Đồng Georgia

* Một Trang Lịch Sử /details

* Một Trang Lịch Sử /djvu.txt

* Một Trang Lịch Sử /org/3

* Một Trang Lịch Sử/pdf

* Biệt kích trong gịng lịch sử

* Hồi Chuông Báo Tử

* Mapquest

* Thời Thế

* Tháng 07-2008

* Tháng 08-2008

* Tháng 09-2008

* Tháng 10-2008

* Tháng 10.2008

* Tháng 11-2008

* Tháng 12-2008

* Tháng 01-2009

* Tháng 02-2009

* Tháng 03-2009

* Tháng 04-2009

* Tháng 05-2009

* Tháng 06-2009

* Tháng 07-2009

* Tháng 08-2009

* Tháng 09-2009

* Tháng 10-2009

* Tháng 11-2009

* Tháng 12-2009

* Tháng 01-2010

* Tội Ác của nhóm PG Ấn Quang

* Vụ Đài Việt Nam Hải Ngoại

* Vấn đề Cựu Tù CT

* Về Tác Phẩm Vô Đề

* Hồng Y Và Lá Cờ

* Giấc Mơ Lănh Tụ

* Biến Động Miền Trung

* Con Đường Đạo

* Gian Đảng Phở Ḅ

* Băng Đảng Việt Tân

* Gian đảng bịp bợm

* Mộng Bá Vương

* Phía Nam Hoành Sơn

* Vô đề - Khuyết danh

* Lưu Trữ

* Nguyễn Mạnh Trinh

* Phùng Ngọc Sa

* Nguyễn văn Chức

* Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

* Hoàng Đạo Thế Kiệt

* Dương Như Nguyện

* Đinh Thạch Bích

* Hoàng Hải Thủy

* Đỗ Hoàng Gia

* Trúc Đông Quân

* Nguyễn Mạnh Quang

* Đào Vũ Anh Hùng

* Đỗ Văn Phúc

* Đinh Lâm Thanh

* Nam Nhân

* Nguyễn Đạt Thịnh

* Phạm Thanh Phương

* Thuư Đặng (BN 587)

* Trương Minh Ḥa

* Tân Dân

* Trần Thanh

* VietEdit

* ChinhNghia Forum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Trang Chủ . Kim Âu . Video . Lưu Trữ . Báo Chí . BBC . RFI . RFA . Tác Phẩm . Kỹ thuật . Dịch Thuật . Tự Điển . Groups . Portal . Forum .Tinh Hoa . Da Lat . Thư Quán . ChinhNghia Media . Liên lạc

 

Một Trang Lịch Sử (tài liệu US Senate)