֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa
֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution
֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos
֎ Biệt kích trong giòng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media
֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ Tìm IP ֎ Computer
֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lý
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ LƯU TRỮ BÀI VỞ THEO THÁNG/NĂM
֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008
֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009
֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009
֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009
֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010
֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010
֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010
֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011
֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011
֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011
֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012
֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014
֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015
֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016
֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016
֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016
֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017
֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017
֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017
֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018
֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018
֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018
֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017.
֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.
֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.
֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018
֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.
֎ Trò Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh
֎ The Invisible Government Dan Moot
֎ The Invisible Government David Wise
֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư
֎ Giáo Hội La Mã:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật
֎ Mật Ước Thành Đô: Trò Bịa Đặt
֎ Ngô Đình Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc
֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD
֎ Lãnh Hải Việt Nam ở Biển Đông
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Trò Đại Bịp: Cứu Lụt Miền Trung
֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp
֎ 55 Ngày Chế Độ Sài Gòn Sụp Đổ
֎ Drug Smuggling in Vietnam War
֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975
֎ RAND History of Vietnam War era
Mở lại Hồ sơ
Trung Tâm Văn bút Việt Nam Hải ngoại
1995-2002
Trường hợp Cựu Chủ tịch Trung Tâm VBVNHN Trang Châu
Nhiệm kỳ 1991-1993
Nguyễn Tà Cúc
Theo nguyên tắc, tôi phải trình bày trường hợp Cựu Chủ tịch Trang Châu [nhiệm kỳ 1991-1993] trước trường hợp Cựu Chủ tịch Viên Linh [nhiệm kỳ 1993-1995) nhưng tôi muốn tiến trước một bước để cho thấy tiến trình hành động của nhóm người vu báng từ Võ Kỳ Điền tới Viên Linh. Nhóm người này hẳn phải tin, qua trường hợp Võ Đình, Võ Kỳ Điền hay Hà Huyền Chi, cộng đồng cầm bút tỵ nạn hải ngoại nói chung và hội viên Văn bút VNHN nói riêng sẽ yên lặng. Họ đã phổ biến sự lăng mạ một Chủ tịch dưới hình thức quyết nghị của một Đại Hội đồng có sự "chứng giám" từ một ông Thị trưởng sở tại, người vô tình biến thành một thứ khí giới cho họ. Lối phổ biến ào ạt với danh tính nhiều người tham dự--nhất là rất rầm rộ với sự có mặt bằng hình ảnh của những nhà văn tên tuổi như Doãn Quốc Sỹ-- là một bảo đảm cho sự yên lặng của người ngoài không thể thông suốt nội tình một Hội và hội viên hoang mang bán tín bán nghi trước loại đại hội đầy kinh ngạc đó.
Sự hỗn loạn, với tin tức mâu thuẫn từ các nguồn khác nhau, đạt tới cao điểm khi hội viên/ luật sư Trần Thanh Hiệp, đặc uỷ Văn bút Quốc tế, từ chối làm sáng tỏ theo sự yêu cầu của nạn nhân vì cho rằng: "Uỷ Ban không coi vụ này là một 'sự kiện chính yếu cần thâm cứu'” [thư Trần Thanh Hiệp gửi Viên Linh, ngày 16-8-1996]. Không cần phải là hội viên Văn bút, ai cũng có thể nhận thấy quyết định thượng dẫn của Trần Thanh Hiệp chắc chắn đã vi phạm Điều 4, Hiến chương Văn bút, có đoạn: "[...] Và vì sự tự do ngụ ý một sự tự chế, hội viên PEN tự cam kết chống lại các tệ nạn của một nền báo chí tự do như: xuyên tạc, cố ý ngụy tạo và bóp méo các sự kiện nhằm những mục đích chính trị và cá nhân."
Trong một thư riêng gửi Viên Linh, Trần Thanh Hiệp gián tiếp bầy giải lý do của sự vi phạm ấy khi đề nghị Viên Linh không sử dụng quyền truy tố hầu có thể tiến tới một sự hòa giải. Là một luật sư, Trần Thanh Hiệp đã nhầm lẫn khi đánh giá quá thấp hậu quả của hành động vu báng đồng thời đánh giá quá cao lòng tự trọng của những kẻ chịu trách nhiệm. Là người được Văn bút Quốc tế giao trọng trách giám sát hai bên, ông không đủ bản lãnh và khả năng hầu bảo vệ sự thật; nhưng đó là thứ phản ứng mà nhóm ly khai đã tiên đoán từ lâu, qua trường hợp Võ Kỳ Điền-Tổng Thư ký nhiệm kỳ Trang Châu và Chủ tịch Trang Châu. Với nhóm này, nhiệm kỳ Trang Châu là một cuộc thử nghiệm để thứ nhất, đo lường phản ứng không những của hội viên mà còn của giới văn nghệ; thứ hai, để dương thanh thế trước khi dốc toàn lực vào cuộc tấn công nhiệm kỳ Viên Linh chưa tới 4 năm sau (1996).
Cuộc đánh fax rơi Võ Kỳ Điền là kết quả của cuộc đối đầu thử nghiệm vào năm 1992, giữa Ban Chấp hành Trung Tâm VBVNHN Trang Châu và Chi nhánh VBVNHN Ontario [Canada- dưới quyền Chủ tịch Trà Lũ Trần Trung Lương], với sự có mặt sẽ lập lại trong rất nhiều năm của Nguyễn Hữu Nghĩa và Nguyên Hương. Hai người này chủ trương và xuất bản tờ Làng Văn kiêm hội viên Chi nhánh Ontario. 4 năm sau, Chi nhánh Ontario, chia trách nhiệm với Chi nhánh Nam Hoa Kỳ, tổ chức Đại hội đồng Houston 1996. Họ sẽ nắm giữ hoàn toàn hay/và hiện diện một nửa trong 3 tiểu ban quan trọng quyết định sự xuất hiện của mọi tài liệu/phát hành trong Đại hội đồng này. Đó là Cung Vũ Nguyễn Hữu Nghĩa với "tiểu ban Chương trình & Tài liệu". Đó là Nguyên Hương [và Đặng Nhung] với "tiểu ban Kỷ Yếu". Đó là Trà Lũ-chủ tịch Chi nhánh Ontario [và Nguyễn Bá Dĩnh] với "Tiểu ban vận động Tài chính". Sau khi họp, họ sẽ "chủ trương và thực hiện" một cuốn Kỷ yếu mà, như tôi đã trưng chứng cớ, người ta có thể tìm thấy nhiều tin tức bịa đặt vô căn cứ liên quan tới cả nhà thơ Nguyên Sa, một trong 3 người sáng lập Trung Tâm VBVNHN; nhưng nổi bật nhất vẫn là lá mạo thư Cố vấn Hà Huyền Chi và Quyết nghị vu báng Chủ tịch Viên Linh.
Bởi thế, dù sao Trà Lũ Trần Trung Lương cũng đã đưa tên tuổi ông vào 3--chứ không phải 2--sự kiện trong Văn bút VNHN, trừ phi ông chứng minh được đã không hề can dự vào 2 cuộc sau này. Sự kiện thứ nhất liên quan đến buổi triển lãm Võ Đình và sinh hoạt "Đêm Trầm Hương"; sự kiện thứ hai liên quan đến tờ fax rơi --với chứng cớ xuất xứ từ chính một hội viên thuộc Chi nhánh Ontario-- gửi tới bà Võ Kỳ Điền, nhưng hội viên này không có lời giải thích thỏa đáng khi bị Tổng Thư ký/Ban Chấp hành TT VBVNHN chất vấn rồi đưa ra công luận; và sự kiện thứ ba đứng sau đại hội đồng sản xuất quyết nghị vu báng Viên Linh. Chúng ta hãy xét tới sự kiện thứ nhất--tức là cuộc thử nghiệm phản ứng của hội viên và giới cầm bút-- qua các nhân chứng trong và ngoài Trung Tâm VBVNHN qua trường hợp Trang Châu.
Như đã trình bày trong "Trường hợp Võ Đình" và "Trường hợp Võ Kỳ Điền", cuộc triển lãm của họa sĩ Võ Đình kèm thêm vài sinh hoạt văn học nghệ thuật đã rơi vào tầm ngắm của "nhóm Làng Văn của Nguyễn Hữu Nghĩa" theo nhận xét của nhà thơ/nhân chứng Hoàng Xuân Sơn:
-"[...] Khoảng năm 1991, lúc Trịnh Công Sơn sang Montréal thăm gia đình, đa số các người em của anh định cư tại đây, và gặp gỡ một số bạn bè cũ là một hành vi cá nhân nhưng cũng có sự vận động chống đối người nhạc sĩ này xuất phát từ nhóm Làng Văn của Nguyễn Hữu Nghĩa từ Toronto, một thành phố khác của Canada, song song với việc kêu gọi tẩy chay cuộc triễn lãm của họa sĩ Võ Đình tại Montréal với sự tham dự của một vài nhân vật thuộc tờ báo Hợp Lưu ở California và nhóm Trăm Con ở Toronto. Nhóm Làng Văn đã quy kết cuộc sinh hoạt văn nghệ này với sự có mặt tình cờ của Trịnh Công Sơn ở Montréal là thân cộng, có bàn tay sắp đặt của cộng sản? "...[Hoàng Xuân Sơn trả lời Bùi Văn Phú, "Nơi tôi sinh sống thì hát nhạc Trịnh cũng nên dè dặt", Ngày 9 tháng 5, 2011, https://buivanphu.wordpress.com/]
Cuộc "vận động" ấy, được báo giới và người trong cuộc đặt tên "Động đất tại Montreal", tạo một kết quả bất lợi ngay lập tức cho Võ Đình và một thảm họa sẽ tới cho Võ Kỳ Điền. Hầu như các nhật báo và tạp chí trong cộng đồng người Việt đều có tường thuật. Tôi trích dẫn vài đoạn trong "Động Đất Văn Nghệ tại Montréal, Canada" từ bán nguyệt san Giao Điểm vì tính chất trung lập của nó. Giao Điểm vốn là một tờ báo có tiêu chí "Văn hóa-Tôn giáo-Thời sự" gióng lên tiếng nói về sự đàn áp Phật giáo song song với các nghiên cứu về Phật pháp và cổ võ hoặc bảo trợ cho những hoạt động từ thiện tại Việt Nam hướng tới trẻ em nghèo. Theo Giao Điểm, chỉ có một "vài tổ chức" và "vài cá nhân" phát động xì-căn-đan này:
-" (Montréal, Canada) - Cuộc triển lãm hội họa và sách của nhà văn - họa sĩ Võ Đình tại thành phố Montréal, Canada trong hai ngày 26 và 27 tháng 6 năm 1992 suýt tạo ra một vụ xì-căn-đan văn hóa - chính trị lớn, nếu không có sự thông cảm, tương nhượng giữa ban tổ chức và giới văn nghệ sĩ khắp thế giới kéo nhau về đây, hỗ trợ tinh thần cho nhà văn-họa sĩ Võ Đình.
"Nguyên nhân vụ tranh chấp là một số cá nhân và đoàn thể chính trị tại Montréal thấy ban tổ chức mời được đông đảo giới báo chí và giới cầm bút về đây, đã nghi ngại rằng có thể giới cầm bút khắp nơi đã có hẹn nhau từ trước về gặp nhau ở đây để làm một cái gì đó ngoài dự liệu của họ, nên ra sức tạo áp lực để ban tổ chức ngăn cản không cho một vài nhóm cầm bút tới Montréal. Khi những nhóm cầm bút cảm thấy bị xúc phạm (chẳng hạn như tự do đi lại vô cớ bị hạn chế) vẫn tới Montréal, những người này lại đe dọa ban tổ chức để không cho những nhóm trên đến dự triển lãm tranh trưa ngày 27, 6, 1992 và đêm sinh hoạt văn nghệ tối 27, 6, 1992. Thông cảm hoàn cảnh khó xử của nhà văn - họa sĩ Võ Đình, và để cho sinh hoạt văn hóa kỷ niệm 35 năm cầm bút của nhà văn này không bị ảnh hưởng, các nhóm cầm bút nói trên đã tự ý quyết định không đến tham dự cuộc triển lãm và đêm sinh hoạt. Tuy nhiên, toàn thể anh chị em văn nghệ sĩ ở Hoa Kỳ, và một số lớn ở Canada đã tỏ tình đoàn kết liên đới giữa giới cầm bút với nhau, bằng cách tẩy chay không tham dự bất cứ buổi sinh hoạt nào. Cuộc triển lãm hội họa và sách của Võ Đình diễn ra vô sự, nhưng chắc chắn biến cố này hứa hẹn những cuộc tranh luận sôi nổi giữa một bên là giới cầm bút trên khắp thế giới muốn bảo vệ quyền tự do cầm bút thiêng liêng của mình, một bên là một số cá nhân hoặc hội đoàn tuy định cư ở các nước tự do lại tự cho phép mình được quyền áp đặt những thứ luật lệ riêng hạn chế quyền tự do của người khác.
"Hai nhóm cầm bút bị “đề nghị”, “cấm đoán” là những người chủ trương tạp chí Hợp Lưu tại Hoa Kỳ và nguyệt san Trăm Con tại Toronto, Canada. Tạp chí Hợp Lưu do nhà văn - họa sĩ Khánh Trường chủ biên, là một tạp chí văn chương hai tháng ra một lần chủ trương đăng tải bài vở của các cây bút hải ngoại lẫn trong nước, miễn là những bài ấy đề cao con người và không hỗ trợ cho những thế lực độc tài chuyên chính. Nguyệt san Trăm Con, do nữ thi sĩ Trân Sa chủ biên, vì cùng chủ trương tương tự nên vừa mới ra mắt số đầu vào tháng 6, 1992 ở Toronto, đã có hai thành viên (Tờ Làng Văn và tờ Chiến Sĩ Tự Do của vợ chồng nhà báo Nguyễn Hữu Nghĩa), đòi hỏi Hiệp Hội Báo Chỉ ở Canada triệu tập khẩn cấp một phiên họp để tẩy chay Trăm Con, kết quả là do 5 thành viên (trên tổng số 7 thành viên) trong Hiệp Hội không tán thành nên mục tiêu cuộc họp bất thành. Một kết quả bất ngờ khác là đa số thành viên Hiệp Hội Báo Chí đã bỏ phiếu chấp thuận giải tán hội. Sau đó, các tờ báo Việt ngữ khắp nơi nhận được bản tin vụ Hiệp hội Báo chí Canada giải tán kèm theo lời báo động là Việt Cộng vừa tung ra chiến dịch 'Bông hồng xám' với những kế hoạch quy mô. Nội dung bản tin đều hướng mũi dùi vào Trăm Con nên các tòa báo cũng dễ dàng đoán được xuất xứ. Có lẽ do cuộc triển lãm hội họa và sách của Võ Đình vô tình diễn ra trong bối cảnh phức tạp đó nên vài đoàn thể hoặc cá nhân tại Montréal mới lo ngại sự hiện diện của Trăm Con và Hợp Lưu tại địa phương.
"Để cuộc triển lãm và 'Đêm Trầm Hương' có thể diễn ra như dự định, ban tổ chức đã quyết định nhiều biện pháp “bất thường”, như đổi tên màn vũ 'Một Mẹ Trăm Con' thành 'Dòng Lạc Việt', vì e sợ chữ 'Trăm Con' trong màn vũ trên được hiểu như có liên hệ gần xa với nguyệt san Trăm Con! (Tiết mục này cuối cùng bị hủy bỏ bởi người biên đạo của nhóm vũ cương quyết không chịu đổi tên); như yêu cầu một số văn nghệ sĩ không nên tham dự các sinh hoạt trên [...] Tất cả xác nhận họ hẹn gặp nhau ở Montréal chỉ vì cùng là bạn của Võ Đình, lại thêm họ đều mê cảnh, mê người, mê tình bằng hữu. Đó là lý do giới văn nghệ kéo đến đông đảo như vậy. Hành động đe dọa, khủng bố, áp lực với bạn tổ chức để ngăn chận người này người nọ, chiến dịch rỉ tai chụp mũ của vài cá nhân, vài tổ chức tại Montréal đã khiến toàn thế giới văn nghệ ngạc nhiên và phẫn nộ. Trong một cuộc gặp gỡ riêng ngoài chương trình 'Sinh Hoạt Võ Đình', giới cầm bút đã đặt vấn đề tự do tư tưởng và trách nhiệm của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại với nhà văn Trang Châu, người vừa có tên trong ban tổ chức tại Canada vừa là đương kim chủ tịch Văn bút Việt Nam Hải ngoại..." [Giao Điểm, Số 9, trang 60-62, ngày 15. 7.1992]
Ngày 6 tháng 7 năm 1992, Chủ tịch Trang Châu chính thức bầy tỏ thái độ của Trung Tâm VBVNHN qua một bản thông cáo có nội dung như sau:
"THÔNG CÁO của VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI:
Được biết trong thời gian hai ngày 27 và 28 tháng Sáu năm 1992 vừa qua tại thành phố Montréal (Canada), các nhân sự nòng cốt trong Ban tổ chức ba buổi sinh hoạt đánh dấu 35 năm cầm bút của họa sĩ kiêm nhà văn Võ Đình đã bị áp lực từ nhiều phía để ngăn cản sự tham dự của một số anh chị cầm bút đến từ Hoa Kỳ và Toronto, đặc biệt là các hanh chị chủ trương hai tờ Hợp Lưu ở California (Hoa Kỳ) và Trăm Con ở Toronto. Nhận thấy hành động này đi ngược với chủ trương và tinh thần bản Hiến Chương của VĂN BÚT QUỐC TẾ mà chúng tôi là một thành viên, VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI cực lực phản đối mọi thể lực cưỡng bức sự tự do sinh hoạt, tự do phát biểu tư tưởng của giới cầm bút Việt Nam tại hải ngoại." -Làm tại Monréal, ngày 6 tháng 7 năm 1992, Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại - TRANG CHÂU"
HÌNH 1
11 ngày sau thông cáo của Chủ tịch Trang Châu, Chi nhánh TT VBVNHN Ontario phổ biến nhận định của họ tới cho hội viên và báo giới nhắm bầy tỏ thái độ bất đồng ý kiến, nêu nghi vấn về "lập trường" (chính trị-chống Cộng sản) của Ban Chấp hành. Sau đây là vài đoạn chính trong bản "nhận định" đó:
"NHẬN ĐỊNH CỦA TRUNG TÂM VĂN BÚT VIỆT NAM/ONTARIO VỀ THÔNG CÁO 6.7 CỦA VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI
"Ban chấp hành Văn bút VNHN do nhà văn Trang Châu làm chủ tịch, sau 10 tháng nhận nhiệm vụ, vừa phổ biến đến báo chí bản thông cáo đầu tiên, ký ngày 6 tháng Bảy, 1992, liên quan đến quyền tự do phát biểu của người cầm bút. Nội dung bản thông cáo ấy gây nên một số thắc mắc trong dư luận, đặc biệt là giữa các hội viên Văn Bút, về cả hai mặt nguyên tắc cũng như lập trường. Trung tâm Ontario, trong phiên họp ngày 17 tháng Bảy, đã thảo luận và nhận thấy cần phải đưa ra bản nhận định dưới đây.
"1- Xét về quy tắc:
"Một tổ chức có tầm vóc quốc tế như hội Văn Bút, khi công bố một tuyên cáo để phản đối, cần phải minh danh như những đối tượng cụ thể, chẳng hạn như một chính quyền, một hội đoàn, một nhóm người hay một cá nhân có thành vị độc đoán, hăm dọa hoặc khống chế người cầm bút bằng bạo lực. Thông cáo của Văn Bút VHHN chỉ viết một cách mơ hồ rằng ban tổ chức 'buổi sinh hoạt đánh dấu 35 năm cầm bút của họa sĩ kiêm nhà văn Võ Đình đã bị áp lực từ nhiều phía'. Đó chính là thái độ của đông đảo quần chúng, là phản ứng tẩy chay của đồng bào cư ngụ tại thành phố Montreal đối với một số người cầm bút đến dự buổi sinh hoạt Võ Đình.
"Nhà văn phổ biến tác phẩm của mình và độc giả đón nhận hay tẩy chay. Cả hai phía đều hành xử quyền tự do tư tưởng. Hội Văn Bút không thể binh vực bên này mà phản đối bên kia. Huống chi việc phản đối của Văn Bút lại nhắm vào số đông quần chúng "từ nhiều phía". Chúng tôi cho rằng Văn Bút đã sử dụng tiếng nói uy tín của mình một cách không chính đáng. Cũng trong phần đầu của bản thông cáo, Văn Bút VNHN đã tưởng trình một chi tiết mả chúng tôi ngờ vực tính cách trung thực của chi tiết đó. Thông cáo viết: '... áp lực từ nhiều phía để ngăn cản sự tham dự của một số anh chị cầm bút đến từ Hoa Kỳ và Toronto, đặc biệt là các anh chị chủ trương hai tờ Hợp Lưu ở California (Hoa Kỳ) và Trăm Con ở Toronto.'
"Đoạn văn này hàm ý rằng đồng bào tẩy chay nhiều người cầm bút từ phương xa đến, trong đó có nhóm Hợp Lưu và Trăm Con. Trên thực tế chỉ có những người chủ trương hai tờ báo Hợp Lưu và Trăm Con bị tẩy chay. Không có lý do gì để những nhà văn, nhà báo khác đến thăm Montreal lại bị đồng bào tại đây phản đối [...] Nếu không có cuộc tranh chấp chính trị Quốc Cộng, đưa đến biến cố tháng 4 năm 1975, thi ngày nay đã không hề có sự hiện diện của Văn Bút VNHN. Và nếu cuộc tranh chấp Quốc Cộng không tiếp diễn thì hẳn Điều Lệ đã chẳng cần phải trang trọng xác minh "lập trưởng Quốc gia Dân tộc" ngay phần mở đầu hay nói cách khác, nếu cuộc tranh chấp Quốc Công đã hoàn toàn chấm dứt, thì Văn bút VNHN có thể đã giải tán để biến thành một thứ chi nhánh của Hội Nhà Văn trong nước [...] Tạp chí Hợp Lưu, do ông Khánh Trường chủ biên, cổ võ giao lưu văn hóa với Việt Cộng trong nước [...] Tạp chí Trăm Con do bà Trân Sa chủ biên, cùng một đường lối như Hợp Lưu nhưng đi xa hơn [...] phủ nhận mọi quá khứ không chấp nhận cờ Quốc gia cũng như cờ Cộng sản [...]
"Quan điểm chính trị của Hợp Lưu và Trăm Con đi ngược lại lập trường Quốc gia Dân tộc, căn bản của VBVNHN ghi trong phần mở đầu của bản Điều lệ. Nhưng có thể vì muốn tôn trọng quyền tự do phát biểu, Văn bút đã không bày tỏ thải độ. Tuy nhiên, khi đồng bào "từ nhiều phía" có phản ứng với hai tờ báo này mà văn hữu chủ tịch Trang Châu lại đứng về phía hai tờ báo ấy để 'cực lực phản đối' tiếng nói của đám đông tị nạn, chúng tôi coi đó là sự vi phạm nặng nề đối với bản Điều lệ mà ban chấp hành, hơn ai hết, có nhiệm vụ phải tôn trọng. Chúng tôi chờ đợi văn hữu chủ tịch Trang Châu và ban chấp hành Văn bút VNHN giải thích thêm về bản thông cáo ngày 6 tháng Bẩy, 1992 để trung tâm chúng tôi có thể nắm vững lập trường của ban chấp hành đương nhiệm.- Làm tại Toronto ngày 17 - 7-1992 -Chủ tịch Trà Lũ Trần Trung Lương"
Nếu chỉ so sánh 2 văn bản này, người đọc có thể đồng ý một cách dễ dàng và lập tức với lập luận trong bản "nhận định" của Chi nhánh Ontario. Đúng, Chủ tịch Trang Châu cần minh bạch hơn khi đề cập đến danh tính những người đặt "áp lực" lên ban tổ chức, nhất là khi những người đó, theo Trà Lũ và Chi nhánh Ontario, lại chính là "đồng bào" chống lại những nhà văn "cổ võ giao lưu văn hóa với Việt Cộng trong nước" trong hai nhóm Hợp Lưu và Trăm Con. Nhưng chỉ cần đọc lại bản nhận định thêm một lần, tôi đã có thể nhận ra mấy điều cần xét lại. Trước hết, tuy phê bình Ban Chấp hành Trung Tâm VBVNHN " mơ hồ", Chi nhánh Ontario vấp vào lỗi lầm này nhiều lần.
Thứ nhất, họ không thể tự tiện suy diễn "áp lực từ nhiều phía" [Trang Châu, sđd] thành "đông đảo quần chúng" rồi nhẩy vọt sang "đồng bào cư ngụ tại thành phố Montreal" [Trà Lũ, sđd]. Từ bước tiến nhẩy vọt này, họ sẽ có cớ đẩy vấn đề hoàn toàn sang khía cạnh chính trị với một thứ lý luận nguy hiểm toan tính khích động phản ứng tự động của một đám đông không rõ sự thật. Lối dẫn dắt "Nếu cuộc tranh chấp Quốc Cộng đã hoàn toàn chấm dứt, thì Văn bút VNHN có thể đã giải tán để biến thành một thứ chi nhánh của Hội Nhà Văn trong nước" [Trà Lũ, sđd] quả đại diện cho loại xách động quá coi thường sự thông minh của hội viên: Tại sao Văn bút VNHN phải giải tán chỉ vì không còn tranh chấp chính trị trong khi theo cơ chế tổ chức của VBQT, Văn bút VNHN vẫn sẽ tồn tại ĐỘC LẬP bất kể chế độ nào tại Việt Nam? Và tại sao nếu có thể "giải tán" thì không ngưng hoạt động mà lại "để biến thành một thứ chi nhánh của Hội Nhà Văn trong nước"? Ông Chủ tịch Trà Lũ và hội viên Chi nhánh Ontario/Trung Tâm VBVNHN có "suy bụng các người" sang "bụng của Trung Tâm VBVNHN" không đấy?!!!
Thứ hai, ngay sau khi đồng hóa "áp lực từ nhiều phía" với "quần chúng", "đồng bào", "tiếng nói của đám đông tị nạn" vv và vv. họ sẽ có cớ kết án "những người chủ trương" hai tạp chí Hợp Lưu và Trăm Con đã "cổ võ giao lưu văn hóa với Việt Cộng trong nước" [Trà Lũ, sđd] dù không nêu đích danh "những người chủ trương" hay thành viên của "Việt cộng trong nước" để công luận có dịp xét đoán và người bị kết án có cơ hội tự vệ. Như vậy, nếu Chi nhánh Ontario rõ ràng đã không "trung thực" về một số "chi tiết" chính thì ai là người phản đối và ai đã tới Montreal để bị phản đối?
Phần phát biểu sau đây của một số người cầm bút, không thuộc nhóm Hợp Lưu hay Trăm Con, đã tới Montreal càng sẽ chứng minh bản nhận định của Chi nhánh Ontario chưa thuyết phục được vì số nhân chứng này, gồm cả hội viên Văn bút đến từ khắp nơi, phải có thẩm quyền hơn bất cứ ai, tường thuật diễn tiến sự việc.
Theo họ, không hề có chuyện "đông đảo quần chúng" hay "đồng bào cư ngụ tại Montreal" như Chi nhánh Ontario đã công bố. Đúng như thông cáo của Chủ tịch Trang Châu, người "bị áp lực từ nhiều phía" là ban tổ chức cuộc triển lãm Võ Đình và sinh hoạt "Đêm Trầm Hương". Người gây áp lực là "một số cá nhân và đoàn thể chính trị tại Montreal". "Thiểu số" đó đưa "đề nghị" "cấm đoán" nhóm Hợp Lưu, Trăm Con và nhóm nhà văn từ miền Nam California tới Montreal. Khi những người này cứ đến, ban tổ chức lại bị "đe dọa, khủng bố, áp lực để ngăn chận người này người nọ, chiến dịch rỉ tai chụp mũ..." vv và vv.
Bất bình trước sự thay đổi chương trình bất ngờ của ban tổ chức vì bị áp lực, giới văn nghệ sĩ --càng không phải "đồng bào tại đây" như Chi nhánh Ontario cả quyết--bất kể từ đâu tới đã "tẩy chay" ban tổ chức bằng cách không đến hay tham dự một cách riêng rẽ để tỏ tình "đoàn kết liên đới" với 2 nhóm bị "cấm đoán"; nhưng quan trọng hơn, họ muốn tỏ thái độ trước sự "bạo lực chính trị" (Phan Tấn Hải) hay "ít quan tâm đến văn hóa" (Nguyễn Xuân Hoàng).
Sau đây, để chứng minh, tôi trích dẫn từ tờ Giao Điểm phần phỏng vấn Trương Anh Thụy-Chi nhánh Trung tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ, Ngô Vương Toại-Chủ bút tuần báo Diễn Đàn Tự Do/Tổng thư ký Chi nhánh Trung tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ, Phan Tấn Hải-Chủ bút tạp chí Giao Điểm, California, Hoa Kỳ và Nguyễn Xuân Hoàng-Tổng thư ký báo Người Việt Daily News kiêm Tổng thư ký tạp chí Thế Kỷ 21 (Công ty Người Việt), California, Hoa Kỳ
-[...] "Ông Ngô Vương Toại: Về quan điểm chính trị, có thể tôi không đồng ý với lập trường, chủ trương của Hợp Lưu và Trăm Con, tuy nhiên họ có toàn quyền phát biểu về quan điểm của họ. Tôi không chấp nhận bất cứ phương cách đàn áp nào, của bất cứ thế lực nào.
"Ông Phan Tấn Hải: Tôi cảm thấy đây là một cuộc triển lãm hội họa đầy bất ngờ. Nhóm nhà văn từ miền Nam California đều được đề nghị không vào Montréal, và khi vào Montréal thì lại được đề nghị lên Toronto... chơi. Có giấy mời tham dự triển lãm trong tay nhưng được đề nghị nằm tại khách sạn hoặc đi... dạo phố, uống cà phê! Nhóm Trăm Con ở Toronto được đề nghị không về Montréal để tránh rắc rối (?). Một tiết mục vũ trong đêm “Trầm Hương” được đề nghị đổi tên để tránh ngộ nhận (?)...Chúng tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác! Gạt qua một bên những diễn biến quái gở đó, tôi nghĩ, đây thực sự là cơ hội tốt để chúng ta đặt lại các vấn đề căn bản cho người cầm bút: quyền tự do tư tưởng và phát biểu, sự khủng bố và đe dọa của một số người trong Cộng đồng đối với văn nghệ sĩ. Tóm lại, chúng ta cần đối thoại và thảo luận trước khi đặt vấn đề, dùng bạo lực chính trị với nhau. Về phần bạo lực chính trị, tôi đoán là văn nghệ sĩ chịu thua trước rồi vậy. Dù sao đi nữa Montréal vẫn là thành phố dễ thương với rất nhiều văn nghệ sĩ dễ thương, nơi mà tôi rất mực yêu mến, mặc cho các thủ đoạn chính trị đã nhắm tới chúng tôi.
"Ông Nguyễn Xuân Hoàng : Trở lại Montréal lần thứ hai, tôi vui mừng gặp lại Kiệt Tấn sau gần hai mươi năm xa bạn. Tôi cũng thích thú trong mốt chuyến đi cùng các cùng các bạn văn từ khắp nơi đổ về [...]Montreal vẫn đẹp như lần đầu tiên tôi đến đây bạn hữu vẫn nồng nhiệt. Chỉ tiếc một số người--tôi nghĩ chỉ là thiểu số thôi--ở đây đã hành sử như những người 'ít quan tâm đến văn học', làm cho không khí vẩn đục. Uổng! Thật uổng!" [Giao Điểm, sđd, trang 61-62]
Như vậy, căn cứ theo các nhân chứng, "sự khủng bố và đe dọa" của "một số người [...] thiểu số" rõ ràng không hề có vấn đề chính trị Quốc-Cộng hay "đồng bào tỵ nạn" can dự vào. Chưa hết, nếu có chứng cớ Khánh Trường đã "giao lưu văn hóa với Việt Cộng trong nước" --một vấn đề tôi không phân tích hay có ý kiến riêng vì không thuộc phạm vi bài này-- thì ông Trà Lũ, đại diện Chi nhánh Ontario, cần đề nghị Ban Chấp hành Trung ương/ Trung Tâm VBVNHN triệu tập một đại hội đồng bất thường và khẩn cấp để giải quyết trường hợp vi phạm Hiến chương VBQT và Điều lệ Trung Tâm VBVNHN của Khánh Trường. Tại sao vậy? Vì Khánh Trường từng là hội viên Chi nhánh Nam Calif/Trung tâm VBVNHN và từng tham dự đắc lực vào sự xây dựng của chi nhánh này trong những ngày phôi thai. Ông còn được đề nghị giữ nhiệm vụ Ủy ban Báo chí với Đỗ Khiêm và Hoàng Mai Đạt. Tôi chưa đọc được ở đâu Khánh Trường đã bị trục xuất khỏi Trung Tâm VBVNHN nên nếu Trà Lũ làm được việc đó hay chứng minh được Khánh Trường chưa tự nguyện từ bỏ tính cách hội viên, Trà Lũ sẽ vô hiệu hóa được bản thông cáo của Chủ tịch Trang Châu một cách "bất chiến tự nhiên thành" mà không cần phải mạo danh "quần chúng", "đồng bào", "tiếng nói của đám đông tị nạn" vv và vv.
HÌNH 2
Phần tôi, như đã bầy tỏ trong các bài trước, tôi đang trên một cuộc lữ hành tìm hiểu lý do về những biến động xẩy ra cho một tổ chức có gốc từ Việt Nam Cộng hòa và một số nhà văn Miền Nam tên tuổi liên quan tới tổ chức ấy. Qua trường hợp Trang Châu thì Khánh Trường và Trân Sa sẽ không phải nhận lãnh hậu quả của cuộc "động đất tại Montreal" . Thay vào đó, Tổng Thư ký Võ Kỳ Điền [một người chống Cộng, có "lập trường Quốc gia Dân tộc" kiêm hội viên Văn bút] và bà Nguyễn Thị Hoàng Bắc, [một người vẫn được biết đến từ xuất xứ của nhóm Văn Học thuộc Nguyễn Mộng Giác] sẽ phải trả cái giá thay cho Ban Chấp Hành Trang Châu.
Vào ngày thứ hai 17 tháng 8 năm 1992, đúng 1 tháng sau khi Trà Lũ-Chi nhánh Ontario chất vấn "lập trường" của Ban Chấp Hành Trung ương/Trung Tâm VBVNHN, bà vợ Võ Kỳ Điền nhận một thư fax rơi, đầy những lời mạ lỵ hai nạn nhân kể trên, có xuất xứ từ tờ Làng Văn [Nguyễn Hữu Nghĩa & Nguyên Hương].
Chủ tịch Trà Lũ im lặng. Tôi không tìm thấy ở đâu một bản nhận định của Chi nhánh Ontario nào về trường hợp thượng dẫn đã vi phạm cả Hiến chương VBQT và Điều lệ của Trung Tâm VBVNHN. Nếu ông có lên tiếng và có dịp hạ cố đọc bài này, tôi rất hân hạnh được biết phản ứng của ông.-[NTC]
CHÚ THÍCH
* Trong phạm vi bài này, tôi cũng sẽ chưa phân tích một cuộc "Thăm dò dư luận" do tờ Làng Văn (Số 43-"Số đặc biệt Võ Phiến", trang 93, tháng 3. 1988) tổ chức với 2 điều dành cho độc giả góp ý:
Điều thứ nhất: "Không đồng- ý thay- đổi Quốc- ca hiện thời" và,
Điều thứ hai: "Tán đồng đề- nghị tạm ngưng dùng bài hát của Lưu Hữu Phước. Đồng ý chọn một bài khác làm "Cộng- đồng ca Việt- Nam Hải- ngoại".
Điều thứ nhất lấy lý do Lưu Hữu Phước, tác giả bài Quốc ca, sau này trở thành một người Cộng sản, cũng có thể nghe được. Nhưng thay quốc ca bằng một bài "Cộng- đồng ca Việt- Nam Hải- ngoại"? Theo tôi, một tập thể người Việt tỵ nạn Cộng sản với một lập trường chính trị rõ rệt thì không thể chỉ là một "cộng đồng". Bài Quốc ca mà người dân Miền Nam dùng suốt khi Việt Nam Cộng Hòa tồn tại rồi tiếp tục hát lên sau 43 năm tỵ nạn Cộng sản, đại diện cho căn cước tỵ nạn đó. Tôi, dĩ nhiên, tôn trọng quyền chọn lựa của người khác, nhưng với tôi, bài Quốc ca đó là biểu tượng cho cho máu xương của bao nhiêu chiến sĩ và người dân đã hy sinh cho lý tưởng chống chủ nghĩa Cộng sản, tại Việt Nam hay tại bất cứ nơi đâu. Hơn thế nữa, một bài cộng đồng ca-sau 1975 chẳng thể nào sánh cùng lá cờ vàng đã có cùng một quá khứ với bài Quốc ca kia.-
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1993-1995: Trường Hợp Trần Thanh Hiệp Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1993-1995: Trường Hợp Trang Châu Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1993-1995: Viên Linh Bị Vu Khống Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002: Trường Hợp Viên Linh Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ TTVB Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002:Trường Hợp Hà Huyền Chi Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ TTVB Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002: Trường Hợp Võ Đình Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ TTVB Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002: Trường Hợp Võ Kỳ Điền Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ TTVB Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002: Trường Hợp Hà Thúc Sinh Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002: Bài Mở Đầu Nguyễn Tà Cúc
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI THAY ĐỔI THIÊN HÌNH VẠN TRẠNG TRONG TỪNG SÁT NA. NGƯỜI TA CÓ THỂ NAY THỜ PHẬT, MAI THEO CHÚA NHƯNG KHÔNG THỂ CHỐI BỎ CHA SINH, MẸ ĐẺ, HUYẾT THỐNG, GIÒNG GIÕI, DÂN TỘC. NGƯỜI TA CÓ THỂ NAY CHỌN CHỦ NGHĨA NÀY MAI CHỌN CHỦ NGHĨA KIA ĐỂ LÀM LÝ TƯỞNG PHẤN ĐẤU NHƯNG CHỚ QUÊN RẰNG MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU LÀ PHỤC VỤ CHO BẢN THÂN, GIA ĐÌNH, DÂN TỘC VÀ TỔ QUỐC. ĐÓ LÀ NGUYÊN NHÂN KHIẾN BỌN NGƯỜI NẶNG CĂN TÍNH TÔI ĐÒI, NÔ LÊ VỌNG NGOẠI, PHI DÂN TỘC, PHI NHÂN ĐỀU BỊ XEM LÀ PHẦN TỬ NGU XUẨN VÀ ĐÁNG KHINH NHẤT.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV
vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank
vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO
vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState
vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee
vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate
vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive
vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect
vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost
vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme
vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics
vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND
vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer
vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL
vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters
vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon
vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim
vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite
vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale
vObservevAmerican ProgressvFaivCity
vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove
vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen
vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch
vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS
vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes
vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign
vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media
vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty
vScien&TechvACLUvVeteranvGateway
vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua
vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị
vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen
vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại
vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền
vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu
vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc
vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn
vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn
vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng
vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia
vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê BìnhvTrái Chiều
vTiền PhongvXã LuậnvVTVvHTVvTrí Thức
vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương
vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG
vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN