MINH THỊ
LỊCH SỬ ĐĂ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA M̀NH.
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA M̀NH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa
֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution
֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media
֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer
֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ LƯU TRỮ BÀI VỞ THEO THÁNG/NĂM
֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008
֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009
֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009
֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009
֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010
֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010
֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010
֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011
֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011
֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011
֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012
֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014
֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015
֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016
֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016
֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016
֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017
֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017
֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017
֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018
֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018
֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018
֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017.
֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.
֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.
֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018
֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.
֎ Tṛ Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh
֎ The Invisible Government Dan Moot
֎ The Invisible Government David Wise
֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư
֎ Giáo Hội La Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật
֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt
֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc
֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu Lụt Miền Trung
֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp
֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ
֎ Drug Smuggling in Vietnam War
֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975
֎ RAND History of Vietnam War era
vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV
vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank
vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO
vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState
vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee
vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate
vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive
vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect
vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost
vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme
vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics
vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND
vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer
vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFact
vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters
vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon
vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim
vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite
vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale
vObservevAmerican ProgressvFaivCity
vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove
vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen
vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch
vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS
vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes
vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign
vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media
vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty
vScien&TechvACLUvVeteranvGateway
vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua
vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị
vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen
vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại
vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền
vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu
vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc
vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn
vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn
vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng
vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia
vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nh
vSoHavViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười Dân
vTiền PhongvXă LuậnvVTVvHTVvTrí Thức
vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương
vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG
vEchovSài G̣nvLuật KhoavCafevn
vĐCSVNvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa Sàm
Trở Thành Một Nhà Phê B́nh Văn Học
Nguyễn Tà Cúc
phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
(kỳ 1)
bấm vào đây đọc: kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3
Nguyễn Tà Cúc
qua nét họa của họa sĩ Duy Thanh
Nguyễn Tà Cúc là một cây viết nữ phiêu lưu vào phê b́nh văn học, gây khá nhiều đấu đá giữa chị và những tên tuổi lẫy lừng khác của văn chương Miền Nam và Văn Chương Hải Ngoại. Cuộc phỏng vấn là một cuộc đối thoại giữa hai người đàn bà tham gia sinh hoạt viết ở hải ngoại, như một cách ṃ mẫm t́m hiểu nhau, mà đôi khi độc giả có thể thấy ẩn bên dưới những câu chữ dao búa ấy, là một giao thông hào cố gắng đả thông hay tô màu những khác biệt bất khả kháng của một sinh hoạt viết vốn đầy cá tính. (lê thị huệ 18.02.2018)
Lê Thị Huệ: Chào chị Nguyễn Tà Cúc, nếu chỉ nói 5 điều về ḿnh, chị sẽ tự giới thiệu về ḿnh với độc giả Gió O như thế nào ?
Nguyễn Tà Cúc: Tôi đề nghị được đưa một số nhận xét đă phổ biến của vài bạn thân hoặc người quen để cân bằng với nhận xét của chính tôi: Đường đời thẳng thế cứ đi ngang (nhà thơ Hà Huyền Chi), quả giao(kư giả Lô-răng Phan Lạc Phúc), Nóng như Trương Phi/ Đa nghi như Tào Tháo (nhà văn/dịch giả Mặc Đỗ), ngại phải phát biểu trước đám đông, tối tối tối kỵ khi bị đàn ông không quen/quen sơ sài gọi bằng "em" hay bằng tên (mà không có "chị" hay "cô" đi cùng).
Trước khi quư ông "nam...phiệt" toan tính phản đối hay nghi ngại rằng sự "tối kỵ" ấy phát sinh từ xứ Bắc chỉ v́ quê tôi ở Nam Định, tôi xin được tự vệ trước mà bầy giải thêm rằng cái "phong tục" ấy c̣n áp dụng ở Miền Nam. Trong bài " 'Tôi' hay là 'em'" (mục "Câu chuyện mỗi tuần", Phụ Nữ Tân Văn, Số 67, 25 Tháng Chín 1930), bà Chủ nhiệm sáng lập Nguyễn Đức Nhuận đề nghị chị em "viết văn" hay ngoài đời, hăy "bỏ chữ 'tớ' và chữ 'em' " mà xưng "tôi" như "mọi người".
Lê Thị Huệ: Chị bắt đầu viết phê b́nh văn học tại hải ngoại từ bao giờ ?
Nguyễn Tà Cúc: Tôi bắt đầu chuyên về Văn học Miền Nam và Chiến tranh Việt Nam & Văn học Miền Nam khoảng 1996.
Lê Thị Huệ: Chị nhận ḿnh là nhà phê b́nh. Chị có học qua những bằng cấp nào về ngành phê b́nh văn học?
Nguyễn Tà Cúc: Tôi tốt nghiệp ngành Hoa kỳ Học, không chuyên về ngành văn chương. Tôi có lối phê b́nh riêng áp dụng những phương pháp căn bản của ngành phê b́nh cộng với sự thẩm cứu theo tiêu chuẩn của báo chí. Lối phê b́nh ấy là kết quả của kiến thức thu thập được từ bốn năm đại học ở Việt Nam; mười lăm năm tự học bằng sách và báo chí (cũng cốt để sửa soạn trở lại Penn State University hoàn tất việc học dở dang từ năm 1980); và trước sau tổng cộng hơn bốn năm, có lẽ là 5 năm hơn nếu kể cả học hè, tại một đại học Hoa Kỳ.
Tôi đă theo học tại 3 đại học với 3 ngành không liên hệ với nhau. Thoạt tiên, tôi học Đại học Khoa học, rồi Báo chí tại Đại học Vạn Hạnh sau khi thi trượt vào Y khoa. Tôi chọn không học Y khoa nữa sau khi chứng kiến nhiều cảnh ghê gớm của cuộc chiến, dù nếu cố th́ chắc cũng thoát được cuộc thi tuyển vào năm đầu. Năm đầu Khoa học ngành tôi, sinh viên bị buộc phải mổ một số động vật như chim, cắc kè, cá... Hồi đó, Đại học Y khoa đ̣i hỏi phải có một năm của Khoa học mới cho phép dự thi nên môn mổ "của chuột và người" này là một môn căn bản. Nếu cắt phạm quá nhiều sẽ bị trừ điểm, có khi chỉ c̣n gần một số zero to tướng. Ớn nhất là phải mổ cắc kè. Tôi vốn kinh sợ thạch sùng, cắc kè (một thứ phobia v́ không hề sợ chuột, dán, possum...), nhưng lúc ấy, viễn tượng bài thi cuối năm buộc tôi phải vượt qua dù toàn thân loạng choạng, run rẩy và lạnh giá không ngừng. Một anh phụ giảng, không ngại ông thầy có mặt hay "nam nữ thụ thụ bất thân", đă chạy ào tới xoa dầu vào hai thái dương rồi dùng một chiếc khăn tay buộc bàn tay phải của tôi vào con dao mổ cho khỏi đánh rơi. Sau khi mổ xong, tắc kè đầy mùi nồng nặc của chất ướp giữ không bị hỏng c̣n tôi đầy mùi dầu gió Nhị Thiên đường.
Tôi nhắc tới một kỷ niệm có thể vô thưởng vô phạt nhưng đă hằn một chấn động trong tâm linh để chị hiểu kỷ niệm ấy, sau này, trở thành bài học nhập môn hết sức bất ngờ và cực kỳ quan trọng cho một ngành tôi lại không chọn ngay từ đầu. Đó là một bài học không những cảnh cáo về sự chính xác tuyệt đối khi phải duy tŕ nỗ lực trong mọi điều kiện; mà lại c̣n dậy tôi phải biểu dương tinh thần phê b́nh và tranh luận với sự vị tha. Đó là sự đụng chạm với tử thần đúng nghĩa đen--hàng trăm con cắc kè ấy đă v́ chúng tôi mà bị bẫy rồi bị giết-- tới sự phi lư về kiếp sống hữu hạn của một sinh vật trước đó vẫn tràn sinh lực, chạy nhẩy trong vũ trụ lănh đạm, sẽ lănh đạm với cả tôi. Bởi thế, tôi vẫn hy vọng, sau những trầm tư về tác giả và tác phẩm, nghiên cứu nào cũng sẽ trở nên một con chim phượng hoàng. Phượng hoàng tôi sẽ hồi sinh được những thành quách cổ kính huy hoàng ch́m đắm dưới bao lớp địa tằng, chứ không biến thành một thứ ác điểu hau háu sống nhờ trên xác chết của những con chữ.
Năm thứ 2 tại Vạn Hạnh trở thành năm quyết định hướng đi của tương lai chỉ v́ một lư do xem ra không quan trọng: Giáo sư Hoàng Minh Tuynh coi tôi như một sinh viên đáng được nâng đỡ và cho phép tới nhà dự các cuộc họp bạn tại tư gia. Tại đây, tôi gặp Linh mục Thanh Lăng và được đọc một số sách giáo khoa quay ronéo dành cho sinh viên Văn Khoa. Hồi đó, tôi hầu như không đọc thơ văn Miền Nam nhưng rất thích đọc loại sách lư luận. Đó là lần đầu tôi học hỏi, dù không chính thức, về cách viết một bài tiểu luận theo đúng nguyên tắc đại học ngoại quốc. Đó cũng là lần đầu tôi khám phá báo chí với các tiêu chuẩn chặt chẽ cũng là một khu vực cần tham khảo khi được Thanh Lăng lưu ư. Năm 1978, tôi được nhận vào năm thứ 3 ngành Civil Engineering thuộc Penn State University v́ họ căn cứ vào thẻ sinh viên của Đại học Khoa Học cùng cuộc khảo sát chớp nhoáng với vị Khoa trưởng. Nhưng tôi xin được đổi ngành v́, ngay từ hồi đó, tôi đă muốn t́m hiểu về Chiến tranh Việt Nam trong bối cảnh của lịch sử Hoa Kỳ, nhất là lư do họ đă đón nhận người Việt tỵ nạn dù xem ra họ chống lại sự tham dự vào cuộc chiến.
Nếu không đổi ư, tôi đă có cử nhân Khoa học và sẽ không có một Nguyễn Tà Cúc như ngày nay.
Hoa kỳ Học tự nó là một môn học đa-nhánh (interdisciplinary study) gồm rất nhiều lănh vực như lịch sử, văn hóa, văn học, tôn giáo, nghệ thuật, âm nhạc, nữ quyền, căn cước quốc gia và sự thành lập cũng như mức tiến triển của các cộng đồng di dân vv. Ở mức Cao học, mọi môn học tự nó đă đ̣i hỏi một kiến thức căn bản về Hoa kỳ, về lư luận văn học và phương pháp phê b́nh. Bởi thế, một sinh viên Cao học không tránh khỏi phải có sức học liên quan đến rất nhiều thứ khác khi cần phân tích một tác phẩm theo các trào lưu văn triết học thế giới. Chẳng hạn như giáo sư/nhà phê b́nh Hoa Kỳ David Halliburton, vào năm 1973, trở thành người đầu tiên sử dụng Hiện tượng luận (vốn xuất phát từ Âu châu giữa thế kỷ XIX) nhắm phân tích và tiếp nhận các tác phẩm của Poe. Năm 1989, ông tŕnh bày mối liên t́nh giữa nhiều tác phẩm của nhà văn Stephen Crane, tác giả tiên phong của Chủ nghĩa Tự nhiên tại Hoa Kỳ--trong đó có truyện Maggie: A Girl in the Street mà Lê Huy Oanh dịch với nhan đề Nửa đêm ngoài phố--với hệ thống tư tưởng của các triết gia như Max Weber, William James và Jean-Paul Sartre vv. Hai tác phẩm của Halliburton trở thành sách giáo khoa mà chúng tôi phải đọc kỹ, dẫn đến hậu quả là muốn hiểu, chúng tôi cũng phải biết, dù sơ sài tới đâu, về Hiện tượng luận, Hiện tượng luận Hiện sinh; Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự nhiên, vv. Cũng như với các tác phẩm khác, một sự hiểu biết căn bản về triết thuyết và chủ trương của các triết gia Edmund Husserl, Martin Heidegger, Maurice Merleau-Ponty vv. cũng sẽ cần thiết để có thể lập sơ đồ của một cây vươn những nhánh liên hệ sang những cây khác, tạo nên rừng văn chương Tây phương trông sang khu rừng Hoa Kỳ. Khu rừng đó có thơ của Emily Dickinson, thi sĩ hàng đầu thế giới với những câu như "My Life has stood- a Loaded Gun...", mà mỗi lần nhắc đến với một số độc giả như tôi, sẽ không cách nào không h́nh dung tới Søren Kierkegaard, triết gia/thần học gia vẫn được coi như cha đẻ của thuyết hiện sinh, một thuyết đă có nhiều môn đồ danh giá.
Tương tự, khi học về Nữ quyền Hoa Kỳ, cũng không cách nào tránh khỏi phải biết về lịch sử Nữ Quyền Thế giới. Ngoài ra, tuy không bị bắt buộc, tôi c̣n học thêm nhiều lớp chuyên về văn chương Anh, văn chương Thế giới, văn chương của Các Nhà Văn Nữ và 3 lớp Thần học/Triết học Hoa Kỳ-Thế giới v́ không ai mon men bàn tới văn chương và hội họa Tây phương, Đông phương hay Hoa Kỳ với đẩy dẫy ẩn dụ mà không t́m học về cuốn Kinh Thánh hay các cuốn Kinh, nguồn của chúng. Tôi c̣n may mắn hơn nữa khi ngay vào năm đầu Cao học cũng là năm đầu tiên mà Penn State Univerity mở ban Tiến Sĩ ngành Hoa kỳ Học tại campus nơi tôi theo học. Nhờ thế, có vài lớp các sinh viên Tiến sĩ này học chung với chúng tôi. Họ dậy tôi mấy bài học nhập môn về tiếng Latin, tiếng Đức và tiếng Hebrew-- khi biết tôi nghiên cứu về cuốn Kinh Thánh Tin Lành Việt ngữ --mà nay tôi đă quên tiệt hết. Những khi phải t́m hiểu một đoạn tiếng Pháp hay tiếng Đức, tôi đều phải nhờ họ hoặc dịch hộ hoặc chứng giám v́ phải trích dẫn từ nguyên bản của tác giả. Bây giờ th́ dễ rồi, có Google, có nhiều website phiên dịch, nhưng vẫn rất dễ...bỏ mạng. Hay thậm chí có lớp tôi được dự thính v́ các giáo sư thông cảm với hoàn cảnh và tâm nguyện của tôi khi trở lại trường. Tầm mắt tôi cũng được mở rộng bằng những cuộc thăm viếng các bảo tàng viện, hầu hết ở New York. Từ một sinh viên có thể nói rất nghèo, nghèo đến nỗi không mở máy sưởi trong mùa đông, tôi đă được ân sủng chiêm ngưỡng vô số bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng, chứng kiến những mẩu lịch sử chứa đựng dưới lát màu nghệ thuật. Tôi trở lại Harlem, nơi được coi là thánh địa của Nhạc Jazz. Sống tại Pennsyvania 3 năm, tôi cũng may mắn được ngắm hàng ngàn tấm "quilt", nhất là của người Amish và tín đồ Quaker, một thứ nghệ thuật nay không c̣n giới hạn trong ṿng đai của đất nước này. Tôi cũng đă có dịp gặp nhiều tín đồ Mennonite, một giáo phái có nhân viên tín đồ tuy phục vụ nhưng không có cảm t́nh mấy với Miền Nam trong thời chiến. Cuối năm nay, tôi sẽ có dịp tới thăm New Orleans, một thánh địa khác của Nhạc Jazz. Mọi ngành nghệ thuật thượng dẫn đều có phương pháp để thực hiện, lưu truyền và làm mới qua nhiều thế hệ, chứ không "may rủi" chút nào.
Từ những cuộc marathon học hỏi từ bạn đồng môn cho tới những cuộc đi-để-học đă cho tôi thấy nhỡn tiền tại sao ngành phê b́nh là một ngành cực kỳ khó khăn. Ngoài phương pháp mà ai cũng có thể học một cách khá dễ dàng --v́, ngoài phương pháp cho riêng ngành đă chọn, trước sau cũng chỉ có một số phương pháp căn bản có thể áp dụng chung để tránh các lối "ngụy thuyết" [fallacy] khi lập luận--, c̣n cần tới kiến thức chuyên môn, nghĩa là ít nhất thêm một ngoại ngữ ngoài Anh ngữ cộng thêm ngôn ngữ sử dụng trong lănh vực khảo cứu (trường hợp tôi là Việt ngữ và Anh ngữ) rồi phải cải tiến từng ngày với các nghiên cứu mới và khám phá mới. Người trong ngành chỉ cần nh́n vào thư mục của một cuốn sách sẽ biết ngay giá trị tham khảo; rồi qua đó, đoán được tài năng áp dụng phương pháp nghiên cứu của tác giả. Dĩ nhiên tôi đang nói tới môi trường khảo cứu của giới chuyên môn, không phải tác phẩm của những người chỉ thu nhặt các bài Giới thiệu (Introduction) làm sách của ḿnh.
Thêm vào đó, như đă nói, đại đa số nghiên cứu của tôi c̣n có ảnh hưởng trực tiếp từ ngành báo chí. Đó là một ngành sống động cho phép chúng ta sử dụng các phương pháp như nhân chứng, tài liệu, thống kê, phỏng vấn vv. để khám phá uẩn khúc một vấn đề hay giới thiệu một tác giả. Tôi luôn luôn cần mua những cuốn tuyển tập in lại các bài báo đă đăng trên một tạp chí nổi tiếng có khi đă hiện diện hàng trăm năm; hoặc những bài báo, không chỉ của một tác giả mà nhiều tác giả tranh luận hoặc góp ư về một vấn đề nay chỉ c̣n lưu giữ được trên một tờ báo. Các kư giả hành nghề lắm khi phải chịu áp lực của chính phủ đương quyền hay có khi cả công chúng v́ đưa ra những kết luận trái ngược hoặc không hợp ư một giới nào đó.
Nói một cách đơn giản, tôi hoàn toàn không tin một người có thể phê b́nh về Văn học Miền Nam và Chiến tranh Việt Nam mà không có kiến thức về văn chương và lịch sử của Việt Nam Cộng ḥa và Hoa Kỳ cùng những phương pháp đă được người trong ngành sử dụng.
Lê Thị Huệ: Một trong những thất bại của các nhà phê b́nh văn học Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại, theo tôi, là họ không được huấn luyện phê b́nh văn học một cách chuyên môn từ ban ngành văn chương, từ đại học (uy tín!) nào cả. Họ viết phê b́nh mà không được huấn luyện ǵ về các phương pháp phê b́nh văn học, không học tập chính thống tí ǵ về các lư thuyết phê b́nh văn học. Có quá nhiều người nhảy ngang đi tắt nên các sách phê b́nh văn học của họ nên được xét lại. Sáng tác th́ không cần huấn luyện chuyên môn, nhưng phê b́nh văn học, theo tôi, cực kỳ cần bằng cấp chuyên môn. Càng chuyên môn càng tốt, càng được huấn luyện từ các đại học uy tín càng tốt, càng bằng cấp cao càng tốt mà tiêu chuẩn đương đại phải cỡ Ph.D tiến sĩ. Tiêu chuẩn văn chương Mỹ c̣n đ̣i họ nên từng đă thiết lập uy tín từ các bài phê b́nh được duyệt qua trên các tạp chí Phê B́nh Văn Học (Literary Criticism Journal) do các đồng nghiệp trong ngành (Peer Review) lượng giá.
Nguyễn Tà Cúc: Tôi đoán là chị bắt buộc phải hỏi tôi câu này! Khó đấy: Tôi nên trả lời thế nào để khỏi "tuyên chiến" với rất nhiều-nhà này không? H́nh như đây lần đầu tiên trong sinh hoạt văn học nghệ thuật hải ngoại, giới -thi -sĩ bị tước căn cước quư tộc khi chính thức bị giới- phê -b́nh đẩy lùi về cả sĩ số lẫn thế giá! Tôi biết có một trường hợp mà chưởng môn Thơ Lục bát bị phỏng vấn. Câu đầu tiên của nhà-phê-b́nh này là "Anh có làm thơ lục bát không?" Vị chưởng môn đó lặng lẽ chấm dứt ngay để c̣n can đảm tiếp tục làm thơ lục bát.
Tôi phải thành thực mà công nhận nhận xét đó đúng và không chỉ riêng chị mới có. Phương pháp và lư thuyết ít nhất cho người ta hành trang cần thiết trước khi tham dự công việc phê b́nh, cũng như trước khi được cấp bằng lái xe, chúng ta phải tập quẹo cho ôm lề, phải biết ngừng khi có đèn đỏ vv. Sau đó, có chạy nổi trên đường trường xa lộ California sẽ tính sau. Thế nên, tự căn bản, rất nhiều người không phải là nhà phê b́nh. Nhưng h́nh như đó là thế giới của chúng ta. Có người làm ca sĩ mà không biết hát. Có người làm thợ may mà không biết may. Có người không biết làm thơ mà cứ làm thơ. Có người không biết nghiên cứu mà tự nhận nhà phê b́nh th́ cũng thường thôi.
Nhưng những nhà phê b́nh xứng danh th́ họ đáng được chúng ta khâm phục. Tôi rất hân hạnh và may mắn được đọc cuốn Những cạnh khía của Lịch sử Văn học (thuộc Tủ sách Hiểu Việt Nam, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, 2016, Hà Nội), một tuyển tập phê b́nh tập trung các tiểu luận về lịch sử văn học Việt Nam Thế kỷ XX của các tác gia thuộc thế hệ trẻ hơn trong nước [Chủ biên Đỗ Lai Thúy, Phùng Kiên, Cao Việt Dũng, Nguyễn Mạnh Tiến, Trần Ngọc Hiếu, Mai Anh Tuấn và Đoàn Ánh Dương], trong số có người đă từng du học tại ngoại quốc. Họ áp dụng nhiều phương pháp và lư thuyết, kể cả phương pháp và lư thuyết Tây phương, vào sự nghiên cứu rồi phê b́nh các tác phẩm Việt Nam và Miền Nam, một cách rất hàm xúc, khúc chiết và thuyết phục. Tôi tin tưởng rằng ngành phê b́nh trong nước, nói chung, thực hiện được chức năng của họ bên cạnh những nhà phê b́nh can đảm của thế hệ trước. Phần khác, tôi càng tin tưởng rằng, những bất cập của một số nhà phê b́nh khác sẽ không thể che giấu được khi người đọc, nhất là người trong ngành, có dịp so sánh họ với các nhà khác, trong và ngoài nước. Từ trong ngành, tôi có thể bảo đảm với chị rằng chúng tôi dư biết họ là ai và không bao giờ chú ư tới họ. Nếu có, cũng chỉ để sát phạt, không để tranh luận.
Vấn đề ở đây, đối với lănh vực mà tôi chọn (Văn học Miền Nam) th́ Tài liệu/Văn bản Gốc và Nhân chứng trở nên yếu tố và điều kiện quan trọng nhất. Trong vài trường hợp, tôi cũng là nhân chứng. Cuộc gặp gỡ giáo sư Hoàng Minh Tuynh dẫn đến Linh mục Thanh Lăng sẽ giúp tôi rất nhiều vào một trong những nghiên cứu lớn nhất của đời tôi: Ủy ban Văn nghệ sĩ -Bị cầm tù 1979-1997 và Trung Tâm Văn bút Việt Nam 1957-1975. Ngoài tài liệu Việt và Anh ngữ, tôi c̣n có may mắn tiếp xúc với 4 nhân chứng thuộc giai đoạn trước 1975 như Mặc Đỗ, Thanh Lăng và Nguyên Sa, Viên Linh vv trong khi chính tôi cũng là một nhân chứng v́ đảm nhận phần vụ Trưởng Ủy ban Văn nghệ sĩ-Bị cầm tù.
Đằng khác, một điều thậm phần khó khăn mà tôi phải đối đầu khi sử dụng phương pháp này là vấn đề đánh giá một nhân chứng. Thứ nhất, một số nhân chứng rất đao to búa lớn về hoạt động của họ trong khi thực lực không hề phản ảnh sự đao to búa lớn đó. Người nghiên cứu cần quen biết người đồng thời để xác định, nhưng dĩ nhiên t́m được tới những người đồng thời đó không dễ; hay có t́m được, họ cũng không muốn chính thức bầy tỏ ư kiến. Nhưng như thế cũng đă đủ để tôi không bao giờ cho họ một cơ hội xuất hiện trong nghiên cứu của tôi. Thứ hai, có thể là tôi sai, nhưng luôn luôn có một sự vận động ngầm ngay từ chính vài nhân chứng-nhà văn để nâng vị trí họ lên quá mức. Tôi không bao giờ phản bác những nhà phê b́nh khác khi đọc những lời tuyên dương nồng hậu này v́ tôn trọng quyền phát biểu của họ, nhưng tôi có quyền đưa ra nhận định về nhân chứng-nhà văn đó, cũng thường là một thái độ không-nhắc-đến hay chỉ nhắc đến vừa đủ trong lănh vực mà tôi cần.
Mấy thí dụ thượng dẫn cho thấy lư do vài nhà phê b́nh tại hải ngoại đă không vượt qua được ngay từ mấy thử thách sơ khởi đó cho dù có hay "không được huấn luyện phê b́nh văn học một cách chuyên môn". Tôi theo tôn chỉ: Đường đời lặng lẽ bước tiên/ Ngờ đâu chân đạp lên trên (vài) khối.. (phê) b́nh. Hiện nay c̣n lạm phát loại nhà-phê-b́nh tài tử giới thiệu một cuốn sách mới xuất bản. Nhưng h́nh như độc giả và chính họ cũng biết thế nên bèn có t́nh trạng "một phe ta viết, nhiều phe ta điểm sách, hiếm phe ta đọc". Nói cho ngay, chính ḿnh có học được bài học nào để tránh cái vấp phạm ấy không mới đáng kể. Tôi đă đọc những bài tựa bạt của vài tác gia Miền Nam giới thiệu những ngôi sao mới lên. Tôi cũng được, sau đó, chứng kiến các ngôi sao mới lên ấy, sau khi phất, phát biểu về ḿnh và người khác ra sao. Thế nên, t́nh trạng lạm phát nhà phê b́nh thời nào cũng có.
Nhưng tựu chung, trả lời một câu hỏi như thế này không phải dễ. Tôi sẽ phân tích chi tiết hơn ở câu hỏi dưới.
Thư kư Ṭa soạn Khởi Hành Nguyễn Tà Cúc
photo: http://www.hocxa.com/VanHoc/TD_
Nguyễn Tà Cúc là một cây viết nữ phiêu lưu vào phê b́nh văn học, gây khá nhiều đấu đá giữa chị và những tên tuổi lẫy lừng khác của văn chương Miền Nam và Văn Chương Hải Ngoại. Cuộc phỏng vấn là một cuộc đối thoại giữa hai người đàn bà tham gia sinh hoạt viết ở hải ngoại, như một cách ṃ mẫm t́m hiểu nhau, mà đôi khi độc giả có thể thấy ẩn bên dưới những câu chữ dao búa ấy, là một giao thông hào cố gắng đả thông hay tô màu những khác biệt bất khả kháng của một sinh hoạt viết vốn đầy cá tính. (lê thị huệ 18.02.2018)
Lê Thị Huệ: Chị giải thích thế nào về việc chị gọi những nhà phê b́nh tại Việt Nam là " những nhà phê b́nh xứng danh " khi mà các tác phẩm xuất bản tại Việt Nam bị cái kéo kiểm duyệt chính trị của ông nhà nước như cây búa và lưỡi liềm cửa cổ sáng tạo và tự do. Sách vở xuất bản ở Việt Nam không được sự tín nhiệm từ người đọc. Tŕnh độ đọc sách của các sinh viên đại học rất hạn chế, rất yếu kém. Tôi thường xuyên gặp sinh viên đến từ Việt Nam trong trường tôi, Evergreen Valley College tại San Jose, một trường có 40% sinh viên Việt Nam, tôi nhận thấy sinh viên mới từ Việt Nam sang gặp khó khăn về môn Đọc Sách (Reading) rất nặng. Học sinh ở Mỹ học môn “Đọc Sách” (Reading) khác với môn Tập Làm Văn (Writing) từ mẫu giáo đến đại học. Một em học sinh ở Mỹ không những được giao bài làm cho môn Reading là phải đọc thêm sách ở ngoài trường học, mà sách vở đến từ ngoài trường học là kho tàng vô giá đáng tin cho cá nhân trưởng thành trong nền giáo dục Mỹ. Trong khi ở Việt Nam trường học ít dạy con người khả năng đọc và suy luận qua việc Viết và Đọc th́ chớ, tất cả sách vở chính thống trong chế độ Cọng Sản ở Việt Nam bị dân chúng cho là không đáng tin cậy, không đáng học, không đáng đọc. Kết quả là người Việt lớn lên trong nền giáo dục Cọng Sản rất thiểu năng về việc Đọc Sách (Reading).
Nguyễn Tà Cúc: Không, tôi không gọi (tất cả) những nhà phê b́nh tại Việt Nam là "xứng danh". Tôi chỉ nhắc tới các tác giả mà tôi được đọc như những tác giả góp mặt trong cuốn Những cạnh khía của Lịch sử Văn học hay một số khác mà tôi biết rất rơ. Và không, tôi cũng không tin là chị "hơi khắc nghiệt" v́ có rất nhiều bất cập trong nền giáo dục hiện nay tại Việt Nam. Chỉ cần đọc xem họ giáo dục --kể cả giáo dục quần chúng-- thế nào về cuộc tấn công bất ngờ của họ vào Tết Mậu Thân là biết ngay. Chỉ có một sự coi thường trí thức của một nửa nước (Miền Nam) mới giải thích nổi hiện tượng này. Mới nửa thế kỷ mà chẳng lẽ quư vị đang ngồi trong các đại học từ Sài g̣n cho tới Đà lạt, Cần thơ vv đă quên hết rồi à?! Nhưng dưới màu đỏ phất phới, trí nhớ chỉ là một xa xỉ phẩm. Tôi cũng đồng ư là có một loại chỉ "ḷe" "dân yếu ngoại ngữ và thiếu tŕnh độ chuyên môn". Tôi càng đồng ư là "nghiên cứu và phê b́nh mà không có bằng cấp chuyên ngành th́ rất khó tin là họ đang làm cái ǵ" dù bất cứ ở đâu. Nhưng nói đi phải nói lại, phần tôi, tôi lạc quan về những người thừa kiến thức chuyên môn và dầy tài liệu mà tôi tin rằng họ, dù ít ỏi thế nào, mới là những người đại diện cho ngành phê b́nh trong nước. Chính vài trong số người này đă giúp nâng phần nghiên cứu hiện nay về Văn học Miền Nam và Tiến chiến tại Việt Nam qua một trang sử hoàn toàn khác. Phần c̣n lại, tôi không bao giờ coi họ là...nhà phê b́nh cả. Tương tự, tôi không bao giờ coi một số "nhà" ngoài này là nhà- phê -b́nh. Chứng cớ là sau 40 năm, các "nhà" ấy đă có khám phá ǵ "kinh thiên động địa" chưa? Dĩ nhiên, ḷng trắc ẩn khiến tôi lúc nào cũng lịch sự nhưng không đồng nghĩa với sự quan tâm tới hoạt động của họ. Chị--hay độc giả--có thể kết án tôi là một kẻ ngạo mạn, nhưng tôi chủ trương chúng ta cần... khắc nghiệt hơn nữa bằng cách lơ đi, hay sát phạt các "nhà" này nếu cần, nếu cảm thấy sự thiếu-kiến-thức của họ làm di hại cho sự nghiệp văn chương của người khác. Có lẽ tôi đă mang tiếng "gây sự không cần thiết" v́ chịu không nổi các nhà này. Cũng theo kinh nghiệm của tôi, thời gian là một thứ máy lọc tàn nhẫn. Trước các nhà-phê-b́nh mà chị nói tới bây giờ, là một loạt Phan Cự Đệ, thứ công thần Cộng sản mà một người phê b́nh ngoại quốc phải gọi là "henchman". Tác phẩm của ông ta cũng đă ra nghĩa địa cùng với ông ta. Tôi đang chờ xem bao nhiêu tác phẩm của các "nhà" trong và ngoài nước theo nhau ra nghĩa địa, có khi sớm hơn chủ nhân của chúng rất nhiều.
Chúng ta có thể ngạc nhiên v́ tới giờ này, nghĩa địa đă đợi sẵn, bao nhiêu chữ đă viết, bao nhiêu sách đă in mà vẫn có những nhà, kể cả nhà giáo dục trong nước, vẫn "bổn cũ soạn lại." Điều chị phát biểu rất mạnh mẽ về khái niệm Đọc và sự giáo dục để áp dụng tại Việt Nam, cũng có lư do chính đáng. Sở dĩ trẻ em bên này được dậy cách Đọc với một tinh thần thu thập rồi phân tích chính v́ chúng ta ở đây có tự do hơn. Nếu Đọc dù với tinh thần thu thập nhưng không có tự do để phân tích, cũng sẽ thất bại khi Viết, nói chi lại không được tự do Đọc? Như thế làm sao Thầy soạn được sách, nhất là sách dậy các Tṛ của thế hệ kế tiếp? Bởi thế, nếu sinh viên ra khỏi Việt Nam, bị lấy đi cái "nạng" mà kiểu giáo dục ấy cung cấp th́ có thể họ sẽ không ứng phó nổi. Tôi có một nhận xét nữa, không biết có lố không. Khi tôi gặp một học sinh Việt Nam xuất thân từ một trường giúp em đó đọc được và nói được ngoại ngữ thông thạo th́ em đó hầu như quen ngay với kiểu học bên này, không đến nỗi chật vật như các em không giỏi ngoại ngữ. Như thế, có phải v́ cách học và sự tự do đă theo các em ấy một cách rất bất ngờ không? Ở một ngả không lường trước được khi các em đó được đọc rất nhiều sách ngoài chương tŕnh chính thức ở trường?
6. Lê Thị Huệ: Ngày xưa lúc tôi học đại học Đà Lạt ở Việt Nam, tôi nhớ các giáo sư Viện Đại Học Đà Lạt khi khảo bài sinh viên thường đưa ra đề tài và và kèm theo câu: "Các phương pháp giáo dục Tây Phương là thế, c̣n anh chị sẽ áp dụng vào Việt Nam như thế nào?". Chị có bao giờ phân vân về việc ứng dụng các học hỏi của chị ở đại học Pensylvania State vào việc phê b́nh các tác phẩm Văn Học Việt Nam không?
Nguyễn Tà Cúc: Tôi muốn tách câu hỏi này thành hai phần: Phần Một về sự áp dụng các phương pháp hay lư thuyết Tây phương vào các đề tài trong văn học Việt Nam/Miền Nam của những nhà phê b́nh trước tôi, Phần Hai về cách ứng dụng của tôi,
PHẦN MỘT: ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP HAY LƯ THUYẾT TÂY PHƯƠNG VÀO CÁC ĐỀ TÀI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
Có ít nhất 2 cách mà tôi thấy đă thành công rồi từ 2 nhà phê b́nh xuất thân từ Miền Nam trước 1975: Lê Tuyên và Thanh Lăng.
Trường hợp Lê Tuyên
Thứ nhất, chúng ta có thể sử dụng một phương pháp hay lư thuyết Tây phương để b́nh giảng một tác phẩm Việt Nam theo một cái nh́n hoàn toàn mới, hoàn toàn khác, hoàn toàn Tây Phương. Một trong số hiếm hoi nhà phê b́nh Miền Nam và Việt Nam làm được điều đó là giáo sư Lê Tuyên, Đại học Huế. Ông đă sử dụng phương pháp hiện tượng luận và hiện tượng luận hiện sinh cùng sức hiểu biết rất sâu xa về triết học, về các triết thuyết khác và nhất là về phân tâm học của Gaston Bachelard khi áp dụng vào phương pháp phân tích văn bản để dựng một lâu đài tráng lệ, dệt những sợi tơ óng ả kết từ Tây Phương xa xăm cho một dải lụa Phương Đông huyền nhiệm của ca dao, thơ Vũ Hoàng Chương hay Truyện Kiều vv. Tôi trích dẫn một đoạn trong "Triết lư cuộc đời trong Ca Dao Việt Nam" trong đó ông dịch chữ " (les) rêveries" --một thuật ngữ quan trọng-- thành "(những lối) mơ về": [...] cho nên người nghệ sĩ b́nh dân đă dễ san sẻ ḷng ḿnh với ngọai vật. Ngoại vật như nơi ḿnh gửi tâm sự, trước khi đạt tới con người. Ngoại vật là tha nhân thứ nhất mà nghệ sĩ b́nh dân đă gặp, và chính là một tha nhân đă từng hiểu, đă từng mến yêu ḿnh. Cho nên tâm sự của ḿnh, khát vọng của ḿnh, người nghệ sĩ b́nh dân kư thác trước tiên vào ḷng vạn vật. Đó là một tha nhân chỉ biết tiếp thu, ǵn giữ và làm sáng ư nghĩa của tâm hồn ḿnh chứ chưa bao giờ biết phản bội, và đấy là lư lẽ thứ hai để người nghệ sĩ b́nh dân tin rằng sự vật có thể hoàn thành dự ước giúp ḿnh. Sự vật trở nên như người bạn đồng hành trên con đường đi t́m thể hiện khát vọng. Như Gaston Bachelard đă nhận dịnh trong thiên Rêverie et Cosmos rằng: "Dans les rêveries cosmiques primitives, le monde est corps humain, regard humain, souffle humain, voix humaine." "Trong những lối mơ về vũ trụ sơ khai, thế giới là thế nhân với cái nh́n thế nhân, hơi thở thế nhân, tiếng nói thế nhân". Cái nh́n của người nghệ sĩ b́nh dân chính cũng là cái nh́n sơ thủy ấy trong thế tương giao giữa người và vũ trụ. Cho nên đem khát vọng của ḿnh truyền qua vũ trụ, con người của ca dao muốn kư thác vào vũ trụ như một bạn đồng hành. Vũ trụ của sự vật do đấy không c̣n câm lặng, mà vũ trụ của sự vật đang cùng thương nhớ: 'Buồn trông chênh chếch sao mai /Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?'..." [Lê Tuyên, "Triết lư cuộc đời trong Ca Dao Việt Nam", Thể tánh của Thi Ca, trang 39]
Kế đó, hầu như không có nhà phê b́nh nào mà không muốn b́nh luận về Truyện Kiều. Lê Tuyên cho chúng ta một cái nh́n rất khác về Từ Hải:
Từ đi t́m một tương lai, nghĩa là Từ muốn tạo lập nên một hiện hữu lư tưởng, một hiện hữu chỉ có thể bắt gặp được trong tương lai một hiện hữu của ước nguyện, chuyển ḿnh thành sự thực, một trạng thái tâm hồn hiện hữu của ḿnh. Nhưng tế nhị hơn cả Pascal và Schopenhauer,VladimirJankélévitch phân tích một luận chứng siêu h́nh về con người hiện hữu qua sự chán chường trước hiện tại vô lư. Theo Jankélévitch, con người có những niềm xao xuyến phức tạp, những mối u hoài không bắt gặp được chỉ v́ chán chường là một căn bệnh mang một sắc thái thời gian, một căn bệnh về ư nghĩa thời gian: "Buồng riêng, riêng những sụt sùi / Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân." Con người đặt thân phận ḿnh trong một biến tŕnh trôi chảy, không phải khách quan của đời, mà chính chủ quan của ḿnh, không giải nghĩa được hiện hữu mà chỉ thấy tất cả là một nỗi chán chường bao quát: "Thân sao bướm chán, ong chường bấy thân" rồi để mặc hiện hữu của thời gian trôi qua mà không cần sống đến, con người như cố lắng ḷng để nh́n thực trạng tâm lư của ḿnh đang sống ra ngoài biến cố mà bản thân ḿnh phải chịu...[Lê Tuyên, trang 172, sđd]
Lê Tuyên đặt giả thuyết về lư do Thúy Kiều cần được thoát khỏi 15 năm đoạn trường:
Không gian tươi lên trong một vài thoáng gợn, nuôi dưỡng hy vọng của Kiều, hy vọng đă làm cho Kiều sống được qua bao nhiêu hủy diệt và đổ vỡ của thời gian, hy vọng đă an ủi Kiều nhưng chính cũng làm Kiều khổ đau, chua xót trong một cảnh đời, trong một số phận lưu lạc hay tái ngộ, Kiều sống chuyển vần quanh một trục T́nh yêu, chua xót khi c̣n trong hội đoạn trường, nhưng bi đát hơn trong ngày hội ngộ. Và bắt đầu từ điểm thời gian này, từ phút hoàng hôn mở đầu cho vũ trụ ban đêm của Đoạn Trường Tân Thanh, Kiều sẽ ở măi trên những "dặm về", trên những dặm thời gian xao động của sự chuyển vần ngoại tại, măi cho đến một vị trí không gian: "Sông Tiền Đường sẽ hẹn ḥ về sau". Mà chính Kiều không biết phải qua bao nhiêu tháng năm mới đạt đến. Buông ḿnh xuống Tiền Đường mới thấy rơ bao nhiêu "dặm về" mà thân ḿnh đă trải : "Mười lăm năm, bấy nhiêu lần..." nhưng gịng nước Tiền Đường lại không giữ lấy Thúy-Kiều, mà trả Kiều về bờ bên kia cuộc sống, đưa Kiều thoát khỏi đêm thời gian tưởng chừng như vô tận đă chụp lấy đời Kiều. Cho Kiều ra thoát khỏi đêm dài bạc mệnh, Nguyễn Du muốn cưỡng lại sự phi lư của thời gian và nấm mồ hủy diệt. Muốn thế, Nguyễn Du phải vận dụng sự qui định của một yếu tố siêu h́nh. Cho nên vớt Kiều lên khỏi Tiền Đường, Nguyễn . Du muốn minh định rằng trên cả thời gian ngoại tại và sự chuyển vần khách quan của vũ trụ, c̣n có một sức mạnh siêu h́nh vạn năng của Tôn giáo, mà thời gian ngoại tại cũng như sự chuyển vần chỉ là một h́nh thái đem ra ứng dụng, một phương tiện tùy thuộc sự quyết định tối cao của một ư thức siêu h́nh ở ngoài thời gian chuyển vần của vũ trụ con người hiện sống...[Lê Tuyên, sđd, trang 142]
Tôi muốn kèm một thí dụ nữa để cho thấy Lê Tuyên đă áp dụng được các triết thuyết và phương pháp Tây phương tài t́nh, nhất là khi áp dụng Gaston Bachelard. Lần này, ông viết về Nguyễn Khuyến: [...] Gaston Bachelard khi qui định về giấc mơ của nhà thi sĩ đă quan niệm như sau: "La rêverie que nous voulons étudier est la rêverie poétique, une rêverie que la poésie met sur la bonne pente, celle que peut suivre une conscience qui croit. Cette rêverie est une rêverie qui s'écrit, ou qui, du moins, se, promet d'écrire." (1) Như thế giấc mơ của nhà thi sĩ là một giấc mơ về sáng tạo. Ư thức càng trưởng thành th́ giấc mơ càng phong phú, và đây là một giấc mơ để thể hiện một tâm trạng, một t́nh cảm, một ư tưởng, chứ không phải chỉ là một lối mơ suông [...] "Ngại ngùng những bước chông gai,", trong khi bao nhiêu con mắt tục đều nh́n vào như mù, không thể nào thấu hiểu cho được: "Trần gian nhẫn nhục nào ai biết ǵ !" Cái đẹp của con người là ở đấy, ở chỗ có, nhưng mà có trong tất cả huyền nhiệm của tâm linh, chứ không cần phải phô trương, trưng bày ở trước con mắt của người đời tục lụy [...] Do đấy, nếu giấc mơ nhân bản là một giấc mơ hàm chứa ít nhiều đau thương v́ không có môi trường thực hiện trong một hoàn cảnh bi đát nhất định, th́ đấy vẫn là một giấc mơ rất đẹp, đẹp đến tuyệt đối, v́ đây là một giấc mơ muốn sống với tất cả nỗi niềm chí thiết ao ước sống của ḿnh. Thi ca Nguyễn-Khuyến trong hướng diễn đạt này v́ vậy không đi xa cuộc đời, không đi xa thân phận, mà trái lại chỉ muốn hoàn tất một số phận trong thân phận, một số phận có nhiều nét đẹp, nhưng nét đẹp nào cũng cao cả và xứng đáng với nhau để tạo nên một khuôn mặt số phận thanh cao, lư tưởng làm người ở trong thế giới. Trong viễn tượng giải thích đó, ta có thể nhận định được hai hướng mơ về của giấc mơ Nguyễn-Khuyến, tạo nên một cái nh́n tương hợp và thoát ra từ nhau, làm cho giấc mơ của thi nhân tuy có nhiều dị biệt về đối tượng, nhưng đồng nhất trong nội dung ư nghĩa. Đấy là hướng mơ về thế giới thiên nhiên, như một lối mơ tiếp giao cùng vũ trụ, và khi thấy sự đồng ḥa ấy không đem lại được những an ủi cho thân phận làm người, thi nhân liền từ những thực tại của vũ trụ, chuyễn sang những đối tượng nhân sinh, làm cho giấc mơ gần gũi và trùng hợp với một quan niệm làm người ở trong cuộc sống...[Lê Tuyên, "Nguyễn Khuyến Và Giấc Mơ Nhân Bản" (trang 218-244), Tạp chí Ḍng Việt số 10-Chủ đề Đại học Sư Phạm Huế Tập II, 2001, Hoa Kỳ; trang 218, 221; Chủ trương biên tập: Lê Văn và Liên Chi *một bút hiệu của Lê Tuyên-Chú thích của Nguyễn Tà Cúc]
Xin chị cho phép tôi trích dài như thế để bầy tỏ 2 điều. Thứ nhất, bất cứ một nhà phê b́nh nào, kể cả tôi, nên tự dặn phải cố gắng nhiều hơn nữa sau khi được chứng kiến cái học-rồi-hành kiểu Lê Tuyên. Một nhà phê b́nh nên chứng minh tài năng khi áp dụng chúng vào nghiên cứu, chứ không phải chỉ vào những cuốn sách dẫn giải đại lược về những phương pháp đă học, một việc mà các nhà phê b́nh giả hiệu rất sính làm dù vô ích v́ đại chúng th́ không cần biết tới, c̣n dân trong ngành th́ đă có giáo sư chính hiệu chỉ giáo. Thứ hai, đây là một trường hợp điển h́nh mà các nhà phê b́nh không đọc đủ báo chí cần lưu ư. Độc giả có thể đọc nửa-cuốn- sách nhưng nhà phê b́nh th́ không. Hiện nay, nghiên cứu của Lê Tuyên đă bị thất thoát khá nhiều dù chỉ mới cách đây chưa tới 40 năm. Theo tôi biết, chỉ có Thể tánh của Thi Ca, nhan đề của một tuyển tập tập trung 5 bài giảng của ông tại Đại học Huế do giáo sư Lê Văn (Khoa trưởng Khoa Sư Phạm, Đại học Huế) viết "Thay lời tựa" được SEACAEF xuất bản, 2000, California, 290 trang. Ngoài ra, c̣n một số bài như "Nguyễn Khuyến Và Giấc Mơ Nhân Bản" đăng lại trên Ḍng Việt. Dưới bút hiệu Liên Chi, ông c̣n viết về các mối giao t́nh với văn hữu như với Thanh Lăng, người giữ chức chủ tịch Trung Tâm Văn bút Việt Nam hay Hiếu Chân, Tổng Thư kư sáng lập. Lê Tuyên, hội viên Trung tâm VBVN, chọn đường vượt biển sau 1975 và may mắn sống sót. Nếu không, có thể hải ngoại sẽ không bao giờ c̣n được đọc lối mơ-về đặc trưng của ông.
Trường hợp học giả Thanh Lăng
Chúng ta có thể hệ thống hóa lănh vực nghiên cứu, cải tiến môn phê b́nh bằng cách cung cấp Tài liệu /Văn bản Gốc, dậy sinh viên cách sử dụng, so sánh, phân tích rồi có sáng kiến phân kỳ theo một hướng mới, theo phương pháp Tây phương để, không những giáo dục những nhà phê b́nh tương lai, mà c̣n góp phần làm sáng lănh vực đó. Tôi muốn nói tới học giả Thanh Lăng, Đại học Văn khoa Sài g̣n. Trước đó, phương pháp phân tích Tài liệu /Văn bản Gốc và phân tích so sánh các phó bản để khám phá con đường văn hóa lịch sử chung quanh những sửa chữa hay thay đổi --vốn là một vấn đề cực kỳ quan trọng khi nghiên cứu hay phân tích -- chưa có một chỗ xứng đáng tại Miền Nam, một phần lớn cũng v́ sinh viên không có cơ hội nh́n thấy Tài liệu /Văn bản Gốc.
Linh mục Thanh Lăng--cùng thế hệ với Lê Tuyên, cùng được giáo dục tại ngoại quốc trong một thời gian rất dài, một thời gian gần bằng 1/6 cuộc đời tại thế của ông-- chính là người tiên phong thuộc đại học trong 2 hoạt động thượng dẫn: phân tích văn bản gốc và suy luận về những hậu quả liên hệ.
Thanh Lăng đă áp dụng sự phân kỳ lịch sử văn học căn cứ trên Thế Hệ theo phương pháp của Albert Thibaudet. Ông bỏ tiền mua sách báo quư hiếm hoặc nhờ cậy những người sưu tầm cho mượn lại những bộ sưu tập hầu có thể dẫn lại toàn văn các phần cần thiết hầu có thể hướng dẫn sinh viên phương pháp so sánh nghiên cứu bằng văn bản gốc. Sau 1975, tác phẩm của ông bị thất thoát hầu hết, gần đây mới được giới nghiên cứu và sưu tầm thu thập rồi cố gắng phổ biến. Nhưng nhiều bản thảo công phu của ông cũng đă tiêu tan trong ngọn lửa phần thư, một phần do chính tay ông theo đúng nghĩa đen, sau 1975, không bao giờ t́m lại được. Không lần nào tôi viết tới ông--dù chỉ trích hoạt động của ông trong Trung Tâm Văn bút Việt Nam 1957-1975--mà không đau đớn khi nghĩ tới công lao của ông trong cả hai ngành giáo dục và phê b́nh thuộc Miền Nam. Tiện đây, xin quư độc giả nào c̣n giữ được những tác phẩm hay bản quay ronéo tác phẩm/ sách giáo khoa dành cho sinh viên Văn khoa của Thanh Lăng, xin phổ biến nguyên bản trên Internet nếu được đặng giúp đỡ các thế hệ phê b́nh tương lai, như một số đă làm hết sức âm thầm qua thí dụ của Mạng Tủ sách Tiếng Việt (http://tusachtiengviet.com/).
Trường hợp Lê Tuyên và Thanh Lăng cũng đưa chúng ta trở về một thực tế: Được huấn luyện trong môi trường giáo dục Tây phương là một yếu tố quan trọng nhưng chưa chắc đă quyết định được một chỗ đứng đặc biệt trong ngành. Lê Tuyên và Thanh Lăng đă chứng minh rằng khả năng sáng tạo khi áp dụng vốn học mới ấy và sức làm việc bền bỉ mới là 2 yếu tố quyết định sau cùng.
PHẦN HAI: CÁCH ỨNG DỤNG CỦA TÔI
Sau khi may mắn được huấn luyện và giáo dục trong môi trường đại học, tiếp tục kiến thức âm ỷ từ những ngày theo học tại Sài g̣n và tự học, tôi khẳng định được 2 điều đă lượng định và áp dụng từ 1996 dù lúc đó chưa được tốt đẹp và đầy đủ như bây giờ: Thứ nhất, thu thập rồi phân tích, lượng giá các Tài liệu Gốc& Nhân Chứng một cách lương thiện theo các phương pháp đă được học. Thứ hai, phải hiểu biết sâu xa tới bối cảnh xă hội, tác gia, địa lư và lịch sử khi các tài liệu đó xuất hiện, nhất là xuất hiện khoảng thời gian 54-75 là quăng Miền Nam mở ra cùng với thế giới với các cao trào học hỏi, chịu ảnh hưởng, và áp dụng lư thuyết và phương pháp Tây phương. Đây là lúc sự học hỏi về nền văn học này sẽ cần thiết dù không sử dụng nhiều lắm.
Tôi có thể chọn con đường như Lê Tuyên: Tŕnh bày các tác gia Miền Nam dưới một cảm quan triết học từ Tây phương. Hay con đường như Thanh Lăng: Hệ thống hóa lịch sử Văn học Việt Nam mà ở trường hợp này, Văn học Miền Nam.
Nếu tôi có bao giờ phân vân như chị hỏi là vào những trường hợp này: Liệu tôi có nên áp dụng các triết thuyết, các chủ nghĩa như chủ nghĩa hiện sinh, hiện đại, Marx, duy tâm hay cấu trúc luận vv và vv. vào một cái nh́n mới về thơ văn Miền Nam kiểu Lê Tuyên đă nh́n Cung oán ngâm khúc hay Truyện Kiều? Có lẽ nên dùng chữ "bị cám dỗ" th́ đúng hơn. Có bao giờ tôi "bị cám dỗ"?
Có, tôi đă từng thử phân tích đời văn của Mặc Đỗ với một số truyện ngắn có những cái chết bi thảm--nghĩa đen hay nghĩa bóng--của nhân vật nữ. Søren Kierkegaard mới ảnh hưởng rất lớn vào tác giả này mà không phải Albert Camus. Đó cũng là một trong những hiểu lầm lớn nhất về ảnh hưởng của Camus ở Miền Nam. Rất nhiều tác giả, như Mặc Đỗ hay Bùi Giáng, đă dịch và bàn về Camus--một nhà văn cũng xuất thân từ thuộc địa Pháp-- nhưng không hề v́ khía cạnh triết lư, mà v́ hoạt động chống Đức Quốc Xă, điển h́nh là loạt bài trên nhật báo Combat (1944-1947), Kháng chiến Pháp. Với Camus, thể hiện đạo đức là một thái độ triết lư và thực sự dấn thân là cách thể hiện đó. Mặc Đỗ, cũng như Bùi Giáng-- đă có thư từ qua lại với Camus, chứ không phải với Jean-Paul Sartre-- vẫn coi sự tranh đấu để đạt tự do, nhất là cho quyền tự do ngôn luận, bất kể với thực dân hay chủ nghĩa Cộng sản, là một điều không thể tránh khỏi. Hoạt động của Mặc Đỗ xuất thân cũng có dính dáng tới báo chí. Ông sáng lập nhật báo Tự Do và tham dự "Hội nghị Các Chủ bút", Anh quốc, 1955.
Tôi hiện c̣n chú ư đặc biệt tới Max Weber, triết gia/luật gia/kinh tế gia người Đức, có ảnh hưởng vô cùng lớn vào xă hội học cấp tiến hiện đại, vượt qua Karl Marx và Émile Durkheim. Ông là tác giả cuốn The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism [Nền đạo đức cùng luân lư của Đạo Tin Lành và Tinh thần của Chủ nghĩa Tư bản] v́ có bàn đến chủ trương nhập thế qua hoạt động kinh tế của các giáo phái cải cách theo Đạo Tin Lành, mà nổi bật là giáo phái Tin lành Trưởng Lăo/ Cải cách/Calvinistic Protestantism. Như chị đă biết, đạo Tin Lành giữ vị trí đặc biệt và có thể nói, lănh đạo, thời lập quốc Hoa kỳ với giáo phái này có thể được coi là quan trọng nhất. Theo đó, Weber phân tích và chứng minh chính một nền đạo đức khổ hạnh cá nhân nhưng đă áp dụng thành công hoạt động kinh tế vào hành tŕnh tâm linh tại thế của tín đồ theo thần học Calvin (John Calvin, người sáng lập)--những người đă được Chúa chọn sẵn mà không cần qua bất kỳ một thử thách nào -- có những điểm lư luận tương đồng với nền tư bản bắt đầu ló dạng.
Từ đó, tôi đang sử dụng cuốn này mong diễn giải được hoạt động của một giáo phái khác cũng khá quan trọng: Giáo phái Thân Hữu/Quaker. Đó là giáo phái duy nhất đă 2 lần thuê tàu hay tham dự vào việc chuyên chở thuốc men tới giúp Miền Bắc theo đường biển trong thời chiến tranh Việt Nam, công nhiên chống lại chính sách của chính phủ Hoa Kỳ. Sau 1975, bà Lady Borton, một nhân viên t́nh nguyện cho một tổ chức Quaker tại Quảng Ngăi từ năm 1968 tới 1971, sẽ trở thành một công cụ t́nh nguyện c̣n đắc lực hơn trong việc tuyên truyền cho chế độ Cộng sản. Mấy cuốn sách nhân danh thi ca Phụ nữ Việt Nam và lịch sử mà bà ta làm đồng chủ biên đều xóa sạch dấu vết của người Việt không Cộng sản hay chống Cộng. Tôi muốn dùng sự tín niệm của Calvinism trong thời lập quốc Hoa Kỳ nhắm so sánh với một Việt Nam Cộng ḥa thời lập quốc đang tiến tới một nền kinh tế (tư bản) phồn thịnh nhưng đă bị Phái Tả kết án là sa đọa. Tôi muốn t́m hiểu xem hành động của tín đồ Lady Borton sau 1975, với sự hỗ trợ của giáo phái Quaker, cũng có nên xem là đại diện của một thứ tư bản mới, lần này--không nhân danh sự khổ hạnh của cá nhân được chọn lựa sẵn --mà của một tập thể vô sản chung chuyển theo hướng Chủ nghĩa Marx trong đó cá nhân phải chứng minh khổ hạnh đủ mới được gia nhập.
Song cho tới nay, con đường tôi đă chọn là hành tŕnh đi t́m sự thật, có khi của một nhân chứng, nhằm tái tạo một nền văn nghệ tự do và chống Cộng sản 1954-1975 tại Miền Nam, bằng cách xây đắp từng tầng Tài liệu /Văn bản Gốc v& Nhân chứng, để cuối cùng, tŕnh bày quan điểm của riêng tôi; mặt khác, có thể san định sai lầm trong các công tŕnh nghiên cứu khác liên quan đến Văn học Miền Nam và Chiến tranh & Văn học Miền Nam. Hành tŕnh này được giới hạn trong vài chủ đề hay/và tác giả liên hệ.
Các nghiên cứu hay sự san định ấy chắc chắn đ̣i hỏi phải thực hành một số phương pháp căn bản về phê b́nh kèm theo sự khổ luyện về cách tập văn; nhưng ngay tại đây, mối hiểu biết cặn kẽ về lịch sử, xă hội, văn học, văn hóa, tôn giáo của Miền Nam và Hoa Kỳ lại cấp bách hơn, nhiều hơn là một kiến thức đặc biệt về một số trào lưu văn hay triết học Tây Phương cần phô diễn. Chị và quư độc giả cũng có thể thấy tôi thường dựng một hệ thống tương quan giữa tài liệu & (nhiều) tác gia & (nhiều) nhân chứng, nhất là từ báo chí. Nền báo chí miền Nam là nơi gây mầm rồi nuôi dưỡng cho cuộc chiến chống Pháp; hơn thế nữa, nhiều nhà văn Miền Nam hay nhiều nhà văn di cư từ Bắc vào vốn xuất thân từ báo chí hay có vị trí độc lập trước khi những tạp chí gọi là văn học tại Miền Nam xuất hiện. Sau đó, mới tới phần thẩm trạch hậu quả liên đới của các mối tương quan hầu t́m tới kết luận khả dĩ tin cậy được. Đó cũng là lư do các nghiên cứu đó đứng vững được qua nhiều thử thách từ nhiều phía hay từ những lúc xét lại của chính tôi.
So sánh văn bản
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc phê b́nh một tác phẩm là sự phân tích dựa trên chính nó qua các lần biên tập, nếu có. Tôi sẽ đưa một thí dụ hóc búa cho thấy các bản in khác nhau của một tác phẩm sẽ là cái bẫy khi sự khác biệt không có giải đáp dễ dàng. Chị đă biết tôi từng viết rất kỹ về vài vấn đề liên quan đến Tự Lực Văn đoàn và đặc biệt chú ư tới cuộc đời cách mạng của nhà văn Khái Hưng mà Thanh Đức (1943) là một tác phẩm quan trọng. Khi Nhà xuất bản Phượng Giang-Nhất Linh tái bản lần thứ 3 tại Sài g̣n với nhan đề Băn Khoăn (1958), bản này đă khác với bản Thanh Đức-1943, được Nhà xuất bản Đời Nay của Nhóm Tự Lực Văn đoàn xuất bản tại Hà Nội. Tôi đă viết về trường hợp này như sau:
Theo một bản liệt kê các tác phẩm đă và sẽ xuất bản của Đời Nay, Thanh Đức cũng có tên Tội lỗi được Nhà xuất bản Đời Nay cho ra mắt độc giả lần đầu tiên dưới tên Thanh Đức [cũng là tên của một trong ba nhân vật chính trong truyện] vào năm 1943 ...[Nguyễn Tà Cúc, Khởi Hành Số 225-226, Tháng 10&11. 2015]
Và:
Trường hợp Khái Hưng đại diện cho số mệnh của một nhà văn làm cách mạng chống Cộng sản: ông bị sát hại và tác phẩm bị thất thoát hay tản lạc. Do đó, Thanh Đức đúng ra không phải là sáng tác cuối như chúng ta đă biết. Nếu phối hợp hai tài liệu, một là "Lời nói đầu" của Nguyễn Thạch Kiên cho cuốn Lời Nguyền và hai là "Danh sách gồm rất nhiều ấn phẩm của Đời Nay tiền chiến", năm 1945, in kèm trong cuốn tiểu thuyết Châu đảo do Vũ Ngọc Phan dịch từ Treasure Island, Robert Louis Stevenson, mà nhà phê b́nh Cao Việt Dũng sưu tập được [Nhị Linh, "Lên, lên nữa, lên măi", ngày 26.6.2015, http://nhilinhblog.blogspot.com/], chúng ta có thể nhận ra hai chi tiết quan trọng liên quan đến tiểu sử văn nghệ của Khái Hưng. Thứ nhất, ông đă dịch trọn bộ Liêu trai toàn tập và Đời Nay dự định sẽ xuất bản, nhưng theo Nguyễn Thạch Kiên, Khái Hưng cho một bạn văn mượn và cả bộ này đă thất lạc. Thứ hai, cũng theo danh sách năm 1945 do Cao Việt Dũng cung cấp th́ Đời Nay sẽ cho xuất bản một tác phẩm của Hoàng Đạo có tên là "Băn khoăn". Như vậy, rơ ràng đă có sự quyết định để cái tên Băn Khoăn của Khái Hưng chỉ xuất hiện sau khi Hoàng Đạo đă qua đời....[Nguyễn Tà Cúc, sđd]
Như thế, Thanh Đức xuất bản vào năm 1943 và theo Nguyễn Tường Bách trong các cuốn hồi kư của ông, nhà in Đời Nay vẫn tiếp tục hoạt động cho tới 1945. Khái Hưng bị thủ tiêu khoảng cuối năm 1946-năm 1947 v́ theo lời giới thiệu "Bóng giai nhân" (Văn hóa ngày nay số 4, Nhất Linh chủ trương), đó là "Truyện ngắn sau chót của Khái Hưng trước khi mất tích" vào tháng 8.1946. Hoàng Đạo qua đời năm 1948. Nhất Linh vào Nam, lập Phượng Giang năm 1952. Băn Khoăn tái bản lần thứ 3 năm 1958. Theo Nguyễn Thạch Kiên, Băn Khoăn đă được xuất bản từ năm 1953. Như thế, có phải Băn Khoăn đă được Phượng Giang-Nhất Linh tái bản 3 lần từ 1952 tới 1958? Điều đó tôi chưa biết được. Nhưng có điều chắc chắn, Thanh Đức đă bị biên tập lại rất nhiều. Thứ nhất, một số câu bị bỏ đi hay thêm vào cho rơ nghĩa (theo ư người biên tập). Thứ hai, một số từ ngữ xưa hơn như "An- nam", hay quen thuộc với Miền Bắc hơn như "con sen", hoặc thông thường với cách phát âm của người Bắc như "con giai" đều được thay bằng "Việt", "người ở" hay "con trai". Như đă nói, sự biên tập này quá nặng nề nên rất khó đổ cho thợ xếp chữ. Rơ ràng đă có toan tính Nam hóa và xoay chuyển đoạn kết hầu gây một phản ứng nào đó với độc giả:
Tôi đă phân tích về đoạn kết khác của Băn Khoăn:
Theo "Lời nhà xuất bản" Phượng Giang trước khi vào truyện th́ chính Khái Hưng chọn tên Băn Khoăn: "Tiểu thuyết này là cuốn sách viết sau chót của Khái Hưng ra đời dưới cái tên "Thanh Đức" nhưng tên này không phải do tác giả đặt ra. Vậy khi in lần thứ ba xin trở lại đúng tên "Băn Khoăn" là tên của chính tác giả đặt." Hiềm một nỗi chỉ có tên cuốn truyện là do tác giả chọn, c̣n tác phẩm đă bị biên tập lại, thậm chí lời đề tặng Nguyễn Gia Trí cũng biến mất, không thấy xuất hiện như ở Thanh Đức: "Tặng bạn thân, họa sĩ Nguyễn-Gia-Trí". Nguyễn Gia Trí cùng Khái Hưng đă bị người Pháp giam lỏng một thời gian ở Vụ Bản, Nam Định. Nhờ so sánh hai bản, tôi nhận ra bản Băn Khoăn đă bị biên tập, sửa chữa từ một số từ ngữ như chuyển chữ "An-nam" thành chữ "Việt" cho đến thêm bớt hẳn một số câu; thậm chí xoay hẳn đoạn kết khiến làm mất ngay tính dữ dội của phản ứng của nhân vật chính (ông Thanh Đức), một phản ứng dẫn đến cảm tưởng "băn khoăn" của độc giả với một cốt truyện chưa hẳn khép lại...[Nguyễn Tà Cúc, sđd]
Kết cuộc của Băn Khoăn 1958, tái bản lần thứ 3,
Kết cuộc của Thanh Đức 1943
Theo tôi, nếu người làm việc biên tập này không phải là Khái Hưng th́ không thể tha thứ được:
Người thay đổi đoạn kết của Thanh Đức đă làm mất mục đích của truyện. Đó là lời cảnh báo về một nhóm người Việt trí thức giầu có-- với phụ nữ tham dự rất tích cực và nhiều phần đóng vai tṛ quyết định-- nhưng thập phần ích kỷ khi chiến tranh Pháp-Việt vây khổn chung quanh...[Nguyễn Tà Cúc, sđd]
Nhưng ai là người biên tập lại Thanh Đức? Dĩ nhiên không ai dám cả quyết, nhưng trong trường hợp này, tôi căn cứ vào mấy lư do sau đây để đặt giả thuyết rằng nhà văn Nhất Linh chính là người đó hay đă cho phép. Thứ nhất, ông di cư vào Nam từ năm 1951 và tái bản sách của Khái Hưng và Trần Tiêu, em ruột Khái Hưng, cho đến năm 1963. Sau khi Nhất Linh qua đời, ông Trần Tự-- anh ruột Khái Hưng, đại diện gia đ́nh Khái Hưng và Trần Tiêu tại Sài g̣n-- giao lại quyền xuất bản cho ông Đào Mạnh Nghiêm, Nhà Xuất bản Văn Nghệ. Thứ hai, có thể nào chính Khái Hưng đă biên tập lại trong khoảng 1943 tới khoảng 1947 không? Cũng có thể lắm nhưng theo tôi th́ rất khó tin chính v́ sự Nam hóa các chữ được biên tập như "người ở" (thay v́ "sen") hay "con trai".
Tóm lại, Thanh Đức là một tác phẩm rất quan trọng của Khái Hưng v́ phản ảnh t́nh trạng sa đọa của giới tư sản thành thị ngay vào thời kỳ chống Pháp và là một mắt xích quan trọng trong tiến tŕnh sáng tác và cách mạng của ông. Cho tới nay, đó vẫn là một tác phẩm chưa được nghiên cứu đầy đủ khi đặt vào sự nghiệp cách mạng chống Cộng sản của tác giả. Ngay từ đầu, tôi đă gọi là "một cái bẫy" v́, nếu không được nh́n thấy tận mắt nguyên bản của chúng, rất khó tưởng tượng kết cục Thanh Đức-1943 lại xoay hẳn đi gần 10 năm sau.
Nhưng dù có khó khăn thể nào, người nghiên cứu về Khái Hưng vẫn phải dùng phương pháp so sánh văn bản, phân tích nội dung và sau đó, cũng nên t́m hiểu lư do Thanh Đức đă bị biên tập --chắc chắn không phải bằng người Cộng sản-- nhiều phần xẩy ra sau khi ông qua đời, đặng đặt nó vào thành tích văn chương và bối cảnh hoạt động chính trị của tác giả. Tác phẩm này, đồng thời, cũng đưa ra thí dụ của Nhất Linh-Khái Hưng, một đôi bạn vừa là nhà cách mạng trong cuộc chiến chống Cộng sản bằng cách tham dự một đảng phái vơ trang, vừa là hai nhà văn thân thiết đến nỗi cùng nhau hoạt động văn học, vừa có thể viết chung một tác phẩm. Trong lịch sử văn chương Việt Nam cận đại, không bao giờ c̣n có một đôi như thế nữa. Và Khái Hưng-- cái nửa đôi lẫy lừng ấy, cái nửa đôi ở lại cùng Nhượng Tống gánh vác việc Đảng, cái nửa đôi chống chọi bằng báo chí với phái Cộng sản cho tới khi bị thủ tiêu--đă không được nghiên cứu đầy đủ và công bằng cho tới măi gần đây, nhờ Cao Việt Dũng, một nhà phê b́nh trong nước.
Nhưng Nhất Linh-Khái Hưng cũng cho tôi liên tưởng đến t́nh trạng người ra đi -và- người ở lại sau 1975. Người ở lại Khái Hưng bị thủ tiêu. Người ra đi Nhất Linh đă làm hết sức trước khi tuẫn tiết. Tương tự, người ở lại như Văn Quang bị giam cầm gần 13 năm trong trại tù Cộng sản nhưng vẫn viết về những tệ hại sau 1975 rồi gửi ra hải ngoại cho đăng, lại tiếp tục đối mặt với tù đầy chết chóc. Người ra đi tiếp tục sáng tác và hoạt động, giữ Văn học Miền Nam cho đến cuối cùng. Cũng chính v́ thế, Văn học Miền Nam cũng là một hiện tượng duy nhất với nhiều người ở lại và nhiều người ra đi cùng tham dự cuộc đối đầu với người Cộng sản một cách toàn diện và công khai. Tôi muốn nhấn mạnh hai chữ "công khai" ở đây. Nghĩa là không tương nhượng và không tự bào chữa.
T́nh trạng chưa hoàn hảo của một số công tŕnh nghiên cứu về Văn học Miền Nam tại Hoa Kỳ
Sở dĩ tôi chọn con đường Tài liệu /Văn bản Gốc & Nhân chứng v́, theo tôi, trong t́nh cảnh thất thoát tài liệu gốc và nhất là nhân chứng (các nhà văn Miền Nam) hiện nay, trước hết, nghiên cứu cũng là một cách phổ biến tài liệu để bù đắp một cách toàn hảo cho sự thiếu thốn nêu trên. Quan trọng hơn, chúng ta không thể đặt hết niềm tin vào các nhà phê b́nh được huấn luyện bằng nguyên tắc trường ốc hay tin tưởng rằng họ sẽ chắc chắn cung cấp cho chúng ta một nghiên cứu xác thực. Tôi sẽ cho chị hai thí dụ về sự "tẩu hỏa nhập ma" của những người xuất thân từ giới đại học, thừa phương pháp và thừa phương tiện, được huấn luyện đầy đủ mà rất giỏi hai sinh ngữ Anh-Pháp nhưng ngôn ngữ tối cần--tiếng Việt-- và các yếu tố hệ trọng liên quan đến lănh vực nghiên cứu Văn học Miền Nam lại không rành. Tôi không có ư nói chung, v́ không ai có thể đọc được hết sách, nhưng mấy thí dụ sau đây tại đại học Hoa Kỳ sẽ là bằng chứng và lư do cho phần "san định" trong công việc nghiên cứu của tôi.
Vietnamese Literature: An Anthology, Nguyễn Đ́nh Ḥa
Thí dụ thứ nhất là cuốn Vietnamese Literature: An Anthology do Đại học San Diego State University xuất bản vào năm 1998 của giáo sư Nguyễn Đ́nh Ḥa. Ông là một nhà ngữ học, một tên tuổi rất lớn của nền giáo dục Việt Nam Cộng ḥa và sau này, của người Việt tỵ nạn. Đây là tiểu sử của ông mà tôi trích rất đầy đủ để chúng ta tiện phân tích:
Sau khi đậu tú tài Triết Học và Văn Chương tại Trường Bưởi năm 1944 và làm việc một thời gian ngắn tại Hà Nội, ông được học bổng du học Hoa Kỳ. Ông lần lượt tốt nghiệp cử nhân năm 1950 (Union College), cao học năm 1952 và tiến sĩ năm 1956 (New York University). Trong khi theo học ban tiến sĩ về Giáo Dục Anh Ngữ (English Education) tại NYU, ông cũng dạy Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam tại Columbia University. Tiến sĩ Nguyễn Đ́nh-Ḥa về nước năm 1957 và ngay sau đó, ở tuổi 33, được bổ nhiệm làm khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Saigon (1957-1958). Tại đây, ông cũng là giáo sư Ngữ Học kiêm trưởng ban Văn Minh Anh-Mỹ cho đến năm 1965. Từ 1962 đến 1966 ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc Nha Văn Hóa thuộc Bộ Giáo Dục kiêm tổng thư kư Ủy Hội Quốc Gia UNESCO. Giáo Sư Nguyễn Đ́nh-Ḥa sau đó sang Mỹ dạy học trở lại, lần lượt tại University of Washington, University of Hawaii, và sau cùng được bổ nhiệm làm phó giám đốc (1969-1972) rồi giám đốc Trung Tâm Việt Học tại Southern Illinois University (Carbondale) từ 1972 cho tới ngày về hưu trí vào mùa hè 1990. Ông đă lựa miền bắc California để về hưu, và tại đây ông được San Jose State University mời giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt với tư cách giáo sư ưu vị (distinguished professor) từ 1990 đến 1992.[http://www.viethoc.com/Ti-Liu/bien-khao/but-ky/tiecthuonggiaosunguyendhinh-hoa]
Theo tiểu sử đăng trên b́a sau của cuốn sách giáo khoa nói trên, trách nhiệm của ông c̣n lớn hơn nữa khi tham dự vào việc dự tuyển vào giáo tŕnh và chương tŕnh nghiên cứu về Việt Nam Học tại SIU. Nhưng trong cuốn sách giáo khoa cho sinh viên đại học Hoa Kỳ về Văn chương Việt Nam này, ông đă chọn các tác gia nào trong "Phần Văn học Hiện đại- Thế kỷ XX" và "Phần Văn học Hải ngoại"?
Trong "Phần Văn học Hiện đại -Thế kỷ XX", ông chọn toàn các nhà văn nhà thơ Miền Bắc và vài nhà thơ hay nhà văn Miền Nam sau đây: Đông Hồ, Nhất Linh, Hàn Mặc Tử, Lê Văn Trương, Đỗ Thúc Vịnh, Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng. Không có Mặc Đỗ, B́nh Nguyên Lộc, Mai Thảo, Sơn Nam, Vơ Phiến, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Viên Linh, Cung Trầm Tưởng, Hà Huyền Chi, Du Tử Lê vv và vv (danh sách c̣n dài), cũng không có một nhà văn nữ nào.
Về phần Hải ngoại, tôi chỉ cần nói tới vài người ông không chọn: Mặc Đỗ, B́nh Nguyên Lộc, Viên Linh, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên. Vậy ông chọn ai? Ông chỉ quy vào một nhóm rất nhỏ mà, theo tôi, những người trong nhóm này có quen biết ông và lẫn nhau. Ông c̣n bỏ qua luôn Đoàn Thị Điểm trong phần Văn học Cổ Điển, chỉ nhắc tới trong 1 ḍng hầu đính chính rằng Đoàn Thị Điểm không phải là dịch giả của Chinh Phụ Ngâm nhưng không đưa ra được bằng chứng nào.
Sự thiếu sót nặng nề của Khoa trưởng Văn khoa Sài g̣n/giáo sư (thuộc nhiều đại học Hoa Kỳ) Nguyễn Đ́nh Ḥa sẽ không được tha thứ nếu đánh giá theo đúng các phương pháp nghiên cứu tại đại học, bất cứ nơi đâu, kể cả tại Miền Nam cách đây 23 năm (1975-1998), nơi giáo sư Thanh Lăng đă nỗ lực huấn luyện sinh viên hầu không phạm phải các lỗi lầm quá sơ đắng đó. Chúng ta làm sao giải thích được một sự khiếm khuyết cỡ đó khi phải công nhận rằng, trải qua ba hệ thống giáo dục khác nhau với quá tŕnh được huấn luyện và thử thách trong môi trường khoa bảng, lẽ ra Nguyễn Đ́nh Ḥa phải tránh được?
Hoàng Văn Chí và Gareth Porter
Thí dụ thứ hai là cuộc đối đầu giữa Hoàng Văn Chí và Gareth Porter vào đầu thập niên 1970 tại Hoa Kỳ. Hoàng Văn Chí là ai th́ chúng ta đă biết. Ông là tâm điểm của cuộc tấn công của Gareth Porter, một tác gia/kư giả sau này chuyên về sự tham chiến của Hoa Kỳ vào nhiều quốc gia trên thế giới kể cả Việt Nam, nguyên lúc ấy là sinh viên Ban Tiến sĩ thuộc đại học Cornell. Ông cho rằng đă không hề có một cuộc Cải Cách Ruộng Đất dă man như Hoàng Văn Chí công bố. Tôi viết về cuộc đối đầu đó, có đoạn như sau: "Cuốn The Myth of the Bloodbath: North Vietnam's Land Reform Reconsider [Huyền thoại về một cuộc Tắm máu: Xét lại cuộc Cải cách Ruộng đất tại Bắc Việt]:
Dưới h́nh thức một "bản báo cáo nhất thời" ["Interim Report"] dài 59 trang, bản báo cáo này không những được đại học Cornell xuất bản trong một dự án nghiên cứu về Đông Á mà c̣n được cổ vơ trên tờ nội san sinh viên vào tháng 9, 1972. Một năm sau, vào tháng 9. 1973, một bản ngắn hơn được phổ biến trên tờ Bulletin of Concerned Asian Scholar (trang 2-15)..." [Nguyễn Tà Cúc, Loạt "Bốn mươi năm Cuộc chiến & Văn học Miền Nam trong ngành nghiên cứu tại Hoa Kỳ", Khởi Hành , số 229-230, Tháng 2&3. 2016, trang 70-87]
Trần Văn Dĩnh-- một trong những người mà Gareth Porter trích dẫn v́ Porter, theo tôi, không rành tiếng Việt-- đă bị Hoàng Văn Chí kết tội đạo văn. Trần Văn Dĩnh không những được nhận làm giáo sư tại vài đại học Hoa Kỳ mà c̣n có sách xuất bản. Theo Hoàng Văn Chí, Trần Văn Dĩnh đă lấy cắp tất cả những câu trích dẫn trong bài của ông ta từ bản dịch của Lê Xuân Thủy. Tác gia này vẫn được coi là dịch giả đầu tiên của Truyện Kiều sang Anh văn với nhan đề Kim Vân Kiều do Khai Trí xuất bản lần đầu năm 1963, Sài g̣n. Theo Hoàng Văn Chí:
Trần Văn Dĩnh đă chứng tỏ, qua một bài báo có tên "Astounding Captured Document Reveals Mind of Enemy" /Tâm trí của kẻ thù được phát giác qua một một tài liệu (đầy) kinh ngạc (vừa) bị tịch thu", đăng trên tờ Washingtonian xuất bản vào tháng 4 năm 1968, th́ không những Trần Văn Dĩnh không có kiến thức tối thiểu về từ ngữ Hán-Việt mà c̣n phạm tội đạo văn. Trong bài thượng dẫn, Trần Văn Dĩnh sử dụng Truyện Kiều để đặt giả thuyết rằng nếu chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ-- từ tổng thống Johnson cho tới Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n cùng tất cả nhân viên dân sự và quân sự Mỹ đang phục vụ tại Việt Nam--mà chịu t́m đọc [và hiểu được] Truyện Kiều th́ họ sẽ tránh được nhiều lỗi lầm nghiêm trọng kể cả những lỗi lầm chết người (trang 45, sđd)... [Nguyễn Tà Cúc, Khởi Hành , số 229-230, Tháng 2&3. 2016]
Linh tính của một người phê b́nh bằng cách đọc báo và làm báo (tôi là Thư kư Ṭa soạn Khởi Hành, đảm nhận thêm phần viết "Tin tức", phụ trách mục "Người và Việc" và mục "Điểm sách" từ khoảng 2000 tới 2007 và từ 2010 tới đây) khiến tôi chú ư tới chi tiết xem ra rất nhỏ nhặt này. Thế nên, cũng theo bài thượng dẫn, tôi cần t́m bài báo đó của Trần Văn Dĩnh:
Ngày 3 tháng 2, 2016, nhân t́nh cờ đọc một đoạn thư trao đổi giữa ông chủ bút-43-năm Jack Limpert và ông chủ bút-đă -đăng-một bài -đạo- văn Mark Baldwin, tôi viết thư cho ông Limpert xin bản sao của bài Trần Văn Dĩnh. Ông không có nhưng nội ngày hôm sau báo cho tôi biết đă nhờ được ṭa soạn tạp chí Washingtonian sao cho tôi một bản đầy đủ có cả h́nh b́a minh họa và một trang "Lời Ṭa soạn" giới thiệu bên trong. Chỉ một tuần sau tôi đă nhận được... " [Nguyễn Tà Cúc, sđd]
B́a tờ báo Washintonian do cựu Chủ bút Jack Limbert dàn xếp
gửi cho Nguyễn Tà Cúc khi được yêu cầu
Có bài báo này để so sánh với cuốn Lê Xuân Thủy, tôi có thể khẳng định Trần Văn Dĩnh quả phạm tội đạo văn. Từ đó, tôi có thể đặt ngược vấn đề với Phái Tả như Gareth Porter, tới một thời kỳ mà một đại học (Cornell) đă đánh mất vị trí trung lập của ḿnh để ngả hẳn theo một chủ trương chính trị, vô h́nh chung dùng cả sức nặng có sẵn của một trong những đại học danh tiếng nhất làm thiệt hại tới một người (cô thế) như Hoàng Văn Chí, trong khi vẫn chưa chứng minh được một cách tuyệt đối Hoàng Văn Chí cố t́nh nhầm lẫn về con số địa chủ và nông dân bị giết, nhắm sỉ nhục thái độ chống Cộng của ông.
Rồi ra, tôi sẽ có dịp xét tới nhiều vấn đề liên quan trực tiếp tới cộng đồng tỵ nạn hải ngoại hay văn sử Miền Nam qua trường hợp của giáo sư John C. Schafer với Vo Phien and the Sadness of Exile và giáo sư/dịch giả Olga Dror với Mourning Headband for Hue: An Account of the Battle for Hue, Vietnam 1968. Hai tác phẩm này đều xuất bản tại Hoa Kỳ.
Cả mấy trường hợp thượng dẫn đều có thể được sử dụng để kiểm chứng rằng thiếu hụt hay không có kiến thức về Văn học Miền Nam và/hay về Cộng đồng văn chương tỵ nạn Việt Nam là hai lư do chính khiến vô số tác gia vấp nhiều khuyết điểm dù phương pháp nghiên cứu của họ phải hoàn hảo v́ họ vừa là giáo sư vừa là tác gia. Ngày nay, tại đại học, sinh viên được giáo dục không chỉ để trở thành một người thầy mà c̣n trở thành một tác gia có sách được xuất bản. "Publish! Publish! And Publish!" Chúng tôi có lần theo học một lớp phân tích lư do thành công của các tác phẩm bán chạy nhất (the best-sellers). Ông Thầy chọn ra mươi tác phẩm. Chúng tôi chia thành mười nhóm. Mỗi nhóm có bổn phận làm một bản tường tŕnh về nội dung, tiểu sử tác giả và bối cảnh xuất hiện của tác phẩm rồi phân tích dựa trên các phương pháp đă được học. Nghĩa là, không phải chỉ viết sách mà c̣n phải học cách viết sao cho thành công, cho thuyết phục độc giả dù thuộc bất cứ lănh vực nào. Chúng ta cũng thường thấy bài viết của các tác gia kiêm giáo sư/tác gia xuất hiện trên các nhật báo hay tuần báo danh tiếng. Điều đó tạo nên một sự lo ngại có chứng cớ: Sự sai lầm của các tác gia xuất thân từ môi trường đại học không c̣n hạn chế trong khuôn viên đại học; trong khi rất khó tưởng tượng-- với những phương pháp chặt chẽ từng được huấn luyện khi c̣n là sinh viên rồi nay lại đến phiên huấn luyện các thế hệ sinh viên kế tiếp-- họ lại có thể sai lầm có khi trầm trọng đến nỗi không có một sự giải thích nào có thể bào chữa được.
Bởi thế, tôi có thể kết luận rằng chúng ta nên lấy làm ngờ v́ khoa bảng hay/và danh tiếng chưa chắc đă bảo được phẩm chất của một công tŕnh nghiên cứu. Tuy xuất thân từ đại học Hoa Kỳ, nhưng v́ đă có quá nhiều kinh nghiệm trước các trường hợp học-mà-không-hành nổi của một số quư khoa bảng, Ta có Tây cũng không ít, tôi muốn đưa những chứng cớ cụ thể --mà tôi tin rằng ngày nào đại học c̣n khảo cứu, ngày đó Văn học Miền Nam c̣n... truân chuyên (mượn lời Phạm Quỳnh: Truyện Kiều c̣n, tiếng ta c̣n) -- khiến tôi cổ vơ đặc biệt cho bất cứ nhà phê b́nh hay nghiên cứu nào có kiến thức sâu đậm và chuyên môn về ngôn ngữ Việt, nhân chứng, xă hội và văn hóa, văn học Miền Nam 1954-1975 bên cạnh những năm khổ học về phương pháp và lư thuyết phê b́nh.
Áp dụng bằng bằng phương pháp thâm cứu báo chí
Hăy lấy thí dụ Phan Khôi. Cho tới nay, chúng ta đọc được bao nhiêu bài của ông v́ chúng chỉ xuất hiện trên báo? Thanh Lăng trước 1975 và Lại Nguyên Ân sau 1975 đă khổ công sưu tập và cho phổ biến nhưng v́ trắc trở thời gian và địa lư, tôi tin vẫn có người tại hải ngoại chưa đọc đủ để đánh giá ông. Theo tôi, một nhà phê b́nh cần có kiến thức căn bản về lịch sử báo chí thế giới và Việt Nam để không tưởng nhầm rằng các bài báo chỉ là sản phẩm nhất thời nếu so với sách, một công tŕnh có thể đă được biên tập nhiều lần trước khi xuất bản. Hơn thế nữa, cũng theo tôi, ở trường hợp Miền Nam, các tạp chí văn học rất khó có thể đóng vai tṛ quyết định vị trí của một nhà văn hay nhà thơ trong khi báo chí Miền Nam đă tồn tại từ lâu và có sự tham dự của giới cầm bút trước sự khai sinh của các tạp chí văn học đó.
Tôi sẽ đưa thêm thí dụ trường hợp nhà thơ Thanh Tâm Tuyền cho dễ hiểu. Ông đă
xuất hiện trước khi có tạp chí văn học Sáng Tạo, tháng 10.1956. Vào năm
2011, Dương Nghiễm Mậu cho phổ biến bài "Thanh Tâm Tuyền và những người bạn
trước khi có tạp chí Sáng Tạo" tại Hoa Kỳ, có đoạn về Thanh Tâm Tuyền mà
chủ đích của bài báo như tên của nó đă biểu thị quá rơ: Đăng những truyện ngắn
đầu tiên trên tuần báo Thanh Niên (Hà Nội).
Năm 1954 di cư vào Nam. Hoạt động trong Hội sinh viên, cùng Trần Thanh Hiệp,
Nguyễn Sỹ Tế, Quốc Sỹ chủ trương nguyệt san Lửa Việt (Sài g̣n). Năm 1955
cùng các bạn làm tuần báo Dân Chủ của Vũ Ngọc Các và Tuần báo Người
Việt.
Tuần báo Người Việt giới thiệu dưới đây là Tuần báo Người Việt bộ
mới chỉ ra được bốn số vào cuối năm 1955 [...] Số 4 ra số đặc biệt với chủ đề
SÁNG TẠO có 66 trang và có quảng cáo cho số 5 xuất bản vào thượng tuần tháng
chạp dương lịch nhưng không thấy ra
Người Việt bộ mới in cỡ 20cm x 27 cm, b́a hai màu, Duy Liêm vẽ b́a và minh họa.
B́a một, trong một khung vuông có in tám chữ cỡ lớn đậm nét: DIỄN ĐÀN TIỀN PHONG
ĐẤU TRANH VĂN HÓA, tám chữ này cho thấy phần nào nội dung mà tờ báo hướng tới.
Người Việt bộ mới hiện diện ở nửa sau của năm 1955 là một tập hợp đầu tiên giữa
Thanh Tâm Tuyền với những người bạn: Mai Thảo, Quốc Sỹ, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn
Sĩ Tế, Quách Thoại...
Tôi có được một bản do Dương Nghiễm Mậu nhờ chuyển --v́ ông muốn cho tôi thêm tài liệu sau khi được đọc các bài tôi viết về sự thành lập của Sáng Tạo và Bách Khoa trong một nội san nghiên cứu trong nước--, nhưng để cho công bằng với độc giả, chị và quư độc giả có thể đọc trên tạp chí Hợp Lưu [Họa sĩ Đặng Hiền Chủ biên, "Thanh Tâm Tuyền và những người bạn trước khi có tạp chí Sáng Tạo" - http://hopluu.net/a1661/thanh-tam-tuyen-va-nhung-nguoi-ban-truoc-khi-co-tap-chi-sang-tao]. Vũ Ngọc Các là dân làm báo chuyên nghiệp, tham gia chính trị và qua đời trong trại tù Cộng sản tại Phủ Lư sau 1975 (theo Nguyễn Thạch Kiên, đảng viên Việt Nam Quốc Dân đảng). Hơn thế nữa, bất cứ nhà phê b́nh nào có được tài liệu này sẽ chú ư đến một đoạn nữa tưởng chừng như không quan trọng nhưng xuất hiện ở một chỗ hoàn toàn khác. Đó là một đoạn trong tập thơ Tôi không c̣n cô độc. Nguồn: Tôi không c̣n cô độc, Thơ Thanh Tâm Tuyền, Người Việt xuất bản. Ngọc Dũng và Jacques Halpern vẽ b́a. Duy Thanh minh hoạ và Mặc Đỗ tŕnh bày [...]Ngoài những cuốn thường c̣n in thêm 13 bản quư không bán đề Đỗ Thạch Liên – Mai Thảo - Nguyễn Sỹ Tế - Doăn Quốc Sỹ - Trần Thanh Hiệp – Quách Thoại - Trọng Lang - Ngọc Dũng – Duy Thanh – Hà Việt Phương - Trần Lê Nguyễn - Mặc Đỗ - Đạm Minh [...] In tại nhà in HỢP LỰC (Việt Nam) xong ngày 15-10-1956, giấy phép số 1160/TXB (3-9-1956). Bản điện tử do Nguyễn Tiến Văn, Đồng Chuông Tử và Phạm Kiều Tùng thực hiện. http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7834&rb=08,]
Tại sao lại "Mặc Đỗ tŕnh bày" mà không phải Ngọc Dũng, họa sĩ đă tŕnh bày cho tạp chí Văn Nghệ sau này? Đó là v́ có liên quan đến nhà in Hợp Lực. Tại sao lại cần lưu ư đến nhà in Hợp Lực? V́, theo tôi, có một lư do. Chưa hết, ngoài Thanh Tâm Tuyền, c̣n có trường hợp một nhà thơ khác: Viên Linh. Viên Linh từng viết về việc ông đập cửa ṭa soạn Sáng Tạo, đ̣i tiền nhuận bút khi Mai Thảo đăng thơ ông. Trong một bài hồi ức về bài thơ "Mang Mang" của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, ông cũng từng viết về việc Nguyên Sa không hỏi ư trước mà dám lấy thơ đăng trên Hiện Đại khiến ông tới ṭa soạn mắng mỏ nhưng chỉ gặp Thái Thủy: [...] Năm 1959, trong một lúc sa xảy với nghề báo, tôi theo bạn lên dạy học tư ở Ban Mê Thuột. Rời Sài G̣n tạm một thời gian, sách vở đồ đạc nặng gửi lại nhà một đồng nghiệp, th́nh ĺnh một hôm nhà giáo dạy cùng trường Bạch Đằng đưa cho tôi xem tờ tạp chí Hiện Đại. Trên cùng một trang báo có bài thơ “Phượng Liên” của tôi đăng dưới bài “Mang Mang” của Hoang Vu. Tôi không gửi thơ cho Hiện Đại, mà do người bạn nơi tôi để lại đồ đạc sách vở, đă lấy bài thơ tôi viết cho em Phượng Liên ở Huế, cũng là bạn chung, và là bạn thư từ với tôi, đưa cho Nguyên Sa. Như Vơ Phiến nhớ đúng khi anh viết đă đọc thơ phiếm của Thần Đăng (Đinh Hùng) và thơ tôi trên Ngôn Luận (giai đoạn 1954). Tới năm 1960 tôi đă có vài chục bài thơ đăng trên các tạp chí Văn Nghệ, Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Gió Mới, nhưng Nguyên Sa viết như đây là những cây bút lần đầu xuất hiện, mặc dù anh có tḥng một câu kiểu búa lớn: “Có phải nỗi buồn tập hợp trên mắt những người trẻ tuổi ấy phảng phất niềm đau của thế kỷ bây giờ?” ...Tôi đă leo lên lầu cao ốc Mai Loan nơi đặt ṭa soạn Hiện Đại để chất vấn, v́ không ai chọn thơ của người đă có thơ in từ sáu năm trước, với một anh in thơ lần đầu, nhưng chỉ gặp Thái Thủy..." [Viên Linh, "Thơ Nguyễn Xuân Hoàng", https://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/Tho-Nguyen-Xuan-Hoang-3855/. Ngày 14. Tháng 8. 2013]
Về Hiện Đại, tôi có hỏi riêng Thái Thủy về việc Viên Linh, vào ngày 29.7.2006, khi tạp chí Khởi Hành và nhật báo Người Việt tổ chức một buổi mừng nhà thơ Thái Thủy và chương tŕnh Tao Đàn mà ông là một thành viên Ông cười: "May mà Nguyên Sa không có mặt hôm ấy..."
Nhân chứng thứ hai là nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, Thư kư Ṭa soạn tạp chí Văn trước 1975. Trước ông là Trần Phong Giao, sau ông là Mai Thảo. Ông xác nhận vụ Viên Linh rất phân minh về chuyện "nhuận bút" (v́ tự coi là một người chuyên nghiệp) và nổi tiếng "khó khăn" khi giao thơ văn cho ai đăng, kể cả tạp chí Văn. Sự kiện một nhà thơ đ̣i tiền nhuận bút từ Mai Thảo-Sáng Tạo và không cho phép Nguyên Sa-Hiện Đại đăng thơ của ḿnh cho thấy, không những vị trí của họ, mà c̣n vị trí các tạp chí văn học đó nữa với một số nhà văn hay nhà thơ không cùng nhóm, những người độc lập và tự tạo tên tuổi của ḿnh.
Tôi c̣n có thể kể thêm nhiều thí dụ khác. Bùi Giáng và Cung Trầm Tưởng đă xuất hiện trên tạp chí Phổ Thông của các sinh viên Luật tại Hà Nội. Các sáng tác của Mặc Đỗ lần đầu cũng trên Phổ Thông. Rồi vị trí của Nguiễn Ngu Í? Nguiễn Ngu Í tạo thêm uy tín cho tạp chí Bách Khoa hay ngược lại? Nói chung, một nhà phê b́nh có quyền nhưng sẽ phải chuẩn bị để giải thích lư do khi ấn định tiêu chuẩn hầu gộp một số tác gia rồi phân định vị trí của họ thuộc một thời kỳ nào đó trong một nền văn học; nhưng lư do không am hiểu giai đoạn đầu đời của một tác gia với sáng tác có thứ hạng nào sẽ không bao giờ được chấp nhận.
Khó khăn đối diện ngành Phê b́nh Văn học Miền Nam, Hải ngoại
Đọc tới đây, hẳn chị có thể tượng tượng ngành phê b́nh Văn học Việt Nam hay Miền Nam tại hải ngoại gặp nhiều trở ngại như thế nào. Riêng Văn học Miền Nam quá đa dạng để quy sức mạnh hay trọng tâm của nó vào bất cứ nhà văn/nhóm văn nghệ nào. Nghĩa là không bao giờ có thủ lănh văn chương trước và sau 1975 trong Văn học Miền Nam. Khi đi qua một cánh đồng có những "cối xay gió", tôi vẫn liên tưởng tới Văn học Miền Nam. Mỗi nhà văn danh tiếng hay mỗi nhóm nhà văn là một "cối xây gió" tạo nên nhiều cơn gió gây nên cơn lốc trong văn sử Việt Nam. Đó là lư do tôi quan niệm chỉ có trang bị phương pháp và lư thuyết không thôi cũng chưa đủ.
Nếu nói về tương lai của ngành nghiên cứu cơn lốc đó, tôi đă bớt tin tưởng vào giới đại học Hoa Kỳ; nhưng đằng khác, rất lạc quan về một thế hệ mới tài năng hơn tại hải ngoại hay trong nước. Điều tôi nhận ra, sau khi trở lại Penn State, là chính chúng ta phải cung cấp tài liệu và nhân chứng cho họ --các thế hệ trẻ hơn đang nghiên cứu trong và ngoài nước--dù bằng tiếng Việt hay CỨ bằng tiếng Việt. Chúng ta là nhân chứng mà không cung cấp tài liệu cho họ th́ ai sẽ cung cấp? Cũng đừng lo lắng về sản phẩm của loại "trăm hoa đua nở, nhà nhà ...mang tiếng phê b́nh" dù được sản xuất tại đâu v́ chúng sẽ không tồn tại. Thời gian là một thử thách công bằng. Huống chi viết phê b́nh mà thiếu tài liệu/văn bản gốc và nhân chứng, không am hiểu vấn đề tới kỳ cùng hay có khi cố t́nh ngụy chứng? Ngành nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy, cũng có những khám phá có khi đến rất chậm, nhưng sẽ đến.
Lẽ ra chúng ta kết thúc tại đây, nhưng h́nh như chị nên hỏi tôi một câu nữa:
Có khi nào tôi "phân vân" khi e rằng t́nh cảm đối với đối tượng nghiên cứu (đồng thời cũng là bạn rất thân hay quen biết) ảnh hưởng vào kết quả các cuộc nghiên cứu không?
Tôi sẽ trả lời: Không, không khi nào. Mặc Đỗ gọi đùa tôi là Tào Tháo chỉ v́ tôi không tin ai khi nghiên cứu, kể cả bạn hữu, v́ tôi không viết phê b́nh để bênh vực bạn tôi. Mọi tin tức họ cung cấp đều được kiểm chứng và so sánh với nhiều tài liệu liên hệ của các nguồn khác. Tôi thường sử dụng tác phẩm và tài liệu, hiếm khi phải dùng đến thư riêng như những lá thư mà Mặc Đỗ cho phép giữ lại hầu làm sáng tỏ mấy vấn đề liên quan đến ông, nhóm Quan Điểm.
Nhưng nếu chọn để phổ biến, như trong một bài sắp tới đây, tôi sẽ theo phương pháp sử dụng thư riêng nhắm kiểm chứng một lần nữa những vấn đề đă từng được xác nhận bằng tài liệu trong các bài trước. Ngoài ra, những lá thư riêng này chỉ được phổ biến khi có thêm vấn đề mới cần chứng minh, thí dụ về bút hiệu của Mặc Đỗ hay quyết định cho phổ biến "Mộng một đời" ngay khi c̣n sống, sau khi đă phó thác tâm sự ấy cho tổng cộng 3 người. Nghĩa là, bằng thư riêng, chúng ta sẽ có cơ hội xét đến hoạt động văn nghệ của một tác giả khi so sánh với các tài liệu bằng văn bản và tác phẩm đă được phổ biến trước đây để công bằng hơn cho tác giả đó.
Tôi cũng có thể giữ được một khoảng cách giữa tôi và đối tượng nghiên cứu chỉ v́ một lư do tầm thường: Tôi không quan tâm đến đời riêng của họ. Tôi chỉ hỏi những ǵ tuyệt đối phải hỏi, vào lúc cần hỏi, với nhu cầu chính đáng. Thí dụ như hoạt động chung với nhà thơ Viên Linh từ 1996, nhưng tôi chỉ hỏi ông về hoàn cảnh loạt thơ "Bài Kim Xuyên" hay bài thơ "Bài Phượng Liên" khi muốn t́m hiểu về Thủy mộ quan. Tôi muốn kiểm chứng giả thuyết Viên Linh không hề làm thơ t́nh mà, ngược lại, thơ ông làm tôi liên tưởng tới Quỷ Thi của nhà thơ Trung Hoa Lư Hạ hay các tập thơ về Địa phủ của các nhà thơ Tây phương.
Tôi không hỏi những câu ngớ ngẩn chỉ v́ hiếu kỳ. Họ cũng không biết rơ lắm về đời riêng tôi đâu v́ cũng không dám hỏi những câu ngớ ngẩn v́ hiếu kỳ! Mặc Đỗ gọi đùa tôi là Trương Phi v́ đă chứng kiến thái độ đối với những kẻ đụng chạm vào đời riêng tôi.
Những đối tượng nghiên cứu đó, một đằng có thể yên tâm tôi đủ bản lănh và công tâm phân tích tác phẩm của họ một cách chính xác; đằng khác, không phải e ngại rằng, một ngày xấu trời nào đó, tâm sự của họ sẽ bị phơi trên giấy báo chỉ để phô phang một cách rất tầm thường tôi là bạn (thân) của họ. Thế nên, đó là phương pháp nghiên cứu phải tuân theo tuyệt đối: sống để dạ, chết mang đi nếu lỡ tin tức hay tài liệu nào lọt vào tay tôi mà không dính dáng ǵ đến chủ đề nghiên cứu. Tôi có thể cam đoan điều này với chị và độc giả, nhất là với rất nhiều độc giả đă viết thư cho tôi: Mọi thư từ đều đă bị tiêu hủy. C̣n một số thứ cần thiết cho việc nghiên cứu hay viết các loại sách khác th́ hiện lưu trữ tại một văn pḥng luật sư v́ tôi đă đánh máy lại những đoạn muốn sử dụng nên không có nhu cầu giữ lại bên tôi. Ngày nào tôi qua đời, chúng sẽ được văn pḥng Luật đó tiêu hủy theo.
Lê Thị Huệ: Chị là con gái trong một gia đ́nh Bắc Kỳ di cư 1954 vào Sài G̣n ? Thời trung học chị học ở đâu?
Nguyễn Tà Cúc: Gia đ́nh tôi di cư vào Nam khoảng cuối năm 1953. Tôi sinh ở Nam Định nửa năm trước khi gia đ́nh ra đi. Tuy là Bắc- kỳ-di-cư nhưng, theo quyết định của ông thân sinh, tôi lại ṭng học tại trường Nữ Trung học Gia Long, một ngôi trường có lịch sử lâu đời với biệt danh Trường Áo tím với đại đa số học sinh là người Nam. Hồi đó, sĩ số một lớp vào khoảng 60 học sinh mà chỉ có vẻn vẹn 3 cô Bắc kỳ di cư. Nhờ đó, tôi nói được tiếng Nam tuy vẫn phải tuyệt đối nói tiếng Bắc trong gia đ́nh. Tôi có một giọng Bắc kỳ rất cổ, rất trầm, dễ gây cảm tưởng già nua tuồi tác lại thập phần kỳ quái khi thốt ra từ miệng một cô bé 5, 6 tuổi. Thuở mới lớn, tôi càng ít nói hơn v́ có mặc cảm với giọng nói "như ma nhập". Bởi thế, tôi nói toàn tiếng Nam cho chắc ăn. Bùi Giáng phải gặp tôi lần thứ ba mới biết tôi là người Bắc. Tôi không ngờ, ngày nay, cái giọng Bắc kỳ (9 nút) cổ điển ấy lại được chuộng khi so sánh với giọng Bắc kỳ lên xuống bất thường có biệt danh "Bắc kỳ 2 nút." Nhưng đó chỉ là tiểu tiết. Kinh nghiệm giữa 2 cuộc di cư mới thuộc vào "đại sự". Cuộc di cư lần thứ nhất cho tôi một cơ hội ḥa trộn hoàn toàn vào miền đất mới. Dù vẫn giữ văn hóa Bắc kỳ, giữ được giọng nói "như ma nhập", tôi đă trở thành một người Nam kỳ chính hiệu. Cuộc di cư (di tản) lần thứ hai cũng cho tôi một kinh nghiệm tương tự. Lần này, trở thành một người phê b́nh có căn cước Việt Nam nhưng đồng thời, đă trở thành một người Hoa Kỳ chính hiệu có gốc tỵ nạn, tôi có dịp nh́n vào những tranh luận hay giả thuyết nhân danh người Việt Nam và/hay nhân danh người Hoa Kỳ với một khuynh hướng đa diện hơn. Sự đa diện ấy cung cấp cho tôi một chiếc kính chiếu yêu (cứ cho là như thế) vả cho phép tôi đề cập đến một số tác giả hay dịch giả, người Việt hay người Hoa Kỳ, sinh sống trong và ngoài Việt Nam. Số tác giả/dịch giả này --danh tiếng và/hay xuất thân từ môi trường đại học-- có lẽ không ngờ họ không đủ kiến thức chuyên môn và/hay chính xác về điều họ đang cố gắng chuyển tải và/hay thuyết phục người khác liên quan đến t́nh cảnh Văn học Miền Nam, Chiến tranh Việt Nam hay tâm cảnh người Việt Nam, nhất là về tâm cảnh của người Việt tỵ nạn chúng ta.
(c̣n tiếp)
http://www.gio-o.com/NguyenTaCuc.html
© gio-o.com 2018
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence
of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử