֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa
֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution
֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos
֎ Biệt kích trong giòng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media
֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ Tìm IP ֎ Computer
֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lý
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ LƯU TRỮ BÀI VỞ THEO THÁNG/NĂM
֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008
֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009
֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009
֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009
֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010
֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010
֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010
֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011
֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011
֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011
֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012
֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014
֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015
֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016
֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016
֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016
֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017
֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017
֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017
֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018
֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018
֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018
֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017.
֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.
֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.
֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018
֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.
֎ Trò Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh
֎ The Invisible Government Dan Moot
֎ The Invisible Government David Wise
֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư
֎ Giáo Hội La Mã:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật
֎ Mật Ước Thành Đô: Trò Bịa Đặt
֎ Ngô Đình Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc
֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD
֎ Lãnh Hải Việt Nam ở Biển Đông
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Trò Đại Bịp: Cứu Lụt Miền Trung
֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp
֎ 55 Ngày Chế Độ Sài Gòn Sụp Đổ
֎ Drug Smuggling in Vietnam War
֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975
֎ RAND History of Vietnam War era
Dẫn nhập: Hành động phản dân hại nước tồi bại của Trương Vĩnh Ký với chứng cớ rành rành lưu lại trong soái phủ của giặc ở thủ đô Paris thì làm sao có thể dùng ngôn ngữ bồi bút giảo biện để đánh tráo (con người và sự thật). Petrus người ta thường gọi là tên "thánh" nhưng trong đám thông ngôn cho soái tướng không có kẻ nào có tên đồng âm với Petrus Key hay Ký. Lối giảo biện lặt vặt, vớ vẩn và sự hằn học, thái độ thù địch, công kích nhằm vào tác giả Nguyên Vũ, Chính Đạo, tức sử gia Vũ Ngự Chiêu -nhân vật tra cứu sử có tầm vóc vô cùng quan trọng với việc viết lại lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời Pháp thuộc tới thời cận đại- chỉ là hành động chạy tội cho một tên thông ngôn tay sai của đoàn quân xâm lược. Chúng tôi mạn phép tác giả cho đăng toàn bộ nghiên cứu như một cách tiếp tay phổ biến bài phản biện, đồng thời tiếp tay làm sáng tỏ "sự thật về hành động phản quốc của Petrus Key hay Petrus Ký ,Trương Vĩnh Ký" để những độc giả quan tâm đến lịch sử của dân tộc đủ điều kiện tiến đến một kết luận tỏ tường. Vì chắc chắn không có bất kỳ người nào giảo biện đến đâu mà biến một tên tay sai đắc lực cho quân viễn chinh xâm lược Pháp trở thành một nhà yêu nước. Cho đến nay, sự thật đã rõ ràng. Lịch sử Việt Nam mà chương trình giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa giảng dạy về thời kỳ Pháp thuộc cho đến khi Việt Nam Cộng Hòa tiêu vong chỉ là "một thứ lịch sử do bọn bút nô của giặc Pháp và triều Nguyễn viết ra nhằm nhồi sọ và đồng hóa dân tộc Việt Nam.
Âm mưu đó đã thành công trọn vẹn với sự phục vụ của bọn tôi tớ được BẦY ĐÀN, phe đảng, tôn giáo của chúng tự phong cho những chức danh mỹ miều như "nhà văn hóa" "nhà cải cách" hay "nhà ái quốc" lỗi lạc như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, Trần Lục, Phan Thanh Gỉan!!!????...
Sự thật việc giặc Pháp buộc người Việt Nam phải sử dụng chữ quốc ngữ thuộc hệ thống ký âm, phiên âm "Latin" hiện dùng để đánh vần Tiếng Việt chính là sự áp đặt đồng hóa ngôn ngữ một cách trắng trợn nhất, tạo ra phương tiện để nhồi sọ để che đậy sự thật đáng kinh hoàng là đồng hóa toàn thể dân tộc Việt Nam trở thành một bầy súc vật do thế quyền và thần quyền Tây Phương chăn dắt, xóa sạch kiến thức cần thiết để đọc lại di sản tàng thư Hán - Nôm tức xóa trắng lịch sử văn hóa dân tộc từ thời lập quốc đến trước khi bị Pháp thuộc trong tâm não thế hệ sau. Đau đớn thay, cả nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam trong giai đọan lịch sử hơn một trăm năm đã bị nhồi nhét bằng một thứ văn hóa,,lịch sử bi áp đặt, nô dịch... tạo thành bởi những bọn thày giảng truyền giáo, đám thư lại, nô thuộc. Thật kinh hoàng và vô cùng đau đớn thay, chúng ta đã và chính là sản phẩm của một giai đoạn văn hóa và lịch sử sai lầm do quân xâm lược Pháp tạo ra. Trong bài chạy tội cho Petrus Ký này, gia đình họ Trương và tác giả Phan Đào Nguyên cố sức tìm tòi ngụy tạo ra một sự kiện nhằm nhí với mục đích đánh tráo sự thật để kết luận lá thư của Petrus Key là sản phẩm do Pauline Marie Jaricot viết ra dưới tên Petrus Ký.
Người phụ nữ này là ai mời quý vị theo dõi link này (https://en.wikipedia.org/wiki/Pauline-Marie_Jaricot). Câu chuyện ráp ghép một cách vụng về, ngớ ngẩn từ ngôn ngữ đến ý tưởng nên thay vì chạy tội lại thành ra buộc thêm tội lỗi vào cổ Petrus Key hay Petrus Ký.
Thúng làm sao úp được voi. Bàn tay nhỏ bé sao che nổi mặt trời.Lý luận non kém của tác giả chỉ càng làm lộ thêm ý đồ xuyên tạc lịch sử. Chúng tôi xin mời quý vị chú tâm nghiên cứu thận trọng để hiểu rõ sự việc.
Petrus Key và Petrus Ký- Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Phần 3)
Tháng Chín 11, 2018, in Kho tàng văn hóa, Lịch sử Việt Nam .
Winston Phan Đào Nguyên
Winston Phan Đào Nguyên
Để nhắc lại với các bạn đọc: qua hai Phần 1 và 2 bên trên, sau khi xem xét nội dung và hình thức của chính lá thư Petrus Key và so sánh nó với lá thư Penang, người viết đã đi đến một kết luận duy nhất: Petrus Ký không phải là tác giả lá thư Petrus Key.
Kết luận này cho thấy rằng ông Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu đã sai lầm khi tuyên bố và khẳng định rằng Petrus Ký chính là tác giả lá thư Petrus Key. Cho dù ông Nguyên Vũ có thêu dệt thêm những chi tiết chung quanh lá thư, có cố tình dịch sai lá thư, có cố tình trình bày lá thư với những chi tiết xấu nhất để tạo ác cảm cho người đọc về tác giả của nó, những việc này chẳng có tác dụng gì, khi tác giả lá thư rõ ràng không phải là Petrus Ký.
Nếu mục đích của người viết bài này chỉ để chứng minh ông Petrus Ký không phải là tác giả lá thư Petrus Key mà thôi, thì người viết có thể ngừng lại nơi đây.
Nhưng, như đã nói ở phần nhập đề, mục đích của người viết là tìm hiểu và trả lời những câu hỏi chung quanh lá thư bí ẩn này. Sau khi trả lời được câu hỏi chính yếu rằng có phải Petrus Ký là tác giả lá thư Petrus Key hay không, vẫn còn có những câu hỏi tiếp theo với lá thư.
Những câu hỏi đó là:
i) có phải đây là một lá thư giả danh Petrus Ký, hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?;
ii) tại sao lại có lá thư, và mục đích của người viết thư là gì?; và
iii) ai là tác giả lá thư Petrus Key?
Bởi, trái với nhận xét của ông Nguyên Vũ và thân hữu của ông là Luật Sư Trần Thanh Hiệp, người viết bài này không nghĩ rằng đây là một lá thư mà “văn chương trong thư tầm thường, tư tưởng hời hợt, nông cạn“. Ngược lại, người viết nghĩ rằng đây là một lá thư có lối hành văn cầu kỳ, và là một tài liệu lịch sử thuộc loại primary source quí giá cho sự tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và cuộc xâm lược của Pháp.
Và người viết cũng nghĩ rằng lá thư Petrus Key là một lá thư có thật chứ không phải là một tài liệu được ngụy tạo bởi người đời sau nhằm mục đích hạ bệ Petrus Ký. Bởi trước nhất, đây là một tài liệu chính thức được lưu trữ trong văn khố Pháp, trong hồ sơ của Jauréguiberry là người chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Sài Gòn từ tháng 4 năm 1859 đến tháng 4 năm 1860. Thêm nữa, như có thể thấy trong ảnh chụp, đây là một lá thư nhìn rất xưa với những tờ giấy vàng úa. Sau cùng, nếu người đời sau có ác ý muốn cáo buộc tội trạng cho Petrus Ký bằng cách ngụy tạo các văn kiện tài liệu như lá thư này, thì có lẽ họ sẽ dùng ngay cái tên thật là Petrus Trương Vĩnh Ký, chứ chẳng cần dùng cái tên lạ lùng Petrus Key làm gì, cho vấn đề trở nên thêm rắc rối!
Do đó, trong Phần 3 này, gồm chương XII đến chương XVII, người viết sẽ lần lượt tìm hiểu và trả lời ba câu hỏi nêu trên.
Chương XII.
Lá Thư Petrus Key Là Một Lá Thư Cố Tình Mạo Danh Petrus Ký
Trước nhất, theo người viết, lá thư Petrus Key là một lá thư cố tình mạo danh Petrus Ký, chứ không phải do một người Việt nào khác có cái tên Petrus Key đã viết vào năm 1859 để cầu khẩn quân Pháp. Nói cách khác, đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa một người Việt có tên Petrus Key và ông Petrus Ký, mà là người viết lá thư Petrus Key đã cố tình chọn cái tên Petrus Key cho lá thư của mình. Chẳng những vậy, tác giả lá thư Petrus Key chắc chắn đã có trong tay lá thư Penang của Petrus Ký khi phóng bút viết thư, và đó là lý do tại sao lại có cái tên Petrus Key, chứ không phải là một cái tên Petrus Mít hay Paulus Xoài nào khác.
Tại sao người viết lại cho rằng đây là một lá thư mạo danh Petrus Ký? Đó là vì sau khi đọc và nghiên cứu lá thư Penang được viết ngay trước đó vài tháng bởi chính Petrus Ký, người viết nhận thấy rằng giữa hai lá thư, Petrus Key và Penang, có một mối quan hệ mật thiết. Đến mức có thể thấy rõ rằng tác giả lá thư Petrus Key đã có lá thư Penang trong tay, và dựa theo lá thư đó, để viết một lá thư khác và ký tên là Petrus Key.
Mối quan hệ mật thiết đó giữa hai lá thư Petrus Key và Penang có thể được chứng tỏ qua những điểm giống nhau như sau:
A. Những Điểm Giống Nhau Trong Hai Lá Thư
1. Thuật Lại Cuộc Bắt Đạo Của Nhà Nguyễn
Để nhắc lại, Petrus Trương Vĩnh Ký là một nhân vật có thật; một giáo dân người Nam Kỳ và là một cựu chủng sinh mới từ Penang về Việt Nam vào cuối năm 1858. Nhân vật đó vừa mới trốn thoát khỏi một cuộc săn lùng của nhà Nguyễn và đã viết một lá thư bằng tiếng Latin cho các bạn học ở Penang vào ngày 4 tháng 2 năm 1859.
Trong lá thư Penang, người thanh niên Petrus Ký kể lại những sự đàn áp bắt đạo của nhà Nguyễn đang diễn ra như thế nào ở xứ Nam Kỳ, nhất là ở khu Sài Gòn – Gia Định, nơi ông đang lánh nạn.
Và vài tháng sau lá thư Penang, lá thư Petrus Key xuất hiện. Nó được viết bởi một người tự xưng là đại diện cho các giáo dân An Nam để kêu gọi quân Pháp hãy tấn công quân nhà Nguyễn và giải phóng các giáo dân. Trong thư, tác giả Petrus Key cũng tự xưng là một người giáo dân, và đã thuật lại với rất nhiều chi tiết việc nhà Nguyễn đang đàn áp các giáo dân ở khu vực Sài Gòn – Gia Định như thế nào.
Tóm lại, cả hai lá thư đều có vẻ do một người giáo dân Nam Kỳ viết, và có cùng một mục đích chung là thuật lại cuộc đàn áp bắt đạo của nhà Nguyễn.
2. Dùng Những Điển Tích Trong Thánh Kinh
Trong lá thư Penang, Petrus Ký cho thấy là một người rất ngoan đạo. Ông dẫn ra rất nhiều điển tích trong Thánh Kinh với những câu văn bằng tiếng Latin là thứ tiếng mà ông dùng trong trường học ở Penang.
Trong lá thư Petrus Key, sự dẫn chứng Thánh Kinh này cũng hiện diện khắp nơi, nhất là về những anh hùng Do Thái trong Thánh Kinh như Sam-sông (Samson,) Môi-se (Moses) và Gio-Duệ (Joshua) .
Như đã nhắc đến ở Phần 2, trong lá thư Penang, Petrus Ký đã dẫn giải Thánh Kinh để cho thấy ý Chúa là vô địch. Trong khi đó, Petrus Key lại dẫn Thánh Kinh để nói về những anh hùng đã dùng vũ lực để giải thoát cho những người Do Thái, và dùng chúng như những tấm gương cho các sĩ quan Pháp. Mặc dù có hai ý tưởng khác nhau, nhưng cả hai tác giả đều tỏ ra rất thông thạo về những điển tích trong Thánh Kinh, và đã dùng chúng rất nhiều trong thư của mình.
3. Dùng Các Biểu Hiệu JMJ và AMDG
Trong lá thư Penang, Petrus Ký đã dùng các chữ tắt JMJ (Jesus Mary Joseph) và AMDG (Ad Majorem Dei Gloriam) ngay trên đầu thư. Đây là những biểu hiệu tôn giáo được ảnh hưởng bởi người sáng lập ra Dòng Tên là Ignatius Loyola.
Và trong lá thư Petrus Key, những ký hiệu này cũng hiện diện ở ngay trên đầu lá thư.
Điều cần nói ở đây là Petrus Ký đã dùng những ký hiệu rất tôn giáo này trong một lá thư bằng tiếng Latin gởi cho các bạn học ở Đại chủng viện Penang. Cách dùng này thích đáng với trường hợp một người đang tu để trở thành linh mục như Petrus Ký viết gởi cho những bạn đồng tu cùng trường.
Nhưng khi chính những biểu hiệu tôn giáo này cũng được dùng trong lá thư Petrus Key, thì đây là một điều kỳ lạ. Vì người nhận lá thư Petrus Key là những sĩ quan hải quân Pháp, không phải những chủng sinh ngoan đạo. Trong số những sĩ quan đó, thậm chí còn có những người theo đạo Tin Lành như Jauréguiberry. Do đó, đây có vẻ là một cách dùng không thích hợp.
Nhưng chính những ký hiệu này đã được dùng trong đầu thư Petrus Key, cũng giống như trong lá thư Penang. Vì vậy, đây là một điểm giống nhau rất đặc biệt và không hợp lý, theo lẽ thường tình.
Nhưng nếu ta đặt giả thuyết là tác giả lá thư Petrus Key đã có trong tay lá thư Penang, và muốn bắt chước y như hình thức của lá thư Penang, thì việc dùng những biểu hiệu này trong lá thư Petrus Key lại trở nên hợp lý hơn, và giải thích tạo sao chúng có mặt trong lá thư Petrus Key.
4. Mối Liên Hệ Giữa Key và Kéy
Sau cùng, mối liên hệ đặc biệt và quan trọng hơn cả giữa hai lá thư chính là cái tên Petrus Key trong lá thư Petrus Key và cái ký hiệu Pet. Kéy trong lá thư Penang. Chính mối quan hệ quá gần gũi giữa hai chữ đặc biệt này đã cho thấy rõ ràng có sự mạo danh Petrus Ký với lá thư Petrus Key.
Như ta đã biết, trong lá thư Penang viết vào ngày 4 tháng 2 năm 1859, Petrus Ký đã hai lần viết ra một ký hiệu đặc biệt trong thư: Pet. Kéy. Ký hiệu này xuất hiện ở đầu thư và cuối thư. Nó không phải là một chữ ký, vì ở cuối thư Petrus Ký có ký trọn tên họ mình. Nhưng nó rõ ràng là một ký hiệu đặc biệt của Petrus Ký. Trong chương trên, người viết bài này đã đoán rằng đó là cách Petrus Ký cho biết cách đọc tên ông cho đúng theo tiếng Latin, hoặc là một biệt danh của ông ở trường Penang. Nhưng dù là gì đi nữa, thì ký hiệu này cũng đã được dùng như một cách để viết tên thật của ông là Petrus Ký.
Và vài tháng sau khi lá thư này được gởi đi, thì lá thư Petrus Key ra đời. Ngoài những điểm giống với lá thư Penang như đã kể trên, lá thư này lại được ký với một cái tên rất giống như ký hiệu Pet. Kéy trong lá thư Penang. Đó là Petrus Key.
Chẳng những giống nhau, hai chữ “Kéy” và “Key” còn đặc biệt ở chỗ cả hai đều không phải là tiếng Việt. Như ta đã biết, trong chữ Quốc Ngữ hoàn toàn không có vần “ey”. Và do đó, đương nhiên là không người Việt nào có tên Kéy hay Key. Cho nên, cơ hội một người Việt nào đó có cái tên đặc biệt là Petrus Key, và viết một lá thư có nội dung giống như lá thư Penang của Petrus Ký, là không có. Nói cách khác, sự giống nhau giữa hai cái tên cùng không phải tiếng Việt cho thấy đây rõ ràng là một sự trùng hợp do cố ý, chứ không phải ngẫu nhiên mà ra.
B. Cố Tình Mạo Danh Một Giáo Dân Nam Kỳ – Petrus Ký
Kế đến, theo người viết, tác giả lá thư Petrus Key đã cố tình mạo danh một nhân vật có thật lúc đó là Petrus Ký để viết một lá thư kêu gọi quân Pháp hãy tấn công quân Nguyễn ở Sài Gòn nhằm giải thoát cho các giáo dân ở đó.
Vì như ta đã biết, trước lá thư Petrus Key vài tháng, ông Petrus Ký đã viết lá thư Penang bằng tiếng Latin cho các bạn ông. Petrus Ký là một nhân vật có thật, một giáo dân Nam Kỳ có thật, việc ông đang bị nhà Nguyễn săn lùng là việc có thật, những nỗi khổ sở ông phải chịu đựng là có thật, và ông có khả năng dùng tiếng ngoại quốc là có thật. Do đó, một lá thư ký tên ông sẽ làm cho lá thư và những điều mà nó diễn tả có vẻ … có thật!
Hay nói cách khác, một lá thư bằng tiếng Pháp được viết bởi chính một người giáo dân Nam Kỳ để diễn tả những nỗi khổ sở mà họ phải chịu dưới ách nhà Nguyễn – để kêu gọi quân Pháp hãy tiến đánh nhà Nguyễn và cứu họ, để xưng tụng quân đội Pháp như những vị cứu tinh duy nhất – chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tốt hơn là nếu lá thư được viết bởi một người nào khác, ít nhất là trong sự suy nghĩ của tác giả lá thư Petrus Key. Và do đó, tác giả lá thư Petrus Key đã dùng ngay cái tên của một giáo dân Nam Kỳ là Petrus Ký, người mà trước đó vài tháng đã viết một lá thư dài bằng tiếng Latin với nội dung tương tự, để diễn tả cuộc bắt đạo của nhà Nguyễn ở Sài Gòn.
Ngoài ra, một bằng chứng khác cho sự cố tình mạo danh một giáo dân bản xứ Nam Kỳ là cách tác giả lá thư Petrus Key đã giả vờ ngây ngô, đến độ không biết cả những điều sơ đẳng nhất trong việc viết thư.
Có lẽ bất cứ người nào cũng phải nhìn nhận rằng lá thư Petrus Key rất kỳ dị và có vẻ giả tạo. Nó không giống như bất cứ một lá thư bình thường nào khác. Bởi khi viết thư, điều sơ đẳng nhất là tác giả phải viết rõ ràng họ tên mình trong thư, cũng như họ tên, chức tước của người nhận. Và phải có địa chỉ hoặc nơi chốn lá thư được viết, được gởi đi, cũng như nơi chốn lá thư được nhận. Cuối cùng, có lẽ còn sơ đẳng hơn nữa, bất cứ lá thư nào cũng phải có ngày tháng.
Nhưng đằng này, lá thư Petrus Key lại hoàn toàn không có những thứ sơ đẳng đó. Trong khi rõ ràng là tác giả lá thư có một trình độ văn chương và học vấn rất cao. Nếu như tác giả đã theo đúng kiểu cách viết thư lịch sự của người Pháp thời bấy giờ, tự xưng mình là “très humble et inutile serviteur” và gọi người nhận là “votre excellence”, “très honorables officiers”, thì không lý gì tác giả lại quên đi những điều sơ đẳng nhất của cách viết thư.
Do đó, ta chỉ có thể kết luận rằng tác giả lá thư Petrus Key đã cố tình bỏ qua những điều sơ đẳng trên. Và có vẻ như là tác giả đã cố tình làm vậy để cho thích hợp với việc người viết thư là một người bản xứ Nam Kỳ ngây thơ, không biết cách viết thư.
Nhưng tác giả lá thư Petrus Key lại không dấu được sự giả mạo của mình. Nếu như lá thư cố tình bỏ sót những điều sơ đẳng, thì câu văn và cách hành văn lại quá trau chuốt, quá điêu luyện. Thêm nữa, ngoài cách hành văn lưu loát, lá thư Petrus Key còn có một bố cục rất vững chắc: từ phần nhập đề tự giới thiệu mình, đến phần diễn tả nỗi khổ sở các giáo dân phải gánh chịu, đến việc kêu gọi các sĩ quan Pháp hãy cứu giúp, đến việc giải thích tại sao họ sẽ thắng lợi với tình hình quân An Nam, và cuối cùng là ca ngợi những hành động cứu giúp đó. Với một người có trình độ viết văn như vậy, thật khó tin rằng người đó lại có thể quên hay bỏ sót những yếu tố như ngày tháng, tên họ, trong thư.
Do đó, sự mạo danh Petrus Ký này rõ ràng không phải vì Petrus Ký là một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng, lại càng không phải vì lý do muốn hãm hại Petrus Ký, bởi Petrus Ký lúc đó chỉ là một thanh niên vừa 21 tuổi đầu. Mà dụng ý của tác giả lá thư Petrus Key chỉ là muốn giả mạo một giáo dân Nam Kỳ mà thôi, và vì Petrus Ký chính là một giáo dân có thật, nên tên ông đã được chọn.
Bởi, có lẽ theo sự suy nghĩ của tác giả lá thư Petrus Key, thì lời kêu gọi từ một người giáo dân bản xứ như Petrus Ký là một lý do chính đáng và nhân đạo cho sự can thiệp của quân đội Pháp, hơn là nếu lá thư được viết bởi những giáo sĩ, là những người có thể không được ưa thích lắm bởi những sĩ quan chỉ huy Pháp lúc bấy giờ.
C. Nhưng tại sao lại là Key mà không phải là Kéy?
Nhưng, một câu hỏi rất hợp lý có thể được đặt ra là nếu đã cố tình mạo danh Petrus Ký, thì tại sao tác giả lá thư Petrus Key lại không viết đúng như trong lá thư Penang là Pet. Kéy mà lại viết ra thành Petrus Key?
Theo người viết, có thể có ba lý do cho sự thay đổi từ Kéy ra Key như đã thấy: Thứ nhất, có thể đó là do lỗi kỹ thuật hay sơ ý; thứ hai, có thể do tác giả lá thư Petrus Key không chấp nhận cách viết này; và thứ ba, có thể do tác giả lá thư Petrus Key nghĩ rằng cách sửa tên như vậy sẽ dễ đọc hơn cho những người nhận được lá thư, và làm cho lá thư dễ được tiếp nhận hơn.
Người viết xin đưa ra một thí dụ có thật để giải thích cho ba lý do này:
Như đã bàn đến bên trên, trong chuyến đi sang Pháp trong phái bộ của Pháp cùng với phái đoàn Phan Thanh Giản năm 1863, Petrus Ký thành bạn và là thầy dạy tiếng Việt cho trưởng phái đoàn Pháp là Henri Rieunier. Ông có viết tặng cho Rieunier tên của ông viết bằng cả chữ Hán và chữ Quốc Ngữ. Trong phần chữ Quốc Ngữ, ông viết tên ông là “trương vĩnh Kéy“.
Thế nhưng, trong danh sách của những người An Nam trong phái bộ Pháp năm 1863, thì tên ông lại được in ra là “Petrus Key”. Cũng như tên của trưởng phái đoàn Việt là Phan Thanh Giản bị viết ra thành “Phan-Thanh-Giang”.
Như vậy, nếu khi viết cho Rieunier, ông Petrus Ký viết tên ông rõ ràng là “Kéy”, mà trong danh sách do người Pháp làm, và có thể do chính Rieunier đã kiểm soát, tên ông lại biến thành “Key”, mất đi dấu sắc, thì ta phải đặt câu hỏi là phải chăng đó là một lỗi kỹ thuật, cũng giống như tác giả lá thư Petrus Key đã vô tình nhầm Kéy thành Key chăng?
Hoặc không phải là quên, nhưng có thể do tác giả lá thư Petrus Key là người Pháp và không chấp nhận được dấu sắc bỏ trên chữ e. Vì theo cách đọc tiếng Pháp, chữ Kéy sẽ được đọc thành “Kêy”. Do đó, tác giả lá thư đã tự tiện bỏ dấu sắc trên chữ e, và biến “Kéy” thành “Key”?
Hoặc có thể vì tác giả lá thư Petrus Key nghĩ rằng cách viết tên như vậy (Key) sẽ làm cho người đọc và nhận thư, là những người Pháp, dễ chấp nhận hơn là cách viết “Kéy”?
Người viết bài này rất tiếc là không có một câu trả lời chính xác cho lý do tại sao chữ “Kéy” trong lá thư Penang lại biến thành “Key” trong lá thư Petrus Key. Nhưng câu trả lời có lẽ sẽ trở nên rõ ràng hơn trong những chương sau, khi ta biết rõ hơn những nhóm người nào có khả năng nhiều nhất là tác giả thật sự của lá thư Petrus Key.
Để tóm lại, trong chương XI, người viết nghĩ rằng tác giả lá thư Petrus Key đã dựa vào lá thư Penang để tạo ra lá thư Petrus Key, và đã dựa vào một nhân vật có thật là Petrus Ký để tạo ra một nhân vật có cái tên đặc biệt là Petrus Key.
Bởi, như đã nêu trên, rõ ràng là có một sự liên hệ mật thiết giữa hai lá thư Penang và Petrus Key. Trong hai lá thư có rất nhiều điểm giống nhau khiến cho một người bình thường không để ý sẽ dễ dàng cho rằng có thể tác giả của hai lá thư chỉ là một người.
Nhưng không phải tác giả lá thư Petrus Key đã mạo danh Petrus Ký với mục đích hãm hại Petrus Ký. Mà lý do là vì tác giả lá thư Petrus Key đã có trong tay lá thư Penang của Petrus Ký, vì tác giả lá thư Petrus Key cho rằng việc dùng tên của một giáo dân bản xứ có thật để viết lá thư trên là hữu hiệu hơn cho việc giải thoát các giáo dân, nên người đó đã dùng cái tên Petrus Key, như ta đã thấy.
Chương XIII
Tại Sao Lại Có Lá Thư Petrus Key – Cuộc Đàn Áp Giáo Dân Khốc Liệt Của Nhà Nguyễn Sau Khi Mất Thành Gia Định
Sau khi trả lời câu hỏi i) với chương XII ở trên để thấy rằng lá thư Petrus Key là một lá thư với sự cố ý giả mạo chứ không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên, câu hỏi kế tiếp được đặt ra là ii) tại sao lại có lá thư Petrus Key, hay mục đích của tác giả lá thư Petrus Key là gì.
Để trả lời cho câu hỏi tại sao lá thư Petrus Key được viết ra, ta cần phải biết khoảng thời gianra đời của nó. Từ đó, ta có thể tìm hiểu lý do tại sao có lá thư.
Như đã biết, lá thư Petrus Key không có ngày tháng. Tuy vậy, như đã nhắc đến bên trên, lá thư này được tìm ra trong những thùng hồ sơ của Jauréguiberry, viên chỉ huy quân Pháp tại Sài Gòn từ tháng 4 năm 1859 đến tháng 4 năm 1860. Do đó, có thể đoán ra rằng lá thư Petrus Key đã được viết trong khoảng thời gian này. Và đó là một khoảng thời gian không lâu lắm sau ngày 4 tháng 2 năm 1859 của lá thư Penang.
Và đây chính là thời gian mà nhà Nguyễn đàn áp các giáo dân ở vùng Gia Định một cách khốc liệt nhất.
A. Cuộc Đàn Áp Giáo Dân Gia Định Năm 1859 Theo Chính Sử Nhà Nguyễn
Theo chính sử nhà Nguyễn, Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đây là những khoảng liên quan đến việc triều đình nhà Nguyễn bắt đạo, trong thời gian sau khi thất thủ thành Gia Định vào tháng 2 năm 1859:
“Quân của Tây dương bắn phá thành tỉnh Gia Định, đốt cháy dinh thự kho tàng, rồi rút lui đóng ở mạn dưới bảo Hữu Bình…
Tôn Thất Cáp đóng quân (3.753 tên) ở Biên Hòa. Vua dụ giục phải tiến nhanh đến Gia Định, hợp quân để đánh giặc….
Quân của Tây dương đến các đồn Phú Thọ (Tôn Thất Cáp mới đắp). Các đạo binh đóng ở ngoài (lính Gia Định, lính đồn điền) sợ hãi tan vỡ. Quân của Tây dương đánh phá hữu đồn, Hoàng Ngọc Chung cố sức đánh bị chết trận. Phan Tĩnh (ở tả đồn) bị đạn rút lui. … Bọn Tôn Thất Cáp đều bị giáng.
Mùa hạ, tháng 4, vua sai các quan tỉnh : Bình Định, An Giang, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường đều lấy bạc lạng, ngân tiền, ngân bài ở kho tỉnh ra, đưa đến quân thứ Gia Định để dự bị thưởng cho tướng sĩ.
…
Cho án sát sứ Vĩnh Long là Lê Đình Đức coi việc đàn áp dân theo đạo Gia tô ở Gia Định. Từ khi thành Gia Định không giữ được, dân theo đạo có nhiều người cậy thế, dọa nạt dân lương, hoặc có kẻ làm tay sai và mật thám cho Tây dương.
Vua cho là bọn dân theo đạo hạt ấy cần phải khu xử cho nghiêm. Nhưng chỉ chuyên ủy cho các quan ở quân thứ, sợ khó trông coi cho xiết. Bèn sai Đình Đức lấy nguyên hàm án sát, chuyên coi việc đàn áp khu xử dân theo đạo, mà lấy những viên khoa đạo, phái đi quân thứ là bọn Vũ Phạm Châu, Phạm Hoằng Đạt, Nguyễn ích Khiêm (đều người Thổ trước) theo đi để giúp việc. Lại dụ bảo các điều khoản nên làm : (Người nào đã đi theo Tây dương thì bắt giam cha mẹ vợ con, bắt phải gọi về ; người nào chưa đi theo Tây dương thì tìm nhiều cách ngăn giữ không cho chúng được đi lại với Tây dương. Người nào là hào cường đầu mục đi theo đạo thì ngầm giam giữ lại không cho đi đâu. Người già, trẻ con cùng phụ nữ, nếu yên phận giữ phép thì thôi ; nếu còn vớ vẩn trông ngóng, thì lập tức đem sáp nhập vào xã thôn không có đạo Gia tô để tiện quản thúc). Giao cho viên khâm phái châm chước mà làm. Còn 5 tỉnh thì dân theo đạo còn biết giữ phép, chưa dám sinh lòng khác : Sai quan tỉnh đều chiểu theo địa hạt phòng bị, khiến cho Gia Định được tiện việc thi hành. (Rồi thì bọn dân theo đạo ra thú rất nhiều. Những người nào ở xa đồn Tây dương thì cho xã dân sở tại kết nhận về quản thúc ; người ở gần đồn Tây dương đều chia ghép vào xã thôn khác : Viên khâm phái đều phân biệt tâu lên mà thi hành).”[94]
Với đoạn chính sử trên đây, ta thấy có một điều rất đáng để ý về việc bắt đạo lần này . Đó là việc vua Tự Đức đã đặc biệt cử riêng một viên quan, là án sát Lê Đình Đức, để chuyên việc “đàn áp dân theo đạo Gia-tô ở Gia Định”.
Và đây là một đoạn sử rõ ràng nhất, chi tiết nhất về việc đàn áp giáo dân ở một khu vực rõ rệt là Gia Định. Theo đạo dụ của vua Tự Đức nhắc đến bên trên, thì tất cả các giáo dân ở Gia Định đều bị ảnh hưởng. Không chỉ những người thuộc loại “đầu mục”, mà cả những thường dân cũng bị theo dõi. Ngoài những hào cường đầu mục bị giam giữ, cha mẹ vợ con của những người đã theo Pháp (Tây dương) cũng bị bắt giam hết để làm con tin.
Với những chi tiết rất rõ ràng được miêu tả trong đoạn chính sử kể trên, có thể hình dung ra một cuộc bắt đạo khốc liệt chưa từng có trong lịch sử bắt đạo của nhà Nguyễn. Tuy được giới hạn trong khu vực Sài Gòn Gia Định, triều đình nhà Nguyễn đã chỉ dẫn rõ ràng phải làm gì với tất cả những người theo đạo Thiên Chúa, từ nam tới nữ, từ già đến trẻ, từ cha mẹ vợ con của kẻ đã theo Tây, cho tới kẻ chưa theo Tây.
Và vì biết rằng phạm vi đàn áp quá lớn, các quan chức bình thường không thể thi hành hết được tất cả các điều trong dụ – như bắt giam cha mẹ vợ con của những người theo Pháp (Tây dương), ngăn giữ những người nào chưa theo, ngầm giam giữ những cường hào đầu mục không cho đi đâu, đem sáp nhập những người giáo dân già, trẻ con, phụ nữ vào những xã thôn không có đạo – triều Nguyễn đã phải cử ra một viên quan riêng biệt chỉ để lo việc này. Chẳng những vậy, vua Tự Đức còn cử thêm vài viên quan khác, (người Thổ, không phải người Việt. phải chăng để đàn áp thẳng tay hơn?), cũng chỉ để phụ giúp cho việc bắt đạo ở Gia Định.
Về thời gian của đạo dụ nói trên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên không nói rõ ngày tháng trong năm 1859. Tuy nhiên, theo thứ tự biên niên của cuốn sử này, thì đạo dụ nói trên chắc chắn phải xảy ra sau tháng 4 âm lịch năm Kỷ Mùi 1859. Vì, như đã trích bên trên, trước đó, vào tháng 4 âm lịch, sách chép rằng vua Tự Đức cho đưa vàng bạc kho tàng từ các tỉnh lân cận về Gia Định. Sau đó, sách mới chép đến lệnh của vua Tự Đức cử Lê Đình Đức làm nhiệm vụ chuyên đàn áp giáo dân ở Gia Định.
Như vậy, cuộc bắt đạo qui mô này ở Gia Định (Sài Gòn) đã xảy ra sau tháng 4 âm lịch năm Kỷ Mùi 1859, tức là ít nhất vài tháng sau lá thư Penang của Petrus Ký (ngày 4 tháng 2 năm 1859). Và chính chiến dịch bắt đạo qui mô này là lý do cho sự ra đời của lá thư Petrus Key.
B .Những Sự Kiện Trong Lá Thư Petrus Key Phù Hợp Với Cuộc Bắt Đạo Ở Gia Định Năm 1859
Như ta đã biết, tác giả lá thư Petrus Key diễn tả rất chi tiết về việc bắt đạo khốc liệt đang diễn ra tại khu vực Sài Gòn và giải thích rằng đó chính là lý do ông ta đã viết lá thư – như một đại diện cho các giáo dân An Nam kêu gọi quân Pháp hãy tiến đánh quân nhà Nguyễn.
Lá thư Petrus Key có nói đến hai sự kiện mà ta có thể dùng để liên kết tới cuộc bắt đạo qui mô ở Gia Định năm 1859.
1. Mỗi Làng Tăng Cường 10 Đến 20 Người Lính Chuyên Việc Bắt Giáo Dân
Trước nhất, trong lá thư Petrus Key có một đoạn về thời gian và một sự việc cụ thể về cuộc đàn áp giáo dân của nhà Nguyễn như sau:
“Ngày hôm qua, những lá thư của các quan lại đã lan đến các làng, lệnh cho mỗi làng phải tăng thêm từ 10 đến 20 người lính chuyên bắt các giáo dân“
“Hier, des lettres de Mandarins parcouraient les villages, ordonnant d’adjoindre chacun 10 ou 20 hommes aux soldats chargés d’arrêter les Chrétiens”.
Như vậy, theo đoạn văn trên, mỗi một làng được lệnh phải tăng thêm từ 10 đến 20 người lính mà công việc đặc biệt chỉ là chuyên bắt các giáo dân, chứ không phải để đánh Pháp, hay để giữ gìn an ninh làng xóm.
Đoạn văn trên đây trong lá thư Petrus Key rất ăn khớp với đoạn sử trích trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên nói trên về việc vua Tự Đức cử quan Án Sát Lê Đình Đức và các quan phụ tá chỉ để chuyên việc đàn áp các giáo dân ở Gia Định. Như đã dẫn, đây là một cuộc bắt đạo qui mô chưa từng có, gồm cả việc bắt giam rất nhiều người, từ cha mẹ vợ con của những người theo Pháp cho đến những “đầu mục”. Và có lẽ đó chính là lý do cho việc cần thêm từ 10 tới 20 người lính mỗi làng, chỉ để cho việc đi bắt các giáo dân ở khu vực Sài Gòn Gia Định.
2. Nhà Tù Ở Gần Cầu Tham Lương
Kế đến, trong lá thư Petrus Key có những dòng về một địa danh có thật ở Sài Gòn và liên quan đến việc ra đời của lá thư:
“et déjà plusieurs gémissent dans fers de la citadelle qu’on vient d’élever près du pont Tham-Luong.”
“… và rất nhiều người đang rên rỉ trong xiềng xích của tòa thành mới được dựng lên gần cầu Tham Luong.“
Như đã trình bày trong những chương trên, tác giả lá thư Petrus Key từng cho thấy sự thiếu hiểu biết của mình về địa danh Nam Kỳ, khi cho rằng có một toà thành (citadelle) mới xây ở gần cầu “Tham-Luong”.
Nhưng, sự thật là có một cái “đồn” tên là đồn Tham Lương, và đồn đó cũng mới được xây cùng với các đồn khác như đồn Rạch Tra, đồn Thuận Kiều, để làm hậu cứ cho chiến lũy Chí Hòa.[95]
Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, sau khi mất thành Gia Định, vua Tự Đức sai Thượng Thư Tôn Thất Hiệp vào Sài Gòn để đối địch. Tại Sài Gòn, Tôn Thất Hiệp cho xây một loạt ba cái đồn đối diện với quân Pháp: đồn Hữu, đồn Tiền (Trung), và đồn Tả. Theo sử Pháp, ngày 21 tháng 4, chỉ huy quân Pháp ở Sài Gòn là Jauréguiberry mở cuộc tấn công các đồn đó. Trong trận đánh này hai bên đều có tổn thất nặng nề. Tôn Thất Hiệp bị giáng chức và Jauréguiberry rút quân về đóng ở bảo Hữu Bình (Fort du Sud). Như vậy, chính Tôn Thất Hiệp chứ không phải Nguyễn Tri Phương là người bắt đầu xây phòng tuyến Chí Hoà với các đồn nói trên. Nguyễn Tri Phương thì sau tháng 7 năm 1860 mới vào Nam để hoàn tất phòng tuyến này.
Đại Nam Thực Lục Chính Biên không cho biết những đồn Tham Lương, Rạch Tra, Thuận Kiều là do ai xây và vào lúc nào. Nhưng rất có thể là cũng chính Tôn Thất Hiệp đã xây các đồn này cùng lúc với các đồn nói trên. Và như vậy, đồn Tham Lương có lẽ đã được xây sau khi Tôn Thất Hiệp theo lệnh vua Tự Đức vào Gia Định, sau khi quân Pháp chiếm và đốt thành Gia Định, tức là cũng cùng khoảng thời gian với lá thư Petrus Key.
Và đây cũng chính là thời gian quan Án Sát Lê Đình Đức được vua Tự Đức cử làm nhiệm vụ chuyên việc “đàn áp” các giáo dân Gia Định. Như đã trích, trong điều dụ có chỉ thị rõ ràng phải giam giữ tất cả cha mẹ vợ con của những người giáo dân đã theo Tây, cũng như giam giữ các “cường hào đầu mục”. Với số người phải bị giam giữ đông như vậy, đến mức phải tăng thêm từ 10 tới 20 người lính cho mỗi làng chỉ để bắt những người này, đương nhiên phải có nơi để giam giữ họ. Một trong những nơi đó, rất có thể chính là đồn Tham Lương, hay chính xác hơn, “tòa thành gần cầu Tham-Luong” theo lá thư Petrus Key.
Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả, khi địa danh Tham Lương được nhắc đến trong lá thư Petrus Key, là những điểm sau đây: nó cho thấy là tác giả lá thư Petrus Key đã biết về địa danh này ở Sài Gòn (mặc dù viết sai, và mặc dù gọi sai là “thành” thay vì là “đồn”), biết rằng những giáo dân đang bị giam giữ tại địa danh này, biết rằng địa danh này đang thuộc khu vực kiểm soát của nhà Nguyễn, và biết rằng quân đội Pháp đang đóng gần đó và có thể tiến đánh để giải phóng các giáo dân đang bị giam cầm.
Như vậy, chính vì những cuộc đàn áp và giam cầm giáo dân khu vực Gia Định – Sài Gòn này của nhà Nguyễn vào thời gian sau khi mất thành Gia Định, tác giả lá thư Petrus Key đã phải viết một lá thư khẩn thiết kêu gọi quân Pháp hãy tiến đánh quân nhà Nguyễn để giải phóng các giáo dân.
Tóm lại, phối hợp chính sử nhà Nguyễn với những chi tiết được nhắc đến trong lá thư Petrus Key, ta có thể thấy rằng lý do lá thư Petrus Key được viết là bởi cuộc bắt đạo ở Gia Định với qui mô chưa từng có của triều đình nhà Nguyễn.
Do đó, lá thư Petrus Key là một lá thư có thật được viết vào năm 1859, với những chi tiết về cuộc bắt đạo phù hợp với bối cảnh lịch sử ở Sài Gòn trong thời gian đó. Lá thư này tuy là một lá thư mạo danh Petrus Ký, nhưng nó không phải là một văn kiện được ngụy tạo sau này nhằm mục đích bôi xấu Petrus Ký. Vì, nếu có những ai muốn làm việc này, thì chắc chắn cái tên được ký ở cuối thư sẽ là Petrus Trương Vĩnh Ký, theo lối ký suốt đời của ông Petrus Ký, chứ không thể chỉ là “Petrus Key” như trong thư. Và có lẽ lá thư sẽ có nhiều chi tiết hơn về những hành vi “bán nước”, thay vì chỉ là sự cầu khẩn quân Pháp giải cứu mà thôi.
Chương XIV.
Loại Trừ Những Nhóm Người Có Khả Năng Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key
Nhưng, nếu vậy, thì ai là tác giả thực sự của lá thư Petrus Key?
Có thể sẽ không bao giờ ta biết được đích xác ai là người đã viết lá thư Petrus Key. Nhưng nếu không thể tìm được đích xác một người, thì ta lại có thể tìm được một nhóm người có khả năng là tác giả lá thư, bằng cách dùng phương pháp loại trừ (elimination process). Và từ đó, ta có thể xác định rằng ai, hoặc nhóm người nào, có khả năng nhiều nhất là tác giả lá thư.
Theo người viết, tác giả lá thư Petrus Key phải là một người, hay một nhóm người, gồm có cả hai điều kiện sau đây: ý muốn và khả năng để viết lá thư này.
Trước nhất, về ý muốn, ta phải tìm hiểu xem tác giả lá thư Petrus Key có mục đích gì khi viết lá thư này. Hay nói cách khác, qua lá thư trên, tác giả muốn đạt được điều gì.
Như đã nói trên, lá thư Petrus Key diễn tả thảm cảnh của những giáo dân An Nam và kêu gọi quân Pháp hãy đánh đuổi quan quân nhà Nguyễn để giải phóng họ. Tác giả kêu gọi lòng nhân đạo cũng như ca ngợi hành động này của quân Pháp. Đó là vì trong thời gian này, nhà Nguyễn đang “đàn áp” các giáo dân Nam Kỳ, đặc biệt là ở Gia Định, khốc liệt nhất.
Vì vậy, tác giả lá thư Petrus Key phải là người có ý muốn quân Pháp đánh đuổi quân nhà Nguyễn để giải thoát cho những giáo dân. Và có lẽ những người được hưởng lợi từ sự kêu gọi này rõ ràng nhất chính là những người giáo dân Nam Kỳ!
Thế nhưng đây cũng chính là nhóm người mà ta có thể loại trừ đầu tiên.
A. Không Phải Là Người Việt
1. Không Đủ Khả Năng Tiếng Pháp
Trước nhất, ta có thể loại trừ ngay một nhóm người mà Petrus Key tự cho mình là đại diện: những giáo dân người Việt. Bởi một lý do đơn giản là không một người Việt nào ở thập niên 1850s, kể cả những chủng sinh đã từng đi học ở nước ngoài như Petrus Ký, lại có khả năng viết được một lá thư bằng tiếng Pháp với văn chương như vậy.
Theo ý người viết, lá thư Petrus Key là một lá thư dùng tiếng Pháp cực kỳ lưu loát, văn vẻ, có thể nói là cầu kỳ nữa là đằng khác. Và tác giả lá thư dường như đặt bút xuống là viết, xuôi rót, câu này nối tiếp câu kia một cách tròn trịa, không lỗi lầm, không ngập ngừng đắn đo. Đó là chưa kể trong thư tác giả còn dùng những câu thành ngữ tiếng Pháp cổ xưa như “qui trop embrasse mal étreint” (“kẻ ôm đồm quá thì khó giữ được gì”) mà một người mới học tiếng Pháp khó lòng biết được, chứ đừng nói là dùng đến khi viết thư.
Trong khi đó, vào giữa thế kỷ 19 ở xứ Nam Kỳ có được bao nhiêu người biết tiếng Pháp? Có thể nói là gần như không có ai! Thời gian đầu khi quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, vì không kiếm đâu ra thông dịch viên nên họ phải dùng các giáo sĩ người Pháp là những người mà họ không có cảm tình và không muốn dùng – nhưng phải dùng, vì không còn chọn lựa nào khác. Một thí dụ điển hình và rõ ràng nhất là trong một lá thư do người chỉ huy quân Pháp ở Sài Gòn là Joseph D’Ariès viết cho Phó Đô Đốc Charner vào năm 1861, tức là hai năm sau khi quân Pháp chiếm Sài Gòn, ông ta cho biết vẫn không thể nào kiếm ra được một người Việt nào khác có trình độ tiếng Pháp như Petrus Ký.[96] Mà Petrus Ký, thì như ta đã biết, chắc chắn không phải là tác giả của lá thư Petrus Key.
Cũng nên biết rằng trong thời gian đó, người Pháp đã bị bắt buộc phải dùng những thông ngôn người Việt là các cựu chủng sinh như Petrus Ký, vì ít ra những chủng sinh đó biết một thứ tiếng mà các sĩ quan người Pháp cũng có thể hiểu được chút ít: tiếng Latin. Nhưng đó cũng chính là vấn đề, vì các cựu chủng sinh chỉ được đào tạo bằng tiếng Latin ở chủng viện. Qua câu chuyện Jean Bouchot kể về cách Petrus Ký tự học tiếng Pháp ở Penang sau khi lượm được một lá thư bằng chữ Pháp nhưng không biết đó là chữ gì và phải tự mò mẫm tìm ra ý nghĩa, ta có thể biết rằng những chủng sinh ở Penang không được dạy tiếng Pháp chu đáo, ít ra là trong thời gian đầu theo học.
Phần nào vì lý do đó, những sĩ quan Pháp rất ghét những người thông ngôn là cựu chủng sinh. Thậm chí, họ còn lưu truyền một câu chuyện tiếu lâm rằng ngày nọ, một thầy đội người Pháp được lệnh quan trên cho treo cổ bốn người An Nam. Nhưng khi thầy đội này đến nơi hành hình thì thấy có tới năm người An Nam ở đó. Cho rằng quan trên đã lầm lẫn về con số, thầy đội cho treo cổ hết cả năm người An Nam. Người cuối cùng trong năm người trước khi bị treo cổ đã la lên bằng tiếng Latin rằng: “Ego sum Petrus, Interpretus” (Tôi là Petrus, thông dịch viên). Thế nhưng, thầy đội người Pháp, vì không biết tiếng Latin và không hiểu nghĩa của chữ Interpretus là thông dịch viên, nên tiếp tục cho treo cổ ông thông dịch người Việt kia và còn lầm bầm nói rằng: “Cho mày chết, thằng (tên) Interpretus”.[97]
Theo ông Alfred Schreiner, một sử gia người Pháp sống ở Nam Kỳ, thì trừ ông Huình Tịnh Của và ông Petrus Ký, những người thông ngôn cựu chủng sinh người Việt chỉ biết được chút ít tiếng Latin, mà lại “sái nát”, cho nên người Pháp đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc cai trị Nam Kỳ. Ông Schreiner lại cho biết thêm rằng trong khắp nước An Nam, trừ các cựu chủng sinh biết được thứ tiếng Latin một cách “sái nát” đó, thì chỉ có vài người biết được chút ít tiếng Anh, mà cũng rất tệ. Đó là những người trong số 15 người con trai mỗi năm được vua Tự Đức gởi đi Singapore để học tiếng Anh, vào một thời gian trước đó.[98]
Tóm lại, ngoại trừ Petrus Ký là người duy nhất vào thời gian ngay sau khi quân Pháp đánh Việt Nam được người Pháp cho là có đủ trình độ để thông dịch (và hoặc may có thể có đủ khả năng viết lá thư Petrus Key), còn tất cả các người Việt thời đó, kể cả các cựu chủng sinh, không ai có thể viết được một lá thư bằng tiếng Pháp như vậy.
2. Viết Tiếng Việt Không Bỏ Dấu
Một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng trong lá thư Petrus Key tiết lộ cho ta thấy người viết thư có nhiều khả năng không phải là người Việt: đó là cách viết địa danh Tham Lương không bỏ dấu thành “Tham-Luong”. Người Việt, điển hình là ông Petrus Ký, cho dù viết thư bằng tiếng Latin trong lá thư Penang, hay bằng tiếng Pháp như trong lá thư gởi Henri Rieunier, khi viết những chữ tiếng Việt bằng chữ Quốc Ngữ, đều bỏ dấu cẩn thận. Trong khi đó, một người ngoại quốc không biết chữ Quốc Ngữ ắt sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc bỏ dấu, nhất là những dấu thuộc loại đặc biệt như dấu râu cho chữ ư và ơ trong tiếng Việt. Và đó là lý do tại sao ta thấy địa danh Tham Lương được viết như sau trong lá thư Petrus Key:
3. Hình Ảnh Trong Thư Là Của Châu Âu
Ngoài ra, như đã nói trong chương IV ở trên, tác giả lá thư Petrus Key khó có thể là người Việt vì qua lá thư, ta có thể thấy rằng tác giả không biết gì về địa lý, địa hình Nam Kỳ. Đọc lá thư diễn tả hành trình đi tìm Grand Chef, ta có cảm tưởng như tác giả đang mô tả hành trình của một hiệp sĩ thời Trung Cổ ở châu Âu hơn là một người giáo dân Nam Kỳ.
Vì với cách diễn tả “dùng nhiều người và nhiều ngựa” để vượt qua những núi non, thung lũng, trên đoạn đường tìm đến những vị cứu tinh, trước mặt là ghềnh đá cheo leo bên bờ vực thẳm, sau lưng là đàn sói đói …., những hình ảnh đó hình như là hình ảnh của một kỵ sĩ hiệp khách phương Tây, chứ không phải của một người thường dân Nam Kỳ chuyên chèo ghe trên kinh rạch.
Do đó, với ba yếu tố trên đây: không đủ khả năng tiếng Pháp, viết tiếng Việt không bỏ dấu, và dùng toàn những hình ảnh châu Âu, người viết nghĩ rằng tác giả lá thư Petrus Key nhất quyết không phải là một giáo dân người Việt ở xứ Nam Kỳ. Và do đó, có thể loại trừ các giáo dân người Việt khỏi danh sách những nhóm người có khả năng là tác giả lá thư Petrus Key.
B. Không Phải Những Giáo Sĩ Pháp Ở Việt Nam
Nếu đã có thể loại ra một nhóm người có nhiều lý do nhất để viết lá thư này là nhóm giáo dân người Việt, thì chỉ còn lại một nhóm người khác ở Việt Nam có cùng một mục đích với tác giả lá thư Petrus Key: kêu gọi quân Pháp hãy tiến đánh Việt Nam để giải phóng cho những giáo dân khỏi sự đàn áp của nhà Nguyễn. Và đó là những giáo sĩ người Pháp ở Việt Nam.
Điều làm cho những giáo sĩ người Pháp này có khả năng là tác giả lá thư Petrus Key hơn các giáo dân, là vì họ có đủ trình độ tiếng Pháp để viết lá thư. Tức là, khác với các giáo dân người Việt, những giáo sĩ người Pháp có đủ cả hai điều kiện, ý muốn và khả năng.
Nhưng những giáo sĩ người Pháp ở Việt Nam cũng có thể được loại trừ, vì mặc dù có cả ý muốn và khả năng để viết lá thư Petrus Key, họ lại không thể phạm hai lỗi lầm rất rõ trong lá thư Petrus Key, đó là bỏ dấu sai tiếng Quốc Ngữ và dùng toàn những hình ảnh Âu Châu trong thư.
Những giáo sĩ người Pháp này, như linh mục Borelle, như giám mục Lefèbvre, là những người đã sống rất nhiều năm giữa những giáo dân người Việt của họ tại Việt Nam. Họ đã trở thành gần như người bản xứ. Do đó, những diễn tả của họ về Việt Nam hoàn toàn chính xác. Thêm nữa, vì họ chính là những người dùng chữ Quốc Ngữ để giảng đạo, những giáo sĩ này không thể viết sai chữ Tham Lương như trong lá thư Petrus Key.
Một thí dụ điển hình về tính cách bản xứ này của các giáo sĩ là lá thư ngày 15/1/1859 của linh mục Borelle mà người viết đã dẫn ra ở Phần 2 về hành trình của Petrus Ký từ Cái Nhum lên Sài Gòn. Có một điểm toát ra từ lá thư trên của linh mục Borelle khiến người viết nghĩ rằng ông, cũng như các giáo sĩ khác ở Việt Nam, không phải là tác giả lá thư Petrus Key.
Đó là rất khác, và có thể nói là đối nghịch với lá thư Petrus Key, linh mục Borelle cho thấy ông biết, và diễn tả rất rõ ràng cảnh vật, địa lý, những chi tiết xung quanh ông ta và cuộc trốn chạy của ông ta, một cách cực kỳ xác thực, đúng như hoàn cảnh Nam Kỳ thuở đó. Thí dụ như khi quan quân nhà Nguyễn vây bắt ông và Petrus Ký ở Cái Nhum vào tháng 12 năm 1858, linh mục Borelle cho biết là phải nhảy xuống sình giữa ban ngày để trốn tránh. Sau đó, khi đang lẩn trốn, ông cho biết một tiếng chó sủa, một tiếng dừa rụng cũng khiến ông giật mình lo sợ, cả cho ông và cả cho người đang che giấu ông. Cuối cùng, ông cho biết tin tức về giám mục Lefèbvre là ông ta đang trốn tránh trong một khu vực có dăm ba ngôi nhà và vây quanh bởi loài cọp dữ.[99]
So sánh những diễn tả xác thực này với lá thư Petrus Key, ta thấy không thể nào mà một người đã và đang sống ở Nam Kỳ cùng với các giáo dân trong bao nhiêu năm, và đã tỏ rõ những sự hiểu biết đó như trên, lại có thể viết ra những dòng như “dùng nhiều người và nhiều ngựa” để vượt qua “núi non, thung lũng” với hoàn cảnh “trước mặt là ghềnh đá trên vực thẳm, sau lưng là đàn sói”, như ta đã thấy trong lá thư Petrus Key.
Do đó, mặc dù các giáo sĩ người Pháp ở Việt Nam như Borelle và Lefèbvre có thể có cả hai ý muốn quân Pháp tiến đánh và khả năng viết tiếng Pháp, họ lại không thể mắc phải một sai sót rất lớn của tác giả lá thư Petrus Key là không am hiểu xứ Nam Kỳ.
Tóm lại, qua những suy luận trên, người viết nghĩ rằng những giáo dân người Việt và những giáo sĩ người Pháp ở Việt Nam đều không phải là tác giả lá thư Petrus Key. Bởi tác giả lá thư Petrus Key phải có những đặc điểm sau đây: 1) Phải có ý muốn quân Pháp đánh Nam Kỳ; 2) Phải có khả năng viết tiếng Pháp rất giỏi; 3) Phải không am hiểu Nam Kỳ. Với điểm số 1), có thể loại trừ Petrus Ký. Với điểm số 2), có thể loại trừ tất cả giáo dân người Việt còn lại. Với điểm số 3), có thể loại trừ các giáo sĩ Pháp đang sống tại Việt Nam.
Những sự loại trừ này dẫn ta đến một nhóm người duy nhất hội đủ điều kiện từ 1) tới 3): đó là những giáo sĩ và giáo dân người Pháp ở ngoài xứ Nam Kỳ, hay đúng hơn, những giáo sĩ và giáo dân người Pháp ở Pháp.
Những người đó chắc chắn có ý muốn quân Pháp tiến đánh quân nhà Nguyễn để giải thoát các giáo hữu của họ. Những người đó đương nhiên là có khả năng viết tiếng Pháp giỏi. Và những người đó, vì là những người sống ở Pháp, sẽ có những lầm lẫn nói trên khi mạo danh một người xứ Nam Kỳ như Petrus Ký.
Chương XV.
Những Người Có Khả Năng Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key Nhất: Những Giáo Sĩ Và Giáo Dân Pháp Trong Các Tổ Chức Truyền Giáo Ở Pháp
Nhưng khi nói đến các giáo sĩ và giáo dân người Pháp ở Pháp, có lẽ cần phải thêm một điều kiện quan trọng nữa, là nhóm người này phải có một sự quan tâm đặc biệt đến Việt Nam, hay nói cách khác, phải có một mối liên hệ với Việt Nam. Và mối liên hệ này phải đủ mật thiết để nhóm người đó cảm thấy xót xa với tình cảnh của các giáo hữu của họ tại Sài Gòn, để thúc đẩy họ viết lá thư Petrus Key kêu gọi quân Pháp giải thoát cho các giáo hữu.
Và nhóm người tại Pháp có mối quan hệ mật thiết nhất với các giáo dân Việt tại Nam Kỳ chính là một tổ chức truyền giáo đã gởi các giáo sĩ của họ đến Việt Nam trong suốt hai trăm năm: Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, hay còn được biết với một cái tên khác là Hội Thừa Sai Paris.
A. Hội Truyền Giáo Hải Ngoại (Hội Thừa Sai) Paris
Người Việt Nam ai cũng biết giáo sĩ linh mục Alexandre de Rhodes là một trong những người sáng tạo ra hệ thống chữ quốc ngữ ngày nay, qua những tác phẩm như “Phép Giảng Tám Ngày”, “Tự Điển Việt Bồ La”. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng ông cũng chính là một trong những người đã sáng lập ra một tổ chức truyền giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam, đặc biệt là ở Nam Kỳ. Tổ chức truyền giáo đó có tên là Société des Missions étrangères de Paris, hay còn được gọi tắt là M.E.P., và được biết đến trong tiếng Việt với hai cái tên là Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris hay Hội Thừa Sai Paris
Là một tu sĩ thuộc Dòng Tên, sau nhiều năm truyền giáo ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, linh mục Alexandre de Rhodes trở về Âu Châu năm 1649 và vận động với Đức Giáo Hoàng Innocent X để gởi thêm nhiều giáo sĩ đến Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu truyền giáo mà ông cho là rất lớn ở Việt Nam. Nhưng ông đã gặp rất nhiều khó khăn với mục đích này trong thời gian đầu, vì quyền bổ nhiệm các giáo sĩ truyền giáo từ lâu đã thuộc về hai quốc gia có thẩm quyền đặc biệt về truyền giáo, là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hai quốc gia này trước đây đã được tòa thánh Vatican giao cho độc quyền bổ nhiệm các giáo sĩ truyền đạo đến các xứ chưa có đạo Thiên Chúa trên thế giới theo hai hiệp ước Padroado Real (Bồ Đào Nha) và Patronato Real (Tây Ban Nha) vào thế kỷ 15. Theo đó, Việt Nam thuộc về phạm vi truyền giáo của Bồ Đào Nha và hiệp ước Padroado Real.
Và chính vì lý do này, tòa thánh Vatican đã ngần ngại không muốn dẫm chân Bồ Đào Nha trong việc bổ nhiệm thêm giáo sĩ cho Việt Nam như Alexandre de Rhodes mong muốn. Tuy vậy, Alexandre de Rhodes vẫn kiên trì vận động trong nhiều năm. Sau cùng, năm 1658, ông mới nhận được sự ủng hộ và chấp thuận từ cơ quan chuyên phụ trách truyền giáo của Vatican. Cơ quan này tên là Sacra Congregatio de Propaganda Fide (Bộ Truyền Giáo).[100] Bộ Truyền Giáo có thế lực ở Vatican đến mức người lãnh đạo của nó, một Hồng Y, thường được gọi là “Giáo Hoàng Đỏ” (“The Red Pope”), có nghĩa rằng tuy là một Hồng Y nhưng quyền hành lớn như Đức Giáo Hoàng.
Và để làm theo ý kiến của Alexandre de Rhodes là gởi thêm giáo sĩ tới Việt Nam mà vẫn tránh né không vi phạm hiệp ước Padroado Real, Bộ Truyền Giáo đã cùng với Alexandre de Rhodes làm cùng lúc hai việc.[101]
Việc thứ nhất là tạo ra một loại “địa phận truyền giáo” mới với tính cách tạm thời, gọi là apostolic vicariate, để phân biệt với các “giáo phận” (diocese) đã được thành lập từ trước và thuộc về sự kiểm soát của Bồ Đào Nha theo hiệp ước Padroado Real. Các địa phận truyền giáo (apostolic vicariate) này được lập ra ở những nơi mà số lượng giáo dân chưa đủ để tạo ra một “giáo phận” (diocese). Và các địa phận này sẽ được cai quản bởi một giám mục với danh phận, titular bishop, hay còn gọi là “giám mục hiệu tòa”, để phân biệt với các giám mục chính thức (“giám mục chính tòa”) ở các giáo phận (diocese), nơi mà quyền bổ nhiệm giám mục là của vua Bồ Đào Nha.[102]
Bằng cách này, toà thánh Vatican qua Bộ Truyền Giáo (Congregatio de Propaganda Fide) có thể tránh được việc đụng chạm thẩm quyền của Bồ Đào Nha theo hiệp ước Padroado Real. Và bằng cách này, hai địa phận truyền giáo (apostolic vicariates) mới đã được thiết lập ở Việt Nam. Đó là địa phận Đàng Ngoài (Tonkin), bao gồm Bắc Kỳ và các tỉnh miền Nam Trung Quốc, và địa phận Đàng Trong (Cochinchina), bao gồm Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Cam Bốt. Sau này, địa phận Đàng Trong lại được chia ra nữa, để cuối cùng là địa phận Tây Đàng Trong do giám mục (hiệu tòa) Dominique Lefèbvre cai quản và linh mục Henri Borelle phụ tá.
Việc thứ hai mà Bộ Truyền Giáo phải làm là phối hợp với Alexandre de Rhodes để tạo ra một tổ chức truyền giáo mới, không phụ thuộc vào các dòng tu hay chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tổ chức đó chính là Société des Missions étrangères de Paris, được biết đến trong tiếng Việt với hai cái tên là Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris hay Hội Thừa Sai Paris. Mục đích chính của tổ chức này, theo Bộ Truyền Giáo uỷ nhiệm, là truyền giáo ở các xứ Á Châu bằng cách thành lập một hệ thống giáo sĩ bản xứ.
Do đó, Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris đã được chính thức thành lập vào năm 1658 với sự đồng ý của Vatican.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài trước đó, Alexandre de Rhodes đã vận động ở Pháp và được sự ủng hộ của các thế lực lớn ở Pháp, đặc biệt là một tổ chức bí mật có tên là Compagnie du Saint-Sacrement.[103]
Hai giáo sĩ trẻ người Pháp, François Pallu và Pierre Lambert de la Motte[104], trước đó đã được chiêu mộ bởi Alexandre de Rhodes để sang Việt Nam truyền giáo. Và sau khi Vatican chính thức chấp nhận yêu cầu của Alexandre de Rhodes, hai giáo sĩ này được Vatican phong làm giám mục hiệu tòa (titular bishop) để cai quản giáo phận Đàng Ngoài (Pallu) và giáo phận Đàng Trong (de la Motte). Như vậy, hai người này cùng với Alexandre de Rhodes chính là những người đầu tiên sáng lập ra Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris.
Tiếp theo,vào năm 1665, hai giám mục này đã thành lập một chủng viện ở Ayuthia, lúc đó là thủ đô của Xiêm, để đào tạo các linh mục bản xứ khắp Á Châu, theo mục đích của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris. Sau đó, vì những biến động chính trị nơi trường (chủng viện) này toạ lạc, trường đã phải dời đi rất nhiều lần. Nơi sau cùng là cù lao Penang thuộc Mã Lai.[105] Và đây chính là đại chủng viện Penang, nơi mà Petrus Ký theo học từ 1852 tới 1858. Đây cũng là nơi Petrus Ký đã gởi lá thư Penang đến các bạn học.
Một giáo sĩ khác rất nổi tiếng khác về sau này ở Việt Nam và cũng thuộc về Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris chính là Giám Mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine), người đã giúp cho Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn và thành lập vương triều Nguyễn vào năm 1802. Giám mục Bá Đa Lộc chính là Bề Trên (Superior) hay Viện Trưởng của đại chủng viện Penang từ năm 1767 đến 1774.[106] Với sự thành công của Nguyễn Ánh, thế lực của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris tăng vọt ở Việt Nam cùng với uy tín của Bá Đa Lộc.
Như vậy, Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris đã có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tôn giáo và cả chính trị tại Việt Nam, từ khi bắt đầu được thành lập ở thế kỷ 17, cho đến mấy trăm năm sau. Hội này chẳng những đã gởi phần lớn các giáo sĩ người Pháp qua Việt Nam, mà còn đào tạo các linh mục bản xứ ở Nam Kỳ, qua việc thành lập và điều hành Đại Chủng Viện Penang.
A. Hội Truyền Bá Đức Tin Và Kỷ Yếu Đức Tin
Tuy vậy, từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris đã bị suy yếu rất nhiều tại Việt Nam bởi hai lý do: cuộc cách mạng Pháp và việc bắt đạo ở Việt Nam. Nhưng hội này đã được vực dậy và trở thành lớn mạnh ở Việt Nam nhờ sự trợ giúp về tài chánh của một tổ chức Thiên Chúa Giáo khác cũng ở Pháp và cũng ở dưới sự kiểm soát của Bộ Truyền Giáo của Vatican. Tổ chức đó tên là Hội Truyền Bá Đức Tin (L’Oeuvre de la Propagation de la Foi).
Hội Truyền Bá Đức Tin được sáng lập vào năm 1822 tại Lyon, Pháp, với mục đích gây quỹ ủng hộ cho việc truyền giáo tại các xứ không có đạo Thiên Chúa ở Á Châu và Mỹ Châu. Hội này được thành lập bởi sự kết hợp của những nhân vật thế lực ở Lyon và các chức sắc trong giáo hội Pháp. Và người được công nhận là người sáng lập hội là một thiếu nữ ở Lyon, tên Pauline Jaricot.
Bà Pauline Jaricot sinh ra trong một gia đình quyền thế ở Lyon, một thành phố kỷ nghệ của Pháp. Bà có một người anh ruột rất thân thiết tên Philéas Jaricot. Ông Philéas Jaricot có nguyện vọng làm giáo sĩ truyền đạo tại các xứ Á Châu, và do đó đã xin theo học tại chủng viện St. Sulpice tại Paris. Ông là bạn thân với các giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris. Trong những thư từ trao đổi với cô em gái Pauline khi đang theo học tại Paris, ông cho biết sự khổ sở của các giáo sĩ thừa sai Pháp ở Á Châu như thế nào. Qua lời thuật lại của anh mình về sự khốn khó của các giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, bà Pauline Jaricot đã đứng ra tổ chức gây quỹ ủng hộ cho các nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại. Cách gây quỹ của bà là lập ra những tiểu tổ gồm mười người, mỗi người đóng góp 1 xu mỗi tuần.[107] Bà thành lập hệ thống này đầu tiên tại Lyon, nơi gia đình bà làm chủ nhiều hãng xưởng, với những thành viên đầu tiên là những thiếu nữ trong các hãng dệt, từ những năm trước 1822. Sau này, vào năm 1822, khi Hội Truyền Bá Đức Tin được thành lập, cách gây quỹ này của bà Jaricot đã được chính thức áp dụng cho Hội.
Như đã nói, Hội Truyền Bá Đức Tin được sự ủng hộ và lãnh đạo bởi những nhân vật rất giàu có ở Lyon và những chức sắc trong giáo hội Pháp. Từ những thành viên đầu tiên là các công nhân hãng dệt, tổ chức này trở thành lớn mạnh và lan ra khắp Âu Châu, với số tiền đóng góp rất dồi dào. Và nguồn tiền này đã góp phần rất lớn cho việc nuôi sống công cuộc truyền giáo đang bị bức hại ở Việt Nam, bắt đầu từ triều vua Minh Mạng.
Và chẳng những chỉ đóng vai trò gây quỹ, Hội Truyền Bá Đức Tin còn đóng một vai trò quan trọng không kém là tuyên truyền cho việc truyền giáo. Một phương pháp để vừa gây quỹ vừa tuyên truyền của Hội Truyền Bá Đức Tin do bà Pauline Jaricot sáng lập là việc in ra những quyển Kỷ Yếu Đức Tin (Annales de la Propagation de la Foi) nhiều kỳ mỗi năm. Những quyển Kỷ Yếu này chủ yếu đăng những lá thư của các giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại đang ở các xứ sở mà họ đang truyền đạo, như giám mục Lefèbvre và linh mục Borelle ở An Nam.[108] Và để được thay phiên nhau đọc các quyển Kỷ Yếu nói trên, với những tường thuật hấp dẫn về việc bắt đạo ở những xứ sở xa lạ, các thành viên của Hội Truyền Bá Đức Tin phải đóng góp một số tiền quyên góp, như đã nói trên.
Bằng cách đó, Hội Truyền Bá Đức Tin, cơ quan tuyên truyền của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, đã cung cấp thông tin tuyên truyền cho dân chúng Pháp về tình hình truyền giáo và những cuộc bắt đạo ở các xứ sở xa lạ – theo cách nhìn của các giáo sĩ, cũng như của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại (vì những lá thư có thể được sửa chữa trước khi cho in trong Kỷ Yếu). Một trong những cách tuyên truyền rất hữu hiệu của Hội Truyền Bá Đức Tin là sự so sánh cuộc bắt đạo ở Việt Nam với cuộc bắt đạo ở La Mã vào thế kỷ thứ 1-2, thời kỳ đạo Thiên Chúa bắt đầu được thành lập ở Âu Châu.[109]
Những quyển Kỷ Yếu này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chiêu mộ thêm các tân linh mục để Hội Truyền Giáo có thể gởi đi đến các xứ như Việt Nam. Vì chính những thành viên/độc giả của những quyển Kỷ Yếu này đã được thôi thúc, khích lệ sau khi đọc những lá thư của các giáo sĩ diễn tả những thảm cảnh mà họ đã phải trải qua. Từ đó, những thành viên này đã tình nguyện gia nhập hàng ngũ giáo sĩ để được gởi đi truyền đạo.
Những quyển Kỷ Yếu Đức Tin đồng thời cũng là một cách gây quỹ cực kỳ hữu hiệu cho Hội Truyền Giáo Hải Ngoại. Số tiền rất lớn do rất nhiều thành viên đóng góp để được đọc những quyển Kỷ Yếu này đã giúp cho Hội Truyền Giáo Hải Ngoại chi phí cho công việc truyền giáo tại hải ngoại như trả lương cho các giáo sĩ, nuôi các giáo dân bị bắt giam, hoặc thậm chí để hối lộ cho các quan địa phương của nhà Nguyễn.[110]
Tóm lại, có hai tổ chức Thiên Chúa Giáo tại Pháp cùng ở dưới sự chỉ đạo của toà thánh Vatican qua cơ quan Bộ Truyền Giáo (Congregatio de Propaganda Fide) và có quan hệ trực tiếp với việc truyền giáo ở Việt Nam.
Tổ chức đầu, Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, là một tổ chức có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đến tình hình tôn giáo và chính trị tại Việt Nam trong suốt mấy trăm năm, từ khi nó được thành lập vào thế kỷ 17 cho đến khi quân Pháp đánh Việt Nam. Hội này chính là cơ quan tôn giáo độc nhất ở Pháp đã đào tạo và gởi các giáo sĩ người Pháp sang truyền đạo ở Việt Nam. Hội này cũng là chủ nhân của Đại Chủng Viện Penang, nơi đào tạo ra những linh mục bản xứ người Việt.
Tổ chức thứ hai là Hội Truyền Bá Đức Tin, một tổ chức của các nhân vật quyền thế ở Pháp với mục đích gây quỹ và tuyên truyền cho việc truyền giáo ở các xứ Á Châu. Hội này đã quyên góp được rất nhiều tiền để nuôi sống công cuộc truyền giáo tại Việt Nam trong những thời gian bị bắt đạo ngặt nghèo nhất. Quan trọng không kém, hội này chính là cơ quan tuyên truyền hữu hiệu cho Hội Truyền Giáo Hải Ngoại, qua việc ấn hành các Kỷ Yếu Đức Tin với tin tức của các nhà truyền giáo, nhằm vận động quần chúng Pháp và chiêu mộ thêm giáo sĩ.
Cả hai tổ chức này, do đó, có một mối quan hệ cực kỳ mật thiết với các giáo dân ở Việt Nam. Mối quan hệ này được thành lập từ người sáng lập Hội Truyền Giáo Hải Ngoại là linh mục Alexandre de Rhodes, người đã nhiều năm truyền giáo ở Việt Nam, cho đến người sáng lập Hội Truyền Bá Đức Tin, là bà Pauline Jaricot, người đã đứng ra gây quỹ cho các giáo sĩ tại Việt Nam.
Và do đó, những người Pháp, thành viên của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại cũng như Hội Truyền Bá Đức Tin, chính là những người có đủ tất cả các điều kiện để là tác giả lá thư Petrus Key. Trước nhất, là những người lãnh đạo tinh thần cho các giáo dân người Việt, họ chắc chắn có ý muốn cho những giáo hữu của họ được giải thoát bởi quân Pháp. Kế đến, họ có đủ khả năng dùng tiếng Pháp để viết lá thư Petrus Key. Và sau cùng, vì ở Pháp, không rành địa lý Nam Kỳ, họ đã có những lỗi lầm trong lá thư Petrus Key mà những giáo sĩ người Pháp tại Việt Nam không thể mắc phải. Tóm lại, những người thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại và Hội Truyền Bá Đức Tin có đủ ba điều kiện cần thiết để là tác giả lá thư Petrus Key.
Và theo người viết, chính xác hơn nữa, những người làm công việc tuyên truyền thuộc Hội Truyền Bá Đức Tin, những người nhận được các lá thư từ các giáo sĩ ở Việt Nam, sau đó chỉnh sửa và cho in trong những quyển Kỷ Yếu Đức Tin, chính là nhóm người có khả năng nhiều nhất là tác giả lá thư Petrus Key.
Đó là vì cách hành văn của Hội Truyền Bá Đức Tin, và đặc biệt là của người sáng lập Hội này, bà Pauline Jaricot, có một nét đặc biệt giống hệt như cách hành văn của lá thư Petrus Key.
Và đó là cách dùng nghệ thuật Parallelism.
Chương XVI.
Một Dấu Hiệu Đặc Biệt Cho Thấy Sự Liên Hệ Mật Thiết Giữa Lá Thư Petrus Key Và Tổ Chức Truyền Giáo Hội Truyền Bá Đức Tin Ở Pháp: Cách Hành Văn Với Parallelism Một Cách Áp Đảo
Nhưng trước khi có thể so sánh cách hành văn chuyên dùng parallelism của lá thư Petrus Key với cách hành văn cũng chuyên dùng parallelism của Hội Truyền Bá Đức Tin để thấy chúng giống nhau như thế nào, người viết xin đưa bạn đọc trở lại với lá thư Petrus Key và giới thiệu cách hành văn với parallelism cực kỳ đặc biệt của tác giả lá thư này, một thứ “dấu ấn” khó thể lẫn lộn với những kiểu hành văn bình thường.
Parallelism là một nghệ thuật viết văn làm cho câu văn trôi chảy và thuyết phục hơn bởi cấu trúc của nó. Parallelism được định nghĩa là cách đặt câu có hai hoặc nhiều hơn những nhóm từ có cấu trúc, văn phạm và ý nghĩa tương tự nhau. Cách hành văn này tạo nên sự cân bằng cho câu văn, và quan trọng hơn nữa, tạo nhịp điệu cho câu văn. Nó làm cho câu văn trở nên thuyết phục hơn, êm tai hơn – bởi sự lặp đi lặp lại của các nhóm từ tương tự nói trên.
Parallelism thật ra là một tên gọi chung của nhiều nghệ thuật dùng từ khác nhau. Các nghệ thuật này gồm có antithesis (đối ngẫu), anaphora (điệp từ đầu câu), epistrophe (điệp từ cuối câu), climax (tột đỉnh), asyndeton (không có chữ nối) và simploce (điệp cú).[111]
A. Parallelism Trong Lá Thư Petrus Key
Trong lá thư Petrus Key, tác giả lá thư đã dùng nghệ thuật parallelism cả thảy 30 lần. Phải nói rằng gần như 7 hoặc 8 phần 10 của lá thư là parallelism. Ngoại trừ những chỗ mà tác giả phải diễn tả những sự việc đang xảy ra – như việc các ông quan đang tăng cường số người đi bắt giáo dân, hay nói về tình hình quân nhà Nguyễn – tất cả những phần còn lại trong thư đều có bóng dáng parallelism.
Người viết xin chép lại lá thư Petrus Key một lần nữa, với những dòng có dùng nghệ thuật parallelism được gạch dưới để bạn đọc dễ theo dõi.
=========================================================================
J.M.J.
A.M.D.G.
Grand chef,
Et vous tous, très honorables officiers de la Flotte Française
Votre haute position devrait certainement m’empêcher de vous écrire; mais quand la mort nous menace à chaque pas, quand des dangers pressants nous environnent de toutes parts, ne m’est-il pas permis de vous adresser ces quelques mots que votre bonté, j’en suis sûr, excusera. Je n’agis pas ainsi par un vain orgueil, l’utilité commune me guide, et les périls qui nous entourent me dictent impérieusement cette conduite. Autrefois les apôtres, tourmentés par la tempête, s’adressaient avec confiance au Dieu de repos, lui disant: Sauvez-nous, nous périssons. Mais la nécessité ne connaît pas de lois. Ce grossier papier, cette lettre mal tournée vous diront assez combien ma situation est précaire; ici, en effet, au milieu de la route, je n’ai rien à ma disposition, ni papier, ni bonnes notes, ni encre convenable, ni plumes appropriées. Mais je viens comme le champion de tous les Chrétiens vous offrir nos supplications; je viens vous raconter tous les maux que la cruelle tyrannie de mandarins nous fait subir, car vous êtes les vengeurs de notre liberté, vous êtes les envoyés de Dieu que, dans sa divine providence, il a choisi pour nous délivrer des mains de nos ennemis, comme jadis il envoya Samson pour venger son peuple, ou Moïse pour délivrer le peuple d’Israël de la prison d’Egypte, ou Josué pour introduire la maison du Jacob dans les champs pacifiques de Chanaan.
En considérant la (foi?) … qui vous anime pour la cause de Dieu, en examinantcombien de mers vous avez parcourues, combien de pays et de royaumes vous avez traversés, combien de périls, sur terre et sur mer, il vous a fallu surmonter pour venir jusqu’à nous, une confiance indicible nous aucune et nous espérons en votre protection. Car nous sommes en ce moment comme des brebis au milieu des loupsrapaces, les mortifications se suivent sans interruption; la terreur règne dans nos demeures, et la glaive attend sur la porte de la maison. Au milieu de ces craintes continuelles, de ces dangers incessants, seule notre espérance en vous nous soutient. La persécution augmente de jour en jour; partout la croix se présente sous nos pieds et c’est par notre ou par notre mépris pour elle que nous sommes reconnus; des tribunaux nous attendent à tous les carrefours. Nous tombons, meurtris de coups, nous sommes jetés en prison pour y attendre la mort. Le jour se passe en pénibles travaux pour le bien public, la nuit, il nous faut veiller sans cesse à la sûreté du village et c’est à peine si le sommeil s’approche quelquefois de nos paupières. Nos noms sont inscrits dans les listes publiques, nuit et jour surveillés, il nous est impossible de nous écarter un instant.
Que dirai je de plus? nuit et jour soumis aux tribulations. La hache du bourreau nous menace! Devant nous, le précipice, derrière, les loups! et nous restons entre la pierre et le sacrifice sous le couteau levé! Déjà nos confesseurs vaincus remplissent les prisons et de nombreux Chrétiens sont au pouvoir des ennemis. Hier, des lettres de Mandarins parcouraient les villages, ordonnant d’adjoindre chacun 10 ou 20 hommes aux soldats chargés d’arrêter les Chrétiens; et déjà plusieurs gémissent dans les fers de la citadelle qu’on vient d’élever près du pont Tham-Luong. Nous sommes tous menacés de la mort, si vous ne chassez bientôt nos ennemis. Telle est la vie précaire que nous menons; notre esprit flotte incertain; la crainte et l’anxiété nous désagrègent et nous dissolvent. Plus de repos du corps, plus de repos d’esprit!
Et en effet! L’homme qui voit sans cesse la hache suspendue au dessus de sa tête, peut-il savourer la douceur des mets? L’homme agité par de continuelle frayeur, peut-il goûter les délices de la campagne! Et moi, votre très humble et inutile serviteur, qui m’empresserai de me rendre auprès de vous, je suis contraint de m’arrêter après avoir fait les trois quarts du chemin. J’ai essayé hommes et chevaux pour parvenir au terme de mon voyage; mais des postes militaires sont établis partout; des explorations continuelles sont faites sur les routes qu’il me faudrait parcourir, et je reste, semblable au poisson dans un fleuve desséché, sans ressource pour continuer ma route. En vain, j’ai essayé de franchir les forêts, les champs, les montagnes, les vallées pour aller à vous, déjà même il m’est difficile de revenir sur mes pas. J’attends donc ici que vos armes invincibles m’aient ouvert une voie.
Telles sont nos tribulations qui, si ne je me trompe, ne vous sont pas inconnues. Si donc votre coeur n’est pas fermé à la piété et à la Charité prêchée par Jésus Christ, remplissez l’attente de cette Église; dirigez vers nous une main secourable, étendez le bras de votre puissance et vous aurez bien mérité de Dieu et de son Église. Une armée innombrable vous entoure, il est vrai: mais vous la mettrez en fuite sans difficulté; car la peur s’est emparée de vos ennemis et les tient sous son joug. J’ai vu des soldats fugitifs et je leur ai ouï dire que dans l’armée Annamite depuis le Centurion jusqu’aux derniers soldats, presque tout le monde dit hautement que, malgré les ordres des mandarins, ils couleront leurs barques au milieu de la rivière et se sauveront à la nage. Tout le peuple, même païen, gémit et demande la paix à grands cris: S’il s’agit de l’empire, disent-ils, qu’on nous montre au plus tôt un roi qui assure notre repos et mette fin aux travaux et aux impôts que les Mandarins exigent pour faire la guerre. Pourquoi travaillons-nous gratis toute la journée? Occupe le trône qui voudra, pourvu qu’il allège notre fardeau. Ne dédaignez donc pas d’étendre vers nous votre main libératrice pour mettre fin aux misères de notre peuple. Votre gloire, votre honneur le demandent; nos souffrances vous en font un devoir. Et puis, les siècles parleront de vos hauts faits, votre mémoire ne périra jamais; vos louanges seront dans la bouche de l’Église; et votre nom sera célébré d’âge en âge, et, ce qui est au-dessus de tout, vous mériterez dans le Ciel, pour toute éternité, cette couronne de la vie Éternelle, qu’il est si difficile d’obtenir.
Ayez pitié de nous, Ayez pitié de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemis nous a touchés! halas (hélas?)! the wearer knows very well where the shoe pincheth Nous savons aussi que “qui trop embrasse mal étreint”. Et cependant nos souffrances nous poussent à invoquer votre puissance et à vous exposer du fond du coeur tout ce que je viens de soumettre à votre prudence et à votre sagesse.
De Votre Excellence
Le très humble et inutile serviteur
Petrus Key
=========================================================================
J.M.J.
A.M.D.G.
Đại Quan,
Và tất cả các ngài, những sĩ quan rất đáng kính của Hạm Đội Pháp Quốc
Vị trí cao cả của các ngài lý ra phải ngăn cản việc tôi viết cho các ngài; nhưng khi cái chết đe dọa chúng tôi ở mỗi bước chân, khi những hiểm nguy khẩn cấp bao vây chúng tôi từ khắp phía, chẳng lẽ tôi không được phép viết những dòng chữ này mà lòng tốt của các ngài, tôi chắc chắn, sẽ tha thứ. Bởi thế tôi không làm việc này vì tự kiêu hão huyền, lợi ích cộng đồng hướng dẫn tôi, và những tai hoạ chung quanh tôi khẩn cấp buộc tôi có hành động như vậy. Trước kia, các thánh tông đồ, khi lâm nguy vùi dập trong giông bão, đã kêu gọi với tự tin cùng Chúa của an lành, nói với Người rằng: “Hãy cứu chúng tôi, chúng tôi đang chết”. Nhưng hoàn cảnh không biết luật lệ. Tờ giấy thô sơ này, lá thư viết vụng này, sẽ kể cho các ngài thấy tình cảnh của tôi bấp bênh đến mức nào; tại nơi đây, thật vậy, ở giữa đường, tôi không có gì để dùng, giấy cũng không, những ghi chép tốt cũng không, mực tàm tạm cũng không, cây viết đàng hoàng cũng không. Nhưng tôi đến như là người biện hộ cho những giáo dân Thiên Chúa Giáo để đưa đến các ngài những lời thỉnh cầu của chúng tôi; tôi đến để kể cho các ngài nghe về những tai ương mà chúng tôi phải trải qua dưới bạo quyền chuyên chế của các quan lại, bởi vì các ngài là những người trả thù cho sự tự do của chúng tôi, các ngài là những sứ thần của Chúa mà, trong ý định thiêng liêng của Người, đã chọn, để mang chúng tôi ra khỏi bàn tay của những kẻ thù của chúng tôi, như trước kia Người đã gởi Sam-sông (Samson) đến để trả thù cho dân tộc của Người, hay Môi-se (Moses) để đưa những người Do Thái ra khỏi ngục tù Ai Cập, hay Gio-Duệ (Joshua) để mang căn nhà của Jacob (tức dân tộc Do Thái) đến những cánh đồng thanh bình ở xứ Chanaan.
Khi xét đến (đức tin?) … đang thúc đẩy các ngài hành động vì Chúa, khi kiểm lại bao nhiêu biển cả các ngài đã từng đến, bao nhiêu quốc gia và vương quốc các ngài đã băng ngang, bao nhiêu tai họa, trên đất cũng như trên biển, mà các ngài cần phải vượt qua để đến với chúng tôi, một niềm tin tưởng khôn tả vực chúng tôi lên và cho chúng tôi hy vọng được sự bảo vệ của các ngài. Vì chúng tôi trong giờ phút này giống như bầy cừu giữa đàn sói đói; với bao đói khát triền miên; sự kinh hoàng ngự trị trong nhà chúng tôi; và thanh gươm chực chờ chúng tôi trước cửa nhà. Giữa những sự sợ hãi liên tiếp đó, những nỗi nguy nan bất tận đó, chỉ có sự hy vọng của chúng tôi ở các ngài nâng đỡ cho chúng tôi mà thôi. Đàn áp gia tăng ngày này qua ngày khác; ở mọi nơi thập tự giá được vẽ dưới chân chúng tôi, và tùy theo sự kính trọng hay xem thường thánh giá mà chúng tôi bị nhận ra. Những toà án chờ đợi chúng tôi ở mọi ngã tư đường. Chúng tôi ngã xuống, bầm dập bởi những đòn vọt, chúng tôi bị ném vào ngục để chờ chết. Ban ngày làm lao động nặng nhọc cho cộng đồng, ban đêm chúng tôi phải canh phòng cho an ninh của làng xóm, và giấc ngủ ít khi đến với đôi mắt chúng tôi. Tên họ của chúng tôi bị đăng trong những danh sách công cộng, bị theo dõi ngày đêm, không thể nào chúng tôi có thể tránh khỏi, dù chỉ trong khoảnh khắc.
Tôi còn nói được gì thêm? Đêm và ngày trải bao gian khổ. Lưỡi búa của đao phủ đang đe dọa chúng tôi! Trước mặt chúng tôi, ghềnh đá (trên vực thẳm), sau lưng, đàn sói! và chúng tôi ở giữa phiến đá tế thần với cây đao đang dơ lên cao! Đã có nhiều người nhận (giảng) đạo (confessors) của chúng tôi bị bắt giam đầy các nhà tù và nhiều giáo dân đang ở trong tay của kẻ thù. Ngày hôm qua, những lá thư của các quan lại đã lan đến các làng, lệnh cho mỗi làng phải tăng thêm từ 10 đến 20 người lính chuyên việc bắt các giáo dân; và rất nhiều người đang rên rỉ trong xiềng xích của tòa thành mới được dựng lên gần cầu Tham Luong. Chúng tôi đang bị đe dọa với cái chết nếu các ngài không sớm đuổi sạch những kẻ thù của chúng tôi. Đó là cuộc đời hiểm nghèo mà chúng tôi đang sống; tinh thần của chúng tôi trôi nổi vô định, sự sợ hãi và lo lắng làm phân hủy và tan rã chúng tôi. Thân thể không còn phút nghỉ ngơi, tinh thần không còn phút yên tĩnh! Và thật vậy! Một người luôn thấy lưỡi búa treo trên đầu, làm sao có thể thưởng thức sự ngon ngọt của thức ăn? Một người bực bội bởi nỗi lo sợ triền miên, làm sao có thể nếm được sự thú vị của chốn đồng quê! Và tôi, người làm công khiêm nhường và vô dụng của các ngài, người đang vội vã đến với các ngài, tôi đã buộc phải ngừng lại sau khi đi hết ba phần tư đoạn đường. Tôi đã thử nhiều người và nhiều ngựa để đến cuối cuộc hành trình; nhưng các trạm lính canh được đặt ra ở mọi nơi; những sự thăm dò được thi hành ở khắp các con đường mà tôi sẽ phải đi qua, và tôi thành, như con cá trên dòng sông cạn, không có điều kiện để tiếp tục cuộc hành trình. Trong vô vọng, tôi đã thử vượt qua những khu rừng, những cánh đồng, những ngọn núi, những thung lũng để đến với các ngài, và giờ thì đã rất khó khăn để tôi trở lại chốn cũ. Tôi đang ở nơi đây chờ đợi những vũ khí vô địch của các ngài mở một con đường cho tôi.
Đó là những thử thách của chúng tôi mà, nếu tôi không lầm, không phải các ngài không hay biết. Nên nếu trái tim các ngài chưa đóng lại với sự mộ đạo và lòng nhân đức thuyết giảng bởi Chúa Giê-Su Ki -Tô, hãy làm tròn kỳ vọng của giáo hội này; đưa một bàn tay giúp đỡ chúng tôi, kéo dài cánh tay quyền lực của các ngài, và các ngài sẽ được nhận xứng đáng từ Chúa và Giáo Hội của Người. Một quân đội rất đông đang bao vây các ngài, điều đó là thật; nhưng các ngài sẽ làm cho chúng bỏ chạy không khó khăn; bởi sự sợ hãi đã chiếm ngự những kẻ thù của các ngài và đè chúng xuống dưới ách nặng của nó. Tôi đã thấy những người lính đào ngũ và tôi nghe họ nói rằng trong quân đội An Nam từ người Centurion (Bách Phu Trưởng) cho tới những tên lính cuối cùng, gần như tất cả đều nói rõ rằng, mặc cho những mệnh lệnh của các quan lại, họ sẽ đánh chìm những chiếc thuyền của họ giữa sông và bơi đi mất. Tất cả mọi người, kể cả những người ngoại đạo, rên xiết và đòi hỏi hoà bình với những tiếng kêu to: Nếu đó là vì cho đế quốc, họ nói, hãy cho chúng tôi thấy càng sớm càng tốt một ông vua bảo đảm sự nghỉ ngơi của chúng tôi và chấm dứt những công việc và thuế má mà các quan lại đòi hỏi cho chiến tranh. Tại sao chúng tôi phải làm việc không lương cả ngày? Người nào trên ngôi vua cũng vậy, miễn sao giảm bớt gánh nặng của chúng tôi. Bởi vậy, đừng nên xem thường mà hãy đưa bàn tay giải phóng của các ngài cho chúng tôi để chấm dứt nổi khổ sở của dân tộc chúng tôi. Vinh quang của các ngài, danh dự của các ngài đòi hỏi điều đó, sự đau khổ của chúng tôi làm nó trở thành bổn phận của các ngài. Và rồi, nhiều thế kỷ sẽ nói về việc làm cao thượng của các ngài, những ký ức về các ngài sẽ không phai nhạt, lời ca ngợi các ngài sẽ ở trên môi Giáo Hội; và tên của các ngài sẽ được tuyên dương đời này qua đời khác, và, trên tất cả, các ngài sẽ hưởng phước trên Thiên Đàng vĩnh cửu, đó là điều rất khó để đạt được.
Hãy có lòng thương xót chúng tôi, hãy có lòng thương xót chúng tôi. Các ngài là những nhà giải phóng của chúng tôi và bàn tay kẻ thù đã đụng đến chúng tôi! Ôi, người mang giày biết rõ chỗ nào giày cấn. Chúng tôi cũng biết rằng “kẻ ôm đồm quá thì khó giữ được gì”. Nhưng những nỗi thống khổ của chúng tôi đã thôi thúc chúng tôi kêu gọi đến quyền lực của các ngài và thổ lộ với các ngài từ tận đáy tim tất cả những điều mà tôi vừa trình bày ra đây cho sự cẩn trọng và khôn ngoan của các ngài.
Của Ngài
Người làm công khiêm nhường và vô dụng
Petrus Key
=========================================================================
Như vậy, người đọc có thể dễ dàng thấy rằng lá thư Petrus Key là một lá thư được viết ra bởi nghệ thuật hành văn parallelism. Vì trong một lá thư mà đến 7 hoặc 8 phần 10 của nó, hay khoảng 30 lần trong thư nghệ thuật parallelism đã được dùng, tác giả lá thư chắc chắn phải là một người rất yêu thích nghệ thuật này và thường xuyên dùng nó khi viết văn.
Và đó là một nét vô cùng đặc biệt của lá thư Petrus Key, mà ta khó thấy ở bất cứ văn kiện nào khác.
B. Parallelism Trong Lá Thư Năm 1833 Bởi Hội Truyền Bá Đức Tin
Tuy vậy, trong quá trình tìm kiếm thêm tài liệu cho bài viết này, người viết đã tình cờ đọc được một lá thư của Hội Truyền Bá Đức Tin, với cách hành văn đặc biệt chuyên dùng parallelism rất giống với lá thư Petrus Key. Và lá thư này có hình thức cũng rất giống với lá thư Petrus Key.
Đó là một lá thư viết vào năm 1833-1834, được ký chung bởi các giáo sĩ và giáo dân Pháp thuộc Hội Truyền Bá Đức Tin, và được gởi đến tất cả những giáo hữu An Nam đang bị đàn áp dưới triều đại Minh Mạng. Lá thư này đã được Hội Truyền Bá Đức Tin in lại trong một quyển Kỷ Yếu Đức Tin (Annales de la Propagation de la Foi).[112]
Người viết xin chép lại lá thư này, với những phần có parallelism được gạch dưới như sau, để bạn đọc có thể so sánh cách dùng và mật độ của parallelism trong lá thư này với lá thư Petrus Key:
=========================================================================
LETTRES DES CONSEILS DE L’OEUVRE DE LA PROPAGATION DE LA FOI
Les membres des deux Conseils de la Propagation de la Foi, au nom de tous les Catholiques de France qui participent à cette Oeuvre sainte.
A nosseigneurs les Évêques, Vicaires Apostoliques, et Coadjuteurs (Cette lettre est partie en triple expédition pour les Évêques du Tong-king et de la Cochinchine, par un vaisseau qui a mis à la voile au Havre dans le derniers jours du mois de mars); aux Prêtres, Missionnaires et Fidèles du Tong-king et de la Cochinchine, exilés ou persécutés pour la Foi et le nom chrétien.
——————————————————————————————
Béni soit Dieu; le Père de Notre-Seigneur Jésus-Christ; qui nous donne en tous lieux des sujets de triomphe, et qui manifeste par vous la bonne odeur de la connaissance de son nom, auprès de ceux mêmes de qui vous avez reçu l’Evangile.
Les paroles nous manquent pour vous exprimer tout ce que nous avons ressenti en apprenant les maux que vous souffrez: nos ames se sont trouvées inondées d’amertume, nos yeux se sont remplis de larmes, à la vue de vos églises détruites, de vos maisons de Dieu renversées, de vos vierges dispersées, de vos Prêtres, de vos Missionnaires emprisonnés et mis à mort.
Ah! que ne pouvons-nous franchir l’étendue des mers qui nous sépare, vous visiter au milieu de vos épreuves! peut-être nous fléchirions vos persécuteurs, nous tenterions du moins de racheter votre vie, ou nous vous aiderions à porter vos chaînes, demandant pour vous au Seigneur quelqu’une de ces consolations, que l’Apôtre, dans sa captivité, recevait de la visite des fidèles.
Mais la charité ne connaît point de distances, la foi nous rend présents parmi vous, il nous semble que nous assistons à vos combats; nous partageons vos retraites et vos exils, vos angoisses sont les nôtres; car nous sommes vos frères, membres d’un même corps; n’ayant tous ensemble, sous le même divin Chef, qu’une même vie et une commune espérance. C’est pourquoi chaque jour nous élevons nos yeux vers les saintes montagnes d’où viendra le secours; fléchissant le genou devant notre Père céleste, nous le conjurons d’abréger vos épreuves, de proportionner la tribulation à vos forces, ou de vous faire trouver, dans vos afflictions mêmes, et de nouveaux mérites et une gloire nouvelle.
Toutefois le désir de vous voir glorifier dans votre chair N.S. Jésus-Christ, n’est pas moins vif en nous que la douleur causée par la connaissance de vos maux. Que ne pouvons-nous vous dire tout ce que le sentiment nous inspire à votre égard! Mais lorsque, regardant en vous ce titre de confesseur qui vous honore, nous voulonscontinuer de vous adresser la parole, nous avons besoin, pour nous rassurer, de nous souvenir que dans les premiers combats de l’Eglise, quand d’intrépides chrétiens défiaient la rage des bourreaux, des fidèles obscurs se glissaient dans la foule, et non contens de prier pour les martyrs, quelquefois de la voix et du geste se hasardaient de les encourager. Timides commes ces chrétiens des premiers âges, et pénétrés aussi du sentiment de nos misères, comme eux nous prions pour nos frères que le Seigneur appelle aux combats de la foi, nous offrons nos aumônes, afin de soulager ses Saints; et puis, malgré notre indignité, nous osons leur dire: “Courage, généreux soldats de Jésus-Christ, vous êtes choisis entre tous pour avoir cet honneur insigne, non-seulement de croire en son nom, mais encore de souffrir pour lui: quel bonheur d’être appelés, comme vous l’êtes, à donner votre vie pour celui qui est mort sur la croix pour vous! Oh! que vos lourdes cangues doivent être allégées par la vue de l’auréole de gloire qui bientôt les remplacera. Vos cachots ne vous semblent-ils pas des palais, quand vous pensez qu’ils sont vraiment pour vous les vestibules de la céleste Jérusalem!
Songez que le nom du divin Maître est glorifié en vous, que vous l’êtes en lui; déjà le bruit de vos triomphes est allé au delà des mers, pour réveiller les coeurs assoupis par l’indifférence, et rendre croyables aux incrédules les merveilles des anciens jours; combattez courageusement jusqu’à la fin; vous aussi vous êtes en spectacle à Dieu, aux Anges et aux hommes.
Déjà vos glorieux martyrs, Gagelin et Pierre Tuy, vous ont montré comment on mourait pour la Foi, et maintenant ils vous représentent auprès du grand Monarque du ciel. Non, ils ne sont point perdus ceux que vous révériez comme vos pères, leurs exemples vous restent; et tandis que vous travaillez à accomplir saintement votre course, eux ils intercèdent pour vous auprès de celui de qui vient tout don parfait et toute grâce excellente. Vos églises ne seront point abandonnées, le sang de ces saints Confesseurs deviendra, comme aux premiers âges, la semence féconde des chrétiens, il vous obtiendra de nouveaux apôtres. Rappelez-vous quels furent leurs dernières paroles et leurs derniers voeux. Pour nous, nous ne pouvons nous souvenir sans une émotion profonde: au jour de leur combat et de leur triomphe, l’un d’eux tournant ses yeux mourants vers ses frères de la Propagation de la Foi, leur promit dans le ciel un éternel souvenir. Non, elle ne sera pas stérile cette sainte bénédiction d’un martyr; elle ranimera notre zèle, elle inspirera à tant de chrétiens qui en sont dignes, par leur foi et leur charité, le désir de joindre leurs offrandes aux nôtres, pour alléger le poids de vos tribulations. Quel honneur pour nous de penser qu’une part si légère de nos biens périssables se transforme, en vos mains, en des richesses incorruptibles! nous vous donnons un or vil et terrestre; et vous, vous nous rendez des martyrs et des protecteurs dans le ciel.
Mais pouvons-nous oublier ceux de nos frères qui sont devenus pour vous un si juste sujet de larmes? faibles, hélas! nous-mêmes, si la conscience de nos misères ne nous a point portés à excuser leur apostasie, du moins elle nous a bien fait sentir leur déchirante position. Combien nous avons regretté de n’avoir pu placer dans leurs mains ce denier avec lequel ils auraient racheté de l’avarice de leurs juges, et la vie de leurs corps, et la vie bien plus précieuse de leurs âmes! Puissions-nous bientôt apprendre que tous ont suivi l’exemple que plusieurs d’entre vous leur ont déjà donné, et que, si la crainte des tourments a pu les rendre infidèles, cédant enfin à la voix de leur conscience, aux exhortations de leurs prêtres, aux prières des saints confesseurs, ils se sont glorieusement relevés, et que leur pénitence a consolé l’Église, plus encore que leur chute ne l’avait d’abord affligée!
Nous vous prions de recevoir ces paroles en témoignage de notre foi commune, en gage de notre charité pour vous. Si nous apprenons qu’après une tempête si horrible vous jouissez enfin du repos, nous bénirons le Dieu des consolations, qui console comme il éprouve, qui guérit comme il frappe: mais s’il entre dans ses desseins impénétrables de prolonger vos tribulations, n’oubliez pas que la tribulation opère la patience, la patience l’épreuve, l’épreuve l’espérance, et que l’espérance n’est jamais confondue. Donnez cette gloire à vos chaines, de les porter jusqu’à la fin en vrais disciples de Jésus-Christ. Que le nom de ce divin Sauveur devienne, par votre résignation, respectable à vos persécuteurs; car c’est de lui que vous avez appris comme nous à bénir ceux qui vous maudissent, à prier pour ceux qui vous persécutent; voilà la guerre des chrétiens: leurs armes sont les larmes et la prière, leurs conquêtes les souffrances, leur victoire c’est la mort …!
Nous saluons d’une manière particulière ceux d’entre vous qui seraient encore dans l’exil ou dans les prisons; nous baisons avec respect leurs cicatrices et ces lourdes cangues qui sont, autour de leur cou, comme des ornements de leur gloire: nous nous recommandons avec simplicité à leurs prières, leur demandant quelque part à leurs mérites, afin qu’ils obtiennent de Dieu, qu’unis par la foi sur la terre, nous le soyons dans le ciel par le liens de la charité.
Nous vous saluons tous affectueusement dans le Seigneur.
Que la paix de Notre-Seigneur Jésus-Christ et les consolations de sa grâce, que l’esprit de conseil et de force demeurent toujours avec vous.
(Suivent les signatures.)
=========================================================================
Và sau đây là bản dịch lá thư trên của Winston Phan Đào Nguyên.[113] Những chỗ dùng parallelism cũng sẽ được gạch dưới tương tự như trong nguyên văn tiếng Pháp bên trên:
=========================================================================
NHỮNG LÁ THƯ TỪ CÁC HỘI ĐỒNG CỦA HỘI TRUYỀN BÁ ĐỨC TIN
Những thành viên của hai Hội Đồng Truyền Bá Đức Tin, đại diện cho tất cả các tín đồ Thiên Chúa Giáo tại Pháp đang tham gia Thánh Vụ này.
Gởi đến các Giám Mục, Phụ Tá Giám Mục, và Trợ Lý Giám Mục (lá thư này được gởi đi ba chuyến đến các Giám Mục của Bắc Kỳ và Nam Kỳ, bởi một chiếc tàu khởi hành từ Havre vào những ngày cuối tháng 3) đến các Linh Mục, Thừa Sai và Tín Đồ của Bắc Kỳ và Nam Kỳ, bị đày hay bị bức hại vì Đức Tin và vì là giáo dân.
————————————————————————————–
Vinh danh Đức Chúa Trời; Cha của Giê-Su Ki-Tô Chúa Chúng Ta; đấng ban cho chúng ta ở khắp nơi những tín đồ của chiến thắng, và qua các bạn làm lan tỏa hương thơm tri thức về người, lan cho đến cả những người mà từ họ trước kia các bạn đã từng nhận được Phúc Âm.[114]
Chúng tôi không đủ từ ngữ để diễn tả cho các bạn biết cảm giác của chúng tôi khi hay những tai họa mà các bạn phải chịu đựng: linh hồn chúng tôi tràn ngập cay đắng, đôi mắt chúng tôi đầy những giọt lệ, với cảnh tượng những giáo phận của các bạn bị tàn phá, những ngôi nhà thờ Chúa của các bạn bị lật đổ, những nữ tu của các bạn bị phân tán, những linh mục của các bạn, những thừa sai của các bạn đang bị tù đày và tử hình.
Ôi! sao chúng tôi không thể vượt qua khoảng cách của những biển cả ngăn cách chúng ta, thăm viếng các bạn giữa những phiên toà của các bạn! có thể chúng tôi sẽ chế ngự những người bức hại các bạn, chúng tôi ít ra cũng thử chuộc lại sự sống của các bạn, hay chúng tôi sẽ giúp khiêng vác những gông xiềng của các bạn, cầu xin Chúa cho các bạn bất kỳ sự an ủi nào, mà thánh Tông Đồ, trong giam cầm, nhận được từ cuộc viếng thăm của những tín đồ sùng đạo.
Nhưng lòng nhân ái không biết đường xa, lòng tin đem chúng tôi đến cận kề các bạn, dường như là chúng tôi đang chứng kiến cuộc chiến đấu của các bạn; chúng tôi cùng chia sẻ những cuộc tẩu thoát và lưu đày của các bạn, những lo lắng của các bạn cũng là của chúng tôi; vì chúng tôi là anh em của các bạn, là tay chân của cùng một thân thể; tất cả có chung, dưới một Đức Chúa Trời, chỉ một cuộc sống và một niềm hi vọng chung. Đó là tại sao mỗi ngày chúng tôi dương mắt lên nhìn những ngọn núi thiêngnơi mà sự cứu giúp sẽ đến; quì gối xuống trước Cha chúng ta ở trên trời, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi người hãy làm bớt đi những thử thách của các bạn, chia đều những khổ đau tùy theo sức mạnh của các bạn, hoặc làm cho các bạn tìm thấy, trong chính những hoạn nạn kia, những phần thưởng mới và một niềm vinh dự mới.
Nhưng lòng mong muốn được thấy các bạn vinh danh trong xác thịt chúa Giê-Su Ki-Tô, ở trong chúng tôi không ít hơn sự đau đớn bị gây ra bởi sự hiểu biết về những tai hoạ của các bạn. Làm sao chúng tôi có thể nói cho các bạn nghe hết được những gì tình cảm này đã dấy lên trong chúng tôi đối với các bạn! Thế nhưng, khi nhìn ở các bạn với danh xưng người nhận (giảng) đạo (confessor) mà các bạn được vinh danh, chúng tôi muốn tiếp tục nói với các bạn, chúng tôi cần, để trấn an mình, nhớ lại rằng, trong những trận chiến đầu tiên của Giáo Hội, khi những tín đồ Thiên Chúa Giáo can đảm coi thường sự cuồng nộ của đao phủ, thì những tín đồ vô danh khác lẫn vào trong đám đông, và không chỉ hài lòng với việc cầu nguyện cho những người tử đạo, mà đôi khi có giọng nói và cử chỉ mạo hiểm để động viên tinh thần họ. Rụt rè như những tín đồ Thiên Chúa Giáo vào thời gian đầu tiên đó, và bị xâm chiếm bởi cảm giác đau khổ của chúng ta, cũng như họ, chúng tôi cầu nguyện cho các đạo hữu mà Đức Chúa Trời kêu gọi trong các cuộc chiến vì Đức Tin, chúng tôi xin cống hiến tài vật (alms) để xoa dịu cho những Vị Thánh của người; và rồi, mặc cho sự hèn mọn của mình, chúng tôi xin cả gan nói với họ rằng: “Can đảm lên, những chiến sĩ rộng lượng của chúa Giê-Su Ki-Tô, các bạn đã được chọn trong tất cả mọi người để có được sự vinh dự đặc biệt này, không chỉ nhân danh người biểu lộ đức tin, mà còn chịu đau đớn vì người: thật là một niềm vui sướng khi được kêu gọi, như các bạn đây, để dâng hiến sự sống của bạn cho người từng chết trên thập tự giá vì chúng ta! Ôi, những gông cùm nặng nề của các bạn chắc hẳn sẽ nhẹ nhàng đi với cảnh tượng của vầng hào quang vinh dự sẽ sớm thay thế chúng. Không phải những ngục tù của các bạn giống như cung điện sao, khi các bạn nghĩ rằng chúng thật ra chỉ là cổng vào cho thiên đường Jerusalem!
Hãy nhớ rằng tên của Chúa Trời được vinh danh trong các bạn, và các bạn trong Người; tiếng vang về những chiến thắng của các bạn đã vượt qua biển cả, đánh thức những trái tim còn uể oải bởi sự thờ ơ, và làm những kỳ tích xưa kia thành khả tín ngay với những người đa nghi; hãy chiến đấu dũng cảm đến cùng; các bạn cũng là một cảnh tượng kỳ diệu với Chúa, Thiên Thần và con người.
Những vị tử đạo vinh quang của các bạn, Gagelin và Pierre Tuy, cho các bạn thấy họ đã chết vì Đức Tin như thế nào, và bây giờ thì họ đại diện cho các bạn trước Đức Chúa Trời. Không, họ không mất đi, những kẻ mà các bạn kính trọng như những người cha, gương của họ vẫn còn đó cho các bạn; và khi các bạn làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng của các bạn, họ sẽ can thiệp cho các bạn với Người là nơi mà từ đó ban ra mỗi tặng phẩm hoàn hảo và ơn huệ vượt bực. Những nhà thờ của các bạn sẽ không bị bỏ hoang, máu của những thánh nhận đạo này sẽ trở thành, như trong những thời trước, hạt giống tốt của những tín đồ Thiên Chúa Giáo, nó sẽ cho các bạn những thánh tông đồ mới. Hãy nhớ những lời cuối và những ước vọng cuối của họ là gì. Về phần chúng tôi, chúng tôi không thể nhớ mà không có cảm giác sâu đậm: trong ngày của sự tranh đấu của họ và của sự chiến thắng của họ, một trong bọn họ đã đưa đôi mắt hấp hối về phía những anh em của ông ta ở Hội Truyền Bá Đức Tin, hứa với họ ở thiên đàng một ký ức vĩnh cửu. Không, nó sẽ không là vô ích phúc lành thiêng liêng này của người tử đạo; nó sẽ làm sống lại lòng hăng hái của chúng tôi, nó sẽ thôi thúc rất nhiều tín đồ Thiên Chúa Giáo xứng danh, bởi lòng tin tưởng của họ và lòng nhân ái của họ, sự mong muốn được cống hiến chung với chúng tôi , để làm nhẹ đi gánh nặng của những thử thách của các bạn. Thật là một vinh dự cho chúng tôi khi nghĩ đến việc một phần nhỏ của những món đồ có thể hư hại của chúng tôi lại được hoá thành, trong tay các bạn, những báu vật không thể tiêu hủy! chúng tôi trao cho các bạn thứ vàng đê tiện và hạ giới; còn các bạn, các bạn hoàn lại cho chúng tôi những thánh tử đạo và những đấng bảo hộ ở trên trời.
Nhưng có thể nào chúng tôi quên được những người anh em của các bạn, những người đã trở thành nguyên nhân cho những giọt lệ của các bạn? yếu ớt! chúng tôi cũng vậy, nếu như tâm thức về những khổ đau của chúng tôi đã không dẫn chúng tôi đến việc tha thứ cho sự chối đạo của họ, thì ít ra nó cũng đã làm cho chúng tôi cảm nhận được hoàn cảnh thương tâm của họ. Chúng tôi hối hận biết bao khi không thể đặt trong tay họ đồng tiền này để với nó, họ có thể chuộc lại từ sự tham lam của những quan tòa của họ, sự sống của thể xác của họ, và thứ quí giá hơn nhiều là sự sống của linh hồn của họ! Mong rằng chúng tôi sẽ sớm biết rằng họ đã noi theo tiền lệ mà rất nhiều người trong các bạn đã cho họ, và rằng, nếu nỗi sợ hãi vì tra tấn có thể đã làm cho họ phản bội, thì sau cùng khi nghe theo tiếng gọi của lương tâm, theo sự hô hào của các giáo chức, những lời khấn nguyện của các người nhận đạo, họ vươn lên một cách huy hoàng, và sự ăn năn của họ an ủi Giáo Hội, thậm chí nhiều hơn là khi sự gục ngã của họ làm cho nó đau buồn!
Chúng tôi xin các bạn hãy nhận những lời này như một chứng nhận cho niềm tin chung của chúng ta, như một biểu tượng cho lòng nhân ái của chúng tôi cho các bạn. Nếu chúng tôi biết rằng sau một cơn bão tố ghê gớm các bạn sau cùng cũng được ngơi nghỉ, chúng tôi sẽ tạ ơn Chúa của những sự an ủi, người an ủi như người thử thách, người chữa lành như người trừng phạt: nhưng nếu người đi theo những ý nguyện không lường được của người để kéo dài sự đau khổ của các bạn, thì đừng quên rằng đau khổ dẫn đến kiên nhẫn, kiên nhẫn, thử thách, thử thách, hi vọng, và hi vọng thì không bao giờ bất lực. Hãy đem sự vinh quang này vào gông xiềng của các bạn, hãy mang chúng đến cùng như những tông đồ thực thụ của chúa Giê-Su Ki-Tô. Hãy để tên của Đấng Cứu Thế này, bởi sự nhẫn nhục của các bạn, trở thành đáng kính với những kẻ bức hại các bạn; vì đây là trận chiến của người Thiên Chúa Giáo: những vũ khí của họ là những giọt nước mắt và những lời cầu nguyện, những sự chinh phục của họ là những sự chịu đựng nhiều đau khổ của họ, chiến thắng của họ là cái chết …!
Chúng tôi xin chào một cách đặc biệt với những người trong các bạn hiện vẫn đang bị đày hoặc đang ở tù; chúng tôi kính trọng hôn lên những vết thẹo và những gông cùm nặng nề quanh cổ họ như những đồ trang sức cho niềm vinh dự của họ: chúng tôi đề nghị nhau một cách đơn giản đến cùng họ cầu nguyện, xin họ ban cho nơi nào đó trong những thành tích của họ, để Thượng Đế vì họ mà ban phép cho chúng tôi, từng đoàn tụ cùng nhau trên trái đất quanh một lòng tin, lại được đoàn tụ cùng nhau trên cõi trời quanh một lòng nhân ái.
Chúng tôi chào thân mến tất cả các bạn nhân danh Chúa
Cầu xin sự bình yên của Giê-Su Ki-Tô chúa chúng ta và những sự an ủi từ ơn huệ của Người, và tinh thần khôn ngoan và sức mạnh, luôn ở cùng các bạn.
(Những chữ ký theo sau)
=========================================================================
Như đã nói trên, sau khi đọc lá thư này của Hội Truyền Bá Đức Tin, người viết nhận thấy ngay rằng cách hành văn của nó và lá thư Petrus Key rất giống nhau, với cách dùng nghệ thuật parallelism rất điêu luyện và dày đặc trong thư.
Như bạn đọc có thể nhận xét, parallelism là một cách hành văn đặc biệt, không phải ai cũng biết dùng, và không phải ai cũng có thể dùng một cách thiện nghệ và áp đảo như trong cả hai lá thư Petrus Key và lá thư của Hội Truyền Bá Đức Tin.
Do đó, với cùng một cách hành văn rất đặc biệt như vậy, có một khả năng rất lớn rằng tác giả của cả hai lá thư chính là một người.
Và người có khả năng là tác giả nhiều nhất, cũng chính là người đã sáng lập ra Hội Truyền Bá Đức Tin, bà Pauline Jaricot.
Chương XVII.
Có Phải Bà Pauline Jaricot – Người Sáng Lập Ra Hội Truyền Bá Đức Tin – Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key?
Bà Pauline Marie Jaricot (1799-1862) sinh ra trong một gia đình giàu có ở Lyon. Ngoài việc thành lập Hội Truyền Bá Đức Tin, bà cũng là người sáng lập ra phong trào Chuỗi Mân Côi Sống.[115] Và có lẽ quan trọng hơn cả, bà là một người yêu viết lách, và là một người viết văn tài tình. Bà suốt đời làm việc thiện nhưng chết trong nghèo túng, vì bị lường gạt trong một công trình tạo việc làm cho người nghèo. Sau khi chết, bà được toà thánh Vatican phong làm Á Thánh, hay còn gọi là Chân Phước (Venerable).
Và như đã giới thiệu về Hội Truyền Bá Đức Tin ở chương trên, bà Jaricot chính là người có một mối quan hệ mật thiết với Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris và những giáo dân Việt Nam ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi, qua người anh ruột là Philéas Jaricot. Bà đã tổ chức gây quỹ để gởi tiền cho các giáo sĩ ngay khi còn là một thiếu nữ. Sau đó, phương thức gây quỹ đơn giản mà hiệu quả của bà đã được Hội Truyền Bá Đức Tin do bà sáng lập áp dụng để nuôi sống công việc truyền giáo tại Việt Nam. Và những quyển Kỷ Yếu Đức Tin của Hội này cũng chính là những công cụ tuyên truyền cũng như gây quỹ cực kỳ hữu hiệu cho Hội Truyền Giáo Hải Ngoại.
Như vậy, có thể thấy rằng bà Pauline Jaricot đã hội đủ tất cả các điều kiện để là tác giả lá thư Petrus Key.
A. Cách Hành Văn Với Parallelism Của Bà Pauline Jaricot
Tuy vậy, để tìm hiểu xem có phải bà Pauline Jaricot là tác giả lá thư Petrus Key hay không, người viết đã tìm đọc các bài viết của bà để tìm kiếm nghệ thuật hành văn parallelism trong văn chương của bà.
Và người viết đã không thất vọng, vì trong những áng văn của bà Jaricot mà người viết tìm được, cách hành văn với parallelism xuất hiện dày đặc trong các câu văn, y như mật độ trong lá thư Petrus Key.
Sau đây là những câu điển hình với nghệ thuật hành văn này trong những đoản văn của bà Jaricot:[116]
=========================================================================
“ … sacrifice qui s’offre des milliers de fois par jour et dans des milliers d’endroits différents dans les cités, dans les campagnes, dans les camps des armées, dans les hospices des malheureux, dans les prisons de la justice humaine, sur terre et sur mer, dans toutes les contrées de l’univers, partout où il y a des hommes qui veulent en profiter.” (Le Prêtre et le Tabernacle, pp. 348-349).
“ …… sự hy sinh dâng hiến hàng ngàn lần mỗi ngày và hàng ngàn nơi khác nhau trong những thành phố, trong những chốn đồng quê, trong những trại lính của quân đội, trong những bệnh viện cho kẻ không may, trong những nhà giam của luật pháp con người, trên đất liền và trên biển, trong khắp mọi nơi chốn trong vũ trụ này, bất cứ nơi nào có con người còn muốn được hưởng nó.” (Người Linh Mục và Hòm Bia Thánh, trang 348-349).
“Repentez-vous de me connaître si tard; offrez vous en sacrifice d’expiation à ma justice; jetez-vous dans le sein de ma miséricorde, je n’exige rien de plus après la confession de vos infidélités.
Pour gage de ma parfaite réconciliation avec vous, je vous donne mon corps, pour imprimer dans le vôtre le principe de la résurrection glorieuse; mon sang, pour vous marquer du sceau des élus; mon âme, pour accompagner la vôtre jusqu’aux pieds du tribunal éternel; ma divinité, …” (Jésus Caché, p. 355)
“Hãy ăn năn vì đã biết ta quá muộn, hãy dâng hiến một chuộc lỗi cho sự chính đáng của ta, hãy quăng người vào sự che chở của lòng khoan dung của ta, ta không đòi hỏi gì thêm ngoài sự thú nhận về những sự bội tín của các người.
Để thế chấp cho sự hoà giải toàn diện giữa ta và các người, ta cho các người thân xác của ta, để in vào các người nguyên lý của sự phục sinh huy hoàng; máu của ta, để ghi vào các người con dấu của sự lựa chọn; hồn của ta, để đi cùng các người đến bước chân của sự phán xét sau cùng, sự thiêng liêng của ta …” (Chúa Giê-Su Ẩn, trang 355)
“Aussi rien ne rebute ce Dieu généreux pour habiter avec nous: ni la poussière dans laquelle son tabernacle est comme enseveli, ni les lambeaux qui couvrent ses autels, ni la malpropreté et la négligence qui règnent dans tout ce qui sert au saint sacrifice, ni la solitude et le délaissement où il est réduit dans une multitude d’églises de campagne.” (Le Tabernacle dans les Campagnes, p. 373)
“Nên không có gì ngăn cản vị Chúa khoan hồng này sống với chúng ta: không phải thứ bụi bặm mà hòm bia thánh của người chìm ngập trong đó, không phải những manh vải vụn che phủ những bàn thờ của người, không phải sự thiếu tinh khiết và bất cẩnngự trị trong toàn thể sự cúng tế, không phải sự cô đơn và bị bỏ bê ở những nhà thờ chốn thôn quê.” (Hòm Bia Thánh ở Những Chốn Thôn Quê, trang 373).
“Les simples fidèles se reposent sur leurs pasteurs, les pasteurs sur les chefs du royaume, les chefs du royaume sur leur roi, les rois sur la force de leurs armées, et personne ne veut se dévouer soi-même pour votre gloire.” (Amour de Jésus-Christ, p. 397).
“Những tín đồ bình dân trông cậy vào những giáo chức của họ, những giáo chức vào những lãnh đạo của vương quốc, những lãnh đạo của vương quốc vào những ông vua, những ông vua vào sức mạnh của những quân đội của họ, và rồi không ai dâng hiến cuộc đời cho sự vinh quang của ngài.” (Tình yêu của Chúa Giê-Su, trang 397).
… Considérez donc ce que vous êtes, ce que sont les impies, ce que sont les chrétiens, ce qu’est l’Eglise, ce qu’est la société, ce que nous allons tous devenir, si Jésus-Christ ne se montre pas. Reconnaissez vos torts envers le Sauveur, de qui vous avez tout reçu, à qui vous n’avez rien donné, de qui vous avez tout à attendre, à qui vous ne demandez presque rien.
Cessez, cessez de vous appuyer sur des bras de chair, d’espérer dans les hommes, quels qu’ils soient, quelle que soit leur puissance, quels que soient leurs talents, pour ne plus espérer que dans le Dieu qui a sauvé le monde et qui seul peut le sauver encore… (Le Salut, pp. 407-408).
… Nên hãy xét xem các ông là gì, những kẻ không tín ngưỡng là gì, những tín đồ Ki-Tô là gì, giáo hội là gì, xã hội là gì, chúng ta sẽ trở thành gì, nếu chúa Giê-su Ki-tô không xuất hiện? Hãy nhìn nhận những sai lầm của các ông với Đấng Cứu Thế, từ Người các ông đã nhận được tất cả, đến Người các ông đã chẳng trao lại gì, từ Người các ông phải chờ đợi tất cả, đến Người các ông gần như chẳng hỏi chi.
Hãy ngưng, hãy ngưng nương tựa vào những cánh tay bằng thịt, hi vọng vào những con người, bất kể họ là ai, bất kể quyền lực của họ thế nào, bất kể tài năng của họ ra sao, để chỉ hi vọng vào Chúa người đã cứu thế và là người duy nhất có thể cứu thế thêm lần nữa… (Lời Chào, trang 407-408).
=========================================================================
Do đó, qua những đoản văn trên, các bạn đọc có thể thấy rằng cách hành văn chuyên dùng parallelism của bà Pauline Jaricot rất giống cách hành văn trong một lá thư của Hội Truyền Bá Đức Tin do chính bà sáng lập đã được dẫn ra ở trên.
Và quan trọng hơn nữa, cách hành văn của bà Pauline Jaricot rất giống với cách hành văn của tác giả lá thư Petrus Key. Cả hai đều dùng rất nhiều, hay phải nói rằng, một cách áp đảo, nghệ thuật parallelism, cho văn chương của họ.
Theo nhận xét của người viết bài này, có thể nói rằng khó mà kiếm được một người nào ưa chuộng nghệ thuật hành văn với parallelism này một cách thái quá như bà Pauline Jaricot. Và từ một điểm chung cực kỳ đặc biệt này của lá thư Petrus Key và văn chương của bà Pauline Jaricot, người viết không thể không đặt câu hỏi rằng có phải chăng bà Pauline Jaricot chính là tác giả lá thư Petrus Key?
B. Nét Chữ Của Bà Pauline Jaricot
Nhưng đó là cách hành văn, còn nét chữ viết thì thế nào? Người viết bài này đã tốn rất nhiều công phu để tìm ra được chữ viết thực thụ của bà Pauline Jaricot, nhằm mục đích so sánh với nét chữ viết tay của lá thư Petrus Key.
Sau nhiều tháng trời, cuối cùng người viết đã tìm được một lá thư của bà Jaricot viết vào năm 1833. Và khi so sánh nét chữ trong lá thư này với lá thư Petrus Key, người viết nhận thấy rằng có nhiều điểm rất giống nhau, tuy cũng cần ghi nhận rằng có nhiều điểm khác nhau.
Nhưng vì hai lá thư có thời gian cách nhau là 26 năm, sự cách biệt khá xa về thời gian đó có thể giải thích những chỗ khác nhau trong nét chữ của hai lá thư.
Và đây là lá thư năm 1833 của bà Pauline Jaricot:
Nhằm so sánh hai nét chữ trong hai lá thư, dưới đây là nét chữ trong lá thư Petrus Key (trên) và nét chữ trong lá thư năm 1833 của bà Pauline Jaricot (dưới):
Và dưới đây là những chữ viết rất giống nhau giữa hai lá thư Petrus Key và lá thư năm 1833 của bà Pauline Jaricot. Cột bên trái là nét chữ của bà Jaricot ,và cột bên phải là nét chữ trong lá thư Petrus Key.
Do đó, sau khi biết rằng bà Pauline Jaricot có một mối quan hệ mật thiết với các giáo sĩ và giáo dân ở Việt Nam từ việc gây quỹ cho đến việc thành lập ra Hội Truyền Bá Đức Tin, sau khi so sánh cách hành văn đặc biệt với nghệ thuật parallelism cũng như nét chữ viết của bà Pauline Jaricot và lá thư Petrus Key, người viết bài này đã đi đến kết luận rằng bà Pauline Jaricot chính là người có khả năng là tác giả lá thư Petrus Key nhiều nhất.
Như đã giải thích ở trên, là người sáng lập ra Hội Truyền Bá Đức Tin, một cơ quan tuyên truyền cho Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, tổ chức truyền giáo lớn nhất tại Việt Nam, bà Pauline Jaricot chắc chắn phải rất nóng ruột trước việc các giáo hữu của bà đang bị triều đình nhà Nguyễn bức hại gắt gao, sau khi quân Pháp chiếm thành Gia Định vào tháng 2 năm 1859. Bà và các giáo sĩ khác thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại có thể càng nóng lòng thêm, vì sau đó quân Pháp vẫn giữ thế phòng thủ ở Sài Gòn – trong khi các giáo hữu người Việt của bà ở ngay những vùng lân cận tại Sài Gòn, ngoài khu kiểm soát của Pháp, đang bị giết hại và giam cầm bởi cuộc bắt đạo với qui mô chưa từng có của nhà Nguyễn.
Và trong khoảng thời gian đó, một thanh niên người Nam Kỳ, cựu chủng sinh trường Penang thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, đã viết một lá thư gởi cho các bạn học ở Penang để thông báo tình hình tại Việt Nam. Trong thư, thanh niên người Nam Kỳ đó ký tên thật là Trương Vĩnh Ký, kèm theo một ký hiệu khá đặc biệt nhưng dễ đọc hơn với người Pháp, là “Pet. Kéy”. Lá thư đó (lá thư Penang) đã được chuyển về Hội Truyền Giáo Hải Ngoại ở Pháp, và được lưu trữ đến tận ngày nay.
Cùng lúc với lá thư Penang của Petrus Ký, nhiều lá thư khác của các giáo sĩ Pháp ở Việt Nam cũng đã được gởi về Hội Truyền Bá Đức Tin để được đăng trong Kỷ Yếu Đức Tin, như đã được làm trong nhiều năm trước đó.
Bà Pauline Jaricot, người sáng lập ra Hội Truyền Bá Đức Tin, là một người có biệt tài về văn chương, nhất là lối văn thuyết phục. Bà có lối hành văn rất đặc biệt là dùng nghệ thuật parallelism một cách áp đảo và dày đặc trong các văn kiện của bà. Có thể vì nhận thấy đây là một cơ hội để thuyết phục các sĩ quan Pháp hãy động lòng trắc ẩn mà tiến đánh các vùng do quân Nguyễn chiếm đóng để giải cứu các giáo dân người Việt, bà Jaricot đã viết một lá thư đến cho họ, và dùng tên của người thanh niên Nam Kỳ vừa viết lá thư Penang. Có lẽ trong sự suy nghĩ của bà, lá thư mang tên người bản xứ này sẽ có tính thuyết phục hơn là một lá thư do chính bà hay Hội Truyền Bá Đức Tin, ký tên.
Và do đó mà ta có lá thư Petrus Key. Và vì vậy, lá thư này đã diễn tả rất nhiều về việc bắt đạo, nhưng phần lớn là nói chung chung. Lá thư rất văn hoa điêu luyện, nhưng lại bỏ qua nhiều chi tiết sơ đẳng trong nghệ thuật viết thư. Lá thư cho thấy tác giả của nó không biết nhiều về xứ Nam Kỳ, và không biết chữ quốc ngữ. Lá thư dùng toàn những hình ảnh rất Tây Phương chứ không có gì là Việt Nam. Và sau cùng, lá thư viết sai cả cái tên mà nó muốn mượn: từ “Pet. Kéy” trở thành “Petrus Key”.
Và đó là sự suy đoán của người viết bài này trong việc đi tìm tác giả lá thư Petrus Key, dựa trên những tài liệu mà người viết có được hiện thời.
Tóm Tắt Phần 3
Phần 3 của bài viết này, với tựa đề “Tác Giả Lá Thư Petrus Key”, gồm từ chương XII đến chương XVII, là phần người viết trình bày quá trình đi tìm tác giả thật sự của lá thư Petrus Key.
Trong Chương XII, người viết cho thấy lá thư Petrus Key là một lá thư mạo danh Petrus Ký, nhưng không phải là một lá thư giả mạo. Tác giả lá thư Petrus Key đã cố tình làm cho lá thư Petrus Key giống như lá thư Penang, vì giữa hai lá thư Petrus Key và Penang có quá nhiều điểm tương tự để có thể cho rằng đó là một trùng hợp ngẫu nhiên. Và điểm đặc biệt nhất liên kết hai lá thư chính là cái tên lạ lùng Petrus Key và cái ký hiệu Pet. Kéy. Ngoài ra, những sự thiếu sót sơ đẳng trong lá thư Petrus Key càng cho thấy tác giả lá thư đã cố tình làm ra như vậy, để tạo cho lá thư cái vẻ là đã được viết bởi chính một người Nam Kỳ là Petrus Ký.
Trong Chương XIII, người viết xem xét lý do tại sao có sự ra đời của lá thư Petrus Key. Và đó là vì cuộc đàn áp bắt đạo ở Gia Định với qui mô chưa từng có của nhà Nguyễn vào năm 1859, đã làm cho tác giả lá thư Petrus Key phải nóng lòng kêu cứu với quân Pháp hãy giải phóng cho các giáo dân này. Cuộc đàn áp nói trên đã được ghi lại trong sử nhà Nguyễn, và có thể được phối kiểm với chính nội dung lá thư Petrus Key, qua những chi tiết trong thư.
Trong Chương XIV, người viết dùng phương pháp loại trừ để giải thích tại sao những người được lợi trực tiếp từ lá thư này là những giáo dân Việt và những giáo sĩ Pháp ở Việt Nam lại không phải là tác giả lá thư Petrus Key. Vì tuy có thể có ý muốn kêu gọi quân Pháp, những giáo dân Việt lại không có đủ khả năng tiếng Pháp để viết lá thư Penang. Và tuy có ý muốn và có cả khả năng tiếng Pháp để viết thư, những giáo sĩ người Pháp lại không thể phạm những lỗi lầm ấu trĩ về Nam Kỳ như trong lá thư Petrus Key.
Trong chương XV, người viết từ đó suy ra chỉ còn một nhóm người duy nhất có thể là tác giả lá thư Petrus Key, và đó là những giáo sĩ và giáo dân người Pháp có quan hệ với việc truyền giáo ở Việt Nam. Những người này thuộc về hai tổ chức tôn giáo của Pháp, nhưng lại dưới quyền Bộ Truyền Giáo của Vatican. Đó là Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, tổ chức đào tạo giáo sĩ cho Việt Nam, và Hội Truyền Bá Đức Tin, cơ quan gây quỹ và tuyên truyền cho việc truyền giáo.
Trong chương XVI, người viết thu ngắn lại danh sách những ai có thể là tác giả lá thư Petrus Key bằng cách xem xét đến kỹ thuật hành văn đặc thù của lá thư Petrus Key: parallelism. Và người viết đã tìm ra một lá thư của Hội Truyền Bá Đức Tin với cách dùng parallelism dày đặc y như lá thư Petrus Key. Điều này cho thấy những thành viên của Hội Truyền Bá Đức Tin chính là những người có khả năng là tác giả lá thư Petrus Key hơn cả.
Sau cùng, trong chương XVII, cũng chính cách hành văn với parallelism đã dẫn người viết đến một nhân vật có khả năng là tác giả lá thư Petrus Key nhiều nhất: đó là bà Pauline Jaricot, người sáng lập ra Hội Truyền Bá Đức Tin. Và đó là vì cách hành văn trong những đoản văn của bà Jaricot dùng toàn parallelism, giống y như trong lá thư Petrus Key. Thêm nữa, nét chữ trong một lá thư viết tay năm 1833 của bà Jaricot cho thấy có nhiều chỗ rất giống với nét chữ trong lá thư Petrus Key. Vì những lý do trên, người viết đã đi đến kết luận sau cùng: người có khả năng là tác giả lá thư Petrus Key nhiều nhất, cũng chính là người phụ nữ Pháp đã sáng lập ra Hội Truyền Bá Đức Tin, bà Pauline Jaricot.
Kết Luận
Petrus Trương Vĩnh Ký, một chủng sinh người Nam Kỳ tại Đại Chủng Viện Penang, một trường đào tạo linh mục bản xứ được lập ra và trực thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, trở về quê nhà tại Cái Nhum, Nam Kỳ vào cuối năm 1858, sau sáu năm học tập tại nơi đó.
Và đây cũng là thời gian liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, làm cho triều đình nhà Nguyễn gia tăng việc bắt đạo ở Nam Kỳ. Đầu tháng 12 năm 1858, quan quân nhà Nguyễn lùng bắt các cố đạo Pháp và các linh mục, thầy giảng người Việt tại Nam Kỳ. Petrus Ký và linh mục Borelle, người cai quản giáo dân các tỉnh miền Tây Nam Kỳ, may mắn thoát được cuộc lùng bắt này tại Cái Nhum.
Sau đó, Petrus Ký phải chạy lên Sài Gòn để nương tựa với Giám Mục Lefèbvre, người lãnh đạo tất cả các giáo dân ở Nam Kỳ. Bằng đường sông, Petrus Ký đã dùng ghe thuyền để lên Sài Gòn, và đã đi ngang qua các giáo xứ Ba Giồng ở Mỹ Tho và Chợ Quán ở Sài Gòn.
Ngày 4 tháng 2 năm 1859, Petrus Ký đã tới được một nơi an toàn ở khu vực Sài Gòn và viết một lá thư dài 13 trang bằng chữ Latin cho các bạn học tại Penang để thông báo về tình hình bắt đạo tại Nam Kỳ. Trong thư, Petrus Ký ký đầy đủ tên họ, và còn kèm theo một ký hiệu đặc biệt là “Pet. Kéy”. Lá thư này (lá thư Penang), không biết từ lúc nào, đã có mặt tại văn khố Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, cho đến ngày hôm nay.
Ngày 18 tháng 2 năm 1859, quân Pháp tấn công và chiếm thành Gia Định. Sau đó, ngày 8 tháng 3, họ đốt thành Gia Định và rút đại quân về Đà Nẵng, chỉ để lại một lực lượng nhỏ trấn thủ Sài Gòn do Jean Bernard Jauréguiberry chỉ huy. Ông này trấn thủ tại Sài Gòn từ khoảng tháng 4 năm 1859 đến tháng 4 năm 1860.
Hơn một trăm năm sau, vào năm 1996, nhà văn Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu tìm được “lá thư Petrus Key” trong những thùng hồ sơ thuộc về Jauréguiberry tại Văn Khố Bộ Hải Quân Pháp. Đây là một lá thư viết tay không có ngày tháng, gởi cho “Grand Chef” và các sĩ quan Hải Quân Pháp, và nhân danh một người đại diện cho các giáo dân An Nam kêu gọi quân Pháp hãy tiến đánh quân Nguyễn để giải phóng các giáo dân. Lá thư được ký với cái tên khá kỳ lạ là “Petrus Key”.
Với lá thư kỳ lạ này, ông Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu đã tuyên bố rằng tác giả lá thư chính là Petrus Trương Vĩnh Ký. Từ đó (1996-7) cho đến hơn hai mươi năm sau, lá thư này thường được đem ra để kết tội Petrus Ký là đã kêu gọi quân Pháp tấn công Việt Nam.
Nhưng mặc dù tuyên bố như vậy, ông Nguyên Vũ chưa bao giờ chứng minh được tác giả lá thư là Petrus Ký. Cũng như ông chưa bao giờ thật tình “công bố” nguyên văn lá thư, hoặc bản sao, hay ảnh chụp của lá thư. Mà ông chỉ trưng bày ra một hình chụp gồm vài dòng của lá thư, cái mà ông gọi là “phóng ảnh” của “phần nào” lá thư. Và một thời gian rất lâu sau khi tuyên bố là đã khám phá ra lá thư Petrus Key, ông Nguyên Vũ mới cho đăng một bản dịch của lá thư, nhưng với đầy dẫy những sai lầm trong đó.
Bên cạnh những sai lạc trong việc dịch thuật lá thư Petrus Key, ông Nguyên Vũ còn thêm thắt, thêu dệt thêm những chi tiết chung quanh lá thư, để tạo cho người đọc một ác cảm với tác giả lá thư mà ông khẳng định nhưng chưa bao giờ chưng minh được là Petrus Ký. Nhưng ông đã khá thành công, vì cho đến ngày hôm nay, đã có rất nhiều người tin tưởng rằng chính Petrus Ký đã viết lá thư này, kể cả những người vốn ủng hộ ông Petrus Ký.
Nhằm tìm hiểu xem tác giả lá thư Petrus Key có phải là Petrus Ký hay không, cũng như để tìm hiểu xem ai là tác giả lá thư, người viết bài này đã nghiên cứu bản chính lá thư Petrus Key. Và chỉ cần đọc kỹ lá thư Petrus Key qua nguyên văn bằng tiếng Pháp, những lỗi lầm, những điểm vô lý trong chính nội dung lá thư cho thấy rõ rằng tác giả của nó không thể là một người Nam Kỳ như Petrus Ký.
Tuy vậy, để chắc chắn hơn nữa, người viết đã so sánh nội dung cũng như hình thức lá thư Petrus Key với một lá thư viết tay của chính Petrus Ký vào thời gian đó, lá thư Penang.
Và sau khi so sánh hai lá thư thì người viết đã đi tới một kết luận chắc chắn mà không có chút nghi ngờ nào nữa, là Petrus Ký nhất quyết KHÔNG PHẢI là tác giả lá thư Petrus Key. Bởi bên cạnh những nét chữ và chữ ký hoàn toàn khác nhau, những điều miêu tả về cuộc hành trình trốn thoát cuộc lùng bắt của nhà Nguyễn trái ngược nhau, những tư tưởng và quan điểm của Petrus Ký về cuộc xâm lược của quân Pháp với chiêu bài giải phóng giáo dân cũng hoàn toàn khác hẳn, nếu không nói là đối nghịch, với lá thư Petrus Key. Những điều này cho thấy tác giả của hai lá thư là hai người khác nhau. Và người viết lá thư Penang mới chính là Petrus Ký.
Nhưng người viết cũng nhận thấy rằng giữa hai lá thư, Penang và Petrus Key, có một sự quan hệ mật thiết, nhất là với cái tên đặc biệt Petrus Key. Từ đó, người viết đã dùng phương pháp loại trừ, để đi đến kết luận rằng tác giả lá thư Petrus Key chính là một, hay những người Pháp thuộc về Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris hoặc Hội Truyền Bá Đức Tin ở Pháp, là hai tổ chức Thiên Chúa Giáo có mối liên quan sâu đậm với các giáo dân Việt.
Sau cùng, người viết nhận thấy rằng lá thư Petrus Key là một lá thư với cách hành văn đặc biệt có một không hai qua nghệ thuật parallelism dầy đặc trong thư. Từ đó, người viết tìm thấy một người cũng có cách hành văn bằng parallelism giống y như vậy. Và người đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là người đã sáng lập ra Hội Truyền Bá Đức Tin ở Pháp, bà Pauline Jaricot.
Sở dĩ có sự mạo danh Petrus Ký cho lá thư Petrus Key như vậy, là vì trước đó Petrus Ký đã từng viết lá thư Penang và có kèm theo ký hiệu “Pet. Kéy”, ký hiệu mà sau này đã được sửa ra thành Petrus Key trong lá thư Petrus Key. Lá thư Penang này đã được gởi về Pháp và chắc chắn đã được Hội Truyền Bá Đức Tin của bà Jaricot xem qua. Từ đó, có thể một thành viên của hội này, mà người có khả năng đứng đầu là bà Jaricot, đã viết ra lá thư Petrus Key để khẩn cầu quân Pháp hãy mau tấn công nhà Nguyễn để giải thoát cho các giáo dân Việt đang bị giam cầm. Lá thư Petrus Key, do đó, có lối hành văn đặc thù của bà Jaricot, – lối hành văn với nghệ thuật parallelism một cách áp đảo. Và với lối hành văn đặc biệt này, bà Jaricot chính là người có khả năng là tác giả lá thư Petrus Key nhiều nhất.
Ông Petrus Ký có lẽ là một nhà bác học đúng nghĩa nhất của Việt Nam. Việc ông là một kỳ tài thông thạo nhiều thứ tiếng, hiểu biết nhiều vấn đề, tiên phong trong những lãnh vực mới lạ, là điều nhiều người biết đến về con người này. Ông cũng được biết đến như là một vị thầy của cả người Việt lẫn người Pháp.
Thế nhưng ít ai biết được cái nhân phẩm cao quí của ông, trừ khi họ đọc và đọc kỹ những gì ông viết. Từ con người này toát ra một vẻ điềm đạm, an nhiên, một sự thăng bằng và tự tin, nhưng đồng thời cũng là một sự khiêm tốn tuyệt vời. Tài cao như vậy, học rộng như vậy, nhưng suốt đời ông chỉ nhận mình là một người thầy mà thôi. Và ông cũng chỉ tự nhận là ông cố gắng làm cho xong vai tuồng người thầy đó trong cuộc đời của ông mà thôi.
Chính cái nhân phẩm này, chứ không phải sự thông thái, bác học của ông Petrus Ký, đã làm cho người Việt, đặc biệt là người Nam Kỳ, hết lòng yêu mến ông Petrus Ký.
Chính cái nhân phẩm này đã làm cho những người thoạt đầu đả kích ông, dần dần trở thành những người yêu mến ông nhất. Một trường hợp điển hình là trường hợp của Giáo Sư Nguyễn Văn Trung. Giáo sư Trung là một người Bắc di cư vào Nam năm 1954, và là một nhà khoa bảng và mô phạm nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Ông là một trí thức Thiên Chúa Giáo cấp tiến tốt nghiệp tiến sĩ tại Âu Châu và giảng dạy lâu năm tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Ông là tác giả rất nhiều cuốn sách giá trị và đã hướng dẫn cho nhiều thế hệ sinh viên tại miền Nam.
Chính giáo sư Trung là một trong những người, nếu không phải là người lãnh đạo, phong trào đả kích ông Petrus Ký tại miền Nam trước 1975. Trong cuốn “Chữ Văn Quốc Ngữ Thời Kỳ Đầu Pháp Thuộc”, giáo sư Trung đã lên tiếng phê phán Petrus Ký nặng nề vì “tội” lãnh lương Pháp để làm văn hóa Việt.[117]
Chẳng những vậy, giáo sư Trung còn là người đề tựa, và có lẽ là người hướng dẫn cho tác phẩm “Cuốn Sổ Bình Sanh Của Trương Vĩnh Ký” của Nguyễn Sinh Duy và Phạm Long Điền, một cuốn sách lên án Petrus Ký đã làm tay sai trong “quỷ đạo” Pháp.
Thế nhưng, ngay trong lúc đả kích Petrus Ký nặng nề nhất, giáo sư Trung cũng vẫn phải nhìn nhận cái tư cách đáng quí của Petrus Ký.
Và chính từ đó, giáo sư Trung, một người Bắc di cư, đã thắc mắc và muốn tìm hiểu tại sao người Nam Kỳ lại yêu mến ông Petrus Ký như vậy
Từ đó, giáo sư Trung bắt đầu nghiên cứu về Petrus Ký, bắt đầu tìm hiểu thêm về con người này, sau khi đã nặng lời lên án ông ta. Và kết quả là giáo sư Trung trở thành một người hiểu biết về Petrus Ký nhất và yêu mến ông nhất, không thua gì những người Nam Kỳ chính hiệu. Giáo sư Trung đã dành ra trọn một cuốn sách để viết về Petrus Ký. Đó là cuốn “Trương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hóa”. Và sau đó, trong một tác phẩm khá đồ sộ về miền Nam với tựa đề “Hồ Sơ Lục Châu Học”, giáo sư Trung cũng đã dành cả một chương trong cuốn sách và những lời ưu ái nhất cho Petrus Ký.[118]
Khác với giáo sư Trung, người viết bài này trước năm 1975 là một cậu bé ở Sài Gòn. Thi đậu và học được một năm ở trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký, nhưng người viết không bao giờ coi ông Petrus Ký là thần tượng. Lý do thi vào trường Petrus Ký chỉ vì đó là trường trung học công lập giỏi nhất và gần nhà nhất. Và sau năm 1975 thì trường Petrus Ký bị đổi tên thành trường Lê Hồng Phong. Học được thêm vài năm, người viết qua Mỹ . Và trong ba mươi mấy năm không hề có ấn tượng gì nhiều, cả tốt lẫn xấu, về nhân vật Petrus Ký.
Thế nhưng khoảng một hai năm trước đây, sau khi cuốn sách “Petrus Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của Nguyễn Đình Đầu bị cấm ở Việt Nam, thì người viết mới bắt đầu nghiên cứu về Petrus Ký. Với những tài liệu ngày xưa hiếm hoi nhưng nay dễ dàng tìm được trên mạng, người viết đã có cơ hội đọc được rất nhiều những tác phẩm của Petrus Ký cũng như những tác phẩm về Petrus Ký. Và người viết cũng đã viết một bài về câu “Sic Vos Non Vobis” của Petrus Ký, một câu nói đã bị người đời sau hiểu lầm từ bao nhiêu năm nay.
Rồi như đã nói trong phần nhập đề của bài viết này, người viết đã bị chất vấn về lá thư Petrus Key, cũng như được đọc những ý kiến trên mạng, đặc biệt là từ Việt Nam, về lá thư này. Nhận thấy đây là một đề tài rất thú vị, người viết đã tìm hiểu thêm về lá thư Petrus Key và nhân vật Petrus Ký trong suốt mấy tháng qua. Kết quả là bài viết mà các bạn đang đọc.
Để kết thúc bài viết khá dài này, người viết chỉ xin yêu cầu các bạn đọc, nhất là các bạn đọc trẻ, một điều: đừng tin những lời xưng tụng ông Petrus Ký lên tận mây xanh, cũng như đừng tin những lời hằn học kết tội ông ta. Hãy bình tĩnh tự suy xét, và nếu có thời giờ, hãy đọc thật kỹ những gì ông Petrus Ký viết. Từ đó, bạn hãy tự rút ra một kết luận cho chính mình về nhân vật lịch sử đặc biệt có một không hai này của Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã làm như vậy, và đã dũng cảm nhìn nhận những sai lầm ban đầu của mình về Petrus Ký. Theo thiển ý của người viết, đó chính là việc làm của một người “trí thức lương thiện” đúng nghĩa.
Chú thích:
[93] https://www.youtube.com/watch?v=LwtgvwJljto
http://la.raycui.com/vowel.html
https://en.wikipedia.org/wiki/Latin_spelling_and_pronunciation
[94] Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Đệ Tứ Kỷ, Quyển XX, trang 730.
[95] Trần Văn Giàu, “Địa Chí Văn Hoá Thành Phố Hồ Chí Minh”, NXBTPHCM, 1987, tập I, p. 252
[96] Lá thư đề ngày 21 tháng 5 năm 1861, do ông Nguyễn Đình Đầu kiếm ra và cho in lại trong cuốn Petrus Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ, trang 240-241. Nguyên văn: “Parmi les annamites qui parlent notre langue, il n’y a qu’un certain Pétrus Ky qui la sache assez bien pour pouvoir occuper les fonctions que vous voudriez créer près nos juridictions militaires.” Dịch: “Trong số những người An Nam nói được ngôn ngữ của chúng ta, chỉ có một người tên Pétrus Ky là biết đủ để có thể làm những chức việc mà ông muốn tạo ra bên cạnh phạm trù quân sự của chúng ta”
[97] Câu chuyện này được một người Pháp kể lại và ông Tim Doling dịch ra tiếng Anh trong website của ông ta tại đây: http://www.historicvietnam.com/a-visit-to-petrus-ky/.
Câu chuyện này cũng được ông Alfred Schreiner kể lại trong cuốn Abrégé de l’histoire d’Annam (Đại Nam Quốc Lược Sử). Và một lần nữa, có thể thấy rằng Petrus là một cái tên rất thông thường.
[98] Alfred Schreiner, Abrégé de l’histoire d’Annam, pp. 200-201, Đại Nam Quốc Lược Sử, pp.338-339, chữ “sái nát” là chữ dịch của ông Nguyễn Văn Nhàn
[99] Đã nói đến trong chương IX
[100] http://www.newadvent.org/cathen/12456a.htm
https://en.wikipedia.org/wiki/Congregation_for_the_Evangelization_of_Peoples
[101] George Dutton, Vietnamese Moses, Philiphê Bỉnh and the Geographies of Early Modern Catholicism, 2017, University of California Press, pp. 27-29. Trong cuốn sách này, tác giả George Dutton đã diễn tả rất rõ mối liên hệ và xung khắc giữa các thế lực truyền giáo ở Việt Nam, và lý do tại sao một linh mục người Việt là Philiphê Bỉnh phải lưu vong qua Bồ Đào Nha.
[102] Apostolic vicariate thường được dịch là “hạt đại diện tông tòa”. Với người viết, tên gọi này hơi tối nghĩa, nên xin gọi là “địa phận truyền giáo” để dễ phân biệt với giáo phận (diocese).
[103] https://en.wikipedia.org/wiki/Company_of_the_Blessed_Sacrament
[104] https://en.wikipedia.org/wiki/Paris_Foreign_Missions_Society
[105] http://www.collegegeneral.org/aboutus/history.htm
[106] https://en.wikipedia.org/wiki/Pierre_Pigneau_de_Behaine
[107] Edward John Hickey, The Society for the Propagation of the Faith, Dissertation, The Catholic University of America, 1922, pp. 10-25.
[108] Nola Cooke, Early Nineteenth Century Vietnamese Catholics and Others in the Pages of the Annales de la Propagation de la Foi, Journal of Southeast Asian Studies, vol. 35(2), pp.261-285, June 2004.
[109] Ibid. Cần chú ý đến một chi tiết trong lá thư Petrus Key đã được nhắc đến trong Chương V, Phần 1 khi xét về những lỗi lầm trong bản dịch của ông Nguyên Vũ. Đó là việc tác giả lá thư Petrus Key đã làm một sự so sánh cuộc bắt đạo ở Việt Nam với cuộc bắt đạo tại La Mã, qua việc dùng danh từ Centurion trong lá thư. Centurion, chữ Latin centurio, là một chức danh chỉ huy quân đội lê dương đặc thù của đế quốc La Mã. Và điều cần lưu ý ở đây là tác giả lá thư Petrus Key lại dùng chức danh này cho viên chỉ huy quân đội An Nam! Chắc chắn tác giả lá thư Petrus Key phải biết rằng quân đội An Nam không làm gì có một chức danh chỉ huy của quân đội La Mã như vậy. Nhưng rõ ràng tác giả lá thư Petrus Key đã cố tình dùng từ “Centurion” này với mục đích so sánh quân đội An Nam với quân đội La Mã, và sự bắt đạo ở Việt Nam với sự bắt đạo ở La Mã. Sự so sánh này chính là một trong những mục tiêu trong việc tuyên truyền của Hội Truyền Bá Đức Tin. Do đó, việc dùng danh từ “centurion” này là một tín hiệu cho ta thấy tác giả lá thư Petrus Key chắc chắn phải có liên hệ mật thiết với Hội Truyền Bá Đức Tin. Và do đó, nếu chỉ dịch “centurion” ra thành “chỉ huy” như ông Nguyên Vũ, thì sẽ không thấy được chi tiết này.
[110] Ramsay, Mandarins and Martyrs
[111] Những chữ trong ngoặc đơn là do người viết tạm dịch. Ngoài ra, theo chỗ người viết được biết thì từ tương đương cho parallelism trong tiếng Việt có thể là “thuật song hành”. Nhưng vì cảm thấy không chính xác lắm nân người viết xin dùng chữ parallelism trong bài này. Để hiểu rõ thêm về nghệ thuật parallellism, hãy đọc thêm tại https://www.litcharts.com/literary-devices-and-terms/parallelism
[112] Annales de la Propagation de la Foi, Tome Septieme (1834), pp. 578 -583
[113] Một lần nữa người viết xin cám ơn ông Phạm Ngọc Bảo đã giúp đỡ rất nhiều cho việc dịch thuật lá thư này. Và một lần nữa, xin nói rõ rằng những sai lầm trong bản dịch là hoàn toàn của người viết.
[114] Đây là một câu rất giống như câu trong kinh Corinthians (2 Corinthians 2:14).
[115] https://www.google.com/search?rlz=1C5CHFA_enUS758US759&ei=PeN7WuCMC-G4jAPixrtY&q=M%C3%A2n+c%C3%B4i+Jaricot&oq=M%C3%A2n+c%C3%B4i+Jaricot&gs_l=psy-ab.3…11313.12864.0.15696.5.5.0.0.0.0.103.410.4j1.5.0….0…1c.1j4.64.psy-ab..0.0.0….0.-FhYLZTvdF4
[116] Tấc cả những câu văn của bà Pauline Jaricot trích đăng trên đây được lấy từ tập sách La Fondatrice de la Propagation de la Foi et du Rosaire-Vivant, Pauline-Marie Jaricot, Société Générale de Librairie Catholique, pp. 341-414. Tất cả những câu dịch ra tiếng Việt là của người viết bài này, Winston Phan Đào Nguyên. Bạn đọc có thể đọc cuốn sách nói trên tại đây: http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k6497057m/f7.image
[117] Nguyễn Văn Trung, Chữ Văn Quốc Ngữ Thời Kỳ Đầu Pháp Thuộc, NXB Nam Sơn, Sài Gòn, 1974, pp. 113-116
[118] Trong cuốn Trương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hoá, NXB Hội Nhà Văn, TPHCM, 1993, pp. 44-49, giáo sư Trung đã giải thích lý do tại sao ông hoàn toàn thay đổi thái độ đối với Petrus Ký: “Sau 20 năm, nhìn lại những gì đã viết để phê phán Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký, chúng tôi thấy không thay đổi những lối nhìn phê phán đối với Phạm Quỳnh. Nhưng về Trương Vĩnh Ký, chúng tôi nhìn nhận phải duyệt lại. Một trong những lý do buộc chúng tôi duyệt lại, chính là việc đánh giá của những người đương thời, chống Pháp …, dựa trên phản ảnh khá trung thực thái độ của ‘cả và Nam Kỳ đối với Trương Vĩnh Ký’ … Điểm nhất trí về Trương Vĩnh Ký: đánh giá cao tư cách con người Trương Vĩnh Ký về mặt đạo đức và đó là điều được kể là cốt yếu nhất.”
Petrus Key và Petrus Ký- Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Phần 3)
This entry was posted on Tháng Chín 12, 2018, in Kho tàng văn hóa, Lịch sử Việt Nam and tagged Petrus Ký, Trương Vĩnh Ký, Winston Phan Đào Nguyên. Bookmark the permalink.
Petrus Key và Petrus Ký: Chuyện Một Lá Thư Mạo Danh Trương Vĩnh Ký Vào Thế Kỷ Thứ 19 (Phần1)
Petrus Key và Petrus Ký: Chuyện Một Lá Thư Mạo Danh Trương Vĩnh Ký Vào Thế Kỷ Thứ 19 (Phần 2)
Petrus Key và Petrus Ký: Chuyện Một Lá Thư Mạo Danh Trương Vĩnh Ký Vào Thế Kỷ Thứ 19 (Phần 3)
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI THAY ĐỔI THIÊN HÌNH VẠN TRẠNG TRONG TỪNG SÁT NA. NGƯỜI TA CÓ THỂ NAY THỜ PHẬT, MAI THEO CHÚA NHƯNG KHÔNG THỂ CHỐI BỎ CHA SINH, MẸ ĐẺ, HUYẾT THỐNG, GIÒNG GIÕI, DÂN TỘC. NGƯỜI TA CÓ THỂ NAY CHỌN CHỦ NGHĨA NÀY MAI CHỌN CHỦ NGHĨA KIA ĐỂ LÀM LÝ TƯỞNG PHẤN ĐẤU NHƯNG CHỚ QUÊN RẰNG MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU LÀ PHỤC VỤ CHO BẢN THÂN, GIA ĐÌNH, DÂN TỘC VÀ TỔ QUỐC. ĐÓ LÀ NGUYÊN NHÂN KHIẾN BỌN NGƯỜI NẶNG CĂN TÍNH TÔI ĐÒI, NÔ LÊ VỌNG NGOẠI, PHI DÂN TỘC, PHI NHÂN ĐỀU BỊ XEM LÀ PHẦN TỬ NGU XUẨN VÀ ĐÁNG KHINH NHẤT.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV
vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank
vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO
vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState
vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee
vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate
vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive
vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect
vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost
vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme
vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics
vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND
vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer
vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL
vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters
vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon
vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim
vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite
vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale
vObservevAmerican ProgressvFaivCity
vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove
vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen
vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch
vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS
vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes
vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign
vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media
vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty
vScien&TechvACLUvVeteranvGateway
vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua
vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị
vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen
vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại
vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền
vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu
vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc
vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn
vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn
vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng
vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia
vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê BìnhvTrái Chiều
vTiền PhongvXã LuậnvVTVvHTVvTrí Thức
vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương
vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG
vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN