MINH THỊ

 

LỊCH SỬ ĐĂ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA M̀NH. 

DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA M̀NH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ. 

 

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

 

֎֎֎֎֎֎֎

 

֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP

֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

 

     ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008

֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009

֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009

֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010

֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010

֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011

֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011

֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012

֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015

֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016

֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016

֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017

֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017

 

 

 

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù CT

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác  PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaUS CongressUS HouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFARFISBSTác GỉaVideosFederal RegisterUS Library

 

 

 

 

 

v WhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

v Federal Register vCongr Record v CBO

v US Government vCongressional Record

v C-SPAN v VideosLibrary vNational Pri Project

v JudicialWatch vAssociatedPress vReuter News

v RealClearPolitics vMediaMattersvLawNews

v NationalReviewv Hill v Dailly vStateNation

v Infowar vTownHall vCommieblaster v Examiner

v MediaBiasFactCheck vFactReport vPolitiFact

v MediaFactCheck v FactCheck v Snopes

v OpenSecret v SunlightFoundation v Veteran

v New World Order vIlluminatti News vGlobalElite   

v New Max v CNSv Daily Storm v ForeignPolicy

v Observe v American Progress vFair vCity

v Guardian v Political Insider v Law v Media

v Ramussen Report  v Wikileaks  v Federalist

v The Online Books Page v Breibart  Interceipt

v AmericanFreePress v PoliticoMag v Atlantic

v National Public Radio v ForeignTrade v Slate  

v CNBC vFoxvFoxAtl vOAN vCBS v CNN

v Federation of American Scientist v Millenium

v Propublica vInter Investigate vIntelligent Media  

v Russia Newsv Tass Defense vRussia Militaty

v Science&Technology vACLU Ten v Gateway  

v Open Culture v Syndicate v Capital Research

v Nghiên Cứu Quốc Tế v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao v Tự Điển BKVN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử

v Dấu Hiệu Thời Đại v Văn Hiến v Sách Hiếm   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển v Hợp Lưu

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican? v Roman Catholic

v Khoa HọcTV v Đại Kỷ Nguyên v Đỉnh Sóng

v Viễn Đông v Người Việt v Việt Báo v Quán Văn

v Việt Thức v Việt List  v Việt Mỹ v Xây Dựng

v Phi Dũng v Hoa Vô Ưu v Chúng Ta  v Eurasia

v Việt Tribune v Saigon Times USA v Thơ Trẻ

v Người Việt Seatle v Cali Today v

v Dân Việtv Việt Luận v Nam Úcv DĐ Người Dân

v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv

v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v Tấm Gương

v Lao Động vThanh Niên vTiền Phong

v Sai Gon Echo v Sài G̣n v Thế Giới 

v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ v Ng T Dũng v Ba Sàm

v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh

v TPB v1GĐ/1TPB v Bia Miệng

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 31
Những vấn đề của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi ra đời


ÔNG HỒ TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC
Tuy đă có cuộc ngừng bắn nhưng Sài G̣n và toàn bộ Nam Kỳ, sau ngày “Chủ nhật đen tối” vẫn ở trong t́nh trạng náo động. Bửu và Liệu đều cho nguyên nhân cơ bản gây ra t́nh h́nh đó là do sự cạnh tranh chính trị và xung đột kinh tế xă hội. Họ nhấn mạnh vào việc thiếu thông tin liên lạc và phối hợp giữa miền Nam và miền Bắc. Nhưng Bửu đă giúp tôi hiểu biết rơ về vấn đề miền Nam hơn. Sài G̣n và Hà Nội; theo ông nói, cách xa nhau gần 800 dặm về mặt địa lư, v́ thế mà họ cũng khác biệt nhau trong các sách lược và kỹ thuật hành chính.
Mặc dù có sự non kém của miền Nam và nguy cơ đe doạ của những người Quốc gia thân Trung Quốc ở Bắc, ông Hồ vẫn quyết định cho xúc tiến chương tŕnh cải cách của ḿnh. Ông nói với tôi là đă đến lúc phải thực hiện lời hứa của ông với người Việt Nam về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hơn nữa, việc quân đội chiếm đóng Anh và Trung Quốc tới lại càng thúc ép ông một cách khẩn cấp phải tiến lên một bước nữa để tiếp đón Đồng minh với một chế độ thực sự “dân chủ”. Tuy vậy, ông cũng hết sức thận trọng để tránh không làm cho quần chúng Việt Nam và các nước Đồng minh xa ĺa v́ đă đi theo chủ nghĩa Cộng sản một cách quá lộ liễu…
Những tin tức về những người Quốc gia thân Trung Quốc được quân Tưởng cho đi cùng về Việt Nam làm cho việc cải cách trở nên hết sức cấp bách trước khi Đồng minh Hội, Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt cùng các đảng phái lưu vong khác tới. Ông Hồ không muốn để cho “bọn tay sai của Trung Quốc”, như ông thường gọi, có cớ để lên án ông là đă không làm ǵ cả, mà trái lại, họ phải chấp nhận ông dă cho xúc tiến một chương tŕnh hành động thích đáng của Mặt trận Việt Minh và được nhân dân cũng như các nước Đồng minh công nhận.
Khi tôi ở Trung Quốc về, ông Hồ và Chính phủ Lâm thời của ông đă cho xúc tiến một số cải tổ và thăm ḍ những đường lối mới. Ông Hồ đă để Giàu mở rộng cơ sở Lâm uỷ Nam Bộ bằng cách thu nạp thêm những nhân viên thuộc phe đối lập và tiếp tục các cuộc điều đ́nh với Cédile, hy vọng rằng người Anh và người Pháp sẽ công nhận Việt Minh trên thực tế như là một bộ máy chính trị có đầy đủ khả năng lănh đạo quốc gia và như thế sẽ có thể tránh được các cuộc đụng độ bằng vũ lực.
Đối với toàn quốc, Chính phủ ông Hồ xúc tiến và công bố các cải cách ở cấp cao. Ngày 5-9, ông Hồ giải thể các Hội đồng Nhân sĩ nổi tiếng và thay bằng các Uỷ ban Nhân dân do nhân dân địa phương bầu cử. Chế độ quan lại cũ đă bị thủ tiêu.
Cuộc cải cách mong chờ từ lâu cũng được khởi đầu nhưng rất thận trọng để không gây thù hằn giữa giai cấp trung lưu và các đại địa chủ. Việc chia lại ruộng đất chỉ hạn chế trong các công điền, đất bỏ hoang, đất tịch thu của Pháp và “bọn hợp tác với phát xít”, để chia cho các nông dân không có ruộng.
Thực tế từ 22-9, các chủ ruộng đất nhỏ, từ 5 mẫu trở xuống, đều được miễn thuế ruộng đất. Việc hạn chế buôn bán thóc gạo và ngũ cốc của Nhật, Pháp trước đây đă được huỷ bỏ. Thuế công thương nghiệp và môn bài cũng chấm dứt từ 14-9. Việc độc quyền bán thuốc phiện, rượu và muối cũng bị cấm. Cuộc cải cách cấm cả đánh bạc và măi dâm, cùng với các h́nh thức lao động khổ sai khác. Công nhân được phép lập nghiệp đoàn và được khuyến khích điều đ́nh với giới chủ. Tất cả các công nhân đều được hưởng chế độ ngày làm 8 giờ.
Theo luật bầu cử mới, các xă và tỉnh sẽ bầu ra Uỷ ban Nhân dân xă và tỉnh, và đến cuối năm sẽ bầu Quốc dân Đại hội (Quốc hội Lập hiến). Luật mới bảo đảm quyền phổ thông đầu phiến cho mọi công dân nam nữ trên 18 tuổi.
Một trong những điều cải cách có thể nói là cơ bản nhất, mà ông Hồ rất tha thiết, là công cuộc xoá nạn mù chữ, nhằm làm cho mọi người đi học để biết đọc và biết viết. Ông Hồ muốn có một xă hội có văn hoá, có khả năng quản lư được nền “độc lập” mới, tiếp thu được các lợi ích của nhà trường mà nhà nước sẽ mở, và có đầy đủ điều kiện để đạt tới một nền kỹ thuật hiện đại.
Liệu sẽ sử dụng mọi phương tiện và biện pháp để tuyên tuyền rộng răi trong quần chúng các điều cải cách nói trên. Quảng đại quần chúng, nông dân cũng như công nhân đă phấn khởi hưởng ứng sự cố gắng của Chính phủ trong công cuộc cải thiện đời sống của họ. Việt Minh được nhiệt liệt hoan nghênh và được tích cực ủng hộ. Chỉ có một số nhỏ bị bỏ rơi, nhưng không đáng kể. Vấn đề là ở chỗ phúc lợi của nhân dân, thắng lợi của cuộc cách mạng và sự đảm bảo cho nền độc lập của đất nước. Đây là lần đầu tiên cả nước đoàn kết thống nhất trong một mục đích chung và đồng thời cũng là lúc mà các tranh chấp về chính trị đă bị nhấn ch́m đi - ít nhất tại miền Bắc.
CHỦ TRƯƠNG ĐỀ KHÁNG THỤ ĐỘNG
Tuy vẫn thể hiện một tinh thần lạc quan và phấn khởi cao độ, nhưng Chính phủ Hà Nội vẫn phải lo lắng đối phó với những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Các lực lượng ngoại quốc đang từ hai phía Bắc và Nam tiến vào Việt Nam, với danh nghĩa thực hiện nhiệm vụ của Đồng minh nhưng thực ra họ đều mang theo những động cơ khác. Trong hai tuần, người Trung Quốc đă tỏ ra quan tâm đến tước đoạt, cướp bóc nhiều hơn là chú ư đến quân Nhật mà họ có nhiệm vụ phải giải giáp. C̣n người Anh ở miền Nam th́ chỉ lo làm sao đập tan được Chính phủ Việt Minh, dọn đường cho người Pháp chiếm lại thuộc dịa cũ hơn là thực hiện nhiệm vụ đă được công bố của họ. Thực sự họ cũng không biết ǵ về vấn đề lực lượng quân Nhật vẫn c̣n đầy đủ vũ khí trong tay.
Ư thức được địa vị gây cấn của ḿnh, cả về phương diện quân sự và chính trị, nên ông Hồ đă quyết định theo đuổi một chính sách đề kháng thụ dộng đối với các thế lực chiếm đóng. Chính phủ của ông công khai ủng hộ nhiệm vụ của họ trong việc giải giáp quân Nhật và sẵn sàng giúp đỡ mọi mặt để hoàn thành được nhiệm vụ trên. Đă nhiều lần, ông đă phải để thời giờ để giải thích cho tôi về chính sách đó. Đối với người Trung Quốc, phải tránh không để nổ ra các cuộc xung đột bằng bất cứ giá nào. Nếu như chủ quyền Việt Nam có bị thử thách th́ cũng không để xảy ra xung đột vũ trang; nhân dân sẽ đoàn kết trong một mặt trận thống nhất và nếu cần sẽ không cộng tác với các nhà chức trách quân sự Trung Quốc, sẽ có băi công, băi thị, và nhân dân sẽ được phân tán dần về các vùng nông thôn. Đó sẽ là chiến thuật của ông ta.
Ở miền Nam th́ không được để cho bất cứ một sự lộn xộn nào tạo cho người Anh cái cớ để can thiệp và phá hoại công tác cách mạng của Việt Minh. Ông Hồ đă ra lệnh cho Giàu là trong bất cứ trường hợp nào cũng không được xâm phạm đến thân thể và tài sản người Pháp, không dùng bạo lực và cũng không để xảy ra cướp đoạt. Khi người Anh chưa đi khỏi th́ cuộc cách mạng chỉ là “dân chủ”, không phải là “xă hội chủ nghĩa”, không để xảy ra xung đột với quân đội Pháp và phải tránh các thường dân Pháp. Đối với quân Anh, chính sách của Giàu là phải cộng tác trong việc duy tŕ trật tự công cộng và các sự vụ hành chính, nếu như họ không can thiệp vào việc điều hành công tác của Lâm uỷ.
Dewey cho biết, ngày 4-9, Bộ Tư lệnh Đông Nam Á (SEAC) đă nghiêm khắc phê phán viên chỉ huy Nhật, Thống chế Terauchi, về sự lơ là trước cuộc rối loạn ở Sài G̣n và một lần nữa nhắc lại trách nhiệm duy tŕ trật tự của ông ta cho đến khi được các nước Đồng minh thay thế. San đó, Terauchi đă ra lệnh điều nhiều tiểu đoàn Nhật vào Sài G̣n để tước vũ khí của người Việt Nam. Điều này nói lên một cách rơ ràng ư nghĩa bức công điện của Mountbatten gửi Wedemeyer bảo phải sẵn sàng “nắm lấy t́nh h́nh trong Chiến trường Trung Quốc”. Điều đó giải thích tại sao Giàu báo động và kêu gọi dân chúng phải b́nh tĩnh.
Khi đại tá Cass đến Sài G̣n, ngày 6-9, theo yêu cầu của SEAC, Nhật đă tăng cường lực lượng vùng Sài G̣n - Chợ Lớn lên tới khoảng 7 tiểu đoàn và đ̣i Lâm uỷ phải tước vũ khí và giải tán các chiến sĩ Việt Nam. Trong thực tế, chỉ có Hoà Hảo, Cao Đài và B́nh Xuyên mới có lực lượng vũ trang có tổ chức. C̣n Troskism và Việt Minh chỉ có một số lực lượng tượng trưng. Do đó, lệnh tược vũ khí chỉ được áp dụng chủ yếu đối với các nhóm chống Việt Minh.
Theo chính sách đề kháng thụ động và bất bạo động của ông Hồ, ngày 8-9, Giàu ra lời kêu gọi nhân dân cộng tác, như đă nói ở trên, những phe đối lập liền kết tội Việt Ḿnh là phản bội. Những người chống Cộng được nhóm Troskism khuyến khích, cũng từ chối không nộp vũ khí và đ̣i Giàu phải từ chức.
Ngày hôm sau, Việt Minh cho cải tổ và mở rộng cơ sở Lâm uỷ, Giàu rút lui nhường chỗ cho một người Quốc gia độc lập là Phạm Văn Bạch. Trong uỷ ban mới, số Cộng sản rút từ 6 (trong số 9 người) xuống c̣n 4 (trong số 13 người) và có 1 Cao Đài, 1 Troskism, 1 Hoà Hảo, 3 độc lập, 2 Quốc gia và nhà sư Huỳnh Phú Sổ, thủ lĩnh tinh thần của Hoà Hảo. Qua việc nghiên cừu danh sách các uỷ viên, tôi không tin là Việt Minh đă buông tay.
Tôi biết Phạm Văn Bạch, tuy được kêu là độc lập, nhưng là một kẻ thù công khai của lực lượng phản cách mạng và là một người bí mật sùng bái ông Hồ. Do đó, nếu như người Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiếm đóng và đàn áp dân tộc của Pháp th́ những người Troskism và có thể nhiều người độc lập chắc chắn sẽ đứng về Việt Minh. Những cuộc cải tổ đă không mang lại được sự ổn định cần thiết cho Chính phủ ở miền Nam. Các cuộc đấu tranh đảng phái, luận điệu phân biệt chủng tộc, tinh thần chống Pháp, nỗi lo sợ các “đội danh dự” Việt Minh(1), tất cả đă đưa đến sự sụp đổ của Uỷ ban mới chỉ sau chưa đầy 2 tuần lễ.
Ngày 12-9, một đơn vị Gurkhas(2) của tướng Gracey cùng với một phân đội thuộc trung đoàn 5 RIC(3) Pháp từ Rangoon đến sân bay Tân Sơn Nhất thực hiện cuộc hành quân “thắng lợi” của Anh - Pháp vào “Đông Dương thuộc Pháp”. Thành phố sôi lên với những tin đồn đại quá mức là quân Pháp “đă đổ bộ'”. Người Việt Nam th́ náo động, c̣n người Pháp th́ phấn chấn. Phản ứng của Dewey là sự có mặt của người Pháp nhờ vào sự che chở của Anh là một “điều xấu trong lúc này và đă được khuyên bảo một cách sai lầm”.
Các nhân viên SLFEO (của Pháp) đến đây từ trước với lực lượng 136 của Cass, đă đón đơn vị 5 RIC và dẫn họ thẳng tới các kho đạn dược, bến cảng và các kho tàng nhà binh. Pháp đă nhanh chóng thay thế người Nhật và nắm quyền kiểm soát. Trùm DGER (Pháp) ở Sài G̣n, đại uư hải quân De Riencourt đă đến hành dinh của Cass và thuyết phục Cédile ra lệnh cho viên cai ngục Nhật thả một số nhân viên chủ yếu trong tổ chức “kháng chiến Pháp” và hàng trăm sĩ quan và hạ sĩ quan lê dương(4). Số lính này được phiên thành đơn vị, đưa về các trại lính, nhận vũ khí và được lệnh toả ra khắp thành phố bắt liên lạc với các thường dân Pháp và tổ chức họ để chuẩn bị chiếm lại Sài G̣n.
Cả người Pháp và Việt Nam, nh́n thấy bọn lê dương vơ trang kiêu căng đi khệnh khạng trên đường phố Sài G̣n đều có phản ứng một cách mạnh mẽ. Thích thú trong niềm vui thắng lợi đầu tiên, người Pháp muốn nhằm vào lúc này để dạy cho dân “An nam mít” bội bạc “một bài học”.
Cờ tam tài Pháp đă được trương lên trên nhiều công sở nhưng không được lâu. Người Anh đă ra lệnh hạ xuống ngay trong ngày hôm đó để tránh kích động t́nh cảm dân địa phương.
Nhưng đă quá muộn.

CUỘC CHỐNG ĐỐI Ở MIỀN NAM
Tôi không phải là người duy nhất ở Hà Nội được biết những ǵ đă xảy ra ở Sài G̣n.
Ông Hồ cũng có đường dây liên lạc thẳng với Sài G̣n và tỏ ra rất lo phiền. Các nhóm Quốc gia thân Trung Quốc cũng nắm được tin tức và đă lợi dụng câu chuyện “Pháp đổ bộ” làm một vũ khí tuyên truyền tuyệt vời để phá hoại uy tín của ông Hồ và Việt Minh trước công chúng. Họ lớn tiếng ca tụng lập trường của Tưởng tuân theo các nguyên tắc Hiến chương Đại Tây Dương và giúp đỡ cho sự nghiệp độc lập dân tộc của Việt Nam. Trong khi đó th́ Việt Minh ở miền Nam lại thương lượng với Pháp và ông Hồ ở Hà Nội cũng tỏ ra thái độ thiện chí đối với Pháp.
Việc đả kích về ông Hồ xuất phát từ các bài báo của hai nhà báo phương Tây đầu tiên mới tới Hà Nội: Serge de Gunzburg, hăng AFP (Pháp) và Phale Thorpe của AP (Mỹ) ở Trùng Khánh. Họ đă phỏng vấn Chủ tịch Hồ và đưa ra một tin được coi là “giật gân” nói rằng ông Hồ đă tuyên bố “Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng chấp nhận cả các cố vấn người Pháp nếu họ tới Việt Nam với tư cách là những người bạn chứ không phải là kẻ xâm lược”.
Tôi cho không có ǵ giật gân trong lời tuyên bố đó cả; ông Hồ đă nhiều lần nhắc tối điều đó với tôi cũng như với người Pháp ở Hà Nội… Ở đây, qua nhà báo Pháp, chắc ông Hồ muốn nói với công chúng Pháp biết rằng ông đă coi họ như là những người bạn b́nh đẳng. Nhưng lời tuyên bố với nhà báo ngoại quốc đó đă được đăng lên các báo Việt Nam và đă được phe thân Trung Quốc đối lập với ông Hồ chộp ngay lấy. Mặc dù một số người Trung Quốc cho đó chỉ là một xu hướng đi tới thoả hiệp với Pháp nhằm cứu văn t́nh h́nh, một đề nghị mà nếu có chăng nữa cũng chẳng làm thay đổi ǵ lập trường chính thức của Trung Quốc đối với Pháp và đối với Chính phủ của ông Hồ. Nhưng những người Quốc gia thân Trung Quốc lại hoảng sợ trước “đề nghị thương lượng” đó của ông Hồ, v́ rằng một thoả thuận giữa chế độ của ông Hồ với Pháp sẽ gạt họ ra khỏi mọi sự dàn xếp sau này.
Tôi có nói chuyện với hai nhà báo. Họ cho biết đă có cảm tưởng khá sâu sắc đối với “nhà cách mạng lăo thành” mà họ cho là một “con người rất trung thực và có khả năng”. De Gunzburg nghĩ răng Chính phủ Hồ không thể đạt được cao vọng của ḿnh nếu “không có sự giúp đỡ”. Tôi hỏi có phải ông định nói tới nước Pháp không, nhưng được trả lời, “Hay là nước Mỹ?”.
Chiều hôm đó tôi đến gặp ông Hồ ở nhà riêng gần Bắc Bộ Phủ. Ông trông rất mệt nhọc và sa sút. Trời nóng nhưng ông quàng khăn cổ mỏng và h́nh như thấy lạnh. Có thể ông đă lại lên cơn sốt nhưng nói không hề ǵ, chỉ bị mệt và mời tôi ngồi lại. Ông hút một điếu Chesterfield, hít sâu và thả khói qua cửa sổ.
Ông nói chung chung là hoà b́nh rất mong manh, rồi đi về phía bàn làm việc mà trên vẫn thường để cái máy chữ ọp ẹp của ông. Ông t́m được một tờ thông cáo mà ông nói là nhà chức trách quân sự Trung Quốc đă cho rải khắp Hà Nội ngày hôm trước. Tờ thông cáo được in một mặt bằng tiếng Trung Quốc, một mặt tiếng quốc ngữ. Ông Hồ trực tiếp dịch cho tôi nghe. Nó ca tụng sự hy sinh t́nh cảm của các Việt kiều quốc gia hải ngoại cho sự nghiệp độc lập dân tộc, cảm ơn Tưởng thống chế về sự ủng hộ và biểu dương t́nh hữu nghị bất diệt của Việt Nam và Trung Quốc. Sau đó nó kết thúc bằng lời kết tội Việt Minh cấu kết với Pháp và kêu gọi những người Việt Nam yêu nước trung thành, nếu thực sự muốn độc lập và tự do, phải từ bỏ “ông Hồ và bè lũ giết người của ông Hồ”. Kư tên dưới tờ thông cáo là Nguyễn Hải Thần, thay mặt cho Đồng minh Hội.
Ông Hồ quay về phía tôi và nói “bây giờ bắt đầu đấy”. Với một thái độ khinh miệt, điều mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây ở ông Hồ, ông ném mạnh tờ giấy xuống bàn. Một lúc sau ông nói “Việt Minh sẽ c̣n phải đấu tranh lâu dài cả với người Trung Quốc và người Việt Nam”.
Sau đó ông Hồ hỏi tôi về tin tức Sài G̣n. Tôi kể lại cho ông những điều ít ỏi mà tôi biết và chúng tôi đă thẳng thắn trao đổi về những sự phức tạp gây ra do việc người Pháp có mặt ở đây. Ông Hồ hết sức lo lắng và nhận định nếu như các sự kiện xảy ra trong tuần trước được coi như là một dấu hiệu nào đó th́ chắc rằng Uỷ ban mới đây của Phạm Văn Bạch sẽ không tồn tại được lâu. Đó là một nhận xét sau này đă được chúng minh là đúng đắn. Ông Hồ chán ngán v́ việc Anh công khai ủng hộ Pháp và các nước Đồng minh th́ rơ ràng không quan tâm đối với sự nghiệp của ông. Tôi cảm thấy ông thực sự mất tinh thần.
Tôi cố khuyến khích ông bằng cách ca tụng những cải cách ông đă cho công bố. Ông mỉm cười nhưng trở lại nghiêm nghị ngay. Ông Hồ công nhận việc thực hiện công cuộc cải cách sẽ rất khó khăn nếu không có sự viện trợ từ bên ngoài, nhưng cho đến nay th́ chưa có ai công nhận Việt Nam là một nước độc lập, “ngay cả đến Liên Xô cũng vậy”.
Cải cách ruộng đất, giảm thuế, kế hoạch nông nghiệp, phát triển công nghiệp - tất cả những cái đó đ̣i hỏi không phải chỉ những ư định hay và nhân công mà ông có rất dồi dào. Chúng đ̣i hỏi phải có tiền, nhưng kho bạc của Chính phủ th́ bị phá sản(5). Điều kiện kinh tế của đất nước thực sự đang trong t́nh trạng nguy ngập. T́nh h́nh lương thực đang bị đàn “châu chấu Trung Quốc” làm kiệt đi từng giờ. Thóc gạo vụ mùa cũng không đủ để nuôi dân Bắc Kỳ quá được 30 ngày. Và các cán bộ của Lư Hán đ̣i phải nộp lương thực và dịch vụ tại chỗ để chi cho việc chiếm đóng.
Đó là một bức tranh ảm đạm. Tôi cũng cảm thấy buồn phiền nhưng không thể làm ǵ hơn là giúp thông báo t́nh h́nh Côn Minh như thường lệ. Nghĩ đến t́nh trạng khó khăn của ông Hồ, tôi thông cảm với giọng hoà giải trong lời tuyên bố của ông với các kư giả ngoại quốc. Ông đă phải hành động từ một thế yếu và thực tế đă đưa ra một đề nghị thương lượng dứt khoát với Pháp với hy vọng sẽ tránh được một cuộc xung đột vơ trang và tranh thủ thời gian cho Chính phủ của ông.
Sự xuất hiện của người Anh và người Pháp ở Sài G̣n đă tác động mạnh đến t́nh h́nh ở Thành (Hà Nội). Người của Sainteny đă không mất thời gian để báo những tin tức trên cho nhóm Mordant trong Thành, đồng thời cũng chuyển cho họ lệnh của tướng Alessanđri từ Trung Quốc chỉ thị cho các tù binh Pháp ở đây phải “tổ chức thành các đơn vị bộ đội” và “cấp vũ khí cho một đại đội lê dương để bảo vệ trật tự” khi người Trung Quốc đến nhận nhiệm vụ chỉ huy Thành. Cùng lúc đó, người Nhật chỉ huy trại cũng tuyên bố nhận được chỉ thị của bản doanh ra lệnh phải theo gương Sài G̣n và thả tất cả các tù binh. Đại tá Norlinger phụ trách công tác tù binh lúc đó đă hỏi ư kiến tôi. Tôi đă khuyên ông phải bác bỏ lệnh của Alessandri và ra lệnh cho Nhật tăng cường canh gác, cấm không được thả tù binh nào cho đến khi nhận được lệnh của Bộ chỉ huy tối cao Trung Quốc. Norlinger tiếp thu ư kiến của tôi và báo cáo với Côn Minh. Ngày hôm sau chúng tôi nhận được sự đồng ư của cấp trên kèm theo ghi chú Alessandri ở Trùng Khánh cải chính không gửi bất kỳ lệnh nào cho người Pháp ở Hà Nội.
Miền Bắc Đông Dương quả thực là một nhà thương điên. Những người Pháp xấu số, liên tục phải chống lại các “Đồng minh” “vô tâm” và người Việt “bội bạc”; những người Quốc gia thân Trung Quốc tích cực hoạt động nhằm lật đổ chính phủ Việt Minh; quân Quốc dân Đảng háu ăn đang ra sức tàn phá đất nước; các gián điệp Nhật đang lén lút tổ chức mạng lưới ngầm sau chiến tranh của họ. Trung tâm hoạt động của tất cả các nhóm này vẫn là Hà Nội.
BỘ MÁY BÍ MẬT CỦA NHẬT
Ngoài những hoạt động công khai của Nhật đă được mô tả ở trên, tổ phản gián chúng tôi đă khám phá ra một mạng lưới hoạt động bí mật hết sức phức tạp được cài một cách chặt chẽ vào các tổ hợp kinh tế và văn hoá ở Đông Dương và c̣n đang hoạt dộng. Trung tâm hệ thống t́nh báo và chiến tranh chính trị Nhật đă được xác định là hai tố chức hết sức kín đáo: Công ty Thương mại và Kỹ nghệ Đông Dương có tên là CICEI và Trung tâm Văn hoá (Bunka Kaikan).
CICEI được h́nh thành từ một hăng xuất cảng Nhật nhỏ Taikatu, đặt tại Hà Nội từ trước 1937. Taikatu có 15 chi nhánh ở khắp Đông Dương với trụ sở đàng hoàng và nhân viên đầy đủ. Tháng 9-1937, Doichi Yamane, cựu đại diện Nhật tại Hội Quốc Liên, mở thêm một hăng xuất cảng thứ hai bên cạnh Lănh sự Pháp tại phố Carnot. Sáu tháng sau, Bunishi Onishi từ Tokyo đến và lập ra CICEI. Onishi có quyền gắn bó với Ngân hàng Đài Loan, Ngân hàng Yokohama và Ngân hàng Đông Dương mà ở đó ông có một số quyền lợi quan trọng và qua một số biện pháp tài chính ông đă thống nhất các hăng xuất cảng nhỏ vào CICEI. CICEI trở thành một phường hội khép kín, không chịu sự kiểm soát của bên ngoài(6).
Ban đầu CICEI tập trung vào việc thăm ḍ đất đai, khai thác mỏ và quặng sắt. Nhân viên của họ đi khắp nơi để nghiên cứu, chụp ảnh và vẽ bản đồ. Họ có thể hỏi thẳng các nhà chức trách quân sự, dân sự Pháp để lấy các tài liệu về địa chất, địa lư, bến cảng, đường giao thông, kho tàng, bờ biển, tàu bè…
Mùa thu 1938, CICEI mở rộng kinh doanh khai thác quặng sắt cho Nhật ở Thái Nguyên. Đến 1941, CICEI tiếp quản các mỏ ở Lào Cai để cung cấp nguyên liệu cần thiết cho nền kinh tế chiến tranh Nhật. Họ thu lợi lớn nhưng đồng thời cũng lượm được những tin t́nh báo quư giá về Pháp và Trung Quốc.
Nhật rất thiếu crôm và kẽm, CICEI qua Ngân hàng Đông Dương năm 1 942 tham gia vào một công ty crôm và kẽm của Pháp và lập ra một liên hợp gọi là CROMIC. Trong 1 942 - 1943, CICEI phát triển vào Sài G̣n, Hải Pḥng, Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên và Thai Niên (?). Một nhân vật cao cấp ở Tokyo đă chỉ đạo về tài chính cho CICEI chứng tỏ quy mô hoạt động lớn lúc đó. Sau những cuộc ném bom đánh phá bằng tàu ngầm của Đồng minh 1944, hoạt động của CICEI có giảm sút. Nhưng CICEI vẫn duy tŕ khối lượng nhân viên như cũ để tung ra hoạt động suốt khắp Đông Dương dọc bờ biển nam Trung Quốc, giữa Ấn Độ và Miến Điện. Đồng thời qua các luồng ngân hàng, nhất là Ngân hàng Đông Dương, cơ quan CICEI vẫn liên lạc với Tokyo, Berlin, Rome, Bern, Paris và cả Washington để trao đổi tin t́nh báo và gián điệp.
Quân Nhật ở Đông Dương cũng có tổ chức bí mật riêng của ḿnh gọi là Dainan Koosi, chuyên hoạt động thu thập tin tức Quân đội và Hải quân Nhật. Dainan Koosi được đặt dưới sự lănh đạo của một gián điệp nổi tiếng tên là Matsushita(7).
Cơ quan của Dainan Koosi phù trợ cho Hải quân là Manwa (hay là Van Woo), sưu tầm quặng kim loại đặc biệt và cung cấp t́nh báo có liên quan đến công nghiệp luyện kim. Một khía cạnh hoạt động khác của nó là trao đổi vật tư và hàng lậu để lấy tiền quan kim và kim loại để chi phí cho các hoạt động t́nh báo ở Trung Quốc.
Syotu đóng ở Hà Nội là cơ quan phù trợ cho Quân đội Nhật. Nó chuyển mua hoặc kiểm soát các ṣng bạc ở duyên hải Trung Quốc nhằm để chuẩn bị cho việc đưa đón các gián điệp Nhật có nhiệm vụ thu thập tiền bạc và t́nh báo ở Trung Quốc. Syotu ở Hà Nội cho thấy hàng tháng đă thu được độ 100 tấn đồng Trung Quốc.
Trong 1944, Dainan Koosi đă thu thập được gần 4.000 tấn đồng pha thiếc, được lọc lại tại Đông Dương và do CICEI, CATEL chở về Nhật. Qua chợ đen, Manwa và Syotu c̣n kiếm được một số khá lớn antimon, ch́, mangan, amiang, mica và da( 8 )
Bộ máy hoàn bị này chắc là đă bóp nghẹt nền kinh tế Đông Dương và đă cung cấp cho Nhật ngoại tệ, tin t́nh báo về Đồng minh và các vật liệu chiến lược. Nhưng điều quan trọng trước mắt đối với chúng tôi là ở chỗ nó làm vỏ bọc cho kế hoạch hoạt động hậu chiến của Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Thua trận trước các nước Đồng minh hoàn toàn không có nghĩa là Nhật đă thôi không theo đuổi các kế hoạch trước chiến tranh “Á châu cho người châu Á” của họ.

Chúng tôi cũng phát hiện được một cách rơ ràng là Hiến binh Nhật hoạt động từ các Trung tâm Văn hoá(9) ở Hà Nội, Huế và Sài G̣n. Số lớn các nhân viên của họ đă vứt bỏ quân phục và phân tán vào dân chúng Việt Nam. Chúng tôi cũng xác định được một số Hiến binh lẩn trong các nhân viên các hăng buôn Nhật cũ… Những người Nhật “đào ngũ” này được lệnh phải “biến đi” để tổ chức thành con buôn, cướp… để sau này hoạt động bí mật, đặc biệt là trong các công tác quấy rối và tuyên tuyền trong các phần tử chống Pháp và chống Việt Minh.
Một trong những điều quan tâm của tôi là t́m bắt cho được đại sứ Jean Marie Yokoyama(10), người đứng đầu Trung tâm Văn hoá, cùng với nhiều cộng tác viên thân cận của ông ta(11). Ngay từ buổi đầu chiến tranh, Yokoyama đă là một đối tượng của OSS v́ ông là người lănh đạo lưới t́nh báo gián điệp ở Đông Nam Á có nhiều đầu mối rộng khắp thế giới. Vào năm 1943, chúng tôi đă phát hiện được Yokoyama ở Huế, hoạt động dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Đông Dương. Yokoyama là nhân vật số 2 trong danh sách phải “ưu tiên t́m kiếm” của tôi, sau Subhas Chandra Bose(12).
Chúng tôi đă chẳng phải lâu la ǵ t́m ra được các nhân vật này nhưng chúng tôi không thể bắt giữ họ nếu như không có sự cộng tác của người Trung Quốc. Nhưng cơ quan an ninh của Lư Hán và bản thân ông ta tỏ ra không phấn khởi trong việc phải gặp lại những người cộng tác cũ. Yokoyama và Long Vân trước đây đă không xa lạ nhau. Trong lời cung khai của các viên chỉ huy Nhật ở nam Trung Quốc, họ xác nhận một cách dễ dàng đă có những tiếp xúc từ lâu giữa họ và các “quân phiệt và sĩ quan cao cấp Trung Quốc” trước giữa những năm 1930. Những cuộc tiếp xúc đă được tổ chức thông qua Yoshio Minoda, Tổng lănh sự Nhật tại Hà Nội, cho đến 1939 và sau th́ Yokoyama đảm nhận nhiệm vụ này.
Trước khi người Nhật vào nắm quyền ở Đông Dương, hoạt động t́nh báo và chính trị của Nhật nhiều lúc đă lộ liễu đến mức bắt buộc người Pháp trong nhiều trường hợp phải trục xuất các nhà ngoại giao và kỹ nghệ Nhật như Matsushita. Song chính những người này năm 1940 đă quay trở lại những nơi họ đă phải bỏ ra đi, nhưng với nhiều quyền hành và năng nổ hơn trước v́ Nhật đă chiếm được một vai tṛ trội hơn ở châu Á.
Vào năm 1940, khi Nhật chuẩn bị bước vào một cuộc chiến tranh Thái B́nh Dương và Đức đă chiếm Pháp,các nhà vạch kế hoạch ở Tokyo đă nhằm tiến lên xa hơn. Để thực hiện mục tiêu lâu dài của họ trong việc kết thúc nền đô hộ của người da trắng, họ trông mong vào việc đuổi người Anh ra khỏi Miến Điện và Mă Lai, người Hà Lan ra khỏi Indonesia và người Pháp khỏi Đông Dương và họ ra sức thuyết phục Tnmg Quốc tốt hơn hết là phải cộng tác với Nhật. Đồng thời, thuộc địa Anh, Hà Lan, Trung Quốc lại gần sát với Nhật nên Đông Dương sẽ phải là một bàn đạp thích hợp cho các cuộc hành quân của họ tiến vào Đông Nam Á.
Ngay trước khi có thoả hiệp quân sự tháng 8-1940 với chính phủ Vichy về quyền được ưu đăi ở Đông Dương, Nhật đă cử đại sứ Yokohama lănh đạo Trung tâm Văn hoá Hà Nội dưới vỏ bọc là viên lănh sự, có người phó giúp việc là Komaki Omiya(13) và Komatsu phụ trách về tuyên truyền(14).
Mục tiêu lâu dài của Nhật đ̣i hỏi phải từng bước gạt bỏ ảnh hưởng và chủ quyền Pháp ra khỏi Đông Dương. Đó là những điều Matsushita đă làm từ những năm 1930. Và sau khi bị Pháp trục xuất vào 1938, Matsushita đă trở lại Đông Dương làm giám đốc Dainan Koosi. Yokoyama và Matsushita trở thành những người cộng tác với nhau từ 1941.
Ban đầu, chương tŕnh của Yokoyama hướng vào việc tuyên truyền cho nền văn hoá Nhật, nhưng sau đó đă chuyển sang công khai cổ vũ cho thuyết phân biệt chủng tộc trong cái gọi là triết lư của Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Điều đó cũng đă được một bộ phận rộng răi quần chúng Việt Nam tiếp thu, đặc biệt trong các giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo. Nhưng sau cú 9-3 và các trận thất bại ở Thái B́nh Dương, Tokyo mất hào hứng trong chính sách phân biệt chủng tộc, lệnh cho Yokoyama tập trung vào công tác tuyên truyền trực tiếp và làm t́nh báo. Matsushita và một số thuộc cánh “Châu Á cho người châu Á” liền cho đó là một sự phản bội của các phần tử thân châu Âu ở Tokyo và cũng nghi ngờ đối với Yokoyama mà mẹ và vợ đều là người Pháp và theo đạo Thiên Chúa.
Trong khi điều tra về tổ hợp thương mại, chính trị và t́nh báo Nhật ở Đông Dương, người ta thấy tay chân Matsushita trong Phục Quốc và Đại Việt dă tiến hành tuyên truyền thân Nhật với sự bảo trợ và giúp đỡ của Hiến binh ở những cấp cao trong quân đội Nhật. Và hoạt động của họ c̣n tiếp tục cho đến tận 1946. Sau khi chiến tranh kết thúc, Hiến b́nh Nhật đảm nhận việc lănh đạo phong trào chống người Âu và cũng dă gộp Cộng sản Việt Minh vào bản danh sách căm thù của họ.
Trong t́nh h́nh đó, tôi t́m sự giúp đỡ của Trung Quốc, gặp tướng Mă, tham mưu trưởng của Lư Hán và đề nghị Trung Quốc cho cơ quan an ninh bắt giữ bọn gián điệp Nhật đă được phát hiện và thu thập nhiều tài liệu có giá trị c̣n trong Lănh sự quán Nhật, các Hành dinh quân đội và tại các Trung tâm t́nh báo. Mă tỏ ra không chú ư, đặc biệt khi tôi nói tới Yokoyama và Matsushita. Ông lịch sự đáp lại là Lư Hán đă “không nhận được chỉ thị của Trùng Khánh về vấn đề công tác phản gián” và nhân viên của ông ta không thông thạo trong loại công việc này. Kết quả không thể tránh khỏi là người Nhật vẫn được thoải mái đi theo con đường của họ.
Mấy tháng sau, tôi đă báo cáo về Bộ Chiến tranh và Bộ Ngoại giao về những sự cấu kết của Nhật trong quan hệ trong thời kỳ chiến tranh của họ với các phần tử Pháp, Trung Quốc và Việt Nam… cùng những mưu toan hợp tác của các phần tử địa phương trong việc nhằm thực hiện các nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của Nhật.
Một h́nh ảnh nổi bật của các thủ đoạn tài nghệ này thể hiện trong vai tṛ của Ngân hàng Đông Dương Pháp trong các vụ đầu cơ về t́nh báo và thương mại của Nhật. Thành công của các vụ này gắn liền một cách không thể chối căi được với sự cộng tác có ư thức của nhiều quan chức cao cấp Pháp trên lĩnh vực tài chính và chính trị, ở Đông Dương và ở chính quốc Pháp. Trong 6 năm tṛn, những người theo Pétain và De Gaulle đều cùng với các nhà chức trách Nhật hoạt động một cách không thân thiện đối với Đồng minh và làm thiệt hại đến những lợi ích tối cao của Đông Dương.
Trong những năm chiến tranh, nhiều người Tnmg Quốc cũng buôn bán lương thực và đồ quân dụng với Nhật để kiếm lời. Cũng như người Nhật, họ phải lợi dụng Ngân hàng Đông Dương và yêu cầu Nhật tiếp tục kiểm soát các tài sản của ngân hàng trong khi Quốc dân Đảng thương lượng với Pháp về vấn đề đặc quyền ngoại giao ở Trung Quốc và quyền lợi đặc biệt ở Đông Dương.
Một cái vốn có ích khác là những người Việt Nam thân Nhật. Họ đă được khuyến khích chống lại thực dân Pháp và ủng hộ Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á của Nhật. Nhưng trong năm 1940 và sau đó là 1945, khi họ mất hết khả năng và miếng mồi đă mất, họ đă bị Nhật bỏ rơi để cho Pháp khủng bố và Việt Minh trừng trị.
Qua công tác điều tra của cơ quan phản gián, bấy giờ tôi mới rơ tại sao chỉ có ngôi nhà Ngân hàng Đông Dương mới được gác cẩn thận như thế ở Hà Nội; tại sao nó lại là một phương tiện duy nhất mà Nhật c̣n kiểm soát một cách chặt chẽ cho tới giữa tháng 10 và tại sao người Nhật đă vội vàng rút những khoản tiền lớn trước khi người Trung Quốc tới, để cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của ông Hồ một tài khoản phá sản. Vai tṛ ghê tởm của số người nhúng tay vào các hoạt động phá hoại này trong Thế chiến thứ hai đă rất ít trong số họ đă bị trừng trị.
Chú thích
(1) các đội ám sát
(2) Một tiểu đoàn của trung đoàn kỵ binh 16, sư đoàn 20 Ấn Độ (Gurkhas)
(3) Một đại đội của trung đoàn thuộc địa số 5 (5 RIC). Đây là một đơn vị được phục hồi lại từ các lực lượng cũ của Pháp được tập hợp lại và huấn luyện ở Bắc Phi trong đội quân ứng chiến để chiếm lại Đông Dương của tướng Blaizot.
(4) các tù b́nh Hà Lan, Úc và Anh đang chờ được hồi hương. Tù binh Mỹ đă được toán Dewey chuyển đi từ trước.
(5) Phạm Văn Đồng nói với tôi ngày 3-9-1945 là Chính phủ mới chỉ thấy trong ngân khố lúc đó không quá 1,5 triệu đồng
(6) Masumi Yaghiou là con của Giám đốc ngân hàng Đài Loan, được chính phủ Nhật giao cho nhiệm vụ kiểm soát tất cả các hoạt động tài chính của tổ hợp công thương nghiệp có liên qan đến các hoạt động bí mật ở Đông Dương. Ông là nhà chức trách duy nhất giữ liên lạc giữa các tổ chức dân sự và quân sự, và là một công chức cao cấp của Nhật ở mọi nơi.
(7) C̣n gọi là Matusita
( 8 ) Năm 1944, chính phủ Trung Quốc đă ra sắc lệnh xử tử tất cả người nào có “những số lớn tiền bạc hoặc vải vóc không sản xuất tại Trung Quốc”. Nhưng qua sự chất vấn các quan chức Dainan Koosi sau chiến tranh đă cho thấy một sự buôn bán rất lớn tiền tệ và vải vóc đă được xúc tiến bởi “một số quân phiệt” ở Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông.
(9) J.M. Yokohama đă tổ chức được một trung tâm chiến tranh chính trị có quy mộ toàn quốc ở Hà Nội. Trung tâm này phụ trách một hệ thống các trường học Nhật cho các gia đ́nh người Nhật ở Đông Dương và tổ chức các buổi thuyết tŕnh lư luận chính trị và văn hoá Nhật cho các thanh niên Việt Nam. Nhưng đó cũng là một trung tâm tuyển mộ những người Quốc gia chống Pháp và chống Việt Minh. Trung tâm hoạt động phối hợp với CICEI.
(10) Yokohama là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, từng là Bộ trưởng ở Tây Ban Nha cho đến khi được chuyển về Đông Dương 1939. Nhiệm vụ của ông là tổ chức, điều khiển hoạt động t́nh báo và chính trị, đồng thời là cố vấn cho triều đ́nh Huế. Mẹ và vợ đều là người Pháp Công giáo đă giúp nhiều cho ông quan hệ với các giới Pháp ở Sài G̣n, Huế, Hà Nội. Ông cộng tác với người bạn đồng nghiệp trong giới kỹ nghệ là Matsushita. Ngày 10-3-1945, chính Yokohama đă vào điện Kiến Trung để khuuyên Bảo Đại hợp tác với Nhật trong Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á và đă thuyết phục được Bảo Đại chấp nhận kế hoạch phân biệt chủng tộc bằng cách tuyên bố để “giữ thể diện” là Việt Nam “không lệ thuộc vào nước ngoài” và sẵn sàng hợp tác với Nhật để củng cố nển “độc lập” của Việt Nam.
(11) Komaki Omiya, Doichi Yamane, Komatsu và Matsushita
(12) Lănh tụ phe Quốc gia Ấn Độ
(13) Đến Đông Dương năm 1939 nhờ sự bảo trợ của Doichi Yamane, cựu đại diện Nhật ở Hội Quốc Liên và là một nhân viên cơ quan t́nh báo Nhật. Komaki Omiya được cử vào ban quản trị CIDIM, một chi nhánh của CICEI. Omiya đă có một thời gian ngắn (1942-1943) cộng tác với Việt Minh(?) để nhằm lôi kéo người Việt chống lại người da trắng nhưng đạt ít kết quả v́ Việt Minh có tinh thần chống Nhật.
(14) Một cựu thông tín viên của tờ báo quân đội Nhật Yomiwu, phụ trách công tác văn hoá quân chúng trong trung tâm văn hoá

Chương 32
Nam tuyến 16


“MỘT THIẾU TƯỚNG HIỆN ĐẠI ĐIỂN H̀NH”
Thiếu tướng Douglas D. Gracey đến Sài G̣n một ngày sau tiểu đoàn Gourkhas của ông. Gracey thuộc loại sĩ quan thuộc địa cổ điển Anh. Sư đoàn Ấn Độ 20 của ông đă tham gia cuộc chiến đấu lâu dài và ác liệt ở Miến Điện nên việc được chỉ định đến Đông Dương sẽ làm cho họ có được nơi nghỉ ngơi thích dáng và dễ chịu.
Vị tướng Anh đến Đông Dương hoàn toàn không có sự hiểu biết ǵ về những người “bản xứ” nhưng ông lại biết rằng Đông Dương, trước đây là một thuộc địa của Pháp. Ông cho biết khi rời Rangoon đi Sài G̣n, tổng số thông tin của ông chỉ vẻn vẹn nằm gọn trong một trang tóm tắt về t́nh h́nh chính trị do người Pháp cung cấp. Ông không nhận được ǵ từ phía người Mỹ. Cơ quan t́nh báo Anh và Mỹ, theo ông, đă không có sự trao đổi tin tức về Đông Dương, thể theo ư muốn của De Gaulle.
..
Trước khi rời Rangoon, Gracey đảm nhiệm hai nhiệm vụ: Chỉ huy Ban Thanh tra Bộ Tư lệnh tối cao SEAC; và chỉ huy trưởng lực lượng Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương phía nam tuyến 16.
Với tư cách là chỉ huy Ban Thanh tra, ông chịu trách nhiệm trực tiếp với Mounbatten về việc kiểm tra Tổng hành dinh tập đoàn quân Nam của Thống chế Terauchi ở Sài G̣n, tiến hành thương lượng về Nhật đầu hàng, giữ liên lạc với người Pháp, giúp đỡ việc thả và chuyên chở các tù binh Đồng minh.
Trong vai tṛ chỉ huy lực lượng Đồng minh, ông chịu trách nhiệm trước tướng Slim(1), về các hoạt động bí mật, chiếm giữ các bộ chỉ huy thuộc Hành dinh Tập đoàn quân Nam và vùng Sài G̣n - Chợ Lớn, giúp đỡ công tác tù binh và tù thường dân, giải giáp và tập trung quân Nhật, duy tŕ pháp luật và trật tự. Ngoài ra, Gracey c̣n phải đảm nhiệm việc chỉ huy các quân nhân Pháp cho đến khi tướng Slim thay thế.
Nhưng khi Gracey lên đường đi Sài G̣n, ngày 13-9, tướng Slim đă bổ sung thêm nhiệm vụ cho ông. Gracey “không có trách nhiệm giữ trật tự ngoài các khu vực chủ yếu, nếu nhà chức trách Pháp không yêu cầu và phải được sự đồng ư của Tổng tư lệnh tối cao Đồng minh (Mounbatten); hơn nữa cho đến khi có sự thoả thuận giữa Anh và Pháp về vấn đề chính quyền dân sự ở Đông Dương th́ các khu vực chủ yếu sẽ được xác định căn cứ vào nhu cầu giải giáp và hồi hương quân Nhật”.
Mệnh lệnh bổ sung rơ ràng không giao trách nhiệm giữ trật tự cho Gracey ở những khu vực không có liên quan đến việc giải giáp và tập trung quân Nhật để hồi hương. Nhưng chưa đầy 10 ngày sau, mệnh lệnh đă bị vi phạm và đă đưa đến nhiều hậu quả chính trị nghiêm trọng.
Đại tá Cass và các sĩ quan cao cấp khác dă đến đón Gracey ở phi cảng Sài G̣n. Sĩ quan và binh lính Nhật cũng kín đáo chờ đợi, tuy ở xa nơi đó một chút. Trên đường về thành phố, Cass báo cáo cho Gracey biết về t́nh h́nh Nam Kỳ. Nhưng h́nh như Gracey không nắm được thực chất vấn đề nêu lên. Viên tướng - quân nhân này h́nh như quên khuấy mất các biến động chính trị tại thành phố rối loạn này.
Ông tướng thực dân nhận định đó là một t́nh trạng vô chính phủ, đ̣i hỏi phải có một hành động nhanh chóng và kiên quyết. Vài giờ sau, Gracey ra lệnh cho Nhật tước vũ khí người Việt Nam, đuổi Lâm uỷ ra khỏi dinh Toàn quyền ở Sài G̣n, đồng thời cũng tuyên bố hành động đó “không gây ra phức tạp ǵ về chính trị”. Người Pháp không để mất thời gian, liền treo cờ Pháp lên các công sở(2) và cắm cả cờ tam tài lên các xe quân sự (do Mỹ sản xuất).
Từ khi quân Anh và Pháp đổ bộ ngày 12-9, tin tức thực và tưởng tượng về t́nh h́nh Nam Kỳ đă rộn lên. Các tin lẫn lộn và phóng đại về những sự bạo ngược của Pháp; tin Anh dùng quân đội Nhật để đàn áp những người chống đối Việt Nam; sắp tới quân đội của Leclerc sẽ chiếm lại toàn bộ Việt Nam, và nhiều tin đồn khác đă lan ra Hà Nội, kích động mọi người và gây căng thẳng trong những nhóm chống đối…
Trong đêm 13, tin truyền đi cấp tốc ở Huế và Hà Nội là Anh và Pháp đă nắm chính quyền và đánh đổ Chính phủ Việt Nam. Tin nói rằng Bộ chỉ huy của Gracey đă công bố người Anh sẽ đảm nhận việc duy tŕ trật tự và pháp luật “cho đến khi quân đội Pháp tới”, bao hàm ư nghĩ người Pháp sắp quay trở lại đă gây xúc động mạnh. Toán OSS ở Sài G̣n đă khẳng định tin trên và nói thêm là Lâm uỷ lúc đó đă công khai kêu gọi dân chúng “hăy b́nh tĩnh và tránh mọi sự xung đột” nhưng đồng thời cũng ngầm bắt đầu “cho phụ nữ và trẻ em sơ tán khỏi các thành phố” về nông thôn.
Theo tôi, lệnh sơ tán của Việt Minh là một dấu hiệu tích cực tỏ ra thực sự muốn hành động. Tôi báo cho đại tá Heppner và tướng Donovan biết ư kiến của tôi là, nếu như Anh ở miền Nam và Trung Quốc ở miền Bắc dính líu sâu vào việc Pháp quay trở lại th́ tốt hơn hết Mỹ nên tách ḿnh khỏi những mưu mô này, nếu không Mỹ sẽ bị lôi cuốn đi theo các thế lực thực dân ở Viễn Đông. Trong một công văn riêng, Dewey ủng hộ quan điểm của tôi và cho biết thêm anh ta đă bị Gracey khuyên nhủ phải chấm dứt sự “đồng loă với bọn phiến loạn”.
CON ĐƯỜNG ĐẪN ĐẾN THIẾT QUÂN LUẬT
Ở Sài G̣n, Dewey dă gặp Cédile và cho ông là “một con người trung thực, biết lẽ phải, và theo phái De Gaulle” triệt để trung thành với bản Tuyên bố 24-3 (của Pháp). Dewey và Cédile có nhiều chỗ tương đồng như xu hướng tự do trong quan điểm chính trị, ca tụng De Gaulle, có cảm t́nh với hoài băo độc lập dân tộc của người Việt. Sự khác biệt giũa họ có nguồn gốc dân tộc. Cédile là quan chức Pháp theo chính sách “độc lập dần từng bước”, c̣n Dewey là sĩ quan Mỹ gắn bó với chủ nghĩa chống thực dân của Roosevelt. Nhưng họ cũng đă có thể giao thiệp với nhau…
Ngoài người Pháp ra, Dewey cũng c̣n có quan hệ chặt chẽ với các uỷ viên trong Lâm uỷ, đặc biệt với Phạm Văn Bạch và Phạm Ngọc Thạch. Trong gần 2 tuần lễ, Dewey đă gặp người Pháp và người Việt mà vẫn không thu xếp được một cuộc điều đ́nh giữa Cédile và Lâm uỷ. Mọi cố gắng theo hướng này đă bị chặn đứng bởi một nhóm thực dân cực hữu Pháp do Mario Bocquet(3) cầm đầu. Bế tắc ở đây chỉ là do tính chất bè phái và những quyền lợi bất di bất dịch.
Dewey cũng đă thấy có những phần tử biết điều trong những người Pháp muốn chấp nhận thương lượng ở một mức độ tự trị cho người Việt trong phạm vi bản Tuyên bố 24-3. Cédile ở trong số những người đồng ư thương lượng chỉ nhằm để tránh một cuộc xung đột vũ trang. Nhưng bất hạnh là ông lại bị cầm tù bởi một khối có thế lực về tài chính ở Nam Kỳ lúc đó, gồm bọn chủ nhà băng, chủ đồn điền, chủ mỏ, các quan chức, các nhà chính trị… Họ phần lớn là thực dân người Pháp nhưng cũng có một số ít người Hoa và Việt giàu có. Số này kiên quyết không chịu thảo luận với những người Việt và đặc biệt với Lâm uỷ với lư do họ là người của Việt Minh - toàn là Cộng sản - và không đại diện cho “người An nam mít hiền lành và trung thành”.
Ở phía bên kia, người Việt cũng bị chia rẽ. Việt Minh th́ sẵn sàng nói chuyện, cũng có thể thoả thuận với những yêu cầu hạn chế của Pháp, cốt để Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để lấy đó làm một điểm xuất phát. Nhưng họ cũng bị công kích bởi các nhóm đối lập đang ganh đua nắm quyền lănh đạo đất nước và mong đợi cho Việt Minh sụp đổ. Phái đối lập muốn huỷ bỏ cuộc thương lượng với Cédile và cho phát động cuộc kháng chiến chống Pháp quay trở lại.
Cédile bị cánh hữu bảo thủ Pháp cũng như những người cánh tả lên án. Nhưng ông cũng chỉ là một công chức, Uỷ viên Cộng hoà Pháp ở Nam Kỳ… Ông không thể vượt quá chỉ thị của Chính phủ.
Bác sĩ Thạch đă kêu gọi sự hiểu biết của Cédile và Gracey. Người Pháp đă tỏ ra có thiện cảm nhưng người Anh đă cự tuyệt thẳng thừng. Dewey không có ảnh hưởng ǵ đối với giới của Gracey, c̣n Washington th́ cũng chẳng ngó ngàng ǵ đến các báo cáo của ông. V́ vậy việc Gracey từ chối không làm việc với người Việt Nam làm cho người Pháp cảm thấy được khích lệ và họ cho rằng người Anh đă cho phép họ nắm lấy chính quyền.
Cho tới ngày 16-9, ai cũng thấy rơ là cuộc nói chuyện Cédile - Bạch đă không đi tới đâu. Theo quan điểm của người Việt Nam, cuộc nói chuyện chỉ phục vụ cho mục tiêu của người Pháp, cho họ thời gian để củng cố vị trí và chờ quân đội Leclerc tới. Phạm Văn Bạch, nhân nhượng trước áp lực đảng phái, đă tuyên bố công khai lên án Anh từ chối không chịu công nhận chính phủ duy nhất hợp pháp ở Nam Kỳ - Lâm uỷ Nam Bộ - và đă gạt bỏ đề nghị thương lượng hợp tác của Lâm uỷ trong việc quản lư đất nước. Không nhận được lời đáp lại, Lâm uỷ liền ra lệnh tổ chức một cuộc tổng băi công vào ngày hôm sau để phản đối cái mà họ cho là âm mưu Pháp - Anh nhằm lật đổ chính phủ Việt Nam.
Sáng hôm sau, 17-9, tuy là Chủ nhật, khu chợ đông nghịt người, tầu điện đứng chết tại nhiều chỗ trên đường, vắng hẳn xe kéo, những người “bồi” cũng không thấy đâu, cửa hàng đều đóng khoá… Không đưa thư tín và cũng không có điện. Điện tín điện thoại lúc có lúc không… Đó cũng chỉ mới là những điều bất tiện. Nhưng cũng từ đó mà đă nổ ra các việc rắc rối: các vụ bắt bớ ngược đăi người Pháp và một số vụ bắt cóc người Việt thân Pháp. Đêm đó thực là một đêm cực khó khăn..
Đến Thứ hai, t́nh h́nh cũng không được cải thiện hơn. Cuộc sống ở thành phố ngừng lại. Lẻ tẻ vẫn nổ ra những cuộc xô xát giữa người Pháp và người Việt, nhưng phần lớn mang tính chất những vụ đụng độ nhỏ với những lời ḥ hét, căi chửi nhau và đe doạ. Điều khó chịu cho những bà nội trợ Pháp là thiếu thịt tươi, sữa, hoa quả, nước và điện hiếm… trong khi những người “bồi” của họ th́ biến mất.
Sáng hôm đó, tôi nhận được một bức điện của Phạm Văn Bạch như sau:
“Gửi Phái đoàn Đồng minh, Hà Nội.
Phái đoàn Anh đă dùng quân đội chiếm đóng các công sở của Chính phủ Việt Nam ở Nam Kỳ. Mong rằng được chứng minh quyền được Độc lập của Nhân dân An Nam. Việt Nam đă hoàn toàn độc lập. Người Việt Nam có quyền được tự định đoạt số phận của ḿnh”.
Báo cáo đêm hôm đó của toán Dewey làm cho người ta bối rối thêm; họ đă nhận được tin, nếu chính xác, th́ có nghĩa là đă xảy ra rối loạn nghiêm trọng. Các đội tuần tiễu Nhật đă bắt nhiều toán khiêu khích được xác nhận thuộc bọn cướp B́nh Xuyên. Chúng đă đánh bị thương một số quân nhân Pháp trong một quán cà phê và đốt hai nhà người Pháp, không cứu được v́ không có lính cứu hoả và nước. Đến đêm các cuộc tấn công vào người Pháp và Việt tăng thêm và người Pháp bắt đầu sợ. Người Việt Nam lo thu vén tài sản, nhiều đàn bà và trẻ em chuẩn bị sơ tán khỏi thành phố.
Cédile, với tư cách là một người phát ngôn cao cấp nhất của Pháp ở Nam Kỳ lúc đó, đă bị đặt trước một t́nh h́nh khó xử. Mệnh lệnh duy nhất đầu tiên ông nhận được ở Calcutta vào tháng 8, là “lập lại trật tự và khôi phục chủ quyền của Pháp”. Cuộc đổ máu giữa người Pháp vũ trang và người Việt là không thể tránh khỏi nên Cédile quyết định hành động. Ông gặp Gracey và đưa ra việc cấp thiết phải bảo vệ tính mệnh, tài sản người Pháp và đề nghị phát vũ khí cho các tù binh Pháp. Theo một người của Dewey được chứng kiến th́ trong cuộc gặp không đả động ǵ đến sinh mệnh và tài sản người Việt Nam.
Gracey cho đề nghị của Cédile là thiết thực và có lư. Ông rất muốn cấp vũ khí cho người Pháp, nhưng đă phải chững lại. Lần đầu tiên trong binh nghiệp của ḿnh, Gracey đă bắt đầu phải suy nghĩ về chính trị. Ông đă nhận thức được rằng người Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề độc lập và đó cũng là một việc không thể bàn căi được. Đông Dương ở trong một bối cảnh hoàn toàn khác với Ấn Độ. Trong khi Công Đảng Anh ở London c̣n đang tranh căi về quy chế tương lai của Ấn Độ trong Đế quốc Anh th́ Đông Dương đă tuyên bố hoàn thành sự nghiệp độc lập của ḿnh mà không cần phải có sự thoả thuận của Pháp. Nhưng điều đă làm viên tướng thực dân phải cảnh giác hơn cả là việc Ban An ninh quân đội đă báo cáo trong binh lính Ấn Độ của ông đang âm ỉ lan truyền những lời cằn nhằn oán trách. Nhiều hạ sĩ quan thuộc Sư đoàn Ấn Độ, được các đảng viên Đảng Quốc đại khuyến khích, có ư kiến là quân đội thuộc địa Anh không được tham gia vào việc đàn áp phong trào dân tộc của người Việt Nam.
Trong khi xác định lập trường của ḿnh, viên tư lệnh đă phải tính đến nhiều yếu tố có lợi cho Pháp. Quân đội Anh lúc đó c̣n quá yếu, mà lại không thể dựa vào sự giúp đỡ của Nhật. Mà Nhật th́ đă biểu thị không muốn cộng tác trong việc tước vũ khí người Việt Nam và trấn áp nhiệt t́nh của họ đối với nền độc lập. Gracey không tin rằng quân đội của ông lại có thể một ḿnh đương đầu với một cuộc nổi dậy của “người bản xứ”. Trong bất kỳ trường hợp nào, Gracey cũng sợ sẽ xảy ra một cuộc tàn sát đẫm máu mà ông cảm thấy hănh diện nếu có khả năng tránh được bằng bất cứ giá nào.
Trong t́nh h́nh lúc đó, Gracey kết luận việc thích đáng nhất có thể làm là giúp cho Pháp tự bảo vệ lấy ḿnh v́ theo ông, không những họ cần mà c̣n “có quyền” làm như vậy. Trước sau rồi người Pháp cũng sẽ được giúp đỡ th́ sao bây giờ lại không giúp họ? Nhưng Gracey cũng đă nhận được những mệnh lệnh chính thức trong đó không nói ǵ đến việc cấp vũ khí cho người Pháp.
Chẳng khác ǵ Cédile, ông cũng vấp phải một trường hợp khó xử.

Sáng ngày 18-9, có quyết định tạm thời rút bớt quyền hạn của Gracey. Mounbatten đă được báo cáo là Gracey đă không triệt để tuân theo chỉ thị của ông nên ông đă yêu cầu tướng Slim, trên đường về SEAC, dừng lại ở Sài G̣n, để nhắc cho Gracey biết ông ta chỉ có một nhiệm vụ - giải giáp quân đội Nhật. Ông không được để bị lôi cuốn vào việc duy tŕ trật tự công cộng. Điều đó thuộc trách nhiệm của người Nhật. Sau đó, Gracey lại c̣n được nhắc nhở phải tránh xa các mưu toan chính trị của Pháp và Việt.
Lời cảnh cáo đă khiến cho Gracey phải có một đường lối hành động khác trước, chẳng ăn nhập ǵ với các mệnh lệnh cũ trước đây của ông. Ông cho gọi viên chỉ huy Nhật tới và dứt khoát ra lệnh cho Nhật phải có những biện pháp cấp bách và có hiệu lực để khôi phục lại trật tự công cộng, thậm chí có thể cho bắn vào người Việt Nam. Ông c̣n nhấn nạnh thêm là Nhật phải thực hiện mệnh lệnh ngày 6-9, tước vũ khí của tất cả bộ đội, tự vệ, cảnh sát, và dân thường người Việt. Gracey nhắc cho viên chỉ huy Nhật biết việc đầu hàng chưa được kư kết và từ nay đến đó, các nước Đồng minh trao cho Nhật nhiệm vụ giũ ǵn trật tự giữa người Pháp và người Việt. Tất nhiên đó cũng là một lời đe doạ rằng nếu để xảy ra đổ máu th́ sẽ bị coi như là một tội phạm chiến tranh và điều đó cũng không loại trừ đối với viên chỉ huy Nhật.
Ngoài mặt th́ Sài G̣n và các vùng lân cận c̣n được coi như là b́nh thường. Các cuộc xô xát Pháp - Việt và giữa các phái Việt Nam có tăng thêm về số lượng nhưng về mức độ dữ dội th́ vẫn c̣n có thể chịu đựng được. Không thấy có báo cáo về người chết hoặc phá hoại nghiêm trọng về tài sản hay các vụ rối loạn quy mô lớn. Công khai mang vũ khí th́ chỉ có quân nhân và cảnh sát địa phương. Nhưng thực ra cả vùng là một trại vũ trang đang chuẩn bị đối phó với một cuộc phong toả lâu dài. Cả người Pháp lẫn người Việt đều t́m kiếm, tích trữ lương thực và vũ khí. Cédile, Gracey và Phạm Văn Bạch, mỗi người với những lư do riêng của ḿnh, đều rất lo phiền; tất cả đều biết rằng cơn thịnh nộ đang lên cao và có quá nhiều người có súng ống.
Trong một hành động vào giờ chót, Cédile yêu cầu Dewey đến gặp các lănh tụ Việt Minh để thuyết phục họ bỏ cuộc và giúp khôi phục lại trật tự. Trong đêm 18-9 Dewey đă bí mật họp với Trần Văn Giàu, Phạm Văn Bạch, Dương Bạch Mai (Cảnh sát trưởng), Bác sĩ Thạch (Uỷ viên Ngoại giao), và Nguyễn Văn Tạo (lănh tụ Công đoàn). Tất cả đều cho rằng đă quá muộn để thương lượng và hợp tác. Dân chúng đă bị xúc phạm v́ thái độ kiêu căng của Pháp, bị kích động mạnh và đă ở tư thế sẵn sàng làm mọi việc để giữ vững được nền độc lập của ḿnh. Sau cuộc gặp gỡ, Dewey đă nói lại cho Cédile và nhắc lại lời của Giàu: “Hiện nay, việc cực kỳ khó khăn là kiểm soát được các bè phái chính trị khác nhau, v́ không phải tất cả thân Việt Minh mà tất cả đều chống Pháp”.
Người Việt Nam đă trả lời Cedile một cách mạnh mẽ rơ ràng. Không thương lượng, không c̣n hy vọng sáp lại gần nhau và cũng không cần hợp tác nữa. Nhưng Cédile vẫn lạc quan. Sáng ngày 19-9, Cédile cho họp các nhà báo địa phương và nước ngoài(4). Trong một bản tuyên bố đă chuẩn bị sẵn, ông công bố là Việt Minh không đại diện cho nguyện vọng của những người Đông Dương và không có đủ khả năng duy tŕ trật tự công cộng. Ông c̣n nói các cuộc thương lượng với người Việt Nam đă được ngừng lại cho đến khi trật tự được lập lại và sẽ chỉ được tiếp tục dựa trên cơ sở của bản Tuyên bố 24-3.
Mọi quan hệ dứt khoát chấm dứt. Báo chí nước ngoài ở Sài G̣n, trước đây vẫn lớn tiếng chỉ trích chính sách Anh tại Nam Việt Nam và thái dộ của Gracey đối với người Việt Nam đă đưa tin sắp nổ ra nổi loạn. Ngày 20-9, SEAC đă phản kháng lại bằng cách ra lệnh cho Gracey phải “kiểm soát” đài phát thanh địa phương và t́m cách “bịt” các tin tức và b́nh luận chống Anh. Đó là một mệnh lệnh giản đơn, hoàn toàn rơ ràng. Nhưng Gracey đă hiểu nó theo một cách khác.
B́nh thường như thế th́ chỉ cần đặt một sĩ quan liên lạc ở bộ máy đầu năo đài phát thanh Sài G̣n của Pháp để kiểm duyệt các tin tức chống Anh. Nhưng Gracey đă cho thi hành một biện pháp đặc biệt lạ lùng. Không hỏi ư kiến của SEAC và chỉ dựa trên quyền hạn người cầm đầu Phái đoàn kiểm soát của Đồng minh, ngay hôm nhận được lệnh của SEAC, Gracey đă cho phát ra bản Tuyên cáo số 1, tự cho minh có toàn quyền “duy tŕ pháp luật và trật tự ở Đông Dương nam vĩ tuyến 16”. Mọi người đều tỏ ra nghi ngờ sự sáng suốt của Gracey.
Nhưng Gracey, sau khi khẳng định địa vị hợp pháp của ḿnh, đă xông vào các báo chí Việt Nam, cấm rất cả các loại báo nhưng lại bỏ qua không đụng ǵ đến đài Sài G̣n và các báo Pháp. Ông cho thiết lập một biện pháp kiểm duyệt hạn chế đối với tin tức của các phóng viên ngoại quốc nhưng thực ra họ vẫn có thể chuyển được tin qua đường Trùng Khánh, Côn Minh… Một hành dộng khác của Gracey là cho sáp nhập cảnh sát Việt Nam vào quân đội Anh, coi như một đơn vị phụ thuộc dưới quyền chỉ huy của ông.
Tuyên bố của Cédile, hành động độc đoán của Gracey, cũng như sự đứt đoạn trong quan hệ giữa dân chúng và các nhà chức trách, tất cả những cái đó mở đầu cho giai đoạn tiếp theo. Chỉ trong 24 giờ sau, các cuộc phá hoại, cướp bóc, đánh đập, bắt cóc… nổ ra ở một mức độ đáng sợ. Nhưng tội ác này không phải chỉ xảy ra từ một phía, mà ở cả hai bên, Pháp và Việt. Gracey không thể không biết đến t́nh h́nh và ông quyết định phải hành động.
Ngày hôm sau, 21-9, Gracey tuyên bố thiết quân luật. Cụ thể là ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp công khai và biểu t́nh, hạn chế đi lại của thường dân trong một số khu vục, cấm mang vũ khí và cả gậy gộc, thiết lập toà án binh để xử các vụ vi phạm trật tự công cộng và xử tử h́nh đối với các tội cướp bóc và phá hoại. Dewey đă rất thẳng thắn vạch ra rằng tất cả các biện pháp này đều nhằm vào người Việt, nhưng Gracey lại trơ tráo công khai tuyên bố “quyết tâm” của ông được thấy việc chiếm đóng sẽ được thực hiện trong điều kiện hoà b́nh và “triệt để vô tư”.
Đ̉N TÁO BẠO CỦA CÉDILE
Trong đêm 21 rạng 22-9, nhân viên SLFEO đă báo cho Cédile biết người Việt Nam đang củng cố lực lượng vũ trang của họ dưới sự chỉ đạo của Việt Minh. Cédile biết là 18.000 quân Anh - Ấn cũng không thể chống lại với một cuộc tấn công ồ ạt của du kích Việt Minh, nên một lần nữa ông lại gặp Gracey và lại đề nghị cấp vũ khí cho 14.000 tù binh Pháp bị giữ từ cú 9-3 tại trại Trung đoàn 11 RIC ở ngoại ô Sài G̣n. Theo Cédile, số người này sẽ được đặt dưới quyền các sĩ quan Pháp và nếu cần, sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho quân Anh. Gracey, biết rơ thế yếu về quân sự của ḿnh, nên đă đánh giá cao đề nghị của Cédile.
Sáng sớm ngày 22, Anh lặng lẽ thay thế quân Nhật tiếp quản Khám lớn và thả một số lính dù Pháp đă bị bắt giữ trong các cuộc rối loạn tuần lễ trước. Số này đi thẳng tới trại 11 RIC và tổ vhức 14.000 tù binh Pháp, phần lớn là lính lê dương, thành đơn vị chiến đấu, rồi đưa về các địa điểm đă được quy định để chờ lệnh. Nhưng để chứng tỏ giá trị và ḷng trung thành với “nước Pháp mới”, số lính này tản ra khắp trung tâm thành phố và chộp lấy bất kỳ người Việt Nam vô tội nào mà chúng bắt gặp.
Có lực lượng vũ trang trong tay, Cédile cảm thấy có thể tiếp cứu cho thành phố, lập lại trật tự, và nối lại các cuộc thương lượng với người Việt Nam với hy vọng không phải dùng đến bạo lực. Kế hoạch của ông ta là lợi dụng đêm tối 22 rạng 23, đánh chiếm cơ sở hành chính thành phố. V́ vậy ngay từ chiều ngày 22, một ngày Thứ bảy, ông bắt đầu cho thay thế người Nhật chiếm giữ nhiều đồn cảnh sát ở Sài G̣n. Người Pháp vẫn lặng lẽ và ngoài Nhật ra th́ không ai chú ư đến hành động này.
Cũng trong chiều hôm đó, bác sĩ Thạch gặp gỡ với các nhân viên Phái đoàn OSS. Họ kinh ngạc khi được báo cho biết là, bằng một hành động cuối cùng và tuyệt vọng, Việt Minh sẽ phát động một cuộc biểu dương lực lượng quần chúng với nhiều ngàn người Việt vào ngày hôm sau. Họ sẽ diễu hành qua thành phố, không mang vũ khí, mà chỉ có các biểu ngữ, khẩu hiệu, huy hiệu của đảng. Người Mỹ nhắc Bác sĩ Thạch rằng những cuộc biểu t́nh như thế là hoàn toàn bị cấm theo lệnh thiết quân luật của Gracey và có nguy cơ lớn gây ra đổ máu. Bác sĩ Thạch đáp lại rằng ư đồ của Việt Minh là khích cho Anh, Pháp tiến hành đàn áp “gây ra nhiều thương vong, làm cho thế giới phải quan tâm đến những người hoà b́nh yêu tự do này”.
Nhưng chỉ vài giờ sau, thế giới đă biết tới cảnh ngộ của nhân dân Sài G̣n, qua tin tức về những sự say sưa tàn bạo của người Pháp…
Trước lúc rạng đông, quân đội của Cédile, theo kế hoạch đă định, lặng lẽ chiếm các đồn cảnh sát c̣n lại, Kho bạc, sở Mật thám, và nhà Bưu điện. Sau đó vào buổi sáng, đến lượt Toà thị chính, nơi Lâm uỷ Nam Bộ đóng từ khi bị Gracey đuổi khỏi dinh Toàn quyền. (Hôm đó là ngày Chủ nhật, 23-9, đúng 3 tuần sau khi xảy ra những vụ lộn xộn đầu tiên trước nhà thờ lớn Sài G̣n, rơ ràng là một ngày tiếp theo để trả nợ cho những người “An nam mít” về cuộc tiến công hèn nhát của họ ngày “Chủ nhật đen tối”). Người lính Việt Minh đứng gác trước Toà thị chính đă bị người Pháp bắn chết một cách tàn nhẫn. Số ít người đóng trong cơ quan bị bất ngờ, đă chống cự một cách không có hiệu quả, và cũng đă bị giết chết hoặc bị bắt. Tất cả các uỷ viên trong Lâm uỷ, trừ một người (Hoàng Đôn Văn, phụ trách Lao công) đă thoát được. Nhưng Cédile đă chiếm lại được thành phố.
Khi hết lệnh giới nghiêm vào 5 giờ 30, dân chúng mới ra khỏi nhà và đă thấy cờ tam tài bay trên nóc các công sở và lính Pháp đứng gác ở mọi nơi. Cả người Pháp và người Việt lúc đầu đều tưởng rằng quân đội Leclerc đă tới, nhưng họ đă nhận được mặt ngay nhiều sĩ quan và binh lính là tù binh cũ ở trại 11 RIC. Người Việt phản ứng lại một cách giận dữ, chán ngán và lo sợ.
Người Pháp vô cùng hoan hỉ sau 3 tuần sống trong sự sợ hăi. Nay giờ chiến thắng đă đến và cũng là dịp để họ trả thù. Họ liền phản ứng lại như một đám du thủ du thực, phá phách một cách dă man hùng hổ. Từng toán 3, 4, 6, cả đàn ông, đàn bà Pháp xông ra đường phố Sài G̣n để t́m bắt, đánh đập bất kỳ người Việt nào, đàn ông, đàn bà, trẻ, già và có chỗ đối với cả trẻ em… Số nạn nhân ít ra cũng tới hàng trăm và có thể tới hàng ngàn…
Mọi sự diễn ra ngay trước một các quân nhân Pháp và Anh, nhưng họ thờ ơ và c̣n tỏ ra có vẻ thích thú. Những cảnh tượng đó cũng được các nhà báo ngoại quốc chứng kiến. Toán OSS chúng tôi cũng thấy dược tận mắt những sự tàn bạo quá đáng, cảm thấy bị xúc phạm. Dewey, với tư cách là người Mỹ cao cấp nhất ở Sài G̣n, đă xin gặp tướng Gracey để phản đối thái độ của người Pháp và sự đồng loă của người Anh, nhưng tướng Gracey đă từ chối không tiếp. Bực với phái dộ của Gracey, Dewey đă không tiếc lời nói thầm với các sĩ quan cao cấp của ông. Dewey lại gặp Cédile và thiếu tá Buis(5), sĩ quan thân cận của Leclerc, nhưng cũng không đạt được ǵ khá hơn. Cédile nói với Dewey một cách mơ hồ rằng đó không phải là công việc của ông ta và rơ ràng người Mỹ đáng phải chê trách về t́nh trạng này. Ngày hôm sau, tướng Gracey tuyên bố Dewey không c̣n là người được chấp thuận nữa và ra lệnh cho ông phải rời Sài G̣n ngay càng sớm càng tốt. Dewey thu xếp đi chuyến bay trở về Candy vào Thứ tư, 26-9.
Tuy Gracey và Cédile bên ngoài phản ứng với những lời phản đối của Dewey như vậy, nhưng hai ông cũng đều kinh sợ và tức tối về cách đối xử của người Pháp. Cédile và Buis thử can thiệp bằng cách dùng loa kêu gọi trên đường phố giữ trật tự, ôn hoà, kiên nhẫn, và v́ “danh dự Pháp”. Nhưng đám du côn đă chống lại. Lệnh của Cédile bắt ngừng các cuộc bắt bớ, trừ đối với hành động tội phạm, đă không được ai biết đến. Ông cố gắng giải thích cho một số người Pháp là ở đây mục đích của họ không nhằm trả thù mà là muốn nhanh chóng nối lại cuộc điều đ́nh trong khuôn khổ Bản Tuyên bố 24-3. Ông nghĩ rằng ngón đ̣n của ông có thể dẫn tới điều đó. Ông chỉ thị cho Buis thả tất cả những người Việt vừa bị bắt, nhưng điều này chỉ làm cho dân chúng Pháp bực bội thêm.
Gracey phải chịu đựng một áp lực khác. Các kư giả ngoại quốc nói nhiều nhất về ông vẫn là nhà báo Anh, và họ đă phê phán chống ông khá gay gắt. Trong 24 giờ, những bài chỉ trích của họ tới tấp đánh về London, Paris và Washington. Trước khi màn đêm buông xuống, Gracey đành phải ra lệnh cho Cédile tước vũ khí của đám tù binh, đưa họ trở về trại và giao cho người Nhật trách nhiệm khôi phục lại trật tự trong thành phố.
Nhưng vấn đề không c̣n ở chỗ thả các người bị bắt và rút đám tù binh ra khỏi các khu phố nữa. Người Anh và người Pháp đă bỏ qua một nhân tố quan trọng - phản ứng của người Việt đối với cú đánh của Cédlle. Sau khi được thả khỏi nhà giam, người Việt tập hợp nhau lại dưới sự lănh đạo của Việt Minh. Trước đây Việt Minh là một cái đệm giữa những người thực dân Pháp và các phần tử Việt Nam cực đoan, và Việt Minh chủ trương ôn hoà, trật tự công cộng, đề kháng thụ động và thương lượng, đến nay họ đă không c̣n sụ lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành chiến tranh.

CUỘC PHẢN CÔNG
Ngày hôm sau, 24-9, người Pháp bắt đầu “biến mất” và một số nhà máy và kho tàng trong khu vực cảng bị đập phá và đốt cháy. Điện và nước trước thỉnh thoảng c̣n có, nay bị cắt hoàn toàn. Các đơn vị tự vệ Việt Minh và các đội công nhân xung phong tấn công phi cảng Tân Sơn Nhất, đốt một tàu Pháp ở bến cảng, phá nhà giam và thả hàng ngàn người Việt Nam mới bị cầm tù.
Một lần nữa, nỗi lo sợ lại bao trùm lên cộng đồng người Pháp. Nhiều gia đ́nh Pháp đă t́m cách trốn vào khách sạn Continental. Một phần khách sạn đă có các sĩ quan cao cấp Đồng minh và nhiều đơn vị t́nh báo Đồng minh như phái đoàn OSS, cơ quan An ninh dă chiến Anh và SLFEO của Pháp đóng. Toà nhà và vùng xung quanh được lính Anh gác, do đó người Pháp cảm thấy được bảo vệ an toàn.
Ngày hôm đó tiến triển với đầy những sự cố. Giữa trưa, chợ trung tâm bị đốt cháy. Chướng ngại được dựng lên ở khắp đường và càng có đông người cố lao tới khách sạn…
Tiếng súng, tiếng nổ… vang lên cho tới tận khuya. Không hiếu tại sao mà không thấy lấy một vài đội tuần tra Anh và Pháp mà chỉ có mặt người Nhật khá bàng quan. Sài G̣n ngập trong t́nh trạng vô chính phủ - chẳng có ai, ngoại trừ Việt Minh vô h́nh có vẻ nắm dược t́nh h́nh.
Nhiều báo cáo và tin đồn đại trong người Pháp là nhiều toán Việt Minh vũ trang đang tập trung tại khu vực phía nam và đông thành phố và vùng cảng. Cũng chẳng ai biết rơ họ là ai, định làm ǵ và thực tế có ở đó không. Nhưng một lần nữa người Pháp lại phải xuống thế, c̣n người Anh th́ đă giao công tác an ninh cho người Nhật, mà người Nhật th́ lại tỏ ra trung lập. T́nh trạng rối ren trong ngày kéo dài cho tới giờ giới nghiêm. Nhưng khi dân chúng trở về nhà th́ lại có tin đồn Việt Minh sẽ đánh vào nội thành c̣n vùng ngoại ô th́ được yên ổn hơn.
… Nhưng đêm đó, ở Tân Định, vùng ngoại ô Sài G̣n, một lực lượng B́nh Xuyên điên cuồng đă tấn công dă man khu Hérault, nơi nhiều người Pháp lai sinh sống. Chỉ trong ṿng hai giờ, chúng đă tiến hành một trong những cuộc tàn sát xấu xa và kinh khủng nhất trong cuộc đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ba trăm thường dân da trắng và Pháp lai đă bị bắt làm con tin. Khoảng một nửa đă được thả về, sau khi đă bị tra tấn, đánh đập, số c̣n lại đă bị giết hại dă man vào sáng 25-/9. Bộ chỉ huy Anh đă không được tin báo về cuộc tấn công cho đến măi một giờ sau khi nó đă nổ ra. V́ vậy, khi họ tới nơi th́ phần lớn người Việt đă biến cùng với những con tin của họ.
Bạo lực tiếp tục giảm. Việt, Nhật không hợp tác làm cho Gracey tức giận, nhưng ông cũng chẳng có thể làm ǵ khác hơn đe doạ kết tội viên chỉ huy Nhật đă từ chối không tuân theo mệnh lệnh của Đồng minh. Cả điều đó cũng chẳng giải quyết được vấn đề khôi phục lại trật tự và tiêu diệt được người Việt nổi loạn. Hơn nữa, khi Gracey khiển trách viên chỉ huy Nhật th́ được họ trả lời là quân lính Nhật sợ người Việt Nam trả thù nếu họ can thiệp. Trước chủ trương phá đám của Nhật và sự bất lực của quân Anh lúc dó, Gracey một lần nữa phải cam nhận các yêu sách của Cédile, lại cấp phát vũ khí cho số tù binh Pháp ở 11 RIC. Nhưng t́nh h́nh đă quá muộn.
Cuộc tấn công riêng rẽ của B́nh Xuyên vào khu Hérault đă khuấy lên nhiều cuộc bạo động và phá rối trật tự ở khắp nói, từ vùng Chợ Lớn - Sài G̣n tới miền đồng bằng phía đông và nam, và Phú Cường, Biên Hoà ở phía bắc. Tính chất của hoạt động nói trên đă báo động cho Giàu thấy những người Quốc gia chống Cộng đang láo xược âm mưu giành lấy quyền lănh đạo phong trào. Ông tức thời bước tới và ra lệnh tiến hành tổng băi công, triệt để sơ tán người Việt, cấm bán lương thực, thực phẩm, tuyên bố Sài G̣n bị đặt trong t́nh trạng bị bao vây. Giàu doạ sẽ đốt Sài G̣n thành tro nếu như người Pháp không chịu bỏ vũ khí, rút lui, và công nhận độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Trong những ngày 25 và 26, các đơn vị tự vệ Việt Minh tiếp tục dựng lên các chướng ngại trên các đường đi vào thành phố, ngăn chặn mọi người ra vào, chỉ trừ cho người Anh và Mỹ. Chỉ một dấu hiệu quân phục Pháp ló ra ở đầu phố là đă bị bắn, v́ vậy quân nhân Pháp phải tránh mặt. Trong thành phố, thiếu tá Buis và sở mật thám t́m thấy vũ khí, thuốc nổ và rơ ràng là Giàu và Việt Minh đáng gờm đă có kế hoạch đánh trả. C̣n bên ngoài khu vực thành phố, trong vùng Nhật kiểm soát, cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục.
Cuộc đấu tranh dữ dội giành độc lập dân tộc đă khởi đầu một cách lặng lẽ trong làng nhỏ Tân Trào, ngày 13-8, nay trong buổi sớm ngày 25-9 đă trở thành một cuộc chiến tranh, một cuộc chiến tranh lúc đầu th́ chỉ ở miền Nam, nhưng không đầy 6 tháng sau đă lên phía bắc tới Hà Nội và cả Bắc Kỳ, và đă kéo dài trong 10 năm với chỉ một ít lúc gián đoạn.
Ở Hà Nội, chúng tôi nhận được báo cáo sâu sắc cuối cùng của Dewey chiều 24-9(6). Bản báo cáo kết luận: “Nam Kỳ đang bừng cháy, người Anh và người Pháp sẽ cáo chung ở đây, c̣n chúng ta (người Mỹ) phải rút lui khỏi Đông Nam Á”. Lời của Dewey quả thực là tiên tri nhưng đă chẳng được ai biết đến.
NGƯỜI MỸ THƯƠNG VONG ĐẦU TIÊN
Chuyến bay của Dewey đă được trù định vào 9 giờ 30 sáng ngày 26-9. Đại uư J. Bluechel(7) đưa Dewey ra sân bay và được biết máy bay không thể cất cánh trước giữa trưa. Họ liền lái xe về khách sạn Continental để lấy hành lư. Đường phố vắng vẻ, chỉ thỉnh thoảng mới có một đội tuần tra. Người Pháp ở trong nhà, c̣n người Việt th́ đă rời thành phố hoặc lẩn kín. Vào khoảng 11 giờ, Dewey đă nhận được tin đại uư R. Coolidge( 8 ) trong toán t́nh báo, bị phục kích và bị thương chiều hôm trước, nên Dewey quyết định đến thăm Coolidge ở bệnh viện.
Dewey và Bluechel trở lại sân bay vào 12 giờ 15. Phi cơ từ Kandy về chưa tới nên chuyến bay lại bị chậm lại. Họ quyết định quay trở lại cơ quan của OSS(9) để ăn cơm v́ chỉ cần đi xe 10 phút. Dewey lái xe và họ nói với nhau về kinh nghiệm không may của R. Coolidge th́ tới gần cái chắn đường cách nhà OSS độ gần 50 mét. Theo Bluechel chính thức kể lại, lúc đó họ không thấy có ǵ bất thường khi tiến gần cái chắn đường. Họ rất quen thuộc với khu vực này v́ đă nhiều lần qua lại đây, mà lần cuối cùng là vào buổi sáng hôm đó, khi họ ra sân bay chuyến đầu.
Cái chắn làm bằng ba cành cây, có thể vượt qua được nhưng chỉ cần phải đi chậm lại. Dewey giảm tốc độ xuống 8 dặm giờ, bỗng có một khẩu súng máy nhẹ từ một chỗ kín đáo, bắn thẳng vào họ, mà không hề có dấu hiệu báo trước. Thiếu tá Dewey bị bắn vào đầu bên trái và chết ngay tức khắc. Vụ phục kích giết Dewey xảy ra vào lúc 12 giờ 30 ngày 26-9-1945.
Sau đó người Việt tấn công vào cơ quan OSS và ḱm chặt những người ở trong đó(10) dưới một làn lưới lửa dày đặc cho đến tận 3 giờ, khi người Việt đề nghị ngừng bắn để thu hồi người chết và bị thương của họ. Toán OSS đồng ư và ấn định với người chỉ huy Việt Nam đổi xác của Dewey với 3 xác người Việt bị bắn ngă trước nhà OSS. Trao đổi sắp xong th́ có hai trung đội thuộc đơn vị Gurkhas tiến dọc phố đến chỗ đàm phàm và bắn vào người Việt Nam. Những người này liền vớ lấy xác đồng dội và bỏ chạy. Xác của thiếu tá Dewey cùng với chiếc xe Jeep cũng bị họ mang đi luôn và không bao gị t́m lại được nữa.
Chỉ trong ṿng 6 giờ sau, tin tức về vụ giết hại Dewey đă lan khắp thế giới và trong nhiều ngày, việc này tỏ ra bao hàm một ư nghĩa chính trị quốc tế quan trọng.
Cuội buổi chiều hôm đó, tôi được đại uư Imai báo tin về cái chết của Dewey. Lúc đó, đang có nhiều sĩ quan tham mưu Trung Quốc đến gặp tôi để bàn về nghi thức đối với Phái đoàn Mỹ trong buổi lễ tiếp nhận đầu hàng của Nhật (sẽ được tổ chức vào ngày hôm sau). Bernique nhảy xổ vào báo cho tôi biết Imai cần gặp v́ có tin tức “rất quan trọng và khẩn cấp”. Tôi thấy Imai đang bị xúc động mạnh. Ông tự dịch cho tôi những điều viết bằng tiếng Nhật trong bức điện của Tổng Hành dinh tập đoàn quân Nam ở Sài G̣n gửi tướng Tsuchihashi về việc quân Etsumei (Việt Minh) đă tấn công Phái đoàn Mỹ và giết chết viên sĩ quan chỉ huy. Imai không biết rơ tên người và các chi tiết khác. Bức điện bằng mật mă và theo Imai, th́ không ai được biết ngoài tướng Tsuchihashi và ông cho rằng cần phải báo ngay cho tôi biết đầu tiên.
Tôi giao cho Knapp tiếp tục làm việc với người Trung Quốc và đến ngay gặp thẳng ông Hồ. Ông không được tin ǵ về vụ này và tỏ ra rất hoài nghi về tin báo của Nhật mặc dù rơ ràng ông rất xúc động trước khả năng điều đó có thể trở thành thực sự. Ông đảm bảo với tôi là sẽ trực tiếp xem xét vấn đề này. Khi tôi trở về cơ quan th́ đă gần 6 giờ chiều và nhận được điện của Helliwell xác định cuộc tấn công và lần đầu tiên tôi biết tin chính thức Dewey đă bị giết chết. Phản ứng tức khắc của tôi là sự tức giận đối với Việt Minh. Điều đó đối với tôi thực không c̣n nghĩa lư ǵ nữa. Họ đă giết hại người bạn độc nhất của họ ở Nam Kỳ và chắc chắn rằng những tin này sẽ chẳng đề cao được lư tưởng của họ trước nhân dân Mỹ. Tôi chưa có đủ tài liệu nhưng cứ muốn nghĩ rằng không phải người Việt Nam, đă giết Dewey.
Ở Sài G̣n, sau khi quân Gurkhas xông vào và Việt Minh đă tháo lui th́ toán OSS chuyển vào khách sạn Continental. Chiều hôm đó, Bluechel gặp Cédile và báo cho ông biết tin. Cédile đă không để mất thời gian và thông báo ngay cho Graeey, ông này liền “ra lệnh cho tất cả các lực lượng thuộc quyền của họ (Anh - Pháp) phải xúc tiến tích cực t́m xác của Dewey”.
Ngay sau 6 giờ chiều hôm đó, đại tá J. Caughlin(11) báo cáo về Washington, tướng Donovan đă khuấy động cả mạng lưới thông tin quân sự và ngoại giao.
London thúc giục Mountbatten cung cấp thêm tài liệu trong khi các phóng viên chiến tranh đ̣i hỏi những chi tiết đặc biệt, nêu ra những vấn đề hóc búa về những vụ âm mưu và phản âm mưu.
Lúc đó, ai cũng nhằm vào những người đối lập của ḿnh. Người Việt Nam buộc tội người Pháp với tiền đề là v́ người Mỹ chống thực dân. Người Pháp có lư do vững chắc quy tội Việt Minh. Nhưng cũng có ít nhiều người Mỹ nghi ngờ cơ quan t́nh báo SOE của Anh đă âm mưu loại trừ sự cạnh tranh của OSS với họ ở Đông Nam Á.
Toán OSS tiến hành một cuộc điều tra riêng về hoàn cảnh chung quanh cái chết của Dewey đă bác bỏ mọi lập luận về “âm mưu đen tối” hoặc v́ có hiềm thù đối với Dewey hay người Mỹ. Sự thực, dựa trên những báo cáo có giá trị của những người được chứng kiến, th́ đây chỉ là một trường hợp nhầm lẫn gây ra một phần do có thiếu sót trong sự nhận biết về quốc tịch. Trong báo cáo chính thức có đoạn viết:
“… Thiếu tá Dewey… đă bị phục kích và bị giết v́ bị nhận lầm là người có quốc tịch khác không phải là Mỹ. Nếu chiếc xe của ông ta lúc đó có cắm cờ Mỹ, th́ tôi (Bluechel) chắc rằng người ta đă không bắn. Xe đă không cắm cờ; theo đúng chỉ thị bằng miệng của tướng Gracey…”.
Gracey đă tỏ ra là một con người gặp đâu làm đấy. Ông đối phó với các sự kiện đă xảy ra, không phải là lường trước chúng, mà cũng chẳng phải là đánh giá đúng tác động của sự việc.
Phản ứng của ông trong trường hợp cái chết của Dewey là ra lệnh bắt giữ Thống chế Bá tước Térauchi, không phải v́ người Nhật phải chịu trách nhiệm trong vụ này, mà chỉ là Gracey phản ứng.

 “NAM KỲ BÙNG CHÁY”
Những lời ca thán về thái độ thiên vị của Anh, các báo cáo về các vụ phá rối trật tự, cũng như tin tức về cái chết của Dewey, đă vượt qua SEAC và tới London. Mounbatten theo dơi t́nh h́nh với một sự quan tâm đặc biệt v́ lúc đó Chính phủ Công đảng Anh đang dự định nới rộng chính sách về quy chế tương lai của Ấn Độ trong Khối Liên hiệp Anh. Ông cho rằng thiên hướng của Gracey muốn dính líu vào các công việc Pháp - Việt đă làm cho ông lúng túng, từ lúc Gracey cho ra bản tuyên bố kém cỏi ngày 20-9.
Mounbatten đă phải khó khăn để giải thích và thanh minh cho những quyết định và hành động đáng ngờ của Gracey. Trong bản báo cáo gửi Bộ tham mưu hỗn hợp, Mounbatten đă giải thích rằng lúc đầu ông cho là t́nh h́nh quân sự ở Sài G̣n nghiêm trọng, song ông vẫn cảm thấy… bản tuyên bố… đă trái với chính sách của Chính phủ Hoàng gia, và dù cho các bản tuyên bố kiểu đó có thể hiện do chính sách của Chính phủ khởi xướng, th́ tôi (Mounbatten) cũng đă báo cho thiếu tướng Gracey phải chú ư hạn chế hoạt động của quân đội Anh - Ấn vào các nhiệm vụ có mức độ đă được đề ra.
Việc Mounbatten biện minh và che chở cho các hoạt động Gracey c̣n được tiếp tục cho đến khi quân Anh rút khỏi Đông Dương vào 20-1-1946. Cũng có lúc Mounbatten nói với Leclerc là Gracey đă vượt quyền ông ta và ông đă có ư định thay Gracey bằng một người khác. Nhưng Leclerc đă nói trước là Gracey đă làm được một việc tốt và nên được giữ lại. Theo Leclerc th́ những vụ rối loạn ngày 23-27 tháng 9 ở Sài G̣n là do những phần tử tội phạm - bọn cướp B́nh Xuyên - gây ra. Nhưng cố vấn chính trị của Gracey, H.N. Brain, đă không đồng ư với Leclerc và chỉ ra rằng thực chất vấn đề ở Đông Dương là một nguyện vọng dân tộc chân chính mà người Pháp đă không chú ư tới.
Sự náo động về ngoại giao do cái chết của Dewey gây ra đă buộc Mounbatten phải triệu Gracey và Cédile về gặp ở Singapore ngày 28-9. Với sự hiện diện của Tổng trưởng Chiến tranh J.J. Lawson, Mounbatten đă nhắc lại chính sách của Anh, nhấn mạnh việc quân đội Anh không được can thiệp vào công việc nội bộ của Đông Dương, v nhất là không được sử dụng dể đánh lại người Việt. Cédile tỏ ra lo ngại, v́ ngay cả khi có lực lượng tăng cường tới, một ḿnh Pháp cũng khó mà đối phó được với t́nh h́nh, nhưng Mounbatten đă đề xuất ra vấn đề là nên điều đ́nh lại với các nhà lănh tụ Quốc gia.
Song chỉ vài ngày sau, lập trường của Anh đă phải chuyển theo mệnh lệnh của London. Mounbatten đă nhận được chỉ thị sử dụng quân Anh - Ấn để hỗ trợ cho người Pháp, nếu cần, và điều đó cũng không hại ǵ cho nhiệm vụ của họ ở Sài G̣n. Mounbatten chuyển những chỉ thị trên cho Gracey và bổ sung thêm là quân đội chỉ được sử dụng trong nhiệm vụ pḥng ngừa chứ không được dùng để tấn công.
Ngày 1-10, Gracey chủ động mở lại những cuộc thương thuyết với Lâm uỷ Nam Bộ và đă được Cédile, Bạch, Thạch, và Tây đồng ư chấp nhận một cuộc ngừng bắn thực sự vào ngày hôm sau. Ông Brain cũng tham gia vào cuộc gặp gơ, giải thích cho các đại biểu Việt Nam biết chính sách của Anh. Ông nhấn mạnh về sự trung lập của Anh, nhưng lại nói thêm rằng theo sự thoả thuận giữa các nước Đồng minh, Anh sẽ không công nhận bất kỳ sự thay đổi chủ quyền trên bất cứ vùng đất đai nào đă phải chiếm lại được bằng vũ lực trong thời kỳ chiến tranh.
Thoạt nghe th́ chính sách nói trên tỏ ra hợp lư và cả hai bên đều có thể chấp nhận được, nhưng Bạch và Thạch cũng nhận thấy ngay được là chủ quyền trước chiến tranh - theo người Anh, có nghĩa là của Pháp chứ không phải là Nhật, do đó Đông Dương vẫn là thuộc Pháp. Bất chấp những lời tuyên bố của Việt Nam là họ đă đánh Nhật để giành lại độc lập và họ đă giành lại tự do và độc lập, người Anh vẫn coi Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Như thế không thể có hoà b́nh.
Vào ngày 2 và 6 tháng 10, c̣n có hai cuộc họp giữa Cédile, đại tá R. Préneuf(12) đại diện cho Pháp và người Anh, và người Việt Nam. Người Pháp yêu cầu trả lại các con tin đă bị bắt trong các vụ lộn xộn trước và xác của thiếu tá Dewey, làm điều kiện tiên quyết cho các cuộc thương lượng sau(13). Người Việt Nam giữ lập trường là điều kiện tiên quyết chỉ có thể là Pháp phải công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một nước tự do và độc lập.
Trong cuộc gặp ngày 6, người Pháp đặt vấn dề duy tŕ cuộc ngừng bắn. Người Việt Nam chỉ đồng ư kéo dài cuộc ngừng bắn với điều kiện sau đây: tất cả mọi quyền hành chính ở Sài G̣n phải được phục hồi lại cho Lâm uỷ Nam Bộ, được coi như là chính quyền duy nhất; cảnh sát địa phương phải được trao lại cho chính phủ Việt Nam là người duy nhất chịu trách nhiệm duy tŕ trật tự công cộng; tất cả quân đội Pháp phải được giải giáp và không được đưa quân mới vào; người Pháp phải tập trung vào những khu vực nhất định và an ninh và đời sống của họ sẽ được Chính phủ Việt Nam đảm bảo.
Rơ ràng là người Pháp và người Anh đă không nghiêm chỉnh trong việc t́m kiếm một cơ sở cho việc thoả thuận với người Việt. Họ tiến hành thương lượng chỉ nhằm một mục đích trong đầu: lấy lại sự yên ổn và làm giảm nhẹ cuộc phong toả Sài G̣n, duy tŕ cuộc ngừng bắn cho đến khi quân tiếp viện tới. Yêu cầu ban đầu của họ về việc trả lại con tin chỉ là giả tạo. Lâm uỷ chẳng có cách nào để nắm lại được số con tin từ tay bọn B́nh Xuyên và các giáo phái chống Cộng. Hơn thế nữa, cả Pháp và Việt chẳng ai biết được là có bao nhiêu người và những ai đă bị bắt. Phản đề nghị đ̣i trở lại nguyên t́nh trạng cũ tỏ ra hợp lư đối với người Việt v́ họ cũng sẽ chẳng mất ǵ, nhưng với người Pháp th́ đó chẳng khác ǵ một cuộc đầu hàng, v́ thế mà không thể nào chấp nhận được. Đây lại là một sự cách biệt khác.
Mặc dù Anh - Pháp chỉ nhằm tŕ hoăn để tranh thủ thời gian và cuộc đối thoại đă tan vỡ vào ngày 6-10, giữa những lời lẽ gay gắt và doạ nạt, nhưng cuộc ngừng bắn vẫn tiếp tục. Mật vụ SLFEO đă báo cho Cédile biết là Việt Minh đă triển khai quân đội chung quanh Sài G̣n và tại các vị trí chiến lược ở phía bắc và nam thành phố, đồng thời cũng cho biết Hoàng Quốc Việt(14) vẫn liên lạc chặt chẽ với Trung ương đảng tại Hà Nội, đă chỉ thị cho Giàu và Bạch phải chống lại mọi mưu đồ của Đồng minh nhằm giúp Pháp nắm quyền kiểm soát Sài G̣n. Và nếu cần, chỉ sau 24 tiếng đồng hồ, Hà Nội sẽ gửi quân tăng viện tới.
Cédile lo ngại Việt Minh sẽ phát động tấn công nên đă yêu cầu Leclerc, mới tới Sài G̣n ngày 5-10, đề nghị với Mounbatten can thiệp. Ngày 8, đặc phái viên của Mounbatten đă gặp Thạch và Bạch, và đ̣i kéo dài cuộc ngừng bắn thêm 48 giờ nữa. người Việt hỏi thăm mục đích ǵ? V́ ở đây hai bên không có chỗ đứng chung. Người Pháp chỉ sẽ thương lượng với tiền đề là họ tiếp tục cai trị Đông Dương và định quăng cho người Việt một cái xương dưới h́nh thức những lời hứa hẹn về một sự cai trị trong tương lai.
Thạch nhắc cho phái viên người Anh biết là Việt Nam đă được độc lập và tất cả những ǵ c̣n phải bàn căi chỉ là quy chế cho nước Việt Nam trong tương lai. Người Anh trả lời cửa vẫn tiếp tục mở rộng cho tới chừng nào có thể đạt được sự thoả thuận trong các cuộc đối thoại tương lai. Người Việt Nam đă đồng ư kéo dài cuộc ngừng bắn.
Nhưng trong quá tŕnh cuộc đối thoại và ngừng bắn, người Việt Nam đă không được biết rằng sư đoàn Ấn Độ của Gracey đă được bổ sung đầy đủ số quân; tàu Triomphant của Pháp chở Trung đoàn 5 RIC của Leclerc đă lặng lẽ đổ bộ xuống 10.000 quân (ngày 3-10), bản Thoả hiệp về công dân sự vụ đă được kư kết ở London (ngày 9-10) xác định Pháp được Anh ủng hộ hoàn toàn trong việc cai trị toàn miền Đông Dương nam vĩ tuyến 16.
Cuộc ngừng bắn không kéo dài quá chiều ngày 10. Sự có mặt của quân đội Pháp, với số lượng lớn và trang bị Mỹ mới đă nói lên tất cả. Đêm ngày 10, bộ đội của Giàu tấn công sân bay và quân Anh đóng ỏ đó. Sáng ngày 11, người Việt đụng đầu với lính Pháp và Anh trên khắp các nẻo đường dẫn vào Sài G̣n. Người Anh liền yêu cầu Nhật hỗ trợ và lần này th́ họ làm thực sự. Leclerc cũng c̣n phải chịu ơn người Nhật v́ họ đă giúp ông phá vỡ cuộc bao vây thành phố sau 2 tuần chiến đấu liên tục.
Người Việt Nam có ngừng lại một lần cuối cùng ở Sài G̣n vào ngày 16-10, nhưng lực lượng hơn hẳn của Anh, Nhật và Pháp đă buộc họ phải rút lui về các vùng nông thôn. Không quân Hoàng gia Anh và lực lượng c̣n lại của không quân Nhật đă được sử dụng rộng răi để ném bom và bắn phá các nơi tập trung quân đội Việt Minh.
Cuối năm đó, tướng Mac Arthur đă phát biểu với nhà báo Edgar Snow “Nếu có ǵ đó đă làm máu tôi sôi lên, th́ đó là việc tôi được thấy các nước Đồng minh của chúng ta ở Đông Dương và Java đă sử dụng quân Nhật để đàn áp các dân tộc bé nhỏ này mà chúng ta đă hứa giải phóng. Đó là một sự phản bội kinh tởm nhất”(15). Tôi thấy lời tuyên bố của Mac Arthur hoàn toàn không ăn khớp với điều mà trước đây Leclerc cho rằng Mac Arthur đă nói với ông: “… Đưa thêm quân, nhiều quân nữa, có thể thêm bao nhiêu th́ cứ thêm”. Nhưng đây cũng có thể chỉ là một vấn đề không nhuần nhuyễn về tiếng Anh.
Chú thích
(1) Trung tướng J. Slim, Tổng chỉ huy Lục quân Đồng minh, Bộ tư lệnh Đông Nam Á
(2) sau đó chuyển cho người Anh
(3) Một chủ đồn điền có thế lực ở miền Nam, tham gia phong trào kháng chiến Pháp, cộng tác với nhóm CBT để thu thập tin t́nh báo về Nhật cho AGAS, người được nói đến nhiều nhất trong khối chống lại nền độc lập của Việt Nam và tích cực chống Việt Minh.
(4) Từ 6-9, Bộ tư lệnh Đông Nam Á đă cho phép các phóng viên báo chí Anh, Mỹ, Pháp, Hà Lan, Ấn Độ hoạt động trong vùng chiếm đóng của SEAC để đưa tin tức.
(5) Một người thân tín của Leclerc được đưa tới Sài G̣n trước để tiếp quản sở Mật thám và phụ trách công tác t́nh báo chính trị Việt Nam dưới quyền Cédile
(6) Ngày 23-9, tôi đă nắm được t́nh h́nh nhờ các báo cáo lẻ tẻ nhận được ở Hà Nội và Côn Minh do OSS Sài G̣n và OSS Kandy cung cấp, từ các tin có giá trị của Việt minh ở Hà Nội và các tin tức báo chí ở Trung Quốc.
(7) Sĩ quan OSS phối thuộc vào SEAC và phụ tá cho Dewey
( 8 ) Đại uư Coolidge từ Đà Lạt trở về cùng với một số sĩ quan Đồng minh, trong đó có người Pháp và phụ nữ Việt trẻ tuổi. Các Sài G̣n khoảng 10 dặm, đoàn xe đă bị Việt Minh phục kích. Họ đă định giải thích v́ đă bị nghi nhầm là người Pháp. Nhưng súng nổ, Coolidge bị thương và được đưa về bệnh viện dă chiến 75 của Anh ở Sài G̣n, sau đó được chuyển về Mỹ và phải nằm 8 tháng trong quân y viện.
(9) ở biệt thự Ferier, phía bắc thành phối, cạnh sân quần vợt
(10) Đại uư M. White, đại uư Wickes (OSS), thiếu tá F. Werger (quân đội Pháp, thuộc nhóm E, Uỷ ban kiểm soát Sài G̣n), 2 nhà báo Mỹ Mc Clincy và W. Downs
(11) Sĩ quan OSS - SEAC
(12) Phụ trách 2B (pḥng Nh́, t́nh báo) của Leclerc
(13) Ông Hồ đă ra lệnh cho Việt Minh t́m xác của Dewey để trao trả cho nhà chức trách Mỹ. Ngày 12-10-1945, người Pháp cũng treo giải thưởng 5.000 đồng. nhưng không nơi nào t́m được xác của Dewey.
(14) đại diện của ông Hồ trong Lâm uỷ Nam Bộ
(15) Ed. Snow, “Bờ sông bên kia - Trung Quốc đó ngày nay”.

Chương 33
Những cảnh trái ngược


Ở miền Bắc người Việt Nam đang cho thí nghiệm một cuộc cách mạng đổi đời dựa trên cơ sở một sự thay đổi về chính quyền, không ǵ khác hơn là một sự chuyển biến từ chế dộ thực dân sang chế độ tự quản, và không thông qua bạo lực. Như ông Hồ thường nhắc mọi người, đây là lúc để điều chỉnh, cải tổ và xây dựng lại. Cuộc cách mạng kinh tế xă hội sẽ tới sau.
Cuộc chiếm đóng hoà b́nh của Trung Quốc ở phía bắc vĩ tuyến 16 hoàn toàn trái ngược với việc tiếp quản bằng vũ lực của Anh ở Nam Kỳ. Khác với người Anh đă trục xuất thẳng tay Lâm uỷ Nam Bộ khỏi dinh Toàn quyền ở Sài G̣n, người Trung Quốc chấp nhận để Chính phủ của ông Hồ đóng tại Bắc Bộ Phủ và cộng tác với họ suốt trong thời gian chiếm đóng. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, họ cũng không cần phải yêu cầu người Nhật đàn áp những người Quốc gia và dọn đường cho Pháp quay trở lại. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chịu trách nhiệm về mọi việc. Cảnh trái ngược đập ngay vào mắt.
Tuy vậy, t́nh h́nh Sài G̣n đă gây ra nhiều đợt phản úng ở Hà Nội. Những tin tức về cuộc tiếp quản trịch thượng của Gracey tới Hà Nội vào trưa ngày 13-9 và nhiều tin đồn đại được loan truyền: “Quân Anh dẫn đầu cho quân xâm lược của Leclerc!”, “Trung Quốc đă đồng ư cho người Pháp ở Trung Quốc kéo về Bắc Kỳ để phối hợp với quân của Leclerc”. Khắp nơi người ta bàn tán về “kháng chiến”.
Chiều hôm đó, tôi gặp ông Hồ và ông cũng nói với tôi: “Tất cả các đường thông tin liên lạc từ Trung Quốc tới đă từng bước bị phá hoại, và như vậy là nếu có xâm lược th́ nhất định sẽ có chống cự bằng vũ lực”.
Sáng và chiều nào, đài phát thanh Delhi và Sài G̣n cũng sa sả nói về việc quân Anh và Gracey tới. Tất nhiên điều đó chỉ khích lệ người Pháp và làm cho người Việt hoảng sợ. Đài Delhi đă mở dầu bằng câu chuyện về sự có mặt quân Ấn để “giải giáp quân Nhật”, nhưng lại kết thúc với tin về Gracey và chỉ trích ông trong việc sử dụng quân Ấn để “dập tắt phong trào Quốc gia Việt Minh”. Công phẫn trước thái độ của Anh, ông Hồ đă gửi một bức điện phản đối cho Atlee về “thái độ không dân chủ của Mounbatten ở Sài G̣n” và đă chỉ thị cho Bộ trưởng tuyên truyền của ông tổ chức một cuộc biểu tinh chống Anh vào ngày hôm sau.
Sáng sớm hôm đó, trên đường phố Hà Nội đă đầy người xếp hàng chuẩn bị diễu hành. Họ bắt đầu vào lúc 8 giờ, mang theo cờ Việt Minh và hô khẩu hiệu chống Anh, vác áp phích vẽ John Bull như một chúa tể ở Đông Nam Á đang chinh phục Việt Nam. Cờ Anh đă biến khỏi rừng cờ. Có khoảng 5 hoặc 6 ngàn người từ Nhà hát Thành phố tiến về quảng trường Ba Đ́nh hô to phản đối “sự tàn bạo” và thái độ “không dân chủ” của Anh. Tại quảng trường, một số diễn giả lên tiếng nhưng không có ǵ tỏ ra muốn kích động sự phẫn nộ lên quá múc. Mọi việc đều được điều phối tốt. Cuộc biểu t́nh đạt tới đỉnh cao vào buổi trưa, với một bức điện của ông Hồ gửi qua đài Hà Nội cho Thủ tướng Anh Atlee. Nhân danh “nhân dân Việt Nam tự do”, ông Hồ phản đối phái đoàn Anh ở Nam Kỳ đă dùng vũ lực gạt bỏ “Chính phủ hợp pháp” ra khỏi trụ sở của họ ở dinh Toàn quyền. Ông Hồ yêu cầu Thủ tướng Anh ra lệnh cho phái đoàn phải “tôn trọng quyền và nền độc lập của nhân dân Việt Nam”, kèm theo một lời đe doạ úp mở nói “để tránh xảy ra những điều đáng tiếc trong tương lai”. Trong khi mọi người c̣n đang vui mừng với “việc biểu thị hoà b́nh và dân chủ của sự trưởng thành về chính trị này”, th́ phía người Pháp lại mắc phải một hành động thiếu suy xét nhỏ. Đám trẻ ngỗ ngược theo De Gaulle trong Thành (Hà Nội) đă t́m cách trèo lên cắm cờ tam tài (Pháp) trên một bao lơn cao. Do có sự can thiệp của đại tá Norlingher nên lá cờ đă được hạ xuống một cách khó nhọc, nhưng không phải là trước khi tin đó đă bay tói “những người biểu t́nh địa phương”. Tôi cho sự việc không có ǵ quan trọng mà nó chỉ phơi bày một cách ngô nghê món láu cá của Pháp. Nhưng những người hoạt động Việt Nam th́ lại cái đó là “một sự thách thức hết sức khiêu khích”. Sainteny đă cải chính không biết ǵ về việc này nhưng lại tỏ ra hài ḷng với “cánh trẻ ở trong Thành”.
Tôi đă định cho qua vấn đề, nhưng đột nhiên có tin phản ứng của địa phương trở nên gây gắt, và trên đường phố người ta bàn tán việc “đánh vào Thành và cho Pháp một bài học”. Nhưng sau đó đă không có ǵ xảy ra, chủ yếu có thể v́ tôi đă khẩn khoản với ông Hồ rằng tôi sẽ không thể ngăn chặn được các biện pháp pḥng vệ của Trung Quốc và Nhật, thậm chí ngay cả khi người Việt Nam bị đổ máu. Đó cũng là lần đầu tiên và độc nhất, tôi đă ngăn ông Hồ và chống lại những biện pháp chống Pháp mà Việt Minh đă dự định. Sau này, ông Hồ đă cảm ơn tôi về lời khuyên nhưng đă hỏi khéo léo tôi không biết ông c̣n phải chịu đựng “sự kiêu căng của Pháp” cho đến mức nào nữa.
BÓP MÉO SỰ THẬT
T́nh trạng hỗn loạn do công tác tuyên truyền của Pháp gây ra ở Hà Nội, sau khi Gracey tới Sài G̣n, thể hiện rơ qua các luận điệu và thủ đoạn tuyên truyền của họ.
Ngày 13-9, tôi nhận được tin từ Côn Minh là hành dinh của OSS sẽ chuyển về Thượng Hải. Chỉ vài giờ sau, người của Saniteny đă tung tin OSS đang rút khỏi Trung Quốc và cá nhân tôi cũng sẽ bị gọi về Washington v́ tội không phục tùng và có khuyết điểm trong việc không giúp đỡ cho Pháp ở Đông Dương “theo đúng mệnh lệnh của Đồng minh”. Ngày hôm sau, Sainteny đến hỏi tôi để biết khi nào th́ OSS chuyển về Washington. Tôi đáp không có kế hoạch, th́ ông nói, theo nguồn tin của ông, chỉ trong ṿng từ 30 đến 60 ngày nữa.
Việc khác là việc cảnh sát địa phương đă bắt được hai tù binh Pháp, trốn ở Thành ra, mặc quân phục Mỹ và đi phá một hiệu kim hoàn người Việt… Quân cảnh Trung Quốc lại bắt được hai hạ sĩ người Việt thuộc quân đội thực dân Pháp, cũng từ Thành ra, ăn mặc quần áo Trung Quốc và vào kho ăn cắp xe ô tô của Trung Quốc để nhằm gây mâu thuẫn giữa người Trung Quốc và Việt Nam.
… Họ c̣n tung tin Mỹ đă phản bội Đồng minh; tư bản Mỹ để mua được Hồ Chí Minh bằng máu của người Pháp… Tin đồn nguy hại nhất là Côn Minh đă ra lệnh cho người Trung Quốc thả các tù binh Pháp trong Thành và cấp vũ khí cho chúng để làm nhiệm vụ cảnh sát… Tin này đă tác động đến một số người Việt và được những người Quốc gia chống Cộng nắm lấy sử dụng để chia rẽ quan hệ Việt - Mỹ.
Tướng Tiêu Văn cũng yêu cầu tôi xác nhận tin Trùng Khánh đă cho phép Alessandri ra lệnh cho người Nhật chỉ huy nhà tù Hà Nội tổ chức các tù binh thành đơn vị chiến đấu để giúp Trung Quốc giữ ǵn trật tự.
Đại tá Stephens trong Bộ chỉ huy Chiến trường Trung Quốc (CCC) lại muốn biết có cơ sở ǵ để xác định Trung Quốc đă bố trí cho Sainteny đến ở nhà Ngân hàng Đông Dương là một bộ phận trong “mưu đồ” Pháp - Hoa.
Bộ trưởng Tuyên truyền Liệu th́ hỏi tôi tin tức t́nh h́nh Sài G̣n xung quanh việc Hoa kiều ở Chợ Lớn ủng hộ người Pháp đánh chiếng lại miền Nam. Ông cũng rất quan tâm đến vai tṛ của OSS đối với Phái đoàn Sainteny và cái gọi là kế hoạch của Mỹ rút lui khỏi Đông Dương.
Bộ máy tuyên truyền của Pháp c̣n hoạt động mạnh mẽ ở các nước khác, từ Pháp, châu Phi và Ấn Độ. Điển h́nh là việc có một bản tin nói là phát đi từ San Francisco nghe được ở Hà Nội ngày 17-9. Bản tin bằng tiếng Việt báo “quân đội Trung Quốc và Anh có mặt ở Đông Dương là để duy tŕ luật pháp và trật tự trong khi chờ cho quân đội Pháp và các quan chức hành chính tới”. Tôi hỏi Côn Minh và được trả lời: bản tin phát đi từ một đài bí mật của Pháp (đài Brazzaville 2 ở châu Phi) và đó là một tin hoàn toàn bịa…
Các tin đồn đại này tác động không chỉ đến người Việt mà tới cả một số người Pháp trước đây rất thân thiện với tôi và các người Mỹ khác ở Hà Nội. Trong bầu không khí đă thay đổi đó, tôi điện về Côn Minh: “từ khi chúng tôi tới đây, người Pháp đă thay đổi thái độ đối với Mỹ… từ rất thân thiện đến lănh đạm. Đặc biệt đối với tôi, rất lạnh nhạt”.
Mỗi việc rất nhỏ nhặt cũng được sử dụng để chống lại người Mỹ. Sáng ngày 18-9, Sainteny lại đến gặp tôi về việc “mất sữa khô”. Và đến chiều lại có tin đồn là lương thực của người Pháp gửi để cứu đói cho người Việt Nam bằng máy bay Mỹ đă được Mỹ trao cho người Trung Quốc để bán ra chợ đen ở Hà Nội.
Nhưng không phải chỉ có người Pháp tuyên truyền chống Mỹ. C̣n có người Nhật, và Matsushita vẫn sử dụng được bộ máy tuyên truyền của Trung tâm Văn hoá Hà Nội, Huế và Sài G̣n và cũng đạt được ít nhiều kết quả trong một bộ phận dân chúng chống Việt Minh…
Chiến dịch tuyên truyền của Nhật, kết hợp với của Pháp đă gặm nhấm dần h́nh ảnh Mỹ, gây ra một bầu không khí không lành mạnh đến mức tôi đă phải yêu cầu OSS Côn Minh cho tiến hành những biện pháp chống trả lại. Nhưng tôi đă bị đánh bại bởi những phần tử thân Pháp khá mạnh trong ngành Điều tra và Nghiên cứu (R&A) của chúng ta. Họ cho là tôi quá khắt khe đối với lập trường của Pháp. Ở R&A, người ta cho rằng Pháp đă bị tước bỏ quyền chính đáng đ̣i lại Đông Dương một cánh bất công và người Mỹ chúng ta phải tỏ ra thông cảm với Pháp hơn nữa về vấn đề này. Cả Heppner và Helliwell đều không đồng ư và đă chuyển thẳng các báo cáo của tôi về OSS Washington và tướng Wedemeyer mà không thêm bớt ǵ.
“GIỐNG NHƯ CON BỌ CHÉT TRÊN M̀NH CHÓ”
Trong khi t́nh trạng rối loạn ở Sài G̣n trầm trọng hơn và chiến dịch phao tin đồn đạt tới những đỉnh cao mới th́ những người Việt lưu vong ở Trung Quốc kéo về nước. Họ mang theo cao vọng là sẽ nắm trọn quyền lănh đạo đất nước nhưng lại quá kém về tổ chức và không có được một chương tŕnh hành động ra hồn. Họ đă sống tập trung nhiều năm ở Quảng Tây dưới sự che chở của Trương Phát Khuê và ngẫu nhiên trở nên chống Pháp. Họ hy vọng dựng lên một nước Việt Nam độc lập với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Khi chiến tranh kết thúc, ai cũng đinh ninh là việc chiếm đóng Đông Dương sẽ được trao cho Trương, nên việc chuyển nhiệm vụ đó vào phút chót cho Lư Hán, đă làm cho người lưu vong vô cùng bối rối. Liên minh Đồng minh Hội đầy tham vọng và rạn nứt, đă bị lạc lơng. Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt cũng tách khỏi liên minh và t́m cách giành cho ḿnh quyền lănh đạo.
Sự tan vỡ đă làm cho những người lưu vong được Trung Quốc nâng đỡ mất hết hiệu lực, và họ phải chia làm hai phe. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt đi theo viên tướng Vân Nam Lư Hán, những người c̣n lại của Đồng minh Hội th́ ở lại dưới quyền lănh đạo của Tiêu Văn, phục vu cho Trương Phát Khuê và Quốc dân Đảng (Trung Quốc). Sự chia rẽ đă làm lợi cho Việt Nam suốt trong 6 tháng sau và những người Quốc gia thân Trung Quốc đă tự ḿnh cô lập khỏi đông đảo quần chúng, đúng như ông Hồ đă dự đoán.
Vào cuối tháng 8, quân đội Trung Quốc đă vượt qua biên giới theo hai cánh. Các tập đoàn quân 62 và 53 của Trương Phát Khuê, dưới quyền chỉ huy của tướng Tiêu Văn, tiến từ Quảng Tây vào chiếm Cao Bằng, Lạng Sơn và các cứ điểm chủ chốt dọc bờ biển Đông Bắc đến Hải Pḥng. C̣n các tập đoàn quân 93 và 60 của Lư Hán từ Vân Nam tiến vào Lào Cai và đi dọc theo thung lũng sông Hồng tới Hả Nội - Vinh - Đà Nẵng.
Dưới sự lănh đạo nhu nhược của Nguyễn Hải Thần, Đồng minh Hội đi theo quân Quảng Tây vào Cao Bằng và Móng Cái. V́ muốn giành cho ḿnh một địa vị lănh đạo trong chính phủ mà ông cho rằng Trung Quốc có thể dựng lên ở Hà Nội, nên ông đă lao đi trước quân đội để về thủ đô gặp người đỡ đầu là tướng Tiêu Văn. Khi Thần đang trên đường về Hà Nội th́ Vũ Kim Thành, một phụ tá tin cậy của ông đă từng tập hợp được một đội quân vài trăm người cho Đồng minh Hội, đă thành lập một “Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời” ở Móng Cái và “bầu” Thần làm thủ tướng. Trong khi Thần vắng mặt th́ Thành nắm quyền thay.
Ngày 13-9, Thần tới Lạng Sơn với một số quân do Nông Quốc Long dẫn đầu(1). Quân Đồng minh Hội hạ cờ Việt Minh và kéo cờ của họ thay vào đó. Thần cho họp mít tinh quần chúng có khoảng 3 hay 4 trăm người và nói với quần chúng “rằng họ phải theo sự lănh đạo và chính sách của Trung Quốc ngay cả khi phải trả giá bằng nền độc lập của ḿnh”. Nghe thấy thế, “quần chúng” liền bỏ đi, kéo cờ Đồng minh Hội xuống và trương cờ Việt Minh lên. Chắc chắn là đă có cán bộ Việt Minh lănh đạo quần chúng trong cuộc loạn đả sau đó. Quần chúng được đội tự vệ hỗ trợ, đă tấn công vào đám bộ hạ của Thần cho tới khi quân Trung Quốc đến lập lại trật tự. Thần và bọn tay sai liền rút khỏi Lạng Sơn về Kỳ Lừa và ra lệnh cho “quân đội” của Vũ Kim Thành xúc tiến một cuộc hành quân trừng phạt trong vùng từ Lạng Sơn tới Chữ, ở phía bắc Kép.
Cùng ngày đó, tôi lại được tin là tất cả dân chúng Việt Nam dọc đường xe lửa từ Lạng Sơn tới Kép đă phải bỏ nhà cửa, ruộng đất ra đi sau những ngày bị binh lính Tập đoàn quân 62 và bọn “thổ phỉ” tay chân Trung Quốc cướp phá. Bọn thổ phỉ này chính là quân của Vũ Kim Thành. Đây không phải là một bước đầu đă làm được cho “quần chúng nhân dân” “quư chuộng” các lănh tụ đă xuất ngoại và cái chính phủ ma ở Móng Cái chỉ tồn tại được tới cuối tháng 10, khi Tiêu Văn ép được Nguyễn Hải Thần hợp tác với chính phủ ông Hồ trong một mặt trận thống nhất chống Pháp.

Trong lúc Đồng minh Hội gây ra sự tàn phá suốt dọc miền đông bắc Bắc Kỳ, th́ lực lượng của Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc dân Đảng) và của Nguyễn Tường Tam (Đại Việt) đi theo tập đoàn quân 93 Vân Nam, cũng tiến hành những bài bản cướp bóc tương tự, dọc theo hành làng tây bắc từ Lào Cai đến Yên Bái, Phú Thọ.
Giữa lúc ông Hồ đang tính toán đối với những người Quốc gia lưu vong từ Trung Quốc về th́ tôi nhận được công văn phản đối của Bạch từ Sài G̣n gửi tới và đă mang ra thảo luận với ông Hồ. Ông đồng ư với nội dung công văn của Bạch và với một vẻ đau khổ và nhịn nhục, ông nhận xét thêm là những nỗi lo sợ xấu nhất của ông nay đă thành hiện thực. Ông ngẫm nghĩ “Giá mà có được một cách nào để chặn được cuộc tấn công dữ dội không thể tránh khỏi”. Ông nói riêng với tôi là đă có nhiều người của Giàu, đêm trước đă tới gặp, mang theo nhưng tin tức làm nản ḷng. Sự việc ông đưa ra, về căn bản không khác ǵ mấy đối với các báo cáo của Dewey, nhưng tôi nghĩ các quan điểm và sự sáng suốt của ông th́ thực đáng chú ư đặc biệt.
Ông Hồ đă chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Gracey về việc thả tù binh Pháp lúc ban đầu. Ông Hồ nghĩ rằng các tù binh Pháp đó ngoài việc tức tối đối với người Nhật đă cầm tù họ, họ c̣n khinh miệt người Việt Nam trước đây đă coi họ như những ông chủ và chúa tể. Ông Hồ thấy những người Pháp này, cũng như các đồng hương của họ ở Đông Dương, đang phải chịu đựng một t́nh trạng gây cấn về tâm lư. Trong 4 năm, họ đă phục vụ cho Nhật và Vichy, rồi lại trở thành tù nhân của ngay những ông chủ mới này, trong khi đồng bào của họ ở miền Bắc đă chiến đấu (ít nhất th́ cũng trong dư luận của tù binh) oanh liệt cho nước Pháp của De Gaulle. V́ vậy, theo ông Hồ phân tích, chỉ có một cách duy nhất dể làm cho lương tâm họ được thanh thản là phải làm được một cái ǵ gây xúc động cực kỳ mạnh mẽ, như cuộc đảo chính ở Nam Kỳ. Đó sẽ là một điều rất dáng tiếc, ông Hồ nói thêm. Người Pháp sẽ không bao giờ trở lại được Việt Nam, trước khi “nhân dân sẽ tiêu huỷ đất nước này và hy sinh cho đến người đàn ông, đàn bà và trẻ con cuối cùng”.
Ông Hồ nhận định việc Mounbatten giao cho Gracey đảm nhiệm công việc ở miền Nam là một sự lựa chọn kém cỏi. Gracey là một sĩ quan thực dân thâm căn cố đế, chỉ biết phục vụ cho sự tồn tại của nền trật tự cũ. Có nổi loạn, ông Hồ nói, và chỉ có người Pháp và “những người bạn thực dân” của họ đă không chịu chấp nhân một sự thực là Việt Nam đă là một nước độc lập, người Pháp là những người ngoại quốc; và từ năm 1940, người Việt Nam đă sống qua được một cách đàng hoàng không có họ.
Với một thái độ trầm ngâm, ông Hồ nhận xét, “Tôi mong rằng Đồng minh sẽ giải thích cho những người mới tới (chỉ những người theo De Gaulle) mục đích của Hiến chương Đại Tây Dương”… Điều mà ông muốn nói đúng là “… tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc được sự lựa chọn h́nh thức chính quyền mà họ muốn…” Đó là điều… mà ông chắc chắn Mỹ đă nắm được nhưng c̣n Anh?… Nhưng rồi với một vẻ thất vọng, ông nói thêm chỉ có đấu tranh vũ trang của nhân dân Việt Nam chống kẻ thù của họ mới có thể giải quyết được số phận tương lai của đất nước ông.
Suốt trong tuần lễ trước, mỗi một lần gặp ông Hồ, tôi lại mất đi cái cảm giác ông không c̣n kiểm soát được trọn vẹn t́nh h́nh nữa. Ông đă để lại cho tôi một ấn tượng là nắm rất chắc các sự kiện đang bao vây lấy ông: trước hết là người Pháp ở miền Nam, rồi người Trung Quốc ở phía Bắc, sự ly khai về chính trị và chia rẽ nội bộ, và thường xuyên là t́nh h́nh kinh tế nguy ngập. Mọi sự đều không phải là tốt đẹp cho Việt Minh cũng như cho Việt Nam. V́ vậy, trong “ông già” là cả một mớ các cuộc đấu tranh. Mắt ông lóe sáng v́ thích thú và v́ giận dữ. Nhưng bao giờ ông cũng giữ được chủ động một cách thích đáng.
T́nh h́nh miền Nam xấu đi đă kéo theo một sự xói ṃn về cơ sỏ chính trị của ông Hồ ở miền Bắc. Một tuần sau khi Tam và Thần về tới Hà Nội, một số các báo chí tiếng Việt đại diện các người quốc gia thân Trung Quốc đă đưa ra những bài với tít lớn - “NGƯỜI PHÁP CHIẾM LẠI NAM KỲ”. Các bài tường thuật của họ, c̣n xa mới đúng sự thực, nhưng cũng đạt được mục đích mô tả Việt Minh là bất lực và có khi là phản bội. Cũng ngày hôm đó, 20-9, tờ nhật báo tiếng Hoa, lần đầu tiên đăng tin Tam và Thần về tới Hà Nội, cùng với một lời khẩn cầu Quốc dân Đảng (Trung Quốc) ra tay “cứu văn” nền độc lập của Việt Nam.
Tôi không ngạc nhiên về việc những tin tức trên lại không làm cho ông Hồ mất vẻ b́nh thản gần như thụ động trước cuộc tuyên chiến công khai của người Quốc gia thân Trung Quốc. Ông đă có lần nói với tôi về “một kế hoạch đối phó với bọn tay sai này”, nhưng tôi không rơ ông đă cho tiến hành chưa? Tại sao ông lại dung thứ cho các hoạt động phá hoại của họ trong khi ông có đủ quyền hành và lực lượng để tiêu diệt họ? Ngoài cái lợi thế được Trung Quốc đỡ đầu, điều ǵ đă làm cho những người thân Trung Quốc tỏ ra liều lĩnh như vậy? Tôi đề ra các thắc mắc này với ông Hồ.
Ông Hồ trả lời: chúng chỉ là một sự quấy rầy chứ không phải là một mối đe doạ, giống như “con bọ chét bám vào lưng chó” mà người ta phải chịu đựng nếu không phải v́ lư do nào khác hơn là v́ phải coi họ như những miếng mồi để đút lót các viên tướng Trung Hoa. Ông Hồ cho rằng mục tiêu trước mắt cao nnất của Quốc dân Đảng (Trung Quốc) là nhằm giữ người Pháp đứng ngoài Đông Dương, và ủng hộ cho phong trào quốc gia cho đến khi Trung Quốc giành được thắng lợi trong cuộc điều đ́nh với Paris. Ông đă cuộc rằng khi nào mà Việt Nam hoặc một chế độ thân Trung Quốc c̣n nắm được chính quyền th́ Pháp không thể mưu tính một cuộc lật đổ ở miền Bắc.
Từ những ngày mới tới Trung Quốc, tôi đă dược biết những người Việt lưu vong là một nhóm người xuất dương đi t́m đường giải phóng dân tộc. Nhưng ngoài Việt Minh ra th́ họ thiếu sự liên kết về chính trị và thiếu lănh đạo. Họ chống Cộng quyết liệt, dựa hẳn vào sự ủng hộ của Trung Quốc hoặc Nhật và sự đồng t́nh của Mỹ. Trong số hội viên Đồng minh Hội và Quốc dân Đảng mà tôi đă tiếp chuyện, tôi thấy họ hoàn toàn không có các chương tŕnh kinh tế xă hội để giải quyết các nhu cầu của quần chúng. Họ nói đến “nắm chính quyền”, nhưng thực tế không ai biết chắc là sẽ để làm ǵ. Họ đă mất phương hướng một cách đáng thương hại trong lĩnh vực chính trị, v́ nhiều người được coi là lănh tụ, như Nguyễn Hải Thần, người đă sống xa đất nước quá lâu ngày ở Trung Quốc… Tôi đă phải kết luận rằng… họ chỉ có động cơ v́ quyền hành và lợi ích cá nhân. Đă nhiều lần, tôi nghe họ nói: “Chúng tôi sẽ nắm chính quyền v́ chúng tôi có nhân dân và chúng tôi sẽ phục vụ nhân dân”. Nhưng không phải chỉ có họ đă quên, mà cả người Pháp, cũng như người Mỹ sau này, đă thất bại trong việc tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
Ông Hồ vững vàng hơn, ông đă nhắc cho tôi biết nhiều lần là chỉ có Việt Minh mới có một chương tŕnh hành động có thể thực hiện được và được nhân dân Việt Nam ủng hộ. Theo nhận xét của riêng tôi, tôi đồng t́nh với niềm kiêu hănh đó. Tuy vậy, ông vẫn coi như c̣n có vấn đề, v́ trong một số giới, đặc biệt là trong tầng lớp trung lưu Việt Nam, người ta vẫn gán cho ông và đảng ông cái chiêu bài “Cộng sản”. Những người Quốc gia thân Trung Quốc lại không bị như vậy, do đó ông đă phải làm mọi cách có thể được để gạt bỏ tất nhiên không phải là triết lư mà là cái nhăn hiệu nói trên.
Trong tháng 8 trước đây ở Tân Trào, mọi người đă thống nhất ư kiến là phải bằng mọi giá tránh cho được, không để nổ ra xung đột vũ trang với quân Tưởng hoặc những người Quốc gia lưu vong. Để đạt được mục đích đó, Việt Minh muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ của người Trung Quốc chỉ là giải giáp quân Nhật, và nếu cần th́ Việt Minh sẽ phát động quần chúng để tiến hành một cuộc phản đối không vũ trang để vẫn duy tŕ được quyền kiểm soát của Chính phủ trong khi hợp tác với người Trung Quốc để giúp họ làm nhiệm vụ trên.
Kế hoạch của ông Hồ đă đặc biệt nhằm cô lập Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh Hội, và dùng áp lực của quần chúng để chống lại họ. Tiến hành đấu tranh vũ trang với họ chỉ là phương sách cuối cùng. Nếu như các viên tướng Trung Hoa lại ra mặt ủng hộ phe đối lập, th́ ông Hồ sẵn sàng thoả hiệp để bảo toàn được các mục tiêu của cách mạng.
Cơ hội đă đến gần. Tôi biết đă có một cuộc họp bí mật vào đêm 19-9 giữa ông Hồ và Nguyễn Tường Tam và ông này đă đề nghị hợp nhất Đại Việt của ông với Việt Minh. Một ngày trước đó, Nguyễn Hải Thần cũng có một đề nghị tương tự cho Đồng minh Hội. Họ đă bất ngờ chuyển quyết tâm sang cộng tác với Việt Minh chỉ v́ họ thấy ông Hồ đă nắm được chính quyền, c̣n họ đă bị gạt ra ngoài. Ông Hồ có được một bộ máy chính trị tổ chức hoàn hảo, một chính phủ đang c̣n tồn tại và được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, kể cả những người không phải là Cộng sản. Con đường duy nhất mở ra trước mắt họ là hợp tác cho tới khi ông Hồ và Việt Minh bị mất uy tín và họ nắm được chính quyền nhờ vào sự giúp đỡ của Trung Quốc. Họ đề nghị đánh đổi cho ông Hồ sự ủng hộ về tài chính cùng với sụ hỗ trợ của Trung Quốc để nắm lấy tổ chức của ông và sự đồng t́nh của quần chúng.
Khi tôi đưa những đề nghị đó ra thảo luận với Giáp, ông dứt khoát không đồng ư. Theo ông, những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà. Nó chẳng khác ǵ thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc. Về mặt tài chính, nhân dân sẽ tiêu dùng với cái mà họ có và sẽ tiêu dùng ít đi nếu như điều đó là cần thiết để giữ ǵn nền độc lập của họ. Nhân dân sẽ “chẳng bao giờ chịu bán rẻ sự nghiệp chính nghĩa của họ để đổi lấy đollar Trung Quốc”.
Hoàng Minh Giám, một nhà ngoại giao xă hội thực dụng, lại có một quan điểm thực tế hơn. Ông nghĩ rằng những đề nghị đó cũng có thể được coi như là một phương sách nhất thời. Một sự hợp nhất của tất cả các nhóm Quốc gia có thể sẽ làm giảm bớt sự đối lập và tăng cường thế lực cho Việt Minh, làm yên tâm người Trung Quốc, c̣n người Pháp sẽ phải lo nghĩ. Nhưng điều quan trọng hơn cả, sẽ là việc Việt Nam ra mặt được với Đồng minh, và đặc biệt là đối với Mỹ, dưới h́nh ảnh của một chính phủ thực sự “dân chủ”.
Bản thân tôi cho rằng, ở đây, ông Hồ sẽ sử dụng đến cái chiến thuật thắng lợi thường dùng nhằm điều đ́nh, tŕ hoăn, tranh thủ thời gian, chờ thời cơ thuận lợi sẽ đánh trả, để giành lại những mục tiêu cơ bản của ông.
Tạ Quang Bửu, người thanh niên thông thạo tiếng Anh của Giáp, thỉnh thoảng cũng góp thêm sự hiểu biết về các sắc thái của cuộc rối rắm ở Trung Quốc. Bửu có ư kiến là mặc dù Tưởng thừa nhận là đứng trung lập, nhưng ở Trung Quốc vẫn có hai lực lượng đấu tranh với nhau và cả hai đều mong muốn làm chậm lại việc người Pháp quay trở lại Việt Nam càng lâu càng tốt. Quốc dân Đảng Trung Quốc cho việc chiếm đóng là một cơ hội để ép Paris phải nhân nhượng. Các tướng địa phương, đặc biệt là Lư Hán, lại coi việc chiếm đóng là một dịp cổ truyền để cướp đoạt, gây dựng một nguồn và thị trường lâu dài để buôn lậu, và mở rộng quyền sở hữu của họ ra vùng ngoài biên giới Trung Quốc.
Ngay sau khi vào Việt Nam, cả hai lực lượng Trung Quốc nói trên đă xung đột với người Pháp cũng như người Việt. Người Pháp đă cộng tác với Trùng Khánh từ đầu tháng 8, nhưng lại thấy Lư Hán ngoan cố và thực tế chống đối lại họ. C̣n ông Hồ, ông cũng đương đầu lại với mối đe doạ có thể bị đánh đổ bởi các đối thủ chính trị do Trung Quốc nuôi dưỡng, nhưng cũng may mà phe đối lập của ông lại đang bị ở trong một t́nh trạng chia rẽ nghiêm trọng.
Theo Bửu, t́nh trạng chia rẽ đó sẽ tác động đến những nhà chính trị quốc gia Việt Nam v́ các viên tướng Trung Hoa ở Việt Nam cũng xung đột nhau về chính sách chiếm đóng. Tiêu Văn, đại diện Quốc dân Đảng, ủng hộ chính sách 14 điểm về chiếm đóng. Nhưng trong 14 điểm đó th́ ít nhất cũng có tới 4 điểm là nguồn thường xuyên gây bực bội cả cho tướng Lư Hán và cho Pháp:

1- mời một đại diện Pháp tham gia buổi lễ tiếp nhận đầu hàng,

2- duy tŕ cơ cấu công nghiệp và việc điều hành công tác chính phủ cho tới khi thực hiện xong việc thương lượng giữa nhà chức trách chiếm đóng và người Pháp;

3- đ̣i hỏi người Pháp ở Hà Nội phải yêu cầu “người Việt Nam” cung cấp lương thực và vận chuyển cho các lực lượng chiếm đóng (Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ điều đ́nh về các hiệp định thanh toán); và

4- giữ một thái độ trung lập đối với các mối qua hệ Pháp - Việt.
Các điểm này, Bửu nói, không có ǵ phù hợp với lời tuyên bố cao thượng gán cho Tưởng rằng “người Việt Nam sẽ dần dần đạt tới độc lập phù hợp với những nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương”. Tôi nói với Bửu rằng không có ǵ chứng thực là Tưởng đă phát ra bản tuyên bố đó. Theo tôi hiểu th́ đó là việc của Tiêu Văn chỉ nhằm để tuyên truyền, không được Trung Khánh thông qua. Tôi nói cho Bửu hay là chúng tôi có được tờ thông báo của Đồng minh Hội phân phát rộng răi ngày 10-9, bốn ngày trước khi Lư Hán tới Hà Nội. Nội dung nói đại diện cho chính sách của Quốc dân Đảng (Trung Quốc) và từ dó có thể hiểu là của Tưởng. Bửu đọc tờ thông báo và cũng cho rằng đó mới là chính sách của Trung Quốc, trong dó có đoạn viết:
“… Người Trung Quốc ủng hộ Hiến chương Đại Tây Dương,… và các cường quốc Đồng minh không hề có tham vọng đất đai (ở Đông Dương)… Các nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương sẽ là cơ sở cho một chế độ quản lư tự trị trong lúc này, để rồi có thể đưa đến một nền độc lập của dân tộc, và các nguyên tắc đó của Hiến chương Đại Tây Dương sẽ là phương châm chỉ đạo (sic) cho người Trung Quốc ở Đông Dương”.
Đại sứ quán chúng ta ở Trùng Khánh cũng bị tuyên truyền của Đồng minh Hội làm cho mê muội và đă bắt tôi phải xác định một lời tuyên bố trong báo chí ở Côn Minh, nói là của tướng Lư Hán, mà người ta cho rằng: “ông đă tuyên bố trong một cuộc họp báo chính thức ở Hà Nội ngày 5-9 là ông có thiện cảm với phong trào độc lập dân tộc của người An Nam và với cuộc biểu t́nh của họ chống lại hành động của người Anh trong việc “xúi giục người Pháp đă kéo cờ Pháp lên và dùng vũ lực chiếm các cơ quan của người An Nam(2).
Cũng trong buổi họp đó, tướng Lư Hán đă tuyên bố là Trung Quốc không tham vọng đất đai ở Đông Dương và mệnh lệnh của Tổng thống Tưởng Giới Thạch chỉ nhằm mục đích giúp đỡ cho các dân tộc nhỏ yếu thực hiện được nền độc lập và tự trị của nước ḿnh”.

Trả lời của tôi cho Trùng Khánh đă vạch ra sự thật. Không thể có cuộc họp báo nào của Lư Hán vào ngày 5-9 ở Hà Nội được v́ lúc đó ông ta đang ở Trung Quốc và cho tới ngày 14-9 vẫn chưa tới Hà Nội. Nhưng Tiêu Văn th́ ở Hà Nội lúc đó và đă có gặp nhiều đại diện báo chí. Và nếu như Tiêu Văn đă đưa ra bản tuyên bố nói là của Lư Hán, th́ cũng có thể hiểu là Tiêu Văn có ư định muốn tranh thủ sự bảo đảm của Lư Hán đối với kế hoạch của Trùng Khánh nhằm nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc thương lượng Pháp - Hoa và nhanh chóng chuyển quân đội Lư Hán trở về nội địa Trung Quốc.
Khi đi sâu vào lập trường 14 điểm của Tưởng, rơ ràng ông ta không có ư định để cho ḿnh bị dính líu vào cuộc đấu tranh giữa Pháp - Việt. Tưởng vẫn coi Pháp là một cường quốc thế giới có thế lực trong các nước Đồng minh và không muốn cho vai tṛ Pháp ở Đông Dương bị thử thách. Từ khi Roosevelt chết, chủ nghĩa chống thực dân Mỹ đă phải chuyển theo ư kiến của Anh và Pháp là muốn cho Đông Nam Á trở lại nguyên trạng cũ và Tưởng thấy đứng về phía những người cách mạng Việt Nam chống lại liên minh thực dân phương Tây là một điều vô chính trị.
Lư Hán đă mạnh mẽ gạt bỏ 14 điểm của Quốc dân Đảng và quở trách Tiêu Văn, ông quan niệm chính sách Quốc dân Đảng là thiển cận và chủ trương huỷ bỏ lập trường lâu năm của Trung Quốc đi theo các nguyên tắc Hiến chương Đại Tây Dương. Cố gắng của Tiêu Văn để lừa khéo Lư Hán vào lập trường của Quốc dân Đảng trong thực tế đă mang lại những kết quả ngược lại. Lư Hán chủ trương chiếm đóng lâu dài Đông Dương, đặt Việt Nam dưới quyền bảo trợ của Trung Quốc, và phải lâu dài Việt Nam mới được độc lập mà không cần đến sự giúp đỡ của người Pháp. Sự ác cảm của ông ta đối với người Pháp mà ông cho không phải v́ họ là người da trắng mà c̣n là chống Trung Quốc, là một nguyên nhân thường xuyên làm cho Quốc dân Đảng bực bội. Suốt trong thời gian Trung Quốc chiếm đóng, cá nhân Lư Hán với tất cả khả năng của ḿnh, đă làm thất bại mọi kế hoạch của Pháp nhằm giành lại quyền kiểm soát ở miền bắc Đông Dương. Vào đầu tháng 8, tướng Alessandri đă được Hà Ứng Khâm cho phép đi cùng với người Trung Quốc vào Việt Nam, nhưng sau đó Lư Hán đă chặn ông lại cho tới tận ngày 19-9.
Sự chia rẽ giữa Lư Hán và Tiêu Văn đă phản ánh trực tiếp tới những người Quốc gia Việt Nam đi theo họ: Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt bám lấy quan điểm của Lư Hán về chiếm đóng lâu dài và đặt quan hệ hữu nghị với các tướng quân phiệt Vân Nam; Đồng minh Hội lại đi theo chiến thuật của Tiêu Văn, muốn cho Nhật nhanh chóng rút lui và quân Lư Hán cũng thoái triệt về Trung Quốc để Nguyễn Hải Thần lănh đạo toàn quốc với sự bảo trợ của Quốc dân Đảng (Trung Quốc). Người ta sớm thấy cả hai phái đă phải đấu tranh vối Hồ Chí Minh và Việt Minh, bất chấp cả đường lối chính trị chung và sách lược.
QUỸ MUA VŨ KHÍ
Ông Hồ không phải chỉ có những vấn đề chính trị phải giải quyết. Trước hết là người Nhật, sau đó là người Trung Quốc, đă đ̣i hỏi phải nộp những món tiền lớn để “chi tiêu cho việc duy tŕ trật tự và pháp luật cùng các công việc chính khác”. Từ ngày 1-9, mọi thuế khoá đă dược băi bỏ, và thực tế không c̣n một khoản thu nào cho ngân sách Nhà nước. Trong khi dó th́ Ngân hàng Đông Dương đă đóng các tài khoản của Chính phủ và tuyên bố Chính phủ “phá sản”. Các khoản chi tiêu hàng ngày th́ c̣n có thể giải quyết được từ nguồn này nguồn kia. Nhưng trong t́nh h́nh đó th́ không sao có thể đề xuất ra được những chương tŕnh dài hạn. Thực tế phần lớn các cơ quan hành chính sự vụ đều do các người lao động của Đảng phục vụ dựa trên nguồn sinh sống nhỏ nhặt của ḿnh và dựa vào sự ủng hộ của một số người Việt có cảm t́nh. Đó chủ yếu là một Chính phủ của những người t́nh nguyện không ăn lương.
Nhưng có một chương tŕnh quan trọng bậc nhất đối với Chính phủ ông Hồ lúc đó là việc kiếm vũ khí và đạn dược. Nguồn cung cấp chủ yếu trước đây vẫn là các kho tàng của Pháp và Nhật. Nhưng quân đội Trung Quốc đă tịch thu những kho này, và người Trung Quốc đă nhanh chóng báo cho Việt Minh biết là họ có thể có đủ vũ khí Nhật, Pháp và cả Mỹ(3) thông qua những người Trung Quốc, nếu như họ đồng ư các “điều kiện”: giá cả phải chăng, trả tiền ngay, và có thái độ cộng tác với người Quốc gia thân Trung Quốc.
Đứng trước 2 mối đe doạ: của người Pháp ở miền Nam và những người Quốc gia thân Trung Quốc ở miền Bắc, ông Hồ cảm thấy việc cung cấp cho nhu cầu quốc pḥng phải là việc ưu tiên bậc nhất. Sau khi để hết tâm trí suy nghĩ và dựa theo ư kiến của những người trợ thủ gần gũi của ông, Vơ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng, ông Hồ đồng ư cho thi hành một biện pháp dựa vào sự đóng góp tự nguyện của nhân dân. Ngày 4-9, Chính phủ cho đặt ra quỹ Độc lập do Bộ trưởng tài chính Phạm Văn Đồng chủ tŕ. Tuần lễ 16 đến 22 tháng 9 được mệnh danh là Tuần lễ Vàng, để cho tất cả những người công dân yêu nước, kể cả những người không phải gốc Việt Nam, cũng sẽ quyên góp cho quỹ chi tiêu về quốc pḥng. Hai tuần lễ sau khi quốc gia mới ra đời, Chính phủ đă kêu gọi quyên góp lập lại quỹ để giúp cho đất nước có thể tồn tại.
Phạm Văn Đồng đă mở đầu Tuần lễ Vàng bằng một lời kêu gọi về một sự đóng góp cá nhân… Buổi quyên tiền đă được tổ chức chu đáo trước toà nhà Chính phủ… Với nhiều bàn phủ trắng… micro.. âm nhạc… và thỉnh thoảng có người lên kêu gọi… Nhiều người Việt Nam khá giả, một số mặc áo dài quan chức, tiến lên các bàn và đặc đồ quyên góp lên trên… Nhưng ngày đầu thực không đáng phấn khởi. Số đông quần chúng chỉ đến xem mà không có quyên góp ǵ. Cả ngày chỉ thu được một khoản nhỏ mọn 100 kư vàng và khoảng 5 vạn đồng bạc.
Ông Hồ vốn không hào hứng với ư kiến bắt nhân dân phải đóng góp phần của cải nghèo nàn của họ, đặc biệt là đối với những người nghèo, để mua vũ khí; nhưng đây là v́ đất nước đang ở trong một t́nh trạng tuyệt vọng, và các cố vấn của ông đă đảm bảo rằng đó là biện pháp duy nhất. Sau buổi lễ nghèo nàn đó, Đồng và Giáp đă thuyết phục được ông Hồ là chỉ có lời kêu gọi của ông mới phát động được quần chúng nhân dân. Ông Hồ đồng ư, nhưng với điều kiện là ông sẽ không trực tiếp ra mắt, và cử Đồng thay mặt đọc lời kêu gọi.
Thứ hai, 17-9, Đồng đọc lời kêu gọi của ông Hồ, bắt dầu bằng câu “V́ mắc bận không thể tới được, nên tôi gửi lời kêu gọi đồng bào toàn quốc…”. Giải thích việc quyên góp là cần thiết “để chống lại những mưu mô xâm lược của đế quốc Pháp”, ông Hồ nhấn mạnh ông kêu gọi chủ yếu… các gia đ́nh khá giả. Về ư nghĩa của Tuần lễ Vàng, ông nói “đây không phải chỉ có nghĩa của một cuộc quyên góp để phục vụ cho việc bảo vệ đất nước, mà c̣n mang theo một ư nghĩa chính trị quan trọng(4). Có thể ông cũng ngầm muốn nói rằng một khoản lớn của quỹ này sẽ được dùng để thoả măn ḷng tham của Trung Quốc.
Bức thông điệp của ông Hồ thế mà ăn tiền. Suốt trong 6 ngày tiếp theo, hàng đoàn những người khá giả và nông dân b́nh thường đă lũ lượt đến đặt lên trên bàn các đồ quư giá gia truyền của gia đ́nh họ: dây chuyền, đồng hồ, ṿng, nhẫn, hoa tai bằng vàng bạc và đá quư… Một tuần lễ sau, báo chí địa phương công bố đă quyên góp được 129 kư vàng và 1,5 triệu đồng. Báo chí đánh giá đó là kết quả của một cuộc quyên góp “hết sức hào hiệp”, nhưng tôi cho là c̣n khiêm tốn nếu so với tiền của những nhà giàu Việt Nam. Tôi không có điều kiện để xác định số tiền quyên góp được là bao nhiêu và cũng chẳng biết được Trung Quốc đă “lấy” bao nhiêu.
Về sau ông Hồ nói với tôi, “Tôi cảm thấy như là một kẻ phản bội” trong khi cho phép “diễn cái tṛ này”, khi thấy “mỗi đồng xu” chạy vào túi người Tnmg Quốc, và mặc dù ông kêu gọi những gia đ́nh “khá giả”, nhưng thực tế đồ vàng bạc, của tế nhuyễn… đều do những người nghèo khó mang đến, c̣n các thương gia, địa chủ giàu người Việt và Hoa lại chẳng góp được bao nhiêu.
Sau khi rời Việt Nam, tôi được toán của chúng tôi báo cho biết là khoản tiền thu được lớn hơn rất nhiều so với khoản tiền đă được công bố, và ít nhất cũng có tới 2/3 số đó đă chạy vào túi người Trung Quốc qua con đường mua bán súng ống và chạy chọt về chính trị. Điều đó đă được Vơ Nguyên Giáp xác nhận vào năm 1975, khi ông viết số tiền quyên được là “20 triệu đồng và 370 kư vàng”(5).
Vấn đề tài chính của ông Hồ c̣n bị những t́nh h́nh khó khăn làm cho phức tạp thêm. Quân Trung Quốc tới, đầu tiên đă làm nảy nở nạn chợ đen về thuốc lá Mỹ, bánh kẹo, quân trang, vũ khí ngày càng bành trướng, đặc biệt trong cộng đồng người Hoa. Một bao thuốc lá Mỹ giá 16 đồng… Giá hối đoái 1 dollar Mỹ ăn 14 kim viên nhưng giá chợ đen phải là 20 kim viên. Người Trung Quốc mua 1 dollar bằng 200 kim viên. Giá chính thức ở Trùng Khánh là 100 kim viên, ở Côn Minh là 150 đến 175 kim viên.
Điều nổi bật ở thị trường tài chính tháng 9 ở Hà Nội là t́m đổi tiền kim viên Trung Quốc để lấy dollar Mỹ và đồng bạc Đông Dương. Tuy rằng hành dinh của tướng Lư Hán tỏ ra như không quan tâm ǵ làm đến việc đổi chác tiền Trung Quốc này nhưng Trùng Khánh th́ rất lo lắng. Đă có lệnh cấm các nhân viên người Mỹ không được đổi tiền kim viên, trừ trường hợp được cơ quan tài chính Trung ương cho phép, và tất cả người Mỹ trước khi rời Trung Quốc bắt buộc phải kê khai và gửi lại tiền dollar ở Trung Quốc. Điều hạn chế này, cùng với tin đồn đại là Trung Quốc sẽ quy định lại giá hối đoái đă làm cho những người buôn tiền cảnh giác và làm cho thị trường tiền tệ phải chững lại, ít hoạt động trong một thời gian.
Tuần lễ Vàng cũng đă ảnh hưởng đến việc kinh doanh tiền tệ, nhất là giá vàng đă hạ từ 1.900 xuống 1.500 một lạng. Người ta cho rằng vàng mất giá là do người Trung Quốc tung ra tin đồn Chính phủ Việt Nam sẽ tịch thu vàng, hoặc để Chính phủ chi tiêu, hoặc mệnh lệnh của Lư Hán để cung phụng cho Thống đốc Long Vân.
Những đ̣i hỏi về tiền của người Trung Quốc và Nhật, việc buôn bạc, và sự biến động trong giá cả tiền tệ; tất cả những cái đó đă tác động tai hại đến nền kinh tế và tài chính Việt Nam.
Nhưng Chính phủ của ông Hồ chỉ loạng choạng mà không sụp đổ, chủ yếu nhờ cái quyết tâm của nhiều người đă phục vụ sự nghiệp công cộng mà không đ̣i hỏi tiền lương.

TẠI SAO NGƯỜI PHÁP LẠI BỊ LOẠI TRỪ?
Vào ngày 13-9, Sainteny lại đến kêu ca với tôi. Ông không bằng ḷng về “mối quan hệ hữu nghị không cần thiết giữa người Nhật và người Trung Quốc”. Điều làm ông không chịu là việc Pháp bị gạt ra ngoài cuộc thương lượng Trung - Nhật về vấn đề đầu hàng. Cũng khá lạ là cuối ngày hôm đó, tôi cũng nhận được một yêu sách tương tự của ông Hồ. Một cảm giác nghi ngờ đă nảy sinh một sách vô t́nh trong các mối giao tiếp b́nh thường giữa người đại diện các nước Đồng minh và Nhật.
Đúng là Sainteny đă không thể chấp nhận sự việc là trong các điều khoản của Hội nghị Postdam đă không ghi nhận có Pháp trong cuộc thương lượng đầu hàng. C̣n về phía ông Hồ, ông có ư kiến là “Chính phủ thực tế” của ông cũng cần phải biết tương lai của Việt Nam sẽ ra sao và người Trung Quốc sẽ bày vẽ ra cái ǵ.
Theo ông Hồ, người Trung Quốc không những gian lận mà c̣n phạm tội ác trong việc nẫng tay trên các tài sản của Nhật, mà ở đây tôi hiểu là vũ khí và các đồ quân dụng, và đồng thời đă cho chở một số lớn các kho lương thục và vật phẩm về Trung Quốc.
Hai ngày sau, Salnteny đến gặp tôi lần nữa để thảo luận việc tướng Lư Hán đến trong ngày hôm trước và lại nêu vấn đề Pháp tham gia vào việc đầu hàng của Nhật. Tôi đă nói thẳng ra rằng tôi biết không có kế hoạch cho người Pháp tham gia vào việc giải giáp cũng như hồi hương Nhật và cũng nhắc lại cho Sainteny hay là trước khi chúng tôi rồi Côn Minh, tôi đă được báo cho biết rơ là nhiệm vụ nói trên đă chỉ được giao cho người Anh ở miền Nam và người Trung Quốc ở miền Bắc.
Sainteny tiếp tục nêu vấn đề và chất vấn là người Pháp có c̣n được coi như là một nước thành viên trong Đồng minh nữa không. Tôi khẳng định là c̣n, nhưng nhận xét là rơ ràng v́ lư do tiếp tế hậu cần mà Pháp đă không tham gia vào chiến tranh Thái B́nh Dương và tức là cũng đă không tích cực tham gia vào cuộc chiến tranh chống Nhật. Hơn nữa, theo hiệp định Postdam, mà tướng De Gaulle và Bộ Tổng tham mưu Pháp đă biết, th́ nhiệm vụ giải quyết với Nhật ở Bắc Đông Dương đă được đặc cách giao riêng cho Tưởng. Đúng là người Pháp đă bị gạt ra ngoài, nhưng cả người Mỹ, Anh và Hà Lan cũng thế.
Lời đáp thẳng thắn và trung thực này đối với một câu hỏi đầy tính khiêu khích của Sainteny đă bị nhiều nhà văn xuyên tạc đi cho là người Mỹ đă “nhẫn tâm” và “chống đối” và cũng đă có những hậu quả lâu dài trong mối quan hệ Mỹ - Pháp(6).
Tôi biết rằng Sainteny chẳng thích thú ǵ câu trả lời của tôi, và ông đă gây cho tôi cái cảm giác là ông cho rằng việc Pháp bị gạt ra ngoài là do lỗi tại người Mỹ, và đặc biệt là do tôi. Tôi đă không thể nào làm khác được trong khi cả Paris, Calcutta và Trùng Khánh cũng không tán thành vai tṛ tự đặt cho ḿnh là đại diện của nước Pháp ở Đông Dương của ông ta. Đă nhiều lần ông ta thú nhận với tôi, điều mà sau này ông đă viết trong hồi kư(7) - rằng ông hoàn toàn không nhận được nhiệm vụ chính thức hoặc chỉ thị về Đông Dương, và mặc dù ông đă nhiều lần kêu gọi Trùng Khánh, Calcutta và Paris xác định quy chế chính thức của ông ở Hà Nội, nhưng ông đă chẳng bao giờ nhận được trả lời và chức quyền mà ông mong muốn.
Rơ ràng là Sainteny và bộ tham mưu của ông đă nuôi dưỡng những t́nh cảm đối lập mạnh mẽ đối với OSS và nước Mỹ, những t́nh cảm mà từ 1945 đến 1954, qua những ẩn ư và những lời nói cạnh, được truyền tới các giới quan chức Paris (De Gaulle, Messmer, Massu, Hoppenot…) như là một sự “phản bội của Mỹ” đối với một “đồng minh trung thành”( 8 ). Trong một số nhận xét của cơ quan tham mưu của ông gửi cho người Pháp ở Hà Nội, nhóm t́nh báo DGER đă gán tất cả những sự rối ren của người Pháp ở Đông Dương cho một âm mưu của Đồng minh nhằm gạt Pháp ra khỏi Đông Dương. Những lời giải thích ngược lại của tôi đều không có giá trị.
Nhân việc có mặt Lư Hán ở Hà Nội, Sainteny hỏi tôi Mỹ sẽ có phản ứng ǵ trước cuộc điều đ́nh Pháp - Hoa để cho quân đội của Alessandri trở lại Bắc Kỳ. Tôi bảo ông rằng Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không có ǵ phản đối. Đó là một vấn đề của Trung Quốc. Tưởng có toàn quyền hành động, c̣n người Mỹ, theo quy định, thuộc quyền chỉ huy quân sự của ông. Tôi đảm bảo với Sainteny rằng nếu Tưởng cho phép Wedemeyer dùng máy bay Mỹ chở quân Pháp sang Bắc Kỳ, th́ Bộ chỉ huy Mỹ sẽ thi hành. Nhưng tôi nhấn mạnh đây phải là một sự thoả thuận Pháp - Hoa giữa những người cầm đầu các nước ở Paris, Washington và Trùng Khánh. Theo ư tôi, những cuộc dàn xếp ở địa phương chỉ đầy cạm bẫy và trắc trở. Sainteny không phải không đồng ư với sự phân tích của tôi, nhưng vẫn hy vọng cứu văn được sự rút lui nhanh chóng một ḿnh của Pháp ở miền Bắc, một công tác không có khả năng thực hiện được.
Như là một thủ thuật của ông gần đây, Sainteny kết thúc cuộc viếng thăm bằng cách nêu thêm một khó khăn. Ông ta nói nhỏ cho biết, ông lo ngại người Trung Quốc, nhất là người của Lư Hán, xúi người Việt “bắt cóc” ông. Lư do nêu ra là v́ ông đă hoạt động chống Trung Quốc. Tôi cho ông đă quá cường điệu, nhưng chúng tôi cũng sẽ để ư giúp ông.
Đi sâu vào vấn đề nhận xét của Sainteny chung quanh cuộc thoả hiệp Pháp - Hoa, th́ ư kiến của Sainteny về vấn đề bắt cóc tỏ ra là phi lư.
Tôi xem nó chỉ như là một mưu mô nhằm làm áp lực đối với chúng tôi để đưa thêm quân Pháp tới, nhưng tôi cũng báo cáo nỗi lo ngại của Sainteny với Côn Minh và gợi ư cũng không nên coi trọng vấn đề này cho đến khi có được chứng cứ mới.

CUỘC ĐẤU ĐÁ - LƯ HÁN CHỐNG LẠI QUỐC DÂN ĐẢNG TRUNG QUỐC
Nhiều vấn đề nổi lên san khi Lư Hán tới đă làm cho tôi gặp rất nhiều khó khăn trong vị trí một sĩ quan chính trị cao cấp nhất ở đây. Người Trung Quốc đến để giải giáp quân Nhật, nhưng cho đến ngày 16-9 tôi vẫn chưa moi được ở Lư Hán hay bộ tham mưu của ông kế hoạch và thời hạn đế xúc tiến việc đó. Trong khi người Nhật tiếp tục giữ thái độ “bàng quan” của những khán giả đă bị chinh phục, chờ đợi hảo tâm của Đồng minh, th́ ba hoặc bốn ngàn trong số họ đă biến đi theo phong trào bí mật Liên Á. Những tin tức từ Sài G̣n đă kích động mạnh tinh thần chiến đấu của người Pháp, nhưng Lư Hán vẫn từ chối đến cả việc nói chuyện với họ. Người Việt Nam đang đấu tranh đă đưa tất cả những sự tranh chấp của họ lên sân khấu chính trị địa phương. Mọi vấn đề càng trở thành phức tạp ở Hà Nội.
Tôi nhẹ người khi được tin tướng Gallegher đă lên đường sang Hà Nội. Không phải v́ ông ta có thẩm quyền về các vấn dề chính trị, nhưng v́ ít ra th́ ông cũng có cấp bậc để công tác thuận lợi hơn với người Trung Quốc và người Nhật. Nhiệm vụ của ông ta thuần tuư chỉ là giúp cho tướng Lư Hán trong việc chấp nhận sự đầu hàng và hồi hương quân Nhật đă bị tước vũ khí.
Chiều 16-9, tôi đón ông ở sân bay, nhưng ông đă làm tôi ngạc nhiên khi ông cho hay là Trùng Khánh hỏi về việc tổ chức buổi lễ tiếp nhận đầu hàng chính thức ở Hà Nội. Vấn đề rắc rối là ở chỗ vai tṛ của người Pháp và sự có mặt của người đại diện ngoại giao cấp cao nhất của Nhật, Thống chế bá tước Terauchi lại ở Sài G̣n. Quốc dân Đảng (Trung Quốc) rất nhạy cảm với địa vị của Pháp trong khối các nước Đồng minh và sự có mặt của họ ở châu Á là việc Trung Quốc hoàn toàn không thể không đếm xỉa tới. Tổ chức ngày lễ đầu hàng chính thức ở Hà Nội mà không có mặt người Pháp tham dự có thể bị Paris coi như là một sự xúc phạm và Tưởng rất không muốn hứng chịu lấy điều nguy hiểm đó.
Cũng c̣n có vấn đề Tổng hành dinh Tập đoàn quân phương Nam của Nhật ở Sài G̣n. Tưởng c̣n đang bị nhức nhối về vấn đề người Anh ở Hongkong nên không muốn bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp khác về pháp lư với người Anh. Đúng ra, việc đầu hàng của quân Nhật ở Đông Dương sẽ phải được Térauchi, với tư cách Tư lệnh tối cao của Nhật tiến hành, nhưng ông lại ở trong chiến trường thuộc Mounbatten. Đă có gợi ư là Téranchi đầu hàng với người Anh theo đúng như quy định trong bản Mệnh lệnh chung số 1 và cho phép Tsuchihashi ở miền Bắc giao nộp vũ khí cho người Trung Quốc và người Trung Quốc sẽ phụ trách cả việc hồi hương quân Nhật thuộc quyền Tsuchihashi ở phía bắc vĩ tuyến 16. Về nguyên tắc th́ việc thu xếp như thế cũng có thể chấp nhận được đối với Trùng Khánh; Tưởng cũng có thể phải thoả măn với một cuộc đầu hàng về mặt “hành chính” và để cho Mounbatten tiến hành buổi lễ chính thức của ông ta ở Sài G̣n, mà ở đó th́ người Pháp chắc chắn sẽ được tham dự. Nếu như thế, bản bị vong lục của Trung Quốc gửi cho phái đoàn Nhật ở Khai Viễn ngày 2-9 cũng đủ làm cơ sở để cho xúc tiến công việc.
Nhưng Lư Hán bất măn. Ông cảm thấy ḿnh bị xếp xuống vai tṛ của một người “quản lư hành chính” so với Trương Phát Khuê, vốn được giao nhiệm vụ quân sự tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật một cách ầm ĩ ở Quảng Đông. Lư Hán bị mất mặt. Ông phản đối với tướng Hà Ứng Khâm và khẩn khoản yêu cầu phải tổ chức một buổi lễ chính thức ở Hà Nội. Tướng Hà đồng ư nhận sẽ xem xét đề nghị của Lư Hán nhằm để tránh không phải xáo trộn kế hoạch nhằm gạt bỏ Thống đốc Long Vân khỏi căn cứ địa của ông ta ở Vân Nam. Nhưng cho đến ngày 17-9, Hà Nội vẫn không nhận được quyết định ǵ về vấn đề này.
Thêm một vấn đề gay cấn khác. Tướng Gallagher nhận được chỉ thị của Hành dinh Chiến trường, yêu cầu Lư Hán cho máy bay chở tướng Alessandri tới Hà Nội. Lư Hán lại cực lực phản đối để cho Trùng Khánh thấy rằng Alessandri chỉ có thể tới Hà Nội nếu như buổi lễ tiếp nhận đầu hàng được tổ chức tại đó. Lư Hán chưa nhận được chỉ thị tổ chức buổi lễ nên ông cho rằng không có lư do chính đáng để Alessandri có mặt tại Hà Nội, nếu không th́ việc đó chỉ kích động rối loạn.
Gallagher báo cho Lư Hán biết là mệnh lệnh của Trùng Khánh là dứt khoát phải tôn trọng. Lư Hán vẫn không lay chuyển. Nhưng về sau, Gallagher đă cho tôi hay là cũng đă thu xếp được cho Alessandri và một người Pháp khác được đi tới Hà Nội vào ngày 19-9.
Gallagher và tôi đă thảo luận về việc Alessandri có mặt ở Hà Nội và tôi đồng ư với Lư Hán là việc đó gây ra nhiều vấn đề, nhưng không phải như Lư Hán quan niệm. Tôi nêu ra mối thâm thù đă có từ lâu giữa Lư Hán và Alessandri, và lư do để nghĩ rằng người Trung Quốc muốn ở lại lâu dài chẳng qua cũng chỉ nhằm để cướp đoạt đất nước này một cách triệt để và có lợi nhất cho Long Vân. Nếu Alessandri về trong lúc này, ông ta có thể kéo theo số quân Pháp ở Trung Quốc đi cùng hoặc từ Sài G̣n ra, nhưng ông ta cũng có thể có ư đồ xin giải thoát cho số tù binh hiện c̣n ở trong Thành. Là một thủ lĩnh theo phái De Gaulle, chắc chắn Alessandri sẽ có mưu đồ cho xúc tiến nhanh việc Pháp chiếm đóng lại Việt Nam và người Trung Quốc phải rút sớm về nước, và như vậy là trực tiếp chống đối lại với kế hoạch của Lư Hán. Gallagher cảm ơn về những nhận xét của tôi và nói ông sẽ cảnh giác đối với các cuộc vận động của Pháp.
Gallagher có hỏi về vai tṛ của Sainteny, và tôi dă kể lại các hoạt động của nhóm t́nh báo Pháp từ khi chúng tôi tới Hà Nội. Sainteny cũng đă yêu cầu được gặp Gallagher và tôi đă khuyên Gallagher không nên nhận lời trong lúc này, tốt nhất nên chờ cho đến khi Alessandri tới, tuy ông ta cũng chẳng có chức vụ chính thức hoặc một chỉ thị chính trị cơ bản nào của Paris. Gallagher đă đồng ư.
MỘT CUỘC TRAO ĐỔI VÔ VỊ
Tôi báo cho Sainteny biết tin Alessandri sẽ đáp máy bay tới Hà Nội, và cơ quan DGER có được 2 ngày để chuẩn bị bố trí đón. Đoàn thể cộng đồng người Pháp trong một trạng thái hết sức phấn chấn v́ họ biết là tướng Alessandri sẽ đến để “nắm lại t́nh h́nh”. Alessandri và Leon Pignon(9) tới sân bay Gia Lâm, đúng vào giữa lúc cuộc thương lượng ở miền Nam tan vỡ, và Cédile đă có một cuộc họp báo với một đường lối cứng rắn. Họ đă được đưa nhanh chóng về hành dinh của Sainteny mà không ai hay.
Nhờ có việc Alessandri và Pignon tới nên hoạt động của nhóm Sainteny trước đây ở mức thấp nay đă có một quy mô mới. Thái độ ngoan cố của Cédile và Gracey ở Sài G̣n đă gợi cho Sainteny biết đây là lúc thuận lợi để mở cuộc nói chuyện với Hồ Chí Minh. Ông ta báo cho ông Hồ biết Pháp hoan nghênh một cuộc hội nghị giữa ông Hồ và một đại diện Pháp ở Ấn Độ. Ông Hồ đă từ chối: ông không muốn gặp một người trung gian mà phải là De Gaulle. Alessandri đành phải gác vấn đề đó lại sau. Ông thuyết phục Đô đốc Thierry D'Argenlieu(10), Cao uỷ Pháp đă được chỉ định cho Đông Dương, lúc đó ở Calcutta, nên gặp một đại diện của ông Hồ. Nhưng ông Hồ không được hỏi ư kiến trước! Nên khi Alessandri báo cho ông Hồ biết một lần nữa là D'Argenlieu muốn gặp ông, ông Hồ vẫn cho rằng đó chỉ là một cuộc hội nghị giữa Pháp và đại diện của ông nên đă yêu cầu Cựu hoàng Bảo Đại thay mặt cho ông.
Ngày 22-9, tôi cùng với tướng Gallagher đến gặp ông Hồ v́ ông muốn hỏi ư kiến chúng tôi về đề nghị gặp gỡ của Pháp. Chúng tôi phát biểu, tốt hơn hết là hai bên nên có một cuộc nói chuyện trực tiếp với nhau, nếu ông không đồng ư với những ǵ mà người Pháp đề nghị th́ ông có quyền không chấp nhận. Ông Hồ cho biết ông cũng đă có trao đổi vấn đề này với tướng Lư Hán, v́ cuộc gặp có liên quan đến việc đi lại bằng máy bay mà chỉ Trung Quốc mới có khả năng giải quyết vấn đề. Lư Hán tránh mặt trong lúc này, nhưng cho biết ông ta có thể thu xếp cho một máy bay trong ṿng 10 hay 12 ngày. Gallagher và tôi cho rằng cuộc gặp gỡ cũng chẳng có hại ǵ và chắc ông Hồ sẽ chấp nhận. Tôi nói thêm, nếu Pháp thực hiện được lời mời đă được đưa ra th́ điều đó cũng có thể coi như là một dấu hiệu tỏ ra Pháp có ư định công nhận chính phủ độc lập của Việt Nam. Ông Hồ nắm lấy ư này và quyết định thôi không cử người thay mặt mà tự ḿnh sẽ đến hội nghị. Nhưng ông sẽ chỉ tới gặp nếu như người Pháp đồng ư hội họp ở Trung Quốc và có một quan chức Mỹ tham gia như quan sát viên.
Sau này, khi có những tin tức dữ dội về vụ giết hại Dewey, tôi đến gặp ông Hồ, và Hoàng Minh Giám đă kéo tôi ra một nói để nói cho biết về câu chuyện Pháp mời và cuộc gặp gỡ đă xảy ra. Giám, với danh nghĩa Bộ trưởng Ngoại giao, đă nhận dược một giác thư của Alessandri nói về một cuộc gặp gỡ giữa “Pháp và dân An Nam do đảng Quốc gia Cách mạng đại diện”. Bản giác thư đă chẳng nói ǵ đến cuộc gặp gỡ giữa ông Hồ và D'Argenlieu, mà chỉ có hàm ư nói đến việc ông Hồ được mời.
Giám rất lo lắng trước sự mê muội không thể tưởng được này của người Pháp. Ông cho rằng người Pháp nếu không phải là láo xược th́ cũng là đần độn, nên trong các tầng lớp nhân dân, mới chọn một phần tử Việt Nam Quốc dân Đảng đă chết rồi làm người đại diện cho nhân dân Việt Nam. Nhưng dù sao đi nữa th́ điều đó chỉ biểu thị sự ngoan cố của Pháp trong việc từ chối không chịu công nhận nền độc lập của Việt Nam, khi họ đă không mời ông Hồ với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Việt Nam tới dự họp.
Cuộc trao đổi vô vị này đă làm cho ông Hồ, hơn bao giờ hết, hoài nghi về sự thành thật và các ư đồ của Pháp. Nó cho ông thấy Pháp chỉ muốn lợi dụng ông, chứ không quan tâm điều đ́nh một cách có thiện chí. Ông Hồ đă coi như không biết đến bản giác thư, và mọi kiểu điều đ́nh của Alessandri đă không mang lại kết quả.

NHỮNG BỨC THƯ ỦY NHIỆM KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐUỢC
Những tin tức về bản tuyên bố số 1 của Gracey lan tới Hà Nội một cách hết sức nhanh chóng và đă khuấy động t́nh cảm dân chúng Pháp đến cao độ. Chỉ có lời kêu gọi mạnh mẽ của Alessandri với cộng đồng người Pháp và tù binh ở trong Thành mới có thể duy tŕ được t́nh h́nh không để cho bùng nổ. Tướng Lư Hán bực dọc và đă báo cho người Pháp, tuy chưa được chính thức công nhận là ông ta sẽ không cho phép người Pháp biểu dương sự đồng t́nh với các đồng bào của họ ở miền Nam. Người Việt Nam, Cộng sản cũng như chống Cộng vẫn giữ được thái độ b́nh tĩnh đáng khen, nhưng cũng rất cảnh giác. Riêng chỉ có người Nhật tỏ vẻ trung lập một cách trơ tráo.
Tối hôm đó, tôi gặp cán bộ của ông Hồ, và cùng nhau kiểm lại t́nh h́nh trong ngày. Qua câu chuyện, tôi được biết ngày hôm trước ông Hồ có nhận được một thông báo của hành dinh tướng Mounbatten yêu cầu báo cáo về quân số và vũ khí của quân đội Việt Nam. Đối với yêu cầu phi lư và xấc xược này, ông Hồ đă chỉ thị cho Chu Văn Tấn(11) từ chối không báo cáo và chỉ thị cho Giám gửi một bản phản đối chính thức với danh nghĩa của Chính phủ Việt Nam cho Mounbatten. Đêm đó, 21 - 22 tháng 9, cũng là một đêm vô cùng khó khăn. Trong ngày, Gracey đă tuyên bố thiết quân luật ở miền Nam, và suốt đêm đă diễn ra những hoạt động không b́nh thường ở Hà Nội. Không xảy ra bạo lực, nhưng đă có một loạt các hoạt động khẩn trương chuẩn bị, hội họp và, ánh đèn thâu đêm ở Bắc Bộ Phủ. Người Âu th́ đi lại giữa các nhà thủ lĩnh Pháp. Cảnh sát Việt Nam được báo động, đă chặn hỏi một số người Âu và người Việt, nhưng cũng không có ai bị bắt giữ.
Sáng hôm sau, tướng Alessandri đến gặp tướng Lư Hán để yêu cầu được công nhận là đại diện của Ge Gaulle ở Hà Nội. Lư Nán tiếp ông ta ở nơi trước đây là dinh của vị Toàn quyền Pháp, nhưng gần như chỉ một phút sau, ông đă rút lui, để cho Tham mưu trưởng của ông, tướng Mă, làm việc với Alessandri. Tướng Mă giải thích là người đại diện duy nhất được uỷ nhiệm đối với Chính phủ Trung Quốc và người duy nhất được tướng Lư Hán công nhận là người phát ngôn của Chính phủ Pháp và viên Đại sứ Pháp ở Trùng Khánh. Để xoa dịu Alessandri, Mă báo cho ông biết nhiệm vụ của Lư Hán là giải giáp quân Nhật và các công tác có liên quan. Ông sẽ không dính líu ǵ tới các vấn đề chính trị cũng như các cuộc xung đột Pháp - Việt. C̣n đối với người Pháp ở Việt Nam, trong thời gian chiếm đóng, họ sẽ được đối xử như những người ngoại quốc khác.
Sự từ chối này là một điều thất vọng cay đắng nhất cho Alessandri, v́ ông vẫn bám lấy ư nghĩ rằng người Pháp phải được coi như là Đồng minh, chứ không phải là người nước ngoài. Ngón trả thù của Lư Hán thực sự là ngọt đậm.
Trong hoàn cảnh nhục nhằn như vậy, Alessandri lại phải chịu đựng một sự hạ ḿnh hơn nữa. Một sĩ quan của Sainteny đă t́m gặp một sĩ quan tham mưu Trung Quốc để yêu cầu cung cấp nhà ở, nơi làm việc, máy chữ… Yêu cầu đă bị khước từ v́ “không được phép”. Alessandri phản đối. Người Trung Quốc trả lời là tướng Lư Hán coi những yêu cầu đó là “không cần thiết cho người Pháp ở Việt Nam”.
Sau việc người Trung Quốc ở Hà Nội từ chối, không công nhận Alessandri và Sainteny là quan chức đại diện của Pháp; cả hai đă t́m gặp Gallagher. Ông này rất có thiện cảm nhưng cũng chẳng giúp đỡ được ǵ. Một lần nữa, Alessandri lại thất vọng v́ ông vẫn mong đợi một sự ủng hộ nào đó của Mỹ. Sau cùng, Sainteny lại t́m đến tôi để nhờ giúp đỡ về các mặt quản trị hành chính. Nhưng tôi cũng chịu thua v́ không có chỉ thị nói phải giúp cho Pháp thiết lập một hành dinh của Pháp ở Việt Nam.
Sau này, Gallagher cho biết Sainteny yêu cầu cho một chuyến bay để ông ta về Côn Minh và Gallagher đă hứa giải quyết. Ông hỏi ư kiến tôi. Tôi nói rằng, mặc dù chiến dịch chống Mỹ của Sainteny đă gây ra tai hại cho chúng ta, tôi vẫn muốn khuyên ông ta ở Hà Nội hơn là ở Trùng Khánh hay Calcutta; v́ ở đó nhất định ông ta sẽ tiếp tục báo cáo láo về t́nh h́nh Hà Nội và phá hoại uy tín của Mỹ. Nhưng nếu như Gallagher tán thành đề nghị của ông ta và để ông ta đi, th́ ông ta cũng sẽ không đặt ra vấn đề ǵ phản đối với OSS Côn Minh.
MỘT SỰ THỎA THUẬN NGẦM
Ngày nhục nhă cho Alessandri và Sainteny cũng là một ngày đầy rẫy lo phiền cho người Việt Nam: điện báo từ Sài G̣n đưa ra tin Gracey đă cho chiếm Khám Lớn và thả bọn lính dù của Cedile; sau đó lại có tin số tù binh được thả ra tấn công bừa băi vào người Việt Nam, trên các đường phố Sài G̣n.
Ông Hồ sợ rằng người Trung Quốc có thể theo gương của Gracey ở Sài G̣n, nên ngay chiều hôm đó ông đă gặp tướng Lư Hán. Cuộc gặp gỡ tỏ ra hết sức hữu nghị. Lư Hán nói với ông Hồ về cuộc viếng thăm trước đó của Alessandri và lời từ chối của cá nhân ông không công nhận những người Pháp ở Việt Nam làm đại diện chính thức cho nước Pháp và đă không ấn định quy chế chính thức cho họ.
Ông Hồ nêu vấn đề bản Tuyên bố số 1 của Gracey và tŕnh bày mong muốn của ông thấy không cần thiết phải áp dụng những biện pháp tương tự ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Lư Hán đảm bảo với ông không có ǵ phải lo ngại đối với việc người Trung Quốc can thiệp vào việc điều hành công tác chính quyền, nhưng chỉ với một điều kiện: Trung Quốc sẽ phải can thiệp nếu như chính quyền của ông Hồ tỏ ra có dấu hiệu yếu đuối hoặc bất lực, không đối phó được với việc duy tŕ trật tự trên mọi lĩnh vực. Ông Hồ đảm bảo với Lư Hán là ông có thể nắm chắc được t́nh h́nh, dù cho có thể có những trở ngại nhỏ của một số ít người Việt “Quốc gia quá hăng hái”. Tất nhiên ở đây, có thể mỗi người hiểu theo một phách. Lư Hán đồng ư sẽ cho xúc tiến sự ủng hộ “nhiều hơn nữa”.
Tối hôm đó, ông Hồ khẳng định với tôi là ông đă yên tâm nhiều qua lời đảm bảo không can thiệp của Lư Hán. Tuy vậy, ông vẫn c̣n rất lo ngại đối với t́nh h́nh Nam Kỳ. Ông được biết Leclerc đang trên đường sang Việt Nam cùng với tàu bè và vũ khí của Đồng minh. Ông hỏi tôi tin tức đó có xác thực không. Tôi nói tôi không rơ. Nhưng có một việc theo quan điểm của tôi th́ hành động của người Anh và thái độ tự tin của người Pháp ở Sài G̣n cho thấy có khả năng có lực lượng viễn chinh Pháp đang đổ bộ vào vùng đồng bằng (Nam Bộ). Rơ ràng trong khi chúng tôi nói chuyện với nhau, chẳng một ai đă h́nh dung dược việc Cédile cho làm cú đảo chính và chỉ ngày hôm sau đă thấy Chính phủ Việt Nam bị bật ra khỏi Sài G̣n, dân chúng bị tấn công ác liệt trên đường phố và nhiều nạn nhân bị bắt bớ hàng loạt.
Trong t́nh trạng báo động về những sụ việc đang tiến triển đó, Côn Minh cũng chẳng báo cho tôi biết chút tiến bộ ǵ trong kế hoạch chuẩn bị cho việc đầu hàng, nên tôi lại phải đến bàn với Gallagher. Ông cũng chẳng được tin ǵ của Trùng Khánh, nhưng cho rằng cuộc điều đ́nh Pháp - Hoa c̣n đang tiếp diễn và Trùng Khánh chưa muốn cho xúc tiến ngay việc chiếm đóng của Trung Quốc cho đến khi lừa được người Pháp phải chấp nhận các vấn đề đă được đặt ra.
Lư Hán th́ lại không hài ḷng về việc Trùng Khanh cứ tiếp tục im lặng và đă báo cho Gallagher biết: nếu đến ngày 25-9 mà ông không nhận được chỉ thị ǵ th́ ông ta sẽ tự hành động theo ư kiến riêng của ḿnh. Ông không quên việc tướng Tsuchihashi cùng với các điều khoản về đầu hàng đă được ấn định ở Khai Viễn, người Nhật đă kư vào đó trước sự hiện diện của người Mỹ, cho nên chỉ c̣n có việc cho xúc tiến thi hành các điều khoản nói trên.
Nhưng cuối cùng, ngày 24, tôi đă được Gallagher cho biết Lư Hán đă được tướng Hà Ứng Khâm cho chính thức tổ chức buổi lễ đầu hàng. Cùng ngày, tôi cũng nhận được một thiếp bằng chữ Trung Quốc mời tới dự buổi lễ, với tư cách là một “vị khách đặc biệt của Chính phủ Trung Quốc”.
KẾ HOẠCH ĐỀ PH̉NG BẤT TRẮC CỦA ÔNG HỒ
Cú của Cédile ở Sài G̣n đă làm bật ra một tinh thần đoàn kết dân tộc mới giữa những người Việt Nam. Mọi phe phái đă nhất loạt gạt các bất đồng sang một bên để đi theo Việt Minh trong cuộc đấu tranh chống lại người Pháp. Những người Thiên Chúa giáo ở Hà Nội có kế hoạch tổ chức một cuộc mít ting để ủng hộ chương tŕnh giành độc lập dân tộc của Việt Minh vào ngày 23-9, nhưng t́nh cờ cũng đúng vào ngày hôm đó, tin tức về cú của Cédile lan tới Hà Nội. Cuộc mít ting tự nhiên đă chuyển thành cuộc biểu t́nh của người Công giáo phản đối sự ngoan cố của Anh - Pháp và ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. Giám mục người Việt J.B. Ṭng(12) thay mặt những người Công giáo Việt Nam gửi một bức thủ cho Giáo hoàng yêu cầu ban phúc lành và đọc kinh cầu nguyện cho nền độc lập dân tộc của Việt Nam.
Tôi thực không thể xác định được cuộc biểu t́nh của Công giáo ủng hộ những người Cộng sản đó là chân thật hay chỉ là một sụ bày đặt. Nhưng rơ ràng là tôi không thể t́m thấy một dấu hiệu ǵ là họ chống lại ông Hồ. Tôi xúc động sâu sắc trước thái độ biểu thị sự ủng hộ của họ đối với sự nghiệp độc lập dân tộc, và đặc biệt là sự trung thành tuyệt đối của họ đối với ông Hồ. Trong những người Công giáo đang xuống đường, không có vấn đề bàn căi về chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Xă hội, hay một “chủ nghĩa” nào khác. Vấn đề là độc lập dân tộc và tự do thoát khỏi ách thống trị nước ngoài. Qua việc ủng hộ phong trào Việt Minh, lănh đạo Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam muốn tách ḿnh và giáo hội ra khỏi một thực tế lịch sử là họ đă làm công cụ cho việc thiết lập và nuôi dưỡng chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương.
Việt Minh đă hoan nghênh sự ủng hộ đó, tất nhiên không phải v́ triết lư tôn giáo, mà v́ 2 triệu giáo dân cùng với 1.500 cha cố của họ, trong lúc này ít ra th́ cũng không phải là một lực lượng đối lập. Ông Hồ đă hết sức thận trọng tránh không để xảy ra có bè phái về chính trị và bao giờ cũng nhấn mạnh vào tính chất mặt trận dân tộc rộng răi của Chính phủ. Ông đă đặt một người Công giáo, Nguyễn Mạnh Hà, làm Bộ trưởng Kinh tế trong chính phủ đầu tiên của ông, và ông đă hoan nghênh sự ủng hộ cá nhân của những người Công giáo nổi tiếng như Ngô Tử Hạ, một chủ nhà in lớn giàu có, và Giám mục Ngô Đ́nh Thục, anh của Ngô Đ́nh Diệm.
Khi tin tức về những sự việc tồi tệ ở Sài G̣n lan đến Hà Nội, người ta đă vây kín cả phái đoàn OSS chúng tôi; nào là các phóng viên báo chí địa phương và ngoại quốc, nào là các viên chức của chính phủ ông Hồ, của cơ quan tham mưu Lư Hán và người của nhóm Alessandri, Sainteny. Ai cũng muốn biết tin tức về những ǵ đă xảy ra hoặc xác định các tin tức do đài phát thanh đưa ra.
Knapp nghe được một tin đồn là ông Hồ đă có ư định nghiêm chỉnh đưa những người Quốc gia thân Trung Quốc vào Chính phủ. Chúng tôi đă phỏng đoán nhiều về điều đó và được báo cáo là các đảng phái thân Trung Quốc đă thu được nhiều thắng lợi ở các địa phương khác ở miền Bắc, nhờ vào sự giúp đỡ mạnh mẽ của Trung Quốc như ở Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và Hải Pḥng. Tin đồn quan trọng nhất là ông Hồ đă chịu xuống nước để nhường chỗ cho Nguyễn Hải Thần, người được Tiêu Văn đỡ đầu. Các nguồn tin thân cận với ông Hồ lại cho rằng Việt Minh sẽ không phản đối Thần, và chỉ giữ lại những Bộ quan trọng trong nội các và ông Hồ sẽ đồng ư làm Phó chủ tịch. Tôi đă đoán rằng Việt Minh cũng có thể chấp nhận một sự hợp nhất như vậy cốt để tên lănh tụ bù nh́n Trung Quốc có thể cứu trợ về tài chính cho Chính phủ đang bị phá sản và Nguyễn Hải Thần bất lúc cũng có thể là một kẻ kém nhất trong số bọn đang quấy nhiễu ông Hồ. Hơn nữa, một sự thoả hiệp như vậy, chắc chắn sẽ làm thoả măn được những yêu sách của các viên tướng Trung Quốc đối với số tay chân Việt Nam của họ. Nhưng, lập luận của tôi đă hoàn toàn sai.
Chiều hôm đó, ông Hồ báo cho tôi biết ông muốn mời tôi đến dùng cơm tối, khá trễ, khoảng 9 giờ. Tôi biết ông bận rộn suốt ngày nên cái giờ muộn mằn không b́nh thường này làm tôi ngạc nhiên, Và tôi đoán trước rằng ông có vấn đề quan trọng ǵ muốn nói. Tôi đến ngay và thấy ở đấy đă có nhiều người trong ban tham mưu thân tín của ông, có cả viên giám đốc cảnh sát. Họ cũng đến ăn cơm cùng chúng tôi.
Tất nhiên, câu chuyện chính vẫn là t́nh h́nh Nam Bộ và ảnh hưởng của nó. Lần đầu tiên người Việt Nam tiết lộ cho tôi biết mối quan tâm của họ đối với các cuộc hành quân xâm lược của Anh - Pháp vào đất Lào, ở Vientiane và Savanakhet. Qua hoạt động của OSS chúng tôi(13), tôi biết đó là hoạt động của lực lượng hỗn hợp Anh - Pháp 136 thuộc cơ quan t́nh báo Anh SOE. Ông Hồ rất quan tâm và nêu ra ư kiến là quân đội Pháp của Leclerc có ư đồ muốn xâm nhập vào miền Bắc Việt Nam thông qua vùng cạnh sườn này. Ông đă ra lệnh cho tướng Chu Văn Tấn tăng thêm lực lượng cho khu vực phía nam dọc theo sông Mekong và xử tử tất cả những người Việt nào ăn tiền để làm tay sai cho Pháp. Có lúc, ông Hồ đă đến mức phải nói là một “cuộc chiến tranh không tuyên bố” đă bắt đầu giữa Pháp và Việt Nam, và “cuộc xung đột công khai cũng không c̣n xa xôi nữa”.
Dần dần trong bữa ăn, tôi mới biết được những tin tức khá sửng sốt. Với một giọng kín đáo, ông Hồ tiết lộ cho biết nhân dân ông đang “triển khai kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lâu dài chống người Pháp”. Một cách b́nh thường, ông nêu ra ư kiến là một “chính phủ bù nh́n Trung Quốc tạm quyền” cũng có thể chấp nhận được. Điều đó sẽ cho phép ông và Các trợ thủ chủ yếu của ông “rút lui vào bưng biền để lănh đạo cuộc đấu tranh”, trong khi đó th́ một người, như Thần chẳng hạn, cùng một số ít Việt Minh tiêu biểu sẽ ở lại trong một chính phủ do Trung Quốc đỡ đầu ở Hà Nội.
Kế hoạch của ông một tên trúng hai đích. Nó vừa có thể duy tŕ được sự ủng hộ của người Trung Quốc và tức là của Đồng minh; vừa lại cho phép ông Hồ và Việt Minh được tự do hành động để đánh Pháp mà không gây thiệt hại cho công cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Minh. Tôi mạnh dạn hỏi xem việc ông vắng mặt ở Hà Nội có lànm cho dân chúng mất tinh thần và làm suy yếu phong trào quần chúng theo ông không? Lần đầu tiên trong tối hôm đó ông mỉm cười, trả lời không có ǵ phải sợ. Ông đảm bảo với tôi rằng ông được nhân dân tín nhiệm tuyệt đối, bất kỳ họ có xu hướng chính trị nào, và ông chắc rằng họ sẽ hoàn toàn đi theo ông v́ nguyện vọng độc lập dân tộc. Bất chợt, với một chút hài hước, ông thêm “ngay cả người Công giáo”; lúc đó tôi cũng phải cười. Phải chăng điều đó có nghĩa là Chính phủ mới đă từ bỏ chương tŕnh cải tạo xă hội chủ nghĩa của họ, cũng như về mặt h́nh thức của Chính phủ?
Ông Hồ cho rằng mọi người sẽ vui ḷng chờ đợi cho đến khi người Nhật, Trung Quốc và người Pháp rời khỏi đất nước.

Câu chuyện lại chuyển sang về vấn đề người Pháp, và ông đưa ra ư kiến muốn kiểm soát chặt chẽ hơn nữa số dân chúng Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ông hỏi ư kiến tôi về biện pháp cho tập trung người Pháp lại trong những khu vục xa các điểm dân cư đông đúc. Tôi không ngờ ông đă có ư nghĩ này và cho rằng ông muốn dùng người Pháp làm con tin nếu như Leclerc tiến quân ra Bắc. Tôi nói đó sẽ là một biện pháp quyết liệt, không phải chỉ về mặt chính trị, mà c̣n cả về mặt tổ chức hậu cần. Sẽ đẻ ra vấn đề tập trung người, vận chuyển, lán trại, tiếp tế và canh gác. Mà điều này lại phải giải quyết cho không những chỉ đàn ông mà c̣n đàn bà, trẻ em, trẻ và già. “Đúng như vậy”, ông nói, “người Pháp đă làm những cái đó cho người Việt trong nhiều năm rồi, và chúng tôi cũng học tập được họ”. Tôi đưa ra lư do là người Pháp sẽ không chấp nhận bất kỳ một h́nh thức tập trung nào một cách tự nguyện và do đó sẽ phải cần đến lực lượng quân sự. Ông đồng ư, nhưng nói thêm một cách gượng gạo: “chúng tôi cũng có đủ nhân lực cần thiết cho việc bảo vệ họ”.
Điều làm cho tôi lo ngại là h́nh như ông Hồ nói về kế hoạch tập trung của ông một cách hoàn toàn nghiêm chỉnh. Tôi gợi ư ông nên xem lại kế hoạch đó và có thể cần phải trao đổi với tướng Lư Hán và tướng Gallagher để tranh thủ ư kiến của Trùng Khánh. Tôi nói tôi không đồng ư vấn đề này v́ tôi chắc chắn rằng nó sẽ chỉ mang lại sự chống đối về chính trị và ngoại giao có hại cho sự nghiệp của Việt Nam. Ông Hồ hứa sẽ xem xét lại.
Những lời đảm bảo cá nhân của Lư Hán cũng như sự thống nhất đoàn kết về chính trị mới đạt được đă cổ vũ rất nhiều cho ông Hồ, nhưng ông vẫn trao đổi với tôi điều làm ông lo lắng rất nhiều là việc thiếu giao thông liên lạc giữa Tổng hành dinh của ông và Lâm uỷ Nam Bộ, Giàu, Bạch và Việt(14), đại diện của Trung ương, hoặc đă không nhận đọc chỉ thị của ông.
Dù sao đi nữa, ông Hồ cảm thấy ḿnh bất lực trong việc tác động đến t́nh h́nh của miền Nam. Cả ngày hôm đó, ông Hồ và Ban thường vụ bị mắc vào các cuộc hội nghị với người Trung Quốc và với các lănh tụ Quốc gia thân Trung Quốc. Các chỉ thị về kháng chiến, quan trọng hơn nữa là các chỉ thị cá nhân của Trung ương gửi cho Lâm uỷ Nam Bộ chỉ được gửi tới chỗ Giàu và Bạch kèm theo những chỉ dẫn riêng của ông Hồ.
Trước khi tôi ra về, ông Hồ kéo tôi ra bên cạnh và hỏi tôi xem có đúng là có tin tôi sắp phải rời khỏi Hà Nội không. Tôi trả lời đúng và giải thích là phái đoàn t́nh báo của chúng tôi sắp hết nhiệm vụ và tôi không c̣n lư do ǵ để ở lại. Ông muốn biết xem có những người Mỹ khác đến tiếp với OSS không. Tôi cho ông hay là chắc Bộ ngoại giao sẽ đặt một toà lănh sự và một tổ chức ngoại giao nào đó. Ông tỏ ư tiếc thấy đoàn OSS phải ra đi, nói trắng ông rất hiểu và thực tế, đă dự kiến trước sự kết thúc mối quan hệ giữa chúng tôi.
Khi chúng tôi tiến ra cửa, ông Hồ nói, “Tôi có thư chính thức muốn gửi đến Tổng thống Truman”. Tôi không nhận và nhă nhặn gợi ư ông nên chuyển cho tướng Gallagher cho hợp thức hơn. Ông Hồ mỉm cười, “đường nghi thức ngoại giao đă bắt đầu rồi đấy”. Chúng tôi chào tạm biệt và tôi trở lại biệt thự. Tôi hỏi không rơ ông Hồ có chuyển bức thư cho Gallagher không.
Tôi được báo cáo là Giám và Giáp đă gặp Tiêu Văn và Nguyễn Hải Thần, bàn về việc có thể hợp nhất tổ chức với các đảng phái Quốc gia, một nước đi hoàn toàn theo đường lối của ông Hồ mà ông đă tiết lộ ra là mong muốn lập ra một Chính phủ bù nh́n dưới sự bảo trợ của Trung Quốc. Nhưng dù sao th́ hoạt động không b́nh thường ở Bắc Bộ phủ và dinh Toàn quyền cũng đă kéo đến khuya, rất khuya trong đêm đó, sau khi tôi đă trở về nhà Ganthier.
Trưa ngày hôm sau, Gallagher mang thư của ông Hồ gửi Truman đến gặp tôi và nhờ tôi chuyển cho Bộ ngoại giao. Tôi bảo với Gallagher là tôi không thể gửi thẳng bức thư cho Washington, mà phải qua Đại sứ Hurley ở Trùng Khánh. Gallagher nhắc tôi là đại sứ Hurley đă về Washington từ hôm trước. Tôi nói viên đại biện có thể phụ trách việc này và chúng tôi đă điện cho Trùng Khánh.
Bức thư viết:
“Chủ tịch Chính phủ Lâm thời, Cộng hoà Việt Nam
Gửi Tổng thống Hoa Kỳ, Washington
Chúng tôi xin trân trọng báo để cho Ngài rơ về những biện pháp sau đây của Tổng tư lệnh vác lực lượng quân Anh đă tiến hành ở miền Nam Việt Nam:
Một, cấm các báo chí;
Hai, cung cấp vũ khí và đạn dược cho dân chúng Pháp;
Ba, tước vũ khí các lực lượng cảnh sát Việt Nam;
Các biện pháp này là một sự vi phạm rơ ràng đến những quyền tự nhiên của nhân dân Việt Nam, đe doạ trực tiếp nền an ninh trong nước, và là nhân tố làm mất ổn định và hoà b́nh ở Đông Nam Á.
Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Ngài can thiệp với các nhà chức trách Anh băi bỏ các biện pháp nói trên.
Chúng tôi sẽ rất biết ơn Ngài thuyết phục người Anh đứng vững trên cơ sở các nguyên tắc tự do và tự quyết do Hiến chương Đại Tây Dương đề ra.
Kính
Hồ Chí Minh”
HÀ NỘI - CỬA NGƠ CỦA PHƯƠNG ĐÔNG
Bây giờ Sainteny “t́m được” tướng Gallagher nên đă “bỏ rơi” tôi, nhưng Gallagher lại chỉ làm việc với ông ta qua cơ quan tham mưu của ông. Sáng hôm đó, Sainteny đến cơ quan của Gallagher với câu chuyện một “cuộc nổi loạn của dân An Nam chống Pháp đang đe doạ nổ ra”. Ông rất lo lắng v́ chỉ “đêm nay hay ngày mai”, “bọn đầy tớ bản xứ có thể bỏ thuốc độc hoặc tấn công người Pháp tại nhà”; và Việt Minh đă chỉ thị cho nhân viên của họ “chuẩn bị sẵn sàng để tiêu diệt tất cả người Pháp”.
Tôi kể lại cho Gallagher nghe nội dung của cuộc gặp gỡ của tôi với ông Hồ tối hôm trườc, và ư kiến của tôi cho rằng, mặc dù kế hoạch của ông Hồ vẫn c̣n giữ kín, sự lo sợ của Sainteny, như thường lệ, tuy gây xúc động mạnh, nhưng vẫn không có căn cứ. Tôi cho rằng nếu như người Pháp không chủ động gây hấn trước th́ Việt Minh ở miền Bắc chắc sẽ không có hành động chống lại họ. Kết luận của tôi có căn cứ vững vàng dựa trên mong muốn của ông Hồ muốn ngăn ngừa đổ máu và ra mắt Đồng minh với h́nh ảnh của một Chính phủ có trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng ông Hồ muốn duy tŕ sự kiểm soát của chính phủ ở Hà Nội càng lâu càng tốt, ngay cả khi phải có một cái “b́nh phong thân Trung Quốc”. Nếu Việt Minh xúc tiến một hành động chặn trước, ông Hồ biết rằng Lư Hán sẽ không ngồi yên, mà sẽ dùng lực lượng quân sự để đàn áp mọi cuộc gây rối trật tự, và như thế, địa vị người quản lư chủ yếu ở miền Bắc của ông Hồ sẽ bị sụp đổ.
Buổi sáng c̣n thanh thản, nhưng buổi chiều th́ tin tức từ Sài G̣n đến tới tấp qua các báo cáo khẩn cấp, thông báo đặc biệt: “cháy lớn”, “nổi loạn”, “bắn súng”, “bắt bớ”, “bắt cóc”…; nên ở Hà Nội đă có một số triệu chứng hoang mang. Một vài gia đ́nh Pháp sơ tán, nhiều hàng hoá quư giá biến khỏi cửa hiệu,… Các Bộ Quốc pḥng và Tuyên truyền cho chuyển hồ sơ tài liệu và khí tài thông tin về các địa điểm bí mật. Các cơ quan khác của Chính phủ cũng nhanh chóng chuyển đồ đạc trên những xe riêng hoặc xe tải chạy bằng dầu. Cuối buổi chiều hôm đó, chúng tôi cho rằng tuy có những chuyện hốt hoảng, nhưng thực sụ chưa phải là hoang mang hoặc đă có cuộc sơ tán lớn. Đến nửa đêm, t́nh h́nh trở lại yên tĩnh, và hôm sau thành phố lại có vẻ như b́nh thường.
Việc đầu tiên tôi phải làm ngay sáng sớm hôm sau, 25-9, là xác định xem Chính phủ của ông Hồ c̣n có ở Bắc Bộ phủ không. Chính phủ vẫn c̣n đó. Người đầu tiên tôi gặp là Trần Huy Liệu. Tôi chưa kịp hỏi th́ ông đă cho tôi hay là Bạch ra lệnh Tổng băi công ở Sài G̣n và Trần Văn Giàu sẽ phong toả Sài G̣n cho đến khi người Anh phải trao trả lại chính quyền cho Lâm uỷ. Nhưng ông ngừng, và với cái nh́n hóm hỉnh, ông chuyển sang hỏi có phải tôi đă thu xếp “giấy đi đường” cho Sainteny không. Ông mới được biết tin người đồng nghiệp Pháp của chúng ta đang trên đường về Côn Minh. Quả là như vậy, Sainteny đă có kế hoạch rời Hà Nội vào chuyến bay 9 giờ, nói là đă kết thúc công tác của M.5 ở đây.
Liệu và tôi cùng đến cơ quan của Giảm. Ở đó đă nhận được các tin tức về cuộc thảm sát ở khu cư xá Cité Hérault. Giám hết sức kinh hoàng. Lúc đó tôi chưa được biết tin ǵ, v́ chưa tới 8 giờ sáng, mà tôi cũng chưa xem các điện báo ban đêm.
Liệu đă nhanh chóng báo cáo tóm tắt. Giám đảm bảo với tôi là Hồ Chủ tịch rất xúc động và giận dữ, và mong tôi hiểu rằng Việt Minh đă không hề chỉ đạo, cũng như không hề tham gia vào hành động tàn ác đó. Liệu nghi đó có thể là hành dộng của một trong các phái chống Việt Minh nhằm làm mất uy tín chính quyền Phạm Văn Bạch và gây khó khăn cho những người Cộng sản. Người đọc chắc c̣n nhớ là sau lúc đó mới biết B́nh Xuyên đă gây ra vụ này, mà động cơ chính là “tội ác cướp bóc” và không bao giờ t́m thấy được những lư do chính trị dù là nhỏ nhất. Nhưng sau này, người ta cũng không sao có thể biết được ai đă xúi giục gây ra cuộc thảm sát này hoặc nên kết tội ai.
Trong ngày, t́nh h́nh căng thẳng thêm. Sainteny đă đi, nhưng toán “tuyên truyền” của ông ta đă xuất hiện, ra sức động viên tinh thần người Pháp, với những tin Leclerc chỉ vài ngày nữa sẽ tới bờ biển Đông Dương; Pháp đă tranh thủ được sự đồng t́nh của chính phủ Trung Quốc cho hạm đội Pháp đổ bộ vào Hải Pḥng; ở miền Nam, Anh đă ra lệnh cho Nhật quét sạch du kích Việt Nam ở Nam Kỳ, đặc biệt trong vùng Sài G̣n - Chợ Lớn. Cộng đồng người Pháp ở đây đă tin những câu chuyện này hoàn toàn là thật. Người Việt Nam, ngoài giới chính quyền tuy không chấp nhận hoàn toàn, nhưng cũng thấy đầy nguy hiểm. Người Trung Quốc nghe ngóng và cố muốn biết sự thật đến đâu và Pháp bịa đặt ra đến đâu. Những người bạn Pháp của chúng rơ ràng cũng không lơ là trong cuộc vận động chống Mỹ của họ, và có khi c̣n gia tăng thêm sau cú của Cédile. Tôi đă điện cho Heppner ngay trong buổi Sainteny đi Côn Minh để Heppner biết và bàn với Sainteny xem có thể làm việc ǵ không để kiềm chế bớt những người của họ lại.
Hà Nội đă trở thành một cái ǵ giống như một trung tâm của những cuộc vận động quốc tế ngầm và bí ẩn. Các nhà báo Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan, Ấn Độ và Liên Xô đua nhau kéo tới thành phố. Một cuộc chiến tranh mới đang h́nh thành ở miền Nam và Hà Nội là địa điểm khá yên ổn mà ở đó người ta có thể quan sát và thu nhặt được nhiều tin tức và dư luận. Nhưng đó cũng là một trung tâm quyền lực của người Pháp, Trung Quốc, Việt, Nhật, Nga và Mỹ.
Khi đài Sài G̣n phát đi những tin tức về mệnh lệnh của Gracey cho người Nhật “bắn vào người Việt Nam” th́ ai cũng căm phẫn, và người Việt ở tất cả các xu hướng chính trị đều cảm thấy bị de doạ. Người Nhật nhận thấy ngay một làn sóng căm thù họ trỗi dậy ở người Việt, và họ cho là họ bị oan trong vai tṛ của những người đao phủ mới. Người Pháp lại mưu toan hợp lư hoá bản mệnh lệnh của Anh và nói đó chỉ là một lời đe doạ chứ không phải là điều để thi hành. Những người Nga tôi quen th́ cho đó thực sự là vô nhân đạo và dồn dập nhờ tôi chuyển các điện phản đối cho Trùng Khánh, Moskva và London. Ngay cả người Trung Quốc cũng bị báo động. Tướng Lư Hán cho người tới hỏi tôi xem báo cáo có thật không, và tôi đă trả lời ông là OSS Sài G̣n đă xác định.
Imai, người cận vệ cũ của tôi, cũng khẳng định là có những chỉ thị của Anh cho người Nhật ở miền Nam, nhưng lại nói thêm điều rất đáng ngờ là người Nhật sẽ thi hành lệnh của Gracey một cách đến cùng. Imai cho tôi hay là Thống chế Bá tước Terauchi đang ốm, và viên Tham mưu tưởng của ông, sau khi đă hỏi ư kiến của Tsuchihashi, đă đồng ư thực hiện các chỉ thị của Đồng minh “trong chừng mực” không có ǵ trái với những điều Tokyo đă chỉ dẫn.
Không nói ra một cách rơ ràng, nhưng Imai đă cố gắng làm cho tôi hiểu rằng Nhật sẽ làm mọi cách để duy tŕ trật tự công cộng nhưng sẽ không giúp cho người Pháp “tiêu diệt” đối phương. Anh ta miêu tả quan niệm của Bộ chỉ huy tối cao Nhật qua việc lập luận là quy chế tương lai của Đông Dương không rơ ràng. Không một nước Đồng minh nào ở “cấp chính thức” đă ra lệnh cho Nhật phải trả lại Đông Dương cho người Pháp, hay cho một nước nào khác. V́ vậy để cho bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp giữa người Pháp và người Việt là một điều không đúng với phương hướng các chỉ thị nhận được từ Tokyo.
Điều Imai đă không nói thẳng ra là người Nhật, hay ít nhất là một số phần tử Liên Á có thế lực ở Tokyo cũng như ở Đông Dương vẫn c̣n ư nghĩ là ảnh hưởng của người Âu ở châu Á là đáng nguyền rủa. Họ muốn Việt Nam phải được trả lại cho người Việt Nam, và cũng có thể cho người Trong Quốc cho đến khi nào ảnh hưởng của người da trắng bị loại trừ. Cuộc vận động chống Mỹ của Nhật mà tôi đă chứng kiến đă hỗ trợ cho lư lẽ của tôi.
Tôi đă không thể làm được ǵ hơn ngoài việc báo cho OSS Côn Minh biết. Sự thật là đúng vào ngày xảy ra cuộc thảm sát ở khu cư xá Cité Hérault, cả Dewey và tôi đều nhận được thông báo là Tổng thống Truman ngày 20-9 đă kư mệnh lệnh 9620 cho giải thể Cục t́nh báo Chiến lược OSS kể từ ngày 1-10-1945.

LẠI ĐẤU ĐÁ NHAU - LƯ HÁN CHỐNG LẠI QUỐC DÂN ĐẢNG
Chiều tối 26-9, Gallagher báo cho tôi biết là t́nh h́nh đă có những bước phát triển hoàn toàn mới.
Ông nhận được chỉ thị của hành dinh Chiến trường phải t́m hiểu việc Lư Hán và cơ quan tham mưu Trung Quốc giúp người Pháp thiết lập một chính quyền Pháp ở Hà Nội. Chỉ thị không nêu rơ khi nào và bằng cách ǵ công việc đó phải được hoàn thành. Gallagher đă cho thảo luận với Lư Hán nhưng ông này kêu là không nhận được chỉ thị nào như vậy mà cũng chẳng dự kiến sẽ có việc như vậy. Ư kiến của Gallagher cho rằng Lư Hán sẽ không chấp hành, dù đích thân Tưởng ra lệnh. Trong trường hợp đó, Tưởng sẽ phải đối phó với sự chống đối của Thống dốc Long Vân ở Vân Nam và cả của Lư Hán ở Hà Nội. Gallagher yêu cầu tôi xác minh t́nh h́nh qua các nguồn tin của tôi ở OSS và Đại sứ quán. Tôi đă điện cho Helliwell và Heppner, nhưng không được trả lời.
Sau này, ở Côn Minh, tôi được biết Lư Hán cũng có nhận được chỉ thị phải giúp cho người Pháp đặt bộ máy cai trị dân sự. Và ông cũng đă gửi một phái đoàn(15) đến Trùng Khánh để thuyết phục Quốc dân Đảng chuyển chính sách từ thân Pháp sang thân Việt Minh. Nhưng trước khi phái đoàn của Lư Hán trở về Hà Nội th́ chính tướng Hà Ứng Khâm cũng bay đến Gia Lâm, t́nh cờ đúng ngay vào ngày máy bay của tôi đi Côn Minh, 1-10. Tướng Hà đến Hà Nội là để trực tiếp “khép quân đội Trung Quốc vào kỷ luật”, và đối với người Pháp và người Việt, th́ điều dó lại có nghĩa là “để thuyết phục Lư Hán giúp đỡ người Pháp”.
Với phong cách đặc biệt Á Đông, Lư Hán đă đóng vai tṛ của một chủ nhân ông thành thạo. Ngay chiều hôm tướng Hà tới, ông ta đă tổ chức một bữa tiệc lớn để chào mừng tướng Hà, cả Hồ Chí Minh và tướng Alessandri đều đă được mời như những vị khách đặc biệt. Đây cũng là lần đầu tiên ông Hồ và tướng Alessandri đă ở trong cùng một pḥng.
Tướng Hà lưu lại Hà Nội vài ngày và đă gặp riêng người Trung Quốc, người Pháp và người Việt. Lư Hán vẫn tỏ ra không lay chuyển đối với vấn đề có mặt của người Pháp, doạ sẽ rút quân của ông về Vân Nam. Nhưng cuối cùng, ngày 4-10, giữa 2 viên tướng đă đạt được một sự thoả hiệp; trong đó Lư Hán đă đồng ư:
- Hoàn thành việc giải giáp quân Nhật vào ngày 31-10.
- Tập trung tất cả quân Nhật để hồi hương vào các địa điểm đă quy định vào ngày 10- 11.
- Tiếp tục những cuộc điều đ́nh không chính thức với Hồ Chí Minh nhưng tránh đặt mọi quan hệ chính thức với Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời, đừng để xem đó là một sự công nhận chính thúc.
Lư Hán tỏ ra không hài ḷng với cái cách mà Quốc dân Đảng đối xử với người Việt Nam. Rơ ràng ông thích có một nước Việt Nam độc lập dưới sự bảo trợ của Trung Quốc. Nhưng đúng ngày hôm sau (5-10), Tưởng đă cho bung ra “sự cố Côn Minh” và cử Lư Hán làm Thống đốc Vân Nam thay cho Long Vân, c̣n Long Vân th́ lại được “đề bạt lên” làm Viện trưởng Viện Cố vấn Quân sự, một chức vụ gần như không có quyền hành và bị Tưởng kiểm soát chặt chẽ ở Trùng Khánh. Từ đó, sự quan tâm của Lư Hán đối cới Việt Nam đă giảm sút đi rơ rệt v́ ông ta phải tập trung vào các vấn đề của Vân Nam, nên đă uỷ nhiệm cho thuộc cấp giải quyết các công tác chiếm đóng ở Việt Nam.
Ngày 8-10, Long Chi’i Han, một trong những phái viên của Lư Hán gửi đi Trùng Khánh, đă trở về Hà Nội, mang theo một chỉ thị mới. Nội dung chỉ yếu của nó là: không được can thiệp vào cơ cấu chính trị và quản lư của Việt Minh, nhưng phải nắm chắc con đường xe lửa Vân Nam phủ và các thiết bị hải cảng; cho rút tất cả quân đội Trung Quốc về Trung Quốc ngay sau khi đă cho hồi hương quân Nhật; không được chiếm đóng (tiếp quản) bất kỳ cơ quan dân sự nào của Việt Nam; không được tiếp quản nhà Ngân hàng Đông Dương.
Tôi nhận xét là những quyền lợi của Trung Quốc ở Việt Nam vẫn là vấn đề quan trọng hơn hết và Ngân hàng Đông Dương vẫn là bất khả xâm phạm.
Nhưng tất cả các chi tiết đó là dành cho về sau. Đêm ấy tôi nghĩ ǵ về buổi lễ tiếp nhận đầu hàng ở Hà Nội sắp được tổ chức, sau khi Tokyo đầu hàng đă 8 tuần. Thật khó mà thông cảm và chấp nhận được rằng kẻ thù trước kia của chúng ta lại được người Anh ở miền Nam thúc giục đi tấn công và giết hại người Việt Nam ngay trên đất nước họ. Đêm đó Sài G̣n đang bị phong toả. Tôi nhó lại lúc chúng tôi tới Hà Nội với những mong ước cao xa của một thời đại hoà b́nh sau chiến tranh. Tôi đă hân hoan v́ lúc đó chưa biết tin Peter Dewey đă chết trong một cái mương nước ngay sáng hôm sau ở Nam Kỳ.
Chú thích
(1) Con của Nông Kinh Du, một lănh tụ của Đồng minh Hội, bạn thân của Nguyễn Hải Thần
(2) Đơn vị Anh đầu tiên do đại tá Cass chỉ huy, chưa tới Sài G̣n ngày 6-9-1945 nên thực tế không có việc có hành động của người Pháp chống lại người Việt được Anh cho phép cho tới ngày 22-9-1945.
(3) Quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc phần lớn được trang bị bằng vũ khí Mỹ trong thời kỳ chiến tranh nên rất thuận lợi cho việc “buôn bán đổi chác”.
(4) Hồ Chí Minh Tuyển tập
(5) Vơ Nguyên Giáp, “Những năm tháng không bao giờ quên”
(6) B. Fall, “Con đường không vui”
(7) Sainteny, “Lịch sử”
( 8 ) B. Fall, “Con đường không vui”
(9) Quan chức thực dân, cố vấn chính trị của tướng Alessandri
(10) Đô đốc G.L.M. Thierry D'Argenlieu (1889-1964). Gia nhập hải quân từ 1909; từ 1912 đến 1914, tham gia chiến dịch ở Maloc dưới quyền Thống chế Lyautey; năm 1919 thuyền trưởng tàu tuần tiễu Tourterelle; sau Thế chiến thứ nhất, giải ngũ, chuyển sang ngạch dự bị, rồi đi tu, thuộc ḍng Carmelite Thiên Chúa giáo.
Tháng 8-1939, tái ngũ, làm sĩ quan hải quân tham mưu ở Cherbourg. Bị quân Đức bắt làm tù binh tháng 6-1940; vượt ngục sang Anh tham gia Hải quân Pháp tự do của De Gaulle làm sĩ quan tuyên uư.
D'Argenlieu đă tham gia thắng lợi chiến dịch chống lại Gabon và giành lại châu Phi xích đạo thuộc Pháp cho phe De Gaulle, được thưởng công và được thăng cấp rất nhanh, có chân trong Uỷ ban Quốc gia Pḥng thủ Đế quốc Pháp. Năm 1941, được đưa về London làm nhiệm vụ.
Ngày 5-8-1941, được cử làm Cao uỷ nước Pháp tự do ở Thái B́nh Dương, đóng ở Nouméa, Tahiti, với hàm Hạm trưởng. Ở đây, ông đă xung đột với Bộ tư lệnh Hải quân và Lục quân Mỹ ở New Calédonia v́ muốn duy tŕ chủ quyền Pháp chống lại nỗ lực của Đồng minh chống Nhật - ông cũng gây rắc rối cho người Anh nhưng đă bị dân Calédonia cầm giữ. Bị gọi về London, nhưng được đề bạt Phó Đô dốc tháng 6-1942.
Tháng 5-1943, ông được cử chỉ huy Lực lượng Hải quân chiến đấu Pháp, đóng ở London trong khi hạm đội Pháp lại do Bộ chỉ huy của tướng Giraud cai quản ở Alger, do đó có sự rạn nứt trong Hải quân Pháp.
Khi nước Pháp giải phóng (1944), D'Argenlieu được cử làm Phó Tổng Tham mưu trưởng Hải quân và theo De Gaulle vào Paris, dưới quyền đô đốc Lemonnier. Đầu năm 1945, De Gaulle cử D'Argenlieu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Cao cấp Hải quân Pháp.
Ngày 17-8-1945, được cử làm Cao uỷ Pháp tại Đông Dương, “đại diện ở Đông Dương cho Chính phú Cộng hoà Lâm thời; có quyền hành như Toàn quyền Đông Dương và Tổng tư lệnh các lực lượng trên đất, biển và trên không có căn cứ ở Đông Dương”.
Ông được mô tả là một người lạnh lùng, thô bạo, kiêu kỳ và cũng rất độc đoán. Có người cho ông là “một nhà ngoại giao tuyệt vời, xuất sắc”, nhưng cũng có người cho là “con gấu đáng tởm và là một người quỷ quyệt nhất” - Nguồn ALUSNA, Paris.
(11) Bộ trưởng Quốc pḥng
(12) tức Giám mục Jean Baptiste Nguyễn Bá Ṭng, giám mục tiên khởi Việt Nam
(13) Đại tá Daron Bank lúc đó đang ở trong vùng này để điều tra về tội phạm chiến tranh và đă báo cáo về các hoạt động của đội 136 (SOI) của Anh - Pháp.
(14) tức Hoàng Quốc Việt
(15) gồm Shao Pai Chang (Quân quản) và Ling Ch’i Han (Ngoại vụ)

Chương 34
Kết thúc nhiệm vụ


DẬP TẮT CÁC CUỘC XUNG ĐỘT
Tin tức từ miền Nam làm cho mọi người ở Bắc Kỳ lo ngại, trừ người Pháp. Họ hy vọng ở cú của Cédile, ở sự ủng hộ “sáng suốt” chính sách thực dân Pháp của Gracey, và ở các tin đồn đại về việc Leclerc sắp tới. Báo chí bí mật(1) của Sainteny thôi thúc người Pháp về triển vọng một cuộc giải phóng tức th́. Nó thổi phồng những tin tức về việc nắm chính quyền của Cédile, chuyện người Pháp anh dũng lật đổ “bọn cướp Việt Nam”, báo cáo về các cuộc hành quân thắng lợi “càn quét các ổ cướp Việt Minh”, và những tin thất thiệt về “lực lượng quân đội lớn” đang đổ bộ vào Phnom Penh, Cambodia với ư ngầm là quân Pháp đă lên đường qua phía cửa sau để giải phóng Bắc Kỳ. Mặc dù chẳng có lấy một chút sự thật nào trong đợt tuyên truyền này, nhưng dân Pháp ở Hà Nội và Hải Pḥng lại rất tin tưởng và phản ứng bằng cách tỏ ra hết sức tự tin và kiêu ngạo một cách trắng trợn, nên đă gây ra nhiều vụ xung đột nhỏ và một số vụ bắt bớ. Trước những hành vi thái quá của người Pháp, Chính phủ Hà Nội vẫn muốn t́m mọi cách tránh không để nổ ra một cuộc đụng độ. Ông Hồ đă chỉ thị cho Giáp ra lệnh cảnh cáo dân chúng Pháp.
Sáng ngày 26-9, nhiều biểu ngữ lớn đă xuất hiện trên các tường trong thành phố, với đầu đề “Tuyên cáo với dân chúng Pháp”. Nhiều truyền đơn mang nội dung lời tuyên cáo này cũng được phân phát cho cộng đồng người Pháp qua các ḥm thư, đưa tay hoặc thông qua các cửa hiệu Việt Nam. Đó là lời tuyên cáo chính thức do Giáp kư với tư cách là Bộ trưởng Nội vụ, thay mặt Chính phủ Lâm thời. Với những lời lẽ kiên quyết, tờ tuyên cáo nhắc lại các sự kiện đă xảy ra ở miền Nam, việc Pháp và Anh ngược đăi người Việt Nam, quyết tâm của dân chúng chống lại mọi sự đô hộ của nước ngoài để bảo vệ nền độc lập của ḿnh và nêu lên nhũng điểm chủ yếu:
“Một số người Pháp đă lên tiếng tỏ ra lo ngại cho sự an ninh… của đồng bào họ đang sống ở Bắc Kỳ. Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ không tiến hành những biện pháp trả thù đối với người Pháp ở đây, và đă nhiều lần ra lệnh cho dân chúng Việt Nam phải b́nh tĩnh. Nhưng Chính phủ sẽ không dung thứ bất cứ hành động khiêu khích nào, bất cứ mưu toan nào nhằm làm hại đến nền an ninh và độc lập của đất nước, và sẽ không chịu trách nhiệm về những phản ứn sau này của nhân dân Việt Nam chống lại các hành động xâm lược của người Pháp ở Bắc Kỳ. V́ vậy, tôi (Giáp) khuyên những người này phái hết sức thận trọng trong lời nói cũng như trong hành vi của họ, và phải nghiêm ngặt tuân thủ các biện pháp được đưa ra để bảo đảm an ninh cho chính họ”.
Người Pháp đă coi khinh lời cảnh cáo này.Một số tù binh Pháp “từ Thành ra” đă xé các biểu ngữ ở phố Gambetta Jauré Guibéry, Paul Bert, và đă đánh những người Việt Minh đi phân phát truyền đơn. Thường dân Pháp đă ùa theo bắt chước họ và t́nh h́nh có nguy cơ bùng nổ.
Tôi đă được Tạ Quang Bửu báo ngay cho biết t́nh h́nh rối ren đó. Ông phản đối việc người Mỹ thả tù binh Pháp và cho tôi hay rằng Giáp rất lo lắng và bất b́nh. Bửu nói rằng việc phá rối trật tự rất có thể buộc Chính phủ phải có những biện pháp cứng rắn, có thể dẫn đến đổ máu - một việc vô cùng đáng tiếc. Tôi trả lời Bửu là theo chỗ tôi biết th́ không có lệnh nào của Mỹ cho thả tù binh, và yêu cầu báo cho Giáp biết là trong ṿng một tiếng sau tôi sẽ đến gặp ông ta.
Ngay lúc đó, tôi điện cho đại tá Nordlinger và yêu cầu ông cho tôi gặp ở cơ quan của Gallagher để thảo luận về t́nh h́nh đang xảy ra. Đề nghị của tôi h́nh như có làm phiền ít nhiều cho Nordlinger nhưng ông ta cũng nhận lời gặp tôi 10 phút sau. Tôi liền báo cho Gallagher biết là chúng tôi đến gặp. Trong khi đó, tổ phản gián X2 của chúng tôi cũng đă nhanh chóng xác định được nhiều tù binh nói trên là những lănh tụ của phong trào kháng chiến Mordant.
Tôi đến nơi th́ đă thấy Gallagher và Nordlinger đang chờ. Gallagher cũng đă thu xếp để sẽ gặp và nói chuyện với Lư Hán. Trên đường đến hành dinh của Lư Hán, tôi ngạc nhiên được biết trong tuần lễ này, Nordlingher đă ra lệnh cho các giám ngục Nhật ở trong Thành cho phép các tù binh được “về một ngày” với gia đ́nh ở Hà Nội. Tôi hỏi ông cho biết đă có bao nhiêu lần phép cho tù binh Pháp, ông ta không biết đích xác nhưng ước lượng có khoảng chừng từ 200 đến 300 lần phép mỗi ngày. Cả Gallagher và tôi đều kinh ngạc nhưng Nordlinger th́ cho đó chỉ là một biện pháp thông thường trong việc đối xử với các tù binh Đồng minh.
Lư Hán tiếp chúng tôi ngay. Ông ta cũng đă được báo cáo về t́nh h́nh hỗn loạn trên đường phố và đă ra lệnh cho các đội tuần tra vây bắt đám tù binh và đưa họ trở về Thành. Lư Hán yêu cầu Gallagher phải rút hết “phép cho về nhà” cho đến khi t́nh h́nh trở lại yên tĩnh và từ nay về sau các lệnh nghỉ phép phải do một sĩ quan Mỹ do tướng Gallagher chỉ định kư mới có giá trị. Từ hành dinh của Lư Hán, tôi điện báo cho Bửu và yêu cầu ông ta nói cho Giáp yên tâm là chúng tôi sẽ “nắm lại” tất cả tù binh Pháp, c̣n cảnh sát địa phương sẽ đối phó với các thường dân ngoan cố. Tiếp sau đó, không c̣n có nguy cơ bùng nổ nào khác.
Nordlinger đă thực hiện nhiệm vụ nhân đạo của ḿnh một cách chân thực và ông không h́nh dung được là ông thường bị người Pháp lợi dụng để nhằm đạt các mục đích chính trị của họ. Nhưng cũng không thể xếp ông vào loại “thân Pháp” như nhiều người Pháp trong thời kỳ đó đă làm. Ông là một trong nhiều người Mỹ biết tiếng Pháp ở Hà Nội, có nhiệm vụ chăm lo đến đời sống của các tù binh Đồng minh và dân thường trong khu vực này. Do đó, ông được người Pháp xem như là một cha tuyên uư, người che chở và phân phối các bổng lộc của Mỹ. Khi ông rời Hà Nội vào tháng 10, ông cũng tỏ ra quan tâm đến số phận của người Việt, và đă cho tiến hành phân phối một số lương thực cho họ cũng như cho người Pháp.
Ông trở về Mỹ vào tháng 12, mang theo một bức thư của Hồ Chí Minh, thay mặt Chính phủ Lâm thời, gửi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, nêu lên những khó nhăn ở Đông Dương và yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam. Bộ Ngoại giao đă có một thái độ lạnh nhạt, cho là Nordlinger hoạt động như là một đường dây liên lạc với một “Chính phủ” không được công nhận và bức thư đă được xếp vào loại “không có hành động tiếp theo”
ÔNG HỒ NẮM LẠI T̀NH H̀NH
Trong khi chúng tôi dập tắt những vụ xung đột nhỏ ở Hà Nội th́ ông Hồ cũng làm ngọn lửa đề kháng ở Nam Kỳ dịu bớt đi. Trong một bài phát thanh cho toàn quốc, qua Đài Tiếng nói Việt Nam ở Hà Nội, ông đă khôn khéo trực tiếp kêu gọi người Việt Nam cung như người Pháp. Ông nói “Đồng bào miền Nam thân mến!”, nhưng thực ra bài diễn văn của ông bao trùm tất cả.
Trước hết, ông chỉ trích Pháp về thái độ phản phúc, hèn nhát trước đây và những cố gắng hiện nay của Pháp để “thống trị nhân dân chúng tôi một lần nữa”. Về vấn đề người Pháp có ư cho rằng người Nam Bộ muốn quay trở lại nguyên trạng trước kia, ông nói “tôi tin tưởng và đồng bào chúng tôi trong cả nước cùng tin tưởng ở tinh thần yêu nước mạnh mẽ của đồng bào miền Nam”. Và, một cách rất thông minh, ông lái chuyển sang tấn công người Pháp. “Chúng tôi c̣n nhớ lời nói hùng hồn của một nhà cách mạng vĩ đại Pháp, “thà chết như một người tự do c̣n hơn sống như một kẻ nô lệ”. Ca tụng sự ủng hộ của đất nước đối với “các chiến sĩ và đồng bào đă hy sinh trong cuộc đấu tranh để giữ ǵn nền độc lập của dân tộc”, ông Hồ đảm bảo với các thính giả rằng toàn thế giới có thiện cảm với sự nghiệp của nhân dân Việt Nam(2).
Tiếp đó, ông nói thẳng với các nhà lănh đạo Pháp và Việt Nam ở miền Nam, “Tôi muốn nhắc nhở, đồng bào chúng ta ở miền Nam chỉ có một điều: ngay đối với những người Pháp bị bắt trong chiến tranh, chúng ta phải canh giữ họ một cách hết sức cẩn mật, nhưng chúng ta cũng phải đối xử với họ một cách rộng lượng. Chúng ta phải tỏ cho thế giới, và đặc biệt là cho người Pháp, biết là chúng ta chỉ muốn được độc lập và tự do, chúng ta không đấu tranh v́ hận thù và chống đối cá nhân. Chúng ta phải tỏ cho thế giới biết chúng ta là một dân tộc thông minh, văn minh hơn hẳn bọn xâm lược giết người”(3). Đây chắc chắn là những lời lẽ nhằm để hé cửa cho nối lại những cuộc thương lượng.
Lúc đó chúng tôi không nắm được dấu hiệu ǵ chứng tỏ rằng ông Hồ muốn nói với những người Việt Nam ở miền Nam đang bị bao vây và bài diễn văn đă đến như một tín hiệu bất ngờ. Đó cũng là lời tuyên bố công khai chính thức đầu tiên của ông Hồ với đồng bào Nam Bộ từ 26-8. Dưới ánh sáng của các sự kiện mới xảy ra, người ta có thể coi bài diễn văn như là một lực ép mạnh mẽ về chính trị trong Đảng.
Giàu và ông Hồ, cả hai đều là sản phẩm của một trường đào tạo lănh tụ cách mạng Nga, nhưng họ đă khác nhau khá xa trong các quan điểm về sách lược và phương pháp lănh đạo. Ông Hồ nghĩ đến thương lượng, thuyết phục, thậm chí cả thoả hiệp trước khi phải sử dụng đến bạo lực. Giàu là một người Stalinism thâm căn cố đế, một người Cộng sản chính thống và giữ quan điểm là chỉ có thông qua sự lănh đạo chính trị duy nhất, kỷ luật đảng và sự phục tùng mù quáng đối với sự lănh đạo của Việt Minh th́ nhân dân mới có thể giành thắng lời trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
Sau vụ rối loạn ngày 2-9, ông Hồ và Uỷ ban Trung ương ở Hà Nội đă chỉ thị cho Giàu phải hoạt động có chừng mực, phải tiến hành đối thoại với người Pháp, những người Troskism, những đảng phải không Cộng sản và phải mở rộng cơ sở chính trị của Lâm uỷ. Nhưng Giàu đă không tự ḿnh chia sẻ lănh đạo với những người Troskism và chống Cộng. Ông đă nhường lại ghế của ḿnh cho Phạm Văn Bạch, nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát về quân sự(4).
Ông Hồ thấy không có khả năng tác động được đến Giàu và đưa các nhà lănh đạo miền Nam đi theo đúng đường lối, nên bằng bài diễn văn, ông đă ṿng qua Lâm uỷ để nói trực tiếp với nhân dân miền Nam. Trong khi dứt khoát ủng hộ cuộc đề kháng của nhân dân chống lại việc chiếm quyền của Pháp và Anh, ông Hồ cũng khuyên phải có mức độ và kiềm chế, mở rộng cửa cho việc điều đ́nh với những người Pháp có thiện chí. Bài diễn văn đă đạt được kết quả mong muốn. Ông Hồ đă khẳng định lại được quyền lănh đạo toàn quốc của ḿnh và thiết lập lại được mối quan hệ giữa miền Nam và Hà Nội. Trong những ngày tiếp theo, người ta thấy Bạch đă cố gắng t́m cách thương lượng với Cédile.
CUỘC ĐẦU HÀNG CỦA NHẬT
Ngày thứ Năm 28-9.
Khi tôi chuẩn bị đi dự buổi lễ đầu hàng của Nhật th́ nhận được lời chia buồn của cá nhân Hồ Chủ tịch về “cái chết không may của trung tá Dewey”. Giấy chia buồn do Nguyễn Văn Lưu(5) đưa tới. Tôi cảm ơn và nói sẽ gặp Chủ tịch ở dinh Toàn quyền. Lưu báo ngay cho tôi biết là ông Hồ không được khỏe và sẽ không dđến dự buổi lễ. Tôi ngạc nhiên và cũng không biết nên hiểu sự vắng mặt này như thế nào. Chiều hôm trước tôi có gặp ông Hồ và thấy ông khỏe, tuy vẫn ho như thường lệ. Tôi biết rằng ông cũng được mời dự lễ và chắc rằng ông đă nhận lời, nhưng thực ra tôi chẳng biết rơ ǵ cả.
Mọi công tác chuẩn bị đă xong, và Sư đoàn danh dự Vân Nam số 2(6) triển khai canh gác chung quanh dinh Toàn quyền. Đó là những đội quân Trung Quốc khá cao lớn, mặc áo chiến, mũ sắt, súng M.1 Mỹ có cắm lê được dàn ra dọc đường đá đến tận cổng ra vào dinh Toàn quyền. Ở phía ngoài, trên sân có nhiều toán sĩ quan Trung Quốc đứng, chờ tướng Lư Hán tới. Họ cũng lặng lẽ trong các bộ quân phục sặc sỡ, thắt lưng Mỹ mang kiếm đại lễ cán ngà bên lưng.
Đúng 10 giờ, tôi đến cổng dinh. Trong những trường hợp như lúc này, các quân cảnh Trung Quốc đă được thay thế bằng binh lính Sư đoàn Danh dự số 2, an ninh nghiêm ngặt. Sĩ quan kiểm tra giấy một cách cẩn thận, chào và mời tôi vào. Khi xe tôi tới đỗ ở thềm cửa, người ta mở cửa và một sĩ quan trẻ khác lại xem giấy tờ. Với vẻ hài ḷng, anh ta vời một sĩ quan khác đưa tôi vào pḥng khách chính và tới chỗ dành riêng cạnh các bàn dùng cho buổi lễ.
Trong pḥng có hàng trăm đại diện các nhà chức trách quân sự và dân sự Trung Quốc và một số ít người Mỹ. Tôi đă giúp cho sĩ quan của Lư Hán về các thể thức lễ nghi được ghi tên trong danh sách các vị khách đặc biệt. Trong danh sách này có tên tướng Gallagher cùng với các sĩ quan cao cấp bộ tham mưu của ông, có Hồ Chủ tịch và nội các của ông, tướng Alessandri và một đại biểu, tôi và 5 sĩ quan OSS khác, và các vị khách quư của cộng đồng người Hoa ở đây. Nhưng trong số nói trên, người Pháp và người Việt đă cố t́nh vắng mặt.
Trong pḥng đă được xếp khoảng 200 ghế ngồi đối diện với một cái bàn phủ vải xanh lớn, đằng sau có 3 ghế đệm cao cho người Trung Quốc tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Trên tường phía sau có treo bức ảnh lớn của Tôn Dật Tiên. Trước bàn của người Trung Quốc là một bàn khác phủ vài trắng với 5 ghế thấp hơn dành cho người Nhật. Trên tường treo 4 lá cờ lớn, Mỹ và Liên Xô bên phải, Trung Quốc và Anh bên trái. Trên cửa và các cột trong pḥng cũng có những chùm 4 cờ nhưng nhỏ hơn. Không có cờ Pháp cũng như cờ Việt Nam ở trong và ngoài dinh.
Đến 10 giờ 30, tướng Tsuchihashi và 4 sĩ quan cao cấp Nhật (không mang vũ khí) vào pḥng và tới trước bàn phủ vải trắng. Họ coi như không thấy ghế dành cho họ và vẫn đứng. Tsuchihashi ở giữa. Với một điệu bộ trịnh trọng, ông đặt mũ lên trên bàn và chú ư sửa lại cho ngay ngắn với cả hai tay. Các sĩ quan khác cầm mũ của ḿnh trong tay phải.
Từ một cửa vào khác cạnh chiếc bàn xanh, tướng Lư Hán, tướng Linh(7) và tướng Mă lần lượt vào pḥng và ngồi vào bàn trước mặt người Nhật. Những người này khẽ cúi đầu chào.

Người phiên dịch Trung Quốc đọc cho viên tư lệnh Nhật nghe các điều khoản đầu hàng của Đồng minh. Tsuchihashi và các sĩ quan đứng nghiêm lắng nghe. Người phiên dịch đưa bản tài liệu để người Nhật kư. Tướng Tsuchihashi không đọc, kư rồi trả lại bàn tài liệu và nghiêng ḿnh cúi sâu ḿnh hướng về phía Lư Hán. Người Trung Quốc tiếp nhận cái chào một cách sơ sài và thản nhiên cho người Nhật rút lui không một lời b́nh luận. Người Nhật ra thẳng, không hề liếc nh́n ra các phía.
Sau khi người Nhật đi khỏi, Lư Hán đọc Bản tuyên bố nói về các điều khoản đầu hàng và trách nhiệm của Trung Quốc ở Việt Nam. Người phiên dịch Trung Quốc liền dịch Bản tuyên bố đó sang cả tiếng Pháp và tiếng Việt, mặc dù người Pháp và người Việt đều không có mặt ở đó, và buổi lễ kết thúc.
Buổi lễ rất quan trọng này của Lư Hán cũng đă không mang lại được thay đổi ǵ lớn cho Hà Nội. Tsuchihasshi vẫn tiếp tục làm vai tṛ của người sĩ quan cao cấp Nhật để xúc tiến nhiệm vụ giải giáp và tập trung đội quân bại trận của ông về các địa điểm chở lên tàu. Lính Nhật vẫn tiếp tục giúp đỡ cho quân Trung Quốc gác tù binh Pháp trong Thành và các nhân viên kiểm soát của Nhật vẫn ở lại vị trí cũ của họ trong Ngân hàng Đông Dương.
Sau buổi lễ, có tổ chức chiêu đăi ngắn trong pḥng bên cạnh và tôi cũng có dịp để thảo luận với tướng Gallagher về sự vắng mặt của người Pháp. Ông cho biết Alessandri đă yêu cầu Lư Hán cho treo cờ Pháp cùng với các cờ của Đồng minh, nhưng Lư Hán từ chối với lư do việc treo cờ Pháp chắc chắn sẽ gây rắc rối. Alessandri đă yêu cầu Gallagher can thiệp giúp và nêu ra với Lư Hán là cờ Pháp đă được treo trong buổi lễ ở Tokyo và Manila. Nhưng Lư Hán cương quyết không chịu, nói là ở các nơi đó không có phong trào chống Pháp, và nhấn mạnh rằng ở Sài G̣n chỉ việc trương cờ Pháp ra cũng đă đủ là tín hiệu cho quần chúng nổi dậy và gây ra đổ máu. Hơn nữa, việc Alessandri là đại diện chính thức của Pháp cũng “chưa rơ ràng”. Tôi lại nh́n sự bất đồng như là biểu hiện của việc cá nhân Lư Hán ác cảm với người Pháp, và ở đây ông chỉ muốn làm nhục Alessandri. Ông đă từ chối không để cho Alessandri được ngồi trong khu vực các quan khách chính thức, mà đă dành cho ông ta ghế số 115 trong khu vực của các vị khách không chính thức. Theo tôi, đó là một điều xúc phạm đến uy tín của Pháp nói chung và của Alessandri nói riêng.
Lại c̣n một vấn đề rắc rối khác nữa. Tại sao ông Hồ lại không đến? Trong buổi chiêu đăi, tôi thấy có nhiều người Việt nhưng h́nh như họ đến dự với tư cách là người không chính thức. Họ đi cùng với những Hoa kiều có thế lực ở địa phượng được xác nhận là thuộc Đồng minh Hội của Nguyễn Hải Thần. Tôi b́nh luận việc ông Hồ vắng mặt với đại tá Hsei Chun Yie( 8 ) và ông ta cho biết ông Hồ được chính cá nhân Lư Hán mời như là một vị khách đặc biệt. Nhưng đến phút cuối cùng, ông Hồ đă chối từ v́ “lư do sức khỏe”. Hsei giải thích là ông Hồ và Chính phủ của ông không có quy chế chính thức ở Trùng Khánh nên không thể nào xếp ông ta trong hàng ngũ đại diện các nước Đồng minh.
CUỘC HỢP NHẤT ĐANG H̀NH THÀNH
Sau này tôi mới biết Lư Hán không thể công khai thừa nhận ông Hồ và không biết tới các lănh tụ của các nhóm Quốc gia khác, chính v́ lúc đó đang diễn ra các cuộc thương lượng bí mật để hợp nhất Việt Minh và Đồng minh Hội. Tiêu Văn, theo chỉ thị của Trùng Khánh, ủng hộ Nguyễn Hải Thần; nhưng Lư Hán lại không muốn cắt đứt với ông Hồ, nên đă ép Tiêu phải cho xúc tiến một cuộc hợp nhất.
Bước đầu tiên để đi tới cuộc hợp nhất được tiến hành vào buổi sáng sau ngày lễ đầu hàng, qua cuộc gặp giữa ông Hồ và Thần do Tiêu tổ chức, tại trụ sở(9) của Đồng minh Hội. Ở đó, lần đầu tiên cờ của Đồng minh Hội được trưng ra ở Hà Nội. Một số đông quần chúng đă tụ tập chung quanh để hoan hô hai người. Cũng đă xảy ra cuộc ẩu đả giữa người của hai phe. Cảnh sát địa phương và quân đội Trung Quốc phải can thiệp, nhưng đă không có xô xát nghiêm trọng.
Cuộc gặp kéo dài khoảng 30 phút và cả hai người ra về đều mỉm cười vui vẻ. Không có tuyên bố công khai, nhưng chỉ một giờ sau đó, trên dường phố đă thấy lan ra hai luồng dư luận khác nhau. Những người theo Thần vui vẻ cho biết ông Hồ sẽ “xuống nước” để nhường chỗ cho Thần và chỉ giữ chức “cố vấn quốc gia”. Những quan hệ Việt Minh của tôi cho tôi biết là không đạt được quyết định nào trừ việc ông Hồ mời Đồng minh Hội tham gia với Việt Minh vào trong một chính phủ mới sẽ do nhân dân bầu trong cuộc tổng tuyển cử dự định tiến hành vào ngày 23-12(10). Tin đồn c̣n được tăng thêm hương vị qua một câu chuyện được truyền đi rộng răi, chắc là do người của Thần, rằng Quốc dân Đảng (Trung Quốc) đă chi cho Thần về vấn đề này 7 triệu đồng, nhưng một nửa số tiền đă bị Tiêu Văn chiếm lấy để tiêu riêng. Điều này chỉ làm suy yếu vị trí của Thần ở chỗ như thể là ông đă được chuẩn bị để cộng tác với Việt Minh trong việc thành lập một Chính phủ liên hiệp. Câu chuyện này thật hư như thế nào, tôi không rơ. Nhưng biết rằng vào tháng 10, sau khi tôi rời Hà Nội, giữa các tướng Lư Hán và Tiêu Văn đă có một sự bất hoà nghiêm trọng về hoạt động của Đồng minh Hội và Tiêu Văn nhất thời đă bị rút bớt các nhiệm vụ chính trị của ông ta. Vào mùa thu 1945, có tin đồn Lư Hán đă cho bắt giữ Tiêu và đưa ông ta về Trùng Khánh nghỉ; nhưng theo các bản tin tức của Mỹ từ Việt Nam và Trung Quốc gửi đi th́ từ tháng 10-1945 đến tháng 10- 1946 Tiêu Văn vẫn c̣n làm việc.
TIN TỨC LỘN XỘN
Buổi lễ đầu hàng đến thật không đúng lúc và chỉ được báo chí địa phương thuật lại một cách b́nh thường.
Điều mọi người chú ư nhiều nhất là các sự kiện ở miền Nam sau cái chết của “đại tá”(11) Dewey. Trong 2 ngày, đài phát thanh và báo chí Sài G̣n, Huế, Singapore, New Delhi, và Trùng Khánh đưa tin tức rộng răi về vụ ám sát Dewey và nhữn tin tức này đă gây ra một sự lộn xộn lớn ở Hà Nội.
Người Pháp công khai lên tiếng chia buồn và tỏ thiện cảm đối với một người “bạn Đồng minh”, trong khi trong thâm tâm họ có vẻ hài ḷng về cái chết. Điều đó có thể lung lạc được t́nh cảm của công chúng Mỹ đối với “dân An na mít phản bội”. Người Việt Nam lại công khai lên án Anh và Pháp âm mưu kích động t́nh cảm của người Mỹ chống lại Việt Minh. Một số người Trung Quốc đứng đắn đồng ư với luận điểm của người Việt Nam, nhưng cũng rất nghi ngờ, cho đây là một mưu mô của Anh để gạt người Mỹ ra khỏi khu vực hoạt động của họ.
Điều làm cho câu chuyện của Dewey trở nên hấp dẫn đối với dư luận quần chúng chính là tiềm năng ảnh hưởng quốc tế của nó. Ở Hà Nội, người ta đặc biệt chú ư đến một bài phỏng vấn nói là của phóng viên Phale Thorpe ở Huế. Ngay trong ngày Dewey bị giết, có tin ông đă lên án “hành động của Anh ở Nam Kỳ là trái với luật pháp quốc tế (sic) và Việt Nam xứng đáng được độc lập”. Ông ta nói, ông ta sẽ trở về ngay Hà Nội để báo cho phái đoàn Mỹ ở đây những ǵ đă xảy ra ở miền Nam để tránh gây ra đổ máu ở Bắc Kỳ “…(và) cuộc xung dột Pháp - Việt cần phải được hoặc Mỹ hoặc Trung Quốc ngăn chặn lại”.
Như người ta đă biết, nhận định của Thorpe đă không bỏ qua vai tṛ của Pháp trong các sự kiện xảy ra ở Sài G̣n và bộ máy tuyên truyền của Việt Nam đă không bỏ lỡ cơ hội để tận dụng khai thác những tin tức này. Người Pháp c̣n đang bị nhức nhối về việc bị chính thức gạt khỏi buổi lễ đầu hàng, đă phản tuyên truyền lại: “Pháp không c̣n được coi như là một nước Đồng minh trong Liên hợp quốc nữa và người Mỹ đă góp phần làm nhục người Pháp ở phương Đông cũng như họ đă từng làm ở phương Tây”. Họ đă khôn ngoan tăng cường luận điệu tuyên truyền này bằng cách xuyên tạc các nhận xét của Thorpe làm cho nó giống như là một lời tuyên bố chính thức của Mỹ.
Đài Singapore đă tường thuật một cách tỉ mỉ việc Mounbauen bao che cho Gracey trước mặt Tổng trưởng Chiến tranh Anh, ngài Lawson. Báo chí Việt Nam và Trung Quốc đă nhắc lại tin của đài Singapore và đă nhấn mạnh vào lời tuyên bố của Lawson về chính sách của Anh, “trách nhiệm của Anh đối với đồng minh của ḿnh sẽ không dẫn đến cuộc đấu tranh cho người Pháp chống lại nhân dân Đông Dương”. Rơ ràng lời tuyên bố này đă được đưa ra do có sự chống đối mạnh mẽ trong nội bộ chính phủ Công đảng về việc ủng hộ về quân sự cho người Pháp đàn áp phong trào dân tộc Việt Nam, đi đôi với sự phản kháng dữ dội của Đảng Quốc đại Ấn Độ chống lại việc sử dụng binh lính Ấn phục vụ cho chính sách thực dân của De Gaulle.
Ngoài ra, sau bản tin của đài Singapore, đài Delhi lại thông báo Anh đă tung ra 2 sư đoàn Ấn Độ tấn công du kích Việt Nam ở Nam Bộ. Phản ứng tức khắc, Lâm uỷ Nam Bộ ra lệnh cho các đơn vị bộ đội của họ “phải cô lập các lực lượng Anh và Pháp bằng cách phá hoại cầu và đường”.
VỀ NHÀ
Trong mớ tin tức hỗn độn này, thật khó mà biết dược chính xác việc ǵ đă xảy ra, ngoài việc nổi bật lên khá rơ là cuộc chiến tranh Thái B́nh Dương ác liệt và lâu dài kết thúc không có nghĩa là đă mang lại hoà b́nh cho Việt Nam. Đối với họ, một cuộc chiến tranh mới đă bắt đầu. Nhưng nó đă không lôi cuốn chúng tôi vào đó. Chúng tôi đang trên đường trở về nước. Chiều ngày 29-9, tôi nhận được lệnh mà tôi đang chờ đợi. Cục t́nh báo OSS được “chuyển thuộc Bộ Chiến tranh và Ngoại giao kể từ 1-10” và ngày đó tôi cũng phải trở về Côn Minh. Đại uư Bernique và trung uư Swif sẽ cho đóng cửa cơ quan. Vào giữa tháng 10, tôi sẽ lên đường về nước. Helliwell về sau mấy ngày, c̣n Heppner th́ về Mỹ vào giữa tháng 11. Bộ chỉ huy Chiến trường Trung Quốc (CCC) cũng giải thể và tướng Gallagher và Bộ tham mưu của ông cũng chuyển đi nơi khác. OSS Trung Quốc chỉ c̣n lại một số ít cán bộ giao thời. Hoạt động t́nh báo của chúng ta tại Chiến trường Trung Quốc đă cáo chung một cách nhanh chóng, mà công chúng Mỹ cũng chẳng hay biết ǵ, nhưng họ đă phải trả một giá đắt cho sự lăng quên này.
Tôi dùng ngày cuối cùng ở Hà Nội, 30-9, để chuẩn bị túi bụi cho cuộc ra đi. Tôi quyết định việc xử lư các tài liệu và đặt kế hoạch an ninh, đề pḥng phải sơ tán trong t́nh huống khẩn cấp. Sau đó là những cuộc hội họp tiễn biệt với tướng Gallagher, tướng Lư Hán, tướng Mă… Tướng Gallagher mời cơm và chia tay với tôi một cách vui vẻ, trước khi tôi trở về nhà Gauthier. Ông Hồ mời tôi dự bữa cơm chiều hôm đó và tôi đă chia sẻ buổi tối cuối cùng của tôi ở Hà Nội với ông Hồ.
Chú thích:
(1) Báo Entente, lúc đầu do nhóm Sainteny in bí mật, sau được phép xuất bản công khai vào năm 1945 do Việt Minh kiểm duyệt.
(2) Hồ Chí Minh Tuyển tập
(3) Hồ Chí Minh Tuyển tập
(4) Cuối cùng, ông bị gọi về Hà Nội tháng 11-1945
(5) Chánh văn pḥng Bộ Ngoại giao, một cộng sự của Hoàng Minh Giám, Thứ trưởng (Hồ Chí Minh là Bộ trưởng)
(6) Một đơn vị của quân Long Vân, dưới quyền của thiếu tướng Chao Yao Ming, tư lệnh Tập đoàn quân 52. Sư đoàn Danh dự số 2 là đơn vị Trung Quốc cuối cùng rời khỏi Việt Nam tháng 10-1945.
(7) Tư lệnh Tập đoàn quân 60 Trung Quốc
( 8 ) Bí thư và phụ trách lễ tân của Lư Hán
(9) tại số 23, phố Quan Thánh
(10) Tổng tuyển cử đă được tổ chức vào ngày 6-1-1946
(11) Dewey được truy phong Trung tá (Lieutenant Colonel). Tuy nhiên, trong giao tiếp quân đội Mỹ, cấp bậc Trung tá (Lieutenant Colonel) và Đại tá (Colonel) thường được gọi chung là Colonel. Giống như các cấp tướng đều được gọi chung là General.

Chương 35
Buổi từ biệt cuối cùng


Đúng 7 giờ tối, tôi có mặt ở buồng đợi pḥng khách Bắc Bộ phủ.
Vơ Nguyên Giáp chào tôi và cùng đi vào pḥng khách, nơi Hồ Chủ tịch đang chờ cùng với Dương Đức Hiền, Nguyễn Mạnh Hà và Trần Huy Liệu. Chúng tôi đă biết nhau nên không cần có nghi thức ǵ. Ông Hồ ch́a bàn tay mảnh khảnh đón tôi và nói: “Đây quả là một dịp không hay. Mong rằng ông chỉ xa chúng tôi một thời gian”. Sau khi tôi đă thăm hỏi những người khác, ông Hồ dẫn tôi và cả đoàn tới bàn tiệc. Câu chuyện vẫn chung chung, vừa nói bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Anh. Tôi cảm thấy mọi người đều cố gắng tránh những lời có thể làm cho tôi lúng túng hoặc đặt tôi vào địa vị phải bảo vệ lập trường của Đồng minh (Anh, Trung Quốc). Sau bữa cơm, chúng tôi ngồi lại chung quanh bàn 10, 15 phút. Trừ ông Hồ và Giáp, mọi người xin rút lui sau khi đă chúc tôi một cuộc hành tŕnh thú vị và tỏ ư mong rằng tôi sẽ sớm trở lại để thăm hoặc công tác ở Việt Nam.
Ba người chúng tôi chuyển sang một buồng nhỏ hơn để dùng cà phê. Mấy phút sau, Giáp có việc phải đi ra ngoài và đă bắt tay tôi một cách nồng nhiệt. Bằng một tiếng Pháp hoàn hảo, ông nói nếu ông không trở lại gặp được nữa th́ ông chỉ muốn tôi hiểu cho rằng ông rất cảm tạ sự thông cảm của tôi đối với sự nghiệp của nhân dân Việt Nam. Ông bày tỏ sự đánh giá cao của cá nhân ông và của các “chiến hữu” của ông về sự giúp đỡ “to lớn” của “người Mỹ ở Côn Minh” đối với ông “trong nhũng ngày trước cách mạng”. Giáp hết lời và chúc tôi “bon voyage”(1) và tỏ ư mong rằng Việt Nam sẽ sớm có một người bạn ở Washington.
Tôi ngạc nhiên và cũng xúc động v́ đây là một dịp hiếm có Giáp đă tự cho phép bộc lộ những t́nh cảm sâu kín của ḿnh. Suốt trong những tuần lễ tôi làm việc cùng ông, bao giờ ông cũng tỏ ra lịch sự, thẳng thắn và say mê công việc, nhưng không bao giờ để lộ ra bất cứ một t́nh cảm nào đối với Mỹ hoặc cá nhân tôi. Trừ dịp này và trong dịp lễ tiếp đón khi cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tung bay cùng với cờ Mỹ, tôi đă xếp Giáp vào hàng ngũ những người Cộng sản cứng rắn, và cũng có nghĩa là những người này coi Mỹ là một nước đế quốc không thể mang lại được một cái ǵ tốt đẹp cho sự nghiệp của người Việt Nam và tất nhiên là phải có một thái độ đối xử với người đại diện của Mỹ (tôi) một cách thận trọng(2). Nhưng lúc đó, tôi tin chắc là ông đă hoàn toàn thành thật. Khi Giáp đi ra, tôi cảm thấy có một ánh mắt hài ḷng và đồng t́nh trên mặt ông Hồ. Tôi cho lời từ biệt của Giáp sẽ được ông Hồ khuyến khích, nhưng cũng rất có thể là một cử chỉ thật ḷng của ông ta. Tôi khó mà rơ được thực hư như thế nào.
Khi chỉ c̣n ông Hồ và tôi, ông hỏi ngay có phải Mỹ đang cho phép Pháp trở lại Việt Nam không? Ông không bàn luận mà lo lắng và chỉ muốn qua tôi để biết một cách không chính thức điều mà tôi nghĩ hoặc biết về chính sách Mỹ đối với những ư đồ quá hiển nhiên của Pháp.
Tôi nói cho ông biết chính sách Mỹ khi tôi mới nhận nhiệm vụ là một chính sách “tránh khỏi” Đông Dương, ngoại trừ các hoạt động t́nh báo nhằm vào đối tượng người Nhật. Tôi cũng nhắc lại là Roosevelt đă nhiều lần tuyên bố về chính sách Mỹ không ủng hộ các tham vọng thuộc địa của Pháp và không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chính sách đó hiện vẫn được thi hành. Tôi đi xa hơn một bước và nói với ông Hồ rằng từ khi Roosevelt mất, nước Mỹ đă không hề có một bản tuyên bố chính thức nào có nói đến vấn đề chủ quyền Pháp đối với Việt Nam, cũng như Mỹ đă không ủng hộ các kế hoạch của Pháp về Đông Dương. Sự thật là tôi biết chắc chắn rằng không có một sự thay đổi nào trong chính sách đ̣i hỏi Mỹ phải ủng hộ Pháp dùng vũ lực để khôi phục địa vị trước 1940 của Pháp ở Việt Nam. Tôi cho rằng lập trường của Mỹ cần phải thay đổi nếu như nhân dân Việt Nam muốn cho những người Pháp quay trở lại với một điều kiện nào đó. Nhưng đó thực ra chỉ là những điều phỏng đoán.
Tôi cũng nêu ra vấn đề là trước khi đi nhận nhiệm vụ ở Hà Nội cũng như nhiều lần sau này, tôi đă nhận được chỉ thị nhắc nhở là đại diện của Mỹ ở Việt Nam phải tuyệt đối trung lập. Tôi báo cho ông Hồ biết rằng dù xu hướng cá nhân của tôi có chống lại hay thiên về một nhóm nào hay một lư tưởng nào đi nữa th́ tôi vẫn phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các chỉ thị đă nhận được và có thể nhiều lần hành động của tôi đă bị nhiều thế lực khác nhau hiểu lầm. Đối với tướng Gallagher, với AGAS, và các người Mỹ khác ở Việt Nam, tôi đảm bảo với ông Hồ rằng nhiệm vụ của họ được hạn chế trong việc giúp đỡ người Trung Quốc, về công tác chính thức mà các nước Đồng minh đă giao cho Tưởng - đó là việc giải giáp quân Nhật bại trận.
Chúng tôi đă nhiều lần trao đổi về vấn đề này. Nhưng trong lần cuối cùng này, tôi cảm thấy tôi đă không để cho ông Hồ có một ảo tưởng hoặc hy vọng giả tạo về sự viện trợ quân sự của Mỹ cho Việt Nam.
Ông Hồ lắng nghe một cách chăm chú, rồi lắc đầu; ông nói với tôi ông không thể hoà giải được lập trường của Mỹ ở Washington, Québec, Téhéran và Postdam với thái độ thụ động của nước này trước t́nh h́nh khẩn cấp đang xảy ra ở Sài G̣n. Ông không thể nào hiểu được rằng Mỹ, một nước nổi tiếng chống chủ nghĩa thực dân mà lại làm ngơ và cho phép Anh và thậm chí cả Trung Quốc giúp Pháp trong mưu đồ nhằm áp đặt lại chế độ thuộc địa ở Việt Nam. Ông nói không ai mù để mà không thấy được sự thật hiển nhiên là quân đội Pháp được Mỹ trang bị và tiếp tế, sớm muộn sẽ xâm chiếm Lào, Cambodia, Trung Kỳ và cả Bắc Kỳ nữa. Ông nói thêm một cách u uẩn: “Điều đó, họ sẽ phải trả bằng một giá đắt”(3).
Nhưng một lần nữa, ông vẫn hy vọng Mỹ sẽ ḱm chế được ư đồ thực dân ngoan cố của Pháp. Ông lập luận rằng nếu Mỹ chỉ dùng ảnh hưởng của ḿnh để tác động đến De Gaulle thôi th́ cũng có thể đạt tới được một cuộc ngừng bắn ở Việt Nam, trong đó không chỉ riêng Pháp, mà tất cả các nước bạn bè, đều có lợi v́ nền độc lập của Việt Nam. Buông người trên ghế một cách thoải mái, ông Hồ tiếp tục nói. C̣n tôi th́ bị thu hút khá mạnh bởi cái triết lư của cá nhân ông nên không hề ngắt lời ông dù chỉ với một câu hỏi. Ông nói một cách chậm răi dịu dàng nhưng say sưa và cẩn thận chọn lọc từng chữ một.
Ông đă nghĩ tới vấn đề của một cộng đồng Liên Á gồm có ít nhất là Việt Nam, Cambodia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Miến Điện (gồm cả Bengale), một Ấn Độ độc lập, một Indonesia tự do và Philippin. Các nước này và cũng có thể thêm các nước khác nữa cùng làm việc với Mỹ, Anh, Pháp, sẽ góp phần xây dựng một cuộc chung sống hoà b́nh để phát triển các chương tŕnh mở mang về chính trị và kinh tế v́ lợi ích chung. Tôi thoáng như nghe thấy một cái ǵ đây rất giống vối khái niệm Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á của Nhật. Nhưng ông Hồ đă nhấn mạnh vấn đề tương hỗ giữa các nước b́nh đẳng với nhau và coi đó là một điều căn bản khác với một tổ hợp khu vực đặt dưới quyền thống trị của Nhật.
Ông Hồ coi Mỹ là nước đi đầu trong phong trào nói trên. Ông hỏi, “Phải chăng chính Mỹ đă khai phá ra con đường này ở Philippin?”. Và ông thấy “mây mù băo táp” đă bao trùm Nghị viện Anh trong vấn đề trao trả đất đai của Ấn Độ và Malaysia cho nhân dân, những người chủ có đầy đủ thẩm quyền chính đáng của Ấn Độ và Malaysia. Ông Hồ cho rằng chủ nghĩa thực dân là một thứ đă thuộc về quá khứ. Đă gần một thế kỷ nay, chế độ thực dân của bất cứ nước nào, ngay cả các cường quốc hào phóng nhất, cũng đă thể hiện là một chế độ áp bức và lạc hậu. Nhân phẩm con người đă bị huỷ hoại, nền thịnh vượng quốc gia bị tước đoạt ngoài sức tưởng tượng. Nay đă đến lúc phải thay đổi.
Để hỗ trợ cho quan điểm của ḿnh, ông Hồ lại đưa ra những nguyên tắc chung mà Roosevelt và Churchill đă nêu lên trong Hiến chương Đại Tây Dương, Mỹ và Anh đă đảm bảo với thế giới rằng họ không t́m kiếm những lợi ích về đất đai; và cũng không khuyến khích những sự cưỡng bách thay đổi đường biên giới ngược lại ư nguyện của nhân dân, mặc dù Anh đă giúp đơ cho Pháp ở Việt Nam và Thái Lan; cả Mỹ và Anh dă nhiều lần tuyên bố công nhận quyền của các dân tộc tự chọn lấy h́nh thức chính quyền mà họ muốn và người Việt Nam muốn được hưởng đặc quyền đó. Cả hai nước Mỹ và Anh đều tuyên bố họ thấy cần thiết phải khôi phục lại chủ quyền và quyền tự trị cho các dân tộc đă bị người ta cưỡng đoạt mất. “Tại sao điều đó lại không được áp dụng cho Việt Nam?”, ông Hồ hỏi.
Ông đă nhấn mạnh vào sự cần thiết phát triển kinh tế của Việt Nam không phải thuộc Pháp, Nhật và Trung Quốc, hoặc thậm chí cả Mỹ; mà là độc lập đối với mọi sự thống trị của nước ngoài. Như Mỹ và Anh trước đây, Việt Nam chủ trương một sự tự do thông thương trên thế giới, chứ không phải như trước đây chỉ hạn chế vào nước Pháp hoặc Trung Quốc. Không có tự do thông thương, Việt Nam sẽ không bao giờ phồn vinh về kinh tế, và nhân dân Việt Nam như trước đây, sẽ bị chặn lại để chỉ làm những công việc thủ công tầm thường và buôn bán vụn vặt.
Nếu đó thực sự là những nguyên tắc cao siêu mà Mỹ và Anh đă phấn đấu trong Thế chiến thứ hai, th́ tại sao trong bước khởi đầu thời kỳ hậu chiến, họ đă từ bỏ những nguyên tắc đó và đặc biệt là đă chối từ không áp dụng chúng cho Việt Nam? Đúng là Mỹ đă giúp đỡ cho cuộc đấu tranh của Việt Nam trước đây, và đă tỏ ra có mục đích thành thật ở Philippin. Tại sao nay Mỹ lại tỏ ra nhu nhược trong khi Pháp vi phạm các nguyên tắc Hiến chương Đại Tây Dương và của Liên hợp quốc? Tôi đă không đáp lại và ông Hồ cũng chẳng chờ đợi câu trả lởi.
Đột nhiên ông Hồ ngừng mơ mộng, mỉm cười và nói mong tôi sẽ bỏ qua sự suy tưởng đầy cảm tính của ông. Ông Hồ cho biết, đối với ông, việc bộc lộ những t́nh cảm thầm kín với người ngoại quốc là một điều khó khăn; nhưng ông coi tôi như là một người bạn rất đặc biệt mà ông có thể thổ lộ tâm t́nh được. Lần thứ hai trong chiều nay, tôi cảm thấy xúc động trước những thái độ cư xử đối với cá nhân tôi. Cả Giáp và ông Hồ đều biết rằng họ chỉ có thể chờ đợi ở tôi nhiều nhất là một sự thông cảm và mối cảm t́nh. Nhưng đồng thời tôi cũng thấy được họ đă nhân cơ hội thuận lợi của buổi gặp gỡ cuối cùng này để làm sáng tỏ chính bản thân họ và sự nghiệp chính nghĩa của họ một cách tốt nhất. Cho đến lúc đó, họ c̣n bị cô lập khỏi thế giới Cộng sản, bị các cường quốc ích kỷ bao vây chung quanh, và họ chỉ thấy được số ít người Mỹ mà họ đă có quan hệ giao tiếp. Người Mỹ lại chính là những người đă thấy được các khó khăn trong việc hoàn thành và duy tŕ nền độc lập của dân tộc cũng do đó mà đối với mối quan hệ không thể hiểu được này, người Pháp ở Đông Dương đă khinh miệt, căm thù và ra sức đả phá bằng mọi cách.
Tôi hướng câu chuyện vào đề nghị mới đây của Pháp về một sự thoả hiệp giữa người Việt Nam và chính phủ Paris. Ông Hồ nhắc tôi nhớ lại đề nghị khó hiểu của Alessandri để ông gặp với D'Argenlieu. Với mục đích ǵ? Ông Hồ đă làm theo lởi khuyên của tôi, nhưng ngay trước khi thu xếp được cuộc gặp gỡ, người Pháp đă bộc lộ sự dối trá của họ và thái độ coi thường hoàn toàn đối với nền độc lập dân tộc Việt Nam. Họ đă đi theo “những con đường ṃn cũ” của những tên thực dân Pháp.

Ông Hồ nhận xét một cách châm biếm rằng Sainteny, con rể của cựu Toàn quyền Albert Sarraut không những đă chối từ không chịu nói chuyện với ông trong tháng 7, mà cả đến tháng sau, ở Hà Nội, Sainteny đă tỏ ra hoàn toàn không có thiện cảm đối với sự nghiệp chính nghĩa của người Việt Nam trong khi hội đàm với Giáp. C̣n về Alessandri? Người Pháp đă dựng ông lên thành một “anh hùng kháng chiến”. Nhưng chống ai? Chống Nhật ư? Hay chống chính ngay người Việt Nam yêu nước? Nhưng chắc chắn là không phải chống lại chính quyền Decoux hợp tác với bè lũ Vichy và bọn phát xít Nhật. Lịch sử mới đây c̣n ghi nhận vai tṛ của Alessaildri là một người lănh đạo đă tích cực tham gia vào chương tŕnh Mordant. Chính những người Pháp không được cải tạo này lại muốn nhân danh “nước Pháp mới” để nói về tương lai của Việt Nam. Cái tương lai duy nhất mà họ muốn và sẽ thảo luận chỉ là sự tiếp tục của một “xứ Đông Dương thuộc Pháp” cũ, một vấn đề không c̣n có giá trị nữa.
Tôi hỏi xem có phải ông Hồ đóng kín cửa cho mọi cuộc đàm phán sau này với nước Pháp không. Không, ông nói, ông sẵn sàng thảo luận về các vấn đề Việt Nam, nhưng những cuộc thảo luận như vậy phải được xúc tiến trên cơ sở của ḷng tin cậy lẫn nhau như những người b́nh đẳng, và đó cũng không phải là như trường hợp hiện nay.
“C̣n xung quanh vấn đề người Trung Quốc th́ sao?”, tôi hỏi tiếp. Ông đứng dậy, quay lưng lại và đi về phía cửa sổ. “Có thể thấy trước được.”. Trở lại ghế ngồi, ông nói thêm, “một khi họ đă cuỗm được tất cả cái ǵ họ có thể mang đi được, th́ họ sẽ rời Việt Nam trở về Trung Quốc”. Nhưng, trước khi rút lui, họ c̣n phải gây ra tai hoạ cực kỳ to lớn cho đất nước này, không những về phương diện kinh tế mà c̣n cả về chính trị. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh Hội sẽ gây chia rẽ giữa người Việt Nam với nhau, c̣n các viên tướng Trung Quốc chắc chắn sẽ giao dịch với người Pháp để gây ra những sự thù nghịch đối với lợi ích tối cao của Việt Nam.
Ông Hồ lấy Nguyễn Hải Thần, lănh tụ Đồng minh Hội làm ví dụ. Ngày hôm trước, Thần đă đề nghị với ông Hồ cụ thể “về một Hiệp định thống nhất” - một chính phủ có cơ sở mở rộng gồm Đồng minh Hội, Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Minh cùng một ít đại diện các đảng Quốc gia khác. Theo đó, ông Hồ sẽ nhường chức Chủ tịch cho Thần, c̣n ông Hồ sẽ đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch và Cố vấn cao cấp. Sẽ giao cho mỗi đảng nói trên ¼ các Bộ trong Chính phủ, phần c̣n lại sẽ chia cho các đảng phái nhỏ khác. Ngược lại, ông Hồ, Việt Minh và Chính phủ mới sẽ nhận được sự ủng hộ đầy đủ nhất của Quốc dân Đảng (Trung Quốc) để chống lại mọi cố gắng của Pháp nhằm chiếm lại Bắc Kỳ.
Ông Hồ đă tiếp nhận đề nghị trên với nhiều sự dè dặt và cũng không bác bỏ nó một cách hoàn toàn. Thần đă không hay biết ǵ việc ông Hồ đă biết rơ về cuộc điều đ́nh của Pháp với Thần trong tuần lễ có liên quan đến sự hợp tác Pháp - Hoa - Việt. Người Pháp đă cho biết là ngay sau khi người Tmng Quốc rút về, họ sẽ thực hiện bản Tuyên bố 24-3, và công nhận một Chính phủ liên bang cho Đông Dương, được đặt dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác, trong Liên hiệp Pháp và “theo những điều khoản thuận lợi nhất cho người Việt Nam”. Nếu lúc đó tồn tại một Chính phủ không Cộng sản th́ chắc chắn là nước Pháp sẽ công nhận ngay. Tất nhiên Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng đều là chống Cộng, v́ thế mà điều trở ngại chủ yếu sẽ được khắc phục. Ư đồ của người Pháp là muốn thấy Việt Minh bị vô hiệu hoá, và họ dựa vào những người Quốc gia thân Trung Quốc để làm việc này. Người Pháp cho rằng Thần có thể thực hiện được điều nói trên và họ đă điều đ́nh với Thần mà họ đă lầm cho là một con người “mềm mỏng” chứ không phải là một lănh tụ nhu nhược ngoại hạng.
Cuộc điều đ́nh đă không phải không làm cho tướng Tiêu Văn và Quốc dân Đảng (Trung Quốc) hài ḷng, v́ cái mà họ sợ nhất chính là Hồ Chi Minh do “Moskva đào tạo” và “Việt Minh có xu hướng Cộng sản ghê gớm”.
Khi tôi hỏi ư kiến ông Hồ về đề nghị của Thần, ông đáp lại dó là điều cũng có thể nhưng không có khả năng tiếp nhận được. Nó có thể làm tŕ hoăn cuộc đụng đầu không thể tránh khỏi với người Trung Quốc và hoặc với người Pháp. Nhưng ông tỏ ra hoài nghi đối với sự hợp nhất đă được đề ra và gần như tin chắc rằng nếu không có sự lănh dạo của Việt Minh th́ sự nghiệp đấu tranh cho độc lập sẽ bị thất bại. Đồng minh Hội hoặc Việt Nam Quốc dân Đảng có thể duy tŕ cái vỏ bên ngoài một chính phủ độc lập khi nào họ c̣n được người Trung Quốc nâng đỡ. Nhưng bất kỳ họ được dựng lên bằng cách nào đi nữa th́ họ vẫn được đặt dưới quyền kiểm soát của người Pháp, người Trung Quốc sẽ chỉ tiếp tục ủng hộ họ trong điều kiện phù hợp với kế hoạch bóc lột về kinh tế của Trung Quốc. Người Trung Quốc chỉ ngăn chặn người Pháp cho tới khi cuộc điều đ́nh của họ giữa Paris và Trùng Khánh đạt được thắng lợi. Lúc đó họ sẽ rút lui và cái chính phủ bù nh́n thân Trung Quốc sẽ bị bỏ rơi và bất lực trong việc đụng đầu với đội quân Leclerc của Pháp; và nước Việt Nam một lần nữa trở thành thuộc địa Pháp. Lương tâm không cho phép ông Hồ để xảy ra t́nh trạng đó. Ông sẽ t́m ra phương pháp để làm chủ được t́nh h́nh dù có phải ra bưng biền chiến đấu, như ông dă từng gợi ư trước đó vài hôm.
Đêm đă khuya, tôi chuẩn bị xin rút lui; nhưng ông Hồ nói tôi nán ngồi lại. Tôi lại ngồi xuống, ông cảm ơn tôi v́ đă tỏ ra thận trọng, đă không bao giờ giục giă, kèo nài tin tức, đă tôn trọng và giữ kín đáo các ư kiến của ông. Ông cũng cảm tạ điều tôi đă không bao giờ hỏi ông về bối cảnh hoạt động của ông, mặc dù, ông biết rằng tôi cũng thông thạo nhiều giai đoạn trong cuộc đời của ông. Ông mô tả vắn tắt cuộc viễn du “khắp thế giới” của ông cho tôi hay là ông đă ra đi từ lúc lên 10, hoặc ít tuổi hơn nữa. Ông nói có một anh và một chị, tỏ ra thương yêu sâu sắc bà mẹ già và người chị gái, và cho rằng những người đó đă có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng chính trị của ông.
Trước đây tôi tưởng quê ông ở miền bắc Bắc Kỳ, nhưng ông nói ông sinh trưởng ở một làng nhỏ Trung Kỳ, Hoàng Trù, và lớn lên tại làng Kim Liên, quê bố. Cha ông đă trở thành một công chức nhỏ tại triều đ́nh Huế. Khi ông Hồ chưa đầy 8 tuổi, cha ông đưa cả gia đ́nh vào sồng ở Huế vài năm, sau lại chuyển về Kim Liên. Ông Hồ cũng nói một vài nét về sự nghèo nàn của nông dân các thôn xóm nhỏ dưới cái mà ông Hồ gọi là “chế độ cũ” và cả về đời sống vô tích sự của giới quan lại ở Huế.
Khi ông Hồ 15 tuổi, cha ông lại trở về Huế. Ông Hồ đi học ở đó và đă rất bực bội v́ kiểu cách theo phương Tây của người hiệu trưởng và một số thầy giáo. Ông cho là họ kiêu căng, nghiệt ngă và khinh miệt nông dân, công nhân và dân buôn bán. Ông Hồ tả cho tôi biết nhà trường lúc đó chỉ là “một cái vũng nước chứa đầy tư tưởng của phương Tây đang tuôn ra một nền triết lư thực dân để vun trồng một mớ những tên đầy tớ ngoan ngoăn có lợi cho nước Pháp”.
Trong những năm sau khi mẹ ông mất vào khoảng 1900, ông Hồ không chịu đựng nổi sự kiêu ngạo của người Pháp cũng như thái độ thụ động của người Việt, nên đă quyết định sang Pháp, đất nước của tự do, b́nh đẳng và bác ái. Mùa đông 1911 - 1912, ông đă xin làm nhân viên trên một tàu buôn Pháp ở bến Sài G̣n. Ông cho tôi hay là đă lên dường như một thuỷ thủ và đă xuống cảng Marseille. Những cảnh phạm tội, cướp đoạt, giết chóc, đĩ thoă thường xuyên của bến cảng đă làm ông vỡ mộng; ông buồn rầu tự hỏi tại sao người Pháp lại không tẩy trừ những giống quỷ quái đó của chính họ trước khi họ muốn dạy dỗ và “văn minh hoá” người Việt Nam. Nhưng đồng thời ông cũng lại thấy được rằng nhân dân Marseille đối xử với ông một cách lịch sự, trong khi người Pháp ở Việt Nam đă rất trịch thượng đối với người Việt Nam. Ông Hồ cũng kể lại những chuyến đi sau này tới Bồ Đào Nha, Italia và Tây Ban Nha, nhưng ở đấy ông không bao giờ vượt quá khư vực các hải cảng. Ông đă đến nhiều cảng Đông và Bắc Phi, và đă có một lần thăm Congo và Madagassca. Ở đâu ông cũng quan sát thái độ của người da trắng đối với người châu Á và dân đa đen Phí Châu. Đâu cũng giống như ở Việt Nam. Ông nói với tôi: “Thực là tồi tệ!”.
Tôi ṭ ṃ biết điều ǵ đă làm cho ông quyết tâm lựa chọn con đường chủ nghĩa Cộng sản. Ông Hồ cho biết ông đă không đi thẳng ngay vào chủ nghĩa Cộng sản, mà đă tới với triết lư Cộng sản thông qua chủ nghĩa xă hội. Trong thực tế, ông vẫn chưa coi ông là một người Cộng sản thật sự mà chỉ là một người “dân tộc - xă hội”. Ở Anh vào năm 1913, ông đă gặp một nhóm người châu Á, phần lớn là người Trung Quốc và người Mă Lai đang chống lại chủ nghĩa thực dân (chủ yếu là Anh) và đă để nhiều th́ giờ trao đổi những vấn đề giúp đỡ nhau tại câu lạc bộ “Các công nhân hải ngoại”. Họ đă thảo luận về các cuộc đàn áp chính trị của thực dân trong các thuộc địa Anh, Pháp, Hà Lan và Bồ Đào Nha. Ông Hồ nói rằng, lần đầu tiên, ông đă thấy có thể làm được ǵ đó để cải thiện số phận của nhân dân ở trong nước ông và cũng chỉ bằng các hoạt động chính trị phối hợp mới có thể làm cho nhân dân Việt Nam được đối xử như một cái ǵ cao hơn là những đầy tớ của Pháp. Ông quyết định trở lại Pháp v́ được tin ở đó có một số trí thức Việt Nam đă đề xuất ra những chương tŕnh cải cách chính trị xă hội cho Việt Nam.
Sau Thế chiến thứ nhất, ông lao vào hoạt động chính trị và gia nhập Đảng Xă hội Pháp. Ông viết bài cho tờ báo xă hội, Le Populaire, về các vấn đề Việt Nam và các vấn đề thuộc địa nói chung khác. Qua những buổi tiếp xúc ban đầu với giới chính trị, ông đă gặp Jean Longuet, người cháu của Karl Marx, Uỷ viên Nghị viện lập pháp. Longuet đă khuyến khích ông tiếp tục cộng tác, và với sự giúp đỡ của các nhà báo tự do có cảm t́nh, ông Hồ đă viết cho báo chí Xă hội và Cộng sản những bài chống chế độ và thân Việt Nam.
Với một nụ cười như để cáo lỗi, ông Hồ công nhận với tôi là mặc dù ông đă tham gia vào tất cả các hoạt động chính trị nhưng thực ra ông chỉ theo đuổi một mục đích duy nhất nhằm cải thiện số phận của chính nhân dân ông. Bấy giờ, ông không thể hiểu được, mà cũng không quan tâm đến phong trào và chính cuộc quốc tế. Ông không hiểu rơ chủ nghĩa Xă hội, chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Lao công, và cả đến cái mà một đảng chính trị phải làm. Theo ông Hồ, lúc đó trong đảng, người ta thảo luận sôi nổi các vấn đề như tham gia Đệ nhi Quốc tế, Đệ tam Quốc tế, Công nhân và Phong trào thế giới, Đảng Xă hội với cuộc Cách mạng Bolshevik tháng 10 và vấn đề đi theo Đệ tam Quốc tế của Lénin. Trong một thời gian dài, ông nói ông lấy làm lạ về những ǵ đă diễn ra trong Đệ tam Quốc tế, và chúng tôi đều cười. Người ta chỉ phát biểu về các phong trào thế giới, các cuộc cách mạng vô sản v.v… và ông không hề thấy ai nói tới vấn đề của thế giới thuộc địa. Ông cảm thấy thất vọng và mất tin tưởng. Ai cũng có thiện cảm với ông, họ đối xử với ông như một người b́nh đẳng và gọi ông là “đồng chí” hay là “ông Quốc”. Nhưng những người bạn mới này vẫn coi vấn đề thuộc địa là không quan trọng, một vấn đề nhỏ hẹp chỉ sẽ được giải quyết ở mức thứ yếu.
Một hôm, ông Hồ nêu lên câu hỏi giản đơn xem Quốc tế nào đă đứng về phía các dân tộc thuộc địa và được một tâm hồn tốt lành nhủ cho biết là: “Đệ tam” và người ta đă mang tới cho ông bản Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lénin.
Ông Hồ nói, “Đó là một bước ngoặt lớn trong đời tôi!”. Rốt cuộc ông đă t́m được một điểm tựa. Ông vô chung xúc động bởi phong cách và sự hiểu biết sâu sắc của Lénin. Ông trở thành một người đi đầu theo chủ nghĩa Lénin, tích cực tham gia các cuộc hội thảo chính trị của đảng và mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ Đệ tam Quốc tế. Ông đọc và nghiên cứu mọi tài liệu về vấn đề thuộc địa và dân tộc mà ông gặp. Ông được nhiều đảng viên thông thái giúp đỡ và ông đă vận động Đảng Xă hội gia nhập Đệ tam Quốc tế. Đến Đại hội VIII Đảng Xă hội Pháp ở Tours tháng 12-1920, ông Hồ cùng với các phần tử cánh tả trong đảng bỏ phiếu thành lập Đảng Cộng sản Pháp và xin gia nhập vào Đệ tam Quốc tế (Comintern). Ông Hồ b́nh luận với tôi là thực tế cũng có rất ít người trong các giới chính trị quan tâm đến vấn đề thuộc địa, nên ông thấy không có sự lựa chọn nào khác. Ông Hồ cũng đă lớn tiếng bày tỏ ông dă sai lầm như thế nào khi nghĩ rằng người Pháp, Anh và người Cộng sản Nga sẽ quan tâm đến vấn đề Việt Nam. “Trong tất cả những năm tiếp theo, không một trong những phần tử gọi là tự do này đă đi tới giúp đỡ cho các dân tộc thuộc địa. Tôi đặt nhiều tin tưởng vào Mỹ trong việc ủng hộ cho nền độc lập của Việt Nam, trước khi tôi có thể hy vọng vào sự giúp đỡ của Liên Xô”.
Ông Hồ nói rằng người Mỹ coi ông như là “bù nh́n của Moskva”, “một người Quốc tế Cộng sản”, chỉ v́ ông đă ở Moskva và nhiều năm ở nước ngoài. Nhưng ông nói, ông không phải là một người Cộng sản theo nghĩa của Mỹ hiểu. Ông không có một sự cam kết nào khác. Ông tự coi ḿnh là một nhà hoạt động cách mạng độc lập.
Nhưng nếu t́nh thế biến chuyển tới một điểm cao, ông nói ông sẽ bắt buộc phải t́m kiếm cho được đồng minh, nếu như đă chẳng t́m được ai, nếu không thế th́ người Việt Nam sẽ phải đi tới một ḿnh.
Đến lúc đó đă là quá muộn và một lần nữa tôi lại đứng dậy xin cáo lui. Ông Hồ kéo chiếc đồng hồ cũ ra xem giờ và hỏi tôi ngồi thêm một phút nữa được không? Và tôi lại ngồi xuống. Ông Hồ yêu cầu tôi mang về Mỹ một bức thư đầy t́nh hữu nghị và ca tụng nồng nhiệt nhân dân Mỹ. Ông mong rằng người Mỹ phải biết là nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên Mỹ là bạn và đồng minh. Họ măi sẽ biết ơn về sự giúp đỡ vật chất mà Việt Nam đă nhận được, nhưng điều quan trọng hơn cả là vấn đề tấm gương lịch sử của nước Mỹ đă nêu cho Việt Nam, trong cuộc đấu tranh của họ để giành độc lập.
Ông Hồ tiễn tôi ra tận cửa ngoài, cám ơn tôi đă tới và đă chịu nghe ông “diễn thuyết”. Ông đặt hai tay lên vai tôi và chúc “Bon voyage! Mong sớm quay trở lại. Lúc nào ông cũng được chúng tôi hoan nghênh!”. Khi xe nổ máy, tôi nh́n lại vẫn thấy bóng nhỏ nhắn của ông ở cửa, vẫy chào tạm biệt. Tôi sực nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi trong một tiệm trà ở Chiu Chou Chieh. Ông hiện ra mong manh đấy nhưng thực tế thật là bất khuất.
Chú thích
(1) Chúc lên đường may mắn
(2) Ba mươi năm sau, h́nh như Giáp vẫn c̣n phân vân đối với mối thiện cảm và sự ủng hộ của tôi với cuộc đấu tranh v́ độc lập của nhân dân Việt Nam. Xem “Những năm tháng không bao giờ quên”, Vơ Nguyên Giáp.
(3) Trong năm 1945, vấn đề Lào và Cambodia không bao giờ được coi như là những vấn đề của các thực thể chính trị riêng biệt. Trong bối cảnh cuộc đấu tranh v́ độc lập của nân dân Việt Nam, tổ hợp 3 nước Đông Dương đă được chuyển qua khái niệm Pháp thành “Liên bang Đông Dương thuộc Pháp”. Trong những lần khác nhau, tôi có hỏi Trường Chinh và Hoàng Minh Giám để biết rơ vấn đề gơi Việt Nam là một quốc gia mà lại dùng danh từ Đông Dương để đặt cho Đảng Cộng sản Đông Dương. Cả hai đă giải thích là ở đây không có ǵ mâu thuẫn v́ từ khi 3 nước bị đặt dưới sự cai trị của Pháp đă phát triển những đặt điểm chung về địa lư, chính trị và quyền lợi kinh tế.

Phần IV
HẬU QUẢ
Chương 36
Chim hải âu của nước Mỹ


I.
Ở Washington tôi đă thấy có những thay đổi khá mạnh mẽ trong cảnh tượng sau chiến tranh. Phần lớn những người cộng tác cũ với tôi đă quay trở lại cuộc sống dân thường, và trong cơ quan của OSS ở cuối đại lộ Hiến Pháp chỉ có một số ít văn pḥng c̣n tiếp tục mở cửa. Rơ ràng có thể thấy ở đây đang diễn ra một sự chuyển biến nổi bật sang một thời kỳ nhàn nhă thảnh thơi. Khi tôi tới là vào giữa tháng 11 và được vào làm việc trong một cơ quan quan trọng, ở đó tôi có nhiệm vụ khởi thảo kế hoạch về Đông Dương và giữ liền lạc với Bộ Ngoại giao và Bộ Chiến tranh. Trước một đống báo cáo và điện tín dồn dập từ khắp nơi: Sài G̣n, Hà Nội, Côn Minh, Thượng Hải và Kandy gửi về, tôi cảm thấy ḿnh trở thành lạc lơng và vô tích sự. Tất cả đều báo hiệu trước một sự trở lại nguyên trạng cũ ở Đông Dương. Việc chúng tôi rời khỏi sân khấu khu vực này đă được người ta coi như một sự chấp nhận chính thức của Mỹ cho việc Pháp quay trở lại.
Trong giới chính quyền ở Washington, những lời tuyên bố cao thượng trong thời kỳ chiến tranh về tự do, công bằng và tự quyết đă nhanh chóng bị ch́m ngập trong cuộc xô đẩy vội vàng để đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ trước chiến tranh. Dĩ nhiên, chúng tôi đă có một Tổng thống mới và một Bộ trưởng Ngoại giao mới, nhưng cả hai đều có thể bị khuất phục trước những áp lực to lớn về chính trị - kinh tế từ trong và ngoài nước. Ê kíp mới ở Nhà Trắng đă không có ǵ gắn bó và phần lớn cũng đă không tham gia vào cái viễn vọng của Roosevelt về một thế giới hoà b́nh, thoát khỏi mọi sợ hăi và thiếu thốn. Nền chính trị đối nội và đối ngoại của chúng tôi đang ở trong t́nh trạng hỗn loạn, đầy rẫy những nghi ngờ, xung đột, đấu tranh và ngập ngừng.
Sản xuất chiến tranh đă đột ngột dừng lại và luồng nhân lực mới được giải ngũ ào tới đă gây nên vấn đề không có công ăn việc làm cực kỳ to lớn; sự bất lực của công nghiệp nhằm nhanh chóng chuyển các xí nghiệp sang sản xuất vật dụng thời b́nh, đă làm cho giới lănh đạo nhà nước hoảng sợ. Thị trường thế giới bị tan vỡ và khủng hoảng làm tăng thêm các khó khăn trong nước. Các nước châu Âu và châu Á đúng trước nhiệm vụ phải phục hưng đất nước, đang trông cậy vào nước Mỹ vẫn c̣n được nguyên vẹn để cứu trợ và lănh đạo họ trong việc khôi phục lại nền kinh tế.
Từ trước Thế chiến thứ hai, chính sách đối ngoại của Mỹ đă phản ảnh một thứ chủ nghĩa bành trướng áp đảo trong lănh vực tài chính và thương mại Chính sách tiềm tàng này đă dẫn đến việc thiết lập một cách không tự giác trên toàn thế giói, một mạng lưới các khu vực ảnh hưởng kinh tế, phục vụ quyền lợi các tập đoàn kinh doanh và các giới kinh tài có đặc quyền đặc lợi. Việc bảo vệ quyền lợi của các tập đoàn đó đ̣i hỏi phải có những người đại diện trung thành của họ tham gia vào việc ấn định và thi hành mọi chính sách và luật lệ của đất nước. Ngay trước Thế chiến thứ nhất, Washington đă trở thành nơi đất thánh của các thế lực muốn gây ảnh hưởng trong Nghị viện, và của các nhóm có đặc quyền đặc lợi. T́nh h́nh đúng như điều Bộ trưởng Quốc pḥng C.E. Wilson đă nêu ra sau Thế chiến thứ hai, “Cái ǵ tốt cho hăng Général Motor, đều là tốt cho đất nước”. Và cũng từ đó, các nhà kinh tế học đă đề xuất ra cái học thuyết là tư bản ngự trị trên tất cả và phải được bảo vệ bằng bất cứ giá nào.
Những năm tháng trong Thế chiến thứ hai đă khẳng định học thuyết này; các nhà học giả đă rút ra được và suy tôn ư kiến là nền an ninh quốc gia của Mỹ đă được gắn chặt không thể gỡ ra được với sự kiểm soát thị trường và tài nguyên bên ngoài bằng liên kết trong nền thống trị về chính trị và quân sự. V́ thế cho nên, ngay trước khi danh từ “tổ hợp quân sự - công nghiệp” ra đời, các cấp chóp bu trong chính quyền chúng ta cùng với các phần tử thống trị của tập đoàn kinh doanh và ngân hàng, mang quân phục hay thường phục, đă lớn tiếng kêu gọi phải bảo vệ quyền lợi kinh tế Mỹ trên khắp thế giới chống lại sự xâm lược của các nước Xă hội chủ nghĩa.
Sau thất bại của các nước trong phe Trục, chỉ có hai nước Liên Xô và Mỹ nổi lên như là các siêu cường quốc, một t́nh thế mà Tổng thống Roosevelt đă dự kiến, nhưng Tổng thống Truman đă không muốn và cũng không chấp nhận. Sự hợp tác trong thời kỳ chiến tranh giữa hai nước đă chấm dút và Liên Xô đă trở lại thành nước thù địch đối với các nước không Cộng sản, đặc biệt là Mỹ, như thời kỳ trước chiến tranh. Các lănh tụ Liên Xô tuyên bố “bọn con buôn chiến tranh” ở Mỹ (giới trùm kinh tài) đang âm mưu chống lại Liên Xô, việc khuếch trương chủ nghĩa Cộng sản là cần thiết cho nền an ninh Xô viết, và chủ nghĩa Cộng sản nhất định sẽ chiến thắng chủ nghĩa Tư bản trên phạm vi toàn thế giới.
Chính quyền mới theo dơi một cách lo ngại sự bành trướng thế lực, tư tưởng và kinh tế của Liên Xô vào Trung Âu và châu Á. Và trong một mưu đồ tuyệt vọng nhằm ngăn chặn “làn sóng đỏ”, không cho nuốt chửng các đất đai phụ thuộc, Tổng thống Truman đă không công bố chính sách ngăn chặn và thi đua kinh tế, đặc biệt bằng cách thông qua sự viện trợ cho các nước kém phát triển. Điều này đă đặt các siêu cường và các nước có quan hệ gắn bó với họ vào một cuộc xung đột giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Tư bản.
*
Trong những công văn đầu tiên chuyển qua cơ quan của tôi, có một bức điện đề ngày 5-10 của Bộ trưởng Ngoại giao Acheson gửi cho Roberton, đại biện Đại sứ quán chúng ta ở Trung Quốc, báo cho ông ta biết rằng Mỹ “không phản đối mà cũng không ủng hộ việc thiết lập lại nền cai trị của người Pháp ở Đông Dương”. Nhưng Mỹ tỏ ra “hài ḷng” khi thấy quyền cai trị của Pháp “được thiết lập trên cơ sở của một kết luận trong tương lai về sự ủng hộ của dân chúng đối với các yêu sách của Pháp”. Đây chẳng qua chỉ là nhũng lời quanh co, giả nhân nghĩa để nhằm làm dịu bớt nỗi lo lắng của Pháp đối với việc không tán thành của Mỹ.
Nhưng đă đến lúc Pháp phải giữ một vai tṛ then chốt trong kế hoạch Mỹ nhằm thực hiện một sự tập hợp đội ngũ chính trị và kinh tế mạnh mẽ với Anh ở hàng đầu ở châu Âu và châu Á. Trở ngại chủ yếu vẫn là Charles De Gaulle. Sự thù địch của Truman đối với ông này đă vượt xa những sự bực bội của Roosevelt, và đă phản ánh đúng thái độ chính thức của Mỹ đối với nước Pháp. Tổng thống cho De Gaulle là người nóng nảy, kiêu kỳ và không dáng tin cậy về mặt chính trị. Ông nghi ngờ những sự cố gắng của De Gaulle v́ trong mùa đông 1944, đă có hành động chập chờn giữa Đông và Tây qua việc De Gaulle bay tới Mátxcơva để điều đ́nh về một Hiệp ước hữu nghị với người Nga mà một năm sau điều đó đă được coi như là một thất bại hoàn toàn. Tổng thống cũng được biết việc Stalin tỏ ra khinh miệt ra mặt đối với “người Pháp suy đồi” và Stalin đă phản đối việc mời người Pháp tham dự hội nghị Yalta cũng như hội nghị Postdam, việc cho đến cuối năm 1945, De Gaulle vẫn tiếp tục theo đuổi sự ủng hộ của Cộng sản ở trong và ngoài nước. Tổng thống Truman cũng không lạ ǵ các luận điểm được nhắc di nhắc lại của De Gaulle nhằm cô lập nước Mỹ khỏi thế giới qua chủ trương của ông cho rằng chỉ có thể xây dựng sự thống nhất của châu Âu dựa trên ba cực: London, Paris và Mátxcơva. Truman tin chắc rằng De Gaulle sẽ ngả theo Liên Xô nếu điều đó trùng hợp với lợi ích của Pháp.
Ở đây cũng c̣n vấn đề De Gaulle luôn luôn nhấn mạnh việc ông phải được đối xử như đối với Mỹ, Anh và Nga trong một châu Âu sau chiến tranh. Tháng 8-1945, ở Washington, De Gaulle đă không hề giấu giếm cái viễn cảnh một nước Pháp đảm nhận vai tṛ lănh đạo khối Tây Âu chống lại cả Liên Xô và Mỹ - mà chủ yếu là Mỹ. Trong các cuộc đàm thoại về vấn đề này, De Gaulle đă không che giấu mối bất b́nh của ḿnh đối với ảnh hưởng của Mỹ, đă gạt bỏ các nguyện vọng của Pháp trong kế hoạch sau chiến tranh muốn được tái kiến thiết lại đất nước trên sự hoang tàn của Đức, và trở thành một trung tâm kinh tế và công nghiệp ở châu Âu. Truman đă đặc biệt phiền ḷng với cái tính tự cao tự đại của De Gaulle trong việc đ̣i cho nước Pháp quyền kiểm soát vùng tả ngạn sông Rhin và quốc tế hoá vùng Ruhr, để Pháp có phần trong sản xuất và phân phối các tài nguyên vùng đó. Sau hết, khi vấn đề các căn cứ quân sự Mỹ trong kế hoạch pḥng thủ toàn cầu được nêu lên, De Gaulle đă tỏ ra không tha thiết với việc cho nhường lại hoặc hợp tác với Mỹ trong vấn đề có liên quan đến đất đai của Pháp - một điều mà Truman không quên một cách dễ dàng. Trong bầu không khí chống đối và không tin cậy đó, Truman không có ư muốn viện trợ tài chính đặc biệt hoặc ủng hộ chính trị cho Pháp, và thay vào đó, đă gợi ư là tốt nhất Pháp phải loại những người Cộng sản ra ngoài chính phủ và đánh giá lại phương hướng hoạt động của ḿnh trong tương lai.
Sau các cuộc hội đàm, De Gaulle có cảm giác là Mỹ đă không đối xử với Pháp như là một cường quốc hạng nhất, c̣n Truman lại bị ám ảnh bởi những nghi ngờ nghiêm trọng xung quanh xu hướng ngả về Liên Xô và chủ nghĩa Cộng sản của Pháp. Đó thực là một khởi điểm đáng buồn trong mối quan hệ của Pháp - Mỹ sau chiến tranh. Và, với những vấn đề quan trọng đó ở tuyến đầu, trong quan điểm của Mỹ, tương lai Việt Nam chỉ là một vấn đề hết sức ngoài lề.
*
Dưới chủ trương của phương châm chỉ đạo lúc đó, tôi thấy các báo cáo của các Đại sứ quán chúng ta từ Paris và Trùng Khánh gửi về đầy những mâu thuẫn. Chúng không chỉ chống lại cái mà chúng tôi đă làm ở Đông Dương, mà c̣n gây thiệt hại cho quyền lợi quốc gia của chúng ta; nhưng qua đó chúng tôi cũng thấy được rằng Nhà Trắng đă biết được đến đâu, chẳng rơ có ai chú ư đến vấn đề này không.
Đại sứ Caffery ở Paris báo cáo là ngày 22-9 ông đă có một cuộc hội đàm với Philippe Baudet ở Bộ Ngoại giao Pháp. Baudet đă mô tả Việt Minh “đă được tổ chức ít nhiều theo chủ trương đường lối Cộng sản” và “có liên lạc mật thiết với Phái đoàn Xô viết tại Trùng Khánh”, nhưng lúc đó ông cũng có ư kiến là “Việt Minh không phải là một tổ chức Cộng sản”. Baudet nói rằng ở miền Bắc Đông Dương, đảng Cộng sản “đă ít nhiều biến mất, không c̣n là đảng Cộng sản nữa và đă thể hiện ra như là đă bị thu hút vào trong Việt Minh”. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy bức điện từ Paris gửi về chỉ nhắc lại những tin tức thất thiệt của Pháp, trong khi mà qua suốt 6 tháng trước đây, đă có rất nhiều báo cáo và điện tín liên quan tới Đông Dương được gửi tới cho Caffery ở Paris.
Để kết luận, Baudet đă bày tỏ với Caffery “sự đánh giá sâu sắc của Pháp đối với việc chuyên chở mà Mỹ đă giúp đỡ ở Thái B́nh Dương” và nhấn mạnh vào tầm quan trọng có được tàu bè “của người Anh cấp để đưa sang Đông Dương số quân Pháp cần thiết cho việc lập lại trật tự ở đây”. Rơ ràng đó là những tàu bè mà tướng Leclerc đă sử dụng để đưa quân đội của ông ta tới Sài G̣n. Và sau đó, vào tháng 10 và tháng 12, các tàu này đă chuyển quân Pháp tới Hải Pḥng.
Ngày 15-1-1946, Bộ trưởng Chiến tranh đă được Bộ Ngoại giao báo cho biết “việc sử dụng các tàu chiến và máy bay mang cờ Mỹ để chuyên chở quân đội của bất cứ nước nào đến hoặc đi khỏi Nam Dương quần đảo hay Đông Dương thuộc Pháp, cũng như việc cho Pháp dùng các tàu bè trên để chở vũ khí, đạn dược, và các thiết bị quân sự tới các vùng này”, đều trái với chính sách của Mỹ. Nhưng chỉ 3 ngày sau, khi H.F. Mathews, thủ trưởng vụ châu Âu, xin chỉ thị Acheson về việc Anh đề nghị chuyển giao cho Pháp khoảng 800 xe jeep và ô tô vận tải, lúc đó ở Sài G̣n và trước đây Anh đă nhận được từ viện trợ vay mượn. Acheson đă trả lời “Tổng thống cũng nghĩ rằng chúng ta sẽ đồng ư cho chuyển giao số xe” với lư do là việc điều động các thiết bị này sẽ “không thể thực hiện được”. Việc chuyển giao các khí tài quân sự nói trên đă thể hiện rơ ràng là các chỉ thị hiện hành đă được uốn nắn lại.
Từ giữa tháng 11-1945 đến tháng 3-1946, cơ quan tôi đă nhận được các bản sao của nhiều bức điện và thư của Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Thượng viện, và Liên hợp quốc. Đó là những lời khẩn thiết kêu gọi can thiệp vào Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc đă h́nh thành trong Hiến chương Đại Tây Dương và v́ lư do nhân đạo. Các văn kiện trên chủ yếu yêu cầu một sự ủng hộ chính trị trong việc giành độc lập của người Việt Nam, nêu ra ví dụ của Mỹ ở Philippin và bày tỏ hy vọng là người Pháp sẽ noi gương người Mỹ. Tôi hỏi Bộ Ngoại giao xem các thư từ và điện tín này đă được tŕnh bày chưa hoặc ít ra th́ cũng đă được ai đó có thẩm quyền xem xét một cách nghiêm chỉnh không; và tôi đă được nói cho biết rằng “Chính phủ” Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không được Mỹ công nhận và sẽ là một điều không thích đáng “nếu như Tổng thống hoặc một người có chức quyền nào khác xem xét tới các tài liệu đó”. Hơn nữa, Mỹ “đă cam kết” dựa vào người Pháp hơn là dựa vào những người Việt Nam Quốc gia để nhằm thực hiện những bước đi xây dựng tiến tới nền độc lập của Việt Nam.

Cuộc tuyển cử ngày 6-1-1946 đă bầu ra Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đầu tiên, A.B. Moffat, đứng đầu Vụ Đông Nam Á thuộc Bộ Ngoại giao có đến gặp tôi. Ông hỏi những tin tức mật về Hồ Chí Minh và tôi đă cung cấp cho ông những ǵ mà tôi có. Rất nhiều, đặc biệt là công việc ông Hồ làm ở Quốc tế Cộng sản (Comintern) và sự tham gia của ông với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng, trước hết, tôi nhấn mạnh đến tính chất dân tộc chủ nghĩa của ông Hồ - cái điều trước tiên phải là một người Việt Nam yêu nước rồi thứ đến mới là người Cộng sản.
Ông Hồ cố gắng một cách tuyệt vọng muốn “đóng hàng” đất nước mới ra đời của ông với các nước phương Tây và muốn xoá bỏ những lời lên án của Pháp cho ông và Việt Minh của ông là tay sai của Mátxcơva, nhưng chúng ta đă không ghi nhận tín hiệu đó của ông.
Khi tôi đang theo dơi kết cấu t́nh h́nh ở Đông Dương th́ lại đúng là lúc tôi phải tiếp tục những công việc khác không có liên quan ǵ tới Viễn Đông. Nhưng cũng chính v́ thế mà sự quan sát của tôi tỏ ra đúng mức, và tôi vẫn hoàn toàn tin tưởng rằng không có một sự chống đối nào lại có thể làm cho Việt Nam chuyển hướng khỏi cuộc đấu tranh v́ độc lập của họ, dù cho họ phải trả bằng giá nào và điều dó phải kéo dài đến đâu.
Thật đáng tiếc là chính đất nước chúng ta đă không chịu nh́n nhận cho hết thực tế này và đă không vạch ra được một phương hướng có thể đáp ứng lại những quyền lợi tối cao của chúng ta. Có thể nghĩa là hoàn toàn đứng ngoài sự việc trên và giữ vững một thái độ thực sự trung lập, một cách cụ thể và theo quan điểm đă được vạch ra của chúng ta.
T́nh h́nh Đông Dương diễn biến theo chiều hướng đă được dự đoán. Người Trung Quốc đă kéo dài thời gian đủ để “bóp nặn” người Pháp được ở mức tối đa: từ 28-2 tới 14-3 năm 1946, Pháp đă phải kư một loạt các Hiệp định nhượng lại các đặc quyền đặc lợi trước chiến tranh của họ ở Trung Quốc. Theo hiệp định 14-3, việc rút lui của quân chiếm đóng Trung Quốc sẽ bắt đầu vào ngày 15-3 và kết thúc vào ngày 31, nhưng trong thực tế th́ măi tới tháng 10-1946, đơn vị cuối cùng của Trung Quốc mới rời khỏi Hải Pḥng. Trong khi đó bọn tay sai thương mại và tài chính của Tưởng đă triển khai được một cách chắc chắn một cơ sở kinh tế khá vững vàng để tiến hành bóc lột Đông Dương trong một thời gian kéo dài hơn 30 năm sau, như hiện nay chúng ta đă thấy qua câu chuyện “thuyền nhân”.
Bị Mỹ bỏ rơi, không được thế giới Cộng sản biết tới, lại bị người Tnmg Quốc tham lam vô độ o ép, Hồ Chí Minh đă phải đi tới chấp nhận một “Hiệp định” khá mong manh, ngày 6-3-1946, không phải với chính phủ Pháp, mà với một quan chức cấp thấp hơn, đại diện cho giới quân sự ở Đông Dương. Nhưng ông Hồ cũng đă sớm thấy ngay là bản Hiệp định không có sự phê chuẩn của Bộ Ngoại giao Pháp và các điều khoản buộc Pháp phải công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một “quốc gia tự do”, có “Nghị viện riêng, quân đội riêng, và nền tài chính riêng của ḿnh”, nên bản Hiệp định đó đă không bao giờ được thi hành.
Thay vào đó, quân đội Pháp đă nhanh chóng vào chiếm đóng Hà Nội ngày 18-3. Và đúng một tháng sau khi chính thúc kết thúc việc chiếm đóng của Đồng minh, quân đội Leclerc (phần lớn do Mỹ viện trợ vận chuyển, trang bị vũ khí và khí tài) đă chiếm đóng các thành phố chủ yếu của Việt Nam. Chính sách của Mỹ đối với Đông Dương lúc đó đă ngả từ phương hướng chiến lược thời chiến sang lănh vực kinh tế chính trị của mối quan hệ giữa Mỹ và Pháp.
Hiệp định 6-3 đă nhanh chóng dẫn đến Hội nghị Đà Lạt (từ tháng 4 đến tháng 5). Ở đó “bè lũ Sài G̣n” do D'Argenlieu, “một Raesputin(1) người Pháp” cầm đầu, đă tạm thời cắt rời Nam Kỳ khỏi Việt Nam. Tiếp sau đó là Hội nghị Fontainebleau (tháng 7 đến tháng 9) tai hại. Ở đó, ông Hồ đă kư kết một cuộc ngừng bắn nhưng nó đă sớm chết yểu. Quyết tâm của ông Hồ cộng tác với người Pháp ít nhất cũng trong một thời gian, đă làm cho cả những người Quốc gia thân Trung Quốc cũng như các thế lực thực dân Pháp hoảng sợ. Việc tiếp tục tồn tại của ông Hồ và Việt Minh của ông có nghĩa là họ sẽ chết, và đó là điều họ muốn tránh bằng bất cứ giá nào. Qua những con đường có thế lực ở Trùng Khánh và Paris, một chiến dịch chống ông Hồ và Việt Minh lại được bung ra với những thủ đoạn cũ, cho họ là những tay sai trung thành của Mátxcơva.
Mùa hè 1946, những luận điệu tuyên truyền này lan tới Washington, và trong tất cả những ǵ chính thức nói đến ông Hồ đều được gắn thêm chữ “Cộng sản”. Ngày 5-12-1946, khi Moffat tới thăm Đông Dương, Bộ trưởng Acheson đă có điện chỉ dẫn trong trường hợp có thể gặp ông Hồ, Moffat “phải luôn luôn nhớ rằng ông Hồ đă được xác định là một tay sai của Quốc tế Cộng sản…”, mặc dù vẫn tồn tại một điều thực tế là dấu vết âm mưu do Kremlin điều khiển đều có thể t́m thấy được ở mọi nơi, trừ Việt Nam ra. Chúng ta không có chứng cớ ǵ về mối liên lạc Việt Nam - Mátxcơva. Liên Xô không những đă không ủng hộ ông Hồ trong cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây, mà c̣n không công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong nhiều năm sau nữa.
Từ Fontainebleu “tay không” trở về, ông Hồ lại phải đương đầu với sự phản đối kịch liệt của các phần tử chống lại ông trong Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh Hội. Chúng ḥ hét kết tội ông là “phản bội” và “hợp tác” yêu cầu ông từ chức. Để tránh đổ máu và tranh thủ thông qua được Hiệp định Fontainebleu, ông Hồ cho triệu tập phiên họp thứ hai Quốc hội để phê chuẩn bản Hiệp định đ́nh chiến và do đó gạt bỏ trước được sự chống đối của Pháp. Quốc hội đă biểu quyết tín nhiệm ông Hồ và yêu cầu ông đứng ra lập nội các mới.
Ngày 8-11, nội các mới được thành lập gồm có 7 Cộng sản, 2 Dân chủ, 1 Xă hội, 1 Việt Nam Quốc dân Đảng, và 1 độc lập. Như vậy là Việt Minh vẫn nắm trọn quyền kiểm soát lúc đó, những cuộc ngừng chiến th́ chỉ kéo dài vừa vặn 70 ngày.
Kết thúc của cuộc ngừng bắn bắt đầu từ hôm 20-11, khi nổ ra một cuộc xô xát vũ trang ở Hải Pḥng giữa Hải quân Pháp với bộ đội Việt Minh xung quanh vấn đề thuế quan. Hai bên bắn nhau trong 2 ngày trước khi đi tới một cuộc dàn xếp ở địa phương. Nhưng đô đốc D'Argenglieu, lúc đó đang ở Paris, tức giận về cái ông ta cho là một sự xúc phạm của người Việt Nam, đă điện cho thiếu tướng J. Valluy, người phó của ông ta ở Sài G̣n, phải “dạy cho bọn An Nam một hỗn láo này một bài học”. Ba ngày sau, Pháp gửi một tối hậu thư cho các nhà chức trách Việt Minh, bắt trong ṿng 2 tiếng đồng hồ phải rút hết quân đội ra khỏi khu vực Hải Pḥng. Khi điều đó bị bác bỏ, quân Pháp được pháo từ chiếm hạm Suffren ngoài khơi bắn yểm hộ, đă tấn công vào khu vực Hoa kiều trên bến cảng, gây thương vong khoảng 25.000 người trong đó có 6.000 người chết.
Bị bất ngờ trước cuộc tấn công tàn bạo của Pháp, nhưng ông Hồ vốn là người muốn thương lượng điều đ́nh, nên đă cố gắng t́m cách tránh một cuộc đụng độ toàn diện và kêu gọi người Pháp ngừng bắn. Giới quân sự Pháp, được khích lệ bởi việc D'Argrenglieu khinh thường ông Hồ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của ông, đă t́m được một cái cớ để phá vỡ hiệp định Fontainebleau nên dă không đếm xỉa tới lời kêu gọi hoà hoăn của ông Hồ, lại cho tăng thêm các cuộc đánh phá. V́ vậy ngày 19-12, đội Tự vệ địa phương đă phá huỷ nhà máy diện Hà Nội, báo hiệu mở đầu cuộc tổng tiến công vào người Pháp; ông Hồ và Chính phủ ông chuyển vào rừng sâu. Thế là từ đó, cuộc chiến tranh Đông Dương, được phát động từ ban đầu bằng cú của Cédile ở Sài G̣n, nhưng ít nhiều đă bị ḱm lại không mở rộng ra ngay được v́ thực lực quân Pháp lúc đó và chủ trương thương lượng của ông Hồ, đă bắt đầu trở thành một thực tế có quy mô toàn diện.
*
Trong khi người Việt và người Pháp phải đương đầu với cuộc chiến tranh kéo dài của họ, th́ quyết định của chúng ta giúp đỡ người Pháp dưới h́nh thức viện trợ quân sự, một sự viện trợ bắt nguồn từ các yêu cầu kinh tế và các vấn đề chính trị châu Âu, đă được trưng ra như một quyết định về đấu tranh tư tưởng b́nh thường - đó là vấn đề chống Cộng. Năm 1947, Hy Lạp đang bị rối loạn về kinh tế và bị du kích Cộng sản tấn công. Nước Thổ bị Nga làm áp lực bắt nhượng lại eo biển Dardanelles. Những cố gắng này của Cộng sản, nếu thành công sẽ mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô tới tận miền Đông Địa Trung Hải. V́ thế, Tổng thống Truman đă phải tuyên bố, trong cái mà sau này được kêu là học thuyết Truman, “chính sách của Mỹ là phải ủng hộ các dân tộc tự do” chống lại sự xâm lược trực tiếp và gián tiếp của Cộng sản. Kết quả là nhờ viện trợ kinh tế Mỹ, Hy Lạp đă phục hồi lại dược nền kinh tế, và nhờ viện trợ quân sự Mỹ, đă đánh bại được các cuộc tấn công của Cộng sản. Được viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ hỗ trợ một cách mạnh mẽ, Thổ đă chống lại được các yêu sách kiểm soát Dardanelles của Nga.
Yêu cầu của nền kinh tế trong nước đ̣i hỏi phải không ngừng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm Mỹ dưới h́nh thức thương mại hay viện trợ. Do đó, đến năm 1947, Bộ trưởng Ngoại giao Marshall đă đề nghị cấp viện trợ kinh tế cho tất cả các nước châu Âu, bao gồm cả Nga và các nước phụ thuộc Nga. Ông nói “Chính sách của chúng ta không nhằm chống lại bất cứ nước nào hay học thuyết nào, mà chống lại đói khát, nghèo nàn, thất vọng và rối loạn”. Thực tế Mỹ chỉ muốn giúp cho châu Âu thôi không phải xin các quỹ cứu trợ tràn lan và ít hiệu quả của Mỹ nữa, để khuyến khích phát triển một nền mậu dịch hai bên cùng có lợi giữa Mỹ và châu Âu, và cũng là để giảm nhẹ nguy cơ đe doạ của Cộng sản ở Tây Âu, nhất là ở Pháp và Ư. Những người nắm chính sách đối ngoại của Mỹ sợ rằng nếu Tây Âu rơi vào ṿng thống trị của Liên Xô th́ cùng với nhau, họ sẽ thành một khối quân sự, kinh tế cực kỳ mạnh, và sẽ gây nguy hại một cách không thể tránh khỏi cho quyền lợi quốc gia Mỹ trên toàn thế giới. Trong 4 năm (1948-1951), Kế hoạch Marshall, c̣n được gọi là Kế hoạch Phục hưng châu Âu (ERP), đă cung cấp cho Tây Âu 12,5 tỷ dollar, phần lớn cho việc chi phí ở đây về thực phẩm, nguyên liệu và thiết bị máy móc. Nhưng điều đó cũng đă giúp giữ vững dược nền kinh tế của chúng ta và đồng thời tăng cường được sự ổn định chính trị ở các nước ngoài và làm giảm được ảnh hưởng của Cộng sản.
Nga đă kết tội Kế hoạch Marshall là một mưu mô của Mỹ nhằm giành quyền kiểm soát kinh tế và chính trị châu Âu, và điều đó chúng có phần đúng. Họ đă từ chối không nhận một sự viện trợ nào cho họ, cũng như cho các nước phụ thuộc họ, và đă đưa ra một chương tŕnh viện trợ kinh tế riêng tức là Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON). Cuộc thi đua này lại càng khiến cho Mỹ gia tăng nỗ lực mạnh hơn nữa trong việc thống trị toàn cầu. Trong bài diễn văn nhận chức năm 1949, Tổng thống Truman khẳng định sự chống đối của Mỹ với sự bành trướng của Liên Xô bằng cách mở rộng ngoại viện Mỹ qua việc cung cấp kỹ thuật, kiến thức và trang bị cho các nước nghèo. Chương tŕnh mới, gọi là Chương tŕnh Điểm Bốn(2), cũng khuyến khích sự đầu tư mạnh mẽ của tư bản tư nhân vào các nước kém phát triển với mục tiêu cuối cùng là giành được sự ủng hộ của họ.
Cuộc đấu tranh để giành lănh đạo về tư tưởng và kinh tế giữa hai siêu cường đă tràn sang lĩnh vực chiến lược vào năm 1948, khi thế giới tự do bị chấn động bởi ba cuộc tấn công do Liên Xô sắp đặt - đảo chính ở Tiệp Khắc, áp lực đối với Phần Lan để nhập vào quỹ đạo Xô viết, và cuộc khủng hoảng Berlin. Trong năm 1949, Mỹ đă cùng 12 nước trong thế giới tự do lập thành Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một hiệp ước pḥng thủ chung, bảo đảm an ninh tập thể của các nước, nhưng đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ các khí tài chiến lược mới do các nước chủ chốt trong hiệp ước - Mỹ, Anh, Pháp và sau này có thêm Đức, sản xuất.
Đến đó, một quy tŕnh đă được khép kín - từ tư tưởng tới kỉnh tế (ERF, Điểm Bốn), rồi chiến lược (NATO, sau đó là ANZUS và SEATO). Và giống như trong cuộc xung đột tư tưởng và kinh tế, Liên Xô đă trả đũa bằng các liên minh chiến lược - Hiệp ước Trung - Xô (1950) và Hiệp ước Varsaw (1955).
Cũng phải đến tháng giêng 1953 mới có một nhà lănh đạo Mỹ xác định một cách trung thực quyền lợi quốc gia của chúng ta như chúng đă và vẫn c̣n được ấn định như hiện nay. Trong bài diễn văn nhận chức của ông, Tổng thống Eisenhower tuyên bố:
“Chúng ta biết rằng chúng ta gắn bó với tất cả các dân tộc tự do không phải chỉ đơn thuần bằng một lư tưởng cao thượng mà bởi một nhu cầu khá giản đơn. Không một nước tự do nào lại có thể bám giữ măi lấy một đặc quyền hay được hưởng an toàn trong sự cô lập về kinh tế. Nguyên vật liệu của chúng ta có thể đáp ứng đầy đủ cho mọi người, nhưng chúng ta cần thị trường trên thế giới để tiêu thụ vật phẩm dư thừa của các đồn điền và nhà máy của chúng ta. Trái lại, chứng ta cần đến những vật liệu và sản phẩm sống c̣n của các vùng đất khác do chính ngay các đồn điền và nhà máy đó. Quy luật cơ bản về sự tương hỗ này, đă thể hiện quá rơ rệt trong nền thương mại thời b́nh, sẽ được áp dụng ở mức độ cực kỳ mạnh mẽ hơn nữa trong thời chiến”.
Eisenhower đă nói rơ ra điều mà nhiều người chúng ta đă biết nhưng cũng ít khi chịu chấp nhận, đó là vấn đề quyền lợi quốc gia chúng ta sẽ được phục vụ tốt hơn hết bằng sự trao đổi thương mại, đặc biệt là khi việc buôn bán này cung cấp cho chúng ta những nguyên liệu (tài nguyên nước ngoài) cần thiết để sản xuất các vật phẩm có thể xuất cảng, làm ra từ nước Mỹ và đem bán trên thị trường thế giới.
Sự lo lắng về an ninh quốc gia của Mỹ đă thể hiện qua việc Mỹ chống đối tích cực với địch thủ chủ yếu của ḿnh là Liên Xô trong việc tranh giành các vùng ảnh hưởng trên thế giới.
Thoạt đầu, điều đó chỉ thể hiện một cách duy nhất trong quần chúng như là một cuộc chống đối với một khối Cộng sản thống nhất. Nhưng thực tế đă không phải như vậy, v́ những rạn nứt đă thỉnh thoảng xuất hiện trong khối thống nhất này; chẳng hạn như việc chính phủ Cộng sản Nam Tư của Tito ly khai hoàn toàn với Liên Xô năm 1948; và sau đó Tito đă đ́nh chỉ viện trợ cho du kích Cộng sản ở Hy Lạp.
Người Pháp đă thấy rất sớm họ cần phải lợi dụng một cách tốt nhất những sự lo sợ về tư tưởng lúc đó đang tồn tại ở Mỹ như thế nào. Mối đe doạ Pháp có thể “thành Cộng sản” đă mang lại những hậu quả nhanh chóng. Việc phong trào quốc gia Việt Nam bị gán cho nhăn hiệu là “đỏ” hay “do Mátxcơva điều khiển” đă hoàn toàn gạt bỏ mọi hành động của Chính phủ Mỹ trong việc thăm ḍ các khả năng mở được đường tới chính phủ Hồ Chi Minh. Đó cũng là một h́nh thức doạ nạt đă được thực hiện khá tốt trong một thời kỳ căng thẳng.
Ngay sau khi nổ ra cuộc xung đột Pháp - Việt, ngày 8-1-1947, Bộ Ngoại giao đă điện cho Đại sứ Caffery ở Paris báo cho Pháp biết rằng chúng ta có thiện cảm với người Pháp, và sẵn sàng sử dụng “thiện chí” của chúng ta để giúp thanh toán cuộc tranh chấp. Ông cũng được phép báo cho Pháp biết là Mỹ sẽ đồng ư bán vũ khí cho Pháp “trừ các trường hợp tỏ ra có liên quan tới Đông Dương”. Người Pháp đă không để phải đợi trả lời. Ngay ngày hôm đó, Đại sứ quán Pháp ở Washington đă thông báo cho biết đánh giá của Pháp về việc ông Achenson “đă có thái độ hiểu biết trong khi thảo luận về vấn đề Đông Dương”, và đă lịch sự gạt bỏ “thiện chí” của chúng ta với một lời nói cạnh rằng Pháp sẽ cố gắng giải quyết vấn đề của ḿnh mà không cần tới sự giúp đỡ từ bên ngoài “một khi Pháp được xác nhận lại quyền lực của ḿnh”. Nhắc lại luận điệu cũ về sự liên can của Mỹ trong việc Pháp gặp rối ren ở Đông Nam Á, người đại diện Pháp cho rằng Mỹ phải gánh phần trách nhiệm về việc chậm trễ xác định lại quyền lực của Pháp ở Đông Dương, v́ chúng ta “đă không đáp ứng những yêu cầu viện trợ vật chất của Pháp vào mùa thu 1945”.
Về vấn đề Pháp hiểu lầm lập trường của chúng ta ở Đông Dương và việc Pháp có thể rút lui ở châu Âu, đầu tháng 2-1947, Đại sứ Caffery đă nhận được chỉ thị phải bảo đảm với Thủ tướng Ramadier về “những t́nh cảm hữu nghị” của Mỹ đối với Pháp và lợi ích của Mỹ trong việc giúp Pháp khôi phục lại lực lượng kinh tế, chính trị và quân sự. Sau khi đảm bảo với Ramadier là Mỹ công nhận chủ quyền Pháp tại Đông Dương, chúng ta đă đưa ra lư lẽ là vấn đề thuộc địa này đă “lỗi thời” rồi. C̣n đối với Hồ Chí Minh, Caffery đă nhận được chỉ thị phải nói rằng chúng ta không bỏ qua thực tế là ông Hồ “có những mối liên quan trực tiếp với Cộng sản” và hiển nhiên là “chúng ta không thấy có lợi ích ǵ trong việc nền cai trị đế quốc thực dân lại được thay thế bởi nền triết lư và các tổ chức chính trị bắt nguồn từ Kremlin và do Kremlin kiểm soát”. Do đó, Mỹ đă lựa chọn lập trường đứng ngoài cuộc xung đột và càng không ngăn chặn Pháp trong vai tṛ xâm lược của Pháp tại Việt Nam.
Nhưng chỉ vài tuần sau, chính sách Mỹ đă được định h́nh. Ngày 13-5-1947, các nhà ngoại giao của chúng ta ở Paris, Sài G̣n và Hà Nội đă nhận được chỉ thị chính thức sau đây:
“Lập trường chủ yếu trong nhận thức của chúng ta là, ở Đông Nam Á, chúng ta nhất thiết phải cùng thuyền cùng hội với người Pháp, cũng như với người Anh và Hà Lan… Chúng ta phải thấy rằng sự liên kết chặt chẽ giữa Pháp và các thành viên trong Liên hiệp Pháp không phải chỉ có lợi cho các nước liên quân, mà c̣n có lợi cho chúng ta một cách gián tiếp… Đông Nam Á đang trải qua một giai đoạn nghiêm trọng… với 7 nước mới đang trong quá tŕnh đấu tranh hoặc thực hiện nền độc lập hoặc nền tự trị. Các nước này bao gồm 1/4 dân số thế giới và sự phát triển tương lai của họ… sẽ là một nhân tố hết sức quan trọng cho sự ấn định toàn cầu. Đi theo với việc nền cai trị của người châu Âu được nới ra… các nước mới này có thể bị ch́m sâu vào những cuộc bất hoà dữ dội… các xu hướng Liên Á chống phương Tây có thể trở thành lực lượng chính trị quan trọng nhất, hoặc Cộng sản cũng có thể nắm lấy chính quyển. Chúng ta cho rằng điều đảm bảo nhất cho sự an toàn đối với các t́nh huống có thể xảy ra nói trên phải là một sự liên kết chặt chẽ được tiếp tục giữa các dân tộc mới được tự trị với các cường quốc đă từ lâu trước đây chịu trách nhiệm về sự thịnh vượng của họ. Đặc biệt chúng ta công nhận (rằng) người Việt Nam trong một thời gian nhất định vẫn c̣n cần tới sự giúp đỡ về vật chất và kỹ thuật của Pháp cùng với một sự chỉ dẫn sáng suốt về chính trị mà chỉ một nước có truyền thống dân chủ lâu đời đă được công nhận là biết tôn trọng nhân quyền và giá trị cá nhân con người như nước Pháp mới có thể đáp ứng được”.
Những người làm chính sách của chúng ta ở Washington cảm thấy sẽ phải chịu một sự tổn thất không thể tránh khỏi và cũng không thể sửa lại được về các tài nguyên quan trọng cho các nước phương Tây, nên đă ra sức củng cố các cường quốc thực dân. Và với một sự trắng trợn điển h́nh gần như hốt hoảng, bản chỉ thị chính thức tiếp tục viết:
“… Có chứng cớ là những người Cộng sản Pháp đă được chỉ dạo phải tăng cường hoạt động ở các thuộc địa Pháp dù cho đến mức họ có thể mất sự ủng hộ của dân chúng ngay trên đất Pháp; đó cũng là dấu hiệu cho thấy Kremlin sẵn sàng hy sinh những thắng lợi tạm thời với 40 triệu người Pháp cho đường lối chiến lược lâu dài về thuộc địa với 600 triệu dân chúng các nước phụ thuộc; điều đó góp phần đ̣i hỏi một cách hết sức cấp bách phải có những sự nh́n nhận đi trước…
Bộ rất lo ngại, sợ rằng Pháp cho các cố gắng của Pháp để t́m “những đại diện thực sự” của Việt Nam rồi điều đ́nh với họ để thành lập một chính phủ bất lực theo kiểu chế độ Nam Kỳ, hoặc có thể có mưu đồ phục hồi lại Bảo Đại (sic), với những quyền dân chủ hạn chế để hỗ trợ cho nền quân chủ, được coi là vũ khí để chống lại chủ nghĩa Cộng sản”.
Cái bóng ma Cộng sản đang xâm nhập vào các vùng đất từ trước đến nay vẫn được coi là lănh địa của các nước dân chủ phương Tây đă thúc đẩy Bộ Ngoại giao chúng ta phải xem xét lại lập trường của ḿnh. Mặc dù Mỹ vẫn chính thức coi cuộc chiến tranh Đông Dương căn bản là một vấn đề của Pháp, nhưng cuộc đấu tranh lâu dài này lại tỏ ra có lợi cho những người quốc gia Việt Nam - mà đó lại là những người Cộng sản, nên Mỹ đă gợi ư cho Pháp để họ có những nhân nhượng có ư nghĩa đối với những người quốc gia Việt Nam, đă chấm dứt sự ủng hộ đối với người lănh tụ duy nhất hợp lư và có năng lực là Hồ Chí Minh. Do đó, chính sách Mỹ đă quay theo chính sách dùng biện pháp Bảo Đại của Pháp chẳng phải v́ ông này là một người Quốc gia có cỡ, mà chỉ v́ ông này không phải là Cộng sản. Đến đây, rơ ràng Mỹ đă ít quan tâm đến phong trào dân tộc Việt Nam hơn là việc ngăn chặn “làn sóng đỏ”.
Chính sách không can thiệp của Mỹ đă bắt đầu chấm dứt từ năm 1949. Cũng vào tháng giêng năm đó, Bắc Kinh rơi vào tay Cộng sản Trung Quốc và Mỹ đă phản ứng một cách gay gắt trước việc người Pháp thiếu khẩn trương trong việc hứa cho Việt Nam tự trị. Tiếp theo thoả hiệp Élysée (kư tháng 3-1949), ngày 10-5, Bộ Ngoại giao đă chỉ thị cho lănh sự Mỹ ở Sài G̣n phải làm cho mọi người thấy là Mỹ mong muốn “cuộc thí nghiệm Bảo Đại phải được xúc tiến ngay sau khi ở đây đă thể hiện rơ không c̣n có biện pháp thay thế nào khác”. Mỹ c̣n tỏ ư sẵn sàng muốn đóng góp bằng cách công nhận chính phủ Bảo Đại, cung cấp vũ khí và viện trợ kinh tế vào lúc thích đáng. Đó chỉ là cái mồi để nhử Pháp khẩn trương hoạt động. Acheson đă nhấn mạnh với lănh sự của chúng ta về “sự cấp bách và cần thiết phải nhanh chóng giải quyết cuộc xung đột giữa Pháp - Việt trong khoảng thời gian ngắn ngủi có thể c̣n lại trước khi Đông Dương bị xáo động bởi những thắng lợi của Cộng sản ở Trung Quốc”. Cái kiểu đối phó hàng ngày gặp đâu hay đấy này của Mỹ, phản ánh một nỗi lo sợ bẩm sinh đối với chủ nghĩa Cộng sản, đă làm khổ nước này suốt trong 1/4 thế kỷ tiếp sau đó trong những mối quan hệ của chúng ta với Việt Nam, và đó cũng là đặc tính chính sách đối ngoại Mỹ trong sự giao dịch với Liên Xô và thế giới Cộng sản.
***
Các sự kiện năm 1948 và 1949 ở Trung Quốc đă mang lại cho Mỹ một sự cảnh giác mới về sức sống mănh liệt của Cộng sản châu Á; và Mỹ cảm thấy cấp bách phải ngăn chặn họ lại. Các công cụ chính trị Mỹ đă triển khai để đương đầu với những thử thách quyết định của Cộng sản châu Âu đă được áp dụng mà không có mấy thay đổi với các vấn đề hoàn toàn khác biệt ở Viễn Đông. Đồng thời với việc phát triển khối NATO, Mỹ bắt đầu nghiên cứu xây dựng khối an ninh tập thể châu Á. Các chương tŕnh viện trợ kinh tế và quân sự mới được ấn định và học thuyết Truman đă hoàn toàn đạt tới những quy mô mới qua việc được mở rộng sang các vùng mà các đế quốc thực dân châu Âu đă bị tan ră. Do đó vào những tháng cuối năm 1949, phương hướng chính sách Mỹ là nhằm chặn đứng sự bành trướng mới của Cộng sản ở châu Á bằng tổ chức an ninh tập thể nếu như người châu Á đă sẵn sàng, và bằng sự cộng tác với các nước đồng minh châu Âu chủ yếu và nếu có thể với các nước trong khối Liên hiệp Anh, hoặc chỉ hợp tác tay đôi nếu như cần thiết. Phương hướng đường lối chính sách đó đă dẫn đến cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), đến việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) năm 1954, và việc can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào Việt Nam.
Ngày 30-12-1949, Pháp đă kư một loạt các hiệp ước về việc chuyển giao nền cai trị trong nước cho Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại tiếp theo Hiệp định Élysée kư trong tháng 3 trước. Vào tháng 1-1950, các đạo quân của Mao tiến tới sát biên giới Bắc Việt Nam, và Bắc Việt Nam cũng chuyển vào quỹ đạo Trung - Xô. Ngày 18-1, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và hai nước đă kư một thoả hiệp thương mại ở Bắc Kinh về viện trợ quân sự. Mười hai ngày sau, Liên Xô cũng công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Báo chí Mátxcơva đă giải thích một cách hài hước là Nga chỉ công nhận một Chính phủ mà Pháp đă công nhận từ năm 1946 mà thôi. Tại sao ông Hồ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của ông lại không được công nhận từ trước th́ không được giải thích.
Ngày hôm sau (1-2), tiếp tục phản ứng, Bộ trưởng Acheson công khai tỏ ra “ngạc nhiên” về việc Kremlin công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và công khai nói rằng hành động của Liên Xô “sẽ gạt bỏ mọi ảo tưởng về cái gọi là thực chất “Quốc gia” trong các mục tiêu Hồ Chí Minh đang theo đuổi và tố giác ông Hồ như là một kẻ tử thù của nền độc lập của người bản xứ Đông Dương”. Hiển nhiên là ông Acheson đă không thấy được rằng đă hơn 1/4 thế kỷ nay, chỉ có Hồ Chí Minh mới giữ cho ngọn đuốc độc lập bừng cháy trong trái tim và khối óc những người Việt Nam, Cộng sản cũng như không Cộng sản; và duy nhất chỉ có ông đă trở thành hiện thân của chủ nghĩa Quốc gia Việt Nam - một George Washington Việt Nam. Trong khi coi ông Hồ như một Washington khác th́ cũng phải nói thêm rằng không c̣n nghi ngờ ǵ việc ông là người lănh tụ phong trào kháng chiến Việt Nam duy nhất đă được quảng đại quần chúng tôn sùng và cũng là người đứng đầu của phong trào độc lập mạnh mẽ nhất và duy nhất có quy mô toàn quốc. Ông đă từ lâu trở thành “Bác Hồ” của người nghèo và b́nh dân, với một ánh hào quang trên đầu là tất cả các chế độ bù nh́n liên tiếp đă không bao giờ có khả năng đánh đổ được. Nhưng những sự thực đó đă tuột khỏi Bộ trưởng Ngoại giao của chúng ta, ông ta chỉ có kinh nghiệm cộng tác chặt chẽ với các cường quốc thực dân châu Âu trong việc miệt thị các dân tộc bản xứ thuộc địa. Người ta đă thôi không gọi họ là “dân bản xứ”, nhưng trong suy nghĩ th́ vẫn c̣n.
Việc nước Pháp chính thức thông qua vấn đề cho Việt Nam “độc lập” được công bố vào ngày 2-2. Xem xét kỹ th́ cái “độc lập” này chỉ là một kiểu trưng bày mới trong tủ kính mà đằng sau đó cơ cấu thực dân cũ vẫn c̣n nguyên vẹn. Song le, cũng vào ngày Pháp thông qua vấn đề này, trong một bản giác thư gửi Tổng thống, Acheson đă đề nghị chính thức công nhận “ba chính phủ Việt Nam, Lào và Cambodia được thành lập một cách hợp pháp”. Ông mô tả ông Hồ là “một tay sai Cộng sản… từ 1925”, là một người “đă quấy rối Pháp từ đó đến nay” và ghi chú thêm là Trung Cộng (ngày 18-1) và Nga Xô (ngày 30-1) đă công nhận Hồ Chi Minh là người đứng đầu Chính phủ hợp pháp ở Việt Nam… Ở đây, một lần nữa đă phản ánh căn bệnh chống Cộng cố hữu của chính quyền (Mỹ) và một phản ứng tức th́ đối với các hoạt động Trung - Xô.
Người ta có thể suy ra nhiều điều từ lập luận của Acheson trong việc đề nghị Tổng thống công nhận ngay các chính phủ bù nh́n của Pháp. Trong chương IV bản giác thư, ông nói rằng việc công nhận “tỏ ra là được mọi người mong muốn và phù hợp với chính sách đối ngoại Mỹ v́ nhiều lư do. Trong đó có: khuyến khích các xu hướng dân tộc không chịu sự lănh đạo Cộng sản của các dân tộc các vùng thuộc địa ở Đông Nam Á; thành lập những chính phủ không Cộng sản ổn định trong các vùng tiếp giáp với Trung Cộng; ủng hộ một nước bạn, thành viên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương; và một biểu thị không bằng ḷng đối với các chiến thuật Cộng sản…”.

Trong các lư lẽ này của ông ta, chẳng ai có thể t́m thấy bất cứ một sự liên tưởng nào tới các nguyên tắc dân chủ, tự do, độc lập hay quyền tự quyết của Mỹ. Trái lại, đây là một ủng hộ mạnh mẽ đối với sự thống trị tiếp tục của chủ nghĩa thực dân của một hội đồng minh châu Âu, do dollar Mỹ tài trợ, và phục vụ cho lợi ích tập đoàn đầu sỏ kinh tế. Nguyên nhân cơ bản của cuộc xung đột, vấn đề độc lập đối với sự thống trị của nước ngoài, đă ngang nhiên được gạt sang một bên để thích ứng với “một nước bạn” và cũng là để đảm bảo cho ngay chúng ta một vành đai chiến lược ở Đông Nam Á. Quả thực đó cũng là một h́nh ảnh khá lạ lùng của nền dân chủ Mỹ mà chúng ta phô bày trước các dân tộc phụ thuộc.
Tuy vậy, ngày hôm sau Tổng thống Truman cũng ưng thuận việc Mỹ công nhận Bảo Đại và các quốc gia liên kết Đông Dương và ngày 4-2, Tổng Lănh sự Mỹ ở Sài G̣n đă nhận được chỉ thị chuyển đến Cựu hoàng một bản thông điệp chúc mừng của Tổng thông, đồng thời với sự công nhận về ngoại giao chính phủ Quốc gia Việt Nam.
Người Pháp đă không để phí thời giờ trong việc yêu cầu Mỹ viện trợ. Bực v́ Mỹ làm áp lực phải xúc tiến “giải pháp Bảo Đại” và cho Việt Nam được quyền tự trị lớn hơn, Pháp lại giở tṛ “bóp nặn” của phương Đông. Ngày 16-2, Bộ Ngoại giao Pháp gặp Đại sứ của chúng ta ở Paris và nói toạc ra rằng “do kết quả của t́nh h́nh phát triển mới đây (ở Trung Quốc) và triển vọng ít ra th́ Trung Cộng cũng sẽ tăng cường viện trợ quân sự cho Hồ Chí Ḿnh” nên t́nh h́nh của Pháp đă trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Hơn nữa, “… cố gắng của Pháp ở Đông Dương giống như một ḍng nước cuốn ở Pháp, đ̣i hỏi cần phải có một chương tŕnh giúp đỡ dài hạn mà chỉ có Mỹ mới có thể cung cấp được. Nếu không… rất có khả năng Pháp có thể bị buộc phải (xem xét) chấm dứt các sự tổn thất của ḿnh và rút lui khỏi Đông Dương”.
Vấn đề đă được đưa ra trước Hội đồng An ninh Quốc gia và ngày 27-2 Hội đồng đă đi tới kết luận “phải thi hành mọi biện pháp có thể được để ngăn chặn sự phát điển sau này của Cộng sản ở Đông Nam Á… Thái Lan và Miến Điện có thể bị rơi vào ách thống trị của Cộng sản nếu như Đông Dương bị một chính phủ do Cộng sản khống chế cai trị. Lúc đó sự cân bằng lực lượng ở Đông Nam Á sẽ ở trong một t́nh thế cực kỳ nguy hiểm”. Đây cũng có thể là mầm mống của “thuyết domino”. Vấn đề lại được chuyển cho Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân; các Tham mưu trưởng tán thành kết luận của Hội đồng An ninh Quốc gia và đă kiến nghị với Bộ trưởng Quốc pḥng cung cấp viện trợ cho Pháp ở Đông Dương. Ngày 1-5, Tổng thống đă nhanh chóng duyệt cấp một khoản tiền 10 triệu dollar khí cụ chiến tranh, lần đầu tiên đánh dấu cái quyết định quan trọng việc Mỹ tham gia về quân sự.
Từ đó, chẳng có thảo luận ǵ thêm, nhưng một cách không thể nào thay đổi được, Mỹ đă cam kết, ủng hộ chế độ bù nh́n của Pháp trong cuộc chiến tranh chống lại những người quốc gia Việt Nam và bảo vệ quyền lợi thực dân của Pháp ở Đông Nam Á trong tấn thảm kịch đang diễn ra, đó là Việt Nam. Viện trợ Mỹ, bắt đầu một cách khiêm tốn với 10 triệu dollar năm 1950, đă vượt quá 1 tỷ dollar chỉ riêng trong năm tài chính 1954, và lúc này đă chiếm tới 78% chi phí về gánh nặng chiến tranh của Pháp.
Mặc dù Bộ Ngoại giao chúng ta có một nhóm khá mạnh thân Pháp, nhưng trong các quan chức cơ quan đối ngoại cũng c̣n có nhiều đầu óc thực tế, biết trước hết chú trọng đến quyền lợi của nước Mỹ. Họ quan niệm việc chúng ta tham gia vào đó, dù đúng hay sai, chỉ như là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa Đông Dương không bị rơi vào phe Cộng sản, chứ không phải để giúp đỡ Pháp, một cường quốc thực dân hay một đồng minh thành viên khối NATO. Tuy vẫn theo đuổi mục đích cũ, nhưng các phần tử này vẫn cùng với các nhà làm chính trị khác trong chính quyền khuyến khích Pháp trao hoàn toàn độc lập cho các nước trong Liên hiệp.
Nhưng thực không may mà các mục tiêu Pháp theo đuổi lại không trùng hợp với mục đích của Mỹ nhằm phi thực dân hoá Đông Dương và dựng lên một nước đệm chống Cộng giữa Trung Cộng và các nước Đông Nam Á. Suốt trong thời kỳ chúng ta giúp đỡ cho nỗ lực quân sự Pháp (1950-1954) người ta vẫn có thể nghe thấy rơ những tiếng vang vọng của năm 1945 trong các mối quan hệ Mỹ - Pháp. Như trong kinh nghiệm 1945, Mỹ đă lúng túng không biết phải làm ǵ cho đúng. Phái đoàn quân sự của chúng ta (MAAG) ở Sài G̣n th́ nhỏ bé và bị người Pháp hạn chế trong nhiệm vụ của một nhóm hỗ trợ tiếp tế hậu cần. Tất cả các khoản viện trợ Mỹ cho các quốc gia Liên hiệp chỉ được cấp, với sự đồng ư và nhất thiết phải qua tay Pháp. Sĩ quan MAAG không được tự do phát triển công tác t́nh báo thu tin trong quá tŕnh diễn biến cuộc chiến tranh; tin tức t́nh báo do Pháp cung cấp bị hạn chế, thường không xác thực, có khi được cố t́nh làm sai lạc đi. Người Pháp cưỡng lại với sự nhắc nhở thường xuyên của Mỹ đ̣i phải xây dựng các quân đội bản xứ các quốc gia Liên hiệp và cả ngay khi những đội quân này đă tồn tại th́ chúng cũng không thành được một quân đội quốc gia Việt Nam thực sự - đó cũng là một bài học mà chúng ta đă không thuộc khi chúng ta trực tiếp nắm vấn đề này.
Có một sự thực lịch sử là mỗi khi chúng ta liều lĩnh t́m cách đi ngược lại sự bành trướng của học thuyết Marxism, chúng ta đều trở nên lúng túng và thực tế phải đi tới chỗ phủ nhận cái nguyên nhân đầu tiên của sự bất măn đă dẫn dắt các dân tộc phụ thuộc tới việc tim kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặc dù chúng ta có thiện chí và cho rằng chỉ có h́nh thức dân chủ của chúng ta mới là lời giải đáp duy nhất đúng, chúng ta lại không chịu chấp nhận cho các dân tộc khác cái nguyên lư cơ bản của một nền dân chủ - quyền dân tộc tự quyết. Xu hướng các nhà lănh đạo Mỹ là dùng các đ̣n bẩy kinh tế và quân sự để chống lại “mối đe doạ” của chủ nghĩa Cộng sản, nhưng trong mọi trường hợp cái đ̣n bẩy này đă bị nổ tung ra. Và ở đâu chúng ta thành công một thời gian trong việc áp đặt được lối sống của chúng ta, th́ thông thường ở đó có bội bạc, phải trả giá đắt mà vẫn khổ sở.
Khi những tiếng vọng của 1945 hăy c̣n vang dội, chúng ta không thể không tự hỏi: Đông Nam Á có thực là quan trọng đối với quyền lợi an ninh của Mỹ năm 1950 không? Thuyết domino có đúng không? Không có sự ủng hộ của dân chúng Việt Nam, chúng ta có thể thắng trận được không? Và khi chúng ta chiến đấu bên cạnh nước Pháp, chúng ta có thể tránh được vết nhơ của chủ nghĩa thực dân không? Tuy các vấn đề này đang được bàn căi, nhưng thực tế lúc đó và hiện nay cũng đủ sức để trả lời “không” với mỗi câu hỏi trên. Dưới ánh sáng kinh nghiệm của chúng ta trong những năm 1940, cuộc liên minh của chúng ta với Pháp trong những năm 1950 và sự trực tiếp thiết thực tham gia với Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đều là thuần tuư điên rồ. Chúng ta chưa khi nào chịu t́m hiểu tiếng nói của nhân dân. Mặc dù chúng ta đă có một truyền thống huy hoàng chống chủ nghĩa thực dân, có nguyên tắc tự quyết của Wilson, và những lời tuyên bố độc lập cho các dân tộc phụ thuộc của Roosevelt, chúng ta đă bỏ ngoài tai những lời kêu gọi của Việt Nam đ̣i giải phóng khỏi ách thống trị của bên ngoài và chế độ thực dân.
Sẽ quá dễ dàng khi nói rằng chính phủ của chúng ta đă không được hiểu thực chất của vấn đề Đông Dương; hoặc ở đó đă không có được một lănh tụ quần chúng; hoặc người Việt Nam không có năng lực tự quản. C̣n Hồ Chí Minh, ngay với các bí danh khác nhau của ông, ông đă được thế giới phương Tây biết tới từ năm 1919. Các quan chức Mỹ, cũng biết ông và việc ông đă làm để thống nhất dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập từ 1942, và đă theo dơi các thành tựu của ông cho tới khi ông chết năm 1969. Những người biện hộ cho Bộ Ngoại giao chúng ta đă khó mà thanh minh được rằng họ không biết tới tính cách dân tộc chủ nghĩa của ông Hồ và sự ngay thật trong phong trào giành độc lập dân tộc của ông. Nhưng chính ngay những tập hồ sơ trong Bộ của họ từ năm 1942 đă tiết lộ rằng ông Hồ và Việt Minh là đặc biệt có tinh thần Quốc gia và không có những cam kết dính líu về chính trị với bên ngoài cho đến năm 1950.
Cho đến tận tháng 2-1950, những lời ám chỉ thưởng quyên và thô lỗ nói ông Hồ là một “tên Quốc tế” hay “phái viên của Quốc tế Cộng sản” một cách không có chứng cớ rơ ràng, đă tác động một cách ngây thơ đến chính sách đối ngoại của chúng ta và một lần nữa đă làm chúng ta mất cơ hội để đi đến một cuộc hoà giải với nhân dân Đông Dương. Tháng 5-1949, Bộ trưởng Acheson, mặc dù chẳng có lấy được một mẩu chứng cớ nào về các mối liên lạc giữa ông Hồ với Kremlin, đă chỉ thị cho đại diện Mỹ tại Hà Nội cảnh cáo những người quốc gia Việt Nam để ngăn chặn việc chấp nhận một sự liên minh với ông Hồ, bằng những lời lẽ sau đây:
“Qua hiểu biết về quá tŕnh đào tạo của ông Hồ, không thể có nhận định nào khác hơn ông Hồ là “một tên” Cộng sản quốc tế thực thụ v́: 1) rơ ràng ông Hồ đă không thể chối căi được các mối liên hệ với Mátxcơva và chủ nghĩa Cộng sản quốc tế; và 2) là một cá nhân được đề cao trong báo chí Quốc tế Cộng sản và dược họ ủng hộ. Hơn nữa, Mỹ đă không hề bị xúc động bởi tính chất dân tộc chủ nghĩa của lá cờ đỏ với ngôi sao vàng (sic)”.
Đây chỉ là bước đầu để sau này ông ta công khai tuyên bố ông Hồ “với bộ mặt thật là một kẻ tử thù của nền độc lập ở Đông Dương”. Mà điều này một lần nữa đă khoá trước mọi quan hệ với ông Hồ vào tháng 2-1950.
Dù cho ông Hồ là một người Quốc gia hay một người Cộng sản đi nữa th́ vấn đề cũng không phải ở đó. Sự việc là ở chỗ trước hết ông là một người Quốc gia, và thứ hai mới là Cộng sản. Ông quan tâm đến độc lập và chủ quyền của Việt Nam hơn là làm theo lợi ích và mệnh lệnh của Mátxcơva và Bắc Kinh. Nếu có sự ủng hộ của Mỹ, ông Hồ có thể đă chấp nhận một h́nh thức trung lập nào đó trong cuộc xung đột Đông - Tây và giữ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một chướng ngại trung lập và lâu dài chống lại sự bành trướng của Trung Quốc về phía Nam.. Người Việt Nam đă chứng minh họ có một mối lo sợ đối với sự đô hộ của Trung Quốc. Họ sẽ c̣n tiếp tục như vậy. Và họ có đầy đủ lư do riêng để hành động trong khả năng làm một vật đệm. Ông Hồ có thể phục vụ tốt cho mục tiêu rộng lớn hơn trong chính sách của Mỹ ở châu Á, không phải như những “con rối Cộng sản” dùng để che mắt chúng ta.
Cuối thập niên 1940, nhiều tài liệu đă được đưa ra để chứng minh về đường lối lănh đạo của ông Hồ. Cũng có những tài liệu cho rằng một chính sách khác của Mỹ có thể khiến cho ông Hồ có đường lối không đi theo và chống lại với Bắc Kinh; nhưng một số người khác; trong đó có tác giả lại nhấn mạnh và một kết quả tất yếu là ông Hồ đă bị buộc phải phụ thuộc vào Bắc Kinh và Mátxcơva chỉ v́ có sự chống đối hoặc bàng quang của Mỹ.
Ông Hồ là một người Cộng sản; tự ông đă nói với tôi như vậy và ông không hề chối bỏ điều đó mỗi khi các nhà báo ngoại quốc hỏi. Nhưng một người Cộng sản không có nghĩa là ông bị cưỡng ép phải đặt các mục tiêu, h́nh thức, và kỷ luật tổ chức Quốc tế Cộng sản lệ thuộc vào việc giành độc lập và thống nhất cho Việt Nam. Đă nhiều lần ông Hồ và các nhà lănh đạo khác của Việt Minh đă cho tôi hay họ có nhiều nghi ngại xung quanh vấn đề coi chủ nghĩa Cộng sản là một h́nh thức chính trị thích hợp với Việt Nam. Ông Hồ đặc biệt không tin là người Việt Nam đă đủ trưởng thành về mặt chính trị để có thể chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản - nhưng có thể một h́nh thức dân chủ xă hội chủ nghĩa có cải biên sẽ là lời giải đáp đúng đắn. Song dù cho về cuối những năm 1940, ông Hồ đă tỏ ra muốn xem xét tới chủ nghĩa trung lập, việc gắn bó với phương Tây, chủ nghĩa xă hội hay các h́nh thức không Cộng sản khác, th́ ở đây ông Hồ cũng chỉ đưa ra những sự lựa chọn có mức độ. Ông đă không có liên lạc trực tiếp với Mỹ từ 1946, và những tín hiệu ông nhận được từ Washington có thể rất không đáng phấn khởi. Vào năm 1947, các trang bị quân sự Mỹ đă được quân đội Pháp và Anh sử dụng để chống lại người Việt Nam và Mỹ đă đồng ư cấp cho Pháp một khoản tiền 160 triệu dollar để mua xe cộ và các thiết bị máy móc sử dụng trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Tháng 1-1947, Marshall chỉ công khai tuyên bố mong muốn “cần phải t́m được một cơ sở hoà b́nh cho việc hoà giải cuộc xung đột”, nhưng kế hoạch Marshall cho châu Âu đă tuồn các tài nguyên của Mỹ vào nước Pháp một cách có tính chất quyết định. C̣n sự chi viện của người Nga về mặt vật chất th́ không nhiều hơn. Trong khi người Xô viết chỉ trích kịch liệt các cường quốc thực dân khác mà không đả động ǵ tới nước Pháp, th́ khả năng trước mắt của một chính phủ Cộng sản Pháp cũng sẽ chỉ là giữ không lên tiếng ủng hộ ông Hồ, huống chi là nói đến công nhận và viện trợ.
Một người có đầu óc thực dụng như ông Hồ thấy ngay được rằng Việt Nam chỉ đứng hàng thứ hai trong chính sách đối ngoại Mỹ và Việt Nam cũng không thể tranh thủ được sự biệt đăi của mẫu quốc Nga khi nước này c̣n đang phải đấu tranh giành ưu thế khá rơ nét: “Chúng ta rơ rệt là hoàn toàn đơn độc; chúng ta đấu tranh quân sự ở Việt Nam tiếp tục và vị trí của Pháp thường tỏ ra có vẻ mạnh, th́ vùng nông thôn rộng lớn vẫn không bị chinh phục. Ưu thế của Pháp đă bị hạn chế chặt chẽ chỉ có ở các thành phố và đường giao thông”.
Sau năm 1947, t́nh h́nh chuyển biến ít nhiều có lợi cho ông Hồ. Việc t́m kiếm viện trợ Mỹ từ 1947 đến 1949 đă chẳng mang lại được ǵ tốt đẹp và đến 1950 th́ hoàn toàn hết hy vọng. Nhưng ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông tiến những bước nhảy vọt trong việc chống lại Tưởng Giới Thạch và đến 1950, Mao đă ở trong thế có thể giúp đỡ ông Hồ qua đường biên giới phía Bắc Việt Nam. Ông Hồ không c̣n bị cô lập như trước, ông đă có nhiều đồng minh, trước hết là Trung Quốc và sau đó Liên Xô. Một cuộc đấu bóng mới đă bắt đầu.

Chuyện ǵ đă xảy ra cho Pháp ở Đông Dương từ khi cuộc ngừng bắn đổ vỡ năm 1946? Vào năm 1947-1948, “bè lũ Sài G̣n” bắt đầu thừa nhận khả năng cho một số ít hạn chế người Việt Nam tham gia Chính phủ Đông Dương nhưng không phải là cho Việt Minh. D'Argenlieu hống hách chủ trương không điều đ́nh với ông Hồ và những người đi theo ông Hồ, và đưa ra ư kiến chỉ có thể chấp nhận biện pháp duy nhất là quay trở lại “chế độ quân chủ cổ truyền”. Ông ta cho một phái viên tới Hongkong để móc nối với cựu hoàng Bảo Đại. Phản ứng đầu tiên của ông này là ngờ vực và không muốn tiếp xúc với D'Argenlieu, con người mà Việt Nam kinh tởm. Nhưng Bảo Đại cũng chẳng muốn bác bỏ Hồ Chí Minh, người mà ông ta ca tụng là một nhà yêu nước chân chính, và trên lư thuyết ông ta c̣n phục vụ với danh nghĩa “cố vấn chính trị tối cao”.
Bảo Đại không phải hoàn toàn chỉ là một “tay chơi đế vương”, một “Farouk Viễn Đông”, hay là một “ông vua các hộp đêm” như người Pháp thường thích gọi, mà ông cũng c̣n là một nhà chính trị thận trọng và có tính toán. Ông cũng không phải chỉ là một tên bù nh́n sẵn sàng làm vừa ḷng người Pháp chỉ v́ tiền tài và bổng lộc, như người Pháp đă thấy v́ họ cũng phải để mất hơn 2 năm mới thuyết phục được Bảo Đại đồng ư làm theo mưu mô của Pháp. Bây giờ mới rơ đó cũng là một cách để Bảo Đại giũ sạch sự đô hộ của Pháp để ông ta nổi lên, theo kiểu của ông, như là một người dân tộc chủ nghĩa.
Vào đầu năm 1947, D'Argenlieu bị triệu hồi về nước và nhiều sự kiện mới xảy ra đă làm cho Bảo Đại phải xem xét lại t́nh h́nh. D’Argenlieu bị gọi về chính là do bị người Việt Nam ở Đông Dương và những người Xă hội - Cộng sản Pháp căm ghét sâu sắc. Trong năm 1947, Chính phủ Ramadier giữ lập trường là Pháp có ư định thương lượng một cuộc hoà giải với “những đại diện chân chính ở Việt Nam”. Điều đó có vẻ thành thật, nhưng thực ra chỉ là một sự thoả hiệp không hay ho ǵ giữa những người Cộng sản cùng với một số ít người Xă hội đ̣i phải mở lại một cuộc điều đ́nh với ông Hồ; và cánh tả đảng Cộng hoà B́nh dân Pháp không muốn có quan hệ với ông Hồ. Trong lúc đó th́ sự việc diễn ra một cách không thuận lợi cho ông Hồ lắm v́ ông đă không tranh thủ được một sự đảm bảo về chiến lược và chính trị nào. Ông đă phải vào ẩn náu trong vùng rừng núi, c̣n người Pháp kiểm soát các đô thị và thành phố. Ngày 21-3, ông đưa ra một bản thông báo, trong đó ông “trịnh trọng tuyên bố” là nhân dân Việt Nam chỉ mong muốn được thống nhất và độc lập “trong Liên hiệp Pháp” và đảm bảo “tôn trọng quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam”. Chưa bao giờ lại có điều kiện thuận lợi cho một cuộc hoà giải hơn như trong mùa xuân 1947 này.
Nhưng vào lúc đó, lại nổi lên một sự kiện mới, Việt Nam Quốc dân Đảng thân Trung Quốc, Đại Việt và Đồng minh Hội, được Quốc dân Đảng của Tưởng, bọn quân phiệt Trung Quốc và cả Mỹ khuyến khích đă đi đến thành lập một tập đoàn chính trị mới gọi là Mặt trận Liên hiệp Quốc gia. Tổ chức này được mô tả như là một liên minh lỏng lẻo của những phần tử hợp tác cũ đă mất uy tín, những tên mưu mô đầy tham vọng, bọn bè phái bất lực và một số lănh tụ thành thật nhưng nông cạn và không có quần chúng. Trong số sau này phải kể đến Ngô Đ́nh Diệm, lần đầu tiên và cũng là lần độc nhất tham gia vào một đảng phái không phải do ông tự lập ra. Mặt trận Liên hiệp Quốc gia đă bắt liên lạc với một số phần tử bảo thủ và, “ly khai” ở Nam Kỳ như Cao Đài, Hoà Hảo và đảng Xă hội Dân chủ Nam Kỳ. Họ hội họp ở Quảng Châu và thống nhất ư kiến thôi không ủng hộ Bảo Đại. Mặc dù các phần tử này gần như hoàn toàn mất uy tín trong nhân dân Việt Nam nhưng người Pháp lại cho việc khuyến khích họ là điều thích đáng đối với quyền lợi của nước Pháp.
Người thay D'Argenlieu là E. Bollaert, một nghị sĩ thuộc đảng Xă hội cấp tiến và đă đến Sài G̣n ngày 1-4 để phải đối phó với hai phe đối địch nhau, Chính phủ “hợp pháp” Việt Nam đang hoạt động từ vùng rừng núi, và các nhóm khác nhau đă họp thành Mặt trận Liên hiệp Quốc gia. Bảo Đại lánh mặt ở hậu trường, Hoàng Minh Giám, Bộ trưởng Ngoại giao của ông Hồ gặp Bollaert ngày 19-4 và đă đưa ra một đề nghị hoà giải chính thức; nhưng một lần nữa thời cơ thuận lợi cho một cuộc thương lượng hoà b́nh lại tan biến v́ các điều khoản cua Pháp chẳng khác ǵ một đ̣i hỏi Việt Minh phải đầu hàng.
Giữa lúc đó, Mặt trận Liên hiệp Quốc gia mới được các người Công giáo Việt Nam ủng hộ đề xuất ra “giải pháp Bảo Đại”. Người Pháp lúc bấy giờ, tuy hoàn toàn biết rơ về “tên tay chơi” này nhưng lại nghĩ rằng họ có thể sai khiến được ông ta, cũng giống như thời 1933, khi ông ta c̣n là một thanh niên rất trẻ. Theo quan điểm của Pháp lúc đó, một Việt Nam thống nhất và có “bộ mặt độc lập” do Bảo Đại đứng đầu, sẽ là một trong hai điều ít hại nhất và cũng là một giải pháp duy nhất thiết thực. Họ lập luận rằng những người đi theo Bảo Đại bao gồm những người bảo thủ và những người Quốc gia cánh hữu, cũng như những người thuộc giai cấp quan lại sẽ tăng cường cho chủ nghĩa tư bản Pháp và nhà băng Đông Dương. C̣n ở Mỹ, điều đó sẽ giúp xoa dịu các phần tử chống Cộng và đồng thời nó cũng có thể xoá nhoà các thành kiến chống thực dân bằng những lời hứa hẹn của Pháp cho Đông Dương tự trị dần từng bước.
Nhưng có một điều thường đă không được biết tới, ngay cả đối với người Mỹ năm 1965, là về mặt quân sự không thể “b́nh định” được Việt Nam nếu không có sự tăng cường quân đội Pháp ở Đông Dương bằng hàng trăm ngàn người. Ở Pháp, đảng Cộng hoà B́nh dân đă nhầm lẫn khi cho rằng đưa được Bảo Đại lên ngôi vua th́ cuộc kháng chiến của Việt Minh sẽ nhanh chóng bị tàn lụi, trong khi nhưng người đảng viên Xă hội lại hy vọng rằng Bảo Đại có thể hoạt động gần giống như mọi người trung gian và sẽ lôi cuốn được Việt Minh đi theo Mặt trận Liên hiệp Quốc gia.
Để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài, người Pháp đă làm áp lực với Mặt trận Liên hiệp Quốc gia, kêu gọi Bảo Đại thành lập một chính phủ trung ương. Họ đă cử phái đoàn đến gặp cựu hoàng ở Hongkong vào tháng 5-1947, nhưng Bảo Đại vẫn c̣n lưỡng lự. Nhà “ái quốc” Bảo Đại đă không coi Mặt trận Liên hiệp Quốc gia là đại diện cho nhân dân và ông ta cũng không muốn tán thành một chính phủ do Pháp đỡ đầu. Có thể ông ta cũng muốn có một sự hoà giải nào đó với Việt Minh mà ông cho là một lực lượng thiết yếu nhất ở Việt Nam. Nhà “chính trị” Bảo Đại, lại nhận thức được rằng Đảng Cộng hoà B́nh dân ở Paris, trong mùa hè 1947 đă kêu gọi nổ súng, sẽ không bao giờ bắt tay với ông Hồ. V́ vậy, ông ta quyết định đóng một vai tṛ tích cực và tuyên bố ông ta chống lại Việt Minh. Lúc đó, đă có dư luận cho rằng Bảo Đại đă nghĩ rằng qua hành động trên, ông ta đă tranh thủ được sự ủng hộ của Mỹ để chống lại người Pháp, như là Mỹ đă dùng ảnh hưởng của ḿnh ở Indonesia để chống lại người Hà Lan.
Cuối cùng, Bảo Đại trong thâm tâm vẫn hy vọng vào sự ủng hộ của Mỹ, đă gặp Bollaert trên một tàu chiến Pháp tại vịnh Hạ Long. Hai người đă kư tắt một bản hiệp định sơ bộ, hứa hẹn độc lập bằng những lời lẽ mơ hồ; nhưng sau đó Bảo Đại đă được báo cho biết là bản tài liệu nói trên chỉ đơn thuần là một bản “ghi chép” các cuộc thương lượng và không ràng buộc ông ta vào bất cứ vấn đề ǵ(3). Bản tài liệu đă buộc Pháp phải trao cho Việt Nam quyền tự trị tối thiểu ở mức mà Diệm cũng như phần lớn số cơ hội chủ nghĩa trong Mặt trận Liên hiệp Quốc gia đă phản đối ngay tức khắc.
Việc Bảo Đại cảm thấy Mỹ có thể nh́n ông bằng một con mắt thiện cảm không phải là không có căn cứ. Ba tuần lễ sau khi ông ta kư bản hiệp định sơ bộ, tuần báo Life của Mỹ đă đăng một bài của W.C. Bullit, cựu đại sứ chúng ta ở Pháp, trong đó Bullit bênh vực một chính sách nhằm kết thúc cuộc “chiến tranh buồn thảm nhất” bằng cách giành lại đa số những người quốc gia Việt Nam từ phía Hồ Chí Minh để chuyển sang một phong trào được xây dựng chung quanh Bảo Đại. Ở Pháp, quan điểm của Bullit được dư luận rộng răi coi như một lời công bố chính sách Mỹ và cũng là một sự tán thành và hứa hẹn trực tiếp Mỹ viện trợ cho Bảo Đại.
Mặc dù h́nh như đă có được một sự đồng ư của Mỹ, Bảo Đại cũng vẫn lo ngại v́ Mặt trận Liên hiệp Quốc gia lên án hiệp định ông đă kư là không có giá trị. Ông liền tự tách ḿnh khỏi những mưu toan đang h́nh thành và bay sang châu Âu ngao du trong 4 tháng. Ở đây, dù cho ông ta có ăn phải cái bả mà Bullit đă đưa ra hay không, h́nh như Bảo Đại cũng cảm thấy Mỹ trước sau cũng sẽ không tránh khỏi bị lôi cuốn vào Đông Nam Á, và ông ta hy vọng một cách mạnh mẽ rằng việc Mỹ can thiệp sẽ dẫn theo việc Mỹ sẽ dựa vào phong trào quốc gia chủ nghĩa Việt Nam để làm áp lực với Pháp.
Người Pháp, mặc dù đối tượng vẫn lẩn tránh, đă phái các nhà ngoại giao đuổi theo “ông vua” đang du hành và công bố quyết định chung của họ “cho xúc tiến, ngoài Chính phủ Hồ Chí Minh, mọi hoạt động và điều đ́nh cần thiết để khôi phục lại hoà b́nh và tự do trên đất nước Việt Nam”, có nghĩa là dĩ nhiên họ đă tự ràng buộc ḿnh với một chiến thắng quân sự và Bảo Đại.
Bollaert đă t́m gặp được Bảo Đại ở Genève (tháng 1-1948) và hai bên đă hội họp với nhau nhiều lần, qua đó Bảo Đại phát biểu là nếu như Hiệp định Hạ Long không được bổ sung thêm th́ ông ta sẽ không trở về Việt Nam. Sau đó, ông ta đă đi Cannes rồi về Paris để xem xét t́nh h́nh. Ở Paris, ông ta thấy được Đông Dương đă trở thành một vấn đề tranh căi quan trọng giữa các Bộ khác nhau, các đảng phái đối lập, các nhóm tài phiệt và các nhà chính trị. Những người cực hữu theo De Gaulle phản đối kịch liệt nhất cho rằng bản hiệp định sơ bộ đă đi quá xa. Bảo Đại bèn trở lại Hongkong vào tháng 3, không để cho ḿnh bị ràng buộc một lần nữa.
Trong khi đó, Pháp vẫn nài ép và Mặt trận Liên hiệp Quốc gia làm áp lực bắt Bảo Đại phải tiếp tục điều đ́nh với Bollaert nên họ lại gặp nhau tại vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948. Lần này, bản hiệp đ́nh đă được “bổ sung” và nước Pháp “trịnh trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam”, nhưng đặc biệt họ chỉ giữ lại quyền kiểm soát công tác đối ngoại và quân đội, c̣n việc chuyển giao các chức năng khác của chính phủ th́ sẽ được giải quyết ở các cuộc thương lượng sau. Thực tế người Việt Nam chẳng được trao cho quyền hành ǵ.
Ở Đông Dương, phản ứng nổ ra dữ dội. Việt Minh la lối cho là xấu xa tội lỗi v́ Bảo Đại đă nài xin được người Pháp chữ “độc lập” thần kỳ mà Hồ Chí Minh đă cố gắng giành giật ở Fontainebleu không được và bây giờ th́ điều đó có thể đào phá sự ủng hộ của quần chúng đối với Việt Minh. Đối với “bè lũ Sài G̣n” và đám thực dân, họ cũng cho là đă chẳng mang lại điều ǵ có ư nghĩa cho những người “A nam mít”,nhưng báo chí của họ vẫn lớn tiếng chống lại việc “đầu hàng” của Bollaert, yêu cầu cắt Nam Kỳ ra khỏi miền Bắc và cho trở lại chế độ của một xứ bảo hộ. Các chính trị gia ở Paris ra sức trấn an đám thực dân và đảm bảo với họ rằng sẽ không có ǵ thay đổi - cuộc chiến tranh cũng không chấm dứt. Các lănh tụ Cộng hoà B́nh dân và nhiều người thân cận với Cộng hoà B́nh dân lại cho rằng kéo dài chiến tranh sẽ hết sức có lợi và đă đi đến quyết định không để cho cuộc chiến tranh kết thúc sớm.
Bảo Đại một lần nữa lại rút lui khỏi sân khấu và sang châu Âu, trong khi ở Hà Nội, Pháp chuẩn bị để đưa ra một chính phủ người bản xứ thể hiện rơ ràng là bất lực. Từ Saint Germain, ngày 25-8, Bảo Đại báo cho Bollaret biết ông ta sẽ không trở về Việt Nam nếu như chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ không bị huỷ bỏ, và ông ta không nhận được sự đảm bảo cho Việt Nam độc lập. Ngày hôm sau đă thấy các Bộ trưởng ở Paris phát biểu “thực sự hắn đă bắt đầu bất chấp cả chúng ta” (tiếng Pháp). Ở đây đă có khá nhiều điều cho thấy Bảo Đại không phải chỉ là một tên bù nh́n và “vua hộp đêm” như mọi người vẫn tưởng.
Nhưng cuối cùng (ngày 8-3-1949), Bảo Đại đă nhân nhượng và kư bản Hiệp định Auriol - Bảo Đại, rất-được-hoan-nghênh, hiệp định mà người ta c̣n gọi là Thoả hiệp Élysée, trong đó các bộ phận chủ chốt trong chính phủ vẫn do Pháp nắm giữ và cơ cấu thuộc địa cũ vẫn c̣n nguyên vẹn. Tại sao Bảo Đại phải nhượng bộ cho người Pháp? H́nh như là nếu ông ta kéo dài thêm sự chống đối th́ Pháp sẽ t́m một biện pháp thay thế khác, và Đông Dương sẽ măi măi vẫn c̣n là một thuộc địa của Pháp. Ảnh hưởng của Việt Minh sẽ không suy giảm và cơ hội cuối cùng để đi đến một hoà b́nh không có Cộng sản đă sớm tiêu tan. Cuộc viếng thăm Paris của Bảo Đại năm trước đă cho ông ta thấy rơ đường lối cứng rắn của cánh hữu Pháp quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh lâu dài khi nào mà điều đó vẫn có lợi. Để tránh được điều đó, Bảo Đại đă liều kư thoả hiệp Élysée để nhằm một khi nắm được chính quyền, ông ta có thể sẽ chơi một ván bài quốc tế theo kiểu cách của chính ông. Ông ta đă kư gửi rất nhiều ḷng tin vào sự ủng hộ của Mỹ mà ông hy vọng sẽ ḱm giữ được Pháp và cung cấp cho Việt Nam một sự viện trợ tối cần thiết về kinh tế.
Một lần nữa, chúng ta lại thấy Bảo Đại vừa là một nhà chính trị, vừa là một người dân tộc chủ nghĩa. Sau khi đă kư thoả hiệp Élysée, Bảo Đại cố gắng t́m cách thanh toán với ông Hồ. Vào tháng 5, có tin tung ra nói ông Hồ có thể cũng không bị mất quyền ưu tiên trong một chính phủ mới của Bảo Đại. Trong điệu nhảy rất chi là tưởng tượng vừa với người Pháp vừa với người Mỹ của ḿnh, Bảo Đại vẫn nghĩ rằng sẽ không thể có một chính phủ thực sự đại diện nếu như không có được sự tham gia, hay ít ra cũng phải là một sự tán thành ngầm của Việt Minh mà dù sao đi nữa th́ ông ta cũng vẫn c̣n ngưỡng mộ. V́ vậy, một khi trở về Việt Nam, ông ta đă từ chối không tuyên bố ḿnh chống đối lại với cái gọi là “kháng chiến”.
Công việc đầu tiên đặt ra trước mắt cựu hoàng (ông tự phong cho ḿnh nhiệm vụ phải giành được địa vị quốc tế) là thành lập một chính phủ, một việc đầy những khó khăn: sự ngoan cố của Pháp, sự thờ ơ của quần chúng và sự chống đối về chính trị. Nhưng người Pháp đă tính toán và cho hoăn việc thi hành thoả hiệp Élysée. Quân đội của họ đóng lại, nhân viên hành chính tiếp tục làm việc ở các cấp chính quyền; người Việt Nam chẳng được trao cho một chút quyền hành thực sự nào, như bấy giờ người ta nói, Quốc gia Việt Nam chỉ là một sự nguỵ trang cho nền cai trị của Pháp.

Khi Bảo Đại cố nài Pháp phải có một hành động tích cực th́ Léon Pignon, Cao uỷ mới và là người của D'Argenlieu đă cho biết Pháp chỉ trao trả chủ quyền cho “một chính phủ được Pháp tin cậy nhất”. Mùa hè 1949, Bảo Đại đă thất bại trong việc thành lập một chính phủ đáng tin cậy chỉ v́ thiếu sự tín nhiệm của những người trung thực và v́ các tham vọng cá nhân. Những người Quốc gia ngay thẳng đă không tham gia v́ họ thấy nguyện vọng độc lập dân tộc không được đáp ứng. Khi Ngô Đ́nh Diệm không được chấp nhận làm Thủ tướng; ông này đă phê phán những người không liêm chính ra nhận việc lúc đó như sau:
“Nguyện vọng dân tộc của nhân dân Việt Nam sẽ chỉ được thoả măn khi ngày mà đất nước chúng ta đạt được một chế độ chính trị giống như Ấn Độ và Pakistan đă được hưởng… Tôi cho rằng chỉ có một cách duy nhất đúng là phải dành những chức vụ tốt nhất trong nước Việt Nam mới cho những người xứng đáng nhất của đất nước. Tôi muốn nói đó là “những người kháng chiến”.
Thay v́ cho “những phần tử kháng chiến”, Bảo Đại đă chọn thủ lĩnh các cấp của ông ta trong những người đồng hoá sâu sắc với Pháp, những người giàu lớn đáng ngờ hoặc có dính líu chặt chẽ với giới mại bản xấu xa của Việt Nam và không một ai được quần chúng ủng hộ.
Tướng Georges Revers, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp, được phái sang Việt Nam để nghiên cứu t́nh h́nh (tháng 5, 6 năm 1949) và sau đó đă viết:
“Hồ Chí Minh đă có khả năng chống cự lại với sự can thiệp của Pháp lâu đến như thế, chính là v́ nhà lănh đạo Việt Minh đă biết tập hợp chung quanh ḿnh một nhóm những người thực sự có năng lực… Ngược lại, Bảo Đại đă có một chính phủ gồm độ 20 đại biểu của toàn các đảng phái ma, trong số đó đảng mạnh nhất cũng khó mà đếm một được 25 đảng viên”.
Nhưng lúc đó ở Pháp, chính phủ Henri Queille đă cho ra một bản tuyên bố công khai (8-9-1949) tán dương việc “đă giải quyết xong vấn đề Đông Dương bằng cách thiết lập được chế độ Bảo Đại. Thực chỉ là câu chuyện phiếm. “Giải pháp Bảo Đại” đă chẳng đạt được một cái ǵ lâu dài, và cuộc chiến tranh Đông Dương vẫn cứ tiếp tục, càng ngày càng đào xới sâu thêm vào nền kinh tế Pháp và có nguy cơ phát triển từ một cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa thành một cuộc chiến tranh có tầm cỡ thế giới.
Bản thân Bảo Đại gần như không làm ǵ để cho chính phủ của ông ta thành đại diện và có hiệu lực hơn. Ông ta tiêu phí thời gian trong các cuộc vui chơi ở các thành phố nghỉ mát Đà Lạt, Nha Trang và Ban Mê Thuột; sống ngoài lề các hoạt động của chính phủ. Có lẽ để bào chữa cho hành động và thái độ của ḿnh, ông ta đă có ư kiến về t́nh h́nh năm 1950 như sau: “Cái mà người ta gọi là một giải pháp Bảo Đại, nay đă không c̣n thực sự là một giải pháp của Pháp nữa… T́nh h́nh Đông Dương mỗi ngày một trở nên tồi tệ”. Nhưng vào đầu năm 1950, chính phủ Bảo Đại lại biểu thị hoan nghênh Hồ Chí Minh v́ việc Trung Cộng và Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đă mang lại cho Pháp và cho chế độ của ông ta viện trợ Mỹ và đă quốc tế hoá cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Trong t́nh huống đó, Pháp đă bị đặt vào trong một địa vị khó xử đối với Mỹ. Nếu phải chứng minh mục đích của Pháp là đấu tranh nhằm bảo vệ chính phủ Bảo Đại chống lại những người Cộng sản, th́ không có ǵ khác hơn là Pháp phải thông qua thoả hiệp Élysée, nhờ đó mà chính phủ Bảo Đại mới tồn tại. Chỉ lúc đó Pháp mới có thể đ̣i hỏi chúng ta viện trợ trực tiếp về quân sự cho chiến tranh Đông Dương. Như vậy là sau khi đă kéo dài gần một năm, cuối cùng Pháp mới chịu thông qua Thoả hiệp vào ngày 16-2-1950.
***
Trong khi nước Mỹ có thể sử dựng một ảnh hưởng quyết định để thúc đẩy một cuộc thanh toán những nỗi cơ cực của người Việt Nam vào năm 1945-1946, và khi người Pháp có thể điều đ́nh một cách khá thuận lợi với người Việt Nam trong mùa xuân 1947, cuối năm 1949 và suốt trong năm 1950, th́ đă có một số trường hợp dần dần phát triển ra và có tác dụng ḱm hăm sự tiến triển của t́nh h́nh qua một phức hợp các vấn đề quốc tế nan giải.
Trong thời kỳ này, nền kinh tế Mỹ đang mục kích một sự biến đổi hoàn toàn từ sản xuất chiến tranh sang cung ứng cho các yêu cầu thời b́nh. Hạ tầng cơ sở công nghiệp cũng đă thay đổi. Khối dự trữ lao động đă bị quân đội hút đi mất khá nhiều nhân lực từ 1941 đến 1945, phải bổ sung bằng lực lượng phụ nữ, trước đây vẫn tách rời với công việc ngoài xă hội. Sau chiến tranh, sức sản xuất được mở rộng hết sức của chúng ta đă được dùng để thoả măn các nhu cầu đă bị gạt đi trong thời chiến và đưa đến một mức sống cao hơn cho cả đất nước. Trong đại bộ phận các ngành công nghiệp, mức sản xuất phục vụ cho tiêu dùng trong nước và viện trợ kinh tế cho nước ngoài, đă đạt tới những đỉnh cao chưa từng có như trong năm 1947-1948. Nhưng bắt đầu từ cuối 1948 và sang 1949, đă cần phải có một sự điều chỉnh để giảm bớt số các nhà máy thu nhập kém không đảm bảo định mức. Mặt thay đổi khác của nền kinh tế sau chiến tranh của chúng ta là hiện trạng kinh tế xă hội thu nhập bằng tiền lương kép trong xă hội Mỹ. Cả chồng lẫn vợ đều làm việc nên sức mua của họ tăng nhanh một cách rất không cân đối với thu cầu b́nh thường của họ, dẫn đến lạm phát gay gắt và làm giảm sức mua của đồng dollar. Các diều kiện này đă gợi ra trong tiềm thức người ta ư muốn quay trở lại với một nền kinh tế chiến tranh “hạn chế”. Đó chính là t́nh trạng kinh tế nước Mỹ trước khi nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Có thể như Mỹ đă tính toán trong việc cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Đông Dương vào đầu 1950, các quốc gia liên hiệp và Pháp đă mở cuộc điều đ́nh ở Pau (Pháp) để ấn định thời gian và mức độ trao quyền tự trị cho chế độ Bảo Đại. Cuộc thương lượng lúc đầu dự tính vào tháng 1-1950, nhưng măi đến 29-6 mói tiến hành được và kéo dài cho đến khi kết thúc vào tháng 11. Bảo Đại đến Pháp để chờ Hiệp định Élysée được thông qua, chỉ đóng vai một “quan sát viên” suốt trong thời gian hội nghị, trước sự phiền ḷng của Pháp v́ họ chỉ muốn ông ta ở lại Việt Nam có lợi hơn và đừng can thiệp vào công việc ở Pau.
Tuy các hiệp định Élysée và Pau đă đưa lại dược ít nhiều kết quả cụ thể cho chính phủ tự trị, nhưng người Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát về quân sự, ngoại giao và thương mại, hệ thống tài chính và toà án. Và dù cho nhượng bộ ít ỏi, nhưng nhiều người Pháp lại cho Hội nghị Pau là một sự từ bỏ quyền hành tai hại cho Pháp và cũng có nghĩa như là một sự cáo chung của Pháp ở Đông Nam Á. Phái đoàn quốc gia Việt Nam lúc đó lại quan niệm các kết quả đạt được cũng là một bước tiến bộ. Họ cảm thấy muốn giành được cái ǵ từ người Pháp th́ cũng phải “rỉa mồi” dần, do đó cần phải có thời gian và kiên nhẫn. Tất nhiên họ đă lầm, không bao giờ Pháp cho Việt Nam độc lập để mất Đông Dương. Bảo Đại trở về Việt Nam và cho rằng ông ta đă làm hết sức ḿnh để người Pháp phải giữ lời cam kết. Ông sẽ chờ và xem. Có thể người Mỹ sẽ khích lệ giúp đỡ. Nhưng sau một ngày ở Sài G̣n, thấy Pháp từ chối không cho ông sử dụng dinh Norodom, trụ sở chính quyền thuộc địa Pháp, Bảo Đại liền rút lui về nhà ở Đà Lạt. Sự việc này cho thấy rơ t́nh h́nh chẳng có ǵ thay đổi cả.
Giá như cuộc thương lượng đă mang lại một nền độc lập thực sự cho chế độ Bảo Đại, th́ mối quan hệ tiếp theo sau giữa Mỹ và Pháp cũng có thể ít phức tạp hơn và cũng ít cay đắng một cách có ư nghĩa hơn. Không những thế, việc Pháp miễn cưỡng nhận phải trao trả quyền hành về chính trị và kinh tế cho Bảo Đại c̣n được các viên tư lệnh ngoan cố có khuynh hướng hiếu chiến khuyến khích thêm; họ nghi ngờ người Mỹ, quyết tâm giành chiến thắng quân sự, và khinh thường “giải pháp Bảo Đại”. Khi Pháp xin viện trợ, tướng Marcel Carpentier, Tổng tư lệnh quân Pháp, đă trả lời báo New York Times (9-3-1950) như sau: “Tôi sẽ không khi nào đồng ư cấp trang bị trực tiếp cho người Việt Nam. Nếu việc đó cứ được làm, tôi sẽ từ chức trong ṿng 2 tiếng đồng hồ. Người Việt không có tướng, không có tá, không có tổ chức quân sự để có thể sử dụng một cách có hiệu quả các trang thiết bị được giao. Đó sẽ là một sự lăng phí, mà Mỹ ở Trung Quốc đă phải gánh chịu khá nhiều”.
Cuối cùng chính phủ Pléven đă phải thay Pignon (tháng 12-1950) và cử tướng Jean De Lattre De Tassigny làm Cao uỷ và Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, người đầu tiên và duy nhất được trao cả hai nhiệm vụ trong tay. De Lattre đă kích động được quân Pháp đang mất tinh thần và tập hợp họ lại thành lực lượng chiến đấu. Ông tự xưng là người lănh đạo một đội thập tự quân chống Cộng và sẽ giành thắng lợi quyết định ở Việt Nam trong ṿng 15 tháng, “cứu Việt Nam ra khỏi tay Bắc Kinh và Mátxcơva”. Ông không thừa nhận ư kiến cho rằng Pháp vẫn c̣n hành động theo chủ nghĩa thực dân và đă từng nói với một kư giả Mỹ: Chúng tôi không c̣n có nhiều quyền lợi ở đó. Chúng tôi đă từ bỏ hoàn toàn tất cả các đất đai thuộc địa của chúng tôi. Ở đó, chúng tôi chỉ được một ít cao su, than và gạo… Có ǵ có thể so sánh được với máu của con em chúng tôi đă phải đổ ra, và với số tiền 350 triệu quan chúng tôi tiêu mỗi ngày ở Đông Dương?
Việc mà chúng tôi làm là chỉ nhằm để cứu vớt dân chúng Việt Nam. V́ vậy chiến dịch tuyên truyền của Mỹ nói rằng chúng tôi vẫn là thực dân chỉ gây ra những tai hại ghê gớm cho chúng tôi, cho tất cả chúng ta: người Việt Nam, bản thân các ông và chúng tôi”.
Hơn thế nữa, De Lattre, c̣n tin tưởng rằng người Việt phải được đưa vào tham gia chiến đấu. Qua lời phát biểu trong “Lời kêu gọi các thanh niên Việt Nam”, ông tuyên bố:
“Cuộc chiến tranh này, dù các anh muốn hay không th́ cũng vẫn là một cuộc chiến tranh của Việt Nam, cho Việt Nam. Và nước Pháp sẽ chỉ theo đuổi nó v́ các anh và nếu như các anh cũng theo đuổi cuộc chiến đó cùng với nước Pháp… Thanh niên Việt Nam mà tôi thân thương như đối với thanh niên ở chính nước tôi, đă đến lúc các anh phải tự bảo vệ lấy đất nước ḿnh”.
Nhưng tướng De Lattre có nhiều điều nghi ngại về chính sách Mỹ đối với Bảo Đại. Ông ta cho rằng người Mỹ đau khổ v́ “nhiệt tâm cứu thế” của ḿnh, đă “làm bùng lên ngọn lửa của chủ nghĩa dân tộc cục đoan. Ở đây, truyền thống của Pháp phải là chủ yếu. Không được và không thể thủ tiêu nó. Không ai chỉ có thể đơn giản qua một đêm mà xây dựng ngay được một nước mới bằng cách duy nhất cung cấp các viện trợ kinh tế và vũ khí!”. Cũng như Carpentier, De Lattre kiên quyết chống lại viện trợ trực tiếp của Mỹ cho quân đội Việt Nam và trao cho giới quân sự Việt Nam một chút ít quyền hành.
Edmund A. Gullion, Bí thư Cố vấn của chúng ta ở Sài G̣n (từ 1950) đă nhầm lẫn khi cho De Lattre không có khả năng động viên một sự năng động mănh liệt trong quân đội Quốc gia Việt Nam như ông ta đă từng làm được với số c̣n lại của quân viễn chinh Pháp:
“Thật khó mà truyền được một tinh thần dân tộc hăng say vào một đội quân người bản xứ mà trước đây sĩ quan và hạ sĩ quan của họ đều là người Pháp da trắng… Các đơn vị Việt Nam đi hoạt động rất ít khi được người Pháp hỗ trợ… Có lẽ dấu hiệu có ư nghĩa nhất và cũng là đáng buồn nhất trong việc Pháp thiếu sót không tổ chức được quân đội Việt Nam thực sự độc lập và có thế chiến đấu theo cách của De Lattre hiểu, là ở Điện Biên Phủ đă vắng bóng mọi đơn vị chiến đấu Việt Nam. Đó là một cuộc tŕnh diễn của Pháp”.
Gullion đă ít nhiều sai lầm chung quanh vấn đề Điện Biên Phủ; tỷ lệ thành phần dân tộc trong số quân pḥng thủ cứ điểm ngày 6-5-1954 cho thấy người Việt Nam chiếm gần 3% số sĩ quan, 16,2% số hạ sĩ quan, 39,2% số lính. Nhưng cơ bản Gullion đă nói đúng. Quân đội Việt Nam đă không hoặc có rất ít tiếng nói trong việc quyết định về các vấn đề chiến lược và chiến thuật và cũng có rất ít lư do để chiến đấu một cách mănh liệt trong một cuộc chiến tranh của người Pháp.
***
Ở Washinton đă h́nh thành nhiều nhận định quan trọng làm cơ sở cho việc quyết định các chính sách của chúng ta từ 1950 đến 1954; sự quan trọng ngày càng lớn của châu Á trên chính trường thế giới, khuynh hướng của ta nh́n nhận “mối đe doạ Cộng sản” toàn cầu theo kiểu của một khối thống nhất, và mưu đồ của chế độ Việt Minh quyết tâm loại trừ người Pháp ra khỏi Đông Dương. Vấn đề chót này đă được giải quyết như là biểu hiện của một bộ phận trong âm mưu thôn tính toàn cầu ở Đông Nam Á của Cộng sản và nó cũng biện minh cho một định kiến được chấp nhận rộng răi trong giới quan chức Washington cho rằng nếu Đông Dương “bị mất” th́ toàn bộ c̣n lại của Đông Nam Á sẽ không tránh khỏi bị rơi vào xâm nhập của Cộng sản và sẽ bị chiếm qua một phản ứng dây chuyền. Khái niệm chiến lược này đă có trước khi nổ ra cuộc chiến Triều Tiên tháng 6-1950. Chắc rằng nó đă trải qua thời kỳ thai nghén trong khi Quốc dân Đảng rút khỏi lục địa Trung Quốc (12-1949). Sau khi Bộ trưởng Quốc pḥng Louis Johnson bày tỏ lo ngại đối với sự tiến triển t́nh h́nh tại Đông Nam Á và đề cập tới việc mở rộng các chủ trương trước đây đối với từng nước một sang một kế hoạch cho từng khu vực.

Vào năm 1949 th́ Nga, chứ không phải Trung Quốc, được coi như là nguồn gốc chính của mối đe doạ Cộng sản ở châu Á, mặc dù mọi người cũng nhận thức rằng Trung Quốc, Nhật và cả Ấn Độ cũng có thể mưu đồ thống trị châu Á trong quá tŕnh thời gian. Nhưng trong năm 1949, Hội đồng An ninh Quốc gia của chúng ta đă giữ lập trường cho Mỹ là một nước lớn phương Tây, nên sẽ phải ḱm chế không để cho bị lôi kéo vào Đông Nam Á; thay v́ điều đó sẽ khuyến khích các dân tộc Ấn Độ, Pakistan, Philippin và các nước châu Á khác tích cực chủ động việc ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản. Hội đồng đă đặc biệt nêu ra Đông Dương, nhấn mạnh ở đó “phải có hành động làm cho người Pháp thấy rơ được sự cấp bách phải gạt bỏ các chướng ngại đă ngăn trở không cho Bảo Đại giành được sự ủng hộ của phần lớn những người Việt Nam”. Đông Dương có một tầm quan trọng đặc biệt v́ đó là vùng độc nhất tiếp giáp với Trung Quốc và ở đó đang có một đội quân người Âu to lớn chiến đấu chống lại các lực lượng “Cộng sản”. Các nguồn tin chính thức Pháp vẫn tiếp tục báo cáo với các nhà ngoại giáo của ta ở Paris, Sài G̣n, Hà Nội và Washington là “có một số đội quân Trung Quốc ở Bắc Kỳ, và một số lớn khác đang chuẩn bị hoạt động” chống lại người Pháp trên biên giới phía Trung Quốc. Cả hai Bộ Ngoại giao và Quốc pḥng, với những báo cáo (không đầy đủ) này lại có đầy đủ lư do để yêu cầu Hội đồng An ninh Quốc gia xem xét t́nh h́nh và nghiên cứu các biện pháp để bảo vệ các quyền lợi Mỹ ở Đông Dương.
Căn cứ vào t́nh h́nh đó, Bộ Ngoại giao đă đưa ra một văn bản với đầu đề “lập trường của Mỹ đối với Đông Dương”. Vấn đề được nêu ra là “để quyết định biện pháp thực tế của Mỹ nhằm bảo đảm an ninh của Mỹ ở Đông Dương và ngăn chặn không cho sự xâm lược của Cộng sản bành trướng trong vùng này”. Sau khi đă phân tích vấn đề một cách rộng răi dựa trên các nhận định như “mối đe doạ của Cộng sản xâm lược Đông Dương chỉ là một bước trong kế hoạch đă có sẵn của Cộng sản để chiếm lấy tất cả vùng Đông Nam Á” và việc Trung Quốc và Nga công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh mới đây đă đe doạ nghiêm trọng chế độ Bảo Đại do Pháp đỡ đầu, các tác giả văn kiện nói trên đă kết luận “điều quan trọng đối với quyền lợi an ninh Mỹ là phải cho thi hành mọi biện pháp thiết thực để ngăn chặn sự bành trướng sau này của Cộng sản ở Đông Nam Á”. Văn kiện đă được đệ tŕnh Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 27-2-1950 để được “xem xét một cách khẩn cấp”.
Hội đồng An ninh Quốc gia khôn ngoan đă đồng ư với các kết luận của tác giả văn kiện, đặc biệt đối với khái niệm cho rằng cần phải thấy Thái Lan và Miến Điện sẽ có thể bị rơi vào ṿng thống trị Cộng sản nếu như Đông Dương bị kiểm soát bởi một Chính phủ do Cộng sản “cầm đầu” và “lúc đó th́ cán cân lực lượng ở Đông Nam Á sẽ bấp bênh nghiêm trọng”. Văn kiện đă được ghi dưới kư hiệu NSC- và được tŕnh cho Tổng thống kèm theo lời đề nghị của Hội đồng “yêu cầu Tổng thống chấp nhận các kết luận và ra lệnh cho các Bộ và các Tổng cục có liên quan trong Chính phủ Mỹ thi hành dưới sự hiệp đồng của Bộ Ngoại giao”. Tài liệu đă được Tổng thống thông qua ngày 27-3-1950 và được chấp nhận là chính sách của Mỹ.
Cũng cần phải thấy rằng bản tài liệu NSC-64 đă được chuẩn bị và được chính quyền Truman thông qua trước khi nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên. Lời tuyên bố kết luận của nó mà người ta thường gọi là “thuyết domino” được coi là có liên quan nhiều đến Triều Tiên, nhưng thực ra nó bắt nguồn từ cuộc đấu tranh Đông Dương. Cuộc chiến Triều Tiên bùng nổ vào tháng 6 chỉ củng cố thêm quan điểm của chính quyền về “thuyết domino”, và làm các học thuyết Truman về vành đai ngăn chặn trở thành mục tiêu của quốc gia.
Cả các nhà chiến lược và các nhà làm chính sách đều thống nhất một ư nghĩ - giữ vững được tuyến Đông Nam Á là điều cần thiết cho quyền lợi an ninh nước Mỹ. Cuộc đấu tranh của Pháp ở Đông Dương, hơn bao giờ hết, được coi như là một bộ phận cấu thành của chiến lược ngăn chặn Cộng sản trong vùng này của thế giới, và chúng ta đă tăng cường và mở rộng các chương tŕnh viện trợ của chúng ta cho Đông Dương. Việc chuyên chở viện trợ quân sự cho Pháp để tiến hành chiến tranh Đông Dương đă đạt mức ưu tiên thứ hai trong năm 1951, ngay sau Chương tŕnh viện trợ chiến tranh Triều Tiên.
Ở Paris, người ta tiếp nhận tin tức về việc bùng nổ cuộc chiến tranh Triều Tiên với nhiều nỗi lo lắng và ác cảm lớn. Phản ứng đầu tiên cho đó chỉ là một sự kiện địa phương, một cuộc chiến không liên quan ǵ tới Pháp và không trở thành một vấn đề quốc tế quan trọng. Nhiều người lại sợ rằng việc tham gia vào đó sẽ làm Mỹ xao lăng vấn đề kinh tế châu Âu và các chương tŕnh pḥng thủ chung. Người khác lại nghi ngờ Mỹ có những động cơ ích kỷ và vụ lợi, chỉ nhằm mở rộng tuyến ngăn chặn của Mỹ sang phía tây của một nước Triều Tiên “thống nhất”, bảo vệ những quyền lợi của Mỹ ở Nhật và Đài Loan chống lại “mối đe doạ đỏ”, một hành động có thể dễ dàng đưa Mỹ và Liên Xô vào một cuộc đối đầu công khai và Thế chiến thứ ba.
Có thể thấy một thí dụ về quan điểm của Pháp trong bài của báo Le Monde ngày 27-6, nói rằng nếu Triều Tiên bị mất th́ ít ra cũng có lợi là dạy cho Mỹ một bài học. Điều đó sẽ bắt buộc chúng ta phải điều chỉnh lại chính sách đối với chân Á và phải xét xem một t́nh huống giống như thế có thể xảy đến cho Đông Nam Á không. Bài báo đ̣i hỏi chúng ta phải chấm dứt các thất bại ở Triều Tiên và Đài Loan bằng mọi cách giúp đỡ cho Pháp chống đỡ được ở Đông Dương.
Nó cũng cho biết quan điểm của Pháp là Đông Dương cũng đă khá loạn rồi, tại sao làm rối thêm bằng cách để cho bị lôi cuốn vào Triều Tiên nữa?
Thực ra, cuộc chiến Đông Dương đă trở thành một gánh nặng về tâm lư và kinh tế cho người Pháp. Nó đă trở thành “La sale guerre”(4) và có vẻ cứ tiếp tục không bao giờ dứt. Vào năm 1949-1950, chỉ có một vài nhà chính trị và kinh doanh lớn có nói đến “cuộc thập tự chinh chống Cộng sản” và việc bảo vệ “danh dự Pháp” ở Viễn Đông. Tinh thần chống chiến tranh ở Pháp, Trung Cộng thắng lợi ở phía Bắc, có khả năng có thể xảy ra một cuộc thất bại quân sự của Pháp, tất cả đă tạo ra một cảnh tượng u buồn.
Nỗi lo ngại chung sợ rằng cuộc chiến mới ở Triều Tiên có thể không có ǵ ḱm hăm được nữa và đ̣i hỏi Pháp phải đóng góp nhiều hơn để phục vụ quyền lợi Mỹ ở Viễn Đông, đă tiêu tan trước lời tuyên bố ngày 27-6 của Tổng thống Truman, nói rằng ông đă chỉ thị “gia tăng việc cung cấp viện trợ quân sự cho quân đội Pháp và các quốc gia liên hiệp ở Đông Dương và gửi đến đó một phái đoàn quân sự”. Mặc dù việc mở rộng viện trợ đă được quyết định trước khi nổ ra chiến tranh Triều Tiên, và cũng chỉ được công bố sau đó 2 ngày, nhưng cũng đủ là một phát súng lệnh cho giới tư bản kinh doanh kếch xù đang hoạt động trên một quy mô lớn ở Đông Nam Á và rất mong muốn cho cuộc chiến ở Đông Dương tiếp tục kéo dài.
Với sự tham gia tích cực của Mỹ vào châu Á, cuộc chiến Đông Dương đă đạt tới một quy mô mới. Nó đă được “quốc tế hoá” và trở thành một bộ phận của cuộc thập tự chinh chống Cộng của Mỹ. Mỹ đă mang lại sức sống cho cuộc chiến Đông Dương đúng ngay giữa lúc dư luận công chúng Pháp đang nghiêng về phía muốn gói ghém nó lại. Quy mô mới này của cuộc chiến đă là một nguồn kích thích mạnh mẽ cho tất cả những thế lực chính trị và thương mại ở Pháp đang theo đuổi cuộc chiến tranh cho đến “thắng lợi cuối cùng”. Nhưng nó cũng làm cho nước Pháp càng phụ thuộc thêm vào Mỹ, ngay cả trên các lĩnh vực mà Pháp đă cố gắng giành giật lấy một sự độc lập tương đối trong chính sách của ḿnh. Kết quả là ở Pháp, số người Pháp kiếm được lời lớn nhờ việc kéo dài cuộc chiến đă tăng lên rất nhiều.
Ở tầm cỡ quốc tế, cuộc chiến không chỉ đă đưa lại quy mô mới đă nói ở trên mà c̣n cả một vấn đề ư thức trách nhiệm, thậm chí là ư thức phạm tội, mà điều này đă trở thành lư lẽ cho người Pháp cũng như người Mỹ sử dụng làm đ̣n bẩy để thực hiện những mục tiêu cuối cùng của họ. Đă có ư kiến là trong khi cuộc chiến Đông Dương, đă và tiếp tục sẽ c̣n là một cuộc chiến của Pháp, do người Pháp điều khiển để nhằm đạt được một mục tiêu của Pháp (chủ nghĩa thực dân) th́ “hành động cảnh sát” của Mỹ ở Triều Tiên chủ yếu lại là một cuộc chiến của Mỹ, do các tướng Mỹ điều khiển, người và tài chính do Mỹ cung cấp và chỉ nhằm phục vụ cho một mục tiêu của Mỹ ở châu Á (ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản). Qua sự chống đối cố hữu về các mục tiêu nói trên (“thuyết domino” chống với chủ nghĩa thực dân), người ta cũng có thể giải thích được khá nhiều về những bất đồng đă nảy sinh ra giữa Mỹ và Pháp trong thời kỳ 1950-1954.
Một sự thật hiển nhiên là nếu không có viện trợ Mỹ, Pháp đă không thể theo đuổi được cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng chúng ta đă thiếu sót trong việc sử dụng cái đ̣n bẩy to lớn đó để ép Pháp phải có những bước đi tích cực hơn nữa trong việc trao hoàn toàn độc lập cho các quốc gia liên hiệp. Xem xét các mối quan hệ Pháp - Mỹ trong thời gian từ 1950 đến 1954, cho thấy rơ đ̣n bẩy của Mỹ đă được sử dụng một cách hết sức hạn chế và chính v́ ưu tiên trong chính sách Mỹ lại đặt ở vấn đề ngăn chặn Cộng sản ở châu Á, nên giữa hai nước với nhau th́ áp lực của Pháp đối với Mỹ lại mạnh hơn. Điều này cũng chẳng bao hàm ư nghĩa là nếu các quan điểm của Mỹ thắng thế th́ vấn đề Cộng sản ở Đông Dương cũng sẽ được giải quyết. Cuộc đấu tranh của Việt Minh để giành độc lập hoàn toàn đứng trên một b́nh diện Xă hội chủ nghĩa vẫn cứ tiếp tục, nhưng nó cũng có khả năng được các giới tư bản phương Tây chấp nhận nhiều hơn.
Đúng là áp lực của Pháp thực ghê gớm. Trong thập kỷ đầu tiên sau chiến tranh, Pháp tương đối yếu và phụ thuộc vào Mỹ qua khối NATO và Kế hoạch Marshall để có an ninh quân sự và phục hồi lại nền kinh tế. Trong cả hai lĩnh vực đó đều có những điểm tựa có thể sử dụng để tác động đến chính sách Pháp ở Đông Dương. Cả NATO và Kế hoạch Marshall đều được Chính phủ chúng ta và công chúng đánh giá là hết sức quan trọng đối với quyền lợi quốc gia Mỹ, trong khi đă được xác nhận rơ ràng là có một mối đe doạ của Xô viết đối với Tây Âu. Việc Cộng sản nắm chính quyền ở Pháp là một khả năng hiện thực (Lúc đó đảng Cộng sản Pháp là một đảng chính trị lớn nhất và đấu tranh mạnh nhất ở Pháp). Do đó, một sự đe doạ của Mỹ về việc rút viện trợ quân sự chính trị cho Pháp nếu Pháp không chịu thay đổi chính sách ở Đông Dương, là điều không thể chấp nhận được và sẽ gây nguy hại cho quyền lợi Mỹ ở châu Âu, quan trọng hơn rất nhiều so với bất cứ cái ǵ ở Đông Dương.
Chỉ có nguồn duy nhất khác để gây ảnh hưởng là chương tŕnh viện trợ quân sự cho Đông Dương. Ở đây, đ̣n bẩy của chúng ta lại bị các viên chỉ huy mặt trận của Pháp ràng buộc một cách ngặt nghèo. Tướng H.E. Navarre cho rằng ngoài công việc kế toán ra th́ mọi chức năng của US-MAAG(5) ở Sài G̣n đều là can thiệp vào công việc nội bộ của Pháp. Ngay cả khi đă nhận thức được rằng không có viện trợ Mỹ th́ thực khó mà tiếp tục được cuộc chiến tranh, nhưng người Pháp cũng không bao giờ cho phép người Mỹ tham gia vào công tác đặt kế hoạch chiến lược hoặc định các chính sách. Hơn thế nữa, như trong năm 1945, người Pháp đă nghi ngờ viện trợ kinh tế Mỹ nhằm lôi kéo những người quốc gia Việt Nam và đă yêu cầu chúng ta cung cấp viện trợ “không có ràng buộc kèm theo” và thực sự không có sự kiểm soát về mặt sử dụng các hàng viện trợ đó. Qua thái độ này, cũng vào năm 1945, là một sự nghi ngờ ngấm ngầm cho rằng Mỹ muốn thay thế hoàn toàn người Pháp ở Đông Dương, về mặt kinh tế cũng như về mặt chính trị.
Nỗi sợ hăi quá mức đối với cái bóng ma Cộng sản đă là một điều làm hại chúng ta. Không có lúc nào chúng ta đă xem xét tới khả năng khối Trung - Xô lại có thể là thực sự đáng sợ đối với chúng ta như chúng ta đă sợ họ.
Cũng chẳng bao giờ các chiến lược gia và các nhà quyết định chính sách của chúng ta đă xác định được những mục tiêu thiết thực và có khả năng đạt được hơn với những định mức nhất định cho sự phát triển kinh tế và chiến lược của chúng ta, và đưa ra được một chính sách quốc gia dựa trên tham vọng toàn cầu, để có thể v́ thế mà sự chung sống với thế giới Cộng sản đă được trả giá ít đắt đỏ và mang lại hiệu quả nhiều hơn. Như trước đây và bây giờ cũng vẫn c̣n ít nhiều như vậy để đối phó với mỗi “mối đe doạ của Cộng sản”, chúng ta chỉ bước được theo điệu nhảy của người Xô viết mà thôi và rất ít khi đứng được trên một lập trường sức mạnh đưa vào những kế hoạch đă được chuẩn bị sẵn sàng và vững vàng. V́ sợ, không có quyết tâm và hám lợi, chúng ta đă phải chịu khuất phục trước những doạ nạt của cả bạn bè và kẻ thù.
Trong những năm đầu thập kỷ 1950, Pháp đă có khả năng làm áp lực với Mỹ, chính v́ ở Washington người ta đă quá tin ở điều cho việc bảo vệ một Đông Dương không Cộng sản là sống c̣n đối với quyền lợi của phương Tây và đặc biệt là của Mỹ. Điều cơ bản nhất là Pháp đă tiến hành một cuộc chiến mà chúng ta cho là rất cần thiết. Do đó, người Pháp bao giờ cũng có thể, chỉ bằng cách đe doạ rút lui khỏi Đông Dương, cũng giành được nhân nhượng và giúp dỡ thêm. Khi nước Pháp thấy đă mệt mỏi về “cuộc chiến bẩn thỉu”, th́ đó cũng chẳng phải là một điều không được đông đảo quần chúng trong nước Pháp tán thành. Năm 1953, khi chính phủ Laniel yêu cầu gia tăng mạnh mẽ viện trợ Mỹ, đại diện của Bộ Ngoại giao trong buổi họp của Hội đồng An ninh Quốc gia đă phân tích “nếu chính phủ Pháp này đang đề nghị chúng ta tăng cường viện trợ cho Đông Dương mà không được chúng ta giúp đỡ trong lúc này, th́ đó cũng là chính phủ cuối cùng đă có một sự cố gắng thật sự để giành thắng lợi ở Đông Dương”.

Thành công của những thủ đoạn này là ở chỗ viện trợ của chúng ta đă được sử dụng để tăng thêm ít nhiều hiệu quả và quyết tâm chiến đấu của Pháp, chúng ta cũng đă có thể thúc đẩy Paris đặt ra kế hoạch Navarre điển h́nh, nhưng chúng ta đă không ảnh hưởng ǵ được tới cách điều khiển chiến tranh của Pháp hoặc đưa Pháp tới giải quyết vấn đề tranh chấp bằng chính trị..
Điều cám dỗ phải “đi cùng” với người Pháp cho tới khi nào Việt Minh bị đánh bại là hấp dẫn nhất v́ hy vọng thắng trận vẫn lan tràn trong giới chính quyền Washington. Trước Điện Biên Phủ, tướng J.W. O'Daniel, chỉ huy MAAG ở Sài G̣n, đă báo cáo cụ thể là có thể giành chiến thắng nếu như Mỹ tiếp tục chi viện. Vào tháng 11-1953, ông ta lại đệ tŕnh một bản báo cáo về Kế hoạch Navarre, nói rằng quân đội Liên hiệp Pháp nắm quyền chủ động và sẽ mở các chiến dịch tấn công vào giữa tháng 1-1954; đồng thời sẽ ḱm giữ và phá lợi thế của Việt Minh ở đồng bằng Bắc Kỳ cho tới tháng 10-1954, để khi đó Pháp sẽ mở một cuộc tiến công quyết định trong vùng bắc vĩ tuyến 19. O'Daniel kết luận kế hoạch Navarre cơ bản là tốt và sẽ được ủng hộ, v́ nó sẽ đưa lại thắng lợi quyết định.
O'Daniel đă không biết được ông và chính phủ ông đă bị lừa. Trong một bản báo cáo mật gửi chính phủ Pháp vào cuối năm 1953 (đă được đưa ra trong bản hồi kư của ḿnh năm 1956), chính Navarre đă tuyên bố là không phải giành lấy thắng lợi trong chiến tranh theo đồng nghĩa quân sự của nó một cách đơn giản, mà tất cả những ǵ có thể hy vọng được chỉ là một “coup nul”(6) - một đ̣n tháo gỡ ra ngoài cuộc. Cả O’Daniel và các quan chức Bộ Ngoại giao chúng ta đều không biết về những chỉ thị tuyệt mật của Hội đồng Quốc pḥng Pháp gửi cho Navarre, ra lệnh cho ông ta phải pḥng thủ Lào, nếu có thể được, nhưng “trước hết, phải bảo đảm an toàn cho đội quân viễn chinh Pháp” và chuẩn bị, bằng những điều kiện quân sự tốt nhất mà ông ta có thể làm được, để đi đến thương lượng.
Một vấn đề quan trọng khác giúp làm đ̣n bẩy cho Pháp là t́nh h́nh ở châu Âu. Một mục tiêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại Mỹ năm 1953-1954 là việc thành lập một cộng đồng pḥng thủ châu Âu (EDC) để “trùm lên” một quân đội Tây Đức mới được đặt trong một lực lượng liên kết Đồng minh để pḥng thủ Tây Âu. Pháp không nhiệt t́nh tham gia EDC do Mỹ bảo trợ, v́ một mặt Pháp sợ một nước Đức vũ trang, mặt khác Pháp không đồng t́nh với Mỹ về một cuộc xâm lược của Xô viết vào châu Âu. Nhưng Pháp tham dự EDC lại là cần thiết để 5 nước tham dự khác chấp thuận vào cộng đồng, do đó Mỹ phải ra sức thuyết phục Pháp. Chính v́ sự ưu tiên cao đối với EDC trong kế hoạch của Mỹ, nên chúng ta đă phải miễn cưỡng rất nhiều trong việc chống chọi với Pháp ở Đông Dương, đă không thấy ngay được một sự mâu thuẫn ngầm trong chính sách của chúng ta thúc ép Pháp cùng một lúc vừa phải chấp nhận vào EDC, vừaa phải có cố gắng lớn hơn nữa ở Đông Dương đang đ̣i hỏi Pháp tăng cường lực lượng sang Viễn Đông. Nhưng Quốc hội Pháp sẽ không chấp nhận EDC nếu như, ít nhất, Pháp không được bảo đảm là quân đội Pháp ở châu Âu sẽ được cân bằng với quân đội của Đức. V́ thế, Pháp đă viện cớ là việc tham gia EDC có khả năng ngăn trở Pháp đưa thêm lực lượng sang Đông Dương.
Lại c̣n một đ̣n bẩy khác thể hiện trong khả năng Pháp có thể đưa vấn đề Đông Dương ra bàn ở Hội nghị Genève. Điều đó đă xảy ra trong cuộc họp của các Ngoại trưởng Tứ cường tháng 2-1954 ở Berlin. Hội nghị Genève sẽ họp bàn để t́m một giải pháp chinh trị cho cuộc chiến Triều Tiên. Bộ trưởng Ngoại giao J. Foster Dulles không muốn thương lượng về Đông Dương nếu như chưa có được một sự cải thiện rơ rệt trong t́nh h́nh quân sự của Pháp để họ phải điều đ́nh trên một thế mạnh hơn rất nhiều.
Nhưng chính phủ Laniel, dưới áp lực ngày càng mạnh của dư luận công chúng Pháp muốn kết thúc chiến tranh Đông Dương, mặc dù đă có sự phản dối của chúng ta, nhưng vẫn cố nài đưa vấn đề Đông Dương ra bàn ở Hội nghị Genève. Có tin nói Bộ trưởng Ngoại giao Bidault đă báo cho biết là nếu chúng ta không chấp thuận th́ EDC chắc chắn sẽ bị nhấn ch́m.
Tổng hợp các nhân tố đó lại, thấy thực tế chúng ta đă để cho chúng ta bị kẹt trong việc đưa ra một đường lối hợp lư đối với Việt Nam từ 1950 đến 1954. Chúng ta đă bị giam chặt bởi chính ngay “thuyết domino” của chúng ta, bởi những hy vọng lạc quan của chúng ta về một chiến thắng quân sự của Pháp, bởi sự thiếu sót trong việc đưa ra các định mức thực tế trong các chính sách chống Cộng được dựa vào các kế hoạch vững chắc và v́ đă để cho các nhu cầu kinh tế trong nước của chính chúng ta đóng một vai tṛ quá lớn. Về phía Pháp, trong cuộc đấu tranh, đồng thời nhưng hoàn toàn khác, để nhằm giữ lại thuộc địa Đông Dương cũ của họ, Pháp đă sẵn sàng ngăn chặn mọi chủ trương khác bằng cách chối từ không cho Bảo Đại bất kỳ một sự tự trị thực sự nào, ḱm hăm sự phát triển của quân đội Quốc gia Việt Nam, và sử dụng đ̣n bẩy to lớn của họ trong các khó khăn ở châu Âu để thủ tiêu các cố gắng chống thực dân Pháp của chúng ta ở Việt Nam.
***
T́nh h́nh chiến tranh Việt Nam càng ngày càng tồi tệ đă nói lên rất rơ những thất bại về chính trị của chúng ta suốt trong 4 năm đó. Cuối năm 1949, quân Pháp dưới quyền của tướng M. Carpentier đă mất quyền chủ động, và tháng 1-1950, tướng Giáp đă mở một loạt các chiến dịch chống lại người Pháp. Qua cuộc tấn công đầu tiên Giáp không uy hiếp trực tiếp vùng chiến lược đồng bằng sông Hồng và từ tháng 2 đến tháng 4 đă xúc tiến những chiến dịch quy mô lớn nhằm đảm bảo cho Việt Minh kiểm soát cả miền đông bắc Bắc Bộ. Trong mùa hè 1950, khi quân Liên hợp quốc đánh đi đánh lại xuyên qua bán đảo Triều Tiên, Giáp lại bồi thêm thất bại cho quân đội Carpentier trên hành lang Lạng Sơn - Cao Bằng. Vừa bị đánh bại trong các cuộc hành quân với Giáp, người Pháp c̣n bị chính phủ trong nước họ làm mất tinh thần v́ quyết định giảm đi 9.000 quân ở Đông Dương. Quốc hội Pháp đă bày tỏ t́nh cảm của ḿnh tiếp tục ủng hộ cuộc chiến đấu bằng cách yêu cầu chính phủ không được đưa lính mới gọi nhập ngũ sang bổ sung cho Đông Dương.
Sau hơn 3 năm chiến đấu không mang lại được kết quả ǵ, người Pháp vẫn đánh giá thấp quyết tâm của Việt Minh và đánh giá quá cao ḷng dũng cảm của chính ḿnh. Khi mà lính thuỷ đánh bộ của chúng ta đổ bộ ở Inchon, Triều Tiên giữa tháng 9, th́ Giáp cũng mở trận tấn công vào thị trấn chiến lược Đông Khê (20 dặm đông nam Cao Bằng). Đồn quân của Pháp ở Cao Bằng đă hoảng sợ bỏ chạy về phía Nam và bị tổn thất nặng nề trên đường rút lui. Ngày 17-10, Pháp rút bỏ Lạng Sơn và đến cuối tháng th́ toàn bộ nửa phần Bắc Bộ đă lọt vào tay Việt Minh, và không bao giờ quân Pháp c̣n đặt chân tới đó được nữa. Như một nhà văn đă viết “Khi đám khói tan đi, người Pháp mới thấy đă phải chịu một thất bại ở thuộc địa lớn nhất kể từ khi Montcalam chết ở Quebec”(7).
Ở chính quốc Pháp là một t́nh h́nh không thể chịu đựng được nữa. Thua trong nhiều trận đánh là điều có thể tha thứ được, nhưng thua cuộc chiến Đông Dương sẽ là một tai hoạ cho số thực dân và những người cầm đầu buôn bán chiến tranh ở Pháp. Trước đó mấy tháng, Pháp đă yêu cầu sự viện trợ của chúng ta dựa trên cơ sở hứa hẹn cuộc chiến phải được tiến hành một cách thắng lợi. Mấy tuần sau đó (tháng 5-1950), Tổng thống Truman đă cho mở một ngân khoản và đặt ra một Phái đoàn Viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) để đến tháng 6 chúng ta chỉ c̣n việc ra sức cổ vũ người Pháp. Nhưng đến tháng 11 th́ cuộc chiến Đông Dương đă chuyển thành một cuộc tháo lui nhục nhă. Đó là một sự bối rối không thể nào chịu được đối với người Pháp kiêu hănh và làm dấy lên những hoài nghi nghiêm trọng ở Pháp cũng như ở Mỹ về việc quân Pháp có thể giành dược thắng lợi quân sự đang mong muốn.
Bộ chỉ huy tối cao Pháp trong một thời gian đă tỏ ra rất lo lắng về t́nh trạng cuộc chiến không thể tiến triển được: thực tế nó đă trở thành bế tắc. Sau lần đi thanh tra về, tướng G. Revers đă đề nghị phải có một số thay đổi về chính trị và quân sự, nhưng tất cả những điều đó đều không được bộ máy chỉ huy quân sự và chính phủ Pháp ưa chuộng. Nhiều phần trong bản báo cáo tối mật của Revers đă “được tiết lộ” cho những người Cộng sản Pháp biết, và vào tháng 4-1950, trước sự kinh ngạc của người Pháp, nhiều đoạn nguyên văn trong báo cáo đă được phát đi từ Đài phát thanh Việt Bắc (đài phát thanh Việt Minh).
Nguy hại hơn nữa là phần chính trị trong báo cáo Revers cũng lại “bị tiết lộ” và được mọi người biết và gọi là “vụ án các tướng”, một vụ bê bối của quốc gia phản ảnh mặt trái hành vi của một số tướng Pháp.
Vụ bê bối các thất bại quân sự đặt ra vấn đề lại phải có thay đổi trong chỉ huy và “điệu nhảy valse cho các tướng” lại tiếp tục. Từ Leclerc năm 1945 đến Valluy, Blaizot, rồi Carpentier, nay thêm De Lattre tháng 12-1950 và tiếp theo nữa là Salan, Navarre và cuối cùng là Ély. Tướng De Lattre nắm quyền chỉ huy thay tướng Carpentier và cũng thay Pignon để làm Cao uỷ Pháp. Trước mắt ông ta là một quân đội mất tinh thần, bại trận, bị sứt mẻ, tháo chạy từ vùng đông bắc Bắc Kỳ về Hà Nội đầy những thường dân hoảng loạn đang chuẩn bị trốn chạy trước cuộc đột kích của Việt Minh. Họ đă nghe đài phát thanh Việt Bắc nói chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sắp trở lại Hà Nội, và cộng đồng người Pháp cũng đang ở trong t́nh trạng hết sức hoang mang. Lại có tin đồn Giáp đă hứa với Hồ Chí Minh là ông sẽ vào Hà Nội trong ngày Tết âm lịch, tháng 2-1951.
Dưới áp lực của công chúng; chính phủ Pháp đă phải cho đưa tàu Pasteur, chiếc tàu khách to nhất c̣n lại lúc đó sang Đông Dương để di tản tất cả thường dân Pháp đi khỏi Bắc Việt Nam. Nhưng De Lattre, một con người nổi tiếng về mọi phương diện, đă không nói đến chuyện rút lui, mà cũng chẳng muốn chịu thua mà không chiến đấu. Ông ta đă cho chuyển xuống tàu Pasteur toàn những binh lính bị thương tới 2/3 chuyến tàu và cho chở về Pháp, mặc cho nghị viện ở Paris la ó và bất b́nh.
De Lattre, một trong những viên tướng có năng lực của Pháp trong Thế chiến thứ hai, được đánh giá cao là một viên tư lệnh chiến trường và nhà chiến lược. Nhưng cá tính độc đoán của ông, thường được so sánh chẳng kém ǵ D'Argenlieu, sẽ làm cho các giới giao tiếp cá nhân và tập thể với ông hết sức khó khăn. Tính kiêu kỳ và tính khí của ông làm cho các người dưới quyền khiếp đảm và họ đă gọi (sau lưng) ông ta là “Vua Jean”. Không nói đến đặc điểm cá tính th́ phải nhận rằng De Lattre là một người lănh đạo và gây được tin tưởng. Khi được hỏi tại sao lại nhận lấy một sự nghiệp nhiều phần được coi như là thất bại rồi, ông đă trả lời là chưa thất bại và ông đang chiến đấu trong một đội Thập tự quân chống lại Cộng sản. Trái với quan điểm của nhiều người lúc bấy giờ, cho rằng Bộ chỉ huy tối cao Pháp đă đề cử ông cốt để làm dịu những lời chỉ trích của Bộ Tổng Tham mưu trong vụ bê bối của các tướng và để chủ tŕ cho sự cáo chung một cách có hệ thống Đế quốc Pháp ở Viễn Đông, De Lattre lại cho thấy nhiều dấu hiệu ông không có ư định rút lui. Như đă nói ở trên, ông ta hy vọng sẽ chiến thắng trong ṿng 15 tháng.
Việc đầu tiên ông ta thực hiện là chuyển từ hỗn loạn sang trật tự, từ thất vọng sang hy vọng, từ lănh đạm sang chủ động và không phải chỉ ở trong quân đội của ông mà trong cả thường dân Pháp và những người Việt không Cộng sản. Ông hứa hẹn ít: không cải tiến, không tăng cường, không có thắng lợi dễ dàng mà chỉ có nhiều hy sinh hơn nữa. Và, với quân đội, ông nói “Không có vấn đề ǵ cả, các người sẽ được chỉ huy”. Đối với những người lính trước đây đă rất ít khi hiểu được họ làm ǵ ở Đông Dương, th́ đây là một lời tuyên bố tích cực đầu tiên của Bộ chỉ huy tối cao. C̣n với danh nghĩa là Cao uỷ, ông đă đặt ra nhiệm vụ pḥng vệ cho các thường dân Pháp ở Đông Dương, và đă trưng dụng mà không cần báo trước các máy bay dân sự cua Pháp khi hạ cánh xuống Sài G̣n để chuyên chở lực lượng tăng viện ra mặt trận.
De Lattre chưa có mặt ở Đông Dương một tháng trước khi Giáp thực hiện “giai đoạn cuối cùng” cuộc tổng tiến công để đẩy người Pháp ra khỏi đồng bằng và chiếm lại thủ đô Hà Nội. Giáp đă tấn công vào quân đội De Lattre ở chung quanh Vĩnh Yên ngày 16-1. Sau thắng lợi ban đầu của Việt Minh, hoả lực của Pháp có bom napall không quân hỗ trợ, đă giúp giành lại được ban ngày, và bộ đội của Giáp rút khỏi chiến trường ngày 17.
Không hề nản sau trận thất bại đầu, Giáp tập hợp lực lượng và lại đánh vào Mạo Khê (15 dặm bắc đông bắc Hái Pḥng). Trận đánh bắt đầu từ đêm 23-24 tháng 3 và kéo dài đến chiều ngày 28. Một lần nữa, Giáp lại không phá được tuyến pḥng thủ của Pháp; Pháp chỉ bị 40 người chết và 150 người bị thương.
Một cuộc tấn công thứ ba, ít tham vọng hơn, đă xảy ra ngày 29-5, dọc bên bờ sông Đáy, khoảng 60 dặm nam Hà Nội. Mặc dù đă giành được ít nhiều thắng lợi ban đầu, nhưng trận đánh đă kết thúc ngày 18-6.
Giáp chưa chuẩn bị đầy đủ cho “giai đoạn cuối cùng” và mùa mưa tới đă làm gián đoạn các chiến dịch của ông.
Nhưng De Lattre thấy ông ta không thể bảo vệ 7 triệu dân và 7.000 dặm vuông đất đai đồng bằng Sông Hồng v́ thiếu binh lực nên đă vội vàng cho xây một loạt các cứ điểm mạnh từ Móng Cái tới Vĩnh Yên (45 dặm bắc Hà. Nội) rồi về phía nam tới bờ biển. Hệ thống cứ điểm pḥng ngự này được gọi là “pḥng tuyến De Lattre” và cũng giống như pḥng tuyến Maginot nổi tiếng.
Các tuyến pḥng thủ cố định này luôn được tuần tiễu, nhưng Việt Minh cũng vẫn dễ dàng xâm nhập qua được.
“Tuyến De Lattre” và các đơn vị cơ động tuần tiễu đ̣i hỏi phải có khoảng 1 vạn lính mà De Lattre khó ḷng cung cấp đủ nếu ông c̣n muốn để quân t́m đánh Việt Minh. Nhưng Bộ Tổng Tham mưu Pháp đă đồng ư cho xây dựng pḥng tuyến do tướng Revers đề ra từ tháng 5-1949, mà lại không cho tăng thêm quân số. Sự chống đối chính trị ở Pháp không cho gửi lính mới nhập ngũ sang Đông Dương nên đă tước bỏ mọi hy vọng có thêm quân tăng viện từ chính quốc. Chỉ c̣n có một giải pháp khác: quân đội Quốc gia Việt Nam.

Với tư cách là quốc trưởng, Bảo Đại có thể gọi một đội quân quốc gia, nhưng ông ta đă cưỡng lại không làm. Ông ta không có những nhà lănh đạo quân sự. Người Pháp cũng đă không đào tạo ra được người Việt Nam nào có cấp bậc cao hơn những người chỉ huy các đơn vị nhỏ hoặc thông thạo các vấn đề chiến lược. Bảo Đại c̣n bị các quan chức cai trị Pháp chống đối mạnh mẽ, số này vốn là tay chân của Pignon, người được De Lattre thay thế, và đi theo đường lối của đảng Cộng hoà B́nh dân và Tập hợp Dân chúng Pháp chống lại việc có một đội quân người bản xứ không do Pháp trực tiếp kiểm soát. Sau cùng là Bảo Đại cũng lo một đội quân như thế rất có thể sẽ chạy hàng loạt sang phía Việt Minh.
Chính De Lattre (khi đó c̣n ở Pháp) đă gạt bỏ được sự chống đối đó và thuyết phục người Pháp là cần có một quân đội quốc gia do người Việt Nam chỉ huy để đỡ gánh nặng quân sự cho Pháp. De Lattre đă tác động đến thái độ của Pháp và sau đó một học viện quân sự đă được mở ra vào tháng 11-1950. Nhưng các sĩ quan tốt nghiệp học viện lại chỉ được phục vụ trong đội quân viễn chinh Pháp, được đưa vào các đơn vị “da vàng” của quân viễn chinh, có nghĩa là họ không phải là quân nhân Việt Nam, mà là quân nhân Pháp. Đó không phải là đúng như ư định của De Lattre và càng thúc bách Bảo Đại và thủ tướng Trần Văn Hữu của ông ta phải lập một quân đội quốc gia.
Cuối cùng, đến tháng 7-1951, Bảo Đại cho tiến hành cuộc gọi quân đầu tiên, nhưng chỉ có một số ít người đáp lại. Các nhà chức trách quốc gia cũng như địa phương đă không nhiệt t́nh hưởng ứng v́ sợ có ảnh hưởng không hay về chính trị. Nhiều thanh niên, để trốn bị động viên đă đi theo các đơn vị dân binh Cao Đài hoặc Hoà Hảo. De Lattre nổi cáu, đă nói với một toán tân binh “Hăy chiến đấu cho đất nước các anh như những con người. Nếu các anh là Cộng sản th́ hăy đi theo Việt Minh. Ở đó cũng có người đang say mê chiến dấu cho một lư tưởng tồi tệ!”(8).
De Lattre đă làm được nhiều việc trong thời gian ngắn ngủi khi ông ở Đông Dương, tuy chẳng có việc ǵ tác động được đến bước kết thúc cuối cùng của cuộc chiến tranh. Hoạt động của ông ta đă bị chững lại v́ bị bệnh nguy kịch; vị Thống chế tương lai của nước Pháp c̣n phải chịu đựng cái chết bi thảm của người con trai độc nhất, thiếu uư Bemard De Lattre, hy sinh ở trận sông Đáy trong đợt chiến dịch thứ ba không thành công của Giáp nhằm chiếm lại đồng bằng và Hà Nội.
Ông ta đă đến Washington (tháng 9-1951) dể thảo luận vấn đề viện trợ Mỹ cho Pháp, mà ông đánh giá cao, nhưng khi trở về Paris th́ t́nh trạng sức khỏe bị suy sụp. Nhưng ông ta vẫn cho rằng viện trợ trực tiếp cho các quốc gia liên hiệp là “có hại” và vẫn muốn viện trợ phải do Pháp phân phối và qua con đường của Pháp. Ông nói với Robert Blum, lúc đó phụ trách chương tŕnh viện trợ kinh tế Mỹ, “với tư cách là một người nghiên cứu lịch sử, tôi có thể hiểu được điều đó (viện trợ Mỹ), nhưng là người Pháp th́ tôi không thích”.
Blum (vào năm 1952) đă nói về cái tam giác Bảo Đại - Pháp - Mỹ như sau:
“Một mặt là những lời tuyên bố chính thức được nhắc đi nhắc lại là Pháp không hề có quyền lợi vị kỷ ở Đông Dương, chỉ mong muốn thực hiện độc lập cho các quốc gia liên hiệp và ngăn chặn được sự xói ṃn ghê gớm nguồn tài nguyên của Pháp. Mặt khác lại là vô số các tỉ dụ về sự cố t́nh kéo dài nền cai trị của Pháp, việc can thiệp vào các vấn đề chính trị chủ yếu, việc đầu cơ, thường xuyên căi vă và nói xấu sự chuyến giao quyền lực và giải quyết vấn đề độc lập…
Rơ ràng là có mâu thuẫn trong hành động của Pháp giữa sự mong muốn rút ra khỏi cuộc chiến không được dân chúng ủng hộ, tốn kém và chắc chắn là không có kết quả, với ư định được thấy nó kết thúc trong danh dự, thoả măn được niềm tự hào của Pháp, đồng thời lại bảo toàn được quyền lợi. Sự khác biệt này đă thể hiện một cách khá sâu sắc trong thái độ với tướng De Lattre ở Đông Dương, nơi ông được ca tụng như một thiên tài chính trị và là một vị cứu tinh về quân sự… và đối với ông, ở Pháp, bị người ta nghi ngờ cho rằng chỉ v́ danh vọng cá nhân mà đem tài nguyên của Pháp tiêu phí trong một cuộc phiêu lưu nguy hiếm.
Về vấn để tham gia của Mỹ, Blum nói tiếp:
“Thực khó mà đánh giá được kết quả của gần 2 năm (1950-1952) Mỹ tích cực tham gia vào công việc ở Đông Dương. Mặc dù chúng ta đă lao vào một cuộc hợp tác không dễ dàng, một mặt, với người Pháp sặc mùi “thực dân” nhưng không thể tránh khỏi, và mặt khác, với những người Việt Nam yếu đuối và chia rẽ, nhưng chúng ta cũng đă không có đầy đủ khả năng hoà giải hai bạn đồng minh đó trong một cuộc đấu tranh có xu hướng đặc biệt chống Cộng”.
Và Blum kết luận:
“T́nh h́nh ở Đông Dương không làm cho chúng ta hài ḷng và thể hiện không có triển vọng tiến bộ có thể, không thể giành được một chiến thắng quân sự quyết định, chính phủ Bảo Đại có rất ít hứa hẹn phát triển được tài năng và giành được sự trung thành của dân chúng, và việc đạt tới được các mục tiêu của Mỹ thực là xa xôi”.
Phân tích và kết luận của Blum về thực chất không khác ǵ các nhận xét của thượng nghị sĩ John F. Kennedy khi ông tới thăm Việt Nam tháng 11-1951 và đă tuyên bố:
“… tự chúng ta đă ĺên minh với sự cố gắng tuyệt vọng của chế độ Pháp nhằm duy tŕ những tàn dư của một đế quốc. Nhưng chính phủ Việt Nam bản xứ đă không có được một sự ủng hộ rộng răi trong nhân dân của vùng này”.
Tuy De Lattre đă làm cho Pháp được thảnh thơi chút ít trước cuộc tiến công mănh liệt nhưng không có kết quả của Việt Minh, nhưng cuộc thương lượng đ́nh chiến ở Triều Tiên bắt đầu từ tháng 7-1951 đă làm cho cả Pháp và Mỹ lo ngại về khả năng một cuộc xâm lược qui mô lớn của Trung Quốc đối với Đông Dương. Điều đó không có ǵ đáng ngạc nhiên v́ đă có một số lớn quân Trung Quốc tập trung ở biên giới Bắc Kỳ và nhiều đồ viện trợ đă được cung cấp cho Việt Minh.
Pháp đă nhận định về mối đe doạ mới đó với một nỗi hoảng sợ và thất vọng. Các nhà làm chính trị của họ đă bắt đầu nghĩ tới thương lượng và thoả hiệp với Việt Minh khi mà lực lượng so sánh, theo họ nghĩ, sẽ nghiêng về phía Pháp. Nhưng Mỹ lại nhận định khả năng xâm lược của Trung Quốc trong điều kiện địa vị quân sự của Pháp tiếp tục suy sụp, nặng về phía coi đó là một mối đe doạ của sự bành trướng Cộng sản hơn là về việc mất mát một thuộc địa của Pháp.
Sau các cuộc thất trận của Việt Minh vào đầu 1951, Giáp đă phải xem xét lại chiến lược của ḿnh và quyết định cho lui về “giai đoạn hai” theo lư luận về chiến tranh cách mạng, áp dụng trở lại các chiến thuật du kích, quấy rối, tiêu hao và làm suy yếu các cơ cấu pḥng thủ cố định của Pháp. Trong khi De Lattre trở về Pháp (1-12-1951), phó của ông ta, tướng Raoul Salan, đă nắm quyền chỉ huy, quyết đưa quân đi đánh Việt Minh. Nhưng Giáp đă không tiếp chiến, trừ khi ông thấy có thể đánh theo kiểu của ḿnh. Quân Pháp đă đánh vào những chỗ trống không và thường xuyên bị tổn thất nặng nề. Các chiến sĩ Việt Nam đă làm cho quân Pháp phải bộc lộ, đánh rồi biến mất vào trong rừng. Hoặc họ có thể tiềm nhập vào một vị trí của Pháp, đánh phá rồi rút, gây thiệt hại, làm gián đoạn giao thông liên lạc, gây thương vong nghiêm trọng mà họ chẳng phải chịu tổn thất nào.
Mùa thu năm 1951, các chính trị gia Pháp cần một cách khốn khổ phải có được một trận thắng ở Đông Dương. Quốc hội Pháp chuẩn bị thảo luận ngân sách Đông Dương tài khoá 1952-1953 và các nhà ngoại giao Pháp ở Washington đang cố gắng thuyết phục nhân dân chúng ta tăng thêm phần Mỹ gánh vác các chi phí của cuộc chiến tranh. Do đó, một “chiến thắng vang dội ở Đông Dương, ngược lại với sự bế tắc ở Triều Tiên, sẽ có một tác động mạnh đến phái bồ câu ở Paris và gây xúc động cho Quốc hội Mỹ ở Washington”.
De Lattre, trong khi chỉ c̣n ở lại Đông Dương ít tuần lễ nữa, đă chọn giành một thắng lợi dễ dàng bằng cách cho chiếm thủ đô yên tĩnh của dân tộc Mường, Hoà B́nh (khoảng 40 dặm tây nam Hà Nội).
Quân Pháp chiếm đô thị này chiều ngày 14-11-1951 mà không gặp một sự đề kháng nào. Cho rằng Việt Minh sẽ không thể phản kích, trong những lần tiếp sau, Pháp đă đưa thêm một số lớn thiết giáp, pháo binh và binh lính vào thung lũng sông Đà bên cạnh, dự định tiến vào trung tâm căn cứ của Giáp ở vùng đông bắc (?). Đó là một quyết định tồi! Giáp đă không chịu tiếp chiến vào lúc đó, theo cách đánh của Pháp, nhưng ông đă không bỏ lỡ khả năng đánh tiêu hao quân Pháp trong lúc họ nghỉ ngơi.
Pḥng ngự của Pháp dựa vào một loạt các đồn bốt ngoại vi dọc sông Đà và đường 6, bắc và đông Hoà B́nh. Giáp đă tấn công vào đồn chính ở Tu Vũ (độ 20 dặm bắc Hoà B́nh) ngày 9-12 và chưa đến 24 giờ sau, đă đuổi được quân Pháp chạy qua sông Đà.
Trận Tu Vũ chỉ là một điềm dữ. Các cuộc chiến đấu giằng co để giành kiểm soát sông Đà đă diễn ra suốt trong tháng 12, trong khi người Pháp ngoan cố tăng cường người và trang bị cho các vị trí của họ. Và Giáp đă đánh theo luật lệ của ông ta. Việt Minh ẩn nấp trong vùng núi đá vôi gần đó, lại xuất hiện vào tháng 1-1952 để dùng chiến thuật của Giáp đánh tiêu hao quân Pháp. Đến cuối tháng, thấy rằng nỗ lực cũng không mang lại kết quả ǵ, Salan cho rút toàn bộ mũi tấn công Hoà B́nh, cứu thoát binh lực và trang bị để chuẩn bị cho các trận đánh sau này ở đồng bằng và vào vùng cao nguyên người Thái (bắc Bắc Kỳ từ phía tây sông Hồng tới biên giới Lào).
Trận “chiến thắng vang dội” đă không h́nh thành được mà quân đội và trang bị của Pháp lại bị hao tổn thảm hại. T́nh trạng suy sụp của quân Pháp đă trở thành mối lo ngại chủ yếu cho chính phủ Pháp, cũng như cho những người hoạch định chính sách Mỹ. Khả năng có thể xảy ra một cuộc xâm lăng của Trung Quốc đè nặng lên sự suy nghĩ của Bộ tham mưu Liên quân và các nhà ngoại giao chúng ta.
Đầu năm 1952, Hội đồng An ninh Quốc gia đă kết luận là sự can thiệp của Mỹ sẽ được hạn chế trong việc đối phó với một cuộc xâm lăng trực tiếp của Trung Quốc. Trong khi không xảy ra t́nh huống đó, nhưng lại phải đương đầu với t́nh h́nh đang diễn ra, Hội đồng An ninh Quốc gia đă khuyến cáo chúng ta phải gia tăng mức viện trợ cho quân đội Liên hiệp Pháp nhưng “không được làm giảm nhẹ trách nhiệm cơ bản về quân sự của các nhà chức trách Pháp trong công cuộc pḥng thủ Quốc gia Liên hiệp”.
Tổng thống Truman đă thông qua một bản Tuyên bố chính sách về “các mục tiêu và phương hướng hoạt động của Mỹ đối với Đông Nam Á”, do Hội đồng An ninh Quốc gia đệ tŕnh ngày 25-6-1952, trong đó có đoạn viết
“Cho thực hiện các phương hướng tối thiểu sau đây về hành động quân sự, hoặc dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc hoặc là cùng với Pháp và Anh, và chính phủ bạn nào khác:
1) Một sự pḥng thủ kiên quyết bản thân Đông Dương, trong đó Mỹ sẽ cung cấp sự hỗ trợ về đường không và đường biển ở mức độ có thể thực hiện được.
2)Cắt đứt các đường giao thông của Trung Cộng, bao gồm cả các tuyến trong đất Trung Quốc.
3) Mỹ hy vong sẽ cung cấp được các lực lượng chủ yếu để thực hiện công tác trên mục 4)…
Thất bại của Pháp đầu năm 1952 này đă làm đảo lộn quyết định của các nhà hoạch định chính sách của chúng ta; họ sợ sự bành trướng của Cộng sản đến mức đă cam kết đưa quân đội của chúng ta tham gia vào một cuộc chiến tranh thực dân của Pháp. Chim Hải âu, điềm lành trời mang lại cho nước Mỹ, đă vỗ cánh lên đường bay qua biển cả.
***
Vào lúc này, Đông Dương đă có một vị Cao uỷ mới, Jean Letourneau. Ông là một người Công giáo cánh hữu, đảng viên phong trào Cộng hoà B́nh dân có đường lối thực dân, trước là Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại rồi trở thành Bộ trưởng các Quốc gia Liên hiệp. Tháng 4-1952, khi ông thay De Lattre làm Cao uỷ th́ ông vẫn giữ chức Bộ trưởng. Sự kiêm nhiệm đó đă mang lại cho ông những quyền hành lớn lao ở Việt Nam “độc lập” hơn bất kỳ một viên cựu toàn quyền nào trong thời buổi chế độ thực dân. Đ̣n chính trị của Letourneau được sử dụng để ḱm hăm chế độ Bảo Đại vào tháng 6-1952 là thủ tướng Trần Văn Hữu đă phải trao quyền cho thủ trưởng cơ quan mật thám chính trị của ông ta là Nguyễn Văn Tâm, tuy cả hai đều là công dân Pháp.
Một Phái đoàn điều tra của Quốc hội Pháp sau này (tháng 5-1953) đă lên án Letourneau thực hiện “một chế độ độc tài thực sự, không bị hạn chế hoặc kiểm soát”. Phái đoàn gồm có một đảng viên Xă hội, một Độc lập, một Cộng hoà B́nh dân, và một Xă hội cấp tiến, đă phát biểu:
“Bè lũ trong dinh Norodom” tự cho ḿnh cái hào nhoáng là cai trị theo kiểu cách Pháp và trị v́ trên một đất nước mà phong trào cách mạng đang âm ỉ… Sài G̣n mà nạn cờ bạc, truỵ lạc, say mê tiền tài và quyền thế, cuối cùng dẫn đến thoái hoá về tinh thần và huỷ hoại ư chí…, và chính quyền Bảo Đại, là nơi mà các Bộ trưởng… hiện ra dưới con mắt đồng bào của họ chỉ là những công chức Pháp…”

Báo cáo của Phái đoàn đă chỉ trích Pháp về sự suy đồi của Việt Nam:
“Thực là nghiêm trọng v́ sau 8 năm để buông trôi và vô chính phủ, sự có mặt ở Đông Dương của một Bộ trưởng tại chỗ vẫn không có khả năng chấm dứt những vụ bê bối hàng ngày trong đời sống của xứ thuộc địa như việc ban cấp các giấy phép, chuyển tiền, đền bù thiệt hại chiến tranh, và trao đổi buôn bán. Dù cho chính quyền của chúng ta không hoàn toàn chịu trách nhiệm về những tệ đoan này đi nữa, th́ cũng thật đáng chê trách là chính quyền đă được khẳng định là đă không biết tới hoặc đă dung túng những cái đó”.
Một chủ bút có thế lực người Pháp, b́nh luận về báo cáo của Phái đoàn đă phê phán “khuynh hướng tự nhiên của vị thống đốc quân sự là muốn ḿnh tồn tại măi măi” và “một số các nhóm chính trị Pháp đă sống nhờ vào nguồn thu nhập chính của họ trong chiến tranh… qua các vụ trao đổi hối đoái, tiếp tế cho quân đội viễn chinh và việc đền bù chiến tranh”. Ông kết luận:
“Sự thật là các việc này đă được biết, càng giúp thêm cho thấy đă có một kế hoạch rơ ràng được xây dựng từng bước nhằm loại trừ mọi khả năng thương lượng ở Đông Dương đế đảm bảo kéo dài không thời hạn cuộc xung đột và việc chiếm đóng về quân sự”.
Trong khi mà cả t́nh h́nh quân sự và chính trị ở Đông Dương chuyển biến một cách khốn khổ trong nửa cuối năm 1952; th́ ở Mỹ, cuộc vận động bầu cử Tổng thống đang tiến triển và chính quyền Eisenhower sắp nhận chức nên càng làm cho sự cam kết của chúng ta ở Đông Dương sâu sắc thêm. Trong một thời gian dài, phe đối lập đă không ngừng lên án chính quyền Truman phải chịu trách nhiệm đă để “mất” Tmng Quốc cho Cộng sản. Phát biểu của John Foster Dulles trong cuộc vận động tuyển cử đă không nghi ngờ cho thấy ông coi Đông Nam Á là một vùng then chốt trong cuộc xung đột với “đế quốc” Cộng sản, và điều quan trọng là phải kéo tuyến ngăn chặn lên phía bắc Bát Gạo của châu Á - tức là bán đảo Đông Dương.
Tổng thống Eisenhower trong bản Thông điệp gửi quốc dân đầu tiên của ông (ngày 3-2-1953) đă hứa sẽ có “một chính sách đối ngoại tích cực và mới” và đă đi tới gắn liền cuộc xâm lăng của Cộng sản ở Triều Tiên và Malaysia với Đông Dương. Dulles, Bộ trưởng Ngoại giao mới, đă tuyên bố Triều Tiên và Đông Dương là hai cạnh sườn của kẻ thù chủ yếu là Trung Cộng ở giữa. Chính quyền của đảng Cộng hoà đă rơ ư đồ muốn ngăn ngừa không để mất Đông Dương bằng cách có một thái độ chống Cộng thẳng thừng hơn.
Cuộc thương lượng kéo dài ở Triều Tiên đă gây ra sự lo ngại là Trung Cộng có thể chuyển sự chú ư của họ sang phía Đông Dương và Tổng thống Eisenhower ngày 16-4-1953 đă cảnh cáo rằng nếu cuộc đ́nh chiến ở Triều Tiên chỉ đơn thuần giải phóng cho các đội quân để họ tiến hành một cuộc tấn công vào một nơi nào khác th́ đó sẽ chỉ là một sự bịp bợm. Và sau cuộc đ́nh chiến ở Triều Tiên được kư kết, Dulles tiếp tục luận điểm nói trên đă có nhận xét (trong diễn văn ngày 2-9-1953) “một mặt trận duy nhất của Cộng sản xâm lược kéo dài từ Triều Tiên đến bắc Đông Dương ở phía Nam”. Ông nói tiếp:
“Trung Cộng đă và hiện c̣n đang huấn huyện, trang bị và tiếp tế cho lực lượng Cộng sản Đông Dương. Ở đây cũng có nguy cơ, giống như ở Triều Tiên, Trung Quốc sẽ có thể đưa quân đội của họ vào Đông Dương. Trung Cộng sẽ thấy rằng một cuộc xâm lược thứ hai như vậy sẽ không thể xảy ra mà không mang lại những hậu quả nghiêm trọng, không phải chỉ hạn chế vào cho Đông Dương. Tôi nói điều đó một cách không màu mè… với hy vọng ngăn ngừa sự tính toán sai lầm mới của kẻ xâm lược”.
Những lời cảnh cáo với Trung Quốc này có bao hàm một ư muốn phân biệt giữa sự thành công và thất bại trong việc ngăn chặn Hồ Chí Minh giành được một thắng lợi hoàn toàn dựa trên khả năng Trung Quốc tăng cường sự viện trợ hoặc trực tiếp can thiệp. Cảnh cáo Trung Quốc chắc chắn c̣n là nhằm mục đích răn đe thêm đối với sự can thiệp của người Trung Quốc và ngầm mang theo một sự đe doạ là nếu Trung Quốc nhảy vào cuộc chiến tranh Đông Dương th́ Mỹ bắt buộc phải có hành động tiếp theo thích đáng, tốt nhất là cùng với các nước đồng minh, nhưng cũng có thể chỉ một ḿnh nếu cần. Ngoài ra, chính quyền Eisenhower c̣n có ư cho rằng, áp dụng chính sách đánh trả hàng loạt, Mỹ sẽ đánh một đ̣n nguyên tử trừng phạt đối với Trung Quốc mà không nhất thiết phải đưa lục quân của chúng ta tham gia vào một cuộc chiến tranh ở châu Á.
*
Giáp, trong thời gian bầu cử chính quyền mới của chúng ta, đă t́m ra được gót chân Achille(9) của Pháp: thiếu cơ động và hậu cần nặng nề cồng kềnh; và ông đă cho thực hiện cách đánh “vận động chiến” của ông để chuẩn bị chiến tranh với những cuộc hành quân quy mô lớn, một bước để đi tới “trận địa chiến” và giành thắng lợi. Mục tiêu đầu tiên ông chọn là đánh chiếm cao nguyên Thái và chiếm đóng Lào. Ngày 11-10-1952, Giáp cho 3 đại đoàn vượt sông Hồng trên một tuyến 40 dặm, lướt quét các tiền đồn Pháp trên đường tiến về sông Đà. Ngày 30-11, các đơn vị đi đầu của Việt Minh đă tới biên giới Lào. Trong quyển “Hai Việt Nam”, Bernard Fall đă viết về t́nh h́nh đó như sau: “các sư đoàn Cộng sản, ngay trước mắt người Pháp đang làm chủ trên không, đă vượt qua 180 dặm trong 6 tuần chiến đấu mà chẳng phải dùng đến một con đường bay, một xe cơ giới nào”. Đến ngày 1-12, người Pháp đă rút lui tương đối an toàn về sau pḥng tuyến De Lattre ở phía bắc Hà Nội, nhưng cũng không phải không thiệt hại nặng về người và trang bị.
Trong đầu xuân 1953, Giáp đưa cuộc “vận động chiến” của ông từ đất Thái sang Lào. Rồi Giáp tiến về phía nam cho đến khi Pháp quyết định né tránh bằng cách chuyển sang phía đông về Cánh đồng Chum, nhưng Giáp vẫn đuổi theo và bao vây họ ở đó. Đến ngày 7-5, quân đội của Giáp rút về Việt Bắc, để lại phía sau một lực lượng nhỏ để cầm giữ người Pháp, đồng thời tăng cườg nhiều cố vấn chính trị cho Pathet Lào dưới quyền của Hoàng thân Souphanouvong.
Tháng 5-1953 cũng là tháng đă nổ ra cuộc khủng hoảng mới trong nội các Pháp và J. Laniel, một đảng viên Độc lập được đưa vào ghế thủ tướng. Laniel thay Letourneau bằng M. Dejean và cử làm Công sứ Tổng uỷ viên, một chức vụ có nhiều quyền hạn khác trước. Việc chấn chỉnh bộ máy Cao uỷ cũ cũng giúp loại trừ được một số lộng hành này nhưng lại đẻ ra một số mới khác. Các chức năng dân sự của Cao uỷ cũ được chia ra cho Công sứ Tổng uỷ viên và ba Cao uỷ Pháp ở Việt Nam, Lào và Cambodia. Các quyền hành quân sự trước đây nằm trong tay Cao uỷ Pháp nay được chuyển cho Công sứ Tổng uỷ viên là sĩ quan duy nhất chịu trách nhiệm về pḥng thủ và an ninh ở Đông Dương. Như thế là Công sứ Tổng uỷ viên đă nắm được toàn bộ quyền phân phối viện trợ cho các quốc gia Liên hiệp. Cách tổ chức mới này đă làm cho người thủ trưởng dân sự trở thành một người trọng tài thực sự về các vấn đề quân sự. Đó cũng là một điều nổi bật c̣n giữ lại từ thời của các viên Toàn quyền; quân đội chỉ có một nhiệm vụ nhỏ là duy tŕ trật tự.
Tướng Henri-Eugène Navarre là người chỉ huy đầu tiên và cũng là người cuối cùng đă cảm thấy sự kiểm soát mới của bên dân sự ràng buộc đối với các hoạt động quân sự. Ông ta đă đưa ra một kế hoạch nhằm đánh bại Việt Minh một cách quyết định vào năm 1955 và đă được Mỹ, đặc biệt là tướng O’Daniel và Bộ trưởng ngại giao Dulles ủng hộ.
Kế hoạch Navarre đó, c̣n được gọi là “Quan niệm của Navarre về các cuộc hành quân ở Đông Dương” đă đưa ra một công thức giành thắng trận có thể thành công mà không phải đưa quân Mỹ vào tham gia trực tiếp và chỉ cần dựa vào một sự viện trợ đại quy mô của Mỹ về quân sự.
Từ tháng 5-1953, Mỹ đă tuôn hàng tiếp tế vào Lào và Thái Lan và cung cấp cho Lào 6 máy bay C-119 cùng với các tổ lái dân sự. Quốc hội đă đồng ư cho cấp 400 triệu dollar viện trợ cho Pháp trong tài khoá 1954, nhưng sau khi Pháp đưa ra kế hoạch Navarre, Quốc hội đă chuẩn cho thêm một khoản phụ 385 triệu. Tuy đă có đủ viện trợ, nhưng tướng Navarre vẫn thấy ḿnh bị hạn chế trong việc mở rộng các cuộc hành quân chống lại Việt Nam v́ quyền quyết định cung cấp các nguồn tài nguyên nói trên của Công sứ Tổng uỷ viên. V́ tất nhiên là Dejean phải theo chính sách Pháp - không được tung ra thêm nhiều lực lượng hơn nữa mà phải chuẩn bị cho cuộc điều đ́nh - và Navarre đă bị chỉ trích là kế hoạch của ông có thể thất bại.
Những thắng lợi của Việt Minh trong thời kỳ này đă cho thấy rơ thêm t́nh trạng nguy ngập của Pháp; các chiến dịch mới nhất của Giáp chứng tỏ lực lượng Việt Minh đang lên, một phần do tác động của việc Nga và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự. Lực lượng chiến đấu Pháp đă tụt xuống thấp một cách nguy hiểm, và không hy vọng có sự bổ sung nhanh từ Pháp. Đó là một bức tranh ảm đạm. Trong một số giới chính trị ở Paris lại xôn xao về “một giải pháp danh dự”, trước sự bực bội của các quan chức Washington.
Bộ Tổng chỉ huy Pháp và cánh hữu thực dân quan niệm “giải pháp danh dự” phải là một chiến thắng quân sự, và về điểm này họ được sự ủng hộ của chính phủ Mỹ, mặc dù với những động cơ khác nhau. Để tạo được một t́nh h́nh quân sự cho phép đạt được “giải pháp danh dự” th́ nhất thiết cần phải xây dựng một lực lượng chiến đấu mạnh hơn Việt Minh, và nhất định phải cơ động hơn. Đó cũng là bài học tướng Salan đă tiếp thu được trong một năm đối đầu với Giáp. Và việc t́m kiếm “một giải pháp danh dự” vẫn cứ được tiếp tục.
Ở Washington, thượng nghị sĩ J.F. Kennedy đă thấy giải pháp Bảo Đại không đi tới đâu và Pháp th́ ngoan cố đối với việc trao trả độc lập cho Việt Nam, đă viết:
“Độc lập chân chính… chưa có được ở Đông Dương, chức năng cua chính phủ bản xứ bị bó hẹp…; Chính phủ nước Việt Nam, một quốc gia quan trọng bậc nhất trong vùng, thiếu sự ủng hộ của quần chúng…, chúng ta sẽ nhấn mạnh tới vấn đề độc lập chân chính… Tôi tin tưởng mạnh mă rằng người Pháp không thể thành công ở Đông Dương nếu không có những nhân nhượng cần thiết để làm cho quân đội bản xứ trớ thành một quân đội đáng tin cậy và đánh lớn được”.
Sau đó Kennedy phê phán người Pháp:
“Năm nào chúng ta cũng nhận được 3 điều bảo đảm. Thứ nhất là nền độc lập của các quốc gia Liên hiệp hiện nay đă được thực hiện; thứ hai, nền độc lập đó sẽ sớm được hoàn thiện trên cơ sở những bước “nay” đă đạt được; và ba, quân đội Liên hiệp Pháp đảm bảo sẽ giành được chiến thắng quân sự, hoặc đúng là cơ bản giành được chiến thắng đó”.
Suốt trong thời kỳ chúng ta giúp đỡ cho người Pháp, các nhà lănh đạo Mỹ vẫn có ư kiến thấy cần thiết phải khuyến khích Pháp trao trả cho người Việt quyền tự trị rộng răi hơn. Áp lực của Mỹ đă thể hiện rơ trong bản tuyên bố công khai của thủ tướng Laniel (ngày 3-7-1953) nói rằng chủ quyền của các quốc gia Liên hiệp sẽ “được hoàn thiện” qua việc chuyển giao cho các nước này các chức năng hiện vẫn c̣n nằm trong tay người Pháp, nhưng lại không đưa ra được thời hạn cuối cùng cho việc hoàn thành độc lập. F. Mitterand(10) (thuộc cánh tả trung tâm) đă b́nh luận như sau:
“Từ năm 1949 đến nay, chúng ta đă 18 lần trao trả “độc lập hoàn toàn” cho Việt Nam. Nhưng đă có lần nào chúng ta làm thực đúng được điều đó đâu?”(11)
Trong câu chuyện riêng, Bảo Đại cũng nêu:
“Hoàn thiện” là cái ǵ? Đối với người Pháp, bao giờ cũmg chỉ có vấn đề họ phải trả chúng tôi độc lập. Tại sao họ lại không thể trao trả một lúc và tất cả?”(12)
Ngày 6-8, chính quyền mới của Eisenhower đă đưa ra những điều kiện đặc biệt để đảm bảo có viện trợ tiếp tục của Mỹ cho Pháp; một trong các điều kiện đó là Pháp công khai cam kết có “một kế hoạch nhằm gây được sự ủng hộ và hợp tác của người bản xứ Đông Dương”. Điều gay go đối với Pháp là khoản 385 triệu dollar chúng ta đă hứa để giúp thực hiện kế hoạch Navarre và Eisenhower cũng nắm chắc vấn đề này. Ông đă chỉ thị cho Đại sứ Douglas Dillon của chúng ta ở Paris báo cho Thủ tướng Laniel và Bộ trưởng Ngoại giao Bidault là chúng ta mong rằng Pháp “tiếp tục theo đuổi một chính sách nhằm hoàn thiện nền độc lập các quốc gia Liên hiệp theo đúng như bản tuyên bố ngày 3-7”.
Mỹ lo ngại nếu không có một sự ràng buộc nào của chính phủ Pháp với một nước Việt Nam không Cộng sản th́ áp lực chính trị trong nội bộ nước Pháp có thể đẩy chính phủ họ t́m kiếm một giải pháp thương lượng thay v́ cho giải pháp quân sự. Người ta cho rằng (trước trận Điện Biên Phủ) nếu kế hoạch Navarre thất bại hoặc tỏ ra phá sản, người Pháp có thể điều đ́nh ngay với những điều kiện tốt nhất có thể được, mà không cần tính toán xem những điều kiện đó có đảm bảo ngăn ngừa được cho một Đông Dương không Cộng sản hay không. Đó là một điều các nhà chiến lược và làm chính sách của chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Mong muốn của họ là nước Pháp chống dỡ được và phá tan dược mọi mưu đồ của Việt Minh muốn chiếm chính quyền bằng bất cứ cách nào. Theo chiều hướng đó, chính quyền Eisenhower đă sớm cho triển khai chính sách của chúng ta nhằm tác động đến người Pháp chống lại việc kết thúc cuộc chiến tranh trong những điều kiện “không thoả đáng” đối với các mục tiêu cơ bản của chúng ta. Theo đường lối Hội đồng An ninh Quốc gia vạch ra ngày 16-1-1954, Tổng thống đă chỉ thị cho các nhà ngoại giao chúng ta báo cho Pháp biết:
“1- Trong khi t́nh h́nh quân sự chưa có một sự cải tiến rơ rệt, th́ không có cơ sở cho một cuộc thương lượng với những điều kiện có thể chấp nhận được.
2- Chúng tôi (Mỹ) dứt khoát phản đối mọi ư kiến về một cuộc ngừng bắn, coi đó là một bước đầu để đưa tới thương lượng; v́ một cuộc ngừng bắn (như thế) sẽ dẫn đến một sự suy sụp không thể nào cứu văn được về vị trí quân sự (của Pháp - Việt ở Đông Dương); một chính quyền được gọi là Liên hiệp không Cộng sản sẽ có thể trao đất nước vào tay Hồ Chí Minh trong t́nh h́nh không thuận lợi cho việc thay thế Pháp bởi Mỹ hoặc Anh.

Chỉ lệnh nói trên cho thấy một cách chắc chắn là các nhà hoạch định chính sách của chúng ta đă sẵn sàng ngả theo việc Mỹ tiếp quản Đông Dương nếu người Pháp bị sa lầy ở đó.
Thập kỷ đầu cuộc chiến tranh lạnh đă dần từng tí một đẩy chúng ta vào vũng lầy Đông Nam Á. Quan niệm cứng nhắc chẳng hay ho ǵ của chúng ta về một khối Cộng sản xâm lược thuần nhất cũng như nhận thức theo cảm tính của chúng ta về việc “mất” Trung Quốc đều là những con đường dẫn chúng ta tới chỗ bị trơn tuột. Thuyết “domino” lại đẩy chúng ta lao vào con đường đó nhanh hơn một chút nữa. Rồi việc thiếu hiểu biết một cách sâu sắc về các đặc tính riêng của các nước Đông Nam Á và sự khác biệt giữa các xă hội các nước này đă che mắt không cho chúng ta thấy được những nỗi hiểm nghèo dọc trên đường chúng ta đi. Sau hết, mọi người đều cho rằng chúng ta đă được giao cho giữ một địa vị lănh đạo trong những vùng xa xăm hẻo lánh này. Rất ít người có thể nhận thức được sự dính líu dă càng ngày càng sâu thêm.
Nhưng vào đầu năm 1954, với trận Điện Biên Phủ và các cuộc hội nghị quốc tế ở Genève đă hiện ra ở chân trời, th́ chúng ta đă bị ngập quá sâu trong vũng lầy và trong một cuộc xung đột vừa với các mục tiêu của Pháp, vừa với của Việt Nam. Đó cũng là một năm của những quyết định đầy hiểm nghèo, và chim hải âu đă bay lượn quanh trên con tàu quốc gia chúng ta.
***
Cuối mùa xuân 1953, bộ đội của Giáp đă hành quân ṿng qua đồng bằng sông Hồng, Bắc Bộ, sang phía Tây vào cao nguyên Thái, vượt biên giới Lào rồi chuyển về hướng Nam đến đóng trong vùng rộng lớn từ Cánh đồng Chum, Trung Bộ; ở đó họ đă đánh phá tiêu hao quân của Salan một cách thắng lợi. Trong cuộc hành quân, Giáp đă tránh các cứ điểm pḥng ngự mạnh, tràn qua hoặc chiếm các tiền đồn ít quan trọng của Pháp. Một trong số đó là vị trí sân bay nhỏ Điện Biên Phủ gần biên giới Lào, bị Pháp chiếm từ ngày 30-11-1952.
Để ngăn chặn áp lực ngày càng tăng của Việt Nam và mở ra một cục diện quân sự thuận lợi cho Paris giành “giải pháp danh dự”, Salan cho rằng ông ta cần phải có thêm binh lực. Kế hoạch của ông nhằm tăng cường sức chiến đấu của quân đội bằng cách rút họ ra khỏi các chốt pḥng ngự cố định để làm cho họ cơ động thêm lên. Ông ta biết rằng không có hy vọng chờ đợi sự giúp đỡ của chính quốc Pháp, nhưng các quốc gia Liên hiệp có thể cung cấp cho ông ta số binh lực cần thiết để thay vào số quân rút khỏi các đồn trại pḥng ngự cố định nếu như Paris chấp nhận lời đề nghị của ông. Tất nhiên, ông cũng cần được tăng cường một số lượng lớn về vũ khí và trang bị, nhưng có thể do Mỹ sẽ đảm nhiệm cung cấp.
Chính phủ Pháp chấp nhận kế hoạch của Salan và đề nghị với Mỹ tăng thêm viện trợ. Yêu cầu của Pháp thật đúng lúc. Việc Giáp tiến quân vào Lào trong tháng 4, đi đôi với việc suy giảm trong nỗ lực chiến tranh của Pháp được tuyên truyền khá rộng răi, đă gây nhiều lo ngại cho chính quyền Washington, làm họ sợ một sự sụp đổ hoàn toàn của Pháp, nên đă cho tuôn mạnh đồ viện trợ tiếp tế vào Lào và Thái Lan từ tháng 5-1953. Nhưng viện trợ chỉ được cung cấp với điều kiện kế hoạch mới của Salan phải mang lại được những thắng lợi về quân sự; và vũ khí trang bị phải chủ yếu được dùng cho quân đội do các quốc gia Liên hiệp tuyển mộ.
Viện trợ mới và kế hoạch sửa đổi đặt ra cho chính phủ Pháp vấn đề phải có một ê kíp lănh đạo quân sự mới, và đến lúc đó th́ Salan được thay thế bởi nhà chiến lược cừ khôi, tướng Henri Eugène Navarre, nắm quyền chỉ huy từ 20-5-1953. Như đă nói ở trên, Hội đồng Quốc pḥng Pháp đă chỉ thị cho Navarre phải hạ thấp yêu cầu pḥng thủ Lào và trước hết “phải đảm bảo an toàn cho đội quân viễn chinh Pháp”. Nhưng sau khi nhậm chức, Navarre đi kiểm tra t́nh h́nh tại chỗ và đă định ra một chiến lược riêng của ông ta. Ông chấp nhận một phần các khái niệm của De Lattre và Salan để sử dụng và đưa ra một kế hoạch cừ khôi nhưng tai hại, mang tên ông. Nó đă được Washington đề cao nhưng lại bị Paris kết tội. Kế hoạch đ̣i hỏi phải có một lực lượng tấn công cơ động mạnh dể giành lại thế chủ động vào mùa thu năm 1954. Trong thời gian quá độ, Navarre cho thực hiện một chiến lược pḥng ngự (như Paris đă chỉ thị) ở bắc vĩ tuyến 18, nhưng sẽ tích cực tiêu diệt đối phương ở miền trung Trung Bộ và Nam Bộ (trái với các chỉ thị của Paris) trong nửa đầu năm 1954. Rồi đến mùa thu 1954, ông sẽ tung ra cuộc tổng tiến công (như đă thoả thuận với O’Daniel và Dulles) ở bắc vĩ tuyến 19 với mục đích tạo ra một điều kiện thuận lợi mong muốn cho một sự dàn xếp về chính trị của cuộc chiến tranh.
Trong khi đó th́ cuộc đ́nh chiến ở Triều Tiên rốt cục đă được kư kết ngày 26-7. Sau những buổi hội đàm dài nhất trong lịch sử - 2 năm và 17 ngày, bao gồm 575 cuộc gặp gỡ riêng. Một cuộc hội nghị đă được xúc tiến 90 ngày sau khi hoàn thành việc trao đổi tù binh, để thảo luận “tương lai của Triều Tiên và các vấn đề có liên quan”. Việc trao đổi tù binh kết thúc ngày 6-9. Cuộc đ́nh chiến đă được Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và số lớn các nước “khối” châu Âu hoan nghênh, nhưng không được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chào mừng như là một báo hiệu của hoà b́nh thế giới.
Hồ Chí Minh trong một bức điện gửi cho Mao Trạch Đông (ngày 4-8) chỉ bày tỏ một sự phấn khởi to lớn của nhân dân Việt Nam về việc cuộc chiến tranh Triều Tiên đă kết thúc. Phải chăng người Việt Nam đă phấn khởi v́ họ thấy trước là Trung Quốc sẽ chú ư nhiều hơn đến những nhu cầu của Việt Minh? Hay là họ phấn khởi v́ cuộc thương lượng hoà b́nh ở Triều Tiên đă đặt ra khuôn mẫu của một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương?
Có thể có cả hai vấn đề. Chắc chắn rằng Trung Quốc có xu hướng thiên về chiến tranh, chỉ cần cố gắng ít nhiều để phân tán bộ máy quân sự của họ không c̣n cần thiết ở Triều Tiên nữa để đáp ứng nhu cầu của ông Hồ, cũng đủ làm cho ông đối phó được với Pháp - thậm chí cả với Mỹ - từ một thế mạnh. Các nhà hoạch định chính sách ở Washington và Paris nh́n một cách lo lắng và chờ đợi hành dộng sắp tới của Bắc Kinh, và Dulles đă báo cho Trung Quốc biết qua bài phát biểu ở Saint Louis (2-9-1953), về “những hậu quả nghiêm trọng của một cuộc xâm lược sai lầm khác”. Trong cuộc họp báo ngày hôm sau, người ta đă hỏi Dulles xem có phải bài diễn văn của ông có bao hàm ư Mỹ muốn đưa vấn đề khôi phục hoà b́nh ở Đông Dương ra bàn ở Hội nghị chính trị của Triều Tiên đă được dự kiến không. Dulles đă đáp lại:
“Chúng tôi đă nói là cuộc hội nghị như dự kiến đă định lúc ban đầu… sẽ chỉ hạn chế vào vấn đề Triều Tiên. Nhưng… (nếu) Trunng Cộng tỏ ra có ư muốn giải quyết một cách hợp lư vấn đề Đông Dương, th́ về phương diện kỹ thuật, chúng tôi không thể trả lời “Không”, chúng tôi cũng không muốn nói đến vấn đề đó”.
Mùa thu, được tướng O'Daniel và Bộ trưởng Dulles khuyến khích, Navarre cho thực hiện kế hoạch của ông ta. Trong thời gian ngắn, ban đầu h́nh như mọi việc đều tốt, nhưng chỉ đến cuối năm, mặt trận trở thành tai hoạ. Rơ ràng là người Pháp cũng như người Mỹ đă không thể không công nhận là quân Pháp dă đánh vào những khoảng trống ở Đông Dương. Chỉ mới tiếp xúc là quân đối phương đă tan biến vào trong rừng để rồi lại xuất hiện ở nơi khác.
Buộc phải rút lui khỏi miền Nam xứ Thái cuối tháng 9, Navarre liền quay trở về vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với một lực lượng 20 tiểu đoàn, ông ta định tiêu diệt một trung đoàn quân chính quy Việt Minh trong tỉnh Thái B́nh (khoảng 40 dặm đông nam Hà Nội). Như đă đoán trước, lực lượng của Giáp lại biến đi; song cuối tháng 10, Pháp hănh diện báo cho tướng O’Daniel về một “chiến thắng mới” làm ông này xúc động báo cáo ngay về Tham mưu trưởng Liên quân ở Washington. Với hy vọng kéo Giáp vào bẫy, Navarre cho 3 tiểu đoàn dù chiếm lại Điện Biên Phủ ngày 20-11. Giáp đă không cắn mồi; trái lại ông đă để cho Pháp tăng cường pḥng thủ đồn ngoại vi đó và xúc tiến chuẩn bị bao vây cứ điểm của Navarre.
***
Những lời phát biểu của Dulles với báo chí ngày 3-9 về khả năng thương lượng với Trung Cộng chung quanh vấn đề Đông Dương, đă gợi cho Laniel con đường phải giải quyết vấn đề với Hồ Chí Minh. Ngày 19-9, Chủ tịch Hồi đồng Bộ trưởng Liên Xô Georgi Malenkov, một người chủ trương mạnh mẽ hoà dịu, nhấn mạnh vào đ̣i hỏi của “nhân dân yêu chuộng hoà b́nh thế giới” phải làm cho cuộc đ́nh chiến Triều Tiên thành một khởi điểm để “làm giảm nhẹ căng thẳng quốc tế ở khắp mọi nơi, bao gồm cả Viễn Đông”. Ngày 21, Andrei Vishinsky, đại diện Liên Xô tại Liên hợp quốc, đề nghị tiếp “một cuộc giảm binh bị và tuyên truyền nhằm đẩy lùi nguy cơ một cuộc chiến tranh mới”. Chu Ân Lai liền ủng hộ đề nghị của Liên Xô (ngày 8-10) và nêu lên vấn đề ghế của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Liên hợp quốc; ông nhắc lại lập luận của Malenkov về việc làm giảm t́nh h́nh căng thẳng quốc tế nhằm củng cố hoà b́nh ở Viễn Đông. Những người Cộng sản trong quốc hội Pháp nắm lấy đường lối của Mátxcơva, Bắc Kinh, liền tiếng yêu cầu thương lượng hoà b́nh với Hồ Chí Minh, giống như Mỹ đă làm với Kim Nhật Thành ở Triều Tiên.
Sau thất bại tháng 9 của Navarre, tâm trạng ở Pháp trở nên u ám. Dân chúng ngoài đường và một số các nhà làm chính trị trong quốc hội đă cho rằng Pháp đưa binh lính ra trận để phục vụ cho cuộc Thập tự chinh chống Cộng của Mỹ. Họ đă đi đến một nhận thức ác nghiệt về cuộc chiến tranh Đông Dương, nói đó chỉ là một cái địa ngục không có ǵ khác hơn là để Pháp chôn vùi thuộc địa, và đối với Pháp đấy là một cuộc chiến tranh không thắng.
Đáp lại những yêu cầu đó, ngày 27-10, Laniel công bố ư định của ông muốn thương lượng. Nhưng với ai? Không với Hồ Chí Minh mà cũng không phải v́ “Bộ tham mưu” của ông ta tỏ ra muốn có một cuộc đối thoại nào đó. Ngày 12-11, trước quốc hội, Laniel nhắc lại quan điểm của ông ta, tuyên bố chính phủ ông không cứ nhất định giành đạt cho được một “giải pháp quân sự”, mà sẽ thu xếp để có một “giải pháp ngoại giao”; mang theo ngụ ư “giải pháp quân sự” là của Mỹ, c̣n Pháp không phải thế. Cuộc tranh căi tại quốc hội Pháp đă chia đất nước ra thành hai phái: phái muốn thương lượng và phái muốn kéo dài công cuộc béo bở này của họ. Phái sau này, thường là thuộc giới tư bản kinh tế tài chính, chịu ảnh hưởng của phong trào Cộng hoà B́nh dân, kiêu hănh bám lấy “danh dự” của nước Pháp và cho rằng không thể chấp nhận việc quan hệ với Hồ Chí Minh Cộng sản - ít ra th́ cũng cho đến khi ưu thế quân sụ của Pháp đặt người Pháp trong một thế lợi để ra các điều kiện.
Trong khi ưu thế quân sự trên chiến trường chưa thấy đâu và ở Pháp tranh căi nhau, th́ Navarre, vào giữa tháng 11, vẫn lên tiếng biện minh cho những thất bại của ông ta bằng những lời ca cẩm cũ - v́ không có đủ quân. Yêu cầu tăng viện của ông ta bị Uỷ ban Quốc pḥng dứt khoát gạt bỏ; ông ta phải bằng ḷng với những cái đă có. Cũng trong thời gian đó, Laniel lo xúc tiến các cuộc điều đ́nh hoà giải, nên đă đưa một phái đoàn bí mật do Phó đô dốc Cabanier cầm đầu đến Sài G̣n để hỏi ư kiến Navarre xem đă đến lúc thuận lợi để mở các cuộc diều đ́nh ngừng bắn chưa. Navarre phát biểu (ngày 20-11) là hăy c̣n sớm quá, và t́nh h́nh quân sự Pháp sẽ thuận lợi hơn vào mùa hè tới (1954).
Trong thời gian Navarre chiếm Điện Biên Phú, tờ nhật báo Thuỵ Điển Expressen, đă cho đăng (ngày 29-11) những câu trả lời của Hồ Chí Minh cho một loạt các câu hỏi do Sven Lôfgren, phóng viên của báo ở Paris đặt ra. Trả lời của ông Hồ đề ngày 26-11 và cho biết ư định của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muốn điều đ́nh một cuộc ngừng bắn với điều kiện chính phủ Pháp công nhận và tôn trọng nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam vào năm 1955.
Chính phủ Pháp đă phản ứng một cách tiêu cực. Laniel quan tâm theo dơi “ư định muốn thương lượng” của ông Hồ, nhưng đa số ngoan cố phản động trong chính phủ quyết định coi như không biết đến lời đề nghị đó. Lập trường của chính phủ Pháp là ông Hồ phải đưa ra đề nghị bằng những đường chính thức, chứ không phải qua các “lời rao mật trên báo chí”. Ngày 12-12, thông tấn xă của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lại nhắc lại lời đề nghị thương lượng của ông Hồ trên cơ sở như đă nêu. Rồi, lần nữa, ngày 19, ngày kỷ niệm 7 năm cuộc chiến tranh, trong thông điệp gửi Quân dội Nhân dân Việt Nam, ông Hồ cho phát thanh lời tuyên bố cho thả hàng trăm tù binh Pháp và thêm một lần nữa đề nghị thương lượng.
Tuy những cuộc thăm ḍ hoà b́nh này chẳng trực tiếp mang lại được điều ǵ nhưng gián tiếp đă làm tăng thêm t́nh cảm chính trị công chúng ngày càng mạnh ở Pháp đ̣i chấm dứt cuộc chiến tranh dường như vô tận và rất tốn kém. Trong khi đó, các báo cáo lạc quan của Navarre vẫn đưa ra hy vọng là chiến thắng đang ở trong tầm tay. Laniel và các quan chức Pháp khác đă nói với Đại sứ quán chúng ta là họ coi đề nghị của ông Hồ chỉ là tuyên tuyền, nhưng cũng phải thừa nhận là nó đă tác động sâu sắc đến công chúng và các giới quân sự ở Pháp và ở Đông Dương. Laniel c̣n cho biết tổng thống Auriol đă bị kích động đến mức ông đă nói với Laniel phải hỏi ư kiến các đại diện ba quốc gia Liên hiệp ngay tức khắc để nắm lấy khả năng sớm nhất nhằm mở các cuộc điều đ́nh với đại diện của Hồ Chí Minh. Nhưng Laniel đă dứt khoát từ chối. Các quan chức Mỹ th́ hoài nghi; báo cáo của Đại sứ quán cho thấy trong diễn văn ngày 24-11 của Laniel c̣n có khoảng rộng răi dành cho cuộc điều đ́nh, và các đề nghị của ông Hồ đă tăng thêm áp lực cho việc hoà giải.
Chính sách kiên định của Mỹ là lái cho Pháp tránh xa khỏi bàn hội nghị trong khi chưa giành dược những thắng lợi quân sự quan trọng trên chiến trường. Dulles đă nhiều dịp nói với Bidault rằng Mỹ thấy kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương trong điều kiện thuận lợi cho Cộng sản là một điều không nên. Ông muốn người Pháp tiếp tục cuộc chiến v́ ông tin tưởng một cách sâu sắc rằng Đông Dương là một mắt xích chủ yếu trong pḥng tuyến ngăn chặn Cộng sản, nhưng cũng v́ chúng ta đă bị các báo cáo của Pháp về sự tiến bộ của chiến tranh làm mờ mắt. Từ Sài G̣n, O’Daniel đă báo về là chiến thắng của Pháp có thể chắc chắn nếu được chúng ta giúp đỡ về vật chất, và chính quyền Washington đă vui vẻ đổ vào đó càng nhiều đồ viện trợ.

Trong cuộc hội nghị tại Bermuda (tháng 12-1953), Tổng thống Eisenhower, thủ tướng Laniel đă bị t́nh h́nh mặt trận Đông Dương làm cho bối rối. Các vị đă kín đáo biểu thị mối lo lắng của họ trong bản thông cáo ngày 7-12, nói rằng họ đă xem xét t́nh h́nh Viễn Đông và có kế hoạch triệu tập một cuộc hội nghị chính trị để đi tới được “một cuộc hoà giải về vấn đề Triều Tiên” và khôi phục lại “các điều kiện b́nh thường hơn ở Viễn Đông và Đông Nam Á”.
Trong khi Pháp c̣n đang bận rộn t́m một cách điều đ́nh có thể chấp nhận được và Navarre cố gắng làm chuyển biến t́nh thế quân sự của ông ta, th́ Giáp đă sẵn sàng thận trọng cho bật cái bẫy ở Điện Biên Phủ. Ngày 22-12, ông mở cuộc tấn công 5 ngày, cắt đứt Đông Dương ở chỗ hẹp nhất và xuyên qua cả Việt Nam và Lào. Cuộc tiến công chấm dứt khi Giáp tới sông Mékong trên biên giới Thái Lan.
Kế hoạch Navarre rơ ràng là không thực hiện được. Các quan chức cao cấp ở Washington do Phó Tổng thống Nixon cầm đầu, “nhóm ủng hộ Trung Quốc” ở Quốc hội, và toàn thể cánh cực hữu bảo thủ đảng Cộng hoà đă lên tiếng cảnh cáo quốc dân về mối đe doạ của Trung Cộng ở Đông Dương. Trong bài phát biểu trên đài phát thanh và truyền h́nh ngày 23-12, Nixon đă thẳng tay gạt bỏ nguyên nhân thực sự của cuộc chiến Đông Dương và nhận xét “Nếu Trung Quốc không phải là Cộng sản, th́ có thể đă không có cuộc chiến Đông Dương…”. Song ư kiến của Nixon cũng có thể là một phản ảnh xác đáng trong dư luận công chúng lúc đó cũng như sau này. Quan điểm của họ vẫn là nếu như thủ tiêu được nhân tố Cộng sản th́ mọi cái ở Việt Nam sẽ tốt đẹp. Giới quan chức của Mỹ đă được thông báo kém đến mức càng làm cho sự rối rắm kéo dài thêm.
Bộ trưởng Dulles, trong cuộc họp báo 6 ngày sau, nói đến sự thất bại ở Đông Dương. Ông đă cho biết là ư nghĩa quân sự trong hoạt động của Cộng sản đă được “thổi phồng lên một cách quá đáng”, và “chẳng có lư do ǵ… để mọi người phải hoảng sợ”. Ông nói thêm, ông “chẳng khi nào nghĩ rằng có nhiều sự chân thật” trong các hoạt động thăm ḍ hoà b́nh của Hồ Chí Minh. Và Dulles đă cảnh cáo là một sự can thiệp của Trung Cộng vào Đông Dương có thể gây ra một phản ứng của Mỹ “không nhất thiết hạn chế vào khu vực đặc biệt mà Cộng sản đă chọn làm chiến trường xâm lược mới của họ”.
Vào mùa thu 1953, giữa Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô có nhiều vấn đề nghiêm trọng phải giải quyết, trong đó Đông Dương chỉ là một, v́ c̣n có vấn đề tương lai của nước Đức và Áo. Mỹ lo đối phó với sự bành trướng của Cộng sản, đă sáng chế ra kế hoạch Cộng đồng Pḥng thủ châu Âu (EDC) mà nội dung chủ yếu chỉ là nhằm tái vũ trang nước Đức. Pháp kịch liệt chống lại một nước Đức mới được phục hồi về kinh tế và quân sự, nhưng Pháp lại cần tới những lợi ích thu lượm được từ EDC do Mỹ đỡ đầu, để xây dựng địa vị của ḿnh ở châu Âu. V́ những lư do nhất định, Liên Xô cũng chống lại EDC và ủng hộ những sự dè dặt của Pháp trong việc tham gia Cộng đồng. Mỹ mong muốn giải quyết được vấn đề, đă đưa ra đề nghị họp hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao nhưng Liên Xô thoái thác. Phản đề nghị của Liên Xô nêu ra yêu cầu trước hết Phương Tây phải từ bỏ EDC và tiến hành triệu tập một cuộc hội nghị 5 nước lớn, tức là có bao gồm cả Trung Cộng. Cuối cùng, những người Xô viết cũng thoả thuận một cuộc hội nghị chỉ có 4 nước lớn ở Berlin vào tháng 1-1954.
Hội nghị khai mạc ngày 25-1 trong khu vực Mỹ ở Berlin. Dẫn đầu các đoàn đại biểu là Dulles (Mỹ), Eden (Anh), V. Molotov (Liên Xô), và Bidault (Pháp). Vấn đề đầu tiên trong chương tŕnh nhằm giải quyết việc thống nhất nước Đức và các đồng minh nhưng rồi các vấn đề khác xen vào. Thậm chí, trước khi hội nghị họp, Malotov đă đề nghị với Bidault là người Nga sẵn sàng giúp đỡ thu xếp một cuộc đ́nh chiến ở Đông Dương để đánh đổi lấy việc Pháp rút khỏi EDC. Nhưng Bidault, với tư cách đại diện của Pháp, tỏ ra kiên quyết ủng hộ Cộng đồng và lập trường của ông ta không lay chuyển. Tuy vậy đối với ông, Đông Dương cũng thành một vấn đề; xu hướng chính trị và cá nhân ông thiên về một “giải pháp quân sự”, nhưng ông ta lại được chỉ thị phải t́m kiếm một sự “giàn xếp về ngoại giao” đủ cho điều đó, có nghĩa là phải giao dịch với Việt Minh. Do đó, Bidault cần và tích cực sự tranh thủ giúp đỡ của Liên Xô. Trong những ngày tiếp theo, Bidault đă gặp riêng Molotov, Eden và Dulles để mong đưa được vấn đề Đông Dương vào chương tŕnh nghị sự Hội nghị Genève sắp họp. Nhưng Dulles vẫn cứng rắn dù cho lúc đó ông cũng đồng ư. Nói cho cùng th́ đây là một cuộc chiến tranh của Pháp và chính phủ Laniel không thể nào hoàn toàn tránh không chịu thương lượng mà không bị dư luận dân chúng ghét bỏ và làm cho bản thân chính phủ sụp đổ trước các đảng phái đối lập chống chiến tranh.
Hội nghị đă kết thúc ngày 18-2 mà chẳng đi tới được một sự thoả hiệp nào về việc thống nhất nước Đức hay một hiệp định về Áo. Nhưng trước khi kết thúc, những người tham dự hội nghị đă đồng ư chấp nhận đề nghị của Molotov, mở cuộc đàm phán hoà b́nh ở Viễn Đông của 5 nước lớn tại Geneve vào ngày 26-4 để thảo luận về cách thức và biện pháp đi tới một cuộc hoà giải về vấn đề Triều Tiên và bàn việc văn hồi hoà b́nh ở Đông Dương.
Dulles đă thành công trong việc chống lại những cố gắng của Liên Xô muốn dành cho Trung Cộng quy chế của một cường quốc đỡ đầu hội nghị và đă đ̣i phải ghi trong thông cáo Berlin lời tuyên bố là việc mời hoặc tham dự Hội nghị Genève không bao hàm một sự công nhận về ngoại giao. Tuy vậy, khi Dulles trở về Washington ngày hôm sau, ông đă gặp không ít khó khăn trong việc thuyết phục các lănh tụ Quốc hội là việc Trung Cộng ngồi với đại diện của Mỹ tại bàn hội nghị sẽ không có nghĩa là Mỹ công nhận chế độ Bắc Kinh.
***
Cũng vào thời gian đó (tháng 12-1953 - tháng 1-1954), lực lượng của Giáp bắt đầu chiếm lĩnh trận địa chung quanh Điện Biên Phủ, đồng thời tiếp tục xâm nhập vào Lào. Các cố gắng của Navarre nhằm chặn đứng làn sóng đỏ đă không dạt kết quả, quân đội lại bị tổn thất nặng, bị phân tán nhất là không quân. Ngày 6-2, Lầu Năm góc công bố tin gửi 40 máy bay B.26 và 200 nhân viên kỹ thuật dân sự Mỹ sang Đông Dương. Đô đốc A.W. Radford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, khi điều trần về việc này trước Uỷ ban Đối ngoại Hạ nghị viện một tháng trước khi Điện Biên Phủ bị bao vây, đă nói rằng kế hoạch Navarre là “một khái niệm chiến lược quy mô lớn, chỉ trong một vài tháng sẽ tạo ra một sự chuyển biến thuận lợi cho tiến tŕnh phát triển cuộc chiến tranh”.
Báo chí Mỹ b́nh luận nhiều về lời công bố 6-2 cho rằng việc phái các chuyên viên có thể chỉ là một tiền đề cho việc gửi quân chiến đấu sang Đông Dương để bảo lănh cho người Pháp đang bị lung lay. Hai ngày sau khi có công bố, thượng nghị sĩ M. Mansfield đă chất vấn ở Thượng viện có phải v́ người Pháp không thể chống đỡ được nữa nên chúng ta bắt buộc phải đưa Không quân và Hải quân sang chi viện giúp họ? Phải chăng điều đó có nghĩa là nếu t́nh h́nh đ̣i hỏi th́ quân chiến đấu Mỹ cũng sẽ được phái sang đó? Để làm giảm nhẹ những sự lo ngại này và cũng là để hỗ trợ cho lập trường của Radford, 3 ngày sau, Bộ trưởng Quốc pḥng C.E. Wilson tuyên bố sẽ không có phi công và bộ binh chiến đấu Mỹ ở Đông Dương, và c̣n nói thêm là không hề có kế hoạch chi viện nào đă được vạch ra “ở mức cao hơn như hiện nay”. Wilson bác bỏ ư kiến cho rằng Đông Dương có thể trở thành một Triều Tiên khác đối với Mỹ. Ông nói theo quan điểm chúng ta và của người Pháp “cuộc chiến tranh đang có khả năng và có thể đưa đến một thắng lợi quân sự đúng như chúng ta dự kiến trong giai đoạn này”.
Yêu cầu tăng viện của Pháp và lời trấn an của các quan chức Mỹ nói rằng “mọi việc tiến triển tốt” đă không có nghĩa ǵ đối với người dân b́nh thường. Tại cuộc họp báo của Tổng thống ngày 10-2, Marvin Arrowsmith, thuộc hăng thông tấn A.P đă hỏi Eisenhower có phải “việc gửi các chuyên gia sang Đông Dương sẽ có thể dẫn đến việc chúng ta tham gia vào một cuộc chiến tranh nóng ở đó không?”. Tổng thống chỉ trả lời: “… Không ai có thể chống đối gay gắt hơn tôi trong việc để cho Mỹ dính líu vào một cuộc chiến tranh nóng trong vùng này; v́ vậy mọi hành động tôi cho phép đều được tính toán… để không thể xảy ra chuyện đó”. Daniel Schorr của đài CBS nắm ngay lấy điều đó và chất vấn có phải nhận xét của Tổng thống có nghĩa là “ngài quyết tâm không để cho bị lôi cuốn vào chiến tranh hay có lẽ là vào sâu hơn trong chiến tranh Đông Dương, bất kể cuộc chiến tranh sẽ diễn biến ra sao?”. Tổng thống đă đáp lại, “Tôi không muốn tiên đoán xu hướng phát triển t́nh h́nh thế mới trong lúc này… Tôi nói là tôi không thể tạo ra một thảm kịch lớn hơn nữa cho nước Mỹ để bị lôi kéo sâu hơn nữa với những đơn vị lớn vào một cuộc chiến tranh toàn diện, trong bất kỳ nơi nào trong vùng này”.
Tổng thống kết thúc nhận xét với Schorr bằng cách biện minh cho sự can thiệp của Mỹ cho “v́ đây là trường hợp của các nước độc lập và tự do chống lại sự lấn chiếm của Cộng sản”. Nhưng Tổng thống đă bỏ qua một quan điểm quan trọng: chỉ có nước Pháp mới “độc lập và tự do”, c̣n Việt Nam là một xứ bán thực dân thuộc địa, đang nửa chừng tham gia vào một cuộc chiến tranh giành độc lập, chẳng phải là một nước “độc lập và tự do” cho tới khi có Hội nghị Genève, nghĩa là c̣n hơn 5 tháng nữa.
Trong khi ở Mỹ c̣n đang sôi nổi tranh căi về sự tham gia của quân đội Mỹ, dư luận công chúng Pháp lại mong muốn có một sự “rút ra” nhanh chóng khỏi cuộc chiến tranh vô tận này. Lào đang bị đe doạ nên Bộ trưởng Quốc pḥng Pleven nóng ḷng muốn biết ở đó có được pḥng vệ không. Hội đồng Quốc pḥng Pháp đă báo cho ông biết phải chỉ thị cho Navarre rút lui khỏi Thượng Lào nếu cần, nhưng phải nhớ là việc bảo đảm an toàn cho quân viễn chinh Pháp vẫn là vấn đề ưu tiên số một. Pléven sang Đông Dương tháng 2-1954 để trực tiếp thanh tra t́nh h́nh tại chỗ. Đi cùng c̣n có tướng Paul Ély, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng, tướng Fay, Tham mưu trưởng không quân và tướng C. Blanc Tham mưu trưởng lục quân. Đoàn thanh tra đă gặp tướng Navarre và tướng Ély đă tỏ ra lo ngại cho chiến lược “cứ điểm con nhím” sẽ chỉ là “một thứ bày cỗ sẵn cho Việt Minh xơi”. Navarre biện bạch cho chiến lược hoàn chỉnh của ông ta, vừa cách ly được Việt Minh, lại vừa nắm được lực lượng cơ động trong tay. Ngay như đối với Điện Biên Phủ, một trong các “cứ điểm” ngoại vi, Navarre nói chưa chắc đối phương đă chịu dành lực lượng bao vây cứ điểm đó. Ông ta cho rằng mặc dù Việt Minh có ư định tấn công cứ điểm nhưng đă phải bỏ chỉ v́ cứ điểm đă được bố pḥng khá mạnh. Lúc đó, tướng Fay có hỏi về việc sử dụng sân bay Điện Biên Phủ sau các trận mưa lũ. Navarre đáp lại là không ai báo cáo cho ông biết có nhược điểm ǵ đặc biệt ở đây nhưng ông cũng sẽ xem xét vấn đề này.
Đoàn thanh tra trở về Pháp ngày 1-3. Báo cáo quân sự và chính trị đă vẽ ra một h́nh ảnh bi đát. Các tướng kết luận “Không giải pháp quân sự nào có thể thực hiện được”; dù cho có tăng viện mạnh mẽ đến đâu chăng nữa và bằng bất kỳ cách nào cũng không thể tác động giúp cho có lối thoát. Pléven cho t́nh h́nh chính trị hoàn toàn không thuận lợi cho người Pháp. Ông nhận định Việt Minh có thể không được người ta ưa chuộng nhưng lại được người ta sợ và tôn trọng. Số các làng xă trước đây do chính phủ Bảo Đại kiểm soát nay giảm sút dần theo chiều thuận với sự mở rộng vùng của Việt Minh. Pléven đề nghị phải hết sức cố gắng ở Genève để tranh thủ được một giải pháp có thể chấp nhận được. Nhưng ông cũng khuyên phải chống lại sự giao thiệp trực tiếp với ông Hồ v́ như thế sẽ bị phe Bảo Đại coi như là một sự phản bội. Do đó lời giải đáp duy nhất là phải lợi dụng Hội nghị Genève làm con đường danh dự để kết thúc chiến tranh.
Chính phủ Paris hoảng sợ. Người ta cảm thấy không c̣n thời gian nữa và phải làm ngay một cái ǵ thật dữ dội để cứu văn lấy cái thuộc địa cũ kia. Sau các cuộc vận động thường diễn ra giữa phái diều hâu và phái bồ câu, ngày 5-3 Lamel đưa tŕnh trước Quốc hội các điều khoản cho một cuộc ngừng bắn:
1- Tất cả quân đội Việt Minh rút khỏi Lào.
2- Vạch “một tuyến không người” chung quanh đồng bằng sông Hồng và tất cả lực lượng Việt Minh, dưới sự kiểm soát, phải rút ra ngoài.
3- Ở Trung Bộ, tập trung các lực lượng Việt Minh vào một khu vực sẽ được ấn định sau.
4- Tước vũ khí hoặc cho rút lui tất cả quân đội Việt Minh ở Cambodia và Nam Bộ.
Người kém thông thạo nhất cũng thấy ngay được các điều kiện của Laniel đ̣i hỏi một sự đầu hàng của Việt Minh và thể hiện chỉ là một hy vọng ngây ngô qua một hành động tuyệt vọng trong giờ chót để kết thúc cuộc chiến tranh mà 7 năm chiến đấu ṛng ră cũng đă không đạt được.
Rơ ràng là họ không chịu điều đ́nh với những người “bồi” của thời đại thực dân cũ. Ông Hồ và các cố vấn của ông cũng không non dại ǵ trong các cuộc vận động chính trị quốc tế, nhưng dù sao th́ ngày 10-3, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng cho biết là sẵn sàng xem xét đề nghị của Pháp. Thực ra, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đă nghiên cứu đề nghị đó một cách nghiêm chỉnh, không phải là trong khuôn khổ các mục tiêu của Pháp, mà dưới ánh sáng của tất cả những ảnh hưởng của Hội nghị Genève sắp diễn ra.

Trong 6 tháng, ông Hồ và các cố vấn của ông đă theo dơi một cách chặt chẽ sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến tranh. Các tin tức từ Mátxcơva, Delhi và Bắc Kinh đă chỉ ra mối đe doạ là Mỹ càng ngày càng tích cực đứng vào bên cạnh Pháp. Lời tuyên bố mới nhất của Eisenhower trong cuộc họp báo ngày 10-3 làm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lo ngại v́ nó đă gợi ra vấn đề Mỹ có kế hoạch trực tiếp tham gia vào Việt Nam, sẵn sàng đến mức có thể thực hiện điều đó bất cứ lúc nào. Trước ngày Eisenhower gặp nhà báo, thượng nghị sĩ J.C. Stennis trong Uỷ ban Quân vụ đă yêu cầu chúng ta cho rút các chuyên gia không quân ra khỏi Đông Dương. Ông nói “chúng ta đang từng bước đưa một cách trực tiếp người của chúng ta tham gia vào cuộc chiến đấu. Sớm muộn rồi chúng ta cũng phải hoặc chiến đấu hoặc tháo lui”. J.J. Patterson, báo New York News, đă chộp lấy điều đó và hỏi Tổng thống cho biết “chúng ta sẽ làm ǵ nếu như một trong số người của chúng ta ở đó bị bắt hoặc bị giết?”. Tổng thống đáp lại “Tôi muốn nói điều này “sẽ không có sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến tranh, nếu đó không phải là kết quả của một hành động hợp hiến được Quốc hội chấp thuận và cho tuyên bố”. Thực rơ như ban ngày, và do đó Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể nhận thức được dễ dàng là chiều hướng đang đi tới một sự tham gia tích cực, và Eisenhower đă lựa chọn một sự can thiệp trực tiếp công khai của Mỹ.
Rơ ràng là đối với vấn đề Mỹ nhúng tay vào Việt Nam cuối năm 1953 chẳng một ai lại đồng t́nh cho chúng ta đi sâu vào cuộc xung đột Pháp - Việt đến mức như thế. Bộ Lục quân đă tỏ ư nghi ngờ đối vối ư kiến của một số người hoạch định chính sách cho rằng chúng ta cần phải tiếp tục viện trỡ quân sự và giúp đỡ cho Pháp để cuối cùng sẽ không phải đưa bộ binh chiến dấu vào. Họ đă lập luận là nếu như vùng này thực sự quan trọng đối với lợi ích an ninh của Mỹ như Hội đồng An ninh Quốc gia đă xác nhận th́ vấn đề cần phải được giải quyết một cách dứt khoát hơn bằng cách đi tới một sự hoà giải đặc biệt. Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Lục quân đă đề ra một cách ít kiên quyết hơn là Lục quân không có khả năng đưa quân lính tham gia chiến đấu trên đất liền ở Đông Dương trong khi Mỹ phải xúc tiến đồng thời các chương tŕnh quân sự ở châu Âu và Viễn Đông. Họ gợi ư đánh giá lại sự quan trọng của Đông Dương và Đông Nam Á so với cái giá phải trả để cứu văn các khu vực này.
Nhưng do t́nh h́nh Pháp suy sụp nhanh chóng vào tháng 12 và tháng 1, Bộ Quốc pḥng đă phải xét đến vấn đề can thiệp vào Đông Dương để đảm bảo đất nước này không bị rơi vào tay Cộng sản. Lần này, chẳng ai có ư kiến ǵ khác. Trưởng pḥng tác chiến Hải quân, đô đốc R. Anderson đề nghị với Bộ trưởng Wilson (ngày 6-1-1954) cho chúng ta đưa các đơn vị chiến đấu ngay tới Đông Dương chỉ dựa trên “sự đảm bảo ủng hộ mạnh mẽ, hợp lư của dân bản xứ đối với quân đội của chúng ta “dù có được chính phủ Pháp đồng ư hai không đồng ư”. Phó đô đốc A.C. Davis, Giám dốc Nha quân vụ đối ngoại Bộ Quốc pḥng lại nhận xét vấn đề với những lập luận vững chắc hơn:
'Việc quân Mỹ tham chiến ở Đông Dương phải được tránh bằng mọi giá. C̣n nếu như lúc đó, chính sách quốc gia quyết định không thể có biện pháp thay thế nào khác th́ Mỹ không nên tự dối ḿnh, cho rằng có khả năng chỉ cần tham gia một phần thôi, như “chỉ sử dụng đơn vi không và hải quân”. Chẳng ai có thể vượt được thác Niagara chỉ bằng một cái thuyền con”.
Và Davis nói tiếp:
“Chú ư: Nếu việc đưa các lực lượng không quân và hải quân vào tham chiến ở Đông Dương được xác định là thuận lợi th́ khó có thể mà nghĩ rằng có thể làm thế nào để tránh không phải đưa lục quân vào v́ nhất định là phải có căn cứ, mà việc bảo vệ các căn cứ và bến cảng này tất nhiên sẽ đ̣i hỏi phải có lực lượng mặt đất của Mỹ và… cũng cần phải có đơn vị chiến đấu mặt đất để hỗ trợ cho việc di tán khi bị uy hiếp. Điều đó bắt chúng ta phải hiểu rằng một khi đă lao vào th́ không có biện pháp rẻ tiền nào để tiến hành một cuộc chiến tranh”.
Sự khác biệt quá rơ ràng giữa một bên là sự đánh giá cao về quan trọng chiến lược của chúng ta đối với Đông Dương và một bên là sự bất lực của chúng ta để đi đến một quyết định dứt khoát về việc sử dụng quân đội ở Đông Dương cần cho việc bảo vệ vùng đất này, đă đ̣i hỏi Hội đồng An ninh Quốc gia phải họp bàn (ngày 8-1-1954). Đại diện Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc pḥng đă có nhiều ư kiến về việc khi một trong hai t́nh huống sau đây sẽ xảy ra: một, người Pháp bỏ cuộc; và hai, Pháp yêu cầu phải có số lớn quân đội Mỹ. Bộ Ngoại giao cho rằng t́nh h́nh Pháp đă quá nguy hiểm đến mức “bắt buộc Mỹ phải quyết định ngay việc sử dụng quân đội Mỹ trong cuộc chiến đấu ở Đông Nam Á”. Nhưng đại diện Bộ Quốc pḥng đă từ chối không dám đảm bảo cho việc Mỹ can thiệp.
Cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia đă để trống vấn đề hành động của Mỹ trong trường họp cần thiết không thể chối căi được phải có quân đội để ngăn ngừa không để “mất” Đông Dương. Nhưng vấn đề này, các tham mưu trưởng Liên quân đă có thái dộ thẳng thắn. Các Tham mưu trưởng liên quân cho rằng kế hoạch Navarre cơ bản là tốt, nhưng dứt khoát đă bị thất bại v́ hố ngăn cách chia rẽ giữa người Pháp và người Việt, v́ Navarre thiếu sót không chịu thực hiện những lời khuyên bảo của chúng ta, và v́ Paris chần chừ trong việc cần thiết phải có nhân nhượng chính trị đối với chính phủ Bảo Đại. Do đó các Tham mưu trưởng Liên quân đă từ chối cả việc dùng quân chiến đấu Mỹ cũng như sự ủng hộ việc sử dụng đó một cách dứt khoát.
V́ không giải quyết được một cách rơ ràng vấn đề cơ bản của sự can thiệp Mỹ, Bộ Quốc pḥng và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân đă đi đến một “giải pháp” liên tịch - chỉnh đốn lại những chỗ suy yếu của Pháp. Họ giữ lập trường là sẽ có biện pháp quân sự thay thế ở mức vừa đủ để Pháp không đ̣i hỏi phải có sự can thiệp trực tiếp của Mỹ. Đại diện Bộ Quốc pḥng nêu ra ba lư do đă làm t́nh h́nh Pháp xấu đi: thiếu tinh thần quyết thắng, sự ngoan cố không chịu giải quyết yêu cầu độc lập thực sự của người Đông Dương, và việc họ từ chối không chịu đào tạo các sĩ quan chỉ huy người bản xứ. Bộ Quốc pḥng cho rằng trước khi Mỹ can thiệp th́ vấn đề cơ bản phải được giải quyết là Mỹ có sẵn sàng làm áp lực một cách mạnh mẽ trước hết là trong khuôn khổ Cộng đồng pḥng thủ châu Âu (EDC) bắt Pháp ở Paris cũng như ở Đông Dương phải có những biện pháp thích đáng để sửa lại các thiếu sót của họ. Theo Bộ Quốc pḥng, chỉ khi nào các biện pháp đó được xúc tiến th́ Mỹ mới chịu xem xét một cách nghiêm chỉnh việc đưa lục quân chiến đấu vào bảo vệ quyền lợi của Pháp và các quốc gia Liên hiệp. Tác dụng thực sự của lập trường Bộ Quốc pḥng và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân là nhằm đối phó với ư kiến cho rằng một hành động quân sự nhanh chóng của Mỹ ở Đông Dương là vừa có thể làm được lại vừa cần thiết.
Nhận thức rơ t́nh h́nh hết sức bấp bênh của Pháp ở Đông Dương, điều mà Mỹ chỉ phỏng đoán mà không biết đích xác, Pléven đă đề nghị (ngày 11-3) với Hội đồng Bộ trưởng để tướng Ély nhận lời mời của đô đốc Radford sang tham Washington. Ông ta có nhiệm vụ trao đổi với các nhà lănh đạo Mỹ sự thật về t́nh h́nh quân sự để Mỹ sẽ không đến Genève với tư tưởng là sắp giành được chiến thắng quân sự. Điều lo lắng trước hết của Pháp cũng như Mỹ là mối đe doạ Trung Cộng can thiệp. Không ai lạ ǵ việc Việt Nam nhận được những phi cơ MiG-15 của Liên Xô sản xuất và do phi công Trung Quốc lái sẽ có thể gây tai hoạ cho đội không quân bé nhỏ và yếu ớt của Pháp ở Đông Dương. Pleven cũng không hài ḷng là đă không có một hiệp định được kư kết với Mỹ về hành động của chúng ta phải làm ǵ trong những trường hợp tương tự. Bidault cho biết chỉ có một sự thoả thuận miệng của chúng ta và chỉ nói là sẽ xem xét lại vấn đề khi t́nh h́nh có ǵ xảy ra. Bidault đă đảm bảo với các Bộ trưởng rằng, theo ư riêng ông ta, Mỹ sẽ trân trọng thực hiện điều đă nói. Nhưng Pleven không thoả măn: ông ta muốn có sự cam kết cụ thể hơn và Ély đă nhận được chỉ thị phải làm mọi cách để đạt được điều đó.
***
Ngày 13-3, Quân đội Nhân dân Việt Nam, dưới quyền chỉ huy trục tiếp của tướng Giáp, khởi đầu cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ. Cái pháo đài mới được tăng cường này đă có tầm quan trọng về một chính trị và tâm lư hơn hẳn giá trị chiến lược thực tế của nó v́ Hội nghị Genève sắp khai mạc. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đă thấy được một cách đúng đắn đây là một trận đánh có tính chất quyết định, không phải chỉ nhằm giành dược một chiến thắng vang dội, mà sẽ làm cho họ mạnh hẳn lên, họ đă chuẩn bị bao vây cứ điểm này.
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng c̣n nhằm đánh cho quân đội Liên hiệp Pháp một đ̣n chí tử để gây tác động tâm lư đối với nước Pháp, làm nhân dân Pháp và những người Việt chống Cộng mất ư chí tiếp tục cuộc đấu tranh.
Trong khi Laniel đưa ra với Việt Minh những điều kiện phi lư về một cuộc ngừng bắn, th́ người Việt Nam cũng đă chuẩn bị xong cho trận Điện Biên Phủ. Sự chuẩn bị đă được bắt đầu từ cuối tháng 11-1953, khi Navarre quyết định đánh chiếm lại cái tiền đồn nhỏ này mà Việt Minh th́ lại quyết tâm “giải phóng” nó.
Việt Minh đă cho xúc tiến những cố gắng ghê gớm về công tác hậu cần và tác chiến, có phần nào giống như những biện pháp của thế kỷ XVIII, nhưng đến thế kỷ XX này vẫn c̣n phát huy tác dụng rất lớn. Trung Cộng đă viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về mặt vật chất và sau đ́nh chiến Triều Tiên đă gửi thêm tới nhiều cố vấn quân sự. Một viên tướng cao cấp Trung Quốc đă được phái tới hành dinh của Giáp(13 ); nhiều sĩ quan khác được đưa vào công tác ở các cấp khác nhau của quân Việt Minh. Trung Cộng cũng đă cung cấp cho Việt Nam khoảng 60 súng cao xạ 35 ly do Nga chế tạo, các thiết bị ra đa và nhiều khẩu đội Kachiusa (súng phóng rocket nhiều ṇng) do người Trung Quốc điều khiển để bảo vệ cho 100 pháo 105 ly (của Mỹ sản xuất) bố trí ở các sườn núi bao quanh Điện Biên Phủ. Người Trung Quốc c̣n góp thêm 1.000 xe vận tải Môlôtôva đưa qua đường bí mật từ Mông Tự, Trung Quốc, tới Điện Biên Phủ. Nhưng kỳ công chủ yếu trong công tác hậu cần quy mô khổng lồ của Việt Minh chính là sự vận chuyển do họ tổ chức từ các nguồn cung cấp địa phương. Nó đă đảm bảo duy tŕ được một luồng tiếp tế và nhân lực đầy đủ, vững chắc cho các đại đoàn của Giáp đang bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
Rơ ràng là cuộc tấn công đă làm cho người Pháp hoàn toàn bị bất ngờ. Khởi đầu là một trận pháo kích bất ngờ dữ đội, chứng minh cụ thể hoả lực phản pháo và các cuộc đánh phá bằng đường không của Pháp là không có hiệu quả. Người Pháp đă mất ưu thế về binh lực (mặc dù họ có 12 tiểu đoàn trong căn cứ) và mất cả ưu thế về hoả lực. Trận đánh ác liệt kéo dài bắt đầu từ ngày 13, đến ngày 18 th́ cứ điểm cuối cùng trong 3 cứ điểm trên núi bảo vệ phía bắc Điện Biên Phủ bị mất. Cứ điểm đầu tiên, Béatrice, bị chiếm trong đêm 13 - 14 tháng 3; cứ điểm thứ hai, Gabrielle mất ngày 15; và 3 ngày sau là Anne Marie, cứ điểm thứ ba phải bỏ. Chi tiết trận đánh đă được mô tả đầy đủ trong nhiều sách, đại loại như cuốn “Con đường không vui” của Fall. Nếu Giáp cứ tiếp tục phát triển tháng lợi như những ngày đầu này th́ chắc chắn rằng căn cứ chính cũng sẽ bị mất trong ṿng 2 tuần lễ. Nhưng thực tế là cuộc tấn công cuối cùng chỉ được phát động vào ngày 7-5-1954.
Trong quá tŕnh diễn biến trận đánh, những lời tuyên bố, riêng cũng như trước công chúng, đầy lạc quan của Mỹ đă được thay thế bằng luận điệu cho rằng nếu không có những bước đi mới để đối phó với sự viện trợ của Trung Quốc th́ Pháp sẽ bị suy sụp. Tướng Ély đă đến Washington ngày 20-3. Dulles và Radford tỏ ra hết sức lo ngại về sự biến chuyển đột ngột của t́nh h́nh. Họ muốn được nghe Ély nói cho biết việc ǵ đă xảy ra với kế hoạch Navarre và t́nh h́nh nghiêm trọng đến mức nào. Ély đưa ra một nhận định lạc quan và đảm bảo với người của chúng ta là Điện Biên Phủ có thể chống trả được khi đă được Mỹ cung cấp các máy bay ném bom B.26. Tiếp đó Ély bàn đến vấn đề can thiệp của Mỹ nếu như Tnmg Quốc tham chiến, nhưng Dullẹs đă nói là ông không thể trả lời về việc này. Ély xem câu trả lời của Dulles là một sự thay đổi lập trường của Mỹ, nhưng ông không thất vọng v́ Eisenhower đă đồng ư sẽ trực tiếp gặp ông ta.
Eisenhower đă tiếp Ély ở Nhà Trắng vào sáng ngày 22-3. Đô đốc Radford cũng có mặt trong buổi tiếp. Tổng thống cho biết chúng ta sẽ thoả măn các yêu cầu xin tăng thêm viện trợ của Pháp và nói riêng, chúng ta sẽ tiếp tế với mọi khả năng của chúng ta để cứu Điện Biên Phủ. Tướng Ély được yêu cầu nán ở lại, để bàn với Radford về các việc phải làm. Trong cuộc họp ngày hôm sau, Radford đă đề nghị dùng máy bay của Không quân và Hải quân Mỹ tiến hành các cuộc tập kích lớn ban đêm vào quân Việt Minh ở Điện Biên Phủ và gọi đó là “Operation Vulture”(14 ), sử dụng khoảng 60 máy bay ném bom B.29 cất cánh từ căn cứ Clark Field ở Phillippin và được 150 máy bay chiến đấu của Hạm đội 7 Mỹ yểm hộ.
Trong khi Radford và Ély thảo luận về Cuộc hành quân Chim Ó, Dulles họp báo vào ngày 23 và tuyên bố một cách lạc quan: “Tôi không cho rằng sắp tới Cộng sản sẽ thắng trận ở Đông Dương”. Ông bỏ qua các câu hỏi về vấn đề tăng thêm viện trợ cho Pháp và nói không hay biết ǵ về việc các yêu cầu đó có được đặt ra hay không, nhưng ông lại thêm “nếu họ có yêu cầu viện trợ vật chất và thực sự điều đó là cần th́ chúng ta sẽ đáp ứng theo khả năng nhanh chóng nhất của chúng ta”.

Trước khi Ély rời Mỹ, ông ta đă nói chuyện một cách hoàn toàn thẳng thắn với các quan chức của chúng ta ở Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao. Thay v́ cho mối lạc quan ngoài mặt đêm trước là một sự nghi hoặc nghiêm trọng. Ít nhiều Ély đă hở cho biết là Pháp sắp điều đ́nh một cuộc ngừng bắn dù với những điều kiện không thuận lợi nhất.
Cuộc tranh luận trong nội bộ chính quyền (Mỹ) vào cuối tháng 3 đă đưa đến chỗ cho người ta thấy:
1. Sự can thiệp một chiếu của Mỹ sẽ không có hiệu quả nếu như không có lục quân tham gia,
2. Việc sử dụng lục quân Mỹ là điều không thể chấp nhận được xét trên phương diện tiếp tế hậu cầu và chính trị,
3. Sự can thiệp để cứu nguy vùng này tốt hơn hết là nên tiến hành dưới h́nh thức một hành động tập thể của các quân đội đồng minh.
Đó là ư nghĩa cuộc thảo luận của Hội đồng An ninh Quốc gia, ư tổng quát các báo cáo đặc biệt của tnmg tướng M.B. Ridgway và Thứ trưởng Ngoại giao W.B. Smith và của Tổng thống Eisenhower. Theo đó, trong cuộc thảo luận với tướng Ély, Dulles đă đi xa hơn vấn đề viện trợ trước mắt ngay cho quân đội đóng ở Điện Biên Phủ và vạch ra việc có thể thành lập một tổ chức pḥng thủ khu vực cho Đông Nam Á.
Đó chính là lúc mà chính quyền Eisenhower bắt đầu xem xét lại lập trường của ḿnh và từ bỏ việc đơn phương can thiệp. Bất kỳ một sự can thiệp nào của chúng ta sẽ chỉ là một bộ phận trong hành động tập thể với các đồng minh châu Âu và châu Á của chúng ta. Trong bài diễn văn đọc tại Câu lạc bộ Báo chí nước ngoài, ngày 29-3, Dulles đă báo động cho công chúng biết t́nh h́nh nguy ngập của Đông Dương và kêu gọi “hành động thống nhất” - nhưng cũng không giải thích thêm ư ông muốn nói ǵ. Khái niệm không được xác định đó đă làm cho người Anh và người Pháp và cả đến người Trung Quốc phải kinh hoàng - Để làm giảm bớt nguy cơ gây ra một sự phản ứng quá mức hay một sự tính toán sai lầm, trong t́nh trạng lộn xộn đó, Bộ Ngoại giao đưa ra một lời giải thích mật là “hành động thống nhất” can thiệp sẽ không nhằm mục đích lật đổ hoặc tiêu diệt chế độ Bắc Kinh. Thế rồi trong nội bộ chính quyền, Bộ ngoại giao đề nghị:
1- Không có can thiệp quân sự Mỹ trong lúc này, và không hứa hẹn ǵ điều đó với người Pháp
2- Tiếp tục làm kế hoạch can thiệp bằng quân sự,
3- Và thảo luận với các đồng minh có tiềm năng về khả năng thành lập một khối địa phương trong trường hợp xảy ra một sự hoà giải không thể chấp nhận được ở Genève.
Tất nhiên là t́nh h́nh của đồn quân bị bao vây không cải tiến được. Giáp mở một cuộc tấn công lớn ngày 30-3 làm cho sân bay thường xuyên bị khống chế bằng hoả lực và trở nên vô dụng cho người Pháp. Ba ngày sau, quân đội Việt Minh tiến vào chỉ c̣n cách trung tâm Điện Biên Phủ một dặm trước khi dồn quân địch rút lui để tập hợp lại.
Ngày 3-4, Tổng thống quyết định Mỹ sẽ không can thiệp đơn phương. Bất kỳ sự can thiệp nào của Mỹ cũng phải dựa trên cơ sở của việc thành lập một lực lượng liên minh với các đồng minh của Mỹ để tiến hành “hành động thống nhất”, việc Pháp công khai tuyên bố nhanh chóng thực hiện độc lập cho các quốc gia Liên hiệp, và phải được Quốc hội thông qua (mà điều này sẽ phụ thuộc vào hai điều kiện ở trên).
Tuy đă có những phương châm đường lối chính trị như vậy nhưng Hội đồng An ninh Quốc gia trong phiên họp ngày 6-4 lại đưa ra một cách khá kỳ quặc những mục tiêu trái ngược là Mỹ “nếu cần sẽ can thiệp để tránh việc mất Đông Dương, và chủ trương không từ một biện pháp nào để làm cho người Pháp kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh của chính họ”, và cũng ủng hộ, coi như là phương thúc tốt nhất thay thế cho việc Mỹ can thiệp, một tổ chức địa phương trong đó người châu Á sẽ tham gia ở mức tối đa.
Eisenhower đă chấp nhận ư kiến đề bạt của Hội đồng nhưng dựa vào đó lại xác định nỗ lực đầu tiên của chính quyền sẽ hướng vào việc thành lập một tổ chức pḥng thủ tập thể địa phương chống lại sự bành trướng của Cộng sản, tranh thủ sự ủng hộ của Anh đối với các mục tiêu của Mỹ ở Đông Nam Á và làm áp lực với Pháp để họ nhanh chóng thực hiện việc cho Đông Dương độc lập.
Trong khi đó, Tổng thống ra sức t́m kiếm ở hậu trường Quốc hội một sự ủng hộ cho việc Mỹ tham gia vào một tổ chức địa phương, và nếu có thể được th́ đồng thời cũng bí mật khởi sự vạch kế hoạch động viên quân đội.
Trong khi Tổng thống đi đến quyết định ngày 3-4 chống lại việc can thiệp đơn phương của Mỹ th́ tướng Ély trở về Paris ngày 27-3, đă báo cáo lại cho Pleven cuộc đối thoại của ông ở Washington, đặc biệt là lời đề nghị phi thường của Radford về việc xúc tiến cuộc hành quân Chim Ó. Laniel cho triệu tập một cuộc họp bí mật bất thường của các quan chức cầm đầu nước Pháp để thảo luận về ư kiến của Radford. Phản ứng của nhũng người tham gia dự hội nghị, trong đó có Pleven, Bidault và các nhà lănh đạo quân sự, cùng nhiều người khác, rất hỗn độn. Họ cảm thấy sự can thiệp của Mỹ lúc đó sẽ gây ra một phản ứng dữ dội của người Trung Quốc và sẽ mở rộng cuộc chiến tranh (điều mà Bidault và nhóm diều hâu không phải là không vừa ḷng) nhưng cũng sẽ quốc tế hoá cuộc xung đột và làm cho Pháp mất quyền chủ động (điều mà Lamel không muốn). Một sĩ quan liên lạc được phái đến Sài G̣n ngay 1 tháng tới để hỏi ư kiến Navarre. Trả lời của ông này là bằng mọi cách, nước Pháp phải chấp nhận sự giúp đỡ để cứu Điện Biên Phủ và “ổn định được t́nh h́nh”. Không hay biết ǵ về quyết định của Eisenhower chống lại việc can thiệp đơn phương, các quan chức cầm đầu nước Pháp trong một phiên họp bí mật khác ngày 4-4, đă đồng ư chấp nhận đề nghị của Radford. Laniel cho mời đại sứ Dillon tới gặp và đưa ra một đề nghị chính thức để Mỹ can thiệp. Dillon thận trọng nói phải chờ và trả lời của Dulles cũng tới ngay lập tức nhưng không làm cho người Pháp phấn khởi: Mỹ không thể làm ǵ được v́ không có sự chấp thuận của Quốc hội và không có sự hợp tác của các nước đồng minh của Mỹ, đặc biệt là Anh, và không có tuyên chiến th́ tất cả mọi sự đều không thể thực hiện được. Như thế là yêu cầu của Pháp đă bị gạt bỏ và Điện Biên Phủ phải tự thu xếp lấy số phận của ḿnh.
Khi những cố gắng của Pháp ở Điện Biên Phủ đă bắt đầu chững lại và vấn đề Mỹ sẽ làm ǵ đă tới một điểm cấp bách th́ chính quyền Eisenhower đă từ bỏ sự can thiệp đơn phương.
Bộ Quốc pḥng vẫn tỏ ra miễn cưỡng trước việc Lục quân nhấn mạnh rằng chỉ riêng có hoạt động của Không quân, Hải quân th́ chẳng làm được chuyện ǵ và nhất định cần phải có quân bộ. Kinh nghiệm Triều Tiên vẫn c̣n sống động và ư nghĩ đến một cuộc chiến tranh trên bộ khác ở châu Á đă làm cho mọi người phải ngập ngừng. Hơn nữa, Eisenhower không muốn lao vào một cuộc phiêu lưu mà không có sự đồng ư của Quốc hội, c̣n thái độ của Quốc hội lại tuỳ thuộc vào sự tham gia của các đồng minh. Do đó, Dulles đă ra sức thuyết phục Anh, Pháp và các đồng minh châu Á tham dự vào một liên minh “thống nhất hành động”.
Thái Lan và Philippin đă đáp ứng một cách thuận lợi đối với lời kêu gọi “hành động thống nhất”, nhưng Anh th́ tỏ ra thận trọng và ngập ngừng. Churchill chấp nhận gợi ư của Eisenhower phái Dulles tới London để hội đàm. Nhưng người Anh cảm thấy nguy hiểm trong việc nóng vội đi đến một liên minh pḥng thủ trước khi có hội nghị Genève, Eden quyết không để cho bị “xô đẩy vội vàng vào những quyết định quân sự ngu dại”.
Dulles bay tới London rồi lại tới Paris (11-14 tháng 4). Tại London, ông đă bị cả Churchill và Eden phản đối kịch liệt. Trong ư nghĩ, Dulles chỉ muốn buộc người Anh vào một liên minh mà sau này đă phát triển thành Tổ chức pḥng thủ Đông Nam Á (SEATO). Ông cho rằng điều đó sẽ răn đe không cho Trung Quốc can thiệp sâu thêm nữa vào Đông Dương và nhờ có đoàn kết mà địa vị các nước phương Tây sẽ được củng cố thêm. Eden không chịu, ông phản đối mọi hành động quân sự hay một sự cảnh cáo nào trước khi có hội nghị Genève. Ngoài ra, Pháp lại không được mời dự vào liên minh đó. Eden tin rằng Pháp muốn đến Genève với một thái độ tự do hành động hoàn toàn và không bị điều ràng buộc ǵ có thể hạn chế họ trong việc thực hiện được hoà b́nh. Dulles nhận định lập trường của Anh là một thứ nhằm đi đến thoả hiệp, sợ sự tham gia của Mỹ sẽ làm tăng thêm nguy cơ Trung Quốc can thiệp và là một sự mở rộng chiến tranh.
Sau những cuộc hội đàm này, mối quan hệ giữa Dulles và Eden đă hoàn toàn trở nên căng thẳng. Dulles tức giận về cách của Eden bỏ rơi Đông Dương; c̣n Eden, ông rất bi quan về ư đồ quân sự của Dulles trong một vùng giá trị không chắc chắn nhưng Mỹ lại có những kế hoạch mập mờ và hết sức phiêu lưu. Hơn thế nữa, người Anh lại nghĩ rằng Đông Dương không thể bị mất hết hoàn toàn ở hội nghị Genève v́ thiếu chưa có “hành động thống nhất”. Họ đă bị người Mỹ làm cho bối rối về câu chuyện “mất” Đông Dương; ở Bộ Ngoại giao Anh, người ta cho rằng Pháp không thể thua trận trong thời gian từ nay (tháng 4-1954) cho đến khi bắt đầu mùa mưa dù cho họ đánh nhau có kém đi chăng nữa. Dulles cũng chẳng thu được ǵ tốt hơn ở Paris. Người Pháp đang t́m kiếm một hành động nhanh chóng để tránh cho Điện Biên Phủ bị thất trận đến nơi. Nhưng Dulles lại không muốn cho ḿnh bị lôi kéo xa rời khỏi phương thức liên minh tập thể để giải quyết cuộc chiến tranh. Pháp cũng sợ rằng một tổ chức liên minh, tất nhiên là quốc tế, sẽ nắm lấy quyền kiểm soát cuộc chiến tranh từ tay họ; nên họ chỉ muốn có một sự giúp đỡ trong khu vực ở Điện Biên Phủ theo kiểu “Hành quân Chim ó”. Người Pháp c̣n phản đối v́ cho không cuộc vận động cho “hành động thống nhất” sẽ chỉ ngăn trở hoặc làm chậm lại các cuộc thương lượng hoà giải mà họ càng ngày càng mong đợi. Mục tiêu của người Mỹ chúng ta lại nhằm làm cho người Pháp giữ vững quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đấu.
Thủ tướng Laniel khẳng định với Dulles là chính phủ của ông sẽ không làm ǵ để trực tiếp hoặc gián tiếp trao Đông Dương cho Cộng sản. Nhưng ông c̣n nhắc nhở Dulles về ḷng mong muốn mănh liệt của người Pháp để rút khỏi Đông Dương bằng bất cứ giá nào. Laniel nhấn mạnh sự cần thiết phải chờ kết quả của hội nghị Genève và người Pháp không cho thấy trước cảm giác họ cho Genève sẽ không thành công.
Cố gắng đến cùng, Dulles ở Paris và Bedell Smith ở Washington ra sức thuyết phục Pháp là chỉ có kêu gọi Anh can thiệp, như họ đă kêu gọi Mỹ, mới có thể cứu nguy được cho Điện Biên Phủ. Nhưng người Anh vẫn không lay chuyển. Churchill đă bác bỏ đề nghị của đại sứ Pháp René Massighi muốn Anh tuyên bố Anh sẽ liên kết với Mỹ và Pháp trong việc phong thủ Điện Biên Phủ. Ngày 15-4, Dulles đă trở lại Washington chỉ với những lời hứa của Anh và Pháp “sẽ nghiên cứu khả năng pḥng thủ tập thể” cho Đông Nam Á và Tây Thái B́nh Dương, mà chẳng có ǵ đáng phấn khởi cho một hành động phối hợp.
Điện Biên Phủ tất nhiên đă đi đến bước đường cùng vào cuối tháng 4. Giáp đă đào hầm hào bao vây lấy người Pháp và khoá chặt mọi đường rút lui. Ngày 21-4, tướng Christian De Castries, tư lệnh quân Pháp yêu cầu tăng viện người và vũ khí tiếp tế “bằng bất cứ giá nào”. Trong khi đó, đă có thêm 45.000 quân Việt Minh đến bổ sung cho 4 sư đoàn đang bao vây khoảng 16.5 00 người trong cứ điểm Pháp. Đến ngày 23, lực lượng của Giáp đă tiến sâu vào chỉ cách trung tâm Điện Biên Phủ gần 700 thước.
***
Trong khi cuộc đấu tranh vô vọng ở Điện Biên Phủ tiếp tục th́ ngày 26-4, khởi đầu phần một hội nghị Genève. Phần này chỉ hạn chế vào vấn đề Triều Tiên, song Chu Ân Lai, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, lại yêu cầu Mỹ và các cường quốc phương Tây khác không được tham dự vào các vấn đề của Viễn Đông. Dulles đưa lư do là quyền của Mỹ là một điều đă được khẳng định. Nhưng Chu đáp lại Triều Tiên là một vấn đề của châu Á và phải do những người châu Á giải quyết “bằng cách t́m kiếm những biện pháp chung để bảo đảm hoà b́nh và an ninh ở châu Á”. Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov ủng hộ ư kiến của Chu và thêm vào “các dân tộc châu Á có toàn quyền để giải quyết công việc của chính phủ họ”.
Dulles trở về Washington ngày 4-5 và ngày 7 công khai tuyên bố theo kế hoạch đă định trước, ông đă uỷ cho Thứ trưởng Ngoại giao, tướng W. Bedell Smith đại diện cho ông ở Hội nghị Genève. Ông chê trách người Pháp đă không trao trả độc lập cho các quốc gia Liên hiệp mà theo ông cách đó sẽ tước bỏ được lư do đ̣i lănh đạo cuộc đất tranh giành độc lập của nhũng người Cộng sản. Rồi ông tiên đoán về sự thất thủ không thể tránh khỏi của Điện Biên Phủ, nhưng lại trấn an “việc mất Điện Biên Phủ sẽ củng cố, chứ không làm suy yếu đi, mục tiêu của chúng ta là đoàn kết lại với nhau”. Ông đưa ra một câu hỏi hùng hồn: “Chúng ta sẽ làm ǵ chung quanh cuộc xung đột ở Việt Nam?”. Ông cảnh báo về nguy cơ “Cộng sản nắm chính quyền và sẽ cố xâm lược mới thêm”. Ông nói “Nếu việc đó xảy ra, yêu cầu cấp bách hơn hết là phải tạo điều kiện để tiến hành hành động thống nhất để pḥng thủ khu vực”. C̣n về vấn đề trực tiếp can thiệp và tuyên chiến, Dulles nhấn mạnh là Eisenhower sẽ không có hành động ǵ mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.

Ở Điện Biên Phủ, tiếng súng cuối cùng im lặng vào khoảng 2 giờ sáng, giờ dịa phương, ngày 8-5-1954. Và đến 4 giờ chiều hôm đó, giai đoạn hai Hội nghị Genève được triệu tập để thảo luận vấn đề Đông Dương. Đó là một cuộc gặp gỡ giữa nhiều thế lực chính trị và kinh tế khác nhau, có Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thủ vai tṛ chính nhưng đồng thời cũng có những mối quan hệ khách và chủ đối với các cường quốc. Cuộc hội nghị mở đầu một cách gay cấn trong một bầu không khí ảm đạm, không chắc chắn và đầy nghi ngờ. Khối Cộng sản nắm toàn bộ các chủ bài.
Tất cả những người tham dự hội nghị đều mang theo những động cơ riêng của ḿnh, không có ai tỏ ra vị tha v́ người khác: Pháp đă mất hết ư chí chiến đấu và mong muốn có một cuộc hoà giải nhanh chóng; Mỹ đă thất bại trong việc cố buộc Pháp vào hoạt dộng quân sự thống nhất nhằm đấu tranh chống lại sự bành trướng của Cộng sản ở Đông Nam Á nhưng vẫn theo đuổi nục đích ngăn chặn Cộng sản; Anh mong thiết lập lại hoà b́nh và làm giảm căng thẳng quốc tế đang tác động tai hại đến quyền lợi Anh trong vùng; Trung Cộng lại muốn nắm lấy thời cơ để đối phó với Mỹ trên một thế b́nh đẳng trong các vấn đề quốc tế; c̣n Việt Nam Dân chủ Cộng hoà th́ mong muốn và hy vọng được công nhận như là một thực thể có chủ quyền để được đối xử một cách tương xứng với các giá họ đáng phải được.
Trong số các bên tham dự hội nghị, chỉ có Mỹ là nước ít bị rắc rối nhất về phương diện lư tưởng. Từ lâu, chúng ta đă lên tiếng về mối quan tâm của chúng ta đối với qui chế tương lai của Đông Dương, mà chúng ta quan niệm như là một quốc gia độc lập dưới những h́nh thức và mức độ khác nhau. Với thời gian, khái niệm tự quyết đối với Đông Dương đă trở nên lẫn lộn và nhất thời đă thoái hoá thành một câu chuyện chỉ ở đầu lưỡi mặc dù vẫn c̣n dược coi là một cao vọng lư tưởng.
Chính sách của chúng ta tại Genève được xác định dựa trên những nhận thức giả tạo. Khi chúng ta cho rằng chúng ta phải giúp cho người Đông Dương chống lại Cộng sản để giành lấy tự do và độc lập th́ những lời tuyên bố chính thức của Mỹ và thực tế lại không chứng minh được điều đó. Trước hết là Acheson rồi sau đến Dulles chỉ một mực nói về việc “ngăn chặn Cộng sản”, chứ không nói ǵ đến tự do khỏi ách thống trị của người Pháp, điều mà Việt Minh đang chiến đấu điên cuồng. Rồi trong các nhà hoạch định chính sách của chúng ta c̣n có nhận định sai trái cho rằng chính phủ Bảo Đại tham nhũng và mất hết uy tín, vẫn được sự ủng hộ mạnh mẽ trong nhân dân. Chúng ta đă không chịu chấp nhận một sự thật là nó đă có một quá tŕnh lịch sử nặng tính chất cơ hội chủ nghĩa và hai mặt, và nó đă được người Pháp dựng lên ở bên ngoài để thủ tiêu các nguyện vọng tự quyết của người Đông Dương và bảo vệ quyền lợi thực dân Pháp.
Các tài liệu chính thúc ghi nhận sự tham gia của chúng ta vào Đông Dương hoàn toàn không có chứng cứ ǵ là chính phủ Mỹ đă xúc tiến một sự cố gắng nào để điều tra về thực chất của Hồ Chí Minh và phong trào giành độc lập của ông ta. Nó đă được bác bỏ một cách chiếu lệ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chỉ v́ coi như là “thiên Cộng sản” và quyết tâm bắt tay với thực dân Pháp để xúc tiến một cuộc chiến tranh ác liệt chống lại Việt Nam. Chưa một lúc nào Mỹ có ư định t́m hiểu và tranh thủ t́nh hữu nghị của nhân dân Việt Nam, mà trái lại vẫn tiếp tục kiên tŕ cung cấp mọi thứ cần thiết cho chính phủ Pháp ở Đông Dương nhằm tiêu diệt những cố gắng đă có cội rễ sâu rộng để hoàn thành độc lập dân tộc.
Sau chót, chính sách của chúng ta đă được xác định dựa trên cơ sở một nhận thúc hoàn toàn không có căn cú - cho là Pháp ủng hộ mục tiêu chống Cộng của Mỹ, địa vị quân sự Pháp vững vàng và ngày càng được cải thiện. Về vấn đề này chúng ta không thể tự trách ḿnh, nhưng cũng phải gánh phần trách nhiệm. Rốt cuộc, trong gần 8 năm, các nhà ngoại giao và lănh đạo quân sự của chúng ta đă tin tưởng một cách mù quáng vào tất cả những cái thất thường và thất vọng của người Pháp đưa ra để giành lấy sự ủng hộ của Mỹ cho sự nghiệp thực dân của họ, mà không bao giờ chúng ta nghi ngờ và chỉ muốn ra ơn. Các quan chức Mỹ đă không chịu nh́n một cách lạnh lùng, khắt khe về vấn đề Đông Dương; lúc nào cũng mang kính hồng trên mắt. Ngay khi kết cuộc vào ngày 8-5, Dulles vẫn c̣n không chịu công nhận phần của chúng ta trong sự sụp đổ mà chỉ muốn gán điều đó một cách không chính đáng cho người Pháp. Đúng là người Pháp cũng rất miễn cưỡng phải thú nhận đă thất bại trước người Mỹ, nhưng chúng ta cũng chẳng phải quá u mê trước một sự thật đă hiển nhiên. Cái hố ngăn cách rộng lớn giữa sự việc người Pháp chuyển dần đến việc điều đ́nh ngừng bắn và sự đ̣i hỏi của đất nước chúng ta muốn tiếp tục cuộc chiến tranh cho đến một “kết thúc thắng lợi” mà không có sự tham gia của Mỹ, đă càng sâu sắc thêm trước khi bắt đầu các cuộc bàn luận.
Khi hội nghị khai mạc, bên cạnh những sai khác biệt nhau về động cơ, và chính sách sai lầm của Mỹ, giữa các nước đồng minh c̣n tồn tại nhiều mâu thuẫn sâu sắc khác. Một trong những mâu thuẫn đó là với người Anh. Người Pháp đă khai thác một cách khá thông minh chương tŕnh viện trợ của Mỹ mà không cần phải kéo toàn bộ lực lượng Mỹ tham gia nhưng cũng bất lực trong việc cứu nguy cho Điện Biên Phủ. Người Anh lại bị Mỹ cho là trở ngại chủ yếu đầu tiên cho một “hành động thống nhất” và đă bị lên án là để cho những quyền lợi ích kỷ của bản thân Anh trong các vùng khác của Đông Nam Á che mắt nên đă không đánh giá hết tầm quan trọng chiến lược lớn lao đối với thế giới tự do trong việc “cứu thoát” Đông Dương.
Ngược lại, sự đoàn kết của khối Cộng sản về cuối Hội nghị thể hiện không những chỉ ở sự thống nhất Trung - Xô trong việc mong muốn điều đ́nh mà c̣n ở chỗ họ hoàn toàn có sự nhất trí với trong cả ba phía. Sau khi Stalin chết, chính sách của Liên Xô dưới thời Malenkov đă dịu đi rất nhiều. Không c̣n nghi ngờ ǵ là các vấn đề ưu tiên trong nước đă tác động đến chế độ mới phải công bố mong muốn có một sự giảm căng thẳng trong t́nh h́nh quốc tế. Bắc Kinh tham gia một cách sâu hơn vào sự nghiệp của Việt Minh, đă xúc tiến viện trợ cho quân đội của Giáp từ tháng 2 đến tháng 4-1954, nhưng cũng đồng t́nh với Mátxcơva về việc mong muốn triệu tập một cuộc hội nghị quốc tế, mà Trung Quốc sẽ tham gia để kết thúc cuộc chiến tranh. Những tin tức hạn chế có giá trị cho thấy trong ba phía, chỉ riêng có Việt Nam Dân chủ Cộng hoà coi việc thương lượng lúc đó c̣n quá sớm và đă chủ trương, trước khi điều đ́nh, phải gia tăng mạnh mẽ nỗ lực quân sự. Đề nghị đối thoại của ông Hồ với Pháp được công bố rộng răi tháng 11-1953 nhằm tác động đến t́nh h́nh nội bộ và dư luận chính giới nước Pháp và làm mất tinh thần quân đội Việt - Pháp nhiều hơn là thể hiện thực ḷng muốn đi tới một cuộc hoà giải thoả đáng. Những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phát đi trong các tháng sau chứng minh điều quan tâm lớn nhất trước tiên của Việt Nam là thực hiện được một thắng lợi nhanh chóng ở đồng bằng sông Hồng và trên các vùng của Lào hơn là đi vào bàn hội nghị trong khi mà quân Pháp c̣n đang bị phân tán ra khắp Đông Dương.
T́nh h́nh trên, nói một cách khái quát, đă tác động đến Hội nghị Genève. Thế mạnh và thế yếu có thể là đặc điểm riêng của lập trường Cộng sản và lập trường phương Tây. Tuy vậy các nhăn hiệu trên h́nh như cũng chưa phải là hoàn toàn thích đáng trong ảnh hưởng qua lại giữa và trong nội bộ hai bên; điều đó lại càng cho ta thấy rơ Hội nghị Genève trong phải là để đưa đến một thắng lợi của hoà b́nh.
***
Một trong những điều kiện thoả đáng đầu tiên ở Hội nghị Genève đă đạt được trong quá tŕnh cuộc trao đổi giữa Molotov và Eden ngày 5-5 là khi Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô tán thành nhận định của Eden cho đây là một trong những cuộc điều đ́nh khó khăn nhất mà ông đă gặp. Thực tế, mới thoáng nh́n người ta thấy ngay h́nh như có ít nhiều điều ngược đời khi mà giai đoạn bàn về Đông Dương (8-5 - 21-7) trong điều kiện khó khăn đă thấy, chỉ trong 12 tuần lễ đă đi đến được một cuộc hoà giải.
Các vấn đề then chốt đă được hoăn lại cho đến giờ phút cuối cùng trong khi cuộc thảo luận kéo dài liên miên về những việc tương đối ít quan trọng. Sự tiếp xúc giữa các phái đoàn với nhau lại bị hạn chế v́ thành kiến tư tưởng, chính trị đối lập, làm cho một số đoàn viên phải hoạt động như những người trung gian hoà giải trong khi vẫn phải đại diện cho quyền lợi quốc gia ḿnh; và các quyết định chủ yếu cuối cùng đă đạt được nhưng ngoài những khuôn khổ đặc biệt mà những người tham dự hội nghị đă phải mất một tháng để xây dựng nên.
Chester L. Cooper, một nhân viên trong phái đoàn Mỹ, tác giả cuốn sách “Cuộc thập tự chinh thất bại: Mỹ ở Việt Nam”, đă cho thấy mùi vị của những sự phi lư chi phối các quan hệ cá nhân các nhà thương lượng:
“Ư đồ của phái đoàn khá lớn của Mỹ muốn coi phái đoàn Trung Quốc to lớn hơn như là không tồn tại - và ngược lại - đă làm cho t́nh h́nh bốc thêm nhiều hương vị. Nhiều người Trung Quốc và Mỹ đă quen biết nhau từ trước trong những vai tṛ khác… Bản thân tôi cũng đă có lần đứng một ḿnh trong thang máy đối diện với một thanh niên Trung Quốc mà tôi đă biết khi c̣n ở trường trung học… Nhưng chẳng ai trong chúng tôi lên tiếng, mà chỉ nh́n nhau bắt đầu mỉm cười rồi cười. Đến trước pḥng họp chúng tôi càng cười ngất. Nhưng khi cửa pḥng mở, chúng tôi vội vàng nghiêm chỉnh lại và từ lúc đó, tránh không dám nh́n ngó tới nhau nữa”.
Cái chướng ngại quan trọng đầu tiên vấp phải là sự kèo nài của Cộng sản cho các lực lượng Kampuchia tự do (Khmer Issark) và Lào tự do (Pathet Lào), do Việt Minh lănh đạo, được quyền có ghế ngồi bên cạnh các chính phủ Vương quốc Kampuchia và Lào. Phải đến tận ngày 16-6, khi Chu Ân Lai và phái đoàn của ông, báo cho Eden biết quân đội Việt Minh sẽ rút lui khỏi Kampuchia và Lào th́ cuộc tranh luận về việc này mới chấm dứt.
Những sự bàn luận mất thời giờ về quyền hạn chính thức của các “lực lượng kháng chiến” Cộng sản ở Lào và Kampuchia cũng khá hay ho, nhưng c̣n kém việc phải xác định qui chế của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại Hội nghị Berlin, đă thoả thuận với nhau rằng việc mời các chính phủ khác tham gia hội nghị sẽ chỉ do các bên tham dự hội nghị Berlin, có nghĩa là do Tứ cường, mà không có Bắc Kinh. Nhưng, Molotov đă xác nhận ngay từ phiên họp toàn thể đầu tiên (ngày 8-5), Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đă được Bắc Kinh cũng như Mátxcơva mời, đó là một hành động đă bị Pháp và Mỹ đả phá mạnh mẽ. Song cũng chẳng có mưu toan nào được đưa ra để gạt bỏ sự tham dự của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mặc dù có sự chống đối của chính phủ Bảo Đại đ̣i hỏi phải được coi là chính phủ duy nhất hợp pháp ở Việt Nam, nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lại được toàn thể nh́n nhận là một trong những người chiến đấu chủ yếu mà sự đồng ư ngừng bắn của họ là không thể thiếu được, do đó đ̣i hỏi phải có họ tham gia. Hơn thế nữa, Liên Xô đă báo cho Pháp biết là sẽ không chấp nhận sự có mặt của các phái đoàn các quốc gia liên kết nếu như Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không được chấp nhận dự Hội nghị. Giữa lúc đó, Điện Biên Phủ thất thủ, tất cả các bên đều đồng ư là sẽ có 9 đoàn đại biểu (không phải là quốc gia) thảo luận về vấn đề Đông Dương.
Cả 9 đoàn ngồi chung quanh một cái bàn tṛn để trao đổi ư kiến trong suốt ngày thứ hai, che lấp một thực tế là cuộc điều đ́nh thực sự không phải ở chỗ đó. Tất nhiên là có đề nghị, tranh luận, đệ tŕnh… nhưng việc mặc cả thời sự đă được dành cho cuộc thảo luận riêng, thường vắng mặt các bên Đông Dương thân phương Tây. Tuy vậy, các cuộc đối thoại ở Genève cũng bị chi phối gắt gao bởi các âm mưu, của các cường quốc lớn; những xung đột về chính trị và tư tưởng, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, đă gay gắt đến mức là lối ngoại giao phải được xúc tiến theo một kiểu đi ṿng, do Eden và Molotov thường xuyên hoạt động như người trung gian và chuyển tin giữa các đại biểu các đoàn không muốn cùng ngồi với nhau. Một điển h́nh trong thái độ của Mỹ, như Dulles đă nói với các nhà báo trước khi họp phiên đầu tiên là chỉ có một cách làm ông có thể gặp Chu Ân Lai nếu như hai xe của họ đụng nhau.
Việt Minh đă đưa tới một phái đoàn 4 người và 3 trong số dó không xa lạ ǵ với người Pháp. Họ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu, Đồng là người phát ngôn chính của Việt Minh trước đây tại Hội nghị Fontainebleau (tháng 7-1946) và mới được nâng lên làm Phó Thủ tướng kiêm quyền Bộ trưởng Ngoại giao. Người khác là Phan Anh, Bộ trưởng Kinh tế; Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc pḥng; và Hoàng Văn Hoan(15), thân Trung Quốc, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Bắc Kinh. Cả bốn đều là những cái tên quen thuộc trong những ngày đầu tiên của chế độ ông Hồ tại Hà Nội.
Phải đến hạ tuần tháng 6, các đại diện cấp cao của Pháp và Việt Minh mới gặp nhau mặt đối mặt; các nhà lănh đạo quân sự Việt Minh họp với đại diện của Lào và Kampuchia; các người cầm đầu phái đoàn Pháp và Trung Quốc trao đổi ư kiến với nhau trong các cuộc gặp gỡ riêng. Cho đến tháng cuối cùng của hội nghị, những người Cộng sản và chống Cộng Việt Nam vẫn từ chối không chịu nói chuyện với nhau. Điều quan trọng hơn cả là phái đoàn Mỹ theo chỉ thị nghiêm ngặt, phải tránh các cuộc tiếp xúc với người Trung Quốc nên chỉ dùng được những thông tin hạng nh́ do các đại diện Anh, Pháp và Liên Xô cung cấp; đối với Việt Minh, Mỹ cũng phải chịu theo một thể thức như vậy.

Vấn đề tiếp xúc cũng là một vấn đề làm cho đoàn đại biểu Quốc gia Việt Nam cảm thấy nhức nhối. Mặc dù cuối cùng họ cũng đă được Pháp trao trả hoàn toàn độc lập (4-6-1954), nhưng Việt Nam cũng vẫn không có quyền thương lượng về số phận của chính ḿnh. Người Pháp rất sợ các cuộc nói chuyện riêng và tế nhị của họ với Việt Minh bị phá vỡ; họ tránh gặp đại diện của Bảo Đại, t́m cách lợi dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Việt Nam để chỉ báo cho phía Bảo Đại biết sau khi đă đạt được những sự thoả thuận với Việt Minh. Kiểu đối xử cách biệt này của Pháp đối với đoàn Bảo Đại kéo dài đến tận tháng 7. Mặc dù là vấn đề phân chia ranh giới ở Việt Nam đă được đưa ra thảo luận trong các cuộc gặp riêng của người Pháp, Việt Minh, Trung Quốc, Liên Xô và Mỹ, chỉ đến cuối hội nghị, “Chính phủ” Bảo Đại mới được báo cho biết về khả năng lớn sẽ có vấn đề phân chia trong cuộc hoà giải, về vấn đề này cũng như nhiều chuyện khác, người Việt Nam không được biết ǵ cả, và đó cũng là một điều có thể làm cho sự chống đối của họ cứng rắn thêm và tách họ khỏi các điều khoản kết thúc cuối cùng. Như thế có phải chứng thực sự là “độc lập”?
Đến giữa ngày 18 và 21 tháng 7, những người tham dự hội nghị đă gạt bỏ được các xung đột đến mức có thể đưa ra những điều thoả thuận được gọi chung là “Hiệp định” Genève. Nó bao gồm các Hiệp định quân sự riêng cho Việt Nam, Kampuchia, và Lào để bổ sung cho nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hội nghị là văn hồi hoà b́nh ở Đông Dương và một Bản tuyên bố cuối cùng nhằm thiết lập các điều kiện để giải quyết tương lai chính trị của toàn Đông Dương. Chỉ riêng có các Hiệp định quân sự được kư kết(16). Bản tuyên bố cuối cùng là những lời phát biểu của những người tham gia hội nghị không có đại diện nước nào kư vào đó mà chỉ được chấp thuận thông qua biểu quyết. Như các nhà văn Pháp La Couture và Devillers đă nói rất đúng: “Hội nghị Genève đă t́m ra được một h́nh thức mới cho chung sống hoà b́nh - đó là kết quả của sự đồng ư ngầm giữa các bên muốn thương lượng và cũng là một h́nh thức cam kết chính thức mới giữa các quốc gia - một hiệp định không có kư kết”(17).
Đại cương, các Hiệp định quân sự quyết định vấn để chấm dứt các cuộc xung đột (một cuộc ngừng bắn) lúc đó đang tiến triển; việc chia cắt Việt Nam dọc theo đường giới tuyến gần vĩ tuyến 17, có một vùng đệm phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên. Việc tập kết quân đội giải phóng Việt Nam và các lực lượng Việt Minh về miền Bắc, và quân đội Liên hiệp Pháp về miền Nam đường giới tuyến; việc cấm tăng cường quân đội, tiếp tế vũ khí và dụng cụ chiến tranh vào các vùng hai bên đường giới quyến; việc cấm không xây dựng căn cứ mới ở Việt Nam, Lào và cấm thiết lập các căn cứ quân sự của nước ngoài ở Việt Nam, Lào, Kampuchia; và việc thiết lập một Uỷ ban Kiểm soát Quốc tế để theo dơi và đốc thúc thi hành các điều khoản và quyết định của Hiệp định.
Sự “thoả hiệp” chính trị trong Bản tuyên bố cuối cùng không có kư kết chỉ đặt nhiệm vụ với 7 trong 9 nước có liên quan (Anh, Pháp, Kampuchia, Lào, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà). Nước Mỹ và Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại) chỉ đơn giản “ghi nhận” Bản Tuyên bố. Thay mặt cho Mỹ, Bedell Smith tuyên bố là chúng ta sẽ “không kiềm chế trước sự đe doạ hoặc việc sử dụng bạo lực để phá rối” các Hiệp định. Đối với các vấn đề “tuyển cử tự do ở Việt Nam”, nhận xét của Smith chỉ giới hạn trong việc nói lên ư nghĩa “Bản Tuyên ngôn Potomac” của Eisenllower và Churchill cùng đưa ra ngày 29-6. Điều đó cũng đă được nói tới trong Bản Tuyên bố cuối cùng như sau:
“Trong trường hợp các nước hiện nay đang c̣n bị chia cắt ngược lại với ư muốn của họ, chúng tôi sẽ tiếp tục t́m cách thực hiện sự thống nhất qua tuyển cử tự do, dưới sự kiểm soát của Liên hợp quốc để đảm bảo các cuộc tuyển cử đó được tiến hành một cách xác đáng”.
Vấn đề chủ chốt trong Bản Tuyên bố cuối cùng là ở chỗ tiến hành cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7-1956; việc rút lui quân đội Pháp theo yêu cầu của các chính phủ Việt Nam, Lào và Kampuchia; cấm đàn áp trả thù; bảo vệ nhân quyền và tài sản; tự do lựa chọn vùng ḿnh muốn cư trú; và tôn trọng độc lập của ba quốc gia và giữ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
***
Cuộc hoà giải không vững chắc ở Genève đă chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương nhưng không loại bỏ được điều ám ảnh của Pháp là phải bám giữ lấy “ḥn ngọc Viễn Đông”. Thất bại quân sự nhục nhă trước Việt Minh và “đám nông dân Anamít đói khổ” là một điều vượt quá sự chịu đựng của ḷng tự hào dân tộc Pháp. Việc mất Bắc Kỳ, đặc biệt là vùng đồng bằng, là cả một sự thất vọng và chán nản sâu sắc của thực dân ở Việt Nam và những người cánh hữu bảo thủ chính quốc Pháp. Bắc Kỳ tượng trưng cho một thế kỷ nỗ lực tốn kém của Pháp để cải hoá và phát triển văn hoá kinh tế đất nước này theo phương Tây. Chính đây là nơi nhà Ngân hàng Đông Dương có cơ sở để bảo vệ các quyền lợi tài chính của Pháp ở phương Đông, nơi mà các khoa trưởng Đại học Hà Nội gieo rắc nền văn hoá và tư tưởng chính trị Pháp, và Thiên chúa giáo nảy nở lan tràn trong quần chúng nông thôn. Bỏ Bắc Kỳ theo hiệp định Genève là một sự mất mát không thể sửa lại được. Nước Pháp bị suy yếu đi.
Pháp c̣n phải chịu đựng một sự nhục nhă lớn hơn nữa khi phải chấp nhận rút lui khỏi Đông Dương v́ Mỹ, theo sự khẩn khoản của Mỹ, mà không có được một biện pháp gỡ sĩ diện bằng cuộc tổng tuyển cử để xúc tiến một cuộc rút lui thứ hai, triệt để hơn. Việc Mỹ thay thế người Pháp ở miền Nam Việt Nam và sự thất bại của thoả hiệp Genève được tiên đoán từ giữa 1956, đă bác bỏ những hy vọng của cánh tả Pháp muốn cộng tác với ông Hồ theo một kinh nghiệm trước về chung sống, và cũng làm cho những người ôn hoà chán nản v́ họ đă hy vọng bảo tồn được nền văn hoá và cứu văn được tư bản Pháp. Điều đó cũng làm các người cánh hữu điên đầu cho chính sách Mỹ ở Việt Nam là khả ố. Không một ai trong các giới này, sẵn sàng bênh vực cho Pháp ở lại mà tất cả đều chỉ cố gắng tranh thủ được sự ủng hộ chính trị cho ḿnh bằng cách có thái độ gay gắt đối với Mỹ.
Trong phạm vi quốc tế, kinh nghiệm bệnh tật của việc Pháp rút lui đă làm cho quan hệ liên minh phương Tây, đă chẳng vững vàng ǵ trong quá tŕnh Hội nghị Genève, nay trở nên hết sức căng thẳng. Việc Mỹ tách ḿnh ra khỏi Bản Tuyên bố cuối cùng và Dulles lao một cách thiếu suy nghĩ vào việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) - gây ra một sự chia rẽ trong khối Liên hiệp Anh, đă làm cho cả Pháp và Anh xúc động và nghi ngờ. Điều tồi tệ nhất làm cho họ lo ngại và chỉ được nói đến một cách dè dặt vào 1944-1946, nay đă thành hiển nhiên: Mỹ đang xâm chiếm Đông Nam Á.
Tuy các điều khoản trong hiệp định là dứt khoát, nhưng tất cả trừ một trong số các bên tham dự hội nghị đều dự đoán là Pháp sẽ tiếp tục có mặt ở Việt Nam. Ngoại lệ duy nhất đó là Quốc gia Việt Nam dưới quyền một Thủ tướng mới, viên quan lại Công giáo thân Pháp Ngô Đ́nh Diệm. Mặc dù đă được Bảo Đại cử ra (15-6-1954) nhưng Diệm muốn Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc Pháp mà cũng không phụ thuộc Bảo Đại. Diệm cho rằng Pháp đă thất bại trong một cuộc chiến tranh kéo dài, tàn phá và làm mất tinh thần chống lại những người Cộng sản cũng như những người Quốc gia Việt Nam, chế độ thuộc địa đă chấm dứt, những lời hứa hẹn độc lập trước đây của Pháp đă bị phá vỡ. Tại sao lại tin tưởng vào những lời phát biểu về thiện chí của Pháp trong năm 1954? Chúng khác ǵ những điều mà Pháp đă nói trước đây? Cộng thêm vào sự ngờ vực đó là mối liên hệ mơ hồ của Pháp đối với Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Một số người Nam Việt Nam nh́n trước thấy Pháp sẽ tích cực hoạt động để thoả hiệp với Việt Minh và thực hiện sự thống nhất dưới quyền lănh đạo của Việt Minh. Nhiều người cảm thấy sự tiếp tục có mặt của Pháp chỉ làm hại cho Nam Việt Nam. Diệm đă lập luận như sau: “Muốn thuyết phục được nhân dân Việt Nam là chính quyền này độc lập th́ cần thiết về mặt chính trị phải tỏ ra là chống thực dân và đặc biệt là chống Pháp”.
Địa vị của Pháp ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Và hơn cả Diệm, hơn cả sự tổn thương về tâm lư do những năm tháng của chế độ thực dân gây ra, Mỹ cũng đă làm nảy sinh thêm khó khăn cho Pháp. Trước hết, chính sách Mỹ hướng tới một sự cộng tác chặt chẽ, cùng tham gia với Pháp, thực hiện một sự liên đới bảo lănh cho Diệm được Mỹ hỗ trợ. Chúng ta hết sức mong muốn tăng cường Việt Nam, và yêu cầu, đ̣i hỏi sự hợp tác của Pháp, nhưng chúng ta đă trả giá cho họ rất ít. Chính sách của chúng ta nhấn mạnh vào việc phải cải tạo một cách cấp tốc sự suy nghĩ của Pháp. Nhưng chúng ta không thông cảm được với Pháp ở điểm này, không biết được sẽ gây cho Pháp những ǵ trong chính sách đối nội, đối ngoại, và cũng chẳng rơ những nhân nhượng của Mỹ có thể giúp ích ǵ cho Pháp không.
Mỹ đă bắt đầu xem xét lại chính sách đối với Đông Dương ngay từ khi Hội nghị Genève kết thúc. Công tác này được xúc tiến cấp bách với ư nghĩ cho rằng Hội nghị Genève là một tai hoạ cho thế giới tự do. Các bản Hiệp định đă mang lại cho Trung Cộng và Bắc Việt Nam một căn cứ mới để khai thác trong vùng Đông Nam Á. Nó đă tăng thêm uy tín của Bắc Kinh làm cho Washington tổn thất và kinh hoàng. Nó thu hẹp phạm vi cơ động của thế giới tự do tại Đông Nam Á. Việc đưa lại vùng đất đai Việt Nam trên vĩ tuyến 17 cho Hồ Chí Minh là một sự nhắc nhở đau xót đến sự thua trận đă mang sẹo của Pháp, sự thua trận đầu tiên của một cường quốc châu Âu với người châu Á - mà là những người Cộng sản châu Á - mà cũng là một sự thất trận Mỹ phải góp phần gánh chịu với khoảng hơn 1,5 tỷ dollar về viện trợ kinh tế và quân sự cung cấp cho người Pháp và các nước Liên hiệp.
Bước đầu tiên để chống lại tai hoạ này là việc thành lập khối SEATO. Đó cũng là “một sáng kiến mới ở Đông Nam Á” để bảo vệ quyền lợi Mỹ ở Viễn Đông và ổn định “t́nh trạng hỗn loạn…” để ngăn chặn những sự mất mát thêm cho Cộng sản qua việc lật đổ hoặc trắng trợn xâm lược - Hiệp ước SEATO (kư ngày 8-9-1954) đă thể hiện cũng chẳng phải là một sáng kiến hay là một cái khiên chống Cộng mạnh mẽ như Dulles mong muốn - khuyết điểm phần lớn là do Mỹ tạo ra. Khi Dulles muốn cảnh cáo cho Cộng sản biết là xâm lược sẽ bị chống đối th́ Hội đồng tham mưu liên quân vẫn giữ lập trường chống lại và từ chối không chấp nhận việc Mỹ cam kết tham gia về mặt tài chính, quân sự và kinh tế vào một hoạt động đơn phương ở Viễn Đông.
Và trong những trường hợp khác, để đối phó với “t́nh h́nh cấp bách về quân sự”, Mỹ đă thay đổi thiện chí, chuyển từ vai tṛ cùng hội sang vai tṛ lănh đạo chủ chốt ở Việt Nam. Trong thời gian hội nghị Genève đang họp, đề án về Cộng đồng pḥng thủ châu Âu (EDC) cũng được đưa ra nghiên cứu để xét ở Brussels nhưng cuối cùng đă bị Pháp bác bỏ ngày 30-8-1954; đó là một điều thất vọng lớn cho Mỹ. Một số người có ư cho rằng sở dĩ Pháp có thái độ bỏ rơi có thể là v́ để đền đáp lại sự ủng hộ của Molotov - đối với Mendès France ở Genève. Đến khi SEATO trở thành hiện thực, Dulles trong cái hăng hái “chặn đứng bành trướng Cộng sản” đă đẩy SEATO tới thành lập một tuyến ngăn chặn ở Đông Nam Á và đi tới cải tạo Nam Việt Nam thành một pháo đài chống Cộng chủ yếu.
Muốn thế, nhất thiết phải đảm bảo có được sự ủng hộ trung thành của chính phủ Nam Việt Nam. Cách thức của Mỹ là thuyết phục Pháp đối xử với Nam Việt Nam như một nước độc lập và có chủ quyền, thúc đẩy Diệm tổ chức một chính phủ dân chủ, sau đó, sẽ triệu tập Quốc hội Lập hiến thảo ra Hiến pháp, truất ngôi Bảo Đại, lập nền dân chủ; và yêu cầu Pháp và Mỹ mạnh mẽ ủng hộ Diệm. T́nh h́nh đó, cộng với một nền độc lập hoàn toàn và sự ủng hộ và khuyến khích của Pháp - Mỹ để tiến hành cải cách rộng răi, cuối cùng sẽ dẫn đến một Nam Việt Nam mạnh và chống Cộng. Và, ít ra th́ Mỹ cũng đă tưởng như vậy.
Quyết tâm của Mỹ ủng hộ Diệm đă được thực hiện với sự nhận thức rằng Pháp rất không phấn khởi trong việc hỗ trợ cho Diệm. Lúc đó là lúc nước Pháp đang bị rối rắm về sự chia rẽ chính trị nội bộ, và gặp khó khăn nghiêm trọng về vấn đề Algeria (nổ ra chiến tranh công khai với Pháp tháng 11-1954) nên cũng rất miễn cưỡng trong việc giúp đỡ cho Quốc gia Việt Nam. Sự chống đối Diệm trong những người theo thuyết “chung sống hoà b́nh” của Mendès France cũng rất mạnh. J.R. Leygues, Cố vấn Liên hiệp Pháp, được coi như là một nhân viên trong “nhóm tham mưu” về Đông Dương của Mendès France, đă nói với Đại sứ Dillon là những vụ tiếp xúc của Pháp ở Hà Nội cho Paris thấy Nam Việt Nam đă suy vi và biện pháp duy nhất có thể cứu văn được ǵ đó là phải chịu chơi với Việt Minh và lôi kéo họ khỏi sự ràng buộc của Cộng sản với hy vọng tạo ra được một Việt Minh theo kiểu Tito có thể cộng tác với Pháp và thậm chí có khả năng tham gia Khối Liên hiệp Pháp. R. Leygues cho biết Pháp đă tŕ hoăn không đáp lại những sự mong muốn của Mỹ về việc ủng hộ chính phủ ở Sài G̣n, chẳng qua là chỉ nhằm để moi thêm tiền cho đội quân viễn chinh Pháp và gán cho Mỹ trách nhiệm về việc có thể để mất Nam Việt Nam.
Những ư nghĩa này đă làm náo động các nhà làm chính sách của chúng ta và ngày 23-10-1954, Tổng thống Eisenhower đă gửi cho Diệm một bức thư, báo Mỹ sẽ cung cấp việc trợ kinh tế và quân sự trực tiếp cho ông, chính phủ ông và quân đội của ông.
Việc chuyển nguồn tài chính hỗ trợ to lớn của chúng ta từ hệ thống của Pháp sang cho người Việt Nam đă làm cho Pháp suy vi và ảm đạm, và làm cho người Pháp phải lớn tiếng kêu ca về vai tṛ mở rộng của Mỹ. Nước Pháp đă chẳng chịu chấp nhận bị loại trừ ra ŕa một cách vui vẻ, nên qua mùa thu 1954, quan hệ Mỹ Pháp đă xấu đi thậm tệ. Chúng ta đă bắn rơi Chim hải âu đang lượn ṿng trên đầu.

Đại sứ Bonnet ở Washington đă trách Dulles là bức thư của Tổng thống đă quá nới lỏng cho Diệm mà không bắt như là điều kiện tiên quyết, trước hết phải lập được một chính phủ mạnh và ổn định. Ông nói thêm, bức thư có thể là một sự vi phạm cuộc đ́nh chiến và Việt Minh sẽ lợi dụng điều đó. Đến khi đại sứ Dillon nêu ra vấn đề ở Bộ Ngoại giao Pháp là Pháp đă chẳng có ǵ tạo ra là ủng hộ Diệm như cần thiết phải có, Bộ trưởng các nước Liên hiệp, Guy la Chambre liền nổi nóng. Ông nói, đây không phải chỉ là một sự xuyên tạc, mà là một lời phỉ báng trực tiếp đối với tướng Ély (lúc dó là Cao uỷ Pháp ở Việt Nam), Chính phủ ở Paris, và danh dự của nước Pháp. Ông La Chambre nói, cá nhân ông tin rằng Diệm đang đưa Nam Việt Nam tới thảm hoạ nhưng ông vẫn ủng hộ Diệm:
“Chúng tôi muốn chịu thất bại ở Việt Nam cùng với người Mỹ hơn là thắng ở đó mà không có họ… Chúng tôi sẽ ủng hộ Diệm, dù cho biết rằng Diệm đang đi tới thất bại, và qua đó ǵn giữ sự đoàn kết Pháp - Mỹ hơn là gây chuyện với ai đó có thể giữ Việt Nam lại trong thế giới tự do nếu điều đó có nghĩa là phải phá vỡ mối đoàn kết Pháp - Mỹ”.
Nhưng một lần nữa, các ư kiến về quân sự lại được đề cao. Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ trước đây phản đối việc chúng ta đảm nhiệm huấn luyện cho Quân đội Quốc gia Việt Nam th́ nay lại bằng ḷng gửi một phái đoàn huấn luyện tới Phái đoàn viện trợ Quân sự Mỹ (MAAG) ở Sài G̣n và nhấn mạnh vào điểm phải bảo vệ chống lại sự can thiệp của Pháp. Khi quân viễn chinh Pháp (khoảng 150.000 người) c̣n ở Đông Dương, th́ việc triển khai các chương tŕnh huấn luyện đ̣i hỏi việc gửi người đến Việt Nam đều phải theo một thể thức ngoại giao. Do dó, tướng J. Lauton Collins đă được lựa chọn và được phong cấp đại sứ.
Có lẽ theo sự gợi ư của Mendès France, Coliins tỏ ra dè dặt trước hết về khả năng của Diệm để ổn định Chính phủ và ông đă đề xuất (16-12-1954) việc gọi Bảo Đại từ nước ngoài trở về. Nếu điều đó không được chấp nhận, ông sẽ đặt vấn đề Mỹ rút lui khỏi Việt Nam. Pháp cho đó là một biện pháp kiên quyết và yêu cầu Collins cùng với Cao uỷ Ély nghiên cứu vấn đề. Dulles giữ một quan điểm ngược lại, cho Diệm là nhà lănh đạo duy nhất thích đáng đă được biết, và nói rơ rằng Quốc hội chắc sẽ không cấp ngân khoản cho Việt Nam nếu không có Diệm. Sự đối đầu Pháp - Mỹ lại sôi lên, nhưng cuối cùng Collins đă đồng ư với Dulles, Mike Mansffled, Kennedy, Hồng y Spellman và các người khác, là không ai có thể thay Diệm. Và, có thể là để làm yên ḷng người Pháp, Collins cho biết Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự cho Pháp. Collins đă thanh minh v́ Việt Nam “có thể bị tràn ngập bởi một cuộc tấn công của quân thù trước khi Hiệp ước Manila (SEATO) có thể hành động”. Và để khuyến khích người Pháp duy tŕ một quân đội có “hiệu lực”, Collins đưa ra một khoản viện trợ tài chính ít nhất là 100 triệu dollar cho tới tháng 12-1955. Tướng Ély đồng ư.
Trong thời gian đó th́ t́nh h́nh Việt Nam tỏ ra ủng hộ những người như Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đă tiếp tục có nhiều dè dặt đối với tương lai của Ngô Đ́nh Diệm và Chính phủ của ông. Diệm đă khéo léo chống đỡ, vượt qua được các mưu toan đảo chính của các nhà lănh đạo quân sự và đă thành công trong việc duy tŕ dược một cuộc hoà b́nh chẳng hay ho ǵ với các phái vơ trang ở Nam Kỳ. Nhưng tương lai của ông vẫn c̣n là điều đáng ngờ nhất. Cùng lúc đó, phái đoàn Pháp ở Hà Nội cũng cố gắng bảo toàn các quyền lợi kinh tế và văn hoá Pháp ở Bắc Việt Nam. Nhưng vang vọng của 1945 lại nổi lên. Các nhà lănh đạo chính trị Pháp ở Paris đă nói một cách hùng hồn về một cuộc hợp tác ngừng bắn với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang trở thành kiểu mẫu cho các mối quan hệ Đông - Tây. Một thông tin gây băn khoăn lo lắng cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ và những ai trong và ngoài chính quyền cùng quan điểm với ông ta. Sau hết, đi đôi với sự phát triển của t́nh h́nh trên, Hoàng đế Bảo Đại, đă tích cực t́m cách thay Diệm để trả đũa những chiến dịch chính trị mạt sát của Diệm chống lại ông ta.
Tất cả những sự căng thẳng này qui tụ vào hai vấn đề trung tâm trong quan hệ giữa Mỹ và Pháp. Vấn đề thứ nhất là việc huấn luyện cho quân đội Việt Nam sẽ do ai đảm nhận và làm như thế nào. Vấn đề thứ hai, gay go hơn, là xem Diệm có c̣n ở lại đứng đầu Chính phủ hay phải thay thế bằng một lănh tụ Quốc gia khác có cảm t́nh với Bảo Đại và Pháp hơn. Vấn đề thứ nhất đă được giải quyết tương đối nhanh chóng. Tướng Collins đă dạt được một sự thoả thuận với tướng Ély, qua đó tuy Paris c̣n có nhiều điều lo ngại, nhưng Pháp đă đồng ư trao việc huấn luyện quân đội Việt Nam cho Mỹ và rút các cán bộ của Pháp về. Ngày 12-2-1955, Mỹ đảm nhiệm việc huấn luyện quân đội Việt Nam và Pháp cũng bắt đầu rút bỏ.
Cuộc tranh luận chính trị về Diệm đă được giải quyết một cách không dễ dàng. Diệm đă làm cho vấn đề gay cấn thêm bằng cách tăng cường chỉ trích thô bạo người Pháp và Bảo Đại. Về phần ḿnh, Mỹ rất nhạy cảm với những tác động trong nước Pháp của chủ nghĩa chống Cộng chiến đấu của Diệm - những tác động thường do cánh tả Pháp điều khiển - và sự thù hằn dấy lên do những lời tuyên bố của Mỹ, miêu tả Mỹ là người bạn duy nhất của chủ nghĩa Quốc gia Việt Nam. Nhưng Mỹ đă không tiếp thu những lời cảnh cáo của Pháp cho Diệm dứt khoát bất lực trong việc thống nhất những người Quốc gia Việt Nam. Lời khuyên của Pháp đối với Mỹ, được Collins ủng hộ, cho rằng v́ thế cần phải thay Diệm. Suốt mùa đông và xuân 1955, Collins, Bộ Ngoại giao nói chung, tỏ ra sẵn sàng xem xét một cách thuận lợi những gợi ư muốn có một lănh đạo thay thế được đặt vào chính quyền. Nhưng đă chẳng có ai có đủ đức tính cần thiết (chống Pháp, chống Bảo Đại) để cạnh tranh được với Diệm.
Nhưng ở đây Mỹ và Pháp đă bị lôi cuốn vào một loạt sự kiện. Tướng Nguyễn Văn Hinh, người của Pháp, Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, có nguyện vọng lên làm Thủ tướng, đă âm mưu lật đổ Diệm, thân Công giáo. Nhờ vào sự giúp đỡ của các phe phái chống Thiên Chúa giáo (Cao Đài, Hoà Hảo, và B́nh Xuyên), Hinh đă tiến hành nhiều vụ âm mưu chống Diệm, nhưng không thành. Đến tháng 9, Diệm khám phá một vụ mới, cho bắt một số người của Hinh, chuyển viên tướng này khỏi cơ quan chỉ huy và ra lệnh cho ông phải ra nước ngoài. Nhưng Hinh đă không chịu đi và tiếp tục các cuộc vận động chống lại Chính phủ. Kế hoạch cho một cuộc đảo chính vào tháng 10-1954 đă bị huỷ bỏ v́ người ta đă cho Hinh biết rằng nêu có nổi loạn, lập tức viện trợ Mỹ sẽ bị cắt đứt. Một cuộc khác dự định làm vào ngày 26-10 đă bị đại tá E.G. Lansdale (sau là thiếu tướng), người của CIA chúng ta, khôn khéo đánh lạc hướng. Cuối cùng, vào tháng 11-1954, Bảo Đại bị Mỹ và Pháp ép dùng danh nghĩa của Diệm, mời Hinh sang Cannes (Pháp) và ngày 19-11, tướng Hinh đă rời Việt Nam đi Pháp.
Lúc đó các giáo phái hùa nhau trực tiếp đấu lại quyền lực của Diệm nhưng ông ta đă đáp lại mạnh mẽ bằng bạo lực. Khó khăn lắm mới thực hiện được một cuộc ngừng bắn sau vụ xung đột đầu tiên vào tháng 3-1955 và giữa t́nh h́nh đang căng thẳng lên, vào tháng 4, Mỹ, Pháp và Bảo Đại, tất cả đă phải tích cực t́m cách thực hiện một sự thay đổi trong Chính phủ Việt Nam. Ngày 28-4, chống lại lời khuyên nhủ của Mỹ, Pháp và cả của chính nội các của ông ta, Diệm lại cho tấn công các phe phái. Khi B́nh Xuyên chống cự lại ở Sài G̣n, Diệm đă đưa quân đội Việt Nam đến đàn áp. Quân đội của Diệm đă giành thắng lợi và cùng lúc đó, Ngô Đ́nh Nhu, em của Diệm, đă tập hợp một uỷ ban gồm các nhân vật Quốc gia quyết định hạ bệ Bảo Đại và chuyển mọi quyền lực quân sự và dân sự sang tay Diệm.
Được thắng lợi của Diệm khích lệ, Mỹ tuyên bố một cách không mập mờ ủng hộ của ông ta và chống lại Bảo Đại. T́nh h́nh làm cho Pháp hết sức khó khăn. Chính phủ Pháp lại tin rằng “Uỷ ban Cách mạng” của Nhu chịu ảnh hưởng của Việt Minh và cảm thấy một cách mạnh mẽ cuộc vận động của chính phủ Việt Nam chống lại sự có mặt của người Pháp lại tái diễn trở lại.
Tháng 5-1955, Pháp, Mỹ và Anh họp ở Paris để thảo luận vấn đề pḥng thủ châu Âu, nhưng Pháp đă nhanh chóng đưa ra vấn đề Việt Nam thành vấn đề chính trong chương tŕnh nghị sự. Pháp cho rằng bằng cách ủng hộ Diệm, Mỹ đă buộc Pháp phải rút toàn bộ khỏi Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Edgar Faure nhận định Diệm “không những là bất lực mà c̣n điên dại,… nhưng Pháp sẽ không c̣n phải chia sẻ nguy hiểm với Diệm”. Dulles đáp lại, Mỹ cũng biết rơ những nhược điểm của Diệm nhưng cho rằng những thành công của ông vừa qua chứng tỏ ông ta có những đức tính có thể đền bù lại được. Rồi Dulles thêm “Việt Nam không đáng giá cho một sự tranh chấp với Pháp” và nói Mỹ có thể rút lui c̣n hơn là làm mất đoàn kết với đồng minh.
Nhưng đă chẳng có quyết đinh ǵ ngay được. Trong khi nghỉ họp, Dulles đă được Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân khuyến cáo rằng Diệm sẽ là biện pháp có hứa hẹn nhất để giành được các mục tiêu của Mỹ và nếu như việc rút lui quân viễn chinh Pháp là một biện pháp “cuối cùng phải làm”, th́ nên tránh một cuộc rút lui vội vă để “không thể gây ra một t́nh h́nh ngày càng không ổn định và bấp bênh” và có thể làm mất Nam Việt Nam cho Cộng sản. Dulles liền đề nghị với người Pháp để họ tiếp tục ủng hộ Diệm cho đến khi bầu xong được Quốc hội. Anh cũng tỏ ra ủng hộ Diệm và do đó h́nh như đă làm cho Faure lung lay nên ông đă chấp nhận đề nghị của Dulles. Cuộc hội nghị tay ba đă kết thúc trong một bầu không khí thống nhất, nhưng thực chất bên trong rất khác nhau: cộng tác Mỹ - Pháp đă hết thời và từ nay về sau Mỹ sẽ hành động một cách độc lập với Pháp ở Việt Nam.
Được Mỹ nâng đỡ, Diệm đă chối từ việc thảo luận với miền Bắc Việt Nam về vấn đề tổng tuyển cử khi tới thời hạn đă định vào tháng 7-1955. Lợi dụng được sự thắng thế về quân sự chống các phe phái, ông ta đă xúc tiến việc củng cố địa vị chính trị ở Nam Việt Nam. Vào tháng 10, Diệm giành được một thắng lợi nổi tiếng trong cuộc thăm ḍ dân ư; tuy đó chỉ là một thắng lợi nông cạn v́ người đi bỏ phiếu chỉ được chọn một trong hai người: Diệm và Bảo Đại. Thế chính trị của Diệm càng lớn th́ quan hệ giữa ông ta và Pháp càng tồi tệ đi. Tháng 12-1955, Diệm đột nhiên xoá bỏ các thoả hiệp kinh tế và tài chính đang được thi hành với Pháp và yêu cầu Pháp phải bác bỏ Hiệp định Genève và cắt đứt quan hệ với Hà Nội. Sau đó, Diệm cho rút đại diện của Nam Việt Nam khỏi Liên hiệp Pháp. Nhưng cũng phải thấy rằng thế lực chính trị của Diệm không nhất thiết phản ảnh một khối quần chúng cử tri rộng răi. Vẫn c̣n nhiều bất măn trong một số giới và đâu đâu cũng hờ hững thờ ơ.
Ngày 2-1-1956, tổng tuyển cử ở Pháp đă dẫn đến một chính phủ của đảng viên Xă hội Guy Mollet với 1/3 thành viên là Cộng sản hay tự xưng là trung lập. Đầu tháng ba, Bộ trưởng Ngoại giao của Mollet là Pineau, trong bài diễn văn đọc tại Hội Nhà báo Anh-Mỹ ở Paris đă tuyên bố nước Pháp sẽ tích cực đi theo một chính sách đóng vai tṛ bắc cầu giữa Đông và Tây, và như thế là không có sự thống nhất về đường lối chính trị giữa Mỹ, Anh và Pháp nữa. Ông đă đặc biệt chú ư nêu lên trường hợp chính sách Trung Đông của Anh và sự ủng hộ của Mỹ đối với Diệm là trái với quyền lợi Pháp và c̣n lên án hai cường quốc trên là đă kích động thế giới Ả Rập làm thiệt hại cho Pháp ở Bắc Phi. Mấy hôm sau, tại hội nghị khối SEATO họp tại Karachi, Pineau tuyên bố kết thúc “thời đại xâm lược”, và kêu gọi thực hiện một chính sách “chung sống”.
Tiếp theo là hành động, Pháp thoả thuận với Diệm (22-3-1956) cho rút lui toàn bộ quân viễn chinh Pháp và Bộ chỉ huy tối cao Pháp ở Sài G̣n cũng giải thể ngày 26-4. Đến ngày đă được ấn định cho tổng tuyển cử, Pháp không c̣n quân đội ở Việt Nam. Và ngày định cho ciệc thực hiện các điều khoản chính trị của cuộc hoà giải, tháng 7-1956, lại trùng hợp với ngày nổ ra cuộc khủng hoảng Suez.
Như trong bài thơ “Người thuỷ thủ già” của Coleridge, nước Mỹ đă bị bỏ lại một ḿnh trên con tàu Việt Nam chao đảo với Chim hải âu bị thương bay lượn quanh trên mũi.
***

THÁNG TƯ 1980
Ba thập kỷ đă trôi qua kể từ khi các sự kiện Đông Dương khởi động. Trong những năm tháng đó, thế giới đă được chứng kiến một thời kỳ buồn thảm nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bị trừng phạt và làm nhục v́ câu chuyện phiêu lưu sai đường lạc lối này nên h́nh ảnh Chim hải âu vẫn c̣n có mặt măi măi trên sân khấu chính trị của Mỹ - một sân khấu bị bao trùm bởi sự lạc quan ấu trĩ về sự thống trị thế giới của chủ nghĩa tư bản mà không ǵ hơn là sẽ chỉ cô lập nước Mỹ và tồi tệ hơn nữa sẽ đẩy nhân loại nhanh đến một Thế chiến mới. Thật khó mà nghĩ được rằng sau tất cả những ǵ đă xảy ra trước đây, những kỷ niệm đau buồn của chúng ta ở Viễn Đông (Trung Quốc) và Đông Nam Á (Việt Nam, Kampuchia), các nhà lănh đạo đất nước chúng ta vẫn tiếp tục đáp lại những vang vọng của quá khứ mà quên mất những hậu quả không thể tránh khỏi. Và trong buổi ban đầu của thập kỷ mới này, chúng ta lại sắp sửa lao vào cuộc đua giống như trước nhưng c̣n nguy hiểm hơn. Nhiều sự so sánh thực quá rơ ràng. Cuộc khủng hoảng ở Iran mà nhiều người cho là Mỹ đă nhúng tay vào, và việc Liên Xô xâm nhập vào Afghanistan được coi giống như một sản phẩm của cuộc nổi dậy của Iran, làm cho người ta nghĩ tới một sự dập khuôn lại chiến lược dài hạn của chúng ta, một chiến lược trong đó đă một lần nữa mưu toan cung cấp một chiếc dù pḥng thủ cho một vùng mà ở đó sự tranh giành địa phương và xung đột tôn giáo là những trở ngại quan trọng nhất cho bất kỳ ảnh hưởng của phương Tây nào. Thực ra đó chỉ là một sự sắp xếp lại “học thuyết Truman” cũ, cái kế hoạch 1947 nhằm đẩy lùi làn sóng Cộng sản ở Thổ và Hy Lạp.
Cái được gọi là chủ nghĩa Cater, với tham vọng lớn hơn nhiều so với các kiểu cũ, hy vọng đối phó không những đối với “mối de doạ của chủ nghĩa bành trướng Xôviết” cổ điển mà c̣n cả với những vấn đề địa phương phức tạp có liên quan đến việc các tập đoàn Mỹ kiểm soát các vùng sản xuất dầu lửa. Giống như trong thời Truman - Acheson, học thuyết mới cũng vẫn dựa vào sự cần thiết phải “bảo vệ quyền lợi Mỹ”. Duy chỉ có lần này, khu vực đă thay đổi từ Đông Nam sang Tây Nam châu Á, cũng như các vùng Trung Đông, vịnh Pecxic, và Nam Á như bây giờ thường gọi. Cũng giống như các học thuyết cũ trước đây, vấn đề vẫn là một “thống nhất hành động” bây giờ được kêu là “hợp tác địa phương” với những đồng minh bướng bỉnh, thiết lập các căn cứ quân sự trên những vùng không ổn định về mặt chính trị; đưa tới một lực lượng quân sự đầy đủ về người để bảo vệ các căn cứ đó, và khả năng có thể xung đột công khai.
Trong khi trước đây Mỹ phải đương đầu với một vấn đề độc nhất là “ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản” ở Đông Nam Á, th́ ngày nay các vấn đề ở Tây Nam Á lại nhiều hơn và khác nhau hơn, rất khó giải quyết hơn và vô cùng giả dối trong kết cuộc. Bên cạnh mối đe doạ chiến lược của Xôviết, các vấn đề như sự bế tắc A Rập - Israel, cuộc cạnh tranh Ấn Độ - Pakistan, việc lôi kéo các nước sản xuất dầu vào khối thân phương Tây chống lại ảnh hưởng của Xôviết, và nguy cơ tối hậu của một cuộc đụng độ toàn diện với Liên Xô, đều là những trở ngại không thể vượt qua được để giành thắng lợi của chủ nghĩa Cater mới.
Dưới ánh sáng kinh nghiệm mới đây thật đă quá rơ là quyền lợi của Mỹ có thể được phục vụ một cách tốt nhất bằng cách rút lui khỏi sự lănh đạo thế giới và điều chỉnh lại vai tṛ của ḿnh trong công việc quốc tế. Đă lâu Mỹ không c̣n giữ được ưu thế tuyệt đối về quân sự và kinh tế nữa. Tây Âu và Nhật cũng không cần đến sự giúp đỡ của Mỹ nữa và tỏ ra muốn t́m kiếm một sự độc lập thích nghi với các nước khối Hiệp ước Vácsava và Liên Xô. Các quan hệ kinh tế, quân sự cũ không c̣n gắn bó với các mục tiêu thế giới của Mỹ nữa. Bằng cách từ bỏ chủ nghĩa biệt lập, Mỹ có thể sẽ làm tốt hơn việc tập trung sức lực sử dụng các nguồn tài nguyên của đất nước phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và chỉ giao dịch buôn bán với các nước khác trên cơ sở có đi có lại, không nhằm chỉ v́ lợi ích chiến lược. Sau hết, Mỹ sẽ phấn đấu để thực hiện được sự cân bằng chủ yếu về quân sự mà không phải là giành ưu thế hơn Liên Xô. Đó chính là bài học mà chúng ta phải rút ra từ lịch sử quá khứ của chúng ta.

Chú thích
(1) Một quan chức quan liêu lộng quyền ở Nga
(2) Fourth Point

(3) Bản Hiệp định sơ bộ kư ngày 7-12-1947

(4) Cuộc chiến bẩn thỉu - tiếng Pháp
(5) Phái đoàn Viện trợ quân sự Mỹ

(6) Trận đấu không mang lại kết quả
(7) B. Fall, “Con đường không vui”

(8) B. Fall, “Hai Việt Nam”

(9) ư chỉ chỗ yếu nhất - ND
(10) sau này là Tổng thống Pháp
(11) B. Fall, “Hai Việt Nam”
(12) Shaplen, “Cuộc cách mạng thất bại”

(13) tức Vi Quốc Thanh, về sau được Trung Quốc phong hàm Thượng tướng năm 1955
(14) Cuộc hành quân Chim Ó

(15) Đại sứ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Trung Quốc (1951-1958). Bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị và các chức vụ khác năm 1978 và đă bỏ trốn sang Bắc Kinh ngày 3-7-1978 trên đường đi Berlin.

(16) Kư tại Genève lúc 4 giờ ngày 20-7-1954, do thiếu tướng Henri Delteil thay mặt Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc pḥng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
(17) La Couture và Devillers, “Kết thúc một cuộc chiến tranh: Đông Dương 1954”

 

Phụ lục 1
Bảng ghi theo niên đại các sự kiện quan trọng
- 1858-1884:
Pháp tấn công Đà Nẵng (1858), Sài G̣n (1859), sát nhập Nam Kỳ (1867), đánh Hà Nội (1873), và đặt chế độ thuộc dịa trên toàn cơi Đông Dương, tháng 8-1884.
- 1890
19 tháng 5: Ngày sinh Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh)
- 1911
5 tháng 6: Nguyễn Tất Thành, lấy tên là “Ba” lên tàu từ Sài G̣n sang Pháp
- 1919
Tháng 1: Nguyễn Tất Thành, với tên là “Nguyễn Ái Quốc” gửi kiến nghị đến các đại biểu Hội nghị Hoà b́nh Versailles về vấn đề giải pháp “14 điểm” của tổng thống Wilson.
- 1920
25-30 tháng 12: Tại Đại hội “Tours”, Nguyễn Ái Quốc tán thành đảng Xă hội Pháp tham gia Quốc tế Cộng sản 3 (Comintem), và từ đó trở thành đảng viên sáng lập đảng Cộng sản Pháp và là người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
- 1925
Tháng 6: Nguyễn Ái Quốc lập Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương
- 1927
Tháng 12: Thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng
- 1930
3 tháng 2: Theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản (Comintem Moskva), Nguyễn Ái Quốc thống nhất ba nhóm Cộng sản riêng biệt thành một đảng chính thức ở Cửu Long (Hongkong); và trong Đại hội I vào tháng 10, lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương.
9-10 tháng 2:
Khởi nghĩa Yên Bái - Các lănh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng trốn sang Trung Quốc.
Tháng 9: Thành lập Xô viết Nghệ Tĩnh ở Bắc Việt Nam
- 1931
5 tháng 6: Nguyễn Ái Quốc, dưới cái tên Tống Văn Sơ, bị cảnh sát Anh bắt giữ ở Hongkong
- 1932
Nguyễn Ái Quốc được giải thoát khỏi nhà tù Hongkong và lên đường đi Maxcơva.
- 1942
14 tháng 6: Pháp thất thủ
20 tháng 7: Đô đốc Jean Decoux được cử làm toàn quyền Đông Dương thay Georges Catroux
22 tháng 9: Quân đội Nhật chiếm Bắc Đông Dương với sự chấp thuận của Pháp
Tháng 12: Hồ Chí Minh trở lại biên giới Trung Việt và bắt đầu mở một lớp đào tạo cán bộ
- 1941
8 tháng 2: Ông Hồ về Pắc Bó Việt Nam.
10-19 tháng 5: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó; Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh) được thành lập.
14 tháng 8:
Tổng thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill gặp nhau, thống nhất về mục tiêu chiến tranh và đưa ra Hiến chương Bắc Đại Tây Dương.
7 tháng 12: Trân Châu Cảng (Pearl Harbour) bị Nhật tấn công
- 1942
15 tháng 2: Anh đầu hàng ở Singapore
8 tháng 3: Hà Lan đầu hàng ở Java
9 tháng 4: Quân đội Mỹ ở Bataan đầu hàng
28 tháng 8: Hồ Chí Minh vượt biên giới vào Trung Quốc và bị các nhà chức trách Trung Quốc bắt giữ
15 tháng 5: Quốc tế cộng sản III (Comintem) ở Moskva giải tán.
10 tháng 9: Hồ Chí Minh được Trương Phát Khuê thả khỏi nhà tù và ở lại Trung Quốc để làm việc với Đồng minh Hội.
- 1944
6 tháng 6: Đồng minh đổ bộ chiếm Normandy (Pháp)
25 tháng 8: Giải phóng Paris
6-8 tháng 9: Tướng Hurley đến Trùng Khánh làm Đại diện cho Tổng thống cạnh Chính phủ Trung Hoa.
12 tháng 9: Tướng Mordant được bí mật làm Tổng đại diện ở Đông Dương
31 tháng 10: Wedemeyer thay Stilwell làm Tư lệnh quân đội Mỹ ở Trung Quốc.
1-17 tháng 11: Gauss từ chức và tướng Hurley dược cử làm đại sứ Mỹ ở Trung Hoa
22 tháng 12: Việt Minh tăng cường hoạt động chống Pháp và chống Nhật ở Bắc Bộ và lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, sau này thành Quân đội Nhân dân Việt Nam
4-12 tháng 2: Hội nghị Yalta
9 tháng 3: Nhật giải tán Chính phủ Pháp ở Đông Dương, bắt giữ mọi lực lượng quân sự và chính trị Pháp và tuyên bố Việt Nam “Độc lập”
11 tháng 3: Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập và cộng tác với Nhật
24 tháng 3: Bộ trưởng thuộc địa thay mặt Chính phủ lâm thời Pháp ra “Tuyên bố về chính sách Pháp đối với Đông Dương”
12 tháng 4: Tổng thống Roosevelt chết, Phó Tổng thống Truman được cử làm Tổng thống
25 tháng 4: Hội nghị Liên hợp quốc khai mạc ở San Francisco
27 tháng 4: Lần đầu tiên tác giả (Patti) gặp Hồ Chí Minh
9 tháng 5: Ngày chiến thắng (V.E Day)
16 tháng 7: Khai mạc Hội nghị Potsdam - Toán “Deer” (Con Nai) của OSS đến hành dinh của Hồ Chí Minh ở trong rừng Bắc Kỳ
24 tháng 7: Tổng thống Truman ở Hội nghị Potsdam thông qua quyết định quân sự phân chia Việt Nam ở vĩ tuyến 16 dể phục vụ kế hoạch tác chiến.
6 tháng 8: Bom nguyên tử đầu tiên thả xuống Hiroshima
8 tháng 8: Liên Xô tuyên chiến với Nhật
9 tháng 8: Quả bom nguyên tử thứ hai thả xuống Nagasaki
13-15 tháng 8: Hội nghị Đảng Cộng sản Đông Dương ở Tân Trào
15 tháng 8: Nhật nhận đầu hàng vô điều kiện
16-17 tháng 8: Đại hội Quốc dân ở Tân Trào; Hồ được “bầu” làm Chủ tịch Chính phủ Lâm thời.
19 tháng 8: Hà Nội khởi nghĩa
22 tháng 8: Toán “Mercy” của OSS đổ bộ xuống Hà Nội - Tổng thống Truman và tướng De Gaulle gặp nhau ở Washington. - Cao uỷ Messmer và Cédile được thả dù xuống Bắc Kỳ và Nam Kỳ nhưng cả hai đều bị Việt Minh bắt.
23 tháng 8: Trần Văn Giàu thành lập Uỷ ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ (gọi tắt là Lâm uỷ) ở Sài G̣n.
24 tháng 8: Tưởng Giới Thạch công khai tuyên bố Trung Quốc không có tham vọng đất đai ở Đông Dương thuộc Pháp.
25 tháng 8: Sài G̣n tổ chức lễ độc lập
26 tháng 8: Giáp đến chào Phái bộ Mỹ ở Hà Nội - Cuộc gặp gỡ đầu tiên ở Hà Nội giữa tác giả (Patti) và ông Hồ.
27 tháng 8: Sainteny gặp Giáp ở Hà Nội. - Cédile gặp Giàu ở Sài G̣n.
28 tháng 8: Quân đội Trung Quốc vượt qua biên giới vào Đông Dương
29 tháng 8: Bà Tưởng Giới Thạch và Tổng thống Truman gặp nhau ở Washington
30 tháng 8: Công hàm đầu tiên của ông Hồ gửi Truman - Bảo Đại thoái vị
2 tháng 9: Nhật kư đầu hàng trên tàu chiến Mỹ Missouri ở vịnh Tokyo - Ngày Độc lập ở Hà Nội - Hỗn loạn nổ ra ở Sài G̣n - Những người Mỹ đầu tiên tới Sài G̣n
3 tháng 9: Đội tiền trạm quân đội Trung Quốc đến Hà Nội
4 tháng 9: Trung tá Dewey (OSS) tới Sài G̣n.
6 tháng 9: Toán quân Đội Anh và Pháp đầu tiên đến Sài G̣n
9 tháng 9: Quân Lư Hán vào Hà Nội - Cải tổ Lâm uỷ Nam Bộ
11 tháng 9: Người Trung Quốc đuổi toán người Pháp (Sainteny) ra khỏi dinh Toàn quyền ở Hà Nội
12 tháng 9: Các đơn vị đi đầu của sư đoàn thứ 20 Ấn Độ và của trung đoàn 5 RIC Pháp đáp phi cơ xuống Sài G̣n.
13 tháng 9: Tướng Gracey đến Sài G̣n với đại bộ phận quân đội của ông ta.
14 tháng 9: Tướng Lư Hán tới Hà Nội
16 tháng 9: Gặp gỡ đầu tiên giữa Lư Hán và ông Hồ - Mở đầu “Tuần lễ vàng” - Tướng Gallagher (Mỹ) tới Hà Nội
17 tháng 9: Việt Nam kêu gọi tổng đ́nh công ở Sài G̣n
19 tháng 9: Cédile bỏ cuộc nói chuyện với người Việt Nam ở Sài G̣n - Tướng Alessandri và Pignon đến Hà Nội
20 tháng 9: Gracey ra lệnh kiểm duyệt báo chí ở Sài G̣n
21 tháng 9: Gracey tuyên bố thiết quân luật vùng Sài G̣n, Chợ Lớn
22-23 tháng 9: Cédile cấp vũ khí cho tù binh Pháp và tiến hành một cuộc đảo chính ở Sài G̣n - Đại sứ Hurley và Wedemeyer đi Washington để họp ở Bộ Ngoại giao. - Tướng Gallagher gặp ông Hồ, Alessandri gặp Lư Hán. - Công giáo hội họp ở Hà Nội
24 tháng 9: Ông Hồ gửi công hàm thứ hai cho Tổng thống Truman
25 tháng 9: Vụ tàn sát ở khu “Cité Hérault” (Sài G̣n)
26 tháng 9: Trung tá Dewey bị giết hại ở Sài G̣n
28 tháng 9: Gracey và Cédile bị gọi về Singapore để gặp Mounbatten và nhận lệnh phải nối lại cuộc đối thoại với người Việt Nam
30 tháng 9: Tác giả gặp ông Hồ lần cuối cùng
1 tháng 10: OSS kết thúc nhiệm vụ - Gracey mở lại cuộc đối thoại với người Việt - Tướng Hà Ứng Khâm tới Hà Nội - Mounbatten được lệnh sử dụng quân đội của Gracey để giúp đỡ người Pháp.
3 tháng 10: Trung đoàn 5RIC (Pháp) đổ bộ vào Sài G̣n.
5 tháng 10: Tướng Leclerc đến Sài G̣n - Thống đốc Long Vân bị Tưởng Giới Thạch gạt bỏ trong “Sự kiện Côn Minh”
6 tháng 10: Cuộc đối thoại giữa Cédile và Phạm Văn Bạch ở Sài g̣n bị băi bỏ
9 tháng 10: Kư hiệp định về sự vụ dân sự Anh - Pháp ở London, cho Pháp toàn quyền cai tŕ Nam Đông Dương từ vĩ tuyến 16
10 tháng 10: Việt Minh đánh không cảng Sài G̣n và mở đầu cuộc chiến đấu.
16 tháng 10: Chống cự cuối cùng của Việt Minh trước khi rút lui để đánh du kích.
11 tháng 11: Ông Hồ giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương và lập ra Hội Nghiên cứu Marxism Đông Dương.
26 tháng 12: Việt Minh, Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh Hội đồng ư thống nhất trong một Chính phủ Liên hiệp lâm thời dể tiến hành tổng tuyển cử.

- 1946
6 tháng 1: Thực hiện cuộc tổng tuyển cử đầu tiên - Hồ Chí Minh (Việt Minh) được bầu làm Chủ tịch; Nguyễn Hải Thần (Đồng minh Hội) phó Chủ tịch; và Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân Đảng) được cử làm Bộ trưởng Ngoại giao.
28 tháng 2: Kư hiệp ước Pháp - Hoa ở Trùng Khánh, qui định cho rút tất cả quân đội Trung Quốc khỏi Việt Nam vào ngày 31 tháng 3 năm 1946, để đổi lấy việc Pháp từ bỏ mọi đặc quyền ở Trung Quốc.
6 tháng 3: Sainteny kư một bản thoả hiệp với Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh ở Hà Nội, trong đó Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một nước độc lập trong Liên bang Đông Dương của Liên hiệp Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đồng ư không chống lại việc quân đội Pháp trở lại Đông Dương để thay thế quân Trung Quốc trong việc cho hồi hương quân đội Nhật Bản (trong một thời gian không quá 10 tháng) và để giúp cho người Việt Nam giữ ǵn trật tự (trong một thời gian không ngoài 1952)
18 tháng 3: Leclerc vào Hà Nội - Bảo Đại rời Hà Nội đi Hongkong
18 tháng 4 - 11 tháng 5: Hội nghị Đà Lạt (lần thứ nhất)
1 tháng 6: Pháp công bố việc thành lập một nước Nam Kỳ “độc lập” trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.
6 tháng 7 - 10 tháng 9: Hội nghị Fontainebleau.
14 tháng 9: Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet kư một tạm ước trao cho Pháp nhiều quyền không có giới hạn ở Việt Nam và không có triển vọng tự do và độc lập cho người Việt Nam
28 tháng 10 - 14 tháng 11: Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp, thông qua Chính phủ mới, thông qua một bản Hiến pháp, bầu ra một Uỷ ban thường vụ và hoăn họp
20 tháng 11: Xung đột vũ trang nghiêm trọng giữa người Pháp và Việt Nam ở Lạng Sơn và Hải Pḥng. Tàu chiến Pháp bắn vào Hải Pḥng làm 6.000 thường dân chết.
19 tháng 12: Pháp đ̣i tước vũ khí tự vệ Việt Nam và giành lại mọi quyền đảm bảo an ninh cho người Pháp. Người Việt Nam bác bỏ yêu sách của Pháp và nổ ra cuộc xung đột qui mô lớn. Cuộc chiến tranh Đông Dương bắt đầu (1946-1954)
- 1947
Năm đầu cuộc chiến tranh Đông Dương là một thời kỳ đấu tranh giành quyền lực và lôi kéo Đồng minh. Thất vọng về sự ngoan cố của Việt Minh đ̣i công nhận hoàn toàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và độc lập hoàn toàn cho Việt Nam, người Pháp đă lựa chọn chính sách giành thắng lợi quân sự và loại trừ mọi cuộc điều đ́nh có ư nghĩa với Hồ Chí Minh. Những người Quốc gia chống Cộng Việt Nam cũng đ̣i hỏi độc lập và ép Pháp phải dùng biện pháp thay thế ở những người Quốc gia Việt Nam và từ năm 1947 về sau đă đưa ra “giải pháp Bảo Đại”
Tháng 3: Emile Bollaert thay đô đốc D'Argenlieu làm Cao uỷ.
Tháng 5: Paul Mus, cố vấn chính trị của Bollaelt được Bảo Đại ở Hongkong cho biết ông đ̣i hỏi chẳng kém ǵ Hồ Chí Minh, ông không cai trị Việt Nam cho Pháp nhưng nếu dân chúng của ông muốn th́ ông sẵn ḷng xem xét lại vấn đề này trong những hoàn cảnh thích đáng.
11 tháng 5: Mus gặp gỡ với Hồ Chí Minh nhưng ông Hồ từ chối đầu hàng trước những yêu cầu của Pháp.
Tháng 7: Với ư đồ muốn gạt bỏ nhăn hiệu Cộng sản cho Chính phủ của ông ta, Hồ Chí Minh chấn chỉnh lại nội các để có sự tham gia rộng răi của những người không Cộng sản, cho nghỉ hai trợ tá thân cận là Vơ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng và chỉ một Bộ trưởng Quốc dân đảng là Trương Đ́nh Tri - Nội các mới gồm 3 Cộng sản, 3 Xă hội, 3 độc lập, 2 Dân chủ và một Công giáo.
18 tháng 9: Theo đề nghị của những người Quốc gia ôn hoà chống Cộng, Bảo Đại ra tuyên bố “đáp ứng” lại yêu cầu của nhân dân Việt Nam muốn ông đứng làm trung gian hoà giải trong cuộc xung đột nên ông tỏ ư muốn “nói chuyện” với người Pháp.
Tháng 10: Tướng Valluy cho mở cuộc tiến công đầu tiên của quân viễn chinh chống lực lượng của Giáp ở Việt Bắc. Cuộc hành quân khổng lồ này là một sự thất bại to lớn.
7 tháng 12: Hiệp định vịnh Hạ Long thứ nhất. Bảo Đại và Bollaert kư một bản Hiệp định kết hợp Bảo Đại vào phong trào Quốc gia do Pháp đỡ đầu. Pháp hứa một cách mơ hồ cho Việt Nam độc lập
29 tháng 12: Cựu đại sứ Mỹ W.C. Bullitt viết bài trong tạp chí Life, chủ trương chính sách giành thắng lợi trong chiến tranh Đông Dương bằng cách lôi kéo người Việt Nam rời bỏ Hồ đi theo một phong trào ủng hộ Bảo Đại ở Pháp, ư kiến của Bullitt được coi như là Mỹ tỏ đồng t́nh với “giải pháp Bảo Đại” đă được đưa ra lúc đó.
- 1948
Sau khi kư Hiệp định Hạ Long lần thứ nhất, Bảo Đại nghi ngờ sự trung thực của Pháp nên lại tách ḿnh khỏi Pháp. Ông bỏ sang châu Âu 4 tháng trong khi các nhà ngoại giao Pháp vẫn cố gắng bám theo.
Tháng 3: Bảo Đại về Hongkong và Pháp lại cố gắng phá vỡ sự bế tắc.
20 tháng 5: Tướng Xuân nhờ vào sự giúp đỡ của Bollart và sự ủng hộ của một số đi theo Bảo Đại thành lập một Chính phủ Lâm thời.
27 tháng 5: Xuân đưa chính phủ của ông ra mắt Bảo Đại ở Hongkong, nhưng Bảo Đại từ chối không chấp nhận v́ Pháp không đảm bảo cho Việt Nam độc lập thống nhất.
5 tháng 6: Bollaert và Xuân, với sự có mặt của Bảo Đại (để chứng kiến) gặp nhau lần thứ hai ở Hạ Long. Lại kư một Hiệp định mới, trong đó nước Pháp “công khai và trịnh trọng” công nhận nền độc lập của Việt Nam - nhưng đặc biệt giữ lại quyền kiểm soát công tác đối ngoại và quân đội và sẽ chuyển giao các chức năng khác của Chính phủ trong những cuộc điều đ́nh sau này - nhưng thực tế Việt Nam chẳng được trao cho quyền hành ǵ.
7 tháng 6: Hồ Chí Minh tố cáo Chính phủ của Xuân là bù nh́n của Pháp.
11 tháng 7: Bảo Đại lại giận dỗi bỏ đi châu Âu và trước đó, ngày 5 tháng 6 báo cho Bollaert biết ông ta không gắn bó với Hiệp định Hạ Long lần thứ hai.
Tháng 10: Léon Pignon thay Bollaert làm Cao uỷ
- 1949
31 tháng 1: Bắc Kinh rơi vào tay Trung Cộng, làm dấy lên hy vọng của Việt Minh có được một đồng minh hết sức hữu nghị ở giáp biên giới phía bắc.
8 tháng 3: Hiệp định Elysée được kư kết. Pháp khẳng định một lần nữa qui chế Việt Nam là một quốc gia liên hiệp trong Liên hiệp Pháp, đồng ư việc thống nhất Việt Nam và đặt Việt Nam dưới quyền cai trị của người Việt. Nhưng Pháp vẫn nắm quân đội và công tác đối ngoại, và chỉ hứa có thể điều đ́nh về các mặt khác của nền tự trị.
13 tháng 6: Bảo Đại về Sài G̣n và nhận chức Quốc trưởng
14 tháng 6: Chính phủ Nam Kỳ đề nghị với Bảo Đại xin giải thể để về nguyên tắc thống nhất vào quốc gia Việt Nam mới
1 tháng 7: Bảo Đại chính thức tuyên bố thành lập Quốc gia Việt Nam. Như vậy, lúc đó có hai nước Việt Nam, của Hồ Chí Minh (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) và của Bảo Đại.
21 tháng 9 - 1 tháng 10: Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc ở Bắc B́nh tuyên bố thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Bắc B́nh đổi thành Bắc Kinh và trở thành Thủ đô của Trung Quốc và Mao Trạch Dông làm Chủ tịch.
Tháng 11: Quân đội Trung Cộng đến sát biên giới Trung - Việt. Lư Hán (ở Vân Nam) đầu hàng quân đội Mao ngày 9 tháng 12. 3 vạn quân Quốc dân đảng Trung Quốc rút sang Việt Nam và đề nghị chiến đấu chống lại “mọi lực lượng Cộng sản” bên cạnh người Pháp, nhưng đă bị từ chối.
- 1950
18 tháng 1: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và hai bên kư một Hiệp định thương mại Bắc Kinh về viện trợ vật chất và quân sự.
30 tháng 1: Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
4 tháng 2: Mỹ mở rộng sự công nhận ngoại giao đối với Chính phủ Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại)
16 tháng 2: Pháp đề nghị Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế để tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh Đông Dương.
21 tháng 2: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra lệnh “tổng động viên”
Tháng 2: Việt Minh lần đầu tiên tấn công qui mô lớn cứ điểm Pháp ở Lào Cai và đánh bại Pháp.
19 tháng 3: Việt Minh biểu t́nh ở Sài G̣n chống lại sự có mặt của hai tàu chiến Mỹ ở cảng đến để biểu thị sự ủng hộ Chính phủ Bảo Đại.
1 tháng 5: Tổng thống Truman chuẩn chi 10 triệu dollar viện trợ các đồ quân dụng cấp tốc cho Đông Dương
8 tháng 5: Mỹ gửi viện trợ kinh tế và quân sự cho Đông Dương nhưng trao cho Pháp quản lư, không đưa qua “Chính phủ” Bảo Đại.
25 tháng 5: Quân đội Giáp tấn công và chiếm đồn Đông Khê trên đường số 4 (14 dặm nam Cao Bằng)
27 tháng 6: Sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên, Truman ra lệnh nhanh chóng tăng cường viện trợ quân sự cho Pháp và các nước Liên hiệp ở Đông Dương. Ông đă cho phép gửi một đoàn cố vấn viện trợ quân sự (MAAG) sang Đông Dương.
29 tháng 6: Khai mạc hội nghị Pau ở Pháp để giải quyết việc chuyển giao một số công sở và kiểm soát tài chính cho người Việt. Hội nghị tiếp tục đến tháng 11.
2 tháng 8: Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (US-MAAG) gồm 35 người đến Sài G̣n
16 tháng 9 - 2 tháng 11: Việt Minh đánh cho quân Pháp phải rút lui khỏi miền bắc Bắc Kỳ
7 tháng 12: Tướng De Lattre de Tassigny thay tướng M. Carpentier làm Tổng tư lệnh quân viễn chinh và thay Léon Pignon làm Cao uỷ
- 1951
13 tháng 1 - 29 tháng 5: Giáp mở ba cuộc tấn công lớn chống Pháp nhưng không thành công, bị tổn thất 9.000 người và nhiều vũ khí, trang bị. Ông rút về Việt Bắc tháng 6 để xem xét lại vấn đề chiến lược và chiến thuật.
11-19 tháng 2: Tại Đại hội thống nhất Việt Minh và Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (lập ra từ tháng 5-1946), thành lập một mặt trận rộng răi gọi là Liên Việt.
3 tháng 3: Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh giải tán tháng 11-1945 xuất hiện trở lại với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam
Tháng 4: Hoàng Văn Hoan được cử làm đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
7 tháng 9: Mỹ kư hiệp định hợp tác kinh tế song phương với Việt Nam, Lào, Campuchia ở Sài G̣n.
Tháng 11: Thượng nghị sĩ John F. Kennedy sau một cuộc viếng thăm ngắn đến Sài G̣n đă tuyên bố nhân dân Đông Dương rất ít ủng hộ Chính phủ Việt Nam thân Pháp.
Tháng 4: Jean Letoumeau được cử làm Cao uỷ Pháp thay tướng De Lattre de Tassigny chết v́ ung thư ngày 11-1-1952 - Nguyễn Lương Bằng được cử làm Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đầu tiên ở Liên Xô
Tháng 6: Mỹ cam kết dính líu sâu vào việc ủng hộ cuộc chiến tranh Đông Dương và đă chịu gánh 1/3 chi phí về cuộc chiến tranh.
Tháng 7: Hiệp định trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc được kư kết ở Bắc Kinh. Mỹ nâng qui chế Phái bộ ở Sài G̣n lên thành Đại sứ quán. Đại sứ Donald Heath tŕnh uỷ nhiệm thư với Bảo Đại. Việt Nam cũng đặt Đại sứ quán ở Washington
Tháng 10: Bảo Đại sau khi mất sự ủng hộ về chính trị, rút lui khỏi chính trường
Tháng 11: Áp lực của Việt Minh buộc Pháp phải rút lui khỏi vùng Việt Bắc và Việt Minh đă chiếm lại một khu vực rộng lớn trước kia do Pháp kiểm soát

- 1953
5 tháng 3 Stalin chết
13-30 tháng 4: Giáp mở cuộc tấn công lớn ở Lào, buộc Pháp phải rút lui khỏi Sầm Nưa (13-4), bao vây Cánh đồng Chum (23-4), chiếm Luang Prabang (30-4) và thành lập Chính phủ kháng chiến Pathet Lào.
28 tháng 5: Tướng Navarre thay tướng Salan làm Tổng tư lệnh và cho thực hiện “Kế hoạch Navarre” tai hại.
27 tháng 7: Đ́nh chiến ở Triều Tiên
Tháng 7: Trung Quốc gia tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Minh
4 tháng 8: Tổng thống Eisenhower nhấn mạnh nhu cầu phải ngăn chặn xâm lược của Cộng sản để “cứu lấy phần c̣n lại của châu Á”
Tháng 9: Ngô Đ́nh Nhu (em Ngô Đ́nh Diệm) thất bại trong âm mưu hạ uy tín của Bảo Đại, lật đổ Chính phủ Nguyễn Văn Tâm và công khai chống lại người Pháp.
20 tháng 11: Pháp cố thủ ở Điện Biên Phủ trong khi Giáp tiến hành cuộc bao vây.
29 tháng 11: Hồ Chí Minh đề nghị một lần cuối cùng hoà hoăn với người Pháp
17 tháng 12: Bảo Đại thay Thủ tướng Tâm bằng người chú của ông ta: Hoàng thân Bửu Lộc.
- 1954
4 tháng 1: Trong một nỗ lực cuối cùng nhằm phá vỡ t́nh trạng bế tắc về quân sự, tướng Navarre cho thực hiện “kế hoạch” của ông ta nhằm càn quét quân của Giáp khỏi vùng duyên hải Trung Kỳ - Kế hoạch thất bại và đầu tháng 3, Navarre cho rút quân về để tăng cường củng cố cứ điểm Điện Biên Phủ.
25 tháng 1 - 19 tháng 2: Hội nghị Berlin (Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô) họp để thảo luận giải quyết vấn đề chiến tranh Triều Tiên và cũng đồng ư triệu tập hội nghị ở Genève để t́m biện pháp giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương.
13 tháng 3 - 7 tháng 5: Việt Minh mở một loạt các cuộc tấn công qui mô lớn đánh Điện Biên Phủ.
8 tháng 5: Điện Biên Phủ thất thủ
7 tháng 7: Ngô Đ́nh Diệm được Bảo Đại chỉ định làm thủ tướng của Quốc gia Việt Nam, c̣n Bảo Đại vẫn được công nhận là Quốc vương chính thức hợp hiến.
21 tháng 7: Kư kết Hiệp định Genève, trong đó có điều khoản chia Việt Nam dọc theo vĩ tuyến 17 thành Bắc và Nam trong khi chờ đợi tổng tuyển cử thống nhất
9 tháng 10: Toán quân cuối cùng của Pháp rời Hà Nội.
24 tháng 10: Tổng thống Eisenhower đồng ư viện trợ kinh tế trực tiếp cho Nam Việt Nam.
- 1955
12 tháng 2: Mỹ tiếp quản việc huấn luyện cho quân đội Nam Việt Nam.
19 tháng 2: Việt Nam, Lào, Campuchia được đặt thuộc phạm vi của khối SEATO
23 tháng 10: Trưng cầu dân ư ở Nam Việt Nam phế truất Bảo Đại.
26 tháng 10: Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố lập Cộng hoà Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hoà) và Diệm trở thành Tổng thống.
12 tháng 12: Lănh sự quán Hoa Kỳ ở Hà Nội đóng cửa
- 1956
20 tháng 7: Không có tổng tuyển cử như Hiệp định Genève qui định
3 tháng 1: Uỷ ban kiểm soát quốc tế báo cáo cả Bắc và Nam không nơi nào thực hiện các lời cam kết trong Hiệp định Genève
22 tháng 10: Cơ quan Mỹ ở Sài G̣n bị các phần tử Cộng sản đánh bom
- 1958
Tháng 1: Du kích Cộng sản bắt đầu hoạt động tại Nam Việt Nam
Tháng 2: Uỷ ban kiểm soát quốc tế chuyển từ Hà Nội vào Sài G̣n
- 1959
Tháng 4 - tháng 7: Những người chống Chính phủ Diệm được Cộng sản miền Nam hỗ trợ tiến hành chiến dịch phá hoại và khủng bố. Hai cố vấn quân sự Mỹ ở Biên Hoà bị chết một trận khủng bố. Đây là lần thứ hai thương vong, lần thứ nhất là Trung tá Dewey bị giết hại ngày 26-9-1945
- 1960
17 tháng 4: Chính phủ Hồ Chí Minh phản đối với Liên Xô và Anh về việc mở rộng Phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US-MAAG).
5 tháng 5: Mỹ tuyên bố đến cuối năm sẽ tăng thêm nhân viên US-MAAG từ 327 lên 685 người
Tháng 6 - tháng 10: T́nh trạng khủng bố phát triển mạnh ở Nam Việt Nam
11-13 tháng 11: Một cuộc đảo chính quân sự chống Diệm bị thất bại trong khi Mỹ thúc giục Diệm phải mở rộng cơ sở chính trị của chính phủ, thực hiện cải cách triệt để, và phải có hành động tích cực chống lại nạn tham nhũng.
20 tháng 12: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và thường được gọi là Việt Cộng.
- 1961
28 tháng 1: Tổng thống Kennedy chấp thuận kế hoạch chống bạo loạn tại Nam Việt Nam
29 tháng 1: Đài Hà Nội hoan nghênh việc thành lập Mặt trận Giải phóng Dân tộc
12 tháng 6: Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng gặp nhau ở Bắc Kinh, lên án Mỹ can thiệp và xâm lược vào Nam Việt Nam.
12 tháng 8: Tổng thống Mỹ nói sẽ làm hết sức ḿnh để cứu Việt Nam khỏi Cộng sản.
25 tháng 9: Tổng thống Kennedy tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, cảnh cáo về những mây mù chiến tranh trên bầu trời Việt Nam.
18 tháng 10: Diệm tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp ở Nam Việt Nam
14 tháng 12: Tổng thống Kennedy hứa tăng viện cho Nam Việt Nam
1 tháng 12 Lực lượng quân sự Mỹ ở Việt Nam đạt tới 3.200 người.
- 1962
8 tháng 2: Mỹ đặt Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Việt Nam (MACV)
18 tháng 2: Robert Kennedy đến Sài G̣n tuyên bố quân đội Mỹ sẽ ở lại Việt Nam cho tới khi nào Việt Cộng bị đánh bại.
24 tháng 2: Đài Bắc Kinh đưa tin “Mỹ đang theo đuổi một cuộc chiến tranh không tuyên bố ở Nam Việt Nam” và yêu cầu Mỹ rút quân và trang bị khỏi miền Nam.
17 tháng 3: Hăng thông tấn TASS Liên Xô lên án Mỹ đang tạo ra “Một nguy cơ nghiêm trọng đe doạ hoà b́nh” và yêu cầu quân đội Mỹ rút ngay khỏi miền Nam.
Tháng 4: Quân số Mỹ ở Nam Việt Nam lên tới 5.400 người
15 tháng 5: Tổng thống Kennedy đưa quân Mỹ tới Thái Lan v́ t́nh h́nh Lào trở nên xấu.
20 tháng 8: Sihanouk đ̣i hỏi Tổng thống Kennedy đảm bảo nền trung lập của Campuchia, nếu Mỹ từ chối ông sẽ yêu cầu Trung Cộng.
31 tháng 12: Lực lượng Mỹ ở miền Nam lên tới 11.300 người.
- 1963
2-3 tháng 1: Hai trăm quân Việt Cộng đă đánh bại một cách thảm hại 2.000 quân Nam Việt Nam tại Ấp Bắc trong vùng châu thổ sông Mekong, 3 người Mỹ chết, đưa tổng số lên thành 30 kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.
8 tháng 5 - 16 tháng 6: Quân đội Việt Nam Cộng hoà bắn vào quần chúng trong một buổi lễ Phật giáo ở Huế. Nổ ra biểu t́nh của tín đồ Phật giáo ở Huế và Huế thiết quân luật (3-6). Sư Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài G̣n (11-6). Quân Diệm dùng vơ lực đàn áp các cuộc nổi loạn (16-6)
4 tháng 8: Một nhà sư thứ hai tự thiêu chết
20-21 tháng 8: Cảnh sát Diệm tấn công chùa Xá Lợi và thiết quân luật trong toàn quốc (miền Nam)
25 tháng 8: Sinh viên biểu t́nh ở Sài G̣n, hàng trăm người bị bắt.
27 tháng 8: Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nam Việt Nam.
16 tháng 9: Băi bỏ thiết quân luật
Tháng 10: Quân số Mỹ tổng cộng 16.500 người
1 tháang 11: Diệm và Nhu bị giết trong một cuộc đảo chính quân sự. Nhóm lănh đạo quân sự do tướng Dương Văn Minh cầm đầu biểu thị sự tin cậy ở Mỹ và hứa tiếp tục cuộc chiến tranh chống Việt Cộng.
7 tháng 11: Mỹ công nhận Chính phủ Lâm thời do cựu phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng.
22 tháng 11: Tổng thống Kennedy bị ám sát. Tổng thống kế nhiệm Johnson đảm bảo Mỹ tiếp tục ủng hộ Nam Việt Nam.
- 1964
30 tháng 1: Pháp đặt quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. - Tướng Nguyễn Khánh lật đổ nhóm lănh đạo quân sự.
8 tháng 2: Tướng Khánh cử tướng Dương Văn Minh mới bị truất làm Quốc trưởng và tự phong là thủ tướng.
2-3 tháng 5: Những người khủng bố đánh ch́m tàu chở máy bay Mỹ Card ở cảng Sài G̣n và ném bom vào toán Mỹ đến thăm tàu.
20 tháng 6: Tướng Westmoreland nắm quyền chỉ huy MACV
27 tháng 7: Quân số Mỹ đạt mức 21.000
2 tháng 8: Tàu chiến Mỹ Maddox và Turner Joy báo cáo bị pháo thuyền Bắc Việt Nam tấn công.
7 tháng 8: Theo yêu cầu của Tổng thống Johnson, Quốc hội Mỹ chấp nhận Nghị quyết về “Vịnh Bắc Bộ” (Nghị quyết Đông Nam Á)
16 tháng 8 - 13 tháng 9: Tướng Khánh gạt tướng Minh khỏi chức Quốc trưởng. Sinh viên biếu t́nh buộc Hội đồng Cách mạng thành lập bộ ba độc tài gồm tướng Khánh, Minh, và Trần Thiện Khiêm để lănh đạo đất nước.
21 tháng 12: Rạn nứt nghiêm trọng giữa nhóm lănh đạo quân sự và chính quyền Mỹ. Khánh tuyên bố quân đội Việt Nam không chiến đấu “để thực hiện chính sách của bất kỳ nước ngoài nào”
24 tháng 12: Việt Cộng đặt bom khu cư xá sĩ quan Mỹ ở Sài G̣n, giết chết 2 và làm bị thương 52 người Mỹ và 13 người Việt Nam.
- 1965
1 tháng 1 - 7 tháng 2: Du kích Việt Cộng tấn công và mở nhiều trận đánh làm thiệt hại nặng nề cho quân đội Việt Nam Cộng hoà và các căn cứ Mỹ ở B́nh Giă và căn cứ không quân ở Pleiku. Tổng thống Johnson ra lệnh đánh trả đũa vào Bắc Việt Nam.
9 tháng 2: Mỹ và Nam Việt Nam ném bom các căn cứ của Bắc Việt Nam trong khi Thủ tướng Kossigin (Liên Xô) đang ở Hà Nội và hứa tăng cường viện trợ cho chính phủ Hồ Chí Minh.
30 tháng 3: Việt Cộng tập kích Đại sứ quán Mỹ ở Sài G̣n, giết 20, làm bị thương 175.
Tháng 2 - tháng 6: Trong cuộc điều tra của Viện Gallup vào tháng 2, 60% số người được hỏi muốn giải quyết vấn đề Đông Nam Á qua con đường của Liên hợp quốc

Tháng 3: Quân số Mỹ đạt 27.000
Giữa tháng 4: Liên Xô và Bắc Việt Nam đề nghị một chương tŕnh 4 điểm để thương lượng, trong đó có vấn đề rút quân đội nước ngoài và thống nhất hai miền Nam Bắc bằng tuyển cử tự do. Mỹ đă đáp 1ại bằng cách tăng thêm quân số thành 46.500 người vào giữa tháng 5.
Sau một loạt các cuộc đấu đá nhau giữa tướng Khánh và tướng Minh để giánh ưu thế, tướng Nguyễn Văn Thiệu nắm quyền kiểm soát Hội đồng Quân sự (tháng 2). Đến tháng sáu (12-18), thủ tướng Phan Huy Quát bị buộc phải từ chức, Tư lệnh không quân Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng, Nguyễn Văn Thiệu làm Quốc trưởng và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp (24-6).
8 tháng 7: Henry Cabot Lodge thay tướng Taylor làm đại sứ ở Nam Việt Nam.
15 tháng 7: Đại sứ W.A. Harriman bắt đầu những cuộc đàm thoại không chính thức về Việt Nam với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kossigin.
28 tháng 7: Mỹ tiếp tục ném bom Bắc Việt Nam đặc biệt mạnh mẽ chống lại các căn cứ tên lửa SAM. Mac Namara đưa ra vấn đề tăng cường hoạt động mặt đất của Mỹ ở Nam Việt Nam.
Tháng 10-11: Các cuộc biểu t́nh chống chiến tranh bắt đầu nổ ra tại các thành phố Mỹ. Washington tuyên bố quân số Mỹ ở Việt Nam là 148.000 (23-10). Hai chiến sĩ hoà b́nh tự thiêu trước cửa Lầu Năm Góc và trụ sở Liên hợp quốc (2 và 9 tháng 11)
3 tháng 12: Mỹ tăng cường ném bom Lào để chặn sự xâm nhập qua đường ṃn Hồ Chí Minh.
24-25 tháng 12: Mỹ và Việt Cộng thoả thuận ngừng bắn 36 giờ ngày lễ Noel và Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam.
- 1966
Tháng 1: Hồ Chí Minh tuyên bố Mỹ phải chấp nhận kế hoạch hoà b́nh của Hà Nội th́ chiến tranh mới chấm dứt. Một tuần sau, Tổng thống Johnson công bố ư định ném bom trở lại sau thời gian ngừng 37 ngày.
Tháng 2: Tổng thống Johnson, Thiệu và Kỳ họp tại Honolulu (6-8 tháng 2) và chủ trương tiếp tục cuộc chiến tranh. Tướng Taylor điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng nghị viện nói Mỹ có ư định tiến hành chiến tranh hạn chế ở Việt Nam (17-2). Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy gợi ư Việt Cộng có thể được mời tham gia vào một chính phủ liên hiệp ở Nam Việt Nam (19-2).
1-5 tháng 3: Tổng thống Johnson nhắc lại lời kêu gọi hoà b́nh và một lần nữa đề nghị viện trợ cho Hà Nội. Mac Namara thông báo số quân nhân Mỹ ở Việt Nam là 215.000 người và yêu cầu ném bom các kho dầu ở Bắc Việt Nam. Tướng Taylor đề nghị thả ḿn phong toả cảng Hải Pḥng
10 tháng 3 - 6 tháng 4: Chính phủ Nam Việt Nam gặp khủng hoảng chính trị. Tướng đă bị cách chức Nguyễn Chánh Thi phát động chống chống đối và đấu tranh ở Huế, Đà Nẵng và Sài G̣n, yêu cầu thành lập Chính phủ dân sự. Thủ tướng Kỳ cho sử dụng vũ lực đối phó ở Đà Nẵng, tranh thủ thoả hiệp với những người Phật giáo chống đối và đồng ư tiến hành trưng cầu dân ư về Hiến pháp mới.
12-20 tháng 4: Mỹ bắt đầu cho B.52 ném bom Bắc Việt Nam. Mac Namara nói số quân Mỹ là 245.000 người, cộng với 50.000 nhân viên hải quân ngoài khơi
Tháng 5: Tiếp tục rối loạn chính trị ở Nam Việt Nam do Phật giáo và sinh viên nổi dậy ở Huế và Đà Nẵng chống lại chế độ quân phiệt của Kỳ và việc Mỹ ủng hộ Chính phủ Kỳ. Thư viện và trung tâm văn hoá thông tin Mỹ (USIS) ở Huế bị đập phá và đốt cháy (26-5). Lănh sự quán và cơ quan Mỹ ở Huế bị đốt (31-5)
Tháng 6: Mỹ tiếp tục tăng cường quân sự. Tổng thống Jonhson kêu gọi đàm phán hoà b́nh không điều kiện. Mỹ leo thang chiến tranh, ném bom ngoại ô Hà Nội và Hải Pḥng
Tháng 7: Tướng Thiệu yêu cầu tăng cường hoạt động không quân đánh Bắc Việt Nam và đề nghi xâm lược miền Bắc để giành chiến thắng. - Được báo cáo là Hà Nội có ư định đưa các tù binh chiến tranh ra xử là tội phạm chiến tranh, nên Tổng thư kư Liên hợp quốc U Thant đă cấp tốc báo cho hai bên biết phải tuân thủ Hiệp ước Genève 1949 về đối xử với các tù binh chiến tranh. - Trả lời điện của Giám đốc hăng CBS, Hồ Chí Minh tuyên bố “Không có vấn đề xử án các tù binh chiến tranh Mỹ trong lúc này” (23-7)
1 tháng 9: Tổng thống De Gaulle phát biểu khi đến thăm Campuchia, báo cho Mỹ biết cần phài tiến hành rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam trước khi có thể đi đến thương lượng hoà giải và đề nghị với Mỹ đưa ra một chương tŕnh rút lui quân sự để làm tiền đề cho các cuộc thương lượng quốc tế.
5 tháng 9: Tổng thống Jonson đáp lại ông sẽ công bố chương tŕnh của Mỹ khi mà Cộng sản cũng đưa ra một chương tŕnh tương tự.
Tháng 10: Mac Namara, sau một cuộc viếng thăm Việt Nam, tuyên bố rằng “công việc b́nh định đă thụt lùi” và việc ném bom đă không “tác động mạnh mẽ đến tinh thần của Hà Nội”
Tháng 11: Nhà Trắng chấp thuận cho mở rộng danh sách các mục tiêu ném bom. - Việt Cộng đề nghị ngừng bắn 48 tiếng trong các ngày lễ Noel, năm mới và Tết (8-12 tháng 2). Nam Việt Nam đồng ư.
Tháng 12: Máy bay ném bom Mỹ bắt đầu các cuộc đánh lớn vào các mục tiêu khu vực sát Hà Nội. Đồng thời có đối thoại ở Vacsava đữa Đại sứ Mỹ Gronouski và Bộ trưởng ngoại giao Ba Lan Rapacki với mục đích đặt quan hệ trực tiếp với các nhà ngoại giao Bắc Việt Nam ở Vacsava. Hội đàm đă ngừng sau khi Mỹ ném bom thành phố Hà Nội vào tháng 12. Mỹ muốn tiếp tục nói chuyện nên đă đồng ư không cho ném bom trong ṿng 10 dặm quanh trung tâm Hà Nội. Harrison Salisburry của báo New York Times, có mặt ở Hà Nội trong ngày lễ Noel, xác định phi cơ Mỹ đă ném bom vào khu vực dân thường. - Lực lượng quân Mỹ lên tới 389.000 người
- 1967
1-8 tháng 1: Mặc dù có ư kiến của Mac Namara muốn xuống thang trong việc Mỹ dính 1íu quân sự vào Việt Nam (tháng 10-11 năm 1966), Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và Đại sứ Lodge nài với Tổng thống Jonhson chấp thuận đề nghị xin tăng thêm quân của Westmoreland
10 tháng 1: Tống thống Johnson (trong Thông điệp gửi quốc dân) bênh vực cho sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam và nói ông sẽ tiếp tục cuộc chiến tranh dù cho phải “trả giá đắt hơn, mất mát nhiều hơn và khổ năo nhiều hơn nữa”. Các quan chức sứ quán Mỹ bắt đầu một loạt các cuộc gặp gỡ với đại biện lâm thời Bắc Việt Nam ở Mátxcva.
6 tháng 2: Chủ tịch Kossygin (Liên Xô) đến London để hội đàm với các quan chức Anh
8-12 tháng 2: Ngừng bắn nhân dịp Tết
14 tháng 2: Kossygin trở về Mátxcơva. - Mỹ tiếp tục hoạt động không quân chống Bắc Việt Nam.
15 tháng 2: Mac Namara lại lên tiếng không thể thắng trận chỉ bằng cách ném bom không thôi
27 tháng 2 - 10 tháng 3: Tổng thống Johnson ra lệnh thực hiện những hoạt động quân sự kiểu mới để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh và cho phép ném bom các mục tiêu công nghiệp Bắc Việt Nam mà trước đây vẫn phải tránh.
15 tháng 3: Ellsworth Bunker thay Lodge làm đại sứ tại Nam Việt Nam
Tháng 4: Khoảng chừng 10 vạn người biểu t́nh chống chiến tranh ở New York và San Francisco
Tháng 5: Lần đầu tiên quân đội Mỹ và Nam Việt Nam tiến vào khu phi quân sự, và Mỹ cho oanh tạc nhà máy điện Hà Nội cách trung tâm thành phố một dặm về phía bắc.
22 tháng 6: Lực lượng quân Mỹ đạt 463.000. Lực lượng Cộng sản được phỏng đoán là 294.000, bao gồm 50.000 quân chính quy Bắc Việt Nam.
12 tháng 7: Tướng Thiệu nói đất nước ông cần có thêm quân đội Mỹ và không chịu ra lệnh tổng động viên ở Nam Việt Nam v́ sợ tác hại đến nền kinh tế
Tháng 8: Tổng thống Johnson thông báo tăng quân ở Việt Nam lên đỉnh cao là 523.000 (3-8). Tổng thống cũng thông qua việc oanh tạc các mục tiêu mới (8-8). Trong bản thuyết tŕnh tại Uỷ ban Liên lạc Đối ngoại Thượng nghị viện, N.B. Kazenbatch, thứ trưởng ngoại giao, nói là Nghị quyết vịnh Bắc Bộ cho Tổng thống quyền sử dụng quân đội Mỹ mà không cần phải có tuyên chiến chính thức (17-8). Mac Namara phát biểu tại tiểu ban Thượng nghị viện là Bắc Việt Nam không thể “bị ném bom tại bàn hội nghị” và lập luận chống lại việc mở rộng chiến tranh (25-8) nhưng Uỷ ban vẫn đề nghị với Tổng thống gia tăng hơn nữa cuộc chiến tranh trên không (31-8)
1 tháng 9: Việt Cộng tuyên bố mục tiêu chính trị của họ là lật đổ chế độ Sài G̣n và thiết lập một “Chính phủ dân chủ đoàn kết quốc gia” gồm các đại diện của nhiều đảng phái.
3 tháng 9: Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm Tổng thống. Trương D́nh Dzu, ứng cử viên hoà b́nh, bị xếp sát nút thứ hai.
29 tháng 9: Tổng thống Johnson tuyên bố Mỹ sẽ chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam ngay “nếu điều đó đưa đến được những cuộc thảo luận xây dựng”
31 tháng 10: Các tướng Thiệu và Kỳ nhậm chức Tổng thống và Phó Tổng thông; Thiệu cử Nguyễn Văn Lộc làm Thủ tướng.
11 tháng 11: Tổng thống Johnson đề nghị gặp các nhà lănh đạo Bắc Việt Nam trên một tàu của nước trung lập ở biển trung lập. Bắc Việt Nam bác bỏ đề nghị (14-11)
16 tháng 11: Uỷ ban Đối ngoại Thượng nghị viện thông qua hai nghị quyết về “Tinh thần Thượng nghị viện”: 1 - Nhắc nhở Tổng thống sau này không được đưa quân đội Mỹ hoạt động mà không có “thái độ chấp thuận” của Quốc hội theo đúng qui định của Hiến pháp; 2- Đề nghị Tổng thống đưa vấn đề Việt Nam ra trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
30 tháng 11: Tổng thống Johnson cử Mac Namara làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. - Thượng nghị viện nhất trí thông qua quyết định của Thượng nghị sĩ Mansfield yêu cầu Tổng thống đưa vấn đề Việt Nam ra trước Liên hợp quốc.
27-29 tháng 12: Sihanouk doạ sẽ yêu cầu quân t́nh nguyện từ Trung Quốc và các nước Cộng sản khác, nếu quân đội Mỹ vượt biên giới vào Kampuchia, trừ trường hợp Mỹ phải đuổi theo sát các quân đội thù địch đă xâm nhập vào Kampuchia một cách bất hợp pháp và ở các vùng hẻo lánh. Trung Quốc tỏ sẵn sàng ủng hộ Kampuchia nếu Mỹ mở rộng chiến tranh vào đất nước này.
- 1968
1-2 tháng 1: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố Hà Nội “sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề thích đáng” sau khi Mỹ đă ngừng “không điều kiện” ném bom Bắc Việt Nam. Mỹ lại tiếp tục cho không quân đánh vào Bắc Việt Nam ngày hôm sau
29-31 tháng 1: Các nước đồng minh băi bỏ cuộc ngừng bắn đă định vào ngày Tết và Cộng sản đă mở nhiều cuộc tấn công lớn vào các đô thị Nam Việt Nam. Việt Cộng một lúc đă tràn vào chiếm khu vực Đại sứ quán Mỹ ở Sài G̣n và Tổng thống Thiệu đă ra lệnh thiết quân luật.
3 tháng 4: Bắc Việt Nam đề nghị gặp gỡ với Mỹ “nhằm quyết định với phía Mỹ ngừng không điều kiện cáo cuộc oanh tạc và các hoạt động chiến tranh khác để cuộc thương lượn về hoà b́nh có thể bắt đầu tiến hành được
3-13 tháng 5: Mỹ chấp nhận đề nghị của Hà Nội để gặp nhau ở Paris hội đàm sơ bộ. Mỹ và phái đoàn Cộng sản họp phiên ở Parỉs (16-5)
8 tháng 8: Nixon, ứng cử viên Tổng thống, đại diện đảng Cộng hoà, tuyên bố sẽ đưa ra một chương tŕnh phi Mỹ hoá dần cuộc chiến tranh và thực hiện hoà b́nh trong danh dự.
31 tháng 10: Tổng thống Johnson tuyên bố “Mỹ sẽ ngừng mọi cuộc bắn phá của hải quân, không quân và pháo binh” chống Bắc Việt kề từ ngày 1-11. Tổng thống Thiệu nói Mỹ đă hành động một cách đơn phương.
6 tháng 11: R.M. Nixon được bầu làm Tổng thống

- 1969
Tháng 1: H.C. Lodge thay Harriman làm trưởng đoàn điều đ́nh (5-1) và bắt đầu buổi họp có chất lượng đầu tiên trong hội đàm ở Paris (25-1)
23 tháng 2: Quân đội Cộng sản mở một cuộc tổng tấn công ở Nam Việt Nam.
6 tháng 3: Bộ Quốc pḥng thông báo quân đội Mỹ có 541.000 người, đỉnh cao nhất của việc tham gia của Mỹ vào Việt Nam
8 tháng 6 Tổng thống Nixon gặp Thiệu tại đảo Midway và thông báo sẽ rút 25.000 quân Mỹ vào cuối tháng 8.
23 tháng 7: Tại Guam, Tổng thống Nixon chỉ ra rằng trong tương lai, Mỹ sẽ tránh các trường hợp như ở Việt Nam bằng cách hạn chế sự giúp đỡ của Mỹ vào viện trợ kinh tế và quân sự hơn là tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu. Đó là “học thuyết Nixon”
2 tháng 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh chết
16 tháng 9: Tổng thống Nixon tuyên bố cuộc rút quân lần hai. 35.000 người
15 tháng 11: Phong trào chống chiến tranh tập hợp một số rất lớn quần chúng về Washington và các thành phố quan trọng khác, yêu cầu kết thúc cuộc chiến đấu và rút nhanh quân đội Mỹ về nước.
15 tháng 12: Tổng thống Nixon tuyên bố cuộc giảm quân lần thứ ba 50.000 người vào tháng 4-1970, số quân lúc đó là 479.500.
- 1970
18 tháng 3: Sihanouk bị lật khỏi ghế Quốc trưởng do thống chế Lonnol làm đảo chính. Tất cả các bến cảng Kampuchia đều cấm không cho Quân đội Nhân dân Việt Nam và lục lượng Việt Cộng ra vào.
13 tháng 4: Quân đội Mỹ c̣n lại 429.000 người
30 tháng 4: Tổng thống Nixon tuyên bố ông cho quân chiến đấu Mỹ vào Kampuchia để tiêu diệt các vùng đất thánh của địch.
24 tháng 6: Thượng nghị viện nhắc lại Nghị quyết vịnh Bắc Bộ.
30 tháng 6: Thượng nghị viện thông qua tu chính án Cooper - Church ngăn không cho Mỹ mở các hoạt động quân sự mới ở Kampuchia và viện trợ cho Lon Nol mà không được Quốc hội phê chuẩn.
7 tháng 10: Tổng thống Nixon đề nghị kế hoạch ngừng bắn trên khắp Đông Dương.
Tháng 12: Quân số Mỹ c̣n 339.200. Kết thúc năm thứ hai cuộc hội đàm hoà b́nh Paris mà không đạt tiến bộ ǵ.
- 1971
Tháng 1: Cuộc hội đàm hoà b́nh ở Paris tiếp tục vào ngày 7, 14 và 21 (phiên họp thứ 100)
12 tháng 6: Báo New York Times trích đăng tài liệu mật của Bộ quốc pḥng: Quan hệ Việt Nam 1945 - 1967 - thường đượv gọi là tài liệu Lầu Năm góc.
1 tháng 7: Trong một phiên họp bí mật ở Paris, Bắc Việt Nam đưa ra cho Kissinger một đề nghị hoà b́nh, yêu cầu quân Mỹ rút hết trong thời hạn 6 tháng, thả các tù binh chiến tranh và tuyển cử tự do.
3 tháng 10: Tổng thống Thiệu “thắng” trong cuộc bầu cử chỉ có một ứng cử viên, không có đối lập cho một nhiệm kỳ 4 năm nữa
Tháng 12: Mỹ tăng cường ném bom miền Bắc Việt Nam nhằm phá các cơ sở xây dựng dọc đường ṃn Hồ Chí Minh. - Quân Mỹ ở Việt Nam c̣n 160.000.
- 1972
25 tháng 2: Phái đoàn Hà Nội và Mặt trận Giải Phóng bỏ cuộc hội đàm Paris để phản đối Mỹ tiếp tục ném bom Bắc Việt Nam
23 tháng 3: Mỹ bỏ cuộc hội đàm chính thức ở Paris, tuyên bố v́ Cộng sản từ chối thương lượng một cách nghiêm chỉnh
Tháng 4: Bắc Việt Nam mở một cuộc tấn công lớn vào miền Nam, vượt qua khu phi quân sự với xe tăng và pháo binh (2-4). Cộng sản bao vây quân Nam Việt Nam ở Bắc Sài G̣n (9-4). B.52 Mỹ ném bom lân cận Hà Nội và Hải Pḥng (15-4), chấm dứt 4 năm xuống thang dùng không quân đánh vào các mục tiêu quan trọng ở Bắc Việt Nam. - Mỹ tuyên bố muốn họp lại cuộc hội đàm Paris (25-4)
Tháng 5: Quảng Trị bị Bắc Việt Nam chiếm, đó là tỉnh ở cửc bắc Nam Việt Nam bị Bắc Việt Nam kiểm soát (1-5). Mỹ và Nam Việt Nam tuyên bố vĩnh viễn bỏ cuộc hội đàm hoà b́nh chính thức ở Paris. Tổng thống Nixon ra lệnh đánh ḿn cảng Hải Pḥng và 6 cảng khác ở Bắc Việt Nam và phong toả mọi đường tiếp Bắc Việt Nam (8-5)
Tháng 6: Kết thúc vai tṛ chiến đấu trên mặt đất của quân Mỹ ở Việt Nam; Mỹ chỉ c̣n để lại gần 60.000 cố vấn, kỹ thuật viên và các phi công trực thăng
13 tháng 7: Hội đàm hoà b́nh lại tiếp tục ở Paris
11 tháng 8: Mỹ rút đơn vị chiến đấu mặt đất cuối cùng khỏi Việt Nam: 92 người ở tiểu đoàn 3, sư đoàn 21 bộ binh
Tháng 9: Quân đội Nam Việt Nam chiếm lại Quảng Trị (15-9). Hà Nội thả ba tù binh chiến tranh (19-9)
Tháng 11: Tổng thống Nixon được bầu lại. Hà Nội đồng ư gặp gỡ hội đàm thêm, Kissinger quay trở lại Paris nhiều lần để gặp Lê Đức Thọ.
Tháng 12: Cuộc hội đàm hoà b́nh tan vỡ (15-12). Kissinger trở lại Washington. Tổng thống Nixon ra 1ệnh ném bom trở lại, bao gồm việc đánh phá khu vực Hà Nội - Hải Pḥng.
- 1973
Tháng 1: Hội đàm hoà b́nh tiếp tục trở lại (8-1). Lệnh ngừng mọi hoạt động tấn công Bắc Việt Nam (15-1). Kư các Hiệp định (27-1) do Bộ trưởng Ngoại giao Rogers, các Bộ trưởng Ngoại giao Nam Việt Nam, Bắc Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Cộng. Cuộc ngừng bắn bắt đầu (28-1)
Tháng 2 - tháng 3: 590 tù binh Mỹ được Bắc Việt Nam thả. Toán quân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chính thức kết thúc vai tṛ quân sự trực tiếp của Mỹ (29-3)
Tháng 7: Graham Martin thay Bunker làm Đại sứ Mỹ ở Nam Việt Nam
- 1974
Tháng 1 - tháng 5: Quân Việt Nam Cộng hoà mở các chiến dịch tấn công đánh vào các căn cứ của Mặt trận Giải phóng và Quân đội Nhân dân Việt Nam chung quanh Sài G̣n. Cuộc ngừng bắn tháng 1-1973 tanvỡ nhưng cuộc xung đột không dính ǵ đến quân Mỹ một cách công khai. Các cuộc chiến đấu xảy ra giữa Bắc và Nam Việt Nam gia tăng ở vùng cao nguyên và tây Sài G̣n.
3 tháng 6: Mỹ rút các cố vấn Mỹ khỏi Lào, sau khi Chính phủ Liên hiệp Lào thành lập (5-4)
9 tháng 8: Tổng thống Nixon từ chức
Tháng 12: Chính phủ Hà Nội (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) quyết kết thúc các cuộc hoạt động quân sự và thống nhất đất nước, cho phép Quân đội Nhân dân Việt Nam mở một cuộc tổng tiến công chống quân đội Thiệu vào năm 1975.
- 1975
17 Tháng 1: Cộng sản bắt đầu tiến về hướng Sài G̣n và chiếm tỉnh ly tỉnh Phước B́nh, khoảng 75 dặm Bắc Sài G̣n.
8 tháng 1 - 16 tháng 4: Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến đánh các đô thị chủ yếu từ Quảng Trị (nam khu phi quân sự) đến Phan Rang (160 dặm đông bắc Sài G̣n)
16 tháng 4: Lon Nol đầu hàng Khơmer đỏ, kết thúc 5 năm chiến tranh ở Kampuchia.
20 tháng 4: Thị trấn Xuân Lộc (30 dặm đông bắc Sài G̣n) bị mất vào tay Quân đội Nhân dân Việt Nam, đó là vị trí ngăn chặn cuối cùng trên đường tiến vào Sài G̣n. Trực thăng Mỹ bắt đầu cho di tản công dân Mỹ và Việt Nam khỏi Sài G̣n.
21 tháng 4: Thiệu từ chức, trao Chính phủ cho Trần Văn Hương.
27 tháng 4: Quốc hội Nam Việt Nam bầu tướng Dương Văn Minh (Minh lớn” làm Tổng thống với nhiệm vụ t́m cách văn hồi hoà b́nh
28 tháng 4: Tổng thống Minh nhận chúc, ra lệnh cho quân đội “ở đâu đóng đó” và pḥng vệ cho đất đai khỏi bị mất.
30 tháng 4: Tổng thống Minh đầu hàng không điều kiện Cộng sản và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mặt trận Giải phóng tiến vào chiếm Sài G̣n. - Nhà chức trách quân sự Mỹ di tản số 1.000 người Mỹ c̣n lại và bắt đầu cuộc di tản khoảng 130.000 người Việt Nam khỏi Nam Việt Nam.
- 1976
2 tháng 7: Chính thức công bố thống nhất Việt Nam thành Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam, Thủ đô ở Hà Nội.
20 tháng 12: Đảng Lao động Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng Sản Việt Nam

Phụ lục 2
Lư lịch tóm tắt các nhân vật chọn lọc


Bản phụ lục này chỉ nhằm giúp cho người đọc xác định một số nhân vật chủ yếu có liên quan.
Nguồn tài liệu chủ yếu, lấy ở hồ sơ của OSS và các tài liệu chính thức, cộng với các trích dẫn báo chí, sách vở dă được coi là có giá trị.
Thiếu tướng Alessandri (1893-1968)
Làm phó cho tướng Sabattier trong thời gian quân Pháp rút lui sang Trung Quốc sau cú đảo chính Nhật 9-3-1945 - Tham mưu trưởng của tướng Martin 1940; chỉ huy đội quân Lê đương thời kỳ Catroux và Decoux, theo Mordant thuộc phe De Gaulle 1944. Chống Mỹ và chống Trung Quốc - Trở lại Đông Dương ngày 19-9-1945; được cử làm Uỷ viên Cộng hoà Pháp ở Campuchia tháng 10-1945; lănh đạo quân đội Pháp tiến vào Lào để thay thế người Trung Quốc vào tháng 3-1946. Sau thất bại của Pháp nhằm đánh quị quân Giáp trên đường số 4, Alessandri bị huyền chức tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Kỳ và bị gọi về Pháp.
Bảo Đại (1913-1992)
Hoàng đế An Nam (1932-1945 ), Quốc trưởng Việt Nam (194 9-1955), tên là Hoàng thân Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ, con vua Khải Định, lên ngôi kế vị từ 1926 nhưng không chính thức cho đến 1932. Trong Thế chiến thứ hai cộng tác với chế độ Decoux theo Vichy và Nhật. Bị ép phải thoái vị vào tháng 8-1945, phục vụ cho Chính phủ thiên Cộng Hồ Chí Minh như là một “công dân Vĩnh Thuỵ”, giữ chức “Cố vấn chính trị tối cao”. Sau khi người Pháp chiếm lại Đông Dương, Bảo Đại trở lại làm Quốc trưởng năm 1949. Bất lực trong việc dựng lên một Chính phủ có hiệu lực và ổn định và sau khi Pháp thất bại phải rời khỏi Việt Nam năm 1954, Bảo Đại cử Ngô Đ́nh Diệm làm Thủ tướng và rời khỏi Việt Nam
Birch John - đại uư (1918-1945)
Cố đạo ḍng Tên, thông thạo nhiều thổ ngữ Trung Quốc, hành đạo ở Hàng Châu đến 1943 th́ đi theo Đội Không quân thứ 14 của Chennault, đến giữa 1944 chuyển sang hoạt động t́nh báo cho OSS. Trong khi hoạt động để giải thoát tù binh Đồng minh ở vùng Thanh Đảo do Nhật kiểm soát, định vào thành phố nhưng đă bị một toán tuần tra của Cộng sản bắn chết. Sau đó tướng Wedenmeyer có phản kháng với Mao Trạch Đông ở Trùng Khánh, Mao hứa sẽ điều tra và trùng trị thủ phạm gây ra vụ này. Nhưng cuối cùng, không có kết quả ǵ.
Mặc dù Birch không có tư tưởng chống Cộng và đă 2 năm công tác với quân đội Mao để thu thập t́nh báo, trong những năm sau (1958) người ta đă dùng tên của Birch để gọi một nhóm cực đoan Chống cộng (công ty John Birch)
Bose Subhas Chandra (1897-1945)
Nhà Quốc gia Ấn Độ, thân Nhật và chống người da trắng, ủng hộ Gandhi và theo đảng Quốc Đại từ 1920, lănh đạo cánh tả của đảng nhưng đă phải từ chức v́ chủ trương bạo lực chống Anh và trái với chính sách đề kháng thụ động của Gandhi. V́ có thiện cảm với phe Trục nên bị Anh bắt giữ nhưng đă trốn sang được năm 1941. Đến Singapore 1943, và lănh đạo Chính phủ Lâm thời Ấn Độ tự do” và “Quân đội Quốc gia Ấn Độ” do Nhật bảo trợ. Năm 1945, bị Anh truy lùng như là một tội phạm chiến tranh và có lẩn trốn ở Hà Nội, nhưng giữa tháng 9, OSS được tin Bose đă chết ở Đài Loan trong một tai nạn máy bay Măn Châu Lư trên đường đi Moskva định để yêu cầu sự ủng hộ của Liên Xô đối với phong trào giải phóng của ông.
Dewey A. Peter - trung tá (1917-1945)
Sĩ quan chỉ huy “Kế hoạch Embankment” của OSS đột nhập vào Nam Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử Pháp ở trường Yale, thạo tiếng Pháp; phóng viên ở Paris của báo Chicago Daily News (1930-1940); vào quân đội Ba Lan ở Pháp (xuân 1940); sau khi Pháp thua trận, trốn sang Lisbon và trở về Mỹ, vào làm ở cơ quan điều chỉnh công tác Liên - Mỹ, vào quân đội Mỹ với cấp thiếu uư (từ 1942), hoạt động t́nh báo ở châu Phi và Trung Đông. Được OSS tuyển mộ ở Alger (1943) và phái sang công tác ở hậu phương Đức tại Pháp. Đầu 1945 quay trở lại OSS Washington và được phái tới công tác ở hành dinh SEAC tháng 7-1945 với cấp Thiếu tá. Bị du kích Việt Minh giết ở ngoại ô Sài G̣n 26-9-1945. Được truy phong Trung tá.
Tướng G. Catroux (1877-1969)
Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp (tháng 8-1939 - tháng 7-1940). Bị Thống chế Pétain gọi về và thay bởi Đô đốc Decoux, do Đô đốc Darlan che chở, Catroux sang London và nhập vào Quân đội Pháp tự do của De Gaulle, phục vụ trong hội đồng tối cao của Chính phủ Lâm thời De Gaulle và làm Đại sứ Pháp ở Moskva từ 1945 tới 1948
Jean Cédile (1908-)
Là một trong số các nhà cai trị được Bộ trưởng Pháp hải ngoại chọn đi theo Phái đoàn thuộc địa Pháp của Raymond đến Calcutta chuẩn bị cho việc chiếm lại Đông Dương. Được D'Argenlieu cử làm Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Nam Bộ, được SLFEO cho thả dù đêm 22-23 tháng 8-1945 xuống vùng Tây Ninh (khoảng 50 dặm tây bắc Sài G̣n). Bị một toán tuần tra Nhật bắt và đưa về Sài G̣n và được phép tiếp xúc với người Pháp khác, trong đó có trùm thực dân nổi tiếng Mario Bocquet. Không thông thạo t́nh h́nh chính trị lúc đó nên lúc đầu Cédile theo quan điểm của Bocquet về “mối đe doạ An-nam-mít” đối với người Pháp - Nhưng sau đó cũng đă nhận thức được một cách nghiêm túc phong trào độc lập dân tộc - Cédile tiếp xúc với các nhà lănh tụ Lâm uỷ Nam Bộ và có cố gắng để đi đến một sự thông cảm với họ nhưng lại bị chỉ thị chính thức của Bộ thuộc địa qua “Tuyên bố 24-3” chặn lại. Giữa tháng 9-1945 và tháng 10-1946 khi ông rời Nam Kỳ, Cédile ủng hộ chính sách của D'Argenlieu -Pignon nhằm làm thất bại mọi nỗ lực Pháp và Việt để đưa lại cho Nam Kỳ dù chỉ là một sự độc lập tối thiểu ngoài quỹ đạo của Pháp. Đóng góp quan trọng của Cédile vào quan hệ Pháp - Việt là cú đảo chính nổi tiếng ngày 22-23 tháng 9-1945 ở Sài G̣n và việc ông kư Hiệp định phi pháp ngày 3-6-1946 đặt ra “Cộng hoà tự trị Nam Kỳ” với bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thân Pháp làm Thủ tướng.
Trương Phát Khuê - Thống chế (1896 -)
Tư lệnh quân đội Quốc dân đảng (Trung Quốc) Đệ tứ Chiến khu (gồm miền tây tỉnh quê ông ở Quảng Đông và toàn bộ tỉnh Quảng Tây) - Quan hệ đầu tiên của ông với Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Châu (1924-1927) là một sự hợp tác ngắn ngủi với một người Cộng sản Việt Nam trong bộ tham mưu của tướng Vasili Blyukher (gọi là “tướng Galin”) thuộc phái đoàn Borodin của Liên Xô ở Trung Quốc. Người Việt Nam này hoạt động như là “một người phiên dịch” cho phái đoàn với tên là Lư Thuỵ, đồng thời tham gia vào các hoạt động cách mạng ở Đông Dương và thực tế chính là Hồ Chí Minh. Hai người lại gặp nhau trong một hoàn cảnh khác vào 1942-1944. Giữa những năm 1920 trong cuộc hợp tác Quốc - Cộng đầu tiên ở Trung Quốc, Trương Phát Khuê đă cùng hoạt động với nhiều nhà lănh đạo quân sự nổi tiếng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Diệp Kiếm Anh, Lâm Bưu, Diệp Lương, Hạ Long v.v…). Tuy được coi là người cánh tả trung tâm về mặt chính trị nhưng Trương chưa bao giờ đi theo Trung Cộng và đến năm 1949 th́ rút lui về ở Hongkong, vẫn ủng hộ Quốc dân đảng nhưng tách khỏi chính phủ Đài Loan từ 1968. Trương có viếng thăm Mỹ vào mùa thu 1960 sau khi họp Hội nghị tái vũ trang tinh thần ở châu Âu. Trong cuộc nói chuyện ở nhiều nơi trên đất Mỹ, Trương chủ trương người Trung Quốc phải tiếp tục chiến đấu chống lại Đảng Cộng sản Tnmg Quốc và khôi phục lại Cộng hoà Trung Hoa.
Phó Đô đốc Jean Decoux (1884-1963)
Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp (tháng 7-1940 - tháng 3-1945). Tổng Tư lệnh Hạm đội Viễn Đông Pháp 1939, được Đô đốc Darlan đỡ đầu, theo Vichy, làm Toàn quyền thay Catroux. Một người độc đoán kiêu kỳ, có quan điểm hữu mạnh mẽ và tính khí giống như De Gaulle. Decoux không thân thiện được với De Gaulle sau khi ông trở về Pháp tháng 10-1945. Bị kết án cộng tác với Chính phủ Vichy nhưng đă được xoá án vào 1949. Nguồn: F. Buttinger.
Trương Bội Công (1900-1945)
Một người Quốc gia Việt Nam trốn sang Trung Quốc trong phong trào khởi nghĩa Yên Bái 1930 và tham gia chi nhánh Việt Nam Quốc dân đảng ở Nam Kinh, được sự che chở của một người Quốc dân đảng Việt Nam khác là Hồ Học Lăm lúc đó là sĩ quan trong quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc. Công được nhận vào học khoá II Học viện Quân sự Bảo Định, Trung Quốc và sau đó được phong cấp sĩ quan phục vụ trong quân đội Quốc dân đảng với chức vụ chỉ huy trung đoàn và sĩ quan tham mưu cao cấp Học viện quân sự Nam Ninh và được Trương Phát Khuê chú ư. Năm 1941, Trương Phát Khuê giao cho Lăm và Công đứng ra tổ chức và huấn luyện một số lớn những người di cư Việt Nam lúc đó trốn sang Trung Quốc. Trương chỉ định Công chỉ huy khoá huấn luyện đặc biệt Việt Nam ở Tŕnh Tây nhằm thu nạp và đào tạo những người di cư để phục vụ cho các cuộc hành quân vào Việt Nam sau này. Hồ Chí Minh lúc đó ở Trung Quốc, cử Vơ Nguyên Giáp và một số đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương đến làm việc với Công để tổ chức các nhóm Quốc gia khác nhau vào một mặt trận thống nhất gọi là Việt Nam Giải phóng Dân tộc Đồng minh, tiền thân của Đồng minh Hội vào 1942.
Mặc dù theo chủ nghĩa Quốc gia, Công thân Trung Quốc và chống Cộng. Ông cộng tác với Hồ Chí Minh trong việc đối phó với Việt Nam Quốc dân đảng nhưng chưa bao giờ chấp nhận sự lănh đạo của Việt Minh.
De Gaulle, Charless A.J.M (1890-1970)
Tướng và chính khách đứng đầu Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Pháp (1945), Tổng thống đầu tiên của nền Đệ ngũ Cộng hoà Pháp (1959-1969). Một sĩ quan chuyên nghiệp Quân đội Pháp dă công khai phê phán chiến lược và chiến thuật lỗi thời của Bộ Tổng Tham mưu Pháp, chủ trương hiện đại hoá và cơ giới hoá quân đội Pháp. Khi chiến tranh với Đức bùng nổ, đại tá De Gaulle chỉ huy sư đoàn 4 thiết giáp, được thăng thiếu tướng. Tháng 6-1940 làm Thứ trưởng Quốc pḥng trong Nội các Paul Reynaud. Chống đối kịch liệt cuộc đ́nh chiến Pháp - Đức, De Gaulle trốn sang London (tháng 6-1940) để tiếp tục cuộc kháng chiến. Nhờ Anh giúp đỡ, De Gaulle tổ chức ra Quân đội Pháp tự do. Dưới áp lực của Anh, Mỹ ông phải cộng tác với tướng Giraud trong Uỷ ban Giải phóng Quốc gia Pháp ở Alger cho tới tháng 6-1944 rồi gạt Giraud khỏi ghế đồng chủ tịch Uỷ ban và chuyển Uỷ ban thành Chính phủ Lâm thời Pháp do ông lănh đạo. Ngày 26-8-1944, ông trở về Paris và dược bầu làm Tổng thống lâm thời tháng 11-1945. Bị chống đối mạnh mẽ về chính trị, ông buộc phải rút lui tháng 1-1946. Đến cuộc khủng hoảng 1958 (nổi loạn ở Algerie) ông trở lại làm Thủ tướng. Theo Hiến pháp mới, ông làm Tổng thống đầu tiên của Đệ ngũ Cộng hoà Pháp tháng 1-1959, sau ông lại xin từ chức và rút lui hoàn toàn khỏi đời sống chính trị vào năm 1969.
Donovan, William Joseph (“Wild Bill) Trung tướng (1883-1958)
Giám đốc Nha công tác Chiến lược (OSS) trong Thế chiến thứ hai. Luật gia, chính trị gia, quân nhân, nhà ngoại giao. Sinh ở Buffalo, New York. Donovan đỗ Tiến sĩ luật 1907 tại trường đại học Columbia, tham gia hoạt động chính trị và quân đội ở New York. Năm 1905 được cử vào Uỷ ban Ba Lan cứu trợ nạn nhân chiến tranh ở Ba Lan và vùng Bancan. Năm 1917 sang Pháp, chỉ huy tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 69 cận vệ Quốc gia New York và ba lần bị thương. Cuối Thế chiến thứ nhất, Donovan được cử vào trong một phái đoàn sang Sibéria. Năm 1922 trở lại hoạt động trong ngành luật làm luật sư, rồi hoạt động chính trị phục vụ của cả hai đảng. Tổng thống Roosevelt phái Donovan sang Ư và Ethiopia (1935) và Tây Ban Nha (1937) để điều tra về xu hướng phát xít và sự nổi dậy ở châu Âu. Ông đă báo cáo về việc thay đổi trong kỹ thuật chiến tranh, vấn đề các vũ khí mới và chiến thuật dùng “đội quân thứ năm” của các nhà độc tài châu Âu. Năm 1940 được phái sang Anh để xem xét giúp chống lại bọn Quốc xă và đă góp phần tác động đến Roosevelt trong việc cho Anh mượn các khu trục hạm Mỹ đă quá thời. Sau chuyến đi thăm vùng Bancan lần thứ hai (1941) Donavan được cử làm người điều chỉnh các tin tức t́nh báo (COI) của Roosevelt. Sau trận Pearl Harbor, COI được tổ chức lại thành OSS và do Donovan điều khiển. Năm 1946 ông được Nhà Trắng mời làm công tác chuẩn bị cho toà án Nuremberg. Đến 1953 Donovan được Tổng thống Eisenhower lại gọi ra làm Đại sứ Mỹ ở Thái Lan và 1956 tổ chức quỹ cứu trợ cho người tị nạn Hungari. Bị chảy máu năo 1957 và chết 8-2-1958.
Matusita (c̣n gọi là Matsushita)
Một gián điệp Nhật thuộc quyền chỉ huy của Tổng lănh sự Minoda. Năm 1930 chủ yếu hoạt động ở Nam Kỳ và Kampuchia dưới b́nh phong là một kỹ nghệ gia (Giám đốc hăng Dainan Koosi). Bị người Pháp trục xuất khỏi Đông Dương năm 1938 v́ hoạt động chống Pháp và phân biệt chủng tộc trong những người Quốc gia Việt Nam ở miền Nam, Matusita trở lại Đông Dương với quân đội Nhật năm 1941 và tiếp tục điều khiển Dainan Koosi. Ông đặt liên lạc cộng tác với trung tâm văn hoá của Yokoyama, với Yasu Butai và Hiến binh Nhật. Bạn thân và người ủng hộ mạnh mẽ Cường Để, Matsusita năm 1942 tiếp cận với các lănh đạo phong trào Quốc gia thân Nhật, đặc biệt là với trí thức, để khuấy động lại phong trào. Ông đă trợ cấp cho Phục Quốc ở miền Nam và Đại Việt ở miền Bắc những khoản tiền không hạn chế lấy từ quĩ của CICEI và Dainan Koosi - năm 1944 Matusita đă thành công trong việc lôi kéo được giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo di theo phong trào quốc gia thân Nhật

Gracey Douglas D., Thiếu tướng (1894-1964)
Người Anh, chỉ huy Lục quân Đồng minh ở Đông Dương, nam vĩ tuyến 16, cầm đầu Phái đoàn kiểm tra Đồng minh của Bộ Tư lệnh Đông Nam Á và Đông Á (SEA-SAC); tư lệnh sư đoàn 20 Ấn Độ. Đến Sài G̣n ngày 13-9-1945; đi ngày 28-1-1946.
Helliwel Paull, Đại tá (1914-1976)
Trưởng pḥng điệp báo OSS-Côn Minh, trưởng Nha T́nh báo OSS-Trung Quốc, Luật sư nổi tiếng, nhà ngân hàng và Tổng lănh sự cho Chính phủ Thái ở Miami, Flonda,
Heppner, Richard Pinkerton, Đại tá (1908-1958)
Sĩ quan OSS-Trung Quốc, Luật sư và cộng tác viên pḥng luật sư của Donovan; vào quân đội 1940 thuộc cơ quan Ban điều chỉnh tin tức của Donovan (1941); học Trường t́nh báo Anh ở Canada của W. Stephenson và Trung tâm huấn luyện biệt kích ở Scotland; công tác ở OSS-London (1942), tham gia việc đặt kế hoạch OSS đổ bộ Bắc Phi (TORCH). Cuối 1942 được Đại sứ W. Phillips cho đi theo làm phụ tá sang Ấn Độ. Được cử làm sĩ quan biệt phái của OSS ở cạnh Bộ tư lệnh Đông Nam Á (SEAC) 1943; chuyển sang chiến trường Trung Quốc 1944 và đảm nhiệm phụ trách mọi hoạt động OSS dưới quyền tướng Wedemeyer cho đến tháng 10-1945 rồi trở về hoạt động trong ngành luật. Năm 1957, Tổng thống Eisenhower cử ông làm phó trợ lư quốc pḥng về công tác an ninh. Chết 14-5-1958.
Dương Đức Hiền (1916-1963)
Vào khoảng 30 tuổi, năm 1945, lúc đầu Hiền hoạt động tích cực cho Việt Nam Quốc dân đảng. Khi Đại Việt được thành lập vào năm 1941, Hiền với Nguyễn Tường Tam và em là Nguyễn Trường Long cùng tham gia lănh đạo. Là một trí thức, lănh tụ sinh viên, Hiền được bầu làm Chỉ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam ở Hà Nội. Tháng 6-1944, Hiền lôi kéo một số lớn sinh viên ra lập Việt Nam Dân chủ đảng và trở thành Tổng Bí thư đầu tiên. Chịu ảnh hưởng của người bạn thân là Vơ Nguyên Giáp, Hiền sát nhập đảng Dân chủ vào Mặt trận Việt Minh, vừa là chỗ nguỵ trang cho các đảng viên Cộng sản trong những lúc bị khủng bố vừa đóng vai một thiểu số trung thành trong Mặt trận Việt Minh. Tại Đại hội ở Tân Trào, Hiền được cử vào Uỷ ban Giải phóng Dân tộc và sau đó làm Bộ trưởng Thanh niên trong Nội các đầu tiên của ông Hồ - Nguồn: OSS-SI hồ sơ nhân sự 10-1945
Wainwright, J.M, Tướng (1883-1953)
Tướng Mỹ, tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ (1906), phục vụ ở Pháp (1918), thiếu tướng (1940) đóng ở Philippin và bị Nhật tấn công (tháng 12-1941), chỉ huy mặt trận bắc cho tới khi được Mac Arthur thay làm tổng chỉ huy; đă pḥng ngự anh dũng Bataan và Corregidor (1942); bị bắt làm tù binh (1942-1945); được thưởng Huân chương Danh dự và đề bạt Đại tướng (1945), Tư lệnh Tập đoàn quân 4 (1946), về hưu 1947). Tướng Wainwright là người tù binh chiến tranh cao cấp nhất trong tay Nhật dă được toán Mercy OSS (Công tác Cardinal) do thiếu tá R.F. Lamar phụ trách giải thoát. Ngày 16-8, toán nhảy dù xuống ngoại ô Mukden và đi bộ tới trại tù binh Hoten mà ở đó hy vọng sẽ t́m thấy Wainwright. Bị một đội tuần tra Nhật (không biết có đầu hàng) bắt tước vũ khí và đánh đập. Hành dinh quân Nhật tại Mukden, Lamar được sĩ quan trực ban Nhật cho biết “Vừa mới kết thúc chiến tranh”. Lamar và cả toán được khôi phục lại danh dự, được xin lỗi và được biết là Wainwright bị giữ ở một trại nhỏ tại Sian cách Mukden 110 dặm về phía đông bắc. Người Nhật nói là phải có phép của Liên Xô th́ toán mới hoạt động được v́ Sian ở trong khu vực do Cộng sản kiểm soát. Sau nhiều chậm trễ, người Nga cho phép toán đi và đă đến Sian (19-8) t́m thấy Wainwright và một nhóm tù binh nổi tiếng, trong đó có tướng E.M. Percival, cựu tư lệnh Anh ở Malay, ngài Benton Thomas cựu toàn quyền Malay, ngài Mark Young cựu toàn quyền Hongkong; Tjarda Van Starkenhorgh Stachouver, cựu toàn quyền Ấn Độ Hà Lan; Smith cựu toàn quyền Bornéo; thiếu tướng Callaghan, của Úc, và các quan chức cao cấp khác. Sau đó, đến ngày 24-8, một sĩ quan cao cấp Liên Xô đă đề nghị cho áp giải các tù binh về Mukden để Wainwrihgt tự t́m lấy phương tiện chuyên chờ vào sự giúp đỡ của sĩ quan Nhật phụ trách trại. Ba ngày sau, 1 giờ 30 ngày 27, nhóm cao cấp này lên tầu từ Mukden đi 1.200 dặm đến Hsian. Từ đó họ bay đi Trùng Khánh và sau đó, tại vịnh Tokyo, tướng Wainwrihgt đă ngồi cạnh tướng Mac Arthur trong buổi lễ tiếp nhận đầu hàng ngày 2-9 trên tàu chiến Missouri của Mỹ.
Gallagher, Philip E. Thiếu tướng (1897-1976)
Chỉ huy đoàn Cố vấn và Viện trợ quân sự Mỹ (US-MAAG), Thiếu tướng biệt phái tại Đệ nhất Chiến khu, Bộ tư lệnh chiến dấu Trung Quốc. Tháng 8-1945 được cử làm cố vấn cho Bộ tư lệnh Quân đội Trung Quốc chiếm đóng Đông Dương về các vấn đề tước vũ khí và hồi hương quân Nhật ở bắc tuyến 16.
Terauchi, Thống chế, Bá tước Hisaichi (Juichi) (1879-1946)
Sinh tại huyện Yamaguchi, Nhật, con của trung tướng Bá tước Masataki, cựu Bộ trưởng Chiến tranh (1902) và Thủ tướng Nhật (1919), Hisaichi được phong cấp từ Học viện Quân sự Hoàng gia (1900), Viện Tham mưu Quân sự Nhật (1909) và sau đó theo học ở Đức. Thiếu tướng (1924) đă chỉ huy ở Chosen, Măn Châu Lư và ở Đài Loan (1932), được đề bạt tướng (1935), làm Bộ trưởng Chiến tranh (lục quân) (1936-1937), tư lệnh Quân đội Nhật ở Bắc Trung Quốc (1937-1938), được cử làm Uỷ viên Hội đồng Chiến tranh tối cao vào năm 1938; đại diện cho quân dội Hoàng gia Nhật tại Hiệp định quốc xă Nuremberg (1939); Tổng Tư lệnh quân đội Nhật Tây Nam Thái B́nh Dương (tháng 12-1941 - tháng 8-1945). Trong Thế chiến thứ hai, ông chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Phương Nam gồm 4 tập đoàn quân gồm 1 triệu người có nhiệm vụ pḥng thủ vùng Tây Nam Thái B́nh Dương từ Miến Điện đến New Guine. Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân Phương Nam của Terauchi đóng ở Sài G̣n từ ngày 6-11-1941, chuyển sang Singapore tháng 5-1942, sang Manila cuối năm 1942, rồi trở về Sài G̣n ngày 17-11-1944, ở đó cho đến khi người Nhật đầu hàng Anh ngày 30-11-1945.
Hisaichi Terauchi nổi tiếng là độc đoán, bài ngoại và đầu óc phân biệt chủng tộc. Tinh thần kỷ luật tàn nhẫn của ông đă góp phần làm suy sụp tinh thần vơ sĩ đạo của Nhật trong những năm chiến tranh. Được sự giúp đỡ của một tài phiệt Trung Quốc chống Quốc dân đảng nổi tiếng, Bang Keh-min, Terauchi đă dựng lên một chính phủ “Cộng hoà Trung Hoa Lâm thời” bù nh́n ở Bắc Kinh tháng 12-1937. Sự chiếm đóng miền Bắc Trung Quốc của Terauchi đă được ghi bằng những cuộc hành h́nh dă man hàng ngàn người thân Quốc dân Đảng và Trung Cộng. Trong Thế chiến thứ hai, Terauchi công khai khuyến khích và ủng hộ những hoạt động bài ngoại “không được phép” của tên trung tá tàn ác Masanobu Tsuji, chịu trách nhiệm một phần về những sự tàn nhẫn đối xử với tù binh chiến tranh Úc và Ấn độ (ở Singapore), Mỹ và Philippin (ở Bataan). Sau khi Corregidorr mất, Terauchi mâu thuẫn với người chỉ huy cao cấp của ông ở Philippin, tướng Nasaharru Homma, và đối với chính sách khoan hồng của Homma dối với người Mỹ và người Philippin. Từ Sài G̣n, Terauchi gửi một báo cáo chống lại thái độ của Homma về Tokyo. San đó Homma bị thay thế, phải trở về Nhật và bị ép phải rút lui gần như bị mất hết chức vị.
Nguyễn Hải Thần (1879-1955)
Con quan lại, sinh tại Hà Đông, gần Hà Nội, theo Phan Bội Châu, tham gia phong trào Quốc gia Bắc Kỳ (1907-1909), tản cư sang Trung Quốc (1912) và ở đó cho đến 1945. Được bầu vào Uỷ ban chấp hành và bí thư của Đồng minh Hội trong hội nghị thành lập (tháng 8-1942). Thần đă bất lực trong việc thống nhất các đảng phái chính trị khác nhau và không xứng đáng là một lănh tụ. Sau khi biển thủ quĩ của đảng, ông rời Liễu Châu, trung tâm hoạt động của Đồng minh Hội và chỉ quay trở lại khi Đồng minh Hội họp lần thứ hai vào tháng 3-1944. Lúc đó, ông được bầu àm Uỷ viên Kiểm tra trong Đồng minh Hội mới được cải tổ lại. Năm 1945, Thần đi theo quân đội của Tiêu Văn trở về Việt Nam, hy vọng sẽ nắm được Chính phủ nhưng lại xung đột với Hồ Chí Minh và Việt Minh. Sau một loạt các cuộc thương lượng với Hồ, Thần “được bầu” làm Phó Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Lâm thời (tháng 1-1946). Không bằng ḷng với chức vụ “vinh dự” đó, Thần từ chức và rời Hà Nội đi Quảng Châu. Đến tháng 3-1947, ông lại xuất hiện ở Hongkong để thành lập một liên minh mới chống Việt Minh và chống Pháp, đó là Mặt trận Thống nhất Quốc gia, chủ trương đưa Bảo Đại trở lại Việt Nam. Không được dân chúng ủng hộ và thiếu sự giúp đỡ về quân sự của Trương Phát Khuê, người đỡ đầu cũ của ông, phong trào của Thần sụp đổ. Trở lại Quảng Châu cuối mùa thu 1947, Thần rút lui khỏi mọi hoạt động chính trị.
Tsuchihashi, Yuitsu -Trung tướng (1885-)
Tư lệnh Tập đoàn quân 38 quân đội Hoàng gia Nhật. Tsuchihashi đảm nhiệm chỉ huy tập đoàn quân chiếm đóng mới được tổ chức lại thay cho Trung tướng Kajumoto Machijiri ngày 4-12-1944. Tsuchihashi tốt nghiệp trường Tham mưu Quân sự Nhật (1920), nói thạo tiếng Pháp và làm tuỳ viên quân sự ở Pháp và Bỉ (1937-1940). Đầu 1939, Tsuchihashi đến Hà Nội để thảo luận với Toàn quyền Jules Brévié về khả năng ngăn chặn đường tiếp tế của Mỹ cho quân đội Tưởng Giới Thạch theo đường qua Đông Dương. Người Pháp từ chối. Tháng 3-1945, Tsuchihashi cho tiến hành cú đảo chính người Pháp và cầm giữ toàn bộ quân đội Pháp ở Đông Dương. Ông cho quân của ông từ bắc vĩ tuyến 16 đầu hàng người Trung Quốc ngày 28-9-1945 ở Hà Nội.
Wedemeyer A.C., Trung tướng (1897-)
Tư lệnh Quân đội Mỹ trên Chiến trường Trung Quốc, đồng thời là tham mưu trưởng của Thống chế Tưởng Giới Thạch (tháng 10-1944 - tháng 4-1946). Tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ (1919), phục vụ ở Trung Quốc, Philippin và châu Âu (1920-1935), tốt nghiệp trường Chỉ huy và trường tham mưu Leavenworth (1936), học trường chiến tranh Đức (1936-1938), tham mưu phó (SEAC) cho huân tước Mounbatten (1943-1944). Phái đoàn thanh tra của Tổng thống ở Trung Quốc và Triều Tiên (1947-1948); Tư lệnh tập đoàn quân 6 (1949-1951). Về hưu năm 1951.
Nguyễn Tường Tam (1910-1963)
Nhà văn - nhà báo ở Hà Nội, Tam là một đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng. Đảng này dựa vào Trung Quốc như một đồng minh để giành độc lập dân tộc, chống lại sự kiểm soát quốc gia của Trung Quốc. Khi thế lực của Nhật bắt đầu thống trị Đông Dương (1940), Tam chuyển sang nhờ sự viện trợ của Nhật để chống Pháp và lập ra đảng Đại Việt Dân chính (tắt là Đại Việt). Pháp đàn áp và bắt giam các lănh tụ của đảng này. Tam trốn thoát sang Trung Quốc năm 1942 và đi theo Việt Nam Quốc dân đảng của Vũ Hồng Khanh ở Côn Minh. Đây là Việt Nam Quốc dân đảng thứ hai. Mặc dù Tam không lộ rơ mặt ở Trung Quốc nhưng Tam và đảng Đại Việt đă được xác định là những người Quốc gia thân Nhật. Trương Phát Khê quyết định bắt giam Tam một thời gian vào năm 1944 để “dạy cho ông một bài học”. Ngay trước khi họp Đại hội lần thứ hai Đồng minh Hội (tháng 3-1944), Trương thả Tam và mời làm đại biểu dự Đại hội ở Liễu Châu và ở đó Tam gặp Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng. Mùa thu 1945, Hồ tranh thủ sự ủng hộ của Tam và sau đó trao cho ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Lâm thời tháng 1-1946. Với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, Tam cầm đầu đoàn tham gia Hội nghị Đà Lạt tai hại (tháng 4-1946). Khi được mời để cầm đầu đoàn dự Hội nghị Fontainebleau, Tam đă cáo ốm và với Vũ Hồng Khanh, đă bay sang Trung Quốc rồi sau đó sang Hongkong. Tháng 2-1947, Tam, Khanh và một số lănh tụ Đồng minh Hội khác đă tham gia các hội nghị ở Nam Kinh và Quảng Châu để lập ra Mặt trận Dân tộc Thống nhất nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ ông Hồ và thuyết phục Bảo Đại làm người phát ngôn cho họ. Nhưng họ đă thất vọng với người Pháp và Bảo Đại đă từ chối đứng giữa hai bên - Việt Minh và Pháp. Tháng 10-1947, Tam rút lui khỏi phong trào ủng hộ Bảo Đại và mọi hoạt động chính trị tích cực nhưng vẫn tiếp tục viết bài từ nước ngoài chống lại sự can thiệp của Pháp và Mỹ vào Việt Nam. Trong cuộc nổi dậy của Phật giáo 1963, Tam đă tự vẫn (tháng 7-1963) để phản đối chế độ đàn áp của Ngô Đ́nh Diệm.
Hurley R.J., Thiếu tướng (1883-1963)
Sinh tại Choctaw Indian Territory, làm luật ở Tulsa (1912-1917); Đại tá trong Thế chiến thứ nhất, Thứ trưởng chiến tranh (1929), Tổng trưởng chiến tranh (1929-1933). Đă phục vụ trong nhiều phái đoàn ngoại giao. Năm 1942, được Tổng thống Roosevelt cử làm Bộ trưởng Mỹ tại New Zealand rồi sau đó (1942-1943) làm đại diện Tổng thống ở Trung Đông. Thăng thiếu tướng và được Roosevelt cử làm Phái viên của Tổng thống tại Trung Quốc (tháng 8-1944 - tháng 2-1945) rồi thành Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc (tháng 1 - tháng 11-1945).
“Leclercs” Jacques Phillppe, Thống chế (1902-1947)
Bá tước De Hautecloque, dùng tên “Leclerc” trong Thế chiến thứ hai để bảo vệ cho gia đ́nh trong thời gian Đức quốc xă chiếm đóng Pháp. Chỉ huy Quân đội Pháp tự do ở Phi Châu xích đạo (1942-1943). Tư lệnh sư đoàn 2 Thiết giáp tham gia chiến dịch Tunisie (1943) với tập đoàn quân 8 của Anh. Tướng Bradley trao cho sư đoàn ông vinh dự dẫn đầu vào Paris (tháng 8-1944) để hoàn thành việc chiếm lại Thủ đô. Được De Gaulle cử làm Tư lệnh Quân dội Pháp ở Viễn Đông (tháng 8-1945), Leclerc đại diện cho người Pháp trong lễ tiếp nhận đầu hàng Nhật tại vịnh Tokyo. Tháng 10-1945, ông chỉ huy quân Pháp đầu tiên chống lại những chiến sĩ Việt Nam đấu tranh giành độc lập, với mưu toan chiếm lại Đông Dương. Được cử làm Tổng Thanh tra lục quân Pháp ở Bắc Phi (1946). Leclerc chết trong một tai nạn phi cơ (1947) và được truy phong Thống chế Pháp năm 1952.

Lee, Duncan - Trung tá (1915-).
Trưởng ban Nhật - Trung Quốc, Pḥng Viễn Đông, Nha T́nh báo OSS-Washington (1944-1945), sau đó làm trợ lư cố vấn OSS. Đẻ ở Trung Quốc. Học ở Oxford; cộng tác luật của Donovan. Sau Thế chiến thứ hai, Lee làm Phó Chủ tịch Nhóm Bảo hiểm C.V. Starr.
Lư Hán - Trung tướng (1891-)
Người gốc Vân Nam, miền giáp Tây Tạng, thường được gọi là “tên Lolo mọi rợ” v́ Lư Hán là dân bộ tộc Lolo độc lập chống Trung Quốc ở Bắc Vân Nam. Được “người cậu”, là Thống đốc (tướng) Long Vân che chở, Lư Hán được phong cấp từ Học viện quân sự Vân Nam và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1932 làm Trưởng Uỷ hội quân sự Chính phủ quốc gia Nam Kinh. Lư Hán giúp tổ chức và làm cho Quốc dân đảng (Trung Quốc) ủng hộ các nhà cách mạng Việt Nam (Việt Nam Quốc dân Đảng) ở Nam Kinh. Đầu năm 1940, Lư Hán chỉ huy Phương diện quân 1 ở chiến khu 9. Tháng 8-1945, Tưởng Giới Thạnh chỉ định ông và quân đội của ông làm lực lượng chiếm đóng Đông Dương và Lư Hán là người đại diện cho Tưởng để chấp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật ở bắc vĩ tuyến 16. Ngày 15-10-1945, Tưởng cử ông làm Thống đốc tỉnh Vân Nam thay cho Long Vân. Sau đó (tháng 12-1949), Lư Hán bỏ theo Trung Cộng và được giao nhiều chức vụ danh dự như Phó chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Thể dục và Thể thao. Tháng 4-1959, ông lại được cử vào một chức vụ không có quyền hành trong Hội đồng Quốc pḥng ở Bắc Kinh.
Long Vân (1888-1962)
Người gốc miền Bắc Vân Nam, thuộc dân tộc Lolo, Long Vân thuộc ḍng dơi quân phiệt làm nên nhờ việc trồng thuốc phiện và cướp bóc dọc theo con đường giao thông phong phú Tây Tạng - Miến Điện - Trung Quốc. Năm 1928 được cử làm Thống đốc tỉnh Vân Nam và cai trị ở đó một cách gần nhu độc lập đối với Chính phủ trung ương Tưởng Giới Thạch. Trong những năm 1940, Long Vân chỉ huy 3 trong số 5 tập đoàn quân của quân đội Vân Nam thuộc Chính phủ trung ương, về danh nghĩa là dưới quyền của Tưởng. Trong thời gian 1940-1945, việc Long Vân kiểm soát hoàn toàn quăng đường đi Miến Điện thuộc địa phận Trung Quốc đă mang lại cho ông nhiều của cải cướp đoạt từ đồ viện trợ Vay-Mượn Mỹ gửi cho quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc. Những đ̣i hỏi để cưỡng đoạt các đồ tiếp tế của viện trợ Vay-Mượn vào giữa năm 1945 và việc bất chấp trắng trợn đối với quyền lực của Chính phủ Trung ương đă buộc Tưởng phải gạt bỏ Long Vân. Ngày 5-10-1945, trong cái gọi là sự kiện Côn Minh, Tưởng đă dùng vơ lực để đoạt lại quyền thống đốc và chỉ huy quân sự của Long Vân. Bằng một mưu mẹo nhằm để giữ thể diện; Long Vân được triệu về Trùng Khánh và sau đó về Nam Kinh và được giao cho giữ chức Giám đốc Viện Cố vấn Quân sự không có quyền hành ǵ. Người cháu của ông, Lư Hán được cử thay làm thống đốc tỉnh và chỉ huy quân đội ở Vân Nam.
Năm 1948, Long Vân bay đi Hongkong và 1949 lại trở về Bắc Kinh và đi theo Trung Cộng. Nhờ sự đào ngũ của ông, Long Vân được giữ chức không có nghĩa lư ǵ là Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc Pḥng, và Phó chủ tịch Uỷ ban quân quản Tây Nam cho đến năm 1957, th́ bị thanh trừng trong thời kỳ “trăm hoa đua nở”.
Whitaker J.Th., Đại tá (1906-1946)
Trưởng Nha Điệp báo (SI-OSS) ở Trùng Khánh. Tác giả, nhà báo và phóng viên chiến tranh cho nhiều báo Mỹ. Đă dự các phiên họp quan trọng của Hội Quốc Liên ở Genève (1931-1932) ở Vienne và Berlin, trong cuộc nổi loạn và thanh trùng của Hitler (1933-1934), tham gia các trận ở Ethiopia (1935), cuộc nổi loạn Tây Ban Nha (1936-1937), suưt bị thiệt mạng khi Đức chiếm Tiệp (1938). Bài báo chống phát xít của Whitaker năm 1940 đă làm phật ḷng Mussolini và đă bị Mussolini trục xuất khỏi Ư (1941). Qua sách đă viết, thể hiện t́nh cảm sâu sắc, say mê chống chủ nghĩa phát xít của Hitler và Mussolini. Năm 1942, Donovan mời Whitaker gia nhập OSS và ông đă phục vụ như một sĩ quan t́nh báo dân sự ở tiền tuyến chiến dịch Bắc Phi và Sicile. Phong hàm Trung tá 1943, Whitaker được giao làm Trưởng ban Tâm lí chiến (OSS-MO). Chuyển đến chiến trường Trung Quốc, Whitaker phụ trách Nha Điệp báo OSS (1944), trực tiếp hoạt động t́nh báo ở Trung Quốc, Nhật và Triều Tiên. Năm 1945 bị ốm phải về Mỹ và chết ngày 11-9-1946.
Tiêu Văn, Trung tướng (1890-)
Sĩ quan chính trị Đệ tứ chiến khu của Trương Phát Khuê. Quê tỉnh Quảng Đông, Tiêu Văn được coi như là một chuyên gia về vấn đề Việt Nam. Khi làm phó cho Trương, phụ trách Ban Ngoại vụ (1943), Tiêu gặp ông Hồ, lúc đó là một tù chính trị ở Đệ tứ chiến khu và trở thành người quân sư Trung Quốc cho ông Hồ. Tháng 1-1944, Trương giao cho Tiêu việc theo dơi các hoạt động của Đồng minh Hội và gây dụng tinh thần thân Quốc dân đảng trong người Việt Nam. Khi chiến tranh kết thúc, Tiêu được chuyển sang Hành dinh của Lư Hán (tháng 9-1945) ở Hà Nội; được Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trao cho trông coi quyền lợi của Trung Quốc ở Đông Dương. Lúc đó, được cử phụ trách Ban Hoa kiều hải ngoại, Tiêu đă trở thành chống đối với chính sách của ông Hồ và của Lư Hán về vấn đề vai tṛ của những người Quốc gia chống Việt Minh trong Chính phủ của ông Hồ. Những năm sau, Tiêu có bắt mối với Trung Cộng, trong dó có Diệp Kiếm Anh, bạn của ông Hồ từ khi ở Diên An, và tỏ ra có xu hướng tả - trung tâm. Do đó, năm 1950, Tiêu được Trương khích lệ và được giao cho giữ chức cố vấn ở mức thấp trong tỉnh Quảng Đông, thuộc quyền của tỉnh trưởng (tướng) Diệp Kiếm Anh (Yet Chien Ying)
Messmer, Pierre (1916-)
Một trong số các quan chức cai trị được Bộ Pháp quốc Hải ngoại chọn để tham gia Phái đoàn thuộc địa Pháp của Raymond và đưa đến Calcutta để chuẩn bị chiếm lại Đông Dương, Messmer được De Gaulle cử làm Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Bắc Kỳ. Được SLFEO thả dù đêm 22-23 tháng 8-1945 xuống gần Phúc Yên (độ 15 dặm tây bắc Hà Nội), Messmer bị du kích Việt Minh tóm được, giam giữ mấy ngày và được thả ra ở gần biên giới Trung Quốc, Messmer không thực hiện được nhiệm vụ, đă trở về Sài G̣n rồi sau đó trở về Pháp. Thiếu tá Sainteny đă thay nhiệm ở Bắc Kỳ. Messmer có tham dự vào các cuộc đàm phán Pháp - Việt ở Đà Lạt và Fontainebleau năm 1946. Một người theo De Gaulle cứng rắn, Messmer đă làm chánh văn pḥng cho Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại và cố vấn cho Toàn quyền Emile Bollaert ở Đông Dương (1947-1948); Bộ trưởng quốc pḥng (1960-1969) cho đến khi De Gaulle từ chức; Bộ trưởng các công tác hải ngoại (1971-1972). Năm 1972, được Tổng thống Pompidou cử làm Thủ tướng và giữ chức này cho đến năm 1974 rồi được Jacques Chirac thay.
Mordant Eugène, tướng (1885-)
Chỉ huy Quân đội Pháp ở Đông Dương (1940-1944). Mordant chuyển từ chỗ theo Pétain sang đi với De Gaulle năm 1943 và bí mật phục vụ cho người Pháp tự do ở Alger. De Gaulle thu nạp và trao cho ông nhiệm vụ tổ chức cuộc kháng chiến của Pháp tự do ở Đông Dương. Ông được cử làm tổng đại diện của Chính phủ Pháp ở Đông Dương và được trao chức Phó Chủ tịch Hội đồng Đông Dương bí mật. Hoạt động sơ hở của ông năm 1944-1945 đă báo động cho người Nhật và họ đă làm cú đảo chính 9-3-1945 và bắt cầm tù Mordant ở Hà Nội. Mordant đă được người Trung Quốc thả ra vào cuối 1945.
Pechkov Zinovi, đại tá (c̣n tên là Pechkoff) (1895-)
Pechkov được De Gaulle cử làm trưởng phái đoàn quân sự Pháp ở Trung Quốc (1943). Tưởng Giói Thạch đă tiếp và coi ông như một đại sú và gọi ông là “Đại sứ” nhưng những người theo phe Giraud ở Côn Minh thường chế diễu nói “tướng Pechkov, Đại sứ Pháp ở Trung Quốc không phải là tướng, không phài Pechkov, không phải Đại sứ, mà cũng chẳng phải là người Pháp”. Thực ra Pechkov chỉ là một đại tá trong quân đội lê dương và được De Gaulle gọi là tướng trong thời gian Pechkov ở Trung Quốc. Ông là con nuôi của Maxim Gorki và dùng tên gia đ́nh là Pechkov. Chức Đại sứ là do Tưởng đặt ra cho ông, không phải do Chính phủ Pháp trao. Ông không vào dân Pháp, mà chỉ là phục vụ trong lính lê dương Pháp.
Con nuôi của Gorki, nhưng đời ông thật khó khăn, vật ṿ nhưng không phải cay đắng. Pechkov đă theo Gorki sang ltaha, nhưng cuộc sống dễ dàng ở Capri không thích hợp với ông. Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, ông vào đội Lê dương Pháp, bị thương mất cánh tay phải, lại bị thương trong chiến tranh Riff ở Maroco. Rất khôn ngoan và kín đáo, Pechkov h́nh như được sinh ra để cho các cuộc âm mưu, đă được Chính phủ Pháp trao làm nhiều nhiệm vụ tin cậy trước Thế chiến thú hai.
Pechkov theo De Gaulle sau khi Pháp mất và một thời gian đă ở Mỹ và có nhiều bạn bè ở đây. Đặc biệt rất thân với Donovan và đi lại nhiều lần với tướng này. Trước khi đi Trùng Khánh, Pechkov làm đại diện cho De Gaulle cạnh Thống chế Smuts ở Nam Phi.
Ở Trung Quốc, Pechkov đă tranh thủ được cảm t́nh và sự công nhận của Tưởng với danh nghĩa là đại sứ, đă gián tiếp nâng cao được uy tín của De Gaulle. Do đó đă được De Gaulle tin cậy. Nhờ có ảnh hưởng và mối quan hệ tốt giữa Pechkov với Tưởng nên rơ ràng là đă có được một sự hoà hoăn giữa Tưởng và De Gaulle mà việc phái đoàn Maynier bất chợt tới đă không đạt được và khơi lại những tranh chấp của người Pháp và đẩy tới sự phản đối của Taili.
Pignon, Léon (1908-)
Là một viên chức cựu trào của cơ quan thuộc địa Pháp trong nhũng năm 1930 ở Đông Dương. Tháng 7-1945, Pignon được Bộ Pháp quốc Hải ngoại chọn làm phụ tá cho Trưởng Phái đoàn thuộc địa Pháp ở Calcutta (Jean De Raymond) về các hoạt động chính trị ở Đông Dương. Tiếp theo cuộc đầu hàng đột ngột của Nhật và việc Đông Dương bị chia cắt ở vĩ tuyến 16, De Raymond phái Pignon sang Trung Quốc để giúp cho tướng Alessandri chỉ đạo các vấn đề chính trị. Ngày 19-9-1945, Pignon đi cùng Alessandri sang Hà Nội và mở cuộc hội đàm với Hồ Chí Minh ngày 28-9. Được cử làm Giám đốc chính trị và hành chính sự vụ ở Đông Dương; cố vấn chính trị cho đô đốc D'Argenlieu từ ngày 6-10, Pignon đi theo “bè lũ Sài G̣n”, ra sức tái lập chế độ cai trị Pháp và tiêu diệt Hồ Chí Minh và Chính phủ của ông. Bất chấp thiện chí của Sainteny và Leclerc muốn đi đến một sự thoả hiệp với ông Hồ và Chính phủ của ông, D’Argenlieu theo ư kiến của Pignon, đại diện cho phe thực dân, đă đi theo một đường lối cứng rắn đối với ông Hồ và ngăn cản mọi nỗ lực nhằm đi tới một cuộc hoà giải. Khi cuộc thương lượng sụp đổ ngày 19-20 tháng 12-1946, ông Hồ lên rừng chiến đấu, và D'Argenlieu bị gọi về Pháp (tháng 2-1947), Pignon ở lại Sài G̣n làm cố vấn chính trị cho Emile Bollaert, Cao uỷ mới. Trong nhiệm kỳ của Bollaert (tháng 3-1947 - tháng 10-1948), Pignon đă vận động Bảo Đại làm việc cho Pháp và kéo dài cuộc chiến tranh với Việt Minh, phục vụ lợi ích của Cộng hoà B́nh dân (MRP) và bọn đầu cơ chiến tranh. Pignon thay Bollaert làm Cao uỷ tháng 10-1948. Dưới thời Pignon, không những nhiều chức vụ quan trọng đă được trao lại cho những phần tử xấu xa nhất của thời đại Decoux, mà nạn tham nhũng, cướp đoạt đă phát triển đến mức chưa từng có trong lịch sử của Đông Dương. Pignon đă bị cách chức tháng 12-1950 v́ có dính vào vụ bê bối Peyres c̣n gọi là “vụ án các tướng lĩnh”
Sabattier, Gabriel, Trung tướng (1892-)
Tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Bộ (1945). Sau cú đảo chính của Nhật, Sabattier trốn được cùng với khoảng 2.000 quân sang Trung Quốc, ở đó ông trở thành người đại diện quân sự cao cấp nhất của Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Pháp trong 3 tháng.
Sainteny, Jean R., thiếu tá (1907-1978)
Trưởng đoàn t́nh báo Pháp M.5 ở Côn Minh, Trung Quốc, một đơn vị thuộc quyền của SLFEO Calcutta, và là một phần tử của cơ quan t́nh báo chiến lược DGER, Paris (tháng 4 - tháng 10-1945). Con rể của Albert Sarraut, hai lần làm Toàn quyền Đông Dương, có công ty với tư bản ngân hàng ở Đông Dương (1929-1931) và ở Paris (1932-1939). Đặt chân tói Hà Nội cùng với toán Mercy OSS ngày 28-8-1945, được cử làm Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, thay cho Messmer (1945-1947) và làm Tổng đại diện Cộng hoà Pháp tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1954)
Sarraut, Albert (1872-1962)
Nhà lănh đạo Pháp, đảng viên đảng Xă hội cấp tiến. Nghị viên Hạ viện từ 1902, hai lần làm Toàn quyền Đông Dương (1911-1914 và 1916-1919), từ 1920 đến 1940 gần như liên tục là thành viên Nội các Pháp. Thủ tướng năm 1933 và 1936. Sarraut ủng hộ hành động quân sự chống lại sự chiếm đóng của Đức ở vùng sông Rhin (1936) nhưng không có khả năng thực hiện được chủ trương này. Trong Thế chiến thứ hai, bị bắt (1944) và bị đày sang Đức nhưng được Đồng minh giải thoát năm 1945. Sau chiến tranh, làm nhà xuất bản cho tờ báo của người Anh “La Dépêche de Toulouse” và chủ tịch Liên hiệp Pháp (1959-1960). Sự cai trị của Saraut ở Đông Dương đă được các nhà viết sách người Pháp và người Việt đánh giá là “những năm sáng sủa và có cách tân lớn”. Ngay Hồ Chí Minh năm 1945 cũng đă nói với tôi “Sarraut là người Pháp duy nhất thông cảm với số phận của người An Nam và có ư định làm ǵ dó về điều này”. Sự thật về truyền thuyết một nền cai trị tự do và khoan hồng của Sarraut chỉ là những lời hứa hẹn không được thực hiện và những nhượng bộ nhỏ nhặt. A. Sarraut là bố vợ của Sainteny.

Taili, tướng (1895-1946)
Cầm đầu cơ quan công an và t́nh báo bí mật Trung Quốc. Một nhân vật được truyền tụng, nghe nói quê Chiangshan, tỉnh Triết Giang. Học quân sự với các cố vấn quân sự Đức ở Trung Quốc đầu những năm 1920. Taili được Tưởng chú ư trong cuộc biểu t́nh của học sinh tháng 5-1925 ở Thương Hải, lúc đó là một sĩ quan sơ cấp trong đội cảnh sát quân sự Quân đội Trung Quốc và cũng là hội viên trong hội bí mật của Tưởng, tổ chức Ching Hong Pang; được thăng đại uư và thuộc quyền Trần Lập Phu, bí thư riêng của Tưởng (1925-1929). Taili có nhiệm vụ phát triển Ban điều tra và Thống kê Trung ương (CIBIS) thành một tổ chức có hiệu lực và cực mạng, có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về quân sự của Tưởng. Năm 1937, Taili cho lập Ban điều tra và Thống kê Quân sự (MBIS) và đề nghị với Tưởng cho đặt cơ quan này dưới quyền bảo trợ của Quân uỷ hội Quốc dân Đảng, do đó Giám đốc (Taili) có toàn quyền hành động với danh nghĩa của Quốc dân Đảng. Đến đầu những năm 1940, MBIS được chấn chỉnh lại và trở thành một cơ quan độc lập trực tiếp chịu trách nhiệm với Tưởng Giới Thạch và mang tên là Ban Trung ương điều tra và thống kê (CISB). Taili có nhiều quyền hành với chức Đại tướng và lănh đạo cơ quan này cho đến khi chết năm 1946.
Thế lực rất mạnh của Taili dựa vào sự ủng hộ cá nhân Tưởng và tài tổ chức và kiểm soát hàng loạt các hội bí mật Tnmg Quốc. Trong số tổ chức có thế lực nhất phải kể đến “Hội tam điểm” (Triad Society), bắt đầu từ thế kỷ XIX chỉ là một tổ chức tương tế ở miền Nam và Trung Trung Quốc, sau lan ra nước ngoài vào các người Hoa ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, và Đông Nam Á. Đặc điểm của tổ chức này là một thứ hỗn hợp của Hội Tam điểm chống Thiên Chúa giáo và bọn cướp Mafia ở Sicilue. Luật lệ bất khả xâm phạm về giữ ǵn bí mật và những kư hiệu và nghi lễ bí mật làm cho hội viên trở thành những mạng lưới t́nh báo khép kín chủ yếu là để “bảo vệ cho gia đ́nh”. Đến giữa những năm 1920, các tổ chức này biến thành những ổ tội phạm, như trường hợp của hội “Ṿng xám” ở đám hạ lưu Thượng Hải. Cuối những năm 1930, Ṿng xám do Tu Yu Sung cầm đầu, tên này có nhà ở và bản doanh trong vùng tô giới Pháp, ngoài ṿng truy nă của cảnh sát Trung Quốc - Taili đă tuyển mộ số này để tổ chức hệ thống t́nh báo chống Cộng và thân Quốc dân Đảng.
Một tổ chức khác do Taili sử dụng là nhóm Nam Hoa, c̣n gọi là “Ṿng đỏ”, do Ming The cầm đầu, hoạt động trong vùng Quảng Đông - Hongkong - Quế Lâm. Hoạt động chủ yếu của họ là cướp đoạt, Taili sử dụng họ như là một nguồn cung cấp tài chính và hoạt động du kích chống Nhật.
Nhóm thú ba mà Tưởng Giới Thạch có danh nghĩa là người đứng đầu, thường được gọi là “Ko Lao Hội” dưới quyền trực tiếp của Feng Yu-hsiang, bí danh “tướng Công giáo” - Taili dùng nhóm này để do thám Trung Cộng và người Nga. Tính chất của Ko Lao Hội là phát xít.
Nhóm thú tư các tổ chức bí mật trong bộ máy của Taili là hội “Lam Y”, một tổ chức theo kiểu phát xít châu Âu, gồm khoảng 10.000 cốt cán, phần lớn là các sĩ quan trường Hoàng Phố, theo kiểu tổ chúc “Sơmi nâu” của Hitler. Số này được Taili sử dụng để tra khảo theo kiểu Gestapo, ám sát chống Cộng và hoạt động phá hoạt vừa chống Trung Cộng vừa chống Nhật.
Với mạng lưới tay chân rộng răi đó, Taili đă có quyền lực và khả năng linh hoạt vô bờ bến để quyết định sống chết đối với kẻ thù của Tưởng. Thoạt đầu đó chỉ là một tổ chức t́nh báo có mục đích, chống lại kẻ thù chung thời cuối Thế chiến thứ hai, nhưng sau đă trở thành một ngành cảnh sát quốc gia bí mật kiểm soát nhân dân Trung Quốc. Có lúc, vào năm 1944-1945, theo chỉ thị của Tưởng, Taili đă đặt quan hệ bí mật với các tư lệnh Nhật ở Trung Quốc, Miến Điện và Đông Nam Á và đă bảo vệ cho cá nhân Koruda, người cầm đầu tổ chức t́nh báo mật của Nhật ở Trùng Khánh. Taili chết đột xuất ngày 17-3-1946 trong chuyến bay từ Thanh Đảo đến Thượng Hải khi máy bay “'bị nổ” trên không gần Nam Kinh.


HẾT

 

 

0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

Your name:


Your email:


Your comments: