* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ESPNSport -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-07/2008 -08/2008 -09/2008 -10/2008 -11/2008 -11/2008
-12/2008 -01/2009 -02/2009 -03/2009 -04/2009 -05/2009
-06/2009 -07/2009 -08/2009 -09/2009 -10/2009 -11/2009
-12/2009 -01/2010 -03/2010 -04/2010 -05/2010 -06/2010
-07/2010 -08/2010 -09/2010 -10/2010 -11/2010 -12/2010
-01/2011 -02/2011 -03/2011 -04.2011 -05.2011 -06.2011
-07/2011 -08/2011 -09/2011 -10/2011 -11/2011 -12/2011
-05/2012 -06/2012 -12/2012 -01/2013 -12/2013 -03/2014 -09.2014 -10.2014 -12/2014 -03/2015 -02/2015 -02/2015 -02/2015 -02/2016 -02/2016 -03/2016 -07/2016 -08/2016
-09/2016 -10/2016 -11/2016 -12/2016 -01/2017 -02/2017
-03/2017 -04/2017-05/2017 -06/2017 -07/2017 -08/2017
-09/2017 -10/2017 -11/2017 -12/2017-01/2018 -02/2018
-03/2018 -04/2018 -05/2018 -06/2018 -07/2018 -08/2018
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. Mar/2017.
Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017. Jul/2017. Aug/2017.
Sep/2017. Oct/2017. Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018.
Feb/2018. Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018. Nov/2018.
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
UPI - REUTERS - APVI - THẾ GIỚI - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - TỬ VI - VTV - HTV
PLUTO - INTERNET - SONY - FOXSPORT NBCSPORT ESPNSPORT
NGUYỄN MẠNH CÔN, NHÀ VĂN CAN ĐẢM
CHỌN CÁI CHẾT TRONG TÙ
Vương Trùng
Dương
Trong hình
ảnh có thể có: 1 ngÆ°á»i, kÃnh mắt và cáºn
cảnh
Bài nầy
có tính cách tổng hợp vì dựa vào các bài viết của bạn văn, bạn tù
với nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, khi kiểm chứng lại thấy rõ ràng và
chính xác nên trích dẫn nguyên văn, nhất là Duyên Anh với sự hệ lụy
đến cái chết của Nguyễn Mạnh Côn trong trại tù.
*
Nguyễn Mạnh
Côn sinh ngày 7 tháng 5 năm Canh Thân (1920) tại Hải Dương, thuở nhỏ
học ở Hà Nội. Ngoài tên thật, ông còn ký bút hiệu: Nguyễn Kiên
Trung, Kỳ Hoa Tử, Đằng Vân Hầu. Năm 1939, ông cộng tác với báo Đông
Pháp, năm 1945 với báo Thống Nhất.
Có tài liệu
nói rằng năm 1942-1943, ông cũng từng là sĩ quan trong quân đội Nhật
Bản, khi đội quân này đổ bộ vào Bắc Kỳ vào tháng 9 năm 1940.
Năm
1949-1950, Nguyễn Mạnh Côn vào Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn ở Sơn
Tây. Năm 1951, ông hồi cư về Hà Nội, rồi đi dạy học tư.
Năm 1954, ông
di cư vào Nam làm việc ở đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó, làm Chủ
Nhiệm kiêm Chủ Bút báo Chỉ Đạo (1956-1961), Chủ Bút báo Văn Hữu,
cộng tác với các báo ở Sài Gòn.
Theo ghi nhận
của Đỗ Quý Toàn (Ngô Nhân Dụng) “Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có một trí
thông minh rất đặc biệt, tuy rằng anh sinh vào thời chiến tranh,
không hưởng được nền học vấn có tính cách chính thức trên ghế nhà
trường. Nhưng trí óc thông minh của anh rất bén nhọn, anh quan tâm
đến tất cả mọi vấn đề trong phạm vi trí thức của nhân loại”.
Trí tuệ và
ngòi bút của Nguyễn Mạnh Côn với cái nhìn của người bạn văn Nguyễn
Triệu Nam: “Nguyễn Mạnh Côn là một văn sĩ có chân tài. Kiến thức
phong phú. Bút pháp linh thông. Văn phong bình dị, trong sáng. Văn
mạch sung mãn, bất tận. Văn thái chuyển biến linh hoạt theo từng
tình huống. Khi cần thì viết như một nhà thông thái, hoặc như một
nhà phân tâm học”.
Về tiểu sử
Nguyễn Mạnh Côn theo ghi nhận của người bạn văn Viên Linh năm 2014:
“Tấm hình căn
cước của Nguyễn Mạnh Côn tôi có trong tay, phía sau chính anh nắn
nót viết kiểu chữ in tên họ của mình. Tôi nghĩ hình chụp vào năm
1956, hay 57, trong quân phục, cổ áo có dấu chiếc lon đã được bóc
ra, có lẽ là lon thiếu úy, hay trung úy. Anh là sĩ quan đồng hóa.
Phía sau tấm hình viết: 15.3.1920. Hải Dương, Bắc Việt. (Hình như
nhằm ngày 7 tháng 4 năm Canh Thân. Sinh quán làng Ðông Hy, phủ Ninh
Giang). Giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1957. Năm 1975, anh được mời
vào Hội Ðồng Giám Khảo Văn Chương Toàn Quốc.
Thuở ấu thơ
anh theo mẹ và cha, cách anh viết, “mẹ và cha,” không phải cha mẹ,
đi khắp nơi trên đất Bắc. Từ năm 13 tuổi, anh học ở trường tư thục
Thăng Long, Hà Nội. Năm 1940, anh vượt biên, tới mãi Hương Cảng.
Không ai rõ lý do, song theo một bài anh viết mà tôi được đọc, thì
anh Côn hoạt động trong Việt Nam Quốc Dân Ðảng…
Kháng chiến
chống Pháp bùng nổ, tháng 12, 1945, anh rút lên chiến khu Việt Bắc.
Từ đây, cuốn Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử viết dưới bút hiệu Nguyễn
Kiên Trung, có thể kể là một giai đoạn hoạt động thực sự ngoài đời
của anh, nếu không hoàn toàn giống, thì cũng rất gần với thực tế.
Năm 1952, Nguyễn Mạnh Côn trở về Hà Nội, năm sau ra Hải Phòng, dạy
học tại thành phố biển này cho đến năm 1955 thì vào Nam…”.
Theo Thế Uyên
“Một lần tôi hỏi đùa anh: Chữ Côn tên anh có phải là cái gậy, như
trường côn đoản côn không? Anh đã trả lời: Côn là một loại cá kình
cá ngạc của đại dương, tương tự đại bàng bay ba ngàn dặm trên trời
cao. Bố anh đã đặt tên Mạnh Côn với ký vọng anh sẽ tung hoành ngang
dọc sau này. Nhưng câu trả lời của cuộc sống nhiều khi bất ngờ: Anh
đã không lập danh bằng đường võ, có lẽ một phấn do thể xác yếu ớt
mặc dù đã có thời anh thử bằng cách nhận một chức trung úy đồng hóa
không dẫn tới đâu cả. Anh cũng không thành công trong khoa cử! Nhưng
anh lại thành công trong văn chương và tư duy, và với lối viết nhiều
sáng tạo, đi vào cả “vùng cấm địa” của các cụ Nguyễn Đình Chiểu, thế
giới siêu nhiên của khoa học giả tưởng, và sau này đi vào cả địa hạt
tư duy chính trị có thị kiến viễn kiến với cuốn sách khá dày Hòa
Bình. Nghĩ Gì. Làm Gì?. Đúng anh là một thứ cá côn, vùng vẫy thoải
mái một thời, trong thế giới chữ nghĩa”.
Tác
phẩm:
- Việt Minh,
Ngươi Đi Đâu (1957)
- Đem Tâm
Tình Viết Lịch Sử (1958), đoạt Giải Thưởng Văn Chương toàn quốc.
- Kỳ Hoa Tử
(1960)
- Truyện Ba
Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn (1960)
- Lạc Đường
Vào Lịch Sử (1965),
- Con Yêu Con
Ghét (1966)
- Mối Tình
Màu Hoa Đào (1967)
- Giấc Mơ Của
Đá (1968)
- Tình Cao
Thượng (1968)
- Đường Nào
Lên Thiên Thai (1969)
- Hoa Bình…
Nghĩ Gì… Làm Gì (1969)
- Sống Bằng
Sự Nghiệp (1969)
- Yêu Anh
Vượt Chết (1969)
Mối Tình Màu
Hoa Đào (1967), lý thuyết triết học, tác giả viết cho bạn trẻ. Dòng
cuối trong Thay Lời Tựa: “Tôi chân thành mong cùng các bạn giắt tay
nhau đến đời sống có yên vui, và tiến bộ”.
Tạ Tỵ
ghi lại Vài Nét Về Nguyễn Mạnh Côn
“… Một buổi,
tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy Nguyễn Mạnh Côn đeo cấp bậc Thiếu Úy
đến tìm tôi ở nơi làm việc tại đầu đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị
Nghè, ngang Sở Thú.
Anh cho biết
đã được đồng hóa vào Quân Đội với cấp Thiếu Úy để phụ trách một tờ
báo do Bộ Quốc Phòng chủ trương, anh đến nhờ tôi trình bày mẫu bìa
cho tập san đó. Người chỉ huy trực tiếp anh là Đại Úy Quân, bạn tôi.
Quả thực tôi cũng không hiểu bằng cách nào, anh qua mặt được sự giảo
nghiệm y khoa về sức khoẻ, nhất là bệnh ghiền của anh đã in dấu trên
khuôn mặt. Vấn đề này tôi không bao giờ đề cập tới, mỗi lần nói
chuyện với Nguyễn Mạnh Côn. (Ghi chú thêm: Nguyễn Mạnh Côn ghiền
‘nàng tiên nâu’ Phù Dung từ ngày ở Hà Nội, khi vào Sài Gòn nơi ông
thường lui tới cùng với Vũ Hoàng Chương, Triều Đẩu… ở bàn đèn Đinh
Quát, hẻm 220 đường Trương Minh Giảng. Giữa thập niên 60, Hồng Tiêu
Nguyễn Đức Huy (1902-1985, phu quân Bà Tùng Long), Nguyễn Mạnh Côn
và Hoàng Hải Thủy xin manchette ra tờ Bút Sắt, không hiểu vì lý do
cả 3 người là ‘đệ tử nàng tiên nâu’ hay vì lý do chính trị nên không
được cấp – VTrD)
Vì là tờ báo
của Bộ Quốc Phòng nên tôi vui lòng vẽ giúp mẫu bìa, nhưng Nguyễn
Mạnh Côn cũng tế nhị lắm, nói với Đại Úy Quân trả tiền cho tôi, vì
tờ báo có ngân khoản riêng để mua bài của các nhà văn, bất luận ở
trong hay ngoài quân đội.
Nhờ có tờ báo
trong tay, Nguyễn Mạnh Côn mới có cơ hội chứng minh tài năng của
mình. Truyện Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn do anh viết được đón nhận
nồng nhiệt. Anh dùng thuyết tương đối trong toán học của Einstein để
giải minh cho một phương trình vận tốc trở ngược của thời gian. Câu
chuyện vừa ly kỳ vừa khoa học làm say mê người đọc.
Sau đó đến
hồi ký Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử được đăng trường kỳ rồi in thành
sách (Nguyễn Ðình Vượng xuất bản, 1958) như Truyện Ba Người Lính
Nhảy Dù Lâm Nạn vậy. Cuốn hồi ký, vạch trần những âm mưu xảo trá của
Đảng, của những con người Cộng Sản nhằm tiêu diệt các Đảng Phái đối
lập để giữ trọn cường quyền trong tay. Cuốn sách là một bản cáo
trạng dài với những chứng cớ hiển nhiên của lịch sử, do đó Cộng Sản
khó bề chối cãi.
Ngoài ra,
Nguyễn Mạnh Côn còn viết rất nhiều bộ sách khác do Cơ Sở Giao Điểm
ấn hành. Cơ sở này của Trần Phong Giao chứ không phải của Nguyễn
Đình Vượng như nhiều người tưởng lầm. Ngoài vấn đề viết văn, làm báo
Nguyễn Mạnh Côn còn viết nhiều bài bình luận bằng Pháp ngữ cho đài
phát thanh Sài Gòn…
Nhưng Nguyễn
Mạnh Côn (cũng như Mặc Thu) không ở trong Quân Đội lâu. Vài năm sau
họ đều xin giải ngũ trở thành dân sự cho dễ hoạt động hơn”.
(Tạ Tỵ, Thằng Mõ, SF xb, 1990)
Truyện về Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn của Nguyễn Mạnh Côn qua nhận
xét của Trần Văn Nam:
“Cuốn sách
gồm nhiều truyện, nhưng truyện trên là chính và dài nhất, gồm hơn
100 trang (xuất bản tại Sài Gòn, 1960)
Tóm tắt
truyện: Tháng 6 năm 1954, khi Việc Nam chưa chia đôi ở vỹ tuyến 17,
có ba người lính binh chủng Nhảy Dù thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt
Nam, gồm một nữ trợ tá quân đội, một bác sĩ, một hạ sĩ quan, đang
thực hiện một phi vụ gần biên giới Trung Hoa. Phi cơ của họ bị bắn
hạ ở vùng chiến khu Việt Minh cách Hà Nội độ 350 cây số. Phi cơ đâm
nhào xuống, họ không biết gì nữa: đó là lúc họ lọt vào một vùng
không khí năng lực phi thường (có lẽ là đạt tới tốc độ ánh sáng),
nhờ vậy họ lọt vào vũ trụ thuộc kích thuớc thứ tư.
Tại đây họ
diện kiến với Lưu Thần và Nguyễn Triệu, hai cổ nhân từ ngàn xưa cũng
nhờ gặp một cơn bão tập trung sức mạnh khủng khiếp (ta cũng nên hiểu
là lúc đạt tới tốc độ ánh sáng) mà hai vị đã tới vùng kích thước thứ
tư ẩy. Vậy đây chính là Thiên Thai với cảnh trí tuyệt vời, nước
không chảy, hoa không tàn, thời gian hoàn toàn đình chỉ.
Nơi đây có
nhiều bộ máy huyền vi, trong số có một trái cầu nhỏ mà rất kỳ diệu.
Nó đưa con người tìm về quá khứ hay tương lai, chỉ cần tâm ý ra lệnh
cho những dòng chữ hiện lên trên màn ảnh (có lẽ tác giả muốn nói đến
loại phi thuyền vũ trụ điều khiển với các máy điện toán, mà vào năm
1960 những thứ trên còn rất xa vời). Bác sĩ Mai và nữ trợ tá Kiên
Trinh ở lại với Thiên Thai, còn hạ sĩ Khang muốn tìm về quá khứ.
Khang ra lệnh
cho dòng chữ hiện lên trong trái cấu trở về thế kỷ 18, và đã trở về
Thăng Long vừa đúng lúc cứu sống vua Quang Trung. Khang cùng với vị
anh hùng Tây Sơn thực hiện tham vọng đòi lại Lưỡng Quảng đã bị Trung
Hoa sát nhập từ nhiều thế kỷ trước. Vua Quang Trung rất biết dùng
người: mặc dù Khang chỉ là hạ sĩ quân đội nhưng đã là người tiến bộ
của thế kỷ 20. Do đó Khang được thống lĩnh lực lượng tiền phương, tổ
chức binh đội rất hiện đại thuộc thế kỷ 20, và dĩ nhiên đè bẹp quân
nhà Thanh cổ lỗ thuộc thế kỷ 18, rồi thẳng đà định lật đổ chế độ
phong kiến Trung Hoa để thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Nhưng
quân Tây Sơn vấp phải sự chống cự của dân Trung Hoa bằng phương pháp
tiêu thổ kháng chiến và trường kỳ du kích chiến. Đến đời vua cháu ba
đời của Quang Trung đại đế thì cuộc tiến chiếm xứ Trung Hoa hoàn
toàn thất bại vì đã bị dân Trung Hoa đông đảo làm Hán hóa tất cả.
Đến bây giờ, Khang mới sực tỉnh biết mình đã có tham vọng mù quáng,
làm tờ trình “Xin nhà vua trả cho nước Việt Nam trở về vị trí cũ”.
Tỉnh ra,
Khang đã mấy đời sống nơi dương thế, trong khi đó chỉ là thời gian
rất ngắn ở chốn Thiên Thai. Đã có lần Kiến Trinh cũng trở về trần,
đi tìm người yêu là hạ sĩ Khang nơi chốn trận mạc, và đau khổ đền
điên dại vì biết Khang đã là phò mã, phu nhân chính là Ngọc Chân
Công Chúa, em gái của Ngọc Hân. Bác sĩ Mai trên Thiên Thai thì động
lòng nhớ nhà nhớ quê hương: “Nào Hà Nội với Hàng Rèn, với bờ hồ Hoàn
Kiềm; nào chiến khu Việt Bắc với đồng bào Thổ áo chàm…”.
Tóm lại cả ba
đều là những con người thuộc thế gian trần lụy: Khang với tham vọng
bành trướng lãnh thổ, Kiên Trinh vì tình duyên, bác sĩ Mai vì lòng
nhớ quê hương. Lưu Thần và Nguyễn Triệu biết rằng: “Những người
thường, hữu tình và hiếu động, không thế sông mãi được trong Thiên
Thai mà họ mơ ước, bởi lẽ họ không biết Thiên Thai chỉ là nơi con
người không còn tình dục” (trang 271)…
(Trần Văn
Nam)
Trong
bài viết của Nguyễn Mạnh Trinh, trích phần tóm tắt tác phẩm Đem Tâm
Tình Viết Lịch Sử và Kỳ Hoa Tử:
“Nội dung của
Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử là những tâm sự của một chiến sĩ đang
tranh đấu trực diện trong công cuộc giải phóng đòi tự do độc lập cho
đất nước trong những bức thư viết ở những thời điểm quan trọng của
lịch sử Việt Nam. Những không gian và thời gian như Hà Nội ngày 3
tháng 9 năm 1945, như Hà Nội, nội thành, Liên Khu 1, ngày 26 tháng
12 năm 1946, như Hà Đông ngày 3 tháng 2 năm 1947, như Phú Thọ ngày
29 tháng 11 năm 1952, như Hải phòng ngày 19 tháng 7 năm 1954, là
những cột mốc đáng nhớ của một thời đại đầy biến động Việt Nam.
Ngày 3 tháng
9 năm 1945 tại Hà Nội , Việt Minh cướp chính quyền hớt tay trên các
đảng phái quốc gia. Ngày 26 tháng 12 năm 1946 ở Hà Nội, trong nội ô
thành phố, Tự Vệ Thành đã nổ súng đánh Pháp bắt đầu cho cuộc kháng
chiến giành độc lập. Ngày 3 tháng 2 năm 1947 ở Hà Đông, Đảng Cộng
Sản Việt Nam chính thức thành lập và cuộc đảng tranh đẫm máu và gay
gắt nhất đã tạo những vết thương đau đớn cho dân tộc. Ngày 29 tháng
11 năm 1952 tại Phú Thọ là ngày bắt đầu cuộc cải cách ruộng đất và
đấu tố để thực hiện đấu tranh giai cấp. Ngày 19 tháng 7 năm 1954 tại
Hải Phòng là ngày bắt đầu chia đôi đết nước ở vĩ tuyến 17 theo hiệp
ước Genève.
Từ thời điểm
ấy, Nguyễn Kiên Trung kể cho bạn đọc nghe về cuộc đời của mình và
thế hệ mình theo ngõ đẩy đưa của thời cuộc. Và từ đó như tấm gương
phản chiếu thấy được sự bội phản lường lọc của những người Cộng Sản
Việt Nam.Với kỹ thuật tranh đấu được huấn luyện từ hệ thống Cộng Sản
thế giới, họ áp dụng vào thực tế và đã thành công trong việc nắm giữ
chính quyền và thực hiện chính sách vô sản chuyên chính.
Tác giả Đem
Tâm Tình Viết Lịch Sử đã “trút ngay lên mặt giấy một sự cần thiết
phaỉ gào thét, phải nức nở cho số phận những người bạn tôi sắp phải
chết, ngoài kia, bên trên vĩ tuyến Bắc 17 độ. Nói là bạn, nhưng chỉ
có một số nhỏ là bạn của tôi thật, còn nhiều người mới quen biết sơ
qua trên con đường kháng chiến, nhiều người chưa hề được gặp mặt,
nhiều người tôi đáng tôn lên là bậc thầy, Phan Khôi, Đào Duy Anh,Văn
Cao, Trần Dần, Hoàng Cầm, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh
Tường, những người ấy sắp bị Việt Cộng mang ra xử án…”
… Đem Tâm
Tình Viết Lịch Sử được viết cách nay nửa thế kỷ và xem ra tới bây
giờ, vẫn còn nhiều suy nghĩ đáng chú ý. Lịch sử đã bị chế độ hiện
hữu bôi xóa và những bài học để thế hệ sau hiểu biết chứa đầy những
giả trá. Từ năm 1945, tới nay không xa, khoảng cách lịch sử vẫn còn
gần để nhận thức, thế mà đã có nhiều sai lạc…
Một tác phẩm
khác của Nguyễn Mạnh Côn cũng gây được sự chú ý của văn giới. Đó là
Kỳ Hoa Tử, câu chuyện tình của một cô gái người Nhật Bản yêu một
chàng trai Việt Nam đang lưu lạc ở Trung Hoa. Kỳ Hoa Tử theo người
yêu về Việt Nam trong lúc đang có cuộc kháng chiến chống Pháp. Bề
ngoài thì tất cả lực lượng quốc dân đều tham gia vào cuộc chiến
giành độc lập tự do cho đất nước nhưng thật sự bên trong thì những
người đi theo chủ nghĩa của những người quốc tế vô sản đang nắm
quyền lực và dùng đủ mọi phương cách để thực hiện cuộc cách mạng đấu
tranh giai cấp.
Trong âm mưu
ấy, họ phải quét sạch những người mà họ cho rằng sẽ làm trở ngại cho
công việc mà họ đang thực hiện. Một chướng ngại cản đường ấy là Hồ
Tùng Mậu và quyết định phải giải quyết bằng mọi giá. Họ kết tội phản
động và tạo dựng những chứng cớ buộc tội. Một nhân chứng dùng để vu
khống và kết tội là chàng trai yêu nước đó. Là một đảng viên trung
kiên, chàng không thể nào trái lệnh dù biết rằng công việc ấy không
hớp lý và vô đạo đức. Kỳ Hoa Tử thấy những hành vi như vậy và tình
cảm thay đổi theo. Thế là cuộc tình bị tan vỡ . hai người xa nhau
với tất cả nỗi đớn đau. Những tâm tình lãng mạn thơ mộng đã được
thay thế bằng những tình cảm hận thù. Và, kết cuộc là tang tóc, đổ
vỡ, chia ly…”
(Nguyễn Mạnh
Trinh)
Trong
bài viết của Thế Uyên: “Mạnh Côn”, Cá Kình ghi lại cuộc gặp gỡ:
“Anh thoải
mái tiếp tôi cạnh bàn đèn và tôi cũng thoải mái đến ngồi trên chiếu
phía bên vì anh biết rõ ông bố tôi cũng là người nghiện thuốc phiện
mới cai sau khi di cư vào Nam vài năm. Hai chúng tôi chuẩn bị cho
điếu thuốc kế tiếp, những động tác đối với tôi thật quá quen thuộc
từ thời quá khứ. Trong rất nhiều đêm ở miền Bắc trước 1954, bố tôi
đã có cái lệ, sau bữa ăn tối, trao công việc chuẩn bị bữa hút tối
cho tôi và cô em gái. Con gái trải chiếu, trải đệm mỏng và kê gối,
tôi bê bình trà nóng từ phòng khách vào, bê bàn đèn đặt vào chính
giữa chiếu…
… Có một lần
tôi hỏi anh Nguyễn Mạnh Côn tại sao anh nghiện, anh đã trả lời ngay
thẳng đại khái là nghe nói thuốc phiện làm tăng hưng phấn về tình
dục và kéo dài được lâu cuộc làm tình, anh đã thừ. Khi tôi hỏi kết
quả có đúng thế không, anh đã cười cho biết là đúng,… nhưng rồi anh
thở dài rất nhẹ: Nhưng chỉ trong thời kỳ đầu mới hút thôi, khi đã
nghiện rồi mọi sự trở lại bình thường.
… Một lần tôi
hỏi đùa anh: Chữ “Côn” tên anh có phải là cái gậy, như trường côn
đoản côn không? Anh đã trả lời: Côn là một loại cá kình cá ngạc của
đại dương, tương tự đại bàng bay ba ngàn dặm trên trời cao. Bố anh
đã đặt tên “Mạnh Côn” với ký vọng anh sẽ tung hoành ngang dọc sau
này…
(Thế Uyên, Seattle tháng 2, 98, Khởi Hành số 20, tháng 6-1998)
*
Cái
chết của Nguyễn Mạnh Côn và hệ lụy với Duyên Anh
Khoảng giữa
thập niên 50, lô B trong cư xá Chu Mạnh Trinh ở ngã ba Phú Nhuận
(góc Chi Lăng & Võ Di Nguy) có Nguyễn Mạnh Côn và Duyên Anh cùng
chung lô đó cùng chung nhiều văn hữu. Năm 1960, khi Nguyễn Mạnh Côn
làm Chủ Bút tờ Chỉ Đạo, với những dóng ca ngợi văn tài của Duyên Anh
khi đăng các bài viết Hoa Thiên Lý, Con Sáo Của Em Tôi… viết về tuổi
thơ rất hay, tên tuổi Duyên Anh được sáng giá trong giới cầm bút ở
Sài Gòn, điều nầy nói lên tình bạn giữa hai người (tuy nhân cách
sống giữa hai người không giống nhau giữa Duyên Anh và Nguyễn Mạnh
Côn, một người hay khoác lác, một người điềm đạm, lịch sự, tế nhị).
Chân dung
Nguyễn Mạnh Côn qua người bạn văn Tuấn Huy: Một Nhà Văn Lặng Lẽ:
“Suốt 20 năm cầm bút, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn cứ từ tốn nhàn nhã như
một người đi dạo giữa dòng đời. Ông đã nêu lên nhiều vấn đề thật
lớn, khiến người đọc phải nhấp nhổm, suy tư – nhưng kìa, ông chẳng
có vẻ gì quan trọng và cũng chẳng có vẻ gì vội vàng. Được nhìn ông
ôm mớ sách báo, đi một mình vào một nhà hàng đễ dùng bữa tối. Ông
ngồi xuống chiếc ghế nơi một chỗ bàn khuất. Gọi một món ăn bình dân,
và một ly rượu chát. Rồi mở một cuốn sách ra lặng lẽ đọc. Tôi không
hề thấy ở ông một sự hoạt động náo nức nào của một “chính trị gia”,
(trước kia), và một “nhà lập thuyết” (đương thời). Ông vẫn là một
nhà văn lặng lẽ. Làm việc lặng lẽ. Suy tư lặng lẽ. Sáng tác lặng lẽ.
Thưởng ngoạn 1ặng lẽ. Và hưởng thụ cũng lặng lẽ…
Lúc nào nhà
văn Nguyên Mạnh Côn cũng trầm ngâm. Ít khi tôi thấy ông vui hoặc
ônng cười. Nếu có những nụ cười thì cũng chỉ là những nụ cười giới
hạn.”
(Tuấn Huy, Khởi Hành số 20, tháng 6-1998)
Từ đó Duyên
Anh xuất hiện trong làng báo ở Sài Gòn với tài viết phiếm, châm chọc
độc hại qua những bút hiệu: Thương Sinh, Lệnh Hồ Xung, Độc Ngữ, Nõ
Báo, Thập Nguyên, Nã Cẩu (đuổi chó), Giao Chỉ Liên Tử (cn sen Giao
Chỉ), Vạn Tóc Dài, Bồn Lừa… tả xung, hữu đột, gây thù chuốc oán
trong nhiều giới ở trong nước.
Với bản thân
tôi, chỉ gặp Duyên Anh 2 lần (năm 1972 ở Đà Lạt và năm 1995 ở Little
Saigon). Tôi không thích Duyên Anh vì ông ăn nói vung vít, cao ngạo,
chửi thề và xem “mục hạ vô nhân”. Trong khi đó, tôi rất quý Nguyễn
Mạnh Côn qua những tác phẩm của ông (hư cấu & hiện thực) nói lên
giai đoạn lịch sử trong lằn ranh Quốc/Cộng.
Khi Nguyễn
Mạnh Côn qua đời, thời gian sau có lời đồn lan ra với anh em tù nhân
ở ngoài Bắc lời trăng trối của Nguyễn Mạnh Côn “Đừng tin thằng Duyên
Anh”. Và, cái chết của Nguyễn Mạnh Côn có nhiều người đề cập, trong
đó vài nguồn tin nghe nói và cho rằng Duyên Anh làm “ăng ten” nên
gây ra?
Vì vậy, khi
Duyên Anh sống trên trại đảo Pulau Bidong, Mã Lai trong thời gian
chờ được sang Pháp sum họp với vợ con, nhờ trại bảo vệ để tránh khỏi
sự trả thù của anh em tù nhân. Rồi ngày 30 tháng Tư năm 1988, Duyên
Anh bị hành hung đến tê liệt ở Little Saigon, California… nhiều
người vẫn cho rằng “ác lai ác báo”! Ngày 6 tháng 2 năm 1997, Duyên
Anh qua đời tại Paris, nhiều bài viết nói lên sự thật để “minh oan”
cho nhà văn nằm xuống “nghĩa tử nghĩa tận”.
Kỷ
vật duy nhất của Nguyễn Mạnh Côn khi chết trong trại tù với cặp
kính. Trong bài viết Cặp Kính Của Bác Côn của Phạm Long:
“Tôi bị di
chuyển đến trại tù Xuyên Mộc vào tháng 9-1979. Ngay khi đến trại vài
ngày, anh em sĩ quan bị tập trung ở đây đã nhắc đến cái chết của nhà
văn Nguyễn Mạnh Côn vào tháng Sáu vừa qua. Họ kể rằng, trong một
buổi sáng điểm danh trước khi xuất trại đi lao động, nhà văn Nguyễn
Mạnh Côn đã giơ tay đứng dậy phát biểu: “Hôm nay là ngày hết hạn tập
trung cải tạo 3 năm của tôi, xin cán bộ cứu xét… “. Sau đó ông đã bị
cô lập, bị đem ra đấu tố, và cuối cùng đã chết một cách tức tưởi.
… Bọn tù
chúng tôi đến Xuyên Mộc. Ở đó nhốt đủ mọi loại tù. Từ tù tập trung
như các anh em sĩ quan cấp úy, đến một số anh em văn nghệ sĩ như Bác
Nguyễn Mạnh Côn, anh Đằng Giao, Duyên Anh, Đặng Hoàng Hà…
Một buổi sáng
Chủ Nhật, một cậu nhỏ từ buồng bên cạnh lén qua phía buồng chúng
tôi. Vì là ngày Chủ Nhật, nên chúng tôi không phải đi cày, hiểu theo
đúng nghĩa 100%. Cậu nhỏ hình sự này rút ra một gói giấy báo nhỏ, và
từ từ lôi ra một cặp kính, với chiếc gọng nhựa, màu nâu. Anh chàng
nói với giọng nghiêm trọng: “Kiếng của ông Côn đấy. Hôm em đi chôn
ông Côn bằng xe “cải tiến”, em thấy ở trong hòm cặp kiếng này. Em
giữ làm kỷ niệm, nhưng mấy bữa nay em đói quá, mấy anh đổi cho em 3
loong gạo.”
Tôi nghe kính
của ông Nguyễn Mạnh Côn, lòng chùng xuống. Đúng rồi. Đây là cặp kính
của Bác Côn. Anh Nguyễn Quang Trù rất nhanh nhẹn, trả giá:
- Một loong
rưỡi thôi.
Cậu nhỏ gật
đầu, chịu liền…”
(Phạm
Long, Khởi Hành số 20, tháng 6-1998)
Đặng Hà được
quen biết với Nguyễn Mạnh Côn từ năm 1967, bài viết Tưởng Nhớ Nhà
Văn Nguyễn Mạnh Côn cho biết ngày 1 tháng 4 năm 1976, trong chiến
dịch càn quét toàn bộ văn nghệ sĩ, trí thức Miền Nam. Nguyễn Mạnh
Côn bị bắt ngày 2 tháng 3 năm 1976.
Đặng Hà bị
nhốt vào trại giam T20 số 4 Phan Đăng Lưu, khu C2 phòng 7, anh
Nguyễn Mạnh Côn ở Khu B. Đến đầu năm 1978 thì lưu lạc tứ tán, một số
chuyển về khám Chí Hòa Khu AH một thời gian, trước khi đi lao động
khổ sai, Đặng Hà về khu FG gặp anh Nguyễn Mạnh Côn. Trong chuyến đi
“lao cải” vào khoảng 100 người đến trại tù Xuyên Mộc, Khu A
Duyên Anh ở
đội 12 được cử làm đội trưởng. Nguyễn Mạnh Côn và Đặng Hà vào đội 14
do họa sĩ Đằng Giao làm đội trưởng. Mỗi buồng ở đây chứa khoảng 4
hoặc 5 đội, mỗi đội trên dưới 40 người. Trong buồng có 2 tầng, Đặng
Hà và Nguyễn Mạnh Côn ngủ sát vách tầng dưới ở ngay cửa buồng bước
vào. Duyên Anh và Đằng Giao nằm tầng trên.
Trích bài
viết của Đặng Hà:
“Thời gian
gần đến tháng 4 năm 1979, tức gần đủ 3 năm như bản án cải tạo chế độ
cộng sản đã đọc cho chúng tôi nghe trước khi lên trại. Những đêm đó
anh thường tâm sự với tôi. Anh nói “Chúng ta phải làm gì khi đủ 3
năm chứ? Không lẽ để họ giam mình suốt đời sao?” Anh cũng chỉ tâm sự
đến đó, không nói sẽ làm thế nào? Lúc nào sẽ hành động? Tôi cũng
không dám đi sâu vào vấn đề, vì tai mắt của bọn “ăng ten” ở trong
phòng, mà chúng tôi là những thành phần chúng luôn theo dõi.
Thế rồi việc
gì đến phải đến. Như thường lệ, sáng ngày 2 tháng 4 năm 1979. Khi
tiếng kẻng vang lên để báo cho mọi người trong trại chuẩn bị ra sân
xếp hàng đi lao động như thường lệ. Chúng tôi đang sắp đi thì bất
ngờ anh Nguyễn Mạnh Côn cũng đòi đi theo ra xếp hàng để đi lao động,
nên nhớ trong trại đi lao động là cưỡng bách, muốn khai bệnh để nghỉ
một ngày cũng rất khó, huống chi anh được trại cho miễn lao động là
một đặc ân không ai có được. Tôi, anh Sơn, anh Đằng Giao nghĩ là anh
Côn hôm nay muốn đi lao động để cho biết thế nào là Lao Động Khổ Sai
chăng? Nên hết mực khuyên anh ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe, ra hiện
trường cuốc đất nắng nôi vất vả lắm. Nhưng anh nhất định không nghe.
Anh cương quyết ra đi xếp hàng. Tuy gọi là xếp hàng, nhưng tất cả
mọi người đều phải ngồi theo đội. Khi nào cán bộ trực trại gọi đến
đội nào thì đội đó mới đứng dậy, đội trưởng báo cáo tổng số người
trong đội, bệnh mấy người, bao nhiêu người lao động, rồi mới xuất
trại đi làm. Vì cùng đội nên hôm đó anh Nguyễn Mạnh Côn xếp hàng sau
tôi, ngồi hàng cuối cùng của đội. Trong khi toàn trại đã ngồi vào
hàng đầy đủ, chờ cán bộ trực trại gọi từng đội để đi lao động.
Bỗng nhiên
anh Nguyễn Mạnh Côn đứng lên giữa trại nói lớn: “Tôi Nguyễn Mạnh
Côn, nhà văn chế độ cũ, lãnh án 3 năm tập trung cải tạo. Hôm nay
ngày 2 tháng 4 năm 1979 đã thụ án đủ 3 năm. Tôi yêu cầu Ban Giám Thị
viết giấy ra trại trả tự do cho tôi, để tôi về với gia đình. Kể từ
hôm nay tôi không còn là người tù. Tôi sẽ không ăn cơm của trại
nữa”. Anh vừa nói xong, toàn thể hàng ngàn tù nhân và công an trại
giam im phăng phắc, không một tiếng động. Bỗng tên công an quản chế
(lâu quá quên mất tên) hai hàm răng rít lại nói: “Anh Nguyễn Mạnh
Côn ra gốc cây phía sau ngồi chờ.”
Sự việc xảy
ra sáng hôm đó, đã làm rúng động toàn trại, không những cho các tù
nhân mà còn cho cả bọn công an trại giam từ Giám Thị trại cho đến
bọn công an tép riu.
Lúc đầu chúng
đối xử mềm mỏng, như là nhượng bộ những đòi hỏi của anh. Họ yêu cầu
anh đừng tuyệt thực, hãy ăn uống bình thường, họ cung cấp thịt cá
cho anh ăn hàng ngày, trong khi chờ đợi họ gửi hồ sơ của anh về bộ
để cứu xét thả, vì ở trại chỉ có quyền giữ, không có quyền thả.
Anh Nguyễn
Mạnh Côn cương quyết không chịu, yêu cầu họ phải thả ngay tức thì vì
anh đã thụ án cải tạo 3 năm tròn đầy đủ. Không thể viện bất cứ lý do
gì để giam anh. Chúng thấy mua chuộc cho ăn thịt cá (tù đến muối
cũng không có mà ăn, đừng mơ đến cá thịt) không xong. Chúng lên kế
hoạch sắt máu. Vỗ về, nhượng bộ không hiệu quả. Lúc đầu anh còn ở
trong phòng bên cạnh tôi, vẫn nói cười vui vẻ. Những điều tôi vừa kể
là do chính miệng anh nói với tôi. Vài hôm sau, khi chúng tôi đi lao
động về thì thấy anh không còn ở trong phòng nữa, họ đã chuyển anh
sang phòng khác. Phòng này cách phòng tôi không xa, mới làm xong
chưa có người ở.
Chúng nhốt
anh một mình ở đó, công an canh gác ngày đêm không cho ai đến gần.
Chúng tôi mỗi lần đi lao động về có nhìn từ xa vào, nhưng không thấy
gì nên không biết tình trạng của anh ra sao? Hỏi trật tự trại cũng
không biết rõ, vì họ cũng không được đến gần. Vài hôm sau vào những
buổi chiều khi đi lao động về. Nghe tiếng anh kêu rống lên thảm
thiết “Khát quá, khát quá”. Thì ra bọn cộng sản thật dã man, thấy
anh tuyệt thực, chúng không cho anh uống nước luôn. Tức là vừa đói
vừa khát. Chúng ta có thể nhịn đói 1, 2 tuần không sao, miễn là vẫn
uống nước đầy đủ. Tôi đã từng quen những người vì nhu cầu chữa bệnh
có khi phải nhịn đến thất tuần, tức 7 nhân 7 là 49 ngày.
Anh bị bỏ đói
bỏ khát, mặc cho anh kêu gào ngày đêm cho đến lúc suy kiệt. Chúng
tôi không thể nào giúp gì cho anh được, tuy cách không xa. Tiếng kêu
rên của anh nghe rất rõ. Nhưng vì bọn công an bảo vệ canh gác rất
nghiêm ngặt. Không cách nào tiếp tế nước uống cho anh được.
Sau một thời
gian khoảng một tháng, không biết bọn cộng sản trại giam dụ dỗ, uy
hiếp bằng cách nào? Chúng đã bắt anh phải khuất phục và hạ nhục anh
bằng cách bắt anh phải ra đứng trước toàn trại, đọc bản kiểm điểm
nhận lỗi. Hôm đó tôi thấy anh như người mất hồn, không còn chút sinh
khí. Lúc đó có nhiều người cho anh như vậy là hèn hạ, không xứng
danh bản lãnh của một kẻ sĩ, trong số đó có nhà văn Duyên Anh, một
đàn em của anh Nguyễn Mạnh Côn. Anh Côn là người đã nâng đỡ Duyên
Anh từ một người vô danh cho đến khi trở thành nhà văn nổi tiếng. Từ
truyện ngắn đầu tiên Con Sáo Của Em Tôi đăng trên tờ Chỉ Đạo do nhà
văn Nguyễn Mạnh Côn làm chủ bút…
Khi bọn chúng
đã làm nhục anh trước toàn thể tù nhân và công an trại giam xong.
Chúng đưa anh đến ở chung trong buồng giam hình sự, tức ở chung với
bọn côn đồ, trộm cướp, hiếp dâm. Không cho anh trở về ở chung với
chúng tôi nữa. Xin nhớ trong trại cải tạo, các buồng không được liên
lạc với nhau, nếu bắt gặp sẽ bị kỷ luật, nhẹ thì cảnh cáo cắt thăm
gặp, nặng thì cùm tay chân, cắt tiêu chuẩn ăn còn 9kg, tức chỉ húp
cháo loãng cầm hơi. Do vậy, chỉ biết anh Côn đang ở buồng đó, nhưng
hoàn toàn biệt vô âm tín.
Cho đến một
buổi sáng ngày 1 tháng 6 năm 1979 thì chúng tôi nhận được tin anh
qua đời. Sáng hôm đó trời mưa, nên chúng tôi không phải đi lao động.
Tôi nhìn qua song cửa, thấy mấy người tù hình sự chở quan tài của
anh trên xe cải tiến, mang ra ngoài nghĩa địa ở bìa rừng để chôn.
Trời có lẽ cũng khóc tiếc thương cho một nhân tài, một nhà văn lớn
của đất nước đã vĩnh viễn ra đi…
Anh đã làm
một việc mà tất cả hàng triệu người tù lúc đó không ai dám làm, dám
nói. Bọn cộng sản lúc đó chỉ kêu gọi đi học tập 10 ngày, 1 tháng.
Nhưng đã ai có can đảm dám đứng trước toàn trại dõng dạc tuyên bố
như anh? Nếu lúc đó toàn thể mọi người đều đồng loạt đứng lên hưởng
ứng lời tuyên bố của anh, có thể tình hình đã đổi khác. Đây là định
mệnh, Anh là anh hùng cô đơn giữa bầy lang sói, chúng sẵn sàng lóc
da xẻ thịt, hạ nhục anh. Anh đã bắn phát súng đầu tiên vào sự dối
trá và bịp bợm của bọn cộng sản gọi là 3 năm cải tạo. Nhưng đúng
hạn, chúng chẳng thả ai cả, chẳng ai dám lên tiếng ngoài anh. Như
vậy anh không xứng đáng là anh hùng sao?
Định mệnh đã
cho em có cơ hội quen biết anh, ở tù cùng phòng. Đã cùng đôi, cùng
buồng, nằm cạnh nhau ở trại giam Xuyên Mộc. Chứng kiến tận mắt anh
hiên ngang dõng dạc tuyên bố đòi bọn cộng sản phải thả anh đúng như
mức án chúng đã tuyên đọc. Anh đã ra đi nhưng khí phách của anh, mãi
mãi vẫn còn đọng lại trong tim của em…”
(Đặng Hà,
ngày 23 tháng 7 năm 2017)
Lê Dinh ghi
lại qua cuộc phỏng vấn Từ Ngọc Lê về Duyên Anh
“Từ Ngọc Lê
làm việc tại Việt Tấn Xã, có thời gian làm việc với đài phát thanh
Sài Gòn cũng như đài phát thanh Quân Đội nên bị tù năm 1975 đến năm
1980, không cùng trại tù với Duyên Anh.
Theo lời từ
Ngọc Lệ: “Tôi không gặp lại Duyên Anh ở Việt Nam sau ngày 30-4-75.
Năm 1982, tôi tới được trại Palawan (Philippines). Ở đây thì những
lời đồn đãi về Duyên Anh nhiều hơn, nhưng chỉ thuộc loại “nghe nói”,
“nghe kể” mà thôi. Mãi tới cuối năm 1983 tôi mới gặp lại Duyên Anh ở
Paris.
Những lời đồn
“Duyên Anh làm ăng ten” có nghe xầm xì ở Sài Gòn, nhưng cũng chỉ là
loại “nghe nói” mà thôi. Tôi chưa gặp được ai chứng nhận là ở cùng
trại với Duyên Anh hoặc là nạn nhân trực tiếp của Duyên Anh trong
tù. Còn có tin hay không thì tôi có thể trả lời là “không” và “có”…
… Duyên Anh
có thể là nạn nhân và lãnh hết mọi hậu quả do Thương Sinh đã gây ra
trước đó. Ta cũng không nên quên bọn người quỷ quyệt, họ rất giỏi
trong việc chia để trị. Dễ lắm, chúng muốn hại ai chỉ cần cho người
đó một vài đặc ân như cho làm việc nhẹ, lâu lâu lại miễn lao động
một lần. Thế thôi. Và lòng nghi ngờ xen lẫn ghen tị của một vài
người cũng đang tuyệt vọng khác có cơ bùng phát. “Thằng đó là ăng
ten”! Thật đơn giản nhưng đã xảy ra cùng khắp…”.
(Lê Dinh, trang web Hưng Việt 6, 2010)
Lê
Dinh phỏng vấn Phạm Nghiêm về Duyên Anh”
Phạm Nghiêm
là sĩ quan trong Quân lực VNCH (Khóa 15 Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, ra
trường cuối năm 1963). Sau ngày 30-4-1975, bị đưa đi tù ở trại Long
Thành, đến năm 1978, chuyển đến trại Xuyên Mộc ở sâu giữ rừng già
thuộc quận Hàm Tân, thuộc tỉnh Bình Tuy cũ.
“Theo lời anh
Phạm Nghiêm:
Trước khi tù
bị chuyển đến phân trại A/XM (Xuyên Mộc), anh L. làm kế toán nhà
bếp… Khi anh về lại trại, bạn bè, trong đó có tôi, được nghe tin là
các văn nghệ sĩ ‘phản động’ đang bị giam cầm ở XM, và điều kỳ dị
nhất là Duyên Anh đã bị ‘đồn’ là ăng-ten. Chuyện này rất ít người
biết, nghe rồi để đó, không dám thố lộ cùng ai cả. Tuy nhiên, phải
khẳng định là tôi không nghe từ chính miệng anh L. nói, và L. trong
khi lưu lại làm việc tại XM cũng chỉ nghe bạn bè kể lại, có đáng tin
hay không cũng là nghi vấn.
Chúng tôi đến
phân trại B/XM vào khoảng xế chiều, sau hơn mười tiếng đồng hồ đứng
ròng rã, đói khát trong những chiếc xe tải bít bùng hôi thúi nồng
nặc mùi phân, nước tiểu bò heo. Nhiều người đã nôn oẹ thốc tháo.
Trong cái không khí rã rời mệt mỏi đó, chúng tôi ngồi lê la dưới các
gốc cây trong sân trại để chờ đợi phân bố vào buồng giam.
Các đội tù
hình sự đi lao động bên ngoài bắt đầu kéo về. Trong số những bạn
ngồi quanh tôi chợt có người nhận biết Duyên Anh. Thế rồi có tiếng
xì xào: – Hắn (tức Duyên Anh) mang cần câu (tiếng lóng để chỉ cây
ăng-ten) đó! Rồi lan truyền người này bảo người kia, mục đích chỉ để
cảnh giác, phòng thân mà thôi. Những lời đồn đại kia quả thật là tai
ác, rơi vào ai người ấy chịu. Nó xảy ra rất tự nhiên ở trong tù,
không ai cấm cản được.
Trại B/XM
được xây cất thành hai dãy song song, phân cách bởi cái sân rộng có
cột cờ ở giữa. Dãy bên tay mặt gồm toàn các buồng (nhà) tù hình sự,
dãy bên trái thì 2/3 số buồng giam tù chính trị còn 1/3 là của các
đội tù hình sự. Có rào kẽm gai ngăn cách giữa khu hình sự và chính
trị.
Nội quy trại
cấm tù buồng này đi lại, giao dịch với tù buồng khác, dù mỗi buồng
chỉ cách nhau khoảng mươi bước. Đội tù hình sự mà Duyên Anh làm đội
trưởng ở dãy bên tay mặt, cách dãy tù chính trị một cái sân rộng. Do
đó việc qua lại chuyện trò dường như rất khó có dịp. Đã thế Duyên
Anh còn bị tai tiếng ăng-ten, vì thế mà anh chỉ liên hệ với đám đàn
em tù hình sự. Đó là những điều tôi thấy và biết. Trong suốt thời
gian Duyên Anh ở XM, tôi chưa thấy anh nói chuyện với ai bên dãy tù
chính trị. Ngay từ lúc đó tôi đã cảm thấy buồn cho tình thế ấy của
anh.
Đội tù hình
sự do Đằng Giao làm đội trưởng ở dãy buồng phía bên tay trái, do vậy
ĐG cũng rất hiếm có cơ hội gặp Duyên Anh, nếu anh muốn. Anh Lê Xuân
Quỳnh cũng là đội trưởng một đội hình sự và cũng ở dãy buồng bên
trái tức cũng cách xa Duyên Anh. Tình hình là như vậy, cho nên nói
Duyên Anh làm ăng-ten, thì anh báo cáo ai, hại ai? Trong giới tù
hình sự thì chỉ có trộm cắp, đâu có chính trị, phản động.
… Đội trưởng,
ngoài việc dẫn dắt bạn tù lao động, còn bị buộc hằng tuần phải báo
cáo tình hình trong đội về kết quả lao động, và quan trọng nhất là
tư tưởng của đội viên có an tâm cải tạo không, có ai tuyên truyền
chống CS… hoặc âm mưu vượt trại không, vì thế phần đông đội trưởng
bị xem như là ăng-ten! Oan hay ưng là tùy tư cách và cách sử sự của
đội trưởng. Nhưng ngoài đội trưởng, còn có một vài ăng-ten khác nữa,
vì công an CS không bao giờ tin một người duy nhất. Những tay
ăng-ten thường hay theo dõi lắng nghe những nhóm nhỏ tụ họp chuyện
trò để có dữ kiện báo cáo.
Xét tình hình
như vậy, Duyên Anh thiếu thuận lợi trong việc báo cáo để hại nhà văn
Nguyễn Mạnh Côn…. vì nếu trí nhớ tôi tốt, thì ông NMC bị giam trong
dãy buồng phía bên trái (và ông là đội viên trong đội của anh
Quỳnh?). Theo tôi nghĩ: anh Lê Xuân Quỳnh là người có nhiều thuận
lợi để hiểu biết đúng nhất nguyên nhân cái chết của nhà văn NMC,
cùng sự oan hay ưng của Duyên Anh khi anh bị cáo buộc làm ăng-ten,
liên quan đến cái chết rất thương tâm của ông NMC.
… Buổi sáng
hôm đó, chúng tôi đang trên đường kéo xe ‘cải tiến’ chở gỗ về trại
thì gặp các cháu tù hình sự cũng đẩy xe cải tiến chở cái hòm đựng
xác ông NMC đi chôn! Hai xe gặp nhau trên quảng đường gồ ghề, cái
đầu ông NMC lăn qua lại trong hòm gỗ nghe lộp cộp! Tôi cố dằn nước
mắt, nuốt xuống trong cổ họng một chút gì mằn mặn. Đó là những gì
tôi nghe thấy về cái chết của ông NMC, một nhà văn lớn, cùng với ông
Hồ Hữu Tường là những người tôi rất khâm phục…”
(Lê Dinh, tháng 1 năm 2005).
Khi Đằng Giao
ở Sài Gòn sang Little Saigon triển lãm các tranh vẽ. Khi hỏi họa sĩ
chuyện cũ và đã xác nhận: “Không hề có chuyện Duyên Anh làm ăng ten.
Anh ấy chỉ bị oan mà thôi. Chính anh là người luôn luôn đứng ra bênh
vực anh Duyên Anh nhiều nhất”.
Duyên
Anh & Tôi
Lê Trung
Hiền, người thân thiết nhất với Duyên Anh, khởi sự viết cuốn Duyên
Anh & Tôi sau khi đi dự đám tang của nhà văn Duyên Anh (năm 1997 tại
Paris), tới cuối năm 1999 thì hoàn thành, và đầu năm 2000 ra mắt
cuốn sách này ở Westminter.
Cuốn sách ghi
lại qua các mẩu chuyện Những Chuyện Bên Ly Rượu
“Duyên Anh và
tôi, kẻ trước người sau, đều đi tù. Ngẫu nhiên, chúng tôi cùng được
thả đầu tháng 9, 1981.
… Đỗ Tiến Đức
và nhóm Quốc Gia Hành Chánh sẽ tổ chức một buổi họp, để cựu sinh
viên trường này, Phó Quận Trưởng Nguyễn Đình Đức, một cựu tù cải tạo
từng ở tù chung đội với Duyên Anh và Nguyễn Mạnh Côn, kể lại sự thật
về cái chết của Nguyễn Mạnh Côn. Mục đích của buổi họp mặt này là
minh oan cho Duyên Anh về những lời đồn đại Nguyễn Mạnh Côn chết vì
Duyên Anh làm ăng ten tố cáo tác giả Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn.
Cũng theo Đỗ Tiến Đức, Phó Quận Nguyễn Đình Đức sẽ thách thức những
ai đã từng ở chung trại Xuyên Mộc đưa ra bằng cớ Duyên Anh làm việc
cho Việt Cộng. Nguyễn Đình Đức sẵn sàng đối chất với những người đó.
Hôm sau, ông
Đặng Xuân Côn, gọi cho tôi. Ông kể:
- Tôi vừa đi
dự một buổi tiếp tân ở vùng Hoa Thịnh Đốn. Một vài thân hữu của tôi,
trong lúc nói chuyện về Duyên Anh, đã đưa ra những lời đồn đại bất
lợi cho anh ấy…
Theo câu
chuyện của Vũ Trung Hiền: Thứ Bảy 19/8/95, họa sĩ Triều Khê mời
Duyên Anh và tôi xuống ăn tối nhân dịp Vũ Bình Nghi từ San Jose
xuống chơi. Chúng tôi ngồi quanh hai bàn dài kê sát nhau, ngoài sân
nhà Triều Khê. Trong bữa tiệc, ngoài Vũ Bình Nghi, Triều Khê, Thiết
Trượng, Nguyễn Đức Nhuận, còn có Kim Khôi của Number 1 Printing, anh
Cường, và một vài thân hữu khác của Triều Khê
Trong lúc mọi
người cười ồ vì câu đối thoại, một anh, trước là sĩ quan chiến tranh
chính trị trên Đà Lạt, nhắc kỷ niệm xưa:
- Anh Duyên
Anh có nhớ ba mươi năm trước, anh lên Đà Lạt chơi xì phé với tụi tôi
không? Kỳ đó, anh thua, dù anh không ăn thịt vịt…
Duyên Anh:
- Thịt vịt,
thì tôi không biết ăn, chứ không phải vì sợ xui mà không ăn. Nhưng
tôi ăn tiết canh vịt được…”.
(Ghi chú
thêm: Người đề cập câu hỏi đó là tôi, lúc đó tờ Thời Vận với Triều
Khê, Vương Nguyện, Thiết Trượng (bạn cùng khóa với tôi thời ở quân
trường Đà Lạt), các bạn mời và tôi đến khi đã nhập cuộc. Trong lúc
vui vẻ với nhau, tôi tế nhị nên không hỏi chuyện trong tù với cái
chết của Nguyễn Mạnh Côn mà chỉ nhắc lại năm 1972. Hôm đó ở khách
sạn Thủy Tiên, đổ dóc xuống đường Duy Tân gặp nhà hàng Thanh Trà
nhậu món thịt vịt, khi về khách sạn đánh phé với nhau, Duyên Anh nói
tối nay sẽ gom sòng, tôi nghĩ anh ám chỉ tụi tôi ăn thịt vịt thì xui
xẻo nhưng cuối cùng thì anh sạch túi).
Đinh Quang
Anh Thái kể lại thời gian ở tù chung với Duyên Anh tại Phan Đăng
Lưu. Trong phòng giam có một người tù từng là sĩ quan biệt kích,
chuyên môn đánh những người tù làm ăng ten. Nhưng riêng với Duyên
Anh, anh biệt kích này tỏ vẻ quý trọng đặc biệt.
ĐQ Anh Thái
tố cáo một số xảo thuật của Việt cộng nhằm bôi nhọ và triệt hạ uy
tín của những người chống đối họ cách hữu hiệu. Duyên Anh là một
trong những người này. Anh nhắc lại lần gặp Duyên Anh hai năm trước
đó tại Paris, khi Duyên Anh nói chuyện với ĐQ Anh Thái về chính văn,
ngụy văn. Thái đề nghị Duyên Anh nên tập trung viết chính văn, không
nên viết ngụy văn nữa. Theo ĐQ Anh Thái, ngụy văn là loại văn trào
lộng, châm chọc, khiêu khích người khác.
… Nhà xuất
bản Vũ Trung Hiền tin rằng việc Duyên Anh bị hành hung là kết quả
việc Cộng Sản Việt Nam phao truyền những tin đồn về ông. Ông Vũ
Trung Hiền quả quyết Cộng Sản Việt Nam đã tạo dựng những chuyện dối
trá, rằng Duyên Anh hợp tác với bọn cai tù. Mục đích của họ là bôi
nhọ danh tiếng của Duyên Anh, và triệt tiêu ảnh hưởng của ông…”
*
Kết
Viết về nhà
văn Nguyễn Mạnh Côn nhưng đề cập đến Duyên Anh nhiều, dù tôi không
thích Duyên Anh nhưng cho đến bây giờ trong những lúc trò chuyện
cùng bằng hữu vẫn còn nghe lời dị nghị ông làm “ăng ten” nên gây ra
cái chết của Nguyễn Mạnh Côn; vì vậy, một lần nữa, trích dẫn nhân
chứng sống cùng trại tù với nhau để sáng tỏ vấn đề đạo lý người cầm
bút. Trong quyển Nhà Tù của Duyên Anh đã ghi lại rõ ràng thời gian
và bạn tù đã một thời bên nhau. Lời đồn đoán nếu có dụng ý sẽ gây
tác hại như trong Cổ Học Tinh Hoa về “Tăng Sâm giết người”, ngay cả
người mẹ biết con mình hiền hậu, hiếu thảo, một lòng tin con nhưng
khi nghe vài người đến bảo Tăng Sâm giết người, bà lại tin, hoảng sợ
bỏ chạy.
Trong lao tù,
thủ đoạn dùng ả phù dung cốt ý làm nhục nhà văn Nguyễn Mạnh Côn với
những tác phẩm giá trị như đã đề cập ở trên nhưng trong trong “hoàn
cảnh oan nghiệt” đó nhà văn can đảm chọn cái chết, cái chết quá bi
thảm của ông để lại hình ảnh đáng quý trong lòng chúng ta.
Little
Saigon, Nov 15, 2018
Vương Trùng
Dương
(Người Lính &
Chiến Hữu Văn Nghệ)
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH.
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS .NghiênCứuLS .Nhân Quyền
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt .Việt Báo .Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *