Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 15

Một cuộc hoà b́nh đến không đúng thời hạn

MỘT CÁI HỘP ĐÀN BẠN ĐƯA TRỐNG RỖNG

Cuộc chiến tranh kết thúc đột ngột làm cho ai nấy đều bị bất ngờ. Khi công tác chuẩn bị cuối cùng để đánh chiếm Fort Bayard, một hoạt động bí mật của chúng ta hoàn toàn không dựa vào Pháp, đang tiến triển tốt và thiếu tá Sainteny đă từ Pháp trở về được gần một tuần th́ chúngg ta nhận được những tin tức choáng váng về quả bom Hiroshima. Ba ngày sau, ngày 9-8, Nga tuyên chiến với Nhật và quả nguyên tử thứ hai được thả xuống Nagasaki. Tất cả mọi công tác chuẩn bị cho hoạt động Carbonado phải dừng lại, bộ đội đứng yên tại chỗ và tàu bè dàn ra gần Fort Bayard vẫn giữ nguyên vị trí ở ngoài khơi - mọi người chờ đợi sự phát triển của t́nh h́nh sắp tới. Ngày 10-8 (lịch Trung Quốc), chúng tôi nhận được tin không chính thức báo Nhật đă chấp nhận các điều kiện đầu hàng Potsdam.
Vào đầu tháng 8, không ở đâu đă có dấu hiệu là chiến tranh ở châu Á sắp kết thúc. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng c̣n phải đánh nhiều trận nữa mới tới được ngày Chiến thắng, v́ thế mà chúng tôi cảm thấy lúng túng trong một loạt sự việc diễn ra sau đó. Sau khi dư luận của các vụ nổ nguyên tử đă tiêu tan, không một ai ở châu Á lại có thể nghĩ được rằng đây lại là bước đầu của một cuộc đấu tranh mới. Tưởng và Chiến trường Trung Hoa của ông đă được mang một tầm cỡ mới. Thống chế, với tư cách là Tổng tư lệnh Tối cao, muốn được giao hoàn toàn trách nhiệm tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật trên Chiến trường Trung Hoa - một vấn đề có liên quan trước hết đến người Anh, Nga và cả người Pháp nữa.
Người Anh đă hối tiếc ngay lập tức việc họ đă đồng ư về vấn đề điều chỉnh lại ranh giới các chiến trường. Liên Xô đă không để phí mất thời gian bằng cách điều động quân đội sang bảo vệ các quyền lợi của họ ở Măn Châu Lư. C̣n người Pháp, không được hỏi ư kiến Potsdam, đă hoàn toàn mất tinh thần bởi sự bất lực của bản thân họ.
Ngay trước khi cuộc chiến tranh chấm dứt, Jean Daridan, đại biện lâm thời sứ quán Pháp, đă gặp Wedemeyer để yêu cầu cho người Pháp tham gia vào việc chiếm đóng lại Đông Dương và việc chuyên chở bằng đường không cho quân đội Alessandri. Đó là một vấn đề quân sự. Wedemeyer đă thảo luận với tướng Alessandri nhưng đă báo cho ông ta biết là máy bay và xăng dầu không c̣n đủ để chi viện. Ông nói điều tốt nhất ông có thể làm được chỉ là cho phép một phi cơ của Pháp hoạt động giữa sân bay Mông Tự - Côn Minh và Hà Nội để chở những nhân vật quan trọng của Pháp và ông đồng ư là sẽ hỏi ư kiến Thống chế (Tưởng) về các vấn đề khác. Đó là một cử chỉ vô dụng v́ Tưởng đă có quyết định cho phép quân đội Pháp được đi xuyên qua đất liền từ Mông Tự đến biên giới của tỉnh Lào Cai, vượt một cự ly 75 dặm và rồi từ đó đi về Hà Nội thêm 1.000 dặm nữa. Wedemeyer không ở trong tư thế có thể bác bỏ mệnh lệnh của Tưởng. Đối với người Pháp, điều này cũng tương đương như đă bị làm tê liệt ở Trung Quốc, trong khi Trung Hoa một ḿnh chiếm đóng Đông Dương.
Thấy bị thất thế với giới quân sự, Darian liền t́m đến Fllis O. Briggs, cố vấn Đại sứ quán của chúng ta. Darian nói với Briggs rằng ông đă thảo luận về vấn đề địa vị của Pháp với bác sĩ KC. Wu, quyền Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và nhận mạnh tới việc t́nh h́nh có thể sẽ có một “hiệu quả hết sức xấu” và gây thiệt hại nghiêm trọng cho mối quan hệ Pháp - Hoa nếu như quân đội Pháp không được phép tiến vào Đông Dương. Đồng thời ông cũng báo trước là sẽ có “rối loạn nghiêm trọng” nếu như chỉ có quân đội Trung Quốc tiến vào đó một ḿnh.
Để tăng thêm sức nặng cho lập luận của Pháp, Darian đă nhắc cho Brigss nhớ là c̣n có chừng 1 vạn tù binh chiến tranh người Pháp ở Đông Dương và quân đội của Alessandri có thể sẽ là những người giúp việc chăm lo đến các nhu cầu của số này. Trả lời của Briggs là chiếu theo các điều kiện đầu hàng th́ người Nhật phải chịu trách nhiệm chuyên chở một cách an toàn các tù binh chiến tranh tới các địa điểm do Bộ chỉ huy Đồng minh quy định. Darian đă rút lui, mất tinh thần và thất vọng. Trong lúc đó, đă có hai sư đoàn Trung Quốc ở gần Nam Ninh được dự kiến chuyển vận vào Đông Dương để thực hiện việc giải giáp, hồi hương và tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật. Đại sứ Hurley, lường trước một cuộc xung đột tiềm tàng trong t́nh h́nh đó, đă khuyến cáo với Bộ Ngoại giao (Mỹ) như sau:
“…Pháp mong muốn gấp rút khôi phục chủ quyền trọn vẹn của ḿnh ở Đông Dương vào một thời điểm sớm nhất có thể được và nh́n một cách không có thiện cảm bất kỳ đội quân Trung Quốc nào tiến vào Đông Dương.
…Người Pháp muốn gỡ thể diện bằng việc chính họ phải được tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật (ở Đông Dương)”.
Đó là một điều không thể được v́ đă có chỉ thị và vấn đề này đang được thi hành, và như Hurley nhận xét, ông cũng như Wedemeyer chẳng ai có quyền ǵ để thay đổi các điều khoản về đầu hàng đă được qui định. Nếu không có Bộ ngoại giao hướng dẫn th́ Hurley đă gợi ư cho Thống chế nên có những cuộc thương lượng trực tiếp giữa hai Chính phủ Trung Quốc và Pháp để cho phép đại diện của Pháp tham gia vào việc tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật ở Đông Dương.
Vấn đề ai là người tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật ở Đông Dương cũng đă khơi dậy một sự quan tâm to lớn ở các nơi khác. Bộ trưởng Byrnes đă chỉ thị cho Đại sứ Caffery ở Paris báo cho Bidault biết rằng người Nhật sẽ chỉ đầu hàng với Tưởng ở phía Bắc và với Mountbatten ở phía Nam. Điều đó đă bao hàm một ư là việc “phân chia” ở vĩ tuyến 16 bắc là một vấn đề “đơn thuần tác chiến”… và không có một ư nghĩa chính trị nào khác. Ông lại nói thêm rằng chúng ta đă gợi ư cho Chính phủ Anh và Trung Hoa để họ mời đại diện của Pháp tham dự vào buổi lễ tiếp nhận đầu hàng và người Pháp phải giải quyết vấn đề này trực tiếp với các Chính phủ nói trên.
Sự sụp đổ đột ngột của Nhật đă làm bung ra công khai những bất đồng sâu sắc về các vấn đề đất đai thuộc địa mà suốt trong thời kỳ chiến tranh người ta đă phải ḱm chế không nói đến. Anh đă thông báo cho Chính phủ Trung Hoa là Vương quốc Anh đang chuyển quân chiếm và khôi phục lại nền cai trị ở Hongkong, đồng thời cũng đă phái một lực lượng đến Sài G̣n để giữ việc kiểm soát các hành dinh quân Nhật ở đây. Cũng với một thái độ coi thường mà họ vẫn hay dùng để đối xử với người Trung Quốc, người Anh đă thông báo một cách giản đơn cho họ biết rằng các sự kiện xảy ra đă rất ăn khớp với sự điều đ́nh về các đường ranh giới chỉ huy ở Đông Dương và cũng không c̣n việc ǵ phải bàn về vấn đề này nữa. V́ vậy, người Anh cho rằng Chính phủ Trung Hoa sẽ đồng ư về mục tiêu chung của Anh và Trung Quốc ở Đông Dương là sẽ phục hồi lại nền cai trị của Pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội Pháp và các quan chức hành chính v́ mục đích trên càng sớm càng tốt.
Người Trung Quốc rất căm phẫn và đă chống lại sự độc đoán của Anh. Tưởng đă thẳng thừng báo cho Anh biết họ chống lại thể thức tiếp thu đầu hàng đă được chấp nhận và ghi trong bản mệnh lệnh chung số 1, và người Trung Quốc không tán thành đề nghị của Anh. Bác sĩ Wu đă gặp Hurley vào ngày 18-8 và trao cho ông một bản sao lời phúc đáp của Trung Quốc ra lệnh cấm người Anh cho quân đội đổ bộ vào bật cứ nơi nào trên Chiến trường Trung Hoa mà không được phép tướng Mac Arthur và Tưởng, nhưng lại bảo đảm là Chính phủ Trung Hoa sẽ tôn trọng tất cả các quyền lợi hợp pháp của Anh và sẽ bảo vệ cho các quyền lợi đó.
Cùng ngày, Tưởng điện cho Tổng thống Truman nhắc lại đề nghị của Anh và lập trường của bản thân ông. Tưởng đă kết luận bằng lời tuyên bố rằng nếu Anh cứ tiến hành các bước đi đă được dự định th́ sẽ là một điều “bất hạnh” lớn cho Đồng minh và gợi ư với Tổng thống thúc ép người Anh phải “kiềm chế đừng để có bất cứ hành động không thể bảo đảm được nào”.
Yêu cầu của Darian với người Tnlng Quốc cho chuyển quân đội Pháp từ Trung Quốc vào Đông Dương đă làm nổ ra một cuộc khủng hoảng khác, nhưng Tưởng cũng đă có thể giải quyết được theo kiểu cách riêng của ḿnh. Tưởng đă đồng ư với Darian sẽ để cho người Pháp quay trở lại phía nam biên giới. Ông ta cho biết lúc đó người Pháp không có phương tiện vận tải dư thừa nên người Pháp muốn th́ họ phải đi bộ, tay cầm tay như trước đây, cùng với lực lượng chiếm đóng của Trung Quốc và dưới sự “điều khiển” của người chỉ huy họ. Sau đó, cứ như là một việc được nhớ tới một cách muộn mằn, Darian lại đươc báo cho biết thêm là ngay sau khi ấn định được thời gian và địa điểm để tổ chức việc tiếp nhận đầu hàng và sau khi đă chỉ định xong viên tư lệnh người Trung Hoa được uỷ nhiệm làm việc đó th́ tướng Alessandri sẽ được mời đi cùng với viên tư lệnh ấy. Điều đó đă thực sự trở thành một cân chuyện rùm beng rỗng tuếch như những tiếng đàn banđua om ṣm.
Đề nghị của Anh và sự bác bỏ đề nghị đó của Trung Quốc đă đặt Tổng thống Truman vào một thế khó xử giữa hai đồng minh. Thủ tướng Atllee đă điện cho Tổng thống, yêu cầu sửa lại chỉ thị trước đây của Tổng thống cho Mac Arthur để cho phép người Nhật giao nộp Hongkong cho người Anh. Ông ta lấy cớ là thuộc địa Anh không thể được giải thích là “thuộc Trung Quốc” v́ đó rơ ràng là vùng đất đai thuộc chủ quyền Anh, không có liên quan ǵ đến vấn đề ranh giới, quân sự của chiến trường. Nhưng người Anh cũng báo cho Tưởng biết rằng sự có mặt của một đại diện Trung Quốc trong việc tiếp nhận đầu hàng cũng vẫn sẽ được “hoan nghênh”.
Dù sao đi nữa th́ Hurley cũng vẫn cứ bực tức. Ông đă nhận được một bản sao lời phúc đáp của Anh cho người Trung Quốc, trong đó có nói trong khi Đại sứ quán Anh gửi bản đề nghị đầu tiên cho Trung Quốc th́ họ chưa được xem bản Mệnh lệnh chung số 1 nhưng v́ thiện chí họ đă báo cho Trung Quốc biết những ư định của họ. Vào cuối giờ buổi sáng hôm đó(1), Đại sứ quán chúng ta được thông báo cho biết là Chính phủ London khăng khăng đ̣i quân Nhật ở Hongkong phải đầu hàng người Anh nhưng lại chịu nhượng bộ ở Đông Dương và sẽ tuân theo những quyết định trong Bản Mệnh lệnh chung số 1 với điều kiện là người chỉ huy cao cấp nhất của Nhật ở Sài G̣n phải đầu hàng người Anh c̣n người Trung Quốc sẽ tiếp thu ở Hà Nội việc đầu hàng của các chỉ huy Nhật cấp dưới phụ trách vùng phía bắc thuộc chiến trường Trung Hoa. Để xoa dịu, người Anh sẽ mời một đại diện Trung Quốc đến dự buổi lễ tổ chức tại Sài G̣n.
Điều tôi được nghe sau hết về cuộc căi lộn này trước khi tôi đi Hà Nội là Tổng thống đă làm áp lực đối với Tưởng, bắt phải chấp nhận yêu cầu của người Anh. Ngày 21-8, ông đă điện cho Tưởng biết rắng vấn đề Hongkong “trước hết là một vấn đề mang tính chất tác chiến quân sự” và đó không phải là vấn đề chủ quyền của người Anh như người Trung Hoa đă nêu lên. Sau khi chuyển tới Tưởng một ít lời hoan nghênh về sự thông cảm và hợp tác của Tưởng, Tổng thống đă kết luận rằng phương thức mới được sửa lại “đă đưa ra một cách giải quyết hợp lư”.
Hai ngày sau, Tưởng đáp lại là ông “đồng ư uỷ quyền” của ông cho một chỉ huy người Anh và kết luận: “Ngài Tổng thống, tôi đă làm như vậy là xuất phát từ ḷng mong muốn lớn được cộng tác với ngài về mọi mặt mà tôi có khả năng. Tưởng Giới Thạch.”
Truman đă công nhận sự khuất phục của Tưởng trước thực tế của t́nh h́nh: “Xin nhận lấy sự đánh giá cao của tôi về hành động chung của ngài đối với việc Nhật đầu hàng một chỉ huy người Anh ở Hongkong. Hành động đó của ngài đă giúp gỡ được một t́nh huống khó khăn”.

CÁC TOÁN “MERCY” NHÂN ÁI

Khi chiến tranh kết thúc có độ 2 vạn tù binh chiến tranh người Mỹ và Đồng minh, và khoảng 1,5 vạn thường dân bị cầm tù trong tay người Nhật. OSS đă xác định được chỗ của họ bị giam ở các vị trí tại Mân Châu Lư và Nam Triều Tiên đến Đông Dương. Các nhà chức trách Đồng minh rất lo lắng về việc quân đội bại trận Nhật có thể trả thù đối với những người họ đă bắt giữ hoặc có thể ngưng tiếp và cung cấp thuốc men để cho họ chết khi người Nhật rút lui. OSS đă nhận được chỉ thị phải chuẩn bị kế hoạch cho một chiến dịch cứu trợ và đến cuối tháng Bảy, chúng tôi đă tổ chức ra một số toán kiểu biệt kích được gọi chung là các toán “Mercy”. Nhiệm vụ của các toán này là nhảy dù xuống các trại tù binh chiến tranh trước khi cuộc xung đột kết thúc, đảm bảo an ninh cho tù binh, ngăn chặn mọi sự hành hạ và thu dọn các sân bay ở gần đó để nhanh chóng chuyên chở tù binh đi bằng đường không. Đối với OSS th́ các toán này cũng sẽ tạo cơ hội thuận tiện để theo dơi các mục tiêu t́nh báo và hoạt động chiến tranh chính trị sau khi địch đầu hàng. Chưa ai có thể đoán trước được phản ứng của Nhật ra sao, nên hoạt động cứu trợ này đă được ấn định tiến hành theo 5 bước: trước hết là bắt liên lạc với các trại đă được lựa chọn để xác định số lượng và t́nh h́nh thể lực của tù binh, bước thứ hai là đơn vị Mountbatten cho in những truyền đơn để thả xuống báo cho Nhật biết là một toán OSS sẽ tới v́ mục đích nhân đạo, sau đó các toán sẽ được thả dù xuống các nơi có trại giam, kèm theo việc thả dù các đồ tiếp tế, cuối cùng là tù binh hoặc các người bị giam sẽ nhanh chóng được sơ tán đi.
Khi có tin Nhật đầu hàng th́ OSS cũng đă sẵn sàng. Đội Không quân thứ 14 đă cung cấp máy bay và mọi thứ cần thiết cho 4 đợt xuất kích từ Hsian (San) vào Bắc Kinh, Weihsien, Harbin và Mukden. Ngày 15-8, 3 trong số 4 toán Mercy đă được tung đi, nhưng chuyến bay về Harbin phải huỷ bỏ v́ chúng ta không giải thích nổi điều đó cho người Nga rơ. Toán hạ xuống Mukden đă được người Nhật báo cho biết là những cuộc đổ bộ sau này phải đuợc thu xếp trước với họ. Suốt trong 7 ngày sau, lại có thêm 3 toán bổ sung nữa được gửi đến Thương Hải, đảo Hải Nam và Hà Nội. Tôi cầm đầu toán bay đi Hà Nội.
Khi chúng tôi chuẩn bị được nửa chừng, chúng tôi dồn dập nhận được rất nhiều điện tín của các đơn vị OSS phân tán ở các nơi, yêu cầu cho phép họ được giữ một cách đầy đủ vai tṛ của những người chiến thắng. Vấn đề đầu hàng của người Nhật ở bất kỳ nơi nào trên Chiến trường Trung Hoa đều là việc dễ gây rắc rối cho Bộ chỉ huy Mỹ. Trong bất kỳ trường hợp nào chúng tôi cũng không được cho phép quân đội Mỹ chấp nhận, dù chỉ là một sự đầu hàng của một đơn vị, mà không có sự đồng ư của Trung Quốc. Và thực tế chúng tôi đă làm như vậy. Đối với quân đội Mỹ mà cũng bị kích động và phản ứng với các điều khoản đầu hàng như thế th́ người ta cũng có thể tưởng tượng được là các điều khoản đó đă xúc phạm đối với những người Pháp kháng chiến theo De Gaulle ở Trung Quốc như thế nào, và những cố gắng của họ nhằm phá bỏ các mệnh lệnh hiện hành cũng có thể trở thành dữ dội ra sao.
MỘT PHÁI ĐOÀN TỰ PHONG

Sau cuộc ném bom Nagasaki mấy ngày, Sainteny đă yêu cầu gặp tôi v́ có việc khẩn cấp. Tôi không được nghe nói tới ông ta kể tới khi ông ta ở Paris trở về, nhưng tôi cũng không ngạc nhiên mà cũng chẳng hào hứng ǵ đối với yêu cầu của ông. Chúng tôi đă gặp nhau tại trụ sở của tôi vào ngày 12-8. Lúc đó ông ta có Flichy đi cùng và đă thể hiện có một thái độ không cứng nhắc như trước.
Với một phong cách ít nhiều nhún nhường, ông đi thẳng vào vấn đề. Ông thừa nhận một cách buồn bă là chiến tranh đang đi đến chỗ kết thúc, vượt lên trên dự kiến của người Pháp, do đó, cần thiết phải sửa đổi lại các kế hoạch của Pháp để đối phó với t́nh h́nh đang thay đổi. Theo Sainteny, chính phủ Pháp đă không chuẩn bị thành lập một chính phủ quân sự mà cũng chẳng đặt ra bộ máy cai trị lâm thời của người Việt Nam, do người Pháp đỡ đầu, chủ yếu chỉ v́ Pháp “đă không được phép” tập trung lực lượng quân đội của Pháp sang Viễn Đông.
Tôi đă hỏi ông về những chỉ thị ông đă nhận được từ Paris về việc Pháp trở lại Đông Dương. Ông ta buột miệng trả ḷi “không có ǵ”, nhưng sau đă giải thích thay vào đó là ông đă nhận được chỉ thị của đại tá Rose ở Ấn Độ và ông này có liên lạc trực tiếp với Paris. Chính sách của Pháp, theo ông nói, là giữ một thái độ bị động trước việc chiếm đóng lại Đông Dương v́ người Pháp không có khả năng thực hiện việc trở lại với một cuộc biểu dương “lực lượng vơ trang hùng mạnh”.
Kế hoạch trước mắt của ông là “thăm ḍ các lực lượng khác nhau ở Đông Dương” trước khi toan tính cho người Pháp quay trở lại. Để làm việc đó, Chính phủ Pháp đă chỉ định một “Ủy ban” ba người: Sainteny, với tư cách là thủ trưởng DGER/Côn Minh; Tổng thanh tra các thuộc địa (không nêu tên); giám đốc công dân vụ Pierre Mesmer, lúc đó ở Calcutta, đang chờ được đưa tới Trung Quốc. Họ sẽ đến ngay Hà Nội để tiếp xúc với các lănh tụ Việt Nam ở địa phương và điều đ́nh với họ theo những “điều khoản có lợi cho người Đông Dương”. Theo Sainteny th́ “Ủy ban” được trao quyền thương lượng và cam kết thay cho Chính phủ Pháp. Những điều đạt được và những điều khuyến cáo của Ủy ban sẽ được chuyển tới De Gaulle, các Bộ trưởng ngoại giao và thuộc địa và cho Chính phủ Pháp. Ông đă được “bảo đảm” là các điều cam kết của Ủy ban sẽ được chính phủ Pháp tôn trọng, hoặc nếu cần th́ có sửa đổi chút ít.
Trong lúc ấy, Sainteny nhắc lại, Chính sách của chính phủ Pháp là nhằm “làm dịu bớt” việc quay trở lại của người Pháp cho thích hợp với t́nh h́nh. Ông nói với tôi, ông muốn làm một chuyến bay mở đầu đến Hà Nội, cùng với 4 hay 5 nhân viên trong Bộ tham mưu của ông. Ông cũng muốn bắt liên lạc với nhân viên của ông, thiếu tá Blanchard, đă được phái đến vùng Hà Nội ngày 8-8, và qua người này, Sainteny sẽ bắt mối với các lănh tụ địa phương. Ông dự định sẽ ở lại Hà Nội 48 tiếng, sau đó trở về Côn Minh báo cáo những điều ông đă thấy cho hai ủy viên khác của Ủy ban, cũng như với Tổng đại diện quân sự, tướng Alessandri. Rồi Ủy ban sẽ báo cáo tổng hợp các điều phát hiện được cùng với các lời khuyến cáo cho Chính phủ Paris; và trên cơ sở đó, cả ba người sẽ đến Hà Nội để thành lập một bộ máy cai trị lâm thời của người Pháp “với sự tán thành của người Đông Dương”.
Sainteny đă nói rộng ra ít nhiều về lập trường của Pháp. Nếu như những cuộc thương lượng dự định bị thất bại hoàn toàn, Chính phủ Pháp sẽ không có hành động ǵ và để hoàn toàn cho Mỹ và Anh lập lại trật tự ở Đông Dương. Ông bảo, “Ủy ban” cảm thấy chắc chắn rằng, người Mỹ cũng như người Anh đều không chuẩn bị hoặc muốn duy tŕ những lực lượng chiếm đóng ở Đông Dương, mà sẽ chỉ để cho người Trung Quốc và người Pháp làm việc đó.
Theo Sainteny, nếu người Trung Quốc được lựa chọn, th́ người Pháp tin chắc rằng Thống chế sẽ cử tướng Trương Phát Khuê làm đại diện của ḿnh để tiếp nhận việc đầu hàng của người Nhật ở Hà Nội. Ông nghĩ rằng Trương sẽ được hâm mộ hơn các tướng của Thống đốc Long Vân, nhưng người Pháp vẫn c̣n sợ xảy ra những vụ cướp bóc, tàn phá quy mô lớn và cũng có thể nổ ra xung đột với người Việt Nam.
Như vậy, lại có khả năng người Nhật lúc đó sẽ xin hàng theo người Việt. Đó cũng sẽ vừa là một điều tai hoạ và cũng là một điều may mắn. Sainteny tin chắc rằng trong trường hợp đó, người “Annam” sẽ không có khả năng để đối phó với t́nh h́nh, sẽ xảy ra rối loạn và từ đó sẽ mong muốn mạnh mẽ cho người Pháp quay trở lại, ít nhất cũng trong một thời gian.
Sainteny cũng kể lể dài ḍng đến lời tuyên bố về Đông Dương của Bộ trưởng thuộc địa ngày 24-4, hứa điều mà Sainteny coi như là “các quyền tự do dân chủ”, một sự độc lập hoàn toàn về kinh tế đối với những quyền lợi và sự kiểm soát của Pháp. Ông đă nhắc đi nhắc lại là Chính sách của Pháp là một “nền cai trị tự do” nhất, vượt xa những mơ ước ngông cuồng nhất của ngay cả “những người Annam cấp tiến nhất”. Sainteny đă kết luận với một câu hỏi: “OSS có thể giúp cấp cho tôi một máy bay để đi làm nhiệm vụ ở Hà Nội được không?”. Và, ông nói tiếp “Ồ, đúng như vậy! Người Pháp sẽ mặc quân phục Mỹ hoặc thường phục”.
Rơ ràng là người Pháp đă bị mắc kẹt. Họ đă không được trang bị mà cũng chẳng được chuẩn bị ǵ cho một cuộc tiếp quản bằng quân sự thuộc địa cũ của ḿnh. Tất cả điều ǵ mà Sainteny có thể làm được trong hoàn cảnh đó, sẽ chỉ là nhanh chóng thiết lập được một kiểu có mặt nào đó của người Pháp trong khi chờ đợi sự ủng hộ và chỉ thị của Paris. Hy vọng của ông trong việc dựng lên một chính quyền Việt Nam lâm thời thân Pháp với sự giúp đỡ hữu nghị của những người Quốc dân đảng quốc gia (thân Trung Quốc) sẽ chỉ là một hành động chống đỡ mạnh mẽ; nhưng h́nh như ông lại không biết được rằng tinh thần chống Pháp của người Việt Nam đă được kết hợp lại trong một mặt trận chính trị vững mạnh, Mặt trận Việt Minh.
C̣n về yêu cầu OSS chuyên chở và người Mỹ che dấu th́ tôi nói với Sainteny là tôi hiểu vấn đề của ông, và gặp trường hợp tương tự, tôi sẽ phải dùng thử những biện pháp như thế; nhưng việc nhờ người Mỹ che dấu là hoàn toàn không thể đặt thành vấn đề, v́ nó sẽ đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về ngoại giao. Ư kiến của Sainteny về việc người Nhật đầu hàng người Đông Dương là không có căn cứ. Người Nhật đă được lệnh chỉ đầu hàng những chỉ huy Đồng minh được chỉ định về việc này, và người Việt Nam không thuộc vào hàng các người đó. Tôi nói với Sainteny rằng tôi không tin là Chiến trường lại muốn chuyển một máy bay dùng vào các kế hoạch của các toán Mercy sang làm một việc khác, nhưng tôi cũng sẽ chuyển lời yêu cầu của ông cho Chiến trường. Trước khi ra về, Sainteny cám ơn tôi đă nghe ông ta một cách có thiện cảm và gợi ư là ông và người của ông có thể được ghép vào toán Mercy đi Hà Nội. Tôi hứa là sẽ khêu gợi vấn đề đó với Bộ chỉ huy và cũng ngay chiều hôm đó, tôi chuyển yêu cầu của Sainteny đến OSS/Trùng Khánh. Hai ngày sau, tổng hành dinh của Wedemeyer đáp lại rằng việc cho người Pháp tới Hà Nội trong chuyến bay của toán Mercy là không mang lại lợi ích ǵ và sự có mặt của người Pháp ở Hà Nội đang được thu xếp “trong một thời gian thích hợp”.

MỘT TRỞ NGẠI KHÔNG ĐÁNG KỂ DO TRỜI MƯA

Thực tế chỉ trong ngày một ngày hai mà khu cư trú của chúng tôi ở Côn Minh đă thay đổi từ một trung tâm chỉ huy quân sự thành một tiền đồn cho việc chỉ đạo chính trị. Những phần tử ngoại quốc - Pháp, Hà Lan, Anh và Trung Quốc - trước đây được nguỵ trang cẩn thận, nay lộ mặt xuất hiện tại hành dinh của OSS để chuẩn bị cho các công tác sau chiến tranh, hoặc phải đặc biệt xử lư việc này hay việc khác. Nhân viên OSS chúng tôi bận rộn chẳng kém ǵ những ngày c̣n chiến tranh.
Lúc đó trời mưa. Trong những ngày đầu tháng 8 mưa c̣n nhỏ, nhưng càng ngày càng trở nên dữ dội. Giữa tháng 8, mưa to đă gây thành một trận lụt tệ hại nhất. Côn Minh biến thành một cái hồ lớn.
Nhưng trận lụt cũng không ngăn cản được sự chuẩn bị sôi nổi của toán Mercy, mà cũng chẳng làm nhụt chí được những người Triều Tiên, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam trong việc vật lộn một cách vất vả với bản báo cáo “bí mật”, các sơ đồ và đề nghị về các sự nghiệp khác nhau của họ. Nổi bật nhất là những người Việt Nam, họ yêu cầu được đối xử một cách đặc biệt và yêu cầu được sự ủng hộ của Đồng minh, đặc biệt là của Mỹ.
Người phát ngôn của Việt Minh nghiêm chỉnh đề nghị biến Đông Dương thành một xứ bảo hộ của Mỹ và thúc ép Mỹ can thiệp với Liên Hợp Quốc để gạt cả người Pháp và người Trung Quốc ra ngoài kế hoạch chiếm đóng lại Đông Dương của Đồng minh. Đại diện của Hồ Chí Minh rất lo lắng về kế hoạch chiếm đóng của Trung Quốc. Họ sợ rằng những người láng giềng phương Bắc sẽ trở thành những kẻ đi chiếm đất đai ở Đông Dương, sống bằng sự cướp bóc, tước đoạt. Người Pháp đồng ư với những mối lo lắng nói trên, nhưng thêm vào đó lại muốn giữ độc quyền về cai trị cho bản thân ḿnh.
Tổng bộ Việt Minh ở Hà Nội đă gửi đến một công hàm để giải thích rơ lập trường của họ, trong đó có đoạn viết:
“Nếu người Pháp mưu toan trở lại Đông Dương để ḥng cai trị đất nước này và một lần nữa lại đóng vai những kẻ đi áp bức; th́ nhân dân Đông Dương sẵn sàng chiến đấu đến cùng,, chống lại việc tái xâm lược đó của Pháp. Mặt khác, nếu họ đến với tư cách là những người bạn để gây dựng nền thương mại, công nghiệp mà không có tham vọng thống trị, th́ họ sẽ được hoan nghênh như bất kỳ cường quốc nào khác.
Tổng bộ mong muốn báo cho Chính phủ Mỹ biết là nhân dân Đông Dương yêu cầu trước hết là nền độc lập của Đông Dương và mong rằng nước Mỹ, người bảo vệ chế độ dân chủ, sẽ giúp đỡ họ giành lại độc lập bằng cách sau đây:
1. Ngăn cấm hoặc không giúp đỡ người Pháp quay trở lại Đông Dương bằng vơ lực.
2. Kiểm soát người Trung Quốc để hạn chế đến mức thấp nhất các cuộc cướp bóc, tước đoạt.
3. Cho các chuyên viên kỹ thuật sang giúp người Đông Dương khai thác nguồn tài nguyên đất đai.
4. Phát triển các ngành kỹ nghệ mà Đông Dương có khả năng cung ứng.
Nói tóm lại, người Đông Dương muốn sẽ được đặt ở một địa vị ngang hàng như Philippin trong một thời gian không hạn định”.
Đây là bản thông cáo bán chính thức đầu tiên gửi cho nước Mỹ và tôi cũng cảm thấy nó có đầy đủ mức quan trọng để được chuyển về cho tướng Donovan và đă được Helliwell điện đi vào ngày 18-8.
Trong khi đó, mùa trở nên tồi tệ hơn, và cũng chẳng có việc ǵ khác phải làm, Sainteny và tôi gặp nhau lần thứ hai (vào sáng ngày 16-8) để trao đổi về vấn đề Trùng Khánh bác bỏ chuyến đi của ông đến Hà Nội. Sainteny rất nôn nóng khó chịu và kết tội OSS là đă ăn cánh với người Trung Quốc để phá hoại kế hoạch quay trở lại của người Pháp. Ông ta cáu giận đến trở thành mất trí và vô chính trị, doạ không công nhận chính sách của Chiến trường, tiếp tục làm theo ư ḿnh, được ǵ th́ được. Tôi khuyên giải ông và hứa thử hỏi một lần nữa Trùng Khánh cho ông tham gia giúp đỡ việc quản lư các tù binh Pháp ở Hà Nội, nếu như ông cam đoan tự hạn chế ḿnh không làm những hành động vô chính trị. Với một thái độ miễn cưỡng, ông chấp nhận cho ông và 4 nhân viên trong Bộ Tham mưu của ông mang quân phục Pháp được đến Hà Nội với danh nghĩa tham gia phái đoàn của tôi.
Cùng ngày hôm đó, tôi nhận được một bản giải thích thêm của Chiến trường: phải nói thêm cho Sainteny và 4 nhân viên của ông một cách rơ ràng là họ phải hạn chế hoạt động trong các nhiệm vụ có tính chất nhân đạo trong cộng đồng người Pháp. Nhưng trời mưa đă làm trở ngại cho việc xuất phát của chúng tôi lúc đó.
Nôn nóng muốn đến Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ “bí mật” của ḿnh, Sainteny đă kiếm được một máy bay Pháp, một chiếc C.47 vừa mới ở Calcutta tới. Chiếc máy bay này do một phi công dân sự tên là Fulachier lái cho hăng Air France đưa đến để nhằm khôi phục lại các chuyến bay giữa Ấn Độ và Trung Quốc, sau khi được Đại sứ quán và Chính phủ Trung Hoa bàn xong các vấn đề chi tiết. Cuối buổi chiều hôm đó, Helliwell báo cho tôi biết là Sainteny đang chuẩn bị dùng một máy bay Pháp để nhảy dù xuống Hà Nội. Alessandri cũng yêu cầu tướng Hà Ứng Khâm cho phép máy bay Pháp bay tới Hà Nội. Yêu cầu trên đă bị bác bỏ và người Trung Hoa đă cho binh lính tới canh giữ chiếc phi cơ của Pháp với mệnh lệnh là không cho người nào lên máy bay đi Hà Nội. Mệnh lệnh đă nói gộp cả lại: “Tất cả các máy bay, không kể từ đâu đến và thuộc quốc tịch nào, đều không được cất cánh để bay đi Đông Dương thuộc Pháp cho đến khi có lệnh mới”.
Ngày hôm sau lại xảy ra một chuyện khác với Sainteny. Ông đă tấn công tôi dồn dập với những lời buộc tội, nào là người Mỹ phản bội người Pháp, cá nhân tướng Wedemeyer đă gây trở ngại cho người Pháp ở Chiến trường, người Mỹ ở Trung Quốc tuy không cố t́nh nhưng lúc nào cũng hùa theo với mưu đồ của người Trung Quốc. Ông nói ư nghĩ riêng của ḿnh,, cho là Wedemeyer đă không trung thực với người Pháp ngay từ những lúc đầu. Khi tôi hỏi ông điều ông dự tính làm trong những ngày sắp tới, ông gượng gạo nói rằng ông chẳng làm ǵ cả ngoài việc ngồi chờ chỉ thị của Trùng Khánh.
Sau đó, tôi t́nh cờ được biết là Sainteny đă cho một toán 10 người do Blanchard phụ trách, xâm nhập vào Hải Pḥng để bắt liên lạc với người Nhật ở Hà Nội và xúc tiến công tác với trung tá Kamiya, một cựu sĩ quan liên lạc Tổng hành dinh quân Nhật ở Hà Nội với chính quyền Decoux. Nhưng Kamiya đă giữ toán người Pháp lại ở Hải Pḥng và đă hạn chế hoạt động của họ vào việc chuyển những tin tức thời tiết cho người Pháp ở Côn Minh.
Đúng như điều chúng tôi lo ngại, người Nhật đă tiếp đón máy bay Đồng minh của các phái đoàn Mercy khác một cách rất lộn xộn. Hơn nữa, một phi cơ Đồng minh khi bay qua Hà Nội ngày 19-8 đă bị hoả lực pḥng không bắn, nên Bộ chỉ huy Chiến trường quyết định hoăn chuyến đi Hà Nội của chúng tôi cho đến khi nào cơ quan chỉ huy Nhật ở Hà Nội nhận được thông báo là chúng tôi tới đó. Bấy giờ trời mưa lại ngăn trở không cho máy bay cất cánh.
Những khó khăn phiền toái với người Pháp ở Trung Quốc đă là đầu đề cho vô khối thư từ công văn giữa Trùng Khánh và Washington. Và tướng Donovan đă phải chỉ thị cho Heppner phối hợp chặt chẽ mọi kế hoạch của OSS có liên quan đến người Pháp trở lại Đông Dương với Bộ chỉ huy chiến trường và Đại sứ quán Mỹ. Trong lời giải đáp cuối cùng đối với chỉ thị của Donovan, Helliwell đă điện báo:
“Phúc đáp diện 642, chúng tôi đă tiến hành công việc theo như đă được hướng dẫn. Sainteny đi cùng với Patti hôm thứ bảy. Điều đó có nghĩa rơ ràng là người Pháp hoàn toàn thuộc quyền chỉ huy của Mỹ và cũng chỉ có những người Pháp hoạt động với OSS. Cờ Pháp sẽ không được dùng đến”.
Trước khi bức điện được gửi đi, tôi đă trao đổi với Heppner về ư nghĩa của nó và yêu cầu phải ghi rơ sự đồng ư lên bản sao tài liệu. Nói tóm lại, không có trường hợp nào chúng tôi đă giúp đỡ cho người Pháp trong việc tiếp quản Đông Dương bằng vũ lực hoặc ngay cả tới việc tỏ ra có sự đồng t́nh tham gia vào các kế hoạch của họ.
Trong khi gặp trở ngại về thời tiết, chiều ngày 19-8, tôi có gặp nhiều nhân viên thuộc chi nhánh Côn Minh của Mặt trận Việt Minh tại nhà của Phạm Viết Tự. Họ cũng vừa mới nhận được những tin tức rất phấn khởi từ Hà Nội, và khi tôi tới, tôi thấy họ đang rộn lên v́ vui mừng. Tống Minh Phương đă được một người bạn của Thái Hà ấp ngoại ô Hà Nội, báo cho biết là Hà Nội đă nổi dậy. Họ kể lại một cách sơ sài là vào ngày 17-8, chính quyền địa phương Việt Nam của chế độ Bảo Đại đă tổ chức một cuộc biểu t́nh để ủng hộ Chính phủ trung ương của Trần Trọng Kim. Tổng hội viên chức(2) là người đứng ra tổ chức cuộc biểu t́nh ở địa phương và một đám quần chúng tới 2,5 vạn người đă tập hợp ở trước cửa Nhà hát lớn thành phố. Không rơ t́nh h́nh đă xảy ra như thế nào, chỉ biết là các đội viên đội vơ trang tuyên truyền đă chiếm lấy các cuộc mít tinh kêu gọi quần chúng lật đổ Chính phủ “bù nh́n”, đi theo Việt Minh và giành chính quyền về cho nhân dân. Theo những tin tức nhận được th́ người Nhật đă không can thiệp và Ủy ban thành Hà Nội đă nắm lấy cơ hội thuận lợi có cuộc mít tinh lớn lao đó để thúc đẩy t́nh h́nh tiến tới một cuộc khởi nghĩa qui mô rộng toàn thành phố.
Sau những gị phút bị kích động cao độ lúc đầu, nhóm Côn Minh cũng tỏ ra thấy rơ được t́nh h́nh hơn, một số nghĩ rằng hành động của Ủy ban Thành Hà Nội là quá sớm. Nếu người Nhật quyết định đàn áp cuộc nổi dậy th́ sao. Chuyện ǵ sẽ sẩy ra nếu Đồng minh, và đặc biệt là Trung Quốc cho chuyển người Pháp vào Đông Dương với bọn bù nh́n Quốc dân đảng? Không rơ Giải phóng quân có sẵn sàng đối phó với t́nh h́nh không? Đây là điều lo lắng đă xen vào niềm vui hân hoan của họ, tuy chẳng ǵ có thể che giấu được ḷng tự hào và những cao vọng của họ. Tự và các người cộng sự với ông hướng về phía tôi, nhưng tôi cũng chẳng làm ǵ được để họ yên tâm. Tôi chỉ có thể gợi ư được rằng phải thận trọng, đừng để cho t́nh h́nh tuột khỏi tay và dẫn đến những sự đổ máu không cần thiết, dù là người Việt hay người Pháp cũng vậy.
Cũng ngay chiều hôm đó, tôi đă nói lại với Helhwell và Heppner về những ǵ tôi đă nghe được và gợi ư là phải báo cáo với tướng Wedemeyer. Helliwell đă mạnh dạn phát biểu ư kiến, cho rằng Tưởng sẽ chẳng vui vẻ ǵ nếu như quân đội của ông ta ở Việt Nam lại bị dồn đến chỗ phải giữ một nền trật tự lâu dài ở Đông Dương. Heppner th́ lo lắng đến việc sơ tán các tù nhân Đồng minh và làm thế nào để cho quân Nhật đầu hàng mà không xảy ra chuyện rắc rối ǵ. Mối quan tâm chủ yếu của tôi lại là chung quanh vấn đề người Pháp. Nếu họ được phép vào Đông Dương với người Trung Hoa th́ chắc chắn là sẽ xảy ra xung đột với người Việt Nam, và người Trung Hoa sẽ không tránh khỏi lôi cuốn vào chuyện này. Chúng tôi cũng không nghĩ tới việc t́nh h́nh mới này đúng ra là phải được cấp Chiến trường xem xét và quyết định. Nhưng sáng hôm sau,, khi Heppner thảo luận t́nh h́nh Hà Nội với tướng Gross th́ không có ǵ có thể quan trọng hơn nữa và toán Mercy được lệnh phải tiến vào Hà Nội ngay khi thời tiết cho phép.
Mưa vẫn tiếp tục như trút nước. Đường băng bị hỏng và bị ngập sâu, xăng dầu cũng bị tràn bởi nước , độ cao thấp và tầm nh́n xa hạn chế nên không máy bay nào có thể cất cánh được. Nhưng Sainteny vẫn c̣n lồng lộn lên và chưa mất hết cái thói quen thích hoạt động theo lối cửa sau. Ông không c̣n phải giữ ǵn ǵ nữa và đă tiết lộ cho tôi biết (điều mà tôi đă nghe từ một nơi khác) là Blanchard đă vào Hải Pḥng, đă bắt liên lạc với người Nhật và cũng đă báo cho người Nhật biết là người Pháp sẽ đến trên một chiếc phi cơ của Mỹ và không được bắn vào họ. Theo Sainteny, nói th́ như vậy sẽ bảo đảm hoàn toàn an ninh cho chúng tôi khi tới Đông Dương. Nhưng chỉ riêng cái ư muốn giầy xéo lên các mệnh lệnh của Chiến trường của ông ta cũng đă quá lố bịch và không cần phải được thảo luận tới. Đấy là chưa kể đến sự việc Nhật đă không chấp nhận “proposition”(3) của Blanchard.
Chúng tôi vẫn phải đợi ở Côn Minh. Cho đến ngày 21, một số chuyến bay ưu tiên bậc nhất mới được phép cất cánh. Lúc đó người Trung Quốc đă thu xếp với cơ quan liên lạc của Nhật ở Trung Quốc để cho toán của chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Bạch Mai gần Hà Nội, và chúng tôi đă được báo để xuất phát vào sáng ngày 22. Lần này th́ không có ǵ ngăn cản được nữa.
Chú thich :

(1)  ngày 19-8
(2) Ủy ban trung ương các công chức
(3) Đề nghị - tiếng Pháp

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: