US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TẠI SAO VIỆT NAM ?
WHY VIETNAM ?
BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC
MỸ
(Prelude to America’s Albatross)
TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti
Người dịch:
Lê Trọng Nghĩa
Chương 11
Một
đồng minh miễn cưỡng
CUỘC XUNG ĐỘT ÂU – Á
Khi nh́n lại, một
điều nổi bật lên trên tất cả là cái ǵ đang tiếp
diễn ở châu Á: quan điểm về châu Á sau chiến tranh
rất khác nhau trong các nước Đồng minh, tùy theo
quyền lợi của mỗi nước. Mục tiêu của Mỹ chỉ đơn giản
là đánh bại Nhật Bản và, với một sự dè dặt, phục hồi
những quy chế “quo ante”(1)
ở Viễn Đông. Nước Đồng minh đáng
tin cậy nhất của chúng ta, nước Anh, lại quan tâm
chủ yếu đến việc giữ ǵn sự nguyên vẹn của đế quốc
Anh. Tham vọng của Pháp
là giành lại địa vị “chính đáng” của nó trong các
cường quốc lớn bằng cách đ̣i lại các thuộc địa đă
mất. Trung Quốc của Tưởng đứng trước một
nhiệm vụ hai mặt là giải quyết cuộc xung đột của nó
với bọn xâm lược Nhật Bản và giữ vững chế độ Quốc
dân đảng của ḿnh chống lại mối đe dọa Cộng sản của
Mao.
Vào giũa cuộc xung đột Âu - Á ấy, lợi ích của thế
giới thứ ba nổi lên làm mất thằng bằng “status quo”(2).
Người Việt Nam, được kích thích bởi những lời tuyên
bố cao quư của Hiến chương Đại Tây Dương hứa hẹn các
nước Đồng minh sẽ “tôn trọng quyền của các dân tộc
lựa chọn h́nh thức Chính phủ của ḿnh mà họ sẽ sống
dưới đó”, đă cảm thấy kỷ nguyên mới đang tới đối với
họ và đă bước vào cuộc xung đột.
T́nh trạng có nhiều mục tiêu ấy làm cho việc phối
hợp kế hoạch của các nước Đồng minh trở nên cực kỳ
khó khăn và đôi khi bị rối loạn - nhóm nước này hoài
nghi các nhóm nước khác, và mỗi nhóm trong nước cũng
ganh đua nhau với đảng phái đối lập của ḿnh như với
kẻ thù. Những thủ đoạn đấu tranh
dường như vô tận.
Người Mỹ ở Trung Quốc, mặc dù ít về số lượng, là
những người duy nhất thật sự quan tâm đến việc kết
thúc cuộc chiến tranh với Nhật Bản. Các cố vấn quân
sự của chúng ta ở các đội quân Trung Quốc phải dùng
hết sức mạnh lănh đạo của ḿnh để thuyết phục các
chỉ huy Trung Quốc bám giữ và chiến đấu.
Chennault dựa nhiều vào những
máy bay Mỹ để chặn các lực lượng bộ binh Nhật lại.
C̣n những hàng tiếp tế Vay - Mượn to lớn của Mỹ th́
được chuyên chở qua những vùng đồi núi và bằng những
tầu chở hàng theo con đường Miến Điện để giữ cho
Trung Quốc khỏi sụp đổ dưới sức mạnh của Nhật. Người
Anh cũng như người Pháp không hề đóng góp ǵ về vật
chất cho cố gắng chiến tranh ở Trung Quốc.
Trong lĩnh vực hoạt động bí mật
và chiến tranh không chính quy, chỉ có OSS của Mỹ có
một chương tŕnh tích cực và có hiệu quả.
Trong bối cảnh hoạt động của tôi ở Đông Dương, trong
thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1945, chúng tôi
đă tổ chức được 5 mạng lưới chính và 12 mạng lưới
phụ, tất cả đều bí mật, từ đó chúng tôi thu lượm
t́nh báo, tiến hành những cuộc đột kích vào các cứ
điểm then chốt của địch, và tiến hành nhiều hoạt
động phá hoại ở các đường giao thông của Nhật.
Vào lúc chót, những hoạt động đó được thực hiện với
một sự giúp đỡ rất nhỏ bé của các Đồng minh Pháp,
Anh và Trung Quốc. Bất chấp
những ư đồ phá hoại, những cố gắng của Mỹ được lặp
đi lặp lại nhiều lần. Đặc biệt người Pháp,
với ḷng mong muốn cao nhất là nhanh chóng chiếm lại
thuộc địa cũ của họ nên đă theo
đuổi một hoạt động t́nh báo về chính trị và quân sự
rất quyết liệt. Họ chiếm đoạt những vũ khí và đồ
tiếp tế được dành cho những cuộc hành quân của Đồng
minh và họ cố ngăn cản những ư định hoạt động của Mỹ
bất cứ ở đâu trong xứ Đông Dương.
Trong những tháng cuối cùng của chiến tranh, và tiếp
tục cho đến lúc này, một số người Pháp cố hết sức
ngăn cản cố gắng chiến tranh chống Nhật. Họ lớn
tiếng tuyên bố rằng họ đă bị ngược đăi, bị lạm dụng
và bị coi thường, và cho ḿnh là nạn nhân của một
“âm mưu” - hoàn toàn ăn khớp với đường lối chính trị
có chủ tâm của họ cho rằng quyền lợi chính đáng của
họ bị xâm phạm.
MỘT SỰ DÀN XẾP CÓ ĐI
CÓ LẠI
Chỉ thị ngày 10-5 yêu cầu OSS thực hiện nhiệm vụ
chặt đứt đường hành lang
của Nhật Bản từ Hà Nội đến Nam Ninh để chuẩn bi cho
Carbonado. Nó đ̣i hỏi phải sử dụng các đội phá hoại
và các đơn vị du kích đă quen thuộc ít nhiều với khu
vực này và đă hiểu biết khá rơ về người Pháp hay
người Việt Nam. Wampler đă có
một số người mới từ châu Âu đến đă được huấn luyện
cho những hoạt động SO và OG, nhưng chỉ có một số ít
nói được tiếng Pháp.
Trong khi Heppner và Whitaker gặp các tướng
Sabattier và Pechkov ở Trùng Khánh, th́ tôi tiếp xúc
với nhóm M.5 ở Côn Minh.
Sau khi tôi ghé lại lần đầu vào
cuối tháng 4, tôi mắc bận nhiều vấn đề cấp bách nên
không có ư định tiếp xúc cá nhân hay trở lại thăm
nơi đó. Tuy nhiên, Bernique và Ettinger đă
thiết lập được những mối liên hệ không chính thức,
nhưng thân mật, với nhóm này và được biết rằng trung
úy Flichy(3) đă bị thay thế bởi thiếu tá Jean
Sainteny trong chức vụ chỉ huy nhóm M.5(4).
Tôi ghé thăm M.5 ngày 18-5 và được Sainteny và những
người trong ban tham mưu của ông ta tiếp đón.
Thiếu tá là một người dễ chịu,
hơn 30 tuổi, rất đúng đắn, đă tỏ ra dè dặt và không
thoải mải lắm. Ông phân
trần về những thiếu sót của ḿnh v́ bị những nhiệm
vụ mới thúc bách nên chưa gặp được tôi sớm hơn.
Từ khi ông ta đến đây, cách đây một tháng, ông ta
phải cải tổ lại “Phái đoàn” và,
theo ông ta nói, mong đợi được làm việc với
OSS. Ông ta yêu cầu Flichy mô tả cho tôi nghe vai
tṛ của M.5, và lần đầu tiên ông ta được biết những
người tiền nhiệm của ḿnh đă thiết lập đúng một mạng
lưới những đơn vị t́nh báo đáng kể dọc theo biên
giói Trung Quốc và một đội tuần tiễu đường biển nhỏ
ở khu vực phía bắc Vịnh Bắc Bộ. Cuộc gặp gỡ diễn ra
tốt đẹp và chúng tôi đồng ư cộng tác với nhau trong
tương lai trước mắt.
Trong cuộc gặp gỡ của chúng tôi, Sainteny nêu lên
rằng ông ta và trung tá Wichtrich thuộc AGAS đang
thảo một dự án chung để tiến hành những hoạt động
cứu giải ở khu vực Pakhoi(5).
Trong vài ngày nữa ông ta sẽ đáp máy bay hạ xuống
nơi đó và gợi ư rằng tôi có thể phái một sĩ quan của
tôi nói được tiếng Pháp đến xem xét khu vực này cho
những hoạt động hỗn hợp sau này.
Tôi cảm ơn ông ta và đồng ư sẽ báo cho ông ta rơ.
Trong thời gian đó, chúng tôi
chỉ định các sĩ quan liên lạc cho những hoạt động
hàng ngày.
Tôi báo cho Whitaker rằng M.5 vui ḷng hoạt động
chung với OSS trên có sở
có đi có lại, nhưng nghi ngại rằng họ đ̣i hỏi nhiều
hơn. Về bề ngoài, Sainteny tỏ ra thẳng thắn khi yêu
cầu vũ khí, trang bị và vận chuyển của Mỹ để đánh
đổi nhân lực Pháp - Annam, nhưng bên trong tôi phát
hiện ra rằng ông ta hy vọng giành được một sự thừa
nhận đặc biệt cho cơ quan người Pháp duy nhất đảm
nhận những hoạt động bí mật ở Chiến trường Trung
Quốc. Điều đó bao hàm một sự độc
lập của M.5 đối với Sabattier và Pechkov, và để cho
SLFEO/Calcutta chỉ huy và kiểm soát M.5. Tôi
nhấn mạnh rằng đó là ấn tượng đầu tiên của tôi và
chúng ta cần thăm ḍ ư đồ của Sainteny hơn nữa.
Tuy nhiên, nếu những nghi ngại
của tôi là đúng, th́ chúng tôi có thể nh́n thấy
trước các vấn đề.
MỘT CUỘC CHẠY THỬ
Trong khi chờ đợi ư kiến từ Trùng Khánh về việc tiếp
tục quan hệ với M.5, tôi đơn phương khởi sự 2 hoạt
động do Chiến trường chỉ huy. Một hoạt động nhằm cắt
đứt đường sắt và đường bộ từ Trấn Nam Quan đến Hà
Nội, c̣n hoạt động kia là một cuộc tuần tiễu giám
sát bờ biển ở các cảng Hải Pḥng và Fort Bayard.
Hoạt động thứ nhất phải chờ đến lúc nào lấy được
người cho thiếu tá Gerald W.
Davis(6) để đi bộ vào Đông Dương và làm nhiệm
vụ. C̣n cuộc giám sát bờ biển th́ đ̣i hỏi phải có
những thủy thủ được huấn luyện và một đội thuyền
buồm nhỏ. Phải có thời gian tôi mới kiếm được những
thứ đó nhưng Wedemeyer th́ lại sốt ruột về những kết
quả nhanh chóng, và chỉ có một chiếc tàu thích hợp
trong khu vực này là của người Pháp, nhưng tôi không
có quyền sử dụng. Tôi nghĩ tới dự
án AGAS với M.5 và “hạm
đội” của nó ở vùng Pakhoi.
Tuân theo các quy tắc phần nào, tôi lập luận rằng
một khi AGAS đă được phép cộng tác với người Pháp
th́ không có lư do ǵ để tôi không được làm việc với
AGAS và cùng nhau sử dụng tàu thủy của Pháp. Khi
thảo luận điều đó với Whichtrich, chúng tôi đồng ư
với nhau rằng tôi sẽ cung cấp cho AGAS những phương
tiện vô tuyến điện của OSS để thực hiện những hoạt
động cứu thoát để đánh đổi những tin tức về hạm đội
Nhật mà nhân viên OSS - AGAS thu nhận được bằng
những phương tiện của các đơn vị hải quân Pháp.
Trong khi tôi thương lượng với AGAS, tôi nhận được
tin từ Trùng Khánh cho biết rằng Sabattier và Tưởng
đă thỏa thuận với nhau rằng: “Tất cả các đội quân
chính quy Pháp đang chiến đấu chống Nhật ở Đông
Dương thuộc Pháp được đặt dưới quyền chỉ huy của
Thống chế”, rằng Sabattier đă được thừa nhận là
“Tổng chỉ huy” của những đội quân ấy, và rằng tướng
Alessandri đă được bổ nhiệm là “chỉ huy địa phương
của Pháp”. Đó là một sự thỏa
thuận lạ lùng. Toàn bộ kháng chiến của Pháp ở
Đông Dương chống Nhật đă bị xóa bỏ từ lâu, khiến cho
Alessandri hiện nay đă trở thành viên chỉ huy tất cả
các lực lượng hiện có của Pháp ở Trung Quốc mà thôi.
Vậy th́, Sabattier chỉ huy cái
ǵ? Phải chăng đó là một
cách gạt êm thấm Sabattier ra khỏi dây chuyền chỉ
huy và trao cho Alessandri toàn bộ quyền kiểm soát
tác chiến chỉ của những đội quân Pháp chưa bị Nhật
bắt làm tù b́nh? Chúng tôi cảm thấy một sự
bối rối và băn khoăn mới trong những mối liên hệ của
ḿnh với Phái đoàn quân sự Pháp, DGER, SLFEO và M.5.
Ngày 24-5, khi chưa nhận được ư kiến của Heppner về
việc sử dụng các đội quân Pháp, chúng tôi nhận được
một bức điện của thiếu tá Davis nói rằng một đội
quân Pháp lớn đă đến Posech mà không báo trước, dưới
quyền chỉ huy của thiếu tá Revol; ông này nói rằng
họ được trang bị và huấn luyện bởi OSS cho những
cuộc hành quân ở Đông Dương.
Cuối cùng, ngày 26, Heppner nói cho chúng tôi rằng
ông ta đă kư một thỏa thuận có dụng ư với SLFEO.
Tôi lại đến gặp Sainteny để vạch
các chi tiết và, một lần nữa, sự đón tiếp của ông ta
tỏ ra nồng nhiệt và thân mật.
Giọng khó tính đầu tiên mà
Sainteny ném ra là khi ông ta bảo đảm với tôi rằng
chúng tôi có thể cùng nhau vạch ra một kế hoạch “có
lợi cho cả hai bên”. Nhận xét ấy không thích
hợp với tôi, và tôi trả lời rành rọt rằng “mối lợi”
duy nhất mà người Mỹ nghĩ tới là thu được t́nh báo
của Nhật và tiến hành những hoạt động riêng biệt
đằng sau các pḥng tuyến của họ. Tất nhiên, Sainteny
đồng ư, nhưng nhận xét của ông ta làm tôi phải “qui
vive”(7).
Những sự thỏa thuận của tôi với AGAS đă phù hợp với
sự tán thành của bản doanh cho phép làm việc với
M.5, và tôi được tự do bàn bạc với Sainteny về dự án
Pakhoi. Đầu tháng, tôi lại phái Ambelang tới
Maoming(8) để tiến hành những hoạt dộng giám sát ven
biển phối hợp với cuộc hành quân Ford Bayard. Ngày
27, tôi gửi Ettinger đến Pakhoi để nhập với trung úy
James W. Jordan(9). Với
Ettinger và Jordan ở Pakhoi và Ambelang ở Maoming,
tôi quyết định thiết lập một trạm căn cứ trong vùng
và gợi ư với Sainteny rằng dự án OSS - AGAS đang
tiến hành và với sự giúp đỡ của ông ta, chúng tôi có
thể cùng nhau mở rộng hoạt động để giành những kết
quả tối đa trong một thời gian tối thiểu. Ông ta
đồng ư và sẵn sàng vạch kế hoạch.
Ngày 30-5, dự án Pakhoi
được tiến hành. Đội tàu nhỏ của Pháp gồm hai chiếc
tầu tuần tiễu, Crayssac và Frézouls, được nhiều
thuyền máy yểm trợ, tất cả đều do thủy thủ Pháp điều
hành, bắt đầu chuyển (bằng các đài vô tuyến của OSS)
những tin tức có giá trị về hạm đội Nhật và giúp đội
tầu ven biển của chúng ta thăm ḍ những độ sâu dọc
vịnh Fort Bayard và vịnh Mandarin. Ettinger và
Jordan, với sự giúp đỡ của các nhân viên Pháp do M.5
cung cấp đă tiến hành một công việc tuyệt vời, không
những chỉ báo cáo về sự bố trí của quân Nhật và các
hoạt động của Hạm đội Nhật (đặc biệt từ vùng Fort
Bayard - Hải Pḥng), mà c̣n thu được một số tin tức
từ bên trong Đông Dương.
NGƯỜI PHÁP TỔ CHỨC
MỘT CUỘC BĂI CÔNG NGỒI
Một ngày sau khi Dự án PAKHOI được tung ra, chúng
tôi kư kết với người Pháp ở Trùng Khánh một thỏa
thuận thứ hai nhằm sử dụng 100 binh sĩ Việt Nam và
10 hay 12 sĩ quan Pháp. Sabattier và Pechkov đồng ư
để OSS có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với nhóm này
và những tin tức t́nh báo thu
được sẽ chia nhau. Chúng tôi vạch kế hoạch huấn
luyện đơn vị ở Tŕnh Tây.
Wampler chọn đại úy (sau đó là thiếu tá) Charles M.
Holland và thiếu tá Allison K. Thomas đứng đầu hai
đội với mật danh là “Con Mèo” (“Cat”) và “Con Nai”
(“Deer”). Chúng tôi báo
cho Davis và Poseh biết và yêu cầu họ phái Holland
và Thomas đến Tŕnh Tây để đón nhận những người
Pháp, đến ngày 12-6 th́ bắt đầu huấn luyện.
Nhóm người Pháp mới(10)
đến đúng ngày giờ đă định nhưng lại từ chối huấn
luyện như đă thỏa thuận ở Trùng Khánh. Viên sĩ quan
cao cấp nhất của Pháp, thiếu tá Courthlac, yêu cầu
OSS trả tiền cho nhóm ông ta và cung cấp
ăn uống cho họ.
Điều đó không nằm trong sự thỏa
thuận. Người Pháp phải lấy khẩu phần của họ
từ Cục quân nhu Trung Quốc trước khi đến đây
theo thủ tục thông thường
và việc trả tiền cho đội quân người Pháp là trách
nhiệm của Chính phủ Pháp ở Trùng Khánh. Thiếu tá
Thomas không có quỹ để thỏa măn những yêu cầu của
người Pháp và báo cho thiếu tá Courthlac biết điều
đó; nhân đó người Pháp bèn tổ chức một cuộc băi công
ngồi cho đến lúc có chỉ thị của M.5. Do đó, từ ngày
4 đến ngày 17 tháng 6, chương tŕnh huấn luyện ở
Tŕnh Tây đă bị hoàn toàn đ́nh chỉ.
Một tia lóe lên sau đó vào sáng 12-6, khi Heppner
nhận được một bức thư không đề ngày tháng của
Sainteny, do Flichy kư tên, nói rơ ràng Sabattier đă
chỉ thị cho M.5 phải chịu trách nhiệm về hoạt động
du kích với sự cộng tác của các đơn vị Mỹ. “Do ưu
thế của lực lượng Pháp” và sự nguy hiểm sẽ xảy ra,
Sainteny yêu cầu được biết về mục đích của hoạt động
này, về những mệnh lệnh cho người Mỹ, và những ǵ đă
được thực hiện từ đây đến đó.
Cho đến khi nhận được trả lời cho những câu hỏi của
ông ta, Sainteny đă ra lệnh cho viên chỉ huy phân
đội Pháp ngừng các hoạt động. Heppner lập tức
không đồng ư với mệnh lệnh của Sainteny, coi đó là
một hành động đơn phương và độc đoán và là một sự
phá vỡ việc thỏa thuận Sabattier - Heppner ngày 31-5
và báo cáo điều đó cho tướng Wedemeyer. Rơ ràng đă
có một sự đứt quăng trong những liên lạc giữa M.5
của phái De Gaulle và “Bộ Tham mưu” ở Trùng Khánh.
Vấn đề đối với chúng tôi là phải
giao dịch với ai trong những người Pháp?
Giai đoạn thứ ba của t́nh trạng
này là sự bắt đầu một cuộc nổi dậy nhỏ của những
người Pháp mới đến ngày 14-6, khi toàn bộ những liên
lạc của mạng lưới PAKHOI im lặng. Tôi biết
khá sớm qua Jordan rằng người Pháp đă ra lệnh đ́nh
chỉ cung cấp luồng tin tức t́nh báo cho người Mỹ v́
bị đe dọa của “ṭa án quân sự”.
Khi mọi hành động Pháp - Mỹ ngừng lại và người Mỹ ở
trong tâm trạng bực túc, thiếu tướng Douglas L.
Weart(11) triệu tập một
cuộc gặp mặt ở Côn Minh ngày 15-6 để dàn xếp mọi
việc và đặc biệt đ̣i phải rút lại bức thư của
Sainteny và các hoạt động phải đặt dưới sự kiểm soát
của OSS. Weart mở đầu cuộc gặp mặt bằng việc nhắc
lại cho Alessandri rằng giới quân sự Pháp đặt dưới
quyền kiểm soát về tác chiến và cung cấp của tướng
Hà Ứng Khâm và của OSS, và việc sử dụng các đội quân
Pháp phải được cấp Chiến trường cho phép. Weart nói
rằng không thể hiểu được M.5 nằm ở vị trí nào trong
chuyện này, và nói cho Alessandri biết rằng “Sự kiểm
soát tác chiến của tướng Hà không thừa nhận Phái
đoàn quân sự Pháp như một nguồn liên lạc; mọi sự
tiếp xúc chỉ dược tiến hành trực tiếp với tướng
Sabattier...”. Tướng
Alessandri biện bạch rằng M.5 đă hành động mà không
biết ǵ đến thỏa thuận giữa Wedemeyer và Sabattier,
và bức thư của Sainteny
sẽ bị rút lại. Phân đội Pháp ở
Tŕnh Tây sẽ được lệnh hoạt động dưới sự kiểm soát
của OSS. Như vậy, đến ngày 17 mọi việc trở
lại b́nh thường, hay ít ra chúng tôi cũng nghĩ như
thế.
M.5 CỦA SAINTENY
Tại cuộc gặp mặt Weart - Alessandri, Flichy cố nhấn
mạnh vai tṛ của M.5 trong những hoạt động bí mật,
nhưng ông ta đă bị bác bỏ và Sainteny không gặp may.
Một ngày sau cuộc gặp mặt, Sainteny yêu cầu tôi ghé
lại ở một biệt thự Pháp: ông ta cần làm sáng tỏ
những sự hiểu lầm. Ông ta cho
rằng tôi hẳn đă biết tới việc SLFEO/Calcutta đă giao
cho M.5 chịu trách nhiệm hoàn toàn về những hoạt
động bí mật ở Chiến trường Trung Quốc; và ông ta,
với tư cách người cầm đầu M.5, đă được cho phép giao
dịch trực tiếp với OSS. C̣n về nhân lực, th́
ông ta đă được Calcutta giao cho sử dụng các đội
quân của Sabattier được bổ sung bằng những chuyên
viên của DGER lúc đó đang trên đường từ Pháp đến Ấn
Độ. Về vấn đề chỉ huy và kiểm soát M.5 ở Côn Minh,
Sainteny nhấn mạnh rằng ông ta chỉ nhận những chỉ
thị và hướng dẫn của tướng
Passy(12) ở Paris và đại tá Roos(13) ở
Calcutta, những người này chỉ chịu trách nhiệm trước
tướng De Gaulle.
Tôi hỏi Phái đoàn quân sự Pháp trực thuộc vào đâu,
và Sainteny nói rất rơ ràng tướng Pechkov không có
quan hệ ǵ với DGER cả. Ông ta
nằm dưới sự chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, c̣n DGER th́
hoạt động dưới những chỉ thị trực tiếp của cá nhân
De Gaulle.
Hoàn toàn không có dụng ư, Sainteny cho tôi biết
rằng SLFEO/Calcutta đă có một số thỏa thuận rơ ràng
với SOE của Anh về hoạt động ở Đông Dương. Những
thỏa thuận ấy được tiếp tục cả sau khi kư kết thỏa
thuận OSS - DGER. Đó là những thỏa thuận riêng rẽ và
khác nhau: Pháp - Anh, Pháp - Mỹ. Tôi b́nh luận rằng
đối với tôi, sự thỏa thuận ấy có vẻ cơ hội chủ nghĩa
và rơ ràng nhằm giành lấy phần tối đa từ hai phía
riêng rẽ. Sainteny đáp lại rằng người Anh đă đóng
góp nhiều về vũ khí và vận chuyển cho sự nghiệp của
Pháp ở Đông Dương, và nói thêm: “Vâng, chúng tôi là
những kẻ cơ hội chủ nghĩa trong trường hợp này - mọi
cái đều nhắm tới cùng một mục đích, có phải thế
không?”. Tôi trả lời rằng
tôi không nghĩ thế, nhưng Sainteny nói tiếp rằng
người Anh đă giúp đỡ lâu trước người Mỹ và đă có
nhiều đội đang hoạt động tại chỗ, đă đem lại những
kết quả tốt đẹp và ông ta không muốn chấm dứt những
hoạt động của họ.
Sau đó, tôi đặt câu hỏi về quyền
hạn của Chiến trường.
Người Pháp ở Trung Quốc dù sao cũng nằm dưới sự chỉ
huy của Tưởng và Đông Dương th́ nằm trong Chiến
trường tác chiến Trung Quốc. Nhưng Sainteny
khoát tay tỏ ra không cần phải băn khoăn ǵ về tất
cả những điều đó và nói rằng chúng tôi không thể
thông qua sự thỏa thuận Tứ cường ở cấp chúng tôi,
khiến cho tôi gợi ư có lẽ ông ta nên nêu vấn đề này
với tham mưu trưởng và đại tá Heppner.
Chúng tôi không giải quyết được
ǵ và đặt những vấn đề quyền hạn cho những cuộc thảo
luận sau này.
Những hoạt động của Anh - Pháp
từ SEAC khiến cho tôi rất quan tâm. Tôi không
biết chắc rằng những hoạt động ấy có thể đưa vào kế
hoạch chung của tôi
không. Sainteny nói rằng ông ta
không biết được nhiều chi tiết và bảo đảm với tôi
rằng kết quả hoạt động của các đội ấy sẽ được chia
cho M.5, M.5 sẽ chuyển cho Sabattier, và ông ta sẽ
chuyển đi “theo những đường liên lạc t́nh báo”.
V́ tôi biết sự ngăn cấm bí mật
của người Pháp không cho người Anh giao tin tức cho
người Mỹ, nên tôi lại càng hoài nghi hơn.
Không để lộ việc tôi biết sự ngăn cấm bí mật ấy, tôi
lưu ư với Sainteny về thỏa thuận giữa Tưởng và
Sabattier nói rằng đường liên lạc duy nhất đối với
người Pháp ở Chiến trường Trung Quốc để tuyền đạt
tin tức t́nh báo là qua OSS, rồi OSS chuyển tới
Sabattier. Sainteny đáp lại điều đó: “Đúng thế!
Vậy th́ tôi sẽ chuyển tin tức
t́nh báo cho ông, nhưng với điều kiện không để tŕ
hoăn bởi nhũng thủ tục quan liêu thường thấy trong
trường hợp ở châu Âu”.
Chấp nhận câu trả lời dễ dăi của ông ta với một sự
miễn cưỡng lớn, tôi bảo đảm với ông ta rằng sẽ không
có những sự tŕ hoăn. Và, tất nhiên, những lo
lắng của chúng tôi đă được chứng thực: chúng tôi
không hề nhận được một tin tức nào cả.
Chúng tôi chuyển qua vấn đề cuối
cùng, kế hoạch hoạt động của ông ta.
Sainteny nói rằng kế hoạch đó sẽ
được ông ta thảo xong ngày 18-6. Khi tôi từ
giă, ông ta hỏi liệu có thể được thông báo cho biết
về các kế hoạch của Chiến trường cho Đông Dương với
những cuộc đổ bộ dự định được đặc biệt ghi rơ hay
không. Tôi gợi ư ông ta nên thảo
luận điều đó với Heppner.
M.5 GIÀNH ĐƯỢC QUY CHẾ CHÍNH THỨC
Kế hoạch Sainteny
thảo xong ngày 18 là một kế hoạch rộng lớn cho những
cuộc hành quân trên bộ và trên biển.
Nó bao gồm khoảng 1.000 sĩ quan
và binh lính Pháp - Việt, tất cả được trang bị bởi
OSS. Helliwell và tôi rất ngạc nhiên và đề
nghị Heppner chấp nhận kế hoạch ấy với những điều
kiện: Các đơn vị này được đặt dưới sự kiểm soát của
OSS; mỗi đơn vị có một sĩ quan cao cấp Mỹ chỉ huy;
chỉ sử dụng mật mă vô tuyến điện của OSS; mỗi đơn vị
chỉ hoạt động dưới sự đỡ đầu của OSS chống lại các
mục tiêu của Nhật.
Sainteny và Flichy phản đối tất cả những điều kiện
ấy Sainteny nói ông ta cảm thấy trái lương tâm khi
yêu cầu các sĩ quan Pháp phục vụ dưới sự chỉ huy của
những sĩ quan không phải người Pháp, dù cho đó là
những sĩ quan Đồng minh. Heppner
nói rằng đó không phải là một thủ tục ǵ khác
thường; phải chăng tất cả chúng ta đều không nằm
dưới sự chỉ huy của Thống chế (Tưởng) ở Chiến trường
Trung Quốc? Chúng tôi đi
tới một sự bất đồng.
Để khỏi mất th́ giờ hơn nữa, v́ ngày hạn định cho
Carbonado đă gần đến, tôi gợi ư chúng tôi cùng vạch
một dự án trước mắt và giải quyết vấn đề chỉ huy
trên cơ sở mục tiêu và khả năng hiện có về sĩ quan
có năng lực cho mỗi dự án.
Sainteny đồng ư một cách miễn cưỡng, nhưng ông ta
yêu cầu cung cấp vũ khí và trang bị cho tất cả 1.000
binh sĩ. Heppner nắm chặt
lấy điểm đó. Mỗi đơn vị sẽ được cung cấp
những ǵ cần thiết khi nó thật sự được giao cho một
phái đoàn OSS được phê chuẩn.
Sainteny nêu lên vấn đề những
cuộc đổ bộ của Đồng minh được dự tính và hỏi xem
liệu ông ta có được thông báo về những ǵ sẽ được
hoạch định không. Heppner
nói với ông ta rằng Sabattier sẽ được thông báo khi
tướng Hà Ứng Khâm thông qua để cho kế hoạch ấy có
hiệu lực.
Đó là một cuộc gặp mặt hoàn toàn
không thỏa măn. Người Pháp cảm thấy bị khước
từ và người Mỹ chúng tôi rời ra với một cảm giác rơ
ràng về tính mơ hồ của lập trường người Pháp.
Helhwell và tôi, cùng với
Heppner, biết rắng Sainteny không phải là một người
ngay thẳng. Quá nhiều
điều ông ta không nói ra và quá nhiều câu hỏi không
được ông ta trả lời.
Trong 4 tuần lễ sau đó, chúng tôi dành nhiều th́ giờ
để hội họp, hỏi han, bàn
bạc và thảo luận, mà không di tới một sự thỏa thuận
nào để có thể thực hiện được. Trong khi đó người
Pháp đánh nhau ở vùng ven biển phía nam Trung Quốc
không có mục tiêu rơ ràng. Căn cứ của chúng tôi ở
Pakhoi được báo cáo rằng một đơn vị biệt kích Pháp
đang được tổ chức và huấn luyện trong vùng cho những
hoạt động mà chúng tôi chưa
biết. M.5 quấy phá các hệ thống t́nh báo của
lực lượng không quân thứ 14, AGAS, Bộ tư lệnh chiến
đấu Trung Quốc (CCC) và OSS bằng những loạt báo cáo
không được xác nhận về các bố trí và vận động của
quân Nhật. Khi ban kế hoạch của Chiến trường hỏi OSS
về tính xác thực của những báo cáo ấy, tất nhiên
chúng tôi không thể xác minh chúng được, cũng không
thể bảo đảm tính chính xác của chúng v́ chúng tôi
không được M.5 hỏi ư kiến.
Các báo chí địa phương của Trung Quốc ở Côn Ḿnh
công bố một bản báo cáo, nói là của phái đoàn quân
sự Pháp, cho biết một đơn vị Pháp ở Trung Quốc đă
“xâm nhập và chiếm đóng” đảo Weichow của Trung
Quốc(14). Vụ rắc rối ấy không có
ǵ đáng nêu lên, ngoại trừ tướng Hà Ứng Khâm và đại
bản doanh Chiến trường nổi cáu lên v́ hành động
không được phép ấy của người Pháp. Như câu
chuyện về sau được làm sáng tỏ ra, trong một kế
hoạch rút lui về lục địa Trung Quốc, người Nhật đă
bỏ ḥn đảo ấy. Khi biết tin người Nhật đă bỏ đảo
Weichow, M.5 ra lệnh cho các tàu tuần tiễu của họ
(Frézouls và Crayssac) chiếm lấy đảo này bằng một
đơn vị nhỏ của Pháp. Sainteny
kiêu hănh gửi một bức điện cho tướng Chennault báo
tin đă “phá hủy sân bay Nhật và chiếm đảo này nhân
danh Đồng minh”. Mấy ngày sau, Sainteny bị
Tổng chỉ huy Trung Quốc ra lệnh rút khỏi ḥn đảo và
phải chấm dứ cũng như chưa không được xúc tiến những
hoạt động không được cho phép sau này để khỏi gây
tổn hại lớn cho các kế hoạch của Chiến trường.
Trong khi gỡ M.5 ra khỏi hành động hoang toàng đáng
tức cười ở Weichow, Sainteny nói với trung úy
Fauchier - Magnon rằng ông ta đang chuẩn bị một đội
để “đánh chiếm” đảo Nightingale(15) với một đơn vị
t́nh báo và một máy vô tuyến điện được AGAS cung
cấp. Chính tướng Wedemeyer đă ra
lệnh đ́nh chỉ các kế hoạch ấy.
Tôi giải thích những tṛ cường điệu trẻ con ấy là
một cách mà Sainteny dùng để thu hút sự chú ư, v́
DGER và đặc biệt là M.5 của Sainteny vẫn chưa được
thừa nhận ở cấp Chiến trường Trung Quốc.
Hoàn toàn thất vọng v́ hành động
của người Pháp, tôi khuyên Heppner chấm dứt sự ủng
hộ đáng ngờ của DGER. Toàn bộ vấn đề này đă
được đặt ra ở một hội nghị tại Trùng Khánh ngày
29-6, giữa tướng Paul W. Caraway(16) đại tá Joseph
Dickey(17), Heppner, Whitaker, Helliwell và tôi.
Tôi phác lên những thỏa thuận
OSS - DGER (M.5), những thành tựu và những thất bại
của nó. Tôi thừa nhận
rằng người Pháp có một tiềm năng to lớn cho những
hoạt động bí mật, miễn là chúng ta chấp nhận DGER
như một cơ quan b́nh đẳng trong Chiến trường và đưa
họ vào các kế hoạch của Chiến trường. Tuy
nhiên, tôi cảnh cáo rằng, nếu chúng ta đi theo con
đường đó, th́ vai tṛ của tướng Sabattier với tư
cách Tổng chỉ huy sẽ bị phụ thuộc vào quyền của DGER
và chúng ta sẽ bỏ mất quyền kiểm soát đối với những
hành động của Pháp trong Chiến trường.
Dickey và Whitaker đồng ư với sự đánh giá của tôi và
nêu rơ rằng tướng Alessandri đă gặp tướng Gross ở
Côn Minh ngày 22 và gặp tướng Ray T.
Maddocks(18) ngày 27 để
đi tới một thỏa thuận đúng về những điểm đó - thừa
nhận vai tṛ của DGER và của Sabattier trong những
hoạt động bí mật. Tướng Caraway nhận xét rằng: Mặc
dù đó là một vấn đề riêng của người Pháp, chúng ta
vẫn có trách nhiệm tinh thần và pháp lư đối với sự
ủng hộ viên chỉ huy đă được bổ nhiệm một cách hợp
thức là Sabattier.
Heppner, trước kia là một nhân viên tham mưu chủ
chốt của đại bản doanh của huân tước Mountbatten, đă
vạch rơ rằng sự thừa nhận chính thức DGER, bao hàm
SLFEO thuộc SEAC cũng sẽ được phép hoạt động ở Chiến
trường Trung Quốc; đó là một vấn đề quyền hạn nghiêm
trọng, đ̣i hỏi phải được sự đồng ư của Thống chế
(Tưởng). Heppner cũng nêu lên
rằng người Pháp không phải chỉ là nguồn duy nhất gây
hỗn loạn ở chiến trường Trung Quốc. Ông ta có
nhiều báo cáo cho biết Nhóm yểm trợ Quân đội Anh
(BAAG), dưới quyền chỉ huy của đại tá Ride đang hoạt
động ở khu vực Hongkong - Quảng Châu, trang bị vũ
khí cho du kích Trung Quốc nhằm sẵn sàng kiểm soát
Hongkong trong trường hợp Đồng minh đổ bộ. Những
hoạt động của cả Anh và Pháp ở chiến trường Trung
Quốc không được Thống chế đồng ư và do đó sẽ có
những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hoạt động của
OSS. Heppner đă báo cho tướng
Wedemeyer biết về những hoạt động của BAAG và ông ta
đă lưu ư trung tướng E.C. Hayes, Tổng chỉ huy quân
đội Anh ở Trung Quốc về điều này.
Hayes hứa sẽ điều tra vấn đề này
và sẽ cung cấp một báo cáo đầy đủ.
(Bảy tuần lễ sau đó, khi chiến
tranh kết thúc, tướng Hayes vẫn chưa làm xong công
việc này).
Chúng tôi kết luận rằng cần phải
có một lập trường kiên quyết.
Tuy nhiên, sự có mặt của Pháp ở
Trung Quốc không thể bị bỏ qua và cần được sử dụng,
mặc dù có những vấn đề khó khăn về chính trị và hậu
cần. Tướng Caraway báo cho Wedemeyer rằng ông
ra đă khuyến cáo với tướng Marshall “ngay khi những
lực lượng (của Pháp) ấy đă lại sung sức về thể chất,
họ sẽ được sử dụng như những người bảo vệ sân bay,
những đội tuần tiễu biên giới, những nhân viên t́nh
báo, và những đội SCS(?)”. Như
vậy, chúng ta đă cam kết thực hiện một cố gắng phối
hợp để sử dụng họ vào những mục đích nào đó.
Cho đến nay, họ đă được sử dụng
ở tất cả các khu vực đă nói trên, trừ t́nh báo ra.
Có lẽ, nếu chúng ta nêu ra một hay hai điểm, th́ M.5
có thể dễ chấp nhận một phần sự giám sát. Tướng
Caraway sẽ báo cáo với tướng Maddocks và tôi phải
chuẩn bị cho Heppner một giác
thư về những sự vi phạm của Pháp đối với thỏa
thuận DGER - OSS.
Ngoài những lư do đó, một thỏa thuận cụ thể mới với
người Pháp đă được vạch ra ngày 3-7, giữa tướng
Weart và tướng Alessandri. Mọi người có mặt đă biểu
lộ sự thông hiểu và hài ḷng với những điểm chủ yếu
sau đây:
- Hàng tuần phải báo cáo cho tướng Wedemeyer về mọi
hoạt động của DGER ở Chiến trường Trung Quốc;
- M.5 phải bảo đảm kiếm được những tin tức t́nh báo
do DGER đóng ở Ấn Độ và chuyển giao cho tướng
Wedemeyer;
- DGER phải nhận những chỉ thị trực tiếp từ Paris
hay từ Bộ thuộc địa, không nhất thiết qua Sabattier;
- DGER được thừa nhận là cơ quan t́nh báo Pháp về
Đông Dương, cần biết về tất cả các hoạt động bí mật
có liên quan với nhân viên người Pháp được tiến hành
như thế nào, ở đâu và tại sao;
- Sabattier không được bác bỏ bất cứ sự phản đối nào
do DGER nêu lên về những hoạt động t́nh báo đặc
biệt;
- Trong việc vạch kế hoạch và chỉ huy những hoạt
động t́nh báo về Đông Dương, OSS phải hành động
thông qua những đường liên lạc chỉ huy b́nh thường
của Pháp, đặc biệt là đối với những hoạt động t́nh
báo thông qua DGER và những hoạt động quân sự thông
qua Sabattier.
Chúng ta đă nêu lên một hay hai điểm thừa nhận chính
thức DGER như một cánh tay
của Chính phủ Paris và đồng ư một mức độ tự trị nào
đó của nó, nhưng chúng ta không từ bỏ sự kiểm soát
hay chịu để cho Sabattier có quyền cao nhất. Khi
chúng tôi hỏi Sainteny ông ta nghĩ như thế nào về
thỏa thuận mới này, ông ta nhận xét một cách thô lỗ:
“Mới ǵ?”.
MỘT TRƯỜNG HỢP CHƠI TR̉ ẢO THUẬT
Trong những tuần lễ thỏa thuận và không thỏa thuận
của chúng tôi, tôi đă yêu cầu M.5 khẩn cấp lấy bản
dự án mang tên COMORE. Đó
là một phần của việc chuẩn bị cho Carbonado để tăng
thêm những thông tin của chúng tôi về việc người
Nhật đă biết đến mức nào về các kế hoạch của Mỹ -
Trung Quốc, những lực lượng nào được tập trung ở khu
vực Hà Nội - Hải Pḥng và ở hành lang Lạng Sơn - Lào
Cai, những sân bay và hải cảng nào có những hoạt
động bất thường, và đang có những di chuyển quân đội
như thế nào.
Tôi giao nhiệm vụ cho một người Jedburgh cũ, đại úy
Lucien E. Conein(20), một chuyên gia về các chiến
thuật phá hoại và du kích, nói thạo tiếng Pháp, đáng
tin cậy, và không hoàn toàn đồng ư với chính sách
của Pháp đối với Đông Dương. Đội này có khoảng 100
binh sĩ Pháp - Việt và 5 sĩ quan và binh sĩ Mỹ.
COMORE thực hiện được những cuộc đột kích song song
vào các cứ điểm Nhật trong những hoạt động bắt đầu
đêm 28 rạng 29 tháng 7 và tiếp tục cho đến 8-8, chỉ
có một trường hợp thương vong.
Mặc dù người Nhật chống cự mạnh mẽ, nhân viên COMORE
đă đốt cháy và phá hoại các kho xăng và đạn dược,
một ban chỉ huy tiểu đoàn và một số doanh trại.
Họ bắt được hai tù binh Nhật (một là sĩ quan) về để
hỏi cung và những tài liệu có thể mang
theo được.
Thành công của COMORE là một thước đo của sự yên tâm
về triển vọng cộng tác với người Pháp, nếu không có
những khó khăn mới đồng thời tăng lên trong cùng
thời kỳ đó. Tôi hết sức ngạc nhiên khi Sainteny đang
trên đường về Paris th́ tôi nhận được của M.5 ngày
20-7 một kế hoạch hoàn toàn mới mang mật danh MAROC,
một cuộc hoạt động Hải quân nhằm thu lượm t́nh báo
từ lục địa Trung Quốc và những vùng ven biển. Nó đ̣i
hỏi một số đơn vị phụ thuộc, bao gồm một số binh sĩ
không hạn định của Pháp - đâu vào khoảng mấy trăm
đến mấy ngh́n. Theo người Pháp, MAROC được phục vụ
bởi một trạm vô tuyến điện của OSS, mà những đơn vị
phụ thuộc ấy sẽ gửi những tin tức của họ đến trạm
theo mật mă OSS. “Những đường
liên lạc hiện có của Pháp chỉ được dùng cho việc
buôn bán công khai”. Kế hoạch có vẻ nghe xuôi
tai khi mới đọc qua,
ngoại trừ việc OSS cấp vũ khí và trang bị cho binh
sĩ Pháp.
Tuy nhiên, một sự xem xét kỹ lưỡng kế hoạch MAROC
lại để lộ ra rằng vị trí chỉ huy của nó được đặt ở
lănh sự Pháp ở Pakhoi, chỉ do người Pháp đảm nhiệm.
Thủy thủ của hai chiếc thuyền
(Bluebird và Vieux Charles) được đặt dưới sự chỉ huy
của các sĩ quan Pháp.
Ngoài ra, hai đơn vị phụ (Oise và Bạch Long Vĩ) cũng
nằm dưới sự kiểm soát của Pháp, có liên lạc với
người Trung Quốc và AGAS.
Nhân viên OSS sẽ chỉ tham gia với sự đồng ư hoàn
toàn của chỉ huy Pháp. Trung úy Jordan, lúc
đó ở Pakhoi, được cắt cử vào kế hoạch MAROC để nhận
những đồ tiếp tế của Mỹ thả dù xuống, do người Pháp
phân phối.
Tôi tức điên lên. Rơ ràng
OSS chỉ được trông đợi để cấp tiền và vũ khí cho
những hoạt động không hề chịu một yếu tố kiểm soát
nào của Mỹ. Về điểm này, tôi đă thật sự mệt mỏi với
sự “cộng tác” và những âm mưu của M.5, và ngay lập
tức tôi yêu cầu M.5 làm sáng tỏ vấn đề chỉ huy và
kiểm soát. Các bản sao bức thư của tôi gửi Heppner
và Helliwell có ghi chú: “Nếu có những thay đổi ấy,
th́ sự kiểm soát của OSS đối với những hoạt động ở
Đông Dương thuộc Pháp sẽ c̣n lại con số không, và
chúng tôi sẽ chủ yếu thành một cơ quan tiếp tế cho
những hoạt động độc lập của DGER”. Sự kết thúc đột
ngột của cuộc chiến tranh đă may mắn cứu tôi khỏi
một trong những điều bực ḿnh và tranh chấp mà kế
hoạch MAROC rơ ràng đă đẻ ra.
Binh sĩ Pháp tại chỗ đă bị bỏ
mặc trong suốt thời kỳ bất đồng và thương lượng kéo
dài ấy. Ở K’aiyuan, Posech, Tŕnh Tây và ở
những khu vực khác có người Pháp tập trung, họ được
cung cấp rất tồi tệ về áo quần, giày, thuốc men và
những khoản khác. Vấn đề huấn
luyện và sử dụng những binh sĩ ấy vào các hoạt động
của OSS c̣n tùy thuộc vào việc họ được trang bị bởi
Chiến trường như thế nào. Cứ mỗi lần chúng ta
trang bị cho một đơn vị để làm nhiệm vụ đặc biệt,
th́ một phần lớn nhân viên của đơn vị ấy lại bị
chuyển ra khỏi sự kiểm soát của OSS và một nhóm binh
sĩ mới không ai thừa nhận lại thay thế họ. Rơ ràng
là sự khôn ngoan tầm thường ấy đă làm cho nhiều
người hơn có áo quần mặc, nhưng chương tŕnh huấn
luyện tất nhiên phải bị tiến triển chậm lại. Một
khía cạnh nghiêm trọng hơn nhiều của cái lối láu cá
ấy, không đơn giản lắm, là khi chúng tôi biết được
rằng những đồ tiếp tế như vũ khí và đài vô tuyến
điện không phải bao giờ cũng được giữ lại ở những
đơn vị ấy mà lại bị cất giấu đi cho những hoạt động
sau này của Pháp để chiếm lại Đông Dương. Tôi đưa
cho Heppner một đanh sách những đồ tiếp tế, tất cả
đều được các sĩ quan Pháp nhận một cách hợp lệ, mà
không c̣n thấy ở những đơn vị Pháp được chỉ định làm
nhiệm vụ của OSS nữa, và Heppner đă báo cáo vấn đề
lên tướng Olmsted.
Một lần nữa, Alessandri gặp các
tướng Maddocks, Caraway và Olmsted. Tấn công
ngay lập tức, Alessandri hỏi chúng tôi đă nhận được
chỉ thị từ Washington về việc cung cấp cho người
Pháp những thứ hàng theo
luật cho Vay - Mượn vũ khí hay không. Olmsted trả
lời có, người Pháp có đủ tư cách để nhận sự viện trợ
ấy, nhưng điều đó không có nghĩa là họ bắt đầu lấy
được trang bị của Mỹ ngay, mà phải 6 tháng sau mới
có thể cung cấp trang bị ấy và chở đến Trung Quốc
được. Hơn nữa, Olmsted không thể đồng ư với tiền đề
của Alessandri là mọi đồ cung cấp hiện có để trang
bị cho quân đội Pháp không phải là để cho họ tách
khỏi những hoạt động do Chiến trường chỉ huy: “Chúng
tôi không có một sự bố trí riêng nào cho những lực
lượng chiến đấu tách biệt của Pháp cả”.
Alessandri tỏ vẻ ngạc nhiên v́ thông tin ấy: ông ta
đă được trả lời mọi điều mà ông ta phải hỏi. Olmsted
kiên tŕ giải thích rằng chỉ có một số ít hàng
ăn mặc đă có sẵn. C̣n
trang bị chiến đấu th́ phải đợi gửi từ Mỹ sang và
nói chung phải mất 6
tháng. Alessandri trông ỉu x́u.
Sáu tháng là quá dài, ông ta
nói. Caraway hỏi Alessandri đang chờ có bao
nhiêu binh sĩ ở Chiến trường Trung Quốc; ông ta trả
lời: “5.000!”.
Olmsted cố làm nguôi bớt sự
choáng váng của Alessandri, nhưng nói thẳng thắn
rằng ông ta không có cách nào để đẩy nhanh hơn quá
tŕnh này cả.
Lúc đó, tướng Alessandri đề nghị mua trang bị bất cứ
ở đâu và chuyên chở bằng máy bay Pháp. Và ông ta lại
được nhắc cho biết rằng các sân bay đều đang hoạt
động hết năng lực rồi. Alessandri cố gắng một lần
nựa: liệu ông có thể mua trang bị ở Ấn Độ và mua các
xe chở hàng để chuyển qua
con đường Miến Điện không? Ông ta được nói cho biết
rằng xăng dầu cho xe chở hàng bị hạn chế rất ngặt
nghèo và nhiều đoàn xe đang chờ đợi có đường để đi
và trong trường hợp ông ta không hiểu được điều đó
th́ ông ta sẽ yêu cầu tới 2.500 chiếc xe tải để duy
tŕ 5.000 binh sĩ bằng những nguồn tiếp tế lấy ở Ấn
Độ. Hoàn toàn thất vọng, Alessandri nhắc lại rằng
binh sĩ Pháp sẽ không thể tham gia các hoạt động nếu
như trang bị cho họ đến quá muộn.
Maddocks ghi nhận một cách lịch
sự rằng ông ta đă hiểu được những ǵ viên tướng này
cần phải làm. Mọi người đều thấy rơ ràng mối
lo lắng của Alessandri không phải là để đánh bại
Nhật, mà là để sẵn sàng giữ Đông Dương cho nước
Pháp. Vấn đề tiếp tế của OSS thậm chí cũng không
được nhắc đến tại cuộc gặp gỡ, nhưng điều muốn nói
đă toát lên rất rơ - binh sĩ Pháp chỉ được cung cấp
vũ khí và trang bị cho những hoạt động do OSS kiểm
soát và do Chiến trường chỉ huy.
Alessandri cố cứu văn t́nh h́nh
một cách tuyệt vọng bằng cách bày tỏ sự thất vọng
của ông ta đối với việc giao cho binh sĩ Pháp giữ
các sân bay và tham gia các hoạt động của OSS.
Ông ta nói rằng, ông ta muốn
thấy họ được giao cho một nhiệm vụ chiến đấu.
Tướng Maddocks đă gợi ư một cách
lịch sự là sẽ nêu vấn đề này với tướng Hà Ứng Khâm,
và Hà sẽ có những đề nghị thích hợp của ḿnh cho
Thống chế. Tất cả chúng tôi đều biết rằng
người Pháp đă được giao cho một nhiệm vụ chiến đấu ở
vùng đông bắc Trung Quốc, nhưng họ đă từ chối, bề
ngoài nói là do bộ đội của họ chưa thật khỏe mạnh để
làm nhiệm vụ chiến đấu. Sự thật
là người Pháp thích ở gần biên giới Đông Dương một
cách tiện lợi hợn là chấp nhận nhiệm vụ chiến đấu ở
những nơi khác ở Trung Quốc.
Khoảng 10 ngày sau đó, trong khi
Sainteny vẫn tiếp tục vắng mặt, Flichy gửi cho tôi
những nhận xét và những sửa đổi riêng của ông ta đối
với kế hoạch MAROC và dường như chúng tôi có thể đạt
tới một bước tiến nào đó về vấn đề này.
Nhưng vào lúc đó có cả một ḍng
tin tức lại từ Pakhoi đến bất ngờ và chặn đứng bước
tiến ấy. Người Pháp giải
thích không đâu vào đâu rằng khi chúng tôi bàn bạc
về kế hoạch MAROC th́ việc phải có người và trang bị
để những công việc trùng lên nhau trong cùng một khu
vực là vô nghĩa. Sự giải
thích ấy hoàn toàn không thuyết phục.
MAROC vẫn chưa tồn tại và OSS
hoàn toàn chưa nhận được ǵ hết từ Pakhoi gửi đến.
Và thế là sự “cộng tác” OSS -
M.5, vốn đă chưa có, lại trở thành phá sản.
Chúng tôi may mắn có được những nguồn t́nh báo khác.
Ba hệ thống t́nh báo lớn dă tung
được người vào phạm vi hoạt động gồm những người
Pháp và Việt đặt dưới sự kiểm soát của các sĩ quan
chính quy Pháp trung thành với Sabattier.
Chúng tôi c̣n có 5 nhóm có những
mục tiêu riêng biệt, hoàn toàn độc lập với người
Pháp. Tất cả có chừng 300 đội t́nh báo và đơn
vị du kích, với một mạng lưới liên lạc rộng lớn hoạt
động không dựa vào DGER chút nào. Chúng tôi cũng
nhận được một luồng tin tức t́nh báo đều đặn và đáng
tin cậy từ bộ máy Hồ Chí Minh và từ những cá nhân ở
những địa phương khác nhau không gắn với bất cứ một
mạng lưới t́nh báo nào.
Với sự kết thúc chiến tranh đột ngột chỉ trước có
mấy ngày, nhiệm vụ bảo đảm t́nh báo về Đông Dương
của tôi để cung cấp cho những hoạt động quân sự của
chúng ta cũng đ́nh chỉ đột ngột, nhưng những cuộc
xung đột với Nhật vẫn chưa kết thúc hẳn v́ những
hoạt động của Sainteny: chiến dịch của ông ta chỉ
mới bắt đầu.
Chú
thích :
(1) trước đó - tiếng Pháp
(2) nguyên trạng - tiếng Pháp
(3) chỉ huy phó nhóm M.5
(4) Jean Roger Sainteny (1907-1978), chỉ huy nhóm
M.5 ở Côn Minh, con rể cựu Toàn quyền Đông Dương
Albert Sarraut (1872-1962); đến Hà Nội cùng với toán
Mercy OSS ngày 28-8-1945, được cử làm Ủy viên Cộng
ḥa Pháp tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ (1945-1947), là
người đại diện nước Pháp kư bản Hiệp định sơ bộ
6-3-1946 với Hồ Chí Minh; sau làm tổng đại diện Cộng
hoà Pháp tại VNDCCH (1954-1957)
(5) hay Bắc Hải, một cảng thuộc Quảng Đông cách Móng
Cái 60 dặm
(6) trưởng toán OSS/SO, mật danh là “Chow”, đóng ở
Posech, bắc Tŕnh Tây 60 dặm
(7) Cảnh giác - tiếng Pháp
(8) thuộc Quảng Đông, bắc Pakhoi 120 dặm
(9) thuộc Hải quân Mỹ, chịu trách nhiệm phối hợp với
AGAS để trinh sát bờ biển cho OSS
(10) Nhóm gồm 8 sĩ quan, 40 lính lê dương người Âu
và 60 lính người Việt
(11) Phó Tổng tham mưu trưởng Lực lượng quân Mỹ ở
Chiến trường Trung Hoa
(12) Thủ trưởng DGER ở Paris
(13) Chỉ huy trưởng SLFEO/Cacutta
(14) nằm trong vịnh Bắc Bộ, cách Pakhoi 25 dặm
(15) nằm trong vịnh Bắc Bộ, các Móng Cái 100 dặm
(16) Phó Tổng tham mưu trưởng Lực lượng quân Mỹ ở
Chiến trường Trung Hoa
(17) Trợ lư Tổng tham mưu trưởng Lực lượng quân Mỹ ở
Chiến trường Trung Hoa, phụ trách Ban t́nh báo G-2
(18) Tổng tham mưu trưởng Lực lượng quân Mỹ ở Chiến
trường Trung Hoa
(19) sau là sĩ quan CIA tại miền Nam Việt Nam, đạo
diễn cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đ́nh Diệm 1-11-1963
0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures