Thụy Vũ Chăn Dê
nguyễn thị thụy vũ
Một chuyến đi Lộc Ninh
Một ngày đầu Tháng 11, 2004, Nguyễn Đạt và
tôi đi Lộc Ninh thăm nhà văn Thụy Vũ. Kể từ khi bài nói về cuộc sống
thực vật của cháu gái của chị do anh Văn Quang viết ra, cuộc sống
chị có phần thay đổi. Bạn bè, văn hữu, độc giả có chia sẻ với chị ít
nhiều nỗi khó khăn nhọc nhằn trong cuộc sống khốn cùng. Bây giờ,
Thân Mẫu chị mới mất, chị được thừa hưởng căn nhà ngói sát bên lề
tỉnh lộ đi Lộc Ninh, đời sống có đỡ khổ cực nhiều. Cháu gái nhờ
thuốc men cũng có bớt hơn chút ít, có chỗ trú mưa trú nắng, có bữa
cơm nóng mỗi ngày, chị cũng đỡ cực hơn. Nhưng chưa thể nói chị có
cuộc sống đầy đủ, chưa thể nói chị được hưởng chút an nhàn.
Chúng tôi ở chơi với chị Thụy Vũ và chị Văn
Quang gần 5 tiếng đồng hồ. Theo chị lên rẫy nơi cách đây mấy năm chị
và cháu gái sống đời cùng cực dưới mái lều dột nát. Đứng trước căn
lều rộng chưa tới 12 mét vuông, tôi băn khoăn không hiểu chị nghĩ ǵ
để có đủ dũng cảm sống suốt những tháng năm đọa đầy bên cháu gái
liệt giường? Bây giờ chị đă trồng được mấy trăm gốc tiêu, dựng được
một chuồng nuôi vài con dê, một con ḅ, và một khoảnh đất trồng cỏ.
Tiêu bây giờ đang mất giá, thu hoạch sẽ chẳng được bao lăm, cứ để
chúng sống lây lất. Túp lều trước đây chị trú ngụ nay dành cho cậu
bé canh rẫy, mỗi năm cũng phải trả công cậu mấy triệu bạc. Nạn dịch
mới đi qua, chị mất nửa chuồng dê, nay đang cố gầy dựng lại.
Những ǵ tôi ghi dưới đây là câu chuyện
chúng tôi nói với nhau khi ngồi uống nước, lúc ở trên xe, khi đi
thăm rẫy, lúc ngồi ăn ngoài chợ Lộc Ninh... Có thể có những câu hỏi
với những câu trả lời, có thể là những câu chuyện kể ra nhân không
khí thân thiết vui vẻ, chứ thực ra không phải là một cuộc phỏng vấn.
Chúng tôi dùng vế “Hỏi” để đưa ra những câu hỏi, câu nói của Nguyễn
Đạt và tôi, và vế “Th. Vũ” để đưa ra những câu trả lời, những lời
tṛ chuyện của chị Thụy Vũ. Đôi khi có câu hỏi, câu nói của cháu
Khôi Hạo hay chị Ngân tức chị Văn Quang. Dù sao, những câu nói ghi
dưới đây hoàn toàn có thực. Những câu chị Thụy Vũ trả lời, những câu
chị Thụy Vũ kể chuyện, dù nội dung có chua xót đến đâu cũng được chị
nói ra với một tràng cười thoải mái, không một chút đắng cay. Chị
nói chuyện ḿnh như nói chuyện người ta.
Nhà văn Nguyễn Đạt, nhà văn Thụy Vũ và cháu Khôi Hạo tại
nhà riêng của Thụy Vũ tại Lộc Ninh.
Tôi không nhớ lắm từ đâu mà câu chuyện bắt
qua thời chị Thụy Vũ ngoài hai mươi tuổi. Nhưng nhớ rơ chuyện chị kể
về những lúc “đầu đời” này:
Th. Vũ: Khoảng giữa thập niên 1960 là lúc
tôi khá túng quẫn. Một anh bạn, có lẽ cũng thuộc loại uy tín sao đó
đối với giới bán phấn buôn hương, đề nghị tôi đi học Anh văn rồi anh
sẽ thu xếp để tôi dạy tiếng Mỹ cho các “Chị em ta” (mà tiếng b́nh
dân gọi là “Điếm”). Lúc đó quân đội Mỹ vào Việt Nam đă đông, “Chị em
ta” cặp kè với các chàng GI khá nhiều, nên chuyện học vài ba câu
giao tiếp rất cần thiết đối với các nàng. Khổ một cái học tiếng Anh
cho đủ để đi dậy đâu phải là dễ, đâu phải một sớm một chiều là có đủ
vốn liếng mà dậy. Nhưng chuyện cần kiếm tiền sống lại là khẩn thiết
đối với tôi, nên anh bạn tôi nghĩ ra mẹo này: Anh nói tôi cứ ghi tên
học Hội Việt Mỹ đi, sau khi học được một hai tuần là bắt đầu đi dậy.
Anh tập hợp đám các “Chị em ta’ lại và nói:
- Này nhé, tao mời cô giáo đến dậy tiếng Mỹ
cho mấy đứa bay. Cô giáo bận rộn đủ thứ chuyện, không có th́ giờ
nhiều đâu. Cô giáo dậy chi học nấy, cấm không được đứa nào hỏi để cô
mất th́ giờ. Rồi, mỗi tuần ba buổi, từ giờ... đến giờ... tất cả phải
học hết, học phí bây nhiêu... đóng tiền thẳng cho cô giáo. Đứa nào
chạy làng là biết tao à nghen!
Thế là tôi học được cái ǵ ở trường, tuần
sau cứ thế dậy lại. Đâu đứa nào dám hỏi nên cái dốt của ḿnh đâu có
ḷi ra. Vậy mà tôi sống cũng được hai năm lận.
Hỏi: Thế Má chị có biết chuyện đó không?
Chị cười ṛn tan trả lời: Bả biết chớ. Nhưng
chỉ biết cái khoản tôi học hôm trước hôm sau đi dậy, chớ đâu có biết
ḿnh dậy ai. Bả đâu có biết ḿnh là “thầy điếm”.
Hỏi: Ngoài chuyện dạy chữ chị có dậy “Nghiệp
Vụ” không?
Th. Vũ: Trời ơi, cái khoản nghiệp vụ đó bọn
chúng thay nhau nhồi nhét cho ḿnh, thiếu điều bắt ḿnh thực hành.
Riết tôi phải cấm không cho nói chuyện nghề nghiệp chi hết. Chỉ có
học chữ thôi. Ai muốn tâm t́nh chi cũng được nhưng cấm cái khoản
mánh khóe, ṿng trong ṿng ngoài này nọ... Thực ra suốt hai năm đó
cho tôi rất nhiều vốn sống. Chỉ riêng các câu chuyện đời của ngần ấy
đứa đủ cho tôi viết bao nhiêu chuyện ngắn, chuyện dài, học hỏi hiểu
biết bao nhiêu về tâm lư con người.
Nửa đàn dê c̣n lại
sau một trận dịch quét qua. Mỗi con dê bán lấy giống được khoảng 5
triệu. Cỏ trong máng do nhà văn Thụy Vũ trồng ngay trên rẫy.
Hỏi: Suốt hai năm đó chắc nhiều chuyện vui
phải không chị.
Th. Vũ: Ngày nào cũng có chuyện. Để tôi kể
nghe sơ một chuyện này thôi: Con nhỏ đó có thằng bồ Mỹ đen, theo
thường lệ th́ sáng hôm sau thằng bồ mới về. Con nhỏ chắc ăn, kêu
thằng bồ đen khác đến, lúc 2, 3 giờ chiều hai đứa sà nẹo nhau trong
pḥng, tôi dậy mấy đứa khác học ở pḥng khách. Bỗng nghe tiếng xe
thắng ngoài đầu ngơ, nh́n ra tôi thấy thằng da đen bước xuống xe
giống thằng bồ con nhỏ kia, hỏi mấy đứa đều xác nhận là đúng. Tôi
nhào vào tông cửa buồng, hai đứa c̣n trần truồng ấp nhau. Tôi nói
nhanh với con nhỏ: Mẹ, thằng bồ mày nó về ḱa. Con nhỏ xanh xám mặt
mày hỏi: Sao bi giờ cô giáo. Tôi bảo nó mày mặc quần áo vào c̣n
thằng kia cứ nằm đó. Nói xong tôi lao lên giường nằm đắp mền với
thằng Mỹ đen. Vừa lúc thằng bồ Mỹ đen mở cửa pḥng bước vào.
Nó hỏi:
- Bộ cô giáo mày cũng có bồ hở.
Con nhỏ trả lời:
- Th́ bà ấy cũng cần bồ chứ bộ.
Nó vặn lại:
- Thế tại sao mày ngồi đây làm chi vậy, bộ
cho mượn pḥng rồi mà không muốn họ làm ăn hở.
Con nhỏ đáp lại:
- Th́ bà ấy nói cứ ngồi đó, kéo màn lại có
sao đâu.
Mọi chuyện êm xuôi, thằng bồ thứ hai và con
nhỏ cám ơn tôi rối rít. Cả hai đứa đều nói không nhờ có tôi nhanh
trí chắc thằng kia xách súng bắn chết hết quá. Vậy mà con nhỏ c̣n
hỏi tôi chớ lúc nằm như vậy tôi có khoái không. Thiệt hết chỗ nói.
Hỏi: Mà hỏi thiệt chị chớ lúc nằm sát vậy
chị thấy sao?
Th. Vũ: Sợ thấy mồ. Thiệt đó, tôi nằm mà tim
đập th́nh thịch, sợ lỡ thằng cha Mỹ đen nó đang cơn như vậy bị cúp
cái rụp, nó ôm đại ḿnh th́ không biết chống cự ra sao. Tự nhiên
ḿnh nhào vô chứ bộ. Trời Phật thương, không có chi xảy ra. Sau này
cả cái nhà điếm đó nó chọc ghẹo hoài, nhưng họ càng thêm thương mến
ḿnh, bao nhiêu tâm sự cứ thế tuôn ra hết, tôi như cái thùng rác
chứa đủ thứ hằm bà lằng của đời các cô gái điếm, các cô me Mỹ. Mà có
điều lạ mấy đứa chơi với Mỹ vậy đó đều bám theo một anh không quân.
Một dăy appartements gồm mấy đứa học tṛ tôi, mỗi đứa đều cơng một
anh không quân, lo cung phụng đủ thứ, tôi cũng chưa biết tại sao.
Chuồng ḅ
c̣n lại 3 con. Mỗi con bán được khoảng 4 triệu său một năm nuôi.
Hỏi: Vậy chị là sư phụ của điếm. Sau này chị
có gặp lại mấy cô đó không?
Th. Vũ: Sau 75 tôi có gặp lại một đứa, nó
khóc quá trời. Nó kêu thằng Mỹ bỏ nó lại. Tôi nói bỏ lại là đúng
rồi, nó c̣n vợ con bên đó, mà ḿnh có phải vợ con ǵ của nó đâu. Khi
hết dậy điếm là giai đoạn tôi vào làm việc ở xí nghiệp, rồi vào nghề
viết lách... nghĩ lại cũng thấy xâm ḿnh chớ, đàn bà lao vô mấy chỗ
đó cũng dễ hư lắm, tiền nhiều quá mà... Mà đời cũng kỳ thiệt. Trước
75 lấy Mỹ là cái ǵ xấu xa, sau này có con lấy Mỹ th́ ngon lắm, lo
diện con lai đủ thứ để đi. Bởi đời nhiều điều kỳ khôi như vậy mà tôi
trở thành thầy bói...
Hỏi: Từ đâu mà chị thành thầy bói vậy?
Th.Vũ: Sau 75, đâu c̣n ai cho viết, xí
nghiệp làm sao xin vào, điếm th́ c̣n đó nhưng đâu ai cần học tiếng
Mỹ. Chưa biết tính toán sao th́ có thằng em hỏi: Chị Hai, chị học
nghề bói không? Sực nghĩ thời buổi lúc đó không ai biết tương lai
ḿnh ra sao, chắc nghề thầy bói coi bộ trúng đó. Tôi bèn trả lời:
Th́ học chớ. Thế là nó lấy bộ bài ra dậy tôi. Tôi học cũng chăm chú
nhưng thiệt t́nh không nhớ ǵ lắm. Ruột gan lúc nào cũng rối bời,
nhớ ǵ nổi. Vậy mà “chó ngáp phải ruồi”, cái đám ở khu làng báo chí
(Thủ Đức) đó, toàn bọn thanh niên nam nữ thuộc loại lư luận nghiệp
vụ, chúng tin tôi lắm. Đứa nào cũng thắc mắc chuyện t́nh duyên, ḿnh
cứ “tâm lư” mà giải đáp, bọn chúng tin rần rần. May mắn gặp mấy đứa
đầu ḿnh đoán trúng sao đó, một đồn mười, mười đồn trăm. Mà tôi đâu
có lấy tiền, đứa cho gạo, đứa cho bánh, đứa cho chuối, thế là cũng
đủ ăn.
Các anh biết không, Nguyễn Đ́nh Toàn đó, hắn
đi nói với người ta: “Cái mụ Thụy Vũ đó nó là phù thủy của tao”. Đến
lúc ông ta đi vượt biên, mới ghé lại nói: “Ê Thụy Vũ, bói tôi một
quẻ coi”. Tôi bói rồi nói: “Nè, đi rồi về nghe! Đi hẹn tắc xi đi để
nó đón về”. Rồi ông ta đi lúc 7 giờ, 11 giờ ḷ ṃ về, qua nhà tôi
chửi: “Ráng mà chúc dữ nghe. Chúc dữ rồi có ngày...” Vậy là ông ta
nói với người ta tôi là phù thủy, “khi nào nó nói tao đi được là
được, nói không là không...” C̣n Lê Thị Ư nữa. Lê Thị Ư hẹn chồng
tiền người ta 3 cây vàng buổi tối để sáng hôm sau đi. Trước khi
chồng tiền không biết nghĩ sao kêu xe ôm nhảy xuống nhà tôi hỏi: “Ê
Thụy Vũ, mày dở quẻ tao coi”. Bày quân bài ra tôi hỏi: “Mày có làm
ăn với ai phải không, đàn ông đó?” Nó nói th́ có làm ăn, hùn hạp,
chứ nó không nói nó vượt biên, nó vẫn giấu. Tôi hỏi: “Ngày mai mày
hẹn trả tiền phải không? Mày trả tiền coi chừng bị lừa đó”. Mấy hôm
sau nó chạy xuống nói: “Tao đỡ mất 3 cây vàng...” Nó mới kể chuyện
mấy người kia vượt biên bị lừa. Nó đăi tôi chầu ăn. Đến kỳ chót nó
đi được, nó cũng xuống đ̣i bói. Tôi dở bài ra rồi nói: “Chắc kỳ này
tao với mày xa nhau quá...” Đi thoát, nó gửi cho tôi 4 bộ bài theo
đường bưu điện, có ghi mấy chữ: Phen này mày bói cho găy tay luôn.
Hồi đó năm 77, 78 ǵ đó, bọn nó tịch thu hết đâu có phát cho tôi. Lê
Thị Ư là em của Vương Đức Lệ đó.
Nhà văn
Thụy Vũ trước chuồng dê trên rẫy Lộc Ninh. Chuồng dê làm cao để dê
đỡ bị bệnh tật.
Hỏi: Chị bói như vậy theo linh tính hay sao?
Th. Vũ: Không biết sao nữa. Làm như khi ḿnh
dở bài ra, nghe tiếng ai nói đâu đó rằng vậy vậy đó, rồi ḿnh cứ thế
nói theo. Rồi đôi khi cũng là mánh nữa. Lúc mới đầu, ngay sau vụ 75,
có lần tôi đi với Sao Biển, với đứa bạn nữa. Ba đứa không có tiền,
không có chi hết. Buổi trưa đói quá, thằng Sao Biển mới nói, nè tao
chỉ mày vô cái nhà đó nghe, mày coi bói. Nó nói hết cái nhà đó có
những ai, vợ chồng, con cái ra sao, đủ thứ... Rồi nó vô nhà đó
trước, nói với người ta là có cái bà ở núi Tà Lơn xuống, bây giờ tôi
rước vô cho chị coi. Thế là bà chủ nhà mời vô, cơm bưng nước rót.
Xong tôi dở bài ra, nhớ những ǵ Sao Biển nói tôi nói lại, trúng
quá, bà ấy khóc. Ngặt tôi ở núi Tà Lơn xuống nên không lấy tiền, bả
đăi tụi tôi một chầu ăn quá xá là ăn. Vậy đó, năm 75, 76 đó tụi tôi
đi dài dài, đói quá là kiếm ăn kiểu đó cho cả đám bạn bè. Nghĩ lại
cũng kỳ kỳ nhưng mà vui.
Xe đi qua khu vực chợ Lộc Ninh, Thụy Vũ nói:
- Hồi đó (Trước 1975) Ba tôi có hiệu thuốc
tây ở đây nè.
Hỏi: Trước đây ba chị là dược sĩ?
Th. Vũ: Đâu có. Ba tôi có bằng ǵ kiểu như
Trữ Dược đó. Ổng mở một tiệm thuốc tây nhỏ ngay khu chợ Lộc Ninh,
thực t́nh để ổng nuôi cán bộ, trợ cấp tiền bạc cho Việt Cộng. Ổng là
Cộng Sản mà. Ổng mê Cộng Sản lắm, nói nó lư tưởng. Đâu dè sau này...
Sau 75, ổng là cố vấn cho Hội Văn Nghệ ǵ đó. Mới “giải phóng” vô,
tổ chức học tập, bọn chúng đến nói ba tôi: Anh không biết dậy con
(Thụy Vũ). Con anh nói nhiều cái khó nghe quá. Ông già tôi nói: Tôi
hănh diện v́ nó. Nó có lư tưởng nó, tôi có lư tưởng tôi. Ông ấy điệu
lắm. Ổng mất hai mươi mấy năm rồi. Hồi mới kêu bằng “Quân Quản” đó
th́ ông ấy là cố vấn Hội Văn Nghệ ở Sài G̣n. Lúc đó có Bảo Định
Giang. Hồi xưa Bảo Định Giang đánh xe ngựa cho ông già tôi. Một hôm
ổng đến nhà Bảo Định Giang nói với anh gác cửa: Vào nói Bảo Định
Giang có thằng đánh xe ngựa tới thăm. Thật đúng bây giờ đổi đời...
Mấy anh biết cái nhà từ đường của nhà tôi ở Vĩnh Long không, trời ơi
là một gia tài đó, bao nhiêu đồ cổ quí giá, vậy mà năm 75 ổng hiến
tặng cho nhà nước. Bây giờ người ta vẫn nói nhà đó tiền tỷ tỷ mà con
gái th́ chăn dê, chăn ḅ khổ cực. Đây nè, thằng con trai tôi nè, nó
học xong đại học Anh ngữ rồi đó chứ, bây giờ về giúp mẹ chăn ḅ...
Nhiều khi chơi với thú vật sướng hơn, nó không có phản bội ḿnh...
Hỏi: Nhắc chuyện phản bội tôi mới nhớ có
mang theo bản copy của tạp chí thơ (California) số mới nhất cho bà
xem, trong có bài thơ của Tô Thùy Yên nè... Nghe nói khi ổng đi tù
về không nh́n mặt chú con trai này phải không?
Th. Vũ: Đúng mà cũng không đúng. Số là sau
13 năm đi tù, ổng về nhà, thằng Hạo này ở bên cô nó qua thăm, ông ấy
tưởng con hàng xóm, ngồi một lúc ông ấy đuổi: Thôi đi về đi mày cho
chú nghỉ. Nó cũng không thèm nói nó là con ai, bỏ đi về. Lát sau cô
nó hỏi: Ủa, thằng Hạo mới đây đâu rồi? Ổng mới nói: Thằng đó là
thằng Hạo hở? Lúc đó ổng mới kêu lên: Trời ơi tôi đuổi con tôi rồi.
Thằng bé lúc qua gặp bố có chào nhưng lí nhí trong miệng ổng không
nghe. Đến chiều ổng đi kiếm... Lúc đó nhà ở Lê Quang Định đó. Tôi
nghĩ đó cũng là cái điềm ổng không nh́n đứa nào hết.
Hỏi: Trông nó giống ông ấy quá đi chớ sao
ổng không nhận ra ḱa.
Th. Vũ: Mà điều nó không có hô phải không?
Thằng này nó cũng đọc sách dữ lắm.
Hạo: Vậy mà ông ấy không nhận ra con.
Hỏi: Hồi đó chị có viết cái ǵ như “Hai
chàng Thi Sĩ Họ Tô” phải không, Tô Kiều Ngân và Tô Thùy Yên?
Th. Vũ: Anh Ngân bây giờ đi chụp h́nh cho
các văn nghệ sĩ, mà chụp loại h́nh để thờ. Ảnh nói: Bây giờ anh đi
chụp h́nh thờ, em cho anh chụp một tấm để thờ. Tôi nói được rồi,
nhưng phải chụp cho đủ năm ngón tay nghe. Ổng năm nay bảy mươi mấy
rồi mà trông c̣n trẻ lắm, trẻ hơn ông Văn Quang. Hồi đó tôi vô pḥng
kiếm ông Tô Thùy Yên thấy ông Văn Quang mà đâu dám nói chuyện.
Hỏi: Hồi đó ông Văn Quang Trung Tá, ngậm ống
vố trông oai lắm. Tôi ở pḥng ông Nguyễn Đạt Thịnh, nghe nói ông Tô
Thùy Yên là thi sĩ nên tôi xin chuyển qua pḥng đó. Ai ngờ ổng là
thi sĩ mà quái gở quá phải không chị?
Th. Vũ: Hồi đó người ta nói ông ấy “Đinh
Thành Tiên”, tức là Điên Thành Tinh. Điên mà thành tinh th́ kinh
lắm, công nhận ông ấy điên điên thiệt...
Hỏi: Hồi đó tại sao chị viết?
Th. Vũ: Hồi đó tôi đi dậy học mấy cô điếm
đó, khi về nhà gặp thằng An (Hồ Trường An) nó nói: Trời ơi, tôi nói
thiệt với bà, tôi thấy bà nói chuyện được th́ bà viết được. Tôi nói
tao viết th́ ai mà đọc. Nó nói riết tôi cũng hỏi ông Vơ Phiến cho
tôi viết thử, chuyện đầu tay là “Mèo Đêm”. Ông Vơ Phiến đọc xong
khen: Cô có triển vọng lắm đó. Do đó tôi mới tà tà viết cho đến đứt
phim mới nghỉ. Hồi đó tôi bắt đầu viết vào năm 28 tuổi, đến năm 33
tuổi th́ lănh cái giải ǵ đó của ông Thiệu, đó là lúc tôi đẻ thằng
Khôi Hạo này, lúc đó 1970. Truyện trúng giải là chuyện kể về gia
đ́nh tôi, chuyện “Đại Gia” c̣n viết dài dài được, nhưng sau đó tôi
mất hứng, rồi lười quá, không viết tiếp.
Hỏi: Bây giờ vừa viết vừa chăn dê cũng được
phải không chị?
Th. Vũ: Tôi th́ bây giờ nửa thầy nửa thợ,
đâu biết làm ǵ, nên mới bàn với thằng Hạo vay tiền nhà nước 10
triệu mua đại con dê về nuôi. Hồi đó tôi cũng bày đặt nuôi heo nhưng
lỗ quá. Ông già tôi nói hoài: Thứ ǵ mà cỏ biến thành thịt th́ lời,
c̣n cám hóa thành thịt th́ 5 ăn 5 thua, nhiều khi lỗ nặng. Nên hai
mẹ con tôi bắt đầu nuôi dê. Chỉ cần con dê cái đẻ một con thôi, mà
là dê cái nữa, là bán được mươi triệu đủ trả nhà nước rồi. Hai mẹ
con gây chuồng dê cũng được mấy con rồi, ngặt kỳ mới rồi dịch chết
mất nửa chuồng. Bây giờ các anh hùn mua dê chúng tôi nuôi cho rồi
ḿnh chia nhau mà sống. Thằng Hạo bây giờ biết thuốc pḥng bệnh cho
dê khá lắm, khỏi tốn tiền thuê chích thuốc, nó c̣n chích giúp người
ta nữa. Mà nó làm thơ hay lắm đó. Bây giờ bà bạn của tôi nè thấy
chúng tôi có ít đất, chịu khó làm ăn, coi ṃi đất lành nên đă xúi
ông Văn Quang mua lấy một mẫu cất nhà ở, mấy tuần nữa là làm xong
nhà rồi đó.
Hỏi: Ủa, bà Ngân này không phải em chị hở?
Coi c̣n trẻ quá mà.
Th. Vũ: Ừa, nó là bạn vong niên của tôi đó,
c̣n kém tôi 15 tuổi lận. Hồi đó làm mai cho ông Văn Quang c̣n sợ ông
ấy mắng vốn là giới thiệu trẻ nít., nó kém ông Văn Quang 19 tuổi
lận...
Bà Ngân: Trời, chị em ǵ. Mỗi lần bà ấy lên
nhà ông Văn Quang, buổi sáng tôi pha cà phê hầu hai ông bà. Tôi bưng
cà phê ra: Ly này mời Bố, ly này mời Mẹ. Hai người hành tôi dữ quá.
Sau này chết tôi sẽ thờ cả hai...
Hỏi: Chắc khi đó chị giới thiệu chị Ngân
cũng là để trốn “nghĩa vụ quân sự” đối với ông Văn Quang?.
Th. Vũ: Nói thiệt với anh, nhiều người hỏi
tôi rằng hồi lúc ông Tô Thùy Yên với bà chia tay sao bà không lấy
chồng? Tôi trả lời rằng khi lấy ông Yên là coi như tôi lấy hết đàn
ông trên thế giới này -đàn ông thế giới nghe chứ không phải chỉ đàn
ông Việt Nam– Thế là đủ quá rồi, sợ quá rồi... Cũng như hồi ông Yên
đi cải tạo, tôi ra thăm, nói lại các anh không tức cười th́ thôi.
Bước vô th́ công an ngồi đầu bàn, tôi với ông ấy ngồi đối mặt. Tôi
hỏi: Anh ơi, anh đi cải tạo mấy năm rồi? Ông ấy trả lời hơn bảy năm
rồi. Tói nói: Ủa, sao mau dữ vậy. Thằng công an nó tức cười quá,
người ta vợ con vô khóc bù lu bù loa, c̣n ḿnh nói câu lăng xẹt. Ông
Yên mới nói: Em ơi, xa mặt cách ḷng! Tôi nói: Đáng lư ra anh phải
hỏi câu này nè: Em ơi, làm sao em nuôi nổi con? C̣n xa mặt cách ḷng
hở, mai này anh về, trong giới giang hồ anh cứ hỏi cái con Thụy Vũ
này nó có lăng nhăng bậy bạ không? Mà như vậy không phải tôi chung
thủy với anh đâu nghe, mà chỉ v́ tôi ngán đàn ông quá rồi. Nghe vậy
ông ngồi mặt méo xẹo. Ông công an nín cười không nổi phải bước ra
chỗ khác che miệng mà cười. Nghĩ cũng tội nghiệp, tới chừng lên xe
mưa tầm tă, bà già ông ấy mới nghĩ đến con khóc khúc khít. Bà nắm
tay tôi hỏi: Con ơi thế con hết thương thằng hai của má rồi hở. Tôi
trả lời thôi để má thương thằng hai của má đi. Mà bà già ở quê lên
nói tội nghiệp: Con ơi sao vợ con người ta khóc mà con cứ ngồi cười
hoài vậy. Dù sao mày cũng ở với nó ba mặt con. Tôi trả lời: Ba mặt
con cũng như không có đứa nào, ổng có coi như có đứa con nào đâu.
Hỏi: Hôm nay nghe chị kể chuyện ông Yên hơi
kỹ?
Th. Vũ: Tôi nói thằng này (cậu con trai Khôi
Hạo) giống ǵ th́ giống chứ đừng có giống cái trăng hoa. Thời tôi
lấy ông ấy, mỗi tuần lễ ông ấy có một mối t́nh, mà thứ đó là t́nh
dục chứ không phải t́nh yêu đâu. Bữa nào mà ông ấy lăng xăng cầm tập
giấy, hút gió, rồi sau khi tắm xong là thế nào cũng kể tôi nghe mối
t́nh mới, rồi ông ấy tả người yêu của ông ấy làm sao làm sao. Một
bữa ông ấy có cô bé đó, c̣n nhỏ lắm, ông ấy rủ đi ăn hủ tíu cá ở Hàm
Nghi. Nhằm lúc tôi ghé ṭa soạn, nên ông ấy nói chờ lát ra đó luôn.
Hai người vào kêu 3 tô hủ tíu. Cô bé hỏi sao kêu đến 3 tô lận? Ông
ấy nói th́ kệ nó cứ kêu 3 tô. Chừng tôi bước vô, cô ta hoảng hồn
đứng dậy chạy. Tôi nắm tay nó lại và nói: Em ơi, cứ ngồi đây đi. Ổng
của chùa của miễu chứ không phải của chị đâu. Cứ yên chí ăn đi không
có sao đâu, rồi chị đi chỗ khác cho em ăn với anh ấy. Rồi em chờ đó,
mấy bữa nữa là lại gặp người khác nữa ḱa... Cho nên tôi măi măi là
người độc thân.
Hỏi: Nhưng đầu tiên làm sao mà chị với anh
ấy gặp nhau?
Th. Vũ: Hồi đó tôi là độc giả của anh ấy.
Tôi là cô giáo tỉnh lẻ, thích thơ của anh ấy, mới viết thơ qua lại.
Tới chừng bữa bà Túy Hồng lấy ông Thanh Nam, tôi ngồi với bà Túy
Hồng một bàn. Tôi với ông Yên thơ từ qua lại nhưng không biết mặt
nhau. Ông Tô Kiều Ngân th́ biết tôi là Nguyễn Băng Lĩnh, nên chạy
tới hỏi Tô Thùy Yên: Mày biết Nguyễn Băng Lĩnh không. Ông Yên mới
nói: Nó là độc giả của tao đó. Tô Kiều Ngân bèn dắt ông ta đến giới
thiệu tôi: Đó, Nguyễn Băng Lĩnh đó. Trời, vậy mà ông ta nói ngay:
Trời ơi, anh kiếm em mấy lần trước khi cưới vợ (bà Diệu Bích)! Tôi
mới nói: Bây giờ ông có vợ rồi th́ ông im đi. Tôi với ông bạn bè củ
nghệ củ gừng thôi. Vậy mà ông ấy theo tôi 3 năm liên tục, sáng,
trưa, chiều, tối, ngồi đồng riết rồi ḿnh cũng xiêu ḷng.
Hỏi: Cuốn “Hôn Thụy” là do ông ấy đặt tựa?
Th. Vũ: Ông ấy đặt. Bọn nó cứ nói nghĩa là
“Hôn Thụy Vũ”. Thực ra là ngủ cho chết luôn, tôi có người bà con một
ngày ngủ 23 tiếng đồng hồ...
Hỏi: Mấy năm trước báo xuân Người Việt có
đăng bài thơ “Ta Về” của Tô Thùy Yên, hay lắm. Đọc rất cảm khái. Thế
chị nghĩ sao chuyện người ta nói “Văn là người?”
Th. Vũ: Tôi thấy không phải vậy đâu. Cũng
như mấy người trong Làng Báo Chí đó, họ nói tôi đọc tiểu thuyết của
chị tưởng chị ghê gớm, dữ dằn lắm, ai ngờ chị hiền queo à. Tôi nói
những người nào vô văn chương mà ghê gớm đó là v́ trong đời sống
hằng ngày người ta hiền quá, nên mới nhảy vô văn chương mà phá. C̣n
như chị V. đó, trong văn chương hiền queo à, nói toàn t́nh thương
yêu, nhưng trong đời sống th́ phá dữ. Tôi sống đời sống hiền lành
quá, t́nh ái cũng hiền lành quá, vô đó quậy chơi... Cũng như ông Yên
đó, nh́n trong văn chương giống như người hùng nghe, té ra ông ấy
nhát như cáy. Hồi đó tôi cũng mê thơ ông ấy lắm. Có một lần ông ấy
làm thơ xong đưa tôi coi, hỏi được không, tôi nói cũng đỡ đỡ, ông ấy
chửi quá. Tôi nói đỡ đỡ là tôi an ủi ông ấy. Chứ tôi hỏi anh ông ấy
làm một bài thơ cực khổ lắm, ông ấy làm rồi xé, tôi đổ mấy thùng rác
ông ấy mới làm được một bài thơ. Gọi là ông ấy “trạm” thơ mới đúng,
chứ đâu phải có hứng mà viết ra. Tôi nói “đỡ đỡ” là tốt lắm rồi đó.
Ông ấy bảo cả nước nó ngả mũ chào tôi về thi ca mà bà nói vậy...
Nhưng tôi nói ông trạm thơ riết đọc nó chán, hết linh, bởi ngày nào
tôi cũng phải đọc tới đọc lui th́ c̣n thấy hay ǵ nữa.
Đỗ Tăng Bí
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence
of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
MINH THỊ
DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lư
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -T́m IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-07/2008 -08/2008 -09/2008 -10/2008 -11/2008 -11/2008
-12/2008 -01/2009 -02/2009 -03/2009 -04/2009 -05/2009
-06/2009 -07/2009 -08/2009 -09/2009 -10/2009 -11/2009
-12/2009 -01/2010 -03/2010 -04/2010 -05/2010 -06/2010
-07/2010 -08/2010 -09/2010 -10/2010 -11/2010 -12/2010
-01/2011 -02/2011 -03/2011 -04.2011 -05.2011 -06.2011
-07/2011 -08/2011 -09/2011 -10/2011 -11/2011 -12/2011
-05/2012 -06/2012 -12/2012 -01/2013 -12/2013 -03/2014 -09.2014 -10.2014 -12/2014 -03/2015 -02/2015 -02/2015 -02/2015 -02/2016 -02/2016 -03/2016 -07/2016 -08/2016
-09/2016 -10/2016 -11/2016 -12/2016 -01/2017 -02/2017
-03/2017 -04/2017-05/2017 -06/2017 -07/2017 -08/2017
-09/2017 -10/2017 -11/2017 -12/2017-01/2018 -02/2018
-03/2018 -04/2018 -05/2018 -06/2018 -07/2018 -08/2018
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. Mar/2017.
Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017. Jul/2017. Aug/2017.
Sep/2017. Oct/2017. Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018.
Feb/2018. Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018. Nov/2018.
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .PBS .WSWS .Politico .Atlantic .
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS .NghiênCứuLS .Nhân Quyền
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt .Việt Báo .Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê B́nh .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xă Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài G̣n .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .B́nh Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *