* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu

* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos 

* Biệt kích  -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV

* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí

* Khảo  Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo

* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý

* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery

* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer

 

ĐẶC BIỆT

  1. Served  In A Noble Cause

  2. Hào Kiệt For Rent

  3. Trò Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh

  4. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

  5. Văn Kiện Về Quyền Con Người

  6. Liberal World Order

  7. The Heritage Constitution

  8. The Invisible Government Dan Moot

  9. The Invisible Government David Wise

  10. Montreal Protocol Hand Book

  11. Death Of A Generation

  12. Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư

  13. Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

  14. Phân Định Chính Tà

  15. Giáo Hội La  Mã:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

  16. Secret Army Secret War - CIA Giải mật

  17. Mật Ước Thành Đô: Trò Bịa Đặt

  18. Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang- HCM Toàn Tập

  19. Lãnh Hải Việt Nam ở Biển Đông

  20. Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

  21. Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

  22. Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

  23. Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

  24. Trò Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

  25. Hài Kịch Nhân Quyền

  26. CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

  27. Tội Ác PG Ấn Quang

  28. Âm mưu của Ấn Quang

  29. Vụ Đài VN Hải Ngoại

  30. Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

  31. Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

  32. Lịch Sử CTNCT

  33. Tượng Đài: Lưu Xú - Lưu Manh

  34. Về Tác Phẩm Vô Ðề

  35. Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh

  36. Bút Ký Tôi Phải Sống

  37. Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

  38. Đặc Công Đỏ Việt Thường

  39. Kháng Chiến Phở Bò

  40. Băng Ðảng Việt Tân

  41. Mặt Trợn Việt Tân

  42. Tù Binh và Hòa Bình

  43. Nước Mắt Trước Cơn Mưa

  44. 55 Ngày Chế Độ Sài Gòn Sụp Đổ

  45. Drug Smuggling in Vietnam War

  46. The Fall of South Vietnam

  47. Giờ Thứ 25

  48. Economic assistant to South VN 1954- 1975

  49. RAND History of Vietnam War era

  50. Chiến Sĩ Vô Danh 

 

 

LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019

-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019

 

THAM KHẢO

Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019

May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019

 

Beginner's Guide Web Design

Responsive Web Design

Professional Web Design

Learning Web Design 4

A List Apart Responsive Web Design

Responsive Web Design Ethan

The Book of CSS3

Mastering Resposive Web Design HTML 5

HTML Tutorial

HTML5 CSS3 Responsive Cookbook

Principle of Web Design

Real Life Responsive Wed Design

Learning Responsive Web Design

Learn HTML and CCS

Pro HTML 5 Accessi

Thiết Kế Web


http://www.expression-web-tutorials.com/

https://www.w3schools.com/howto/howto

_css_social_media_buttons.asp

https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q

https://www.codecademy.com/en/forum_

questions/532619b28c1ccc0cac002730

https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp

https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp

https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp

https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro

https://archive.org/details/responsivewebdesign

https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/

Computer Page

 

https://vimeo.com/

http://www.imdb.com/

https://www.crackle.com/

https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies

https://archive.org/details/feature_films

https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/

 

 

Kim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearningTrang Chủ Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

 

THÁNG 9-2019

 

UPI - REUTERS - APVI - THẾ GIỚI - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - TỬ VI - VTV - HTV

PLUTO - INTERNET - SONY - FOXSPORT  NBCSPORT  ESPNSPORT - EPOCH

   

Từ trái qua phải: Bùi AnhTrinh, Nguyễn Đình Chiến, Chu Di Tuyển, Kim Âu Hà Văn Sơn, Trương Văn Hùng

 

 

trinh bui

23:47, 14 thg 9, 2019 (3 ngày trước)

Bạn hiền thân mến

Tết năm Mậu Thân Đà Lạt chìm trong khói lửa… Việt Cọng chiếm giữ Khu Hòa Bình trong 2 ngày; còn Trại Hầm, Địa Dư và Cây số 4 bị bỏ bom ngút trời.

Đến khi tình hình có vẻ yên ắng thì tụi tao trở lại trường, lúc đó tao đang ngồi lớp Nhất B2 Trần Hưng Đạo.  Vừa lúc trở lại trường thì có lệnh tổng động viên…Một buổi sáng đẹp trời có hơn nửa lớp đứng dậy xin phép thầy Hưởng cho đi khám sức khỏe nhập ngũ, đó là mấy thằng sinh năm 1948 trở lên…

Còn tao và những thằng 1949 thì đợi tới phiên năm sau… nhưng tụi tao không còn lòng dạ đâu mà ngồi học tiếp trong khi bạn bè lần lượt ra đi vào nơi gió cát…Lúc đó tụi tao hoàn toàn quên hẳn mày và tụi thằng Tâm vì cứ đinh ninh rằng tụi mày không thể nào sống nổi với cái trại tù của bọn Cọng sản Bắc Việt.

Thế rồi tao cũng trở thành một ông lính Việt Nam Cọng Hòa như ai, và tao chợt nghĩ tới mày khi tao ra trường và về một trại Biệt kích CIDG.  Hai chữ Biệt kích khiến tao chạnh nghĩ … thì ra mình cũng đâu có thua gì cái thằng “Sơn Beatles”.

Nhưng những tháng ngày lăn lộn trong cái trại Biệt kích đó chỉ để lại trong tao những kỷ niệm buồn, chẳng có gì là hào hùng như người đời tưởng tượng. Chỉ có máu, chết chóc và gian khổ… Tao nói để mày hiểu tại sao các bài viết của tao về lực lượng Biệt kích CIDG luôn luôn có nhiều cay đắng.

May là qua năm 1971 thì giải tán Lực lượng đặc biệt VNCH.  Tao giả từ cái trại Biệt kích mà trong lòng cảm thấy giống như thoát ngục.  Bạn bè rủ tao qua Biệt động quân Biên phòng để tiếp tục chỉ huy những biệt kích Thượng cải tuyển.  Tao đang còn phân vân thì báo chí đưa tin về trận Hạ Lào, mà trong đó tao thấy số phận của mấy thằng Biệt động quân ở đồi 30, 31 cũng chẳng khác gì mấy cho nên tao xin kiếu, tao chọn về Địa phương quân.

Giờ đây ngồi viết lại quân sử thì tao chú ý ngay tới cái trận Hạ Lào định mệnh đó… Cái trận đã khiến tao trở thành một ông lính Địa phương quân.  Tao gởi cho mày bài viết về trận đó để mày thấy cái số kiếp của cái tụi Quân lực VNCH ở Miền Nam cũng chẳng hơn gì tụi mày ở trại tù Miền Bắc..

http://quanvan.net/tu-chien-ha-lao/

BÙI ANH TRINH

 

TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971,

 

 

(1) TÌNH HÌNH CHUNG

Những tính toán chiến lược

 

Hồi ký của tướng Westmoreland, Tư lệnh quân đội Mỹ và đồng minh tại Việt Nam cho biết Nam Việt Nam có đường biên giới phía Tây dài gần 1.500 cây số.  So với  tuyến phòng thủ của Nam Hàn thì tại vĩ tuyến 38 chỉ có 200 cây số nhưng cần tới 1 triệu quân Hàn – Mỹ, nên Westmoreland cho rằng muốn lập một tuyến phòng thủ dọc theo biên giới phía Tây của Nam Việt Nam thì cần phải có nhiều triệu quân.  Điều này không thể nào làm được.

 

Vì vậy Tướng Westmoreland mơ ước có một tuyến phòng thủ chạy dọc theo phía Nam vĩ tuyến 17, từ bờ biễn Đông Hà đến vùng Hạ Lào, cắt ngang con đường mòn HCM.  Tuyến phòng thủ này chỉ cần khoảng 1 quân đoàn ( 40.000 quân ).  Đến năm 1968 thì Westmoreland định cho thi hành kế hoạch này nhưng trận Mậu Thân đã khiến Tổng thống Johnson thụt lại vì ngại mang tiếng mở rộng chiến tranh, phá vỡ hòa đàm.

 

Và rồi Westmoreland phải rời Việt Nam sau trận Mậu Thân.  Kể từ lúc đó con tàu của nước Mỹ quay sang hướng hòa đàm để rút quân về cho nên kế hoạch cắt đường mòn HCM đành treo lại.  Cho đến tháng 7 năm 1969 Nixon phát hiện ra vũ khí của Bắc Việt đã tuồn vào Nam bằng ngã Sihanoukville.  Ông hỗ trợ cho Lon Nol lật đổ Sihanouk vào tháng 4 năm 1970 và cho liên quân Việt – Mỹ tràn sang Cam Bốt quét sách căn cứ địa của quân CSVN.

 

Quân VNCH tiến sang Cam Bốt như chẻ tre khiến cho Tư lệnh quân Mỹ tại VN là tướng Abrams đã nhận xét về khả năng chỉ huy hành quân của các sĩ quan cao cấp VNCH  như sau :

“Khi bàn về cuộc hành quân đánh qua Cam Bốt 1970, Abrams tuyên bố với các sĩ quan tham mưu là Tướng Nguyễn Viết Thanh soạn thảo và hành quân nhanh đến độ ông làm cho các đơn vị Hoa Kỳ đang hành quân tham dự chung có cảm tưởng cánh quân của họ chậm như những con voi” ( Nguyễn Kỳ Phong, Vũng Lầy của Bạch Ốc, ghi chú trang 453, trích từ “Abrams Tapes” của Sorley ).

Ý Abrams muốn nói các sĩ quan Mỹ nên học hỏi nơi các sĩ quan VN về kỹ năng chỉ huy hành quân.  Tuy nhiên các nhà phê bình chiến lược của Mỹ lại không biết như vậy;  họ cho rằng cuộc hành quân sang Cam Bốt là chiến thắng của quân đội Mỹ.  Và họ nghĩ đánh trận địa chiến với cấp sư đoàn, quân đoàn thì đương nhiên quân Mỹ phải thắng dễ dàng.  Thậm chí có nhiều nhà báo đã mạnh dạn hỏi Tướng Abrams rằng sao không tiến sang Lào để cắt đường mòn HCM?

Lời bàn rõ như ban ngày của các ông thầy dùi khiến cho Kissinger không thể để cho người ta nghĩ rằng Washington chậm tay, ông xúi Nixon cho đánh sang Lào bằng quân Việt Nam và máy bay Mỹ.

Các kế hoạch hành quân sang Lào có trước đó :

Mới đầu, vào năm 1966 kế hoạch tấn công sang Lào để khóa đường mòn HCM là sáng kiến của Tướng Kinnard, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không vận Mỹ.  Ông đã nêu ý kiến này với Tướng Johson là Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và được Johnson hết mình hỗ trợ.  Sau đó Tướng Westmoreland, Tư lệnh quân đội Đồng minh tại Việt Nam, nhờ Tướng Kinnard soạn thảo kế hoạch chi tiết với sự trợ giúp của Đại tá Athur D.Simons, người đã từng chỉ huy hoạt động tình báo của CIA tại Lào.

Kế hoạch của Kinnard (1967) : sử dụng 4 sư đoàn ( khoảng 40.000 người )

Sư đoàn Dù 101 của Mỹ sẽ đổ xuống cao nguyên Boloven thuộc vùng cực Nam của nước Lào, sau đó tiến theo hướng Bắc để tới thành phố Savana, rồi tạt sang hướng Tây Bắc để đến thành phố Savannakhet nằm bên bờ sông Mekong.  Savanakhet cũng là nơi cuối cùng của Quốc lộ 9, chạy từ Quảng Trị tới sông Mekong, là biên giới Thái-Lào.  Như vậy lộ trình hành quân của Sư đoàn Dù Mỹ khoảng 270 cây số.

Trong khi đó Sư đoàn 3 TQLC/ Mỹ sẽ từ Quảng Trị, theo Quốc lộ 9 tiến thẳng đến Tchépone là nơi Quốc lộ 9 gặp đường mòn HCM.  Sau đó SĐ3/TQLC/ Mỹ sẽ tiến đến Savanakhet.  Lộ trình hành quân của Sư đoàn 3 TQLC cũng khoảng 270 cây số.

Sư đoàn 4 Bộ binh Mỹ từ Pleiku sẽ di chuyển vế hướng Tây để gặp Liên tỉnh lộ 913 của Lào, rồi chuyển sang hướng Bắc để đến thành  phố Tchépone và gặp Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH.  Rồi cả hai sư đoàn sẽ để lại một bộ phận để trấn giữ Tchépone về lâu về dài.  Lộ trình hành quân khoảng  400 cây số.

Sư đoàn 1 Bộ Binh VNCH sẽ tiến từ A Shao ( Biên giới Việt Lào, phía Nam Quốc lộ 9 ) tiến theo hướng Tây Bắc đến Tchepone để gặp Sư đoàn 4 Bộ binh Mỹ.  Lộ trình hành quân khoảng 150 cây số.

Nhìn vào kế hoạch trên đây thì thấy Tướng Kinnard và Westmoreland đặt giả định là quân CSVN trên đất Lào không đáng kể  ( Không có quân số cỡ sư đoàn, thậm chí không tới cấp trung đoàn ).  Sư đoàn 101 ND và sư đoàn 3 TQLC hành quân 270 cây số như đi diễn tập chứ không tính tới chuyện gặp sự kháng cự của địch.  Khu vực di chuyển của 4 sư đoàn tạo ra một vệt càn quét hầu như kiểm soát toàn bộ vùng Hạ Lào mà không hế chú trọng tới mức kháng cự của địch tại khu vực hành quân.

Sở dĩ MACV đánh giá không có địch trong khu vực hành quân bởi vì thuở đó các đơn vị trinh sát của Mỹ và VNCH thường xuyên hoạt động ngày đêm trên đất Lào, hễ những toán này về thì có những toán khác thay thế.  Ngoài ra các đơn vị Dân sự chiến đấu của Lào do CIA chỉ huy và tài trợ đang làm chủ tình hình tại vùng Hạ Lào.  Cho nên cuộc hành quân đặt trên căn bản là quân CSVN chỉ tập trung cao lắm là cỡ tiểu đoàn cơ động địa phương.( Mỗi tiểu đoàn khoảng 500 người ).

Kế hoạch được đại sứ Bunker chuyển về Washington nhưng không được thi hành bởi vì theo Tướng Westmoreland : “Tổng thống Johnson bị áp lực của các nhà phản chiến bao vây chặt khiến ông không muốn có thêm hành động nào mới để khỏi bị cho là mở rộng chiến cuộc như ông đã hứa với dân chúng…” ( Hồi ký Westmoreland, bản dịch của Duy Nguyên trang 213).

Kế hoạch hành quân Elpaso 1 (1968) : Sử dụng 3 sư đoàn ( khoảng 30.000 người )

Sau khi Tổng thống Johnson tuyên bố không tái ứng cử vào cuối tháng 3 năm 1968, Tướng Westmoreland nghĩ rằng người kế vị Johnson có thể chấp nhận tấn công sang Hạ Lào cho nên ông chỉ thị cho Tướng Bruce Palmer thảo một kế hoạch tấn công khác bởi vì kế hoạch trước khó thực hiện và tốn kém rất nhiều, nhất là phải duy trì quân Mỹ trên đất Lào quá lâu.

 

Khi Tướng Palmer bắt đầu soạn kế hoạch thì tình hình vùng Hạ Lào đã đổi khác.  Lúc đó quân đội Mỹ vừa tiêu diệt xong 4 sư đoàn CSBV bao vây căn cứ Khe Sanh.  Tin tức của tình báo Lào ( Lực lượng Dân sự chiến đấu của tướng Vàng Pao ) cho biết có 2 sư đoàn CSBV vừa mới bị thương tổn sau trận Khe Sanh đã rút về Nam Lào.  Do đó Westmoreland quyết định dùng 3 sư đoàn Mỹ và 1 sư đoàn VNCH tấn công quân CSVN trong vùng Hạ Lào.

Kế hoạch hành quân của Tướng Palmer được đặt tên là “Elpaso”:  Sử dụng 3 sư đoàn Mỹ, 1 sư đoàn VNCH và với sự hỗ trợ của khoảng 1 sư đoàn Thái Lan và Lào.

Lực lượng Thái Lan và Lào sẽ trấn giữ và hành quân càn quét trong khu vực cao nguyên Boloven.

Một sư đoàn Mỹ xuất phát từ Thái Lan vượt biên giới sang Lào tại Savnakhet rồi theo Quốc lộ 9 tiến về hướng Đông để đến Tchépone là nơi Quốc lộ 9 cắt đường mòn Hồ Chí Minh.

Hai sư đoàn Mỹ từ Khe Sanh tiến theo Quốc lộ 9 tiến về huớng Tây đến Tchépone.

Một sư đoàn VNCH từ A Shao tiến theo hướng Tây Bắc đến Tchépone.

Kế hoạch này nhằm mục đích dùng Tchepone làm căn cứ tiền tiêu để kiểm soát ngăn chận quân Bắc Việt có thể thâm nhập vào Nam bằng đường mòn HCM.  Nếu kế hoạch đó được thực hiện thì cuộc chiến VN đã đổi khác bởi vì lúc đó Hà Nội đã kiệt quệ sau khi dốc toàn lực cho trận Mậu Thân.

Kế hoạch hành quân Elpaso 2 (1968) : Sử dụng 4 lữ đoàn ( khoảng 8.000 người )

Sau khi kế hoạch của Tướng Palmer vừa soạn xong thì Westmoreland nhận được thông báo chuẩn bị rời khỏi chức vụ Tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam.  Tuy nhiên vì nôn nóng muốn biết có phải quả thực 4 sư đoàn CSVN bị đánh tan tại Khe Sanh hay không, ông chỉ thị cho tướng Palmer soạn một kế hoạch hành quân khác, gọi là kế hoạch Elpaso 2 nhưng chỉ sử dụng 4 lữ đoàn quân VNCH.

Hai lữ đoàn quân VNCH sẽ xuất phát từ Khe Sanh, theo Quốc lộ 9 tiến về hướng Tây đến Tchépone ( Cách biên giới Việt Lào 42 cây số . Mỗi Lữ Đoàn khoảng 2.000 người )

Hai lữ đoàn VNCH từ thung lũng A Shao tiến theo hướng Tây Bắc để tới Tchépone.

Nhìn vào kế hoạch Elpaso 2 thì thấy Tướng Palmer và Westmoreland đặt giả định rằng quân CSVN trên đất Lào là 2 sư đoàn bị thương tổn trong trận Khe Sanh vừa qua.  Cuộc hành quân chỉ có tính cách thăm dò lực lượng địch chứ không có tính cách chiếm đóng như hai kế hoạch trước.

Cuối cùng thì kế hoạch Elpaso 2 cũng không thực hiện được vì ngay sau đó Westmoreland rời nhiệm sở tại Việt Nam và Washington gặp Hà Nội tại Paris.  Cả 3 kế hoạch được xếp lại và lưu trữ trong tủ hồ sơ của MACV.

 

2) HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ

*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )

Kế hoạch hành quân là do các nhà ngoại giao  đề xướng

Năm 1970, ngày 27-9, Kissinger và Xuân Thủy họp mật tại Paris.  Kissinger vờ đặt nhiều câu hỏi về những yêu sách của Hà Nội nhưng kín đáo thăm dò phản ứng của Hà Nội về một mưu toan bí mật mà ông đang sắp sửa tiến hành, đó là cuộc tấn công sang Hạ Lào.

Năm 1970, ngày 28-9,  tại Sài Gòn.  Theo tài liệu của Đại sứ Bunker do giáo sư Stephen Young phổ biến,  một phiên họp cao cấp gồm có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam;  Đại sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan;  Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào;  Đại sứ Hoa Kỳ tại Cam Bốt; Đô đốc John McCain, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương;  Tướng Abrams, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Cuộc họp nhằm mục đích nghiên cứu phương cách ngăn chận quân CSVN sử dụng đường mòn HCM để vận chuyển vũ khí vào Nam, thay thế cho tuyến vận chuyển qua cảng Sihanoukville, nhằm giúp cho Miền Nam được giữ vững sau khi quân đội Mỹ rút về nước.

Sau khi cuộc họp kết thúc, Bunker gởi báo cáo cho Washington rằng hội nghị kết luận muốn cắt đường mòn Hồ Chí Minh thì phải dùng lực lượng quân sự của VNCH đánh sang Hạ Lào tại khu vực Tchépone, là giao điểm giữa đường mòn HCM ( tức là Đường số 93 của Lào ) và Quốc lộ 9 ( Quốc lộ 9 chạy từ bờ biển Quảng Trị tới Sông Mekong là biên giới Lào và Thái Lan ).  Trước đây kế hoạch tương tự đã được Tướng Westmoreland soạn thảo và sau đó Bunker đã chuyển về Washington vào tháng 6 năm 1967.

*Chú giải :  Sau này các nhà nghiên cứu quân sử rất ngạc nhiên khi được biết cuộc hành quân lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam lại là do các nhà ngoại giao đề xướng.  Tuy nhiên tài liệu lưu trữ của Đại sứ Bunker cho biết sự thật là :  “Hoa Thịnh Đốn đã yêu cầu Buker thực hiện phiên họp ấy…” ( Tài liệu của Bunker ).  Có nghĩa là Nixon và Kissinger dàn cảnh để Đô đốc McCain và Tướng Abram tin rằng ý tưởng tần công qua Hạ Lào là sáng kiến của các Đại sứ chứ không phải của Nixon.

Nhưng có một điều khó hiểu là hồi ký của Nixon và hồi ký của Kissinger chớ hề đá động tới tác phẩm quân sự độc đáo của hai ông.  Thậm chí trong hồi ký “The White House Years” xuất bản năm 1979 Kissinger phủ nhận tin ông ta là tác giả của lệnh hành quân sang Lào.

Ngay từ ngày đó, 1971, báo chí Mỹ và báo chí Việt Nam đua nhau tìm xem ai là tác giả của lệnh hành quân sang Lào nhưng cả hai phía Mỹ ( MACV ) và Việt ( BTTM ) đều từ chối xác nhận lệnh hành quân đó từ đâu ra.

Và rồi đến năm 1989 thì cuốn sách “Lam Son 719” của Tướng Nguyễn Duy Hinh ra đời.  Người ta vô cùng ngạc nhiên khi phát giác ra đây là trận đánh vĩ đại nhất trong chiến tranh Việt Nam;  mà kết quả chiến thắng của quân VNCH gấp 3 lần kết quả chiến thắng tại Cam Bốt…!!

Điều gì bí ẩn bên trong cuộc hành quân này khiến cho một cuộc chiến thắng được báo chí Mỹ trình diễn như một cuộc chiến bại ?  Và mãi về sau này vẫn không ai dám vỗ ngực khoe rằng mình là tác giả của cuộc hành quân lịch sử đó ?

Cho đến năm 1994, Chánh văn phòng của Nixon là H.R Haldeman đã cho ra đời cuốn sách “The Haldeman Diaries” mà trong đó có những chi tiết xác nhận Kissinger tham gia chỉ đạo kế hoạch hành quân sang Lào.  Và cũng trong năm 1994 Tướng Alexander Haig, phụ tá quân sự của Kissinger, cho ra đời cuốn “Inner Circles” xác nhận Kissinger là người hoạch định kế hoạch từ đầu.

Tại sao Kissinger lại giấu một chiến thắng vĩ đại mà chính ông ta là tác giả… ???…

Người viết ra tập tài liệu này, Bùi Anh Trinh, đã muốn phát bệnh khi ngồi viết lại từng ngày từng giờ của trận đánh khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam;  mà cuối cùng là một phát hiện vô cùng đau xót…! Tập tài liệu “Tử chiến Hạ Lào” đã viết xong từ năm 2010 nhưng đành phải treo lại cho đến nay bởi vì lúc đó “tình thế chưa cho phép”.

Cuộc hành quân được sửa soạn như thế nào ?

Năm 1970, ngày 6-11, Bộ Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương ( Đô đốc McCain ) chỉ thị Bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam ( Tướng Abrams ) soạn thảo một lệnh hành quân đánh sang Hạ Lào, lực lượng tham dự hành quân là 3 sư đoàn của quân đội VNCH, dưới sự yểm trợ hỏa lực của phi cơ chiến đấu Mỹ. Và pháo binh Mỹ từ bên trong nội địa Việt Nam  yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị VNCH hành quân trong vùng cách biên giới dưới 15 cây số.

Ngoài ra không quân Mỹ bao giàn toàn bộ phi cơ trực thăng để chuyển quân, tiếp tế và tản thương trên đất Lào.  Cuộc hành quân dự trù kéo dài trong 3 tháng.

*Ngày 7-11, Tướng Abrams và đại sứ Bunker đến gặp Tổng thống Thiệu và trình bày trong 80 phút về kế hoạch đánh sang Lào.  Tổng thống Thiệu đồng ý tiến hành kế hoạch.

*Ngày 8-11, Ban tham mưu Liên quân Mỹ gởi công điện cho Tướng Abrams, xác nhận lại các chi tiết của cuộc hành quân sang Lào : Hành quân dọc theo Quốc lộ 9, Mỹ yểm trợ pháo binh và phi cơ, đồng thời mở một cuộc tấn công khác sang Cam Bốt.

Năm 1970, ngày 21 và 22 -11, tại miền Bắc Việt Nam.  Phi cơ Mỹ tăng cường ném bom tại Bắc Việt trên 200 phi vụ một ngày.  Và đêm 21 rạng 22-1, một đoàn 5 máy bay trực thăng Mỹ chở 56 biệt kích từ Thái Lan đáp xuống một trại tù binh Mỹ tại tỉnh Sơn Tây, cách Hà Nội 50 cây số.  Cuộc đột kích giải cứu tù binh hất bại vì trại tù không có người.

*Ngày 1-12, Tướng Abrams gặp Tướng Cao Văn Viên để bàn về kế hoạch đánh sang Lào.

Ngày 15-12.  Thủ tướng Lào công bố cho báo chí rằng Vương Quốc Lào phản đối việc quân đội VNCH hành quân trên đất Lào.  [ Đánh động trước cho Hà Nội ]

*Trung tuần tháng 12, Tướng Haig, phụ tá của Kissinger, đến Sài Gòn để thảo luận với Tổng thống Thiệu, tướng Abrams và đại sứ Bunker.

Năm 1970, ngày 15-12, Cố vấn An ninh Quốc gia Kissinger nói sơ qua cho Tham mưu trưởng Tòa Bạch Ốc Haldeman về kế hoạch tấn công qua Lào của quân đội VNCH.

*Ngày 22-12, Kissinger hẹn gặp Bộ trưởng Quốc Phòng Laird và Tham mưu trưởng Liên quân Moorer tại Tòa Bạch Ốc để cùng bàn với Tổng thống về kế hoạch tấn công sang Lào.

*Ngày 26-12, vào dịp Noel, đoàn CSVN tại Paris trao danh sách các phi công Mỹ bị bắt ở miền Bắc cho một số Thượng nghị sĩ Mỹ chống chiến tranh.  Nghĩa là Hà Nội bỏ qua vụ Sơn Tây và thúc đẩy hòa đàm, tỏ thái độ thành tâm muốn xuống thang chiến tranh.

Năm 1971, đầu tháng 1, Kisisger bắn tiếng cho Hà Nội qua Đại sứ Liên Xô tại Washington : “Mỹ thuận không bắt buộc Bắc Việt phải rút quân song song với Mỹ.  Nhưng Mỹ đòi hỏi khi Mỹ đơn phương rút quân thì Hà Nội phải ngưng tấn công Miền Nam cho đến khi quân Mỹ đã rút hết. ( Lưu Văn Lợi ).

Năm 1971, ngày 11-1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird và Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ là Đô đốc Moorer đến Sài Gòn để bàn với Tổng thống Thiệu về kế hoạch đánh sang Lào.

*Ngày 18-1, Một buổi họp tại Tòa Bạch Ốc để quyết định về các chi tiết hành quân, gồm có Tổng thống Nixon, Bộ trưởng Ngoại giao Rogers, Bộ trưởng Quốc phòng Laird, Tham mưu trưởng Liên quân Moorer, Giám đốc CIA Richard Helm, Cố vấn Kissinger và phụ tá của ông ta là Chuẩn tướng Haig.

Trong buổi họp Ngoại trưởng Rogers phản đối kế hoạch bởi vì theo ông lực lượng tấn công của VNCH quá ít.  Ông nhắc lại kế hoạch đó của Westmoreland có 4 sư đoàn với quân số gần 60 ngàn quân, trong khi cuộc hành quân này quân của VNCH chỉ có hơn 2 sư đoàn ( Sư đoàn 1 bộ binh, 3 lữ đoàn Dù và 2 tiểu đoàn Biệt Động Quân ) với 20 ngàn quân thì quá ít.  Tuy nhiên Tổng thống Nixon bác bỏ lời phản đối của Rogers.

*Ngày 22-1, Với sự cố vấn của Đại sứ Mỹ tại Lào là McMurtrie Godley , Thủ tướng Lào Suvana Phouma tuyên bố với báo chí rằng ông phản đối quân Việt Nam hành quân trên đất Lào, rồi chỉ trích sự hiện diện của quân CSVN trên đất Lào.  Cuối cùng ông hy vọng quân VNCH sẽ rời khỏi lãnh thổ Lào trong 1, 2 tuần. ( Tài liệu lưu trữ của Bunker do Stephen Young phổ biến ).

*[ Kissinger xúi Thủ tướng Lào lên tiếng là nhằm đánh động trước cho Hà Nội hay rằng quân VNCH sẽ đánh sang Lào.  Cuộc hành quân bị lộ ngay từ lúc này, nhưng không phải do sơ ý, mà là do chủ ý của Kissinger ]

Năm 1971, ngày 27-1, Tổng thống Nixon họp Ban tham mưu của Tòa Bạch Ốc, chỉ thị tiến hành giai đoạn 1 của kế hoạch hành quân Lam Sơn 719, tức là quân đội Hoa Kỳ hành quân từ Đông Hà, Quảng Trị, theo Quốc lộ 9 tái chiếm căn cứ Khe Sanh và các tiền đồn pháo binh sát biên giới Lào.

*Ngày 4-2, Tổng thống Nixon ra lệnh tiến hành giai đoạn 2 của cuộc hành quân Lam Sơn 719, tức là quân VNCH vượt biên sang Lào.

Chú giải : Như vậy cuộc hành quân hoàn toàn do phía Mỹ chủ động.  Đặc biệt người viết kịch bản và đạo diễn là các chính trị gia chứ không phải là các nhà quân sự.  Ngũ Giác Đài và Bộ TTM/VNCH chỉ có nhiệm vụ dựng cảnh và cung cấp diễn viên.

Tại sao một lệnh hành quân điều động tới 3 sư đoàn Việt Nam ( 30 ngàn người ) vượt qua biên giới Lào lại do một luật sư ( Nixon ) và một giáo sư ( Kissinger ) thiết kế … !? Và tại sao Đại sứ Mỹ tại Vạn Tượng  lại xúi Thủ tướng Lào tiết lộ trước ..??…Xin đón đọc những hồi sau sẽ rõ.

 

 

 (3) LỆNH HÀNH QUÂN

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )

 

Kế hoạch hành quân chi tiết ( Lệnh hành quân ) do Tư lệnh Quân Khu 1 Hoàng Xuân Lãm và Tư lệnh Quân đoàn 24 Mỹ cùng soạn thảo. ( Theo sách “Lam Son 719” của Tướng Nguyễn Duy Hinh.  Tướng Hinh căn cứ theo nhật ký hành quân còn lưu tại Ngũ Giác Đài ).

 

*[ “Lệnh hành quân” là kế hoạch điều phối các cánh quân được viết thành văn bản.  Bất cứ một lệnh hành quân nào cũng có 4 mục căn bản là : (1) Tình hình, gồm tình hình địch và ta ( 2) Quan niệm điều quân (3) Thi hành, gồm phân chia nhiệm vụ và trường hợp dự phòng có biến chuyển (4) Chỉ huy và yểm trợ tiếp vận ].

 

Tình hình địch :

Theo tin của tình báo Lào ( Lực lượng Vàng Pao ) và của không ảnh thì quân CSVN tại khu vực quanh Tchepone có khoảng 22 ngàn người. Gồm có 10.000 quân sản xuất và tiếp vận tại các binh trạm của tuyến đường mòn HCM, 7.000 quân chiến đấu và 5.000 quân Cọng sản Lào.

 

Tại khu vực Bắc vĩ tuyến 17 có 2 sư đoàn Bộ binh của Bắc Việt ( khoảng 20.000 người ), hai sư đoàn này có thể tham chiến tại Tchephone sau 14 ngày di chuyển ( vừa đi xe vừa lội bộ ).

 

Quan niệm điều quân :

Theo tính toán của Ban tham mưu Liên quân Mỹ ( Ngũ Giác Đài ) thì Bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam sẽ sử dụng 1 sư đoàn Mỹ ( khoảng 10.000 người ) tấn chiếm các mục tiêu quân sự trên đất VNCH, vùng biên giới Việt Lào, ngang khu vực Khe Sanh.

 

Sau đó 1 sư đoàn Bộ binh VNCH ( khoảng 10.000 người ) , 1 sư đoàn Dù VNCH ( khoảng 8.000 người ), 1 Liên đoàn BĐQ ( khoảng 2.000 người ) và 1 lữ đoàn thiết giáp VNCH ( 200 xe tăng ) tấn chiếm mục tiêu là thị trấn Tchepone của Lào, nằm trên Quốc lộ 9, cách biên giới 30 cây số.  Trong khi đó 2 lữ đoàn Thủy quân lục chiến VNCH sẽ nằm trừ bị tại Khe Sanh.

 

Hướng tiến quân được chia thành 2 cánh song song với hai khu vực riêng biệt :

 

Khu vực trên Quốc lộ 9, tức là phía Bắc sông Tchepone sẽ do Sư đoàn Dù và Lữ đoàn 1 Thiết kỵ đảm trách.  Liên đoàn 1 BĐQ đảm trách án ngữ phía Bắc khu vực hành quân,  trên Liên tỉnh lộ 92 của Lào nhằm ngăn chận quân tiếp viện của Bắc Việt đến từ phía Bắc .

Khu vực phía Nam sông Tchepone do Sư đoàn 1 Bộ binh sẽ tiến song song với cánh quân tiến trên Quốc lộ 9 và sẽ đến mục tiêu là khu vực phía Nam thị trấn Tchepone.

 

Không lực 7 Mỹ và pháo binh của Quân đoàn 24 Mỹ sẽ yểm trợ hỏa lực cho toàn vùng hành quân ( pháo binh Mỹ đặt trên đất VNCH nên chỉ yểm trợ cho những đơn vị VNCH hoạt động trên đất Lào cách biên giới dưới 15 cây số ).  Không lực 7 Mỹ và Sư đoàn 1 Không vận Mỹ cung cấp phi cơ trực thăng đổ quân, tiếp tế và tản thương cho các cánh quân VNCH trên đất Lào.

 

Các đơn vị hành quân VNCH đặt dưới sự điều động trực tiếp bởi Tư lệnh Quân đoàn 1 VNCH, Tướng Hoàng Xuân Lãm.  Và các đơn vị yểm trợ Mỹ đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Quân đoàn 24 Mỹ, Tướng James W.Sutherland.  Cả hai được đặt dưới sự chỉ huy tổng quát của Tướng Abrams, tư lệnh MACV ( Tư lệnh quân đội Đồng Minh tại Việt Nam ).

 

Nhằm phân tán sự tập trung đối phó của Hà Nội, quân đội VNCH cũng mở một cuộc tấn công sang đất Cam Bốt với 19.000 quân. Khởi diễn cùng một thời gian với cuộc hành quân sang Lào.

 

Phân chia nhiệm vụ :

Cuộc hành quân được chia thành 3 giai đoạn :

 

*Giai đoạn 1 chuẩn bị :

 

Từ 1-2-1971 đến 8-2-1971, Sư đoàn 101 Dù Hoa Kỳ ( thuộc Lục quân Mỹ, có tới 16.000 người ) sẽ hành quân từ Đông Hà ( duyên hải tỉnh Quảng Trị ), theo Quốc lộ 9 tái chiếm căn cứ Khe Sanh ( Bỏ hoang từ 1968 ) và các tiền đồn Pháo binh dọc Biên giới Việt Lào ngang khu vực Quốc lộ 9.  Các tiểu đoàn pháo binh 155 ly và 175 ly của Quân đoàn 24 HK thiết lập các căn cứ pháo binh dọc theo biên giới để sẳn sàng yểm trợ cho các cánh quân hoạt động trên đất Lào.

 

Cũng trong thời gian này, Bộ chỉ huy Liên đoàn 21 Biệt động quân VNCH ( 450 người ) cùng với 1 tiểu đoàn trực thuộc ( 500 người ) sẽ tái chiếm căn cứ pháo binh Phú Lộc ( bỏ hoang từ 1968 ), cách biên giới 2 cây số trên đất VNCH để chỉ huy và yểm trợ cho 2 tiểu đoàn BĐQ khác của liên đoàn sẽ hoạt động trên đất Lào.  Tại căn cứ Phú Lộc có 1 đại đội pháo binh 155 ly ( 6 khẩu ) của Quân đoàn 1 VNCH.

 

*Giai đoạn 2 tấn chiếm và lục soát :

 

Giai đoạn 2.a : Tấn chiếm khu vực từ biên giới đến A Lưới

1 Bộ chỉ huy lữ đoàn Dù ( 400 người ) và 1 tiểu đoàn trực thuộc ( 550 người ) sẽ được trực thăng đổ xuống 1 cao điểm nằm trên Quốc lộ 9, được đặt tên là A Lưới ( Tên địa phương là Bản Đôn ), cách biên giới 12 cây số về hướng Tây.  Tại đây sẽ thiết lập 1 căn cứ pháo binh gồm 1 tiểu đoàn pháo binh Dù ( 18 khẩu đại bác ), dùng để yểm trợ cho các đơn vị hoạt động từ biên giới đến gần Tchepone.

1 Lữ đoàn Thiết giáp VNCH và 2 tiểu đoàn Dù ( 1.100 người ) xuất phát từ Lao Bảo, biên giới Lào Việt, tiến theo Quốc lộ 9 đến A Lưới. ( Bản Đôn ).

 

1 Bộ chỉ huy lữ đoàn Dù ( 400 người ) và 1 tiểu đoàn trực thuộc ( 550 người ) sẽ được trực thăng đổ xuống một cao điểm được đặt tên là Đồi 31, cách Quốc lộ 9 năm cây số về hướng Bắc và cách biên giới 11 cây số về hướng Tây.  Tại đây thiết lập một căn cứ hỏa lực gồm 1 tiểu đoàn pháo binh Dù VNCH ( 18 khẩu đại bác ) và một đại đội pháo binh 155 ly của Quân đoàn 2 VNCH ( 6 khẩu đại bác ), dùng để yểm trợ cho các đơn vị hoạt động tại Tchepone và phía Bắc Tchepone.

 

1 tiểu đoàn Dù ( 550 người ) sẽ đổ xuống một cao điểm được đặt tên là đồi 30, cách Quốc lộ 9 năm cây số về hướng Bắc và cách biên giới 5 cây số về hướng Tây.  Tại đây thiết lập một căn cứ pháo binh gồm 1 tiểu đoàn pháo binh Dù để yểm trợ cho các cánh quân hoạt động phía Bắc Quốc lộ 9, giữa biên giới và căn cứ Đồi 31.

 

1 tiểu đoàn Bộ binh VNCH ( 500 người ) đổ xuống một cao điểm được đặt tên là Delta, cách Quốc lộ 9 ba cây số về hướng Nam và cách biên giới 8 cây số về hướng Tây để yểm trợ cho các cánh quân hoạt động vùng phía Nam Quốc lộ 9.

 

1 tiểu đoàn BĐQ/VNCH ( 500 người )  sẽ đổ xuống một cao điểm được đặt tên là Ranger North, cách Quốc lộ 9 mười cây số về hướng Bắc và cách biên giới 4 cây số về hướng Tây để thiết lập căn cứ hoạt động án ngữ phía Bắc khu vực hành quân, đề phòng quân Bắc Việt tấn công từ phía Bắc, trên đất Lào.

 

1 tiểu đoàn BĐQ/VNCH ( 500 người ) sẽ đổ xuống một cao điểm được đặt tên là Ranger South, cách Quốc lộ 9 bảy cây số về hướng Bắc và cách biên giới 6 cây số về hướng Tây để thiết lập căn cứ hoạt động án ngữ phía Bắc khu vực hành quân.

 

Cùng trong thời gian này, 1 Sư đoàn Bộ binh VNCH ( 10.000 người ) sẽ tiến bằng đường bộ, xuất phát từ thung lũng A Shao ( biên giới Lào Việt, cách Quốc lộ 9 ba mươi cây số về hướng Nam, ngang với quân Khâm Đức của tỉnh Quảng Nam ) dùng liên tỉnh lộ 914 của Lào, tiến theo hướng Tây Bắc để đến Căn cứ Delta, thuộc khu vực phía Nam Quốc lộ 9 ngang với căn cứ A lưới ( Quốc lộ 9 chạy song song với sông Tchepone trên bờ phía Bắc sông Tchephone, Delta là điểm dừng quân của sư đoàn Bộ binh thuộc phía nam sông Tchepone ).

 

Từ điểm dừng quân này sư đoàn Bộ binh tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, song song với sông Tchepone trên bờ phía Nam để đến khu vực phía Nam thị trấn Tchepone, giáp với đường mòn HCM.

 

Giai đoạn 2.a dự trù hoàn tất trong 1 tuần lễ.

 

Giai đoạn 2.b : Tấn chiếm khu vực từ A Lưới đến Tchepone.

1 Tiểu đoàn Dù ( 550 người ) phối hợp với Lữ đoàn Thiết kỵ từ Căn cứ A Lưới tiến theo Quốc lộ 9 đến Tchephone.

2 Tiểu đoàn Dù ( 1.100 người ) sẽ được đổ xuống chiếm lĩnh thị trấn Tchephone trước khi đoàn Thiết kỵ tới nơi.

 

2 Trung đoàn Bộ binh ( 5.000 người ) tiến theo đường bộ phía Nam sông Tchepone để đến Khu vực phía Nam thị trấn Tchepone.

 

Giai đoạn 2.b dự trù hoàn tất trong vòng 1 tuần lễ.

 

Giai đoạn 2.c : Lục soát.

Sau khi quân Dù và Thiết Kỵ đã chiếm đóng Chépone, các cánh quân phối hợp Dù và Thiết kỵ sẽ bung ra lục soát khu vực quanh Tchepone.

Sư đoàn Bộ binh VNCH sẽ lục soát khu vực đường mòn HCM, phía Nam Tchepone.

 

Thời gian lục soát dự trù trong 2 tháng.

 

*Giai đoạn 3 rút lui :

 

Kế hoạch rút lui 1 :  2 Lữ đoàn TQLC/VNCH ( 5.000 người ) vào vùng hành quân, hoạt động khu vực hai bên Quốc lộ 9 để bảo vệ cho các cánh quân rút khỏi khu vực hành quân.  Trong khi đó Lữ đoàn Thiết giáp và Lữ đoàn Dù từ Tchepone sẽ rút theo Quốc lộ 9 về A Lưới.  Rồi từ A Lưới nhập vào vùng hành quân của Sư đoàn Bộ binh VNCH để rút lui về hướng Tây Nam, lục soát khu vực thung lũng A Shao.

Kế hoạch rút lui 2 :  Nếu tình hình có biến đổi vào giờ chót thì lữ đoàn Dù và lữ đoàn Thiết Giáp từ A Lưới cứ theo Quốc lộ 9 về Lao Bảo và vào Việt Nam.

 

Giai đoạn 3 dự trù hoàn tất trong vòng 1 tuần lễ.

 

Chỉ huy và yểm trợ tiếp vận :

Không lực 7 Mỹ yểm trợ hỏa lực (thả bom) cho toàn khu vực hành quân, đồng thời yểm trợ 200 máy bay trực thăng để đổ quân và tiếp tế cho các đơn vị hành quân.

 

Sư đoàn 101 Không vận Mỹ yểm trợ 400 máy bay trực thăng để đổ quân và tiếp tế cho các cánh quân hoạt động trên đất Lào.

 

8 tiểu đoàn pháo binh Mỹ (144 khẩu pháo) thuộc Quân đoàn 24 Mỹ yểm trợ pháo binh cho các cánh quân Việt Nam trên đất Lào và các cánh quân Mỹ trong nội địa vùng Khe Sanh.

 

Tướng Abrams, Tư lệnh MACV, chỉ huy tổng quát cuộc hành quân, Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1 VNCH, chỉ huy lực lượng quân đội VNCH ( trên đất Lào ).  Tướng Sutherland, Tư lệnh Quân đoàn 24 Mỹ, chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ ( trên đất VN ).

 

Tướng Lãm chỉ huy Bộ binh trong khu vực hành quân trên đất Lào.  Tướng Sutherland chỉ huy các đơn vị Bộ binh và tiếp vận trong khu vực nội địa và chỉ huy Không quân trên đất Lào.

 

Ngày N, khởi sự hành quân, là ngày 1-2-1971.

 

(4) BỐ TRÍ QUÂN CSVN TẠI HẠ LÀO

*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )

 

Ngũ Giác Đài đã chuyển tin tình báo cho tướng Hoàng Xuân Lãm rằng quân CSVN tại khu vực quanh Tchepone có khoảng 22 ngàn người. Gồm có 10.000 quân sản xuất và tiếp vận tại các binh trạm của tuyến đường mòn HCM, 7.000 quân chiến đấu và 5.000 quân Cọng sản Lào.

 

Tuy nhiên đây chỉ là tin bịp nhằm đánh lừa quân VNCH mạnh dạn tiến vào đất địch.  Sự thực lúc đó quân CSVN tại hạ Lào là 60.000 quân, được bố trí như sau :

 

Bố trí lực lượng CSVN tại trận địa :

 

Sau trận Khe Sanh năm 1968, quân đội Mỹ rút khỏi khu vực Khe Sanh, các toán thám báo của Mỹ và VNCH ngưng hoạt động trên vùng biên giới Lào Việt, bỏ ngỏ khu vực Hạ Lào cho quân CSVN tự do di chuyển.  Đoạn đường Quốc lộ 9, từ Lao Bảo ( cửa khẩu biên giới ) đến Tchephone cũng bỏ hoang từ năm 1968.

 

Các tin tức về hoạt động của quân CSVN bên kia biên giới Lào Việt đều căn cứ trên không ảnh của phi cơ hay vệ tinh, phối hợp với tin tức của tình báo Lào ( lực lượng Vàng Pao ).  Tuy nhiên không ảnh không thể nào phát hiện được những cuộc chuyển quân hay trú quân trong khu vực rừng già Hạ Lào.  Mà trong khu vực này CSVN đã mở “hệ thống đường mòn HCM” gồm 4 đường chính chạy song song theo hướng Bắc-Nam và rất nhiều đường phụ giữa các đường chính, hễ bị bỏ bom đường này thì ngay tức khắc đoàn xe vận chuyển đổi sang tuyến đường khác.

 

Còn tin tức tình báo của lực lượng Vàng Pao chủ yếu là tin tức do mua bán tin tức, không có kiểm chứng, cho nên không chính xác, thường là những tin đồn thổi được lan truyền trong các phiên nhóm chợ của các buôn làng sống dọc theo biên giới vùng Hạ Lào.

 

Vì vậy khi soạn thảo lệnh hành quân, cơ quan MACV ghi nhận lực lượng CSVN trong vùng hành quân chỉ có 7 ngàn quân chiến đấu, 10.000 quân sản xuất và công binh ( Dân công phục vụ cho tuyến vận chuyển “Đường mòn HCM” ), và 5.000 quân Cọng sản Lào.  Tất cả được bố trí rải rác để bảo vệ 4 binh trạm phục vụ cho tuyến đường mòn HCM chứ không nơi nào tập trung quá 1.000 quân chiến đấu.

 

Nhưng trong thực tế, khi cuộc hành quân nổ ra thì quân số của CSVN tại khu vực Tchephone khoảng 60.000 quân, với 8 sư đoàn bộ chiến gồm 5 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo cơ giới, 1 sư đoàn pháo phòng không, 1 sư đoàn công binh và 1 trung đoàn tăng.

 

Theo sách vở quân sự của bất cứ nước nào, một cuộc hành quân cấp quân đoàn ( Sinh mạng của 30 ngàn người ) mà căn cứ trên tin tình báo sai lệch đến 8.000% thi người có trách nhiệm cung cấp tin tình báo phải ra tòa án binh và hình phạt chắc chắn là tử hình, bởi vì chỉ có phản quốc , thông đồng với địch quân mới hành động như vậy.

 

CSVN chuẩn bị chiến trường trước đó 5 tháng

 

Tháng 3 năm 1970, sau khi tuyến tiếp liệu qua cảng Sihanoukville bị đổ bể, Hà Nội tập trung phát triển tuyến Đường mòn HCM để có thể tiếp tục đưa người và vũ khí vào Nam.

Trước năm 1968 tuyến đường này không thể phát triển được vì phi cơ Hoa Kỳ thả bom liên tục và thám báo của VNCH hoạt động ngày đêm trên đất Lào.  Sau trận Khe Sanh thì quân đội Mỹ tại VN chủ trương giải quyết chiến tranh bằng hòa đàm cho nên tất cả các hoạt động quấy rối của tình báo VNCH và HK trên đất Lào đều bị ngưng hẳn.

 

Sau trận tấn công sang Cam Bốt vào tháng 5 năm 1970 thì Ngũ Giác Đài mới phát hiện ra rằng quân CSVN chẳng có bao nhiêu và họ hầu chư chỉ chạy tránh các cuộc càn quét của quân đội VNCH.

Chính vì quân CSVN tại chiến trường Miên luôn luôn chạy tránh cho nên lối hành quân thần tốc của Tướng VNCH Nguyễn Viết Thanh đã khiến cho Tướng Abrams, Tư lệnh quân đội HK tại VN, phải buông lời khâm phục trước mặt các thuộc tướng của mình (“The Abrams Tapes”, cuốn sách phổ biến các cuộn băng thâu âm các cuộc họp của BTL / MACV ).

 

Từ đó có rất nhiều “thầy dùi” tưởng “ngon ăn” nên viết báo khuyên các nhà quân sự Mỹ tấn công luôn sang Hạ Lào, hoặc tiên đoán rồi đây quân HK sẽ tấn công qua Lào.  Những tin tức chộn rộn này khiến cho Hà Nội báo động cho Mặt trận Tây Nguyên (B.3) và “Mặt trận Đường 9 Nam Lào” (B.5).

 

Tháng 10 năm 1970 Hà Nội chỉ thị cho Thượng tá Nguyễn Hữu An đi quan sát địa hình tại khu vực Lao Bảo, Làng Vei để chuẩn bị đưa quân vào thành lập Mặt trận Đường 9.  Sau đó Hà Nội đưa Sư đoàn 2 ( Sư đoàn 2 “Sao vàng”, khoảng 10.000 người ) đến hoạt động tại khu vực A Shao và Sư đoàn 304 ( khoảng 10.000 người ) cùng với 3 trung đoàn Công binh là các trung đoàn 219, 83, 7  vào hoạt động tại Hạ Lào ( Mỗi trung đoàn khoảng 2.500 người ).

Đến tháng 1 năm 1971 Tướng Lê Trọng Tấn vào Nam Lào cùng với Sư đoàn 308 Bộ binh ( khoảng 10.000 người ), 3 Trung đoàn pháo cơ giới (368, 38, 45), 1 trung đoàn pháo mang vác (84), và 3 trung đoàn pháo phòng không (230, 241, 591) .  Thành lập tại B.5 ( Mặt trận Đường 9 Nam Lào ) một quân đoàn đặt tên là 70B , do Thiếu tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, Thiếu tướng Đồng sĩ Nguyên và Đại tá Cao Văn Khánh làm Tư lệnh phó ( Tổng cộng quân CSVN trong vùng Hạ Lào khoảng 40.000 người ).

 

Trong khi đó để đề phòng quân HK đổ bộ ở vùng duyên hải phía Bắc vĩ tuyến 17, Hà Nội bố trí tại “Bắc vĩ tuyến 17” Sư đoàn 320 Bộ binh ( khoảng 10.000 người ), Sư đoàn 324 Bộ binh ( khoảng 10.000 người ), Sư đoàn 367 Phòng không, và 2 trung đoàn tên lửa (237, 238).

 

Đến khi biết chắc quân Mỹ không đổ bộ vào Bắc vĩ tuyến 17, Hà Nội điều Sư đoàn 320 và 324 vào tiếp viện cho chiến trường Tchepone  Đồng thời điều Sư đoàn 2 Bộ binh đang hoạt động tại thung lũng A Shao đến tiếp viện cho Tchepone.

 

Tin bình báo là vấn đề sống chết, thắng bại của một cuộc hành quân

 

Khi một người sĩ quan thảo một lệnh hành quân cấp đại đơn vị (cấp sư đoàn trở lên), bắt buộc ông ta phải biết chắc chắn lực lượng địch trong khu vực hành quân là bao nhiêu, bố trí như thế nào.  Muốn biết như vậy thì cần phải có tin tức tình báo chính xác và phải kiểm lại bằng các cuộc thám sát của các toán thám báo hoặc bằng phi cơ quan sát hay bằng không ảnh.

 

Còn khi chưa biết rõ tình hình địch thì chỉ được phép mở các cuộc hành quân thăm dò bằng các đơn vị tình báo, mà cấp cao nhất chỉ là đại đội ( khoảng 100 người ).  Hoặc là mở cuộc hành quân lục soát với cấp Lữ đoàn ( khoảng 8.000 người ) nhưng phải biết chắc là toàn bộ lực lượng địch trong khu vực hành quân chỉ là những đơn vị nhỏ cấp đại đội trở xuống.

 

Không thể nào mở một cuộc hành quân cấp quân đoàn mà tình hình địch chỉ là một ẩn số.  Các tài liệu được phổ biến sau này về cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho thấy tin tức về lực lượng địch tại khu vực Tchepone chỉ có 7.000 quân chiến đấu và bố trí phân tán tại nhiều binh trạm.  Trong khi sự thực quân CSVN tại đó là một quân đoàn chủ lực ( quân đoàn 70B được thành lập tháng 1 năm 1971, do Lê trọng Tấn làm Tư lệnh. Một quân đoàn khoảng 40.000 người )

 

Quyết định đưa quân vào Hạ Lào với 2 Sư đoàn (Sư đoàn Dù và Sư đoàn 1 BB) và 1 Lữ đoàn Thiết kỵ chứng tỏ người thảo lệnh hành quân ( Tướng Hoàng Xuân Lãm ) không hay biết là địch có mặt tại Hạ Lào là 3 sư đoàn.  Nếu biết quân địch có thể là 3 sư đoàn thì bắt buộc lực lượng tấn công phải là 9 sư đoàn.  Đây là nguyên tắc của sách vở quân sự, lực lượng tấn công bắt buộc phải gấp 3 lực lượng phòng thủ.

 

Trường hợp Tướng Kinnard soạn thảo lệnh hành quân năm 1966 thì lúc đó các đơn vị thám báo của VNCH và Mỹ hoạt động liên tục ngày đêm trong khu vực Hạ Lào, hễ những toán này đi thì những toán kia về.  Do đó tin tức tình báo về hoạt động của CSVN tại Hạ Lào là chính xác 100%.  Và quân CSVN tại Hạ Lào lúc đó chỉ có cấp Tiểu đoàn ( 500 người ).

 

Vả lại khi soạn thảo lệnh hành quân năm đó (1966) thì trong tay của Tướng Westmoreland có thừa lực lượng để đối phó cho dù lực lượng CSVN tại Hạ Lào là cấp quân đoàn ( 3 sư đoàn, 40.000 người ) hay cấp Lộ binh ( 9 sư đoàn, 120.000 người ), nghĩa là càng nhiều càng tốt.

 

Đến năm 1968 khi Tướng Palmer soạn thảo lệnh hành quân Elpaso 1 thì quân CSVN tại Hạ Lào được ghi nhận chính xác là 2 sư đoàn đã bị thương tổn sau trận Khe Sanh.  Nhưng Tướng Palmer vẫn dùng tới 4 sư đoàn để tung vào Hạ Lào trong khi quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng tăng quân lên đến 9 sư đoàn nếu có dấu hiệu địch tăng quân lên cấp quân đoàn.

 

Trong khi đó lệnh hành quân Lam Sơn 719 bị gói gọn trong 3 sư đoàn ( 2 sư đoàn hành quân và 1 sư đoàn trừ bị ).  Và rồi khi cuộc hành quân bước sang ngày thứ 8 thì Tư lệnh cuộc hành quân là tướng Abrams đã nhận được tin quân số của CSVN hiện diện trên đất Hạ Lào là 35.000, gồm 5 sư đoàn Bộ binh ( Băng ghi âm “The Abrams Tape” lưu trữ tại Ngũ Giác Đài được giải mã ).

 

Nhưng khi biết rằng lực lượng địch là 35.000 người thì Bộ chỉ huy hành quân ( Tướng Abrams ) vẫn không thay đổi cuộc hành quân, nghĩa là nhắm mắt coi như địch chỉ có 7.000 quân.

 

Ai đã cho tin dỏm về thực lực của quân CSVN tại Hạ Lào ?  Dĩ nhiên không phải là do cơ quan tình báo của VNCH bởi vì khu vực đó nằm ngoài biên giới.  Còn về phía Tướng Hoàng Xuân Lãm thì tuyệt đối tin tưởng vào tin tình báo do Mỹ cung cấp.

 

Tại sao Mỹ lại cho Tướng Lãm tin tình báo dỏm ?  Và tại sao sau khi biết được quân địch đông gấp 5 lần so với tin tình báo ban đầu thì kế hoạch hành quân của Tướng Abrams vẫn không thay đổi ?  Xin đón đọc những hồi sau sẽ rõ.

 

(5) QUÂN VNCH VƯỢT BIÊN GIỚI

*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )

 

Tiến quân từ biên giới đến A Lưới

 

Ngày 25-1, các đơn vị tham chiến của Hoa Kỳ và các Tiểu đoàn pháo binh VNCH tham chiến trên đất Lào nhận lệnh hành quân.

 

*[ Sở dĩ các Tiểu đoàn pháo binh nhận lệnh trước là để chuẩn bị bản đồ và làm quen với bản đồ trước khi ra thực địa.  Dĩ nhiên chỉ có các sĩ quan tham mưu Tiểu đoàn PB mới biết được lệnh này, còn các sĩ quan Trung đội trưởng Pháo binh chỉ nhận được bản đồ trong ngày khởi sự hành quân (1-2-1971), nghĩa là trước khi sang đất Lào 1 tuần lễ.

 

Còn  Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc các đơn vị Pháo binh nhận được lệnh “niềng súng” và “gói đạn” 3 ngày trước khi lên đường, dĩ nhiên khi nhận được lệnh họ cũng không biết là đi đâu , chỉ biết là hành quân vùng rừng núi biên giới Lào.

 

Có một số nhà nghiên cứu không rành về quân sự đã cho rằng việc cho sĩ quan pháo binh biết trước khu vực hành quân là chuyện “rất khôi hài về vấn đề bảo mật” .  Nhưng thực ra việc bảo mật của một lệnh hành quân cấp quân đoàn thì bị lộ trước cả nửa tháng cũng không ảnh hưởng bởi vì đối phương không thể nào kịp trở tay.  Riêng cuộc hành quân “Lam Sơn 719” thì bị lộ ngay từ khi Thủ tướng Lào tuyên bố phản đối với báo chí vào ngày 15-12-1970, tức là trước 1 tháng rưỡi ].

 

Ngày 1-2, Sư đoàn 101 Dù Mỹ bắt đầu xuất phát hành quân từ Đông Hà theo Quốc lộ 9 tiến về Khe Sanh, tái lập căn cứ Khe Sanh và tiến chiếm các hỏa điểm dọc theo biên giới.

 

Trong khi đó BCH Liên đoàn 1 BĐQ cùng với Tiểu đoàn 37 BĐQ tái chiếm căn cứ Pháo binh Phú Lộc, dọn chỗ cho Pháo đội B 44 PB ( 6 khẩu đại bác 155 ly ) đến căn cứ để yểm trợ cho 2 tiểu đoàn BĐQ hoạt động bên kia biên giới.

 

Ngày 7-2, hoàn tất giai đoạn 1 của kế hoạch hành quân đúng theo dự trù.  Tức là quân bộ binh Mỹ chiếm các khu vực dọc theo Quốc lộ 9 từ Bờ biển tới biên giới Lào – Việt.

 

Ngày thứ nhất, ngày 8-2 :  Quân VNCH vượt biên giới

 

Lúc 7 giờ sáng, tất cả các cố vấn Hoa Kỳ trong các đơn vị VNCH nhận được lệnh phải ở lại bên này biên giới Việt Lào.  Theo quy định của Quốc hội Mỹ thì quân nhân Mỹ không được hành quân ngoài biên giới VNCH.

 

*Chú giải : Theo “lệnh hành quân” thì phi cơ và pháo binh hoạt động trên đất Lào đều là của Mỹ, cho nên người Việt không thể nào điều chỉnh thả bom hay điều chỉnh pháo binh bằng tiếng Mỹ.  Do đó lệnh cấm cố vấn Mỹ và thông dịch viên vượt biên có nghĩa là không có phi cơ và pháo binh cho quân VNCH (?!).

 

Lâu nay các các cố vấn đi theo các đơn vị hành quân để gọi phi cơ hay pháo binh Mỹ.  Mỗi khi có trận đánh nổ ra thì các sĩ quan chỉ huy VN lo điều động quân lính chống trả, còn các sĩ quan cố vấn  lo gọi máy bay và pháo binh.  Việc điều chỉnh pháo binh hay phi cơ của các cố vấn cũng không thể được thực hiện qua các thông dịch viên trung gian vì mất thời gian tính, phi cơ lấy vòng bay và tính toán sà xuống mục tiêu trong vòng vài tíc tắc nên không thể chờ thông dịch.  Pháo binh cũng vậy, họ cần điều chỉnh điểm nổ của trái đạn trong vòng vài giây theo như yêu cầu cho nên cũng không thể chờ thông dịch.  Vả lại qua thông dịch nhiều khi chỉ vấp váp một con số hay ú ớ một vài giây thì có thể bom rơi đạn nổ ngay vào quân ta chứ không vào quân địch.

 

Thế mà người soạn thảo lệnh hành quân đã không cho phía VNCH biết trước là không có cố vấn Mỹ để phía VN có thể chuẩn bị kiếm thông dịch viên hoặc chẩn bị người giỏi tiếng Anh để làm nhiệm vụ truyền tin liên lạc (!?).

 

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 8 Dù ( 550 người ) xuống cứ điểm Alpha ,nằm trên quốc lộ 9, khoảng giữa Lao Bảo và A lưới.

 

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 4/3 Bộ binh ( 500 người ) xuống Căn cứ Hotel lúc 11 giờ sáng.  Căn cứ Hotel, cách biên giới 3 cây số về hướng Tây và cách Quốc lộ 9 tám cây số về hướng Nam, là điểm xuất phát của các cánh quân thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh từ thung lũng A Shao tiến về sông Tchepone.  Sông Tchepone chạy song song với Quốc lộ 9 ở phía Nam.

 

-Lữ đoàn 1 Thiết kỵ VNCH cùng với BCH Lữ đoàn 1 Dù, Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 11 Dù VNCH ( 1.500 người ) từ Lao Bảo tiến theo Quốc lộ 9 để đến A Lưới.  Dọc đường Tiểu đoàn 11 Dù và Tiểu đoàn 5 Dù trụ lại hoạt động bảo vệ tuyến đường từ Lao Bảo đi A Lưới.

 

-Trực thăng đổ BCH Lữ đoàn 3 Dù VNCH (450 người ) và Tiểu đoàn 3 Dù ( 550 người ) xuống căn cứ đồi 31 lúc 4 giờ 55 chiều.

 

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 2 Dù ( 550 người ) xuống căn cứ Đồi 30 lúc 1 giờ trưa.

 

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 21 BĐQ( 500 người ) xuống đồi Ranger South lúc 1 giờ trưa.  Quân CSVN tấn công bãi đáp bằng súng phòng không 12 ly 7 khiến cho 11 người bị thương.

 

-Trực thăng võ trang tấn công khu vực đặt súng cao xạ cách Căn cứ 31 hai cây số về hướng Đông.  Một loạt tiếng nổ phụ xảy ra sau trận bom, phi cơ quan sát ghi nhận một đám cháy cao 1.500 feet và cháy suốt đêm cho tới sáng hôm sau

 

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 1/3 và Tiểu đoàn 2/3 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh xuống Căn cứ Blue lúc 4 giờ 20 chiều.  Căn cứ Blue cách căn cứ Hotel ( Sát biên giới Việt Lào) 4 cây số về hướng Tây Nam.  Ngay sau đó Tiểu đoàn 2/3 chạm địch. Kết quả giết 9 người, tịch thu 1 đại liên 12ly7, 1 AK.47 và 1 máy liên lạc vô tuyến.  Phía Tiểu đoàn có 5 bị thương.

 

-Trong ngày 8-2, ngày đầu của giai đoạn 2, phi cơ B.52 đã thực hiện 11 phi vụ với 719 tấn bom dọc theo Quốc lộ 9 để dọn đường.  Và phi cơ trực thăng võ trang HK đã thực hiện 418 phi vụ để dọn bãi đáp và dọn đường.

 

-Trong đêm 8-2, phi cơ C123 của HK đã rải đạn xung quanh căn cứ A Lưới ( Súng đại liên 6 nòng, bắn với nhịp độ từ 4 ngàn tới 6 ngàn viên đạn trong 1 phút. Quân đội VNCH gọi là phi vụ Hỏa Long ).Cũng trong đêm, Căn cứ Phú Lộc bị pháo kích khoảng 50 trái súng cối 82 ly và đại bác 105 ly. Có 3 người bị chết và 15 bị thương.

 

Ngày thứ hai, ngày 9-2 :  Thời tiết xấu, mưa lớn cho nên các phi vụ chuyển quân tạm đình chỉ.

 

Ngày thứ ba, ngày 10-2 :

 

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 4/1 BB ( 500 người ) và BCH trung đoàn 1 Bộ binh ( 450 người ) xuống căn cứ Delta lúc 4 giờ 30 chiều.

 

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 9 Dù ( 550 người ) xuống căn cứ A Lưới lúc 5 giờ chiều.  Quân CSVN tấn công bãi đáp bằng súng phòng không nhưng không gây thiệt hại.  Hai tiếng sau, toán quân đầu tiên của Lữ đoàn 1 Thiết kỵ đã bắt tay với Tiểu đoàn 9 Dù tại A Lưới.

 

-Lúc 12 giờ 30 trưa, một toán quân của Tiểu đoàn 3 Dù hành quân lục soát tại một địa điểm cách căn cứ 31 khoảng 1 cây số về hướng Đông đã chạm địch.  Có vài người bị thương nhẹ nhưng họ bắt được 6 xe tải chở đầy vũ khí.  Sau đó họ tiếp tục lục soát về hướng Bắc và khám phá một điểm cất giấu vũ khí , tịch thu được 14 súng cối 82 ly, 2 hỏa tiễn 122 ly và 9 súng AK.

 

-Lúc 1 giờ trưa, một đoàn 4 chiếc trực thăng của Không quân VNCH bị trúng đạn phòng không 37 ly của quân CSVN tại khu vực hành quân gần cứ điểm Ranger South.  Có 2 chiếc bị bắn rơi.  Trong 1 chiếc bị rơi có Đại tá Trưởng phòng 3 và Đại tá Trưởng phòng 4 của Quân đoàn 1 VNCH. Trong xách tay của Trưởng phòng 3 có phóng đồ hành quân của lệnh hành quân Lam Sơn 719.

 

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 39 BĐQ xuống đồi Ranger North lúc 2 giờ 30 trưa.

 

Ngày thứ tư, ngày 11-2 :

 

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 2/1 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh xuống cứ điểm Delta 1, cách căn cứ A Lưới 6 cây số về hướng  Đông Nam và cách căn cứ Delta 6 cây số về hướng tây bắc

 

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 3/1 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh xuống cứ điểm Đôn, cách căn cứ Delta 4 cây số về hướng Tây Nam.

 

-Lúc 3 giờ chiều, một đơn vị Dù VNCH hành quân lục soát phía Bắc căn cứ A Lưới bị một toán quân CSVN, không rõ quân số, tấn công.  Kết quả quân Dù có 1 chết, 1 bị thương và 2 thiết vận xa M.113 bị bắn cháy.  Một thiết vận xa khác bị trúng mìn, 9 người trong xe bị thương.

 

-Lúc 4 giờ 15 chiều, đơn vị thám báo của Tiểu đoàn 3/1 Bộ binh lục soát khu vực cách Cứ điểm Don 1 cây số về hướng Đông Nam để xác nhận kết quả trận không kích trước đó.  Kết quả toán thám báo phát hiện 23 xác lính CSVN, tịch thu 2 súng phòng không 12ly7, 4 súng AK 47 và 1 máy liên lạc vô tuyến.

 

-Lúc 6 giờ 25 chiều, Tiểu đoàn 21 BĐQ/VNCH tại vùng Ranger South chạm địch, giết 11 lính CSVN. Lúc10 giờ đêm CSVN pháo 40 quả súng cối 81 ly khiến cho 6 lính BĐQ bị thương.

 

Ngày thứ 5, ngày 12-2 :

 

-Lúc 10 giờ sáng, một đại đội thuộc Tiểu đoàn 2 Dù VNCH hành quân lục soát cách căn cứ 30 năm cây số về hướng Đông Nam chạm địch.  Kết quả giết 32 người, tịch thu 20 vũ khí cá nhân và 3 vũ khí cộng đồng.  Phía quân Dù có 3 bị chết.

 

-Lúc 11 giờ trưa, Tiểu đoàn 37 BĐQ/VNCH hành quân lục soát khu vực phía Bắc của Căn cứ Khe Sanh đã đụng địch.  Kết quả có 13 quân CSVN bị chết, tịch thu 10 súng AK 47.  Về phía VNCH có 4 chết, 6 bị thương và 1 trực thăng bị bắn rơi.

 

-Lúc 2 giờ trưa, Tiểu đoàn 3/1 Bộ binh VNCH tiếp tục lục soát khu vực bị oanh kích ngày hôm qua.  Kết quả khám phá 1 kho vũ khí gồm 600 súng cá nhân, 400 quả đạn súng cối 82 ly, một số quả đạn súng lớn các loại và 50 xác lính CSVN.

 

-Lúc 3 giờ chiều, Tiểu đoàn 1/1 Bộ binh VNCH soát khu vực phía Nam cứ điểm Don, cách 3 cây số, phát hiện một trại lính với rất nhiều đạn của súng phòng không 12ly7.

 

Ngày thứ 6, ngày 13-2 :

 

-Tiểu đoàn 3/1 Bộ binh VNCH tiếp tục lục soát khu vực Nam cứ điểm Don, khám phá 1 kho vũ khí với 30 súng đại bác không giật 75 ly.

 

-Tiểu đoàn 1/1 Bộ binh VNCH chạm địch cách cứ điểm Don 3 cây số về hướng Tây Nam.  Kết quả giết 28 lính CSVN, tịch thu 1 kho tiếp liệu gồm 7 súng trung liên RPD, 1 B.40, 1 B.41, 2 SKS, lựu đạn, nhiên liệu và thực phẩm

 

-Lúc 1 giờ trưa, Tiểu đoàn 39 BĐQ/VNCH hành quân lục soát cách cứ điểm Ranger North 3 cây số về hướng Tây Nam đã chạm súng với cỡ 1 đại đội quân CSVN.  Kết quả giết 43 người, tịch thu 2 súng đại bác phòng không 37 ly, 2 đại liên phòng không 12ly7 với rất nhiều đạn. Phía BĐQ có 1 chết và 10 bị thương.

 

-Tiểu đoàn 2/3 Bộ binh VNCH hành quân lục soát khu vực phía Bắc cứ điểm Grass, tịch thu 3 xe vận tải của Nga còn mới.

 

Ngày thứ 7, ngày 14-2 :

 

-Lúc 2 giờ 30 trưa, Căn cứ 31 bị pháo kích, có 6 lính Dù chết, 3 bị thương và 1 xe ủi đất bị phá hủy.

 

-Tiểu đoàn 1/3 và 2/3 Bộ binh VNCH bị pháo kích 100 quả súng cối 82 ly.  Kết quả Tiểu đoàn 1/3 có 1 chết và 7 bị thương.  Tiểu đoàn 2/3 có 16 bị thương.

 

Ngày thứ 8, ngày 15-2 :

 

-Lúc 11 giờ trưa, Căn cứ 31 bị pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly, có 2 lính Dù chết và 4 bị thương.

 

-Lúc 1 giờ 30 trưa, một chi đội thiết giáp thuộc Tiểu đoàn 17 Thiết kỵ hành quân lục soát tại khu vực phía Bắc căn cứ A Lưới đã bắn cháy 2 xe tải Molotova, trên xe chở khoảng 6 tấn gạo.

 

Ngày 15-2, hoàn tất giai đoạn 2.a của kế hoạch hành quân đúng theo dự trù, tổng số quân VNCH hiện diện trên đất Lào là 10.600 người.

 

Cũng trong ngày này, Bộ Tư lệnh MACV nhận được tin quân số của CSVN hiện diện trên đất Hạ Lào là 35.000, gồm 5 sư đoàn Bộ binh ( Băng ghi âm “The Abrams Tapes” ).

 

*Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo sách “Lam Son 719” của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh.  Những chi tiết trong sách do Tướng Hinh căn cứ theo “nhật ký hành quân” của MACV còn lưu lại tại Ngũ Giác Đài.

 

 

(6) TRỰC THĂNG MỸ SA VÀO TRẬN ĐỊA PHÒNG KHÔNG

*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )

 

Ngày thứ 8, ngày 15-2 :   Quân CSVN trên đất Lào là 35.000 người

 

Bộ Tư lệnh MACV nhận được tin quân số của CSVN hiện diện trên đất Hạ Lào là 35.000, gồm 5 sư đoàn Bộ binh ( Băng ghi âm “The Abrams Tape” ).

*Chú giải :

Bất cứ một sĩ quan hạng bét nào cũng biết rằng một “lệnh hành quân” đều tùy theo tình hình của địch quân như thế nào *( Lệnh hành quân là kế hoạch hành quân được viết lên giấy trắng mực đen.  Tất cả đều căn cứ trên giấy trắng mực đen mà thi hành ).  “Lệnh hành quân” của bất cứ một quân đội nào cũng có mục đầu tiên là mục “tình hình địch”.  Và từ mục thứ hai trở đi của lệnh hành quân đều căn cứ vào tình hình địch đã ghi trong mục 1.

Nhưng trong mục “thi hành”, mục thứ 3 của lệnh hành quân, luôn luôn có tiểu mục “trường hợp dự phòng”.  Đó là dự phòng tình hình thực tế biến chuyển khác với dự trù đã được ghi trong mục 1.

Thế nhưng băng ghi âm Abrams Tape cho thấy đến ngày thứ 8 thì tình hình địch trong thực tế gấp 5 lần dự trù trong “lệnh hành quân”.  Và cũng băng Abrams Tape cho biết Tướng Abrams không thay đổi kế hoạch hành quân, nghĩa là nhắm mắt coi như địch chỉ có 7.000 ngàn quân.  Nghĩa là nhắm mắt đưa quân VNCH vào chỗ chết !!!

Đây là một điều vô lý mà không một nhà quân sự nào chấp nhận. *( Muốn biết tại sao Abrams lại hành động như vậy thì xin đón đọc những hồi cuối sẽ rõ )

Ngày thứ 9, ngày 16-2. Máy bay trực thăng Mỹ sa vào trận địa phòng không

-Buổi sáng, súng phòng không của CSVN đồng loạt khai hỏa vào các phi cơ trực thăng võ trang của HK hoạt động dọc theo sông Tchepone.

*Chú giải :

*Lộ trình bay

Do thời tiết xấu, trần mây thấp, các phi cơ trực thăng phải bay dưới tầng mây mới có thể xác định được lộ trình bay.  Do đó phi cơ trực thăng phải bay dọc theo sông Tchepone để yểm trợ cho các cánh quân đang tiến trên Quốc lộ 9.  Nhưng như vậy là làm mồi cho các súng cao xạ 12 ly 7 của CSVN được đặt trên dãy núi đá dọc theo bờ Nam sông Tchepone, từ A Lưới đến Tchepone.

Khi đoàn quân mới xuất phát từ Lao Bảo, biên giới Việt Lào, để đến A Lưới thì không thuộc vào trận địa phòng không của CSVN bởi vì hai bên Quốc lộ 9 địa thế trống trải, không có những vị trí tốt để bố trí súng phòng không.

Nhưng bắt đầu từ A Lưới thì phía Nam sông Tchepone có một dãy núi đá chạy dài từ A Lưới đến Tchepone.  CSVN đã bố trí các đội cao xạ trên dãy núi đá từ trước nhưng chưa khai hỏa để giữ bí mật, chờ đón đoàn máy bay yểm trợ cho cánh quân Dù và Thiết kỵ từ A Lưới tiến về Tchepone.  Do đó ngày bắt đầu giai đoạn 2.B của quân đội VNCH cũng là ngày khai hỏa của lưới phòng không CSVN.

Thông thường các xạ thủ súng 12 ly 7 phải bắn máy bay từ dưới lên thì kém hiệu quả vì máy bay bay ngang qua một thoáng rồi mất hút ngay.  Nhưng nếu súng được đặt ở trên cao mà máy bay lại bay ngang ở độ thấp hơn thì xạ thủ dễ dàng điều chỉnh súng “bắn đón” hoặc “bắn đuổi” theo máy bay. *( Cứ 5 viên đạn thường thì có 1 viên đạn lửa, viên đạn lửa sẽ kéo một vệt lửa dài để báo cho xạ thủ thấy đường đi của viên đạn, nhờ đó xạ thủ có thể điều chỉnh nòng súng cho đến khi trúng đích ).

*Sự thật về lực lượng phòng không của quân CSVN tại Hạ Lào :

Theo dõi các bức không ảnh, đến ngày 24-3-1971, Không lực 7 Mỹ báo cáo về Bộ tư lệnh Thái Bình Dương rằng số súng phòng không của CSVN từ 525 đến 575 khẩu, tương đương với cấp số 19 tiểu đoàn phòng không.  Điều này hoàn toàn bất ngờ đối với Ngũ Giác Đài và Bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại VN….  Đặt giả dụ 1 khẩu phòng không hạ được 1 trực thăng thì toàn bộ 600 trực thăng của Mỹ sẽ bị bắn hạ hết.

Trong vòng 4 ngày đầu sau khi súng phòng không bắt đầu khai hỏa thì đã có 32 trực thăng bị bắn rơi và 240 chiếc khác bị trúng đạn.

Tình trạng này khiến các phi công Mỹ mất tinh thần cho nên từ chối bay vào vùng phía Bắc sông Tchepone, nghĩa là từ chối bay tiếp tế cho căn cứ 30, căn cứ 31, đồi Ranger North, đồi Ranger South và cánh quân phối hợp Dù-Kỵ binh đang trên đường từ A Lưới đến Tchepone.

Ngày thứ 9, ngày 16-2

Nhận được tin về trận địa phòng không của CSVN, trưa ngày 16-2 Tướng Cao Văn Viên, Tham mưu trưởng quân đội VNCH và Tướng Abrams, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh, bay ra Quảng Trị họp với Tướng Hoàng Xuân Lãm và Tướng Sutherland trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ.

 

Cuối cùng các tướng quyết định dùng trực thăng đổ quân chiếm lĩnh các cao điểm quan trọng phía Nam sông Tchepone để khống chế dãy núi đá.  Theo dự trù của các tướng thì phải tốn mất 5 ngày mới hoàn tất cuộc đổ quân khống chế đãy núi đá.  Nhưng như vậy thì cuộc tiến quân về phía Tchepone bị chậm mất 5 ngày;  khoảng thời gian này đủ để cho quân CSVN bố trí lực lượng để phản công ( Nguyễn Duy Hinh, Lam Son 719, trang 74 ).

*[ Sự chậm lại 5 ngày là một quyết định bài bản ( y theo sách vở ) của Tướng Viên và Tướng Abrams.  Hai tướng không thể nào xua quân vào một ngõ hẹp bị khống chế bởi các họng súng phòng không hoặc những họng súng sơn pháo 75 ly dọc theo dãy núi đá từ A Lưới đến Tchepone, ngoài ra các cao điểm trên dãy núi đá cũng là những trạm quan sát tiền tiêu để quân đội CSVN điều chỉnh pháo binh suốt dọc đường từ Căn cứ A Lưới tới Tchepone.

Theo kỹ thuật quân sự, mà bất cứ sĩ quan nào cũng được học qua, là đoàn quân chỉ có thể tiến được một khi những nguy hiểm từ dãy núi bờ Nam sông Tchepone đã được quét sạch ].

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 2/3 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh xuống cứ điểm Grass, cách biên gới 12 cây số về hướng Tây và cách Quốc lộ 9 mười cây số về hướng Nam.  Đây là cứ điểm cực Nam của khu vực hành quân.

Ngày thứ 10, 17-2,

Mưa lớn, phi cơ trực thăng không thể cất cánh *[ Nguyễn Duy Hinh, Lam Son 719, trang 75;  căn cứ theo hồ sơ lưu trữ của Ngũ Giác Đài.  Tuy nhiên không đúng với sự thực, sự thực là các phi công trực thăng Mỹ từ chối bay hành quân ].

Ngày thứ 11, 18-2,

-Một đơn vị thám báo của Tiểu đoàn 1 Dù hành quân giám định một khu vực mới bị bom lửa ở phía Bắc cứ điểm Bravo, cách 2 cây số.  Theo lời khai sơ khởi của tù binh mới bắt được, toán thám báo tìm tới nơi bị bỏ bom và các bằng chứng tại chỗ xác nhận đó là nơi đóng quân của Chỉ huy sở Sư đoàn 308 CSVN.

-Buổi trưa, phi cơ chiến đấu Mỹ tấn công một đoàn xe vận tải của CSVN, cách căn cứ A Lưới 9 cây số về hướng Tây Bắc, phá hủy 1 xe tải, làm hư 1 xe tải khác và một xe cần cẩu.

-Cũng trong buổi trưa, cách nơi phi cơ tấn công đoàn xe 2 cây số rưỡi về hướng đông, Chi đội 2 của Chi đoàn 17 Thiết kỵ phát hiện và phá hủy một đường dây dẫn dầu gồm 3 ống, mỗi ống đường kính 8 Cm.  Điều này chứng tỏ quân đội CSVN đã đóng chốt tại đây từ lâu với một lực lượng lớn, cấp quân đoàn (3 sư đoàn).

-Trong ngày có một số đơn vị thuộc Sư đoàn Dù và Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH bị pháo kích, và một vài phi cơ trực thăng bị bắn rơi ( Tài liệu của Tướng Nguyễn Duy Hinh, Lam Son 719, trang 76.  Không nói rõ số phi cơ bị bắn rơi, nguyên văn : “a few helicopters were shot down”. Chứng tỏ “vài” trực thăng bị bắn rơi trong một ngày là chuyện không đáng kể. Điều này giải thích vì sao các phi công trực thăng Mỹ từ chối bay vào vùng có lực lượng phòng không của địch ).

-Qua cung khai của các tù binh, Bộ chỉ huy hành quân Việt Mỹ đã ghi nhận Sư đoàn 304 và Sư đoàn 2 Sao Vàng của CSVN đã có mặt tại chiến trường ngay từ ngày có cuộc hành quân đổ bộ xuống đất Lào (8-2-1971).  Và giờ đây các cánh quân CSVN đã di chuyển đến phía Đông Tchepone để đón đầu quân VNCH từ A Lưới tiến về Tchepone.

Trong khi đó cung khai của tù binh trong trận đụng độ với Tiểu đoàn 21 BĐQ/VNCH ngày 10-2 cho biết Sư đoàn 308 đã đến Hạ Lào từ tháng 1-71.  Ngoài ra lời khai của 2 tù binh bị bắt ngày 10-2 và 1 tù binh bị bắt ngày 14-2 cho biết Trung đoàn  64 của Sư đoàn 320 đã đến Hạ Lào vào ngày 4-2-71.  Trước đó Sư đoàn 320 và Sư đoàn 324 trấn giữ phía Bắc vĩ tuyến 17.

*Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo sách “Lam Son 719” của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh.  Những chi tiết trong sách do Tướng Hinh căn cứ theo “nhật ký hành quân” của MACV còn lưu lại tại Ngũ Giác Đài.

 

(7) TIỂU ĐOÀN 39 BĐQ MỞ ĐƯỜNG MÁU RÚT LUI

*( Trích sách “Gải Mả Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )

Ngày thứ 12, 19-2 , Tướng Thiệu bay ra Quảng Trị giải quyết

Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng tư lệnh quân đội VNCH, bay ra Quảng Trị.  Tại Bộ chỉ huy hành quân ở Đông Hà, Tướng Hoàng Xuân Lãm thuyết trình về tình trạng nguy hiểm của Tiểu đoàn 39 BĐQ tại Ranger North cũng như tình trạng trì trệ của cánh quân Dù và Thiết Kỵ đang tiến về Tchepone do không được trực thăng yểm trợ, các phi công Mỹ từ chối bay vào vùng Bắc sông Tchepone.

Sau khi đã rõ tình hình, Tướng Thiệu nói với Tướng Lãm hãy thong thả, trong tình hình hiện tại có lẽ nên triển khai về hướng Tây Nam để dùng đường đất 914 đi tắt đến binh trạm 611 của CSVN ở phía Nam Tchepone ( Nguyễn Duy Hinh, Lam Son 719, trang 79).

 *Chú giải : 

Trước đó 3 ngày Tướng Abrams và Tướng Cao Văn Viên đã quyết định sử dụng Sư đoàn 1 Bộ binh để quét sạch các ổ phòng không trên dãy núi đá vôi phía Nam sông Tchepone.  Hai tướng dự trù trong 5 ngày thì xong.

Tuy nhiên chuyện dọn sạch dãy núi đá dài 15 cây số trong vòng 5 ngày là chuyện không tưởng ….(!!).  Bằng chứng là mùa hè năm 1972 một  tiểu đoàn quân CSVN chiếm hai quả núi đất Tàu Ô và Chơn Thành trên Quốc lộ 13. Mà Sư đoàn 21 Bộ binh VNCH, và Trung đoàn 15 Bộ binh VNCH cùng với 1 tiểu đoàn dù thay phiên nhau đánh trong 1 tháng 3 ngày mới chiếm xong 2 quả núi đất.  Còn đằng này một dãy núi đá 15 cây số mà dự trù chiếm trong 5 ngày thì chỉ là hoang tưởng.

Quyết định né tránh dãy núi đá, dùng đường 914 để đến Tchepone của Tướng Thiệu là một sáng kiến rất tài tình.  Đường 914 chạy dài trên địa thế trống trải tại khu vực phía Nam sông Tchepone, tức là phía Nam dãy núi đá.  Một khi quân VNCH khống chế khu vực Nam núi đá thì quân CSVN trên dãy núi đá sẽ bị triệt đường tiếp tế luơng thực và đạn dược.

Trong khi đó nếu quân VNCH không di chuyển theo lộ trình Quốc lộ 9 thì toàn bộ lực lượng phòng không dày đặc trên núi đá sẽ bị vô hiệu hóa. Quân CSVN không còn lý do gì để tốn quân, tốn súng đạn cho một nơi vô ích.

Sau này trong quyển sách Vũng Lầy Của Tòa Bạch Ốc, tác giả Nguyễn Kỳ Phong đã trích dẫn tài liệu của Tướng Nguyễn Duy Hinh và ghi lại :

“Ba ngày sau, ngày 19, Tổng thống Thiệu ra lệnh cho tướng Lãm tiến quân chậm lại và bỏ nhiều thì giờ hơn lục soát các kho chứa quân trang quân dụng ở hướng Tây Nam Bản Đông.  Chính sự đình trệ này đã giúp cho đối phương có thêm thì giờ củng cố nhân lực và tập trung hỏa lực để tấn công” ( Trang 442.  Chú thích 569 cho biết đoạn này trích dẫn từ trang 74 và trang 79 trong tài liệu của Tướng Nguyễn Duy Hinh ).

Tuy nhiên so lại với trang 74 của Tướng Hinh thì quyết định tiến chậm lại để chờ 5 ngày khống chế núi đá phía Nam sông Tchepone là của Tướng Cao Văn Viên và tướng Abrams.  Còn trong trang 79 Tướng Thiệu chỉ “nói với” Tướng Lãm là đừng có nôn nóng lắm : “President Thieu told him to take his time” and, under the present circumstances, perhaps it would be better to expand search activities toward the southwest to cut off Route 914 which led into Base Area 611”.

Không hiểu vì đâu mà Nguyễn Kỳ Phong lại ráp trích dẫn trong  trang 74 và trang 79 thành một rồi quy cho Tướng Thiệu đã làm hỏng cuộc hành quân bởi vì lệnh tiến chậm lại của ông đã khiến cho CSVN đã kịp bố trí đối phó.  Nhưng sự thật rõ ràng là Tướng Thiệu không có ra lệnh như vậy.

Hơn nữa, trước đó chính Nguyễn Kỳ Phong đã cho biết là quân CSVN đã bố trí lực lượng trước khi cuộc hành quân bắt đầu ít nhất là 1 tuần lễ.  Ngoài ra sự kiện phát hiện ra đường ống dẫn dầu trong ngày 18-2 đã chứng minh quân CSVN đã bố trí trận địa ít nhất là 1 tháng.  Do đó chuyện chậm lại 5 ngày không có nghĩa là ngày 16-2 quân CSVN chưa kịp bố trí trận địa;  mà họ đã bố trí xong từ lâu, chỉ chờ quân VNCH lọt vào trận địa họ mới tấn công.

Sở dĩ Tướng Thiệu phải bay ra Quảng Trị bởi vì những tin xấu về việc Tiểu đoàn 39 BĐQ  và căn cứ 31 của Lữ đoàn 3 Dù không được tản thương và tiếp tế.  Trong khi đó có sự trục trặc về chỉ huy giữa tướng Hoàng Xuân Lãm và Tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn Dù VNCH, mà tướng Cao Văn Viên không giải quyết được.

Trước tình hình đó Tướng Thiệu phải có mặt tại Quảng Trị để củng cố tinh thần cho Tướng Lãm và các đơn vị đang hành quân, ngoài ra cũng để đánh bạt dư luận không hay về những trở ngại lớn của các cánh quân mà trở ngại lớn nhất là không được máy bay Mỹ tiếp tế và tản thương.  Người lính ngoài mặt trận sẽ không thể nào an tâm chiến đấu nếu không được tiếp tế đầy đủ

Năm 1985, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho biết nguyên nhân chính của cuộc hành quân bị trở ngại :

“Ba ngày sau khi mở cuộc hành quân, Mỹ đã tổn thất nhiều phi công trực thăng, và nếu không có không lực và hỏa lực yểm trợ thì họ không chịu tiếp tục cất cánh để di tản thương binh kịp thời và trọn vẹn!   ( Nguyễn Tiến Hưng, Bí Mật Dinh Độc Lập, trang 76 )

Sau này có nhiều “bình luận gia quân sự dỏm” cho rằng Tướng Thiệu ra Quảng Trị là đã giành lấy nhiệm vụ của Đại tướng Cao Văn Viên trong khi nhiệm vụ của ông là Tổng thống.  Luận điệu này là vô căn cứ và thuần tưởng tượng chứ không đúng với thực tế.

Đây là một cuộc hành quân do Tổng thống Nixon đích thân ra lệnh soạn thảo kế hoạch hành quân cũng như đích thân ra lệnh xuất phát hành quân. Tướng Viên phải dưới quyền chỉ huy của Tướng Abrams, Viên đã làm hết sức và cuối cùng phải nhờ tới Tổng thống Thiệu bởi vì ngay chính Abrams cũng không giải quyết được vấn đề các phi công Mỹ từ chối cất cánh.

Sự hiện diên của Tổng thống Thiệu tại Quảng Trị mới có thể tác động đến Washington buộc Nixon phải giải quyết bởi vì tại Việt Nam Abrams đã bó tay.

-Đêm 19-2, quân CSVN tiếp tục tấn công Tiểu đoàn 39 BĐQ/ VNCH tại Ranger North trong khi liên tục pháo kích vào Ranger South.  Phi cơ Hỏa Long rưới đạn và thả trái sáng suốt đêm để yểm trợ cho cuộc chiến đấu của Tiểu đoàn 39 BĐQ.

Ngày thứ 13, 20-2

-Từ 7 giờ 30 sáng đến 2 giờ 30 chiều, có 32 phi tuần oanh tạc yểm trợ cho Ranger South.

-Buổi trưa, phi cơ quan sát cho biết khoảng từ 400 đến 600 quân CSVN đang bao vây tấn công cứ điểm Ranger North.

-Lúc 5 giờ 10 chiều, Căn cứ Ranger North bị tràn ngập.

-Lúc 6 giờ 56 tối, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 nhận được tin các binh sĩ sống sót của Tiểu đoàn 39 BĐQ đang mở đường máu để di tản về Ranger South.

-Trong nổ lực cứu Ranger North, có 10 phi cơ của HK bị bắn rơi, trong đó có 6 trực thăng.

-Lực lượng Dù và Thiết kỵ chạm súng với quân CSVN cách A Lưới 2 cây số về hướng Bắc, phát hiện và bắn cháy 1 xe tăng T.34 của CSVN với súng đại bác 23 ly.

Ngày thứ 14, 21-2,

-Số lượng binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 39 BĐQ đến được Ranger South là 199 người, trong đó có 92 người bị thương ( Tổng số tham chiến ban đầu là 525 người ).  Trong 4 ngày chiến đấu trước đó họ đã báo cáo giết 639 địch quân và tịch thu 423 AK.47, 15 B.40 và B.41, cùng với nhiều vũ khí tự động khác.

-Đêm 21-2, Ranger South bị pháo kích dữ dội, có cả đạn pháo nòng dài 130 ly. Đây là loại pháo do Liên Xô chế tạo.

-Số binh sĩ bị thương thuộc Tiểu đoàn 39 BĐQ tại Ranger Sound vẫn không di tản được do không có trực thăng tản thương.

*Chú giải :  Cho tới ngày nay đại bác 130 ly vẫn được đánh giá là tuyệt hảo, tầm bắn xa tới 27 cây số và rất chính xác.  Trong khi đó súng 175 ly của Mỹ bắn xa 32 cây số nhưng không chính xác và rất khó vận hành.

*[ Súng 175 ly được đặt trên một xe cơ giới chạy bằng bánh xích, mỗi khi tác xạ thì lực thối hậu rất lớn, thân xe có thể bị nhớm lên mặc dầu đã có ống thủy lực giảm chấn gắn giữa nòng súng và sàn xe.  Cho nên sau mỗi lần bắn thì thân xe đã lệch đi một ít; và như vậy viên đạn kế tiếp cần phải điều chỉnh lại.  Do đó pháo binh 175 ly chỉ tác xạ khu vực chứ không thể tác xạ tiếp cận khi hai bên ở thế cài răng lược.

Trận Khe Sanh năm 1968 đã cho thấy súng 175 ly của HK phải đưa vào phế thải ( Hồi ký của Tướng Westmoreland.  Sau này quân đội Mỹ chính thức phế thải súng 175 ly vào năm 1979 ).  Còn súng đại bác tối tân nhất của quân đội VNCH là súng 105 ly, chỉ bắn xa được 10 cây số cho nên không thể “đọ súng” với đại bác 130 ly của CSVN ].

*Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo sách “Lam Son 719” của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh.  Những chi tiết trong sách do Tướng Hinh căn cứ theo “nhật ký hành quân” của MACV còn lưu lại tại Ngũ Giác Đài.

 

(8) TIỂU ĐOÀN 21 BĐQ RÚT LUI, CĂN CỨ 31 MỞ ĐƯỜNG MÁU

*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )

 

Ngày thứ 15, ngày 22-2

-Bộ chỉ huy hành quân quyết định vừa thả bom vừa pháo tấp nập chung quanh cứ điểm Ranger South trong khi 13 trực thăng tản thương đáp khẩn cấp xuống Ranger South, bốc được 122 thương binh, kể cả 1 phi công Mỹ bị rơi máy bay tại khu vực gần Ranger South.

Người phi công này là Hạ sĩ Dennis Fuji, phi cơ của anh ta bị bắn rơi gần Ranger South 3 ngày trước, anh ta là người duy nhất trong phi cơ còn sống sót.  Sau khi được cứu về Ranger South, Fuji tình nguyện ở lại cứ điểm để làm người thông dịch chỉ điểm cho máy bay và pháo binh HK.  Cũng nhờ Fuji mà cứ điểm đứng vững qua nhiều cuộc tấn công của quân CSVN .  Lần này Fuji bị thương tới lần thứ hai mới chịu lên trực thăng tản thương.

-Số binh sĩ BĐQ thuộc Tiểu đoàn 21 và 39 còn ở lại tử thủ Ranger South là 400 người.

Ngày thứ 16, ngày 23-2

-Tiểu đoàn 2/3 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH đụng độ lớn với quân CSVN tai vùng A Ro, phía Nam sông Tchephone.  Sư đoàn 1 BB đưa quân tiếp viện, quân CSVN rút lui.

Ngày thứ 17, ngày 24-2,

-Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH xin 2 phi vụ B.52 thả bom vào nơi phát hiện có địch ngày hôm qua.  Sau đó quân Bộ binh tiến vào khu vực thả bom, đếm được 156 xác cùng với vũ khí.

-Quân Bộ binh VNCH tại căn cứ hỏa lực Hotel 2 tại khu vực A Shao rời bỏ căn cứ để theo Trung đoàn 3 Bộ binh di chuyển về hướng Tây theo như chỉ thị của tướng Nguyễn Văn Thiệu trong ngày 19-2.

-Tiểu đoàn 21 BĐQ tại Ranger South nhận được lệnh bỏ cứ điểm để di chuyển về Căn cứ 30.  Tại đây họ được trực thăng bốc về Căn cứ Phú Lộc là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Liên đoàn 1 BĐQ/ VNCH.

-Phóng viên báo chí Mỹ chực tin tại căn cứ Khe Sanh đã chụp được bức hình một người lính VNCH đang bám càng chiếc trực thăng để thoát khỏi chiến trường.  Cơ quan quảng bá thông tin của CIA ( USID) cho xé to thành tin quân VNCH hèn nhát nên cuộc hành quân không tiến nổi.

*Chú giải :

Sau này cựu Tổng thống Thiệu đã trả lời phỏng vấn cho báo Der Spiegel của Đức :

 “Tôi chỉ cười thôi, tôi khinh bỉ hết sức.  Trong mấy chục ngàn quân, chỉ có một người làm như thế; ấy thế mà báo chí  (Mỹ) buộc tội cho tất cả quân lính VNCH là nhát như thỏ đế.  Rồi lại ỉm đi cái sự thật là một số phi công trực thăng Mỹ đã thiếu tinh thần chiến đấu trong cuộc hành quân đó”.( Trả lời phỏng vấn ngày 1-2-1979. Bản dịch của Cung Thúc Tiến ).

Công bình mà nói, ông Thiệu đã hơi quá đáng khi kết tội người lính đeo càng trực thăng cũng như kết tội các phi công Mỹ.  Trời đất đã sinh ra con người với cái bản năng sinh tồn có từ trong bụng mẹ.  Người lính đã hoảng hốt khi cái chết ập đến, và bằng mọi giá anh ta phải thoát khỏi cái nơi đã không có tiếp tế thức ăn và nước uống đã mấy ngày nay.

Đó là quân thù chưa ập tới, còn nếu như họ ập tới thì chết chắc.  Trong lúc hoảng hốt anh ta đã tranh nhau với mọi người lên máy bay;  trong khi đó người phi công tực thăng thấy rằng trọng tải của máy bay đã đủ tải cho nên anh ta cho máy bay cất cánh mà không ngờ rằng còn có người đang còn đứng dưới càng trực thăng.  Hình ảnh này có rất nhiều trong suốt cuộc chiến chứ không phải là duy nhất.  Người lính đó không có gì đáng trách một khi anh ta đã làm đúng theo bản năng của con người.

Những người phi công trực thăng Mỹ cũng vậy, họ không điên gì lao vào nơi mà họ biết là tử địa.  Họ không phải là những phi công cảm tử của phi đội Thần Phong của Nhật.  Nhưng những phi công Nhật hành động có tính toán, họ biết mạng sống của họ đổi lấy một cái gì đó to lớn hơn sinh mạng của họ rất nhiều nên họ mới quyết định lao vào cái chết.

Còn những phi công Mỹ cũng biết tính toán cho nên họ thấy chỉ có ngu mới bay vào họng súng dày đặc của địch quân mà chẳng được cái gì cả.  Con số 82 trực thăng bị bắn rơi và 618 chiếc khác bị trúng đạn cho thấy những người phi công Mỹ đã làm đúng.  Và họ có quyền làm đúng, không có một áp lực nào trên đời có thể buộc họ phải làm chuyện ngu xuẩn.

Chẳng qua là các ông ngồi ở Washington không tính tới chuyện hễ máy bay trực thăng mà gặp cao xạ 12 ly 7 thì chỉ có nước chết.  Trong khi đó CSVN có tại trận địa là 575 khẩu súng cao xạ.  Nếu tính là mỗi súng ít nhất hạ được 1 trực thăng thì tất cả số trực thăng tham chiến của quân đội Hoa Kỳ tại Hạ Lào đều bị bắn rơi.

Có một ông Tướng khác cũng có cái nhìn chuyên môn của của giới quân sự, đó là Tướng Westmoreland.  Hồi ký của ông viết  :

“Vì hỏa lực phòng không của địch khá mạnh nên một vài nơi không thể tiếp tế được nên các đơn vị này phải rút lui. Rút lui trước hỏa lực mạnh của địch lúc nào cũng là công tác khó khăn nhất của một đơn vị khi lâm trận”…

“Trong lúc đó, bất chấp làn mưa đạn của địch, phi đội giải cứu vẫn tiến hành công tác.  Họ trở về với những trực thăng khệnh khạng vì quá tải.  Binh sĩ VN có người phải bu càng mà về vì không đủ chỗ ngồi.

 

Đối với những ai thấy rõ từ đầu tới cuối mới cảm phục lòng can đảm của các chiến sĩ và sự gan dạ của các phi công trực thăng; ngược lại với những bức hình do báo chí đăng tải, có kèm theo những lời chú thích mang tính cách mạ lỵ và bôi nhọ rằng các binh sĩ đó là hèn nhát và trốn chạy” ( Bản dịch của Duy Nguyên trang 568 ).

Theo phân công phân nhiệm trước khi hành quân thì Không quân Mỹ có nhiệm vụ tiếp tế lương thực và đạn dược cho các cánh quân.  Nhưng một khi không có tiếp tế, ngay cả nước uống, thì người lính không còn lòng dạ nào mà chiến đấu, họ phải lo cho sinh mạng của họ trước.

Ngày thứ 18, ngày 25-2

-Lúc 11 giờ trưa, quân CSVN đồng loạt pháo kích đủ các loại súng, kể cả 130 ly, vào Căn cứ hỏa lực 31.  Do sự lầm lẫn của phi công Hoa Kỳ cho nên không có phi cơ quan sát bao vùng để hướng dẫn cho pháo binh phản pháo hay gọi phi cơ thả bom   Mãi đến 2 giờ trưa mới có phi cơ quan sát lên bao vùng.

*[ Thực ra là viên phi công của phi cơ quan sát có nhiệm vụ bao vùng cho Căn cứ 31 ngày hôm đó đã trốn không vào vùng.  Chỉ có phi cơ quan sát mới gọi được máy bay thả bom, nếu không có phi cơ quan sát thì phi cơ chiến đấu không được vào vùng hành quân.  Do đó Căn cứ 31 bị xe tăng tấn công mà không có sự can thiệp kịp thời của phi cơ thả bom ].

-Lúc 1 giờ trưa, đại đội Dù hoạt động bên ngoài Căn cứ 31 báo cáo xe tăng địch đang di chuyển về hướng Căn cứ.  Pháo binh tại Căn cứ 30 bắn yểm trợ cho Căn cứ 31.

-Lúc 2 giờ trưa, súng đại bác trên xe tăng của CSVN bắt đầu nả vào Căn cứ 31 và đoàn quân xe tăng cùng với Bộ binh tấn công.  Phi cơ quan sát gọi phi cơ chiến đấu vào vùng tấn công khoảng 20 xe tăng đang uy hiếp vòng rào phía Nam của Căn cứ.

 

-Lúc 3 giờ 20, 1 phi cơ F.4 của Hoa Kỳ bị trúng đạn và nổ tung, viên phi công nhảy dù ra được, các phi cơ chiến đấu còn lại phải ngưng yểm trợ cho Căn cứ 31, quay sang tập trung cứu hộ người phi công mới nhảy dù ra.  Trong khi đó trên vùng trời của Căn cứ chỉ có 1 trực thăng chỉ huy của Ban tham mưu Sư đoàn Dù VNCH với 1 khẩu đại liên M.60 đã bắn yểm trợ cho Căn cứ nhưng không thấm thía gì.

-Lúc 5 giờ chiều, Căn cứ hỏa lực 31 bị tràn ngập sau 40 phút cầm cự.  Một số quân Dù mở đường máu thoát ra ngoài, Bộ chỉ huy Lữ đoàn 3 Dù và Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù bị bắt.  Có tất cả 155 lính Dù bị chết và mất tích cùng với vũ khí của họ, và 6 khẩu đại bác 105 ly bị phá hủy.  Phía CSVN có khoảng 250 chết và 11 xe tăng bị bắn hạ.

Ngày thứ 19 ngày 26-2,

-Cánh quân phối hợp giữa Tiểu đoàn 8 Dù và Chi đoàn 17 Thiết kỵ hoạt động tại vùng phía Bắc Căn cứ A Lưới đã đụng 3 trận lớn với quân CSVN vào ngày 25-2, 27-2 và đêm 1-3.  Tổng cộng quân VNCH có 27 chết, 186 bị thương, 1 mất tích. Và 3 xe tăng M.41 cùng với 25 thiết vận xa M.113 bị bắn cháy.

Phía CSVN có 1.130 chết, 2 bị bắt, thu 300 vũ khí các loại.  Và 6 xe tăng T.54, 17 xe tăng PT.76, 2 xe vận tải Molotova bị bắn cháy.  Theo lời khai của 2 tù binh thì họ thuộc Trung đoàn 24 và Trung đoàn 36 thuộc Sư đoàn 308 CSVN.  Trong 3 trận vừa qua họ đã thiệt hại mất một nửa quân số.

Ngày thứ 20, ngày 27-2

Một trực thăng H.53 bị bắn rơi trong khi đang cẩu một khẩu súng đại bác 105 ly ra khỏi Căn cứ Hotel 2.  BCH Trung đoàn 3 Bộ binh VNCH và Tiểu đoàn pháo binh trực thuộc nhận được lệnh rời khỏi căn cứ Hotel 2 để tiến nhanh về huớng Tây theo Liên tỉnh lộ 914 của Lào.

*Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo sách “Lam Son 719” của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh.  Những chi tiết trong sách do Tướng Hinh căn cứ theo “nhật ký hành quân” của MACV còn lưu lại tại Ngũ Giác Đài.

 

 (9) THAY ĐỔI KẾ HOẠCH HÀNH QUÂN

*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )

Giai đoạn 2 B :  Từ A Lưới tiến vào Tchepone

Ngày thứ 21,  ngày 28-2

-Buổi sáng, Tướng Nguyễn Văn Thiệu chỉ thị Tướng Hoàng Xuân Lãm cho 2 lữ đoàn TQLC đang nằm trừ bị vào thay thế cho 2 lữ đoàn Dù đã mệt mỏi sau các trận đụng độ.

Tướng Lãm và Bộ tham mưu hành quân nhận thấy việc thay quân như vậy rất nguy hiểm; vả lại các phi công trực thăng HK không chịu bay vào vùng phía Bắc sông Tchepone là nơi đóng quân của các đơn vị Dù.  Vì vậy Tướng Lãm bay vào Sài Gòn với  một kế hoạch tiến quân khác.

Tướng Thiệu chấp thuận kế hoạch của Tướng Lãm :  Đưa 2 lữ đoàn TQLC đang nằm trừ bị tại Căn cứ khe Sanh đến thay thế 2 trung đoàn Bộ binh của Sư đoàn 1 BB đang hoạt động ở phía Nam sông Tchepone.  Bốc 1 trung đoàn Bộ binh ở phía Đông Nam sông Tchepone đổ xuống chiếm giữ các cao điểm phía chính Nam thị trấn Tchepone để hỗ trợ cho trung đoàn Bộ binh khác được đổ xuống phía Bắc Tchepone rồi từ đó tiến vào Thị trấn Tchepone.

*Chú giải :  Sở dĩ phải dùng 2 lữ đoàn TQLC thay thế 2 trung đoàn BB vì :

(1) Lâu nay các lữ đoàn TQLC hành quân biệt lập, chưa bao giờ hành quân cấp sư đoàn cho nên hệ thống phối hợp chỉ huy không được thuần thục, trong khi đó tình hình đòi hỏi đơn vị chiếm đóng trong Tchepone và đơn vị hỗ trợ ở phía Nam Tchepone cần phải có sự thống nhất chỉ huy.

(2) Quân lính của Sư đoàn 1 Bộ binh rành địa hình, địa thế của Tchepone hơn là quân TQLC.

(3) Với nhiệm vụ hỗ trợ cho các cánh quân của Sư đoàn 1 BB, hai lữ đoàn TQLC vẫn được duy trì như là lực lượng trừ bị, sẵn sàng được bốc đi cứu ứng cho các nơi khác khi cần thiết.

(4) Khuc vực hành quân của Sư đoàn 1 BB ở phía Nam sông Tchepone không có lực lượng đối kháng của CSVN, cũng không có lực lượng phòng không CSVN cho nên các phi công trực thăng Mỹ có thể an tâm thực hiện các phi vụ đổ quân hay thay quân.

*Chú giải :  Kế hoạch được thay đổi bằng một sáng kiến tuyệt vời

Quân CSVN đã thiết trí súng phòng không dày đặc từ A Lưới đến Tchepone. Cuộc tiến quân từ bị khựng lại vì phi công trực thăng Mỹ không chịu bay tiếp tế hay tản thương.  Các pilot Mỹ có lý của họ và họ có quyền từ chối bay.  Tình hình trở nên bế tắc đối với Tướng Abrams là người chỉ huy tổng quát Liên quân Việt-Mỹ.

Thế nhưng Tướng Hoàng Xuân Lãm đã gỡ thế bí cho tướng Abrams bằng cách mở một hành lang trực thăng vận sâu về phía Nam sông Tchepone ( Dọc theo đường 914 ), là vùng không có bố trí lực lượng phòng không.

Tuyệt vời hơn nữa là không đổ quân xuống tại Tchepone hay tại phía Nam Tchepone, mà lại đổ xuống cứ điểm Hope ở phía Bắc Tchepone rồi từ đó mới hành quân tạt về Tchepone ( “búa” ) để tập trung tại khu vực phía Nam Tchepone là khu vực an toàn đối với quân VNCH ( “đe” ).  Trước đó cũng đã có một cánh quân được đổ xuống Nam Tchepone ( Căn cứ Sophia và căn cứ Liz ) để yểm trợ cho cánh quân Bắc Tchepone tiến vào thị trấn.

Và hay hơn hết là không dùng lực lượng trừ bị TQLC để tiến vào Tchepone như kế hoạch hành quân đã định sẵn, mà lại dùng TQLC trám chỗ cho Sư đoàn 1 Bộ binh để cho sư đoàn Bộ binh có thể tiến tới Chepone với một đoạn hành trình ngắn hơn.

Ngoài ra binh sĩ của Sư đoàn 1 Bộ binh rất rành địa thế của vùng Hạ Lào cho nên họ có thể tìm được đường về nếu thất trận và mất liên lạc với đơn vị.  Phải nói Tướng Lãm đã chứng minh được tài năng quân sự xuất chúng của ông với kế hoạch thay đổi này.

Nhưng tiếc là Tướng Lãm đã vô tình phạm vào một điều đại cấm kỵ, đó là ông đã vượt quyền của Đại tướng Cao Văn Viên và Đại tướng Abrams mà trình bày trực tiếp với Tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu.  Rồi sau đó Tướng Thiệu đã chấp thuận mà không thông báo cho Abrams cũng như Cao Văn Viên.  Ngay khi biết chuyện tướng Viên đã nạp đơn xin từ chức.  Mặc dầu Tướng Thệu không chấp thuận nhưng từ đó Tướng Viên lộ rõ thái độ bất mãn.

Ngoài ra cũng trong cuộc gặp Tướng Thiệu, Tướng Lãm đã cho Tướng Thiệu biết cuộc hành quân đã bị khựng lại là vì các phi công trực thăng Mỹ từ chối bay hành quân mà tướng Abrams không giải quyết được.

Và trong khi còn đang nói chuyện với Tướng Lãm, Tổng thống Thiệu nhờ Thượng nghị sĩ Trần Văn Hương họp báo ngay để tố cáo việc phi công Mỹ từ chối nhiệm vụ nhằm cứu đoàn quân gặp nguy hiểm trên đất Lào.  Nếu không có máy bay tiếp tế thì đoàn quân chỉ còn có cách mở đường máu trở về.

-Cũng trong buổi sáng ngày 28-2, tại Sài Gòn, Nghị sĩ Trần Văn Hương họp báo tố cáo Không quân Mỹ vô trách nhiệm, không chịu tiếp tế và tản thương binh sĩ VNCH trên đất Lào như đã được phân công.

*Chú giải :  Như vậy là chính khách VNCH và báo chí đã can thiệp vào lệnh hành quân của liên quân Việt Mỹ !! …  Một chuyện chưa từng xảy ra trong lịch sử chiến tranh cận đại của thế giới.  Trong khi lẽ ra sự can thiệp này phải đến từ Đô Đốc McCain, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương hoặc là từ Ngũ Giác Đài.

Sở dĩ Tư lệnh Thái Bình Dương và Ngũ Giác Đài lúng túng với trục trặc này bởi vì giới chức có thẩm quyền của cuộc hành quân lại là Luật sư Nixon và Giáo sư Kissinger; hai ông này chẳng biết gì về tham mưu hành quân nhưng lại chỉ huy trực tiếp Tướng Abrams chứ không thông qua Tướng McCain hay các ông tướng của Ngũ Giác Đài.

 

Abrams gặp trở ngại nhưng không thể trực tiếp trình xin Kissinger hay Nixon giải quyết, cho nên Tổng thống Thiệu phải nhờ nghị sĩ Hương và báo chí.

Ngày thứ 22, ngày 29-2,

 

Không có sự kiện nào được ghi nhận

 

(10) THI HÀNH KẾ HOẠCH CỦA TƯỚNG LÃM

*( Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )

Kế hoạch hành quân thay đổi, không vào Tchepone bằng Quốc lộ 9

Ngày thứ 22, ngày 1-3

-Sáng sớm, phi cơ C.130 võ trang (đại bác 105 ly) phát hiện 8 xe tăng CSVN di chuyển tại khu vực phía tây Căn cứ A Lưới, cách 8 cây số.  Phi cơ tấn công đoàn tăng, có vài chiếc bị tiêu diệt.

-Buổi trưa, Tướng Abrams cùng với Đại sứ Bunker đến gặp Tổng thống Thiệu để giải thích về cáo buộc của Nghị sĩ Trần Văn Hương trong ngày hôm qua.

-Trong ngày, để hỗ trợ cho kế hoạch đổ quân vào Tchepone, Trung đoàn 3 của Sư đoàn 101 Dù HK sẽ đến thay thế quân của Sư đoàn 2 Bộ binh VNCH đang trấn giữ phía Nam khu phi quân sự.  Đồng thời Trung đoàn 11 của Sư đoàn 23 Bộ binh HK chịu trách nhiệm phòng thủ khu vực Bắc đèo Hải Vân và gởi thêm lực lượng tăng cường cho Trung đoàn 3 Dù HK tại phía Nam khu phi quân sự.  Trong khi đó Sư đoàn 2 Bộ binh VNCH ( 10.000 người ) giao khu vực trách nhiệm cho quân đội Mỹ để sẵn sàng hành quân sang Lào.

-Ngoài ra Tiểu đoàn 4 Thiết kỵ của Sư đoàn 1 BB/VNCH và Tiểu đoàn 7 Thiết kỵ của Sư đoàn 2 BB/VNCH sẽ vào vùng hành quân, tăng cường cho Lữ đoàn 1 Thiết kỵ.

-Bộ tư lệnh Quân đoàn 1/VNCH cũng điều động Tiểu đoàn 77 Biệt động quân ( 500 người ) từ Quảng Tín ra tăng cường phòng thủ Căn cứ Khe Sanh, thay thế cho quân Dù Mỹ.

-Buổi trưa, phi cơ chiến đấu phát hiện và tấn công 2 xe tăng CSVN đang di chuyển khoảng giữa biên gới Lào Việt và căn cứ A Lưới, 1 tăng bị bắn cháy.

*Chú giải : Sau này có nhiều nhà bình luận quân sự “dỏm” cho rằng cuộc hành quân bị thất bại (?) là do kế hoạch hành quân của VNCH bị tiết lộ trước, nhất là sau khi chiếc trực thăng của Đại Tá Thọ bị bắn rơi mà trong đó có phóng đồ cuộc hành quân Lam Sơn 719.  Tuy nhiên điều này hoàn toàn trật lấc :  Ngày 28-2-1971, khi cuộc hành quân mới tiến hành được giai đoạn đầu thì Tướng Thiệu chấp nhận một kế hoạch hành quân khác của Tướng Lãm, và qua ngày sau thì cuộc hành quân đã thay đổi mà chỉ có Tướng Thiệu và Tướng Lãm, Tướng Phú mới biết.

Đối với phía Mỹ thì Tướng Thiệu và Tướng Lãm đưa quân Sư đoàn 2 BB từ trong Quảng Ngãi, Quảng Tín ra thay quân Mỹ tại vùng Khe Sanh để chuẩn bị tràn sang Lào một khi tình hình chiến trường cần thêm quân.  Tuy nhiên đây chỉ là một động tác ảo bởi vì kế hoạch hành quân mới của Tướng Lãm chỉ là một cuộc đột kích ( Kỳ tập ), chỉ cần đánh nhanh và rút nhanh, chứ không phải là một cuộc tấn chiếm ( Cường tập ).

Động tác giả này nhằm đánh lừa CSVN… và cả Mỹ…!  Tướng Abram đinh ninh rằng Thiệu quyết ăn thua đủ nên mới thay Sư đoàn Bộ binh Mỹ tại Khe Sanh bằng Sư đoàn 2 BB.  Và theo như lệnh hành quân ban đầu, từ Ngũ Giác Đài, thì Tướng Lãm chỉ huy quân Việt trên đất Lào, còn Tướng Sutherland chỉ huy quân đội Mỹ trên đất Việt ( 1 sư đoàn bộ binh ).  Nhưng một khi đã thay quân Bộ binh Mỹ trên đất Việt thì vô tình tướng Sutherland không còn tham gia chỉ huy cuộc hành quân.  Do đó phía Mỹ hoàn toàn mù tịt về kế hoạch đột kích vào Tchepone của Tướng Lãm.

Rốt cuộc Tướng Thiệu đã vô hiệu hóa mưu đồ của Nixon và Kissinger, ông đã khéo léo và lắt léo đẩy các tướng lãnh Mỹ ra khỏi cuộc hành quân do chính Nixon và Kissinger là đạo diễn. *( Xin đọc các hồi cuối sẽ rõ vì sao Nixon và Kissinger không công nhận chiến thắng Hạ Lào của Nguyễn Văn Thiệu ).

Ngày thứ 23, ngày 2-3

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 7 TQLC/VNCH xuống Căn cứ Delta để thay thế cho Trung đoàn 1 Bộ binh ( 2.500 người ) hành quân vào Tchepone.  Sau đó BCH Lữ đoàn 147 TQLC  (2.200 người ) cùng với Tiểu đoàn 2 ( 650 người ) và Tiểu đoàn 4 TQLC ( 650 người ) cũng được đổ xuống Delta, các tiểu đoàn bung ra hoạt động chung quanh Delta

 

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 8 TQLC/VNCH ( 650 người ) xuống Căn cứ Hotel để thay thế Trung đoàn 2 Bộ binh hành quân vào Tchepone.  Sau đó BCH Lữ đoàn 258 TQLC/VNCH cùng với Tiểu đoàn 1 ( 650 người ) và Tiểu đoàn 3 TQLC ( 650 người ) cũng xuống căn cứ Hotel. Các tiểu đoàn TQLC hành quân lục soát trong vùng Co Roc và Bravo.

-Trong thời gian 1 tuần sau ngày đổ quân, các đơn vị của TQLC đã chạm địch và giết 361 người, tịch thu 59 vũ khí.  Ngoài ra cũng phát hiện được 153 xác CSVN sau một cuộc oanh kích của Không quân Mỹ.

Ngày thứ 24, ngày 3-3

-Lúc 1 giờ sáng, quân CSVN pháo kích dữ dội vào Căn cứ 30.  Dứt đợt pháo quân bộ binh CSVN phối hợp với xe tăng áp sát vào chân đồi Căn cứ 30.  Vì chân đồi được máy ủi ủi thành bậc cấp cao cho nên xe tăng không thể tiến lên được. Phi cơ C.123 gun ship và Phi cơ Hỏa Long yểm trợ cho Tiểu đoàn 2 Dù tiếp tục cầm cự cho tới sáng.

-Lúc 9 giờ sáng, phi cơ chiến đấu thả bom chung quanh đồi 30.  Sau đợt bom, quân Dù lục soát xung quanh căn cứ và đếm được 98 xác, thu 26 AK.47, 8 B.40 và 2 đại liên ngay tại hàng rào phòng thủ của Căn cứ.  Phía quân Dù có 1 chết và 4 bị thương.  Tuy nhiên đợt pháo kích vừa qua và các đợt pháo kích trước đó đã làm hư hỏng toàn bộ 12 khẩu đại bác trong Căn cứ.  Trong khi đó đạn pháo của quân CSVN phá hỏng ăng ten truyền tin nên 2 ngày nay Căn cứ hỏa lực 30 chỉ liên lạc được với phi cơ bay trên trời.

-Buổi trưa, Tiểu đoàn 2 Dù nhận được lệnh rời khỏi Căn cứ 30 bằng đường bộ cùng với thương binh.  ( Nguyễn Duy Hinh, Lam Son 719, trang 75;  căn cứ theo hồ sơ lưu trữ của Ngũ Giác Đài.  Tuy nhiên không đúng với sự thực.  Sự thực theo bút ký của Đại úy Pháo binh Trương Duy Hy : Trưa ngày 3-3, Tiểu đoàn 2 Dù đánh lên không trung một bức điện nhờ phi cơ nhắn với cấp chỉ huy của họ rằng hai ngày nay họ cũng đã hết lương thực và nước uống nhưng trong hai ngày nay họ không còn liên lạc gì được với Bộ chỉ huy hành quân ,  vì vậy họ đành phải di tản khỏi Căn cứ).

-Đêm 3-3, Chi đoàn 17 Thiết kỵ và Tiểu đoàn 8 Dù ( 550 người ) đụng địch tại 5 cây số phía Bắc Căn cứ A Lưới.  Kết quả giết 383 người, bắt sống 2; tịch thu 71 vũ khí cá nhân và 28 vũ khí cộng đồng.  Phía VNCH có 100 chết và bị thương, 10 xe thiết giáp bị phá hủy.

-Trực thăng đổ Tiểu đoàn 1/1 BB của Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH ( 500 người ) xuống cứ điểm Lolo, cách Tchepone 13 cây số về hướng Đông Nam.  Cuộc đổ bộ đã chạm phải sự kháng cự mãnh liệt của lực lượng CSVN đang phòng thủ tại đây.  Không quân Hoa Kỳ thả bom dọn sạch bãi đáp và khu vực chung quanh bãi đáp.  Kết quả Tiểu đoàn 1 BB đã được đổ bộ nhưng Không quân Mỹ có 11 trực thăng bị bắn rơi, 44 chiếc khác bị trúng đạn và 2 máy ủi bị hư hỏng sau khi dù chạm đất.

Ngày thứ 25, ngày 4-3

-Sáng sớm, đoàn trực thăng tản thương cho Tiểu đoàn 8 Dù không đáp xuống được do đạn pháo của quân CSVN.  Sau khi phi cơ chiến đấu thả bom thì trực thăng bốc được 77 thương binh Dù và thả xuống 1 đại đội Dù.  Một trực thăng bị bắn rơi trong khu vực của quân CSVN. ( Toàn bộ phi hành đoàn sống sót nhưng họ phải lẫn trốn trong rừng và gọi máy kêu cứu, mãi đến 2 ngày sau thì Không quân HK mới bắt được tín hiệu của họ).

-Trực thăng đổ BCH Trung đoàn 1 BB ( 2.500 người ) cùng với Tiểu đoàn 2/1 ( 500 người ) và Tiểu đoàn 1 Pháo binh xuống Căn cứ Lolo.  Đồng thời đổ Tiểu đoàn 4/1 ( 500 người ) xuống cứ điểm Liz, cách Lolo 5 cây số về hướng Tây Bắc.

Ngày thứ 26, ngày 5-3

Tại khu vực phía Bắc Quốc lộ 9, đoàn Thiết giáp tiếp viện cho Chi đoàn 17 Thiết kỵ và Tiểu đoàn 8 Dù đã đến nơi xảy ra chiến trận đêm 3-3, mang về 43 thương binh của Chi đoàn Thiết giáp.

Buổi sáng, tại Căn cứ Alpha, Tiểu đoàn 4 TQLC ( 650 người ) chạm địch và giết 130 người, tịch thu 28 súng, trong đó có 2 súng cối 82 ly.  Phía TQLC có 4 chết và 42 bị thương.

-Cũng buổi sáng, Tiểu đoàn 4/1 Bộ binh ( 500 người ) hành quân tại khu vực gần Căn cứ Liz đã chạm địch, giết 41 người, thu 15 vũ khí, trong đó có 2 súng cối. Phía Tiểu đoàn Bộ binh vô sự.

-Lúc 1 giờ 20 trưa, trực thăng đổ Trung đoàn 2 BB ( 2500 người ) thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH xuống Căn cứ Sophia, cách thị trấn Tchepone 4 cây số rưỡi về hướng Tây Nam.

-Đến tối 8 khẩu đại bác của Tiểu đoàn Pháo binh thuộc Trung đoàn 2 Bộ binh sẵn sàng tác chiến.

Tướng Abrams cách chức Cố vấn Sư đoàn Dù là Đại tá William Pence, thay thế bằng Đại tá James Vauhgt.  Đặc biệt Đại tá Vauhgt làm việc trực tiếp với Abrams chứ không qua người chỉ huy quân đội Hoa Kỳ trong cuộc hành quân là Tướng Sutherland.

 

Bắt đầu từ ngày này, với sự bảo đảm yểm trợ hữu hiệu của Không quân Mỹ, quân VNCH tại khu vực phía Nam sông Tchepone lên tinh thần, họ chiến đấu mãnh liệt và dai dẳng;  tìm kiếm và đánh bại quân thù bất cứ nơi nào.

Cũng trong ngày này, Không quân Mỹ nghi ngờ quân CSVN bắt đầu sử dụng hỏa tiễn địa đối không ( SAM.2 ).  Loại hỏa tiễn này trước đây chỉ được bố trí phòng thủ tại các thành phố phía Bắc vĩ tuyến 17.

Ngày thứ 27, ngày 6-3

-Buổi sáng, Tiểu đoàn 4/2 và tiểu đoàn 5/2 Bộ binh thuộc Sư đoàn 1 BB VNCH lục soát xung quanh căn cứ Sophia tìm thấy 124 xác quân CSVN bị chết do trận thả bom dọn bãi đáp vào trưa hôm qua, thu 43 súng AK.47, 9 súng phòng không 12ly7, 4 súng trung liên RPD, 9 súng chống tăng B.40, 3 máy truyền tin vô tuyến.

-Buổi sáng, phi cơ B.52 và phi cơ thả bom các loại của Không quân Hoa Kỳ tập trung thả bom tại khu vực Tchepone để dọn dường cho cuộc độ bộ của quân Bộ binh VNCH xuống Tchepone.

-Buổi trưa, căn cứ Khe Sanh bị pháo khoảng 22 quả hỏa tiễn 122 ly.  2 lính Mỹ bị chết và 10 bị thương.

-Cuộc pháo kích vào Khe Sanh khiến cho cuộc đổ bộ xuống Tchepone được tiến hành sớm hơn dự định 90 phút.  120 phi cơ trực thăng Mỹ chở 3 Tiểu đoàn Bộ binh VNCH để đổ xuống Tchephone.

-Lúc 1 giờ 43 trưa, từ Căn cứ Sophia, trực thăng bốc Tiểu đoàn 2/2 và 3/2 thuộc Sư đoàn 1 BB/VNCH ( mội tiểu đoàn 500 người ) cùng với Đại đội trinh sát Trung đoàn 2 (100 người ) và Ban tham mưu  Trung đoàn 2 Bộ binh đáp xuống Căn cứ Hope, cách Tchepone 4 cây số về hướng Bắc.  Chỉ có vài tiếng súng phòng không rời rạc.

*Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo sách “Lam Son 719” của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh.  Những chi tiết trong sách do Tướng Hinh căn cứ theo “nhật ký hành quân” của MACV còn lưu lại tại Ngũ Giác Đài.

 

BÙI ANH TRINH

TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971, (1)

TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971, (2)


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lãng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


VIETNAMESE COMMANDOS

  1. Một Trang Lịch Sử

  2. Viết Lại Lịch Sử  Video

  3. Secret Army Secret War Video

  4. Đứng Đầu Ngọn Gió Video

  5. Con Người Bất Khuất Video

  6. Dấu Chân Biệt Kích Video

  7. Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

  8. Huyền thoại về:"Những người lính một thời bị lãng quên" Kim Âu

  9. Phản Bội Kim Âu

  10. Tiếng Nói Công Lý Kim Âu

  11. Vietnam’s ‘Lost Commandos’ Gain Recognition in Senate

  12. President Unit Citation at Fort Bragg

  13. Vietnamese Commando never knew U.S. declared him dead

  14. Back from the dead

  15. Bill of Compensation

  16. Miami! Gian Hùng Lộ Mặt  Kim Âu 

  17. Honoring Vietnamese Commandos

  18. Honoring South Vietnamese Army

  19. Vietnamese Commandos Win Last Battle

  20. Uncommon Betrayal

  21. Go to congress

  22. Trong Giòng Lịch Sử Kim Âu

  23. Oplan 21 Kim Âu

  24. Biệt Kích Gỉa, Biệt Kích Thật Kim Âu

  25. Xuyên Tạc Lịch Sử Kim Âu

  26. Cảm Nghĩ Đầu Xuân (2011)

  27. Những Tên Miệng Hùm Gan Sứa Kim Âu

  28. Loretta Sanchez Không Hề Gian Dối Kim Âu

  29. Ăn Qủa Nhớ Kẻ Trồng Cây Kim Âu

  30. The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.

  31. Lá Thư Tự Thú

  32. Người Tù Kiệt Xuất

  33. Hồi Chuông Báo Tử I

  34. Hồi Chuông Báo Tử II

  35. Hồi Chuông Báo Tử III

  36. Hồi Chuông Báo Tử IV

  37. Thư Trả Lời Mai Nhuệ Anh

  38. Thánh Nhân Vô Phí Vật

  39. Đặc Biệt Cho Nhóm 10%

  40. Phân Định Chính Tà

  41. Phân Ðịnh Chính Tà 1

  42. Phân Ðịnh Chính Tà 2

  43. Phân Ðịnh Chính Tà 3

  44. Hư Danh - Hư Cấu

  45. Kim Âu Trả Lời Phỏng Vấn Hồng Phúc

  46. Hồng Phúc Phỏng Vấn Tourison. Lê Ngung

  47. Sư Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

  48. Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm

  49. Nguyên Uỷ Một Vụ Kiện

  50. Trả Lời Câu Hỏi Của Một Vi Hữu


 

 

Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn * Một Trang Lịch Sử

Vietnamese Commandos' History * Vietnamese Commandos vs US Government * Lost Army Commandos

Bill of Compensation * Never forget * Viết Lại Lịch Sử  Video * Secret Army Secret War Video

Đứng Đầu Ngọn Gió Video * Con Người Bất Khuất Video * Dấu Chân Biệt Kích Video * Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.* Gulf of Tonkin Incident * Pentagon Bạch Hóa * The heart of a boy

U.S Debt Clock * Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton * None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) * Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

The World Order Eustace Mullin * Trăm Việt trên vùng định mệnh * Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis * Lyndon Baines Johnson Library Musuem

Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn * Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam Bình Nguyên Lộc

Nghi Thức Ngoại Giao * Lễ Nghi Quân Cách * Sắc lệnh Cờ Vàng * Quốc Tế Cộng Sản

How Does a Bill Become Law? * New World Order * Diplomacy Protocol. PDF

The World Order Eustace Mullin * Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

Vietnam War Document * American Policy in Vietnam

Foreign Relations Vietnam Volum-1 * The Pentagon Papers * Pentagon Papers Archives

Vietnam and Southeast Asia Doc * Vietnam War Bibliogaphy * Công Ước LHQ về Luật Biển

CIA and NGOs * CIA And The Generals * CIA And The House Of Ngo * Global Slavery

Politics of Southeast Asia * Bên Giòng Lịch Sử

Dấu Binh Lửa * Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

Bách Việt  * Lược Sử Thích Ca  * Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

Douglas Mac Arthur 1962 * Douglas Mac Arthur 1951 * John Hanson, President of the Continental Congress

Phương Pháp Biện Luận * Build your knowledge

To be good writer * Ca Dao -Tục Ngữ * Chùa Bái Đính * Hán Việt

Top 10 Crime Rates  * Lever Act * Espionage Act 1917 * Indochina War * Postdam * Selective Service Act

War Labor Board * War of Industries * War Production Board * WWII Weapon * Supply Enemy * Wold War II * OSS

Richest of The World * Truman Committee   * World Population * World Debt * US Debt Clock *

An Sinh Xã Hội - Cách Tìm IP Email * Public Holiday * Funny National Days

Oil Clock * GlobalResearch * Realworldorder * Thirdworldtraveler * Thrivemovement *Prisonplanet.com *Infowars

Rally protest *Sơ Lược VềThuyền Nhân  *The Vietnamese Population in USA *Lam vs Ngo

VietUni * Funny National Days  * 1DayNotes   

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 


 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI TÌM TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐÃ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XÃ HỘI  THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐÃ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.  

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV

.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank

.Fed Register .Congr Record .History .CBO

.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState

.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee

.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate

.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive

.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect

.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND

-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost

.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme

.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics

.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner

.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL

.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters

.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon

.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim

.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite

.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale

.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider 

.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above

.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen

.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch

.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS

.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes

.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign

.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media  

.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty

.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState  

.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity

.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua

.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị

.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen

.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại

.BảoTàngLS .NghiênCứuLS .Nhân Quyền

.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu  

.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc

.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn

.Viễn Đông .Người Việt .Việt Báo .Quán Văn

.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng

.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia

.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều

.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism

.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức

.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương

.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG

.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT

.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN

.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa

.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân

.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *

.Tác Phẩm * Khào  Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *