MINH THỊ
NGƯỜI QUỐC GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.
NGƯỜI QUỐC GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa
֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution
֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media
֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer
֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học ֎ Báo Chí
֎ Tṛ Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh
֎ The Invisible Government Dan Moot
֎ The Invisible Government David Wise
֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư
֎ Giáo Hội La Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật
֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt
֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang- HCM Toàn Tập
֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc
֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD
֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu Lụt Miền Trung
֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp
֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ
֎ Drug Smuggling in Vietnam War
֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975
֎ RAND History of Vietnam War era
֎ LƯU TRỮ BÀI VỞ THEO THÁNG/NĂM
֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008
֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009
֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009
֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009
֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010
֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010
֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010
֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011
֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011
֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011
֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012
֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014
֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015
֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016
֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016
֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016
֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017
֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017
֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017
֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018
֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018
֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018
֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017.
֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.
֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.
֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018
֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.
֎ Nov/2018. Dec/2018. Jan/2019
vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV
vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank
vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO
vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState
vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee
vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate
vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive
vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect
vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost
vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme
vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics
vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND
vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer
vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL
vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters
vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon
vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim
vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite
vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale
vObservevAme ProgressvFaivCityvBus.Insider
vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove
vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen
vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch
vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS
vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes
vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign
vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media
vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty
vScien&TechvACLUvVeteranvGateway
vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHuav
vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị
vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen
vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại
vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền
vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu
vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc
vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn
vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn
vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng
vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia
vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nhvTrái Chiều
vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười DânvBuddhism
vTiền PhongvXă LuậnvVTVvHTVvTrí Thức
vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gươngv
vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG
vEchovSài G̣nvLuật Khoa Văn NghệvSOTT
vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN
BINH THƯ YẾU LƯỢC
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Quyển 1
I: THIÊN TƯỢNG
(H́nh tượng của trời) (1)
Sách Vơ bị chí (2):
Gặp khi đất trời mịt mờ tối tăm, gió thổi cát mù, cờ xí không cắm được, chiên trống không nghe được th́ không nên ra quân. Nếu có quân giặc nhân khi tối tăm mà đem kỵ binh mạnh đến đánh, ta phải ra lệnh, nhắc đi nhắc lại, ước thúc ba quân, Bền giữ đinh trận, không được rối động, chỉ lấy lá chắn để đỡ tên đạn, dùng cung khỏe, nỏ cứng, cứ ngồi mà bắn, chờ khi quân định trễ tràng th́ đem quân nhanh mạnh, nhân lúc rối loạn không ngờ, ngầm cho hậu quân đón chặn con đường yếu hại địch dùng mà tới để đánh th́ có thể bắt được ngay.
Gặp khi trời đất gió mưa đen tối mịt mờ bốn bể, th́ không nên tiến quân, không nên hành dinh, cứ bền giữ dinh trại, pḥng quân sỹ sinh biến và pḥng giặc ngoài đến đánh.
(1): Chương này phần nhiều nói đến những điều hoang đường mê tín về thiên văn xưa, chúng tôi bỏ không dịch, chỉ dịch một mục trích ở sách Vơ Bị Chí chép về thời tiết mà thôi.
(2): Vơ bị chí: Tác phẩm của Mao Nguyên Nghi đời Minh, 19 quyển. Xem Vơ bị chế thắng chí, quyển 6, chương “Thẩm thời”
Gặp khi gió to mưa lớn, rét lớn, nắng lớn, không nên cho quân đi đánh, phải nên vỗ về quân sỹ mà bền giữ dinh trại. Tất nhiên giặc cũng chẳng ra quân. Nếu quân ta đi đường th́nh ĺnh thấy giặc, th́ nên gấp đóng dinh trại, đợi cho nó ngày chiều thế kém mà dùng kế sách khác. Sách Tam lược nói: Xét tính thiên thời, ŕnh chỗ sơ hở.
Gặp khi tuyết lớn bay mù, trong khoảng trăm bước mà chẳng trông thấy người ngựa, địch hay đặt quân kỳ (1) quân phục ở nơi đường hiểm để đánh vào chỗ ta không ngờ. Nếu ta cho tướng nhỏ ra ứng đối th́ nó giả thua chạy, mong ta đuổi đánh, để dẫn ta vào chỗ phục binh. Nếu ta thấy cơ trời như thế, th́ nên sớm sai 5,7 viên tướng nhỏ, vài mươi đội kỵ giỏi, chờ giặc từ tả hữu trước sau đem quân đến nhử ta, nếu giặc dùng quân kỵ giỏi để xung đột quân ta, th́ ta cho ngay hai viên tướng ra sau quân, bàn định thăm ḍ, cho quân và ngựa đi quanh quất t́m xét, liệu tính đường về của giặc, rồi nhắm các nơi hiểm ải, ḍ thăm xem có phục binh hay không, nếu có th́ nên chia binh ra làm hai ba nơi thay đổi nhau mà đánh, như thế th́ chúng phải thua chạy, mà kẻ đến đánh ta trước kia đầu đuôi không thấy được nhau. Quân ta đă đuổi quân phục của địch, dùng binh giỏi lộn lại làm quân đón triệt, th́ bọn giặc đến để đánh ta đó không biết quân phục ở chỗ kia hiện đă tan chạy. Vả quân ta đă sai kỵ binh giỏi đến, một đạo tiến, một đạo lùi, thay đổi nhau đuổi đánh, chờ khi nó vào nơi có quân phục của ta th́ đầu đuôi cùng ứng, có thể bắt gọn cả quân. Đấy là nói đại khái, chứ hoàn toàn là phải biến…
(1): Quân lẻ để đánh th́nh ĺnh
....thông ở lúc lâm thời, để đối phó trong lúc hoăn cấp. C̣n như người Khiết đơn th́ không thế. Thấy có tuyết lớn thổi mù th́ cung cứng, ngựa mạnh, người khỏe họ coi là thường không việc ǵ mà cứ đi săn bắn, huống chi trong lúc hai quân đánh nhau th́ ta nhân đó mà thắng sao được? Họ ở phía Tam Quan (1), phía bắc Đại Hà (2), trong khoảng Tức kư (3), đất phẳng như đá mài, quân lính tiện được đường rộng, sau khi tuyết lớn, họ biết rằng quân bộ của ta khó tiến, họ bèn dùng mưu lạ, đặt nhiều kỵ giỏi ở trước sau tả hữu dinh lũy của ta, khêu nhử quân ta, hoặc dùng kỵ giỏi đi đi lại lại xông đánh quân ta, ḥng quân ta ra th́ chia quân tản ra bốn phía để đầu đuôi đánh lại, một mặt đánh dinh trại ta, một mặt chặn lương thảo ta, khiến cho quân ta đầu đuôi không cứu được nhau. Như thế th́ quân ta bền giữ chẳng đi, đợi cho quân họ xông lại th́ ta mới dùng cung khỏe, nỏ cứng và nỏ bàn (4), một cái trên, một cái dưới mà bắn ra. Giặc đă mất thế th́ không c̣n ư chí chiến đấu nữa. Có thể bắt gọn cả quân.
Gặp cơn gió to, thổi bay bụi cát,
không nên tiến binh đi đánh. Như đương ở giữa đường th́ nên dừng chân mà t́m nơi thuận tiện yên nghỉ. Như đường trước gặp quân phục đón chặn, hay có trận lớn, th́ đó là cái điểm trời chưa thuận vậy. Như gặp lúc đương ở dinh dă th́ nên ra lệnh dặn đi dặn lại ba quân bền giữ dinh ...trại, pḥng quân giặc nhân gió thuận mà đến để ḍ hoặc cướp, xông đánh trại ta. Như lúc trận quân vừa mới bố trí mà thấy có gió th́ cũng không nên đánh, phải bền giữ.
Khi hành quân ở đường hay đương ở dinh mà gặp có gió to mưa to, tuyết lớn mù lớn, mờ tối không thể tiến quân để đánh, th́ nên vỗ về quân sĩ, cố giữ là hơn.
(1): Ba cửa quan ở phía Bắc Trung Quốc: Cửa Nhạn môn, Cửa Vũ Ninh, Cửa Thiên đầu
(2): Tức sông Hoàng Hà
(3): Tức là khoảng tỉnh Hà Nam, Kư là khoảng tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc.
(4): Nỏ bản: Nỏ lớn đặt lên bệ mà bắn một phát nhiều tên
II: KÉN MỘ
Đặt ba khoá để kén mộ tráng sĩ: Từ thuộc lại trở xuống, mỗi người đều cử người ḿnh biết, tốt nhất là loại ăn cướp, sau đến loại hay đánh người và trộm cắp, rồi đến loại không nghề nghiệp. Sai thu 300 cỗ ngựa của các tướng, để cho quân cảm tử t́nh nguyện dùng, dù không phá được địch, cũng có thể làm nhụt nhuệ khí của địch.
Cái đạo mạnh binh để chiến thắng cốt yếu có 5 điều:
1. Sửa sang binh khí.
2. Có đủ quân lính và xe cộ.
3. Súc tích nhiều.
4. Rèn luyện quân sĩ tốt.
5. Kén được tướng giỏi.
Năm điều ấy được đầy đủ th́ mới có thể mạnh quân.
Kén lính: Quân cần giỏi không cần nhiều. Nên chọn người khoẻ mạnh mà dùng, không lấy nhiều người nhỏ yếu để thêm số lượng. Nên kén, người nhiều anh em, người không bố mẹ, người độc thân mà đă có con kế tự, người nghèo đói mà sức vóc khoẻ mạnh. Có những người không nên kén là... (1)
III: CHỌN TƯỚNG
Sách Vơ kinh:
Phương pháp xem người có tám điểm:
1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rơ ràng không.
2. Gặn gùng bằng lời lẽ xem có biến hoá không.
3. Cho gián điệp thử để xem có trung thành không.
4. Hỏi rơ ràng tường tận để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không.
6. Lấy sắc đệp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Cho uống rượu say để xem có giữ được thái độ không.
Có tướng dũng và tướng trí, nên dùng thế nào cho phải? Rằng tướng dũng có thể giúp được việc đánh thành hăm trận; nhưng liệu tính việc địch, chia đặt quân kỳ, lam cơ ứng biến, nếu không có tướng trí th́ không được. Mà kẻ dũng th́ thường kém kẻ mưu. Cho nên đời xưa đăng đàn, đắp đài, đẩy xe (2), phải t́m tướng mưu trí để giúp cho kẻ có sức mạnh. Người làm tướng không nên lấy giỏi cung đao cưỡi bắn làm tài, mà phải lấy thông suốt cổ kim làm giỏi.
(1) Nguyên văn thiếu một đoạn.
(2) Chỉ việc phong tướng.
Xem giỏi ở chỗ nào? Muốn biết tướng giỏi hay tồi cần phải kích thích để xem động hay không động. Kích thích mà động đó là tướng ngu. Tướng ngu thấy lợi th́ động, khinh địch th́ động. Nên dùng hai phép dụ th́ bắt được ngay: kẻ thấy lợi mà dụ bằng mồi là bắt được; kẻ khinh địch th́ uy hiếp là bắt được. Kích thích mà không động là tướng hiền. Tướng hiền th́ trí chu đáo nên không động, phép chu đáo nên không động. Nên dùng hai phép để nắm. Đấu trí với nhau, không ai thắng ai, phải dùng phép để nắm chỗ sơ hở của trí, nhằm một chút hở của trí mà đánh vào. Đấu phép với nhau, không ai chịu ai, phải dùng tí để nắm chỗ biến hoá của phép, nhân chỗ ngẫu nhiên sơ hở của phép mà đánh vào. Sách Binh chí (1) nói "đánh mưu" là thế đó. Hai bên giao chiến với nhau mà muốn biết t́nh h́nh thực hư ở trong quân, trước hết là ḿnh phải biết người ta mà đừng để người t biết ḿnh. Biết được t́nh h́nh hư thực của người rồi th́ đánh chỗ mềm mà không đánh chỗ cứng. Sách Binh chí nói đánh chỗ cứng th́ mềm phải cứng, đánh chỗ mềm th́ chỗ cứng phải mềm, chính là thế. Đi sâu vào đến chỗ vô h́nh, giấu kỳ ở chính, giấu chính ở kỳ, lấy kỳ làm chính, lấy chính làm kỳ. Sách Binh chí nói: Phàm đánh trận dùng chính mà hợp, dùng kỳ mà thắng, muốn chiến thắng không ngoài kỳ với chính, kỳ chính biến hoá không biết thế nào là cùng, kỳ chính cùng sinh ra nhau, nh ư cái ṿng tṛn không có đầu mối. Xét được hư thực, rơ được mềm cứng, hiểu được kỳ chính, đó là ba điều báu của phép dùng binh vậy. Lại nói: biết ḿnh biết người, trăm trận tăm thắng (2). Nuôi khí dân, định chí quân, thế gọi là biết ḿnh; xét rơ t́nh h́nh địch, thế gọi là biết người. đó là ba điều thiết yếu. Ba điều thiết yếu cũng như ba điều căn bản, tại sao? V́ đạo làm tướng coi quân, khoan và nghiêm dùng không nhất định, mà phải lấy nghiêm làm gốc, cho nên binh gia với h́nh gia và danh gia phối hợp với nhau; động và tĩnh không có h́nh thế thường, mà phải lấy tĩnh làm chủ, cho nên binh gia và âm dương gia (3) giúp đỡ nhau. H́nh gia và danh gia không cần kiêm làm binh gia, mà binh gia th́ phải kiêm h́nh gia và danh gia; âm dương gia th́ không cần kiêm làm binh gia, mà binh gia th́ phải kiêm âm dương gia. bởi thế mới nói ba điều thiết yếu cũng là ba điều căn bản. Nhân được những điều hay của bốn nhà mà lợi dụng lấy th́ phương lược làm tướng có thể đủ được.
Đạo dùng tướng là thế nào? Trước hết phải cho có quyền: Tướng nói dân có thể dùng th́ dùng. Tướng nói dân không thể dùng th́ đừng dùng. Tướng nói quân có thể động th́ động. tướng nói quân không thể động th́ đừng động. Tướng nói địch có thể đánh được rồi th́ đánh. Tướng nói địch không thể đánh được th́ đừng đánh. Như thế th́ phép không rối, cơ không ngừng. Nhưng người giỏi dùng tướng trước hết phải giỏi chọn tướng. Người giỏi chọn tướng th́ trước hết phải giỏi biết tướng. Ba điều giỏi ấy, cái tinh vi của người dùng tướng dùng quân đều ở cả đó. Tuy thế, Tôn Vơ và Ngô Khởi th́ đă giỏi trong lĩnh vực ấy rồi, nhưng theo lời của Mạnh Tử, Tuân Tử th́ cho là chưa được. V́ sao mà nói thế? V́ bảo rằng kế căn bản chưa có. Vậy th́ Tôn Vơ, Ngô Khởi chỉ là cái ŕu búa đẽo nước mà thôi, bệnh ở ngoài mà hại ở trong, mất nước có thể kiễng chân mà chờ đến.
(1) Hiện nay chưa t́m ra sách này.
(2) Tông Tử, thiên II nói: Biết ḿnh biết người, trăm trận không nguy.
(3) Binh gia, h́nh gia, danh gia, âm dương gia là những học phải của Trung Quốc ở thời Chiến quốc.
Ngô Khởi1 nói: Phàm điều cốt yếu ở trong việc chiến trận, trước nhất phải xem người tướng và xét tài của tướng, rồi nhân h́nh thế mà dùng quyền biến th́ không khó nhọc mà thành công. Tướng ngu hay tin người th́ dùng cách dối mà lừa; tướng tham khinh danh vọng th́ dùng của mà đút; tướng coi thường sự biến mà không mưu th́ làm cho vất vả mà phải khốn; người trên giàu mà kiêu, người dưới nghèo mà oán, th́ dùng cách chia cho ĺa nhau; tiến thoái đa nghi, quân sĩ không nương tựa được, th́ làm cho hoảng sợ mà chạy; quân khinh thường tướng mà có ư muốn về nhà, th́ chẹn đường dễ mở đường khó, có thể đón mà bắt được; đường tiến dễ, đường lui khó, th́ nên săn ở phía trước; đường tiến khó đường lui dễ, th́ nên đến sát mà đánh; đóng quân ở nơi thấp, nước không có chỗ thông, mà hay mưa dầm, th́ nên tháo nước vào cho ngập; đóng quân ở nơi chằm hoang, cây cỏ um tùm, gió thổi lồng lộng, th́ nên đốt mà tiêu diệt; quân đóng măi một nơi, tướng sĩ trễ nải, quân không đề pḥng, th́ nên lẻn mà đánh úp.
*
* *
Sách Kinh thế2:
Có nho tướng, có dơng tướng, có cảm tướng, có xảo tướng, có nghệ tướng. Nho tướng hay mưu; dơng tướng hay đánh; cảm tướng nhiều can đảm; xảo tướng giỏi chế tác; nghệ tướng th́ tài năng; gồm cả th́ không ǵ không thần, đủ cả th́ không ǵ không lợi.
Ḥa mục có công hiệu rất lớn cho cuộc trị an. Ḥa ở trong nước th́ ít phải dùng binh; ḥa ở ngoài biên th́ không sợ báo động. Bất đắc dĩ mới phải phạt kẻ làm xằng, càng quư ḥa mục. Vua tôi ḥa mục th́ dùng được người tài; tướng văn tướng vơ ḥa mục th́ làm nên công nghiệp; tướng sĩ ḥa mục, trong lúc thưởng sẽ nhường nhịn nhau, gặp nguy nan sẽ cứu giúp nhau. Đó, ḥa mục là đạo rất hay cho việc trị nước hành binh, không thay đổi được.
*
* *
Sách Bảo giám3:
Khí lượng của tướng, lớn nhỏ khác nhau. Tướng mà che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến điều quân chúng oán ghét, đó là tướng chỉ huy mười người. Tướng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, đó là tướng chỉ huy được trăm người. Tướng thắng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh, đó là tướng chỉ huy ngh́n người. Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong ḷng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người. Tướng mà gần người hiền, tiến người tài, ngày thường cẩn thận, thành thực rộng răi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy được mười vạn người. Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lí, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ, không ai địch được…
Ra trận mà đổi tướng, điều đó nhà binh rất kiêng. Nên chờ ngày tháng để buộc cho thành công.
______________________________
1. Tôn tử, thiên IV
2. Sách Kinh thế bát loại toản biên, “Binh tào”, quyển 63-68
3. Chúng tôi không t́m ra sách Bảo giám.
*
* *
Phép lập đàn phong tướng1
Phụ: Trao quyền cho tướng.
Thái công2 nói: Nhà nước yên hay nguy, quan hệ ở một người tướng.
Bèn sai quan thái sử ăn chay ba ngày, đem rùa bói ngày lành, ra Thái miếu để trao cho phủ việt3 – Vua vào cửa miếu, đứng trông mặt về phía tây; tướng đứng trông mặt về phía bắc. Vua thân cầm cái việt, giữ lấy lưỡi mà trao chuôi cho tướng, nói: “Từ đây lên tới trời là quyền của tướng quân”. Vua lại cầm cái phủ, giữ lấy chuôi mà trao lưỡi cho tướng, nói: “Từ đây xuống tới vực là quyền của tướng quân”. Tướng nhận lấy, lạy mà đáp lại vua rằng: “Thần nghe: Nước không thể tự bên ngoài mà trị; quân không thể tự bên trong mà chế; kẻ hai ḷng không thể thờ được vua; kẻ phân chí không thể đánh được giặc. Thần đă vâng mệnh, chuyên cầm uy phủ việt, thần không dám mong được sống mà về. Xin vua rủ bảo cho thần một lời. Vua không hứa với thần th́ thần không dám làm tướng”. Đó là trên không nệ thời trời, dưới không nệ thế đất, trước không biết có địch, sau không nệ mệnh vua4.
__________________________
1. Chương này trích ở sách Hổ trướng khu cơ, ở đây xin bỏ, xin xem Hổ trướng khu cơ ở sau
2. Xem Vơ kinh trực giải, phần “Lục thao”, chương 20.
3. Hai thứ búa lớn và búa nhỏ dùng để đánh chém, tiêu biểu cho uy quyền.
4. Vơ kinh trực giải diễn nghĩa ca, chương 20 dịch là: ở sau th́ đă chịu mệnh vua rồi
*
* *
Sách Kinh thế:
Đời sau dùng người không như thế. Nói bàn th́ một người, làm việc th́ một người, do đó người nói không biết việc của người làm là khó, mà thường đề cao thuyết của ḿnh. Người làm th́ muốn vâng th́ ư của người bàn mà không hợp với cơ nghi; thậm chí làm việc chỉ có một người, mà bàn nói th́ có đến mấy mươi người, trong đó hiền gian lẫn lộn, yêu ghét mỗi người một ḷng. Người được yêu th́ mưu kế dù kém cũng phụ hội, mà người bị ghét th́ mưu kế dù hay, cũng cố t́m cách để ngăn trở. Không lường t́nh thế giặc mạnh yếu thế nào, mà cứ cho là đánh nhỏ th́ được nhỏ, đánh lớn th́ được lớn; không hỏi thời thế khó hay dễ, hễ đóng quân là bắt tội dùng dằng, bền giữ là kết tội nhút nhát. Người làm việc th́ trông tả nh́n hữu, muốn đánh muốn giữ, hoặc tiến hoặc lui, đều không thể tự chủ được, đến nỗi mười cỗ xe của nguyên nhung chưa đi, mà chức quan nói đă dâng giấy đàn hặc dồn dập1; chỉ huy ở trong màn trướng2 mới định mà quan tú y3 đă có lệnh thúc giục rồi; dâng quân cho địch, dâng tướng cho địch, đều là do kẻ bàn nói mà đến nỗi. Các triều Đường, Tống, Minh bị thua, đều v́ cớ đó, mà nhà Tống quá tệ, nhà Minh lại càng tệ hơn. Người luận về việc nhà Tống th́ cho rằng bàn bạc nhiều mà thành công ít; người luận về việc nhà Minh th́ cho rằng nhà Minh mất nước, không mất ở giặc cướp mà mất ngay từ trong cổng ngơ, không mất ở bờ cơi mà mất ngay từ lời can của đài quan4, cái tệ là ở chỗ không bàn lấy người làm được việc, mà chỉ bàn lấy người không biết làm việc, bàn bạc rối bời như tơ khó gỡ. Xem xét xưa nay th́ chỉ có vua Tuyên đế nhà Hán dùng Triệu Sung-quốc5 là đúng phép dùng tướng thôi.
___________________________
1. Nghĩa là tướng được sai đi đánh chưa xuất quân mà chức quan ngự sử có trách nhiệm ăn nói đă dâng sớ lên nhà vua dồn dập để vạch lỗi của tướng, chỉ cái tệ người làm th́ ít, người nói th́ nhiều.
2. Màn trướng, chữ Hán “duy ốc” là chỗ làm việc của vua.
3. Tú ư trực là chức quan thị ngự sử đời Hán.
4. Đài quan: Tức quan ngự sử, có trách nhiệm nói bàn.
5. Triệu Sung-quốc: Tướng nhà Hán, đời Vũ đế đánh Hung-nô, đời Tuyên đế đánh Tây-khương, tức Tiên-ty, lập được nhiều chiến công, Hán Tuyên đế chuyên nghe kế hoạch của Sung-quốc nên thành công.
IV – ĐẠO LÀM TƯỚNG
Sách Vơ kinh:
Phàm cái nguồn để biến đổi quân ḱ quân chính là ở chỗ đến việc th́ không nói, dùng binh th́ bí mật, cho nên việc th́ nắm trước, động th́ lặng im, dùng th́ người ta không ngờ, mưu th́ người ta không biết.
Phàm muốn thắng th́ trước tỏ cho địch biết là ta yếu rồi mới đánh, cho nên quân ít mà công nhiều.
Chưa thấy thắng mà đă đánh, quân tuy nhiều cũng thua. Người đánh giỏi th́ b́nh tĩnh mà không rối, thấy thắng th́ đánh, thấy không thắng th́ dừng.
*
* *
Sách Kinh thế:
Đời xưa, người giỏi dùng binh, ư muốn như thế mà làm không như thế, khiến họ lại ngờ rằng ư muốn không như thế, là để làm đúng ư ḿnh muốn như thế. Đó là phép tinh vi để phá quân bắt tướng, hàng thành phục ấp vậy. Nay th́ ư muốn không như thế, cho nên làm như thế, khiến họ lại ngờ là ư muốn không như thế, để làm ư muốn như thế. Đó là phép tinh vi để phá quân bắt tướng, hàng thành phục ấp. Cái làm chỉ là cái bóng; làm mà không nghĩ thế chỉ là cái bóng ở trong bóng thôi, như hai cái gương treo đối nhau, thực là huyền ảo mà càng huyền ảo.
Cái mưu làm cho địch khốn1 là tính cái lợi ở chỗ ta có thể làm hóa ra không được, thế th́ trí của mất chỗ dùng. Mộ lính khống cho nó ập đánh khống, làm đất khống cho nó tiến đánh khống, xuất phát khống, phô sức khống, dùng vật khống để dụ nhử khống; hoặc lấy hư để khốn nó2, hoặc lấy thực để khốn nó. Chỉ có hư mà không có thể thực, th́ lừa dối không thể thành công; chỉ có thực mà không có thể hư th́ đến việc không biết biến hóa. Vận hành ở khoảng giữa không và có. Xoay chèo ở lúc đầu chưa làm; mịt mịt mờ mờ, địch vốn có trí mà không thể nghĩ vào đâu, địch vốn có mưu mà không thể tính vào đâu; thực là biến hóa thần ḱ ở trong chỗ hư không vậy…
Người tướng quên ḿnh để báo ơn vua mà không làm cho ḷng sĩ tốt cũng như ḿnh th́ tướng ấy chưa phải là tướng lập công giỏi. Cùng sĩ tốt cùng ăn uống, th́ sau sĩ tốt quên được nỗi đói khát ở trên cật ngựa; cùng sĩ tốt cùng lên đài đi giày3, th́ sau sĩ tốt quên được nạn chông gai ở ngoài quan ải; cùng sĩ tốt cùng dậy cùng nghỉ, th́ sau sĩ tốt quên được nỗi lao khổ của chiến chinh; lo cái lo của quân lính, đau cái đau của quân lính, th́ sau quân lính quên được vết thương v́ gươm tên. Việc đă quen mà t́nh lại chu đáo, nên lấy đánh giặc làm thiết yếu, lấy đau chết làm phận sự, lấy xông pha tên đạn làm việc gốc, mà không biết ḿnh ở vào chỗ gian nguy. Quên ḿnh th́ ở chỗ hiểm như ở đất bằng, ăn mùi đắng như nhai đồ ngọt.
Cái oai vận dụng ở nơi thiên hạ chưa kịp biết; khống chế ở nơi thiên hạ không dám động; đánh vào nơi thiên hạ không thể giữ; chẹt vào nơi thiên hạ không thể xông; chạy đến những nơi thiên hạ không thể đỡ; ĺa bỏ những nơi thiên hạ không thể tụ. Cái oai vận dụng, chưa dùng binh đao mà địch đă sợ trước rồi; đă dùng binh đao th́ không ai địch nổi; một thời th́ sợ người, ngh́n năm th́ sợ tinh thần.
Tiến lên hay lui giữ do ở ta th́ hẳn thắng; do ở ta th́ ta khống chế địch, do ở địch th́ ta bị địch khống chế. Bị khống chế không những riêng ta không muốn, mà địch cũng không đành chịu bị động, tức địch cũng không muốn bị khống chế. Nhưng ta có thể khống chế nó th́ không thể không làm thế.
Theo tính tự nhiên, không cái ǵ là không thế. Bắt đầu quen ở một việc mà ra, lâu rồi nhân đó mà thành tự nhiên, cho nên người khéo dùng binh, thấy ǵ cũng là việc binh, bàn ǵ cũng là chiến lược, làm ǵ cũng dùng cách gián hành biến hóa, cho nên khi có việc xảy đến, không đợi phải xếp đặt bàn tính mà không việc ǵ là không thích hợp với kinh điển. Trời tự nhiên cho nên xoay vần, đất tự nhiên cho nên đông lại; việc binh tự nhiên cho nên không trận nào là không thắng.
Dùng trí để phục thiên hạ, mà thiên hạ phải phục trí, nhưng trí vẫn không thắng; dùng phép để chế thiên hạ, mà thiên hạ phải theo phép, nhưng phép cũng không thần. Vậy trí với phép không phải là cái hay ở trong cái hay đâu. Bậc thánh vơ trị đời, đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có lũy, chiến ở chỗ không có trận, nhẹ nhàng như mưa rơi trên không, dựng lên cuộc đời vô sự.
____________________________
1. Chữ Hán là: “Không địch chi mưu” chữ không ở đây nghĩa là làm cho khốn. Những chữ không ở dưới th́ nghĩa là làm cho háo ra không, hay làm ra không, không có thực hiện hay không có thực sự.
2. Chữ không ở đây lại nghĩa là làm cho khốn như ở trên.
3. Lên đài đi giày, tức là hưởng vinh dự phú quư.
*
* *
Sách Vơ kinh1:
Vua Thái tôn (nhà Đường) hỏi: Các tướng súy hiện nay duy có Lư Tích, Đạo-tông, Triết Vạn-triệt2. Trừ Đạo-tông là thân thuộc, ngoài ra c̣n ai là người có thể dùng được? – Tĩnh thưa3: Bệ hạ thường nói Đạo-tông dùng binh không đại thắng cũng không đại bại, Vạn-triệt nếu không đại thắng tức phải đại bại. Thần vụng nghĩ lời thánh nói: Chẳng cầu đại thắng mà cũng chẳng để đại bại, đó là quân có tiết chế; muốn thắng to có thể thua to, may mà thành công. Cho nên Tôn Vơ nói rằng: Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà ḿnh có thể thắng4. Tiết chế ở ḿnh mà thôi.
Thái tôn hỏi: Theo Binh pháp5, cái ǵ là sâu nhất? Tĩnh thưa: Thần đă từng chia làm ba bậc, để cho học giả đi dần mà tới vậy. Một là đạo, hai là trời đất, ba là tướng pháp. Kể về đạo th́ rất tinh vi. Kinh Dịch bảo rằng: Thông minh duệ trí, thần vơ mà không giết người, chính là thế. Nói về trời th́ có âm dương, nói về đất th́ có thế hiểm thế dễ, người khéo dùng binh th́ có thể lấy âm mà đoạt dương, lấy hiểm mà đánh dễ. Mạnh Tử bảo thiên thời địa lợi chính là thế. Nói về tướng pháp th́ cốt dùng người và dùng khí. Sách Tam lược6 bảo rằng: Được quân sĩ th́ tốt. Quản Trọng bảo rằng: Đồ binh khí tất phải bền sắc, chính là thế.
______________________________
1. Xem Vơ kinh trực giải, phần “Tam lược”.
2. Lư Tích: Tích nguyên là họ Tư, làm quan nhà Đường, Thái Tôn cho họ là Lư. Tích người Tào-châu, trước tiên là Thế-tích, sau kiêng húy của Thái Tôn bỏ chữ Thế đi. Đạo-tông: tức là Lư Đạo-tông, là bà con của Đường Thái tôn. Tiết Vạn-triệt: người ở Phần-âm, đời Tùy, cùng với em là Vạn-quân về với Đường Cao tổ.
3. Tĩnh: Tức Lư Tĩnh, người Tam-nguyên, giỏi binh pháp. Trước làm quan với Tùy, sau về Đường, thời Đường Thái tôn b́nh nước Ngô, phá Đột-quyết, có công to, phong làm Vệ-quốc công, người sau biên chép những lời bàn về binh pháp của Tĩnh làm sách Lư Vệ công vấn đối, được xem là một trong bảy sách của Vơ kinh.
4. Xem Tôn tử, thiên IV.
5. Binh pháp: Tên sách của Tôn Vơ.
6. Sách Tam lược: Truyền là của Hoàng-thạch công thời Chiến quốc, nhưng do người đời sau giả thác, được xem là một trong bảy sách Vơ kinh.
Thái tôn nói: Phải. Ta cho rằng không đánh mà khuất phục được quân người, đó là cao nhất; trăm đánh trăm thắng, đó là bậc giữa; hào sâu lũy cao để tự giữ, đó là thấp nhất. Lấy đó mà so lường th́ Tôn Vơ1 làm sách đều đủ có ba bậc. – Tĩnh nói: Xem lời văn xét việc làm, cũng có thể phân biệt được. Như Trương Lương2, Phạm Lăi3, Tôn Vơ, vượt hẳn lên cao không biết đâu mà lường, nếu không biết đạo th́ sao làm được thế? Nhạc Nghị4, Quản Trọng5, Gia-Cát Lượng6, chiến th́ thắng, giữ th́ bền, nếu không biết xét thiên thời địa lợi th́ làm sao được thế? Thứ đến Vương Mănh7 giữ Tần, Tạ An8 giữ Tấn, nếu không biết dùng tướng chọn tái, cố giữ cho bền, th́ làm sao được thế? Cho nên những nhà rèn tập quân lính, trước hết phải do bậc thấp rồi mới đi đến bậc giữa, do bậc giữa rồi mới đi đến bậc cao, thế th́ dần dần mới sâu được, không thế th́, chỉ để lời nói suông mà ghi đọc, không đủ dùng vậy.
Thái tôn nói: Đạo gia kiêng ba đời làm tướng. Không nên truyền xằng mà cũng không thể không truyền được. Khanh nên cẩn thận nhé.
Tĩnh lạy hai lạy mà ra, đem hết sách truyền cho Lư Tích.
_______________________________
1. Tôn Vơ: Người nước Tề (thời Xuân Thu), giỏi về binh pháp, có sách Tôn tử 13 thiên, Ngô vương Hạp-lư dùng làm tướng, phá nước Sở, uy chế nước Tề, làm bá chủ chư hầu.
2. Trương Lương: Người nước Hàn, làm quan đại phu nước Hàn, Tần diệt Hàn, Lương báo thù cắp dùi đánh Tần Thủy hoàng ở Bác-lăng; sau về với Hán Cao tổ, bàn mưu kế giúp Hán Cao tổ nên nghiệp đế, rồi th́ tịch cốc nói thác là đi theo Xích-tùng tử. Lương tên tự là Tử Pḥng, phong Lưu hầu.
3. Phạm Lăi: Người nước Sở (thời Xuân Thu) làm quan giúp Việt Câu-tiễn, diệt được nước Ngô, rồi không làm quan nữa, đi chơi ngũ hồ, thay đổi họ tên, sau đến đất Đào, tự đặt hiệu là Đào Chu công.
4. Nhạc Nghị: Người nước Yên (thời Xuân Thu), làm khanh nước Yên, đem Yên, Triệu, Sở, Hàn, Ngụy năm nước đánh Tề, hạ được hơn 30 thành.
5. Quản Trọng: Người nước Tề (thời Xuân Thu), tên là Di-ngô, tự là Trọng, cũng gọi là Kinh Trọng, làm tướng giúp Tề Hoàn công, nước giàu quân mạnh, làm bá chủ chư hầu.
6. Gia-Cát Lượng: Người Lang-da (Thục Hán), tự là Khổng Minh, giúp Lưu Bị lấy Kinh-châu, Ích-châu và Hán-trung, dựng nên nước gọi là Thục, giỏi binh pháp, có lập ra Bát trận đồ.
7. Vương Mănh: Người Bắc-hải (thời Tấn), làm quan với Tần Bồ Kiên, giúp Tần được cường thịnh.
8. Tạ An: Người Hà-dương (thời Tấn), làm tư mă cho Tấn Hoàn Ôn, khi Tần Bồ Kiên sang đánh Tấn, An cử cháu là Tạ Huyền đi đánh, phá được 10 vạn quân của Bồ Kiên.
*
* *
Sách Vơ kinh:
Phàm nơi chiến trường là chỗ để chứa xác; ai quyết chết th́ sống, cầu sống th́ chết. Người tướng giỏi như ngồi trong thuyền thủng, nấp dưới nhà cháy, khiến trí không kịp mưu, mạnh không kịp giận, cứ việc mà để cho đánh. Cho nên nói cái hại trong việc dùng binh th́ do dự là lớn nhất, tai vạ của ba quân sinh ra bởi sự hồ nghi1.
Cho nên làm tướng cần có năm điều: một là lí, hai là bị, ba là quả, bốn là giới, năm là ước.
Lí (trị lí) tức là trị nhiều quân cũng như trị ít quân; bị (pḥng bị) th́ ra khỏi cửa như đă thấy địch; quả (dũng cảm) là lâm địch th́ không nghĩ đến sống; giới là tuy đă thắng vẫn cẩn thận như khi mới đánh; ước là pháp lệnh đơn giản mà không nhiễu2. Vâng mệnh rồi th́ chẳng từ giă người nhà, đánh địch thua rồi mới trở về, đó là lễ của người làm tướng. Cho nên trong ngày ra quân th́ chỉ có chết vinh mà không có sống nhục.
Phàm việc binh có bốn cơ: một là khí cơ, hai là địa cơ, ba là sự cơ, bốn là lực cơ.
Ba quân đông đúc hàng trăm vạn người, mà quyền xếp đặt nhẹ nặng là ở một người, thế gọi là khí cơ; đường sá hẹp ḥi, núi cao ải lớn, mười người chống giữ, ngh́n người khó qua, thế gọi là địa cơ; khéo dùng gián điệp, cho khinh binh qua lại, chia tán thế quân của địch, khiến cho vua tôi nó oán nhau, trên dưới nó đổ lỗi cho nhau, thế gọi là sự cơ; xe bền trục bánh, thuyền tốt lái chèo, lính thạo chiến trường, ngựa quen rong ruổi, thế gọi là lực cơ. Biết đủ bốn điều ấy th́ có thể làm tướng.
Phàm trống chiêng là để làm uy cho tai, cờ xí là để làm uy cho mắt, cấm lệnh h́nh phạt là để làm uy cho ḷng. Tai sợ uy tiếng, tiếng không thể không trong; mắt sợ uy sắc, sắc không thể không sáng; ḷng sợ uy h́nh, h́nh không thể không nghiêm. Ba điều ấy không dựng lên được th́ tuy có nước cũng phải thua địch. Cho nên nói rằng: Tướng phất cờ th́ không ai là không theo, tướng chỉ cờ th́ không ai là không liều chết3.
Người làm tướng trên không bị chế bởi trời, dưới không bị chế bởi đất, giữa không bị chế bởi người; ḷng khoan thai không thể khích bằng giận, ḷng trong sạch không thể khiến bằng của. Phàm ḷng điên, tai điếc, mắt ḷa, lấy ba điều lầm lẫn ấy mà chỉ huy người ta th́ thực khó lắm.
Đại phàm quân đội cần lao, tướng phải đem ḿnh làm trước. Khi nắng th́ không giương dù, khi rét th́ không mặc áo kép, gặp chỗ hiểm trở th́ đi bộ; giếng quân đáo xong rồi mới uống sau; cơm quân nấu chín rồi mới ăn sau; lũy quân đắp xong rồi sau mới làm nhà ở. Nhọc hay nghỉ, ḿnh phải cùng với quân lính. Như thế th́ quân dù ở lâu cũng không đến nỗi già mỏi.
Kể ra dân không bao giờ có hai ḷng, sợ ta th́ khinh địch, sợ địch th́ khinh ta. Bị dân khinh th́ thua; dân sợ uy th́ thắng. Phàm tướng giỏi th́ quan phải sợ tướng, mà quan sợ tướng th́ dân phải sợ quan, dân sợ quan th́ địch phải sợ dân. Thế nên muốn biết được hay thua, trước hết phải biết cân nhắc xem dân khinh hay là dân sợ. Kể ra kẻ không đẹp ḷng ta th́ ta không dùng, kẻ không sợ bụng ta th́ ta không cất nhắc; yêu do ở người dưới thuận theo, uy do ở người trên mà có; yêu th́ không có hai ḷng, uy th́ không dám xúc phạm. Cho nên người tướng giỏi chỉ cần ở yêu và uy mà thôi. Uy ở chỗ không thay đổi; ơn ở chỗ biết nhân thời ứng việc th́ có cơ; trị khí để mà chiến; tỏ ư để mà công; bố trí bề ngoài để mà thủ; không quá ở chỗ theo độ số; không khốn ở chỗ có dự bị; thận trọng từ cái nhỏ; mưu trí ở việc lớn; trừ hại th́ quả quyết được ḷng dân v́ nhún nhường; bị khinh rẻ v́ hay ngờ vực; ác nghiệt v́ hay chém giết; thiên lệch v́ nhiều ḷng riêng; không tường tất v́ ghét nghe lỗi ḿnh; không tiết độ v́ hao phí của dân; không sáng suốt v́ nghe lời dèm pha; không chắc chắn v́ nhẹ dạ; quê mùa v́ bỏ người hiền; mắc vạ v́ ham lợi lộc; bị hại v́ gần tiểu nhân; mất nước v́ không ǵn giữ; nguy khốn v́ không tỏ hiệu lệnh.
_____________________________
1, 2. Ngô tử, thiên III.
3. Ngô tử, thiên IV.
Phàm binh không đánh thành không lỗi, không giết người không tội. Kể ra giết cha anh người ta, cướp của cải người ta, bắt con cái người ta, đó đều là trộm cướp. Cho nên binh là để giết bọn bạo loạn và cấm điều bất nghĩa. B́nh đến đâu th́ người cày không bỏ ruộng, người buôn không bỏ hàng, sĩ đại phu không bỏ chức. V́ quyền bàn bạc về vơ chỉ ở một người, cho nên mũi gươm không giây máu mà người trong thiên hạ đều thân yêu cả.
Phàm giết người là để cho sáng tỏ oai vơ vậy. Giết một người mà ba quân sợ, giết một người mà vạn người mừng, th́ cứ giết. Giết cốt ở giết người có tội lớn; thưởng cốt ở thưởng người có công nhỏ. Đáng giết, th́ dẫu người quư trọng cũng giết, đó là h́nh th́ xét ngược cả lên trên; thưởng th́ thưởng cho cả những trẻ chăn trâu, người giữ ngựa, đó là thưởng th́ trôi xuống cả dưới vậy. Kể ra có thể h́nh xét ngược lên trên, thưởng trôi xuống dưới, th́ đó là oai vơ của người tướng. Cho nên nhà vua phải trọng tướng. Kể ra tướng trên không bị hạn chế bởi trời, dưới không bị hạn chế bởi đất, giữa không bị hạn chế bởi người.
Cho nên binh là đồ hung khí, tranh nhau là việc trái đức, mà tướng là thần chết, bất đắc dĩ mới phải dùng.
Ở trên không nệ trời, ở dưới không nệ đất, ở sau không nệ mệnh vua, ở trước không biết có địch.
Binh của một người như hùm như sói, như mưa như gió, như sấm như sét, rầm rầm rộ rộ, thiên hạ đều kinh. Binh thắng giống như nước. Kể ra nước là vật rất mềm yếu, nhưng có thể làm cho gỗ núi sụt lở, không có ǵ lạ đâu, v́ tính chuyên nhất mà cảm xúc ngay thực.
Nay lấy gươm giáo sắc bén, giáp da tê bền, ba quân đông đúc, có cả kỳ chính, th́ thiên hạ không thể nào địch lại được.
Cho nên nói rằng: Cất người hiền dùng người tài, không kể ngày giờ nào mà việc đều lợi; sáng pháp luật tỏ hiệu lệnh, không phải bói toán mà được tốt lành; quư người có công, nuôi người khó nhọc, chẳng cầu đảo mà được phúc. Lại nói: Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợ không bằng nhân ḥa. Thánh nhân đời xưa, cẩn thận việc người mà thôi.
Người tướng, ngày chịu mệnh quên cả nhà; ra bày quân nằm ở đồng th́ quên cả cha mẹ; vén áo bào mà đánh trống th́ quên cả ḿnh.
Ngô Khởi khi ra trận, người tả hữu dâng gươm, Khởi nói: “Tướng chỉ chuyên cầm cờ trống mà thôi. Lâm nạn quyết đánh, vẫy gươm chỉ giáo là việc của tướng, dùng một thanh gươm không phải là việc của tướng. Cho nên người biết đạo trước hết phải dự tính đến sự thất bại v́ không biết chỗ dừng. Có phải là chỉ tiến mới nên công đâu! Khinh tiến mà cầu đánh th́ địch sẽ mưu dừng lại, nếu ta tiến đi ta sẽ bị địch đánh. Cho nên Binh pháp nói: Tiến mà theo, thấy th́ đánh, nhà vủa không dám đương mà cứ lấn vượt, như thế th́ sẽ mất quyền.
Lời nói không cẩn thận th́ bị lấn; lấn át không chừng mực th́ bị phá. Nước tràn sét đánh, ba quân rối loạn. Nếu muốn yên được nguy, trừ được nạn, th́ lấy trí mà quyết đoán, xem lời bàn ở lang miếu1 là cao, xem lời nói khi chịu mệnh là trọng. Lời bàn vượt cơi phải cho sắc bén, như thế th́ có thể thắng phục nước địch.
Binh có năm điều rất quan trọng: Làm tướng quên nhà, vượt cơi quên cha mẹ, đánh giặc quên ḿnh, quyết chết th́ sống, gấp thắng th́ thua. Đâm chết được trăm người, có thể hăm hàng rối trận. Đâm chết được ngh́n người, có thể bắt địch giết tướng. Đâm chết được vạn người, có thể hoành hành trong thiên hạ. Chuyên nhất th́ thắng, ĺa tan th́ thua; mặt trận kín th́ vững bền; mũi nhọn thưa th́ địch dễ đến. Quân sợ địch hơn sợ tướng th́ thua. Sở dĩ biết sự được thua, là do cân nhắc tướng với địch. Địch với tướng như cái cân vậy, yên tĩnh th́ trị, gấp vội th́ rối. Người xưa đuổi chạy không quá trăm bước, rút lùi không quá hai xá2, đó là để bày tỏ điều lễ. Không ép uổng người bất năng, thương xót người đau ốm, đó là để bày tỏ điều nhân. Thành hàng rồi mới khua trống, đó là để bày tỏ điều tín. Tranh lấy nghĩa mà không tranh lấy lợi, đó là để bày tỏ điều nghĩa. Lại hay tha người quy phục, đó là để bày tỏ điều dũng. Biết sau biết trước, đó là để bày tỏ điều trí. Sáu đức ấy theo từng thời mà dạy, để làm đạo dựng kỉ cương cho dân, đó là chính trị từ xưa vậy.
Pháp luật của nước không dùng cho quân, kỉ luật của quân không dùng cho nước. Kỉ luật của quân đem dùng cho nước th́ dân đức phải bỏ, pháp luật của nước đem dùng cho quân th́ quân đức phải yếu. Cho nên ở nước th́ lời nói mềm mại ôn tồn; ở triều th́ cung kính nhún nhường, sửa ḿnh để đối đăi với người, vua không triệu th́ không đén, không hỏi th́ không nói, khó tiến dễ lui; ở quân th́ khi đứng cứng cát, khi đi th́ mau mà quả quyết, mặc giáp trụ th́ không lạy, ngồi xe quân th́ không chào, qua cửa thành th́ không rảo bước, gặp việc nguy th́ không nhường ai. Cho nên lễ với pháp là trong với ngoài, văn với vơ là tả với hữu.
Ḷng tướng ḷng quân đều là ḷng cả. Ngựa trâu, xe cộ, quân lính nghỉ ngơi no nê, đều là sức cả. Dạy th́ làm trước, đánh th́ theo tiết. Tướng quân ví như ḿnh, quân đội ví như tay chân, hàng ngũ ví như ngón tay ngón chân.
Phàm chiến tranh phải có thiên, có tài, có mỹ. Thời giờ không thay đổi, quân đi phải bí mật, đó gọi là thiên; quân chúng cứ nẩy ra ư hay, đó gọi là tài; quân lính tập trận giỏi, mọi vật đều dự bị đầy đủ, đó gọi là mĩ.
________________________________
1. Lang miếu: Triều đ́nh.
2. Quân đi 30 dặm là một xá.
*
* *
Sách Bảo giám:
Cho nên khi chưa ra quân th́ yên lặng như cô gái chưa chồng; khi địch đă đến th́ như con thỏ sổng, khiến địch không kịp chống cự. Mọi người cứng rắn, lời nói nóng hổi. Xe th́ kín là chắc, quân th́ ngồi là chắc, áo giáp nặng th́ bền, binh khí nhẹ th́ hơn. Thư từ tin tức phải dứt, thế gọi là dứt sự trông ngóng. Chọn nơi tốt để đóng quân, thế gọi là thêm mạnh cho người. Bỏ gánh đội nặng mà ăn hà tiện, thế gọi là mở ư cho người. Đó là chính trị từ xưa vậy.
Nhạc Vũ-mục1 nhà Tống nói: Cái thuật dùng binh, các điều nhân, tín, trí, dũng, nghiêm, thiếu một điều là không được2.
Đại thể hành binh có ba điều: Một là trời, hai là đất, ba là người. Thế trời là mặt trời mặt trăng trong sáng, năm ngôi sao đúng độ, sao chổi sao bột không hiện, hơi gió điều ḥa. Thế đất là thành cao bờ thẳm, sông to ngh́n dặm, cửa đá hang sâu, đường ruột dê quanh co. Thế người là vua thánh tướng hiền, ba quân giữ lễ, sĩ tốt vâng lệnh, giáp bền lương đủ. Người tướng giỏi nhân được thời trời, dùng được thế đất, nương được lợi người, th́ tới đâu cũng thắng, đánh đâu cũng được vạn toàn.
Tướng có năm tài và mười lỗi.
Năm tài là: Dơng, trí, nhân, tín, trung. Dơng th́ không ai phạm được; trí th́ không cái ǵ làm rối được; nhân th́ yên dân; tín th́ không lừa dối; trung th́ không hai ḷng3.
Mười lỗi là: Có dơng mà khinh chết; có gấp mà muốn mau; có tham mà ham lợi; có nhân mà không nỡ giết; có trí mà ḷng nhút nhát; có tín mà hay tin người; có liêm mà không yêu người; có trí mà ḷng chần chờ; có cương nghị mà tự ohuj; có nhu nhược mà thích dùng người. Dơng mà khinh chết th́ có thể dùng bạo lực mà đối phó; gấp mà muốn mau th́ có thể đẻ lâu; tham mà ham lợi th́ có thể đút của; nhân mà không nỡ giết th́ có thẻ làm cho nhọc; tŕ mà ḷng nhút nhát th́ có thể làm cho quẫn; tín mà hay tin người th́ có thể nói dối; liêm mà không yêu người th́ có thể khinh nhờn; trí mà ḷng chần chờ th́ có thể đánh úp; cương nghị mà tự phụ th́ có thể trị được; nhu nhược mà thích dùng người th́ có thể lừa được.
Cách sử dụng người trí, người dơng, người tham, người ngu: Người trí thích dựng được công; người dơng ham đạt được chí; người tham chạy theo lợi; người ngu không nghĩ đến chết. Lấy chí t́nh mà dùng, đó là điều màu nhiệm của nhà binh vậy.
Đạo làm tướng có tám điều tệ là:
1. Ḷng tham không chán.
2. Ghen người hiền, ghét người tài.
3. Tin lời gièm, ưa lời nịnh.
4. Xét người không xét ḿnh.
5. Do dự không quả quyết.
6. Say đắm rượu và sắc đẹp.
7. Thích xảo trá mà ḷng nhút nhát.
8. Nói dối mà không theo lễ.
Làm tướng có trách nhiệm nguy, là bởi trách nhiệm nặng th́ nguy. Cho nên tướng giỏi th́ không cậy mạnh, không cậy thế, được yêu cũng không mừng, bị nhục cũng không sợ, thấy lợi không tham, rượu ngon không đắm, đem ḿnh hi sinh cho nước, chỉ có một ḷng mà thôi.
Có bốn điều muốn là:
1. Đánh th́ muốn dùng ḱ binh.
2. Mưu th́ muốn làm bí mật.
3. Quân chúng th́ muốn yên tĩnh.
4. Ḷng th́ muốn chuyên nhất.
________________________________
1. Tức là Nhạc Phi.
2. Vơ kinh tổng yếu, Tiền tập, quyển 1, gọi là ngũ tài.
3. Vơ kinh tổng yếu, thay Trung bằng Nghiêm.
Người tướng giỏi, cứng không thể bẻ được, mềm không thể uốn được. Cho nên lấy yếu để chế mạnh; lấy mềm để chế cứng. Mềm cả yếu cả, th́ thế phải kém; cứng cả mạnh cả, th́ thế phải mất. Không cứng không mềm, đó là đạo thường.
Tướng không nên kiêu, kiêu th́ thất lễ; thất lễ th́ người ta ĺa bỏ; người ta ĺa bỏ th́ quân chúng làm phản.
Tướng không nên biếng, biếng th́ không thưởng công; không thưởng công th́ quân sĩ không chịu hi sinh; quân sĩ không chịu hi sinh th́ quân không có công; quân không có công th́ nước trống rỗng; nước trống rỗng th́ giặc đến.
Khổng tử nói: Nếu có tài giỏi như Chu công mà có tính kiêu và lận, th́ cái khác cũng không đủ kể nữa.
Có tiết cao có thể khuyến khích phong tục; có hiếu đễ có thể nêu danh về sau; có tín nghĩa có thể kết bạn; có rộng yêu có thể thu phục quân chúng; có sức mạnh có thể lập công. Đó là năm đức tốt của người làm tướng.
Có mưu mà không biết tính điều phải trái, có lễ mà không biết dùng hiền lương, chính trị mà không biết làm đúng h́nh pháp, giàu có mà không biết giúp người nghèo thiếu, trí khôn mà không biết ngừa từ việc chưa xảy ra, lo nghĩ mà không biết pḥng từ việc rất nhiệm nhặt, việc xa không biết suy mà biết, khi thua không thể không có gièm chê. Đó gọi là tám điều xấu.
Kinh thư nói: Khinh nhờn người quân tử th́ không thu được ḷng người. Khinh nhờn kẻ tiểu nhân th́ không dùng hết được sức người. Mấu chốt việc hành binh, cốt nhất phải nắm được ḷng người anh hùng, nghiêm sự thưởng phạt, tóm được đạo văn vơ, gồm được thuật cứng mềm, trải những thuyết lễ nghĩa, trước trọng đức rồi sau dùng sức lực. Tĩnh th́ như cá lặn; động th́ như rái chạy; làm vỡ chỗ liền; bẻ găy chỗ mạnh; dùng cờ xí làm cho hoa mắt; dùng chiêng trống làm cho núng ḷng; rút lui th́ như núi dời; tiến lên th́ như mưa gió; cất quân th́ như lèn đổ; hợp lại th́ như cọp đánh nhau. Cưỡng ép mà rộng dung; lấy lợi mà dụ dỗ; lấy lễ mà giữ ǵn; nó kém th́ khiến cho kiêu; nó thân th́ làm cho ĺa; nó mạnh th́ làm cho yếu. Có người nguy th́ làm cho yên; có người sợ th́ làm cho vui; có người phản th́ cưu mang trở lại; có người oan th́ cho họ được thân; kẻ mạnh th́ nén xuống; kẻ yếu th́ đỡ lên; người có mưu th́ gần gũi; người gièm pha th́ đánh đổ đi; được của cải th́ chung nhau; không cậy sức mà khinh địch; không ngạo của mà khinh người; không v́ được yêu lâu mà làm sai. Tính trước rồi sau mới hành động; biết có thể thắng rồi sau mới chiến. Được ngọc lụa không để riêng ḿnh dùng; được con trai con gái không để riêng ḿnh sai khiến. Như thế mà phát chính ra lệnh th́ người ta nguyện chiến đấu ngay, mũi gươm chưa giây máu mà địch tự thua vậy.
Người làm tướng phải có ḷng dạ, phải có tai mắt, phải có nanh vuốt. Không có ḷng dạ th́ như người đi đêm không có đuốc; không có tai mắt th́ như người ở trong xó tối; không có nanh vuốt th́ như người đói ăn phải vật độc; không trường hợp nào là không chết. Cho nên người tướng giỏi phải có người nghe rộng biết nhiều để làm ḷng dạ, người xét sâu kín đáo để làm tai mắt, người dũng cảm giỏi đánh để làm nanh vuốt. Kể ra dùng người ngu mà thắng người trí là nghịch; dùng người trí mà thắng người ngu là thuận; dùng người trí mà thắng người trí là cơ. Cơ có ba đường: 1. cơ về việc, 2. cơ về thế, 3. cơ về t́nh. Cơ về việc, khi đă xảy mà không có thể ứng phó th́ không phải là trí. Cơ về thế, khi đă động mà không có thể khống chế th́ không phải là hiền. Cơ về t́nh, ốm mà không gắng làm được th́ không phải là dơng. Người tướng giỏi tất nhân cơ mà giữ phần thắng.
Quân đi ra phải có luật, trái luật là dữ. Luật có 15 điều:
1. Lo nghĩ, có gián điệp để sáng tỏ.
2. Nói chuyện, lời nói phải cận thận.
3. Dơng, địch với mọi người mà không nao.
4. Liêm, thấy lợi th́ nhớ nghĩa.
5. B́nh, thưởng phạt công bằng.
6. Nhẫn, khéo nhịn trong sỉ nhục
7. Khoan, hay dung nạp mọi người.
8. Tín, hay xem trọng lời hứa.
9. Kính, có lễ với người hiền tài.
10. Minh, không nghe lời gièm
11. Cẩn, không trái lễ.
12. Nhân, khéo nuôi quân sĩ.
13. Trung, đem ḿnh hiến cho nước.
14. Phận, biết thôi và đủ.
15. Mưu, tự liệu về ḿnh trước rồi sau mới liệu địch.
Vả nước lấy binh làm gốc, binh lấy tướng làm gốc, quân lấy tướng làm chủ. Cho nên muốn binh mạnh để chiến thắng th́ cần ở sự dùng tướng được người, rồi sau mới có thể uy phục được thiên hạ và các rợ xung quanh. Đó là gốc lớn để trị nước.
Phàm tướng hay dùng chính mà không dùng ḱ là tướng giữ ǵn; hay dùng ḱ mà không dùng chính là tướng chiến đấu; ḱ chính đều dùng cả, đó là tướng giúp nước vậy. Dấy binh ra quân, bày binh phá trận, xem dáng cờ xí, hiểu tiếng chiêng trống, đo bóng định giờ để quyết lành dữ; theo sự chuyển vận của ngũ hành, ra vào ứng theo thần vị; lấy biến mà dùng binh, khiến kẻ địch không lường biết tự đâu mà đến; lấy thần mà dùng binh, khiến quân ta không biết ta làm ǵ; động có mực; tĩnh có phương; được thua ở trong tay; thấy trước mà sẽ được ḷng của trời đất quỉ thần để yên ḷng quân chúng; đó gọi là thiên tướng vậy.
Ở trong bốn cơi, những việc của trăm họ do tướng văn chịu trách nhiệm; ở ngoài bốn cơi, những việc đối với nước địch do tướng vơ chịu trách nhiệm. Tục ngữ nói: Tướng vơ tướng văn sáng suốt th́ nhà nước không có việc binh. Khi mềm th́ cứng, khi co th́ duỗi, sáng mà có dũng, hùng mà có mưu, tṛn mà hay chuyển, ṿng mà biết mối, trí trùm khắp muôn vật, mà đạo cứu cả thiên hạ, người có cả tám điều ấy th́ đủ gọi là đại tướng. Cho nên bảo rằng tướng là người giúp nước; giúp được chu đáo th́ nước có thể mạnh; giúp mà sơ hở th́ nước hẳn yếu. Dùng tướng phải xem diện mạo, xét thần thái mà biết được ḷng.
Vua đối với tướng, chọn người hiền mà trao cho quyền bính, cất lên mà không ngờ vực ǵ, th́ tướng tất trong đáp ứng bằng ngay thẳng, ngoài phục vụ bằng thuận ṭng. Đáp ứng bằng ngay thẳng th́ luật quân nghiêm; phục vụ bằng thuận ṭng th́ tiết bề tôi vững. Cử tướng như thế mà ngăn giặc th́ có lo ǵ phải chở xe xác về đâu.
Quân được hay thua do ở người tướng. Có phải bởi tướng làm nên đâu, chỉ do sự dùng của tướng mà thôi. Trí địch muôn người, không dùng được muôn người th́ cũng như người ngu vậy; dũng nhất ba quân, nếu không dùng được ba quân th́ cũng như người nhát vậy. Người tướng giỏi đứng đắn mà hay biến hóa, cứng cát mà hay thương người, nhân từ mà hay quyết đoán, dũng cảm mà hay tường tất, lấy sách lược mà chế ngự quan và quân, chưa thấy ai như thế mà không dựng được công nghiệp để dẹp yên họa loạn bao giờ.
Nhà nước hành quân trao luật, cái quyền sinh sát do đại tướng làm chủ. Làm ḷng dạ của nước, nắm sinh mệnh của ba quân, có thể không thận trọng sự lựa chọn hay sao! Nếu muốn phong tướng, trước phải lấy tinh thần mà xét nên chăng về bốn điều: 1. diện mạo; 2. lời nói; 3. cử động; 4. việc làm.
Sách Vạn cơ chí1:
Dẫu có một trăm vạn quân và một tướng có khí nuốt địch, phỏng đem hết vũ khí của cả nước trao cho, nếu không dùng được người th́ làm ǵ được? Tướng lớn và nhỏ đều có bốn bậc, tướng nào mà không dự ở cả trong tám bậc ấy, th́ không thể gọi là tướng được. Bốn bậc tướng lớn là: 1) thiên tướng, 2) địa tướng, 3) nhân tướng, 4) thần tướng. Bốn bậc tướng nhỏ là: 1) uy tướng, 2) cường tướng, 3) mănh tướng, 4) lương tướng.
Quân đến nơi nào, cũng phải xét kĩ địa lí. Núi chằm, xa gần, rộng hẹp, hiểm dễ, rừng rú dày mỏng, khe suối sâu nông, nếu xem như ở trên bàn tay, th́ khi chiến thắng, sau trước không ngăn trở, tả hữu không ngưng trệ, quân bộ quân kị đi lại đều tiện, giáo mác sử dụng được hợp, chỉ huy tiến thoái đều thuận t́nh, người ngựa không bị bức nghẽn, đánh giữ th́ được lợi về lương chứa, phát quân th́ được đủ về nước cỏ, người ngựa không bị đói khát, hăm vào đất chết mà có thể sống, lâm vào chỗ mất mà có thể c̣n, đất nghịch mà dùng thuận được, đất thuận mà dùng nghịch được, không chọn khó dễ, đều có thể yên mà sau động, động mà quyết thắng, thế gọi là địa tướng2.
_________________________________
1. Chúng tôi không t́m ra sách Vạn cơ chí.
2. Thiên tướng đă nói ở trên, nên đây chỉ nói địa tướng thôi.
Thanh liêm về của cải, tiết kiệm về tiêu dùng, lơ là về rượu, giữ ḿnh theo lễ, thờ bề trên lấy trung, vui lo cùng quân lính, lấy của địch mà không tích trữ, bắt phụ nữ địch mà không giữ riêng, nghe mưu mà dùng người, gặp ngờ th́ phán đoán, dùng mà không lấn người, nhân mà không bỏ phép, giấu tội nhỏ răn lỗi lớn, phạm lệnh không kể là thân, thưởng công không nghĩ đến thù, người già th́ nâng đỡ, người trẻ th́ vỗ về, người sợ th́ làm cho yên dạ, người lo th́ làm cho vui ḷng, có kiện th́ xử đoán, có lạm th́ xét minh, có giặc th́ đánh dẹp, kẻ mạnh th́ nén xuống, kẻ nhát th́ che chở, kẻ dũng th́ sai khiến, kẻ ngang ngược th́ giết, kẻ phục tùng th́ tha, người mất th́ cho được lại, người quên th́ nhắc bảo cho, người quy thuận th́ cho tước, người hung bạo th́ trấn trị, gần người mưu trí, xa người gièm pha, lấy thành không phải đánh, lấy đất không phải giữ, địch nông cạn th́ chờ sinh biến, địch dối trá th́ bắt tuân theo, thế trái phải chờ xem, thế thuận th́ quyết đánh, thế gọi là nhân tướng.
Lấy thiên tướng làm ngoài, lấy địa tướng làm trong, lấy nhân tướng ở giữa, gồm cả sở trường của ba tướng th́ gọi là thần tướng.
Trong khi hành quân, không nệ thiên thời, không nệ địa lợi; dùng người không ḱ gan hay nhát, nghe có địch th́ đi ngay mà không lo ngờ, kẻ nào phạm lệnh th́ không kể tội lớn hay nhỏ, buộc ngay vào h́nh pháp, nghe tiếng là phải sợ, chống lại là phải đánh, thế gọi là cường tướng1.
Quân không ḱ nhiều hay ít, địch không ḱ mạnh hay yếu; ba quân theo lệnh, như cánh tay khiến ngón tay, đi lại muôn cách thay đổi, đánh lúc địch chẳng ngờ, cử động như thần, một ngựa một gươm gạt mũi nhọn mà tiến vào trước, khiến quân địch lúng túng, sợ mà lánh xa, thế gọi là mănh tướng.
Lấy uy tướng làm ngoài, lấy mănh tướng làm trong, lấy cường tướng ở giữa, gồm cả sở trường của ba tướng th́ gọi là lương tướng.
Nhà nước dùng tướng, được thiên tướng có thể chống được giặc trái trời, được địa tướng có thể chống được giặc trái đất, được nhân tướng có thể chống được giặc trái người, được thần tướng có thể chống được giặc cả thiên hạ, tính toán không sót điều ǵ.
Uy tướng có thể phụ với thiên tướng, cường tướng có thể phụ với địa tướng, mănh tướng có thể phụ với nhân tướng, lương tướng có thể giữ bốn phương. Tuy nói mănh và cường có sự lợi dụng nhanh chóng, nhưng đều không thể dùng riêng được. Đó là thể của đạo tướng vậy.
Tướng khi ra trận, không hỏi vợ con, là tỏ ra đă dâng ḿnh cho nước. Vua khi sai tướng không dám khinh thường việc lễ, là tỏ ra tôn trọng việc dùng người. Tướng khi ở ngoài có quyền không theo mệnh vua, chỉ nhằm tiện của nhà nước mà phục vụ, giữ ḿnh trong sạch, quư trọng quân sĩ. Cho nên tướng mà cự lời can ngăn th́ người anh hùng trở về nhà; không theo chước hay th́ kẻ mưu sĩ cũng bỏ đi; coi thiện ác ngang nhau th́ hiền ngu lẫn lộn; thưởng phạt rối loạn th́ kỉ cương tan tành; mừng nhiều th́ không có uy; giận nhiều th́ ḷng người ĺa; nói năng nhiều th́ cơ lộ; ham thích nhiều th́ trí lầm; rộng răi th́ quân trễ nải; bạo ngược th́ quân oán hờn. Tướng tự chuyên th́ người dưới đổ lỗi cho; tướng tự khen ḿnh th́ người dưới không chịu lập công; tướng nghe lời gièm th́ người ngay bỏ đi; tướng ăn của đút th́ quân lính gian tham; tướng ham việc trong buồng th́ quân lính dâm đăng; không tham tài mê sắc th́ giữ ḿnh được trong sạch; biết lánh hiềm xa ngờ th́ uy tín được tăng thêm; tính kĩ lo xa cho nên không hỏng việc; theo thời thuận biến cho nên lập được công; thương yêu người dốc ḷng làm, cho nên được yêu mến; nghe lời phải xa kẻ gièm cho nên người xa lại; tính trước rồi sau mới làm, để pḥng biến cố; trước có tín rồi mới nói cho nên thu phục được người dưới; tội th́ trị công th́ thưởng cho nên uốn nắn được người; xem gương việc xưa sáng suốt việc nay cho nên soi sáng được quân chúng; nhũn nhặn trọng người nên được ḷng người; bỏ tư theo công nên giữ được nước. Tinh thần cho ngay thẳng, h́nh thể cho đoan trang, động phải như gió, đứng phải như núi, chiến đấu phải như sấm sét, cơ mưu phải như quỷ thần, lo nghĩ phải thấu như ánh sáng, mệnh lệnh phải nghiêm như sương tuyết. Có được như thế mới có thể đương được mệnh lớn của nhà nước.
______________________________
1. Nguyên văn chép sót đoạn giải thích về uy tướng.
Trong quân có người ốm, tướng phải thân hành đem thuốc điều trị; quân có người chết, tướng phải khóc thương; quân đi thú xa th́ sai vợ con đến nhà thăm hỏi; phàm có khao thưởng th́ chia đều cho quan và quân; khi có hành động th́ phải họp cả tướng tá để bàn, mưu đă định th́ sau mới đánh. Cho nên tường với binh có cái ơn ḥa rượu1 và hút máu2. Cho nên quân sĩ có những cuộc vui thui trâu bày rượu và cái khí ném đá; yêu mến như con em theo cha anh, như chân tay đỡ đầu mắt, không ai ngăn được. Nếu hà khắc là cho họ đau đớn, bắt làm lụng nặng nề, th́ những tiếng thù oán nghe không xiết! Tướng súy coi quân sĩ như cỏ rác th́ quân sĩ coi tướng súy như cừu thù, cầu họ làm bộ hạ th́ cũng là khó, c̣n mong ǵ họ gắng sức liều chết để đánh địch nữa. Đó là đại lược về phép tướng súy vỗ về quân sĩ vậy.
Sách Binh lược3:
Tướng giỏi cầm quân không v́ quân ta nhiều mà kiêu, không v́ quân ta ít mà nản chí. Kể ra mạnh không ǵ bằng hổ dữ, nhưng bắt lợn ở chuồng bị nhân dân đuổi th́ cũng phải quặp đuôi mà chạy không dám nh́n lại. Như thế mới biết lấy nghĩa th́ có thể sai khiến người ta.
Tướng kiêu có thể đánh bại. Làm tướng không nên cậy trí dũng mà kiêu với người. Tống Nghĩa4 có thể khống chế được Hạng Lương, Bạch Khởi5 có thể giết được Triệu Quát6 là v́ thế. Khâm Phúc triều Minh đi đánh nước Bản-nhă-thất-lư, v́ cậy dũng mà cả quân tan vỡ; Liễu Thăng vào nước Nam ta, v́ chí kiêu mà đổ quân mất mạng, là thế đó.
Khích phát sĩ khí, hoặc lấy quả cảm mà khích, như Lưu Ỷ nhà Tống7 giữ Thuận-xương, quân Kim lấn xuống Nam, Ỷ cho đục thuyền để bảo cho giặc biết là ư ḿnh quyết không bỏ đi, rồi chứa củi để đốt; hoặc lấy trung nghĩa mà khích, như Trương Tuần8 đặt tượng vua Đường rồi khóc lạy để trách sáu tướng, do đó sĩ khí thêm hăng; hoặc lấy ḷng chí thành mà khích, như Trương Tuần thề chết mà tướng sĩ đau ḷng, đánh giặc cả vỡ, như vua Đường Đức-tôn biết nhận lỗi ḿnh mà quần thần ra sức liều chết để giúp vua; hoặc lấy lợi hại mà khích, như Dương Khánh giữ Thành-đô, mộ quân sĩ cấp cho nhiều lương, dân nước Thục cầm dao phay và gậy không đến giúp quan quân, binh Man cả thua, như Lư Mục nhà Tống đóng giữ Dục-châu, có được vật ǵ th́ cho hết quân sĩ, như Hoàng Thạch công nói: được của chia cho quân lính th́ quân lính hết sức liều chết, Lư Mục làm đúng như thế.
______________________________
1. Ḥa rượu: Sách Hoàng Thạch công nói xưa có một vị tướng giỏi gặp người biếu một ṿ rượu, ông đem đổ xuống sông, rồi bảo các tướng sĩ đón ḍng nước mà uống, ba quân do đó mà liều chết đánh.
2. Hút máu: Ngô Khởi giỏi dùng binh, một người lính có nhọt, Khởi ghé mồm hút mủ, làm cho người có nhọt ấy cảm khích mà ra sức.
3. Chúng tôi không t́m ra sách Binh lược.
4. Tống Nghĩa: Lệnh doăn cũ của nước Sở, theo Hạng Lương đi đánh Tần, phá được quân Tần, Lương có vẻ kiêu căng, Nghĩa can rằng đánh được giặc mà tướng kiêu căng, quân lười biếng, tất phải thua. Lương không nghe, sau bị tướng Tần đánh cho thua.
5. Bạch Khởi: Người Tần (thời Chiến quốc), giỏi dùng binh. Thời Tần Chiêu vương phong là Vũ an quân, phá nước Triệu, chôn quân đầu hàng của Triệu hơn 40 vạn người.
6. Triệu Quát: Người nước Triệu (thời Chiến quốc), khi c̣n ít tuổi học binh pháp, nói việc hành quân tự cho là thiên hạ không ai bằng; sau làm tướng thay cho Liêm Pha, đổi hết ước thúc và đổi đặt quân lại; cuối cùng bị tướng nước Tần là Bạch Khởi bắn chết.
7. Lưu Ỷ: Thời Tống Cao-tôn, Lưu Ỷ đánh phá thái tử Kim là Ngột Truật ở Thuận-xương.
8. Trương Tuần: Người Nam-dương, thời Đường Huyền-tôn, An Lộc Sơn làm loạn, Tuần và Hứa Viễn giữ thành Thư-dương đánh nhau với An Lộc Sơn.
*
* *
Sách Vơ kinh:
Thần nghe nhà vua có đạo tất thắng, cho nên có thể bao gồm rộng lớn mà thống nhất chế độ, như thế th́ thiên hạ biết uy. Tất cả có 12 điều: 1) Liên h́nh, bắt cả đội ngũ cùng giữ và phải tội cùng nhau; 2) Địa cấm, tức là cấm chỉ đường đi để săn bắt kẻ gián điệp; 3) Toàn quân, các giáp thủ cùng phụ với nhau, ba người năm người đồng nhau kết liền cho chặt chẽ; 4) Khai tái, tức là chia đất có giới hạn, nơi nào thuộc người nào th́ đều chết theo trách nhiệm mà bền giữ; 5) Phân hạn, tức là tả hữu giữ nhau, trước sau đợi nhau, lấy xe làm tường để đón để giữ; 6) Hiệu biết, tức là hàng trước phải tiến để cách hàng sau, không được giành trước làm mất trật tự; 7) Ngũ chương, tức là tỏ rơ hàng lối cho trước sau khỏi rối; 8 ) Toàn khúc, tức là khúc đoạn theo nhau đều có phần riêng; 9) Chiêng trống, tức là phấn khởi người có công, giúp đỡ người có đức; 10) Trận xa, tức là tiếp liền hàng đầu, ngựa che bên mắt; 11) Tử sĩ, tức là trong quân lính có người tài trí cưỡi trên chiến xa, trước sau ngang dọc, trổ mưu chống địch; 12) Lực tốt, tức là nắm toàn bộ và khúc đoạn, không vẫy cờ th́ không động. Mười hai phép ấy dạy xong, phạm lệnh không tha th́ quân yếu có thể làm cho mạnh, chức thấp có thể làm cho cao, phép tồi có thể làm tốt lại, dân xa có thể làm gần lại, người đông có thể trị được, đất rộng có thể giữ được, xa nhà nước không ra khỏi thành, giải áo giáp không ra khỏi túi, mà uy phục được thiên hạ vậy1.
Phàm sai quân, pháp lệnh ở ḿnh gọi là chuyên, cùng với người dưới sợ phép gọi là pháp. Việc quân không nghe lời vặt, ra trận không cầu lợi vặt th́ nên. Làm việc tinh vi là đạo.
Kể ra, tướng là chí, ba quân là khí. Khí dễ động mà khó chế. Do tướng chế mà trấn tĩnh th́ sợ hăi có thể định, phản trắc có thể yên, trăm vạn quân có thể tiêu diệt được. Chí ngay thẳng mà mưu có một, khí phấn khởi mà dũng gấp đôi th́ thắng. Thấy địch yếu th́ ḿnh tiến; thấy địch mạnh th́ ḿnh dừng; đừng lấy ba quân đông đúc mà khinh địch; đừng lấy chịu mệnh làm trọng mà liều chết; đừng lấy ḿnh làm quư mà rẻ người; đừng lấy ư kiến riêng mà trái quân chúng; đừng xem lời biện thuyết là tất đúng; quân sĩ chưa ngồi th́ đừng ngồi, quân sĩ chưa ăn th́ đừng ăn, nắng rét cùng chịu. Như thế th́ quân sĩ hẳn hết ḷng liều chết.
Việc của một người, không tiết lộ cho hai người; việc làm ngày mai, không tiết lộ hôm nay; suy xét cho kĩ càng, đừng để hở sợi tóc; bí mật ở công việc sợ tiết lộ ra lời nói; bí mật ở lời nói sợ tiết lộ ra nét mặt; bí mật ở nét mặt sợ tiết lộ ở tinh thần; bí mật ở tinh thần sợ tiết lộ trong mơ mộng. Có việc làm cần giấu đầu mối, có việc dùng phải cấm không nói. Nhưng cũng có điều nên nói trước để tỏ ḷng tin, giữ, thành thực.
Việc của người làm tướng, lặng lẽ cho kín, ngay ngắn cho yên, có thể làm tối tai mắt của quân sĩ, khiến họ không biết đổi việc làm; thay mưu kế, khiến người ta không biết; đổi chỗ ở, dời đường đi, khiến người ta không lo lắng. Đến ḱ dấy quân th́ như lên cao mà bỏ thang đi; quân tiến sâu vào đát chư hầu mà phát động binh cơ cũng như đuổi đàn dê cho chạy đi chạy lại, chẳng biết đi đâu, tập họp ba quân đông đúc mà đưa vào chỗ hiểm. Đó là việc của người làm tướng.
Bàn việc th́ đời xưa không bằng đời nay; việc nhiều th́ phép cũng nhiều; thời đổi th́ lí cũng đổi. Cho nên người biết đọc binh thư xưa thấy chỗ không nên th́ biết là câu nệ, thấy lời nói bậy th́ biết là sai, thấy điều chưa đủ th́ biết là thiếu. Xét chỗ huyền để t́m ra thực; thấy viển vông phô trương th́ phải gạt đi; thành bị cướp th́ phải làm thế nào để thoát2; thấy kiêng mà có khi cứ làm; thấy răn mà vẫn ra quân; xét chỗ hở mà thấy chỗ khít; do chỗ lệch mà đến chỗ toàn; lật chính thay ḱ, hóa cơ làm biến; người ta câu nệ ở phép mà ta th́ làm ra phép; người khéo dùng phép th́ lấy thần trí mà xem phép.
Xét tính mệnh để biết lẽ sâu của việc binh; xem cổ sử để t́m dấu vết của việc binh; xét tượng số để biết hết điềm triệu về binh; hiểu thời vụ để thấu suốt chính sách về binh; khảo khí cụ để sửa sang vật dùng của binh. Khi tĩnh th́ đặt các việc vô h́nh để bày mưu trước. Khi động th́ lấy những điều đă nghĩ để kinh lư thiên hạ.
Tướng mùa đông không mặc áo da, mùa hè không dùng quạt, trời mưa không che lọng, gọi là lễ tướng; không tự ḿnh theo lễ th́ không biết quân lính rét nóng thế nào. Ra cửa ải gặp chỗ bùn lầy, tướng nên xuống đi bộ, thế gọi là lực tướng; không tự ḿnh ra sức th́ không biết quân lính vất vả thế nào.
Phàm khi hành quân, quân đă định được nơi đóng th́ tướng mới đến nhà ở; cơm nấu chín rồi th́ tướng mới đi ăn; quân không đỏ lửa th́ tướng cũng không đỏ lửa; thế gọi là ngăn ḷng muốn. Tướng không ngăn ḷng muốn th́ không thể biết quân lính no đói thế nào.
___________________________
1. Xem Vơ kinh trực giải, phần “Tư mă giáp”, chương 22.
2. Chữ Hán là “thành đoạt vụ thoát”, chúng tôi dịch thế này, nhưng thấy nghĩa câu này không được thông mạch lạc với văn trên dưới mấy.
.
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.