* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
UPI - REUTERS - APVI - THẾ GIỚI - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - TỬ VI - VTV - HTV
PLUTO - INTERNET - SONY - FOXSPORT NBCSPORT ESPNSPORT - EPOCH
Từ trái qua phải: Bùi AnhTrinh, Nguyễn Đình Chiến, Chu Di Tuyển, Kim Âu Hà Văn Sơn, Trương Văn Hùng
trinh bui
23:47, 14 thg 9, 2019 (3 ngày trước)
Bạn hiền thân mến
Tết năm Mậu Thân Đà Lạt chìm trong khói
lửa… Việt Cọng chiếm giữ Khu Hòa Bình trong 2 ngày; còn Trại Hầm,
Địa Dư và Cây số 4 bị bỏ bom ngút trời.
Đến khi tình hình có vẻ yên ắng thì
tụi tao trở lại trường, lúc đó tao đang ngồi lớp Nhất B2 Trần Hưng
Đạo.
Vừa lúc trở lại trường
thì có lệnh tổng động viên…Một buổi sáng đẹp trời có hơn nửa lớp
đứng dậy xin phép thầy Hưởng cho đi khám sức khỏe nhập ngũ, đó là
mấy thằng sinh năm 1948 trở lên…
Còn tao và những thằng 1949 thì đợi tới
phiên năm sau… nhưng tụi tao không còn lòng dạ đâu mà ngồi học tiếp
trong khi bạn bè lần lượt ra đi vào nơi gió cát…Lúc đó tụi tao hoàn
toàn quên hẳn mày và tụi thằng Tâm vì cứ đinh ninh rằng tụi mày
không thể nào sống nổi với cái trại tù của bọn Cọng sản Bắc Việt.
Thế rồi tao cũng trở thành một ông
lính Việt Nam Cọng Hòa như ai, và tao chợt nghĩ tới mày khi tao ra
trường và về một trại Biệt kích CIDG.
Hai chữ Biệt kích khiến
tao chạnh nghĩ … thì ra mình cũng đâu có thua gì cái thằng “Sơn
Beatles”.
Nhưng những tháng ngày lăn lộn trong
cái trại Biệt kích đó chỉ để lại trong tao những kỷ niệm buồn, chẳng
có gì là hào hùng như người đời tưởng tượng. Chỉ có máu, chết chóc
và gian khổ… Tao nói để mày hiểu tại sao các bài viết của tao về lực
lượng Biệt kích CIDG luôn luôn có nhiều cay đắng.
May là qua năm 1971 thì giải tán Lực
lượng đặc biệt VNCH.
Tao giả từ cái trại Biệt
kích mà trong lòng cảm thấy giống như thoát ngục.
Bạn bè rủ tao qua Biệt
động quân Biên phòng để tiếp tục chỉ huy những biệt kích Thượng cải
tuyển.
Tao đang còn phân vân thì
báo chí đưa tin về trận Hạ Lào, mà trong đó tao thấy số phận của mấy
thằng Biệt động quân ở đồi 30, 31 cũng chẳng khác gì mấy cho nên tao
xin kiếu, tao chọn về Địa phương quân.
Giờ đây ngồi viết lại quân sử thì tao
chú ý ngay tới cái trận Hạ Lào định mệnh đó… Cái trận đã khiến tao
trở thành một ông lính Địa phương quân.
Tao gởi cho mày bài viết
về trận đó để mày thấy cái số kiếp của cái tụi Quân lực VNCH ở Miền
Nam cũng chẳng hơn gì tụi mày ở trại tù Miền Bắc..
http://quanvan.net/tu-chien-ha-lao/
BÙI ANH TRINH
TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971,
(11) VÀO TCHEPONE “ĐÁI MỘT BÃI”
*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến
Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )
Giai đoạn chiếm Tchepone :
“Vào Tchepone đái một bãi xong rồi
rút ra”
Ngày thứ 28, ngày 7-3
-Sáng sớm, CSVN pháo kích vào Căn cứ Lolo ở
phía Nam Tchepone, có 3 lính Trung đoàn 1 Bộ binh chết và 17 bị
thương.
-Đại đội trinh sát Trung đoàn 2 BB VNCH tìm
thấy 102 xác CSVN trong khu vực B.52 thả bom ngày hôm qua, thu 5 đại
liên phòng không 12ly7, và 1 đại bác phòng không 37 ly.
-Tiểu đoàn 3/2 BB/VNCH tiến về khu
vực phía Nam Căn cứ Hope tìm thấy 32 xác bị chết do B.52, cùng với
1.000 tấn gạo và 2.000 mặt nạ ngừa
hơi độc.
-Tiểu đoàn 2/2 BB/VNCH tìm thấy gần 100 xác
chết trong khu vực thả bom của B.52 với những vũ khí đã bị gẫy vụn.
-Đại đội Hắc Báo (đại đội trinh
sát) của Sư đoàn 1 BB/VNCH được đổ xuống một địa điểm cách Căn cứ A
Lưới 5 cây số về hướng Đông Nam để cứu hộ một phi hành đoàn trực
thăng bị rơi tại đây vào 2 ngày trước.
Đại đội gặp được toàn bộ phi hành
đoàn nhưng cùng lúc đó quân CSVN kéo tới.
Đại đội Hắc Báo chống trả dưới sự
yểm trợ pháo binh của Căn cứ A Lưới cho đến khi phi cơ can thiệp.
Kết quả đại đội và phi hành đoàn
chỉ có vài người bị thương, trong khi giết được 60 quân CSVN, thu 30
vũ khí tự động, phá hủy 1 ổ phòng không.
Ngoài ra cũng tìm thấy 40 xác CSVN
khác bị chết vì bom của phi cơ.
-Tiểu đoàn 2/2 BB/VNCH phát hiện
một kho sửa chữa vũ khí với 150 hỏa tiễn 122 ly, 43 trái đạn B.40,
17 súng đại liên, 8 súng cối 82 ly, 57 AK.47 và 2 xe tăng.
Tất cả đã bị hư hỏng.
-Tiểu đoàn 4/1 BB/VNCH hành quân tại khu
vực phía Đông Nam của Tchepone ( Căn cứ Lolo ), tìm thấy 112 xác
CSVN, 32 súng cối, 5 đại liên phòng không 12ly7, 6 súng B.40 và 18
AK.47.
Ngày thứ 29, ngày 8-3,
-Buổi sáng, Tiểu đoàn 2/2 và Tiểu
đoàn 3/2 cùng với BCH Trung đoàn 2 BB thuộc Sư đoàn 1 BB/VNCH tiến
vào Thị trấn Tchepone đã bỏ hoang, tìm thấy 8 súng cối 82 ly, 2 tấn
gạo và vô số xác chết mà không có thì giờ để đếm.
Sau khi tiếp đón phái đoàn của
Tướng Phạm Văn Phú và các phóng viên quân đội vào buổi trưa, Trung
đoàn gấp rút hành quân qua khỏi thị trấn, tiến về hướng Đông Nam.
-Qua khỏi Thị trấn, Tiểu đoàn 2/2
BB tìm thấy 52 xác chết CSVN với 3 đại liên hạng nặng, và 50 quả đạn
đại bác.
Tất cả bị hư hỏng do bị phi cơ thả
bom.
-Buổi chiều, tất cả các đơn vị của Trung
đoàn 2 Bộ binh tập trung gần bờ phía Bắc của sông Tchepone.
-Đêm 8-3, Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 Bộ
binh vượt sông Tchepone, đến bờ phía Nam.
Diễn tiến giai đoạn rút quân
Ngày thứ 30, ngày 9-3
-Lúc 9 giờ sáng,
Trung đoàn 2 Bộ binh từ Tchepone
về đến căn cứ Sophia.
-Buổi trưa, toán thám sát của Trung
đoàn 1 BB/VNCH phát hiện một đoàn xe tăng của CSVN cách Tchepone 10
cây số vế hướng Tây Nam.
Pháo binh VNCH bắn hủy 5 chiếc (
Bằng đạn chạm nổ của súng 155 ly ).
-Buổi trưa, Tướng Hoàng Xuân Lãm bay vào
Sài Gòn gặp Tướng Nguyển Văn Thiệu và Tướng Cao Văn Viên để trình
bày diễn tiến hành quân vừa qua và sau đó trình bày về kế hoạch rút
quân sau khi mục đích của cuộc hành quân là chiếm Tchepone đã hoàn
tất.
-Buổi chiều, lực lượng TQLC/VNCH lục soát
khu vực phía Đông Nam căn cứ Delta, phát hiện kho vũ khí với 5.000
trái hỏa tiễn địa địa ( 122 ly và 107 ly ) cùng với nhiều khí cụ
khác, tất cả đã bị bom B.52 hủy diệt.
*Chú giải :
Lệnh hành quân “Đái một bãi” của
Tướng Thiệu.
Trung tướng James B.Vaught, cựu Cố vấn Sư
đoàn Dù đã viết lại ý kiến của ông về lệnh rút quân tại Hạ Lào :
“Thế nhưng ở trên kia, bất ngờ họ
ra lệnh kết thúc cuộc hành quân Lam Sơn 719
chỉ vì nó không đem lại kết quả
như họ đã tính. Cuộc hành quân này được mở ra không ngoài mục đích
nhảy vào Hạ Lào, cắt ngang con đường HCM một cái rồi kéo về!
Theo ý kiến cá nhân tôi thì đáng lẽ
quân ta phải đánh vào đó, phá huỷ đường HCM rồi ở lại! Giá như cuộc
hành quân tổng hợp được bàn định kỹ lưỡng cẩn thận ngay từ đầu thì
điều đó
là khả năng hoàn toàn có thể thực
hiện. Đáng tiếc là tất cả những đơn vị khác đều được lệnh rút về.
Nhảy Dù cũng phải về và thi hành
xuất sắc nhiệm vụ đoạn hậu, SĐ chúng tôi về trong tình thế tuơng đối
bảo toàn” ( Bản dịch của MX.520 ).
Thuở đó Đại tá James Vaught được
chỉ định thay thế cho Đại tá William Pence sau khi Tiểu đoàn 2 Dù tự
di tản khỏi Căn cứ 30.
Vì không nắm được tình hình của
giai đoạn đầu của cuộc hành quân cũng như không biết được những tính
toán của các vị chỉ huy trên cao cho nên mãi cho tới sau này ông vẫn
còn ngạc nhiên về lệnh rút lui.
Ông không biết rằng sự thực lực
lượng địch là 5 sư đoàn Bộ binh, 2 trung đoàn Bộ binh biệt lập, 8
trung đoàn Pháo binh, 3 trung đoàn Công binh, 6 trung đoàn Phòng
không, 8 tiểu đoàn Đặc công và 3 tiểu đoàn Tăng.
Tổng cộng 60.000 người ( Lịch sử
Quân đội Nhân dân, Quyển 2, trang 374 ).
Tài liệu “Lam Son 719” của Tướng Nguyễn Duy
Hinh cho biết cuộc hành quân lục soát tại Tchepone và khu vực chung
quanh được dự trù là 2 tháng nhưng mới có 2 ngày thì đã tính tới
chuyện rút quân, trong khi cuộc hành quân đang trên đà thành công
chưa từng thấy.
Để giải thích cho quyết định này của các
cấp lãnh đạo quân đội VNCH, Tướng Hinh đã giải thích nguyên do vì
(1) Thời tiết vào mùa mưa bất lợi cho việc chuyển quân, tiếp tế, và
yểm trợ hỏa lực bằng phi cơ. (2) Địch quân đã tăng cường quân số mỗi
ngày một mạnh hơn. (3) Súng phòng không của địch mỗi ngày một nhiều
hơn cho nên lượng trực thăng tiếp tế cũng như tản thương không đủ
bảo đảm cho nhu cầu của chiến trường.
Tuy nhiên đây chỉ là cách giải
thích của Tướng Hinh khi ông viết tài liệu cho Ngũ Giác Đài.
Còn trong thực tế thì cựu Tổng
thống Thiệu đã tiết lộ cho Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng vào năm 1985 :
“ Nếu như Thiệu đã chậm chạp trong
quyết định đổ thêm quân, thì ông rất mau lẹ đã nhận ra được rằng ông
đã bị sa bẫy.
Ông ra lệnh cho Tướng Hoàng Xuân
Lãm, vị chỉ huy cuộc hành quân, tiến chiếm Tchepone nhưng không cố
thủ ở đó vì ông sợ một vụ Điện Biên Phủ thứ hai : Lực lượng của mình
bị cầm chân tại một tiền đồn bất khả bảo vệ và không có đường tiếp
tế, ông đã ra lệnh cho Tướng Lãm : “Anh vô đó đái một bãi rồi ra
ngay cho tôi” ( Nguyễn Tiến Hưng, Bí Mật Dinh Độc Lập, trang 75 ).
Tổng thống Thiệu đã ra lệnh cho
Tướng Lãm vào trưa ngày 28 -2, sau khi Nghị sĩ Trần Văn Hương họp
báo tố cáo Không quân Hoa kỳ thiếu trách nhiệm.
Nghĩa là lúc ra lệnh Tướng Thiệu
đã biết được chuyện Không quân Mỹ không thể yểm trợ cho chiến trường
theo như đã phân công với nhau từ trước.
Trong khi gần nửa tháng trước đó,
vào ngày 15-2-1971, Tướng Abrams được biết quân số của CSVN tại Hạ
Lào là 5 sư đoàn bộ binh, chưa kể các sư đoàn pháo binh, sư đoàn
phòng không và sư đoàn công binh; nhưng ông không thông báo cho
Tướng Thiệu biết chuyện này.
Nếu biết thì Tướng Thiệu đã cho
rút quân ngay từ đầu chứ không vào Tchepone “đái một bãi”.
Chính
vì biết địch, biết ta mà Tướng Thiệu đã ra lệnh cho Bộ binh VNCH vào
Tchepone cho có, rồi ra ngay.
Ông thừa biết kế hoạch hành quân
là từ Washington cho nên Abrams cũng không dám thay đổi lệnh hành
quân mặc dầu biết rõ lợi thế của địch và thất thế của ta.
Vậy thì
cả phía quân đội VNCH lẫn phía
quân đội Mỹ chỉ còn một cách là thi hành đúng đắn lệnh hành quân.
Tuy nhiên trong lệnh hành quân (
của Nixon và Kissinger ) có một chỗ sơ hở là thời gian lưu lại
Tchepone là do quân đội VNCH ấn định.
Do đó Tổng tư lệnh quân đội VNCH
đã quyết định lưu lại Tchepone trong 12 tiếng.
Tướng Abrams biết đây là cách giải quyết
tuyệt vời của Tướng Thiệu nhưng ông giả lơ vì nhờ đó mà ông đã thoát
khỏi một tình trạng vô cùng khó xử.*( Xin đọc những hồi cuối sẽ rõ
).
Cũng vì Tướng Abrams không thông báo về kế
hoạch chủ động rút quân của Tướng Thiệu trong khi báo chí Mỹ đang
còn đưa tin như là trận Điện Biên Phủ đang sắp mở màn… Cho nên 13
ngày sau Nixon và Kissinger đã bật ngữa khi được báo cáo là quân đội
VNCH đã rút quân về tới biên giới.
Hồi ký của Tướng Alexander Haig và
băng ghi âm của Tòa Bạch Ốc được giải mã cho thấy vào lúc đó nội bộ
Washington vô cùng rối ren khi biết Thiệu đã cho lệnh rút quân về.
Đến nỗi Nixon nổi cơn lôi đình đòi
cách chức Tướng Abrams trong khi trận chiến đang còn tiếp diễn.
Có như vậy mới thấy lệnh “đái một
bãi” của Tướng Thiệu là rất sáng suốt.
Nếu để chậm thêm cỡ 1 tuần thì 5
sư đoàn bộ binh CSVN ập đến thì hết đường về.
BÙI ANH TRINH
(12) SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH RÚT QUÂN
*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến
Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )
Ngày thứ 31, ngày 10-3
-Tiểu đoàn 1 TQLC có hai cuộc chạm súng với
quân CSVN trong vùng xung quanh Căn cứ Hotel, kết quả giết 72 người,
tịch thu 20 vũ khí cá nhân, 1 súng đại bác không giật và 4 trái đạn
B.40. Phía TQLC có 6 chết và 19 bị thương.
-Tiểu đoàn 4/1 Bộ binh VNCH hành
quân lục soát một khu vực vừa bị bom B.52 gần Căn cứ Lolo , phát
hiện 72 xác chết, 12 xe vận tải Molotova, 8 xe kéo, 3 đại bác 122
ly, 2 đại bác phòng không 37 ly, 4 đại liên phòng không 12ly7, 2 hỏa
tiễn 122 ly, 32 súng cối 82 ly, 18 súng chống tăng B.40, 400 súng
AK.47, 60 máy liên lạc vô tuyến và quân trang, thực phẩm.
Bắt 5 tù binh.
-Căn cứ Sophia thuộc Trung đoàn 2 Bộ binh
bị pháo kích nặng, 13 lính bị thương và 6 súng đại bác bị hư hại
Ngày thứ 32, ngày 11-3
Trung đoàn 2 Bộ binh VNCH được lệnh chuẩn
bị rời Căn cứ Sophia, di chuyển bộ về Căn cứ Liz, cách 4 cây số về
hướng Đông.
Buổi sáng, toán lục soát quanh căn cứ
Sophia chạm súng với 1 toán nhỏ quân CSVN, giết 8, thu 8 súng.
Buổi chiều, Tiểu đoàn 2/2 Bộ binh đến Căn
cứ Liz và được trực thăng chở về Căn cứ Brown, cách 5 cây số về
hướng Đông Nam.
Buổi chiều BCH Trung đoàn 2 Bộ Binh và Tiểu
đoàn 5/2 BB rời Căn cứ Sophia, trong khi Tiểu đoàn 4/2 BB ở lại
phòng thủ Căn cứ Sophia.
Ngày thứ 33, ngày 12-3
-Tiểu đoàn 3/2 BB từ căn cứ Liz
tiến đến đóng chốt cách Căn cứ Sophia 1 cây số về hướng Đông để yểm
trợ cho Tiểu đoàn 4/2 BB rời khỏi căn cứ Sophia.
Phi cơ Hoa Kỳ thả bom hủy diệt căn
cứ Sophia cùng với 8 khẩu đại bác đã bị hư hỏng.
-Giờ đây Căn cứ Lolo do Trung đoàn 1 Bộ
binh trấn giữ trở thành tiền đồn phía Tây của các cánh quân.
-Bắt đầu từ ngày này mới có thông dịch viên
Việt Nam đi theo các phi cơ quan sát để thông dịch chỉ điểm cho phi
cơ thả bom và phi cơ trực thăng.
-Cũng bắt đầu từ ngày này, Trung đoàn 1 và
Trung đoàn 31 thuộc Sư đoàn 2 CSVN bắt đầu bao vây tấn công Trung
đoàn 3 Bộ binh thuộc Sư đoàn 1 BB/VNCH tại khu vực cực Nam của vùng
hành quân.
-Ngày thứ 34, ngày 13-3
Các tiểu đoàn trực thuộc Trung đoàn 3 Bộ
binh VNCH rút dần về hướng Bắc, tức là về hướng Căn cứ Hotel.
Ngày thứ 35, ngày 14-3
Căn cứ Lolo bị pháo khoảng 200 quả hỏa tiễn
122 ly và 100 quả đại bác 152 ly, có 3 lính bị chết, 2 bị thương, 2
súng 105 ly và 1 xe ủi đất bị hư hỏng.
Ngày thứ 36, ngày 15-3
Căn cứ Lolo không được tiếp tế do
bị pháo kích liên miên, ( Cả căn cứ A Lưới và Căn cứ Delta cũng vậy
).
Các thương binh nằm chất đống
trong căn cứ không được di tản.
Lệnh rút quân khẩn cấp được chuẩn
bị.
BCH Trung đoàn 1 Bộ binh và các
tiểu đoàn trực thuộc di chuyển bằng đường bộ về hướng Nam.
Ngày thứ 37, 16-3
-Tiểu đoàn 4/1 BB là thành phần chặn hậu
cho đoàn quân rút lui của Trung đoàn 1 BB bị quân CSVN vây chặt và
kêu gọi đầu hàng nhưng họ đã mở đường máu thoát vòng vây.
-Buổi trưa, BCH Trung đoàn 3 Bộ
binh VNCH và Tiểu đoàn 4/3 BB được trực thăng bốc từ khu vực phía
Nam của vùng hành quân về Căn Cứ Khe Sanh,
Tiểu đoàn 3/1 ở lại phòng thủ Căn
cứ Delta 1.
Còn Tiểu đoàn 3/3 đã được đưa về
Khe Sanh 2 ngày trước.
Ngày thứ 38, ngày 17-3
-Đoàn quân đào thoát của Tiểu đoàn 4/1 BB
bắt được liên lạc với trực thăng vũ trang và được phi cơ yểm trợ,
Tiểu đoàn Trưởng (Trung tá Lê Huấn), Tiểu đoàn phó cùng với hầu hết
sĩ quan BCH Tiểu đoàn đều tử trận, đoàn quân sống sót được hướng dẫn
tiếp tục di tản về hướng Quốc lộ 9 dưới sự yểm trợ của phi cơ.
-Tiểu đoàn 7 TQLC hành quân xung
quanh căn cứ Delta đã chạm dịch, kết quả giết 16.
Phía TQLC có 5 bị thương.
Ngày thứ 39, ngày 18-3
Buổi trưa, một cuộc cứu hộ bằng trực thăng
được thực hiện để cứu những người lính thuộc Tiểu đoàn 4/1 BB, có 3
trực thăng bị trúng đạn và 1 phi cơ chiến đấu bị bắn rơi. Kết quả 32
người được đưa về hậu cứ.
Quân CSVN tăng cường áp lực xung
quanh Căn cứ Delta do Lữ đoàn 147 TQLC/VNCH trấn giữ.
Căn cứ bắt đầu bị pháo bằng tất cả
các loại pháo. Và gần đó khoảng 10 ổ súng pháo cao xạ luôn luôn nhả
đạn vào phi cơ tiếp tế.
Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 4 TQLC
hành quân ra xa chung quanh khu vực để chuẩn bị rút quân.
Buổi trưa, Trung đoàn 1 BB/VNCH
cùng với các tiểu đoàn trực thuộc 1/1, 2/1, 3/1 di chuyển bộ từ Căn
cứ Lolo đã về đến cách Căn cứ A Lưới 2 cây số.
Tại đây trực thăng bốc toàn bộ
Trung đoàn về Căn cứ Khe Sanh
Tiểu đoàn 5/2 BB thuộc Trung đoàn 2 BB được
trực thăng bốc từ vùng hành quân về cứ điểm Brown
Từ 4 giờ chiều tới tối, BCH Trung
đoàn 2 BB/VNCH tại Căn cứ Delta 1 và các tiểu đoàn 2/2, 3/2, và 4/2
tại khu vực cứ điểm Brown bị pháo kích nặng, sau đó Tiều đoàn 2 BB
và Tiểu đoàn 4 BB bị tấn công.
Không rõ số thiệt hại của quân
CSVN.
Tiều đoàn 4/2 BB báo cáo có 33 bị
thương và 5 mất tích.
Tiểu đoàn 2/2 BB báo cáo có 32 bị
thương.
-Tiểu đoàn 5/2 BB tại cứ điểm Brown
bị pháo khoảng 300 trái súng cối và đại bác nhưng không gây thiệt
hại, Tiểu đoàn 5/2 lục soát khu vực quanh Căn cứ Brown với sự yểm
trợ của phi cơ.
Kết quả giết 100 người và khám phá
một kho vũ khí lớn với hàng tấn đồ tiếp liệu.
-Trực thăng bốc BCH Trung đoàn 2 Bộ binh và
Tiểu đoàn 5/2 BB rời căn cứ Delta 1 về Căn cứ khe Sanh, 3 Tiểu đoàn
còn lại đang còn hành quân tại khu vực xung quanh cứ điểm Brown.
Ngày thứ 40, ngày 19-3
-Lúc 7 giờ 30 sáng, một đoàn xe
tiếp vận bị phục kích cách Căn cứ A Lưới 5 cây số về hướng Đông.
Có 18 xe bị hư hại nặng, trong đó
có 4 xe tăng M.41 và 3 thiết vận xa M113, mỗi thiết vận xa chở 1
súng đại bác 105 ly.
Tiểu đoàn 1 Dù tại Căn cứ Alpha
yêu cầu phi cơ hủy diệt 18 xe trước khi chúng rơi vào tay quân CSVN.
-Tại Căn cứ Delta do Lữ đoàn 258
TQLC trấn giữ đã bị quân CSVN bao vây áp sát, Tiểu đoàn 2 và Tiểu
đoàn 4 TQLC hoạt động bên ngoài Căn cứ đã bị cắt đường tiếp tế từ
trong Căn cứ.
Trong khi tại Căn cứ có 5 khẩu đại
bác bị phá hủy bởi đạn pháo.
Và binh sĩ bị thương cũng như bị
chết cũng không có trực thăng di tản.
-Buổi trưa, Tiểu đoàn 4 TQLC chạm địch,
giết 195, thu 59 AK.47 và nhiều loại vũ khí khác.
-Buổi chiều, Tiểu đoàn 3 TQLC chạm địch.
Kết quả giết 87, thu 49 AK.47 và 17 trái đạn B.40.
-Buổi chiều, Tiểu đoàn 2 TQLC chạm
địch, giết 85, thu 47 AK.47.
Phía TQLC có vài người bị thương
nhẹ.
-Đêm 19-3, Tiểu đoàn 1 Dù và Tiểu
đoàn 2 Dù báo cáo chạm địch. Tiểu đoàn 1 Dù có 8 bị thương; giết 80
người, thu 5 súng ngắn và 5 AK.47.
Tiểu đoàn 2 Dù có 18 chết và 57 bị
thương, địch không rõ.
-Cũng trong đêm, Tiểu đoàn 7 TQLC
tại Căn cứ Delta bị pháo kích và Bộ binh tấn công, có cả dùng hơi
độc;
nhưng cuộc tấn công bị đẩy lui,
quân CSVN để lại 42 xác.
Phía TQLC chỉ bị thiệt hại nhẹ.
Tổng cộng trong ngày đã có 686 phi
vụ trực thăng chiến đấu (gun ship), 246 phi vụ ném bom, 14 phi vụ
B.52.
Tổng số bom được thả trong ngày là
1.158 tấn. (sic)
Theo tài liệu của Bunker thì cho
tới chiều hôm nay, ngày 19-3, Thiệu mới thông báo cho Bunker và
Abrams về quyết định rút quân. ( Bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng, trang
408 ).
Trong khi sự thực quân VNCH đã rút
ngay từ ngày 8-3-1971.
*Diễn tiến hành quân trên đây được
viết theo sách “Lam Son 719” của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh.
Những chi tiết trong sách do Tướng
Hinh căn cứ theo “nhật ký hành quân” của MACV còn lưu lại tại Ngũ
Giác Đài.
(13) NHẢY DÙ , TQLC VÀ THIẾT KỴ LUI
BINH
*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến
Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )
Ngày thứ 41, ngày 20-3
Một đoàn trực thăng 40 chiếc đáp xuống bốc
Tiểu đoàn 3/2 Bộ binh ( 500 người ) tại phía Tây cứ điểm Sophia East
giữa rừng đạn phòng không của quân CSVN, có 28 chiếc bị trúng đạn
nhưng không có chiếc nào bị rơi.
Một đoàn trực thăng khác đáp xuống bốc Tiểu
đoàn 4/2 Bộ binh ( 500 người ) nhưng chiếc phi cơ đầu tiên bị bắn
cháy ngay tại bãi đáp cho nên cuộc bốc quân bị hoãn lại.
Trong ngày có tổng cộng 1.388 phi
vụ trực thăng võ trang, 27 phi vụ thả bom và 11 phi vụ B.52.
Tổng số bom thả trong ngày là 909
tấn.
Ngày thứ 42, ngày 21-3
-Lúc 3 giờ sáng, Tiểu đoàn 2/2 và
Tiểu đoàn 4/2 Bộ binh VNCH ( mỗi tiểu đoàn 500 người ) di chuyển lên
một cao điểm cách Căn cứ Sophia East 2 cây số về hướng Đông để chuẩn
bị chờ trực thăng đến bốc đi.
Nhưng 2 trung đoàn CSVN thuộc Sư
đoàn 2 CSVN ( 5.000 người ) đã bao vây tấn công cao điểm.
Hai bên đánh nhau dữ dội dưới ánh
hỏa châu từ Căn cứ Delta, pháo binh từ Delta rót chung quanh vị trí
của 2 tiểu đoàn Bộ binh.
-Đến sáng trực thăng võ trang đến
nơi tấn công quân CSVN.
Buổi trưa quân CSVN rút lui, để
lại chiến trường 245 xác, 52 súng B.40 và B.41, 7 súng cối 61 ly, 7
súng đại liên, 5 súng cối 82 ly, 8 súng fun lửa, 9 súng đại liên
phòng không 12ly7 và 65 AK.47.
Phía Bộ binh VNCH có 37 chết, 58
bị thương và 15 mất tích.
-Buổi chiều, trực thăng bốc hai tiểu đoàn
Bộ binh về Căn cứ khe Sanh
-Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Dù và Tiểu đoàn 5 Dù
( 550 người ) cùng với lực lượng Thiết kỵ rời Căn cứ hỏa lực Alpha
để về đến gần Cứ điểm Bravo, cách biên giới 5 cây số về hướng Tây.
-Khu vực hành quân chỉ còn lại 2 Lữ đoàn
TQLC.
-Đêm 21, Trung đoàn 29 và Trung
đoàn 803 CSVN thuộc Sư đoàn 324 B/CSVN áp sát Căn cứ Delta.
Đồng thời pháo kích vào Căn cứ, kể
cả pháo trực xạ của xe tăng.
-Cũng đêm 21, Lữ đoàn 1 Thiết kỵ
cùng với Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 8 Dù ( mỗi tiểu đoàn 550 người )
trên đường di chuyển về biên giới đã rời Quốc lộ 9 băng rừng đi về
hướng Tây Nam, vượt qua sông Tchepone để vào biên giới.
Đoàn quân đã vào được biên giới
vào trưa hôm sau.
Trong ngày 21-3 có tất cả 788 phi
vụ trực thăng võ trang, 157 phi vụ thả bom và 11 phi vụ B.52.
Tổng số bom thả trong ngày là 921
tấn
Ngày thứ 43, ngày 22-3
-Buổi sáng, phi cơ quan sát phát
hiện khoảng 20 xe tăng CSVN di chuyển trên Quốc lộ 9, cách biên giới
9 cây số, phi cơ phản lực tấn công đoàn tăng, bắn cháy chiếc đầu
tiên;
súng phòng không của CSVN bắn hạ 1
phi cơ phản lực F.100, viên phi công không nhảy dù ra kịp. Thêm một
phi tuần phản lực khác đến nơi, 2 chiếc tăng nữa bị bắn cháy, sau
khi đoàn phi cơ rời vùng thì pháo binh 175 ly của quân đội HK đã nã
tiếp vào vị trí của đoàn Tăng.
-Buổi sáng, 13 phi vụ thả bom đã
thả xung quanh căn cứ Delta.
Một phi vụ B.52 đã chệch hướng rơi
vào khu vực hai bên đang còn đánh nhau.
Kết quả phía TQLC có 85 chết, 238
bị thương và 100 súng bị hủy hoại.
Phía CSVN có 600 chết, 5 bị bắt và
200 súng bị tịch thu.
-Buổi trưa, 7 trực thăng đáp xuống Căn cứ
Delta để thả đồ tiếp tế và bốc thương binh, nhưng sau đó đoàn trực
thăng không trở lại nữa bởi vì các phi công bị ám ảnh do trong ngày
có 8 trực thăng bị bắn rơi tại Căn cứ Delta.
-Buổi chiều, 10 xe tăng có trang bị
súng phun lửa và bộ binh CSVN tấn công Căn cứ Delta, quân TQLC/VNCH
bắn cháy 2 xe tăng đầu tiên bằng súng chống tăng hạng nhẹ (?), chiếc
tăng thứ 3 bị trúng mìn, và 4 chiếc khác trúng bom của phi cơ.
Các xe tăng còn lại vẫn tiếp tục
tấn công.
-Bộ chỉ huy Lữ đoàn 147 TQLC/VNCH
cùng với Tiểu đoàn 7 TQLC buộc phải rút khỏi Delta.
Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 4 TQLC từ
bên ngoài Căn cứ đánh thọc sau lưng quân CSVN để tháo vòng vây cho
BCH Lữ đoàn thoát ra.
Tất cả vừa đánh vừa rút về Căn cứ
hỏa lực Hotel, cách 5 cây số về hướng Đông Bắc.
Căn cứ Hotel nằm ngay biên giới
Lào Việt.
-Trong đêm đoàn quân di tản đụng độ với một
toán phục kích của CSVN không rõ quân số nhưng sau đó quân TQLC đã
đánh bạt toán phục kích và tiếp tục di chuyển
-Chi đoàn 11 Thiết kỵ và Tiểu đoàn
8 Dù VNCH bị tấn công gần Căn cứ Bravo.
Có gần 100 bị thương, 4 xe tăng
M.41 và 13 thiết vận xa M.113 bị hủy hoại.
Ngày thứ 44, ngày 23-3
-Buổi sáng, Lữ đoàn 1 Thiết kỵ và
các tiểu đoàn Dù về đến biên giới.
Suốt trận đánh, quân Thiết kỵ đã
bị thiệt hại 98 chiến xa, trong đó có 22 xe tăng M.41 và 54 thiết
vận xa M.113.
-Buổi sáng, BCH Lữ đoàn 258 TQLC/VNCH cùng
với các tiểu đoàn 2,4 và 7 TQLC về đến Căn cứ Hotel với 230 người bị
thương và 37 mất tích.
-Buổi chiều, các chiến xa VNCH cuối cùng về
đến biên giới cùng với các đơn vị cuối cùng của binh chủng Dù.
-Buổi chiều tối, BCH Lữ đoàn 147/TQLC và 3
tiểu đoàn trực thuộc tại Căn cứ Delta được trực thăng bốc về Căn cứ
Khe Sanh.
Tại Washington, ngày 23-3, tức là
ngày 24-3 tại Việt Nam;
Cuộn băng ghi âm tại Tòa Bạch Ốc
được giải mật cho thấy Kissinger nói với Nixon :
“Tôi nghĩ cuộc hành quân này là một thành
quả quan trọng, dù với nhiều hư hỏng [ Trong vấn đề chỉ huy và điều
khiển hành quân ]”, “Tôi muốn nói thẳng với Tổng thống là… chính
người của chúng ta đã làm chúng ta thất vọng chứ không phải (quân
đội) VNCH”,
“Trời ơi, Abrams đi thăm gia đình
bên Thái Lan hàng tuần trong khi chúng ta đặt tất cả vào chuyện này
[ cuộc hành quân đánh qua Lào ]… Rồi bây giờ Abrams bắt đầu uống
rượu từ giữa trưa.
Tôi nghĩ rất kỹ, chúng ta có nên
quyết định phải thay ông ta hay không?” ( Do Nguyễn Kỳ Phong dịch và
trích đăng trong tác phẩm Vũng Lầy Của Bạch Ốc, trang 448 ).
Hồi ký của Tướng Haig, phụ tá của Kissinger
cho biết :
“Nixon gọi ông vào phòng, không
giải thích gì, ra lệnh cho ông ‘về nhà chuẩn bị hành lý rồi lên máy
bay chuyến sớm nhất qua Sài Gòn’, để thay Abrams làm Tư lệnh MACV.
Nhưng Haig dùng lời lẽ hợp lý để
làm dịu cơn giận của Nixon.
Ngày hôm sau Nixon ra lệnh cho
Haig bay qua Sài Gòn để duyệt xét tình hình cuộc hành quân ở Hạ Lào”
( Nguyễn Kỳ Phong, Vũng Lầy Của Bạch Ốc, trang 448 ).
Ngày thứ 45, ngày 24-3
-BCH Lữ đoàn 258 TQLC/VNCH tại Căn cứ Hotel
được trực thăng của Hải quân HK từ ngoài hạm đội bay vào bốc về Căn
cứ Khe Sanh cùng với 6 khẩu đại bác 105 ly và 4 khẩu đại bác 155 ly.
Cuộc bốc quân này không được thông báo cho người chỉ huy cuộc hành
quân là Tướng Hoàng Xuân Lãm biết. ( Do có sự hục hặc trước đó giữa
Tướng Lãm và Tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh Sư đoàn TQLC ).
*Chú giải :
Tướng chỉ huy và lệnh hành quân
Có sự trở ngại về chỉ huy hành quân mà
trước đó không ai để ý, đó là Tướng Tư lệnh Sư đoàn Dù Dư Quốc Đống
và Tướng Tư lệnh Sư đoàn TQLC Lê Nguyên Khang coi thường Tướng Lãm
vì không phục.
Riêng Tướng Khang cho rằng Tướng
Lãm là người của Tướng Thiệu, do phe đảng mà được làm Tư lệnh Quân
đoàn chứ không có thực tài.
Trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế
Tổng thống năm 1967 thì Tướng Lãm tích cực ủng hộ Tướng Thiệu trong
khi Tướng Khang là bạn thân của Tướng Kỳ ( Cùng khóa 1 Nam Định )
nên ủng hộ Tướng Kỳ.
Thực ra, năm 1966, sau vụ biến loạn
Miền Trung khiến cho các ông tướng Tư lệnh vùng Nguyễn Chánh Thi,
Nguyễn Văn Chuân, Tôn Thất Đính, Huỳnh Văn Cao lần lượt bị bay chức,
các tướng Nguyễn Hữu Có, Phạm Xuân Chiểu, Phan Xuân Nhuận bị kỷ
luật.
Vì vậy tại Miền Trung lúc đó chỉ
còn duy nhất Tướng Hoàng Xuân Lãm đang làm Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh
cho nên ông được đề cử làm Tư lệnh Vùng 1.
Vả lại Tướng Lãm là người sinh
trưởng tại Huế, lại là đảng viên của đảng Đại Việt, thân phụ của ông
là cán bộ cao cấp của đảng Đại Việt tại Miền Trung cho nên hậu thuẩn
chính trị của Tướng Lãm có thể bù lại cho những bất ổn chính trị tại
Miền Trung sau cuộc biến động.
Sự lựa chọn Tướng Lãm làm Tư lệnh
Vùng 1 thời đó là ngẫu nhiên và duy nhất chứ không còn ai khác.
*Diễn tiến hành quân trên đây được
viết theo sách “Lam Son 719” của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh.
Những chi tiết trong sách do Tướng
Hinh căn cứ theo “nhật ký hành quân” của MACV còn lưu lại tại Ngũ
Giác Đài.
(14) NHỮNG SAI LẦM KHÓ HIỂU
*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến
Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )
Những sai lầm giống như ấu trỉ
(1). Hành quân cấp quân đoàn mà không có
kiểm chứng tin tình báo :
Khi một người sĩ quan thảo một lệnh
hành quân cấp đại đơn vị (cấp sư đoàn trở lên), bắt buộc ông ta phải
biết chắc chắn lực lượng địch trong khu vực hành quân là bao nhiêu,
bố trí như thế nào.
Không thể nào mở một cuộc hành
quân cấp quân đoàn mà tình hình địch chỉ là một ẩn số.
Đối với bất cứ quân đội của nước
nào, một vị tướng thảo ra lệnh hành quân cấp quân đoàn mà không cho
kiểm chứng tình hình địch thì viên tướng thảo ra cuộc hành quân đó
phải ra tòa án binh. Nhưng đằng này trận Hạ Lào
không ai chịu nhận mình là tác giả
của lệnh hành quân…!?
(2). Không nghĩ tới lực lượng địch là cấp
quân đoàn :
Quyết định đưa quân vào Hạ Lào với
2 Sư đoàn chứng tỏ người thảo lệnh hành quân không nghĩ tới trường
hợp địch có thể có mặt tại Hạ Lào là 3 sư đoàn.
Nếu nghĩ rằng quân địch có thể là
3 sư đoàn thì bắt buộc lực lượng tấn công phải là 9 sư đoàn.
Đây là nguyên tắc sơ đẳng của sách
vở quân sự, lực lượng tấn công bắt buộc phải gấp 3 lực lượng phòng
thủ.
Trong khi đó lệnh hành quân Lam Sơn
719 bị gói gọn trong 3 sư đoàn ( 2 sư đoàn hành quân và 1 sư đoàn
trừ bị ).
Và khi biết rằng lực lượng địch là
5 sư đoàn bộ binh ( 35.000 người ) thì người chỉ huy trận đánh vẫn
nhắm mắt coi như địch chỉ có 7.000 quân…!?
(3). Không dự trù trường hợp địch tăng quân
:
Ngoài ước tính quân số địch là
7.000, người soạn thảo lệnh hành quân Lam Sơn 719 cũng dự trù Bắc
Việt sẽ điều 2 sư đoàn đang hoạt động tại vùng Bắc vĩ tuyến 17 đến
Hạ Lào (trong vòng 14 ngày).
Nhưng phần thi hành kế hoạch của
lệnh hành quân không có kế hoạch đối phó với 2 sư đoàn tăng cường
này, hay những sư đoàn khác ở các vùng gần đó…!?
Nếu có đặt ra giả định
quân địch tăng cường lên trên cấp
quân đoàn thì bắt buộc phải có kế hoạch đối phó bằng cách tăng quân
gấp bội, nếu không thì phải rút quân về.
(4) Không có mũi tấn công thứ hai để chia
quân địch
Tướng Thiệu cho biết khi duyệt kế hoạch
hành quân Lam Sơn 719 ông có đề nghị một mũi đánh nhứ gần Vinh để
cầm chân quân CSVN tại đây, nhưng “Mỹ không chấp thuận” (The Palace
File, bản dịch của Cung Thúc Tiến và Nguyễn Cao Đàm, trang 75 ).
Đây là đề nghị đúng bài bản của
sách vở.
Khi tấn công một mục tiêu nào thì
cũng phải có ít nhất là 2 mũi tấn công, còn tấn công 1 mũi là tối
kỵ, chỉ sử dụng trong trường hợp không còn cách nào khác.
Các ông tướng ngồi ở Ngũ Giác Đài
phải biết nguyên tắc chiến thuật sơ đẳng này, thế nhưng họ đã không
làm.
Họ viện lý do làm như vậy là Hoa Kỳ
chủ động leo thang chiến tranh trở lại, Hà Nội có cớ chấm dứt hòa
đàm Paris.
Nhưng lý do của này không đúng,
bởi vì ý của Tướng Thiệu là chỉ cần đánh lạc hướng (đánh nhứ, động
tác giả ) để buộc địch phải chia quân ra quân đối phó, không cần
phải thực sự đổ bộ.
Hơn nữa, mới trước đó 2 tháng, vào
tháng 11 năm 1970 một đơn vị Biệt kích Hoa Kỳ đổ bộ xuống trại tù
binh Sơn Tây thì Quốc hội Mỹ đâu có nói gì đâu ?
(5). Không nghĩ tới trường hợp trực thăng
tê liệt do súng cao xạ
Thực tế cho thấy tại Hạ Lào quân
CSVN có tới 19 tiểu đoàn phòng không ( tương đương 2 sư đoàn ) với
575 súng phòng không các loại.
Nhưng người soạn thảo lệnh hành
quân Lam Sơn 719 không hề có kế hoạch dự trù trong trường hợp trực
thăng bị tê liệt thì phải làm sao.
Người lính chỉ chỉ cầm súng đối mặt
với địch quân khi họ biết có ống tiếp huyết nối đằng sau lưng : Gạo
cơm, nước uống và đạn dược ở ngay đằng sau lưng họ.
Nhưng một khi biết được gạo không
có, nước uống không có và tản thương không có thì tất nhiên họ sẽ bỏ
cuộc chiến đấu để đi tìm cái sống cho cá nhân , hay cái sống cho
binh sĩ dưới quyền…!!
(6). Không dự trù trường hợp địch có xe
tăng
Trận Làng Vei năm 1968 và trận Ben
Hét năm 1969 cho thấy tại khu vực Hạ Lào có bố trí lực lượng tăng
của CSVN.
Và riêng trận Làng Vei cho thấy
100 khẩu súng chống tăng M.72 (được dùng cho bộ binh) vô hiệu lực.
Thế nhưng đoàn quân VNCH được tung
sang Lào mà không có trang bị vũ khí chống tăng…!?
Và cũng vì không có trang bị vũ khí
chống tăng cho nên mục “tình hình” của lệnh hành quân Lam Sơn 719
không hề đề cập tới khả năng địch có thể có xe tăng tại Hạ Lào.
Trong khi trên thực tế quân CSVN
có tới 1 trung đoàn Tăng ( 88 chiếc ).
Do đó khi xe tăng của CSVN càn tới
đâu thì quân VNCH chạy dài tới đó.
(7). Không dự trù trường hợp địch có sư
đoàn pháo và loại pháo nòng dài 130 ly
Mục tình hình địch của Lệnh hành
quân không đề cập tới việc quân CSVN có đơn vị Pháo binh trên cấp
tiểu đoàn hoặc loại pháo hạng nặng.
Trong khi trên thực tế quân CSVN
có tới 2 sư đoàn pháo tại Hạ Lào, và có cả pháo nòng dài 130 ly.
Súng đại bác nòng dài 130 ly của
CSVN bắn xa tới 27 cây số, trong khi đó súng đại bác 105 ly của VNCH
chỉ bắn xa 10 cây số, và súng 155 ly nòng ngắn của VNCH chỉ bắn được
15 cây số.
Do đó mỗi khi bị pháo, các đơn vị
pháo binh VNCH tại các căn cứ hỏa lực chỉ biết chịu trận chứ không
biết làm gì hơn.
Kết quả là lần lượt các khẩu pháo
tại các căn cứ bị hủy diệt…!!
(8). Không bảo mật ý đồ hành quân :
Ngày 15-12, trước khi khởi sự 1 tháng rưỡi,
Thủ tướng Lào công bố cho báo chí rằng Vương Quốc Lào phản đối việc
quân đội VNCH hành quân trên đất Lào. Và đến ngày 22-1, tức là trước
cuộc hành quân nửa tháng thì Thủ tướng Lào lại công bố rõ ràng hơn,
nhưng do Đại sứ Mỹ tại Lào xúi :
“Với sự thuyết phục của Tổng thống
Nixon (Trong buổi họp ngày 18-1-1971), Ngoại trưởng Rogers lưỡng lự
đồng ý.
Sau đó ông chỉ thị cho Đại sứ
McMurtrie Godley ở Vạn Tượng cố vấn cho Souvana Phouma lên tiếng về
HQLS 719.
Phouma lên tiếng trước dư luận …
.. Và cuối cùng, ông hy vọng QLVNCH sẽ… rời đất Lào trong một, hai
tuần” ( Nguyễn Kỳ Phong, bài viết “Hành quân Lam Sơn 719, nguồn gốc
và khuyết điểm” ).
(9) Không cho cố vấn Mỹ hành quân :
Cho tới 7 giờ sáng ngày đoàn quân
vượt biên giới sang đất Lào thì toàn bộ các cố vấn Mỹ nhận được lệnh
ở lại bên này biên giới.
Lâu nay các các cố vấn đi theo các
đơn vị hành quân để gọi phi cơ hay pháo binh Mỹ.
Như vậy trên thực tế các đơn vị
VNCH hoạt động trên đất địch mà không có sự yểm trợ của phi cơ chiến
đấu hay pháo binh.
Người lái máy bay thả bom và người
bắn pháo là người Mỹ thì bắt buộc người điều chỉnh phi pháo tại mặt
trận bắt buộc phải là người Mỹ.
Pháo binh tính toán quay nòng súng
và phi cơ tính toán sà xuống mục tiêu trong vòng vài tíc tắc nên
không thể chờ thông dịch,
nhiều khi chỉ vấp váp một con số
hay ú ớ một vài giây thì có thể bom rơi đạn nổ ngay vào quân ta chứ
không vào quân địch.
(10). Hành động khó hiểu của Đại Tướng
Abrams :
Tướng Abrams là người trách nhiệm
chỉ huy tổng quát cuộc hành quân.
Thế nhưng trong 1 tuần sau cùng
của cuộc chiến, nghĩa là những ngày chiến trận ác liệt nhất, thì ông
Tổng chỉ huy lại đi thăm gia đình tại Thái Lan, sau đó trở về lại
uống rượu suốt ngày.
Cái gì khiến cho Tướng Abrams đã
có hành động không xứng đáng là một ông Tướng tư lệnh ?
Ngoài ra các cuộn băng ghi âm các
cuộc họp của MACV (Bộ tư lệnh quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh tại Việt
Nam) được đưa ra công chúng nhưng riêng những cuộng băng ghi âm
trong hai tuần 14 và 18 có liên quan đến cuộc hành quân sang Lào lại
không được đưa ra.
Có cái gì bí ẩn đằng sau các cuộn
băng đó?
(11) Câu nói khó hiểu của Tướng Cao Văn
Viên :
Trong quyển sách “Cuộc triệt thoái Tây
Nguyên 1975” của nhà báo Thiếu tá Phạm Huấn, trang 162, có kể lại
một câu nói của tướng Phú với tác giả trong lúc cả hai chờ bay vào
Tchepone vào sáng ngày 8-3-1971 : “Tướng Phú tiết lộ với tôi (Huấn)
: – Sáng nay chờ tin tức Trung đoàn vào Tchepone, Đại tướng Viên đã
nói rằng, nếu hồng phúc nhà tôi (Phú) lớn, chỉ cần 1 người lính của
Sư đoàn 1 trở về, tôi đã trở thành …anh hùng” (???!!!).
Tại sao sau khi chiếm được Tchepone
thì sẽ không còn người lính nào trở về ?
Và tại sao chỉ cần 1 người trở về
thì Tướng Phú trở thành anh hùng ? Câu này chỉ có Tướng Cao Văn Viên
mới trả lời được.
Nhưng cho tới sau này, sau 10 năm
định cư tại Hoa Kỳ ông vẫn không dám đối mặt với cựu ký giả quân đội
Phạm Huấn.
Phạm Huấn đã nhiều lần xin gặp mặt
ông để phỏng vấn nhưng lần nào ông cũng từ chối.
(12) Báo chí Mỹ mạt sát quân đội VNCH hèn
nhát
Khi cuộc hành quân bị khựng lại vì
các pilot Mỹ từ chối bay thì phát ngôn nhân quân đội Mỹ vội vàng đổ
cho là tại thời tiết xấu.
Nhưng báo chí Mỹ lại biến thành
tin quân đội VNCH hèn nhát.
Còn báo chí Việt Nam thì im thin
thít, không dám đưa tin sự thật là pilot Mỹ từ chối bay (sic). Kết
quả chỉ làm cho địch lên tinh thần và phe ta xuống tinh thần.
Không ai hiểu nổi thái độ của báo
chí Mỹ.
(15)
CHÌA KHÒA GIẢI MÃ : B.52 HỦY DIỆT TOÀN BỘ
*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến
Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )
Chìa khóa để giải mã những điều
tưởng chừng như vô lý đã xuất hiện trong ngày 22-3, ngày gần cuối
của cuộc chiến, khi mà một phi vụ B.52 đã thả bom vào một vị trí có
cả địch lẫn ta khiến cho Tiểu đoàn 4 TQLC/VNCH có 85 chết, 238 bị
thương và 100 súng cá nhân bị hủy hoại.
Sự kiện này để lộ ra công thức :
Một khi có bằng chứng quân địch
tập trung áp đảo quân ta thì dùng B.52 hủy diệt cả địch lẫn ta để
giải quyết chiến trường.
Tự nhiên những khó hiểu đã trở thành dễ
hiểu :
(1) Không cần kiểm chứng tin tình báo :
Thảo một lệnh hành quân mà không kiểm chứng
tin tình báo, bởi vì chỉ cốt nhữ cho Hà Nội đưa thêm quân vào cho
B.52 tiêu diệt chứ không cần biết lực lượng địch tại chỗ nhiều hay
ít.
Ý đồ của Nixon và Kissinger là dùng
quân VNCH tái dựng một Điện Biên Phủ thứ hai tại Tchepone.
Và một khi quân CSVN tập trung bao
vậy Tchepnone thì Mỹ sẽ giải quyết chiến trường giống hệt như kế
hoạch giải cứu Điện Biên Phủ mà Ngũ Giác Đài đã dự trù thực hiện vào
năm 1954 :
“Ngày 20-3-1954, Tổng Tham mưu
trưởng quân đội Pháp là Thống tướng Ely đã bay sang Hoa Thịnh Đốn
cầu viện đồng minh.
… các sĩ quan trong Ngũ Giác Đài
soạn thảo cụ thể một kế hoạch tiếp viện cho Điện Biên Phủ, đặt tên
là “Kế hoạch Vulture”.
Theo kế hoạch này thì sẽ cứu nguy
Điện Biên Phủ theo công thức “Không quân Hoa Kỳ với quân Nhảy dù
Pháp”.
Con số phi cơ Mỹ sẽ tham chiến tại
Điện Biên Phủ sẽ là 98 oanh tạc cơ và 450 chiến đấu cơ từ Nhật và
Phi Luật Tân”.( Trích sách “Bối Cảnh Lịch Sử Chính Trị Việt Nam” của
Bùi Anh Trinh, do Làng Văn phát hành, tập thượng, trang 755 ).
Thời đó Mỹ chưa có oanh tạc cơ B.52
nhưng có oanh tạc cơ B.29 là loại phóng pháo cơ khổng lồ, tiền thân
của B.52.
Với lực lượng 548 máy bay của Mỹ
thì Điện Biên Phủ sẽ bị san thành bình địa, và 5 sư đoàn quân CSVN
sẽ không còn một người nào sống sót.
Giờ đây nếu kịch bản Điện Biên Phủ
tái diễn thì B.5 sẽ san Tchepnone thành bình địa.
Lúc đó 60.000 quân CSVN lẫn 20.000
quân VNCH đều không còn ai sống sót.
Và một khi cái bẫy B.52 đã sập
xuống thì đương nhiên chiến tranh Việt Nam kết thúc vì Hà Nội không
còn khả năng theo đuổi chiến tranh.
Hơn nữa, đến lúc đó thì Mỹ có quyền
tấn công Hà Nội mà thế giới không thể phản đối bởi vì Hà Nội đã đặt
ống dẫn dầu trên đất Lào, công khai xua quân và xe tăng sang sang
Lào…!
Lâu nay Hà Nội luôn luôn chối bỏ
cáo buộc rằng họ có đưa quân vào Nam Việt, hay Lào, hay Cam Bốt cho
nên thế giới phản đối mỗi khi Mỹ cho ném bom Bắc Việt.
Giờ đây Nixon đã có lý do để tấn
công Bắc Việt nhằm bảo vệ an ninh cho Miền Nam, Cam Bốt và Lào.
Và một khi chiến tranh Việt Nam kết
thúc theo kiểu đó thì Nixon trở thành người hùng của nước Mỹ vì đã
chuyển bên thua cuộc từ thời Johnson trở thành bên thắng cuộc.
Cả thế giới sẽ nể phục sức mạnh vô
địch của Mỹ cũng như nể phục Nixon.
(2). Không nghĩ tới lực lượng địch là cấp
quân đoàn :
Bởi vì kịch bản là tái dựng Điện
Biên Phủ thứ hai cho nên địch kéo tới càng đông càng tốt, vấn đề là
làm sao cho địch chịu kéo tới, chỉ lo địch không còn khả năng kéo
tới.
Nhưng nếu như Hà Nội không còn khả
năng thì Nixon có quyền cho đóng chốt tại Tchepone, tuyên bố chiến
thắng, và an tâm rút hết quân Mỹ về.
(3). Không dự trù trường hợp địch tăng quân
:
Nếu địch tăng quân thì Nixon tăng
thêm B.52, dĩ nhiên một khi cái bẫy B.52 sập xuống thì miếng mồi nhữ
là 2 sư đoàn quân VNCH tại Tchepone cũng không còn.
Bởi vậy Nixon không cần có thêm
một lực lượng trừ bị nào, chỉ cần 2 sư đoàn làm mồi nhữ là đủ rồi.
(4) Không có mũi tấn công thứ hai để chia
quân địch
Một khi đã tính dụ cho quân CSVN
kéo tới Tchepone càng đông càng tốt mà lại đánh vào Bắc vĩ tuyến 17
thì chắc chắn quân CSVN sẽ không kéo tới Hạ Lào đã đành; mà trái
lại, có thể quân CSVN từ Hạ Lào kéo về phòng thủ Bắc vĩ tuyến 17.
Lúc đó thì cái bẫy B.52 coi như
thất bại.
(5). Không nghĩ tới trường hợp trực thăng
tê liệt do súng cao xạ
Theo kịch bản thì miếng mồi nhữ là
quân VNCH tại Tchepone mới là đối tượng chính của quân CSVN, còn
trực thăng không cho tham gia chiến đấu, chỉ chở quân và tiếp tế cho
nên tác giả kịch bản không tính tới chuyện bảo vệ an toàn cho trực
thăng.
Tác giả cho rằng trực thăng bay
trên cao và ở xa thì súng phòng không không đụng tới.
( Chứng tỏ tác giả không phải là
giới quân sự ).
(6), (7). Không dự trù trường hợp địch có
xe tăng và pháo binh cấp sư đoàn
Không cần biết tới lực lượng xe tăng và
pháo binh của địch vì đã có B.52 đối phó; trái lại, nếu CSVN đem
tăng, kéo pháo chui vào bẫy càng nhiều thì càng hay.
(8). Không bảo mật ý đồ hành quân :
Cố tình tiết lộ kế hoạch hành quân
sớm 1 tháng rưỡi để Hà Nội có đủ thì giờ điều thêm quân càng nhiều
càng tốt. Thời gian 2 tháng lưu lại Tchepone là thời gian đủ để cho
Hà Nội dốc hết lực lượng vào Hạ Lào.
Và khi cái bẫy B.52 sập xuống thì
Hà Nội không còn người và súng đạn để theo đuổi chiến tranh.
(9) Không cho cố vấn Mỹ hành quân :
Không cho cố vấn Mỹ hành quân bởi vì B.52
sẽ hủy diệt toàn trận địa, chỉ có người Việt chết với nhau.
(10). Hành động khó hiểu của Đại Tướng
Abrams :
Tướng Abrams không muốn đích thân ra lệnh
dùng bom B.52 hủy diệt cho nên ông tìm cớ tránh sang Thái Lan và sau
đó giả cớ say rượu để lơ đi những quyết định quan trọng đã hẹn trước
với Kissinger và Nixon.
Đặc biệt là ông không báo cáo cho
Nixon và Kissinger về kế hoạch rút quân của Tướng Thiệu, chỉ báo cáo
sau khi quân VNCH đã về hết tới biên giới ( ngày 23-3 ).
Trong khi Kissinger và Nixon đinh
ninh quân VNCH sẽ lưu lại Tchepone trong 2 tháng để làm mồi nhữ cho
quân CSVN tập trung lại như đã từng tập trung tại Điện Biên Phủ năm
1954.
(11) Câu nói khó hiểu của Tướng Cao Văn
Viên :
Tướng Viên nói rằng quân của Tướng
Phú về được 1 người thì có nghĩa là đoàn quân không bị B.52 hủy
diệt.
Mà nếu không bị B.52 hủy diệt thì
sẽ về được nhiều người, như vậy tướng Phú trở thành người hùng chiến
thắng cho dù quân Sư đoàn 1 BB trở về không được bao nhiêu.
May mắn là quân của Tướng Phú chẳng
những đã có người trở về mà còn trở về nguyên vẹn sư đoàn, chỉ mất
Tiểu đoàn 4/1 BB.
Không phải tướng Phú tài giỏi, mà
là nhờ cái lệnh “đái một bãi” của Tướng Thiệu, ông ta đã ra lệnh cho
Trung đoàn 2 BB tạt qua Tcheopne, chụp một tấm hình với báo chí,
xong rồi nhanh chân rút về trước khi cái bẫy với 8 sư đoàn quân CSVN
sập xuống.
Nếu quân VNCH trụ lại Tchepone trong thời
gian khoảng 2 tháng theo như kế hoạch của Ngũ Giác Đài thì chắc chắn
quân CSVN đã khóa chặt đường về và đương nhiên Tchepone trở thành
Điện Biên Phủ thứ hai, lúc đó người ta chỉ còn có một cách hay nhất
là thả bom nguyên tử như người ta đã từng dự trù thả xuống Điện Biên
Phủ năm 1954 hay dự trù thả xuống Khe Sanh năm 1968; hoặc tốt hơn
hết là dùng bom rải thảm B.52 hủy diệt toàn trận địa.
Cuối cùng còn có một câu nói của
Tướng Lê Nguyên Khang :
Trong 2 ngày cuối của cuộc hành
quân Tướng Lê Nguyên Khang có mặt tại Quảng Trị, có một cuộc cải vã
to tiếng giữa Tướng Khang và Đại tá cố vấn Mỹ ngay sau vụ B.52 thả
bom vào Tiểu đoàn 4 TQLC/VNCH.
Các sĩ quan trong trung tâm hành
quân nghe được câu nói của Tướng Khang :
“50 ngàn quân của họ là người Việt
Nam, 15 ngàn quân của chúng tôi cũng là người Việt Nam;
tôi là người Việt Nam, tôi không
thể làm như vậy được” ( Theo lời kể của Thiếu úy Tô Đình Hiền, sĩ
quan trực Trung tâm hành quân của TQLC tại Căn cứ Khe Sanh ).
(12) Báo chí Mỹ mạt sát quân đội VNCH hèn
nhát
Nếu vì không có máy bay tiếp tế mà
tướng Thiệu quyết định rút quân về thì mọi chuyện hỏng cả.
Cho nên CIA ( USID ) cho tung tin
quân VNCH hèn nhát để Tướng Thiệu không thể rút lui, và cũng để kích
quân VNCH vì danh dự mà phải tử chiến với quân CSVN tại Tchepone.
(16) KẾT QUẢ CỦA TRẬN HẠ LÀO
*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến
Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )
Về tổn thất nhân mạng, phía VNCH có
1.146 chết, 4.326 bị thương, mất tích 246.
Phía Mỹ có 102 phi công hoặc nhân
viên phi hành bị chết, 215 bị thương và 53 mất tích, mất 92 trực
thăng và 5 máy bay chiến đấu.
Trong khi đó tin tức của phía CSVN
do CIA thu thập được tại Vạn Tượng là số thiệt hại của Bắc Việt rất
nặng.
Và nguồn tin tình báo tại Hà Nội
cho biết con số người chết chính xác là 16.224 người.
Số vũ khí của CSVN bị tịch thu là 1.968 vũ
khí cộng đồng, 4.545 vũ khí cá nhân. Phá hủy và tịch thu 128.000 tấn
đạn dược, 1.300.000 phuy xăng dầu, phá hủy 8 cây số đường ống dẫn
dầu, 100 xe tăng, 291 xe tải. ( Tài liệu của Ngũ Giác Đài do Tướng
Nguyễn Duy Hinh công bố ).
Đối với phía Hà Nội
Tuy nhiên con số 16.000 bị chết không nghĩa
lý gì đối với Hà Nội, con cái ai chết chứ con cái các ông không chết
( đều đi du học hoặc vào binh chủng phòng không đóng tại Hà Nội ).
Đối với Hà Nội thì lính chết như gà
vịt chết, họ không phải tốn tiền bồi thường tử tuất cho gia đình
người chết cho nên họ vô tư với con số bộ đội bị chết.
Họ cũng không lo với những bộ đội
bị thương, bởi vì người bị thương nặng thì sẽ chết dọc đường trong
rừng núi do không có phương tiện cứu chữa cũng như không có thức ăn,
nước uống.
Còn những người bị thương chạy về
được chỗ an toàn thì coi như là những người mạnh khỏe, lại được đẩy
trở vào chiến trường !!
Nhưng Hà Nội thực sự mất hồn đối
với số vũ khí và khí tài bị mất mát trong trận chiến vừa qua ( Hằng
trăm ngàn tấn đạn dược, hằng triệu phuy xăng dầu ).
Nếu Liên Xô và Trung Quốc nản lòng
không tiếp tục viện trợ nữa thì hy vọng chiến thắng của họ trở thành
quá xa vời, trong khi đó không biết lấy đâu để trả nợ chiến phí cho
các chủ nợ.
Rồi lấy đâu gạo thóc để tiếp tục
nuôi dân Miền Bắc trong khi lấy cớ chiến tranh nền sản xuất nông
nghiệp của Miền Bắc đã bị tê liệt.
*[Thực ra mùa màng tê liệt là do
cái phi lý của chế độ sản xuất Xã hội chủ nghĩa, người rờ tay vào
thì có nhưng người thực sự làm thì không ].
Hà Nội sẽ thực sự lâm vào tình trạng vỡ nợ
và đói kém như Bắc Hàn hay Cuba ngày nay nếu Washington đánh giá
được rằng quân VNCH đã chiến thắng oanh liệt, nghĩa là vừa mới đập
tan mọi khả năng xâm chiếm Miền Nam của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội.
Chiến thắng được cố tình xem như chiến bại
Tài liệu lưu trữ của Đại sứ Bunker do
Stephen Young phổ biến :
“Ngày 9-3 Thiệu tuyên bố kết thúc
cuộc hành quân Lam Sơn.
Phải nói rằng, chưa bao giờ có
cuộc thắng lợi to lớn như cuộc hành quân này…( Bản dịch của Nguyễn
Vạn Hùng trang 407 ).
“Sau cuộc hành quân Lam Sơn 719,
trong suốt năm 1971 địch quân hoàn toàn tê liệt và không có một cuộc
tấn công quan trọng nào xảy ra tại Miền Nam Việt Nam.
Chẳng những thế, lúc này Bắc Việt
chỉ lo tự vệ trước những cuộc hành quân do phía Miền Nam Việt Nam
thực hiện tại Cam Bốt và Lào”.( Bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng, trang
410 ).
Nhưng tài liệu của Đại sứ Bunker cũng cho
thấy Washington không thừa nhận chiến công của quân đội VNCH :
“Giới
truyền thông báo chí theo dõi tin tức cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã
lừa đảo dân chúng bằng cách tường thuật quân đội Miền Nam Việt Nam
như kẻ bị đánh bại…
Ngay cả Tòa Bạch Ốc cũng tỏ ra khốn
đốn trong suốt cuộc hành quân này diễn ra.
Mặc dầu Bunker luôn luôn cung cấp
và liên lạc với Kissinger để thông báo tình hình hành quân đang lạc
quan nhưng ngay từ đầu, Hoa Thịnh Đốn cũng thiếu tin tưởng và xem
việc quân đội Miền Nam rút quân là một sự thất bại”. ( Stephen
Young, Victory Lost, bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 410 ).
Mãi về sau này Bunker vẫn không hiểu nổi
thái độ của Washigton trong khi người tổng chỉ huy trận đánh là
Tướng Abrams đã liên tục báo tin thành công của chiến dịch Lam Sơn
719 cho Bunker, và Bunker liên tục báo về Washington, thế nhưng
Washington cố tình không công nhận các báo cáo của Buker để một hai
cáo buộc Thiệu đã để thua tại Hạ Lào.
Tiếc là hồi ký của Tướng Haig đã ra
đời quá trễ cho nên Bunker chết trước khi biết được sự thực rằng
chính Nixon và Kisinger mới là những nhà thiết kế của cuộc hành
quân.
Nhưng theo thiết kế của Nixon thì
quân VNCH phải đóng chốt tại Tchepone khoảng hai tháng để nhử cho
quân CSVN tập trung lại chung quanh Tchepone như đã từng tập trung
tại Điện Biên Phủ.
Mưu đồ của Nixon và Kissinger là
đợi sau khi quân CSVN tập trung hết xung quanh Tchepone thì B.52 sẽ
hủy diệt toàn trận địa.
Vì
vậy mà Nixon và Kissinger đã rung đùi khi xem trên báo thấy hình ảnh
Tướng Phạm Văn Phú đứng chụp hình với các phóng viên chiến trường
ngay trong thành phố Tchepone đổ nát vào ngày 8-3 năm 1971.
Trong cơn đắc chí Nixon và Kissinger hoàn
toàn không ngờ là chỉ qua ngày hôm sau Thiệu đã cho lệnh rút quân
khỏi Tchepone đã đành mà còn rút khỏi Hạ Lào, chấm dứt cuộc hành
quân.
*[ Lệnh rút lui của Tướng Thiệu
không trái với lệnh hành quân của Ngũ Giác Đài bởi vì thời gian quân
VNCH lưu lại Tchepone dự trù là 2 tháng nhưng sẽ do phía VNCH tùy
tình hình quyết định.
Trong trường hợp không có trực
thăng tiếp tế thì Tướng Thiệu bắt buộc phải cho rút sớm chứ không
thể nào làm khác hơn.
Có điều không ai ngờ là ông ra
lệnh chỉ cần vào Tchepone đái một bãi rồi rút ].
Mãi đến ngày 16-3 phía VNCH mới xin
trực thăng của Mỹ để di tản Tiểu đoàn 1/4 Bộ binh thì Abrams lờ mờ
hiểu được kế hoạch rút quân của Tướng Thiệu nhưng ông giả vờ không
biết và bay sang Thái Lan thăm vợ.
Đúng 1 tuần sau ông trở về và giả
cớ uống rượu từ trưa tới tối để khỏi phải nghe báo cáo về diễn tiến
rút quân của VNCH.
Nixon và Kissinger hoàn toàn thất vọng
Đến ngày 23-3-1971, khi B.52 bắt
đầu thả bom hủy diệt quân CSVN lẫn Tiểu đoàn 4 TQLC/ VNCH
thì Kissinger mới biết được là tất
cả các cánh quân của Sư đoàn 1 BB, Sư đoàn Dù và Lữ đoàn 1 Thiết kỵ
đã về bên này biên giới, chỉ còn 1 Lữ đoàn TQLC đang cách biên giới
5 cây số, cuộc hành quân sắp hoàn tất.
Biết được tin này Kissinger chạy
vào Bạch Ốc đòi Nixon cách chức Abrams.
Nixon ra lệnh cho Chuẩn tướng Haig
( phụ tá của Kissinger ) ngày mai sang VN thay thế cho Đại tướng
Abrams.
Hồi ký của Haig cho biết ông đã
thoái thác và khuyên Nixon bình tỉnh lại, nhờ vậy Nixon mới tha cho
Abrams nhưng dứt khoát không công nhận kết quả chiến thắng của trận
Hạ Lào.
Trong khi đó thì CIA đã lỡ thuê báo
chí tung tin quân đội VNCH hèn nhát không dám tử chiến với quân
CSVN.
Nay nhân dịp rút lui của VNCH báo
chí Mỹ bèn kết luận là VNCH thua trận.
Đối với chuyện này, trong cuộc trả
lời phỏng vấn cho báo Spiegel của Đức vào năm 1979, Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu cho biết :
“Ba ngày sau khi mở cuộc hành quân,
Mỹ đã tổn thất nhiều phi công trực thăng, và nếu không có không lực
và hỏa lực yểm trợ thì họ không chịu tiếp tục cất cánh để di tản
thương binh kịp thời và trọn vẹn!
Đó là một vấn đề nan giải cho quân
mình…”
“Ông Thiệu cố tránh không đổ tội cho người
Mỹ. … sự thật là một số phi công trực thăng Mỹ đã thiếu tinh thần
chiến đấu trong cuộc hành quân đó”.( Trả lời phỏng vấn cho báo Der
Spiegel, Đức, ngày 1-2-1979. Bản dịch của Cung Thúc Tiến ).
Có lẽ cho tới những ngày cuối đời
ông Thiệu cũng không thấy ra sự thực là lúc đó Nixon và Kissinger
muốn dùng báo chí Mỹ kích cho quân đội VNCH phải tử chiến để dụ địch
tập trung nhiều hơn nữa.
Vì tự ái dân tộc mà các chiến binh
VNCH sẽ quyết tâm tử chiến để chứng minh quân đội VNCH không hèn
nhát.
Và quan trọng nhất là không cho
phép Tướng Thiệu viện lý do không có trực thăng mà ra lệnh rút lui,
hễ rút lui là hèn nhát…!!
Nếu ngày đó quân VNCH trụ lại Tchepone
trong thời gian khoảng từ 1 đến 2 tháng theo như mong đợi của Nixon
thì chắc chắn quân CSVN sẽ khóa chặt đường về và đương nhiên
Tchepone trở thành Điện Biên Phủ thứ hai, lúc đó người ta chỉ còn có
một cách hay nhất là thả bom nguyên tử như người ta đã từng dự trù
thả xuống Điện Biên Phủ năm 1954 hay dự trù thả xuống Khe Sanh năm
1968; hoặc tốt hơn hết là dùng bom rải thảm B.52 hủy diệt toàn trận
địa.
Cũng may là Tướng Thiệu đã giải
quyết vấn đề rất kịp lúc.
Phải nói rằng cả đoàn quân 17 ngàn
người đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc mà không hay.
Không chết vì 8 sư đoàn quân CSVN
thì cũng chết vì bom B.52.
Nhưng không ai lường được sự ác
nghiệt của số phận.
Nếu thuở đó 60 ngàn quân CSVN chết
cùng với 17 ngàn quân VNCH thì chiến tranh đã ngã ngũ ngay từ ngày
đó, không đến nỗi quân CSVN phải chết thêm 724 ngàn người và quân
VNCH chết thêm 100 ngàn người (sic).
Và Mỹ không đến nỗi mang tiếng
thua trận….!!
(17) TƯỚNG CREIGHTON ABRAMS
*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến
Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )
Tướng Creighton Abrams và quân đội VNCH
Nói tới chiến tranh Việt Nam người
ta thường nói đến Tướng Westmoreland trong thời kỳ 1965-1968 với uy
quyền tuyệt đối của một ông Tổng tư lệnh quân lực Đồng Minh tại
chiến trường Việt Nam.
Ít có ai nhắc đến người bạn cùng
khóa võ bị của Tướng Westmoreland là Tướng Abrams, người thay thế
Westmoreland từ 1968 đến 1972.
Sở dĩ người ta không nhắc đến
Abrams bởi vì thời gian ông thay thế Westmoreland cũng là thời gian
quân đội Mỹ rút về nước…, cho nên nhiệm vụ của ông chỉ là thay
Westmoreland cai quản lính Mỹ tại các trại lính ở thành phố để chờ
ngày về nước, và phải giảm hết mức số thương vong của quân đội Mỹ.
Nhiệm vụ đó không có gì đáng kể
đối với một ông Đại tướng của quân đội Mỹ.
Tuy nhiên có một nhà nghiên cứu
lịch sử chính trị Việt Nam là Nguyễn Kỳ Phong đã chú ý nhiều tới
tướng Abrams;
không phải chú ý tới chiến thuật
chiến lược của ông, mà chú ý tới hoàn cảnh của một ông tướng chỉ huy
500 ngàn quân Mỹ trong kế hoạch rút quân, hay nói thẳng ra là chỉ
huy 500 ngàn quân tháo chạy khỏi Việt Nam.
Dĩ nhiên chỉ huy một đội quân tháo
chạy thì không có gì đáng để nhắc lại trong lịch sử.
Nhưng Nguyễn Kỳ Phong đã thấy ngay
sự bất công của dư luận đối với tài năng và đạo đức của Tướng
Abrams.
Nhất là hồi ký của Kissinger và
tài liệu mật của Tòa Bạch Ốc được giải mật cho thấy Abrams có vẻ như
là một tay nghiện rượu vô trách nhiệm.
Nguyễn Kỳ Phong đã quan sát tật
uống rượu của Abrams qua nhận xét của Tướng
Bruce Palmer, Phó tư lệnh của
Abrams :
“Những buổi chiều làm việc, Abrams
trở về căn nhà tiền chế là một Trailer, đặt bên cạnh Bộ tư lệnh MACV
nằm trong phi trường Tân Sơn Nhất.
Ở
đó ông nghe nhạc thật lớn và uống rượu cho tới khuya.
Ông giải thích cho một người bạn
thân đến thăm là ông giải trí như vậy để làm dịu cơn nhức đầu vì
hàng ngày đọc những chỉ thị và quân lệnh ngược ngạo mà ông phải nhận
từ Hoa Thịnh Đốn về cuộc chiến mà ông phải chỉ huy” ( Nguyễn Kỳ
Phong trích từ Bruce Palmer, The 25 Year War, trang 133, 135 ).
Trong trận Mùa hè đỏ lửa 1972,
Nixon đã điều tất cả phi cơ B.52 tập trung thả bom Bắc Việt nhưng
Abrams đã ra lệnh cho một số B.52 thả bom cứu nguy cho Sư đoàn 23
tại Kontum.
Nixon bảo rằng ông ta cần B.52 để
bắt Hà Nội biết điều hơn trong cuộc đàm phán, nhưng Abrams trả lời
rằng cuộc đàm phán sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như để mất Kontum. (
Nguyễn Kỳ Phong trích từ Sorley, Thunderbolt, trang 326 ).
Nguyễn Kỳ Phong cũng trích thuật những đoạn
từ trong băng ghi âm các cuộc họp của MACV được giải mã :
“Ngay từ buổi họp đầu tiên sau khi
nhậm chức, Abrams quan tâm đến những cơ cấu huận luyện và vũ khí của
quân đội VNCH.
Ông nói nếu chúng ta ( người Mỹ )
muốn quân đội VNCH vững mạnh đề chống lại Cọng sản thì ít ra cũng
phải trang bị cho họ đúng mức” ( Nghĩa là có hỏa lực tương đương như
bộ binh Hoa Kỳ ).
“Trong những buổi họp Abrams thường
xuyên nhắc đến tên những đơn vị và sĩ quan của quân đội VNCH cho sĩ
quan tham mưu của ông.
Vì Abrams thăm viếng các đơn vị
ngoài mặt trận thường xuyên, ông có kiến thức tường tận về chuyện
xảy ra ngoài chiến trường.
Đôi khi ông tranh luận về sự giỏi
dở của sĩ quan VNCH với các thuộc tướng của ông mỗi khi những bình
phẩm của họ ngược lại với nhận xét của ông.
Và khi nói về người dân Miền Nam
Việt Nam, về sự hy sinh của họ, Abrams đã không ngần ngại nói trước
mặt các sĩ quan cao cấp là Chính phủ Hoa Kỳ không bao giờ hiểu được
những hy sinh và đau khổ mà người dân và chiến sĩ Miền Nam đang chịu
đựng trong cuộc chiến”
*( Nguyễn Kỳ Phong trích từ Abrams
Tapes của Lewis Sorley; đoạn băng ghi âm tướng Abrams ca ngợi trước
mặt thuộc cấp về
tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư lệnh
Vùng 4 Chiến thuật;
và Tướng Nguyễn Bá Liên, Tư lệnh
Biệt khu 24 thuộc Quân khu 2 ) .
Một ghi nhận khác của Sorley về Tướng
Abrams sau trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 :
“Về sau nhiều người chỉ trích nói rằng Nam
Quân đã đẩy lui được Bắc Quân nhờ có không yểm của Mỹ. Tướng Abrams
đã phản ứng mạnh mẽ và nói với các cấp chỉ huy của ông rằng, “Tôi
không tin là không có không trợ mọi việc đã giữ vững được. Tuy nhiên
phải có những người Việt Nam đứng thẳng chiến đấu. Nếu họ không
dũng cảm làm như vậy thì đến mười lần không quân cũng không chận
đứng được bọn cộng sản” ( Bài tham luận “Reassessing ARVN”, Trần Đỗ
Cung dịch )
Abrams chết năm 60 tuổi vì bệnh ung
thư, ông có 3 người con trai nối nghiệp cha, một Chuẩn tướng, một
Đại tướng và một Đại tá.
Có một lần có người nói : “Lẽ ra
Đại tướng Abrams xứng đáng hơn cho một cuộc chiến khác đàng hoàng
hơn”.
Người con cả của Abrams trả lời :
“Ba tôi không nghĩ như vậy, ba tôi nghĩ rằng chính người dân Miền
Nam Việt Nam lẽ ra phải được xứng đáng hơn trong một cuộc chiến đàng
hoàng hơn” (sic).
Tướng Abrams và trận Hạ Lào
Tướng Abrams là Tư lệnh quân đội
Hoa Kỳ và Đồng minh tại Miền Nam Việt Nam cho nên là người chỉ huy
tổng quát cuộc hành quân Hạ Lào.
Dưới ông có có 2 vị tướng chỉ huy
trực tiếp:
Đó là Tướng Hoàng Xuân Lãm, chỉ
huy lực lượng hành quân của VNCH trên đất Lào. Và tướng Sutherland,
chỉ huy Không quân, Pháo binh Mỹ trên đất Lào và bộ binh Mỹ trên đất
VN.
Thế nhưng trong 1 tuần sau cùng của
cuộc chiến, nghĩa là những ngày chiến trận ác liệt nhất, thì ông
Tổng chỉ huy Abrams lại đi thăm gia đình tại Thái Lan, sau đó trở về
lại uống rượu suốt ngày.
Trong khi mọi tài liệu quân sử của
Mỹ lẫn VNCH đều ghi nhận Tướng Abrams không phải là một con người bê
bối.
Trái lại lịch sử quân đội Mỹ cho
thấy ông là một vị tướng tài ba và nhân hậu, đặc biệt ông rất nhân
hậu với quân đội và nhân dân Việt Nam Cọng Hòa.
Cái gì khiến cho Tướng Abrams đã có hành
động không xứng đáng là một ông Tướng tư lệnh trong trận Hạ Lào ?
Sau này hồi ký của Tướng Westmoreland, cấp
chỉ huy của Abrams tại Ngũ Giác Đài, bào chữa cho Abrams :
“Nhiều sĩ quan Việt Nam không đủ
sức cáng đáng khiến cho Tổng thống Thiệu phải can thiệp và tự mình
ra lệnh cho các đơn vị, xuống đến cấp Trung đoàn.
Nhiều khi các lệnh này ban ra mà
Abrams chẳng hề hay biết”.(!?)
Tuy nhiên đó chỉ là cái cách Abrams
phủi trách nhiệm trước Westmoreland *( Xếp trực tiếp của Abrams ).
Còn sự thực là Abrams thực tình
không muốn biết phía VNCH hành động ra sao, bởi vì ông không muốn
đích thân ra lệnh dùng bom B.52 hủy diệt quân VNCH.
Cho nên ông tìm cớ tránh sang Thái
Lan và sau đó giả cớ say rượu để lơ đi những quyết định quan trọng
đã hẹn trước với Kissinger và Nixon.
Abrams có quyền làm như không biết bởi vì
theo đúng hệ thống tổ chức của quân đội thì Tướng Cao Văn Viên phải
báo cáo cho Tướng Abrams về kế hoạch hành quân của Tướng Lãm đã thay
đổi, nhưng vì Tướng Viên giận Tướng Thiệu đã làm việc trực tiếp với
Tướng Lãm cho nên ông nín thinh để đổ thừa cho Tướng Thiệu mà không
chịu trách nhiệm trước tướng Abrams.
Các cuộn băng ghi âm tại tòa Bạch Ốc được
giải mật cho thấy đến ngày 24-3-1971 Kissinger mới phát hiện quân
VNCH đã rút về hết, và cũng phát hiện Abrams đã đi Băng Cốc 1 tuần
nay…!… So lại với tài liệu của Đại sứ Bunker do Stephen Young phổ
biến thì trước đó khoảng 1 tuần, vào ngày 19-3-1971 Tổng thông Thiệu
thông báo cho Abrams và Bunker hay rằng quân VNCH đã hoàn tất nhiệm
vụ và bắt đầu giai đoạn rút quân. *( Trong khi sự thực quân VNCH đã
rút từ ngày 8-3-1971 ).
Như vậy có nghĩa là sau khi nhận
được thông báo của Tướng Thiệu thì Abrams không thông báo lại cho
Washington mà lại bay đi Băng Cốc thăm vợ và sau đó trở về uống rượu
say khướt ngày đêm.
Vì vậy khi Kissinger và Nixon phát
hiện ra là quân VNCH đã thoát khỏi Tchepone thì cả hai ông đều nổi
điên và quyết định cách chức Abrams.
Hồi ký của Chuẩn tướng Haig cho
biết khi Nixon ra lệnh ông sang VN thay Đại tướng Abrams thì ông
“lấy lời hợp lý khuyên giải Nixon”.
Nhưng sự thực nếu Abrams cũng nổi
xung đưa vụ này ra ánh sáng thì Haig ở tù mọt gông bởi vì chính ông
ta là người thảo ra cái lệnh hành quân giết người đó, một lệnh hành
quân hoàn toàn trái với sách vở quân sự.
*[ Tuy Haig có viết rằng lệnh hành quân
xuất phát từ Ngũ Giác Đài, nhưng hồi ký của Kissinger cho thấy vào
ngày 23-2-1971, khi cuộc hành quân bị khựng lại vì pilot Mỹ không
chịu bay hành quân thì Kissinger mới “hỏi ý kiến” của Westmoreland,
ông xếp của Ngũ Giác Đài, thì ông này đưa ra một dự đoán đen tối bởi
vì muốn chiếm và giữ Tchepone thì ít nhất phải có 4 sư đoàn. (
Kissinger, The White House Years, trang 1059 ) ].
Cho tới nay, mặc dầu các cuộn băng ghi âm
tại MACV ( Abrams Tapes ) đã được đưa ra công chúng nhưng riêng
những cuộng băng ghi âm trong hai tuần 14 và 18 có liên quan đến
cuộc hành quân sang Lào lại không được đưa ra…?. Có cái gì bí ẩn
đằng sau các cuộng băng đó?
Ai cũng đoán ra là trong 2 cuộn
băng đó có liên quan tới những lệnh quân sự tối mật mà tính cách tàn
nhẫn của nó có thể cáo buộc Nixon tội “diệt chủng, chống lại nhân
loại” *( Mưu toan đưa quân của mình đi làm mồi nhử, rồi giết luôn cả
quân mình để đạt được ý đồ chiến thuật.
Đây là một tội ác dã man mà từ
ngàn xưa không có quân đội nào chấp nhận )…!!.
Rốt cuộc tuy tức muốn điên nhưng
Nixon không thể làm gì được bởi vì Abrams có quyền đưa nội vụ ra ánh
sáng, cho nên Nixon không dại.
(18) NỖI ĐAU CỦA 2 ÔNG TƯỚNG
*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến
Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )
Tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu
Linh tính đã cho Tướng Thiệu cảm thấy có
rất nhiều phi lý ngay sau khi cuộc hành quân khai diễn, nhất là
trong ngày 28-2-1971 nghị sĩ Trần Văn Hương đã công khai lên tiếng
báo động về việc các phi công Mỹ không chịu bay hành quân thì báo
chí Mỹ và Washington liên miệng chỉ trích quân đội VNCH hèn nhát (
Tài liệu của Buker).
Cho tới sau 1975 cựu Tổng thống Thiệu vẫn
không thấy được mưu thâm của Kissinger, ông nói với Tiến sĩ Nguyễn
Tiến Hưng :
“ Nếu như Thiệu đã chậm chạp trong
quyết định đổ thêm quân, thì ông rất mau lẹ đã nhận ra được rằng ông
đã bị sa bẫy.
Ông ra lệnh cho Tướng Hoàng Xuân
Lãm, vị chỉ huy cuộc hành quân, tiến chiếm Tchepone nhưng không cố
thủ ở đó vì ông sợ một vụ Điện Biên Phủ thứ hai : Lực lượng của mình
bị cầm chân tại một tiền đồn bất khả bảo vệ và không có đường tiếp
tế, ông đã ra lệnh cho Tướng Lãm : “Anh vô đó đái một bãi rồi ra
ngay cho tôi” ( Nguyễn Tiến Hưng, Bí Mật Dinh Độc Lập, trang 75 ).
Tướng Thiệu đã biến đổi hoàn toàn
cục diện, phá vỡ mọi toan tính đen tối bằng một quyết định rất đơn
giản : “đái một bãi”.
Mặc dầu chỉ cần đái một bãi nhưng
vẫn thành công mà không ai phiền trách gì được.
Thực tế của chiến trường cho thấy
chỉ cần “đái chậm một chút” là quân CSVN đã khóa chặt đường về; mà
một khi đã hết đường về thì chỉ còn bom B.52.
Sau này hồi ký của Tướng Westmoreland, cấp
chỉ huy của Abrams tại Ngũ Giác Đài, bào chữa cho Abrams và Cao Văn
Viên :
“Nhiều sĩ quan Việt Nam không đủ
sức cáng đáng khiến cho Tổng thống Thiệu phải can thiệp và tự mình
ra lệnh cho các đơn vị, xuống đến cấp Trung đoàn.
Nhiều khi các lệnh này ban ra mà
Abrams chẳng hề hay biết”.(!?)
Ý của Westmoreland là các tướng
Hoàng Xuân Lãm, Dư Quốc Đống, Lê Nguyên Khang không biết chỉ huy cho
nên Thiệu phải đứng ra chỉ huy tới cấp Trung đoàn.
Và vì Thiệu dành chỉ huy cho nên
Cao Văn Viên và Abrams bị cho ra rìa.
Nhưng bên trong nội bộ QLVNCH
không đúng như vậy, Tướng Thiệu chỉ ra lệnh cho một mình Tướng Lãm.
Sở dĩ Tướng Thiệu phải can thiệp là
vì tướng Lê Nguyên Khang và Tướng Dư Quốc Đống không chịu nghe lệnh
Tướng Lãm vì không phục.
Trong khi đó cấp trên của cả 3
tướng là Tướng Cao Văn Viên thì lại bị cả 3 tướng không phục *( Vì
ông xuất thân từ trường Hạ Sĩ Quan, chưa bao giờ theo học trường sĩ
quan. Từ Trung sĩ lên đến Đại Tướng là nhờ phe đảng chứ không nhờ
chiến trận ).
Tướng Hoàng Xuân Lãm
Trong khi báo chí Mỹ nguyền rủa
binh lính VNCH chết nhát trong trận Hạ Lào thì báo chí VNCH lại thi
nhau đổ tội cho tài chỉ huy yếu kém của Tướng Hoàng Xuân Lãm…(!?).
Đa số các nhà báo không ưa Tướng
Lãm vì nghĩ rằng Tướng Lãm là phe đảng của Tướng Thiệu nên mới được
làm tư lệnh Quân khu 1.
Tuy nhiên rà lại biến cố “Biến động
Miền Trung” năm 1966 thì tướng Lãm được Hội đồng tướng lãnh giao cho
chức Tư lệnh Quân khu 1 bởi vì lúc bấy giờ ông là ông tướng duy nhất
đang chỉ huy một sư đoàn Bộ binh tại Miền Trung, các ông tướng khác
đều bị cách chức vì ngã theo phe làm loạn của Thượng tọa Thích Trí
Quang *( Thi, Đính, Nhuận, Cao, Có, Chuân ).
Như vậy chức Tư lệnh Quân khu 1
của Tướng Lãm là do tình thế đưa đẩy chứ không phải do phe đảng.
Nhưng đến năm 1967 có cuộc tranh
nhau ra ứng cử Tổng thống giữa Tướng Thiệu và Tướng Kỳ.
Theo hồi ký của Tướng Lâm Quang
Thi thì trong cuộc họp quyết định của Hội đồng tướng lãnh thì Tướng
Lãm quyết liệt chống đối Nguyễn Cao Kỳ làm Tổng thống, thậm chí ông
tháo lon trên cổ áo và tuyên bố sẽ ra khỏi quân đội nếu Hội đồng
tướng lãnh đề cử Tướng Kỳ làm Tổng thống.
Sở dĩ ông làm như vậy bởi vì ông
là một ông tướng chính trị ( Đại Việt Miền Trung ), ông thấy rõ nếu
Kỳ làm Tổng thống thì mọi chuyện hỏng cả.
Cũng trong cuộc họp đó Tướng Lê
Nguyên Khang và Tướng Nguyễn Đức Thắng cực lực ủng hộ Tướng Kỳ (
Cùng khóa 1 Nam Định ).
Ngoài
ra trong cuộc họp đó Tướng Dư Quốc Đống không thích thái độ quá đáng
của Tướng Lãm, ông cho rằng như vậy là trái với khí phách của người
làm tướng.
Tuy trận Hạ Lào là một chứng minh tài năng
chỉ huy xuất chúng của Tướng Lãm nhưng Tướng Thiệu không dám ghi
công cho ông bởi vì tướng Cao Văn Viên không công nhận chiến công
của Tướng Lãm, trái lại ông cáo buộc Tướng Lãm đã vượt hệ thống quân
giai để làm việc thẳng với Tướng Thiệu.
Nhưng điều này là oan cho Tướng
Lãm, ông đã thực sự mắc nghẹn khi tướng Lê Nguyên Khang, tư lệnh
TQLC, không chịu ra Quảng Trị chỉ huy hành quân dưới quyền của Tướng
Lãm.
Còn Tướng Dư Quốc Đống có ra nhưng
ngay trong mấy ngày đầu đã bùng nổ xung khắc với tướng Lãm trong khi
tướng Cao Văn Viên không giải quyết được.
Cho nên Tướng Thiệu phải đích thân
ra Khe Sanh để xác định quyền chỉ huy của Tướng Lãm.
Có thể nói kế hoạch dùng Sư đoàn 1
Bộ binh tiến vào Tchepone của Tướng Lãm còn hay hơn kế hoạch “đái
một bãi” của Tướng Thiệu.
Thuở đó các pilot Mỹ không chịu
bay bởi vì quân CSVN đã thiết trí súng phòng không dày đặc từ A Lưới
đến Tchepone.
Các pilot Mỹ có lý của họ và họ có
quyền từ chối bay.
Tình hình có vẻ như bế tắc đối với
Tướng Abrams là người chỉ huy tổng quát Liên quân Việt-Mỹ.
Thế nhưng Tướng Lãm đã gỡ thế bí
cho Abrams bằng cách mở một hành lang trực thăng vận sâu về phía Nam
sông Tchepone (Dọc theo đường 914), là vùng không có bố trí lực
lượng phòng không.
Tuyệt vời hơn nữa là không đổ quân
xuống tại Tchepone hay tại phía Nam Tchepone, mà lại đổ xuống cứ
điểm Hope ở phía Bắc Tchepone rồi từ đó mới hành quân tạt về
Tchepone để tập trung tại khu vực phía Nam Tchepone là khu vực an
toàn đối với quân VNCH..
Và hay hơn hết là không dùng lực lượng trừ
bị TQLC để tiến vào Tchepone như kế hoạch hành quân đã định sẵn, mà
lại dùng TQLC trám chỗ cho Sư đoàn 1 Bộ binh để cho sư đoàn Bộ binh
có thể tiến tới Chepone với một đoạn hành trình ngắn hơn.
Rốt cuộc Sư đoàn 1 Bộ binh trở về
nguyên vẹn mà vẫn thành công cho nên Chuẩn tướng Phạm Văn Phú được
ghi công đầu và được vinh thăng Thiếu tướng, Đại tá Tư lệnh phó Vũ
Văn Giai được vinh thăng Chuẩn tướng.
Trong khi công đầu đáng lẽ là của
tướng Lãm, ông rất xứng đáng được vinh thăng Đại tướng, nhưng đáng
tiếc là ông đã phạm lỗi qua mặt Tướng Cao Văn Viên, một cái lỗi mà
Tướng Viên không thể nào bỏ qua.
Thêm nữa, khi trận chiến vừa kết
thúc, ngày 14-4-1971, Tướng Kỳ họp báo quy trách nhiệm thua trận Hạ
Lào cho Tướng Thiệu….! Căn cứ vào tuyên bố của Tướng Kỳ, cả thế giới
tin rằng Quân VNCH đã đại bại tại Hạ Lào.
Trong khi đó Tổng thống Thiệu
không phản ứng đối với lời tuyên bố của Tướng Kỳ bởi sự phân hóa
trong hàng ngũ lãnh đạo VNCH đã đi tới mấp mé của sự tranh giành
quyền lực.
BÙI ANH TRINH
Chú thích của người viết : Tập tài
liệu “Trận Hạ Lào 1971” trên đây đã viết xong vào năm 2010 ( Nằm
trong sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” ) nhưng
chỉ chuyền đọc trong giới nghiên cứu và trích đăng nhiều đoạn trên
net chứ không thể in thành sách;
bởi vì thời đó, 2010, Mỹ đang còn
thuyết phục CSVN chuyển hướng ngã theo Mỹ để chống Trung Cọng;
cho nên không thể để cho tập tài
liệu ( Vạch trần âm mưu của Mỹ trong chiến tranh VN ) làm ảnh hưởng
tới bước tiến chiến lược mà chính phủ Mỹ đang thực hiện.
“Trận Hạ Lào 1971” là đoạn mắc
nghẹn nhất trong tập tài liệu.
Nhưng giờ đây khi CSVN đã hoàn
toàn ngã về phía Mỹ để chống lại TC, và ông Trump đã cho lật ngữa
bài, thì tập tài liệu được đưa ra nhằm làm sáng tỏ những uẩn khúc về
chiến tranh Việt Nam.
Trước đây người viết cũng đã lần lượt đưa
lên net nhiều bí ẩn “mắc nghẹn” về chiến tranh VN như sự thật về
trận Mậu Thân 1986 ( “Trận Mậu Thân 1968” ), hay sự thật về cuộc lui
binh trên Liên tỉnh lộ 7 ( “Các trận đánh năm 1975” ), sự thật về
việc mất Hoàng Sa 1974 ( “Nguồn gốc chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường
Sa”, “Ai ra lệnh khai hỏa trong trận Hoàng Sa 1974 ?”, “Hoàng Sa rơi
vào tay Trung Quốc” )…
Ngày nay hầu hết những bí ẩn đen
tối trong chiến tranh Việt Nam đã được Mỹ cho giải mã gần hết nhưng
chưa có ai tổng hợp lại bởi vì tình thế bang giao giữa Mỹ và CSVN
chưa cho phép.
Ngay cả chuyện tại sao 500.000
lính Mỹ đến chiến đấu tại Việt Nam
thì cho tới nay con cháu Mỹ cũng
chưa được biết.
(19) MƯU ĐỒ CỦA NIXON BỊ
THIỆU PHÁ HỎNG
*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến
Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )
Bùi Anh Trinh
Mưu đồ của Nixon tại Hạ Lào
Năm 1968 Nixon đắc cử chức Tổng
thống trong tình thế Mỹ chấp nhận thua cuộc.
Tổng thống Johson tuyên bố ngưng
ném bom bắc Việt vô điều kiện để xin Hà Nội đình chiến.
Tuy nhiên Nixon không chấp nhận tư
thế chủ bại của Johnson, một mặt ông ta giả vờ tiếp tục con đường
đàm phán, nhưng mặt khác ông ta tìm cách chuyển thành tư thế đàm
phán trong thế mạnh.
Sau khi lên làm Tổng thống chưa đầy
2 tháng, Nixon ra lệnh lén dùng B.52 thả bom bên kia biên giới Miên
để thanh toán hang ổ của Trung ương cục Miền Nam.
Chiến dịch thả bom lén không phải
chỉ một ngày hay 2 bữa, mà
thực tế nó kéo dài đến 14 tháng.
Nhưng mới thả bom lén được 4 tháng
thì Nixon phát giác Sihanouk cũng lén cho
Hà Nội và Bắc Kinh dùng cảng
Sihanoukville để nhập vũ khí và quân dụng cho quân Cọng sản Miền
Nam.
Đến lúc này thì Nixon đã có đủ
bằng cớ để tấn công Hà Nội lẫn Cam Bốt nhằm bảo vệ Miền Nam VN bởi
vì lâu nay Hà Nội cứ la làng là họ không hề can thiệp quân sự tại
Miền Nam.
Đến tháng 9 năm 1969 Nixon quyết định dùng
không lực tấn công Hà Nội và Cam bốt cùng một lúc trong một thời
gian dài, cho tới khi nào họ chịu đầu hàng mới thôi. Tuy nhiên toan
tính này không thành do có sự phản đối của Bộ trưởng Ngoại giao lẫn
Bộ trưởng Quốc phòng vào giờ chót ( Hồi ký Mixon ).
Nixon đổi sang kế hoạch hỗ trợ Lon
Nol lật đổ Sihanouk vào tháng 4 năm 1970 và xua 48.300 quân Việt –
Mỹ tấn công sang Cam Bốt, đuổi quân CSVN còn cách thủ đô Nam Vang 75
cây số…!
Sự thành công dễ dàng đã khiến
Nixon tính tới chuyện rấn thêm một bước nữa là cho đánh sang Lào.
Trong khi thu thập ý kiến đánh sang
Lào, có rất nhiều chuyên gia quân sự đã đoan chắc với Nixon rằng Hà
Nội sẽ mở một trận Điện Biên Phủ thứ hai nếu quân Mỹ tiến sang Lào.
Điều này khích lệ Nixon nghĩ ra một cái bẫy :
Dụ cho toàn bộ quân CSVN tập trung
tới Hạ Lào và dùng B.52 tiêu diệt.
Nếu thành công thì đương nhiên chiến tranh
Việt Nam kết thúc vì Hà Nội không còn người và vũ khí để theo đuổi
chiến tranh. Lúc đó Nixon sẽ trở thành người hùng của nước Mỹ vì đã
chuyển tình thế thua cuộc của Johnson trở thành thắng cuộc. Cả thế
giới sẽ nể phục Nixon cũng như nể phục sức mạnh của B.52.
Thực hiện kế hoạch
Năm 1970, ngày 7-11, Tướng Abrams
và đại sứ Bunker đến gặp Tổng thống Thiệu và trình bày trong 80 phút
về kế hoạch đánh sang Lào để cắt đường mòn Hồ Chí Minh.
Tổng thống Thiệu đồng ý tiến hành
kế hoạch.
Năm 1971, ngày 11-1, Bộ trưởng Quốc phòng
Mỹ Melvin Laird và Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ là Đô đốc Moorer đến
Sài Gòn để bàn với Tổng thống Thiệu về kế hoạch đánh sang Lào.
Ngày 18-1, Một buổi họp tại Tòa Bạch Ốc để
quyết định về các chi tiết hành quân, gồm có Tổng thống Nixon, Bộ
trưởng Ngoại giao Rogers, Bộ trưởng Quốc phòng Laird, Tham mưu
trưởng Liên quân Moorer, Giám đốc CIA Richard Helm, Cố vấn Kissinger
và phụ tá của ông ta là Chuẩn tướng Haig.
Năm 1971, ngày 4-2, Tổng thống
Nixon ra lệnh tiến hành giai đoạn 2 của cuộc hành quân Lam Sơn 719,
tức là quân VNCH vượt biên sang Lào.
Đồng thời tại Sài Gòn Tổng thống
Thiệu cũng tuyên bố cho quân VNCH vượt biên sang Lào để truy quét
quân CSVN trên đất Lào.
Năm 1971, ngày thứ 9 của trận
chiến, ngày 16-2.
Súng phòng không của CSVN đồng
loạt khai hỏa vào các phi cơ trực thăng võ trang của Mỹ hoạt động
dọc theo sông Tchepone. Trong vòng 4 ngày đã có 32 trực thăng bị bắn
rơi và 240 chiếc khác bị trúng đạn.
Các phi công Mỹ từ chối bay vào
vùng phía Bắc sông Tchepone.
Điều này khiến cho toàn bộ quân
VNCH trên đất Lào không còn tiếp tế, kể cả gạo và nước uống.
Năm 1971, 19-2 , Tướng Nguyễn Văn
Thiệu, Tổng tư lệnh quân đội VNCH, bay ra Quảng Trị.
Tại Bộ chỉ huy hành quân ở Đông
Hà. Tướng Hoàng Xuân Lãm thuyết trình về tình trạng không có trực
thăng tiếp vận, các phi công Mỹ từ chối bay vào vùng Bắc sông
Tchepone.
Sau khi đã rõ tình hình, Tướng Thiệu chỉ
thị Tướng Lãm nên triển khai về hướng Tây Nam, dùng đường đất 914 đi
tắt đến binh trạm 611 của CSVN ở phía Nam Tchepone ( Nguyễn Duy
Hinh, Lam Son 719, trang 79).
Năm 1971, ngày 24-2,
phóng viên báo chí Mỹ chực tin tại
căn cứ Khe Sanh đã chụp được bức hình một người lính VNCH đang bám
càng chiếc trực thăng để thoát khỏi chiến trường.
Cơ quan quảng bá thông tin của CIA
( USID) cho xé to thành tin quân VNCH hèn nhát. *( Nhằm kích cho
quân VNCH phải tử chiến ).
Phản ứng rất nhanh của Tướng Thiệu
Năm 1971, ngày 28-2 Tướng Lãm đưa 2
lữ đoàn TQLC ( 4.000 người ) đang nằm trừ bị tại Căn cứ khe Sanh đến
thay thế 2 trung đoàn Bộ binh ( 5.000 người ) của Sư đoàn 1 BB đang
hoạt động ở phía Nam sông Tchepone.
Bốc 1 trung đoàn Bộ binh ở phía
Đông Nam sông Tchepone đổ xuống chiếm giữ các cao điểm phía chính
Nam thị trấn Tchepone để hỗ trợ cho trung đoàn Bộ binh khác được đổ
xuống phía Bắc Tchepone rồi từ đó tiến vào Thị trấn Tchepone.
Ngày 8-3, Tiểu đoàn 2/2 và Tiểu
đoàn 3/2 cùng với BCH Trung đoàn 2 BB thuộc Sư đoàn 1 BB/VNCH (
1.200 người ) tiến vào Thị trấn Tchepone đã bỏ hoang, tìm thấy 8
súng cối 82 ly, 2 tấn gạo và vô số xác chết mà không có thì giờ để
đếm.
Sau khi tiếp đón phái đoàn của
Tướng Phạm Văn Phú và các phóng viên quân đội vào buổi trưa, Trung
đoàn gấp rút hành quân qua khỏi thị trấn, tiến về hướng Đông Nam.
Ngày 11-3, Quân VNCH tại vị trí xa
nhất ( Căn cứ Sophia ) bắt đầu rút về.
Các nơi khác tiếp tục rút về trong
những ngày kế tiếp.
Ngày 22-3, Một phi vụ B.52 đã thả
bom vào khu vực hai bên đang còn đánh nhau.
Kết quả phía TQLC có 85 chết, 238
bị thương và 100 súng bị hủy hoại.
Phía CSVN có 600 chết, 5 bị bắt và
200 súng bị tịch thu.
Có một cuộc cải vã to tiếng giữa
Tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh sư đoàn TQLC, và
Đại tá cố vấn Mỹ ngay sau vụ B.52
thả bom vào Tiểu đoàn 4 TQLC/VNCH.
Các sĩ quan trong trung tâm hành
quân nghe được câu nói của Tướng Khang :
“50 ngàn quân của họ là người Việt
Nam, 15 ngàn quân của chúng tôi cũng là người Việt Nam;
tôi là người Việt Nam, tôi không
thể làm như vậy được” ( Theo lời kể của Thiếu úy Tô Đình Hiền, sĩ
quan trực Trung tâm hành quân của TQLC tại Căn cứ Khe Sanh ).
Nghĩa là người Mỹ muốn đổi mạng 15.000 quân
VNCH để lấy mạng 50.000 quân CSVN, một bài toán thực dụng vô cùng
đơn giản… !!!
BÙI ANH TRINH
Chú thích của người viết : Năm 2003 Tướng
Cao Văn Viên viết trong bản dịch quyển sách “The Final Collapse” của
ông :
Trong những năm 1970 và 1971 tác
giả ( Tướng Viên )
đã đệ đơn xin Tổng thống Thiệu cho
về hưu it nhất là 3 lần…”, “Lý do tác giả hành động như vậy vì vào
khoảng giữa 1970… Tướng Abrams cho biết…Tổng thống Thiệu có ý định
cho Trung tướng Đỗ Cao Trí thay thế tác giả…Cảm thấy mình không còn
được “sủng ái” nên đã xin về hưu ( trang 255 )
Giữa năm 1970 là thời điểm quân
VNCH đánh tràn sang Miên, đuổi quân CSVN còn cách Nam Vang 75 cây
số.
Nhưng người chỉ huy trận đó là
Trung tướng Nguyễn Viết Thanh.
Trong khi đó Tướng Viên đã tỏ ra
không có khả năng chỉ huy cấp sư đoàn trở lên.
*[ Cả đời tướng Viên chưa bao giờ
chỉ huy cấp sư đoàn và chỉ đánh một trận lớn duy nhất tại Hồng Ngự
vào tháng 3 năm 1964, lúc đó ông chỉ huy 2 tiểu đoàn Dù.
Nhưng đó chỉ là trận đánh dỏm do
Nguyễn Khánh dàn cảnh để thăng cấp tại mặt trận cho Đại tá Cao Văn
Viên, nhằm thưởng công cho vụ lật đổ các tướng Đôn, Xuân, Kim, Đính,
Vỹ… hồi đầu tháng 2 ].
Và năm 1971 là trận Hạ Lào, ngay
trong các ngày đầu Tướng Viên cũng đã tỏ ra không chỉ huy nổi các
tướng Lãm, Khang, Đống.
Do đó Tướng Thiệu định đưa Tướng
Trí ra chỉ huy mặt trận Hạ Lào sau khi Tướng Viên tỏ ra bất lực.
Nhưng không may là Tướng Trí đã bị
tử nạn vào ngày 23-2-1971, tức là 7 ngày sau khi các pilot Mỹ từ
chối bay hành quân.*(!?).
Nếu ngày đó Tướng Trí chỉ huy trận
Hạ Lào thì ông sẽ cho lệnh rút quân ngay khi ông biết được quân địch
tại Tchepone là 5 Sư đoàn bộ binh ( 35.000 người ), hoặc là khi biết
các pilot Mỹ từ chối
bay tiếp tế hay tản thương….!!
*[ Nhưng như vậy thì không khớp
với mưu đồ của Nixon ].
Thuở đó phía VNCH có tin cho rằng Tướng Abrams ám sát Tướng Trí để bảo vệ chiếc ghế cho Tướng Viên. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng với tinh thần thượng võ của Tướng Abrams
(20) SAU
TRẬN HẠ LÀO, MỸ BẮT TAY VỚI TRUNG CỌNG
Thỏa thuận ngầm giữa Mỹ và Trung Cọng sau
khi Mỹ lật đổ Sihanouk
Khi bắt đầu nhận chức Tổng thống, Nixon
phải đối diện với một quyết định đã rồi của Tổng thống tiền nhiệm
Johnson, đó là rút quân ra khỏi chiến trường Việt Nam trong tư thế
thất bại.
Nhưng riêng Nixon lại không muốn
tiếp theo đường lối chủ bại của Johnson, mà ông chủ trương thương
lượng với Bắc Kinh để Bắc Kinh ngưng viện trợ cho Bắc Việt.
Lúc đó Hà Nội sẽ không đủ tài
chánh và phương tiện để theo đuổi chiến tranh,
nhờ đó Nixon có thể rút quân khỏi
Nam Việt Nam trong thế mạnh.
Năm 1969, tháng 4; Nixon cho tiến hành kế
hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, giao cho quân đội VNCH chống cự với
quân Bắc Việt, Mỹ chỉ hỗ trợ về không quân và tiếp liệu.
Năm 1970, tháng 4; Nixon cho lật đổ chế độ
Sihanouk và xua quân Việt Mỹ đánh tràn sang Cam Bốt, đuổi quân CSVN
chỉ còn cách Nam Vang 75 cây số.
Năm 1970, tháng 6; Mỹ và Trung Cọng thỏa
thuận mỗi khi Kissinger đến Paris đàm phán với Lê Đức Thọ thì đồng
thời Kissinger cũng sẽ tiến hành mật đàm với Đại sứ TC tại Paris là
Hoàng Chấn, để thương lượng về việc TC thôi viện trợ quân sự cho Hà
Nội.
Năm 1970, tháng 12; Mao Trạch Đông nhắn lời
mời Nixon thăm Trung Cọng ( Hồi ký của Kissinger ).
Thỏa thuận giữa Mỹ và TC trong trận Hạ Lào
Năm 1971, tháng 2, Nixon dụ Hà Nội
đưa hết quân và vũ khí sang Lào đánh một trận sống mái cuối cùng với
quân VNCH…!
Chắc chắn là sau trận đó Hà Nội sẽ
không còn khả năng theo đuổi chiến tranh bởi vì trong tương lai
Trung Cọng sẽ ngưng cung cấp vũ khí và tiền bạc cho Bắc Việt để đổi
lấy lệnh giải tỏa cấm vận của Mỹ.
Bài toán cho canh bạc Hạ Lào của
Nixon là một bài toán vô cùng đơn giản :
Tái dựng một Điện Biên Phủ thứ hai
như là một cái bẫy B.52, và 2 sư đoàn quân VNCH chỉ là miếng mồi nhữ
( !!! ).
Năm 1971, theo thỏa thuận giữa Kissinger và
Bắc Kinh thì đầu tháng 6 năm 1971 Trung Cọng sẽ mời đoàn bóng bàn Mỹ
sang thăm Trung Cọng, mở màn cho cuộc bang giao Mỹ-Trung.
Vì vậy Nixon và Kissinger dự trù
cho cái bẫy Hạ Lào phải được sập xuống trước tháng 6-1971.
Nghĩa là Hà Nội thực sự trắng tay
trước khi Trung Cọng bắt tay với Mỹ.
Để cho sau này không ai có thể
trách vì Trung Cọng ngưng viện trợ mà Hà Nội đành ngưng chiến với
Mỹ.
Năm 1971, kết quả trận Hạ Lào :
“Về tổn thất nhân mạng, phía VNCH
có 1.146 chết, 4.326 bị thương, mất tích 246.
Phía Mỹ có 102 phi công hoặc nhân
viên phi hành bị chết, 215 bị thương và 53 mất tích, mất 92 trực
thăng và 5 máy bay chiến đấu.
Trong khi đó tin tức của phía CSVN
do CIA thu thập được tại Vạn Tượng là số thiệt hại của Bắc Việt rất
nặng.
Và nguồn tin tình báo tại Hà Nội
cho biết con số người chết chính xác là 16.224 người.
Số vũ khí của CSVN bị tịch thu là 1.968 vũ
khí cộng đồng, 4.545 vũ khí cá nhân. Phá hủy và tịch thu 128.000 tấn
đạn dược, 1.300.000 phuy xăng dầu, phá hủy 8 cây số đường ống dẫn
dầu, 100 xe tăng, 291 xe tải” ( Tài liệu của Ngũ Giác Đài do Tướng
Nguyễn Duy Hinh công bố ).
Năm 1971, mặc dầu trận Hạ Lào quân đội VCNH
đã chiến thắng gấp 3 lần chiến thắng tại Cam Bốt nhưng Nixon và
Kissinger cần trình diễn cho thế giới thấy rằng quân đội VNCH đã tự
ý đánh sang Lào và thất bại :
“Mặc
dầu Bunker luôn luôn cung cấp và liên lạc với Kissinger để thông báo
tình hình hành quân đang lạc quan nhưng ngay từ đầu, Hoa Thịnh Đốn
cũng thiếu tin tưởng và xem việc quân đội Miền Nam rút quân là một
sự thất bại”. ( Tài liệu của Bunker do giáo sư Stephen Young phổ
biến, bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 410 ).
Với sự thất bại của VNCH, dư luận phản
chiến Mỹ sẽ thôi kết án Nixon hiếu chiến và sẵn sàng chấp nhận
chuyện Nixon quay sang điều đình với Bắc Kinh để nhờ Bắc Kinh ra
lệnh cho Hà Nội ngưng chiến và trao trả tù binh cho Mỹ.
Năm 1971, sau khi trận Hạ Lào kết
thúc, ngày 6-4-1971, tại Tokyo, trưởng đoàn bóng bàn của Trung Cọng
là Trương Tác Đống ngỏ lời mời đoàn bóng bàn Mỹ sang thăm Bắc Kinh.
Đoàn Mỹ nhận lời và sang thăm Bắc
Kinh.
Và ngày 21-4-1971 Thủ tướng Trung
Cọng Chu Ân Lai chính thức gửi thư mời Tổng thống Nixon sang thăm
Bắc Kinh.
Rồi
2 tháng sau, ngày 9-7-1971, từ
Paris Kissinger bay đi Pakistan, rồi giả cớ đau bụng ông ta lẻn bay
sang Bắc Kinh.
Ngay sau đó, ngày 13-7-1971, Chu Ân
Lai bay sang Hà Nội để thông báo cho Hà Nội hãy “kết thúc chiến
tranh” với Mỹ để Mỹ sẽ giải quyết “vấn đề Đài Loan” cho Bắc Kinh (
Bạch thư của nước CHXHCN Việt Nam, phát hành tháng 10 năm 1979,
trang 57 ).
Tới lúc này Lê Duẩn mới thực sự
trắng mắt.
Ông ta cùng với Lê Đức Thọ vội
vàng bay đi Mạc Tư Khoa cầu cứu.
Tại Mạc Tư Khoa Brezhnep cũng bật ngữa
trước tin Nixon mưu tính bắt tay với Bắc Kinh để chống lại Liên Xô (
Phân hóa đội ngũ phe Cọng sản ). Brezhnep quyết định viện trợ một số
lượng vũ khí khổng lồ cho Hà Nội để HN có thể xua quân tràn ngập
Miền Nam như Bắc Hàn đã từng xua quân chiếm Nam Hàn năm 1950.*( Trận
Mùa Hè 1972 ).
BÙI ANH TRINH
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH.
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS .NghiênCứuLS .Nhân Quyền
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt .Việt Báo .Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *