֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa

֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution

֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos 

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ Served  In A Noble Cause

֎ Tṛ Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ

     ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

     ֎ The Fall of South Vietnam

     ֎ Giờ Thứ 25

     ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

     ֎ RAND History of Vietnam War era 

 

 

 ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008

֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009

֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009

֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009

֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010

֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010

֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010

֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011

֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011

֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011

֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012

֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014

֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015

֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016

֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016

֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016

֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017

֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017

֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017

֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018

֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018

֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

TRẠI TẬP TRUNG

 

DUYÊN ANH

 

 

CHƯƠNG 4

 

 

Những ngày đầu “làm quen lao-động”, thầy quản-giáo Để cho đội của tôi tự-do. Mệt th́ nghỉ. Muốn nghỉ bao lâu tùy ư. Dẫu là nông-dân nhưng nhiều tháng nằm tù không lao-động, tay chân sưng mọng, phồng nước đau xót. Rồi những chỗ mọng nước vỡ ra, chai lại. Đó là lúc tù-nhân phải lao-động đúng thời-khóa-biểu quy-định theo tiếng kẻng. Kẻng của Sa Ác B là vỏ trái bom. Đánh kẻng bằng khúc sắt tṛn nhỏ, âm-thanh của nó vang vọng chu-vi một cây-số. Có 11 hồi kẻng trong ngày. Kẻng báo thức sáng. Kẻng tập họp đi lao-động. Kẻng giải-lao. Kẻng vào lao. Kẻng tan lao. Kẻng báo thức trưa. Kẻng tập họp lao-động. Kẻng giải lao. Kẻng tan lao. Kẻng tập họp điểm danh vào nhà. Kẻng báo ngủ. Chủ-nhật chỉ có ba hồi.

 

 

 

Giai-đoạn đầu tiên của chúng tôi là chuẩn-bị đất trồng rau. Nghĩa là phát quang. Tất cả các đội đều phải phát quang giai-đoạn đầu. Đội của tôi chia thành 5 tổ. Một tổ hạ những cây lớn cháy lưng chừng, bứng gốc lên rồi khiên cây chất một chỗ. Những cây bị bom napalm làm cháy không lớn lắm, ở khu-vực lao-động của chúng tôi, nên đào đất sâu quanh gốc, bứng cũng dễ dàng. Một tổ san-bằng các g̣ mối cao lấy đất lấp hố bom. Một tổ khiêng đất lấp hố bom. Hai tổ chặt cây nhỏ, cỏ tranh đầy gai xếp thành đống.

 

 

 

Đội 21 nông-nghiệp của Đằng Giao được giao công-tác mở đường xuyên khu AB để xe vận-tải có thể lưu-thông. Hai bên đường cũ có vài trái bom chưa nổ. Muốn đắp đường rộng, phải đào bom khiêng đi. Những trái bom cắm sâu xuống đất. Đội của Đằng Giao có hai quái-nhân và một lư-thuyết-gia “cái ǵ cũng có thể làm được”. Quái-nhân thứ nhất. Trung sĩ Phạm Thái Ất – khi chưa khai lư-lịch riêng nộp quản-giáo xưng là Đại-úy không-quân trốn tŕnh-diện cải-tạo. từng bay trên phản-lực điều-khiển B52 trút bom, với tù h́nh-sự khoe là trung-ương t́nh-báo cộng-tác với CIA – lính địa-phương Long Khánh, người luôn luôn tỏ vẻ hơn mọi người khác. Quái nhân thứ hai, Tạ Dung, vơ-nghệ đầy ḿnh, khỏe như voi, nửa điên nửa khùng, từng cầm ngang cây cuốc đứng giữa băi nắng, nh́n mặt trời mà cười hết nửa buổi khi bị kỷ-luật. Thầy quản giáo Bản điếc không sợ bom nổ, thích chơi bạo, muốn đào bom khiêng đi. Thầy nghĩ các anh Cù Chính Lan, La văn Cầu, Bế văn Đàn dám chơi bạo, thầy sẽ dám… bắt tù-nhân chơi bạo. Thầy hỏi ư-kiến lư-thuyết-gia Nguyễn Mạnh Côn. Anh Côn bảo bom đă rơỉ mà không nổ th́ không bao giờ nổ!

 

 

Đằng Giao kể xong, lắc đầu:

 

- Tôi sợ bố Côn quá. Bố ấy cứ làm như. . . khoa-học giả-tưởng.

 

Tôi hỏi:

 

- Đào bom không?

 

- Đào. Đóng phim x́-cu-mun phước-thiện. Sợ xón đái ra quần. Vừa móc đất bằng tay vừa run, vừa buộc giây vừa rét, vừa khiêng vừa niệm Phật.

 

- Mấy quả?

 

- Mới hai.!

 

- C̣n mấy?

 

- Ba.

 

- Để đâu?

 

- Giữa băi vắng. Chất củi, cỏ chung quanh, châm dầu, đứng xa liệng bùi nhùi lửa vào rồi chạy.

 

- Nổ không ?

 

- Củi cháy hết mà nó đếch nổ.

 

- Bố Côn đă đúng. C̣n cu Ất?

 

- Nó bảo bom cắm xuống đất lâu ngày nó…chết rồi! Thằng Tạ Dung hung-hăng khiêng.

 

Chúng tôi đă đào bom chưa nổ, khiêng bom và lấp những hố bom đă nổ. Tôi có dịp suy-nghĩ về những trái bom chưa nổ và những hố bom. Dân-tộc bất-hạnh của chúng ta là nạn-nhân của Mỹ và Liên-xô, tư bản đô-la và vô-sản rúp. Mỹ đem bom tàn-phá quê-hương ta, chúng nó đă trút bom xuống mồ mả tổ-tiên chúng ta, khai quật hài-cốt tổ-tiên chúng ta, mà chúng nó bảo chúng nó khai-phóng dân-chủ, bảo-vệ tự-do cho chúng ta. Nhưng rồi chúng nó cuốn cờ chạy làng, sau một phản-phúc đê-tiện nhất nhân-loại. Chúng nó chạy làng, dắt theo bọn thống-trị cầy cáo tay sai. Chúng tôi ở lại. Cộng-sản bắt chúng tôi khiêng bom Mỹ chưa kịp nổ và lấp hố bom đă nổ. Suy-nghĩ hóa thành bài thơ:

 

Nhân danh ai?

 

Những trái bom chưa nổ

Những trái bom chưa nổ

Nằm ngổn ngang đâu đó

Nằm ngổn ngang đâu đây

Ta tháo gỡ từng ngày

Những trái bom đă nổ

Vực sâu c̣n đâu đó

Vực sâu c̣n đâu đây

Ta lấp kín từng ngày

Nhân danh ai bom nổ

Người chết không nấm mộ

Nhân danh, nhân danh ai

Người sống t́m tương lai

Gỡ bom và lấp hố

Ta vác thánh giá này

Vác bom chưa kịp nổ

Ta chịu đau thương này

Đem thân ta lấp hố

Văn minh nào sẽ nở

Trong nhân loại một mai

 

(Thơ Tù – Nam-Á Paris, 1984)

 

Cái động của trại tập-trung khác hẳn cái tĩnh của nhà tù. Nó gầm-gừ đe-dọa cắn xé da thịt. Nếu tôi được trải qua 10 trại lao-cải từ Sơn La vào Thanh Hóa. Lao Bảo, Kàtum…, chắc chắn, tôi sẽ viết nổi một Goulag như một báo-cáo tội-ác của cộng-sản với loài người . Tội ác ấy, một nửa dân tộc Mỹ phải gánh chịu. Phần thứ hai của Trại Tập-trung, tôi sẽ viết theo lời kể của các tù-nhân đă ở các trại khác nhau. Bạn sẽ biết trại An Túc ở Đà Năng, nơi tù-nhân bị tù-nhân thủ-tiêu và các tù-nhân bác-sĩ phản tỉnh thay phiên nhau tự sát ra sao.

 

Chúng tôi đă lao-động nửa tháng. Đằng Giao đă hết “tự-hào” khi bưng ghế cho vệ-binh.

 

- Bọn nó hách-x́-xằng hơn cụ Hách x́-xằng và ngọng hơn thằng Ngọng của tôi, ông thầy ạ?

 

Anh ta chán nản:

 

- Số khốn-nạn mới bị làm Đội-trưởng, toàn những thằng muốn làm tù cha. Nói với ḿnh th́ chúng nó bất-chấp, đứng trước quản-giáo chúng nó rúm lại. Phản-động cái ǵ!

 

- Có nhiều loại phản động.

 

- Tướng sư-đoàn đếch chỉ-huy nổi một đội tù cà-chớn.

 

Đằng Giao và tôi ăn cơm chung ở Sa Ác. Chúng tôi đă được viết thư về báo tin cho gia đ́nh biết trại mới. Ở đây, hai tháng thăm nuôi một lần và gặp vợ con hai mươi phút.

 

- Tôi rầu bố Côn quá.

 

- Ông ấy lẩn-thẩn rồi. Thuốc phiện làm ông ấy sáng-suốt và thuốc phiện hủy-diệt ông ấy toàn diện.

 

- Ông ấy ra băi được ngồi chơi th́ cứ ngồi chơi, lại ham ư-kiến lao-động.

 

Viết về anh Nguyễn Mạnh Côn thật là khó. V́ anh ấy đă chết. Ba chúng tôi Đặng Hải Sơn, Đằng Giao và tôi thoả-thuận với nhau, nếu c̣n sống ra đời tự-do, sẽ quên anh Côn. Những nếu có kẻ nào phong thánh, phong thần cho anh Côn và ông Hồ Hữu Tường, bổn-phận của chúng ta phải nói cho đúng. Chúng ta không thề bắt con cháu chúng ta thờ-phụng những vị anh-hùng không bao giờ là anh-hùng. Tôi vừa đọc đâu đó, bài của một vị tự nhận ḿnh là chứng-nhân, bảo rằng cộng-sản đă vất anh Côn vào biệt-giam, bỏ đói anh 3 ngày và anh chết ở đó. Điều này hoàn toàn sai. Tù-nhân chứng-kiến diễn tiến từng ngày vụ Nguyễn Mạnh Côn ở Sa Ác, ở Paris, ít nhất có Trần Thanh Liêm, phi-công trực-thăng; ở Mỹ, ít nhất có Đức-méo, Phó quận và Ngô Đ́nh Hoa, Phó quận. Văn-nghệ Sài g̣n trước 1975 đă xẩy ra một vụ thật bẩn. Là âm-mưu làm tiền nhà tỷ-phú Phạm Quang Khai. Công-ty này gồm 4 nhà văn, nhà thơ lừng danh. Tỷ phú Phạm Quang Khai nhờ cảnh-sát gài bẫy. Bắt trọn ổ. Một nhà văn sắp chết được miễn vào ấp. Một nhà thơ vốn là Giám-đốc Đài phát-thanh, bắt th́ xấu hổ chế độ. Vậy tha. Hai nhà vào ấp là Vũ Bằng và Mặc Thu. Sau 30-4-1975, hai nhà này được giải-phóng. Nhà văn Mặc Thu bị bắt đi cải-tạo. Nhà “tiền chiến” Vũ Bằng không bị bắt. Ta cứ lơ-mơ lờ-mờ ghép vào vụ Nguyễn văn Thiệu bắt Sức Mấy, Chóe…cho nó chính-trị, đối-lập chế-độ cũ. Cái dấu-tích ô-nhục tống tiền tỷ-phú Phạm Quang Khai không thấy nhắc-nhở trong những bài báo tưởng-mộ, truy-điệu một nhà văn nham-hiểm đă đóng kịch ăn uống với anh em chê người này, chửi người kia rồi giăng bẫy cho Mai Chí Thọ. Không nên đề những thằng bẩn, dù là nhà văn, đóng vai quân-tử khi sống và khi chết.

 

Vậy cần xét lại và viết thật chính xác. Riêng anh Nguyễn Mạnh Côn, tôi chỉ viết về những ngày sống chung với anh ta ở Chí Ḥa và Sa Ác. Những chuyện ứng-cử dân-biểu, nằng-nặc đ̣i tặng Nguyễn Văn Thiệu bản thảo hoà-b́nh nghĩ ǵ, làm ǵđóng b́a da gáy mạ vàng (bị báo-chí công-kích tơi-bời)… xin miễn bàn. Mọi sai lầm của anh Côn đều do thiểu thuốc phiện. Một người đă viết Cộng-sản là ǵ, đă tự cho ḿnh là người hiểu biết cộng-sản hơn bất cứ ai, đă bị cộng-sản bỏ tù một lần trước 1950 mà vẫn ngồi ảo-tưởng cộng-sản sẽ sử-dụng ḿnh. Hai tuần một lần, ở Chí Ḥa, anh Côn xin giấy cai ngục viết thư cho Tổng bí-thư Lê Duẩn (Ông Hoàng Mạnh Hùng, cựu tù-nhân Chí Ḥa khu FB và AH, hiện cư ngụ tại Costa Mesa, California biết rơ chuyện này). Việc anh Côn viết thư cho Lê Duẩn cũng khôi-hài như “tổng thống” Bùi Ngọc Phương xin giấy viết thư gửi cho Đại-sứ Mỹ ở Thái Lan nhờ ông Đại-sứ (quen ông Phương, ông ta nói thế) giàn-xếp với Đặng Tiểu B́nh về vấn đề Việt Nam! Tôi không biết thư của anh Côn có tới tay Lê Duẩn. Một hôm, ở FG, anh được gọi ra “làm việc”. Về pḥng anh khoe rằng anh “làm việc” với ủy viên Hội Nghiên Cứu Mác-xít.

 

Đoàn Kế Tường yêu quư anh Côn lắm. Chính tôi đă chứng-kiến Tường bợp tai anh cảnh sát Bâu ở 6C1 đề-lao Gia Định v́ cảnh sát Bâu than phiền anh Côn mượn mấy viên trụ-sinh, hứa trả tiền rồi chuyển pḥng chê thuốc đắt không chịu trả. Buổi tối hôm anh đi “làm việc” với Hội Nghiên Cứu Mác xít về, chúng tôi tụ tập chỗ anh. Tôi tỏ ư buồn-bă, chán-nản. Anh Côn nói:

 

- Việc ǵ mà buồn.

 

- Em lo cho vợ con ở nhà.

 

- Việc ǵ mà lo. Vợ chết lấy vợ khác. Con chết sinh con khác.

 

Đoàn Kế Tường hỏi:

 

- C̣n sự-nghiệp?

 

Anh Côn đáp:

 

- Làm sự-nghiệp khác. Viết tác phẩm mới.

 

- Ai thèm đọc ḿnh?

 

- Độc giả mới đọc ḿnh.

 

Đoàn Kế Tường đứng dậy:

 

- Thế th́ vô-liêm-sỉ quá. Sống làm chi nhỉ?

 

Từ đó, Đoàn Kế Tường khinh miệt anh Côn. Tường không chơi cờ tướng với anh Côn, không rửa chén cho anh Côn nữa. Anh Côn ăn xong là quăng thí chén ở sàn nước. Tường phải rửa giùm anh. Anh làm phiền nhiều người trong pḥng. Họp cuối tuần, tuyên-bố bế-mạc rồi, anh c̣n cố yêu-cầu phát-biểu ư-kiến. Cúp ngang, anh dở lư-sự làm rùm beng. Ư kiến của anh kéo dài cả hai chục phút. Sang khu AH, anh Côn “tiến-bộ” hơn. Vào Sa Ác, anh lại dở chứng. Đi tiểu, anh không báo-cáo. Bị vệ-binh “lên lớp”, anh cự nự “Tôi có trông thấy cán-bộ đâu mà báo cáo?”. Vệ-binh la hét. Cả pḥng thức hết. Nhiều lần như thế. Điểm danh anh nằm trong nhà không ra nhưng lấy bo-bo điểm-tâm, anh xếp hàng trước tiên. Nếu anh ra, anh ra chậm nhất. Trực trại đợi lâu, điểm danh Nhà khác, anh em ngồi chờ. Và chia cơm nước xong chưa kịp ăn đă nghe kẻng tập họp lao-động. Anh em công kích, anh nhe răng cười trừ. Xuống Y-tế khai bệnh nghỉ, anh khoác luôn cả mền như Django.

 

Có một chuyện khiến chúng tôi không dám gần-gũi anh nữa. Tù-nhân Liêu A. Sáng đứng sát hàng rào, bị trật-tự Hoa-nẫu thoi một trái. Ngay tối, tù-nhân chính-trị đ̣i họp Pḥng. Thư-kư pḥng Đặng Hải Sơn xin giấy làm biên-bản. Anh Côn vận-động cả tù h́nh-sự phản-đối trật-tự Hoa-nẫu xúc-phạm thể-xác tù-nhân. Anh hăng say bảo chúng tôi tỏ thái-độ. Trong cuộc họp, anh Côn không hề phát-biểu. Khi lấy biểu-quyết, một nửa phản-đối trật-tự Hoa, một nửa không ư-kiến. Anh Côn dơng-dạc bắt Đặng Hải Sơn ghi vào biên-bản: “Tôi, trại viên Nguyễn Mạnh Côn, tôi cực-lực phản-đối những người phản-đối trật-tự Hoa. Chúng tôi ngỡ-ngàng. Đặng Hải Sơn nói:

 

- Thằng già này nham-hiềm quá. Nó xui ḿnh phản-đối rồi nó phản-đối những người phản-đối. Tôi không phục-dịch nó nữa.

 

Đặng Hải Sơn không ăn cơm chung với anh Côn. Sau đó vài hôm, anh Côn được mạn-đàm với tên chính-ủy của trại. Tôi quên tên thằng già chính-ủy này. Anh Côn “hồ-hởi phấn-khởi”gạ tôi:

 

- Tớ với cậu viết chung một cuốn sách nhé?

 

- Sách ǵ anh?

 

- Ḿnh diễn-tả cái trại này như một trường học.

 

- Để làm ǵ?

 

- Khỏi đi lao-động.

 

- Anh viết một ḿnh đi.

 

- Tớ muốn giúp cậu.

 

- Em c̣n lấn-cấn tư-tưởng chưa thật sự tiến-bộ, không dám viết.

 

Anh Côn không viết sách. Chính-ủy cho anh nằm nhà. Anh soạn-thảo kế-hoạch xây dựng trại. Tác giả Kỳ Hoa Tử đ̣i có cái nghĩa-địa cho tù-nhân và khi một tù-nhân chết cả trại nghỉ lao-động để đưa linh-hồn người quá-cố về quê mẹ. Kết-quả kế-hoạch của anh là chính-ủy bắt anh đi lao-động.

 

- Bố Côn chống tôi ông thầy ạ! Đằng Giao than-văn.

 

- Chống ǵ? Tôi hỏi.

 

- Bố ấy bảo tôi không tranh-đấu cho bố ấy nằm nhà, bảo tôi không biết làm Đội trưởng.

 

- Ông đề-nghị quản-giáo cho bố ấy làm…cố-vấn Đội trưởng đi.

 

Ngày tháng qua nhanh. Đội của tôi đă lấp hết hố bom, bứng hết cây cháy và phát quang được khu trồng rau khá rộng. Chúng tôi đă nổi lửa đốt hết cây lớn, cây nhỏ, cỏ tranh xếp đống, chuẩn-bị vỡ đất lên luống.

 

Gần Tết, Đằng Giao và tôi có thăm nuôi. Hai chúng tôi theo “cán-bộ giáo-dục”, ông thầy Mạo, ra tận khu A khiêng đồ. Khúc đường cây đổ ngổn-ngang hôm chúng tôi vào khu B đă khai quang.

 

- Đội của tôi dẹp đấy. Đằng Giao nói.

 

- Với sức người sỏi đá cũng thành cơm. Tôi nói.

 

- Vài tháng nữa, xe vận-tải sẽ chạy trên đường này. Tôi đă thử sức, thấy ḿnh đủ sức chịu đựng lao-động.

 

- Ông làm ǵ?

 

- Bứng gốc cây, khiêng cây. Tôi t́nh-nguyện làm, bị quản-giáo cấm hoài. C̣n ông thầy?

 

- Tôi phá g̣ mối, gánh đất. Tôi gánh hết đau vai rồi. Ḿnh đứng chơi thấy kỳ, mà lao-động th́ hay quên báo-cáo quân-số, vệ-binh dũa thê-thảm. Nó chỉ-định ḿnh giữ chức Đội trưởng là nó đưa ḿnh vào chỗ thân bại danh liệt.

 

Chúng tôi gặp gia đ́nh ở nhà thăm nuôi khu A. Vợ con tôi không nhận ra tôi. Trong tù, tôi xanh mướt. Ra trại tập-trung, tôi đen thui. Và gầy ốm. Hai mươi phút tôi nghĩ không tới, gặp vợ con, tôi chỉ nh́n thấy nước mắt và nước mắt. Vợ tôi cho biết thẳng con trai lớn của tôi vẫn c̣n nằm trên đảo Poulau Tengah, chưa được vào đất hứa Hoa kỳ. Những tin buồn-bă: Mất trộm, bị lừa gạt vượt biên, đau ốm…khiến tôi hết “an tâm cải-tạo”. Họa vô đơn chí, đó là trường-hợp gia-đ́nh tôi. Bất- hạnh chập-chùng gối sóng lên vợ con tôi sau khi đă d́m tôi dưới hồ thẳm. Tôi không muốn nghe, muốn biết, muốn nghĩ về tai-họa mà vợ con tôi phải gánh chịu. Tất cả do tôi gây ra, tất cả do văn-chương, chữ-nghĩa của tôi gây ra. Tất cả do tên Duyên Anh gây ra. Tôi đă khốn-đốn v́ cộng-sản. Tôi c̣n khốn đốn v́ quốc-gia bẩn, quốc-gia ngu-xuẩn, quốc-gia a-dua, quốc-gia mê-muội. Cộng-sản chà đạp lên sự-nghiệp tim óc của tôi, c̣ng tay tôi, tống tôi vào các nhà tù Sở công An, đề-lao Gia Định, khám lớn Chí Ḥa, đẩy tôi ra các trại tập-trung. Quốc-gia bẩn ăn cướp sự-nghiệp tim óc của tôi, toa rập với công-cụ của cộng-sản vùi lấp danh-dự và uy- tín chiến-đấu của tôi.

 

Hết giờ gặp gỡ thân thân, chúng tôi gánh đồ tiếp-tế trở vào khu B. Qua cây cầu gỗ, Đăng Giao la ơi ới:

 

- Ông thầy, ông thầy!

 

Tôi ngoái lại. Đằng Giao co rụt cổ. Đ̣n gánh trễ xuống quá vai. Tổng thư-kư nhật-báo Sống không biết gánh. Chàng xử-dụng…lưng chớ không xử-dụng vai. Chàng cân hai túi đồ chứ không phải gánh. Bây giờ tôi mới yêu cái dĩ-văng con nhà nghèo của tôi. Năm 1948, tôi đă biết gánh lúa, biết trở vai chạy một mạch từ cánh đồng về sân nhà. Năm 1951 , hồi-cư thị xă Thái B́nh, tôi đă gánh nước cho mẹ tôi mỗi ngày. Tôi “quán triệt” nghệ-thuật gánh. Năm 1956, lưu lạc ở Trảng Lớn, Tây Ninh tôi đă gánh nước tưới rau mấy tháng. Vào trại tập-trung, tôi “ôn” đôi vai, gánh đất lấp hố bom rất dẻo. Và tôi gánh đồ thăm nuôi ngót 50 kư lô.

 

- Nặng quá ông thầy ơi!

 

Đằng Giao buông đ̣n gánh, ngồi thở dốc. Ông thầy Mạo lắc đầu. Tôi đặt gánh xuống đường, chạy tới gánh giùm Đằng Giao. Cứ một quăng đường tôi gánh đồ của tôi, tôi lại đặt xuống, trở lui gánh đồ cho Đằng Giao. Thầy Mạo không giúp học tṛ. Thầy chỉ kiên tŕ…đợi. Được nửa đường, chúng tôi t́m thấy khúc cây dài. Chúng tôi luồn giây thắt miệng túi đồ qua cây, khiêng cho…lao-động đồng đều và đi nhanh. Đằng Giao cao, đi sau. Bốn túi đồ dồn sát phía vai tôi. Vậy mà cha đẻHách x́- xằng và thằng Ngọng vẫn co rụt cổ.

 

-Ôông thầy học gánh ở đâu thế?

 

- Thuở nhỏ, con nhà nghèo.

 

- Ông thầy đâu có khỏe mà gánh cừ quá.

 

- Gánh giỏi là do biết gánh.

 

- Chiến-đấu cũng vậy.

 

- Đúng.

 

Sợ bị nâng cao quan-điểm, Đằng Giao tiếp:

 

- Chiến-đấu lao-động cải-tạo.

 

Tôi thêm:

 

- Phấn-đấu lao-động cải-tạo.

 

Cuối cùng, chúng tôi đă về trại. Đồ đạc trong túi bầy từng món ra sân cỏ. Các vị thầy xúm quanh khá đông .Không có màn đổ thịt, đổ mắm vào chậu khoắng, nguấy như ở đề-lao Gia Định. Trực trại nghi-ngờ món nào, cầm lên và hỏi. Sau đây là hài-kịch ngắn khám đồ thăm nuôi của học tṛ lần đầu có thăm nuôi và các ông thầy quản-giáo vệ-binh từ Bắc vô thẳng rừng già Sa Ác.

 

Ông thầy (cầm cuộn giấy Kiss me lên ngắm nghía) : Giấy vấn thuốc rê, hả?

Học tṛ: Thưa cán-bộ, giấy đi cầu ạ!

Ông thầy (liệng cuộn Kiss me xuống): Chùi đít ?

Học tṛ: Dạ!

Ông thầy (nh́n gói lạp xường, bắt gỡ ra): Con ǵ nạ thế lày, không đầu, không đuôi, đỏ hỏn!

Học tṛ: Thưa cán-bộ, con lạp-xường.

Ông thầy: Miền Nam các anh ăn dơ dáy quá! (Cầm gói bột mầu nâu lên ngửi) C̣n cái này?

Học-tṛ: Xô-cô-la bột

Ông thầy: Xô-cô-na nà đất Tây à?

Học tṛ: Dạ. đất Tây.

Ông thầy: Vớ vẩn, đất Tây mà cũng thăm nuôi?

 

Hài-kịch c̣n dài nhưng nên kéo màn ở đây. Các ông thầy gốc gác bần-cố-nông. V́ hai mươi năm xă-hội chủ-nghĩa miền Bắc nghèo-nàn quá nên con người hóa ngu dốt một cách tội-nghiệp. Thời đại các thầy lớn lên, cái “nôi của dân tộc” chỉ c̣n ngô, sắn, khoai, gạo hẩm và ḿ sợi luộc. Thức ăn là rau muống với nước chấm. Nước mắm đă tuyệt tích, đă bị “đấu tố”, đă bị “tiêu diệt” sạch sẽ. Trên những bức tường phố vắng của Hà nội, “thủ-đô của phẩm-cách con người”, dân-gian vẽ cái xe đạp không đèn, không chuông, không phanh, không gác-đờ-bu, gác-đờ-sên”, chỉ có “poọc-ba-ga”. Trên “poọc-ba- ga” vẽ ba bó rau muống, dùng lời hát cách-mạng ghi chú cho từng bó. Một bó “cho ngày nay”. Một bó “cho ngày mai”. Một bó cho “muôn đời sau” . Rau muống được các nhà khoa-học dinh-dưỡng của Đảng ca-ngợi trên báo Nhân Dân, cơ-quan trung-ương Đảng cộng-sản Việt Nam ”là thức ăn bổ hơn bất cứ thức ăn bổ nào. Nó gồm đủ sinh tố từ A đến Z. Bác Hồ nhờ ăn toàn rau muống mà mắt như sao, râu hơi dài“. Ông nhà văn Nguyễn Tuân cảm khái viết một tùy-bút rau muống. Câu kết suưt bị kiểm điểm: rau muống ngon và bổ thế mà bọn miền Nam ngu-xuẩn lại cứ đem xào với thịt ḅ. Nông dân vốn hiền-lành, chất-phác. Bị Đảng giáo-dục cho ngu-si đần-độn, bị Đảng bỏ đói, ngàn năm chỉ mơ ăn no mặc bền, không dám tơ tưởng ăn ngon mặc đẹp. Vậy bạn chế riễu sự ngọng-nghịu, sự ngu dốt, sự nghèo khổ hay bạn chống đối bọn làm cho con người ngọng-nghịu, ngu dốt, nghèo khổ? Bạn đ̣i tiêu diệt chế-độ cộng-sản, chủ-nghĩa cộng-sản, lănh-tụ cộng-sản hay những con người bộ-đội, công-an, công-cụ và nạn-nhân của chế-độ cộng-sản? Tôi chống đối chủ-nghĩa cộng-sản, không chống đối con người trong chủ-nghĩa cộng-sản. Tôi chống đối chế-độ và lănh-tụ cộng-sản, không chống đối con người bị chủ-nghĩa, lănh-tụ và chế-độ cộng-sản làm mê sảng, ngu dốt, mất dần nhân-tính. “Tôi th́ chỉ ghét cay đắng chủ- nghĩa, các thứ chủ-nghĩa. Tôi nghĩ, chính các chủ-nghĩa và tham-vọng mù ḷa của nó đă đầy-đọa con người, đă làm con người hèn-hạ, mất-mát lương-tri. Nhưng mà chủ-nghĩa đă tàn-sát chủ-nghĩa. Chủ-nghĩa đă chết. Chủ-nghĩa sẽ chết. Con người tồn-tại vĩnh-cửu, bất kề con người tư-bản hay con người cộng-sản. Lư-tưởng và bổn-phận của thi sĩ là phải thức tỉnh những người đánh mất lương-tri làm người chứ không cổ vơ chém giết họ, hủy-diệt con người. Thơ là thông-điệp của cảm-thông, của hy-vọng, của t́nh-tự và của gần-gũi. Thơ không bao giờ là tín-hiệu của bom dội, hỏa-tiễn bay, đạn nổ và mă-tấu vung lên. Cuối cùng, thơ không phải là tiếng nói của thù-hận”.(Thơ Tù – Nam-Á Paris, 1984)

 

Như thế, không những tôi không thù-hận những người quản-giáo vệ-binh mà c̣n thương-hại họ. Thương người là một cái tội. Thương người bị nhiều người thù ghét càng là một trọng tội. Khi tôi thẩm-thấu câu ca-dao:

 

Ngày xưa roi điện th́ c̣n

Ngày nay roi gạo hao ṃn thịt xương

 

Tôi nh́n và nghĩ về những người coi tù, những người trực-tiếp hành-hạ tôi khác hẳn tôi nh́n và nghĩ về chủ-nghĩa và lănh-tụ cộng-sản và bọn tội đồ của miền Nam cùng lũ văn-học nghệ-thuật gian dối, hèn mọn, bầy ngự-sử giẻ rách với nhân-sinh-quan ruồi nhặng. Và tôi đă mủi ḷng khi một vệ-binh hỏi tôi:

 

- Con không đầu không đuôi đỏ hỏn nướng sao thơm thế, cho tôi ăn thử một miếng được không?

 

Ăn xong th́ người Việt Nam khốn nạn tuổi bằng 2 phần 3 tuổi nước Việt Nam dân-chủ cộng-ḥa phát biểu:

 

- Ngon hết ! Nào nướng cho tôi xin cả con nhé!

 

Câu phát biểu năo nùng hơn Cu Lặc, trong O chuột của Tô Hoài thuở thực-dân đô-hộ, về sự ăn miến: – Vừa mới luốt qua cổ họng ló đă trôi tuốt xuống tận củ tỉ ?

 

Chủ-nghĩa cộng-sản và lănh-tụ vĩ-đại Hồ Chí Minh đă bất-lực trong sự-nghiệp cách-mạng vô-sản. Là không đem nổi một khúc lạp-xường hạnh-phúc cho dân Việt Nam, dẫu xương máu dân Việt Nam đă chất thành núi, chảy thành sông ṛng ră ba mươi năm cho chiến-thắng phù-ảo. Hẳn nhiên, lănh-tụ Hồ Chí Minh, bọn ủy-viên Bộ chính-trị, bọn ủy-viên trung-ương Đảng đă không tốn một sợi lông chân và đă thụ-hưởng hơn cả vua chúa. Một cái lăng cho xác chết Hồ Chí Minh, hai mươi triệu dân “hao ṃn thịt xương”. Và “ba mươi năm dân chủ cộng ḥa kháng-chiến đă thành công”, lần đầu tiên, trong đời một con người được trồng trên mảnh đất ưu-việt xă-hội chủ-nghĩa mới được ăn một miếng lạp xường nướng than củi. Miếng lạp xường đó, mỉa mai thay, lại không phải là hạnh-phúc hứa hẹn “đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” mà là hạnh-phúc của tù-nhân bất-hạnh tặng cháu ngoan của Bác Hồ.

 

Tôi bỗng thấy cái tư-tưởng chiến-đấu tạo hạnh-phúc cho con người là tuyệt-diệu. Phải cần-thiết một chiến-thắng không c̣n thù-hận giữa con người với con người. Phải cần-thiết một chiến-thắng không c̣n thù-hận giữa người Việt Nam với người Việt Nam. Phải chấm dứt thời-đại mê sảng, thời-đại thù-hận, thời-đại u tối trên quê-hương Việt Nam. Trong ư nghĩ ấy, tôi khó ḷng ghét bỏ những kẻ không có quyền bắt tôi, không có quyền tha tôi. Nếu họ có quyền đầy-đọa tôi, có quyền dồn đẩy tôi vào chỗ chết, quyền ấy được ủy-nhiệm bởi lănh-tụ khốn-kiếp và giáo-điều mù điếc của chủ-nghĩa, thứ chủ-nghĩa mà họ chẳng hiểu là cái ǵ.

 

Sự khám xét đồ thăm nuôi của chúng tôi dễ-dàng, chóng vánh, nhờ không có trật tự Hoa-nẫu và thông-tin văn-hóa Sánh-gian. Tù-nhân thích làm khó dễ tù-nhân. Người Việt Nam có thói xấu truyền-thống: Hễ có tí quyền là y rằng lạm quyền và bắng-nhắng. Ở trại cải-tạo và ở c3 trại tị-nạn cộng-sản.

° ° °

 

Tôi không nhớ chính xác ngày tháng, h́nh như sau Tết, tù-nhân được lệnh tập họp ở sân trại, có kê bàn và b́nh hoa – Đằng Giao gọi là bầy bàn hương-án. Chính-ủy xuất hiện với đầy đủ lễ-nghi quân-cách. Ông thầy giáo-dục cả trại, thầy Mạo, báo-cáo chính-ủy của ông ta về quân-số hiện-diện. Chúng tôi đứng hết dậy. Đứng nghiêm. Vỗ tay. Chính-ủy bảo ngồi xuống. Ông ta hồ hởi phấn khởi loan tin :”Ta đă giải-phóng Kampuchia. Bè lũ diệt chủng Pol Pot, Lang Sary cuốn gọi chạy sang Vọng Các rồi”. Cái tin chiến-thắng không lấy ǵ làm hấp-dẫn đối với chúng tôi. Sau tin mừng giải phóng Kampuchia là bài học tập về chính-sách khoan-hồng của Đảng và Nhà Nước dành cho ngụy-quân, ngụy-quyền, phản-động lao-động cải-tạo. Tất cả bọn cộng-sản lớn và nhỏ đều mắc cái bệnh nói dối, nói dài, nói dai, nói dở, nói dốt. Học tập cải-tạo có cái ǵ đâu? Nội-quy hay Nếp sống văn hóa mới có thể tóm gọn: “Cai tù bảo, tù-nhân nghe; cấm căi, cấm tranh-luận. Cai tù sai bảo, tù-nhân làm, cấm dùng -dằng, cấm khiếu-nại. An tâm cải-tạo, cấm nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con. Thi đua lao-động sản xuất đóng góp vào sự phồn-vinh của tổ- quốc. Cấm trốn trại. Ăn ở hợp vệ sinh. Gặp cai tù phải dở nón mũ chào kính. Cấm xâm-phạm, phá-hoại tài-sản xă-hội chủ-nghĩa. Thức ngủ đúng giờ giấc. Cấm mua bán, đổi chác. Cấm căi nhau, đánh nhau”. Tôi tự-hào có trí nhớ rất tốt mà chỉ nhớ một điều trong 20 điều Nếp sống văn hóa mới: “Cấm trạm trổ lên thân thể”! Và 4 tiêu-chuẩn cải-tạo, tôi lơ-mơ nhớ: phải tố-cáo đồng-phạm c̣n lẩn trốn bên ngoài. Phải tố-cáo những kẻ tuyên-truyền xuyên-tạc, âm-mưu trốn trại, chống báng cách-mạng” . . .

 

 

 

Thế th́ 5 bài thơ sau đây mang tựa đề HỌC TẬP CẢI-TẠO sẽ diễn tả đầy đủ về cái gọi là học tập cải-tạo.

 

 

 

1- Trường học nhà tù

 

 

Anh biết anh đang ở đâu không?

Đề-lao trại tập-trung

Láo!

Chủ-nghĩa không có nhà tù

chủ-nghĩa chỉ có trường học

anh nhắc lại đi

nhắc lại nhiều lần

chủ-nghĩa không có nhà tù

chủ-nghĩa chỉ có trường học

 

Anh biết anh đang ở đâu không?

bài học đầu tiên anh đă nằm ḷng,

Trường học!

Láo! Trí-thức

văn-sĩ thi-sĩ họa-sĩ nghệ-sĩ

chỗ của anh là ở nhà tù

không có trường học cho những tên phản-động

không có trường học cho những tên đ̣i quyền sống

những tên đ̣i dân-chủ tự-do

những tên đ̣i hạnh-phúc hoà-b́nh ấm no

Nhắc đi

nhắc hoài hoài

nhắc ngày nhắc đêm

nhắc bất cứ lúc nào anh mở mắt

nhắc bất cứ chỗ nào anh thi đua sản-xuất

khi đứng khi ngồi

khi mơ khi ước

đến khi anh thông suốt

chỉ c̣n chủ-nghĩa là sự thật

 

Anh biết anh đang ở đâu không?

Trại tập-trung địa-ngục!

Láo. chủ-nghĩa chỉ có trường học

chủ-nghĩa quư trọng con người

 

2-Con ḅ và chân lư ḅ

 

Con ḅ có mấy chân

Thưa bốn

Hăy nh́n rơ ràng nh́n chính xác

chủ-nghĩa luôn luôn sáng-suốt

chủ-nghĩa ưu việt không sai lầm

Thưa con ḅ đúng bốn chân

Láo! Anh mù

chỉ có ba chân

con ḅ chỉ có ba chân, nhắc lại

Con ḅ chỉ có ba chân

ba điểm tạo nên một mặt phẳng

ba chân con ḅ tạo nên một sự thật

như trái đất quay và trái đất không quay

 

Con ḅ có mấy chân

Ba !

Láo!. Ba làm sao nó đi nó đứng

nó ăn nó uống

nh́n đi nh́n cho đúng

Con ḅ có bốn chân

Láo! Năm!

Dạ, con ḅ có năm chân

chân-lư chân ḅ biến đổi rất nhanh

 

Con ḅ có mấy chân

Năm

Láo! Chỉ có hai

Sự thật hôm qua không có ở hôm nay

sự thật hôm nay không có ở ngày mai

nhắc lại

Con ḅ có mấy chân

Con ḅ có ba, năm, hai, một hay chẳng chân nào

tùy theo chủ-nghĩa dạy

Sự thật hôm qua không có ở hôm nay

sự thật hôm nay không có ở ngày mai

 

3- Nếp sống văn-hóa mới

 

Đế-quốc đă đưa anh trở về thời-kỳ đồ đá

anh sống thiếu văn-hóa

văn-minh và tư-tưởng làm người

anh chỉ biết chém giết tơi-bời

quên húi tóc cạo râu cắt móng tay nhọn hoắt

chủ-nghĩa ưu-việt dạy anh học tập

văn-minh cạo râu cắt móng tay

 

Báo-cáo chủ-nghĩa

rasoir, mince lame, đồ cắt móng chân

bị tịch thu hết

không thể thực-thi nếp sống văn-hóa mới

của chủ-nghĩa sáng chói

chủ-nghĩa vệ-sinh râu tóc bảnh-bao

móng tay nhẵn-nhụi phẳng-phiu

 

Gillette là tên phản-động

USA là tư-bản ác-ôn

tịch-thu thể-hiện nhân-đạo khoan-dung

anh có thể bị chúng xui tự sát

chúng sẽ gây thêm tội ác

hăy nhổ râu và gậm nhấm

móng tay hăy mài xuống nền xi măng

hăy học tập cải-tạo thuộc ḷng:

đế-quốc đă đưa anh về thời- kỳ đồ đá

đế-quốc dă-man muốn anh ăn lông ở lỗ

hăy đấu-tranh râu nhổ móng tay mài

tích-cực hàng ngày

tại trường học xă-hội chủ-nghĩa

mà đế-quốc đă mai-mỉa

là đề-lao Gia Định là khám lớn Chí Ḥa

 

4-Vinh-quang chủ-nghĩa

 

Anh phải nói dối không nhớ vợ thương con

phải nói dối sự-nghiệp anh là đồ bỏ

phải nói dối tổ-tiên đă quên không dạy-dỗ

nên anh lầm-lỡ yêu dân-chủ tự-do

chiến-đấu và t́nh-nguyện chết dưới cờ

lư-tưởng quốc-gia dân-tộc

 

Anh phải nói dối anh làm tay sai đế-quốc

chống giai-cấp vô-sản anh-hùng

phải nói dối anh đă lầm đường

không được hy-sinh cho lănh-tụ

phải nói dối nhiều man-khai tất cả

phải nói yêu chủ-nghĩa quang-vinh

hơn cả gia-đ́nh

phải cám ơn chủ-nghĩa đă bắt anh đi cải-tạo

 

Anh phải nói dối hoan-hô khi anh thèm đả-đảo

quanh năm tích-cực, bốn mùa khẩn-trương

vượt nắng, thắng mưa, lao động thật hăng

phải cười làm việc và vui nhịn đói

luôn luôn hồ-hởi

thi đua sản-xuất đoạt giải tù-nhân

phải sung sướng được xuống hầm phân

và gọi kẻ đánh đập nguyền-rủa anh là thầy giáo

 

Anh phải hăng say tố-cáo

bản thân anh thiếu thiện-chí nằm tù

phải dối gian từng phút từng giờ

nói dối càng hay càng nhanh tiến-bộ

nói dối ốm ṃn không cần thuốc bổ

cưa chân cụt gẫy khắc-phục thuốc mê

nói dối án phạt tập-trung hạnh-phúc hơn lệnh thả về

phải nói dối anh chết dần phi-lư

cho ngày-mai chủ-nghĩa

rạng ngời

cho ngục-tù chủ-nghĩa dầy kinh-nghiệm đầy-đoạ con người

 

5-Lănh-tụ và sự bất-diệt

 

Anh biết lănh-tụ vĩ-đại ở đâu không?

Thưa, quư ngài ấy đă chết

có nhiều ngài nằm trong ḥm kính

chê địa-ngục chê thiên-đàng

và lơ-lửng giữa không-gian

 

Đây là bài học

anh phải nhớ suốt đời

lănh-tụ không bao giờ chết

lănh-tụ bất-diệt

lănh-tụ sống măi trong sự-nghiệp loài người

lănh-tụ đang nói đang cười

đang hô-hoán hoà-b́nh, đang hung-hăng chém giết

đang ăn uống và không cần bài-tiết

lănh-tụ c̣n nguyên trên thế-giới ngậm-ngùi

 

Anh biết lănh-tụ ở đâu không?

Thưa, quư ngài ấy chưa chết

quư ngài ấy bất-diệt

quư ngài ấy c̣n nguyên trên thế-giới ngậm-ngùi

quư ngài ấy siêu nhân ăn uống không cần bài tiết

Láo! lănh-tụ đă chết

lănh-tụ chẳng bao giờ bất-diệt.

 

Sự thật hôm qua không có ở hôm nay

sự thật hôm nay không có ở ngày mai

 

Chính-ủy nói dối, nói dài, nói dai, nói dốt cả hai tiếng đồng-hồ. Chúng tôi ngồi phơi nắng, tê chân, mỏi đít. Nói đủ “đô” rồi, chính-ủy hỏi:

 

- Các anh có an-tâm cải-tạo không?

 

Cả làng đáp:

 

- An-tâm cải-tạo.

 

Chính-ủy đập bàn hương-án:

 

- Láo! Phải nhớ vợ, thương con chứ?! Nhớ vợ, thương con th́ an-tâm cái ǵ? Anh nào nói an-tâm cải-tạo là không thành-khẩn.

 

Bỏ mẹ! Nội-quy dạy, thầy quản-giáo, thầy trực trại, thầy giáo-dục, thầy vệ-binh đều dạy tù-nhân phải an-tâm cải-tạo. Mà chính-ủy lại bảo an-tâm là không thành-khẩn, là gian dối. Rơ rệt chân-lư con ḅ! Sau rốt, chính-ủy chi một câu thuộc loại “biết rồi, khổ lắm, nói măi”:

 

- Về hay không là do nơi các anh có tiến-bộ hay không. Về sớm hay về muộn cũng là do nơi các anh có tiến-bộ nhanh hay tiến-bộ chậm. Muốn tiến-bộ phải lao-động tích-cực. Lao-động tích-cực là cải-tạo tư-tưởng đó.

 

HỒI KƯ TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO CỦA DUYÊN ANH - KỲ 2

 

 

1      2      3      4     5     6

 

CHƯƠNG 5

 

Chưa có ǵ mới lạ ở Sa Ác B. Ăn Tết xong là đă bước sang năm 1979. Đội xây cất đă hoàn-thành ba căn nhà. Và tù h́nh-sự đổ đến 200 mạng, trong số đó có Nguyễn Đăng Viên, anh ruột nhà văn Mai Thảo. Trại nhộn-nhịp hẳn lên. Thêm các đội phát quang, nông-nghiệp. Đội 17 rau xanh đă lên một số luống, bắt đầu gieo hạt rau cải củ. Mầm chưa kịp nhú th́ thầy Để chuyển công-tác giao cho thầy Vinh, một ông nhóc 21 tuổi, ngọng líu lưỡi và quan-trọng hoá mọi việc. Thầy Để ít soi-mói đội. Giao việc xong, thầy đi chơi hay đi ngủ. Thầy Vinh nḥm ngó từng tù-nhân.

Trại nổi lên phong-trào chơi dao găm. Mỗi thầy một con dao. Bèn có màn gà-men inốc Mỹ bị tịch-thu cái cán cầm. Cán này sẽ làm lưỡi dao găm. Bắt buộc phải giữ lại ba chữ USA. Đội của tôi, anh Nại được thầy Vinh chiếu-cố “sáng-chế” một con dao găm. Thầy Vinh “lạc-quyên” lon guigoz của tù-nhân nào có hai lon. Để đúc cái chuôi dao. Con dao của thầy Vinh vừa xong th́ Trung-quốc xua quân xâm-lăng Việt Nam. Chiến-trận do Đài Hà-nội tường-thuật được phát-thanh mỗi tối cho tù-nhân theo dơi. Tù-nhân Việt gốc Hoa bị gom chung thành một đội riêng và bi canh-chừng nghiêm-mật. Chiến-tranh biên-giới Hoa – Việt tạo ra hai phe nhóm chống đối suưt đập lộn giữa các tù-nhân chính-trị ham bầy tỏ quan-điểm. Một phe hí-hửng câu tuyên-bố xấc-xược”Dạy Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu B́nh. Phe này hy-vọng chứa-chan câu nói xấc-xược thứ hai “Ăn điểm-tâm ở Hà-nội, ăn trưa ở Huế và ăn tối ở Sàig̣n”, vẫn của Đặng Tiểu B́nh. Người ta chờ Đặng Tiều B́nh giải-phóng các trại tập-trung. Phe thứ hai không tin Trung-quốc dám tiến sâu xuống lănh-thổ Việt Nam. Phe này dứt-khoát lập-trường, nếu Tầu xâm-lăng Việt Nam, họ sẽ đứng chung với Việt cộng đánh kẻ thù truyền-kiếp của dân-tộc. Tôi đồng quan-điểm phe thứ hai. Nhưng cả hai phe đều nín thinh khi chính-ủy của trại cảnh cáo:

 

- Bọn Trung-quốc cách các anh 500 thước, chúng tôi sẽ tiêu-diệt các anh toàn bộ. Các anh đừng ḥng có cơ-hội chào đón chúng nó.

 

Đặng Tiểu B́nh chỉ nói phét. Quân Trung-quốc ôm đầu máu chạy về. Nhiều tù-nhân thất-vọng. Càng thất-vọng hơn với khẩu-hiệu “Đem thù-hận vào sản-xuất”. Chúng tôi phải lao-động thêm giờ, lao-động cả chủ-nhật. Ngày chủ-nhật lao-động gọi là ngày xă-hội chủ-nghĩa. Trại phát-động thi đua…khổ-sai lao-động giữa các đội. Tù-nhân làm hộc máu mồm. 9 tiếng đồng-hồ quần-quật một ngày đổi lấy hai ca bo-bo và dúm muối cục. Ông chủ cộng-sản bóc lột công-nhân tàn-bạo gấp triệu lần ông chủ tư-bản. Mỗi tù-nhân, tính đủ mọi khoản, một tháng nhà nước cộng-sản tốn có 11 đồng 5 hào! Cứ coi ngày lao-động trong tháng là 8 tiếng, nghỉ 4 chủ- nhật th́ 11 đồng 5 hào chia cho 208 giờ không ai dám ghi con số thành. Đặng Tiểu B́nh đúng là thằng chọc phân chẳng nên lỗ, khiến tù-nhân bị…thi-đua lao-động!

 

Không c̣n ǵ thê-thảm bằng tù-nhân khổ-sai lao-động trong quỹ-đạo cộng-sản. Đă là tù, bị cưỡng-bức làm việc c̣n bị thi-đua…ăn giải. Lại c̣n phải họp-hành, b́nh-bầu cá-nhân xuất-sắc, b́nh-bầu mức ăn. Có ba tiêu-chuẩn ăn

 

18 kư-lô thực-phẩm một tháng cho một tù-nhân xuất-sắc

15 kư-lô cho một tù-nhân trung-b́nh.

13 kư-lô 50 cho một tù-nhân lao-động kém.

Một đội có 4 tù-nhân được ăn tiêu chuẩn 18 kư lô. Một tù-nhân ăn 18 kư th́ 2 tù-nhân bị ăn 13 kư 50. Tù-nhân xuất-sắc ăn bớt phần của tù-nhân kém. B́nh quân, mỗi tù nhân 15 kư. Sự ghét bỏ nhau, khích-bác nhau, thù ghét nhau, tố-cáo nhau do ba tiêu-chuẩn ăn này. Xin giới -thiệu một cảnh b́nh-bầu mức ăn ở đội của tôi.

- Tôi, Phạm Kim Sơn, tháng này tôi tự thấy tôi lao-động tích-cực, an-tâm cải-tạo, không hề có tư-tưởng trốn trại. Vậy tôi xin ăn mức 15 kư.

- Tôi, Đặng Hoàng Hà, lao-động tốt, tư-tưởng tốt. Tháng này tôi xin ăn mức 15 kư.

Vân vân…Cả đội lần-lượt phát-biểu câu tương-tự và cho xin ăn mức trung b́nh. Tôi nghĩ các đội ở các trại từ miền Bắc vào miền Nam đều giống đội tôi. Sổ b́nh-bầu mức ăn đưa cho quản-giáo. Ông thầy chê b́nh-bầu thiếu chất lượng. Ông thầy bắt họp tại băi. Kết-quả vẫn thế, v́ không ai xin ăn 18 kư cả. Thầy Vinh cáu tiết chỉ-định 4 tù-nhân hưởng tiêu-chuẩn 18 kư. Thầy chọn luôn 8 tù-nhân thầy ghét, cho ăn 13 kư 50. Từ đó, quản-giáo định mức ăn. Đội có ba thau bo-bo. Thau 18 kư. Thau 15 kư. Thau 13 kư 50. Chia rẽ khởi-sự từ miếng bo bo. Thoạt đầu, đội của tôi đồng-ư chia phần bo-bo đồng đều. Mọi người vui vẻ. Quản-giáo Vinh lộn- xộn, đột-xuất thăm đội lúc chia bo-bo. Ông thầy dũa tôi và bắt chia riêng theo đúng mức ông thầy đă quyết-định.

 

Rơ ràng, không ai thích ăn 18 kư. Bị ăn th́ sớt trả người 13 kư 50. Nhưng 18 kư là bị chửi. Đội trưởng cắt việc, anh em nhao-nhao “sai thằng xuất-sắc 18 kư làm đi”. Thằng 18 kư dần-dần bị cách-ly, bị coi là chân tay của quản-giáo, bị gán tội “ăng ten”! Nó bực, nó chửi lại. Đấm đá. Ra ṭa án…trực trại. Lư do đấm đá? Những thằng sỉ-nhục nó làm “ăng ten” bị kỷ-luật. 18 kư càng bị chửi thêm. Nó tức quá, làm “ăng ten ‘ luôn. Gọi là tù chính-trị, thực ra kiến-thức và tư-cách của đa-số tù chính-trị ở các trại cải-tạo thua bọn trộm cắp. Thủ-đoạn vặt của cộng-sản mà cũng sa bẫy để thù hận nhau. Phải sống chung với bọn này, thật xấu hổ.

 

Tháng 3-1979, Sa Ác B nhận thêm 2 đội cảnh-sát đặc-biệt và 5 đội chính-trị khu A vào. Tôi gặp lại Dương Đức Dũng. Người mới đối với tôi là Phạm Long, em của Phạm Huấn, Phạm Hậu, Đậu Phi Lục, báo Chính Luận , Bùi Hoàng Thư, tác giả tiểu thuyết Nàng, Trần Thanh Liêm, không quân vân vân… Chúng tôi đổi nhà, không ở với Đội 3 rau xanh nữa. Tuy không ăn chung với anh Nguyễn Mạnh Côn, chiều nào chúng tôi cũng biếu anh bát ḿ hay bát hủ-tíu nấu tôm khô. Tôi nấu bếp. Đằng Giao nhóm bếp và bưng đồ. Chúng tôi thổi cơm ăn buổi tối. Có Dương Đức Dũng, Đỗ Ngọc Quỳnh, chúng tôi họp thành tổ ăn bốn người. Mưa to cách mấy, chúng tôi vẫn có nồi cơm, nồi canh. Tôi nấu hai bếp, Đằng Giao, Dũng và Quỳnh căng ni-lông che mưa. Anh Côn được miễn lao-động từ Tết. Ngày 2-4-1979, bất thần, anh cao-hứng đi lao-động. Đằng Giao có giác quan thứ sáu. Anh ta nói nhỏ:

- Sắp nổ lớn.

 

Tôi cười:

 

- Ở nhà buồn, anh ấy đi cho khuây khỏa.

 

Nổ lớn thật. Các đội tập họp chờ báo-cáo xuất trại. Trực trại vừa mở sổ, anh Côn đứng dậy:

 

- Báo-cáo cán-bộ, tôi Nguyễn Mạnh Côn, bị bắt ngày 2-4-1976. Hôm nay là 2-4-1979 vừa đủ 3 năm học-tập cải-tạo đúng chỉ-tiêu Đảng đề ra, tôi xin gặp Ban giám-thị lấy giấy trại về sum-họp gia-đ́nh.

 

Trực trại Hưng trả lời:

 

- Anh Côn ở nhà gặp Ban giám-thị. Các đội đi lao-động. Đội 21!

 

Đằng Giao báo-cáo quân-số rồi xuất trại. Không biết chuyện ǵ sẽ xẩy ra cho tác giả Cộng sản là ǵ? Ngoài hiện-trường lao-động tôi phải tiếp sức anh em gánh nước tưới…..cứu rau. Lứa rau cải đầu tiên của đội tôi bị rầy tàn-phá. Thay v́ nhổ mẹ nó hết đi, phát cho tù cải-thiện bữa ăn, thầy Vinh bắt cả đội. . . cứu rau. Rầy nó không sợ kiểm-điểm, không sợ kỷ-luật th́ sợ ǵ nước sông Ray. Nhưng vẫn gánh nước tưới tối-đa. Tôi mệt phờ quên anh Côn.

 

Buổi trưa, đội về, anh Côn đă có mặt ở nhà. Anh có vẻ buồn-bă. Anh không nhận phần cơm trưa.

 

Đằng Giao:

 

- Anh không ăn, anh có cho người nào không?

 

Anh Côn:

 

- Không ăn, không cho là quyền của tôi.

 

Đằng Giao:

 

- Anh không thương em tí nào cả.

 

Anh Côn:

 

- Cậu bảo nhà bếp tôi trả lại phần cơm.

 

Đằng Giao:

 

- Vâng.

 

Anh Nguyễn Mạnh Côn là người thông-minh, đọc nhiều, hiểu rộng. Cái kiến-thức uyên-bác về cộng-sản của anh đă không giúp anh điều ǵ khi anh đương đầu với bọn chăn trâu cắt cỏ. Anh đă sáng-suốt nhờ thuốc phiện và anh đă u-tối v́ thuốc phiện. Thiếu thuốc phiện, anh Côn như xe cạn xăng. Đầu óc anh tê-liệt. Anh nói toàn chuyện nhảm, nghĩ toàn điều nhảm. Buổi chiều lao-động về, chúng tôi thấy anh bị nhốt riêng ở căn nhà cuối dẫy đối diện căn nhà của chúng tôi. Căn nhà này vừa xây cất xong, chưa nhốt tù-nhân. Anh cởi trần, mặc quần dài xắn cao, bám chấn song cửa sổ nh́n ra ngoài. Trong hoàng-hôn vàng vọt của Sa Ác, h́nh ảnh anh cơ-hồ một vạt nắng sắp lóe bừng soi sáng một định-nghĩa nào đó. Chúng tôi nh́n anh, cùng chung một ư-nghĩ:

 

- Anh Côn, chúng em sẽ nhận tội sai lầm phán xét anh vội-vă. Với chúng em, anh là hôm nay. Dĩ-văng anh, tương-lai anh, cái vừa qua của anh là hôm nay. Anh sẽ chết thật đẹp. Anh dám chết thật đẹp. Anh là đại-thụ, tất cả là cỏ hèn.

 

 

Hôm sau, chủ-nhật chúng tôi nằm nhà. Anh Côn chỉ bám chấn song cửa sổ vào buổi chiều. Lúc ấy, tôi thấy anh lừng-lữngĐem tâm-t́nh viết lịch-sử, Kư hoa tử, Mối t́nh mầu hoa đào, Lạc đường vào lịch-sử…. Buổi trưa ngày thứ hai anh Côn tuyệt-thực, trật-tự-viên Hoa-nẫu vào Nhà chúng tôi bi-bô:

 

 

- Tưởng tuyệt thực lâu, vừa cúp nước uống đă xin ăn. Xin ăn th́ phải làm đơn đàng-hoàng, viết lạ đời: Tôi xin ăn ăn ăn ăn ăn ăn ăn..!

 

 

Trật-tự Hoa-nẫu c̣n nói nhiều điều xấu về diễn-biến tuyệt-thực của anh Côn. Chúng tôi không tin nó. Và khẳng-định nó là “phát-ngôn-viên” của Ban giám-thị . Buổi trưa thứ ba Hoa-nẫu hân-hoan loan tin khắp trại:

 

 

- Nguyễn Mạnh Côn làm đơn xin ăn nghiêm-chỉnh rồi !

 

Chúng tôi vẫn không tin. Nhưng mà anh Côn làm đơn xin ăn thật. Anh được đưa về nhà cũ, sống với chúng tôi, miễn lao-động song phải “làm việc” đều đều với Ban giám-thị. Cho đến một buổi sáng, Anh Côn bị đưa qua một Nhà chỉ có các đội h́nh-sự. Tù-nhân trong Nhà bị cấm liên-hệ với anh. Sa Ác B chưa có cachot, cũng chưa có hầm nhốt người vi-phạm kỷ-luật.

 

° ° °

Tháng 4-1979, tù-nhân chính-trị ở trại Long Thành vào Sa Ác B. Thành-phần này gồm các vị Phó quận-trưởng hành-chánh, Chánh-sự-vụ, Chủ-sự, Giám-đốc xuất thân từ Viện quốc-gia hành-chánh, Thẩm-phán, Dự-thẩm, Nghị-viên, Dân-biểu… Tất cả đều may-mắn không bị ra Bắc. Chủ-tịch Hạ-viện Nguyễn Bá Lương, nghị-viên Nguyễn Thanh Liêm có mặt. Bác-sĩ Hạnh của Viện Pasteur, bác-sĩ Nguyễn Ngọc Tùng, Trưởng-ty Y-tế Phú Yên kiêm Chủ-tịch Đảng Dân-chủ Nguyễn văn Thiệu có mặt. Thẩm-phán Đào Minh Lượng, thẩm-phán Hương (ṭa-án Gia Định rồi Biên Hoà) có mặt. Các chuyên-viên, cố-vấn Phủ tổng-thống có mặt. Nhóm Long Thành được biên-chế thành hai đội: Đội rau xanh và Đội vận-chuyển. Đức méo nằm trong Đội vận-chuyển (nhờ vậy sang Mỹ chàng lái xe vận-tải xuyên bang). Đội vận-chuyển có 10 người. Đội rau xanh trên 50 người. Một số Long Thành nhập các đội cũ của trại. Đằng Giao nhận Đào Minh Lượng, Nguyễn Ngọc Tùng… Tôi nhận Ngô Đ́nh Hoa, Nguyễn văn B́nh. Lúc này bác-sĩ Thạch của đội tôi đă ra coi pḥng Y-tế. Lúc này, quản-giáo Vinh ưa cự-nự tôi, chụp lên đầu tôi cái mũ “bao che” cho tù-nhân “thiếu thiện-chí cải-tạo” trong đội. Nguyên-do: Quản-giáo Vinh cấm dùng “đũa”‘ gắp phân bón rau, cấm dùng “găng tay” bao ni-lông. Ông thầy vĩ-đại này bắt tù-nhân bốc cứt bằng tay trần nhét tận gốc rau. Và không cho tắm buổi trưa! Tôi xin cho đội tắm gội, quản-giáo Vinh cho cho rửa chân tay. Và tôi bị viết kiểm-điểm v́ tội “yêu-sách cách-mạng”! Tôi đă phải đứng nghiêm trước mặt ông thầy hàng giờ nhiều lần để nghe ông phê-b́nh văn-chương tự kiểm của tôi.

 

- Văn của anh là văn lá cải. Truyện của anh là truyện ba xu. Anh tưởng lắt-léo qua mặt cách-mạng à?

 

 

- Tôi viết rơ-ràng, thưa cán-bộ.

 

- Anh Đặng Hoàng Hà chửi xéo cán bộ.

 

- Anh ấy chửi cào-cào.

 

 

Ông thầy nuôi con chích-cḥe lửa. Ông ghét Đặng Hoàng Hà t́nh nguyện vào Đội văn-nghệ làm nhạc trưởng bỏ Đội rau xanh của ông. Đội văn-nghệ ră đám . Đặng Hoàng Hà trở về “đơn vị cũ”, bị ông thầy đ́ tới chỉ, bắt kiếm cào-cào nuôi chích-cḥe và cho ăn 13 kư 50.

 

 

Đặng Hoàng Hà vồ cào-cào hụt, bị té, chửi cào-cào. Ông thầy nghe được, bèn nâng quan-điềm Đặng Hoàng Hà chửi cách mạng, chửi Đảng… Cuối cùng, ông yêu-cầu tôi xác-nhận trong tự kiểm là Hà chửi cán-bộ.

 

 

- Anh bao che anh Hà.

 

- Tôi cam-kết anh Hà chửi cào-cào chứ không dám chửi cán-bộ.

 

- Anh Nong!

 

- Dạ.

 

- Anh đừng giả vờ nín thở qua cầu. Cách-mạng biết các anh giả-vờ cải-tạo hết. Mặt xun-xoe nhưng ṇng dạ chống đối cách-mạng. Cái mặt anh, đi tù c̣n ra cái đíều chê-bai ân-huệ của cán-bộ.

 

- Tôi chê ǵ đâu?

 

- Cho anh rau bồi dưỡng anh chê.

 

- Cán bộ cho hết cả đội, tôi sẽ nhận. Một ḿnh tôi ăn rau, cả đội chửi tôi. Đội lao-động tích-cực, tôi đóng góp chút đỉnh.

 

- Nuận điệu của anh gian dối.

 

Quản-giáo Vinh ghét tôi từ hôm ông thầy hỏi tôi về quản-giáo Để đối xử với đội ra sao. Tôi đă đáp thầy Để đề mặc đội tự-giác lao-động. Ông thầy nghĩ rằng tôi xỏ-xiên ông, ông dở tṛ tự kiểm hành tôi tơi-bời.

 

- Nếu anh Hà thú nhận đă chửi cán bộ, anh biết tay tôi.

 

 

May-mắn, Đặng Hoàng Hà chối dài. Đội 17 rau xanh của tôi là đội rau xanh bết nhất trại. Anh em B́nh Chánh ù-lỳ sáng-tạo lao-động, chỉ-thị quản-giáo ra sao, anh em làm vậy. Quản-giáo Vinh có uy với phân tươi! Phân không cần ủ, không cần ngấu, cứ nóng hổi ngào tro mà bón. Và phân sợ tự kiểm ngoan-ngoăn xui rau …vàng khè. Đội rau xanh Long Thành rất cừ. Các ông thư-lại ăn đứt nông-dân. Các ông trồng mướp, trồng bầu, trồng rau muống đều vượt chỉ-tiêu. Đội trưởng Quả, anh của Miên Đức Thắng, tháo-vát vô cùng. Vườn rau của đội Long Thành xứng đáng đoạt giải thi đua.

Giữa tháng 4-1979, trại bầy hương án. Tù-nhân tập họp đợi nghe “lên lớp”. Không, người ta dẫn anh Nguyễn Mạnh Côn ra đứng trước các tù-nhân đọc tờ kiểm-điểm của anh. Tờ kiểm-điểm của anh Côn, hồi chuông báo tử của niềm tin, vạt nắng thoi thóp của hoàng-hôn sầu tủi.

 

 

Anh Côn viết: “Tôi thù ghét vợ con tôi đă không thăm nuôi tôi mấy tháng nay”. Anh Côn viết đúng. Chị Côn không bao giờ đi thăm nuôi anh cả. Ở đề-lao Gia Định, Chí Ḥa, hai đứa con anh thay phiên nhau nuôi anh. Ở Sa Ác B. chỉ một lần duy nhất cháu Nguyễn Kiên Trung theo vợ Đằng Giao và vợ tôi vào thăm anh. Tôi chẳng hiểu nghĩ ǵ mà chị Côn đă gửi mía khúc tiếp-tế cho chồng tù rụng hết răng? Bài kiểm-điểm của anh Côn khiến chúng tôi cúi gầm mặt. Đằng Giao khóc. Tại sao phải lôi vợ con ra nguyền-rủa? Thằng tù nào làm tự kiềm, tự khai mà không dối-trá, điêu-ngoa, hèn-hạ? Thằng tù nào làm tự kiểm, tự khai mà không nhận tội sai lầm với cách-mạng và hứa-hẹn khắc-phục để tiến-bộ? Trong hàng rào giây kẽm gai cộng-sản, ngang họng súng đen ng̣m, chỉ có vài vị anh-hùng ngục-sĩ dám chấp-nhận cái chết, dẫu biết ḿnh chết lăng nhách. C̣n đa-số, cái đa-số tuyệt-đối, đều ngoan-ngoăn nín thở qua cầu. Những tự kiểm, tự khai trong tù, ngoài trại tập- trung chỉ có tù-nhân và cai tù biết, trừ trường-hợp anh Nguyễn Mạnh Côn bị cộng-sản bêu nhục mới đọc công khai. Tự khai của anh Nguyễn Mạnh Côn thuộc loại tự khai mê-sảng v́ thiếu thuốc phiện. Chắc chắn, lúc đứng giữa sân trại nghe đọc tự khai của ḿnh, anh Côn đă quên Cộng sản là ǵ. Tội nghiệp anh. Cộng sản bố ở Hà-nội đă chỉ-thị cộng-sản con ở Sa Ác triệt-để khai thác sự mê-sảng thiếu thuốc phiện của anh Côn mà đánh gục anh, đánh gục lư-thuyết-gia chống cộng lỗi-lạc của miền Nam. Tên chính-ủy đắc-chí:

 

 

- Mỹ Ngụy đă tước đoạt hết lương-tri của anh Nguyễn Mạnh Côn. Rất may, phẩm-cách làm người của anh c̣n sót lại đôi chút trong hai câu thơ của anh: hoan-hô cán bộ Để, Đương, Từ nay phản-động hết đường nữa nao!

 

 

Trong cơn mê sảng, anh Côn c̣n làm vè nữa! Anh được dẫn về Nhà của các đội h́nh-sự. Chúng tôi đi lao-động. “Vĩ-nhân thường chết bởi cái gai!” Hemingway viết thế. Tôi chợt nhớ Sợi tóc của Thạch Lam. Nhưng đời sống đầy rẫy những kẻ giả-dối, ích-kỷ, chỉ thích người khác chết đẹp để vinh tôn bằng miệng. Đứng giữa sợi tóc quyết-định sống và chết, nhân-loại đều lưỡng-lự, đều sợ chết hùng và chấp nhận sống hèn. Chúng tôi đă là những kẻ giả-dối, ích-kỷ ấy. Không có ǵ để trách-móc anh Nguyễn Mạnh Côn. Nếu phải trách, chỉ là thuốc phiện. Thuốc phiện đă hại anh Côn.

 

° ° °

Cuối tháng 5-1979, ông Nguyễn Bá Lương chết. Ông chết rất êm-ái. Cựu chủ-tịch Hạ-viện của nền đệ nhị cộng-ḥa nham-nhở không để lại một lời giăng giối nào. Ông chết nửa khuya, gần sáng anh em cùng Nhà mới phát-hiện. Ngọn đèn tập-thể được mang tới kê cao sát đầu ông. Chúng tôi biết tin nhờ anh em thông-báo. Nhà ông Nguyễn Bá Lương cạnh Nhà chúng tôi. Ngọn đèn leo-lét cháy. Nhà-trưởng đợi kẻng báo thức mới báo-cáo. Người ta chở một cái quan-tài mộc- mạc từ khu A vào. Xác ông Nguyễn Bá Lương do mấy tù-nhân Đội lâm-sản tẩm-liệm. Người ta bỏ vô ḥm bộ quần áo tù mới tinh chưa đóng dấu rồi đậy nắp, đóng đinh. Quan- tài đặt lên xe cải-tiến cùng với cuốc, xẻng. Tù-nhân Đội lâm-sản kéo đẩy quan-tài. Đám tang đi vội-vă. Không ai được phép đưa tiễn linh-hồn người quá-cố, dù một quăng sân trại . Một cai tù theo sau xe. Hắn sẽ đọc lệnh tha ông Nguyễn Bá Lương khi hạ huyệt . Cựu chủ-tịch Hạ-viện đă về sum-họp gia-đ́nh!

 

 

Sinh-hoạt ở trại vẫn thế. Hai hôm sau, tù-nhân h́nh-sự Quản Quang Ninh chết v́ bệnh kiết-lỵ kinh-niên! Đám ma gă tù h́nh-sự can tội trộm cắp cũng đầy đủ “lễ-nghi” như đám ma tù-nhân chính-trị Nguyễn Bá Lương. Nghĩa-trang Sa Ác B đă có hai nấm mộ không mộ bia và không hứa-hẹn không bị san bằng bởi mưa rừng tầm-tă.

 

 

Mồng 1 tháng 6 năm 1979, sau cơn sốt nặng, anh Nguyễn Mạnh Côn qua đời. Anh chết ở Nhà 1 . Anh không hề bị ném vào hầm giam, không hề bị bỏ đói. Anh già, đuối sức, không thuốc phiện cầm cự. Và anh chết. Anh Nguyễn Mạnh Côn công-khai “Báo-cáo cán bộ, tôi Nguyễn Mạnh Côn, bị bắt ngày 2-4-1976. Hôm nay là 2-4-1979 vừa đủ 3 năm học-tập cải-tạo đúng chỉ-tiêu Đảng đề ra, tôi xin gặp Ban giám-thị lấy giấy ra trại về sum họp gia đ́nh”. Anh đă gặp Ban giám-thị. Chắc chắn, anh bị chúng nó sỉ-vả tội sách-động tù-nhân. Anh uất-ức tuyệt-thực. Chúng nó dồn anh vào đường chết nhục, chết thảm. Người “anh em” của ông Tạ Tỵ đă chết như thế. Không ai “bán anh em” của ông ta đâu. Cho đến khi tôi rời Sa Ác B chỉ có ba người chết: Nguyễn Bá Lương, Quản Quang Ninh, Nguyễn Mạnh Côn..

 

 

Cái chết của anh Nguyễn Mạnh Côn không đúng ư mọi người nên chẳng ai xúc động. Đời vốn chó đẻ mà! Sinh-hoạt của trại b́nh-thường.

 

 

Đội của tôi nhận anh Phạm Thái Ất từ đội của Đằng Giao qua. Nhà gián-điệp này dấu nửa lạng vàng nhét ở đế giép, định ra gặp thân-nhân thăm nuôi sẽ gửi về, ai dè bị trật-tự Hoa-nẫu phát-hiện. Thế là vàng bị tịch thu, thân bị kỷ luật 15 ngày. Kỷ-luật Sa Ác B rất nhẹ cả với những tù-nhân trốn trại. V́ chưa kịp xây cất cachot, tù-nhân vi phạm kỷ luật thường bị c̣ng chân vào cột nhà mới xây xong hoặc Nhà của các đội h́nh-sự.

 

 

Tù-nhân vi-phạm các tội như trây lười lao-động, nói xấu cán-bộ, xâm-phạm tài-sản xă-hội chủ-nghĩa, đánh nhau, dấu tiền bạc (dù bị “ăng ten” báo cáo) chỉ bị c̣ng một chân 15 ngày, ăn cơm tiêu-chuẩn 13 kư 50, bị cúp viết thư , nhận thư và nhận quà thăm nuôi trong ṿng 2 tháng. Tù-nhân trốn trại bị bắt lại th́ bị vệ-binh đánh thê-thảm từ lúc bị bắt đến lúc dẫn về trại. Kỷ-luật cũng 15 ngày c̣ng. Nặng hơn như đánh giết vệ-binh, quản-giáo th́ bị đưa ra khu A. Suốt thời gian tôi ở khu B, chưa có vụ trốn trại nào đánh giết vệ-binh, cướp súng. Đang bị c̣ng chân kỷ-luật mà có lệnh tha của Bộ nội-vụ, vẫn ra về. Chẳng phải bị kỷ-luật, bị “ăng ten” tố-cáo mà kéo dài hạn tù. Chẳng phải tố-cáo người khác mà chóng được tha về. Khả-năng gian ác của “ăng ten” chỉ làm kẻ bị nó hăm hại 15 ngày kỷ-luật, một lần cúp thăm nuôi. Nó không thể “bán xác” ai cả. Khả-năng gian-ác của “nhà văn” gian-dối, điêu-ngoa ghê-gớm hơn “ăng ten”. Khả-năng toa-rập của bọn vừa dốt vừa ngu ngang mức khả-năng gian-ác của “nhà văn” gian dối. Khả-năng thư luân-lưu độc-địa nhất, bần-tiện nhất, hôi-hám nhất về thủ -thuật rỉ tai bêu xấu vẫn là ông “nhà văn-hóa” Trần Tam Tiện. Tôi là kẻ b́nh-thản nghe tin một người nào đó bảo một người nào đó làm “ăng ten” gian-ác đến nỗi “bán xác” tù-nhân khác. Gặp ông cựu dân-biểu Nguyễn Minh Đăng ở trại Sungai Be si, một bạn tị nạn kéo tôi ra:

 

 

- Anh thân với Nguyễn Minh Đăng không?

 

- Vừa vừa.

 

- Hắn làm “ăng-ten” giết chết một vị đại-tá cải-tạo ngoài Bắc đấy.

 

- Ghê nhỉ?

 

- Ghê lắm.

 

- Trại nào?

 

- Tôi không rơ.

 

- Anh có ở trại ấy với Nguyễn Minh Đăng không?

 

- Không.

 

- Anh có bị tù không?

 

- Không.

 

- Ai nói với anh Nguyễn Minh Đăng giết vị đại-tá?

 

- Người ta.

 

- Người ta tên ǵ?

 

- Tôi không rơ.

 

- Anh nên về Việt Nam ngay đi.

 

- Làm ǵ? Vào tù à?

 

- Phải, anh nên nằm tù cộng-sản. Nằm tù cộng-sản với người quốc-gia cao-cả của anh đi, anh sẽ thấm t́nh đời, thói đời. Một cục đường thôi, anh từ-chối cho “anh em” của anh, anh sẽ mang tội “ăng-ten” gớm ghiếc, anh sẽ bị “anh em” của anh viết báo bêu nhục nếu “anh em” của anh trốn thoát sang Mỹ.

 

 

Tôi muốn xử-dụng hợp-âm Do Majeur cho tất cả những tên khốn kiếp bêu nhục người khác bằng tin đồn.

 

 

Phạm Thái Ất chưa hết ba-hoa. Anh ta không ưa tôi v́ anh ta không thể nói phét với tôi. Một lần, anh ta kể Tam-quốc-chí,tôi hỏi anh ta:

 

 

- Anh thấy Mă Tốc thế nào?

 

- Thằng xạo.

 

- Nhưng Mă Tốc có tài thật. Những anh bất-tài vô-tướng mà xạo mới đáng ghét.

 

Chưa đủ độ ghét tôi, phải đợi hôm anh ta tâm-sự:

 

- Tôi và anh giống nhau.

 

 

- Anh lầm rồi, anh Ất ạ! Tôi và anh không bao giờ giống nhau.

 

- Chúng ta cùng tù.

 

 

- Cùng tù thôi.

 

- Cùng tù là giống nhau.

 

- Anh và tôi không thể giống nhau.

 

- Tại sao?

 

- V́ anh là anh, tôi là tôi. Có những thứ không thể đồng dạng, đồng tính.

 

 

Từ đó, anh ta ghét tôi ra mặt. Chẳng phải riêng anh Ất ghét tôi, c̣n một số thư-lại Long Thành ghét tôi nữa. Sự ghét bỏ xuất-phát từ ḷng mặc-cảm. Thẩm-phán Đào Minh Lượng nói:

 

- Tụi nó ngại anh v́ ngày trước anh chửi tụi nó là gia-nô của Thiệu.

 

Chắc chắn vậy. Cái số thư lại Long Thành cặn-bă của xă-hội cũ toàn những thằng già, sống tập-thể mà chỉ lo quyền-lợi cá nhân. Bị thăm nuôi của anh nào anh ấy buộc thật chặt. Điều này thuộc tự-do của họ, xin miễn phê-b́nh. Nói riêng hai điểm nhỏ thôi: Buổi chiều ca-cóng xong phải tưới nước cho tắt than lửa. Trực trại kiểm-soát trước khi điểm danh vào pḥng. Nếu bếp c̣n than cháy và bừa-băi, trực trại sẽ cấm ca-cóng một tuần. Mấy ông thư-lại già chuyên gây rắc-rối. Trực trại “lên lớp”, các ông ấy khúm núm “tiếp thu”. Nhà trưởng van nài các ông ấy thi-hành quy-định. các ông ấy nhởn-nhơ, chửi thầm. Đă bị cấm ca-cóng vài lần, rồi đâu vẫn hoàn đó. Một ông thư-lại vi-phạm quy-định, cả Nhà treo ca-cóng. Đấy là điểm thứ nhất. Trời mưa được nghỉ lao-động v́ sợ tù-nhân trốn trại. Cửa Nhà mở rộng với điều-kiện tù-nhân đừng ra hứng nước hay tắm giặt. Tù-nhân vi-phạm, cửa sẽ bị đóng kín. Tất cả tuân lệnh, trừ mấy ông thư-lại. Nhà trưởng nói nhẹ, mấy ông ấy tỉnh bơ, nói nặng, mấy ông ấy sửng cồ. Nhưng trực trại hay trật-tự Hoa-nẫu “giáo-dục”, mấy ông ấy nín khe. Tôi không chịu nổi thái-độ sống của mấy ông thư-lại, thường xuyên công-kích mấy ông v́ quyền-lợi chung của cả Nhà. Thư-lại cấu-kết với nhau kết án tôi “kư-giả ăn mày làm mất nước”!

 

May cho tôi là bị kỷ-luật, mất chức Đội trưởng, mất luôn chức Nhà trưởng. V́ Đội 17 rau xanh không đạt đúng năng-suất lao-động, người ta lôi cái vụ tôi gửi tiền lâm-sản mua thuốc lá, mua bột sữa hồi tôi mới vào Sa Ác B ra xử tội. Tôi bị đứng nghiêm trước tù-nhân cả trại nghe đọc quyết-định thi-hành kỷ-luật.

 

 

 

Cộng-hoà xă-hội chủ-nghĩa Việt Nam

 

Độc-lập – Tự-do – Hạnh-phúc

 

 

 

Bộ Nội-vụ

 

 

 

Trại Cải-tạo Xuyên Mộc TH6 B

 

 

 

QUYẾT-ĐỊNH THI-HÀNH KỶ-LUẬT

 

 

Ban Giám thi trại cải tạo TH6 quyết-đinh thi-hành kỷ-luật trại viên:

Vũ Mộng Long

Sinh ngày 16-8-1935

Tại Thái B́nh

Nơi đăng kư hộ khẩu thường trú 225 Bis Nam-kỳ Khởi-nghĩa tp Hồ Chí Minh

Can tội nhà văn phản-động

Bị bắt ngày 8-4-1976

 

về tội mua bán đổi chác. Trại viên Vũ Mộng Long bị mất chức Đội trưởng, Nhà trưởng. Đồng-chí Nguyễn văn Hưng là cán-bộ trực trại có nhiệm-vụ thi-hành quyết-định này.

 

Ngày 20-6-1979

 

Phó Giám-thị

Nguyễn văn Hiểu

 

 

Tội của tôi cũ mèm nên không bị c̣ng chân, bị cúp thăm nuôi. Buổi chiều hôm ấy Đằng Giao gạ tôi nấu chè ăn khao . Anh ta rất thèm được kỷ-luật để thoát cảnh trên đe dưới búa. Tôi th́ cảm giác ḿnh tự do làm tù.

 

CHƯƠNG 6

 

Thường lệ, Đội trưởng bị kỷ-luật th́ được biên-chế sang đội khác. Tôi vẫn ở Đội 17 rau xanh làm tù-nhân b́nh thường. Đội trưởng của tôi là anh Trạng, từ đội của Đằng Giao qua. Anh Trạng, dân B́nh Chánh. Quản-giáo Vinh xếp tôi vào Tổ tưới rau. Lúc này, Ngô Đ́nh Hoa, Nguyễn văn B́nh đă về với đội Long Thành. Quản- giáo Vinh bị Ban giám-thị phê-b́nh gay gắt v́ đội của ông thầy cầm cờ trắng. Cờ đỏ do đội rau Long Thành đoạt. Cờ xanh nằm trong tay Đội 3 h́nh-sự. Ông thầy bực tức, Ông thầy phấn-đấu vượt chỉ-tiêu. Ông thầy…tăng phân tươi và tăng nước tưới. Mỗi tù-nhân phụ-trách gánh nước phải gánh đủ 100 đôi 1 ngày. Năm 1979 hạn hán. Tháng 6 mà vẫn chưa có trận mưa nào ngoạn-mục kéo dài vài hôm. Ở trại cải-tạo, mưa là hạnh-phúc. Tù-nhân b́nh-bầu mức ăn cho ông Trời như sau:

 

 

- Đêm tạnh, bắt đầu kẻng báo thức mới mưa. Mưa trút nước qua giờ tập họp lao-động. Cả trại nằm nhà nghỉ-ngơi: Trời hưởng mức ăn 18 kư.

 

 

 

- Ngủ trưa dậy, kẻng tập họp lao-động mưa tầm-tă, cả trại nằm nhà nghỉ-ngơi, Trời hưởng mức ăn 15 kư.

 

 

 

- Đang lao-động, trời mưa, thu-hồi dụng-cụ về trại, Trời hưởng mức ăn 13 kư 50.

 

 

 

- Mưa sớm, mưa đă đời, lúc tập họp lao-động lại tạnh, Trời bị kỷ-luật c̣ng chân 15 ngày, cúp thăm nuôi 1 kỳ.

 

 

Mưa không những tù sướng, quản-giáo, vệ-binh cũng sướng. Ban giám-thị không sướng tí nào. Nhưng bắt tù đi lao-động, mưa to sẽ xẩy ra nhiều vụ trốn trại thành-công. Trại mà đề nhiều tù trốn trại, Ban giám-thị sẽ bị kiềm điểm, sẽ khó leo lên địa-vị cao trong ngành quản-lư các nhà tù. Do đó, trốn trại là quan-trọng, tiến-bộ tư- tưởng của tù-nhân là thứ yếu. Mục-đích chính-yếu của chính-sách lao-động cải-tạo tư-tưởng của cộng-sản là ǵ? Thế-giới, cho đến hôm nay, vẫn bị huyễn-hoặc bởi cách chơi chữ của cộng-sản. Người cộng-sản lúc nào cũng có thể to miệng nói với thế-giới rằng họ không hề bắt nhốt sĩ-quan quân-đội, sĩ-quan cảnh-sát, công- chức cao cấp, dân-biểu, nghị-sĩ, nghị-viên, đảng-phái đối nghịch đảng cộng-sản của và trong chế-độ Việt Nam cộng-ḥa. Những thành-phần này, họ gọi chung là “ngụy quân, ngụy quyền”. Rơ-rệt và chính-xác, những thành-phần này đă đi tŕnh-diện học tập cải-tạo. Thế-giới không cần biết cái thông-cáo cưỡng-bức và đe-dọa “ngụy quân, ngụy quyền”. Và cộng-sản phủ-nhận con số tù-nhân chính-trị mà họ giam giữ. Với cộng-sản, không có tù-nhân chính-trị. Các tổ-chức chống cộng-sản sau 30-4-75, những thanh-niên, sinh-viên, học-sinh chiến-đấu cho tự-do, dân-chủ của dân-tộc; những nhà trí-thức đ̣i hỏi nhân-quyền, bị cộng-sản xếp vào thành-phần “phản-động” can tội phá-hoại an-ninh của “tổ-quốc” và bị bắt bỏ tù không cần xét xử, không có án-tích. Tất cả những nơi giam nhốt, đầy đọa tù-nhân, cộng- sản đều gọi là Trại học tập cải-tạo và thế-giới đều gọi là Camp de ré-éducation. Cộng-sản không gọi là Nhà tùhay Trại tập-trung khổ-sai lao-động. Thế-giới không gọi thế và báo-chí Việt Nam hải-ngoại cũng không gọi thế. Cho nên ư-nghĩa của tù-nhân chính-trị Việt Nam nó phôi-pha dần theo tháng năm. Như tị-nạn chính-trị bước sang giai đoạn tị-nạn kinh-tế! Sự can-thiệp của các hội-đoàn nhân-đạo quôc-tế chỉ nhằm cá-nhân, không nhằm tập-thể. Mọi lên tiếng về tù-nhân chính-trị ở Việt Nam mang tính chất làm cảnh theo cảm-hứng mùa màng. Cộng-sản cấm-chỉ báo-chí thế-giới thăm viếng nhà tù và trại tập-trung của họ. Cả miền Nam, có một trại kiểu mẫu để tiếp phái-đoàn Amnesty International (v́ AI trung lập với tất cả các chế-độ chính-trị) và các hội-đoàn quốc-tế thân cộng-sản*. Thế-giới chỉ hiểu lơ-mơ về nhà tù và trại tập-trung khổ-sai lao-động của cộng-sản qua sự tường-tŕnh của những ông Việt Nam cư-ngụ tại Pháp từ 30 năm. Và những ông này đều gọi những địa-ngục từ Việt Nam là Trại học tập cải-tạo! Thủ-đoạn bắt nhốt hàng mấy trăm ngàn tù-nhân của cộng-sản nó siêu-việt thế đấy. Đi học- tập, không đi khổ-sai lao-động. T́nh nguyện tŕnh diện học tập cải-tạo, không hề bị bắt giam nhốt. Phải công-nhận cộng-sản chơi chữ rất giỏi.

 

 

Ở nhà tù ra sao, bạn đă đọc Nhà tù rồi. C̣n ở trại tập-trung ra sao, tôi sẽ cố-gắng viết trung-thực với nhận-xét và kinh-nghiệm của tôi. Cộng-sản không thích cải-tạo tư tưởng tù-nhân. Hiển nhiên, họ không thể chơi tṛ “brain washing” theo phương-pháp Pavlov cho hàng trăm ngàn tù-nhân. Họ thừa hiểu, tù-nhân lao-cải biết cách nín thở qua cầu. Vậy chỉ cần bắt tù-nhân tê-liệt tâm-hồn, ră-rời thể-xác. Cách thực hiện hữu-hiệu nhất là làm cho tù-nhân đói khổ, làm cho tù-nhân mất phẩm-cách, làm cho tù-nhân sợ hăi. Làm cho tù-nhân đói khổ nằm trong chính-sách làm cho toàn dân đói khổ. Sự tiến-bộ của chế-độ cộng-sản ở Việt Nam là không c̣n ai chết đói nữa nhưng thường xuyên đói và triền-miên ăn độn. Chủ-tịch Hồ Chí Minh, ở bức chân dung vẽ ông ta đứng dơ bàn tay x̣e đủ năm ngón, được dân-gian “học tập” như vầy:

 

 

5 ngón tay Bác, 5 đồng bạc “ngụy” ăn 1 đồng bạc cách-mạng.

 

5 ngón tay Bác, 5 năm tù tối-thiểu cho ngụy-quân, ngụy-quyền, phản-động.

 

5 ngón tay Bác, 5 lạng thực-phẩm cho một người dân một ngày.

 

 

Tù và dân đồng đều tiêu-chuẩn 15 kư lô thực-phẩm mỗi tháng. Thực-phẩm không phải là gạo. Thực-phẩm, có thể, là gạo hẩm cộng với khoai, sắn, ngô hay chỉ riêng rẽ khoai, sắn, ngô, bo bo… Gạo là xa-xỉ-phẩm như nước mắm trên đất khách miền Bắc có lăng Bác. Cách-mạng vô-sản đă đổi đời cho nước mắm. Nước mắm cũng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững-chắc lên xă-hội chủ-nghĩa thành nước chấm. Muối + nước + kẹo đắng : Nước chấm! Ấm no, hai tiếng này vẫn nằm tronghứa hẹn. Bài ca Tự Túc phổ-biến sâu rộng khắp nước từ năm 1946. Hai câu cuối rực-rỡ tương-lai:

 

Anh em ơi góp công muôn bàn tay

Đất nước ta ấm no đi đây có ngày

 

Năm 1976, đài phát-thanh Giải-phóng, chương-tŕnh Nông-nghiệp vẫn hát bài Tự Túc. Tự Túc là nhạc mở đầu và kết-thúc chương-tŕnh. Ba mươi năm sau cách-mạng đất nước ta vẫn đói rét, “đất nước ta ấm no rồi đây có ngày”. Chưa biết ngày nào? Năm nay, 1986, đất nước ta chắc vẫn c̣n đói rét. Dân chúng đói v́ Đảng muốn dân chúng đói. Đói có nghĩa là bao-tử lưng-lửng. Bao-tử lưng-lửng có nghĩa là không thể chết đói. Không thể chết đói nhưng mà rất thèm ăn no. Thèm ăn no th́ chỉ nghĩ đến miếng ăn, không thiết nghĩ đến tự-do dân-chủ. Càng không muốn nghĩ đến tranh-đấu cho ấm no, tự-do, dân-chủ. Con người khó ḷng vùng dậy khi nó đói mà nó biết nó không bị chết đói. Cái roi gạo của cộng-sản nó nhiệm-mầu thế đấy. Nó phũ-phàng hơn roi điện của thực-dân phát-xít đế-quốc tra-tấn con người. Nó làm hao ṃn thịt xương và tiêu diệt ư-chí chống đối.

 

Ngày xưa roi điện th́ c̣n

Ngày nay roi gạo hao ṃn thịt xương

 

Cái cung-cách cai-trị nhân-dân bằng roi gạo ngoài đời giống hệt cái cung-cách quản-lư tù-nhân trong trại tập-trung khổ-sai lao-động. Ăn ít, làm nhiều. Làm không đem lại kết-quả, vẫn làm. Làm cho đói. Đói bị ăn ít. Ăn ít thèm ăn. Tù-nhân vẫn lại chỉ loay-hoay miếng ăn. Chung quanh miếng ăn là thảm cảnh dẫn tới sa-đọa và mất phẩm-cách. Bất cứ một tù-nhân lao-cải nào cũng có thể nói câu này với bất cứ ai, ở bất cứ đâu mà không sợ mang tiếng bịa đặt: Mọi sinh vật bị tiêu-diệt gọn quanh khu-vực tù-nhân cải-tạo. Thằn lằn, rắn, kỳ-nhông, kỳ-đà, mối chúa, cào-cào, dế, chuột, cua, cá, tôm tép, cóc nhái… Cái ǵ có thể ăn và có chút chất đạm là tù cải-tạo ăn. Trừ giun ra. Tôi chưa thấy ai ăn giun. Có lẽ, ông nhà báo nào thương tù cải-tạo quá đă cho tù ăn giun thay bo-bo! Mà ăn cả bát giun mới là giầu óc tưởng-tượng. Rất tiếc, ông nhà báo này không được làm đại-diện tù chính-trị Việt Nam để “bốc xê la bút” tại quốc-hội Hoa-kỳ hay là đi kiện Việt cộng. Tù-nhân lao-cải c̣n ăn rau độn bo-bo cho căng bao-tử. Rau tầu bay, rau cải trời, rau dền dại, rau sam… Có người dám ăn cỏ non. Lư-luận: Dê ăn cỏ, trâu ḅ ăn cỏ có chết đâu. Trâu ăn cỏ lao-động vô-địch. Ḅ ăn cỏ sinh bê c̣n ra sữa. Sữa ḅ chế thành bơ, thành phó-mát… Cỏ nhất định dồi dào sinh tố. Nhưng cỏ chỉ bổ khi được… nhai lại. Mà người không thuộc loài nhai lại, trừ cộng-sản là loài nhai lại những giáo-điều lạc-hậu, những nghị-quyết mốc thếch, những chiến-thắng chẳng ăn cái giải ǵ, những khẩu-hiệu gian-dối, những danh-từ rỗng tuếch. Cũng c̣n có một loài nhai lại. Đó là bọn nhà văn Hamburger, xuân hạ thu đông nhai lại những câu chửi rủa người vắng mặt. Thêm loài nhai lại hiệp định Paris 1973, nhai lại tiền lạc-quyên kháng-chiến, nhai lại tiền ăn cắp di-tản đem theo, nhai lại dĩ-văng bệ-rạc. Vân vân… Đất nước khốn-khổ của chúng ta hơi nhiều cách-mạng nên khá đông thú vật hai chân nhai lại. Thú vật nhai lại cỏ kháng-chiến bền-bỉ và quang-vinh nhất chỉ có hai tên cùng viết tắt HCM. Một tên đă nằm trong ḥm kính. Một tên đang nằm trong thùng nước lèo phở Ḥa. Tù-nhân cải-tạo là nạn-nhân của thú vật hai chân nhai lại. Tù-nhân cải-tạo là CON NGUỜI bị thú vật hai chân bắt đồng-hóa với chúng nó. Và đă thử ăn cỏ non. Khi người ta đói, người ta ăn cả thịt người. Đă có trường-hợp thuyền-nhân ăn thịt kẻ đồng-hành chết đói. Tháng 3 năm Ất Dậu, người sắp chết đói ăn thịt người vừa chết đói là thường. Ăn bất cứ cái ǵ có thể nuốt. Để chết. Người đói vô tội. Kẻ làm cho con người đói đến mất nhân-tính, mất phẩm-cách mới có tội.

 

Tù-nhân lao-cải không có ai chết đói nhưng “quanh năm tích-cực đói, bốn mùa khẩn-trương đói”. Đói th́ “mưu sinh” riêng cho no. Rau cải trời dễ kiếm dễ hái, ăn nhiều mất máu. Cóc nấu cháo ngon lắm, bổ lắm, ăn trúng nọc “cậu trời” là đau quặn bụng, ói mửa ra mật xanh mật vàng. Bạ cái ǵ cũng ăn th́ dễ sinh bệnh. Bệnh thiếu thuốc th́ “về sum họp với cha ta”. Đa-số tù-nhân lao-cải chết bệnh là do ngoài đời ăn khỏe quá. Ông tướng Nguyễn Đức Thắng đi lao-cải sẽ kềnh trước tiên. Đói đâm ra lẩn-thẩn, kèn-cựa nhau từ miếng thịt đến muỗng cơm trắng “những ngày lễ lớn”. Chia sắn lát, chia khoai luộc, chia nước muối, chẳng ai thèm nḥm ngó. Chia thịt, chia canh, bắp cải nấu xương heo, chia cơm trắng, một đội 50 tù-nhân 100 con mắt theo dơi người chia cơm, chia thịt, chia canh. Sự thèm ăn làm đầu óc bé lại, tâm-hồn kẹo đi. Thêm cái tiêu-chuẩn thực-phẩm hàng tháng gây đủ mọi chia rẽ, gấu-ó, đấm đá. Đó là Sa Ác B của tôi, một trại đủ thành-phần xă-hội. Những trại khác tôi không biết tù-nhân lao-cải có c̣n thủ nổi tác-phong “giấy rách phải giữ lấy lề” ?

 

Chế độ thăm gặp ở trại lao-cải chẳng nhân-đạo ǵ. Nó nhắm ba mục-đích:

 

1/ Ăn ngon, ăn no th́ phải “triệt-để tuân-hành nội-quy và mệnh-lệnh của cán-bộ”. Kinh-Tế… cái bị quà luôn luôn bị đe-dọa bởi cái quyết-định thi-hành kỷ-luật. Tù-nhân bướng-bỉnh, “tư-tưởng nấn cấn, nao động nề mề” khó cải-tạo, đa số là tù-nhân “con bà phước”. Kỷ-luật cúp thăm gặp kinh-hoàng nhất, “con bà phước” không ai nuôi, không ai gặp, không sợ hăi cái thứ kỷ-luật răn đe bao-tử.

 

2/ Ăn ngon, ăn no th́ lao-động tích-cực, hết lấy cớ trây lười.

 

3/ Thăm gặp tạo mâu-thuẫn giai-cấp giữa các tù-nhân. Thằng không có thăm gặp ghét thằng có thăm gặp. Thằng thăm gặp ít ghét thằng thăm gặp nhiều. Giá-trị và cả ḷng thù-hận đánh giá bằng cái bị căng phồng quà cáp hay cái bị xẹp lép. Nếu không có chế-độ thăm gặp, tù-nhân b́nh-đẳng kinh-tế. Như thế tù-nhân yêu thương nhau đoàn-kết thắm-thiết và sẽ gây ra nhũng tai-hại khó lường cho sự quản-lư tù-nhân ở các trại lao-cải.

 

Đó, ba mục-đích chính của chế-độ thăm gặp nằm trong chính-sách cải-tạo tư-tưởng khoan-hồng và nhân-đạo của Đảng và Nhà nước cộng-sản. Con người chưa bao giờ khổ v́ miếng ăn và hèn v́ miếng ăn như con người tù-nhân ở trại tập-trung khổ-sai lao-động của cộng-sản. Tuy khổ và hèn nhưng là khổ và hèn bị cưỡng-bức. Tỷ-lệ những người v́ khổ mà t́nh-nguyện xếp ḿnh dưới mức hèn, xếp ḿnh ngang hàng súc-vật hơi khan hiếm. Có lẽ duy nhất một “nhà văn” Tạ Tỵ. Ông này không lao-động vất-vả ǵ cả. Như ông ta muộn-màng thú nhận, ông ta được “anh em” của ông ta giới-thiệu vẽchân dung Hồ Chi Minh giữa trại cải-tạo . Và ông ta bảo “Sống trong trại tù th́ vẽ HCM hay đi hót cứt, bổ củi, vác gạo, trồng ḿ cũng như nhaư” . Bị cưỡng-bức vẽ tranh Hồ Chí Minh và được giới thiệu vẽ khác nhau. Ở tù trăm sự đều cay đắng. Hồ Chí Minh đă thở than vậy. “Bác” c̣n ngậm-ngùi: “Mỗi lời mỗi việc không tự-chủ. Đề chúng dắt đi tựa trâu ḅ”. Chúng không dắt đi tựa trâu ḅ mà ḿnh t́nh-nguyện làm trâu ḅ th́ kẻ vẽ “Bác” không giống tâm-sự “Bác”. Th́ bị giới-thiệu cũng là một cưỡng-bức đi, ngồi vẽ “Bác” vẫn nhàn, bao-tử đỡ đói hơn bao-tử bổ củi, vác gạo. Đỡ đói hơn “anh em” mà “ăn cắp khoai ḿ, ăn vụng thịt dưới nhà bếp, ăn tranh phần khoai và cơm cháy của heo vân vân…” , tôi nghĩ đây là thành-tích rực-rỡ nhất xứng-đáng ghi đậm nét trong L’Arbre de vie của gia-đ́nh ông nhà văn-học nghệ-thuật “ăn cắp”. Thời-đại của chúng ta rất ly kỳ. Rơ đúng…đổi đời. Những thằng mạt rệp tự nhận ḿnh ăn cắp, ăn vụng, ăn tranh phần súc-vật, vẫn trơ-trẽn phỉ-báng người khác những tội mơ-hồ, bịa đặt. Cái trường-hợp no mà vẫn ăn cắp, ăn vụng chính là biểu-tượng của đám quốc-gia bẩn vậy.

 

Đă biết cái thủ thuật cộng-sản đánh vào bao tử tù-nhân làm cho tù-nhân khốn-khổ và hèn-hạ v́ miếng ăn, nên biết thêm cái thủ-thuật cộng-sản đánh vào đầu óc khiến tù-nhân tê-liệt tư-tưởng rồi biến thành âm-binh cho phù-thủy sai phái. Bí-kíp nằm giữa thủ-thuật này là phê-b́nh và tự phê-b́nh. Một học-giả Trung Hoa nói: “Kẻ sĩ một ngày không đọc sách thánh-hiền, soi gương thấy ḿnh xấu-hổ”. Hồ chủ-tịch vĩ-đại nói: “Một ngày không tự phê-b́nh, soi gương thấy ḿnh chưa rửa mặt”. Hồ Chí Minh có tài đạo văn. Bác Hồ rất nhiều tài, tài nào cũng có thể suy tôn, v́ khó kiểm-chứng. Riêng tài đạo văn, Bác bị ḷi tẩy . Bác cứ thuổng tư-tưởng của thiên hạ, “sáng-tạo” ra cái của Bác. Trong Lời khuyên học tṛ, Nguyễn Bá Học viết: “đường đi khó, không khó v́ ngăn sông cách núi mà chỉ khó v́ ḷng người ngại núi e sông”. Bác vi-vút lời Bác “Không có việc ǵ khó, chỉ sợ ḷng không bền thôi. Đào núi và lấp biển là khó mà quyết-chí th́ cũng làm nên”. Bác thuổng lu-bù…Câu thuổng xây-dựng nên tư-tưởng Hồ Chí Minh về cái “dịch-vụ” phê-b́nh và tự phê-b́nh đă phá vỡ sự gần-gũi, sự thân-thiết dân-tộc. Nó là thủ-đoạn chia t́nh người đề quản-lư con người, xẻ tâm-hồn con người để kiểm-soát linh-hồn con người. Nó phát-triển mạnh-mẽ từ sau 1956, khi cộng-sản Hà nội đă đưa nông-dân vào Nông-hội, Hợp-tác-xă.

 

Từ đây, nông-dân được giao quyền làm chủ tập-thể dưới quyền điều-hành của bọn đảng-viên Chủ-nhiệm, Bí-thư Nông-hội, Hợp-tác-xă. Nông-dân bận-bịu họp-hành, b́nh-bầu xă-viên xuất-sắc, phê-b́nh xă-viên thiếu tích-cực và tự phê-b́nh ḿnh. Vân vân. Nông-dân vốn hiền lành, ghét họp-hành và tối-kỵ phê-b́nh họ-hàng, láng-giềng, cḥm-xóm công-khai. Những buổi họp đầu tiên không được khuyến-khích phê-b́nh và tự phê-b́nh. Dần dần, phê-b́nh và tự phê-b́nh được khuyến-khích. Rồi lời Hồ chủ-tịch đem ra học tập. Rồi Chủ-nhiệm Hợp-tác-xă chủ-tŕ các buổi họp phê-b́nh các buổi họp thiểu phẩm-chất. V́ thiếu phê-b́nh và tự phê-b́nh. Người ta cố kéo dài phiên họp đến nửa đêm. Nông-dân ngáp vặt. Nông-dân thèm về ngủ mai sớm c̣n thay trâu kéo cầy “xây-dựng tổ-quốc”. Bắt đầu tự phê-b́nh những khuyết-điểm lặt-vặt vô-tội-vạ. Cộng-sản rất kiên-tŕ trong công-tác “giáo-dục” nhân-dân. Cái lặt-vặt sơ-hở sẽ là cái rắc-rối cuối đường. Nông-dân “làm quen” với phê-b́nh. Từ làm quen thành thói quen. Thói quen dễ-dăi: Phê-b́nh cho xong chuyện, cho chóng giải-tán buổi họp về ngủ. Vậy th́ nông-dân phê-b́nh lẫn nhau những chuyện đến muộn vài phút, nghỉ sớm vài phút, bệnh nhẹ không khắc phục, không chấm công công-b́nh, không tích-cực bảo-vệ tài-sản tập-tục… Nông-dân lại “com bin” với nhau. Tôi phê-b́nh bác như thế này, bác phê-b́nh tôi như thế này. Cho xong chuyện. Cộng-sản nó nghiên-cứu kỹ-lưỡng, nó phá chiến-thuật phê-b́nh của nông-dân. Thủ đoạn cầy-cáo của cộng-sản là rỉ tai, xuyên-tạc, gây thù-hận.

 

Cộng-sản:

- Bác thân với bác A lắm nhỉ?

Nông-dân B:

- Thân lắm.

Cộng-sản:

- Tôi không tin.

Nông-dân B:

- Đồng-chí không tin cái ǵ?

Cộng-sản:

- Bác A nói với tôi rằng bác cứ hậm-hực cái ao cá của bác bị vào Hợp-tác-xă.

Nông-dân B:

- Tôi nói với ai bao giờ?

Cộng-sản:

- Tôi không nghĩ bác nói đâu. Bác tiến-bộ, xă-viên lư-tưởng. Nhưng ở đời nó có hai chữ ai ngờ, bác ạ!

Cộng-sản đến thăm nông-dân B, bỏ nhỏ tí ti rồi về. Thay v́ đi t́m sự thật ở nông-dân A, nông-dân B nghiến răng thề sẽ “chơi” nông-dân A một vố. Cộng-sản tạo cơ-hội để nông-dân B thấy rơ nông-dân A hay gặp riêng đồng-chí Chủ-nhiệm. Vậy là buổi họp, nông-dân B phê-b́nh nông-dân A theo cung cách…tố cáo. Bao nhiêu lời tâm sự uất ức Đảng của nông-dân A được khai vanh vách. Phê-b́nh thành tố cáo. Tố-cáo thành phong-trào. Cộng-sản biết hết thâm ư của nông-dân mà cai-trị. Nông-dân thù ghét nhau, sợ hăi nhau, không dám gần-gũi nhau tâm-sự thân-mật. Nhà nào nhà nấy đóng cửa. Gặp nhau ở Hợp-tác-xă thôi. Mọi người đề-pḥng lẫn nhau. Thủ-đoạn cộng-sản trả lời câu hỏi tại sao không có cuộc nổi dậy nào của nông-dân miền Bắc.

 

Phê b́nh và tự phê-b́nh vào quân-đội, vào công-an, vào khắp các cơ-quan, các ngành. Vào nhà máy, bắt buộc. Vào cả đoàn-thể nhi-đồng. Vào nhà tù và trại lao-cải th́ tinh-vi hơn. “Ăng-ten” nằm ở biên-bản các buổi họp của đội cuối tuần, ở tự kiểm. . . “Ăng-ten” ở sự tố-cáo lẫn nhau bởi thủ-thuật chia rẽ, gây thù-hận của cai tù. Một thí dụ điển-h́nh nhất cho tất cả các trại lao-cải:

 

Tù-nhân X là người có địa-vị xă-hội, có uy-tín ở xă-hội cũ, có uy-tín trong đội, trong trại được các tù-nhân yêu mến và coi như lănh-đạo tinh-thần của tù-nhân. Phải hạ gục tù-nhân X. Dễ-dàng lắm. Cả đội đang cuốc đất dưới nắng chang-chang, mồ-hôi tầm-tă, thầy quản-giáo ra băi gọi tù-nhân X vào nhà lô 1). Nội-dung cuộc “làm việc” giữa quản-giáo và tù-nhân X sẽ như thế này:

 

Quản-giáo:

- Anh cải-tạo mấy năm rồi,anh X?

 

Tù-nhân X:

- Thưa cán-bộ, 5 năm.

 

Quản-giáo:

- Năm năm th́ cũng sắp về rồi đấy.

 

Tù-nhân X:

- Tôi hy-vọng thế.

 

Quản-giáo:

- Vợ con anh thăm gặp anh đều chứ?

 

Tù-nhân X:

- Thưa cán-bộ, đều.

 

Quản-giáo:

-Anh cần gửi thêm thư cho gia-đ́nh không?

 

Tù-nhân X:

- Cám ơn cán-bộ, một tháng một lần đủ rồi.

 

Quản-giáo:

- Anh nhận-xét về đội ra sao?

 

Tù-nhân X:

- Tất cả tích cực lao-động, cải-tạo tư-tưởng tốt.

 

Quản-giáo:

- Không hơn thế đâu.

 

Chuyện sang vụ thu-hoạch sắp tới. Rồi làm ǵ, nghĩ ǵ khi về sum-họp gia-đ́nh. Rồi uống nước rễ tranh, hút thuốc lào. Quản-giáo kéo dài giờ giải-lao của tù-nhân X. Khi tù-nhân X trở lại băi, anh em xúm lại hỏi. Tù-nhân X tường-thuật trung-thực cuộc mạn-đàm. Anh em tin. Hôm sau xẩy ra như vậy. Anh em tin. Hôm sau nữa cũng vậy. Anh em vẫn tin. Rồi mạn-đàm hoài, anh em “lạ quá”. Từ lạ quá đến ngờ vực. Cho đến một hôm, buổi sáng tù-nhân X mạn-đàm với quản-giáo th́ buổi chiều tù-nhân Y được gọi sỉ-vả và bị kỷ-luật. Quản-giáo tập họp đội, tuyên-bố quyết-định kỷ-luật tù-nhân Y tḥng thêm câu:

 

- Cán-bộ có bị che mắt, c̣n mắt khác nh́n giúp.

Tù-nhân X trở thành nạn-nhân của quản-giáo, của tṛ chơi triệt-hạ uy-tín cá-nhân. Ông bị gán ghép tội “Ăng-ten”. Đội khinh-bỉ ông. Trại khinh-bỉ ông. Tiếng xấu lan đi khi có tù-nhân chuyển trại. Đây chỉ một thí-dụ điển-h́nh. C̣n hàng trăm thủ-đoạn tạo ngờ-vực, thù-hận giữa các tù-nhân, chủ-đích làm các tù-nhân không thể hội họp, bàn-tán âm-mưu chống đối và trốn trại. Ngu-xuẩn nhất vẫn là kẻ tin vào lời cai tù rỉ tai tù về chuyện tù-nhân khác. Mà kẻ tin lời cai tù lại thêu dệt thêm giúp cai tù. Và không c̣n là một kẻ. Mà đa-số mê sảng trong thủ-thuật cộng-sản. Trong tù mê sảng chưa đủ, ngoài tù cũng mê sảng. Mê sảng cả ở hải-ngoại. Rốt cuộc, con người tù-nhân cộng-sản ngoài nỗi khổ, nỗi hèn v́ roi gạo quất vào bao-tử, c̣n thêm nỗi khổ, nỗi hèn v́ roi phê-b́nh, tự phê-b́nh và tin đồn phun ra th́ lưỡi rắn quất vào đầu óc, vào trái tim, vào thân-phận. Đau-đớn cả thể-xác lẫn linh-hồn mà, ngay cả tù-nhân, đa-số vẫn chẳng khôn lớn tí nào.

 

Roi gạo và roi phê-b́nh cộng với lao-động quần-quật, với vô-vọng ngày tha của án phạt đê-tiện Tập-Trung Cải-Tạo, tù-nhân tê-liệt tư-tưởng, ră-rượi thể-xác. Cộng-sản chỉ muốn giáo-dục con người trở thành con người khiếp-nhược, cam đành và gian-dối. Bởi thế,tù-nhân lao-cải khi được thả ra th́ sợ-hăi tất cả. Trại lao-cải là cơn ác-mộng ám-ảnh thường xuyên. Có người đă trốn thoát ra ngoại-quốc vẫn ngẩn-ngơ như bị hớp hồn. Có người hấp-thụ nền giáo-dục gian-dối, mở miệng là ph́ nọc điêu-ngoa. Nhiều người học tập thụ-hưởng vật-chất đề quên học tập cải-tạo. Cộng-sản đă thành-công rực-rỡ với chính-sách học tập cải-tạo của họ. H́nh như, chúng ta và tế-giới c̣n rất mù-mờ về sự thành-công chó đẻ này.

 

Tháng 6, trời nắng bạo, rau xanh cần tưới nước. Tôi phải gánh nước oằn vai. Đức-méo kéo xe cải-tiến lấy cát ở đoạn sông khu vườn rau của tôi, thấy tôi cởi trần gánh nước, đă chớp mắt thương-hại. Tôi đă cười nh́n Đức-méo, ông Phó-quận hành-chính Xuyên Mộc cũ. Tôi rất tự-hào tôi gánh nước giỏi, gánh đủ 100 đôi một ngày mà mỗi đôi, quản-giáo Vinh đều gạch dấu trong cuốn sổ kiểm-soát của hắn. Tôi tự-hào v́ cá́ ǵ cộng-sản làm được, tôi làm được; cái ǵ tôi làm được, Cộng-sản không làrn được. Và bất cứ cái ǵ đă gọi là công việc, tôi đều làm đến nơi đến chốn, làm hay và làm giỏi hơn người khác. Tôi sẽ hănh-diện nếu ai bảo tôi gánh nước biểu-diễn ở Paris hay ở California.

° ° °

Gánh nước được hơn một tháng, tôi bị chuyển sang Tổ phân tiểu như một Tổ trừng-giới và có biệt-danh Long-ếch-mù. Quản-giáo Vinh yêu cầu tôi “ủng hộ” cái gà-mèn Mỹ đă bị tịch-thu quai đề hắn sai anh Nại làm plaque gửi về Bắc tặng đào, tôi từ chối. Ông thầy ghét tôi sẵn càng ghét thêm. Anh Mẫm ở đội tôi là người vừa ngọng vừa khù-khờ. Buổi chiều gánh nước ở cái vũng chứa nước nhà bếp cán-bộ chảy ra, Mẫm vồ được con ếch. Mẫm khoe ầm-ỹ. Tôi cao hứng hỏi:

 

- Con ếch có mù không?

- Không.

- Tưởng nó mù chú mày mới vồ được chứ.

Quản-giáo Vinh gọi tôi tới “làm việc” :

- Anh Nong, anh vi phạm kỷ nuật.

 

Tôi căi:

 

- Tôi làm ǵ đâu?

- Anh ám chỉ ai mù, cách-mạng mù à?

- Cán-bộ đừng nâng cao quan-điểm.

- Cách-mạng không mù, cán-bộ mù à?

- Tôi chỉ hỏi xem con ếch có mù.

- Con ếch không mù. Anh mù. Anh nà h́nh-nhân được gắn hai con mắt giả.

- Vâng, con ếch không mù.

- Anh phải nhận anh mù.

- Tôi mù, cũng được. Tôi mù, tôi không nh́n thấy ǵ cả.

- Náo. Anh nh́n thấy một thứ.

- Cán-bộ muốn tôi nh́n thấy cái ǵ?

- Anh nói đi, tự-giác nói đi!

- Tôi nh́n thấy sự sáng-suốt của cách-mạng.

- Nại xỏ-xiên. Anh phải nh́n rơ bản-chất phản-động cộng nưu- manh của anh và đồng bọn. Mai anh phục-vụ Tổ phân tiểu. Rơ chưa?

- Rơ.

Đội gọi tôi tên mới: Long-ếch-mù. Vui thật. Tổ phân tiểu của tôi gồm 6 người. Đặng Hoàng Hà (không vồ đủ chỉ-tiêu cào-cào nuôi chích-cḥe), Phạm Kim Sơn (dám nói không trốn trại mà ra về đường-đường chính-chính), Nguyễn Sắc (dám nói ông thầy không có kinh-nghiệm trồng mướp), Nguyễn văn Lợi (dám từ-chối leo cây cao bắt tổ chim cho ông thầy), Trần văn Tư (dám hát “đi trồng rau nhớ thăm nuôi xà bông”) và tôi (dám bảo con ếch mù). Tổ phân tiểu của tôi có nhiệm-vụ cung-cấp phân và nước tiểu cho hai Tổ bón rau và Tưới rau. Cầu-tiêu cơ-quan, nơi dành riêng cho Ban giám-thị và cán-bộ đi cầu, nằm trong khu-vực vườn rau của tôi. Thầy quản-giáo Vinh giáo-dục tù-nhân rằng: “Hễ Ban giám-thị ngang qua. Đội trưởng phải hô nghiêm, báo-cáo quân-số. Mọi người đang và nàm ǵ th́ vất bỏ, đứng nghiêm”. Đội trưởng cứ nh́n anh Việt cộng nào già là. . . cho làm Ban giám-thị. Xẩy ra một hôm, có anh Việt cộng già ngoài khu A vô chơi. Anh này Ban giám-thị thật. Anh đi ngang qua vườn rau. Đội trưởng Trạng hét bự:

 

- Nghiêm!

 

 Ban giám-thị giật ḿnh.

 - Báo-cáo Ban giám-thị. Đội 17 rau xanh…

 Ban giám-thị vẫy tay:

 - Thôi, đi ỉa miễn báo-cáo!

 Lại một hôm, có anh Việt cộng trung niên qua vườn rau, Đội trưởng không hô nghiêm và báo-cáo. Không sao cả. Hôm khác, tưởng bở, Đội trưởng lờ tít một anh Ban giám-thị. Bị dũa. Từ đó, Việt cộng cỡ 30 tuổi đi ỉa, Đội trưởng Trạng đều phong chức Ban giám-thị, hô nghiêm và báo cáo. Như vậy chắc ăn, phản-ánh đúng tinh-thần “giết oan hơn tha lầm” của Đảng. Chuyện này gợi nhớ anh hề Văn Chung. Trong các hề Việt Nam, tôi khoái nhất hề Văn Chung. Anh ta đóng vai hàn-sĩ nhà quê lên kinh-đô chờ lọt mắt xanh của vương-tôn công-tử. Bạn anh ta dặn cứ ngồi góc phố, gặp ai đi qua có quân lính hộ-vệ th́ “vạn-tuế thiên-tử”. Có vị nguyên-soái ngang qua, anh hàn-sĩ tung hô:

 

- Vạn-tuế thiên-tử!

 

 

Bị đá đít và nhắc nhở:

 

- Tao là nguyên-soái, mày muốn tao đảo-chính vua à?

 

Vị thái-tử đi qua, anh hàn-sĩ tung hô:

 

- Vạn-tuế nguyên-soái.!

 

Bị bợp tai và nhắc nhở:

 

- Tao là vua con, sắp là vua cha, mày muốn cách chức tao à?

 

Từ đó, bất cứ anh nào ngang qua, hàn-sĩ đều nhẩy ḷng-ṿng, miệng tung hô…trung-lập:

 

- Vạn-tuế anh nào đi qua đếch biết! Vạn-tuế anh nào đi qua đếch biết!

 

Ngày mới vào Sa Ác A, Đằng Giao đă vẽ một giấc mơ đổ thùng. Bây giờ, hơn cả đổ thùng mỗi hôm một tiếng nhàn-hạ, thảnh-thơi, tôi phải xuống hầm phân múc phân đầy xô xách lên. Tôi không được hân-hạnh đổ thùng quét rửa cầu-tiêu. Công việc “cao quư” này của Tổ vệ-sinh trại. Sa Ác B không tin tù chính-trị. Trật-tự là tù h́nh-sự; Thông-tin văn-hóa là tù h́nh-sự. Thăm gặp là tù h́nh-sự. Vệ-sinh, cấp-dưỡng là tù h́nh-sự. Lâm-sản là tù h́nh-sự. . .

 

Cảm giác đầu tiên của tôi khi xuống hầm phân nhung-nhúc hàng tỉ con ṛi, tôi đă ghi lại Trong tiểu thuyết Đồi Fanta, nhân-vật chính là thằng nhăi bị đầy-đọa như tôi.

 

 

“Tôi đang xuống hầm phân thối um và hàng tỉ con ṛi ḅ lúc-nhúc ghê gớm. Tôi muốn ói. Nhưng cố nín. Rồi cũng phải ói. Tôi không kịp bước lên, ói tại chỗ, ói trên những con ṛi, ói trên lớp phân có mùi thối không tên gọi, không so-sánh. Tôi ói hết phần sắn điểm-tâm, ói đền phần sắn chiều qua chưa kịp tiêu hóa, ói ra mật xanh, ói ra mật vàng, ói toàn nước bọt, ói khan quặn bụng. Thằng nhăi khiêng chung xô phân với tôi dục nhắng. Nó sợ chậm-chạp cán-bộ đinh nó. Nó vục xô thứ nhất, tôi và nó khiêng. Nó cho tôi đi trước cầm đầu khúc cây dài. Chuyến thứ hai, thấy tôi vẫn ói khan, nó bảo để nó vục. Tôi cám ơn nó, tự tay cầm xô vục. Bắt chước nó, tôi đưa hai tay xuống phân dưới hầm lùa vào cho đầy xô. Những con ṛi ḅ bên cánh tay tôi . Tôi ngẩng mặt nh́n lên. Mặt trời nh́n tôi … Thằng Tổ trưởng nói đúng. “Xuống hầm vài lần là quen, hết sợ hăi”. Tôi muốn nói: Đă đến cái nước xuống hầm phân nhung nhúc ṛi vục cả phân lẫn ṛi bằng tay th́ trên đời không có ǵ đáng sợ nữa, th́ sẽ dám làm bất cứ việc ǵ. Tổ phân khen tôi xứng đáng dân xiện. Chúng nó bầy tôi rửa tay sạch rồi lấy lá cải chà nát thay xà-pḥng. Quả nhiên mùi hôi bay biến. Tuy thế, buổi trưa tôi không ăn nổi, nghĩ tới hầm phân.

 

Tôi nổi da gà”…

 

 

Có lẽ, tôi hạnh phúc hơn thẳng nhăi nhân-vật Đồi Fanta. Là, tôi có xà-pḥng rửa sạch tay trước khi chà lá cải, lá húng chó.

 

 

Sự chấp nhận xuống hầm phân của tôi được giải-thích trong Sỏi đá ngậm ngùi.

 

 

“Bây giờ, hầm đă cạn, không thể đứng trên bờ ṛng cái xô xuống múc mà kéo lên. Do đó, đội trưởng Jacqueline đă cho làm cái đường thang thoai-thoải xuống hầm. Nhưng lom-khom trên bực thang đất dễ té nhào nên tù-nhân đành phải lội hẳn xuống phân bầy-nhầy, hôi thối, hàng tỉ con ṛi, vục xô múc đầy để bên trên kéo lên. Tôi đứng sát miệng hầm, nh́n xuống. Sự ưu-việt của chủ-nghĩa cộng-sản ở dưới ấy. Đầy-đọa con người tới mức đó là hết. Chị Jacqueline hỏi tôi:

 

 

- Liệu chị kham nổi không?

 

- Tôi cố gắng. Tôi đáp.

 

- Nếu không kham nổi, cứ ỳ ra. Nó kỷ-luật ḿnh tống vô cachot c̣n sướng, khỏi lao-động.

 

- Tôi kham nổi.

 

Chị Thanh cũng chạy lại, khuyên tôi:

 

- Chị không xuống hầm phân nó cũng không dám giết chị đâu. Chúng tôi đều chê hầm phân. Để bọn ngu sợ-hăi. Chúng tưởng lao-động tích-cực th́ sớm được tha. C̣n lâu.

 

Tôi nói:

 

 

- Nó hỏi tôi trí-thức làm được những việc ǵ. Tôi trả lời trí-thức làm được tất cả. Tôi Cần chứng-tỏ với chúng nó rằng, việc của chúng nó, người trí-thức làm được c̣n việc của trí-thức, chúng nó không làm được. Tôi c̣n muốn chứng-tỏ với chị và với chính bản thân tôi.

 

Chị Thanh lắc đầu:

 

- Chị khó hiểu nhưng tôi yêu chị.

 

Tôi cầm tay chị Thanh:

 

- Đừng ví tôi với bọn ngu chỉ biết sợ hăi và ham được tha, chị nhé! Tôi tích-cực làm việc v́ đó là công việc. Công việc đó đem lại kết quả ǵ, không cần đếm xỉa. Tôi tập làm việc nào đến nơi đến chốn việc đó…”

 

 

Công việc xuống hầm vục phân đem lên ngào chung với tro và mạt cưa bón rau như vậy. C̣n vào các cầu-tiêu của trại gánh nước tiểu th́ nhẹ-nhàng, tuy mùi khai xông lên làm cay xè mắt. Tôi đă xuống hầm phân, gánh nước tiểu “nguyên chất” liên tiếp hai tháng.

 

--------------------------------

1

Căn nhà tù dựng ở băi lao-động của Đội để nấu nước, chứa dụng-cụ lao-động, trú mưa và họp đội đột-xuất.

CHƯƠNG 7

 

Tháng 8-1979, tôi bị biên-chế sang Đội 28 nông-nghiệp. Thời-gian này, Bộ Quốc-pḥng đă giải-tán hết các trại lao-cải ở miền Tây và giao tù-nhân cho Bộ Nội-vụ quản-lư. Tù-nhân trại lao-cải Vườn Đào thuộc huyện Cai Lậy được đưa lên miền Đông. Sa Ác A và B tiếp-nhận. Thực ra, công-an đă quản-lư tù-nhân từ năm 1978. Cũng thời-gian này, Sa Ác đă xây-dựng xong khu C. Sa Ác A, B và C gồm khoảng 5000 tù-nhân chính-trị và h́nh-sự. Vườn Đào đa-số là sĩ-quan Hoà Hảo đồng-hoá. Họ không tốt-nghiệp ở trường vơ-bị nào cả. Kiến-thức của họ rất thấp và tác-phong của họ xô-bồ. Vừa mới đến, họ đă đánh nhau trong lúc chia cơm canh. Vài hôm sau, có tin do Đội lâm-sản truyền: Vườn Đào bị Suối Máu trùm chăn đục thê-thảm ngoài khu A, có người bị cắt tai cảnh-cáo v́ tội “ăng-ten” trại cũ. Á chà, câu chuyện được thêu dệt đầy đủ chi-tiết. Anh-hùng nhẩy dù Suối Máu đă ghi những trang ngục-sử tuyệt-vời! Bác-sĩ Thạch ra khu A lấy thuốc, trở về “cải-chính tin đồn”. Không có ǵ cả. Khu A hoàn-toàn yên lặng. Cách một quăng đường dài 2 cây-số, tù tung tin chẳng hay ho ǵ cho tù. Tuần-lễ sau, Phước Long đổ về Sa Ác. Long Thành, Vườn Đào, Phước Long được chuyên-chở bằng xe đ̣. Xe chạy trên con đường do Đội 21 nông-nghiệp của Đằng Giao kiến-tạo. Phước Long về làm sinh-động Sa Ác B. Từ đây, một hàng rào kẽm gai ngăn đôi biên-giới H́nh-Sự và Chính-Trị. H́nh-sự bị cấm-chỉ vượt biên-giới. Hai ông bác-sĩ Long Thành, một được tha, một bon chen ra khu A trụ-tŕ pḥng Y-tế. Trước đó, 10 tù-nhân Long Thành đă về “sum họp gia đ́nh”. Từ tháng 11-1978 đến tháng 7-1979, Sa Ác B mới có 11 người cầm giấy ra trại. Những người này đều tŕnh diện học tập cải-tạo 10 ngày hồi tháng 6-1975. Vị bác-sĩ Long Thành c̣n kẹt ở trại đă lừng danh Long Thành. Ông ta củng-cố địa vị bác-sĩ tù bằng cách khuân cả tivi, tủ lạnh nộp cho Giám-thị Ba Tơ. Ông ta gạ-gẫm đưa Ba Tơ về Sài g̣n, dẫn Ba Tơ đi ăn chơi và đưa Ba Tơ về nhà ḿnh, dúi cho Ba Tơ mớ bạc để ông ta được làm t́nh với vợ! Như thế cũng b́nh thường thôi. Ai khéo xoay sở, người ấy sung sướng. Nhưng xoay sở cái tṛ bịa đặt khám bệnh hoa -liễu cho nữ tù, bắt nữ tù cởi truồng để Ba Tơ và bọn cai tù coi “chiếu bóng” th́ ông bác-sĩ bỉ-ổi hơn Cộng-sản. Ông ta là quốc-gia đấy, đảng viên Đảng dân-chủ đàng-hoàng, Tỉnh-ủy chứ bộ! Hăy nghe một nữ tù Long Thành phát-biểu ư-kiến về đám quốc-gia bẩn.

 

“Con Lan-x́-ke thở dài:

 

 

- Chị đă từng nghe về gịng họ Đặng Vũ chưa.

 

 

Chị tự trả lời:

 

 

- Gịng họ khoa-bảng đấy, thủ-khoa bảng đần-độn, ích-kỷ. Tôi đă khước-từ nó từ lâu. Bây giờ tôi là “con bà phước”. Có người đi t́m hiểu mặt tốt của đời sống, tôi đi t́m mặt xấu. Rồi tôi vào tù v́ tôi xấu. Ở tù, tôi bỗng thấy tôi tốt. Và cái tốt mà người ta rêu-rao chỉ là cái đốn-mạt, hèn-hạ. Nếu chị đến sớm vài tháng, chị đă gặp đủ mặt viên-chức thư-lại của chế-độ cũ. Bọn đàn ông ấy nhát như cáy, ngoan như cừu. Họ có vẻ hănh-diện v́ ḿnh t́nh-nguyện vào tù chứ không bị bắt bỏ tù như chúng ta. Luôn luôn họ nói họ “tŕnh-diện học tập”. Những ông chánh-án, ngày xưa, ngồi xử chúng tôi đủ các thứ tội, nay tranh giành nhau đổ cứt rửa cầu tiêu để đỡ lao-động vất-vả. Tranh giành đổ cứt và chửi bới nhau v́ đổ cứt hụt! Những ông nghị-sĩ, dân-biểu, dân kêu ngàn lần không lên tiếng nhưng Cộng-sản nó gọi nhỏ đă dạ lớn rồi, dạ ngay lập tức. Bác-sĩ th́ hục-hặc nhau chui vào pḥng Y- tế cho đỡ chân lấm tay bùn, dâng mưu hiến kế cai ngục hăm hại tù-nhân . . .

 

 

Con Lan-x́-ke buồn-bă hỏi tôi:

 

 

- Ở thời đại của chúng ta, có thằng thư-lại nào dám làm cách-mạng không, chị?

 

 

Tôi đáp:

 

- Bản-chất của thư-lại là cầu an, ù-lỳ, làm cách-mạng sao nổi !

 

Con Lan-x́-ke phá ra cười:

 

- Vậy mà vào tù, bọn thư-lại cứ dọa giải-phóng đất nước. Tôi chửi chúng nó, chúng nó vu tôi đủ tội. Tôi nghĩ, bây giờ, tôi có quyền xử những đứa đă xử tôi”. (Sỏi Đá Ngậm-ngùi – Nam Á Paris, 1985)

 

Cũng bằng cung-cách hối-lộ, nịnh bợ Giám-thị Hiểu, ông bác-sĩ giă-từ Đội 21 nông-nghiệp ra khu A. Thẩm-phán Đào Minh Lương đă mất nửa lá phổi v́ ông bác-sĩ này cúp tiêu-chuẩn cơm trắng và… tiết-kiệm Strepto cho Cộng-sản. Ông ta ra đi, tôi đỡ bị nghe ông thổi harmonica, đỡ bị ông ta than-phiền bỏ hạt ngô xuống lỗ mỏi lưng. “Trí thức của chúng ta cứ nằm trong tháp ngà, cứ trùm mền hưởng-thụ đâm ra lười biếng, sợ khó sợ khổ. Nên, khi đụng vào nghịch-cảnh của đời sống th́ không dám đương đầu, th́ ngớ-ngẩn và hèn-mọn”

 

 

Về Đội 28 nông-nghiệp, tôi thoát hầm phân. Cái động vang dội của trại tập-trung mà sau này, nhân-vật tiểu-thuyết của tôi từ cái tĩnh của nhà tù ra đă có ư nghĩ: “Trong bóng tối, ta chỉ nh́n thấy ta. Ngoài ánh sáng, ta sẽ nh́n thấy mọi người. Tôi vừa mở mắt: Không có nỗi khổ nào hạng nhất, nỗi khổ nào hạng bét. Nỗi khổ là nỗi khổ. Nỗi khổ trong bóng tối và nỗi khổ ngoài ánh sáng. Thế thôi. Tôi đă thấm nỗi khổ trong bóng tối. Tôi sẽ thấm nỗi khổ ngoài ánh sáng. Tôi bước xuống. Rờn rợn. Bốn năm ṛng-ră gắn liền đời ḿnh bên xô cứt, tôi đă quen. Nhưng cái hầm phân này th́ thật là ghê rợn. Gọi nó là đầm phân mới đúng. Chân tôi chới với, lún sâu dần, sâu dần. Khi bàn chân đụng đáy hầm, phân đă ngập sát háng tôi. Trên miệng hầm, bạn tù ṛng cái xô xuống. Tôi vục đầy xô. Bạn tù kéo lên. Nửa thân thể ngập phân, tay dính đầy phân. Tôi đứng trong phân, trong sự ưu-việt của chủ-nghĩa Cộng-sản hàng tiếng đồng hồ không thèm đếm xỉa tới hàng tỉ con ṛi lúc nhúc”. 

Sang Đội 28 nông-nghiệp với tôi, có ông già Hoán. Đội 17 rau xanh cũ của tôi là “thí-điểm” của đoàn-kết anh em, của thương yêu bố con. Nhưng mà ngụp lặn giữa vũng lầy thống-khổ, t́nh phụ-tử nghĩa huynh-đệ đă chẳng chịu ngoi lên, c̣n lún sâu xuống. Ba anh em ruột thịt nhà thằng Lợi đấm đá nhau, chửi bới nhau, ăn riêng. Hai bố con ông Quản ăn riêng. Ông Quản đục cậu Học. Cậu Học đưa bố ra đội. Đội không giải-quyết. Thầy quản-giáo giải-quyết giùm. Thế là bố một bị thăm nuôi, con một bị. Bố ca, con cóng. Mỗi người một mâm. Con rể Thanh hục-hặc bố vợ Hoán. Cũng ăn riêng, thăm nuôi riêng. Chỉ c̣n anh em thằng Huỳnh thuộc “con bà phước” nên vẫn thắm-thiết. Lư-do ăn riêng chính-đáng nhất là bố chửi con “Mày chống Cộng, chọc cứt không thành lỗ làm liên lụy tao”, con cằn-nhằn bố “ông chẳng biết lănh-tụ là thằng nào mà cũng tham-gia để tôi bị bắt oan”.

 

Lănh-tụ chống Cộng thứ thật sau 30-4-1975 không có, không hề có. Nếu có th́ chỉ là sinh-viên, học-sinh Sài g̣n và các thành phố. Và tôi gọi chung là Tuổi Trẻ . Và tôi đă vinh-tôn Tuổi Trẻ Việt Nam ở Sỏi đá ngậm ngùi, Bầy sư-tử lăng-mạn, Hồn say phấn lạ. Những người tuổi trẻ của tôi đă lên đường từ sau 1-5-1975 . Họ dấy động cuộc chiến-đấu mới. Cộng-sản sợ hăi. Lập tức, Mai Chí Thọ nặn ngay 52 “lănh-tụ”. Trùm công-an miền Nam dùng Trần Xuân Ẩn, Đỗ Hữu Cảnh đi t́m người chống Cộng và phong làm lănh-tụ. Thế là Sài G̣n có hàng chục nội-các, hàng trăm Sư-trưởng phục-quốc vốn là Trung-sĩ, Thượng-sĩ của Quân-lực Việt Nam Cộng Ḥa, hàng ngàn lănh-tụ chống Cộng. Có cả triều-đ́nh nữa. Quốc-vương là anh bán thịt chó. Quốc-vụ-khanh là anh thợ hớt tóc. Đầy đủ “phản-động” của 52 tổ chức chống Cộng ở Sa Ác B. Mai Chí Thọ giăng bẫy, bắt gọn. Niềm tin chống Cộng bị Mai Chí Thọ đâm chảy máu. Dân chúng đang hăng say bỗng chùn lại v́ nghi-ngờ. Lănh-tụ chống Cộng lớn nhất Đỗ Hữu Cảnh lại là trung-úy công-an Ba Sơn. Mai Chí Thọ diệt niềm tin chống Cộng là chuyện hợp-lư. Bởi ông ta là lănh-tụ Cộng-sản. Những tên nhập-nhằng chống Cộng ở hải-ngoại, mượn chiêu-bài kháng-chiến, móc đô-la của lưu-dân như ông Mặt-trận và công-ty của nó mới không hợp-lư. Nếu hợp-lư th́ chả là sự tiếp tay Mai Chí Thọ hủy-diệt nốt niềm tin chống Cộng ở những nơi chốn không có trại tập-trung khổ-sai lao-động. Khi niềm tin bị lừa gạt, tinh-thần “phản-động” sa-sút và nó biến-chứng đủ thứ tật. Thí dụ ông già Hoán tuyên-bố từ con rề Thanh. Thí dụ con rể Thanh lên án bố vợ Hoán “phản-bội tổ-chức”, vân vân…

 

 

Công việc của tôi ở Đội 28 nông-nghiệp là hạ những cây lớn và bứng gốc cây mà thân c̣i chồi cao lên mặt đất.

 

 

 

Chúng tôi chuẩn-bị đất canh-tác. Quản-giáo Đội 28 là ông nhóc 18 tuổi, tên Thưởng. Đội-trưởng là phi-công già Trần Ngọc Lân. Đội-phó là Huỳnh văn Vàng, an-ninh quân-đội. Dụng-cụ hạ cây của tôi là dao cùn và cuốc, xẻng. Hai tù-nhân đặc-trách một thân cây hay một gốccây Chúng tôi đă hạ cây rừng như thế nào? Trước hết, tùy theo cây lớn, nhỏ, chúng tôi dùng cuốc dẫy cái ṿng tṛn lớn, nhỏ chung quanh gốc cây. Cây càng lớn, ṿng tṛn càng lớn. Chúng tôi cuốc đất, bới đất cho ḷi lớp rễ thứ nhất. Thế rồi thằng chặt rễ sát gốc cây, thẳng chặt rễ mọc dài sát ṿng tṛn. Gỡ từng khúc rễ. Giai đoạn hai: Khi chặt đứt lớp rễ thứ nhất, cuốc đất, móc đất cho ḷi lớp rễ thứ hai. Lại chặt. Lại cuốc đất, móc đất cho ḷi lớp rễ thứ ba. Đất xúc đổ chung quanh ṿng tṛn. Cây nhiều tầng rễ ngang là cây sao, cây dầu. Chín tầng. Chặt rễ ngang tầng thứ chín, cái huyệt đă sâu, quá đầu chúng tôi. Chúng tôi moi đất chặt nốt cái rễ đuôi chuột. Lúc này phải báo động, v́ cây sắp đổ. Nó đổ rầm rầm, nghe dễ sợ. Chúng tôi thản-nhiên ngồi dưới huyệt. Bởi đă biết chiều đổ của cây. Hạ cây bằng-lăng dễ nhất. Nó chỉ có ba, bốn tầng rễ ngang và không có rễ chuột. Bứng gốc cây cũng theo phương-pháp này. Gốc nhỏ th́ khiêng đi. Gốc lớn th́ liệng gốc nhỏ xuống huyệt, chất củi và mồi nổi lửa cho cháy ra tro. Mỗi lần san-bằng một g̣ mối vạn-niên hay hạ đổ một cây cổ-thụ, tôi khoái lắm. Tôi hiểu được sự chế-ngự thiên-nhiên của con người. Và tôi thấy rơ điều này: Chẳng có ǵ gọi là vĩnh-cửu, kể luôn cái vĩ-đại nhất, trừ con người và ư-nghĩa sống đẹp-đẽ của nó. Vương-quốc mối kiên-cố giữa rừng già trăm ngàn năm, đâu ngờ, có ngày bị tù-nhân lao-cải san-bằng, tḥ ngón tay chộp Mối Chúa, bỏ vô miệng, nuốt trửng. Cái ảo-vọng “vĩ-đại” và “sống măi” xem chừng đă lố-bịch.

 

 Hạ cây, bứng gốc cây, san g̣ mối là công việc của tôi. Nhờ vậy, tôi đă đào được dao cạo râu, nước ngọt Coca Cola, Sprite, lương khô mà lưỡi đă sét, hộp đă rỉ, bao da mủn. Quân-đội Úc đă “kích” vùng này. Họ đă nằm ở đây để vồ Việt cộng. Ghê thật, Kangourou dám vào tận sào-huyệt đối-phương. Gần hiện trường lao-động của Đội 21 có một hố bom thật lớn, thật sâu. Chúng tôi đă tắm ở đây mùa mưa. Cách hố bom khoảng 30 thước là cửa một cái hầm bí-mật c̣n đầy áo mưa ni-lông khô cứng. Trái bom của người lính tầu bay nào suưt nổ sập hầm bí-mật. Chắc chắn, nó đă làm vỡ mật Việt cộng núp dưới hầm.

 

 

 

Tôi sống thoải-mái ở Đội 21 , hết bị ṛi của hầm phân ám-ảnh.

 

° ° °

Đằng Giao làm đơn xin Ban giám-thị cho xuống làm tù-nhân b́nh thường. Bị ở nhà “làm việc” một tuần-lễ, bị quay đứ-đừ. Rốt cuộc, vẫn phải làm Đội-trưởng. Đội của Đằng Giao thêm hai “nhân-vật”: Hồ Hữu Tường và Lư Quốc Sinh.

 

 

Hồ Hữu Tường, cả nước đều biết tên tuổi. Với người miền Nam, ông là nhà “bác vật”. Chúng ta hiểu ông như một chính-trị-gia, một lư-thuyết-gia, một văn-gia. Sau hết, vào những năm trước 1954, nhà văn Tam Ích, muốn coi ông như một học-giả, yêu-cầu ông Hồ Hữu Tường về chỗ ngồi của ông “v́ chiếu học-giả mới lơ thơ vài người”. Người đệ tứ quốc-tế, người vượt Mác, người trung-lập- chế, tác-giả Phi Lạc sang Tầu, Thu Hương, Chị Tập, Thuốc tràng-sinh, Người Mỹ ưu-tư…không thích làm học-giả. Năm 1946, nằm trong tay bọn Bon-sê-vích, ông đă tuyên bố “phong kiếm quy ẩn”, giả-vờ bàn chuyện Tương-lai văn-hoá Việt Nam. Rồi ông trốn. Bị lừa, Phạm văn Đồng điên lên, thề bắt được Hồ Hữu Tường sẽ” thiến dái”! Phi Lạc sang Tầu, sang Nga, sang Tây, về Sàig̣n, xuất-bản nhật-báo Phương Đông cổ-xúy thuyết trung-lập-chế. Phi Lạc vào Rừng Sát làm quân-sư cho tướng cướp hèn mọn Bẩy Viễn. Phi Lạc bị Ngô Đ́nh Nhu bắt, đầy ra Côn Đảo. Phi Lạc được “cách-mạng thoán-nghịch” giải phóng. Phi Lạc ứng-cử dân-biểu Hạ-viện. Phi Lạc mượn tiền ngân-hàng phát-triển nông-nghiệp nuôi gà. Phi Lạc quỵt nợ. Phi Lạc qua Tây nằm ́, bắt Hạ-viện gửi tiền lương sang mua vé máy bay hồi hương. Phi Lạc mặc áo vàng, đeo xâu chuỗi vô Hạ-viện, bắt đầu cổ-xúy một thứ giáo-hội mới. Sự-nghiệp chính-trị của Phi Lạc chấm dứt từ dạo theo pḥ Bẩy Viễn và bêu-riếu từ khi làm dân-biểu. Tháng 4-1975, Cộng-sản thôn-tính miền Nam, cả Phi Lạc lẫn Phạm văn Đồng đều già rồi, Đồng quên lời thề “thiến dái” Phi Lạc. Hồ Hữu Tường yên thân. Đầu năm 1977, ông ta lập Đảng nhuốm đầy tính-chất hoang-đường, dị-đoan mê-tín. Ông ta và chúng đệ-tử bị bắt.

 

 

Chẳng hiểu v́ lư-do ǵ, đệ tử của ông công-khai tố-cáo ông với các tù-nhân khác. Đệ-tử ông ta oang-oang tố-cáo th́ tôi nghe. Cả nhà nghe. Cái bi-hài-kịch đảng-viên tố-cáo Đảng-trưởng đă xẩy ra như cơm bữa ở nhà tù, ở trại lao-cải. Tố-cáo toàn chuyện…ghê-gớm. Như anh thợ hớt tóc mặt rỗ nhằng rỗ nhịt được quốc-vương Thịt Chó phong chức quốc-vụ-khanh, thấy quốc-vương có thăm nuôi khẩm, quốc-vương thắt chặt túi, bị thăm nuôi, ḿnh hút thuốc lá KENT (Không EmNào Thăm.. .nuôi) mà quốc-vương chơi tṛ…ăn riêng. Bèn tủi thân. Rồi phẫn-nộ, lớn tiếng đ̣i quốc-vương trả lại hai lạng vàng đă đóng cho quốc-vương v́ lư-tưởng chống Cộng! Như anh Tiểu-đoàn-trưởng phục-quốc-quân Binh-đoàn Lê văn Duyệt đ̣i tuyết-hận ngoài đời khi được tha v́ Sư-trưởng đă hú-hí với vợ của anh. Như các ông phản-động th́ chửi lănh-tụ đă đưa các ông ấy vào tù, vợ ở nhà no, thăm nuôi lănh-tụ mập-mạp v.v…. Nền chống Cộng có vẻ thiếu…phẩm-chất. Tất cả không đáng xách dép cho những người tuổitrẻ chống Cộng tôi đă gặp, đă sống với họ ở đề-lao Gia Định và tôi đă gọi họ là Bầy sư-tử lăng-mạn.

 

 

 

Ông Hồ Hữu Tường không nghiện thuốc phiện, không v́ thiếu thuốc phiện mà mê sảng, vậy mà ông ta rất mê sảng. Ông ta nằng-nặc xin cống-hiến những môn thuốc dân-tộc. Ông ta ở nhà viết sách thuốc. Ban giám-thị yêu-cầu thuốc kiết lỵ, thuốc ghẻ, ông ta không “sáng tạo” nổi. Thế th́ không đạt yêu-cầu. Ông Tường lóc-cóc đi lao-động. Ông đi bộ. Vấp chân té đụng thầy Quản-giáo, thầy Quản-giáo “miễn chấp”, ông Tường vẫn bắt Đội-trưởng Đằng Giao ghi vào biên-bản phiên họp cuối tuần: “Hôm ấy, tôi, Hồ Hữu Tường, trại-viên Đội 21 nông-nghiệp, đi lao-động sơ ư vấp té đụng cán-bộ. Tôi thất lễ, xin nhận khuyết-điểm”. Đằng Giao không cho thư-kư ghi. Ông Hồ Hữu Tường “hạ quyết-tâm” ghi ! Con người vượt Mác ấy đă trở thành biểu-tượng của “nhà văn”. Để bọn thư-lại và bọn sĩ- quan văn-pḥng chửi rủa tất cả nhà văn phản-kháng chế-độ cũ của chúng nó. Tôi không muốn nhắc thêm ông thẩm-phán già Lư Quốc Sinh, ứng-cử-viên phó tổng-thống. Ông Hồ Hữu Tường, ông Lư Quốc Sinh đă giúp tôi một kết-luận không sợ sai lầm: Những “nhân-vật”, già nua không xài được nữa, dù trong tù hay ngoài đời, trong nước hay ngoài nước. Bọn b́nh vôi sứt mẻ và đặc khịt này cần liệng ra ngoài lề lịch-sử. Bây giờ đích thực là thời của tuổi trẻ ở mọi lănh-vực, ở mọi lănh-thổ.

 

° ° °

Sa Ác B, những ngày tôi sống, chỉ có một vụ vượt ngục thành-công. Đó là vụ ba người tù phản-động gỡ mái tôn ra đi một đêm mưa tầm-tă. Ba người này ở đội của Dương Đức Dũng. Vệ-binh truy-nă một tuần không t́m ra dấu vết. Những vụ trốn trại của tù-nhân h́nh-sự ngoài băi, bị bắt hết. Dĩ nhiên, trốn trại bị bắt th́ chính-trị hay h́nh-sự cũng đều bị giáng những báng súng tàn bạo. Có một vụ trốn làm tôi cảm-phục vô cùng. Hồi ấy, tôi c̣n làm Đội-trưởng rau xanh. Buổi sáng hôm đó, trời đầy sương mù. Lợi dụng lúc tan hàng tập thể-dục, người tù h́nh-sự tên Chuyên, sinh-viên đại-học Vạn Hạnh, leo hàng rào kẽm gai thật nhanh và phóng xuống sông Ray. Vệ-binh trên cḥi canh nổ súng. Chúng tôi phải vào nhà hết. Cuộc truy-lùng diễn ra. Súng nổ ầm-ỹ khủng-bố tinh-thần kẻ bôn-đào. Đến lúc kẻng tập họp lao-động, vẫn chưa phát-hiện chỗ ẩn nấp của Chuyên. Khoảng 9 giờ, trời đă hoe nắng và sương mù đă tan, khu rừng bên kia sông Ray gần vườn rau của đội tôi có tiếng súng nổ và tiếng vệ-binh xôn-xao. Người ta đă bắt được Chuyên. Tên cán-bộ Cần, đặc-trách an-ninh, hung-thần của Sa Ác B, chạy nhanh ra bờ sông. Hắn máng giây súng AK trên vai, đứng chờ tù-nhân trốn trại. Tiếng hét của vệ-binh bên kia sông:

 

 

- Ḅ! Cấm đứng dậy! Ḅ!

 

 

 

Vệ-binh sợ-hăi anh Chuyên, v́ anh ta to con. Tôi không nh́n thấy anh Chuyên ḅ. Đứng trên g̣ cao, tôi thấy rơ hung-thần Cần sát-khí đằng-đằng chờ đợi. Rồi anh Chuyên bị vệ-binh đạp mạnh rơi xuống sông. Anh ta đứng dậy ngay đưa tay vuốt mặt. Chuyên lội sang bên này. Hung-thần Cần đă gỡ súng AK khỏi vai. Hắn cầm chắc giữa ṇng súng. Anh Chuyên vừa lên bờ, hung-thần đă phang anh một báng súng ngang lưng. Anh gục ngă. Đứng rất nhanh, ngẩng mặt:

 

 

 

- Cán-bộ không được phép đánh tôi.

 

 

Hung-thần không thèm nghe. Nó đợi anh bước vài bước. Lại đánh. Anh Chuyên vẫn cố đứng thẳng ngẩng mặt:

 

 

- Cán-bộ không được phép đánh tôi.

 

 

Mỗi báng súng giáng xuống thân-thể anh, Chuyên đều ngă chúi, đều đứng dậy rất nhanh, đều ngẩng mặt nói một câu đă nói. Qua vườn rau của tôi, bạo-lực chùn tay. Hung-thần Cần không đánh anh Chuyên nữa. Anh bị c̣ng chân tại căn nhà mới xây xong. Chính hung-thần Cần săn-sóc anh Chuyên, cho anh ăn tiêu-chuẩn đăi-ngộ, tặng thuốc lá anh hút. Thái-độ can-đảm của anh đă khiến hung-thần cảm-phục. Một tù-nhân duy nhất không bị thi-hành kỷ-luật tội trốn trại. Anh Chuyên được dưỡng sức cả tháng. Hung-thần Cần mở c̣ng cho anh về đội, hai hôm sau. Người tù h́nh-sự tuyệt-diệu đó đă gây cảm-hứng cho tiểu-thuyết Sông Ray phẫn-nộ của tôi.

 

 

Tôi đă viết: Có hai cách trốn trại. Trốn trại ban đêm và trốn trại buổi chiều, ngoài băi lao-động. Khi tù-nhân rỡ mái tôn hay khoét tường trốn trại ban đêm, Nhà-trưởng, Đội-trưởng và những người ăn cơm chung với tù-nhân trốn trại rắc-rối to. Phải làm tự kiểm và bị chấp-pháp tơi-bời. Khi tù-nhân trốn trại ngoài băi, súng vệ-binh nổ ba phát báo động. Trực trại đánh kẻng tan lao. Các đội thu dụng- cụ tập họp một chỗ. Ngồi đợi một lúc mới được dẫn về trại. Không tắm, không ca cóng. Vào nhà ngay. Những người khai bệnh nằm nhà, không được lai-văng ngoài sân. Đang tụ-tập trong sân mà bày tṛ trốn trại, lại bị một thằng tù khác ôm chặt cứng cho cán-bộ đánh th́ chỉ có ông nhà văn-học nghệ-thuật “ăn cắp” vẽ ra theo sự bịa-đặt vừa ngu vừa dốt. Thế gọi là văn-học nghệ-thuật…cao-cấp đấy. Và cũng h́-hục chép hồi-kư ngục tù. Chắc chắn, các trại lao-cải của nhà văn-học nghệ-thuật “ăn cắp” không có ai dám trốn trại. Cho nên, đáy địa-ngục chỉ là “ăn vụng, ăn tranh phần khoai và cháy của heo”. Người ta c̣n mang cả mối thù nặng những ngh́n cân tức là 10 tạ v́ bị dồn vào thế “ăn cắp, ăn vụng”. Từ ăn cắp, ăn vụng đến ăn gian nói dối cách nhau một sợi râu Bác Hồ!

 

 

Tỷ lệ những người “tŕnh-diện học tập cải-tạo” trốn trại rất là khiêm-tốn. Tỷ lệ những tù-nhân can tội phản-động cũng khiêm-tốn lắm. Nói chung, tỷ-lệ trốn trại của tù-nhân ỏ các nhà tù, trại lao-cải không đáng kể. Với chế-độ hộ-khẩu, chế-độ công-an nhân-dân, chế-độ công-an khu-vực, tù h́nh-sự có trốn trại rồi cũng bị bắt lại. Trừ phi, trốn trại rồi vượt biên ngay. Trốn đi đâu? Không có một chiến-khu nào cho người trốn trại t́m vào chiến-đấu. Bồn bề hoang-vu, lặng thinh. Giữa rừng già hiu-hắt, chỉ cần một tiểu-đội biệt-kích đă thừa tiêu-diệt đám vệ-binh lau-nhau và giải thoát tù-nhân. Không hề thấy. Tôi đă hàng đêm mơ mộng chuyện quân ta đánh phá trại. V́ tôi đau ḷng thấy mấy thằng Việt cộng mặc quần xà-lỏn may bằng cờ vàng ba sọc đỏ. Tù-nhân không dám trốn trại bởi không t́m ra địa-điểm đi tới. Nỗi quạnh-hiu đến năo-nề phủ kín quê-hương, có lẽ, chỉ ồn-ào bằng kháng-chiến chiêm-bao, bằng chiến-khu tưởng-tượng của bọn cai thầu ḷng yêu nước và đám côn-quan thu thuế lạc-quyên.

 

 

 

Cộng-sản dùng danh từ man- rợ là quản-lư con người. Họ có nghệ-thuật quản-lư con người. Người quốc-gia hải-ngoại chắc chưa bao giờ nghe nói tới một thứ nghệ-thuật gợi tưởng bắt bớ, giam nhốt, tra tấn, thủ-tiêu là nghệ-thuật công-an. Nhà-nước Cộng-sản đă hănh diện xuất bản tạp-chí Nghệ-thuật công-an đấy. Nghệ-thuật quản-lư con người là không cho con người có cơ-hội nổi loạn. Đừng đánh giá Cộng-sản qua những người công-an coi tù ngọng-nghịu, qua những người bộ-đội ngớ-ngẩn. qua những người cán-bộ khù-khờ. Phải đánh giá Cộng-sản qua chủ-nghĩa của nó, qua lănh-tụ của nó. Chúng ta cần nh́n rơ đối-tượng đề tiêu-diệt. Đó là bọn ủy-viên Bộ chính-trị và bọn ủy-viên trung-ương Đảng. Và, đằng sau những con bài lănh-tụ đă lật là những ai c̣n trong bóng tối. Khi Cộng-sản Việt Nam tung những khuôn mặt mới, chúng ta mới bắt đầu đi t́m hiểu và chúng ta cũng chưa hiểu chính-xác.

 

 

Ngược lại, Cộng-sản biết hết chúng ta. Tri-kỷ mà không tri-bỉ th́ chỉ có. . . di-tản, vượt biên. Tri-bỉ mà không tri-kỷ th́ chỉ có thuê đất thiên-hạ lập chiến-khu và duyệt binh thiếu xe tăng, tàu ḅ, đại- bác, máy bay những ngày quân lực… tan hàng. Chúng ta đă viết báo, đă diễn kịch chống Cộng-sản. Chúng ta cho Cộng-sản đội nón cối, răng vẩu, mắt toét, nói ngọng, ngu dốt. Và chúng ta chạy quá dài, quá nhanh, quá xa. Chúng ta lại tiếp tục viết báo- diễn kịch chống Cộng-sản nón cối, giép râu, răng vẩu, nói ngọng, mắt toét, ngu dốt… Vơ Nguyên Giáp không ngọng không dốt. Nguyễn văn Linh không dốt, không ngọng.

 

 

Lănh-tụ Cộng-sản Việt Nam không nói “đồng hồ 2 cửa sổ, 12 cột đèn”. Lănh-tụ Cộng-sản Việt Nam không nói kiểu cai tù chăn trâu cắt cỏ mắng tù-nhân: Nao động th́ nề mề, tư-tưởng th́ nấn cấn. Chỉ mong ngày nễ nớn. Nễ nớn ăn thịt nợn. Đă cho ăn thịt nợn nại c̣n đ̣i ăn ṇng. Bố nếu bố náo“… Lănh-tụ Cộng-sản Việt Nam biết lừa gạt cả thế-giới, biết bỏ đám phản-chiến Mỹ và báo-chí Mỹ vào túi quần… Và biết quản-lư con người. Quản-lư con người đáng ngại nhất. Giải-phóng con người thoát khỏi sự quản-lư của Cộng-sản mới là cách chiến-đấu tuyệt-diệu. Để chiến-thắng. Để tuyệt diệt Cộng-sản trên trái đất. Đề tạo dựng hạnh-phúc vĩnh-cửu cho dân-tộc, cho nhân-loại. Như thế, cần-thiết một chủ-thuyết chế-ngự chủ-nghĩa Cộng-sản và chủ-nghĩa tư-bản là hai chủ-nghĩa đă chỉ tạo ra chiến-tranh, nô-lệ, đói khổ, tù đầy, thù-hận. Cộng-sản và tư-bản đều đă lạc-hậu, bất-lực. Từ hơn một thế-kỷ nay, chúng ta chỉ nhai lại chủ-thuyết của thiên-hạ mà mưu cầu hạnh-phúc cho dân-tộc. Và chúng ta sát hại lẫn nhau cũng v́ chủ-thuyết của thiên hạ. Chưa có người Việt Nam lập thuyết. Mỗi chủ-thuyết dấy động phong-ba đều ra đời trong những bối-cảnh lịch- sử nghiệt-ngă. Bối-cảnh lịch-sử hôm nay rất thích-ứng cho một chủ-thuyết nhân-bản ra đời. Các ngài tiến-sĩ tốt-nghiệp đại-học Huê Kỳ sau 1975 đă nghĩ đến chuyện lập thuyết chưa? Hay chỉ biết ngồi ở quán rượu diễn tuồng đố kỵ tài-năng và chửi bới người vắng mặt? Nhớ rằng Marx và Engels lập thuyết ở Đức và Lénine truyền-bá ở Nga. Vậy tiến-sĩ Việt Nam lập thuyết ở Mỹ sẽ có người truyền-bá ở một nơi nào đó thuận-lợi. Tôi sợ đầu óc tiến-sĩ bé tí tẻo, chưa dám nghĩ thuyết nào ngoài thuyết Job. Mà chống Cộng bằng “đả đảo”, bằng “tài liệu”, bằng chưa hề nh́n rơ giép râu 30-4-1975 sẽ ngh́n đời không ép- phê. Nhưng lập thuyết và làm tư-tưởng không nằm trong khả-năng và kiến-thức hạng bét của thằng viết tiểu thuyết mưu sinh là tôi. Vậy trở về nghệ-thuật quản-lư tù-nhân của Cộng-sản.

 

 

Cộng-sản nắm vững tâm-lư tù-nhân. Cái thứ án gọi là án phạt tập-trung cải-tạo nó bắt tù-nhân không được phép tuyệt-vọng và chỉ được phép hy-vọng kiểu hy-vọng trúng xổ số. Tù không có án, có thể, ngày mai được tha, có thể ba năm được tha, có thể ba mươi năm được tha. “Về hay không là ở các anh có tiến-bộ hay không. Tiến-bộ sớm về sớm. Tiến-bộ muộn về muộn”. Không bao giờ có dọa-nạt: Không tiến-bộ, không về. Nghĩa là, đă học tập cải-tạo tất sẽ phải tiến-bộ. Tiến bộ sớm hay tiến-bộ muộn do ở thiện-chí cải-tạo. Thiếu thiện-chí cải-tạo th́ lâu tiến-bộ. Sự tiến-bộ nh́n rơ ở lao-động.“Lao-động là cái thước đo giá-trị con người”. Lao-động thể-hiện tư-tưởng v́ lao-động là hành-động. Hành-động trọng-tâm xác-định tư-tưởng tốt chỉ là lao-động tích-cực đạt chỉ-tiêu. Ngoài ra, những hành-động chào kính, tuân-hành mệnh-lệnh thể-hiện sự hết thù-nghịch cách mạng. “Tư-tưởng thể-hiện hành-động”. Hành-động tốt, tư-tưởng tốt. Hành-động tốt giả-vờ, tư-tưởng vẫn tốt. Cộng-sản thừa hiểu hành động tốt giả-vờ là nín thở qua cầu nhưng họ chấp-nhận nín thở qua cầu hơn là chống đối ra mặt. Bởi thế, cái mà tù-nhân hấp-thụ được từ nền giáo-dục cải-tạo của Cộng-sản là sự gian dối. Tất cả tù-nhân, ra khỏi trại lao-cải, đều trả lại sự gian dối cho cộng sản. Hiếm-họa mới c̣n người coi sự gian dối như chân-lư.

 

 

Tù-nhân bối-rối trong câu nói khoan-dung khốn-kiếp: “Đảng và Nhà-nước không muốn giam giữ các anh, nhưng về hay ở là tùy thái-độ cải-tạo của các anh“. Như tôi đă viết tù-nhân mang án phạt tập-trung cải tạo, có thể, ngày mai về, tuần sau về, tháng sau về hay ba mươi năm sau về, nên không dám vượt ngục. Nhỡ mai được tha th́ sao? Cái hy-vọng mơ-hồ làm tù-nhân quên tuyệt-vọng. Và cam đành chờ đợi…xổ số. Tù-nhân gọi những buổi tập họp giữa sân trại hay tại hội trường nghe đọc danh-sách những người được tha là nghe kết-quả xổ số. Tại sao nghe đọc kết-quả xổ số? V́ không biết ai sẽ được về. Tù nhân lao-cải là những người không mua vé số mà vẫn bị nghe kết-quả xổ số. Cùng bị bắt một vụ, cùng đi tŕnh-diện một ngày, người cấp bậc cao, người chủ mưu có tên trong danh-sách. Thiếu- tá Phủ đặc-ủy trung-ương t́nh-báo có tên đọc, hạ-sĩ gác cổng không có tên đọc. Vậy không gọi xổ số th́ gọi là cái ǵ? Sự tha bổng của Cộng-sản ăn thua ở hên xui. Như tù-nhân Nguyễn Tân Măo, thiếu-úy đă có lệnh tha ở Phước Long năm 1978. Thay v́ về sum-họp gia đ́nh ngay buổi chiều đọc xong lệnh tha, lại nấn-ná ngủ một đêm chót “enjoy” với anh em, mai mới giă-từ lao-cải. Nửa đêm có lệnh thu hồi Giấy ra trại. Những người đă về, coi như… tự-do luôn. Những người chưa về, ở lại lao-cải tiếp. Nguyễn Tân Măo bị chuyển về Z30 D Hàm Tân, nghe kết-quả xổ số hàng chục lần. Măi đến giữa năm 1981 mới… trúng số ! Bộ quốc-pḥng rồi Bộ nội-vụ của Việt cộng có những quyết-định tha tù-nhân rất ly-kỳ. Tôi có cảm-tưởng họ bỏ tên tù-nhân vào lọ, xóc loạn lên như xóc sâm ở Lăng Ông. Tên nào rớt ra, tên ấy trúng số. Bộ nội-vụ quyết-định tha tù-nhân, không phải Giám-thị lại lao-cải. Ban giám-thị ưa hù tù-nhân rằng Ban giám-thị đề-nghị, chấm điểm cho tù-nhân. Tù-nhân được tha sớm, tha muộn là do đề nghị của Ban giám-thị. Mà đề-nghị điểm tốt lên Ban giám-thị là do cán-bộ Quản-giáo. Hù thế để tù-nhân tôn-trọng Nội-quy, nể sợ cai tù . Ngay cả Giám-thị cũng không có quyền bắt, quyền tha tù-nhân. Có một quyền duy nhất thả tù-nhân: Là ăn vàng hối-lộ của thân-nhân tù-nhân để tù-nhân trốn trại an-toàn. Trường-hợp này đă xẩy ra ở trại lao-cải Long Giao những năm bộ-đội quản-lư tù-nhân. Một tù-nhân trốn trại, bị bắt, bị nhốt vào conex, vẫn mở conex trốn ra như James Bond rồi vượt biên. Những thằng tưởng làm “ăng-ten” ở nhà tù, ở trại tập-trung sẽ được tha sớm là những thằng ngu. Những thằng viết rằng v́ bị “ăng-ten” tố-cáo mà nằm tù mút chỉ là những thằng đại ngu . Từ năm 1980 , sĩ-quan, công-chức học tập cải-tạo, muốn về, chỉ cần gia đ́nh có nhiều vàng chuộc. Trung-tá cảnh-sát đặc-biệt không những được về mà c̣n được đoàn-tụ gia đ́nh ở Tây Đức. Trung-sĩ cảnh-sát đặc-biệt và hạ-sĩ gác cổng, hạ-sĩ bưng nước Phủ đặc-ủy Trung-ương t́nh-báo th́ vẫn…lao-cải.

 

 

 

Biết rằng thân-phận ḿnh nằm trên 6 lồng cầu, tù-nhân cứ khấp-khởi nghe kết-quả xổ số. Trước mắt đó, anh em đă ra về thơ-thới hân- hoan. Sắp đến lượt ḿnh về. Hy-vọng dâng tràn. Tích-cực lao-động và chấp-hành Nội-quy tốt. Khi tù-nhân chán-nản, tuyệt-vọng, lập tức, trại đột-xuất cho nghỉ lao-động vài ngày, cho ăn cơm trắng với thịt kho. Thế là bàn-tán, suy-luận, suy-diễn. Toàn suy-diễn tốt về phía ḿnh. Bồi-dưỡng để tha đây. Đảng và Nhà-nước thay đổi nhiều rồi. Hy-vọng lại dâng tràn. Nghỉ lao-động vài ngày rồi lao-động lề-mề. Quản-giáo không thúc-dục, không kiểm-tra. Giờ giải lao kéo dài cả tiếng. Văn-nghệ ngoài băi. Nhạc vàng, vọng-cổ hát líp-ba- ga. Tắm thỏa-thuê. Về trại sớm. Trực trại dễ-dăi ca-cóng. Thăm gặp không giới hạn. Có sức tha-hồ gánh quà. Tự-do hàn-huyên với thân-nhân. Sợi giây siết cổ tù-nhân nới lỏng, nới lỏng tưởng chừng tháo tung. Mầm mống nổi loạn vừa nhú lên, vội-vàng tàn lụi. Không có ǵ đề chống đối cả. Trại đối xử tốt quá rồi. Cứ lè- phè đợi cầm giấy ra trại. Trốn trại là ngu. Bị bắn khổ vợ con. Nổi loạn là dại. Trứng khó địch lại đá. Tư-tưởng thua AK. Cộng-sản biết cách x́ bong-bóng. Không bao giờ họ bơm căng, không bao giờ họ dồn tù-nhân vào chân tường. Dồn gần sát chân tường ḍ dẫm phản-ứng rồi họ lại đẩy ra. Nới lỏng giây siết cổ rồi lại siết dần. Cứ thể, họ quản-lư tù-nhân tháng này qua năm nọ. Và không hề có nổi loạn đánh phá trại giam, cướp súng giết cai tù.

 

 

Nghệ-thuật rỉ tai gây ngờ vực rồi thù-hận lẫn nhau giữa tù-nhân của Cộng-sản đă tinh vi, nghệ-thuật tung tin công-khai của Cộng-sản càng tinh-vi. Bàn hương-án bầy ra, Giám-thị, khuôn mặt đằng-đằng sát-khí, lời lẽ sắt thép:

 

 

- Các anh chỉ có một con đường chọn lựa. Đó là con đường tích-cực lao-động cải-tạo tư-tưởng để được hưởng sự khoan-hồng của Đảng và Nhà-nước sớm về sum-họp gia-đ́nh. Ngoài con đường đó là vô vọng. Mới đây, đế-quốc Mỹ đ̣i chuộc các anh. Chúng định giá các anh như súc-vật mỗi đầu người 2500 đô la. Đảng và Nhà-nước ta quư-trọng con người, triệt-để bảo-vệ phẩm-cách con người, không v́ cần đô-la mà bán các anh như bán nô-lệ. Các anh đừng ḥng đế-quốc Mỹ cứu các anh. Đừng ḥng.

 

 

Cộng-sản thả cái phao mục cho tù-nhân sắp chết đuối. Chưa đủ, tự nhiên họ ân-cần yêu-cầu tù-nhân nào có thân-nhân di-tản trước 30-4-1975 sang Mỹ, sang Úc, sang Pháp…th́ thành-khẩn khai báo. Ai không khai sẽ mất quyền-lợi và không được khiếu-nại. Tù-nhân đang muốn nổi loạn, bèn x́u xuống. Người ta công-khai thảo-luận đề-tài hấp-dẫn “Mỹ cứu tù-nhân cải-tạo”. Người ta suy-diễn. Người ta suy-luận. Người ta ch́m vào chiêm-bao. Và người ta chứng-tỏ sự tiến-bộ vượt bực. Chấp-hành Nội-quy thật tốt. Lao-động thật tích-cực. Để được Mỹ cứu.

 

 

Tư-tưởng trốn trại và nổi loạn không c̣n nữa . Nhưng tư-tưởng… đố-kỵ manh-nha. Tù-nhân đặt câu hỏi: Những thành-phần nào được Mỹ chuộc 2500 đô-la một đầu người? Câu trả lời có ngay: Ngụy- quân và ngụy-quyền, tức là sĩ-quan quân-đội, cảnh-sát và công-chức cao-cấp, dân-biểu, nghị-sĩ… Mỹ chỉ cứu người của họ, “đồng-minh” của họ. Khi cần mỉa-mai th́ Mỹ chỉ cứu đầy-tớ của họ, tay sai của họ! Thành-phần tù-nhân phản-động kết-luận thế. Bèn có ba giai-cấp tù trong nhà tù. Giai-cấp tù-nhân tŕnh-diện học tập cải-tạo, giai-cấp tù-nhân bị bắt và giai-cấp tù-nhân chống Cộng sau 30-4-1975 bị bắt. Tù-nhân h́nh-sự không được đề-cập, dù h́nh-sự có nhiều người kiến-thức và tư-cách ăn đứt tù-nhân chính-trị. Giai-cấp tù-nhân chống Cộng sau 30-4-1975 mà Cộng-sản gọi là “phản-động hiện-hành” có vẻ tự-hào nhất. Rằng, có thể họ bị lừa gạt, bị sa bẫy Mai Chí Thọ nhưng họ dám chống Cộng trong hoàng-hôn chống Cộng. Rằng, tướng tá đào-ngũ trước 30-4-1975, bộ- trưởng đào-nhiệm, nghị-sĩ, dân-biểu, nghị-viên bỏ dân chuồn nhanh, những kẻ chậm chân bị ở lại th́ cam đành đóng tiền, xếp hàng, chen lấn tŕnh-diện học tập cải-tạo. Chỉ có họ, những người can-đảm và nhiệt t́nh, mới dám chống Cộng-sản, trực-diện chống Cộng-sản khi Cộng-sản đă thôn tính miền Nam . Vậy th́ họ bèn khinh-bỉ những kẻ hí-hửng đợi chờ Mỹ cứu. Họ nổi cơn phẫn-nộ, nguyền-rủa Mỹ là bọn phản-phúc chó đẻ. Những cuộc đấu vơ mồm suưt thành vơ chân tay xẩy ra chung quanh đề tài “Mỹ cứu tù-nhân cải-tạo”. Cộng-sản ném một ḥn đá chết hai con chim. Nó hư hư thực thực “Mỹ đ̣i chuộc các anh”, nó lấp-lửng không quy-định “các anh” là ai. Và các anh chống đối nhau, chia rẽ nhau. Thực ḷng th́ anh nào cũng muốn được Mỹ chuộc với giá 2500 đô la, nhưng thấy ḿnh quá “xa lạ” với Mỹ đâm ra cay cú Mỹ và cay cú thành-phần sẽ được Mỹ cứu. Vơ-khí tư-tưởng của hai giai cấp: Chỉ có đầy-tớ Mỹ mới được Mỹ chuộc sang Mỹ tiếp-tục làm đầy-tớ cho nó. Bọn vô danh tiểu tốt, Mỹ đâu thừa tiền chuộc. Như vậy đó, thủ-đoạn Cộng-sản. Khi con người thấy nó không có quyền-lợi th́ nó điên lên v́ những con người có quyền-lợi. Cộng-sản quán-triệt nghệ-thuật làm con người điên lên. Thí dụ cái tin Mỹ đ̣i chuộc tù-nhân cải-tạo rất lô-gích mà họ tung ra ở các trại cải-tạo. Sự thành-công của Cộng-sản phải coi là tốt đẹp. Nhiều tù-nhân cải-tạo sợ “bị” được tha sớm. Được tha ở giai-đoạn này là niềm bất-hạnh, là bị xóa tên trong danh-sách tù-nhân được chuộc tiền của Mỹ. Tất cả muốn chờ Mỹ cứu, muốn đợi phái-đoàn Mỹ đến tận trại lao-cải gọi tên ḿnh, ném ḿnh lên trực-thăng, bốc ḿnh luôn ra Hạm đội số 7. Ở đó, vợ con ḿnh đă có mặt! Đó không bao giờ là ảo-vọng mà là sự thật. Sự thật nhanh một tí hay muộn một tí thôi. Và tù-nhân cải-tạo đă hồ-hởi phấn-khởi nằm tù.

 

 

Một vài thí-dụ cụ-thể để chứng-minh nghệ-thuật quản-lư tù-nhân của Cộng-sản. Nghệ-thuật này không bao giờ do Ban giám-thị trại hay bọn cai tù chăn trâu cắt cỏ ngọng líu lưỡi sáng-tạo cả. Chúng nó dốt-nát, sáng-tạo sao nổi. Nghệ-thuật quản-lư nhân-dân, quản-lư tù-nhân, quản-lư con người do đám lănh-tụ chiếu nhất của cái gọi là Bộ Chính-trị trung-ương Đảng sáng-tạo thành chính-sách, thành mệnh-lệnh và bọn cai tù có bổn-phận thi-hành nghiêm-chỉnh.

 

 

Bạn đă hiểu tại sao tù-nhân lao-cải ít vượt ngục và tại sao không hề có cuộc nổi loạn ngoạn-mục nào ở các trại tập-trung khổ-sai lao-động.

 

  1. TRẠI TẬP TRUNG

  2. TRẠI TẬP TRUNG

  3. TRẠI TẬP TRUNG

  4. TRẠI TẬP TRUNG

  5. TRẠI TẬP TRUNG

  6. TRẠI TẬP TRUNG

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Politics of Southeast Asia ֎ Bên Gịng Lịch Sử

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA ֎ Lam vs Ngo

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 


 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


MINH THỊ

Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi t́m tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đă đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xă hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đă đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu

 

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nhvTrái Chiều

vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười DânvViệt Học

vTiền PhongvXă LuậnvVTVvHTVvTrí Thức

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG

vEchovSài G̣nvLuật KhoavVăn Chương

vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu TrữvSoHa

vST/HTVvvThống KêvĐiều NgựvVNMvB́nh Dân