Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 21
Đường lối ngoại giao kém cỏi của Pháp


HAI ĐỊCH THỦ GẶP NHAU
Hai đối thủ có trọng trách Pháp và Việt, cả hai đều không có quy chế chính thức, sẽ gặp nhau lần đầu tiên vào lúc 10 giờ.
Tôi đă báo cho Sainteny biết là Giáp sẽ đại diện cho ông Hồ; tôi cũng sẽ đến trước tại Dinh… Sainteny đă cho bố trí một trong những pḥng rộng nhất, lịch sự nhất trong Dinh, rất phù hợp với một sự phô trương thích đáng của chủ quyền nước Pháp. Sự lựa chọn của ông cũng có thể được coi như phù hợp với sự tôn trọng đối với một vị khách quan trọng và được biệt đăi là biểu hiện của một ư đồ tinh vi muốn uy hiếp tinh thần người Việt Nam. Điều này tôi cũng không rơ lắm.
Sainteny hở cho tôi biết là tôi sẽ phải ngạc nhiên khi được nghe thấy những quan điểm tự do của Pháp trong dịp này. Nhưng tôi không cho điều đó lại là lạ, v́ như tôi biết, nước Pháp trong lúc này, chẳng c̣n có con đường nào khác ngoài việc chấp nhận Chính phủ Lâm thời.
Chúng tôi từ cửa sổ thấy Giáp và Dương Đức Hiền tới trong một xe mui kín đen bóng, hai bên đằng trước có cắm cờ Việt Minh… Họ có một vệ sĩ người Việt mang tiểu liên Sten đi theo, c̣n một vệ sĩ khác th́ mở cửa cho Giáp. Ông vẫn mặc bộ đồ trắng thường ngày, cà vạt thẫm, mang áo khoác “có vết tích chiến đấu” đă trở thành biểu tượng cho quyền lực của một lănh tụ du kích Việt Minh và Giải phóng quân. Đường hoàng, trang nghiêm và tự tin, Giáp tiến vào cửa chính, ở đó đă có một sĩ quan Pháp đang chờ.
Ngay sau khi vào pḥng, Giáp tiến thẳng về phía Sainteny. Người Pháp đợi cho Giáp đi được quá nửa đường rồi mới bước tới. Tôi tiến lên trước và chào Giáp, rồi giới thiệu ông và Hiền với Sainteny. Chúng tôi đi xuyên qua gian pḥng rộng một cách lặng lẽ tới chỗ đă bố trí đi-văng và nhiều ghế ngồi. Tôi phá vỡ im lặng bằng cách b́nh luận về t́nh h́nh sôi sục tôi đă thấy ở ngoài phố buổi sáng. Giáp gượng cười giải thích là dân chúng xuống đường đến mừng bộ đội của ông “mới từ rừng núi về” sau nhiều trận đánh với quân Nhật. Họ sẽ tới vào buổi trưa hôm đó và khi ở đây xong, bản thân Giáp cũng sẽ đi đón mừng họ.
Tài ngoại giao của Sainteny chắc chắn đang ở trong chiều hướng suy tàn tầm thường nhất. Mặc dù đă cố gắng nhiều để tỏ ra lịch sự, ông đă lên giọng chặn Giáp bằng một bài diễn văn gia trưởng về cách xử sự của người “A na mít”. Không đếm xỉa ǵ tới mối ác cảm của người Việt Nam đối với tính gia trưởng của người Pháp, với một giọng trầm bổng và bằng những danh từ nhẹ nhàng, Sainteny hỏi tại sao Việt Minh đă liều lĩnh “làm cho thế giới biết rằng sự có mặt của Pháp ở Đông Dương đă từ lâu không được mọi người hoan nghênh nữa”. Không ngừng để chờ giải đáp, Sainteny tiếp tục phát biểu là tuyên bố như thế chỉ làm cho các nước Đồng minh thêm lo lắng về sự an ninh của dân chúng Pháp tại Đông Dương và đưa họ đến kết luận là phải thận trọng giữ các nhà chức trách Pháp không cho vào Đông Dương trong lúc này. Để nhấn vào sự không hài ḷng, chứ không phải là sự thất vọng, đối với cách xử sự của Việt Minh; Sainteny báo cho các vị khách của ông ta biết ông “sẽ theo dơi một cách cảnh giác” các hoạt động của cái gọi là Chính phủ Lâm thời và sẽ tự ḿnh đánh giá công sức các nhân viên Chính phủ đó trong việc cai trị Đông Dương sau chiến tranh.
Tôi e rằng Giáp có thể hiên ngang bước ra khỏi pḥng bất cứ lúc nào, nhưng ông đă không làm như vậy. Bằng một thứ tiếng Pháp hoàn hảo, với một sự tự kiềm chế tuyệt đối, Giáp nói ông đến đây không phải để nghe diễn thuyết, cũng chẳng phải để biện minh cho các hoạt động của nhân dân Việt Nam và ông đến là theo lời mời của người mà ông cho là đại diện của “Chính phủ Pháp mới”, do đó ông sẵn sàng tham gia một “cuộc trao đổi quan điểm” thân mật. Lần đầu tiên trong đời ḿnh, Sainteny đă gặp mặt đối mặt với một người Việt Nam đă dám dũng cảm đương đầu với một người Pháp. Thái độ Sainteny nhụt hẳn đi. Với một nụ cười hoà giải, ông tuyên bố ông là đại diện cá nhân của tướng De Gaulle. Trước hết ông muốn báo cho dân chúng Việt Nam biết Pháp hiện nay là “một nước độc lập và tự do”, các “lề thói cũ” sẽ được loại bỏ, tất cả những người Pháp xấu sẽ bị cho về nước và người “An Nam” sẽ được ban nhận nhiều yêu sách của ḿnh. Trong thâm tâm, tôi nhớ lại là Sainteny đă thú nhận với tôi ở Côn Minh rằng ông chẳng nhận được chỉ thị ǵ của Chính phủ cả, nhưng ông vẫn hy vọng đạt được một tạm ước Pháp - Việt trong lúc giao thời.
Một cái ǵ đó trong lời phát biểu của Sainteny chắc đă găi đúng chỗ ngứa. Giáp đă không hoàn toàn bỏ qua thái độ hoà giải của đối phương. Những những tiếng mơ hồ về tự do cho “người An Nam”, một danh từ đáng ghét của thực dân Pháp h́nh như đă làm ông bối rối. Giáp yêu cầu phải nói chính xác, như trước đây ông Hồ đă từng đ̣i hỏi Pháp vào tháng 7, nhưng Sainteny đă trả lời là họ sẽ “vạch ra chi tiết cụ thể, ngay sau khi Nhật và Trung Quốc rút đi”. Giáp không thoả măn và vẫn yêu cầu là phải cụ thể. Nhưng Sainteny một lần nữa lại vẫn lao vào những lời chung chung. Giáp ngồi phớt lạnh. Ông không hề xúc động trước những lời hứa mơ hồ.
Trước thái độ không lay chuyển được của Giáp, Sainteny cũng quay lại đường lối cứng rắn của ḿnh. Tôi đă cảm thấy khó xử trong không khí căng thẳng nặng nề, thiếu tin cậy và chống đối nhau. Cả Giáp và Hiền đều tỏ ra không muốn nhân nhượng để cho Pháp có tiếng nói về tương lai của Việt Nam. Để nhằm thuyết phục họ rằng đường nào rồi Đông Dương cũng phải chịu chấp nhận sự đô hộ của nước ngoài, Sainteny đă phịa ra rằng chính những hành động không khôn ngoan của Việt Minh đă đưa tới t́nh h́nh không thể chịu đựng nổi hiện tại. Các nước Đồng minh thấy Việt Minh chống đối với Pháp, nên ở Postdam đă quyết định để cho Trung Quốc tước vũ khí quân Nhật; điều đó sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người Đông Dương mà Giáp chắc đă biết quá rơ kinh nghiệm lịch sử, là một khi người Trung Quốc đă vào Đông Dương th́ cũng phải c̣n rất lâu họ mới lui về.
Cái kiểu lập luận này h́nh như có tác dụng nên Sainteny càng đi tới. Việc chiếm đóng của Trung Quốc chỉ có nghĩa là kiệt quệ về kinh tế, rối loạn xă hội và một sự hoàn toàn mất tự do. Giáp và Hiền nh́n tôi chờ một sự xác nhận; với một vẻ thoả măn, Sainteny cũng yêu cầu tôi chứng nhận cho lời phát biểu của ông. Tôi nhắc lại điều mà tôi đă nói với họ từ hôm trước, Trung Quốc sẽ tiếp nhận sự đầu hàng Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16, c̣n Anh ở phía nam, và nhấn mạnh vào điều mà tôi hiểu là người Trung Quốc không có ư định ở lại Đông Dương lâu quá thời gian cần thiết để hồi hương quân Nhật. “Thế là bao lâu?”, Sainteny hỏi sâu vào vấn đề.
Giáp tỏ ra lúng túng một lúc nhưng trở lại điềm tĩnh ngay, nói đây không phải là lần đầu tiên người Trung Quốc đến Đông Dương và họ sẽ không ở lại lâu. Không thấy cái lạc quan c̣n chập chờn của Giáp, Sainteny tiếp tục bằng một giọng chắc nịch rằng trong khi chờ đợi th́ tính mệnh của mọi người Pháp phải được bảo toàn “bằng bất cứ giá nào” và “Chính phủ Lâm thời An Nam phải chịu trách nhiệm về vấn đề này”. Ông nói, Chính phủ Pháp mong muốn Chính phủ Lâm thời yêu cầu các nhà chức trách Đồng minh có biện pháp ngăn chặn không cho quân dội Trung Quốc tiến vào các thành phố có đông người Âu sống như Hà Nội, Hải Pḥng, Đà Nẵng và Huế, và các nơi đó sẽ được các nhân viên Pháp - Việt trông nom. Chẳng ai có thể nói được đây là một thủ đoạn có tính toán của Sainteny hay là một lỗi lầm thô thiển, nhưng con người sắc xảo của Giáp đă ghi nhận được ngay. Như thế là người đại diện của De Gaulle đă công nhận “Chính phủ Lâm thời An Nam” là một cơ cấu có trách nhiệm, Sainteny đă yêu cầu Chính phủ Lâm thời thay Pháp nói chuyện với các nhà chức trách Đồng minh. Giáp đáp lại ngay là không cần quấy rầy đến Đồng minh về các vấn đề này làm ǵ; Chính phủ ông sẽ xem xét tới việc không để cho người Pháp sẽ bị quấy nhiễu.
Bị thua điểm, Sainteny buồn ra mặt nhưng tự trấn tĩnh được và liền thay đổi ngón chơi bằng cách gợi ư cho đây chỉ là một câu chuyện nội bộ trong gia đ́nh, họ có thể giải quyết được mọi sự xung đột nếu họ cùng làm việc với nhau, như họ đă từng làm trước đây v́ lợi ích chung của cả hai bên; một sự liên minh Pháp - Việt có thể sẽ là một giải pháp cho mọi vấn đề. Giáp đă quyết định chấm dứt cái tṛ chơi đố chữ này. Cười một cách hết sức nhạt nhẽo, ông nói “mọi việc đều có thể”.
Sau một vài nhận xét không đâu vào đâu, Giáp nói ông c̣n phải đi duyệt các đơn vị bộ đội mới tới, rồi qua những câu vui đùa hời hợt, những cái bắt tay và nụ cười giả tạo, Giáp và Hiền rời dinh Toàn quyền. Sau khi họ đi khỏi, Sainteny tỏ ra hài ḷng với ḿnh: Điều nhận xét lúc đó ông nói với tôi là ông đă thuyết phục được các vị khách của ông bỏ cái “tính tự phụ trẻ con” định xoay xở sống mà không có Pháp. Ông đă không thấy được chút nào là ông đă đụng đầu ngay với một người mà sau này đă được ghi nhận trong lịch sử bằng việc làm tan ră một cách cơ bản đế quốc thuộc địa Pháp ở Viễn Đông.
MỘT VIỆC MUA CHUỘC NGƯỜI MỸ CỦA PHÁP
Tôi nán ở lại một lúc, nhưng cũng chỉ là để nhận được một điều bất ngờ đáng tởm. Người phục vụ mang cà phê và bánh tới, chúng tôi chuyện tṛ về bộ đội Việt Nam mới tới và phán đoán về ảnh hưởng về sự có mặt của họ trong thành phố. Sainteny tỏ vẻ bực tức. Nhưng, hoàn toàn bất ngờ, với một giọng nói rất tin cậy cứ như là chúng tôi âm mưu với nhau, ông báo cho tôi biết: “Chính phủ Pháp đă chuẩn bị mở một ngân sách 5 tỷ đồng quan Pháp để chỉ dành riêng cho người Mỹ đầu tư vào Đông Dương, và tôi(1) muốn biết nên tiếp xúc với ai về vấn đề này để có thể xúc tiến việc thương lượng”. Ông c̣n nói cần phải giữ hết sức bí mật. Tôi nổi điên lên và cứng miệng không sao trả lời được…Cuối cùng, tôi nói là sẽ chuyển vấn đề này cho Trùng Khánh, và tôi đă điện ngay tối hôm đó. Như tôi biết th́ sau đó tôi nhận được trả lời của Heppner bảo cho tôi phải tránh xa mọi hoạt động nhằm hối lộ các quan chức Mỹ. Và cũng chẳng ai đă dính đến vụ mua chuộc này của Pháp.
Đó cũng chỉ là một thủ đoạn vô liêm sỉ và trắng trợn của Pháp, nhưng chỉ vài tuần sau, Pháp lại tố cáo Hồ Chí Minh đă mưu tính mua chuộc tôi và những người Mỹ khác ở Đông Dương.
Trước khi tôi rời khỏi Dinh, Sainteny vẫn sảng khoái nói với tôi về việc thiết lập một “Ban tâm lư chiến có quy mô toàn quốc”. Ông dự định cộng tác với người Việt Nam ở đài Bạch Mai để tuyên truyền… Tôi cho đó là một điều không thể được, nhưng không nói ǵ.
Sainteny c̣n có một yêu cầu. Ông muốn tôi báo cho “Uỷ ban Đ́nh chiến” (tôi cho ông muốn nói đến các nhà chức trách Đồng minh) là Chính phủ Pháp (có nghĩa là cả bản thân ông) mong muốn cho chuyên chở các phụ nữ và trẻ em Pháp tới các địa điểm ở nam vĩ tuyến 16 để tránh các sự không may trong khi Trung Quốc chiếm đóng và yêu cầu cho tổ chức một lực lượng cảnh sát Pháp để duy tŕ trật tự và luật pháp ở Hà Nội, Hải Pḥng, Đà Nẵng và Huế. Đă có nhiều lần ông đă nói riêng với tôi rằng các toán trước đây do OSS trang bị cần tạm thời được sử dụng làm lực lượng cảnh sát. Về việc ông ta lại gợi ư muốn tổ chức một lực lượng cảnh sát Pháp, tôi thừa hiểu mục đích của ông ta chỉ là muốn sử dụng họ làm một lực lượng đi trước cho đội quân của Leclerc đang có tin đồn là đă lên đường sang Đông Dương, những tin đồn được đài phát thanh Delhi tung ra một cách rộng răi làm cho người Việt Nam và đặc biệt là Việt Minh lo ngại.
Với điều thất vọng quá rơ ràng này về Sainteny, tôi cáo lỗi và trở về nhà Gauthier, trong một tâm trạng khó chịu.
Chú thích:
(1) tức Sainteny

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6  - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: